Results 1 to 1 of 1

Thread: Xuân về nhớ hội Bài Cḥi

  1. #1
    zanbiill
    Khách

    Xuân về nhớ hội Bài Cḥi

    Xuân về nhớ hội Bài Cḥi


    Từ hơn nữa thế kỷ nay bài cḥi đă trở thành tṛ chơi dân gian phổ biến trong ngày tết của các tỉnh miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng. Sáng mồng một, khi sương chưa kịp tan, chỉ mới nghe tiếng trống rộn ràng đầu đ́nh là đă thấy nhiều nhóm người kéo nhau đến, tranh thủ t́m cho ḿnh chỗ ngồi trong cḥi lá, nói cười tíu tít chờ giờ vào hội.


    Trong dân gian vẫn c̣n câu thơ :

    "Rủ nhau đi đánh bài cḥi
    Để con nó khóc, mà ḷi rún ra”

    để thể hiện niềm say mê loại h́nh tṛ chơi dân gian này của người lao động.


    Ngày xưa, chỉ độ trung tuần tháng chạp là đă thấy các cụ cao niên trong làng chẻ tre, bện lá dừa trang trí nhà cḥi ở đ́nh làng. Rồi vót 39 nan tre mỏng, xắp h́nh những quân bài dán lên trên. Nh́n sân đ́nh bỗng dưng khác hẳn với chín cḥi tranh chia thành hai bên, mỗi bên bốn cḥi con và một cḥi cái nằm ở trung tâm dành cho các vị chức sắc.

    Ngày mồng một, trai gái trong làng gọi nhau í ới, bước chân nhanh theo tiếng trống dục tới hội làng. Sau phần lễ cúng đầu năm là phần hội. Mỗi người t́m cho ḿnh một chỗ ngồi hợp ư trong cḥi tranh, mua thẻ ngồi nghe anh Hiệu hô bài. Anh Hiệu sẽ rút thăm tre có ghi quân cờ và hô một câu hát liên quan đến tên quân bài. Người ngồi trong cḥi lắng nghe, nếu anh hô đúng tên ba quân cờ ghi trên thẻ tre của ḿnh th́ sẽ được nhận cờ để đổi quà.

    Chơi bài cḥi cũng có thắng thua, nhưng đó không phải là nguyên nhân khiến bài cḥi thu hút nhiều thế hệ như vậy. Nguyên nhân chính là cái hài hước tài t́nh của anh Hiệu với những lời hô lắc léo thông minh làm người nghe cười nghiêng ngă.

    Những câu hát « thai cḥi » thông thường được rút ra từ chuyện xưa tích cũ như Lục Vân Tiên, Thoại Khanh Châu Tuấn, Phạm Công Cúc Hoa…hay câu ḥ vè dân gian về cuộc sống lao động, t́nh yêu đôi lứa, t́nh quê hương đất nước. Mỗi câu mang một sắc thái riêng thấm đẫm tính giáo dục nhân văn. Lúc này vai tṛ của anh Hiệu mới thật quan trọng. Anh vừa là người hô xướng, vừa là hề diễn biến hóa khôn lường trong từng câu thai cḥi.

    Lúc giận dữ:

    “Một hai bậu nói rằng không
    Dấu chân ai đứng bờ sông hai người”

    Khi lại tiếu táo:

    “Chầu rầy đă có trăng non
    Để anh lên xuống có con em bồng”
    Hay nhếch mép mỉa mai:

    “Đi đâu mang sách đi hoài
    Cử nhân không thấy tú tài cũng không”


    Nghệ sĩ Lương Đáng

    Cái tài của anh là nhập vai linh hoạt, lôi cuốn người nghe, nh́n bằng cả sự chuyển động của nét mặt lẫn động tác. Các cḥi con cứ thế bị mê hoặc hết ván này sang ván khác, cuộc chơi kéo dài từ sớm đến tối, từ đầu năm đến hết tháng giêng.

    Ngày nay, cuộc sống hối hả, ngày hội đ́nh làng chỉ c̣n thấy tài xỉu, bầu cua, lô tô với người chen nhau lố nhố. Các cụ già cũng chẳng buồn ra đ́nh làm quản tṛ. Lớp trẻ nhỏ lớn lên không c̣n biết cái thú của bài cḥi. Sau nhiều năm, loại h́nh tṛ chơi dân gian này dường như cũng dần mai một như những loại h́nh dân gian khác.

    Vài năm gần đây cũng có một số địa phương tổ chức lại tṛ chơi này, nhưng đâu đó đă có phần thay đổi ít nhiều. Phần lớn các nghệ nhân giỏi đă không c̣n, những câu thai cḥi đầy sức quyến rũ một thời cũng thất thoát, không được lưu truyền đầy đủ. Anh Hiệu không c̣n tài ứng biến năng nổ mà chỉ hô theo lời viết sẵn. Thiếu chất hài gây cười đó là làm hụt mất tinh túy của tṛ chơi. V́ suy cho cùng, bài cḥi kéo người chơi đến cùng vui cùng tham dự cũng là nhờ biết làm người ta cười, giúp người ta xua đi những buồn phiền năm cũ để chào đón năm mới nhiều may mắn hơn.

    Cũng có một số tín hiệu đáng mừng trong việc khôi phục tṛ chơi dân gian này. Nhiều đoàn hát bài cḥi chuyên nghiệp đă được h́nh thành khắp các tỉnh Nam Trung Bộ, từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến B́nh Định, Khánh Hoà và Thuận Hải (Đoàn ca kịch Thuận Hải là tiền thân Đoàn Bài cḥi LK5), ngoài ra c̣n có các đoàn hoặc đội bài cḥi ở Quân khu 5 và ở một số địa phương khác. Nghệ thuật bài cḥi đă không bị lép vế trong bất kỳ cuộc liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp nào. Năm 2011, liên hoan chuyên ngành bài cḥi đầu tiên cũng đă được tổ chức.
    Từ những tín hiệu đó, hy vọng rằng loại h́nh tṛ chơi dân gian truyền thống này sẽ phát triển lên thành loại h́nh nghệ thuật được cả nước biết đến. Những câu thai cḥi đầy tính triết lư, giáo dục sẽ lại được các anh Hiệu hô vang trong đ́nh làng mỗi dịp xuân về.


    Last edited by zanbiill; 25-12-2011 at 11:32 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Xuân Về Nhớ Mẹ
    By Thanh-Thanh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 30-01-2011, 03:27 PM
  2. Rước Xuân Về Nhà-Tiếng hát:Hạt Sương Khuya
    By VongNgayXanh in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 21-01-2011, 05:41 PM
  3. Xuân Về Nhớ Bạn
    By nguyenlocyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-01-2011, 10:18 PM
  4. Xuân Về Nhớ Mẹ (Tâm Thư)
    By Tường Vân in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 19-01-2011, 07:45 PM
  5. Đỉnh Cao Chói Lọi- Au Zénith
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 30-12-2010, 02:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •