Reuters
Bài đăng : Thứ hai 18 Tháng Mười 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 18 Tháng Mười 2010

Đức Tâm
Vào lúc các nền kinh tế lớn trên thế giới không ngần ngại áp dụng các biện pháp để giảm giá trị đồng tiền quốc gia, tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, giới chuyên gia khuyến cáo là các nước Đông Nam Á, vốn phụ thuộc nặng nề vào đồng tiền của Hoa Kỳ, nên từng bước phi đô la hóa.

Thực tế cho thấy là lâu nay, người dân các nước Đông Nam như Miến Điện, Cam Bốt, Lào, Việt Nam, trong giao dịch buôn bán thông thường, vẫn sử dụng cả hai loại tiền, đô la Mỹ và đồng tiền quốc gia.
AFP ước tính là tại Việt Nam, đô la chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong khối lượng tiền tệ lưu thông. Ông Sean Turnell, chuyên gia kinh tế Miến Điện tại đại học Macquarie Sydney, Úc, cho biết là ông chưa bao giờ thấy một người Miến Điện nào để tiết kiệm bằng kyat, đồng tiền nước này.
Theo chuyên gia Jayant Menon, thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB, sự phụ thuộc này, c̣n được gọi là « đô la hóa », phản ánh sự thiếu tin tưởng vào đồng tiền quốc gia.
Vấn đề là trong nhiều tháng qua, đồng đô la Mỹ liên tục giảm giá và xuống tới mức thấp nhất kể từ tháng giêng năm nay so với một số ngoại tệ lớn khác. Trước mắt, những biến đổi này không tác động mạnh đến việc dùng đồng tiền quốc gia, nhưng về trung hạn, người dân tại các nước Đông Nam Á có thể chuyển hướng, mua vàng để tiết kiệm, thay v́ mua đô la, như tại Việt Nam. Do vậy, kinh tế gia Menon cho rằng về lâu dài, các nước Đông Nam Á nên phi đô la hóa.
Đương nhiên, t́nh trạng phụ thuộc vào đồng đô la mang lại một số lợi thế như ổn định thị trường tiền tệ và các chính phủ không thể in thêm tiền trong trường hợp thâm thủng ngân sách, v́ điều này càng làm cho đồng tiền quốc gia bị mất giá, nguy cơ lạm phát cao.
Thế nhưng, t́nh trạng phụ thuộc đồng đô la sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát khả năng cung ứng đồng tiền quốc gia và đề ra chính sách về tỷ giá. Chuyên gia Menon phân tích, trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, một số nước, đặc biệt là Cam Bốt và Việt Nam, có lạm phát cao, trong khi các ngân hàng Nhà nước lại không thể làm được ǵ trong việc giảm bớt khối lượng tiền tệ dôi ra để kiềm chế lạm phát.
Cho dù sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ gây ra những bất cập, nhưng một số nước Đông Nam Á, trước mắt, vẫn muốn duy tŕ t́nh trạng này. Ông Hang Chuon Naron, tổng thư kư Hội đồng kinh tế quốc gia Cam Bốt nhận định là nhờ có việc đô la hóa mà người dân không lo sợ khi gửi tiền vào ngân hàng, v́ giá trị đồng tiền quốc gia bám theo đô la.
Theo chuyên gia này, chỉ có thể tiến hành phi đô la hóa chừng nào đồng riel, đồng tiền quốc gia Cam Bốt, trở thành đơn vị tiền tệ chính. Do vậy, cần từng bước nâng tỷ lệ đồng riel trong dự trữ tiền tệ quốc gia, qua đó, về lâu dài, tạo dựng được ḷng tin của người dân.
Kinh tế gia Menon c̣n nhấn mạnh, việc phi đô la hóa là một quá tŕnh lâu dài, bởi v́ « nếu các chính phủ t́m cách thay đổi hệ thống này ngay lập tức bằng cách buộc sử dụng đồng tiền quốc gia, kinh nghiệm cho thấy là sẽ phản tác dụng, không hiệu quả và c̣n làm chậm hơn quy tŕnh phi đô la hóa ».
Trên thực tế, chính phủ các nước vẫn có thể đưa ra những biện pháp hướng tới việc giảm sử dụng đồng đô la, như khuyến khích tiết kiệm bằng tiền quốc gia hay các công ty ngoại quốc hạn chế dùng đô la khi trả lương cho nhân viên sở tại. Về trung hạn, các nước Đông Nam Á có thể sử dụng cơ chế Thỏa thuận Bản vị Tiền, CBA, tức là số lượng tiền tệ quốc gia được phát hành phải được bảo đảm bằng số đô la có trong dự trữ.


tags: Châu Á - Phân tích - Tiền tệ

rfi.fr