Page 6 of 9 FirstFirst ... 23456789 LastLast
Results 51 to 60 of 90

Thread: TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM - Biến cố Tết Mậu Thân 1968

  1. #51
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM - Biến cố Tết Mậu Thân 1968

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM - Biến cố Tết Mậu Thân 1968
    Trận Chiến Mậu Thân Tại Huế:
    Từ Góc Nh́n Của Người Chỉ Huy Chiến Trường Bắc Quân

    PhoNang 2012/02/11

    Nguyễn Ngọc Bích

    Kính thưa quư vị,

    Bốn mươi năm trước đây, Cộng Sản Việt Nam, trong cố gắng đảo ngược thế cuộc chiến tranh v́ các thất bại liên tiếp của họ vào hai năm 1966–1967, đă phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân từ tháng giêng đến tháng hai năm 1968. Cuộc Tổng Tấn Công này trở thành một đại thảm họa về quân sự cho phía Cộng Sản. Chính Cộng Sản Việt Nam đă thú nhận là họ thất bại nặng nề, với 48.000 tổn thất nhân sự (41.000 tử vong, 7.000 lính bị bắt làm tù binh, chưa kể thương binh) trên tổng số 84.000 quân trong lực lượng tấn công. Cộng Sản Việt Nam đă phải tốn ít nhất là 3 năm (theo Trần Văn Trà), đến 5 năm (theo Bùi Tín), để tái xây dựng lực lượng. Trên thực tế, hậu quả của cuộc tấn công 1968, nếu tính cả trận đầu cùng với hai lần tấn công theo sau, vào tháng 05-1968 và tháng 08-1968, th́ sẽ cho người ta thấy rơ điều này: Cuộc chiến năm 1968 đă tiêu diệt một cách hữu hiệu hầu như toàn bộ bộ máy chiến tranh của họ tại miền Nam Việt Nam.

    Chiến địa duy nhất mà Cộng Sản Việt Nam cầm cự được hơn vài ngày là tại Huế, cố đô của Việt Nam, nơi quân Việt Cộng tử thủ đến 25 ngày nhờ vào sự kiên cố của các bức tường cổ thành. Walter Cronkite, phóng viên Hoa Kỳ, khi thăm Huế trong giai đoạn này đă gọi cuộc chiến là “không thể thắng được.” Tổng Thống Lyndon B. Johnson của Hoa Kỳ lúc bấy giờ than: “Nếu tôi mất [sự ủng hộ của] Cronkite rồi th́ cũng coi như tôi mất sự ủng hộ của người dân b́nh thường tại Hoa Kỳ.” Đến tháng ba 1968, Johnson quyết định không tái tranh cử Tổng Thống cho nhiệm kỳ hai; thay vào đó, ông ra lệnh ngưng oanh tạc Bắc Việt, một điều đưa đến sự sửa soạn cho “Ḥa đàm” Paris.

    Có thể nói rằng sự thảm bại quân sự khổng lồ nhất của Việt Cộng trong suốt cuộc chiến, bỗng nhiên dẫn đến bước ngoặt quan trọng nhất trong chiến tranh VN có lợi cho Cộng Sản Bắc Việt. Sau Tết 1968, cục diện chiến tranh Việt Nam thay đổi hoàn toàn: nếu trước đó, huyền thoại về một chiến tranh du kích do người dân miền Nam bị áp bức nổi lên vẫn c̣n được thêu dệt dù khó tin, sau Tết, v́ quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hầu như đă không c̣n nữa, Hà Nội trắng trợn chường ra bộ mặt của một kẻ xâm lăng, vi phạm Hiệp Định Genève năm 1954, hiệp định phân chia Việt Nam ra thành hai miền Nam Bắc rơ ràng trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị (mà lúc đầu được quan niệm là sẽ thống nhất bằng một cuộc Tổng Tuyển Cử).

    Một năm bản lề

    Các sử gia tương lai sẽ ghi nhận rằng năm 1968 là một năm bản lề trong chiến tranh Việt Nam. Và trong năm đó trận chiến tại Huế sẽ nổi bật lên như là chiến trường đóng góp vào cái nh́n sai lạc mà lại được truyền bá cùng khắp thế giới, nhờ vào các hăng truyền thông của Hoa Kỳ. Sự truyền thông sai lạc này đă thuyết phục được những con diều hâu như Bộ Trưởng Quốc Pḥng Clark Clifford trở thành những con chim bồ câu ngây thơ, và cuối cùng đă thúc đẩy Tổng Thống Johnson đi vào con đường bất khả đảo ngược dẫn đến sự triệt thoái và, cuối cùng là thất bại trên chiến trường Việt Nam.

    Điều đáng ngạc nhiên nhất, là tuy quan trọng như vậy, nhưng trận chiến tại Huế chỉ được nhắc sơ qua trong các sách sử tiêu chuẩn về chiến tranh Việt Nam.

    Duyệt qua các sách giáo khoa về cuộc chiến, người ta sẽ giật ḿnh thấy một lỗ hổng lớn lao giữa tầm quan trọng của trận quyết định này trong chiến tranh Việt Nam và sự xem thường cuộc chiến tại Huế trong các sách giáo khoa như: Huế 1968 không được nhắc đến trong tác phẩm của Tướng Bruce Palmer, Jr., The 25 Year War: America’s Military Role in Vietnam (1984). Huế 1968 chỉ chiếm 1 ḍng trong sách của Tướng Phillip B. Davidson, Vietnam at War (trang 475). Huế 1968 được nửa đoạn trong sách của Robert D. Schulzinger, A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975 (trang 259), Huế 1968 được một đoạn trong sách của William S. Turley, cuốn The Second Indochina War được mô tả là một cuốn “Lược sử chính trị và quân sự, 1954-1975” (trang 109), một đoạn và 4 ḍng trong sách của George C. Herring, America’s Longest War (trang 186-187), và một đoạn rưỡi trong sách của Neil Sheehan về “John Paul Vann và Hoa Kỳ ở Việt Nam” có tựa đề là A Bright Shining Lie (trang 719-720). Trong sách của Michael McClear, Vietnam, A Complete Photographic History, một đại tác phẩm dày 736 trang với trên 2.000 h́nh ảnh và bản đồ với những phụ đề chữ nhỏ li ti, đă không hề có một đề mục nào cho trận Mậu Thân tại Huế, trừ một chương với tiêu đề “T́m hiểu về Tết” có nhắc đến trận này (để chỉ trích các thông tin sai lạc của đồng minh) trong ba đoạn rưỡi. Chỉ có một vài cuốn là dành cho Huế một ít chú tâm, nhưng ngay cả trong những sách như của A. J. Languth, Our Vietnam, câu chuyện cũng thiên về cuộc thảm sát tại Huế nhiều hơn là tự thân cuộc chiến (trang 475-478). Ngoại lệ duy nhất có lẽ là sách của Dave R. Palmer, Summons of the Trumpet, khi trận Huế được trân trọng dành cho tới hai trang (trang 192-193) nhưng lại đầy dẫy những thông tin sai lạc.

    Điều lạ hơn nữa, là ngay trong các sách Việt Nam, kể cả sách giáo khoa, trận chiến tại Huế cũng bị quên lăng. Thí dụ như, trong tập Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975 (Trần Thục Nga và người khác, Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975, Nhà xb Giáo Dục, 1987), sách giáo khoa được Đảng CSVN chuẩn nhận trong chương tŕnh dành cho các thầy cô theo ngành sư phạm hiện nay tại Việt Nam, trận chiến tại Huế được nhắc đến trong hai đoạn văn (trang 145), mà đoạn sau không hơn không kém là một đoạn tuyên truyền. Về phía Quân Lực VNCH và người Việt hải ngoại, cuộc chiến tại Huế cũng chỉ nhận được nhiều lắm là vài trang (chính xác là 3 trang, 403-405) trong Chiến tranh Việt Nam toàn tập, tác phẩm được xem là đầy đủ nhất về lịch sử cuộc chiến của Nguyễn Đức Phương. Nếu đem so sánh với sự quan tâm to lớn dành cho vụ Thảm Sát tại Huế th́ phải nói là ta sẽ không thể nào hiểu được vụ thảm sát kia nếu ta không hiểu trận Huế diễn ra như thế nào. Một ngoại lệ có thể t́m thấy trong tập Huế, Xưa và Nay (Hue, Past and Present – Vietnamese Studies Số 37) do Hà Nội xuất bản ngay sau Tết 1968, trong đó có đăng bài của Tôn Vy về “Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 của Nhân Dân tại Quảng Trị - Thừa Thiên” kể lại trận chiến trong 14 trang nhỏ. Tiếc thay, loạt bài này không có bản đồ, không chỉ rơ đâu là quân Bắc Việt và Việt Cộng, đâu là quân Việt Nam Cộng Ḥa, và thêm thắt khá nhiều chi tiết tưởng tượng. Như vậy, câu chuyện thực về cuộc chiến Mậu Thân 1968 tại Huế, theo góc nh́n của người Việt miền Nam, vẫn c̣n cần được kể lại một cách trung thực.

    Những đặc điểm của trận Huế vào Tết Mậu Thân 1968

    Cuộc chiến tại Huế vào Tết 1968 không chỉ đặc biệt v́ Việt Cộng đă cầm cự được đến 25 ngày trong khi tại các địa điểm khác trong cuộc tấn công, quân xâm lăng đă bị đẩy lui ngay trong ṿng vài tiếng đồng hồ đầu tiên, và nhiều lắm là vài ngày (tại Sài G̣n–Chợ Lớn là 9 ngày). Trận Huế năm 1968 đặc biệt là bởi v́, như tại Khe Sanh, quân tấn công là lực lượng chính quy Bắc Việt, những lính chuyên nghiệp dầy dạn chiến trường, được gửi vào từ Miền Bắc… Lư do chính là trước khi phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, Việt Cộng đă sắp xếp lại các ranh giới quân sự quanh Sài G̣n và Huế để tăng sự đột ngột và sự công phá đến mức tối đa.

    Cuộc chiến tại mỗi đô thị được giao cho hai nhóm chỉ huy chiến trường. Tại Sài G̣n là Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh - một người miền Nam kèm bởi hai tướng Bắc Việt - trách nhiệm việc tấn công từ phía Bắc thành phố. Vơ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng chỉ huy việc tấn công từ phía Nam.

    Trong trường hợp Huế, Trung tướng Trần Văn Quang là Chỉ huy trưởng quân khu Trị Thiên -Huế, nhưng Đại tá Lê Minh lại nhận được lệnh trước khi ra quân rằng: “Về chiến dịch, anh là chỉ huy trưởng, về mặt Đảng, anh là trưởng ban công kích và khởi nghĩa của toàn khu.” Trên thực tế, cũng như trường hợp tại Sài G̣n, Lê Minh điều khiển vùng phía Bắc và Thân Trọng Một điều khiển sự tấn công từ phía Nam vào Huế. Mặc dầu vậy, Một nằm dưới quyền Minh, như chúng ta sẽ có dịp nhận xét sau này.

    Trận chiến tại Huế năm 1968 đặc biệt v́ nếu các cuộc tấn công vào Sài G̣n là sự tổng hợp lực lượng giữa Quân Giải phóng của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, như các đơn vị miền Nam dưới sự chỉ huy của Trần Văn Trà, Vơ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, và các đơn vị chính quy Bắc Việt dưới quyền Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, th́ sự việc tại Huế đă hoàn toàn dính liền với danh dự của riêng Quân đội chính quy Bắc Việt mà thôi. Điểm này rất quan trọng khi chúng ta bàn đến câu hỏi ai là thủ phạm trong việc thảm sát tại Huế năm 1968.

    Trận chiến tại Huế năm Mậu Thân cũng đặc biệt về thời điểm, v́ sau Tết 1968, Hà Nội không c̣n cố gắng che giấu sự thực là những quân đoàn chính quy đông đảo, trong đó một số từng tham gia trận Điện Biên Phủ, đă hiện diện tại miền Nam, biến đổi hoàn toàn tính chất “du kích chiến” (được cho là do sự nổi dậy của kháng chiến quân miền Nam) sang cuộc chiến quy ước có trang bị vũ khí quân cụ đầy đủ (bởi các lực lượng ngoại bang và từ phía Bắc vĩ tuyến 17 mang xuống). Sự kiện này trở nên trắng trợn hơn nữa khi Hà Nội tấn công miền Nam, vào Lễ Phục Sinh 1972, với toàn lực của Quân Đội Nhân Dân Miền Bắc, tất cả là những đoàn quân chính quy (với chỉ một sư đoàn để lại ở miền Bắc vào tháng 12-1972). Hà Nội lại thảm bại trong trận chiến này, sau 56 ngày bao vây An Lộc thất bại (tháng 04-06/1972), và đặc biệt sau khi Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Ḥa tái chiếm Cổ thành Quảng Trị vào tháng 09-1972, chứng tỏ sự trưởng thành anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, 4 năm sau Tết 1968, khi trực chiến với Quân Đội Bắc Việt một khi có đầy đủ pháo binh và không quân yểm trợ.

    Sau cùng, trận chiến tại Huế 1968 đặc biệt v́ đó là chiến địa duy nhất mà Việt Cộng có đủ thời giờ để thành lập cả một “hội đồng nhân dân” gồm đa số là dân địa phương bị Bắc Việt giật dây. Những kẻ chủ chốt trong việc này là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh, hai tên nằm vùng ẩn náu trong nhà của Nguyễn Đóa, một Giám Thị tại trường Quốc Học. Hai ngày sau khi xâm nhập Huế, vào mồng 2-02, Đài phát thanh Hà Nội loan báo Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên - Huế được dựng lên với Giáo sư Đại học Văn khoa (ngành Dân tộc học) Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và Bà Tuần Chi, một người trong ngành giáo dục, làm Phó. Mười hai ngày sau đó, 14-02, Đài phát thanh Hà Nội lại loan báo đă thành lập Ủy Ban Nhân Dân địa phương với Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và hai phó là Đào Thị Xuân Yến (tên con gái của bà Tuần Chi) và Hoàng Phương Thảo.

    Trên thực tế, Việt Cộng đă vào Huế mang theo nhiều danh sách và địa chỉ do bọn nằm vùng cung cấp (như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa và Bà Tuần Chi - vợ Nguyễn Đ́nh Chi, học giả Nguyễn Đắc Xuân, v.v…) và gần như lập tức đi lùng các người có tên trong danh sách.

    Trận thư hùng về quân sự

    Hướng dẫn bởi thành phần bất măn do chính phủ VNCH đă dẹp cuộc khủng hoảng Phật Giáo miền Trung (1965-1967), Việt Cộng đă giữ được yếu tố bất ngờ khi họ tràn xuống từ vùng đồi núi phía Tây thành phố vào đêm 31-01-1968. Họ đă kiểm soát được thành phố trong một thời gian tương đối ngắn (chưa đầy 24 giờ) ngoại trừ căn cứ của Đại đội 81 Quân Cụ, Đài Phát Thanh Huế, Phi trường Tây Lộc, và đặc biệt là Đồn Mang Cá, tổng hành dinh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh dưới sự chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng. Phần phụ lục đính kèm sẽ có chi tiết thời điểm rất rơ, nhưng ở đây chúng ta chỉ có thể tóm tắt trận chiến tại Huế như sau:

    31-01-1968: Giữa đêm, bốn tiểu đoàn Bắc Việt dưới quyền Đại tá Lê Minh, hỗ trợ bởi một tiểu đoàn đặc công, tấn công Cổ Thành Huế từ phía Tây, Tây Bắc và chiếm một vùng lớn của thành phố, nhờ yếu tố bất ngờ. Bốn tiểu đoàn khác, cùng với tiểu đoàn đặc công thứ hai, dưới sự điều động của Thân Trọng Một, tấn công từ phía Nam. Toán đầu tiên gặp sự kháng cự tại sân bay Tây Lộc, trong khi nhóm thứ hai chạm trán với sự pḥng thủ kiên cường của Đại Đội 81 Quân Cụ tại Tam Thai. Trong cùng thời gian, một tiểu đoàn Bắc Việt khác tiến vào An Ḥa, phía Bắc của Huế nhằm chặn đường tiếp viện của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đến từ Quảng Trị. Cuối cùng, một lực lượng khác gồm hai tiểu đoàn Bắc Việt đóng chốt tại An Cựu và Phú Cam pḥng ngăn quân tiếp viện đến từ phía Nam.

    31-01 đến 03-02-1968: Việt Cộng kiểm soát được thành phố trong 4 ngày đầu. Sáng 01 tháng 2, họ tập họp dân chúng trong vùng bị kiểm soát, bắt học tập tư tưởng Mác-Lênin rồi cho về để chứng tỏ sự “khoan dung” của phe thắng trận, khuyến khích dân đi rủ những người c̣n đang trốn tránh ra tŕnh diện. Rất nhiều người rơi vào bẫy này. Tuy nhiên, trong cùng thời gian, Tướng Ngô Quang Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă thành công trong việc gọi quân về để cũng cố pḥng thủ Đồn Mang Cá ở phía Đông Cổ Thành.

    04 đến 05-02-1968: Chiến trận tạm lắng v́ cả hai bên đều kiệt lực, nhất là v́ Việt Cộng hết đạn (có điện đánh về Hà Nội ngày 5-2-1968).

    06 đến 07-02-1968: “Vào ngày thứ bảy của trận chiến, Hoa Kỳ nhập cuộc.” Tuy chiếm được đa số các mục tiêu nhưng v́ đạn đă cạn gần hết, Lê Minh họp cấp chỉ huy và đề nghị rút lui v́ “một chiến thắng quyết định” không thể đạt được. Lê Minh ra lệnh mang các chiến lợi phẩm về căn cứ của Việt Cộng tại vùng quê và trong rừng, cũng như tải thương và mang tù binh ra khỏi thành phố.

    07 đến 09-02-1968: Lo ngại sự phản công của quân đội VNCH, Việt Cộng phá cầu Trường Tiền vào đêm 7 tháng 02. Nhưng thay v́ rút lui, Tướng Bắc Việt Trần Văn Quang đă đến Huế và tái phối trí các đơn vị dưới quyền Lê Minh, rồi ra lệnh dồn hết sức tấn công đồn Mang Cá. Sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh dữ dội (từ 9 giờ đêm đến 12 giờ khuya ngày 9/02), nỗ lực này của Bắc Việt đă hoàn toàn thất bại, và quân xâm lược đă phải rút khỏi trận địa. Một điện tín thứ hai được gửi cấp tốc về Hà Nội xin tiếp viện quân và đạn dược. Yêu cầu thứ hai này được Hà Nội hứa chuẩn y, kư bởi 3 vị tướng cao nhất là Vơ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng và Song Hào. Một điện tín khác, sau đó, cũng từ Hà Nội hứa sẽ gửi binh tiếp viện.

    10 đến 15-02-1968: Đạn dược tiếp liệu do Hà Nội hứa không bao giờ đến, và đội binh tiếp viện đă bị Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chặn và gần như tiêu diệt hoàn toàn trước khi đến Huế. Ngày 10-02, quân lực VNCH đă bắt đầu càn quét khi địa phương quân thay thế các đơn vị nhảy dù để họ có thể quay sang tấn công quân Bắc Việt.

    12-02-1968: Thủy quân lục chiến Việt Nam đến thay thế lực lượng nhảy dù. Một đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (Đại đội 1 của Robert Thompson, Sư đoàn 5 Thủy quân lục chiến) cũng vượt sông Hương và bắt liên lạc với Tướng Trưởng tại đồn Mang Cá.

    12 đến 20-02-1968: Giao tranh dữ dội, trên mọi đường phố và trong từng căn nhà với sự can dự của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở phía Đông và Đông Nam Cổ Thành. Việt Cộng phản công dữ dội khi Thủy quân lục chiến Việt Nam cố mở đường tấn công vào phía Tây Nam Cổ Thành, nhằm cắt đường tiếp viện của địch. Ngày 16-02, quân lực VNCH thành công trong việc tràn lên các vị trí của địch và hai ngày sau đó, 18-02, đă đến cửa Chánh Tây và góc Tây Bắc của Cổ Thành.

    14-02-1968: Đài Phát Thanh Hà Nội thông báo sự thành lập chính quyền địa phương với Lê Văn Hảo làm chủ tịch (thị trưởng), kèm theo hai bên là hai phó chủ tịch phái nữ. Đứng sau Lê Văn Hảo là một số nhân vật có tiếng tại Huế mà người dân thành nội tin rằng chính là thủ phạm của các vụ Thảm Sát Tết Mậu Thân tại Huế: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, v.v…

    21-02-1968: Dưới áp lực nặng nề của 3 lữ đoàn Thủy quân lục chiến VNCH, không kể Sư Đoàn 1, và 3 tiểu đoàn Hoa Kỳ, quân Bắc Việt “quyết định rút, bởi v́ bây giờ dù quân chi viện có vào nữa th́ cũng không thay đổi được t́nh thế.”

    22-02-1968: Quân Bắc Việt cố gắng trong tuyệt vọng làm một cuộc phản công hầu tạo xao động cho lính VNCH. Nhưng Trần Ngọc Huế và đội Hắc Báo của ông đă tập hợp chống trả mạnh mẽ và chiến thắng.

    24-02-1968: Cuối cùng, quân lực VNCH đă thành công trong việc tái chiếm kỳ đài để hạ cờ Việt Cộng vào lúc 5 giờ sáng, và thay bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Ḥa nơi cửa Thượng Tứ.

    Tổn thất

    Hà Nội chưa bao giờ công bố số quân Bắc Việt tử vong tại Huế, tuy một bài thơ của Chế Lan Viên (1920-1989) đă tự thú nhận: “Hai ngàn quân tràn xuống đồng bằng. Chỉ ba mươi người trở lại…”. Trần Văn Trà viết “Có những đơn vị tham chiến mà không ai sống sót trở về,” có lẽ để nói về trận chiến tại Huế. (Bài viết năm 1993, trang 62).

    Thống kê của Đồng minh ước đoán lính Việt Cộng tham chiến tại Huế có khoảng 7.500 người (tương đương với 15 tiểu đoàn), trong số đó 5.000 tử trận tại chỗ, c̣n 3.000 xác khác được t́m thấy tại những vùng đất chung quanh Huế. Tuy thật là khó tin, song xác những lính chính quy Bắc Việt t́m được chung quanh các đồi phía Tây của Huế có thể là những nhân sự Hà Nội đưa vào Nam với hoang tưởng là đă chiếm xong được Huế. Chỉ điều này mới giúp giải nghĩa được cảnh tượng sau đây trong những ngày chiến đấu cuối cùng tại Huế, như lời kể của Andrew Wiest qua tác phẩm Vietnam’s Forgotten Army: “Khi tiến lên cùng với lính của ḿnh, Trần Ngọc Huế không thể tin vào mắt ông: những xác chết c̣n nguyên quân phục mới tinh, xếp chồng chất lên nhau hàng hàng lớp lớp ngút tầm mắt, tràn ra khỏi các mương rănh, hố cá nhân và bụi rậm. [… Cuối cùng, t́m ra một người lính Bắc Việt c̣n sống] Huế hỏi tại sao đội quân của anh ta lại mặc quân phục đại lễ và mang theo cờ. Người tù chán nản trả lời: “Họ bảo chúng tôi rằng Huế đă được giải phóng và chúng tôi đến để diễu hành mừng chiến thắng” (trang 116).

    Nhật kư của Lê Minh xác nhận điều này: “Đến ngày 26-2-68 th́ tất cả đă rút ra khỏi thành phố. Thực sự là bắt đầu rút từ ngày 22, và cuộc rút lui kéo dài trong 5 ngày mới kết thúc. V́ các chiến lợi phẩm đưa ra tấp ở ngoại thành hoặc ven rừng đều đă bị địch phản kích chiếm lại hết, nên lên rừng người nào là đói ngay trong ngày đó. Sau cuộc liên hoan mừng chiến thắng (sic) có cả nhân sĩ trí thức Huế ở Khe Trái th́ cả rừng ăn muối. Khó khăn ập tới sau khi rút ra khỏi Huế là giống như t́nh h́nh hồi vỡ mặt trận.”

    “Hàng vạn người đă lên rừng phải lo ăn,” Lê Minh tiếp tục, “người ở ngoài kia [Bắc Việt] tiếp tục ập vào, nào công an, đài phát thanh, truyền h́nh, cục lưu trữ, kể cả cảnh sát giao thông, v.v… ở đâu cũng đ̣i gạo đ̣i muối; trong khi đó Trung ương lại cứ tiếp tục giao nhiệm vụ đánh Huế đợt 2 [vào tháng 05-1968].”

    Về phía đồng minh, Việt Nam Cộng Ḥa bị tử thương 384 người, 1.800 người bị thương, và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ báo cáo 147 tử thương, 857 bị thương nặng cần chuyển về bệnh viện.

    Tuy vậy, con số dân lành bị thiệt mạng trong cuộc chiến tại Huế thật khổng lồ. Gần 7.000 người mất tích, trong khi chỉ có 844 tử thương và 1.900 bị thương v́ bom đạn. Trong số mất tích người ta t́m được 2.800 tử thi từ các hầm chôn tập thể ở rải rác nhiều nơi trong thành phố, nhất là tại Gia Hội, nơi nhiều người dân bị xử tử, và khoảng 19 địa điểm khác quanh Huế. Các nạn nhân này bị tàn sát bất kể người già, phụ nữ, trẻ em, ngay cả trẻ sơ sinh. Việt Cộng sợ rằng nếu có người sống sót trở về, họ sẽ tiết lộ các nơi trú ẩn của tàn quân Bắc Việt.

    Về chuyện này, ngay cả Lê Minh cũng bị nhói trong tim khi viết trong hồi kư: “Tôi thấy cần phải nói đến một điều đáng buồn. [Về] sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân […] c̣n lại một mặt của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác với nhân dân (sic) trong một cuộc chiến tranh là điều không tránh khỏi, một khi quần chúng (sic) đă nổi dậy. […] Rốt cuộc là đă có những người bị xử lư oan trong chiến tranh. Dù lư do thế nào th́ trách nhiệm vẫn thuộc về lănh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi.”

    Nhận định sơ khởi

    Với những khảo sát kể trên, tôi mong là đă làm rơ được một số vấn đề chung quanh trận Mậu Thân tại Huế - một trong những cuộc giao tranh quan trọng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trận chiến quân sự, với tất cả những tính toán sai lầm và những giây phút hèn nhát ở cả hai phía, đă là một thiên hùng ca cho cả 3 quân đội: Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và Quân Bắc Việt. Cả ba đă vượt sức ḿnh để chiến đấu.

    Trong trận chiến chính trị, rơ ràng là Việt Cộng đă lầm to khi tiên đoán về cảm t́nh của người dân Huế mà họ hy vọng sẽ đứng về phía họ, một chuyện đă không xảy ra. Thế nhưng Việt Cộng đă thật bất ngờ khi cuộc tổng công kích Mậu Thân đă đưa Hoa Thịnh Đốn đến quyết định hoàn toàn thay đổi chiều hướng của cuộc chiến.

    Trên phương diện đạo đức, cuộc Thảm sát tại Huế năm 1968 sẽ đi vào lịch sử như một hành động cực kỳ tàn ác, vô nhân, và vô nghĩa lư của CSVN, nhắm vào người dân lành, mà chính Lê Minh, người chỉ huy quân Bắc Việt, cũng đă tự nhận có một phần trách nhiệm trong đó. Do vậy nên tất cả các chối bỏ tội ác bởi những đầu óc lệch lạc như Gareth Porter nhằm biện minh cho Cộng Sản là hoàn toàn không đứng vững.

    Keith Nolan cũng không có lư trong tác phẩm Battle for Hue của ông khi chối bỏ vai tṛ của Quân Lực VNCH trong trận chiến đặc biệt này, và hạ vai tṛ của họ xuống như là chỉ đi “theo dọn dẹp chiến trường cho Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ” (trang 87), cũng như kết án họ là “đi từ nhà này sang nhà khác như những nhóm có tổ chức để hôi của.”

    Ông Andrew Wiest đă công bằng hơn khi viết: “Từ những nỗ lực đầu tiên để giải tỏa khu MACV, các Thủy quân lục chiến Mỹ đă biểu lộ sự can trường cá nhân và sức chiến đấu của các đơn vị, một truyền thống của TQLC Mỹ, một binh chủng mà vẫn được xem như đ̣an bộ binh thiện chiến nhất thế giới. Rơ ràng là phía Hoa Kỳ đă hy sinh vô vị lợi. TQLC Mỹ đă chính tự thân giải phóng được thành phố mới ở phía Nam sông Hương và đánh một trận chiến hùng sử ở trong Cổ Thành, với 147 người bị tử thương. Song, trong một trận chiến ít được ngợi ca, Quân Lực VNCH đă thực sự đóng vai chính khi anh dũng chiến đấu để giành lại Thành Nội, những đơn vị thiếu quân số của họ đă đánh bại các lực lượng tự phụ của Bắc Việt và Việt Cộng trong trận chiến dai dẳng và đắng cay mà không hề có sự hỗ trợ trực tiếp của pháo binh cơ hữu hạng nặng. Tại chiến trường này, với số tử vong là 357 chiến sĩ, lính VNCH đă gây – một con số lạ kỳ - là 2.642 cái chết ngay trong lúc giao tranh cho bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng.”

    Cuối cùng, tôi tin rằng Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ, Tướng William C. Westmoreland, đă có nhận xét và thông tin đúng đắn hơn Keith Nolan: “Rất nhiều người Mỹ tham dự trận chiến Tết Mậu Thân […], tuy nhiên… chỉ có một trận tấn công lớn của Việt Cộng vào căn cứ Hoa Kỳ tại ṿng đai của Long B́nh. […Như vậy] nói chung, cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 của Cộng Sản đă hoàn toàn bị đẩy lui bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Chúng ta cần vinh danh Quân Lực VNCH, không quân Việt Nam, địa phương quân, cảnh sát quốc gia – tất cả đă đóng vai tṛ chính yếu trong việc đẩy lui cuộc tấn công của CS.”

    Nhận định tổng quát

    Như ai đă làm thầy giáo đều biết, nhận định công bằng nhất đối với một trận đánh phải đặt trên mục tiêu tiên khởi đưa đến việc làm ấy. Chỉ khi đó chúng ta mới thực sự đo lường được sự thành công hay thất bại trong công việc.

    Với ư tưởng này, thiết tưởng cũng nên nhắc lại tên do chính Hà Nội đặt cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân là “Tổng Công Kích-Tổng Nổi Dậy”. Đó là v́ trong lối nh́n của Hà Nội, họ không chỉ muốn ngừng lại ở chiến thắng quân sự (dù như có được), mà c̣n muốn nó được kèm theo bởi h́nh ảnh của một cuộc tổng nổi dậy để cho hành động xâm lăng này xem ra có “chính nghĩa.” Nói cách khác, Hà Nội không muốn bị nh́n là một kẻ hiếu chiến, mà muốn mang mặt nạ của một kẻ đi “giải phóng” nạn nhân của bất công, giúp những người từ lâu bị đàn áp dưới “chính thể tàn độc,” mà Hà Nội phỉ báng là “Đế quốc Mỹ” và “ngụy quyền Sài G̣n.”

    Về phương diện này, cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Bắc Việt không chỉ là một thất bại quân sự nặng nề, mà c̣n là một thảm bại về chính trị lớn lao cho họ v́ ở cả 25 thành phố và tỉnh lỵ bị tấn công trong năm định mệnh ấy, không nơi nào người dân Việt tiếp đón Cộng Sản cả. Ngay cả ở Huế, nơi mà trong suốt 3 năm trước đó, thành phố đă sôi sục với phong trào Phật Giáo đối lập với chính quyền Sài G̣n.

    Lúc đầu, Cộng Sản cố gắng khoác lên bộ mặt nhân đức. Hướng dẫn bởi các tên nằm vùng, với danh sách trong tay, cán bộ Cộng Sản đến từng địa chỉ đă định và đ̣i hỏi chủ nhà phải ra tŕnh diện trong buổi họp mặt với “chính quyền mới” (Hiểu là: chúng tôi biết đích xác là các anh ở đâu). Sau đó, người dân được thuyết giảng về “cách mạng” và bị răn đe rằng cuộc “cách mạng” này, tuy “nhân đạo” song sẽ không tha thứ cho bất cứ ai chống đối. Rồi họ cho phép những người dân này trở về nhà và khuyến khích những người đang ẩn trốn đi ra tŕnh diện. Không ít người rơi vào cái bẫy này: những người ra đầu thú bị bắt ngay lập tức, và có người c̣n bị xử bắn ngay trước mặt thân nhân, điển h́nh cho cái gọi là “công lư cách mạng.” Giai đoạn thứ ba, các thanh niên sinh viên được gọi ra tŕnh diện và bị bắt đào các đường mương, hào làm chỗ trú bom cho bộ đội trong trường hợp bị thả bom hay pháo kích.

  2. #52
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM - Biến cố Tết Mậu Thân 1968

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM - Biến cố Tết Mậu Thân 1968
    Trận Chiến Mậu Thân Tại Huế:
    Từ Góc Nh́n Của Người Chỉ Huy Chiến Trường Bắc Quân

    Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, ai cũng nh́n ra rằng các hào sâu này chính là nơi Cộng Sản xử bắn những người bị gán tội “kẻ thù của nhân dân.” V́ Việt Cộng cần tiết kiệm đạn, đa số nạn nhân bị chôn sống sau khi bị đập vào đầu bằng báng súng hay “đánh cho chết bằng xẻng cuốc.” Nạn nhân của giai đoạn này đa số là đàn ông từng làm việc với cảnh sát và chính quyền Miền Nam. Cuộc hành quyết kéo dài nhiều đêm tại nhiều nơi khác nhau trong thành phố.

    Khi cuộc chiến đang diễn ra, Cộng Sản khám phá chỗ trú ẩn của nhiều người. Ban đầu, họ tập họp tất cả lại như tù nhân, nhưng chẳng bao lâu sau những tù nhân này bị xem như gánh nặng v́ không đủ lương thực, thiếu pḥng vệ sinh, và nếu gia đ́nh đi thăm nuôi th́ lại trở thành vấn đề thông tin phản gián, đưa đến quyết định là dời tù ra ngoài thành phố, đưa lên vùng đồi núi, hay giản dị hơn là thủ tiêu nạn nhân.

    Hoàn cảnh xấu nhất xảy ra khi, không thể chống lại sự phản công của phe quốc gia trong những ngày cuối, Cộng Sản phải quyết định triệt thoái lên núi. Việc rút này phải được tuyệt đối bảo mật. Họ đă thử dời tù nhân lên vùng đồi núi để giữ làm con tin hay làm bia đỡ đạn. Nhưng v́ con số tù nhân quá đông, nên điều này trở thành không thể.

    Hơn nữa, không đủ lương thực để nuôi tù, không đủ thời gian để đưa họ đi ra Bắc. Thả tù ra là một đề nghị nguy hiểm v́ chắc chắn tù binh được thả sẽ tiết lộ đường rút quân. Từ đó đưa đến quyết định bịt miệng và thủ tiêu nhân chứng. Điều này giải thích cho rất nhiều mồ chôn tập thể được t́m thấy sau này, dọc theo con đường rút quân của các đơn vị bộ đội Bắc Việt.

    Ai là thủ phạm của quyết định giết dân lành?

    “Thị trưởng” Huế trong thời gian này là Lê Văn Hảo (giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên, Huế), sau đă trốn sang Pháp, không nhận đây là tội của ông. Ông khai rằng ḿnh chỉ bị giật dây và sai khiến, không có tiếng nói trong mọi quyết định của Cộng Sản tại Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người sau này có vị thế lớn tại Huế, cũng nói ông không nhúng tay vào thảm kịch ghê sợ này, nhưng dù sao, như Lê Minh, ông ta đă không chối là có các mồ chôn tập thể, trong khi Gareth Porter hay Philip Hones Griffith, một người phản chiến, lại muốn đổ tất cả tội vào bom đạn của Hoa Kỳ. Nhưng ít ra th́ người dân Huế, cho đến ngày hôm nay, 40 năm sau, vẫn c̣n nhớ như in cảnh Hoàng Phủ Ngọc Phan (em trai Hoàng Phủ Ngọc Tường) và Tôn Thất Dương Tiềm hay Nguyễn Đắc Xuân dẫn đường cho Cộng Sản đi từng nhà điệu nạn nhân ra, kết án họ đă “mắc tội với nhân dân” và có khi c̣n đọc bản án tử h́nh cho một số nạn nhân. Đây là đợt thảm sát đầu tiên trong thành phố Huế như Gia Hội.

    C̣n những nạn nhân bị giết trên đường rút lui của Cộng Sản th́ trách nhiệm phải thuộc những người chỉ huy quân đội như Lê Minh, người đă tự nhận một phần trách nhiệm, hay những người chỉ huy thấp hơn, đă tự động thủ tiêu nạn nhân trước rồi báo cáo sau, như Lê Minh ngụ ư trong lời khai của ông. Tuy nhiên, cách hành xử này đă rất phổ biến, đưa đến ít nhất là 22 mồ chôn tập thể được t́m ra sau này, và cho thấy lệnh thủ tiêu dân lành có thể được ban ra từ cấp chỉ huy cao hơn cả Lê Minh, rất có thể là từ Tướng Trần Văn Quang, tư lệnh quân khu Trị Thiên - Huế, hay ngay cả từ Hà Nội.

    PS :

    Nguyễn Đóa : giáo sư Pháp Văn Trung Học Bồ Đề (không phải Giám Thị Quốc Học Huế)

    Tôn T Dương Tiềm (em cuả T T Dương Kỵ, giáo sư Việt Văn TH Bồ Đề , Nguyễn Du)

    Ghi chú:

    (1: Nếu gọi theo cách của cộng sản là “Tổng Công Kích Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân 1968"

    (2):Bùi Tín, From Enemy to Friend (“Từ Thù Thành Bạn”), Annapolis: Naval Institute Press, 2002, trang 64 (“We did not recover until 1972,” Chúng tôi không phục hồi cho đến tận năm 1972).

    Trần Văn Trà ghi lại trong Những Chặng Đường Lịch Sử của B2 Thành Đồng - Kết Thúc Cuộc Chiến 30 Năm, tập 5, trang 57: “Losses, both in troop strength and materiel, caused us untold difficulties in coping with the enemy’s frenzied counterattacks and rapid pacification activities in the 1969-70 period.”

    (3): Philip B. Davidson, Vietnam at War: The History, 1946-1975, Oxford University Press, 1988, trang 475 (The Tet Offensive for all practical purposes destroyed the Viet Cong.”)

    (4): Câu hỏi “Cộng Sản đă thực sự chiếm đóng Huế bao lâu?” đă được trả lời bằng nhiều cách tính: có tác giả cho rằng đến 28 ngày, thậm chí có người c̣n viết tṛn thành “một tháng.” Cuốn Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975 của nhóm Trần Thục Nga (chủ biên), Bạch Ngọc Anh, Trần Bá Đề, Nguyễn Xuân Minh, Nhà xb Giáo Dục, 1987, trang 145, đă chính xác khi ghi là trận Huế bắt đầu từ 02:33 a.m. ngày 31 tháng 01/1968 và chấm dứt ngày 24/02/1968, tổng cộng “25 ngày liên tục.”

    (5): Thực ra, trong chương tŕnh “CBS Evening News” truyền đi ngày 27 tháng 02/1968, Cronkite gọi “Tết là một chiến bại của Hoa Kỳ” và nói rằng “Cách duy nhất để thoát ra là ḥa đàm, không trong vai người chiến thắng mà là rút lui trong danh dự.” (Edward J. Epstein, “Vietnam: What Happened vs. What We Saw: We Lose Our Innocence,” TV Guide, October 6, 1973, trang 13-F.)

    (6): David Culbert, “Television’s Vietnam, The Impact of Visual Images” (phim tài liệu truyền h́nh như được ghi lại trong báo The Monitor của thành phố McAllen, TX, March 20, 1981).

    (7): Hiệp định Genève 1954 gồm “Hiệp định ngưng chiến tại Việt Nam” nói cách khác, sự đồng ư ngưng chiến tranh quân sự giữa Pháp và Việt Minh kư ngày 20 tháng 07/1954, và một phần không ai kư gọi là “Tuyên bố cuối cùng” (“Final Declaration”) nói đến sự thống nhất của Việt Nam qua một cuộc Tổng Tuyển Cử với sự giám sát quốc tế, dự định sẽ diễn ra vào tháng 07/1956

    (8): Cuộc chiến tại Huế chỉ được kể lại bằng Anh Ngữ duy nhất trong tác phẩm của Keith W. Nolan, Battle for Huê, Tet 1968, Novato, CA: Presidio Press, 1983. Nhưng nó lại hoàn toàn dựa vào các cuộc phỏng vấn cựu chiến binh Hoa Kỳ về trận chiến, do đó, bỏ ra ngoài tất cả những câu chuyện có sự đóng góp của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    (9): Peter Braestrup, Big Story, 2 Volumes, Boulder, CO: Westview Press, 1977. Epstein, sđd., kể rằng vào cuối năm 1968, một phóng viên chiến trường cho NBC đề nghị “ … làm một chương tŕnh 3 phần cho thấy trận chiến Tết 1968 thực sự là một chiến thắng lớn của Hoa Kỳ mà truyền thông đă phóng đại một cách sai lạc cho rằng đó là một sự thất bại của miền Nam Việt Nam.” Sau một số cân nhắc, ư tưởng này bị phản đối v́… “h́nh ảnh Tết Mậu Thân như một chiến bại của Hoa Kỳ đă được in sâu vào đầu óc quần chúng, và như vậy nó vẫn bị xem là một chiến bại…” Philip B. Davidson viết “Trong thế giới hoang tưởng của truyền h́nh, sự tưởng tượng bỗng biến thành sự thực.”

    (10): Languth, Our Vietnam: The War , 1954-1975, Simon & Schuster, 2000, trang 468-530.

    (11): Lyndon B. Johnson, The Vantage Point, Perspectives of the Presidency, 1963-1969, New York: Rinehart and Winston, 1971, trang 435.

    (12): Davidson, sđd.

    (13): Robert D. Schulzinger’s A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975, Oxford University Press, 1997.

    (14): William S. Turley, The Second Indochina War, A Short Political and Military History, 1954-1975, New American Library, 1986.

    (15): George C. Herring, America’s Longest War, The United States and Vietnam, 1950-1975, John Wiley & Sons, 1979.

    (16): Neil Sheehan, A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam, New York: Random House, 1988.

    (17): Michael McClear (viết) and Hal Buell (người sắp xếp các h́nh ảnh), Vietnam, A Complete Photographic History, New York: Tess Press, 2003. Cần chỉ ra rằng Michael McClear, tác giả người Canada của chương tŕnh truyền h́nh The Ten-Thousand Day War (10 đoạn, mỗi đoạn dài 1 tiếng), đă không cả che đậy sự thiên lệch của ḿnh (so với chương tŕnh của PBS, Vietnam, A Television History). McClear đă nhờ đại tá Hà Văn Lâu, đại sứ quan sát viên của Hà Nội tại Liên Hiệp Quốc, làm nhân vật chính và duy nhất được lên tiếng và giải thích cho toàn bộ chương tŕnh, từ đầu đến cuối.

    (18): Languth, sđd.

    (19): Trần Thục Nga et al., sđd.

    (20): Nguyễn Đức Phương, Chiến tranh Việt Nam toàn tập, Toronto: Làng Văn, 2001.

    (21): Phạm Văn Sơn, “Trận Chiến Tết Mậu Thân 1968,” trong tác phẩm của Phạm Văn Sơn & Lê Văn Dương, Cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968, Saigon: Pḥng 5/ BTTM, 1968. Được in lại trong Tưởng Niệm 40 Năm Tết Mậu Thân & 34 Năm Trận Hải Chiến Hoàng Sa của Hải Quân Quân Lực VNCH, Nam Cali: Trách Nhiệm, 2007, trang 87-128. (Tác phẩm này sẽ được nhắc đến dưới tên gọi tắt là Tưởng Niệm.)

    (22): Nguyễn Đức Phương, sđd. Trích dẫn Phạm Văn Sơn và Lê Văn Dương.

    (23): Như trên, do một nguồn tin Cộng Sản cho biết (G. Sơn, Giờ G Ngày N và Yếu Tố Bất Ngờ, Mậu Thân Sài G̣n, Nhà xb Trẻ, Tp HCM, 1988).

    (24): Lê Minh thuật lại trận chiến tại Huế trong “Huế trong chiến dịch Mậu Thân,” Sông Hương, Số 29, Huế, tức Số Tết 1988. Tạp chí Sông Hương do Hoàng Phủ Ngọc Tường làm chủ bút. Lời kể của Lê Minh được Trần Phố Minh trích đoạn trong bài “Mậu Thân 68, mặt trái của 30.4.1975,” Quê Mẹ, Số Tết Mậu Dần 1998, Gennevilliers, Pháp quốc, trang 9-11, 16. Tất cả những trích dẫn trong bài này, tức là sự tường thuật theo quan điểm của đối phương, như theo hồi ức của Lê Minh, là trích từ trong bài của Trần Phổ Minh viết trong Quê Mẹ.

    (25): G. H. Turley, The Easter Offensive, Novato, CA: Presidio Press, 1985.

    (26): Vai tṛ trọng yếu của Hoàng Kim Loan và các cán bộ Cộng Sản nằm vùng tại Huế đằng sau phong trào Phật Giáo trong hai năm 1966-67 dẫn đến Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân tại miền Trung đă được Cựu Phó Cảnh sát trưởng Liên Thành kể lại chi tiết trong Tập San Biệt Động Quân, in lại trong Tưởng Niệm, trang 176-243.

    (27):Nguyễn Lư Tưởng, “Mậu Thân ở Huế” trong sách Tội Ác Đảng CSVN trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, Trần Trọng An Sơn chủ biên, 2008, trang 50. (Tài liệu này sẽ được nhắc đến dưới tên tắt Tội Ác.) Bà Tuần Chi, hay Bà Nguyễn Đ́nh Chi, là cựu hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh nổi tiếng tại Huế.

    (28): Hồ Đinh, “Hoàng Phủ Ngọc Tường, Kẻ hái phù du sau thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế” trong Tội Ác, trang 37-39. Vào năm 1968, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một sinh viên văn khoa tại Đại Học Huế, nhưng cũng đang dạy Triết tại một trường trung học.

    (29): Languth, sđd., trang 477. Người Lính Già Seattle, “Hồi Kư về Tết Mậu Thân tại Huế” trong Tội Ác, trang 35-36.

    (30): Đây đó trong tập Tội Ác. Hầu như tất cả các bài viết trong sách Tội Ác đều nhắc đến tên những người này và một số khác ít nổi tiếng hơn, những kẻ đă tiếp tay chỉ điểm cho Cộng Sản và bị người dân Huế muôn đời khinh rủa v́ đă phản bội và giết hại dân lành.

    (31): Các tài liệu sử dụng để viết nên phụ đính “Diễn tiến cuộc chiến tại Huế” và để tả lại cuộc giao tranh quân sự tại Huế trong dịp Tết 1968 được đúc kết từ nhiều nguồn khác nhau, gồm cả phỏng vấn một số người trực tiếp tham chiến, và những báo cáo hậu trận, không thể kể hết ra đây được. Tuy nhiên, tôi xin được nêu ra vài khó khăn trong khi đúc kết. Thí dụ, Cộng Sản đặt nhiều tên khác nhau cho một đơn vị của họ, trong cố gắng gây hoang mang cho địch và đồng thời che giấu h́nh tung thực sự của những đơn vị tham chiến. Một tiểu đoàn có thể được gọi bằng tên hiệu, như tiểu đoàn Sông Lô v́ họ đă tham dự trận đánh Sông Lô năm 1948. Hay một đơn vị có thể được gọi bằng tên của một anh hùng trong đoàn, như trung đoàn Cù Chính Lan (Lữ đoàn 9 của quân đội Bắc Việt), do Trung Tá Di chỉ huy. Rồi một số đơn vị lại được gọi khi th́ là tiểu đoàn, khi th́ là trung đoàn, như các đơn vị 800, 802, 804, 806. Tôi đă cố gắng hết sức để xác định các tài liệu này, khi có thể. Với câu hỏi ai là người chỉ huy quân Bắc Việt trong cuộc tấn công Huế, có một số chi tiết không rơ ràng. Bài viết của Hồng Lĩnh trong sách Tội Ác, trang 58, cho biết Nguyễn Vạn chỉ huy lữ đoàn 5 (D.R. Palmer, trong Summons of the Trumpet, cho biết cấp của ông ta là Trung Tá; thế nhưng, theo Chính Đạo, trong Tội Ác trang 45, th́ lữ đoàn này thuộc quyền chỉ huy của Thân Trọng Một), và Trung Tá Nguyễn Trọng Dần (theo Chính Đạo, Tội Ác, trang 44, th́ là Nguyễn Trọng Dậu – nhưng theo John Prados, sđd, trang 155, th́ lại là Đại Tá Nguyễn Trọng Tấn) chỉ huy lữ đoàn 6 tấn công Huế, và rất nhiều tác giả khác không đồng ư với các chi tiết này. Bỏ câu hỏi này sang một bên, thắc mắc về ai trong 3 đơn vị Quân Lực VNCH là người có công dựng lại lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của miền Nam Việt Nam tại Kỳ Đài sau 25 ngày chiến đấu cũng đủ làm người ta phát điên: một nguồn nói rằng đó là lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và Sư đoàn 1 Bộ Binh là người thượng kỳ vào sáng ngày 23 tháng 02, 1968 (Tưởng Niệm, trang 85), một nguồn khác nói đó là một t́nh nguyện quân từ tiểu đoàn 2/3 của Phạm Văn Đính (Sư Đoàn 1 Bộ Binh) đă trèo lên kỳ đài và phất cao ngọn cờ vàng của miền Nam Việt Nam “trong buổi sáng tinh mơ ngày 24 tháng 02” (Andrew Wiest, Vietnam’s Forgotten Army, trang 118), nguồn thứ ba cho rằng Đại Đội Hắc Báo của Trần Ngọc Huế đă có vinh hạnh được trao cho nhiệm vụ ấy (Keith Nolan, Battle of Hue, trang 172; Wikipedia bài về “Battle of Huê” nói: “Vào ngày 24 tháng 02, 1968, Đại Đội Hắc Báo của Sư Đoàn 1 Bộ Binh tái chiếm Đại Nội tại trung tâm Cổ Thành và xé tan lá cờ đỏ của Bắc Việt”), nhưng Thiếu Tá Robert H. Thompson của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phản đối chi tiết này: “Tài liệu MACV sẽ ghi lại rằng Quân Lực VNCH với sự hỗ trợ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đă tái chiếm Cổ Thành. Chuyện nhảm… Chính Tiểu đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến [Mỹ] tái chiếm Cổ Thành. Lính VNCH chí đứng nh́n.” Trong The Hidden History of the Vietnam War, John Prados không rơ ràng lắm khi viết: “Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam… làm một cuộc tấn công bất ngờ vào đêm 23 sang rạng ngày 24/02/1968. Khoảng 5 giờ sáng ngày 24 tháng 02, lính của trung đoàn 3 đă thay lá cờ đỏ của Bắc Việt bằng lá cờ vàng của Việt Nam Cộng Ḥa trên kỳ đài của Cổ Thành. Sau đó quân đội VNCH và lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tái chiếm hoàn toàn Đại Nội […] Thích hợp làm sao, chính Đại Đội Hắc Báo của Sư Đoàn 1 Bộ Binh đă thượng cờ vàng của Việt Nam Cộng Ḥa trên kỳ đài của Cổ Thành.” Nghĩa là theo đó th́ ai cũng dự phần vào vinh hạnh này: Thủy quân Lục chiến Việt Nam, Trung đoàn 3 Bộ Binh, Thủy quân Lục Chiến Hoa Kỳ, và Đại Đội Hắc Báo. Cuối cùng, Don Oberdorfer, người đầu tiên viết nguyên một cuốn sách về Tết (New York: Doubleday, 1971), có lẽ đă trích một đoạn từ báo cáo của Tướng Westmoreland trong A Soldier Reports (trang 434) khi ông tướng này đă sai lầm tặng danh dự hạ cờ đỏ của Bắc Việt cho một “đơn vị 50 người của Việt Nam mang tên “Tiger Force” [Lôi Hổ] (Tội Ác, trang 34).

  3. #53
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM - Biến cố Tết Mậu Thân 1968

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM - Biến cố Tết Mậu Thân 1968



    http://www.youtube.com/watch?v=hr6vxjw-QXc

  4. #54
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM - Biến cố Tết Mậu Thân 1968

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM -
    Biến cố Tết Mậu Thân 1968
    Sau 44 Năm, Nh́n Lại Vụ Tết Mậu Thân
    Những can phạm Tội Ác Chiến Tranh tại Huế có thể bị truy tố

    Sơn Tùng


    Sau gần nửa thế kỷ, vụ Việt Cộng đột kích vào các thành phố miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) vẫn c̣n được viết, được nói tới để sự thật tiếp tục được phơi bày về một biến cố quân sự lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam (1960-1975).

    Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân không chỉ liên quan đến chiến thuật, chiến luợc về mặt quân sự, nó c̣n là một khúc quanh trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, và liên quan đến truyền thông báo chí, và đến những tội ác chiến tranh đă xảy ra. Vào cuối năm 2010, có thêm một cuốn sách nữa của người Mỹ viết về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968):

    This Time We Win: Revisiting the Tet Offensive của James S. Robbins, một cây bút b́nh luận chính trị của nhật báo Washington Times. Tác giả đă dùng những tài liệu của phiá Việt Cộng để chứng minh rằng, trái ngược với “mô tả” trên báo chí Mỹ lúc ấy, cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đă làm suy yếu lực lượng VC tới gần điểm sụp đổ và gây tổn thất nặng nề hạ tầng cơ sở của đối phương tại miền Nam. C̣n phiá bộ đội cộng sản Bắc Việt th́ bị mất tinh thần, phần v́ xa nhà, phần v́ đường tiếp tế quá dài, quân số hao ṃn nhanh hơn là sự bổ sung có thể cung cấp do “đường ṃn HCM” từ Bắc vào Nam.

    Cuộc tổng công kích không nhằm mục đích chiếm giữ lâu dài các tỉnh và thành phố miền Nam nhưng được hoạch định để tạm kiểm soát các cứ điểm quan trọng và lănh đạo quần chúng nổi dậy cướp chính quyền. Nhưng, cả hai mục tiêu này đều đă không đạt được v́ Việt cộng đă bị đẩy lui hầu như ở tất cả mọi nơi và quần chúng cũng đă không nổi dậy mà c̣n bỏ chạy về phiá quốc gia. Tác giả Robbins đă kể ra từng trường hợp một để chứng minh rằng vụ Tết Mậu Thân không phải là “một cuộc tấn công bất ngờ” như báo chí Mỹ tường tŕnh. Không có chuyện t́nh báo thất bại v́ kế hoạch tấn công của VC đă rơi vào tay Nam VN và Mỹ trước khá lâu. Nhờ tin tức do cán binh Bắc Việt cao cấp hồi chánh và VC trở cờ cung cấp, phiá Nam VN đă được báo động và đề pḥng. Theo tài liệu hậu chiến, trong tổng số khoảng 84,000 cán binh VC tham gia cuộc tấn công Tết Mậu Thân, hơn một nửa (45,000) đă bỏ mạng.

    Trương Như Tảng đă nhận định trong hồi kư của ông ta rằng vụ Tết Mậu Thân là một tổn thất làm điên đảo hàng ngũ VC, và là một sự trớ trêu lớn khi một cuộc thất trận như vậy “đă được truyên truyền của chúng ta biến thành một chiến thắng huy hoàng”. Robbins cho rằng khi ấy thay v́ thừa thắng xông lên để đè bẹp VC th́ TT Johnson, với quan niệm chiến lược “chiến tranh giới hạn” và “tiệm tiến” đă cho đối phương có thời gian để phục hồi. Cho tới mấy năm sau, vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến với sư sa lầy của Mỹ, Tổng thống Nixon mới ra lệnh oanh tạc toàn miền Bắc VN nhằm mục đích đem tù binh Mỹ về nước. Theo Robbins, sau trận Tết Mậu Thân, ít người biết những phần tử chủ hoà ở Hà-Nội đă muốn bỏ cuộc, và việc điều đ́nh đă được công khai thảo luận, nhưng phe diều hâu với Vơ Nguyên Giáp cầm đầu đă thắng và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Về phiá Mỹ, Robbins kết luận rằng sự thiếu quyết tâm là nhược điểm của anh khổng lồ (Achilles’ heel), đă đưa đến sự thất bại của một cuộc chiến tranh mà quân đội Mỹ và Nam VN đă thắng, và thắng liên tiếp trên chiến trường. Tác giả cũng đă nhấn mạnh đến vai tṛ của “phong trào phản chiến” tại mặt trận hậu phương nước Mỹ và sự phản bội của giới báo chí Tây phương trong cuộc chiến. Khi ấy, dẫn đầu bởi Walter Cronkite, truyền thông ḍng chính của Mỹ tại miền Nam Việt Nam đă “định nghiă chiến trường theo chiều hướng có lợi cho quân thù, bất kể sự thực.” Và tác giả đă kết luận bằng cách trích dẫn lời của một người lính Mỹ: “Việt Cộng đă không hạ được chúng tôi, nhưng New York Times và CBS-TV có thể làm việc ấy.”

    Tạp chí VIETNAM số tháng 2/2011 cũng có ba bài về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân. Hai bài của Don North và Wilburn Meador viết về cuộc tấn công và giải cứu toà đại sứ Mỹ tại Sài-G̣n. Bài về những ǵ xảy ra tại Huế trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (What Really Happened At Hue), tác giả là James Willbanks đă cung cấp nhiều chi tiết cập nhật về trận đánh kéo dài hơn một tháng cũng như về tội ác của VC trong vụ tàn sát thường dân tại Huế. James Willbanks là cựu chiến binh VN, đă viết nhiều sách, trong đó có cuốn The Tet Offensive: A Concise History and Abandoning Vietnam, và hiện là giám đốc ngành Quân Sử tại Trường Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu của Bô Binh Hoa Kỳ. James Willbanks cho biết cuộc phản công giải cứu Huế kéo dài từ 31.1.1968 và chấm dứt vào ngày 2.3.1968. Tổn thất của Quân đội VNCH là 384 tử trận, 1,800 bị thương và 30 mất tích. Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có 147 bị giết và 857 bị thương. Bô Binh Mỹ 74 người chết và 507 bị thương. Tổn thất về phía Cộng sản được báo cáo là 5,000 chết tại Huế và khoảng 3,000 nữa bị giết tại các vùng phụ cận. Các cuộc giao tranh trong hơn một tháng đă phá hủy khoảng 40% nhà cửa tại Huế khiến 116,000 lâm cảnh màn trời chiếu đất, 5,800 thường dân bị giết hay mất tích.

    Số phận của những người mất tích dần dần được tính sổ khi khoảng 1,200 tử thi được t́m thấy dưới 18 hố chôn tập thể bị vùi lấp vội vă. Trong 7 tháng đầu năm 1969, nhóm mồ tập thể thứ hai được phát hiện. Rồi vào tháng chin, nhờ sự chỉ dẫn của ba cán binh VC hồi chánh, 300 tử thi được khai quật ở Khe Đá Mài. Cuối cùng, vào tháng 11, hố chôn tập thể lớn thứ tư được t́m thấy gần xă Lương Viên, cách Huế khoảng 15 cây số về hướng đông. Cộng chung, gần 2,800 tử thi đă được phát hiện từ những hố chôn tập thể này. James Willbanks viết rằng mới đầu tin về những vụ tàn sát tập thể không được báo chí Mỹ loan tải rộng răi v́ họ cho rằng không đáng tin, và chỉ chú tâm vào cuộc giao chiến đẫm máu và những tàn phá tại cố đô Huế. Cho đến khi những hố chôn tập thể được đào lên, các cuộc điều tra mới được bắt đầu để t́m hiểu sự thật.

    Vào năm 1970, Douglas Pike, phân tích viên của Sở Thông Tin Hoa Kỳ, xuất bản tập tường tŕnh The Viet Cong Strategy of Terror, trong đó viết rằng ít nhất phân nửa số xác chết được đào lên tại Huế đă cung cấp bằng cớ rơ ràng về “những vụ giết người tàn bạo: như tay bị trói quặt ra sau lưng, mồm bị nhét giẻ, thân thể vặn vẹo nhưng không mang thương tích (cho thấy đă bị chôn sống).” Pike kết luận rằng những vụ tàn sát này đă được thi hành bởi những cán binh VC tại địa phương và là kết quả của “một quyết định được lư luận và biện minh trong đầu óc Cộng sản”. Willbanks nhắc đến cuốn Tet! của Kư giả Don Oberdorfer xuất bản năm 1971, trong đó thuật lại diễn tả sống động của các nhân chứng về những ǵ đă diễn ra trong thời gian VC kiểm soát thành phố Huế, gồm có những vụ hạ sát các người ngoại quốc tại Huế, như ba bác sĩ người Đức Raimund Discher, Alois Alteoster, và Horst-Gunther Krainick cùng bà vợ, tất cả đều dạy ở trường y khoa tại đây, và đă nghĩ rằng họ được an toàn v́ là người ngoại quốc không liên hệ đến chính trị, nhưng đă bị VC bắt dẫn đi. Xác của họ được t́m thấy bị vùi trong một hố cạn nơi cánh đồng gần bên. Cũng giống như vậy, hai giáo sĩ người Pháp, Cha Urbain và Guy, được trông thấy bị bắt dẫn đi. Sau đó xác Cha Urbain được t́m thấy với tay và chân bị trói, và bị chôn sống. C̣n xác của Cha Guy, với một viên đạn bắn vào sau ót, được chôn cùng một hố với Urbain và 18 người khác. Các nhân chứng kể rằng đă trông thấy Linh mục Bửu Đông, người đă làm mục vụ cho cả hai bên và thậm chí có cả một tấm ảnh Hồ Chí Minh treo trong pḥng, cũng đă bị dẫn đi. Xác của ông được t́m thấy 22 tháng sau trong một huyệt mộ đào nông cùng với xác của 300 nạn nhân khác.

    Trong danh sách “những tên phản động” có cả một lao công làm việc tại pḥng thông tin của chính quyền tên Phan Văn Tường. Lúc VC tới nhà t́m, ông Tường đă đi trốn cùng với gia đ́nh và khi bắt được ông ta cùng với đưá con trai 5 tuổi, con gái 3 tuổi và 2 đứa cháu, VC lập tức bắn hạ tất cả và bỏ xác trên đường phố cho những thân nhân c̣n lại nh́n thấy. Trong ngày thứ năm sau khi chiếm Huế, VC tới Nhà thờ Phú Cam, tập họp khoảng 400 đàn ông và thiếu niên. Trong số đó, vài người có tên trong danh sách kẻ thù, vài người ở tuổi đi lính và vài người chỉ có tội là trông có vẻ khá giả. Họ bị dẫn đi về phiá nam. Xác của những người này sau đó được t́m thấy tại những hố chôn tập thể ở Khe Đá Mài.

    Willbanks không quên trích dẫn tài liệu của phiá VC và sách báo của các tác giả Mỹ và Tây phương bào chữa cho tội ác của VC tại Huế, hạ giảm số nạn nhân, thậm chí đổ tội cho phi cơ Mỹ đă dội bom gây ra những cái chết của thường dân, và chính quyền Sài-G̣n đă bịa đặt vụ thảm sát với mục đích chiến tranh tâm lư, kể cả cuốn hồi kư Từ Thù Đến Bạn của cựu Đại tá VC Bùi Tín xuất bản năm 2002. Ông Bùi Tín nh́n nhận việc xử tử thường dân đă xảy ra tại Huế trong vụ Tết Mậu Thân. Tuy nhiên, ông ta nói rằng dưới sự căng thẳng của các cuộc oanh kích do phi cơ Mỹ thực hiện, kỷ luật bộ đội đă bị tan vỡ. Bùi Tín giải thích rằng hơn 10,000 tù binh đă bị bắt tại Huế, và những người quan trọng nhất đă được giải về miền Bắc. Khi Thuỷ quân Lục chiến Mỹ phản công tái chiếm Huế, bộ đội CSBV được lệnh rút lui về Bắc và đem theo tù nhân. Theo Bùi Tín, trong sự hoảng loạn của cuộc rút quân, vài cấp chỉ huy đại đội và tiểu đoàn đă bắn hạ tù binh “để bảo đảm an toàn cho cuộc rút quân”. C̣n các “sử gia” của Đảng CSVN th́ viết rằng trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân tại Thừa Thiên - Huế, các cán bộ VC đă truy lùng và bắt giữ “những tên gian ác và các nhân viên quân sự và công chức ngụy quyền Việt Nam Cộng Hoà”, và rằng “nhiều ổ gian ác và phản động… đă bị giết”. Hàng trăm kẻ “có nợ máu đă bị xử tử”. Sau một thời gian phủ nhận không có vụ thảm sát hàng ngàn thường dân tại Huế, Cộng sản Việt Nam đă nhận tội trước những bằng chứng hiển nhiên không thể chối căi. Các “tội” mà VC quy cho những nạn nhân (“những tên gian ác”, “nhân viên quân sự”, “công chức ngụy quyền”, “phản động”, “có nợ máu”…) là những lư do chính trị mà theo định nghiă của Toà Án H́nh Sự Quốc Tế (International Criminal Court) là những yếu tố cấu thành tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại để truy tố những can phạm, từ kẻ lănh đạo cao nhất đến những cấp thi hành và đồng lơa. Nhiều can phạm của những tội ác này trên thế giới đă bị bắt, bị truy tố và bị Toà H́nh Sự Quốc Tế kết án.

    Phải chăng v́ vậy mà vài kẻ liên quan đến vụ thảm sát tại Huế đă t́m cách chối tội, như trường hợp của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Phạm Thị Xuân Quế mà Nhà văn Nguyễn Văn Lục đă nói tới trong một bài viết gần đây. Có nhiều bằng chứng cho thấy họ đă có mặt tại Huế trong thời gian VC chiếm giữ thành phố và đă đóng vai tṛ đồng loă (chỉ điểm, dẫn đường) trong việc lùng bắt và hạ sát các giáo sư tại Viện Đại Học Huế. Sau khi đọc bài “Trường Hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường” của Ông Nguyễn Văn Lục, tôi đă hỏi ư kiến Giáo sư Nguyễn Thế Anh nhân dịp liên lạc với ông gần đây. Giáo sư Nguyễn Thế Anh là Viện trưởng Viện Đại Học Huế khi xảy ra biến cố Tết Mậu Thân, sau đó dạy sử tại Đại Học Sorbonne ở Paris, nay đă nghỉ hưu. Ông Nguyễn Thế Anh cho biết đă thoát chết v́ ở bên hữu ngạn Sông Hương. Về sau, ông được nghe kể lại là có loa phóng thanh (ở bên tả ngạn Sông Hương do VC địa phương chiếm gi&#7919... yêu cầu “ông Viện trưởng ra tŕnh diện”, và những người đứng ra lănh đạo cái ủy ban nhân dân là Lê Văn Hảo, giáo sư Đại Học Văn Khoa (dưới quyền Viện trưởng Nguyễn Thế Anh) và bọn sinh viên Đại Học Huế là anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân…Một tháng sau, chính Gs. Nguyễn Thế Anh là người đă đi nhận diện tử thi của ba bác sĩ người Đức, cố vấn Trường Đại Học Y Khoa Huế. Tiết lộ của Gs. Nguyễn Thế Anh phù hợp với phần tường thuật của James Willbanks về diễn tiến của mặt trận Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, theo đó Trung đoàn 4 chính quy CSBV đă chiếm mạn nam (hữu ngạn) Sông Hương của Thành phố Huế (trừ khu MACV, xem bản đồ đính kèm) ngay từ lúc hừng đông ngày 31.1.1968 (mùng hai Tết Mậu Thân). Vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế là tội ác chống nhân loại của Cộng sản Việt Nam mà cộng chung lên đến hơn một triệu nạn nhân vô tội kể từ khi cướp chính quyền tại Việt Nam. Hồ Chí Minh, người chịu trách nhiệm lớn nhất, cùng nhiều tay chân đă chết già, nhưng một số can phạm và đồng lơa khác c̣n sống, có thể bị điều tra, truy tố và xét xử trước Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế. Đây là công việc mà các tổ chức chính trị và nhân quyền của người Việt ở hải ngoại có thể làm.

    Sơn Tùng

  5. #55
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mậu Thân 1968: Đồ tể & Nhân chứng sống (Vũ Thế Phan)



    “…Tôi đứng núp sau lưng ông nội, Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn: Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!...”



    Hoàng Phủ Ngọc Phan: Tôi không hề giết ai

    [“Sau chiến dịch Mậu Thân báo chí ở Sài g̣n thường nhắc đến anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan như là hai tên đồ tể khát máu, giết người không gớm tay ở Huế. Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra. Tánh anh Tường rất hiền, không ưa đụng đến vũ khí, dầu chỉ để lau chùi. Cơ quan cấp cho anh một khẩu súng ngắn K.59, anh không ngó ngàng ǵ tới đến nỗi súng han rỉ, rồi đem cho một người bạn nào đó mượn đi công tác. Người này làm mất súng khiến anh Tường bị phê b́nh – đúng ra đây là một khuyết điểm đáng phải bị xử kỷ luật nặng. Nhưng anh Tường không ư thức được điều đó. Anh cứ căi khơi khơi là tại cơ quan giao súng cho anh chứ anh đâu có yêu cầu. Công tác của anh chỉ cần ng̣i bút. Người như thế mà có thể giết ai được?

    C̣n tôi th́ có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người. V́ lẽ:

    - Giết người không phải là chuyện nhỏ, không phải hễ có súng trong tay là có quyền giết người. Tôi không hề có quyền đó.

    - Giết người không phải là chuyện dễ, không phải ai cũng có bản lĩnh đó. Mặc dầu trong chiến tranh, trên chiến trường và ngay bây giờ vẫn không thiếu ǵ những kẻ đáng tội chết nhưng nếu đưa cho tôi một kẻ đáng tội nào đó bảo tôi giết th́ nói thật… không dám đâu.

    Chúng tôi theo cách mạng trước tiên là v́ không thể sống chung với cái ác. Nếu chịu làm ác th́ cứ nhảy vào các binh chủng rằn ri của Thiệu – Kỳ hay đầu quân dưới trướng của Liên Thành th́ thiếu ǵ cơ hội?

    Từ sau Tết Mậu Thân đến nay, đối phương không ngừng vu khống cho anh em tôi đă tàn sát đồng bào vô tội ở Huế. Tôi nguyên là sinh viên Y khoa nên họ c̣n trút luôn lên đầu tôi cái tội khi sư diệt tổ là giết các giáo sư người Đức ở Đại học Y khoa Huế. Lúc đầu th́ có nhiều người tin nhưng hơn ba mươi năm nay, bà con bạn bè trong nước và cả những người ở nước ngoài có dịp đi về đều đă hiểu được sự thật. Tất cả chỉ là tin đồn do những người có ác ư gieo rắc, không cần chính xác và không ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng Liên Thành, là người cầm đầu nhiều cơ quan công lực, rất có điều kiện để kiểm chứng các tin đồn. Vậy xin hỏi Liên Thành: ông nói tôi say sưa lấy máu tươi, giết đồng bào vô tội nhưng chính xác tôi đă giết những người nào? Lúc nào? Ở đâu?

    Nếu ai đó nói chính mắt họ thấy tôi giết người th́ chắc chắn đó là kẻ ăn gian nói dối.

    C̣n nếu Liên Thành hay bất kỳ ai đưa ra được bằng chứng không thể chối căi rằng tôi đă giết người – như kiểu tên ác ôn Nguyễn Ngọc Loan giết anh Bảy Lốp – th́ tôi xin tự vẫn ngay trước mặt họ để tạ tội với đồng bào và khỏi làm nhục lây đến bà con ḍng họ.”]

    (Trích nguyên văn Hoàng Phủ Ngọc Phan: Nhân đọc bài “Trịnh Công Sơn và những hoạt động nằm vùng”), daohieu.com hoặc daohieu.wordpress.co m.

    *
    * *

    Nguyễn Thị Thái Hoà: Hoàng Phủ Ngọc Phan là kẻ giết người

    [“Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng c̣n sống sót sau Tết Mậu Thân như là tiếng kêu oan cho gia đ́nh tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đ́nh, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong Tết Mậu Thân 1968 bây giờ c̣n kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đă gánh chịu bởi đảng Việt Gian Cộng Sản, và bè lũ tay sai khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v…

    Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lư thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.

    Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như pḥng cấp cứu, pḥng bệnh nội thương… th́ giờ thực tập được chia làm ba ca: sáng, chiều và đêm …

    Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau.

    Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ.

    Hai tuần trước Tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở pḥng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm.

    Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn Tết.

    Thường th́ mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 Tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè…

    Sau bữa cơm tối mồng một Tết, khoảng 8 giờ 30 anh Hải lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.

    Tối mồng một Tết pḥng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên pḥng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi ḿnh… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.

    Nhưng qua nửa đêm th́ bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt ḿnh, băn khoăn nh́n nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa th́ nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại…

    Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không biết tứ ngơ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào pḥng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời ḥ hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh mứt chúng tôi để trong pḥng trực.

    Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, th́ ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba…rớt ngay con đường phía trước cổng chính BV, kề pḥng cấp cứu… Điện trong pḥng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy t́m đường chạy thoát thân.

    Ra khỏi pḥng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là ḿnh đang chạy đi đâu. Súng nổ tư bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó t́nh cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?”

    Tôi nói “từ pḥng cấp cứu”.

    Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó th́ đă có hai bà sơ ḍng Áo Trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeanne d’Arc.

    Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà sơ, và mấy người nữa.

    Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên ai ở th́ cứ đâu ở đó.

    Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay chúng đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác th́ tôi không biết.

    Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy sơ đi đă, khi mô có lính ḿnh xuất hiện th́ mới đi được. Tôi hỏi, khi mô th́ lính ḿnh mới tới, cha nói không sớm th́ muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha th́ vẫn đầy vẻ lo âu…

    Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng ḷng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần v́ sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần v́ đói. Đă mấy ngày không có ǵ ăn ngoài mấy ổ bánh ḿ cứng c̣ng của Caritas c̣n sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm…cầm hơi!

    Tôi quyết định chạy về t́m gia đ́nh. Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng BV, t́m đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng th́ nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm ḅ dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run , hai hàm răng đánh ḅ cạp, nh́n cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng. Không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hải, tôi định chạy trở lại nhà nguyện th́ bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hăi từ cổng sau BV chạy vô.

    Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần ḍng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi, thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẫy, tôi khuỵu xuống. Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau BV. Hai đứa tôi run rẫy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Ṭa (nhà thờ Phủ Cam), nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của ḿnh dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của ḿnh” nhưng bây giờ tôi không c̣n nhớ nổi.

    Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.

    Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy t́m đường trốn.

    Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô pḥng thí nghiêm trốn th́ thấy có vài người đă bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ c̣n tươi lắm. Văn, anh Hải hoảng hồn chạy trở ra.

    Chưa ra khỏi cửa th́ gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với Hoàng Phủ Ngọc Phan. Văn biết mặt Phan là v́ Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.

    Gặp Văn, Phan nạt nộ: tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn th́ chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương!

    Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.

    Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đă bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời Hoàng Phủ Ngọc Phan nói.

    Vừa vô tới giảng đường th́ anh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, t́m chổ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa th́ nghe tiến súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn th́ bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến Hoàng Phủ Ngọc Phan và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy.

    Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô BV, và t́nh cờ gặp tôi trong đó.

    Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn khoa, tôi bỏ ư định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn khoa t́m anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ t́m cách đưa anh vô BV cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chổ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại. Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vùa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng th́ nói, Ti ơi, vô BV trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi. Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung văi khắp nơi.

    Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane d’Arc, th́ gặp bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói th́ Văn đă lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi… tải thương!

    Phan không trả lời Văn, hắn nh́n tôi ác độc: mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về.

    Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu. Trước đây tôi không hề biết mặt Hoàng Phủ Ngọc Phan, mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này v́ trước năm 68 tôi c̣n là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi th́ biết, v́ họ là những lớp sinh viên đàn anh, đă từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe “tranh đấu, lên đường xuống đường” của những năm trước.

  6. #56
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mậu Thân 1968: Đồ tể & Nhân chứng sống (Vũ Thế Phan)
    P2




    Hoàng Phủ Ngọc Phan to nhỏ ǵ với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về th́ Văn thấy một chiếc xích lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeanne d’Arc.

    Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nh́n lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích lô. Xác anh đă cứng. Đùm ruột ḷi ra ngoài trông rất khủng khiếp. Hai mắt vẫn c̣n mở trừng. Miệng vẫn c̣n há ra.

    Hoàng Phủ Ngọc Phan vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi: Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết!

    Văn run rẫy lắp bắp: dạ lạy anh, em không dám nữa mô. Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên. Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi. Qua khỏi cầu một chút. Suốt quảng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại v́ có Hoàng Phủ Ngọc Phan chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi.

    Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đă mấy ngày không có ǵ trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi rán sức đẩy chíếc xích lô, trong lúc Hoàng Phủ Ngọc Phan cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lư Thường Kiệt, Nguyễn Huệ c̣n ai nữa không? Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đă tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu.

    Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhả đạn xuống,Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của ḿnh. Mừng chưa kịp no, th́ trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là VC đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều.

    Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại ngồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn.

    Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thang bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn xuất hiện hối chúng tôi đi.

    Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con: nín đi con ơi.

    Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nh́n. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống t́m đường trốn lên Phú Lương th́ bị bắt giữ.

    Tôi định dừng lại hỏi thăm th́ Hoàng Phủ Ngọc Phan trờ xe tới nạt nộ: “đi mau, ngó chi!”

    Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.

    Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính ḿnh ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi.

    Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn Thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người th́ bị bắn tại trước nhà, người th́ bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bọn lính Bắc th́ cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…

    Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới.

    Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi th́ Hoàng Phủ Ngọc Phan và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi: không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê!

    Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi th́ ở gần cầu Kho Rèn.

    Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn Thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi Hoàng Phủ Ngọc Phan biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này.

    Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi.

    Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội. Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui con sống. Tôi không khóc được, tôi run rẫy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con c̣n sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ.

    Tôi không nói v́ quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây?

    Văn oà khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nh́n thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng th́ kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nỗi ni…

    Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.

    Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đ̣i xuống nh́n mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, tḥ đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc pḥng cho anh Lộc nhảy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà… Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống th́ nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại th́ bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan cũng vừa vào đến.

    Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi. Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi: thằng Lộc, thằng Kính ở mô?

    Ông nội nói tui không biết. Phan gằn giọng: ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn Tết ở đây mà ông không biết răng được?

    Ông nội nói, ba ngày tư ngày Tết, ăn xong th́ tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ th́ tui biết tụi hắn ở nhà mô mà chỉ!

    Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc pḥng, nó cười khan một tiếng.

    Tôi đứng núp sau lưng ông nội, Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn: Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!

    Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao: tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô.

    Thằng Phan càng la lớn: tau biết tụi mi trên đó, có xuống không th́ nói, tau bắn con Ti.

    Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba…



    Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà tḥ đầu xuống la to: đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống…

    Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc anh Lộc t́m cách tuột xuống, tḥ hai chân xuống trước, hai tay c̣n vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu th́ Hoàng PHủ Ngọc Phan đă nổ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.

    Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó giành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván.

    Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính.

    HPNP-1.jpg

    Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi bắt anh Văn theo. C̣n lại một ḿnh, tôi ḅ lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi ḅ sang anh Lộc, ḅ sang anh Kính, tôi lay, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng ṿi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi. Không biết bao lâu th́ tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không c̣n sức để ngồi lên. Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu.

    Khi tỉnh dậy th́ thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của với ông nội đang ở trong nhà.

    Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước pḥng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau. Hai bác gái đem tôi vào pḥng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không c̣n khóc được, không c̣n mở miệng nói được câu nào. Ngày cũng như đêm ngồi rũ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không c̣n sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi!

    Nh́n thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống.

    Thiệt ra nhà nội cũng chẳng c̣n chi. Gạo cơm, bánh mứt th́ bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu c̣n giấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau.

    Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó.

    Đă hơn bảy ngày, xác đă bắt đầu śnh lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại.

    Một buổi tối tụi bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin chúng nó đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Chúng nó bảo ừ thối quá rồi th́ chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt.

    Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nỉ: mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Chúng không cho. Chúng nó phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc…

    Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt. Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn.

    Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rơ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rơ từng tiếng cuổng xẻng đang đào đất. Tâm trí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đ̣i đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết…

    Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, th́ tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đ̣i đoạn, th́ tôi biết chuyện ǵ đă xảy ra cho Văn. Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa cứt và nước đái trong người tôi túa ra.

    Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội ḥ hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo.

    Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng ṿ đầu, bức tai, giọng tức tưởi: thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi. Bác Hậu đấm ngực: không biết thằng Văn đă chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa…

    Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn.

    Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội.

    Chắc nhà ông tôi chẳng c̣n người để mà giết, chẳng c̣n của cải chi để mà cướp nữa.

    Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tư bề.

    Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một ḿnh, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đă t́m đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nỉ tôi: rán ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn t́m mạ con răng?

    Hôm sau nữa tôi theo gia đ́nh bác Hậu t́m đường chạy lên Phú Lương v́ nghe nói lính Mỹ, lính ḿnh đă thấy xuất hiện chung quanh đây rồi.

    Đi xuống ngă cầu Kho Rèn th́ cầu đă bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không c̣n nhớ là ḿnh đă đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau: khi mô mà có mọc chê hay đạn pháo chi đó th́ bọn VC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, v́ vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn c̣n hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc.

    Cuối cùng th́ tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội.

    Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tôi như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương.

    *

    Sau khi Huế được giải thoát. Ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi, tang lễ được cữ hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế.

    Gia đ́nh anh Văn đồng ư cho anh Văn được nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi.

    Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đ́nh vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần dường rầy xe lửa) th́ bán cho ai đó tôi không rơ.

    Thưa ông Liên Thành,

    Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau đớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ ḍng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.

    Sau Tết Mậu Thân, những người bà con c̣n lại của tôi quá đau khổ, sợ hăi, họ đă âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống…

    Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đ́nh tôi lại là những nạn nhân của lũ Việt Gian Cộng Sản ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai c̣n lại cũng đă chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù CS.

    Đă 40 năm qua, những vết thương đó vẫn c̣n tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế.

    Tôi là người con duy nhất trong gia đ́nh c̣n sống sót sau Tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người Thân Yêu trong gia đ́nh tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.

    Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước ṭa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết.

    Xin tŕnh tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại:

    Tên ông nội:

    - Nguyễn Tín, 70 tuổi.

    Ba người anh:

    - Nguyễn Xuân Kính, sinh viên Y khoa, sinh năm 1942.

    - Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên Luật, sinh năm 1946.

    - Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949.

    Và Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.”]

    (Toàn văn bức thư của Nhân chứng hiện c̣n sống Nguyễn Thị Thái Ḥa)

    *
    * *

    [“Ở một làng quê, có ông Bí thư rất độc ác, khi nghe tin ông đổi đi nơi khác, dân làng hồ hởi, phấn khởi ăn mừng… Nhưng rồi ông Bí thư khác đến, vẫn vậy, nếu không muốn nói c̣n ác độc hơn ông trước. Thế rồi, một hôm ông Bí thư lâm bệnh mà chết. Đám ma được chính quyền tổ chức rầm rộ. Một bà cụ già, nửa đêm ra đào mồ ông Bí thư, bị bắt, đem ra Ṭa xử. Ṭa hỏi: cớ sao người ta chết rồi, bà lại đào mồ lên làm ǵ? Bà cụ dơng dạc trả lời: Tội ác không thể chôn đi, mà phải đào lên, phải được xử án, để mọi người "học tập" hầu tránh xa Tội ác!”] (NguyenHa)

    Vũ Thế Phan (Sưu tầm và có sửa vài lỗi chính tả)

  7. #57
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    "Giải mă" Mậu Thân 1968
    26/01/2013 3:25



    Đọc báo trong nước

    Mậu thân 1968 là bộ phim tài liệu đầu tiên của Việt Nam đề cập trực diện và đi sâu vào sự kiện lịch sử vốn gây nhiều tranh căi và từng bị cho là nhạy cảm.

    Trong hành tŕnh làm rơ sự thật lịch sử về cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968, đạo diễn Lê Phong Lan đă phỏng vấn và đối chất với hàng trăm nhân chứng, tṛ chuyện với những chuyên gia lịch sử, các nhà báo trong nước và quốc tế.


    H́nh ảnh trong bộ phim Mậu Thân 1968, ảnh do VTV cung cấp

    Những sự thật trong sự kiện Mậu Thân 1968 là lư do thôi thúc đạo diễn Lê Phong Lan thực hiện bộ phim, nhất là sau khi chị được tṛ chuyện với thiếu tướng t́nh báo Phạm Xuân Ẩn trong thời gian làm phim về ông. "Suốt một thời gian dài, đă có những thông tin sai về sự kiện Mậu Thân 1968. Trong khi chúng ta lại không hề lên tiếng". Và bà đă bị thôi thúc đi t́m câu trả lời từ phía những người đă từng đứng phía bên kia chiến tuyến. Bà đă sang Mỹ nhiều lần, lặn lội khắp mọi nơi t́m nhân chứng, tư liệu. Rất nhiều người trong cuộc mà bà phỏng vấn nay đă ra đi, nhưng may mắn là sự thật lịch sử được ghi lại từ họ. Bộ phim Mậu Thân 1968 sẽ không tránh né những quan điểm thẳng thắn, những góc nh́n khác nhau của các nhà nghiên cứu lịch sử, những người trong cuộc về những điều được và mất của cách mạng Việt Nam trong sự kiện Mậu Thân 1968.

    Nhiều câu chuyện lịch sử ít người biết được lật lại. Một trong số đó là sự kiện 26 ngày đêm tại Huế từng bị cho là "cuộc thảm sát đẫm máu” được mô tả trong cuốn sách Dải khăn sô cho Huế của nhà văn chế độ cũ - Nhă Ca. Những người làm phim đă phỏng vấn ông Lê Khả Phiêu - người chỉ huy một trung đội trong sự kiện Mậu Thân 1968 tại Huế, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhà báo Mỹ Stanley Karnow, cựu phóng viên tờ Washington Post Don Lux, GS sử học Larry Berman, và cả những người lính từ hai phía. Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hăng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đă t́m hiểu và xác định không t́m thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng ḥa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đă làm sáng rơ: cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đ̣n tâm lư chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đă bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.

    Trước khi Đài truyền h́nh Việt Nam mua bản quyền phát sóng, đạo diễn đă bỏ tiền túi để làm phim. Bà nói: "Tôi làm bộ phim một cách công bằng, khách quan trước hết v́ danh dự nghề nghiệp của tôi, thứ hai là với góc nh́n của người Việt Nam và dân tộc Việt Nam”.

    Bộ phim tài liệu Mậu Thân 1968 (dài 12 tập) do Đài truyền h́nh Việt Nam phối hợp với Hăng phim truyền h́nh Bản sắc Việt sản xuất, phát sóng vào lúc 20 giờ trên kênh VTV1 bắt đầu từ ngày 25.1.

    Minh Ngọc
    TNOnline

  8. #58
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tái hiện Mậu Thân 1968

    -Sang Mỹ 4 lần, mất gần 8 năm chỉ để phỏng vấn, tập hợp, đối chiếu tư liệu, phỏng vấn 200 nhân chứng, tất cả để phục vụ cho 12 tập phim tài liệu "Mậu Thân 1968".



    Đạo diễn Phong Lan chia sẻ rằng chính tướng t́nh báo Phạm Xuân Ẩn đă cho chị một tiềm ẩn về Tết Mậu thân 1968 khi chị thực hiện một bộ phim về ông. "Ông Ẩn bảo tôi cháu phải làm phim về Mậu Thân 1968 v́ đó là sự hy sinh vô cùng lớn lao để giành thắng lợi năm 1975, không hiểu tại sao có người nói đó là vấn đề nhạy cảm của lịch sử nhưng thực ra không có một chút ǵ nhạy cảm hết" - đạo diễn Phong Lan nói.

    Nữ đạo diễn tâm sự qua t́m hiểu thấy trên mạng có quá nhiều thông tin sai lệch về sự kiện lịch sử này dẫn tới việc có nhiều bạn trẻ hiểu sai v́ vậy đó là động lực để chị quyết tâm để làm phim. Trong suốt 10 năm, chị sang Mỹ 4 lần gặp và phỏng vấn khoảng 200 nhân chứng cả phía ta, phía Mỹ sau đó gạn lọc, gạn lọc dần để đi t́m sự thật. Để hoàn thành bộ phim, chị mất gần 8 năm chỉ để phỏng vấn, tập hợp, đối chiếu tư liệu.


    Đạo diễn Phong Lan đang phỏng vấn 1 nhân chứng.

    Trả lời câu hỏi: "Liệu bộ phim có đưa ra sự lư giải các sự kiện một cách ṣng phẳng, công bằng, bởi dù sao VN cũng là người trong cuộc?" - đạo diễn thẳng thắn: "Khi làm phim này, Tôi đặt tinh thần độc lập thống nhất và ḥa hợp dân tộc của tôi lên hàng đầu. Và lẽ đương nhiên tôi buộc phải công bằng v́ đó là nghề nghiệp, là thanh danh của tôi".

    Người phụ nữ yêu lịch sử cho biết những khó khăn trong việc khai thác tư liệu h́nh ảnh và tốn kém để làm nên "Mậu Thân 1968" khó ai có thể bù đắp nổi cho chị. Ví dụ như trận Lam Sơn không có một phóng viên nào phía ta vào quay phim hay chụp ảnh v́ vậy khi làm bộ phim này chị đă phải huy động hết mọi nguồn để tránh cảnh phải làm phim từ hai bàn tay trắng.


    Một cảnh trong bộ phim tài liệu "Mậu Thân 1968", bắt đầu lên sóng VTV1 vào 20h ngày 25/1.

    "Tôi không dám chắc rằng phim Mậu Thân 1968 có thể nói hết được những ǵ đă diễn ra trong quá khứ nhưng có một điều tôi muốn chia sẻ rằng các tập phim nói được một số vấn đề cơ bản. Thực tế nếu có ai đó trả cho tôi 1 hoặc 2 tỷ/tập phim, tôi sẽ phải làm tới 50 tập để nói ra hết những ǵ ḿnh đă có trong tay, muốn nói" - nữ đạo diễn thẳng thắn.

    Sơn Hà
    VNnet

  9. #59
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tấn công Huế trong Tết Mậu thân 1968 diễn ra như thế nào


    Trong đêm đầu xuân mưa bay, giá lạnh và sương mù, một đ̣an người áo đen, quần cộc, dép cao su, từ trong rừng đi ra, vượt qua sông, qua làng, không một tiếng động, lặng lẽ tiến vào thành phố Huế bằng tất cả các ngơ đường, các cửa ô.



    Đó là những h́nh ảnh đă làm nên sự kiện lịch sử chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968. 40 năm trôi qua nhưng chiến công oanh liệt ấy vẫn măi măi âm vang như một dấu son của lịch sử quân sự Việt Nam.

    Cho đến nay, công việc đánh giá tổng kết về sự kiện Mậu Thân ở Huế vẫn chưa kết thúc. Vẫn c̣n nhiều ư kiến khác nhau trong các lĩnh vực chuyên môn; về khoa học quân sự, chính trị. Nhưng dù thế nào đi nữa th́ lịch sử vẫn ghi đậm những hy sinh của cả lực lượng vũ trang và nhân dân thành phố Huế - những người con thành cổ đă cống hiến hết sức ḿnh v́ độc lập tự do cho Tổ quốc.


    Được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho Mậu Thân, chúng tôi đă đưa 200 khẩu súng ngắn và chất nổ C4 vào bên trong thành phố. Nhà của nhiều người dân được dùng để chứa vũ khí, tất nhiên nếu chúng biết được th́ gia đ́nh họ chắc chắn phải chịu cảnh “tan nhà, nát cửa"".

    Vũ khí được đưa vào bằng xe lam, bằng các gánh hàng trái cây; c̣n AK th́ dấu dưới những chiếc thuyền hai đáy. Tiến vào Mậu Thân, những con thuyền chở vũ khí vào Huế từ nguồn sông Bồ qua ngă Ba Śnh, từ Dương Xuân Hạ xuống, từ Phú Vang lên, hoặc từ chợ Tài Ba vào để kịp thời trang bị cho bên trong.

    Khâu cuối cùng trong nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường của chúng tôi là chuẩn bị đường hành quân. Người ta có thể h́nh dung tính chất quan trọng và phức tạp trong cái công việc tưởng chừng như nhẹ nhàng này: Làm sao để đưa được bốn – năm ngàn con người vận động trên một địa h́nh hẹp và trong đêm tối như mực, vượt qua làng mạc nằm trong vành đai pḥng thủ của địch, để tới tận mục tiên chiến đấu.

    Việc tổ chức đường hành quân và cả người dẫn đường từ trong rừng ra vùng ráp ranh, từ ráp ranh về đồng bằng, rồi băng qua đồng bằng để tới mục tiêu, tất cả đều phải chia ra nhiều đọan đường. Mỗi đoạn đều có một người dẫn đường riêng, không thể giao cho một người từ đầu đến cuối, v́ lỡ trước đó họ bị bắt th́ cũng chỉ biết rằng đă dẫn một đoàn cán bộ đi công tác từ làng này qua làng khác.

    Mỗi hướng chính lại rẽ ra nhiều mũi, mỗi mũi phải chuẩn bị hai con đường để pḥng khi địch chốt đường này th́ c̣n có đường khác. Phải nghiên cứu trước từng đoạn đường hành quân bằng cách đi thử: Chó sủa, lội sông và cố tránh lội ruộng để khỏi hư lúa mới cấy.

    Kinh nghiệm cho biết mỗi khi chó sủa rộ lên vùng nào th́ địch đều bắn pháo sáng lên và cho máy bay quan sát tới đó. Do đó, việc chuẩn bị đối phó với chó phải hết sức đảm bảo: Suốt bảy đêm đó phải chọc cho chó sủa liên miên suốt từ 11 giờ đêm đến 4 ǵơ sáng để địch quen lệ, nhưng đúng đến đêm hành quân th́ lại phải thuốc chó để chúng ngủ im.

    Tưởng như chỉ là người liên lạc thường thôi, những người dẫn đường trong Mậu Thân 1968 cực kỳ quan trọng. Do đó, chính các Bí thư huyện ủy phải đích thân dẫn đường, các mũi phụ th́ do Bí thư bố trí và phải chịu trách nhiệm trước tổ chức.

    Một yếu tố có tính chất sống c̣n để đảm bảo thắng lợi cho chiến dịch Mậu Thân, là một kế hoạch bảo mật hoàn chỉnh đến tuyệt đối, từ đầu cho đến tận giờ nổ súng. Kỷ luật bảo mật chặt chẽ ngay từ trong pḥng họp: Cán bộ lănh đạo ghi chép phát biểu ư kiến xong đều phải để lại sổ sách, không được mang theo một mảnh giấy, tất cả chỉ được ghi nhớ bằng bộ óc mà thôi.

    Công việc cận chuyển lương thực cho chiến dịch từ đồng bằng lên rừng đă bắt đầu từ trước Tết hàng tháng, nhưng ta đă đánh lừa được địch bằng một mệnh lệnh nghi trang là “Tích cực chuẩn bị cho bộ đội ăn Tết mừng chiến thắng”.


    Các đơn vị tập dượt đánh các mục tiêu ở Huế đều không chọn người địa phương ra, chỉ lấy người ở quê xa tới để họ không biết mục tiêu ǵ, ở đâu. Mọi người đều phải tập dượt rất công phu, học tập kỹ lưỡng, và tuyệt nhiên không ai có thể biết được rằng sắp “đánh Huế”.

    Trong suốt thời gian ta chuẩn bị chiến dịch, chỉ có pháo và máy bay C130 của địch thả bom lải rải tại các bến đ̣. Rơ ràng là chúng không được thông báo ǵ. Sau đó, địch có đưa tin trên đài Huế rằng “một cuộc hành quân tảo thanh đă bóp chết âm mưa của V.C trong dịp Tết từ trong trứng nước, đồng bào yên tâm ăn Tết”. C̣n mă thám ta theo dơi tất cả các nguồn thông tin khác của địch đều không thấy một dấu hiệu báo động nào cả.

    Thế là, trong một thời gian dài, chiến dịch đă đưa về cả ngàn vạn con người, cách trung tâm chỉ huy cách Huế 5 km, mà địch không hề biết một chút tăm hơi ǵ cả. Kế hoạch bảo mật hoàn chỉnh đến độ không một mảnh giấy hay một con người để lọt vào tay địch và không một bộ phận nào bị rơi vào trạng thái kế hoạch có thể bị lộ. Đi lại nườm nượp ở trên rừng và trên đường hành quân, thế mà cho đến phút chót không một toán quân nào bị đánh vào giữa đội h́nh, không ai thương vong, không ai bị bắt.

    Lịch chung cho toàn quân về Huế là ngày 30 ăn Tết (đúng kỷ niệm lần thứ 180 ngày Tết Quang Trung đi giải phóng Thăng Long, Mậu Thân 1876), đóng gói hành trang, sáng mùng 1 Tết th́ ngủ. Nhưng tất cả đều đoán biết việc đêm đó nên người ta không ngủ mà lại hát.

    Vào buổi chiều, được thông báo chính thức việc chiếm Huế, mọi người từ cán bộ đến bộ đội, du kích… đều vỗ tay reo ḥ, vui mừng chưa bao giờ thấy. Đêm đó im lặng hơn tất cả mọi đêm trong chiến tranh, im lặng đến mức không c̣n nghe thấy cái ǵ cả.

    Lúc 1 giờ sáng th́ trung đoàn 6 báo đầu tiên đă chiếm lĩnh trận địa; tiếp theo, cánh nam báo chiếm lĩnh hai mục tiêu ưu tiên; mỗi điện báo đều mật và chỉ 3 chữ. 6 giờ sáng, điện báo chiến thắng về từ khắp mọi nơi, coi như đă chiếm hết thành phố Huế, các huyện ngoại thành cũng chiếm được các xă địa bàn đă quy định. Như vậy, chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, thành phố Huế đă bị ta đánh chiếm. Đến 11 giờ sáng mùng 2, lá cờ Mặt trận treo trên đỉnh Kỳ Đài Huế; tất cả bộ đội đều nhảy nhót, vỗ tay hoan hô…

    Mậu Thân trong chiến đấu, bộ đội cả chủ lực và địa phương hy sinh lẫn bị thương khỏang 3.000 người. Trong Thành ủy có 2 đồng chí hy sinh. Nhưng ta đă diệt hơn một vạn tên địch trên mặt trận Huế. Toàn bộ căn cứ địch tại thành phố đều bị ta đánh nát; tất cả 36 cơ quan cấp tỉnh và trung phần của chúng đều bị ta chiếm hết, bọn đầu năo đều ra hàng.

    Thành quả vẻ vang này trước hết biểu hiện phẩm cách anh hùng của cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân. Suốt 26 ngày chiếm giữ thành phố, chiến sĩ ta đương đầu với khó khăn ác liệt chưa từng thấy; thế mà không một đơn vị nào từ Trung đội, Đại đội trở lên bị xóa mất phiên hiệu, không một người nào ra đầu hàng hoặc đào ngũ; sống chung với dân như thế, vẫn giữ vững kỷ luật tác phong, khi xa rồi dân vẫn c̣n thương nhớ, người nằm xuống đó dân vẫn tiếp tục hương khói phụng thờ.

    Phải nói rằng sau khi ta rút lên rừng, nếu có cái ǵ c̣n sống lâu trong tâm trí nhân dân thành phố Huế, trước hết đó là h́nh ảnh tỏa sáng của “người lính cụ Hồ”.

    Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?na...#ixzz2JWl4eKU7
    http://www.xaluan.com/


    Alamit: Cho đến nay CS Việt nam chưa quên "Thất bại Nhục nhả 1968, nên cố giấu sự thật".Mời xem:
    "Sự kiện Tết Mậu Thân"


    Quân giải phóng miền Nam thiệt hại trong năm 1968
    Chết 44.824
    Bị thương 61.267
    Mất tích 4.511
    Bị bắt 912
    Lạc 1.265
    Đào ngũ 10.899
    Đầu hàng 416
    Tổng (không tính đào ngũ) 113.295

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...t=16486&page=2

    http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB...%ADu_Th%C3%A2n
    Last edited by alamit; 31-01-2013 at 08:57 PM.

  10. #60
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thảm sát Huế Tết Mậu Thân
    Wikipedia



    Cải táng các thi hài khai quật trong các hố chôn tập thể sau trận Tết Mậu Thân

    Thảm sát tại Huế Tết Mậu Thân (tiếng Anh: Hue massacre) là tên gọi một sự kiện trong Chiến tranh Việt Nam khi phát hiện nhiều ngôi mộ tập thể chôn tử thi trong chiến trận Huế. Việc phát hiện hố chôn xảy ra sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, chiếm đóng Huế một tháng và triệt thoái trước sự phản công của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa và Quân đội Hoa Kỳ.[1]

    Một số nhà chức trách Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa cùng một số nhà báo coi hố chôn tập thể là một trong những chứng cứ để kết luận Quân giải phóng miền Nam đă thực hiện cuộc thanh toán quy mô lớn ở Huế và vùng phụ cận trong 4 tuần chiếm đóng. Có nguồn cho rằng các vụ giết người này là có chủ trương nhằm thanh trừng cả một tầng lớp trong xă hội miền Nam. Nguồn khác, trong đó có nhóm phản chiến th́ khẳng định rằng số lượng và hoàn cảnh của những người bị giết đă bị khuếch đại và ngụy tạo để phục vụ mục đích tuyên truyền trong chiến tranh. Nguồn từ phía quân Giải phóng th́ ghi nhận họ đă chôn nhiều thường dân chết do hỏa lực hạng nặng của Mỹ cùng với binh sĩ tử trận của chính họ.

    Bối cảnh

    Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong dịp Tết Nguyên Đán, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng lúc tấn công bất th́nh ĺnh tại nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam - trong đó có Sài G̣n và Huế. Sau các thành công quân sự ban đầu, họ bị đối phương áp đảo và đẩy lui khắp nơi, trừ Huế. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân tuy được xem là một thất bại chiến thuật nhưng lại là một chiến thắng có tầm vóc lớn về chiến lược.

    Với mục đích giành giật chủ quyền tại Huế, trận chiến 28 ngày giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng ḥa đă diễn ra và kết quả là 40% thành phố bị tàn phá, 116.000 người mất nhà ở. Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng ḥa chịu khoảng 4.400 lính thương vong, trong khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng tổn thất trên 4.000 quân. Cũng trong cuộc tái chiếm này, quân đội Mỹ đă sử dụng tối đa vũ khí hạng nặng như bom napalm và súng không giật cỡ lớn. Trong số 17.134 ngôi nhà tại Huế, 9.776 bị phá hủy hoàn toàn, 3169 bị hư hỏng nặng; số thường dân thiệt mạng theo ước tính đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng ḥa là 3.776 người; Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nói rằng họ đă chôn cất rất nhiều nạn nhân do bom đạn tại các khu mộ tập thể cùng với binh sĩ tử trận của chính họ[2].
    Số liệu về các hố chôn tập thể

    Sau sự kiện Tết Mậu Thân khoảng một tháng, một số lượng lớn các ngôi mộ tập thể của những người đă chết tại Huế đă dần được t́m thấy. Số liệu từ các nguồn khác nhau có sự không thống nhất.

    Theo báo cáo tổng kết của Douglas Pike[3], lúc bấy giờ là nhân viên hành chính ngoại giao của cơ quan thông tin Hoa Kỳ, năm 1970:

    "Câu chuyện (về Huế) chưa chấm dứt. Nếu ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng, khoảng 2.000 người vẫn c̣n mất tích. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:

    Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích
    Chiến trường: - 1.900 bị thương v́ chiến cuộc; 944 thường dân chết v́ chiến cuộc
    Nạn nhân của những vụ giết tập thể:

    1.173 - số tử thi t́m trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968
    809 - số tử thi t́m trong đợt nh́, kể cả t́m thấy ở đụn cát, tháng 3-7 năm 1969
    428 - số tử thi t́m trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa) - tháng 9 năm 1969
    300 - số tử thi t́m trong đợt thứ tư, khu Phu Thu, tháng 11 năm 1969
    100 - số tử thi t́m thấy các nơi trong năm 1969
    1.946 - mất tích (tính đến năm 1970)"

    Theo Gareth Porter[4], một học giả Mỹ, các ước lượng ban đầu của Bộ Di dân và An sinh Xă hội Việt Nam Cộng ḥa, số dân thường thiệt mạng do giao tranh và bom pháo là 3.776, trên tổng số dân thường bị thương, chết hoặc mất tích là 6.700 người[5], chứ không phải các con số 944 và 7.600 do Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa đưa ra[6]. (Các con số 944 và 7.600 này đă được Pike Douglas dùng trong thống kê của ḿnh.)

    Về các con số cụ thể tại các địa điểm khai quật, Gareth Porter[4] viết:

    "...tại địa điểm trường trung học Gia Hội, báo cáo chính thức của Mỹ, dựa trên thông tin cung cấp bởi Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10, đưa ra tổng số 22 mộ tập thể và 200 tử thi, với b́nh quân 9 tử thi mỗi mộ. Nhưng khi Steward Harris [phóng viên Thời báo Luân Đôn] được đưa đến địa điểm đó, người sĩ quan Việt Nam hộ tống nói với anh ta rằng mỗi ngôi mộ trong số 22 ngôi có từ 3 đến 7 xác, cho ra tổng trong khoảng từ 66 đến 150. Cũng khoảng trong thời gian đó, Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 xuất bản một cuốn sách nhỏ dành cho người đọc Việt Nam, trong đó nói rằng tại trường học có 14 mộ (chứ không phải 22), con số này c̣n làm giảm tổng số hơn nữa."

    Cũng theo Gareth Porter, Alje Vennema[7], một bác sỹ làm việc cho một đội y tế Canada tại bệnh viện Quảng Ngăi và đă t́nh cờ có mặt tại Bệnh viện Huế trong thời gian xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân, nói tổng số tử thi tại bốn địa điểm chính được phát hiện ngay sau Tết là 68, chứ không phải con số 477 như đă được tuyên bố chính thức.
    Các quan điểm
    Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

    Theo hồi kư của Trương Như Tảng (cựu Bộ trưởng Tư pháp Cộng ḥa miền Nam Việt Nam, về sau ly khai chính phủ và vượt biên sang sống lưu vong ở Pháp), th́ trong cuộc chiếm đóng Huế, một số lớn người đă bị xử tử v́ thuộc thành phần phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng ḥa (viên chức, cảnh sát, sĩ quan, chính trị gia, địa phương quân...) nhưng cũng có người bị giết mặc dù không tham gia chiến trận. Ông dẫn lời một người bạn rằng do kỷ luật kém ở một số đơn vị, một số thường dân cũng nhân dịp hỗn loạn để trả thù nhau nên đă có những vụ giết hại vô cớ.[8] Một bản báo cáo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi nhận, họ đă "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại uư, 1 trung uư, 20 thiếu uư và nhiều sĩ quan trừ bị…" trong cuộc chiếm đóng Huế.[9]

    Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, người viết lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân Huế nổi dậy, bị đối phương coi là 1 những người trực tiếp chỉ đạo của "vụ thảm sát". Tuy nhiên, ông khẳng định: trong thời gian diễn ra trận đánh, ông và các cán bộ khác của Sở chỉ huy tiền phương tại phía tây Huế chứ không hề vào thành. Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân cũng khẳng định: Suốt thời gian chiến dịch mở ra, Hoàng Phủ Ngọc Tường đều ở tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà chứ không hề bước chân về chiến trường Huế, tất cả những "thông tin" nói Hoàng Phủ Ngọc Tường làm việc này việc nọ ở Huế trong những ngày tết Mậu Thân 1968 đều là bịa đặt.

    Hoàng Phủ Ngọc Tường cho biết:

    Không một quân đội nào dạy cho binh lính ḿnh giết người dân cả. Dân là chỗ dựa của quân đội. "Nâng thuyền cũng dân, lật thuyền cũng dân" (Nguyễn Trăi). Hơn nữa tư tưởng chiến tranh của Đảng ta là "chiến tranh nhân dân", dựa vào dân mà chiến đấu. Trong chiến tranh khốc liệt, người chết do nhiều nguyên nhân: Hai bên bắn nhau, tên rơi đạn lạc. Những ngày Mậu Thân suốt tháng trời đó, máy bay Mỹ dội bom, quân đội Sài G̣n bắn pháo dữ dội suốt tháng trời khắp các nẻo đường. Quân Giải phóng cũng chống trả quyết liệt. Bom pháo, súng đạn đó không biết cách phân biệt "Việt Cộng" hay người dân, tất cả đều bị ch́m trong khói lửa. V́ thế, không thể đổ việc nhiều người chết cho một bên nào được.
    Không hiểu sao đến giờ vẫn có những kẻ xấu miệng cứ t́m cách buộc chặt tôi vào "vụ" Mậu Thân Huế. Đúng Mậu Thân đă trở thành một bi kịch đời tôi! Tôi đành xem họ như những kẻ vu khống bẩn thỉu, thế thôi!".[10]

    Lê Phong Lan

    Đạo diễn Lê Phong Lan đă bỏ 10 năm để t́m kiếm, gặp gỡ phỏng vấn để làm 12 tập phim tài liệu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Lư do quan trọng thôi thúc đạo diễn Lê Phong Lan thực hiện bộ phim là sau khi tṛ chuyện với thiếu tướng t́nh báo Phạm Xuân Ẩn, ông nói: "Suốt một thời gian dài, đă có những thông tin sai về sự kiện Mậu Thân 1968. Trong khi chúng ta lại không hề lên tiếng"[11]

    Bà đă gặp gỡ cả những người lính và cả những người chỉ huy ở cả hai chiến tuyến. Ở cấp chỉ huy, ở cấp lính, mỗi người đều có cái nh́n khác nhau. Và với những ǵ t́m được, bà cho biết: “Tôi đă gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đă nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng ḥa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng ḥa đă phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lư, và nó đă kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam”.[12]

    Trong phim Mậu Thân 1968, đoàn làm phim đă phỏng vấn ông Lê Khả Phiêu - người chỉ huy một Trung đoàn trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhà sử học Mỹ Stanley Karnow, cựu phóng viên tờ Washington Post là Don Lux, giáo sư sử học Larry Berman, và cả những người lính từ hai phía. Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó, cái gọi là "cuộc thảm sát” chỉ là đ̣n tâm lư chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế bom Mỹ đă làm nhiều thường dân chết lẫn lộn cùng với quân lính 2 bên. Vào thời điểm đó, một số hăng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đă t́m hiểu và xác định không t́m thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng ḥa đưa ra.[11]. Điều này đặt câu hỏi về việc tại sao Mỹ và Việt Nam Cộng Ḥa sau khi tái chiếm được Huế đă không cho các phóng viên tới hiện trường để điều tra viết bài về sự kiện chấn động này, trong khi nếu sự việc có thật th́ lẽ ra họ phải tận dụng v́ đây sẽ là cơ hội tuyên truyền rất tốt cho họ.
    Bùi Tín

    Nhân vật bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, từng là Thượng tá Quân đội Nhân dân Việt Nam[13], kể rằng ḿnh đă hỏi nhiều sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào trận đánh ở Huế.[14] Ông đi đến kết luận:

    "Khi kiểm tra lại th́ không một ai, không cấp nào có ra lệnh thủ tiêu tù binh cả. Không có chỉ thị, chủ trương tàn sát tù binh. Trong bản qui định về kỷ luật chiến trường c̣n có ghi: Không được đánh đập tù binh; chỉ các cán bộ chỉ huy và chuyên môn (là quân báo và địch vận) mới được hỏi cung tù binh... Thế nhưng khi ở mặt trận lại có lệnh từ các sư đoàn xuống: "Phải giải hết tù binh loại 'ác ôn', loại nguy hiểm lên căn cứ"; phải "kiểm tra canh gác kỹ số này để không trốn được v́ nếu để trốn, chúng sẽ làm lộ hết bí mật quân sự, sẽ hết sức nguy hiểm và tai hại." Danh từ "ác ôn" hồi ấy dùng cũng tràn lan, tuỳ tiện, mỗi đơn vị hiểu 1 kiểu: viên chức ở xă, ở huyện, ở tỉnh; chỉ huy tiểu đội trưởng lên đến đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng; đảng viên đảng Dân Chủ, Cần Lao cũ...; lính dù, biệt động, thủy quân lục chiến; lại c̣n có đơn vị coi người họ Tôn Thất, Bảo, Vĩnh... là gốc phong kiến, chống Cộng... Trên lại chỉ thị nghiêm không được để xổng tù binh, lộ bí mật quân sự, rất nguy hiểm. Đến khi chiến sự khẩn trương, quân Mỹ đổ bộ, ứng cứu, máy bay, pháo binh, pháo từ biển bắn dữ dội, bộ đội di chuyển, rồi lệnh rút lên núi... Giữa cảnh hỗn loạn khi có lệnh rút, quân đối phương lại có những mũi vu hồi chặn hậu. Phía sau, phía trước, ngay trong khu vực hành quân đều bị bom và hỏa lực pháo... Quân hai bên và tù binh chết hoặc bị thương lẫn lộn. Một số đơn vị nảy ra hành động thủ tiêu tù binh "để không bị lộ bí mật, không bị nguy hiểm, khỏi vướng chân, nếu không sẽ chết cả nút..." Cuối cùng cũng c̣n một số ít tù binh giải về căn cứ, được dùng để đào hầm hố, khuân vác... một số về sau được thả về. Hai nữa là có trường hợp xảy ra những trận ném bom rất lớn của máy bay Mỹ khi quân Mỹ phản công, bom Mỹ giết hại người của cả 2 bên (quân Giải phóng cùng với những tù binh họ giải đi). Thi hài quân Giải phóng th́ được chôn và đánh dấu, có khi được đưa về gần căn cứ, c̣n thi hài tù binh th́ phải vùi nhanh."[14][15]
    Douglas Pike

    Theo Pike:[3] th́ có 3 giai đoạn đưa đến những vụ xử tử.
    “ Giai đoạn đầu là một loạt các cuộc xử án công cộng kéo dài khoảng 5 - 10 phút do giới chức trong quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng dựng lên. Bị cáo luôn bị kết án "có tội với nhân dân".

    Giai đoạn nh́, khi họ cho rằng họ sẽ giữ được Huế lâu dài, quân Mặt trận Giải phóng bắt đầu tiến hành công tác giáo dục tư tưởng yêu nước cho quần chúng. Những ai bị t́nh nghi có thái độ chống cách mạng từ từ bị truy lùng trong giai đoạn này. Người theo đạo Công giáo, các nhà trí thức, thương gia, và đám người bị tội làm 'tay sai Đế quốc' bị chiếu cố để "tạo dựng xă hội mới". Giai đoạn sau cùng, khi thấy rơ họ đang bị đánh bật ra khỏi Huế, quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng thi hành những vụ thủ tiêu nhân chứng - bất cứ ai biết mặt họ, nh́n thấy những tội ác trong lúc Huế bị chiếm đều bị giết và chôn mất xác."


    Nhiều tác giả sử dụng báo cáo của Pike, trong khi nhiều người khác th́ phủ nhận, cho rằng đây là một chiêu bài tuyên truyền của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng ḥa để tạo hỗ trợ cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Trong những thời gian đầu cuộc chiến, nhiều phóng viên chiến trường phải viết phóng sự tuân theo một quy định áp đặt từ chính phủ Hoa Kỳ.
    Gareth Porter

    Về sau có khảo cứu của Gareth Porter[4] về vụ thảm sát Huế, trong đó, ông chỉ trích những phóng đại tuyên truyền từ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng ḥa. Ông nói các thông tin về cái gọi là đàn áp tôn giáo là thiếu chính xác[16] Porter cũng nêu là tại khu Gia Hội, nơi quân Giải phóng đă kiểm soát trong 26 ngày, một linh mục Công giáo nói với Len Ackland rằng không có một ai trong số các giáo dân của ông bị hại[17].

    Ông đă nêu ra các nguồn gốc không xác thực của những thông tin về vụ "thảm sát"[18]; sự không rơ ràng trong việc điều tra tại thực địa các ngôi mộ tập thể[19]; những mâu thuẫn trong các báo cáo về số lượng tử thi t́m thấy; những mâu thuẫn với kết quả t́m hiểu của một bác sỹ y khoa làm việc tại Huế lúc đó; một số chi tiết đáng chú ư xung quanh các cuộc khai quật vào năm 1969; những mâu thuẫn giữa bài viết của Douglas Pike với các nguồn thông tin khác, rằng "Bộ trưởng Y tế Trần Lưu Y, sau khi đi thăm các địa điểm chôn cất vào tháng Tư năm 1969, đă thông báo với Phó Tỉnh trưởng Thừa Thiên rằng các tử thi có thể là của những người lính Mặt trận Dân tộc Giải phóng bị chết trong các trận giao tranh"[20]; những mâu thuẫn trong các lời khai của "người làm chứng" cho vụ thảm sát[21]; và thêm vào đó là kết quả của những trận bom Mỹ tại Huế đă khiến nhiều thường dân thiệt mạng.[22].

    Gareth Porter cho biết rằng một người bác sỹ có mặt tại Huế vào thời điểm t́m thấy các mộ chôn, Alje Vennema[7], viết rằng đối với các địa điểm trong khu lăng vua, hầu hết các tử thi có dấu vết của quân phục. Vennema đă hỏi chuyện các dân làng gần đó, họ nói rằng trong các ngày 21 đến 26 tháng 2 khu vực trung gian đă bị bom và pháo dữ dội. Và, trái với các tuyên bố của chính phủ rằng nhiều nạn nhân đă bị chôn sống tại đó, Vennema nói rằng tất cả các tử thi đều có các vết thương.

    Trong kết luận của bài viết, Gareth Porter đồng ư rằng có những vụ xử tử, giết người tại Huế trong giai đoạn chiếm đóng; tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể về nguyên nhân của những cái chết.

    "Các bằng chứng có được -- không phải từ nguồn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, mà từ nguồn chính thức của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa và từ các quan sát viên độc lập -- cho thấy rằng câu chuyện chính thức về một cuộc tàn sát bừa băi đối với những người được cho là không thích hợp với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là hoàn toàn bịa đặt. Không chỉ số lượng các thi thể được t́m thấy trong và xung quanh Huế đáng nghi vấn, mà quan trọng hơn, nguyên do của các cái chết có vẻ như là bị chuyển từ chính các trận đánh quân sự sang việc xử tử của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Và tường tŕnh chi tiết nhất "có thẩm quyền" mà các chính phủ Mỹ hay Việt Nam Cộng ḥa đưa ra về sự việc được cho là vụ thảm sát này đă không đứng vững trước các thẩm định."[23].

    Noam Chomsky và Edward S. Herman

    Trong "Tài liệu về Kinh tế và Nhân quyền", 2 ông cho rằng vụ việc đă bị mô tả một cách sai lệch, bị thổi phồng, bị tô vẽ nhằm mục đích tuyên truyền. Các căn cứ được nêu ra có thể tóm lược như sau[24]

    1. Những tài liệu căn bản cho câu chuyện này gồm một bản báo cáo do chính phủ Sài G̣n đưa ra vào tháng 4/1968, một tài liệu lấy được và đă phổ biến trong công chúng của phái đoàn Hoa Kỳ vào tháng 11/1969, và một bài phân tách dài xuất bản năm 1970 của một nhân viên Pḥng Thông tin “USIS” là Douglas Pike. Cả hai bản báo cáo của Sài g̣n và của Pike đă gây nên một sự nghi ngờ về nguồn tin, giọng điệu và vai tṛ của chúng trong một chiến dịch tuyên truyền mở rộng nhằm làm giảm đi ảnh hưởng của vụ thảm sát Mỹ Lai. Nhưng quan trọng hơn là những tài liệu này không được viết ngay khi sự việc diễn ra mà chỉ được viết ra nhiều tháng sau đó, và đă không có sự điều tra hay nghiên cứu tỉ mỉ để xác thực.

    2. Sự ước lượng về những nạn nhân của thảm sát tại Huế đă tăng vọt lên một cách đáng kể để đáp ứng lại với những nhu cầu chính trị bất ngờ đột xuất của chính quyền Nixon. Không có nhà báo phương Tây nào đă được dẫn đến những mồ chôn tập thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người Pháp Marc Riboud đă nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố "có 300 cán bộ chính phủ đă bị Việt cộng giết". Người tổ chức AFSC tại Huế cũng không thể khẳng định bản báo cáo về những hố chôn tập thể, những nhà báo độc lập không hề được phép có mặt tại hiện trường và họ rất khó xác định chỗ chính xác nơi những hố chôn tập thể mặc dù đă nhiều lần yêu cầu được đến xem.

    3. Một thực tế khác rằng có một số đông thường dân bị giết chết trong cuộc chiếm lại thành phố Huế bởi đạn pháo kích của Mỹ. David Douglas Duncan, một nhà nhiếp ảnh chiến trường nói về cuộc tái chiếm rằng đó là “một sự nỗ lực dốc hết sức để loại bỏ bất cứ một kẻ địch nào. Tâm trí tôi bấn loạn trước cuộc tàn sát.” Robert Shaplen viết về lúc đó “Không có ǵ trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam khi nói về sự tàn phá, mà tôi thấy kinh hoàng bằng những điều tôi thấy được ở Huế năm ấy". Sau trận đánh 25 ngày, trong số 17.134 nhà th́ 9.776 ngôi nhà đă hoàn toàn bị phá hủy và 3.169 ngôi nhà bị thiệt hại khá trầm trọng bởi bom đạn.

    4. Như thường thấy trước đó, quân Mỹ thường không phân biệt được du kích với dân thường, và thường dân có thể bị bắn nhầm. Theo Oberdofer, thủy quân lục chiến Mỹ ước tính tổn thất của Quân Giải phóng khoảng 5.000 người, cao gấp đôi số liệu của Quân Giải phóng.[25]. Điều này đưa ra giả thiết là một phần trong số này là thường dân trúng bom đạn Mỹ. Những thường dân này sau đó có thể đă được quân Giải phóng đem chôn tập thể cùng binh sĩ của họ.

    5. Một giả thuyết khác rằng những nạn nhân ở Huế là do quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa trả thù khi tái chiếm thành phố. Nhiều người ủng hộ Mặt trận dân tộc đă lộ dạng trong suốt cuộc tổng tấn công, và đă hợp tác với chính quyền địa phương do những người cách mạng ở Huế h́nh thành, hoặc bầy tỏ sự ủng hộ của họ đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Khi quân giải phóng rút đi, nhiều cán bộ và những người ủng hộ quân Giải phóng kẹt lại và họ trở thành nạn nhân của những sự trả thù. Trong một bài mô tả, một nhà báo người Ư Oriana Fallaci, trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế đă kết luận rằng: “Tất cả có khoảng 1100 người bị giết (sau ngày quân Mỹ tái chiếm thành phố)”.
    Marilyn B. Young

    Marilyn B. Young trong sách tựa đề The Vietnam Wars, 1945-1990[26] ghi lại:

    "Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng quả thực có những vụ xử tử công khai tại chỗ ... khi trận chiến gần kết thúc bởi cuộc công pháo, lính miền Bắc trên đường rút lui xử tử những người họ đang giam giữ thay v́ thả họ ra hay bắt theo làm tù binh - với con số người chết không nhiều như chính phủ Sài g̣n và Washington công bố, nhưng nhiều đủ để tạo những câu hỏi tang thương cho những người sống sót ở Huế..."

    Các nguồn khác

    Philip W. Manhard, một cố vấn cao cấp Hoa Kỳ tại Huế bị bắt đem ra trại tù binh ở miền Bắc Việt Nam (được thả năm 1973). Ông tuyên bố rằng ḿnh c̣n nhớ rơ những vụ bắn giết tại chỗ những người già yếu không đủ sức đi theo cuộc di tản tù nhân.[cần dẫn nguồn]

    Năm 1969, phóng viên Don Oberdorfer[27] sang ở Huế 5 ngày với Paul Vogle, giáo sư dạy Anh Văn người Mỹ tại Đại học Huế, và phỏng vấn nhiều nhân chứng trong thời gian Huế bị quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam chiếm đóng. Theo Oberdorfer, các vụ giết người chia làm hai loại:

    Loại xử tử có kế hoạch cho những giới chức chính phủ Việt Nam Cộng ḥa và gia đ́nh thân quyến của họ, nhân viên chính phủ và dân sự và những người "theo Mỹ".
    Loại bắn tại chỗ những ai chạy trốn không trả lời thẩm vấn, những ai nói xấu về cuộc chiếm đóng Huế, những ai có thái độ "không tốt" với quân cai quản.

    Tuy không thể chứng minh bằng nguồn tin nào khác, Oberdorfer báo cáo rằng hầu hết những người nam trên 15 tuổi trốn tránh trong một nhà thờ khu Phú Cam đều bị đem đi và bắn chết. Khi Oberdorfer phỏng vấn Hồ Tư - một chỉ huy Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc tổng tấn công 1968 đă đào ngũ - ông này cho biết Đảng Cộng sản Việt Nam có lưu ư đặc biệt về khu Công giáo Phú Cam.[27]

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •