Lâm Phong

Sớm ngày 18 tháng 12/2011 tin đài BBC loan đi với h́nh ảnh, rằng đoàn xe bọc sắt chừng 100 chiếc chở 500 binh sĩ Hoa kỳ cuối cùng của lực lượng Mỹ tại Iraq đă vượt qua sa mạc Iraq trong đêm, vào tới Kuweit. Bản tin viết khi chiếc xe cuối cùng qua khỏi biên giới, cánh cổng đă đóng lại đàng sau, binh sĩ Kuwait và binh sĩ Mỹ đă bắt tay chụp h́nh. Lực lượng Mỹ chỉ c̣n lại 157 quân nhân lo trách nhiệm huấn luyện và một số nhỏ thủy quân lục chiến bảo vệ toà đại sứ Mỹ. Bản tin cũng nhắc lại rằng sự rút quân âm thầm này ngược hẳn với h́nh ảnh nhoáng lửa của những trận không kích mà Washington tung xuống Saddam Hussein tháng 3 năm 2003, mở đầu cuộc chiến Iraq. Những cuộc không kích ngoạn mục này trên màn ảnh truyền h́nh đă làm cho nhiều người thấy thực là quá đúng mấy chữ “kinh hoàng và choáng váng” mà bộ trưởng quốc pḥng Mỹ lúc đó dùng để mộ tả sức mạnh trấn áp của quân lực Mỹ.Những h́nh ảnh này, cùng với h́nh ảnh tổng thống Bush-con mặt mày hănh diện đứng trên chiến hạm trước khẩu hiệu “Công tác hoàn tất”, đă làm cho nhiều người tin tưởng ở lời ông khẳng đinh rằng với sự can thiệp của Mỹ Iraq sẽ là một nước dân chủ mẫu mực ở Trung Đông, trong một thời gian ngắn.

Ấy thế mà đă gần 9 năm trôi qua. Tổng thống Obama đă tuyện bố khi thông báo quyết định rút quân rằng “cuộc chiến đă là một nguồn tranh căi lớn”, nhưng đă giúp “xây dựng một nước Iraq có chủ quyền, vững chăi và tự lực, với một chính quyền đại diện do dân bầu ra”. Cuộc chiến là một nguồn tranh căi lớn th́ đúng, bởi lẽ hai lư do chính mà tổng thống Bush đưa ra để biện minh cho việc mở cuộc xâm lăng Iraq đă là không thật.Thực thế, sau khi Mỹ chiếm được Iraq th́ đă không t́m thấy một dấu vết nào về tin Iraq có vơ khí tàn sát tập thể, tức là vơ khí hạt nhân và sinh hoá, với h́nh ảnh các phương tiện chế tạo lưu động chụp từ vệ tinh, cũng như không có bằng chứng nào về sự có mặt của tổ chức khủng bố Al Qaeda, chứ chưa nói tới việc Saddam Hussein ủng hộ Al Qaeda.. .

Cuộc rút quân của Mỹ ra khỏi Iraq đă được tổng thống Obama đánh giá là một thành công của Mỹ. Thực thế, tại North Carolina, tổng thống Obama trong diễn văn đọc trước các quân nhân từ Iraq trở về đă ca tụng “những thành quả phi thường” mà quân đội đă đạt được và “rời Iraq ngẩng cao đầu”. Ông c̣n nói “Mọi việc mà quân đội Mỹ đă làm ở Iraq, tất cả những giao tranh và chết chóc, đổ máu và xây dựng, huấn luyện và đối tác, đă đưa chúng ta tới lúc thành công này”. Bộ trưởng quốc pḥng Panetta th́ tuyên bố “Sau bao nhiêu là máu đổ bởi người Mỹ và người Iraq, nhiệm vụ của một nước Iraq có thể tự trị và giữ an ninh lấy đă trở thành sự thực

Chủ biên các vấn đề thế giới của đài BBC John Simpson có vẻ như không đồng ư với những nhận định này khi viết nhân lễ gói cờ tượng trưng rút quân Mỹ ở Baghdad như sau

“Trong 40 năm, Iraq là một trong số những nước chịu nhiều tai hại nhất trên thế giới. Cuộc xâm lăng Mỹ dẫn đầu và lật đổ Saddam Hussein đă đưa đến một cuộc nội chiến tàn bạo mà nay chưa chấm dứt. Nước Mỹ đă bỏ lại một xứ sở cay đắng v́ sự chiếm đóng. Và ngày hôm nay khi quân Mỹ cuốn cờ ra đi, một số ngựi Iraq hy vọng rằng sự may mắn sẽ trở lại với nước họ. Nếu mà Iraq trở nên giầu có, nếu nó có thể ít nhiều có dân chủ, và nếu mà sau chót sự khủng bố chấm dứt, th́ 40 năm kinh hoàng có thể qua đi. Dân Iraq đáng được hưởng một chút may mắn”.

Nhưng trong thực tế th́ có vẻ như dân Iraq không may mắn lắm.V́ chỉ ít ngày sau khi đơn vị chiến đấu cuối cùng rút lui th́ 16 vụ nổ ở Baghdad có vẻ như được xếp đặt cho đồng loạt xẩy ra, làm chết 70 người và 200 người bị thương. Chưa thấy có nhóm nào nhận trách nhiệm. Nhưng những nhà chính trị đối nghịch công khai đă nhân cơ hội mà đổ lỗi cho nhau. Như phó tổng thống Hashemi, người hiện đang ở vùng ngựi Kurds kiểm soát sau khi bị thủ tướng al Nouri Maliki kư lệnh bắt giữ v́ tội khủng bố, tuyên bố với đài BBC rằng chính phủ đứng đàng sau những vụ nổ này, v́ chỉ có chính phủ mới có đủ khả năng và phương tiện tổ chức nổ hàng loạt như thế. Ông nói thủ tướng Maliki đă chỉ chú trọng đến chuyện ḍ la trấn áp các “nhà chính trị yêu nước” mà không để ư đến trật tự an ninh cho quần chúng.

Có lẽ phải nói rằng cuộc chiến tranh chin năm để lại một Iraq như nồi cám heo. Khó mà mấy ai có thể nói rằng Iraq là trong t́nh trạng ổn định, trừ trường hợp là những người ủng hộ các nhà chính trị, sẵn sàng tin vào bất cứ điều ǵ “gà” của ḿnh nói.

Lâm Phong

(ngày 23 tháng 12/2011)