Results 1 to 4 of 4

Thread: Cuộc đua giữa Chiến đấu cơ với... Radar

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669

    Cuộc đua giữa Chiến đấu cơ với... Radar

    Được ví như “mũi giáo và tấm khiên” trên trận địa, máy bay Chiến đấu cơ và radar đang trong cuộc đua khắc chế lẫn nhau chưa có hồi kết.

    Gần đây, truyền thông Quốc tế đưa tin Nga đang đẩy mạnh việc phát triển hệ thống chống máy bay tàng h́nh tối tân, được mệnh danh là “áo giáp radar”. Trùng hợp thay, Mỹ cũng gần như lập tức hé lộ ư định nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 có khả năng tàng h́nh vượt trội hơn nữa. Có thể nói, đây là những diễn biến mới nhất trong cuộc cạnh tranh giữa hai loại khí tài quan trọng này.

    Chiến đấu cơ đi trước



    Chiến đấu cơ phản lực F-86 Sabe (thế hệ thứ 1 )của Không lực Mỹ : 1 October 1947 - 31.12 1959 - Ảnh: Wikipedia ( 1994 with Bolivia )





    Chiến đấu cơ -Oanh tạc cơ F-105 Thunderchief -Thần sấm (thế hệ thứ 2 ) của Không lực Mỹ : 22 October 1955 -25 February 1984 - Ảnh: U.S Air Force
    Thunderchief in flight with a full bomb load of sixteen 750 lb bombs on its five hardpoints




    Chiến đấu cơ F-15 Eagel thế hệ thứ 3 của Không lực Mỹ 1976-2025 - Ảnh: U.S Air Force ( Hiện nay nâng cấp lên thành thế hệ thứ tư )




    Chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon thế hệ thứ 4 của Không lực Mỹ 1989- -- -





    Chiến đấu cơ F-22 Raptor : Stealth air superiority fighter thế hệ thứ 5 của Không lực Mỹ hiện nay - Ảnh: U.S Air Force




    Chẳng bao lâu sau khi đạt bước phát triển đột phá vào đầu thế kỷ 20, máy bay nhanh chóng được đưa vào sử dụng trong Thế chiến 1. Theo cuốn The First Air Campaign: August 1914 - November 1918 (Chiến dịch không quân đầu tiên 8.1914 - 11.1918) của 2 tác giả Eric Lawson và Jane Lawson, chiến đấu cơ giai đoạn này c̣n khá thô sơ. Ban đầu, máy bay có động cơ “chong chóng” chỉ được dùng vào công tác do thám và trang bị những loại vũ khí đơn giản như súng máy, bom được điều khiển thủ công. Tất cả các thao tác của phi công đều đơn thuần dựa trên tầm quan sát bằng mắt.

    Tuy nhiên, sau khi chứng tỏ ưu thế rơ ràng trên chiến trường, máy bay chiến đấu nhanh chóng được tất cả các bên tăng cường đầu tư phát triển. Bước đột phá tiếp theo là chiến đấu cơ thế hệ 1 ra đời với động cơ phản lực cùng nhiều cải tiến về kiểu dáng, thiết kế để đạt được tốc độ lớn, tầm bay xa hơn. Từ vận tốc chỉ xấp xỉ 180 km/giờ bằng động cơ cánh quạt, một số ḍng sử dụng động cơ phản lực đă đạt được tốc độ 600 - 700 km/giờ vào năm 1944. Những phiên bản thế hệ 1 ra đời năm 1950 có thể bay ở tốc độ 1.000 km/giờ. Cải tiến về tốc độ đặc biệt đột phá ở thế hệ 2 khi vượt ngưỡng gấp đôi vận tốc âm thanh, ví dụ như Chiến đấu cơ , Oanh tạc cơ ném bom F-105 Thần sấm của Mỹ. Từ đó đến nay, máy bay chiến đấu chưa đạt được một đột phá rơ rệt hơn về tốc độ bởi gặp thách thức lớn về vật liệu vỏ máy bay và thể trạng phi công.

    Chưa dừng lại ở đó, khả năng tránh né radar ngày càng được cải tiến v́ đây là một trong những tiêu chí quyết định thắng thua trong cuộc đối đầu giữa “mũi giáo” và “tấm khiên”. Đă được phát triển từ lâu nhưng đến máy bay chiến đấu thế hệ 5 mới có khả năng “tàng h́nh hoàn toàn”. Với lớp vỏ được chế tạo bằng vật liệu đặc biệt và cải tiến đường nét thiết kế, máy bay thế hệ thứ 5 có thể giảm thiểu phản hồi sóng radar nên khó bị phát hiện hơn.
    Last edited by Hắc Y Hiệp Nữ; 30-12-2011 at 11:12 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669

    Radar theo sau



    Một hệ thống radar tối tân của Đài Loan - Ảnh: Global Security

    Khi máy bay Chiến đấu cơ phát triển mạnh mẽ, việc h́nh thành hệ thống phát hiện, cảnh báo sớm càng trở nên quan trọng. Vào đầu thập niên 1930, các nước liên tục tăng cường phát triển radar cảnh báo từ xa. Trong giai đoạn này, Mỹ, Liên Xô, Anh, Đức… đều tham gia tích cực vào cuộc chạy đua phát triển radar. Năm 1936, giới quân sự Mỹ bắt đầu phát triển được radar đủ sức phát hiện máy bay trong bán kính 13 km. Một năm sau đó, Liên Sô chế tạo thành công radar có tầm cảnh báo 17 km.

    Nhưng những mức độ vừa nêu chỉ mới đảm bảo cảnh báo sớm vài phút trước khi máy bay đối phương tới nơi nên chưa phục vụ khả năng pḥng không hiệu quả. Trong khi đó, tốc độ của máy bay chiến đấu trong thời kỳ này không ngừng tăng nhanh. Đối phó với thách thức đó, Mỹ đă phát triển loại radar cảnh báo sớm SCR-270 có tầm giám sát lên đến 180 km đối với máy bay có tầm bay cao 7,6 km vào năm 1938. Phiên bản SCR-271 có tầm giám sát xấp xỉ 190 km được chế tạo rộng răi vào năm 1940, theo website Skylighters.org. Những thế hệ radar mới đây có thể phát hiện máy bay chiến đấu bay tầm thấp ở khoảng cách vài trăm km.

    Về cơ bản, radar sẽ phát hiện ra các vật bay dựa vào sự phản hồi của chùm tia vô tuyến được phát ra, gọi đơn giản là sóng radar. Tuy nhiên, với việc các loại chiến đấu cơ thế hệ mới ngày càng giảm độ phản hồi sóng th́ các thiết bị cảnh báo cũng phải được nâng cấp về độ nhạy. Ngoài ra, các quốc gia c̣n xây dựng hệ thống nhiều radar cố định lẫn di động, tạo thành mạng lưới cảnh báo chặt chẽ.

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669

    Cuộc đua giữa Chiến đấu cơ với… radar “Giáo - Khiên” hợp nhất

    Chiến đấu cơ càng trở nên lợi hại nhờ kết hợp với radar, và ngược lại hệ thống ḍ t́m cũng tinh hơn trong không trung.

    Bằng khả năng ḍ t́m hữu hiệu, radar dần trở thành một trang bị không thể thiếu của chiến đấu cơ nhằm chủ động “săn đón” đối phương và có thể tấn công chính xác hơn.



    “Tấm khiên” bay Oanh tạc cơ Boeing E-3 Sentry thế hệ thứ ba nâng cấp lên thành thế hệ thứ tư giữa 2 Chiến đấu cơ- Ảnh: Adrian Pingstone

    Trang bị tất yếu

    Trang Web Aviation Week dẫn một số nguồn giấu tên tiết lộ các máy bay thế hệ mới Sukhoi T-50 của Nga và Thành Đô J-20 của Trung Quốc đều được trang bị radar kỹ thuật EASE (Active Electronically Scanned Array). Lâu nay, đây là một trong những niềm tự hào của Mỹ khi nó giúp các ḍng Chiến đấu cơ F-22 và F-35 tăng cường khả năng định vị mục tiêu cực kỳ nhạy bén. EASE được xem là một trong những tiêu chí không thể thiếu trong cuộc đua phát triển máy bay Chiến đấu thế hệ 5.

    Quay lại lịch sử, radar đă được trang bị trên máy bay ngay từ thế hệ thứ nhất, dù chưa phổ biến, theo trang Aerospaceweb. Khi đó, radar hầu như chỉ được dùng cho loại Chiến đấu cơ (tiêm kích ) chuyên bay đêm để ḍ t́m đối thủ và có thêm một người trong buồng lái phụ trách điều khiển radar. Đến thế hệ 2, các phiên bản radar nhỏ gọn được tích hợp dễ dàng trên chiến đấu cơ và việc điều khiển cũng đơn giản hơn. Radar có thể hỗ trợ để khai hỏa hỏa tiễn nhằm vào các đối thủ ở ngoài tầm nh́n nhưng độ chính xác vẫn chưa cao. Sang thế hệ 3, việc trang bị radar bước sang một trang mới khi được kết hợp với điều khiển bằng kỹ thuật điện tử, viễn thông hiện đại. Ngoài ra, radar trên máy bay Chiến đấu cơ thế hệ thứ 3 c̣n có khả năng khảo sát bề mặt để tấn công tương đối chính xác mục tiêu dưới đất.

    Tới thế hệ thứ 5, việc sử dụng radar để định vị mục tiêu tấn công đă trở nên cực kỳ hữu hiệu và linh hoạt, nổi bật nhất phải kể đến Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ, theo Aviation Week. Ḍng Chiến đấu cơ F-22 có radar cảnh báo sớm cực nhạy, phát hiện đối phương từ khoảng cách 463 km. Hệ thống radar trên chiến đấu cơ này có thể phối hợp tự động thông tin với các máy bay khác để thiết lập trận địa tác chiến, phân chia tấn công. Ngoài ra, radar Northrop Grumman AN/APG-77 c̣n có thể phát các chùm tia cực lớn để phá hoại hệ thống điện tử của đối phương. Tất cả những kỹ thuật tối tân này sẽ được nâng lên mức độ cao hơn ở thế hệ chiến đấu cơ tiếp theo mà Mỹ đang nghiên cứu nhằm đối phó lại hệ thống “áo giáp radar” ḍ t́m tân tiến của các đối thủ.

    “Tấm khiên” bay

    Có ư nghĩa pḥng thủ quan trọng nên radar được phát triển dưới nhiều h́nh thức khác nhau, tập trung vào tính linh động. V́ thế, khái niệm “radar bay”, dưới tên gọi Hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm trên không (AWACS), đă được tính đến từ năm 1944, theo Tạp chí Fly Past. Khi đó, Mỹ, Liên Sô, Anh, Đức đều chạy đua chế tạo loại h́nh radar trên. Khi đó, các “tấm khiên” bay bắt đầu xuất hiện theo cách thô sơ, đơn giản là máy bay mang theo radar ḍ t́m công suất lớn.

    Tuy nhiên, càng về sau chủng loại máy bay AWACS càng phát triển và ngày càng hiện đại hơn. Ưu điểm của loại này là có thể ḍ t́m linh hoạt, bay ở độ cao 10 km để hạn chế bị tấn công từ dưới đất. Theo Boeing, ḍng AWACS E-3 Sentry do hăng này cung cấp có thể ḍ t́m trong bán kính 650 km, tầm bay lên đến 7.400 km. Ngoài ra, máy bay do thám AWACS c̣n được trang bị hệ thống thông tin liên lạc, kết nối tầm xa để trở thành mấu chốt quan trọng trong mạng lưới tổ chức Hợp đồng tác chiến.

    Hiện tại, tất cả các Lực lượng Quân sự lớn đều tăng cường trang bị máy bay do thám AWACS. Ngoài ra, một số phiên bản Trực thăng AWACS để phát hiện Chiến đấu cơ đối phương trong tầm ngắn, kết hợp với săn tàu ngầm cũng được phát triển.

    Ngô Minh Trí tổng hợp

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Location
    New England
    Posts
    710
    Sai rồi, F15 là thế hệ thứ 4, nằm chung nhóm với F16. Mồi thứ có các chức năng khác nhau . Bác đi suy tầm mấy cái bài viết tào trên các forum trong nước . Cả đời đám viết đám viết các bài báo đó tôi giám chắc không thấy cái engines hay các chiếc F đó bao giờ ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 38
    Last Post: 08-08-2012, 11:10 AM
  2. Việt Nam chế tạo sơn hấp thụ sóng radar ( Sơn tàng h́nh )
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 14-12-2011, 09:13 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 05-08-2011, 07:45 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 23-04-2011, 08:51 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •