Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 34

Thread: Việt nam công khai là Giao Chỉ Quận?

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đại tá Trần Đăng Thanh giảng về Biển Đông cho lănh đạo các trường Đại học

    Blog Anh Ba Sàm
    P2


    … Tôi xin thưa các đồng chí, Liên bang Nga người ta vẫn làm kinh tế kết hợp với quốc pḥng là ǵ? Mỗi một năm họ bán vũ khí được 10 tỷ đô la, 10 tỷ đô la. Phải nói là họ làm rất tốt. Như vậy ta phải nói Việt Nam chúng ta là một trong mười quốc gia mua và nhập vũ khí nhiều của Liên bang Nga. Và Liên bang Nga hiện nay họ đang dần dần quay lại như một cường quốc như thời Liên Xô, như họ vốn có. Câu hỏi đặt ra Liên bang Nga cần ǵ ở Việt Nam? Thưa các đồng chí, Liên bang Nga đang xác định là quay lại khu vực Châu Á Thái B́nh Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Và ngay câu chuyện tổ chức Hội nghị APEC vừa rồi người ta lựa chọn một nước ở Đông Bắc Á để mà tổ chức…(không nghe rơ) để mà tổ chức hội nghị APEC vừa rồi. Và Chủ tịch nước của chúng ta thăm một nước ở khu vực đó đă thấy rằng Liên bang Nga đang rất cần quay lại khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và đặc biệt là Việt Nam của chúng ta. Nếu cách đây hơn hai thập niên th́ Liên bang Nga, Liên Xô cũ người ta đă từng cố vấn quân sự tới cấp sư đoàn của chúng ta. Họ đă từng cung cấp cho mọi vấn đề về mặt quân sự cho chúng ta. Do đó họ cũng đang muốn thông qua Việt Nam để quay lại. Và đối với Việt Nam, Liên bang Nga đánh giá rất cao Việt Nam chúng ta, Việt Nam là một nước thủy chung son sắt. Thủy chung, son sắt có lẽ trong hội trường của chúng ta nhiều đồng chí đă từng công tác tại Liên bang Nga, Liên Xô hoặc là đào tạo tại nước Nga, Liên Xô cũ. Cho nên ta thấy, chúng ta đào tạo ǵ đó, chúng ta về Việt Nam công tác, chúng ta đă mang h́nh ảnh Liên Xô cũ, đất nước của bạch dương, của những cây bạch dương về đất nước chúng ta. Do đó, họ cũng đang muốn quay lại đất nước chúng ta. Và một trong những điều họ rất mong muốn, cũng muốn thuê cả Cam Ranh của chúng ta như người Mỹ tham gia đề nghị. Và chắc chắn chúng ta cũng sẽ không cho bất cứ nước ngoài thuê mướn, bất cứ một quốc gia nào bởi v́ chúng ta cũng đă kư với một số quốc gia, không cho bất cứ một quốc gia nào thuê mượn hoặc đóng đồn trú trên địa bàn của chúng ta để uy hiếp an ninh quốc pḥng đối với những quốc gia khác. Đấy là Liên bang Nga!

    Nước thứ ba tôi muốn nói với các đồng chí là Cộng ḥa Hồi giáo Iran. Thưa với các đồng chí, nếu nói Đạo Hồi thế giới, tổng số người dân đạo Hồi trên thế giới nay chiếm khoảng 1,1 tỷ dân. Và Đạo Hồi tập trung ở khu vực Trung Á là chủ yếu. Và Trung Á là khu vực tiếp giáp giữa Châu Âu và Châu Á. Và nơi đó, người đạo Hồi, xin thưa các đồng chí, là họ trải qua chinh chiến trận mạc qua nhiều thế kỷ, phải nói là chinh chiến trận mạc qua nhiều thế kỷ. Và khả năng thiện chiến trên b́nh địa trước kia và trên sa mạc hiện nay của họ phải nói là rất giỏi. Tôi dùng chữ thiện chiến, tôi tránh chữ hiếu chiến bởi v́ có người nói là người Hồi giáo rất hiếu chiến nhưng tôi không muốn dùng từ đó. Tôi dùng chữ thiện, thiện chiến. Và ở khu vực Đông Nam Á chúng ta có một quốc gia đó là Indonesia. Indonesia là một đất nước khoảng 250 triệu dân nhưng xin thưa các đồng chí là khoảng 85% người Indonesia là Hồi giáo. Và người Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á th́ họ ôn ḥa hơn. Tôi nói chữ “họ ôn ḥa hơn” người Trung Á. Và khi nói tới Đạo Hồi th́ người ta nói đến là thánh Allah và biểu tượng của Hồi Giáo đó là Bộ Kinh Koran, Bộ Kinh Koran hơn 3000 điều. Người Hồi giáo quan niệm rằng thánh Allha có sức mạnh toàn năng, sinh ra bẩy tầng trời, bẩy tầng đất, bẩy tầng địa ngục. Và người Hồi giáo muốn làm những điều có nghĩa là nhào nặn lại trái đất này để theo đúng ư định của thánh Ala. Và khu vực Trung Á có một nước Cộng ḥa Hồi giáo đó là Iran và đặc biệt là sau cuộc bầu cử lúc năy các đồng chí xem năm 2009, ông Tổng thống Ahmadinejad đă thắng cử và ông ta tuyên bố chương tŕnh hạt nhân của Iran là một con tàu không có phanh, không có số, chỉ có số tiến, không có số lùi. Bởi v́ trong luật pháp quốc tế là cho phép nghiên cứu năng lượng hạt nhân nhưng các nước phương Tây nghi ngờ và sợ rằng Cộng ḥa Hồi giáo Iran là không thông qua nghiên cứu năng lượng hạt nhân để phát triển hạt nhân. Thưa với các đồng chí, hiện nay trên thế giới có 8 quốc gia có vũ khí hạt nhân. Thế giới đang kêu gọi là thế giới không có vũ khí hạt nhân nhưng thế giới không công bằng ở chỗ 8 nước có vũ khí hạt nhân không hủy bỏ các vũ khí hạt nhân đă có nhưng lại cấm các nước khác không phát triển. Bất b́nh đẳng ở chỗ đó! Do đó, Cộng ḥa Hồi giáo Iran kiên quyết phát triển năng lượng hạt nhân v́ mục tiêu ḥa b́nh. C̣n câu chuyện người ta từ năng lượng hạt nhân v́ mục tiêu ḥa b́nh, họ sản xuất vũ khí hạt nhân hay không là việc của họ, ta không bàn ở đây. Nhưng về mặt quốc pḥng mà nói, Cộng ḥa Hồi giáo Iran tuyên bố rằng hiện nay đang h́nh thành một trung lưu mới. Và người ta sẵn sàng xóa bỏ, xóa sổ một quốc gia đó là Israel bởi v́ Israel là một đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông, là một quốc gia mà có sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông Tổng thống Ahmadinejad đang quyết tâm làm điều đó. Mặc dù hơn 30 năm nay Cộng ḥa Hồi giáo Iran chịu rất nhiều lệnh trừng phạt, cấm vận của các nước của Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương và danh nghĩa là Liên hợp quốc nhưng họ vẫn đứng vững. Và họ chắc chắn rằng Cộng ḥa Hồi giáo người ta có đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của họ kể cả họ làm những điều mà chúng ta không mong muốn đó là xóa sổ nhà nước Israel.

    Nước thứ tư tôi muốn nói với các đồng chí đó là Cộng ḥa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Kính thưa các thầy, một số thầy là học viên Học viện chính trị, có thầy học khóa 7, có thầy học khóa 9, có thầy khóa 23. Và đến nay Học viện chính trị đang bồi dưỡng kiến thức quốc pḥng khóa 34. Khóa 33 vừa rồi có một số đồng chí là Cục trưởng Cục tuyên truyền của Ban Tuyên giáo trung ương, tôi giảng bài tôi nói. Các đồng chí xem, CHDCND Triều Tiên, một quốc gia có 23 triệu sinh ra và lớn lên ở khu vực Đông Bắc Á, không được thiên nhiên ưu đăi, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nóng th́ đến cháy đất, mưa th́ đến thối đất. Báo cáo các đồng chí cơn băo số 5 vừa qua đất nước chúng ta ảnh hưởng, CHDCND Triều Tiên cũng hơn 200 người chết và hơn 20.000 người dân mất nhà cửa. Đất nước của họ vô cùng nghèo, nghèo về kinh tế, nghèo đến nỗi, không biết trong đây đă có đồng chí nào đi công tác CHDCND Triều Tiên nhưng các đồng chí học Học viện Quốc pḥng an ninh Đối diện 2 đă đi rồi thông tin lại th́ tôi có thể nói rằng nghèo đến nỗi cán bộ cấp Cục, cấp Trung ương đi nước ngoài phải đến Cục đối ngoại mượn giày, mượn cà vạt, mượn comple, mượn vali đi công tác nước ngoài xong về lại trả lại cái Cục đối ngoại đấy. Nghèo đến mức độ như thế! Và mỗi một năm 2/3 người dân CHDCND Triều Tiên phải nhận viện trợ về mặt lương thực, về mặt lương thực thôi của nhà nước. Và vừa rồi Chính phủ của chúng ta viện trợ cho CHDCND Triều Tiên 5000 tấn lương thực. Họ nghèo về kinh tế nhưng họ lại quá thừa về ḷng yêu nước. Ḷng yêu nước của họ như những năm 60, 70 của thế kỷ 20 ở đất nước chúng ta. Về mặt lư thuyết mà nói th́ CHDCND Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh. Cuộc chiến tranh 1951 – 1953 mới gọi là hiệp ước tạm đ́nh chiến, lấy lũy tiến 38 mở rộng áp lực … (không nghe rơ). Các đồng chí biết, như đă xem trên video clip ta thấy là 2009 họ phóng một quả tên lửa, mới đây nhất năm 2012, ngày 12-4-2012 họ phóng một quả tên lửa nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Mà trước khi phóng quả tên lửa ấy họ báo cáo với cơ quan quản lư vũ trụ của Liên hợp quốc trước 60 ngày. Họ mời 70 nhà báo của các hăng thông tấn báo chí lớn nhất thế giới đến tận bệ quả tên lửa để quay phim, ghi h́nh, chụp ảnh đưa tin. Và quả tên lửa ấy chỉ bay trong khoảng không vũ trụ có 1 phút 28 giây sau đó rơi xuống biển nhưng cái điều họ đạt được ngoài sự mong đợi của họ. Thưa với các đồng chí, khi thấy CHDCND Triều Tiên chuẩn bị phóng quả tên lửa th́ từ ông Obama – Tổng thống của Mỹ, Lee Myung-bak – Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch nước rồi Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rồi đến Tổng thống Nga Putin v..v… và nhiều Bộ trưởng Bộ ngoại giao chạy đi chạy lại, chạy đôn chạy đáo. Riêng thủ đô Seoul Hàn Quốc phải dừng mọi hoạt động để tập báo động xuống hầm 3 lần. Đất nước Nhật Bản phải triển khai rất nhiều tên lửa Patriot đánh chặn để sợ rằng tên lửa của họ bay qua khoảng không của Nhật Bản. Quả tên lửa ấy chỉ bay trong khoảng không vũ trụ 1 phút 28 giây có thể diễn ra trong 2 khả năng. Khả năng thứ nhất họ chưa đủ khả năng về khoa học công nghệ để đưa quả tên lửa đấy vào quỹ đạo mong muốn của họ. Khả năng thứ hai họ cố t́nh làm như vậy dù diễn ra trong khả năng nào th́ cái họ đạt được là họ đánh lừa được tất cả các ông lớn, họ làm tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ và rất là lo lắng về quả tên lửa của họ. Cái điều mà chúng ta phải cần học tập. Thứ hai, tôi nói với các đồng chí, Việt Nam vừa qua đi Olympic London một loạt vận động viên hoành tráng nhất từ trước đến nay, 18 vận động viên. Nhưng đi thế nào th́ về như thế đấy, và vẫn nói một câu là đi nghiên cứu, đi tiếp xúc là chính thôi chứ c̣n chưa giành được huy chương. Trong khi đó CHDCND Triều Tiên, một đất nước nghèo như vậy, nhưng lần nào từ Olympic Bắc Kinh họ vẫn có huy chương, Olympic London 2012 vừa rồi 3 huy chương vàng và một số huy chương bạc, đồng. Xin thưa các đồng chí, ta hỏi một vận động viên của họ động cơ nào để anh đạt được huy chương? Một vận động viên hạng cử tạ 56kg của họ trả lời rằng: Tôi phấn đấu để đạt huy chương v́ tôi phấn đấu để trả ơn, trả công của cố chủ tịch Kim Chang In và thực hiện đúng lời dặn của Chủ tịch Kim Chang In. Như vậy là ta phải nói công tác tuyên truyền của họ vô cùng giỏi, vô cùng là nhạy bén. Họ tôn thờ lănh tụ đến mức độ như vậy. Như vậy, bán đảo Triều Tiên nay báo cáo các đồng chí đặc biệt là quan điểm của Trung Quốc và một số nước khác sẽ có ba cái không. Một là không có chiến tranh, chiến tranh không ai muốn cả. Nếu tính 5000 năm trở lại đây th́ thế giới đă trải qua 15.000 cuộc chiến tranh lớn nhỏ và làm chết nhiều tỉ người. Và trong tháng 7 vừa qua có lẽ nhiều đồng chí đă từng tri ân Nghĩa trang đồng chí, Nghĩa trang Trường Sơn và đặc biệt là Nghĩa trang thành cổ Quảng Trị. Tháng 7 vừa rồi, tôi có quay lại thành cổ Quảng Trị, 40 năm về trước tôi từng chiến đấu ở đó. Thành cổ Quảng Trị nay chúng ta vẫn chưa biết rằng cả Thành cổ Quảng Trị 15.000 m2 ấy có bao nhiêu liệt sĩ hy sinh, chúng ta mới giám định lại có khoảng hơn 10.000 liệt sĩ. Bây giờ ta không biết chính xác là bao nhiêu cả. Một mảnh đất 15.000 m2 đất, tôi xin nói với các đồng chí các nhà khoa học ở đây, 15.000 m2 đất mà trong 81 ngày đêm phải chịu đựng 328 ngh́n tấn bom đạn, có lẽ sắt thép cũng chảy ra hết. Nhưng chỉ có con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam và lớp lớp sinh viên Việt Nam của rất nhiều trường Đại học thời đó là ṭng quân trên đó. Cho nên tôi phải nói với các đồng chí toàn bộ Thành cổ Quảng Trị không có một nấm mồ riêng, không có một tấm bia riêng mà cả Thành cổ Quảng Trị, 15.000 m2 ấy là một tấm mồ chung của hơn 10.000 cán bộ chiến sĩ ta. Một cựu chiến binh Lê Tỉnh Dương từ Nha Trang ra thả hoa cho đồng đội của ḿnh xúc động phải viết 4 câu thơ:

    “Đỏ lên Thạch Hăn ơi sầu nhé
    Đáy sông c̣n đó bạn tôi nằm,
    Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc
    Mộ yên bờ băi măi ngàn năm”

    Chiến tranh không ai muốn cả. Và CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc cũng không muốn có chiến tranh. Bởi v́ có chiến tranh, CHDCND Triều Tiên tuyên bố tên lửa CHDCND Triều Tiên bắn có thể chưa tới bán đảo Alaska của Mỹ nhưng không bao giờ đánh nhầm, không bao giờ đánh trượt, không bao giờ bỏ sót mục tiêu của Mỹ, của Nhật Bản, của Hàn Quốc trên đất Nhật Bản, Hàn Quốc. Đấy là cái điều họ nói, họ làm được. Các nước khác họ nói ít, họ làm nhiều chứ không giống như ta một bộ phận, một số địa phương, một số cơ quan nói rơ nhiều nhưng làm không được bao nhiêu. Thứ hai, về CHDCND Triều Tiên, bán đảo Triều Tiên này ư định của nước không mong muốn có thống nhất v́ nếu thống nhất Hàn Quốc sẽ áp sát biên giới Trung Quốc. Và hiện nay CHDCND Triều Tiên đang là vùng đệm chiến lược của Trung Quốc. Hôm nay tôi phải nói với các đồng chí biết là một cái thông tin, năm nay tháng 12 chúng ta sẽ kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Tại sao Nixon ra một sắc lệnh là thực hiện chiến dịch Linebacker II đánh hủy diệt Hà Nội, Hải Pḥng. Đánh cho Hà Nội, Hải Pḥng quay về thời kỳ đồ đá bởi v́ đầu năm 1972 ông Nixon đă ngoại giao bóng bàn qua Hàn Quốc và đến Điếu Ngư Đài gặp ông Mao Trạch Đông. Hai bên đàm đạo trong Điếu Ngư Đài những nội dung ǵ th́ không biết nhưng khi chia tay ra đến cửa ông Mao nói với Nixon một câu rằng: Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ rằng “Ngươi không đụng đến ta th́ ta không đụng đến ngươi”. Có nghĩa là đánh ở đâu th́ đánh trừ biên giới Việt Nam – Trung Quốc ra. Đấy tôi nói điều đó để tí nữa tôi nói về Trung Quốc cho các đồng chí biết. Như vậy ta phải nói CHDCND Triều Tiên có cái không thứ hai, cái không thứ nhất là không chiến tranh, cái thứ hai là không thống nhất và cái không thứ ba là không có vũ khí hạt nhân. Nhưng cái không vũ khí hạt nhân là Trung Quốc mong muốn nhất chứ c̣n CHDCND Triều Tiên họ kiên quyết phát triển để trở thành một cường quốc hạt nhân. Tôi phải nói với các đồng chí biết, bởi v́ quốc gia nào có vũ khí hạt nhân coi như có một quả đấm mà có thể knockout đối phương. Đấy, tôi phải nói rơ với các đồng chí thế đấy. Như vậy là nước thứ tư tôi muốn nói với các đồng chí!

    Và nước thứ năm tôi muốn nói với các đồng chí là anh bạn núi liền núi, sông liền sông, chung một Biển Đông, chung t́nh hữu nghị. Hoặc là nói như ông Hồ Cẩm Đào: sơn thủy th́ tương liên, lư tưởng th́ tương thông, văn hóa th́ tương đồng, vận mệnh th́ tương quan, tay vẫn bắt nhưng chân đá lung tung (có tiếng cười ở dưới). Tôi phải nói rơ như thế. Hôm nay tôi phải nói với các thầy ở đây v́ các thầy là trí tuệ của đất nước và thông qua các thầy là liên quan đến hàng vạn sinh viên cho nên hôm nay tôi phải nhắc đến. Hôm qua, chiều thứ tư và chiều thứ hai tôi nói với trường ĐH Thể dục thể thao và hôm nay cũng có một thầy của trường ĐH Thể dục thể thao. Tôi phải nói rơ như thế. Thưa các thầy ở đây, tôi gọi là các thầy cho nó dân dă bởi v́ chúng ta làm nghề sư phạm, cái nghề khó nhất trong muôn nghề, muốn nói là nghề cao quư nhất trong muôn nghề nhưng cũng là nghề khó nhất trong muôn nghề. Xin thưa với các thầy, anh bạn này nếu nói hiểu lịch sử văn hóa của Trung Quốc th́ trước hết Việt Nam và Trung Quốc là núi liền núi, sông liền sông, không biết nước nào h́nh thành trước nước nào? Cái đó c̣n chờ các nhà khảo cổ học, các nhà lịch sử. Nhưng về mặt ghi chép lịch sử th́ Trung Quốc ghi chép nhiều hơn chúng ta. Tôi nói ghi chép nhiều hơn chúng ta 15 thế kỷ. Họ ghi được từ thế kỷ 18 TCN thời nhà Thương. Và hôm nay tôi xin phép nói 6 nhân vật. Và thông qua 6 nhân vật này để mỗi đồng chí tự hiểu là tại sao người Trung Quốc lại có văn hóa như vậy, cốt cách như vậy. Tay có bắt mà chân cứ đá.

    Trước hết là vào năm 1776 TCN, cách chúng ta gần 40 thế kỷ. Nhà nước Thương đầu tiên là nhà nước phong kiến mà có một nhân vật đó là ông Khương Tử Nha. Và cách đây gần 4000 năm, năm 1776 ông Khương Tử Nha đă viết được một cuốn sách, đó là “Vũ kim thất thư”. Cuốn sách ấy nôm na gọi là trị nước dùng người. Cuốn sách ấy xin thưa các đồng chí có thể gồm 6 phần: văn thao là cách trị nước dùng người, vũ thao là cách dùng binh, long thao bàn về tổ chức quân sự, hổ thao bày binh bố trận, báo thao bàn về chiến thuật và khuyển thao bàn về quân sự, đấy là ông Khương Tử Nha. Phải nói cách đây gần 4000 năm nhưng họ đă có những nhân vật xuất chúng như vậy. Đến thế kỷ thứ 7 TCN và sau này là thế kỷ thứ 5 TCN, xin thưa với các đồng chí có một nhân vật thứ hai đó là ông Tôn Vũ mà sau này ông viết binh pháp gọi là binh pháp Tôn Tử. Tôn Vũ viết binh pháp Tôn Tử sau này binh pháp Tôn Tử được thế giới thừa nhận. Ông Tôn Vũ là người nước Sở, trong một lần phân chia quyền lực của nước Sở th́ ḍng họ Tôn của ông ta gần như bị diệt vong. Và ông ta rất may mắn là trốn chạy được trong rừng. Và trong 8 năm ẩn dật ở trong rừng ông ta nghĩ những điều ông ta đă làm, nghĩ những điều ông ta đă học, nghĩ những điều ông ta đă thực hiện trên chiến trận và ông ta viết binh pháp. Sau này ông ta móc nối với Vũ Tử Tư là Đại tướng quân của nước Ngô và lên chức Đại tướng quân của nước Ngô ông ta viết binh pháp. Toàn bộ bộ binh pháp chỉ có 6000 chữ thôi tương đương với 15 trang giấy A4 của chúng ta nhưng đầy đủ cả về mưu kế đánh trận và tư tưởng không cần đánh mà thắng. Toàn bộ bộ binh pháp của Tôn Tử có 13 thiên gọi là chương, 13 chương. Chương 1 đến chương 12 nói về mưu kế dùng binh, ta xem phim Trung Quốc ta thấy “đánh rắn động cỏ” là mưu kế, “ve sầu lột xác” là mưu kế, “rút củi đáy nồi” là mưu kế, “rung cây dọa khỉ” là mưu kế mà hiện nay trên Biển Đông người Trung Quốc đang thực hiện một số mưu kế “rút củi đáy nồi”, “rung cây dọa khỉ”, nó rung lung tung cả. Xin thưa với các đồng chí là vậy. Và đấy là mưu kế dùng binh! C̣n chương thứ 13 của ông ta, ông ta không nói về mưu kế dùng binh, nếu nói về diễn biến ḥa b́nh nếu có dịp tôi cũng sẽ nói với các đồng chí. Tôi vừa mới nói với các Tổng Biên tập của các báo là trong toàn bộ toàn quốc chúng ta ngày 26 đến ngày 28 tháng 8 vừa qua ở Đà Nẵng nói về mưu kế tư tưởng không cần đánh mà thắng, đó là chiến lược diễn biến ḥa b́nh. Ông Tôn Tử từ thế kỷ thứ 5 TCN đă định ra một mưu kế là trong chiến tranh đánh mà thắng đă là giỏi nhưng chưa phải giỏi nhất, không cần đánh mà thắng mới là người giỏi nhất trong chiến tranh. Và cái tư tưởng không cần đánh mà thắng ấy người xưa đă dùng, người nay đang dùng, trong tương lai cũng sẽ dùng. Bốn con đường: một là tiền, hai là hàng, ba là vàng, bốn là gái. Tiền-hàng-vàng-gái, tiền-hàng-vàng-trai là có thể đánh sập một thể chế chính trị, hạ gục từng đấng quân vương và xem thảm trạng gục ngă của một số cán bộ chúng ta th́ xin thưa với các đồng chí quanh đi quẩn lại có mỗi cái ṿng kim cô tiền-hàng-vàng-gái, tiền-hàng-vàng-trai, chấm hết (có tiếng cười ở dưới). Đấy là nhân vật thứ hai.

    Nhân vật thứ ba xin thưa với các đồng chí, ông Tào Tháo. Người Việt Nam chúng ta không thích ông Tào Tháo, đúng không? Nói với nhau là “đa nghi như Tào Tháo” nhưng người Trung Quốc lại rất ca ngợi ông Tào Tháo, v́ sao? Ông Tào Tháo nói một câu: Thà ta mang tiếng hại người chứ đừng bao giờ để người hại ta. Và ông ta c̣n nói: người phụ ta một th́ ta phụ ngươi mười, người phụ ta mười th́ ta phụ ngươi một trăm. Và hôm qua xin báo cáo với các đồng chí, trong một cuộc hội thảo rất hẹp, các đồng chí ở cơ quan chuyên môn Tổng cục t́nh báo, Tổng cục an ninh, Bộ tư lệnh biên pḥng, Bộ tư lệnh hải quân v.v.. th́ không tin. Họ đủ mọi chuyện và đúng như hôm qua tôi viết luận gộp tất cả các thông tin đều như nhau hết, đều quay lại một câu đúng như ông Tào Tháo: Thà ta mang tiếng hại người chứ đừng bao giờ để người hại ta. Trong khi đó ta đối phó bị động. Tôi phải nói với các thầy biết, kể cả các trường Đại học, Lănh đạo sinh viên ở đây cũng vẫn bị động với công tác tuyên truyền của đối phương. Ở đây phải xin nói với các đồng chí.

    Nhân vật thứ tư tôi muốn nói với các đồng chí đó là ông Tôn Trung Sơn. Trong lịch sử các thầy đă dạy cho sinh viên chúng ta, ông vua cuối cùng rời khỏi Tử Cấm Thành năm 1911, vương triều cuối cùng của Hoàng đế Đại Thanh. Từ năm 1912 đến năm 1927 đến cách mạng Tân Hợi, trong khoảng 15 năm đó đất nước Trung Quốc hỗn quân, hỗn quan rất nhiều phe phái. Và trong thời đại đó th́ có một nhân vật nổi lên đó là Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn lúc đó là lănh đạo cách mạng tư sản dân quyền. Và thời đó, đất nước Trung Quốc có 400 triệu dân. Ông Tôn Trung Sơn đă mơ ước xây dựng được một quân đội 40 triệu người và ông ta nói tới hai phạm trù: quân mạnh th́ nước giàu, nước giàu th́ quân mạnh. Hai phạm trù quân và nước, quân là trong nước, đúng không? Quân là một phần của nước thôi nhưng ông ta lại đặt là quân mạnh th́ nước giàu, nước giàu th́ quân mạnh. Tôi muốn nói như vậy để các thầy lưu ư cho.

    Nhân vật thứ năm mà tôi muốn nói với các đồng chí đó chính là ông Mao Trạch Đông. Trong cuốn sách “Mao Trạch Đông – ngh́n năm công tội” nếu các thầy nếu muốn hiểu lịch sử Trung Quốc xin kính đề nghị các thầy các cô ở đây đọc hai cuốn sách: một “Giấc mộng kim hoa”, hai “Mao Trạch Đông – ngh́n năm công tội”. Hai cuốn sách đó người Trung Quốc viết về Trung Quốc và Thông tấn xă chúng ta lược dịch lại. Xin thưa với các đồng chí, trong cuốn sách “Mao Trạch Đông – ngh́n năm công tội” do một Đại tá Học viện quốc pḥng của Trung Quốc – nguyên là thư kư trực tiếp về mặt quân sự của ông Mao Trạch Đông, theo lời dặn của Đặng Tiểu B́nh th́ thế kỷ 21 này viết về ông Mao có bao nhiêu câu, bao nhiêu câu. Và cuốn sách đó khẳng định ông Mao Trạch Đông công ba tội bảy, ba phần công, bảy phần tội. Công của ông ta là có công trong lănh đạo cách mạng giải phóng đất nước. Ông ta cùng với Đảng Cộng sản Trung Quốc lănh đạo nhân dân Trung Quốc đánh đuổi quân Nhật, đánh đuổi quân Tưởng để giành được cách mạng tư sản dân quyền. Nhưng ông ta có bảy phần tội. Tội của ông ta được thể hiện trong 27 năm ở cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước ông ta làm chết 57,5 triệu người dân. Riêng cách mạng văn hóa làm chết 21,5 triệu người dân và để cho chết đói chết rét 36 triệu người dân nữa. Và trong quăng đời làm cách mạng của ông ta, ông ta nói một câu rất nổi tiếng: Chính quyền treo trên đầu ngọn súng. Xin thưa với các đồng chí: chính quyền treo trên đầu ngọn súng. Súng là ǵ? Các thầy phải hiểu, súng là chuyên chính. Chế độ nào cũng chuyên chính, chiếm hữu nô lệ cũng có chuyên chính của chiếm hữu nô lệ, phong kiến có chuyên chính của phong kiến, tư sản có chuyên chính của tư sản, vô sản có chuyên chính vô sản. Nhưng ông Mao quá lạm dụng chuyên chính, quá lạm dụng cây súng. Ông ta giải thích súng đẻ ra chính quyền, súng đẻ ra niềm tin, súng đẻ ra chiến thắng, súng đẻ ra tất cả. Cho nên tất cả là ở súng. Cho nên ông ta làm chết 57,5 triệu người dân. Và về mặt kinh tế thông qua đại nhảy vọt toàn dân làm gang thép, ông ta đă làm thiệt hại nền kinh tế Trung Quốc nhiều tỷ nhân dân tệ. Th́ xin thưa với các đồng chí, ông Mao có ba phần công, bảy phần tội.

    Nhân vật cuối cùng, xin thưa với các đồng chí, hôm qua tôi cũng có nói với hội thảo ông Đặng Tiểu B́nh. Ngoại h́nh của ông Đặng Tiểu B́nh rất nhỏ nhoi, rất nhỏ. Nghĩa là nếu mà nh́n ngoại h́nh không thôi, nếu mà ông thầy bói nào mà gọi là không biết bói th́ bảo là ông này không có dáng làm quan. Nhưng mà quan lộ của ông ta vô cùng vất vả, vào rồi lại ra, vào rồi lại ra, ba lần mới vào được Trung Nam Hải sau khi ông Mao chết. Và ông Đặng Tiểu B́nh đứng vững ở trên Trung Nam Hải, ông ta bắt đầu phát động bốn công cuộc hiện đại hóa, cải cách, cải tổ, đổi mới của Trung Quốc. Ông ta phát động bốn hiện đại hóa: Hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ và quân đội. Và thời ông Đặng, ông ta đă đưa ra khẩu hiệu mà chúng ta phải hết sức nghiên cứu.

    Thưa với các đồng chí, về mục tiêu chiến lược của ông Đặng đưa ra: Một – xây dựng một nước Đại Trung Hoa dân giàu nước mạnh, thu hồi Đài Loan. Đường lối đó 100 năm không thay đổi. Phương pháp công tác ông Đặng đưa ra 24 chữ: lặng lẽ quan sát, giấu ḿnh chờ thời, giữ vững trận địa, quyết không đi đầu, nắm vững thời cơ, lẳng đi không tích. Và ông Đặng nói phương pháp công tác của những người cán bộ Trung Quốc: một ḥn đá, hai con mèo, ba con gà, bốn con cá. Các đồng chí nghe có thấy buồn cười không! Một ḥn đá, hai con mèo, ba con gà, bốn con cá. “Một ḥn đá” là ǵ? Hôm nay tôi nói để các đồng chí để liên hệ. Một ḥn đá, mỗi người cán bộ phải có nền tảng tư tưởng là một ḥn đá. Mà nền tảng tư tưởng của họ là họ kết Mác, tư tưởng Mao. Thứ hai, làm cán bộ, làm cách mạng là phải thận trọng như người qua sông ḍ đá. Nghe chữ “một ḥn đá” có vẻ đấy nhưng mà sâu xa của họ. “Hai con mèo” một thời ta phản đối, nhưng người ta giải thích rơ ràng mèo trắng hay mèo đen, cứ mèo nào bắt được chuột đều là mèo quư. “Ba con gà”, cái ǵ có lợi cho nhân dân Trung Quốc là bắt lấy, bắt gà, cái ǵ có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc bắt lấy, cái ǵ có lợi cho quân đội Trung Quốc là bắt lấy, nắm bắt thời cơ. “Bốn con cá” th́ chỉ bốn nguyên tắc. Và xin thưa với các đồng chí, ông Đặng là người chủ tŕ một phiên họp Ban Chấp hành Đảng cộng sản Trung Quốc, cái này tôi đă nói Đối tượng hai rồi ở Học viện Chính trị. Chủ tŕ phiên họp Ban Chấp hành Đảng cộng sản Trung Quốc ra một nghị quyết dạy cho Việt Nam một bài học từ 17-2 đến 17-3 năm 1979. Ông Đặng đă đưa ra một số khái niệm mới trong đó tôi xin nhấn mạnh hai khái niệm. Một là ông Đặng đưa ra sức mạnh của Trung Quốc tới đâu, xin lỗi, hàng hóa của Trung Quốc tới đâu th́ biên giới của Trung Quốc tới đó. Hàng hóa của Trung Quốc tới đâu th́ biên giới của Trung Quốc tới đó! Khái niệm biên giới này. Khái niệm thứ hai, sức mạnh hải quân Trung Quốc tới đâu th́ biển của Trung Quốc tới đó. Như vậy, ông ta nói biển của Trung Quốc rất rộng tùy theo kế hoạch khả năng của hải quân. Và ông Đặng năm 1997 ông ta qua đời. Trước khi ông chết, ông ta dặn các thuộc hạ ông ta rằng: Khi ông ta chết xác của ông ta mang hỏa táng chia làm 3 phần, một phần để lại thờ, một phần rải xuống sông Trường Giang, ḍng sông Trường Giang là ḍng sông lớn nhất của Trung Quốc, phần thứ ba rải xuống Biển Đông.

    Và ta phải nói từ những vấn đề đó ta thấy ông Đặng là người khởi xướng và khát vọng cháy bỏng của ông Đặng là biểu tượng của Trung Quốc, là vấn đề Biển Đông. Và xin thưa với các đồng chí, hiện nay, đến năm 2011 dân số Trung Quốc là 1 tỷ 354 triệu người dân. Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc đang sống trong thời kỳ trỗi dậy ḥa b́nh, các đồng chí nhớ trong thời kỳ trỗi dậy ḥa b́nh, không phải giấu ḿnh chờ thời nữa, lúc năy các đồng chí xem cuộc diễu binh kỷ niệm 60 năm của họ là năm 2009. Nhưng bây giờ Trung Quốc không thể giấu ḿnh nữa, Trung Quốc đang tự khẳng định ḿnh với thế giới và họ làm trỗi dậy ḥa b́nh. Trung Quốc hiện nay đang là một đại công xưởng thế giới và câu chuyện của Libya năm 2011, Syria năm 2012 ở đây, ngành khai thác dầu mỏ của Trung Quốc thua thiệt. Riêng Libya, ông Gaddafi bị tiêu diệt th́ báo cáo các đồng chí 77 cơ sở dầu mỏ Trung Quốc là bị thất thu do đó Trung Quốc đang thực hiện quay lại với ư đồ họ đă nung nấu từ rất xa xưa đó là phải độc chiếm Biển Đông trong thời gian ngắn nhất. Tôi dẫn gợi gọi là tổng quan t́nh h́nh thế giới chút để các đồng chí h́nh dung. Thế giới ngày nay ta phải nói là thế giới của tất cả các cuộc chạy đua và thế giới của tất cả mọi quốc gia, họ thuộc làu một câu, tôi phải nói, họ thuộc làu một câu mà tôi nhắc các đồng chí đang ngủ rất say khi đập dậy mà hỏi th́ các đồng chí phải trả lời được rằng đúng với câu: Không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn. Thế giới ngày nay, tất cả các quốc gia họ đều thuộc một câu là: không có kẻ thù vĩnh viễn, họ sẵn sàng bắt tay với kẻ thù nhưng đạt được mục đích quốc gia của họ. Hôm qua là đối tượng, hôm nay họ có thể là đối tác, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn. Chính v́ điều đó mà tôi quay sang vấn đề Biển Đông với các đồng chí.

    Xin thưa với các đồng chí, nói về biển th́ tôi xin vài nét nói về biển với các đồng chí như sau. Khi tiếp xúc về biển th́ xă hội loài người chúng ta tiếp cận về biển có thể chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là từ thế kỷ 15 trở về trước, giai đoạn thế kỷ 15 trở về trước lúc đó khoa học công nghệ loài người chưa phát triển, do đó con người là sử dụng biển quanh bờ, ven bờ ở đâu th́ sử dụng đó, người ta chưa thấy vai tṛ, tác dụng của biển do đó biển chưa đặt vấn đề tranh chấp. Phải nói từ thế kỷ 15 trở về trước. Từ thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 do khoa học công nghệ phát triển do đó một số vấn đề về biển đă được đặt ra. Và trên thế giới đă h́nh thành một số cường quốc về biển: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nước Anh rồi nước Nga, nước Mỹ v.v… Và xin thưa với các đồng chí nếu tính tổng cộng bề mặt trái đất của chúng ta th́ là 510 triệu km2 th́ biển chiếm 361 triệu km2, có nghĩa là diện tích biển và đại dương gấp gần 2 lần diện tích nổi của trái đất chúng ta. Những châu, những khu vực đất liền mà chúng ta ở đây chẳng qua chỉ là ḥn đảo trôi nổi chiếm khoảng 1/3 diện tích của biển của bề mặt trái đất. Và xin thưa với các đồng chí, biển mang lại nhiều nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng. Rồi hầu hết các loại khoáng sản trên đất liền th́ trong biển, trong ḷng đất đều có với trữ lượng rất lớn. Và các nhà khoa học thế giới, xin thưa với các đồng chí, biển mang lại năng lượng sạch có thể cung cấp gần 12,6 đến 13,6 tỷ KW điện. Và với hơn 270 tỷ tấn nước mặn, khi giải phóng năng lượng này sẽ tương đương với 180 ngh́n tỷ tấn than. Phải nói biển mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho con người chúng ta. Chính v́ điều đó mà xin thưa với các đồng chí, từ thế kỷ 20, đầu thế kỷ 20 các quốc gia bắt đầu đấu tranh đ̣i ưu sách của biển. Tôi phải nói là thế kỷ 15 trở về trước người ta chưa quan tâm đến biển nhưng từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20 th́ thấy nguồn lợi biển rất lớn. Xin thưa với các đồng chí nếu nói thuần túy về mặt giao thông, giao thông trên bộ hết 20 đồng th́ giao thông trên biển chỉ mất 1 đồng, có nghĩa là giao thông trên biển rẻ bằng 1 phần 20. Như vậy ta nh́n những số liệu này ta thấy biển mang lại nguồn lợi rất lớn. Và chính v́ điều đó mà xin thưa với các đồng chí các quốc gia bắt đầu đấu tranh đ̣i ưu sách về biển. Và từ đó trên thế giới cũng bắt đầu xuất hiện những vụ tranh chấp về chủ quyền biển đảo.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đại tá Trần Đăng Thanh giảng về Biển Đông cho lănh đạo các trường Đại học

    Blog Anh Ba Sàm
    P3


    Trước hết ta quay lại, năm 1982 các cuộc tranh chấp quần đảo Malvinas của Argentina, thực dân Anh đă vượt hàng ngh́n cây số qua Đại Tây Dương để tiến công vào quần đảo Malvinas của Argentina. Rồi trên đà tranh chấp khu vực đảo Sip, rồi tranh chấp khu vực đảo Hanish, bán đảo thôi, Hanish là bán đảo thôi chứ không phải đảo và khu vực sừng Châu Phi. Rồi Kuril, báo cáo các đồng chí, sau Đại chiến thế giới lần thứ 2 th́ Liên Xô giữ toàn bộ bán đảo Kuril bởi v́ trước đó là thuộc về Nhật trước Đại chiến giới lần thứ hai. Nhưng sau khi tiêu diệt được 1 triệu 2 vạn quân Quan Đông th́ Kuril là do Liên Xô cũ và bây giờ là Nga quản lư. Rồi Điếu Ngư, báo cáo các đồng chí, Điếu Ngư đấy là tên gọi của Trung Quốc nhưng mà Nhật Bản gọi là Senkaku. Rồi Dokdo viết tắt hai chữ thôi, Nhật Bản gọi là Takeshima nhưng Hàn Quốc gọi là Dokdo. Rồi Hoàng Sa của chúng ta và Trường Sa v.v… Và đặc biệt là khu vực tranh chấp Bắc Cực hiện nay. Báo cáo các đồng chí, Nga, Nauy, Đan Mạch, Mỹ, Canada đang tranh chấp chủ quyền Bắc Cực. Tháng 8 năm 2007, Nga đă thả bia chủ quyền xuống biển Bắc Cực để tuyên bố chủ quyền của Nga là có diện tích 400 ngh́n km2. Như vậy ta phải nói là vấn đề tranh chấp trên biển hiện nay không phải là một khu vực, là một quốc gia mà diễn ra trên phạm vi toàn cầu. V́ sao lại như vậy? Tôi lại nhắc lại câu: không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn. Cứ chỗ nào có lợi ích là họ tranh chấp. Phải nói rơ như vậy chứ không có là chưa hợp lư. Đấy, báo cáo các đồng chí là như vậy.

    Bây giờ quay về vấn đề Biển Đông. Thưa các đồng chí, Biển Đông của chúng ta, ta phải nói Biển Đông là một trong một số biển ở toàn bộ khu vực Châu Á Thái B́nh Dương nói riêng và toàn bộ châu lục nói chung. Mà Biển Đông, xin thưa với các đồng chí, nếu nói về nguồn lợi của Biển Đông th́ có một số vấn đề như sau. Biển Đông có diện tích chính xác là 3 triệu 4 trăm 47 ngh́n km2, ta gọi nôm na là 3,5 triệu km2, gọi dễ tắt là 3,5 triệu km2. Và Biển Đông, xin thưa với các đồng chí, có liên quan đến 9 quốc gia ven biển: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bruney, Philippines v.v… là 9 quốc gia. Và có 2 vùng lớn và rất quan trọng đó là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Đấy, phải nói Biển Đông là như vậy. Và xin thưa với các đồng chí, có nhiều khoáng sản quư hiếm, thủy sản phong phú v..v… và có đường hàng hải quốc tế. Tôi phải nói với các đồng chí biết, tôi phải dùng cái h́nh ảnh tổng quan cho nó dễ. Biển Đông này có vị trí đặc biệt quan trọng …(nói nhỏ với ai đó, không nghe rơ).

    Thưa với các đồng chí, Biển Đông này có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, nếu nói về nguồn lợi th́ Biển Đông có thể xét về 3 lĩnh vực. Một là giao thông, hai là kinh tế và ba là quốc pḥng an ninh. Thưa các đồng chí ta nh́n trên sơ đồ ta thấy Biển Đông là biển lớn thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải. Về giao thông là biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải. Mỗi một ngày có khoảng 200 đến 300 lượt tàu khoảng 5000 tấn trở lên hoạt động. Và nếu nói về giao thông th́ 90% hạm đội 7 của Mỹ ở Thái B́nh Dương đều phải tiếp tế hậu cần kỹ thuật qua Biển Đông, 70% các loại hàng hóa của Nhật Bản hoạt động đều phải qua Biển Đông. 70% đến 80% hàng hóa của Trung Quốc đều phải qua Biển Đông. Do đó, ta phải nói Biển Đông có giá trị về mặt kinh tế rất lớn, về mặt giao thông rất lớn. Do đó, báo cáo các đồng chí, Biển Đông có vị trí quan trọng như vậy. Báo cáo các đồng chí, như vậy là ta thấy Biển Đông về mặt giao thông mà nói là vô cùng quan trọng, về mặt kinh tế th́ toàn bộ Biển Đông chúng ta thấy, theo đánh giá của Mỹ là toàn bộ Biển Đông có trữ lượng dầu mở 50 tỷ tấn, chiếm 19% trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Như vậy Biển Đông rất lớn. Đấy là về kinh tế. Về quốc pḥng an ninh th́ xin thưa với các đồng chí th́ hiện nay toàn bộ hoạt động của khu vực của Mỹ ở Thái B́nh Dương này là phải tùy thuộc vào Biển Đông. Đặc biệt đối với Trung Quốc th́ xin thưa với các đồng chí, Biển Đông nằm trong chiến lược một trục hai cánh cửa, trục là Bắc Nam tức là Bắc đến Nam, và cánh cửa đông là Thái B́nh Dương, và tây là Ấn Độ Dương của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay chưa có chiến lược toàn cầu nhưng Trung Quốc đang có chiến lược một trục hai cánh cửa. Như vậy là về quốc pḥng an ninh với Trung Quốc rất quan trọng. Thứ hai về quốc pḥng an ninh là khu vực Biển Đông có Philippines ở đây nằm trong liên minh quân sự của Mỹ – Philippines. Và Thái Lan là liên minh quân sự Mỹ – Thái Lan. Và phải nói Biển Đông là nơi tranh chấp rất quyết liệt của rất nhiều lực lượng ảnh hưởng đến khu vực này. Như vậy là ta phải nói Biển Đông là có giá trị về mặt giao thông, về mặt kinh tế và về mặt quốc pḥng an ninh.

    Trong Biển Đông th́ có 9 quốc gia liên quan nhưng đặc biệt đối với Việt Nam chúng ta, dải đất h́nh chữ S này mà các đồng chí biết. Mà trong Biển Đông nữa đặc biệt là có hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như thể là cái trục, như thể là cái tim, như thể là cái cốt lơi của Biển Đông. Cho nên nó đặc biệt quan trọng. Hôm nay tôi mời các đồng chí xem như thế này để các đồng chí h́nh dung Biển Đông đối với chúng ta quan trọng như thế nào! Và xin thưa với các đồng chí khi nói tới Biển Đông, tôi nói 3 nước, ư kiến 3 nước. Một là Mỹ, Mỹ nói, các chuyên gia quốc tế quốc pḥng an ninh của Mỹ nói: Biển Đông có vị trí số 1 ở khu vực Đông Nam Á, ai chiếm được Biển Đông th́ người ấy có vị trí số 1. Ông Nhật Bản nói: Biển Đông là yết hầu kinh tế của khu vực…(không nghe rơ) Yết hầu. Trung Quốc th́ không nói số 1, không nói yết hầu nữa, ông Trung Quốc ông nói: Biển Đông là cửa ngơ phía nam, là không gian sinh tồn nuôi sống con cháu nhiều ngàn đời của họ. Các đồng chí thấy, cửa ngơ phía nam, không gian sinh tồn nuôi sống con cháu nhiều ngàn đời của Trung Quốc. Như vậy ta phải nói Biển Đông cực kỳ quan trọng. Thưa với các đồng chí, nói về Biển Đông, đất nước chúng ta ta thấy là đất nước chúng ta chiều dài như vậy là toàn bộ đất nước chúng ta 63 tỉnh thành phố th́ hiện nay có 23 tỉnh thành phố là liên quan đến khu vực Biển Đông. Trước hết tôi nói về Biển Đông chỗ này một chút để các đồng chí h́nh dung. Về mặt lịch sử th́ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nếu các thầy cần tài liệu tuyên truyền cho sinh viên th́ tôi sẽ cung cấp. Nhưng mà hôm nay tôi nói rất vắn tắt, ngắn gọn thôi. Trước thế kỷ 17, Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo vô chủ, không có chủ. Đầu thế kỷ 17 th́ chúa Nguyễn cử một đội ra quần đảo Hoàng Sa đánh bắt hải sản và đi t́m hải sản ở trong các tàu biển bị đánh ch́m mang về dâng nộp triều đ́nh. Giữa thế kỷ 17 đưa một đội ra Trường Sa tiếp. Như vậy là ta khẳng định trước thế kỷ 17 là vô chủ nhưng từ đầu thế kỷ 17 đến về sau này là coi các triều đại phong kiến đ́nh nhà Nguyễn của Việt Nam chúng ta quản lư. Và sau này người Pháp xâm lược chúng ta năm 1858 th́ người Pháp ra tiếp nhận quần đảo Hoàng Sa và Hoàng Sa cũng từ tay triều đại nhà Nguyễn. Đấy phải nói rơ để các đồng chí h́nh dung là như vậy. Và nếu nói về lịch sử th́ tôi phải nói rơ thêm với các đồng chí địa danh như thế này.



    Trước thế kỷ 17, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cái đảo vô chủ. Vào giữa nửa đầu thế kỷ 17, chúa Nguyễn đă tổ chức ra đội Hoàng Sa, lấy người ở thôn An Vĩnh, huyện Bỉnh Sơn, phủ Quảng Ngăi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa, đánh bắt ở các tàu đắm để mang về cống nộp triều đ́nh. Khi đó địa danh quần đảo Hoàng Sa liền một dải bao gồm cả Hoàng Sa và hạ lư Trường Sa. Nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức thêm một đội Bắc Hải lấy người thôn Tứ Chính, xă Cảnh Dương, phủ B́nh Thuận cấp phép ra làm nhiệm vụ như quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động nhà Nguyễn ở tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ lưu trong tài liệu của nhà Nguyễn mà hiện nay đă lưu ở trong tài liệu Viện bảo tàng Hoàng Gia của nước Anh. Và xin thưa với các đồng chí, thời đó tất cả các vua chúa, các tàu thuyền của nhà nước đại Thanh đi qua quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă từng phải đóng thuế cho triều đại nhà Nguyễn. Và khi chúng ta, ngày 25 tháng 7 năm 2012 tiến sĩ Mai Ngọc Hồng đă trao cho Bảo tàng lịch sử Quốc gia tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” th́ càng khẳng định điều đó. Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là do nhà nước Đại Thanh xuất bản năm 1004 tại Bắc Kinh và tái bản tại Thượng Hải năm 1910 và khẳng định rằng đảo Hải Nam là cực nam cuối cùng của nhà nước Đại Thanh. Đấy, để nói với các đồng chí. Hiện nay không những lưu giữ tại Việt Nam mà lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia nước Anh th́ phải khẳng định với các đồng chí như vậy.

    Và nhân đây tôi cũng phải nói luôn, là vừa rồi một số anh bạn của tôi và tất cả các nhà khoa học đă tham gia Hội thảo rất lớn và chúng ta dịch từ nguyên bản tiếng Trung, một số nhà khoa học của Trung Quốc cũng đă phản đối cái việc làm của cái gọi là Trung Quốc. Hôm nay th́ đây, cũng rất nhiều nhà khoa học ở đây, tôi xin đọc một số ư kiến của các nhà khoa học. Thứ nhất là một nhà khoa học là giáo sư Trương Kỷ Phạm – Học viện pháp luật Đại học Bắc Kinh nói: Chúng ta vẽ đường 9 đoạn mà không có một kinh độ, vĩ độ cụ thể nào, không có căn cứ pháp luật, đường 9 đoạn là chiếm hơn 80% Biển Đông là do Trung Quốc tự đặt ra. Tí nữa tôi sẽ mời các đồng chí xem đường 9 đoạn. Lư Lệnh Hoa – nhà Nghiên cứu của Trung Quốc, trung tâm tin tức Hải dương học Trung Quốc viết trong cuộc hội thảo vừa qua: Là con người phải biết giữ nhân t́nh, chúng ta đều là người, không phải là dă thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người không chỉ biết yêu bản thân ḿnh mà nhất định phải tính cả những lợi ích của người khác”. Nếu ư nghĩa của cái đường 9 đoạn là biên giới quốc gia vẽ sát vào biển Việt Nam – Philippines – Malaysia – Bruney… như thế tôi tin các quốc gia đó không thể chấp nhận nếu Nam Hải, Trung Quốc luôn luôn gọi Biển Đông là Nam Hải và xin đề nghị các thầy Việt Nam chúng ta không ai được dùng chữ Nam Hải. Nếu trong trường hợp nào phải dùng chữ Nam Hải, phải lư giải như tôi. Trung Quốc gọi là Nam Hải chứ chúng ta phải luôn luôn gọi là Biển Đông. Nếu Nam Hải được vẽ thành biển nhà của Trung Quốc như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển chắc chắn sẽ không chấp nhận và như thế chúng ta sẽ trở thành tranh chấp măi măi. Chúng ta đang sống trong thế giới mà mọi người phải dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống cũng phải để cho người khác sống chứ. Giáo sư Hà Quang Hộ – Học viện Triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc viết: Quyền lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận th́ anh không có quyền. Giáo sư Trương Tự Quang – Đại học Tứ Xuyên viết: Tôi không đồng t́nh với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng, cần phải giải quyết theo luật quốc tế và Luật biển năm 1982. Như vậy ta phải nói, ta dùng tất cả các thông tin này thuộc cả nước ngoài và nước trong để chúng ta h́nh dung.

    Như vậy biển Việt Nam chúng ta như tôi nói là rất dài. Và chính v́ rất dài đó cho nên biển của Việt Nam chúng ta phải tính theo cơ sở pháp lư quốc tế là ba phần. Một là khu vực Vịnh Bắc Bộ và hai là vùng Nam Trung Bộ và thứ ba là vùng Tây Nam Bộ. Th́ xin thưa với các đồng chí là tôi trước hết tôi nói về đường cơ sở. Thưa với các đồng chí khi nói về Luật biển th́ đầu tiên là những năm đầu của thế kỷ 20 các quốc gia bắt đầu đấu tranh đ̣i quyền lợi biển và trên thế giới h́nh thành hai ư kiến. Ư kiến thứ nhất biển chung của mọi quốc gia. Ư kiến thứ hai nhất trí biển chung của mọi quốc gia nhưng những quốc gia có biển ở ven biển phải có vùng biển của ḿnh cho nên Luật biển đầu tiên được ra đời năm 1958. Và Luật biển năm 1958 qui định tính từ đường cơ sở, đây các đồng chí nh́n theo đường đỏ đây là đường cơ sở. Đường cơ sở là đường ǵ? Đường cơ sở là đường nối liền các đảo gần bờ ở ven biển và mực nước thủy triều xuống thấp nhất, gọi là đường cơ sở. Và Luật biển năm 1958 quy định tính từ đường cơ sở về phía biển chỉ có một vùng biển gồm đảo lănh hải và vùng tiếp giáp lănh hải có 12 hải lư. Tức là tôi nhắc lại, tính từ đường cơ sở về phía biển theo Luật biển năm 1958 mỗi quốc gia có bờ biển, có ven biển chỉ có một vùng biển đó là 12 hải lư, bao gồm lănh hải và vùng tiếp giáp lănh hải. Nhưng lúc đó các nước XHCN ta c̣n rất mạnh cả một hệ thống đấu tranh cho nên năm 1982, 159 quốc gia họp tại Jamaica có cả Trung Quốc và Mỹ th́ bắt đầu ra cái luật thứ hai đó là Luật biển năm 1982. Đấy, phải nói lịch sử ra đời vậy. Luật biển năm 1982 quy định mỗi quốc gia có biển, có bờ biển như kiểu Việt Nam có 5 vùng biển như sau. Tôi ví dụ đây là đường cơ sở, lấy ví dụ tỉnh Khánh Ḥa, đây là đường cơ sở. Từ đường cơ sở về phía đất liền gọi là vùng nội thủy. Vùng nội thủy quốc gia có quyền như sử dụng trên đất liền.

    Nói tóm lại ta nói nôm na vùng nội thủy như ao trong vườn của chúng ta. Vùng thứ hai là vùng lănh hải, vùng lănh hải tính từ đường cơ sở về phía biển 12 hải lư. Mỗi một hải lư là 1856 mét. Vùng thứ ba là vùng tiếp giáp lănh hải, tính từ đường mép ngoài của vùng lănh hải về phía biển 12 hải lư gọi là tiếp giáp lănh hải. Vùng thứ tư là vùng đặc quyền kinh tế tính từ đường cơ sở về phía biển 200 hải lư gọi là vùng đặc quyền kinh tế. Đấy, phải nói rơ luôn đấy là 4 vùng. Và vùng thứ năm đó là thềm lục địa. Thưa với các đồng chí, thềm lục địa được tính từ mép nước cho đến hết vùng đặc quyền kinh tế và đặc quyền kinh tế kéo dài. Chỗ này phải giải thích với các đồng chí một chút. Đây là vùng thềm lục địa, thềm lục địa tính từ mép nước ở đây theo đáy đại dương đến hết chỗ này gọi là thềm lục địa pháp lư và đoạn này gọi là thềm lục địa pháp lư kéo dài. Và kéo dài được tính từ chỗ này đến đây 350 hải lư. Đây là luật pháp quốc tế. Trong trường hợp các quốc gia có những vùng biển chồng lấn lên nhau th́ hai bên đàm phán song phương ta gọi là vùng chồng lấn. Vùng chồng lấn này hai bên cùng đàm phán, ví dụ Việt Nam có vùng chồng lấn với Trung Quốc, với Malaysia, với Philippines, với Bruney, với Campuchia, với Thái Lan, hai bên đàm phán song phương để kư những vấn đề có thể chấp nhận được. Th́ đấy, tôi xin thưa với các đồng chí luật pháp quốc tế quy định như vậy. Và tôi cũng phải nói thêm với các đồng chí là trong luật pháp quốc tế tính từ đường cơ sở hay tính pháp lư là chỉ tính những đảo nổi c̣n không tính những băi cạn, hoặc là băi san hô, hoặc là những băi mà ta dựng quyền chủ quyền. Đấy phải nói rơ như vậy.

    Vậy th́ biển của Việt Nam được phân chia như sau. Thứ nhất là vùng Vịnh Bắc Bộ, báo cáo các đồng chí, Vịnh Bắc Bộ được chia từ đảo Cồn Cỏ đến mũi Rinh Cơ của đảo Hải Nam và được chia cụ thể tính từ sông Ca Long theo một cái đường như vậy là về cái đường giới tuyến. Và nếu tính phân chia như thế này th́ Việt Nam 53%, Trung Quốc 47% bởi v́ biển của Trung Quốc ít hơn. Và trong phân chia này có một vùng gọi là vùng dùng chung, vùng dùng chung. Đấy phải nói rơ như vậy. Và báo cáo các đồng chí, vùng dùng chung đến măi 25 tháng 10 năm 2012, à xin lỗi, ngày 25 tháng 12 năm 2010, chúng ta mới kư với Trung Quốc xong. Báo cáo các đồng chí là bắt đầu trong 10 năm vừa rồi: 2000 đến 2010. Như vậy là vùng phân chia Vịnh Bắc Bộ.

    Hôm qua đồng chí Phó chỉ huy trưởng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân nói rơ luôn từ khi chúng ta đă kư với Trung Quốc như thế nào, th́ xin thưa với các đồng chí, hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vùng lănh hải của chúng ta ở Vịnh Bắc Bộ giảm hẳn. Tất nhiên là anh bạn của chúng ta lắm tṛ lắm, phải nói là lắm tṛ. Ví dụ họ đi khai thác, khoan thăm ḍ của họ như thế này: một cái tàu kéo của họ kéo theo các giàn khoan th́ cái tàu kéo của họ kéo cái giàn khoan th́ đường cáp của họ kéo dài 10 cây số. Mà 10 cây số đến lúc họ ṿng họ cua th́ ta thấy cái xe container nó cua th́ ṿng phải lớn, th́ đến lúc nó cua th́ nó vào vùng biển của chúng ta. Cái kiểu là kiểu như thế. Th́ hôm qua các đồng chí, tôi phải nói là đồng chí Tư lệnh Phó tham mưu trưởng dùng cũng dùng h́nh ảnh này, phải giải thích rơ là như vậy. Họ khai thác đây chẳng hạn nhưng họ cứ cua cua vào vùng biển của chúng ta th́ báo cáo rơ là như thế, kiểu “rung cây dọa khỉ”.

    Vùng Tây Nam Bộ th́ xin thưa với các đồng chí đây là vùng Tây Nam Bộ, nó rất phức tạp. Báo cáo các đồng chí nó liên quan đến đảo Cổ Tru, đảo Phú Quốc v.v… Đây cái đảo Phú Quốc của chúng ta. Đây là vùng nước lịch sử mà Việt Nam kư với Campuchia năm 1982. Tại sao chúng ta kư được? Sau năm 1978 chúng ta cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi ách diệt chủng cho nên vùng nước lịch sử là như vậy. Thưa các đồng chí, hiện nay họ lại đang đ̣i, họ lại đang ư kiến và hiện nay chúng ta phải dựa vào cái đường Bre-vơ. Cái đường này mới là cái đường quan trọng. Cái đường này là đường mà người Pháp đă kư có công ước quốc tế từ năm 1939. Ta xem th́ đúng là đây cũng gần thật nhưng bởi v́ người nước Việt Nam, đất có thổ công sông có hà bá, sống ở đây lâu rồi th́ họ phải chịu thế chứ. Báo cáo các đồng chí là như vậy, … nó rất phức tạp.

    Bây giờ những hành động xâm lấn của nước ngoài, th́ xin thưa với các đồng chí, đây là tôi tổng kết lại thống nhất với Bộ Tư lệnh Hải quân và thống nhất với lại các cơ quan hữu quan th́ hôm nay tôi nói với các thầy ở đây gọi là nguyên khí của quốc gia rồi đấy, tôi phải nói là nguyên khí của quốc gia cho nên tôi nói hết, tôi không giấu cái ǵ cả. Hiện nay hành động xâm lấn của nước ngoài, nước ngoài th́ là chung nhưng mà nhiều hơn (cả) là Trung Quốc, tôi nói là nhiều hơn đấy nhé, chứ không phải là nhiều nhất. Nhiều hơn v́ hơn và nhất là khác nhau đấy nhé.

    Nhiều hơn (cả) là Trung Quốc. Một là họ đẩy mạnh tuyên truyền Biển Đông là của Trung Quốc tạo dựng hành lang pháp lư với quốc tế, đấy là việc làm đầu tiên của họ. Thứ hai là đẩy mạnh đầu tư nâng cấp vùng chiếm đóng đặc biệt là Hoàng Sa, tí nữa mời các đồng chí sẽ xem h́nh ảnh. Thứ ba là ngăn cản phá hoại các hoạt động kinh tế trên Biển Đông của ta. Thứ tư là đẩy mạnh đánh bắt thủy sản tạo ra vùng đánh bắt truyền thống. Thứ năm, thăm ḍ, khảo sát, mời thầu vùng tài nguyên trên biển của chúng ta. Thứ sáu, t́m mọi cách để hạ đặt giàn khoan trên biển của ta nếu ta không ngăn chặn kịp thời. Thứ bảy là chiếm băi cạn của ta trong trường hợp ta không có người chốt giữ, nếu mà ta sơ xểnh cái là nó cướp luôn. Và đích cuối cùng là độc chiếm Biển Đông. Đấy, phải nói rơ luôn. Tất cả những hành động này tôi phải nói là hành động của nhiều quốc gia nhưng mà Trung Quốc là nhiều hơn. Th́ báo cáo các đồng chí đây hành động của họ xâm lấn biển của chúng ta được minh họa bằng h́nh ảnh như sau: Họ đưa ra cái gọi là đường 9 đoạn rất vô lư này, nhân chỗ này. Ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 năm 2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của chúng ta sang thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Ông Hồ Cẩm Đào nói đường 9 đoạn là do Quốc dân đảng để lại, Đảng cộng sản Trung Quốc có thực hiện th́ nhân dân Trung Quốc mới theo. Th́ đồng chí Hồ Cẩm Đào … à … đồng chí Nguyễn Phú Trọng của chúng ta nói lại luôn. Ông Hồ Cẩm Đào vừa dứt th́ đồng chí Nguyễn Phú Trọng nói lại luôn: Các đồng chí nói chưa đúng. Quốc dân đảng để là 11 đoạn, các đồng chí xóa đi 2 đoạn, đấy là một. Quốc dân đảng để lại Đài Loan độc lập, các đồng chí đang xóa Đài Loan rồi.

    Ta phải nói rơ luôn là như vậy. Và toàn bộ cái đường chín khúc của họ được minh họa cụ thể như sau. Nếu diện tích Biển Đông 3,5 triệu km2 th́ đường lưỡi ḅ của họ 3,2 triệu km2. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của chúng ta xin thưa với các đồng chí nói chính xác là quần đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng 390km, báo cáo các đồng chí nếu nói vẫn nằm trong thềm lục địa của chúng ta. Năm 2007, tôi hội thảo đầu tiên với Tổng công ty khai thác khoan thăm ḍ th́ chính xác là quần đảo Hoàng Sa bị Quốc dân đảng đánh chiếm một số đảo từ năm 1947 kia. Nhưng hiện nay các tài liệu của chúng ta không nói nhiều lắm th́ tôi cứ nói theo thông tin là năm 1956 Trung Quốc đánh chiếm bán đảo phía đông. Tại sao năm 1956 đánh chiếm bán đảo phía đông bởi v́ sao, lúc đó Pháp vừa mới thua trận, quân Ngụy Sài G̣n chưa ra tiếp quản hết cho nên đảo phía đông bị trống, Trung Quốc ra chiếm. Năm 1974, sau khi Mỹ kư hiệp định Paris năm 1973, Mỹ rút nên hải quân rất non kém và Trung Quốc nhanh chóng chiếm thời cơ đó đánh chiếm toàn bộ nhóm đảo phía Tây. Đấy, báo cáo các đồng chí, đấy toàn bộ là quần đảo Hoàng Sa. Nói chính xác là đến tháng 2 năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm xong quần đảo Hoàng Sa từ tay ngụy quân Sài G̣n. Họ đặt sở chỉ huy hải quân trên đảo Phú Lâm, báo cáo các đồng chí bởi v́ trong quần đảo Hoàng Sa th́ đảo Phú Lâm là cái đảo lớn nhất của họ. Đấy, cái đảo Phú Lâm đấy, th́ hiện nay họ đă xây dựng một sở chỉ huy trên đảo Phú Lâm như vậy, rất hiện đại.
    Cái này hôm nói Đại học Thể dục thể thao chưa nói th́ hôm nay nói thêm v́ đây là các nguyên khí quốc gia nên nói thêm. Toàn cảnh đảo Phú Lâm họ có một đường băng, báo cáo các đồng chí là dài 2700m và rộng là 120m. Toàn bộ cảng Phú Lâm báo cáo các đồng chí rất nhộn nhịp là băi đá Chữ Thập, trước kia nếu các đồng chí nh́n màn h́nh bên tay trái và bên tay phải hiện nay họ xây nhà nổi trên đấy. Nhà nổi trên băi đá Châu Viên, rồi trên băi đá Gạc Ma, báo cáo các đồng chí, băi đá Gạc Ma tí nữa tôi sẽ nói. Riêng băi đá Gạc Ma là 64 chiến sĩ hải quân của chúng ta trên một chuyến tàu vận tải đă hy sinh anh dũng trên băi đá Gạc Ma. Trên nhà Lâu Bền trên băi đá Caven Rồi hành động cắt cáp, báo cáo các đồng chí, hôm qua đồng chí Tham mưu phó hải quân, à, Phó chỉ huy tham mưu trưởng hải quân cũng nói tại sao lại dẫn cắt cáp này bởi v́ Quốc hội cũng chất vấn hải quân đi đâu mà để cho cắt cáp? Bởi v́ xin thưa với các đồng chí cũng là do tính toán kinh tế cả thưa các đồng chí. Tôi đây là tôi chỉ nói lại thôi các ư kiến của các đồng chí, các đồng chí nói là lúc đó Tập đoàn Dầu khí quốc gia nói rằng, ta khai thác thăm ḍ cách mũi Đại Lănh 120 hải lư giữa vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta cho nên không cần bảo vệ cho nên nó mới cắt cáp. Chỗ nào cứ lơi ra bảo vệ là nó đến ngay. Vụ thứ hai là cắt cáp tàu Vicking của chúng ta. Việc đầu với hải quân là ngày mùng 10 nhưng ngày mùng 9 là Tập đoàn dầu khí đă tiến hành rồi cho nên nó tiến hành khi mà cáp thăm ḍ của chúng ta ở độ sâu 10m khi phát hiện đến th́ đă hạ sâu xuống 30m nhưng nó vẫn cắt cáp được. Và báo cáo với các đồng chí, mặc dù gọi là tàu ngư chính hay tàu đánh cá của họ nhưng tốc độ của họ đều lớn hơn tàu hải quân của chúng ta. Rồi Trung Quốc đơn phương vô lư ra lệnh vùng cấm đánh bắt cá từ ngày mùng 1 tháng 6 đến mùng 1 tháng 8 hàng năm, th́ xin thưa với các đồng chí là như vậy.

    Quy hoạch bản đồ thăm ḍ dầu khí của Trung Quốc này tại Biển Đông. Các đồng chí thấy chỗ nào cũng thấy của Trung Quốc hết. Và mới đây nhất là họ đưa ra mời thầu 9 lô dầu khí, báo cáo các đồng chí, 9 lô đấy. Toàn bộ 9 lô này chúng ta đang nghiên cứu và 9 lô này đều nằm trong thềm lục địa của chúng ta, đặc quyền kinh tế của chúng ta. Toàn bộ trên Biển Đông đặc biệt là quần đảo Trường Sa của chúng ta th́ hiện nay, báo cáo các đồng chí, là Hoàng Sa th́ nhà nước Trung Quốc đă đánh chiếm xong năm 1974. Và toàn bộ quần đảo Trường Sa của chúng ta hiện nay là có 5 nước … à xin lỗi … 4 nước 5 bên đang có điểm có thể đóng quân: Việt Nam, Philippines, Malaysia và Trung Quốc, thêm một bên nữa là Đài Loan (đây là cờ Đài Loan). Báo cáo các đồng chí, Việt Nam chúng ta hiện nay đang duy tŕ 33 điểm đóng quân, 33 điểm có quân, là lớn nhất, c̣n Trung Quốc này … Trung Quốc này (chỉ lên bản đồ). Như vậy là ta nh́n trên sơ đồ này ta thấy không phải là chúng ta một bên và đối phương một bên mà là rất nhiều xôi đỗ, cài răng lược với nhau, cho nên giải quyết rất khó khăn, không phải là một nước mà rất nhiều nước. Đấy, xin thưa với các đồng chí là như vậy. Như vậy, tôi đă cung cấp với tất cả các đồng chí t́nh h́nh như vậy. Như vậy là bây giờ về mặt đường lối quan điểm của chúng ta ra sao. Đây cái này mới là cốt lơi nhất để định hướng cho các thầy và các thầy lại truyền lửa cho sinh viên đấy.

    Xin thưa với các đồng chí về mặt nhận thức mà nói khi giải quyết vấn đề về Hoàng Sa, Trường Sa hay đến t́nh h́nh Biển Đông, chúng ta không được phép là chĩa mũi dùi vào một phía nào đó mà hiện nay thiên hướng là cứ tập trung vào mỗi ông Trung Quốc. Xin thưa với các đồng chí nếu chúng ta chỉ tập trung vào mỗi một ḿnh ông Trung Quốc là hoàn toàn chưa đúng, chưa chính xác mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với các nước ASEAN.

    Kính thưa các thầy, các cô, các nhà sư phạm, các nhà quản lư, hôm nay tôi nói rơ về quan điểm chúng ta phải nói, trước hết với Trung Quốc chúng ta có hai điều không được quên. Điều thứ nhất không được quên, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, trên dưới hai chục lần các triều đại phong kiến Trung Quốc đă từng xâm lược Việt Nam. Từ nhà Tùy, nhà Đường, từ đại Tống, đại Minh, đại Nguyên, đại Thanh, đại đại ǵ đi chăng nữa th́ đều bị Đại Việt “đánh cho nó chích luân bất phản, cho phiến giáp bất hoàn” … đánh cho phải chui ống đồng trốn chạy về nước. Đó là điều rơ ràng chúng ta có quyền tự hào dân tộc của chúng ta. Hơi buồn cái là sinh viên thanh niên chúng ta hiện nay không biết lịch sử. Đồng chí nào mà pḥng quản lư sinh viên nếu mà tổng kết lịch sử nó hơi dài hơi ngại th́ liên hệ với tôi, tôi xin kính biếu các đồng chí. Lịch sử dân tộc Việt Nam rất gọn, có 39 trang giấy A4 mời cho học sinh, sinh viên học, nhớ lấy, có 39 trang thôi. Có rất nhiều đồng chí bảo tôi in sách nhưng mà thôi. Đấy là một. Cái điều thứ hai chúng ta không được quên đó là tháng 12 năm 1950 chúng ta giành thắng lợi chiến dịch biên giới, khai thông biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Và trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đă từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đă từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên.

    Thứ hai, với Mỹ. Xin thưa với các đồng chí trong giáo dục đặc biệt là pḥng sinh viên và đoàn thanh niên các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rơ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua v́ lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha. Tôi xin thưa với các đồng chí biết, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngày nay tôi xin nói rơ luôn, tôi nói câu này, tôi định tí nữa nói nhưng mà tôi xin nói luôn, báo cáo với các đồng chí các chuyên gia quân sự, và các chuyên gia kinh tế của họ đang nói với chúng ta, xin thưa với các đồng chí đối với giáo dục đào tạo của chúng ta, họ nói một câu như thế này các đồng chí suy nghĩ: Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây. Và họ khẳng định hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện h́nh ảnh con người Mỹ trong con mắt người Việt Nam ở thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện h́nh ảnh người Mỹ trong con mắt thế hệ trẻ người Việt Nam. Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến ḥa b́nh trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta. Đấy, tôi phải nói rơ là như vậy. Như vậy, với Trung Quốc, với Mỹ.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đại tá Trần Đăng Thanh giảng về Biển Đông cho lănh đạo các trường Đại học

    Blog Anh Ba Sàm
    P4


    Với cái thứ ba là với cộng đồng ASEAN. Chúng ta không bao giờ bỏ được liên kết khối. Việt Nam là thành viên một trong mười quốc gia ASEAN, chúng ta phải dựa vào 3 trụ cột: một là kinh tế, hai là văn hóa xă hội và ba là quốc pḥng an ninh. Th́ đấy là 3 trụ cột để chúng ta gắn kết khối. Đấy là quan điểm chung. Thưa với các đồng chí, đối với người Mỹ, đối với Biển Đông, đối với Trung Quốc từ 3 quan điểm trên chúng ta thực hiện tốt 3 cái điều không được mất. Cái không được mất thứ nhất là cái chủ quyền và quyền chủ quyền. Chủ quyền và quyền chủ quyền là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm.

    Xin thưa với các đồng chí năm 1077, trên sông Cầu đă vang lên: Sông núi nước Nam vua Nam ở, sách trời đă phân định rơ ràng, có sao chúng bay đến xâm phạm, chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Đây là khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền đầu tiên của đất nước chúng ta. Thế kỷ 13 có ông vua Trần Nhân Tông là một trong những ông vua anh minh của thời nhà Trần đă khuyên cáo và xin thưa với các đồng chí là ông ta nhắc lại tất cả các thần dân đất Việt và hôm nay tất cả các nguyên khí của quốc gia nước ta, xin thưa với các đồng chí, hiền tài là nguyên khí của một quốc gia, khí mệnh th́ nước vượng cho nên hôm nay khí đang mạnh, nước đang vượng th́ tôi xin đọc tuyên chiếu của ông Trần Nhân Tông để cho các nguyên khí quốc gia, mời các đồng chí nghe. Ông nói: “Các ngươi chớ quên, chính các nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo v́ rằng họ cho ḿnh cái quyền nói một đường làm một nẻo cho nên cái họa lâu đời của chúng ta là họa Tầu hán”. Thế kỷ 13 vua Trần Nhân Tông đă nhắc chúng ta cái họa lâu đời của ta là họa Tầu hán. “Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lại lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời cho con cháu mai sau”. Đấy là thế kỷ 13. Thế kỷ 15, sau khi thắng quân Minh, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trăi viết “B́nh ngô đại cáo”: “Như nước đại Việt ta từ đó, vốn xưng nền văn minh đă lâu, sơn hà cư vực đă chia, phong tục bắc nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lư, Trần xây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều hùng cứ một phương. Dẫu cường nghiệp có lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có”. Do đó, đây cũng là chủ quyền và quyền chủ quyền. Mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, vua Quang Trung cũng nhắc: “Đánh cho tóc để dài, đánh cho răng để đen, đánh cho chúng chích luân bất phản, đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ, đánh cho thừa nhận nước Nam anh hùng đă có chủ”. Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập cũng khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác cũng khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền. Trong cái việc tổng mưu chính hải giám của Trung Quốc cắt cáp của tàu B́nh Minh 2 và Vicking 2 của chúng ta th́ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại đảo Cô Tô của Quảng Ninh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Nha Trang cũng khẳng định nhân dân Việt Nam rất ưa chuộng ḥa b́nh nhưng quyết tâm mang toàn bộ sức mạnh của dân tộc ḿnh để bảo vệ toàn bộ chủ quyền của biển đảo chúng ta.

    Như vậy điều thứ nhất không được mất là chủ quyền và quyền chủ quyền. Điều thứ hai không được mất đó là môi trường ḥa b́nh, thứ hai và thứ nhất lại mâu thuẫn với nhau cho nên xin thưa với các đồng chí không được mất chủ quyền và quyền chủ quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường ḥa b́nh. Trong t́nh h́nh hiện nay phải giữ được môi trường ḥa b́nh. Để xảy ra chiến tranh, xin thưa với các đồng chí vất vả lắm. Đây các thầy biết rồi đất nước chúng ta đang bộn bề công việc, nào là Nghị quyết trung ương 3 tổ chức lại nền kinh tế, Nghị quyết Trung ương 4 một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, Nghị quyết Trung ương 5, 4 kết luận và một nghị quyết, đang rất nhiều vấn đề, đang phải chống một loại giặc, mà là giặc vô h́nh nhưng rất tác hại đó là giặc nội xâm. Bây giờ báo cáo các đồng chí, rất nhiều người hỏi t́m được người bệnh rồi, bốc được thuốc rồi nhưng mà ai uống thuốc đầu tiên? T́m được người bệnh rồi, bốc đúng thuốc rồi, bảo người bệnh uống nhưng người bệnh lại không uống. Khó thế! Báo cáo các đồng chí như vậy. Nên xin thưa với các đồng chí, nội trong đất nước chúng ta, kinh tế vĩ mô th́ vậy, kinh tế vi mô th́ vậy, đối nội th́ vậy, đối ngoại th́ vậy cho nên bây giờ ưu tiên tối thượng phải giữ được môi trường ḥa b́nh.

    Tôi xin báo cáo với các đồng chí, không biết các thầy thế nào chứ tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại lắm, anh em đi Trung Quốc được không, anh em có đánh nhau hay không v.v… Tôi bảo cứ đi chứ, sang đấy có sâm tốt th́ cứ mua về chứ, việc ǵ mà không đi. Việc nào ra việc ấy. Tôi xin thưa với các đồng chí mặc dù chân họ đá nhưng ta phải biết ta tránh. Cho nên cái không được mất thứ hai là môi trường ḥa b́nh. Cái không được mất thứ ba đó là mối t́nh đoàn kết nhân dân hai nước. Nói điều này th́ có người bĩu môi, có người chưa đồng t́nh. Nhưng thôi xin thưa với các đồng chí, lịch sử giao cho dân tộc chúng ta phải sống bên cạnh cái nước ta bảo họ tư tưởng nước lớn, không phải tư tưởng, họ là nước lớn thật sự. Nói tư tưởng thế nào được, họ là nước lớn thật sự. Dân số của họ là 1 tỷ 354 triệu người dân, ta có 87 triệu, họ là nước lớn thật sự, cứ bảo tư tưởng nước lớn, họ nước lớn ,không phải tư tưởng, thật sự! Trong chiều dài lịch sử trên dưới 20 lần họ xâm lược chúng ta cơ mà. Các đồng chí học [lớp] “Đối tượng 2″, tôi c̣n mời các đồng chí xem chiến tranh tháng 2 năm 79 thế nào. Các thầy c̣n được xem cụ thể h́nh ảnh, diễn biến ra sao v́ hồi tôi c̣n trong Viện c̣n nhiều thông tin, mà được cung cấp đầy đủ, cho nên tôi phải nói rơ với các thầy như vậy. Cho nên ta không phải như con thuyền, ta không phải là một căn hộ, không thích ở Mỹ Đ́nh th́ sang Linh Đàm, không thích Linh Đàm th́ về Trung Ḥa Nhân Chính, không phải thích ở sông Hồng th́ ra sông Mă mà ở. Xin thưa, lịch sử giao chúng ta như vậy, nhớ lời dặn của các cụ ngày xưa: “Thứ nhất cận thân, thứ nh́ cận lân”, “Vắng anh em xa mua láng giềng gần”, rồi“Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Vắng anh em xa có láng giềng gần”. Ta phải chấp nhận.

    Cho nên ta phải học tập cha ông chúng ta. Báo cáo các đồng chí, một câu chuyện mà lịch sử mà đă dạy cho chúng ta nhắc nhở thời nhà Lê chém tên Liễu Thăng, tên Liễu Thăng là một tướng mang 10 vạn quân để viện trợ cho quân Thông. Nhà Lê chém chết nhưng sau đó nhà Lê hàng năm vẫn đúc một cái tượng bằng vàng bằng cái đầu Liễu Thăng sang cống nạp để làm sao ḥa hiếu giữ cho muôn đời không phải chiến tranh. Tất nhiên bây giờ ta không phải cống nộp như vậy, ta b́nh đẳng nhưng ta phải khẳng định rất rơ ràng như 3 cái không như vậy. Bốn cái tránh. Tránh đối đầu quân sự v́ đối đầu quân sự dẫn đến chiến tranh, tránh thứ hai là đối đầu toàn diện. Báo cáo các đồng chí hiện nay Bộ Giáo dục đào tạo, ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 năm 2011 vừa qua, Tổng Bí thư ta sang thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Hồ Cẩm Đào – Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc. Ta vẫn kư hợp tác giáo dục đào tạo với Trung Quốc cơ mà. Cho nên ta phải nói là ta tránh đối đầu quân sự, tránh đối đầu toàn diện. Cái tránh thứ ba đó là tránh bị bao vây cô lập. Người Trung Quốc họ ngoại giao khác chúng ta, báo cáo các đồng chí tôi nói một câu chuyện. Khi ông Hồ Cẩm Đào đi sự Hội nghị APEC năm 2011 qua 10 nước Châu Phi, mời 10 nguyên thủ Châu Phi sang thăm Bắc Kinh, thăm viếng chơi bời xong xuôi, ông Hồ Cẩm Đào kư một cái quyết định viện trợ cho không 10 nước này 16 tỷ đô cơ mà. Họ nói nhưng họ làm. Họ nói nhưng họ cho luôn. Bây giờ ta có người em: em em em làm cho anh cái này, đứa em nó cũng ngoan: vâng, em làm. Nhưng mà giả sử chúng ta cho nó một ít tiền và em làm cho anh cái này và ta cho luôn th́ nó hăng hái hơn. Ta phải thấy rơ như vậy. Cho nên họ ngoại giao bây giờ, ngoại giao bằng sức mạnh. Và tôi xin thưa, nếu chúng ta đọc một số tạp chí trên mạng, An ninh thế giới, th́ hiện nay nhiều quốc gia đặc biệt là Châu Phi họ đang đánh giá Trung Quốc là một dạng thực dân kiểu mới, đang tàn phá đất nước Châu Phi rất lớn. Và đất nước chúng ta xin thưa các đồng chí …(không nghe rơ) không được bị bao vây cô lập.

    Và cái không thứ tư đó là không được lệ thuộc vào nước ngoài. Tránh thứ nhất là đối đầu quân sự , tránh thứ hai là đối đầu toàn diện, tránh thứ ba bị bao vây cô lập, và tránh thứ tư lệ thuộc nước ngoài, 3 không 4 tránh. Hành động đấu tranh kiên quyết, kiên quyết đỉnh cao là báo cáo các đồng chí, đồng chí Tổng Bí thư của chúng ta sang tận bên kia nói rơ, và nói rơ với Hồ Cẩm Đào rằng: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lư, các đồng chí không nhất trí, tôi với các đồng chí cùng ra ṭa quốc tế. Ṭa án quốc tế xử lư như thế nào th́ tôi chấp nhận như thế. Tổng Bí thư ta đă khẳng định như vậy đấy. Như vậy là rất kiên quyết rồi, không có úp mở ǵ cả, ta không có né không có tránh ǵ cả. Và vừa rồi cuộc đấu tranh mới nhất là Bộ Quốc pḥng, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng, Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc đă trả lời rất rơ: vấn đề đó là của Việt Nam. Kiên quyết nhưng phải kiên tŕ. Báo cáo các đồng chí bảo bây giờ ta đ̣i lại Hoàng Sa là rất khó, bây giờ nó đă chiếm nó đă xây như trên bảo đ̣i là rất khó nhưng ta vẫn phải đ̣i. Báo cáo các thầy, bây giờ tôi đi giảng các nơi tôi bảo các cụ cao tuổi gần về với tổ tiên dặn sổ đỏ để đâu, tiền để đâu, vàng để đâu nhưng phải dặn thêm rằng là con cháu ḍng họ chúng ta phải cùng với nhân dân cả nước góp phần để đ̣i được Hoàng Sa, đ̣i một phần của Trường Sa nữa, phải đ̣i chứ. Kiên quyết, kiên tŕ, khôn khéo. Khôn khéo nghĩa là đừng để xảy ra chiến tranh, đừng để va chạm, cứ tránh đă. Cha ông ta đă dạy: Tránh voi không xấu mặt nào. Cứ tránh đi đă, c̣n khi nào không tránh được th́ ta phải khẳng địng: dù rằng đời ta thích hoa hồng, khi nào kẻ thù buộc ta ôm cây súng. Phải nói rơ là như vậy chứ, đúng không? Phải tránh. Kiên quyết, kiên tŕ, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích và phải kiên định, đấu tranh bằng biện pháp ḥa b́nh. Tôi cũng xin thưa với các đồng chí nhân chỗ này, nhân buổi thông tin hôm nay tôi cũng phải nhắc nhở.

    Xin thưa với các đồng chí từ năm 2007 đến nay trên địa bàn Hà Nội, đây là thông tin của đồng chí Đại tá Tiến sĩ Bạch Thành Định – phó Giám đốc công an Hà Nội vừa mới hội thảo hôm qua với chúng tôi. Tôi cũng xin thông tin cho các đồng chí biết. Năm 2007 chúng ta có 4 đợt, 4 cuộc biểu t́nh diễn ra chống Trung Quốc. Năm 2007 có 2-3 cuộc biểu t́nh diễn ra vào ngày 9-12, 16-12, và ngày 23-12, thành phần chủ yếu là các trường, một số sinh viên của một số trường đại học, thành phần chủ yếu là một số sinh viên của một số trường đại học, xin phép không nêu tên cụ thể ra. Không tôi nêu tên các đồng chí lại bảo em có đâu, trường tôi có đâu, phức tạp lắm. Tôi cứ nói rơ là như thế c̣n trường nào có th́ xin thưa với các đồng chí pḥng sinh viên phải quản lư. Th́ hiện nay sinh viên của chúng ta là các trường đại học, các đồng chí cứ bảo anh nói là thế nọ thế kia, quản lư hiện nay khác với những năm các thầy học, các thầy là sinh viên, khác với thế hệ tôi năm 69-70 là sinh viên. Thời đó, chúng ta ở kư túc xá pḥng sinh viên quản lư 100%, bây giờ pḥng sinh viên chỉ quản lư một phần thôi c̣n chủ yếu các cháu ở là tự túc. Báo cáo các đồng chí khẩu hiệu của họ là ǵ: Bảo vệ tổ quốc, Hoàng Sa – Việt Nam, Trường Sa – Việt Nam, Hoàng Sa – Trường Sa là máu thịt của Việt Nam v.v… Rồi họ hát những bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng ”, “Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi” v.v…

    Đặc biệt năm 2011 có 11 cuộc biểu t́nh bất hợp pháp, bắt đầu là hoạt động tự phát của học sinh, sinh viên một số trường đại học, cao đẳng. Báo cáo các đồng chí đây nguyên nhân đều là từ học sinh, sinh viên cả, từ các trường đại học cả. Đây là các thầy, các “lănh tụ”, các thầy ở đây phải nắm được cho, phát tán lời kêu gọi xuống đường biểu t́nh trước Đại sứ quán, trên Internet. Báo cáo các đồng chí họ nói ra là ưu tiên yêu nước, phản đối Trung Quốc đặc biệt là có một số những người đă từng, tôi xin thưa với các đồng chí, có thể đang công tác, có thể là đă về hưu th́ tôi không nắm rơ, có lẽ các thầy nắm rơ hơn. Ví dụ như là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Giáo sư Nguyễn Đông Yên, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Nhà văn Nguyễn [Phạm] Xuân Nguyên, Giáo sư Huệ Chi v.v… đấy, cũng tham gia. Tôi xin nêu ở đây để các thầy nghiên cứu. Báo cáo các đồng chí, t́nh h́nh rất phức tạp ở chỗ ví dụ ngày 18 tháng 9 năm 2011 nhằm thử phản ứng của Chính quyền Hà Nội có khoảng 20 người chia thành từng nhóm tại khu vực Tượng đài Lư Thái Tổ, khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm để thăm ḍ trực tiếp, duy tŕ phản động tụ tập. Đáng chú ư là ngày mùng 9, 9h sáng ngày 16 tháng 10 năm 2011 đối tượng là Bùi Thị Minh Hằng ở Bà Rịa – Vũng Tàu cùng 17 người tụ tập ở Đền Ngọc Sơn có hành vi la hét, chửi bới, lăn ra đường vu cáo bị ăn cướp lắc vàng rồi v.v…, cắt máu tự tử v.v… làm hành động rất phức tạp.

    Năm 2012, từ ngày mùng 1 tháng 7 đến nay có 4 cuộc biểu t́nh bất hợp pháp. Tôi phải nói rơ luôn, lời kêu gọi biểu t́nh, nội dung là kêu gọi tuần hành chống Trung Quốc, ủng hộ Luật biển Việt Nam v.v… và v.v… Xin thưa với các đồng chí có người c̣n ngang nhiên trên trang facebook …(không nghe rơ) lời kêu gọi biểu t́nh để đ̣i kiến nghị cách chức ông nọ, kỷ luật ông kia v.v… Xin thưa với các đồng chí, đây là việc làm của một bộ phận ít sinh viên thôi, chứ đại bộ phận học sinh, sinh viên của chúng ta là tốt. Và số này rất ít thôi nhưng nó đang lợi dụng vấn đề này để mà gây rối, yêu nước nhưng mà phải đúng lúc. Tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu t́nh ấy viết đơn t́nh nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày. Báo cáo các đồng chí chỉ cần ngồi tàu từ đây ra đảo gần nhất của Trường Sa thôi mất 3 đêm 4 ngày rồi, không cần phải…(không nghe rơ). Nhưng nó cho mấy chục ngh́n để thế nọ thế kia.

    Xin thưa với các đồng chí, đây là vấn đề hết sức lưu ư. Và hiện nay bất cứ một quốc gia nào cũng thế, lực lượng thanh niên, lực lượng sinh viên là đội ngũ trí thức, là rường cột của quốc gia. Và các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề này để kích động vấn đề này, để …(không nghe rơ) vấn đề này để làm sao gây rối được t́nh h́nh. Thông qua những buổi như này để kính mong các thầy, các đồng chí làm công tác quản lư sinh viên làm cho tốt. C̣n xin thưa với các đồng chí sức mạnh quốc pḥng của Việt Nam cũng có, ngoài ư chí của dân tộc chúng ta cũng tích cực mua sắm vũ khí. Hải quân hiện nay có 5 binh chủng, đấy tôi mời các đồng chí xem một số lực lượng hải quân của chúng ta, lực lượng sức mạnh của chúng ta. Sức mạnh quốc pḥng của Việt nam xin thưa ta cũng có tên lửa S300… mà một số các đồng chí đă từng học ở Quốc pḥng an ninh Đối tượng 2, Học viện Chính trị đến tận trung đoàn xem S300 rồi, qua 23 đến S300 rồi. Khóa của tôi nhớ là khóa thầy Hinh, thầy Hinh – Hiệu trưởng trường ĐH Y đă đến xem S300 rồi. Rồi chúng ta là cũng có SU27, rồi SU30, rồi SU30, MK2 đủ cả. Chúng ta có đủ các loại xe tăng, xe thiết giáp, đủ. Chúng ta có đủ các loại tên lửa, các tàu, mua cả tàu tên lửa hộ tống. Rồi chúng ta có cả tàu ngầm, sắp tới sẽ có tàu ngầm, đầy đủ, 2014 (tiếng hội trường cười cười ồn ào). Nhưng mà xin thưa với các đồng chí những cái đó để bảo vệ tổ quốc thôi chứ không phải những cái đó để mà đi làm việc nọ việc kia. Tốt nhất là có để mà xin thưa với các đồng chí để thực hiện quyền tự vệ mà tốt nhất là không phải dùng. Mà tôi phải nói, mua những cái đó nhưng không phải dùng là tốt nhất. C̣n dùng th́ xin thưa với các đồng chí là vạn bất đăc dĩ. Như vậy là tôi phải nói với các đồng chí biết là t́nh h́nh đất nước của chúng ta hiện nay chúng ta đang triển khai rất nhiều vùng biển. T́nh h́nh Biển Đông, nói là Biển Đông nhưng xin thưa với các đồng chí chưa hề lúc nào yên ổn cả bởi v́ tất cả đều là từ lợi nhuận quốc gia dân tộc, từ vấn đề nọ vấn đề kia. Cho nên xin thưa với cả các đồng chí, trong tất cả những vấn đề đó tôi muốn nói với các đồng chí là đây là một vấn đề mà chúng ta phải đặc biệt lưu ư cho để làm sao trong công tác quản lư tổ chức của chúng ta, để làm sao chúng ta quản lư được con người, chúng ta quản lư được tất cả người của chúng ta. Và hy vọng rằng thông qua buổi học tập này, không phải gọi là học tập, mà là buổi thông tin này để chúng ta nắm vững hơn những thông tin cơ bản của Đảng để chúng ta lănh đạo, chỉ đạo đội ngũ học sinh, sinh viên trong quyền hạn của ḿnh. Tôi báo cáo các đồng chí, một số khóa mời tôi, một số trường đại học, tỉnh nọ tỉnh kia mời tôi đi th́ tôi cũng phải đi chứ. Các đồng chí là tôi nghe thầy nói thế tôi mời thầy đi là tôi phải đi thôi. Cho nên xin thưa với các đồng chí là chúng ta nắm được t́nh h́nh như vậy để làm ǵ, với các đồng chí với nhăn quang chính trị, với tư duy sâu sắc, với am hiểu về mặt tri thức chắc chắn chúng ta sẽ có ḷng tin và củng cố ḷng tin. Và thông qua ḷng tin của các đồng chí th́ sẽ góp phần, một là sẽ lănh đạo, hai là chỉ đạo những cán bộ học sinh, sinh viên chủ quyền của ḿnh để chúng ta làm tốt những vấn đề mà thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

    Trước mắt là chúng ta phải tin tưởng vào sự lănh đạo của Đảng chúng ta, sự điều hành của Chính phủ, cố gắng làm sao đừng để cho những vấn đề gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội. Và hôm nay các đồng chí nào tự ái th́ tôi cũng mạnh dạn, nếu trường đại học nào c̣n để sinh viên tham gia biểu t́nh bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – pḥng quản lư sinh viên của trường Đại học đó. Nếu để cho công an thành phố Hà Nội hoặc v..v… người ta giữ sinh viên của ḿnh, người ta điện mời thầy nọ mời thầy kia, ở trường nọ ở trường kia đến nhận sinh viên của ḿnh th́ đấy là khuyết điểm của chúng ta. Và tôi hy vọng rằng tất cả các thầy với trách nhiệm và với ḷng tin của chúng ta, chúng ta sẽ không để những trường hợp đó xảy ra. Kính thưa các đồng chí là trong khuôn khổ buổi chiều 2 tiếng đồng hồ như vậy, tôi thông tin, trước hết là rất cảm ơn các đồng chí và cuối cùng xin đề nghị các đồng chí một chữ thôi, đó là: đồng tâm, đồng chí, đồng ư, đồng ḷng và đồng làm, phải làm thôi không có cách nào khác. Đồng tâm, đồng chí, đồng ư, đồng ḷng, phải làm, làm nhiều hơn nói chứ đâu đó ta nói nhiều hơn làm, cái đó thưa các đồng chí đừng để nhân dân bảo chúng ta…(không nghe rơ) đừng có làm như vậy. Xin thưa với các đồng chí, nếu trong quá tŕnh tŕnh bày của tôi có ǵ chưa đáp ứng được th́ trước hết xin cảm ơn các đồng chí, các nhà khoa học, các nhà lănh đạo và các đồng chí lượng thứ cho bởi v́ sư phạm của tôi có mức độ nếu có ǵ sơ suất mong các đồng chí thông cảm. Xin cảm ơn! (vỗ tay)

    Nguồn: Blog AnhBaSam
    http://anhbasam.wordpress.com/2012/1...ruong-dai-hoc/

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mang ơn Trung Quốc đến bao giờ?
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2012-12-20

    Dư luận trong nước tiếp tục có những ư kiến xoay quanh bài nói chuyện của ông Trần Đăng Thanh, đại tá phó giáo sư- tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia, Bộ Quốc Pḥng vào ngày 19 tháng 12 vừa qua ở Hà Nội.

    Gia Minh ghi nhận một số nhận định về các vấn đề mà ông Trần Đăng Thanh nêu ra.

    Chuyện ơn nghĩa

    Bài nói chuyện dài 24 trang khổ giấy A4 được chú ư đến mấy ư chính. Thứ nhất là Việt Nam không thể là người vô ơn bội nghĩa với Trung Quốc về những giúp đỡ của họ trước đây trong những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ; dù rằng Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam và nay có tham vọng độc chiếm Biển Đông v́ nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào cũng như tầm quan trọng của vùng biển này.

    Đối với chuyện ân nghĩa đối với Trung Quốc, th́ nhiều ư kiến lâu nay đều cho rằng tất cả đă được giải quyết ṣng phẳng chứ không phải dây dưa măi như yêu cầu của ông đại tá Trần Đăng Thanh đưa ra.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1974 đến năm 1987, nói rơ về chuyện Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam cũng như chuyện 'ân oán' ṣng phẳng ra sao:

    Việt Nam không thể là người vô ơn bội nghĩa với TQ về những giúp đỡ của họ trước đây trong những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ; dù rằng TQ từng xâm lược Việt Nam và nay có tham vọng độc chiếm Biển Đông ?

    Bài nói chuyện của Ô.Trần Đăng Thanh

    ...Việt Nam không thể là người vô ơn bội nghĩa với Trung Quốc về những giúp đỡ của họ trước đây trong những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ; dù rằng Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam và nay có tham vọng độc chiếm Biển Đông ?

    Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ư, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
    Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ư, có nhiều súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
    Đúng là Trung Quốc giúp Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ; nhưng bên cạnh sự giúp đỡ ấy cũng có lợi ích của Trung Quốc chứ không phải chỉ đơn thuần 'vô tư' giúp Việt Nam đâu. Cho nên cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ của chúng tôi, khi lợi ích của Trung Quốc không c̣n 'sợ' Mỹ nữa mà liên kết với Mỹ th́ thái độ đối với Việt Nam của Trung Quốc không c̣n 'hữu ái', không c̣n thân thiện nữa đâu bởi v́ họ làm ăn với Mỹ trên lưng của chúng tôi rồi. Từ khi Trung Quốc trở mặt đánh chúng tôi rồi, tôi cho rằng không c̣n ơn nghĩa ǵ nữa. Ơn nghĩa ǵ mà anh giúp tôi rồi bây giờ anh giết dân tôi, anh phá nát mấy tỉnh biên giới của tôi th́ c̣n ân nghĩa ǵ nữa! Bây giờ anh c̣n nợ máu với chúng tôi.

    Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cũng đưa ra tŕnh bày về việc Trung Quốc và Liên xô thuộc khối xă hội chủ nghĩa giúp Việt Nam trong cuộc chiến ư thức hệ trước đây và sự có lợi cho các bên thế nào:

    Đúng là trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, th́ Trung Quốc và Liên xô là hai nước trong khối đồng minh xă hội chủ nghĩa đă viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa rất nhiều trong cuộc chiến tranh này. Vấn đề có mang ơn hay không, chúng ta phải phân tích trong toàn diện cuộc chiến tranh ư thức hệ từ sau năm 1945.


    Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đă viện trợ sức người, sức của cho Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa để tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng nhằm mục đích tạo Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa thành một khu vực đệm để bảo vệ miền nam Trung Hoa, cho Trung Quốc tiến hành bốn hiện đại hóa trong tham vọng của Mao Trạch Đông.

    Ơn nghĩa ǵ mà anh giúp tôi rồi bây giờ anh giết dân tôi, anh phá nát mấy tỉnh biên giới của tôi th́ c̣n ân nghĩa ǵ nữa! Bây giờ anh c̣n nợ máu với chúng tôi

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

    Vấn đề này trong thời đại cuộc chiến tranh lạnh, hay nói cách khác là cuộc chiến tranh ư thức hệ, chúng ta thấy rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam đă được nhiều nhà khoa học giải mă xem cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh ǵ. Tôi thấy rằng cuộc chiến tranh này là cuộc nội chiến được quốc tế hóa; do đó việc Trung Quốc hay Liên xô viện trợ để chống Mỹ, chẳng qua để tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ cho ư thức hệ.

    Nh́n lại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn phản động Bắc Kinh tháng hai năm 1979, chúng ta thấy có nên mang ơn hay không? Việc ơn nghĩa, chúng ta rất ṣng phẳng, nhưng đối với tập đoàn phản động Bắc Kinh và cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh phía bắc ( tháng 2 năm 1979), và dùng bọn phản động Pon pot- Ieng Sary tạo ra một gọng kềm ở biên giới phía Tây- Nam tiến hành cuộc chiến tranh
    diệt chủng không những đối với nhân dân Kampuchia và c̣n đối với nhân dân Việt Nam, th́ thử hỏi có cần phải mang ơn Bắc Kinh hay không?!

    Trung Quốc đă viện trợ...nhằm mục đích tạo Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa thành một khu vực đệm để bảo vệ miền nam Trung Hoa, cho Trung Quốc tiến hành bốn hiện đại hóa trong tham vọng của Mao Trạch Đông

    Ô. Đinh Kim Phúc

    Phân định rơ bạn thù

    Trong thời kỳ chiến tranh trước đây, cũng như sau này nhiều người Việt Nam được cử sang học tập tại Trung Quốc theo diện chính sách như kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Tuy nhiên đến nay bà này cho biết cần phải thấy rơ bản chất của sự việc nhằm rạch ṛi nghĩa ơn và việc lợi dụng sự giúp đỡ để ḥng đạt được những mưu đồ khác:

    Có người nói rằng; t́nh bằng hữu truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực sự chuyện đó đă gieo vào ḷng nhiều người. Có lúc chúng tôi cũng đă nghĩ như vậy, tin như vậy. Việc chúng tôi hiểu ra được 'không phải vậy đă là khó. Những người mà quyền lợi gắn liền với chuyện đó th́ họ thấy nghe ra vô lư. Cho nên những người có điều kiện tiếp xúc, t́m hiểu, nghe ngóng th́ 'giác ngộ' nhiều hơn; nhưng có những người cứ chịu 'mũ ni che tai', và nghe theo câu mà đến bây giờ, ngày hôm nay vẫn có người phân tích 'người Mỹ là kẻ thù hay người Trung Quốc là kẻ thù'. Chuyện đó thật tế nhị!

    Giờ phút này những người lên tiếng chống đối TQ kiên định nhất như TT. Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên ĐS-Việt Nam tại TQ, hay nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên TLS-VN tại TQ. Điều đó không phải không có lư do đâu, v́ họ quá hiểu, quá nắm chắc bản chất của người TQ.

    kiến trúc sư Trần Thanh Vân

    Tại sao tôi là người từng học ở Trung Quốc- nếu phải mang ơn, tôi phải mang ơn rất nhiều; nhưng mà tôi hiểu ra: họ đă nuôi chúng tôi, đă cho chúng tôi ăn học và đă cố t́nh ve văn, lôi kéo chúng tôi ra sao; chúng tôi là người hiểu hơn ai hết. Tại sao trên đất nước Việt Nam vào giờ phút này những người lên tiếng chống đối Trung Quốc kiên định nhất như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, hay nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên tổng lănh sự Việt Nam tại Trung Quốc. Điều đó không phải không có lư do đâu, v́ họ quá hiểu, quá nắm chắc bản chất của người Trung Quốc.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng cho biết phải căn cứ vào thực tế để định rơ kẻ ai là thù và ai là bạn, chứ không thể nói như ông đại tá Trần Đăng Thanh rằng Mỹ vẫn là kẻ thù của dân tộc Việt Nam:

    Hiện nay không có biểu hiện Mỹ lại xâm chiếm hay nô dịch chúng tôi; nhưng hiện nay biểu hiện xâm lấn và nô dịch chúng tôi là từ Trung Quốc. Th́ người ta phải xem xét sự việc thực tế để định ai là thù ai là bạn chứ.

    Ḷng Dân hay ư Đảng?

    Một điểm kết của bài nói chuyện của đại tá Trần Đăng Thanh là người dân phải tin tưởng vào sự lănh đạo của Đảng và điều hành của chính phủ Hà Nội. Các trường đại học không được để sinh viên tham gia những cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc mà ông này cho là bất hợp pháp.

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bí mật nhà nước bị bật mí ở Việt Nam
    David Brown (Lê Quốc Tuấn - X-cafe dịch)



    - Vào một buổi chiều giữa tháng mười hai, Đại tá Trần Đăng Thanh đă chia sẻ các quan điểm của ḿnh về những vấn đề đối ngoại với một khán giả gồm các trưởng khoa và giáo sư từ nhiều trường đại học của Hà Nội. Như tất cả các công việc của đảng Cộng sản Việt Nam, các nhận xét của Thanh được xem là bí mật nhà nước. Tuy nhiên, ông Thanh không biết rằng, một ai đó trong hàng thính giả, những người đang giảng dạy tại trường đại học quân sự hàng đầu của Việt Nam, đă bí mật ghi lại. Ngay sau đó, một văn bản đầy đủ được nhanh chóng tải và lan truyền trên mạng Internet.

    Đấy là cuộc họp cán bộ cấp cao của đảng, những người đang quản lư hoặc giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học ở khu vực thủ đô, những người mang cả hai trách nhiệm tuyên truyền và đào tạo. Họ đă được triệu tập đến để nghe Thanh thuyết tŕnh về t́nh h́nh ở Biển Đông.

    Cuộc xâm phạm không ngừng nghỉ của Trung Quốc trên các đảo nhỏ và vùng biển mà Việt Nam khẳng định chủ quyền là một vấn đề nan giải cho chế độ. Trong nhiều năm nay, chính phủ đă là đối tượng của những lời chỉ trích trực tuyến đanh thép về những ǵ mà các blogger coi như một phản ứng khập khiễng đối với khiêu khích Trung Quốc.

    Sứ mạng chính của Thanh là để giải thích lư do tại sao, trong quan điểm của các nhà lănh đạo của Việt Nam, một chính sách kềm chế là tiến tŕnh hợp lư duy nhất của quốc gia đối với người láng giềng khổng lồ của ḿnh. Nếu ông bám chặt vào chủ đề đó th́ bài ghi âm lại đă không có ǵ đáng chú ư. Tuy nhiên, Thanh đă chọn để thêu dệt lên hai giờ nói chuyện của ông với những đoạn lập đi lập lại về sự phản bội của người Mỹ, những phẩm chất đáng ngưỡng mộ của Bắc Triều Tiên và chế độ Iran, khả năng trở lại khu vực của Nga và một thảo luận dài như không thể xuyên thủng về những thiên niên kỷ cùng tồn tại của Việt Nam với người khổng lồ đang trỗi dậy ở phía bắc.

    Đối với những lời phê b́nh chế độ Việt Nam, những nhận xét lan man của vị giáo sư khó hiểu chính là h́nh ảnh cô đọng của những ǵ sai trât với nền chính trị của đất nước này. Tuy nhiên, chẳng phải cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại đă gây phấn kích thế giới blog.

    Sự chú ư trong nước đă gắn chặt vào một đoạn văn ngắn ở gần đầu bài nói chuyện của Thanh, khi ông lưu ư rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên là tổng thống Nga của ḿnh, Vladimir Putin đă cấm các hoạt động của đảng Cộng sản và hủy bỏ các trợ cấp nghỉ hưu của các cựu quan chức Liên Xô. Thanh cảnh báo rằng, nếu đảng mất quyền lực th́ điều đó cũng có thể xảy ra tại Việt Nam.

    "Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi giải thích điều này để mỗi các đồng chí ư thức được rằng bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rơ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN"

    Thanh chẳng chút nào bận tâm đề cập đến các chủ đề tuyên truyền quen thuộc của đảng, bloger Đông Phụng Việt chế nhạo. Ông không nói ǵ về việc phấn đấu để tạo nên một đất nước "ḥa b́nh, độc lập, xă hội chủ nghĩa, công bằng và dân chủ, anh ninh và chủ quyền trong suốt toàn bộ lănh thổ của ḿnh."

    Về phần ḿnh, các nhà ngoại giao thường trú không nghi ngờ cái nh́n của Thanh chính là quan điểm từ Hà Nội. Ông đă lựa ra năm nước để bàn thảo, Hoa Kỳ, Nga, Iran, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Tóm lại, Thanh đă nói rằng:

    "Thực ra mà nói, Mỹ đang thực hiện chiến lược hai mặt. Một mặt đang dùng Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc. Mặt thứ hai đang t́m mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời của Việt Nam, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc ... Người Mỹ cũng đang rất muốn là có được quân cảng Cam Ranh bởi v́ quân cảng Cam Ranh là một trong ba cảng tốt nhất thế giới. Một cái cảng của Canada, một cái cảng ở nước Mỹ và một cái cảng ở Cam Ranh của chúng ta. Nó tốt nhất thế giới... Mỹ đang thúc đẩy một chiến lược "thay đổi trong ḥa b́nh" (đối với chính quyền Việt Nam) và họ t́m cách thực hiện thông qua 'hợp tác giáo dục' với chúng ta".

    Về nước Nga: "hồi sinh, với một nền kinh tế được hỗ trợ bằng kho dự trữ dầu hỏa khí đốt vô tận và ngành công nghiệp quốc pḥng cao cấp. Liên bang Nga cần ǵ ở Việt Nam? Trong quá khứ, Liên Xô cũ đă từng cố vấn quân sự tới cấp sư đoàn của chúng ta. Họ đă từng cung cấp cho mọi vấn đề về mặt quân sự cho chúng ta. Do đó họ cũng đang muốn thông qua Việt Nam để quay lại... Hiện nay, thông qua chúng ta, họ nh́n thấy một cách trở lại khu vực. Nga đánh giá rất cao Việt Nam chúng ta. Họ nh́n thấy chúng ta là thủy chung và son sắt.... và như người Mỹ, họ thực cũng muốn thuê cả Cam Ranh của chúng ta... Và chắc chắn chúng ta cũng sẽ không cho."

    Về Iran: "Có 1,1 tỷ người Hồi giáo giữa chúng ta và châu Âu Họ là những chinh chiến trận mạc... muốn nhào nặn lại trái đất này để theo đúng ư định của thánh Alhah. Cộng ḥa Hồi giáo Iran kiên quyết phát triển năng lượng hạt nhân v́ mục tiêu ḥa b́nh. C̣n câu chuyện người ta từ năng lượng hạt nhân v́ mục tiêu ḥa b́nh, họ sản xuất vũ khí hạt nhân hay không là việc của họ, ta không bàn ở đây... nhưng chắc chắn người ta có đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của họ..."

    Về Bắc Triều Tiên: "Người dân th́ nghèo về kinh tế nhưng họ lại quá thừa về ḷng yêu nước. Ḷng yêu nước của họ như những năm 60, 70 của thế kỷ 20 ở đất nước chúng ta. Họ vẫn đang trong trạng thái chiến tranh. Họ phóng tên lửa... và nhận được sự tôn trọng. Triều Tiên nói, họ làm. Họ cũng đang quyết tâm trở thành một quốc gia hạt nhân gây ra các nước lớn mất ngủ lo lắng về tên lửa của họ. Đó là điều mà chúng ta cần phải nghiên cứu..."

    Về Trung Quốc: (Tại quan điểm này, Thanh đă phát động thành một phần lạc đề dài 20-phút về lịch sử lâu dài vay mượn văn hóa từ Trung Quốc của Việt Nam trong khi vẫn chiến đấu chống quân đội xâm lược mỗi 200 năm hoặc lâu hơn Cuối cùng, ông cũng nói đến giai đoạn kinh tế cất cánh của Trung Quốc dưới thời nhà lănh đạo Đặng Tiểu B́nh trước đây và "khát vọng cháy bỏng" muốn làm chủ Biển Đông của Đặng Tiểu B́nh")

    Những toan tính về pḥng thủ và thu hút các nguồn cung cấp rộng lớn của dầu mỏ và khí đốt không xa đang chi phối chính sách của Trung Quốc, Thanh nói. Điều ấy khiến Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với những khẳng định chủ quyền của Việt Nam về các quần đảo và vùng biển ngoài khơi. Nhưng Thanh nhất mạnh, đấy không phải là mối đe dọa duy nhất.

    Tiếp tục suy diễn vào một cuộc thảo luận về những vấn đề trên Biển Đông, tuy không nói thẳng nhưng Thanh đập bỏ ư niệm cho rằng một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là điều không tưởng. Ông lưu ư, họ có 1,3 tỷ và Việt Nam chỉ có 90 triệu người. Như vậy, đối với Việt Nam, Trung Quốc phải là một trường hợp đặc biệt. "Chúng ta không bao giờ được quên rằng trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đă từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đă từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên"

    Thanh khinh miệt quan điểm cho rằng Việt Nam có thể dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ. "Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rơ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua v́ lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô".

    Do đó, ăn cắp một ḍng thựng được lập đi lập lại của anh hùng độc lập Hồ Chí Minh, Thanh khẳng định, nguyên tắc chiến lược ưu tiên của Việt Nam là phải được bảo vệ độc lập và tự chủ. Nhưng, cũng phải ưu tiên để giữ ǵn môi trường ḥa b́nh, ông lập luận. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng mà thực sự là một nhiệm vụ đối nghịch mâu thuẫn, và ch́a khóa để hoàn thành được là phải giữ ǵn đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc.

    Thanh tuyên bố, bốn điều phải tránh: đối đầu quân sự, đối đầu kinh tế, cô lập và phụ thuộc vào nước ngoài.

    Thanh thừa nhận, lấy lại quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc đă đánh đuổi quân đội miền Nam Việt Nam trong năm 1974) sẽ rất khó khăn, nhưng chúng ta phải cố gắng, khéo léo, tránh một cuộc đụng độ trực tiếp. Chúng tôi đă nói với người Trung Quốc, yêu cầu bồi thường lịch sử của chúng tôi trên các quần đảo là tốt hơn so với của bạn. Hăy mang vấn đề ra Ṭa án Công lư Quốc tế. Nếu ṭa phán quyết ngược lại đ̣i hỏi của chúng tôi, chúng tôi sẽ chấp nhận điều đó.

    Cuối cùng, Thanh đặc biệt nhấn mạnh sự liên quan giữa bài tŕnh bày của ḿnh với các giáo sư, cán bộ giảng dạy. Ông khẳng định, những cuộc biểu t́nh bất hợp pháp chống lại sự xâm lược của Trung Quốc không phục vụ cho lợi ích của Việt Nam. Các kẻ thù của Việt Nam đă sử dụng vấn đề Biển Đông để khuấy động sinh viên. Đă có quá nhiều cuộc biểu t́nh và ngay lúc này cần phải dừng lại, ông lập luận.

    Thành tuyên bố thẳng thừng, "Tất cả là từ các ban lănh đạo nhà trường". "Đảng hy vọng các đồng chí quản lư được sinh viên của ḿnh. Nếu chúng ta thấy sinh viên từ các trường học của các đồng chí đang tham gia các cuộc biểu t́nh, th́ chắc chắn là các đồng chí có một vết nhơ trong hồ sơ của ḿnh".

    Nguồn: Asia Times

    Bản tiếng Việt: http://www.x-cafevn.org/node/4237

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đảng CSVN bắc cầu cho CS Trung Quốc chiếm biển Đông (Huỳnh Tâm)

    Huỳnh Tâm

    “…Đây là một cơ hội để Việt Nam giành lại biển Đông những đảng CSVN không hề lên tiếng, v́ họ không c̣n quan tâm đến biển Đông, họ đă bán trước đó 24 năm (1958-1982) rồi, ngay khi Hồ Chi Minh c̣n sống!...”





    Năm 1945, quân Pháp thất thủ trên chiến trường Điện Biên Phủ. Hai đảng CS Trung Quốc-Việt Nam ḥ reo chiến thắng. Thực dân Pháp chấm dứt đô hộ Đông Dương. Nam-Bắc Việt Nam ngồi vào hội nghị Genève 1954. Cường quốc chia cắt Việt Nam, phân định ranh giới Nam Quốc-Bắc Cộng. Trên chính trường quốc tế, người ta đă thấu hiểu CS Nga vận động chính trị cho sự chiến thắng của Việt Minh, và CS Trung Quốc cung cấp vũ trang cho Việt Minh. CS Việt Nam được Nga-Hoa nhận làm anh em. Người anh có ảnh hưởng lớn nhất đối với Việt Nam vào lúc này không ai khác hơn là Mao Trạch Đông bởi trận chiến Điện Biên Phủ do chính Mao lănh đạo, chi viện vũ khí, tài chính, và cả nhân lực. Ngày kết thúc cuộc chiến Điện Biên Phủ cũng là ngày Hồ Chí Minh âm thầm hối hả thay mặt đảng CS Việt Nam trả lăi cho ông chủ nợ CS Trung Quốc. Theo hiệp ước bí mật "gặm nhấm biên giới đất liền phía Bắc Việt Nam", Hồ Chí Minh mở cửa, gọi mời bành trướng CS Trung Quốc nh́n vào miền đất Tây Bắc, Đông Bắc của Việt Nam.

    Quả nhiên CS Trung Quốc gậm nhấm lănh thổ Việt nam (đ̣i nợ cũ và mới cùng lúc, từ năm 1940 đến năm1956) qua những cuộc đi đêm, CSVN bằng ḷng trao cho CS Trung Quốc nhiều làng xă tại biên giới của Việt Nam [1].

    Nhưng CSTQ vẫn chưa hài ḷng, buộc CSVN tiếp tục đi đêm, và đem đến cho dân tộc Việt Nam những hệ lụy tiếp nối thê thảm lâu dài. Trước đó Hồ Chí Minh đă ra lệnh cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng kư, gửi Công-Hàm lịch sử vào ngày 14 tháng 9 năm 1968 cho Bắc Kinh; một ám hiệu mới (CSVN bắc cầu cho CS Trung Quốc chiếm biển Đông), và công nhận mọi hành động của CSTQ. Chính Bắc Kinh cũng ngạc nhiên và vui mừng bởi v́ Hồ Chi Minh tặng tất cả quần đảo biển Đông một cách quá hậu hỹ!

    Hồ Chí Minh nguyên t́nh báo Hoa Nam, hành động nào cũng rửa sạch hiện trường, nếu lịch sử Việt Nam phán xét ông thời vô tội, bởi Công hàm kư, gửi ngày 14 tháng 9 năm 1958 tặng Bắc Kinh một nhịp cầu cho CS Trung Quốc chiếm biển Đông, do ông Phạm Văn Đồng chịu trách nhiệm.

    Sau khi đảng CS Trung Quốc tiếp nhận Công hàm kư ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh hả hê không c̣n ngần ngại trước Công pháp luật biển Quốc tế, CSTQ chuẩn bị với tay tới quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực. Đảng CSTQ nhờ có công hàm, triệu tập CPC thành lập kế hoạch tranh chấp biển Đông, chuẩn bị trong ṿng 6 năm.

    CSTQ chọn hải chiến để giải quyết biển Đông và họ khởi động chiến tranh. Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ, CSTQ bất chấp Công pháp quốc tế, phát động hải chiến. Họ phối hợp lư thuyết và thực hành để đột chiếm những quần đảo chiến lược của Việt Nam. Năm 1974, CSTQ cho lực lượng Hải quân khởi động chiến tranh với VNCH. V́ tương quan lực lượng Hải quân không cân xứng nên cuối cùng CSTQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH.

    Quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay của CSTQ, CSVN không hề lên tiếng, chỉ v́ một lư cớ đơn giản: Bên này biên giới là nhà - Bên kia biên giới cũng là quê hương( Bên ni biên giới là ḿnh/ Bên kia biên giới cũng t́nh quê hương – Tố Hữu).Công-hàm của CSVN mạc nhiện xác nhận quân đảo Hoàng Sa đă dâng cho CSTQ! Không sai trong suy nghĩ của người CS, họ đă có một sự sắp xếp trong tâm trí: thà bán nước, đổi lấy vũ khí, được miền Nam đảng sẽ vinh quang không ai phủ nhận, dù có phải nhiều lần phản bội Tổ quốc Việt Nam!

    CSVN thừa biết Hoàng Sa biển Đông có rạn san hô huyền diệu và tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Họ dâng cho CS Trung Quốc đúng với luật giang hồ: chúng ta cùng cướp. Hai kẻ đồng tâm hiệp lực cướp, CSVN cướp chính quyền, lừa dân bán nước, CSTQ cướp Hoàng Sa biển Đông, và CSVN tiếp tục vay nợ mới, nhằm đối đầu với chế độ VNCH. Riêng CSTQ cũng muốn Việt Nam kéo dài cuộc nội chiến, chủ nợ càng có thêm cơ hội để bành trướng.

    Trong lúc CSVN đánh VNCH, CSTQ có đủ thời gian để xây dựng hạ tầng cơ sở tại quần đảo Hoàng Sa, và lệnh cho các nhân viên hàng hải nghiên cứu toàn thời gian về quyền hạn trên biển Đông. Họ tự động tô thêm những nét đậm về luật biển và vẽ thêm những đốt lưỡi ḅ trên biển Đông và tự cho đây là của riêng của CS Trung Quốc! Trên thực tế CS Trung Quốc đă vi phạm chủ quyền biển Đông của Việt Nam.


    Đảo Trăng Khuyết 172 hải lư, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Có vịnh thiên nhiên, được dân cư và ngư phủ vinh danh Vịnh Trăng Khuyết. Thiên tạo cho đất nước Việt Nam một vịnh chiến lược quân sự tại biển Đông, nơi che chở sự an toàn cho Tổ quốc và phát triển kinh tế mạnh qua ngư nghiệp v.v... Nguồn tư liệu: Huỳnh Tâm năm 1973.

    CS Trung Quốc viện dẫn cùng nhau khai thác biển Đông, t́m bằng mọi cách phân chia quyền lợi trên mặt pháp lư. Họ đề bạt một số ư kiến trong hội nghị Thành Đô Tứ Xuyên ngày 3 tháng 9 năm 1990 và các nhà lănh đạo Việt Nam tự trói tay đầu hàng không muốn tranh chấp lănh hải, rơi vào bẫy của CSTQ, lại không cậy nhờ đến tư vấn của chuyên gia Quốc tế, nên họ bị CSTQ khai thác tối đa. CS Trung Quốc chỉ mong chờ có thế để ôm lấy cả biển Đông. Để không bội ước với anh Hai phương Bắc, đảng CSVN đă và đang đàn áp bất cứ những ai cản trở CSVN kinh doanh bán đất nước, coi khinh dân tộc Việt Nam.

    Sở dĩ CS Trung Quốc chiếm được lănh hải của Việt Nam là do quyền lợi của nhóm lănh đạo CSVN đă được phân chia tử tế. Năm 1982, Liên Hợp Quốc thông qua hệ thống luật biển, "Công ước LHQ về Luật biển". Đây là một cơ hội để Việt Nam giành lại biển Đông những đảng CSVN không hề lên tiếng, v́ họ không c̣n quan tâm đến biển Đông, họ đă bán trước đó 24 năm (1958-1982) rồi, ngay khi Hồ Chi Minh c̣n sống!

    Sau trận chiến Điện Biên Phủ, CSTQ có một hồ sơ khác đề ngày 04 tháng 9 năm 1958 tuyên bố về lănh hải rằng: "Chiều rộng của lănh hải nước Cộng ḥa nhân dân Trung Quốc có 12 hải lư trong vùng lănh hải của Trung Quốc, và hải đảo đến bờ biển đất liền, dọc theo bờ biển nối cạnh bên ngoài của mỗi điểm trên đảo, đường thẳng giữa các đường cơ sở, mở rộng ra bên ngoài từ đường cơ sở 12-dặm vùng biển lănh hải của Trung Quốc...".

    Tuyên bố này quả là hồ đồ, một kẻ cướp đang vịn vai Công hàm của tên cướp khác để làm nền tảng pháp lư cho việc chiếm đóng biển Đông.

    Bất chấp các điều khoản luật biển Quốc tế, kẻ bành trướng, vốn bản tính làm càn, đo vạch chu vi lănh hải bằng cảm tính. Tiếp theo rối rắm ngày 25 tháng 2 năm 1992, CS Trung Quốc công bố đầu tư “khu vực biển Đông", một khu vực không thuộc chủ quyền của CS Trung Quốc.

    Một câu hỏi lư thú đốp vào mặt CS Trung Quốc: "Chủ quyền lănh hải và vùng tiếp giáp lănh hải, nơi nào chính xác là của Trung Quốc?". Người CS Trung Quốc né tránh không trả lời v́ đường lănh hải không rơ ràng. Đó chỉ là lời của một tên cướp chạy la làng. Ngày 15 tháng 5 năm 1996, CS Trung Quốc hối hả gia nhập "Công ước LHQ về Luật biển". Cùng ngày CS Trung Quốc tuyên bố rằng: "Vùng lănh hải của phần lục địa có đường cơ sở lănh hải với Hoàng Sa".

    Năm 1998, CS Trung Quốc ban hành "Cộng ḥa Nhân dân, độc quyền khai thác khu kinh tế, thềm lục địa...gồm lănh hải và các khu vực xa hơn vùng biển lân cận, từ bề rộng đo được của các đường cơ sở lănh thổ cho đến 200 dặm biển...".

    Như vậy CS Trung Quốc đă thành lập đường cơ sở lănh hải đến 200 hải lư, được khai báo rơ ràng.

    CSTQ c̣n đi xa hơn, cho in lưỡi ḅ biển Đông vào sách giáo khoa, giảng dạy từ cấp Tiểu học đến Trung học, và việc CS Trung Quốc công bố chính thức đường lưỡi ḅ trên bản đồ của Trung Quốc, loan truyền cả nước với cốt truyện dài về "ḍng truyền thống vùng lănh hải của Trung Quốc".

    Chính người dân ở đảo Nam Hải c̣n không hiểu ư đồ của CSTQ! Nói về độc quyền khu kinh tế, CSTQ cho rằng: "Thềm lục địa và lănh hải xa 350 hải lư". CSTQ gọi là "Tam Sa" gồm những đảo cực Nam của Trung Quốc. CSTQ c̣n la lớn: "350 hải lư một đại lục đến Biển Đông, cực nam của đảo James Shoal, có hơn 2.000 km, có diện tích hơn 100 triệu km vuông, biển Nam quá lớn thuộc vùng lănh hải của Trung Quốc?" [2].

    Nếu vậy CSTQ có một lănh hải rộng lớn, bao trùm ngoài đại lục, gồm các đảo Đài Loan, đảo Bành Hồ, quần đảo Điếu Ngư, đảo Cát Đông, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa v.v...hơn 5.000 ḥn đảo. Nói chung CSTQ độc quyền biển Đông và nói riêng cả bờ biển của VN cũng thuộc của CSTQ! Thảo nào bờ biển của h́nh chữ S, ngày nay người dân Việt khó bước chân đến gần.

    Quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa nay tranh chấp với CSTQ sẽ được giải quyết như thế nào? Nhân dân Việt Nam phải nhất quyết, chất vấn đảng CSVN, cho ra lư lẽ ... Xuống đường là một biểu thị chất vấn để t́m cách phục hồi, CSTQ phải trả lại Hoàng Sa-Trường Sa ở biển Đông về vị trí của Ông-Cha ta đă từng xây dựng giang sơn này. Chúng ta con dân máu Việt giữ nước là bổn phận, con đường phía trước v́ dân tộc cho mai sau.

    Huỳnh Tâm

    Tham khảo:

    [1] - Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

    [2] - Hồ sơ Thềm lục địa Trung Quốc.

    http://ethongluan.org/index.php?opti...h-s&Itemid=301

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Lư thuyết sổ hưu của Đại tá Thanh


    Trần Vinh Dự

    26.12.2012
    Trong những ngày cuối năm 2012 này, một nhân vật b́nh thường của Việt Nam bỗng trở nên nổi tiếng/tai tiếng. Bài phát giảng được thu âm của ông Trần Đăng Thanh về chính trị và quốc pḥng cho lănh đạo các trường đại học ở Hà Nội không những trở thành một chủ đề nóng được đem ra b́nh luận ở khắp nơi trong số các nhóm người Việt trong và ngoài nước mà c̣n được Asia Times đưa tin với tựa đề giật gân “các bí mật quốc gia bị tiết lộ ở Việt Nam”.

    Theo giới thiệu trong băng ghi âm, người giảng/báo cáo là Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị của Bộ Quốc pḥng. Người nghe là các lănh đạo đảng ủy khối, lănh đạo đảng, tuyên giáo, công tác chính trị, quản lư sinh viên, đoàn, hội thanh niên các trường đại học - cao đẳng Hà Nội. Nội dung chính của bài giảng là về t́nh h́nh Biển Đông và chính sách của nhà nước Việt Nam về Biển Đông.

    Ông Trần Đăng Thanh tỏ ra khá am hiểu về t́nh h́nh tranh chấp trên Biển Đông. Ông khẳng định Trung Quốc là nước có nhiều hành động xâm lấn “hơn”. Ông cho rằng “Nhiều hơn là Trung Quốc. Một là họ đẩy mạnh tuyên truyền Biển Đông là của Trung Quốc tạo dựng hành lang pháp lư với quốc tế, đấy là việc làm đầu tiên của họ. Thứ hai là đẩy mạnh đầu tư nâng cấp vùng chiếm đóng đặc biệt là Hoàng Sa […]. Thứ ba là ngăn cản phá hoại các hoạt động kinh tế trên Biển Đông của ta. Thứ tư là đẩy mạnh đánh bắt thủy sản tạo ra vùng đánh bắt truyền thống. Thứ năm, thăm ḍ, khảo sát, mời thầu vùng tài nguyên trên biển của chúng ta. Thứ sáu, t́m mọi cách để hạ đặt giàn khoan trên biển của ta nếu ta không ngăn chặn kịp thời. Thứ bảy là chiếm băi cạn của ta trong trường hợp ta không có người chốt giữ, nếu mà ta sơ xểnh cái là nó cướp luôn. Và đích cuối cùng là độc chiếm Biển Đông.”

    Tuy nhiên, lư thuyết mà Đại tá Thanh đưa ra liên quan đến cách đối phó với Trung Quốc, hay nói cách khác, là chính sách của nhà nước Việt Nam về Biển Đông, cái mà ông gọi “là cốt lơi nhất để định hướng cho các thầy và các thầy lại truyền lửa cho sinh viên đấy” th́ lại rất hoang đường.

    Không chỉ chĩa mũi dùi vào Trung Quốc

    Đầu tiên, ông cho rằng về mặt nhận thức chung, th́ Việt Nam không “được phép là chĩa mũi dùi vào một phía nào đó mà hiện nay thiên hướng là cứ tập trung vào mỗi ông Trung Quốc”. Ông cho rằng nếu chúng ta chỉ tập trung vào mỗi một ḿnh Trung Quốc là hoàn toàn chưa đúng, chưa chính xác mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với các nước ASEAN.

    Lư do theo ông Thanh là, mặc dù Trung Quốc trong suốt lịch sử thời phong kiến đă có tới “trên dưới hai chục lần các triều đại phong kiến Trung Quốc đă từng xâm lược Việt Nam”, thế nhưng “trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đă từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đă từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa.”

    Ngược lại, Phó Giáo sư Thanh, người không biết nói tiếng Anh, cho rằng nước “Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rơ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua v́ lợi ích của họ. Họ đang thực hiện ‘thả con săn sắt, bắt con cá rô’. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.” Ông khuyến cáo “Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây […] Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến ḥa b́nh trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.”

    Ba không bốn tránh

    Về mặt nguyên tắc để xử lư vấn đề Biển Đông, ông Thanh đưa ra 7 nguyên tắc mà ông gọi là “3 không, 4 tránh”.

    Ba không, theo ông là thứ nhất không được mất là chủ quyền và quyền chủ quyền. Thứ hai không được mất là môi trường ḥa b́nh, và thứ ba không được mất là mối t́nh đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

    Ông cho rằng nếu hai cái “không” đầu tiên mâu thuẫn với nhau, th́ “phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường ḥa b́nh” - tức là ông đặt hoà b́nh lên trên việc mất chủ quyền. Lư do theo ông Thanh là nếu “để xảy ra chiến tranh, xin thưa với các đồng chí vất vả lắm”.

    Biện minh cho cái “không” thứ ba, ông lập luận “lịch sử giao cho dân tộc chúng ta phải sống bên cạnh cái nước ta bảo họ tư tưởng nước lớn, không phải tư tưởng, họ là nước lớn thật sự. Nói tư tưởng thế nào được, họ là nước lớn thật sự. Dân số của họ là 1 tỷ 354 triệu người dân, ta có 87 triệu, họ là nước lớn thật sự”. V́ thế, ông cho rằng “cho nên ta phải học tập cha ông chúng ta”. Ông dẫn ra câu chuyện của nhà Lê sau khi chém Liễu Thăng vẫn phải “sang cống nạp để làm sao ḥa hiếu giữ cho muôn đời không phải chiến tranh”.

    Bốn cái tránh, theo Đại tá Thanh là (1) tránh đối đầu quân sự, (2) tránh đối đầu toàn diện, (3) tránh bị bao vây cô lập, và (4) tránh lệ thuộc nước ngoài. Ông không đưa ra giải thích nào về việc tại sao phải có 4 cái tránh này.

    Kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng phản đối chính thức

    Theo Đại tá Thanh, việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông là phải “kiên quyết, kiên tŕ, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích và phải kiên định, đấu tranh bằng biện pháp ḥa b́nh.” Đó là các nguyên tắc chung, nhưng các hành động cụ thể là ǵ?

    Ông đưa ra hai ví dụ. Ví dụ đầu, theo ông, là “hành động đấu tranh kiên quyết, kiên quyết đỉnh cao”. Đó là việc “đồng chí Tổng Bí thư của chúng ta sang tận bên kia nói rơ, và nói rơ với Hồ Cẩm Đào rằng: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lư, các đồng chí không nhất trí, tôi với các đồng chí cùng ra ṭa quốc tế. Ṭa án quốc tế xử lư như thế nào th́ tôi chấp nhận như thế. Tổng Bí thư ta đă khẳng định như vậy đấy.” Ông cho rằng “như vậy là rất kiên quyết rồi, không có úp mở ǵ cả, ta không có né không có tránh ǵ cả.”

    Ví dụ thứ hai mà Đại tá Thanh đưa ra là “vừa rồi cuộc đấu tranh mới nhất là Bộ Quốc pḥng, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc đă trả lời rất rơ: vấn đề đó là của Việt Nam.”

    Ông Thanh không đưa ra khuyến nghị nào hướng dẫn cho sinh viên, thanh niên tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. (c̣n tiếp)

    * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ

    Cựu Chiến Binh (Diễn Đàn Công Nhân) - Tôi nhập ngũ từ năm 17 tuổi, t́nh nguyện, viết đơn bằng máu, sau chiến tranh biên giới năm 1979.

    Mang trong tâm trí những ǵ tốt đẹp về quân đội nhân dân qua những cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn của Văn nghệ quân đội, khi mới nhập ngũ, tôi luôn tin quân đội là một môi trường tuyệt vời, ở đó t́nh cảm đồng đội thân thiết, gắn bó như anh em, cấp trên cấp dưới thương yêu nhau như trong gia đ́nh… Nhưng chỉ một thời gian ngắn th́ tôi đă nhận thấy có vấn đề. Khi đó chúng tôi đóng ở biên giới phía Bắc, đầu những năm 1980, kinh tế khủng hoảng vô cùng, bộ đội ăn toàn cá mắm thối, đến rau xanh cũng thiếu thốn trầm trọng, vậy nhưng rất nhiều sĩ quan đă tha hoá đến mức độ đáng xấu hổ.

    Ở các đơn vị cấp dưới th́ cán bộ “trấn lột” từng tuưp kem đánh răng, cái khăn mặt của tân binh mang từ nhà đi, t́m cách khai tăng số lượng quân hay cho lính về phép quá hạn để ăn bớt khẩu phần. Ở cấp trên th́ hà lạm lương thực, quân nhu, bắt lính vào rừng khai thác gỗ (những cánh rừng gỗ quư ở phía Bắc biến mất chủ yếu trong thời gian này), xẻ ra đưa lên xe quân sự chở về quê làm nhà, đóng tủ chè, sập gụ…

    Tôi nhớ măi những đồng đội ăn mặc rách rưới, gầy vêu vao, có người phù thũng đến mức bị liệt chân v́ thiếu vitamin B (do phải ăn thứ gạo tấm mua từ Ấn độ, trắng phau, toàn lơi cứng, không c̣n chút dinh dưỡng nào), mà vẫn phải vác những tấm bê tông nặng vài chục cân, thậm chí hàng tạ, leo lên những đỉnh núi, ngọn đồi cao chập chùng ở biên giới phía Bắc để xây pḥng tuyến trong gió rét, hoặc nằm “chốt” đối mặt với quân Tầu. Trong khi đó, cán bộ th́ tụ tập ở những “nhà đại đội, nhà tiểu đoàn” ấm áp, ăn uống, bài bạc, làm áp-phe hay vào bản tán gái…


    Ḍng chữ trên một bia tưởng niệm chiến tranh biên giới bị đục bỏ

    Thực tế đó khiến tôi, và nhiều đồng đội khác, rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nó hầu như khác hẳn với những ǵ tốt đẹp của quân đội trong những tác phẩm như Dấu chân người lính hay trong Văn nghệ quân đội mà chúng tôi đă đọc trước khi ṭng quân. Ở đây, tôi không muốn nói rằng tất cả sĩ quan trong quân đội khi đó đều tha hoá, nhưng số tha hoá rất lớn, mang tính phổ biến. Tôi không rơ trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ quân đội đă có sự tha hoá như vậy hay chưa, mong bác nào biết th́ bổ khuyết.

    Nhưng chúng tôi đă trụ vững, rất ít người đào ngũ, ít nhất là trong phạm vi những đơn vị tôi đă từng phục vụ, bất chấp những khó khăn khủng khiếp về vật chất và sự khủng hoảng nặng nề về tinh thần v́ mất niềm tin, cho đến ngày phục viên (tổng cộng hơn 5 năm, do tôi là lính kỹ thuật). Một phần v́ đào ngũ thời bấy giờ chính quyền sẽ mang cả gia đ́nh ra bêu riếu, nhưng một phần khác, chúng tôi biết đằng sau ḿnh là Tổ Quốc. Mỗi khi lên các chốt (thường ở trên các điểm cao), nh́n về sau lưng thấy giang sơn trập trùng đồi núi ngút ngàn, chúng tôi hiểu tại sao ḿnh cần ở đó.

    Nếu ai đă từng là lính đóng quân ở biên giới phía Bắc những năm tháng đó chắn sẽ h́nh dung rơ những ǵ tôi vừa viết.

    Nay đọc những ǵ ông đại tá này nói, nhớ lại những buổi tối dài lê thê nghe chính trị viên ba hoa trong những doanh trại tạm bợ trên đồi núi phía Bắc, thấy khẩu khí, phong cách của những cán bộ tuyên huấn trong quân đội không thay đổi ǵ dù đă mấy chục năm rồi.

    Đọc những ǵ ông này nói, tôi cũng không ngạc nhiên, v́ ông này cũng chỉ là một cá nhân bị tha hoá trong quân đội mà thôi, mà tôi th́ đă biết khá rơ sự tha hoá đó rồi. Tôi tin là hiện nay sự tha hoá của quân đội ở mức độ hơn trước kia rất nhiều, thể hiện qua sự tham nhũng về mua bán vũ khí, trang thiết bị quân sự, quân nhu, hậu cần, đất đai…

    Không ai biết hàng chục tỷ đô la tiền đóng thuế của dân được quân đội chi tiêu thế nào trong những năm qua, có hợp lư không? Thất thoát th́ chắc chắn rồi, và có thể là rất lớn, nhưng liệu có ai phải chịu trách nhiệm?

    Những kẻ tha hoá trong quân đội đang có cuộc sống phè phỡn trên tiền đóng thuế của dân, tiền bán tài nguyên của đất nước, nhưng lại đang đe doạ nhân dân và có thể đến lúc nào đó sẽ dùng chính vũ khí mua bằng tiền đóng thuế của dân để bắn vào nhân dân.

    Tôi cho là nhóm lợi ích trong quân đội có thể là nhóm lớn nhất, bảo thủ nhất hiện nay ở VN về vấn đề chính trị. Cứ xem khẩu khí của ông đại tá này, và đọc báo QĐND th́ rơ.

    Nhưng thực ra, đại diện cho nhóm này chỉ là một số, một bộ phận sĩ quan trung, cao cấp mà thôi. Tôi tin là đại đa số bộ đội, như ngày xưa chúng tôi, và ngày nay là các chiến sĩ trẻ, đều là những người yêu đất nước, yêu nhân dân. Chẳng ai muốn bắn vào dân để bảo vệ một nhóm cấp trên tham nhũng, bạc nhược đến hủ bại của họ hết cả…

    Làm sĩ quan mà không dám đối mặt với ngoại xâm, chỉ t́m cách “vinh thân, ph́ gia”, đục khoét trên lưng người lính và nhân dân th́ thật hổ thẹn và mang tội nặng với tổ tiên oanh liệt… Những kẻ này nên ngoảnh lại về sau nh́n bốn ngàn năm lịch sử và hướng về phía trước để thấy 90 triệu đồng bào mà tu tỉnh cho mau, để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ.

    Cựu Chiến Binh
    http://diendancongnhan.blogspot.com/...n-ap-o-va.html

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Lư thuyết sổ hưu của Đại tá Thanh (phần 2)


    Trần Vinh Dự

    28.12.2012
    Không được cho sinh viên biểu t́nh

    Cuối phần tŕnh bày, ông Thanh xoáy vào việc quản lư sinh viên của lănh đạo các trường đại học. Theo ông, “bất cứ một quốc gia nào cũng thế, lực lượng thanh niên, lực lượng sinh viên là đội ngũ trí thức, là rường cột của quốc gia.” Và v́ thế, “các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề này để […] gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội”.

    Theo ông Thanh, chỉ có một số bộ phận nhỏ sinh viên tham gia vào các hoạt động biểu t́nh “chứ đại bộ phận học sinh, sinh viên của chúng ta là tốt. Và số này rất ít thôi nhưng nó đang lợi dụng vấn đề này để mà gây rối, yêu nước nhưng mà phải đúng lúc.”

    Ông c̣n mỉa mai những thanh niên tham gia biểu t́nh rằng “tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu t́nh ấy viết đơn t́nh nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày.” Ông cũng ám chỉ các sinh viên này được ai đó cho tiền để tham gia biểu t́nh gây rối khi nói rằng “nhưng nó cho mấy chục ngh́n để thế nọ thế kia.”

    Đại tá Thanh cũng doạ lănh đạo các trường rằng “nếu trường đại học nào c̣n để sinh viên tham gia biểu t́nh bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí hiệu trưởng và ban giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về bí thư đảng ủy - pḥng quản lư sinh viên của trường đại học đó. Nếu để cho công an thành phố Hà Nội hoặc v..v… người ta giữ sinh viên của ḿnh, người ta điện mời thầy nọ mời thầy kia, ở trường nọ ở trường kia đến nhận sinh viên của ḿnh th́ đấy là khuyết điểm của chúng ta”.

    Lư thuyết sổ hưu của Đại tá

    Xâu chuỗi các quan điểm của Đại tá Thanh qua phần tŕnh bày của ông, có thể thấy một “lư thuyết” mà ông thực sự tin vào. Đó là:

    Thứ nhất, tranh chấp ở Biển Đông không chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có nhiều nước khác tham gia vào cuộc cờ này. Nếu không khéo, Việt Nam sẽ bị lợi dụng để trở thành quân bài của nước khác.

    Thứ hai, trong số các nước tranh chấp, mặc dù Trung Quốc là bên có nhiều hành động xâm lấn, nhưng họ vẫn là bạn tốt. Họ đă từng giúp đỡ Việt Nam một cách thực ḷng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (ông quên không nhắc tới việc Trung Quốc đánh Việt Nam hồi năm 1979). Khác với phương Tây (mà cụ thể là Mỹ), là những nước “chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta”, đă từng gây tội ác ở Việt Nam, và “tội ác của họ trời không dung, đất không tha”. Thế nên không bao giờ được ngộ nhận và ngả theo Mỹ trong vấn đề Biển Đông.

    Thứ ba, có vẻ như ông tưởng rằng với tư cách là bạn tốt, nếu Việt Nam cứ mềm mỏng th́ Trung Quốc sẽ không làm quá. Mặc dù họ vẫn có hành động xâm lấn nhưng có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không tấn công quân sự để chiếm các đảo đang thuộc quyền quản lư của Việt Nam. Đây cũng là đúc kết lịch sử của ông về việc các triều đại phong kiến của Việt Nam luôn nhũn nhặn với Trung Quốc, ngay cả khi chiến thắng vẫn nộp cống và xưng thần. Đó là cách để tránh chiến tranh.

    Thứ tư, Trung Quốc là nước lớn. Trung Quốc quá mạnh và Việt Nam quá yếu. V́ thế cho dù Việt Nam không muốn nhẫn nhịn th́ cũng không được. Khi Trung Quốc “đá” th́ Việt Nam phải “né” chứ không được đá lại. Nếu đá lại, Việt Nam sẽ phải đối mặt với chiến tranh, mà nếu “để xảy ra chiến tranh, xin thưa với các đồng chí vất vả lắm”.

    Thứ năm, kết hợp các yếu tố trên, cái tốt nhất mà Việt Nam có thể làm là đấu tranh với Trung Quốc trên danh nghĩa t́nh đồng chí, và tranh luận thẳng thắn với Trung Quốc trên danh nghĩa t́nh đồng chí. Ông đưa ra ví dụ về chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Hồ Cẩm Đào để chứng minh sự quyết liệt của Việt Nam. Đương nhiên ai cũng hiểu Trung Quốc không bao giờ chịu ra toà án quốc tế. V́ vậy đưa ra toà án quốc tế không phải là cách có thể thực hiện được.

    Thứ sáu, những kênh đấu tranh khác như biểu t́nh là không thể chấp nhận được. Ông không nói rằng biểu t́nh sẽ làm phật ư Trung Quốc nhưng ông cho rằng biểu t́nh sẽ gây nguy hiểm đến an ninh chính trị, để các thế lực chống phá lợi dụng lật đổ chế độ.

    Theo ông, việc chống biểu t́nh v́ thế là một việc rất thiết thực. Thiết thực v́ nó ảnh hưởng đến chính miếng cơm manh áo của những người như ông và lănh đạo các trường học, những người đang có hoặc sẽ có “sổ hưu”. Ông nói “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây.”

    Lửa thiêng hay thuốc tê

    Lư thuyết của Đại tá Thanh thể hiện sự lạc hậu về tư tưởng. Ông vẫn c̣n tư duy thời Chiến tranh lạnh khi nhận xét về chính trị thế giới, về diễn biến hoà b́nh, về t́nh đồng chí giữa Việt Nam và Trung Quốc… Lư thuyết này ít nhiều mang tâm thế của một kẻ nô lệ trong quan hệ với Trung Quốc khi cho rằng Việt Nam không được xử sự theo kiểu “vong ân bội nghĩa”.

    Nó cũng thể hiện sự bạc nhược của một người sắp đến tuổi lấy sổ hưu. Bạc nhược ở chỗ nó thừa nhận gần như bế tắc trong chiến lược đối phó với Trung Quốc. Nó không đưa ra được bất cứ cách phản ứng thông minh nào hơn là các phản đối chính thức theo kiểu t́nh đồng chí. Nó cũng bạc nhược ở chỗ lo sợ các hoạt động biểu t́nh của sinh viên, thanh niên, trí thức (dù ông có nói đó chỉ là một bộ phận nhỏ), v́ lo các cuộc biểu t́nh này sẽ hướng mũi dùi vào nhà nước, và v́ thế gây nguy hại tới “cái sổ hưu” của những người như ông.

    Thế giới đă thay đổi và đang tiếp tục thay đổi mau chóng. Quan hệ chính trị giữa các nước hiện nay không c̣n dựa nhiều vào ư thức hệ và t́nh đồng chí như hồi thế giới bị phân làm hai cực. Các lợi ích chiến lược giữa các nước hiện nay đan xen chồng chéo vào nhau, và các bên đều hành động v́ lợi ích cao nhất của đất nước ḿnh. Câu chuyện phương Tây đang thực hiện “diễn biến hoà b́nh” để lật đổ chế độ cộng sản ở nước khác v́ lư do ư thức hệ là câu chuyện tưởng tượng hoang đường.

    Trong một môi trường chính trị như vậy, lối tư duy thời Chiến tranh lạnh trước đây không c̣n thích hợp nữa. Nếu cố t́nh sử dụng lối tư duy này thậm chí có thể gây ra những sai lầm và tổn thất tai hại cho đất nước.

    Đại tá Thanh chỉ là một giáo viên giảng dạy chứ không phải là một nhà hoạch định chính sách. Phát ngôn của ông cũng không mang tính đại diện cho đường lối và chủ trương của nhà nước Việt Nam. V́ thế, bài giảng này không có cái ǵ là bí mật quốc gia giống như Asia Times giật tít.

    Thế nhưng nói như thế không phải là nó không nguy hiểm. V́ nó là bài giảng mang tính định hướng tư tưởng cho nhóm người mà ông Thanh gọi là “nguyên khí quốc gia” - tức là các lănh đạo của các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Những người mà, theo cách nói của ông Thanh, sẽ có vai tṛ truyền lại “lửa” cho học sinh sinh viên của nước nhà. Có vẻ như lư thuyết và tư tưởng của ông Thanh không phải là ngọn lửa thiêng giúp thanh niên, sinh viên, và trí thức phấn khởi đóng góp vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đổi lại, nó giống như một liều thuốc tê làm tê liệt mọi sự hứng khởi và tin tưởng, nó góp phần tạo ra một bầy cừu, một bầy cừu chỉ biết im lặng kể cả khi phải sắp hàng đi vào nhà máy giết mổ.

    * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Biểu t́nh chống TQ ‘gây bất ổn’


    BBC - Một thứ trưởng quốc pḥng Việt Nam nói các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi Việt Nam “cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lănh thổ”.

    Bài phỏng vấn ngày đầu năm 2013 mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dành cho báo Tuổi Trẻ đă đụng chạm nhiều vấn đề được dư luận người Việt quan tâm.

    Được hỏi suy nghĩ về các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc gần đây, tướng Vịnh khẳng định đây là chuyện “không nên”.

    “Để đối phó với t́nh h́nh phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân."

    "Có thể người dân chưa thật hài ḷng và yên tâm v́ chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu t́nh nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lănh thổ cả.”

    * Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hiện là Thứ trưởng Quốc pḥng Việt Nam

    Vị Thứ trưởng Quốc pḥng giải thích thêm: “Có thể đất nước ta có tham nhũng, lăng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lănh thổ. Biểu t́nh bây giờ sẽ gây mất ổn định.”

    “Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lănh thổ.”

    Ông nói “trân trọng” những ai “thật sự biểu t́nh v́ yêu nước” nhưng cảnh báo “những ai có dă tâm độc chiếm biển Đông th́ họ sẽ viện cớ biểu t́nh để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam”.

    Đặc biệt, vị tướng công khai đề cập thời gian qua có “những thông tin không chính thống, không đầy đủ và không chính xác trên mạng Internet về t́nh h́nh đất nước, về nội bộ Đảng và Nhà nước”.

    Không nói ra, nhưng người ta hiểu đó là ám chỉ về một giai đoạn khi dư luận rúng động về những tin tức trên mạng về mâu thuẫn cấp cao trong Đảng.

    Hồi tháng Chín năm nay, Thủ tướng Việt Nam đă ra chỉ thị cấm cán bộ nhà nước đọc các blog "phản động".

    Trong số các blog này có trang Quan làm báo, vốn đă tấn công trực diện cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng và cái mà họ gọi là "nhóm lợi ích" của ông.


    Các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc không được chính quyền Việt Nam khuyến khích

    Ngoài Quan làm báo, hai trang Dân làm báo và Biển Đông cũng bị nêu tên trong công văn của ông Thủ tướng.

    Tướng Vịnh nói: “Những loại thông tin này rất nguy hiểm, nhất là với những người dân chưa quen với chiến tranh mạng, chưa quen với cuộc sống thế giới phẳng.”

    Ông kêu gọi “tạo ra sức mạnh đồng thuận đưa đất nước đi lên” và lại khẳng định Đảng Cộng sản cầm quyền “không nhân nhượng” về chủ quyền lănh thổ.

    ‘Tương đồng ư thức hệ’

    Thứ trưởng Quốc pḥng Việt Nam khẳng định Việt Nam và Trung Quốc có “di sản qu‎ư báu hàng đầu” là sự tương đồng ư thức hệ”.

    Ông nói tiếp: “Một trong những đặc trưng của ư thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lănh đạo.”

    “Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi th́ sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”

    Về giải quyết tranh chấp, tướng Vịnh nhắc lại: “Nếu là tranh chấp hai bên th́ hai bên giải quyết, tranh chấp nhiều bên th́ nhiều bên giải quyết, nhưng cần nằm trong mục tiêu chung là ḥa b́nh, ổn định không xung đột và cần có sự hợp tác giữa các nước.”

    Ông cũng nhắc đến sự can dự của hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc vào khu vực, với nhận định “lợi ích kinh tế là động lực đầu tiên và cũng là mục đích sau cùng”.

    Tướng Vịnh lưu tâm: “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp ḥa b́nh và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng t́nh mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó.”

    Ông cho biết đă từng nói với một quan chức Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những ǵ đă nói th́ tôi hoan nghênh, c̣n nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.”

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...tuoi_tre.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 46
    Last Post: 27-01-2013, 12:25 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 04-12-2011, 11:34 AM
  3. Luật của diễn đàn như thế nào về việc đem pm ra công khai ?
    By Gánh Hàng Hoa in forum Hộp Thư Liên Lạc
    Replies: 24
    Last Post: 28-09-2011, 07:27 PM
  4. Video: Lễ Khai Mạc Đại Học Hè Phật Giáo 2011
    By Sydney in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 01-07-2011, 10:13 PM
  5. Thông báo Ngày Khai giảng Đại học Hè Phật giáo
    By PhanThanhKhai in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 13-05-2011, 12:15 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •