Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: Nhan sắc tuyệt trần 5 mỹ nữ của Vua Bảo Đại trên báo TQ

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Nhan sắc tuyệt trần 5 mỹ nữ của Vua Bảo Đại trên báo TQ

    Nhan sắc tuyệt trần 5 mỹ nữ của Vua Bảo Đại trên báo TQ

    Trang Tân Hoa Xă, Trung Quốc vừa đăng tải h́nh ảnh và dành lời ngợi khen có cánh cho 5 người phụ nữ có nhan sắc hoàn mỹ của cựu hoàng Bảo Đại – vị vua cuối cùng trong triều đ́nh phong kiến Việt Nam.

    Bảo Đại (1913-1997) là hoàng đế thứ 13 trong vương triều nhà Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Năm 1926, sau khi vua Khải Định băng hà, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua, lấy niên hiệu Bảo Đại. Cuộc đời ông lắm thăng trầm, về sau sống lưu vong và mất tại Pháp năm 1997.

    Được mệnh danh là vị vua đa t́nh và ăn chơi khét tiếng một thời, Bảo Đại có những bà vợ và nhân t́nh tuyệt sắc giai nhân. Trong đó, Nam Phương Hoàng hậu, bà Phi Ánh, Monique Marie Eugene Baudo, Hoàng Tiểu Lan và Mộng Điệp là 5 phụ nữ được Bảo Đại hết mực sủng ái, bởi nhan sắc tuyệt trần của họ.

    Theo Tân Hoa Xă, khi tṛn 21 tuổi, vua Bảo Đại kết hôn lần đầu. Vào ngày 20/3/1934 tại kinh thành Huế, ông cử hành hôn lễ với bà Nguyễn Thị Hữu Lan (lúc này 19 tuổi). Ngay sau đó, lễ tấn phong Hoàng hậu diễn ra tại điện Dưỡng Tâm. Bảo Đại sắc phong tước vị Nam Phương Hoàng hậu cho bà Hoàng Lan. Hai người sinh được 5 người con. Tân Hoa Xă b́nh luận, vẻ đẹp của Nam Phương Hoàng hậu nức tiếng khắp vùng, được liệt vào danh sách “5 vị Hoàng hậu đẹp nhất thế giới” thời bấy giờ.

    Người vợ ngoại quốc của ông hoàng Bảo Đại là Monique Baudot, một công dân Pháp. Bà sinh năm 1946 tại Lorraine. Dù mặn nồng trong nhiều năm chung sống, nhưng hai người không có con.

    Thứ phi khác từng để lại nhiều dấu ấn trong cuộc đời cựu hoàng Bảo Đại là bà Bùi Mộng Điệp, được sắc phong thứ phi khi vương triều nhà Nguyễn đă suy tàn. Hai người phụ nữ c̣n lại là bà Lê Thị Phi Ánh, Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong) - một mỹ nữ Trung Quốc, cũng sở hữu nhan sắc tuyệt đẹp, trứ danh một thời.

    Cùng ngắm vẻ đẹp hoàn hảo của 5 người phụ nữ có ảnh hưởng sâu sắc trong cuộc đời cựu hoàng Bảo Đại:


    Nam Phương Hoàng hậu kiêu sa bên chồng.


    Nam Phương hoàng hậu khi mặc triều phục năm 1934.


    Nam Phương Hoàng hậu với vẻ mặt hạnh phúc.


    Vẻ đài các của Nam Phương Hoàng hậu.


    Monique Baudot.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Nhan sắc tuyệt trần 5 mỹ nữ của Vua Bảo Đại trên báo TQ

    Nhan sắc tuyệt trần 5 mỹ nữ của Vua Bảo Đại trên báo TQ


    Bà Phi Ánh.


    Bà Phi Ánh thời xuân sắc.


    Hoàng Tiểu Lan, người phụ nữ Trung Quốc của vua Bảo Đại.


    Bà Bùi Mộng Điệp.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật cuộc đời Nam Phương hoàng hậu

    Bí mật cuộc đời Nam Phương hoàng hậu

    Cách mạng Tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, hoàng hậu Nam Phương sang Pháp sinh sống. Tuy giàu có, nhưng bà sống thiếu hạnh phúc và chết trong cô đơn nơi đất khách năm 1963, khi mới 49 tuổi.

    Vĩnh Thụy (sinh năm 1913) khi mới 8 tuổi đă trở thành Đông cung Hoàng thái tử, được Pasquier (nhiều năm làm Khâm sứ Trung Kỳ và Toàn quyền Đông Dương) đưa về Paris, giao cho Charles nuôi dưỡng. Sau 11 năm du học bên Pháp, Vĩnh Thụy trở lại quê nhà (trên chuyến tàu thủy chở khách b́nh thường) lên ngôi Hoàng đế Bảo Đại, ở tuổi 19. Vợ chồng Charles cũng về theo.
    Hoàng hậu Nam Phương. Ảnh: Công An Nhân Dân.
    Trên chuyến tàu này, có một nữ khách người Việt, cô Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan xinh đẹp, năm ấy vừa tṛn 18 tuổi. Cô sinh năm 1914 tại Sài G̣n, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, cháu ngoại ông huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20, một gia đ́nh theo đạo Thiên Chúa, quốc tịch Pháp.

    Năm 14 tuổi, cô được gia đ́nh gửi sang Pháp, học trường ḍng Couvent des Oiseaux ở Paris, cũng trở về nước chuyến này khi vừa học xong. Và lần đầu cô trông thấy Vĩnh Thụy ở pḥng ăn trên tàu.

    Năm sau, dưới sự đạo diễn của người Pháp, Vĩnh Thụy và cô Lan hội ngộ. Họ bố trí cho Vĩnh Thụy và Toàn quyền Pasquier đến nghỉ mát ở núi Lâm Viên Đà Lạt. Darles, đốc lư, được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi tiệc trà với lư do họp mặt giữa người Pháp và một số thân hào nổi tiếng ở miền Nam đang làm ăn tại cao nguyên này.

    Hai mẹ con cô Lan và anh ruột bà Nguyễn Hữu Hào, ông Denis Lê Phát An, từ Sài G̣n lên đây nghỉ mát từ vài hôm trước, cũng được gửi thiếp mời tới dự tiệc trà. Nể lời cậu, cô Lan đi dự nhưng không trang điểm, chỉ mặc áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Trong buổi tiệc ấy, khi ông Darles đưa "ông cậu và cô cháu gái" đến giới thiệu, Hoàng đế đă bị chinh phục, nh́n cô không chớp mắt.

    Sau bữa tiệc, Vĩnh Thụy trở lại Huế bẩm với bà Hoàng Thái hậu từ cung Hoàng Thị Cúc về chuyện gặp cô Lan và những dự định sẽ làm. Bà Cúc tỏ ra lo lắng, nét mặt u buồn, bởi cô Lan đi đạo, lớn lên ở châu Âu, không phải sống trong khuôn phép lễ giáo Việt Nam. Lại c̣n chuyện giáo dục con cái về tôn giáo, khi chúng lớn lên, được phong Hoàng Thái tử th́ làm sao cử hành được việc thờ cúng liệt thánh hay lễ tế đàn Nam Giao? Không phải chỉ trong hoàng tộc và đ́nh thần, cả trong dân chúng đều lo lắng, bàn tán xôn xao.

    Vĩnh Thụy vẫn bất chấp, hôn lễ được cử hành vào ngày 20/3/1934, trước sự hiện diện của đ́nh thần và đại diện nước Pháp, tại điện Cần Chánh. Triều đ́nh đứng thành hàng dọc theo tấm thảm hai màu vàng, đỏ dành riêng cho hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà Nguyễn, có một phụ nữ xuất hiện giữa triều đ́nh.

    Bà Nam Phương, tên trị v́ do Bảo Đại đặt, có nghĩa “Người con gái phương Nam”, mặc áo thụng, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện đính 9 con phượng bằng vàng thật và nhiều ngọc châu óng ánh. Bà đi đến giữa tấm thảm, cả triều đ́nh vái chào. Với một vẻ đẹp lộng lẫy, bà đi thẳng vào pḥng lớn giữa lúc nhà vua đang ngồi trên ngai thấp ở đó. Hôn lễ ngắn gọn, đơn giản. Hoàng đế và hoàng hậu sánh vai bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm Thành vào điện Kiến Trung, nơi ở và làm việc chính.

    Sau này, họ có với nhau 5 người con: 2 hoàng tử và 3 công chúa.

    Cuộc sống xa xứ

    Cách mạng Tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị cùng gia đ́nh rời khỏi Đại Nội, tới ở cung An Định, bên bờ sông An Cựu. Thời gian sau, trong bối cảnh nhà Nguyễn đă suy vong, bà Nam Phương sang Pháp sống những năm tháng cuối đời.

    Bà chọn Chabrignac, một làng quê trải dài trên vùng đồi có những mái nhà xám. Trên khu đất rộng 160 mẫu, bà xây một biệt thự bằng đá cẩm thạch ở giữa đồi, nuôi một đàn ḅ sữa ngót trăm con. Giữa đất khách, bà sống ẩn dật trong yên tĩnh với một tài sản chẳng ai bằng. Ngoài 2 chung cư lớn ở Neuilly và đại lộ Opéra (Paris), bà c̣n sở hữu nhiều nhà đất ở các nước Maroc, Congo, cùng nhiều ngọc ngà, châu báu.

    Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của Phương Liên kết hôn với chàng trai Bordelais. Buồn nản v́ t́nh cảm của ḿnh, bà Nam Phương chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về thăm bà.



    Một lần, sau chuyến đi chơi về, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi t́m bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng bà càng khó thở hơn và trái tim bà đă ngừng đập ở tuổi 49. Đó là ngày 14/9/1963.

    Trong giờ phút lâm chung, ngoài những người giúp việc, bên cạnh bà không có một người thân. Đến viếng bà là những người có mối quan hệ gần gũi như công chúa Như Lư, con gái Vua Hàm Nghi, và vài viên chức thuở xưa làm việc với cựu hoàng Bảo Đại, ông tỉnh trưởng Pháp cùng mấy vị dân biểu. Báo chí Việt Nam tới hàng chục năm sau vẫn không biết hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn mất bao giờ.

    Đám tang bà hoàng hậu thưa thớt, vắng vẻ, không tiếng khóc than, không lời ai điếu. Nấm mộ đơn sơ đặt trong nghĩa trang của nhà thờ ngay tại Chabrignac, kém cả những ngôi mộ xây đủ h́nh khối ở ngay bên cạnh.

    Người tới thăm viếng có thể nh́n tấm bia, mặt trước ghi mấy ḍng tiếng Pháp: “Ici, repose l'impéreatrice d'Annam née Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan”. (Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam tên là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan). Mặt sau tấm bia khắc ḍng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ” (mộ phần bà Hoàng hậu Nam Phương của nước Đại Nam).

    (Theo CA Nhân Dân)

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Nam Phương Hoàng Hậu, Vị Hoàng hậu cuối cùng của Xứ Việt

    Nam Phương Hoàng Hậu, Vị Hoàng hậu cuối cùng của Xứ Việt





    Trong gần sáu mươi năm qua, kể từ khi Triều Nguyễn chấm dứt vào năm 1945 đến nay, có rất nhiều người viết về cựu Hoàng Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Nhưng rất ít người nhắc đến bà Hoàng hậu cuối cùng, tức Nam Phương hoàng hậu. Có chăng th́ cũng chỉ nhắc đến một vài chi tiết viết chung trong tài liệu nói về vua Bảo Đại. Hoặc nói cho đúng th́ chưa có ai viết một tài liệu riêng về Hoàng hậu Nam Phương. Do đó nên cũng rất ít người biết đến một bà Hoàng hậu mà trong thời gian giữ ngôi vị mẫu nghi thiên hạ đă có nhiều đóng góp cho Hoàng tộc Nguyễn Phước và cho xă hội lúc bấy giờ

    Để tưởng nhớ đến một người đàn bà tài sắc, đức hạnh và mẫu mực, đă từng là đệ nhất phu nhân của nước Việt Nam suốt mười một năm, tôi xin ghi lại đôi điều về Nam Phương hoàng hậu mà tôi đă tham khảo theo tài liệu của người bí thư của bà, ông Nguyễn Tiến Lăng, con rể của cố học giả Phạm Quỳnh và một số tài liệu khác thu thập trong cuốn hồi kư của cựu hoàng Bảo Đại và của hai sử gia Pháp là Jean Renaud và Daniel Grandclément như dưới đây:

    Nam Phương Hoàng Hậu, khuê danh Nguyễn Hữu Thị Lan hay là Marie Thérèse, sinh năm 1914 tại G̣ Công Nam phần, con của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt, tức huyện Sỹ, một trong những người giàu có nhất miền Nam, có thể sánh ngang hàng với gia đ́nh Bạch công tử ở Bặc Liêu. Ông huyện Sỹ là người đă bỏ tiền ra xây cất ngôi thánh đường nguy nga ở cuối đường Vơ Tánh Sài G̣n thường được gọi là nhà thờ huyện Sỹ mà đến nay vẫn c̣n tồn tại.

    Năm 1926, Nguyễn Hữu Thị Lan, 12 tuổi, được gia đ́nh cho sang Pháp ṭng học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng thuộc loại nhà giàu ở Paris do các nữ tu điều hành. Sau khi thi đậu Tú tài vào năm 1932, cô gái miền Nam theo chuyến tàu của hăng Messagerie Maritime trở về nước. T́nh cờ trên chiếc tàu nầy có ông vua Việt Nam hồi loan sau khi hoàn tất việc học, đó là vua Bảo Đại mà hồi đó giới sinh viên ở Pháp thường gọi một cách thân mật là Prince Vĩnh Thụy.

    Tuy cùng trên một chiếc tàu bồng bềnh giửa đại dương một thời gian khá lâu nhưng Nguyễn Hữu Thị Lan chưa có cơ hội làm quen với vị Vua trẻ tuổi. Măi cho đến gần một năm sau, nhân dịp vua Bảo Đại nghỉ mát tại Đà Lạt và do sự sắp đặt của Toàn quyền Đông Dương, viên Đốc Lư (tức Thị Trưởng sau nầy) thành phố Đà Lạt tổ chức một buổi dạ tiệc tại khách sạn Palace (sau gọi làkhách sạn Langbian) để t́m cách cho hai người gặp nhau. Tối hôm đó, trong chiếc áo lụa màu thiên thanh, Nguyễn Hữu Thị Lan đă xuất hiện trước Hoàng đế Bảo Đại để rồi chiếm gọn trái tim của một người có địa vị cao nhất nước.

    Tưởng cũng nên nói thêm là trước đây có nhiều nguồn tin nói rằng vua Bảo Đại đă gặp Marie Thérèse trên chuyến tàu thủy từ Pháp về Việt Nam, nhưng căn cứ vào hồi kư của vua Bảo Đại và tiết lộ của Hoàng hậu Nam Phương được chúng tôi trích dẫn dưới đây th́ hai người đă gặp nhau trong một hoàn cảnh khác.

    Nhờ ṭng học ở một trường thuộc nhà Ḍng, được các nữ tu chỉ dạy các lễ nghi Tây phương đối với Vua Chúa nên tối hôm đó, lúc vừa diện kiến vua Bảo Đại, Nguyễn Hữu Thị Lan đă quỳ một gối và cúi đầu sát mặt đất để tỏ ḷng tôn kính nhà Vua. Lẽ tất nhiên, một vị vua trẻ tuổi và hào hoa như vua Bảo Đại th́ làm sao ông có thể không xiêu ḷng trước sắc đẹp mỹ miều của Nguyễn Hữu Thị Lan. Và chuyện sẽ đến đă đến: đám cưới của vị thiếu quân hào hoa với một nữ lưu tràn trề hương sắc miền Nam đă diễn ra tại Huế ngày 20-3-1934. Ngay ngày hôm đó Nguyễn Hửu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ Vua thuộc triều Nguyễn. V́ mười hai đời vua Nguyễn trước kia, các bà vợ Vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.

    Nhắc đến cuộc nhân duyên với Hoàng hậu Nam Phương, cựu hoàng Bảo Đại đă ghi lại trong cuốn CON RỒNG VIỆT NAM :

    "Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm t́nh. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Cô ta có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đă chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam.

    Nếu tôi nhớ không sai th́ trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đă từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, h́nh như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng (tức vua Gia Long) đă được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc t́nh cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam."

    Về phần Hoàng hậu Nam Phương, bà đă nhắc lại "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy" như sau:

    "Hôm đó ông Darle, Đốc Lư thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê Phát An tôi (Lê Phát An là anh ruột bà Nguyễn Hữu Hào) và tôi đến dự dạ tiệc ở Hotel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đă bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên th́ ông Darle trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi ông vừa nói: "Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được".

    Khi cánh cửa pḥng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng ḿnh cúi chào và kính cẩn nói:
    -Votre Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie Thérèse. (Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse)

    Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm ǵ để tỏ ḷng tôn kính đối với bậc Quân Vương, v́ vậy tôi đă không ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế, qùy một gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy tôi mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trổi theo nhịp điệu Tango, Ngài ngỏ lời mời và d́u tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.

    Về sau, khi đă trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ư cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ư một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài".

    Sau lễ cưới, vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Điện nầy xây cất từ thời vua Khải Định nhưng được sửa chữa và tân trang các tiện nghi Tây phương vào đầu triều vua Bảo Đại.

    Tại điện Kiến Trung, Hoàng hậu Nam Phương đă lần lượt hạ sanh 5 người con gồm có:
    -Thái tử Bảo Long, sinh ngày 4-1-1936
    -Công chúa Phương Mai, sinh ngày 1-8-1937
    -Công chúa Phương Liên, sinh ngày 3-11-1938
    -Công chúa Phương Dung, sinh ngày 5-2-1942
    -Hoàng tử Bảo Thắng, sinh ngày 9-12-1943

    Thường ngày, ngoài việc chăm sóc dạy dỗ con cái, thỉnh thoảng hoàng hậu Nam Phương phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ lạc trong cung đ́nh, lo việc cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và Hoàng thái hậu Từ Cung, tức mẹ vua Bảo Đại. Tóm lại, bà rất chu toàn bổn phận làm dâu.

    Ngoài việc quản trị nội cung như đă nói trên đây, hoàng hậu Nam Phương c̣n tham gia các việc xă hội và từ thiện. Như đi thăm trường nữ Trung học Đồng Khánh ở đường Jules Ferry (tức Lê Lợi sau nầy), bà thường tiếp xúc với các Giáo sư, nhắc nhở họ cố gắng làm tṛn thiên chức của một nhà mô phạm; đi thăm Nữ Công Học Hội ở đường Khải Định (tức đường Nguyển Huệ ngày nay). Theo lời nử sĩ Đạm Phương sau nầy kể lại th́ có lần Hoàng hậu Nam Phương bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo Dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà ḍng Cứu Thế.

    Ngày nay, không ai c̣n lạ lùng khi trông thấy quư vị đệ nhất phu nhân xuất hiện nơi công cộng để giúp chồng trong việc ngoại giao, nhưng cách đây sáu mươi năm, Hoàng hậu Nam Phương giúp vua Bảo Đại trong việc tiếp kiến các nhà ngoại giao là một điều quư hiếm. Vào thời đó, nhiều người ở kinh đô Huế đều biết trong những lần vua Bảo Đại tiếp đón các quốc khách như Thống Chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong Lào quốc hoặc Quốc vương Sihanouk của Cao Mên v.v....đều có sự hiện diện của hoàng hậu Nam Phương. Lần vua Bảo Đại tự ḿnh lái xe hơi đi thăm Nam Vang cũng có mặt Hoàng hậu tháp tùng.

    Chi tiết đáng kể nhất là việc Hoàng hậu Nam Phương đă đem lại ḥa khí giữa các chức sắc đạo Thiên Chúa ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn. V́ như chúng ta đă biết, đạo Thiên Chúa với các vị vua triều Nguyễn vốn có những căng thẳng lịch sử th́ Nam Phương hoàng hậu, như một làn gió mát, đă thoa dịu sự căng thẳng lịch sử tưởng chừng như không bao giờ thay đổi.

    Nhân đây, tưởng cũng nên nhắc lại một hành động chứng tỏ ḷng thiết tha với quê hương đất nước của Hoàng hậu Nam Phương mà chúng tôi mới t́m thấy trong tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949:

    Số là sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn ở miền Nam với ư đồ tái chiếm thuộc địa Việt Nam. (Xin lưu ư bạn đọc lúc cuộc chiến khởi đầu tại Nam phần là thuần túy giửa thực dân Pháp một bên và một bên là người Việt Nam chống lại sự đô hộ của người Pháp, không giống thực chất cuộc chiến Quốc Cộng sau nầy). Lúc đó vua Bảo Đại đă từ chức, bà Nam Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu. Đau ḷng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đă gởi một Thông điệp (Message) cho bạn bè ở Au châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:

    "Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đă thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng v́ ḷng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mănh đất vốn đă có quá nhiều đau khổ. Hành động nầy của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đă từng đau khổ v́ chiến tranh hăy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.

    Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hăy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền ḥa b́nh công minh và chân chính và xin quư vị nhận nơi đây ḷng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi".

    Kư tên:
    Bà Vĩnh Thụy
    (tức Hoàng hậu Nam Phương.)

    Trong một dịp tiếp xúc riêng tư, một người Việt Nam trong ngành ngoại giao trước năm 1975 hiện ở Pháp nói với chúng tôi rằng bức thông điệp trên đây đă được bà Nam Phương gởi đến Tổng Thống Truman của Hiệp Chủng Quốc vào đầu năm 1946 để nhờ can thiệp. Tuy nhiên, đối với một tin tức có tính cách lịch sử nhưng v́ không được tận mắt nh́n thấy trên giấy trắng mực đen nên tôi xin ghi lại đây với tất cả sự dè dặt thường lệ.

    Bà Hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn đă trút hơi thở cuối cùng tại làng Chabrignac, một vùng quê thuộc miền Bắc nước Pháp theo như lời thuật lại sau đây:

    Ngày 14 tháng 9 năm 1963, vào khoảng 5 giờ chiều, cựu hoàng hậu Nam Phương cảm thấy mệt bèn cho người nhà đi mời Bác sỹ đến thăm mạch. Sau khi chẩn khám, Bác sĩ cho biết bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài hôm là khỏi. Nhưng không dè, Bác sĩ vừa rời khỏi nhà chừng vài tiếng đồng hồ th́ bà cảm thấy khó thở. Ngươi hầu bà bèn nhờ một người Pháp hàng xóm đi mời một Bác sĩ khác, nhưng người Bác sĩ thứ hai chưa đến kịp th́ cựu Hoàng hậu Nam Phương đă êm ái ĺa đời ngay trong đêm đó khi vừa tṛn 49 tuổi. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung, v́ các con bà đều ở tận Paris để làm việc và đi học.

    Đám tang của bà Hoàng hậu Viêt Nam lưu vong được tổ chức một cách sơ sài lặng lẽ như những năm tháng cuối đời của bà. Hôm đưa đám, ngoài hai Hoàng tử và ba Công chúa đi bên cạnh quan tài của mẹ không có một người bà con nào khác. Về phía quan chức Pháp th́ chỉ có ông quan đầu Tỉnh Brive la Gaillarde và ông Xă Trưởng Chabrignac.

    Trong suốt thời gian tang lễ cựu Hoàng Bảo Đại cũng không có mặt mà sau nầy, kẻ viết bài nầy trong thời gian ở Pháp được nghe kể lại th́ khi hay tin mẹ chết, công chúa Phương Liên tức tốc đánh điện tín báo tin cho cựu Hoàng nhưng gặp lúc cựu Hoàng vắng nhà v́ bận đi chơi xa với bà Mộng Điệp, v́ vậy mà cựu Hoàng Bảo Đại không hay biết ǵ nên đă vắng mặt trong ngày đám tang của một người mà có thời đă cùng ông đầu ấp tay gối. Sự kiện đó đă gây sự hiểu lầm khiến về sau các Hoàng tử và Công chúa đă ôm ḷng oán hận người cha mà họ nghĩ là một người chồng không trọn nghĩa thủy chung!
    Trong lần trở lại Pháp vào tháng 4 năm 1999, do đề nghị của một người bạn thường giao thiệp với Hoàng tử Bảo Long, từ Paris tôi theo người bạn đi về làng Chabrignac, cách tỉnh Brive la Gaillarde ba mươi cây số để viếng mộ Hoàng Hậu Nam Phương.

    Gió chiều nghĩa trang xxxg lộng thổi, trước mắt tôi là một ngôi mộ đơn sơ với tấm bia đá hai mặt ghi hai hàng chữ bằng hai thứ tiếng khác nhau, mặt trước viết chữ Hán, mặt sau viết chữ Pháp như dưới đây:

    Bia chữ Hán: ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI MỘ, có nghĩa là:
    "Mộ phần của bà Hoàng hậu nước Đại Nam là Nam Phương".

    Bia chữ Pháp: ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN, có nghĩa là : "Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam tên là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan".

    Tôi lặng nh́n ngôi mộ với những cành hoa đă úa vàng lăn lóc đó đây, ḷng bồi hồi nhớ lại hơn năm mươi năm trước, từ nhà tôi đi dọc theo bờ sông An Cựu, mỗi khi đi ngang cung An Định tôi ngẩng nh́n lên bao-lơn, nhiều lần tôi bắt gặp Hoàng hậu Nam phương đang tựa lưng vào tường, mắt đăm đăm nh́n đám lục b́nh trôi lờ lững giữa gịng sông. Tự nhiên ḷng tôi se lại, thương tiếc bà Hoàng hậu của kinh đô Huế thuở nào và buồn cho chính thân tôi, một thời thơ ấu nay đă đi qua! Thuở ấy, có một đôi lần tôi đứng xếp hàng trong hàng ngủ học sinh Tiểu học để đón chào Hoàng hậu. Chúng tôi, với nét mặt rạng rở tay cầm cờ vàng phất lia lịa mỗi khi Hoàng hậu xuất hiện và hướng mắt về phía đám nhóc con Tiểu học. Than ôi! Ngày ấy nay c̣n đâu?

    Tôi kính dâng lên hương linh Hoàng hậu Nam Phương những hàng chữ thô thiển nầy và xin Hoàng hậu chứng giám cho ḷng kính trọng vô vàn của người viết khi ghi lại những chi tiết về cuộc đời trong sáng của bà.

    Tôn Thất An Cựu.
    Last edited by alamit; 02-01-2012 at 11:19 PM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thứ phi Mộng Điệp

    Mộng Điệp, Thứ phi của vua Bảo Đại qua đời
    30/06/2011 11:29:59
    Bà Bùi Mộng Điệp, 87 tuổi, một trong những thứ phi của cựu hoàng Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn - đă qua đời vào lúc 12h ngày chủ nhật (26/6) tại Bệnh viện Saint Antonie (Pháp) sau ca phẫu thuật tim không thành công.


    Thông tin trên được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân dẫn nguồn tin từ bà hoàng nữ Phương Thảo - con gái của cựu hoàng Bảo Đại ở Pháp - cho biết hôm 29/6.

    Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, bà Mộng Điệp gặp cựu hoàng Bảo Đại tại Hà Nội năm 1945, khi ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Lúc đó, bà Mộng Điệp mới 21 tuổi, c̣n ông vua vừa từ giă ngai vàng ở tuổi 32 và họ đă phải ḷng nhau. Cựu hoàng Bảo Đại xem bà là thứ phi phương Bắc.



    Bà Mộng Điệp là mẹ của 2 hoàng nam: Bảo Sơn, Bảo Hoàng và hoàng nữ Phương Thảo. Năm 1953, trong lúc chiến tranh ác liệt xảy ra, bà Mộng Điệp được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương.

    Lúc đầu bà mướn nhà ở gần lâu đài Thorenc, sau đó lên Paris định cư cho đến ngày mất. Những năm cuối đời bà có nguyện vọng được về sống tại quê nhà, khi trăm tuổi được an táng gần cạnh lăng mộ Đức Từ Cung. Tuy nhiên do tuổi già sức yếu, nguyện vọng của bà chưa thể thực hiện được. Được biết, ngày 1/7/2011, thi thể của bà Mộng Điệp sẽ được mai táng tại nghĩa trang Thiais ở Paris, nơi đă có phần mộ của Bảo Sơn và Bảo Hoàng.

    Dự kiến ngày này tại chùa Trúc Lâm (Paris) cũng sẽ diễn ra lễ cầu siêu cho bà.

    (Theo Lao động, Pháp luật TP.HCM)



    Ai có thể trả lời: Hồ Chí Minh bắt ép gả bà Mộng Điệp cho Bảo Đại để làm ǵ? Vai tṛ bà Mộng Điệp là t́nh báo cho Cộng sản?
    Last edited by alamit; 03-01-2012 at 12:36 AM.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện ông Ngô Đ́nh Diệm phản bội Cựu ḥang Bảo Đại như thế nào?

    Bà “thứ phi” Mộng Điệp nói về chuyện ông Ngô Đ́nh Diệm
    phản bội Cựu ḥang Bảo Đại như thế nào?



    Chuyện ông Ngô Đ́nh Diệm phản bội Cựu ḥang Bảo Đại đă được báo chí nói đến nhiều. Lần đầu tiên nhà văn nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân được nghe chính “người trong cuộc” là bà Mộng Điệp “thứ phi” của Cựu ḥang Bảo Đại đề cập đến vấn đề đó tại Paris. Câu chuyện lịch sử ấy đă được xuất bản trong cuốn Hỏi chuyện đời bà “thứ phi” Mộng Điệp với Cựu ḥang Bảo Đại do Nxb Thuận Hóa ấn hàng vào tháng 6-2008 vừa qua. Được sự đồng ư của tác giả, chúng tôi xin trích hai đọan từ tr.47 đến 52 và từ tr.132 đến tr.139 sau đây.



    NĐX.- Có dư luận nói rằng, Cụu hoàng bị áp lực của Mỹ nên mới mời ông Ngô Đ́nh Diệm về làm Thủ tướng ?



    Hỏi chuyện bà “thứ phi” Mộng Điệp tại Paris (1999). Ảnh NĐB

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Không có lửa th́ làm sao có khói. Dư luận đó có phần nào đúng. Tôi xin kể chuyện nầy: Trong thời gian sắp kư Hiệp định Genève, John Foster Dulles gặp ông Bảo Đại ở nhà hàng gần hồ Léman (Thụy Sĩ). Hai người không dám ngồi ăn trong nhà v́ sợ gián điệp thu âm, phải dọn ăn ở ngoài vườn. Hai người Pháp theo hầu Bảo Đại cũng cho ăn riêng ở một chỗ xa. Lúc về ông Bảo Đại bảo tôi :

    - “Thằng Dulles bảo đại ư là Ngài lùi đi, Ngài đi đi. Ngài đừng về VN nữa. Ngài cứ ngồi im ở bên nầy. Mỹ sẽ đuổi Pháp ra và lấy Việt Nam lại cho. Mỹ cần một người không cần giỏi lắm, miễn là dân chúng cho là trong sạch, ghét Tây là được. C̣n vấn đề sinh sống của Ngài bên Tây, Ngài đừng lo !”

    NĐX.- Thế sau người Mỹ có giữ lời hứa giúp Cựu hoàng không ?

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Đầu năm 1955 ông Tôn Thất Hối và ông Ngô Đ́nh Luyện có đem tiền qua, gặp ông Ngài ở bờ biển Cannes. Nhưng ông Ngài không nhận. Nếu ông Bảo Đại nhận số tiền ấy là mắc bẫy của Mỹ và ông Diệm rồi ! Chuyện nầy ông Trần Văn Đôn cũng biết đă ghi trong Việt Nam Nhân Chứng [1].

    NĐX.- Cũng có dư luận nói rằng Ngô Đ́nh Diệm định mời Hoàng hậu Nam Phương về làm “Phụ chánh” cho chính phủ của Diệm, theo bà chuyện đó có không ?

    Bà Bùi Mộng Điệp:Trước khi lên đường về Sài G̣n nhận chức Thủ tướng, người ta nói ông Diệm hứa, sau khi cầm quyền sẽ mời Hoàng hậu Nam Phương về làm Phụ chánh và sau đó sẽ cho Hoàng thái tử Bảo Long lên nối ngôi và sẽ thiết lập quân chủ lập hiến giống như Anh quốc. Nghe người Pháp nói lại, sau đó bà Nam Phương chuẩn bị khăn áo để về làm Phụ chánh. Chuyện đó ông Bảo Đại hoàn toàn không hay biết. Chồng làm một đường, vợ làm một nẽo. Do ai gây ra chuyện chia rẽ ấy? Có lẽ do mấy ông chịu ảnh hưởng của Vatican lúc đó mà thôi. Nhưng rồi sau đó ở bên nhà xảy ra bao chuyện rắc rối, bà Nam Phương chưa về được bèn cử ông Phạm Bích về. Trong một bữa cơm trưa tôi nói cho ông Bảo Đại biết Đức Từ gởi thư cho biết ông Phạm Bích đă nói với Đức Từ rằng Ngài hoàng sắp về VN”. Ông Bảo Đại nói:

    - “Tôi có biết ǵ đâu !”.

    Sáng hôm sau ông Nguyễn Đệ đi tàu đêm về Cannes bảo tôi:

    - “Có chuyện rất quan trọng cần phải gặp Quốc trưởng gấp”.

    Tôi phôn t́m ông Bảo Đại, ông đi vắng, đến 10 giờ mới gặp được ông. Có tin ông Bidault của Pháp muốn ngăn chận việc bà Nam Phương đơn phương về Việt Nam. Từ đó tôi mới hiểu. Trước đó những người giúp việc trong nhà xa Việt Nam lâu nhớ nhà, tranh nhau để được theo Hoàng hậu Nam Phương về thăm nhà một chuyến. Như vậy là chuyện bà Nam Phương được ông Diệm mời về là có thật. Có lẽ đây là một âm mưu của Hồng y Francis Spellman với Mỹ bày ra và không có ư kiến của Thiên chúa giáo ở Pháp. Cho nên sự thể mới ra như thế. Có lẽ v́ Pháp chận lại nên bà Nam Phương lần đó không về VN và không bao giờ bà về Việt Nam nữa. Cái tṛ nầy do các ông cố đạo bên Mỹ sắp xếp, chính bà Nam Phương cũng không hiểu hết ư nghĩa chính trị của nó. Về sau, một mặt Pháp không muốn bà Nam Phương về tiếp tay cho Mỹ và phía Mỹ thấy ông Diệm đă làm chủ được t́nh thế nên cũng không cần đến vai tṛ hiệu triệu của bà Nam Phương nữa nên họ đă lật lọng mọi lời hứa ban đầu. Cũng may bị lật lọng sớm không thôi bà Nam Phương chuốc phải một cái nhục suốt đời. Nhưng mà lúc đó bà Nam Phương rất ghét ông Nguyễn Đệ.

    Tôi hỏi ông Nguyễn Đệ:

    - “Bà Nam Phương là người của Tây, tại sao Tây không cho bà đi ?”

    Ông Nguyễn Đệ kể lại:

    - “Tôi được tin của chính phủ Pháp cho biết là bà Nam Phương cả tin quá, nghe tụi Ngô Đ́nh Diệm nên định đi về. Ông Diệm hứa về trước quét sạch rác rưởi rồi rước bà Nam Phương về tôn lên làm Phụ chánh đại thần. Bảo Long sẽ lên ngôi.”- Nguyễn Đệ nói tiếp: “Bà Hoàng là người Nam bộ thật thà không hiểu hết cái thâm ư của bọn Diệm. Tây cho biết ngày bà Nam Phương về đến Sài G̣n th́ sẽ có một cuộc biểu t́nh phản đối hạ nhục bà và qua đó hạ nhục ông Bảo Đại”.

    Đó là lư do tại sao Bidault bắt ông Nguyễn Đệ là Đổng lư văn pḥng phải cấp báo không cho bà Nam Phương đừng về Việt Nam nữa.

    Chuyện ông Diệm viết thư cúc bái ông Ngài để được trao quyền, cả ông Trần Văn Đôn và ông Đỗ Mậu đều biết. Nhưng không ai được biết cái thư đó cụ thể nói ǵ. Đây là một cái thư lịch sử do chính tay Ngô Đ́nh Diệm viết bằng tiếng Pháp. Nhân đây tôi công bố cái thư ấy để cho lịch sử biết bộ mặt thật của ông Diệm. (Xem phần Phụ Lục ở sau kỳ cuối cùng) .

    NĐX.- Lúc ấy làm sao bà có thể biết chuyện ở bên nhà ?

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Lúc ấy t́nh h́nh hết sức phức tạp, tôi phải bỏ khá nhiều tiền mua báo chí để lấy tin, nhất là báo chí Anh quốc. Họ đ̣i năm chục ngàn ḿnh phải trả năm chục, đ̣i một trăm phải trả một trăm với một cái tin. Nhờ thế mà chúng tôi biết được tin tức bên nhà.

    NĐX.- Thưa bà, qua Pháp, nhất là giai đoạn sau khi bị ông Diệm trịch thu hết tài sản của ông Bảo Đại, bà sinh sống ra sao ?

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Sang bên Tây tôi buôn bán nhà cửa, tôi mở hiệu, tôi làm đủ thứ để sống. Tôi cho rằng ḿnh cần tiền để sinh sống ḿnh buôn bán để kiếm tiền, có chuyện ǵ nhục đâu. Sau khi bị bọn Diệm lấy hết tiền, người ta bảo tôi:

    - “Sao bà không xin một cái dommage de guerre (thiệt hại do chiến tranh) ? Tại sao con cái bà học giỏi thế mà bà không xin bourse (học bổng) của chính phủ Pháp cho chúng ?”

    Tôi đáp:

    - “Tôi xin cám ơn nước Pháp đă cho gia đ́nh ông Bảo Đại, cho mấy mẹ con tôi ở đây được yên thân là quư lắm rồi ! Tôi không dám xin ǵ nữa !”.

    Trong việc buôn bán kinh doanh tôi nạp thuế nạp má đàng hoàng. Tôi biết tôi xin các thứ ấy chính phủ Pháp sẽ cho ngay nhưng tôi không xin. Bởi v́ khi người ta đă cho ḿnh một cái ǵ là ḿnh thiếu nợ họ cái ấy. Đời tôi không trả được th́ đời sau con tôi cũng phải trả. Mà chưa trả được nợ cho người ta th́ đừng có ḥng mà ngẩng đầu lên. Sống mà phải cúi mặt th́ tôi không muốn. [….]

    NĐX.- Nhắc đến một việc hệ trong liên quan đến ông Ngô Đ́nh Diệm, hôm trước bà có nói:“Chuyện ông Diệm viết thư cúc bái ông Ngài để được trao quyền, cả ông Trần Văn Đôn và ông Đỗ Mậu đều biết. Nhưng không ai được biết cái thư đó cụ thể nói ǵ. Đây là một cái thư lịch sử do chính tay Ngô Đ́nh Diệm viết bằng tiếng Pháp. Nhân đây tôi công bố cái thư ấy để cho lịch sử biết bộ mặt thật của ông Diệm”. Thưa bà, hôm nay bà có thể cho tôi công bố cái thư lịch sử ấy được chưa ?

    Bà Bùi Mộng Điệp - Vâng, tôi đă hứa th́ tôi phải thực hiện chứ ! Đây là lá thư viết tay bằng tiếng Pháp của ông Diệm gởi cho ông Ngài, lần đầu tiên tôi đưa cho anh và anh có thể đem về lưu trữ ở Việt Nam.



    Bản dịch nguyên văn lá thư do ĐDTB thực hiện:

    Kính gởi Hoàng thượng Bảo Đại

    Quốc trưởng Việt Nam

    Kính thưa Ngài,

    Tôi thật vô cùng cảm kích trước những lời tin cậy và khích lệ đầy thương mến mà Ngài đă chỉ thị cho bào đệ Ngô đ́nh Luyện truyền lại cho tôi.

    Ngài đă biết rơ sự bất vụ lợi và ḷng trung thành của ḍng họ chúng tôi, trong quá khứ, đă phục vụ Tổ quốc và Hoàng triều như thế nào. Xin Ngài hăy tin tưởng rằng đến lượt tôi, tôi sẽ cố gắng tiếp tục phục vụ với tất cả sức lực và tâm hồn để xứng đáng với ḷng tin cậy thân yêu mà Ngài đă dành cho.

    Trong lúc có những giải thích đầy xuyên tạc của dư luận về sự mở rộng thành phần Nội các đă gây cho tôi quá nhiều phiền muộn, tôi muốn nói lên đây ḷng tri ân của tôi về sự tín nhiệm của Ngài vẫn dành cho tôi.

    Thật ra hoài bảo thân thiết nhất của tôi là nhận được sự chấp thuận của Quốc trưởng trong các đại sự của Quốc gia, về Binh bị, Ngoại giao, Xă hội, Tài chánh hay Hành chánh.

    Chỉ có sự chỉ đạo khôn khéo và chỗ dựa vững chắc ở Quốc trưởng, tôi mới có thể thực thi được những quyền lực đầy đủ để giải quyết tất cả vấn đề có tầm vóc liên quan đến sự sống c̣n và tương lai của đất nước.

    Những cải cách về Hiến pháp và Dân chủ phải được nhanh chóng thực thi theo đúng những lời tuyên bố của Ngài khi Ngài trở về sau chuyến lưu vong.

    Nhưng quyền lực của Hoàng triều phải thật sự cứng rắn để bảo đảm trật tự và công bằng xă hội, kỷ luật quân đội, tôn trọng quyền lợi và tự do của dân.

    Tŕnh Ngài, chính trong tinh thần nầy mà tôi đă nhờ bào đệ Luyện thỉnh cầu Ngài hồi loan càng sớm càng tốt, miễn là không trở ngại đến việc chữa bệnh của Ngài ở Pháp.

    Tiếc thay khi được tin nầy th́ những xáo trộn những âm mưu chính trị không tránh được khi đất nước bị chia cắt, đă tăng lên gấp bội, v́ những tham vọng và quyền lợi riêng tư đó đă lo sợ sự hiện diện của Hoàng thượng và sự củng cố chánh quyền của Ngài.

    Là người chủ xướng sự hồi loan nhanh chóng của Ngài, thế mà tôi phải đau ḷng thỉnh cầu ngài dời hoăn ngày về nước để cho tôi có đủ thời gian cần thiết để san bằng những trở ngại khó khăn và đánh tan một vài thái độ mâu thuẫn.

    Sự mong đợi chuyến về của Hoàng thượng càng lớn khi tôi cần dựa vào sự minh triết của Hoàng thượng để giúp tôi, ngoài những việc khác, tái tổ chức và phát triển Hoàng Triều Cương Thổ mà Hoàng thượng đă tức thời quyết định cho sát nhập về với Việt Nam. Việc nầy đă được sự tán thành của toàn dân.

    Tôi nghỉ rằng, thật ra các miền Cao nguyên đó, từ lâu đă được sự chăm lo ưu ái của Hoàng thượng, rồi đây sẽ được hưởng những lợi ích to lớn về một tổ chức xă hội, kinh tế và quân sự mà các ngành Hành chánh cao cấp sẽ được chính phủ bổ nhiệm sau khi được sự chấp thuận của Ngài.

    Để kết thúc, tôi xin đươc phép nhắc lại sự cảm tạ của tôi về sự tiếp tục tín nhiệm mà Ngài đă dành cho.

    T́nh trạng đất nước, bị xâu xé và tàn phá bởi cuộc chiến lâu ngày nầy đă gây quá nhiều lo âu cho tôi, v́ vậy những bằng chứng về ḷng tin tưởng thương yêu của Hoàng thượng sẽ là một niềm khích lệ vô giá đối với tôi.

    Xin được phép nhắc Ngài rằng khi nhận chức Thủ tướng chính phủ, tôi đă có xin Ngài hứa cho là trong trường hợp chính sách của tôi, nếu xét có bằng chứng có thể phương hại cho Tổ quốc, th́ Hoàng thượng sẽ không để những t́nh cảm tốt đẹp dành cho tôi chi phối, mà sẽ cương quyết chối từ chính sách đó để cứu quốc dân.

    Xin phép Ngài cho tôi được tin vào lời hứa đó, v́ tôi phải có một chính sách cứng rắn và dũng cảm để đối phó với các sự xáo trộn chính trị và các liên hệ chằng chịt quá phức tạp của những quyền lợi lớn của cá nhân hay ngoại quốc gây ra.

    Tôi sẽ làm chuyện nầy với lương tâm thanh thản v́ tôi biết trước, nếu trường hợp gặp thất bại, Ngài sẽ sẵn sàng điều chỉnh tay lái khi cần.

    Tôi trao thư nầy cho bào đệ Luyện để đệ tŕnh lên Ngài với ḷng trung thành tôn kính và thâm sâu của tôi.

    Sài g̣n, ngày 10 tháng 11 năm 1954

    Ngô Đ́nh Diệm”

    NĐX.- Bà có nhận xét ǵ về lá thư lịch sử nầy của ông Ngô Đ́nh Diệm ?



    Người của ông Ngô Đ́nh Diệm tổ chức mít-tin truất phế cựu ḥang Bảo Đại bà giật bỏ ảnh Cựu ḥang treo tại Ṭa Đô chính Sài G̣n. Ảnh tài liệu của Trần Văn Đôn

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Trước tiên người đọc thấy ông Diệm viết chữ đẹp, viết tiếng Pháp giỏi, tự nhận ḿnh là người xuất thân trong “ḍng họ trong quá khứ, đă phục vụ Tổ quốc và Hoàng triều Nguyễn” rất tận tụy, được ông Bảo Đại “tin cậy và khích lệ”; ông ta hứa sẵn sàng ra đi “nếu ông Bảo Đại xét thấy có bằng chứng có những hành động chủ trương có thể phương hại cho Tổ quốc”.v.v.Qua lá thư nầy chứng tỏ ông Diệm là người được ông Bảo Đại tin cẩn giao phó cho việc phụng sự tổ quốc và triều Nguyễn và đáp lại ông Diệm hứa cúc cung tận tụy với ông Bảo Đại và đất nước. Nhưng ngay sau đó ông Diệm đối xử với ông Bảo Đại với đồng bào và đất nước như thế nào các sử gia trong và ngoài nước đă biết rơ [2].

    NĐX.- Thưa bà, vẫn biết như thế nhưng xin bà cho một vài ví dụ ấn tượng nhất đối với bà.

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Sự phản trắc của ông Diệm có nhiều, như ông Diệm không chịu thi hành Hiệp định Genève để thống nhất đất nước năm 1956, tuyên bố cải tổ chính phủ rồi nuốt lời quay lại đàn áp cuộc đảo chính 11.11.1960, đặc biệt là không thi hành Thông Cáo Chung kư với Phật giáo tháng 6.1963. Riêng việc phản trắc của ông Diệm đối với người đứng đầu họ hàng Nguyễn Phước tộc là ông Bảo Đại gây cho chúng tôi đau đớn nhất. Sau khi được ông Bảo Đại trao quyền và được Mỹ (đại tá CIA Lansdale) hậu thuẫn, ông đă “trả ơn” ông Bảo Đại bằng cuộc “Trưng cầu dân ư” bịp bợm truất phế ông Bảo Đại một cách hèn hạ chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Ông Diệm cho thực hiện cuộc “trưng cầu dân ư” đó như thế nào anh hăy xem một đoạn của “người trong cuộc” với ông Diệm lúc ấy là tướng Trần Văn Đôn viết trong hồi kư Việt Nam Nhân Chứng sau đây th́ sẽ rơ: “Ngô Đ́nh Diệm tổ chức trưng cầu dân ư vào ngày 23 tháng 10 năm 1955 để lật đổ Bảo Đại. Kết quả là Bảo Đại bị truất phế. Trong phong b́ bỏ phiếu trưng cầu dân ư, nhiều cán bộ phụ trách đă bỏ sẵn phiếu ủng hộ Ngô Đ́nh Diệm, người dân không cần chọn lựa ǵ, chỉ cầm lá phiếu đó bỏ vào thùng nên Ngô Đ́nh Diệm thắng 99%.” [3]

    NĐX.- Thưa bà, lúc ấy tôi c̣n là cậu học sinh mới vào trường trung học, tôi cũng đă nhiều lần được trường dẫn đi biểu t́nh mít-tin hô hào truất phế Bảo Đại, nên tôi có biết sự kiện mà bà vừa kể. Nhưng đó là vấn đề chính trị, ngoài chuyện ấy ra ông Diệm c̣n có hành động ǵ nghiệt ngă đối với Cựu hoàng nữa không ?

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Ông Diệm cho tịch thu nhiều tài sản riêng của ông Bảo Đại, trong đó có chiếc du thuyền. Hành vi tàn nhẫn nhất của ông Diệm là việc ông lấy ngôi biệt thự của Đức Từ Cung ở Sài G̣n [4] và đuổi Đức Từ về Huế. Những chuyện phản trắc ấy đă làm cho ông Bảo Đại “phát điên” như hôm trước tôi đă kể với anh. Tinh thần của ông Bảo Đại tuột dốc từ đó và không cứu văn được. Tôi trao cho anh sử dụng lá thư nầy: Đây là một tư liệu lịch sử chính thức cùng với những hành động phản trắc của ông Diệm từ 1955 đến 1963 mà lịch sử đă viết bộc lộ cái bản chất lá mặt lá trái của ông Diệm. Một người phản trắc như thế mà lănh đạo miền Nam làm sao đồng bào ḿnh không khổ, không chết chóc ! May mà chế độ Diệm chỉ tồn tại đến cuối năm 1963 thôi. Nếu không ….không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra nữa !



    Chú thích:

    [1] “Trong hiệp định Genève, phía Việt Nam tự do và Mỹ không kư nên Ngô Đ́nh Diệm viện cớ đó không thi hành tổng tuyển cử thống nhứt Nam Bắc Việt Nam vào năm 1956 như văn kiện kết quả hội nghị quy định.

    Ngô Đ́nh Nhu cho tôi (Trần Văn Đôn) biết trước khi tổ chức trưng cầu dân ư, để có phương thức dân chủ, Ngô Đ́nh Diệm tự tay viết một lá thư dài cho Bảo Đại, giải thích t́nh h́nh, yêu cầu Bảo Đại về nước tiếp tục lănh đạo Việt Nam. Ngô Đ́nh Diệm sẽ trả lại toàn quyền lănh đạo cho Bảo Đại. Tôi không được đọc là thư lịch sử đó, nhưng Ngô Đ́nh Nhu cam đoan với tôi là có lá thư như vậy. Ngô Đ́nh Nhu không cho tôi biết Bảo Đại có trả lời hay không. Ngô Đ́nh Nhu cũng tiết lộ là nếu Bảo Đại điều đ́nh với Ngô Đ́nh Diệm hàng tháng gửi cho một số tiền để chi tiêu th́ chắc Ngô Đ́nh Diệm cũng thu xếp chu toàn, nhưng Bảo Đại không đ̣i tiền chu cấp hàng tháng mà đ̣i một triệu Mỹ kim. Ngô Đ́nh Luyện hứa nhưng Bảo Đại không nhận được tiền mà chỉ nhận tin kết quả trưng cầu dân ư truất phế đưa Ngô Đ́nh Diệm lên chức Tổng Thống mà thôi”. (Trần Văn Đôn, Sđd, Nxb Xuân Thu (Mỹ), 1989, tr. 133)

    [2] Trưng cầu dân ư bịp bợp như thế nào, Tiến-sĩ Nguyễn Đ́nh Tuyến, trong cuốn “Những Biến Cố Lớn trong 30 Năm Chiến Tranh tại Việt Nam 1945-1975”, do “Đại Học Đông Nam” ở Houston, TX, USA, xuất-bản năm 1995, đă viết (nơi trang 39) như sau:

    Ngày 6 tháng 10 năm 1955

    Bộ Nội Vụ của Thủ Tướng Diệm tuyên bố sẽ có cuộc Trưng Cầu Dân Ư được công bố với kết quả là 98,2% chống Quốc Trưởng Bảo Đại, đồng ư bầu Thủ Tướng Diệm làm Quốc Trưởng.

    Cuộc Trưng Cầu Dân Ư này là màn đạo diễn của Đại-tá Landsdale đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc ủng hộ Thủ Tướng Diệm. Ở nhiều nơi trong thành phố Saigon, số phiếu bầu cử cho ông Diệm bằng 130% con số cử tri (v́ binh sĩ của Lữ Đoàn Pḥng Vệ Phủ Thủ Tướng và Đoàn Viên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia của ông Diệm đă được phép đi bầu lại nhiều lần).

    (Trích lại của Lê Xuân Nhuận)

    [3] Việt Nam Nhân Chứng, Trần Văn Đôn, tr.133

    [4] Theo nghiên cứu của tôi, ngôi biệt thư của bà Từ Cung bị ông Diệm trịch thu và bán cho Bộ trưởng Nguyễn Đ́nh Thuần giá 1$. Về sau ông Thuần bán lại theo thời giá cho tướng Dương Văn Minh, nay vẫn c̣n ở 3 Vơ Văn Tần, Q.1, TP HCM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Mối t́nh của Cựu Hoàng Bảo Đại

    Mối t́nh của Cựu Hoàng Bảo Đại
    Ngọc Giao


    LTS. Ngọc Giao sinh năm 1911 tại Huế trong một gia đ́nh có truyền thống Nho học. Viết văn từ năm 1930, nhanh chóng trở thành cây bút chủ lực của tiểu thuyết thứ bảy, cùng với các cây bút danh tiếng hồi này như Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Lan Khai, Thanh Châu, Tcya. Từ năm 1934 làm tổng thư kư toà soạn tiểu thuyết thứ bảy. Ông có sáu cuốn tiểu thuyết và trên 400 truyện ngắn. Cửa Việt đă gỏ cửa nhà ông, được ông ân cần đón tiếp và gởi tặng Cửa Việt bản thảo đầu tiên “Nhớ Hoa Tâm” mà bạn đọc đă đọc ở Cửa Việt số 11 lần này ông tặng Cửa Việt câu chuyện về mối t́nh của Bảo Đại và Lư Lệ Hà vào lúc ngai vàng Bảo Đại sụp đổ, câu chuyện lư thú này do chính Lư Lệ Hà kể lại cho ông.



    C

    on người cơi thế gian này, qua nửa đời hay trọn kiếp, đều mang nặng muôn vàn thế sự, có khi ôn lại tưởng như sắp vỡ óc ra. May mà sức óc không có khả năng lưu giữ hết, nhiều sự kiện buồn vui lành dữ, theo ḍng thời gian tuần tự trôi đi. Riêng tôi cũng vậy, biết bao nỗi thăng trầm, quên đi đă nhiều theo tuổi tác. Duy có một kư ức c̣n phảng phất trong đầu, hơn nửa thế kỷ qua rồi, vẫn khó quên nhất là sau một buổi coi cái phim “Ông hoàng đế cuối cùng” - Phế đế Phổ Nghi cuối năm Măn Thanh - Trung Quốc.

    Tôi sực nghĩ đến câu chuyện, hay là mối t́nh của ông phế đế Việt Nam Bảo Đại với cô ả Lư Lệ Hà. Thời phong kiến, sau bức rèm nhung, gấm vóc, có hoàng hậu, nguyên phi, quư phi, ái phi, cuối cùng là cung nữ. Tôi xếp Lư Lệ Hà vào loại ái phi của phế đế cuối cùng triều Nguyễn. Xưa, mỹ nữ Tây Thi chỉ là cô gái quê đập lụa bến Trữ La, th́ ở cuối thế kỷ này, ái phi của cựu hoàng Việt Nam cũng là một cô gái xuất thân lam lũ tại miền biển Chợ Cồn, Văn Lư thuộc Thái B́nh. Tây Thi xưa c̣n có Phạm Lăi đi t́m, đem về nước Việt, dạy làm đẹp, dạy múa hát, rồi chính yêu nữa ấy đă giết vua Ngô, kể thù của vua Việt, đốt cháy Cô Tô trên mười dặm, ba tháng liền không hết lửa.

    Thờ vừa qua, ái phi Lư Lệ Hà, tự t́m đường lên thủ đô Hà Nội, tự lột h́nh cô thôn nữa, trở thành một mỹ nhân, ăn nói vô cùng giảo hoạt, đi đứng kiêu kỳ, trang phục hơn một cô gái xuất thân quư tộc; lẹ hơn nữa là cô ả tự học ra sao mà nói tiếng Pháp như đầm trong khi không hề đọc được một chữ Pháp. Bước đầu vào Hà Nội, Lệ Hà tạm náu ḿnh trong xóm B́nh Khang tức Khâm Thiên. Chỉ một thời gian ngắn, Lệ Hà bỏ nghề kỷ nữ, thuê căn gác khá sang trọng 15 ngơ Trạng Tŕnh (nay là ngơ Liên Tŕ). Căn gác này vụt trở thành một thứ mê cung chứa đủ mặt nhân vật văn vơ Pháp Việt cao cấp của chính phủ Quôc gia.

    Trong những ngày Quốc trưởng Bảo Đại ở Huế, Đà Lạt, măi mê săn bắn và tửu sắc th́ hoàng thân Vĩnh Cẩn luôn luôn ra Hà Nội t́m thú chơi bời. Ông hoang bé nhỏ, loắt choắt, láu lỉnh như con khỉ Tôn Hành Giả này, qua một đêm khiêu vũ đă ch́m đắm nơi mê cung Lư Lệ Hà. Chỉ ít ngày sau, Vĩnh Cẩn dâng nộp Lệ Hà cho Quốc trưởng. Thế là ông vua hiếu sắc mê say ả Lư, luôn t́m cách ra Bắc, gặp con yêu nữ. Chuyện này cả Hà Nội biết, và cũng bay đến tai từ cung Thái Hậu và bà hoàng Nam Phương ở kinh đô Huế. Mối t́nh Bảo Đại - Lư Lệ Hà nửa âm thầm, nửa ầm ỹ khéo dài đến năm 1945, năm dữ dội của lịch sử Việt Nam.

    Bảo Đại từ năm ấy, rời vương niệm, trở thành công dân Vĩnh Thuỵ, cùng Lệ Hà tạm trú tại ngôi nhà lớn 1 Trần Hưng Đạo.

    Tôi, kể bài kư sự này, giờ xim phép được xuất hiện để cung hiến độc giả cũ và mới, một vài đoan dưới đây có thể coi là thú vị.

    Một đêm, Lư Lệ Hà, xuân đă bắt đầu tàn, thủ thỉ kể tôi nghe về vinh nhục trong mối t́nh vương giả ấy.

    “Qua mấy tháng tạm trú tại 51 Trần Hưng Đạo” - Lệ Hà nói vậy - lăo ta rất buồn (Lệ Hà lúc nào cũng gọi Bảo Đại là lăo ta). Lăo chỉ thở dài, không nói năng ǵ hết. Ăn, uống, cho ǵ nhận cả không hề kêu ca, nhăn nhó. Ngày ấy là 30 tết âm lịch. Lăo ta càng lỳ lợm, ra bao lơn nh́n xuống phố. Lăo khẽ vỗ vai tôi: “Buồn lắm Hà ơi! Biết làm sao được bây giờ?” Giọng Huế khó nghe, nhưng ḿnh đă cố học nghe học nói giọng kinh đô với lăo. Lúc đó trời đổ tối. Ḿnh chợt nghĩ ra và chợt reo lên: “Có cuộc vui rồi. Theo phong tục người Hà Nội th́ hàng năm, cứ đêm 30 tết, sắp giao thừa, mọi người kéo nhau đến đền Ngọc Sơn làn lễ, đông vui lắm. Chúng ḿnh chờ gần giao thừa, sẽ cuốc bộ đến Ngọc Sơn.” Lăo mỉm cười gật đầu.

    Gần 12 giờ khuya, ḿnh và lăo, mặc rất b́nh thường, tản bộ giữa ḍng người đến Ngọc Sơn. Lăo vua này dừng lại, ngơ ngác ngắm cảnh hồ Hoàn Kiếm, ngơ ngác nh́n cây bút tháp đồ sộ, ngơ ngác ngắm cầu son Thê Húc nổi danh của đất Thăng Long. Lăo lẩm bẩm khen là đẹp. Có thể đây là lần đầu tiên ông vua đất nước Việt Nam lưu ư đến cái đẹp kỳ là của cố đô lịch sử, cũng ngơ ngác cũng ngẩn ngơ xa lạ như một người ngoại quốc từ đâu mới đến đây lần thứ nhất.

    Cầu Thê Húc chật người. Ḿnh nắm chặt tay lăo, cố gạt nhẹ mọi người, giúp lăo lách được cái thân h́nh to béo. Vào tới trấn Ba Đ́nh, thốt nhiên, lăo bảo ḿnh, giọng nói cao hơn mọi lúc: “cô vào đốt cho tôi một nắm hương, đem mau cho tôi.” Ḿnh mang vội nắm hương đă đốt cháy, đưa qua tay lăo. Lặng lẽ, trịnh trọng, như là những khi lăo hoàng đế này quỳ trên Đàn Nam Giao, làm lễ cúng bà quan, lạy trời đất. Mặt quay về phương Nam, lăo lẩm bẩm khấn lạy linh hồn tiên vương tiên đế, cúi lạy cả đức Từ Cung Thái Hậu (con sống) và gởi lời chúc tụng cho cả Nam Phương Hoàng Hậu. Ḿnh cố lắng nghe lăo vua khấn khứa, quả t́nh ḿnh cảm thấy ḷng xúc động. Cái đêm 30 tết, cái đêm giao thừa, con người, không kể ǵ quư tiện, tà chánh, đề có một lúc thay hồn đổi xác. Lưu lạc giang hồ bây lâu nay, chính ḿnh cũng muốn khóc, nghĩ đến cái vùng biển Chợ Cồn nghèo khổ, ḿnh cũng đi ṃ cua bắt ốc nuôi thân. Ḍng người mỗi lúc thêm đông, tiếng ồn ào dữ dội quá, ḿnh vội thúc lăo khấn khứa ít thôi. Lăo gật đầu ném bó hương xuống nước Hồ Gươm. Ḿnh lại gạt nhẹ mọi người, kéo được lăo qua cầu, đến chân Bút Tháp, chợt thấy ông thầy bói, đeo kính đen, chẳng biết mù thật hay mù giả. Ḿnh bấm lăo ngồi thập xuống trước ông thầy bói. Lăo to béo, khó khăn lắm mới ngồi xuống cạnh ḿnh. Dặt tiền xem quẻ xong, ḿnh khẻ nói với ông thầy: “Ông hăy xim tướng tay ông bạn tôi đây, coi xấu tốt ra sao. Chỉ cần thế thôi.” Lăo vua không chịu đưa bàn tay ra, sợ bẩn. Ḿnh phải nài ép, kéo bàn tay lăo đặt vào bàn tay ông thầy bói. Ông mù này, vừa nắm bàn tay mềm nhũn như bông hoa của ông vua, sờ sờ nắn nắn, bỗng ông ra rút vội mấy ngón tay lại như bị bỏng. Giọng ông thầy bói thèu thào, rất nhỏ : “Ngài là quư nhân. Tôi không dám nói ǵ hơn. Chỉ xin thưa rằng ngài sắp đi xa, xa lắm, khỏi đất này.” Ḿnh và lăo đưa mắt nh́n nhau. Ḿnh vội đứng lên, kéo lăo đứng theo rồi lại len lỏi trong ḍng người, cuốc bộ về Trần Hưng Đạo. Suốt dọc đường lăo vua, con chim có cảm tưởng sắp sổ lồng, cúi đầu bước, ḿnh cũng vậy, không nói một câu nào.

    Quả nhiên, ít ngày sau, cố vấn Vĩnh Thuỵ được tuyên bố câu: “Làm dân một nước tự do c̣n hơn là vua một nước nôi lệ”; rồi ró, phế đế Bảo Đại được bay sang Hồng Kông, theo sau có cựu thần thủ tướng Trần Trọng Kim và ḿnh.

    Đến đất Hồng Kông giàu có, ḿnh bị ngợp, lo sợ quá, bởi không có nhiều tiền lăo và ḿnh thuê một khách sạn tồi tàn. Trần Trọng Kim cũng ở một khách sạn nghèo nàn khác. Ở nơi đất khách càng buồn, lăo và ḿnh ăn uông kham khổ, chiều tối ra đường phố, nh́n ngắm cái giàu sang người thiên hạ. Có một đôi lần thấy lăo quá sầu, ḿnh dắt lăo vào cái bar nho nhỏ, loay xoay t́m một cái bàn ở góc tối tăm, kín đáo. Thế mà chưa chịu ngồi. Làm sao mà ban nhạc bar lại nhận ra cái bộ mặt rầu rĩ của anh vua xa nước. Tức th́ một bài “valse royale” (bài nhảy nghênh giá, theo phong tục phương tây) Ban nhạc sống vô cùng trang trọng chơi bài đó; đồng thời ông chủ khách sạn bước ra cúi rạp đầu, cung nghinh vị phế vương. Lăo và ḿnh cố dấu vẻ luống cuống, cố gắn lấy bộ thản nhiên vương gia giả tạo, nhưng vẫn không bỏ cái bàn nhỏ ở góc tối tăm sau khi lăo và ḿnh, cố gắng gượng nhảy hết điệu vũ cung đ́nh ấy.

    Ngồi mấy phút, ḿnh kéo lăo rời pḥng nhảy. Ra đường, ḿnh toát mồ hôi lạnh, xót món tiền vừa phải xổ ra trả giá chai sâm banh thượng hạng và tiền thừa trên đĩa, “Đức Vua” rộng thưởng cho ban nhạc.

    Đói quá, trong túi ḿnh không c̣n lấy một xu, lăo th́ chẳng bao giờ có một lư tiền. Th́ thời xưa cũng vậy, chưa có một ông vua nào có tiền trong túi. Nhưng khủng khiếp nhất là sự kiện đă xảy ra: nhịn đói, đội rét, ḅ về được tầng thứ 13 của khách sạn th́ lăo và ḿnh hết thở. Tuy mệt, theo thói quen, cứ đi đâu về là linh tính bảo ḿnh phải mở ngay tủ áo, rút một góc kính chiếc dày cao gót của ḿnh ra xem. Ôi chao, trời nghiêng đất lệch. Cái gót dày tám phân rỗng, trong đó ḿnh dấu tất cả tế nhuyễn riêng tây, vàng, kim cương, đă biến hết rồi. Ḿnh bỏ rơi chiếc dày xuống thảm, ngă lăn ra đệm đi-văng, ngất xỉu đi. Lúc sau mở mắt ra, thấy lăo đang gục xuống vai ḿnh. Lạ hơn nữa là lăo khóc. Ôi! Lăo khóc thật sự, một điều không bao giờ ḿnh chờ đợi ở con người lầm lỳ, chai đá ấy.

    Cũng kể từ tai nạn ấy, lăo càng buồn phiền hơn trước. Lăo ghé tai ḿnh: “Vụ này, tôi đoán, không phải là điệp viên Pháp lấy cắp đâu. Mà chính tụi Pháp thuê điệp viên Intelligonce Sercive của Anh lấy đấy.” Mục đích: “bần cùng hoá” một anh vua khốn khổ để rồi phải t́m đường quay về với chúng. “Đây, lần đầu tiên, lăo vua lầm ĺ tỏ ra sáng trí và nói hơi nhiều như vậy.”

    Một buổi tối trời cực kỳ, hai đứa ḿnh theo thường lệ, lang thang măi mỏi nhừ chân. Lăo dừng gót trước tủ kính sáng choang của một hiệu bán đủ loại đàn. Lăo ngắm nghía với cặp mắt thèm thuồng, rồi ngần ngừ khẻ nói: “Ước chi có tiền mua cây đàn gảy chơi cho đỡ buồn”. Thật là tội nghiệp! Ḿnh phải vết hết túi trong đến ngoài, liều mua cây guitare loại đẹp nhất. Từ bữa đó, lăo từ chối không ra phố, nằm miết hoặc ngồi ĺ bên cửa sổ khách sạn, gẩy đàn. Ḿnh thiệt không ngờ lăo có tài âm nhạc, không những chơi các bài bản cổ kim danh tiếng của Tây phương, mà c̣n chơi cả nam bằng, nam ái... xứ Huế. Tôi khen ngợi, lăo mỉm cười: “Tôi là học tṛ của nhạc sư đệ nhất thần kinh, đó là ông Năm Ngủ. Tôi vẫn thường gẩy đàn hầu Thái Hậu. Người rất hài ḷng”.

    Lăo trọng thần ṭng vong Trần Trọng Kim, lâm vào cảnh đói nghèo, vô phương cầu cứu, vài ba lần ṃ đến hỏi xin ḿnh. Tất nhiên ḿnh buộc phải khước từ. Ḿnh đă bán đến chiếc nhẫn cuối cùng, chờ sống chết lấy đâu ra tiền đưa ông. Sau đó, tuyệt nhiên không thấy vị lăo thần đến vấn an cụ hoàng như lúc trước nữa.

    Th́ ra, sau thời gian ngắn sống lưu vong ở Hồng Kông với ái phi Lư Lệ Hà, Bảo Đại t́m đường qua Pháp, ông Trần Trọng Kim t́m đường về nước sống ít ngày tàn trong căn nhà cũ phố Hàng Chuối Hà Nội, rồi nhắm mắt xuôi tay trong niềm phẫn hận, cô đơn không ai nhớ đến. Lệ Thần! một học giả, một sử gia. Mỗi lần ngó tới cuốn “Việt Nam Sử Lược” tôi không khỏi chạnh ḷng nhớ ông già cô trung ấy. Và tôi cũng không thể quên cái sống oan chết uổng của Tử Trường Tư Mă Thiên triều Y Vũ Đế...

    Lăo vua vẫn mộ đời, quên mọi sự. Về t́nh dục, lăo vốn nổi danh là quỷ vương không mệt mỏi. Vậy mà, ở giai đoạn này lăo tỏ ra thờ ơ lạnh lẽo với tôi, với những mỹ nhân đất Hồng Kông.

    * * *

    Cột báo có hạn, tôi tiếc không việt được trọn câu chuyện “Mối t́nh của cựu Hoàng”, ít nhất phải ngót 300 trang với nhiều biến cố có nhiều tính chất sử liệu. Cho phép tôi dừng bút. Để kết thúc, tôi xin nhắc đến việc này: Cũng một buổi đêm, Lư Lệ Hà (Trần Hoa nữ của tôi) đưa tôi xem mảnh giấy - một bức thư - tuy đă ố vàng qua bán kỷ, vẫn c̣n thoang thoảng hương thơm. Tôi đọc:

    “Em Lư Lệ Hà thân quư. Chị ở xa đức Cựu Hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết ḷng hết sức chăm sóc Cựu Hoàng ở Hồng Kông. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi Cụ Hoàng, c̣n gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái Hậu và chị trọn kiếp nhớ em. Chị Nam Phương”

    N.G
    [lên đầu trang]
    TẠP CHÍ CỬA VIỆT

  8. #8
    Who-Know-You
    Khách
    Mỹ nữ nhan sắc tuyệt trần của vua mà nh́n như thế này th́ vợ của thứ dân nh́n c̣n ghê rợn đến đâu. Chắc đen đủi và thô kệch như dân Somalia.

  9. #9
    Tam
    Khách
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Bà “thứ phi” Mộng Điệp nói về chuyện ông Ngô Đ́nh Diệm
    phản bội Cựu ḥang Bảo Đại như thế nào?



    Chuyện ông Ngô Đ́nh Diệm phản bội Cựu ḥang Bảo Đại đă được báo chí nói đến nhiều. Lần đầu tiên nhà văn nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân được nghe chính “người trong cuộc” là bà Mộng Điệp “thứ phi” của Cựu ḥang Bảo Đại đề cập đến vấn đề đó tại Paris. Câu chuyện lịch sử ấy đă được xuất bản trong cuốn Hỏi chuyện đời bà “thứ phi” Mộng Điệp với Cựu ḥang Bảo Đại do Nxb Thuận Hóa ấn hàng vào tháng 6-2008 vừa qua. Được sự đồng ư của tác giả, chúng tôi xin trích hai đọan từ tr.47 đến 52 và từ tr.132 đến tr.139 sau đây.



    NĐX.- Có dư luận nói rằng, Cụu hoàng bị áp lực của Mỹ nên mới mời ông Ngô Đ́nh Diệm về làm Thủ tướng ?



    Hỏi chuyện bà “thứ phi” Mộng Điệp tại Paris (1999). Ảnh NĐB

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Không có lửa th́ làm sao có khói. Dư luận đó có phần nào đúng. Tôi xin kể chuyện nầy: Trong thời gian sắp kư Hiệp định Genève, John Foster Dulles gặp ông Bảo Đại ở nhà hàng gần hồ Léman (Thụy Sĩ). Hai người không dám ngồi ăn trong nhà v́ sợ gián điệp thu âm, phải dọn ăn ở ngoài vườn. Hai người Pháp theo hầu Bảo Đại cũng cho ăn riêng ở một chỗ xa. Lúc về ông Bảo Đại bảo tôi :

    - “Thằng Dulles bảo đại ư là Ngài lùi đi, Ngài đi đi. Ngài đừng về VN nữa. Ngài cứ ngồi im ở bên nầy. Mỹ sẽ đuổi Pháp ra và lấy Việt Nam lại cho. Mỹ cần một người không cần giỏi lắm, miễn là dân chúng cho là trong sạch, ghét Tây là được. C̣n vấn đề sinh sống của Ngài bên Tây, Ngài đừng lo !”

    NĐX.- Thế sau người Mỹ có giữ lời hứa giúp Cựu hoàng không ?

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Đầu năm 1955 ông Tôn Thất Hối và ông Ngô Đ́nh Luyện có đem tiền qua, gặp ông Ngài ở bờ biển Cannes. Nhưng ông Ngài không nhận. Nếu ông Bảo Đại nhận số tiền ấy là mắc bẫy của Mỹ và ông Diệm rồi ! Chuyện nầy ông Trần Văn Đôn cũng biết đă ghi trong Việt Nam Nhân Chứng [1].

    NĐX.- Cũng có dư luận nói rằng Ngô Đ́nh Diệm định mời Hoàng hậu Nam Phương về làm “Phụ chánh” cho chính phủ của Diệm, theo bà chuyện đó có không ?

    Bà Bùi Mộng Điệp:Trước khi lên đường về Sài G̣n nhận chức Thủ tướng, người ta nói ông Diệm hứa, sau khi cầm quyền sẽ mời Hoàng hậu Nam Phương về làm Phụ chánh và sau đó sẽ cho Hoàng thái tử Bảo Long lên nối ngôi và sẽ thiết lập quân chủ lập hiến giống như Anh quốc. Nghe người Pháp nói lại, sau đó bà Nam Phương chuẩn bị khăn áo để về làm Phụ chánh. Chuyện đó ông Bảo Đại hoàn toàn không hay biết. Chồng làm một đường, vợ làm một nẽo. Do ai gây ra chuyện chia rẽ ấy? Có lẽ do mấy ông chịu ảnh hưởng của Vatican lúc đó mà thôi. Nhưng rồi sau đó ở bên nhà xảy ra bao chuyện rắc rối, bà Nam Phương chưa về được bèn cử ông Phạm Bích về. Trong một bữa cơm trưa tôi nói cho ông Bảo Đại biết Đức Từ gởi thư cho biết ông Phạm Bích đă nói với Đức Từ rằng Ngài hoàng sắp về VN”. Ông Bảo Đại nói:

    - “Tôi có biết ǵ đâu !”.

    Sáng hôm sau ông Nguyễn Đệ đi tàu đêm về Cannes bảo tôi:

    - “Có chuyện rất quan trọng cần phải gặp Quốc trưởng gấp”.

    Tôi phôn t́m ông Bảo Đại, ông đi vắng, đến 10 giờ mới gặp được ông. Có tin ông Bidault của Pháp muốn ngăn chận việc bà Nam Phương đơn phương về Việt Nam. Từ đó tôi mới hiểu. Trước đó những người giúp việc trong nhà xa Việt Nam lâu nhớ nhà, tranh nhau để được theo Hoàng hậu Nam Phương về thăm nhà một chuyến. Như vậy là chuyện bà Nam Phương được ông Diệm mời về là có thật. Có lẽ đây là một âm mưu của Hồng y Francis Spellman với Mỹ bày ra và không có ư kiến của Thiên chúa giáo ở Pháp. Cho nên sự thể mới ra như thế. Có lẽ v́ Pháp chận lại nên bà Nam Phương lần đó không về VN và không bao giờ bà về Việt Nam nữa. Cái tṛ nầy do các ông cố đạo bên Mỹ sắp xếp, chính bà Nam Phương cũng không hiểu hết ư nghĩa chính trị của nó. Về sau, một mặt Pháp không muốn bà Nam Phương về tiếp tay cho Mỹ và phía Mỹ thấy ông Diệm đă làm chủ được t́nh thế nên cũng không cần đến vai tṛ hiệu triệu của bà Nam Phương nữa nên họ đă lật lọng mọi lời hứa ban đầu. Cũng may bị lật lọng sớm không thôi bà Nam Phương chuốc phải một cái nhục suốt đời. Nhưng mà lúc đó bà Nam Phương rất ghét ông Nguyễn Đệ.

    Tôi hỏi ông Nguyễn Đệ:

    - “Bà Nam Phương là người của Tây, tại sao Tây không cho bà đi ?”

    Ông Nguyễn Đệ kể lại:

    - “Tôi được tin của chính phủ Pháp cho biết là bà Nam Phương cả tin quá, nghe tụi Ngô Đ́nh Diệm nên định đi về. Ông Diệm hứa về trước quét sạch rác rưởi rồi rước bà Nam Phương về tôn lên làm Phụ chánh đại thần. Bảo Long sẽ lên ngôi.”- Nguyễn Đệ nói tiếp: “Bà Hoàng là người Nam bộ thật thà không hiểu hết cái thâm ư của bọn Diệm. Tây cho biết ngày bà Nam Phương về đến Sài G̣n th́ sẽ có một cuộc biểu t́nh phản đối hạ nhục bà và qua đó hạ nhục ông Bảo Đại”.

    Đó là lư do tại sao Bidault bắt ông Nguyễn Đệ là Đổng lư văn pḥng phải cấp báo không cho bà Nam Phương đừng về Việt Nam nữa.

    Chuyện ông Diệm viết thư cúc bái ông Ngài để được trao quyền, cả ông Trần Văn Đôn và ông Đỗ Mậu đều biết. Nhưng không ai được biết cái thư đó cụ thể nói ǵ. Đây là một cái thư lịch sử do chính tay Ngô Đ́nh Diệm viết bằng tiếng Pháp. Nhân đây tôi công bố cái thư ấy để cho lịch sử biết bộ mặt thật của ông Diệm. (Xem phần Phụ Lục ở sau kỳ cuối cùng) .

    NĐX.- Lúc ấy làm sao bà có thể biết chuyện ở bên nhà ?

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Lúc ấy t́nh h́nh hết sức phức tạp, tôi phải bỏ khá nhiều tiền mua báo chí để lấy tin, nhất là báo chí Anh quốc. Họ đ̣i năm chục ngàn ḿnh phải trả năm chục, đ̣i một trăm phải trả một trăm với một cái tin. Nhờ thế mà chúng tôi biết được tin tức bên nhà.

    NĐX.- Thưa bà, qua Pháp, nhất là giai đoạn sau khi bị ông Diệm trịch thu hết tài sản của ông Bảo Đại, bà sinh sống ra sao ?

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Sang bên Tây tôi buôn bán nhà cửa, tôi mở hiệu, tôi làm đủ thứ để sống. Tôi cho rằng ḿnh cần tiền để sinh sống ḿnh buôn bán để kiếm tiền, có chuyện ǵ nhục đâu. Sau khi bị bọn Diệm lấy hết tiền, người ta bảo tôi:

    - “Sao bà không xin một cái dommage de guerre (thiệt hại do chiến tranh) ? Tại sao con cái bà học giỏi thế mà bà không xin bourse (học bổng) của chính phủ Pháp cho chúng ?”

    Tôi đáp:

    - “Tôi xin cám ơn nước Pháp đă cho gia đ́nh ông Bảo Đại, cho mấy mẹ con tôi ở đây được yên thân là quư lắm rồi ! Tôi không dám xin ǵ nữa !”.

    Trong việc buôn bán kinh doanh tôi nạp thuế nạp má đàng hoàng. Tôi biết tôi xin các thứ ấy chính phủ Pháp sẽ cho ngay nhưng tôi không xin. Bởi v́ khi người ta đă cho ḿnh một cái ǵ là ḿnh thiếu nợ họ cái ấy. Đời tôi không trả được th́ đời sau con tôi cũng phải trả. Mà chưa trả được nợ cho người ta th́ đừng có ḥng mà ngẩng đầu lên. Sống mà phải cúi mặt th́ tôi không muốn. [….]

    NĐX.- Nhắc đến một việc hệ trong liên quan đến ông Ngô Đ́nh Diệm, hôm trước bà có nói:“Chuyện ông Diệm viết thư cúc bái ông Ngài để được trao quyền, cả ông Trần Văn Đôn và ông Đỗ Mậu đều biết. Nhưng không ai được biết cái thư đó cụ thể nói ǵ. Đây là một cái thư lịch sử do chính tay Ngô Đ́nh Diệm viết bằng tiếng Pháp. Nhân đây tôi công bố cái thư ấy để cho lịch sử biết bộ mặt thật của ông Diệm”. Thưa bà, hôm nay bà có thể cho tôi công bố cái thư lịch sử ấy được chưa ?

    Bà Bùi Mộng Điệp - Vâng, tôi đă hứa th́ tôi phải thực hiện chứ ! Đây là lá thư viết tay bằng tiếng Pháp của ông Diệm gởi cho ông Ngài, lần đầu tiên tôi đưa cho anh và anh có thể đem về lưu trữ ở Việt Nam.



    Bản dịch nguyên văn lá thư do ĐDTB thực hiện:

    Kính gởi Hoàng thượng Bảo Đại

    Quốc trưởng Việt Nam

    Kính thưa Ngài,

    Tôi thật vô cùng cảm kích trước những lời tin cậy và khích lệ đầy thương mến mà Ngài đă chỉ thị cho bào đệ Ngô đ́nh Luyện truyền lại cho tôi.

    Ngài đă biết rơ sự bất vụ lợi và ḷng trung thành của ḍng họ chúng tôi, trong quá khứ, đă phục vụ Tổ quốc và Hoàng triều như thế nào. Xin Ngài hăy tin tưởng rằng đến lượt tôi, tôi sẽ cố gắng tiếp tục phục vụ với tất cả sức lực và tâm hồn để xứng đáng với ḷng tin cậy thân yêu mà Ngài đă dành cho.

    Trong lúc có những giải thích đầy xuyên tạc của dư luận về sự mở rộng thành phần Nội các đă gây cho tôi quá nhiều phiền muộn, tôi muốn nói lên đây ḷng tri ân của tôi về sự tín nhiệm của Ngài vẫn dành cho tôi.

    Thật ra hoài bảo thân thiết nhất của tôi là nhận được sự chấp thuận của Quốc trưởng trong các đại sự của Quốc gia, về Binh bị, Ngoại giao, Xă hội, Tài chánh hay Hành chánh.

    Chỉ có sự chỉ đạo khôn khéo và chỗ dựa vững chắc ở Quốc trưởng, tôi mới có thể thực thi được những quyền lực đầy đủ để giải quyết tất cả vấn đề có tầm vóc liên quan đến sự sống c̣n và tương lai của đất nước.

    Những cải cách về Hiến pháp và Dân chủ phải được nhanh chóng thực thi theo đúng những lời tuyên bố của Ngài khi Ngài trở về sau chuyến lưu vong.

    Nhưng quyền lực của Hoàng triều phải thật sự cứng rắn để bảo đảm trật tự và công bằng xă hội, kỷ luật quân đội, tôn trọng quyền lợi và tự do của dân.

    Tŕnh Ngài, chính trong tinh thần nầy mà tôi đă nhờ bào đệ Luyện thỉnh cầu Ngài hồi loan càng sớm càng tốt, miễn là không trở ngại đến việc chữa bệnh của Ngài ở Pháp.

    Tiếc thay khi được tin nầy th́ những xáo trộn những âm mưu chính trị không tránh được khi đất nước bị chia cắt, đă tăng lên gấp bội, v́ những tham vọng và quyền lợi riêng tư đó đă lo sợ sự hiện diện của Hoàng thượng và sự củng cố chánh quyền của Ngài.

    Là người chủ xướng sự hồi loan nhanh chóng của Ngài, thế mà tôi phải đau ḷng thỉnh cầu ngài dời hoăn ngày về nước để cho tôi có đủ thời gian cần thiết để san bằng những trở ngại khó khăn và đánh tan một vài thái độ mâu thuẫn.

    Sự mong đợi chuyến về của Hoàng thượng càng lớn khi tôi cần dựa vào sự minh triết của Hoàng thượng để giúp tôi, ngoài những việc khác, tái tổ chức và phát triển Hoàng Triều Cương Thổ mà Hoàng thượng đă tức thời quyết định cho sát nhập về với Việt Nam. Việc nầy đă được sự tán thành của toàn dân.

    Tôi nghỉ rằng, thật ra các miền Cao nguyên đó, từ lâu đă được sự chăm lo ưu ái của Hoàng thượng, rồi đây sẽ được hưởng những lợi ích to lớn về một tổ chức xă hội, kinh tế và quân sự mà các ngành Hành chánh cao cấp sẽ được chính phủ bổ nhiệm sau khi được sự chấp thuận của Ngài.

    Để kết thúc, tôi xin đươc phép nhắc lại sự cảm tạ của tôi về sự tiếp tục tín nhiệm mà Ngài đă dành cho.

    T́nh trạng đất nước, bị xâu xé và tàn phá bởi cuộc chiến lâu ngày nầy đă gây quá nhiều lo âu cho tôi, v́ vậy những bằng chứng về ḷng tin tưởng thương yêu của Hoàng thượng sẽ là một niềm khích lệ vô giá đối với tôi.

    Xin được phép nhắc Ngài rằng khi nhận chức Thủ tướng chính phủ, tôi đă có xin Ngài hứa cho là trong trường hợp chính sách của tôi, nếu xét có bằng chứng có thể phương hại cho Tổ quốc, th́ Hoàng thượng sẽ không để những t́nh cảm tốt đẹp dành cho tôi chi phối, mà sẽ cương quyết chối từ chính sách đó để cứu quốc dân.

    Xin phép Ngài cho tôi được tin vào lời hứa đó, v́ tôi phải có một chính sách cứng rắn và dũng cảm để đối phó với các sự xáo trộn chính trị và các liên hệ chằng chịt quá phức tạp của những quyền lợi lớn của cá nhân hay ngoại quốc gây ra.

    Tôi sẽ làm chuyện nầy với lương tâm thanh thản v́ tôi biết trước, nếu trường hợp gặp thất bại, Ngài sẽ sẵn sàng điều chỉnh tay lái khi cần.

    Tôi trao thư nầy cho bào đệ Luyện để đệ tŕnh lên Ngài với ḷng trung thành tôn kính và thâm sâu của tôi.

    Sài g̣n, ngày 10 tháng 11 năm 1954

    Ngô Đ́nh Diệm”

    NĐX.- Bà có nhận xét ǵ về lá thư lịch sử nầy của ông Ngô Đ́nh Diệm ?



    Người của ông Ngô Đ́nh Diệm tổ chức mít-tin truất phế cựu ḥang Bảo Đại bà giật bỏ ảnh Cựu ḥang treo tại Ṭa Đô chính Sài G̣n. Ảnh tài liệu của Trần Văn Đôn

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Trước tiên người đọc thấy ông Diệm viết chữ đẹp, viết tiếng Pháp giỏi, tự nhận ḿnh là người xuất thân trong “ḍng họ trong quá khứ, đă phục vụ Tổ quốc và Hoàng triều Nguyễn” rất tận tụy, được ông Bảo Đại “tin cậy và khích lệ”; ông ta hứa sẵn sàng ra đi “nếu ông Bảo Đại xét thấy có bằng chứng có những hành động chủ trương có thể phương hại cho Tổ quốc”.v.v.Qua lá thư nầy chứng tỏ ông Diệm là người được ông Bảo Đại tin cẩn giao phó cho việc phụng sự tổ quốc và triều Nguyễn và đáp lại ông Diệm hứa cúc cung tận tụy với ông Bảo Đại và đất nước. Nhưng ngay sau đó ông Diệm đối xử với ông Bảo Đại với đồng bào và đất nước như thế nào các sử gia trong và ngoài nước đă biết rơ [2].

    NĐX.- Thưa bà, vẫn biết như thế nhưng xin bà cho một vài ví dụ ấn tượng nhất đối với bà.

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Sự phản trắc của ông Diệm có nhiều, như ông Diệm không chịu thi hành Hiệp định Genève để thống nhất đất nước năm 1956, tuyên bố cải tổ chính phủ rồi nuốt lời quay lại đàn áp cuộc đảo chính 11.11.1960, đặc biệt là không thi hành Thông Cáo Chung kư với Phật giáo tháng 6.1963. Riêng việc phản trắc của ông Diệm đối với người đứng đầu họ hàng Nguyễn Phước tộc là ông Bảo Đại gây cho chúng tôi đau đớn nhất. Sau khi được ông Bảo Đại trao quyền và được Mỹ (đại tá CIA Lansdale) hậu thuẫn, ông đă “trả ơn” ông Bảo Đại bằng cuộc “Trưng cầu dân ư” bịp bợm truất phế ông Bảo Đại một cách hèn hạ chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Ông Diệm cho thực hiện cuộc “trưng cầu dân ư” đó như thế nào anh hăy xem một đoạn của “người trong cuộc” với ông Diệm lúc ấy là tướng Trần Văn Đôn viết trong hồi kư Việt Nam Nhân Chứng sau đây th́ sẽ rơ: “Ngô Đ́nh Diệm tổ chức trưng cầu dân ư vào ngày 23 tháng 10 năm 1955 để lật đổ Bảo Đại. Kết quả là Bảo Đại bị truất phế. Trong phong b́ bỏ phiếu trưng cầu dân ư, nhiều cán bộ phụ trách đă bỏ sẵn phiếu ủng hộ Ngô Đ́nh Diệm, người dân không cần chọn lựa ǵ, chỉ cầm lá phiếu đó bỏ vào thùng nên Ngô Đ́nh Diệm thắng 99%.” [3]

    NĐX.- Thưa bà, lúc ấy tôi c̣n là cậu học sinh mới vào trường trung học, tôi cũng đă nhiều lần được trường dẫn đi biểu t́nh mít-tin hô hào truất phế Bảo Đại, nên tôi có biết sự kiện mà bà vừa kể. Nhưng đó là vấn đề chính trị, ngoài chuyện ấy ra ông Diệm c̣n có hành động ǵ nghiệt ngă đối với Cựu hoàng nữa không ?

    Bà Bùi Mộng Điệp.- Ông Diệm cho tịch thu nhiều tài sản riêng của ông Bảo Đại, trong đó có chiếc du thuyền. Hành vi tàn nhẫn nhất của ông Diệm là việc ông lấy ngôi biệt thự của Đức Từ Cung ở Sài G̣n [4] và đuổi Đức Từ về Huế. Những chuyện phản trắc ấy đă làm cho ông Bảo Đại “phát điên” như hôm trước tôi đă kể với anh. Tinh thần của ông Bảo Đại tuột dốc từ đó và không cứu văn được. Tôi trao cho anh sử dụng lá thư nầy: Đây là một tư liệu lịch sử chính thức cùng với những hành động phản trắc của ông Diệm từ 1955 đến 1963 mà lịch sử đă viết bộc lộ cái bản chất lá mặt lá trái của ông Diệm. Một người phản trắc như thế mà lănh đạo miền Nam làm sao đồng bào ḿnh không khổ, không chết chóc ! May mà chế độ Diệm chỉ tồn tại đến cuối năm 1963 thôi. Nếu không ….không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra nữa !



    Chú thích:

    [1] “Trong hiệp định Genève, phía Việt Nam tự do và Mỹ không kư nên Ngô Đ́nh Diệm viện cớ đó không thi hành tổng tuyển cử thống nhứt Nam Bắc Việt Nam vào năm 1956 như văn kiện kết quả hội nghị quy định.

    Ngô Đ́nh Nhu cho tôi (Trần Văn Đôn) biết trước khi tổ chức trưng cầu dân ư, để có phương thức dân chủ, Ngô Đ́nh Diệm tự tay viết một lá thư dài cho Bảo Đại, giải thích t́nh h́nh, yêu cầu Bảo Đại về nước tiếp tục lănh đạo Việt Nam. Ngô Đ́nh Diệm sẽ trả lại toàn quyền lănh đạo cho Bảo Đại. Tôi không được đọc là thư lịch sử đó, nhưng Ngô Đ́nh Nhu cam đoan với tôi là có lá thư như vậy. Ngô Đ́nh Nhu không cho tôi biết Bảo Đại có trả lời hay không. Ngô Đ́nh Nhu cũng tiết lộ là nếu Bảo Đại điều đ́nh với Ngô Đ́nh Diệm hàng tháng gửi cho một số tiền để chi tiêu th́ chắc Ngô Đ́nh Diệm cũng thu xếp chu toàn, nhưng Bảo Đại không đ̣i tiền chu cấp hàng tháng mà đ̣i một triệu Mỹ kim. Ngô Đ́nh Luyện hứa nhưng Bảo Đại không nhận được tiền mà chỉ nhận tin kết quả trưng cầu dân ư truất phế đưa Ngô Đ́nh Diệm lên chức Tổng Thống mà thôi”. (Trần Văn Đôn, Sđd, Nxb Xuân Thu (Mỹ), 1989, tr. 133)

    [2] Trưng cầu dân ư bịp bợp như thế nào, Tiến-sĩ Nguyễn Đ́nh Tuyến, trong cuốn “Những Biến Cố Lớn trong 30 Năm Chiến Tranh tại Việt Nam 1945-1975”, do “Đại Học Đông Nam” ở Houston, TX, USA, xuất-bản năm 1995, đă viết (nơi trang 39) như sau:

    Ngày 6 tháng 10 năm 1955

    Bộ Nội Vụ của Thủ Tướng Diệm tuyên bố sẽ có cuộc Trưng Cầu Dân Ư được công bố với kết quả là 98,2% chống Quốc Trưởng Bảo Đại, đồng ư bầu Thủ Tướng Diệm làm Quốc Trưởng.

    Cuộc Trưng Cầu Dân Ư này là màn đạo diễn của Đại-tá Landsdale đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc ủng hộ Thủ Tướng Diệm. Ở nhiều nơi trong thành phố Saigon, số phiếu bầu cử cho ông Diệm bằng 130% con số cử tri (v́ binh sĩ của Lữ Đoàn Pḥng Vệ Phủ Thủ Tướng và Đoàn Viên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia của ông Diệm đă được phép đi bầu lại nhiều lần).

    (Trích lại của Lê Xuân Nhuận)

    [3] Việt Nam Nhân Chứng, Trần Văn Đôn, tr.133

    [4] Theo nghiên cứu của tôi, ngôi biệt thư của bà Từ Cung bị ông Diệm trịch thu và bán cho Bộ trưởng Nguyễn Đ́nh Thuần giá 1$. Về sau ông Thuần bán lại theo thời giá cho tướng Dương Văn Minh, nay vẫn c̣n ở 3 Vơ Văn Tần, Q.1, TP HCM.
    Dù cái thằng nguyễn đắc xuân trong câu chuyện này nó nói thiệt tôi cũng ko tin, ko bao giờ tôi nghe tôi tin "1 thằng Huế chôn sống dân Huế".

  10. #10
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613
    Quote Originally Posted by Tam View Post
    Dù cái thằng nguyễn đắc xuân trong câu chuyện này nó nói thiệt tôi cũng ko tin, ko bao giờ tôi nghe tôi tin "1 thằng Huế chôn sống dân Huế".
    Đúng vậy, một thằng giết người không gớm tay( đọc các bài viết Biến Đông Miền Trung- Liên Thành sẽ rơ) mà c̣n làm khảo cứu lịch sử th́ chỉ tội cho con cháu sau này càng mù mờ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 06-01-2012, 05:58 AM
  2. Replies: 9
    Last Post: 12-12-2011, 03:49 PM
  3. Replies: 40
    Last Post: 20-07-2011, 08:41 PM
  4. Replies: 15
    Last Post: 22-01-2011, 01:58 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-10-2010, 03:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •