Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 50

Thread: Tổ Quốc Ghi Ơn

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổ Quốc Ghi Ơn

    Tổ Quốc Ghi Ơn



    Câu Đối Tôn Vinh
    Liệt Vị Tướng Lănh của

    QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ
    đă Thung Dung Tựu Nghĩa
    ngày Quốc Hận 30 tháng 04 năm 1975

    Âm:
    Thắng bại hoặc thiên tâm
    Sinh vi tướng, tử vi thần
    Thân ninh ngọc toái
    Long ô tuần đại cục
    Nghiệp khả bi, danh khả sử
    Tiết hiệu tùng trinh

    Diễn Nôm:
    Thua được bởi ḷng trời
    Sống làm tướng, chết làm thần
    Ngọc nát, ngói lành thân giữ đẹp
    Nổi ch́m theo vận nước
    Công vào bia, tên vào sử
    Cỏ nằm, thông đứng tiết nêu cao
    Giáo sư Phạm Văn Viết 1978



    Để tưởng nhớ những anh hùng hữu danh, vô danh đă cao cả hy sinh tính mạng cho Chính Nghĩa Quốc Gia trong suốt cuộc chiến chống Cộng Sản khởi từ mốc 1945.



    Xuân Về Nh́n Lại Quá Khứ Ôn Cố Tri Tân: Lịch Sử Phán Xét

    Một nén hương ḷng dâng lên Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

    Thiếu Tướng NGUYỄN KHOA NAM

    Thiếu Tướng PHẠM VĂN PHÚ

    Thiếu Tướng LÊ VĂN HƯNG

    Chuẩn Tướng TRẦN VĂN HAI

    Chuẩn Tướng LÊ NGUYỄN VỸ

    Đại Tá HỒ NGỌC CẨN

    Trung Tá NGUYỄN VĂN LONG

    Trung Tá ĐẶNG SỸ VINH

    Thiếu Tá TRẦN Đ̀NH TỰ

    Thượng Sĩ NGUYỄN NGỌC ÁNH

    Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG

    Audio: 30 Tháng 4 – Viết Cho Người Tuẫn Quốc

    Slide show pps: Tượng NGŨ HỔ TƯỚNG
    do Điêu Khắc Gia Phạm Thế Trung thực hiện

    Thiếu Úy K.Q. NGUYỄN THANH QUAN

    Đại úy K.Q. TRẦN MINH QUAN

    Cái chết oai dũng của Chuẩn Úy NGUYỄN VĂN PHẦN

    T́m Gặp Những Anh-hùng …
    (sau 36 năm, t́m được mộ-phần của 4 SQ Nhảy-dù đă không buông súng và đă chiến-đấu anh-dũng đến trưa 1-05-1975..)

    Đại-tá Nguyễn Hữu Thông Trung Đoàn Trưởng 42 BB – SĐ 22 BB
    Tự sát 31-3-1975 tại Quy Nhơn

    Không bao giờ quên những người CHIẾN-SĨ QLVNCH

    Ngày cuối cùng của một Tư lệnh tại căn cứ Tân Cảnh, Mùa Hè 72

    Chuyện những người Lính tử-thủ An-Lộc

    Bắc Đầu NGUYỄN NGỌC BÍCH

    Anh Hùng NGUYỄN BỘI NGỌC

    Những Người Lính Năm Xưa



    Người Lính VNCH và Nhân Dân Tự Vệ:
    vẫn chiến đầu đến ngày cuối cùng 30-04-75



  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tuổi trẻ Việt Nam nghĩ về Quân Lực VNCH




    Xuân Về Nh́n Lại Quá Khứ Ôn Cố Tri Tân: Lịch Sử Phán Xét

    LỊCH SỬ PHÁN XÉT

    (Tŕnh bày trong Lễ Tưởng niệm do Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario tổ chức tại Toronto ngày 29-1-2011)




    Trần Văn Hương sinh năm 1902 tại làng Long Hồ, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Tuy gia đ́nh khó khăn, nhưng nhờ học giỏi, nên sau khi đỗ bằng thành chung (diplôme d’études primaires supérieures indochinoises) tại trường Trung học Mỹ Tho, ông ra Hà Nội theo học trường Cao đẳng Sư phạm. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về dạy tại Trung học Mỹ Tho, rồi làm đốc học Tây Ninh năm 1945. Khi Việt Minh (VM) cướp chính quyền, VM cử ông Hương làm chủ tịch Ủy ban hành chánh Kháng chiến tỉnh Tây Ninh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, ông từ chức, không hợp tác với VM và cũng không hợp tác với Pháp. Sau đó, Trần Văn Hương đến Sài G̣n sinh sống, bán thuốc cho “Pharmacie Kim Quan”, gần chợ Bến Thành. (Tài liệu của Hứa Hoành)

    Sự nghiệp chính trị của Trần Văn Hương có thể tóm lược như sau:

    - Hai lần làm đô trưởng Sài G̣n. Lần thứ nhất ngày 27-10-1954 dưới thời thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm. Lần thứ hai ngày 9-9-1964 dưới thời thủ tướng Nguyễn Khánh.

    - Hai lần làm thủ tướng VNCH. Lần thứ nhất, từ ngày 4-11-1964 đến 27-1-1965, dưới thời quốc trưởng Phan Khắc Sửu. Lần thứ hai làm thủ tướng từ ngày 25-5-1968 đến 1-9-1969 dưới thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong nền Đệ nhị Cộng ḥa.

    - Phó tổng thống VNCH. Ngày 29-8-1971, Trần Văn Hương ứng cử phó tổng thống trong liên danh của Nguyễn Văn Thiệu. Liên danh nầy độc diễn, được tuyên bố đắc cử ngày 3-10-1971 và nhận chức ngày 31-10-1971.

    - Tổng thống VNCH. Ngày 21-4-1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay theo hiến định.

    Khi nhận chức, tổng thống Trần Văn Hương 73 tuổi. Ông biết t́nh h́nh đang hết sức khó khăn, hầu như không giải quyết được, nên tổng thống Thiệu phải từ chức. Ngoài ra, tổng thống Hương cũng biết rằng ông chỉ là con cờ đệm; vai tṛ của ông chỉ có tính cách tạm thời theo hiến định, để chuyển giao cho một nhân vật khác mà lúc đó người ta lầm tưởng là có thể đứng ra thương thuyết với phía CSVN. Đó là đại tướng Dương Văn Minh. V́ vậy, tổng thống Hương trao quyền cho quốc hội quyết định việc chọn lựa người thay thế và tối 27-4-1975, quốc hội quyết định chọn đại tướng Dương Văn Minh lên làm quyền tổng thống VNCH. Cuối cùng, như ai cũng biết, lúc 10 G. 24 phút sáng 30-4-1975, quyền tổng thống Dương Văn Minh đọc nhật lệnh cho QĐVNCH buông súng, ngưng chiến đấu. Thế là hết.

    Đúng như Trần Văn Hương nói trước, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, CSVN bắt giam vô thời hạn, đày ải hàng triệu quân nhân, công chức lên miền rừng thiêng nước độc. Riêng về phần Trần Văn Hương, CSVN sợ dư luận thế giới, nên đề yên cho ông về sống tại căn nhà cũ của ông trong một con hẻm trên đường Phan Thanh Giản, Sài G̣n cho đến khi từ trần ngày 27-1-1982, nhằm ngày Mồng 3 Tết Nhâm Tuất, thọ 82 tuổi.

    Ngày 30-4-1975 là ngày tang chung của dân tộc Việt Nam, ngày QUỐC HẬN cho cả nước. Trong cái tang chung của đất nước, người Việt Nam, nhất là cựu quân nhân Quân đội VNCH, không bao giờ quên những người đă hy sinh thân mạng, chết theo vận nước đen tối, nhất là những vị tướng lănh, sĩ quan theo gương của danh tướng Trần B́nh Trọng, “thà làm quỷ nước Nam, không thà làm vương đất Bắc”. Nổi tiếng nhất, chúng ta được biết là đại tá Hồ Ngọc Cẩn, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, chuẩn tướng Lê Văn Hưng, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thiếu tướng Phạm Văn Phú, chuẩn tướng Trần Văn Hai.



    Đại tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24-3-1938, học Trường Thiếu sinh quân Gia Định năm 1951, rồi Liên trường Vơ khoa Thủ Đức năm 1961. Rời trường Thủ Đức, chuẩn úy Hồ Ngọc Cẩn học tiếp khóa huấn luyện Biệt Động Quân, và về phục vụ tại Tiểu đoàn 42 BĐQ, thăng dần lên trung úy và làm tiểu đoàn phó TĐ nầy. Lên đại úy năm 1966, Hồ Ngọc Cẩn được chuyển đi làm tiểu đoàn trưởng TĐ 1 Trung đoàn 33, SĐ 21 BB. Sau vụ Tết Mậu Thân (1968), ông thăng thiếu tá, rồi lên trung tá năm 1970. Ông được cử giữ trung đoàn trưởng TĐ 15, SĐ 9 BB. Trong chức vụ nầy, ông đă hành quân giải cứu An Lộc năm 1972. Cuối năm 1973, ông giữ chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện.

    Khi đại tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng, đại tá Hồ Ngọc Cẩn vẫn tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng tại tiểu khu Chương Thiện. Ông bị CS bắt và đưa ra xử bắn tại Sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975.
    Đại tá Việt Nam Cộng Hoà Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành h́nh tại Cần Thơ

    “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi.
    Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi.
    Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi.
    Xin đừng bịt mắt.

    Đả đảo Cộng Sản.
    Việt Nam Cộng Ḥa Muôn Năm”.
    Last edited by alamit; 08-01-2012 at 08:23 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổ Quốc Ghi Ơn

    Tổ Quốc Ghi Ơn



    Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ sinh ngày 22-8-1933 tại Sơn Tây, Bắc Việt. Năm 1951, ông theo học khóa 2 Trường Vơ Bị Địa Phương ở Huế (đóng ở Đập Đá), và tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy. Dần dần, ông thăng lên thiếu tá năm 1965. Sau cuộc tử thủ An Lộc trong Mùa hè đỏ lửa năm 1972, đại tá Lê Nguyên Vỹ được cử làm tư lệnh phó sư đoàn 21 Bộ Binh, dưới quyền chuẩn tướng Lê Văn Hưng.

    Sau đó, đại tá Vỹ được cử đi tu nghiệp khóa chỉ huy và tham mưu cao cấp tại tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Trở về Việt Nam, đại tá Vỹ được thăng chuẩn tướng và giữ chức tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh.

    Ngày 30-4-1975, sau khi nghe nhật lệnh của đại tướng Dương Văn Minh, quyền tổng thống VNCH, kêu gọi quân đội buông súng, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ ra lệnh cho binh sĩ giải tán. Phần ông, ông dùng súng tự sát tại sân cờ Bộ Tư Lệnh SĐ 5 BB ở Lai Khê, B́nh Dương.



    Chuẩn tướng Lê Văn Hưng sinh ngày 27-3-1933 tại Hóc Môn (Gia Định). Ông tốt nghiệp khóa 5 (khóa V́ Dân) Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức vào tháng 1-1955. Ông rất nổi tiếng trên chiến trường đồng lầy miền tây nam, thăng thiếu tá năm 1966, lên trung tá năm 1967 và đại tá năm 1968. Năm 1970, ông được bổ nhiệm là tỉnh trưởng Phong Dinh (Cần Thơ), rồi tư lệnh Sư đoàn 5 BB năm 1971.

    Năm 1972, Lê Văn Hưng cương quyết tử thủ tại An Lộc và cuối cùng đẩy lui cuộc tấn công của CSVN. Ông được thăng chuẩn tướng, giữ chức tư lệnh phó Quân khu III. Năm sau, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh SĐ 21 BB, rồi thăng tư lệnh phó Quân đoàn IV, dưới quyền thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Dầu CSVN đă vào đến Sài G̣n, chuẩn tướng Lê Văn Hưng và thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam cố gắng lập mặt trận miền Tây chống CSVN, nhưng thất bại. Lê Văn Hưng dặn ḍ vợ con, từ biệt thuộc cấp, rồi vào văn pḥng tự sát lúc 8G 45 phút tối 30-4-1975.



    Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, nguyên quán làng An Cựu, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Đà Nẵng ngày 23-9-1927. Năm 1953, sau khi rời Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, ông gia nhập binh chủng Nhảy Dù tháng 10-1953.

    Năm 1965, Nguyễn Khoa Nam thăng thiếu tá và giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 ND. Năm 1967, ông lên trung tá và được bổ nhiệm lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 ND. Cuối năm 1967, ông lên đại tá. Năm 1969, Nguyễn Khoa Nam được chuyển làm tư lệnh Sư đoàn 7 BB. Tháng 11 cùng năm, ông được thăng chuẩn tướng. Năm 1972 Nguyễn Khoa Nam thăng thiếu tướng. Tháng 11-1974, ông được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật.

    Khi Sài G̣n bị CSVN tràn ngập, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam cùng chuẩn tướng Lê Văn Hưng dự tính lập pḥng tuyến chống cộng tại miền Tây, nhưng thất bại. Cuối cùng, trong lễ phục trắng của QĐVNCH, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát tại bộ chỉ huy lúc 7:30 sáng 1-5-1975.



    Thiếu tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1925, tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 6 Trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt năm 1953 và gia nhập binh chủng Nhảy Dù. Trong trận Điện Biên Phủ, ngày 15-4-1954, trung úy Phạm Văn Phú được thăng đại úy tại mặt trận.

    Sau trận Điện Biên Phủ, đại úy Phú bị VM cầm tù và được trao trả sau hiệp định Genève (20-7-1954). Đại úy Phú tiếp tục phục vụ trong QĐVNCH. Năm 1962, Phạm Văn Phú thăng thiếu tá, giữ chức Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quan sát 77 Lực lượng Đặc biệt. Năm 1964, ông thăng trung tá, giữ chứ tham mưu trưởng LLĐB. Hai năm sau, ông thăng đại tá và chuyển qua là tư lệnh phó Sư đoàn 2 BB, rồi tư lệnh phó Sư đoàn 1 BB. Năm 1968, đại tá Phú được cử giữ chức tư lệnh Biệt khu 44 gồm các tỉnh biên giới Việt Miên. Năm sau ông được thăng chuẩn tướng. Năm 1970, ông trở về làm tư lệnh LLĐB, rồi làm tư lệnh SĐ 1 BB và thăng thiếu tướng năm 1971. Tháng 11-1974, thiếu tướng Phạm Văn Phú thay tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật.

    Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ vào tháng 3-1975, ông được lệnh rút quân từ cao nguyên vầ đồng bằng. Cuộc lui quân bị thảm bại. Ngày 29-4-1975, thiếu tướng Phú uống thuốc độc quyên sinh và tuẫn tiết vào trưa hôm sau.



    Chuẩn tướng Trần Văn Hai sinh năm 1929 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 7 Trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt năm 1951, cấp bậc thiếu úy. Năm 1960, đại úy Trần Văn Hai được gởi tu nghiệp khóa Tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ. Năm 1963, ông được thăng thiếu tá, giữ chức chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ. Năm 1965, ông Hai lên trung tá và làm tỉnh trưởng Phú Yên.

    Sau biến cố Tết Mậu Thân (1968), Trần Văn Hai lên đại tá và được cử giữ chức tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia thay thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Năm 1970, Trần Văn Hai lên chuẩn tướng và được cử giữ tư lệnh Biệt khu 44, rồi năm sau, làm chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Động Quân. Năm 1972, Trần Văn Hai phụ trách tư lệnh phó hành quân của Quân đoàn II đặc trách biên pḥng. Năm 1973. ông trở thành chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn kiêm chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ Quân đoàn II. Năm 1974, ông thay thế thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, làm tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh.

    Chiều ngày 30-4-1975, được lệnh của quyền tổng thống Dương Văn Minh, chuẩn tướng Trần Văn Hai cho binh sĩ trở về đời sống dân sự, ông vào pḥng chỉ huy ở Mỹ Tho, uống độc dược quyên sinh lúc 5G.

    Trên đây là tóm lược sự nghiệp của tổng thống Trần Văn Hương và sáu sĩ quan cao cấp đă tuẫn tiết ngày 30-4-1975. Thật ra, trong suốt cuộc chiến vừa qua, không biết bao nhiêu người đă hy sinh v́ lư tưởng tự do dân chủ. Ngay trong ngày 30-4-1975, rất nhiều người đă tuẫn tiết, từ hàng binh lên tới cấp tướng, mà càng ngày người ta càng phát hiện, như mới đây vụ ở Qui Nhơn, ở Huế…

    Những vị nầy đă chọn cái chết, hoặc ở lại chịu đựng với đồng đội mà không ra đi khi CS tràn vào, dầu họ có điều kiện để ra đi. Ví dụ trường hợp tổng thống Trần Văn Hương. Trước khi Sài G̣n sụp đổ, ngày 28-4-1975, đại sứ Pháp cho người mời tổng thống Hương di tản. Tổng thống Hương trả lời: “Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề là sẽ ở lại đây và mất theo nước ḿnh.”

    Sau đó, ngày 29-4-1975, đích thân đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, cùng một viên tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp, đến gặp và mời Trần Văn Hương ra đi. Hai bên nói chuyện bằng tiếng Pháp. Ông Hương trả lời: “Thưa Ngài Đại sứ, tôi biết t́nh trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đă đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đă suy nghĩ kỹ và dứt khoát ở lại với nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng Cộng sản vào được Sài G̣n, bao nhiêu đau khổ, nhục nhă sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lănh đạo hàng đầu của họ, tôi t́nh nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau khổ tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông Đại sứ đă đến viếng tôi.” Sau khi nghe Trần Văn Hương trả lời, trong đó có câu “Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó” (Les États Unis ont aussi leur part de responsabilité…), , đại sứ Martin nh́n trân trân vào ông Hương, rồi ra đi mà chẳng bắt tay nhau. (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Ḥa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tt. 352-355.).

    Đó là tư cách và khẩu khí một tổng thống, một nhà lănh đạo. Về phía các quân nhân, có lẽ nhiều người đă đọc những bài tường thuật về sự tuẫn tiết của các vị anh hùng nầy. Ở đây, xin nhắc lại những lời cuối cùng của đại tá Hồ Ngọc Cẩn.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổ Quốc Ghi Ơn

    Tổ Quốc Ghi Ơn


    Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục h́nh để xử tử h́nh Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14-8-1975.

    Sau khi chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắt tại bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện. Ngày14-8-1975, ông bị CS đưa đi xử tử tại Sân vận động Cần Thơ. Trước khi hành h́nh, quân CS hỏi ông có nhận tội không, th́ đại tá Hồ Ngọc Cẩn trả lời như sau: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như ác anh bôi lọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các anh không có ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, các anh cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt.” Sau đó, đại tá Hồ Ngọc Cẩn hô lớn: “Đả đảo cộng sản! Việt Nam Cộng Ḥa muôn năm!” (Theo lời kể của hai nhân chứng: cựu trung tá Bùi Văn Địch (Berlin, Đức) và bà Vũ Thị Quỳnh Chi (Marseille, Pháp).


    Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về ... và phủxác ông bằng lá quốc kỳ VNCH ... mà cố Đại Tá đă suốt đời phục vụ .

    Tưởng niệm những anh hùng đă tuẫn tiết ngày 30-4-1975, cũng là cơ hội cho chúng ta ôn lại lịch sử những ngày tháng đen tối trên đất nước chúng ta. Chế độ chúng ta sụp đổ không phải v́ lănh đạo hay v́ quân đội chúng ta bất lực hay bất tài như nhiều người đổ lỗi. Phải công b́nh mà thấy rơ rằng, sau khi người Mỹ và Đồng minh rút quân vào năm 1972, quân đội VNCH đơn độc chiến đấu chống CSVN rất hữu hiệu trong các năm 1972, 1973, 1974 nhờ lúc đó hỏa lực c̣n đầy đủ. Chỉ khi bị cắt viện trợ, thiếu đạn dược, quân đội VNCH mới bắt đầu lúng túng và thất thế.

    Có thể nói chế độ chúng ta bị bức tử từ cả hai thế lực tư bản và CS. Ai cũng biết trong khi Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ, th́ CSQT giúp đỡ tối đa cho Bắc Việt để Bắc Việt tấn công chúng ta.

    Chúng ta nh́n lại quá khứ không phải để trách cứ quá khứ, hay để đổ tội cho ai, mà nh́n lại quá khứ để từ đó rút ra kinh nghiệm cho tương lai. Sau năm 1975, bản chất độc tài toàn trị, phản dân, bán nước của CSVN đă lộ quá rơ trước mắt toàn dân. Ai ai cũng thấy rơ điều nầy. Ngay cả những cán bộ CS cũng sáng mắt ra v́ điều nầy. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đă nói đúng: “Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy.”

    Ngày nay, tuy chỉ mới hơn 35 năm, LỊCH SỬ ĐĂ PHÁN XÉT. Chân lư đứng về phía lư tưởng Quốc gia Dân tộc. Chân lư đứng về phía Tự do Dân chủ. Bởi v́ không bao giờ dân tộc Việt Nam chấp nhận một chế độ phản quốc như chế độ CSVN hiện nay, cam tâm bán đứng đất đai, biển cả mà tiền nhân đă tốn bao nhiêu xương máu tạo dựng và bảo vệ. Trước t́nh h́nh hiện nay, xin mọi người hăy rút kinh nghiệm từ quá khứ, để cùng nhau tiếp tục cuộc tranh đấu cho tương lai.

    Có người hỏi, thời c̣n binh hùng tướng mạnh mà chúng ta không thành công, bây giờ làm sao mà tranh đấu? Câu trả lời rất đơn giản: Có người nào muốn CS ngự trị măi trên đầu trên cổ dân tộc Việt Nam hay không? Nếu không muốn, th́ chúng ta phải tiếp tục tranh đấu. Dĩ nhiên cuộc tranh đấu ngày nay không phải bằng vơ khí đạn dược, mà bằng văn hóa và chính trị, bằng dân chủ pháp trị. Cuộc tranh đấu bằng văn hóa và chính trị chắc chắn cũng cam go và lâu dài không kém bằng cuộc tranh đấu vơ lực trong thời gian trước năm 1975. Có thể c̣n chậm chạp hơn là đàng khác. Chúng ta phải tiếp tục tranh đấu để làm ngắn bớt đời sống của CSVN, để làm giảm tuổi thọ của CSVN trên quê hương chúng ta. Chuông không gơ không kêu, đường không đi không đến. Đời chúng ta không thành công th́ đời con cháu chúng ta sẽ thành công.

    Xin tất cả hăy tiếp tay với những người trong nước, đ̣i hỏi xóa bỏ độc tài, đ̣i hỏi dân chủ, bởi v́ dân chủ là con đường duy nhất để xây dựng tương lai đất nước. Chắc chắn lẽ phải sẽ tất thắng. Chắc chắn dân chủ sẽ tất thắng.

    Trên bước đường tranh đấu cho tương lai dân chủ Việt Nam, các Hội Cựu Quân Nhân Hải ngoại giữ một vai tṛ rất quan trọng, không kém ǵ quân đội VNCH trước năm 1975. Xin hết lời ca ngợi các Hội CQN Hải ngoại đă giữ lửa trên 35 năm nay. Xin chúc các Hội CQN vững tin nơi chính ḿnh, nơi lư tưởng của ḿnh, đừng mệt mỏi v́ đường dài hun hút, đừng chao đảo v́ những tuyên truyền xuyên tạc của CSVN. Đồng ư rằng trong cuộc sống mới tại quê hương mới, mọi người đều cần có thời gian thư giản sau những ngày làm lụng mệt nhọc, nhưng bên cạnh những cuộc vui chơi thư giản, xin đừng quên ḿnh là cựu quân nhân, đừng quên ḿnh đă từng mang trên người 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM.

    Vâng, 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM là tiếng gọi thiêng liêng cao cả, suốt đời hướng dẫn chúng ta đi tới mục đích cuối cùng, làm tṛn nhiệm vụ với đất nước, với sự tin tưởng của quần chúng, với sự hy sinh anh dũng của tiền nhân, nhất là sự hy sinh của những người đă tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

    TRẦN GIA PHỤNG

    (Toronto, 29-1-2011)

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thiếu Tướng NGUYỄN KHOA NAM:

    Thiếu Tướng NGUYỄN KHOA NAM:






    Thiếu Tướng NGUYỄN KHOA NAM:

    Người Hùng của Vùng IV Chiến Thuật

    Là người Việt Nam hải ngoại, chắc có ít ai chưa nghe đến tên Nguyễn Khoa Nam. Nếu bạn là một người quân nhân cũ, hẳn đă nghe nhiều về người anh hùng đă hiến dâng cuộc đời cho Tổ Quốc.. Nếu bạn chưa từng nghe, nhất là các bạn trẻ, th́ tôi hy vọng bạn sẽ dừng lại đây trong giây lát để chúng ta có thể t́m hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của người dũng tướng này.

    Nói về Nguyễn Khoa Nam, chúng ta không thể không nhắc đến sự khác biệt giữa ông và những kẻ cùng thời. Binh sĩ kính trọng ông, đồng bào quư mến ông, và ngay cả báo chí thiên tả thời bấy giờ cũng phải công nhận Nguyễn Khoa Nam là một vị tướng thanh liêm, có đức có tài. Sống được như vậy không phải là dễ trong cái thời mua quan bán tước của chính quyền Thiệu – Khiêm. Theo các anh em của Gia Đ́nh Mũ Đỏ, ông là người rất điềm đạm, ít nói. Ông không có gia đ́nh; t́nh cảm của ông là t́nh cảm đă dành cho quê hương, quân đội và anh em chiến sĩ. Đó là một người quân nhân thuần túy.

    Tôi sẽ không nhắc đến các chiến công của Nguyễn Khoa Nam ở đây, v́ trong gần 20 năm dài, chiến trường nào mà không có h́nh dáng người lính nhảy dù Việt Nam.

    Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, gốc Làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại thành phố Đà Nẵng, ngày 23 tháng 9 năm 1927.

    Thân sinh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là Thanh Tra Học Chánh Đà Nẵng Thái Thường Nguyễn Khoa Túc, về hưu năm 1941, và bà Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc ḍng Tuy Lúy Vương. Nội tổ của ông là Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng, người đă có công mở mang bờ cơi cho chúa Nguyễn trong những ngày Nam Tiến.

    Ông học Tiểu Học tại trường École des Garcons Đà Nẵng (1933 – 1939), sau ra Huế tiếp tục học ở Lycee Khải Định. Ông đậu bằng Thành Chung năm 1943 và tiếp tục học lên đến Nhị Cấp. Đến năm 1947, Nguyễn Khoa Nam tiếp tục học lớp Đệ Nhị Toán, rồi theo học lớp Hành Chánh tại Huế. Vốn ḍng vơ tướng nhưng ông không t́nh nguyện theo con đường quân bị.

    Ông là con trai giữa trong gia đ́nh có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ c̣n lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại Sài G̣n và đă hồi hưu. Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành Giáo Dục và cũng là cựu Nghị Sĩ dưới chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.

    Đến năm 1953, ông nhập ngũ theo lệnh động viên, vào Khóa III tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tháng 10 năm 1953, Nguyễn Khoa Nam ra trường và t́nh nguyện vào binh chủng Nhảy Dù rồi được điều động ra Bắc.

    Tháng 8 năm 1954, sau hội nghị Geneve, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam theo đơn vị trở về Saigon.

    Năm 1955, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam làm Đại Đội Trưởng, thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù trong cuộc hành quân đánh B́nh Xuyên tại Saigon. Sau đó ông được thăng Đại Úy và được cử đi học kỹ thuật ở Pháp trong 8 tháng.

    Năm 1956, Đại Úy Nguyễn Khoa Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật Dù tại trại Hoàng Hoa Thám..

    Tháng 1 năm 1957, sau một khóa tu nghiệp ở Hoa Kỳ, ông trở về phục vụ tại Pḥng 3 (Kế Hoạch Hành Quân) Lữ Đoàn Nhảy Dù. Năm 1960, ông được chuyển về làm Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù.

    Năm 1963, ông được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Năm 1964, Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.

    Năm 1965, ông được bổ nhiệm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù. Đến cuối năm này, v́ nhu cầu chiến trường, Lữ Đoàn Nhảy Dù được tổ chức lại thành Sư Đoàn Nhảy Dù.

    Năm 1967, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, nổi danh với trận đánh tại đồi 1418, Kontum. Đến cuối năm 1967, ông được thăng cấp Đại Tá và trao tặng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương (VNCH) và Silver Star (chính phủ Hoa Kỳ trao tặng).

    Năm 1969, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được Bộ Quốc Pḥng thuyên chuyển ra khỏi Sư Đoàn Nhảy Dù, để giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1969, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại Mặt Trận.

    Đến tháng 10 năm 1971, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được thăng hàm Chuẩn Tướng.

    Tháng 10 năm 1973, ông được thăng cấp Thiếu Tướng.

    Tháng 11 năm 1974, là một vị sĩ quan có khả năng và uy tín hàng đầu trong quân lực, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV Vùng IV Chiến Thuật.

    Tháng 4 năm 1975, khi miền Nam đang trong cơn rối loạn trước đà tiến công ồ ạt của Cộng Sản, các đại đơn vị truyến trước bị tan hàng hay trở nên vô hiệu. Các tướng lănh th́ lo chạy giữ thân, bỏ mặc binh sĩ và đồng bào mà họ có trách nhiệm bảo vệ. Trong khi đó tất cả các lực lượng Cộng quân tại vùng IV đều bị khống chế không giở tṛ ǵ được. T́nh h́nh ở miền Tây thật yên tĩnh, như không có chuyện ǵ xảy ra trong khi Vùng I, II, III đều bị xích xe tăng Cộng Sản tràn ngập.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Saigon đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt. Sau khi để cho các sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền giải tán theo lệnh của chính phủ, khoảng nửa đêm 30 tháng 4 rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam dùng súng tự sát không chịu đầu hàng Cộng Sản Việt Nam. Bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu đă tẩm liệm và đưa di hài Thiếu Tướng ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975.

    Tháng 3 năm 1994, người em dâu là bà Nguyễn Khoa Phước đến Cần Thơ mang di hài Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam về hỏa táng. Hiện nay tro cốt của Thiếu Tướng dược lưu tại chùa Già Lam, đường Lê Quang Định, quận G̣ Vấp, tỉnh Gia Định.

    www.KBCHaiNgoai.net

    NGUYỄN KHOA NAM,
    Mặt Trời Tháng 4

    ::: Lê Ngọc Danh :::



    Việt sử ghi rằng khi Pháp chiếm đóng 3 tỉnh miền Tây Nam Phần, cụ Phan Thanh Giản không giữ được thành đă uống thuốc độc tự tử. Về sau Cần Thơ thành lập trường trung học lấy tên là Phan Thanh Giản.

    30 tháng 4-1975, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Khu IV nhận trách nhiệm không giữ được miền Tây đă dùng súng lục tự vẫn. Trước đó Tư Lệnh đă đi một ṿng lần cuối thăm những người lính của ông tại Quân Y Viện Phan Thanh Giản.

    Bên giường bệnh, một thương binh mà vết thương c̣n chảy máu đă nắm lấy tay vị tư lệnh mà nói rằng:

    - Xin Thiếu Tướng đừng bỏ tụi em.

    Nước mắt chảy dài trên mặt vị Thiếu Tướng của Quân Đoàn IV. Ông nói:

    - Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em.

    Đó là lời của ông Nam nói với anh thương binh và đồng thời ông nói với cả QLVNCH. Ông đă ở lại vĩnh viễn. Ông là Mặt Trời Tháng 4.

    Nguyễn Khoa Nam không phải là con người của huyền thoại. Ông là con người rất gần gũi với chúng ta. Sinh năm 1927 tại Thừa Thiên, đă đỗ tú tài và đi làm công chức tại Huế từ 1951. Sau đó động viên Khóa 3 Trừ Bị Thủ Đức 1953 và đeo lon thiếu úy tham dự các cuộc hành quân miền Bắc trong hàng ngũ Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù.

    Năm 1965, ông đă lên Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, đánh trận Quảng Ngăi nhận đệ tứ đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

    Năm 1967, ông thăng cấp trung tá chỉ huy Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù thắng trận Kontum với đệ tam đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Trong quân đội không có sĩ quan cấp trung tá nào có Bảo Quốc Đệ Tam ngoại trừ người đầu tiên là Trung Tá Đỗ Cao Trí và người thứ hai là Nguyễn Khoa Nam.

    Năm 1970, với cấp bậc đại tá ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại Mỹ Tho.

    Năm 1974, ông lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV với cấp bậc thiếu tướng.

    Cho đến tháng 4-1975, ông vẫn sống cuộc đời độc thân và gần như dâng hiến tất cả cuộc đời cho quân đội và đất nước.

    Trong suốt hơn 20 năm chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam, Hà Nội luôn luôn xưng tụng các anh hùng vô sản nhưng trên thực tế trong hàng ngũ các tướng lănh của phe cộng sản chưa hề có cấp lănh đạo nào nêu gương dũng liệt. Phần lớn là các huyền thoại về cấp dưới đă hy sinh trong gian khổ. Ngay cả khi bị bắt bởi quân đội Pháp thời trước hay QLVNCH sau này th́ chính sách của đảng luôn luôn là hy sinh đàn em và bảo vệ cán bộ.

    Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa qua ngày 30 tháng 4-1975, các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai đă ghi tên trong quân sử bằng hành động tuẫn tiết rất can trường.

    Do những t́nh cờ của lịch sử, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă dâng hiến cho đất nước những người con uy dũng của cả ba miền: Lê Nguyên Vỹ của đất Thăng Long, Nguyễn Khoa Nam của Phú Xuân, và Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai của Thành Gia Định.

    Sau cuộc chiến, hàng chục ngàn sĩ quan các cấp đă bị lùa đi cải tạo nhưng sau nhiều năm, gần như không một ai của pḥng tuyến quốc gia bị khuất phục theo Cộng Sản.

    Nhân ngày 30 tháng 4 của 29 năm sau, chúng tôi xin giới thiệu với quư vị câu chuyện về những giờ phút cuối cùng của Tướng Nguyễn Khoa Nam. Con người dù đă chết nhưng gương sáng vẫn chói lọi như Mặt trời tháng 4.

    Bài viết này được trích đoạn từ bút kư đặc biệt của Trung Úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.

    Giao Chỉ San Jose

    Tôi là Trung úy Lê Ngọc Danh, xuất thân Thủ Đức, đă tham dự các cuộc hành quân tại Trung Đoàn 10 Bộ Binh, bị thương nhiều lần. Cơ duyên t́nh cờ về làm tùy viên cho ông Tư Lệnh từ lúc c̣n ở Sư Đoàn 7 vào năm 1973 rồi đến cuối năm 1974 th́ theo ông về Quân Khu IV tại Cần Thơ.

    Trong suốt thời gian làm việc gần tướng Nguyễn Khoa Nam, ông xem tôi như người nhà, đứa con trong gia đ́nh, không bao giờ la rầy hay nặng tiếng. Tôi đă ở với ông cho đến giây phút cuối và xin kể lại từ tháng 4-1975 như sau:

    Tháng 4-1975

    T́nh h́nh chiến sự vào tháng 4-1975 rất căng thẳng. Vùng 1, Vùng 2 đang đánh lớn c̣n Vùng 3 và 4 vẫn c̣n nguyên vẹn. Tư Lệnh đi họp liên tục, lúc th́ ở Tổng Tham Mưu, ở Dinh Độc Lập gặp Tổng Thống, lúc ở Dinh Phó Tổng Thống. Thời gian c̣n lại, Tư Lệnh thường đến thăm các tiểu khu và sư đoàn trực thuộc, nhiều nhất là các tiểu khu Long An, Định Tường, Kiến Tường và Châu Đốc.

    Vào đầu tháng 4, Việt cộng tấn công mạnh, nhằm vào Quốc Lộ 4 thuộc hai tiểu khu Định Tường và Long An. Sư Đoàn 7 Bộ Binh chịu trách nhiệm khu vực Tiểu Khu Định Tường c̣n Sư Đoàn 22 Bộ Binh rút từ Vùng 2 về chịu trách nhiệm khu vực Tiểu Khu Long An.

    Vào buổi trưa, Tư Lệnh đến Tiểu Khu Long An để thị sát t́nh h́nh tại đây, VC đă pháo một quả hỏa tiển 122 ly rơi xuống giữa cầu Long An nhưng không gây thiệt hại ǵ. Địch càng ngày càng tấn công mạnh dọc Quốc Lộ 4, Tư Lệnh ngày đêm đến các đơn vị hay gọi điện thoại khích lệ tinh thần chiến đấu của tất cả sĩ quan cùng binh sĩ. Tư Lệnh đă khen thưởng các đơn vị thuộc Vùng 4 v́ không hề bỏ chạy trước địch quân, không để mất một căn cứ nên cho tới bây giờ VC vẫn không chiếm được một vị trí nào cả.

    Vào một đêm, địch pháo kích trên 10 hỏa tiễn 122 ly vào thành phố Cần Thơ, mục tiêu chính là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV và tư dinh Tư Lệnh. Pháo địch xuất phát từ hướng Đông của Chi Khu B́nh Minh thuộc Tiểu Khu Vĩnh Long, bay qua dinh Tư Lệnh rớt bên xóm nhà đèn cách dinh độ 300 thước, kết quả tổn thất nhẹ về phía dân chúng.

    T́nh h́nh càng ngày càng căng thẳng, dân chúng di tản bằng tàu thủy hay máy bay có nhiều chuyến chở về Quân Đoàn IV đổ dân xuống vùng Tri Tôn, Sa Đéc.

    Trong lúc này, công việc của Tư Lệnh rối bời v́ lớp lo pḥng thủ, lớp lo thăm viếng an ủi dân đă di tản về vùng ngoại ô. Thiếu Tướng ra lệnh các tiểu khu ra sức cứu trợ nạn nhân chiến cuộc. Tư Lệnh chỉ thị các đơn vị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Quân Đoàn IV và nhất là giữ ǵn Quốc Lộ 4 đừng để VC cắt đứt. Tư Lệnh đặc biệt đến thăm Tiểu Khu Châu Đốc, đi bộ thăm ṿng đai pḥng thủ quy mô của tiểu khu.

    Những ngày kế tiếp, Tư Lệnh họp liên tục với các tiểu khu và sư đoàn. Trong lúc t́nh h́nh hỗn loạn, nhiều máy bay trực thăng từ hướng Sài G̣n lũ lượt bay về phi trường Trà Nóc và một số bay ra hướng Phú Quốc.

    Sáng ngày 24 tháng 4, Tư Lệnh đi họp ở Bộ Tổng Tham Mưu. Qua sáng 25 tháng 4, họp ở Tiểu Khu Định Tường, trong phiên họp này có Tướng Trưởng tham dự.

    Ngày 27 tháng 4, Tư Lệnh ra lệnh giới nghiêm, các đơn vị ở thế sẵn sàng chiến đấu, không được rời vị trí.

    Sáng 28 tháng 4, Tư Lệnh tiếp cố vấn Mỹ tại văn pḥng Tư Lệnh.

    Sáng ngày 29, Tư Lệnh vẫn đi bay thị sát, buổi chiều 29 về họp với tương Mạch Văn Trường ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh gần phi trường Trà Nóc. Trên đường về, tôi thấy dân chúng lao xao, nhớn nhác, chạy lung tung. Có người đi hôi của tại Ṭa Tổng Lănh Sự Mỹ rút đi bỏ lại, giấy vương văi đầy mặt Đại Lộ Ḥa B́nh, quần áo, ly tách, đồ hộp, lon bia vất tứ tung.

    Áp lực địch vẫn đè nặng ở Quốc Lộ 4, Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Long An xin gặp Tư Lệnh báo cáo t́nh h́nh nguy ngập và xin giật sập cầu Long An. Tư Lệnh không cho và ra lệnh các đơn vị tiếp tục pḥng thủ. Tư Lệnh viết nhật lệnh đưa Thiếu tá Đức, Chánh Văn Pḥng chuyển đến pḥng Chiến Tranh Chính Trị để đọc trên Đài Phát Thanh và Đài Truyền H́nh Cần Thơ để trấn an dân chúng và anh em binh sĩ.

    Vào buổi chiều, tôi thấy được h́nh Tư Lệnh và kèm theo là bản nhật lệnh của ông, nội dung ngắn gọn nhằm trấn an dân chúng không được bạo động.

    Sau khi nghe đọc nhật lệnh trên TV, Tư Lệnh buồn buồn chấp tay sau lưng, tư tới đi lui trong pḥng làm việc ở Bộ Tư Lệnh. Sau đó, Tướng Hưng, Tư Lệnh Phó vào gặp Tư Lệnh bàn luận về thời cuộc.

    Đêm 29, VC tấn công mạnh ở phi trường thuộc Tiểu Khu Vĩnh B́nh. Địch đă nhiều lần đánh rát vào phi trường nhưng bị đẩy lui và thiệt hại nặng. Tư Lệnh bảo tôi gọi Trung Tá Sơn, Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Vĩnh B́nh để ông nói chuyện. Trong lúc VC tấn công mạnh vào phi trường, tiểu khu xin máy bay yểm trợ nhưng không có máy bay.

    Sáng sớm 30 tháng 4, Tư Lệnh bay xuống họp ở Tiểu Khu Định Tường. Cuộc họp chấm dứt nhanh chóng xong ông bay về Cần Thơ.

    Thành phố Cần Thơ sáng ngày 30 tháng 4 rất vắng vẻ, dân chúng và xe cộ thưa thớt. Mặc dù địch tăng cường những cuộc tấn công mạnh và t́nh h́nh chung đang rất bất lợi cho Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa, tinh thần chiến đấu của binh sĩ thuộc Quân Đoàn IV vẫn hăng say, các đơn vị không nơi nào bỏ vị trí, không nơi nào bị địch chiếm đóng.

    Bất chợt, tiếng của Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản vang lên trên đài phát thanh. Lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện có đại ư như sau: “Tất cả các đơn vị trưởng và anh em binh sĩ ở yên tại chỗ, bàn giao vị trí cho Chính Phủ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.” Tôi vội xô cửa vào pḥng làm việc của Tư Lệnh và nói:

    - Tổng thống Dương Văn Minh đă… T

    Chưa hết câu, Tư Lệnh nhỏ nhẹ cắt ngang lời tôi:

    - Qua đă nghe rồi.

    Tôi lặng người, quay lưng chầm chậm bước ra ngoài.

    Từ lúc này, Tư Lệnh Phó thường vào gặp Tư Lệnh trong văn pḥng qua lối cửa chánh. Lần thứ hai, Đại Tá Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Long An xin gặp gấp Tư Lệnh trên điện thoại. Ông muốn xin giật sập cầu Long An để cắt đường tiến quân của VC về Vùng 4. Một lần nữa, Tư Lệnh bảo tôi chuyển lời: “Cầu để yên không được phá sập.”

    Khoảng gần trưa 30 tháng 4, tôi được báo cáo là Thiếu Tá Chánh Văn Pḥng rời văn pḥng bỏ đi theo Đại Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Phong Dinh cùng một số sĩ quan theo lộ tŕnh dọc sông Hậu Giang ra biển. Tôi vội xuống hầm làm việc mới của Tư Lệnh để báo cho ông rơ. Căn hầm này là pḥng làm việc thừ hai của Tư Lệnh, nằm ngay dưới chân pḥng làm việc chính thức, được xây lúc Vùng 1 và 2 đang xảy ra việc đánh lớn. Hầm rộng và cao, thiết trí giống như phong làm việc ở tầng trên, có lối đi xuống từ văn pḥng Tư Lệnh. Bước vào hầm, tôi thấy Tư Lệnh đang ngồi viết tại bàn làm việc. Tư Lệnh, như thường lệ, đưa tay kéo lệch cặp mắt kính trề xuống sống mũi, ngước nh́n tôi hỏi:

    - Có ǵ không?

    - Tŕnh Thiếu Tướng, Thiếu Tá Chánh Văn Pḥng và Đại Tá Tỉnh Trưởng Phong Dinh đă bỏ đi cùng với một số sĩ quan bằng tàu theo sông Hậu.

    Tư Lệnh vẫn điềm nhiên, không tỏ chút ǵ giận dữ, ông nói:

    - Đi hả? Đi làm chi vậy?

    Nói xong, Tư Lệnh tiếp tục xem giấy tờ, thái độ trầm tĩnh như không có ǵ quan trọng xảy ra. Tôi bước lên cầu thang về pḥng làm việc của ḿnh, lúc này tôi mở Radio 24/24 để theo dơi t́nh h́nh ở Sài G̣n. Đang lắng nghe Radio, Tư Lệnh bấm chuông gọi tôi vào và bảo:

    - Gọi Đại tá Thiên gặp tôi.

    - Dạ.

    Rồi Tư Lệnh chỉ định Đại tá Thiên nhận chức vụ Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Phong Dinh kể từ sáng hôm đó. Tức là sau khi đă có lệnh đầu hàng.

    Trưa 30 tháng 4, sau khi đi ăn cơm trưa ở Câu Lạc Bộ Cửu Long về, Tư Lệnh đi thẳng vào pḥng làm việc. Qua lỗ kiếng nhỏ thông qua pḥng làm việc, tôi thấy Tư Lệnh đang soạn một số giấy tờ để trên bàn. Tư Lệnh nh́n từng trang một, rồi từ từ xé nhỏ bỏ vào sọt rác.

    Khoảng 2 giờ chiều, Tư Lệnh xuống hầm làm việc. Tôi không biết Tư Lệnh làm ǵ bởi v́ pḥng làm việc này kín mít. Tư Lệnh bấm loa gọi tôi:

    - Danh, xuống đây tôi bảo.

    Tôi xuống cầu thang vào gặp Tư Lệnh. Ông đang ngồi ở Sofa nh́n về hướng bản đồ Vùng 4, thấy tôi, Tư Lệnh nói:

    - Danh tháo bỏ tất cả ranh giới và những mũi tên trên bản đồ. Những đường ranh và những mũi tên làm bằng những băng keo màu xanh đỏ.

    Tôi từ từ tháo bỏ, nh́n tổng quát, tôi thấy bản đồ chia ra từng ô nhỏ, những mũi tên xanh đỏ châu đầu vào nhau, những răng bừa màu xanh với những mũi tên đỏ chĩa vào. Có thể đây là bản đồ về Hành Quân Mật sẽ thực hiện vào giờ chót theo như tin đồn. Tôi tháo gỡ tất cả những mẩu băng keo bỏ vào sọt rác, tháo xong tôi nói:

    - Tŕnh Thiếu Tướng, em đă tháo xong.

    - Được rồi.

    o O o

    Vào khoảng 4 giờ chiều, viên Quân Cảnh ở pḥng chờ đợi lên gặp tôi nói:

    - Có hai ông VC mặc đồ thường phục, trên dưới 50 tuổi xin vào gặp Tư Lệnh.

    Tôi nói:

    - Anh bảo họ chờ một chút để tôi tŕnh Tư Lệnh.

    Tôi gơ cửa vào gặp Tư Lệnh và nói:

    - Tŕnh Thiếu Tướng, có hai VC mặc thường phục xin vào gặp Thiếu Tướng.

    - Được, mời họ vào.

    Xuống pḥng khách, tôi thấy hai người Việt cộng đang chờ ở đây, một người cao ốm nước da trắng, tóc hoa râm độ trên 50 tuổi, ăn mặc thường phục giống như thầy giáo. Một người hơi thấp, nước da ngăm đen cũng mặc thường phục. Họ đi tay không, không mang giấy tờ và vũ khí.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thiếu Tướng NGUYỄN KHOA NAM


    Tôi hướng dẫn hai người này lên bậc tam cấp vào pḥng làm việc của Tư Lệnh. Tư Lệnh chào hỏi và mời ngồi nơi Sofa, tôi bước nhanh ra pḥng làm việc gọi người hạ sĩ quan mang trà vào. Tôi mang vội khẩu súng Colt 45 và lấy khẩu AR15 lên đan và bước nhanh vào pḥng làm việc Tư Lệnh. Tôi đứng sau hai ông VC này cách khoảng 4 thước, với tư thế sẵn sàng nổ súng. Tôi sợ hai ông này ám sát Tư Lệnh nên gườm tay súng chuẩn bị nếu thấy hai ông này có hành vi lạ là tôi bắn liền. Tư Lệnh ngồi đối diện với họ, đang nói chuyện rất nhỏ tôi không nghe được. Bất chợt Tư Lệnh ngước lên, nh́n tôi và bảo:

    - Danh đi ra ngoài để tôi nói chuyện.

    Tôi ấp úng trả lời:

    - Dạ… em ở đây với Thiếu Tướng.

    - Được rồi, không sao đâu. Em ra ngoài đi.

    - Dạ.

    Tôi ra lại pḥng làm việc, súng vẫn gườm thủ thế, mắt nh́n về hướng văn pḥng theo kẽ hở của cánh cửa đang hé mở. Tôi thấy Tư Lệnh với họ vừa uống trà vừa nói chuyện. Cuộc nói chuyện kéo dài trên 10 phút. Tư Lệnh và hai người chỉ nói chuyện không đưa ra sổ sách hay giấy tờ ǵ cả. Sau đó, hai người VC đứng dậy từ giă, Tư Lệnh bắt tay, rồi hai người theo cửa trước xuống bậc tam cấp ra về. Tư Lệnh ngồi trên ghế, gương mặt thật buồn. Một lát sau, ông đứng dậy đi qua đi lại trong pḥng. Thời gian trôi qua thật chậm, căng thẳng và ngộp thở. Tôi suy nghĩ lung tung: Nếu VC chiếm được Vùng 4 th́ Tư Lệnh sẽ ra sao? Tại sao Tư Lệnh vẫn b́nh thản như không có chuyện ǵ xảy ra? Bây giờ c̣n đi ngoại quốc kịp không? C̣n máy bay không? Hay là Thiếu Tướng có người thân phía bên kia? Những câu tự hỏi đă xoay trong óc tôi. Bất chợt, tôi nghe tiếng la ó vang dậy ở ngoài đường. Nh́n ra ngoài đường, tôi thấy một đoàn người rất đông chạy ngang qua cửa Bộ Tư Lệnh, xuống cầu Cái Khế. Họ vừa chạy vừa la hét vui mừng, th́ ra đó là những người tù vừa được thoái trại giam. Tôi tḥ đầu ra cửa sổ nh́n cho kỹ, tôi thấy bọn tù trên dưới 50 người, quần áo xốc xéch, có người mặc quần cụt, có người cởi trần vừa chạy vừa nhảy lên vừa reo ḥ vui vẻ nhưng họ không phá phách.

    Khoảng 6 giờ rưỡi, Tư Lệnh sửa soạn về tư dinh, Thiếu Tướng nói với tôi:

    - Danh chuẩn bị xe để đi thăm bệnh viện Phan Thanh Giản.

    - Dạ.

    Xe chở Tư Lệnh từ văn pḥng đi thẳng vào bệnh viện. Tư Lệnh dến từng giường hỏi thăm thương binh, kẻ nằm người ngồi, băng tay băng đầu, có người mất một chân, chân c̣n lại quấn dây băng treo lên trên giá. Tư Lệnh đến bên thương binh này hỏi:

    - Em tên ǵ?

    - Dạ em tên…

    - Em ở đơn vị nào? Có khỏe không?

    - Dạ khỏe, em là Địa Phương Quân ở Tiểu Khu Vĩnh B́nh.”

    Tư Lệnh nói tiếp:

    - Em nằm nghỉ dưỡng bệnh.

    Tư Lệnh đi từ đầu pḥng đến cuối pḥng hỏi thăm từng bệnh nhân, rồi Tư Lệnh đi qua dăy kế bên và tiếp tục hơn một giờ thăm viếng thương, bệnh binh buồn tẻ và nặng nề. Gần giường một thương binh, anh cụt hai chân, vải băng trắng xóa, máu c̣n rịn ra lốm đốm đỏ cuối phần chân đă mất. Tư Lệnh đứng sát bên và hỏi:

    - Vết thương của em đă lành chưa?

    - Thưa Thiếu Tướng, vết thương mới mấy ngày c̣n ra máu, chưa lành.

    Với nét mặt buồn buồn, Tư Lệnh nhíu mày lại làm cặp mắt kiếng đen lay động. Tư Lệnh chưa kịp nói thêm th́ anh thương binh này bất chợt chụp tay Tư Lệnh mếu máo:

    - Thiếu Tướng đừng bỏ tụi em nhé Thiếu Tướng.

    - Qua không bỏ các em đâu. Qua ở lại với các em.

    Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư Lệnh đưa ta nâng sửa cặp kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương của ông. Tư Lệnh cố nén xúc động, nhưng người đă khóc, khóc không thành tiếng và những giọt nước mắt tự nhiên tuôn trào. Tư Lệnh vịn vai người thương binh nói trong nghẹn ngào:

    - Em cố gắng điều trị… có Qua ở đây.

    Tư Lệnh bước nhanh ra cửa bệnh viện, khi ra đến ngoài sân Tư Lệnh dừng lại quay mắt nh́n về bệnh viện. Tư Lệnh đứng yên bất động khoảng một phút rồi bước vội ra xe không nói ǵ nữa cả. Trên suốt đường về tư dinh, Tư Lệnh không nói một lời nào khiến tôi cảm thấy sự im lặng quá nặng nề.

    Về đến tư dinh, tôi thấy Quân Cảnh vẫn c̣n gác ở cổng, tôi đi một ṿng xung quanh, những vọng gác vẫn c̣n người gác, tuy nhiên tôi thấy ít lính đi tới đi lui như mọi hôm, có lẽ họ đă bỏ đi bớt.

    Sau khi cất khẩu Colt đeo trên người, tôi xuống nhà bếp gặp Trung Sĩ Hộ quản gia xem hôm nay anh nấu món ǵ v́ hôm nay thăm bệnh viện về trễ. Gặp anh Hộ, tôi nói:

    - Anh Hộ, bắt một con gà làm thịt và luộc để Thiếu Tướng dùng!

    - Dạ con gà nào Trung Úy?

    - Đàn gà ṇi Thiếu Tướng nuôi đó! Anh chọn một con!

    Lúc này đă hơn 8 giờ tối, về hướng Cồn Cát cách một con sông phía sau dinh, thỉnh thoảng VC bắn bổng những loạt AK đạn lửa bay đỏ xé màn đêm đen nghịt, càng lúc VC bắn càng nhiều. Con gà, anh Hộ làm thịt và nấu xong. Tôi đích thân ra sau Trailer mời Thiếu Tướng vào ăn cơm. Tư Lệnh ngồi vào bàn ăn và nói:

    - Danh ngồi ăn cơm cho vui.

    Đi các đơn vị hay tiểu khu, tôi ăn cơm chung với Tư Lệnh c̣n ở dinh, Tư Lệnh thường ăn cơm một ḿnh, vừa ăn cơm vừa xem truyền h́nh rất lâu. Hôm nay, lần đầu tiên Tư Lệnh mời tôi ăn cơm chung ở dinh, tôi thấy có điều ǵ khác thường, hơn nữa sự việc xảy ra tùm lum, bụng dạ đâu mà ăn với uống. Tư Lệnh thấy thịt gà xé nhỏ, c̣n nước luộc gà làm canh, Tư Lệnh hỏi:

    - Thịt gà đâu vậy?

    Tôi gượng cười nói:

    - Dạ mấy con gà Thiếu Tướng nuôi ở sau. Em bảo anh Ngộ làm thịt một con để Thiếu Tướng dùng.

    - Làm thịt chi vậy? Ăn cơm thường là được rồi. Thôi, ăn kẻo nguội!

    Tư Lệnh không ăn cơm, chỉ dùng vài muỗng canh, vài miếng thịt gà. C̣n tôi th́ no hơi, ăn hết vô, qua loa vài miếng rồi vội buông đũa và nói:

    - Dạ, em ăn xong, Thiếu Tướng dùng tiếp.

    Thiếu Tướng nói:

    - Ăn tiếp chứ. Sao Danh ăn ít vậy? Thịt c̣n nhiều.

    Vừa nói, Tư Lệnh gắp bỏ cho tôi một miếng thịt xé phay dài. Trời! Ăn ǵ nổi. B́nh thường chắc là ăn thấy ngon, bây giờ ăn thịt gà cũng như nhai gỗ mục. Miệng đắng nghét, tôi cố gắng nuốt trôi hết miếng thịt này, xong xin phép Thiếu Tướng ra pḥng làm việc.

    Nh́n qua cửa sổ, tôi thấy vắng lạnh, một sự vắng vẻ đáng sợ, một số anh em quân nhân đă bỏ đi, số c̣n lại một vài người đă mặc thường phục, một số vẫn c̣n mặc đồ lính. C̣n hướng pḥng Trung Úy Hỉ, sĩ quan bảo vệ cũng vắng ngắt, có lẽ anh cũng đă bỏ đi rồi (nhà Trung úy Hỉ ở gần phi trường Trà Nóc). C̣n Trung Úy Việt cùng vợ hai con vẫn c̣n ở tại nhà cạnh bờ sông. Việt và tôi gặp nhau chỉ biết lắc đầu, rồi Tư Lệnh đến bàn làm việc của tôi nói:

    - Có liên lạc với Tướng Hưng không hè?

    - Dạ điện thoại bị mất liên lạc, có tiếng lạ em không dám gọi.

    Ngưng một chút rồi tôi nói tiếp:

    - Dạ, Thiếu Tướng muốn nói chuyện với Tư Lệnh Phó?

    - Qua muốn nói chuyện.

    Tôi nói với Tư Lệnh:

    - Để em đi lại Dinh Tư Lệnh Phó nói mở máy PRC25 để Thiếu Tướng nói chuyện.

    Tư Lệnh làm thinh, tôi bảo anh Thông tài xế lấy xe Jeep chở tôi qua Dinh Tư Lệnh Phó nằm đối diện với Dinh Tỉnh Trưởng Phong Dinh. Sắp sửa rẽ phải vào Dinh Tư Lệnh Phó th́ tôi thấy phía bên trái trước Dinh Tỉnh Trưởng có một tên VC với khẩu AK ở tư thế sẵn sàng, để súng cạnh sườn, mũi súng chĩa lên trời. Anh Thông tài xế kêu tôi và chỉ:

    - VC đă vô tới rồi.

    Tôi bảo tài xế:

    - Quay trở lại đi! Không ổn rồi.

    Tài xế lái nhanh về Dinh Tư Lệnh và đóng cửa dinh lại. Tôi xuống xe bảo các anh em binh sĩ c̣n lại kéo khoảng 4, 5 ṿng kẽm gai rào chặn từ cổng vào hướng cột cờ. Rào xong, tôi vào Trailer báo Tư Lệnh:

    - Tŕnh Tư Lệnh, VC đă vào đến Dinh Tỉnh Trưởng. Em thấy có một tên VC cầm súng AK đứng trước Dinh Tỉnh Trưởng.

    Tư Lệnh lặng thinh không nói ǵ cả. Khoảng hai phút sau, tôi nói với Thiếu Tướng:

    - Em đi lần nữa, để Thiếu Tướng nói chuyện với Tư Lệnh Phó.

    Tư Lệnh nhỏ nhẹ nói:

    - Thôi đừng đi! Coi chừng nó bắt.

    - Dạ không sao.

    Nói xong, tôi cởi bỏ áo lính, vẫn mặc quần lính mang giày với áo thun vội ra sân gọi anh tài xế.

    - Anh Thông đâu? Đến tôi nhờ một chút.

    Tôi la lên, không một tiếng trả lời. Anh Hộ quản gia nói:

    - Em vừa thấy anh Thông ra cổng.

    “Anh đă bỏ đi rồi.” Tôi nghĩ thầm. Bất chợt, một binh sĩ khác hỏi tôi:

    - Trung Úy cần ǵ em giúp.

    - Anh muốn đến Dinh Tư Lệnh Phó.

    - Được rồi, để em đưa ông thầy đi.

    Anh lính lấy chiếc Honda màu đỏ chạy đến và nói:

    - Đi Honda tiện hơn Trung Úy.

    Rồi anh chở tôi về hướng Dinh Tư Lệnh Phó, rẽ vào dinh, anh đậu cách đấy khoảng 10 mét bên lề đường.

    Dinh Tư Lệnh Phó trước và sau có cổng ra vào bằng cửa sắt, xung quanh xây tường cao độ 2 mét. Cửa trước đối diện với Dinh Tỉnh Trưởng, cửa sau quay ra mặt đường. Cửa trước và sau đều đóng và khóa chặt, từ cửa trước nh́n vào tôi đi sát hông tường bên phải, có một cây ổi mọc từ phía trong x̣a nhánh phủ ra bên ngoài. Trong dinh im lặng không một tiếng động, tôi gọi lớn:

    - Nghĩa ơi Nghĩa, Phúc ơi Phúc, tao là Danh.

    Tôi gọi 4, 5 lần nhưng vẫn không có tiếng trả lời. Tôi linh cảm điều ǵ không ổn nên gọi tiếp vài lần nữa rồi quay lưng định trở về. Nhưng tôi nghĩ thầm: “Không lẽ ḿnh bỏ cuộc sao?” Tôi nói với qua với anh lính đậu bên kia đường:

    - Anh ráng chờ tôi một chút.

    Bất chợt có tiếng nổ đùng, có tiếng xôn xao, tiếp theo tiếng khóc. Tôi chạy lại vách tường có nhánh cây ổi x̣e ra, tôi quyết định đu nhánh ổi này nhảy vào. Tay phải níu nhánh ổi, tay trái vịn vào vách tường miệng liên tục la lớn: “Tôi Trung úy Danh đây, đừng bắn. Tôi Trung úy Danh, đừng bắn.” Miệng la tay níu nhánh ổi leo vào, tôi lên được đỉnh tường rồi theo đà cây ổi tuột xuống đất. Vừa gặp tôi, anh Nghĩa vừa khóc vừa nói:

    - Chuẩn Tướng Hưng tự sát chết rồi Danh.

    - Lúc nào?

    - Mới đây, chắc có lẽ hồi năy Danh nghe tiếng súng nổ.

    Anh nói tiếp:

    - Chuẩn Tướng đang ăn cơm, nghe tiếng động, ông bỏ bàn ăn đứng dậy, bà Tướng chạy theo ông ngăn lại. Tư Lệnh Phó vào pḥng đóng cửa lại và bắn vào ngực tự sát.

    Đến cửa, thấy cửa pḥng hé mở, tôi xô nhẹ cánh cửa bước vào, thấy Tướng Hưng nằm bất động trên giường, bà Hưng đang ôm chầm Tư Lệnh Phó khóc, c̣n hai đứa con nhỏ đứng kế bên vô tư lự như không có ǵ xảy ra, kế bên những anh lính đang sụt sùi khóc. Tôi quay ra nói với anh Nghĩa:

    - Thôi Danh đi về.

    Tôi không nói anh Nghĩa mở tần số máy PRC25 nữa, Chuẩn Tướng Hưng đă chết rồi. V́ t́nh h́nh rối ren, bận rộn, tôi không nhờ ai mở cửa mà trèo cây ổi lên đầu tường rồi nhảy ra ngoài. Xuống đến mặt đất, tôi suy nghĩ lung tung: “Tại sao Tư Lệnh Phó tự sát? Nếu Tư Lệnh hay được th́ ra sao? Hay là lúc tôi la to gọi anh Nghĩa, Phúc, ở đây tưởng VC vào tới nên Chuẩn Tướng đă tự sát? Hay là…” Tôi vừa suy nghĩ vừa cúi đầu bước dần tới chỗ anh lính đậu xe Honda lúc năy. Trời! Xe và người biến đâu mất. Tôi đảo mắt nh́n quanh vẫn không thấy bóng dáng anh. Chắc anh bỏ đi rồi. Tôi không trách anh, anh đă giúp tôi như vậy cũng đủ lắm rồi. Tôi lội bộ từ đây cặp theo Đại Lộ Ḥa B́nh đi thẳng về Dinh Tư Lệnh, trên đường phố vắng hoe không một bóng người lai văng, chỉ có những mảnh giấy vụn vất bừa băi đầy đường, thỉnh thoảng bay tứ tung theo cơn gió.

    Tôi đi bộ mất khoảng 15 phút mới về đến dinh, anh lính gác vẹt từng ṿng kẽm gai cho tôi vào rồi kéo lại vị trí cũ. Tôi đi nhanh về phía sau vào Trailer để tŕnh Tư Lệnh mọi sự việc vừa xảy ra tại tư dinh Tư Lệnh Phó. Vừa thấy Tư Lệnh, tôi nói ngay:

    - Tŕnh Thiếu Tướng, em đến Dinh Tư Lệnh Phó, đến nơi th́ ông vừa tự sát chết. Tư Lệnh Phó đă bắn vào ngực.

    - Tướng Hưng chết hả? Chết làm chi?

    Tư Lệnh chỉ nói vậy. Tôi trở ra về nơi làm việc. Ngồi trên Sofa suy nghĩ liên miên: “Tư Lệnh Phó đă tự sát, chắc Tư Lệnh sẽ tự sát theo.” Tôi xuống nhà gặp Trung Úy Việt và cho anh biết việc Tư Lệnh Phó đă tự sát. Tôi và Việt thắc mắc về những ǵ sẽ xảy ra tiếp: Tư Lệnh Phó đă tự sát, c̣n Tư Lệnh không biết thế nào? Hai đứa tôi suy nghĩ măi mà không t́m ra được câu trả lời.

    Lúc này khoảng 11 giờ đêm, v́ lo lắng cho Tư Lệnh nên cứ độ 15 hay 20 phút, tôi lại vào Trailer một lần. Mỗi lần liếc nh́n vào, tôi thấy Tư Lệnh nằm nghỉ nhưng giày vẫn c̣n mang, tôi lại đỡ lo phần nào. Lần khác, Tư Lệnh ngồi dậy đi về hướng tôi và hỏi:

    - Có ǵ không?

    - Em vào xem Thiếu Tướng có sai bảo ǵ không?

    Tư Lệnh nói:

    - Sao em không đi ngủ đi! Khuya rồi.

    Tôi nhỏ nhẹ nói:

    - Tŕnh Thiếu Tướng, nếu VC vào dinh, tụi em được phép đánh không Thiếu Tướng?

    - Thôi đừng đánh nhau, họ vào để tôi ra nói chuyện.

    Tôi rời Trailer đi ra ngoài. Khoảng 10 phút sau, Tư Lệnh ra pḥng làm việc của tôi trao cho tôi một gói h́nh chữ nhật dài độ 2 tấc, rộng 1 tấc, dầy 5 phân và nói:

    - Danh cất tiền này dể dành mà xài. (Có thể đây là tiền lương của Thiếu Tướng không dùng đến nên để dành.)

    Đưa gói giấy cho tôi xong, Tư Lệnh đi vào Trailer. Tôi ṭ ṃ nên hé mở gói giấy này xem, bên trong toàn giấy bạc 500 đồng, tôi đoán chừng hơn 400 ngàn đồng và tôi để gói giấy vào ngăn kéo nơi bàn làm việc. Tôi tiếp tục rón rén vào Trailer để quan sát, tôi sợ Tư Lệnh tự sát.

    Khoảng 12 giờ 30 khuya, Tư Lệnh ra gặp tôi nói:

    - Sao Danh không đi ngủ? Thức cả đêm à.

    - Dạ em ngủ không được.

    Tư Lệnh móc trong túi ra một khẩu súng nhỏ, ngắn hơn gang tay và nói:

    - Danh cất khẩu súng này dành để hộ thân.

    Tôi nhận khẩu súng bỏ vào ngăn kéo chung với gói tiền lúc năy. Tôi xuống nói chuyện với anh Việt và anh Hộ:

    - Thiếu Tướng đă cho tôi súng, không hiểu Tư Lệnh có ư định ǵ?

    Chúng tôi bàn luận với nhau và có linh cảm là Thiếu Tướng đang sắp xếp việc ǵ đó.

    Khoảng sau 1 giờ sáng, một anh lính hơ hải chạy vào gặp tôi:

    - VC tự động mở cửa vào dinh.

    - Anh bảo họ chờ tôi một chút.

    Tôi vội vă vào Trailer để gặp Tư Lệnh. Thấy Tư Lệnh đang nằm nghỉ, tôi tŕnh:

    - Tŕnh Thiếu Tướng, bọn VC đang vào dinh.

    - Bảo họ chờ tôi ra nói chuyện.

    Tôi đi nhanh ra trước cổng dinh, lúc bấy giờ tôi vẫn mặc áo thun, quần lính, mang giày. Gần đến cổng dinh, tôi thấy lố nhố khoảng 6, 7 người đang vẹt ṿng rào kẽm gai đi vào hướng cửa dinh. Đến gần, tôi thấy 4 nam, 1 nữ vấn tóc lủng lẳng phía sau ót và một em bé độ 10 tuổi. Nam trang bị 1 khẩu AK, một người mang khẩu Carbin, một người mang súng lục (súng loại cảnh sát xử dụng) số c̣n lại tay không, không mang giấy tờ hay máy móc ǵ cả. Nhóm người này tuổi dưới 40 đă vào đến ṿng kẽm gai thứ ba từ ngoài vào, c̣n hai ṿng kẽm gai nữa mới vào đến cửa dinh. Tôi vẹt kẽm gai và gặp họ tại đây. Một người trong nhóm quay qua hỏi tôi:

    - Anh làm ǵ ở đây?

    Tôi không dám nói là tùy viên sợ bọn chúng bắn nên trả lời trớ đi:

    - Tôi làm quản gia.

    Người mang khẩu AK hỏi tiếp:

    - Anh cấp bậc ǵ?

    - Tôi Trung Sĩ.

    Bất chợt người mang AK lên đạn chỉa mũi súng vào phía sườn tôi và nói như ra lệnh:

    - Đi!

    Lúc bấy giờ, tôi hồn phi phách tán, nghĩ thầm “chết là cái chắc.” Một người trong nhóm nói:

    - Ở đây nó làm lớn không hà, tính nó đi!

    Bọn chúng đi từ từ hướng vào cửa dinh, đến gần cột cờ, đứa trẻ con ôm chầm lấy khẩu súng đồng thời Pháp, súng đặt dưới chân cột cờ để làm kiểng, đứa trẻ reo lên:

    - Súng ngộ và đẹp quá.

    Chị bới tóc tiếp theo:

    - Nhờ có dịp này mới được vào dinh Tướng.

    Tôi tự nhiên cảm thấy ḷng ḿnh se lại. Bất chợt, nhóm người này dừng chân, người mang khẩu AK hất mặt ra dấu cho tôi đi qua hướng nhà bếp, ngang qua pḥng ngủ của tôi. Chết rồi! Chắc bọn chúng bắn ḿnh ở đây. Tôi chầm chậm bước đi, đầu ngoái lại nh́n cửa vô dinh. Tôi thấy Tư Lệnh đẩy nhẹ cánh cửa lưới chắn ruồi trước cửa pḥng làm việc của ông rồi bước ra. Bọn người này bảo tôi dừng lại, ba người bước vào pḥng (một người tay không, một người mang khẩu B38, một người mang khẩu Carbin). Số c̣n lại lảng vảng phía ngoài, người mang AK vẫn hướng súng về phía tôi. Khoảnh khắc, Trung Sĩ Hộ từ pḥng Thiếu Tướng bước ra cho biết Tư Lệnh đang nói chuyện với VC và bảo tôi:

    - Thiếu Tướng bảo Trung Úy lấy thuốc lá hút.

    Có cớ vào gặp Tư Lệnh, người mang AK bỏ thơng súng xuống, tôi lặng lẽ bước đi, nhưng vẫn nơm nớp lo sợ là nó có thể bắn tôi từ đằng sau tới. Vô sự, thế là thoát nạn, vào pḥng tôi mở ngăn tủ lấy gói thuốc Capstan đầu lọc mời Thiếu Tướng một điếu, 3 người kia mỗi người một điếu. (Tư Lệnh hút thuốc 555 nhưng thỉnh thoảng cũng hút thuốc Capstan đầu lọc.) Tôi thấy Tư Lệnh ngồi trên Sofa băng dài, người VC không mang vũ khí ngồi trên ghế nhỏ đối diện với Tư Lệnh, người mang khẩu B38 ngồi dưới sàn nhà, tay cầm khẩu súng để trên đầu gối mũi súng hướng về phía Tư Lệnh, c̣n người mang khẩu Carbin đứng ngay cửa pḥng trong tư thế tác chiến.

    Xong nhiệm vụ, tôi bước ra ngoài. Người mang AK bên ngoài vẫn ở thế tác chiến nhưng không để ư đến tôi nữa. Sau khoảng mười phút nói chuyện, nhóm VC này rời dinh ra về. Tôi vào pḥng thấy Tư Lệnh vừa đứng dậy bước ra ngoài với khuôn mặt có vẻ buồn. Nh́n trên Sofa, tôi thấy điếu thuốc của Thiếu Tướng c̣n cháy dở dang độ 1/3 điếu nằm trên Sofa bốc khói làm lủng một lỗ nhỏ, tôi nhặt lấy vất đi.

    Cuộc nói chuyện này chỉ đơn phương, không có viết giấy tờ hay kư tên ǵ cả cũng không có máy móc khi hai bên gặp nhau. Tư Lệnh trở vào Trailer nằm nghỉ. Một lúc lâu, tôi vào lần nữa thấy Tư Lệnh nằm yên, chắc Tư Lệnh đă ngủ v́ mệt. Trong suốt đêm 30 tháng 4, Tư Lệnh và tôi hầu như không ngủ. Vào khoảng 3 giờ sáng, tôi trở dậy, rón rén vào pḥng Tư Lệnh lần nữa, thấy Tư Lệnh đang nằm yên không biết ngủ hay thức v́ trong lúc nằm nghỉ, ông vẫn mang cặp kính đen. Tôi cũng quá mệt nên ra pḥng làm việc ngă lưng trên Sofa một chút, nghe vang vang bên tai những loạt AK nổ liên hồi, chắc đối phương nổ súng mừng chiến thắng.

    Trong lúc nửa tỉnh nửa mê, tôi bỗng nghe tiếng chuông “boong, boong, boong.” Tôi bật ḿnh ngồi dậy, nh́n đồng hồ thấy đă hơn 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5. Tôi bước đến bàn thờ Phật, thấy ba cây nhang Tư Lệnh đă đốt và cắm sẵn trên lư hương khói bay nghi ngút.

    Đứng trước bàn thờ Phật, Tư Lệnh với quân phục chỉnh tề, đang nghiêng ḿnh xá Phật. Tôi vội đi nhanh về pḥng ḿnh làm vệ sinh cá nhân, xong mặc quân phục vào và đến đứng nghiêm chào Thiếu Tướng. Thiếu Tướng vẫn đưa tay lên cỡ tầm ngực đáp lại và hỏi:

    - Đêm qua, Danh ngủ được không?

    - Mệt quá, em có nằm nghỉ được một chút.

    Tư Lệnh vẫn ngồi trên Sofa nơi pḥng thờ Phật, tôi đi sang pḥng làm việc. Một lúc sau, Tư Lệnh đến bên tôi hỏi:

    - Gặp Tướng Trường được không hè?

    Lúc này khoảng 6:30 sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975.

    - Dạ… dạ. Tôi ấp úng trả lời tiếp:

    - Hồi chiều tối hôm qua ở trên lầu em thấy Tướng Trường chạy xe Jeep ngang qua dinh.

    Tư Lệnh hỏi:

    - Có phải Tướng Trường không?

    - Em ở trên lầu hơi xa, em thấy giống Tướng Trường.

    - Tôi đừng đi t́m, kẻo bị chúng bắt.

    - Dạ.

    Rồi Tư Lệnh đi vào Trailer. Một lát sau, Tư Lệnh bước ra hai tay xách hai cái vali gặp tôi và anh Việt ngay ở cửa ra vào pḥng thờ Phật. Tư Lệnh đưa cho tôi cái vali màu cam và đưa Trung úy Việt cái màu đen. Tư Lệnh nh́n chúng tôi, giọng buồn buồn:

    - Danh giữ cái này, Việt giữ cái này.

    Tư Lệnh chỉ nói ngắn gọn như thế mà không nói thêm ǵ, h́nh như cổ ông nghẹn lại. Tư Lệnh vội bước đi, được vài bước, Tư Lệnh quay lại nói thêm:

    - À, quên ch́a khóa.

    Rồi Tư Lệnh đi thẳng về phía Trailer, một lúc sau, ông trở ra trao cho tôi hai ch́a khóa và nói.

    - Cái này của Danh, cái này của Việt.

    Tôi linh tính sắp có điều ǵ xảy ra nên Tư Lệnh mới dặn ḍ và chia phần cho tôi và Việt như vậy. Tuy thế, chúng tôi không dám hỏi. Tư Lệnh chầm chậm bước theo nấc thang lên tầng trên, tôi và anh Việt nối bước theo sau. Tư Lệnh ra sân thượng, đứng sát bên lan can, mắt nh́n ra Đại Lộ Ḥa B́nh trước cửa cửa dinh, tôi đứng bên phải Tư Lệnh, anh Việt đứng bên trái. Trên lộ, chỉ có vài chiếc xa qua lại, người thưa thớt, khung cảnh vắng vẻ như chiều 30 Tết. Bất chợt, Thiếu Tướng bật khóc. Tư Lệnh cố nén không khóc thành tiếng, nhưng những giọt nước mắt tuôn trào chảy dài trên khuôn mặt đau buồn v́ nước mất nhà tan. Tôi cũng khóc theo, anh Việt cũng vậy. Ba người đứng trên sân thượng trước mặt tiền dinh, mặc cho nước mắt tự do tuôn chảy. Tôi không hiểu Tư Lệnh có định đi ngoại quốc không? Nếu muốn, có lẽ Tư Lệnh cũng đi hết kịp rồi. VC vào đây có bắt Tư Lệnh không? Có làm hỗn hoặc bắn Tư Lệnh không? Nếu sự việc xảy ra th́ phải giải quyết làm sao? Tôi đang miên man suy nghĩ, Tư Lệnh xoay lưng chầm chậm theo bậc thang xuống tầng dưới.

    Từ ngoài nh́n vô bàn Phật, Tư Lệnh ngồi trên ghế Sofa phía bên phải, đôi mắt đăm chiêu nh́n lên bàn thờ. Anh Việt bước ra cửa về nhà thăm vợ con c̣n Trung sĩ Hộ đang thập tḥ trước cửa. Tư Lệnh đứng dậy đến bàn thờ lấy ba cây nhang đốt, xá ba xá cắm vào lư hương, gơ ba tiếng chuông “boong, boong, boong” xong xá ba xá nữa rồi ông về ngồi trên Sofa như cũ, hai tay để trên thành gỗ Sofa nhịp nhịp như không có chuyện ǵ xảy ra. Bất chợt, Tư Lệnh xoay qua bảo tôi:

    - Danh ra ngoài bảo Việt dẫn vợ con đi đi.

    - Dạ.

    Tôi thầm nghĩ Tư Lệnh và tôi độc thân chắc Tư Lệnh nghĩ cách khác. Tôi đẩy nhẹ cánh cửa bước ra sân hướng về pḥng Trung Úy Việt. Tôi vừa đi khỏi cột cờ một chút nghe tiếng nổ “đùng” phát ra từ hướng bàn thờ Phật, tôi hốt hoảng xoay người chạy trở lại th́ Trung Sĩ Hộ đă chạy ra la thất thanh:

    - Đại Úy ơi! Đại Úy ơi! Thiếu Tướng tự sát chết rồi.

    Trong lúc sợ hăi, anh Hộ quưnh lên gọi tôi là Đại Úy. Tôi chạy nhanh vào pḥng thờ Phật thấy một cảnh tượng hăi hùng trước mắt mà tôi chưa từng gặp bao giờ. Tư Lệnh ngă ngửa hơi lệch về phía sau Sofa, đầu hơi nghiêng về bên trái, mắt ngước nh́n lên trần nhà. Khẩu Colt 45 vẫn c̣n trong tay buông thơng xuống ḷng Tư Lệnh nhưng những ngón tay cầm súng đă nới lỏng, phát đạn xuyên màng tang phải qua trái. Tư Lệnh chưa chết hẳn, nhưng nói không được, thân h́nh ông run lật bật, miệng há hốc, từ trong cổ họng nấc lên tiếng “khọc, khọc, khọc” từng chập và từ từ nhỏ dần. Anh Hộ thấy vậy vội ôm lấy Thiếu Tướng nói:

    - Thôi ḿnh chở Thiếu Tướng đi bệnh viện.

    Tôi cũng ôm chầm lấy xác ông vừa khóc vừa nói:

    - Chắc trễ rồi, vết thương ở đầu vô phương cứu chữa, hơn nữa Thiếu Tướng đă quyết định tự sát. Hèn chi hôm qua Thiếu Tướng đi thăm anh em thương binh ở Bệnh Viện Phan Thanh Giản rất lâu và nói với anh em thương binh là: “Qua ở lại với các em.”

    Anh Hộ nói tiếp:

    - Em đâu dám đến gần Thiếu Tướng. Đứng ở ngoài cửa, em chỉ thấy lưng Thiếu Tướng. Em thấy Thiếu Tướng móc ǵ từ trong túi ra, em tưởng Thiếu Tướng lấy thuốc hút, nào ngờ Thiếu Tướng móc khẩu súng và tự sát liền, em chạy lại đâu kịp.

    Vừa nói anh Hộ vừa khóc nức nở. Chúng tôi vẫn ôm choàng lấy Tư Lệnh khóc ngất. Trong lúc bối rối và hoảng hốt, tôi đâu c̣n tâm trí để xem đồng hồ, tôi đoán lúc đó vào khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975.

    o O o

    Vâng. Đúng như vậy. Tôi là một sĩ quan cấp Úy c̣n ít tuổi, sống độc thân. Nhờ vậy tôi đă được Tư Lệnh chọn ở bên cạnh ông.

    Giờ đây gần 30 năm qua, tôi vẫn c̣n nhớ măi từng giây phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4-1975.

    Với tư cách là Tư Lệnh của chiến trường miền Tây, ông Thiếu Tướng của tôi, vị niên trưởng Thủ Đức đă hết ḷng với quân đội và đất nước cho đến cả sau khi nghe lệnh đầu hàng. Ngay cả việc chỉ định Đại tá Thiên thay chức Tỉnh Trưởng Cần Thơ vào trưa 30 tháng 4 cũng nhằm mục đích cần có người trách nhiệm để t́nh h́nh ổn định.

    Ông là vị tướng đầy ḷng nhân ái nên không muốn đổ máu thêm vô ích. Ông không cho phá cầu. Ông không tức tối với những người bỏ đi. Ông không muốn có người chết thêm sau khi Tổng Thống đă đầu hàng.

    Sau này tôi mới biết rằng sau khi nghe lệnh Sài G̣n đầu hàng, Tư Lệnh đă có ư định sẽ tự vẫn. V́ vậy ông đă b́nh tĩnh đi thăm Quân Y Viện Phan Thanh Giản vào buổi chiều. Tại nơi đây tôi đă từng theo ông đến thăm viếng nhiều lần, nhưng lần này ông đă khóc và hứa với những thương binh là ông sẽ ở lại.

    Và điều đặc biệt là chính tôi không rơ Tư Lệnh đă nói ǵ để mà Việt cộng đă hai lần vào gặp ông nhưng đều lặng lẽ lui ra.

    Trong quân đội chúng tôi học được bài học về đặc lệnh truyền tin vẫn gọi vị Tư Lệnh là Mặt Trời. Tiếng chuông niệm Phật của ông vào đêm 30 tháng 4 vẫn c̣n nghe vẳng bên tai. Tôi c̣n nhớ măi lúc 3 thầy tṛ đứng khóc trên lan can nhà lầu vào sáng 1 tháng 5 năm 1975.

    Đối với tôi, niên trưởng Nguyễn Khoa Nam muôn đời vẫn c̣n là Mặt Trời Tháng Tư chói lọi chiếu sáng cả cuộc đời c̣n lại của Danh. Tôi là Trung Úy Lê Ngọc Danh, măi măi sẽ là tùy viên của ông. Ông chết đi rồi, chẳng bao giờ có thể ai thay tôi trong chức vụ này nữa. Em luôn luôn là tùy viên của ông Thầy.

    Lê Ngọc Danh,

    Sĩ quan Thủ Đức

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thiếu Tướng PHẠM VĂN PHÚ

    Thiếu Tướng PHẠM VĂN PHÚ



    Phong Cách Anh Hùng

    Của

    Tướng PHẠM VĂN PHÚ

    Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLĐB và Nhảy Dù cũ. — San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đă mất. Các cấp bậc của Tướng Phú đều được gắn tại mặt trận, và ông cũng đă nhiều lần nếm mùi thất bại, cắt lon, giáng chức, để cho có đủ…”khi vinh lúc nhục” của một đời binh nghiệp. Huyền thoại Phạm Văn Phú đă được mỗi người nhắc tới một cách khác nhau. Ông đă chết nên…ngoại trừ nhà văn Phạm Huấn, người cũng đeo bằng Dù trên ngực áo như Tướng Phú, và đă sống cạnh ông trong những ngày cuối của 1974-1975, là hơn một lần lên tiếng bênh vực cho cấp chỉ huy cũ khi ông Phú bị chỉ trích. Nhà văn tiền bối Nguyễn Đông Thành, đeo cấp Trung Úy từ năm 1947 và là một cây viết chủ lực của cơ quan truyền thông thời Đệ Nhị Cộng Ḥa và các tờ báo đứng đắn tại hải ngoại hiện nay. Ông đă đúc kết về Tướng Phạm Văn Phú (Đại Đội Trưởng và Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù năm 1953 tại Điện Biên Phủ) qua tài liệu khách quan nhất của những người ngoại quốc có thẩm quyền và tiếng nói của họ có đủ giá trị để chúng ta suy nghĩ.

    Trương Dưỡng



    Dù rằng có nhiệm vụ không thể thiếu sót là làm theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, K8ĐL, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2, vẫn không chối được trách nhiệm về việc bỏ mất miền Tây Nguyên và do thế tạo ra điều kiện thuận lợi cho Cộng quân tiến chiếm toàn bộ lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa một cách mau chóng và để dâng hơn cả dự liệu hoang đường nhất của bọn Chóp Bu CSBV. Đó là nhận định nhất trí của người Việt Nam tị nạn Cộng Sản ở nước ngoài, trong vào năm đầu hạ bán thập niên 1970. Nhận định như thế quả là rất thuận lư vào hồi đó, tức là trong khi người ta chỉ biết rất mù mờ về phần đóng góp của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vào cuộc rút quân khỏi vùng Tây Nguyên, một cuộc hành binh đă bị ghi nhận là thiếu kế hoạch, thiếu chuẩn bị, và thiếu chỉ huy.

    Nhưng rồi th́ từng phần sự thực dần dần được phơi ra. Người ta chưa biết thật đầy đủ, thật chính xác, nhưng cũng đă biết rơ được vài ba sự việc có thể chứng minh rằng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế không có trách nhiệm ǵ hết trong cuộc rút quân khởi sự ngày 13/3/75 ở Pleiku. Cuộc rút quân ấy do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định với tư cách và quyền hạn của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH. Trung Tướng Thiệu đă đích thân ra Nha Trang gặp Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, mang theo Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham Mưu Trưởng, để đích thân truyền đạt quyết định rút quân cho Tướng Phú thi hành.

    Với tư cách là Tư Lệnh của một Quân Đoàn trong QLVNCH, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú dĩ nhiên không được phép chống lại mệnh lệnh của Tổng Tư Lệnh và Tổng Tham Mưu Trưởng. Nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng không tuân hành: hoặc là v́ chính ông từ khước; hoặc v́ Tổng Thống Thiệu, Đại Tướng Viên ngại rằng Tướng Phú sẽ không ngoan ngoăn vâng lời. Người đứng ra thi hành lệnh rút quân khỏi vùng Tây Nguyên là một Đại Tá mới được thăng cấp Chuẩn Tướng, Đại Tá BĐQ Phạm Duy Tất, để lănh chức Tư Lệnh Phó Quân Khu 2, và Tướng Tư Lệnh được đặt trong t́nh trạng bất khiển dụng v́ lư do sức khỏe, từ ngày 14/3/75 đến ngày bị Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trướng Quốc Pḥng mới nhận chức, bắt giam v́ tội bỏ mất vùng Tây Nguyên!

    [...]

    Như vậy khi cuộc rút quân khỏi miền Tây Nguyên được thực hiện theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế chẳng c̣n là Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, nên không có trách nhiệm ǵ về cuộc hành binh tự sát mà Thiếu Tướng tuyệt nhiên không tham dự vào bất cứ một giai đoạn nào, từ quyết định, thiết kế, đến việc chuẩn bị và thực hiện. Tuy nhiên dù không dự phần trách nhiệm trong việc bỏ mất vào tay địch một phần lănh thổ Quốc Gia, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vẫn khẳng khái tự xử khi thấy rơ là đại cuộc đă tạm thời không c̣n cách nào cứu văn nữa, v́ Tướng Dương Văn Minh đă lạm dụng quyền Tổng Tư Lệnh mà bắt toàn quân phải buông súng, nộp ḿnh cho giặc Cộng.

    Người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú tự sát chẳng phải là v́ sợ giặc Cộng bắt được và hành hạ trả thù. Nếu muốn, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng có đủ khả năng để đào thoát ra nước ngoài một một cách ung dung như một số đông các vị cựu Tướng Lănh khác, chứ không đến nỗi phải chịu nhục trong ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ như một số người khác…hay phải đạp lên đầu đồng bào mà tranh lấy một chỗ ngồi trên chiếc trực thăng đáp trên một mái nhà như ông Bộ Trưởng Quốc Pḥng, kẻ mới tuần trước c̣n tống giam Tướng Phú v́ tội “Không dám hy sinh chiến đấu và bỏ chạy trước quân địch”!

    [...]

    Việc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đến cơ quan D.A.O. gặp Tướng Mỹ Smith để chỉ xin độc một chỗ trong một chuyến bay di tản cho một người con ông, tác giả sách Decent Interval không khen các Tướng khác là thức thời, và cũng không chê Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là gàn dở. Ông chỉ viết thêm một câu ngắn, đại ư là Tướng Phú tự sát ngay sau khi Cộng sản tràn vào Sài G̣n, và thở hơi cuối cùng ở bệnh viện Grall.

    Nhưng một tấm h́nh in trong tập ảnh kẹp ở giữa quyển Sauve Qui Peut (bản tiếng Pháp của sách Decent Interval) lại “nói” hộ ông Frank Snepp những điều ông cần viết ra mà vẫn nói lên được, về tiết tháo và tinh thần trách nhiệm cao độ của một Phạm Văn Phú đă quyết tâm tự sát để được chết với lương tâm thanh thản chứ không đành chạy thoát lấy thân khi đất nước lâm nguy. Đó là bức ảnh kỷ niệm mà Tướng Smith chụp với Tướng Phú tại cơ quan D.A.O. ngày 27/4/1975. Tướng Smith lúc đó phụ trách việc xếp hạng ưu tiên cho những người được coi là có liên hệ với Hoa Kỳ cùng với việc ấn định giờ giấc, lần lượt của các phi vụ di tản. Ông ta bận đến mực không có thời giờ đi ăn, nên sự kiện Tướng Smith bỏ ra vài chục phút để tiếp chuyện và chụp ảnh lưu niệm với Tướng Phú, chứng tỏ hai người có t́nh thân thiết lắm. Nếu cũng tham sống sợ chết, Tướng Phú có thể xin ở một người thân với ḿnh như thế hàng chục chỗ cho cả gia đ́nh ung dung ra đi.

    Nhưng người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú c̣n đủ liêm sỉ để không đành cúi mặt sống hèn; ông chỉ hỏi xin Tướng Smith một chỗ duy nhất cho một cậu con trai của ông, ư hẳn là để giữ cho họ Phạm c̣n có người nối dơi. Hành động tự giết ḿnh để chết theo Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa bị bức tử đă được quyết định từ lúc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú t́m gặp Tướng Smith để kư thác “con côi”, chứ không phải là một việc liều lĩnh chỉ được nghĩ tới khi chiến xa Cộng sản đă hùng hục tiến về phía Dinh Độc Lập.

    Trước Frank Snepp hơn 20 năm, hai tác giả người Pháp cũng đă có dịp để tán thưởng phong cách anh hùng của một sĩ quan Nhảy Dù tên Phạm Văn Phú, một nhân vật mà lẽ ra họ không lưu ư tới, v́ đă chỉ có một chức vụ khiêm nhường (Tiểu Đoàn Phó mới được đề bạt) lại là sĩ quan người bản xứ của một quân đội mới thành h́nh. Một trong 2 tác giả đó là Đại Tá Pierre Langlais, một sĩ quan Pháp đă tự thú là có thành kiến xấu với quân nhân Việt Nam.

    Cho đến ngày Trung Úy Phạm Văn Phú theo đơn vị (Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam) nhảy xuống tiếp viện lực lượng G.O.N.O. trong vùng ḷng chảo Điện Biên Phủ, Trung Tá Langlais c̣n giữ nguyên vẹn cái thành kiến xấu xa của ông ta. Langlais lại có ấn tượng xấu đặc biệt về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam, đơn vị mà chính ông ta đă đề nghị trả về Lực Lượng Tổng Trừ Bị hồi cuối năm trước. Langlais có chép lại đầu đuôi vụ ấy trong quyển Điện Biên Phủ do nhà xuất bản France-Empire phát hành năm 1963. Cũng trong tập kư sự đó, Langlais c̣n nh́n nhận rằng ông đánh giá lính Việt Nam thấp…Nhưng cũng trong tập kư sự Điện Biên Phủ về sau, Langlais lại dành ra đến hơn 10 đoạn để nói về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù VN, và đặc biệt về viên sĩ quan cấp Úy mang tên Phạm Văn Phú, người đă chỉ huy giỏi giang và chiến đấu dũng liệt đến mức làm cho Langlais phải từ bỏ các thành kiến sai lầm của ḿnh về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam trên trận tuyến chống Cộng. Đại Tá Langlais viết đến người về sau trở thành vị Tư Lệnh cuối cùng của Quân Khu II của nước Việt Nam Cộng Ḥa:

    Ngày 2/3/1954, khi t́nh h́nh Biện Điên Phủ đă nguy ngập tới mức Bộ Trưởng Bộ Quân Lực Pháp (René Pleven) vừa từ Điện Biên Phủ trở về, đă phải ra trước Hội Đồng Liên Bộ để đề nghị một loạt biện pháp cấp cứu. Tướng Navarre ra lệnh thành lập Liên Đoàn 5 Nhảy Dù VN, Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù, và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, mà Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Begeard, là một đơn vị trưởng nổi tiếng từ những năm kháng chiến ở vùng Đức chiếm đóng. TĐ5NDVN nhảy xuống Điện Biên Phủ trước tiên, vào buổi chiều ngày 14/3/1954. Nhảy ở độ thấp, dưới mưa đạn súng cối và đại bác 105 ly. Địch bắn dữ dội đến mức phải thay đổi băi nhảy mấy lần.

    Trung tá Langlais là Tư Lệnh là Tư Lệnh Phó Lực Lượng GONO nhưng nắm toàn quyền trên thực tế, v́ Đại Tá De Castries chỉ làm một việc độc nhất là…kư và chuyển đi những ǵ được Langlais đưa cho. Langlais vốn có thành kiến với quân nhân người Việt, nhát là với TĐ5NDVN, mà chính ông ta đă “trả về” trước đó hơn 2 tháng. Nên ông đă dự tính là xé lẻ ra để bổ sung chỗ này chỗ nọ, chứ không sử dụng nguyên cả tiểu đoàn như một lực lượng xung kích.

    Ngay mấy giờ sau khi nhảy xuống, một đại đội của TĐ4NDVN đă bị biệt phái cho một đơn vị Lê Dương để tiếp cứu lực lượng trấn giữ ở cứ điểm Gabrielle; cuộc hành quân không đạt được kết quả nên Langlais càng nghi ngờ khả năng và tinh thần chiến đấu của lực lượng vừa gởi đến tăng viện. Nhưng Langlais đă bắt đầu nh́n TĐ5NDVN với con mắt khác hẳn ngay vài hôm sau. Cùng với TĐ6ND của Thiếu Tá Begeard, TĐ5NDVN được giao cho trấn giữ đồi Eliane IV ở pḥng tuyến thứ 2, nhiệm vụ vừa nặng nề vừa nguy hiểm, là tự chôn ḿnh dưới hỏa lực địch. Cả 2 tiểu đoàn đóng ở gần đỉnh đồi, TĐ6 giữ mặt Tây, TĐ5NDVN giữ 2 mặt Đông và Nam.

    Bộ Chỉ Huy Tiểu Đạn có thể vị bắn trực xạ bất kể ngày đêm bởi các xạ thủ địch ŕnh rập thường trực ở phía đối diện. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng t́nh nguyện trấn giữ vị trí nguy hiểm đó, chiến sĩ tiểu đoàn đào đắp xong công sự và địa đạo giao thông hào trong một thời gian kỷ lục; Langlais bắt đầu nghĩ khác về khả năng và tinh thần phục vụ của những quân nhân Việt Nam, đang ép ḷng chấp nhận quyền chỉ huy của người Pháp v́ đang cần đến đồng minh giai đoạn!

    Hồi ấy, Trung Úy Phạm Văn Phú là sĩ quan người Việt Nam độc nhất nắm đại đội trong TĐ5NDVN và cũng là Đại Đội Trưởng độc nhất mang cấp bậc Trung Úy, 2 Đại Đội Trưởng khác là Đại Úy Armandi, Rouault, và Đại Đội Phó tạm lĩnh.

    Ngày 24/3/54, TĐ5NDVN được tăng cường thêm Đại Úy Alian Bizzard, một quân nhân Tùy Viên của một Tướng ở Sài G̣n để xung phong ra mặt trận, do ở thâm niên cấp bậc, ông được cử làm Tiểu Đoàn Phó TĐ5NDVN, rồi chịu trách nhiệm trấn giữ 2 cứ điểm H.6 và H.7, trong tập đoàn cứ điểm Huguette, mà nhiệm vụ bảo vệ các phi đạo c̣n dùng được. Đại Úy Bizzard mang theo mấy trung đội lấy từ 2 Đại Đội I và IV; trong khi ấy Đại Đội III được biệt phái cho cứ điểm Dominique, Éliane, và Isabelle; lính Bắc Phi ở Dominique I bị tràn ngập. Đại Đôi III của TĐ5NDVN tăng phái chỉ c̣n 10 người chạy về tới Tiểu Đoàn Bộ.

    T́nh h́nh hồi ấy tuyệt vọng đến mức Navarre và Cogny chỉ c̣n độc một việc là đổ lỗi lên đầu nhau; Langlais luôn miệng réo hết Bruno (ám hiệu của Begeard) đến Dédé (Botella), để động viên tinh thần họ giữ vững đồi Éliane IV, v́ để mất cứ điểm ấy là Đại Bản Doanh của De Castries cũng mất luôn. Tuy rằng phải chia sẻ với TĐ6 của Begeard cái nhiệm vụ tử thủ đó, TĐ5NDVN, đă mất đi Đại Đội III, vẫn chỉ sử dụng được non phân nửa quân số c̣n lại. Langlais giải nhiệm cho Bizzard chức Tiểu Đoàn Phó hư hàm để ông ta mang Đại Đội I đi trấn giữ cứ điểm H.6, trong khi Trung Úy Phú được tôn vinh bằng một trọng trách không tương xứng với 1 đại đội là trấn giữ điểm tựa Opéra vừa thiết lập để chận địch trong khoảng giữa các cứ điểm Huguette I và Épevier.

    Trong thượng tuần tháng 4/54, t́nh h́nh ngày càng tồi tệ hơn. Ngày 14/4/54, Langlais báo cáo là chỉ c̣n 3000 quân khiển dụng v́ ông không thèm tính tới các phần tử đă mất hết tinh thần chiến đấu. — đoạn này trong sách Điện Biên Phủ, tác giả nhấn mạnh rằng lực lượng đóng cứ điểm Éliane IV (TĐ6ND và TĐ5NDVN) vẫn giữ vững tinh thần, và họ đă nhất quyết sống chết với nhiệm vụ.

    Hôm sau, ngày 15/4, Đại Tá De Castries được thăng Thiếu Tướng, hai Trung Tá Langlais và Ladande cũng được thăng một cấp, cũng như mười sĩ quan khác trong số có Trung Úy Phạm Văn Phú.

    Ngày 19/4/54, Đại Úy Phú được thay thế bởi Đại Úy Bizzard, ông này được lệnh rút khỏi cứ điểm H.6 đêm hôm trước, Đại Đội I gồm 200 chỉ c̣n có 80 người đứng vững để tới điểm tựa Opéra thay thế Đại Đội II, rồi Đại Úy Phạm Văn Phú được đề bạt lên chức Tiểu Đoàn Phó ngày 26/4.

    Vào thời điểm ấy, t́nh h́nh ở Điện Biên Phủ rơ ràng là vô phương cứu văn. Sau gần một tháng thí quân không tính đếm, 3 Trung Đoàn địch đă phá huỷ được toàn bộ phi đạo; giải quyết hết 3 điểm tựa trong số có điểm tựa Opéra, mà Đại Úy Phú đă giao lại cho Đại Úy Bizzard 5 ngày trước.

    TĐ5NDVN chỉ c̣n ngót hơn 200 chiến sĩ, v́ ngoài Đại Đội II (không toàn vẹn), Bộ Chỉ Huy chỉ sử dụng vài chục người c̣n lại của 3 đại đội đă tan vỡ. Quân số đă hao hụt quá nửa, nhưng TĐ5NDVN lại phụ trách nhiệm vụ nặng nề gấp bội, là một ḿnh trấn giữ tuyến đầu, án ngữ phía trước cho TĐ6ND (Tiểu Đoàn Trưởng mới là Thiếu Tá Béchignac) giữ liên lạc vớ Bộ Chỉ Huy Trung Ương. Để làm cái việc không thể làm nổi là ngăn chận không cho địch quân (đông gấp mấy chục lần) vượt sông mà xâm nhập khi Trung Tâm, ngót 200 chiến sĩ TĐ5NDVN chỉ dược tăng cường với mấy chục chiến sĩ c̣n lại của Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù do Đại Úy Guillemint chỉ huy. Nhưng lực lượng tử thủ ấy vẫn làm tṛn được nhiệm vụ cho tới sáng sớm ngày 7/5/54. Mấy giờ trước đó, hai đại đội lính Lê Dương gởi đến tiếp viện cho TĐ5NDVN, nhưng họ phải mất 3 giờ mới đến được Chỉ Huy Sở của Thiếu tá Botella, và chỉ c̣n không quá 20 chiến sĩ!

    Đến hừng sáng, Đại Úy Phạm Văn Phú mở cuộc phản kích với ngót 100 tàn quân của mấy đơn vị hợp lại, đánh cận chiến ở thế 1 chọi 20, nhưng cũng giành lại được hơn 100 thước địa đạo. Nhưng rồi th́ mũi xung phá ấy bị bẻ găy, nhiều chiến sĩ và 3 sĩ quan (Đại Úy Guillemint, Thiếu Úy Lafanne, và Đại Úy Phạm Văn Phú) lần lượt bị đạn địch quật ngă. Thiếu Úy Mackowak, sĩ quan độc nhất c̣n đứng vững cùng vài chục chiến sĩ TĐ5NDVN tiếp tục tử chiến trong khúc địa đạo dưới sườn đồi phía Đông Nam. Địch chùn bước v́ mức thương vong quá cao; nhưng mấy chục phút sau, trận đánh dứt điểm tiếp diễn, lần này với loại vũ khí đầu tiên được sử dụng trên chiến trường VN (một thứ súng cối có nhiều ṇng và bắn tự động hàng loạt đạn), và căn cứ chỉ huy của TĐ5NDVN thất thủ lúc 9 giờ sáng ngày 7/5/54.

    Trên đây là tóm lược các đoạn nói về TĐ5NDVN, và về Đại Úy Phạm Văn Phú trong quyển Điện Biên Phủ của Đại Tá Pierre Langlais, người thực sự chỉ huy lực lượng G.O.N.O. ở Điện Biên Phủ trong thời gian TĐ5NDVN tham chiến tại mặt trận đó. Đại Tá Langlais đă đích thân ra lệnh, đă chính mắt nh́n thấy, hay đă được báo cáo tường tận tại chỗ, nên chắc chắn là biết rất đúng sự thật. Viên Đại Tá Pháp đó đă từng mang nặng thành kiến không tốt với chiến hữu VN, nên chắc chắn không cố ư nói sai để ca tụng chiến sĩ Việt Nam trong TĐ5NDVN nói chung, và viên Đại Úy anh hùng Phạm Văn Phú nói riêng. Vả chăng, tác giả tập hồi kư Điện Biên Phủ cũng chỉ thuật lại các sự việc, như tác giả quyển Decent Interval về sau, chứ không trực tiếp khen chê ǵ nhân vật Phạm Văn Phú.

    Cũng như Đại Tá Pierre Langlais, người viết quyển La Bataille de Dien Bien Phu (xuất bản ở Paris cuối 1963) cũng là một sĩ quan cao cấp, từng tham chiến ở mặt trận đó suốt từ đầu đến cuối. Ông Jules Roy về sau được phép trở lại Bắc Việt thu thập tài liệu để kiện toàn pho sách của ông (gọi là pho v́ dầy đến 624 trang), nên vẫn bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận ở Điện Biên Phủ. Sự nghi ngờ đó không phải vu vơ, quả thật tác giả La Bataille de Dien Bien Phu đă đưa ra khá nhiều h́nh ảnh và luận điệu có lợi cho phe đó. Tuy nhiên trong các đoạn rải rác trên mấy chục trang nói về diễn tiến mấy trận đánh từ sau ngày các cứ điểm Béatrice I, II, và III thất thủ (đêm 13/3/54), Jules Roy cũng ghi nhận tương tự như Pierre Langlais (khá chi tiết hơn v́ viết dài hơn) về các chiến tích của TĐ5NDVN, và nhất là về phong cách anh hùng của Tiểu Đoàn Phó Phạm Văn Phú. Về trận đánh dứt điểm đêm mùng 6 rạng mùng 7/5/54 nhằm vào cứ điểm Éliane IV, Jules Roy bổ túc thêm các chi tiết dưới đây:

    Xế chiều ngày 6, địch pháo kích kịch liệt cứ điểm Éliane IV. Áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, đến 18 giờ 30, địch mới tấn kích, lực lượng của cộng quân là Trung Đoàn 98. Bộ chỉ Huy TĐ5NDVN chỉ c̣n sử dụng được khoảng 200 chiến sĩ đă mệt nhừ sau một tuần lễ chiến đấu, đạn dược đă gần cạn mà xin tiếp tế không được. Thiếu Tá Botella ra lệnh cho chiến sĩ kháng cự bằng súng cối và đại bác không giật, nhưng xạ thủ phải tiết kiệm từng viên đạn một, nên địch quân vẫn tiến được lại gần. Trong thế ưu thắng rơ rệt, Trung Đoàn 98 vẫn phải dè dặt tối đa; đây là lần đầu tiên họ sử dụng đường điện thoại vô tuyến nối liền vác đại đội với Chỉ Huy Sở Trung Đoàn!

    Chiến sĩ TĐ5NDVN chiến đấu cực kỳ dũng liệt, đến 21 giờ Đại Úy Phạm Văn Phú chỉ c̣n có 30 người để chỉ huy, họ bắn đến ṇng súng nóng bỏng, và địch tràn vào như thác nhưng chẳng ai chùn lại. Họ tử chiến để giành giật với địch từng đoạn địa đạo; lấy súng của người đă chết để bắn về phía những tên đội nón cối đan bằng nan tre. Một loạt đạn súng cối liên châu (như Tow mà thô hơn) nă vào, đất bị cày tung lên và đổ ập xuống ông Tiểu Đoàn Phó vừa bị đốn ngă.

    Trên đỉnh trời vừa rạng sáng, trận cận chiến vẫn tiếp diễn trong ruột đồi Éliane IV. Quân địch tràn ngập khắp nơi, nhưng phép lạ là cứ điểm Éliane IV vẫn c̣n cầm cự. Theo lệnh Đại Tá Langlais, Trung Tá Lemeunier, Tư Lệnh Bán Lữ Đoàn Lê Dương số 13, đi tiếp cứu Éliane IV nhưng không kịp. V́ trong căn cứu chỉ huy đầy nhóc thương binh. Thiếu Tá Béchignac không đồng ư xin bắn lên đầu ḿnh và hơn 10 người c̣n vững tay súng bị bắt làm tù binh lúc 9 giờ sáng!

    Tác giả quyển La Bataille de Dien Bien Phu bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận Điện Biên Phủ. Tác giả hồi kư Dien Bien Phu xác nhận vốn có thành kiến xấu với quân nhân người Việt Nam nói chung và TĐ5NDVN nói riêng. Nhưng cả hai tách giả ấy đều đă không thể không ghi nhận phong cách anh hùng của nhân vật Phạm Văn Phú, hồi ấy c̣n là một sĩ quan cấp Úy, tức là nhỏ cấp hơn họ nhiều. Một chiến sĩ chống Cộng có phong cách anh hùng như thế, từ thuở mới bắt đầu binh nghiệp, tất nhiên không thể chà đạp lên tiết tháo và tinh thần trách nhiệm của một Tướng Lănh, mà cúi mặt…ở nước người này quân tan, nước mất. Việc thất bại, anh hùng Phạm Văn Phú tự sát, để được chết với lương tâm thanh thản chỉ là việc tất nhiên phải có của một nhà Tướng.

    Nguyễn Đông Thành
    (trích trong Đời Chiến Binh – Trương Dưỡng)
    nguồn: generalhieu

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tướng PHẠM VĂN PHÚ

    Tướng PHẠM VĂN PHÚ



    Những Ngày Cuối Cùng
    Của
    Tướng PHẠM VĂN PHÚ

    ::: Vương Hồng Anh :::

    Thiếu Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đă t́nh nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3/1954, trong t́nh h́nh chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy ông đă chỉ huy một đại đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống Natasha, một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh, ngày 16 tháng 4/1954, Trung Úy Phạm Văn Phú đă chỉ huy một thành phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu.

    Sau trận phản công này, ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26 tháng 4/1954, được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam. Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH).

    Năm 1960, được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Cuối năm 1962, thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 Lực Lượng Đặc Biệt. Giữa tháng 5/1964, ông đă chỉ huy liên đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng Trung Tá và giữ chức tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt. Một năm sau, ông được thăng Đại Tá nhiệm chức.

    Đầu năm 1966, không hiểu v́ lư do ǵ, ông bị vị Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt tŕnh Bộ Quốc Pḥng thâu hồi cấp Đại Tá nhiệm chức và thuyên chuyển ra miền Trung, giữ chức Phụ Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, giữa năm 1966, ông là Đại Tá Tư Lệnh Phó, xử lư thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn này. (Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh là Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lăm, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật vào cuối tháng 5/1966). Cuối năm 1966, ông được điều động ra Sư Đoàn 1 Bộ Binh làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Giữa năm 1968, được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 (bao gồm các tỉnh biên giới ở miền Tây Nam phần). Năm 1969, được thăng cấp Chuẩn Tướng tại mặt trận. Đầu năm 1970, Chuẩn Tướng Phú được cử thay thế Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng trong chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt.

    Gần cuối tháng 8/1970, Tướng Phú được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4. Tháng 3/1971, ông được thăng Thiếu Tướng tại mặt trận sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào (ngoài Tướng Phú, có hai Đại Tá được thăng cấp chuẩn tướng: Đại Tá Vũ Văn Giai — Tư Lệnh phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Đại Tá Hồ Trung Hậu — Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhảy Dù). Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, ông đă điều động, phối trí các trung đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh giữ vững pḥng tuyến Tây Nam Huế. Do điều kiện sức khỏe, đến tháng 9/1972, ông bàn giao Sư Đoàn 1 Bộ Binh cho Đại Tá Điềm, Tư Lệnh Phó, xử lư thường vụ. Từ 1973 đến tháng 10/1974, ông giữ chức chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn luyện Quang Trung.

    Tháng 11/1974, thể theo đề nghị của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă kư sắc lệnh cử ông giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn.(Tướng Toàn trở lại binh chủng Thiết giáp, giữ chức chỉ huy trưởng).

    Nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 không phải do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lựa chọn, hoặc do Đại Tướng Cao Văn Viên — Tổng tham mưu trưởng — đề nghị, nên Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đă gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự cao cấp phụ tá ông để điều hành bộ Tư Lệnh. Thông thường, các Tư Lệnh Quân Đoàn được quyền chọn lựa tham mưu trưởng, sau đó, bộ Tổng tham mưu sẽ ban hành quyết định hợp thức hóa, thế nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đă bị bộ Tổng tham mưu “hạn chế” các quyền hạn dành cho Tư Lệnh Quân Đoàn. Khi Tướng Phú nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2, vị tham mưu trưởng đương nhiệm là Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm.(Trong thời gian từ 1967 đến tháng 6/1968, khi Tướng Phú c̣n mang cấp Đại Tá và giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh th́ tướng Cẩm c̣n là Trung Tá, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn này).

    Trong những tuần lễ đầu tiên, Tướng Phú đă hai lần đề nghị hai vị Đại Tá giữ chức vụ tham mưu trưởng Quân Đoàn thay chuẩn tướng Cẩm được bổ nhiệm làm Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đoàn 2, nhưng cả hai lần đều bị Trung Tướng Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng Liên quân tŕnh với Đại Tướng Cao Văn Viên bác bỏ. Cuối cùng, theo đề nghị của Trung Tướng Khuyên, Đại Tướng Cao Văn Viên đă bổ nhiệm Đại Tá Lê Khắc Lư, nguyên tham mưu trưởng bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 1 giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2. Dù vị tham mưu trưởng không do ḿnh chọn lựa, nhưng Tướng Phú đă tin dùng và ủy nhiệm cho Đại Tá Lê Khắc Lư nhiều quyền hạn trong việc điều hành Bộ Tư Lệnh.

    Trước khi cuộc chiến Cao Nguyên (năm 1975) bùng nổ, Tướng Phú được Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Pḥng 2 Quân Đoàn tŕnh bày về các khả năng Cộng quân sẽ mở cao điểm tại Ban Mê Thuột, thế nhưng không hiểu v́ sao, Tướng Phú không tin và nhận định rằng Pleiku mới là chiến trường trọng điểm, c̣n Ban Mê Thuột là mặt trận phụ mà Cộng quân muốn tạo thế trận nghi binh. Trận chiến Ban Mê Thuột đă bùng nổ vào rạng sáng ngày 10 tháng 3/1975.

    Bốn ngày sau, vào trưa ngày 14 tháng 3/1975, trong một cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă ra lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ Quân Đoàn 2 khỏi Cao nguyên.

    Sau khi lực lượng Quân Đoàn 2 triệt thoái khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng 4/1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú và vài sĩ quan thân tín đă bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” để chờ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu — Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 — tới nhận bàn giao phần lănh thổ cuối cùng của Quân Khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân Khu 3. Vào giờ phút đó, quanh Tướng Phú chỉ có: Đại Tá Đức –nguyên Phụ Tá Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đặc trách lực lượng diện địa; Thiếu Tá Vinh, chánh văn pḥng; Thiếu Tá Hóa, sĩ quan tùy viên, và Thiếu Tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí. Chính tại đây, Tướng Phú đă có quyết định tự sát, nhưng Đại Tá Đức đă kịp thời cản ông. Theo lời kể của Thiếu Tá Phạm Huấn, vào lúc 2 giờ 12 phút cùng ngày, Thiếu Tá Hóa tới tŕnh cho Tướng Phú là trực thăng của Tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi đó, Thiếu Tá Huấn đứng gần Tướng Phú, thấy đôi mắt Tướng Phú như muốn tóe lửa. Và sau khi Thiếu Tá Hóa quay gót, Tướng Phú vất điếu thuốc lá đang cầm trên tay xuống đất. Rất nhanh, ông rút khẩu súng ngắn ṇng ra khỏi vỏ. Nhưng tiếng hét thất thanh của Đại Tá Đức: “Thiếu Tướng”. Khẩu súng trên tay Tướng Phú bị gạt bắn xuống đất. Sự việc này xảy ra quá bất ngờ…

    Giữa tháng 4/1975, Tướng Phú lâm bệnh, vào điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Ḥa. Ngày 15 tháng 4/1975, Đại Tá Phạm Văn Chung, cựu Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, nguyên tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Quảng Nam, đă vào thăm Tướng Trưởng và Tướng Phú đang nằm dưỡng bệnh. Chính trong lần thăm này, Đại Tá Chung đă nghe Tướng Phú trăn trối, và kể lại như sau:

    …Rời pḥng Trung Tướng Trưởng, tôi (Đại Tá Chung) qua pḥng kế bên cạnh là pḥng của Thiếu Tướng Phú, cũng đang nằm dưỡng bệnh kế đó. Bước vào pḥng tôi thấy Thiếu Tướng Phú đứng dậy ngay và bắt tay tôi bằng một giọng hằn học, tức tối: “Anh Chung, anh từng hành quân với tôi đă lâu…”

    Nói đến đây Thiếu Tướng Phú ôm tôi và khóc tiếp với giọng nghẹn ngào, tức tối:

    “…mà đêm qua, Tổng Thống Thiệu lên đài nói chuyện và đổ tội cho các tướng lănh là hèn nhát bỏ chạy. Anh cứ về hỏi Trung Tướng Trưởng xem, trong buổi họp hôm trước, có cả Trung Tướng của anh nữa đấy, tôi đă xin Tổng Thống cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá, Tổng Thống không chịu, bắt tôi phải rút… có cả Đại Tướng Viên và Đại Tướng Khiêm nghe nữa mà bây giờ Tổng Thống nói chuyện với toàn dân đổ tội cho chúng tôi, thật cái nhục này tôi không biết tỏ cùng ai, không biết đồng bào có hiểu không, chỉ có cách chết mới hết nhục”.

    Tôi (Đại Tá Chung) không khỏi ngậm ngùi thương xót chia xẻ nỗi oan ức của một vị đàn anh đáng kính như Thiếu Tướng Phú, nên tôi hết lời an ủi và khuyên Thiếu Tướng hăy b́nh tỉnh và nên tĩnh dưỡng.

    Đó là lần cuối cùng Đại Tá Chung gặp Tướng Phú. Sáng ngày 29 tháng 4/1975, tại căn nhà riêng ở đường Gia Long, chờ khi vợ và các con rời nhà để đi về phía Trường Đua Phú Thọ t́m cách di tản, Tướng Phú đă uống một liều thuốc cực mạnh tự tử. Người em trai của bà Phú sau khi biết tin này đă chạy tới vào cho bà biết.

    Cả gia đ́nh quay về. Theo lời kể của con trai Tướng Phú, đă vượt biên sang Mỹ, những giờ cuối của Tướng Phú được ghi nhận như sau: Nhờ có các bác sĩ Pháp gần nhà giúp đỡ, Tướng Phú được đưa vào bệnh viện Grall để cấp cứu. Nhưng Tướng Phú mê man liên miên, măi đến trưa ngày 30/4/1975, ông mới tỉnh được giây lát và thều thào hỏi người vợ đang ngồi cạnh:

    - T́nh h́nh đến đâu rồi?

    Bà Phú nói:

    - Tướng Dương Văn Minh ra lệnh Quân đội bỏ súng đầu hàng, và Cộng sản đă vào tới Sài G̣n!

    Nghe xong Tướng Phú nhắm mắt lại và “ra đi”.

    Vương Hồng Anh

    www.KBCHaiNgoai.net
    One Response

    ThaoNguyen, on 21/08/2011 at 9:46 am said:

    Sự thật bao giờ cũng là sự thật. Dù ông Nguyễn Đông Thành và Vương Hồng Anh có viết như thế nào, thiết nghỉ “giấy cũng không gói được lữa” và chĩ có những người hoàn toàn không dính dáng ǵ đến quân đội th́ họ mới tin hai ông chớ c̣n thực tế th́ tài năng tướng Phú như thế nào th́ toàn dân Việt Nam ai cũng rơ. Đồng ư là lệnh tổng thống Thiệu cho rút quân. Thử hỏi tướng Phú chỉ huy cuộc rút quân như thế nào? cuộc rút quân tốt đẹp hay tối tệ? Không cần phải tră lời mọi người trên thế giới đều biết. Dù như thế nào đi nữa cá nhân tôi cũng không trách cứ tướng Phú bởi v́ tài năng mọi người đều có giới hạn. Như Nguyễn Đông Thành và Vương Hồng Anh viết là nhửng cấp bậc của tướng Phú phần nhiều là được đặc cách tại chiến trường, tiếc thay cấp thiếu tướng của ông ta th́ không phải vậy do đó sự chỉ huy cho cuộc rút quân hết sức là tồi tệ.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thiếu Tướng LÊ VĂN HƯNG

    Thiếu Tướng LÊ VĂN HƯNG





    Thiếu Tướng LÊ VĂN HƯNG,
    ” Anh hùng tử thủ An Lộc “

    Ông sinh ngày 27 Tháng Ba năm 1933 tại Hóc Môn.

    Sau khi tốt nghiệp khóa 5 (V́ Dân) Sĩ quan trừ bị Thủ Đức vào tháng 1 năm 1955, Lê Văn Hưng trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn tại chiến trường miền Tây Nam phần.

    Năm 1966 ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 31 bộ binh. Thời gian này Lê Văn Hưng được các phóng viên chiến trường gọi là một trong ngũ hổ (năm con hổ) U Minh Thượng

    Năm 1967 ông thăng cấp Trung tá rồi Đại tá năm 1968. Hai năm sau ông được bổ làm tỉnh trưởng Phong Dinh.

    Năm 1971 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh Năm 1972 ông được thăng cấp chuẩn tướng giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3 sau khi chiến thắng chiến trường An Lộc.

    Năm 1973 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh,

    Năm 1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4, sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là “Anh hùng tử thủ An Lộc” do những chiến tích trong Trận An Lộc đă tự sát bằng súng lục vào
    lúc 20 giờ 45 tối tại tư gia.

    Lược ghi về đời binh nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng :

    Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, măn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đă có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (BB). Năm 1966, ở cấp thiếu tá, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hưng, 4 sĩ quan khác là: Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BĐQ; Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BĐQ, Đại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33BB; Đại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33BB).

    Năm 1968, ở cấp bậc trung tá, Sĩ Quan Lê Văn Hưng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 BB. Ông đă chỉ huy Trung đoàn 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy trung đoàn 31BB, ông đă được thăng cấp đại tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB khi c̣n mang cấp đại tá, hơn 9 tháng sau, ông được thăng cấp chuẩn tướng, tiếp tục giữ chức Tư lệnh Sư đoàn này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4 và đă tự sát vào tối ngày 30 tháng 4/1975 tại Cần Thơ.

    Tướng Lê Văn Hưng và Sư đoàn 5 BB tại B́nh Long hè 1972:

    Trong suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam phần, Sư đoàn 5 BB đă tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, và đă lập nhiều chiến công lớn. Riêng trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Sư đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, đă cùng với các đơn vị Nhảy Dù, Biệt động quân, Biệt cách Nhảy Dù và các đơn vị tăng viện giữ vững An
    Lộc.

    Trận chiến tại B́nh Long đă bắt đầu vào ngày 4/4/1972 khi 1 trung đoàn CSBV tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 BB từ biên giới rút về tăng cường cho lực lượng pḥng thủ Lộc Ninh. Ngày 5/4/1972, Cộng quân (CQ) bắt đầu tấn công vào bộ chỉ huy Chi khu Lộc Ninh và hậu cứ Trung đoàn 9 BB đặt trong quận lỵ. Địch đă mở đầu trận tấn công bằng trận địa pháo và sau đó tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Lực lượng trú pḥng đă chống trả quyết liệt. Vào trưa cùng ngày, CQ bị đẩy lùi khi cố đánh chiếm phi đạo.

    Ngày 6 tháng 4/1972, CQ mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của 1 tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Pháo binh VNCH tại Lộc Ninh đă phải hạ ṇng bắn trực xạ vào các chiến xa CSBV đang tiến tới, nhưng do áp lực quá nặng của CQ, thị trấn Lộc Ninh bị tràn ngập, một thành phần của đơn vị pḥng đă vượt thoát khỏi ṿng vây của địch và về đến An Lộc. Sau khi trận tấn công của CQ vào Lộc Ninh diễn ra, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân đoàn 3, đă khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc.

    Theo kế hoạch của Tướng Minh, bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 BB cho Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy và 2 tiểu đoàn của Liên đoàn 3 BĐQ được trực thăng vận vào An Lộc. Cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 5 tháng 4/1972. Ngày 7 tháng 4/1972, bộ Tổng tham mưu đă điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 BB. Sáng ngày 16 tháng 4/1972, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được lệnh tiếp ứng cho mặt trận B́nh Long. Về các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 BB, ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Trung đoàn 8 BB được trực thăng vận vào An Lộc.

    Trước đó, Sư đoàn 5 BB được bộ Tổng tham mưu tăng viện Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 BB. Trung đoàn này đóng ở khu vực cầu Cần Lê, sau cuộc tấn công của CQ vào các ngày 6 và 7 tháng 4/1972 đă bị thiệt hại nặng. Trung đoàn 7 BB và Trung đoàn 9 BB bị tổn thất trong các cuộc tấn công vào thượng tuần tháng 4/1972, đă được bổ sung quân số để cùng với các đơn vị bạn phối trí pḥng thủ bảo vệ An Lộc. Sau hơn hai tháng tử chiến với CSBV, dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, Lực lượng VNCH đă giữ vững được An Lộc và sau đó đă khởi động các cuộc phản công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xă tỉnh lỵ.

    Câu chuyện về Tướng Lê Văn Hưng tại mặt trận An Lộc:

    Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đă cùng với quân sĩ các cấp giữ vững pḥng tuyến tỉnh lỵ B́nh Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đă nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài G̣n đă đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đă viết về tướng Hưng như sau.

    Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận B́nh Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, c̣n thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.

    Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống c̣n của B́nh Long. Nếu không c̣n mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc th́ An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân, Tướng Hưng c̣n lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin với bóng đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng 1 máy phát điện, hai máy c̣n lại phải pḥng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ cho thời gian 1 tuần lễ.

    Theo lời yêu cầu của Tướng Hưng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất th́ đă phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đă chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ư nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc, trong hơn hai tháng trời khói lửa.

    Trong trung tâm Hành quân tù mù, Đại úy Quí, sĩ quan báo chí Sư đoàn 5 BB, tŕnh diện Tướng Hưng và giới thiệu từng người trong nhóm phóng viên. Tướng Hưng mặc áo thun xanh và có nụ cười hiền từ, ông bắt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10 mét, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun th́ cũng ḿnh trần.

    Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phóng viên thực hiện 1 “show” dă chiến, anh em nhận rơ khuôn mặt gầy g̣ rất có nét của ông. Điểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh sau hơn hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đă lên tới 7,500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay v́ nói về ḿnh đă chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đă giữ vững An Lộc và t́nh cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn B́nh Long.

    Tướng Hưng trở lại chiến trường miền Tây:

    Đầu tháng 9/1972, Tướng Hưng được cử giữ chức Tư lệnh phó Quân khu 3, đặc trách chỉ huy lực lượng đặc nhiệm phản ứng cấp thời. Một năm sau, ông trở lại Sư đoàn 21 BB với chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Trong năm 1974, Tướng Hưng đă điều động các đơn vị trực thuộc mở những cuộc hành quân đánh bật CSBV tại chiến trường Hậu giang. Cuối tháng 10/1974, Tướng Hưng bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 BB cho Đại tá Mạch Văn Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8 BB tại chiến trường An Lộc Hè 1972, để về Cần Thơ giữ chức Tư lệnh phó Quân đoàn 4.

    Tướng Hưng đă tự sát vào tối ngày 30/4/1975 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đ́nh Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đă quay vào văn pḥng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối 30/4/1975.

    (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Pḥng 5/Bộ TTM/QL.VNCH, bài viết của nhóm phóng viên chiến trường được phổ biến năm 1972, lời kể của phu nhân cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng).


    www.KBCHaiNgoai.net

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuẩn Tướng TRẦN VĂN HAI và Viên Đạn Cuối Cùng

    Chuẩn Tướng TRẦN VĂN HAI và Viên Đạn Cuối Cùng





    Tướng Trần Văn Hai

    Viên Đạn Cuối Cùng

    ::: Phạm Phong Dinh :::

    Đất nước Việt Nam địa linh, anh hùng hào kiệt đời nào cũng có, đă viết nên những trang sử chiến đấu chống xâm lược chói lọi nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử chiến đấu của quân dân Việt Nam Cộng Ḥa và muôn đời sau sẽ ghi công Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cùng những vị anh hùng dân tộc đă hiến dâng xương máu cho nền tự do của tổ quốc và cho hạnh phúc trường tồn của dân tộc. Xin được vinh danh các anh hùng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn. Và tất cả những chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa vị quốc vong thân.

    Chuẩn Tướng Trần Văn Hai sinh năm 1926, nguyên quán Cần Thơ, tuổi Bính Dần. Khi đến tuổi nhập ngũ, ông đă t́nh nguyện đăng vào học Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, khóa 7. Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy, vị sĩ quan trẻ 26 tuổi trong năm 1952 đă lần nữa t́nh nguyện ra chiến đấu ngoài chiến trường miền Bắc.

    Thiếu Úy Trần Văn Hai được điều động ra phục vụ trong Tiểu Đoàn 4 Việt Nam, lúc đó do Thiếu Tá Đặng Văn Sơn làm Tiểu Đoàn Trưởng. Khi được vinh thăng, Đại Tá Đặng Văn Sơn được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, rồi sau đó Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân. Thiếu Úy Trần Văn Hai chỉ chiến đấu vỏn vẹn ngoài Bắc có hai năm, năm 1954 Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva được kư kết, đất nước chia đôi, các lực lượng thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam rút về phía Nam vĩ tuyến 17 và làm nỗ lực chính chống đỡ cho nước Việt Nam Cộng Ḥa non trẻ, dưới quyền lănh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm. Trong thời gian phôi thai này, Trung Úy tân thăng Trần Văn Hai được điều lên Quân Khu 4 Cao Nguyên.

    Về tŕnh diện Quân Khu 4, Trung Úy Hai có dịp công tác chung với Đại Úy Đặng Hữu Hồng, một chuyên viên t́nh báo cũng vừa mới được bổ nhiệm lên cao nguyên giữ chức Trưởng Pḥng 2 Quân Khu 4. Đại Úy Hồng nhận xét thấy vị Trung Úy trẻ rất tích cực trong nhiệm vụ được giao phó và có nhiều khả năng về t́nh báo nên đă đề nghị xin cho rút ông về làm việc trong Ban Binh Địa thuộc Pḥng 2, QK 4. Điều đó chứng minh về sau, Đại Tá Hai đă được cụ Trần Văn Hương, lúc ấy đang làm Thủ Tướng, tín nhiệm đề cử lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia sau Tết Mậu Thân 1968.

    Một thời gian sau, sự làm việc mẫn cán cùng khả năng chỉ huy của Trung Úy Hai đă chứng minh là ông xứng đáng được vinh thăng Đại Úy và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Địa Phương Quân (Bảo An) đồn trú tại Phan Thiết. Tuy nhiên con đường thăng tiến binh nghiệp của ông đă bị giật lùi trong thời gian này, khi Đại Úy Hai được thuyên chuyển về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ của Trung Đoàn 44 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Những tưởng số mệnh đă để cho Đại Úy Hai ch́m vào quên lăng với những công việc hành chánh và hậu cứ nhàm chán không xứng với tầm vóc và tài năng, th́ ông lại nhận được giấy cho đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ trong năm 1961. Khi tốt nghiệp trở về, Đại Úy Hai nhận được lệnh về tŕnh diện Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ thuộc tỉnh Khánh Ḥa. Cuộc đời binh nghiệp của người từ đây gắn bó với binh chủng trẻ trung Mũ Nâu vừa mới được thành lập và có nhiều hứa hẹn. Định mệnh đă chỉ định một vị tướng tài của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa về phụ giúp phát triển trung tâm huấn luyện này thành một trong những trung tâm mà đă cống hiến cho quân đội những sĩ quan và chiến sĩ ưu tú nhất.

    Lịch sử thành lập binh chủng Mũ Nâu và Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân gắn liền với tên tuổi của Đại Úy Trần Văn Hai. Ông là một trong những vị sĩ quan có nhiều đóng góp lớn lao trong tiến tŕnh thành lập Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ vào ngày 1.8.1961. Chính Đại Úy Hai đă nghiền ngẫm, sáng tạo, đề nghị lên Chỉ Huy Trưởng và được chấp thuận cho ông được phụ trách lớp Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Śnh Lầy. Chính khóa học độc đáo này đă cung hiến cho đất nước không biết bao nhiêu là chiến binh thiện chiến và sĩ quan chỉ huy tài năng trên chiến trường, đóng góp những chiến thắng lừng lẫy trong quân sử QLVNCH.

    Đại Úy Trần Văn Hai không những cống hiến trí năo xuất chúng của người cho Trung Tâm Dục Mỹ, mà người c̣n tận tụy đóng góp sức lực lao động cho bộ mặt của trung tâm. Lúc ấy trung tâm c̣n trong thời kỳ phôi thai, cơ sở trường ốc, đường sá, băi tập ngổn ngang trăm mối. Đại Úy Hai đă góp công lớn lao dựng nên khuôn mặt khang trang của trung tâm. Không biết bao nhiêu là mồ hôi và tâm sức của người đă đổ vào công việc xây dựng trung tâm huấn luyện lừng danh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Người làm việc cật lực ngày đêm, trên những băi đất ngổn ngang cây gỗ, tôn thiếc, trong tiếng ầm ́ của những chiếc xe ủi đất, mà trên đó Đại Úy Hai mặc độc một chiếc áo thun quân đội màu ô liu, lúc nào cũng đẫm ướt mồ hôi. Giữa cái nắng cháy da và gió rát của vùng rừng đang khai phá, giữa những đám bụi mù bốc cuồn cuộn trên những nẻo đường ngang lối dọc trần trụi đất đá, Đại Úy Hai làm việc hùng hục đến nỗi cả những người cố vấn Hoa Kỳ phụ giúp xây dựng trung tâm cũng phải chào thua và tặng cho ông mỹ danh “Hai Highway” để tỏ ḷng kính phục tấm ḷng tận tụy và khả năng hiếm có của người. Mặc dù chỉ với những phương tiện kém cỏi và thô sơ, chỉ trong một thời gian kỷ lục, Đại Úy Hai đă cùng với chiến sĩ Công Binh Việt Nam Cộng Ḥa dựng xây lên được một trung tâm huấn luyện khang trang hoàn hảo, xứng đáng với tầm vóc quốc gia và cả vùng Đông Nam Á.

    Trung Tâm Huấn Luyện đă được hoàn thành, giờ đây Đại Úy Hai có thể an tâm theo các toán huấn luyện viên và khóa sinh Rừng Núi Śnh Lầy ra tận các băi tập, cùng ăn cùng ngủ cùng chịu gian khổ trên những cánh đồng lầy hay trong những khu rừng Trường Sơn âm u. Không thể nào có thể diễn tả hết được những nỗi cực nhọc thân xác của những người chiến binh trải qua 42 ngày Rừng Núi Śnh Lầy, nhưng đồng thời cũng là niềm tự hào lớn. Phải là một con người thép, có ư chí thép mới có thể làm được nhiều chuyện lớn lao cho đất nước như vậy.

    Cái cá tính cao cả của Chuẩn Tướng Hai là một khi nhận nhiệm vụ nào, dù có khó khăn gian khổ đến mấy, người cũng quyết tâm hoàn thành cho đến thật hoàn hảo mới thôi. Vẫn thấy c̣n thiếu kém nhiều mặt, trên tay Đại Úy Hai lúc nào đồng đội và khóa sinh cũng thấy có nhiều loại sách tự học khác nhau. Người tâm sự với các chiến hữu và thuộc cấp: “Con đường binh nghiệp của chúng ta hăy c̣n dài, cấp bậc chúng ta hiện giữ tuy c̣n nhỏ, nhưng lần lần sẽ được nâng cao hơn. Nếu bây giờ chúng ta tự măn với hiện tại, không biết cầu tiến, không lo học hỏi trau dồi thêm sinh ngữ, đọc nhiều binh thư binh thuyết, một mai cấp trên giao vào tay ta cả đại đơn vị, th́ làm sao chu toàn được nhiệm vụ”.

    Tài năng của Đại Úy Hai đă được xác định bằng chiếc lon Thiếu Tá và ông được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên. Một kỷ niệm mà quân dân Phú Yên không bao giờ quên được, là sự ra đi đột ngột trong sự luyến tiếc bàng hoàng của tất cả giới Quân-Cán-Chính và quần chúng trong tỉnh. Một sĩ quan cấp Tá như Trung Tá Hai đă dám cưỡng lệnh cấp chỉ huy hàng Tướng v́ một câu chuyện nhỏ không nằm trong phạm trù quân sự. Ông Tướng bay tới khiển trách Trung Tá Hai nặng nề từ việc cộng sản gia tăng hoạt động, công cuộc b́nh định phát triển tŕ trệ, báo cáo chậm trễ, không làm tṛn trách nhiệm, ông buộc phải cách chức Tỉnh Trưởng của Trung Tá Hai và sẽ cho người ra thay.

    Trung Tá Hai đứng nghiêm chào khiêm tốn nói: “Xin tuân lệnh. Nếu ai cũng có ḷng lo cho dân như Thiếu Tướng th́ đất nước ta rồi đây sẽ khá”. Từ khi người ra đi rồi, các bô lăo và quân dân Phú Yên vẫn thường kể cho nhau nghe câu chuyện chính khí “đất nước ta rồi đây sẽ khá”, như là một trong những huyền thoại c̣n lưu truyền cho măi đến ngày nay. Khi được đông đảo giới chức Quân Cán Chính tiễn ra trực thăng từ giă Phú Yên, Trung Tá Hai với chiếc túi vải hành trang nhỏ đơn sơ đă cảm xúc nhắn nhủ: “Tôi cảm ơn các ông đă tận t́nh làm việc với tôi trong mấy tháng vừa qua. Có thể người ta cho rằng tụi ḿnh là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là ḿnh đă làm đúng”.

    Rời Phú Yên về tŕnh diện Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, vừa đúng lúc chiếc ghế Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân đang cần một khuôn mặt tài năng. Các giới chức quân sự BTTM từng nghe biết tiếng tốt của Trung Tá Biệt Động Quân Trần Văn Hai ngoài Trung nên đă nhanh chóng bổ nhiệm ông vào chức vụ này và được vinh thăng Đại Tá. Trong thời gian hai năm làm Tư Lệnh binh chủng Mũ Nâu 1967-1968, Đại Tá Hai đă tỏ rơ tư cách, năng lực và sự dũng cảm của một người chỉ huy một đại đơn vị khét tiếng của QLVNCH. Trên thực tế, trách nhiệm của Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân rất khác biệt với các vị tư lệnh sư đoàn bộ binh. Người Chỉ Huy Trưởng BĐQ chỉ làm công tác gần như thuần túy hành chánh, quản trị quân số, đào tạo và tuyển mộ, vị Tư Lệnh Mũ Nâu không có thực quyền điều động và trực tiếp chỉ huy hành quân. Câu chuyện cảm động về một vị Tư Lệnh Mũ Nâu có mặt trên chiến hào tiền tuyến ở Khe Sanh lại là một huyền thoại khác nữa của người.

    Cuối năm 1967, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân được lệnh gởi Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân và một đại đội của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân ra Khe Sanh phối hợp chiến đấu với hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Thiếu Tá Hoàng Phổ dẫn quân ra Khe Sanh và nhận thiết lập chiến tuyến phía Đông dài một cây số của căn cứ. Đặc biệt, tuy với vũ khí cũ kỹ và trang bị thiếu kém so với đối phương, nhưng Mũ Nâu của ta đă được cho trấn đóng một khu vực quan trọng nằm bao ngoài cùng căn cứ, phía bên trong là chiến hào của TQLC Mỹ và Bộ Chỉ Huy Căn Cứ. Báo chí thế giới đă gọi chiến tuyến trấn giữ của BĐQ là “tiền đồn của tiền đồn”. Với một vị trí khó khăn và hung hiểm như vậy, vũ khí lạc hậu yếu kém, chiến sĩ Mũ Nâu của đă chứng tỏ tinh thần quyết chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và nhận được sự nể trọng của lính Mỹ. Tuy nhiên vị Tư Lệnh Mũ Nâu đă hết sức băn khoăn ăn ngủ không yên, lo lắng cho những đứa con cô đơn của ḿnh, ông quyết định phải ra Khe Sanh nh́n tận mắt cảnh ăn ở, sinh hoạt và chiến đấu của lính, ông mới an ḷng. Đại Tá Hai cùng với hai sĩ quan tham mưu là Đại Úy Trần Đ́nh Đàng, thuộc Pḥng 1 và Thiếu Tá Ngô Minh Hồng, thuộc Pḥng 3 tháp tùng theo một chiếc vận tải cơ C123 ra Khe Sanh. Thiếu Tá Ngô Minh Hồng sau vinh thăng Trung Tá và về làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân.

    Chiếc phi cơ đáp xuống chạy trên phi đạo dă chiến, bụi đất cuốn mù mịt. Khi chiếc C123 vừa chạm đất th́ pháo địch đủ loại từ bốn phía đă dồn dập dội xuống, tiếng nổ ùng oàng buốt óc. Chiếc C123 không dám ngừng bánh, nó vẫn tiếp tục chạy chầm chậm trên phi đạo cho đến cuối đường. Trong thời gian đó, mọi người trên tàu đều phải nhảy xuống lăn ḿnh vào những cái rănh hai bên phi đạo để tránh đạn pháo, những kiện tiếp liệu được hối hả tuôn xuống. Khi đến cuối phi đạo, vận tốc phi cơ có chậm lại v́ phải quày đầu chuẩn bị tăng tốc độ để cất cánh, những giây phút cực ngắn ngủi nhưng quí giá đó dành cho các thương bệnh binh. Các chiến sĩ Quân Y và những người lính Mũ Nâu phải thật nhanh chóng đẩy thương binh lên càng nhiều càng tốt, trước khi con tàu gầm rú chuyển bánh và tăng tốc độ. Báo chí thế giới đă ví von hoạt cảnh ấy như là những cuộc chạy đua 100 mét với thần chết. Có nhiều chiếc C123 hay C130 vừa cất cánh lên đă trúng pháo địch vào đuôi và nổ vỡ rơi xuống tan tành.

    Trong bối cảnh hỗn loạn, căng thẳng và chết chóc ấy, nhóm ba người của Đại Tá Hai không biết làm cách nào mà đă nhảy xuống được phi cơ và một vài giây phút sau, họ đă có mặt trong những dăy chiến hào tiền tuyến của Tiểu Đoàn 37 và 21 Biệt Động Quân. Những chiến sĩ Liên Đoàn 1 Mũ Nâu chỉ có thể rưng rưng nước mắt xúc động không nói nên lời, nhận những lời khích lệ và thăm hỏi chân t́nh của người anh cả binh chủng. Người hỏi han tỉ mỉ từng chiến sĩ một, xem những thằng em của ông ăn làm sao, ngủ làm sao. Ông cảm xúc nh́n những chiến binh mặt mũi đen nhẻm v́ nắng gió biên giới, những bộ quân phục nhàu rách và hỏi thăm họ có được cấp phát thay thế hay chưa. Và nhiều điều thăm hỏi chứa chan t́nh chiến hữu khác nữa. Không ít những sĩ quan và chiến sĩ Mũ Nâu của Liên Đoàn 1 BĐQ đă từng một thời cùng Đại Úy Hai mài miệt học tập trên những căn cứ rừng núi śnh lầy của Trung Tâm Dục Mỹ ngày xưa. Sự hiện diện của vị Tư Lệnh binh chủng và là người thầy xưa trong ṿng hai ngày đêm, cùng ăn cùng ngủ cùng chia xẻ gian nguy chết chóc ở chiến hào tiền tuyến của các sĩ quan Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân đă thổi bùng lên hùng khí chiến đấu của quân ta lên đến mức cao nhất. V́ vậy khi nổ ra cuộc tấn công lớn nhất của cộng quân trong toàn chiến dịch Khe Sanh, với một trung đoàn của sư đoàn thiện chiến 304 Điện Biên Phủ CSBV lúc 9 giờ tối ngày 29.2.1968, th́ Tiểu Đoàn 37 và 21 BĐQ tuy với vũ khí yếu kém hơn của đối phương, đă đánh một trận long trời lở đất tiêu diệt hai tiểu đoàn địch. Từ sau cơn thảm bại đó, binh đội BV đang bao vây uy hiếp Khe Sanh lần lượt nhận lệnh rút khỏi khu vực, đánh dấu chấm hết cơn mộng đẹp chiến thắng một “Điện Biên Phủ Thứ Hai” của Vơ Nguyên Giáp.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 29
    Last Post: 19-03-2012, 02:26 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 11:49 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-03-2011, 12:46 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •