Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 23

Thread: Tư Liệu Lịch Sử: Các Vua Triều Nguyễn

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Niên hiệu

    Duy Tân
    Năm sanh, năm mất

    1900-1945
    Giai đoạn trị v́

    1907-1916
    Miếu hiệu

    .
    Tên Húy

    Nguyễn Phúc Hoảng, Nguyễn Phúc Vĩnh San

    Vua Duy Tân sinh ngày 19-9-1900, con trai thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định. Vua Thành Thái rất đông con, đáng lẻ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng Pháp sợ Vua trưởng thành khó sai khiến nên phải t́m chọn một người càng nhỏ tuổi càng hay.

    Hôm Khâm sứ Lévecque cầm danh sách các Hoàng tử con Vua Thành Thái vào Hoàng cung chọn vua, trong lúc điểm danh th́ thiếu mất « mệ Vĩnh San ». Triều đ́nh hốt hoảng chạy đi kiếm th́ thấy Vĩnh San đang chui dưới gầm giường bắt dế. Vĩnh San bị lôi ra, mặt mày lem luốt, quần áo ướt nhẹp v́ mồ hôi. Không kịp đưa về nhà tắm rửa, bọn thị vệ đưa ngay Vĩnh San ra tŕnh diện quan Pháp.

    Mới trông thấy Vĩnh San, các quan Pháp vừa ư ngay v́ theo họ đứa bé mặt mày dơ tèm lem có vẻ nhút nhác và đần độn, chắc dể sai khiến sau nầy. Thế là Pháp chọn Vĩnh San làm Vua, mới 7 tuổi đầu. Triều đ́nh thấy Vua nhỏ bèn xin tăng thêm một tuổi thành tám. Nghĩ t́nh Vua Thành Thái suốt đời ước nguyện đổi mới mà không làm được, nên những người pḥ tá c̣n chút quyền hành đă lấy niên hiệu cho người nối nghiệp là Duy Tân.

    Ngay sau lễ Tôn Vương một ngày (5-9-1907), vua Duy Tân đă tỏ ra khác hẳn hôm qua, Vua không hề có một cử chỉ nhúc nhát sợ Tây, ông tiếp quan toàn quyền Đông Dương thẳng bằng tiếng Pháp. Một nhà báo Pháp đă thuật lại là « ...Một ngày lên ngai vàng đă thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cậu bé lên tám ».

    Để kiểm soát vua, Pháp đă bày ra những việc sau:

    -Lập một phụ chính gồm sáu ông đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị nước Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp.

    -Đưa ông Ebérhard, một tiến sĩ sinh học qua dạy cho Vua Duy Tân học khoa học (có sách nói mục đích là để theo dơi những hành động của Vua Duy Tân).

    Khoăng năm 1912, ông Mahé lên làm Khâm sứ Pháp ở Huế. Mới lên khâm sứ ít lâu ông ta đă mở một chiến dịch t́m vàng ráo riết. Mahé lấy tượng vàng đúc từ thời Nguyễn Phúc Chu (đầu thế kỷ thứ 18) trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào mả lăng Vua Tự Đức để t́m vàng và đào sới lung tung trong Đại Nội để t́m vàng. Vua Duy Tân phản đối quyết liệt những hành động thô bạo đó, nhưng Mahé vẫn làm ngơ.

    Vua Duy Tân ngày đêm ăn ngủ không yên, ông ra lệnh đóng cửa Cung và không tiếp ai hết. Toà Khâm Sứ Pháp làm áp lực với nhà Vua th́ nhà Vua đe doạ là sẽ tuyệt giao với các nhà đương cục ở Huế lúc bấy giờ. Cuối cùng Tây phải triệu toàn quyền Sarraut ở Hà Nội vào giải quyết. Gặp toàn quyền Vua Duy Tân đă vạch tội của Khâm Sứ Pháp ở Huế. Để xoa dịu, toàn quyền Sarraut đă khiển trách Mahé về hành động bất nhân đó. Vua Duy Tân mới hạ lệnh cho mở cửa Hoàng Thành.

    Năm Vua Duy Tân 13 tuổi, ngày lục lọi giỡ ra xem những hiệp ước mà hai nước Việt-Pháp đă kư với nhau rồi một hôm giữa triều đ́nh, nhà Vua tỏ ư muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước kư năm 1884 (Patenôtre) v́ ông cảm thấy việc thi hành của hiệp ước ấy không đúng với những điều kiện mà hai bên đă kư kết với nhau (Trung kỳ bảo trợ chứ không phải bảo hộ), nhưng cả triều đ́nh không ai dám nhận chuyến đi đó.

    Năm 15 tuổi, Vua Duy Tân đă triệu tập cả sáu ông đại thần trong Phụ Chính, bắt buộc các vị phải kư vào biên bản để đích thân Vua sẽ cầm qua tŕnh với toà Khâm Sứ nhưng các ông đại thần sợ Tây giận sẽ kiếm chuyện nên từ chối không kư và phải xin yết kiến bà Thái Hậu để nhờ bà can gián nhà Vua. Từ đó không những nhà Vua có ác cảm với thực dân Pháp mà c̣n ác cảm với Triều đ́nh.

    Biết được vua Duy Tân là người yêu nước chống Pháp nên Việt Nam Quang Phục (do ông Trần Cao Vân cầm đầu) hội quyết định móc nối. Mùa hè năm 1915 vua ra cửa Tùng nghĩ mát, người tài xế tên Phan Hữu Khánh là người trong hội có đưa cho Vua một bức thư của 2 lảnh tụ là Trần Cao Vân và Thái Phiên. Vua đọc thư cảm động lắm và đ̣i gặp 2 người. Thế là ông Trần Cao Vân và ông Thái Phiên cùng vua Duy Tân mưu đồ khởi nghĩa đánh Pháp, nhưng không ngờ ngày vua xuất thành (3-5-1916) để làm cách mạng th́ có người phản bội đi báo Tây, 2 ngày sau vua Duy Tân bị bắt, Pháp bắt Triều đ́nh ta phải xử, Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung được ủy nhiệm thảo bản án. Ông Trần Cao Vân tuy bị giam trong ngục nhưng nhờ được người đưa được một mảnh giấy cho ông Hồ Đắc Trung xin được lảnh hết tội và xin tha cho Vua. Ông Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho 4 ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Văn Siêu. Bốn ông đều bị chém đầu c̣n vua Duy Tân th́ bị đày đi đảo Réunion cùng với vua Thành Thái (1919).
    Vua Duy Tân mặc dù bị đày nhưng vẫn thiết tha với quê hương, ông vẩn t́m cách trở lại với đất nước. Đệ nhị thế chiến xảy ra, ông nghĩ đó là cơ hội để ông có thể thoát ra khỏi nơi giam cầm bằng cách xin đi lính cho Tây. Và đúng như tiên liệu, sau đó vua Duy Tân đă có dịp sang Pháp gặp Tướng De Gaulle (1945) và được ông nầy hứa là sang năm sẽ đích thân đưa Vua về Việt Nam để trở lên ngôi mặc cho bộ Thuộc Địa phản đối. Vua Duy Tân mừng lắm có tuyên bố với nhiều người cuộc hồi hương sắp tới nầy nhưng rất tiếc chiếc phi cơ chở ông trên đường từ Pháp về đảo để thăm vua cha và gia đ́nh đă bị rớt, không ai sống sót (tháng 12 năm 1945). Đây vẫn là một nghi vấn cho lịch sữ.




    Niên hiệu

    Khải Định
    Năm sanh, năm mất

    1885-1933
    Giai đoạn trị v́

    1916-1925
    Miếu hiệu

    Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế
    Tên Húy

    Nguyễn Phúc Tuấn, Nguyễn Phúc Bửu Đảo

    Truất phế vua Duy Tân xong, triều đ́nh Huế được sự chấp thuận của toà Khâm sứ đưa Hoàng tử cả Nguyễn Phúc Bửu Đảo con của vua Đồng Khánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Khải Định.

    Theo các sách mà tôi có th́ vua Khải Định chỉ là vị vua ăn chơi, chỉ lo cho ḿnh chứ không lo cho nước, lại rất chuộng trang điểm và tự ḿnh sáng chế ra những bộ y phục mới cho vua và cho cả quan hộ vệ (xin xem h́nh vua Khải Định thăm Paris). Năm 1922 khi Vua đi dự cuộc "thi đấu xảo thuộc địa" ở Marseille (Pháp) ông Phan Chu Trinh có gởi một bức thư trách Vua 7 tội trong đó có tội "ăn mặc lố lăng". Dưới thời của Ngài, trong triều đ́nh không có chuyện xích mích với Pháp, theo sách th́ gần như Ngài để cho Toà Khâm Sứ định đoạt mọi chuyện.

    Sách kể rằng vua Khải Định chỉ thích đàn ông, khi coi hát bội, vua đều bắt các "kép" giả "đào" để đóng ; nhưng sách lại nói rằng ông lại có một người con trai (Hoàng tử Vĩnh Thụy) với bà phi Từ Cung !

    Nếu xem cái site của vua Duy Tân (http://vinhsan.free.fr) làm bởi các con cháu của Ngài th́ chúng ta lại có thêm được một "tiếng chuông" khác : Trong đó vua Khải Định được xem như một người vua muốn cải tiến đất nước, Ngài bỏ chuyện thi cử v́ cho rằng cái học đó đă lổi thời, không c̣n thích hợp với cái xă hội hiện tại và khi Ngài qua Pháp (năm 1922) là để t́m cách giải thích cho Pháp hiểu sự ham muốn (đ̣i hỏi) tự trị của dân tộc Việt. Ở đây chúng ta cũng được biết thêm là Hoàng tử Vĩnh Thụy chỉ là con nuôi của vua Khải Định !

    Vua Khải Định có xây cất nhiều công tŕnh mà cái nổi tiếng nhất là cái lăng của Ngài, nếu nh́n vào th́ người ta sẽ nhận diện ra ngay là một công tŕnh Á Châu nhưng nó hoàn toàn không giống những kiến trúc đương thời, từ vật liệu xây cất tới cách trang trí nội thất. Có người khen kẻ chê nhưng nhất định đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà dân Việt Nam t́m cách tự tạo riêng cho ḿnh một đường lối kiến trúc.

    Vua Khải Định mất ngày 25-9 năm Ất-Sửu (6-11-1925).



    Niên hiệu

    Bảo Đại
    Năm sanh, năm mất

    1913-1997
    Giai đoạn trị v́

    1925- 1945
    Miếu hiệu

    .
    Tên Húy

    Nguyễn Phúc Thiển, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy

    Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Định mất th́ Hoàng tử Vĩnh Thụy c̣n đang học ở bên Pháp (từ năm 1922). Toàn quyền Pháp Monguillot ra lệnh thành lập hội đồng phụ chính mới do ông Tôn Thất Hân đứng đầu và đại diện cho chánh phủ Việt Nam để kư với Pháp một hiệp định mới. Theo hiệp định nầy th́ Khâm sứ sẽ là chủ tịch hội đồng nội các của Việt Nam, và kể từ dây Triều đ́nh Huế sẽ không c̣n ngân sách riêng như trước nữa.

    Ngày 14-11 năm Ất-Sửu, Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Bảo Đại. Lên ngôi vua xong, Bảo Đại giao công việc triều chánh cho hội đồng phụ chính rồi trở sang Pháp học cho đến năm 1932 mới trở về nước. Theo sách th́ vua Bảo Đại tính nắm lại quyền hành để cải tổ nước nhà nhưng gặp phải sự phản đối của các quan bảo thủ và bị chánh phủ Pháp cản trở, ông thất vọng v́ thấy ḿnh làm vua cũng như không nên đâm ra chán nản, lao ḿnh vào các cuộc đi săn, chơi thể thao, ...

    Tháng 3-1945, Nhật đánh úp Pháp và tuyên bố là muốn giúp Việt Nam dành độc lập. Ngày 11-3-1945 viện Cơ Mật của Triều đ́nh Huế tuyên bố Việt Nam dành lại chủ quyền, bải bỏ hiệp ước bảo hộ 1884. Ngày 17-3-1945 vua Bảo Đại giải tán hội đồng Cơ Mật (lập từ thời Minh Mạng) và giao cho ông Trần Trọng Kim thành lập nội các mới, theo nguyên tắc "Dân vi quư", trong thành phần Nội Các phần lớn là các nhà Tây học (như Hoàng Xuân Hăn,...), nhưng từ khi thành lập Nội Các, ông Trần Trọng Kim chẳng làm ǵ được cả v́ quyền hành đều nằm trong tay Nhật hết !

    Ngày 19-8-1945, Việt Minh chiếm chính quyền ở ngoài Bắc, biểu t́nh trước Nhà Hát Lớn Hà Nội để nghe tuyên bố của Mặt Trận Cứu Quốc Việt Minh. Cũng cùng ngày nầy trong Nam (theo Philippe Devilliers) đài phát thanh Việt Nam có truyền thanh một chiếu của vua Bảo Đại gửi quốc dân, yêu cầu dân hy sinh để giữ độc lập và Vua sẵn sàng "làm dân một nước độc lập c̣n hơn làm vua một nước nô lệ.".

    Ngày 24-8-1945, vua Bảo Đại nhận được một bức điện văn của Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng từ Bắc đánh vào nội dung như sau : "Một chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời đă thành lập, chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh. Yêu cầu đức vua thoái vị ngay để củng cố và thống nhất nền độc lập nước nhà.". Sách chép là lúc đó ở Huế không ai biết Hồ Chí Minh là ai, sau khi điều tra biết được Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc th́ vua Bảo Đại mới thốt ra câu tiếng Pháp : "ça vaut bien le coup alors !" (như thế th́ cũng đáng -thoái vị- !)

    Ngày 25/8/1945, vua Bảo Đại cho công bố chiếu thoái vị. Ngày 26/8/1945 nhà vua làm lễ ở Thế Miếu và ngày 30/8/1945 đại điện chính phủ cách mạng lâm thời gồm các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận nhận ấn kiếm của nhà vua tại cửa Ngọ Môn (Huế). Vua Bảo Đại được phong chức Cố Vấn Tối Cao cho chính quyền mới.

    Triều đại nhà Nguyễn chấm dứt sau 143 năm trị v́ (1802-1945).

    Sau đệ nhị thế chiến, Pháp trở lại Đông Dương và t́m cách chiếm lại Việt Nam. Năm 1946, cựu hoàng Bảo Đại lưu vong bên Hồng Kông. Năm 1948, Pháp thấy không xong nên t́m cách đưa cựu hoàng Bảo Đại về lập chánh phủ để có "chánh nghĩa", cựu hoàng Bảo Đại đ̣i Pháp phải xác nhập 3 kỳ (thống nhất) và cho Việt Nam độc lập, Pháp tỏ vẻ chịu nhượng bộ và kư với cựu hoàng Bảo Đại hiệp ước Hạ-Long ngày 5-6-1948 (với ông Cao ủy Emile Bollaert), bầu cựu hoàng làm Quốc Trưởng nhưng trong hiệp định lại đ̣i điều khiển quân đội, tài chánh và ngoại giao! cựu hoàng Bảo Đại không hài ḷng nên giận bỏ sang Pháp (nhưng vẫn điều hành từ xa).

    Tới năm 1954, sau hội nghị Genève chia đôi nước Việt Nam từ vĩ tuyến thứ 17, cựu hoàng Bảo Đại mời ông Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ Tướng ở Sàig̣n, cuối năm 1955 các viên chức Hoa Kỳ ở Sàig̣n giúp ông Ngô Đ́nh Diệm tổ chức một cuộc "trưng cầu dân ư" để lật đổ cựu hoàng Bảo Đại và tôn ông Diệm lên làm Tổng Thống.

    Cựu hoàng Bảo Đại mất tại Paris tháng 7 năm 1997.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO

    LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO










  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771





    Ban nhạc dân tộc


    Đánh trống


    Ban nhạc dân tộc (1935)

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771





    Thổi sáo


    Vũ công nhảy múa (1935)


  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771







    Cúng bái


  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đám rước đi về



    Lễ đăng quang của vua Bảo Đại






  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771









  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771










    Đây là đoàn lính người Việt đi làm cho Tây, c̣n được gọi là Lính Tập, họ nằm dưới sự chỉ huy của người Pháp, khác với người Lính Thú là lính của Việt Nam, nằm dưới quyền chỉ huy của các Vua Quan Việt Nam.
    Có nhiều loại Lính Tập : Lính ở các tỉnh, phủ, huyện gọi là lính Khố Xanh : ngang lưng có thắt cái đai xanh phía trong áo, chỉ để ḷi ra 1 mảnh. Lính của chánh phủ Đông Dương gọi là lính Khố Đỏ (cũng thắt đai y như vậy nhưng là màu đỏ)
    __________________

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhờ những h́nh ảnh nầy mà chúng ta thấy được cố đô Huế vào thời xa xưa, lúc chưa bị chiến tranh tàn phá. Ngày nay, dù cho UNESCO có giúp đỡ Việt Nam để xây dựng lại những cung điện xưa nhưng chỉ sẽ là những ṭa nhà trống trải vô hồn.

    Cảnh toàn thành của cố đô Huế khi xưa










  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771







Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 29-04-2012, 10:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 24-09-2011, 11:01 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-04-2011, 04:20 PM
  4. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 04-11-2010, 05:35 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •