Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 23 of 23

Thread: Tư Liệu Lịch Sử: Các Vua Triều Nguyễn

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Nhận định về triều Nguyễn

    Nhận định về triều Nguyễn


    Nhà Nguyễn là vương triều đă hoàn thành việc chấm dứt chia cắt, phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài dù rằng phong trào Tây Sơn là những người đầu tiên thực hiện quá tŕnh này (thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt).
    Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng đều lo củng cố vương quyền đồng thời củng cố chủ quyền dân tộc, chống mọi sự vi phạm, xâm phạm từ bên ngoài và bên trong, kể cả bằng những biện pháp như trấn áp quyết liệt Công giáo thời kỳ Minh Mạng và Tự Đức.

    1. Vấn đề cải cách:
    Theo Nguyễn Quang Trung Tiến (Trường Đại học Khoa học Huế), đối với những đề xướng cải cách, thái độ của nhà Nguyễn là tiếp nhận các điều trần chứ không quay lưng. Vua Tự Đức và triều thần dường như đă đọc không bỏ sót một bản điều trần nào của các nhà cải cách gửi về Huế;... đồng thời đă tổ chức thực hiện việc cải cách ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đă thất bại trong việc cải cách, những công việc tiến hành chưa nhiều và không đồng bộ, không thể tạo ra một cuộc cải cách thực sự như “Minh Trị duy tân” ở Nhật Bản, để rồi dang dở bất thành. Những nguyên nhân cơ bản là:

    1. Cuộc cải cách của triều Nguyễn gặp phải hạn chế khách quan là không hề có những hậu thuẫn quan trọng về xă hội, thiếu hẳn một giai cấp đủ năng lực tiến hành cải cách.

    2. Giai cấp phong kiến Việt Nam chưa có khuynh hướng tư sản hóa nên số đông triều thần nhà Nguyễn đă bị tầm nh́n hạn hẹp và sự thủ cựu chi phối, năng lực bản thân hạn chế.

    3. Không có người biết tổ chức, quản lư, tay nghề không có, kỹ thuật yếu kém.

    4. Sau khi Nam Kỳ mất, tiềm lực quốc gia hao ṃn quá lớn, nguồn tài chính cạn kiệt, mất mùa đói kém triền miên, dân chúng nổi lên khắp nơi, nên sự đầu tư cho cuộc canh tân không đủ, nhiều chương tŕnh học nước ngoài bị bỏ dở nửa chừng. Riêng nguyên nhân này c̣n có tác động từ phía Pháp: không ít lần người Pháp đă ngăn không cho du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học; hoặc việc mua tàu máy, vũ khí của nước ngoài cũng bị Pháp phá hỏng...


    2. Nguyên nhân mất nước:
    Người dân Bắc Kỳ (Tonkinese) sụp lạy các binh sĩ Pháp năm 1884. Tranh vẽ trong cuốn La guerre du Tonkin (phát hành tại Paris, 1887) của L. Huard
    Có những ư kiến khác nhau về trách nhiệm của các vua nhà Nguyễn đối với việc Việt Nam mất vào tay người Pháp.

    Trong Việt Sử tân biên, Phạm Văn Sơn cho rằng Việt Nam mất vào tay thực dân Pháp là một tất yếu lịch sử, hoặc ít ra cũng do tŕnh độ dân trí Việt Nam quá thấp kém so với người Pháp. Ngược lại, các nhà sử học miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có xu hướng quy trách nhiệm hoàn toàn cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước rằng Nguyễn Ánh đă "cơng rắn cắn gà nhà" và Tự Đức "bán rẻ đất nước" cho thực dân.

    Về phía Pháp, sử gia Gosselin nói rằng các hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ đă mù quáng v́ không dự liệu, không chuẩn bị ǵ hết.

    GS Nguyễn Phan Quang có ư kiến như sau:
    Mất nước không phải là tất yếu... Triều Nguyễn thua Pháp v́ lúng túng về đường lối chính trị dẫn đến lúng túng vềquân sự, tuy quân lực không yếu mà tự phải thua. Sự lúng túng c̣n thể hiện trong nỗi lo sợ trước luồng tư tưởng mới đang tràn vào. Lo sợ, nhưng không có giải pháp hữu hiệu, đành thu ḿnh đóng kín. Càng lúng túng hơn khi nhà Nguyễn đồng thời phải đối phó với những mâu thuẫn nội bộ rất nghiêm trọng, mà những mâu thuẫn này lại bị sự chi phối rất mạnh của các áp lực từ bên ngoài. Riêng đối với đạo Gia-tô th́ triều Nguyễn đă từ lúng túng đi đến bế tắc, không đủ sức chuyển đổi tư duy để có biện pháp thích hợp.

    Tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến cho rằng: Nhà Nguyễn chú trọng tới việc giữ chủ quyền đất nước, trong đó có việc cấm đạo.
    "Những chính sách cực đoan của nhà Nguyễn với Thiên chúa giáo không hề xuất phát từ đầu óc kỳ thị tôn giáo thuần túy, mà chính xuất phát từ nhận thức giữa Thiên chúa giáo với phương Tây là dấu nối như một thể đồng nhất. V́ thế, trong cách nh́n của triều Nguyễn, ngăn cấm Thiên chúa giáo là ngăn chặn phương Tây hiện diện tại Việt Nam, chứ không phải ngăn cấm một tôn giáo đơn thuần. Tuy nhiên, cách làm của nhà Nguyễn đă phản tác dụng, gây phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo vết hằn lịch sử đau thương giữa lương và giáo, đồng thời khiến phương Tây có lư do nổ súng xâm lược và lợi dụng đồng bào có đạo trong suốt thời gian thống trị."

    Giáo sư Phan Huy Lê th́ cho rằng:
    Kết luận trước đây cho rằng Tự Đức bạc nhược đầu hàng, phản bội dân tộc là chưa thỏa đáng, chưa khách quan. Ông và triều Nguyễn đă t́m mọi cách bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhăn quan chính trị nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.
    Trong cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á, tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc thành thuộc địa, hoặc thànhnửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ được độc lập...Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng t́nh h́nh kinh tế xă hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ thế kỷ XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh, tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cách. Thái Lan th́ có cách ứng xử rất khôn ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt này để duy tŕ thế độc lập tương đối...không thể phủ nhận trách nhiệm của triều Nguyễn là nhà nước quản lư đất nước, nhưng lúc phân tích nguyên nhân mất nước th́ phải hết sức khách quan, toàn diện, đặt trong bối cảnh lịch sử mới của khu vực và thế giới, không nên quy kết một cách giản đơn.

    Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An th́:
    "Vương triều Nguyễn tuy không bán nước nhưng đă để mất nước (cho đến năm 1945). Tất nhiên, đây là khó khăn chung của các nước nhược tiểu mà triều đ́nh nhà Nguyễn không thể vượt qua được thời đại trong t́nh h́nh Đông - Tây bấy giờ. Nhược điểm này chính là lư do mà một số người đă nêu ra để báng bổ vương triều ấy một cách nặng lời nếu không nói là quá đáng. Chủ yếu là do nhận thức phiến diện và thái độ cực đoan của một giai đoạn lịch sử."
    Riêng với Tự Đức và các triều thần, Nguyễn Quang Trung Tiến nh́n nhận và lư giải điều mà nhiều sách vở từng gọi họ là "bạc nhược" dưới góc độ khác, từ nguyên nhân bế tắc trong cải cách:
    "Suốt hơn 20 năm kể từ khi kư Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn đă không thể giải quyết mâu thuẫn giữacải cách mới có thể chống Pháp thành công và muốn chống Pháp thành công th́ phải cải cách; v́ thế, triều Nguyễn đă để mất dần lănh thổ và phải lần lượt kư kết nhiều hiệp ước bất b́nh đẳng với thực dân Pháp. Sự bế tắc này dễ làm người ta liên tưởng vua Tự Đức và triều đ́nh Huế đă theo đuổi một đường lối chống Pháp nhu nhược, thỏa hiệp, cuối cùng chấp nhận đầu hàng giặc.
    "Hai hiệp ước Harmand (25-8-1883) và Patenôtre (6-6-1884) do triều Nguyễn kư kết với Pháp diễn ra sau ngày vua Tự Đức mất, nhưng đó là kết quả khó tránh khỏi của một kế sách dùng dằng, bế tắc của người tiền nhiệm".

    Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư kư Hội Sử học Việt Nam:
    "Kết cục của triều Nguyễn có thể gọi là sự đầu hàng để mất nước. Nhưng đừng quá lời coi đó là sự bán nước v́ không thể không nói đến gần 20 năm phản kháng chống xâm lược không chỉ của dân chúng mà cả triều đ́nh. Những cuộc chiến đấu dũng mănh của quan quân triều đ́nh cùng nhân dân trên cửa biển Sơn Trà, trên thành Điện Hải, của quân dân Nam Bộ trên chiến lũy Kỳ Hoà, trên cổng thành Cửa Bắc Hà Nội với cái chết anh hùng của hai vị Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu là bằng chứng..."

    Giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần khẳng định trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc mất nước, bất luận nh́n từ góc độ nào:
    "Việc Pháp đánh Việt Nam là một tất yếu khách quan; việc nhà Nguyễn để mất nước có phải là tất yếu khách quan hay không, đó là một dấu hỏi lớn, là chủ đề của nhiều hội thảo khoa học của nhiều thế hệ nhà sử học. Thực tế cho thấy không phải nhà Nguyễn buông súng từ đầu và không phải các hoàng đế nhà Nguyễn đều bạc nhược. Chúng ta có quyền nh́n nhận việc mất nước từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nh́n từ góc độ nào th́ nhà Nguyễn cũng phải chịu trách nhiệm về thảm họa mất nước".

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Triều Nguyễn trong suy nghĩ của tôi

    Triều Nguyễn trong suy nghĩ của tôi

    trieunguyen

    Nhân chuyến đi gần đây đến Huế, tôi muốn ghi lại một số suy nghĩ của ḿnh đă có từ lâu về triều Nguyễn, một trong những vương triều trị v́ lâu trong lịch sử của đất nước ta. Xin phép chia sẻ lại với mọi người. Trước tiên, trong bài này tôi xin phép một số đoạn chỉ gọi tên của các vị vua chúa mà không xưng có từ ông hoặc không có từ vua, chúa… Không phải v́ bất kính mà là v́ như vậy cho liền mạch văn, các sách sử cũng thường viết theo cách này.

    Tự thuở nhỏ tôi đă được sách sử trong nhà trường dạy rằng Nguyễn Ánh là một vị vua hèn nhát, bán nước, đem voi về dày mă tổ, tôi vẫn nhớ như in h́nh ảnh cô giáo hào hứng nói về sự xấu xa của Nguyễn Ánh khi cầu cứu quân Xiêm để rồi thua trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút oai hùng của Vua Quang Trung, tôi đă được đọc về vương triều Nguyễn hèn nhát nhu nhược… Tôi đă tin y như vậy, tin hoàn toàn theo những ǵ mà thầy cô đă dạy tôi.

    Lớn lên, tôi có điều kiện đọc thêm nhiều nguồn sử khác nhau. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là một trong những cuốn đầu tiên khiến tôi giật ḿnh đặt lại câu hỏi trong đầu ḿnh: “Đâu là công và tội của nhà Nguyễn đối với đất nước? Và liệu nhà Nguyễn có thật sự xấu xa như những ǵ tôi đă được dạy trước giờ?”. Đến nay tôi vẫn luôn t́m hiểu, và đă phần nào có được câu trả lời cho riêng ḿnh.

    Với tôi nhà Nguyễn có công rất lớn đối với đất nước này, và những vị vua chúa như Nguyễn Hoàng, Gia Long, Minh Mạng… xứng đáng được lưu danh muôn đời.

    Điều đầu tiên có thể xem như công lao lớn nhất của nhà Nguyễn là mở mang bờ cơi. Dù ai nói thế nào, với tôi một chính phủ tốt là một chính phủ lo được cho dân ấm no, bảo vệ được biên cương bờ cơi, và cao hơn nữa là mở mang được bờ cơi. Nhà Nguyễn đă làm được điều to lớn nhất đó cho đất nước.

    Nếu năm 1558, chúa Tiên Nguyễn Hoàng không vào lập cơ nghiệp ở Thuận Hóa, và để lại một nền tảng vững chắc cùng lời di chúc cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên sau này mở mang bờ cơi về phương Nam. Th́ nay đất nước ta có thể chỉ gói gọn từ Bắc bộ đến Thanh Hóa. 9 đời chúa Nguyễn đă có công vĩ đại mở mang dải đất Việt Nam đến tận mũi Cà Mau. Trong suốt 9 đời chúa Nguyễn, người dân được sống thái b́nh và thịnh trị. Cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Ánh…

    Nhà Tây Sơn nổi lên ở B́nh Định. Vương triều nhà Nguyễn sụp đổ, và bắt đầu thời kỳ 24 năm nằm gai nếm mật của Nguyễn Ánh.

    Về tính cách, trong 24 năm đó, nếu nói về tài, Nguyễn Ánh xem như không thể sánh bằng sánh bằng vua Quang Trung Nguyễn Huệ, v́ gần như tất cả những trận đánh nào Nguyễn Huệ xuất quân, ông đều chiến thắng. Điều tôi muốn nói ở đây là tinh thần của Nguyễn Ánh, cứ mỗi lần bị quân của Nguyễn Huệ đánh tan, ông lại tay trắng làm lại từ đầu, trong 24 năm ông không mệt mỏi kiên tŕ với mục tiêu duy nhất của ḿnh – khôi phục lại vương triều của tổ tiên, và ông đă làm được. Đức tính như ông không phải dễ ai cũng có được, chúng ta có thể kiên tŕ lần thứ nhất, lần thứ 2, thứ 3… nhưng mấy ai giữ được sự kiên tŕ đến lần thứ 10. Nguyễn Ánh đă làm như vậy trong 24 năm, với tôi, tôi kính phục đức tính đó.

    Nguyễn Ánh là một vị hung quân?

    Tôi không nghĩ vậy! Sau khi vua Quang Trung mất, chính quyền nhà Tây Sơn đă đến hồi thối nát, vua Cảnh Thịnh lên ngôi, triều đ́nh tư lợi tranh giành nhau. Đời sống nhân dân cực khổ, ḷng dân lúc này đa phần đều ngă về chúa Nguyễn, chính v́ thế nên trong dân gian mới có câu: “Lạy trời cho chóng gió Nồm, cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm thẳng ra”.

    Theo tôi việc làm có thể được coi là hung quân của chúa Nguyễn chính là việc sau khi lên ngôi đă trả thù nhà Tây Sơn quá nghiệt ngă. Mộ vua Quang Trung bị quật lên, tro đốt thành bụi, sọ giam vào đại lao, Trần Quang Diệu bị chém ngang lưng, Bùi Thị Xuân bị ngũ mă phanh thây, và gần như tất cả những ai liên quan đến nhà Tây Sơn đều bị liên lụy. Đó là một sai lầm của Nguyễn Ánh, và lịch sử đă lên án ông rất kịch liệt. Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, đang từ một vương triều 9 đời gầy dựng, bỗng nhiên bị truất ngôi, gia đ́nh ḍng họ bị giết gần hết, bản thân phải lưu lạc nếm mật nằm gai tha phương khắp nơi 20 mấy năm, mồ mă tổ tiên chùa chiền bị đốt phát… Tôi tự hỏi nếu là ḿnh, liệu tôi có giữ được sự khoan dung nghĩa hiệp hay không.

    Nguyễn Ánh bất tài vô dụng, chỉ biết cầu cạnh ngoại bang?

    Nếu như Nguyễn Huệ có những tướng huyền thoại như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Vơ Văn Dũng th́ dưới Nguyễn Ánh là hàng loạt tướng tài như Lê Văn Duyệt, Vơ Tánh, Vơ Duy Nghi… Nếu Nguyễn Ánh là một người bất tài vô dụng th́ liệu có được bao nhiêu người tài như thế theo ông.

    Việc ông cầu cạnh ngoại bang, xét về lịch sử đất nước, đó là có tội với đất nước, đó là điều đáng hổ thẹn. Nhưng, xét lại tổng thể hoàn cảnh lúc đó, và cách ứng xử thời đó, thậm chí cho đến tận thời bây giờ, điều đó không đến nỗi quá thậm tệ như sử sách hiện nay thường nói. Xiêm và xứ Đàng Trong đă có quan hệ bang giao lâu đời – mặc dù cả 2 đều có mục đích riêng của ḿnh với Chiêm Thành, nhưng về căn bản vẫn là bang giao. Sau này khi thấy mưu đồ sâu độ của Xiêm La, ông đă giăm hạn chế và ngưng việc cầu cứu này.

    Thứ 2 là việc ông cầu viện binh của Pháp, lúc đó là vua Louis XVI. Việc này cho đến gần đây đang được cái nhà sử học xét lại, liệu đó là do Bá Đa Lộc chủ ư dàn dựng, hay sự thật chính là việc Nguyễn Ánh đă cầu cứu như lịch sử trước nay đă ghi. Công việc lớn lao đó xin để cho các nhà sử học làm rơ, cứ xét theo những ǵ đă có trước nay. Điều may mắn là triều đ́nh Pháp đă từ chối đưa binh sang giúp, sau này khi lên ngôi, Pháp qua đ̣i yêu sách thực thi điều khoản như thỏa thuận, vua Gia Long đă giận dữ phán “những điều trước đây nước Pháp không thực hiện th́ nay không bàn đến nữa”.

    Tinh thần cầu tiến.

    Vua Gia Long là người rất có tinh thần cầu tiến, ông là một trong những vị vua có thái độ rất cởi mở với nền văn minh bên ngoài, ông nghiên cứu nhiều sách của Phương Tây, và rất có tinh thần phát triển học hỏi cái hay cái mới. Nếu tinh thần của ông được tiếp tục phát huy ở các đời sau th́ có lẽ nước ta đă tiến hành duy tân sớm hơn cả nước Nhật và có lẽ giờ năy đă là một trong những cường quốc.

    Và những thành tựu của các đời vua nhà Nguyễn c̣n rất nhiều, các di sản hữu h́nh và vô h́nh mà các vua nhà Nguyễn để lại cho hậu thế chúng ta là tài sản vô giá. Các lăng tẩm đền đài của Huế chẳng phải là niềm tự hào của chúng ta hay sao? Triều Nguyễn cũng là vương triều đầu tiên soạn hoàn chỉnh các bộ sử và các bộ bách khoa như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí…

    Về vấn đề lớn, là liệu triều Nguyễn có để mất nước hay bán nước. Hăy công tâm nh́n lại bằng nhiều khía cạnh, triều đ́nh phong kiến khi ấy chỉ lấy nước Tàu làm thước đo cho sự phát triển, đến khi người Pháp tấn công th́ tương quan lực lượng quá chênh lệnh, nhưng họ cũng không dễ dàng ǵ mà lấy nước ta một sớm một chiều, mà phải mất hàng chục năm kể từ ngày nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng đến ngày mất nước vào thời vua Tự Đức, mất nước rồi chúng ta lại tiếp tục chứng kiến nhiều tấm gương yêu nước của các vị vua như Duy Tân, Hàm Nghi, Thành Thái…

    Tôi không có ư định bênh vực nhà Nguyễn, v́ lịch sử là không bênh vực hay thiên vị ai, tôi chỉ muốn có một cái nh́n thẳng thắn hơn, và v́ sao lại giáo dục cho con cháu về cha ông của ḿnh một cách tệ hại như vậy?

    Tôi cứ nhớ măi đă đọc trong một quyển sách câu nói của vua Tự Đức: “Tội của ta với non sông thế nào, hăy để cho lịch sử phán quyết”. Với tôi lịch sử phải đúng là lịch sử, lịch sử chỉ nên nói sự thật và không thiên vị ai, vua Quang Trung tài ba thao lược giữ vững biên cương bờ cơi, 20 vạn quân Thanh phải bị khuất phục, 5 vạn quân Xiêm phải thăm bại. Nhưng cũng đừng v́ thế mà vùi dập vua Gia Long và nhà Nguyễn, một vương triều đă có công không ít với đất nước.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện con vua Thành Thái ở Cần Thơ





    Thành Thái lên ngôi khi mới 10 tuổi theo dụng ư của thực dân Pháp. Tuy nhiên, vị hoàng đế c̣n ấu thơ trước sau vẫn một ḷng yêu nước nồng nàn, tinh thần kháng Pháp quyết liệt.

    Những năm tháng bị lưu đày

    Trong cuộc chiến không cân sức với Pháp, vua Thành Thái bị phế truất với lư do “tâm thần”, bị đày trên đảo Réunion ở châu Phi từ năm 1916 đến năm 1947. Trong chuyến đi định mệnh ấy, cùng chấp nhận thân phận với ông có 2 phi tần, cũng là chị em ruột tuổi đôi mươi, đó là: hoàng phi Giai Triệu và hoàng phi Chí Lạc.

    Hoàng phi Chí Lạc có nhũ danh là Hồ Thị Mừng được vua Thành Thái sủng ái nhất bởi sự chung thủy, tận tụy và cam chịu của người con gái xứ Huế gia giáo. Bà đă hạ sinh cho ông 9 người con là: Vĩnh Lưu, Lương Mỹ, Vĩnh Quỳnh, Lương Hảo, Vĩnh Khôi, Lương Thâm, Vĩnh Giu, Vĩnh Cần và Lương Cầm.



    Những người con ấy tuy được liệt vào hàng hoàng thân, nhưng chưa lần nào có diễm phúc được sống trong nhung lụa của hoàng cung. Tuổi ấu thơ của họ đă qua đi với những người bạn không cùng chủng tộc trên ḥn đảo châu Phi xa lạ.

    Nhằm hướng những đứa con xa xứ về cội nguồn, bà Chí Lạc đă trực tiếp dạy tiếng Việt, chữ Việt cho con, dạy cả những nhạc cụ của dân tộc như đàn c̣, sáo. Bà Chí Lạc là người trực tiếp đảm nhận vai tṛ đầu bếp cho cả gia đ́nh trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi phương tiện.

    Dù cuộc sống rất khó khăn, vua Thành Thái vẫn giáo dục con cái một cách nghiêm khắc. Ông dạy các con rằng: "Chúng ta sống đừng đ̣i hỏi cho ḿnh rồi khinh chê người. Hăy sống thật với ḿnh đừng phô trương và tự đắc. Rồi người đời sẽ đánh giá ḿnh một cách công minh".

    Ông đă tự phân công cho tất cả những người con từ nhỏ đến lớn đảm nhận công việc trong gia đ́nh. Các chị Lương Mỹ, Lương Hảo phụ mẹ việc bếp núc. Vĩnh Quỳnh lo vườn tược; Vĩnh Khôi làm cận vệ cho ông, Vĩnh Giu đảm nhận lo phần trầu cau, điểm tâm sáng; Lương Thâm, Vĩnh Cầu, Lương Cầm phụ dọn dẹp nhà cửa...

    Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chịu áp lực của nhân dân, đặc biệt sự vận động không mệt mỏi của vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường (con gái và con rể cựu hoàng Thành Thái), thực dân Pháp phải buông tha cho cựu hoàng Thành Thái.

    Đầu tháng 5/1947, toàn bộ gia quyến của cựu hoàng đă trở về Việt Nam và được an trí tại Villa Anna - Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) với sự giám sát tầm xa của chính quyền bảo hộ.

    Hồi ức của hoàng tử Vĩnh Giu

    Hoàng tử Vĩnh Giu ngụ trong con hẻm 166 đường Phan Đ́nh Phùng (phường An Lạc, Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Căn nhà nhỏ với diện tích 2,5 x 10 m là nơi sinh sống của một vị hoàng tử, con của nhà vua yêu nước Thành Thái. Tiếp chúng tôi trong một căn pḥng hẹp và tối, ông cố nhớ lại những quăng đời đă được chôn vùi trong lớp bụi thời gian...

    “Tôi sinh năm 1922 tại số nhà 92, một căn nhà thuê ở Saint Denis, đảo Réunion. Ba tôi khi đến đảo đă từ chối sự ban ơn của Pháp là được ở trong một villa sang trọng, ông chỉ chấp nhận ở trong một căn nhà thuê của một người dân sống tại đó.

    Đây là năm sinh thật của tôi được ba tôi ghi chép gửi về Tôn Nhơn phủ. Riêng với chế độ thực dân, ông lại khai rằng tôi sinh ngày 3/12/1924. Tôi lớn lên với chúng bạn toàn người Phi, nói toàn tiếng Pháp, nhưng khi về nhà th́ ba má tôi lại buộc nói tiếng Việt.

    Tôi được ba tôi cho học trong một chủng viện Thiên Chúa giáo tên là Saint Denis dành cho người nghèo và người bản địa. Về nhà, má tôi ngoài việc bếp núc c̣n đảm nhận vai tṛ cô giáo dạy anh chị em tôi học chữ Việt và học nhạc.

    Ba má tôi rất đông con, hồi trước khi đi đày má tôi đă có 3 người con. Anh thứ nhất của tôi không đi theo v́ má tôi mới sinh th́ ông bà ngoại nhận về nuôi. Sau anh tôi lớn lên đi theo cách mạng, hiện có một người con trai là Bảo Phối đang sống ở Huế. Ba tôi được đưa đi an trí ở Vũng Tàu th́ má tôi cũng vừa kịp sinh thêm hai người con.

    Ở đảo, má tôi sinh được 7 người con nữa, trong đó có tôi. Ở nhà, ba tôi luôn hướng chúng tôi vào công việc, mỗi người đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi. Tôi được giao cho nhiệm vụ lo bữa ăn sáng và t́m nguồn trầu cau cho ông.

    Chuyện thức ăn sáng tuy vất vả nhưng có thể lo được, c̣n t́m ra lá trầu là chuyện vô cùng khó khăn. Ở đảo Réunion, chỉ có vài hộ gia đ́nh trồng trầu làm kiểng, tôi đến đó và liên hệ với họ để mua. Những lúc họ không bán, tôi phải vào rừng, leo lên núi cao để hái trầu hoang về cho ba tôi.

    Thói quen của ba tôi là đi đâu ông tính thời gian bằng miếng trầu têm, chẳng hạn khi đến chơi với một người bạn, ông bảo tôi têm cho 4 miếng trầu, dùng hết 4 miếng là ông về. Ở đảo không có cau, má tôi phải nhờ người ở Huế mua cau khô gửi sang.

    Khi tôi vừa tṛn 12 tuổi, một hôm cùng ba má đi dạo, ba tôi cầm tay tôi nói: "Một ngày nào đó khi trở lại Việt Nam, con sẽ đi trên những con đường quê hương, sẽ đọc thấy những con đường mang tên Thành Thái, Duy Tân, dù hôm nay con vẫn chưa biết Thành Thái và Duy Tân là ai. Rồi lịch sử và nhân dân sẽ ghi nhận và chứng minh cho con biết". Đến khi trưởng thành, tôi mới biết ba tôi là vua Thành Thái và anh tôi là vua Duy Tân, cả hai người đều bị lưu đày trên đảo Réunion này.

    Khi tôi chuẩn bị đi thực tập th́ nhận được tin chính quyền bảo hộ cho gia đ́nh tôi trở về Việt Nam bằng tàu thủy. Tôi sống chung với ba má được 3 năm th́ chính quyền bảo hộ đề nghị ba má cho phép tôi làm việc phụ tá cảnh sát trưởng Vũng Tàu.

    Ngày tôi đi làm, ba căn dặn: "Con đừng bao giờ cộng tác với Pháp và chính quyền bù nh́n. Chế độ ấy không do dân lập ra, nó chỉ do bên ngoại quốc dựng nên, thế nào rồi cũng sụp đổ, đừng bao giờ can dự". Tôi vào làm được vài hôm, sau đó bị chuyển về làm cai ngục tại nhà giam Vũng Tàu, chuyên quản lư các phạm nhân hoạt động chính trị.

    Tôi rất ngưỡng mộ những người có tinh thần chống Pháp nên đă đề nghị cho phép hai phạm nhân được phụ với tôi trong việc quản lư vấn đề ăn uống. Với những phạm nhân chính trị nữ, tôi đă đấu tranh cho phép họ được tắm một ngày một lần và được ăn uống tốt hơn.

    Năm 1949, tôi bị đưa xuống tận miệt Vị Thanh, Hỏa Lựu, Kinh Một Ngàn, tham gia đội cầu đường của khu Nam Công Chánh, Cần Thơ. Mục tiêu của chế độ tay sai là muốn nhờ tay cách mạng hoặc các đảng phái khác giết tôi, không th́ ở vùng chướng khí, muỗi ṃng, dịch bệnh, tôi cũng khó bảo toàn được tính mạng.

    Nhưng mọi chuyện đă không như bọn chúng tính, tôi vẫn làm việc an toàn với sự đùm bọc của nhân dân, những chiến sĩ cách mạng và trở về Cần Thơ b́nh yên. Tại Cần Thơ, tôi tiếp tục làm việc trong ngành công chánh và sống tại khu tập thể chung cư Công Chánh (nay là chung cư Ngô Hữu Hạnh).

    Đến năm 1951, tôi chính thức kết hôn với bạn cùng nghề là Lư Ngọc Hoa. Chúng tôi sinh được 7 người con là Thanh Cát, Bảo Bồi, Bảo Thọ, Bảo Cao, Bảo Lộc, Bảo Hoàng và Bảo Tài. Tưởng cuộc sống đă b́nh yên, nhưng chính quyền bảo hộ luôn t́m cách gây khó khăn để rồi con tôi không ai được học hành đến nơi đến chốn.

    Để có tiền nuôi con, ngoài giờ làm việc, ban đêm tôi đến các quán bar chơi nhạc kiếm tiền. Năm 1975, cả gia đ́nh tôi về sống nhờ căn nhà chật hẹp của mẹ vợ tôi ở hẻm 166 Phan Đ́nh Phùng cho đến nay cùng 7 người con và chục đứa cháu”.

    Những hoàng thân chạy... xe ôm

    Anh là hoàng thân Nguyễn Phúc Bảo Thọ, con thứ 3 của hoàng tử Vĩnh Giu. Trong căn nhà nhỏ hẹp có đến gần 20 nhân khẩu, chỉ trừ Bảo Bồi là có việc làm ổn định và ra ở riêng, c̣n lại đều hành nghề... chạy xe ôm.

    Anh Bảo Hoàng tâm sự: "Nhà khó khăn lắm, các anh em không có việc làm ổn định, đều chọn nghề chạy xe ôm làm phương tiện kiếm sống. Ai cũng chỉ mơ ước có một chiếc xe chạy cho đàng hoàng v́ gần như 5 anh em đều phải đi thuê xe để về chạy, khổ lắm".

    Tôi đặt câu hỏi: "Nghe nói nguyên Thủ tướng Vơ Văn Kiệt có đến thăm và hứa sẽ tác động với tỉnh Cần Thơ về trường hợp khó khăn của gia đ́nh, vậy đến bây giờ gia đ́nh đă nhận được chế độ nào chưa?".

    Anh Bảo Bồi buồn buồn đáp: “Có ǵ đâu, chúng tôi vẫn đang chờ. Tôi nóng ḷng nên xin ba tôi làm đơn gửi lên Cty nhà đất để giúp đỡ. Anh Châu - Giám đốc Cty - v́ đồng cảm với khó khăn của gia đ́nh nên đă đồng ư bán một căn nhà tái định cư theo diện chính sách với giá là 100 triệu đồng, trả nhiều lần. Vợ chồng tôi đă dành dụm được 20 triệu đồng để tổ chức đám cưới cho con trai, nhưng đành hoăn lại, lấy tiền đóng tiền nhà, hiện vẫn c̣n nợ 80 triệu đồng...".

    Chiều Tây Đô tắt nắng, tôi về lại nhà nghỉ, vẫn thấy hoàng thân Bảo Thọ đang kiên nhẫn ngồi trên chiếc xe gắn máy cũ kỹ luôn miệng mời khách đi xe. Phía bên kia đường Phan Đ́nh Phùng có một ông già 85 tuổi đang hai tay lần ṃ đường vào hẻm 166 với những bước đi nhẫn nại, ḍ t́m.

    Có phải ai cũng nhận ra rằng con người có những bước đi lững thững ấy là chứng nhân của một thời kỳ lịch sử, hậu duệ của một vị vua yêu nước chống Pháp đă chịu nhiều thiệt tḥi, giờ chỉ c̣n là một người lao động nghèo giữa ḷng thành phố đang vươn ḿnh bắt nhịp với cuộc sống hiện đại.

    Lịch sử luôn công minh trong việc phán xét, nhưng trước mắt thiết nghĩ chúng ta cần có một tấm ḷng đối với những hậu duệ c̣n lại của nhà vua yêu nước như Thành Thái. Âu đó cũng là nét đẹp nhân bản của dân tộc ta!

    TB Online

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 29-04-2012, 10:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 24-09-2011, 11:01 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-04-2011, 04:20 PM
  4. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 04-11-2010, 05:35 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •