“Ngày giáng sinh đă trôi qua, toàn thiếp vàng mà không có thực chất, giới tu sĩ và các chuyên gia tôn giáo đă thất vọng. Họ sợ cho sự cứu rỗi linh hồn và những sợi giây giữ giềng mối trong xă hội bị đứt phựt”. Đó là một câu mở đầu trong bài viết của Cathy Lynn Grossman trên báo USA today. Và tác giả đưa ra kết quả của một cuộc thăm ḍ về tôn giáo của đại học Baylor năm 2011. Cho thấy 46% người trả lời nói họ không bao giờ quan tâm đến chuyện sau khi chết có lên thiên đường hay không; 44% cho biết không bao giờ mất th́ giờ t́m đến “tri tuệ vĩnh viễn”; 18% không nghĩ rằng chúa có một “mục đích hay chương tŕnh cho mọi người”. Nữ mục sư Ema Drouillard ở vùng San Francisco chuyên làm các đám cưới phi tôn giáo cho biết rằng năm 2001 có 30% các khách của bà không muốn nói đến một tôn giáo nào trong lễ cưới của họ. Mười năm sau, năm 2011 bà nói có 80% chọn nghi thức phi tôn giáo. Ḷng tin duy nhất mà họ dựa vào là tin ở nhau.
Nữ giám mục Mariann Edgar Budde giáo hội Episcopal Church ở Washington, DC cho rằng những người này đă thành thực. Nhưng bà thấy buồn, v́ mục tiêu của tín ngưỡng là nguồn hướng dẫn, là sức mạnh và viễn kiến cho con người vào những lúc khó khăn. “Là con người sống phải có mục đích, một ư thức rằng cuộc đời của chúng ta là biểu hiện độc đáo của sự sáng tạo và chúng ta muốn sống cuộc sống có ư nghĩa, duyên dáng và đẹp đẽ”.

Thế nhưng tại sao lại có thống kê không mấy vui về vấn đề tôn giáo như thăm ḍ của đại học Baylor cho thấy? Kinnaman, giám đốc của tổ chức nghiên cứu Thiên chuá giáo The Barna group, cho rằng “tinh thần” là cách nói để lôi cuốn con người quan tâm đến các bất công xă hội. Nhưng mà nếu bỏ cái yếu tố lôi cuốn đó đi th́ có thể nói rằng 7 trên 10 người trưởng thành sẽ bảo rằng họ chẳng thấy Chúa hay tôn giáo có ảnh hưởng ǵ đến cuộc sống của họ” Kosmin, giám đốc viện nghiên cứu về chủ nghĩa thế tục ở Trinity College tại Hartford Connecticut cho rằng trong đời sống thường ngày, nhiều người chỉ để ư đến những vấn đề thực tế và cụ thể, thí dụ như tiền nhà, đội football họ thích, vân vân.

Những giải thích về sự giàm niềm tin tôn giáo ở trong xă hội Mỹ như thế có lẽ chưa phản ảnh hết mọi khía cạnh đời sống và suy nghĩ của một thời đại có nhiều tin tức toàn cầu, đặc biệt là như xă hội Mỹ nói riêng và xă hội Tây phương nói chung. Niềm tin và những phán bảo tinh thần và đạo đức cao quư có thực là đưa đến những tốt đẹp cho con người hay không, th́ thật ra cũng khó được chứng minh bằng những chuyện thời sự diễn ra. Có nhiều khi nói đạo đức và đề cao tinh thấn chỉ là nhằm biện minh cho những thái độ phi đạo đức của ḿnh, cho sự tự nhận đạo ḿnh là đúng, đạo khác là tà. Chưa kể rằng là có nhiều trường hợp chiêu bài đức tin được dùng để thực hiện những toan tính chính trị lũng đoạn hay trấn áp. Hăy cứ nh́n một tin thời sự xẩy ra vào đúng ngày 25 tháng 12 ở Nigeria. Tổ chức Hồi giáo Boko Haram đă cho nổ bom nhà thờ St Elizabeth tại Madalla gần thủ đô Nabuja của Nigeria làm chết 35 người bị thương 50 người. Vụ này đă bị Bạch cung cho là một” hành động bạo lực không nhân tính”, ngoại trưởng Anh cho là “hèn nhát”, tổng thống Pháp tuyên bố “Pháp đoàn kết với Nigeria chống khủng bố”. Ngược lại th́ nhóm khủng bố ắt hẳn đă tự cho ḿnh là thi hành sứ mệnh thiêng liêng để diệt tà giáo mà cụ thể là các tín đồ trong nhà thờ dưạ vào ngoại đạo để bóc lột làm cho đời sống của ḿnh khốn khó.

Tại Do thái,tín đồ giáo phái siêu chính thống (ultra-orthodox) đă nhổ nước miếng vào một bé gái 8 tuổi đi học, bắt phụ nữ ngồi phía cuối xe búyt, và mắng một phụ nữ mặc váy và t-shirt là đồ đĩ. Tưởng cũng nên biết rằng giáo phái siêu chính thống có 10% tổng số dân nhưng đă được đối xử đặc biệt. Hầu hết đàn ông con trai giáo phái không phải làm việc và không phải đi lính. Ngược lại họ được chính quyền trợ cấp để đi học tôn giáo. Ngày 27 tháng 12 đă có một cuộc biểu t́nh chống giáo phái này ở thành phố Beit Shemesh. Phóng viên Donnison đài BBC đă cho rằng “sự kiện ở Beit Shemesh là qui mô nhỏ của toàn bộ xă hội Do Thái”. Giáo phái ultra- orthodox này đă tổ chức biểu t́nh chống lại và tố cáo những người biểu t́nh chống họ là Nazi.

Tại tiểu bang Florida, t́nh h́nh chống Hồi giáo có vẻ tăng gia kể từ khi mục sư Terry Jones đốt thánh kinh Hồi giáo Coran ở nhà thờ Gainesville Florida mùa xuân năm ngoái. Ứng cử viên thượng nghị sĩ Adam Hasner khi làm Dân biểu chủ tịch hạ viện tiểu bang đă mời chính trị gia Hoà Lan chống Hồi giáo Geert Wilders đến phát biểu. Ông này đă nói rằng có thể có “tín đồ Hồi giáo ôn hoà, nhưng không có Hồi giáo ôn hoà”. Dân biểu quốc hội Allen West hồi tháng 8, tuyên bố rằng “Hồi giáo là một chủ thuyết thần học chính trị toàn trị, mà không phải là một tôn giáo. Nó không phải là một tôn giáo từ năm 622 sau Thiên chúa, và chúng ta cần có những cá nhân đứng lên mà nói như thế”. Thủ tướng Anh Cameron mới đây tuyên bố rằng vương quốc Anh là một nước thiên chúa giáo, và: chúng ta không sợ nói như thế”. Ông Cameron đă giải thích dài ḍng tiếp theo, để tránh tạo ấn tượng cực đoan, nhưng không khỏi làm người nghe nghĩ rằng ông muốn bào chữa thái độ xử dụng tôn giáo cho chính trị của ḿnh..

Duyệt qua vài sự kiện điển h́nh như trên, đối chiếu với sự cuồng tín của những người CS kiểu Việt Nam và Tầu đối với Marx, Lênin, Mao Trạch Đông hay là Hồ chí Minh, vân vân có thể dẫn đến một nhận định gây tranh căi nóng nẩy, gay go. Rằng sử dụng niềm tin vào những điều sách vở hay kinh điển tốt đẹp, để gọi là cứu rỗi con người, gây thảm hoạ nhiều hơn là không có niềm tin, trong suốt gịng lịch sử nhân loại.

Lâm Phong
tamthucviet.com


(ngày 28 tháng 12/2011)