Page 13 of 33 FirstFirst ... 39101112131415161723 ... LastLast
Results 121 to 130 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #121
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TIỂU SỬ BINH CHỦNG NHẢY DÙ
    QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A
    1952-1975
    P6


    Tiểu sử LỮ ĐOÀN 2 NHẢY DÙ




    Là hậu thân của Chiến Đoàn II Nhảy Dù được thành lập cùng lúc với Chiến đoàn I ND từ đầu
    năm 1962 và do Thiếu Tá Đổ Kế Giai làm Chiến Đoàn Trưởng. Đến cuối năm 1962 Trung Tá Đỗ Kế
    Giai thuyên chuyển về đặt dưới quyền sử dụng của Bộ TTM, Trung Tá Trương Quang Ân được chỉ dịnh
    thay thế. Đầu tháng 6/1965 Trung Tá Trương Quang Ân thuyên chuyển đặt dưới quyền sử dụng của Bộ
    Nội Vụ, Trung Tá Ngô Xuân Nghị thay thế chỉ huy Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù. Sau Trận Đức Cơ Trung Tá
    Đào Văn Hùng thay thế Trung Tá Ngô Xuân Nghị chỉ huy Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù.
    Đến ngày 1/5/1968 Chiến Đoàn II Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Đoàn II Nhảy Dù và LĐT /
    LĐ2ND đầu tiên là Trung Tá Đào Văn Hùng. Bản doanh của LĐ2ND đặt tại Trại Nguyễn Huệ trên Đồi
    Tăng Nhơn Phú Thủ Đức.
    Về phương diện tổ chức, Lữ Đoàn II Nhảy Dù gồm có:
    - Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các Ban Tham Mưu 1, 2, 3, 4, 5 và Truyền Tin.
    - Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ / LĐ2 ND.
    - Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù.
    - Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù.
    - 3 Tiểu Đoàn tác chiến: Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù.
    - Trung Đội Truyền Tin / LĐ2ND với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, hỏa bài
    quân, mật mă và điện báo từ BCH/LĐ đến tất cả các đơn vị thống thuộc.
    - Trung Đội 2 Truyền Tin do Tiểu Đoàn Truyền Tin / SĐND tăng phái với nhiệm vụ thiết lập hệ thống
    liên lạc hữu tuyến, siêu tần số, giải tần đơn, Viễn ấn tự, vô tuyến âm thoại & điện báo, hỏa bài quân và
    mật mă từ BCH/LĐ đến BTL/SĐND.
    - Đại Đội 2 Công Binh do Tiểu Đoàn Công Binh / SĐND tăng phái.
    - Đại Đội 2 Quân Y do TĐQY / SĐND tăng phái.
    - Phân Đội 2 Tiếp Vận do Tiểu Đoàn Yểm Trợ / SĐND tăng phái.
    Đến tháng 8 năm Mâu Thân 1968 Trung Tá Đào Văn Hùng bàn giao Lữ Đoàn 2 lại cho Trung Tá
    Trần Quốc Lịch. Đến sau trận tấn công vào Cổ Thành Quảng Trị, Đại Tá Trần Quốc Lịch thuyên chuyển
    vế SĐ5BB Trung Tá Nguyễn Thu Lương thay thế.
    Ngày 15/12/1973 Trung Tá Lê Minh Ngọc đang là Lữ Đoàn Phó LĐ3ND được điều động sang
    XLTV Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù tại Căn Cứ Evans (Phong Điền) thay thế Đại Tá Nguyễn
    Thu Lương đi học khóa Tham Mưu Cao Cấp. Đến ngày 25/1/1974 Đại Tướng Cao Văn Viên chính thức
    gởi văn thư bổ nhiệm Trung Tá Lê Minh Ngọc giứ chức vụ Lữ Đoàn Trưởng LĐ2ND.
    Đến ngày 1 tháng 12 năm 1974, Đại Tá Nguyễn Thu Lương trở về nắm lại chức vụ Lữ Đoàn
    Trưởng LĐ2ND, Trung Tá Lê Minh Ngọc chuyễn sang nhiệm vụ thành lập LĐ4ND.
    Ngày 16/3/1975 khi Phan Rang thất thủ, Đại Tá Nguyễn Thu Lương bị VC bắt tại Phan Rang,
    Trung Tá Đào Thiện Tuyển được chỉ định thay thế chức vụ Lữ Đoàn Trưởng LĐ2ND từ đó cho đến ngày
    cuối cùng 30/4/1975.
    Các Vị Chỉ Huy Liên Tiếp:
    1- Thiếu Tá Đỗ Kế Giai ( 1962 – 1963 )
    2- Thiếu Tá Trương Quang Ân ( 1963 – 6/1965)
    3- Trung Tá Ngô Xuân Nghị ( 6/1965 – 1966 )
    4- Trung Tá Đào Văn Hùng ( 1966 - 8/1968 )
    5- Trung Tá Trần Quốc Lịch ( 8/1968 – 7/1972 )
    6- Trung Tá Nguyễn Thu Lương (7/1972 - 15/12/1973)
    7- Trung Tá Lê Minh Ngọc ( 15/12/1973 – 1/12/1974)
    8- Đại Tá Nguyễn Thu Lương (1/12/1974 - 16/3/1975)
    9- Trung Tá Đào Thiện Tuyển ( 3/1975 – 30/4/1975)
    Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù được 5 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội, được ân thưởng dây
    biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương liễu.
    Tài liệu tham khảo:
    - Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh
    - Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND: Trung Tá Lê Minh Ngọc


    Tiểu sử LỮ ĐOÀN 3 NHẢY DÙ



    Là hậu thân của Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập từ ngày 1/7/1967 do Trung Tá Nguyễn
    Khoa Nam làm Chiến Đoàn Trưởng đầu tiên. Cuối năm 1967, Chiến đoàn 3 Nhảy Dù đă chiến thắng vẻ
    vang trận đánh đồi 1416 Ngok Van ở tại Dak To, tiêu diệt Trung đoàn 24 Chủ Lực CSBV. Sau trận chiến
    thắng nầy, Hiệu kỳ của Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù được tuyên dương trước Quân Đội và được ân thưởng
    Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu. Trung Tá Nguyễn Khoa Nam được ân thưởng Đệ Tam Đẳng
    Bảo Quốc Huân Chương và là sĩ quan cấp Trung tá thứ nh́ của Sư Đoàn Nhảy Dù được ân thưởng huy
    chương cao quư này sau Trung Tướng Đỗ Cao Trí.
    Đến ngày 1/5/1968 Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù được biến cải thành Lữ Đoàn III Nhảy Dù và LĐT /
    LĐ3ND đầu tiên là Trung Tá Nguyễn Khoa Nam. Bản doanh của LĐ3ND nằm trong căn cứ Hoàng Hoa
    Thám.
    Về phương diện tổ chức, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù gồm có:
    - Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các Ban Tham Mưu 1, 2, 3, 4, 5 và Truyền Tin.
    - Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ / LĐ3 ND.
    - Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù.
    - Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù.
    - 3 Tiểu Đoàn tác chiến : Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù.
    - Trung Đội Truyền Tin / LĐ3ND với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, hỏa bài
    quân, mật mă và điện báo từ BCH/LĐ đến tất cả các đơn vị thống thuộc.
    - Trung Đội 3 Truyền Tin do Tiểu Đoàn Truyền Tin / SĐND tăng phái với nhiệm vụ thiết lập hệ thống
    liên lạc hữu tuyến, siêu tần số, giải tần đơn, Viễn ấn tự, vô tuyến âm thoại & điện báo, hỏa bài quân và
    mật mă từ BCH/LĐ đến BTL/SĐND.
    - Đại Đội 3 Công Binh do Tiểu Đoàn Công Binh / SĐND tăng phái.
    - Đại Đội 3 Quân Y do TĐQY / SĐND tăng phái.
    - Phân Đội 3 Tiếp Vận do Tiểu Đoàn Yểm Trợ / SĐND tăng phái.
    Đến tháng 9 năm 1969 Trung Tá Nguyễn Khoa Nam bàn giao Lữ Đoàn 3 lại cho Trung Tá
    Nguyễn Văn Thọ. Đến trận Hạ Lào Lam Sơn 719, Đại Tá Thọ bị VC bắt giử khi đồi 31 thất thủ, Đại Tá
    Trương Vĩnh Phước được chỉ định làm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù . Năm 1972 khi Tướng
    Lưỡng chính thức đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh SĐND, Đại Tá Trương Vĩnh Phước được chỉ định làm Tư
    Lệnh Phó SĐND và ông bàn giao Lữ Đoàn 3 lại cho Trung Tá Văn Bá Ninh.
    Tháng 7 năm 1974, Trung Tá Văn Bá Ninh lên làm Tham Mưu Trưởng SĐND bàn giao lại cho
    Trung Tá Lê Văn Phát làm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù. Đến ngày 4/4/1974 Đại Tá Lê Văn
    Phát bàn giao Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù lại cho Trung Tá Trần Đăng Khôi cho đến ngày cuối cùng 30/4/1975
    Các Vị Chỉ Huy Liên Tiếp:
    1- Trung Tá Nguyễn Khoa Nam ( 1967 – 9/1969 )
    2- Trung Tá Nguyễn Văn Thọ ( 9/1969 - 4/1971 )
    3- Trung Tá Trương Vĩnh Phước ( 4/1971 – 11/1972)
    4- Trung Tá Văn Bá Ninh ( 11/ 1972 – 7/1974)
    5- Trung Tá Lê Văn Phát. ( 7/1974 – 4/4/1975)
    6- Trung Tá Trần Đăng Khôi. ( 4/4/1975 – 30/4/1975)
    Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù được 4 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội, được ân thưởng dây
    biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương liễu
    Tài liệu tham khảo:
    - Insignia of The Republic Of Vietnam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh
    - Phỏng vấn các chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND: Đại Tá Lê Văn Phát.


    Tiểu sử LỮ ĐOÀN 3 NHẢY DÙ - Lữ Đoàn Tân lập 1975


    Ngày 1/12/1974 Lử Đoàn 4 Nhảy Dù được thành lập do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lử Đoàn
    Trưởng với 3 Tiểu Đoàn cũng hoàn toàn tân lập. Quân số hầu hết lấy từ những thành phần quân nhân ưu
    tú từ các Tiểu Đoàn trực thuộc SĐND và đă được chuẩn bị thành lập thành các Đại Đội Đa Năng từ nhiều
    tháng trước. Nhờ vậy mà các Đại Đội nầy khi kết hợp lại thành các Tiểu Đoàn tân lập đả có thể được sử
    dụng ngay không gặp khó khăn.
    Lử Đoàn Phó là Trung Tá Trần Đăng Khôi. Đến đầu tháng 4/1975 Trung Tá Khôi lên làm
    LĐT/LĐ3ND Trung Tá Nguyễn Đ́nh Ngọc thay thế chức vụ nầy. Bản doanh của LĐ4ND nằm trong căn
    cứ Hoàng Hoa Thám.
    Về phương diện tổ chức, Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù gồm có:
    - Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các Ban Tham Mưu 1, 2, 3, 4, 5 và Truyền Tin.
    - Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ / LĐ4 ND.
    - Trung Đội Truyền Tin / LĐ4ND với nhiệm vụ thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, hỏa bài
    quân, mật mă và điện báo từ BCH/LĐ đến tất cả các đơn vị thống thuộc.
    - Trung Đội 4 Truyền Tin do Tiểu Đoàn Truyền Tin / SĐND tăng phái với nhiệm vụ thiết lập hệ thống
    liên lạc hữu tuyến, siêu tần số, giải tần đơn, Viễn ấn tự, vô tuyến âm thoại & điện báo, hỏa bài quân và
    mật mă từ BCH/LĐ đến BTL/SĐND.
    - Đại Đội 4 Công Binh do Tiểu Đoàn Công Binh / SĐND tăng phái.
    - Đại Đội 4 Quân Y do TĐQY / SĐND tăng phái.
    - Phân Đội 4 Tiếp Vận do Tiểu Đoàn Yểm Trợ / SĐND tăng phái.
    Các Tiểu Đoàn trực thuộc gồm có:
    - Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyển Văn Nghiêm.
    - Tiểu Đoàn 14 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyển Đức Tâm.
    - Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyển Văn Phú.
    - Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Đặng Hữu Minh ( Chưa thành lập
    xong )
    - Đại Đội 4 Trinh Sát: Đại Đội Trưởng là Trung Úy Trần Chí Mỹ.
    Lữ Đoàn 4ND với 3 Tiểu Đoàn 12, 14, 15 Nhảy Dù, từ Đà Nẵng được rút về Sàig̣n bắng đường
    biển vào ngày 20/1/1975, biệt phái Biệt Khu Thủ Đô để trấn ngự mặt phía Tây Thủ Đô Sài G̣n đang bị
    cộng quân vượt sông Vàm Cỏ Đông đe doạ. Chính Lữ Đoàn 4, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Minh
    Ngọc, đă ngăn chận VC ở cửa ngơ Thủ Đô Sài G̣n.
    Ngày 22/1/1975 tức là sau hai ngày hải hành 2 Tiểu Đoàn 12 và 14 Nhảy Dù về đến Sài G̣n và
    được tung ngay vào chiến trận tại khu vực “Thành Ông Năm” chiếm lại vùng Lương Ḥa cạnh bờ sông
    Vàm Cỏ đánh đuổi thành phần tiền trạm lập đầu cầu của VC chạy về bên kia sông. Các đơn vị Nhảy Dù
    tịch thu nhiều vũ khí AK47, B40 và Trung Liên nồi… c̣n mới nguyên trong nhiều thùng gổ mà cộng
    quân che dấu tại các lùm bụi cạnh bờ sông.
    Giửa tháng 3/1975 LĐ4ND điều động 2 Đại Đội của Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn
    Trọng Nhi chỉ huy tăng phái cho Tiểu Khu Gia Định tiểu trừ một đại đội đặc công CS vừa xâm nhập vùng
    cư xá Thanh Đa tại đầu cầu xa lộ. Lực lượng Nhảy Dù nhẹ nhàng thanh toán mục tiêu trong ngày.
    Ngày 10/4/1975 LĐ4ND được tăng phái cho BTL/QĐ3 để án ngử trục lộ QL15 từ ngă ba Tam
    Hiệp vắt qua sông Đồng Nai hướng đến Long Thành.
    Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù 2
    Ngoài ra Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhay Dù cũng đă thành lập thêm 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù tân lập
    khác ngoải bảng cấp số. Các Tiểu Đoàn nầy hoạt động như các Tiểu Đoàn biệt lập trực thuộc BTL Sư
    Đoàn:
    - Tiểu Đoàn 16 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Phạm Kim Bằng
    - Tiểu Đoàn 17 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Hồng Thu
    - Tiểu Đoàn 18 Nhảy Dù: Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Hữu Chí
    Tài liệu tham khảo:
    - Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND: Trung Tá Lê Minh Ngọc
    LĐT/LĐ4ND
    Tài liệu tham khảo:
    - Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu và Niên Trưởng trong Sư Đoàn Nhảy Dù: Trung Tá Lê Minh Ngọc
    LĐT/LĐ4ND






    Last edited by alamit; 18-08-2012 at 12:31 AM.

  2. #122
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa


    “Thiên Thần Sát Địch"



    Chương Một : Lược Sử h́nh thành Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam.

    I Bối cảnh Lịch Sử Chính Trị Quân Sự :


    Ngày 14/8/1945 tại Tokyo, Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng quân đội đồng minh do Hoa
    Kỳ cầm đầu vô điều kiện, Thế Giới Chiến Tranh lần hai chấm dứt, Lực lượng đồng minh ủy thác trách
    nhiệm giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra cho quân đội Tưởng Giới Thạch, phía Nam vĩ tuyến 16 trở
    vào cho quân đội Anh. Pháp theo chân Anh trở lại VN nhằm mục đích tiếp tục cai trị sau 5 tháng gián
    đoạn v́ Nhật đảo chánh.
    Lợi dụng t́nh trạng chính trị không rỏ ràng, ngày 17 tháng 8/1945 tại Hà Nội các viên chức Việt
    Nam và các đảng phái yêu nước Quốc Gia tổ chức cuộc tập họp dân chúng trước nhà hát lớn để ủng hộ
    chính phủ Trần Trọng Kim và biểu dương ư chí bảo vệ đất nước. Nhưng đă bị Việt Minh Cộng sản do
    HCM lảnh đạo tung cán bộ trà trộn trong đám đông, lương lẹo hô hào đ̣i hỏi Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị
    và cướp chánh quyền tại Hà-Nội. Trong khi đó Pháp tái chiếm Sàig̣n và lan sang các tỉnh Nam Việt rồi
    Trung Việt và toàn cỏi Việt Nam đẩy ông Hồ và đảng Cộng Sản của ông vô bưng.

    Nhận thấy một bên là thực dân thống trị, một bên là Cộng Sản vô nhân đạo chuyên lừa lọc, không
    bên nào có thể đem lại quyền tự quyết cho dân tộc, ḥa b́nh cho quê hương nên một số các nhà chính trị
    quốc gia trong đó có Cựu Hoàng Bảo Đại đă tích cực vận động với chính phủ Pháp trao trả độc lập cho
    Việt Nam.
    Các nhà chính trị quốc gia muốn nương theo Pháp loại bỏ đảng cộng sản ra trước rồi đẩy Pháp ra
    khỏi Việt Nam sau. Trong khi đó, Pháp muốn mượn người Việt Quốc Gia đánh bại CS và giữ Việt Nam
    trong Liên Hiệp Pháp.
    Với những toan tính như vậy, Cựu Hoàng Bảo Đại đă kư một hiệp định với Cao Ủy Emile
    Bollaert ngày 5/6/1948 tại Vịnh Hạ Long và một hiệp định khác với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol tại
    Paris ngày 8/3/1949. Theo đó Pháp công nhận “Việt Nam là một Quốc Gia Độc Lập Trong Liên Hiệp
    Pháp”
    Thời đó, t́nh h́nh kinh tế bên Pháp bị suy thoái và chiến tranh ngày càng gia tăng, Người Pháp
    thấy không thể tái cai trị VN một cách dể dàng như trước kia, những nhà chính trị Quốc Gia Việt Nam
    càng thêm thuận lợi trong việc thương lượng với chính phủ Pháp.

    Ngày 6/5/1950 Chính Phủ Trần Văn Hửu ra đời với Quốc hiệu VIỆT NAM, Quốc Kỳ nền Vàng
    ba sọc đỏ, Quốc Ca là Thanh Niên Hành Khúc. Nước Việt Nam chính thức được thống nhất từ Nam Quan
    cho đến mủi Cà Mau sau 80 năm bị chia rẻ để trị của người Pháp..
    Trong lúc đó, Cộng Sản đă thống trị toàn cỏi Trung Hoa lục địa, họ viện trợ ào ạt và trang bị quân
    sự cho Việt Cộng có khả năng tham dự những trận chiến cấp Trung Đoàn, Sư Đoàn, phối hợp Bộ Binh và
    Pháo Binh. Trận đánh đầu tiên tại vùng Cao Bắc Lạng năm 1950 gây tổn thất nặng nề cho quân đội viễn
    chinh Pháp.
    Ngày 11/5/1950 Quốc Hội Pháp chính thức chấp nhận thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam
    với quân số 60,000 người. Và kể từ đó Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (QĐQG-VN) lần lược h́nh thành
    cho đến Tháng 4/1975.


    IIGiai đoạn sơ khai của tiến tŕnh h́nh thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.

    Ngày 1/10/1946, Pháp thành lập lực lượng Vệ binh Cộng Ḥa Nam kỳ. Đây là lực lượng quân sự
    đầu tiên của Chính phủ Nam Kỳ tự trị do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng (tham chánh ngày 7-
    5-1946). Ngoài lực lượng này, Pháp cũng tổ chức những lực lượng quân sự phụ thuộc khác như phụ lục
    quân, hương dũng, hương vệ để tăng cường cho lực lượng Quân đội Pháp tại miền Nam. Về sau lực lượng
    nầy được cải danh thành Vệ binh Nam Việt khi trở thành Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Cũng từ đó,
    chương tŕnh phát triển lực lượng quân sự địa phương trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp bắt đầu.
    Ngày 12-4-1947 Bảo Vệ Quân ra đời tại Huế do Hội đồng chấp chánh Trung Phần thành lập về
    sau đơn vị nầy được cải danh thành Việt Binh Đoàn
    - Tháng 7-1948 một lực lượng quân sự địa phương, Bảo Chính Đoàn cũng được thành lập tại
    miền Bắc VN.. và một trường đào tạo Sỉ Quan Việt Nam cấp Trung Đội Trưởng được thành lập tại Đập
    Đá, Huế. ( Về sau di chuyển lên Đà Lạt tiếp nhận Trường Bơ Bị Liên Quân Đặc Biệt của Pháp và cải
    danh thành Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt. Cho đến những năm 1960 trường nầy cải tổ chương tŕnh
    đào tạo Sĩ Quan Hiện Dịch, thời gian kéo dài 4 năm và đổi danh xưng là Trường Vơ Bị Quốc Gia )
    Đơn vị Nhảy Dù Việt Nam đầu tiên được thành lập vào ngày 1/1/1948 là Đại Đội 1 Nhảy Dù
    Đông Dương (1ere Compagnie Indochinoise Parachutiste CIP ). Đơn vị nầy được biệt phái cho TĐ1Biệt
    Kích Nhảy Dù thuộc địa của Pháp.( Bataillon Colonial Commando Parachutiste BCCP ). Nhận thấy khả
    năng chiến đấu hữu hiệu của Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương nên sau đó các Đại Đội 3, 5, 7 Nhảy Dù
    Đông Dương được thành lập. Những Đại Đội nầy cũng được biệt phái cho các Tiểu Đoàn Nhảy Dù Pháp
    làm Đại Đội thứ Tư trong các đơn vị nhảy dù Pháp. Khi các Tiểu Đoàn Biệt Kích Nhảy Dù luân chuyển
    về Pháp th́ các ĐĐND Đông Dương -Việt Nam được tái biệt phái cho các đơn vị thay thế. Sỉ quan và Hạ
    Sỉ Quan chỉ huy các Đại Đội Nhảy Dù Đông Dương phần lớn là người Pháp do các Tiểu Đoàn gốc cung
    cấp.

    Năm 1949, thêm một đơn vị biệt lập, Đại Đội 1Nhảy Dù Pḥng Vệ Bắc Việt được thành lập và
    Đại Đội Trưởng là Trung Úy Nguyễn Khánh. Một trong những Trung Đội Trưởng là Trung Úy Đổ Cao
    Trí.
    - Ngày 13/4/1949, Chính phủ Quốc gia Việt Nam ban hành sắc lệnh 66/SG chính thức hóa các
    đơn vị vệ binh tại các địa phương thành Quân Đội chính quy mà các quân nhân đều được hưởng lương
    bổng của Quốc gia, (cao hơn lương của phụ lực quân rất nhiều). Các đơn vị Vệ binh được hưởng là Vệ
    binh Nam Việt, Việt binh đoàn (Trung Việt), Bảo chính đoàn ( Bắc Việt) và vệ binh sơn cước và có cùng
    danh xưng chung là Vệ Binh Quốc Gia.
    -Ngày 1 tháng 7/1949, Quốc trưởng Bảo Đại kư Dụ số 1/CP và Dụ số 2/CP để tổ chức các cơ
    quan công quyền, quy chế công sở, xác định Việt Nam có 3 phần : Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt. Mỗi
    phần có ngân sách riêng, do 1 Thủ hiến điều hành. Vị thủ hiến của mỗi phần cũng là Tổng Chỉ Huy lực
    lượng quân sự địa phương.
    -Ngày 1/10/1949, ba Tiểu Đoàn bộ binh Việt Nam đầu tiên được thành lập là các Tiểu đoàn số 1,
    2 và 3, đánh dấu Quân đội Quốc gia VN từ giai đoạn phụ lực và vệ binh sang giai đoạn chính quy. Ngoài
    các chương tŕnh huấn luyện, đào tạo sĩ quan chỉ huy trong nước, một số sĩ quan Việt Nam đầu tiên cũng
    được gửi theo học tại các quân trường của Pháp. Cuối năm 1949, Quân đội Quốc gia VN có 45 ngàn
    quân.
    Ngày 11/5/1950 tại Sài G̣n, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập Quân đội Quốc Gia
    Việt Nam với lập trường chống Cộng sản, và gia tăng quân số lên đến 60 ngàn người, bao gồm một nửa
    là lực lượng chủ lực chính quy, một nửa là vệ binh. Nhiệm vụ của Quân đội Quốc gia Việt Nam là b́nh
    định và đảm trách một phần nhiệm vụ tác chiến thay dần các đơn vị Quân đội Pháp. Vị Tổng Tham Mưu
    Trưởng đầu tiên của QĐQG-VN là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hinh. Thiếu Tướng Hinh gốc là Sỉ Quan
    Không Quân từ quân đội Pháp chuyển sang. Bản doanh Bộ Tổng Tham Mưu tọa lạc trên đường Trần
    Hưng Đạo thuộc Quận 5 Sài G̣n.
    Ngày 12 tháng 6 năm 1950, chương tŕnh quân viện của Chính phủ Hoa Kỳ được chính thức
    thông báo chuyển sang cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Cuối năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam
    có 65 ngàn chiến binh.
    Ngày 23-12-1950, Pháp-Mỹ-Việt kư hiệp-định hổ tương pḥng thủ và
    viện trợ quân sự; theo đó Mỹ viện-trợ cho VN 2 tỷ Mỹ-kim trong bốn năm, từ
    1950 đến 1954 để trang bị cho Quân-Đội Quốc Gia Việt Nam. Cùng ngày,
    nghị-định thành-lập hai trường Sĩ-quan Trừ-bị Nam-Định và Thủ Đức được
    ban hành, nhằm đào tạo Sĩ-Quan ngạch trừ-bị cho QĐQG-VN. Khóa Sĩ-Quan
    Trừ-Bị đầu tiên khai giảng cùng một ngày 9/10/1951 tại Nam Định và Thủ
    Đức.
    Trường Sĩ-quan Trừ-bị Nam- Định chỉ đào-tạo được một khóa rồi
    đóng cửa vĩnh viễn năm 1952. Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức hoạt-động tới
    cuối tháng 4-1975, lúc đó mang tên là Trường Bộ-binh, đặt ở Long-thành.
    Trong lúc hoạt động quân sự của CS Việt Minh được các cường quốc
    CS Nga Tàu yểm trợ tối đa làm cho Bộ Tư Lệnh viễn chinh Pháp ngày càng bối rối với các trận đánh cấp
    Trung Đoàn rồi Đại Đoàn ( lớn hơn Trung Đoàn và nhỏ hơn Sư Đoàn ) và một căn cứ quân sự kiên cố bậc
    nhất của Pháp được xây dựng trong ḷng chảo Điện Biên Phủ với 13,000 quân trú pḥng bị thất thủ vào
    ngày 7/5/1954 dẩn đến hiệp định Geneve ngày 20/7/1954 chia cắt Việt Nam thành hai miền: Miền Bắc từ
    vĩ tuyến 17 trở ra do Cộng Sản cai tri. Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Công Ḥa theo
    thể chế Tự Do.
    Cho đến thời điểm nầy QĐQG-VN có :
    * Về Lục Quân : 67 Tiểu Đoàn Bộ Binh, 5 Tiểu Đoàn Pháo Binh, một Liên Đoàn Nhảy Dù với 5
    Tiểu Đoàn, một Trung Đoàn Thiết Giáp, 6 Đại Đội Truyền Tin, 6 Đại Đội Công Binh và 6 Đại Đội Quân
    Vận.


    III Giai Đoạn h́nh thành Binh Chủng Nhảy Dù - Liên Đoàn Nhảy Dù

    Song song với việc thành lập các đơn vị Sư Đoàn Bộ Binh Việt Nam, Quân đội Pháp cũng thành lập
    các đơn vị Nhảy Dù. Ngày 15/7/1951, Bởi quyết định số 1547/EMIFT/1 (Etat Major Interarmees et des
    Forces Terrestres) Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương ( 1er Compagnie Indochinoise Parachutiste – 1CIP)
    và Đại Đội 1 Pḥng Vệ Bắc Việt ( 1 Compagnie de la Garde) được kết hợp để thành lập Tiểu Đoàn 1
    Nhảy Dù Việt Nam (1er Bataillon de Parachutistes Vietnamiens) đầu tiên tại Chí Hoà Sài G̣n ( Nha Hỏa-
    Xa tại cống Bà-Xếp Ḥa-Hưng ) , phần lớn các cán bộ chỉ huy đều do người Pháp nắm giữ. TĐT đầu tiên
    là Đại Úy Ticheri kế đó là các Đại Úy Gérauld , Đ/U Vervelle, Đ/U Chapuis và sau đó mới chuyển qua
    SQ VN là Thiếu Tá Albert Lê Quang Triệu. Việc huấn luyện nhảy dù và đơn vị được thực hiện tại Trung
    Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Tân Sơn Nhất, và một Trung tâm khác tại Phi-Trường Bạch Mai
    Hà Nội.

    Ngày 30/8/1951 một Đại Đội/TĐ1ND –VN đươc thả xuống cù lao Ré tỉnh Quảng Nam để tấn công
    một lực lượng CS Việt Minh vừa xâm nhập vào đảo nầy. Đây là trận thử lửa đầu tiên của TĐ1ND-VN.
    Vào ngày 1/9/1952 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập tại Trường Bưởi Hà-Nội.(Quân số lấy từ
    các quân nhân Việt và Pháp thuộc Tiểu Đoàn 10 Nhảy Dù Thuộc Điạ ( TĐ10ND thuộc địa bị thiệt hại
    nặng trong trận đánh với CSBV tại Ba-V́, Bắc Việt ). Quân số đầu tiên cuả đơn vị gồm 446 Pháp và 408
    người Việt do một Sỉ quan Pháp làm Tiểu Đoàn Trưởng. Việc huấn luyện nhảy dù và đơn vị được thực
    hiện tại trường nhảy dù cạnh phi trường Bạch Mai Hà Nội.
    Ngày 1/4/1952 Tiểu Đoàn 4 Nhảy Dù được thành lập tại Đà Nẳng Nhưng sau v́ thiệt hại nặng
    trong một cuộc chạm súng với một Trung Đoàn Cộng quân tại Lào nên giải tán.
    Ngày 1/9/1953 Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù được thành lập tại Trường Bưởi, Hà Nội từ những cán bộ
    Việt Nam thuộc Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù Thuộc Điạ . Ngày 20/11/1953 TĐ5ND-VN cùng với trên 4,000
    lính Nhảy Dù khác nhảy xuống căn cứ Điện Biên Phủ trong một cuộc hành quân nhảy dù lớn nhất từ sau
    Đệ Nhị Thế Chiến. Ngày 13/3/1954 TĐ5ND-VN lại nhảy xuống Điện Biên Phủ một lần nửa trong nổ lực
    tăng viện giải vây cho căn cứ nầy. Khi ĐBP thất thủ, TĐ5ND hoàn toàn tan rả và được tái thành lập vào
    tháng 8/1954
    Ngày 1/11/1953 Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được thành lập tại Hải Pḥng. Hầu hết Sỉ Quan, Hạ Sỉ
    Quan chỉ huy đơn vị nhảy dù Pháp thuyên chuyển tới.Ngày 1 tháng 3 năm 1955. Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù bị
    giäi tán để lấy quân số bổ sung cho các đơn vị khác khi thành lập Liên Đoàn Nhảy Dù.
    Đến ngày 1/3/1954 thêm TĐ6ND được thành lập tại Tân Sơn Nh́ Gia Định với thành phần sï
    quan và Hạ Sï Quan hoàn toàn Việt Nam được lựa chọn hầu hết là quân số của TĐ19 Khinh quân tại Cà
    Mau (đa số là người Khmer Krộm) Thiếu Tá Đổ Cao Trí là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên. Khi Thiếu Tá Trí lên làm Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù ngày 29/9/1954 th́ Đại Úy Thạch Con được chỉ định
    thay thế.
    Ngày 29/9/1954 Pháp chính thức bàn giao Quân Đội lại cho Việt-Nam tại sân cờ Liên Đoàn 3
    Nhảy Dù GAP 3 (Groupement Aéroportés Parachutiste No.3) Nha Trang. trong chương tŕnh trao trả
    độc lập cho Việt-Nam. Liên Đoàn Nhảy Dù được thành lập từ đó gồm 4 Tiểu Đoàn 1,3,5 & 6 (giải tán
    TĐ7 ND để lấy quân số bổ sung cho các Tiểu Đoàn, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và các đơn vị yểm trợ )
    Liên Đoàn Nhẩy Dù có 4.000 người gồm Bộ Chỉ Huy, Đại Đội Chỉ Huy Liên Đoàn, các Tiểu
    Đoàn 1, 3, 5, 6 Nhẩy Dù, và Tiểu Đoàn Trợ Chiến Nhẩy Dù (gồm các đơn vị Đại Đội Quân Y, Đại Đội
    Công Binh , Đại Đội Súng Cối, Đại Đội Kỹ Thuật; Phân Đội Truyền Tin và Trung Đội Tiếp Tế thả Dù .
    Mỗi Tiểu Đoàn Nhảy Dù có một Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, một Đại Đội Trợ Chiến và 3 (sau này là
    4) đại đội tác chiến, tổng số lên tới 1000 người.Các cấp chỉ huy đầu tiên của Liên Đoàn Nhảy Dù gồm có:
    Chỉ Huy Trưởng : Thiếu Tá Đổ Cao Trí.
    Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù , Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Vũ Quang Tài.
    Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Phan Trọng Chinh
    Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Tiểu Đoàn Trưởng là Tr/U Nguyển Văn Viên ( thay Đ/U Le Saud )
    Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Thạch Con.
    Tiểu Đoàn Trợ Chiến Nhảy Dù Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Trịnh Xuân Nghiêm
    Đại Đội Quân Y, Đại Đội Trưởng là Đại Úy Bác Sỉ Ngô Thiên Khai.
    Đại Đội Công Binh Nhảy Dù , Đại Đội Trưởng là Thiếu Úy Hoàng Công Chức.
    Đại Đội Súng Cối Nhảy Dù, Đại Đội Trưởng là Thiếu Úy Huỳnh Long Phi.
    Phân Đội Truyền Tin Nhảy Dù , Phân Đội Trưởng là Tr/Uy Nguyển Văn Viên.
    Đại Đội Kỷ Thuật, Đại Đội Trưởng là Trung Úy Nguyễn Khoa Nam.
    Ngày 1/3/1955 v́ thiếu quân số nên phải giải tán TĐ7ND để lấy quân bổ sung cho các đơn vị căn
    bản cơ hửu các Tiểu Đoàn, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và các đơn vị yểm trợ.
    Ngày 25/3/1955 BCH Liên Đoàn Nhảy Dù và 2 Tiểu Đoàn 3 &5ND được di chuyển vào Sàig̣n
    và BCH đóng tại Trại Quân Cụ cạnh chợ Trần Quốc Toản..
    Ngày 4 /6 /1955 toàn bộ Liên Đoàn đều di chuyển vào Sài G̣n để hoàn chỉnh và thống nhất chỉ
    huy dưới quyền cuả các Sỉ Quan Việt Nam.
    Ngày 1/5/1955 Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù. được thành lập tại Căn Cứ Không Quân Tân
    Sơn Nhất, Tây-Bắc ngoại ô Sài G̣n, rập theo trường nhẩy dù Ft.Benning, được thành lập cùng năm, dùng
    tài sản của trường Pháp trước kia và cùng tọa lạc với Liên Đoàn Nhẩy Dù, và Chuẩn Úy Trần Văn Vinh là
    Chỉ huy Trưởng.
    Ngày 1/9/1956, Trung Tá Nguyển Chánh Thi thay thế Đại Tá Đổ Cao Trí trong chức vụ CHT
    Liên Đoàn Nhảy Dù
    Ngày 26/10/1959, Theo đà phát triển quân đội, Liên Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành Lữ-
    Đoàn Nhảy Dù và dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi.
    Ngày 12/11/1960 Trung Tá Cao Văn Viên đang là Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống,
    được đề cử giử chức Tư-Lệnh Lữ-Đoàn Nhảy Dù và được thăng cấp Đại Tá thay thế Đại Tá Nguyển
    Chánh Thi tham gia đảo chánh TT Ngô Đ́nh Diệm bất thành và lưu vong sang ở Cam-Bốt.
    IV Giai đoạn phát triển 1961 – 1967.
    Ngày 1/12/1959 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù được thành lập tại Sàig̣n với Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu
    Tá Trương Quang Ân.
    Đầu năm 1961 Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được tái thành lập tại Biên Ḥa, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại
    Úy Ngô Xuân Nghị.
    Năm 1962, Theo đà phát triển quân đội VNCH, Lữ Đoàn Nhảy Dù tổ chức thành 2 Chiến Đoàn
    để đáp ứng nhu cầu gia tăng của chiến trường: Chiến Đoàn 1 gồm 3 Tiểu Đoàn 1,3 & 8ND do Thiếu Tá
    Dư Quốc Đống làm Chiến Đoàn Trưởng, bản doanh đóng tại căn cứ Hoàng Hoa Thám và Chiến Đoàn 2
    Nhảy Dù gồm 3 Tiểu Đoàn 5,6 & 7ND, do Thiếu Tá Đổ Kế Giai làm Chiến Đoàn Trưởng, bản doanh tại
    Tam Hiệp Biên Ḥa
    Đầu năm 1964 sau chiến thắng Hồng Ngự trong khu vực phía Tây Đồng Tháp Mười, Đại Tá Cao
    Văn Viên, Tư Lệnh LĐND được đặc cách thăng Thiếu Tướng tại mặt trận và được đề cử giử chức vụ
    Tham Mưu Trưởng Liên Quân tại Bộ TTM và Trung Tá Dư Quốc Đống thay thế chức vụ Tư Lệnh Lữ
    Đoàn Nhảy Dù
    Ngày1/9/1965, TĐ2ND được thành lập tại Sàig̣n. Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Quang
    Lưởng. Vào ngày 1/10/1965 TĐ9ND cũng được thành lập tại Sàig̣n với Thiếu Tá Lê Văn Huệ làm Tiểu
    Đoàn Trưởng.
    Và để đáp ứng nhu cầu phát triến của LĐND, một Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly cơ hữu cũng được
    thành lập trong năm 1965 và đơn vị Quân Y Nhảy Dù cũng được nâng cấp thành TĐQYND trong thời
    gian nầy để cung cấp dịch vụ y tế trị liệu và tản thương kịp thời cho đơn vị.
    Ngày 19/6/1967, TĐ11ND được thành lập tại đồi Tăng Nhơn Phú Thủ Đức do Thiếu Tá Nguyễn
    Viết Cần làm Tiểu Đoàn Trưởng.
    Để thích ứng với hệ thống chỉ huy “tam tam chế”, thêm Chiến Đoàn 3ND được thành lập vào
    ngày 1/7/1967 do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam làm Chiến Đoàn Trưởng.
    Ngày 1/12/1967 Lữ Đoàn Nhảy Dù được Bộ Tổng Tham Mưu cải danh thành SĐND vẫn do
    Thiếu Tướng Dư Quốc Đống làm Tư Lệnh và ngày 1/4/1968 các chiến đoàn Nhảy Dù được cải danh
    thành Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Trung Tá Hồ Trung Hậu làm Lữ Đoàn Trưởng và Lữ Đoàn 2 ND do Trung
    Tá Đào Văn Hùng làm Lữ Đoàn Trưởng. Lữ Đoàn 3 ND do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam làm Lữ Đoàn
    Trưởng.
    Theo sự gia tăng nhu cầu ngày càng nhiều của chiến trường và để yểm trơ hỏa lực hữu hiệu cho 3
    Lữ Đ̣an Nhảy Dù, trong khi chờ đợi sự yểm trợ của các đơn vị pháo binh diện địa, BCH/PB/SĐND và
    TĐ2PBND được thành lập ngày 1/12/1968, sang năm 1969, TĐ3PBND được thành lập. Trong thời gian
    nầy 3 Đại Đội Trinh Sát Nhảy Dù thống thuộc 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù cũng được thành lập.
    Đến đầu năm 1969, SĐND có 3 Lử Đoàn ND gồm cả thảy 9 Tiểu Đoàn Nhảy Dù tác chiến, 3 Đại
    Đội Trinh Sát và 3 Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù.
    Năm 1970, các đơn vị Công Binh và Truyền Tin thuộc SĐND cũng được nâng cấp thành
    TĐTT/SĐND và TĐCB/SĐND
    Ngày 11/11/1972 sau mùa Hè đỏ lửa, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưởng chính thức đảm nhiệm
    chức vụ Tư-Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù thay thế Trung Tướng Dư Quốc Đống.
    Đầu năm 1974, để đối đầu với sự gia tăng xâm nhập vào miền Nam của CSBV, Bộ
    TTM/QLVNCH chấp thuận cho SĐND thành lập thêm Lử Đoàn 4 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Minh Ngọc
    làm Lữ Đoàn Trưởng, và 6 Tiểu Đoàn 12, 14, 15, 16, 17, 18 Nhảy Dù, ĐĐ4TSND và TĐ4PBND. Trong
    thời gian cuối cùng của VNCH năm 1975, LĐ4ND trách nhiệm bảo vệ quanh ṿng đai Đô Thành Sàig̣n.
    SĐND là một Sư Đoàn thiện chiến của QLVNCH, được sự kính nể của các Quân Lực Đồng Minh
    và ngay cả đối phương của chúng ta.


    Tài liệu Tham khảo :
    - Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản tại Toronto Ontario
    Canada năm 2001.
    - Những Sự Thật Chiến Tranh VN 1954 – 1975 của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Đại Tá Lê Bá
    Khiếu và Tiến Sỉ Nguyễn Văn – Tác giả xuất bản và giữ bản quyền.
    - Lịch Sử h́nh thành QL-VNCH của Trần Hội và Trần Đổ Cẩm trên trang nhà History Of The
    VietNam War 1945 – 1975.
    - Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu trong SĐND.
    Đại Úy Vơ Trung Tín
    Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
    Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
    Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933
    Chúng tôi rất mong được đón nhận những ư kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót v́ vấn đề
    thời gian đă trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Email: pvotin@gmail.com



    Last edited by alamit; 18-08-2012 at 01:33 AM.

  3. #123
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa


    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Biệt Động Quân và những trận đánh đi vào Quân Sử QLVNCH






    Liên Đồn Biệt Động QuânTử Chiến Với Cộng quân ở Vùng Đèo Chu Pao

    Chu Pao, ngọn đèo chiến lược ở Cao nguyên:

    Là một ngọn núi có đỉnh cao 1059 mét, cách Pleiku khoảng 17 km về phía Bắc, đỉnh núi là pháo đài quan sát để bảo vệ đoạn Pleiku-Kontum trên quốc lộ 14, Chu Pao là một vị trí chiến lược mà Cộng quân đă nhiều lần tung quân cố chiếm giữ bằng mọi giá. Do địa thế quá hiểm trở có lợi cho địch quân trong thế thủ, nên mỗi lần vùng đèo này bị lọt vào tay Cộng quân, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đă điều động lực lượng hùng hậu để tái chiếm. Từng trung đoàn, liên đoàn bộ chiến có chiếm xa yểm trợ, với các phi tuần oanh kích liên tục và cả B 52 dội bom, trận chiến kéo dài nhiều ngày, Cộng quân mới bị đánh bật ra khỏi vùng đèo.



    Do tầm quan trọng về chiến lược của vùng đèo này, nên trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Chu Pao trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm của Cộng quân tại Cao nguyên. Như đă tŕnh bày trong bài viết giới thiệu trận chiến giữa Sư đoàn 22 Bộ binh và Cộng quân tại mặt trận Dakto-Tân Cảnh, ngày 23 tháng 4/1972, Cộng quân đă tung quân tấn công cường tập vào bộ chỉ huy hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh. Ngày 24 tháng 4/1972, sau khi các cứ điểm trọng yếu tại Dakto và Tân Cảnh thất thủ, đối phương đă tung quân gây áp lực quanh thị xă Kontum. Ngày 28 tháng 4/1972, trung đoàn 95CSBV đă đánh chiếm một khoảng đường ngắn trên Quốc lộ 14 nối liền Pleiku-Kontum và tổ chức các cụm chốt cố thủ trên vùng đèo Chu Pao. Khi Cộng quân chiếm đèo th́ cũng vào lúc Sư đoàn 23 Bộ binh vừa hoàn tất cuộc chuyển quân từ Ban Mê Thuột theo Quốc lộ 14 về pḥng thủ Kontum, do đó không xảy ra giao tranh trên lộ tŕnh di quân.

    Lực lượng đặc nhiệm Biệt động quân kịch chiến với CQ quanh Kontum và Chu Pao:

    Việc trung đoàn 95 CSBV CSBV lập các chốt chận tại vùng đèo Chu Pao đă khống chế trục lộ giao thông huyết mạch này, đồng thời cô lập thị xă Kontum với các tỉnh phía Nam vùng Cao nguyên. Trong khi đó, ở phía Bắc thị xă Kontum, sau khi lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh rời khu vực Vơ Định để tăng cường cho Quân đoàn 1, ngày 20 tháng 4/1972, liên đoàn 6 Biệt động quân đă được điều động từ chiến trường Trị Thiên vào thay thế để pḥng thủ khu vực này. (Liên đoàn 6 BĐQ thống thuộc bộ chỉ huy Biệt động quân Quân đoàn 3, vào thượng tuần tháng 4/1972, đă cùng với liên đoàn 3 BĐQ tăng phái cho mặt trận Quảng Trị).

    Theo kế hoạch, các tiểu đoàn của liên đoàn 6 BĐQ đă bố trí quân trên các dốc đứng án ngữ Quốc lộ 14 về hướng Nam căn cứ Vơ Định. Do bị áp lực nặng của địch, ngày 27 tháng 4/1972, bộ chỉ huy liên đoàn được trực thăng vận lui về hướng Đông Nam 12 km, căn cứ Đồi Chiến Lược, hướng Bắc Kontum. (Trong liên lạc Không-Lục với các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ, căn cứ này c̣n có danh hiệu là căn cứ hỏa lực November). Ngày 1 tháng 5/1972, một đơn vị của liên đoàn 6 BĐQ bị địch tấn công cường tập. Để bảo toàn quân số, tiểu đoàn này được liên đoàn trưởng cho lệnh triệt thoái. Như thế, tuyến pḥng thủ của lực lượng VNCH đă lui lại vài km, chỉ cách thị xă Kontum 13 km về hướng Tây Bắc.

    Sau khi Cộng quân bị thất bại trong 2 đợt tấn công vào thị xă Kontum (đợt 1: 14/5/1972, đợt 2: 20/5/1972), Quân đoàn 2 quyết định tung quân dể giải tỏa áp lực tái khu vực nhằm tái lập giao thông trên Quốc lộ 14 và ṿng đai tỉnh ly Kontum. Để thực hiện kế hoạch này, một lực lượng đặc nhiệm đă được thành lập gồm 2 liên đoàn Biệt động quân được tăng cường Thiết giáp và Công binh chiến đấu, do đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 tổng chỉ huy.
    Cũng cần ghi nhận rằng liên đoàn 2 BĐQ được thành lập từ 1967 sau cải danh thành liên đoàn 23 BĐQ, gồm các tiểu đoàn: 11, 22, và 23 BĐQ. C̣n liên đoàn 6 BĐQ được thành lập từ 1969 với các tiểu đoàn 34, 35, 51 BĐQ. Tất cả 6 tiểu đoàn của 2 liên đoàn nói trên là những đơn vị kỳ cựu của binh chủng Mũ Nâu, đă có mặt trên chiến trường từ thời kỳ 1963-1964.
    Trong 10 ngày cuối của tháng 5/1972, lực lượng đặc nhiệm đă nỗ lực tung các cuộc tấn công quyết liệt để triệt hạ các cụm chốt của đối quanh đèo chiến lược này. Tuy nhiên, do đối phương đă xây dựng được một hệ thống cụm điểm kháng cự liên hoàn rất kiên cố trên các dốc đá hướng Nam núi Chu Pao, và các cụm chốt cố thủ hai bên Quốc lộ 14, nên các đơn vị Biệt động quân đă gặp rất nhiều khó khăn trong tấn công, dù được sử yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Pháo binh và Không quân chiến thuật, cùng B 52 và sử dụng cả chùm địa lôi CBU-55.
    Từ các vị trí cố thủ, Cộng quân đă chống trả quyết liệt để cố chận cuộc tiến quân của lực lượng đặc nhiệm. Phối hợp với hỏa lực hung bạo của các trận địa pháo do các tiểu đoàn pháo CQ mở ra với hàng loạt đợt hỏa tập, các cụm chốt cản của Cộng quân dọc hai bên đường đă gây tổn thất cho các đơn vị Biệt động quân và tiếp tục cản trở sự lưu thông tiếp vận từ Pleiku về Kontum.
    Cuối tháng 5/1972, sau khi Cộng quân bị đánh bật khỏi thị xă Kontum trong trận tấn công đợt 3 (ngày 28/5/1972), Quân đoàn 2 gia tăng nỗ lực giải tỏa áp lực Cộng quân tại đèo Chu Pao. Cùng lúc đó, địch quân cũng tăng cường lực lượng để cố bám giữ ngọn đèo này. Thế trận giằng co giữa Biệt động quân và Cộng quân. Giữa tháng 6/1972, bộ chỉ huy Biệt động quân điều động liên đoàn 22 Biệt động quân nhập trận. Liên đoàn này nhận khu vực do đơn vị bạn bàn giao.
    Theo kế hoạch của bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2, tiểu đoàn 62 thuộc liên đoàn 22 Biệt động quân và tiểu đoàn 71 BĐQ là những nỗ lực chính để triệt hạ các chốt cố thủ của Cộng quân quanh đỉnh Chu Pao. Cùng lúc đó, 4 tiểu đoàn Biệt động quân tiếp tục hành quân giải tỏa áp lực Cộng quân ở ṿng đai ngoại vi đèo Chu Pao. Trong cuộc tấn công tái chiếm vùng đèo Chu Pao, từng đại đội Biệt động quân được giao nhiệm vụ làm sạch từng cụm chốt liên hoàn của Công quân. Từ đội h́nh đại đội tấn công, mỗi trung đội của từng đại đội Biệt động quân lại là một mũi tấn công vào từng chốt địch quân. Sau các đợt pháo yểm trợ dập vào các vị trí trọng điểm của địch- được ghi nhận là có đặt súng cối 82 ly, từng toán Biệt động quân cầm lựu đạn ḅ sát đến các hầm và đánh từng hầm một. Các hầm ở Chu Pao, Cộng quân đều đào theo kiểu hầm Triều Tiên. Bom và đạn đại bác có đánh trúng ngay trên hầm th́ mới có kết quả. Với lối đánh bằng lựu đạn, cuối cùng lực lượng Biệt động quân đă đánh bật Cộng quân ra khỏi vùng đèo Chu Pao.

    * Chiến binh Biệt động quân nói về trận Chu Pao:

    Sau khi hai tiểu đoàn 71 và 62 Biệt động quân đă “dứt điểm” khu vực trung tâm đèo Chu Pao, giao thông trên trục lộ 14 được tái lập. Cuối tháng 6/1972, một số phóng viên báo chí đă đến thăm các đơn vị Biệt động quân thuộc lực lượng đặc nhiệm. Khi được hỏi về về trận địa Chu Pao, đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2 chỉ một vết mẻ trên phía đá lớn gần đó và nói:
    - Bom B 52 mà chỉ làm trầy xơ xịa ḥn đá như vậy th́ mong ǵ dùng bom trục địch quân ra khỏi hầm được.
    Tại ban chỉ huy tiểu đoàn 71 BĐQ, thiếu tá Đồng Văn Khoa, tiểu đoàn trưởng đă nhắc lại những h́nh ảnh hăi hùng của những trận cận chiến:
    - Chúng tôi thanh toán từng mục tiêu bằng lựu đạn, đánh từng hầm một, không c̣n cách nào khác để làm im tiếng tiếng súng của đám xạ thủ đă bị xiềng chân vào hầm.
    Một hạ sĩ quan của tiểu đoàn 71 đứng gần thiếu tá Khoa kể lại trận đánh:
    - Chiếm được hầm rồi, c̣n phải kéo súng lấy được xuống núi. Muốn vậy, buộc phải chặt chân cái xác chết để tháo súng ra. Nhưng địch quân bố trí hầm theo h́nh chữ V, tử thần hẹn gặp chúng tôi ở khắp bốn phía.
    Một phóng viên nh́n lên đỉnh Chu Pao, Chu Thoi đă ngán ngẩm:
    - Leo được lên đó và leo dưới hỏa lực của địch quân thật không phải là chuyện đi dạo.
    Đại úy Lê Thanh Phong, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 Biệt động quân gật đầu xác nhận:
    - Cam go lắm anh ạ. Nhưng cũng may lúc này có sương mù buổi sáng. Sương mù dày dặc đến mức cách nhau khoảng 10 thước là không nh́n thấy ǵ nữa rồi. Cũng nhờ sương mù mà chúng tôi ḅ lên đánh được những vị trí súng của địch.
    Vương Hồng Anh

    Trận DAK PEK với Tiểu Đoàn 88 BĐQ Biên Pḥng



    Căn cứ Dak Pek là một tiền đồn biên pḥng nằm gần biên giới Lào Việt, giáp với quận Ba Tơ tỉnh Quảng Ngăi và cách thị trấn Kontum 80 cây số về hướng tây bắc. Lược Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Hoa Kỳ xây căn cứ này vào tháng 4 năm 1962 nhằm mục đích ngăn chận, phá hoại đường xâm nhập từ bắc vào nam của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Đến ngày 30 tháng 11 năm 1970, Hoa Kỳ chuyển giao căn cứ này lại cho Việt Nam Cộng Ḥa và được Tiểu Đoàn 88 Biệt Động Quân (BĐQ) Biên Pḥng trấn giữ.

    Sau khi nhận căn cứ, Tiểu Đoàn 88 được giao phó thêm nhiệm vụ huấn luyện cho các tân sĩ quan về kỹ thuật trinh sát, viễn thám, trước khi bổ sung cho các đơn vị Biệt Động Quân đang hành quân trên bốn quân khu và Cam Bốt. Trong trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972, các đơn vị Bắc Việt tấn công căn cứ Dak Pek nhưng thất bại, một phần v́ các binh sĩ Biệt Động Quân chống trả dữ dội, một phần v́ vị trí chiến lược của trại có nhiều đồi núi, phân tán, nên tránh được hỏa lực pháo binh của đối phương. Thất bại trong việc đánh chiếm Dak Pek, phía Bắc Việt cho quân đi ṿng xuống phía nam đánh chiếm Tân Cảnh và bao vây thành phố Kontum.

    Trong năm 1973 chỉ có những cuộc chạm súng nhỏ không đáng kể. Các đơn vị Cộng Sản vẫn không chiếm được Dak Pek mặc dầu các tiền đồn khác như Ben Het, Dak Seang và quận Ba Tơ đă lần lượt rơi vào tay họ. Cuối năm 1973, Tiểu Đoàn 88 BĐQ kết hợp với Tiểu Đoàn 95 (từng đóng tại Bến Hết), Tiểu Đoàn 62 (từng đóng tại Polei Kleng) để trở thành Liên Đoàn 22 BĐQ. Liên đoàn với hai tiểu đoàn lưu động thường xuyên hành quân trên vùng cao nguyên Kontum, Pleiku,Phú Yên. C̣n Tiểu Đoàn 88 vẫn đóng quân giữ căn cứ Dak Pek. Lúc này căn cứ Dak pek đă bị cô lập hoàn toàn, mọi việc liên lạc với bên ngoài, tải thương, tiếp tế đều bằng trực thăng, ngoài ra tiểu đoàn không c̣n được sự yểm trợ của pháo binh bạn v́ nằm quá xa, sâu trong vùng địch chiếm đóng.


    H́nh chụp tại căn cứ Dak Pek vào khoảng năm 1968-69 với các binh sĩ Dân Sự Chiến Đấu VNCH. Căn cứ này được Hoa Kỳ xây vào năm 1962, về sau chuyển giao lại cho Tiểu Đoàn 88 Biệt Động Quân VNCH vào cuối năm 1970. Trong chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1972, Bắc Việt đă thất bại trong kế hoạch đánh chiếm Dak Pek. Nhưng hai năm sau với một chiến dịch bao vây triền miên và pháo kích lâu dài, Bắc Việt đă gây tổn thất nặng nề cho đơn vị Biệt Động Quân pḥng thủ. Ngày 16 tháng 5/1974, căn cứ Dak Pek thất thủ. Tiểu Đoàn 88 BĐQ tuy đă chiến đấu cực kỳ dũng mănh, nhưng kết cuộc cũng tan ră và coi như bị thiệt hại gần 100% quân số.

    Vào cuối tháng 3 năm 1974, trong khi hai Tiểu Đoàn 62 và 95 quần thảo với các đơn vị Bắc Việt thuộc Sư Đoàn 320 và Trung Đoàn 95B trong vùng Kon Sơ Lu, đông bắc Kontum th́ nhận được công điện khẩn của Tiểu Đoàn 88 gửi về. Thiếu Tá Di (tiểu đoàn trưởng) và sĩ quan tham mưu báo cáo cho biết các toán viễn thám của tiểu đoàn phát hiện sự gia tăng hoạt động của địch. Nào là xe vận tải Molotova, công binh, dân công làm đường, v.v...
    "Địch quân đang chuẩn bị tấn công căn cứ chúng tôi. Stop. Yêu cầu bộ chỉ huy khẩn gửi gấp lương thực, đạn dược, ḿn claymore, súng phóng hỏa tiễn M-72, thuốc men. Stop." Đó là những lời cầu cứu của các quân nhân thuộc Tiểu Đoàn 88 BĐQ. Các công điện gửi về liên tục tại trung tâm hành quân liên đoàn. Mọi người đều lo lắng cho số phận của căn cứ Dak Pek, yêu cầu Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân tại Quân Khu 2 yểm trợ cho Tiểu Đoàn 88. Trong khi đó Liên Đoàn 22 nhận lệnh di chuyển đến vùng hành quân mới tại Plei Lang Ba thuộc tỉnh Pleiku.

    Trong một cuộc chạm súng gần căn cứ vào ngày 27 tháng 4 năm 1974, các binh sĩ Biệt Động Quân tịch thu một tài liệu cho biết Bắc Việt đang chuẩn bị cho một trận đánh dứt điểm căn cứ Dak Pek. Đầu tháng 5 toán viễn thám BĐQ khám phá một hầm chứa 60 viên đạn pháo binh 105 ly (tịch thu được của Việt Nam Cộng Ḥa trong chiến trận mùa hè đỏ lửa). Tuy nhiên, một điều mà BĐQ không biết đến là Trung Đoàn 29 (thuộc Sư Đoàn 324B) CSBV đă được di chuyển bằng xe vận tải Molotova từ thung lũng A Shau tỉnh Thừa Thiên về vùng tam biên.

    Việc xử dụng Trung Đoàn 29 chứng tỏ khả năng di động của Bắc Việt đă được phát triển cùng với hệ thống đường xá và pḥng không. Trách nhiệm dứt điểm căn cứ Dak Pek được trao cho Trung Đoàn 29. Trung đoàn này đă bí mật di chuyển 75 dặm và đạt dưới quyền điều động của Mặt Trận B3.

    Vị sĩ quan tiểu đoàn trưởng của Tiểu Đoàn 88 BĐQ có giữ một bức mật thư, chỉ mở ra khi trường hợp căn cứ Dak Pek bị tràn ngập. Ông ta sẽ hướng dẫn các binh sĩ sống sót băng rừng vượt núi chạy về Mang Buk, một tiền đồn cách Dak Pek vào khoảng 60 cây số về hướng đông nam. Nhưng có lẽ Thiếu Tá Di không có dịp mở bức mật thư đó ra để thi hành.
    Bắt đầu từ ngày 10 tháng 5/1974, các trung đội BĐQ có nhiệm vụ lục soát bên ngoài căn cứ đă bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với các đơn vị tiền phương của địch. Hai ngày sau quân Bắc Việt khởi đầu trận pháo kích lên vị trí pḥng thủ của Tiểu Đoàn 88 bằng đủ loại đạn, hỏa tiễn, và súng cối. Sau đó Trung Đoàn 29 bắt đầu tấn công các tiền đồn nhỏ bên ngoài.



    Ở trong căn cứ, các binh sĩ Biệt Động Quân chống trả mănh liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Trận đánh kéo dài bốn ngày, thiếu hỏa lực yểm trợ của pháo binh bạn, tuyến pḥng thủ của Tiểu Đoàn 88 thu nhỏ dần, tuy nhiên các binh sĩ vẫn không buông súng.
    Đến sáng ngày 16, sau khi tập trung đạn pháo binh bắn vào các vị trí c̣n lại của Biệt Động Quân, các cánh quân thuộc Trung Đoàn 29 CSBV có chiến xa T-54 yểm trợ đă siết chặt ṿng vây, tiến vào căn cứ. Tất cả lô cốt, công sự pḥng thủ trong căn cứ Dak Pek đều bị sập dưới trận mưa pháo của địch. Lúc đó Thiếu Tá Di vẫn c̣n liên lạc với các phi cơ yểm trợ. Trong trận này Không Quân đă bay hơn 70 phi vụ yểm trợ cho Tiểu Đoàn 88 BĐQ. Nhưng v́ thời tiết xấu và hỏa lực pḥng không của Bắc Việt quá mạnh mẽ nên các phi vụ oanh kích đă kém nhiều hiệu quả. Đến trưa, tiếng nói của Thiếu Tá Di trên máy vô tuyến PRC-25 đă im lặng dưới hỏa lực của địch. Quân CSBV đă bắn vào căn cứ hơn 7,000 đạn pháo binh và hỏa tiễn trong ṿng 12 tiếng đồng hồ trước khi Tiểu Đoàn 88 BĐQ và căn cứ Dak Pek thất thủ.

    Sau trận đánh căn cứ Dak Pek tháng 5/1974, báo cáo tổn thất về Tiểu Đoàn 88 BĐQ là 100%. Tiểu đoàn này đă bị cô lập hơn một năm, tất cả các vùng xung quanh như Tân Cảnh, Dakto đă mất vào tay quân Bắc Việt. Tuy đă có kế hoạch cho Tiểu Đoàn 88 rút về tiền đồn Măng Buk, nhưng Măng Buk lại cách Dak Pek đến 60 km th́ đâu thể nào các quân nhân Tiểu Đoàn 88 có thể t́m đường đến đó khi căn cứ Dak Pek thất thủ.

    Vũ Đ́nh Hiếu
    17/06/1995
    Theo tài liệu:
    - Francis J. Kelly, The Green Berets, Brasseưs (US), Inc. New York, 1991.
    - Col. William Ẹ Le Gro, Vietnam from Cease fire to Capitulation, Washington, D.C. 1981
    Kỷ niệm ngày Quân-Lực 19-06-1995


    Căn Cứ Pleime, Trận Tử Chiến Của T.đoàn 82 BĐQ Biên Pḥng



    *Tiền cứ Pleime: những trận đánh đă đi vào chiến sử

    Trại biên pḥng Pleime cách Pleiku khoảng 50 km về hướng Tây Nam, được thành lập từ tháng 10/1963. Từ khi thành lập cho đến cuối năm 1974, căn cứ này đă nhiều lần bị CQ tập trung lực lượng tấn công để cố chiếm căn cứ trọng yếu này nhưng đều bị đẩy lùi, một số trận giao tranh đă đi vào chiến sử như trận đánh vào tháng 10/1965. Theo tài liệu của đặc san Mũ Nâu và tài liệu của trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, trận chiến này được ghi nhận như sau:

    Ngày 19 tháng 10/1965, bộ Tư lệnh B 3 CSBV (chỉ huy lực lượng Cộng quân tại Cao nguyên) đă điều động 2 trung đoàn 32 và 33 chủ lực tấn công vào tiền cứ Pleime. Trung đoàn 33 CSBV là lực lượng tấn công chính, trung đoàn 32 CSBV là lực lượng phụ trợ có nhiệm vụ chận đánh lực lượng tăng viện của liên quân Việt-Mỹ. Với chiến thuật tiền pháo hậu xung thường áp dụng trong các trận tấn công cường tập, Cộng quân đă mở trận hỏa công pháo dữ dội vào căn cứ. Ngay sau khi trận chiến xảy ra, lực lượng tăng viện VNCH được điều khẩn để tiếp cứu nhưng đă bị trung đoàn 32 CSBV phục kích. Giao tranh diễn ra ác liệt, đến ngày 23 tháng 10/1965, lực lượng tăng viện VNCH đă chọc thủng ṿng vây của CQ và tiến vào tiếp cứu quân trú pḥng trong căn cứ, trung đoàn 33 CSBV bị đánh bật sau 1 tuần liên tiếp tấn công nhưng thất bại.

    Đầu tháng 11/1965, một chiến đoàn Nhảy Dù VNCH phối hợp với Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ tung cuộc hành quân tảo thanh các đơn vị của trung đoàn 32, 33 và trung đoàn 66 CSBV c̣n nguyên vẹn quanh khu vực gần trại Pleime, trong thung lũng Ia Drang, khu vực cụm núi Chu Prong. Sau hai tuần liên tục truy kích, lực lượng Việt-Mỹ đă loại khỏi ṿng chiến 465 CSBV, bắt sống 15 tù binh và tịch thu 70 vũ khí đủ loại.

    * Tiểu đoàn 82 Biệt động quân Biên pḥng và trận chiến 1974:

    Tháng 10/1970, theo kế hoạch chung của bộ Tổng tham mưu QL/VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN, trại Pleime được chuyển giao cho tiểu đoàn 82 Biệt động quân Biên pḥng được thành lập với quân số của Biệt kích quân cải tuyển sang Biệt động quân, ngay sau đó, tiểu đoàn được bổ sung một số sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ do bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2 điều phối.



    Tháng 4/1974, sau khi đă tung quân lấn chiếm và kiểm soát khu vực gần căn cứ Đức Cơ, sư đoàn 320B CSBV khởi động cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Pleime. Địch quân đă điều động trung đoàn 48, trung đoàn 64, 1 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn pháo pḥng không hiệp đồng chuẩn bị cuộc tấn công. Trước t́nh h́nh đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đă khẩn cấp điều động 2 trung đoàn của Sư đoàn 22 BB tăng viện cho mặt trận Pleime, trong đó trung đoàn 42 được tăng cường cho căn cứ hỏa lực 711 và khu vực kế cận. Cùng với sự tăng viện của 2 trung đoàn Bộ binh, Không quân VNCH tại Cao nguyên đă tiến hành nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị trí đóng quân của các đơn vị CQ. Sự can thiệp nhanh chóng của lực lượng VNCH đă ngăn chận và vô hiệu hóa kế hoạch đánh chiếm Pleime của CQ. Đến tháng 5/1974, lực lượng VNCH đă làm chủ khu vực quanh căn cứ này.
    Sau khi t́nh h́nh quanh Pleime tạm lắng dịu, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đă cho lệnh Sư đoàn 22 BB rút 2 trung đoàn về lại tỉnh B́nh Định, do đó Cộng quân đă tận dụng cơ hội mở cuộc tấn công vào Pleime. Lực lượng trú pḥng vào thời gian này gồm có 4 đại đội tác chiến của tiểu đoàn 82 Biệt động quân và 1 đại đội của tiểu đoàn 81 Biệt động quân tăng phái. Các đại đội Biệt động quân khai triển lực lượng tổ chức pḥng thủ cụm tuyến trung tâm căn cứ và hai tiền đồn Chu Ho và đồi 509. Trong khi hoạt động bên ngoài căn cứ, đại đội 2/81 đă bị CQ tấn kích bất thần, đại đội này đă chống trả dũng mănh nhưng trước một lực lượng địch đông gấp 5, cuối cùng đại đội phải rút vào căn cứ với 22 chiến binh vào được bên trong trước khi Cộng quân bao vây và phong tỏa các thông lộ ra vào căn cứ.

    Trong trận tấn công vào căn cứ Pleime lần này, Cộng quân đă sử dụng 4 tiểu đoàn thuộc 2 trung đoàn 9 và 48 CSBV, tăng cường trung đoàn 26 biệt lập của B3. Sau đó CQ lại tung vào trận chiến trung đoàn 64 CSBV để mở các trận tấn công biển người vào căn cứ này. Địch đă sử dụng đủ các loại pháo 130 ly, 120 ly, và súng cối 82 ly pháo kích liên, trong khi đó, tiểu đoàn pháo pḥng không của đối phương cũng đă bố trí 12 vị trí đặt súng 12.7 pḥng không để bắn trực thăng tiếp tế và tải thương cũng như chống trả các đợt không tập của Không quân VNCH. Sau 6 ngày đêm tử chiến, tiền đồn Chu Ho đă thất thủ, 5 ngày sau đó, 10 tháng 8/1974, đến lượt tiền cứ đồi 509 bị Cộng quân tràn ngập. Các chiến binh sống sót tại hai tiền cứ nói trên đă vượt thoát vào rừng và tự mưu sinh thoát hiểm trong hoàn cảnh vô cùng bi tráng: hết đạn, không có thức ăn và nước uống trong những ngày tử chiến với CQ.

    Sau khi đă đánh chiếm 2 tiền cứ Chu Hô và đồi 509, Cộng quân đă tập trung lực lượng tấn công vào khu trung tâm căn cứ Pleime. Tiểu đoàn 82 CQ đă bị bao vây trong 1 tháng, không nhận được tiếp tế lương thực, thuốc men và đạn dược. Chiến đấu trong một t́nh thế nguy kịch, thế nhưng cả tiểu đoàn đă giữ vững được tuyến pḥng ngự. Đến ngày 2 tháng 9/1974, Quân đoàn 2 đă điều động lực lượng tăng viện gồm Bộ binh, Biệt động quân và Thiết giáp nỗ lực tiếp cứu tiền cứ Pleime. Các đơn vị sư đoàn 320 CSBV bắt đầu bị đánh bật sau 20 lần tấn công bất thành vào căn cứ. Riêng tiểu đoàn 82 BĐQ sau khi nhận được tiếp tế và tái tổ chức đơn vị và tổ chức phản công tái chiếm 2 tiền đồn Chu Ho và đồi 509.



    * Lược tŕnh về 12 tiểu đoàn Biệt động quân biên pḥng:

    Trước năm 1970 tại Vùng 2 Chiến thuật (từ tháng 8/1970 đổi thành Quân khu 2) có 15 trại biên pḥng do các tiểu đoàn Dân sự Chiến đấu thuộc Lực lượng Đặc biệt trách nhiệm pḥng ngự. Đến tháng 5/1970, như đă tŕnh bày, theo kế hoạch của liên quân Việt-Mỹ, liên đoàn 5 Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ được lệnh thực hiện đợt cải tuyển cho các trại biên pḥng. Binh đoàn này được lệnh chấm dứt các hoạt động biệt kích trên toàn lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa, đồng thời chuyển các đơn vị Dân sự chiến đấu sang binh chủng Biệt động quân VNCH để thành lập các tiểu đoàn Biệt động quân Biên pḥng.

    Theo quy tŕnh và phương thức hoán chuyển, trong ṿng 90 ngày kể từ có quyết định cải tuyển, các trại Dân sự Chiến đấu được tổ chức theo cơ cấu tiểu đoàn Biệt động quân gồm 3 đại đội chiến đấu, 1 dại đội chỉ huy và ban chỉ huy Tiểu đoàn.
    Cải tuyển đợt 1 vào ngày 31/8/1970:
    - Trại Polei Kleng (A-241), tỉnh Kontum chuyển thành tiểu đoàn 62 BĐQ Biên pḥng với quân số 403 người.
    - Trại Plei Mrong (A-113), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 63 BĐQ Biên pḥng với quân số 443 chiến binh.
    - Trại Tieu Atar (A 231), tỉnh Darlac, chuyển thành tiểu đoàn 71 BĐQ Biên pḥng với quân số 414 chiến binh.
    - Trại Trang Phúc (A-223), tỉnh Darlac, chuyển thành tiểu đoàn 72 BDQ Biên pḥng với quân số 399 chiến binh.
    -Trại Plei Djereng (A-251), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 80 BĐQ Biên pḥng với quân số 479 chiến binh.
    - Trại Đức Cơ ( A-253), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 81 BĐQ Biên pḥng với quân số 457 chiến binh.
    - Trại Plei Me (A-255), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 82 BĐQ Biên pḥng với quân số 464 chiến binh.
    - Trại Bu Prang (A-236), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành tiểu đoàn 89 BĐQ Biên pḥng với quân số 377 chiến binh.
    - Trại Dak Pek (A-242), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 88 BĐQ Biên pḥng với quân số 298.
    - Trại Dak Seang (A-245), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 90 BĐQ Biên pḥng với quân số 431 chiến binh.
    Cải tuyển đợt 2 vào ngày 31/12/1970:
    - Trại Ben Het (A-244), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 95 BĐQ Biên pḥng với quân số 430 chiến binh.
    - Trại Đức Lập ( A-239), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành tiểu đoàn 96 BĐQ Biên pḥng với quân số 400.
    3 trại đóng cửa, chấm dứt hoạt động:
    - Trại Kontum (B-24) đóng cửa ngày 30 tháng 11/1970; trại Ban Mê Thuột ( B-23), đóng cửa ngày 15 tháng 12/1970; trại Pleiku (Company B), đóng cửa ngày 15 tháng 1/1971.
    Vương Hồng Anh
    Last edited by alamit; 18-08-2012 at 02:23 AM.

  4. #124
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Biệt Động Quân và những trận đánh đi vào Quân Sử QLVNCH
    P2






    Tiểu Đoàn 62 BIỆT-ĐỘNG-QUÂN Căn cứ Lệ Khánh

    Polei-Kleng là tên một ngọn đồi cách thị trấn Kontum 22 cây số theo đường chim bay về hướng tây-bắc. Vào tháng ba năm 1966, Lực-Lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ thiết lập trại Dân-Sự Chiến Đấu trên đỉnh đồi, đặt tên là trại Polei-Kleng (ám số A-241), tiếng Việt là Lệ-Khánh. Nhiệm-vụ của trại là ngăn chặn sự bành trướng và áp-lực của địch vào thành phố Kontum. Đến ngày 31 tháng tám năm 1970, trại được bàn giao cho Biệt-Động-Quân Việt Nam và trở thành tiểu-đoàn 62 BĐQ Biên-Pḥng.

    Trong trận chiến mùa hè đỏ lửa vào tháng ba năm 1972, trước sức tấn công của địch, vùng Tân Cảnh, Dakto rồi Charlie lần lượt thất thủ. Trại Lệ-Khánh là tiền đồn cuối cùng ngăn chặn hướng tiến quân của địch vào thành phố Kontum, do đó bằng mọi giá, quân cộng sản Bắc Việt phải san bằng căn cứ này.

    Trong ṿng một tuần lễ, cộng quân pháo kích vào trại hàng ngàn đạn súng cối 82 và hỏa tiễn 122 lỵ Đến ngày 7 tháng 5, địch gia tăng mức độ pháo kích từ sau tám giờ tối cho đến nửa đêm rồi sau đó ào-ạt xung phong tấn công vào hướng đông của căn cứ. Các chiến sĩ Biệt-Động-Quân giữ vững pḥng tuyến, đẩy lui nhiều đợt xung phong của địch. Đến sáu giờ sáng, cộng quân phải tạm ngưng tấn công để chỉnh đốn lại hàng ngũ, sau khi để lại trên 300 xác rải rác xung quanh tuyến pḥng thủ trại Lệ-Khánh.

    Một tiếng đồng hồ sau, địch bắt đầu đợt tấn công mới bằng trận điạ pháo vào căn cứ, sau đó 20 chiến xa T-54 dẫn đầu cho bộ binh theo sau. Mặc dù đă chiến đấu liên tục từ nửa đêm rất mệt mỏi, các binh sĩ Biệt-Động-Quân đă chuẩn bị cho đợt tấn công mới với các súng phóng hỏa tiễn M-72. Kết quả năm chiến xa T-54 bị hạ và nhờ pháo binh bạn yểm trợ hữu hiệu nên quân cộng sản xâm lược phải tạm thời rút lui. Theo tài liệu tịch thu được của địch, cộng quân đă chọn căn cứ Lệ-Khánh để đánh chiếm làm quà kỷ niệm mừng chiến thắng Điện Biên Phủ.

    Đến ngày thứ 20 của trận chiến, các binh sĩ tiểu đoàn 62 BĐQ sống dưới giao thông hào để tránh những trận mưa pháo của quân cộng sản. Lúc này trên đỉnh đồi Polei-Kleng và khu vực xung quanh không c̣n vẻ đẹp thơ mộng của miền cao nguyên n"ạ Căn cứ Lệ Khánh tan nát v́ đạn pháo binh của địch, kho đạn bị cháy, trung-tâm hành quân bị xập. Đại Tá Nguyễn văn Đương, chỉ huy trưởng BĐQ / QK2 lo lắng cho số phận TĐ62.
    - Các anh c̣n chịu được không?

    Thiếu tá Bửu Chuyển, tiểu-đoàn trưởng trả lời.
    - Chúng tôi vẫn chiến đấu...!

    Thực sự, t́nh h́nh lúc này đang nguy khốn, TĐ 62 BĐQ và căn cứ Lệ Khánh có thể bị địch tràn ngập không biết vào lúc nào. Các phi tuần phản lực của Hoa Kỳ được gọi đến yểm trợ cho trực thăng vào đem các cố vấn Hoa Kỳ ra khỏi trại đến một nơi an toàn, để lại các binh sĩ BĐQ và một số đàn bà, trẻ con, vợ con binh sĩ gốc người Thượng.

    TĐ 62 vẫn tiếp tục kháng cự, những người bị thương nhẹ được băng bó xong trở lại pḥng tuyến chiến đấu. Vợ con binh sĩ cũng được phát súng, phụ giúp việc canh pḥng, tải đạn, tải thương v/v... Ban đêm hỏa châu soi sáng bầu trời Lệ Khánh, bên dưới tan hoang, nồng nặc mùi tử khí, xác chết cộng quân rải rác khắp nơi đă trương śnh lên, mùi hôi thối trộn thêm mùi thuốc súng làm cho khung cảnh thêm phần khiếp đảm, như cơi âm-tỵ

    Từ ngày thứ 20 trở về sau, t́nh h́nh coi bộ hết thuốc chữa, bộ tư lệnh QĐ2 cho căn cứ Lệ Khánh được toàn quyền xử trí tùy theo trường hợp. Liên lạc với bên ngoài cũng trở nên khó khăn, các loại ăng-ten dù căng lên đều bị bắn trúng bằng súng đại bác không dật 57, 75 ly từ các cao điểm xung quanh căn cứ mà cộng quân đă chiếm. Đến ngày thứ 25, thiếu tá Bửu Chuyển tiểu đoàn trưởng và đại úy Phan Thái B́nh tiểu đoàn phó bàn luận với nhau và quyết định rút mặc dù biết chắc ra là sẽ đụng nặng.

    Tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị, kể cả gia đ́nh binh sĩ, hành trang gọn, nhẹ và súng đạn. Đúng bốn giờ sáng, xen lẫn vào tiếng đạn pháo kích của giặc, các binh sĩ Biệt-Động-Quân dùng bộc phá (bangalo) phá hủy lớp hàng rào pḥng thủ phía lô-cốt số 13 và bắt đầu rút đi trong màn đêm. Thiếu úy Kchong, người thượng, dẫn đại đội 1 mở đường máu ra trước, rồi đến thiếu tá Chuyển cùng bộ chỉ huy tiểu đoàn theo sau, cánh này đi về hướng đông. Đại úy B́nh dẫn một cánh khác đem theo gia đ́nh binh sĩ đi về hướng bắc, sự tách rời ra này để tránh tổn thất trường hợp bị địch phát hiện trong khi di tản.

    Trong khi đó, phi cơ quan sát L19 đang bay trên bầu trời Lệ Khánh vẫn liên lạc với các cánh quân ở dưới.

    - Nam B́nh (tên ngụy trang của đại úy B́nh), anh ở đâu rồi?
    - Tôi vừa ra khỏi trại...
    - Tăng tụi nó đă vào trại, đông như kiến!
    - Cho bom dập xuống!
    - Nhận rơ! Chờ xem.

    Các phi tuần phản lực được gọi đến dội bom xuống đám cộng quân và chiến xa T-54 đang reo ḥ ở phiá dưới tưởng rằng đă dứt điểm tiểu đoàn 62 BĐQ. Căn cứ Lệ Khánh lần này thực sự ch́m trong biển lửa... Bỗng dưng, cánh quân Biệt-Động-Quân mất liên lạc với phi cơ quan sát L19, nh́n lên chiếc máy bay đă trúng đạn pḥng không đang cháy, và một chiếc dù bung ra trên không gian.

    Họ mới đi được chừng năm cây số, v́ c̣n đem theo đàn bà, trẻ con nên di chuyển rất chậm. Địch quân đang đuổi theo phiá sau, tất cả phải ráng lên, c̣n chừng hai cây số nữa mới đến bờ sông Pơ-Kô (Dak Poko). Qua được bên kia sông là thoát, quân bạn và các cấp chỉ huy đang chờ sẵn. Có tiếng súng nổ ở phiá cánh của thiếu tá Chuyển, đại úy B́nh nói vào máy truyền tin PRC-25.
    - Anh đụng nặng không?
    - Tôi bị tụi nó vây rồi!
    - Cần tôi đến tiếp không?
    - Không! Dẫn anh em đi gấp đi!

    Đó là những lời cuối cùng mà hai ông trưởng và phó trao đổi với nhau... Bây giờ đến phiên cánh của đại úy B́nh bị đuổi kịp, dường như đâu cũng chạm địch. Đoàn người vẫn phải tiếp tục di chuyển để t́m lối thoát trong cái chết. Đại úy B́nh ra lệnh, vừa chiến đấu vừa lui dần về phiá bờ sông Pơ-Kô... người chết phải bỏ lại, lo cho người sống nhất là nh"ng người đàn bà và trẻ con.

    Ra tới bờ sông Pơ-Kô, nhằm mùa khô nước chỉ ngang đến ngực. Đại úy B́nh và một số Biệt-Động-Quân c̣n sống sót dừng lại để ngăn cản địch cho đàn bà, trẻ con và các quân nhân bị thương lội qua trước. Quân cộng sản bắn đạn súng cối 61 ly vào đám đàn bà trẻ con vô tội đang t́m cách vượt sông, vô số người chết, ḍng sông Pơ-Kô dậy sóng, máu nhuộm đỏ một khúc sông... Bên bờ sông, một người đàn bà Thượng đai đứa con trước ngực, trúng đạn nằm chết, đứa bé vẫn c̣n ngậm vú mẹ. Trước cảnh thương tâm đó, đại úy B́nh ra lệnh cho một người lính tháo dây đai, lấy đứa bé ra khỏi người mẹ rồi đem qua sông trước.

    Qua được bên kia sông, đại úy B́nh được đại tá Đương, chỉ huy trưởng BĐQ vùng II, ôm chầm lấy khen ngợi, hỏi thăm. Cánh quân của đại úy B́nh lúc bắt đầu rút có 360 người gồm cả đàn bà, trẻ con, qua được sông c̣n lại 97 người, phần chết, bị bắt và một số thất lạc trong rừng. Sau đó đàn bà, trẻ con và thương binh được đưa về Kontum. Đại úy B́nh và một số Biệt-Động-Quân xin ở lại để chờ đón các quân nhân thất lạc đang t́m đường thoát.

    Mặc dầu pháo địch vẫn bắn qua, các Biệt-Động-Quân vẫn cương quyết nằm lại dọc theo bờ sông đón các chiến hữu thất lạc. Đă ba ngày qua, không có tin ǵ thêm... chán nản, thất vọng, màn đêm xuống, một làn sương lạnh từ mặt sông dâng lên... bỗng có tiếng lội dưới nước, một, hai, ba, tất cả bốn bóng đen hiện ra đang đi lên từ phiá bờ sông. Tất cả mọi người nín thở, súng đạn sẵn sàng rồi hỏi nhỏ.

    - Ai?
    - Biệt-Động-Quân.

    Tất cả mọi người rời chỗ nấp chạy lại ôm chầm lấy bốn người mới qua sông, quân phục vẫn c̣n ướt. Bốn quân nhân này thuộc cánh quân đi theo thiếu tá Chuyển, họ cho biết là Thiếu tá Chuyển bị thương, bị bắt dẫn đi, ông không chịu nên bị giết tại chỗ.

    Câu chuyện về tiểu đoàn 62 Biệt-Động-Quân và căn cứ Lệ-Khánh đến đây chấm dứt. Đại úy Phan Thái B́nh, sau năm 1975 đi cải tạo ngoài bắc 11 năm, ông cùng gia đ́nh đến định cư tại Los Angeles vào tháng mười năm 1993, đem theo được một tấm h́nh kỷ niệm chụp khỏang tháng sáu năm 1972, ngày được gắn lon đặc cách tại bộ tư lệnh quân đoàn II. Tấm h́nh đă phai mờ v́ phải chôn dấu.

    Vũ-Đ́nh-Hiếu
    Dallas, ngày 06 tháng năm, 1995
    Theo sách: Chinh Chiến Điêu Linh, Tác giả Kiều-Mỹ-Duyên, phát hành năm 1994.


    Trận Khe Sanh với Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân



    KHE SANH, một địa danh đèo heo hút gió ở vùng cực bắc Nam Việt Nam cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam, và 6 miles (10 km) về phía Đông của vương quốc Lào. Nếu không có chiến tranh, nét yên tĩnh và phong cảnh nơi đây có thể sẽ được kể là một trong những ǵ đẹp nhất trên lănh thổ Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5 năm 1959, nét an lành của thiên nhiên tại nơi này bắt đầu bị giao động. Năm đó, bộ đội Bắc Việt thiết lập hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh để khởi động công cuộc xâm lăng miền Nam. Lúc ấy, Khe Sanh chưa phải là căn cứ hay tiền đồn. Nhưng v́ nằm gần biên giới và giáp ranh Đường Số 9, trục lộ giao điểm của ba quốc gia Nam Việt, Bắc Việt, Lào, nên Khe Sanh đă trở thành một trong những cứ điểm quan trọng nhất trên bản đồ của cuộc chiến Việt Nam.
    Đến 1967, các hoạt động của Cộng quân quanh vùng này bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Quân đội Hoa Kỳ tăng cường quân số ở vùng nàỵ Họ tu bổ để Khe Sanh để trở thành một tiền đồn kiên cố. Khe Sanh nằm sát biên giới Việt-Lào, cạnh bên Quốc Lộ 9, án ngữ cửa ngơ xâm nhập của Bắc Việt vào Nam Việt Nam ở tỉnh Quảng Trị. Khi Hoa Kỳ tăng cường lực lượng quân sự để giữ Khe Sanh, tướng Vơ Nguyên Giáp của Bắc Việt đă có ư muốn bao vây nơi này để biến nơi này thành một Điện Biên Phủ thứ hai.
    Năm 1968, Khe Sanh trở thành một trận chiến bao-vây nổi tiếng trong quân sử. Nhưng nổi tiếng không phải v́ phong cảnh đẹp nhất, hoặc khí hậu trong lành nhất, hoặc có du khách ngoại quốc đến thăm nhiều nhất. Nhưng nổi tiếng là v́ Khe Sanh là một địa danh có nhiều trận đánh lớn xảy ra trong hai năm 1967 và 1968.
    Năm 1968 là thời điểm mà Khe Sanh được nhắc nhở đến nhiều nhất. Đó là thời điểm của chiến dịch Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa, khi các lực lượng Cộng Sản mở cuộc tổng tấn công trên toàn lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH). Tại chiến trường Khe Sanh, khoảng 20,000 bộ đội Bắc Việt được huy động để bao vây một lực lượng pḥng thủ gồm 6,000 TQLC Mỹ với khoảng 200 tay súng Biệt Động Quân (BĐQ) VNCH. Kết quả là trận chiến đă kéo dài 77 ngày, phía Bắc Việt chẳng những không chiếm được Khe Sanh mà lại c̣n bị thiệt hại rất nặng với con số tử-vong và thương-vong được ước lượng vào khoảng 13,000 người.

    Nằm trên một vùng cao nguyên rộng lớn, bao quanh bởi núi đồi và cây rừng trùng điệp, Khe Sanh là một căn cứ quân sự vô cùng quan trọng ở tỉnh Quảng Trị. Năm 1962, căn cứ này được Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Hoa Kỳ xử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Làọ Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đă gây nhiều trở ngại lớn cho công cuộc xâm chiếm miền Nam của Bắc Việt.

    Năm 1966, Bắc Việt phản ứng mạnh mẽ bằng cách dùng trọng pháo bắn vào Khe Sanh. Cũng trong năm này, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ đến Khe Sanh để canh gác và ngăn chận các cuộc xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) từ bên Lào. Giữa năm 1967, nhiều vụ chạm súng lẻ tẻ xảy ra quanh khu vực. Tiếp theo đó là những trận chiến lớn-nhỏ dành giật mấy ngọn đồi. Cuộc giằng co kéo dài đến gần cuối tháng 1 năm 1968 th́ chiến trường Khe Sanh bùng nổ dữ dội. Ba sư đoàn chính quy Bắc Việt bao vây, pháo kích, và dùng chiến thuật xa luân chiến "nhồi" Khe Sanh trong 77 ngày. Như đă nhắc đến ở phần trên, phía Bắc Việt thiệt hại nặng với con số từ 10,000 đến 13,000 cán binh tử thương (Tom Carhart, Battles And Campaigns In Vietnam, tr.130). Trong khi đó, thiệt hại của lực lượng trú pḥng tại Khe Sanh được xem là tương đối nhẹ. Hoa Kỳ có 199 binh sĩ Mỹ chết và 1,600 bị thương. Phía Việt Nam Cộng Ḥa có 34 người tử trận và 184 bị thương.


    Một chiến-đấu cơ A-4 Skyhawk của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong một phi vụ
    yểm trợ cho quân pḥng thủ tại căn cứ Khe Sanh, tháng 2/1968. (H̀NH ẢNH: Russell Black)

    Vào tháng 3 năm 1967, căn cứ Khe Sanh được pḥng thủ vỏn vẹn bởi một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Lúc đầu, hỏa lực tại đây chỉ gồm một pháo đội 105-ly, 2 khẩu 155-ly, cùng 2 súng cối loại 4.2 inch. Lực lượng yểm trợ gồm một đại đội Địa Phương Quân (ĐPQ) và một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đóng ở làng Khe Sanh (ngôi làng này cũng tên là Khe Sanh) cách căn cứ chỉ hơn 2 miles (3.5 km). Và tất cả đều được yểm trợ bởi các khẩu pháo binh 155-ly và 175-ly ở hai căn cứ hỏa lực Carroll và Rock Pile gần đó.

    Ngày 24 tháng 4 năm 1967, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bất ngờ đụng độ với bộ đội Bắc Việt ở một địa điểm về phía Bắc của Đồi 861. Sau đó tinh t́nh báo cho biết quân chính quy Bắc Việt đă tập trung đông đảo quân số về vùng nàỵ Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến lập tức được lệnh tăng cường cho Khe Sanh.

    Ngày 25 tháng 4, Tiểu Đoàn 3/3 TQLC Hoa Kỳ đến Khe Sanh. Ngày hôm sau, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC được tăng cường. Và đến ngày 27, Pháo Đội B thuộc Tiểu Đoàn 1/12 Pháo Binh có mặt tại căn cứ.

    Ngày 28 tháng 4 năm 1967, sau khi được pháo binh yểm trợ, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC Hoa Kỳ hành quân chiếm Đồi 861. Lúc đó, Tiểu Đoàn 3/3 cũng mở cuộc tấn công lên Đồi 881. Đây là những cụm đồi nằm gần Khe Sanh, và đă được quân đội Mỹ chọn làm những tiền đồn bảo vệ căn cứ. Trong những ngày tiếp đến, các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ lần lượt chiếm hết những cao-điểm lân cận. Đó là những cao-điểm mang tên: Đồi 861, Đồi 881-Bắc, và Đồi 881-Nam.

    Ngày 13 tháng 5/1967, Đại Tá J.J. Padley nhậm chức chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh, thay thế Đại Tá J.P. Lanigan. Lực lượng pḥng thủ được tăng cường thêm 3 tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 TQLC để thay thế cho Trung Đoàn 3. Lúc đó, từ 24 tháng 4/1967 đến 12 tháng 5/1967, bộ đội Bắc Việt thường xuyên công kích với nhiều màn chạm súng lẻ tẻ. Các vụ đụng độ này đă gây tử thương cho 155 lính Mỹ, nhưng quân Bắc Việt bị thiệt hại nặng hơn với 940 cán binh bỏ mạng.

    Mùa Hè 1967, quân Cộng Sản phải tạm ngưng các hoạt động sau khi đă bị thiệt hại nặng trong một thời gian ngắn (từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5). Áp lực quân sự quanh vùng Khe Sanh giảm sút khá nhiều. Ngày 12 tháng 8/1967, Đại Tá David E. Lownds được chỉ định thay thế Đại Tá J.J. Padley trong chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 26 TQLC Hoa Kỳ tại Khe Sanh. V́ t́nh h́nh lúc đó đang lắng diệu, hai trong ba tiểu đoàn TQLC của Trung Đoàn 26 Hoa Kỳ đă được phép rút khỏi căn cứ. Nhưng tháng 12, Tiểu Đoàn 3/26 lại được lệnh tăng cường cho Khe Sanh. Tinh t́nh báo cho biết hoạt động của các lực lượng Cộng Sản đă bắt đầu gia tăng quanh vùng này.

    TRẬN CHIẾN KHE SANH TRONG NĂM 1968

    Đêm 2 tháng 1/1968, gần hàng rào pḥng thủ phía Tây Khe Sanh, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đă phục kích và bắn hạ 5 cán bộ Cộng Sản. Giấy tờ tịch thu cho biết họ là những sĩ quan cao cấp, trong đó có cả một người là trung đoàn trưởng, và hai người kia là cán bộ cao cấp về ngành truyền tin và hành quân. T́nh báo Hoa Kỳ lo ngại một lực lượng hùng hậu của Bắc Việt đă có mặt tại vùng này. Khi ấy, Trung Đoàn 26 TQLC tại Khe Sanh lập tức được lệnh phải bổ sung quân số.

    Đến ngày 20 tháng 1/1968, một trận đánh dữ dội đă xảy ra trên Đồi 881-Nam. Ngọn đồi này được pḥng thủ bởi một cánh quân của Tiểu Đoàn 1/3 TQLC, gồm Bộ Chỉ Huy của Đại Đội M, hai trung đội bảo vệ, và toàn thể lực lượng của Đại Đội K. Trong quyển sách Nam, Vietnam 1965-75, Đại Úy William H. Dabney (đại đội trưởng Đại Đội I) cho biết đại đội của ông chỉ huy có vài khẩu bích kích pháo 81-ly, 3 đại bác 105-ly, và hai súng không-giật 106 lỵ


    Căn cứ hỏa lực Peanuts nằm về phía tây Khe Sanh và gần Làng Vei tháng 04/1968

    Lúc trời vừa sáng c̣n dầy đặc sương mù, một toán quân của Đại Đội I lục soát ṿng quanh khu vực. Mọi vật trong không gian và thời gian đang lắng đọng yên lành. Nhưng đến trưa khi sương mù tan biến. Nét lặn yên của buổi sáng bị giao động giữ dội. Hai trung đội đi đầu lọt vào ổ phục kích của địch quân. Một rừng đạn đủ loại từ súng cá nhân cho đến vũ khí cộng đồng bay veo véọ Trong ṿng chưa đến một phút mà đă có 20 binh sĩ Hoa Kỳ ngă gục. Những người c̣n lại nằm rạp xuống tránh đạn. Họ vừa bắn trả, vừa hét vào máy truyền tin xin hỏa lực pháo binh tiếp cứu.

    Ngay lập tức, các căn cứ hỏa lực ở gần đó đă mau chóng phản ứng. Những khẩu đại bác được quay ṇng về hướng Đồi 881-Nam và tác xạ mạnh mẽ. Một rừng đạn pháo bay đến cày nát chiến trường. Phi cơ không-yểm xuất hiện ném bom Napalm xuống cản được đợt tấng công của Cộng quân. Đơn vị TQLC Mỹ bị thiệt hại nặng. Họ phải lui về vị trí cũ trên Đồi 881-Nam.

    Khi ấy, hai trung đội Thủy Quân Lục Chiến của Đại Đội M/3/26 được trực thăng vận đến Đồi 881-Nam. Toán quân này chuẩn bị hợp sức với Đại Đội I/3/26 để ngày hôm sau mở cuộc lục soát về hướng Đồi 881-Bắc. Theo một nguồn tài liệu, cuộc hành quân này đưa đến một vụ đụng độ ác liệt dưới chân Đồi 881-Bắc. Lúc ấy, nương vào hỏa lực phi pháo và không yểm, Đại Đội I/3/26 của Đại Úy Dabney đă gây thiệt hại nặng cho một tiểu đoàn Bắc Việt với 103 cán binh bỏ xác tại trận địa. Phía Hoa Kỳ bị thiệt mất 7 binh sĩ.

    Cũng ngày 20 tháng 1/1968, một biến chuyển quan trọng bất ngờ xảy ra. Lúc 2 giờ chiều, một viên trung úy Bắc Việt thuộc Sư Đoàn 325C đột nhiên ra đầu thú. Người này cho biết đêm nay Bắc Việt sẽ mở cuộc tấn công lên hai ngọn đồi 861 và 881-Bắc. Ngoài ra, viên trung úy này cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đă có kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.

    Đúng như lời khai của viên trung úy Bắc Việt, lúc 12 giờ 30 rạng ngày 21 tháng 1/1968, Cộng quân pháo kích vào Đồi 861. Kho đạn của Thủy Quân Lục Chiến ở trên đồi bị bắn nổ tan. Sau đó, một đơn vị Cộng Sản với khoảng 300 cán binh chuẩn bị xung phong lên đồi. Nhưng các binh sĩ Đại Đội K/3/26 đă biết trước. Họ gờm súng chờ đợi. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, phía Bắc Việt phải rút lui và để lại 47 xác. Phía Hoa Kỳ có một người lính tử trận.

    Khi ấy ở căn cứ Khe Sanh, quân trú pḥng luôn chú tâm theo dơi các diễn biến trên cao-điểm 861. Khi trận đánh kết thúc gần 6 giờ sáng, họ nghe nhiều tiếng "đề-pa" từ xa vọng lại. Bầu trời đột nhiên đổ cơn mưa to. Nhưng không bằng những giọt nước, mà là những hạt mưa bằng thép với đường kính từ 81 đến 130-ly.

    Khi quả đạn đầu tiên lao vào căn cứ, những người lính Mỹ tại Khe Sanh lập tức rút vào hầm. Một số khác co lại trong giao thông hào. Tay họ gh́ lấy nón sắt, và miệng đếm theo tiếng nổ của đạn pháo binh. Trong phút chốc, kho đạn khổng lồ trong căn cứ với 1,500 tấn bùng nổ tan tành. Phi đạo tại Khe Sanh với chiều dài 3,900 feet (1,188 m) bị cày xới lung tung. Chiều dài phi đạo bị rút ngắn lại chỉ c̣n 2,000 feet (609 m). Thế mà ngày hôm đó một vài chiếc vận-tải cơ của Hoa Kỳ cũng ráng đáp xuống phi đạo để mang các kiện hàng cho quân bạn tại Khe Sanh.

    Ngày 22 tháng 1/1968, t́nh h́nh nguy ngập. Tiểu Đoàn 1 TQLC Hoa Kỳ đến tăng cường Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9. Họ đă nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào năm 1967 vừa qua.

    Ngày 26, một lực lượng tăng viện khác cũng được không vận đến Khe Sanh. Đó là Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH của Đại Úy Hoàng Phổ. Đây là một đơn vị bộ chiến đầy kinh nghiệm, gan ĺ, và thiện chiến của miền Nam Việt Nam. Khu vực trách nhiệm của Tiểu Đoàn 37 là một dăy giao thông hào nằm về hướng đông trong căn cứ Khe Sanh.

    Lúc ấy, ngoài 6,000 lính TQLC Hoa Kỳ và một tiểu đoàn Biệt Động Quân VNCH, Khe Sanh c̣n được pḥng thủ bởi hỏa lực pháo binh riêng biệt gồm một pháo đội súng cối 106-ly, 3 pháo đội đại bác 105-ly, và một pháo đội đại bác 155-ly. Về thiết giáp, Khe Sanh có 5 xe tăng loại M-48 Patton và 2 chi đội chiến xa M-50 Ontos với 6 khẩu đại bác 106-ly trên mỗi chiếc. Về hỏa lực yểm trợ quanh vùng, Khe Sanh nằm trong tầm tác xạ của 4 pháo đội đại bác 175-ly từ căn cứ Rock Pile và 3 pháo đội 175-ly từ căn cứ Carroll.

    Phía bên kia, lực lượng Cộng Sản cũng hùng hậu không kém. Tướng Vơ Nguyên Giáp lúc ấy nắm trong tay ít nhất 3 sư đoàn. Ngoài ra, ông c̣n có thêm một số đơn vị biệt lập khác hỗ trợ. Lực lượng Cộng Sản trong vùng được ghi nhận như sau:
    Sư Đoàn 325C CSBV đóng quân về phía Bắc của Đồi 881 Bắc.
    Sư Đoàn 304 CSBV (xuất phát từ bên Lào) đóng quân về phía Tây Nam của Khe Sanh.
    Một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 324 CSBV đang có mặt ở gần vùng phi quân sự, cách Khe Sanh 15 miles (24 km) về hướng Tây Bắc.
    Sư Đoàn 320 CSBV giữ vị trí về phía Bắc của căn cứ hỏa lực Rock Pile.
    Ngoài ra, Cộng Sản huy động thêm một đơn vị thiết giáp với chiến xa T-54 cùng hai trung đoàn 68 và 164 Pháo Binh.

    Ngày 30 tháng 1/1968, Cộng Sản phát động chiến dịch Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa (thường được gọi là cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân) trên toàn lănh thổ miền Nam Việt Nam. Tại những thành phố lớn, các đơn vị Việt Cộng cố các trận đánh lớn để gây tiếng vang. Nhưng gần Khe Sanh, t́nh h́nh tương đối yên tĩnh, tuy sự yên tĩnh chỉ kéo dài được 6 ngày.

    Hôm 5 tháng 2/1968, tiếng súng khởi sự nổ trên đồi 861A. Một tiểu đoàn Bắc Việt (thuộc Sư Đoàn 325) mở cuộc tấn công. Địch quân chiếm một phần tại ṿng đai phía Bắc trong khu vực trách nhiệm của Đại Đội E/2/26. Nhưng sau đó, Bắc quân bị đánh bật trở ra trong một cuộc phản công quyết liệt của các binh sĩ TQLC. Tổng kết trận đánh có 7 lính Mỹ tử trận, phía bên kia Bắc quân thiệt mất 109 cán binh (theo tài liệu Khe Sanh Veterans Home Page: Time Line).

    Ngày 6 tháng 2/1968, quân Cộng Sản đánh vào trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, nằm gần Khe Sanh chừng 6 miles (10 km) về hướng Tây. Quân Bắc Việt xử dụng chiến xa PT-76. Và đó cũng là lần đầu tiên thiết giáp Bắc Việt trực tiếp tham chiến tại miền Nam. Do Nga Sô chế tạo và cung cấp, các xe PT-76 được trang bị một đại bác 76-ly và có khả năng lội nước. Tuy vỏ bọc bên ngoài tương đối mỏng, nhưng độ cứng của thép cũng đủ để ngăn chận các loại đạn trung liên từ 7.62-ly trở xuống.

    Trong trận đánh tại Làng Vei, 11 chiến xa PT-76 của Bắc Việt dẫn đầu. Theo sau là một tiểu đoàn bộ đội yểm trợ. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 66 dưới quyền điều động của Sư Đoàn 304. Trận đánh tại Làng Vei kéo dài chỉ một ngày. Chín (9) trong số 11 chiếc PT-76 bị bắn hạ, nhưng quân trú pḥng không ngăn nổi trận biển người của đối phương. Chết trong trận này gồm có hơn 200 binh sĩ Dân Sự Chiến Đấu VNCH cùng 10 trong số 24 sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ.

    Ngày 9 tháng 2/1968, một tiểu đoàn Bắc Việt thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325 mở cuộc tấn công lên Đồi 64. Các vị trí pḥng thủ trên đồi (do Đại Đội A/1/9 TQLC trấn giữ) đều bị bộ đội Cộng Sản tràn ngập. T́nh h́nh cực kỳ nguy hiểm, các binh sĩ TQLC lập tức xin phip-pháo yểm trợ. Không chút chậm trễ, tất cả hỏa lực đại-bác quanh vùng đều được tập trung và tác xạ về hướng Đồi 64. Ngoài ra, một lực lượng TQLC khác đă nhận lệnh di chuyển đến Đồi 64 để tiếp cứu quân bạn. Trận giao tranh đẫm máu kéo dài 3 giờ đồng-hồ. Phía Bắc Việt phải rút lui, để lại 150 xác bộ đội tại trận địa. Phía Hoa Kỳ có 26 lính TQLC bỏ mạng.

    Sau trận đánh trên Đồi 64, quân Bắc Việt phải tạm ngưng để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Nhưng đến ngày 21 tháng 2/1968, căn cứ Khe Sanh lại bị tấn công. Lần này, một đại đội Cộng quân gây áp lực tại ṿng đai phía đông, tức vùng trách nhiệm của của Tiểu Đoàn 37 BĐQ. Nhưng cuộc giao tranh kết thúc mau lẹ. Quân Bắc Việt không chọc thủng được ṿng đai pḥng thủ của các binh sĩ Mũ Nâu VNCH.

    Hai ngày sau, 23 tháng 2/1968, Bắc quân tập trung pháo binh để phục hận. Hôm đó họ bắn 1,300 quả đạn đủ loại vào Khe Sanh. Trận địa pháo kéo dài 8 tiếng đồng hồ đă làm nổ tung một kho tồn trữ đạn, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.

    Đêm 29 tháng 2, mặt trận Khe Sanh tiếp tục bùng nổ với trận đụng-độ sau cùng. Lúc 9 giờ 30 tối, một tiểu đoàn Bắc Việt thuộc Sư Đoàn 304 đánh thẳng vào khu vực phía đông Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của Tiểu Đoàn 37 BĐQ. Sau một đợt pháo kích dọn đường, và sau ba lần xung phong với chiến thuật biển-người, tiểu đoàn Bắc Việt cũng vẫn không lọt qua được pḥng tuyến của Biệt Động Quân. Đêm hôm đó các binh sĩ Biệt Động Quân chiến đấu rất b́nh tĩnh. Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới khai hỏa.

    Khi ấy trong giao thông hào khói lửa mịt mù. Nón sắt, áo giáp, cài kỹ lưỡng. Súng trường M-16 được gắn lưỡi lê (bayonet). Lựu đạn đeo ở bụng, trước ngực, hoặc choàng vai. Băng đạn sát bên người, ở hông và đầy trong túi. Đêm hôm đó tiểu đoàn 37 BĐQ chống tră rất mănh liệt. Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ đă là một trong những yếu tố đẩy lui cả 3 lần xung phong của đối phương. Ngày hôm sau, một toán Biệt Động Quân di chuyển ra ngoài ṿng đai pḥng thủ để quan sát t́nh h́nh. Họ đếm được 70 xác chết Bắc Việt la liệt trên mặt đất.

    Trong quyển Battles And Campaigns In Vietnam, tác giả Tom Carhart có ghi lại một cách ngắn gọn về trận đánh của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân như sau:
    "Rạng sáng ngày 29 tháng 2/1968, mũi tấn công duy nhất được nhắm vào ṿng đai trách nhiệm của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Khi Cộng quân xung phong đến gần hàng rào, họ bị lính Mũ Nâu chào đón họ bằng một rừng Claymore (ḿn chống cá nhân), lựu đạn và súng cá nhân. Địch quân không qua được hàng rào kẽm gai chằng chịt bên ngoài. Đó là một thảm bại nặng nề với 70 xác chết để lại trước khi tháo chạy."

    Trong các tài liệu Anh ngữ nói về trận chiến tại Khe Sanh, hầu như các tác giả và kư giả Hoa Kỳ chỉ ghi nhận mức chịu đựng bền bỉ của người lính Thủy Quân Lục Chiến. Nhưng ít ai biết đến hoặc nhắc nhở ǵ về sứ mạng pḥng thủ của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Tuy nhiên, công trạng của họ đă được Trung Tướng Phillip Davison nhắc đến trong tài liệu Vietnam At War, The History 1946-75 :
    "...[Tướng] Giáp nghĩ rằng tấn công vào tuyến pḥng thủ của Biệt Động Quân VNCH sẽ dễ dàng hơn là đánh vào những nơi có Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trấn giữ, nhưng hoàn toàn sai lầm , không thể gọi là dễ dàng được bởi v́ đây là một đơn vị Biệt Động Quân vô cùng thiện chiến của QLVNCH."

    Trận tấn công vào đêm 29 tháng 2 (cho đến rạng ngày 1 tháng 3) là trận tấn công cuối cùng của Bắc quân vào căn cứ. Ngày 1 tháng 4/1968, chiến dịch giải tỏa Khe Sanh bắt đầu. Cuộc hành quân mệnh danh PEGASUS (của Mỹ) và Lam Sơn 207 (của Việt Nam Cộng Ḥa) được khởi động với sự tham dự của nhiều đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ và Nhảy Dù Nam Việt Nam. Trục tiến quân giải tỏa Khe Sanh được thiết lập dọc theo Quốc Lộ 9.

    Vài ngày sau, 8 tháng 4, căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏa. Kế hoạch tạo dựng một Điện Biên Phủ thứ hai của tướng Giáp không thành. Các binh đoàn dưới quyền chỉ huy của ông bị mất từ 10,000 đến 13,000 bộ đội. Nhiều đơn vị bị xóa tên dưới hỏa lực hùng hậu của pháo binh và không-yểm.

    Sau này, các sách vở về chiến tranh Việt Nam đều có nhiều nhận xét khác nhau về chiến thuật của đôi bên. Một lập luận cho rằng tướng Vơ Nguyên Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rănh tay tấn công các vùng khác. Một lập luận khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lư do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ rồi đầu hàng. Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đă "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt.

    Nhưng lịch sử đă không theo vết xe lăn của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để pḥng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, quân Bắc Việt không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại c̣n bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ đội. Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.
    Phạm Cường Lễ
    Last edited by alamit; 18-08-2012 at 02:29 AM.

  5. #125
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Biệt Động Quân và những trận đánh đi vào Quân Sử QLVNCH
    Biệt Động Quân Trong Tết Mậu-Thân Tại Saigon




    Năm 1967, quân cộng sản bị tổn thất nặng sau những trận đánh lớn với quân đội VNCH và đồng-minh. Biết rằng không thể đương đầu với QLVNCH trong một trận chiến trực diện, Hà-Nội đă bí mật chuẩn bị cho một trận tấn công bất ngờ. Lợi dụng thời gian hưu chiến cho Tết Mậu- Thân 1968, quân CSBV / Việt cộng phát động chiến dịch Tổng công-kích / Tổng khởi-nghiă trên khắp miền nam Việt-Nam. Địch quân đă tấn công hoặc pháo kích vào 36 trong số 44 thành phố chính của miền nam, 5 thành phố lớn, và hầu hết các phi trường để tŕ hoăn các cuộc chuyển quân của QLVNCH và đồng minh.

    Tại mặt-trận Saigon, các đơn vị chủ lực Việt cộng thuộc công trường (sư-đoàn) 7, 9 và các đơn vị điạ phương đặt duới quyền điều động của hai bộ tư lệnh tiền phương. Bộ tư lệnh tiền phương bắc (Tiền phương 1) lănh đạo bởi Trần-văn-Trà, Mai-chí-Thọ và Lê-đức-Anh. Tiền phương 2 với Vơ-văn-Kiệt và Trần-bạch-Đằng.

    - Một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 271 (Q.761), công trường 9 phối hợp với tiểu đoàn 56, trung- đoàn U80 (nhiệm vụ chính của trung đoàn này là bảo vệ cục "R") đánh trung tâm huấn- luyện Quang-Trung và vùng phụ cận.
    - Hai tiểu đoàn 267, 269 và một đơn vị thuộc trung đoàn 271 tấn công phi trường Tân-sơn-Nhất.
    - Hai tiểu đoàn của trung đoàn 273 (Q.763), công trường 9 đánh chi khu Thủ-Đức.
    - Tiểu đoàn 1 Củ-Chi, một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 101, công trường 7 và một đơn vị cơ-động của cục "R" đánh các căn cứ quân sự trong khu vực thuộc quận G̣-Vấp.

    Tiểu đoàn 2 G̣-Môn (G̣-Vấp / Hốc-Môn) phối hợp với một đại đội thuộc tiểu đoàn F-100 đặc-công tấn công cổng số 4 bộ Tổng-Tham-Mưu.

    - Tiểu đoàn 3 Dĩ-An (3 / 165A), trung đoàn 165A đánh khu vực Hàng Xanh.
    - Tiểu đoàn 4 Thủ-Đức (4 / 165A) chiếm đóng khu vực gần xa lộ Biên Ḥa.
    - Tiểu đoàn 6 B́nh-Tân (6 / 165A) chiếm đóng khu vực Phú-Thọ, Bà-Hạt.
    - Tiểu đoàn 508 Long-An tấn công khu vực B́nh-Tây, quận 7.

    Hôm mùng 2 tết (31-01-68), tiểu đoàn 3 Dĩ-An Việt cộng xâm nhập vào khu Hàng Xanh, tấn công bót cảnh sát. Sau khi hạ xong bót này, địch quân sửa sang lại hệ thống pḥng thủ, bố trí chờ quân đội VNCH. D ến. 4 giờ 30 sáng hôm sau, bộ tư-lệnh Biệt-khu Thủ-Đô ra lệnh cho tiểu đoàn 30 Biệt-động-quân tái chiếm lại bót cảnh sát đồng thời đánh đuổi giặc cộng ra khỏi khu vực Hàng Xanh. Khi đoàn xe chở BĐQ đến khu vực giao tranh, Việt cộng đă chuẩn bị trước bắn B-40 cháy xe dẫn đàu làm cho hai quân nhân tử thương và hai bị thương. Lập tức các binh sĩ BĐQ nhẩy xuống xe, dàn đội h́nh tấn công. Lúc đó Việt cộng từ các cao ốc gần đó xả súng bắn như mưa làm chậm lại mũi tấn công của tiểu đoàn 30. Binh sĩ BĐQ cũng được lệnh giới hạn hỏa lực, tránh gây thiệt hại cho nhân mạng và nhà cửa dân chúng trong vùng giao tranh.

    Đến 6 giờ 15 sáng, Biệt-động-quân dùng loa phóng thanh kêu gọi dân chúng di tản ra khỏi khu vực do Việt cộng kiểm soát trước 10 giờ sáng. Từ các ngơ hẻm, dân chúng tràn ra ngoài đường, bồng bế trẻ con, đồ đạc chạy về hướng có binh sĩ BĐQ để được che chở bảo vệ, tuy nhiên vẫn c̣n một số dân vẫn c̣n kẹt lại trong vùng Cầu Sơn.



    Bắt đầu lúc 10 giờ 30 sáng, tiểu đoàn 30 BĐQ chia làm hai mũi tấn công, mũi thứ nhất phát xuất từ Tân cảng, dọc theo đường Hùng Vương đánh vào phía nam, mũi thứ hai từ hướng xa lộ tiến quân đánh thẳng vào bót cảnh sát. Tiếng súng nổ dữ dội, sau đợt xung phong chớp nhoáng, BĐQ tái chiếm lại bót cảnh sát, Việt cộng bỏ chạy vào các ngơ hẻm lẩn trốn. Khi các binh sĩ BĐQ tiếp tục truy lùng đám tàn quân địch trong các ngơ hẻm, bỗng dưng một toán VC khác xuất hiện vào chiếm lại bót cảnh sát. Một lần nữa, Biệt-động-quân phải quay trở lại đánh đuổi VC, Sau đó một trung đội phải ở lại giữ bót cảnh sát trước khi tiếp tục truy lùng đám tàn quân ma Việt cộng. Trước sức tấn công vũ băo của Biệt-động-quân, địch phải rút lui về hướng Cầu Sơn và cố thủ trong đó. BĐQ tịch thu nhiều vũ khí và một lá cờ mặt trận giải phóng miền

    3 giờ 30 chiều, quân ta di chuyển vào hướng Cầu Sơn, BĐQ được nhắc nhở giới hạn hỏa lực v́ c̣n nhiều dân bị kẹt trong vùng. Mũi tiến quân của BĐQ bị khựng lại dưới chân cầu. Lực lượng Việt cộng đă được tăng cường với một đại đội thuộc tiểu đoàn Q.10, Dại đội này rải quân dọc theo bờ kinh, bắn xối xả vào đội h́nh BĐQ đang định tiến qua cầu. Một thiết vận xa M-113 tiến lên yểm trợ bị trúng đạn B-40 bốc cháy. Đến 8 giờ tối Biệt-động-quân dừng quân, bố trí đóng quân đêm.

    Trong đêm 01 tháng hai, hai đại đội Việt Cộng từ Cát Lái di chuyển đến tấn công đồn điạ phương quân đóng dưới chân cầu Saigon, đồng thời địch pháo kích vào Tân Cảng làm cháy một kho nhiên liệu. Tiểu đoàn 38 BĐQ với xe tăng M-41 yểm trợ được điều động đến giải vây cho điạ-phương-quân và bảo vệ cây cầu huyết mạch vào thủ đô. Được hỏa lực chiến xa yểm trợ, Tiểu đoàn 38 tiến quân dễ dàng, đẩy lui quân Việt cộng ra khỏi khu vực xung quanh cầu Saigon. Tuy nhiên một đơn vị cộng sản khác đă vượt sông Saigon nhập vào với đám tàn quân Việt cộng trong vùng Cầu Sơn. Biệt-động-quân cũng biết thêm là địch đă di chuyển một số thương binh ra khỏi khu vực giao tranh đêm quạ

    Sáng mùng bốn tết (02-02-68), Việt cộng xuất hiện tại nhiều nơi trong thành phố Saigon, BĐQ được lệnh thanh toán ch́ến trường gấp (Hàng Xanh) để nhận nhiệm vụ mới. BĐQ lại dùng loa phóng thanh kêu gọi dân chúng tản cư, sau đó xung phong tấn công quyết liệt. Mặt trận lan rộng ra với đám cháy lớn, Biệt-động-quân làm chủ t́nh h́nh khu vực Hàng Xanh, Cầu Sơn trước khi trời tối, địch quân bỏ chạy để lại 85 xác chết, BĐQ bắt được 3 tù binh cùng nhiều vũ khí đủ loại. Phía VNCH có 14 binh sĩ BĐQ tử trận, 25 bị thương, 2 binh sĩ thiết giáp chết, 2 bị thương, hàng ngàn căn nhà thường dân bị lửa thiêu rụi.

    Tại Gia Định, tiểu đoàn 38 BĐQ giao tranh với địch trong khu vực đông dân cư, phải đánh chiếm từng căn nhà một. Việt cộng lợi dụng đám cháy, lẩn trốn trong các đường hẻm nhỏ làm cho binh sĩ Biệt-động-quân mất nhiều th́ giờ lùng địch.

    Trong Chợ Lớn, Việt cộng xuất hiện tại nhiều nơi, một cánh quân khác của tiểu đoàn 38, lục xoát trong khu vực gần chùa Ấn Quang, bắn hạ 4 giặc cộng, bắt sống một nữ cán bộ trang bị AK-47 và 8 băng đạn. Trong khu vực Bàn Cờ, Lư thái Tổ, hai trung đội Việt cộng kiểm soát khu vực này, chúng thiết lập chướng ngại vật và chia thành từng tổ 3 người canh gác. 8 giờ sáng, Biệt-động-quân thuộc hai tiểu đoàn 35 và 38 siết chặt ṿng vây tấn công. Địch quân bố trí từ các nhà lầu bắn xuống như mưa làm cho BĐQ phải tiến từng bước một, chiếm từng cao ốc, từng căn nhà. Trận đánh kéo dài cho đến chiều, Việt Cộng đốt nhà dân, lợi dụng đám cháy và trời tối rút đi qua khu Bà Hạt, Nguyễn tri Phương, Triệu Đà.

    Trận đánh dữ dội nhất tại mặt trận Saigon xẩy ra trong khu vực Phú Lâm (Quận 6), B́nh Đông, B́nh Tây (Quận 7) và xứ đạo B́nh An (Quận 8). Tiểu đoàn 508 Long An Việt cộng xâm nhập vào xứ B́nh An và hoàn toàn kiểm soát khu vực này. Sau khi chiếm xong, Việt cộng đào hầm hố, lập công sự pḥng thủ kiên cố. Biệt-động-quân chia thành hai mũi dùi tấn công nhưng khựng lại dưới hỏa lực địch, ngoài ra trong khu vực quận 7, 8 có nhiều kinh đào làm trở ngại cho sự tiến quân của BĐQ. Trận đánh kéo dài trong nhiều ngày, sau cùng được trực thăng vơ trang yểm trợ, Biệt-động-quân xung phong quyết liệt vào các ổ kháng cự của địch và sau đó làm chủ chiến trường. Sau trận đánh, rất nhiều nhà cửa dân chúng trong khu B́nh An bị cháy hoặc bị tiêu hủy do bom đạn.
    Việt cộng xuất hiện tại nhiều nơi trong quận 7, và đặt bộ chỉ huy trong hăng rượu B́nh Tây. Đêm mùng 7 tháng hai, bộ chỉ huy tiểu đoàn 41 BĐQ ra lệnh cho hai đại đội 2 và 3 di chuyển đến bao vây hăng rượu, Trên đường đi hai đại đội này chạm địch lẻ tẻ gần cầu B́nh Tiên do địch quân bất thần xuất hiện ngoài đầu hẻm bắn vài loạt đạn rồi biến mất. Trong hăng rượu B́nh Tây, quân cộng sản đóng chặt cửa rồi cố thủ bên trong. Tiểu đoàn 41 xử dụng đại đội 2 làm nỗ lực chính dàn quân trước cổng chờ lệnh xung phong. Trong khi đó đại đội 3 chia làm ba nhóm, một nhóm chiếm các nhà lầu xung quanh bắn yểm trợ cho hai nhóm kia và đánh lạc hướng địch (chỉ chú ư đến nhóm này). Hai nhóm kia từ hai hướng dùng búa tạ, cuốc xẻng đục tường rồi âm thầm chui vào bên trong hăng rượu, sau đó dùng chất nổ phá hủy cổng trước. Khi cánh cổng xập xuống, các binh sĩ thuộc đại đội 2 ḥ hét, xung phong vào chiếm mục tiêu. Việt cộng bị tấn công bất ngờ bỏ chạy tán loạn, trận đánh kết thúc trong chớp nhoáng, Biệt-động-quân giết tại chỗ 20 giặc cộng, bắt sống 3 tù binh, thâu nhiều vũ khí, giải thoát cho nhiều thường dân trong đó có một bác sĩ. Sáng hôm sau, ba tù binh dẫn binh sĩ BĐQ đến bến Lê quang Liêm bắt thêm một cán bộ giao liên, tên này cho biết tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn Đồng Tháp VC đă hiện diện trong vùng.

    Để phản công đánh đuổi giặc cộng ra khỏi thành phố Saigon và vùng phụ cận, QLVNCH mở chiến dịch Trần hưng Đạo I và tiếp theo là Trần hưng Đạo II càn quét tàn quân địch đang lẩn trốn hoặc trà trộn với dân chúng. Tiểu đoàn 41 BĐQ đang hành quân trên vùng bốn chiến thuật được gọi về phối hợp với các tiểu đoàn 30, 33, 38 cùng đại đội trinh-sát liên đoàn 5 BĐQ. Các đơn vị Biệt-động-quân được giao nhiệm vụ bảo vệ pḥng tuyến phiá nam và đông-nam thành phố Saigon. Trong các cuộc chạm súng nhỏ với địch trong vùng trách nhiệm, BĐQ bắn hạ 40 Việt cộng.

    Sau khi thanh toán xong Việt cộng trong khu Hàng Xanh, tiểu đoàn 30 BĐQ được đưa xuống khu Rạch Cát thuộc quận 7 để tiêu diệt một đơn vị Việt cộng thuộc trung đoàn Đồng Tháp. Khi thấy đoàn xe chở Biệt-động-quân đến, dân chúng biết sắp sửa có giao tranh, chạy ùa ra về hướng có binh sĩ BĐQ để được bảo vệ. Sau khi dân di chuyển đến nơi an toàn, tiểu đoàn 30 bắt đầu tấn công dữ dội và một tiếng đồng hồ sau chiếm được cầu Rạch Cát. Việt cộng thấy BĐQ sắp sửa tràn qua, bèn rút lui về hướng bến Mễ Cốc. Một tù binh Việt cộng khai rằng đơn vị anh ta gồm có 35 người trang bị AK-47 và B-40.



    Vào ngày 10 âm lịch (08-02-68), tiểu đoàn 38 lục xoát tàn quân địch lẩn trốn trong khu vực Phú Lâm quận 6, Việt cộng bắn cầm chừng rồi phân tán mỏng trốn ra khỏi vùng hành quân của Biệt-động quân. Trong khi đó tiểu đoàn 35 liên đoàn 6 BĐQ và tiểu đoàn 33 tiếp tục truy lùng giặc cộng trong quận 5, BĐQ đuổi Việt cộng chạy từ khu này sang khu khác như mèo vờn chuột.



    Quân lực VNCH hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh trong thành phố Saigon sau chiến dịch Trần hưng Đạo II. Bộ chỉ huy liên đoàn 5 BĐQ về đóng trong trường đua Phú Thọ để trực tiếp điều động các đơn vị Biệt-động-quân đang đóng quân trong vùng ven đô ngăn chặn địch. Ngày mùng 5 tháng năm, quân cộng sản lại phát động chiến dịch Tổng công-kích / Tổng khởi-nghĩa đợt hai. Lần này mặt trận nặng nhất xẩy ra bên kia cầu chữ "Y", khu ḷ heo Chánh Hưng và gần nơi trung tâm Chợ Lớn, đại lộ Khổng Tử, cầu Ba Cẳng. Trong quận 6 khu vực Phú Lâm, đường 46 Việt cộng xâm nhập vào cấp tiểu đoàn giao tranh ác liệt với BĐQ. Sau một tháng giao tranh, Biệt-động-quân đẩy lui các đơn vị Việt cộng ra khỏi vùng ven đô, tái lập an ninh cho thủ đô Saigon. Tinh thần chiến đău và sự hy sinh của binh chủng Biệt-động-quân lên rất cao, trong tuần lễ đầu tháng bẩy năm 1968, BĐQ mất đi ba sĩ quan cao cấp, cố đại tá Đào-bá-Phước liên đoàn trưởng liên đoàn 5 BĐQ, đại úy Nguyễn-văn-Úc tiểu đoàn phó tiểu đoàn 34 BĐQ và thiếu tá Nguyễn-Ngành tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 41 BĐQ.

    Dallas, ngày 11 tháng 8 năm 1995
    Vũ-đ́nh-Hiếu
    Theo tài liệu:
    - Will Fowler, The Vietnam Story, Winchmore Publishing Services, 1983
    - Hoàng An, Thanh Liêm, Thanh Nhă, Tết Mậu Thân 68 tại Saigon, Sống Mới, Fort Smith, AR.
    - Nguyễn đức Phương, Những trận đánh lịch sử, Đại Nam Glendale, CẠ91202, 1993

    Read more in English from Republic of Vietnam Army Ranger H.P.
    THE 35th RANGERS BATTALION IN THE BATTLE OF CHOLON - 1968

  6. #126
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Biệt Động Quân và những trận đánh đi vào Quân Sử QLVNCH
    Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân và Trận đánh ở Suối Long, Long Khánh .






    Trong chiến sử của binh chủng Biệt động quân và của Quân lực VNCH, tiểu đoàn 52 Biệt động quân được ghi nhận là một trong những đơn vị ưu tú nhất, đă nhiều lần được tuyên dương công trạng trước Quân đội, và 2 lần được Tổng thống Hoa Kỳ ân thưởng huy chương Danh Dự. Trong thời gian từ 1964 đến 1972, một số cuộc hành quân và chiến tích của tiểu đoàn 52 Biệt động quân đă được các hăng thông tấn quốc tế và các đài BBC, VOA loan đi trong các bản tin chiến sự. Nhiều trận giao tranh giữa tiểu đoàn này và Cộng quân đă được đưa vào giảng dạy tại các trường Quân sự Hoa Kỳ, trong đó có trận Suối Long tỉnh Long Khánh. Đây là một trận đánh đă đưa tên tuổi của tiểu đoàn 52 Biệt động quân vào quân sử Việt Nam Cộng Ḥa, và chiến công của tiểu đoàn này được các tướng lănh Việt Nam và Hoa Kỳ đánh ngợi khen nồng nhiệt.

    Thành lập vào đầu năm 1964 tại Mỹ Tho, tiểu đoàn 52 Biệt động quân quy tập 4 đại đội Biệt động quân biệt lập 347, 348, 351 và 352 tại Miền Tây Nam phần. Đây là tiểu đoàn sau cùng trong kế hoạch thành lập 20 tiểu đoàn Biệt động quân của giai đoạn 1963-1964, thời kỳ phát triển binh chung Mũ Nâu từ các đại đội Biệt lập thành các tiểu đoàn tiếp ứng trừ bị cho các khu chiến thuật. Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của tiểu đoàn là đại úy Ṿng Sĩ Dầu, một sĩ quan can trường, giàu kinh nghiệm chiến đấu. Phụ tá cho đại úy Dầu là đại úy Vơ Văn Sáng, tiểu đoàn phó.

    Cũng như các đơn vị Biệt động quân tân lập, toàn tiểu đoàn 52 BĐQ đă trải qua khóa huấn luyện 6 tuần lễ tại Trung tâm Huấn luyện Trung Ḥa, một trung tâm nằm tại khu vực gần căn cứ địa của Cộng quân ở Củ Chi. Trong cuộc hành quân thực tập cuối khóa, 3 đại đội của tiểu đoàn 52 BĐQ đă kịch chiến với tiểu đoàn K15 CQ tại mật khu Sa Nhỏ. Sau gần 6 giờ giao tranh, tiểu đoàn 52 BĐQ đă đánh tan đơn vị CQ nói trên.

    Hoàn tất khóa học, tiểu đoàn 52 Biệt động quân về lại Mỹ Tho. Theo sự phối trí của bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 & Vùng 4 Chiến thuật, tiểu đoàn 52 BĐQ là lực lượng trừ bị cho khu chiến thuật Tiền Giang. Trong năm 1964, tiểu đoàn là đơn vị xung kích của nhiều cuộc hành quân trực thăng vận tiếp ứng, truy kích Cộng quân tại Tiền Giang.






    Cuối năm 1964, tiểu đoàn được điều động về hoạt động tại Long An, thống thuộc quyền chỉ huy của bộ Tư lệnh Quân đoàn 3. Từ 1965 đến 1967, là một trong những đơn vị trừ bị của Vùng 3 chiến thuật, tiểu đoàn đă tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô tại Long An, Biên Ḥa, Long Khánh. Cũng cần ghi nhận rằng trong năm 1967, trong khi các đơn vị Biệt động quân và Bộ binh VNCH c̣n sử dụng súng Garant và Carbine, th́ tiểu đoàn 52 là tiểu đoàn BĐQ đầu tiên được trang bị M16. Đây là kết quả của sự giúp đỡ tận t́nh của đại úy Keith Nightingale, cố vấn trưởng Hoa Kỳ. Cũng nhờ sự yểm trợ và can thiệp của vị đại úy cố vấn này, tiểu đoàn c̣n được cung cấp 11 đại liên M60 và 9 đại liên 50 cal, 3 súng cối 81 ly và 1 súng cối 4.2 inch, 10 máy truyền tin PRC 25 (rất hiếm vào thời kỳ này). Với cấp số 658 người nhưng quân số khả dụng chỉ khoảng 450 người được chia thành 4 đại đội và bộ phận chỉ huy. Trong nhiều trường hợp, do chưa kịp bổ sung quân số sau những trận đánh ác liệt, tiểu đoàn đă phải tham chiến với quân số chưa đến 300 người.

    Từ năm 1968 đến tháng 4/1975, là một đơn vị cơ hữu của liên đoàn 3 Biệt động quân, tiểu đoàn đă tham dự nhiều cuộc hành quân tại chiến trường Miền Đông Nam phần, cũng như tại Căm Bốt, và đă lập được nhiều chiến công.

    * Trận đánh ở Suối Long, Long Khánh: 260 chiến sĩ tiểu đoàn 52 BĐQ tử chiến với 1,500 CQ

    Như đă tŕnh bày, trận Suối Long là trận đánh nổi tiếng nhất của tiểu đoàn 52 Biệt động quân, một trận đánh đă được các báo ở Sài G̣n tường thuật chi tiết ở trang nhất trong các số báo phát hành vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7/1967. Diễn tiến về trận đánh này được ghi nhận như sau:







    Ngày 27 tháng 6/1967, tiểu đoàn được lệnh phối hợp với lữ đoàn 11 Thiết kỵ Hoa Kỳ hành quân truy lùng Cộng quân trong khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 18 Bộ binh. Theo kế hoạch, đúng 2 giờ chiều cùng ngày, phi đoàn trực thăng đổ 260 chiến binh Biệt động quân của tiểu đoàn 52 Biệt động quân xuống một băi đáp gần Suối Long, tỉnh Long Khánh. Cánh quân này do đại úy Nguyễn Hiệp-tiểu đoàn trưởng, chỉ huy (đại úy Hiệp được đặc cách thăng thiếu tá tại mặt trận sau trận đánh)

    Hoàn tất cuộc đổ quân, đơn vị được chia làm hai thành phần, với sự hướng dẫn của hồi chánh viên, hai cánh quân tiến nhanh về một khu vực được ghi nhận là có căn cứ trọng yếu của Cộng quân do 1 đại đội pḥng ngự. Tin tức t́nh báo cho biết tại căn cứ này có cả ban chỉ huy của 1 tiểu đoàn đóng chung với đại đội bảo vệ.

    Sau khi di chuyển được 900 mét, hai cánh quân đă đến sát ngoại vi của mục tiêu. Đây là một căn cứ được ngụy trang rất kỹ, ảnh chụp từ phi cơ không thể t́m được dấu vết, được bảo vệ bởi cụm kháng cự liên hoàn với 3 lô cốt đào sâu dưới đất, mỗi lô cốt được trang bị đại liên 12.67 ly. Đúng 4 giờ chiều cùng ngày, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hiệp đă cho lệnh khai hỏa. Với yếu tố tấn công bất ngờ, Biệt động quân đă làm chủ trận địa, chiếm được 1/3 chu vi pḥng thủ, hạ sát được viên tiểu đoàn trưởng Cộng quân, tịch thu được nhiều súng cá nhân và cộng đồng, gồm cả súng cối.

    Trong cuộc tấn công, Pháo binh 175mm của Hoa Kỳ yểm trợ rất hữu hiệu, nhưng do đánh cận chiến, nên đạn pháo đă gây thương tích cho tiểu đội xung kích. Chính v́ thế, đại úy Nightingale đă bắt buộc phải yêu cầu ngưng pháo yểm trợ. Không nao núng, vị tiểu đoàn trưởng BĐQ ra lệnh cho quân sĩ củng cố vị trí chiến đấu và chờ cuộc phản kích của Cộng quân v́ ông tin rằng đối phương sẽ phản công để lấy lại số vơ khí bị mất. Ông cũng xin bộ chỉ huy hành quân tăng viện nhưng chưa được chấp thuận: trong t́nh h́nh lúc đó, tiểu đoàn có thể sẽ phải chiến đấu đơn độc, và chỉ có thể được sự giúp sức của một đơn vị nhỏ Địa phương quân gần khu vực hành quân.

    Điều mà vị tiểu đoàn trưởng Biệt động quân không ngờ là căn cứ Cộng quân này là tiền đồn pḥng thủ cho một binh đoàn CSBV, và phía sau căn cứ là một ḍng sông. Lợi dụng đêm tối và sương mù, Cộng quân đă vận chuyển bằng thuyền hơn hai tiểu đoàn chủ lực qua sông để tổ chức cuộc phản công. Toán trinh sát Biệt động quân phát giác được cuộc chuyển quân, nhưng do đêm tối, nên không ước lượng được quân số của địch quân, toán này cũng nh́n thấy 5 người Âu di chuyển cùng bộ chỉ huy Cộng quân, có thể đây là các cố vấn Nga hoặc các nhà báo Đông Âu có mặt trong vùng này.
    Khi trời gần sáng, vào khoảng 5 giờ 30, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hiệp ra lệnh xung phong thanh toán mục tiêu, ông không biết rằng cũng chính lúc này, 1,500 Cộng quân cũng được lệnh tấn công tuyến pḥng ngự của Biệt động quân. Vào lúc xảy ra cuộc tấn công của địch, mỗi đại đội Biệt động quân trách nhiệm pḥng thủ từ 70 đến 100 mét đă phải chống trả quyết liệt các đợt tấn công biển người thí mạng của địch quân, cứ mỗi đợt, Cộng quân tiến cách nhau chừng 40 mét. Chẳng bao lâu, vào lúc 6 giờ 15 sáng, tuyến pḥng thủ của BĐQ bị tràn ngập. Nhưng vào đúng lúc đó, trực thăng vơ trang xuất hiện, xóa sạch đợt tấn công của Cộng quân. Tận dụng t́nh thế mới, tiểu đoàn trưởng Hiệp ra lệnh tiếp tục tấn công, nhưng do bị áp đảo về quân số, 1 người lính BĐQ phải chống từ 6 đến 7 CQ, do đó đơn vị phải trở về t́nh trạng pḥng thủ. Cộng quân tiếp tục phản kích bằng súng cối, nhưng ban chỉ huy tiểu đoàn và toán cố vấn đă xác định được các vị trí đặt súng của Cộng quân, và với sự trợ giúp của phi cơ L 19, nên lực lượng VNCH đă khóa được họng các khẩu cối này.

    Tuy viện binh sắp đến, nhưng tiểu đoàn trưởng Hiệp biết rằng cần phải rút lui để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. Để bảo vệ đơn vị rút quân, đại đội 2 được giao nhiệm vụ tổ chức cuộc tấn công nghi binh để cầm chân địch, và đại đội này gần như đă hy sinh hoàn toàn. Cộng quân tái tập trung và tiếp tục tấn công, nhưng trên 300 CQ đă bị tiêu diệt bằng bom nổ chậm 1000 pound. Do bom nổ sát với toán hậu đoạn của tiểu đoàn 52 BĐQ nên 2 tiểu đội rút sau cùng cũng bị thương vong, tử vong trong trận mưa bom này. Khoảng 10 giờ sáng, các tiểu đoàn 35 và 43 Biệt động quân được điều động thay thế tiểu đoàn 52 Biệt động quân để đánh bật Cộng quân. Kiểm điểm quân số, tiểu đoàn 52 BĐQ ước lượng tổn thất: 40 chiến binh hy sinh (có 28 người biết đích xác, 12 người chưa xác nhận được), 100 bị thương, 100 c̣n thất lạc, chỉ có 36 người là c̣n nguyên vẹn. Trong hai ngày liên tiếp, tiểu đoàn 52 BĐQ tiếp tục kiểm kê để t́m lại các quân nhân thất lạc. Từng nhóm 2, 3 người đă gặp lại đơn vị. Với các chiến binh sống sót này, con số tổn thất giảm xuống c̣n: 28 người hy sinh, 82 bị thương, 12 mất tích.

    Sáng ngày 3 tháng 7/1967, tại một địa điểm ở Long Khánh, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (thủ tướng), đă gắn huy chương và cấp bậc cho các chiến binh của tiểu đoàn 52 Biệt động quân, trong đó có đại úy Nguyễn Hiệp, tiểu đoàn trưởng, được vinh thăng thiếu tá. Cũng trong dịp này, trung tướng Weyand-tư lệnh Lực lượng 2 Dă chiến Hoa Kỳ, đă gắn huy chương Danh Dự của Tổng thống Hoa Kỳ lên hiệu kỳ của tiểu đoàn.



    VƯƠNG HỒNG ANH .

  7. #127
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Câu chuyện thương binh VNCH

    Huy Phương




    Báo chí vừa đưa tin, nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, rằm tháng 7, tại chùa Liên Tŕ, Sài G̣n, Ḥa Thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xă Hội-Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) tổ chức phát quà cho các thương phế binh VNCH cũng như cho các nhà tranh đấu dân chủ. Tuy nhiên, những người được mời tới nhận quà đă bị công an lập chốt chặn, hai ngả đường tới chùa Liên Tŕ đều bị công an thường phục và cảnh sát giao thông canh giữ, thậm chí, có người c̣n bị bắt và bị đánh đập đến thương tích nghiêm trọng. Ḥa Thượng Không Tánh dự trù phát quà cho khoảng 300 thương phế binh VNCH và khoảng 50 cựu tù chính trị, cùng với việc mời số người này dự bữa cơm chay. Chỉ có khoảng 50 người t́m được cách thoát qua được các chốt chặn của công an để tới chùa. Lư do của chính quyền đưa ra công khai là công an đang có chiến dịch bắt ma túy tại chùa (!)

    V́ sao Cộng Sản sợ thương phế binh VNCH đến thế? Cứu giúp những người thương binh này là một việc Việt Cộng không hề tán thành, luôn luôn t́m cách cản trở. Lâu nay chúng ta giúp thương phế binh được là nhờ gửi tiền thẳng qua các dịch vụ như những người hải ngoại giúp cho thân nhân và gia đ́nh của ḿnh.



    Trái lại, chính quyền CS không bao giờ làm khó dễ hay ngăn cấm những phái đoàn cứu trợ về Việt Nam. Những phái đoàn này rất được chính phủ Cộng Sản Việt Nam khuyến khích, tiếp đón và vài trường hợp đă dành cho những người chủ xướng danh hiệu “Việt Kiều yêu nước”. Cộng Sản cũng dành mọi sự dễ dăi cho những tổ chức trong nước, đi ra nước ngoài lạc quyên, xin đô la, gồm cả chùa, nhà thờ, trại cô nhi... và được đồng bào mở những cuộc tiếp xúc, tổ chức đại nhạc hội để thu tiền đem về, Tim Aline Rebeaud là một trường hợp điển h́nh đă xảy ra trước đây vài năm. Hiện nay, sân khấu hải ngoại không hề vắng bóng những phái đoàn trong nước ra đây để gây quỹ từ thiện, mang đồng đô la về nước. V́ ḷng nhân đạo và t́nh nghĩa đối với đồng bào hiện đang sống dưới chế độ Cộng Sản, chúng ta luôn luôn mở rộng ḷng bác ái đóng góp tiền bạc gởi về giúp người trong nước, bao gồm các việc:

    - Giúp đỡ các nạn nhân thiên tai (băo lụt) gần như hằng năm.

    - Giúp đỡ các trại cô nhi, người già, người tàn tật (mù, què cụt) bằng tiền bạc hay xây dựng cơ sở, nơi tạm trú (nhóm giúp người cùi, nhóm xin gạo cho người già).

    - Giúp đỡ phương tiện cho các học sinh nghèo hiếu học.

    - Gởi tiền về xây chùa, trùng tu nhà thờ (kể cả việc sửa một cái cổng hay nới rộng hoặc xây to lớn thêm).

    - Về xây trường học ở các vùng thiếu trường.

    - Làm đường, đào giếng nước.

    - Các phái đoàn bác sĩ khám chữa bệnh, vá môi, mổ mắt giải phẫu dị tật... và giúp đỡ thuốc men.

    Những việc cứu trợ thiên tai, giúp người nghèo, chăm sóc người bệnh tật, trẻ em thiếu trường học là việc của chính quyền Cộng Sản Việt Nam mà chúng ta đă làm thay để chế độ này rảnh tay làm chuyện khác như đàn áp dân chủ, cướp đất của dân hay lo làm giàu trên xương máu của đồng bào. Trong khi đó, việc giúp thương phế binh mới nh́n qua có tính cách nhân đạo, và đối với đồng bào miền Nam ngày nay ở nước ngoài là việc làm ân nghĩa, nhưng trước mắt Cộng Sản, việc giúp thương phế binh VNCH không phải là một việc từ thiện cứu trợ, mà là một “thái độ chính trị” của đồng bào quốc ngoại, dưới mắt chính quyền có thể là một loại “diễn tiến ḥa b́nh”, cần phải cảnh giác.

    Chúng ta nhắc nhở đến người thương binh VNCH là nhắc nhở đến h́nh ảnh người lính miền Nam, h́nh ảnh này trong bao nhiêu năm qua, chế độ Cộng Sản đă t́m cách xóa bỏ hay bôi bẩn mà không thành công. Mặt khác, trong khi thương binh CS đang bị bỏ quên, bị bạc đăi th́ phong trào giúp thương binh VNCH lớn rộng ở hải ngoại sẽ đem lại sự so sánh vô cùng khó chịu.

    Tính con số ngoại tệ gởi về mỗi năm lên đến 8 tỷ đô la như năm 2008, th́ cộng với những sự giúp đỡ vừa kể trên, hải ngoại chúng ta đă đem tiền về cho Việt Nam lên tới con số bao nhiêu? Trong khi đó những lần gây quỹ qui mô ở hải ngoại mỗi năm chúng ta chỉ kiếm chừng năm, bảy trăm ngh́n mà vẫn thường xuyên bị đánh phá, xuyên tạc, vu vạ một cách tàn nhẫn.



    Năm nào trước ngày “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh...” khai diễn, ban tổ chức cũng nhận được thư nặc danh, hoặc một nhóm người hùa nhau phóng lên internet những lời chửi rủa, mạt sát thậm tệ những nhân vật trong ban tổ chức, gọi đích danh những người liên quan đến chương tŕnh gây quỹ là những người “lợi dụng xương máu thương binh, làm giàu nhờ từ thiện” và chúng đă dùng một thứ chữ nghĩa lợm giọng mà chúng tôi không dám đưa lên trong bài này. Khổ nỗi, là tác giả những bức thư nặc danh này đôi khi lại nhân danh những người lính, những cựu quân nhân VNCH trước đây, mập mờ đánh lận, không biết đâu là thật là giả, gây hoang mang trong quần chúng.



    Khi bài này đến tay bạn đọc th́ Đại Nhạc Hội “Cám Ơn anh, Người Thương Binh VNCH...” đă khai diễn tuần qua tại Nam Cali giữa một ngày nắng hè rực rỡ, hơn 10.000 lượt người đă đến tham dự, mong tỏ bày một chút ḷng biết ơn và tưởng nhớ đến những người lính miền Nam đă bỏ một thân thể tại chiến trường, ngày nay đang sống một cuộc đời khó khăn, đen tối, lạc loài chính trên quê hương của ḿnh. Những nghệ sĩ đang đứng trên sân khấu, những thiện nguyện viên trong ban tổ chức cùng với hàng ngh́n đồng bào hiện diện đông đúc ngày hôm nay tại đây đă gửi một thông điệp về quê hương cho những người lính chiến đă tức tưởi buông súng, tật nguyền, rằng chúng tôi không hề quên các anh.

    Nếu một ai đó, là một người chưa tin tưởng vào lối làm việc của một tổ chức cứu trợ thương binh hay nghi ngờ đồng tiền hải ngoại không đến tay những người khốn khổ đó, bạn có quyền gặp gỡ những người trong cuộc, đ̣i hỏi những chứng cớ xác thật, xin đừng đứng ở xa ném đá vào người vô tội và “hàm huyết phún nhân” làm nản ḷng những người có thiện chí. Ngoài những lư do đó, cho phép chúng tôi nghi ngờ đây là một đ̣n thù có tính toán đánh trực diện vào việc giúp đỡ thương binh, việc này nhắc nhở đến h́nh ảnh người lính VNCH năm xưa, điều mà Cộng Sản Việt Nam không bao giờ muốn.

  8. #128
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ VIỆT NAM và CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719





    Trung Tướng (hồi hưu) James B. Vaught, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH


    Ghi chú: Trước đây đă có nhiều nguời viết về cuộc hành quân Lam Sơn 719 tấn công vào các mật khu của Cộng sản Bắc Việt đặt trên đất Hạ Lào do QLVNCH hoạch định và thi hành với các đại đơn vị thuộc QĐI, được tăng cuờng bằng 2 SĐ Tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC. Những bài viết ấy, phần v́ quá sơ luợc, phần v́ thiếu nhiều chi tiết chính xác từ những cấp chỉ huy, thế nên gần 30 năm qua cuộc hành quân Lam Sơn 719 vẫn c̣n là một đề tài gây nhiều chú ư và tranh căi. Trung tuớng Hoa Kỳ hồi hưu James B. Vaught, lúc ấy tham dự cuộc hành quân LS 719 trong cương vị Cố vấn truởng SĐ ND. Sau khi rời VN, Tuớng Vaught về phục vụ tại Bộ Tư Lệnh HQ Đặc biệt Hoa Kỳ (gồm các Lực lượng phản ứng chớp nhoáng như LLĐB, Delta, Thám Sát, Nguời Nhái-Navy Seal). Ông từng chỉ huy cuộc đột kích Operation Eagle Claws, giải cứu con tin Mỹ bị Iran cầm tù năm 1978 – tuy bị bỏ dở nửa chừng – và các chức vụ liên quan đến hoạt động chiến tranh đặc biệt ngoài quy uớc tại nhiều mặt trận khác như Bosnia, Kosovo và Iraq… Xin giới thiệu bài viết ngắn sau đây của tuớng Vaught để biết cái nh́n “chính xác” của 1 sĩ quan cao cấp Mỹ về khả năng, tinh thần chiến đấu của SĐ Nhảy Dù, nói riêng và QLVNCH, nói chung lúc đó.

    *

    (Đại Tá James B. Vaught gắn huy chuơng cho quân nhân Nhảy Dù VN sau hành quân Lam Sơn 719)



    “Mục đích của cuộc hành quân Lam Sơn 719 là cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh nằm trên đất Lào, về phía Tây Nam căn cứ Khe Sanh, gần đoạn giao lộ với QL 9 cũng như nhằm phá hủy, tịch thu các kho tiếp liệu quan trọng của địch đặt trong khu vực này. Các đơn vị tham dự cuộc hành quân này gồm SĐ 1BB, SĐ TQLC và SĐ ND. Trong những ngày đầu của cuộc hành quân, các chiến binh Mũ Đỏ được 1 Lữ đoàn Kỵ binh tăng phái đă nhanh chóng tiến vào đất Lào lập các căn cứ hỏa lực để yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến khi họ băng về phiá Tây với nhiệm vụ cắt đứt con đường ṃn HCM”.

    *

    Tôi là Cố Vấn Trưởng của Sư đoàn Nhảy Dù Việt-nam Cộng Hoà (trưởng toán CV 162). Toán của chúng tôi có thể nói là 1 toán CV danh tiếng (xem lại danh sách những cựu CV trong toán 162 là thấy ngay nhiều người sau này lên Tướng. Chẳng hạn như Tướng Lindsay (chú thích: ĐT James J. Lindsay, nguyên Tư Lệnh Bộ TL HQ/ĐB Hoa Kỳ), Tướng Sandy Meloy (nguyên TL/SĐ82ND) hay Tướng Leroy Suddath (nguyên Tư lệnh LLĐB) và c̣n nhiều, nhiều người nữa … (H́nh như tôi là CVT/SĐ duy nhất lên Tướng), trong khi có rất nhiều vị khác từng là Cố vấn cấp Tiểu đoàn hay Lữ đoàn NDVN sau này cũng trở thành các vị sĩ quan chỉ huy cao cấp của Quân lực Hoa Kỳ. Toán CV 162 là 1 đơn vị ngoại hạng.
    > Quay lại với chuyện HQ/ Lam Sơn 719, lúc đó chiến dịch đang tiến hành và đây là cuộc hành quân quy mô đầu tiên tôi can dự. Sau cuộc họp với các CV khác, tôi bắt đầu bàn định kế hoạch để đưa SĐ Nhảy Dù trở lại với tính năng hành quân tác chiến chuyên nghiệp v́ lúc ấy SĐ Dù bị chôn chân nằm yên tại các căn cứ hoả lực, không có chút di động nào! V́ vậy tôi lên gặp vị Tư lệnh Sư Đoàn và tha thiết đề nghị là phải có một khái niệm chiến thuật để điều động con cái ra khỏi những căn cứ hoả lực đó. Sau một chút suy nghĩ, ông gật đầu chấp thuận và thế là chúng tôi bắt tay vào việc ngay. Ngay sau khi tôi nhậm chức Cố Vấn Trưởng, trong suốt thời gian c̣n lại của cuộc hành quân Lam Sơn 719, SĐ Dù không bị mất một khí tài quan trọng nào, đơn vị thực sự vào cuộc chiến đấu và đă chiến đấu vô cùng anh dũng
    > Trong ṿng 8 tới 10 ngày sau đó, SĐ Dù bắt đầu cuộc triệt thoái có quy củ khỏi đất Lào rất thành công. Một trong những quyết định chúng tôi buộc phải làm lúc đó để có thể thay thế cho 1 Chiến đoàn hỗn hợp BB-TG đang bị Cộng quân bao vây là cho B-52 ném bom rải thảm ở khoảng cách tuyến quân bạn chỉ chừng từ 400 đến 500 mét! Dĩ nhiên là 1 cuộc ném bom ở độ gần như vậy chỉ có thể tiến hành nếu được sự chấp thuận của vị Tư lệnh SĐ Nhảy Dù! Và đó là 1 trong những thách thức đầu tiên tôi phải đối diện: làm sao thuyết phục được ông chấp nhận mối hiểm nguy như vậy cho con cái ông để đồng ư cho ném bom ở độ gần chết người đó.
    > Trong 2 tuần lễ cùng với SĐND Việt Nam trên đất Lào tôi đă gọi đâu chừng 412 trận ném bom như thế đấy! Nếu chưa chứng kiến một trận ném bom rải thảm của B-52 th́ không tài nào tuởng tuợng được mức độ tàn phá kinh hoàng của nó, nhưng đó là cách phải làm để giúp các đơn vị trên mặt trận trong t́nh thế đó sống c̣n, để phá vỡ ṿng vây của địch quân đang thắt chặt chung quanh hầu họ có thể rút ra an toàn. Nếu dựa vào báo cáo tại chỗ của các binh sĩ kèm theo uớc tính hết sức khiêm tốn, chúng tôi đă hạ ít nhất 2000 Cộng quân ngay chung quanh căn cứ!
    > Chúng tôi mở một cuộc hành quân phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ binh, Không quân và Pháo binh để vào được bên trong căn cứ thay thế cho đơn vị bị bao vây. Trong khi B-52 ném bom ở khoảng cách chính xác từ 200 đến 300 mét bên ngoài căn cứ, th́ 1 hợp đoàn 16 chiến đấu cơ oanh kích vào đám Cộng quân đào hào bao vây căn cứ và cùng lúc 1 hợp đoàn trực thăng 20 chiếc đổ 2 Đại đội Nhảy Dù xuống, rồi bốc thuơng binh và xác binh sĩ tử thuơng bay ra. Cứ thế các chuyến trực thăng đổ quân, bốc thương binh liên tục trong lúc trận chiến vẫn tiếp diễn.

    Hăy tuởng tuợng, căn cứ có 4 mặt th́ 1 bên B-52 ném bom ngăn chặn, 1 mặt th́ phi cơ phản lực oanh tạc, 1 mặt th́ pháo binh bắn chặn, chỉ c̣n đúng 1 mặt trống dành cho trực thăng bay vào rồi cất cánh quay đầu bay ra … Ấy thế mà chúng tôi không mất 1 trực thăng nào mới tài! Có 2 hay 3 chiếc bị trúng đạn địch nhưng không hề hấn ǵ vẫn cứ tiếp tục bay 4, 5 chuyến cho đến khi chúng tôi đổ được toàn bộ Nhảy Dù vào căn cứ, bốc hết thuơng binh và tử sĩ ra, đổ đầy xăng cho các chiến xa và… a lê hấp, đánh tiếp! Đó là 1 thí dụ tiêu biểu cho kết quả mỹ măn nhờ vào sự phối hợp ăn ư giữa Không quân, Bộ binh, Trực thăng và các đơn vị yểm trợ hoả lực.



    Chiến xa CSBV bị Nhảy Dù VN bắn cháy tại Hạ Lào



    Xong nhiệm vụ này (đó là ngày thứ nh́ tôi có mặt tại chiến truờng). Tướng Đống trong buổi họp tham mưu đă nói với với toàn bộ các đơn vị trưởng trong SĐ Nhảy Dù của ông rằng “Từ nay, tôi được phép đề nghị các quyết định hành quân chiến thuật cần thiết và mọi nguời phải tuyệt đối thi hành như đó là lệnh của ông”. Và thế là kể từ ngày đó tôi không bao giờ phải băn khoăn lưỡng lự ǵ cả. Luôn luôn khi nào tính xong một kế hoạch, tôi đều lên tŕnh Tướng Đống để xin ông chấp thuận nhưng không bao giờ ông phản đối bất cứ một đề nghị nào của tôi đưa ra. Và từ ngày đó SĐ Nhảy Dù liên tiếp đi từ thành công này đến thắng lợi khác.
    > Trong ṿng 3, 4 ngày chúng tôi đưa được toàn bộ các đơn vị chiến thuật của SĐ Dù ra khỏi các căn cứ hoả lực để mở những cuộc hành quân lùng địch trong rừng. Phải thú thật tôi không bao giờ thích thú với quan niệm đóng quân trong các căn cứ hoả lực bởi v́ một khi đóng quân trong căn cứ là vừa mất đi khả năng di động mà lại c̣n trở thành mục tiêu cho địch quân tấn công. Tôi quan niệm rằng trong cuộc chiến Việt nam, giữ cho các đơn vị luôn luôn ở thế di động là kế hoạch tốt nhất.
    > Tôi có thể tự tin mà nói rằng “Việc chôn chân trong căn cứ hỏa lực và di động bên ngoài, th́ chẳng khác ǵ nhau ngoài một bên là tha hồ ăn pháo, trở thành mục tiêu cho địch bao vây và tấn công để bị tiêu hao dần. Cộng quân Bắc Việt đă tập trung đại pháo bắn xối xả vào các căn cứ hỏa lực bất cứ lúc nào chúng muốn, và tha hồ nhắm bắn trực thăng tiếp tế, tải thuơng … Rơ ràng là không thể nằm bẹp trong căn cứ hoả lực được, chiến thuật đó chẳng có giá trị ǵ hết.

    V́ vậy tôi chủ trương là phải kéo hết ra khỏi các căn cứ hoả lực kiểu đó. Khi đề nghị lên th́ các quan ở phiá sau nói, “Ê coi chừng gặp nạn, nhưng muốn ra th́ cứ ra và chờ thảm họa tới!” Nói thế mà cũng nói được! Thảm họa là thế nào khi mà mọi trách nhiệm giao phó chúng tôi đều chu toàn và có mức thiệt hại không đáng kể trong khi chúng tôi đập bọn Cộng tơi tả khắp nơi? Và thế là Nhảy Dù kéo ra khỏi các căn cứ hoả lực để nhận nhiệm vụ đoạn hậu.
    > Thế nhưng ở trên kia, bất ngờ họ ra lệnh kết thúc cuộc hành quân Lam Sơn 719 chỉ v́ nó không đem lại kết quả như họ đă tính. Cuộc hành quân này được mở ra không ngoài mục đích nhảy vào Hạ Lào, cắt ngang con đường HCM một cái rồi kéo về! Theo ư kiến cá nhân tôi th́ đáng lẽ quân ta phải đánh vào đó, phá hủy đường HCM rồi ở lại! Giá như cuộc hành quân tổng hợp được bàn định kỹ lưỡng cẩn thận ngay từ đầu th́ điều đó là khả năng hoàn toàn có thể thực hiện. Đáng tiếc là tất cả những đơn vị khác đều được lệnh rút về. Nhảy Dù cũng phải về và thi hành xuất sắc nhiệm vụ đoạn hậu, SĐ chúng tôi về trong t́nh thế tương đối bảo toàn.


    Chiến xa CSBV bị Nhảy Dù VN bắt sống tại Hạ Lào

    *

    Thế nhưng khi chúng tôi kéo về đến con sông chạy dọc biên giới Lào Việt, dọc theo QL 9, Bộ chỉ huy của Chiến đoàn 1 TG – từng có 1, 2 TĐ Dù tăng phái trong suốt cuộc hành quân – nằm trong phạm vi điều động của SĐ Dù báo cáo rằng “phải tính chuyện bỏ xe đi bộ v́ phần hết xăng, phần sông lớn không thấy có nhánh nhỏ nào khả dĩ chiến xa có thể băng qua được“.
    > Tôi bác bỏ lập tức yêu cầu này, ra lệnh cho họ phân tán chiến xa, bố trí đội h́nh tác chiến và pḥng thủ chờ lệnh. Ngay lập tức tôi liên lạc với SĐ 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ, xin họ yểm trợ, tập trung tất cả những chiếc UH-1 có thể điều động được để bốc những thùng 55-gallons xăng lên tiếp tế cho chiến xa. Tôi c̣n kiếm được 1 Chinook và 1 trực thăng cẩu lên vùng. Đồng thời tôi xin SĐ 101 cho 1 trung đội Thám sát không kỵ giúp tôi thám sát 1 trong 2 nhánh sông mà tôi nh́n thấy trên tấm bản đồ cũ thời Pháp mang theo, để xác định nơi nào chiến xa có thể băng qua. Viên Trung đội trưởng Thám sát báo cáo rằng chiến xa có thể vuợt qua ở 1 nhánh sông với điều kiện phải có được xe ủi để san bằng 1 bờ sông cao gần 10 thuớc!
    > Và thế là chúng tôi cho viên ĐĐT Công binh Dù dẫn quân tới đó ngay, rồi cũng không nhớ là tôi bốc đâu ra được 4 xe ủi, tất cả xúm vào làm việc cật lực, vừa dùng ḿn, vừa xe ủi, san bằng bờ sông cao để chiến xa có thể lội qua. Cùng lúc, trực thăng liên tục ném xuống những thùng xăng 55-gallons cho chiến xa để họ châm đầy b́nh! Sau khi đổ đầy xăng, đoàn chiến xa lập đội h́nh di chuyển, bắt đầu khởi hành lúc 11 giờ đêm và qua sông an toàn, đem về trọn vẹn Chiến đoàn gồm khoảng 360 chiến xa và M-113 cùng với lực lượng bộ binh tùng thiết! Đó là 1 bằng chứng hiển nhiên cho việc điều quân có tính toán, có ư chí và có sự phối hợp nhịp nhàng ăn ư. Đó cũng chính là 1 thành quả tuyệt vời khác trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 mà ít ai biết hoặc nhắc đến.

    *

    Sau khi hoàn tất nhiệm vụ trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, chúng tôi được lệnh đưa 1 LĐ Dù lên mặt trận Dak To tăng cuờng cho 1 đơn vị VN bị địch quân tràn ngập. Nhảy Dù VN đụng địch trên các cao điểm, đánh bật chúng ra khỏi các vị trí đă chiếm được của quân VNCH, bắn hạ chừng 600 Cộng quân (chưa kể số địch chết v́ không quân, pháo binh). Ngày hôm sau, trong khi báo chí Mỹ vẫn đang tràn ngập những bài vở, h́nh ảnh chê bai đơn vị thiện chiến nhất của VNCH là Sư đoàn Dù bị tơi tả thế nào tại Hạ Lào trong cuộc hành quân LS 719 và nay đă mất hết khả năng chiến đấu, tôi gọi điện thoại thẳng về Bộ Chỉ huy MACV ở Sàig̣n cho họ biết “Chúng tôi vừa chiếm xong các mục tiêu chỉ định ở Dak To, chung quanh chúng tôi vẫn c̣n la liệt hơn 600 xác Cộng quân chưa thu dọn. Xin làm ơn gửi ngay ra đây mấy thằng nhà báo vừa nói là SĐ Nhảy Dù mất hết sức chiến đấu cho chúng nó xem tận mắt”! Cũng có vài nguời ra thật và họ thấy tận mắt kết quả chứng minh khả năng chiến đấu tuyệt vời của các quân nhân Mũ Đỏ thế nào!

    *

    Chúng tôi đóng ở Dak To đâu chừng 3, 4 ngày, củng cố các vị trí đă lấy lại xong bàn giao cho đơn vị khác rồi lên đường ra Huế. Nằm duỡng quân khoảng 1 tuần toàn LĐ Dù lên phi cơ về Sàig̣n. Đây là lúc Sư Đoàn Dù tái bổ sung nhân lực, quân trang, vũ khí, rồi huấn luyện bổ túc để lấy lại phong độ của Sư đoàn thiện chiến lừng danh Mũ Đỏ. Sau khoảng trong ṿng 6 tới 8 tuần lễ, SĐ Nhảy Dù Việt nam hoàn toàn hồi phục tư thế và khả năng sẵn sàng chiến đấu tại bất cứ nơi nào, với quân số khoảng 12 ngàn nguời.
    > Nhờ mối giao t́nh, tôi vận động được một số trợ giúp đáng kể từ phiá pḥng 5, BTL/MACV để cải tiến và tân trang Quân Y viện của SĐ, lập thêm 1 khu doanh trại mới cho binh sĩ. Nhờ đó mối quan hệ giữa toán Cố vấn 162 với BTL cùng toàn thể quân nhân SĐ Dù trở nên gắn bó, khắng khít hơn.

    *

    Sau các trận Lam Sơn 719 và Dak To, vào lúc đó SĐ Nhảy Dù luôn luôn có 1 Lữ đoàn ứng chiến để sẵn sàng nhận lệnh hành quân bất cứ lúc nào. Từ đó cho đến khi nổ ra trận Tổng công kích của Cộng quân hồi mùa hè 1972 (Easter Offensive), Nhảy Dù liên tục được lệnh gửi các đơn vị, có khi chỉ cấp Tiểu đoàn để giải toả hoặc tái chiếm 1 vị trí nào đó thuộc trách nhiệm của lực lượng Bô binh hay Địa phương đă bị Cộng quân tập trung tràn ngập. Và lần nào Nhảy Dù cũng thành công xuất sắc.
    > Qua kinh nghiệm chiến đấu bên cạnh các quân nhân Sư đoàn Nhảy Dù Việt Nam, tôi luôn luôn dành sự kính trọng vô biên đối với những thành tích của các chiến binh Mũ Đỏ. Và với tôi, tất cả các cấp chỉ huy Nhảy Dù Việt Nam đều là những sĩ quan thượng thặng!

    *

    Nói thêm về Toán Cố Vấn 162 : Toán 162 là 1 trong vài toán Cố Vấn đông nhất quân đội Hoa Kỳ tăng phái hoạt động bên cạnh các đơn vị QLVNCH. Tổng cộng trong ṿng 11 năm, tính từ đầu đến khi Mỹ rút hết quân khỏi miền Nam Việt nam đă có hơn 1,200 quân nhân Mỹ các cấp phục vụ trong toán Cố vấn 162. Muốn phục vụ trong toán 162 bắt buộc phải thuộc Lực lượng Nhảy dù Hoa Kỳ, phần lớn xuất thân từ các SĐ 11, 82 hay 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ. Họ hănh diện với tên gọi “Red Hat” như danh xưng “Mũ Đỏ” của chiến binh Nhảy Dù VNCH. Bên cạnh đó cũng có các Sĩ quan tiền sát không quân (forward air controllers) và họ rất hănh diện với danh xưng Red Markers!
    > Tổng cộng đă có 34 quân nhân Nhảy dù Mỹ và 3 Tiền sát viên Không quân Mỹ hy sinh tại mặt trận trong lúc phục vụ duới hiệu kỳ của Toán CV 162 cạnh Sư đoàn Nhảy Dù Việt nam. Và đây là con số tổn thất cao nhất trong tất cả các toán Cố vấn Mỹ ở Việt Nam



    Một điểm hănh diện cho những cựu CV Nhảy Dù Hoa Kỳ là trong số những cựu CV cho Nhảy Dù Việt nam sau này có tới 34 vị lên Tướng. Có thể đơn cử vài vị Tướng nổi tiếng như các Tướng Pete Dawkins, Norman Schwarzkopf, Barry McCaffrey, James Lindsey, Jim Vaught, Joe Kinzer, John LeMoyne, Guy Meloy và Herb Lloy. Về phần hàng Hạ sĩ quan, cựu thành viên Toán CV 162 sau này có 78 nguời lên tới chức Thượng Sĩ Thuờng Vụ ( Sergeants Major). Toán 162 cũng vinh dự từng nhận 1 Huy chuơng Danh Dự (Medal of Honor) cùng rất nhiều huy chuơng Anh dũng (Distinguished Service Crosses). Hàng năm các Red Hats Hoa Kỳ vẫn tề tựu về họp mặt với Mũ Đỏ Việt Nam trong 1 ngày hội ngộ, và đặc biệt nhất, năm 2006, tại Viện Bảo Tàng Nhảy Dù Hoa Kỳ đă khánh thành khu tưởng niệm riêng để vinh danh các chiến binh Nhảy Dù Việt nam Cộng hoà!

  9. #129
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng - Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.
    Tác giả : Vơ Trung Tín - Nguyễn Hữu Viên




    Tướng Lê Quang Lưỡng.

    Tướng Lê Quang Lưỡng sinh năm 1932 quê tại tỉnh B́nh Dương. Thời niên thiếu, học hết bậc Tiểu học tại tỉnh nhà ông lên Sài G̣n theo học tại Trường Trung Học Petrus Kư. Sau khi lấy bằng Thành Chung ông gia nhập vào quân đội và xuất thân Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Đại Tá Lê Văn Phát…Ngay khi vừa măn khóa vào ngày 1 tháng 06 năm 1954 ông t́nh nguyện sang Binh Chủng Nhảy Dù và được gởi ngay ra Bắc bổ sung cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với chức vụ Trung Đội Trưởng của Đại Đội 52 ND. Từ đó ông đă trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp Trung Đội Trưởng (Thăng cấp Trung Úy tháng 6/1956), Đại Đội Trưởng (Thăng cấp Đại Úy tháng 11/1963), Ban 3 Tiểu Đoàn rồi Tiểu Đoàn Phó. Năm 1965 Ông được đi du học về “Tác Chiến Trong Rừng Núi Śnh Lầy” tại Mă Lai Á. Tại quân trường ông đă tŕnh bày chiến thuật tấn công và tác chiến theo quan điểm của riêng ông được tất cả các Huấn luyện viên đều chú ư và thán phục. Đến tháng 9/1965, về nước với bằng tốt nghiệp Thủ Khoa, ông được Tướng Dư Quốc Đống chỉ định nhiệm vụ thành lập và giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2ND tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp ở Bà Rịa. Trong buổi lể xuất quân của TĐ2ND vào tháng 1/1966, Đại Tá Lư Thái Như Chỉ Huy Trưởng TTHL/QG Vạn Kiếp đă Chủ Tọa và trao gắng cấp bậc Thiếu Tá cho Ông.
    Sau buổi lể xuất quân, Tiểu Đoàn 2 ND về trấn giữ ṿng đai Biệt-Khu-Thủ-Đô vừa chỉnh trang đơn vị, vừa tái huấn luyện tại chỗ. Chính ông đă đứng ra hướng dẩn tất cả Sĩ quan cũng như binh sĩ về chiến thuật và kỹ thuật tác chiến của Nhảy Dù và ngay sau đó TĐ2ND đă tham chiến tại khu phi chiến, tại đồi 1416 trên đỉnh Ngok Wank quân khu II, tại khắp các mặt trận ở các quân khu và đă từng gây kinh hoàng cho các đơn vị CS không thua bất cứ một đơn vị Nhảy Dù kỳ cựu nào khác.
    Cuối năm 1967, ông sang Okinawa du khảo và học hỏi về Chiến thuật phản t́nh báo và chống chiến tranh du kích. Ngày 25/1/1968, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù thay thế Trung Tá Hồ Trung Hậu, đánh đuổi quân Cộng Sản ra khỏi Huế và Quảng Trị trong trận chiến “Tổng Công Kích năm Mậu Thân” của CS. Sau trận nầy ông được thăng cấp Trung Tá tại mặt trận vào tháng 4/1968. Và cũng trong chức vụ LĐT/LĐIND ông được thăng cấp Đại Tá tại mặt trận vào tháng 9/1969 sau các cuộc hành quân tại Tây Ninh để tiêu diệt các đơn vị CS lẩn khuất trong khu vực Chiến Khu C và đưa chiến trường ra khỏi lảnh thổ Quân Khu III qua bên kia biên giới.
    Kể từ đây, ông đă tham gia hầu hết các cuộc hành quân làm nên lịch sử của SĐND, như là Chiến dịch B́nh Tây Kampuchea 1970, Hành Quân Lam Sơn 719 trên đất Lào vào tháng 02 năm 1971, giải vây An Lộc tháng 4/1972, Hành Quân Lam Sơn 72 trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị vào tháng 06 năm 1972, và cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức vào tháng 08 năm 1974. Trong ba cuộc hành quân đầu, Tướng Lưỡng đă tham dự với tư cách Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trong các cuộc hành quân về sau Tướng Lưỡng đă điều quân với tư cách là Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.
    Trong trận chiến giải vây An Lộc năm 1972, tài điều binh của ông đă được đưa vào chương tŕnh nghiên huấn của Trường Quân Sự Command and General Staff College (Đại Học Chỉ Huy & Tham Mưu) ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ sau hai danh tướng Tôn Tử, một thiên tài quân sự nổi tiếng của Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc (722 – 480 TCN) và Erwin Rommel (1891 – 1944 có biệt danh là "the Desert Fox") một tướng lảnh lừng danh của Đức Quốc Xả vào đệ nhị thế chiến.
    Trong trận chiến nầy ông đă phối hợp chiến thuật phân tán mỏng các đơn vị Nhảy Dù để bao vây, dùng các Tổ Khinh Binh đột kích vào các chốt của CS rồi dùng Phi Pháo và Pháo Binh tiêu diệt địch để phá vở chiến thuật Chốt Kiềng của CS tại suối Tàu Ô cũng như tại cửa ngỏ Sóc G̣n của An Lộc.
    Đại Tá Lê Quang Lưỡng đă áp dụng yếu tố bất ngờ một cách táo bạo và thành công khi đổ quân Nhảy Dù xuống Sóc Ton Cui cạnh Đồi Gió để làm đầu cầu, rồi tiến vào An Lộc. Ông cũng đă nghi binh đánh lạc hướng địch quân khi liên lạc bằng hệ thống âm thoại báo cho Tướng Hưng rằng ông sẽ không vào An Lộc mà ngày mai Quân Đoàn sẽ đưa một đại đơn vị nhảy xuống phía Bắc An Lộc tấn công vào Đồi Đồng Long vào giải cứu các đơn vị bị bao vây. Ông được Tướng Minh Tư Lịnh Quân Khu III đặt trọn niềm tin và giao cho Ông trọn quyền quyết định sách lược.
    Với kinh nghiệm lăo luyên trên chiến trường của một “Quân Đội con nhà nghèo” với sự yểm trợ tích cực của người bạn đồng minh, ông đă sử dụng tài t́nh và hiệu quả lối đánh thần tốc của các Chiến Binh Nhảy Dù với hỏa lực vô tiền khoáng hậu của phi pháo và các pháo đài bay B52 để tiêu diệt các đơn vị CS, để giải vây cho các đơn vị thuộc quyền, để mở rộng ṿng đai và rồi hoàn toàn giải tỏa An Lộc.
    Tháng 6 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được đề cử chức vụ Phụ-Tá hành-quân cho Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù là Trung Tướng Dư Quốc Đống trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Tri. Cuối tháng 8 năm 1972, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp Chuẩn Tướng, và sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó, xử lư thường vụ chức vụ Tư Lệnh SĐND. Lúc bấy giờ Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn Nhảy Dù đặt tại căn cứ Hiệp Khánh, cách Huế 17 km về phía Bắc.
    Tháng 11 năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng chính thức được chỉ định làm Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng là vào lúc VNCH đang đi vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất trong lịch sử. Sư Đoàn Nhảy Dù do ông chỉ huy đă phải đương đầu với bao nhiêu thử thách từ phía Cộng quân cũng như từ phía Đồng Minh và nội bộ của VNCH. Nhưng ông luôn giữ đúng phong cách của một vị chỉ huy, thi hành trách nhiệm được giao phó một cách hoàn hảo và suốt đời tận tụy hy sinh cho tổ quốc đến những ngày cuối tháng 4/1975.
    Trận đánh để đời sau cùng của ông là trận Thường Đức từ tháng 8/1974 đến tháng 11/1974 ông đă áp dụng chiến thuật Xa Luân Chiến để 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù luân phiên giao tranh và gây thiệt hại nặng nề cho hai SĐ324B, SĐ304 và một Trung Đoàn của SĐ2CSBV cùng các lực lượng địa phương.
    Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử của VNCH, lệnh từ trung ương bỏ quân Đoàn I và rút Sư Đoàn Nhảy Dù về Sài G̣n. Một tin chấn động cho toàn quân, toàn dân và sự kinh hoàng tột độ ấy đă mở đầu cho sự tan ră ồ ạt sau đó.
    Hơn thế nửa, kể từ ngày SĐND được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy chiến thuật binh chủng Nhảy Dù, quyền xử dụng các chiến binh Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị Tư Lệnh. Các đơn vị Nhảy Dù đă bị xé ra từng mănh. Mỗi đơn vị một nơi rồi lần lược bị tan hàng.
    Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Tướng Lưỡng di tản sang Hoa Kỳ, với nỗi ngậm ngùi: “Sầu hận của tim ta ai biết được. Người tươi vui ta măi măi căm hờn”.
    Và sau đó ông định cư tại thành phố Hampton tiểu bang Virginia, đến năm 1979 ông cùng gia đ́nh di chuyển về California thành phố Baker Field cho đến cuối đời.
    Trong khoảng thời gian từ 1976 đến những năm 1982 ông có tham dự vào một số sinh hoạt trong nỗ lực trở lại VN tổ chức lực lượng kháng chiến nhưng tiếc rằng Trời đă không chiều ḷng người. Sau này ông lui dần vào im lặng và ít khi lên tiếng. Ông cũng thường sinh hoạt và gần gũi với Gia Đ́nh Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980.
    Năm 1990 ông cùng Tướng James B.Vaught Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành của Gia Đ́nh Mũ Đỏ Việt Nam trên đại lộ Constitution, Washington D.C cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù Hoa Kỳ. Nhảy Dù là đơn vị của QLVNCH đầu tiên và duy nhất từ trước cho đến thời điểm nầy, được mời chính thức rước ngọn cờ Vàng ba sọc Đỏ giữa ḷng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hai bên đường dân chúng Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, đón tiếp và cổ vơ nồng nhiệt.
    Ngày 21/9/2005 Tướng Lê Quang Luỡng đă qua đời tại Bakefield California v́ chứng bệnh Gan, thọ 73 tuổi, để lại nhiều luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ. Đến phút cuối, ông nhất định không cho phủ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lên “quan tài của một bại tướng lưu vong”, ông cũng trăn trối không nhận ṿng hoa đưa đám, chỉ nhận tiền mặt để gởi về quê nhà giúp các đàn em thương tật. Tinh thần Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm và “Huynh Đệ Chi Binh” của người Anh Cả Mũ Đỏ không ai có thể cao hơn thế được. Tại San José California, một Cựu Chiến Binh Nhảy Dù - Định Thế 405 - đă thương khóc ông:
    “Người đi…
    Cây cỏ buốt đau thương!!!
    Anh hùng Lê Quang Lưỡng.
    Bàng hoàng…Nghĩ chừng vô tưởng.
    Vị Tướng lănh hào hùng,
    Dẫn đầu quân binh Mũ Đỏ.
    Đă bỏ trần gian,
    Vội vàng không giă biệt.
    Âm âm lạnh, ḷng nhói đau da diết,
    Thương hơn thương, tử biệt cơi sinh phù.
    Hởi Thiên Thần máu đỏ thắm thiên thu,
    Tim bất khuất, đời Hoa Dù vay trả.
    Nghiệp cả trả chưa xong,
    Đục trong trời phiêu lăng.
    Ba mươi năm,
    Những buổi chiều bàng bạc.
    Cánh hạc thẫn thờ bay,
    Cuộc đời nầy đen trắng.
    Cả quá khứ đầy hận thù cay đắng,
    Quê hương ơi chất nặng nghiệp linh hồn.
    Vó ngựa chân bon…
    Những bồn chồn từng thu qua chết lặng,
    Vệt nắng vàng hoang vắng gió heo may.
    Việt Nam ơi ! cả dân tộc đang quay,
    Trận bảo lốc hay cơn say nghiệt ngă.
    Ba mươi năm,
    Khắp địa cầu xa lạ.
    Đoàn Thiên Thần nghiêng ngă dắt d́u nhau.
    Gượng cười thôi tim quằn quại thương đau.
    Mỗi một bước vạn cơn sầu gậm nhấm.
    Ba mươi năm,
    Vàng đỏ đen tím xậm,
    Nét kiêu hùng vẫn ẩn chứa trong tim.
    Chưa bao giờ ta thật sự đứng im.
    Dù một phút, nghĩ, ch́m trong dĩ văng.
    Nhưng hôm nay bầu không gian ảm đạm,
    Quân kỳ buồn, rủ xuống tiễn anh linh.
    Quốc kỳ bay, tung ngao nghễ không thinh,
    Lệnh kỳ bó, vành khăn tang đơn lạnh.
    Hoàng Hoa Thám, mùa Trung Thu hiu quạnh.
    V́ toàn quân mất vị Tướng anh hùng.
    Quê hương ta mất dũng sĩ tận trung,
    Và Tổ Quốc mất người hùng Mũ Đỏ.
    Ba mươi năm,
    Chiến trường ta c̣n đó,
    Tư Lệnh ơi…Ông bỏ chúng tôi rồi ! ! !
    Thế là xong…Thật ngắn ngủi kiếp đời,
    Thoáng đấy, mới đây, gió trời mưa đất.
    Vùng trắc ẩn rồi ai c̣n ai mất,
    Nghĩa tử ly, oan khuất mủi thương ḿnh.
    Định thế nào, là thảm bại quang vinh,
    Thua hay thắng, thường t́nh trong dĩ nghiệp.
    Mỗi Mũ Đỏ là lương tri thông điệp,
    Để toàn dân phải ngưỡng mộ tri ân.
    Họ đă tặng đời tim óc, xác thân,
    Trong biển lửa, giữa gian trần bạc bẽo.
    Cánh Dù rơi… Nơi xứ người lạnh lẽo,
    Thiên Thần buồn réo khúc nhạc bi ai.
    Cánh dù bung từng ôm cả chí trai,
    Gom hoài bảo miệt mài trang dũng kiệt.
    Kính ông Tướng…Trời tạm dung đơn độc,
    Ngưỡng mộ anh hồn bay bổng sao băng.
    Nơi mù xa vùng sinh tử trầm thăng,
    Ông thanh thoát đất vĩnh hằng vô tận”
    Vĩnh biệt Tư Lệnh.
    Vĩnh biệt Đích Thân!!!
    Đinh Thế - 405
    Tài liệu Tham khảo:
    -Phỏng vấn các Chiến Hữu trong SĐND.
    -Những tin tức do Anh Lê Quang Đức, con của Tướng Lưỡng cung cấp.
    -Thiên Thần Mũ Đỏ Ai c̣n " Ai mất " của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng trên trang nhà www.nhaydu.com.
    -Bài Văn Tế Tướng L ê Quang Lưỡng của Định Thế 405 – Giám Đốc Vơ Thuật SĐND, Đại Đội Trưởng 90.
    -Bài Điếu Văn của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức đọc trong Lể Truy Niệm tại Bakerfield 11/2005
    Vơ Trung Tín - Nguyễn Hữu Viên (Cập nhật ngày 1/9/2008)




    Last edited by alamit; 26-08-2012 at 09:30 PM.

  10. #130
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Cựu Nữ Quân Nhân QLVNCH Mũ Đỏ Vơ Thị Vui: Người Xưa Đâu



    (Bài viết dưới đây của Chiến Hữu Vơ Thị Vui được ghi chép thời chị Vui c̣n mạnh khỏe, thời mà đôi mắt chị c̣n tinh anh, nay th́ chị đă ra người thiên cổ; mời bạn đọc theo dơi bài viết với tấm ḷng của chị với nghiệp lính và nghề văn đă một thời dấn thân cho quê hương đất nước và dân tộc).

    Sau hơn hai mươi mấy năm tại xứ người lưu lạc, người quân nhân của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa xưa. Những người lính một thời mang quân phục, cầm súng giữ quê hương, ngày nay đă ra thân lữ thứ. Thỉnh thoảng có gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, nhưng khi chia tay nụ cười sao thấy ngậm ngùi. Từ kẻ ra đi năm 1975 cho đến người mới sang sau hàng chục năm bị tù đày, tâm trạng dễ giống nhau và vẫn thấy lạc lơng, thấy bơ vơ. Có chăng khi mặc lại bộ quân phục xưa trong các dịp lễ hoặc hội họp của Quân Đội. Ta mới thấy nụ cười thực sự nở trên môi các người lính cũ đă từng tung hoành ngang dọc trên mọi chiến trường của bốn Vùng Chiến Thuật. Với nhiệm vụ người dân trong thời chiến, giữ vững an b́nh trên mọi nẻo đường đất nước.
    Trong một buổi họp mặt của binh chủng bạn, tôi đă gặp lại một cấp chỉ huy xưa. Ông là một danh tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Sang đây, thỉnh thoảng gặp lại, ông luôn luôn niềm nở thân mật, hỏi han như lúc xưa. Lúc ông c̣n là Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC của QLVNCH. Một Sư Đoàn thiện chiến mà lũ Việt Cộng nghe đến đă co cẳng chạy lẹ. Ông gặp tôi cười và nói:

    - Bà đă viết nhiều về đời lính của bạn bè, đồng ngũ thuộc các quân binh chủng, bà cũng đă viết về các Nữ Quân Nhân. Vậy tại sao bà không viết về các Nữ Thiên Thần Mũ Đỏ. Tôi biết Nữ Quân Nhân thuộc QLVNCH không ít, nhưng với binh chủng Nhảy Dù chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay, tại sao không viết?
    - Tŕnh Trung Tướng, các chị có Bằng Dù trong Sư Đoàn Dù, thật ra cũng không nhiều. Đa số chuyện xảy ra trong đời người Nữ Quân Nhân Nhảy Dù toàn là chuyện cá nhân. Cho nên không có ǵ để viết.
    - Th́ cứ xem như chuyện kỷ niệm của các cô gái… một thời in gót trên “không gian vương dấu giày” (thơ HHC).
    - Thưa, tôi sẽ cố gắng…

    Vừa chào vị chỉ huy xưa, tôi cũng gặp thêm một số chiến hữu khác, ai cũng khuyến khích tôi ghi lại những kỷ niệm xưa thời trong quân ngũ. Bạn bè c̣n nói thêm: “Bây giờ không viết, mai mốt chống gậy sức đâu mà viết”.
    Viết ǵ đây? Tôi trả lời, thôi viết về lúc xưa các ông lén bà xă đi du dương với các em gái hậu phương được không.
    Bạn bè la hoảng:
    - Nè! Bộ muốn đốt nhà… bạn hữu sao?
    - Ai biểu lúc đó các ông cứ ca “Anh tiền tuyến, em hậu phương” chi?
    - Nhứt bà rồi đó. Thôi th́ ghi lại chuyện t́nh của các Nữ Thiên Thần Mũ Đỏ. Giữ kín quá, lâu lâu bật mí cho anh em, để bắt chước và để mừng… cho bà.

    Thế là trong lúc cao hứng, lỡ hứa với người Chủ Nhiệm KBC. Cho nên đêm nay, trong căn nhà nhỏ quạnh hiu nơi góc núi, tôi để hồn trở về dĩ văng…
    Năm 1955. Lúc đó tôi đă đầu quân vào Quân Đội. Trong một dịp khao quân, tôi đă gặp Đại Tá Đỗ Cao Trí, trong đêm tiệc khao quân chiến thắng B́nh Xuyên, ông đă gợi ư cho chúng tôi gia nhập Binh Chủng Nhảy Dù và chính ông cổ vơ chúng tôi làm đơn xin được học Nhảy Dù. Lúc ấy tuổi trẻ hăng say, 30 cô gái đă t́nh nguyện học Nhảy Dù, cũng là khóa I Nhảy Dù của Quân Đội do chính các quân nhân Việt-Nam thực thụ huấn luyện.
    Sau đợt tuyển chọn, chỉ có 9 cô thực sự được theo học Nhảy Dù, khóa II cũng chỉ có 6 cô được theo học. Nhưng trong lúc huấn luyện nhảy thi lấy bằng, một nữ phụ tá xuống dù bị găy xương mông nên không có bằng. Thế Là QLVNCH từ năm 1955 đến năm 1966 chỉ có 14 cô thực sự có bằng. Nhưng đến năm 1960 th́ hai trong 14 cô đă được theo học Nhảy Dù điều khiển, có bằng Huấn Luyện Viên Dù. Sau năm 1967 đến năm 1975, có khoảng 10 cô nữa có bằng Nhảy Dù. Lúc trước năm 1965, muốn có Bằng Dù bất luận nam nữ đều phải nhảy năm lần ban ngày và hai lần ban đêm. Sau năm 1967 th́ chỉ cần bốn lần nhảy là được cấp Bằng Dù. Bởi v́ nhu cầu chiến trường nên thời gian nhảy huấn luyện rút ngắn lại. Đa số quân nhân Dù mới đều thở dài nhẹ… nhỏm, và mỗi năm người quân nhân Dù phải có bốn Saut nhảy bồi dưỡng để có thể ăn lương Bằng Dù. Đó là kể những quân nhân Dù. C̣n các huấn Luyện Viên dĩ nhiên gấp 10 lần hơn, v́ huấn luyện khóa nào cũng phải nhảy theo. Và trong đời lính Nhảy Dù của phái nữ có nhiều vui buồn lẫn lộn, dĩ nhiên là chuyện… đàn bà. Tôi ghi lại đây một số chị em có với tôi nhiều kinh nghiệm, nhiều kỷ niệm của người con gái mang danh là Nữ Thiên Thần Mũ Đỏ.

    1. Dương Thị Kim Thanh:

    Chị là một cán sự y-tế ngoài đời, được phục vụ ngành Quân Y. Người miền sông Hương núi Ngự, nhưng giọng nói đă lai… Sài G̣n 50%. Chị tốt nghiệp khóa I Nhảy Dù với tôi. Cũng là một trong 9 cô Nữ Quân Nhân Nhảy Dù đầu tiên của QLVNCH. Lúc đó chị 25 tuổi, là người lớn tuổi nhất trong 9 cô. Chúng tôi xem chị như người chị cả. Hiền lành nhỏ nhẹ. Phục vụ rất tận tâm trong ngành Quân Y, tuy quân số thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù (lúc đó là Lữ Đoàn Nhảy Dù). Nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Ḥa. Lúc ấy, 9 cô khóa I đều là độc thân (bắt buộc) nên chị là hoa khôi của Tổng Y Viện Cộng-Ḥa nhờ vào chiếc Mũ Đỏ và Bằng Dù chị mang trước ngực. (Thời đó Nữ Phụ Tá mỗi ngành đồng phục, đội mũ calos trên đầu. Chỉ có các cô gái có Bằng Dù, được Bộ TTM cho phép đội Mũ Đỏ dù phục vụ ở đâu). Chị đă cùng chúng tôi đi nhảy biểu diễn khắp các nơi và trong một Saut đặc biệt, t́nh yêu đă nở trên không. Đại Úy Trương Quang Ân, người đứng thủ khoa của Vơ Bị Đà Lạt (khóa 7, năm 1952) đă cùng chị thực hiện lời ước mơ. Đám cưới kết thúc mối t́nh không gian. Chị đă có ba con. Sau này chị là phu nhân Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Ông Bà đă tử nạn trong một tai nạn phi cơ trực thăng lúc đi thăm viếng tiền đồn. Để lại vành khăn tang trên đầu ba đứa bé, cùng một lúc mất cha lẫn mẹ. Đêm nay ngồi đây viết đến ḍng chữ này tôi đă không ngăn nổi hai ḍng lệ chảy xuống thương cho ba cháu. Không biết bây giờ ra sao?

    2. Nguyễn Thị Sang:

    Chị cũng cùng khóa với tôi. Nhưng phục vụ ở Đại đội Kỹ Thuật (Trung đội gấp dù). Chị người miền Nam cao lớn hiền lành vui tánh. Tuy lúc đó 19 tuổi mà chị như con nít, giận ai th́ khóc lớn, phải dỗ và năn nỉ gần chết mới chịu. Khi nghe hứa đền cho cái bánh th́ cười ngay. Có một lần đi nhảy biểu diễn ở Ban Mê Thuột, nhân dịp hội chợ. Có Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chủ tọa. Sau khi nhảy xong, chúng tôi trở về, đề nghị Trung Úy hướng dẫn đi xem thác Drakling. Khi về chị xin ngừng xe một chút. Ông Trung Úy trưởng toán không chịu ngừng. Chị kêu lên nếu Trung Úy không ngừng xe th́… tui chết ông phải chịu… Có lẽ sợ trách nhiệm nên Trung Úy cho ngừng xe. Chị nhảy xuống chạy tuốt vào b́a rừng… Năm phút sau, chị hớn hở chạy ra, tươi tỉnh không cần nh́n đến nét mặt cau có của Trung Úy trưởng toán. Lên xe xong, chị nói tỉnh bơ… “Ai cũng vậy, vua chúa cũng làm dzậy mà. Có dzô th́ phải… có ra chứ”. Lúc đó mọi người mới biết là chị đi thi hành cái khoái thứ… tư.
    Sau này, chị xin giải ngũ lư do “Má kêu về lấy… chồng”. Cho dù ông Trung Úy Trung đội trưởng gấp dù là người nổi danh khó tánh, cũng phải hi câu chấp thuận, mới chuyển đơn lên Đại đội trưởng Kỹ thuật (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam sau nầy). Nghe đâu v́ sanh khó, nên chị đă từ trần. Nữ Thiên Thần thứ hai đă ra đi, để bạn bè đồng đội ngậm ngùi cho thân phận đàn bà.

    3. Nguyễn Thị Thọ:

    Chị cũng phục vụ trong TĐGĐ, người Hà Nội. Vào Nam cha mẹ mất chỉ có hai chị em. Chị rất vui tánh, thực thà, một ḿnh thay cha mẹ nuôi em nên người. Chị có nhiều Saut Dù v́ t́nh nguyện cùng chúng tôi đi nhảy biểu diễn khắp nơi. Lúc nào chị cũng thực thà nói với tôi là chị rất yêu thích miền Nam v́ tính t́nh cởi mở, không khách sáo và trù phú dễ làm ăn, không khó khăn như ngoài Bắc quê chị nghèo nàn.
    Sau này chị kết duyên với một Huấn Luyện Viên Dù Cao Đăng Huynh, một trong những huấn luyện viên nhiều Saut Dù nhất. V́ đông con nên chị đă giải ngũ. Thế là khóa I không c̣n lại mấy người. Hiện gia đ́nh chị b́nh yên ở Việt-Nam. Các cháu đều lớn cả.

    4. Nguyễn Thị Liên:

    Chúng tôi cùng chung một khóa học Dù, tuy là hai ngành khác nhau. Nhưng chúng tôi kết bạn xem như “T́nh Bắc Duyên Nam”. Chị cũng là con gái Hà Nội, xinh xắn hiền lành, có hai răng thỏ rất có duyên. Sau này chị kết hôn với một sĩ quan Dù, nên giải ngũ ở nhà lo làm vợ hiền. Nhưng sau, Trung Tá Nguyễn Văn Thạnh bị Việt Cộng phục kích chết tại Vùng IV Chiến Thuật. Chị thay chồng nuôi đàn con dại. Không biết hiện giờ chị ở đâu? Tiểu bang nào?
    C̣n nữa. Trong 9 cô Nhảy Dù được mệnh danh là Nữ Thiên Thần Mũ Đỏ c̣n có Khánh, Hương, Hoa (một chị nữa tôi quên tên) đă có Bằng Dù nhưng giải ngũ rất sớm. Hiện tại không biết lưu lạc phương nào. Các chị có ra đi hay c̣n ở lại?

    Và từ khóa II th́ có:

    5. Ngô Bích Lộc:

    Người con gái sinh trưởng tại Thủ đô Hà-Nội. Chính gốc tiểu thư Bắc Hà, dáng gầy cao, nh́n bề ngoài giống con trai nhiều hơn gái. Nó rất tinh nghịch, nhưng mỗi lần đứng trước của phi cơ chờ nhảy chỉ cần nghe tiếng của Huấn Luyện Viên nói “Go!” là phóng ra. Nó c̣n nh́n lại tôi nháy mắt, hẹn sau Saut Dù phóng ra Hóc Môn ăn b́ bún, cái món miền Nam nó mê nhất. Tuy là đầm Tây nhưng lại Việt-Nam hơn cả các bạn Việt-Nam. Xếp của chúng tôi lúc bấy giờ là Trung Úy Nguyễn Ngọc Hạnh (Trung Tá Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh) thường hay bắt chúng tôi ra làm “người mẫu” cho ông chụp. Lúc nào nó cũng nói thầm với tôi rằng: “Khiếp thật! Tao mà ế chồng cũng v́ làm người mẫu cho Lăo này, mày ạ…” Tuy thế, nó vẫn có nhiều người xin bàn tay. Nó lại dân Tây cho nên rất tự nhiên trong sự giao thiệp. Cái điều kỵ nhất của các bà xếp chỉ huy, lúc bấy giờ các bà lúc nào cũng muốn nhân viên của ḿnh e ấp… tiểu thư. Bích Lộc chúa ghét lối giả tạo, tôi bắt chước theo. Cho nên hai chúng tôi được các bà chỉ huy liệt vào hạng “ba gai”.
    Sau này nó bực ḿnh không chịu ở Quân Đội, xin giải ngũ, ra làm phóng viên cho hăng Reuter, tiếng Anh như gió, nó sang Mỹ làm việc sớm lắm. Sau 1975, nó mở một nhà hàng trên D.C. Khách hàng của nó từ ông Tổng Thống đến các Bộ Trưởng, nhân viên ngoại giao, Thượng nghị sĩ, Dân Biểu đều đến nhà hàng của nó. Nhà hàng nổi tiếng ngon, khung cảnh đẹp. Lúc tôi sang D.C. tham dự 50 năm kỷ niệm Nhảy Dù của Quân Đội Mỹ. Nh́n nó tiếp đăi quan khách ở nhà hàng, tôi thấy nó quyết định giải ngũ sớm là đúng.
    Thỉnh thoảng hai đứa gặp nhau qua phone cho dù đôi bạn lúc xưa, bây giờ có hai thứ tóc, đều làm chức… Bà cả rồi… Mà vẫn mày mày, tao tao như 40 năm về trước, gặp nhau đều khen nhau đẹp… lăo.

    6. Trần Xuân Lan:

    Sinh trưởng ở miền Hậu Giang, tánh thực thà. Người nhỏ con nên khi mặc bộ đồ Dù, đứng trong hàng chờ điểm danh lên phi cơ chúng tôi đều cho nó lên hàng đầu, v́ sợ Huấn Luyện Viên Dù bỏ sót nó. Xuống dù luôn luôn nó xuống sau, dù là nhảy trước. Nó đủ điểm nặng chứ không dư kư thịt da nào. Chúng tôi hay chế nhạo nó đi nhảy phải đeo thêm đá. Nó giận lên mét cấp trên. Làm chúng tôi bị rầy. Tuy thế mà người chỉ huy khi nghe nó khiếu nại cũng phải nở nụ cười kín đáo.
    Sau lần dang dở t́nh yêu với một sĩ quan Mũ Đỏ nó thề không lấy chồng nữa. Nghe đâu hiện nay nó về quê ở Sa Đéc làm nghề y tá… vườn rất khá. Không biết có lúc nào nó nhớ lại lúc c̣n áo hoa Mũ Đỏ hay không?

    7. Bùi Ngọc Thúy:

    Cũng sinh đẻ tại Bắc Việt. Nhưng quê nó ở Nam Định (?) được tính thật thà. Bị bạn bè hay chế nó là “Hăng Rô”. Nó không biết, hỏi tôi rằng: “Tại sao chúng nó gọi tao tên… Tây vậy hở?” Tôi cười đáp ngay là miền Nam hay nói lái. Hăng Rô… tức là “Thưa cô rằng. Ngược là… Răng cô… thừa…” Vỡ lẽ ra, nó kêu tên tam đại tụi bạn ra chửi. Được thể tụi bạn c̣n chọc thêm. Tuy xin t́nh nguyện đi Nhảy Dù nhưng nó sợ lắm. Bao nhiêu lần định bỏ dở, nhờ tôi khuyến khích. Có lần được lệnh đi nhảy ở B́nh Định, tôi dặn nó: “Năm giờ có lệnh tập họp. Mày nên để đồng hồ reo chứ không th́ ngủ quên”. Nó hứa chắc.
    Saut dù biểu diễn đó, nó không có mặt lúc lên phi cơ. Hôm sau nó tŕnh diện người chỉ huy, với khuôn mặt bầm một bên má, cánh tay th́ băng bó, có giấy bác sĩ cho nghỉ ba ngày. Tôi hỏi nó tại sao? Nó mắng tôi: “Đồ ranh con. Ông nghe lời mày nên ông không đi nhảy biểu diễn được”. Tôi ngạc nhiên nh́n nó ḍ hỏi nguyên nhân. Nó bảo: “Tại mày dặn để đồng hồ reo. Khi nó reo tao đang nằm mơ. Tưởng tiếng chuông phi cơ cho lệnh GO nên tao nhảy ra. Từ trên giường hai tầng nhảy xuống mang theo cả màn mền, bị bầm mặt. May mà không găy… răng là phúc ba đời rồi. C̣n hỏi ǵ nữa? Ông không chửi mày là may cho mày lắm rồi. C̣n làm bộ tử tế hỏi móc ông hả?” Tôi thầm nghĩ: “Đúng là đồ Bắc Kỳ chanh chua… Làm ơn mắc oán”. Nghĩ thế nhưng tôi không trả lời, hoặc nói ra ư nghĩ đó. V́ sợ nói tạc dzăn nổi giận th́ tôi cũng được bác sĩ cho ba ngày… dưỡng thương.
    Bây giờ, nó và gia đ́nh định cư, an lạc tại xứ… Úc. Lâu lâu, nó gọi phone sang kêu: “Mày, mày chịu khó sang tao chơi. Tao đăi mày… Mít Đặc”. Già rồi vẫn c̣n con nít và mái Tây Hiên của nó vẫn c̣n… chưa rụng.

    8. Nguyễn Thị Thân:

    Chị này lớn tuổi nhất của chúng tôi lúc bấy giờ. Chị cũng sinh trưởng ở Bắc Việt, người quê Phát Diệm. Chị góa chồng lúc c̣n ở Hà Nội, rất xinh đẹp, mắt bồ câu, da trứng gà. Người cao lớn như đầm. Nhưng chỉ giống đầm về nhan sắc và vóc dáng. Khi chị nói th́ sặc thổ âm quê của chị. Ví dụ, chị hay lộn chữ D thành chữ R và ngược lại. Khi nhảy dù xuống băi, th́ lệnh bắt buộc cuốn dù lại cho vào bao và vừa chạy về địa điểm tập họp tŕnh diện Sĩ quan Băi nhảy. Vừa chạy vừa kêu to là “Nhảy Dù cố gắng”. Bất luận nam hay nữ đều phải theo lệnh này. Cho nên chị cũng không ngoại lệ… cứ vừa chạy… vừa la to “Nhảy.. Rzù… cố gắng. Nhảy… Rzù… cố gắng”. Tôi và Bích Lộc chạy theo sau cũng gào to “Nhảy.. Rzù… cố gắng. Nhảy… Rzù… cố gắng”. Chị quay lại mắng ngay “Nằm kí ŕ mà to mồm vậy…? Đồ khỉ gió…” Lũ “khỉ gió” cứ ngoác mồm la “Nhảy… Rzù… cắn gố…” (cố gắng).
    Chị là người cẩn thận, lúc đi nhảy chị băng độn hai đầu gối bằng băng cứu thương thật dầy. Chị nói rằng khỏi sợ bị trầy đầu gối khi xuống dù, mặc jupe không đẹp. Nhưng chị không nhớ là đầu gối không quan trọng bằng đầu, chân và mông khi xuống dù.
    Sau này chị tái giá với một sĩ quan Dù, có thêm năm con. Hiện chị ở trên Washington State từ 1975.

    9. Mai Thị Minh:

    Nếu chị Thân là hoa khôi của Dù từ năm 1956 đến 1960, th́ Mai Thị Minh là hoa khôi Dù từ năm 1962 đến 1975. Nó đúng là con gái Hà Nội chính cống. Nhà giàu, chính Trung Tướng Thiệu, Đại Tướng Viên lúc c̣n trẻ ra Bắc cũng thuê nhà của nó mà ở. Sau di cư vào Nam, gia đ́nh bẩn chật, nên nó vào Nữ Phụ Tá. Đúng gái Hà Nội, đẹp và tiếng nói dịu dàng mọi người đều công nhận. Phục vụ tại bệnh viện Đỗ Vinh của SĐND. Có một vài “bà bác sĩ” (có nghĩa là vợ của bác sĩ) thấy nó bèn ôm ghè tương, nếu hôm đó ông chồng trực tại bệnh viện. Thật tội cho nó v́ nó không bao giờ trực đêm cả. V́ nó độc thân nên có nhiều anh hùng để mắt. Có lẽ v́ tưng tiu, nó vẫn c̣n h́nh bóng của người anh hùng TQLC năm nào ngă gục trên chiến trường ở tận địa đầu giới tuyến, để lại vết thương ḷng cho Nữ Thiên Thần Mũ Đỏ tài sắc.
    Hiện nay nó ngày ngày một gánh bún riêu dạo khắp xóm bán nuôi thân. Có ai ngờ người đàn bà lam lũ kia đă có một thời nổi tiếng Hoa Khôi Mũ Đỏ giầy Saut, nón đỏ áo hoa đă làm một anh hùng nghiêng ngửa…

    C̣n nhiều nữa. Nào Nguyễn Thị Nguyên Hoành, Lữ Thị Tám. Nguyễn Thị Thịnh, Nguyễn Thị Hợi, Phan Cẩm Phi, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Đào Thị Phùng, Vơ Thị Vui. Những Nữ Thiên Thần Mũ Đỏ của Quân Lực VNCH lúc xưa. Nay người ra thân lữ thứ, người c̣n lại quê hương với bao nỗi xót xa. Có lúc nào nhớ lại lúc xưa “không gian vương dấu giày” (HHC). Lúc c̣n đội chiếc Mũ Đỏ, tung ḿnh ra không trung mang lại hănh diện cho con cháu Triệu Trưng. Nếu nhớ lại vô t́nh ḍng lệ tiếc thương lặng lẽ chảy xuống khóc cho ḿnh hay người Nữ Quân Nhân Dù khóc cho quê hương ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •