Page 15 of 33 FirstFirst ... 511121314151617181925 ... LastLast
Results 141 to 150 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #141
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Mật khu Đỗ Xá

    Đề Lô Cao Cấp



    Đỗ-xá, một vùng rừng núi hiểm-trở, nằm giữa ranh-giới của 3 tỉnh Quảng-nam, Quảng-tín, và Kontum. Địa-h́nh nơi đó được vẽ bằng những đường đỉnh cong-queo màu nâu sậm, chứ không phải là những ṿng cao-độ như những cao-đỉểm khác mà ta thường thấy trên bản-đồ.

    Từ thời chiến-tranh Đông-dương lần thứ nhất (1945-1954) cho đến khi cuộc chiến Đông-dương lần thứ nh́ (1960-1975) bắt đầu, và kéo dài măi đến thời điểm của bài này (1963), Đỗ-xá là một mật-khu bất-khả xâm-phạm của quân Cộng-sản. Không một đơn-vị nào của Quân-đội PhápViệt (1945-1954) hoặc của QLVNCH (1960-1963) có thể vào nơi đó. Nhờ địa-thế hiểm-trở với núi rừng bao bọc, dễ thủ khó công nên các đơn-vị quân-đội quốc-gia muốn hành-quân vào Đỗ-xá đều thất bại. Với những lợi-đỉểm trên, Cộng quân đă coi Đỗ-xá là một an-toàn-khu và đă dùng nơi đó làm một hậu-cần to lớn để cất dấu lương-thực, vũ-khí, đạn-dược, cùng xây cất quân-y-viện, và đây cũng là nơi dưỡng-quân lư-tưởng cho bọn chúng.

    V́ nghĩ rằng nơi đây là vùng bất-khả xâm-phạm nên Việt-cộng chỉ dùng một số quân nhỏ để bảo-vệ mật-khu. Nếu chúng ta tấn- công đại-qui-mô vào th́ sẽ bị đánh bật ra ngay như chúng ta và quân Liên-hiệp-Pháp đă từng bị.

    Để phá tan mật-khu Đỗ-xá, bộ Tổng-tham-mưu QLVNCH, đă lập kế-hoạch hành quân (chiến-dịch Đỗ-xá) bằng cách điều-động các đơn-vị của Quân-đoàn 1 và Quân-đoàn 2 làm lực-lượng án-ngữ, (Blocking forces) bao vây ṿng ngoài của mật-khu, và Lữ-đoàn TQLC/VN làm lực-lượng xung-kích (main force) đánh vào Đỗ-xá. (Liên-đoàn TQLC/VN đă được nâng lên cấp Lữ-đoàn từ đầu năm 1962, dưới sự chỉ-huy của Trung-tá Lê-nguyên-Khang làm Tư-lệnh, và Tư-lệnh Phó kiêm Tham-mưu-trưởng là Thiếu-tá Nguyễn-bá-Liên, hai vị này vừa được vinh thăng ngày 1/4/1963; TQLC vẫn c̣n thống-thuộc Hải-quân VN).

    Để thi-hành nhiệm-vụ, Lữ-đoàn TQLC đă xử-dụng các đơn-vị như sau:

    - Tiểu đoàn 2 do Đại-úy Nguyễn Thành Yên, Tiểu đoàn trưởng.

    - Tiểu đoàn 4 do Đại-úy Bùi Thế Lân, Tiểu đoàn trưởng.

    - Tiểu đoàn Pháo binh do Đại-úy Nguyễn Văn Trước, Tiểu đoàn trưởng.

    - Pháo đội A sơn-pháo 75 ly do Trung-úy Đoàn Trọng Cảo, Pháo đội trưởng

    - Bộ chỉ huy Lữ-đoàn.

    Lực-lượng Mủ-xanh được đặt dưới sự điều-động của Tư-lệnh và Tư-lệnh phó.

    Toàn-bộ quân-số và quân-dụng dành cho cuộc hành quân nầy được không vận bởi không quân sự Hoa-kỳ loại C123 từ Saigon đến phi-trường Quảng-Ngăi, sau đó di-chuyển bằng đường bộ đến phi-trường quận Trà-mi tỉnh Quảng-tín, và sau cùng th́ nhảy diều-hâu (một chiến-thuật cảm-tử; nhảy xuống ngay đầu của địch-quân và đánh từ trong ḷng địch đánh ra, đôi khi phải cân-chiến nếu cần), vào Đỗ-xá với loại trực-thăng H21 của Lục-quân Hoa-kỳ. Đây là một loại trực thăng cũ-kĩ, mỗi lần chuyên -chở được khoảng 8 chiến-binh với đầy đủ vũ-khí. Đợt đỗ quân đầu tiên mấy ‘’con sâu rọm’’ (H21) c̣n sung-sức nên nó cỏng nổi 8 cọp-biển cùng một lúc, nhưng qua đợt 2 th́ chỉ c̣n chở nổi 5 thủy-thần, và đến những đợt sau nó chỉ c̣n mang nổi có 3 chiến-sĩ mũ-xanh. Bộ chỉ huy tiểu-đoàn đi vào đợt 3. Toán tiền sát của tôi gồm 5 người, nhưng khi lên trực-thăng chỉ có tôi, người hiệu-thính-viên và một cận-vệ, c̣n 2 anh ‘’nồi-niêu xoong chảo’’ (hỏa-đầu-quân) phải đi chuyến sau. V́ sức chở của H21 quá yếu như vậy, nên bộ Tư-lệnh đă xin thượng-cấp liên-lạc với TQLC/HK để được chuyển quân bằng những chiếc trực-thăng H34 tối tân hơn. Nhờ vậy mà cuộc hành-quân trực-thăng-vận đă hoàn-tất vào khoảng 4 giờ chiều. Đóng quân tại băi đỗ-bộ một đêm, sáng hôm sau, đoàn quân lên đường tiến chiếm các mục-tiêu ấn-định. Bản doanh của bộ Tư-lệnh LĐ đóng tại một trung tâm đỉnh núi.

    Người viết và Chuẩn-úy Thạnh mập (xin chuyển qua Pháo-binh Nhảy-dù sau khi tái-ngủ cho đến năm 1975) được chỉ-định làm tiền-sát pháo-binh cho TD4/TQLC của Đại-úy Bùi-thế-Lân. Tôi đi với cánh A tiểu-đoàn-trưởng; Thạnh mập đi cánh B tiểu-đoàn phó, do Đại-úy Tôn-thất-Soạn chỉ huy. Tiểu-đoàn được chia làm 2 cánh, cánh B do Đ/u tiểu-đoàn-phó chỉ-huy đi trên đỉnh, Bộ chỉ-huy tiểu-đoàn cùng 2 đại-đội đi chính-giữa, lưng chừng núi. Để bảo-vệ BCH/TĐ ông TĐT đă cho một đại-đội đi sát chân núi. Địa-thế quá hiểm-trở, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm, lỡ trật tay là rơi xuống vực ngay. Chúng tôi phải men theo con đường độc-đạo do toán xích-hầu dùng dao chặt cây để mở đường, đôi khi phải luồn dưới rễ cây mà tiến tới. Sau khi chiếm trọn mọi mục-tiêu chỉ-định mà không có đụng độ, có lẽ các đơn-vị trú pḥng của địch quân biết rằng không thể chống cự được với đoàn quân Cọp-biển nên không dám nghênh chiến, và đă rút đi, Tiểu-đoàn được dừng quân nghỉ ngơi lấy sức.
    Chúng tôi đóng quân tại một nơi, mà dưới chân núi có một con suối lớn chảy qua. Ông Tiểu-đoàn-trưởng đă điều động đại-đội đi phía dưới lội qua bên kia suối, và bảo Đai-đội-trưởng cắt một trung-đội làm tiền-đồn nơi cao-điểm, c̣n bộ chỉ-huy th́ lùi thấp xuống phía dưới để được gần con suối hơn.

    Sau khi bố-trí quân, Đại-Úy Lân ra lệnh cho các Đại-đội-trưởng, ban 3 và 2 Tiền-sát-viên Pháo-binh xác-định điểm đứng. V́ địa-h́nh quá giống nhau giữa những ngọn núi, mà bản đồ không có vẽ ṿng cao-độ, chỉ có đường đỉnh mà thôi, nên khi tŕnh kết-quả không tọa-độ nào giống tọa-độ nào! V́ vậy, ông Tiểu-đoàn trưởng phải xin Bộ Tư-lệnh Lữ-đoàn cho phi cơ quan-sát L19 lên xác định giùm điểm đứng của đơn-vị. Sau khi quan-sát-viên phi-cơ cho tọa-dộ chính-xác điểm đóng quân của tiểu-đoàn, th́ thấy tất cả tọa độ của mọi người đều chấm sai cả. Tọa-độ gần đúng nhất là của người Đềlô, nhưng khi đem so lại với tọa-độ điểm đứng chính-xác mà người Quan-sát-viên Phi-cơ vừa cho th́ tọa-độ của anh chàng pháo-thủ nầy cũng sai đến gần một cây số (700m). Sau khi có được đỉểm đứng chính xác, ông TĐT ra lệnh cho tôi lập những hỏa-tập tiên-liệu và bắn thử cho ông xem. Sau khi tôi gởi điện-văn xin tác-xạ, Pháo-đội của ông Trụng-can, ồ không phải, xin lỗi ông Pháo-đội trưởng PĐA/ TQLC! phải gọi là Can-trường mới đúng, đă bắn chính-xác vào những điểm đă xin và ông TĐT tiểu-đoàn Ḱnh-ngư rất hài ḷng.

    Trong những ngày dừng quân, chúng tôi xuống suối tắm rửa bơi lội, và cả tiểu-đoàn được tha-hồ mà ăn cá, v́ dưới suối rất nhiều cá, chỉ cần một quả lựu-đạn, cả một trung-đội xơi cá mệt nghỉ. Cá suối rất to. Khi tiểu-đoàn tiếp-tục tiến quân, tôi ngửi thấy mùi thối, nhưng không biết v́ sao! đến khi đi qua một chỗ sát bờ suối tôi thấy một bộ xương cá dài gần 2 thước, từ đó bốc lên một mùi hôi-thúi nồng nặc, như vậy chứng tỏ cá suối cũng có nhiều con to như cá ở biển, chỉ cần một con th́ cả một tiểu-đội có thể vừa ăn cá kho vừa ăn canh cá nấu với lá tàu bay thoải mái.

    Chúng tôi lần-lượt tiến chiếm các mục tiêu ấn-định. Có vài binh sĩ bị thương v́ đạp phải chông. Nơi đây địch đă thiết lập rất nhiều băi chông, và hầm chông. Ban ngày băng rừng, leo dốc. Ban đêm trải ‘’poncho’’ ngủ ở lưng-chừng núi. Điều đáng sợ nhất ở Đỗ-xá không phải là quân địch, không phải là những con muỗi rừng, cũng không phải là những cây chông mà là những con vắt . Ngửi thấy hơi người là chúng nó búng lẹ như gió, bám được chỗ nào trên cơ-thể của người chiến-binh là nó không ngần ngại bám vào để hút máu; đến khi no cằng, nó tự nhả ra, nằm lăn trên mặt đất thưởng-thức những ǵ nó thu-hoạch được. Nếu nó hút máu người chưa đă th́ không bao giờ chịu nhả ra, ta phải dùng tay dứt nó ra; nhiều con bám chặt quá chúng ta phải dùng thuốc lá trét lên ḿnh nó, chờ cho nó say, ta mới rứt nó ra được. Nghe mấy bà già nói rằng, nếu một con vắt chui vào lỗ tai, nó sẽ ṃ vào óc, đẻ một bầy vắt con trong đầu của ta, và làm cho con người bị điên hoặc chết. Điều nầy tôi không biết có đúng không? Nhưng để cho yên trí, lúc nào trước khi ngủ, tôi cũng thoa thuốc trừ muỗi khắp người, và thấm thuốc vào bông g̣n rồi nhét vô lỗ tai. Đă kỹ như vậy mà tôi vẩn ‘’tránh trời không khỏi nắng’’. Khi đoàn quân đi ngang qua bản-doanh Bộ Tư-lệnh, Tiểu đoàn được lệnh dừng lại để nhận thêm tiếp-liệu-phẩm. Tiểu-đoàn-trưởng, tiểu-đoàn-phó, Sĩ-quan ban 3, và Đề-lô được lệnh vào họp để nhận lệnh hành-quân của giai-đoạn 2. Khi chúng tôi chui vào lều của Tư-lệnh LĐ, th́ Trung-tá Khang hỏi tôi:

    - Ông Lộc đạp phải chông hả?

    - Đâu có Trung-tá!

    - Sao chân ông đầy máu thế?

    Nh́n xuống, tôi thấy ống quần dính đầy máu; vén lên, tôi thấy một chú vắt to bằng ngón tay cái đang bám vào đầu gối của tôi để hút máu. Tôi vội lấy gói thuốc Rugby trong túi áo trận ra, rút một điếu, xé giấy quấn, rồi lấy những cọng thuốc thoa khắp ḿnh con vật hút máu người, chờ một lúc lâu, nghĩ rằng con vắt đă say, tôi dùng những ngón tay bấu lấy nó, rồi rứt ra, nhưng nó vẫn bám chặt vào thịt của tôi, cuối cùng tôi phải dùng đến 10 thành công-lực mới dứt dây nó ra được. Khi rứt được con con vắt ra rồi, th́ máu từ đầu gối của tôi chảy ra càng nhiều, tội phải lấy cuộn băng cá-nhân quấn vào nơi vắt cắn. Chỗ đó đă để lại trên đầu gối của tôi một vết thẹo, vết thẹo nầy tôi đă mang trên ngựi suốt mấy chục năm qua và tôi đă gọi nó : Vết thẹo Đỗ-xá.

    Cuộc hành-quân dự-trù 15 ngày, tôi đă chuẩn-bị 2 cây thuốc lá Quân-tiếp-vụ loại Rugby đỏ để đủ hút trong những ngày hành-quân, nhưng sau 15 ngày leo núi băng rừng, th́ có lệnh triển-hạn thêm 15 ngày nữa!! 90% lính chiến ngày xưa đều ghiền thuốc lá, và có lẽ những bạn ghiền ấy cũng biết nỗi khổ của người hút khi hết thuốc? Nó khổ sở biết chừng nào khi ḿnh muốn hút mà trong túi không c̣n một điếu thuốc ! Khi tấn-công vào một điểm tiếp-liệu của địch, chúng tôi đă mừng rỡ lúc khám phá ra một kho thuốc lá của Việt-cộng. Các Cọp-biển chúng ta chia nhau những lá thuốc khô và phun khói ́-xèo. Thằng đệ-tử của tôi (các sĩ-quan thường gọi những binh-sĩ thân-tín dưới quyền một cách thân-mật = đệ-tử, và ngược lại những người lính cũng gọi cấp chỉ-huy của ḿnh với danh-từ thân-thương = ông thầy) chạy đến trao cho tôi một điếu thuốc lá quấn sẵn, và một xấp lá thuốc khô. Sau khi rít một hơi vào, tôi ho săc-sụa v́ thuốc nặng quá; tôi trả lại cho thằng đệ-tử, nhưng vẫn giữ lại những lá thuốc khô pḥng khi ghiền quá th́ đốt lên bập-bập cho đở cơn ghiền.

    Chúng tôi tiếp tục tiến quân nhưng không có đụng độ, hành-động chính của chúng tôi lúc đó là phá hủy kho-tàng, cùng những thửa ruộng trồng lúa, bắp, khoai ḿ, và những hoa-mầu khác. Bên cánh tiểu-đoàn 2 TQLC có đụng-độ lẻ-tẻ và có thu-hoach nhiều hơn. Các Thủy-thần bên đó đă phá-hủy được một quân-y-viện rộng lớn, bắt sống được 1 quân-y-sĩ và 4 y-tá của địch; tịch thu rất nhiều y-dược và dụng cụ y-khoa, cùng trung tâm truyền tin và điện đài, những trại nhà cho quân đội CS trú ngụ.

    Sau một tháng dẫm nát mật khu Đỗ-xá, toàn-bộ Lữ-đoàn TQLC hành-quân được trực thăng bốc về Quận-lỵ Sông-cầu, ở phía nam đèo Cù-mông, tỉnh B́nh-định, để dưỡng quân, sau đó tiếp-tục hành-quân vào vùng mật-khu An-lăo của Việt-cộng.

    Sự tiến-chiếm mật-khu Đỗ-xá của những Thủy-thần Mũ-xanh, trong chiến-dịch Đỗ-xá năm 1963, tuy chỉ thu-hoạch một kết-quả rất khiêm-nhường, nhưng đó là bước khởi đầu cho các Thiên-thần Mũ-đỏ của Sư-đoàn Nhảy-dù VN. cùng các Sơn-thần Mũ-nâu của Quân-đoàn 2 sau nầy nhảy vào Đỗ-xá nhiều lần; và họ đă thu-đoạt được nhiều kết quả về nhân mạng cũng như quân trang, quân-khí của địch quân.

    Đỗ-xá không c̣n là một an-toàn-khu của Cộng-sản nữa.

    Hồ muối, mùa đông 2002.
    Đềlô Cao-cấp.
    Last edited by alamit; 20-09-2012 at 02:54 AM.

  2. #142
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến



    Chiến Dịch Sóng T́nh Thương 1963


    MX. TÔN THẤT SOẠN



    I-Tổng Quát:
    DT Ton That Soan (SaiGon)Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà (HQVNCH) đă tổ chức một cuộc hành quân tại miền cực Nam của dất nước, vùng Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mâu; được đặt tên là Chiến Dịch Sóng T́nh Thương
    Mục đích tái chiếm và b́nh định khu vực Năm Căn. Do Đại Tá Hải Quân Hồ Tấn Quyền Tư lệnh Hải Quân chỉ huy tổng quát ( TLHQ)
    Cuộc hành quân được khai diễn vào ngày 3 tháng 1 năm 1963, trùng hợp với ngày sinh nhật Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm (3-1-1901)
    Một lực lượng Hải Quân hùng hậu nhất thời bấy giờ, ngoài các chiến hạm đủ loại tham dự, c̣n có thêm các Duyên Đoàn và Giang Đoàn Xung Phong và đặc biệt toán người nhái tháo gỡ chất nổ vừa được xử dụng lần đầu tiên trong chiến sử Hải quân Việt Nam.
    Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ( TQLC ) đổ bộ gồm có Tiểu Đoàn 2 ( TĐ2) Tiểu Đoàn 4 ( TĐ4) Đại Đội Công binh( ĐĐCB) Pháo Đội A 75 ly Sơn pháo ( PĐA-75 SP) và Bộ chỉ huy Liên Đoàn ( BCH/LĐ) do Trung Tá Lê Nguyên Khang, Chỉ huy trưởng Liên Đoàn ( CHT/LĐ) TQLC chỉ huy trưc tiếp

    II-Thành phần tham dự:
    1- Hải Quân:
    1 Dương vận hạm (Landing, Ship, Tank) LST
    4 Hải vận hạm (Landing, Ship, Medium) LSM
    2 Giang pháo hạm (Landing, Ship, Infantry, Large) LSIL
    1 Trợ chiến (Landing, Ship, Support, Large) LSSL
    1 Giang đoàn xung phong (GĐXP)
    2 Duyên Đoàn (DĐ)

    2- Thủy Quân Lục Chiến:
    Tổ chức lực lượng đổ bộ TQLC gồm:
    A-Bộ chỉ huy Liên Đoàn (BCH/LĐ)
    Chỉ Huy Trưởng: Trung Tá Lê Nguyên Khang (Khoá 1 Nam Định)
    Chỉ huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng (CHP/TMT) Thiếu Tá Nguyễn Bá Liên (Khoá 3 phụ Trừ Bị Đàlạt)
    Bộ Tham mưu LĐ với đầy đủ các Pḥng, Ban v.v..

    B-Tiểu Đoàn 2
    Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT) Đại Úy Nguyễn Thành Yên (Khoá 6 Đàlạt)
    Tiểu Đoàn Phó/ĐĐT1 (TĐP) Đại Úy Cổ Tấn Tinh Châu (Khoá 5 Thủ Đức)
    ĐĐT/ ĐĐ2 Đại Úy Nguyễn Văn Hay (Hai Chùa)
    ĐĐT/ĐĐ3 Trung Úy Nguyễn Năng Bảo (Sĩ Quan Nam Định)
    ĐĐT/ĐĐ4 Đại Úy Hoàng Văn Nam (Khoá 3 FACS Đàlạt)
    Trưởng Ban 3 Trung Úy Ngô Văn Định (Khoá 4 phụ Trừ bị Đàlạt)

    C-Tiểu Đoàn 4
    Tiểu Đoàn Trưởng: Đại Úy Bùi Thế Lân (Khoá 4 Thủ Đức)
    Tiểu Đoàn Phó/ĐĐT/4 Đại Úy: Tôn Thất Soạn (Khoá 4 Thủ Đức)
    Đại Đội Trưởng ĐĐ1: Trung Úy Nguyễn Thành Trí (Khoá 5 Thủ Đức)
    Đại Đội Trưởng ĐĐ2: Trung Úy Trần Văn Hoán (Khoá 13 Đà Lạt)
    Đại Đội Trưởng ĐĐ3: Trung Úy Trương Văn Nhất (Khoá 3 FACS Đà Lạt)
    Trưởng ban 3: Trung Úy Nguyễn Văn Ánh (Khoá 14 Đà Lạt)

    D-Pháo Đội A –75 ly Sơn pháo
    Pháo Đội Trưởng: Trung Úy Đoàn Trọng Cảo (Khóa 13 Đà Lạt)

    E- Đại Đội Công Binh:
    Đại Đội Trưởng: Trung Úy Bùi Văn Phẩm (Khóa 4 phụ Trừ Bị Đà Lạt)
    Đại Đội Phó: Thiếu Úy Cao Văn Tâm (Khóa 12 Thủ Đức)

    III-Quan niệm Hành Quân
    1- Giai Đoạn I: (Khoảng 1 tháng)
    Lực lượng TQLC đổ bộ từ mỏm Cà Mâu ( Xóm Mới ) hành quân truy lùng và tiêu diệt Địch tại phía Nam sông Cửa Lớn. Sau đó các Chiến hạm và Hải Đoàn cùng TQLC vào tái chiếm Năm Căn. Một Hải Đoàn khai thông thủy lộ từ Đầm Dơi xuống Năm Căn.
    2-Giai Đọan II – (Khoảng 1 tháng)
    Xây dựng căn cứ Năm Căn.Tái lập Quận Năm Căn.
    Hành quân mở rộng vùng b́nh định.
    Công tác b́nh định trong giai đoạn này do lực lượng lănh thổ đảm trách. Hải quân do Thiếu Tá Hải Quân Nghiêm Văn Phú chỉ huy, yểm trợ an ninh thửy tŕnh.

    IV- Diễn Tiến Hành Quân
    1-Ngày N (3-1-63)
    A.Tiểu Đoàn 2 TQLC.
    Được chuyển vận trên LSM, HQ-402 Lâm Giang do HQ Đại Úy Dung làm Hạm trưởng, cùng đoàn giang đĩnh hộ tống. Di chuyển trên sông Bảy Hạp từ Tỉnh lỵ Cà Mâu hướng về Năm Căn. TĐ2 sẽ đổ bộ lên băi Charlie lúc giờ G: 6 giờ 30 sáng, bên bờ sông Năm Căn, sau đó tiến quân về phía Nam, gần mũi Cà Mâu.
    LSM HQ-404 chạy sau cách 300 mét chuyên chở Bộ Tham Mưu Hành quân (BTM.HQ) do Thiếu Tá Hải Quân Đinh Mạnh Hùng đảm trách và BCH/LĐ/TQLC, PĐA-75 SP/TQLC, Đại Đội Công Binh/TQLC sẽ đổ bộ lên bờ, sau khi TĐ2 đă thiết lập xong đầu cầu, bảo vệ an ninh sâu trong đất liền.
    Đằng sau HQ-404 là Hộ tống hạm (Patrol Craft) PC-HQ-04 và LSSL HQ-226 Linh Kiếm, di chuyển với tốc độ chậm để bảo vệ đoàn “Công Voa” với hỏa lực của các dàn hải pháo 76 ly, 40 ly và đại liên 12 ly 7 rất mănh liệt và hữu hiệu
    Cảnh vật vẫn c̣n ngủ say trên gịng sông rộng. Hai bên bờ sông, rừng Dừa nước lờ mờ trong bóng đêm. Trời c̣n tối ṃ, chưa bừng sáng. Trên bong tàu HQ-402, các thủy thủ trực phiên vẫn phải đứng quan sát cẩn thận phiá đằng trước mũi tàu, chú ư đến các “hàng đáy cá” giăng ngang trên mặt sông để báo cho hoa tiêu biết mà lách tránh, để chiến hạm khỏi bị lưới đáy làm vướng vào chân vịt hay bánh lái tàu…. mặc dù các giang đĩnh mở đường đă dẹp đi nhiều hàng đáy ( rớ cá ) rồi.
    Trong lúc này một Duyên Đoàn đang tiến chiếm vị trí làm “ nút chặn” phiá Nam của băi đổ bộ Charlie, sau đó bố trí và chờ lệnh.
    Trời bắt đầu sáng dần, trên con sông rộng nước chảy xuôi gịng ra phía mũi Cà Mâu, vùng tận cùng của quê hương Việt Nam. Từng đám lục b́nh trôi ra biển, bao quanh vịnh Hà Tiên, quần đảo Phú Quốc.
    Giờ tác xạ dọn băi đổ bộ đă đến, những tràng Đại liên 50 ly, trung liên BAR, tiểu liên, súng phóng lựu trên các giang đĩnh đồng lọat nổ súng. Tiếng nổ chát chúa làm đàn chim giật ḿnh bay vượt lên trên nền trời.
    Trong loa máy truyền tin trên một giang đĩnh tiến sát băi Charlie, có tiếng báo cáo về Bộ Chỉ Huy Hành Quân xen lẫn tiếng súng nổ rền vang “ Bên phải, bên phải… việt cộng ( VC ) đang chạy, 5 tên có thằng cầm tiểu liên… rồi, rồi..trúng rồi… 3 tên …”
    HQ-402Đằng sau xa, ẩn hiện các chiến đĩnh rẽ nước chạy lên xuống để bảo vệ các chiến hạm lớn.
    Đại úy HQ Vương tham mưu phó hành quân( TMP/HQ ), sau khi cho lệnh các giang đĩnh rời vùng tác xạ ở băi Charlie, di chuyển về phía Nam tránh đường cho HQ-402 tiến vào vùng đổ bộ Charlie. Các khẩu đại bác 40 ly và các loại hỏa lực trên bong tàu HQ-402 bắt đầu tác xạ tự do để dọn băi cho TĐ2 TQLC đổ bộ lên băi Charlie
    Bùn đất cây cối gẫy đổ văng lên tung tóe, các công sự làm bằng bùn đất, cây gỗ tràm sơ sài của địch bị sụp đổ dưới hỏa lực dữ dội của các đại bác hải pháo, một vùng rộng lớn từ bờ sông vào đất liền khoảng 300 mét..
    Đúng 6 giờ 30 sáng tại băi Charlie, lúc HQ-402 vừa “ Há miệng” hạ sàn cửa chiến hạm, các Cọp Biển đă lội xuống nước cạn, tấn chiếm băi đổ bộ. TĐ2 tiến sâu vào bên trong các rặng dừa nước, dàn rộng bảo vệ an toàn đầu cầu. Du kích VC chỉ bắn lẻ tẻ và bắt đầu “ Chém vè “ bỏ chạy vào rừng Đước bạt ngàn.
    TĐ2 rời vùng Charlie, bắt đầu lục soát tiến quân về hướng Nam theo kế hoạch hành quân
    HQ-404Thành phần HQ và TQLC c̣n lại trên HQ-404 lần lượt đổ quân lên băi Charlie để bắt đầu thiết lập vị trí cho Bộ tham mưu hành quân phối hợp chỉ huy cũng như cho PĐA-75 SP/TQLC sắp đặt vị trí súng sẵn sàng yểm trợ hỏa lực pháo binh cho các đơn vị TQLC.
    Khoảng 9 giờ sáng, khi cánh A của TĐ2 vừa chiếm xong mục tiêu (MT) đầu tiên phía Nam Charlie khoảng một cây số th́ Việt công ( VC ) bắt đầu dàn chào bằng một loạt súng cối 60 ly, hầu hết đều rớt xuống x́nh lầy, rừng đước, không gây thiệt hại ǵ cho quân bạn. Có 1 qủa chỉ nổ cách Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 2 ( BCH/TĐ2 ) khoảng vài mét, trong đó Đại úy Yên TĐT, Đại úy cố vấn USMC Richard B. Taylor, Trung Úy Ngô Văn Định TB3 may mắn là không ai bị thương tích ǵ.
    Các cánh quân TĐ2, tiếp tục tiến quân lục soát chậm v́ dịa thế śnh lầy. Di chuyển theo những bờ đất ngăn nước mặn, hoặc đôi khi binh sĩ phải nối đuôi nhau đi trên những cầu khỉ làm bằng thân từng cây tràm cột qua các thân cây đước mọc trong rừng đước. Phía dưới mặt đất là ngập nước śnh lầy không lội bộ được.
    Đến trưa tạm dừng quân nghỉ để ăn cơm” Ông Già Đầu Bạc” (Đại Úy Yên)
    lại ngồi trên một qủa ḿn, được che đậy bằng rơm rạ và lá cây khô trên mặt. May mà loại ḿn nội hóa khó kích nổ, được khám phá kịp thời.
    Các cánh quân chỉ chạm súng lẻ tẻ với du kích Việt công . TĐ2 tịch thâu vài khẩu súng trường nội hóa và súng “ Ngựa trời” loại Bazoka nội hóa ( H́nh dáng như con ngựa trời ) cùng ḿn bẫy và lựu đạn, trong các cḥi lá giữa rừng đước TĐ2 bắt được 5 thanh niên t́nh nghi trốn giữa rừng.

    B- Pháo đội A-75 ly Sơn pháo/TQLC.
    Tiền thân của Pháo đội A –75 ly SP/TQLC là Đại Đội trọng pháo 106 ly được thành lập đầu tiên năm 1955 tại hăng phân Mỹ Tho. Để đáp ứng nhu cầu yểm trợ chiến trường miền Nam Việt Nam, loại chiến cụ mới Sơn pháo 75 ly ṇng ngắn được thay thế Trọng Pháo 106 ly trong năm 1956.
    Sau khi tái thành lập và huấn luyện thành thục, ngày 23 tháng 12 năm 61, một Trung đội của Pháo đội A –75 ly SP đă xuất quân tham dự cuộc hành quân với TĐ1 /TQLC ở Rừng Sát, Quận Quảng Xuyên. Cuối năm 62 một Trung đội khác của pháo độ A-75 ly đă tham dự cuộc hành quân Sơn Dương 2, yểm trợ hỏa lực cho TĐ4/TQLC ở mật khu Lê Hồng Phong tỉnh Phan thiết.
    Trong cuộc hành quân chiến dịch Sóng T́nh Thương này, đây là lần đầu tiên toàn bộ Pháo đội A -75 ly SP tham dự hành quân yểm trợ hỏa lực cho các Tiểu Đoàn TQLC.
    Với địa thế śnh lầy ở băi Charlie, phương tiện eo hẹp, mọi công tác đều dùng sức người, nhân viên Pháo đội thật là vất khi đă ổn định xong các khẩu súng đại bác vào vị trí dể sẵn sàng yểm trợ hỏa lực

    C-Đại đội Công binh TQLC.
    Đây là lầ đầu tiên ĐĐCB/TQLC xuất quân tham dự hành quân với lực lượng đổ bộ TQLC. Mục đích việc xử dụng Công binh trong chiến dịch này là để thiết lập một doanh trại dồn trú cho đơn vị Địa phương quân (ĐPQ), cách phía Nam quận lỵ Nam Căn, dự trù tái chiếm và thiết lập qua giai đoạn II doanh trại này dự trù thiết lập cách Quận lỵ 1 cây số. “ĐĐCB/TQLC được tăng cường một lực lượng lao công tù Côn Sơn trong công tác tham gia xây dựng doanh trại.”

    Tuy nhiên qua mấy ngày sau, Trung Úy Phẩm ĐĐT, Đại Úy John (Cố vấn Công binh, USMC) và Thiếu Úy Tâm ĐĐP, đi thám sát địa điểm dự trù thành lập doanh trại, th́ nhận thấy khó mà thực hiện được. Khu đất trống, bằng phẳng tương đối khô ráo. Hai mặt có sông rạch, hai mặt kia là rừng đước, cách một khoảng trống 200 mét. Dưới đáy khoảng đất này vẫn c̣n là śnh lầy lỏng bỏng, không thể xây cất trụ móng vững trải được. Kế hoạch xây dựng được hoăn lại và chờ giới chức có thẩm quyền lựa chọn địa điểm khác..
    Qua những ngày đầu lục soát và truy lùng địch, các đơn vị TQLC tiếp tục hoạt động trong khu vực ấn định. ĐĐCB đóng quân bên cạnh BCH/TĐ2 tại Vàm Tân Ân. Có một ngày khoảng 11 giờ trưa, VC pháo kích một loạt đạn súng cối 81 ly vào khu vực lều trại của TQLC. Bên ngoài cửa lều vải khoảng hơn hai thước là bức tường gạch thấp chấn ngang. Thiếu Úy Tâm vừa kịp đội nón sắt và đeo súng Colt 45 ly, chạy tới cửa lều th́ một trái đạn rớt nổ, ngay phía bên kia bức tường. Bức tường gạch rung rinh nhưng chưa đổ. V́ sức ép chất nổ và phản ứng tự nhiên, Thiếu Úy Tâm lùi lại và xông ra cửa lều đầu kia. Vừa ra khỏi lều vài thước, trái đạn kế tiếp rớt nổ dưới sát dưới bờ sông, cách người vài thước. Trái đạn ghim sâu dưới bùn śnh, nên khi nổ mảnh đạn không văng ngang trúng người. Chỉ có śnh bùn tung cao bổng lên, rồi rào rào rớt xuống mặt nước đằng trước. May mắn sau loạt pháo kích của VC này, quân bạn không bị thiêt hại ǵ.

    2- Ngày N+1: (4-1-63)
    Tiểu Đoàn 4/TQLC được chuyển vận trên Dương Vận Hạm (Landing,Ship,Tank) LST-HQ-500 Cam Ranh, sẽ ủi băi vào phía Đông của mũi Cà Mâu về phía biển Nam Hải. TĐ4 sẽ đổ bộ lúc 7 giờ sáng dưới sự yểm trợ hỏa lực của Giang Đoàn xung phong (GĐXP). Giang đoàn này đang làm “nút chặn” tại phía trong song gần mũi Cà Mâu, gồm các chiến đĩnh Monitor trang bị dại bác 40 ly. LCVP cải tiến (Landing, Craft, Vehicle and Personnel ) c̣n gọi là Tiểu vận đĩnh với các dàn súng 20 ly không giật ( KZ )
    TQLC Loi SongTrước giờ G một toán người nhái Hải Quân, bí mật xâm nhập vào bờ biển, thám sát và đặt ḿn phá hoại các cơ sở, hoặc công sự chiến đấu nếu có của địch trong vùng dổ bộ.
    Sau khi dổ bộ hoàn tất, TĐ4/TQLC di chuyển lục soát lên hướng Bắc, trong thế gọng ḱm với TĐ2/TQLC, dồn dịch xuống từ Năm Căn. TĐ4 chỉ chạm súng lẻ tẻ với du kích VC, trong địa thế śnh lầy rậm rạp dừa nước. Khí hậu oi bức và ẩm ướt của vùng cực Nam châu thổ sông Cửu Long. Nơi đây nổi tiếng loài muỗi rừng dộc hại sinh sản quanh năm. Buổi chiều cùng ngày, TĐ4 dừng quân lục soát các mục tiêu ( MT ) và nghỉ đêm. Đồng thời TĐ4 đă phát giác và phá hủy một trạm Công binh xưởng chế tạo ḿn bẫy nội hóa của VC.
    Những ngày kế tiếp sau N+1, các đơn vị TQLC tiếp tục lục soát hành quân như kế hoạch hành quân đă ấn định. Các cơ sở hậu cần của VC đă bị ta phát giác và phá hủy. Du kích dịa phương một số bị tử thương, một số tù binh, hoặc tinh nghi bị TQLC bắt giữ. Số c̣n lại lợi dụng đêm tối và quen thuộc địa thế nên đă thoát chạy sang các vùng kế cận. TQLC chỉ có vài quân nhân bị thương v́ ḿn bẫy hoặc VC pháo kích vào vị trí đóng quân.
    Trong khu vực mũi Băi Bùng (Pointe de Camau) dân chúng phải di chuyển trên một loại cầu khỉ nhỏ, được kết bằng thân cây tràm, nối tiếp nhau theo các thân cây đước như là cột trụ cầu. Mặt đất chưa đủ độ cứng để đắp thành bờ để di chuyển bộ. Nhà cửa, trường học v.v… được cất theo kiểu nhà sàn.
    Cuộc hành quân này đă được Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng (TTMT) đến thị sát. Lúc đi ngang qua một vị trí đóng quân của Đại Đội TQLC, Đại Tướng Tỵ thấy một con heo lớn được cột giây ở gần đó. Hỏi ra th́ anh em trả lời rằng đó là chiến lợi phẩm, tịch thu của VC cất dấu trong cḥi lá giữa rừng đước. Đại Tướng Tỵ đă căn dặn TQLC “phải cột trả con heo vào chỗ cũ , v́ biết đâu là của dân”.
    Đại Tướng Lê Văn Tỵ TTMT/QDVNCH đă từng nhận xét về Hải Quân VNCH như sau “Miền Nam Việt Nam nhiều sông rạch, các cuộc hành quân Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ ,v.v… đă không thể nào thành công được nếu không có sự yểm trợ của Hải Quân”.
    Cuộc hành quân đă dàn rộng qua các vùng sông Ông Đốc. cửa Bồ Đề, sông Cửa Lớn, sông Bẩy Hạp, xóm Ông Trang, Đầm Dơi, Năm Căn v.v….
    HQ-401HQ-500 do Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh làm Hạm trưởng và đă được xử dụng như Soái hạm. LST này có pḥng y tế trang bị để giải phẫu, có cả băi đáp trực thăng trên sàn tàu. Sau này Hải Quân Việt Nam có thêm 2 Bệnh viện hạm đó là HQ-400 và HQ-401.
    Quân y Hải Quân dưới sự đôn đốc của Y sĩ Thiếu Tá Trần Ngươn Phiêu, đă làm công tác Dân Sự Vụ, chữa bệnh cho Dân chúng. Đông nhất là ở vùng cửa Bồ Đề, sông Ông Đốc, Năm Căn..
    Mặc dù vùng này trước đây, dưới sự kiểm soát và thu thuế của VC, nhưng dân chúng gặp trường hợp bệnh nặng vẫn đủ phương tiện về Sài G̣n chữa trị bằng đường thủy.
    Gần ngă ba Hóc Năng, trên bản đồ đọc thấy có tên Rạch ông Phiêu nên có một thẩm quyền lưu ư rằng đừng cho Bác sĩ Phiêu đi theo các giang đĩnh vào hành quân vùng này. Chắc sợ bị “ xúi quẩy “ v́ trùng tên.

    3-Ngày N+7 ( 10-1-63 )
    Trong ngày N+7 một phái đoàn gồm nha Chiến Tranh Tâm Lư thuộc Bộ Tổng Tham Mưu (NCTTL/BTTM) phối hợp với Bộ Chiêu Hồi và pḥng Tâm Lư Chiến Hải Quân (TLC/HQ) đi ủy lạo và thiết lập hệ thống hành chánh Việt Nam Công Hoà (VNCH) tại Năm Căn. Tháp tùng phái đoàn có Đại Tá Hải Quân Hồ Tấn Quyền TL/HQ đến thăm viếng và khen ngợi các đơn vị tham dự chiến dịch và những thành qủa đă thu đạt được.

    4-Ngày N+10 dến cuối giai đoạn I
    Trong thời gian này TĐ4/TQLC hoạt đông ở khu vực Rạch Ông Trang. Có một buổi chiều, trung đội thuộc ĐĐ1 của Tango (Trung Úy Trí) đi tuần tiễu lục soát, có 2 quân nhân bị thương v́ dẫm phải hầm chông, 1 bị VC bắn súng “ngựa trời”, loại Bazoka nội hoá. Được tản thương về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 4 (BCH/TĐ4) để Y sĩ Trung Úy Hồ Ngọc Chẩn và y tá săn sóc.
    “Sài G̣n” (Đại Úy Soạn TĐP) ghé qua thăm thương binh và luôn tiện vào gặp “Lạng Sơn” (Đại Úy Lân, TĐT) đóng quân ở căn nhà lá kế cận. Lạng Sơn liền nói ngay “Xui quá ông ơi. Cứ mỗi lần đi hành quân, ngày nào mà tôi không cạo râu, th́ y như là có chuyện, để tôi đi cạo râu mới được”. Nh́n hàng ria mép lởm chởm của Lạng Sơn, Sàig̣n chỉ biết “Cười trừ” v́ liên tưởng đến lời nói của Lạng Sơn lúc ở Hậu cứ TĐ4 ở Vũng Tầu, trước khi chuẩn bị đi hành quân, thấy Sàig̣n sách cặp đen đựng giấy tờ, tài liệu, Lạng Sơn liền chỉ tay vào cặp và nói “ông đừng dùng cặp giả da cá sấu này, người ta nói xui lắm”.
    Nhớ ngày đầu năm 1971 “Sàig̣n” dẫn Bộ Tư Lệnh tiền phương Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (BTL/HQ/SĐTQLC) đi hành quân Hạ Lào, Lam Sơn 719.
    Nhân viên BTL/SĐTQLC được chuyển vận bằng 3 chiếc C-130 từ phi trường Tân Sơn Nhất ra đến phi trường Khe Sanh, Quảng Trị để thiết lập Bộ Tư Lệnh Hành quân Sư Đoàn (BTL/HQ/SĐ).
    Người ta bảo rằng “Ngày đó xuất hành là ngày Xấu ngày Sát Chủ”.
    Là đơn vị tác chiến một năm đi hành quân gần hết 365 ngày, th́ làm sao phân biệt được ngày tốt ngày xấu.
    Câu chuyện đến đây th́ bị ngắt quảng, v́ có Trung Uư Ánh TB3 vào báo cáo với Lạng Sơn là có các tân Sĩ quan Đà Lạt vào tŕnh diện. Có 10 Sĩ quan khoá 16 Đà Lạt vừa tốt nghiệp về đáo nhậm binh chủng TQLC. Có một số về tŕnh diện ngay tại vùng hành quân. TĐ4 có Thiều Úy Trần Ngọc Toàn, Thiếu Úy Nguyễn Đằng Tống và Thiếu Úy Đỗ Hữu Tùng . TĐ2 th́ có Thiếu Úy Nguyễn Văn Kim, Thiếu Úy Nguyễn Xuân Phúc. Sau Khi đă tŕnh diện “Ông Già Đầu Bạc”( Đại Úy Yên TĐT ) tại BCH/TĐ ở Tân Ân “Ông Già” chỉ nói với “Đồ Sơn” (Trung Úy Định TB3) “Cậu” cho một ông về Đại Đội 2 với “Ông Chùa” một ông về ĐĐ3 vời Ông Bảo. Đồ Sơn nói “Dạ” và đưa Thiếu Úy Kim về ĐĐ2, Thiếu Úy Phúc về ĐĐ3. Đến đêm vị trí của TĐ2 bị VC pháo kích 81 ly súng cối. Đại úy Nam ĐĐT/ĐĐ4 bị thương nặng. Trung Úy Định TB3 lên thay thế. Cánh B/TĐ2 do Đại Úy Tinh Châu TĐP chỉ huy, đóng cách ngă ba rạch Tân Ân 2 Km.
    Tại ngă ba Vàm Rạch Tân ân, có khu nhà dân chúng ở, có quán hàng buôn bán tương đối đầy đủ các nhu cầu hàng ngày của một vùng xa xôi hẻo lánh này. Có một tiệm bán bánh bao. hủ tíu ḿ của ông già người Tàu. Có Bia nước đá rượu Đế đầy đủ. Hàng hóa được chở bằng ghe “Đuôi tôm” từ thị xă Cà Mâu về đây.
    Sau khi khách ăn uống xong xuôi, để tỏ ḷng hiếu khách, ông chủ quán mời “Ông Ǵà Đầu Bạc” hút một điếu thuốc “Lào” dể giải rượu chắc là “rượu rắn”. Thấy lạ Đại Úy Taylor cũng xin hút thử một điếu. Nhưng sau đó cả 2 người đều bị ói mửa tùm lum v́ không quen Hút. Đại Úy Taylor mặt mày xanh lét. C̣n “Ông Ǵa Đầu Bạc” th́ cứ lấy bàn tay xoa tóc hớt “Cua” trên đầu.
    Tối đó Trung sĩ Ngưu, trưởng phiên trực vọng gác của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn ( BCH/TĐ), đến giờ đổi phiên gác. Mọi người đều nằm ngủ ngổn ngang dưới sàn đất trong lều vải. Đầu trùm mùng muỗi kín mít không phân biệt được ai cả. Lúc Trung Sĩ Ngưu đưa tay sờ đầu một người nằm ngủ gần đó. Thấy đầu tóc hớt cụt ngủn. Sinh nghi kéo mùng nh́n kỹ mặt mới biết sờ lầm vào “Ông Già” (Đại Úy TĐT). Hú hồn may mà Ông ǵa c̣n ngủ ngon không bị làm thức giấc. C̣n Đại Úy Taylor, sau câu chuyện đó bị mấy anh em trong Trung đội biệt kích TĐ2 gọi đùa là Đại Úy Bazoka, thay v́ Taylor, ư muốn nói ông Đại Úy bắn Bazoka, ống thuốc Lào này làm bằng ống tre nứa, dưới đáy có chứa nước, tṛn to bằng cổ tay, dài lối 5 tấc và có chân hai càng chống như súng Bazoka.
    Đại Úy USMC Richard B. Taylor là Sĩ quan Cố vấn USMC đầu tiên, trực tiếp tham dự hành quân với đơn vị tác chiến TQLC-VN, TĐ2 TQLC trong chiến dịch Sóng T́nh Thương này. Đại Úy Taylor được Tổng Thống Hoa Kỳ ân thưởng U.S Silver Star. Ông là một Sĩ quan TQLC Mỹ tham chiến ở Việt Nam được huy chương Mỹ đầu tiên. Trong sách The Easter Offensive của Đại Tá Gerald H.Turley có nhắc đến sự ân thưởng US Silver Star của Đại Úy Taylor.
    Trong thời gian chiến dịch Sóng T́nh Thương tiếp diễn ở Năm Căn th́ Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến do Đại Úy Trần Văn Nhựt Tiểu Đoàn Trưởng hành quân đổ bộ vào U-Minh-Hạ, ḥn Đá Bạc trong vịnh Thái Lan đă đem lại thắng lợi vẻ vang. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă gắn Đặc cách mặt trận cấp bặc Thiếu Tướng cho Đại Tá Nguyễn Khánh Tư Lệnh cuộc hành quân.
    Hải Đoàn xung phong 22 (HĐXP 22) của Hải Quân Đại Úy Lê Hữu Dơng được điều động vào Năm Căn hoạt động trên sông Bồ đề, sông Cái lớn, Ấp Voi, ḷ than để dẫn đường cho Chiến dịch Sóng T́nh Thương.
    Trong một cuộc hành quân đột kích, trên đường về, Hải Đoàn bị VC phục kích trên sông Bồ Đề, gần Đ́nh Tân Ân, ngă ba Tam Quan, trước khi vào kinh Cái Nháp.
    Một LCM-6 (Landing, Craft, Mechanized) Quân Vận Đĩnh bị VC bắn trúng 1 quả đạn đại bác 75 ly không giật (KZ). Giang Đĩnh liền ủi băi ngay vị trí đặt súng của Địch. Sau khi đổ bộ xung phong, chiến sĩ HĐXP đă tịch thu được khẩu đại bác 75 ly KZ, 2 súng cá nhân và 5 xác Địch.

    5-Kết thúc hành quân ở giai đoạn I (GĐ)
    Sau hơn một tháng hoạt đông, kể từ ngày khai diễn Chiến Dịch Sóng T́nh Thuơng 3-1-63. Lực lượng TQLC (LLTQLC) đă hoàn tất nhiệm vụ giao phó trong GĐI. LLTQLC nhận được lệnh bàn giao nhiệm vụ cho lực lượng lănh thổ, qua GĐ II để rời vùng hành quân Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mâu
    Liên Đoàn TQLC trở về Hậu cứ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc hánh quân vào mật khu Đỗ Xá ở vùng tỉnh Quảng Ngăi, Quảng Tín trong tháng 4 năm 1963. Lực lượng TQLC sẽ tham dự Đỗ Xá cũng là TĐ2, TĐ4, PĐA 75 ly SP và BCH/LĐ

    V-NHẬN XÉT:
    1- Chiến dịch Sóng T́nh Thương là cuộc hành quân Thủy Bộ đầu tiên và lớn nhất với sự phối hợp hoạt động của lực DT Ton That Soan (SaiGon)lượng Hải quân và TQLCVN kể từ ngày cộng sản miền Bắc vi phạm Hiệp Định Geneve 1954. Mục dích tái chiếm và b́nh định vùng Năm Căn tỉnh Cà Mâu. Vùng Mũi Cà Mâu là một vùng do VC kiểm soát chíếm giữ từ lâu chính quyền Xă ấp của ta chưa kiểm soát được. Ngoại trừ Tiểu Khu Cà Mâu và Biệt Khu Hải Yến do Linh mục Nguyễn Lạc Hóa về đây xây dựng khu trù mật Cái Nước. Lúc này Tiểu Đoàn 2 /TQLC được tăng phái cho Tiểu Khu Cà Mâu dể yểm trợ an ninh cho các khu trù mật đang được xây dựng.

    2- Tại vùng Năm Căn nước ngọt để uống là một trở ngại lớn cho mọi người. Tuy Hải Quân có các tàu lớn để chở nước, nhưng cũng chỉ xử dụng rất hạn chế. Sau này khi thiết lập căn cứ Năm Căn, giếng nước ngọt loại Layne được đóng sâu xuống ḷng đất để thực hiện và giúp cho sinh hoạt trong vùng. Trước đó dân chúng phải đi lấy nước ngọt từ dảo Ḥn Khoai, hay các địa điểm xa ở vùng Cà Mâu, chuyên chở bằng ghe xuồng. Lúc đi lục soát các căn cứ của VC ở giữa rừng Đước, các đơn vị TQLC Đă đập phá nhiều Lu, Khạp bằng gốm, chứa đầy nước uống của Địch. Có nơi chúng trữ hàng chục Lu, Khạp..
    Trở ngại thứ nh́ là muỗi ṃng. Người ta nói có loại muỗi ở vùng này, có thể cắn hút máu đến chết một con ḅ trong đêm. Heo, gà, gia súc v.v… phải nằm trong chuồng có mùng chống muỗi. Hoặc có những bó lá chuối khô, treo lủng lẳng để súc vật chui vào giữa, cọ sát vào ḿnh để đuổi xua muỗi bay đi.
    Đơn vị hành quân đều được phát thuốc thoa chống muỗi, thoa vào tay chân. Ngay cả lúc đội nón sắt, cũng được trang bị lưới Nylon chống muỗi, che kín cổ và mặt mày.

    3- Sau biến cố đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, có lẽ một phần v́ ảnh hưởng chính trị ở trung ương Saigon, một phấn kế hoạch ấp chiến lược bị hủy bỏ, cộng thêm lực lượng lănh thổ của ta không đủ lực lượng và phương tiện để duy tŕ hoạt động lâu dài ở một vùng dất cô lập như Năm Căn này. V́ vậy chiến dịch Sóng T́nh Thương và kế hoạch b́nh định Năm Căn đă kết thúc vào cuối tháng 11-63.

    4- Măi đến khi Mỹ đổ quân vào chiến trường Việt Nam, Hải Quân Việt Mỹ đă mở cuộc hành quân Seafloat,1966. Dùng Xà lan ghép lại thành căn cứ nổi. Làm bến đậu cho các chiến đĩnh, băi đáp trực thăng. Làm điểm xuất phát, dùng người nhái làm đơn vị đổ bộ đánh chiếm Năm Căn.
    Tiếp theo mở cuộc hành quân “ Solid Anchor “ mở rộng địa bàn b́nh định một vùng rộng lớn. Tạo Năm Căn trở thành một Quận Hành chánh, Quân sự quan trọng.
    Về Quân sự ta có Bộ Tư Lệnh vùng V Duyên Hải (BTL/VV/DH) , căn cứ Hải quân Năm Căn.
    Về Hành chánh Hải Quân đă hành quân và hỗ trợ lực lượng Bộ Binh lănh thổ, tái lập Quân Năm Căn. Hải Quân đă giúp dân chúng quy tụ trên 40 ngàn người, cất nhà mái “Tole” doc theo sông. Dân chúng bắt đầu làm ăn phát đạt, lập ḷ than, đốn củi đước, đánh cá bắt tôm. Biến Năm Căn thành một Quận trù phú.

    5- Nói láo như” Vẹm”
    Trong một tài liệu của cộng Sản Việt Nam, viết về chiến dịch Sóng T́nh Thương của ta, chúng đă tuyên truyền láo khoét và bịp bơm, có đoạn ghi như sau “Đánh bại chiến dịch Sóng T́nh Thương”. Này 3-3-63 Địch huy động toàn bộ Sư Đoàn 21, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân cùng với 200 tàu chiến, có từ 8 đến 10 pháo hạm của Mỹ và nhiều máy bay, do Tư Lệnh khu 33 chiến thuật Ngụy trực tiếp chỉ huy, mở cuộc hành quân “Sóng T́nh Thương” dùng chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” đánh vào rừng đước Năm Căn, bao vây hậu cứ Khu ủy và Tỉnh ủy Cà Mâu (Cán bộ cộng sản Vơ Văn Kiệt, nguyên bí thư Khu ủy khu Tây Nam bộ, từng ẩn trốn trong vùng này và trốn chui trốn nhủi khi TQLCVN đi hành quân truy lung trong thời gian này)
    Địch có âm mưu thâm độc, thực hiện chiến tranh bóp nghẹt nhằm làm cho dân dói khát phải khuất phục chúng và phải vào các ấp chiến lược. Do bị bao vây, các cơ quan hậu cứ, bệnh viện, truờng học và đồng bào phải “Cất” nước mặn để uống (như “Cất“ rượu), phải nấu trái Mắm hàng chục lượt cho hết chát để ăn.
    Lúc này Trung ương đă chi viện vũ khí bằng đường biển cho miền Nam. Trung ương cục phân phối ngay cho chủ lực khu 3, súng B40, B41 dùng dể đánh tàu địch. Ta dùng Tiểu Đoàn U-Minh 1, bộ đội đặc công, pháo binh, bộ đội địa phương, huyện Năm Căn kết hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân du kích, trang bị bằng những vũ khí mới được chi viện như B40, B41, DKZ, AT, SKZ… giáng trả lại cuộc b́nh định, càn quét của địch. Mở đầu là trận phục kích ở Rạch Cây Me (Đông Năm Căn), ta diệt gọn một đoàn tàu địch 12 chiếc (loại PCF và LCM) 1 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, thu trên 100 súng. Sau đó đơn vị chủ lực khu bám địch, đánh liên tục 10 trận.”

    6- Nhận xét về vùng Năm Căn của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn May, khóa 5 Sĩ Quan Hải quân Nha Trang nguyên Tư lệnh vùng V Duyên Hải từ năm 74 đến 30 tháng 4-75 cùng là bạn tù “cải tạo cộng sản” với Mũ Xanh “Saigon” trong 13 năm liền và là bạn bè thân thiết chơi bài chim (mạt chược). Ngôn từ của “cán bộ cai tù” cộng sản, trại giam Hà Tây, Tỉnh Hà Sơn B́nh. Đại Tá May nói “Trước năm 63, vùng Năm Căn này là vùng bất trị, mật khu của tụi nó (Việt cộng). Đầu năm 1963 (3-1-63) Hải Quân Việt Nam (HQVN) mở đầu cuộc hành quân Sóng T́nh Thương, mục đích là tái chiếm Năm Căn. Đó cũng là cuộc hành quân hỗn hợp đầu tiên do Hải Quân Việt Nam chủ động và điều hợp. Lực lượng dổ bộ là các đơn vị Thủy quân Lục Chiến VN (TQLC VN)”. Nh́n tổng quát, ḿnh có thể thấy việc chiếm cứ Năm Căn, giữa ḷng đất địch có những mục đích sau đây: ”Năm Căn là vùng rừng đước âm u, những khúc sông nguy hiểm là sào huyệt dưỡng quân của Việt cộng. Như thế ở giữa ḷng địch dù gặp rất nhiều áp lực, đầy cam go nguy hiểm, nhưng sự hiện diện của ta (QLVNCH), phối hợp với chánh quyền (VNCH) yểm trợ công tác b́nh định, đă gây khó khăn rất lớn cho địch (cộng sản., VC). Địch không c̣n lúc nào yên để dưỡng quân, sắp xếp các chiến dịch to lớn mà không bị ta làm khó dễ. Và như ai cũng biết, hàng tháng phát xuất từ Sóc Trăng, qua các thủy lộ huyết mạch và nguy hiểm, đoàn giang vận vẫn đi lại điều ḥa từ Saigon đến Sóc Trăng và ngược lại. Bao nhiêu ngàn tấn lúa, than, cá tôm từ đây tiếp tế cho Saigon. Và bao nhiêu tấn phẩm vật, nhiên liệu từ Saigon là nguồn tiếp tế cho các Tỉnh thuộc vùng Cà Mâu và phụ cận… quan trọng lắm chứ”.
    Đại Tá May thong thả nói tiếp: “Trong công tác bảo vệ an ninh thủy tŕnh, ta phải thay đổi.quy luật hoạt động và chiến thuật để lừa địch, đánh được địch khi bị tấn công. Tôi chỉ thị cho các chiến đĩnh áp dụng chiến thuật “Nhẩy cóc”. Tôi c̣n nhớ vào tháng 8 năm 74, trong một cuộc hành quân an ninh thủy tŕnh cho một Hải vận hạm LSM vào tiếp tế Năm Căn. Lần này Tôi nghĩ nếu nó tấn công th́ ḿnh sẽ được, tôi dùng 8 giang tốc đĩnh PBR, mỗi chiếc chở 2 binh sĩ Địa phương quân và phải nằm núp kín bên trong tàu từ khi rời căn cứ xuất phát cho đến khi ra gần cửa sông Bồ Đề. Khi LSM bắt đầu vào cửa sông Bồ Đề, các PCF và các giang đĩnh thuộc giang đoàn 43 ngăn chặn hộ tống trước và sau LSM như thường lệ, c̣n 8 chiếc PBR có chở Địa Phương Quân phải đi phía sau LSM khoảng 1 cây số. Khi LSM bị Địch tấn công, chiến hạm và chiến đĩnh vừa phản pháo vừa tiếp tục chạy. Tức th́ các PBR phía sau được điều động tăng vận tốc tối đa và đổ bộ ngay vào mục tiêu. Bị phản công bất ngờ và mau lẹ, toán việt cộng phục kích hoảng khiếp bỏ vũ khí chạy lấy người, và bị thanh toán thật dễ, ta hạ được 3 tên và tịch thu được 1 đại bác 75 ly, 1 B41 và 5 súng AK47”.
    Được một sĩ quan Hải quân kiêm nhà văn Phan Lạc Tiếp hỏi về “Vấn đề di tản vào giờ phút cuối (30-4-75) của Căn cứ Năm Căn”. Đại tá May thong thả trả lời: “Đoàn tàu khoảng 50 chiếc đủ loại rời Căn cứ Năm Căn và có mặt ngoài biển gần Ḥn Tre trưa ngày 1 tháng 5 năm 75…
    Nghe Radio, Saigon đă đổi chủ, gọi máy truyền tin liên lạc các nơi, vắng ngắt. Tôi cho lệnh họp nêu ư kiến đi hay ở. Đa số anh em phần lớn là không có gia đ́nh bên cạnh, đều muốn về thăm vợ con, rồi. tính sau. Lúc ấy tôi sẵn phương tiện trong tay, Tôi đi là được, dễ lắm chứ.
    Song nghĩ lại. Khi chế độ vững vàng, ḿnh chỉ huy anh em. Bao nhiêu năm tháng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, sống chết có nhau, bây giờ là giây phút khó khăn nhất cho đất nước, tôi thấy lo lắng và bất nhẫn nếu bỏ anh em lại Năm Căn. Việt cộng sẽ vào tàn sát tất cả, không thể xử thế như vậy được” vẫn lời Đại Tá May nhẹ nhàng nói: “V́ cái t́nh mà gắn bó với nhau để sống tại Năm Căn. Chính cái t́nh, v́ cùng thương nhau mà làm việc, chứ không phải là v́ kỷ luật. Cũng v́ cái t́nh ấy mà lúc tan hàng ai cũng muốn về với gia đ́nh, hóa ra kẹt lại cả. Điển h́nh là ông Trụ (Tư Lệnh Phó Vùng V Duyên hải) lúc tan hàng có mặt tại Saigon theo được tàu ra được nước ngoài, rồi v́ cái t́nh gia đ́nh rồi nhất định trở về. Ông Trụ dẫn con tàu Việt Nam Thương Tín và gần 2000 đồng bào về lại Việt Nam, để mong nh́n được mặt người thân, nhưng không, cũng vào tù cả. Sau bao gian khổ cũng đă đến được Mỹ. C̣n nhớ lại thật như một giấc mơ”.
    Trên đây là tâm sự của một Sĩ Quan Hải Quân thuộc Quân Lực Viêt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH) mà cũng là tâm sự của hầu hết anh em chiến hữu chúng ta, khi nhắc đến những sự việc về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, giai đoạn 1954-1975, trong đó liên quan dến vùng đất Năm Căn hung hiểm của chiến dịch SÓNG T̀NH THƯƠNG cách 40 năm về trước.

    Mũ Xanh “Saigon”
    Iowa City, Iowa
    Ngày 1 tháng 11 năm 2003

    Tài liệu tham khảo:
    Hải sử, Tuyển Tập Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa (California, hy vọng xuất bản 2004)
    HQ Thiếu Tá Phan Lạc Tiếp, trong ban biên tập Hải Sử QLVNCH.
    HQ Trung Tá Vũ Hữu San, trong lược sử Tổ Chức HQVN.
    Last edited by alamit; 20-09-2012 at 02:50 AM.

  3. #143
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chiến Dịch Đỗ Xá


    Đỗ Xá từng là một mật khu bất khả xâm phạm của Việt Cộng v́ địa thế hiểm trở của nó. Mật khu này là một thung lũng sâu thẳm nằm nép ḿnh vào dăy núi Trường Sơn tại đỉnh núi Ngọc Lĩnh cao vút (2598m), cao đến độ ánh sáng mặt trời không rọi xuống tới mặt đất của thung lũng được. V́ địa danh này nằm ở giáp giới ba tỉnh Kontum, Quảng Tín và Quảng Ngăi, nên được Việt Cộng dùng làm địa điểm xâm nhập quân từ đường ṃn Hồ Chí Minh vào nội địa miền Trung. Khu này cũng là khu tồn trữ đạn dược, lương thực và cũng là nơi dưỡng quân và điều trị thương binh. V́ các đơn vị của QLVNCH không tài nào xâm nhập vào vùng này, nên nó được ấn định là vùng oanh kích tự do. Do đó, các phóng pháo cơ, sau các phi vụ yểm trợ trên đường bay trở về căn cứ, được phép tự do trút hết bom đạn dư thừa xuống vùng đất này.

    Ngày thứ hai 27 tháng 4 năm 1964, Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 phát động chiến dịch Đỗ Xá (Hành Quân Quyết Thắng 202) đánh thẳng vào thung lũng Khe Nước Lah, sào huyệt bất khả xâm phạm của Tướng Việt Cộng Nguyễn Đôn. Tướng Trí giao việc điều nghiên và thiết kế chiến dịch này cho Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, lúc đó giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2, với sự trợ lực của Đại Tá Lữ Lan, lúc đó giữ chức ư Lệnh Phó Hành Quân.

    Bộ Chỉ Huy Mặt Trận Tiền Phương được thiết lập tại phi trường Quảng Ngăi. Các đơn vị chủ lực tham dự trong chiến dịch này được chia làm hai toán. Toán A gồm ba Tiểu Đoàn Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Sơn Thương. Toán B gồm các đơn vị của Trung Đoàn 50, thuộc Sư Đoàn 25, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Phan Trọng Chinh. Hai toán quân này c̣n được tăng phái bởi Tiểu Đoàn 5 Dù (Đại Úy Ngô Quang Trưởng được đặc cách vinh thăng Thiếu Tá tại mặt trận trong chiến dịch này). V́ trước đó, khi c̣n phục vụ tại Quân Đoàn 1 với tư cách phụ trách hành quân, Thiếu Tá Hiếu từng cộng tác mật thiết với Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở Đà Nẵng qua trung gian của Thiếu Tá TQLC HK Wagner, cố vấn cho Quân Đoàn 1, nên Đại Tá Hiếu đă khéo ngoại giao với Bộ Tư Lệnh TQLC HK ở Đà Nẵng biệt phái một phi đoàn trực thăng H-34, Phi Đoàn HMM-364 TQLC HK được tăng phái bởi năm trực thăng vơ trang UH-1B của QLHK và hai trực thăng UH-34 của KQVN, yểm trợ công tác chuyển vận chiến binh vào mật khu Đỗ Xá. Ngoài ra có thêm Phi Đoàn 52 thuộc Lục Quân Hoa Kỳ yểm trợ chuyên chở các toán quân và KQVN cũng yểm trợ cuộc đổ quân với hai khu trục Skyraider.

    Vùng hành quân bao phủ một diện tích rừng rú rộng 60 cây số vuông.

    Bước vào ngày thứ hai của cuộc hành quân, ngày 29/4, một đơn vị Biệt Động Quân phá hủy nhiều cơ sở Việt Cộng và tịch thu một khẩu đại liên hạng nặng 30 ly, một khẩu đại liên hạng nhẹ 24x29, 11 khẩu súng trường AR-15, sáu khẩu liên thanh và 144 súng cá nhân. Họ cũng tịch thâu và phá hủy 60 kí lô chất nổ TNT, một ngàn bịch chất nổ hạng nặng cùng thêm một số lượng lớn lựu đạn, ḿn, đạn dược, tài liệu và quân cụ và năm tấn gạo.

    Trung Tướng Lữ Lan c̣n nhớ trong một phi vụ trinh sát mặt trận, trực thăng chỉ huy chở Tướng Trí, Đại Tá Lữ Lan, Thiếu Tá Minh (sau này là Tư Lệnh Không Quân) và một Đại Tá Cố Vấn Mỹ, khi bay vào thung lũng th́ bị cao xạ Việt Cộng đặt trên các đồi núi bắn đuổi theo tới tấp. Viên phi công đă tài t́nh hạ thấp trực thăng xuống bay lướt sát các ngọn cây, khiến địch không điều chỉnh tác xạ bắn theo kịp. Tuy vậy, thân và bụng trực thắng cũng vẫn bị bắn lủng nhiều chỗ.

    Hành Quân Đỗ Xá phá hủy hệ thống truyền tin của bộ chỉ huy Việt Cộng gồm năm trạm phát thanh, một trạm dùng để liên lạc với Bắc Việt, và bốn trạm dùng để liên lạc với các đơn vị Việt Cộng hoạt động tại các tỉnh lỵ.

    Hành Quân Đỗ Xá kéo dài một tháng và chấm dứt ngày 27/5/1964. Lực lượng QLVNCH tổn thất 23 chết, 87 bị thương, 3 khẩu súng, 4 trực thăng và hai khu trục Skyraider. Địch tổn thất 62 chết, 17 bị bắt, hai súng pḥng không 52 ly, một súng liên thanh 30 ly, 69 súng cá nhân, và một số lượng lớn ḿn và lựu đạn, các dụng cụ công binh, chất nổ, thuốc men và tài liệu. Ngoài ra, QLVNCH c̣n phá hủy 185 căn nhà, 17 tấn lương thực và 292 mẫu mùa màng.

    Chiến Dịch Đỗ Xá là kết quả của sự phối hợp giữa hùng khí của một tay tác chiến gan dạ - Tướng Đỗ Cao Trí - và tài tham mưu của một tay chiến lược thâm thúy - Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu. Hai anh em Trí/Hiếu đă dám tung một đạo quân cấp Sư Đoàn gồm một Trung Đoàn Bộ Binh, ba Tiểu Đoàn Biệt Động Quân và một Tiểu Đoàn Dù vào tận sào huyệt kiên cố của địch quân, một việc táo bạo mà trước nay chưa một Tướng Lănh nào làm nổi. Thật vậy, trước khi Tướng Nguyễn Khánh và Tướng Đỗ Cao Trí hoán chuyển Quân Đoàn 2 và Quân Đoàn 1 với nhau, Tướng Khánh cũng đă thử tài tung quân vào mật khu Đỗ Xá, với sự trợ lực của Trung Tá Ngô Dzu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2. Nhưng họ đă bị thất bại cách ê chề v́ đạo quân tung vào bị địch quân đánh dội trở ra sau khi nướng mất trọn một Tiểu Đoàn.



    Chiến Lợi Phẩm Của Chiến Dịch Đỗ Xá
    Sau đây là vài tấm h́nh của Edward P. "Angry Ed" Moore, Thiếu Úy TQLCHK chụp và do Thiếu Tá Franklin E. Gulledge, Jr, gửi đến.
    H́nh 1: Đại Úy Jim Warner và Thiếu Úy Bruce Gosnell xem xét một số súng ống và đạn dược tịch thâu được.
    H́nh 2: Súng ống và vật dụng t́m thấy quanh Đỗ Xá.
    H́nh 3: Súng pḥng không địch không khác ǵ các súng pḥng không của các tàu chiến thời Đệ Nhị Thế Chiến.
    Hai tấm h́nh kế tiếp cũng như tấm h́nh chụp Đại Tá Hiếu và Tướng Lữ Lan là do ông Cầu gửi tặng.
    H́nh 4: Tướng Nguyễn Khánh và Tướng Đỗ Cao Trí hiện diện tại lều triển lăm chiến lợi phẩm Đỗ Xá.
    H́nh 5: Tài liệu và nguyên liệu tịch thu tại Đỗ Xá.


    Nguyễn Văn Tín
    Ngày 21 tháng 2 năm 2000.

  4. #144
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Hai Lần Xâm Nhập Mật Khu Đỗ Xá

    Trước cuộc Hành Quân Quyết Thắng 202 đánh vào mật khu Đỗ Xá năm 1964 do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II phát động dưới quyền chỉ huy của Tướng Đỗ Cao Trí, QLVNCH cũng đă tổ chức hai cuộc xâm nhập vào mật khu này: lần thứ nhất năm 1962 dưới thời Tướng Trần Văn Đôn làm Tư Lệnh Quân Đoàn I; và lần thứ hai năm 1963 dưới thời Tướng Nguyễn Khánh làm Tư Lệnh Quân Đoàn II.

    Hành Quân Đỗ Xá Năm 1962

    Chiến công đáng ghi nhớ thứ hai của Đại Tá Trần Khắc Kính là cuộc Hành Quân Lam Sơn 1 vào Mật Khu Đỗ Xá của Việt Cộng ở Quảng Ngăi.

    Đại Tá Lê Câu, chỉ huy Quân Báo miền Nam của Hà Nội, bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu bắt được. Sau khi khai thác, Đoàn biết được bộ chỉ huy Liên Khu 5 của Cộng Quân đang đóng tại Mật Khu Đỗ Xá ở Quảng Ngăi. Đây là một cứ điểm được pḥng thủ rất kiên cố. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm liền ra lệnh cho Tướng Trần Văn Đôn tổ chức hành quân phá tan mật khu này. Nhưng theo Đại Tá Kính, những ǵ Tướng Trần Văn Đôn đă khoe khoang trong hồi kư của ông không hoàn toàn đúng với sự thật. Đại Tá Trần Khắc Kính cho biết như sau:

    “Mùa thu năm 1962, mưa lũ ở biên giới, tôi rút đa số các Toán về Trại Ḥa Cầm để tái trang bị! Trung Tướng Đôn nhờ tôi thực hiện một cuộc thâm nhập vào Mật Khu Đỗ Xá (vùng căn cứ, Bộ Chỉ huy đầu năo của Liên Khu 5 Việt Cộng), lúc này đang do tên Tướng Việt Cộng Nguyễn Đôn làm Tư Lệnh. Các Toán đă đột nhập Mật Khu gây tổn thất nghiêm trọng cho Địch.”

    Đại Tá Kính cho biết ông được Tướng Đôn giao cho lập kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 1. V́ đây là một mật khu được pḥng thủ kiên cố với hỏa lực rất mạnh, nên rất khó xâm nhập được. Ông nghĩ ra một cách là cho làm một đại đội nhảy dù bằng h́nh nộm đưa lên máy bay. Sau khi cho pháo binh dập và không quân oanh tạc ở phía bắc mật khu, ông cho thả đại đội h́nh nộm này xuống. Cộng quân tưởng ta đang mở cuộc tấn công vào hướng này nên tập trung quân và hỏa lực vào đó. Ông liền cho các Toán Lôi Vũ tiến vào các hướng khác và phá tan Mật Khu Đỗ Xá.

    Sau cuộc hành quân này, ba tướng Nguyễn Khánh, Trần Văn Đôn và Tôn Thất Đính đă đề cao ông quá mức với Tổng Thống Diệm. Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, đă ra Quảng Ngăi chủ tọa lễ gắn huy chương. Quân Đoàn 1 đă cấp cho các đơn vị Lôi Vũ 50 huy chương Bạc và Đồng. Độc nhất chỉ có một huy chương sao vàng dành cho ông.

    (Trích “Một nhân chứng lịch sử nữa ra đi”, Tú Gàn, Saigon Nhỏ ngày 16.9.2005)

    Hành Quân Đỗ Xá Năm 1963

    1. Dưới Mắt TQLCVN

    Tháng 4/1963, một cuộc hành quân qui mô, tham dự gồm có cả 2 Quân Đoàn I và Quân Đoàn II ở vùng ranh giới của 2 Quân Đoàn. Đó là mật khu Đỗ Xá nằm giữa ranh giới giữa 3 tỉnh: Kontum, Quảng Nam và Quảng Tín.

    Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến gồm có: Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 4, 1 Pháo đội A 75 cùng với các đơn vị yểm trợ, do Trung tá Lê Nguyên Khang làm Tư lệnh, Thiếu tá Nguyễn Bá Liên làm Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng (2 vị này vừa được vinh thăng ngày 1/4/1963):

    - Tiểu đoàn 2 do Đại úy Nguyễn Thành Yên, Tiểu đoàn trưởng.

    - Tiểu đoàn 4 do Đại úy Bùi Thế Lân, Tiểu đoàn trưởng.

    - Tiểu đoàn Pháo binh do Đại úy Nguyễn Văn Trước, Tiểu đoàn trưởng.

    - Pháo đội A 75 do Trung úy Đoàn Trọng Cảo, Pháo đội trưởng.

    Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến di chuyển bằng đường hàng không quân sự Hoa kỳ loại C 123 từ Saigon ra Quảng Ngăi, từ Quảng Ngăi di chuyển bằng quân xa vào phi trường Trà Hi thuộc tỉnh Quảng tín. Từ Trà Hi, cả Lữ đoàn được trực thăng vận đến mật khu Đỗ Xá. Đầu tiên dùng loại trực thăng của Lục Quân Hoa Kỳ H 21, loại này chuyên chở ở đồng bằng th́ được, nhưng ở vùng núi cao ở đây không chở được bao nhiêu, có chuyến chỉ chở được 5 binh sĩ, về sau được loại H 34 của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vào thay thế. Mật khu Đỗ Xá là nơi tiếp nhận các đoàn quân và tiếp liệu từ Bắc xâm nhập qua Hạ Lào vào. Thủy Quân Lục Chiến đă tàn phá các ruộng, rẫy trồng lúa, khoai ḿ... Các kho tàng gồm có thực phẩm khô của Trung Quốc, đạn dược, thuốc nổ, quân trang, vũ khí, một bệnh viện lớn (bắt sống 1 y sĩ và 4 nữ y tá), phá hủy một trung tâm truyền tin và điện đài, mấy chục nhà, trại cho quân đội trú ngụ.

    Hoàn thành nhiệm vụ, Thủy Quân Lục Chiến được đưa về Sông Cầu, phía Nam đèo Cù Mông nghỉ dưỡng quân để chuẩn bị cuộc hành quân phía Tây Qui Nhơn giữa Pleiku và Qui Nhơn.

    (Trích “Chiến Dịch Đỗ Xá”, Trung tá Đoàn Trọng Cảo, www.tqlcvn.org)

    2. Dưới Mắt TQLCHK

    Bạch Phượng XI

    Vào cuối tháng 4 năm 1963, Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Trung Tá Khang thành lập một lữ đoàn tạm thời gồm hai tiểu đoàn bộ binh và một đơn vị pháo binh để thi hành một công tác khẩn cấp tại Quân Đoàn II. Tại đó, Thủy Quân Lục Chiến VN liên kết với các đơn vị của Sư Đoàn 2 và 25 QLVNCH để thọc sâu vào vùng núi hiểm trở ngay phía nam ranh giới của Quân Đoàn I và II với một lực lượng gồm nhiều trung đoàn. Cuộc hành quân này mang danh xưng Bạch Phượng XI và tấn công sâu vào Đỗ Xá, một căn cứ Việt Cộng trước nay các lực lượng chính phủ chưa từng xâm nhập được. Tập trung tại phần đất của dãy núi Trường Sơn nơi ranh giới của ba tỉnh Quảng Tín, Quảng Ngãi và Kontum tiếp giáp nhau, Đỗ Xá nằm trong sự kiểm soát của Cộng Sản từ thời kỳ Chiến Tranh Đông Dương-Pháp. Trong vùng núi hẻo lánh và không lối vào này, Việt Cộng đã tác tạo một địa điểm chuyển quân rộng lớn cùng các căn cứ huấn luyện. Các cuộc hỏi cung tù binh thu thập được trong những năm 1960 tiết lộ là nhiều quân lính Bắc Việt tiến vào các tỉnh phía bắc của miền Nam đã xâm nhập Đỗ Xá trước khi di chuyển vào các phần đất đông dân cư vùng duyên hải của tỉnh Quảng Tín và tỉnh Quang Ngãi. Hơn nữa, vùng này còn được cho là chứa đựng bản doanh Liên Khu 5 Việt Cộng.

    Sau khi đặt các Tiểu Đoàn 2 và 4, một dàn đại bác howitzer, một trung đội trinh sát và một đơn vị bộ chỉ huy trong tìng trạng báo động, Trung Tá Khang cùng Trung Tá Moody bay tới Pleiku để bàn định kế hoạch với Thiếu Tướng Nguyễn Khánh và ban tham mưu Quân Đoàn II. Khái niệm của Bạch Phượng XI, Khang và Moody được cho biết, thu xếp cho các trực thăng của TQLC và Lục Quân HK chuyên chở các đơn vị bộ binh và pháo binh QLVNCH tới các vị trí thiết lập một vòng tròn nới lỏng xung quanh trung tâm của căn cứ Đỗ Xá. Các đơn vị QLVCNH sẽ thắt chặt từ từ vòng tròn này theo từng giai đoạn, rồi lữ đoàn TQLCVN sẽ được trực thăng vận vào ngay trung tâm của Đỗ Xá để truy lùng các trại của Cộng Quân. Để kiểm soát toàn bộ cuộc hành quân, Tướng Khánh sẽ đặt một bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn tại Bình Địa Gi, một làng Thượng nằm tại ven biên phía nam của khu vực hành quân, khoảng 25 dậm đông bắc Kontum.

    Ngày 1 tháng 5, các phi cơ vận tải C-123 KLHK chở Khang và 2.000 chiến binh của lữ đoàn TQLCVN từ thủ đô tới Quảng Ngãi. Cả Trung Tá Moody và Thiếu Tá Croft, Phụ Tá Cố Vấn Trưởng và cố vấn pháo binh TQLCVN tháp tùng lực lượng TQLCVN. Ngày hôm sau, một đoàn xe vận tải QLVNCH chở các TQLCVN từ Quảng Ngãi khoảng 40 dậm phía bắc tới Tam Kỳ, một thị trấn bên lề đường được dùng như là thủ phủ của Tỉnh Quảng Tín. Tiểu Đoàn 2, do Đại Úy Taylor cố vấn, xuống xe và tập trung tại phi đạo Tam Kỳ trong khi đoàn xe còn lại quay bánh về hướng tây đi vào một con đường đất hẹp uốn quanh chân đồi núi và đâm sâu vào dãy Trường Sơn rừng rậm. Trong khi đó, các trực thăng H-21 của Lục Quân HK từ Pleiku đáp xuống Tam Kỳ, bốc lên các đơn vị tấn kích của Tiểu Đoàn 2 và bắt đầu trực thăng vận các đơn vị này tới bãi đáp cạnh một con suối khoảng 30 dậm phía tây nam của thủ phủ tỉnh lỵ. Đoàn xe chở số còn lại của lực lượng TQLC lăn bánh tiếp về hướng tây nam tới một tỉnh nhỏ của Trà Mỹ nằm dưới sự kiểm soát của QLVNCH. Tại đây, khoảng 24 dậm phía tây nam Tam Kỳ, Khang thiết lập bộ chỉ huy trong một ngôi nhà của trường học cạnh bên một phi đạo nhỏ không tráng nhựa. Dàn trọng pháo howitzer 75 ly, do Thiếu Tá Croft cố vấn, sắp đặt các khẩu pháo cạnh bên trong khi trung đội trinh sát và các đơn vị của Tiểu Đoàn 4, do Đại Úy Christensen cố vấn, thiết lập hệ thống an ninh. Khi các đơn vị này ổn định xong các trực thăng UH-34 TQLCHK từ Đà Nẵng trục một thùng TAFDS [Tactical Airfield Fuel Dispensing System] khổng lồ chứa xăng nhớt tới phi trường. Một khi việc trực thăng vận Tiểu Đoàn 2 hoàn tất, các trực thăng H-21 của Lục Quân HK, sau khi lấy xăng từ thùng TAFDS, khởi sự bốc Tiểu Đoàn 4 đổ xuống bãi đáp của Tiểu Đoàn 2, nằm khoảng 2, 3 dậm phía nam Trà Mỹ. Sau khi hoàn tất các chuyển vận sơ khởi vào vùng hành quân và bộ chỉ huy lữ đoàn bắt đầu hoạt động, hai tiểu đoàn bộ binh bắt đầu lục lọi một thung lũng sâu và các núi đồi cạnh bên đề tìm các căn cứ Cộng Quân.

    Sau một vài ngày, các TQLC của Khang tìm ra một trại tương đối hoàn bị nhưng không gặp một kháng cự nào khi tiến vào căn cứ này. Một lần nữa, những kẻ trú ngụ, có lẽ khi thấy quân lính QLVNCH khởi sự xâm nhập vùng này, đã rút lui trước. Trong trại chỉ còn lại một y sĩ và một y tá Bắc Việt. Sau khi lục soát thêm các tấm nhà làm bằng tre và hệ thống đường hầm chằng chịt, TQLC khám phá một kho chứa tiếp liệu. Họ tìm thấy nhiều khẩu súng trường, sáu máy đánh chữ, ba máy may, một máy phát thanh, 44 bản đồ, một bảng tính pháo binh Pháp và vô số pin đèn bấm.

    Các cuộc hành quân của bộ binh và TQLC trong vùng trong hai tuần kế tiếp không khám phá ra các đơn vị Việt Cộng. Cách chung TQLC bận bịu với công cuộc phá hủy một số trại bỏ hoang và một số mùa màng trồng trọt. Các ̣đơn vị bộ binh hành quân vòng ngoài TQLC báo cáo một số đụng độ lẻ tẻ với các toán quân nhỏ Việt Cộng đang tìm cách thoát ra khỏi Đỗ Xá. Bạch Phương XI kết thúc giữa tháng 5 khi các trực thăng UH-34D TQLCHK bốc các tiểu đoàn TQLCVN trở lại Trà Mỹ. Từ đó, TQLC được đoàn xe đưa về Quảng Ngãi và lên máy bay về Sài Gòn. Thống kê cho phần hành quân của TQLC cho thấy chỉ có hai lính Việt Cộng bị giết. Lực lượng của Khang hứng chịu 36 bị thương, hầu hết vì đạp phải trông nhọn làm bằng tre. Bộ binh thành công hơn một tí vì giết được nhiều Việt Cộng hơn. Ngoại trừ sự kiện họ chứng minh khả năng xâm nhập vào mật khu bất khả xâm phạm Việt Cộng, hai tuần tấn công vào vùng căn cứ Đỗ Xá ảnh hưởng rất nhỏ đến nỗ lực chiến tranh. Tuy nhiên về mặt huấn luyện và kinh nghiệm, cuộc hành quân có lợi ích. TQLCVN và cố vấn Mỹ học hỏi rất nhiều về cách tạo dựng bãi đáp và hướng dẫn trực thăng, những lãnh vực trước nay họ chưa được huấn luyện bao nhiêu.

    (Trích “The Advisory & Combat Assistance Era: 1954-1964”, trang 102-104, Đại Úy Whitlow, USMCR)

    Nguyễn Văn Tín
    Ngày 16 tháng 01 năm 2006

  5. #145
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Lực Lượng Đặc Biệt Nhảy Vào Đỗ Xá



    V́ bản chất bí mật của Lực Lượng Đặc Biệt, nên việc tham dự của Lực Lượng Đặc Biệt trong Chiến Dịch Đỗ Xá tháng 4 năm 1964 không được các văn kiện chính thức nhắc đến.

    Đại Tá Lê Tất Biên, thuộc binh chủng Biệt Động Quân, từng tham dự trong chiến dịch năm đó, cho biết thêm các chi tiết sau đây liên quan tới vai tṛ của Lực Lượng Đặc Biệt trong Chiến Dịch Đỗ Xá.

    Năm 1964, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt là Chuẩn Tướng Lam Sơn. Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt tại Vùng 2 Chiến Thuật là Thiếu Tá Nguyễn Thành Chuẩn. Chuẩn Tướng Lam Sơn có mặt tại Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt đặt tại phi trường Tỉnh Quảng Ngăi cạnh bên Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của cuộc hành quân. Vào lúc đó Đại Tá Nguyễn Viết Đạm là Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh.

    Lực Lượng Đặc Biệt tham dự Chiến Dịch Đỗ Xá với một lực lưọng tương đương với một tiểu đoàn (nhưng không có tiểu đoàn trưởng) gồm bốn đại đội Biệt Kích Nhảy Dù biệt lập dưới quyền chỉ huy của bốn trung úy đại đội trưởng: ĐĐ1, Vũ Mạnh Cường; ĐĐ2, Cẩm Ngọc Huấn (người gốc Thái); ĐĐ3, Lê Tất Biên; và ĐĐ4, Phan Văn Khánh. Tất cả sau này lên tới cấp trung tá, ngoại trừ Cẩm Ngọc Huấn, v́ nhảy qua binh chủng bộ binh, nên lên lon mau hơn tới đại tá.

    Đại Đội 1 và 2 nhảy vào mật khu Đỗ Xá tại Măng Xin, phía bắc; Đại Đội 3 tại phía Nam, Khe Nước Lah. Đại Đội 4 là đơn vị trừ bị nằm tại Bộ Chỉ Huy LLĐB.

    Trọng trách Biệt Kích Nhảy Dù của LLĐB được giao phó là chiếm mật khu Đỗ Xá khiến không c̣n là khu an toàn cho Cộng Quân nữa, một khi QLVNCH rút ra. V́ vậy các chiến binh Biệt Kích Nhảy Dù LLĐB nhảy vào mật khu mang theo các ổ ḿn bẫy đầy ḿnh. Các đơn vị LLĐB được thả vào mật khu 15 ngày sau các đơn vị chủ lực. Khi các cánh quân chủ lực, sau khi lùng kiếm được các căn cứ địch rút đi khỏi, các đội đại đội Biệt Kích Nhảy Dù LLĐB ở lại sau gài ḿn bẫy khắp cùng để giết hại địch khi chúng mon men trở lại. Lúc ban đầu, kế hoạch dự định các đại đội LLĐB sẽ ở nán lại giữ mật khu hành quân phản du kích trong thời gian sáu tháng. Nhưng sau rồi Tướng Đỗ Cao Trí thấy không ích lợi và ra lệnh cho các đại đội Biệt Kích Nhảy Dù LLĐB gài ḿn đầy đủ rút ra khỏi mật khu 15 ngày sau khi đại quân đă rút ra hết. V́ lẽ các đại đội Biệt Kích Nhảy Dù LLĐB gài ḿn lại rất kỹ lương nên địch quân không dám bắn đuổi theo sau các cánh quân QLVNCH trên đường triệt thoái. Trong cả thời gian một tháng hành quân, các đơn vị LLĐB chỉ có hai chiến sĩ bị thương nhẹ.

    Sau Chiến Dịch Đỗ Xá chấm dứt, Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Lam Sơn cùng các chiến sĩ BKND/LLĐB nhảy dù biểu diễn mừng chiến thắng tại băi cát rộng dài dọc theo Sông Trà Khúc gần cầu dưới sự chứng kiến hoan hỉ của dân chúng địa phương.

    Tiếp sau đó, Tướng Nguyễn Khánh khoe công trận của Chiến Dịch Đỗ Xá bằng một cuộc duyệt binh tại Sài G̣n. Đại Đội 3 của Trung Úy Lê Tất Biên được đề cử đại diện cho binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt tham dự cuộc duyệt binh. Tướng Lam Sơn đă phải ra lệnh cho may gấp rút bộ áo quân phục hoa rừng màu huyết bốn túi để các chiến sĩ có bộ lễ phục oai phong làm nở mặt cho BKND của binh chủng LLĐB.

    Ghi chú: Đại Tá Lê Tất Biên tốt nghiệp Khóa 10 Vơ Bị Đà Lạt, thụ huấn khóa A Lực Lượng Đặc Biệt đầu tiên.

    Phục vụ binh chủng LLĐB/ND 13 năm sau khi giữ chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Biệt Kích Nhảy Dù. Được thăng cấp Đại Úy Thực Thụ.

    Được bổ nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng B31/LLĐB/ND Liên Đoàn 77 đóng tại Phước Vĩnh, Tỉnh Phước Thành, cạnh chiến khu D của Cộng Sản. Hoạt động 3 Tỉnh Phước Long, Phước Thành và B́nh Long và biên pḥng dọc biên giới Campuchia.

    Sau đó B31/LLĐB/ND đổi danh thành B14/LLĐDB/ND di chuyển lên đóng tại Tỉnh Phước Long (Núi Bà Ra) tiếp tục nhiệm vụ hoạt động như trên, bên cạnh ngay BTL/SĐ5BB.

    Đến 1969 đổi qua Chỉ Huy Trưởng B16/LLĐB/ND đóng tại Tây Ninh. Lên Trung Tá bên cạnh ngay BTL/SĐ25BB. Trách nhiệm hoạt động 3 Tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, B́nh Dương và biên pḥng dọc theo biên giới Campuchia.

    Thời gian phục vụ binh chủng LLĐB/ND trong 13 năm, chỉ huy các đơn vị rất tích cực phối hợp với Lực Lượng Đặc Biệt Nhảy Dù của Hoa Kỳ, và các đơn vị Hoa Kỳ hoạt động tại Vùng 3 Chiến Thuật, các Toán và Trung Đội Thám Sát, hướng dẫn hành quân rất nhiều thắng lợi.

    Chiến thắng rất nhiều chiến công, đă được ân thưởng, nhất là Đệ Tứ Đẳng BQHC và nhiều Anh Dũng Bội Tinh các cấp. Ngoài ra c̣n được chính phủ Hoa Kỳ ân thưởng Huy Chương "The Bronze Star Medal with "V" Device" và "The Air Medal with "V" Device".

    Lực Lượng Đặc Biệt được băi bỏ, ông được chuyển qua binh chủng Biệt Đông Quân với chức vụ Trung Tá Tham Mưu Trưởng BĐQ Quân Đoàn III. Tiếp sau đó, ông được giao trọng trách thành lập Liên Đoàn 33 BĐQ và nắm chức vụ Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 33 BĐQ. Ông đă tham dự hầu hết các trận đụng độ nặng trong vùng của Quân Đoàn III, như trận đánh mở đường QL13 để các đơn vi lên giải tỏa An Lộc, trận Đức Huệ, chiến dịch Svay Riêng. Tháng 11 năm 1974, ông được phái lên Quân Đoàn II và được bổ nhiệm vào chức Tham Mưu Trưởng BĐQ Quân Đoàn II. Tháng 3 năm 1975, ông thay thế Đại Tá Hoàng Thọ Nhu được bổ nhiệm Tỉnh Trưởng Pleiku nắm chức Liên Đoàn Trưởng LĐ 23 BĐQ Quân Đoàn II. Liên Đoàn 23 BĐQ do ông chỉ huy là đơn vị đầu cầu mở đường cho đoàn quân triệt thoái khỏi Pleiku trên Quốc Lộ 7B. Áp dụng thế cuốn chiếu, LĐ23 BĐQ đă trở nên đơn vị chống cản địch ở đoạn hậu và chiến binh của ông đă anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Ông đă bị Cộng Quân bắt ngày 17 tháng 3 năm 1975. Ngày 1 tháng 4 năm 1975, một sắc lệnh thăng thưởng các chiến binh do Tổng Thống Thiệu kư, trong số đó, ông được thăng Đại Tá. V́ khi đó ông đang ngồi trong tù, đến khi xuất tù ông mới được bạn bè cho hay tin này; thành thử, ông chưa bao giờ được vinh dự đeo lon đại tá, đồng thời có người th́ gọi ông là đại tá, nhưng phần đông vẫn gọi ông là trung tá.

    Nguyễn Văn Tín
    Ngày 10 tháng 12 năm 2005

  6. #146
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Quyết Thắng 202


    Vào khoảng cuối tháng tư năm 1964, Thủy Quân Lục Chiến của Đại Tá Merchant liên đới với các đơn vị của Không Lực Việt Nam và Lục Quân Hoa Kỳ để phát động một cuộc tấn kích trực thăng vận được coi là tốn kém và phản chộ́ng khốc liệt nhất tại Nam Việt Nam trong thời kỳ 1962-1965. Ngày 26, Đại Tá Merchant, Trung Tá La Voy và Trung Tá George Brigham, sĩ quan điều hành các đơn vị hành quân, bay tới Quảng Ngãi và Pleiku để tham dự các giai đoạn cuối cùng của kế hoạch cho một cuộc tấn công gồm nhiều tiểu đoàn vào vùng Đỗ Xá, mật khu rừng núi Việt Cộng nằm dọc theo ranh giới phía bắc của Quân Đoàn II. Tại Quảng Ngãi, giới chức từ bộ tư lệnh Quân Đoàn II đã hoàn tất các kế hoạch tổng quát cho Hành Quân Quyết Thắng 202 (Mỹ dịch sai là Sure Wind 202); tầm kích của cuộc hành quân đòi buộc sự trưng dụng của tất cả các trực thăng vận tải khả dụ̣ng trong cả Quân Đoàn I và II. Các đại diện Thủy Quân Lục Chiến được thông báo cho biết vai trò của các trực thăng HMM-364 trong cuộc hành quân sắp thực hiện là chuyên chở một tiểu đoàn 420 lính Nam Việt Nam từ phi trường Quảng Ngãi tới Bãi Đáp Bravo, một mục tiêu nằm cách khoảng chừng 30 dậm phía đông của địa điểm bốc quân. Đồng thời với cuộc tấn công này, một đại đội trực thăng Lục Quân HK đóng tại Pleiku cũng được trưng dụng chuyên chở hai tiểu đoàn QLVNCH (960 quân lính) từ Gi Lăng, một tiền đồn nằm tại 24 dậm tây tây-nam của Quảng Ngãi, tới một bãi đáp khoảng tám dậm tây tây-nam của Bãi Đáp Bravo. Cuộc hành quân được ấn định khởi xuất sáng ngày 27 tháng 4, với các đợt tấn công đầu tiên ấn định đổ bộ vào lúc 9 giờ sáng. Do khoảng cách cách biệt của hai bãi đáp trong vùng núi và vì hai đơn vị trực thăng khác biệt thực hiện công việc chuyển vận quân lính, kế hoạch hành quân coi hai cuộc tấn công như hai cuộc hành quân riêng rẽ. Một chiếc phi cơ U-10 Không Quân HK được cắt đặt để chở Đại Tá Merchant, nhân viên TACA [Tactical Air Controller, Airborne] và các đại diện khác của ASOC [Air Support Operations Center] có nhiệm vụ phối hợp công cuộc trực thăng vận vào Bãi Đáp Bravo. Hai mươi mốt phi cơ Skyraiders A-H1 Việt Nam được giao trọng trách không yểm tác chiến cho phân bộ Thủy Quân Lục Chiến của cuộc hành quân. Mười hai trong số phi cơ tấn kích này được ấn định thực hiện các phi xuất tấn kích chuẩn bị tại và xung quanh các bãi đáp, bốn chiếc sẽ bay vòng trên vùng sau khi cuộc đổ bộ trực thăng khởi sự, và bốn chiếc còn lại sẽ túc trực tại phi đạo ở Đà Nẵng. Năm trực thăng võ trang UH-1B Lục Quân HK được ấn định hộ tống các trực thăng UH-34D Thủy Quân Lục Chiến HK đi tới và rời khỏi bãi đáp.

    Các vụ không tập chuẩn bị xung quanh Bãi Đáp Bravo khởi sự trong khi các toán quân leo lên 19 chiếc trực thăng của Thủy quân Lục Chiến HK và hai chiếc của Không Lực Việt Nam tại Quảng Ngãi. Tiếp sau các vụ không tập của KLVN, các trực thăng võ trang hộ tống của Lục Quân HK nhào xuống để tiền thám vùng. Họ được tiếp đón bởi các đại liên 50 và 30 ly Việt Cộng. Các trực thăng võ trang phản pháo với hỏa tiễn và đại liên nã vào các vị trí địch tuy có thể xác định nhưng không thể trừ khử các họng súng Cộng Quân. Trong khi đó, các trực thăng chở đầy quân của TQLC HK và KLVN rời khỏi Quảng Ngãi và tiến gần đến mục tiêu. Sau khi các trực thăng UH-1B bắn trọn bom đạn và gần cạn xăng trong nỗ lực vô hiệu hóa hỏa lực địch, Đại Tá Merchant ra lệnh các trực thăng, vận tải cùng võ trang trở về Quảng Ngãi để tái trang bị đạn dược và xăng nhớt. Với các trực thăng vận tải và võ trang trên đường trở về Quảng Ngãi, viên ASOC kêu gọi các phi cơ A-1H KLVN tuần trực tấn công các vị trí Việt Cộng. Trong thời gian không kích tiếp diễn, một Skyraider bị tổn thương trầm trọng bởi hỏa lực của đại liên 50 ly. Viên phi công Việt Nam quay đầu chiếc phi cơ bốc khói về hướng đông tìm cách lê lết về phi đạo Quảng Ngãi, nhưng không nổi và phóng pháo cơ này rớt xuống không đầy một dậm phía tây của một phi đạo nhỏ.

    Các vụ không tập của các phi cơ A-1H tại và xung quanh Bãi Đáp Bravo tiếp diễn tới 12 giờ 25 trưa. Sau đó ít lâu, Đại Tá Merchant ra lệnh cho đợt đầu của các trực thăng vận tải đổ bộ lực lượng tấn công QLVNCH. Các trực thăng hộ tống UH-1B vẫn còn đang bị bắn trong lúc các phi vụ đầu tiên của ba chiếc trực thăng UH-34D tiến gần tới bãi đáp. Tuy nhiên lần này các phi công TQLC HK và KLVN không nao núng. Các trực thăng UH-34D đầu tiên trạm đất lúc 12 giờ 30 với các xạ thủ đại liên bắn xối xả các lằn đạn màu da cam vào khu rừng rú bao quanh. Tuy có số lượng cao của các hỏa lực vùi dập, nhiều trực thăng trong đợt đầu cũng bị trúng đạn súng ống tự động của Việt Cộng. Một chiếc bị tổn hại nặng nề và rớt xuống bãi đáp. Các nhân viên phi đoàn đều an toàn và được một chiếc trực thăng TQLCHK khác có nhiệm vụ tìm và cứu vớt trong cuộc hành quân do Thiếu Tá John R. Braddon lái bốc cứu. Một chiếc UH-34D khác cũng bị hư hại trong lúc giao tranh lần về tiền đồn nơi xuất phát các phi vụ trực thăng và đáp xuống trong tình trạng cấp bách.

    Đợt tấn công thứ nhì bị đình trệ trong khi các Skyraiders KLVN tái cố gắng đánh bật địch ra khỏi các vị trí của chúng xung quanh bãi đáp đang giao tranh. Cuộc trực thăng vận tái diễn vào 13 giờ 55 trước sức kháng cự tuy thuyên giảm nhưng lì lợm của Cộng Quân. Trong giai đoạn của cuộc trực thăng vận này, một chiếc trực thăng của KLVN và nhiều chiếc của TQLCHK bị trúng đạn hỏa lực 50 ly của địch. Chiếc trực thăng Việt Nam bị mất kiểm soát cánh quạt đằng đuôi, quay tít khi cố gắng cất cánh và đâm nhào xuống trung tâm bãi đáp. Phi hành đoàn đều thoát nạn và được trực thăng cấp cứu của Thiếu Tá Braddon bốc lên.

    Sau biến cố này, khi các chiến binh Nam Việt Nam bắt đầu tản rộng ra từ bãi đáp và buộc các xạ thủ Cộng Quân rút lui sâu vào trong rừng rậm, cuộc đổ bộ tiến hành mau chóng hơn. Đợt tấn kích trực thăng vận thứ tư và cuối cùng được thực hiện vào 17 giờ 30, sau đó 357 trong số 420 quân lính VNCH đã được vận chuyển đến Bãi Đạp Bravo. Trong ngày đầu của cuộc hành quân, 15 trong số 19 trực thăng UH-34D của TQLCHK bị trúng đạn. Chỉ có 11 chiếc trực thăng của TQLCHK và KLVN trong số nguyên thủy xung vào việc yểm trợ cuộc hàng quân còn trong tình trạng bay được. Giai đoạn tấn kích bằng trực thăng võ trang của Quyết Thắng 202 hoàn tất vào sáng hôm sau. Mười bốn chiếc trực thăng từ HMM-364, trong số đó nhiều chiếc đã được sửa chữa trong đêm, và bốn chiếc UH-1B của Lục Quân HK chuyển vận số tiểu đoàn Nam Việt Nam còn lại vào bãi đáp. Vào thời điểm đó cường độ tác động địch quân trên các núi đồi bao quanh đã giảm thiểu rất nhiều. Chỉ có một chiếc trực thăng TQLCHK bị trúng đạn và chỉ thiệt hại nhẹ. Sau khi chu toàn nhiệm vụ, các trực thăng của HMM-364 trở về Gi Lăng, tiền đồn nơi đại đội trực thăng Lục Quân phát xuất, để giúp đại đội này trong phận vụ chuyển vận quân.

    Những mất mát về máy bay cho cuộc hành quân tiếp tục chồng chất trong ngày thứ hai khi một chiếc trực thăng UH-34D TQLCHK bị vướng vào cánh quạt của các trực thăng đang hạ cánh và đâm nhào xuống trong khi tiến gần phi đạo tại Quảng Ngãi. Trực thăng rớt xuống một con kinh dẫn thủy cạnh bên phi đạo, lật ngược thân mình và bị ngụm chìm hoàn toàn. Phi hành đoàn leo thoát ra được nhưng trực thăng bị hủy hoàn toàn.

    Ngày 29 tháng 4, ba chiếc UH-34D chở một toán thanh tra sửa chữa và một đội anh ninh TQLC từ Đà Nẵng vào Bãi Đáp Bravo để thẩm định sự thiệt hại hai chiếc trực thăng hứng chịu đã bị bắn hạ trong ngày đầu của Quyết Thắng 202. Toán thanh tra xét thấy bốn viên đạn chọc thủng chiếc trực thăng TQLC. Chiếc trực thăng KLVN thì bị gần 30 viên đạn rỉa, kể cả một tràng đạn 50 ly đã cắt đứt giây cáp điều khiển cánh quạt. Toán thanh tra kết luận không sửa chữa được mức thiệt hại và đã phá hủy chúng tại chỗ nơi rớt xuống.

    Thoạt tiên, các kế hoạch viên của MACV và Quân Đoàn II dự tính các trực thăng TQLC sẽ cần dùng tới để yểm trợ Quyết Thắng 202 sau đợt tấn kích đầu tiên. Tuy nhiên, sự thể cho thấy việc xử dụng hằng ngày trực thăng trong cuộc hành quân sẽ vượt trên mức trực thăng khả dụng trong Quân Đoàn II. Do đó bộ tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn chỉ thị cho phân đội điều hành của Đại Tá Merchant tiếp tục cung ứng yểm trợ cho thời kỳ tấn công. Theo đó, ban chỉ huy thành phần điều hành cắt đặt một sĩ quan liên lạc viên tại bộ tư lệnh Sư Đoàn 2 QLVNCH. Viên sĩ quan này có bổn phận phối hợp các nhu cầu về phi cơ. Khi Quyết Thắng 202 chấm dứt ngày 25 tháng 5, các phi hành đoàn của phi đội HMM-364 đã đóng góp 983 phi xuất và 800 giờ bay cho nỗ lực của Nam Việt Nam tại phần đất phía bắc của Quân Đoàn II.

    Đại Úy Robert H. Whitlow, USMCR
    (The Advisory & Combat Assistance Era: 1954-1964, trang 152-154)

  7. #147
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Mời xem CS Việt nam XHCN Xạo Hết Chổ Nói...

    Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là làm phong phú kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam

    Cập nhật ngày: 26/12/2011 14:05:39

    Đối phó với hoạt động mạnh mẽ ở Cà Mau của quân, dân ta, Bộ Tổng tham mưu quân lực Việt Nam cộng ḥa mở chiến dịch "B́nh Tây". Mở màn chiến dịch, chúng đưa Sư đoàn 21 chủ lực, lữ đoàn thủy quân lục chiến, nhiều tiểu đoàn bảo an - với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, tàu chiến, rải chất độc hóa học vào nhiều khu căn cứ của ta - đánh vào 2 xă Khánh B́nh Đông và Khánh B́nh Tây (huyện Trần Văn Thời). Tiểu đoàn U Minh 2, địa phương quân huyện và du kích xă phối hợp bám các mũi hành quân của địch mà đánh cả ngày lẫn đêm, tiêu diệt 150 quân địch, bắn ch́m cháy hơn 10 tàu trên Sông Đốc.

    Để kéo địch ra khỏi địa bàn Khánh B́nh Đông - Khánh B́nh Tây, Tiểu đoàn U Minh 2 cấp tốc hành quân về Bắc Đầm Dơi, đồng loạt tiêu diệt căn cứ Dinh Điền, căn cứ khu Ḥa Thành và tiêu diệt 10 đồn trên tuyến sông Bảy Háp và Nam Tắc Vân, phá ră hàng chục ấp chiến lược ở huyện Châu Thành, quân ta tiêu diệt hơn trăm tên địch.


    Đồn Cái Rắn, xă Phú Hưng, huyện Cái Nước bị quân ta tiêu diệt đêm 3/6/1974.
    Ảnh: VƠ AN KHÁNH
    Tháng 3/1963, địch mở chiến dịch "Sóng t́nh thương" đưa quân đánh sâu vào rừng đước, ḥng bao vây triệt phá căn cứ Khu ủy và Tỉnh ủy Cà Mau... Tỉnh đội Cà Mau lệnh cho Tiểu đoàn U Minh 2 khắc phục khó khăn, vượt sông Năm Căn dưới hỏa lực, qua hàng rào tàu chiến của địch dày đặc trên tuyến sông. Quân ta luồn sâu vào khu rừng đước, đến xây dựng trận địa phục kích tại rạch Cây Me, hướng Đông Nam, cách căn cứ Năm Căn 7 km.

    Sau 2 giờ nổ súng, Tiểu đoàn U Minh diệt gọn đoàn tàu 12 chiếc và diệt gọn tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Và trận địa phía Đông Nam Năm Căn quân, dân ta vây địch đánh liên tục 1 tháng, tiêu diệt gần 1.000 tên, phá hủy 70 tàu chiến, bắn rơi hàng chục máy bay. Chiến dịch "Sóng t́nh thương" của địch kết thúc thảm bại.

    Phát huy thắng lợi gịn giă đă đánh bại bước đầu chiến dịch "B́nh Tây", đánh bại chiến dịch "Sóng t́nh thương" của địch, phá nhiều ấp chiến lược, gỡ nhiều đồn bót trên địa bàn Nam Cà Mau. Tháng 5/1963, Tiểu đoàn U Minh cơ động hành quân đến địa bàn đặc khu B́nh Hưng, đánh đồn đả diện tiêu diệt 1 tiểu đoàn, gỡ 10 đồn, phá ră hai khu dinh điền Tân Phú và kinh xáng Thị Kẹo, tiến hành bao vây đặc khu B́nh Hưng.

    Tháng 9/1963, Khu ủy và Bộ Chỉ huy Quân khu chủ trương mở chiến dịch Đông Xuân 1963-1964, trọng điểm Nam Cà Mau...

    Đêm ngày 9 rạng ngày 10/9/1963 mở màn chiến dịch Đông Xuân, Tiểu đoàn 306 kết hợp với đơn vị vũ trang tỉnh, huyện của Cà Mau nổ súng 2 giờ đồng hồ diệt gọn Chi khu Cái Nước. Cũng trong thời gian đó, Tiểu đoàn 306 kết hợp với Tiểu đoàn U Minh 2 tiếp cận cách Chi khu Đầm Dơi 500 m, bọn địch trong chi khu báo động, đưa quân bung ra chiếm đường hào, bám công sự...

    Nhưng quân ta án binh bất động, nằm im tại chỗ, chờ đến 3 giờ sáng ngày 10/9, khi tiếng súng ở Chi khu Cái Nước im bặt th́ bọn địch ở Chi khu Đầm Dơi trở lại trạng thái b́nh thường. Khi đó, quân ta tiếp tục tiếp cận đến 4 giờ sáng nổ súng, 6 giờ sáng quân ta làm chủ Chi khu Đầm Dơi, tiêu diệt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí.

    Sau đó, Tiểu đoàn U Minh về Nam Chi khu Đầm Dơi tổ chức pḥng ngự. 14 giờ ngày 10/9/1963, địch cho trực thăng đến đổ quân cứu viện. Hai đợt trực thăng mang quân đến đổ ngay trận địa của Tiểu đoàn U Minh. Ta chủ động nổ súng khi quân địch chưa tiếp đất, tiêu diệt hơn 100 tên, 5 chiếc trực thăng rơi tại chỗ và bị thương một số chiếc trực thăng khác.

    Sau hai trận đánh tiêu diệt hai chi khu Cái Nước và Đầm Dơi, quân khu kết hợp với Tỉnh đội Cà Mau tập trung một lực lượng lớn: Tiểu đoàn U Minh (Cà Mau), Tiểu đoàn 306, Tiểu đoàn Pháo cao xạ (18 khẩu 12,7 ly) và bộ đội địa phương quân, lực lượng du kích sở tại. Lực lượng Tiểu đoàn U Minh địa phương quân, du kích đánh cụm đồn căn cứ Chà Là và đồn Giá Ngựa; Tiểu đoàn 306 và Tiểu đoàn cao xạ bố trí, gài thế đánh quân viện.

    Đúng theo phương án, kế hoạch, 0 giờ ngày 23/11/1963 quân ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Chà Là và làm thiệt hại nặng đồn Giá Ngựa, tiêu diệt, bắt sống trên 300 tên, thu toàn bộ vũ khí cứ điểm Chà Là.

    Như dự kiến của ta, 10 giờ cùng ngày, địch cho 20 chiếc trực thăng lũ lượt đến đổ quân liên tục vào trận địa, gồm hai trung đoàn 31 và 32 (Sư 21). Các tiểu đoàn: U Minh, 306 và pháo cao xạ, các lực lượng địa phương quân, du kích tập trung nổ súng, nhằm mục tiêu các đàn trực thăng đổ quân, làm 10 chiếc trực thăng rơi tại chỗ, nhiều chiếc khác bị thương...

    Chiến thuật "Trực thăng vận" của địch bị thảm bại ở Chà Là, 17 giờ cùng ngày, Bộ Tổng tham mưu Sài G̣n điều đến mặt trận Chà Là 19 chiếc máy bay vận tải C47 và Đa-cô-ta, chở Lữ đoàn dù quân tổng dự bị Trung ương, nhảy dù cứu viện Sư đoàn 21 (chủ lực ngụy). Quân ta vừa đánh địch trên trời, vừa đánh địch ở mặt đất. Trận đánh này ta tiêu diệt trên 600 tên địch, bắn rơi 19 chiếc trực thăng và Đa-cô-ta, thu hàng trăm khẩu súng và 500 chiếc dù.

    Chiến thắng Chà Là bước đầu đánh bại chiến thuật "Trực thăng vận" của Mỹ - ngụy, là trận đánh tiêu diệt quân chủ lực ngụy nhiều nhất và đánh bại Lữ đoàn quân tổng dự bị. Quân ta làm chủ trận địa mặt đất và cả trận địa trên không.

    Chiến thắng Chi khu Cái Nước, Đầm Dơi và Cứ điểm Chà Là mang cả ư nghĩa chiến thuật và cả ư nghĩa chiến lược, mở ra tiền đề cho lực lượng vũ trang của ta, với cách đánh khôn khéo, tiểu đoàn của ta có khả năng tiêu diệt một tiểu đoàn, đánh quỵ một trung đoàn địch.

    Chiến thắng Cái Nước - Đầm Dơi - Chà Là đánh dấu bước trưởng thành các thứ quân của ta lên một bước vượt bậc về tŕnh độ chỉ đạo chiến dịch, tŕnh độ chỉ huy chiến đấu, khả năng đứng vững tiến công địch làm chủ trận địa lớn, chiến thắng kẻ thù trên địa bàn đồng bằng.

    Chiến thắng Chi khu Cái Nước, Chi khu Đầm Dơi, Cứ điểm Chà Là có ư nghĩa lịch sử to lớn, rút ra những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh và góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam./.
    Phạm Văn Tri

  8. #148
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Mời xem CS Việt nam XHCN Xạo Hết Chổ Nói...


    Trở lại mật khu Đỗ Xá


    Căn cứ Nước Là - mật khu Đỗ Xá, trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là di tích cấp quốc gia. Một con đường dài 39 km xuyên qua vùng núi non hiểm trở này vừa thông tuyến để nối với huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum)...

    Mật khu bất khả xâm phạm

    Mật khu Đỗ Xá (*) hay căn cứ Đăk Bla (Nước Là) thành lập từ cuối thập niên 1950 thế kỷ trước nhằm hiện thực hóa đường lối đấu tranh giải phóng miền Nam của Nghị quyết 15 T.Ư ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung. Mật khu Đỗ Xá gắn liền với những tên tuổi lừng lẫy một thời của quân Giải phóng miền Nam như Vơ Toàn (Vơ Chí Công), các tướng Trần Kiên, Nguyễn Đôn, Chu Huy Mân, Trương Chí Cương, Vơ Thứ, Hoàng Minh Thắng, Mười Chấp... Mật khu Đỗ Xá nay là vùng Tăk Pỏ, Nước Là gần Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My ngày nay.


    Mật khu Đỗ xá nay là huyện lỵ Nam Trà My - Ảnh: T.Đ.T

    Ông Nguyễn Văn Cao, nguyên Phó văn pḥng Khu ủy 5 lúc đó, nhớ lại: “Trong những năm chiến tranh đặc biệt, địch thường xuyên đưa lực lượng càn quét đánh phá các khu căn cứ của cánh mạng. Mùa hè năm 1964, tướng Sài G̣n Nguyễn Khánh đưa 3 sư đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến đánh vào mật khu Đỗ Xá và vùng núi non hiểm trở giáp ranh giữa 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngăi, Kon Tum để tiêu diệt các cơ quan đầu năo cách mạng ở khu Trung Trung bộ...”. Tài liệu lưu trữ cho thấy lúc đó, quân đội Sài G̣n đă đổ hàng trăm tấn bom và hàng ngàn quân thiện chiến của Vùng I và II chiến thuật và TQLC nhiều lần tấn công vào Đỗ Xá, nhưng đă bị thiệt hại nặng nề. “Dân quân du kích và đồng bào các dân tộc tổ chức bố pḥng bằng chông kín các ngả đường và các điểm cao trọng yếu kể cả xây dựng các trận địa bắn máy bay, sẵn sàng chiến đấu. Hàng trăm lính và hàng chục máy bay trực thăng đă bị ta bắn rơi, buộc chúng phải rút lui... Chiến thắng Đỗ Xá cho thấy ư nghĩa và vai tṛ lịch sử của mật khu này trong lúc lực lượng vũ trang của quân khu c̣n non trẻ”, ông Cao kể...

    Về phía quân đội Sài G̣n, tham gia vào những đợt tấn công mật khu Đỗ Xá, có các tên tuổi cộm cán sau này như Ngô Quang Trưởng, Bùi Thế Lân, Lê Nguyên Khang lúc đó hăy c̣n là những sĩ quan cấp úy. Tướng Nguyễn Văn Hiếu của quân đội Sài G̣n thừa nhận trong hồi kư “Hai lần thâm nhập mật khu Đỗ Xá”: Tướng Khánh cũng đă thử tài tung quân vào mật khu Đỗ Xá, với sự trợ lực của trung tá Ngô Dzu, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2. Nhưng họ đă bị thất bại cách ê chề v́ đạo quân tung vào bị địch quân đánh dội trở ra sau khi nướng mất trọn một tiểu đoàn...

    Ngày 28.4.2004, nhật báo New York Times tường thuật: “Hai mật khu Việt Cộng là Đỗ Xá và Mang Xin, do Cộng sản kiểm soát từ cuộc chiến Đông Dương chống Pháp sau Đệ nhị Thế chiến. Quân lính chính phủ xâm nhập vào vùng này lần đầu tiên năm ngoái, nhưng đă không diệt được sự kháng cự của Việt Cộng...”. Sau đó, hăng tin UPI của Mỹ tường thuật từ Sài G̣n: “QLVNCH cũng đă tổ chức hai cuộc xâm nhập vào mật khu này... Các nguồn tin Hoa Kỳ nói mỗi chiếc trực thăng xử dụng trong cuộc không vận đều bị trúng đạn của hỏa lực Cộng quân bắn từ dưới đất... Các nguồn tin này chối bỏ việc lực lượng chính phủ bị sa lầy, nhưng nhiều báo cáo nói ngược lại...”.

    Thế trận ḷng dân

    Cựu đại tá Đỗ Phú Đáp, tập kết ra Bắc và quay về để kịp có mặt trong những ngày thành lập mật khu kể rằng, ngoài sự lớn mạnh của lực lượng quân sự, “nhân dân các dân tộc Xê Đăng, Bhơ-noong, Ca Dong một ḷng một dạ đi theo cách mạng... cung cấp lương thực thực phẩm cho bộ đội, cung cấp thông tin và trực tiếp tham gia chiến đấu. Đó là một trong những nhân tố quan trọng làm chỗ dựa vững chắc cho căn cứ mật khu Đỗ Xá...”. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngăi Lê Tấn Tỏa, lúc đó công tác ở Ban Tổ chức Khu ủy, kể: “Chúng tôi vào nhà dân, lúc nào dân cũng tiếp đăi rất tử tế. Lúc tôi ở làng Tak Chanh bà con ở các nóc gần đó hàng ngày mang gạo, bắp, củ ḿ, rau quả đến cho ăn không hết. Có hôm họ c̣n mời cán bộ sang nhà họ ăn cơm... Họ đi săn được heo hay nai cũng chia cho chúng tôi...”.

    Thế trận ḷng dân của mật khu Đỗ Xá được nhà báo Vơ Thế Ái (TTXVN) ghi lại trong hồi kư Bước chuyển lớn trên Trường Sơn: “Đồng bào bấy lâu chỉ khao khát cách mạng cho lệnh đánh và cướp chính quyền, nay thấy cách mạng kêu gọi đóng góp nuôi quân th́ liền hưởng ứng nhiệt liệt. Vượt qua mọi việc ḍ xét của địch, các buôn làng dựng lên hàng loạt kho gạo cách mạng... Ngoài việc tăng diện tích trồng lúa, đồng bào c̣n làm thêm nhiều rẫy sắn dành hẳn cho lực lượng thoát ly, gọi là rẫy cách mạng...”. Ông Hoàng Minh Thắng sau này là Bộ trưởng Bộ Thương mại, đau đáu về những hy sinh to lớn của hàng vạn người dân các dân tộc thiểu số ở đây: “Chúng ta phải có trách nhiệm để người dân, những người từng cưu mang chúng ta để cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, có được cuộc sống no đủ. Âu đó cũng là sự trả nghĩa cho ho...”.

    Từ Đỗ Xá đến Nam Trà My

    Bí thư Huyện ủy Hồ Thanh Bá nói: “Nam Trà My là một trong 62 huyện nghèo nhất nước, 64% trong số 24 ngàn dân thuộc đối tượng nghèo theo chuẩn cũ. Nếu tính theo chuẩn mới, con số này lên tới 84%. Đây là vùng núi non hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt nhưng việc đầu tư hạ tầng và các chính sách của nhà nước chưa tương xứng...”.

    Nam Trà My hiện có 10 xă với hơn 97% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống theo tập quán tự sản tự tiêu, không có ruộng lúa nước nên lúa rẫy thường bị mất mùa nếu thời tiết không thuận lợi... Trong 2 năm qua, chúng tôi đă đưa gần 900 thanh niên đi xuất khẩu lao động, nhưng chỉ hơn 1/3 trong số đó đủ tiêu chuẩn v́ nhiều người không đủ sức khỏe, bị các bệnh về gan, phổi hoặc không đủ tŕnh độ văn hóa đă bị từ chối! Toàn huyện tuy xă nào cũng có trạm xá nhưng chỉ có mấy y tá v́ đầu vào để đào tạo bác sĩ, y sĩ tốt nghiệp phổ thông trung học là rất hiếm...”.

    Người dân Nam Trà My sống bằng cây quế, cây sâm Ngọc Linh và loài cá niêng. Nhưng giống quế thuần chủng bị pha tạp, giá cả tùy thuộc vào tư thương. Bột quế cũng khó tiêu thụ v́ bị mất thương hiệu. Cây sâm Ngọc Linh là thế mạnh của vài xă nhưng cũng gặp khó khăn về giống và nạn mất cắp, c̣n cá niêng th́ ngày càng ít đi do môi trường bị xâm hại và nạn đánh bắt theo kiểu hủy diệt. Theo Chủ tịch huyện Hồ Văn Ny, tập quán sản xuất và cơ chế chính sách dành cho đồng bào miền núi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Đầu tư theo Nghị định 30a của chính phủ mà mỗi năm chỉ rót xuống 20-30 tỉ đồng so với nhu cầu của huyện là 4.000 tỉ đồng, th́ tôi tính ra phải mất đến... 111 năm mới hoàn tất!”.

    Trên con đường Nam Quảng Nam mới mở nối thị trấn Tăk Pỏ đến huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) với vốn đầu tư gần 1.300 tỉ đồng nhằm phát triển vùng kinh tế Nam Trà My, nhiều ngôi nhà tôn, nhà gạch của nhiều hộ người miền xuôi lên xây dựng và mở cửa hàng buôn bán. Những chiếc xe thồ hàng chở đầy gà vịt, bia rượu từ hướng Tiên Phước lên cung cấp hàng tươi cho các lán trại công nhân cầu đường. Hàng ngàn mét khối gỗ ven những cánh rừng nguyên sinh quanh khu vực Ngọc Linh đă được đốn hạ “tận thu” để làm đường. Các xóm nhà người dân tộc của các xă Trà Mai, Trà Dơn vẫn nằm cách biệt trên những bờ dốc đứng cheo leo, bên những cánh rừng nguyên sinh và những nương rẫy bé tẹo. Dường như họ không quan tâm đến nền “kinh tế thị trường” đang nhộn nhịp bên ngoài. Ông Hồ Văn Ny cho biết: “Nhiều thanh niên địa phương bỏ học, hàng ngày vào rừng bứt mây, lột quế hoặc đi làm công ngày nào đ̣i tiền ngày ấy chỉ để... uống rượu. Tâm lư ỷ lại nhà nước và thói quen tư duy tự sản tự tiêu cứ măi ḱm hăm sự phát triển của họ...”.

    Rơ ràng, rất nhiều sự đầu tư của nhà nước cho vùng cao như Nam Trà My, nhưng sự dàn trải; manh mún trong đầu tư, tư duy ỷ lại và tập quán sản xuất lạc hậu của người dân thiểu số vùng cao đă khiến cho cơ hội hưởng thụ “sự trả nghĩa” của người dân thiểu số ở mật khu xưa, như cách nói của ông Hoàng Minh Thắng, trở nên ít hiệu quả.

    Phóng sự Trương Điện Thắng

    (*) Theo nhà báo Vơ Thế Ái, Đỗ Xá là mật danh của căn cứ Nước Là, cũng có người cho đó là tên của một chiến sĩ hy sinh khi đi t́m vị trí xây dựng căn cứ.

  9. #149
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên - Trận An Quí, 21-2-1966

    MX Sài-G̣n



    (Viết theo hồi kư My War... VIETNAM, của Col. Thomas E. Campbell USMC Retired)

    Đôi ḍng giới thiệu về Đại Tá TQLC Mỹ Thomas E. Campbell:
    Năm 1966, Đại Úy Campbell là Cố Vấn TĐ2/TQLCVN cho Thiếu Tá Lê Hằng Minh, từng tham dự trận đánh An Quí vào ngày 21-2-1966. Trong trận phản phục kích Pḥ Trạch, Quảng Trị, ngày 29-6-1966, Đại Úy Campbell tỏ ra là một sĩ quan rất can đảm và b́nh tĩnh. Mặc dù bị thương nhưng vẫn cố gắng liên lạc được với các nơi, để xin can thiệp yểm trợ hỏa lực kịp thời cho TĐ2 đang bị địch phục kích. Đă tạo cơ hội cho QLVNCH và TQLC Hoa Kỳ mở trận phản phục kích và truy kích Tiểu Đoàn chủ lực việt cộng 802 tăng cường; đạt được chiến thắng lớn về ta...

    Đại Úy Campbell tiếp tục làm Cố Vấn cho Đại Úy Ngô Văn Định, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 sau trận Pḥ Trạch. Và ông t́nh nguyện ở lại phục vụ chiến trường Việt Nam nhiệm kỳ thứ nh́, 1967; Ông về hưu năm 1988 với cấp bậc Đại Tá Trung Đoàn Trưởng TQLC. Ông và Nancy, hai người đă lập gia đ́nh với nhau từ 36 năm nay và có 2 người con: Kristen và Bill. Cả hai đều trưởng thành và lập gia đ́nh riêng...

    Hiện ông là giảng sư về môn lănh đạo chỉ huy và quản trị tại trường Đại Học ở Austin, Texas. Ông đă viết nhiều sách nói về cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Ông đă được ân thưởng huy chương chiến công Mỹ và Việt trong trận Pḥ Trạch. Ông đă được Trung Tướng Lê Nguyên Khang Tư Lệnh TQLCVN trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao bạc, cùng với Trung Úy Cố Vấn phó Carlson và vài sĩ quan Cố Vấn khác... trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại sân cờ BTL/TQLC/VN, 15 Lê Thánh Tôn, Sài G̣n vào cuối năm 1966. Sau trận Pḥ Trạch, ông được bạn bè tặng cho biệt danh là "Capt. Cool", và được tạp chí TQLC Hoa Kỳ đăng một bài về "Capt. Cool", đề cao sự can đảm và b́nh tĩnh của ông trong trận phản phục kích Pḥ Trạch của TĐ2 Trâu Điên, TQLCVN ngày 29-6-1966, Quảng Trị, Việt Nam.

    ***



    Trong tháng 2 năm 1966, Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam (CĐA/TQLCVN) được lệnh di chuyển hành quân ra Bồng Sơn, miền duyên hải thuộc Vùng 2 Chiến Thuật. Một vài người bạn hỏi chúng tôi:
    - Vùng ấy có đụng độ nhiều không?
    Gus Gustitus (Thiếu Tá USMC, Cố Vấn Trưởng CĐA/TQLCVN cho Trung Tá Nguyễn Thành Yên, CĐT), người vừa thay thế Bill Leftwich (1), Thiếu Tá Cố Vấn Trưởng tiền nhiệm, măn nhiệm kỳ và về nước (Mỹ) liền trả lời:
    - Tôi không biết! Nhưng tôi thường nghe nói, "nếu anh là dân B́nh Định (Tỉnh) trong đó có Bồng Sơn (Quận), anh không phải việt cộng, th́ anh cũng có bà con liên hệ với việt cộng".
    Vùng Bồng Sơn mà chúng tôi sẽ đi hành quân nằm về phiá Đông của thung lũng IA-Drang. Nơi đây đă có cuộc đụng độ lớn giữa 7th Cavalry (Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh Không Vận - LĐ7KBKV) với địch quân trong tháng 11 năm 1965.
    Vài người khác lại nói:
    - Tôi nghe nói rằng, cứ ra khỏi quận lỵ cách 50 mét, là anh có thể chạm súng với địch liền! Thật đấy! Chuyện ấy sẽ xảy ra! Các anh hăy lau chùi vũ khí, kiểm tra máy móc truyền tin... và chuẩn bị là vừa!
    Trong chuyến đi này, Thiếu Tá Gustitus là Cố Vấn Trưởng CĐ-A/TQLCVN; Đại Úy J. P. Williams là Cố Vấn Pháo Binh; Thiếu Tá John Hopkins, hay c̣n gọi là "Big John" là Cố Vấn Trưởng TĐ2 Trâu Điên, c̣n tôi là Cố Vấn Phó.

    Cuộc hành tŕnh thật là khá dài, Chúng tôi phải bay từ Sài G̣n đến phi trường Kontum bằng vận tải cơ C-130, rồi sau đó chuyển qua máy bay loại nhỏ hơn, vận tải cơ C124, loại thường dùng chở hàng hoá; v́ như thế mới có thể đáp xuống phi đạo ngắn và hẹp của Bồng Sơn.
    Cuộc không vận giữa Sài G̣n - Kontum và ngược lại, thật là một chuyến đi "kỳ cục" - mà chưa hề có một sĩ quan Cố Vấn TQLC Mỹ nào gặp phải từ trước. Một tiểu đ̣an TQLCVN khoảng 600 quân nhân; đứng sắp hàng dài dọc theo bên lề phi đạo, cùng với 3 hay 4 xe Jeep, và 1 chiếc Dodge 4x4. Các chàng "Cọp Biển" bắt đầu che lều "poncho" cá nhân, giăng vơng và bắt đầu nấu nướng ăn uống; v́ họ biết rằng, cuộc chuyển vận quân phải kéo dài trong vài ngày nữa mới hết!...
    Tôi cần phải đi gặp nhân viên Không Quân Hoa Kỳ, toán đảm trách việc chuyển quân để phối hợp công tác. Thông lệ, Tiểu Đoàn Trưởng và Cố Vấn Trưởng đi chuyến đầu. Cố Vấn Phó là tôi phụ trách phối hợp chuyển quân, sẽ đi vào chuyến chót. Dù chúng tôi luôn lo lắng làm sao đơn vị đi chóng hết, chúng tôi được xếp loại "khẩn cấp chiến lược", ưu tiên được chuyển vận, nhưng đối với nhân viên KQHK, loại "lính văn pḥng" (poages) họ làm việc "tà tà" để hết th́ giờ là đi vào các hộp đêm để xem "show" và ca nhạc của USO (Cơ quan phụ trách giải trí cho quân nhân Mỹ) hơn là lo việc chuyển quân gấp ra mặt trận... Khi đón nhận được 1 hay 2 chiếc C-130, các sĩ quan bắt đầu dồn đẩy quân sĩ lên phi cơ, chất được càng nhiều càng tốt, miễn sao kéo cánh cửa hậu (back ramp) lên được th́ thôi! Phía đằng trước chật "như nêm", khiến không ai ngồi xuống được cả. Máy bay được tháo hết ghế ngồi, khi cánh cửa hậu đă được đóng được rồi, th́ chúng tôi nhét thêm 50 hay 70 người nữa, qua ngưỡng cửa hông, và họ ngồi xuống trên bửng cửa hậu vừa mới khoá ngàm xong. Sau đó tất cả mọi người đều ngồi xuống sàn máy bay. Các Cọp Biển khi họ rời Sài G̣n, ngoài đạn dược mang quá bảng cấp số, họ c̣n mang theo gạo, thực phẩm, gà vịt c̣n sống, điện tŕ và đồ dùng cá nhân. Thật là chật cứng, ngột ngạt, nóng bức, măi đến khi máy bay lên đến độ cao "b́nh phi".
    Từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy một chiếc C-130 chất đến 200 người như hôm nay, thế mà Cố Vấn Bill Marcantel nói rằng "Có lần chở được 230 người!" Chúng tôi không ai có thể tin được như thế. Cuộc chuyển vận ra đến Bồng Sơn mải cả tuần lễ mới hoàn tất. Tôi không nhớ C-124 chở được bao nhiêu, nhưng tôi nghĩ rằng dưới 50 người. C-130 th́ chuyên chở rất tốt, cất và hạ cánh nhẹ nhàng, nhưng tiếng nổ động cơ, làm "điếc cả lỗ tai". C-124 th́ bay không "đằm" và lúc đáp xuống dễ bị "nhồi", không an toàn. Khi máy bay đáp xuống phi đạo, cửa hậu vừa mở hạ xuống, th́ anh khỏi cần đẩy Cọp Biển ra khỏi máy bay. Họ tự động và chạy ra khỏi máy bay, vừa cười giởn, xem như đă thoát nợ (đi máy bay).

    Chúng tôi đến vị trí đóng quân ở ŕa thị trấn Bồng Sơn. Trung Tá Yên và Cố Vấn Gustitus đến phối hợp với Chi Khu Bồng Sơn. Các cấp chỉ huy Cọp Biển, họ không tin tưởng nhiều về khả năng cũng như sự yểm trợ của các cấp Quân Đoàn, Tiểu Khu hay Chi Khu... Trong các cuộc hành quân trước đây, các đơn vị TQLCVN thường bị trở ngại về không và pháo yểm. Nên kỳ này CĐ-A/TQLCVN mang theo pháo đội 75 ly Sơn Pháo hoặc 105 ly TQLC cơ hữu. C̣n Không Quân HK sẽ yểm trợ qua hệ thống Cố Vấn Mỹ của Th/Tá Gustitus.
    Các đơn vị TQLCVN được tái tiếp tế các loại quân dụng và nhu yếu phẩm từ Hậu Cứ Sài G̣n đem ra. TQLCVN là những quân nhân chuyên nghiệp như binh chủng Nhảy Dù Việt Nam, họ được tuyển mộ đa số từ các sắc dân thiểu số như Nùng, hoặc gốc các lực lượng vơ trang giáo phái như Cao Đài, Hoà Hảo ...
    Hầu hết các sĩ quan tốt nghiệp tại các quân trường, nên thật ra họ cũng ít cần đến sự cố vấn của chúng tôi. Cố vấn rất hữu ích cho đơn vị trong việc yểm trợ hỏa lực dồi dào của Hoa Kỳ trong thời gian này. Nói chung, các TQLCVN chiến đấu rất anh dũng, có kỷ luật. Công việc của cố vấn là cung cấp hỏa lực yểm trợ cho họ. Họ quan niệm rằng hăy tự lực chiến đấu, rồi mới trông cậy đến sự yểm trợ bên ngoài, v́ các đơn vị trong lănh thổ Quân Khu cũng không giúp đỡ được ǵ! Cho nên họ mang theo số lượng đạn dược quá bảng cấp số! Có vậy mới đủ xử dụng trong những cuộc đụng độ lớn, để cầm cự được ít nhất là 36 tiếng đồng hồ, trước khi có tiếp viện.
    Tôi nhớ chỉ có 2 lần đơn vị, (TĐ2/TQLC) bắn gần hết đạn. Cả 2 lần đều xảy ra tại Bồng Sơn. TĐ2 của chúng tôi, bắt đầu di chuyển về hướng Bắc, từ thị trấn Bồng Sơn. TĐ2 lần lượt chiếm và lục soát các xóm làng nhỏ, dọc theo hai bên quốc lộ 1. Suốt tuần lễ đầu tiên, đơn vị chỉ chạm địch lẻ tẻ lúc hành quân lục soát.

    Rồi một buổi sáng ngày 21 tháng 2 năm 1966, TĐ2 xuất phát từ vị trí đóng quân đêm tiến quân lục soát các Mục Tiêu (MT) xóm làng về hướng Tây. Cánh A gồm TĐ2 ( - ) đi cánh trái, tức phía Nam, và cánh B gồm ĐĐ2 và ĐĐ4, tôi đi với Trung Úy Nguyễn Xuân Phúc, ĐĐT/ĐĐ4. Lúc các cánh quân băng qua đồng lúa trống trải, cách quốc lộ 1 khoảng 1 cây số, th́ bị địch nổ súng xối xả từ Ấp An Quí trước mặt cách 300m. An Quí nằm giữa Tam Quan và Bồng Sơn, là một Ấp Chiến Lược cũ của năm 1963, mặc dù sau đảo chánh 1-11-63, các Ấp Chiến Lược đă được hủy bỏ, các hệ thống pḥng thủ đă hư hại, tuy nhiên có nhiều quăng vẫn c̣n hệ thống giao thông hào và hàng rào kẽm gai bao bọc bên ngoài b́a làng...
    Địch có xạ trường và quan sát tốt, c̣n phía các cánh quân của TĐ2 th́ ở vào vị thế bất lợi...
    Chúng tôi gọi không yểm và trong chốc lát 1 phi tuần A-1 đă vào vùng. Đây là lần đầu tiên tôi điều phối không yểm. Về sau tôi rút được kinh nghiệm rằng, nếu anh nhận được phi tuần cánh quạt A-1 “cổ lổ sỉ” yểm trợ, th́ đó là điều may mắn cho anh! Phi cơ bay chậm, phi công đều là dân kỳ cựu trong binh chủng Không Quân và Hải Quân. Khu trục cơ A-1 không bao giờ dội bom lầm vào quân bạn. Chỉ có loại phi cơ này là có thể mang nhiều bom đạn hơn sức nặng của phi cơ... Sau khi liên lạc xong, phi cơ oanh kích dọc theo rặng cây ở b́a ấp...
    Được khoảng 20 phút sau, Tr/U Phúc điều động ĐĐ4 ( - ) tiến lên. Chỉ để lại 1 Trung Đội và 2 khẩu Đại Liên 60 bố trí tại chỗ để yểm trợ bằng hỏa lực... Chúng tôi vừa rời khỏi bờ rạch cạn, mà đă bố trí ẩn núp lúc đầu, tiến lên được 100m th́ những loạt đạn thượng liên và AK-47 bắn rất chính xác vào ĐĐ4 ( - ), một số chiến sĩ lần lượt ngă xuống. Chúng tôi vội thối lui vào bờ rạch cũ. Suốt cả tiếng đồng hồ sau đó, chúng tôi cố gắng tản thương và đưa những người bị chết về lại bờ rạch, nơi chúng tôi đang bố trí.
    Đến trưa th́ tôi, lần đầu tiên đă phụ trách điều khiển trực thăng xuống tản thương với một số lượng đáng kể, những người bị thương và tử thương của ĐĐ4. Một lát sau, Big John gọi trong máy bảo
    - My buddy (bồ của tôi Tr/U Phúc), Charley Brown (ám danh để chỉ các sĩ quan TQLCVN mà Cố Vấn Mỹ cùng làm việc chung) hăy đi đi chứ!.
    Tôi trả lời với Big John:
    - Anh ở “đàng kia” không thấy, chứ tôi và Phúc đang ở vào vị thế bất lợi, nếu tiếp tục tấn công th́ sẽ bị thiệt hại nhiều!
    Lúc này Minh (Th/Tá Lê Hằng Minh TĐT) và Hopkins cùng cánh A với ĐĐ1 của Tr/U Trần Kim Hoàng ĐĐT, ĐĐ3 của Tr/U Nguyễn Ngọc Điệp ở phía Nam của mục tiêu An Quí. Tôi nghĩ rằng họ có vị trí thuận lợi hơn cánh B của chúng tôi do Đ/U Nguyễn Văn Hay (TĐP kiêm ĐĐT/ĐĐ2 và Phúc ĐĐT/ĐĐ4).
    Tôi bắt đầu gọi yểm trợ Pháo Binh qua J.P. Williams (Đ/U Cố Vấn Pháo Binh TQLCVN) vị trí đóng tại đồi 10; nơi đây có BCH/CĐA-TQLC và Tiểu Đoàn 1 TQLC của Thiếu Tá Tôn Thất Soạn TĐT, đang hoạt động ở phiá Bắc và chung quanh khu vực đồi 10 cho đến đèo B́nh Đê. Đây là lần đầu tiên tôi gọi pháo binh yểm trợ cho đơn vị đang chạm địch. Pháo Binh TQLC bắn trúng dọc theo ŕa Ấp mục tiêu An Quí. Phúc bảo tôi gọi thêm vài loạt đạn pháo binh "bắn hiệu quả". Và chúng tôi bắt đầu tiến quân băng qua ruộng lúa để chiếm rặng cây cách 300m phía trước mặt. Khi chúng tôi rời khỏi bờ rạch cạn, đang bố trí vừa rồi. Tôi gọi "dài thêm 50 pháo đội 6 khẩu, bắn hiệu quả!" như vậy là tổng cộng 36 quả pháo binh. Thời gian ngừng một lúc, đột nhiên có vài quả đạn pháo binh rớt sát tiền quân bạn ĐĐ4; Lúc đầu th́ những loạt đạn pháo binh rơi đúng hàng cây mục tiêu An Quí, nay th́ rớt ngoài đồng trống và sát chúng tôi! Thật là nguy hiểm khi pháo binh yểm trợ cận, mà lại là loại vũ khí dùng để tiêu diệt một vùng mục tiêu rộng lớn! Chúng tôi vội nằm "chúi dũi" xuống ruộng lúa đầy nước và śnh lầy; Tôi và Phúc nằm bẹp đàng sau "bờ giường ruộng" thấp.
    Tôi cố gọi J.P. Williams để "ngưng tác xạ", nhưng không liên lạc được... Pháo đội hoàn tất tác xạ, tất cả 36 viên đạn. May mắn, chúng tôi chỉ có 2 bị thương nhẹ.
    Tôi học được bài học hôm đó là đạn pháo hay cối, lúc rớt nổ xuống ruộng lúa nước và śnh lầy, th́ sức nổ và sự tàn phá của đạn giảm bớt đi. Khi đầu nổ của viên đạn, ngập sâu dưới śnh lầy, cho đến khi nào nó chạm phải vật ǵ tương đối cứng để có thể làm kích hỏa được! Chúng tôi "sợ muốn chết" và bùn nóng bắn lên cả mặt mày! Đây cũng là lần đầu tiên tôi bị đạn của bạn bắn lầm vào! Thật là một ngày trọng đại, của những cái "lần đầu tiên" của tôi.
    Tôi quyết từ nay phải tránh vụ đạn của bạn bắn lầm này! Williams là một sĩ quan pháo binh thành thạo và chuyên nghiệp trong ngành pháo binh, rành về tính toán để lập nên xạ bảng chính xác, hầu bắn vào mục tiêu nào mà anh yêu cầu...
    Về sau, chúng tôi ngồi xuống suy nghĩ hàng giờ, "đột nhiên không biết v́ sao những quả đạn pháo binh hôm đó lại bị "tản đạn" như thế? Chỉ có một điều mà chúng tôi có thể đi đến kết luận là khi chúng tôi gởi các yếu tố tác xạ bằng tiếng Anh, rồi sĩ quan tác xạ của Pháo Đội TQLCVN thông dịch ra tiếng Việt; Trong t́nh h́nh tác xạ khẩn trương, thay v́ “dài hơn 50 họ lại đọc ngắn lại 50”... Trong mọi t́nh huống, đối với TQLCVN, lư do nào kể cả lư do bị bắn lầm, họ cũng “bỏ qua”, xem như là chuyện sơ xuất xảy ra ngoài ư muốn mà thôi!
    Trong vai tṛ cố vấn của tôi, với khả năng điều phối sự yểm trợ hỏa lực cho đơn vị TQLCVN. Tôi cố gắng giữ làm sao kể từ nay, không c̣n Không Quân hay Pháo Binh bạn bắn lầm vào đơn vị của tôi nữa. C̣n về Hải Pháo, th́ chúng ta sẽ có dịp thảo luận sau này...



    Tôi nhớ lại đây là lần đầu tiên đơn vị TQLCVN (ĐĐ4/TĐ2) mà tôi làm cố vấn đă bắn gần hết đạn. ĐĐ4 cố bắn xối xả vào mục tiêu để đàn áp địch... Khi màn đêm xuống, chúng tôi vẫn bố trí tại chỗ theo bờ rạch cạn hồi trưa. Sau đó Big John và tôi tranh luận trong máy: “... V́ sao chúng tôi không vào trong làng (mục tiêu An Quí)?”
    Chiều hôm đó, ĐĐ3 đi theo cánh A với Minh và Big John. Lúc ĐĐ3 dàn quân xung phong vào góc phía Nam của mục tiêu Ấp An Quí, bất chấp những tràng đạn “Bắn thẳng và chính xác của địch bố trí trong các giao thông hào, bên ngoài có lớp hàng rào ấp chiến lược cũ bao bọc; cuối cùng các Cọp Biển đă chiếm được giao thông hào của địch, với màn đánh cận chiến bằng lựu đạn. Địch tháo chạy, bỏ lại 8 tử thi và 6 AK-47. Tuy nhiên ĐĐ3 đă trả một giá rất đắt, đó là 15 Cọp Biển bị thương và 6 hy sinh, trong đó có Trung Úy Nguyễn Ngọc Điệp ĐĐT/ĐĐ3.
    Đầu tiên ĐĐ4 đi đầu của cánh B chạm địch, Đ/U Nguyễn Văn Hay (Hai Chùa) Tiểu Đoàn Phó kiêm ĐĐT/ĐĐ2 điều động ĐĐ2 lên tiếp ứng, nhưng bị hỏa lực của địch mạnh, nên không tiến lên được v́ ở ngoài địa thế trống trải bất lợi. Sau khi được báo cáo t́nh h́nh của cánh B, Thiếu Tá Minh TĐT/TĐ2 điều động cánh quân ĐĐ3 của Trung Úy Điệp lên tiếp ứng bên trái của cánh B để giải tỏa áp lực địch. ĐĐ3 lại chạm địch. Trung Úy Điệp cho ĐĐ3 bám sát tại chỗ, đồng thời gọi Pháo Binh và Phi Tuần đến oanh kích yểm trợ. Vừa dứt đợt Phi Pháo, Điệp cho 2 Trung Đội đi đầu dàn quân hàng ngang tiến quân xung phong chiếm b́a làng An Quí với sự yểm trợ hỏa lực của Trung Đội Vũ Khí nặng.
    Địch vẫn bám chặt các giao thông hào cũ ấp chiến lược để bắn chận ĐĐ3, chỉ c̣n cách b́a làng 50 mét. Trung Úy Điệp tiếp tục gọi Pháo Binh TQLC yểm trợ và tiến lên tuyến đầu để quan sát trận địa. Tuy ĐĐ3 đă thiệt hại một số, nhưng các binh sĩ vẫn can đảm “bám” sát trận địa, thật không may sau đó, khi Trung Úy Điệp điều động quân th́ bị trúng 1 tràng đạn vào bụng, ngă bật xuống! Thiếu Tá Minh đứng gần đó, quyết định rất nhanh:
    - Anh Lăm (Trung Úy Đinh Xuân Lăm, trưởng ban 3 Tiểu Đoàn) lên nắm quyền chỉ huy ĐĐ3, cố gắng quan sát địa thế và điều động quân thanh toán mục tiêu!”
    Lúc này Thiếu Úy Thái Bông, sĩ quan phụ tá ban 3 thay Trung Úy Lăm làm Trưởng Ban 3 và ĐĐ Chỉ Huy đi theo BCH/TĐ2 do Trung Úy Trần Kim Đệ làm ĐĐT phụ trách việc tản thương.
    Sau khi điều động Pháo Binh TQLC bắn chụp trên đầu địch, để uy hiếp tinh thần địch, trong lúc địch c̣n hoang mang v́ đạn pháo nổ chụp, Trung Úy Lăm tức th́ ra lệnh tất cả ĐĐ3 tiến lên xung phong bắn xối xả vào các ụ súng và giao thông hào địch, khí thế hùng hổ như đoàn TRÂU ĐIÊN hăng say, không có ǵ có thể cản nổi. ĐĐ3 đă phá vỡ pḥng tuyến địch, tiêu diệt các vị trí súng cộng đồng địch, tiến sâu vào mục tiêu xóm làng và tiêu diệt các ổ kháng cự c̣n lại... Trung Úy Điệp được Trung Úy Y Sĩ Phạm Hữu Hảo (Y Sĩ Trưởng TĐ2) cấp cứu tại chỗ và ưu tiên được trực thăng đưa thẳng về Bịnh Viện Quân Y ở Qui Nhơn, nhưng v́ vết thương trầm trọng, bị xuất huyết nội, nên mặc dù đă đưa đến được Quân Y Viện, nhưng vẫn không dành lại được trên tay tử thần!

    Trung Uư Điệp và Trung Úy Lăm đều tốt nghiệp khóa 17 Vơ Bị Đà Lạt. Một sĩ quan đă hy sinh v́ Tổ Quốc lúc tuổi c̣n thanh xuân! Cố Đại Úy Nguyễn Ngọc Điệp đă ngă gục trên chiến trường An Quí, cùng với các chiến hữu Cọp Biển khác, nhưng đă làm nổi danh Tiểu Đoàn 2 TQLC Việt Nam. - Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên - khiến địch phải khiếp sợ khi nghe danh...
    Biến cố này cũng nhắc cho Big John nhớ lại, khiến ông ta cũng bị “khựng” lại và không tranh luận tiếp với tôi nữa!?
    ĐĐ4 gồm cánh B của chúng tôi trải qua một đêm dài khó chịu, nằm giữa bờ rạch của ruộng lúa nước, dưới ánh hỏa châu do đạn pháo binh bắn chiếu sáng suốt đêm, để chờ sáng sớm ngày N+1 được tái tiếp tế đạn dược.
    Hừng Đông đă ló dạng, Minh, Big John và 2 Đại Đội thuộc cánh A di chuyển đến vị trí cánh B của chúng tôi. Hopkins liếc mắt quan sát địa thế của chúng tôi và nói:
    - Xin lỗi! Anh nói đúng. Đây là một địa thế bất lợi để dàn quân tấn công!
    Tiếp theo có 2 trực thăng vơ trang đến làm việc. Tôi bảo họ quan sát rặng cây có địch, mà trong đêm lại rất yên tĩnh? Phi công quan sát cho biết là không thấy ǵ cả, chẳng có động tĩnh nào? Tôi yêu cầu trực thăng vơ trang quan sát kỹ trong Ấp và sâu về hướng Tây. Phi công trưởng liền nói trong máy:
    - Leatherneck two alpha (danh hiệu của Campbell), tất cả về phiá Bắc, tôi đă quan sát kỹ; chỉ có 1 người ở ngoài quảng trống với 1 khẩu đại liên pḥng không giá sẵn trên bệ súng! H́nh như nó bị xích vào súng! Nó bắn lên chúng tôi!
    Tôi hỏi Minh và Phúc, họ đều xác nhận là không có quân bạn nào ở trong Ấp cả! Tôi cho phi công biết và hăy bắn nó đi!!
    Khi trực thăng vơ trang tác xạ xong, ĐĐ4 chúng tôi tiến quân vào mục tiêu, không chạm súng; địch đă tẩu thoát trong đêm, để lại 12 tử thi tại chỗ và 4 AK-47. Tôi t́m thấy tên địch với khẩu súng đại liên 12 ly 7. Súng đă hết đạn và tên này bị xích cột khóa quanh thắt lưng, một đầu sợi xích buộc dính vào giá súng. Nó chọn vị trí trống trải này để dễ bắn lên trực thăng và tử thủ tại chỗ cho đến khi bắn hết đạn và bị bắn chết.
    Tôi tần ngần đứng thật lâu nh́n vào thắt lưng của nó, tử thi nát bấy; Tôi ngạc nhiên không hiểu v́ sao một con người có thể hành động như thế!
    Như Bố tôi (trong cuộc chiến tranh Đệ Nhị Thế Chiến); tôi không hiểu nổi kẻ địch của tôi! (Trong cuốc chiến tranh Vietnam này)

    Tổng kết trận đánh An Quí về thiệt hại nhân mạng TĐ2/TQLC ta có 25 bị thương, 10 tử thương, trong đó có Trung Úy Nguyễn Ngọc Điệp ĐĐT/ĐĐ3. Vũ khí bảo toàn.
    Về phía địch, có 20 tên bỏ xác tại chỗ, ta tịch thu 1 Đại Liên Pḥng Không 12 ly 7, 10 súng cá nhân và một số quân dụng khác...
    Sáng ngày 23-2-1966, “Ông Già Đầu Bạc” (Trung Tá Nguyễn Thành Yên, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn A TQLC) và “Sài-G̣n” (Thiếu Tá Tôn Thất Soạn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 TQLC) lái xe Jeep từ BCH/CĐ-A đóng tại đồi 10, đến thăm BCH/TĐ2/TQLC đóng tại xóm làng phía Nam Tam Quan khoảng 5 cây số. Thiếu Tá Lê Hằng Minh TĐT/TĐ2/TQLC sôi nổi thuyết tŕnh cho Trung Tá Chiến Đoàn Trưởng về diễn tiến trận đánh An Quí của TĐ2, tinh thần chiến đấu hăng say, quả cảm của các Cọp Biển, mặc dù địch có lợi thế về vị trí pḥng thủ, chúng lợi dụng giao thông hào và hàng rào kẻm gai bao bọc của hệ thống Ấp Chiến Lược cũ, nhưng chúng đành phải rút lui trước sự xung phong ồ ạt của anh em TĐ2, anh em đă HÚC NHƯ “TRÂU ĐIÊN”!
    Với dư âm của trận đánh kiêu hùng, Th/Tá Minh nói với Tr/Tá Yên:
    - Kỳ này tôi sẽ đề nghị về BTL/TQLC cho đặt danh hiệu của TĐ2 là Tiểu Đoàn “TRÂU ĐIÊN”.
    Đoạn Th/Tá Minh nh́n qua Th/Tá John Hopkins và Đ/U Campbell như để muốn biểu đồng t́nh ủng hộ sáng kiến của ḿnh. Th/Tá Minh nói tiếp:
    - “Crazy Buffalo” Battalion!
    Sài-G̣n thấy Đ/U Campbell mĩm cười tỏ vẻ hân hoan. Tiếp theo, Th/Tá Minh bảo Chuẩn Úy Nguyễn Văn Cầu, Trưởng Ban 5, hăy vẽ 1 mẫu phù hiệu “TRÂU ĐIÊN” cho TĐ2 để sớm gởi về BTL/TQLC ở Sài G̣n xin hợp thức hoá và chấp thuận.
    Sau đó Th/Tá Minh đă chỉ thị cho Trung Úy Nguyễn Văn Diển, chỉ huy hậu cứ TĐ2 ở Thủ Đức, đặt mẫu thêu phù hiệu “TRÂU ĐIÊN” ở tiệm An Thành, xong đem ra cho đơn vị ở hành quân...
    Kể từ đó, các đơn vị khác trong Binh Chủng TQLCVN cũng noi gương Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên để đặt danh hiệu cho đơn vị ḿnh, sau khi được BTL/TQLCVN chấp thuận, như Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu, Tiểu Đoàn 3 Sói Biển ...

    Có nhiều giai thoại nhầm lẫn về danh xưng “TRÂU ĐIÊN” trong thời gian qua của TĐ2/TQLCVN:
    1) Trong kỳ họp mặt TQLCVN ở Nam Cali, năm 2000. NT Hoàng A Sam, cựu TĐT/TĐ2/TQLCVN tháng 6 năm 1956, thời gian này TĐ2 đang được thành lập ở Rạch Dừa, Vũng Tàu. Đa số quân nhân ĐĐ3 của Trung Úy Trần Văn Châu thuộc thành phần “Commando” gốc “Miên”, tuy can đảm ở chiến trường, có sức khỏe chịu đựng bền bỉ, nhưng lúc về thành phố nhậu nhẹt say sưa, ba gai quậy phá không ít... NT Hoàng A Sam có kể với Chiến Hữu Tô Văn Cấp rằng:
    - Sáng sớm hôm sau TĐ2 tập hợp chào cờ buổi sáng ở sân cờ, Tôi (NT H.A. Sam) có xài xể các anh em “Các cậu quậy phá như bầy TRÂU ĐIÊN” (Thời gian này Sài-G̣n là TĐP/TĐ2/TQLCVN). Có thể từ câu chuyện này, mà sau đó anh em trong TĐ2 thường dùng danh từ “TRÂU ĐIÊN” để chọc ghẹo nhau mỗi khi có ai có hành động không b́nh thường. Nhưng đây chỉ là lời nói lúc vui đùa thôi, chứ chưa phải là danh xưng chính thức được công nhận của một đơn vị.”

    2) Một số anh em trong Binh Chủng TQLCVN họ không hiểu rơ xuất xứ của danh xưng “TRÂU ĐIÊN” cho TĐ2. Họ chỉ biết rằng trong thời gian trước, TĐ2/TQLCVN có trận đánh Phụng Du đêm rạng ngày 8 tháng 4 năm 1965 tại Tam Quan, Bồng Sơn là chiến thắng lừng lẫy, chắc v́ thế mà có danh xưng “TRÂU ĐIÊN” cho TĐ2!?

    3) Trong "Kư sự tháng 3 Tây Nguyên" của tác giả Nguyễn Khai được đăng tải trong cuốn "Tạp chí Quân Đội" của công sản xâm lược. Trong bài viết này, tác giả đă nhắc đến cuộc đối thoại giữa Thượng Tướng việt cộng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh kiêm Chính ủy Chiến dịch Tây Nguyên và Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt Động Quân, Quân Đoàn 2 sau khi bị bắt như sau:
    - Làm thế nào để quân giải phóng sớm đánh bại được Quân Đội Sài G̣n?
    - Nếu các ông muốn sớm đánh bại được Quân Đội Sài G̣n, th́ các ông phải tiêu diệt cho được Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến!
    - Có phải là Sư Đoàn Lính Thủy Đánh Bộ ngụy "TRÂU ĐIÊN" đó không?

    Thiếu Tá Lê Hằng Minh và Chuẩn Úy Nguyễn Văn Cầu đă tử trận trong cuộc bị địch phục kích ở Pḥ Trạch, Quảng Trị ngày 29-6-1966 sau đó.

    Danh hiệu “TRÂU ĐIÊN” của TĐ2/TQLC được nảy sinh từ trận An Quí, Bồng Sơn, Tỉnh B́nh Định ngày 21-2-1966 và được chính thức hoá. Danh hiệu “TRÂU ĐIÊN” của TĐ2/TQLCVN là biểu tượng của “SỰ DŨNG MĂNH, và CẢM TỬ, HY SINH” của các chiến sĩ TĐ2 trong cuộc chiến đấu chống cộng sản miền Bắc xâm lược miền Nam; để bảo vệ LƯ TƯỞNG QUỐC GIA là TỰ DO, HẠNH PHÚC và KHÔNG CỘNG SẢN...

    MX Sài-G̣n
    Iowa, 2005

    Phụ chú:
    (1) Bill Leftwich:
    Năm 1965, Thiếu Tá USMC Bill Leftwich là Cố Vấn Trưởng Chiến Đoàn A/TQLCVN cho Trung Tá Nguyễn Thành Yên. Trong trận giải tỏa áp lực địch ở Quận Hoài Ân, Tỉnh B́nh Định của CĐ-A/TQLCVN, gồm TĐ1/TQLC của Thiếu Tá Tôn Thất Soạn và TĐ4/TQLC do Thiếu Tá Đỗ Đ́nh Vượng làm TĐT. Th/Tá Bill Leftwich đă bị thương ở một bên g̣ má. Được tản thương đem về điều trị ở SàiG̣n. Sau khi b́nh phục, Bill trở lại tiếp tục phục vụ với CĐ-A/TQLCVN.
    Bill là một trong những sĩ quan có khả năng và tài giỏi nhất mà tôi đă từng biết. Tuy c̣n đang ở cấp bậc Sĩ Quan Trung Cấp, nhưng ông ta thường nói chuyện về chức vụ Tư Lệnh TQLC/HK.
    Bill bị tử thương ở chiến trường Việt-Nam vào tháng 11 năm 1970, khi đang đảm nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1 Trinh Sát TQLCHK. Bill luôn luôn ở tuyến đầu! Bill bị tử nạn trực thăng khi đang bốc toán trinh sát ra khỏi bải bốc nóng bỏng v́ đạn địch, ở vùng núi Quế Sơn phía Nam thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

    Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên - Trận An Quí, 21-2-1966

    MX Sài-G̣n

    (Viết theo hồi kư My War... VIETNAM, của Col. Thomas E. Campbell USMC Retired)

    Đôi ḍng giới thiệu về Đại Tá TQLC Mỹ Thomas E. Campbell:
    Năm 1966, Đại Úy Campbell là Cố Vấn TĐ2/TQLCVN cho Thiếu Tá Lê Hằng Minh, từng tham dự trận đánh An Quí vào ngày 21-2-1966. Trong trận phản phục kích Pḥ Trạch, Quảng Trị, ngày 29-6-1966, Đại Úy Campbell tỏ ra là một sĩ quan rất can đảm và b́nh tĩnh. Mặc dù bị thương nhưng vẫn cố gắng liên lạc được với các nơi, để xin can thiệp yểm trợ hỏa lực kịp thời cho TĐ2 đang bị địch phục kích. Đă tạo cơ hội cho QLVNCH và TQLC Hoa Kỳ mở trận phản phục kích và truy kích Tiểu Đoàn chủ lực việt cộng 802 tăng cường; đạt được chiến thắng lớn về ta...

    Đại Úy Campbell tiếp tục làm Cố Vấn cho Đại Úy Ngô Văn Định, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 sau trận Pḥ Trạch. Và ông t́nh nguyện ở lại phục vụ chiến trường Việt Nam nhiệm kỳ thứ nh́, 1967; Ông về hưu năm 1988 với cấp bậc Đại Tá Trung Đoàn Trưởng TQLC. Ông và Nancy, hai người đă lập gia đ́nh với nhau từ 36 năm nay và có 2 người con: Kristen và Bill. Cả hai đều trưởng thành và lập gia đ́nh riêng...

    Hiện ông là giảng sư về môn lănh đạo chỉ huy và quản trị tại trường Đại Học ở Austin, Texas. Ông đă viết nhiều sách nói về cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Ông đă được ân thưởng huy chương chiến công Mỹ và Việt trong trận Pḥ Trạch. Ông đă được Trung Tướng Lê Nguyên Khang Tư Lệnh TQLCVN trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao bạc, cùng với Trung Úy Cố Vấn phó Carlson và vài sĩ quan Cố Vấn khác... trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại sân cờ BTL/TQLC/VN, 15 Lê Thánh Tôn, Sài G̣n vào cuối năm 1966. Sau trận Pḥ Trạch, ông được bạn bè tặng cho biệt danh là "Capt. Cool", và được tạp chí TQLC Hoa Kỳ đăng một bài về "Capt. Cool", đề cao sự can đảm và b́nh tĩnh của ông trong trận phản phục kích Pḥ Trạch của TĐ2 Trâu Điên, TQLCVN ngày 29-6-1966, Quảng Trị, Việt Nam.

    ***

    Trong tháng 2 năm 1966, Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam (CĐA/TQLCVN) được lệnh di chuyển hành quân ra Bồng Sơn, miền duyên hải thuộc Vùng 2 Chiến Thuật. Một vài người bạn hỏi chúng tôi:
    - Vùng ấy có đụng độ nhiều không?
    Gus Gustitus (Thiếu Tá USMC, Cố Vấn Trưởng CĐA/TQLCVN cho Trung Tá Nguyễn Thành Yên, CĐT), người vừa thay thế Bill Leftwich (1), Thiếu Tá Cố Vấn Trưởng tiền nhiệm, măn nhiệm kỳ và về nước (Mỹ) liền trả lời:
    - Tôi không biết! Nhưng tôi thường nghe nói, "nếu anh là dân B́nh Định (Tỉnh) trong đó có Bồng Sơn (Quận), anh không phải việt cộng, th́ anh cũng có bà con liên hệ với việt cộng".
    Vùng Bồng Sơn mà chúng tôi sẽ đi hành quân nằm về phiá Đông của thung lũng IA-Drang. Nơi đây đă có cuộc đụng độ lớn giữa 7th Cavalry (Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh Không Vận - LĐ7KBKV) với địch quân trong tháng 11 năm 1965.
    Vài người khác lại nói:
    - Tôi nghe nói rằng, cứ ra khỏi quận lỵ cách 50 mét, là anh có thể chạm súng với địch liền! Thật đấy! Chuyện ấy sẽ xảy ra! Các anh hăy lau chùi vũ khí, kiểm tra máy móc truyền tin... và chuẩn bị là vừa!
    Trong chuyến đi này, Thiếu Tá Gustitus là Cố Vấn Trưởng CĐ-A/TQLCVN; Đại Úy J. P. Williams là Cố Vấn Pháo Binh; Thiếu Tá John Hopkins, hay c̣n gọi là "Big John" là Cố Vấn Trưởng TĐ2 Trâu Điên, c̣n tôi là Cố Vấn Phó.

    Cuộc hành tŕnh thật là khá dài, Chúng tôi phải bay từ Sài G̣n đến phi trường Kontum bằng vận tải cơ C-130, rồi sau đó chuyển qua máy bay loại nhỏ hơn, vận tải cơ C124, loại thường dùng chở hàng hoá; v́ như thế mới có thể đáp xuống phi đạo ngắn và hẹp của Bồng Sơn.
    Cuộc không vận giữa Sài G̣n - Kontum và ngược lại, thật là một chuyến đi "kỳ cục" - mà chưa hề có một sĩ quan Cố Vấn TQLC Mỹ nào gặp phải từ trước. Một tiểu đ̣an TQLCVN khoảng 600 quân nhân; đứng sắp hàng dài dọc theo bên lề phi đạo, cùng với 3 hay 4 xe Jeep, và 1 chiếc Dodge 4x4. Các chàng "Cọp Biển" bắt đầu che lều "poncho" cá nhân, giăng vơng và bắt đầu nấu nướng ăn uống; v́ họ biết rằng, cuộc chuyển vận quân phải kéo dài trong vài ngày nữa mới hết!...
    Tôi cần phải đi gặp nhân viên Không Quân Hoa Kỳ, toán đảm trách việc chuyển quân để phối hợp công tác. Thông lệ, Tiểu Đoàn Trưởng và Cố Vấn Trưởng đi chuyến đầu. Cố Vấn Phó là tôi phụ trách phối hợp chuyển quân, sẽ đi vào chuyến chót. Dù chúng tôi luôn lo lắng làm sao đơn vị đi chóng hết, chúng tôi được xếp loại "khẩn cấp chiến lược", ưu tiên được chuyển vận, nhưng đối với nhân viên KQHK, loại "lính văn pḥng" (poages) họ làm việc "tà tà" để hết th́ giờ là đi vào các hộp đêm để xem "show" và ca nhạc của USO (Cơ quan phụ trách giải trí cho quân nhân Mỹ) hơn là lo việc chuyển quân gấp ra mặt trận... Khi đón nhận được 1 hay 2 chiếc C-130, các sĩ quan bắt đầu dồn đẩy quân sĩ lên phi cơ, chất được càng nhiều càng tốt, miễn sao kéo cánh cửa hậu (back ramp) lên được th́ thôi! Phía đằng trước chật "như nêm", khiến không ai ngồi xuống được cả. Máy bay được tháo hết ghế ngồi, khi cánh cửa hậu đă được đóng được rồi, th́ chúng tôi nhét thêm 50 hay 70 người nữa, qua ngưỡng cửa hông, và họ ngồi xuống trên bửng cửa hậu vừa mới khoá ngàm xong. Sau đó tất cả mọi người đều ngồi xuống sàn máy bay. Các Cọp Biển khi họ rời Sài G̣n, ngoài đạn dược mang quá bảng cấp số, họ c̣n mang theo gạo, thực phẩm, gà vịt c̣n sống, điện tŕ và đồ dùng cá nhân. Thật là chật cứng, ngột ngạt, nóng bức, măi đến khi máy bay lên đến độ cao "b́nh phi".

  10. #150
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên - Trận An Quí, 21-2-1966
    P2



    Từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy một chiếc C-130 chất đến 200 người như hôm nay, thế mà Cố Vấn Bill Marcantel nói rằng "Có lần chở được 230 người!" Chúng tôi không ai có thể tin được như thế. Cuộc chuyển vận ra đến Bồng Sơn mải cả tuần lễ mới hoàn tất. Tôi không nhớ C-124 chở được bao nhiêu, nhưng tôi nghĩ rằng dưới 50 người. C-130 th́ chuyên chở rất tốt, cất và hạ cánh nhẹ nhàng, nhưng tiếng nổ động cơ, làm "điếc cả lỗ tai". C-124 th́ bay không "đằm" và lúc đáp xuống dễ bị "nhồi", không an toàn. Khi máy bay đáp xuống phi đạo, cửa hậu vừa mở hạ xuống, th́ anh khỏi cần đẩy Cọp Biển ra khỏi máy bay. Họ tự động và chạy ra khỏi máy bay, vừa cười giởn, xem như đă thoát nợ (đi máy bay).

    Chúng tôi đến vị trí đóng quân ở ŕa thị trấn Bồng Sơn. Trung Tá Yên và Cố Vấn Gustitus đến phối hợp với Chi Khu Bồng Sơn. Các cấp chỉ huy Cọp Biển, họ không tin tưởng nhiều về khả năng cũng như sự yểm trợ của các cấp Quân Đoàn, Tiểu Khu hay Chi Khu... Trong các cuộc hành quân trước đây, các đơn vị TQLCVN thường bị trở ngại về không và pháo yểm. Nên kỳ này CĐ-A/TQLCVN mang theo pháo đội 75 ly Sơn Pháo hoặc 105 ly TQLC cơ hữu. C̣n Không Quân HK sẽ yểm trợ qua hệ thống Cố Vấn Mỹ của Th/Tá Gustitus.
    Các đơn vị TQLCVN được tái tiếp tế các loại quân dụng và nhu yếu phẩm từ Hậu Cứ Sài G̣n đem ra. TQLCVN là những quân nhân chuyên nghiệp như binh chủng Nhảy Dù Việt Nam, họ được tuyển mộ đa số từ các sắc dân thiểu số như Nùng, hoặc gốc các lực lượng vơ trang giáo phái như Cao Đài, Hoà Hảo ...
    Hầu hết các sĩ quan tốt nghiệp tại các quân trường, nên thật ra họ cũng ít cần đến sự cố vấn của chúng tôi. Cố vấn rất hữu ích cho đơn vị trong việc yểm trợ hỏa lực dồi dào của Hoa Kỳ trong thời gian này. Nói chung, các TQLCVN chiến đấu rất anh dũng, có kỷ luật. Công việc của cố vấn là cung cấp hỏa lực yểm trợ cho họ. Họ quan niệm rằng hăy tự lực chiến đấu, rồi mới trông cậy đến sự yểm trợ bên ngoài, v́ các đơn vị trong lănh thổ Quân Khu cũng không giúp đỡ được ǵ! Cho nên họ mang theo số lượng đạn dược quá bảng cấp số! Có vậy mới đủ xử dụng trong những cuộc đụng độ lớn, để cầm cự được ít nhất là 36 tiếng đồng hồ, trước khi có tiếp viện.
    Tôi nhớ chỉ có 2 lần đơn vị, (TĐ2/TQLC) bắn gần hết đạn. Cả 2 lần đều xảy ra tại Bồng Sơn. TĐ2 của chúng tôi, bắt đầu di chuyển về hướng Bắc, từ thị trấn Bồng Sơn. TĐ2 lần lượt chiếm và lục soát các xóm làng nhỏ, dọc theo hai bên quốc lộ 1. Suốt tuần lễ đầu tiên, đơn vị chỉ chạm địch lẻ tẻ lúc hành quân lục soát.

    Rồi một buổi sáng ngày 21 tháng 2 năm 1966, TĐ2 xuất phát từ vị trí đóng quân đêm tiến quân lục soát các Mục Tiêu (MT) xóm làng về hướng Tây. Cánh A gồm TĐ2 ( - ) đi cánh trái, tức phía Nam, và cánh B gồm ĐĐ2 và ĐĐ4, tôi đi với Trung Úy Nguyễn Xuân Phúc, ĐĐT/ĐĐ4. Lúc các cánh quân băng qua đồng lúa trống trải, cách quốc lộ 1 khoảng 1 cây số, th́ bị địch nổ súng xối xả từ Ấp An Quí trước mặt cách 300m. An Quí nằm giữa Tam Quan và Bồng Sơn, là một Ấp Chiến Lược cũ của năm 1963, mặc dù sau đảo chánh 1-11-63, các Ấp Chiến Lược đă được hủy bỏ, các hệ thống pḥng thủ đă hư hại, tuy nhiên có nhiều quăng vẫn c̣n hệ thống giao thông hào và hàng rào kẽm gai bao bọc bên ngoài b́a làng...
    Địch có xạ trường và quan sát tốt, c̣n phía các cánh quân của TĐ2 th́ ở vào vị thế bất lợi...
    Chúng tôi gọi không yểm và trong chốc lát 1 phi tuần A-1 đă vào vùng. Đây là lần đầu tiên tôi điều phối không yểm. Về sau tôi rút được kinh nghiệm rằng, nếu anh nhận được phi tuần cánh quạt A-1 “cổ lổ sỉ” yểm trợ, th́ đó là điều may mắn cho anh! Phi cơ bay chậm, phi công đều là dân kỳ cựu trong binh chủng Không Quân và Hải Quân. Khu trục cơ A-1 không bao giờ dội bom lầm vào quân bạn. Chỉ có loại phi cơ này là có thể mang nhiều bom đạn hơn sức nặng của phi cơ... Sau khi liên lạc xong, phi cơ oanh kích dọc theo rặng cây ở b́a ấp...
    Được khoảng 20 phút sau, Tr/U Phúc điều động ĐĐ4 ( - ) tiến lên. Chỉ để lại 1 Trung Đội và 2 khẩu Đại Liên 60 bố trí tại chỗ để yểm trợ bằng hỏa lực... Chúng tôi vừa rời khỏi bờ rạch cạn, mà đă bố trí ẩn núp lúc đầu, tiến lên được 100m th́ những loạt đạn thượng liên và AK-47 bắn rất chính xác vào ĐĐ4 ( - ), một số chiến sĩ lần lượt ngă xuống. Chúng tôi vội thối lui vào bờ rạch cũ. Suốt cả tiếng đồng hồ sau đó, chúng tôi cố gắng tản thương và đưa những người bị chết về lại bờ rạch, nơi chúng tôi đang bố trí.
    Đến trưa th́ tôi, lần đầu tiên đă phụ trách điều khiển trực thăng xuống tản thương với một số lượng đáng kể, những người bị thương và tử thương của ĐĐ4. Một lát sau, Big John gọi trong máy bảo
    - My buddy (bồ của tôi Tr/U Phúc), Charley Brown (ám danh để chỉ các sĩ quan TQLCVN mà Cố Vấn Mỹ cùng làm việc chung) hăy đi đi chứ!.
    Tôi trả lời với Big John:
    - Anh ở “đàng kia” không thấy, chứ tôi và Phúc đang ở vào vị thế bất lợi, nếu tiếp tục tấn công th́ sẽ bị thiệt hại nhiều!
    Lúc này Minh (Th/Tá Lê Hằng Minh TĐT) và Hopkins cùng cánh A với ĐĐ1 của Tr/U Trần Kim Hoàng ĐĐT, ĐĐ3 của Tr/U Nguyễn Ngọc Điệp ở phía Nam của mục tiêu An Quí. Tôi nghĩ rằng họ có vị trí thuận lợi hơn cánh B của chúng tôi do Đ/U Nguyễn Văn Hay (TĐP kiêm ĐĐT/ĐĐ2 và Phúc ĐĐT/ĐĐ4).
    Tôi bắt đầu gọi yểm trợ Pháo Binh qua J.P. Williams (Đ/U Cố Vấn Pháo Binh TQLCVN) vị trí đóng tại đồi 10; nơi đây có BCH/CĐA-TQLC và Tiểu Đoàn 1 TQLC của Thiếu Tá Tôn Thất Soạn TĐT, đang hoạt động ở phiá Bắc và chung quanh khu vực đồi 10 cho đến đèo B́nh Đê. Đây là lần đầu tiên tôi gọi pháo binh yểm trợ cho đơn vị đang chạm địch. Pháo Binh TQLC bắn trúng dọc theo ŕa Ấp mục tiêu An Quí. Phúc bảo tôi gọi thêm vài loạt đạn pháo binh "bắn hiệu quả". Và chúng tôi bắt đầu tiến quân băng qua ruộng lúa để chiếm rặng cây cách 300m phía trước mặt. Khi chúng tôi rời khỏi bờ rạch cạn, đang bố trí vừa rồi. Tôi gọi "dài thêm 50 pháo đội 6 khẩu, bắn hiệu quả!" như vậy là tổng cộng 36 quả pháo binh. Thời gian ngừng một lúc, đột nhiên có vài quả đạn pháo binh rớt sát tiền quân bạn ĐĐ4; Lúc đầu th́ những loạt đạn pháo binh rơi đúng hàng cây mục tiêu An Quí, nay th́ rớt ngoài đồng trống và sát chúng tôi! Thật là nguy hiểm khi pháo binh yểm trợ cận, mà lại là loại vũ khí dùng để tiêu diệt một vùng mục tiêu rộng lớn! Chúng tôi vội nằm "chúi dũi" xuống ruộng lúa đầy nước và śnh lầy; Tôi và Phúc nằm bẹp đàng sau "bờ giường ruộng" thấp.
    Tôi cố gọi J.P. Williams để "ngưng tác xạ", nhưng không liên lạc được... Pháo đội hoàn tất tác xạ, tất cả 36 viên đạn. May mắn, chúng tôi chỉ có 2 bị thương nhẹ.
    Tôi học được bài học hôm đó là đạn pháo hay cối, lúc rớt nổ xuống ruộng lúa nước và śnh lầy, th́ sức nổ và sự tàn phá của đạn giảm bớt đi. Khi đầu nổ của viên đạn, ngập sâu dưới śnh lầy, cho đến khi nào nó chạm phải vật ǵ tương đối cứng để có thể làm kích hỏa được! Chúng tôi "sợ muốn chết" và bùn nóng bắn lên cả mặt mày! Đây cũng là lần đầu tiên tôi bị đạn của bạn bắn lầm vào! Thật là một ngày trọng đại, của những cái "lần đầu tiên" của tôi.
    Tôi quyết từ nay phải tránh vụ đạn của bạn bắn lầm này! Williams là một sĩ quan pháo binh thành thạo và chuyên nghiệp trong ngành pháo binh, rành về tính toán để lập nên xạ bảng chính xác, hầu bắn vào mục tiêu nào mà anh yêu cầu...
    Về sau, chúng tôi ngồi xuống suy nghĩ hàng giờ, "đột nhiên không biết v́ sao những quả đạn pháo binh hôm đó lại bị "tản đạn" như thế? Chỉ có một điều mà chúng tôi có thể đi đến kết luận là khi chúng tôi gởi các yếu tố tác xạ bằng tiếng Anh, rồi sĩ quan tác xạ của Pháo Đội TQLCVN thông dịch ra tiếng Việt; Trong t́nh h́nh tác xạ khẩn trương, thay v́ “dài hơn 50 họ lại đọc ngắn lại 50”... Trong mọi t́nh huống, đối với TQLCVN, lư do nào kể cả lư do bị bắn lầm, họ cũng “bỏ qua”, xem như là chuyện sơ xuất xảy ra ngoài ư muốn mà thôi!
    Trong vai tṛ cố vấn của tôi, với khả năng điều phối sự yểm trợ hỏa lực cho đơn vị TQLCVN. Tôi cố gắng giữ làm sao kể từ nay, không c̣n Không Quân hay Pháo Binh bạn bắn lầm vào đơn vị của tôi nữa. C̣n về Hải Pháo, th́ chúng ta sẽ có dịp thảo luận sau này...



    Tôi nhớ lại đây là lần đầu tiên đơn vị TQLCVN (ĐĐ4/TĐ2) mà tôi làm cố vấn đă bắn gần hết đạn. ĐĐ4 cố bắn xối xả vào mục tiêu để đàn áp địch... Khi màn đêm xuống, chúng tôi vẫn bố trí tại chỗ theo bờ rạch cạn hồi trưa. Sau đó Big John và tôi tranh luận trong máy: “... V́ sao chúng tôi không vào trong làng (mục tiêu An Quí)?”
    Chiều hôm đó, ĐĐ3 đi theo cánh A với Minh và Big John. Lúc ĐĐ3 dàn quân xung phong vào góc phía Nam của mục tiêu Ấp An Quí, bất chấp những tràng đạn “Bắn thẳng và chính xác của địch bố trí trong các giao thông hào, bên ngoài có lớp hàng rào ấp chiến lược cũ bao bọc; cuối cùng các Cọp Biển đă chiếm được giao thông hào của địch, với màn đánh cận chiến bằng lựu đạn. Địch tháo chạy, bỏ lại 8 tử thi và 6 AK-47. Tuy nhiên ĐĐ3 đă trả một giá rất đắt, đó là 15 Cọp Biển bị thương và 6 hy sinh, trong đó có Trung Úy Nguyễn Ngọc Điệp ĐĐT/ĐĐ3.
    Đầu tiên ĐĐ4 đi đầu của cánh B chạm địch, Đ/U Nguyễn Văn Hay (Hai Chùa) Tiểu Đoàn Phó kiêm ĐĐT/ĐĐ2 điều động ĐĐ2 lên tiếp ứng, nhưng bị hỏa lực của địch mạnh, nên không tiến lên được v́ ở ngoài địa thế trống trải bất lợi. Sau khi được báo cáo t́nh h́nh của cánh B, Thiếu Tá Minh TĐT/TĐ2 điều động cánh quân ĐĐ3 của Trung Úy Điệp lên tiếp ứng bên trái của cánh B để giải tỏa áp lực địch. ĐĐ3 lại chạm địch. Trung Úy Điệp cho ĐĐ3 bám sát tại chỗ, đồng thời gọi Pháo Binh và Phi Tuần đến oanh kích yểm trợ. Vừa dứt đợt Phi Pháo, Điệp cho 2 Trung Đội đi đầu dàn quân hàng ngang tiến quân xung phong chiếm b́a làng An Quí với sự yểm trợ hỏa lực của Trung Đội Vũ Khí nặng.
    Địch vẫn bám chặt các giao thông hào cũ ấp chiến lược để bắn chận ĐĐ3, chỉ c̣n cách b́a làng 50 mét. Trung Úy Điệp tiếp tục gọi Pháo Binh TQLC yểm trợ và tiến lên tuyến đầu để quan sát trận địa. Tuy ĐĐ3 đă thiệt hại một số, nhưng các binh sĩ vẫn can đảm “bám” sát trận địa, thật không may sau đó, khi Trung Úy Điệp điều động quân th́ bị trúng 1 tràng đạn vào bụng, ngă bật xuống! Thiếu Tá Minh đứng gần đó, quyết định rất nhanh:
    - Anh Lăm (Trung Úy Đinh Xuân Lăm, trưởng ban 3 Tiểu Đoàn) lên nắm quyền chỉ huy ĐĐ3, cố gắng quan sát địa thế và điều động quân thanh toán mục tiêu!”
    Lúc này Thiếu Úy Thái Bông, sĩ quan phụ tá ban 3 thay Trung Úy Lăm làm Trưởng Ban 3 và ĐĐ Chỉ Huy đi theo BCH/TĐ2 do Trung Úy Trần Kim Đệ làm ĐĐT phụ trách việc tản thương.
    Sau khi điều động Pháo Binh TQLC bắn chụp trên đầu địch, để uy hiếp tinh thần địch, trong lúc địch c̣n hoang mang v́ đạn pháo nổ chụp, Trung Úy Lăm tức th́ ra lệnh tất cả ĐĐ3 tiến lên xung phong bắn xối xả vào các ụ súng và giao thông hào địch, khí thế hùng hổ như đoàn TRÂU ĐIÊN hăng say, không có ǵ có thể cản nổi. ĐĐ3 đă phá vỡ pḥng tuyến địch, tiêu diệt các vị trí súng cộng đồng địch, tiến sâu vào mục tiêu xóm làng và tiêu diệt các ổ kháng cự c̣n lại... Trung Úy Điệp được Trung Úy Y Sĩ Phạm Hữu Hảo (Y Sĩ Trưởng TĐ2) cấp cứu tại chỗ và ưu tiên được trực thăng đưa thẳng về Bịnh Viện Quân Y ở Qui Nhơn, nhưng v́ vết thương trầm trọng, bị xuất huyết nội, nên mặc dù đă đưa đến được Quân Y Viện, nhưng vẫn không dành lại được trên tay tử thần!

    Trung Uư Điệp và Trung Úy Lăm đều tốt nghiệp khóa 17 Vơ Bị Đà Lạt. Một sĩ quan đă hy sinh v́ Tổ Quốc lúc tuổi c̣n thanh xuân! Cố Đại Úy Nguyễn Ngọc Điệp đă ngă gục trên chiến trường An Quí, cùng với các chiến hữu Cọp Biển khác, nhưng đă làm nổi danh Tiểu Đoàn 2 TQLC Việt Nam. - Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên - khiến địch phải khiếp sợ khi nghe danh...
    Biến cố này cũng nhắc cho Big John nhớ lại, khiến ông ta cũng bị “khựng” lại và không tranh luận tiếp với tôi nữa!?
    ĐĐ4 gồm cánh B của chúng tôi trải qua một đêm dài khó chịu, nằm giữa bờ rạch của ruộng lúa nước, dưới ánh hỏa châu do đạn pháo binh bắn chiếu sáng suốt đêm, để chờ sáng sớm ngày N+1 được tái tiếp tế đạn dược.
    Hừng Đông đă ló dạng, Minh, Big John và 2 Đại Đội thuộc cánh A di chuyển đến vị trí cánh B của chúng tôi. Hopkins liếc mắt quan sát địa thế của chúng tôi và nói:
    - Xin lỗi! Anh nói đúng. Đây là một địa thế bất lợi để dàn quân tấn công!
    Tiếp theo có 2 trực thăng vơ trang đến làm việc. Tôi bảo họ quan sát rặng cây có địch, mà trong đêm lại rất yên tĩnh? Phi công quan sát cho biết là không thấy ǵ cả, chẳng có động tĩnh nào? Tôi yêu cầu trực thăng vơ trang quan sát kỹ trong Ấp và sâu về hướng Tây. Phi công trưởng liền nói trong máy:
    - Leatherneck two alpha (danh hiệu của Campbell), tất cả về phiá Bắc, tôi đă quan sát kỹ; chỉ có 1 người ở ngoài quảng trống với 1 khẩu đại liên pḥng không giá sẵn trên bệ súng! H́nh như nó bị xích vào súng! Nó bắn lên chúng tôi!
    Tôi hỏi Minh và Phúc, họ đều xác nhận là không có quân bạn nào ở trong Ấp cả! Tôi cho phi công biết và hăy bắn nó đi!!
    Khi trực thăng vơ trang tác xạ xong, ĐĐ4 chúng tôi tiến quân vào mục tiêu, không chạm súng; địch đă tẩu thoát trong đêm, để lại 12 tử thi tại chỗ và 4 AK-47. Tôi t́m thấy tên địch với khẩu súng đại liên 12 ly 7. Súng đă hết đạn và tên này bị xích cột khóa quanh thắt lưng, một đầu sợi xích buộc dính vào giá súng. Nó chọn vị trí trống trải này để dễ bắn lên trực thăng và tử thủ tại chỗ cho đến khi bắn hết đạn và bị bắn chết.
    Tôi tần ngần đứng thật lâu nh́n vào thắt lưng của nó, tử thi nát bấy; Tôi ngạc nhiên không hiểu v́ sao một con người có thể hành động như thế!
    Như Bố tôi (trong cuộc chiến tranh Đệ Nhị Thế Chiến); tôi không hiểu nổi kẻ địch của tôi! (Trong cuốc chiến tranh Vietnam này)

    Tổng kết trận đánh An Quí về thiệt hại nhân mạng TĐ2/TQLC ta có 25 bị thương, 10 tử thương, trong đó có Trung Úy Nguyễn Ngọc Điệp ĐĐT/ĐĐ3. Vũ khí bảo toàn.
    Về phía địch, có 20 tên bỏ xác tại chỗ, ta tịch thu 1 Đại Liên Pḥng Không 12 ly 7, 10 súng cá nhân và một số quân dụng khác...
    Sáng ngày 23-2-1966, “Ông Già Đầu Bạc” (Trung Tá Nguyễn Thành Yên, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn A TQLC) và “Sài-G̣n” (Thiếu Tá Tôn Thất Soạn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 TQLC) lái xe Jeep từ BCH/CĐ-A đóng tại đồi 10, đến thăm BCH/TĐ2/TQLC đóng tại xóm làng phía Nam Tam Quan khoảng 5 cây số. Thiếu Tá Lê Hằng Minh TĐT/TĐ2/TQLC sôi nổi thuyết tŕnh cho Trung Tá Chiến Đoàn Trưởng về diễn tiến trận đánh An Quí của TĐ2, tinh thần chiến đấu hăng say, quả cảm của các Cọp Biển, mặc dù địch có lợi thế về vị trí pḥng thủ, chúng lợi dụng giao thông hào và hàng rào kẻm gai bao bọc của hệ thống Ấp Chiến Lược cũ, nhưng chúng đành phải rút lui trước sự xung phong ồ ạt của anh em TĐ2, anh em đă HÚC NHƯ “TRÂU ĐIÊN”!
    Với dư âm của trận đánh kiêu hùng, Th/Tá Minh nói với Tr/Tá Yên:
    - Kỳ này tôi sẽ đề nghị về BTL/TQLC cho đặt danh hiệu của TĐ2 là Tiểu Đoàn “TRÂU ĐIÊN”.
    Đoạn Th/Tá Minh nh́n qua Th/Tá John Hopkins và Đ/U Campbell như để muốn biểu đồng t́nh ủng hộ sáng kiến của ḿnh. Th/Tá Minh nói tiếp:
    - “Crazy Buffalo” Battalion!
    Sài-G̣n thấy Đ/U Campbell mĩm cười tỏ vẻ hân hoan. Tiếp theo, Th/Tá Minh bảo Chuẩn Úy Nguyễn Văn Cầu, Trưởng Ban 5, hăy vẽ 1 mẫu phù hiệu “TRÂU ĐIÊN” cho TĐ2 để sớm gởi về BTL/TQLC ở Sài G̣n xin hợp thức hoá và chấp thuận.
    Sau đó Th/Tá Minh đă chỉ thị cho Trung Úy Nguyễn Văn Diển, chỉ huy hậu cứ TĐ2 ở Thủ Đức, đặt mẫu thêu phù hiệu “TRÂU ĐIÊN” ở tiệm An Thành, xong đem ra cho đơn vị ở hành quân...
    Kể từ đó, các đơn vị khác trong Binh Chủng TQLCVN cũng noi gương Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên để đặt danh hiệu cho đơn vị ḿnh, sau khi được BTL/TQLCVN chấp thuận, như Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu, Tiểu Đoàn 3 Sói Biển ...

    Có nhiều giai thoại nhầm lẫn về danh xưng “TRÂU ĐIÊN” trong thời gian qua của TĐ2/TQLCVN:
    1) Trong kỳ họp mặt TQLCVN ở Nam Cali, năm 2000. NT Hoàng A Sam, cựu TĐT/TĐ2/TQLCVN tháng 6 năm 1956, thời gian này TĐ2 đang được thành lập ở Rạch Dừa, Vũng Tàu. Đa số quân nhân ĐĐ3 của Trung Úy Trần Văn Châu thuộc thành phần “Commando” gốc “Miên”, tuy can đảm ở chiến trường, có sức khỏe chịu đựng bền bỉ, nhưng lúc về thành phố nhậu nhẹt say sưa, ba gai quậy phá không ít... NT Hoàng A Sam có kể với Chiến Hữu Tô Văn Cấp rằng:
    - Sáng sớm hôm sau TĐ2 tập hợp chào cờ buổi sáng ở sân cờ, Tôi (NT H.A. Sam) có xài xể các anh em “Các cậu quậy phá như bầy TRÂU ĐIÊN” (Thời gian này Sài-G̣n là TĐP/TĐ2/TQLCVN). Có thể từ câu chuyện này, mà sau đó anh em trong TĐ2 thường dùng danh từ “TRÂU ĐIÊN” để chọc ghẹo nhau mỗi khi có ai có hành động không b́nh thường. Nhưng đây chỉ là lời nói lúc vui đùa thôi, chứ chưa phải là danh xưng chính thức được công nhận của một đơn vị.”

    2) Một số anh em trong Binh Chủng TQLCVN họ không hiểu rơ xuất xứ của danh xưng “TRÂU ĐIÊN” cho TĐ2. Họ chỉ biết rằng trong thời gian trước, TĐ2/TQLCVN có trận đánh Phụng Du đêm rạng ngày 8 tháng 4 năm 1965 tại Tam Quan, Bồng Sơn là chiến thắng lừng lẫy, chắc v́ thế mà có danh xưng “TRÂU ĐIÊN” cho TĐ2!?

    3) Trong "Kư sự tháng 3 Tây Nguyên" của tác giả Nguyễn Khai được đăng tải trong cuốn "Tạp chí Quân Đội" của công sản xâm lược. Trong bài viết này, tác giả đă nhắc đến cuộc đối thoại giữa Thượng Tướng việt cộng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh kiêm Chính ủy Chiến dịch Tây Nguyên và Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt Động Quân, Quân Đoàn 2 sau khi bị bắt như sau:
    - Làm thế nào để quân giải phóng sớm đánh bại được Quân Đội Sài G̣n?
    - Nếu các ông muốn sớm đánh bại được Quân Đội Sài G̣n, th́ các ông phải tiêu diệt cho được Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến!
    - Có phải là Sư Đoàn Lính Thủy Đánh Bộ ngụy "TRÂU ĐIÊN" đó không?

    Thiếu Tá Lê Hằng Minh và Chuẩn Úy Nguyễn Văn Cầu đă tử trận trong cuộc bị địch phục kích ở Pḥ Trạch, Quảng Trị ngày 29-6-1966 sau đó.

    Danh hiệu “TRÂU ĐIÊN” của TĐ2/TQLC được nảy sinh từ trận An Quí, Bồng Sơn, Tỉnh B́nh Định ngày 21-2-1966 và được chính thức hoá. Danh hiệu “TRÂU ĐIÊN” của TĐ2/TQLCVN là biểu tượng của “SỰ DŨNG MĂNH, và CẢM TỬ, HY SINH” của các chiến sĩ TĐ2 trong cuộc chiến đấu chống cộng sản miền Bắc xâm lược miền Nam; để bảo vệ LƯ TƯỞNG QUỐC GIA là TỰ DO, HẠNH PHÚC và KHÔNG CỘNG SẢN...

    MX Sài-G̣n
    Iowa, 2005

    Phụ chú:
    (1) Bill Leftwich:
    Năm 1965, Thiếu Tá USMC Bill Leftwich là Cố Vấn Trưởng Chiến Đoàn A/TQLCVN cho Trung Tá Nguyễn Thành Yên. Trong trận giải tỏa áp lực địch ở Quận Hoài Ân, Tỉnh B́nh Định của CĐ-A/TQLCVN, gồm TĐ1/TQLC của Thiếu Tá Tôn Thất Soạn và TĐ4/TQLC do Thiếu Tá Đỗ Đ́nh Vượng làm TĐT. Th/Tá Bill Leftwich đă bị thương ở một bên g̣ má. Được tản thương đem về điều trị ở SàiG̣n. Sau khi b́nh phục, Bill trở lại tiếp tục phục vụ với CĐ-A/TQLCVN.
    Bill là một trong những sĩ quan có khả năng và tài giỏi nhất mà tôi đă từng biết. Tuy c̣n đang ở cấp bậc Sĩ Quan Trung Cấp, nhưng ông ta thường nói chuyện về chức vụ Tư Lệnh TQLC/HK.
    Bill bị tử thương ở chiến trường Việt-Nam vào tháng 11 năm 1970, khi đang đảm nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1 Trinh Sát TQLCHK. Bill luôn luôn ở tuyến đầu! Bill bị tử nạn trực thăng khi đang bốc toán trinh sát ra khỏi bải bốc nóng bỏng v́ đạn địch, ở vùng núi Quế Sơn phía Nam thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

    MX Saigon

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •