Page 20 of 33 FirstFirst ... 1016171819202122232430 ... LastLast
Results 191 to 200 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #191
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự kiện Tết Mậu Thân 1968
    P3


    Chiến sự Đợt 3

    Sau 2 đợt của cuộc tổng tiến công, song song với việc t́m cách làm “yên ḷng” dư luận thế giới và nhân dân Mỹ, tại miền Nam Việt Nam, Mỹ t́m mọi cách tăng cường sức mạnh quân sự ḥng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Một mặt, Mỹ ráo riết thực hiện kế hoạch “b́nh định cấp tốc” ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn, ra sức bắt lính, đôn quân, tiếp tục chiến tranh. Chỉ tính từ ngày 19- 6-1968, khi Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh tổng động viên đến cuối năm 1968, chính quyền Sài G̣n chẳng những bù đắp đủ cho số quân đă mất, mà c̣n nâng tổng quân số từ 552.000 (11 sư đoàn, 11 trung đoàn) trong năm 1967 lên 555.000 (12 sư đoàn, 9 trung đoàn) vào cuối tháng 12-1968.

    Cùng với gia tăng quân ngụy, Mỹ đă chuyên chở một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh hiện đại vào Nam Việt Nam để bù đắp số mất mát, hư hỏng qua hai đợt tổng tiến công và nổi dậy, đồng thời thay thế một số chủng loại vũ khí cũ bằng vũ khí hiện đại hơn. Đến cuối năm 1968, tại Nam Việt Nam đă có 535.000 lính Mỹ và 65.791 lính thuộc quân đội các nước phụ thuộc Mỹ, được biên chế trong 9 sư đoàn, 5 lữ đoàn quân Mỹ, 2 sư đoàn và 3 trung đoàn quân các nước phụ thuộc.

    Về phía quân Giải phóng miền Nam, qua hai đợt tổng tiến công liên tục Tết và tháng 5 lực lượng và vũ khí, đạn dược đă bị tổn thất lớn, chưa kịp bổ sung. Bên cạnh đó, lực lượng bí mật ém trong nội thành và phần lớn cơ sở - nơi cất giấu vũ khí, trang bị, chỗ đứng chân, nơi xuất phát tiến công cho các đợt tiến công tiếp sau đă bị lộ, bị đánh phá mất gần hết. Tại Sài G̣n, mặc dù thời cơ đă mất, nhưng “Không khí tổng công kích - tổng khởi nghĩa vẫn c̣n, nhưng có kèm theo tâm lư cay cú ở một số đồng chí muốn tấn công vào Sài G̣n như hai đợt trước”[39]. Ở mặt trận Quảng - Đà (Khu V) và một số mặt trận khác, do c̣n giữ được thế và lực c̣n mạnh, nên Bộ Tư lệnh Khu V đă đề nghị Trung ương cho mở tiếp đợt 3 tổng tiến công và nổi dậy[40]. Ngược lại, cũng có nhiều nơi xin tạm dừng tiến công để xốc lại đội h́nh, bổ sung, củng cố lực lượng, vũ khí trang bị

    Nhằm thống nhất chủ trương hoạt động trên chiến trường, ngày 24 và 25-7-1968, Thường trực Quân uỷ Trung ương, gồm: Lê Duẩn, Vơ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Trần Quư Hai họp bàn kế hoạch hoạt động trong Đông - Xuân (1968 - 1969). Ngoài ra, Thường trực Quân uỷ Trung ương c̣n mời thêm Hoàng Anh, Lê Trọng Tấn, Trần Sâm, Đinh Đức Thiện, Nguyễn Đôn... cùng tham dự cuộc họp.

    Bộ Chính trị xác định: "Để tạo ra bước ngoặt cho cách mạng miền Nam trong năm 1968, cần phải cố gắng diệt cho được 70 - 80% lực lượng dự bị chiến lược của Mỹ - ngụy". Đánh mạnh vào Sài G̣n, c̣n ở Đà Nẵng th́ tuỳ theo khả năng mà đánh ở quy mô thích hợp. Song, dù thế nào cũng phải đẩy mạnh hoạt động ở nông thôn để tạo điều kiện cho đánh lâu dài. Đồng thời, đưa lực lượng dự bị chiến lược vào đứng chân ở Tây Nguyên chờ thời cơ. Để tránh bị bất ngờ, đại tướng Vơ Nguyên Giáp đề nghị: phải có phương án dự kiến thời cơ đến trước trong kế hoạch hoạt động Đông - Xuân. Mục tiêu của đợt 3 Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 vẫn được Bộ Chính trị xác định: chiến trường Sài G̣n, Gia Định và miền Đông Nam Bộ, Khu V là hướng phối hợp, trọng điểm là Quảng Đà. Thời gian nổ súng được ấn định vào ngày 17-8, kết thúc vào ngày 28-9-1968.

    Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam, mặc dù yếu tố bí mật, bất ngờ không c̣n, song lực lượng pháo binh, đặc công, biệt động đă phối hợp đồng loạt tiến công trên 27 thành phố và thị xă, hơn 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, 47 sân bay các loại, 3 tổng kho hàng hoá quân sự 6 bộ tư lệnh cấp sư đoàn của Mỹ và Sài G̣n.

    Trên địa bàn Sài G̣n, Chợ Lớn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, sau khi chống trả với đợt Tổng tiến công và nổi dậy tháng 5, Mỹ đă tập trung 38 tiểu đoàn Mỹ, 4 tiểu đoàn quân các nước phụ thuộc Mỹ và 61 tiểu đoàn chủ lực VNCH, tổng cộng 90.000 quân cùng lực lượng địa phương tại chỗ tổ chức hệ thống pḥng thủ bảo vệ Sài G̣n, với chiều sâu khoảng 100 km, chia làm ba tuyến. Đứng trước t́nh h́nh này, Bộ Chính trị chấp nhận: trong đợt 3, trọng tâm tiến công được chuyển ra ṿng ngoài, hướng chủ yếu là địa bàn hai tỉnh Tây Ninh và B́nh Long, các địa bàn c̣n lại là hướng phối hợp. Riêng với nội đô Sài G̣n - Gia Định và các thành phố, thị xă khác chủ yếu sử dụng lực lượng pháo binh và biệt động, đặc công bí mật luồn sâu tập kích vào các mục tiêu quan trọng, gây mất ổn định trong các cơ quan chỉ huy đầu năo của Mỹ - ngụy; đồng thời, đưa cán bộ thâm nhập vào nội thành củng cố, ráp nối lại các cơ sở cũ, xây dựng thêm các cơ sở mới, từng bước củng cố lại phong trào.

    Ngày 17-8-1968, chiến dịch chính thức mở màn. Tại hướng chủ yếu, các trận tiến công của quân Giải phóng diễn ra như ư định và phát triển tốt. Điển h́nh là ngay trong đêm 17, Trung đoàn 3 (thiếu một tiểu đoàn) thuộc Sư đoàn 9 bất ngờ tập kích cụm cứ điểm Trà Phí, loại khỏi ṿng chiến đấu khoảng 400 lính Mỹ, phá huỷ, phá hỏng 31 xe cơ giới các loại và 6 khẩu pháo. Trên trục đường số 22, Trung đoàn 33 (Sư đoàn 5) tổ chức phục kích đánh ba trận liên tục đạt kết quả tốt; trong đó nổi bật nhất là trận ngày 19-8, Trung đoàn diệt một tiểu đoàn bộ binh cơ giới và phá 57 xe bọc thép Mỹ.

    Tiếp đó, đêm 21-8, cùng lúc Trung đoàn 3 (Sư đoàn 9) tập kích căn cứ Mỹ tại Trà Phí lần thứ hai, loại khỏi ṿng chiến đấu một tiểu đoàn bộ binh cơ giới, phá huỷ, phá hỏng 96 xe quân sự các loại, 14 khẩu pháo và bắn rơi 4 máy bay lên thẳng của Mỹ; Trung đoàn 5 (Sư đoàn 5) tập kích cụm cứ điểm Chà Là lần thứ nhất, diệt hàng trăm Mỹ, bắn cháy, phá hỏng 140 xe quân sự các loại và 13 khẩu pháo, bắn rơi 1 máy bay.
    Một chiếc RF-4C bị phá hủy tại sân bay

    Trên đà thắng lợi, đêm 22 rạng ngày 23-8, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 33, Sư đoàn 5) tập kích cụm xe quân sự Mỹ ở suối Ông Hùng, phá huỷ 60 xe quân sự, bắn rơi 4 máy bay, loại khỏi ṿng chiến đấu hàng trăm lính. Ngày 2-8, Trung đoàn 88 (thiếu một tiểu đoàn) tổ chức phục kích trên đường 22 (đoạn từ Đá Hàng đến Vên Vên thuộc huyện G̣ Dầu, tỉnh Tây Ninh) đánh thiệt hại nặng một đoàn xe cơ giới 147 chiếc (trong đó có 33 xe tăng và xe bọc thép, 15 xe Jeép), loại khỏi ṿng chiến đấu 400 lính.

    Cũng trong khoảng thời gian trên, trên hướng thứ yếu chiến dịch ở tỉnh B́nh Long, các đơn vị của Sư đoàn bộ binh 7 đă tiến công Chi khu quân sự Lộc Ninh. Mỹ đưa Trung đoàn 11 thiết giáp và một bộ phận quân của Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ đến ứng cứu, giải toả. Do vậy, Sư đoàn 7 phải cùng lúc vừa tổ chức tiến công chi khu, vừa đánh quân địch đến ứng cứu, giải toả, chưa tiêu diệt được mục tiêu đặt ra là Chi khu quân sự Lộc Ninh.

    Sau một thời gian liên tục chiến đấu, đêm 31-8, quân Giải phóng quyết định kết thúc bước 1 chiến dịch trên cả hai hướng. Mỗi trung đoàn chỉ để lại một tiểu đoàn để tổ chức “đợt hoạt động đệm”, đại bộ phận c̣n lại rút ra phía sau củng cố, chấn chỉnh, bổ sung quân số, trang bị, vũ khí đạn dược, chuẩn bị cho đợt 2 chiến dịch.

    Ngày 12-9, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 9) tập kích cụm quân Mỹ tại Lâm Vồ lần thứ hai, làm thiệt hại nặng một tiểu đoàn bộ binh cơ giới hỗn hợp, phá huỷ, phá hỏng 58 xe quân sự (trong đó có 39 xe bọc thép), 14 khẩu súng cối, bắn rơi 7 máy bay. Cùng ngày, trên mặt trận đường 22, Trung đoàn 88 (Sư đoàn 5) tổ chức phục kích và đánh phản kích, loại khỏi ṿng chiến đấu khoảng 350 lính, 46 xe quân sự các loại, bắn rơi 6 máy bay lên thẳng.

    Tại thị xă Tây Ninh, ngay từ đêm 10-9, các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh, các đội biệt động, đặc công, trinh sát Miền và Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 2) đă đồng loạt nổ súng tiến công tiêu diệt một số mục tiêu quan trọng trong nội và ngoại thị, gây sự hoang mang dao động mạnh về tinh thần trong nội bộ quân VNCH ở tỉnh Tây Ninh.

    Sau gần 20 ngày liên tục giữ thế chủ động bằng các chiến thuật: phục kích, tập kích, đánh bồi, đánh nhồi vào các cụm quân, tiêu hao, tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, hoàn thành cơ bản các mục tiêu chiến dịch đặt ra, ngày 28-9-1968, quân Giải phóng đă chủ động kết thúc đợt 2, cũng là kết thúc toàn bộ chiến dịch. Tổng kết thành quả giành được sau 43 ngày đêm chiến đấu liên tục của chiến dịch Tây Ninh - B́nh Long (từ ngày 17-8 đến 28-9-1968), các sư đoàn 5, 7, 9 chủ lực Miền và du kích Tây Ninh, B́nh Long đă đánh 315 trận (có 53 trận cấp tiểu đoàn, 16 trận cấp trung đoàn), loại khỏi ṿng chiến đấu 13 tiểu đoàn, 55 đại đội, tiêu hao nặng 7 tiểu đoàn thuộc các sư đoàn 1 và 25 bộ binh cơ giới Mỹ, một số đơn vị thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược VNCH và nhiều đơn vị biệt kích, bảo an tại chỗ; loại khỏi ṿng chiến đấu 18.406 lính, phá huỷ 1.507 xe quân sự, 112 máy bay, 107 khẩu pháo, thu được 24 máy vô tuyến điện, 282 súng các loại.

    Song những thắng lợi trong đợt 3 ở miền Đông cũng không làm thay đổi được t́nh h́nh nhiều, v́ lực lượng quân Giải phóng bị tổn thất nặng. Cuối năm 1968, sau ba đợt tiến công liên tục quân số, vũ khí đạn dược đă cạn kiệt, những bộ phận c̣n lại của các đơn vị được lệnh rút lên các căn cứ để củng cố và bổ sung quân số. Nhưng để lên được căn cứ, cán bộ và chiến sĩ phải tiếp tục đột phá mở đường qua các tuyến pḥng thủ bảo vệ Sài G̣n từ xa của Mỹ với chiều sâu hàng trăm km của quân Mỹ, nên lực lượng lại tiếp tục bị tiêu hao thêm.

    Nh́n lại diễn biến và kết quả của đợt 2 và đợt 3 Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, Trung ương Đảng Lao động nhận định: “Chúng ta đă mắc một số khuyết điểm, chủ quan trong việc đánh giá t́nh h́nh cho nên đă đề ra yêu cầu chưa thật sát với t́nh h́nh thực tế lúc đó nhất là không kịp thời kiểm điểm và rút kinh nghiệm ngay, nhằm đánh giá lại t́nh h́nh và có chủ trương chuyển hướng kịp thời”[41], nên để mất đất, mất dân, lực lượng vũ trang, cơ sở cách mạng và vật chất chiến tranh bị tổn thất nghiêm trọng, gây những khó khăn rất lớn cho phong trào đấu tranh năm 1969; song, thắng lợi trong đợt 2 và 3 tổng tiến công và nổi dậy cũng rất lớn, ta không chỉ tiêu diệt được một lực lượng chiến lược của Mỹ - ngụy, mà điều quan trọng là ta đă đánh bồi liên tiếp, đập tan ư chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Tổng thống Mỹ Giônxơn phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một trong bốn thành viên chính thức tham gia hoà đàm tại Pari. Những thắng lợi này góp phần cho ta thế mạnh chủ động đấu tranh ở Hội nghị Pari."
    Kết quả

    Cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 đă dẫn đến các kết quả chính trị và quân sự cho cả thời kỳ 1969-1971.
    Về chiến thuật
    Tướng cảnh sát miền Nam Nguyễn Ngọc Loan (1930 - 1998) bắn chết tù binh trên đường phố

    Trong 3 đợt của cuộc tấn công, quân Giải phóng đă gây cho Mỹ và đồng minh những thiệt hại lớn. Theo các thông cáo chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam th́ trong cả năm 1968 họ đă loại ra khỏi ṿng chiến 630.000 quân đối phương cả Mỹ-VNCH lẫn đồng minh, 13.000 xe cơ giới, 1.000 tàu chiến, 700 kho đạn, 15.000 đồn bót; trong đó riêng 2 tháng đợt 1 đă diệt được 147 ngàn quân đối phương[42]. Tài liệu Hoa Kỳ xác nhận tổn thất trong đợt 1 là hơn 48.500 quân và 552 máy bay bị phá hủy, và năm 1968 trở thành năm đẫm máu nhất đối với quân viễn chinh Mỹ tại Việt Nam với 16.511 lính chết và 87.388 bị thương chưa kể mất tích[43]. Đối với quân lực VNCH th́ đây là năm đẫm máu thứ 2 (chỉ sau năm 1972) với 28.800 thiệt mạng và 172.512 bị thương chưa kể mất tích[44]. Nhiều đơn vị tinh nhuệ của quân đội này phải mất 1 năm để tái huấn luyện bổ sung tổn thất. Như vậy tổng thương vong của quân đội Mỹ và đồng minh trong năm 1968 là khoảng 310 ngàn, năm thương vong cao nhất trong toàn cuộc chiến.

    Tuy nhiên, để đạt kết quả trên, quân Giải phóng cũng chịu thương vong hơn 11 vạn người. Tuy về số học là nhỏ hơn đối phương, nhưng đối với họ, mức tổn thất này nghiêm trọng hơn. Bởi họ bị quân Mỹ và đồng minh vượt trội về quân số (1,2 triệu so với chưa đầy 300 ngàn), do đó tỷ lệ thương vong của họ lớn hơn (hơn 1/3 quân số so với 1/5 của đối phương). Về tổn thất vũ khí cũng tương tự, tổn thất của Mỹ lớn hơn nhiều về giá trị nhưng có thể được bổ sung nhanh chóng từ kho vũ khí khổng lồ của họ, trong khi quân Giải phóng chỉ trông chờ vào những chuyến hàng tiếp tế đầy khó khăn từ miền Bắc.

    Sau tổng tiến công Mậu Thân, vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam bị thu hẹp. Quân Giải phóng bị đẩy ra xa và suy yếu trầm trọng: các đơn vị quân sự suy yếu, các lực lượng chính trị bị lộ và bị triệt phá gần hết, thương vong cao hơn hẳn các năm trước, phải đến năm 1970 lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Trong năm 1969, quân đội của họ mất thế đứng chân tại nhiều nơi trên chiến trường miền Nam, phải rút về miền nông thôn, rừng núi hoặc phải sang ẩn tránh tại các vùng bên kia biên giới Lào và Campuchia. Do khó khăn về tiếp tế, đă có ư kiến trong giới lănh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và ở Hà Nội đề nghị giải tán các đơn vị cỡ sư đoàn, quay về lối đánh cấp trung đoàn trở xuống.

    Chiến trường miền Nam trở nên yên tĩnh. Trong các năm sau Mậu Thân, từ 1969 đến đầu 1970, là thời gian Quân lực Việt Nam Cộng ḥa chủ động tiến công t́m diệt quân Giải phóng, thực hiện chiến dịch Phượng Hoàng, nhằm b́nh định và triệt phá phong trào chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ở nông thôn và thành thị. Vai tṛ của đấu tranh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam từ nay suy giảm đi nhiều v́ các hệ thống cơ sở chính trị của họ bị phá và với sự ác liệt không khoan nhượng của chiến tranh ở giai đoạn này không cho phép dân chúng tụ tập trên chiến trường để yêu sách chính trị.[cần dẫn nguồn] Từ đó trở đi vai tṛ của quân chủ lực chính quy mang tính chất quyết định, vai tṛ của quân du kích chỉ c̣n là thứ yếu.

    FNL Flag.svgQuân giải phóng miền Nam thiệt hại trong năm 1968[45]
    Chết 44.824
    Bị thương 61.267
    Mất tích 4.511
    Bị bắt 912
    Lạc 1.265
    Đào ngũ 10.899
    Đầu hàng 416
    Tổng (không tính đào ngũ) 113.295

    Đó là cơ sở để các tướng lĩnh Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng ḥa cho rằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân Giải phóng đă thất bại. 40 năm sau sự kiện Tết Mậu Thân, tướng Lê Khả Phiêu lúc đó là chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, đơn vị chủ lực đánh vào thành Huế và giữ Huế 25 ngày, hồi tưởng: Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, chúng tôi ở chiến trường lao đao mất 2 năm rưỡi, đến năm 1972 ta mới có được những chuyền biến tích cực. Vinh quang có thật, tinh thần chiến đấu th́ anh dũng tuyệt vời, nhưng đúng là có khó khăn. Giữ được Huế 25 ngày như thế đă là "ghê" lắm rồi. Khi rút ra ngoài, cả trung đoàn chỉ c̣n đúng 5 cân gạo. [46].
    Về chiến lược, Chính trị và ngoại giao

    Trong các đợt cao trào, lực lượng vũ trang tại chỗ Quân giải phóng miền Nam cũng đă phát động nổi dậy tại nhiều nơi, giáng một đ̣n nặng vào hệ thống chính quyền cơ sở VNCH ở nông thôn. Trong đợt Tết, phối hợp với đ̣n tiến công quân sự đánh vào các đô thị, Quân giải phóng đă tổ chức nổi dậy và kiểm soát thêm 1.600.000 dân, 100 xă, hơn 600 ấp chiến lược, dinh điền. Chương tŕnh “b́nh định” của Hoa Kỳ tan vỡ từng mảng. Văn pḥng hệ thống phân tích t́nh h́nh thuộc Lầu Năm Góc th́ đánh giá: “Cuộc tiến công (Tết) h́nh như đă vĩnh viễn giết chết chương tŕnh (b́nh định)”. Chiến lược chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ đă phá sản sau đợt tấn công Tết.

    Thành công của Tết Mậu Thân đă giáng một đ̣n quyết liệt vào uy thế của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của chính quyền và quân đội Sài G̣n cả ở thành thị lẫn nông thôn, khiến cho giới lănh đạo cao cấp Hoa Kỳ phải bàng hoàng, sửng sốt. Robert Kennedy - thượng nghị sĩ em trai cố TT Mỹ đă phải thốt lên rằng: Tại sao nửa triệu lính Mỹ, có 70 vạn lính Nam Việt Nam cộng tác, có ưu thế hoàn toàn trên không và ngoài biển, được cung cấp quá đầy đủ và được trang bị những vũ khí hiện đại nhất lại không có khả năng bảo vệ được thành phố khỏi bị đối phương tấn công. Bộ Quốc pḥng Mỹ khi tổng kết chiến tranh Việt Nam đă thừa nhận: “Nhờ nghiên cứu các phương pháp và thói quen có thể dự đoán được của Mỹ mà đối phương đă vạch ra kế hoạch nghi binh và phân tán chiến lược của họ. Trái lại sự hiểu biết của Mỹ về đường lối chiến lược của địch là nông cạn và chủ quan hơn”[47]

    Cuộc tổng tiến công đă làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đă làm căng thẳng trong xă hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ lụy xấu cho xă hội... mà vẫn không dứt điểm được đối phương, và trong tương lai chiến tranh không biết sẽ kéo dài đến bao giờ. Điều này đưa đến kết luận là Hoa Kỳ không thể thắng được trong cuộc chiến này. Sau này, trong hồi kư, Johnson xác nhận Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là “một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ”, “cố gắng của đối phương đă gây ra một hậu quả tác động xấu đến một số người trong và ngoài Chính phủ”, nhân dân Mỹ và một số nhân vật trong chính quyền bắt đầu nghĩ rằng chúng ta đă thất bại”

    Quy mô của cuộc tiến công làm dư luận Hoa Kỳ mất kiên nhẫn và tin tưởng với giới quân sự, họ đ̣i chấm dứt chiến tranh mang quân về nước. Một mặt họ thiếu niềm tin vào hiệu quả của quân đội, mặt khác các hành động bạo liệt mất nhân tính được tŕnh chiếu trên TV đánh vào lương tâm công chúng (Xem Thảm sát Mỹ Lai, Thảm sát do đơn vị Lực lượng Mănh Hổ). Người dân Mĩ đ̣i hỏi phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức bởi họ coi chiến tranh là bẩn thỉu. Sau này, ngoại trưởng Henry Kissingger thừa nhận: “Các thế hệ tương lai có thể khó h́nh dung được cơn biến động trong nước mà chiến tranh Việt Nam gây ra... Chính cơ cấu của chính phủ đă bị tan ră. Ngành hành pháp bị choáng váng. Cuối cùng, con em của họ và con em bạn bè của họ đă tham gia các cuộc biểu t́nh... Sự kiệt sức là dấu ấn của tất cả chúng tôi. Tôi phải đi từ nhà tôi, vây quanh là đám người phản đối, đến tầng dưới của Nhà Trắng để được ngủ đôi chút”[48]

    Các chính trị gia trong Quốc hội Hoa Kỳ gây sức ép lên chính phủ đ̣i xem xét lại cam kết chiến tranh, đ̣i hủy bỏ uỷ quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn, thúc ép giải quyết chiến tranh bằng thương lượng. Ngay các nhà lănh đạo chính phủ Hoa Kỳ cũng chia rẽ trong quan điểm sẽ làm ǵ tiếp theo. Các cố vấn hàng đầu của tổng thống và ngay Tổng thống Lyndon B. Johnson thoái chí đi đến kết luận không thể tăng quân thêm nữa theo yêu cầu của giới quân sự mà phải xuống thang, đàm phán. Giới lănh đạo Mỹ công nhận: Tết Mậu Thân 1968 đă đặt họ “trước một bước rẽ trên đường đi, và các giải pháp để lựa chọn đă phơi bày trong một thực tế tàn nhẫn”[49].

    Với sức ép của Tết Mậu Thân, cùng với việc thay Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, Tổng thống Mỹ c̣n cách chức Westmoreland, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam, đưa Abram lên thay (9-3-l968). Đồng thời, Johnson tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. Cũng từ sau Mậu Thân trở đi, quyền lực tiến hành chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ càng ngày càng bị hạn chế bởi Quốc hội và dư luận trong nước và quốc tế. Sự rút quân viễn chinh Mỹ về nước là không thể đảo ngược, Chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn mới mà chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng ḥa phải tự bảo vệ lấy ḿnh - Việt Nam hóa chiến tranh là không thể tránh khỏi.

    Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. Tổng thống Richard M. Nixon, thắng cử v́ hứa sẽ chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với phía VNDCCH. Vấn đề của Hoa Kỳ bây giờ không c̣n là t́m cách chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào.

    Tất cả những điều trên đă tạo cơ sở cho VNDCCH và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam khẳng định rằng: họ đă đạt được mục tiêu của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, cho dù với giá hy sinh cực kỳ to lớn. Một chiến thắng như vậy không c̣n trong phạm trù chiến thuật, mà mang tầm vóc thắng lợi chiến lược, nó tác động toàn diện đến t́nh h́nh quân sự, chính trị, tâm lư xă hội nước Mỹ. Đây là thắng lợi mang tính chiến lược của họ: Hoa Kỳ buộc phải xuống thang và bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Các lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam suy yếu th́ sẽ hồi phục lại, c̣n Hoa Kỳ một khi đă ra đi th́ khó mà trở lại được.

    Về sự kiện Tết Mậu Thân, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21, tháng 10-1973, đă kết luận: "Mặc dù có những khuyết điểm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) vẫn giữ một vị trí to lớn và oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đánh với đối tượng là một siêu cường có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất trên thế giới th́ không dễ ǵ chiến thắng mà ít tổn thất. Đó là sự hy sinh, tổn thất cần thiết để dẫn đến hoà b́nh. Ta có khuyết điểm, sai lầm, nhưng cái chính và điều quan trọng là ta đă chiến thắng". Bộ Chính trị kết luận: Tết Mậu Thân thắng rất lớn, không phải chỉ ở chiến thuật mà nhất là đă đánh bại được ư chí xâm lược của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quyết định của chiến tranh.. [50]

    Các nhà sử học phương Tây cũng đánh giá rất cao vai tṛ bước ngoặt của cuộc Tổng tấn công trong cuộc chiến tại Việt Nam. Nhà sử học Merle L. Pribbenow nhận định: "Cuộc tấn công Tết Mậu Thân có lẽ là sự kiện có sức nảy nở lớn nhất trong lịch sử cuộc chiến dài dặc của Mỹ tại Việt Nam. Đây là một thời điểm bước ngoặt trong cuộc chiến, một thời điểm kể từ đó không có đường lùi nữa. Chiến lược gia quân sự Trung Quốc cổ đại Tôn Tử viết: Nước lũ cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ; Chim ưng vồ mồi xé nát con mồi, đó là nhờ thế tiết nhanh chớp nhoáng. Trong quyết định tung cuộc Tổng tiến công Tết, quân Giải phóng đă làm theo lời chỉ dạy của Tôn Tử. Họ đă sử dụng sự “biến hóa”, và “thế tiết” của họ là hoàn hảo."[51]
    Mặt trận ngoại giao, thành quả phối hợp với chính trị-quân sự trong năm 1968

    Bài chi tiết: Hiệp định Paris 1973

    Ngày 31-3-1968, Tổng thống Johnson phải tuyên bố: Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận đàm phán với VNDCCH. Đây là bước nhượng bộ rất lớn của Mỹ bởi trước đó, họ luôn duy tŕ quan điểm cứng rắn: VNDCCH phải ngừng chiến đấu, rút quân Giải phóng miền Nam khỏi miền Nam Việt Nam th́ mới có đàm phán ḥa b́nh.

    Cuối cùng, 2 bên lấy Pari làm địa điểm họp chính thức. Phiên họp đầu tiên được hai bên ấn định vào ngày 10-5-1968, phía VNDCCH cử Bộ trưởng Xuân Thuỷ làm Trưởng đoàn, Hà Văn Lâu làm Phó trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hoa Kỳ cử Hariman và C.Vasner làm Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Mỹ. H́nh thức họp là 4 bên tham gia: VNDCCH - Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam - Hoa Kỳ - VNCH. Đây lại là bước nhượng bộ nữa của Mỹ bởi trước đó họ từ chối công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và coi VNCH là "chính phủ duy nhất của miền Nam Việt Nam". Tuy vậy, dù có 4 bên nhưng thực tế các phiên họp kín chỉ có 2 đoàn vốn thực sự nắm quyền điều khiển cuộc chiến là VNDCCH và Hoa Kỳ được tham dự.


    Hiệp Định Paris, thành quả của chiến dịch Tết 1968

    Ngày 3-6-1968, Nguyễn Duy Trinh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, chỉ thị cho đoàn ở Pari: “Tiếp tục làm tốt việc đấu tranh công khai và chuẩn bị lúc nào thuận lợi th́ vừa nói chuyện công khai vừa nói chuyện hậu trường”

    Trong quá tŕnh diễn biến các cuộc nói chuyện ở Pari, phía Mỹ đă thường xuyên thông báo t́nh h́nh cho chính quyền Sài G̣n, và Nguyễn Văn Thiệu luôn tỏ ra chấp nhận lập trường của phía Mỹ. Nhưng khi đạt được sự dàn xếp giữa Oasinhtơn và Hà Nội th́ lại nảy sinh sự bất hoà giữa Mỹ và Sài G̣n. Ngày 29-10-1968, Đại sứ Mỹ ở Sài G̣n báo cáo về Mỹ cho biết Nguyễn Văn Thiệu không chấp nhận tham gia vào các cuộc thương lượng tại Pari với lư do: Thiệu c̣n phải xin ư kiến Quốc hội; không muốn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được coi là một bên; cần giải quyết xong mọi thủ tục rồi mới họp. Mặc cho VNCH phản đối, nửa đêm ngày 30-10, Trưởng và Phó đoàn Mỹ đến nơi ở của đoàn VNDCCH tại Pari để thông báo sẽ công bố lệnh chấm dứt ném bom tối 31-10, vào 7 giờ hay 8 giờ, giờ Oasinhtơn ngày 31-10-1968.

    Trải qua 28 phiên họp chính thức, 21 cuộc gặp riêng, bí mật, kiên quyết giữ đúng nguyên tắc, VNDCCH đă đạt được hai yêu cầu cơ bản:

    Buộc Mỹ phải chấp nhận chấm dứt ném bom hoàn toàn và không điều kiện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
    Mỹ phải ngồi vào đàm phán với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong một hội nghị bốn bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Mỹ và chính quyền Sài G̣n).

    Nhân dịp này, ngày 3-11-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Chúng ta đă đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Song đó chỉ mới là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ rất ngoan cố và xảo quyệt. Chúng nói “hoà b́nh”, “thương lượng” nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ dă tâm xâm lược của chúng... V́ vậy nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà b́nh thống nhất Tổ quốc”[52]

  2. #192
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Trận tổng tấn công của Việt Cộng và phản công của TQLC trong Tết Mậu Thân
    và tháng 5 năm 1968


    MX Hoàng Tích Thông

    I. T́nh h́nh chiến trận trong năm 1967

    Chiến trường Nam Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động trong năm 1967 với những cuộc hành quân quy mô được diễn ra bởi Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa và Quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh. Đặc biệt tại 3 vùng Chiến thuật 2, 3 và 4 trong kế hoạch “lùng và diệt địch” của Tướng Westmoreland, Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Trước sự tham chiến của Mỹ và Đồng Minh (Úc, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân), Việt cộng tức Mặt trận Giải phóng miền Nam lúc đầu đă tỏ ra lo ngại và né tránh đụng độ. Nhưng sau đó chúng dùng đường ṃn Hồ Chí Minh đưa quân Cộng sản Bắc Việt vào trợ lực cho Lực lượng địa phương ở miền Nam khỏi bị tiêu diệt. Trước kia Cộng sản Bắc Việt c̣n e dè trước dư luận quốc tế về sự tiếp tay của chúng cho cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam, nhưng sau khi Mỹ đổ quân vào th́ Cộng sản Bắc Việt gần như công khai tham dự vào chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Đánh Mỹ cứu nước” làm b́nh phong che đậy cho âm mưu xâm lăng Nam Việt Nam, vi phạm trầm trọng Hiệp định Geneve đă được kư kết vào năm 1954.

    Do đó chiến trận ngày càng tăng cường độ. Đă có những trận đánh lớn giữa quân đội Hoa Kỳ và Cộng sản Bắc Việt, kết quả thắng lợi vẫn nghiêng về phía Hoa Kỳ, v́ chúng không thể chịu nổi hỏa lực hùng hậu của Bộ binh và Không quân Hoa Kỳ. Cộng sản chuyển mục tiêu qua lối đánh tiêu hao dần, làm sao gây thiệt hại cho quân đội Hoa Kỳ càng nhiều càng tốt với những cuộc đột kích, phục kích, pháo kích và đặc công. V́ vậy quân đội Hoa Kỳ ngày càng tổn thất về vật chất cũng như nhân mạng, mà không sao tiêu diệt hẵn được chủ lực địch. Không quân chiến thuật, Không quân chiến lược B.52 ngày đêm dội bom xuống đường ṃn Hồ Chí Minh, nhưng địch vẫn cứ liều mạng, liên tục đưa quân vào miền Nam. Tin tức t́nh báo cũng như của tù binh và hồi chánh cho biết gần như 5O% lực lượng xâm nhập đă chết trước khi vượt qua biên giới Lào Việt để vào miền Nam.

    Về phía Hoa Kỳ, sự thiệt hại về người và của ngày càng tăng, quân số tham chiến cũng tăng theo. Có lúc đă lên tới nửa triệu người mà chiến trận vẫn không kết thúc được. Dư luận Hoa Kỳ đă bắt đầu tỏ ra chán nản và không c̣n ủng hộ nữa. Để đạt tới thỏa hiệp với Cộng sản Việt Nam, Hoa Kỳ đă ngày đêm liên tiếp đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân. Lúc lên thang, lúc xuống thang tùy theo phản ứng của Cộng sản Bắc Việt. Các cuộc không tập này cũng đă gây tổn thất nặng nề cho Bắc Việt. Đổi lại không quân Hoa Kỳ cũng bị thiệt hại không ít, nhiều máy bay, kể cả B.52 đă bị hỏa tiễn pḥng không (Liên Sô trợ giúp) bắn rớt. Phi công bị cầm tù mà Cộng sản Bắc Việt vẫn không chịu vào bàn hội nghị.

    Trong thời gian chiến trường sôi động và mở rộng, Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa nói chung và binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nói riêng đă sát cánh với Quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh, tham dự nhiều cuộc hành quân do ta mở ra cũng như Hoa Kỳ tổ chức. Riêng Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến cũng đă tham dự cuộc hành quân mang danh “Junction City” của Sư đoàn 25 Hoa Kỳ chỉ huy bởi Thiếu tướng Weyand (Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ sau cùng tại Việt Nam). Cuộc hành quân này được coi như lớn nhất trong năm 1967, quân số tham chiến lên tới 1O ngàn người. Khai diễn gần biên giới Việt Miên trong tỉnh Tây Ninh. Kết quả thâu lượm không bao nhiêu so với quy mô trận đánh v́ quân Cộng sản rút chạy qua Miên. Sau cuộc hành quân, Tướng Weyand có tặng Chiến đoàn một khẩu súng trường mới xử dụng mang tên AR.15, sau biến cải thành M.16 được Hoa Kỳ trang bị cho Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, thay thế cho loại súng Garant M1, vừa nặng vừa bắn chậm và nạp ít đạn. Trong khi đó Cộng sản đă được trang bị AK trội hơn hẳn M1 của ta.

    II. Hoạt động của Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam

    1. Tết Mậu Thân

    Cuối năm 1967, Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến tăng phái cho Sư đoàn 22 Bộ binh của tướng Hiếu đóng tại núi Bà Di (Qui Nhơn). Sau đó th́ toàn bộ Chiến đoàn được điều động về phía Nam quận lỵ Bồng Sơn, với sự yểm trợ về phương tiện trực thăng của Lữ đoàn Không kỵ Hoa Kỳ đóng ở đèo Nhông, cách Bộ chỉ huy Chiến đoàn A khoảng 5 cây số. Khu vực hoạt động của Chiến đoàn A, chủ đích là về hướng Đông (hướng ra biển) và hướng Tây giáp ranh với quận lỵ Hoài Ân. T́nh h́nh lúc đó tương đối nhẹ, chỉ có những hoạt động của các đơn vị địa phương và du kích, nên Chiến đoàn A cũng được thảnh thơi đôi chút, và chuẩn bị ăn Tết âm lịch (Mậu Thân) vào tháng 2/68. Đối với các đơn vị tác chiến của Thủy Quân Lục Chiến th́ có thể nói là ít khi được hưởng Tết với gia đ́nh. Và mỗi năm là mỗi địa điểm khác nhau, từ vùng 1 cho đến vùng 4 chiến thuật.

    Theo như thông lệ hàng năm, dù chiến trường có sôi động đến đâu, hai bên Việt Nam Cộng Ḥa và Mặt trận Giải phóng miền Nam cũng thỏa thuận ngưng chiến 3 ngày để toàn dân ăn Tết. Tuy nhiên với các đơn vị ở ngoài trận địa th́ chỉ ngừng hoạt động, vẫn đóng quân tại chỗ và sẵn sàng ứng chiến nếu Cộng sản vi phạm.

    Và Cộng sản đă vi phạm thật. Đúng sáng mùng một Tết, khi trời vừa sáng rơ, tôi thấy quang cảnh trong vùng thật vắng lặng, khác hẵn với ngày thường. Các trực thăng của Lữ đoàn Không kỵ gần đó không thấy hoạt động, cố vấn Hoa Kỳ bên cạnh Chiến đoàn cũng không biết ǵ hơn. Vừa lúc đó th́ Chiến đoàn A nhận được lệnh của Sư đoàn 22 cấp tốc di chuyển về Quy Nhơn v́ Cộng quân đă đột nhập vào thành phố, đánh chiếm đài phát thanh và khu lân cận. Khi Chiến đoàn về tới gần Bộ tư lệnh Sư đoàn th́ được lệnh ngừng lại v́ Sư đoàn đă được một đơn vị Đại hàn (Sư đoàn Mănh Hổ hoạt động tại vùng Phù Cát) tới can thiệp và giải tỏa một cách nhanh chóng. Tiêu diệt và bắt làm tù binh gần như trọn vẹn số Cộng quân chiếm giữ ở đó.

    Chiến đoàn đóng quân tại chỗ để đợi lệnh. Vào buổi trưa cùng ngày th́ được lệnh di chuyển về sân bay Qui Nhơn để sẵn sàng không vận theo lệnh của Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến và Bộ Tổng tham mưu. Trước hết Chiến đoàn phải gửi một Tiểu đoàn lên Đà Lạt, c̣n Bộ tham mưu và Tiểu đoàn c̣n lại nằm tại sân bay đợi lệnh tiếp. Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến được máy bay C.13O chở đi Đà Lạt, nghe tin th́ Cộng quân đă chiếm một vài khu vực trong thị xă. Khi máy bay tới nơi th́ bị pḥng không ngăn trở nên không đáp được phải bay về Tuy Ḥa. Tại đây Tiểu đoàn 6 lại được lệnh quay về Sài G̣n và đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. T́nh h́nh trong thành phố lúc đó đă tạm an ninh, sau khi được Chiến đoàn B Thủy Quân Lục Chiến của Trung tá Soạn đang hoạt động ở Mỹ Tho về giải tỏa khu vực kế cận Bộ Tổng tham mưu và khu vực Hàng Xanh, ngă ba Cây Thị thuộc tỉnh Gia Định. Bộ tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến điều động Tiểu đoàn 6 lên giải tỏa quận Thủ Đức và khu vực Trung tâm Huấn luyện Thủy Quân Lục Chiến ở gần quận Dĩ An.

    Một ngày sau, Bộ chỉ huy Chiến đoàn và Tiểu đoàn c̣n lại được không vận về Sài G̣n. T́nh h́nh an ninh trong thành phố và các quận lỵ chung quanh đă được bảo đảm. Cộng quân hầu như bị quét sạch, một số chạy thoát ra bưng.

    Hai ngày sau khi về lại Sài G̣n, Chiến đoàn A được lệnh tăng phái cho Quân đoàn 1, Sư đoàn 1 Bộ binh, đóng tại đồn Mang Cá trong thành nội Huế. Với sự yểm trợ không vận của Không quân Hoa Kỳ, toàn bộ Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến đă được không tải bằng C.13O ra sân bay Phú Bài (Huế). Chiến đoàn A khi đó gồm có 3 Tiểu đoàn tác chiến, một pháo đội 1O5 ly (sẽ được tăng cường hỏa lực của pháo binh Sư đoàn 1 Bộ binh) và các thành phần yểm trợ như Truyền tin, Công binh, Tiếp vận. Quân số tham dự khoảng gần 3OOO người. Các Tiểu đoàn gồm có: Tiểu đoàn 1 của Thiếu tá Phan Văn Thắng, Tiểu đoàn 4 Thiếu tá Vượng, và Tiểu đoàn 5 Thiếu tá Phạm Nhă.

    ở Phú Bài, Chiến đoàn A tạm thời đóng quân ở gần khu vực Trung tâm Huấn luyện Đống Đa. Trong khi chờ đợi Chiến đoàn chỉ thị cho các Tiểu đoàn thực tập tác xạ (tại sân bắn của trung tâm) hai loại súng mới được cấp phát là súng cá nhân M.16 và đại liên M.6O . Tôi có cảm nghĩ như mài gươm trước khi ra trận. Khí hậu và thời tiết tại Huế lúc đó khá lạnh và thường có mưa phùn, bầu trời luôn u ám. Tại đây tôi được các sĩ quan của trung tâm cho biết là t́nh h́nh tại thành phố Huế không sáng sủa lắm. Cộng quân vẫn chiếm giữ từ ṭa Đại biểu chính phủ tới Phú Cam, c̣n bên kia sông Hương cũng như thành nội Huế vẫn nằm trong tay Cộng sản. Chỉ c̣n lại đồn Mang Cá ra tới Hồ Tịnh Tâm ở phía Nam và sân bay thành nội ở phía Tây là thuộc các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh và một Tiểu đoàn Dù trấn giữ. Tôi cũng đă tiếp xúc với đồng bào từ Phú Cam chạy lánh nạn. Họ cho biết bọn Cộng sản khi vào chiếm thành phố đă thủ tiêu rất nhiều người mà chúng nghi ngờ là làm việc cho “ngụy quyền”. Có một số thanh niên t́nh nguyện tháp tùng theo để cùng đánh Cộng sản. Tất cả đều vui mừng và phấn khởi khi thấy Thủy Quân Lục Chiến ra tiếp tay, chứ không c̣n thái độ bất hợp tác như ngày chúng tôi ra Huế để dẹp phong trào chống đối của Phật giáo miền Trung.

    Trước t́nh h́nh đó, tôi thấy nhiệm vụ giao phó trong tương lai không phải là dễ dàng. V́ địa thế khu vực thành nội và ngoại thành rất khó tấn công. Địch sẽ lợi dụng các đường thành để cố thủ. Thời tiết lại rất xấu, không thuận lợi cho không quân hoạt động. Bắn phá cũng phải hạn chế v́ là một di tích văn hóa lâu đời của Việt Nam. Dù vậy, với bất cứ giá nào cũng phải cố gắng làm tṛn nhiệm vụ giao phó.

    Hai ngày sau tôi được trực thăng Chinook của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chở vào đồn Mang Cá để gặp Chuẩn tướng Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh. Chiếc Chinook đă phải bay ṿng ra biển rồi mới hướng vào Bao Vinh để đáp xuống băi trực thăng ở góc Bắc thành Mang Cá dưới làn đạn pḥng không của địch, không mạnh lắm nên máy bay không hề hấn ǵ. Vừa xuống trực thăng tôi thấy một chiếc khác đang nằm ụ v́ trúng pḥng không địch. Gần đó là một số binh sĩ Dù bị thương đang chờ sẵn để tải ra Phú Bài, thấy tôi tới họ có veœ mừng. Sau đó chiếc Chinook đă chở họ ra khỏi thành để ra sân bay về Sài G̣n. Một chiếc xe Jeep chờ sẵn để chở tôi đến Bộ tư lệnh Sư đoàn. Vừa bước vào căn nhà lầu 2 tầng được xây từ thời Pháp thuộc, tôi gặp ngay Đại tá Phạm Văn Phú, Tư lệnh phó Sư đoàn 1. V́ chỗ quen biết đă lâu nên ông vui mừng ôm lấy tôi và nói:

    - Có cậu ra đây, tớ yên trí.

    Chưa nói hết chuyện th́ có vài trái hỏa tiễn 122 ly của địch nổ ầm ầm ngoài sân, cách xa độ 1OO thước. Phải chăng đó là loạt đạn đầu tiên chào mừng mà cũng là dằn mặt Thủy Quân Lục Chiến ? Tôi lên lầu tŕnh diện Tướng Trưởng, thấy tôi ông cũng mừng nhưng không lộ ra mặt (tính ông trầm lặng, ít nói, không phải là không có t́nh cảm, khô khan như nh́n bên ngoài). Ông và tôi không lạ ǵ nhau, v́ hai binh chủng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến thường luôn gặp nhau, khi họ lên máy bay th́ Thủy Quân Lục Chiến xuống. Hơn nữa khi ông làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù th́ tôi chỉ huy Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, hai người thường gặp nhau để bàn giao nhiệm vụ. Ngoài ra chúng tôi c̣n là đồng khóa (khóa 4 Thủ Đức).

    Sau khi hỏi han t́nh h́nh đơn vị, ông cho biết qua t́nh h́nh địch và giao nhiệm vụ cho Chiến đoàn A giải tỏa khu vực Tây Nam nội thành từ Tây Lộc tới cửa chính địên, nơi có trụ cờ. Sau đó tôi tạt qua Bộ Tham mưu Sư đoàn lấy thêm một số tin tức cần thiết rồi dùng trực thăng bay về Phú Bài. Về tới trung tâm Đống Đa, tôi cho các Tiểu đoàn trưởng biết qua về t́nh h́nh và chuẩn bị để ngày hôm sau di chuyển tới gần ṭa Khâm cũ, xuống tàu đổ bộ để vào bến Bao Vinh ở phía Đông Bắc của đồn Mang Cá.

    Ngày hôm sau, Chiến đoàn được quân xa chở tới gần nơi xuống tàu. Địch từ bên kia sông Hương (chợ Đông Ba) không thấy phản ứng bằng pháo kích. Đoàn tàu chạy ra phía biển rồi tiến vào bến Bao Vinh (khu vực này ta vẫn kiểm soát). Từ đó Chiến đoàn tiến quân theo phía Bắc tường thành để vào cổng phía Tây Bắc của đồn Mang Cá (kế cận bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Như lệnh hành quân đă phổ biến, Chiến đoàn ra khỏi cổng chính (khi đó đơn vị Dù đă rút khỏi), Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến rẽ phải tiến về hướng Tây Bắc thành nội, gần cửa Tây Lộc. Bộ chỉ huy Chiến đoàn và 2 Tiểu đoàn 1 và 3 di chuyển qua hồ Tịnh Tâm để rẽ phải hướng tới trại Quân cụ nằm ở phía Tây Nam sân bay thành nội. Khi tiến quân tới cửa Nam cấm thành (nơi vua ở), tôi đă có ư định xử dụng pháo binh bắn sập cửa thành (bị đóng kín) để cho một đơn vị tiến vào. Nhưng sau thấy khu vực đó rất khó tiến quân v́ có nhiều tường cao, xây ngăn cách ra từng ô rất thuận lợi cho địch cố thủ nên bỏ qua. Chúng tôi tiến tới trại Quân cụ không gặp phản ứng địch, Bộ chỉ huy Chiến đoàn đóng tại trại Quân cụ. Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến (-) đánh dọc theo bờ tường cấm thành để tiến tới mục tiêu (cửa chính diện), Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến tiến đánh theo tường thành nội để chiếm mục tiêu (cửa nhà Đồ và góc thành phía Nam) nh́n ra ngă ba Kim Long đi An Lỗ và Văn Thánh.

    Khí hậu, thời tiết vẫn xấu, u ám, lạnh giá, đôi lúc có mưa phùn khiến cuộc hành quân thêm khó khăn. Khi các đơn vị tiến gần bờ thành th́ địch bắt đầu nổ súng. Đồng thời bài hỏa tiễn 122 ly của địch đặt tại Phú Cam bắn vào khu vực Bộ chỉ huy Chiến đoàn. Ta phản pháo nhưng hạn chế v́ sợ làm hư hại đến tài sản của dân. Các đơn vị tiến rất chậm, v́ có nhiều nơi rất trống trải, chúng tôi phải băng qua hàng rào, vườn tược nhà dân chúng. Địch ẩn nấp trong các hầm đào sâu vào chân tường cũng như trên tường thành. Súng cá nhân không gây hề hấn ǵ cho chúng nên chỉ xữ dụng lựu đạn, súng phóng lựu M.72 hoặc không giật 57 ly. Pháo binh cũng không kết quả nên ít xử dụng. Đụng độ một thời gian ngắn th́ Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến đă bám được lên tường thành. Kết quả trong những giờ đầu, ta đă tịch thu được một số vũ khí, súng cối và đại liên. Trận chiến kéo dài ngày này sang ngày khác, các đơn vị của Chiến đoàn tiến khá chậm v́ phản ứng địch rất mạnh. Tiểu đoàn 5 có lúc bị đánh sụt xuống tường thành, rồi sau đó t́m cách lên lại. Pháo 122 ly của địch ở Phú Cam lâu lâu lại bắn tới theo lời yêu cầu của địch bố trí trong thành nội. Sự liên lạc vô tuyến của địch với bên ngoài bị Bộ chỉ huy Chiến đoàn theo dơi nên biết rất rơ. Mỗi lần chúng chuẩn bị xử dụng pháo yểm trợ là Chiến đoàn báo ngay cho các đơn vị đề pḥng. Để làm tê liệt các ổ súng nặng của địch bố trí ở chân thành, Thủy Quân Lục Chiến Hoa kỳ cũng đă đến tăng cường trong khu vực cửa Thượng Tứ và Đông Ba. Họ đă gửi một chiếc xe “ONTOS” trang bị 6 ṇng 75 ly để yểm trợ cho Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến bắn phá các ổ súng kiên cố. Kết quả tương đối chính xác, phần nào hạn chế bớt hỏa lực địch. Việc xử dụng trực thăng vơ trang can thiệp không thực hiện được v́ thời tiết quá xấu và hỏa lực pḥng không địch cản trở. Như trên đă đề cập, vấn đề xử dụng pháo binh yểm trợ không hữu hiệu v́ địch ẩn núp trong các hầm hố vững chải, chỉ tổn hại nhà dân vô ích. Đôi khi cố vấn Mỹ có đề nghị xử dụng pháo binh của Hoa Kỳ ở An Lỗ bắn yểm trợ, nhưng được đôi lần rồi phải ngưng v́ thiếu chính xác, và tầm bắn quá xa có lúc gây thiệt hại cho binh sĩ ta.

    Trong khi đó tại cửa Tây Lộc, có Trung đoàn 3 Bộ binh của Trung tá Phan Bá Ḥa, và Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến ở phía Tây Bắc cũng ở trong t́nh trạng tương tự. Trận đánh cứ dằng co giữa hai bên, thương binh ngày càng tăng, chứa đầy bệnh viện Mang Cá. Binh sĩ tử thương cũng không di tản được, phải bọc poncho đem chôn cất ở nghĩa địa ngoài thành.

    Tại cửa Thượng Tứ và Đông Ba, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ với hỏa lực hùng hậu đă làm cho các cổng thành sụp đổ một phần rồi dần dần đẩy lùi chúng về hướng cửa chính điện. Có thể địch đă được lệnh rút về hướng Tây để tránh bị cô lập nếu cửa Nhà Đồ bị đánh chiếm. Bên cạnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ có Đại đội Hắc Báo của Sư đoàn 1 Bộ binh cùng sát cánh đánh về hướng trụ cờ.

    Được hơn một tuần lễ th́ một hôm địch ở cửa Tây Lộc phản công mănh liệt và đẩy lui đơn vị Trung đoàn 3 Bộ binh về gần sân bay thành nội. Nhưng sau đó, đơn vị này đă hợp lực với đơn vị trừ bị của Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến phản công lại và dồn chúng về vị trí cũ. Sau đó th́ áp lực của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến và Trung đoàn 3 Bộ binh ngày càng mạnh, khiến chúng phải dần dần thoát ra khỏi thành để lui về Kim Long. Dưới sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ của mọi loại vũ khí, kể cả súng không giật hạng nặng của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tăng cường, hai Tiểu đoàn 1 và 5 Thủy Quân Lục Chiến ngày càng siết chặt ṿng vây, tiến trên mặt thành từ hố này qua hố khác, len lỏi qua nhà cửa vườn tược để nhắm vào vị trí cuối cùng của địch là cửa Nhà Đồ. Nếu chiếm được mặt trận này th́ sẽ khóa chặt lối thoát của lực lượng địch c̣n lại ở phía Đông. Trong cấm thành cũng bị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đánh tới , cuối cùng địch đă dồn về khu vực cửa Nhà Đồ để tránh bị tiêu diệt toàn bộ. Do đó trong đêm cuối cùng, lúc gần sáng, địch đă xử dụng hỏa lực rất mạnh như có ư định phản công để đánh lừa quân ta . Hiểu rơ ư đồ đó, tôi ra lệnh các đơn vị tấn công khi trời vừa rạng sáng. Kết cục là địch đă thoát ra được ngoài thành một phần lớn theo cửa Nhà Đồ. Số c̣n lại cản hậu bị quân ta bắn hạ và bắt làm tù binh, nhiều vũ khí nặng và cá nhân bị tịch thu.

    Khi Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến tràn lên cửa Nhà Đồ th́ thấy nhiều xác Cộng quân nằm chết, có tên tay c̣n ôm lấy khẩu đại liên đầy đạn chưa bắn hết. Trong khi đó th́ Đại đội Hắc Báo của Sư đoàn 1 Bộ binh cùng với Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vẫn đánh.

    Cuối cùng lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa đă được kéo lên thay thế lá cờ đỏ máu của Cộng sản đă treo trên một tháng trời. Trận đánh giải tỏa thành nội Huế coi như chấm dứt. Địch quân ước lượng một Trung đoàn trong khu vực hành quân đă tẩu thoát về hướng Văn Thánh. Số tử thương mà chúng để lại trận địa khoảng 1OO tên, bị cầm tù 15 tên. Tổng kết lại, riêng Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến sau gần nửa tháng chiến đấu, số thiệt hại về nhân mạng trên 1OO binh sĩ bị thương và tử thương.

    Sau đó, Bộ chỉ huy Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến di chuyển về trú đóng tại trường học trong khu Quốc Tử Giám. Tại đây Chiến đoàn đă được Đại tướng Cao Văn Viên ra thăm với sự tháp tùng của Trung tướng Lăm, Chuẩn tướng Trưởng. Nhân dịp này tôi đưa ra vấn đề thăng cấp tại mặt trận để thượng cấp giải quyết. Sở dĩ phải đưa ra là v́ lâu nay sự việc quân sĩ được đề nghị thăng cấp đă không được thi hành một cách nhanh chóng. Có khi phải mất đến 5, 6 tháng quyết nghị mới về tới đơn vị, và đă có người đă tử trận ở các trận chiến kế tiếp ! Thủ tục hành chánh này cần phải được sửa đổi, có như vậy mới làm tăng tinh thần chiến đấu của các cấp. Đại tướng Viên ghi nhận đề nghị của tôi.

    Xét cho cùng th́ gần như hầu hết các Bộ Tham Mưu, pḥng sở tại hậu cứ làm việc rất quan liêu trong khi đất nước đang ở trong t́nh trạng chiến tranh. Vấn đề phe nhóm trong quân đội là điều không thể chối căi, đă có nhiều người được thăng cấp nhanh chóng, giữ các nhiệm vụ quan trọng, bất kể đến khả năng, tác phong và kinh nghiệm chiến đấu, chỉ v́ có họ hoặc cùng phe nhóm với cấp trên. Hiện tượng này dẫn đến sự bất măn và làm suy yếu phần nào quân đội.

    Nghỉ ngơi được vài ngày th́ Chiến đoàn được lệnh di chuyển tới lục soát khu vực phía Bắc sân bay Phú Bài. Sau khi thành nội Huế được giải tỏa, địch đă phân tán mỏng rút về hướng Tây Phú Bài, vùng chúng tôi lục soát phần lớn là bọn địa phương nên không gặp sự kháng cự nào hết. Dân chúng đă trở về làm ăn b́nh thường, họ cũng đă khám phá được vài hố chôn tập thể những người bị Việt cộng giết. Đây chỉ là một trong nhiều địa điểm mà Việt cộng đă thực hiện khi chiếm đóng thành phố Huế. Chẳng hạn như gần trường học bên Đông Ba, Gia Hội, trên đường từ đền Văn Thánh vào AShau - ALưới...Tài sản của đồng bào trên đường Trần Hưng Đạo và Gia Long là bị thiệt hại nhiều hơn cả. Vài ngày sau Chiến đoàn lại di chuyển đến Văn Thánh để tảo thanh nhưng địch đă rút hết về vùng rừng núi khu vực Ashau-ALưới. Khoảng một tuần lễ sau th́ chúng tôi được lệnh trở về hậu cứ Sài G̣n.

    2. Đợt Hai, tháng 5 năm 1968

    Trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân (đợt 1), mặc dù bị thiệt hại rất nặng về nhân mạng lẫn vũ khí, vào tháng 5/68 Việt cộng với sự trợ lực của Cộng sản Bắc Việt vẫn cố gắng tung ra cuộc tấn công thứ hai vào vài tỉnh, thành phố. Đặc biệt là Sài G̣n - Chợ Lớn. Mục tiêu của Cộng sản là dù thắng hay thua, thiệt hại nhiều hay ít chúng cũng không quan tâm, mà chỉ cố tạo một tiếng vang trong dư luận quốc tế là Cộng sản vẫn mạnh và đang làm chủ chiến trường. Trái ngược hẳn với nhận định của quân đội Hoa Kỳ là ta đang đạt thắng lợi, Cộng sản không c̣n đủ sức để phát động chiến tranh ở miền Nam nữa.

    Trước ngày Cộng sản tung ra cuộc tấn công đợt 2, các cơ quan t́nh báo của ta đă không ghi nhận được một tin tức nào, như hồi Tết Mậu Thân, kể cả phía quân đội Hoa Kỳ. Phương cách tổ chức, làm việc kém hiệu năng, lại thêm yếu tố chủ quan khinh địch đă giúp chúng đột nhập vào thành phố Sài G̣n một cách dễ dàng. Đáng lẽ ta phải khám phá ra sớm để ngơ hầu beœ găy âm mưu của chúng từ lúc xuất phát. ở đây cần phải nên lên vấn đề trách nhiệm. Từ cuộc tấn công đợt 1 đến đợt 2, những người lo về an ninh, t́nh báo từ cấp cao đến cấp thấp, đă không làm tṛn nhiệm vụ giao phó. Lẽ ra phải có biện pháp trừng phạt để duy tŕ kyœ cương quân đội, nhưng kết cuộc vẫn “ḥa cả làng”, không một ai bị ra trước vành móng ngựa hay bị khiển trách “nội bộ”. Đôi khi lại c̣n được thăng thưởng thật vô lư. Cuối cùng chỉ người dân vô tội là hứng đủ và binh sĩ phải hy sinh xương máu !

    Cuộc tấn công đợt 2 của địch được thực hiện bằng 2 mũi: Một xuất phát từ khu Tam giác sắt, tiến qua khu vực Lái Thiêu (tỉnh B́nh Dương) rồi vượt sông Sài G̣n (ở khu vực cầu B́nh Lợi) để đột nhập vào khu vực kế cận Tiểu khu Gia Định và Đồng Ông Cộ. Mũi thứ hai từ khu Rừng Thơm (quận Đức Huệ) để tiến vào Chợ Lớn. Lợi dụng đêm tối cùng sự sơ hở của các đơn vị pḥng ngự ngoại vi thành phố, một cánh quân Cộng sản đă tiến khá sâu vào khu Chợ Lớn. C̣n ở Gia Định, cánh kia đă gần tới ngă ba Cây Thị.

    Sáng sớm ngày hôm sau th́ Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến được gửi tới để thanh toán địch. Trước đó Chiến đoàn A đang trong thời gian nghỉ dưỡng quân sau khi hành quân ở Cần Thơ (vùng 4) trở về. Bộ chỉ huy Chiến đoàn đặt tại ṭa nhà 2 tầng bỏ trống cạnh cây xăng ngă ba Cây Thị. Trực thăng có thể đáp xuống trên sân thượng của nhà này. Tiểu đoàn 1 đánh dọc theo đường phố xuống gần tới khu Sân vận động Gia Định mà địch đă chiếm giữ. Dân chúng hầu như đă chạy lánh nạn hết từ đêm qua. Tiểu đoàn 6 hoạt động tại Đồng Ông Cộ và khu cầu Băng Ky. Để tránh thiệt hại đến tài sản và sinh mạng của dân chúng c̣n kẹt lại trong vùng hành quân, các đơn vị đă phải dành giật từng căn phố với hoàn toàn vũ khí cơ hữu, không có sự yểm trợ của Pháo binh, Không quân hay Thiết giáp. Ngoài sự tham dự của Chiến đoàn A c̣n có đơn vị Biệt kích Dù hoạt động ở vùng kế cận. Cuộc hành quân này hoàn toàn khác biệt với những cuộc hành quân khác, có lẽ ít khi xảy ra trong chiến tranh Việt Nam. Nó đ̣i hỏi từ cấp chỉ huy đến binh sĩ, phải thông suốt chiến thuật tác chiến trong thành phố. Với các sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến th́ đa số đă được theo học lớp căn bản Thủy Quân Lục Chiến ở Hoa Kỳ nên đă khắc phục được dễ dàng. Do đó chẳng mấy lúc đă đẩy dần Việt cộng ra ngoại vi thành phố mà không gặp khó khăn mấy. Trái lại địch vừa thiếu kinh nghiệm và không thuộc đường xá, và một đêm có mấy tên Việt cộng lù lù tiến thẳng tới Bộ chỉ huy Chiến đoàn A, c̣n đang lớ ngớ th́ chúng đă bị các binh sĩ bảo vệ bắn hạ tại chỗ. Các tên này không trang bị ǵ hết, ngoài khẩu AK và một giây đạn quấn quanh ḿnh, mặc quần xà lỏn, vai đeo chiếc ruột xe đạp. Có lẽ chúng bị lạc và đang đi t́m lối ra.

    Tại Đồng Ông Cộ, địa thế trống trải và ít nhà hơn nên đôi khi xữ dụng được Không quân và trực thăng vơ trang để đánh vào các ổ kháng cự kiên cố nằm sâu trong ḷng đất. Dù vậy, mấy ngày sau Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến cũng đă làm chủ được khu vực này khiến địch phải rút dần vào một xóm làng kế cận cầu Băng Ky. Biết rơ ư định muốn chạy thoát về cầu B́nh Lợi nên Chiến đoàn đă chỉ thị cho Tiểu đoàn 6 chận đường về của chúng và Tiểu đoàn 1 đánh ṿng qua khép chặt ṿng vây. Bộ Chỉ huy Chiến đoàn đă xử dụng loa phát thanh kêu gọi địch đang trú ẩn trong làng ra đầu hàng. Một hồi sau, chắc thấy không c̣n hy vọng ǵ thoát thân nên chúng đă bảo nhau ra tŕnh diện từng đợt với vũ khí. Có một chuyện vui là khi thấy một tên Việt cộng nhỏ tuổi chạy ra không có vũ khí, tôi kêu hắn hỏi vũ khí đâu th́ hắn thưa:“Dạ, để em vào trong kia lấy ra”. Nói xong hắn chạy đi và trong chốc lát mang ra cây AK đưa cho binh sĩ ta. Tôi thấy cũng đáng thương, phần lớn bọn chúng c̣n treœ vào bộ đội v́ nghĩa vụ quân sự và mới từ ngoài Bắc vào lớ ngớ như Mán trong rừng ra tỉnh, nên khi bị vây đánh không biết tiến thoái làm sao. Điều tra thêm th́ chúng nói cấp trên bảo dân miền Nam đă nổi dậy chiếm chính quyền rồi, chúng chỉ vào tiếp thu thôi. Sau khi Việt cộng đă ra tŕnh diện hết, tổng cộng khoảng 15O tên, có một số bị thương, tôi cho chuyển về Bộ chỉ huy Chiến đoàn để săn sóc . ở đây chúng được đối xử rất thân thiện, cho ăn uống, hút thuốc lá thoải mái. Trước khi chuyển giao cho Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, tôi đă cho chúng ngồi trên quân xa chạy ṿng ṿng vài đường phố, dưới sự hướng dẫn và bảo vệ của Quân cảnh Thủy Quân Lục Chiến.

    Trong khi đó th́ tại khu vực Chợ Lớn, lực lượng Biệt Động Quân và một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến cũng đă đẩy lui địch ra khỏi Phú Lâm và có một sự việc đáng tiếc đă xảy ra: Trực thăng vơ trang Hoa Kỳ tác xạ lầm vào một ṭa nhà có Bộ tham mưu của Biệt Khu Thủ Đô đang họp khiến vài sĩ quan cao cấp của ta bị tử thương . Hôm đó Chiến đoàn được phái đoàn của Tổng cục Chiến tranh Chính trị đến thăm, với sự hiện diện của Trung tướng Lê Nguyên Khang, (lúc đó vừa giữ chức Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, vừa Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng trấn Sài G̣n - Gia Định và Tư lệnh vùng 3 chiến thuật), Trung tá Đào Bá Phước, Liên đoàn trưởng Biệt Động Quân cùng một số sĩ quan đơn vị bạn. Khi phái đoàn ra về, Tướng Khang hỏi tôi có muốn vào Chợ Lớn họp th́ đi theo, nhưng v́ bận nhiều việc nên tôi không đi. Sau đó th́ tai nạn xảy ra và Trung tá Phước bị tử thương.

    Sự đầu hàng của Việt cộng ở cầu Băng Ky là giai đoạn chót của trận chiến tại Tiểu Khu Gia Định và vùng Chợ Lớn, đồng thời cũng là cuộc tổng tấn công đợt 2 của Cộng sản vào Thủ đô Sài G̣n. Hơn một tuần lễ giao tranh, sự thiệt hại của Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến được coi như là nhẹ. Sau trận tấn công đó, Cộng sản gần như không đủ sức để tiếp tục nữa, cuộc chiến dần dần bớt sôi động và quân ta hoàn toàn làm chủ chiến trường.

    MX Hoàng Tích Thông

  3. #193
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến và Tết Mậu Thân 1968

    MX Đỗ Phú Ngọc

    Lời người viết:
    Là sĩ quan cấp nhỏ trong Chiến đoàn nên tầm nh́n của tôi chỉ ở góc độ hẹp, so với tầm vóc cũng như khu vực trách nhiệm của Chiến đoàn. Hơn hai mươi năm, trí nhớ bị xoi ṃn nên các con số về thời điểm xin mạn phép không ghi v́ không nhớ chính xác. Riêng các sự kiện th́ chắc chắn chỉ có thiếu chứ không thể sai sự thật. Một sự thật đầy anh dũng và kiêu hùng nhưng cuối cùng phải chịu sự bán đứng của Đồng minh v́ những lợi ích to lớn hơn của họ.

    Những chiếc phi cơ quân sự khổng lồ C.13O chở chúng tôi đáp xuống phi trường Phù Cát, B́nh Định vào một ngày đầy mưa phùn gió bấc của vùng 2 Chiến thuật. Tất cả quân nhân đều mang ba lô, súng đạn gọn gàng, nhanh như sóc chui ra khỏi ḷng phi cơ dưới tiếng gầm thét của động cơ rồi chạy về hướng đoàn quân xa đang chờ.

    Sau khi phân chia xe cho từng đơn vị, đoàn quân xa chở Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến được quân cảnh 2O2 hướng dẫn rời phi trường Phù Cát tiến ra quốc lộ 1, hướng về phía Bắc đến Phù Cũ, đèo Nhông rồi dừng lại ở Dương Liễu để thay thế cho Chiến đoàn B Thủy Quân Lục Chiến về Sài G̣n nghỉ dưỡng quân.

    Tôi thuộc thành phần truyền tin tăng phái cho Chiến đoàn nên luôn luôn được mang theo một số xe Jeep có gắn máy truyền tin. Do vậy mà tôi được ngồi luôn trên xe chạy từ ḷng phi cơ xuống phi đạo rồi tháp tùng đoàn công voa đi luôn.

    Do t́nh h́nh đ̣i hỏi, Quân đoàn 2 được Bộ Tổng Tham Mưu cho một Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái để đập tan những đơn vị Việt cộng đang áp lực nặng trên lănh thổ Quân khu 2. Vớ được lực lượng Tổng trừ bị, vị tư lệnh nào cũng xử dụng cho đáng đồng tiền bát gạo v́ đây là lực lượng tinh nhuệ, hỏa lực mạnh, di động nhanh, Việt cộng nghe tiếng là né tránh hay chém vè. Và điểm quan trọng là không phải lo bổ sung quân số, đào tạo hay điều trị thương binh.

    Quả thật vùng Đầm Trà Ổ là vùng chằng ăn trăn quấn của tỉnh B́nh Định, là giao lộ huyết mạch để Việt cộng xâm nhập, tiếp tế giữa cao nguyên và đồng bằng. Chúng c̣n gây gián đoạn lưu thông của quốc lộ 1. Địa h́nh ở đây khá thuận lợi cho hoạt động du kích: núi, đầm, dừa và có nhiều gia đ́nh thoát ly theo Việt cộng.

    Những ngày trước Tết, gió bấc với từng cơn mưa không lớn nhưng dai dẳng, đường sá lầy lội. Chiến đoàn vẫn thường xuyên mở những cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn với mục đích tạo sự bất ổn thường xuyên cho Việt cộng. Dù chúng cố né nhưng cũng chẳng làm sao tránh được những cuộc tao ngộ chiến. Trong một cuộc hành quân lục soát vùng Miếu Ông, cú “hồi mă thương” ngoạn mục của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến đă chạm một đơn vị Việt cộng. Sau một hồi giao tranh, chúng mở đường máu chạy để lại vài tử thi và một số vũ khí không quá 1O khẩu, nhưng đặc biệt có 1 khẩu M.18 là họ hàng với AR.15 và XM.16 nhưng nó thuộc đời sau, đă được biến cải tối tân hơn, báng xếp ngắn gọn chỉ có quân đội Mỹ mới có. Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam lúc này đang xài XM.16.

    Chiến lợi phẩm được mang về Bộ Chỉ huy Chiến đoàn, tôi nh́n thấy và nói với Thiếu tá Nguyễn Thế Lương, Tham Mưu trưởng Chiến đoàn:

    - Đơn vị Việt cộng mà chúng ta chạm ngày hôm qua chắc là thành phần quan trọng của Việt cộng. V́ theo kinh nghiệm là ít khi cấp nhỏ được giữ khẩu súng tối tân như loại này mà phải nộp lên cấp trên.

    Vị Tham mưu trưởng gật đầu và nói:

    - Có thể đây là thành phần hộ tống cho Tỉnh ủy hay Tư lệnh (Việt cộng) ǵ đây, chờ điều tra thêm.

    Việc để lực lượng Tổng trừ bị là nhiệm vụ đóng đồn giữ đất thật là uổng phí, nhưng chắc Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 đă tính kỹ việc này, đâu dễ ǵ họ bỏ lỡ cơ hội mà không xử dụng cho hết hiệu năng của Chiến đoàn. Nhờ liên tục hành quân, lúc phía Đông, khi phía Tây, nào “hồi mă thương”, nào “diều hâu”...nên sự hoạt động của Cộng quân ở đây bị tê liệt. Bằng cớ là sáng mồng một Tết Mậu Thân chúng tôi c̣n ung dung xách xe Jeep xuống Bồng Sơn ăn sáng, vài anh em khác lên Đèo Nhông thăm bạn bè.

    Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến dù hành quân ở đâu vẫn phải liên lạc định kỳ đầu giờ với Bộ Tư lệnh Sư đoàn ở Sài G̣n qua hệ thống vô tuyến âm thoại AN/GRC 1O6. Trên đường đi ăn sáng về, qua hệ thống AN/VRC 46 (AN/PCR 25 gắn trên xe Jeep), nhân viên âm thoại báo:

    - Thẩm quyền về gấp chuẩn bị zulu, cải cách (z/c di chuyển).

    Về đến Bộ chỉ huy, tôi vội chạy đến hầm đặt xe gắn máy AN/GRC 1O6 để liên lạc với Sài G̣n. Tôi được hậu cứ cho biết là Việt cộng tấn công ở nhiều nơi như Bộ Tổng Tham mưu, ṭa Đại sứ Mỹ, Thủ Đức ... Qua hệ thống siêu tần số của Sư đoàn 22 dặn Chiến đoàn sẵn sàng di chuyển nửa giờ sau khi có lệnh. Tin tức Việt cộng tấn công ở vùng 2 được tới tấp thông báo về Chiến đoàn. Nhưng đặc biệt khu vực trách nhiệm của Mũ Xanh th́ rất yên tỉnh, chứng tỏ Việt cộng muốn né tránh. Trong thời gian hoạt động ở đây, Chiến đoàn đă móc nối được một hồi chánh viên, người này thường cung cấp những tin tức rất chính xác, trong đó có tin là Việt cộng đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô nhưng không rơ thời điểm và địa điểm.

    Công điện đầu tiên nhận được là Chiến đoàn đến giải tỏa áp lực địch ở thị xă Qui Nhơn. Kế đến là lệnh lên Đà Lạt giải tỏa áp lực địch ở phi trường Liên Khương. Chiến đoàn được không vận bằng C.13O và Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến của Thiếu tá Phạm Văn Chung được bốc đợt đầu. Khi đến không phận Đà Lạt, qua hệ thống liên lạc của Không quân và sự quan sát từ trên không, chứng tỏ hỏa lực địch khá mạnh nên không đáp xuống được. Bộ Tổng Tham Mưu quyết định đưa Chiến đoàn A về Sài G̣n.

    Lúc này Chiến đoàn B Thủy Quân Lục Chiến đă được không vận từ Cai Lậy về Bộ Tổng Tham Mưu bằng Chinook rồi. Thế là mộng du lịch Đà Lạt không tốn tiền của tôi đă mất. Thú thật tôi chưa biết ǵ về xứ hoa anh đào này cả.

    Chiến đoàn đột ngột rời vùng 2 Chiến thuật, bỏ lại đằng sau bao cái nh́n tŕu mến, luyến tiếc của bà con dọc 2 bên quốc lộ 1 mà mấy tháng nay 2 Chiến đoàn đă thay nhau bảo vệ cho họ được an cư lạc nghiệp và có dịp cho họ hiểu rơ hơn về người lính Mũ Xanh. Lên máy bay, anh em tựa lưng vào ba lô đánh một giấc để lấy sức chuẩn bị cho trận chiến cam go ở trước mặt. Vài anh em khá vui nhộn lấy bài ra binh xập xám ăn thuốc lá.

    Máy bay giảm cao độ từ từ và lượn ṿng quanh Thủ đô chờ lệnh đáp. Chúng tôi nh́n qua cửa kính thấy nhiều đám lửa lớn, đó là những vùng đang có giao tranh. Cạnh Bộ Tổng Tham Mưu, tiếng súng giao tranh nghe khá rơ, mà ở đó Chiến đoàn B của Trung tá Soạn đang từng bước đẩy lui Việt cộng. Nghe tiếng rít của bánh phi cơ cọ xát lên phi đạo, chúng tôi biết ḿnh đă đáp an toàn trước hỏa lực pḥng không của địch, giờ chỉ c̣n sợ pháo kích. Máy bay dừng hẳn, cửa mở anh em vội thoát nhanh ra khỏi ḷng phi cơ, trực chỉ lại đoàn xe phóng lên rồi hô bác tài dọt để tránh bị pháo.

    Chiến đoàn được lệnh về giải tỏa áp lực cho quận Thủ Đức. Sau mấy ngày ngắn ngủi, Chiến đoàn đă đẩy được Cộng quân ra xa thị trấn. Do nhu cầu bức bách của cố đô Huế, nơi mà Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 của Tướng Trưởng bị vây hăm đến độ Đại tá Phú, Tư lệnh phó phải hối thúc Tướng Trưởng xin thêm lực lượng giải vây, nếu không ông sẽ tự sát chứ không chịu để Việt cộng bắt lần thứ 2 và ông c̣n tḥng thêm câu là nếu ông tự sát, xin Thiếu tướng đi cùng. Mặc dù ở Quân đoàn 1 đă có một Chiến đoàn Dù, nhưng sau bao ngày quần thảo với một lực lượng đông gấp 4 lần, họ không sao tránh khỏi tổn thất.

    Bộ chỉ huy Chiến đoàn và Tiểu đoàn trưởng được mời về Bộ tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến để họp hành quân. Nội dung buổi họp là Chiến đoàn A sẽ ra Huế hành quân, chuẩn bị quần áo chống lạnh, các nhu cầu cần thiết như vũ khí, đạn dược, điện tŕ trong thời gian 15 ngày sơ khởi, sẽ tái tiếp tế tại Quân đoàn 1.

    Về t́nh h́nh địch th́ c̣n rất nặng, Huế bị chiếm gần hết bởi nhiều Trung đoàn Bắc Việt và du kích địa phương. Chiến đoàn Dù đă quá mệt mỏi sau bao ngày tham chiến, quân số hiện chỉ c̣n tương đương cỡ 1 Tiểu đoàn.

    Thiếu tá Hoàng Tích Thông lại dẫn Chiến đoàn ra giải tỏa cố đô yêu dấu bằng vận tải cơ C.13O. Cùng tham chiến lần này có Tiểu đoàn 4 của Thiếu tá Đỗ Đ́nh Vượng, Tiểu đoàn 5 của Thiếu tá Phạm Nhă, Tiểu đoàn 1 của Thiếu tá Phan Văn Thắng, một Pháo đội (tôi quên tên) cùng nhiều thành phần tăng phái như Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Thủy Bộ...

    Đáp xuống phi trường Phú Bài dưới cái lạnh của miền Trung, phi đạo lổ chỗ hố pháo kích. Họp vội vàng với Chiến đoàn Dù để biết t́nh h́nh, câu đầu tiên là họ báo động coi chừng pháo, phải trang bị áo giáp và nón sắt. Nh́n lên bản đồ hành quân thấy ước hiệu màu đỏ nhiều, vây quanh cả Huế. Đường bộ vào Huế không xử dụng được, các Tiểu đoàn phải di chuyển bằng đường thủy đến Bao Vinh. Bộ chỉ huy Chiến đoàn và Pháo binh sẽ được trực thăng vận. Có 2 chiếc trực thăng H.34 để bốc Bộ chỉ huy Chiến đoàn th́ một chiếc bị trúng đạn địch, không thể xử dụng được nữa. Hai khẩu pháo, chỉ câu được có một vào vùng hành quân.

    Vào họp hành quân tại Bộ tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, Chiến đoàn nhận vùng trách nhiệm như nhận một mớ ḅng bong. Rối như tơ ṿ không biết cách nào mà gỡ trong khi hỏa lực yểm trợ chưa có đủ. Vài khu vực đă được Nhảy Dù giải tỏa, giao lại cho địa phương nay lại rơi vào tay Việt cộng.

    Bộ chỉ huy Chiến đoàn di chuyển lên đặt tại Đại đội 1 Quân cụ, dụng ư của Tướng Trưởng là muốn tăng cường an ninh chi Đại đội này v́ tại đây có tồn trữ một số lớn XM.16 mới nhận, đang chờ thủ tục cấp phát cho các Trung đoàn. Cũng may là Cộng quân không biết việc này chứ nếu biết th́ bằng mọi giá chúng sẽ cướp cho được.

    Chiến đoàn được chia thành 3 mũi tiến quân:

    - Tiểu đoàn 5 tiến về hướng cửa Nhà Đồ

    - Tiểu đoàn 4 tiến theo hướng Bắc cửa Tây

    - Tiểu đoàn 1 tiến về hướng Cột cờ.

    Lần đầu tiên, một chiến thuật mới được xử dụng tác chiến trong thành phố, vừa đánh vừa t́m ṭi học hỏi và rút kinh nghiệm và cũng là lần đầu tiên người lính Mũ Xanh phải đón tiếp nhiều pháo, cối và hỏa tiễn 122 ly. Về sau Chiến đoàn được sự tiếp tay của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và Đại đội Hắc Báo của Sư đoàn 1 Bộ binh ở cửa Đông Bắc.

    Người lính Mũ Xanh trang bị nón sắt và áo giáp 1OO% nên tổn thất v́ mảnh pháo được giảm thiểu và cũng là dấu hiệu để Cộng quân bỏ chạy khi thấy áo giáp và nón sắt.

    Sau khi nhận vùng trách nhiệm, cũng cố vị trí chiến đấu, liên lạc với dân chúng để biết thêm địch t́nh và nhờ dân chúng chỉ điểm các lối tắt, ngơ hẽm để dễ bề xử dụng vũ khí cá nhân. Hạn chế hỏa lực pháo để tránh thiệt hại nhà cửa dân chúng. Cái khó cho việc hành quân ở đây là thành quách kiên cố, hào sâu, ao sen dọc theo các thành là chướng ngại lớn cho việc tiến quân. Các cánh quân tiến chiếm từng căn nhà, từng gốc cây, từng con đường. Đánh ngày thấy khó khăn, ta chuyển qua đột kích đêm.

    Đặc biệt cuộc hành quân này khoảng cách giữa ta và địch rất gần và rất nhiều đơn vị nên hầu như tất cả liên lạc vô tuyến âm thoại của cả 2 bên đều bị chận nghe và có thể giải đoán được. Thấy t́nh thế này, tôi đề nghị lên vị Tham mưu trưởng Chiến đoàn là an ninh truyền tin không ổn, nên hạn chế vô tuyến và tận dụng hữu tuyến. ở cấp nhỏ Trung đội và Đại đội phải di động nhiều nên không thể xử dụng điện thoại th́ phải dùng ám danh đàm thoại, cấm dùng bạch văn liên lạc.

    Lần đầu tiên tôi dám mạnh miệng hứa với các Tiểu đoàn là quư vị cần bao nhiêu dây dă chiến WD1 truyền tin, tôi thỏa măn đủ. Sở dĩ tôi dám nói như vậy là v́ tôi đă thấy kho của Đại đội Quân cụ này tồn trữ nhiều cuộn MX 3O6 lắm. Lúc này th́ tất cả cho chiến trường, mà lại chiến trường của Thủy Quân Lục Chiến nữa nên muốn xin ǵ là có ngay. Và tôi cũng không quên tḥng thêm một câu nữa là tôi chỉ yểm trợ các Tiểu đoàn về vật liệu chứ về nhân lực đi thiết trí th́ không có, v́ sợ các ổng giở nguyên tắc. Cấp trên yểm trợ cấp dưới rồi bắt chúng tôi đi kéo dây từ Chiến đoàn xuống các Tiểu đoàn. Cũng bởi nguyên tắc này mà tôi đă yêu cầu Sư đoàn 1 thiết trí lại đường dây từ Bộ tư lệnh Sư đoàn xuống Đại đội Quân cụ. Tội nghiệp 2 nhân viên truyền tin Sư đoàn 1 đă bị trúng hỏa tiển 122 ly của Việt cộng, tử thương trong lúc đi sửa chữa.

    Sau này, nhiều lần tôi yêu cầu xin sửa chữa lại đường dây, nhưng họ bảo là không c̣n người. Tôi nghĩ đây là lợi ích thiết thực cho Chiến đoàn nên tôi đề nghị Tham mưu trưởng là chúng tôi sẽ đi sửa và tăng cường gấp 3 số đường dây đang cần để pḥng khi pháo kích làm hư 1 cũng c̣n 2 mà hư 2 cũng c̣n 1 (v́ không sợ thiếu dây). Loại dây quấn trong cuộn MX3O6 này dễ thiết trí, không phải đi bộ, Mỹ chế ra để trải bằng máy bay. Thiếu tá Lương nghe vậy đồng ư, tôi tŕnh thêm là tôi phải đi với vài anh em v́ sợ họ lạnh cẳng rồi về nói không thể đi được... Thường trong nhà binh, những việc làm táo bạo nếu êm xuôi th́ chẳng ai khen, mà lỡ lănh đủ th́ về c̣n bị khiển trách là không xin lệnh, không hỏi ư kiến, việc của nhân viên đâu phải của Sĩ quan...

    Được Tham mưu trưởng đồng ư, tôi lấy nhiều cuộn MX.3O6 bỏ lên xe Jeep mở mui phía sau ra cho các đầu dây cột tại Bộ Chỉ huy Chiến đoàn. Xe phom phom chạy về Mang Cá, một tài xế cùng 2 quân nhân súng đạn sẵn sàng, ngồi quay mặt ra 2 bên đường. Đến cửa Ḥa b́nh th́ bị một loạt AK nổ vang trên đầu, tôi bảo tài xế chạy nhanh và anh em bắn trả.

    Mấy cuộn dây cứ đều đều nhả ra trên đường, thoát nạn nhưng trong bụng lo lúc đi trở về. Đến một đoạn đường vắng th́ cũng vừa lúc hết một lần cuộn dây. Tôi cho dừng xe, xuống bố trí và một người lại nối 3 đôi dây khác, xong lên xe chạy tiếp.

    Đến Bộ tư lệnh Sư đoàn 1, anh em ở đây rất mừng v́ thấy chúng tôi gồng ḿnh đi giúp họ. Sau khi gắn vào điện thoại, tôi gọi về Chiến đoàn và không quên báo với vị Tham mưu trưởng là đă hoàn tất công tác thiết trí dây, nhưng c̣n công tác vô cùng nguy hiểm khác là đi về lại Chiến đoàn. Ông hỏi lại:

    - Anh muốn nói ǵ tôi chưa hiểu ?.

    Tôi thuật lại vụ ở cửa Ḥa B́nh và xin yểm trợ cho chúng tôi đi về, nếu không tôi ở lại đây. Ông nói:

    - Tôi sẽ clear chỗ đó cho anh, chúc anh may mắn.

    Trên đường về, lúc gần đến cửa Ḥa B́nh, tôi thấy có bóng người bèn bảo tài xế chậm lại để quan sát. Một quân nhân ngồi sau nói:

    - Phe ta, nón sắt áo giáp mà ông thầy.

    Đến nơi tôi gặp một sĩ quan Trung đội trưởng cho biết là mới đánh đuổi được lũ chuột, giết được 2 tên, lấy 1 AK, ta 1 bị thương vừa mới tản thương xong. Quả thật, nếu không xin clear, toán tụi tôi lănh đủ.

    Thiết lập hệ thống liên lạc hữu tuyến: chúng tôi th́ kéo dây lên Sư đoàn 1, các Tiểu đoàn kéo dây lên Bộ chỉ huy Chiến đoàn. Chuyện sai nguyên tắc, đúng ra cấp cao hơn yểm trợ cấp thấp. Tôi lấy mấy cái máy AN/PRC 25 ra ḍ t́m đài Việt cộng. T́m được tần số nào, tôi ghi vào sổ với cả danh hiệu đài rồi gắn loa mở hết volume để theo dỏi. Vị Chiến đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng của tôi cũng thích tṛ này lắm. Đây là lần đầu tôi biết được các chữ mà bọn Việt cộng dùng để liên lạc vô tuyến âm thoại. Có một điện văn ngắn và tôi bắt được:

    - Thắng, đây Năm gọi. Thắng, đây Năm gọi . Năm, đây Thắng nghe. Năm, đây Thắng nghe, yêu cầu gởi thỏ trắng gấp” (lặp lại 3 lần).

    Chúng tôi đoán là chúng gọi xin pháo hoặc cối ǵ đó, liền báo về Sư đoàn 1. Quả nhiên mấy phút sau Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 lănh mấy quả 122 ly. Chiến đoàn đề nghị hạ lá cờ Chuẩn tướng xuống để Việt cộng không c̣n điểm chuẩn để điều chỉnh pháo. Pháo đội Thủy Quân Lục Chiến phản pháo làm câm mồm mấy dàn 122 ly của địch.

    Thế là tự nhiên chúng tôi nhận thêm một nhiệm vụ nữa: chận bắt các công điện của địch, đó là nhiệm vụ của pḥng 7 Bộ Tổng tham mưu. Măi về sau này Sư đoàn mới có Biệt đội kỹ thuật và đă khám phá được nhiều mật điện quan trọng trong cuộc chiến 1972.

    Các cánh quân của Chiến đoàn tiến thật chậm, v́ Việt cộng đă có đủ th́ giờ tổ chức, cũng cố các công sự pḥng thủ. Ta th́ hạn chế phi pháo v́ sợ thiệt hại nhà cửa dân chúng. Ít có đụng độ lớn v́ Việt cộng ở thế bị cô lập nên chỉ đánh cầm chân rồi mở đường máu chạy từ từ. Chúng c̣n vướng gánh nặng là mấy ngàn người gồm quân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa bị bắt khi chúng chiếm được thành phố này.

    Ngày nào chiến sĩ Cọp Biển cũng phải dùng poncho gói xác giặc gửi về Trung đội Chung sự Sư đoàn 1 chôn cất v́ sợ bịnh dịch. Có ngày Ban 4 Chiến đoàn phải cấp cả trăm chiếc poncho để gói xác giặc. Chiến lợi phẩm được nộp lên Chiến đoàn tới tấp, trong đó có những cây pḥng không c̣n dính sợi xích ḷng tḥng mà các đơn vị báo là phải chặt chân một tử thi Việt cộng mới lấy được súng.

    Trên đường tiến quân của Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến, có một quyết định táo bạo và dũng cảm của một anh binh nhất đă làm cho quân thù nể mặt: Thường vào lúc chập choạng tối, tôi cho anh em đi gài ḿn bẫy chung quanh vị trí đóng quân. Chờ đồng đội đi tắm khá lâu, Binh nhất Hoàng nói với Binh nhất Tân đang gác:

    - Tao đi gài lựu đạn, chờ thằng Nam lâu quá.

    Hoàng xách mấy quả lựu đạn với những cuộn dây kẽm nhỏ, kim găm (loại nhỏ nhưng có độ bền chắc để Việt cộng khó phát hiện). Anh đi ra gần chỗ Cộng quân trú t́m một vị trí thuận lợi, gài được 2 trái trong tầm quan sát được của Binh nhất Tân. Anh tiến qua một vị trí khác, trong lúc đang gài quả thứ 3 th́ bỗng từ trong bụi lao ra 2 tên Việt cộng, chúng ôm chặt lấy Hoàng đồng thời giữ quả lựu đạn đang ở trên tay Hoàng . Binh nhất Tân trông thấy định giương súng phơ cả 3, nhưng lại phải hạ xuống v́ sợ làm chết bạn ḿnh. Anh báo động cho các bạn t́m cách cứu Hoàng. Trong lúc đó Hoàng bị 2 tên kè bên hông đẩy anh đi về vị trí của chúng, anh vờ như chịu đi nhưng cố tạt lại gần sợi dây kẽm mà anh đă gài lựu đạn. Nh́n thấy sợi dây nằm trong tầm chân, anh chịu 2 cánh tay lên vai 2 tên Việt cộng rồi tung người lên đá vào sợi dây kẽm. Đùng một tiếng, cả 3 đều ngă xuống. Trung đội liền răi đạn, và cối 6O ly về hướng đó, anh em Cọp biển xung phong lên th́ thấy Hoàng bị thương nặng. Anh chỉ c̣n thoi thóp thở nhưng vẫn cố hỏi:

    - Hai con chuột đó chết chưa? tao cưa với tụi nó chứ đâu để nó bắt.

    Mắt anh từ từ nhắm lại sau khi nói thêm.

    - Tao mệt và khát nước quá.

    Nam nh́n bạn rơi nước mắt và nói:

    - Chúc mày yên nghỉ ở thế giới không có chiến tranh.

    Cuộc chiến cứ thế mà tiếp diễn, ngày nào cũng có chết, có bị thương, rồi cũng có chiến lợi phẩm mang về. Đến ngày thứ 25 th́ lá cờ vàng ba sọc đỏ đă được kéo lên cột cờ ở thành nội, các mục tiêu đă được thanh toán. Hai mươi lăm ngày các chiến sĩ Cọp biển chỉ biết có súng đạn, gạo sấy, thịt hộp. Phân nửa giai đoạn đầu, anh em không dùng động từ tắm, v́ 2 lẽ: hơi sợ lạnh và ngại khi phải mặc cả áo giáp lẫn nón sắt để tắm. Nói thế chứ không phải ở dơ đâu, chỉ giặt khăn lau ḿnh thôi.

    Sau 25 ngày phải đối đầu với Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến, cộng quân một phần chết, bị thương, đám tàn quân c̣n lại chạy về hướng Kim Long. Nhưng Chiến đoàn không tha, làm thêm một cuộc hành quân trực thăng vận, thần tốc nhảy lên đầu địch ở Tây Bắc Huế với hy vọng giải cứu được một số quân cán chính của ta bị bắt đem đi. Nhưng không c̣n kịp nữa, chúng đă thủ tiêu và chôn tập thể mà măi sau này mới phát giác ra. ôi ! đó là bạo lực cách mạng của Cộng sản Việt Nam.

    Sau hơn một tháng chiếm đóng, bọn Việt cộng đă bị Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến và các đơn vị bạn đẩy lui vào rừng. Tôi không ghi lại con số Việt cộng bị hạ, số vũ khí bị tịch thu v́ sợ không được chính xác. Nhưng có một sự thật hùng hồn nhất là sự xuất đầu lộ diện của bọn du kích địa phương, bọn nằm vùng ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, sau một thời gian ngắn múa may quay cuồng đă phải cuốn gói chạy theo Cộng sản vào rừng, để lại cho quân dân miền Nam một cố đô đổ nát tang thương. Ôi giải phóng cái kiểu ǵ mà “phỏng giái” quá !

    Sau khi giải tỏa được cố đô Huế, Đại tướng Cao Văn Viên đă bay ra thăm Chiến đoàn. Ông thăm hỏi, khích lệ binh sĩ và chỉ thị cho vị Chiến đoàn trưởng giải quyết cho số anh em ở các tỉnh gần đây được về thăm và biết tin tức gia đ́nh. Lúc tôi ra tŕnh diện và bắt tay Đại tướng, nghe tôi nói giọng Quảng Nam ông hỏi:

    - Cậu ở đâu, đă biết tin tức gia đ́nh chưa?.

    Với chiến tích lẫy lừng này ông đă chỉ thị Tướng Trưởng xét ân thưởng cho anh em. Sau đó công điện của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 chấp thuận trên nguyên tắc là cho thăng cấp đặc cách mặt trận những quân nhân đă tham chiến mà cấp bậc đang mang đủ 6 tháng thâm niên. Ban 1 Chiến đoàn lập hồ sơ gửi lên Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến th́ bị Đại tá Lân Tham Mưu trưởng Lữ đoàn bác hết, chỉ có vị Chiến đoàn trưởng là được mang Trung tá thôi. Riêng tôi được cái phép về Hội An thăm gia đ́nh.

    Hai mươi năm sau trận Mậu Thân, trong một trại tù cải tạo vào dịp Tết, nhân lúc trà dư tửu hậu (rượu đế nấu bằng củ khoai ḿ) một anh bạn nh́n thấy vết thẹo trên tay tên cán bộ Việt cộng bèn khơi chuyện hỏi:

    - Chắc khi xưa anh Tư chiến đấu tốt lắm hay sao mà bị thương nhiều vậy?.

    Như trúng huyệt, tên cán bộ người B́nh Định thao thao bất tuyệt kể về quá khứ chiến đấu của y:

    - Số của tau sao gặp toàn lính thủy đánh bộ không à ! Vết thương này bị tụi nó đánh ở Tam quan nề. Vết này bị tụi nó bắn ở Miếu Ông. Lần này tưởng chết rồi, tau làm cần vụ cho Bí thư tỉnh đi điều nghiên để chuẩn bị cho Tổng công kích Mậu Thân. Đợi chúng nó vừa càn qua tụi này mới đi, ai dè nó quay trở lại, tau phải bắn cố mạng cầm chưn cho mấy ổng chạy. Tau bị thương phải bỏ cây súng Mỹ báng ngắn lại, uổng ghê ! Cũng v́ trận này (hay nhờ?) mà tau không dự Tổng công kích được v́ phải nằm trạm xá...

    Cuộc chiến chấm dứt đă 21 năm, trong tức tưởi của bao người lính Việt Nam Cộng Ḥa. Một cuộc chiến mà ít có người Mỹ biết đến một cách trung thực v́ số phóng viên nhà báo cũng như giới truyền thông Mỹ lúc ấy có phần thành kiến và nặng về kinh doanh, khoái những tin tức, h́nh ảnh giật gân để khuynh đảo chính trường Mỹ bằng cách tiếp tay với bọn phản chiến, đưa lên báo chí, Tivi một vài h́nh ảnh thê lương của cuộc chiến để làm nản ḷng dân Mỹ. Và làm lu mờ sự chiến đấu anh dũng của người lính Việt Nam Cộng Ḥa.

    Thử hỏi người bạn Mỹ, nếu quân ta không can đảm, không anh hùng th́ làm sao lấy lại cố đô Huế, Kon Tum, An Lộc, Cổ thành Quảng Trị... Không can đảm, không anh hùng làm sao có bao vị Tướng, Tá đă tuẩn tiết, chưa kể hàng trăm hàng ngàn chiến sĩ vô danh đă sống chết với quân thù vào lúc có lịnh đầu hàng ?

    MX Đỗ Phú Ngọc


  4. #194
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (phần 1)


    Bảo Ḥa Công Chúa - June 12, 2005 01:04 AM (GMT)
    Tác giả: Mê Kông


    Binh chủng TQLC Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 10/1954 theo sắc lệnh của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm từ các đơn vị biệt kích (Commando) nổi tiếng và Tuần Giang Xung Kích (Dinassaut) của Hải Quân Pháp di chuyển vào miền Nam sau hiệp định Geneva 1954, trực thuộc quân chủng Hải Quân với quân số 1,150 người và bộ tư lệnh ở trại Cửu Long (Thị Nghè), sau dời về số 15 Lê Thánh Tôn Saigon (nguyên là cơ sở của đơn vị Commando của Hải Quân Pháp trước đây) gần bộ tư lệnh Hải Quân VNCH ở bến Bạch Đằng.

    Phái Bộ Quân Sự Pháp muốn duy tŕ h́nh thức bộ binh xung kích hoạt động trên các giang đỉnh đầy sáng tạo và khá thành công trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-54) cũng như các hoạt động đổ bộ và binh chủng TQLC vẫn c̣n tùy thuộc vào sự yểm trợ tiếp vận của Quân Đội Pháp trong thời gian này.

    Tuy nhiên ngay từ đầu đơn vị cố vấn TQLC Hoa Kỳ do Trung Tá Victor Croizat chỉ huy đă để lại một dấu ấn sâu đậm trong việc h́nh thành, xây dựng và phát triển binh chủng TQLC non trẻ này. Thông thạo tiếng Pháp và thân cận với TT Ngô Đ́nh Diệm khi chỉ huy nhóm cố vấn Hoa Kỳ yểm trợ cho nỗ lực di cư gần 1 triệu dân Miền Bắc vào miền Nam sau hiệp định Geneva cũng như tái định cư cho những người dân xa xứ này, Croizat được xem như một anh hùng trong những ngày đầu của chế độ VNCH.

    Trung Tá Croizat trở thành cố vấn trưởng đầu tiên của binh chủng TQLC Việt Nam và cùng với Thiếu Tá Phạm Văn Liễu hoạch định việc tổ chức, xây dựng và phát triển binh chủng TQLC từ những đơn vị không đồng nhất và đóng rải rác từ Huế vào đến đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian đầu rồi dần dần trưởng thành sau những năm khói lửa của thập niên 1960 và 1970 thành một trong những đại đơn vị thiện chiến và lừng danh nhất trong chiến cuộc Đông Dương lần thứ hai (1945-54).

    user posted image
    Thiếu Tá Liễu từng hoạt động lâu dài trong các liên đoàn tuần giang xung kích cũng như thực tập với các đơn vị biệt kích Commando ở miền Bắc trước khi di chuyển vào miền Nam sau hiệp định Geneva nên được giao phó trách nhiệm thành lập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến với Trung Úy Lê Nguyên Khang là phụ tá. Hai tiểu đoàn đầu tiên được thành lập từ các đơn vị biệt kích nổi tiếng và tuần giang xung kích của Hải Quân Pháp trước đây với cố vấn người Pháp, nhưng tổ chức theo biên chế tiểu đoàn TQLC của quân đội Hoa Kỳ với 1 đại đội chỉ huy, 4 đại đội chiến đấu và 1 đại đội súng nặng.

    Được sự yểm trợ tối đa của quân chủng TQLC Hoa Kỳ qua toán cố vấn Marine Advisory Unit (MAU) bao gồm tổ chức, huấn luyện, tham mưu, hành quân và yểm trợ tiếp vận, các đơn vị TQLC Việt Nam hoạt động hành quân và duy tŕ truyền thống tự hào binh chủng (esprit de corps) tương tự như các đơn vị bộ chiến của TQLC Hoa Kỳ với phù hiệu, bộ quân phục rằn ri "da cọp" và màu mũ xanh riêng biệt.

    Các sĩ quan chỉ huy mới được tuyển chọn kỹ càng từ Trường Vơ Bị Đà Lạt và Trường sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức. Từ tháng 9 năm 1958 các sĩ quan TQLC Việt Nam cũng luân phiên theo học các khóa huấn luyện của sĩ quan TQLC Hoa Kỳ ở Quantico (Virginia) trong khi các hạ sĩ quan huấn luyện theo học khóa huấn luyện căn bản ở San Diego để thành lập trung tâm huấn luyện TQLC ở Thủ Đức.

    Tiểu Đoàn 1 và 2 TQLC h́nh thành trong năm 1955 cùng với một bộ chỉ huy binh chủng và một đại đội pháo binh. Tiểu Đoàn 3 TQLC được thành lập vào tháng 9 năm 1957 và đến ngày 1 tháng 6/1959 th́ Liên Đoàn TQLC được chính thức thành lập với quân số 2,276 quân nhân (tổ chức với 3 tiểu đoàn chiến đấu và 1 pháo đội súng cối) và cùng với Lữ Đoàn Nhảy Dù h́nh thành lực lượng tổng trừ bị cơ động chiến lược của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, hoạt động trên khắp 4 vùng chiến thuật của VNCH dưới quyền điều động trực tiếp của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù cũng là hai đơn vị bộ chiến duy nhất của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa chỉ nhận lính và sĩ quan t́nh nguyện phục vụ trong binh chủng. Thủy Quân Lục Chiến có 13 toán tuyển mộ trên khắp lănh thổ miền Nam, và vào năm 1971 trung b́nh nhận khoảng 610 thanh niên t́nh nguyện gia nhập binh chủng hằng tháng, đủ để thay thế những tổn thất chiến trường và duy tŕ quân số khả dụng. Các cấp chỉ huy chiến đấu đều trưởng thành và thăng chức từ kinh nghiệm thực tế chiến trường. Các cố vấn TQLC Hoa Kỳ cũng bắt đầu trực tiếp tham gia chiến đấu với các đơn vị TQLC Việt Nam từ năm 1960, trước hẳn các đơn vị bộ chiến VNCH khác.

    Thiếu Tá Lê Nguyên Khang trở thành tư lệnh binh chủng năm 1960, một chức vụ kéo dài đến tháng Năm 1972 khi ông đă lên đến chức trung tướng, trừ một khoảng thời gian 3 tháng sau chính biến 1963 khi ông bàn giao chức vụ lại cho Trung Tá Nguyễn Bá Liên để đi làm tùy viên quân sự ở Philippines. Trước Thiếu Tá Khang, binh chủng TQLC lần lượt được chỉ huy bởi Trung Tá Lê Quang Trọng (tháng 5/1955 đến tháng 1/1956), Thiếu Tá Phạm Văn Liễu ( tháng 1 đến tháng 8/1956), Đại Úy Bùi Phó Chí (tháng 8 đến tháng 10/1956), Thiếu Tá Lê Như Hùng (tháng 10/1956 đến tháng 6/1960). Đến ngày 1 tháng 8/1961 quân số Thủy Quân Lục Chiến lên đến 3,321 quân nhân với 4 tiểu đoàn chiến đấu, một pháo đội pháo binh và đại đội quân y.

    Binh chủng TQLC sau đó được mở rộng thành Lữ Đoàn TQLC vào ngày 1 tháng 1/1962 với việc thành lập Tiểu Đoàn 4 TQLC (1961), Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh (1962), Tiểu Đoàn Yểm Trợ Thủy Bộ với các đại đội Trinh Sát, Vận Tải, Truyền Tin, Quân Y. Quân số binh chủng lên đến 6.149 quân nhân. Sau chính biến 1963 có thêm Tiểu Đoàn 5 TQLC (1964) và Tiểu Đoàn 6 TQLC (1966) cũng như Trung Tâm Huấn Luyện TQLC ở Rừng Cấm (Thủ Đức) được xây cất vào cuối năm 1963, dựa trên mô phỏng của Trung Tâm Huấn Luyện Tân Binh TQLC Hoa Kỳ ở Parris Island (North Carolina) với các huấn luyện viên đă theo học ở Căn Cứ Tuyển Mộ Tân Binh của TQLC Hoa Kỳ ở San Diego để duy tŕ tiêu chuẩn cao cho các hoạt động huấn luyện những tân binh t́nh nguyện.

    Do yêu cầu chiến thuật từ năm 1964 Lữ Đoàn TQLC cũng thành lập Chiến Đoàn A (Alpha hay An Dương Vương) và B (Bravo hay Bắc B́nh Vương) để chỉ huy các cuộc hành quân phối hợp. Đến ngày 1 tháng 7/1964 Lữ Đoàn TQLC có quân số 6,555 quân nhân, tổ chức thành 2 chiến đoàn với 5 tiểu đoàn chiến đấu, 1 tiểu đoàn pháo binh và Tiểu Đoàn Yểm Trợ Thủy Bộ.

    Cuối năm 1964 do những yếu kém về t́nh báo và công tác yểm trợ hỏa lực của tỉnh Phước Tuy và Vùng 3 Chiến Thuật, Tiểu Đoàn 4 TQLC bị thiệt hại nặng trong trận đánh B́nh Giă đẫm máu trong tỉnh Phước Tuy khi đơn vị lọt vào trận địa phục kích của hai trung đoàn chủ lực của Sư Đoàn 9 CSBV đang trong giai đoạn h́nh thành được pháo binh (cối 82 ly, ĐKZ 57 ly) yểm trợ trong rừng cao su phía ngoài làng công giáo di cư B́nh Giă.

    Đơn vị thiệt hại nặng với 112 chết (bao gồm 29 sĩ quan), 71 bị thương và 13 mất tích. Tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó và một đại đội trưởng tử trận, một đại đội trưởng bị thương nặng cùng 2 cố vấn và 2 quan sát viên TQLC Hoa Kỳ. Riêng Đại Úy Donald Cook, một trong 3 quan sát viên của Sư Đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ đồn trú ở Okinawa (Nhật Bản) đang tham quan chiến trường bị thương và bị bắt. Ông chết trong trại tù Cộng Sản khoảng cuối năm 1967 và được truy tặng huy chương Medal of Honor. Đây là trận đánh mở đầu giai đoạn leo thang chiến tranh ở miền Nam Việt Nam của Hà Nội với các cuộc tấn công ở cấp số trung đoàn sau khi Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh thay mặt Bộ Chính Trị đảng CSVN và Quân Ủy Trung Ương vào trực tiếp chỉ đạo chiến trường miền Nam.


    Ngày 5 tháng 1/1965 binh chủng TQLC chính thức tách ra khỏi quân chủng Hải Quân. Trong trận đánh Phụng Dư ở Bồng Sơn (B́nh Định) vào tháng Tư năm 1965, Tiểu Đoàn 2 TQLC đánh bật 10 đợt tấn công biển người kéo dài 5 giờ đồng hồ của một trung đoàn Cộng Sản Bắc Việt thuộc Sư Đoàn 3 CSBV "Sao Vàng," khiến cộng quân phải gọi những người lính Cọp Biển của đơn vị này là nhũng "con trâu điên", khai sinh danh hiệu Trâu Điên của tiểu đoàn này cũng như khởi đầu việc đặt danh hiệu cho các tiểu đoàn c̣n lại. Do chiến tích lừng danh này, Tiểu Đoàn 2 TQLC được ân thưởng Presidential Unit Citation của Tổng Thống Hoa Kỳ Johnson, đơn vị đầu tiên của binh chủng TQLC Việt Nam.

    Tháng 6 năm 1966 đoàn cố vấn TQLC Hoa Kỳ đề nghị kế hoạch mở rộng binh chủng TQLC Việt Nam, nâng cấp từ lữ đoàn lên sư đoàn vào năm 1970. Trong thập niên 1960 các tiểu đoàn TQLC (đặc biệt là Chiến Đoàn B, sau thành Lữ Đoàn B) cũng thường xuyên hoạt động trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với các đơn vị bạn cũng như Lực Lượng Cơ Động Sông Ng̣i (Mobile Riverine Force) của quân đội Hoa Kỳ, gây nhiều cảm phục cho các quân nhân Hoa Kỳ.

    Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, Lữ Đoàn TQLC là nỗ lực chính giải tỏa hướng đông-bắc thủ đô Saigon trong khu vực B́nh Ḥa, G̣ Vấp, và B́nh Lợi. Là một trong các nỗ lực chính giải tỏa Thành Nội Huế bị cộng quân chiếm giữ, Chiến Đoàn A TQLC đă tái chiếm lại kỳ đài ở Đại Nội (nhưng theo yêu cầu của Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, đă nhường nhiệm vụ thượng kỳ VNCH lại cho Đại Úy Phạm Văn Đính của Sư Đoàn 1 BB). Với chiến công này, Chiến Đoàn A cùng Tiểu Đoàn 1 và 4 TQLC đă được ân thưởng Presidential Unit Citation của Tổng Thống Johnson trong khi Tiểu Đoàn 5 TQLC được ân thưởng Valorous Unit Award.

  5. #195
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (phần 2)


    Ngày 1 tháng 10/1968, kỷ niệm 14 năm thành lập, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được h́nh thành nhưng chưa đầy đủ sức mạnh chiến đấu. Lúc đó sư đoàn được h́nh thành với Lữ Đoàn A (tiền thân của Lữ Đoàn 147) và B (tiền thân của Lữ Đoàn 258) để chỉ huy 6 tiểu đoàn bộ chiến cùng một tiểu đoàn pháo binh. Các đơn vị yểm trợ như Truyền Tin, Công Binh, Quân Y đều nâng cấp từ đại đội lên tiểu đoàn.

    Sau Tết Mậu Thân 1968, binh chủng thành lập thêm Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC (tháng 4/1969), Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh TQLC (tháng 11/1969) và Tiểu Đoàn 7 TQLC (tháng 12/1969). Trong một trận đánh ác liệt gần Biên Hoà trong tháng Hai năm 1969, Tiểu Đoàn 5 TQLC được ân thưởng huy chương U.S. Navy Unit Commendation. Để thay thế Lực Lượng Cơ-Động Sông Ng̣i của Hoa Kỳ bắt đầu triệt thoái, Lữ Đoàn B TQLC kết hợp cùng Hải Quân Vùng 4 Sông Ng̣i thành Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211 với bộ chỉ huy ở căn cứ Đồng Tâm gần Mỹ Tho, hành quân thường trực từ giữa năm 1969 ở khu vực U Minh-Chương Thiện và Định Tường-Kiến Ḥa.

    Khi này quân số sư đoàn đă lên đến 9,300 quân nhân trong khi Đoàn Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ có 47 sĩ quan cố vấn và 9 hạ sĩ quan chuyên môn. Mỗi tiểu đoàn TQLC khi này có hai sĩ quan cố vấn do các tiểu đoàn chiến đấu TQLC thường phân chia thành 2 nhóm chiến đấu Alpha và Bravo do tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn phó chỉ huy. Vào giai đoạn này, các cố vấn TQLC Hoa Kỳ mặc dầu đă từng chiến đấu ở Quân Khu 1 với các đơn vị TQLC Hoa Kỳ trước đây, thường đảm nhiệm chủ yếu việc phối hợp yểm trợ hỏa lực và tiếp vận v́ về kinh nghiệm chiến trường của họ th́ không thể nào bù được với các cấp chỉ huy chiến đấu của TQLC Việt Nam.

    Tiểu Đoàn 9 TQLC và Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh TQLC được thành lập trong năm 1970 và Sư Đoàn TQLC với quân số và trang bị đầy đủ được tái tổ chức với 3 lữ đoàn chiến đấu mang số 147, 258 và 369 (thành lập cuối năm 1969). Mỗi lữ đoàn chỉ huy 3 tiểu đoàn chiến đấu (được gom lại thành số hiệu lữ đoàn) và một tiểu đoàn pháo binh yểm trợ nhưng trên thực tế chiến trường cấu trúc các lữ đoàn thường thay đổi tùy theo nhu cầu chiến thuật. Với quân số đầy đủ trên 900 người, tiểu đoàn chiến đấu TQLC có biên chế cao nhất trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa.

    Vào tháng 5/1970 Lữ Đoàn 258 TQLC với Tiểu Đoàn 1, 4 và 5 TQLC và một pháo đội của Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC tham gia cuộc hành quân Cửu Long của Quân Đoàn 4 vượt biên sang Cam Bốt đánh phá các căn cứ bí mật của Cộng Sản Bắc Việt trong khu vực Neak Lương, cũng như tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo yểm trợ hồi-cư Việt Kiều sinh sống ở Cam Bốt đang bị kỳ thị và khủng bố. Sau đó Lữ Đoàn 147 và 369 TQLC với Tiểu Đoàn 2, 6, 7 và 8 TQLC cũng tham gia.

    Đầu năm 1971 Sư Đoàn TQLC tham gia chiến dịch Hạ Lào (Hành Quân Lam Sơn 719) khởi đầu là trừ bị chiến dịch với hai lữ đoàn 147 và 258). Sau khi Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù và Liên Đoàn 1 BĐQ bị thiệt hại nặng và Sư Đoàn 1 BB được giao nhiệm vụ thay thế Nhảy Dù để vào mục tiêu Tchepone th́ Lữ Đoàn 147 và 258 TQLC vào thay Sư Đoàn 1 BB để bảo vệ mặt nam của cuộc tiến quân. Trong khi đó, Lữ Đoàn 369 TQLC được di chuyển từ Saigon ra Khe Sanh làm đơn vị trừ bị. Đại Tá Bùi Thế Lân, tư lệnh phó Sư Đoàn TQLC chỉ huy cuộc hành quân cấp sư đoàn đầu tiên trong lịch sử binh chủng.

    Ngày 2 tháng 3/1971 Lữ Đoàn 147 TQLC với Tiểu Đoàn 2, 4 và 7 TQLC và một pháo đội hỗn hợp 105/155 ly của Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC xuống căn cứ Delta. Sau đó Lữ Đoàn 258 TQLC với Tiểu Đoàn 1, 3 và 8 TQLC và pháo đội của Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh TQLC xuống căn cứ Hotel trên dăy núi Cô Rốc ngay biên giới Việt-Lào. Trong giai đoạn triệt thoái đẫm máu ra khỏi Hạ Lào, hai căn cứ Delta và Hotel của TQLC bắt đầu hứng trọn gánh nặng phản công truy kích của quân Bắc Việt từ hướng tây cũng như cuộc đột kích theo kiểu "vu hồi" của Sư Đoàn 324B từ thung lũng A Shau di chuyển lên từ hướng nam.

    Trung Đoàn 29 và Trung Đoàn 803 thuộc Sư Đoàn 324B Bắc Việt tung ra nhiều đợt tấn công biển-người ghê gớm. Họ được yểm trợ bởi hàng loạt đợt pháo kích nặng và 10 chiến xa PT-76 trang bị súng phun lửa. Phía bên này, Lữ Đoàn 147 TQLC đă chống trả hết sức anh dũng và kịch liệt, nhưng cuối cùng lữ đoàn cũng phải mở đường máu rút lui ở căn cứ Delta trong đêm 22 tháng 3/1971 sau khi tiêu diệt 3 chiến xa địch quân, cạn dần đạn dược và tiếp tế trong khi hỏa lực pháo binh và pḥng không ác liệt của Bắc quân đă khiến các hoạt động không yểm, tiếp tế và tải thương không thực hiện được.

    Ngoài việc vào sát ṿng đai pḥng thủ căn cứ Delta, bộ đội Sư Đoàn 324B cũng đă xâm nhập vào khu vực triệt thoái của lính Thủy Quân Lục Chiến ở giữa 2 căn cứ Delta và Hotel. Dù đă bị thương, ba viên sĩ quan tiểu đoàn trưởng (đặc biệt là Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc của Tiểu Đoàn 2 TQLC) cũng như các cấp chỉ huy dưới quyền đă duy tŕ đội ngũ và chỉ đạo cuộc rút quân hữu hiệu trong hoàn cảnh đầy khó khăn. Theo các cố vấn TQLC Hoa Kỳ, dù bị thiệt hại khá nặng, Lữ Đoàn 147 TQLC đă trong t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu 24 giờ sau khi về đến Khe Sanh.

    Các đơn vị pháo binh Hoa Kỳ và VNCH cũng đă triệt thoái khỏi khu vực biên giới Lào-Việt, ngoài tầm bắn yểm trợ. Ưu tiên của các hoạt động không yểm tập trung vào việc triệt thoái Sư Đoàn 1 BB và lực lượng đặc nhiệm Nhảy Dù-Thiết Kỵ dọc theo Quốc Lộ 9.

    Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm (Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và là người chỉ huy tổng quát cuộc hành quân Lam Sơn 719) sau những hiềm khích cá nhân với tướng Lê Nguyên Khang (Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC) đă không chấp thuận việc triệt thoái của lính Cọp Biển nhưng đ̣i hỏi việc di tản pháo đội pháo binh ra khỏi căn cứ Delta trong hoàn cảnh trực thăng không thể nào đáp xuống căn cứ một cách an toàn.

    Tướng Lăm đă phán một câu sau những thiệt hại khá nặng của BĐQ, Nhảy Dù, Thiết Giáp và Sư Đoàn 1 BB, đến lượt TQLC phải chấp nhận thiệt hại để bảo vệ cho nỗ lực triệt thoái theo Quốc Lộ 9 (theo tường thuật của cố vấn TQLC Hoa Kỳ). Lữ Đoàn 258 TQLC sau đó cũng triệt thoái khỏi căn cứ Hotel vào ngày 25 tháng 3/1971 bằng các trực thăng của lực lượng đặc nhiệm TQLC Hoa Kỳ đang có mặt trên Hạm Đội 7 ở ngoài khơi Việt Nam sau những bàn luận giữa Đại Tá Lân và Đại Tá Francis W. Tief, cố vấn trưởng và được sự đồng ư của tướng Khang ở Saigon mà không thông qua tướng Lăm.

    Tướng Lăm đă nổi giận và yêu cầu gởi hai toán trinh sát TQLC xuống đỉnh núi Cô Rốc để thăm ḍ các lực lượng truy đuổi của Bắc quân nhưng không biết Đại Tá Bùi Thế Lân có thi hành lệnh này hay không v́ đó là một nhiệm vụ cảm tử không thành (theo tường thuật của cố vấn TQLC Hoa Kỳ).

    Mặc dầu thiệt hại nhẹ hơn các đơn vị bạn như Nhảy Dù, BĐQ, Sư Đoàn 1 BB và Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh, sau 20 ngày tham gia vào giai đoạn cuối của chiến dịch Hạ Lào, Sư Đoàn TQLC thiệt hại 335 chết, 768 bị thương và 37 mất tích trong khi gây thiệt hại cho trên 2,000 bộ đội Bắc Việt với xác chết nằm la liệt xung quanh hai căn cứ Delta và Hotel. Thủy Quân Lục Chiến tịch thu hay phá hủy trên 800 vũ khí và 3 chiến xa PT-76 . Chấn động tinh thần mạnh nhất là những đồng đội hy sinh và bị thương nặng không thể di tản phải nằm lại trên đất Lào. Tuy vậy Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, tư lệnh chiến dịch đă nói, "Sao TQLC nó về nhiều thế nhỉ."

    Từ năm 1960 khi CSBV bắt đầu tiến hành chiến tranh ở miền Nam, danh tiếng binh chủng TQLC bắt đầu vang rộng khắp nơi qua các trận đánh nổi tiếng như Đầm Dơi, Đổ Xá, Ba Gia, B́nh Giả, Đức Cơ, Phụng Dư, Rạch Ruộng cũng như các chiến dịch lớn như Sóng T́nh Thương, Tết Mậu Thân ở thủ đô Saigon-Chợ Lớn và Cố Đô Huế, Cửu Long sang Cambodia, Lam Sơn 719 sang Hạ Lào.

    Được sự trợ giúp tận tâm của các cố vấn TQLC Hoa Kỳ đồng kham cộng khổ ở chiến trường, binh chủng TQLC Việt Nam trưởng thành nhanh chóng qua những tháng năm khói lửa trở thành một đại đơn vị lừng danh chiến trận với tổ chức chặc chẻ, huấn luyện thuần thục, chỉ huy tài ba, tinh thần chiến đấu can đảm với quân số đầy đủ và mạnh mẽ nhất trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa.

    Tuy nhiên đại đơn vị này cũng là nạn nhân không may của cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. Do tướng Lê Nguyên Khang là bạn thân thiết của tướng Kỳ nên sau khi tướng Thiệu nắm được quyền lực, Sư Đoàn TQLC đă không được sử dụng đúng chỗ và quan tâm chu đáo như Sư Đoàn Nhảy Dù do luôn là mối lo ngại về đảo chính của vị lănh đạo quốc gia đa-nghi này. Các cấp chỉ huy tài ba cấp lữ đoàn của binh chủng như Nguyễn Thành Yên, Tôn Thất Soạn, Hoàng Tích Thông, Nguyễn Thành Trí, Phạm Văn Chung, Ngô Văn Định không có cơ hội lên tướng cho dù tạo nhiều chiến tích lừng danh.

    HẾT

  6. #196
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN MẬU THÂN 1968


    (Phần 1)


    Các nhà quân sử kim cổ Đông Tây đều ghi nhận đặc tính của binh pháp là quỷ trá kỳ xảo, tức là chiến pháp bao hàm ư nghĩa quyền mưu, chủ trương dùng tất cả mọi thủ đoạn để đi tới chiến thắng. Theo trên, người ta không thấy làm lạ nếu đôi bên giao tranh có những lối "công kỳ vô bị xuất kỳ bất ư" để bên này khai thác những sơ hở về một phương diện nào của bên kia. Liên hệ ít nhiều đến nguyên tắc chỉ đạo chiến tranh này mà đă được nhắc đến trong thiên Quân tranh của Tôn Tử, Lư Tế Xuyên trong sách "Việt điện u linh tập" cũng đưa ra nguyên tắc: Tọa đăi địch chí bất như tiên phát dĩ ách kỳ phong (ngồi chờ giặc đến không bằng đem quân đánh trước để chận mũi nhọn của địch).

    Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và công cụ của họ là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) đă xuất toàn lực đánh lén Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) vào những ngày đầu Tết Mậu Thân trong năm 1968 trên khắp lănh thổ Miền Nam khi họ đột ngột không giữ lời đề nghị ngưng chiến do chính họ đưa ra. Cộng Sản Bắc Việt cũng đă không nghĩ ǵ đến 3 ngày Tết Nguyên Đán, ngày truyền thống của dân tộc, những ngày đầm ấm nhất của xứ sở mỗi năm, hay sự yên vui của đồng bào để xum họp và cúng bái tổ tiên, một tập tục thiêng liêng từ ngàn xưa. Tuy mưu mô đă khéo, thuật xảo sắp đă hay, tiếng súng của Cộng Sản chỉ tạo được lợi thế bất ngờ trong vỏn vẹn ít tiếng đồng hồ ở thủ đô Saigon và một số thị trấn của Việt Nam Cộng Ḥa. Tính chung, Cộng Sản đă thảm bại v́ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă phản ứng rất mau lẹ. Và ngược lại điều tai hại cho họ là đă đụng đầu với sự lạnh nhạt của đồng bào Miền Nam khắp nơi.

    Kết quả của hai đợt tấn công đại quy mô với những cố gắng to lớn, từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng 5 năm 1968 trên khắp chiến trường từ Quảng Trị tới Cà Mau là Việt Cộng (VC) đă bị đẩy vào chỗ chết ngót 60,000 cán binh, bị cầm tù 10,000, ra đầu hàng ngót 6,000 và mất trên 17,000 vũ khí. Trong khi đó, số tổn thất của VNCH về mọi thứ không tới 1 phần 10 những con số của Việt Cộng.

    Trong cuộc "tổng nổi dậy" năm 1968 này, Cộng Sản đă phá hủy 50,000 căn nhà của dân, đem chết chóc đến cho 14,000 đồng bào đủ cả già trẻ gái trai và "vô sản hóa" 70,000 người đa số là dân lao động. Ngoài ra điều dă man chưa từng thấy trong lịch sử loài người là họ đă xua những lực lượng gồm 7 phần 10 con nít vào ḷ lửa chiến tranh và mở những cuộc pháo kích bừa băi vào những khu gia cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự, để trả thù sự bất cộng tác của dân chúng. Cộng Sản dám làm tất cả, dùng bất cứ phương tiện ǵ dù có tàn ác nhất nếu để đạt đến mục tiêu, tức chiến thắng cho họ.

    Trận Tổng Công Kích Đợt 1 của Việt Cộng đă xảy ra trong những ngày đầu năm Mậu Thân 1968. Để che dấu âm mưu này và để đánh lạc hướng, chiều ngày 20 tháng 1 năm 1968 nghĩa là trước cuộc tổng tấn công 10 ngày, sau những loạt trọng pháo mở màn, bộ đội Bắc Việt đă tấn công mạnh mẽ vào Khe Sanh.

    Khe Sanh là một căn cứ chiến lược chặn ngang đường xâm nhập của quân Cộng Sản Bắc Việt vào Vùng I Chiến Thuật của VNCH. Căn cứ này nằm ở ngă ba biên giới Bắc Việt, Lào, và Nam Việt Nam, cách thượng lưu sông Bến Hải không xa và cách Cồn Tiên, nơi xảy ra trận đánh lớn vào giữa năm 1967 vào khoảng 30 km. Căn cứ Khe Sanh nằm trong một ḷng chảo chung quanh núi cao vây bọc dài 2 km ngang 1 km. Nơi này có khoảng 6,000 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ trú đóng. Trong căn cứ có một phi trường làm đường liên lạc tiếp tế và vài tiền đồn quanh vùng là các ngọn đồi 881, 861, 558, và 950. Ở xa hơn về phía đông có căn cứ Carrol. Và cách đó không xa có tiền đồn là Làng Vei do một tiểu đoàn Dân Sự Chiến Đấu với sự giúp đỡ của cố vấn Hoa Kỳ trấn giữ.

    Cuộc tấn công mở màn vào Khe Sanh đă khiến ngay từ lúc đầu khiến 20 binh sĩ TQLC Hoa Kỳ tử thương và 109 bị thương. Thoạt đầu quân Bắc Việt oanh kích dữ dội bằng trọng pháo và hỏa tiễn vào trại TQLC Hoa Kỳ tại căn cứ Carrol. Sau đó bộ đội Cộng Sản tấn công hai ngọn đồi 881 và 861. Các đơn vị của Trung Đoàn 26/3 (đọc là "Trung Đoàn 26 thuộc Sư Đoàn 3") TQLC Hoa Kỳ đă chiến đấu dữ dội với các đơn vị thuộc sư đoàn 325 CSBV xuất hiện bao vây vùng thung lũng Khe Sanh. Dường như quân chính quy Bắc Việt đă dồn chừng 3 sư đoàn ở vùng phi quân sự và biên giới Lào để gián tiếp yểm trợ cho chiến trường Khe Sanh. Trước t́nh h́nh này, lệnh hưu chiến trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Thân trước định 48 giờ được lịnh rút xuống c̣n 36 tiếng, nghĩa là lệnh hưu chiến chỉ c̣n giá trị từ 18 giờ ngày 29 tháng 1/1968 đến 06 giờ ngày 31 tháng 1/1968.

    Biện pháp pḥng thủ hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị của miền Nam Việt Nam được đặt ra và ước lượng rằng quân số Việt-Mỹ lên đến 50,000 người để pḥng ngừa một cuộc đánh úp vào hai tỉnh này. Sư Đoàn Nhảy Dù của VNCH được lệnh tăng cường vùng hỏa tuyến với quân số một chiến đoàn. Một số các đơn vị chủ lực Hoa Kỳ như Sư Đoàn 1 Không Vận cũng được đưa ra Vùng 1 Chiến Thuật để giúp VNCH pḥng chống lại sự xâm nhập của CSBV.

    Nhưng trước Tết, Sư Đoàn Nhảy Dù mới gởi ra vùng hỏa tuyến chỉ được các Tiểu Đoàn 2 và 9. Măi tới ngày mồng 2 Tết, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 với Tiểu Đoàn 7 mới được không vận ra Huế. Sư Đoàn 1 Không Vận cũng từ An Khê kịp ra đóng ở một khu vực cách xa thành phố Huế. Các lực lượng này chỉ là những lực lượng trừ bị cho chiến trường Khe Sanh nên chỉ nằm đợi tại chỗ, không tham gia vào những hoạt động khác.

    Các chiến lược và chiến thuật gia cho rằng Việt Cộng chỉ có khả năng mở những trận quy mô dựa vào những căn cứ xuất phát tại các vùng biên giới nhưng sẽ thất bại. Với những sự phối trí quân lực như trên th́ chắc hẳn địch chẳng có thể làm ǵ nên chuyện theo đà tiến triển của t́nh h́nh. C̣n tại nội địa các nhà quân sự ước tính rằng địch quân chỉ có khả năng mở những cuộc tấn công ở cấp liên tiểu đoàn nhằm gây tiếng vang. Việt Cộng chỉ có thể đánh trong một thời gian chớp nhoáng nếu họ không muốn bị tiêu diệt. Người ta cảm thấy lạc quan đối với t́nh h́nh quân sự chung trên toàn quốc qua các trận đánh đă xảy ra ở Cồn Tiên, Dakto, Lộc Ninh và Phước Quả vào năm 1967 mà chiến thắng cuối cùng đă nghiêng về phía Việt Nam Cộng Ḥa cùng các lực lượng đồng minh.

    Tuy nhiên, những người am hiểu thời cuộc lại cảm thấy lo ngại. Vấn đề xây dựng nông thôn không tiến triển. Các vùng nông thôn phần lớn nằm trong sự khống chế của Việt Cộng. Các cơ sở hạ tầng của Việt cộng vẫn c̣n nguyên vẹn và dường như c̣n phát triển mạnh tới những vùng làng mạc phụ cận và ngoại ô của các thành phố và đô thị, bằng chứng là những vụ ám sát và khủng bố được gia tăng nhằm vào các viên chức xă, ấp, phường, khóm ở các vùng này trong những tháng về cuối năm 1967. Lợi dụng những vụ ám sát đê hèn này thường ít được dư luận chú ư đến, bằng một cách âm thầm và lặng lẽ, Việt Cộng đă len lỏi về đóng quân một cách bí mật ở gần các mục tiêu dân sự và quân sự ở miền Nam Việt Nam.

    Một sự an ninh giả tạo đă được diễn ra tạo nên những sự dễ dăi hoạt động và di chuyển cho các phần tử Việt Cộng. Vào những ngày giáp Tết, ngoài một Khe Sanh sôi động, t́nh h́nh chung trên toàn quốc hoàn toàn yên tĩnh. Các đơn vị binh sĩ được hưởng phép nghĩ Tết dễ dàng, trực gác theo như thông thường. Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc cho dân chúng tùy theo an ninh từng địa phương được phép đốt pháo trong 4 ngày Tết, từ ngày 30 đến hết ngày mồng 3. Nhưng tiếng pháo đă bất chấp luật lệ bắt đầu nổ rải rác trong đô thành Saigon Chợ Lớn từ 20 tháng Chạp nghĩa là trước cả ngày tiễn Ông Táo lên chầu trời. Nghĩa là dân chúng thản nhiên với thời cuộc sửa soạn đón Xuân và vui Xuân.

    Ngày Tết đến, người dân thành thị đă đón mừng Xuân Mậu Thân 1968 với tiếng pháo liên hồi. Tết Mậu Thân là Tết nhiều pháo nổ hơn mọi Tết khác rất nhiều. Giới giàu có, giới mại bản đốt những tràng pháo năm bảy thước và đốt rất nhiều. Giới ít tiền cũng tranh hơi cố gắng bỏ tiền đốt một vài tràng pháo đón Xuân lấy hên.

    Đột nhiên xen lẫn tiếng pháo mừng Xuân, tiếng súng Việt Cộng bùng nổ. Hậu phương đang thanh b́nh, trong giây phút biến thành tiền tuyến. Lợi dụng việc bỏ giới nghiêm và lệnh hưu chiến do chính họ long trọng ưng thuận, Việt Cộng đă mở cuộc tổng công kích trên toàn thể miền Nam tự do để đánh vào các lực lượng của quân đội VNCH trong giờ phút uy linh đón mừng Xuân mới.

    Đêm 30 Tết, tức ngày 29 tháng 1/1968, Việt Cộng đồng loạt tấn công vào 5 thị xă thuộc Vùng 2 Chiến Thuật:

    Thị xă Qui Nhơn lúc 4 giờ 10.

    Thị xă Kontum lúc 2 giờ 00.

    Thị xă Pleiku lúc 4 giờ 40.

    Thị xă Darlac lúc 1 giờ 30.

    Thị xă Nha Trang lúc 0 giờ 30.

    Đồng thời, Việt Cộng pháo kích và đột nhập vào Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 lúc 3 giờ 40 sáng.

    Cũng trong đêm này, Việt Cộng đột kích vào Chi Khu Hội An, pháo kích vào thị xă Quảng Trị, phi trường Đà Nẵng, phi trường Non Nước về phía Nam Đà Nẵng khoảng 4 km và pháo kích tấn công nhiều đồn bót lẻ tẻ trên toàn quốc. Cả 5 thị xă kể trên và Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 đều bị Việt Cộng lọt vào. Tuy nhiên tại Qui Nhơn, Nha Trang và Pleiku áp lực Việt Cộng đă được giải tán nhanh chóng. Tổng hành dinh Quân Đoàn 1 cũng đẩy lùi địch quân trong vài giờ đồng hồ. Các lực lượng Việt Cộng tại các thị xă Ban Mê Thuột và Kontum cũng bị đẩy lui ngay. Tuy nhiên, tại hai thị xă này, Việt Cộng đă bám sát và tạo áp lực mạnh quanh vùng. Sau nhiều ngày chiến đấu, quân đội VNCH mới hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh.

    Đêm mồng 1 Tết, tức 24 giờ sau các cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ miền Cao nguyên và miền Trung, Việt Cộng mở các cuộc tấn công vào đô thành Saigon - Chợ Lớn và các tỉnh lỵ miền Nam. Khi xảy ra vụ trận tấn công đêm giao thừa, chính quyền trung ương VNCH đă thông báo ngay cho các địa phương biết để kịp pḥng bị. Vào sáng mồng 1 Tết, Đài phát thanh quốc gia Saigon tố cáo Việt Cộng vi phạm trắng trợn việc hưu chiến trong dịp Tết và ban bố băi bỏ lệnh này.

    Dân chúng Miền Nam đang say sưa trong cái Tết dân tộc, nên ít người biết đến vụ vi phạm lịnh hưu chiến của Việt Cộng. Tại các tỉnh nhỏ, nhà cầm quyền đă dễ dàng hơn, trong việc kêu gọi quân nhân nghỉ phép trở lại trại để gia tăng việc pḥng thủ. Tại thủ đô Saigon, chiều tối ngày mồng 1, các giới chức quân sự theo dơi t́nh h́nh và ban lệnh cho các cơ quan và đơn vị đề pḥng. Nhưng lệnh này quá cấp bách khiến việc kêu gọi những quân nhân nghỉ phép không thể nào thi hành được.

    Nhưng việc ǵ đến đă đến. Một cuộc tổng công kích của Việt Cộng trên toàn lănh thổ VNCH đă quả thật sự xảy ra. Việt Cộng đă đánh vào các đơn vị VNCH trong lúc họ không chuẩn bị, hoặc chỉ vừa mới kịp đề pḥng do những trận đánh đầu tiên xảy ra. Tính theo kế hoạch tổng công kích, Việt Cộng đă đồng loạt mở các cuộc tấn công và đột kích vào hầu hết các tỉnh lỵ và thị trấn trong thời gian như sau:

    Tại Vùng 1 Chiến Thuật

    Huế bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ

    Quảng Trị bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

    Quảng Tín bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

    Quảng Ngăi bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

    Tại Vùng 2 Chiến Thuật

    B́nh Thuận bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 3 giờ 25

    Tuyên Đức bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 Tết lúc 02 giờ

    Tại Vùng 3 Chiến Thuật

    Thủ đô Saigon - Chợ Lớn - Gia Định bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ.

    B́nh Dương bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04g25

    Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh bị tấn công lúc 08g30 sáng mồng 2 Tết

    Biên Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ

    Long Khánh bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 Tế lúc 01 giờ

    Tại Vùng 4 Chiến Thuật

    Phong Dinh bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 03 giờ

    Vĩnh Long bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 lúc 03g30

    Kiến Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ

    Định Tường bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04 giờ

    Kiên Giang bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 02g40

    Vĩnh B́nh bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 4g15

    Kiến Tường bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 lúc 04g15

    Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44 bị tấn công đêm mồng 6 rạng mồng 7 lúc 1g25

    G̣ Công bị tấn công đêm mồng 7 rạng mồng 8 âm lịch lúc 2g35

    Bạc Liêu bị tấn công đêm 12 rạng 13 âm lịch, tức ngày 10/2/68

    Như vậy trong 44 tỉnh lỵ, Việt Cộng đă tấn công vào 28 nơi. Cuộc tấn công của Việt cộng kể ra cũng khá linh hoạt, tuy không diễn ra trong một lúc nhưng khoảng cách của các trận đánh ở các tỉnh lỵ không quá rời rạc.

    Tính ra như vậy đêm 30 Tết, Việt Cộng mở được 5 cuộc tấn công vào các tỉnh Cao Nguyên và miền Trung. Đêm mồng 1 Tết, Việt Cộng mở được 8 cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ và thị xă trong đó có đô thành Saigon - Chợ Lớn - Gia Định.

    Với 8 cuộc tấn công này trong đó có 4 thành phố Huế, Quảng Trị, Quảng Tín và Quảng Ngăi thuộc Vùng 1 Chiến Thuật, thành phố Phan Thiết thuộc vùng 2 Chiến thuật và 2 thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long thuộc Vùng 4 Chiến Thuật. Người ta nhận thấy rằng trong 2 ngày liên tiếp tất cả các tỉnh lỵ thộc Vùng 1 Chiến Thuật đều bị đánh. Các tỉnh lỵ thuộc vùng 2 Chiến Thuật cũng bị đánh gần hết. Riêng Vùng 4 Chiến Thuật mới bị chóm đánh vào 2 tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long.

    Đêm mồng 3 Tết, Việt Cộng lại đánh vào 8 tỉnh lỵ khác gồm 5 thành phố Kiến Ḥa, Định Tường, G̣ Công, Kiên Giang, Vĩnh B́nh thuộc vùng 4 Chiến Thuật, 2 thành phố B́nh Dương, Biên Ḥa thuộc Vùng 3 Chiến Thuật, và thành phố Tuyên Đức thuộc Vùng 2 Chiến Thuật.

    Qua ngày mồng 3 Tết, tức ngày 1 tháng 2/1968, hoạt động của Việt Cộng trên toàn quốc có phần suy giảm tuy họ vẫn bám sát được vào một vài thành phố như Saigon, Huế, Ban Mê Thuột, Kontum, Mỹ Tho và Vĩnh Long. C̣n tại các nơi, các phần tử Việt Cộng thất tán trong các khu dân cư và đang bị tiêu diệt.

    Ngày mồng 4 Tết, Việt Cộng mở một cuộc tấn công yếu ớt vào thị xă Kiến Tường và một cuộc tấn công khác vào các đơn vị trú pḥng tại Long Khánh nhưng đều bị đẩy lui ngay.

    Ngày mồng 5 Tết, hoạt động của Việt Cộng tại các vùng Chiến thuật suy giảm rơ rệt. Riêng tại Huế địch vẫn c̣n chiếm đóng và hoạt động mạnh. Tại thủ đô Siagon, các phần tử Việt Cộng trà trộn trong khu dân cư đang bị thanh toán lần lần.

    Ngày mồng 5 và 6 Tết, Việt Cộng c̣n mở những cuộc tấn công muộn vào tỉnh lỵ G̣ Công, Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44, nhưng không gây được sự thiệt hại nào đáng kể.

    Ngày mồng 8 âm lịch, tức ngày 6 tháng 2 năm 1968, tỉnh Thừa Thiên vẫn được đáng chú ư hơn cả, tiếp đến là đô thành Saigon - Chợ Lớn và Phong Dinh. Tại Phong Dinh trận chiến đă diễn ra trong 2 đợt: đợt đầu kéo dài trên một tuần lễ và đợt thứ 2 vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng 2/1968. Tại các nơi khác, Việt Cộng tiếp tục duy tŕ các cuộc pháo kích và khuấy rối đặc biệt là Vùng 1 và Vùng 4 Chiến Thuật.

    Ngày 7 tháng 2/1968, Việt Cộng lần đầu tiên xử dụng chiến xa xuất phát từ biên giới Lào, vượt quốc lộ 9 tấn công căn cứ Làng Vei gần Khe Sanh khiến trại này bị thất thủ vào lúc 18 giờ 40. Quân đồn trú chỉ c̣n 72 người rút lui về Khe Sanh, số c̣n lại 316 người coi như chết và mất tích. Trong khi đó, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Huế đă tái chiếm một phần lớn khu vực hữu ngạn sông Hương. Việt Cộng phải rút ra cố thủ tại vùng ngoại ô.

    Sáng ngày 10 tháng 2/1968, Việt Cộng đột nhập thị xă Bạc Liêu đốt trên 1,000 căn nhà của dân chúng. Tại Huế, Việt Cộng c̣n duy tŕ áp lực tại vùng Cửa Hữu và khu vực Bắc cầu Bạch Hổ. Các thị xă và thị trấn khác đều được giải tỏa. Tại đô thành Saigon - Chợ Lớn, quân đội VNCH tiếp tục mở các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tảo thanh vùng ven độ. Các lực lượng Việt Cộng lần lượt rút ra xa đô thành.

    T́nh h́nh Khe Sanh cũng yên tĩnh sau vụ thất thủ Làng Vei.

  7. #197
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN MẬU THÂN 1968

    (Phần 2)


    Ngoài 28 tỉnh lỵ và thị trấn bị Việt Cộng tấn công, 18 tỉnh lỵ c̣n lại --trừ một vài nơi yên tĩnh-- hoàn toàn đều bị pháo kích và bắn quấy rối. T́nh h́nh liệt kê theo từng tỉnh lỵ được ghi nhận như sau:

    Ninh Thuận: hoàn toàn yên tĩnh.

    Phú Yên: thành phố yên tĩnh, Việt Cộng tấn công một vài đồn bót quanh tỉnh.

    Phú Bổn: hoàn toàn yên tĩnh.

    Lâm Đồng: thành phố yên tĩnh, Việt Cộng bắn quấy rối vào khu MACV ở Quận Di Linh ngày 9/2/1968.

    Tây Ninh: pháo kích tỉnh lỵ ngày 6/2/1968.

    Long An: pháo kích tỉnh lỵ ngày 10/2/1968.

    Hậu Nghĩa: pháo kích một vài địa điểm trong tỉnh.

    B́nh Long: hoàn toàn yên tĩnh.

    Phước Tuy: hoàn toàn yên tĩnh.

    Phước Long: pháo kích ngày 7/2/1968.

    Kiến Phong: pháo kích thị trấn Cao Lănh ngày 2/2/1968.

    Ba Xuyên: pháo kích phi trường Sóc Trăng và bắn quấy rối tỉnh lỵ.

    Sa Đéc: pháo kích ngày 10/8/1968.

    Châu Đốc: pháo kích tỉnh lỵ ngày 31/1/1968 và nhiều nơi khác.

    An Xuyên: pháo kích và bắn quấy rối tỉnh lỵ ngày 31/1/1968, 6/2/1968.

    Chương Thiện: hoàn toàn yên tĩnh.

    An Giang: hoàn toàn yên tĩnh.

    Quảng Đức: hoàn toàn yên tĩnh.

    B́nh Tuy: hoàn toàn yên tĩnh.

    So với những thành phố bị tấn công, những tỉnh lỵ này đều là những thị trấn nhỏ kém phần quan trọng Việt Cộng đă trừ ra không đánh. Có lẽ họ cho rằng nếu làm chủ t́nh h́nh những thành phố quan trọng khác th́ những nơi này sẽ bất chiến tự nhiên thành. Do đó, họ lấy hết lực lượng địa phương của các tỉnh trên phối hợp với chủ lực quân dồn đánh vào những tỉnh lỵ được chọn làm mục tiêu. Hơn nữa, hầu hết các đồn bót quận lỵ đều không bị đánh cũng v́ họ dồn toàn thể nỗ lực vào việc đánh chiếm các thành phố. Họ coi các đồn bót quận lỵ là những mục tiêu phụ. Nếu chiếm được trọn vẹn các mục tiêu chính là thành phố, những mục tiêu phụ này đương nhiên bị cô lập và bị thanh toán.

    Cuộc tổng công kích của Việt Cộng kéo dài non hơn 2 tuần lễ và được coi như chấm dứt. V́ các hoạt động của họ cứ mỗi ngày một suy giảm do các cuộc hành quân phản công của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và do chính họ tự rút các lực lượng bị hao tổn nặng nề ra để nghỉ ngơi và để bổ sung chỉnh đốn lại. Nhưng vào tối thứ Bảy ngày 17 tháng 2/1968 rạng ngày Chủ nhật, Việt Cộng lại tập trung lực lượng cố gắng mở một trận tổng công kích mới. Đợt tấn công này cũng rải rác ở nhiều điểm và đồng khởi cùng một lúc như đợt tấn công vào dịp Tết Mậu Thân. Nhưng không nghiêm trọng và kéo dài bằng đợt trước.

    Việt Cộng có khả năng quy tụ quân ở quanh các thành phố nhưng cuộc tấn công hôm 18 tháng 2/1968 phần lớn chỉ là pháo kích. Cuộc pháo kích nhằm vào 47 thị trấn cùng các cơ sở của quân đội đồng minh. Như vậy khác với lần trước, lần này Việt Cộng hướng đánh vào các cơ quan của quân đội đồng minh không như lần trước chỉ riêng vào quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Sau các vụ pháo kích, có một vài vụ tấn công bằng bộ đội. Đó là các vụ tấn công vào vùng cầu B́nh Lợi, Thủ Đức, vùng Tân An, Bắc G̣ vấp, Định Tường, Kiến Ḥa, Châu Đốc và quan trọng hơn hết là cuộc tấn công vào tỉnh lỵ Phan Thiết.

    Cuộc pháo kích đáng chú ư nhất là vụ vào thủ đô Saigon. các cơ sở bị pháo kích gồm căn cứ Tân Sơn Nhất xảy ra hồi 1 giờ 10 sáng, sau đó lúc 1 giờ 20 vào Phái Bộ Viện Trợ Hoa Kỳ ở Việt Nam tại phi trường Tân Sơn Nhất, Nha Cảnh Sát Đô Thành trên đường Trần Hưng Đạo, đài radar Phú Lâm.

    Ngày 25 tháng 2/1968, lúc 2 giờ 25, Việt Cộng pháo kích và đột nhập vào quân y viện tỉnh lỵ An Xuyên. Nhưng quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă giải tỏa áp lực lúc 4 giờ sáng. Cũng trong những ngày này, một lực lượng Việt Cộng đông đảo muốn tái đột nhập đô thành Saigon - Chợ Lớn - Gia Định gây áp lực tại vùng Hóc Môn thuộc Tây bắc thủ đô và vùng Phú Thọ Ḥa ở phía Tây. Nhưng áp lực họ tạo ra đối với thủ đô không có ǵ là nguy hiểm. Cùng ngày 25 tháng 2/1968, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă làm chủ t́nh h́nh tại Huế sau 26 ngày binh biến.

    Để hỗ trợ cho vụ tổng công kích, Bắc Việt đă xâm nhập vũ khí, đạn dược một cách ồ ạt và táo bạo vào Miền Nam bằng cả đường biển. Bằng cớ là ngày 29 tháng 2/1968, ngay trong một lúc khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ, Hải Quân Việt-Mỹ đă chặn bắt được 3 tàu bọc sắt chở súng của Việt Cộng từ Bắc Việt vào. Ba chiếc tàu sắt này, một bị bắt gặp tại cửa Đức Phổ, Quảng Ngăi, một tại cửa Bồ Đề thuộc tỉnh An Xuyên và một tại Đầm Văn thuộc tỉnh Khánh Ḥa.

    Khi cả 3 chiếc tàu bị chặn xét, họ đă nổ súng chống trả. Hai chiếc ở ngoài khơi Quảng Ngăi và An Xuyên bị bắn ch́m tại chỗ. Chiếc ở ngoài khơi Nha Trang bị săn đuổi đă chạy đâm vào bờ phát nổ. Tại chiếc tàu bị bắn ch́m ở Đức Phổ, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa tịch thu được 645 súng trường, 45 tiểu liên, 12 trung liên và 1 đại liên. Trên chiếc tàu bị hạ tại Nha Trang, quân đội tịch thu 40 B-40, 28 AK-50 và nhiều thùng âu dược của Trung Cộng và Đông Đức. Trên tàu để lại 11 xác chết. Kế đến ngày 1 tháng 3/1968, lực lượng Hải Quân Việt-Mỹ đánh ch́m 2 ghe và bắt một chiếc khác nguyên vẹn. Cả 3 ghe này đều chở đầy vũ khí và đạn được.

    Vào tối ngày 5 tháng 3/1968, Việt Cộng lại mở cuộc tấn công mới vào nhiều thành thị và các cơ sở của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Đây là cuộc tấn công thứ ba có tính cách đồng loạt kể từ cuộc tấn công đầu tiên ngày Tết. Trong lần này, vùng Hậu Giang bị tấn công nhiều nhất. Cuộc tấn công nặng nhất là vào tỉnh lỵ Quản Long (tức tỉnh Cà Mau). Trong ngày này, lần đầu tiên Việt Cộng pháo kích vào phi trường Cam Ranh làm hư hại nhẹ đường bay. Các cuộc tấn công về sau này đều không có hiệu lực. Việt Cộng cốt đánh để duy tŕ tiếng vang đối với quốc tế và làm sáo trộn cuộc sống b́nh thường của dân chúng Miền Nam Việt Nam.

    Để đáp ứng chiến trường Khe Sanh có thể trở nên nghiêm trọng, ngày 6 tháng 3/1968 Đại Tướng Westmoreland, Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, đă lập một Bộ Chỉ Huy tại Vùng 1 Chiến Thuật nhằm trợ giúp vào việc chỉ huy và điều khiển các đơn vị Mỹ tại vùng giới tuyến. Bộ chỉ huy này do Tướng Cushman làm tư lệnh và được gọi là Quân Đoàn Lâm Thời tại Việt Nam.

    Tại thủ đô Saigon cũng như các tỉnh, chính quyền quốc gia đă dần dần tái lập được sinh hoạt b́nh thường. Vật giá sinh hoạt nhân ngày biến cố gia tăng không rút xuống được. Người dân thời loạn cũng quen với thực tại và chấp nhận thời cuộc. Dù sao đối với cuộc tổng công kích đầu Xuân Mậu Thân, người dân đă chưa vội bàn đến quân đội VNCH và Việt Cộng ai thắng ai bại. Một điều hiển nhiên là một gánh nặng xă hội đă đè nặng lên vai chính quyền miền Nam Việt Nam với một số lượng người khổng lồ không nhà cửa chịu cảnh bơ vơ thiếu thốn đủ thứ.

    Cũng kể từ thượng tuần tháng 3/1968, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và đồng minh đă làm chủ chiến trường, liên tiếp mở ra các cuộc hành quân tảo thanh. Một cuộc hành quân đại quy mô được tổ chức ngày 11 tháng 3/1968 để nối tiếp cho chiến dịch Trần Hưng Đạo được đặt ra cấp bách tại thủ đô vào dịp Tết. Cuộc hành quân này được đặt tên là "Quyết Thắng." Khoảng 50,000 binh sĩ thuộc các đơn vị của 6 sư đoàn và 2 chiến đoàn đă tham dự cuộc hành quân này tại năm tỉnh quanh thủ đô. Đó là các tỉnh Gia Định, Long An, Biên Ḥa, B́nh Dương và Hậu Nghĩa.



    Phía Việt Nam Cộng Ḥa, tham dự cuộc hành quân gồm có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh, một chiến đoàn Nhảy Dù, một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một đơn vị Biệt Động Quân và một số Cảnh Sát. Về phía Hoa Kỳ có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 9 và Sư Đoàn 25. Kết quả của chiến dịch này không lấy ǵ làm tốt đẹp v́ chủ lực của Việt Cộng đă lẩn trốn để tránh né các cuộc chạm súng.

    Xa hơn nữa một chiến dịch thứ hai có tính cách đại qui mô được mở ra tại vùng Hậu Giang là chiến dịch "Trương Công Định." Thêm vào đó, tại vùng giới tuyến các cuộc hành quân Lam Sơn 192, 193 và mang số kế tiếp được liên tiếp khai diễn tại Cao Nguyên, mở cuộc hành quân MacArthur với sự hợp tác giữa Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ và các lực lượng thuộc Khu 23 Chiến thuật. Tại các tỉnh Quảng Nam - Quảng Tín có cuộc hành quân Wallowa Wheeler. Tại tỉnh Quảng Ngăi có cuộc hành quân Musoatine, v.v... Đây là những cuộc hành quân có tính cách thông thường.

    Về phía Việt Cộng, từ đầu Xuân Mậu Thân qua các đợt tấn công lực lượng của họ bị thiệt hại lớn lao, nhưng nhờ có một nguồn nhân lực dồi dào từ ngoài Bắc vào để bổ sung nên khả năng tham chiến của họ vẫn giữ được một cách khả quan trên khắp các mặt trận.

    Theo một bản ước tính, lực lượng Cộng Sản tính từ ngày mở cuộc tổng công kích 29 tháng 1/1968 đến ngày 29 tháng 2/1968 được xác nhận trước ngày tổng công kích là vào khoảng 323,500 người. Số tổn thất của họ được ước lượng trong thời gian trên là khoảng 45,000 người. Con số tổn thất này được phân loại như sau:

    18,600 chết: gồm cán binh thuộc các đơn vị tác chiến

    4,000 chết: gồm cán binh thuộc các cơ quan hậu cần

    12,400 chết: gồm các thành phần du kích

    5,000 chết: gồm các thành phần cán bộ chính trị: 5,000.

    5,000 chết: gồm các thành phần phụ lực khác

    Như thế, chỉ trong ṿng một tháng chiến đấu, có 45,000 quân Cộng Sản đă bị tiêu diệt trong các cuộc chiến đấu phản công của các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa và Hoa Kỳ.

    Trừ số tổn thất từ ngày tổng công kích, quân số c̣n lại của Việt Cộng --tính cho đến ngày 29 tháng 2/1968 là:

    110,600 cán binh tác chiến

    33,700 cán bộ tham mưu và chỉ huy hậu cần

    62,200 quân du kích (riêng rẻ)

    79,000 cán bộ chính trị

    V́ vậy, cho đến cuối tháng 2 năm 1968, lực lượng Cộng Sản trong cuộc tổng công kích mùa Xuân này đă c̣n lại khoảng 283,500 người. Với quân số này, Việt Cộng có đến 97 tiểu đoàn cùng với 18 đại đội trực tiếp tham chiến. Họ được phân chia ra như sau:

    Vùng 1 Chiến Thuật: 35 tiểu đoàn Việt Cộng cùng 18 đại đội biệt lập

    Vùng 2 Chiến Thuật: 28 tiểu đoàn Việt Cộng

    Vùng 3 Chiến Thuật: 15 tiểu đoàn Việt Cộng

    Vùng 4 Chiến Thuật: 19 tiểu đoàn Việt Cộng

    Trước khi mở cuộc tổng công kích, Việt Cộng đă có chuẩn tị trước. Trong trường hợp không thành công, họ sẽ rút các đơn vị chiến đấu ra ngoài và tiếp tục bao vây lỏng các thị trấn. Trong khi đó, các đơn vị Việt Cộng rút ra được bổ sung và nghỉ ngơi, đồng thời tiếp tục tấn công cục bộ tại một vài thị xă để duy tŕ áp lực và làm cho quân đội VNCH phải dẫn quân đi khắp nơi để giữ. Và cứ như thế, kể từ thượng tuần tháng 3/1968, Việt Cộng đă áp dụng phương pháp duy tŕ áp lực này bằng những trận pháo kích thất thường và những trận bộ chiến nhỏ không đáng kể.


    .

    KẾ HOẠCH TỔNG CÔNG KÍCH - TỔNG KHỞI NGHĨA CỦA VIỆT CỘNG

    Chiến dịch tổng công kích của Việt Cộng vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đă được chuẩn bị khá tỉ mỉ và theo ước tính của phía Việt Cộng th́ thế nào cũng thành công. Sự thật cho thấy cuộc tổng công kích đă thất bại. Đó là cũng v́ Việt Cộng quá chủ quan trên nhiều phương diện, nhất là về phương diện tin ở sự hưởng ứng của dân chúng Miền Nam.

    Bắt nguồn từ mùa Xuân 1967, lúc đó nhà cầm quyền Hà Nội thấy rằng hỏa lực của Hoa Kỳ quá mạnh khiến họ không thể mở được những trận đánh quyết định như hồi thời chống Pháp. Nhà cầm quyền Hà Nội đă phải duyệt lại chiến lược trường kỳ của họ trước t́nh thế ấy và cho rằng cứ tiếp tục chiến đấu trường kỳ th́ kết cục cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Đó cũng là quan điểm của một phái đoàn bí mật gồm các chuyên gia quân sự của các nước Bắc Cao Ly (Bắc Hàn), Trung Cộng và Cuba. Phái đoàn này đă đi thăm chiến trường Miền Nam và cho rằng Việt Cộng không thể chịu đựng lâu dài hơn được.

    V́ thế, Cục Chính Trị (bộ chính trị) Miền Bắc đă yêu cầu chiến lược trường-kỳ cần phải được sửa đổi. Và Nghị Quyết 13 đă được ban hành với lời kêu gọi đạt đến chiến thắng trong thời gian ngắn nhất. Trong khi ấy, ở chiến trường miền Nam, Đại Tướng Cộng Sản Nguyễn Chí Thanh (Xứ Ủy Nam Bộ, kiêm tư lệnh quân đội Cộng Sản tại Miền Nam) bị thương và chết trong một lần dội bom của pháo đài B-52 Hoa Kỳ. Tháng 7 năm 1967, các giới chức lănh đạo Cộng Sản ở Hà Nội mở phiên họp. Tướng Cộng Sản Vơ Nguyên Giáp được giao trách nhiệm phát họa kế hoạch tổng tấn công trên toàn lănh thổ miền Nam vào Tết Mậu Thân.

    (Ghi Chú: Theo các tài liệu quân sử Tây Phương, vào mùa Hè 1967 trong một phi vụ dội bom của pháo đài B-52 Hoa Kỳ, Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh bị mảnh bom đánh trúng lồng ngực, vết thương rất nặng. Cộng quân bí mật mang tướng Thanh qua ngă đường Nam Vang (Phnom Penn, thủ đô Cam Bốt) để về Hà Nội chữa trị. Nhưng vết thương ở ngực quá nặng, và thời gian không cho phép. Tướng Nguyễn Chí Thanh chết ngày 6 tháng 7 năm 1967. Người kế vị lên thay thế ông là Tướng Cộng Sản Vơ Nguyên Giáp, một "kỳ phùng địch thủ" của ông Thanh, và cũng là người phát họa chiến dịch tổng tấn công trên toàn lănh thổ miền Nam Việt Nam vài tháng sau đó. --PCL).

    Từ đầu tháng 8 năm 1967, các cán bộ Việt Cộng đă được hướng dẫn về chiến dịch Đông Xuân 1967-68. Tài liệu học tập căn bản cho chiến dịch này được mệnh danh là "Nhận rơ t́nh h́nh mới và nhiệm vụ mới," và đă được phổ biến rộng răi dưới nhiều h́nh thức khác nhau.

    Một bản tài liệu này đă được t́m thấy tại tỉnh Tây Ninh ngày 25 tháng 11/1967 gồm 10 trang chữ in. Ngày ghi trong tài liệu là 1 tháng 9/1967. Bản tài liệu này cũng như các bản tài liệu khác của Việt Cộng đă được in trên giấy báo khổ sách nhỏ và được ngụy trang ngoài b́a thành một cuốn nghiên cứu giáo lư đạo Phật, tên sách là "Tế Độ Chúng Sinh" của Thượng Tọa Thích Minh Tâm, nhà xuất bản Lục Ḥa Tăng. Bên trong tài liệu ghi rơ "Tài liệu học tập t́nh h́nh mới nhiệm vụ mới" cho các cán bộ sơ cấp, đảng viên và quần chúng cảm t́nh viên.

    Phân tách tài liệu học tập này, người ta nhận thấy có 4 phần dáng kể như sau:

    1. Mục tiêu cấp thời của Việt Cộng: dồn mọi nỗ lực đánh bật Mỹ ra khỏi Việt Nam để thành lập một chính phủ liên hiệp trong đó Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sẽ được đóng vai tṛ chủ yếu.

    2. Các cán bộ và cán binh Việt Cộng phải thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng sau đây: a) phá hoại Hoa Kỳ về phương diện quân sự và chính trị, (b) phá hoại Việt Nam Cộng Ḥa bằng cách làm tan ră quân đội và làm cho quần chúng không tin tưởng ở chính quyền quốc gia, (c) đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị bằng cách xúi dục người dân nổi dậy lật đổ chánh phủ.

    3. Nhận định về những hoạt động quân sự và chính trị của Việt Nam Cộng Ḥa và quân đội đồng minh.

    Trong phần này, Việt Cộng đă lập luận rằng những cuộc hành quân truy lùng và tiêu diệt (search and destroy) của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa đă thất bại. Việt Cộng nhắc đến việc họ đă mở thêm được mặt trận Quảng Trị và Thừa Thiên khiến cho Mỹ bị cầm chân khá nhiều lực lượng ở phía Bắc và do đó Tướng Westmoreland Hoa Kỳ đă không thể đưa thêm quân vào đồng bằng sông Cửu Long mà c̣n phải về Mỹ để xin thêm quân nữa. Cũng trong phần này, Việt Cộng tự nhận đă thâu được nhiều thắng lợi lớn lao.

    4. Nêu ra một số khuyết điểm đă mắc phải: Việt Cộng nh́n nhận đă thiếu sót trong việc phối hợp những cuộc hành quân lớn, số du kích chưa đạt tới mức mong muốn, một số tác chiến Việt Cộng chưa phát triển được hết những khả năng chiến đấu, sự đấu tranh chính trị chưa dủ mạnh để đánh những đ̣n quyết định, việc tổ chức những đoàn thể theo Việt Cộng chậm chạp và chưa nâng cao được phẩm chất của các cán bộ.

    Tài liệu c̣n nói rơ rằng nếu Hoa Kỳ không chịu rút khỏi Việt Nam, và không chịu nh́n nhận vai tṛ then chốt của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Cộng Sản) trong một chính phủ liên hiệp, th́ Việt Cộng sẽ tiếp tục chiến đấu tới cùng và cho thấy một sự thay đổi lớn lao về chiến lược. Nghĩa là Việt Cộng sẽ gia tăng mức độ chiến tranh để hy vọng đạt chiến thắng quyết định trong thời gian ngắn, khác hẳn với chiến lược trường-kỳ chiến-tranh như vẫn thường được rêu rao trước đây.

    Chung quy th́ tài liệu này chỉ là một đề tài nhận định về thời cuộc với các đường lối hoạt động mới được đề ra để chuẩn bị cho một kế hoạch sắp được mang ra thi hành, những kế hoạch này chưa được tiết lộ.

    Kế hoạch của Vơ Nguyên Giáp được mang ám số là TCK-TKN (nghĩa là Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa) được soạn thảo vào mùa thu năm 1967. Kế hoạch này đi ngược lại với chiến lược "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi." Chiến lược trường-kỳ kháng-chiến gồm có 3 giai đoạn: giai đoạn pḥng ngự, giai đoạn cầm cự, và giai đoạn tổng phản công.

    Giai đoạn cầm cự c̣n được gọi là "giai đoạn gây cơ sở," là thời kỳ c̣n phôi thai phát khởi chiến tranh du kích, vừa đánh vừa bảo toàn lưc lượng và vừa gây cơ sở. Giai đoạn cầm cự c̣n được gọi là "giai đoạn giằng co," là thời kỳ chuyển biến từ h́nh thức du-kích chiến sang du-kích vận-động chiến, công-kiên chiến, giao-thông chiến và quy-mô chiến với sự mở rộng căn cứ chiến địa, cơ sở tổ chức và quân chủng cùng các vùng đất đai chi phối được. Giai đoạn tổng phản công là giai đoạn chót khi mọi mặt đă chín mùi và thuận lợi chuyển đến việc cướp chính quyền phe nghịch.

    Theo quy luật của chiến lược trường kỳ, th́ giai đoạn trước chưa chín mùi không thể đốt giai đoạn kế tiếp. Nay đứng trước sự tham chiến của quân đội đồng minh quá hùng hậu, Việt Cộng vẫn lúng túng ở giai đoạn pḥng ngự mà chưa bước hẳn sang giai đoạn cầm cự được. Nhưng Tướng Cộng Sản Vơ Nguyên Giáp vẫn kêu gọi bộ đội Việt Cộng gấp rút đạt tới chiến thắng torng một thời gian ngắn th́ ắt hẳn Cộng Sản Bắc Việt đă có một toan tính ra sao.

    Tháng 10 năm 1967, Vơ Nguyên Giáp, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh (Ghi Chú: Trinh sau này bị nhóm Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thanh toán qua một chuyến rớt máy bay gần Đà Lạt vào thập niên 1980) ghé Bắc Kinh trên đường đi Mạc Tư Khoa dự lễ kỷ niệm "Cách mạng Bôn Sơ Vích 50 năm." Giáp phác họa chiến lược cho Bắc Kinh biết. Thoạt đầu Bắc Kinh không tán thành nhưng sau nhận giúp đỡ Hà Nội và đề nghị giúp Giáp thêm 100,000 binh sĩ tiếp vận và tài xế và 200,000 nhân viên giữ ǵn và bảo tŕ đường xá, thiết lộ để Giáp có thêm quân chiến đấu gởi vô Miền Nam. Nhưng Hà Nội không nhận sự giúp đỡ nhân lực này ngoại trừ một số rất ít. Bắc Kinh cũng hứa cung cấp hai loại hỏa tiễn mới 107 ly và 240 ly. C̣n Liên Sô th́ hứa cung cấp xe thiết giáp và các vũ khí khác.

    Gần đến Giáng Sinh, tham mưu trưởng quân đội miền Bắc là Trung Tướng Văn Tiến Dũng gởi chỉ thị chiến dịch Đông Xuân 1967-68, cho các chỉ huy trưởng của các đơn vị Việt Cộng. Chỉ thị này mới đề cập tới kế hoạch tổng công kích cách cụ thể.

    Tết Dương lịch, Nguyễn Duy Trinh, Bộ Trưởng Ngoại Giao, c̣n ngỏ ư muốn ḥa đàm cốt ư đánh lạc hướng sự chú tâm của Hoa Kỳ trước khi họ khởi sự tấn công vào Tết Âm lịch. Một ít lâu sau đó, Hồ Chí Minh đọc bốn câu thơ chúc Tết trên đài phát thanh Hà Nội hàm ư gửi mật lịnh tổng tấn công. Nguyên văn 4 câu thơ này như sau:

    Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
    Thắng trận tin vui khắp nước nhà
    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
    Tiến lên, toàn thắng ắt về ta

    Sự thật khi nghe chẳng ai tin và cho rằng những lời thơ này chỉ có tính cách khích lệ và cổ vơ cho một chiến thắng mơ ước xa xăm của Việt Cộng. Nhưng sự thật các cán bộ Việt Cộng đă dùng bài thơ này khai triển thành một tập tài liệu học tập rất chu đáo.

    Trở lại kế hoạchTổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa của Vơ Nguyên Giáp, trước cũng như sau ngày tổng công kích của Việt Cộng, nguyên bản vẫn chưa được tiết lộ. Nhưng theo cung từ của tù binh, hồi chánh và các diễn biến của các trận đánh, kế hoạch này cũng đă được bộc lộ một phần nào.

    Ám danh "TCK-TKN" có nghĩa là kế hoạch có 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là tổng công kích, và giai đoạn 2 là tổng khởi nghĩa. Giai đoạn 1 có nghĩa là nhằm mở một cuộc tổng công kích trên toàn lănh thổ Miền Nam cùng một lúc vào những mục tiêu quyết định. Giai đoạn 2 có nghĩa là nương đà thắng của cuộc tổng công kích, dùng cán bộ chính trị vận dụng quần chúng nổi dậy cướp chính quyền thành lập một chính thể mới.

    Thật ra th́ cuộc tổng công kích kết hợp với tổng khởi nghĩa của Việt Cộng vào Tết Mậu Thân năm 1968 đă hoàn toàn thất bại. Nhưng cuộc tổng công kích này cũng đă gây nhiều ngạc nhiên cho thế giới về khả năng tấn công và những mưu toan của Việt Cộng. Người ta cho rằng khi mở cuộc tấn công này, Việt Cộng đă muốn tạo một tiếng vang to lớn trên quốc tế, gây nên sự kinh hoàng trong quần chúng Miền Nam, và cũng như gây thêm nhiều gánh nặng về xă hội cho chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa đối với các thiệt hại của dân chúng.

    Nhưng, trái với dự đoán trên, một cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam bị bắt trên đường đi tới địa điểm hội họp vào trước ngày xảy ra cuộc tổng công kích đă cho biết v́ sao mà có trận tổng công kích. Cán bộ này tên là Năm Đông tự là Can đă nói: "Chiến dịch TCK-TKN không phải là một chiến dịch thông thường, không phải là một chiến dịch tạo tiếng vang gây uy thế chính trị mà là một chiến dịch mưu toan chiến thắng quyết định."

  8. #198
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN MẬU THÂN 1968

    (Phần 3)

    Khi quyết định mở một cuộc tổng tấn công trên lănh thổ miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt đă có những nhận định sau đây:

    Nhận Định Thứ Nhất : Hà Nội tin tưởng người dân Miền Nam đă muốn ngă theo chính quyền Hà Nội cùng đường lối cách mạng của họ. Sự tin tưởng này được nh́n qua các phong trào "nhân dân cứu quốc," phong trào tranh đấu của Phật Giáo tại miền Trung và ở thủ đô Saigon, và các sự phân tán của các đoàn thể tại Miền Nam Việt Nam. Họ cho rằng nhân dân miền Nam ghét Mỹ, chán chiến tranh. Và nếu có một động cơ nào đó thúc đẩy th́ người dân Miền Nam sẽ nổi dậy chống Mỹ và lật đổ chính quyền hiện Quốc Gia.

    Nhận Định Thứ Hai: Sau cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm, Hà Nội cho rằng chính quyền miền Nam Việt Nam đă hoàn toàn suy yếu. Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa cũng yếu kém đi và không có khả năng tấn công cũng như pḥng thủ.

    Nhận Định Thứ Ba: Bắc Việt tin tưởng rằng các lực lượng vơ trang của họ vẫn giữ được thế chủ động chiến trường (tại miền Nam) trong các năm 1966-67 và cho rằng nếu mở trận tổng công kích vào đầu năm 1968 th́ họ sẽ có hai thời cơ chiến lược và một thời cơ chiến thuật để bảo đảm cho sự tất thắng của họ.

    Thời Cơ Chiến Lược 1: Bắc Việt cho rằng cuối năm 1968, Hoa Kỳ có cuộc bầu cử Tổng Thống mà hiện nay (đầu năm 1968) đang diễn ra cuộc vận động tranh cử có các ứng viên như các ông Robert Kennedy và Richard Nixon đang chỉ trích chánh sách chiến tranh của đương kim tổng thống Lyndon Johnson. Ngoài ra, ở Mỹ đang có phong trào chống đối chiến tranh tại Việt Nam và đang lan rộng trên toàn quốc. Bắc Việt dự tính nếu cuộc tổng công kích thành công, và một chính-phủ liên-hiệp được thành lập, th́ Tổng Thống Johnson (sắp hết nhiệm kỳ) sẽ gặp khó khăn trong việc tăng viện binh sĩ sang Việt Nam. V́ vậy, có thể Hoa Kỳ sẽ phải chấp nhận một cuộc điều đ́nh có lợi cho chính quyền Cộng Sản Miền Bắc.








    Thời Cơ Chiến Lược 2: Dư luận quốc tế đang hướng về Việt Nam và đang chỉ trích vai tṛ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến. Nếu Việt Cộng tạo được chiến thắng lớn lao, họ sẽ gây được tiếng vang và có lẽ sẽ đạt được nhiều sự ủng hộ của quốc tế để chấm dứt cuộc chiến.

    Thời Cơ Chiến Thuật: Bắc Việt muốn tạo một sự bất ngờ trong lănh vực quân sự khi họ mở cuộc tổng tấn công và đánh vào ngày Tết trong khi lệnh hưu chiến (ăn Tết 3 ngày) tại miền Nam đă được ban hành.

    Với ba điều nhận định trên, chính quyền Miền Bắc tin tưởng chiến dịch tổng tấn công sẽ thành công. Tuy nhiên họ cũng dự liệu đến trường hợp thất bại, và cho rằng lực lượng Việt Cộng tại miền Nam hiện thời đă đứng vững trên 2 "chân" rừng núi và nông thôn. Nếu từ hai chỗ đứng này họ dốc toàn quân đánh vào thành thị, nếu thắng th́ ăn to, nhưng nếu không thắng th́ lại trở về 2 "chân" cũ là rừng núi và nông thôn, chẳng mất mát ǵ cả.

    Trong kế hoạch tổng tấn công, Việt Cộng dựa vào sự bất ngờ để mong đánh chiếm được các cơ quan quân sự đầu năo của Việt Nam Cộng Ḥa. Qua sự kết hợp giữa quân sự với chính trị, họ chiếm mau lẹ được các thành phố lớn bằng sự nổi dậy của người dân miền Nam khắp mọi nơi. Trước t́nh h́nh này, Việt Cộng cho rằng quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa có mạnh mẽ đến đâu cũng không dám oanh kích vào dân chúng (khởi nghĩa), nhất là oanh kích vào thủ đô Saigon với dân số đến 3 triệu người.

    Như thế dư luận quốc tế sẽ lên án và Hoa Kỳ sẽ đành bó tay. Và khi đă có một chính phủ mới, Việt Cộng tin rằng tất cả các đơn vị của Việt Nam Cộng Ḥa có thể sẽ phải đầu hàng. Nếu các đơn vị này không chịu đầu hàng, lúc đó họ sẽ vận dụng quân đến thanh toán dần từng chỗ, hoặc vận dụng thân nhân của các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa phối hợp cùng dân chúng qua sự yểm trợ của các cán binh Cộng Sản (tức cho thân nhân binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa và dân đi trước) ồ ạt ùa vào chiếm các vị trí quân sự th́ lúc đó các binh sĩ miền Nam sẽ không thể phản ứng được ǵ cả.

    Tại khắp các thành phố và đô thị, Việt Cộng đă tung vào trận đánh rất nhiều cán bộ chính trị để xúc tiến việc thành lập những chính quyền mới. Họ tạo dựng một tổ chức chính trị mới gọi là "Mặt Trận Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Ḥa B́nh," một tổ chức tổng hợp các đảng Miền Nam đại diện cho tất cả màu sắc chính trị. Mặt trận này cũng là một loại tổ chức như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Cộng Sản miền Bắc gầy dựng và giật dây. Mặc dầu rằng vào tháng 8 năm 1967, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đă đưa ra một bản cương lĩnh mới với mục đích mở rộng nền móng tổ chức mặt trận và để lập một chánh phủ đoàn kết quốc gia ở Miền Nam, nhưng mặt trận này cũng vẫn không thu thập được sự ủng hộ của nhiều người.

    Khi cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân xảy ra, Hà Nội tung ra tổ chức Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Và Ḥa B́nh là có ư thu hút cấp thời ngay được các giới trí thức ở các thành thị vào các liên minh chính trị mới và những liên minh mới này sẽ góp vai tṛ trong một chính phủ liên hiệp tương lai. Tại thủ đô Saigon, Mặt Trận Liên Minh

    Tại thủ đô Saigon, Mặt Trận Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Và Ḥa B́nh do luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, ông Lâm Văn Tết cùng Thượng Tọa Thích Đôn Hậu cầm đầu. Thành phần này thuộc trong tổ chức trung ương. C̣n tại Huế, một tổ chức loại này cũng thật sự ra mặt hoạt động và do giáo sư Lê Văn Hảo cầm đầu. Tổ chức này đă gây ra nhiều xáo trộn chính trị tại thành phố Huế.

    Kế Hoạch Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa Đối Với Các Trận Đánh Chiến Thuật Được Điều Động Theo Từng Chặng

    Thoạt đầu, từ trước những ngày Tết, Việt Cộng cho xâm nhập vũ khí đạn dược chất nổ vào thành phố và đô thị bằng cách mang tay qua các vùng ven đô ven thị, bằng chuyển vận trên các xe chở hàng hóa qua các cửa ngơ kiểm soát vào trong thành phố. Thường thường Việt Cộng dấu vũ khí đạn dược trong ḥm xe, trên chất hàng hóa. Nhất là các xe chở dưa hấu.

    Trong dịp Tết, Việt Cộng lọt qua các trạm kiểm soát tài nguyên yên ổn và không có một trường hợp bị bắt nào xảy ra. Chuyên chở vũ khí vào thành phố trên các xe chở hàng đă được nhiều tù binh Việt Cộng xác nhận. Việt Cộng c̣n cho vũ khí xâm nhập vào thành phố trên các ghe chở cát và khi bốc cát lên bờ, vũ khí được dấu để ngay dưới đống cát.

    Các vũ khí đạn dược ngoài sự dấu diếm trong các nhà của cán binh nội thành, phần nhiều được dấu ở các nghĩa địa, như tường hợp ở thủ đô Saigon trong dịp Tết. Việt Cộng dấu trong các quan tài chôn xuống đất và v́ là mùa khô nên đạn dược súng ống không bị hư hỏng rỉ sét. Các nghĩa địa được chọn dấu vũ khí sẽ biến thành những địa điểm tập trung và phân phát vũ khí trước khi hành sự.

    Mặt khác, các cán bộ nằm vùng trong nội thành đại để như các cán bộ cơ sở tiếp rước, cán bộ cơ sở tiếp trú, cán bộ tiếp tế, cán bộ xây dựng cán bộ kinh tài, cán bộ phụ trách các giới, cán bộ cơ sở liên lạc, cán bộ liên lạc đặc biệt, cán bộ cơ sở rải truyền dơn, cán bộ truyền tin và đặc công, người nào việc ấy đều được học tập để chuẩn bị cho các công tác sắp tới. Việt Cộng cho rằng các trận đánh thành hay bại là do nơi các đặc công mà họ coi là những thành phần cốt cán và ưu tú nhất.

    Vào những ngày giáp Tết, Việt Cộng cho nhiều đơn vị cải trang thường dân với đầy đủ giấy tờ hợp lệ, xâm nhập vào nội thành và họ đă lọt vào các thành phố, c̣n được đưa đi ăn, đi coi hát và được dẫn đến những địa điểm được lựa chọn làm mục tiêu tấn công để quan sát trước khi đánh.

    Kế hoạch đánh chiếm các thành phố và đô thị của Việt Cộng đă được hoạch định như sau:

    Chọn lựa các mục tiêu quyết định như cứ điểm quan trọng quân sự, cơ quan đầu năo hành chánh. Để đánh chiếm các mục tiêu này, Việt Cộng xử dụng các đơn vị đặc công hoặc đă nằm sẵn trong thành phố, hoặc xâm nhập từ ven biển vào. Các đơn vị này vơ trang súng B-40, B-41 (súng phóng lựu, thường dùng trong việc chống thiết giáp), cùng súng AK và các chất nổ xung kích vào các mục tiêu một cách bất ngờ để làm chủ t́nh h́nh mau chóng.

    Cho quân tràn vào các khu đông dân cư nhất gồm các khu dân cư lao động. Phối hợp với các đơn vị quân sự, họ mang theo nhiều cán bộ chính trị để xúi dục dân chúng thành phố nổi dậy, cướp chính quyền lập một tổ chức chính trị mới. Để chuẩn bị cho kế hoạch tổng công kích - tổng khởi nghĩa, vào cuối năm 1967 Hà Nội đă cho xâm nhập vào Miền Nam trên 300 cán bộ trí thức gồm đủ thành phần như giáo sư, giảng sư đại học, kỹ thuật gia điện ảnh, văn nghệ sĩ, kỹ sư, bác sĩ, v.v... Họ được phân chia đều cho các tỉnh để làm nồng cốt cho việc tổ chức một mặt trận chính trị và văn hóa sau ngày tổng công kích thành công.








    Để tham dự vào cuộc tổng công kích, Việt Cộng đă huy động lối 97 tiểu đoàn. Những tiểu đoàn này đều mang những danh hiệu đơn vị quen thuộc, nhưng các thành phần binh sĩ đa số gốc tại Bắc Việt mới xâm nhập vào trước trận đánh chừng 2 đến 3 tháng. Có rất nhiều cán binh Việt Cộng c̣n là con nít dưới 15 tuổi. Không biết Việt Cộng đă nghĩ sao mà đem đám trẻ thơ non dại này vào chiến trận để hủy diệt cuộc đời đầy thanh xuân và hy vọng của các em... Những cán binh này chưa quen trận mạc, thiếu kinh nghiệm chiến trường, ngỡ ngàng trước trận địa là nhà cửa và thành phố. Lư do chính của sự thất bại của Việt Cộng một phần lớn do ở khả năng tác chiến kém cỏi của những cán binh trẻ tuổi này.

    Kế hoạch tổng công kích - tổng khởi nghĩa đă được giữ bí mật đến khi trận đánh xảy ra trên toàn quốc. Sự thống nhất chỉ huy của Việt Cộng cũng có phần mạch lạc, phát khởi các trận đánh tại các tỉnh lỵ vào một thời gian không xê xích mấy. Có lẽ Việt Cộng đă lấy mốc đêm giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968 để làm chuẩn thời gian phát động chiến dịch tổng tấn công. Ngoài ra, các đơn vị Việt Cộng tham dự trực tiếp các trong trận dánh đă dùng chiến thuật bôn tập để tránh mọi sự tiết lộ trước khi đánh. Trong kế hoạch tổng tấn công này, Việt Cộng đă dự liệu đến phương thức "Nhất Điểm Lưỡng Diện." Họ đă bày ra "diện" bằng những hoạt động cầm chân vào đầu năm 1968 tại Khe Sanh để dồn quân bất ngờđánh vào "điểm" là các thành phố và thủ đô.

    Tổng Kết Thiệt Hại Của Trong Kỳ Tổng Công Kích Đợt 1:

    Dưới đây là những con số ghi các sự thiệt hại quân sự và dân sự trên toàn quốc theo báo cáo của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH trong tháng 2 và 3/1968, là thời gian xảy ra các trận đánh trong vụ tổng công kích đầu năm 1968, và tái tấn công ngày 17/2/68 và những vụ kế tiếp đến 31 tháng 3/1968.

    VIỆT NAM CỘNG H̉A
    .................... ..... tháng 2/1968 tháng 3/1968
    tử thương 3,501 1,453
    bị thương 10,678 4,419
    mất tích 543 383
    tổng cộng 14,722 6,255
    vũ khí bị mất 1,418 (súng cá nhân), 106 (súng cộng đồng)
    741 (súng cá nhân), 741 (súng cộng đồng)


    ĐỒNG MINH (Hoa Kỳ, Úc, Nam Triều Tiên, Thái Lan, v.v.)
    . tháng 2/1968 tháng 3/1968
    tử thương 2,832 1,292
    bị thương 15,832 3,453
    mất tích 352 252
    tổng cộng 19,016 4,997


    TỔN THẤT PHI CƠ CỦA VIỆT NAM CỘNG H̉A VÀ ĐỒNG MINH
    . tháng 2/1968 tháng 3/1968
    bị tiêu hủy 63 60
    hư nặng 154 60
    hư nhẹ 99 116


    VIỆT CỘNG
    .................... ..... tháng 2/1968 tháng 3/1968
    tử thương 41,181 17,192
    tù binh 7,391 2,070
    tổng cộng 48,572 19,262
    vũ khí bị tịch thu 9,079 (súng cá nhân), 2,923 (súng cộng đồng)
    4,109 (súng cá nhân), 1,328 (súng cộng đồng)
    tổng cộng 7,257 2,954

    Ngoài ra, con số tổng thất của thường dân tại miền Nam Việt Nam trong đợt tổng công kích đầu tiêng của Việt Cộng (tháng 2 sang đến tháng 3) được ghi nhận như sau: 14,300 người chết, 24,000 người bị thương, 72,000 vô gia cư (nhà cửa bị tiêu tan), 627,000 người tỵ nạn.

  9. #199
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN MẬU THÂN 1968

    (Phần 4)

    CUỘC TẤN CÔNG ĐỢT HAI: NGÀY 5 THÁNG 5/1968

    Sau thất bại của cuộc tổng tấn công đợt một vào dịp Tết Mậu Thân, Việt Cộng đă mở trận tấn công ngày 17 tháng 2/1968 nhằm hỗ trợ tinh thần cho chiến trường Huế c̣n dang sôi động lúc bấy giờ. Cuộc tấn công được chú trọng vào thủ đô Saigon, nhưng các lực lượng Việt Cộng chỉ đến vùng ven đô đă bị đánh tan không xâm nhập được vào trong thành phố. Tối ngày 5 tháng 3/1968, Việt Cộng đồng loạt mở một cuộc tấn công khác phần lớn bằng pháo kích trên khắp nơi. Cuộc tấn công này ngắn ngủi và yếu ớt, dường nhi chỉ nhằm gây tiếng vang. Từ ngày đó đến ngày mở cuộc tổng tấn công đợt 2, Việt Cộng chỉ hoạt động theo mức độ thường lệ.

    Chánh quyền Miền Nam tỏ ra thận trọng và tăng gia các biện pháp bố pḥng. Lệnh giới nghiêm được ban hành trên toàn cơi Miền Nam tức khắc ngay sau biến động xảy ra. Ngày 28 tháng 2/1968, thủ tướng chính phủ kư sắc lệnh đ́nh chỉ việc giải ngũ mọi loại quân nhân, gọi tái ngũ mọi loại quân nhân khác trở lại quân đội.

    Từ đầu tháng Ba dương lịch, tất cả các nam giáo sư, sinh viên từ 18 đến 45 tuổi đều phải tham gia huấn luyện quân sự. Sau 2 tuần lễ huấn luyện quân sự, sinh viên phải mặc đồng phục kaki vàng và ghép thành hàng ngũ. Tại nhiều tỉnh lỵ, các đoàn pḥng vệ dân sự được tự động tổ chức theo sang kiến của các tỉnh trưởng. Các công chức phải tham gia phong trào. Phong trào này sau được đổi danh thành phong trào Nhân Dân Tự Vệ.

    Các đoàn thể chính trị cùng hoạt động. Ngày 10 tháng 3/1968, Mặt Trận Nhân Dân Cứu Nguy Dân Tộc ra đời và bầu được ban chấp hành trung ương do Thượng Nghị Sĩ Trần Văn Đôn làm chủ tịch. Về phương diện xă hội, để cứu trợ các nạn nhân thời cuộc, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong một thông điệp ban bố ngày 28 tháng 2/1968 đă quyết định mở một cuộc lạc quyên trên toàn quốc trong ṿng một tháng. Mỗi một quân nhân sĩ quan và công chức phải góp vào cuộc lạc quyên này một ngày lương toàn vẹn. Ủy ban Cứu trợ Trung ương được giao trách nhiệm cho Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.

    Sau ngày biến động, bộ mặt b́nh thương của Miền Nam đă thành một bộ mặt chiến tranh phấn khởi. Một điều ghi nhận là dân chúng và binh sĩ lại có vẻ tin tưởng ở sức mạnh của ḿnh khi họ mục kích trước mắt các đơn vị Việt Cộng bị thua, bỏ chạy và Việt Cộng bị chết rất nhiều.

    Sự phấn khởi của nhân dân được bộc lộ ra nhất là đối với giới thanh niên trước đây trốn tránh quân dịch trở ra tŕnh diện đầu quân vui vẻ. Do đó, trong ṿng hơn một tháng, các đơn vị Quân Lực VNCH bị tổn thất trong biến động đầu Xuân đă bổ sung được đầy đủ quân số. Nhiều đơn vị c̣n có quân số trội hơn trước. Thành phần quân số bổ sung sau dịp Tết gồm những người tái ngũ, những người mới đầu quân và những quân phạm được ân xá trong trường hợp t́nh nguyện gia nhập quân đội đăi công chuộc tội.

    Một điều ghi nhận khác nữa là các đơn vị Việt Nam Cộng Ḥa được thay thế các vũ khí cũ bằng vũ khí mới M-16. Loại súng này là loại tối tân nhất của Hoa Kỳ vào năm 1968. Việc trang bị vũ khí mới đă làm cho các đơn vị tăng thêm hỏa lực, binh sĩ tăng thêm tinh thần chiến đấu.


    Ngày 31 tháng 3/1968, Tổng Thống Johnson ra Lệnh cho Không Quân Hoa Kỳ hạn chế oanh tạc Miền Bắc và ngỏ ư hoà đàm với Bắc Việt. Trong khi đó, tại Việt Nam ngày 1 tháng 4/1968 quân đội Mỹ mở một cuộc hành quân giải tỏa Khe Sanh. Cuộc hành quân được giao cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Sơ khởi hành quân trực thăng vận chiếm mấy ngọn đồi cao chế ngự Quốc Lộ 9, các đoàn quân chính gồm chiến xa và bộ binh dựa theo quốc lộ này tiến vào Khe Sanh.

    Cuộc hành quân chậm chạp không gặp chống cự chống trả mănh liệt của địch. Lực lượng giải tỏa Việt Mỹ khoảng 20,000 người gồm các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 1 Không Vận, Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ và một chiến đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa. Căn cứ Khe Sanh bị quân Bắc Việt bao vây 76 ngày. Đến ngày 5 tháng 4/1968, Khe Sanh được giải tỏa.

    Ngày 6 tháng 4/1968, Hoa Kỳ chính thức liên lạc ngoại giao với Bắc Việt để mở hội nghị ḥa đàm, và ngày 8 tháng 4/1968 nhận được đáp thư của Bắc Việt chấp nhận. Hai bên tiến đến chỗ t́m một địa điểm ḥa đàm mà sự chọn lựa địa điểm đă kéo dài đến gần một tháng vẫn không giải quyết được. Bắc Việt đề nghị mở hội đàm ở Ba Lan hoặc Cao Miên, Hoa Kỳ ngược lại đ̣i mở hội đàm tại một trong 10 nước: Tích Lan, Nhật Bản, Pakistan, Nepal, Afghanistan, Mă Lai, Ư, Bỉ, Phần Lan hoặc Úc.

    Vào khoảng trước ngày 10 tháng 4/1968, một thượng tá Việt Cộng tên Tám Hà về hồi chánh. Viên thượng tá này tiết lộ là Việt Cộng đang chuẩn bị tấn công thủ đô Saigon, khu Chợ Lớn và Gia Định. Tám Hà cũng cho biết khoảng chừng trên 10,000 cán binh Việt Cộng đang chuẩn bị tấn công thủ đô Saigon vào ngày 22 tháng 4/1968. Nhưng có thể v́ lư do nào đó đă chậm lại. Lực lượng tấn công của Việt Cộng gồm 2 trung đoàn thuộc Công Trường (CT) 9, hai trung đoàn thuộc Công Trường 5 và được tăng cường thêm chừng hai trung đoàn địa phương gồm các Trung Đoàn 165 và Trung Đoàn Đồng Tháp.

    Để công kích Saigon, Công Trường 9 sẽ đánh từ vùng ven đô Tây-Bắc. Mục tiêu tấn công gồm cả phi trường Tân Sơn Nhất. Trong khi đó Công Trường 5 sẽ tấn công từ phía Tây và phía Nam. Các mục tiêu được chọn lựa và các cứ điểm quân sự, nhà đèn, các nơi tiện nghi công cộng và trọng yếu trong thành phố. Các đơn vị quân đội tại Saigon mới được giải tỏa 50 phần trăm phải cấm trại trở lại 100 phần trăm khi nhận được tin tiết lộ này.

    Ngày 28 tháng 4/1968, Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ hành quân trực-thăng vận bất ngờ vào thung lũng A Shau, nơi đặt một căn cứ tiếp vận quan trọng của Bắc Việt. Cuộc hành quân này đă dùng đến hơn 200 phi cơ trực thăng. Sau đó, một chiến đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa được gởi ngay đến để tăng cường. Tại thung lũng A Shau, quân Cộng Sản Bắc Việt chống trả yếu ớt. Tuy nhiên súng pḥng không địch tác xạ rất hiệu quả làm 30 trực thăng của Hoa Kỳ bị hư hại. Liên quân Việt-Mỹ phá hủy và tịch thu được rất nhiều chiến cụ trong cuộc hành quân này.

    Trong khi đó, cuộc dàn xếp chọn một địa điểm nghị ḥa vẫn diễn tại Lào giữa Đại Sứ William S. Sullivan của Hoa Kỳ và tổng đại diện Nguyễn Chấn của Bắc Việt. Cuộc tiếp xúc riêng này đă mang đến kết quả là ngày 3 tháng 5/1968, Hoa Kỳ và Bắc Việt công bố chọn Paris làm địa điểm hội nghị sơ bộ.

    Cuộc hội họp đầu tiên được ấn định vào ngày 10 tháng 5/1968. Sau đó hai bên công bố thành phần phái đoàn. Phía Hoa Kỳ, ông Harriman trưởng phái đoàn. Ông Cyrus Vance cố vấn đặc biệt cho Tổng Thống Johnson làm phó trưởng phái đoàn. Tướng Andrew Godpaster, phụ tá của tướng Westmoreland ở Việt Nam làm hội viên. Ông Jordan chuyên viên về các vấn đề Việt Nam tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, kiêm thứ trưởng ngoại giao phụ trách Viễn Đông sự vụ, làm hội viên, v.v...

    Phía Bắc Việt, ông Xuân Thủy, Bộ Trưởng Không Giữ Bộ Nào (chức vụ "Bộ Trưởng Không Giữ Bộ Nào" thật sự là một chức vị hoàn toàn có thật trong chánh quyền Cộng Sản Bắc Việt) làm trưởng đoàn, Đại Tá Hà Văn Lâu là đại-sứ trưởng phái đoàn Bắc Việt, Nguyễn Minh Vỹ và Nguyễn Thành Lê là hội viên, v.v...

    Trong khi hội nghị chính trị Paris thành h́nh, chiến cuộc tại Việt Nam vẫn gia tăng mức độ. Mọi người đều nghi và biết như vậy nhưng không hiểu cường độ chiến tranh sẽ gia tăng vào lúc nào và ở những nơi nào.

    Ngày 4 tháng 5/1968, một triệu chứng đầu tiên khơi mào cho một cuộc tấn công lớn được phát hiện. Đó là một tiếng nổ rất to do Việt Cộng gây ra ở gần đài vô-tuyến truyền h́nh tại Saigon. Khoảng 60 kg chất nổ TNT được dấu trên xe taxi. Lúc 13 giờ trưa, chiếc taxi bùng nổ gây tử thương cho 3 người chết và khoảng 30 người khác bị thương. Một căn nhà ở gần đài truyền h́nh cũng bị sập đổ.

    Người ta cho rằng tiếng nổ này là một hiệu lệnh của Việt Cộng phát động cho cán binh của họ mở cuôc tấn công vào thủ đô Saigon ngày hôm sau.

    Chỉ 24 giờ sau khi tin Hoa Kỳ và Bắc Việt thảo luận họp nhau ở Paris được tung ra là Việt Cộng đă mở cuộc tấn công vào Saigon. Cuộc tấn công này phát xuất lúc 03 giờ 10 chiều ngày 5 tháng 5/1968. Lúc đầu, Việt Cộng bắn những loạt trọng pháo loạn xạ bưà băi vào thành phố. Sau đó các đơn vị vơ trang của họ xuất hiện tại nhiều nơi. Tuy cuộc tấn công được khai diễn trên toàn quốc bằng hỏa lực pháo kích, nhưng mục đích thật sự là Cộng quân muốn chỉa mũi dùi bộ-chiến vào thủ đô Saigon.

    Cuộc tấn công của Việt Cộng ngày 5 tháng 5/1968 vào Saigon kéo dài đến ngày 12 tháng 5/1968 mới chấm dứt. Các lực lượng vơ trang Việt Cộng chỉ lọt được vào vùng ven đô. Sau đó họ lần lượt bị tiêu diệt và đẩy lui ra khỏi thành phố.

    Ngày 25 tháng 5/1968, Việt Cộng lại tiếp tục tấn công thủ đô Saigon. Lần này họ xâm nhập qua Đồng Ông Cộ vào khu vực Ngă Năm B́nh Ḥa và những khu kế cận. Họ chiếm và cố thủ trong các nhà của thường dân vô tội để chống lại cuộc phản công của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Tại Chợ Lớn, Việt Cộng cũng xâm nhập được vào nhiều khu phố thuộc Quận 6. Họ tổ chức chiến đấu ngay trong các khu vực đông dân cư, chiếm mấy nhà kiên cố làm pháo đài. Các trận chiến xảy ra tại những khu vực này vô cùng khốc liệt

    ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT CỦA VIỆT CỘNG TRONG CUỘC TẤN CÔNG ĐỢT HAI VÀO SAIGON

    Trong chiến lược tổng tấn công kỳ trước (đợt 1), chính Việt Cộng đă nhận thấy sai lầm khi lực lượng vơ trang được trăi rộng ra để tấn công cùng một lúc tại khắp nơi. Chiến lược dùng quân sự trăi-rộng chỉ khi nào quân lực tấn công mạnh hơn đối phương, c̣n nếu yếu hơn tất nhiên không đủ lực để đánh, sẽ bị thất bại. Việt Cộng hiện nay tại Miền Nam không có yểm trợ không quân, cần phải chọn điểm rồi tập trung lực lượng đông và thay phiên đánh mới mong thắng được.

    Chọn lựa những mục tiêu chiến lược để hậu thuẫn cho hội nghị Paris chẳng c̣n mục tiêu nào tốt hơn là các thành phố, và nhất là Saigon v́ đánh vào được Saigon sẽ gây những tiếng vang chính-trị lớn và làm rối loạn hệ thống lănh đạo của đối phương.

    Chiến thuật của Việt Cộng áp dụng trong kỳ đầu tháng tháng 5 năm 1968 như sau :

    - Tránh né tất cả những vị trí đóng quân của Việt Nam Cộng Ḥa mà lần trước họ đă tấn đánh.

    - Xâm nhập vào các khu dân cư, nhờ đêm tối, và vào những chỗ không có quân án ngữ.

    - Khi bám vào nhà cửa tại khu vực xâm nhập, Việt Cộng chấp nhận thiệt hại, đợi quân ta đến đánh và không chịu thối lui.

    - Nếu các lực lượng ngăn chặn không kịp thời phản ứng, Việt Cộng sẽ lan tràn ngay sang các khu dân cư khác và tăng viện quân mới đem vào để mở rộng vết dầu loan.

    - Áp dụng chiến thuật nội công ngoại kích bằng các toán đặc công gây xáo trộn ngay trong thành phố.

    Trong các ngày biến động, các toán Việt Cộng đă vào được các khu Thị Nghè, Bảy Hiền, Minh Phụng, B́nh Thới, B́nh Tiên và Phạm Thế Hiển, v.v... Các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa đă ngăn chận hữu hiệu không cho Việt Cộng lan tràn sang các khu vực khác. Nhưng để đẩy lui hẳn đối phương, quân đội miền Nam đă phải dùng hỏa lực mạnh mẽ của phi pháo và chiến xa mới làm chủ t́nh h́nh được.

    Đúng ra khi mở mặt trận tại thành thị, Cộng quân chỉ nhằm duy tŕ một t́nh trạng bất an nhưng không nhằm thâu những chiến thắng quân sự lớn lao. Họ chỉ dùng những t́nh h́nh xáo trộn để phá vỡ nền tảng kin tế và chính trị của chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa, đồng thời t́m cơ hội khuynh đảo chính phủ Quốc Gia. Để thực hiện mặt trận này, Cộng Sản đă dùng du kích chiến nhưng đă chế biến đôi chút để thích nghi với kỹ thuật chiến đấu trong thành phố.



    Ngày 12 tháng 5/1968, Việt Cộng bị đánh bật ra. Nhưng tới ngày 25 tháng 5/1968 họ lại xâm nhập vào đô thành tại hai ngă: ở phía Bắc Gia Định và từ phía Nam Chợ Lớn. Việt Cộng áp dụng một chiến lược như kỳ trước là đột nhập khu dân cư và bám sát vào khu này chống đánh các lực lượng giải tỏa.

    Lần này Việt Cộng đă khai thác được những sơ hở của pḥng đai pḥng thủ nên các phần tử địch đột nhập vào rồi quân ta mới biết. Trước khi nổ súng, Việt Cộng răi quân chiếm giữ tất cả những địa điểm then chốt trong khu vực như các ṭa nhà lớn, nhà máy, xí nghiệp, các nơi tôn nghiêm. Ngoài ra tại các khu đất trống và g̣ mả Việt Cộng c̣n đào các hầm hố chiến đấu.

    Khi đă bám vào được các khu vực vừa chiếm, mỗi đêm họ cho tăng viện thêm quân vào. Đoàn quân di chuyển vào theo từng toán nhỏ nhưng những toán này được trang bị hỏa lực rất mạnh. Đây là những cán binh đă được dưỡng quân lâu dài. Trong khi đó, các đơn vị mệt mỏi và bị thiệt hại th́ lại được rút ra. Chiến thuật này được gọi là "xa luân chiến" với mục đích tạo một cuộc đánh dài lâu vào thủ đô.

    Việt Cộng áp dụng phương pháp du-kích chiến trong thành phố. Bị đánh ở nơi này, họ bèn bỏ chạy sang nơi khác, nhưng vẫn cố bám vào các khu vực đông dân cư và chẳng chịu rút ra. Khi Cộng quân cố thủ tại những vị trí chiến đấu vững chăi, họ có thể gây cho lực lượng phản công của quân đội VNCH nhiều thiệt hại. Việt Cộng không tập trung đóng tại một chỗ, mà lại chia quân ra nhiều ổ kháng cự gồm trên dưới một tiểu đội.

    Do đó các cuộc hành quân giải tỏa của quân đội VNCH đă rất khó khăn. Để ngăn cản sự bành trướng của Việt Cộng và tiêu diệt họ ở trong những vị trí chiến đấu kiên cố, quân đội chánh phủ đă phải sử dụng đến phi cơ và chiến xa.

    Cũng kể từ cuộc tấn công đợt hai vào Saigon, hằng đêm Việt Cộng bắn hàng loạt hỏa tiễn 122 ly và đạn súng cối 82 ly bừa băi vào các khu phố gây nên một sự chết chóc và sợ hăi trong dân chúng.

    Tóm lại, qua các cuộc tấn công của Việt Cộng vào Saigon, có thể nhận định rằng họ đă thay đổi chiến lược một cách rơ rệt. Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đầu tiên, Việt Cộng chỉ nhằm đánh vào các cơ quan quân sự và đưa các cán bộ chính trị vào các thành phố để khuấy động qua các cuộc biểu t́nh chống chính phủ.

    Đối với cuộc tấn công kỳ hai, ngày 5 tháng 5/1968, Việt Cộng không đánh vào một cứ điểm quân sự nào mà lại xâm nhập Saigon qua các khu dân cư, rồi bám vào các nơi này để chống đánh lại các lực lượng của chánh phủ.

    C̣n đối với các cuộc tấn công ngày 25 tháng 5/1968, Việt Cộng cũng áp dụng phương pháp tác chiến như cuộc tấn công ngày 5 tháng 5/1968, nhưng lần này họ cố tạo ra một cuộc đánh lâu dài với hầm hố và công sự chiến đấu được tổ chức chu đáo và cũng trong lần này họ đă rút tỉa được kinh nghiệm của các kỳ trước để tránh các thiệt hại về quân số.

    Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đầu tiên, họ không pháo kích vào Saigon. Nhưng trong cuộc tấn công đợt hai này họ đă pháo kích bừa băi ngay vào các khu dân cư. Đây là một chiến thuật đê hèn nhằm phá vỡ nền tảng kinh tế, bần cùng hóa thủ đô, để tạo nên một mối kinh hoàng trong ḷng người dân.

    Nhưng rồi tất cả những âm mưu của Việt Cộng đă đều bị bẻ găy trước sự suy nhược của họ. Nhiều cán binh mất tinh thần v́ con số chết chóc phiá bên họ đă quá cao. Sự việc này làm cho nhiều cán binh trẻ tuổi không chịu nổi. Họ đă buông súng, đă đầu hàng tập thể để mong cứu lấy mạng sống của họ, và cũng như để chạy về hàng ngũ của chánh phủ Quốc Gia.

  10. #200
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN MẬU THÂN 1968


    (Phần 5)

    SAIGON
    Các Trận Đánh Trong Đợt Tổng Công Kích Đầu Tiên
    (Thủ đô Saigon, Chợ Lớn, Gia Định và các vùng phụ cận)



    Việt Cộng tấn công thủ đô Saigon vào lúc 2 giờ khuya mồng một Tết Mậu Thân năm 1968. Trong khi tiếng pháo mừng Xuân vẫn c̣n nổ lẻ tẻ trên các hè phố đô thành, bỗng xen lẫn vào tiếng súng to nhỏ nổ vang theo từng nhịp. Người dân đô thành quen hưởng cảnh an lạc thái b́nh không quen phân biệt tiếng nổ, chỉ tưởng là pháo. Cũng có nhiều người biết là tiếng súng nhưng họ cũng chẳng quan tâm v́ trong thời loạn ly những tiếng súng nổ đối với họ quá thường t́nh và họ coi như chẳng có ǵ quan trọng xảy ra.

    Khi trời sáng rơ, người dân đô thành vẫn trong cái sinh hoạt ngày Tết ăn mặc trịnh trọng kéo nhau ra đường để tiếp tục các cuộc hành tŕnh thăm viếng và vui chơi. Nhưng rồi những tin tức về một cuộc tấn công của Việt Cộng được đưa tới. Nhiều người vẫn hoài nghi cho rằng chỉ là một vụ đảo chánh như những vụ đảo chánh khác đă xảy ra qua tiếng súng nổ ở đô thành.

    Vào 08 giờ sáng, đài phát thanh Quốc Gia đọc lời ban bổ lệnh giới nghiêm của Phó Tổng Thống. Ông Nguyễn Cao Kỳ thừa hành lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tố cáo các hành vi tấn công của Việt Cộng vi phạm lệnh hưu chiến. Người dân vẫn hoài nghị tại sao Tổng Thống Thiệu không đích thân công bố. Nhưng rồi ở giữa một thủ đô Saigon rộng lớn mà những cái ở đầu tỉnh xảy ra cuối tỉnh không hay, th́ bây giờ người ta đều được biết là Việt Cộng quả thực đă tấn công vào đô thành.

    Việt Cộng đă lợi dụng sự đi lại tự do suốt đêm và lệnh hưu chiến để xâm nhập vào nhiều nơi trong thủ đô. Đêm mồng Một Tết, họ đă mở nhiều cuộc công kích vào một vài địa điểm quan trọng và đầu năo tại trung tâm thành phố:

    BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A (VNCH): Tại đây Việt Cộng đánh vào các cổng số 4 và số 5. Riêng tại cổng số 4, họ tràn vào được nhưng bị cầm chân tại chỗ.

    DINH ĐỘC LẬP: Việt Cộng định đột nhập do cửa sau phía đường Nguyễn Du nhưng không vào được.

    BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN: Việt Cộng bị hạ toàn bộ khi vừa xông vào cửa.

    PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT: Việt Cộng bị ngăn chận và bị thiệt hại nặng khi đang tiến vào cuối phi đạo ở gần khu Bà Quẹo.

    ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA (tại đường Phan Đ́nh Phùng): Việt Cộng đột nhập được vào lầu dưới đài phát thanh.

    T̉A ĐẠI SỨ PHI LUẬT TÂN (tại đường Phan Thanh Giản): Việt Cộng đột nhập dễ dàng. Nhưng vị đại sứ người Phi đă kịp thời chạy thoát.


    Cũng trong đêm này, tại các khu vùng phụ cận thủ đô, Việt Cộng đă mở các cuộc công kích vào một vài nơi khác:

    Trại Cổ Loa và trại Phù Đổng Thiên Vương của Thiết Giáp và một phần trại Cổ Loa của Pháo Binh.

    Căn Cứ 80 Quân Cụ và Căn Cứ 60 Truyền Tin tại Hạnh Thông Tây: Việt Cộng chỉ bắn quấy phá.

    Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung tại Hốc Môn: Việt Cộng bị thiệt hại nặng và bị ngăn chặn tại cổng trại.

    Vào sáng mồng 2 Tết nhiều cánh quân địch xuất hiện tại đô thành và các vùng phụ cận. T́nh h́nh địch được ghi nhận như sau:

    Một cánh quân Việt Cộng xuất hiện tại khu Bà Quẹo. Họ đặt bộ chỉ huy tại hăng dệt Vinatexco để uy hiếp phi trường Tân Sơn Nhất và các khu dân cư tại đây.

    Một cánh quân Việt Cộng xuất hiện tại khu G̣ Vấp. Họ uy hiếp và chiếm một phần trại Cổ Loa của Pháo Binh và toàn trại Phù Đổng của Thiết Giáp. Việt Cộng cũng xâm nhập các khu đông dân cư G̣ Vấp, Xóm Mới, rồi lan tràn tới khu Ngă Năm B́nh Ḥa.

    Một cánh quân Việt Cộng xuất hiện tại Hàng Xanh để rồi tiến quân về Tiểu Khu Gia Định và uy hiếp khu vực Cầu Xa Lộ.

    Một cánh quân Việt Cộng xuất phát từ Phú Thọ và lan tràn vào các khu dân cư ở Phú Thọ, Bà Hạt và các khu kế cận.

    Một cánh quân Việt Cộng c̣n hoạt động ở xa thủ đô Saigon tại vùng Thủ Đức. Họ tấn công chi khu Thủ Đức trong đêm trước và đang uy hiếp chi khu này.

    Một cánh quân Việt Cộng sau chót c̣n hoạt động ở xa thủ đô tại vùng Hốc Môn. Họ chiếm các vùng phụ cận Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

    Việt Cộng xử dụng các toán đặc công xung kích vào các mục tiêu tại trung tâm thủ đô. Trong khi đó, các lực lượng khác ở bên ngoài đều tiến vào nội thành để hỗ trợ cho các toán xung kích ở bên trong, và đồng thời xâm nhập vào các khu dân cư.

    Sở dĩ Việt Cộng thất bại không làm chủ được t́nh h́nh v́ họ dùng những lực lượng xung kích quá nhỏ để đánh vào những mục tiêu quá lớn. Các lực lượng xung kích nhỏ này không đủ khả năng mở đợt công phá dù xâm nhập được vào bên trong nhưng tiềm lực yếu cho nên họ không thể thọc sâu khai thác chiến quả. Hơn nữa, các lực lượng bên trong và bên ngoài của Việt Cộng v́ hoạt động trên một địa bàn quá rộng răi nên đă không phối hợp và hỗ trợ nhau chặt chẽ được. Tuy các cánh quân của Việt Cộng đă có mặt ở các vùng ven đô nhưng sự hoạt động của họ có vẻ rất rời rạc.

    Sáng mồng 2 Tết, các đơn vị Việt Cộng mưu toan đánh úp các cơ quan đầu năo của Việt Nam Cộng Ḥa đă không thành công trong đêm trước. Việt Cộng không đánh vào bất cứ một cơ quan nào của Hoa Kỳ. Và với các cánh quân nói trên, họ hy vọng ở sự tiếp tay nổi dậy của dân chúng, cố gắng lan tràn vào các khu đông dân cư.

    Để ngăn chặn và theo dơi các hoạ động của họ, các phi cơ chiến đấu và quan sát của Việt Nam Cộng Ḥa thay nhau bay thường xuyên trên ṿm trời thủ đô. Dân chúng thấy Việt Cộng đến và thấy phi cơ uy hiếp trên trời đều lũ lượt dắt díu nhau lánh cư vào trong thành phố.

    Ngay trong đêm mồng 2, lực lượng phản công của chánh phủ được tung ra. Hai đại đội của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù được đưa đến giải tỏa đài phát thanh. Nơi này được quân đội chiếm lại trước 0 giờ 30 sáng. Trong khi đó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm hai đại đội được phái tới giải tỏa cổng số 4 của Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng suốt ngày vẫn không giải quyết xong v́ Việt Cộng núp trong khu nhà bằng gạch của Trường Sinh Ngữ Quân Đội và bắn ra dữ dội. Cánh thứ hai với hai đại đội c̣n lại tới bảo vệ đầu phi đạo Tân Sơn Nhất ở Bà Quẹo và ngăn chận Cộng quân xâm nhập khu hăng dệt Vinatexco.

    Vào buổi trưa, toàn bộ Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù được đưa về phi trường Tân Sơn Nhất chờ lệnh. Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân (BDQ) với bốn tiểu đoàn (Tiểu Đoàn 30, 33, 34 và 38) đang trấn đóng ṿng quanh khu bán nguyệt từ Thủ Đức, Nhà Bè, B́nh Chánh đến Hốc Môn. Đêm hôm đó, Liên Đoàn 5 nhận được lệnh phải gửi ngay hai tiểu đoàn Biệt Động Quân về giải cứu thủ đô. Tiểu Đoàn 30 và 38 Biệt Động Quân lập tức ra đi và họ đă tiến vào thành phố trước khi trời sáng. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân đến khu vực Hàng Xanh Xa Lộ lúc 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết. Tại đây, các binh sĩ Mũ Nâu này đă chạm súng dữ dội với Việt Cộng. Trong khi đó Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân xuất phát từ Nhà Bè vào 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết đến giải tỏa khu Phú Thọ, Trần Quốc Toản.





    Vào lúc 06 giờ 30 cùng ngày Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) từ Vũng Tàu được không vận về Saigon mặc dù đơn vị này vừa hành quân ở Miền Trung mới về có hai ngày. Song song với Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, Chiến Đoàn B gồm các Tiểu Đoàn 1 và 2 của Thủy Quân Lục Chiến đang ở Cai Lậy (thuộc tỉnh Định Tường) cũng được không vận về Saigon ngay vào gần chiều tối hôm đó.

    Chiều mồng 2 Tết, người ta đă thấy những đám cháy bóc lên ngùn ngụt tại đường Nguyễn Kim gần sân vận động Cộng Ḥa. Như vậy có nghĩa là cánh quân Việt Cộng phát xuất từ Phú Thọ Ḥa tiến vào trung tâm thành phố đă không gặp trở ngại nào đáng kể. Khi tiến vào, Việt Cộng chỉ bắn quấy rối Chi Cảnh Sát Nguyễn Văn Thoại ở phía Nam trường đua, bắn vào trại Cảnh Sát Dă Chiến ở đường Trần Quốc Toản cùng các doanh trại của Tiểu Đoàn 10 Vận Tải và lực lượng Công Binh ở xung quanh.

    Việt Cộng chiếm trường đua Phú Thọ, kiểm soát các khu vực quanh Trường Nữ Quân Nhân tại vườn Cao su cũ. Cánh quân này đă lan tràn vào khu vực đông dân cư ở khoảng đường Bà Hạt loang ra một khu rộng lớn từ chùa Từ Nghiêm đến chùa Ấn Quang có bốn đại lộ bao bọc là Nguyễn Tri Phương, Trần Quốc Toản, Lư Thái Tổ và Minh Mạng.

    Đường Nguyễn Kim bị oanh kích v́ Việt Cộng xuất hiện rất dông. Đám cháy này từ một điểm nhỏ lan tràn cháy cả một khu phố. Cũng vào buổi chiều mồng 2 Tết, người ta thấy Việt Cộng xuất hiện và đột nhập vào nhà thương Nhi Đồng, bắn vào hậu cứ Tiểu Đoàn 5 Quân Cảnh ở đường Lư Thái Tổ. Người ta c̣n thấy khoảng một trung đội Việt Cộng xuất hiện tại đường Sư Vạn Hạnh, Lư Thái Tổ và một số ít ẩn núp trong chùa Ấn Quang.

    Như vậy người ta thấy rằng Việt Cộng tiến vào khu này là một khu vực đông dân cư lao động và cũng là nơi có chùa Ấn Quang từng phát xuất các đợt xuống đường chống chính phủ nhằm để nhen nhuốm lên một cuộc nổi dậy của nhân dân phát xuất từ đây lan tràn vào đô thị. Người dân đô thành trong ngày hôm ấy theo dơi từng tiếng súng nổ xa gần, từng hoạt động của các máy bay ở trên ṿm trời và theo dơi tin tức trên radio.

    Đài phát thanh Quốc Gia, khác với thường lệ, chỉ phổ biến những bản nhạc hùng binh, thỉnh thoảng chen vào một vài tin tức sốt dẽo. Vào buổi sáng, đài phát thanh đă truyền lệnh gọi các quân nhân nhập trại. Một vài quân nhân trên đường vào trại đă bị các phần tử Việt Cộng trà trộn trong dân chúng bắn hạ ngay ngoài đường. Tuy nhiên, một số đông quân nhân khác cũng đă vào được trại an toàn. Những quân nhân này đều được đại tướng tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cấp tưởng lục khen ngợi.

    Vào buổi chiều, đài phát thanh loan tin chiến sự tại khu Hàng Xanh cho biết quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă gặt hái được một vài thắng lợi. Một tin khác được loan đi vào hồi 17 giờ 00 yêu cầu dân chúng Bà Quẹo tránh xa khỏi hăng dệt Vinatexco, nơi Việt Cộng tập trung và đóng bộ chỉ huy để quân đội sẽ oanh tạc vào đúng 18 giờ 00. Ngoài ra, loa phóng thanh cũng được dùng để kêu gọi toàn bộ lực lượng Việt Cộng trong khu vực này ra đầu hàng. Hăng dệt Vinatexco đă bị oanh tạc thiêu rụi vào giờ ấn định trên. Trước khi oanh tạc, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù đă dồn Việt Cộng vào khu vực này. Quyết dịnh oanh tạc được ban ra v́ sợ Việt Cộng lợi dụng đêm tối sắp đến để tăng cường thêm quân đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

    Cũng vào gần chiều tối ngày mồng 2 Tết, trực thăng vơ trang đến xạ kích vào khu vực Trường Nữ Quân Nhân. Sau đó lực lượng bộ chiến Việt Nam Cộng Ḥa đến giải tỏa một khúc đường Nguyễn Văn Thoại chạy ngang khu trường đua do Việt Cộng kiểm soát.

    Vào sáng mồng 3 Tết, tám tiểu đoàn tổng trừ bị đă có mặt tại đô thành. Các lực lượng này được phối trí để mở các cuộc phản kích như sau:

    Tiểu Đoàn 6 và 8 Nhảy Dù giải tỏa cổng số 4 ở trại Trần Hưng Đạo. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù bảo vệ đài phát thanh và làm lực lượng trừ bị. Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đi giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo (lúc đầu là trách nhiệm của Thủy Quân Lục Chiến, nhưng sau đó được giao lại cho Nhảy Dù), cổng xe lửa số 2 và số 4 (Gia Định). Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến giải tỏa trại Cổ Loa và Phù Đổng. Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến chận đường rút lui của Việt Cộng tại trại Cổ Loa. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân giải tỏa khu Hàng Xanh Xa Lộ. Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân giải tỏa khu Phú Thọ, Bà Hạt.

    Trong ngày này, lực lượng Nhảy Dù đă hoàn tất nhiệm vụ giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo ngay trong buổi sáng. Trực thăng vơ trang đă phải oanh kích vào khu vực này gây thiệt hại về doanh trại cho Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Trường Tổng Quản Trị, Trung Tâm Huấn Cụ và Thính Thị và một vài thiệt hại nhỏ cho các cơ sở khác kế cận. Cũng trong ngày hôm đó, các tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến chiếm lại được các trại Cổ Loa và Phù Đổng. Cả hai nơi này đều bị Việt Cộng trấn giữ từ hôm xảy ra các trận đánh.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •