Page 22 of 33 FirstFirst ... 1218192021222324252632 ... LastLast
Results 211 to 220 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #211
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh
    Wikipedia




    Pháo của Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn gần đường băng
    .
    Thời gian Theo Hoa Kỳ: 21 tháng 1 năm 1968 – 8 tháng 4 năm 1968

    Theo Việt Nam: 21 tháng 1 năm 1968 – 25 tháng 7 năm 1968
    Địa điểm Khe Sanh, Quảng Trị - UTM Grid XD 852-418[1]


    Quân Mỹ rút khỏi Khe Sanh, QĐNDVN chiếm Khe Sanh từ giữa tháng 7.
    Trung tâm chỉ huy Hàng rào điện tử McNamara bị phá hủy. Chiến lược cắt Đường ṃn Hồ Chí Minh của Hoa Kỳ thất bại
    Hoa Kỳ thất bại trong mục tiêu "giữ Khe Sanh bằng mọi giá" mà Tổng thống Johnson từng tuyên bố[2]

    Tham chiến
    Hoa Kỳ
    Việt Nam Cộng ḥa
    Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa
    Chỉ huy
    Đại tướng William C. Westmoreland (toàn chiến trường)
    Đại tá David E. Lownds (tại chỗ)
    Đại tướng Vơ Nguyên Giáp (toàn chiến trường)
    Thiếu tướng Trần Quư Hai (tại chỗ)
    Thiếu tướng Lê Quang Đạo (tại chỗ)
    Đại tá Cao Văn Khánh

    Lực lượng
    ~45.000 (sau tăng lên 69.000) trên toàn tuyến, trong đó 6.680 đóng tại Khe Sanh[3]

    Chiến dịch Pegasus: ~20.000 (Sư đoàn 1 Không Kỵ, 2 trung đoàn TQLC Mĩ và 1 trung đoàn biệt kích Dù VNCH)
    Chiến dịch Niagara và Chiến dịch Arc Light: Không quân chiến thuật và chiến lược Hoa Kỳ (khoảng 2.000 máy bay và 3.300 trực thăng), ném hơn 114.810 tấn bom.
    Pháo binh bắn chi viện 159.000 viên đạn pháo[4]
    ~40.000 trên toàn tuyến, trong đó 17.000 quân bao vây Khe Sanh (Sư đoàn 304 và sư đoàn 325), 17.000 quân pḥng ngự Đường 9 (Sư đoàn 320 và sư đoàn 324)[5]
    Pháo binh bắn chi viện 10.900 viên đạn pháo.
    Tổn thất
    Tại Khe Sanh:
    Mỹ: 274 chết, 2.541 bị thương (chưa kể thương vong của Biệt động quân VNCH, Sở chỉ huy tiền phương FOB-3 của Lục quân Mỹ và Quân đội Hoàng gia Lào)[6]

    Chiến dịch Scotland I và Pegasus:
    Mỹ: 730 chết, 2.642 bị thương, 7 mất tích, 3 bị bắt
    VNCH:
    229 chết, 436 bị thương
    Dân vệ (CIDG): 309 chết, 64 bị thương, 250 bị bắt [7]
    Tổng từ 20 tháng 1 đến 14 tháng 4:
    Công bố chính thức: 205 chết, 2 mất tích, 443 bị thương
    Thống kê lại trên thực tế: trên 7.485 thương vong (1,542 chết, 5.675 bị thương, 7 mất tích, 253 bị bắt)[6][8][9]

    Từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 7:
    Khoảng 3.000 thương vong[10]

    Theo QĐNDVN: ~11.900 chết hoặc bị thương; 197 máy bay, 78 xe tăng-thiết giáp, 46 khẩu pháo, 50 kho đạn bị phá hủy[11]
    Theo QĐNDVN: Nguồn 1: 3.966 chết, 450 mất tích, 6.868 bị thương trên khu vực Đường 9 tính chung trong cả năm 1968 (80% là thương vong trong chiến dịch này)[12]

    Nguồn 2: 2.469 tử trận (tính từ 20 tháng 1 đến 20 tháng 7 năm 1968).[13]

    Theo Hoa Kỳ: Phát hiện 1.600 thi thể[14], tổng số thương vong được Mỹ ước tính khoảng 10.000.
    .

    Chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam

    Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh c̣n được gọi là "Chiến dịch Đường 9" hay "Trận Khe Sanh", là một chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam.

    Các tài liệu Hoa Kỳ thường ghi nhận trận đánh diễn ra trong 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968, và cũng chỉ đề cập đến diễn biến trong 77 ngày này, mà theo đó kết thúc với việc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đóng ở Khe Sanh được Sư đoàn Không Kỵ cứu viện. Tuy nhiên đối với QĐNDVN th́ đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ 9 tháng 4 đến 25 tháng 7 nhằm chiếm dứt điểm Khe Sanh, cũng diễn ra rất quyết liệt. Tổng cộng 2 giai đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh và QĐNDVN hoàn toàn kiểm soát cứ điểm này, đánh dấu sự cáo chung của Hàng rào điện tử McNamara[15]. Khe Sanh đă trở thành nơi mà lần đầu tiên, quân đội Hoa Kỳ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu bởi áp lực của đối phương.[13]

    Bởi vai tṛ chiến lược vô cùng quan trọng của trận đánh này, đây là một trong những trận chiến ác liệt và được bàn thảo nhiều nhất. Chỉ huy căn cứ Khe Sanh lúc đó là Đại tá Lownds (TQLC Hoa Kỳ), gồm có 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn TQLC và sau đó nhận thêm Tiểu đoàn 37 Biệt động quân - Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, nâng tổng số quân tham chiến lên đến 6.680 người vào cuối tháng giêng.

    Mục đích chủ yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tấn công Khe Sanh là nhằm "nghi binh" cho các hướng tiến công chính trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, bởi:

    Vị trí đặc biệt quan trọng của Khe Sanh giống như "cái mỏ neo" trong bản đồ quân sự của Mỹ, đặc biệt là uy hiếp đường Hồ Chí Minh và bảo vệ vùng I chiến thuật. Đây là trung tâm chỉ huy của Hàng rào điện tử McNamara mà Mỹ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường Hồ Chí Minh. Phá hủy được cứ điểm này th́ QĐNDVN mới nhổ được "cái gai" mà Mỹ định găm vào tuyến đường chi viện chiến lược này.

    Tập trung đánh và bao vây nhằm thu hút 1 lực lượng lớn quân Mỹ tham chiến, thu hút cả nước Mỹ hồi hộp theo dơi "Trận Điện Biên Phủ thứ 2" có thể thay đổi cuộc chiến Việt Nam.

    Tầm quan trọng của Khe Sanh

    Từ năm 1962, Mỹ và VNCH xây một căn cứ không quân - lục quân ở một thung lũng hẻo lánh ở gần khu vực biên giới Việt-Lào, có ư nghĩa chiến lược do nằm gần tuyến vận chuyển Đường ṃn Hồ Chí Minh nổi tiếng. Năm 1962, căn cứ này được Lực lượng Mũ Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ sử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Lào. Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đă gây nhiều trở ngại lớn cho sự tiếp vận từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

    Sau thất bại trong mùa khô 1965-1966, Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ đă nảy ra ư định thiết lập một pḥng tuyến chống xâm nhập hiện đại nhất ở bờ nam sông Bến Hải để ngăn chặn đối phương. Ư tưởng của McNamara đă được 47 nhà khoa học tài ba nhất nước Mỹ tổ chức nghiên cứu thực thi. Sau ba tháng nghiên cứu, hội đồng khoa học dưới sự điều khiển của McNamara đă vạch ra một kế hoạch với tham vọng lớn:

    Pḥng tuyến ước tính có chiều rộng khoảng 20 km, từ nam vĩ tuyến 17 đến đường 9, chiều dài trên 100 km chạy song song với sông Bến Hải từ biển Đông đến Sê Pôn (Lào) trong đó hành lang mặt bằng xây dựng có bề ngang 500m sẽ được san bằng như một sân bóng.

    Xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc, cứ khoảng 2 km có 1 tháp canh khoảng 4 km có 1 căn cứ cỡ đại đội hoặc tiểu đoàn.

    Bố trí một hệ thống công sự gồm đủ hầm hào, lô cốt kiên cố, hàng chục lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt, xen kẽ với nhiều lớp bom ḿn đủ kiểu: ḿn định hướng, ḿn đĩa, ḿn lá, ḿn Claymore, ḿn chiếu sáng, lựu đạn nổ tức th́ (Mỹ dự kiến sử dụng 20 triệu quả ḿn và 25 triệu quả bom cỡ nhỏ). Đặc biệt pḥng tuyến được trang bị phương tiện điện tử tối tân như "cây nhiệt đới", “máy thông minh", “máy phát hiện hơi người". Đây là các loại máy thu phát tiếng động tinh vi đủ cỡ 15 ngày, 3 tháng, hoặc 6 tháng thay pin một lần.

    Căn cứ Khe Sanh được xác định là trung tâm của hệ thống hàng rào điện tử trên. Do đó, Khe Sanh- Quảng Trị được Mỹ xây dựng một tập đoàn pḥng ngự mạnh, liên hoàn, kiên cố nhất của Mỹ ở địa đầu miền Nam Việt Nam gồm các cứ điểm Làng Vây, Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm pḥng ngự sân bay Tà Cơn.

    Cụm cứ điểm Tà Cơn là cái lơi của tập đoàn pḥng ngự Khe Sanh của Mỹ, có chiều dài khoảng 5 km, rộng khoảng 3 km, có một đường băng dă chiến dài khoảng hơn 3.000 m đảm bảo hoạt động của máy bay C-130 Hercules và một số trực thăng vũ trang. Hệ thống công sự, vật cản được xây dựng kiên cố và liên hoàn; công sự chiến đấu bằng bê tông đúc sẵn, hố chiến đấu cá nhân có nắp bằng bao cát, một số lô cốt bằng bê tông, hầm ngầm, hệ thống giao thông hào, chiến hào liên hoàn; xung quanh bao bọc từ 6 đến 10 hàng rào dây kẽm gai các loại, các băi ḿn dày đặc, xen kẽ rải "cây nhiệt đới" (thiết bị thu tin điện tử) khắp các nơi.
    Kế hoạch của hai bên
    Hoa Kỳ

    Ở ngưỡng cửa năm 1968, tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam, tướng William Westmoreland, quyết định rằng cần phải “thả mồi ngon” lùa quân địch vào bẫy, để buộc tướng Giáp phải đánh nhau theo cung cách quy ước, vốn là sở trường của quân Mỹ. Chiến dịch này mang tên Operation Scotland (từ ngày 1 tháng 11 năm 1967 đến ngày 31 tháng 3 năm 1968), nhận được sự tán thưởng của bộ sậu “diều hâu” ở Mỹ và Sài G̣n, Tổng thống Johnson cho đắp sa bàn Khe Sanh ở Nhà trắng và hằng ngày nghe “giao ban” về chiến sự ở đây. Vậy là, trong vành đai sắt dựng trên khu vực giáp giới với miền Bắc và Lào, ngoài hàng rào điện tử McNamara và hàng loạt căn cứ như Cửa Việt, Cồn Tiên, Đông Hà, Cam Lộ… Khe Sanh được kỳ vọng sẽ là “nam châm” hút quân Bắc Việt, để Hoa Kỳ dùng ưu thế hỏa lực tiêu diệt trong một thế trận “Điện Biên Phủ đảo ngược”.

    Cả Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ chỉ huy viễn chinh Mỹ ở Sài G̣n (MACV) tập trung nghiên cứu chiến lệ Điện Biên Phủ (Hồ sơ nghiên cứu trận Điện Biên Phủ phục vụ riêng cho Tổng thống Johnson dày hàng chục trang). Cả MACV lẫn Bộ chỉ huy tối cao Hoa Kỳ đều đă nhận thấy Khe Sanh có một thế mạnh căn bản so với không chỉ với Điện Biên Phủ, mà với mọi pháo đài từng có trong lịch sử. Đó là Khe Sanh được hỗ trợ bởi hệ thống hỏa lực cực mạnh, chế áp độc lập từ bên ngoài, gồm hàng chục lần chiếc pháo đài bay B-52 đánh phá mỗi ngày (lấy từ Chiến dịch Arc Light, 1965-1973, theo hồ sơ mật Nhà Trắng), gồm yểm trợ đường không cự ly gần bởi lực lượng khoảng 2.000 máy bay chiến đấu khác của không quân chiến thuật, không lực của Hải quân, không lực của Thủy quân lục chiến, với tần suất 500 lần chiếc ngày, hoạt động được cả trong điều kiện tầm nh́n zero (bay hoàn toàn bằng khí tài) cũng như ban đêm. Và đây đă trở thành "chiến dịch hỗ trợ hỏa lực đường không dày đặc nhất trong lịch sử chiến tranh"[16]

    Tuy nhiên, trong số những người ở Washington tin tưởng rằng sẽ có một “Điện Biên Phủ” ở Khe Sanh, không phải nhân vật nào cũng nhất quyết rằng Mỹ chắc thắng được ở đó. Theo thư gửi Tổng thống ngày 10 tháng Giêng năm 1968, một đại diện cho khuynh hướng ngờ vực này phát biểu: “Điều đáng lo ngại là sự tập trung của bộ đội Việt Nam ở Lào chống lính thủy đánh bộ đồn trú ở Khe Sanh. Tổng thống nên yêu cầu tướng Westmoreland cân nhắc lợi hại về việc rút khỏi Khe Sanh, nhất là khi Đường 9 đă bị cắt… Tổng thống cần được yên tâm rằng, tướng Westmoreland tuyệt đối tự tin về khả năng đương đầu ở Khe Sanh; v́ đây chính là cơ hội tốt nhất để một Điện Biên Phủ xảy ra. Mà kẻ địch th́ đang t́m kiếm một trận Điện Biên Phủ”. Cho dù thông điệp đầu năm 1968 của Tổng thống Mỹ đầy khích lệ, nhưng mối lo ngại về cái dớp “Điện Biên Phủ” vẫn lơ lửng trong pḥng bầu dục. Có lần, Johnson quay về phía các trợ lư quân sự và hét to: “Quỷ tha ma bắt cái trận Điện Biên Phủ kia đi!”.

    Westmoreland sau đó đă viết rằng: "Washington lo ngại rằng một số từ ngữ nặng nề mà tôi đă nói với báo chí cần phải chấm dứt, trớ trêu thay, câu trả lời những hậu quả đó có thể là: một thảm họa chính trị"[17]
    Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa

    Qua nghiên cứu t́nh h́nh cách bố trí lực lượng cuối năm 1967, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc pḥng VNDCCH đă vạch ra kế hoạch chiến lược năm 1968 là: Cùng với đ̣n tiến công của bộ đội chủ lực nhằm thu hút, phân tán lực lượng, tiêu diệt địch mà chiến trường chính là hướng Đường 9 - Khe Sanh, thực hiện cuộc tiến công đồng loạt vào thành phố, thị xă kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng mở đầu cho một cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa lấy chiến trường chính là Sài G̣n, Nam Bộ, Trị - Thiên - Huế, trọng điểm là Sài G̣n, Huế, Đà Nẵng. Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh sẽ thực hiện nhiệm vụ thu hút, giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động chiến lược của địch (chủ yếu là lính Mỹ), góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho toàn Miền thực hiện đ̣n chiến lược tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.

    Để thực hiện quyết tâm chiến lược trên, ngày 6 tháng 12 năm 1967, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc pḥng đă quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Theo quyết định trên, Thiếu tướng Trần Quư Hai Phó tổng tham mưu trưởng làm tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy mặt trận.

    Quân ủy Trung ương và Bộ tổng tư lệnh, Đảng ủy Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ra nghị quyết chỉ rơ: Trong Xuân - Hè năm 1968, toàn mặt trận phải quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, chủ yếu là Mỹ. Khi có điều kiện th́ phá vỡ một phần hệ thống pḥng ngự của địch ở đường 9 và phát triển vào Trị - Thiên - Huế. Thu hút, giam chân, tiêu diệt lực lượng Mỹ - ngụy ra đường 9 càng nhiều càng tốt.

    Đối với phía Mỹ, cho đến nhiều thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, mục đích thực sự của QĐNDVN trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh vẫn c̣n là một điều bí ẩn. Theo tướng Westmoreland vẫn tin mục đích chính của QĐNDVN là chiếm giữ Khe Sanh và tạo nên một "trận Điện Biên Phủ mới". Theo đó th́ đây chính là nguyên nhân v́ sao QĐNDVN tập trung một lực lượng rất lớn cho trận đánh này (4 sư đoàn, trong đó 2 sư đoàn trực tiếp tham chiến). Nhiều ư kiến khác lại cho rằng lực lượng quanh Khe Sanh đơn giản chỉ để phục vụ mục đích pḥng thủ cục bộ tại Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, hoặc để dự pḥng trong trường hợp một cuộc tấn công ra miền Bắc của quân Mỹ tương tự như Trận Inchon trong Chiến tranh Triều Tiên. Theo John Prados và Ray Stubbe, "hoặc có thể cuộc Tổng tiến công Tết là một đ̣n đánh lạc hướng nhằm phục vụ cho sự chuẩn bị của QĐNDVN/MTDTGPMN cho một trận đánh quyết định tại Khe Sanh, hoặc Khe Sanh là một đ̣n đánh lạc hướng để thu hút sự chú ư của Westmoreland trong những ngày trước Tết"[18]

    Binh lực các bên
    Quân đội Nhân dân Việt Nam

    Các Sư đoàn bộ binh 304, 320, 324B và 325 (từ tháng 5, Sư đoàn 308 và Trung đoàn 246 vào thay cho các Sư đoàn 324B và 325 đi chiến trường khác), Trung đoàn 270 (Vĩnh Linh) và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, 1 đoàn và 5 đại đội đặc công, 5 trung đoàn pháo binh (16, 45, 84 và 204), 3 trung đoàn pháo pḥng không, 1 tiểu đoàn tăng - thiết giáp (16 xe tăng hạng nhẹ PT-76), 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn hoá học, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội súng phun lửa, 6 tiểu đoàn vận tải và lực lượng vũ trang các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá.

    Tổng cộng lực lượng trên toàn tuyến có khoảng 40.000 quân. Trong đó Sư đoàn 304 và Sư đoàn 325 (tổng cộng khoảng 17.000 quân) thực hiện bao vây Khe Sanh, c̣n các Sư đoàn 320 và 324 thực hiện cắt Đường 9, chặn quân tiếp viện của Mỹ. Các lực lượng vũ trang địa phương thực hiện đánh tập kích diệt các đoàn vận tải, tiêu hao sinh lực địch
    Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ

    Lực lượng của Hoa Kỳ trong trận Khe Sanh chủ yêu thuộc Quân đoàn tác chiến đổ bộ III Thủy quân lục chiến (III Marine Amphibious Force). Có khoảng 45.000 quân trên toàn tuyến (trong đó có 28.000 quân Mỹ), gồm 3 trung đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3; 4 tiểu đoàn tàu tuần tra và vận tải (5, 10, 53 và 301), 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới, trong quá tŕnh pḥng ngự được sự chi viện mạnh của không quân, pháo binh ở phía sau.

    Riêng ở Khe Sanh, Mỹ có 3 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 26, 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 9 TQLC Mỹ, Sở chỉ huy tiền phương số 3 (Forward Operating Base 3) của Lục quân Hoa Kỳ với quân số 588 lính, 1 tiểu đoàn pháo 155 ly, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội chống tăng, Tiểu đoàn 37 Biệt động quân VNCH, 1 đội thám báo 300 lính, tổng cộng 6.680 lính.


    Trung tâm radar chỉ huy của Mỹ ở Khe Sanh

    Từ tháng 4 khi Mỹ mở Chiến dịch Pegasus huy động thêm Sư đoàn Không Kỵ số 1 của Mỹ, Trung đoàn 1 và Trung đoàn 26 TQLC Mĩ, Chiến đoàn dù 3 VNCH cùng nhiều đơn vị Biệt động quân và bảo an, tổng cộng 20.000 quân yểm trợ bởi 300 trực thăng, 148 khẩu pháo.

    Bên cạnh đó, Chiến dịch Niagara và Chiến dịch Arc Light để hỗ trợ không quân cho Khe Sanh cũng thu hút một lực lượng hùng hậu: 3.300 trực thăng (nhiều hơn số trực thăng chiến đấu của 3 nước Anh, Pháp, Đức cộng lại), không quân Mỹ đă xuất kích 24.000 lần chiếc kể cả máy bay chiến lược B-52, trút hơn 110.000 tấn bom các loại (gấp 6 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và bằng lượng bom ném xuống Nhật suốt cả năm 1945).

    Bảo đảm kỹ thuật - hậu cần cho Khe Sanh, bao gồm tải thương bằng trực thăng (MediVac); và phương thức tiếp tế LAPES (thả dù ở độ cao tầm thấp) thực hiện bởi một cầu hàng không hiện đại, qui mô khổng lồ trên các máy bay vận tải C-130. Mỹ có thể đáp ứng cho Khe Sanh tới 600 tấn hàng tiếp tế/ngày (trong khi Pháp chỉ cung cấp được cho Điện Biên Phủ 100 tấn). Từ 19 đến 25 tháng Giêng, một hệ thống cảm biến điện tử hiện đại mang bí hiệu Muscle Shoals cũng được triển khai quanh Khe Sanh để hỗ trợ cho các hệ thống trinh sát đường không và trên bộ.

    Quân đội Hoa Kỳ ở Khe Sanh được yểm trợ hỏa lực bởi những vũ khí tân kỳ nhất thời đó. Các tổ hợp radar phản pháo mới như SKY SPOT; 16 pháo tự hành “Vua Chiến trường” M107 175mm bố trí tại Trại Carroll ở gần Cam Lộ và trận địa trên đỉnh đồi Rockpile, 18 lựu pháo 105mm, 8 pháo 155mm tại các căn cứ pháo binh tại Quảng Trị, pháo yểm trợ tầm trung từ trận địa bắc đèo Hải Vân… Được đặc biệt tin tưởng c̣n có đạn pháo 105mm COFAM (Combined Ordinance Fragmentary Antipersonnel Munition) nổ từng tràng trên cao, văng vô vàn mảnh bao phủ một tầm sát thương rộng lớn, giống như bom bi; cũng như đạn pháo “tổ ong” (flechettes), khi nổ bắn ra muôn vàn mũi tên thép trong một h́nh nón 30 độ, rất hữu hiệu chống bộ binh…

  2. #212
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh
    Wikipedia
    P2


    Diễn biến

    Quân đội Nhân dân Việt Nam chia chiến dịch ra làm 4 giai đoạn:

    Đợt 1 (20 tháng 1 - 7 tháng 2), Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quận lỵ Hướng Hoá và cứ điểm Huội San (xem trận Huội San, 24 tháng 1 năm 1968), diệt cứ điểm Làng Vây (xem trận Làng Vây, 6 và 7 tháng 2 năm 1968), làm chủ đoạn đường 9 từ Cà Lu đến biên giới Việt - Lào.

    Đợt 2 (8 tháng 2 - 31 tháng 3): phát triển lên vây lấn và pháo kích căn cứ Khe Sanh suốt 50 ngày đêm; bao vây Cồn Tiên, đánh một số trận ở hướng Đông Quốc lộ 1.

    Đợt 3 (1 tháng 4 - 30 tháng 4): đánh quân Mỹ ứng cứu trong Chiến dịch Pegasus, giải toả, giữ vững các khu vực làng Khoai, Cu Bốc, các cao điểm 689 và 622, triệt phá giao thông trên Đường 9.

    Đợt 4 (8 tháng 5 - 15 tháng 7), khôi phục thế vây lấn Tà Cơn, đánh quân Mỹ rút chạy khỏi Khe Sanh.

    Đợt 1

    Trận đánh mở màn nổ ra ngày 20 tháng 1 năm 1968, xảy ra trên Cao điểm 881-Nam (Có hai ngọn đồi mang tên "881", một ngọn nằm về hướng Bắc của Khe Sanh, và ngọn kia nằm về hướng Nam). Ngọn đồi này được pḥng thủ bởi một cánh quân của Tiểu đoàn 1/3 TQLC Hoa Kỳ, gồm Ban chỉ huy của Đại đội M, hai trung đội bảo vệ, và toàn thể lực lượng của Đại đội K. Rạng sáng 20 tháng 1, Đại đội I Tiểu đoàn 3/26 TQLC Mỹ bị QĐNDVN phục kích ở gần 881 Nam, chỉ trong ít phút đă có hơn 15 lính Mỹ chết, 21 bị thương và 19 mất tích (ngày hôm sau t́m thấy xác). Các căn cứ hỏa lực Mỹ quanh vùng đáp trả, bom napalm từ phi cơ không yểm ném xuống ngăn cản các đợt xung phong của QĐNDVN. Toán TQLC Mỹ bị thiệt hại nặng, phải rút lui về vị trí cũ trên Cao điểm 881-Nam.

    Trong khi ấy, hai trung đội TQLC của Đại đội M Tiểu đoàn 3/26 được trực thăng vận đến Cao điểm 881-Nam. Toán quân này chuẩn bị hợp sức với Đại đội I Tiểu đoàn 3/26 để ngày hôm sau mở cuộc lục soát về hướng Cao điểm 881-Bắc. Cuộc hành quân này đưa đến một vụ đụng độ ác liệt dưới chân Cao điểm 881-Bắc với Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 95C QĐNDVN. Quân Mỹ có ưu thế hỏa lực áp đảo nhờ có trực thăng chiến đấu yểm trợ. Kết thúc trận đánh, Mỹ thiệt hại 7 chết và 35 bị thương, QĐNDVN có 15 người chết và 95 bị thương.

    Rạng ngày 21 tháng 1 năm 1968, Sư đoàn 325 QĐNDVN dùng Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 2 đánh Cao điểm 832 (Mỹ gọi là 861, về phía tây bắc Tà Cơn khoảng 4 km) do Đại đội K, Tiểu đoàn 3/26 TQLC Mỹ tổ chức pḥng ngự. Mặc dù được hỏa lực pháo binh chi viện nhưng quân Mỹ dựa vào lợi thế điểm cao, có hệ thống công sự trận địa pḥng ngự vững chắc, đặc biệt là được cụm pháo Tà Cơn chi viện trực tiếp nên các đợt tấn công Tiểu đoàn 6 đều bị đẩy lùi và bị thiệt hại lớn, 20 người chết, 68 bị thương. Quân Mỹ có 4 chết và 11 bị thương.


    Căn cứ Khe Sanh bốc cháy v́ pháo kích

    Đêm ngày 20, rạng ngày 21 tháng 1, pháo binh chiến dịch của Sư đoàn 304 phát hỏa. Đ̣n tiến công bất ngờ kéo dài với uy lực mạnh đánh vào nhiều mục tiêu quan trọng ở Khe Sanh đă “khoan" nhiều hố trên đường băng, làm cháy kho đạn 1.500 tấn, phá một máy bay lên thẳng [19]. Mô tả cảnh tượng trên, nhà báo Mỹ Micheal McClear viết: “Rạng sáng ngày 21 tháng 1 năm 1968, pháo tầm xa của Bắc Việt Nam mở màn cuộc bao vây ở Khe Sanh với sự chính xác tai hại, 300 quả đạn đă làm 18 lính Mỹ chết, 40 bị thương, những quả đạn pháo ấy như rơi ngay vào Oa-sinh-tơn”[20]

    Ngày 22 tháng 1 năm 1968, t́nh h́nh Khe Sanh nguy ngập bởi kho đạn 1.500 tấn, chiếm phần lớn dự trữ đă bị phá hủy. Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 9 TQLC Hoa Kỳ cùng máy bay vận tải chở đạn dược khẩn cấp đến tăng cường cho Khe Sanh.

    Tiếp tục thực hiện ư định chiến dịch, ngày 23 tháng 1, Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh hạ lệnh tiến công tiêu diệt cứ điểm Huội San nằm sát biên giới Việt - Lào. Huội San là khu vực pḥng ngự của quân Hoàng gia Lào (6 đại đội) và một số trung đội dân vệ, tổng cộng gần 1.000 quân tổ chức thành 12 cứ điểm nhỏ, trung tâm là cứ điểm Tà Mây. Để đảm bảo đánh chắc thắng, ngoài lực lượng Trung đoàn 24 Sư đoàn 304, Bộ tư lệnh đă tăng cường thêm 1 đại đội xe tăng lội nước (11 xe PT-76) 1 đại đội công binh, một số trung đội địa phương và một số cán bộ địch vận của Quân Giải phóng Lào.

    19 giờ ngày 23 tháng 1, khi hỏa lực pháo binh bắn chuẩn bị, các mũi tiến công của bộ binh và xe tăng QĐNDVN bắt đầu xuất phát xung phong. Được xe tăng chi viện, các mũi tiến công của bộ binh nhanh chóng vượt qua cửa mở, tiến vào tung thâm, chia cắt địch, diệt sở chỉ huy, chiếm các mục tiêu và dập tắt mọi sự chống cự của Quân đội Hoàng gia Lào. 8 giờ sáng cùng ngày, QĐNDVN đă làm chủ căn cứ Tà Mây cùng hệ thống pḥng ngự Huội San. Phần lớn hơn 1.000 quân Lào chốt giữ ở đây đều bị tiêu diệt hoặc bị bắt, chỉ một bộ phận nhỏ (khoảng 350 lính) chạy thoát về Làng Vây. QĐNDVN chỉ bị thiệt hại nhẹ với 29 chết và 54 bị thương.[21]

    Đêm ngày 23 tháng 1, Sư đoàn 320 QĐNDVN lệnh cho Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 64 cùng các Tiểu đoàn 14 (pháo, cối mang vác) và 16 khẩu súng máy cao xạ 12,7 ly... cơ động triển khai xây dựng hệ thống công sự trận địa ở Động Mă; lệnh cho Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 64 vào bố trí ở đông nam Cù Đinh (Cao điểm 182) sẵn sàng đánh địch ra ứng cứu Đường 9. Qua 4 ngày chiến đấu quyết liệt (23 đến 28 tháng 1), tổn thất 97 người tử thương, Tiểu đoàn 7 và 8 Trung đoàn 64 đă phá hủy 10 xe quân sự (có 2 xe tăng), loại khỏi ṿng chiến đấu hơn 200 quân Mỹ, hoàn thành được nhiệm vụ cắt đứt Đường 9, tạo điều kiện thuận lợi cho các Sư đoàn 304 và 325 siết chặt ṿng vây ở Khe Sanh.

    Cùng với các đ̣n tiến công trên bộ, trong các ngày 20, 21, 22 tháng 1 năm 1968, Đoàn 126 Đặc công hải quân QĐNDVN có sự phối hợp chiến đấu của Tiểu đoàn 47 bộ đội Vĩnh Linh và du kích huyện Gio Linh đă liên tiếp đánh ch́m 6 tàu LCU trên cảng Đông Hà và đoạn sông làng Xuân Khánh. Tiếp đó, trong 3 ngày 26, 27 và 28 tháng 1, đặc công hải quân Đoàn 126 lại dùng thủy lôi diệt thêm 3 tàu LCU chở đầy hàng hóa quân sự của Mỹ từ Đà Nẵng qua Cửa Việt lên Đông Hà. 9 giờ sáng ngày 8 tháng 2, đặc công hải quân Đoàn 126 lại phục kích đoàn tàu vận tải Mỹ, đánh ch́m 4 tàu LCU cùng hàng ngàn tấn đạn dược.

    Thắng lợi bước đầu trong việc phong tỏa cảng sông Cửa Việt đă góp phần quan trọng cho cho việc cô lập quân Mỹ trên hướng chủ yếu Khe Sanh.

    Sau khi tiêu diệt các căn cứ Hướng Hóa, Huội San, đánh thiệt hại lực lượng Mỹ trên Đường 9 và chi khu Cam Lộ, Bộ Tổng Tham mưu đă gửi công điện khẩn cho Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị: "Phải diệt căn cứ Làng Vây trong ngày 6 tháng 2 để phối hợp tác chiến chung với toàn Miền”.


    Sơ đồ trận Làng Vây

    Để đánh chắc thắng Làng Vây, Bộ tư lệnh Mặt trận chủ trương dùng một lực lượng mạnh áp đảo gồm Trung đoàn 24 Sư đoàn 304, Tiểu đoàn 3 (Sư đoàn 325), Trung đoàn công binh 7 (thiếu), 2 đại đội xe tăng với 14 xe PT-76, 2 đại đội đặc công. Đến 3 giờ 30 phút ngày 7 tháng 2, cả ba hướng đă cơ bản hoàn thành việc đánh chiếm được các mục tiêu theo phân công. Đến 10 giờ trưa ngày 7 tháng 2, trận Làng Vây kết thúc, hơn 900 quân đồn trú chỉ có 255 thoát về được Khe Sanh (trong đó có 75 bị thương). QĐNDVN diệt gọn một cứ điểm quan trọng án ngữ trên đường 9, đẩy cụm cứ điểm Tà Cơn vào thế bị cô lập hoàn toàn giữa ḷng chảo thung lũng Khe Sanh.

    Sức ép của QĐNDVN ở Đường 9 - Khe Sanh ngày càng tăng đă làm cho Bộ chỉ huy quân Mỹ ở Nam Việt Nam thực sự lo ngại. Tướng Westmoreland đă từ Sài G̣n ra Đà Nẵng để gặp các tướng lĩnh chỉ huy các sư đoàn TQLC và Lục quân tại Vùng I chiến thuật bàn cách đối phó. Cùng với việc tăng quân, Mỹ thiết lập một Sở chỉ huy quân sự Mỹ (MACVFOARD) tại Phú Bài để điều khiển lực lượng đánh trả các cuộc tiến công của Bắc Việt trên đường 9 - Khe Sanh. V́ vậy số lượng quân chiến đấu của Mỹ ở đây đă lên tới 43 tiểu đoàn chủ lực (25 tiểu đoàn Mỹ, 18 tiểu đoàn QLVNCH) với tổng quân số 69.490 lính (trong đó có 40.800 lính Mỹ).

    Đến đây, Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh đă hoàn thành được nhiệm vụ thu hút, giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động chiến lược của Mỹ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho toàn Miền thực hiện đ̣n chiến lược tổng tấn công Tết Mậu Thân. Tiêu biểu như ở Huế, việc quân Mỹ bị điều khỏi thành phố đă tạo điều kiện cho Quân Giải phóng nhanh chóng kiểm soát 90% thành phố chỉ trong 2 ngày. Giai đoạn 1 chiến dịch đến đây cũng kết thúc.
    Đợt 2

    Sau các trận đánh ở Động Tri, Huội San, Hướng Hóa, Cam Lộ... thất bại ở Làng Vây đă đẩy cụm cứ điểm Khe Sanh của Mỹ vào thế bị cô lập hoàn toàn giữa ḷng chảo thung lũng Khe Sanh. Để bảo vệ Khe Sanh, ngoài lực lượng hỏa lực bố trí trong căn cứ, Mỹ c̣n dùng pháo binh hỗn hợp cùng máy bay các loại kể cả B-52 chi viện tối đa (có ngày pháo binh bắn tới 15.000 quả, máy bay chiến thuật oanh tạc tới 300 lần xung quanh căn cứ mỗi ngày).

    Ngày 8 tháng 2, để đảm bảo cho việc phục vụ vây lấn ở hướng tây chắc chắn thắng lợi, Bộ chỉ huy Mặt trận đă điện cho Sư đoàn 304, Sư đoàn 325 phải thực hiện tốt việc nhanh chóng chuẩn bị chu đáo mọi yếu tố cần thiết để đưa lực lượng vào thực hành vây lấn ngay. Thực hiện chỉ thị của Bộ tư lệnh Mặt trận, bằng sự nỗ lực rất cao của các chiến sĩ, đến ngày 10 tháng 2 năm 1968, hai Trung đoàn 9 và 66 Sư đoàn 304, các Trung đoàn 95C và 101D thuộc Sư đoàn 325C cùng bộ đội địa phương Hướng Hóa đă xây dựng được 13 trận địa vây lấn bao quanh căn cứ Khe Sanh. Chiến thuật vây lấn từng làm nên trận Điện Biên Phủ sẽ được sử dụng.

    V́ cụm cứ điểm Khe Sanh là một cụm pḥng ngự mạnh, kiên cố, vững chắc nhất của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, do đó QĐNDVN chủ trương "Diệt một số cứ điểm ngoại vi sau đó vây ép chặt buộc địch ra giải tỏa, để ta đánh địch ngoài công sự, vừa diệt được nhiều địch, lại giảm thương vong của ta". Ngay ngày 9 tháng 2, một trận kịch chiến xảy ra trên Cao điểm 64 giữa quân Mỹ được trực thăng và phi cơ yểm trợ với 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 101D QĐNDVN. Quân Mỹ có 26 lính tử trận và 27 bị thương. QĐNDVN chịu thương vong 58 chết và 71 bị thương, song đă giữ được trận địa.


    Cố vấn Walt W. Rostow tŕnh bày cho Lyndon B. Johnson trên sa bàn Khe Sanh, 15-2-1968

    Trung đoàn 9 QĐNDVN vào vây lấn trực tiếp trên 2 hướng: đông đông nam và tây tây nam, Trung đoàn 95 và 101D (F325) vây xa trên các cao điểm phía bắc: 845, 852, 550. Chỉ trong thời gian ngắn trận địa vây lấn đă được xây dựng tương đối hoàn chỉnh: Có hệ thống công sự chiến đấu có nắp, hệ thống chiến hào, giao thông hào liên hoàn; trung đoàn c̣n huy động các lực lượng của đơn vị đào được 2 giao thông hào dài 5 km nối liền từ các trận địa chốt với phía sau nam đường 9. Hệ thống hỏa lực được bố trí chặt chẽ có thể khống chế được sân bay, đồng thời một số tổ bắn tỉa có kính ngắm hồng ngoại đă vào sát hàng rào xây dựng công sự chiến đấu, cả ngày và đêm. Ngoài các loại hỏa lực bản thân, khi xảy ra tác chiến trung đoàn c̣n được các cụm pháo của sư đoàn và mặt trận chi viện trực tiếp.

    Sau khi xây dựng được trận địa tương đối hoàn chỉnh, các trận địa chốt và hỏa lực cối, đại liên 12,7 ly bắt đầu khống chế sân bay làm cho máy bay Mỹ xuống tiếp tế gặp khó khăn, hoạt động đi lại của quân Mỹ trong căn cứ cũng bị khống chế, một số đă bị bắn tỉa tiêu diệt. Đồng thời các mũi lấn dũi cũng ngày càng phát triển sâu vào áp sát các cứ điểm, có mũi đă lấn dũi qua hàng rào thứ 2, 3 của Mỹ.

    Ngày 11 tháng 2, một tin xấu đến với hệ thống vận tải chi viện cho Khe Sanh của Mỹ. Hai vận tải cơ C-130 đáp xuống Khe Sanh th́ 1 đă nổ tung v́ trúng đạn pháo kích, toàn bộ 6 phi công thiệt mạng. Chiếc c̣n lại gấp rút được sửa chữa rồi bay "khập khễnh" về phi trường Đà Nẵng. Từ đó về sau, các máy bay vận tải của Mỹ không c̣n dám đáp xuống đường băng mà phải sử dụng cách bay sát đường băng rồi đẩy hàng có buộc dù qua cửa sau bụng phi cơ, dù cách này sẽ khiến một lượng lớn hàng hóa bị hư hỏng khi tiếp đất.


    Super Gaggle: Trực thăng CH-46 Sea Knight chở hàng tiếp tế (trên) và A-4 Skyhawk hỗ trợ không kích

    Việc tiếp vận cho các ngọn đồi quanh ḷng chảo cũng có ư nghĩa sống c̣n với Mỹ, bởi nếu mất các ngọn đồi này th́ pháo binh QĐNDVN sẽ có thể bắn trực xạ vào căn cứ với độ chính xác rất cao. Mỹ phải huy động hàng trăm trực thăng mỗi ngày để tiếp tế cho các ngọn đồi này. Thậm chí việc tắm rửa của lính Mỹ cũng bằng nước thả xuống từ trực thăng. Một sỹ quan QĐNDVN đă viết trong hồi kư: "Chúng tôi vượt hàng trăm cây số đường rừng chỉ với 1 bi đông nước, trong khi lính Mỹ dùng tới cả trực thăng chỉ để tắm giặt. Khi thấy cảnh này, tôi tin chắc nếu kiên tŕ, chúng tôi sẽ chiến thắng cuộc chiến này".

    Nắm được quy luật hoạt động của trực thăng, QĐNDVN bố trí các khẩu đội súng máy 12,7 ly ngụy trang kĩ để đón lơng trực thăng Mỹ khi thả hàng. Chỉ trong 2 tuần đă có hàng chục trực thăng Mỹ bị hạ. Không quân Mỹ phải bố trí các phi vụ ném bom yểm trợ cho đội trực thăng th́ thiệt hại mới giảm đi.

    Để đẩy lùi lực lượng QĐNDVN ra khỏi Khe Sanh, Mỹ đă sử dụng hỏa lực pháo binh và không quân không hạn chế. Tính từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 3 tháng 3 năm 1968, Không quân Mỹ đă xuất kích 24.000 lần chiếc kể cả máy bay chiến lược B-52, trút 114.810 tấn bom các loại, bằng lượng bom Mỹ ném xuống toàn nước Nhật trong cả năm 1945. Đồng thời pháo binh từ trong căn cứ, từ Trại Carroll và Rockpile bắn 159.000 quả đạn trên khắp khu vực Khe Sanh[22], tạo nên những trận băo lửa dữ dội chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh.

    Đối phó với hỏa lực cực mạnh của Mỹ, QĐNDVN đă dùng thứ vũ khí thô sơ nhưng hiệu quả nhất: các chiến hào, vốn từng được kiểm nghiệm qua trận Điện Biên Phủ. Theo tính toán của Mỹ, cần tới 1.000 viên đạn pháo chỉ để phá hủy 30 mét đường hào cùng một vài binh sĩ trong đó. Tuy nhiên trước sức mạnh hỏa lực áp đảo của đối phương, vốn được đánh giá là mạnh hơn gấp nhiều lần so với quân Pháp ở Điện Biên Phủ, thiệt hại của QĐNDVN cũng tăng dần. Mỗi ngày phải sửa, đào mới 40-50% chiến hào, ngày cao điểm đánh phá có hướng, mũi phải sửa chữa đến 70% công sự trận địa. Cùng với thiệt hại về công sự, vật chất kỹ thuật, số lượng cán bộ, chiến sĩ hy sinh hoặc bị thương lên tới gần 200 người mỗi tuần.

    Thấy dùng không quân và pháo binh không ngăn được phát triển của các mũi vây lấn, Mỹ phải đưa lực lượng trong căn cứ ra thực hành phản kích ḥng đẩy lùi các mũi lấn dũi ra xa và chiếm lại một số chốt. Nhiều cuộc chiến đấu diễn ra cực kỳ ác liệt. Ví dụ như cuộc giao tranh ngày 25 tháng 2, 1 trung đội thuộc Đại đội B Tiểu đoàn 1/26 của Mỹ mất gần hết quân số với 9 lính chết, 25 bị thương, 18 mất tích và 1 bị bắt.[23]

    Kết hợp với vây lấn, pháo binh QĐNDVN liên tục pháo kích tiêu hao sinh lực của quân Mỹ. Đỉnh điểm là ngày 23 tháng 2, pháo kích làm nổ tung 1 kho đạn, khiến 12 lính Mỹ chết và 51 bị thương.[24]

    Sau 2 tháng bị vây, số phận của hơn 6.000 lính Mỹ trong căn cứ Khe Sanh vô cùng khốn đốn; nhưng lúc này giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra trên khắp chiến trường Nam Việt Nam, nên Mỹ vẫn chưa thể đưa quân giải tỏa cho Khe Sanh.

    Trung tuần tháng 3 năm 1968, Bộ chỉ huy QĐNDVN dự kiến "Nếu cuối tháng 3 năm 1968 địch chưa tung quân ra giải tỏa th́ ta sẽ đưa lực lượng đánh chiếm một đoạn tiền duyên pḥng ngự của địch để tăng sức ép"; nhiệm vụ đánh chiếm tiền duyên được giao cho Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9 chốt ở đông sân bay Tà Cơn. Ngày 22 tháng 3 năm 1968, mặt trận quyết định đánh chiếm tiền duyên ở phía đông sân bay Tà Cơn. Đúng 23 giờ 30 phút, ngày 22 tháng 3 năm 1968, lệnh tấn công pháo binh của Sư đoàn và mặt trận bắn vào Sở chỉ huy cụm pḥng ngự Tà Cơn và chế áp các trận địa pháo, súng cối và hỏa lực bắn thẳng của Mỹ. Trận đánh diễn ra quyết liệt, tổ bộc phá của QĐNDVN thương vong gần hết. Nhận thấy việc đánh chiếm tiền duyên khó thành công nên mặt trận và Sư đoàn đă lệnh dừng tấn công, lui vào trận địa chốt củng cố. Quân Mỹ có 8 lính chết và 21 bị thương, QĐNDVN có 57 người chết.

    Trận tấn công đánh chiếm một bộ phận tiền duyên ở đông sân bay Tà Cơn tuy chưa thành công nhưng đă tăng thêm sức ép vốn đă rất ghê gớm đối với phía Mỹ. Báo chí Mỹ phải thốt lên: "Sống ở Khe Sanh nào khác ǵ kẻ bị kết án ngồi trên ghế điện" (Tin AP). Để giảm áp lực, ngày 30 tháng 3 năm 1968 quân Mỹ tổ chức một cuộc phản kích lớn vào trận địa chốt số 3 của Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 9 với 2 tiểu đoàn TQLC Mỹ, 2 đại đội quân VNCH và xe tăng yểm hộ, ư định chiếm bằng được chốt, nhưng sau gần 5 giờ chiến đấu liên tục, quân Mỹ phải rút lui với 12 lính chết và 100 bị thương. Đây là trận phản kích cuối cùng của quân Mỹ trong căn cứ.

    Đến lúc này cả Tổng thống Johnson và Quốc hội Mỹ đều lo cho gần 6.000 quân Mỹ đang bị vây hăm ở Khe Sanh; cả thế giới cũng hồi hộp theo dơi diễn biến chiến sự tại Khe Sanh. Trước nguy cơ Khe Sanh bị tiêu diệt như Điện Biên Phủ, cuối cùng Tổng thống Johnson phải quyết định điều một lực lượng thật mạnh cứu nguy cho Khe Sanh. Giai đoạn 2 chiến dịch kết thúc chuyển sang giai đoạn 3.
    Đợt 3

    Ngày 1 tháng 4 năm 1968, Chiến dịch Pegasus (Ngựa bay) nhằm giải tỏa cho Khe Sanh bắt đầu. Sư đoàn Không Kỵ số 1 - lực lượng cơ động mạnh nhất, được tung vào Khe Sanh. Sư đoàn gồm 3 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn có 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có từ 800 đến 1000 quân; 1 tiểu đoàn trinh sát Không Kỵ; 1 tiểu đoàn trực thăng vũ trang; 3 tiểu đoàn pháo 105 ly; 2 đại đội pháo sáng; 1 đại đội máy bay vận tải có tổng cộng 439 máy bay trực thăng và một số máy bay vận tải. Ngoài ra, c̣n có Chiến đoàn dù số 3 của QLVNCH và 1 tiểu đoàn pháo 105 ly cùng tham gia.

    Với tổng biên chế 15.787 người, 434 máy bay (chủ yếu là trực thăng), 1.600 xe các loại, 54 khẩu pháo 105 ly, 87 dàn rốc két với 1.872 ống phóng cỡ 70 ly lắp đặt trên trực thăng vũ trang, sư đoàn kỵ binh 1 có một khả năng cơ động và hỏa lực mà không một đơn vị nào khác trên thế giới có được.
    Tổ chống tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu

    Ngay sau khi Mỹ mở cuộc hành quân Pegasus giải tỏa cho Khe Sanh, Bộ Tư lệnh QĐNDVN điều động thêm Sư đoàn 308 vào tham gia chiến đấu thay Sư đoàn 304 tại chiến trường Khe Sanh.

    Sáng ngày 1 tháng 4 năm 1968, Không quân Mỹ đă sử dụng 15 lần chiếc B-52 rải bom dọc hai bên trục Đường 9, tiếp đó các máy bay trực thăng đổ 1 tiểu đoàn Không Kỵ xuống Bồng Nho, Động Tro và Úc Nghi, đổ 1 đại đội pháo binh xuống Khe Sanh. Cùng với đường không, trong ngày phía Mỹ c̣n cho 147 lần chiếc xe vận tải chuyển đồ dùng quân sự và đạn dược từ Tân Lâm đến Cà Lu. Ngày 2 tháng 4, B-52 oanh tạc đông nam Khe Sanh, 14h30 trực thăng đổ 1 tiểu đoàn quân Mỹ xuống đông làng Cát và 1 tiểu đoàn xuống Cà Lu. Sau khi được thả xuống băi đáp, Tiểu đoàn 1/5 Không Kỵ hướng về mục tiêu đồn Pháp cũ, đă đụng độ với một tiểu đoàn QĐNDVN đang pḥng thủ tại đây, Tiểu đoàn 1/5 của Mỹ bị thiệt hại nặng, Trung tá Runkle Tiểu đoàn trưởng thiệt mạng. Tiểu đoàn 2/5 được lệnh vào thay thế nhưng QĐNDVN đă rút lui.

    Ngày 3 tháng 4, quân Mỹ tiếp tục cho 200 lần chiếc trực thăng đổ Lữ đoàn 1 Không Kỵ xuống Pa Ka, Làng Con, Cao điểm 420, Cô Nhôm. Sáng ngày 4 tháng 4 năm 1968, với ư định đánh chiếm bằng được Cao điểm 471, khống chế vùng tây nam Tà Cơn, Mỹ dùng hỏa lực pháo binh và không quân bắn phá dữ dội nhiều giờ vào điểm cao và đưa Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 9 TQLC ra chiếm các mỏm 3, 4, 5 ở động Ché Riêng, nhưng đă bị Đại đội 7 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 9 và 1 phân đội của Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66 QĐNDVN chặn đánh. Trận chiến đấu giằng co kéo dài từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều vẫn không phân thắng bại, số thương vong của Mỹ đă là 10 chết và 56 bị thương, chỉ huy quân Mỹ quyết định dùng trực thăng đổ một tiểu đoàn Không Kỵ vận xuống mỏm 3 và 4 động Ché Riêng, tiếp tục tổ chức đánh chiếm Cao điểm 471.

    Sau một ngày chiến đấu ác liệt, QĐNDVN cũng có 16 người tử trận, nhưng ngay trong đêm ngày 5 tháng 4 đă bất ngờ tập kích vào khu trú quân của Mỹ trên mỏm 2 tại động Ché Riêng khiến 1 lính Mỹ chết và 28 lính bị thương.

    Tại hướng khác, Tiểu đoàn 3 QĐNDVN đă được lệnh xây dựng chốt ngăn chặn ở làng Khoai, lực lượng bố trí chốt làng Khoai gồm 20 binh sỹ do Nguyễn Văn B́nh - tham mưu trưởng Tiểu đoàn và Bùi Ngoăn, đại đội phó Đại đội 11 Tiểu đoàn 3 chỉ huy. Sáng 4 tháng 4 năm 1968, sau khi cho pháo binh và trực thăng vũ trang bắn phá hàng giờ đồng hồ vào trận địa chốt làng Khoai, một tiểu đoàn Mỹ chia làm 2 mũi tấn công vào chốt làng Khoai. Trong ngày hôm đó, 5 đợt tấn công của Mỹ đă bẻ găy, thương vong gần 100 lính (theo phía Việt Nam); đợt tiến công thứ 3 đại đội phó Bùi Ngoăn bị thương găy chân đă yêu cầu 1 chiến sĩ dùng lưỡi lê cắt chân bị găy để tiếp tục chỉ huy chiến đấu và đă hy sinh tại trận địa (kết thúc chiến dịch, Bùi Ngoăn được đề nghị tuyên dương Anh hùng LLVTND và được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba).

    Sau 1 ngày chiến đấu, 20 người đă bị thương vong mất 10, trận địa bị phá hoại một phần nên chiều hôm đó QĐNDVN lui về tuyến 2 chốt giữ. Chốt làng Khoai c̣n chiến đấu liên tục đến ngày 7 tháng 4 năm 1968 th́ được lệnh rút sang phía nam để phối hợp với hỏa lực tiếp tục đánh quân Mỹ.
    Giao chiến trên các ngọn đồi

    Tiêu biểu nhất trong các trận đánh giành chốt trong các ngày đầu tháng 4 năm 1968 là Cao điểm 558, nằm ở phía tây cụm cứ điểm Tà Cơn. Lực lượng QĐNDVN giữ chốt ở đây ngoài 2 tiểu đội bộ binh chiếm giữ ở hai mỏm đồi c̣n có hai khẩu 12,7 ly và một khẩu súng cối 60 ly bố trí ở khu vực yên ngựa, có hệ thống hầm hào, công sự trận địa khá vững chắc. Tại chốt 595 diễn ra trận chiến đấu ác liệt suốt 2 ngày, từ ngày 6 đến 7 tháng 4, được gọi là "kỳ tích 1 chống 40". 2 tiểu đội QĐNDVN đă chặn đánh 2 tiểu đoàn Mỹ trong 2 ngày, được ghi nhận là đă triệt hạ gần 200 lính Mỹ (riêng chiến sĩ Nguyễn Hữu Bào diệt 79 lính Mỹ, cuối chiến dịch được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân). Tài liệu Mỹ cũng xác nhận trong ngày đầu tiên đánh chốt đă có 10 lính Mỹ chết và 47 bị thương.

    Tuy nhiên với sức cơ động và hỏa lực áp đảo, quân Mỹ vẫn lấn dần đến Khe Sanh. Ngày 6 tháng 4 năm 1968 các đơn vị Không Kỵ đă bắt tay được với TQLC bên trong căn cứ tại Cao điểm 471. Sau đó Tiều đoàn 1/9 TQLC bắt đầu càn quét khu vực chung quanh căn cứ khởi đi từ Cao điểm 552 rồi đến Cao điểm 681 nhưng không gặp một kháng cự nào.

    Về phía QĐNDVN, song song với nhiệm vụ đánh quân Mỹ hành quân giải tỏa các điểm cao quan trọng xung quanh Khe Sanh và đường 9, Bộ tư lệnh QĐNDVN cho các đơn vị chủ động tổ chức các trận tập kích tiêu diệt các vị trí tiến quân tạm thời của lực lượng Không Kỵ của Mỹ.

    Sáng ngày 5 tháng 4, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 QĐNDVN bất ngờ tiến công loại khỏi ṿng chiến đấu gần 100 lính Không Kỵ trên Cao điểm 400. Sáng ngày 7 tháng 4, Chiến đoàn Dù số 3 VNCH đă dùng 132 máy bay lên thẳng từ Nhơn Biểu đổ xuống các ngọn đồi phía tây bắc Làng Vây cũ và tiến hành đổ bộ đợt hai xuống Rồ Cút. Nhưng ngay sau khi đổ quân đă bị pháo tập kích trúng đội h́nh, hàng chục lính thuộc Tiểu đoàn 2 và 6 Dù bị loại khỏi ṿng chiến đấu. Tiểu đoàn 3 và 8 Dù QLVNCH bị Trung đoàn 24 Sư đoàn 304 QĐNDVN bám đánh liên tục, tiêu hao một bộ phận lực lượng và phương tiện, buộc phải co cụm lên Cao điểm 400. Đêm ngày 8 tháng 4, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 bất ngờ tập kích diệt thêm một số, trong đó có Thiếu tá Tham mưu trưởng Chiến đoàn dù số 3 là Bùi Văn Thạch cũng tử trận.

  3. #213
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh
    Wikipedia
    P3




    Cùng ngày 7 tháng 4, ở Cao điểm 552 và 689, Tiểu đoàn 1/9 của TQLC Mỹ cũng bị pháo kích bằng súng cối làm 9 lính Mỹ chết và 27 bị thương.

    Để tạo hành lang an toàn, quân Mỹ tiếp tục cho quân đánh nống ra các điểm cao. Ngày 10 tháng 4, Tiểu đoàn 6 Dù QLVNCH được một tiểu đoàn Không Kỵ của Mỹ yểm trợ chia làm 3 mũi hành quân đánh chiếm Làng Vây cũ. Được pháo binh chi viện, Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 QĐNDVN đă liên tục đẩy lùi 3 đợt xung phong vào căn cứ Làng Vây, buộc Tiểu đoàn 6 QLVNCH phải lùi về Cao điểm 500 (tây bắc Làng Vây). Ngay đêm ngày 11 tháng 4, Tiểu đoàn 7 quyết định tiến công Cao điểm 500, diệt thêm một đại đội, làm thiệt hại nặng một đại đội khác. Các lực lượng Hoa Kỳ sau đó đă sử dụng tối đa ưu thế của không quân, pháo binh và cả chất độc hoá học khiến Trung đoàn 66 phải rút lui.

    Lữ 1 Không Kỵ của Mỹ sau khi chiếm được Làng Vây cũ đă nhanh chóng đánh chiếm Pa Ka, Làng Con, Làng Trài, Bi Hiên, đẩy được một số đơn vị của QĐNDVN ra xa. Tuy vậy sau một tuần tác chiến ở khu vực Làng Vây, Chiến đoàn dù số 3 đă bị thiệt hại tới 40% quân số. Tinh thần của QLVNCH mất ổn định nghiêm trọng, phải rút về căn cứ ở Huế để củng cố. Cuộc hành quân quân Lam Sơn 207 của Lữ đoàn Dù số 3 đến đây chấm dứt.




    H́nh ảnh chiến sự tại Khe Sanh

    Theo tuyên bố của Hoa Kỳ, Chiến dịch Pegasus kết thúc ngày 8 tháng 4 và Khe Sanh đă được giải vây. Tối ngày 14 tháng 4 năm 1968, hăng UPI và đài BBC đều công bố: "Cuộc hành quân Pegasus đă chấm dứt". Song thực tế quân Mỹ mới chỉ tạo được một tuyến tiếp vận đến Khe Sanh từ hướng Đông, 3 mặt c̣n lại của căn cứ vẫn bị vây lỏng, các trận đánh ác liệt vẫn diễn ra và quân Mỹ thường xuyên bị tập kích. Tiêu biểu như ngày 13 tháng 4 năm 1968, tại Cao điểm 881-Bắc, lợi dụng lúc Tiểu đoàn 3/26 của TQLC Mỹ tiến công đánh chốt 622 lộ toàn bộ đội h́nh trên trận địa, Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 đang ém sẵn ở các vị trí có lợi đă bất ngờ xuất quân trên nhiều hướng tiến đánh đội h́nh Mỹ; loại khỏi ṿng chiến đấu hàng chục lính Mỹ. Ngày 15 tháng 4, QĐNDVN tập kích băi đáp của Đại đội A Tiểu đoàn 1/9 ở tây nam Cao điểm 689 và diệt Đại đội C và D của TQLC tới chi viện làm 41 lính Mỹ chết, 32 bị thương và 3 mất tích.

    Cùng thời gian trên, trên hướng đông, Sư đoàn 320 QĐNDVN cũng tăng cường hoạt động tác chiến. Trung đoàn 64 liên tục tiến công trên đường 9 diệt nhiều xe cơ giới và quân chiến đấu của Mỹ. Nhiều mũi tiến quân của Mỹ nống ra phá thế vây hăm ở khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang, An Thái... đă bị Trung đoàn 48 QĐNDVN chặn đánh và tiêu hao. Khe Sanh tiếp tục phải hứng chịu pháo kích, có những ngày ghi nhận lên tới 100 viên đạn trút xuống từ các trận địa pháo của QĐNDVN đặt tại Lào, nằm ngoài tầm pháo của quân Mỹ trong căn cứ.

    Ngày 21 tháng 4, 3 tiểu đoàn TQLC Mỹ chia làm nhiều mũi cơ động tiến đánh Cao điểm 622. Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 QĐNDVN đă bám trụ công sự trận địa vững chắc kết hợp với vận động tiến công quy mô nhỏ trên từng hướng, đánh bại từng mũi tiến công lên điểm cao, đẩy quân Mỹ trở lại Khe Sanh.

    Ngày 23 tháng 4, gần 1 tiểu đoàn Không Kỵ từ Làng Con - Húc Hạ đă mở cuộc hành quân về phía Làng Vây, khi quân Mỹ vừa đổ quân chiếm vị trí xuất phát xung phong đă bị lực lượng cơ động của Sư đoàn 304 QĐNDVN chặn đánh quyết liệt, bắn cháy 2 máy bay chở quân, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực... Bị đ̣n phủ đầu thiệt hại lớn về quân số, tổn thương nặng về tinh thần, số c̣n lại vội rút về Húc Hạ bỏ dở cuộc hành quân.

    Trên tuyến Đường 9, Tiểu đoàn 8 QĐNDVN liên tục phục kích đánh các đoàn xe vận tải chở vũ khí trang bị. Ngày 19 tháng 4, diệt 5 xe GMC, 1 xe M-113; ngày 20 tháng 4, loại khỏi ṿng chiến đấu 2 trung đội hành quân trên 6 xe chở quân; ngày 21 tháng 4, triệt hạ thêm 108 lính cùng 1 xe tăng và một số xe vận tải.

    Cuối tháng 4 năm 1968 quân Mỹ và VNCH buộc phải kết thúc cuộc hành quân Pegasus và Lam Sơn 207 khi ư định giải tỏa Khe Sanh chưa thực hiện được. Dù sao, các cuộc hành quân của Mỹ đă đẩy được một số mũi vây lấn ra xa, chiếm được một số khu vực chốt quan trọng ở khu vực xung quanh Khe Sanh, gây thiệt hại lớn về quân số và trang bị vũ khí kỹ thuật cho đối phương. Nguy cơ Khe Sanh bị tiêu diệt hoàn toàn như Điện Biên Phủ đă được tháo gỡ.

    Về phía QĐNDVN, sau khi ṿng vây đă bị quân Mỹ chọc thủng trong Chiến dịch Pegasus, các đơn vị cũng bắt đầu giai đoạn 4: khôi phục thế vây lấn để tiếp tục tạo sức ép buộc Mỹ phải rút bỏ Khe Sanh.
    Đợt 4

    Ngày 4 tháng 5, QĐNDVN bất ngờ tập kích Cao điểm 552 của Mỹ, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội Không Kỵ, một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ, phá hủy 4 khẩu pháo 105 ly và 9 khẩu cối 106,7 ly. Cùng thời gian, ở hướng tây và tây bắc Khe Sanh, Trung đoàn 66 thực hành bao vây kiềm chế các Cao điểm 832, 689. Ở hướng đông nam Trung đoàn 9 tiến công áp sát Làng Khoai, tổ chức đánh bại một mũi phản kích của Mỹ, bắn rơi 3 máy bay trực thăng và tiêu diệt, làm bị thương nhiều lính Mỹ.

    Trên tuyến Đường 9 liên tục trong các ngày 14 và 15 tháng 5, QĐNDVN đă tổ chức một số trận tập kích ở nam Làng Khoai, diệt nhiều xe vận tải và sinh lực, gây khó khăn cho việc tiếp vận cho Khe Sanh của quân Mỹ.

    Trong khi các Sư đoàn 304 và 308 đẩy mạnh hoạt động ở Tà Cơn, Đường 9, Sư đoàn Đồng Bằng cũng vừa chiến đấu tạo thế liên hoàn trên cánh đông vừa nghiên cứu quy luật hoạt động trên sông và cách bố pḥng bảo vệ cảng Cửa Việt của, chuẩn bị cho đợt tác chiến đánh tàu trên sông Cửa Việt. Do sự chuẩn bị chu đáo và sử dụng hỏa lực ĐKZ, cối 82 ly, B-40, B-41, trọng liên 12,7 ly... một cách linh hoạt, QĐNDVN đă đánh ch́m được nhiều tàu chở hàng của Mỹ trên sông Cửa Việt. Tiêu biểu nhất trong đợt hoạt động tháng 5 của Sư đoàn 320 là trận đánh trên khu vực băi cát Cửa Việt chiều ngày 2 tháng 5, Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 6 phối hợp cùng pháo binh và các đơn vị bộ đội địa phương đă đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 4 TQLC Mỹ.

    Bộ chỉ huy Quân đoàn III TQLC Mỹ đă đưa Trung đoàn 4 (thiếu 1 tiểu đoàn), Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 9 tổ chức cuộc hành quân giải tỏa Khe Sanh lần thứ 2 với mật danh Scotland II để kéo giăn đội h́nh vây lấn của QĐNDVN, tạo điều kiện cho ư định rút bỏ Khe Sanh. Đến ngày 18, chỉ huy TQLC Mỹ đă quyết định "bốc hết lực lượng rải rác ở các điểm cao Kơ Long, Pa Trang, 635... đưa về tăng cường cho Đường 9, Nam Tà Cơn và Đông Hà, Cửa Việt". Đây cũng là thời điểm Mỹ kết thúc cuộc hành quân giải tỏa Khe Sanh lần 2 - mang tên Scotland II mà không thu được nhiều kết quả. Sau 1 tháng chiến đấu, QĐNDVN ghi nhận đă loại khỏi ṿng chiến hơn 1.000 quân Mỹ, 11 máy bay các loại bị phá hủy và bắn rơi, 7 khẩu pháo và cối bị phá hủy, phá hỏng, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 4 TQLC Mỹ. Các tài liệu của Mỹ cũng xác nhận, tính riêng trong Chiến dịch Scotland II đă có 416 lính Mỹ thiệt mạng (gấp đôi con số 205 lính tử trận mà phía Mỹ chính thức đưa ra đối với toàn bộ trận chiến ở Khe Sanh).


    Những vũ khí mà quân Mỹ bỏ lại ở Khe Sanh.

    Chiến dịch Scotland II kết thúc, lực lượng Mỹ ở Khe Sanh c̣n lại 5 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, trong đó một bộ phận rải rác dọc Đường 9 để bảo vệ cho tiếp tế Khe Sanh và bảo đảm yểm hộ kịp thời, hiệu quả cho việc rút lui của lính Mỹ ra khỏi Khe Sanh khi cần thiết. Ngày 26 tháng 6, Đại tướng Abrams - chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam đă ra lệnh: rút bỏ Khe Sanh. Quân Mỹ tại Khe Sanh được lệnh phá hủy tất cả các công tŕnh, vũ khí hạng nặng không thể di tản để tránh lọt vào tay đối phương.

    Tuy cuộc rút quân được sắp đặt rất bài bản, nhưng nhiều đợt rút quân của Mỹ vẫn bị QĐNDVN phát hiện và tổ chức chặn đánh. Trung đoàn 246 QĐNDVN liên tục tổ chức đánh Mỹ rút chạy trên hướng tây, nhưng do lực lượng quá mỏng nên chỉ đánh được nhóm bọc hậu sau cùng, không đánh được vào quân chủ lực nên không phá vỡ được đội h́nh rút lui. Trên hướng Nam, Trung đoàn 102 QĐNDVN đă rút về tuyến sau củng cố, Trung đoàn 88 cũng triển khai lực lượng đón đánh quân Mỹ trên hướng Đường 9, nhưng cũng chỉ đánh được bộ phận bảo vệ mà không đánh được đội h́nh rút quân chính. Riêng lực lượng pháo binh QĐNDVN đă tổ chức chặn đánh rất hiệu quả vào sân bay Tà Cơn và chặn đánh trên đường bộ gây cho quân Mỹ nhiều thiệt hại về lực lượng và vũ khí, phương tiện chiến tranh.

    Do những hoạt động tích cực của QĐNDVN nên cuộc hành quân rút khỏi Khe Sanh của Mỹ phải kéo dài gần 20 ngày, đến ngày 15 tháng 7 năm 1968 quân Mỹ mới rút hết quân về tập trung ở Cà Lu - Tân Lâm. QĐNDVN đă làm chủ Đường 9 đoạn từ Lao Bảo đến sát Cà Lu (trừ cứ điểm Động Tri), kiểm soát toàn bộ khu vực Khe Sanh - một địa bàn chiến lược quan trọng ở phía tây Đường 9. Quân nhân Mỹ cuối cùng rút khỏi khu vực vào 25 tháng 7, trước đó ngày 9 tháng 7 năm 1968, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đă được cắm trên cột cờ sân bay Tà Cơn.

    Trong gần 20 ngày chặn đánh quân Mỹ rút lui, Sư đoàn 308 và Trung đoàn 246 đă phối hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ được ghi nhận đă loại khỏi ṿng chiến đấu 1.333 lính Mỹ, bắn rơi, phá hủy 34 máy bay, 5 khẩu pháo, cối và 5 xe vận tải.
    Điện Biên Phủ thứ hai

    Sở dĩ Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh được mệnh danh là "Trận Điện Biên Phủ thứ hai" v́ giữa hai trận đánh này có những điểm tương đồng:

    Thứ nhất, cả Khe Sanh và Điện Biên Phủ đều tiếp giáp với biên giới Việt - Lào. Khe Sanh cách biên giới Việt - Lào chừng 20km, c̣n Điện Biên Phủ chỉ cách khoảng 8km.

    Điểm tương đồng thứ hai là địa h́nh đều hiểm trở, khó tiếp cận. Chỉ có thể tiếp cận Điện Biên Phủ bằng đường không. Đối với Khe Sanh, ngoài việc tiếp cận bằng đường không, c̣n có thêm cách tiếp cận bằng đường bộ thông qua Đường 9.

    Về tính chất của cả hai trận đánh lúc bấy giờ đă trở thành tâm điểm chú ư của báo chí và các cơ quan công luận khác. Đối với quân địch cả hai trận đều có bài học giống nhau, đó là sự thất bại.

    Sau khi rút bỏ Khe Sanh, tưởng như mọi việc đă xong, nhưng rồi Nhà Trắng lại chao đảo lần nữa v́ Khe Sanh. Ngày 24 tháng 6, phóng viên John Carol của tờ Mặt trời Baltimore đă loan tin Bộ chỉ huy Mỹ “vừa buộc phải rút bỏ Khe Sanh, một căn cứ quân sự được (Mỹ) pḥng thủ với một giá đắt, do vị trí rào cản có tính sống c̣n của nó ở dưới khu giới tuyến”. Bộ chỉ huy Mỹ mập mờ phủ định tin này, nhưng John Carol khẳng định “Các thủy quân lục chiến biết việc này, người Bắc Việt Nam biết việc này, chỉ có nhân dân Mỹ là không biết. Mặc dù Bộ chỉ huy Mỹ giải thích việc này (bỏ Khe Sanh) là do những yêu cầu về quân sự đặt ra, nhưng miền Bắc cho đây là thất bại nghiêm trọng nhất cả về chiến thuật lẫn chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến tranh này”.

    Theo báo cáo dành cho tổng thống 25 và 26 tháng 6 năm 1968, các cố vấn tổng thống đă phải nhanh chóng ra tay. Một là, họ thuyết phục hăng tin Mỹ tầm cỡ toàn cầu AP đừng đưa tin của Mặt trời Baltimore. Hai là, họ đă dự thảo để MACV ra một tuyên cáo. Cốt lơi cho tuyên cáo này là, quân Mỹ phải bỏ Khe Sanh chỉ v́ “do địch đă thay đổi chiến thuật”. Mặt khác, chính phủ Mỹ công bố thương vong của họ chỉ là 205 chết và 443 bị thương. Nghiên cứu của giới sử học Mỹ sau này đă chỉ ra nhiều thiếu sót có chủ ư trong việc tính toán thương vong khi đó, và con số thực tế cao hơn thế gấp khoảng 11 lần.[13]

    Tác động của Mỹ rút bỏ Khe Sanh đối với công luận được Peter Bush đánh giá như sau: “Tướng Abrams ra lệnh giữ bí mật chuyện đóng cửa căn cứ càng lâu càng tốt. Đến khi chuyện này buộc phải công bố chính thức, chỉ một lượng thông tin nhỏ được cung cấp. Sự kiện bỏ Khe Sanh được công luận Mỹ nh́n nhận một cách “đầy ngờ vực và hoang mang”. Lầu Năm Góc ghi nhận việc công bố quyết định bỏ Khe Sanh là “một sứ mạng khó khăn về phương diện tuyên truyền”.

    Ngày 7 tháng 7, tờ Thời báo New York đưa tin từ Hồng Kông, 70% người châu Á cho rằng lư do Mỹ phải bỏ Khe Sanh là bởi họ đă bị đối phương đánh bại, và bác bỏ cách giải thích của Mỹ, theo đó việc bỏ Khe Sanh là do “t́nh h́nh về quân sự đă thay đổi”.[25]

    Không giống như một số trận đánh khác, Khe Sanh đă chiếm được chú ư của truyền thông đại chúng và công luận ở Mỹ. 25% thời lượng phim chiếu trên chương tŕnh truyền h́nh buổi tối trong tháng 2 và tháng 3 năm 1968 tường thuật t́nh h́nh ở Khe Sanh. Riêng kênh CBS, tỷ lệ này là 50 phần trăm. Viện Gallup đưa ra số liệu, cứ 5 người th́ 1 vừa chuyển từ lập trường ủng hộ sang chống chiến tranh trong khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3. V́ thế, "cách tốt nhất để làm cho Khe Sanh khỏi gây ảnh hưởng xấu đối với công chúng Mỹ là bỏ căn cứ này”. Vậy là, Khe Sanh đă trở thành nơi mà lần đầu tiên, Hoa Kỳ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu bởi áp lực của đối phương.[13]
    Kết quả
    Với Hoa Kỳ

    Việc giữ vững căn cứ Khe Sanh cho đến tháng 4 năm 1968 có thể coi là một thành quả về mặt chiến thuật của Mỹ. Dù nhiều đơn vị bị thiệt hại nặng, song quân Mỹ không bị tiêu diệt hoặc bắt sống toàn bộ như Pháp ở Điện Biên Phủ. Song cái giá phải trả là không hề rẻ, với gần 7.500 binh sỹ Mỹ và đồng minh thương vong chỉ trong 77 ngày (chưa kể thương vong trong 3 tháng sau đó), quân đồn trú tại Khe Sanh mất gần 1/2 quân số. Tỉ lệ thương vong này của lính Mỹ c̣n cao hơn trong Thế chiến thứ hai.[25]

    Cái giá quá đắt này khiến nhân dân Mỹ cảm thấy tức giận[26]. Hăng Reuter b́nh luận: "Khe Sanh được ghi vào lịch sử cuộc chiến tranh của Mỹ ở Nam Việt Nam như một nơi phải trả với giá đắt nhất bằng máu...".

    Cùng với tác động của chiến dịch Tết Mậu Thân, nhân dân Mỹ yêu cầu rút quân Mỹ về nước. Do đó, dù các tướng lĩnh Mỹ muốn tiếp tục bám trụ và thậm chí mở rộng căn cứ sang Lào, câu trả lời của Quốc hội là "Không"[26] Cuối cùng, số phận của căn cứ được định đoạt khi các chính trị gia Mỹ không muốn đánh cược vận mệnh của hàng ngh́n lính Mỹ một lần nữa, bởi nó sẽ dẫn tới một thảm họa chiến lược như trận Điện Biên Phủ đă gây ra cho Pháp. Họ quyết định phá hủy và rút khỏi Khe Sanh, chấm dứt vai tṛ chiến lược của nó. Mỹ mở Chiến dịch Scotland II tổ chức cho lính Mỹ rút khỏi Khe Sanh khi đó vẫn c̣n bị vây lỏng bởi 2 sư đoàn QĐNDVN. Quân Mĩ tiếp tục bị truy kích trên đường rút lui.
    Với Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Xác 1 chiếc CH-47 Chinook của Mỹ tại bảo tàng Khe Sanh

    Trải qua 170 ngày đêm vây lấn Khe Sanh, QĐNDVN tuyên bố đă đánh thiệt hại nặng Quân đoàn III TQLC và Sư đoàn Không Kỵ số 1 Mỹ, diệt 11.900 quân Mĩ và VNCH (trong đó có hơn 10 ngàn lính Mỹ), phá hủy 197 máy bay, 78 xe tăng - xe thiết giáp, 46 khẩu pháo, 50 kho đạn, giải phóng một địa bàn rộng lớn phía tây tỉnh Quảng Trị với 1 vạn dân, phá vỡ một mảng tuyến pḥng ngự thép ngăn chặn ở địa đầu Nam Việt Nam. Thông báo của Bộ tư lệnh Mặt trận QĐNDVN tuyên bố: “Sau 170 ngày đêm chiến đấu liên tục, vô cùng anh dũng và quyết liệt, quân giải phóng Mặt trận Khe Sanh đă chiến thắng oanh liệt, đập tan một ư đồ ngông cuồng và ngoan cố của giặc Mỹ tại chiến trường Đường 9 - Bắc Quảng Trị, buộc chúng phải chịu thất thủ Khe Sanh" [27]

    Khi xét về mục tiêu chiến dịch, QĐNDVN đă hoàn thành cả 2 mục tiêu, thậm chí coi như đă hoàn thành mục tiêu thứ 3 là giành quyền kiểm soát đối với Khe Sanh, tuy điều này đă không c̣n nhiều ư nghĩa về chiến thuật khi phía Mỹ đă chủ động rút quân và phá hủy căn cứ. Về mặt chiến lược, kế hoạch xây dựng Hàng rào điện tử McNamara nhằm cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh của Hoa Kỳ coi như phá sản. Đây là cơ sở để QĐNDVN coi đây là một thắng lợi chiến lược to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khen: "...thắng lợi Khe Sanh tỏ rơ mưu lược và sức mạnh vô địch của quân, dân và cán bộ ta, góp phần vào thắng lợi to lớn của toàn miền Nam... mở đường cho những thắng lợi to lớn hơn nữa...". Sau chiến dịch, Sư đoàn 304 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nh́; các trung đoàn đều được tặng thưởng Huân chương, 1.482 cán bộ, chiến sĩ được tặng Huân chương; 2 đồng chí được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[28].

    Đây là lần đầu tiên QĐNDVN dàn quân ở cấp sư đoàn đối mặt với quân Mỹ. Tuy phải chịu nhiều thương vong cực lớn do hỏa lực của Mỹ, đặc biệt là bom B-52 rải thảm, song họ cũng gây thiệt hại nặng tương đương cho các lực lượng tinh nhuệ bậc nhất của Hoa Kỳ là Thủy quân Lục chiến, Không Kỵ và lực lượng dân vệ CIDG. Đây là thành tích đáng khích lệ đối với QĐNDVN, khi họ là bên tấn công và hoàn toàn lép vế về hỏa lực.

    Với việc Mỹ bỏ Khe Sanh, Hàng rào điện tử McNamara coi như cáo chung. Kế hoạch chiến lược mà Mỹ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh coi như phá sản. Từ đây về sau, không c̣n căn cứ nào có thể uy hiếp trực tiếp tuyến đường cùng ḍng hàng đưa ra tiền tuyến. Do đó có thể nói trận Khe Sanh là bàn đạp cho các chiến dịch lớn của QĐNDVN sau này (chiến dịch Hạ Lào, chiến dịch Hè 1972...), và cuối cùng là chiến dịch quyết định Xuân 1975, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Mở đường cho những thắng lợi to lớn hơn nữa...".

  4. #214
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN KHE SANH


    Lời tựa của Linh Vũ: Trong một tuần qua trên các báo chí cũng như những diễn đàn đều có post bài dịễn văn nhậm chức của Tổng Thống Barack Hussein Obama thứ 44 của Hoa Kỳ trong đó ông đă nhắc đến điạ danh 'Khe Sanh' vùng cực Bắc Nam Việt. Địa danh Khe Sanh không chỉ có những người lính của hai miền Nam Bắc Việt Nam biết đến mà hầu như những cựu chiến binh Hoa Kỳ đă từng tham chiến ở VN đều không thể quên được trong suốt hơn 42 năm qua.

    Trận chiến Khe Sanh một trong những trận chiến lớn nhất thế giới ngang tầm vóc với các trận như Concord , Gettyburg và Normandy .

    Một điạ danh nơi đèo heo hút gió đă viết đậm nét trong trang quân sử Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH.
    Khe Sanh như thế nào mà bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Hoa kỳ phải nhắc đến và người Việt chúng ta khi nghe đến điạ danh đó đều bùi ngùi xúc động.

    Và trong những bài dịch, một số dịch gỉa không biết vô t́nh hay cố ư đă bỏ sót điạ danh ' Khe Sanh' đă làm cho nhiều người trong cộng đồng bất măn.

    Sau đây tôi xin mượn bài viết của Phạm Cường Lễ ' Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968' để chúng ta nh́n lại trang sử Việt và cho những ai chưa từng biết Khe Sanh là ǵ có cơ hội t́m hiểu Khe Sanh như thế nào?



    Khe Sanh Bẩy Mươi Bẩy Ngày Trong Năm Một Ngh́n Chín Trăm Sáu Mươi Tám

    KHE SANH... một địa danh đèo heo hút gió ở vùng cực bắc Nam Việt Nam cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam, và 6 miles (10 km) về phía Đông của vương quốc Làọ Nếu không có chiến tranh, nét yên tĩnh và phong cảnh nơi đây có thể sẽ được kể là một trong những ǵ đẹp nhất trên lănh thổ Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5 năm 1959, nét an lành của thiên nhiên tại nơi này bắt đầu bị giao động. Năm đó, bộ đội Bắc Việt thiết lập hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh để khởi động công cuộc xâm lăng miền Nam .

    Lúc ấy, Khe Sanh chưa phải là căn cứ hay tiền đồn. Nhưng v́ nằm gần biên giới và giáp ranh Đường Số 9 --trục lộ giao điểm của ba quốc gia Nam Việt, Bắc Việt, Lào-- nên Khe Sanh đă nghiễm nhiên trở thành một trong những cứ điểm quan trọng nhất trên bản đồ của cuộc chiến Việt Nam.

    Đến 1967, các hoạt động của Cộng quân quanh vùng này bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Quân đội Hoa Kỳ tăng cường quân số ở vùng nàỵ Họ tu bổ để Khe Sanh để trở thành một tiền đồn kiên cố. Khe Sanh nằm sát biên giới Việt-Lào, cạnh bên Quốc Lộ 9, án ngữ cửa ngơ xâm nhập của Bắc Việt vào Nam Việt Nam ở tỉnh Quảng Trị. Khi Hoa Kỳ tăng cường lực lượng quân sự để giữ Khe Sanh, tướng Vơ Nguyên Giáp của Bắc Việt đă có kế hoạch bao vây để biến nơi này thành Điện Biên Phủ của người Mỹ.

    Năm 1968, Khe Sanh trở thành một địa danh nổi tiếng nhất nh́ thế giới. Nhưng đó chẳng phải v́ nổi tiếng qua phong cảnh đẹp nhất, khí hậu trong lành nhất, hoặc có du khách ngoại quốc đến thăm nhiều nhất. Khe Sanh thật sự đă nổi tiếng v́ có nhiều trận đánh lớn xảy ra tại vùng này trong hai năm 1967 và 1968.

    Năm 1968 là thời điểm mà Khe Sanh được nhắc nhở đến nhiều nhất. Đó là thời điểm của Trận Chiến Tết Mậu Thân khi Việt Cộng mở chiến dịch tổng tấn công trên toàn lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥạ

    Trong chiến dịch này, 20,000 bộ đội Bắc Việt đă được huy động để bao vây 6,000 Thủy Quân Lục Chiến cùng khoảng 200 tay súng Biệt Động Quân miền Nam. Nhưng Khe Sanh đă chẳng thất thủ. Trận chiến trận kéo dài 77 ngày với Cộng quân hứng chịu hơn 10,000 tổn thất.

    o O o

    Nằm trên một vùng cao nguyên rộng lớn, bao quanh bởi núi đồi và cây rừng trùng điệp, Khe Sanh là một căn cứ quân sự vô cùng quan trọng ở tỉnh Quảng Trị.

    Năm 1962, căn cứ này được Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ xử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Làọ Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đă gây nhiều trở ngại lớn lao cho công cuộc xâm lăng miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt.

    Năm 1966, Bắc Việt phản ứng mạnh mẽ bằng cách dùng trọng pháo bắn vào Khe Sanh.

    Cũng trong năm này, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ có mặt tại Khe Sanh để canh gác và ngăn chận các cu ộc xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) từ bên Làọ

    Giữa năm 1967, nhiều vụ chạm súng lẻ tẻ xảy ra quanh khu vực.

    Rồi sau đó là các trận chiến lớn dành giật những ngọn đồi được kéo dài đến gần cuối tháng 1 năm 1968 th́ chiến trường bùng nổ dữ dộị Ba sư đoàn chính quy Bắc Việt bao vây, pháo kích, và dùng chiến thuật xa-luân-chiến đánh Khe Sanh trong 77 ngàỵ

    Như đă nhắc đến ở phần trên, quân Bắc Việt bị đại bại với từ 10,000 đến 13,000 cán binh tử thương (Tom Carhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr.130).

    Trong khi đó, lực lượng trú pḥng Khe Sanh chỉ bị thiệt hại nhẹ.

    Hoa Kỳ có 199 binh sĩ Mỹ chết và 1,600 bị thương.



    Về phía Việt Nam Cộng Ḥa, tổn thất gồm 34 quân nhân tử trận và 184 thương binh (Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-75, tr.175).



    MẶT TRẬN VÙNG KHE SANH NĂM 1967



    Vào tháng 3 năm 1967, căn cứ Khe Sanh được pḥng thủ vỏn vẹn chỉ bởi một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Lúc đầu, hỏa lực tại đây chỉ gồm một pháo đội 105 ly, 2 khẩu 155 ly, cùng 2 súng cối loại 4.2 inch.

    Lực lượng yểm trợ gồm một đại đội Địa Phương Quân (ĐPQ) và một toán TQLC Hoa Kỳ đóng ở làng Khe Sanh (ngôi làng này cũng tên là Khe Sanh) cách căn cứ chỉ hơn 2 miles (3.5 km). Và tất cả đều được yểm trợ bởi các khẩu pháo binh 155 ly và 175 ly ở hai căn cứ hỏa lực Carroll và Rock Pile gần đó.

    Ngày 24 tháng 4 năm 1967, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bất ngờ đụng độ với bộ đội Bắc Việt ở một địa điểm về phía Bắc của Đồi 861.

    Sau đó tinh t́nh báo cho biết quân chính quy Bắc Việt đă tập trung đông đảo quân số về vùng nàỵ



    Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến lập tức được lệnh tăng cường cho Khe Sanh.

    Ngày 25 tháng 4, Tiểu Đoàn 3/3 (đọc là "Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 3") TQLC Hoa Kỳ đến Khe Sanh.

    Sang ngày hôm sau, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC lập tức tăng cường.

    Sang đến ngày 27, Pháo Đội B thuộc Tiểu Đoàn 1/12 Pháo Binh có mặt tại căn cứ.

    Ngày 28 tháng 4 năm 1967, sau khi được pháo binh yểm trợ, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC Hoa Kỳ tiến chiếm Đồi 861.

    Cùng lúc đó, Tiểu Đoàn 3/3 cũng mở cuộc tấn công lên Đồi 881.

    Đây là những cụm đồi nằm gần Khe Sanh, và đă được quân đội Hoa Kỳ chọn làm những tiền đồn bảo vệ căn cứ. Trong những ngày tiếp đến, lực lượng Cọp Biển Hoa Kỳ lần lượt chiếm hết những cao điểm lân cận: đó là các ngọn đồi 861, 881-Bắc, và 881-Nam.

    Ngày 13 tháng 5/1967, Đại Tá J.J. Padley nhậm chức chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh, thay thế Đại Tá J.P. Lanigan. Lúc đó, lực lượng pḥng thủ được tăng cường thêm 3 tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 TQLC để thay thế cho Trung Đoàn 3.

    Trong khi ấy, từ 24 tháng 4/1967 đến 12 tháng 5/1967, bộ đội Bắc Việt tiếp tục công kích với nhiều màn chạm súng lẻ tẻ.

    Các vụ đụng độ này đă gây tử thương cho 155 binh sĩ Hoa Kỳ, nhưng quân Bắc Việt bị thiệt hại nặng hơn với 940 cán binh bỏ mạng.

    Mùa Hè 1967, sau khi bị thiệt hại nặng trong một thời gian ngắn (từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5), quân Cộng Sản phải tạm ngưng các hoạt động.

    Áp lực quân sự quanh vùng Khe Sanh giảm sút khá nhiềụ Ngày 12 tháng 8/1967, Đại Tá ẸẸ Lownds được chỉ định thay thế Đại Tá J.J. Padley trong chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 26 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Khe Sanh.

    V́ t́nh h́nh lúc đó đang lắng diệu, hai trong ba tiểu đoàn TQLC của Trung Đoàn 26 Hoa Kỳ được phép rút khỏi căn cứ.

    Nhưng tháng 12, Tiểu Đoàn 3/26 nhận lệnh tăng cường cho Khe Sanh.

    Tinh t́nh báo cho biết hoạt động của các lực lượng Cộng Sản đă bắt đầu gia tăng quanh vùng nàỵ



    TRẬN CHIẾN KHE SANH TRONG NĂM 1968



    Đêm 2 tháng 1/1968, gần hàng rào pḥng thủ phía Tây Khe Sanh, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đă phục kích và bắn hạ 5 cán bộ Cộng Sản.

    Giấy tờ tịch thu cho biết họ là những sĩ quan cao cấp Bắc Việt, trong đó có cả một người giữ chức trung đoàn trưởng. C̣n hai người kia là cán bộ cao cấp về ngành truyền tin và hành quân.

    T́nh báo Hoa Kỳ lo ngại một lực lượng hùng hậu của Bắc Việt đă có mặt tại vùng nàỵ

    Khi ấy, Trung Đoàn 26 TQLC tại Khe Sanh lập tức được lệnh phải bổ sung quân số.

    Đến ngày 20 tháng 1/1968, một trận đánh dữ dội đă xảy ra trên Đồi 881-Nam

    (Ghi Chú: Có hai ngọn đồi mang tên "881", một ngọn nằm về hướng Bắc của Khe Sanh, và ngọn kia nằm về hướng Nam. Xem bản đồ).

    Ngọn đồi này được pḥng thủ bởi một cánh quân của Tiểu Đoàn 1/3 TQLC Hoa Kỳ, gồm Bộ Chỉ Huy của Đại Đội M, hai trung đội bảo vệ, và toàn thể lực lượng của Đại Đội K. Trong tài liệu Nam, Vietnam 1965-75, Đại Úy William H. Dabney (đại đội trưởng Đại Đội I) cho biết đại đội của ông chỉ huy có vài khẩu bích kích pháo 81 ly, 3 đại bác 105 ly, và hai súng không-giật 106 lỵ

    Lúc trời vừa sáng c̣n dầy đặc sương mù, một toán quân của Đại Đội I lục soát ṿng quanh khu vực. Mọi vật trong không gian và thời gian đang lắng đọng yên lành. Nhưng đến trưa khi sương mù tan biến. Nét lặn yên của buổi sáng bị giao động giữ dộị Hai trung đội đi đầu lọt vào ổ phục kích của địch quân. Một rừng đạn đủ loại từ súng cá nhân cho đến vũ khí cộng đồng bay veo véọ Trong ṿng chưa đến một phút mà đă có 20 binh sĩ Hoa Kỳ ngă gục. Những người c̣n lại nằm rạp xuống tránh đạn. Họ vừa bắn trả, vừa gọi máy truyền tin xin hỏa lực pháo binh tiếp cứụ

    Các căn cứ hỏa lực quanh vùng lập tức đáp lờị Những khẩu đại bác được quay ṇng về hướng Đồi 881-Nam rồi ́ ầm tác xạ.

    Một rừng đạn pháo bay đến cày nát chiến trường. Bom Napalm từ phi cơ không-yểm ném xuống cản được đợt xung phong của Cộng quân. Toán Cọp Biển bị thiệt hại nặng. Họ lui về vị trí cũ trên Đồi 881-Nam.

    Trong khi ấy, hai trung đội Thủy Quân Lục Chiến của Đại Đội M/3/26 (đọc là "Đại Đội M thuộc Tiểu Đoàn 3 của Trung Đoàn 26") được trực thăng vận đến Đồi 881-Nam. Toán quân này chuẩn bị hợp sức với Đại Đội I/3/26 để ngày hôm sau mở cuộc lục soát về hướng Đồi 881-Bắc.



    Theo tài liệu của Khe Sanh Veterans Home Page, cuộc hành quân này đưa đến một vụ đụng độ ác liệt dưới chân Đồi 881-Bắc. Lúc ấy, nương vào hỏa lực phi pháo và không yểm, Đại Đội I/3/26 của Đại Úy Dabney đă đánh cho một tiểu đoàn Cộng quân tan tành manh giáp. Trong trận này, Hoa Kỳ mất 7 người, Bắc quân mất 103 (Khe Sanh Veterans Home Page, Time Line).

    Ngày 20 tháng 1/1968, một biến chuyển quan trọng bất ngờ xảy r Lúc 2 giờ chiều, một viên trung úy Bắc Việt tên Lă Thanh Ṭng thuộc Sư Đoàn 325C đột nhiên ra đầu thú. Trung Úy Ṭng cho biết đêm nay Bắc quân sẽ mở cuộc tấn công lên các ngọn Đồi 861 và 881-Bắc.

    Ngoài ra, người tù binh cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đă vạch sẵn kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.

    Đúng như lời khai của Trung Úy Ṭng, lúc 12 giờ 30 rạng ngày 21 tháng 1/1968, Cộng quân dùng đại bác bắn vào Đồi 861.

    Trước hết, kho chứa đạn của Thủy Quân Lục Chiến ở trên đồi trúng đạn pháo kích rồi nổ tan.

    Kế đến, lực lượng Cộng Sản gớm 300 cán binh chuẩn bị xung phong lên đồị

    Nhưng Đại Đội K/3/26 biết trước. Họ gờm súng chờ đợị. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, Cộng quân rút lui để lại 47 xác. Phía bên Đại Đội K/3/26 có một binh sĩ tử trận.

    Trong khi ấy ở căn cứ Khe Sanh, quân trú pḥng luôn chú tâm theo dơi các diễn biến trên Đồi 861. Khi trận đánh kết thúc gần 6 giờ sáng, họ nghe nhiều tiếng "depart" từ xa vọng lạị Bầu trời đột nhiên đổ cơn mưạ Những hạt mưa to bằng sắt thép với đường kính từ 81 đến 130 lỵ

    Khi quả đạnh đầu tiên lao vào căn cứ, những người lính tại Khe Sanh lập tức xuống hầm. Một số khác co lại trong giao thông hàọ Tay họ ôm nón sắt, và miệng đếm theo tiếng nổ của đạn pháo binh.

    Trong phút chốc, kho chứa đạn khổng lồ trong căn cứ với 1,500 tấn đă phát nổ tan tành.

    Phi đạo ở Khe Sanh với chiều dài 3,900 feet (1,188 m) bị cày xới lung tung, bị rút ngắn lại chỉ c̣n 2,000 feet (609 m). Thế mà ngày hôm đó một vài chiếc vận-tải cơ của Hoa Kỳ cũng xuống phi đạo để mang các kiện hàng cho binh sĩ ở Khe Sanh.

    Ngày 22 tháng 1/1968, t́nh h́nh nguy ngập. Tiểu Đoàn 1 TQLC Hoa Kỳ đến tăng cường Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9. Họ đă nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào năm 1967 vừa quạ

    Ngày 26, một lực lượng tăng viện khác được không vận vào Khe Sanh. Đó là Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân của Đại Úy Hoàng Phổ. Đây là một đơn vị bộ chiến già dặn, đầy gan ĺ và kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Ḥạ Trách nhiệm của họ là tạo ṿng đai pḥng thủ tại khu vực ở hướng Đông ở căn cứ Khe Sanh.



    CÁC DIỄN BIẾN CHÁNH YẾU TRONG TRẬN CHIẾN TẠI KHE SANH



    - 20 tháng 1 Đụng độ mạnh giữa Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và bộ đội Bắc Việt trên Đồi 881-Nam. Hai bên đều thiệt hại nặng. Trong ngày này, một Trung Úy Bắc Việt ra đầu thú và đă cho biết kế hoạch tấn công của Cộng quân vào căn cứ Khe Sanh.

    - 21 tháng 1 Cộng quân pháo kích vào Khe Sanh. Kho đạn trong căn cứ nổ tung, phi đạo bị hư hạị Đồi 861 bị pháo kích, nhưng các binh sĩ Hoa Kỳ trên đồi đẩy lui cuộc tấn công của bộ đội Bắc Việt.

    - 22 tháng 1 Căn cứ Khe Sanh được tăng viện bởi Tiểu Đoàn 1/9 TQLC Hoa Kỳ.

    - 26 tháng 1 Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH của Đại Úy Hoàng Phổ đến Khe Sanh. Đây là lực lượng tăng viện sau cùng trong khoảng thời gian căn cứ bị bao vâỵ

    - 30 tháng 1 Cộng Sản mở chiến dịch "Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa" trên toàn lănh thổ Nam Việt Nam. Nhiều thị xă bị tấn công, trong đó có Huế và Saigon là hai thành phố xảy ra những vụ đụng độ lớn nhất.

    - 6 tháng 2 Đêm 6 tháng 1/1968, bộ đội và chiến xa Bắc Việt tấn công Trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, cách Khe Sanh 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ Ngày hôm sau, Làng Vei thất thủ.

    - 9 tháng 2 Một trận kịch chiến xảy ra trên Đồi 64, quân Cộng Sản để lại 134 xác chết. Phía bên Hoa Kỳ có 26 binh sĩ TQLC tử thương.

    - 11 tháng 2 Hai vận tải cơ C-130 đáp xuống Khe Sanh. Một chiếc nổ tung v́ trúng đạn pháo kích. Chiếc c̣n lại gấp rút được sửa chữa rồi bay "khập khễnh" về phi trường Đà Nẵng b́nh an.

    - 21 tháng 2 Bắc Việt tấn công vào ṿng đai pḥng thủ tại khu vực hướng Đông ở Khe Sanh. Nhưng không chọc thủng được bức tường pḥng thủ kiên cố của Biệt Động Quân VNCH.

    - Tháng 2-3 Từ tháng 2 đến cuối tháng 3, cường độ pháo kích của Cộng quân tại Khe Sanh quá ác liệt. Phương pháp tiếp tế duy nhất là móc các kiện hàng vào những cánh dù rồi thả xuống từ các vận tải cơ trên ṿm trờị

    - 23 tháng 2 Cộng quân bắn 1,300 quả đạn đại bác vào Khe Sanh. Trận địa pháo kéo dài 8 tiếng đồng hồ. Mười (10) quân nhân Hoa Kỳ bị thiệt mạng, 51 người khác bị thương.

    - 29 tháng 2 Bộ đội Bắc Việt mở cuộc tấn công ác liệt vào ṿng đai pḥng thủ ở phía Đông căn cứ, nhưng gặp phải mức kháng cự mănh liệt của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Cả ba đợt xung phong của Cộng quân bị đẩy luị Họ để lại 70 xác chết trên trận địạ

    - 1 đến 15 tháng 4 Ngày 1 tháng 4/1968, cuộc hành quân PEGASUS (của quân đội Mỹ) và LAM SƠN 207 (của quân đội VNCH) được tiến hành. Chiến dịch kết thúc vào ngày 15 tháng 4/1968. Căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏạ


    Tổn Thất: Hoa Kỳ: 199 tử thương, 1,600 bị thương,

    Việt Nam Cộng Ḥa: 34 tử thương, 184 bị thương,

    Cộng Sản Bắc Việt: 10,000 đến 13,000 tử thương.

    Lúc ấy, ngoài 6,000 TQLC Hoa Kỳ và một tiểu đoàn thiện chiến Biệt Động Quân Việt Nam, Khe Sanh lại được pḥng thủ bởi hỏa lực pháo binh riêng biệt gồm một pháo đội súng cối 106 ly, 3 pháo đội đại bác 105 ly, và một pháo đội đại bác 155 lỵ

    Về thiết giáp, Khe Sanh có 5 xe tăng loại M-48 và 2 chi đội chiến xa M-50 Ontos với 6 khẩu đại bác 106 ly trên mỗi chiếc.

    Về hỏa lực yểm trợ quanh vùng, Khe Sanh nằm trong tầm tác xạ của 4 pháo đội đại bác 175 ly từ căn cứ Rock Pile và 3 pháo đội 175 ly từ căn cứ Carroll.

    Phía bên kia, lực lượng Cộng Sản cũng hùng hậu không kém:

    Tướng Vơ Nguyên Giáp lúc ấy nắm trong tay ít nhất 3 sư đoàn. Ngoài ra, ông c̣n có thêm một số đơn vị biệt lập hỗ trợ khác. Các đơn vị Cộng Sản được ghi nhận như sau:

    - Sư Đoàn 325C CSBV đóng quân về phía Bắc của Đồi 881 Bắc
    - Sư Đoàn 304 CSBV (xuất phát từ bên Lào) đóng quân về phía Tây Nam của Khe Sanh
    - Một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 324 CSBV đang có mặt ở gần vùng phi quân sự, cách Khe Sanh 15 miles (24 km) về hướng Tây Bắc
    - Sư Đoàn 320 CSBV giữ vị trí về phía Bắc của căn cứ hỏ a lực Rock Pile
    Ngoài ra, Cộng Sản huy động thêm

    - một đơn vị Thiết Giáp với chiến xa T-54 cùng

    - hai trung đoàn 68 và 164 Pháo Binh
    Ngày 30 tháng 1/1968, Cộng Sản phát động chiến dịch Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa (thường được gọi là cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân) trên toàn lănh thổ miền Nam Việt Nam. Tại những thành phố lớn, các đơn vị Việt Cộng cố các trận đánh lớn để gây tiếng vang. Nhưng gần Khe Sanh, t́nh h́nh tương đối yên tĩnh. Nhưng sự yên tĩnh chỉ kéo dài được 6 ngàỵ

    - Hôm 5 tháng 2/1968, tiếng súng khởi sự nổ trên đồi 861Ạ Một tiểu đoàn Việt Cộng (thuộc Sư Đoàn 325) mở cuộc tấn công. Địch quân chiếm một phần tại ṿng đai phía Bắc trong khu vực trách nhiệm của Đại Đội E/2/26. Nhưng sau đó, Bắc quân bị đánh bật trở ra trong một cuộ c phản công quyết liệt của các binh sĩ Cọp Biển. Tổng kết trận đánh có 7 quân nhân Mỹ tử trận, phía bên kia Cộng quân thiệt mất 109 cán binh (Khe Sanh Veterans Home Page: Time Line).

    - Ngày 6 tháng 2/1968, quân Cộng Sản đánh vào trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, nằm gần Khe Sanh chừng 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ Quân Bắc Việt có cả chiến xa PT-76. Và đó cũng là lần đầu tiên Thiết Giáp Bắc Việt trực tiếp lâm chiến tại miền Nam . Do Nga Sô chế tạo và cung cấp cho Cộng Sản miền Bắc, các xe PT-76 chạy trên xích sắt, được trang bị ṇng súng 76 ly, và có khả năng lội nước. Tuy vỏ bọc bên ngoài tương đối mỏng, nhưng độ cứng của thép cũng đủ để ngăn chận các loại đạn trung liên từ 7.62 ly trở xuốn g.

    Trong trận Làng Vei, 11 chiến xa PT-76 của Cộng quân dẫn đầu. Theo sau là một tiểu đoàn bộ đội yểm trợ. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 66 dưới quyền điều động của Sư Đoàn 304.

    Trận đánh tại Làng Vei kéo dài chỉ một ngày. Chín (9) trong số 11 chiếc PT-76 bị tiêu diệt, nhưng quân trú pḥng không ngăn nổi trận biển người của đối phương.

    Chết trong trận này gồm hơn 200 binh sĩ Dân Sự Chiến Đấu Việt Nam cùng 10 trong số 24 sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ.

    Ngày 9 tháng 2/1968, một tiểu đoàn Bắc Việt tấn công (tiểu đoàn này thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325) Đồi 64 do Đại Đội A/1/9 Cọp Biển trấn giữ. Các vị trí pḥng thủ trên đồi bị Bắc quân tràn ngập. Trong t́nh huống nguy cập, các binh sĩ TQLC liên lạc xin phi pháo yểm trợ. Không chút chậm trễ, các khẩu đại bác quanh vùng đều nhắm hướng Đồi 64 và tác xạ. Khi ấy, một lực lượng TQLC khác được lệnh phải đến tiếp viện Đồi 64. Trong 3 tiếng đồng hồ máu lửa này, có 150 bộ đội Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.

    Sau trận đánh ở Đồi 64, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Đến 21 tháng 2/1968, căn cứ Khe Sanh lại bị tấn công. Lần này, một đại đội địch quân gây áp lực tại pḥng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Nhưng các binh sĩ Mũ Nâu VNCH đă vững vàng cố thủ. Trận này kết thúc mau lẹ. Đợt tấn công của đối phương đă bị Biệt Động Quân bẻ gảỵ

    Hai ngày sau, 23 tháng 2/1968, Bắc quân tập trung pháo binh để phục hận. Một ngh́n ba trăm (1,300) quả đạn đủ loại đă được bắn vào Khe Sanh (Tom Carhart: Battles And Campaigns In Vietnam, tr.129). Trận địa pháo 8 tiếng đồng hồ này đă làm nổ tung một kho tồn trữ đạn trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.

    Đêm 29 tháng 2, mặt trận vây-hăm Khe Sanh chợt bùng nổ với một trận bộ chiến sau cùng:

    Chín giờ 30 tối, một tiểu đoàn Cộng quân (thuộc Sư Đoàn 304 CSBV) đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của các binh sĩ Biệt Động Quân VNCH.

    Nhưng sau một màn pháo kích dọn đường, và sau ba lần trận biển-người xung phong, tiểu đoàn Bắc Việt cũng không phá được pḥng tuyến thép của lính "rằn ri."

    Đêm hôm đó, các binh sĩ Biệt Động Quân b́nh tĩnh chiến đấu. Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới kha i hỏa.

    Lúc đó trong giao thông hào khói lửa mịt mù. Nón sắt, áo giáp, cài kỹ lưỡng. Súng trường M-16 được gắn lưỡi lê (bayonet). Lựu đạn đeo ở bụng, trước ngực, hoặc choàng vaị Băng đạn sát bên người, ở hông và đầy trong túị Khi Bắc quân tấn công, tiểu đoàn Biệt Động Quân chống tră mănh liệt. Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp đẩy lui cả 3 lần xung phong của Bắc quân. Ngày hôm sau, một toán Biệt Động Quân vượt hàng rào kiểm điểm t́nh h́nh. Họ đếm được 70 xác chết địch quân trên trận địa.

    Trong tác phẩm Battles And Campaigns In Vietnam, Tom Carhart có ghi lại một cách ngắn gọn về trận đánh của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân như sau: "Rạng sáng ngày 29 tháng 2/1968, mũi tấn công duy nhất được nhắm vào ṿng đai trách nhiệm của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Khi Cộng quân xung phong đến gần hàng rào, họ bị lính Mũ Nâu chào đón họ bằng một rừng Claymore (ḿn chống cá nhân), lựu đạn và súng cá nhân. Địch quân chẳng qua được hàng rào kẽm gai chằng chịt bên ngoàị Bảy mươi (70) xác chết của họ v́ vậy đă được xem như như một công cuộc bại thảm nặng nề."

    Trong các tài liệu Anh ngữ nói về trận chiến tại Khe Sanh, hầu như các tác giả và kư giả Hoa Kỳ chỉ ghi nhận mức chịu đựng bền bỉ của người lính Thủy Quân Lục Chiến, nhưng ít ai biết đến hoặc nhắc nhở ǵ về sứ mạng pḥng thủ của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân.

    May mắn thay, công trạng của họ đă được Trung Tướng Phillip Davison nhắc đến trong tài liệu Vietnam At War, The History 1946-75": ".. .[Tướng] Giáp tưởng tấn công vào tuyến pḥng thủ của Biệt Động Quân VNCH sẽ dễ dàng hơn là đánh vào những nơi có Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trấn giữ, nhưng đây không thể gọi là dễ dàng được bởi v́ đơn vị Biệt Động Quân VNCH này chính là một đơn vị thiện chiến rất giỏị"

    Trận tấn công vào đêm 29 tháng 2 (cho đến rạng ngày 1 tháng 3) là trận tấn công cuối cùng của quân Bắc Việt vào căn cứ. Ngày 1 tháng 4/1968, chiến dịch giải tỏa Khe Sanh bắt đầụ Cuộc hành quân mệnh danh "PEGASUS" (của Mỹ) và Lam Sơn 207 (của Việt Nam Cộng Ḥa) được khởi động với sự tham dự của nhiều đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ và Nhảy Dù Nam Việt Nam . Trục tiến quân giải tỏa Khe Sanh được thiết lập dọc theo Quốc Lộ 9.

    Vài ngày sau, 8 tháng 4, căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏạ Giấc mộng tạo dựng một Điện Biên Phủ thứ hai của Vơ Nguyên Giáp kể như không thành. Các binh đoàn dưới quyền chỉ huy của ông bị mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Nhiều đơn vị bị xóa tên dưới hỏa lực hùng hậu của pháo binh và không yểm.

    Sau này, các sách vở về chiến tranh Việt Nam đều có nhiều nhận xét khác nhau về chiến thuật của đôi bên. Một lập luận cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rănh tay tấn công các vùng khác. Một lập luận khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lư do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa K ỳ phải nhượng bộ rồi đầu hàng. Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đă "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt.

    Nhưng lịch sử đă không theo vết xe lăn của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để pḥng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đă không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại c̣n bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.

  5. #215
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN KHE SANH



    (Tác giả giữ bản quyền. Muốn trích đăng, vui ḷng liên lạc Email: doanket@yahoo.com. Cám ơn)

    (Phần 1 - C̣n Tiếp)


    Vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Cộng Quân (CQ) bất thần tung ra những trận tổng công kích vào các thành phố lớn thuộc miền Nam Việt Nam. Trong lúc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH) giao tranh ác liệt với địch để bảo vệ các khu đông dân cư, tại Làng Vei, một tiền đồn hẻo lánh gần biên giới Lào - Việt do Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) QLVNCH trấn giữ cũng xảy ra một trận đánh nổi tiếng. Trận Làng Vei so với các cuộc đụng độ khác trong dịp Tết Mậu Thân tuy không mấy quan trọng nhưng lại mang tầm vóc chiến thuật rất đáng kể, v́ đây là lần đầu tiên địch quân xử dụng chiến xa trên chiến trường Việt Nam. Ngoài ra, có lẽ đây cũng là một trận đánh duy nhất trên chiến trường Việt Nam, trong đó tất cả 24 quân nhân Hoa Kỳ tham chiến bên cạnh các chiến sĩ Việt Nam đều được ân thưởng huy chương gồm: 1 Huy Chương Danh Dự (cao qúi nhất), 1 Biệt Công Bội Tinh (hạng nh́), 19 Sao Bạc (hạng 3) và 3 Sao Đồng (hạng 4). V́ vậy về sau mỗi khi khi nhắc đến trận đánh tại Trại LLĐB làng Vei vào đêm 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm 1968 này, giới quân sử Hoa Kỳ thường hănh diện mệnh danh là "Đêm Sao Bạc" (Night Of The Silver Stars). Phần tượng thưởng cho 13 quân nhân LLĐB Việt Nam cùng gần 400 Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) không nghe nói tới.

    Chúng ta sẽ lần lượt duyệt qua các chi tiết liên quan, đồng thời phân tích cặn kẽ để độc giả có thể tự nhận xét và kết luận Trận Làng Vei xứng đáng là "Đêm Sao Bạc" hay "Đêm Sao Lạc" trong quân sử LLĐB Hoa Kỳ. Rất tiếc phần tài liệu về phía Việt Nam không có nhiều nên bài viết căn cứ phần lớn vào các sách vở Hoa Kỳ và một số chi tiết khác do anh em LLĐB/VN cung cấp. Tác giả ư thức được rằng việc thuật lại trung thực một trận đánh xảy ra cách đây đă trên 30 năm là điều không dễ dàng, nhất là biến cố đó liên quan tới LLĐB là đơn vị chuyên hoạt động trong khuôn khổ chiến tranh không qui ước V́ vậy, chúng tôi rất mong mỏi được độc giả, nhất là những người trong cuộc vui ḷng bổ khuyết để bài viết được thêm chính xác.

    Để dễ dàng theo dơi chi tiết cũng như diễn tiến của trận đánh, chúng ta cũng cần nắm vững vị trí địa dư đặc biệt của trại Làng Vei và t́nh h́nh chiến sự lúc bấy giờ. Trước hết, để tránh lầm lẫn, cần phân biệt các địa danh có tên gần giống nhau được xử dụng trong bài như Làng Vei, Trại Làng Vei, Làng Khe Sanh, căn cứ Khe Sanh v.v… Theo qui ước, tuy những căn cứ quân sự thường dùng tên của địa danh gần nhất, nhưng thật ra là hai địa điểm khác nhau. Thí dụ như Trại Làng Vei hoặc căn cứ Khe Sanh là những vị trí quân sự nằm gần địa điểm hành chánh ghi trên bản đồ mang tên Làng Vei hoặc làng Khe Sanh, nơi người thượng Bru cư ngụ. Chúng tôi dùng danh từ như Làng Vei hay Khe Sanh để chỉ địa danh hành chánh, phân biệt với "trại Làng Vei"hoặc "căn cứ Khe Sanh" là những vị trí quân sự. Ngoài ra, danh từ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) trong bài được dùng để chỉ Trung Đoàn 26, Sư Đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ đóng tại căn cứ Khe Sanh v́ TQLC/VNCH không tham dự trận đánh này.

    SƠ LƯỢC ĐỊA LƯ VÙNG LÀNG VEI - KHE SANH



    Trại LLĐB Làng Vei nằm giữa Khe Sanh và Lao Bảo chỉ cách biên giới Lào - Việt chừng 2 cây số trên đường số 9 chạy theo hướng Đông - Tây nối liền Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, vượt Cam Lộ, Cà Lu, xuyên qua biên giới Lào - Việt tới tận Savannakhet bên Lào. V́ Lào nằm trong đất liền nên người Pháp xây cất đường số 9 để thông thương ra vùng bờ biển Việt Nam. Trong cuộc chiến Việt Nam, đường số 9 là trục lộ chiến lược quan trọng được Cộng Quân xử dụng để xâm nhập người và vũ khí từ bên Lào vào các tỉnh cực bắc VNCH. Địa thế vùng Làng Vei thuộc cao nguyên Khe Sanh gần biên giới rất hiểm trở. Mặt Bắc đường số 9 gồm những đồi núi cao khoảng 1000 thước, sườn phủ cỏ tranh như những cây mía lau cao gần đầu người, cạnh lá rất sắc có thể cắt da chảy máu. Cao điểm chế ngự nhất là núi Đồng Trị cao 1015 thước và những ngọn đồi 881, 861 (cao độ tính bằng thược). Dưới thung lũng, rạch Rào Quan quanh co uốn khúc, vào mùa khô chỉ là một ng̣i nước nhỏ rất cạn và hẹp, đáy đầy đá rong rêu trơn trợt, nhưng có thể trở thành những thác nước chảy xiết nguy hiểm vào mùa mưa.

    Về phương diện hành chánh, Làng Vei và Khe Sanh thuộc quận Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với quận đường đặt gần làng Khe Sanh. Về mặt quân sự, Chi Khu Hướng Hóa do một đại úy chỉ huy, gồm một chừng đại đội Địa Phương Quân (ĐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) cùng một số cảnh sát. Thông thường có thêm một Tiểu Đoàn thuộc Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh tăng phái hoạt động trong vùng cùng một Pháo Đội 105 ly (-) với 2 khẩu đặt tại sân bay Khe Sanh và 2 khẩu đặt tại Lang Vei. Sau này, v́ t́nh h́nh an ninh không đuợc khả quan nên Quận Hướng Hóa được di chuyển về vùng Cùa gần căn cứ Mai Lộc.

    Về dân cư, v́ là vùng đồi núi hoang dă, khí hậu khắc nghiệt nên chỉ có chừng trên ngàn người Việt cư ngụ, đa số là thân nhân và gia đ́nh nhân viên, binh sĩ phục vụ tại chi khu Hướng Hóa. Sắc tộc thiểu số Bru đông hơn, tổng cộng chừng 50,000 người sống rải rác trên các đồi, núi dọc biên giới Lào, nhưng qui tụ khá đông đảo tại hai làng Khe Sanh và Làng Vei dọc đường số 9. Cũng như những sắc dân thiểu số khác như Rhadê, Hrê v.v..., giống Bru thuộc chủng loại Mă Lai - Polynesia nên đen đúa và khá lực lưỡng. Có khoảng chừng 10,000 người Bru sinh sống tại vùng Khe Sanh, đa số khá văn minh so với nhóm thiểu số Hmong bên Lào, v́ họ có dịp tiếp xúc và làm việc lâu năm với nhóm người Pháp chủ đồn điền cà phê tại đây. Có thể nói nhiều người Bru đă bỏ sóc, bản nơi đồi núi hoang dă để qui tụ thành làng tại Khe Sanh và Làng Vei v́ sự hiện diện của người Pháp tại vùng này.

    Người Pháp đầu tiên lập nghiệp tại Khe Sanh tên Eugène Poilane, sinh ngày 16 tháng 3 năm 1888 tại Saint-Sauveur de Landemont bên Pháp. Poilane sang Đông Dương vào năm 1909, thoạt tiên là chuyên viên sửa chữa hải pháo trong Hải Quân Công Xưởng, sau đó làm việc cho viện Bách Thảo Đông Dương, đến năm 1922 trở thành một chuyên viên Kiểm Lâm. Poilane có dịp ghé vùng Khe Sanh lần đầu tiên vào năm 1918, lúc đó c̣n rất hoang vu, chỉ có một ngôi nhà dành cho nhân viên sở Lục Lộ đang làm đường số 9. Với nghề nghiệp chuyên về trồng tỉa và cây cối, biết đất đỏ tại vùng Khe Sanh rất mầu mỡ, thích hợp cho việc mở đồn điền nên tới năm 1926 Poilane quay trở lại Khe Sanh lập một đồn điền cà phê khá rộng lớn. Sau này một phần đồn điền trở thành căn cứ TQLC/HK vào năm 1966. Con đường từ sân bay Khe Sanh tới đường số 9 được đặt tên là đường Poilane. Poilane là một thảo mộc gia có tài lại có đầu óc mạo hiểm, và v́ là nhân viên Thủy Lâm nên có dịp đi lại khắp Đông Dương, qua cả Trung Hoa và Miến Điện để nghiên cứu về cây cỏ. Poilane t́m kiếm được nhiều giống thảo mộc lạ cho thảo cầm viên và gây được nhiều loại hoa lan cũng như cây ăn trái thích hợp với vùng nhiệt đới. Các chủng loại mang tên Poilania và Poilaniella đều do Poilane gây được. Vợ của Poilane tên Bordeauducq là một người đàn bà rất cứng cỏi. Hai người có 5 con, nhưng sau đó ly dị, Poilane lấy vợ kế người Nùng, có thêm 5 con nữa. Bà Bordeauducq cũng chẳng đi đâu xa, chỉ tới một vùng đất cách chỗ ở cũ chừng một cây số, lập một đồn điền riêng. Gia đ́nh Poilane có một phụ tá người Việt rất được tín cẩn là ông Phan Bá Luyện người xă Triệu Ái.

    Thấy Poilane khá thành công với nghề trồng cà phê, chẳng bao lâu nhiều người Pháp khác lục tục kéo đến lập nghiệp. Một người tên Simard mở đồn điền và vườn rau gần làng Bru. Một người khác tên Rome có vợ và thợ làm vườn người Nhật khai khẩn đất đai gần đường số 9; họ sống rất huy hoàng trong thời kỳ Nhật chiếm Đông Dương vào thế chiến thứ 2. Sau này, Madeleine Poilane là vợ của Felix Poilane (con trai của Eugène) cho biết gia đ́nh Rome làm việc cho Nhật nên tất cả đều bị giết, kẻ nói là do Việt Minh, người cho là Pháp chủ mưu. Một người Pháp khác gốc Tây Ban Nha tên Llinarès mướn lại đồn điền Rome để khai thác. Mặc dù Llinarès chẳng ưa ǵ Việt Cộng v́ đă bị mất hết tài sản khi di cư từ Bắc vào Nam, nhưng người vợ Việt Nam của Llinarès lại là cảm t́nh viên vẫn đóng thuế cho Việt Cộng. Cho tới khi hai công nhân bị giết, vợ của Llinarès sợ hăi mới dứt khóat bỏ luôn Khe Sanh. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1964, Việt Cộng phục kích xe hơi chở Poilane và Llinarès trên đường về Đông Hà khiến Poilane bị chết, c̣n Llinarès sống sót. Sau vụ "dằn mặt" này, vẫn c̣n một số người Pháp sống tại Khe Sanh, nhưng đều phải đóng thuế cho Việt Cộng để yên ổn làm ăn . Các đồn điền cà phê tại vùng Khe Sanh là nơi người Pháp thường lui tới để nghỉ mát và săn bắn. Vào khoảng tháng giêng năm 1962, c̣n thêm một gia đ́nh người Mỹ tên John và Carolyn Miller thuộc một hội truyền giáo tới Khe Sanh để làm việc tại làng Bru nằm giữa Làng Vei và Khe Sanh trên đường số 9. Họ phát minh ra cách viết chữ Bru để in kinh thánh và dạy người Bru cách đọc và viết. Một mục sư người Việt tên Bùi Tấn Lộc cũng giúp đỡ gia đ́nh Miller trong việc truyền giáo, nhưng sau này, v́ chi Khu Hướng Hóa không bảo vệ được an ninh nên bị Việt Cộng hăm dọa thường xuyên, tất cả đều phải rời Khe Sanh. Ngoài nhà thờ Tin Lành của mục sư Lộc, c̣n có nhà thờ Công Giáo của linh mục người Pháp tên Poncet xây dựng vào năm 1964. Một số tu sĩ Công Giáo thuộc Địa Phận Huế cũng đến vùng Khe Sanh lập một đồn điền nhỏ để tự sinh sống và truyền giáo.

    KẾ HOẠCH CHỐNG XÂM NHẬP
    Tuy đường số 9 chỉ là một trục giao thông nhỏ, coi như bị bỏ hoang từ lâu, nhưng trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam, khu vực này lại là một chiến trường quan trọng, nơi xảy ra nhiều trận đánh lớn. Lư do v́ con đường này đẫn sang Lào, lại nằm trong vùng đồi núi hiểm trở nên rất thuận tiện cho quân Bắc Việt đưa người và vũ khí xâm nhập các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên thuộc cực Bắc miền Nam Việt Nam. Để ngăn chận đối phương, người Mỹ đă lập hàng rào điện tử McNamara theo h́nh ṿng cung dọc theo mặt Bắc đường số 9, hướng Đông kéo dài từ Cửa Việt sát biển tới Khe Sanh gần biên giới Lào. Như vậy, Khe Sanh là điểm cực Tây của hàng rào McNamara nằm trong phần đất Việt Nam. Ngay đối diện với biên giới Lào - Việt, quân Bắc Việt đă xây dựng khu hậu cần mang bí danh 611 từ khi Binh Đoàn 559 được thành lập vào tháng 5 năm 1959 với mục đích tiếp vận cho chiến trường giới tuyến Quảng Trị. Một hậu cần khác mang bí danh 604 cũng nằm trên phần đất Lào, nhưng xa hơn về phía Nam đối diện với vùng Ashau của Việt Nam, được dùng như kho quân nhu và điểm dưỡng quân trước khi xâm nhập tỉnh Thừa Thiên. Cả hai khu hậu cần này đều là những điểm tiếp liệu quan trọng nằm trong hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh nối liền bằng nhiều binh trạm. Từ năm 1962, ngoài số quân pḥng vệ cơ hữu khoảng chừng một tiểu đoàn tại mỗi binh trạm, lực lượng Bắc Việt thường có các Sư Đoàn 304 và 324 bố trí tại vùng đường số 9 trên phần đất Lào. Ngoài ra, c̣n có Sư Đoàn 325 đồn quân ngay phía Bắc vùng phi quân sự thuộc khu vực Vĩnh Linh để làm trừ bị.

    Ngay từ thời chiến tranh Đông Dương 1946-1954, Cộng quân luôn dùng phần đất Lào để làm địa bàn xâm nhập người và vũ khí tiếp nhận từ biên giới Hoa-Việt xuống chiến trường miền Nam. Miền Trung Việt Nam rất hẹp nên các lực lượng Liên Hiệp Pháp dễ dàng dàn quân ngăn chặn; ngược lại, vùng biên giới Lào Việt rất hoang vu khó phát hiện nên những đoàn dân công Việt Cộng thường di chuyển qua Lào trước khi tạt vào cạnh sườn Việt Nam. Sau một thời gian lắng đọng khi hiệp định Genève được kư kết vào năm 1954, tới tháng 12 năm 1958, Cộng quân lại dùng đường cũ, xử dụng vùng đất Lào sát khu phi quân sự để chuẩn bị xâm nhập miền Nam Việt Nam.



    Tưởng cũng nên nói Khối Liên Pḥng Đông Nam Á (SEATO) mà Nam Việt Nam là một hội viên cũng có kế hoạch trên giấy tờ dự pḥng ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân bằng cách giàn lực lượng dọc vùng Phi Quân Sự và vùng cán chảo bên Lào. Cứ 2 năm một lần, các hội viên SEATO lại duyệt xét kế hoạch ngăn chặn này trên sa bàn. Năm 1958, cuộc thực tập được đặt tên là Strongback và năm 1960 mang tên Blue Star. Đặc biệt vào năm 1962, khi cường độ xâm nhập của Cộng quân từ Bắc xuống Nam gia tăng rơ rệt với những hoạt động của đoàn 559, SEATO họp tại Phi Luật Tân cho thực tập kế hoạch TULUNGU (tiếng Phi có nghĩa là Hỗ Tương Yểm Trợ), c̣n được gọi là Kế Hoạch 5. Cuộc thao dượt diễn ra tại đảo Mindoro tượng trưng cho miền Nam Việt Nam với giả thuyết Cộng quân trực tiếp tấn công các tiền đồn với ư đồ xâm lăng Nam Việt Nam. Dĩ nhiên, cuộc thao diễn này rất gần với thực tế nên được Hoa Kỳ quyết tâm hỗ trợ. Tướng Maxwell D. Taylor và cố vấn Walt W. Rostow thuộc Hội Đồng An Ninh Hoa Kỳ được gửi sang Việt Nam để bàn thêm về việc kiểm soát biên giới. Phái bộ Taylor – Rostow đề nghị Việt Nam thành lập một đơn vị mệnh danh là "Lực Lượng Biên Pḥng Tây Bắc" (Northwest Frontier Force) gồm 3,300 biệt động quân biên pḥng, chia thành 23 đại đội, hoạt động tại 5 tỉnh trong lănh thổ Việt Nam giáp ranh Lào, với nhiệm vụ tuần pḥng và b́nh định lănh thổ biên giới không cho địch quân xâm nhập. Riêng vùng Làng Vei, Khe Sanh và Làng Tà Cớn có nhiều người thượng Bru sinh sống nên mọi nỗ lực đều nhắm vào sắc dân này. Mục tiêu là dùng người địa phương đă quen thuộc với thủy thổ, địa thế để dễ dàng hoạt động và cũng ngăn chận địch quân không kiểm soát đuợc dân trong vùng. Đáng tiếc, Lực Lượng Biên Pḥng Tây Bắc chỉ là một kế hoạch trên giấy tờ, không được thành h́nh trên thực tế v́ thiếu quân số.

    Tuy nhiên, v́ không thể để địch quân tự do xâm nhập làm ung thối miền Nam Việt Nam nên vào năm 1961, Tướng Lionel C. McGarr, Trưởng Phái Bộ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam lại đề nghị kế hoạch lập một "ṿng đai kiểm dịch" (cordon sanitaire) dọc theo biên giới để ngăn chặn sự bộ đội miền Bắc. Nhưng v́ phải tốn quá nhiều quân và tài nguyên để thực hiện nên kế hoạch bị bác bỏ. Sau đó, chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ đồng ư lập kế hoạch "kiểm soát biên giới" hay "Dân Sự Chiến Đấu" (Civil Irregular Defense Group) do CIA tài trợ với sự trợ giúp của LLĐB Hoa Kỳ trong việc huấn luyện. Theo kế hoạch này, CIA sẽ tuyển mộ những người Thượng tại địa phương để huấn luyện thành những toán pḥng thủ, tuần pḥng cũng như thám sát dọc theo biên giới.

    Trước sư gia tăng xâm nhập của CQ, cả hai chính phủ Lào và Nam Việt Nam đều biết rơ và muốn ngăn chận, nhưng v́ lực luợng quân sự Lào quá yếu nên không đủ sức. Riêng VNCH v́ muốn thâu thập tin tức t́nh báo nên đă bí mật giàn xếp với chính phủ Hoàng Gia Lào cho phép những toán biệt kích người Việt ăn mặc quân phục Lào được hoạt động trên lănh thổ Lào. Kế hoạch thám sát này mang bí danh Lôi Vũ, do các quân nhân thuộc Liên Đoàn 1 Quan Sát thực hiện và được đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Trần Khắc Kính, Chỉ Huy Phó Sở Liên Lạc. Với sự trợ giúp của Đại Tá Gilbert Layton, Trưởng Toán Nghiên Cứu Hỗn Hợp (Combined Studied Division) là một bộ phận của Trung Ương T́nh Báo (CIA) thuộc Toà Đặi Sứ Hoa Kỳ tại Sài G̣n, Thiếu Tá Kính tổ chức được 15 toán Lôi Vũ, mỗi toán 14 người, được bí mật huấn luyện tại trại Hồ Ngọc Tảo, gần trường Bộ Binh Thủ Đức. Các toán Lôi Vũ bắt đầu hoạt động từ tháng 8-1961, nhảy dù xuống các vùng Atopeu, Tchépone bên Lào. Đến đầu năm 1962, các hoạt động Lôi Vũ không c̣n dùng đường hàng không mà dùng đường bộ xuất phát từ Khe Sanh, Lao Bảo xâm nhập dọc theo đường số 9 để hoạt động tại vùng Tchépone và Mường Nông. Tới tháng 10-1962, v́ thỏa ước ngưng bắn tại Lào được kư kết với điều khoản toàn bộ quân đội ngoại quốc phải ngưng hoạt động, những cuộc thám sát Lôi Vũ cũng chấm dứt. Tổng cộng, các toán thám sát đă thực hiện được 41 chuyến công tác, mỗi chuyến kéo dài từ một tuần đến 3 tháng trên phần đất Lào. Nếu thâu thập được thêm tài liệu và cơ hội thuận tiện, chúng tôi sẽ có bài riêng về hoạt động Lôi Vũ, tiền thân của các toán thám sát thuộc Sở Liên Lạc và Nha Kỹ Thuật sau này.

    Tuy các hoạt động Lôi Vũ chấm dứt, nhưng chẳng bao lâu, các cuộc hành quân thám sát khác lại tiếp tục, v́ Việt Cộng không chịu rút quân theo thỏa hiệp ngưng bắn. Lào vẫn được dùng làm địa bàn để xâm nhập người và vũ khí, v́ vậy, các toán Biệt Kích Việt Nam được sự trợ giúp trực tiếp của cơ quan CIA và LLĐB/HK lại thực hiện những công tác bí mật dọc theo biên giới. V́ nhu cầu hành quân, chẳng bao lâu LLĐB nhận thấy cần phải thiết lập một trại biên pḥng tại vùng Khe Sanh - Làng Vei.

  6. #216
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN KHE SANH


    Tác giả giữ bản quyền. Muốn trích đăng, vui ḷng liên lạc Email: doanket@yahoo.com. Cám ơn)


    (Phần 2 - C̣n Tiếp)

    SƠ LƯỢC VỀ BINH CHỦNG LLĐB/VNCH

    Vào năm 1956, với sự trợ giúp của Phái Bộ Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ, quân đội VNCH khai giảng một khóa học về Biệt Động cho khoảng 100 khóa sinh tại trường Biệt Động Nha Trang do người Pháp vừa chuyển giao. Tới đầu năm 1957, để đối phó với hoạt động mỗi ngày một gia tăng của CQ, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ra lệnh thành lập một đơn vị đặc trách những hoạt động mật ngoại biên, do đó có chừng 70 sĩ quan và hạ sĩ quan được gửi đi huấn luyện về nhảy dù và truyền tin tại Vũng Tàu. Sau đó, 58 người trong số này được tuyển đi thụ huấn khóa Biệt Động 4 tháng tại Nha Trang do toán LLĐB Lưu Động Hoa Kỳ đảm trách. Sau khi măn hạn, các khóa sinh được tuyển vào Liên Đội Quan Sát Số 1 chính thức thành lập tại Nha Trang vào tháng 11 năm 1957. Theo hệ thống tổ chức, đơn vị tân lập này được đặt dưới quyền chỉ huy của Sở Liên Lạc chuyên trách về t́nh báo, trực thuộc Phủ Tổng Thống, nằm ngoài tổ chức của Quân Đội. Sở Liên Lạc do Trung Tá Lê Quang Tung chỉ huy, đa số gồm nhân viên gốc người miền Bắc.

    Qua năm 1958, v́ nhu cầu bành trướng, Liên Đội Quan Sát Số 1 được cải danh thành Liên Đoàn Quan Sát Số 1 (LĐQS 1) với nhân số gia tăng lên 400 người. Tuy nhiệm vụ chính của tổ chức là tiềm phục (nằm ở lại) trong trường hợp miền Nam bị Cộng Quân xâm chiếm, nhưng v́ có liên hệ mật thiết với Phủ Tổng Thống nên các nhân viên ít khi thực sự hoạt động bên ngoài. Vào tháng 11 năm 1958, một toán gồm 12 sĩ quan do Đại Úy Ngô Thế Linh cầm đầu được đưa qua đảo Saipan để học lớp huấn luyện t́nh báo đặc biệt kéo dài hai tháng do CIA tổ chức. Khi măn khóa trở về Sài G̣n vào cuối năm, toán này lập thành Pḥng 45 đặc trách hoạt động vùng Bắc vĩ tuyến 17 cũng do Đại Úy Ngô Thế Linh, bí danh là "B́nh" chỉ huy. Pḥng 45, c̣n được gọi là Pḥng E hoặc Sở Bắc trực thuộc Sở Liên Lạc.

    Tới năm 1960, khi những hoạt động của CQ gia tăng, LĐQS 1 bắt đầu thực sự hoạt động tại các tỉnh sôi đậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và dọc theo biên giới Lào - Việt. Khoảng giữa năm 1961, LĐQS 1 được tổ chức thành 15 toán, mỗi toán 15 người, với chương tŕnh dự trù gia tăng gấp đôi. Lúc này, quân Bắc Việt đă thành lập Đoàn 559 từ tháng 5 năm 1959 để gia tăng sự xâm nhập qua ngả Lào, nên trọng tâm hoạt động của LĐQS 1 là hoạt động ngoại biên để thám sát những di chuyển của địch. Tới tháng 11 năm 1961, tổ chức được cải danh thành Liên Đoàn 77 cho tương đương với hệ thống LLĐB Hoa Kỳ lúc đó đang hoạt động song song rất mật thiết. Tưởng cũng nên nói bí danh 77 hay “Song Thất” là ngày kỷ niệm Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm cầm quyền vào 7 tháng 7 năm 1954. Liên tiếp 2 năm sau đó, các toán thuộc Liên Đoàn 77 liên tiếp xâm nhập Lào để thám sát, khuấy rối cũng như tuyên truyền. Ngoài ra, Đoàn 77 cũng thả nhân viên xâm nhập miền Bắc.

    Tới tháng 2 năm 1963, v́ nhu cầu công tác gia tăng, một đơn vị tương tự được thành lập, mang tên Đoàn 31. V́ Đoàn 77 thường bị dư luận coi như một đơn vị riêng, chuyên dùng để bảo vệ Phủ Tổng Thống chống những cuộc đảo chánh, nên vào ngày 15 tháng 3 năm 1963, hai Đoàn 77 và 31 được sát nhập trở thành Lực Lượng Đặc Biệt, vẫn đặt dưới sự điều động của Pḥng Liên Lạc Phủ Tổng Thống do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy.

    Sau cuộc đảo chánh vào ngày 11 tháng 11 năm 1963, Đại Tá Lê Quang Tung và em là Đại Úy Lê Quang Triệu thuộc toán Liên Binh Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống bị giết chết tại Bộ Tổng Tham Mưu, Pḥng Liên Lạc Phủ Tổng Thống bị giải tán. LLĐB được đặt dưới quyền điều động của Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) như những Quân, Binh Chủng khác, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh vùng biên giới với sự hỗ trợ của LLĐB Hoa Kỳ. Các hoạt động ngoại biên được trao phó cho Sở Liên Lạc mới được thành lập, trực thuộc BTTM do Đại Tá Trần Văn Hổ chỉ huy. Sở Liên Lạc đươc chia thành các Toán Đặc Nhiệm 1, 2 và 3.

    Đến năm 1964, BTTM thành lập Sở Kỹ Thuật (SKT) đặc trách những hoạt động tại miền Bắc do một Trung Tá chỉ huy. SKT gồm có Đoàn 11 hoạt động tại Lào và biên giới phía Tây Bắc Việt, Đoàn 68 cũng chuyên trách về xâm nhập và Sở Pḥng Vệ Duyên Hải đặt tại Đà Nẵng phụ trách các hoạt động bằng đường biển.

    Vào tháng 2 năm 1964, Đoàn 31 đă được huấn luyện xong và đồn trú tại trại Lam Sơn, Nha Trang. Bắt đầu từ tháng 5, Đoàn 31 chịu trách nhiệm về các hoạt động mật tại Vùng I và II. Đến tháng 11, Đoàn 31 được cải danh thành Đoàn III, phụ trách việc huấn luyện tại Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn. Riêng Đoàn 77 lúc đó đang đóng tại trại Hùng Vương, Sài G̣n cũng được cải danh thành Đoàn 301. Thêm vào đó, Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù gồm 3 Đại Đội xung kích cũng được thành lập vào tháng 11 năm 1965. Tổng cộng, quân số LLĐB lúc đó có khoảng gầm 3,000 người, đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng từ tháng 8 năm 1965.



    Tới năm 1965, để việc hoạt động song song được hữu hiệu, LLĐB Việt Nam được tổ chức tương tự như hệ thống LLĐB Hoa Kỳ đối nhiệm. Bộ Tư Lệnh LLĐB cũng đóng tại Nha Trang và đảm trách việc huấn luyện tại trung tâm Đồng Ba Th́n. Mỗi Phân Toán "C" (Detachment C) được đặt tại mỗi vùng Chiến Thuật chỉ huy 3 Phân Toán "B" chịu trách nhiệm những Khu Chiến Thuật. Dưới quyền điều động của mỗi Phân Toán "B" có khoảng 10 Phân Toán "A" đóng chung với các Phân Toán "A" của LLĐB Hoa Kỳ tại các trại vùng biên giới để phụ trách việc huấn luyện và duy tŕ các toán Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ hay CIDG – Civil Irregular Defense Group). Chúng ta có thể coi mỗi Phân Toán C như một Đại Đội, B như một Trung Đội là A là một Tiểu Đội. Như vậy, mỗi trại LLĐB gồm một Phân Toán A có 1 tiểu đội quân nhân LLĐB/VN trong Bộ Chỉ Huy với một sĩ quan cấp Trung Úy hay Đại Úy làm trưởng trại, 1 tiểu đội LLĐB/HK làm cố vấn và nhiều toán DSCĐ do HK trả lương và huấn luyện, không thuộc tổ chức QLVNCH. Thêm vào đó, LLĐB cũng kiểm soát hoạt động của các Toán Delta và 4 Đại Đội thuộc Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù thuộc MACV/SOG chuyên hoạt động tại hậu cứ địch. Theo qui ước, tên của các trại LLĐB gồm tên của Phân Toán và một con số chỉ Vùng Chiến Thuật và số thứ tự của trại trong vùng. Thí dụ như trại Khe Sanh được gọi là A-101, có nghĩa là do Phân Toán A đồn trú, tại Vùng 1, trại số 01.
    TRẠI LLĐB LÀNG VEI

    Khi mới thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1962, trại LLĐB Làng Vei do Phân Toán A-131 đảm trách theo hệ thống LLĐB/HK, đặt gần làng Khe Sanh (tọa độ XD 852-418), sát Quốc Lộ (QL) 9, tại một căn cứ bỏ hoang được gọi là "Đồn Tây" (French Fort) do người Pháp để lại. Về phía Hoa Kỳ Đại Úy Chuck Korcheck làm trưởng toán. Lúc đó một nhóm Công Binh Việt Nam đang tân trang phi trường Khe Sanh. Nhiệm vụ của nhóm LLĐB thuộc Toán 7 căn cứ tại Fort Bragg này, rất giới hạn, chỉ trợ giúp các hoạt động thám sát biên giới do các toán người Nùng và LLĐB Việt Nam thuộc CIA đảm trách. Lúc đó tại Khe Sanh c̣n có Phi Đoàn trực thăng HMM-163 cùng một số binh sĩ TQLC/HK yểm trợ các hoạt động của QLVNCH dọc theo biên giới. Tới tháng 4 năm 1964, để theo dơi các hoạt động truyền tin của địch, TQLC/HK điều động một toán kiểm thính gồm 3 sĩ quan và 27 binh sĩ cùng chừng một Đại Đội bảo vệ tới Khe Sanh. Lúc này, ngoài Phân Toán A của Hoa Kỳ do Đại Úy Allan B. Imes chỉ huy, c̣n có 3 quân nhân người Úc chuyên về du kích chiến là Đại Úy Reginald Pollard và các Trung Sĩ George Chinn và .... phụ giúp. Mỗi cuộc tuần tiễu biên giới thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, gồm 2 hoặc 3 sĩ quan LLĐB Hoa Kỳ hay Úc một số sĩ quan LLĐB Việt Nam tương đương, khoảng một tiểu đội lính Nùng và chừng một Trung Đội hoặc Đại Đội DSCĐ Xung Kích (Mobile Strike Force hay Mike Force) người Bru. Vùng hoạt động dọc theo biên giới Lào - Việt vùng đường số 9, đôi khi tới Ban Houei Sane trong nội địa Lào nằm về phía Nam đường số 9, cách biên giới chừng 10 cây số do Tiểu Đoàn 33 (Bataillion Volontaire - BV 33) Lào trấn đóng. Nhiệm vụ của các toán tuần tiễu là theo dơi và báo động sự xâm nhập của địch quân.

    Vào tháng 11 năm 1964, LLĐB quyết định dời trại từ "French Fort" tới phi trường Khe Sanh để có thể bảo vệ sân bay hữu hiệu hơn. Một toán LLĐB Hoa Kỳ mới thuộc Toán 1 căn cứ tại Okinawa do Đại Úy Charles A. Allen chỉ huy đảm trách việc dời trại này. Lúc đó, Khe Sanh là địa bàn hoạt động về t́nh báo của nhiều nhóm khác nhau như: chính quyền địa phương (Chi Khu Hướng Hóa), LLĐB, kế hoạch Delta của MACV/SOG và TQLC/HK. Các toán này tuy hoạt động cùng trong địa bàn và cùng mục tiêu phát hiện sự xâm nhập của địch quân, nhưng lại hành quân riêng rẽ v́ thuộc hệ thống chỉ huy khác nhau.

    Trại LLĐB mới gần phi trường Khe Sanh được xây cất bằng xi măng cốt sắt rất kiên cố, gồm các công sự pḥng thủ bốn góc cũng như chu vi và nhiều doanh trại cho toán DSCĐ, phải mất 6 tháng mới hoàn tất. Chính trại này trở thành xương sống của Căn Cứ TQLC/HK tại Khe Sanh vài năm sau đó. Nhiệm vụ của toán LLĐB và DSCĐ là phát hiện và ngăn chặn sự xâm nhập và tiếp vận của địch quân từ Bắc vào Nam Việt Nam qua ngả Lào. Vùng hoạt động dài khoảng 40 cây số theo hướng Bắc - Nam và rộng chừng 12 cây số về hướng Tây. Mỗi cuộc tuần tiễu lâu chừng 3 tới 15 ngày; mỗi tháng tiếp xúc với Tiểu Đoàn 33 BV Lào tại Ban Huoei Sane một vài lần để thu thập tin tức cũng như phối hợp hoạt động. Các nguồn tiếp liệu cho Tiểu Đoàn 33 BV này đều do phi cơ C-47 chuyên chở tới Khe Sanh rồi đưa qua biên giới. Lực lượng bạn trong vùng c̣n có Địa Phương Quân và Nghĩa Quân thuộc Chi Khu Hướng Hóa và một Pháo Đội 105 ly (-) VNCH đặt tại Làng Vei.

    Qua năm 1965, Đại Úy Bostick thay thế Đại Úy Allen hoàn tất việc xây cất trại. Tới tháng 10/1965, Đại Úy John D. Waghelstein thay thế Đại Úy Bostick làm trưởng toán cố vấn. Lực lượng trong trại, ngoài các sĩ quan LLĐB Việt Nam và nhóm cố vấn Hoa Kỳ c̣n có một Trung Đội Nùng, 2 Đại Đội DSCĐ Bru. Khe Sanh là trại duy nhất tại Vùng I có Trung Đội Nùng. T́nh h́nh biên giới lúc bấy giờ đă khá sôi động. Các toán tuần tiễu bắt đầu phát hiện nhiều dấu hiệu xâm nhập của địch quân. LLĐB khi đó duy tŕ 5 mạng lưới t́nh báo. Thứ nhất là mạng lưới người Bru chuyên thu thập tin tức vùng Phi Quân Sự và ngoại biên Lào. Thứ hai là mạng nội bộ theo dơi toán DSCĐ trong trại. Thứ ba là mạng lưới trong phạm vi Chi Khu. Mạng thứ tư hoạt động tại vùng làng Khe Sanh và cuối cùng là mạng lưới phối hợp với Tiểu Đoàn 33 BV Lào. Vào ngày 23 tháng 12, nhận được tin một toán Việt Cộng xâm nhập vùng đồn điền cà phê để tuyên truyền, LLĐB liền phái toán xung kích chận đánh. Trận chiến kéo dài chừng 2 tiếng đồng hồ, có phi cơ và pháo binh yểm trợ. Kết quả có 32 địch quân bỏ xác tại chỗ, trong số này có thể có một cố vấn Trung Cộng. Các binh sĩ Việt Công đều được trang bị vũ khí mới tinh thuộc khối Cộng. Sau đó, TQLC Hoa Kỳ gửi tới một Trung Đội Công Binh để giúp LLĐB tăng cường hệ thống bố pḥng. Các hoạt động của LLĐB như những mũi gai nhọn cạnh sườn Cộng Quân nên đương nhiên chúng phải t́m cách nhổ.

    V́ t́nh h́nh mỗi ngày môt sôi động, ngày 3 tháng giêng năm 1966, thêm một Đại Đội Nùng đến tăng cường trại Làng Vei. Sau đó ít lâu, c̣n có 2 phi cơ trinh sát O-1 Bird Dog thuộc Không Quân Hoa Kỳ tới đồn trú trong kế hoạch Tiger Hound chuyên quan sát và theo dơi các hoạt động của Cộng Quân sâu tới 12 cây số bên Lào. Khi phát hiện địch quân, phi cơ quan sát sẽ gọi pháo binh và phi cơ oanh tạc. Cũng trong ngày 3 tháng giêng, vào lúc sẩm tối, Cộng Quân dùng súng cối 120 ly pháo kích vào trại, gây nhiều đám cháy, khiến 13 chết và 60 bị thương. Sáng hôm sau, một Đại Đội Nùng khác tới tăng cường nâng tổng số quân pḥng thủ lên tới 2 Đại Đội Nùng cùng với 2 Đại Đội DSCĐ Bru và một Trung Đội Nùng có sẵn tại Khe Sanh. Về phía Cộng Quân cũng bị thiệt hại nặng sau các cuộc đụng độ. Ngoài một số chết tại chỗ, tin t́nh báo c̣n cho biết vào ngày 17 tháng giêng, một đơn vị Cộng Quân phải di tản chừng 200 thương binh về bệnh xá nằm sát phía Nam vùng Phi Quân Sự. Trong số những người Pháp tại Khe Sanh, Llinarès bị tinh nghi hoạt động cho địch v́ có người thấy anh ta lang thang ban đêm trong lúc có Việt Cộng xuất hiện.

    Qua năm 1966, vào tháng 3, trại LLĐB Ashau phía Tây Nam Huế bị địch quân tràn ngập. V́ vậy, TQLC Hoa Kỳ được lệnh đưa Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 1, SĐ 3 TQLC do Trung Tá Van D. Bell chỉ huy cùng một pháo đội 105 ly đến tăng cường Khe Sanh. Tới tháng 9, một đơn vị Công Binh Hải Quân thuộc Tiểu Đoàn 10 Seabee Lưu Động được đưa tới Khe Sanh để tân trang phi trường. Công tác hoàn tất vào khoảng đầu tháng 10. Một toán khác khác thuộc Tiểu Đoàn 7 Seabee Lưu Động cũng tới để xây cất 6 công sự bê tông tại trại Lang Vei. Tiểu Đoàn TQLC bắt đầu tuần tiễu trong bán kính 10 cây số quanh trại LLĐB, trong tầm yểm trợ của đại bác 105 ly. Tới tháng 11, một phân đội pháo binh 155 ly được đưa tới tăng cường, ṿng đai tuần tiễu gia tăng lên 15 cây số.

    Như vậy, trong thời gian này tại phi trường Khe Sanh có 2 đơn vị khác hệ thống chỉ huy là LLĐB va TQLC cùng đồn trú trong một căn cứ nên việc phối hợp không được chặt chẽ. Ngoài những khó khăn về mặt chỉ huy, c̣n có một số hiềm khích v́ khác binh chủng. Phía TQLC coi LLĐB như những quân nhân vô kỷ luật, làm việc tùy hứng không đúng chiến lược chiến thuật trong sách vở, trong khi LLĐB coi TQLC như một đơn vị "nặng phần tŕnh diễn", không biết ǵ về chiến tranh "ngoại lệ". Điển h́nh, đă có trường hợp TQLC bắn vào toán tuần tiễu LLĐB đang bí mật theo dơi địch; lần khác TQLC lại không bắn vào toán địch quân v́ tưởng lầm là DSCĐ của LLĐB. Ngoài ra, đă có TQLC bảo vệ an ninh tại phi trường nên LLĐB muốn di chuyển ra gần biên giới cho dễ theo dơi các hoạt động của địch quân bên Lào. V́ vậy, đôi bên thỏa thuận LLĐB sẽ di chuyển về Lang Vei trước cuối năm 1966. Lúc đó, Tiểu Đoàn 3, TrungĐoàn 2, SĐ 1 Bộ BinhViệt Nam đang đóng tại French Ford để yểm trợ Chi Khu Hướng Hóa. Khi trại LLĐB đă được cải tên thành trại A-101 dời từ Khe Sanh tới Làng Vei, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn I rút Tiểu Đoàn này về vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung. Như vậy, coi như TĐ TQLC/HK đến Khe Sanh để thay thế TĐ Việt Nam. Sau khi LLĐB dời trại đến Làng Vei, căn cứ Khe Sanh gần phi trường trở thành căn cứ riêng của TQLC/HK. Sau này, vào năm 1968, Hoa Kỳ gia tăng quân số tại căn cứ này lên đến một Trung Đoàn TQLC trong các trận đánh nổi tiếng tại Khe Sanh.

    Tại Khe Sanh lúc bấy giờ c̣n có các toán Delta và "Roadrunners", có nhiệm vụ thám sát, phát hiện và theo dơi địch quân cho tới khi lực lượng xung kích lớn hơn được gọi đến để tiêu diệt. Các toán Delta có lực lượng xung kích riêng, gồm 6 đại đội thuộc TĐ 91 Biệt Cách Dù trong đó 4 đại đội được dành riêng để xử dụng trong các cuộc hành quan Delta. Theo kế hoạch, kế hoạch Delta phát hiện địch quân bằng các tung nhiều toán thám sát tập trung hoạt động trong vùng nghi ngờ. Có khoảng 12 toán thám sát Delta, mỗi toán thường gồm 4 quân nhân LLĐB Hoa Kỳ và 6 quân nhân LLĐB Việt Nam. Ngoài ra, c̣n có chừng 12 toán "Roadrunner", mỗi toán có chừng 5 DSCĐ ăn mặc và trang bị giống Việt Cộng. Các toán Delta đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Charlie Beckwith tới Khe Sanh vào ngày 15 tháng 10 năm 1966. Địa bàn hoạt đông là vùng Tây Bắc Nam Việt Nam giáp giới khu Phi Quân Sự và biên giới Lào. Các toán Delta bắt đầu hoạt động từ ngày 27 tháng 10.

    Đầu năm 1967, TQLC Hoa Kỳ đưa Đại Đội Hỗn Hợp (Combined Action Company – CAC) tới Khe Sanh để hoạt động tại Chi Khu Hướng Hóa. Nhiệm vụ chính của toán CAC nặng về dân sự vụ, b́nh định hơn là tác chiến. Mỗi toán gồm một số TQLC Hoa Kỳ hoạt động chung với người bản xứ. Tại các vùng đồng bằng Miền Trung, các toán CAC có ĐPQ & Nghĩa Quân hỗ trợ. Riêng toán CAC Oscar (O) hoạt động tại Khe Sanh là toán duy nhất dùng người thiểu số Bru là dân trong vùng. Hai Trung Đội CAP O-1 và O-2 (Combined Action Platoon Oscar 1 & 2)) hoạt động tại vùng Đông và Tây làng Khe Sanh, trong khi CAP O-3 hoạt động tại làng Tà Cớn ngay bên ngoài cổng chính căn cứ TQLC Khe Sanh.

  7. #217
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN KHE SANH




    (Phần 2B - C̣n Tiếp)



    Vào ngày 2 tháng 3 năm 1967, Làng Vei là nạn nhân của một vụ dội bom lầm. Hai phi cơ thay v́ thả bom vào nơi tập trung địch quân gần Lao Bảo lại đánh trúng Làng Vei khiến trong số khoảng 2,000 dân, chừng 100 người bị chết và trên 200 bị thương v́ bom chùm. Đa số nhà cửa trong làng đều bị tiêu hủy hoặc hư hại nặng. Có dư luận cho rằng phi cơ MIG của Cộng quân đă thả bom, nhưng toán LLĐB tại Làng Vei thấy rơ đó là các phi cơ KQHK. Họ cố gắng liên lạc nhưng không t́m được tần số. Ngày 8 tháng 3, một phi cơ vơ trang C-123 lại bắn lầm vào một làng gần vị trí đóng quân của TĐ 33 BV bên Lào, nhưng không gây thiệt hại nhân mạng.

    Tính tới tháng 5 năm 1967, lực lượng địch quân trong vùng Khe Sanh được ghi nhận gồm các Trung Đoàn 18 và Trung Đoàn 95-C thuộc Sư Đoàn 325-C. Trung Đoàn 18 bị thiệt hại khá nặng trong những cuộc đụng độ với TQLC tại các ngọn đồi quanh Khe Sanh nên được rút về Lào bổ xung quân số. Trung Đoàn 95-C c̣n lại lănh nhiệm vụ khuấy rối và chọc thủng pḥng tuyến Khe Sanh bằng cách nhổ bứt trại LLĐB Làng Vei trước. SƠ LƯỢC VỀ BINH CHỦNG LLĐB/VNCH

    Vào năm 1956, với sự trợ giúp của Phái Bộ Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ, quân đội VNCH khai giảng một khóa học về Biệt Động cho khoảng 100 khóa sinh tại trường Biệt Động Nha Trang do người Pháp vừa chuyển giao. Tới đầu năm 1957, để đối phó với hoạt động mỗi ngày một gia tăng của CQ, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ra lệnh thành lập một đơn vị đặc trách những hoạt động mật ngoại biên, do đó có chừng 70 sĩ quan và hạ sĩ quan được gửi đi huấn luyện về nhảy dù và truyền tin tại Vũng Tàu. Sau đó, 58 người trong số này được tuyển đi thụ huấn khóa Biệt Động 4 tháng tại Nha Trang do toán LLĐB Lưu Động Hoa Kỳ đảm trách. Sau khi măn hạn, các khóa sinh được tuyển vào Liên Đội Quan Sát Số 1 chính thức thành lập tại Nha Trang vào tháng 11 năm 1957. Theo hệ thống tổ chức, đơn vị tân lập này được đặt dưới quyền chỉ huy của Sở Liên Lạc chuyên trách về t́nh báo, trực thuộc Phủ Tổng Thống, nằm ngoài tổ chức của Quân Đội. Sở Liên Lạc do Trung Tá Lê Quang Tung chỉ huy, đa số gồm nhân viên gốc người miền Bắc.

    Qua năm 1958, v́ nhu cầu bành trướng, Liên Đội Quan Sát Số 1 được cải danh thành Liên Đoàn Quan Sát Số 1 (LĐQS 1) với nhân số gia tăng lên 400 người. Tuy nhiệm vụ chính của tổ chức là tiềm phục (nằm ở lại) trong trường hợp miền Nam bị Cộng Quân xâm chiếm, nhưng v́ có liên hệ mật thiết với Phủ Tổng Thống nên các nhân viên ít khi thực sự hoạt động bên ngoài. Vào tháng 11 năm 1958, một toán gồm 12 sĩ quan do Đại Úy Ngô Thế Linh cầm đầu được đưa qua đảo Saipan để học lớp huấn luyện t́nh báo đặc biệt kéo dài hai tháng do CIA tổ chức. Khi măn khóa trở về Sài G̣n vào cuối năm, toán này lập thành Pḥng 45 đặc trách hoạt động vùng Bắc vĩ tuyến 17 cũng do Đại Úy Ngô Thế Linh, bí danh là "B́nh" chỉ huy. Pḥng 45, c̣n được gọi là Pḥng E hoặc Sở Bắc trực thuộc Sở Liên Lạc.

    Tới năm 1960, khi những hoạt động của CQ gia tăng, LĐQS 1 bắt đầu thực sự hoạt động tại các tỉnh sôi đậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và dọc theo biên giới Lào - Việt. Khoảng giữa năm 1961, LĐQS 1 được tổ chức thành 15 toán, mỗi toán 15 người, với chương tŕnh dự trù gia tăng gấp đôi. Lúc này, quân Bắc Việt đă thành lập Đoàn 559 từ tháng 5 năm 1959 để gia tăng sự xâm nhập qua ngả Lào, nên trọng tâm hoạt động của LĐQS 1 là hoạt động ngoại biên để thám sát những di chuyển của địch. Tới tháng 11 năm 1961, tổ chức được cải danh thành Liên Đoàn 77 cho tương đương với hệ thống LLĐB Hoa Kỳ lúc đó đang hoạt động song song rất mật thiết. Tưởng cũng nên nói bí danh 77 hay “Song Thất” là ngày kỷ niệm Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm cầm quyền vào 7 tháng 7 năm 1954. Liên tiếp 2 năm sau đó, các toán thuộc Liên Đoàn 77 liên tiếp xâm nhập Lào để thám sát, khuấy rối cũng như tuyên truyền. Ngoài ra, Đoàn 77 cũng thả nhân viên xâm nhập miền Bắc.

    Tới tháng 2 năm 1963, v́ nhu cầu công tác gia tăng, một đơn vị tương tự được thành lập, mang tên Đoàn 31. V́ Đoàn 77 thường bị dư luận coi như một đơn vị riêng, chuyên dùng để bảo vệ Phủ Tổng Thống chống những cuộc đảo chánh, nên vào ngày 15 tháng 3 năm 1963, hai Đoàn 77 và 31 được sát nhập trở thành Lực Lượng Đặc Biệt, vẫn đặt dưới sự điều động của Pḥng Liên Lạc Phủ Tổng Thống do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy.

    Sau cuộc đảo chánh vào ngày 11 tháng 11 năm 1963, Đại Tá Lê Quang Tung và em là Đại Úy Lê Quang Triệu thuộc toán Liên Binh Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống bị giết chết tại Bộ Tổng Tham Mưu, Pḥng Liên Lạc Phủ Tổng Thống bị giải tán. LLĐB được đặt dưới quyền điều động của Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) như những Quân, Binh Chủng khác, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh vùng biên giới với sự hỗ trợ của LLĐB Hoa Kỳ. Các hoạt động ngoại biên được trao phó cho Sở Liên Lạc mới được thành lập, trực thuộc BTTM do Đại Tá Trần Văn Hổ chỉ huy. Sở Liên Lạc đươc chia thành các Toán Đặc Nhiệm 1, 2 và 3.

    Đến năm 1964, BTTM thành lập Sở Kỹ Thuật (SKT) đặc trách những hoạt động tại miền Bắc do một Trung Tá chỉ huy. SKT gồm có Đoàn 11 hoạt động tại Lào và biên giới phía Tây Bắc Việt, Đoàn 68 cũng chuyên trách về xâm nhập và Sở Pḥng Vệ Duyên Hải đặt tại Đà Nẵng phụ trách các hoạt động bằng đường biển.

    Vào tháng 2 năm 1964, Đoàn 31 đă được huấn luyện xong và đồn trú tại trại Lam Sơn, Nha Trang. Bắt đầu từ tháng 5, Đoàn 31 chịu trách nhiệm về các hoạt động mật tại Vùng I và II. Đến tháng 11, Đoàn 31 được cải danh thành Đoàn III, phụ trách việc huấn luyện tại Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn. Riêng Đoàn 77 lúc đó đang đóng tại trại Hùng Vương, Sài G̣n cũng được cải danh thành Đoàn 301. Thêm vào đó, Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù gồm 3 Đại Đội xung kích cũng được thành lập vào tháng 11 năm 1965. Tổng cộng, quân số LLĐB lúc đó có khoảng gầm 3,000 người, đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng từ tháng 8 năm 1965.

    Tới năm 1965, để việc hoạt động song song được hữu hiệu, LLĐB Việt Nam được tổ chức tương tự như hệ thống LLĐB Hoa Kỳ đối nhiệm. Bộ Tư Lệnh LLĐB cũng đóng tại Nha Trang và đảm trách việc huấn luyện tại trung tâm Đồng Ba Th́n. Mỗi Phân Toán "C" (Detachment C) được đặt tại mỗi vùng Chiến Thuật chỉ huy 3 Phân Toán "B" chịu trách nhiệm những Khu Chiến Thuật. Dưới quyền điều động của mỗi Phân Toán "B" có khoảng 10 Phân Toán "A" đóng chung với các Phân Toán "A" của LLĐB Hoa Kỳ tại các trại vùng biên giới để phụ trách việc huấn luyện và duy tŕ các toán Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ hay CIDG – Civil Irregular Defense Group). Chúng ta có thể coi mỗi Phân Toán C như một Đại Đội, B như một Trung Đội là A là một Tiểu Đội. Như vậy, mỗi trại LLĐB gồm một Phân Toán A có 1 tiểu đội quân nhân LLĐB/VN trong Bộ Chỉ Huy với một sĩ quan cấp Trung Úy hay Đại Úy làm trưởng trại, 1 tiểu đội LLĐB/HK làm cố vấn và nhiều toán DSCĐ do HK trả lương và huấn luyện, không thuộc tổ chức QLVNCH. Thêm vào đó, LLĐB cũng kiểm soát hoạt động của các Toán Delta và 4 Đại Đội thuộc Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù thuộc MACV/SOG chuyên hoạt động tại hậu cứ địch. Theo qui ước, tên của các trại LLĐB gồm tên của Phân Toán và một con số chỉ Vùng Chiến Thuật và số thứ tự của trại trong vùng. Thí dụ như trại Khe Sanh được gọi là A-101, có nghĩa là do Phân Toán A đồn trú, tại Vùng 1, trại số 01.
    TRẠI LLĐB LÀNG VEI

    Khi mới thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1962, trại LLĐB Làng Vei do Phân Toán A-131 đảm trách theo hệ thống LLĐB/HK, đặt gần làng Khe Sanh (tọa độ XD 852-418), sát Quốc Lộ (QL) 9, tại một căn cứ bỏ hoang được gọi là "Đồn Tây" (French Fort) do người Pháp để lại. Về phía Hoa Kỳ Đại Úy Chuck Korcheck làm trưởng toán. Lúc đó một nhóm Công Binh Việt Nam đang tân trang phi trường Khe Sanh. Nhiệm vụ của nhóm LLĐB thuộc Toán 7 căn cứ tại Fort Bragg này, rất giới hạn, chỉ trợ giúp các hoạt động thám sát biên giới do các toán người Nùng và LLĐB Việt Nam thuộc CIA đảm trách. Lúc đó tại Khe Sanh c̣n có Phi Đoàn trực thăng HMM-163 cùng một số binh sĩ TQLC/HK yểm trợ các hoạt động của QLVNCH dọc theo biên giới. Tới tháng 4 năm 1964, để theo dơi các hoạt động truyền tin của địch, TQLC/HK điều động một toán kiểm thính gồm 3 sĩ quan và 27 binh sĩ cùng chừng một Đại Đội bảo vệ tới Khe Sanh. Lúc này, ngoài Phân Toán A của Hoa Kỳ do Đại Úy Allan B. Imes chỉ huy, c̣n có 3 quân nhân người Úc chuyên về du kích chiến là Đại Úy Reginald Pollard và các Trung Sĩ George Chinn và .... phụ giúp. Mỗi cuộc tuần tiễu biên giới thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, gồm 2 hoặc 3 sĩ quan LLĐB Hoa Kỳ hay Úc một số sĩ quan LLĐB Việt Nam tương đương, khoảng một tiểu đội lính Nùng và chừng một Trung Đội hoặc Đại Đội DSCĐ Xung Kích (Mobile Strike Force hay Mike Force) người Bru. Vùng hoạt động dọc theo biên giới Lào - Việt vùng đường số 9, đôi khi tới Ban Houei Sane trong nội địa Lào nằm về phía Nam đường số 9, cách biên giới chừng 10 cây số do Tiểu Đoàn 33 (Bataillion Volontaire - BV 33) Lào trấn đóng. Nhiệm vụ của các toán tuần tiễu là theo dơi và báo động sự xâm nhập của địch quân.

    Vào tháng 11 năm 1964, LLĐB quyết định dời trại từ "French Fort" tới phi trường Khe Sanh để có thể bảo vệ sân bay hữu hiệu hơn. Một toán LLĐB Hoa Kỳ mới thuộc Toán 1 căn cứ tại Okinawa do Đại Úy Charles A. Allen chỉ huy đảm trách việc dời trại này. Lúc đó, Khe Sanh là địa bàn hoạt động về t́nh báo của nhiều nhóm khác nhau như: chính quyền địa phương (Chi Khu Hướng Hóa), LLĐB, kế hoạch Delta của MACV/SOG và TQLC/HK. Các toán này tuy hoạt động cùng trong địa bàn và cùng mục tiêu phát hiện sự xâm nhập của địch quân, nhưng lại hành quân riêng rẽ v́ thuộc hệ thống chỉ huy khác nhau.




    Trại LLĐB mới gần phi trường Khe Sanh được xây cất bằng xi măng cốt sắt rất kiên cố, gồm các công sự pḥng thủ bốn góc cũng như chu vi và nhiều doanh trại cho toán DSCĐ, phải mất 6 tháng mới hoàn tất. Chính trại này trở thành xương sống của Căn Cứ TQLC/HK tại Khe Sanh vài năm sau đó. Nhiệm vụ của toán LLĐB và DSCĐ là phát hiện và ngăn chặn sự xâm nhập và tiếp vận của địch quân từ Bắc vào Nam Việt Nam qua ngả Lào. Vùng hoạt động dài khoảng 40 cây số theo hướng Bắc - Nam và rộng chừng 12 cây số về hướng Tây. Mỗi cuộc tuần tiễu lâu chừng 3 tới 15 ngày; mỗi tháng tiếp xúc với Tiểu Đoàn 33 BV Lào tại Ban Huoei Sane một vài lần để thu thập tin tức cũng như phối hợp hoạt động. Các nguồn tiếp liệu cho Tiểu Đoàn 33 BV này đều do phi cơ C-47 chuyên chở tới Khe Sanh rồi đưa qua biên giới. Lực lượng bạn trong vùng c̣n có Địa Phương Quân và Nghĩa Quân thuộc Chi Khu Hướng Hóa và một Pháo Đội 105 ly (-) VNCH đặt tại Làng Vei.

    Qua năm 1965, Đại Úy Bostick thay thế Đại Úy Allen hoàn tất việc xây cất trại. Tới tháng 10/1965, Đại Úy John D. Waghelstein thay thế Đại Úy Bostick làm trưởng toán cố vấn. Lực lượng trong trại, ngoài các sĩ quan LLĐB Việt Nam và nhóm cố vấn Hoa Kỳ c̣n có một Trung Đội Nùng, 2 Đại Đội DSCĐ Bru. Khe Sanh là trại duy nhất tại Vùng I có Trung Đội Nùng. T́nh h́nh biên giới lúc bấy giờ đă khá sôi động. Các toán tuần tiễu bắt đầu phát hiện nhiều dấu hiệu xâm nhập của địch quân. LLĐB khi đó duy tŕ 5 mạng lưới t́nh báo. Thứ nhất là mạng lưới người Bru chuyên thu thập tin tức vùng Phi Quân Sự và ngoại biên Lào. Thứ hai là mạng nội bộ theo dơi toán DSCĐ trong trại. Thứ ba là mạng lưới trong phạm vi Chi Khu. Mạng thứ tư hoạt động tại vùng làng Khe Sanh và cuối cùng là mạng lưới phối hợp với Tiểu Đoàn 33 BV Lào. Vào ngày 23 tháng 12, nhận được tin một toán Việt Cộng xâm nhập vùng đồn điền cà phê để tuyên truyền, LLĐB liền phái toán xung kích chận đánh. Trận chiến kéo dài chừng 2 tiếng đồng hồ, có phi cơ và pháo binh yểm trợ. Kết quả có 32 địch quân bỏ xác tại chỗ, trong số này có thể có một cố vấn Trung Cộng. Các binh sĩ Việt Công đều được trang bị vũ khí mới tinh thuộc khối Cộng. Sau đó, TQLC Hoa Kỳ gửi tới một Trung Đội Công Binh để giúp LLĐB tăng cường hệ thống bố pḥng. Các hoạt động của LLĐB như những mũi gai nhọn cạnh sườn Cộng Quân nên đương nhiên chúng phải t́m cách nhổ.

    V́ t́nh h́nh mỗi ngày môt sôi động, ngày 3 tháng giêng năm 1966, thêm một Đại Đội Nùng đến tăng cường trại Làng Vei. Sau đó ít lâu, c̣n có 2 phi cơ trinh sát O-1 Bird Dog thuộc Không Quân Hoa Kỳ tới đồn trú trong kế hoạch Tiger Hound chuyên quan sát và theo dơi các hoạt động của Cộng Quân sâu tới 12 cây số bên Lào. Khi phát hiện địch quân, phi cơ quan sát sẽ gọi pháo binh và phi cơ oanh tạc. Cũng trong ngày 3 tháng giêng, vào lúc sẩm tối, Cộng Quân dùng súng cối 120 ly pháo kích vào trại, gây nhiều đám cháy, khiến 13 chết và 60 bị thương. Sáng hôm sau, một Đại Đội Nùng khác tới tăng cường nâng tổng số quân pḥng thủ lên tới 2 Đại Đội Nùng cùng với 2 Đại Đội DSCĐ Bru và một Trung Đội Nùng có sẵn tại Khe Sanh. Về phía Cộng Quân cũng bị thiệt hại nặng sau các cuộc đụng độ. Ngoài một số chết tại chỗ, tin t́nh báo c̣n cho biết vào ngày 17 tháng giêng, một đơn vị Cộng Quân phải di tản chừng 200 thương binh về bệnh xá nằm sát phía Nam vùng Phi Quân Sự. Trong số những người Pháp tại Khe Sanh, Llinarès bị tinh nghi hoạt động cho địch v́ có người thấy anh ta lang thang ban đêm trong lúc có Việt Cộng xuất hiện.

    Qua năm 1966, vào tháng 3, trại LLĐB Ashau phía Tây Nam Huế bị địch quân tràn ngập. V́ vậy, TQLC Hoa Kỳ được lệnh đưa Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 1, SĐ 3 TQLC do Trung Tá Van D. Bell chỉ huy cùng một pháo đội 105 ly đến tăng cường Khe Sanh. Tới tháng 9, một đơn vị Công Binh Hải Quân thuộc Tiểu Đoàn 10 Seabee Lưu Động được đưa tới Khe Sanh để tân trang phi trường. Công tác hoàn tất vào khoảng đầu tháng 10. Một toán khác khác thuộc Tiểu Đoàn 7 Seabee Lưu Động cũng tới để xây cất 6 công sự bê tông tại trại Lang Vei. Tiểu Đoàn TQLC bắt đầu tuần tiễu trong bán kính 10 cây số quanh trại LLĐB, trong tầm yểm trợ của đại bác 105 ly. Tới tháng 11, một phân đội pháo binh 155 ly được đưa tới tăng cường, ṿng đai tuần tiễu gia tăng lên 15 cây số.

    Như vậy, trong thời gian này tại phi trường Khe Sanh có 2 đơn vị khác hệ thống chỉ huy là LLĐB va TQLC cùng đồn trú trong một căn cứ nên việc phối hợp không được chặt chẽ. Ngoài những khó khăn về mặt chỉ huy, c̣n có một số hiềm khích v́ khác binh chủng. Phía TQLC coi LLĐB như những quân nhân vô kỷ luật, làm việc tùy hứng không đúng chiến lược chiến thuật trong sách vở, trong khi LLĐB coi TQLC như một đơn vị "nặng phần tŕnh diễn", không biết ǵ về chiến tranh "ngoại lệ". Điển h́nh, đă có trường hợp TQLC bắn vào toán tuần tiễu LLĐB đang bí mật theo dơi địch; lần khác TQLC lại không bắn vào toán địch quân v́ tưởng lầm là DSCĐ của LLĐB. Ngoài ra, đă có TQLC bảo vệ an ninh tại phi trường nên LLĐB muốn di chuyển ra gần biên giới cho dễ theo dơi các hoạt động của địch quân bên Lào. V́ vậy, đôi bên thỏa thuận LLĐB sẽ di chuyển về Lang Vei trước cuối năm 1966. Lúc đó, Tiểu Đoàn 3, TrungĐoàn 2, SĐ 1 Bộ BinhViệt Nam đang đóng tại French Ford để yểm trợ Chi Khu Hướng Hóa. Khi trại LLĐB đă được cải tên thành trại A-101 dời từ Khe Sanh tới Làng Vei, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn I rút Tiểu Đoàn này về vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung. Như vậy, coi như TĐ TQLC/HK đến Khe Sanh để thay thế TĐ Việt Nam. Sau khi LLĐB dời trại đến Làng Vei, căn cứ Khe Sanh gần phi trường trở thành căn cứ riêng của TQLC/HK. Sau này, vào năm 1968, Hoa Kỳ gia tăng quân số tại căn cứ này lên đến một Trung Đoàn TQLC trong các trận đánh nổi tiếng tại Khe Sanh.

    Tại Khe Sanh lúc bấy giờ c̣n có các toán Delta và "Roadrunners", có nhiệm vụ thám sát, phát hiện và theo dơi địch quân cho tới khi lực lượng xung kích lớn hơn được gọi đến để tiêu diệt. Các toán Delta có lực lượng xung kích riêng, gồm 6 đại đội thuộc TĐ 91 Biệt Cách Dù trong đó 4 đại đội được dành riêng để xử dụng trong các cuộc hành quan Delta. Theo kế hoạch, kế hoạch Delta phát hiện địch quân bằng các tung nhiều toán thám sát tập trung hoạt động trong vùng nghi ngờ. Có khoảng 12 toán thám sát Delta, mỗi toán thường gồm 4 quân nhân LLĐB Hoa Kỳ và 6 quân nhân LLĐB Việt Nam. Ngoài ra, c̣n có chừng 12 toán "Roadrunner", mỗi toán có chừng 5 DSCĐ ăn mặc và trang bị giống Việt Cộng. Các toán Delta đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Charlie Beckwith tới Khe Sanh vào ngày 15 tháng 10 năm 1966. Địa bàn hoạt đông là vùng Tây Bắc Nam Việt Nam giáp giới khu Phi Quân Sự và biên giới Lào. Các toán Delta bắt đầu hoạt động từ ngày 27 tháng 10.

    Đầu năm 1967, TQLC Hoa Kỳ đưa Đại Đội Hỗn Hợp (Combined Action Company – CAC) tới Khe Sanh để hoạt động tại Chi Khu Hướng Hóa. Nhiệm vụ chính của toán CAC nặng về dân sự vụ, b́nh định hơn là tác chiến. Mỗi toán gồm một số TQLC Hoa Kỳ hoạt động chung với người bản xứ. Tại các vùng đồng bằng Miền Trung, các toán CAC có ĐPQ & Nghĩa Quân hỗ trợ. Riêng toán CAC Oscar (O) hoạt động tại Khe Sanh là toán duy nhất dùng người thiểu số Bru là dân trong vùng. Hai Trung Đội CAP O-1 và O-2 (Combined Action Platoon Oscar 1 & 2)) hoạt động tại vùng Đông và Tây làng Khe Sanh, trong khi CAP O-3 hoạt động tại làng Tà Cớn ngay bên ngoài cổng chính căn cứ TQLC Khe Sanh.

    Vào ngày 2 tháng 3 năm 1967, Làng Vei là nạn nhân của một vụ dội bom lầm. Hai phi cơ thay v́ thả bom vào nơi tập trung địch quân gần Lao Bảo lại đánh trúng Làng Vei khiến trong số khoảng 2,000 dân, chừng 100 người bị chết và trên 200 bị thương v́ bom chùm. Đa số nhà cửa trong làng đều bị tiêu hủy hoặc hư hại nặng. Có dư luận cho rằng phi cơ MIG của Cộng quân đă thả bom, nhưng toán LLĐB tại Làng Vei thấy rơ đó là các phi cơ KQHK. Họ cố gắng liên lạc nhưng không t́m được tần số. Ngày 8 tháng 3, một phi cơ vơ trang C-123 lại bắn lầm vào một làng gần vị trí đóng quân của TĐ 33 BV bên Lào, nhưng không gây thiệt hại nhân mạng.

    Tính tới tháng 5 năm 1967, lực lượng địch quân trong vùng Khe Sanh được ghi nhận gồm các Trung Đoàn 18 và Trung Đoàn 95-C thuộc Sư Đoàn 325-C. Trung Đoàn 18 bị thiệt hại khá nặng trong những cuộc đụng độ với TQLC tại các ngọn đồi quanh Khe Sanh nên được rút về Lào bổ xung quân số. Trung Đoàn 95-C c̣n lại lănh nhiệm vụ khuấy rối và chọc thủng pḥng tuyến Khe Sanh bằng cách nhổ bứt trại LLĐB Làng Vei trước.

  8. #218
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN KHE SANH



    (Tác giả giữ bản quyền. Muốn trích đăng, vui ḷng liên lạc Email: doanket@yahoo.com. Cám ơn)

    (Phần 3 - C̣n Tiếp)
    ĐỊCH TẤN CÔNG TRẠI LÀNG VEI LẦN THỨ NHẤT

    Vào đầu năm 1967, khi Đại Úy LLĐB John J. Duffy cùng Phân Toán A-101 tới đồn trú tại Trại Làng Vei, t́nh h́nh tương đối yên tĩnh. V́ vậy, theo lệnh thượng cấp, Duffy mướn một nhóm thiểu số Bru “khai quang”, tháo gỡ hết chất nổ trong một băi ḿn không được ghi rơ trong bản đồ chung quanh trại. Ṿng đai ḿn này rộng chừng 180 thước. Đại Úy William A. Crenshaw, người thay thế Đại Úy Duffy mới tới Việt Nam chừng 2 tuần lễ và vừa tới Lang Vei được vài ngày khi Cộng Quân tấn công vào đêm 3 tháng 5. Cũng trong ngày đó, một toán tuần tiễu khoảng 30 người từ vùng hoạt động gần khu Phi Quân Sự vừa về tới trại. Trên đường triệt thoái, toán đụng độ nhiều lần với một lực lượng địch quân dường như đang di chuyển tới vị trí tấn công. Trưởng toán tuần tiễu là Trung Sĩ Striptoe báo cáo diễn tiến và yêu cầu Trưởng Trại cho lệnh báo động, nhưng Đại Úy Crenshaw không đồng ư.

    Quả nhiên, địch đánh trại ngay đêm đó. Khoảng 3 giờ sáng ngày 4/5, quả đạn pháo kích đầu tiên rơi vào trại. Đến 3 giờ 30 sáng, quân trú pḥng gọi pháo binh tại Khe Sanh bắn yểm trợ vào mặt Tây và Nam. Thoạt đầu, trại báo cáo bị pháo kích chừng 200 đạn súng cối, nhưng thật ra đa số những tiếng nổ đều do bộc phá của đặc công phá hàng rào gây ra. Pháo binh tại Khe Sanh gặp trở ngại v́ chuyên viên truyền tin tại Làng Vei không có bản đồ cũng như bản đồ kế hoạch hỏa yểm nên không có tọa độ chính xác. Do đó, lúc đầu pháo binh chỉ bắn dự đoán, nhưng khi Làng Vei không điều chỉnh được tác xạ, Khe Sanh chuyển xạ đến những điểm hỏa tập tiên liệu. Đến 3 giờ 50 sáng, Lang Vei yêu cầu ngưng tác xạ.

    Trong khi dó, t́nh h́nh cũng như hệ thống truyền tin tại Lang Vei càng thêm rối loạn v́ cả trại chỉ c̣n một máy truyền tin hoạt động, lại c̣n phải liên lạc với 2 toán đang tuần tiễu bên ngoài, v́ vậy, nhân viên truyền tin phải liên tục đổi tần số. May mắn, 2 phi cơ soi sáng nhập vùng vào hồi 3 giờ 40 và 2 trực thăng vơ trang đến vào lúc 4 giờ 25. Đến 5 giờ 25, phi cơ Hỏa Long và khu trục cũng đến bao vùng. Lúc này, lực lượng ĐPQ/NQ thuộc Chi Khu Hướng Hóa cũng chuẩn bị lên đường tiếp cứu. Riêng TQLC tại Khe Sanh đă sẵn sàng một Đại Đội tăng viện vào hồi 4 giờ 05 nhưng đơn vị này không được điều động.

    Tới sáng, khi lực lượng Chi Khu đến tiếp cứu, địch đă rút lui, ngoài số tử thương được đồng bọn mang đi, địch c̣n để lại 7 xác chết. Trực thăng cũng đến đến tản thương 2 quân nhân Hoa Kỳ và 39 DSCĐ. Ngoài ra, c̣n có 2 quân nhân Hoa Kỳ và 20 DSCĐ tử thương. Nhiều người đặt câu hỏi "tại sao TQLC không gửi quân tăng viện như đă thỏa thuận?" Rất có thể v́ TQLC không ưa LLĐB, cũng có thể v́ TQLC chỉ đủ quân để giữ Khe Sanh hoặc tăng viện không kịp v́ địch đă rút lui. Sau này, khi được hỏi về kế hoạch tăng viện, Đại Tá John P. Padley, vị chỉ huy kế nhiệm tại Khe Sanh cho biết: "Chúng tôi phải rất cẩn thận, v́ rất có thể địch áp dụng chiến thuật công đồn đả viện". Thiếu Tá pháo binh Golden tại Khe Sanh cũng cho biết: "Cùng lúc Lang Vei bị tấn công, địch dũng khuấy rối các tiền đồn tại đồi 861 và 881 nên chúng tôi phải quay súng tác xạ yểm trợ nhiều nơi cùng một lúc".

    Thật ra, đa số các trở ngại gây ra do sự thiếu thống nhất chỉ huy. Các đơn vị hoạt động trong vùng lúc bấy giờ thuộc hệ thống chỉ huy khác nhau nên rất khó phối hợp và điều động nhịp nhàng khi hữu sự. Đại Tá Reeder, chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh và cũng là sĩ quan thâm niên hiện diện thuộc hệ thống TQLC, trong lúc Trại Làng Vei nằm dưới quyền điều động của Toán 5 LLĐB tại Nha Trang; toán MACV/SOG chỉ nhận lệnh của FOB-1 (Forward Operating Base) tại Phú Bài c̣n Chi Khu Hướng Hóa lại thuộc hệ thống chỉ huy của Tiểu Khu. Nói khác đi, Đại Tá Reeder tuy là cấp chỉ huy cao cấp nhất trong vùng Khe Sanh nhưng ngoài TQLC, ông không có quyền trực tiếp chỉ huy và điều động các đơn vị khác. Điển h́nh, đă có lần ông bị chĩa súng vào bụng và đuổi ra khỏi hầm chỉ huy của SOG. Dù có muốn ra lệnh cho toán LLĐB rút về Khe Sanh, Đại Tá Reeder cũng không làm được v́ mỗi đơn vị thuộc một hệ thống chỉ huy khác nhau. Điều đáng ngạc nhiên là khuyết điểm này vẫn không được tu chỉnh, gây trở ngại không ít trong trận đánh sau này tại Làng Vei vào đầu năm 1968.

    Rất có thể địch quân đă bám sát và theo chân toán tuần tiễu đến tận trại, nhưng rơ ràng ư đồ tấn công đă được chuẩn bị từ lâu. Tên nội tuyến Đinh Nhơn gia nhập lực lượng VC địa phương từ đầu năm 1967, được lệnh đầu quân vào toán DSCĐ tại Làng Vei hồi tháng 4. Nhơn đă cùng một số đồng bọn thuộc ĐĐ 101 DSCĐ vẽ sơ đồ các vị trí pḥng thủ rất tỉ mỉ và chi tiết. Các tên nội tuyến khác như A Lôi thuộc ĐĐ 103 theo dơi lịch tŕnh canh gác, Đinh Thân vẽ vị trí trại, c̣n Đinh Sáng báo cáo lịch tŕnh các cuộc tiếp tế. Tổ nội tuyến này đă cung cấp cho địch quân nhiều tin tức chính xác về hoạt động của trại. Sau này, t́nh báo bạn c̣n cho biết Đinh Nhơn đă tiếp xúc với cấp chỉ huy của địch ít nhất 4 lần trước khi trại bị tấn công.

    Ngoài ra, c̣n có tin đồn chiến xa địch tham chiến trong trận đánh này, nhưng chỉ bố trí ngoài hàng rào pḥng thủ, dùng súng đại bác bắn yểm trợ. Tin này không được xác nhận trong các báo cáo chính thức.



    ĐỊCH BÁM SÁT VÙNG KHE SANH

    Trận đánh đầu tiên tại Trại Lang Vei tuy diễn ra khá ác liệt, nhưng chỉ mới mở màn cho những cuộc đụng độ khác trên các ngọn đồi quanh Khe Sanh vào năm 1967. Tại các ngọn Đồi 881 và 861 liên tiếp xảy ra các cuộc đụng độ giữa Tiểu Đoàn 2 và 3 TQLC với địch quân. Nhờ pháo binh và không quân yểm trợ hữu hiệu, địch bị thiệt hại nặng nhưng vẫn c̣n đủ sức bám chặt quanh Khe Sanh.

    Khoảng cuối tháng 9 năm 1967, MACV/SOG gia tăng hoạt động tại vùng Khe Sanh. FOB-3 được thành lập để cùng với FOB-1 hoạt động tại vùng biên giới. Nhiệm vụ chính của các toán tuần tiễu thuộc FOB-1 căn cứ chính tại Phú Bài là thám sát vùng biên giới và cửa ngơ xâm nhập vùng thung lũng Ashau, Alưới, trong khi FOB-3 có nhiệm vụ tuần tiễu và đặt máy thăm ḍ (sensor) trong kế hoạch hàng rào điện tử McNamara. Thoạt đầu, FOB-3 đặt căn cứ tại vùng "French Fort" gần Chi Khu Hướng Hóa, nơi trước đây là Trại LLĐB đầu tiên trước khi di chuyển tới Khe Sanh rồi Làng Vei. Nhưng v́ vị trí này vừa kém an ninh lại khó pḥng thủ nên FOB-3 di chuyển tới Khe Sanh, ngay bên ngoài hàng rào pḥng thủ căn cứ. Tiểu Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu HQHK (Seabee) biệt phái nhân viên xây cất vị trí FOB-3 mới. Tổng cộng có 4 hầm bê tông cốt sắt ngầm rất kiên cố, 8 dăy nhà cho nhân viên đồn trú, một băi đáp trực thăng và môt bệnh xá. Việc xây cất được hoàn tất vào ngày 19 tháng 2 năm 1968.
    TRẠI LÀNG VEI MỚI

    Sau khi rút ưu khuyết điểm về trận đánh hồi tháng 5/1967, cấp chỉ huy LLĐB quyết định dời trại Lang Vei về địa điểm mới, nhưng cũng chỉ xa hơn khoảng tám trăm thước về hướng Tay, trên dăy đồi thấp. Lư do các công sự và hàng rào pḥng thủ cũ đă bị hư hỏng nặng dự trù cần phải tốn rất nhiều công để sửa chữa. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy xạ trường tại vị trí cũ bị giới hạn, không mấy thích hợp cho việc pḥng thủ.

    Trại mới được chọn lựa nằm trên một dăy đồi cỏ tranh thoai thoải sát QL 9 về phía Nam, án ngữ đoạn đường từ biên giới Lao Bảo về Khe Sanh. Dưới sự giám sát của Đại Úy LLĐB Frank C. Willoughby, Tiểu Đoàn 11 Seabee khởi công xây cất vào tháng 8/1968, tổng cộng cần tới khoảng 70 tấn vật liệu xây cất liệu xây cất hạng nặng được máy bay chở đến. Đến đầu tháng 9, khoảng một phần tư trại được hoàn tất. Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ cuộc tấn công lần trước và trận đánh tại trại Ashau vào tháng 3/1966, trại mới được xây cất theo quan niệm "chiến đấu riêng rẽ, yểm trợ hỗ tương". Trại được chia làm 4 khu vực pḥng thủ, mỗi khu do một đơn vị đảm trách, có hàng rào kẽm gai riêng như một tiền đồn biệt lập với các công sự có xạ trường hữu hiệu, khai thác được tối đa hỏa lực súng cộng đồng cũng như súng cối. Như vậy, dù địch quân có chiếm được một khu cũng sẽ khó tràn ngập trại v́ các khu khác vẫn có thể tiếp tục chiến đấu như một trại riêng. Tuy nhiên, các khu vực pḥng thủ chiến đấu biệt lập này lại có thể liên hoàn yểm trợ lẫn nhau khi hữu sự.

    Nằm giữa các khu vực pḥng thủ là pḥng tuyến trung ương cũng có hàng rào kẽm gai riêng, ngoài các công sự chiến đấu, c̣n có hầm chỉ huy toàn trại, được xây cất bằng bê tông cốt sắt rất kiên cố ngầm dưới đất. Trên nóc hầm pḥng thủ là một đài quan sát có thể nh́n bao quát quanh trại. Hầm chỉ huy là khu vực tối mật, các DSCĐ không được lai văng.

    Trong thời gian xây cất, có một Tiểu Đoàn thuộc SĐ 1 BB thường xuyên tuần tiễu giữ an ninh trong vùng. Tới tháng 10, khi trại xây cất gần xong và nhân sự bắt đầu di chuyển vào trại, c̣n có 2 toán Mike Force tăng cường yểm trợ tại sườn Tây và Nam. Tổng cộng, phí tổ xây cất lên tới trên một triệu đô la, riêng hầm chỉ huy tốn gần hai trăm ngàn. Theo ước tính, trại có thể cầm cự được với địch quân cấp trung đoàn.
    ĐỊCH GIA TĂNG ÁP LỰC

    Trong khi đó, t́nh h́nh tại vùng Khe Sanh mỗi ngày một sôi động v́ địch gia tăng xâm nhập. Theo tin t́nh báo, ngoài các binh trạm bên Lào, Đoàn 559 của địch c̣n có 11 Đại Đội Vận Tải, rất đông dân công và có chừng 6 tới 7 trăm xe vận tải. Tài liệu tịch thu được c̣n cho biết vào cuối tháng Giêng, địch đă di chuyển khoảng 800 tấn quân nhu tới một địa điểm không rơ nhưng nghi ngờ là vùng Khe Sanh và khoảng 50 tấn khác, có lẽ vào vùng Ashau. Về lực lượng tác chiến, tin tức cho biết các Sư Đoàn 320 và 304 Bắc Việt hoạt động trong vùng để chuẩn bị tấn công Khe Sanh. Tổng cộng, lực lượng địch ước đoán lên tới khoảng 22,000 người.

    Để việc chuyển quân và tiếp vận được dễ dàng, trước khi tấn công Trại Làng Vei và căn cứ Khe Sanh, Cộng quân cần thanh toán các vị trí lân cận. Trước hết, ngày 21 tháng Giêng năm 1968, địch quân tấn công chi Khu Hướng Hóa đóng tại làng Khe Sanh. Lực lượng pḥng thủ gồM ĐPQ/NQ cơ hữu cùng một Tiểu Đội CAC TQLC/HQ đẩy lui 2 đợt tấn công, gây tổn thất nặng nề cho địch. Khi trận đánh xảy ra, cố vấn trưởng chi khu là Đại Úy Bruce Clark yêu cầu TQLC/HQ tại Khe Sanh tăng viện, nhưng một Đại Đội TQLC chỉ tiến tới một ngọn đồi gần Chi Khu rồi lại trở về căn cứ v́ cho rằng t́nh h́nh đă tuyệt vọng. Tuy lực lượng ĐPQ/ NQ đă anh dũng chiến đấu, giữ vững vị trí, nhưng trước áp lực quá mạnh của địch quân lại không được tăng viện nên phải di tản về căn cứ Khe Sanh.

    Sau khi chiếm được làng Khe Sanh, quân Bắc Việt tấn công Ban Houei Sane nằm về phía Nam đường số 9 trên phần đất Lào, chỉ cách biên giới Việt Nam chừng mươi cây số. Nhiều nguồn tin cho biết Tiểu Đoàn 33 BV thuộc Hoàng Gia Lào trấn giữ vị trí này chỉ để làm cảnh, v́ TĐT là Trung Tá Soulang đă từ lâu thỏa thuận ngầm với quân BV đôi bên không xâm phạm lẫn nhau. Nhưng dù có thỏa thuận hay không, trước khi tiến đánh Làng Vei và Khe Sanh, địch phải thanh toán vị trí này để rộng đường chuyển quân từ Lào sang phần đất Việt Nam. V́ vậy, trong đêm 23 rạng ngày 24 tháng 5, quân Bắc Việt dùng một Trung Đoàn có 7 chiến xa yểm trợ tấn công Ban Houei Sane. Khởi đầu bằng cuộc pháo kích chừng 200 đạn pháo binh cỡ 100 ly hay lớn hơn. TĐ 33 BV Lào, danh hiệu truyền tin "Elephant" được Không Quân HK gửi 2 oanh tạc cơ B-57 đến yểm trợ, nhưng v́ không rơ t́nh trạn địch bạn dưới đất nên không can thiệp. Sau đó, Toán Không Yểm ASRAT Bravo tại Khe Sanh dùng radar hướng dẫn phi cơ nhưng v́ địch quân xâm nhập vị trí pḥng thủ quá nhanh nên không kịp yểm trợ. Tới 7 giờ sáng, địch thanh toán và hoàn toàn làm chủ Ban Houei Sane.

    Trời sáng, quân và dân Lào tại Ban Huoei Sane bắt đầu di tản tới Làng Vei theo đường số 9. Dọc đường, đoàn người do Trung Tá Soulang chỉ huy được phi cơ Hoa Kỳ bao vùng hướng dẫn và phá hủy một cây cầu để ngăn địch truy kích. Quân BV không cản trở. Khi đến Làng Vei, toán quân Lào bị LLĐB tước khí giới v́ nghi ngờ họ đồng lơa với địch khi thấy vũ khí c̣n sạch, không có dấu vết đă được xử dụng trong trận đánh. Điều này làm vị Tiểu Đoàn Trưởng Lào rất bất măn sinh ra căi vă. Sau đó, tổng cộng 519 quân Lào được trả lại vũ khí và đưa về đồn trú tại trại Làng Vei cũ cách đó chừng 1 cây số. Số gia đ́nh binh sĩ và dân Lào c̣n lại khoảng trên 2,000 người được đưa về Làng Vei. Về tin có chiến xa địch tham chiến, mặc dù trước đây Trung Tá Soulang khi c̣n ở Ban Huoei Sane đă cung cấp một số tin tức khá chính xác về hoạt động địch, nhưng phía Hoa Kỳ vẫn nghi ngờ v́ trước đó phi cơ quan sát cũng như các toán thám sát chưa hề thấy tung tích. Tuy nhiên, ngay sáng hôm sau Ban Houei Sane bị thất thủ, phi cơ quan sát HK phát hiện nhiều dấu xích sắt trên chiến địa nhưng vẫn không nh́n thấy chiến xa. Một phi cơ khác quan sát tại vùng núi Cô Rốc xa hơn về hướng Đông Nam báo cáo nh́n thấy 5 chiến xa địch. Tuy TQLC tại Khe Sanh không tin địch dùng chiến xa, nhưng LLĐB tại Làng Vei tỏ ư lo ngại nên yêu cầu cung cấp khoảng 100 hỏa tiễn chống chiến xa LAW để đề pḥng.

    Trong khi đó, địch vẫn đè nặng áp lực lên Khe Sanh bằng những trận pháo kích nặng nề khiến kho đạn chính bị phát nổ, đạn dược chỉ c̣n lại chừng 10% cấp số. Tuy bị bao vây, nhưng Trung Đoàn 26, Sư Đoàn 3 TQLC dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lownds vẫn tin tưởng sẽ giữ vững căn cứ nhờ vào sự yểm trợ vô giới hạn của phi cơ và pháo binh. Ngày 27 tháng Giêng, lực lượng tăng viện cuối cùng đến Khe Sanh là TĐ 37 BĐQ/VNCH thuộc Liên Đoàn 1 BĐQ đến từ Phú Lộc do Đại Úy Hoàng Phổ chỉ huy. Đại Tá Lownds đưa đơn vị này trấn đóng phía cuối phi đạo, ngoài chu vi pḥng thủ, có dư luận v́ sợ bị nội tuyến. Sau này, TĐ 37 BĐQ đă chiến đấu rất anh dũng và được các quân nhân Hoa Kỳ thán phục.

    Tại trại Làng Vei, mối liên hệ giữa TĐ 33 BV Lào và LLĐB không mấy tốt đẹp v́ vụ tước khí giới. Trung Tá Soulang từ chối không chịu phối hợp với người kém cấp bậc là Đại Úy chỉ huy LLĐB Frank C. Willoughby. Do đó Trung Tá Daniel F. Schungel, Chỉ Huy Trưởng BCH-C tại Đà Nẵng và Trung Tá Hoadley Chỉ Huy Phó phải thay phiên nhau mỗi ngày bay tới Làng Vei để làm việc hàng ngang với Trung Tá Soulang. Tuy vậy, quân Lào cũng chỉ chấp nhận một toán nhỏ gồm 3 quân nhân LLĐB Hoa Kỳ làm cố vấn.

    Ngày 30 tháng Giêng, Trung Sĩ Lương Đ́nh Du thuộc Đại Đội 8, Tiểu Đoàn 8, Trong Đoàn 66, Sư Đoàn 304 Bắc Việt hồi chánh tại trại Lang Vei, cho biết đơn vị anh bị tổn thất đến 50%, Trung Đoàn chỉ c̣n lại chừng 1,000 người. Nhiệm vụ của Trung Đoàn 66 là cắt đứt đoạn đường từ Làng Vei tới căn cứ Khe Sanh và sau đó sẽ tấn công trại Làng Vei. Du cũng cho biết một toán thám sát đă điều nghiên kỹ càng mục tiêu vào ngày 28 tháng Giêng. Để pḥng ngừa, một toán Mike Force do Trung Úy Paul Longgrear chỉ huy được lệnh bung ra tuần tiễu. Trưa ngày 31 tháng Giêng, toán Mike Force chạm chừng một tiểu đoàn địch trên đường số 9 cách trại không xa, bắn hạ 54 tên tại chỗ. Trước áp lực mỗi ngày một tăng, cộng thêm tin tức khai thác được từ hồi chánh viên, Đại Úy trưởng trại Willoughby thay đổi kế hoạch pḥng thủ. Trước đây, v́ những hiềm khích giữa toán Mike Force tăng phái người Hré và nhóm CIDG cơ hữu người Bru nên toán Mike Force được chỉ định đóng tiền đồn tại một vị trí cách trại chừng 800 thước về phía Tây; bây giờ, mỗi tối chỉ cho một trung đội Mike Force đón tiền đồn, quân số c̣n lại chừng 200 người được rút về pḥng thủ khu trung tâm trại cùng với 3 Trung Đội Viễn Thám (TrĐ/VT tức CRP - Combat Reconnaissance Platoon).

  9. #219
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN KHE SANH




    (Tác giả giữ bản quyền. Muốn trích đăng, vui ḷng liên lạc Email: doanket@yahoo.com. Cám ơn)
    (Phần 4 - C̣n Tiếp)

    HỆ THỐNG PH̉NG THỦ TRẠI LÀNG VEI



    Tới đây, để tránh ngộ nhận hầu dễ bề theo dơi các diễn tiến, xin lập lại qui ước về tên các địa điểm trong vùng. Danh từ Trại Làng Vei dùng để chỉ Trại LLĐB Làng Vei Mới, cách Trại Làng Vei cũ đă bị bỏ hoang sau trận đánh vào năm 1967 chừng 800 thước về phía Tây. Quân Lào thuộc TĐ 33 BV do Trung Tá Soulang chỉ huy, sau khi di tản Ban Houei Sane, hiện đóng tại trại Lang Vei cũ. Làng Vei là nơi người Thượng Bru cư ngụ. Tương tự, căn cứ Khe Sanh là nơi TQLC/HK đồn trú, nằm về phia bắc Làng Khe Sanh cũng là Chi Khu Hướng Hóa đă bị quân Bắc Việt chiếm đóng.

    Từ trên không nh́n xuống, trại Lang Vei trông như một khúc xương nằm trên dăy đồi thấp dọc theo mặt nam đường số 9. Trại được xây cất theo quan niệm đơn độc chiến đấu nhưng hỗ tương pḥng thủ. Bên ngoài trại ngoài 3 lớp hàng rào kẽm gai rộng chừng 50 thước gài ḿn claymore cũng như ḿn chiếu sáng, c̣n một lớp hàng rào lưới sắt chống B-40. Trong trại gồm những công sự pḥng thủ được xây cất kiên cố bằng bao cát và những hố cá nhân có nắp che. Tất cả các vị trí chiến đấu đều có xạ trường tốt có thể yểm trợ lẫn nhau.

    Trại được chia làm 5 khu riêng biệt, dù mỗi khu là một tiền đồn biệt lập với hàng rào kẽm gai và ḿn pḥng thủ riêng để có thể tự chiến đấu dù các khu khác bị chiếm, nhưng các khu có thể hỗ tương yểm trợ. Mỗi khu chiếm một góc trại do một Đại Đội DSCĐ phụ trách. Khu Trung Ương gồm hầm chỉ huy được xây ngầm dưới đất là vùng cấm, chỉ có BCH Trại và các cố vấn HK được ra vào.

    Khu Đông Bắc giáp đường số 9 về hướng Khe Sanh do ĐĐ 101 gồm 82 DSCĐ người Bru pḥng thủ. Khu Đông Nam án ngữ con đường dẫn tới làng Troài xa hơn về phía Nam, thuộc phần trách nhiệm của ĐĐ 104 DSCĐ người Việt, quân số chừng 60 người nhưng lại là đơn vị thiện chiến nhất. Tại đầu trại phía bên kia cách khoảng 500 thước về phía Tây, khu Tây Bắc nằm sát đường số 9 do ĐĐ 102 gồm 42 DSCĐ phụ trách, c̣n khu Tây Nam do ĐĐ 103 gồm 43 DSCĐ pḥng thủ. Các Tr/Đ TS được kéo về pḥng thủ khu Trung Ương gồm Tr/Đ 1 pḥng thủ mặt Bắc, Tr/Đ 2 mặt Nam, c̣n Tr/Đ 3 được đặt sát ngay sau ĐĐ 101 để sẵn sàng tiếp ứng.

    Về hỏa lực, trại có 1 súng cối 4”2 với khoảng 800 đạn nổ mạnh và chiếu sáng, ngoài ra, mỗi khu c̣n có 1 súng cối 81 ly. Rải rác quanh trại là 19 vị trí súng cối 60 ly. Về vũ khí cộng đồng, có một đại liên 50 đặt trên nóc khu cư xá (team house) nằm sát đường số 9 để che chở mặt Bắc. Một đại liên 50 khác đặt gần hầm chỉ huy để che chở mặt Nam. Ngoài ra c̣n có nhiều đại liên 30, đại liên M-60 và trung liên BAR. Về vũ khí cá nhân, các DSCĐ được trang bị carbine M-1 và M-2. Về vũ khí chống chiến xa, trại có 2 dại bác 106 ly không giật, một đặt tại mặt Nam khu trung ương hướng về đường ṃn dẫn tới Làng Troài, một đặt tại khu Tr/Đ 3 Thám Sát nhắm vào mặt Bắc phía đường số 9. Ngoài ra, mỗi khu c̣n có 1 đại bác 57 ly không giật. Trại c̣n có khoảng 100 hỏa tiễn chống chiến xa LAW là loại bắn một lần rồi bỏ. Về hỏa lực yểm trợ, trại có thể kêu pháo binh 155 ly cũng như 105 của TQLC/HQ tại Khe Sanh cũng như đại bác 175 ly đặt tại Camp Carroll. Tất cả các vị trí quanh trại đă được pháo binh ghi sẵn trong trường hợp cần yểm trợ cận pḥng. Về Không Quân, có các phi cơ quan sát, trực thăng vơ trang và khu trục cơ có thể yểm trợ dưới mọi thời tiết. Về lực lượng tăng viện, có 2 ĐĐ TQLC/HQ túc trực tại Khe Sanh sẵn sàng tiếp viện bằng đường bộ hay trực thăng trong khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra, một lực lượng Mike Force cũng túc trực tại BCH-C thuộc Toán 5 LLĐB tại Đà Nẵng.

    DIỄN TIẾN TRẬN ĐÁNH



    Ngày 6 tháng 2, Trung Tá Daniel Schungel, CHT Toán C/LLĐB tại Đà Nẵng đáp trực thăng tới Trại Làng Vei để thay thế Thiếu Tá Hoadley trong việc phối hợp với TĐ 33 BV Lào. Theo dự trù, Thiếu Tá Adam Husar, Tiểu Đoàn Trưởng Mike Force tại Đà Nẵng sẽ thay thế Trung Tá Schungel vào ngày hôm sau. Các sĩ quan cấp tá thuộc BCH-C phải thay nhau tới Làng Vei v́ Trung Tá Soulang không chịu làm việc ngang hàng với sĩ quan cấp úy HK.

    Buổi sáng, địch pháo kích 3 quả súng cối 81 ly vào trại nhưng không gây tổn thất. Khoảng 7 giờ tối, địch lại pháo kích thêm khoảng 40 đạn súng cối từ vùng núi Cô Rốc khiến 2 bị thương và 2 công sự bị hư hại. Như thường lệ, một Trung Đội Mike Force được chỉ định nằm tiền đồn tại địa điểm cách trại chừng 500 thước về hướng Tây trên đường số 9, nhưng vừa ra khỏi trại, toán này đă quay trở lại v́ họ cho biết có rất nhiều địch bên ngoài. Tuy nhiên, sau khi quan sát kỹ càng không thấy động tính, Trung Đội tiền đồn tới vị trí dự trù như thường lệ. Sau đó, Trung Tá Schungel cùng với Trại Trưởng là Trung Úy Phạm Duy Quân và Sĩ Quan Hành Quân là Trung Úy Lương Văn Qúy đích thân đi quanh trại để kiểm soát hệ thống pḥng thủ. Tới khoảng 8 giờ tối, hệ thống bố pḥng được coi như đầy đủ, chặt chẽ.

    Khoảng 9 giờ tối, lính gác ṿng đai pḥng thủ thuộc ĐĐ 104 báo cáo nghe thấy tiếng máy xe từ phía Làng Troài nằm về phía Nam trại. Toán Mike Force tiền đồn cũng báo cáo nghe thấy tiếng máy xe ở phía Tây đường số 9 về hướng biên giới Lào. Liền sau đó, 3 trái ḿn chiếu sáng phựt nổ tại ṿng đai tiền đồn khiến toán Mike Force khai hỏa dữ dội, DSCĐ trong trại cũng bắn theo, nhưng sau một hồi không thấy bị bị bắn trả nên ngưng bắn. Đêm đó, trời vừa tối lại bị sương mù che phủ nên rất khó quan sát.



    Khoảng 10 giờ 40 tối, ḿn chiếu sáng lại phát nổ tại khu ĐĐ 104 nên lính lại khai hỏa, nhưng ngưng bắn vài phút sau đó v́ địch không phản ứng. Vừa quá nửa đêm rạng ngày 7/2, ḿn chiếu sáng tại khu ĐĐ 104 lại phựt cháy, dưới ánh sáng lờ mờ của trái sáng, lính gác tại đài quan sát trên hầm chỉ huy phát hiện 2 tên địch đang qùi trước hai chiến xa đang dùng ḱm cắt hàng rào. Lập tức, ĐĐ 104 khai hoả bắn hạ ngay 2 tên đặc công. Hai chiến xa địch lập tức cán qua hàng rào pḥng thủ phía Nam thuộc khu ĐĐ 104 để tràn vào trại. Lính gác trên đài quan sát báo cáo với hầm chỉ huy: "Năm chiến xa địch xâm nhập hàng rào pḥng thủ với khoảng 200 quân tùng thiết theo sau. Yêu cầu bắn chiếu sáng". Các cấp chỉ huy từ trong hầm chỉ huy ngầm dưới đất phóng lên trên để quan sát và nh́n rơ chiến xa địch đang dùng đại bác 76 ly trực xạ bắn sập các công sự pḥng thủ trong khu vực ĐĐ 104.

    Trung Tá Schungen lập tức ra lệnh BCH trại gọi phi cơ và pháo binh yểm trợ, đồng thới đích thân ông cùng Trung Úy Qúy và một số nhân viên khác hợp thành toán diệt chiến xa. Lúc đó, bộ binh địch đă theo chiến xa xâm nhập được vào trong hàng rào pḥng thủ. Tuy bị hỏa lực đại bác và thượng liên trên chiến xa đàn áp dữ dội, DSCĐ dù chỉ có vũ khí cá nhân vẫn chống trả quyết liệt. Đạn nổ khắp nơi ḥa lẫn với tiếng chiến xa gầm hú. Toán địch tùng thiết cũng dùng AK quét vào các công sự. Trung Úy Longgrear ĐĐT Mike Force dùng hỏa tiễn LAW bắn vào một chiến xa địch đang tràn vào ổ súng cối 81 ly, nhưng hai trái đầu không nổ, đến trái thứ 3 khai hỏa, bắn trúng vào sườn chiến xa, nhưng chỉ trượt đi, bay chếch lên trời không gây thiệt hại. May mắn lúc đó khẩu 106 ly không giật đặt gần hầm chỉ huy khai hỏa, bắn trúng chiến xa gần nhất, khoảng cách chừng 350 thước và hạ thêm chiến xa thứ nh́ ngay sau đó. Kỵ binh địch mở nắp chiến xa nhảy ra, nhưng lập tức bị bắn hạ. Tuy nhiên, địch vẫn xông tới. Một chiến xa thứ ba chạy ṿng qua xác hai chiếc bị bắn cháy, vừa bắn vừa cán xập hàng rào kẽm gai chung quanh ĐĐ 104 và bắn hư một số công sự pḥng thủ. Khẩu 106 ly sau khi bắn một loạt đạn "tổ ong" (beehive) chống biển người để tiêu diệt bộ binh tùng thiết địch, liền nạp trái đạn HEAT cuối cùng (High Explosive Anti- Tank) bắn hạ chiến xa thứ ba này. Một chiến xa khác của địch tăng máy, hú lên một tiếng lớn, từ ngoài đường hướng Làng Troài tràn qua khu kẽm gai vừa bị phá, dùng đại bác trực xạ phá hủy khẩu 106 ly vừa hết đạn. May mắn, các xạ thủ đă bỏ súng qua tiếp tay với khẩu súng cối bên cạnh nên không bị thiệt hại. Một chiến xa khác chạy theo sau, cả hai tràn vàp khi vực pḥng thủ của ĐĐ 104. Như vậy, trong số 5 chiến xa tấn công vào mặt Nam, 3 chiếc bị đại bác 106 ly không giật bắn hạ tại chỗ, c̣n 2 chiếc xông được vào trong trại.

    Lập tức, đạn súng cối 81 ly chiếu sáng được bắn lên, đồng thời hầm chỉ huy tiếp tục gọi pháo binh từ Khe Sanh yểm trợ: "- Jacksonville, Jacksonville (danh hiệu truyền tin của pháo binh TQLC/HK), đây là Spunky Hensen (danh hiệu truyền tin Trại Làng Vei trong hệ thống pháo binh), tôi hiện đang bị địch tấn công dữ dội và chiến xa địch đă xâm nhập hàng rào pḥng thủ, chuẩn bị pháo binh yểm trợ, trả lời".

    Toán pháo binh TQLC lặng người, không tin tai ḿnh đă nghe địch có chiến xa, sau đó mới lên tiếng:

    "- Spunky, đây là Jacksonville, anh có chắc là chiến xa không?"
    "- Nhận 5, nhận 5, chắc chắn. Chiến xa đă vào trong trại".
    "- Bạn có nh́n rơ chiến xa không?" TQLC hỏi lại, vẫn chưa hiểu được t́nh trạng đang rất nguy ngập, tưởng rằng LLĐB hoảng hốt, báo cáo bậy.
    "- Chắc chắn, chắc chắn, ngồi trong hầm mà tôi vẫn c̣n nghe rơ tiếng máy. Xe tăng địch đang bắn phá các công sự pḥng thủ".
    "- Không chấp thuận, chắc là anh nghe tiếng máy điện".



    Dằng dai măi khoảng nửa giờ sau, pháo binh từ Khe Sanh mới bắt đầu khai hỏa, cùng lúc đó, pháo binh 152 ly của địch từ núi Cô Rốc cũng bằt bầu bắn vào Khe Sanh để khóa súng. Hai loạt đạn TQLC yểm trợ đầu tiên bắn lạc mục tiêu, nhưng sau đó được điều chỉnh rất chính xác, gây thiệt hại nặng cho bộ binh địch tùng thiết. Tại khu vực Đại Đội 104, bộ binh địch theo chiến xa tràn vào. Một toán đặc công 4 tên xông qua hàng rào pḥng thủ, bị bắn hạ ngay. Trong khi đó, toán tiền đồn báo cáo có 4 chiến xa đang tiến tới từ hướng Tây trên đường số 9, ĐĐ 101 cũng báo cáo thêm 2 chiến xa tiến tới từ hướng Đông. Như vậy, Trại Làng Vei đă bị chiến xa địch tấn công từ 3 mặt: 5 chiến xa đánh mặt Nam từ hướng làng Troài, 4 chiếc ở mặt Tây từ hướng biên giới Lào, 2 chiếc từ mặt Đông hướng Khe Sanh. Trong 5 chiến xa đánh vào mặt Nam, 3 chiếc đă bị bắn hạ, nhưng 2 chiếc c̣n lại đă xâm nhập khu pḥng thủ của ĐĐ 104 và đang dùng đèn quét trên mặt đất để t́m những công sự pḥng thủ. Quân trú pḥng không c̣n cách ǵ chặn chiến xa, v́ một khẩu 106 ly pḥng thủ mặt Nam hết đạn đă bị phá hủy, khẩu c̣n lại pḥng thủ mặt Bắc hướng đường số 9 lại không hoạt động được v́ xạ thủ đi phép. Quân pḥng thủ tiếp tục dùng hỏa tiễn LAW để bắn chiến xa nhưng không hiệu quả, đa số không nổ, số c̣n lại trúng chiến xa nhưng không gây thiệt hại.

    Khoảng 1 giờ sáng, sau khi pháo binh yển trợ được chừng mươi phút, phi cơ quan sát bắt đầu vào vùng cùng với phi cơ chiếu sáng và hỏa long, sau đó phi cơ khu trục cũng tham chiến. Trại yêu cầu oanh tạc khu vực phía Nam gần Làng Troài, mặt Bắc khu vực ĐD 101 sát đường số 9 và khu vực tiền đồn về phía Tây của trại. Nhưng mặc dù có pháo binh và phi cơ yểm trợ, t́nh thế càng thêm nguy ngập v́ địch quân khai thác lỗ thủng tại khu ĐĐ 104. Chiến xa địch dồn quân pḥng thủ lui dần dần về phía sau, gần khu trung ương khiến mặt sau của ĐĐ 101 ở phía Bắc bị hở.

    Tuy nhiên, toán diệt tăng do Trung Tá Schungel hối hả thành lập vẫn t́m đủ mọi cách để đánh chiến xa. Họ đă xử dụng gần hết hỏa tiễn LAW nhưng vô hiệu. Hai chiến xa địch vẫn ngang nhiên càn quét khu vực ĐĐ 104, dùng đại bác trực xạ phá hủy hết công sự này đến vị trí chiến đấu khác. Nhiều DSCĐ chết ngay tại vị trí pḥng thủ của ḿnh. Thấy t́nh h́nh quá nguy ngập v́ chiến xa địch sắp xâm nhập khu trung tâm, Trung Sĩ Fragos vơ vội 4 hỏa tiễn LAW c̣n sót lại, đưa 2 trái cho Trung Tá Schungel, c̣n ḿnh giữ 2 quả lủi vào hầm súng cối 81 ly để tới gần mục tiêu hơn. Fragos đưa một trái hỏa tiễn lên vai, giật chốt an toàn, nhằm thật kỹ vào chiến xa gần nhất, chỉ cách chừng 75 mét rồi bấm c̣, có tiếng "click" đập vào kim hỏa nhưng hỏa tiễn không phát nổ. Liệng chiếc hỏa tiễn thối qua một bên, anh luôn bắn trái thứ nh́, nhưng quá ngắn, trật mục tiêu. Ḅ lại phía sau, anh thấy Trung Tá Schungel đang loay hoay rút chốt an toàn của một trái Law nhưng bị kẹt. Những người khác trong toán diệt tăng cũng đă bắn ít nhất 5 hỏa tiễn LAW nhưng vẫn không chặn được chiến xa. Trung Tá Schungel với tay lấy trái LAW c̣n lại, nhắm thật kỹ và khai hỏa, bắn trúng chiếc chiến xa dẫn đầu. Một khối lửa màu cam bốc lên, nhưng chiến xa địch hầu như không hề hấn ǵ, vẫn sấn tới. Thất vọng, toán diệt tăng t́m đủ mọi cách để chận 2 chiến xa đang làm mưa làm gió tại khu ĐĐ 104, nếu không, chẳng bao lâu nữa chúng sẽ tràn vào khu pḥng thủ trung ương. Họ toan dùng cả ḿn, chất nổ plastic, nhưng chưa kịp lấy th́ hầm đạn đă bị phát nổ. Lúc đó là khoảng 4:30 sáng ngày 7/2.



    Trong khi đó, chiếc chiến xa thứ 2 thấy chiếc đi đầu tuy bị trúng nhiều đạn và hỏa tiễn nhưng vẫn không hề hấn ǵ nên lấn tới hầu như gần sát hàng rào sau của khu vực ĐĐ 104, chỉ c̣n cách hầm pḥng thủ chừng 100 thước. Chiến xa địch vừa di chuyển, vừa dùng thượng liên càn quét quanh trại. Trung Sĩ Tirach đang ở hầm súng cối 4"2 gần đó vơ vội một trái LAW, dùng thế bắn qùi, tựa lên thành bao cát xung quanh, nhắm vào chiến xa và khai hoả. Nhưng LAW này lại bị thối. Dù quân pḥng thủ đă t́m đủ cách, kể cả ném lựu đạn dưới xích sắt và trèo cả lên chiến xa để cố diệt, nhưng vẫn không phá hủy được chúng. Chiến xa địch đă tràn vào gần khu trung ương, quân trú pḥng sắp sửa bị tràn ngập.

    Trong lúc nguy hiểm đó, Trung Sĩ Tiếp thuộc toán thông dịch viên đang chiến đấu tại ổ đại liên 50 trên nóc pḥng ngủ chợt phát hiện hiện một chiến xa di chuyển trên đường số 9 về hướng Tây. Đây là một trong 2 chiếc tấn công vào vị trí của ĐĐ 101. V́ khẩu đại bác 106 ly không giật trấn giữ mặt đường Bắc (đường số 9) không có xạ thủ và khẩu c̣n lại đă bị phá hủy nên Trung Úy Wilkins CHP trại mang 2 hỏa tiễn LAW t́m vị trí thích hợp để bắn. Vừa lúc đó, chiếc chiến xa ngừng ngang nhà ngủ. Trung Úy Wilkins đưa hỏa tiễn LAW lên vai tính bắn th́ có người Việt Nam la lên "CIDG, CIDG". Trung Úy Wilkins ngưng lại, nghĩ rằng chiếc chiến xa này đă bị toán DSCĐ bắt sống. Nhưng chiếc chiến xa lại bắt đầu di chuyển vừa lúc Trung Úy Wilkins chợt nhận ra rằng DSCĐ không được huấn luyện về chiến xa, nên bắn LAW vào đầu chiến xa. Không bị hư hại, chiến xa tạm ngưng để t́m người bắn, nhưng sau đó lại di chuyển. Trung Úy Wilkins bắn trái thứ nh́, nhưng không nổ. Lấy thêm hỏa tiễn LAW, Trung Úy Wilkins theo chiếc chiến xa tới khu ĐĐ 102 xa hơn về phía Tây, bắn trúng nhiều lần nhưng vẫn không phá hủy được. Nhiều DSCĐ bắn M-79, ném lựu đạn và trèo lên cả chiến xa để cố ném lựu đạn vào trong, nhưng chiến xa vẫn di chuyển không hề hấn ǵ.

    Trong lúc trại Lang Vei bị vây hăm ngặt nghèo, th́ toán quân Lào và 6 cố vấn Hoa Kỳ tại khu trại cũ chỉ cách chừng 1 cây số lại không bị tấn công, có lẽ v́ Cộng quân không biết có quân đóng tại đó. Các quân nhân HK tại trại Làng Vei cũ theo dơi trận đánh qua máy truyền tin và t́m cách tiếp cứu đồng bạn. Hồi 1 giờ 30 sáng, họ thuyết phục măi mới được quân Lào bắn 81 ly chiếu sáng để yểm trợ v́ họ thấy rơ 2 chiến xa địch trên đường số 9 đang bắn đại bác vào khu vực ĐĐ 101. Các cố vấn yêu cầu Trung Tá Soulang cấp 50 quân Lào để họ đánh bọc hậu các chiến xa, nhưng bị từ chối, nói phải chờ trời sáng.

    Khoảng 2 giờ 45 sáng, một trong 4 chiến xa sau khi tràn ngập mặt Tây của trại, bắt đầu phá hàng rào pḥng thủ thuộc khu trung ương. Thiếu Úy Thomas E. Todd, một sĩ quan Công Binh mới tới Làng Vei vào chiều 5/2 với nhiệm vụ tu bổ những công sự bị hư hại v́ pháo kích, trông thấy chiến xa này từ nơi đang ẩn trú là hầm bệnh xá, dùng lựu đạn để cố ngăn chặn, nhưng vô hiệu. Chiến xa xoay ṇng đại bác, trực xạ vào cửa trước bệnh xá. Một chiến xa khác có khoảng 50 quân tùng thiết, bắn vào cửa sau. Thiếu Úy Todd may mắn chỉ bị thương nhẹ, trốn trong hầm cho tới sáng.

    Lúc đó, khu vực ĐĐ 104 chỉ cách hầm chỉ huy một khoảng ngắn đă hoàn toàn bị chiến xa tràn ngập. Thiết giáp địch tiến vào khu trung tâm, trên đường đi cán xập những ụ súng và công sự pḥng thủ. Như vậy, khu trung tâm bị chiến xa địch đe dọa cả từ 2 mặt Đông và Tây. Tuy nhiên quân trú pḥng vẫn kháng cự dữ dội. Trung Úy Qúy và toán diệt tăng của Trung Tá Schungel vẫn cố dùng LAW chống trả. Toán diệt tăng này bố trí ngoài cửa Đông của hầm pḥng thủ, nấp đàng sau 2 hàng thùng phuy nhồi đất và đá, môt số khác vào hầm chỉ huy để kiếm thêm LAW, số c̣n lại dùng súng cá nhân bắn vào quân tùng thiết. Một hỏa tiễn LAW bắn trúng chiến xa đang tiến từ khu ĐĐ 104 nhưng không phá hủy được, chỉ làm chiến xa bất động. Chiến xa quay súng bắn vào cửa Đông hầm chỉ huy với khoảng cách chỉ chừng vài chục thước khiến phần lớn toán diệt tăng đều bị thương, một số chạy vào hầm chỉ huy, báo cáo toán diệt tăng, kể cả Trung Tá Schungel đă bị tử thương. Địch quân mang súng AK-47 tràn tới nhưng bị Trung Úy Qúy, người duy nhất không bị thương, dùng súng cá nhân bắn xả vào địch quân tiêu diệt nhiều tên khiến chúng phải bỏ chạy. Riêng Trung Tá Schungel cũng chỉ bị thương vào đùi, khi tỉnh lại bàn tính kế hoạch thoát thân. Trung Úy Wilkins đề nghị chạy vào hầm chỉ huy, nhưng Trung Tá Schungel cho rằng ở bên ngoài có nhiều hy vọng hơn. Trung Úy Qúy đề nghị rời khỏi khu vực hầm chỉ huy, cả 2 sĩ quan HK đồng ư. Trung Úy Qúy di chuyển về hướng pḥng ngủ, những người khác toan chạy theo nhưng bị 2 chiến xa từ hướng Tây trờ tới ngăn cản. Chiếc dẫn đầu bắn xập đài quan sát trên nắp hầm chỉ huy khiến 2 quân nhân HK bị thương, phải lui vào hầm. Toán diệt tăng dùng lựu đạn và mấy trái LAW cuối cùng bắn vào phía sau của chiến xa dẫn đầu. Khói và lửa bốc ra, nắp mở ra, nhưng không có ai chạy thoát ra ngoài. Chiến xa theo sau, tuy chỉ bị đứt xích, nhưng thấy chiếc đi đầu bị bắn cháy, hoảng sợ mở nắp nhảy ra nhưng bị tiêu diệt ngay tại chỗ. Lúc này, bộ binh địch đă theo chiến xa tràn ngập căn cứ. Trung Úy Wilkins kêu xuống hầm chỉ huy cho biết họ sẽ vào hầm, nhưng Trung Tá Schungel quyết định theo chân Trung Úy Qúy trú ẩn tại khu pḥng ngủ. Lúc đó là 2 giờ 30 sáng.

  10. #220
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN CHIẾN KHE SANH


    (Phần 4B - C̣n Tiếp)





    Tuy chiến xa và bộ binh địch hầu như đă chiếm được trại, nhưng một số quân trú pḥng, gồm trại trưởng là Trung Úy Quân, cố vấn trưởng là Đại Úy Willoughby cùng một số DSCĐ khoảng một trung đội vẫn cố thủ trong hầm chỉ huy đă bị chiến xa địch bắn bít cả 2 cửa. Sau khi toán Trung Úy Qúy rời khu vực, một chiến xa địch xông ngay lên nóc hầm chỉ huy, chạy tới chạy lui để cố đè sập, nhưng may mắn, hầm được xây cất kiên cố nên không bị hề hấn. Bộ binh địch bắt đầu bắn và ném lựu đạn bậc thang dẫn vào hầm chỉ huy. Mọi người bị kẹt trong hầm không liên lạc được với bên ngoài, nghĩ rằng những đồng đội bên trên đă bị chết hết nên tắt hết đèn đuốc, nhưng vẫn gh́m súng chờ địch. Tuy nhiên, địch vẫn không giám xâm nhập, chỉ đứng bên ngoài đe dọa.

    Thật sự, trên mặt đất vẫn c̣n nhiều ổ kháng cự. Khẩu đại liên 50 trên nóc pḥng ngủ nhả đạn xuyên phá vào chiến xa trên nóc hầm chỉ huy, nhưng chỉ ít lâu sau, chiến xa dùng thượng liên bắn lại, quân pḥng thủ phải rời bỏ vị trí trống trải. Khoảng chừng 50 DSCĐ và 2 quân nhân HK vượt được hàng rào kẽm gai thoát ra ngoài, lẩn vào một bụi tre cách đó chừng 100 thước. Họ nấp tại đó cho tới khi bị một trái bom bi thả lầm mới di chuyển tới một khe suối cạn để ẩn núp. Trong trại vẫn c̣n nhiều tiếng súng nổ ḥa lẫn với tiếng máy chiến xa gầm rú cũng như đạn pháo binh và bom. Tuy bị chiến xa và bộ binh địch tràn ngập, trại vẫn c̣n chiến đấu.

    Khoảng 3 giờ 30 sáng, một toán 5 tên địch vào lục soát khu pḥng ngủ, nơi Trung Tá Schungel và Trung Úy Wilkins đang ẩn trốn sau quầy rượu. Họ chỉ c̣n một khẩu M-16 và mấy trái lựu đạn để tự vệ. Ba tên địch mang AK-47 và 2 tên mang chất nổ vừa đi vừa nói chuyện. Khi chỉ c̣n cách khoảng 5 thước, Trung Tá Schungel bắn hạ cả 5 với một băng đạn. Liền sau đó, địch liệng chất nổ vào pḥng khiến Trung Tá Schungel lại bị thương ở bắp chân phải. Cả 2 liền bỏ chạy sang khu bệnh xá cách khoảng 100 thước về hướng Tây và ẩn nấp.

    Trong lúc trận đánh diễn ra dữ dội, thượng cấp vẫn chưa quyết định dứt khoát về việc gửi quân tiếp cứu. Chỉ ít lâu sau khi bị tấn công, trại đă liên lạc Trung Đoàn 26 TQLC/HK tại Khe Sanh gửi 2 đại đội quân tăng viện như kế hoạch dự trù, nhưng bị từ chối. Đến 3 giờ 30 sáng, trại lại yêu cầu cứu viện khẩn cấp. BCH-C/LLĐB tại Đà Nẵng can thiệp nhưng cũng bị từ chối. TQLC cho rằng tăng viện vào lúc này rất nguy hiểm v́ tuy chỉ cách nhau trên 10 cây số, đi đường bộ chắc chắn sẽ bị phục kích, c̣n trực thăng vận sẽ gặp trở ngại v́ trời tối và nhất là có chiến xa địch. Trong khi thượng cấp tại BCH/LLĐB tại Nha Trang, SĐ3/TQLC, và ngay cả MACV tại Sài G̣n bàn luận về việc tăng viện, BCH-C tại Đà Nẵng chuẩn bị 1 ĐĐ Mike Force và một ĐĐ khác tại vùng 1 cũng sẵn sàng tiếp cứu khi có trực thăng.

    Tới 3 giờ 20, trại không c̣n liên lạc được với Đà Nẵng v́ ăng ten tầm xa bị phá hủy, chỉ c̣n liên lạc được với Khe Sanh và phi cơ bao vùng. Địch hầu như làm chủ trên mặt đất, hiện tập trung nỗ lực tiêu diệt hầm chỉ huy. Tới 4 giờ 30, thấy bắn phá măi nhưng vẫn không lọt được vào hầm chỉ huy, địch bắt đầu đào hang song song với tường bê tông ngầm dưới đất, thỉnh thoảng lại ném lựu đạn vào hầm qua nhưng bậc thang nhưng không gây thiệt hại.

    Tới 6 giờ sáng, địch ném lựu đạn lửa vào hầm khiến giấy tờ trong đó phát hỏa làm mọi người phải nằm sát đất để khỏi bị ngạt thở. Tiếp theo địch ném lựu đạn miểng và dùng cả hơi cay. Địch cũng kêu gọi đầu hàng. Một số DSCĐ không chịu nổi hơi ngạt trèo lên khỏi hầm, bị địch bắt và nghe nói sau đó bị bắn chết tại chỗ. Khoảng 6 giờ 30 sáng, địch đă đào hầm khá sâu và đặt chất nổ khiến một mảng tường bị sập, nhiều người trong hầm bị thương nhưng địch vẫn không giám xông vào, chỉ thỉnh thoảng liệng lựu đạn.

    BCH trại bị vây hăm trong hầm chỉ huy, nên không biết những người bên ngoài đang t́m cách cứu họ. Một số quân nhân LLĐB tại trại Lang Vei cũ đă yêu cầu quân Lào trợ giúp vào hừng sáng. Lực lượng này do Trung Sĩ Ashley cầm đầu.



    Khi trời vừa rạng sáng, toán này cùng với chừng 100 quân Lào tiến về Trại Làng Vei để tiếp cứu những người sống sót và chiếm lại trại nếu có thể. Vừa len lỏi qua các lùm cây, họ vừa cố liên lạc với hầm chỉ huy để thông báo ư định này, đồng thời yêu cầu phi cơ oanh kích dọn đường. Khi tới khu vực ĐĐ 101 sát đường số 9, toán tiếp cứụ thấy một nhóm người vẫy tay từ những công sự pḥng thủ thuộc khu ĐĐ 104, chỉ cách chừng 100 thước, nhưng khi yêu cầu toán này buông vũ khí và bước ra khỏi công sự nhưng họ vẫn tiếp tục vẫy tay, không làm theo lời yêu cầu. Nghi ngờ bị địch gài bẫy, họ ngừng lại và nằm sát đất vừa đúng lúc bị hai khẩu đại liên địch bắn chéo cánh sẻ, đồng thời bị pháo nặng bằng súng cối. Một số quân Lào bỏ chạy. Bị địch bắn quá gắt, cả toán phải lùi lại về hướng Bắc trên đường số 9 sát khu vực ĐĐ 101, đồng thời thông báo họ phải rút lui v́ hỏa lực địch quá mạnh, yêu cầu phi cơ oanh kích mục tiêu có địch, sau đó sẽ lại tiến vào. Lúc đó là 8 giờ sáng.

    Trong hầm chỉ huy, mọi người theo dơi toán diễn tiến tiếp cứu tràn trề hy vọng. Họ nghe rơ tiếng súng đôi bên cũng như tiếng bom đạn phi cơ, nhưng phải nằm im giả bộ chết để tránh sự lùng kiếm của địch. Rất may, địch chị thỉnh thoảng ném lựu đạn qua lỗ tường xập, nhưng không gây tổn thất đáng kể. Ngoài hầm chỉ huy, Trung Tá Schungel và Trung Úy Wilkins ẩn nấp suốt đêm trong khu bệnh xá, không bị địch phát hiện. Tuy trời đă sáng nhưng cả hai vẫn chưa rời khu ẩn nấp v́ súng vẫn c̣n nổ quanh trại. Tới 9 giờ 30 sáng, khi phi cơ do Ashley kêu ngưng oanh tạc, cả 2 mới rời bệnh xá chạy về hướng Đông, thấy 2 xác chiến xa địch ngay sát bệnh xá về hướng Tây, có lẽ bị phi cơ đánh cháy. Họ vẫy tay ra hiệu cho phi cơ quan sát trên trời, phi cơ lắc cánh đáp nhận. V́ không c̣n thấy ai, nên cho rằng họ là người duy nhất sống sót. Khi tới khu vực Tr.Đ 1 TS, họ thấy môt xe truck, cố gắng nổ máy nhưng không được. Lúc đó, một DSCĐ trong hầm bên cạnh kêu họ vào hầm trú ẩn. Cả 2 chạy vào nhưng một loạt đạn làm Trung Tá Schungel bị thương lần thứ 3 ở đùi phải. Trong khi đó, toán trốn thoát trong đêm nằm ở phía Bắc trại di chuyển về hướng trại Làng Vei cũ khi trời vừa hừng sáng. Trông thấy toán tiếp cứu tiến về phía trại, họ xông ra vẫy tay, nhưng khi tới gần thấy nhiều người Lào mang súng AK, họ tưởng là địch quân, nhưng khi thấy Trung Sĩ Ashley, họ mừng biết là gặp bạn. Tất cả nhập thành một toán, sẵn sàng trở lại trại lần thứ nh́.

    Lần này, toán lại bị địch quân dùng súng cối pháo kích dữ dội chặn đường, nhưng vẫn xông vào, vừa chạy vừa bắn và ném lựu đạn. Nhưng khi tới gần các công sự địch chỉ c̣n cách chừng 25 thước, lính Lào bỏ chạy khiến tất cả phải lùi lại. Ashley lại kêu phi cơ oanh kích. Lúc đó toán nh́n thấy Trung Tá Schungel và Trung Úy Wilkins đang được DSCĐ d́u đi, cách khoảng 500 thước, họ chạy lại tiếp cức và tất cả tụ tập tại địa điểm cách Làng Vei cũ chừng 500 thước về phía Tây, ngay sát QL 9. Khi phi cơ oanh tạc xong, toán lại tấn công lần thứ ba, nhưng lần này một số lính Lào bỏ cuộc nên lực lượng chỉ c̣n lại chừng phân nửa, một số ở lại bắn súng cối 60 yểm trợ. Khi tới gần trại, địch từ những công sự chiếm được bắn ra mănh liệt, chúng c̣n dùng cả lựu đạn khiến cả toán phải ngừng lại không tiến được nữa. Lần vào trại thứ ba này cũng bị thất bại.

    Quyết định tấn công lần thứ tư, toán tiếp cứu yêu cầu phi cơ oanh kích vào các công sự địch, sau đó chuyển dần hỏa lực về hướng Tây trong lúc toán tấn công, đồng thời, họ lấy thêm một khẩu 57 ly không giật từ trại để phá các công sự địch. Với sự yểm trợ có kế hoạch và hữu hiệu của phi cơ, toán dùng súng không giật bắn sập 2 vị trí có hỏa lực địch mạnh nhất nên thanh toán được các công sự này. Khi tới được ụ súng cối 81 ly cách hầm chỉ huy không bao xa, Ashley bị trúng đạn vào ngực ngă qụy. Cuộc tấn công lại thất bại một lần nữa, cả toán lui về điểm tập trung. Ashley được một xe jeep cứu cấp đưa về trại cũ, nhưng vừa tới nơi, một trái đạn pháo kích rơi ngay gần xe khiến anh bị tử thương. Lúc đó khoảng 11 giờ 10 sáng ngày 7 tháng 2.

    Lúc đó trời đă sáng, Đà Nẵng vẫn c̣n chưa quyết định dứt khoát về việc tiếp viện. Tướng Westmoreland có mặt tại đó ra lệnh cho TQLC cung cấp trực thăng để đưa một toán Mike Force tới chiến trường cứu những người sống sót. Tuy chưa có báo cáo chính thức, nhưng Trại Làng Vei coi như đă bị địch chiếm.

    Tại khu vực hầm chỉ huy, địch thỉnh thoảng vẫn ném lựu đạn và bắn vào. Những người sống sót vẫn theo dơi cuộc tiếp cứu qua máy truyền tin và nghe được cả tiếng súng. Nhưng khi cuộc tiếp cứu thứ tư thất bại, họ cho rằng không c̣n ai tiếp cứu nữa nên quyết định xông ra ngoài. Họ yêu cầu phi cơ oanh tạc tối đa trước khi phá ṿng vây, sau đó chỉ nhào xuống mà không bắn phá để địch quân sợ nằm sát đất khi họ thực sự rời hầm. Đến khoảng 4 giờ chiều ngày 7 tháng 2, cả toán xông ra, may mắn chỉ bị cản trở yếu ớt. Họ chạy ra được bên ngoài trại, gặp Trung Úy Qúy lái một xe jeep vượt ṿng vây đón đưa về trại cũ. Sau đó, họ gọi phi cơ oanh tạc phá hủy trại.

    TỔNG KẾT THIỆT HẠI ĐÔI BÊN



    Trận đánh tại Làng Vei coi như chấm dứt. Trong số gần 500 DSCĐ và Mike Force, có khoảng 200 bị chết hay mất tích và 70 bị thương. Về phía HK, trong số 24 người, có 10 chết hay mất tích, đa số c̣n lại đều bị thương. Sau đó, tất cả nhưng người sống sót và cả quân Lào cùng gia đ́nh, tổng cộng khoảng 6,000 di chuyển về Căn Cứ Khe Sanh. Tại đây, ngoại trừ các quân nhân HK, tất cả đề bị TQLC tước khi giới và bị bỏ ngoài căn cứ v́ sợ địch quân trà trộn. Nhiều người dự đoán sau khi chiếm Trại Lang Vei, địch sẽ đánh Khe Sanh nhưng điều này không xảy ra.

    Sau đây là tổng kết thiệt hại đôi bên:

    Phía Đồng Minh

    ĐƠN VỊ QUÂN SỐ BỊ THƯƠNG CHẾT/MẤT TÍCH
    LLĐB/Việt Nam 14 3 5
    LLĐB/Hoa Kỳ 24 13 10
    Dân Sự Chiến Đấu 282 29 165
    Mike Forceu 196 32 34
    Thông Dịch Viên 6 0 5
    TỔNG CỘNG 522 77 219

    Phía Việt Cộng

    Ước lượng 250 chết, số bị thương không rơ, 7 chiến xa bị phá hủy tại chỗ, 2 chiếc khác có thể bị phi cơ truy kích bắn hạ nhưng không được xác nhận bằng mắt thường.

    LỰC LƯỢNG VIỆT CỘNG THAM CHIẾN


    Phóng Đồ Chiến Dịch Đường Số 9 Của Việt Cộng

    GHI CHÚ

    Đây là phóng đồ của Việt Cộng mang tên Chiến Dịch Đường 9 Khe Sanh - Xuân Hè 1968. V́ h́nh vẽ nguyên thủy khá lớn, nhưng nét chữ viết tay quá nhỏ, lại không rơ ràng nên rất khó theo dơi.

    Để giúp độc giả download nhanh nhưng vẫn dễ dàng nhận ra những chi tiết quan trọng, chúng tôi đă thâu nhỏ tấm bản đồ, tô thêm màu sắc và xử dụng kỹ thuật Java Script để thực hiện tấm phóng đồ "inter-active" này. Mỗi khi qúi vị di chuyển "đầu chuột" (mouse cursor, và cũng được gọi là "mũi chuột") trên h́nh vẽ, một window tương ứng khác sẽ hiện ra với các chi tiết được phóng lớn.

    Chúng tôi thành thật cám ơn Webmaster Phạm Cường Lễ của Website Việt Nam Chiến Tranh & Lịch Sử đă giúp phần kỹ thuật Java Map này.

    Các đơn vị VC tham chiến tại vùng Khe Sanh đều thuộc Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Đường Số 9 do Thiếu Tướng Trần Qúy Hai làm Tư Lệnh và Đại Tá Lê Quang Đạo làm Chính Ủy Kiêm Bí Thư Đảng Ủy. Bộ Tư Lệnh (BTL) này được gấp rút thành lập vào ngày 6 tháng 12 năm 1967 nhằm cô lập và ngăn chặn những hoạt động của quân Đồng Minh tại vùng này. Các đơn vị trực thuộc gồm bốn sư đoàn 304, 320, 324 và 325. Ngoài ra, c̣n có Trung Đoàn Bộ Binh Độc Lập 270, 5 Trung Đoàn Pháo Binh, 5 Đại Đội Đặc Công, Tiểu Đoàn 198 (có tài liệu ghi 195) thuộc Trung Đoàn Chiến Xa 202, 1 Trung Đoàn Công Binh (+), 1 Tiểu Đoàn Thông Tin. Quân địa phương gồm 3 Tiểu Đoàn và 3 Đại Đội độc lập.

    Lực lượng tham chiến trong trận Làng Vei gồm có Trung Đoàn 24 (các Tiểu Đoàn 4, 5 và 6) thuộc Sư Đoàn 304 được tăng cường thêm một Tiểu Đoàn thuộc Sư Đoàn 325, 1 Tiểu Đoàn Pháo và 2 Đại Đội gồm 16 chiến xa PT-76 thuộc Tiểu Đoàn 198. Trung Đoàn 66 thuộc Sư Đoàn 304 gồm các Tiểu Đoàn 6, 7 và 8 đă bị thiệt hại nặng trong những trận đánh trước đây, quân số tổng cộng chỉ c̣n chừng 1,000 người, giữ nhiệm vụ yểm trợ và phục kích trên đường số 9. Để che giấu sự di chuyển, các chiến xa VC đă lội một khúc sông Sépone sát biên giới rồi ẩn nấp tại một vùng cỏ tranh cách trại Làng Vei chừng 4, 5 cây số về hướng Nam. Tài liệu VC c̣n cho biết các cấp chỉ huy VC đă mắc phải lỗi lầm chiến thuật căn bản là các chiến xa đă tiến và rút cùng một đường nên 8 chiếc đă bị phi cơ truy kích bắn hạ khiến "nhiều lính chiến xa bị chết khi nụ cười chiến thắng chưa kịp tắt trên môi". Số chiến xa bị bắn hạ này (8) tương đương với con số do Đồng Minh báo cáo (9), nhưng thật sự đa số bị súng 106 ly không giật và hỏa tiễn LAW bắn hạ ngay trong trại Làng Vei, chỉ có một số nhỏ (2 chiếc) bị phi cơ phá hủy. Rút kinh nghiệm "thiếu bộ binh tùng thiết" trong trận đánh tại Làng Vei, sau này Trung Đoàn chiến xa 202 được tăng cường thêm 2 Tiểu Đoàn bộ binh để trở thành Trung Đoàn Bộ Binh Cơ Giới.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •