Page 5 of 33 FirstFirst 12345678915 ... LastLast
Results 41 to 50 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Cuộc hành quân qua Cambodia


    MX Hoàng Tích Thông

    T́nh H́nh Chung

    A. An ninh chính trị

    Nhân Tết Mậu Thân 1968, Cộng sản Bắc Việt và cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam đă vi phạm thỏa hiệp đ́nh chiến trong 3 ngày Tết để tấn công và chiếm giữ một số thành phố, tỉnh lỵ và cố đô Huế. Trong một thời gian chiếm giữ ngắn ngủi, chúng đă gây nhiều thiệt hại về tài sản và nhân mạng của dân chúng. Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă anh dũng đẩy lui được chúng ra khỏi những vùng bị tạm chiếm. Sau đó t́nh h́nh đă trở nên lắng dịu trên toàn lănh thổ miền Nam cho tới mấy năm về sau. Cũng v́ những thất bại nặng nề của địch trong cuộc tấn công đó mà mặt chính trị đă bớt căng thẳng, và hai bên đă đồng ư đi tới ḥa hội Paris. Một điều đáng lưu ư là sau Biến cố Mậu Thân, có lẽ quá uất ức v́ sự thất bại trên nên Hồ Chí Minh đă lâm bệnh nặng và chết vào năm 1969, khiến các tên lănh tụ Cộng sản miền Bắc phải chịu ngồi vào bàn hội nghị theo đề nghị của chính phủ Huê Kỳ.

    Sự thất bại nặng nề trong cuộc tổng tấn công vào các đô thị của Việt Nam Cộng Ḥa trong cả hai đợt Tết Mậu Thân và Tháng 5/68 khiến các lực lượng của Mặt trận Giải phóng miền Nam và quân Cộng sản Bắc Việt không xâm nhập không c̣n khả năng mở ra những cuộc tấn công quy mô trong suốt mấy năm sau đó, mà chỉ c̣n những hoạt động cấp thấp không đáng kể. Những đơn vị lớn đều rút qua biên giới Cambodia để tái bổ sung, tổ chức và huấn luyện. C̣n các đơn vị địa phương bị thiệt hại nhiều nhất, kể cả cán bộ xă ấp. Chúng tưởng thời cơ đă tới nên xuất đầu lộ diện nên bị ta bắt và tiêu diệt. Sau này, qua những tin tức t́nh báo ghi nhận th́ các lực lượng địa phương, phần lớn các cấp chỉ huy từ Đại đội trở lên đă bị các cán bộ từ miền Bắc vào thay thế. Do đó càng lệ thuộc và đường lối lănh đạo của miền Bắc cả về chính trị lẫn quân sự.

    B. Việt Nam Cộng Ḥa

    Sau Biến cố Tết Mậu Thân và cuộc tấn công đợt hai, tuy rằng đă phản công thắng lợi, nhưng cũng không tránh khỏi những thiệt hại về tài sản cũng như nhân mạng. Nhất là tại thành phố Huế, trong thời gian chiếm cứ Việt cộng đă bắt, thủ tiêu hàng mấy ngàn người (dân, quân, cán, chính) mà đến tận ngày nay mọi người vẫn chưa quên được. Sở dĩ sự việc xảy ra cũng chỉ v́ ta quá chủ quan, khinh địch, tin vào thiện chí của Cộng sản, thi hành thỏa hiệp ngừng bắn. Dầu sao qua cơn cơn sóng gió th́ t́nh h́nh an ninh khắp 4 vùng Chiến thuật trở nên yên tĩnh hơn. Các tổ chức chính quyền xă ấp được cũng cố, tinh thần chiến đấu của các lực lượng địa phương quân, nghĩa quân trở nên vững vàng hơn. Tuy nhiên sự lắng dịu kia chỉ có tính cách thời gian, v́ khả năng chiến đấu của địch chưa hoàn toàn tê liệt. Chúng vẫn tiếp tục được chi viện từ miền Bắc vào, kể cả người và vũ khí theo đường ṃn Hồ Chí Minh và hải cảng Shihanook-Ville. V́ ác cảm với Việt Nam Cộng Ḥa nên Cambodia cho Việt cộng xử dụng hải cảng trên để đổ súng ống đạn dược tiếp tế cho các lực lượng hoạt động tại 2 vùng 3 và 4 chiến thuật. Và khi đă phục hồi sức lực, chúng lại vượt qua biên giới để quấy phá miền Nam. Để chấm dứt mối hậu hoạn đó, Việt Nam Cộng Ḥa chỉ c̣n cách mở những cuộc hành quân vượt biên truy diệt tận sào huyệt th́ mới có thể đạt kết quả lâu dài được.

    Đến năm 197O th́ t́nh h́nh chính trị tại Cambodia bỗng thay đổi, Tướng Lon-Nol, Thủ tướng chính phủ đă làm một cuộc đảo chánh lật đổ Quốc vương Shihanook, lúc đó đang thăm viếng Trung cộng và Bắc Việt. Sự việc này đă tạo thuận lợi rất lớn cho Việt Nam Cộng Ḥa v́ chính quyền mới tại Cambodia đă có lập trường thân Tây phương và chống Cộng. Trong lúc giao thời, c̣n đang củng cố chính quyền, vả lại khả năng quân sự quá yếu kém, không đối phó được với 2 kẻ thù là Khmer đỏ và bộ đội Cộng sản Bắc Việt, nên Tướng Lon-Nol đă thuận để Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa mở cuộc hành quân qua biên giới: một là tiêu diệt lực lượng Cộng sản Việt Nam đang chiếm cứ trong lănh thổ, hai là trợ giúp quân đội Cambodia về tổ chức, huấn luyện (có sự viện trợ của Hoa Kỳ) trong một thời gian, ngơ hầu có thể tự lực bảo vệ.

    Để thực hiện kế hoạch trên, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mở cuộc hành quân sang Cambodia không có sự trợ lực của quân đội Hoa Kỳ, cũng như không có sự tham dự của cố vấn Mỹ trong các lực lượng tham gia hành quân. Cuộc hành quân được thực hiện bằng 2 cánh quân, một cánh thuộc vùng 3 và cánh kia tại vùng 4 chiến thuật. Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy vùng 3 và Tướng Ngô Du đảm trách vùng 4. Các lực lượng hành quân đều có đủ các binh chủng tham dự. Riêng 2 lực lượng Tổng Trừ bị th́ Nhảy Dù theo cánh quân vùng 3, c̣n Thủy Quân Lục Chiến thuộc cánh vùng 4.

    Diễn tiến hành quân thuộc phạm vi Thủy Quân Lục Chiến

    A. Lữ đoàn B Thủy Quân Lục Chiến

    Lữ đoàn gồm có 3 Tiểu đoàn do Đại tá Tôn Thất Soạn chỉ huy cùng với Lực lượng Thủy Bộ do Đại Tá Hải quân Thông làm Tư lệnh. Đoàn quân từ tuyến xuất phát là tỉnh lỵ Châu Đốc, ngược gịng sông Mê Kong tới ranh giới Miên Việt th́ đổ bộ lên vùng đất hữu ngạn con sông và mở cuộc tấn công lên tới thị trấn Neak-Luong. Trong khi đó Lực lượng thủy bộ hoạt động tuần tiểu trên sông yểm trợ cho cuộc hành quân. Cuộc đổ bộ lập đầu cầu được an toàn, không có phản ứng của địch. Sau đó th́ pháo binh được trực thăng bốc từ Châu Đốc tới vị trí hành quân.

    Địa thế khu vực hành quân tương đối trống trải, làng mạc thưa thớt, ít dân cư, nên cuộc tiến quân không khó khăn lắm. Có lẽ địch biết trước nên chủ lực quân đă rút sâu vào nội địa, hướng lên phía Bắc do đó các đơn vị tiền phong chỉ gặp những kháng cự yếu ớt để làm tŕ hoăn bước tiến của ta. Tuy nhiên trong 3 ngày hành quân liên tục, Lữ đoàn cũng đă loại ra ṿng ngoài ṿng chiến một số địch quân và đồng thời phá hủy được một số kho tàng trữ gạo, thuốc men, vũ khí đáng kể. Sau đó Lữ đoàn bố trí quân chung quanh thị trấn Neak-Luong và đă bắt tay được với các đơn vị Cambodia bảo vệ thị trấn. Tại đây, với sự yêu cầu của chính quyền địa phương, Lữ đoàn đă tổ chức một cuộc hành quân trực thăng vận sang khu vực tả ngạn sông Mêkong, nằm ở phía Tây Nam cách thủ đô Nam Vang 5O-6O cây số. Cuộc hành quân này do Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến của Trung tá Nguyễn Năng Bảo thực hiện , diễn ra trong ngày. Kết quả thu lượm không đáng kể v́ địch đă di chuyển đi từ ngày hôm trước. Về t́nh h́nh địch trong khu vực hành quân này phần lớn là các đơn vị của Cộng sản Việt Nam, c̣n Khmer đỏ th́ hoạt động ở phía Tây của lănh thổ Cambodia. Sau đó Lữ đoàn tiếp tục hoạt động mở rộng ṿng đai thị trấn, giúp các đơn vị Cambodia trải quân đóng giữ cho tới ngày được Lữ đoàn A Thủy Quân Lục Chiến tới thay thế để trở về hậu cứ.

    B. Lữ Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến

    Trong thời gian Lữ đoàn B tham gia hành quân sang Cambodia th́ Lữ đoàn A Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân tại tỉnh Chương Thiện. Được lệnh của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, Lữ đoàn A di chuyển bằng quân xa tới thị xă Châu Đốc rồi được tàu Hải quân chở tới bến phà Neak-Luong. Tại đây Lữ đoàn A tiếp tục làm nhiệm vụ của Lữ đoàn B là chuẩn bị mở cuộc hành quân giải tỏa tỉnh lỵ Prey Veng nằm ở phía Đông Bắc, cách thị trấn Neak-Luong mấy chục cây số, đang bị Cộng sản Việt Nam chiếm đóng. Chính quyền Cambodia chỉ c̣n cố thủ trong căn cứ phía Nam tỉnh lỵ.

    Sau khi công tác thay thế hoàn tất, tôi xử dụng trực thăng bay quan sát chiến trường trước khi thảo kế hoạch hành quân. Tỉnh lỵ Prey Veng từ trên cao nh́n xuống rất đẹp, nhà cửa xây dựng khang trang, phố xá rộng răi, có cây xanh trồng hai bên đường. Tỉnh lỵ nhỏ bé gọn ghẽ, sau khi giải tỏa xong tôi mới thấy rơ cảnh trí của thành phố. Kiến trúc nhà cửa, đường xá dựa theo Pháp hoàn toàn. Dân cư thưa thớt, phần lớn đă bỏ đi khi Cộng sản đánh chiếm thành phố. Có một vài căn lầu bị hư hại bởi hỏa tiễn 122 ly. Địa thế chung quanh tỉnh lỵ khá trống trải, thuận lợi cho việc đổ quân bằng trực thăng. Tuy nhiên cũng dễ bị hỏa lực địch bố trí từ trong các nhà nằm ven tỉnh lỵ bắn ra.

    Lữ đoàn xử dụng 2 Tiểu đoàn hành quân trực thăng vận xuống băi đáp ở phía Tây của tỉnh lỵ. Tiểu đoàn c̣n lại bố trí tại thị trấn Neak-Luong làm thành phần trừ bị. Đơn vị trực thăng của Việt Nam Cộng Ḥa đảm trách chuyển quân từ băi bốc ở ngoài thị trấn tới băi đáp, dưới sự yểm trợ của trực thăng vơ trang và pháo binh trong trường hợp có sự phản ứng của địch để tránh sự thiệt hại về nhà cửa của thành phố.

    Vào giờ H, một Đại đội được thả xuống băi đáp và tiến nhanh vào hàng cây bao quanh thành phố an toàn. Trên trực thăng, tôi liên lạc qua một sĩ quan Miên tháp tùng, th́ đơn vị Cambodia c̣n lại đồn trú ở phía Nam thành phố cho biết là địch chiếm cứ ở phía Bắc. Tôi cho tiếp tục thả quân và tới xế trưa th́ hoàn tất. Cả 2 Tiểu đoàn được lệnh tiến song song, sang phía Đông rồi lên hướng Bắc dựa theo các căn nhà dọc đường phố. T́nh h́nh hoàn toàn yên tĩnh cho tới 5, 6 giờ chiều khi 2 đơn vị tiến gần tới khu vực cực Bắc thành phố th́ mới chạm địch. Chúng ẩn núp trong các căn nhà 2 tầng ở đầu các dăy phố, bắn xối xả vào các trục tiến quân của ta. Nhờ tiến quân dựa vào các căn nhà nên đă tránh được nhiều thiệt hại, tuy nhiên cũng có vài binh sĩ bị thương.

    Hai bên bắn qua lại một hồi lâu th́ trời vừa tối, cuộc tiến quân đành phải ngừng lại trong đêm. Mờ sáng hôm sau th́ trận chiến lại bắt đầu, địch vẫn cố thủ chưa chịu rút lui. Tôi ra lệnh cho 2 đơn vị phải tấn công dứt điểm dưới sự yểm trợ của pháo binh và trực thăng vơ trang. Đến gần trưa th́ địch quân tại các căn nhà đầu phố đă bị đánh bật về phía Bắc. Một số địch quân bị bắt và tử thương, kể cả vủ khí, đạn dược bỏ lại trận địa. Khai thác thắng lợi, các đơn vị tiếp tục áp đảo địch từ nhà này qua nhà khác cho đến chiều th́ địch hoàn toàn rút chạy về hướng Bắc ngoài thành phố, để lại nhiều xác chết và vũ khí. Về phía Lữ đoàn A, sự thiệt hại tương đối nhẹ. Như vậy là qua 2 ngày hành quân, Lữ đoàn đă làm chủ thành phố và giải tỏa cho đơn vị Cambodia cố thủ trong cứ ở phía Nam.

    Để hổ trợ cho chính quyền địa phương cũng cố lại quyền cai trị và tăng cường quân số để bảo vệ thành phố, Lữ đoàn duy tŕ 2 Tiểu đoàn lại một thời gian và đồng thời chuẩn bị hành quân về hướng Bắc để lùng diệt địch. Theo lệnh của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, tôi phải bay tới căn cứ đóng quân của Lữ đoàn 3 Thiết giáp của Đại tá Khôi, thuộc Quân đoàn 3, đang hành quân tại khu vực hành quân của Lữ đoàn A. Nhưng cuối cùng th́ hủy bỏ và Lữ đoàn A đơn thương hành quân bằng phương tiện cơ hữu.

    Nghỉ quân được vài ngày, Lữ đoàn tiến quân lên hướng Bắc thành phố khoảng mười mấy cây số th́ ngừng lại. Không có cuộc chạm súng nào đáng kể, địch hầu như rút chạy về hướng Tây Bắc. Có một vài kho tàng cất dấu lúa gạo được khám phá.

    Cuộc hành quân giải tỏa thành phố Prey-Veng được chấm dứt, Lữ đoàn rút bằng đường bộ về lại thị trấn Neak-Luong, đồng thời yểm trợ cho lực lượng địa phương Cambodia cũng cố lại các đồn trại dọc theo tỉnh lộ Prey-Veng và Neak-Luong. Hầu hết tù binh bắt được trong trận đánh đều ở tuổi 19-2O, ốm yếu bệnh tật, sắc mặt vàng vọt v́ sốt rét mà không có thuốc thang. Hỏi th́ được biết chúng vừa mới từ miền Bắc vào được vài tháng, theo đường ṃn Hồ Chí Minh. Phần lớn tù binh thuộc thành phần theo nghĩa vụ quân sự, c̣n đang đi học. Khi được cho ăn uống, hút thuốc...họ tỏ ra vui mừng và không ngờ được đối xử tử tế, chứ không như lời tuyên truyền xuyên tạc của cấp chỉ huy.

    Trở về hậu cứ tại Neak-Luong, Lữ đoàn một mặt tổ chức những cuộc hành quân diều hâu, cấp Đại đội vào những khu vực có tin địch hoạt động. Mặt khác liên hệ chặt chẽ với Lữ đoàn Cambodia mới thành lập do Đại tá Pré-Meas chỉ huy. Ông này nói rành tiếng Pháp và tiếng Việt, trước kia có đi tu nghiệp tại Pháp về ngành quân nhu. Sở dĩ ông ta được giao phó trách nhiệm chỉ huy Lữ đoàn Cambodia v́ là bạn thân của Đại tá em của Lon-Nol. Sau ngày Lữ đoàn A Thủy Quân Lục Chiến trở về Việt Nam th́ hay tin ông đă lên cấp Tướng, và không hiểu số phận ông ra sao sau khi Khmer đỏ nắm chính quyền. Riêng Đại tá em Lon-Nol đă bị Cộng sản xử tử h́nh cùng với Hoàng thân Thủ tướng chính phủ.

    V́ có lệnh yểm trợ Lữ đoàn Cambodia nên tất cả súng ống đạn dược lấy được của Cộng sản Việt Nam, Lữ đoàn đều bàn giao lại cho họ. Khi đó quân đội Cambodia vẫn xử dụng vũ khí và quân dụng của khối Cộng, nhất là Trung Cộng. Nói chung th́ tinh thần hợp tác giữa đôi bên được coi như tốt đẹp, không xảy ra việc ǵ đáng tiếc. Dĩ nhiên là cũng có những xích mích nhỏ giữa quân lính 2 bên, nhưng rồi cũng được quân cảnh giải quyết ổn thỏa, nên binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đă dành được cảm t́nh sâu đậm của quân dân Cambodia trong vùng hành quân trách nhiệm.

    Một tuần lễ sau th́ Lữ đoàn lại được lệnh hành quân tại khu vực phía Tây Bắc của thủ đô Nam Vang. Cũng như lần trước, Lữ đoàn chỉ xử dụng có 2 Tiểu đoàn, c̣n một Tiểu đoàn ở lại Neak-Luong. Chúng tôi dùng phà qua bên kia sông rồi sau đó lên quân xa di chuyển theo quốc lộ 1 về thủ đô. Khi đoàn xe băng qua thành phố để tiến về hướng Tây, dân chúng hai bên đường vẫy tay chào đón nồng nhiệt. Qua khỏi Nam Vang chừng 3O cây số trên tỉnh lộ đi Kompong Cham, Lữ đoàn ngừng lại đóng quân đêm tại phía Nam đường lộ để chuẩn bị tiến vào vùng hành quân đă được chỉ định. Hôm sau, theo kế hoạch, Bộ chỉ huy Lữ đoàn và đơn vị pháo binh đóng tại chỗ để yểm trợ cho cuộc hành quân. Hai Tiểu đoàn được tàu Hải quân chở qua hữu ngạn sông Bassac. T́nh h́nh tại đây, sau ngày đảo chính Sihanouk trở nên mất an ninh, Cộng sản Việt Nam rút về ẩn trú sau khi bị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam truy quét. Địa thế trong khu vực hành quân khá rậm rạm, xen kẻ những bản làng và chùa chiền, trong đó có một ngôi chùa lớn nguy nga, xây dựng khá đẹp, là nơi hàng năm Quốc vương Sihanouk đến thăm viếng lễ lạc.

    Trong ngày đầu, các đơn vị không gặp phản ứng nào của địch, nhưng hôm sau th́ 1 Tiểu đoàn đụng độ với chúng. Không nặng lắm, và sau vài tiếng đồng hồ th́ Thủy Quân Lục Chiến đă đẩy lui địch và gây cho chúng một số thiệt hại về nhân mạng và vũ khí. Sau đó chúng rút chạy và ẩn nấp vào trong ngôi chùa. Theo lệnh của cấp trên không được nổ súng vào chùa nên các đơn vị chỉ bố trí bao vây ở bên ngoài. Đêm đó chúng đă t́m được lối thoát ra bên ngoài một cách êm thắm. Những ngày kế tiếp, chúng tôi tiếp tục lùng địch nhưng chúng đă biến dạng và cuộc hành quân coi như chấm dứt. Kết quả thâu lượm không đáng kể, Lữ đoàn di chuyển về căn cứ Neak-Luong.

    Tại đây, một vài ngày sau th́ Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 cho hay là Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa, Nguyễn Văn Thiệu sẽ sang thăm đơn vị tại Neak-Luong, đồng thời gặp gỡ Chủ tịch nước Cambodia Cheng- Heng và Thủ tướng Lon-Nol cũng ngay tại căn cứ Thủy Quân Lục Chiến. Công việc tổ chức và tiếp đón 2 phái đoàn Việt Nam và Cam- bodia do Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 đảm trách. Lữ đoàn chỉ chuẩn bị một đơn vị dàn chào và giữ an ninh ṿng ngoài, cùng sắp đặt phương tiện xe cộ để phái đoàn Tổng thống đi thăm các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đóng rải rác trên trục quốc lộ 1 từ Neak-Luong đến gần khu vực tỉnh Xoài Riêng do lực lượng Quân đoàn 3 hoạt động.

    Những ngày sau đó, Lữ đoàn c̣n tham gia hành quân với các đơn vị của Biệt khu 44 do Đại tá Hạnh chỉ huy, để giải tỏa tỉnh lộ 5 từ thủ đô Nam Vang đi Sihanouk-Ville. Theo tin tức t́nh báo th́ địch vẫn c̣n ẩn núp chung quanh khu vực đèo Pik-Nil, ngăn chặn sự giao thông mà lực lượng địa phương của quân đội Cambodia không đủ khả năng bảo vệ được. Trước lực lượng hùng hậu của ta, cuộc hành quân đă diễn ra tốt đẹp, chỉ trong một thời gian ngắn, đèo PikNil đă được giải tỏa mà không gặp sức kháng cự nào của địch. Chúng đă rút chạy về hướng Bắc v́ sợ bị cô lập bao vây tiêu diệt, và con đường đă rộng mở cho việc lưu thông tới tận hải cảng ngày cũng như đêm. Sau đó th́ bàn giao lại những địa điểm trọng yếu cho các đơn vị Cambodia trấn giữ.

    Nhiệm vụ của Thủy Quân Lục Chiến coi như hoàn thành sau mấy tháng hành quân tại lănh thổ phía Đông của Cambodia, mà trọng tâm là thị trấn Neak-Luong. Kết quả mang lại tương đối thành công, lực lượng Cộng sản Việt Nam trước kia đă dùng lănh thổ Cambodia để xâm nhập Việt Nam Cộng Ḥa đă phải rút chạy lên phía Bắc giáp ranh với biên giới Lào. Nền an ninh của lănh thổ phía Đông Cambo -dia đă phần nào được duy tŕ. Lữ đoàn Cambodia mới thành lập tuy chưa được hoàn hảo nhưng đă có thể thay thế Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam hành quân chiếm giữ các địa điểm trọng yếu. Các đơn vị tác chiến Việt Nam Cộng Ḥa tuy rút khỏi Cambodia, nhưng về mặt yểm trợ tổng quát khác chính quyền Lon-Nol vẫn được sự giúp đỡ của Việt Nam Cộng Ḥa để ngỏ hầu đứng vững trước sự đe dọa tấn công của Khmer Đỏ ngày càng lớn mạnh do Trung Cộng yểm trợ.

    Kết quả của cuộc hành quân sang Cambodia là đă tạo được sự an ninh khả quan cho hai quân khu 3 và 4. Các cuộc tấn công quy mô của địch không c̣n nữa mà chỉ là những cuộc chạm súng với các đơn vị địa phương cấp nhỏ không đáng kể. Sự lắng dịu của chiến trường kéo dài tới năm 1972 mới sôi động trở lại với các cuộc tấn công lớn của địch vào B́nh Long thuộc Vùng 3 Chiến thuật và Quảng Trị thuộc Vùng 1 Chiến thuật, thường được gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa.

    MX Hoàng Tích Thông

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    LỮ ĐOÀN B/TQLC HÀNH QUÂN KAMPUCHEA NĂM 1970

    MX Tôn Thất Soạn



    I. Nguyên nhân:
    Trong thời gian hội nghị Ḥa đàm Ba Lê khai diển, CSBV (cộng sản Bắc Việt) và VC càng lợi dụng những an toàn khu ở Kampuchia làm nơi tồn trử tiếp liệu, dưởng quân, và xuất phát các cuộc tấn công vào miền nam Việt nam. Ngày 18-3-70, Thủ Tướng Lon Nol lật đổ Sihanouk và ra lệnh cho quân đội tấn công các vị trí của CS trên lảnh thổ Kampuchia. Quân đội CSVN đă phản công trên toàn vùng biên giới Việt-Miên ḥng cắt đứt các trục lộ chính dẩn về Nam Vang và đe dọa thành phố này. Chính phủ VNCH đă đưa ra các lư do để giải thích về các cuộc hành quân vượt biên như sau:
    -Thanh toán các an toàn khu của CSBV: nơi tồn trử các tiếp liệu quân sự, bổ sung quân, địa điểm xuất phát các cuộc tấn công sang miền nam Việt Nam.
    -Yểm trợ cho chính phủ và quân đội Kampuchia trước nguy cơ đe dọa của CSBV.
    -Hồi hương Việt kiều đang bị một số người Miên quá khích khủng bố và “cáp duồn”.

    II. Hành quân vượt biên:
    1. Hành quân Toàn Thắng 41.
    Mở đầu là cuộc Hành quân Toàn Thắng 41 khai diển ngày 13/4/70 dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng Đỗ Cao trí, Tư lệnh Quân Đoàn III, càn quét vùng cánh Thiên Thần. Kết quả thắng lợi về phía ta. Được khích lệ bởi thành quả trên, QĐ III tiếp tục mở các cuộc hành quân Toàn Thắng 42 và 43 ngày 29/4/70 vào vùng Mơ Vẹt, Quốc lộ I đến tỉnh Sway-Riêng, vùng Đầu Chó, Kampong- Trabeck, quanh tỉnh lỵ Preyveng, đồn điền Chụp, Mimot và vùng Lưỡi Câu.
    2. Hành quân Cửu Long.
    Để yểm trợ cho cuộc hành quân Toàn Thắng 42, Quân đoàn IV cũng đă tổ chức các cuộc HQ Cửu Long từ 9/5 đến 30/6/70 do Trung tướng Ngô Dzu chỉ huy. HQ Cửu Long I/ Sóng Thần 5/70 với mục đích khai thông sông Cửu Long đoạn từ ranh giới Việt- Miên đến Nam Vang để đưa Việt kiều hồi hương.
    3. Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ (LLĐNTB).
    Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211 (LLĐN) do Hải Quân Đại Tá Vũ văn Thông làm Tư lệnh, Đại tá Tôn Thất Soạn Lữ đoàn Trưởng LĐB/TQLC kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh phó LLĐN.
    Đoàn giang đỉnh hiện đại này được trang bị tối tân, do lực lượng sông ng̣i của hải quân Hoa Kỳ chuyển giao cho HQVN trong kế hoạch Việt nam hóa chiến tranh. Hải quân gồm có100 tàu các loại được yểm trợ bởi 30 chiến đỉnh Cougar của HQHK.
    Lực lượng tham dự của Lữ Đoàn B/TQLCVN gồm:
    - BCH/LĐ
    - TĐ 1/TQLC do Trung Tá Phan văn Thắng, TĐT
    - TĐ 4/TQLC do Thiếu tá Vơ Kỉnh, TĐT
    - TĐ 5/TQLC do Thiếu tá Trần Văn Hiển, TĐT
    - Pháo đội 105/TQLC, Đại úy Trương công Thông làm PĐT.

    Xuất phát từ vùng tập trung quân sát biên giới Việt-Miên thuộc tỉnh Châu Đốc, từ sáng sớm ngày N, LLĐNTB 211 đă ngược sông Mékong đổ quân tiến chiếm bến phà Neakluong trong buổi trưa cùng ngày. Dọc thủy tŕnh, đoàn giang đỉnh thỉnh thoảng đụng phải những tử thi của Việt kiều bị “cáp duồn” nổi lềnh bềnh trôi xuôi về hạ lưu theo ḍng nước phù sa đỏ ngầu. Cuộc đổ bộ chiếm đầu cầu bến phà Neakluong không những gây bất ngờ cho địch quân, mà kể cả các đơn vị của chính phủ Lon Nol đang bị địch bao vây hoặc chia cắt trong các khu vực đồn trú. Địch chống cự yếu ớt rồi vội vả rút lui không kịp mang theo kho tàng, quân dụng và đồ tiếp liệu. Sau cuộc đổ quân thần tốc và thành công tại bến phà Neakluong, lực lượng của LĐB tiếp tục bung ra để giải tỏa áp lực địch:

    TĐ4/TQLC từ tả ngạn bến phà truy quét địch và mở thông đoạn đường QLI, tiến về Tây Bắc để bắt tay với cánh quân Biệt kích của Quân Đội Lon Nol từ Thủ Đô Nam Vang đi xuống. Hai cánh quân đă bắt tay được với nhau trong sáng ngày N+1. Đoạn đường đă đươc thông suốt từ Neakluong cho đến Nam Vang.

    TĐ5/TQLC, cùng thời gian này, tiếp tục truy quét địch và mở đường QLI đoạn từ hửu ngạn Neakluong đến KompongTrabeck, ranh giới tỉnh Sway Riêng cũng là ranh giới thuộc khu vực trách nhiệm hành quân của lực lượng QĐIII/QLVNCH. Tiểu Đoàn 5 đă giải tỏa được áp lực địch đang bao vây các đồn bót của quân đội Kampuchia dọc QL1. Đồng thời yểm trợ cho công binh QĐ IV QLVNCH xây dựng lại các cầu do CS phá hủy trước khi chúng rút lui, bằng những chiếc cầu dă chiến; nhằm nối lại lưu thông cho đoạn đường từ biên giới Tây Ninh đến phà Neakluong.

    Trong thời gian hành quân tiến chiếm thị trấn KompongTrabeck, một sự kiện đáng ghi nhớ đă xảy ra là Hà Nội (Ám danh truyền tin của Thiếu Tá Hiển) đă “thoát chết” trong “đường tơ kẽ tóc”. Sự việc là: sau khi trực thăng C&C của đoàn Air Calv cung cấp cho Hà Nội xử dụng, đáng lư ra trưa hôm đó, sau khi điều khiển trực thăng vận diều hâu các đại đội xong, C&C chở Hà Nội sẽ bay về Châu ĐốÔc đổ thêm xăng như mấy lần trước. Sau khi báo cáo cho Sài G̣n (Ám danh của Đ/T Soạn, LĐT) biết cuộc đổ quân hoàn tất, tự nhiên Hà Nội nói với cố vấn Mỹ TĐ5, Capt. Drawdie: “Hôm nay tôi thấy mệt quá, anh nói với pilot C&C drop chúng ḿnh xuống BCH/TĐ trước khi đi đổ xăng”. Khi C&C đổ xăng ở Châu Đốc trên đường bay về BCH/TĐ đóng gần bến phà Neakluong, th́ bỗng phát nổ tung trên trời, hai phi công và hai xạ thủ đại liên chết banh xác cùng với mảnh vụn trực thăng rơi từng mảnh xuống đám ruộng nước gần bến phà. Khi cố vấn Mỹ LĐB báo cáo sự việc, Sài G̣n dựt ḿnh chụp máy truyền tin hỏi TĐ5 xem Hà Nội bây giờ đang ở đâu. Đầu máy bên kia hiệu thính viên trả lời: “Hà Nội đang ở LZ (băi đáp) chờ C&C đến đón để tiếp tục bay”... Thiếu Tá Trần Văn Hiển sau khi nhận bàn giao TĐ5/TQLC từ Trung Tá Phạm Nhă đầu tháng 5/69 đă cùng LĐB TQLC đi hành quân ở Mỹ Tho và Cai Lậy thuộc Vùng IV/CT. Sau đó, vào tháng 12/69 được tăng phái cho Sư Đoàn 21/BB ở Sóc Trăng với nhiệm vụ hành quân tái chiếm và tái thiết Quận Sông Ông Đốc, Cà Mau. Rồi tiếp tục hành quân vào mật khu U-Minh Thượng và U-Minh Hạ ṛng ră hơn 4 tháng lội x́nh nhằm giải tỏa áp lực địch vào quận lỵ này. Đầu tháng 5/70 trở về nhập lại với LĐB để tham dự Hành quân Sóng Thần 5/70 vượt biên KPC.

    TĐ1/TQLC được chuyển vận bằng giang đỉnh của LLĐNTB 211 tiếp tục tuần tiểu trên sông Mékong đoạn từ ranh giới tỉnh Châu Đốc cho đến cách thủ đô Nam Vang 10 km về phía đông nam. Lực lượng này thỉnh thoảng mở những cuộc đột kích đổ bộ vào các mục tiêu hai bên sông nghi ngờ có địch; đồng thời sẳn sàng yểm trợ an ninh cho các vận tải hạm của HQVN chuyên chở Việt kiều từ Nam vang về Châu Đốc.

    Sau khi t́nh h́nh an ninh tại thị trấn Neakluong đă được văn hồi, LĐB/TQLC chuyển qua giai đoạn phối hợp hoặc hổ trợ cho lực lượng LĐ/ KPC do đại tá Pré Meas chỉ huy, tung quân hoạt động trong khu vực trách nhiệm. Kết quả thu được rất khả quan. Từ đó tinh thần chiến đấu của Lữ Đoàn KPC đă được nâng cao một cách rơ rệt.

    Đặc biệt trong cuộc hành quân Trực thăng vận nhằm giải tỏa tỉnh lỵ Preyveng, phía Bắc Neakluong 10 km, và khu vực chung quanh; hoàn toàn do phi đoàn trực thăng của Không quân QLVNCH đảm trách (trước đây phần nhiều do không quân Hoa Kỳ).

    Lữ Đoàn B/TQLC đă cho đổ Tiểu Đoàn 1/TQLC vào phía Nam thành phố và TĐ 4/TQLC vào phía Đông nam trong xế chiều. Khu vực hành quân gần quá tầm yểm trợ của pháo binh 105, không có không quân Hoa Kỳ yểm trợ. Cố vấn Mỹ nhận lệnh KQHK không được phép bay và yểm trợ vượt quá 7 km Tây Bắc Neakluong. Cuộc cận chiến suốt đêm bằng bộ binh của hai Tiểu Đoàn Cọp Biển đă cắt thành phố ra làm hai. TĐ1/TQLC lục soát và thanh toán các chốt địch từ dinh Tỉnh trưởng về phía đông. TĐ4/TQLC càn quét về phía Tây thành phố. Một lần nữa các đơn vị TQLC áp dụng chiến thuật tác chiến trong thành phố và đă đánh bật trung đoàn địch ra khỏi thị trấn Preyveng, giải cứu được Đại tá Tỉnh trưởng tỉnh này và thành phố Preyveng chỉ trong ṿng một ngày đêm. Đặc biệt TĐ4/TQLC trên đường truy kích địch đă tịch thu hàng ngàn vũ khí khi chúng đang t́m cách di chuyển đến khu an toàn. Số vũ khí này được triển làm tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV Cần Thơ.

    III. Nhận xét:
    Cuộc hành quân Cửu Long I/Sóng Thần 5/70 với sự tham dự của LĐ B/TQLC đă mang lại kết quả tốt đẹp: Thiệt hại về bạn rất nhẹ, vũ khí được bảo toàn. Hổ trợ có kết quả cho quân đội KPC ở Neakluong và vùng phụ cận văn hồi an ninh, bảo vệ luu thông an toàn trên QLI từ KompongTrabeck đến Nam Vang, giữ an ninh thủy tŕnh trên sông Mékong từ ranh giới Châu Đốc đến thủ đô Nam Vang. Chuyển vận 40 ngàn Việt kiều từ KPC về Việt Nam an toàn. Trong khi đó, về phía địch, hàng trăm tên chết tại chỗ, hàng ngàn vũ khí bị tịch thu, các kho tàng và quân dụng bị ta tịch thu và phá hủy. Những thất bại và thiệt hại của CS đă được hồi chánh viên VC tại Hiệp Ḥa, quận Đức Ḥa, tỉnh Hậu Nghĩa kể lại như sau:
    ”... Trong tháng 5 năm 1970, chúng tôi đă nhận được lệnh báo động là QLVNCH sẽ vượt biên... Nhiều người tin theo đă đi Văn Bổn xa hơn về phía tây. Tuy nhiên, một số cán bộ không tin những báo cáo này hoặc đă tŕ hoăn thật lâu việc rời khỏi vùng. Những cán bộ này đă bị bắt và hầu hết kho tàng đă bị chiếm trong cuộc hành quân vượt biên của quân đội miền Nam. Một tai họa cho tất cả mọi người. Sau đó, chúng tôi không có thực phẩm và bắt đầu phải trộm của dân Miên để sống. Anh Chín, ủy viên ủy ban hậu cần huyện Đức Ḥa đă nói rằng mọi người phải tự lo liệu lấy.. Một số cán bộ đă bị người Miên giết khi bị bắt đang trộm cắp thực phẩm. Do đó tôi đă quyết định trở lại Việt Nam và ra hồi chánh. Tôi nghĩ t́nh trạng gần như tuyệt vọng và mặc dù nhiều cán bộ của chúng tôi cũng tin như vậy nhưng không ai dám nói ǵ cả. Tôi biết được như vậy và sau khi ra đầu thú, tôi đăờ gặp nhiều cán bộ cùng sống tại đất Miên lúc trước...”.

    Đồng thời Trương như Tảng, nguyên Bộ Trưởng Tư pháp của chính phủ CMLT/CHMNVN sau khi đào tẩu và tị nạn tại Pháp đă hồi tưởng lại những ngày phải lẫn trốn v́ hành quân Việt-Mỹ tại vùng Lưỡi Câu năm 1970 như sau:
    ”... Sáng sớm hôm đó, ba ngày sau khi suưt bị B-52 đánh trúng, tôi bị ném ra khỏi giường rơi xuống sàn của hầm núp bởi một chuỗi tiếng nổ dậy trời. Nh́n vội qua khe hở của hầm núp, người bảo vệ và tôi nh́n thấy nhiều trực thăng trên ngọn cây sắp sửa hạ xuống. Tôi có thể nh́n rơ khuôn mặt của người lính VNCH và những họng súng ló ra qua khung cửa mở rộng của trực thăng. Lúc này th́ tiếng súng nhỏ và liên thanh bắt đầu nổ ḍn từ các hầm núp do lực lượng an ninh của chúng tôi bắn vào kẻ tấn công. Qua máy truyền tin, nhiều giọng nói báo tin rằng các bộ khác cũng đang bị tấn công. Nhiều giờ trôi qua tiếng súng bớt dần rồi lại dữ dội hơn. Suốt cả ngày tôi núp trong hầm, hai người bảo vệ quan sát chiến trận rất gần, thỉnh thoảng họ bắn một tràng AK qua khe hở của hầm. Ḅ thấp quanh hầm, tôi thu thập những giấy tờ quan trọng v́ biết rằng với bất cứ giá nào chúng tôi cũng phải vượt thoát cuộc bao vây khi đêm đến. Đây là vấn đề sinh tử, không một ai trong chúng tôi nghĩ rằng sẽ trốn thoát được ngày hôm sau nếu c̣n ở lại trong khu vực này. Với bóng đêm, áp lực của quân đội Sài G̣n giảm dần. Có lẽ họ cũng biết rằng lực lượng chủ lực của chúng tôi đang có mặt trong vùng. Chính họ cũng sợ bị bao vây. Khi được ra hiệu, những người bảo vệ và tôi thoát khỏi hầm núp khi ánh sáng hỏa châu vừa tắt. Không c̣n nghe tiếng súng nữa, khi chúng tôi đi vào rừng hướng về phía tây dọc hành lang an toàn mà sư đoàn 7 đă vạch sẵn. Tôi chạy thật nhanh và sau đó vừa đi vừa chạy để thở. Một số nhân viên thuộc các bộ khác đang đi trên dường phía trước chúng tôi. Tôi cũng nghe tiếng những người khác đang vội vă sau lưng. Từ khu vực hầm núp tiếng súng nghe nổ nhiều hơn với những tràng AK và XM16 xen kẻ nhau. Sau lưng chúng tôi, lực lượng an ninh tỏa ra bảo vệ và ngăn chặn cuộc săn đuổi. Vừa đi vừa chạy giữa hai người bảo vệ, tôi đi dọc đường ṃn không nh́n thấy ǵ cả trong bóng đêm của rừng rậm. Chúng tôi đi suốt đêm, không biết cái ǵ đă xăy ra phía sau mà chỉ biết tiếp tục đi. Dần dần tôi mệt mỏi v́ đuối sức, hai chân bắt đầu run và cổ th́ khô v́ khát nước. Khi lệnh truyền rằng chúng tôi có thể ngừng lại, tôi đă nằm dài ra mặt đất v́ mệt lả người...”.

    Điểm quan trọng sau cùng là hành quân KPC đă đánh dấu sự trưởng thành của QLVNCH trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh. Ngoại trừ Hành Quân Toàn Thắng 43 là hành quân phối hợp Việt Mỹ, c̣n tất cả các cuộc hành quân khác đều hoàn toàn do QLVNCH đảm trách.

    Iowa 2-99
    MX Tôn Thất Soạn

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Tiểu Đoàn 8 TQLC - Trận Cam-Bốt

    MX Phạm Văn Chung




    Lần đầu tiên ba thầy tṛ chúng tôi được chuyên chở bằng loại máy bay dân sự nhơ Cessna 2 chỗ ngồi: Tôi, Thượng sĩ Tchen A Sieu, Trung sĩ Nguyễn Văn Thanh, cộng thêm vũ khí cá nhân, ít quân trang dụng nên quá chật chội. Hơn một tiếng đồng hồ ngồi trong thế khổ sở gần như ôm cổ lẫn nhau từ phi trường dân sự Tân Sơn Nhứt đến Pochengton, Nam Vang bên Cam Bốt, máy bay nhẹ khi lên cao độ đủ bay rồi, cảm tưởng như ḿnh chẳng ngồi vào cái ǵ cả, bồng bềnh nhẹ trôi theo mây.

    Trong đời binh nghiệp, mỗi lần chúng tôi được không vận th́ thường nhét vào sàn trực thăng hoặc những vận tải cơ C47, C123, C130, tiếng động cơ ồn ào tại các phi trường quân sự vốn sẵn đă đầy âm thanh hỗn độn: Tiếng trực thăng, tiếng ầm ầm cùa phản lực cơ, lính tráng ồn ào lên xuống, thấp thoáng một vài cáng thương binh, tử sĩ, tiếng pháo binh ầm ́ vọng về đâu đó, không gian sặc sụa mùi chiến tranh. Thật vậy, chúng tôi là Lực lượng Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cho nên được chở đến đâu th́ nơi đó đang khói lửa mịt mù.

    Lần này được chỉ định trách nhiệm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung tá Ngô Văn Định về tham dự lớp Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp.

    Tôi nhớ vào những ngày cuối mùa mưa tháng 12/1970, phi trường Pochengton chắc vừa qua trận mưa, nhiều vũng nước c̣n loang loáng khắp phi đạo, quang cảnh nghèo nàn ít náo nhiệt hơn Tân Sơn Nhứt; chưa bao giờ tôi đặt chân đến đây, những hàng rào kẽm gai, bao cát, ụ đất, đây đó lính tráng qua lại tấp nập, v.v...

    Khung cảnh đó bỗng nhiên tôi cảm thấy buồn, những đất nước nhỏ bé xinh đẹp, hiền ḥa, đất đai mầu mỡ, cây cối xanh ngát thế kia cũng như đất nước thân yêu của tôi mà sao cứ phải chịu cảnh chiến tranh tàn phá hoài như vậy.

    Chiếc Cessna chưa đáp hẳn th́ đă thấy chiếc trực thăng quân sự rà rà bay đến đậu gần đó, vừa xuống đất, 3 chúng tôi đều phải đứng vuôn vai cho đỡ mỏi sau hơn 1 tiếng bó tṛn trong ḷng chiếc máy bay quá nhỏ kia. Đại úy Đoàn Trung Ương, Trưởng ban 3 Lữ đoàn đến chào nói: Trung tá Định gửi trực thăng đón Trung tá về Neak Luong, lâu ngày chúng tôi mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng rồi không chậm trễ, nhét nhau lên sàn chiếc trực thăng bay về Bộ chỉ huy Lữ đoàn cách đó khoảng 45 cây số phía Đông Nam.

    Đến nơi, gặp Trung tá Định, tôi cứ đinh ninh rằng: chúng tôi thế nào cũng c̣n ở với nhau 1 hoặc 2 ngày chuyện tṛ tâm sự, Định và tôi cùng xuất thân Khóa 4 phụ Sĩ Quan Trừ Bị tại Dalat năm 1954, vốn sẵn tinh thần đó chúng tôi lại cùng phục vụ trong Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nên càng gần gũi nhau hơn, tôi nhiều hơn Định 2, 3 tuổi ǵ đó nên Định có thói quen gọi tôi bằng anh.

    Gọi là bàn giao Lữ đoàn nhưng chẳng bàn giao ǵ cả, vừa gặp nhau th́ Định nói liền: Thiếu tá Đoàn Thức, Tham mưu trưởng sẽ tŕnh bày cho anh rơ t́nh h́nh, thầy tṛ tôi phải đi ngay trực thăng đang chờ để kịp giờ cho chiếc Cessna chở tôi sang và bốc Định về lại Sàig̣n ngay. Thế là Định x̣e bắt tay tôi: Ông anh ở lại, chúc may mắn.

    Lữ đoàn 369 hành quân vượt biên sang Cam Bốt trước đó ít tháng, giờ được đặt dưới sự chỉ huy của Quân Đoàn 4, Vùng 4 Chiến Thuật do Trung tướng Ngô Quang Trưởng làm Tư lệnh. Hiện vùng trách nhiệm của Lữ đoàn tương đối yên ổn, Bộ chỉ huy Lữ đoàn và Tiểu đoàn Pháo binh do Thiếu tá Đoàn Trọng Cảo làm Tiểu đoàn trưởng tại Neak Lương, 3 Tiểu đoàn tác chiến trú quân cách nhau khoảng 5, 6 cây số trong khu hoạt động của họ gồm:

    - Tiểu đoàn 5 do Thiếu tá Vơ Trí Huệ làm Tiểu đoàn trưởng.

    - Tiểu đoàn 8 do Thiếu tá Nguyễn Văn Phán làm Tiểu đoàn trưởng.

    - Tiểu đoàn 9 do Thiếu tá Nguyễn Kim Để làm Tiểu đoàn trưởng.

    Nhiệm vụ Lữ đoàn hành quân lục soát tiêu diệt địch trong vùng chỉ định, an ninh bảo vệ thủy lộ (sông Mekong) cho đoàn tàu dân sự quốc tế tiếp tế mọi nhu yếu phẩm cho dân chúng Nam Vang, v́ cảng chính của Cam Bốt phía Tây Nam bị áp lực địch không xử dụng được. Lữ đoàn phải làm sao để địch không thể thả ḿn, phục kích, pháo kích đoàn tàu cứ khoảng 20 hoặc 30 ngày một chuyến tiếp tế như vậy.

    Vào một, hai ngày trước khi đoàn tàu tiếp tế đi qua khu vực của Lữ đoàn, các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến phải hành quân lục soát gần bờ sông khoảng 3 cây số, trải quân chiếm giữ các điểm chiến thuật then chốt chế ngự sông Mekong từ cách Châu Đốc, Việt Nam khoảng 25 cây số qua Neak Lương về đến khoảng 10 cây số cách Nam Vang, c̣n đoạn gần Nam Vang tương đối an ninh do Quân Lực Cộng Ḥa Cam Bốt chịu trách nhiệm.

    Riêng đúng ngày đoàn tàu tiếp tế di chuyển qua, Lữ đoàn phải rút một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến khỏi vùng hành quân về túc trực cùng một Phi đoàn trực thăng gửi từ Cần Thơ (Việt Nam) qua tại sân bay nhỏ Neak Luong để sẵn sàng can thiệp.

    Vào khoảng 10 giờ 45 sáng, một ngày cuối tháng 1/1971 đoàn tàu tiếp tế bị phục kích tại ranh giới giữa Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến và Lữ đoàn 2 Quân Lực Cộng Ḥa Cam Bốt trách nhiệm,

    Ngay khi được Toán truyền tin Lữ đoàn gửi xuống đi theo vị Thuyền trưởng, Trưởng đoàn tàu báo bị phục kích, Lữ đoàn trưởng, Đại úy Đoàn Trung Ương Trưởng ban 3 Lữ đoàn, một Hạ sĩ truyền tin cùng lên trực thăng chỉ huy do Đại úy Không quân, Phi đoàn trưởng lái cất cánh ngay, đồng thời lệnh Tiểu đoàn 8 lên trực thăng đợt đầu.

    Khi trực thăng chỉ huy bay đến vùng phục kích đoàn tàu, chúng tôi xà xuống thấp quan sát trận địa, thấy địch nằm trải theo bờ sông phía Đông Nam (cùng phía Neak Luong) đang tác xạ mănh liệt vào đoàn tàu. Từ trên cao quan sát thấy mặt nước sông tung tóe mỗi khi đạn nổ không trúng tàu: như súng liên thanh hạng nặng 12.7 ly, súng phóng lựu, súng cối 60, 82 ly, đặc biệt chúng tôi c̣n nh́n thấy cả đạn đạo của súng cà nông 57, 75 ly không giật bắn thẳng từ bờ sông ra đoàn tàu. Một chiếc tàu trúng đạn bốc khói nhưng vẫn tiếp tục cùng đoàn tàu di chuyển, may mắn không chiếc nào cán thủy lôi hoặc hư hại nặng làm tắc nghẽn ḍng sông.

    Hai trực thăng Gunship bay theo chúng tôi từ Neak Luong được lệnh can thiệp nên nhào xuống xả súng liên thanh, hỏa tiễn vào bờ sông, súng pḥng không địch từ dưới đất bắt đầu bắn lên trực thăng chúng tôi.

    Bay ṿng ra phía sau lưng địch, chúng tôi thấy hai trảng trống, vừa ruộng lúa vừa bụi rậm thấp cách khoảng 300 thước ngay sau tuyến địch phục kích. Chúng tôi quyết định đổ quân vào các trảng trống này đồng thời liên lạc với Thiếu tá Phán Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 đang bay cùng Đại đội trong đợt trực thăng đầu và lệnh cho 2 Gunship tác xạ dọn băi đáp. Thường th́ dọn băi đáp bằng nhiều loại hỏa lực khác nhau như Pháo binh, Không quân chiến thuật trước rồi trực thăng Gunship tác xạ cuối cùng là đổ quân ngay. Nhưng ở đây thời gian không cho phép làm như vậy nữa. Chúng tôi muốn chụp ngay sau lưng địch không cho chạy thoát nên xử dụng 2 Gunship tác xạ, phóng hỏa tiễn ít trái xuống băi đáp là đổ ngay Tiểu đoàn 8 đợt đầu xuống.

    ***
    Tiểu đoàn 8 chia sẵn thành 2 cánh A và B: - Cánh A gồm 2 Đại đội tác chiến, Ban chỉ huy Tiểu đoàn - Cánh B cũng 2 Đại đội, Ban chỉ huy nhẹ do Thiếu tá Trần Ba, Tiểu đoàn phó chỉ huy.

    Đợt đầu vừa xong, th́ đợt trực thăng thứ hai (cánh B) xuất hiện trên ṿm trời xa xa rồi cũng nhanh chóng đổ quân xuống trảng trống thứ hai lao lên hướng Bắc sau lưng địch; trong tiếng đồng hồ sau đó 2 Đại đội c̣n lại của 2 cánh được thả xuống 2 băi đáp xong xuôi.

    Tiểu đoàn K17 địch tăng cường nhiều súng cộng đồng hạng nặng nhằm đạt mục tiêu đánh đắm các tàu dân sự quốc tế để gây tiếng vang không ngờ bị Tiểu đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến làm triệt tiêu hy vọng đó.

    Diễn tiến như sau: Trong lúc c̣n bay trên trực thăng, chúng tôi cùng Thiếu tá Phán đă đồng ư với nhau phải tốc chiến càng nhanh càng tốt không để cho địch kịp trở tay hoặc tháo lui mất.

    Trên trực thăng chỉ huy chúng tôi ngưng ngay mọi liên lạc trực tiếp với Phán, chỉ monitor để nghe anh điều động các con cái của Tiểu đoàn anh.

    Tiếng Phán oang oang trong ống liên hợp, chửi thề, ḥ hét, dàn rộng ra, tiến nhanh lên, chạy thẳng ra bờ sông, c̣n mấy thằng chết hoặc bị thương cứ để đó, để ở băi đáp tính sau. Ngồi trực thăng trên cao h́nh dung ra con O¨ Biển đầu đàn Nguyễn Văn Phán đang hung hăng xông xáo lùa đàn O¨ Biển phóng thẳng vào mũi súng địch, anh và Ban chỉ huy Tiểu đoàn cũng hàng ngang chạy vào như mọi người, không c̣n cách nào khác khi địch thấy đoàn trực thăng đổ quân sau lưng, đă nhả mồi (đoàn tàu) quay lại phía sau súng lớn nhỏ nổ vào đoàn O¨ Biển của 2 cánh A và B như mưa.

    Chỉ có độc nhất một con đường sống là cứ nhắm địch mà phóng tới, ai rớt mặc ai, thầy tṛ anh cứ phóng tới, làm sao mà lớ quớ ở địa thế trống trải để địch tỉa lần được. Phải bay trên đầu anh, nghe tiếng anh hổn hển trong loa truyền tin mới thấy được cái dũng mănh như con hổ đói mồi của Nguyễn Văn Phán lúc bấy giờ.

    Phán xuất thân khóa Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, anh là rể của nhà triệu phú đă từng ra tranh cử đối chọi với Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm ngày xưa. Đánh giặc anh hung hăn như cọp nhưng về hậu cứ nghỉ ngơi, dưỡng quân anh lại vui nhộn, trẻ trung, ồn ào kết giao rộng răi trong giới sành ăn chơi của Saigon một thời. Tính t́nh cởi mở nhưng liều mạng và bốc ẩu. Trời sanh tánh ai mà sửa được cho ai, cũng v́ bản tính trời cho như vậy nên trong trận mạc anh đă gây cho địch nhiều cú táng bất ngờ thất kinh khiếp đảm. Con người như vậy không ai ngờ anh lại có giọng ca đục khàn c̣n liễu trai hơn cả nữ ca sĩ có tước hiệu tiếng hát liễu trai, nhưng với Phán muốn có giọng ca đó th́ anh phải đi 2, 3 tuần cognac, nửa gói thuốc lá trước đă, thời gian phải vào khoảng sau nửa đêm, trong hội trường đèn mờ xuống, ngoài trời se lạnh, sương phủ lăng đăng đó đây, những lúc đó giọng ca của anh càng khàn càng đục ai oán không cùng.

    Anh là một Tiểu đoàn trưởng cự phách không thua ǵ các Tiểu đoàn trưởng: Phạm Nhă, Nguyễn Xuân Phúc tức Robert Lửa, Đỗ Hữu Tùng, Lê Bá B́nh, Phạm Cang, Nguyễn Đằng Tống, Nguyễn Đăng Ḥa, Nguyễn Văn Cảnh, v.v...

    Về phía cánh B của Thiếu tá Trần Ba, Tiểu đoàn phó cũng không kém phần ác liệt, cũng địa thế trống trơn, địch cũng quay lại mà bắn bia vào đoàn O¨ Biển. C̣n cách nào khác chỉ một con đường sống là nhắm ngay địch mà phóng tới, nhưng Trần Ba giọng Huế, chắc nịch, chậm rải cũng chửi thề, cũng hô hoán xung phong, nhào tới, chửi thề, nhào lên...

    Trần Ba gốc Thiếu Sinh Quân, xuất thân khóa Sĩ Quan đặc biệt, cao lớn, đẹp trai. Khi c̣n là Trung đội trưởng, Đại đội trưởng chúng tôi đă nh́n thấy rơ nét, anh sẽ là những Tiểu đoàn trưởng cự phách tương lai của Thủy Quân Lục Chiến, nhưng rất tiếc anh bị tử trận khi là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5, ít lâu sau trong trận pḥng thủ tuyến Mỹ Chánh mùa Hè Đỏ Lửa 72 tại Quảng Trị (người viết đă có viết về Thiếu tá Trần Ba trong bài 369 bên gịng sông Mỹ Chánh).

    Pháo binh đặt tại Neak Luong cách 10 cây số gần như mút tầm của đại bác 105 ly, nên chúng tôi lệnh cho Thiếu tá Đoàn Trọng Cảo Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Pháo binh mang một Pháo đội dùng phà vượt sông Mekong sang bờ sông phía Tây, di chuyển lên ngang trận địa, nên pháo binh can thiệp rất hữu hiệu, mặc dù không c̣n quân tác chiến nào để bảo vệ, Pháo binh vừa tác xạ vừa tự giữ an ninh lấy qua đêm, liều lĩnh về phía chúng tôi nhưng bất ngờ cho địch nên địch càng hốt hoảng khiếp đảm.

    ***
    Địch bị khóa chặt một là bị giết, bắt sống hay chạy thẳng theo bờ sông lên hướng Bắc; sau 3 giờ giao tranh ác liệt, đẫm máu, tuyến địch bị bung, tháo chạy tứ phía, tha hồ làm mồi cho trực thăng Gunship cùng Pháo binh tác xạ truy kích. Sát bờ sông địch và ta trộn chấu, nhưng ta đang khí thế dũng mănh nên địch hoặc bị giết hoặc bị bắt sống, thu rất nhiều vũ khí.

    - Cao Bằng, đây O¨ Biển 1 gọi.

    - Cao Bằng tôi nghe anh năm trên năm.

    Tiếng Phán oang oang báo cáo, tôi mần tụi nó ráo trọi, thu rất nhiều súng cộng đồng, có 2, 3 khẩu 75 ly không giật đây; tŕnh Đại Bàng địch chạy tứ tán, một số khá đông chạy dọc theo bờ sông lên hướng Bắc, xin Đại Bàng kêu tụi Lữ đoàn 2 Cam Bốt hốt đi, v.v...

    Tôi khích lệ Phán ít lời và làm theo Phán yêu cầu, liên lạc với Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 cuSa Quân Lực Cộng Ḥa Cam Bốt, báo cho rơ sự t́nh, vị Đại tá này sau thăng cấp Thiếu tướng làm Tham Mưu Trưởng Quân Lực Công Ḥa Cam Bốt dưới thời Tổng thống Lon Nol.

    Tổng kết trận đánh: Tiểu đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến vừa chết, bị thương dưới 30, địch khoảng hơn trăm xác rải rác tại trận địa, một số chết v́ Gunship, Pháo binh tác xạ truy kích không thể đếm được, bắt sống khoảng 20, thu rất nhiều vũ khí cá nhân, cộng đồng như: AK47, B40, B41, cối Trung Cộng 82 ly, đặc biệt là 2 khẩu đại liên 12.7, 3 khẩu 57 ly và 2 khẩu 75 ly không giật bắn thẳng.

    Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân Đoàn 4, Vùng 4 Chiến Thuật nghe tin chiến thắng bay từ Cần Thơ đến thăm Lữ đoàn ngày hôm sau.

    Đây là lời Trung tướng Ngô Quang Trưởng: Tôi và Bộ Tham Mưu Quân Đoàn, nhất là Đại tá Trưởng pḥng 3 Quân Đoàn khen Lữ đoàn và Tiểu đoàn chuyển thế trận nhanh chóng, các anh thắng v́ sự điều quân gan dạ và liều lĩnh gây hoàn toàn vô phản ứng về phía địch: - Thứ nhất là các anh di chuyển quá nhanh chóng, Pháo binh sát tới trận địa, địch không ngờ - Về phía đoàn tàu dân sự quốc tế chỉ một vài chiếc trúng đạn hư hại nhẹ, một thủy thủ chết vài ba bị thương nhẹ.

    ***
    Khoảng tháng sau đó Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến được lệnh di chuyển về Saigon gấp, bổ sung quân số, đạn dược, lương thực trong 2 ngày và được vận tải cơ C130 không vận thẳng đến phi trường quân sự Khe Sanh tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 vượt biên sang Hạ Lào.

    MX Phạm Văn Chung

  4. #44
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Những ngày đầu của Tiểu Đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến

    MX Nguyễn Khắc Thịnh



    Sau khi măn khóa từ trường Bộ Binh Thủ Đức, tôi được thuyên chuyển về binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Sau 15 ngày nghỉ phép măn khóa để về thăm gia đ́nh ở Nha Trang, tôi trở lại tŕnh diện pḥng Tổng quản trị Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến ở đường Lê Thánh Tôn Sài G̣n. V́ trễ phép nên khi tŕnh diện Pḥng tổng quản trị đă chuyển thẳng tôi đến Trung tâm Huấn luyện Thủy Quân Lục Chiến ở Rừng Cấm Thủ Đức, khóa học chuyên môn về binh chủng cho tân sĩ quan đă khai giảng rồi. Lúc bấy giờ Trung tá Phạm Văn Chung làm Chỉ huy trưởng Trung tâm, vào đây tôi gặp lại các bạn cùng khóa và được xếp chung vào để cùng theo học với họ. Khóa học kéo dài 21 ngày, sau khi hoàn tất chúng tôi gồm 33 sĩ quan được phân phối đến các Tiểu đoàn của binh chủng. Riêng tôi và Chuẩn úy Minh được chuyển về Khối Bổ sung ngày 25/9/69, nằm lại Trung tâm Huấn luyện. Đến ngày 1/11/69 Tiểu đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến thành lập và tôi được chuyển về Tiểu đoàn mới này với nhiệm vụ Trung đội trưởng Trung đội 3, Đại đội 1. Những ngày đầu Tiểu đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến gồm có:

    - Thiếu tá Phạm Nhă: Tiểu đoàn trưởng
    - Đại úy Trần Xuân Quang: Tiểu đoàn phó
    - Trung úy Tôn Thất Trân: Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy
    - Trung úy Bác sĩ Nguyễn Trùng Khánh: Bác sĩ Tiểu đoàn
    - Chuẩn úy Phỗ: Trung đội trưởng súng cối Tiểu đoàn
    - Đại úy Trần Ba: Đại đội trưởng Đại đội 1
    - Trung úy Đức: Đại đội trưởng Đại đội 2
    - Trung úy Sử: Đại đội trưởng Đại đội 3
    - Đại úy Thành: Đại đội trưởng Đại đội 4

    Màu bảng tên của Tiểu đoàn 7 là vàng cam chữ đen. Trong Tiểu đoàn 7 lúc bấy giờ hai Đại đội 1 và 4 là tân binh. C̣n Đại đội 2 của Trung uư Đức là từ Tiểu đoàn 2 Trâu Điên chuyển qua nguyên Đại đội cũ cơ hữu. Và Đại đội 3 của Trung uư Sữ cũng vậy, được chuyển qua từ Tiểu đoàn 3 Sói Biển, nguyên một Đại đội cũ cơ hữu. Như vậy Tiểu đoàn 7 có 2 Đại đội đă tác chiến rồi và 2 Đại đội tân binh mới thành lập. Hậu cứ tạm thời của Tiểu đoàn 7 nằm phía sau của Trung tâm Huấn luyện Thủy Quân Lục Chiến. Những ngày đầu mới thành lập, sĩ quan của Tiểu đoàn làm cán bộ huấn luyện chuyên môn và tác chiến cho binh sĩ của ḿnh. Sau đó toàn bộ Tiểu đoàn 7 được thuyên chuyển đến Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp ở Bà Rịa học bổ túc và thực tập chiến thuật tác chiến, mục tiêu ở trên đỉnh núi có phi pháo bắn yểm trợ. Rời Trung tâm Vạn Kiếp, Tiểu đoàn 7 di chuyển đến Vũng Tàu, hậu cứ của Tiểu đoàn 4 Ḱnh Ngư để học và thực tập về chuyên môn của binh chủng. Cả Tiểu đoàn được đưa lên những chiếc tàu lớn LST của Hải quân chạy ra biển khơi để tập chịu đựng sóng biển nhồi vài ngày và thực tập đổ bộ tác chiến ở Băi Sau Vũng Tàu mà mục tiêu ở phía rừng thông của đất liền. Giờ hành quân bắt đầu, tất cả Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ của Tiểu đoàn đều dùng lưới hai bên hông tàu leo từ tàu lớn LST xuống các tàu đổ bộ LCVP để tiến thẳng vào bờ. Khi nắp bững phía trước của tàu LCVP vừa mở, tất cả các Đại đội cũng như Bộ chỉ huy Tiểu đoàn, dùng chiến thuật từ biển vô tiến lên đất liền và đánh chiếm mục tiêu ở trong rừng thông.Sau những ngày thực tập chiến thuật và chuyên môn tác chiến của binh chủng, Tiểu đoàn được nghĩ vài ngày, cũng đúng vào ngày đầu xuân Tết âm lịch con gà.

    Đại đội trưởng Đại đội 1 của tôi là Đại úy Trần Ba, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân. Song thân anh đă mất nên nhân ngày đầu xuân anh thiết lập một bàn thờ dă chiến đơn sơ với tấm ḷng thành của người lính chiến nhớ đến đấng sinh thành. Tất cả sĩ quan cũng có mặt cùng anh, nh́n anh quỳ lạy với ḍng lệ rơi, ai nấy đều xúc động, riêng tôi cũng không cầm được nước mắt. Đó là mùa xuân đầu đời lính chiến của tôi. Người lính chiến luôn xem bản thân ḿnh và cái chết nhẹ như áng mây tan trong bầu trời, nhưng trong tim họ luôn có một mối t́nh gần như là anh em mà ta thường nói là Huynh Đệ Chi Binh.

    Ba ngày Tết con gà vừa qua xong th́ Tiểu đoàn 7 di chuyển về hậu cứ mới, cũng trong Rừng Cấm Thủ Đức, gần Trung tâm Huấn Luyện và hậu cứ của Tiểu đoàn 1 Quái Điểu. Vào ngày mùng 7 Tết, Tiểu đoàn xuất quân lần đầu: Hành quân tăng cường yểm trợ cho Vùng 4 Chiến thuật. Đoàn xe chở Tiểu đoàn di chuyển đến Bắc Mỹ Thuận, trong thời gian chờ qua phà tôi xin phép Đại úy Ba qua trước để ghé thăm thành phố Vĩnh Long thân yêu có nhiều kyœ niệm và cũng để thăm người em gái bạn cũ từ khi c̣n làm công chức chưa mặc áo lính. Gặp lại nhau, cô em mừng lắm và nói rằng tôi khác lạ quá. Tôi hỏi có phải v́ bộ áo rằn ri này coi dữ quá không nhưng cô em chỉ lắc đầu mỉm cười. Sau khi trao đổi vào câu ngắn ngủi tôi vội vàng ra đi, cô em nói với theo là hy vọng đón tôi về lại tỉnh này khi hoàn thành nhiệm vụ.

    Sau khi qua phà xong, đoàn xe trực chỉ hướng Cần Thơ, và một lần nữa lại dừng xe để chờ phà đưa qua Bắc Cần Thơ. Chúng tôi không phải chờ lâu v́ xe hành quân được ưu tiên qua trước nên hàng đoàn xe đ̣, xe chở hàng kẹt lại nối đuôi thành hàng dài ở phía sau. Tiểu đoàn đến Cần Thơ, c̣n gọi là tỉnh Phong Dinh, nơi có Bộ tư lệnh Quân đoàn 4. Tại đây Tiểu đoàn 7 được trực thăng bốc vào U Minh để thay thế cho Tiểu đoàn 2 Trâu Điên. Những ngày hành quân ở U Minh với những cánh rừng tràm rậm rạp, ở vùng Đồng Tháp sông rạch chằng chịt...chúng tôi lúc nào cũng ngâm ḿnh dưới nước. Đây cũng là dịp lập công đầu của Tiểu đoàn 7: khám phá được kho vũ khí đạn dược của Việt cộng. Tiêu diệt được nhiều Cộng quân và tịch thu toàn bộ vũ khí, từ đại bác cộng đồng cho tới vũ khí cá nhân khá nhiều. Trực thăng vùng 4 chuyển vũ khí thu được đến 2 ngày mới chấm dứt. Lần đầu tiên Tiểu đoàn 7 được tuyên dương và tôi cũng được tưởng thưởng huy chương anh dũng bội tinh ngôi sao bạc đầu tiên của đời lính chiến.

    Khoảng tháng 3 năm 197O, Tiểu đoàn 7 lại được lệnh hành quân vượt biên giới sang Cambodia. Chúng tôi di chuyển đến tỉnh Châu Đốc rồi xuống tàu Hải quân LCU để qua Cambodia bằng đường sông. Loại tàu LCU chạy rất chậm mà tiếng máy tàu c̣n quá to, chúng tôi ngồi gần nhau nói chuyện mà không nghe được rơ ràng. Tàu chạy một ngày một đêm mới vào tới địa phận Cambodia. Khoảng 2 giờ chiều ngày hôm sau Tiểu đoàn 7 đổ bộ lên bến phà Neak-Luong. Sĩ quan ra đón lại là Đại úy Trần Xuân Quang, lúc này ông đang ở Tiểu đoàn 4 Ḱnh Ngư qua đây trước, ông tiếp đón chúng tôi rất thân t́nh và vui vẽ.

    Tiểu đoàn 7 đổ bộ xong răi quân đóng ngay vùng bến phà Neak-Luong. Nói thêm ở đây có cái lạ là chiến thuật của lính Cambodia luôn đóng quân ở điểm thấp và gần mặt nước sông. Khác với binh pháp chiến thuật của ta là phải chiếm đóng ở điểm cao để có lợi điểm quan sát và chiến thuật hơn. Dân Cambodia ở Neak-Luong sống răi rác trên những nhà sàn, c̣n phố xá th́ người Hoa chiếm và buôn bán tất cả những mặt hàng gia dụng hay kỹ nghệ. Đóng quân ở Neak-Luong được một tuần th́ Đại úy Trần Ba chỉ định tôi dẫn Trung đội 3 của Đại đội 1 lên Panam để giữ an ninh vùng đó cũng như giữ cây cầu Panam cho dân chúng được qua lại dễ dàng, an toàn. Đến ngày 14/5/197O, Tiểu đoàn nhận lệnh hành quân, tất cả tập trung về Neak-Luong để trực thăng bốc vào giải vây tỉnh Kompong Cham đang bị Việt cộng vây. Trực thăng vừa đổ quân xong là bị địch pháo, chúng tôi vừa nhảy ra là tác chiến ngay với Việt cộng suốt buổi chiều. Khi màn đêm xuống địch lợi dụng đêm tối, tầm nh́n ngắn chúng tràn ra đánh biển người. Tiểu đoàn 7 chống trả mănh liệt làm cho Việt cộng tê liệt không tiến thêm được bước nào, đến gần sáng hôm sau th́ chúng rút chạy, để lại la liệt xác đồng bọn và vũ khí cá nhân lẫn cộng đồng. Sau đó chúng tôi tiếp tục truy nă tàn quân Việt cộng, Đại đội 1 càn quét ở cánh phải, tôi v́ hăng say chiến thắng nên tiến lên đầu, gặp phải chốt địch bắn sẻ, lằn đạn ghim nhiều vào phần dưới bụng làm cho hai chân tôi không c̣n cảm giác chạm đất nữa. Tôi dùng máy 25 gọi cho Đại úy Trần Ba th́ lại bị bắn tiếp vào tay phải nên không cầm được ống nói. Hơn nữa máu ra nhiều nên vài phút sau tôi hôn mê không c̣n biết ǵ nữa.

    Bảy ngày sau, tỉnh lại ở pḥng hồi sinh tôi mới cảm thấy ḿnh đau. Y tá cho biết tôi đang nằm ở bệnh viện Long Xuyên và vừa trải qua cuộc phẫu thuật cho thân thể. Tôi nằm điều trị ở đó gần một tháng th́ được chuyển về bệnh viện Lê Hữu Sanh của binh chủng Mũ Xanh. Tôi được chuyển về bằng xe cứu thương quân đội, chạy hụ c̣i ưu tiên, khi đến Vĩnh Long qua Bắc Mỹ Thuận, dân chúng đi chung phà ṭ ṃ nh́n người thương binh. Trong số đó có cô em Vĩnh Long của tôi , cô em giật ḿnh khi thấy người thương binh lại là người mà hôm chia tay tạ từ cô đă nói:“Hy vọng đón anh về lại tỉnh này khi đă hoàn thành nhiệm vụ”. Cô em cuống quưt lo sợ cho thương tích của tôi, tôi cuời và nhắc lại: “Anh đă hoàn thành nhiệm vụ và về gặp em đây”. Phà cập bến, tôi cho cô biết ḿnh sẽ nằm dưỡng thương ở Bệnh viện Lê Hữu Sanh của Thủy Quân Lục Chiến ở Thị Nghè Sài G̣n. Trong thời gian điều trị tôi phải dùng xe lăn, hằng ngày sau giờ học cô em đến bệnh viện thăm và an ủi tôi. Cô thường đẩy xe cho tôi ra vườn hoa của bệnh viện rồi cùng nhau nhắc lại những kyœ niệm xưa, khi c̣n ở Vĩnh Long... Tôi cảm thấy ḿnh được xoa dịu, an ủi nhiều trong khoảng thời gian này, hai chân tôi đă từ từ cưœ động lại. Tại đây hội đồng phân tôi loại 3 và được chuyển về Trung tâm Quản trị Trung ương Sài G̣n ngày 28/1O/197O.

    Sau nhiều ngày suy nghĩ về h́nh hài tàn phế của ḿnh và tương lai của cô em, tôi không muốn v́ ḿnh mà cô dở dang việc học hành... V́ thế nên tôi xin thuyên chuyển về Nha Trang mà không cho cô em hay. Tôi về Đơn vị 2 Quản trị tại Nha Trang ngày 1/11/7O. Đến ngày 1O/9/71 tôi ra Hội đồng Miễn dịch Nha Trang, Hội đồng Y khoa quyết định với cấp độ tàn phế vĩnh viễn 7O% có cấp dưỡng cho tôi. Sau đó tôi được hưởng 9O ngày phép có lương và ngày 26/12/71 tôi chính thức giă từ lính trận và binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Với nghị định số: 1O19/TTM/ND. 17/12/1971 xóa tên trong bản kiểm danh đơn vị và quân đội.

    Tôi giă từ Binh chủng và Quân đội trở về dân sự với một thân thể không trọn vẹn, tật nguyền nhưng tâm hồn tôi vẫn vui và tự hào ḿnh đă làm tṛn bổn phận và trách nhiệm của ḿnh đối với tổ quốc. Tôi xin mượn lời một Danh tướng để kết thúc hồi kư này:

    "Người ta có thể đem tôi ra khỏi quân đội
    Nhưng quân đội không ra khỏi con người tôi."

    MX Nguyễn Khắc Thịnh

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chiến dịch Lam Sơn 719

    Bách khoa toàn thư Wikipedia
    Chiến dịch Lam Sơn 719 / Chiến dịch đường 9 - Nam Lào
    Một phần của Chiến tranh Việt Nam



    Chiến dịch Lam Sơn 719 hay Cuộc Hành quân Hạ Lào (cách gọi của Việt Nam Cộng ḥa) hay Chiến dịch đường 9 - Nam Lào (cách gọi của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa) là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam, do Quân lực Việt Nam Cộng ḥa (QLVNCH) thực hiện với sự yểm trợ của không quân và pháo binh Mỹ. Mục tiêu của chiến dịch là phá vỡ hệ thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) tại Lào và cắt đứt Đường ṃn Hồ Chí Minh tại thị trấn Tchepone nằm cách biên giới Việt-Lào 42 km về phía Tây.

    Chiến dịch này c̣n là một thử nghiệm về khả năng Quân lực Việt Nam Cộng ḥa có thể tự chiến đấu trong t́nh huống Mỹ tiếp tục rút quân ra khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam, một thử nghiệm về chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và năng lực hoạt động độc lập một cách hiệu quả của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa.

    Do những sai lầm cố hữu trong hệ thống chỉ huy của Việt Nam Cộng ḥa, nhu cầu bảo mật làm hạn chế việc lập kế hoạch kĩ càng, và sự bất lực của các chỉ huy quân sự và chính trị của Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa khi đối mặt với thực tế chiến sự, và do sự thi hành kém, Chiến dịch Lam Sơn 719 đă sụp đổ khi đối mặt với sự phản kháng kiên quyết và khéo léo của đối phương. Chiến dịch này đă là một thảm họa đối với Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, làm tiêu tan những đơn vị thiện chiến nhất của quân đội này, và phá tan sự tự tin đă được xây dựng trong ba năm trước đó. Việt Nam hóa chiến tranh, chiến lược mà nhiều quan chức dân sự và quân sự Mỹ coi là phương cách tốt nhất để cứu Việt Nam Cộng ḥa và để Mỹ hoàn thành việc rút quân, đă thể hiện sự thất bại.

    Chiến dịch này c̣n đánh dấu bước phát triển mới của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến sự bùng nổ ở Hạ Lào không giống như bất cứ trận chiến nào trước đó trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là lần đầu tiên QĐNDVN bỏ chiến thuật cũ và tiến hành phản công theo kiểu chiến tranh chính quy truyền thống, lần đầu tiên QĐNDVN mở các đợt tấn công lớn bằng bộ binh với yểm trợ của thiết giáp và pháo binh hạng nặng để đè bẹp các vị trí của QLVNCH tại các cánh sườn của tiền đội chính. Sự hiệp đồng tác chiến của hỏa lực pḥng không đă làm cho yểm trợ không quân chiến thuật và tăng viện bằng không quân của Mỹ trở nên khó khăn và chịu nhiều thiệt hại.

    Quân đội Nhân dân Việt Nam dự đoán sẵn một nỗ lực quân sự tiếp theo tất yếu của sự Việt Nam hóa chiến tranh và bày sẵn thế trận tiêu hao đối thủ. Trong thời gian đầu của chiến dịch Quân đội Nhân dân Việt Nam cố gắng t́m cách giấu lực lượng để địch tiến về phía tây, chỉ đến khi không c̣n giữ được bí mật, mới tiến hành trận đánh Đại phá bản Đông, cho thấy Quân lực Việt Nam Cộng ḥa thất bại "từ trong trứng". Hoặc một cách lập luận khác, Việt Nam Cộng ḥa đă biết chắc thất bại nhưng vẫn tiến hành chiến dịch đẫm máu v́ những lư do chính trị, như lời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "chỉ cần đến Xê-pôn rồi rút về".[cần dẫn nguồn]



    Hoàn cảnh


    Hệ thống đường Trường Sơn


    Trong thời kỳ 1959-1970, đường Trường Sơn đă trở thành tuyến hậu cần quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam cho nỗ lực của họ nhằm thực hiện các hoạt động quân sự để lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng ḥa do Mỹ hỗ trợ và thống nhất đất nước. Chạy từ phía tây Bắc Trung Bộ qua vùng Đông Nam Lào và đi vào một số vùng phía Tây của miền Nam, hệ thống đường Trường Sơn đă là mục tiêu của các nỗ lực đánh phá ngăn chặn liên tục của Mỹ suốt từ năm 1966. Tuy nhiên, hỗ trợ các chiến dịch không kích, các hoạt động ngầm mới chỉ được thực hiện ở quy mô nhỏ trong địa phận của Lào nhằm ngăn chặn ḍng người và hàng trên đường Trường Sơn.[5]


    Hành quân bằng Thiết giáp M113

    Kể từ năm 1966, trên 630.000 người, 100.000 tấn lương thực, 400.000 vũ khí, và 50.000 tấn đạn dược đă di chuyển qua mê cung của những con đường đất, đường rải đá, đường ṃn, và các hệ thống vận chuyển đường sông dọc ngang vùng Đông Nam Lào, nối với một hệ thống hậu cần tương tự tại nước láng giềng Campuchia - Đường ṃn Sihanouk.[6] Tuy nhiên, từ sau khi Norodom Sihanouk bị lật đổ năm 1971, chính quyền Lon Nol thân Mỹ đă không cho lực lượng quân Giải phóng tiếp tục sử dụng cảng Sihanoukville để nhận hàng. Về mặt chiến thuật, đây là một đ̣n nặng đối với nỗ lực của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, do 70% hàng quân sự cho miền cực nam đă được chuyển đến qua cảng này.[7] Cú đ̣n tiếp theo vào hệ thống hậu cần đặt tại Campuchia đă được thực hiện vào mùa xuân và mùa hè năm 1970, khi quân Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa vượt qua biên giới và tấn công các khu căn cứ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam trong chiến dịch Campuchia.

    Hoàn thành việc phá hủy các "thánh địa Cộng sản" tại Campuchia, các sở chỉ huy Mỹ tại Sài G̣n quyết định rằng thời gian đang thuận lợi cho một chiến dịch tương tự tại Lào. Các tướng lĩnh Mỹ tin rằng, nếu thực hiện một chiến dịch như vậy, tốt nhất là làm thật nhanh, trong khi các phương tiện chiến tranh của Mỹ vẫn c̣n sẵn có tại miền Nam Việt Nam. Một chiến dịch như vậy sẽ gây ra sự thiếu thốn đạn dược vũ khí cho Giải phóng quân sau 12 đến 18 tháng, trong khi quân đội Mỹ rút dần ra khỏi miền Nam Việt Nam, và nhờ đó tŕ hoăn một cuộc tấn công lớn của Quân Giải phóng vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam Cộng ḥa trong ṿng 1 năm, thậm chí có thể 2 năm.[8]
    Binh sĩ Việt Nam Cộng ḥa thuộc Tiểu đoàn 1 Cơ giới tại Mặt trận Đường 9 Nam Lào

    Khi đó đang có các dấu hiện ngày càng tăng của hoạt động hậu cần tại miền Đông Nam Lào, hoạt động này báo hiệu một cuộc tấn công lớn của quân đội nhân dân Việt Nam.[9] Các cuộc tấn công này thường xảy ra vào gần cuối mùa khô tại Lào (từ tháng 10 đến tháng 3), mùa các lực lượng hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam hoạt động mạnh nhất. Một báo cáo t́nh báo Mỹ ướng tính khoảng 90% lượng quân nhu của Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyển dọc đường Trường Sơn đang được điều vào 3 tỉnh cực Bắc của Việt Nam Cộng ḥa, hiện tượng này cho thấy sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn.[10] Đây là một tín hiệu cảnh báo cho cả Washington và chỉ huy Mỹ tại Việt Nam, hối thúc về sự cần thiết của một cuộc tấn công ngăn chặn để làm trật bánh các mục tiêu của QĐNDVN trong tương lai.[11]

    Lực lượng tham chiến



    Lực lượng của Việt Nam Cộng ḥa và Mỹ trong cuộc hành quân này gồm có:

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa:

    3 sư đoàn: Sư đoàn Dù (gồm 3 lữ đoàn 1,2,3), Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến, Sư đoàn 1 Bộ binh
    3 lữ đoàn: Liên đoàn 1 Biệt động quân, trung đoàn 4 và trung đoàn 5 - sư đoàn bộ binh số 2
    4 trung đoàn và 2 chi đoàn thiết giáp: trung đoàn 17, 11, 7, 4 (trang bị xe tăng M-41)
    13 tiểu đoàn pháo binh

    Quân Mỹ:

    12 tiểu đoàn bộ binh: 5 tiểu đoàn thuộc sư đoàn dù 101, 4 tiểu đoàn lữ 1 sư đoàn 5 bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn thuộc sư đoàn Americal
    8 tiểu đoàn pháo binh (cỡ pháo từ 155 đến 203 mm)
    1200 máy bay: 800 trực thăng, 300 máy bay phản lực, 50 máy bay vận tải cỡ lớn và 50 máy bay chiến lược B-52

    Quân đội Hoàng gia Lào

    2 binh đoàn cơ động GM30 và GM33

    Quân đội Nhân dân Việt Nam, với chỉ huy là Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Nam Lào (mật danh là "Bộ tư lệnh 702").

    Các sư đoàn bộ binh: 2, 304, 308, 320 và 324
    Ba tiểu đoàn tăng, thiết giáp: 297, 397, 198, với 88 xe tăng T-34, T-54, PT-76
    Một số tiểu đoàn đặc công
    Ba trung đoàn pháo binh cơ giới: 368, 38, 45
    Trung đoàn pháo mang vác 84
    Ba trung đoàn pháo pḥng không: 230, 241, 591
    Ba trung đoàn công binh: 219, 83, 7
    Bảo vệ hậu phương chiến lược, trực tiếp của chiến dịch là Sư đoàn pḥng không 367 gồm 3 trung đoàn pháo pḥng không 282, 284, 224 và hai trung đoàn tên lửa 238, 237
    Các lực lượng tại chỗ của B5, B4 và Đoàn 559

    Chiến lược và kế hoạch

    Mục tiêu của QLVNCH là xâm chiếm phần lănh thổ Lào quanh đường 9, kéo dài từ biên giới tới thị trấn Xê-pôn; tiêu diệt lực lượng đối phương đóng trong vùng; phá hủy tất cả các kho xăng dầu và hậu cần; kiểm soát mọi sự thâm nhập dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam.

    Đối với QLVNCH, chiến thuật cơ bản của Lam Sơn 719 là đánh-và-rút. Trên kế hoạch, điều này là khả thi do yểm trợ về không quân và khả năng di chuyển bằng máy bay. Để gây thiệt hại tối đa về người cho QĐNDVN, QLVNCH sẽ tiến công và thiết lập các cứ điểm mạnh, kéo đối phương vào các vùng trống, tạo điều kiện cho hỏa lực mạnh của không quân và pháo binh Mỹ phát huy hiệu quả. Các nhà chiến lược quân sự Mỹ cho rằng, với “ưu thế tuyệt đối, 600 - 1.000 máy bay lên thẳng sẽ cho phép 20.000 quân Sài G̣n làm được những điều mà phải cần đến 8 hoặc 10 vạn quân”.

    Ngày 7 tháng 1 năm 1971, MACV nhận được thẩm quyền lập kế hoạch chi tiết cho cuộc tấn công vào các khu căn cứ 604 và 611 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tướng James W. Sutherland, Jr., được giao nhiệm vụ lập kế hoạch để MACV thông qua.

    Theo kế hoạch, chiến dịch sẽ bao gồm 4 pha. Trong pha đầu tiên, quân Mỹ sẽ chiếm vùng sát biên và thực hiện các hoạt động nghi binh. Tiếp theo, đội h́nh dù phối hợp tăng thiết giáp của VNCH sẽ tấn công dọc theo đường 9 về phía thị trấn Xê-pôn của Lào - căn cứ hậu cần 604 của QĐNDVN. Đội h́nh tiến công sẽ được bảo vệ bởi các đơn vị dù và biệt động quân ở sườn phía bắc và Sư đoàn 1 Bộ binh ở sườn phía Nam. Trong pha thứ 3, các hoạt động t́m diệt tại Xê-pôn sẽ được thực hiện. Cuối cùng, các lực lượng của VNCH sẽ rút ra dọc theo đường 9 hoặc qua căn cứ 611 và ra khỏi địa phận Lào qua thung lũng A Sầu.[12] Những người lập kế hoạch đă hy vọng rằng quân đội của VNCH có thể trụ lại Lào cho đến khi mùa mưa đến vào đầu tháng 5.[13]

    Phần chiến dịch do Mỹ thực hiện được đặt tên Dewey Canyon II, lấy tên theo chiến dịch Dewey Canyon do thủy quân lục chiến Mỹ thực hiện tại vùng Tây Bắc Việt Nam Cộng ḥa năm 1969, với hy vọng rằng sự trùng tên này sẽ làm Hà Nội nhầm lẫn về mục tiêu chính của cuộc tấn công. Phần của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa được đặt tên Lam Son 719, con số 719 được ghép từ năm 1971 và Đường 9 - trục chính của cuộc tấn công.

    Ngày 29 tháng 1, Tổng thống Mỹ Nixon phê chuẩn lần cuối đối với chiến dịch. Ngày hôm sau, chiến dịch Dewey Canyon II bắt đầu. Việt Nam Cộng ḥa sắp bước vào chiến dịch lớn nhất, phức tạp nhất, và quan trọng nhất của họ trong cuộc chiến tranh.

    Diễn biến

    Đầu tháng 2 năm 1971, 17.000 (sau tăng lên 21.000) quân VNCH vượt biên giới với Lào đi theo đường 9 và hướng về trung tâm hậu cần của QĐNDVN tại Xê-pôn. Chiến dịch Lam Sơn 719, cuộc tấn công vào hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh và cuộc thử nghiệm lớn chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đă bắt đầu.[14] Theo luật, quân đội Mỹ (ngoại trừ các đơn vị không quân, pháo binh, và trực thăng) không được phép tham gia cuộc xâm lấn.[15]

    QLVNCH đă tấn công, tiến đến các vị trí đă định trong kế hoạch. Nhưng không chốt giữ được lâu để thực hiện mục đích ngăn cản sự tiếp tế. QĐNDVN đă dự đoán trước được hướng tiến công nên đă chủ động thực hiện pḥng ngự - phản công, gây thiệt hại lớn và ngăn chặn được ư đồ chia cắt của QLVNCH.

    Đợt 1 (31/1 - 7/2)

    Đây là giai đoạn bên tấn công chuẩn bị hậu cần, chuyển quân. Sở chỉ huy chiến dịch (Quân đoàn 1 QLVNCH) chuyển từ Đà Nẵng tới Đông Hà, chuẩn bị hậu cần để tiếp nhận lực lượng tăng cường từ Sài G̣n. QLVNCH thực hiện các hoạt động nghi binh như thể sắp vượt giới tuyến 17 đánh ra Bắc. Cuối cùng, sở chỉ huy chuyển về đặt tại Khe Sanh.

    Đầu tháng 2 năm 1971, trên hướng phối hợp đông đường 9 gồm các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa do Mặt trận đường 9 - bắc Quảng Trị chỉ huy, từ ngày 1 đến 5 tháng 2 năm 1971, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 27), Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 84 pháo binh) của QĐNDVN tiến công chế áp quân QLVNCH ở khu vực Tân Lâm, Sa Mưu; Tiểu đoàn 3 độc lập tập kích quân QLVNCH ở tây Đầu Mầu, Tiểu đoàn 15 đánh cắt giao thông từ Bồng Kho đi Rào Quán. Trong hai ngày 6 và 7 tháng 2 năm 1971, Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 84 pháo binh) bắn 200 viên đạn pháo các loại vào căn cứ Đông Hà và Sở chỉ huy tiền phương Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH ở điểm cao 241... Trên hướng tây đường 9 bao gồm các khu vực Đồng Hến (Atsaphangthong), Pha Lan (Thaphalanxay), Mường Ph́n (Phine) tỉnh Savannakhet của nước Lào, Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) phối hợp với Quân Giải phóng Nhân dân Lào, trong hai ngày (25 và 26 tháng 1 năm 1971) đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn đặc nhiệm (thuộc Binh đoàn GM 33) ở Pha Lan.

    Ngày 6 tháng 2, Bộ Quốc pḥng VNDCCH ra quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Nam Lào với mật danh "bộ tư lệnh 702". Một lực lượng lớn gồm bộ binh, pháo binh và thiết giáp, pḥng không tên lửa được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh mặt trận sẵn sàng đợi lệnh.

    Tấn công

    Tối 7-2, Tổng thống Mỹ Richard Nixon nhận được bản báo cáo đầu tiên: cuộc tiến quân vượt biên giới Việt – Lào đă tiến hành “theo đúng kế hoạch”, mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào.

    8 giờ ngày 8 tháng 2 năm 1971, Tống thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mở cuộc tiến công nhằm cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh. Chính quyền Sài G̣n tuyên bố: "Sẽ đón các nhà báo quốc tế tại Xê-pôn"...[cần dẫn nguồn].

    Đầu năm 1971, t́nh báo Mỹ ước tính lực lượng QĐNDVN tại Căn cứ 604 là 22.000 người, gồm 7.000 lính chiến đấu, 10.000 người trong các đơn vị hậu cần và hỗ trợ, và 5.000 quân Pathet Lào, tất cả nằm dưới sự chỉ huy của Mặt trận 702 mới được thành lập.[16] Đă có nhiều quan điểm khác nhau về phản ứng có thể của QĐNDVN đối với cuộc tấn công. Tướng Abrams tin rằng, không như ở Campuchia, tại các căn cứ ở Lào, QĐNDVN sẽ trụ lại và chiến đấu. Ngay từ ngày 11 tháng 12, ông đă báo cáo với Đô đốc McCain (1911-1981) rằng các đội h́nh bộ binh, thiết giáp, và pháo mạnh đă có mặt ở Nam Lào... các tuyến pḥng không ghê gớm đă được triển khai... địa h́nh rừng núi là một trở ngoại bổ sung. Các băi trống tự nhiên cho trực thăng hạ cánh hiếm và khả năng lớn là đă được pḥng thủ chặt chẽ. Các khối lớn các đơn vị chiến đấu đang ở trong vùng lân cận Xê-pôn, và QĐNDVN chắc sẽ bảo vệ các căn cứ và các trung tâm hậu cần của ḿnh trước bất ḱ hoạt động quân sự nào của Mỹ và đồng minh.[17]

    Tuy nhiên, t́nh báo MACV đă tin rằng cuộc xâm nhập sẽ chỉ bị chống cự nhẹ. Các cuộc không kích chiến thuật và pháo sẽ làm mất tác dụng của số lượng vũ khí pḥng không trong khu vực được ước tính là từ 170 đến 200 khẩu, và mối đe dọa từ các đơn vị thiết giáp QĐNDVN được coi là tối thiểu. Khả năng tăng viện của QĐNDVN được xác định là từ hai sư đoàn đóng phía bắc Khu Phi Quân sự sẽ đến sau 14 ngày, và MACV hy vọng rằng các hoạt động nghi binh sẽ giữ chân các đơn vị này trong thời gian xảy ra chiến dịch.[18] Tuy nhiên, khi viện binh của QĐNDVN đến nơi, họ lại không đến từ phía bắc như MACV dự đoán, mà lại từ Căn cứ 611 và thung lũng A Sầu ở phía nam, nơi 8 trung đoàn, tất cả đều có các đợn vị pháo binh hữu cơ, đang ở trong tầm 2 tuần hành quân.

    Ngay từ ngày 26 tháng 1, QĐNDVN đă đang chờ đợi một cuộc tấn công. [19]

    Sau các đợt bắn phá dữ dội của hàng chục trận địa pháo gồm hàng trăm khẩu từ 105 mm tới 175 mm bố trí dọc biên giới Việt - Lào trên một chính diện 30 km; và các phi vụ ném bom B-52 dọc hai bên Đường 9 - Nam Lào, cuộc hành quân Lam Sơn - 719 bắt đầu vào ngày 8 tháng 2, khi cánh quân chính của Việt Nam Cộng ḥa, lực lượng hiệp đồng thiết giáp/bộ binh gồm 4000 quân thuộc Lữ đoàn 3 Thiết giáp và các Tiểu đoàn 1 và 8 Nhảy dù, tiến về phía Bản Đông theo đường 9 không gặp phản kháng. Để bảo vệ sườn phía bắc, Tiểu đoàn 39 Biệt động quân được không vận tới băi đáp Ranger North (biệt động quân bắc), c̣n Tiểu đoàn 21 Biệt động quân tới Ranger South (biệt động quân nam). Các tiền đồn này có nhiệm vụ làm rào cản đối với bất kỳ cuộc tiến quân nào của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ phía Bắc vào khu vực xâm nhập của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa. Cùng thời gian đó, Tiểu đoàn 2 Nhảy dù chiếm cứ điểm 30 (Fire Support Base 30), c̣n sở chỉ huy Lữ 3 Dù cùng Tiểu đoàn 3 Nhảy dù tới cứ điểm 31. Đồng thời, các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh đánh chiếm các băi đáp Blue, Don, White, và Brown cùng các cứ điểm Hotel, Delta, và Delta 1, che chắn sườn phía nam của đội h́nh chính.[20]

    Nhiệm vụ của đội h́nh chính là tiến theo thung lũng sông Xê-pôn, một dải đất tương đối bằng phẳng với cây bụi xen lẫn rừng thưa, phía Bắc và phía Nam là núi cao. Gần như ngay lập tức, các trực thăng tiếp vận chịu hỏa lực từ các đỉnh cao, nơi các tay súng Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể dùng súng máy và súng cối bắn xuống máy bay. Thêm vào đó, đường 9 xấu đến mức chỉ có xe bánh xích và xe jeep có thể đi được về phía Tây. Điều này đặt gánh nặng tăng viện và hậu cần cho máy bay. Các đơn vị trực thăng trở thành h́nh thức hậu cần sống c̣n, một vai tṛ trở nên ngày càng nguy hiểm do trần mây thấp và hỏa lực pḥng không không dứt.[21]


    M41 Walker Bulldog, xe tăng chiến đấu chính của QLVNCH

    Ngày 10 tháng 2, lực lượng thiết giáp QLVNCH kiểm soát được Đường 9 cho đến Bản Đông, nằm sâu 20km trong địa phận Lào và ở khoảng giữa đường tới Xê-pôn. Đến 11 tháng 2, Bản Đông trở thành căn cứ và là trung tâm chỉ huy chiến dịch. Theo kế hoạch, cần tấn công mạnh để chiếm giữ mục tiêu chính, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng ḥa lại dừng lại ở Bản Đông để chờ lệnh tiến của tướng Lăm.[22] Hai ngày sau, tướng Abrams và Sutherland bay đến sở chỉ huy tiền phương của Hoàng Xuân Lăm tại Đông Hà để đẩy nhanh lịch tŕnh. Nhưng tại cuộc họp, thay vào đó, các tướng đă quyết định đẩy các tiền đồn của Sư đoàn 1 Bộ binh ở phía Nam đường 9 về phía Tây để bảo vệ sườn cho hướng tiến quân theo kế hoạch. Việc chuyển quân này tốn thêm 5 ngày nữa.[23] Trong khi đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam đă tổ chức vây hăm Bản Đông từ nhiều phía, không để cho cánh quân chính của Việt Nam Cộng ḥa theo đường 9 tiến lên Xê-pôn.

    Tại Washington, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Melvin Laird phủ nhận khẳng định của các nhà báo rằng cuộc tiến công của VNCH đă đ́nh trệ. Tại một cuộc họp báo, Laird tuyên bố rằng A Loui (Bản Đông) chỉ là một điểm tạm dừng để các chỉ huy QLVNCH có cơ hội "quan sát và đánh giá các di chuyển của đối phương.... Chiến dịch đang tiến triển theo kế hoạch."[24]

    Về phía QĐNDVN, sáng 9 tháng 2, Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304) tăng cường cho Sư đoàn 308 liên tiếp đánh bại 5 đợt tiến công của chiến đoàn đặc nhiệm dù tại chốt 351 cầu Cha Kỵ, diệt gần hai đại đội. Cùng ngày, tại đường 16, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 88 (Sư đoàn 308) đánh thiệt hại nặng Đại đội 2 (Tiểu đoàn 21 Biệt động quân) bảo vệ an toàn trận địa pháo Làng Sen.

    Đêm 11 tháng 2, Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 88) và Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 64) tập kích Tiểu đoàn 2 dù ở bắc Sê Num.

    Từ ngày 11 đến 13 tháng 2, Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320) liên tiếp đánh thắng hai trận ở khu vực điểm cao 456 và đồi Không tên, tiêu diệt 3 đại đội của Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn dù 3) chốt giữ căn cứ 31 (điểm cao 543) bắc Bản Đông 7 km. Cùng thời gian này, trên hướng nam và tây Bản Đông, các mũi tiến công của QLVNCH đều bị chặn đánh quyết liệt.

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chiến dịch Lam Sơn 719


    Phản công

    Phản ứng của QĐNDVN đối với cuộc xâm nhập phát triển dần dần. Ban đầu Hà Nội tập trung chú ư vào một hoạt động nghi binh cho Hải quân Mỹ thực hiện ở ngoài khơi VNDCCH. Lực lượng này thực hiện tất cả các hoạt động cần thiết cho việc đổ bộ vào một địa điểm chỉ cách thành phố Vinh 20 km.[25] Nhưng sự chú ư này không kéo dài, Binh đoàn 70 QĐNDVN đă lệnh cho 3 sư đoàn 304, 308, và 320 vào vùng chiến sự ở Nam Lào. Sư đoàn 2 cũng đă hành quân từ phía Nam tới phu vực Sê-pôn và bắt đầu tiến về phía đông để đón mối đe dọa của VNCH. Đến đầu tháng 3, QĐNDVN đă có 36.000 quân trong khu vực, gấp rưỡi quân số của VNCH.[26] Trung tuần tháng 2 năm 1971, sau khi chiến dịch mất tính bất ngờ, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Mặt trận Đường 9 - Nam Lào (QĐNDVN) chỉ thị cho các đơn vị trong Binh đoàn 70 trên hướng chủ yếu của chiến dịch chuyển sang tiến công.

    Phương pháp mà QĐNDVN chọn để đánh bại cuộc xâm lấn là: Trước hết, pháo pḥng không được sử dụng để cô lập các căn cứ hỏa lực ở phía bắc. Các vị trí ṿng ngoài sẽ bị giă suốt ngày đêm bằng pháo, rốc-két, và súng cối. Tuy các căn cứ hỏa lực của QLVNCH được trang bị pháo, nhưng các khẩu pháo của họ thường dưới tầm các khẩu pháo Liên Xô cỡ 122 mm và 130 mm của QĐNDVN, việc hỗ trợ của không quân th́ không hiệu quả do QĐNDVN ngụy trang kỹ các trận địa pháo. Do vậy các khẩu pháo của QĐNDVN này chỉ cần đứng một chỗ và nă đạn vào các vị trí này. Vành pḥng thủ mà đáng ra đă có thể được thiết lập bằng cách sử dụng B-52 chiến thuật đă bị vô hiệu hóa bởi các chiến thuật đánh gần của QĐNDVN.[27] Tiếp theo, các cuộc tấn công tập trung bằng bộ binh với yểm trợ bằng pháo và tăng sẽ kết thúc việc đánh chiếm.
    Tại cứ điểm 31, binh sĩ QĐNDVN đứng trên đỉnh hầm chỉ huy đă bị đánh sập của Lữ 3 Dù QLVNCH

    Tại hướng bắc Đường 9 - Nam Lào, từ ngày 16 tháng 2, QĐNDVN đă bắt đầu tấn công các cứ điểm Rangers North và Rangers South. Ngày 19, các cuộc tấn công tập trung vào Ranger North (điểm cao 500) - vị trí do Tiểu đoàn 39 (Liên đoàn 21 biệt động quân) chiếm giữ. Lực lượng tấn công trên bộ là Trung đoàn 102 Thủ Đô của Sư đoàn 308, do Trung đoàn trưởng Hoàng Ngọc Tư và Chính ủy Nguyễn Hữu Ích chỉ huy, hỗ trợ bởi các xe tăng PT-76 và T-54.[28] Đến chiều ngày 20, tuy có sự hỗ trợ của B-52 và pháo, quân số của Tiểu đoàn 39 đă giảm từ 500 tay súng xuống c̣n 323, họ và bắt đầu rút về phía Ranger South cách đó 6 km.[29] Đến đêm, chỉ có 109 người đến được Ranger South. Trong nỗ lực hỗ trợ Tiểu đoàn 39, 10 máy bay Mỹ, trong đó có 6 máy bay trực thăng, đă bị bắn rơi. Mỹ ước tính QĐNDVN thương vong khoảng 600 binh sĩ trong trận này.[30]

    Ngày 21 tháng 2, đến lượt Ranger South, nơi có 400 quân của VNCH với hơn 100 quân từ Ranger North đến, bị tấn công. Lực lượng này giữ vị trí thên 2 ngày trước khi tướng Lăm ra lệnh rút về Cứ điểm 30 cách đó 5 km về phía đông nam.[31]

    Ngày 23 tháng 2, cứ điểm Hotel 2 ở phía nam Đường 9 bị tấn công dữ dội bằng pháo binh và bộ binh. Hôm sau, lực lượng QLVNCH tại đây rút khỏi cứ điểm.

    Từ ngày 26 đến 28 tháng 2, được sự hỗ trợ đắc lực của các đơn vị tại chỗ của Đoàn 559, phối hợp với Sư đoàn 308 và Sư đoàn 320 hoạt động ở hướng bắc, các Sư đoàn 304, 324, 2 ở hướng nam và tây nam Đường 9 chuyển từ chốt chặt sang tiến công, đánh thiệt hại nặng Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Sư đoàn lính thủy đánh bộ QLVNCH, phá tan các đợt "nhảy cóc" lùng sục đánh phá kho tàng.

    Căn cứ 31 (điểm cao 543) - vị trí then chốt 2 ở phía bắc là cứ điểm tiếp theo bị đánh chiếm. Căn cứ này đă bị Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320 QĐNDVN), do Trung đoàn trưởng Khuất Duy Tiến và Chính ủy Đặng Văn Trượng chỉ huy, bao vây tiến công từ ngày 21 tháng 4. Hỏa lực pḥng không dữ dội của QĐNDVN làm cho việc tăng viện và hậu cần cho căn cứ 31 trở nên bất khả thi. Tướng Dư Quốc Đống, chỉ huy Sư đoàn Dù VNCH khi đó đă lệnh cho các đơn vị của Thiết đoàn 17 từ Bản Đông tiến về phía bắc để tăng cường cho căn cứ. Nhưng lực lượng này đă không bao giờ tới nơi do các mệnh lệnh mâu thuẫn của tướng Lăm và và tướng Đống.[32]

    Trong khi đó, bằng chiến thuật vây lấn, từ ngày 21 đến 24 tháng 2, các đơn vị của Trung đoàn 64 QĐNDVN đă lần lượt tiêu diệt các trận địa hỏa lực và trận địa pḥng ngự ṿng ngoài, cắt đường bộ từ Bản Đông lên căn cứ 31. Trưa 25 tháng 2, bằng trận tiến công hiệp đồng binh chủng, Trung đoàn 64 đă làm chủ căn cứ 31, tiêu diệt Lữ đoàn 3 dù, bắt sống đại tá Lữ đoàn trưởng Nguyễn Văn Thọ và toàn bộ Ban tham mưu. Lữ đoàn 1 Dù và Lữ đoàn 1 Thiết giáp tại các căn cứ 30 và Bản Đông khi đó cũng đang bị Quân giải phóng tấn công nên đă không thể hỗ trợ. Thiệt hại của QĐNDVN được Mỹ ước tính là 250 người chết, 11 xe tăng PT-76 và T-54 bị diệt. QLVNCH có 155 người chết, 100 bị bắt. [33]

    Cứ điểm 30 chỉ trụ được thêm khoảng 1 tuần. Tuy độ dốc của ngọn đồi mà cứ điểm đặt trên đó đă loại trừ khả năng tấn công bằng xe tăng, sự bắn phá của pháo binh QĐNDVN đă rất hiệu lực. Đến ngày 3 tháng 3, 6 khẩu lựu pháo 105 li và 155 li của cứ điểm đă bị phá hỏng.

    Để cứu trợ cứ điểm 30, Thiết đoàn 17 QLVNCH đă tiến về phía căn cứ này [34]. Xe tăng của QĐNDVN và QLVNCH đă giáp chiến lần đầu trong Chiến tranh Việt Nam tại phía bắc Đường 9. Trong 5 ngày từ 25 tháng 2, khi cứ điểm 31 bị đánh bại, đến 1 tháng 3, 3 trận đánh lớn đă xảy ra, trong đó QLVNCH được sự hỗ trợ của máy bay. Thiệt hại của QĐNDVN theo Hoa Kỳ là 17 xe tăng hạng nhẹ PT-76 và 6 xe T-54 bị bắn cháy. C̣n QLVNCH mất 5 xe tăng M-41 và 25 xe bọc thép chở quân (APC).[35]

    Trong các cuộc tấn công kể trên vào các căn cứ hỏa lực và các đội quân cứu viện, các đơn vị của QĐNDVN đă chịu thương vong cao từ bom, pháo, tấn công từ trực thăng trang bị súng, và hỏa lực nhỏ. Tuy nhiên, họ luôn thể hiện sự thiện chiến và quyết tâm cao làm đối phương sửng sốt và ấn tượng. William D. Morrow, cố vấn của Sư đoàn Dù QLVNCH trong cuộc tấn công, đă ca ngợi các lực lượng của QĐNDVN một cách ngắn gọn - "họ có thể đánh bại bất cứ quân đội nào thực hiện cuộc xâm lấn này." [36]

    Các chiến thắng phá tung cánh cung hướng bắc và chiến thắng ở hướng nam đường 9 đă tạo điều kiện thuận lợi cho QĐNDVN triển khai lực lượng tiến công đội h́nh trung tâm của QLVNCH từ Lao Bảo đến Bản Đông.

    Đến Tchepone

    Ngày 2 tháng 3, cho rằng thời cơ đă đến, Quân ủy Trung ương QĐNDVN đă chỉ thị cho Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận 702 "Tập trung tiêu diệt địch trong khu vực Bản Đông" với thời gian càng nhanh càng tốt. Sư đoàn 308 và các Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320), Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) được lệnh tập trung bao vây tiến công tập đoàn cứ điểm Bản Đông. Sư đoàn 2 (Quân khu 5) hoạt động ở hướng nam bao vây ḱm chân hai trung đoàn của Sư đoàn 1 bộ binh VNCH, ngăn không cho chi viện Bản Đông. Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304) và một số tiểu đoàn của Mặt trận chốt giữ đường 9 giữa Bản Đông và Lao Bảo, quyết chặn không cho đối phương chạy thoát.

    Trong khi đội h́nh chính của QLVNCH đang dậm chân tại Bản Đông đă được 3 tuần, c̣n các đơn vị Dù và Biệt động quân đang chiến đấu để sống sót, Tổng thống Thiệu và tướng Lăm quyết định thực hiện một cuộc tấn công trực thăng vận xuống chính Xê-pôn. Mặc dù các nhà lănh đạo Mỹ và các phóng viên đă tập trung vào thị trấn bỏ hoang này như là một trong các mục tiêu chính của Lam Sơn 719, nhưng nơi mà hệ thống hậu cần của QĐNDVN đi qua thực ra lại nằm ở phía Tây của thị trấn bị tàn phá. Tuy nhiên, nếu các lực lượng của VNCH có thể chiếm giữ Xê-pôn th́ Nguyễn Văn Thiệu sẽ có được một lí do chính trị để tuyên bố "chiến thắng" và rút quân về Nam Việt Nam.[37]


    Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa

    .

    Cuộc tấn công này đă giao cho Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH đang chiếm giữ các căn cứ phía nam Đường 9 thực hiện, chứ không phải cho đội h́nh chính với thiết giáp yểm trợ hiện đang ở Bản Đông, cũng không phải lực lượng Thủy quân lục chiến dự pḥng. Điều đó có nghĩa là, trước hết, Thủy quân lục chiến phải được đưa vào thay chân Sư đoàn 1 ở phía nam đường 9, việc này làm chậm thêm quá tŕnh tiến quân. Bộ chỉ huy QLVNCH quyết định đưa thêm đội 2 gồm Lữ đoàn 2 Dù, Trung đoàn 147 và 258 Lính thủy đánh bộ tham chiến.

    Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 3 tháng 3, khi các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh được không vận tới 2 căn cứ hỏa lực (Lolo và Sophia) và băi đổ bộ Liz, tất cả đều ở phía nam Đường 9. 11 chiến trực thăng đă bị bắn rơi và 44 chiến khác bị bắn hỏng khi chở 1 tiểu đoàn tới căn cứ Lolo.[38] Ba ngày sau, 276 trực thăng UH-1 được bảo vệ bởi các máy bay Cobra mang súng và máy bay tiêm kích đă đưa các tiểu đoàn 2 và 3 của Trung đoàn 2 từ Khe Sanh tới Xê-pôn. Đây là cuộc đổ quân bằng trực thăng lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam.[39] Chỉ có 1 trực thăng bị hỏa lực pḥng không bắn rơi khi quân đổ xuống băi đổ bộ Hope, cách Xê-pôn 4 km về phía đông bắc.[40] Trong hai ngày, các đội trinh sát của hai tiểu đoàn này lùng soát Xê-pôn và khu vực xung quanh nhưng không đến gần vùng đồi núi ở phía Tây thị trấn. Họ không t́m thấy ǵ ngoài xác những người lính QĐNDVN bị chết bom. QĐNDVN đă phản ứng bằng cách tăng cường bắn phá hàng ngày vào các cứ điểm, đặc biệt là Lolo và Hope.

    Trong khi đó, phối hợp với lực lượng tại Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ở hướng đông, từ ngày 5 đến 10 tháng 3, QĐNDVN trên hướng chủ yếu liên tục đánh các lực lượng tiếp viện của QLVNCH đến giải tỏa cho Bản Đông, đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 1 (Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH), chia cắt đội h́nh QLVNCH ở Đường 9 - Bản Đông và các đơn vị bảo vệ hướng nam.
    [sửa] Rút lui

    Mục tiêu tại Lào có vẻ như đă đạt được, Tổng thống Thiệu và tướng Lâm ra lệnh rút quân, cuộc rút lui bắt đầu ngày 9 tháng 3 và sẽ kéo dài cho đến hết tháng, phá hủy Căn cứ 604 và các kho hàng gặp trên đường. Tướng Abrams khuyên Nguyễn Văn Thiệu nên tăng cường quân tại Lào để họ tiếp tục gây rối khu vực cho đến khi mùa mưa bắt đầu. [41] Tuy nhiên, chiến trận đă chuyển sang hướng có lợi cho QĐNDVN. Hỏa lực pḥng không vẫn có sức hủy diệt mạnh, và QĐNDVN không gặp khó khăn trong việc hậu cần và tiếp viện cho các đơn vị tham gia chiến đấu.

    Ngay khi thấy dấu hiệu rằng quân đội Sài G̣n đă bắt đầu rút lui, QĐNDVN tăng cường nỗ lực nhằm tiêu diệt lực lượng này trước khi nó có thể về đến Nam Việt Nam. Hỏa lực pḥng không được tăng cường để chặn đứng hoặc làm chậm các nỗ lực hậu cần và sơ tán của trực thăng, các căn cứ hỏa lực thiếu người bị tấn công, và các đơn vị trên bộ của QLVNCH phải đi qua một chuỗi đầy các ổ phục kích suốt dọc Đường 9.

    QĐNDVN chiếm được căn cứ Lolo


    Sáng 16/3, Sư đoàn 2 do Sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn chỉ huy, được tăng cường Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) thực hiện mệnh lệnh của Tư lệnh chiến dịch tiêu diệt Trung đoàn 1 bộ binh thuộc Sư đoàn 1 VNCH đang bỏ điểm cao 723 chạy về hướng Đông Bắc và lọt vào khu vực phục kích, đội h́nh đang rối loạn. Sau hai ngày tiến công, Sư đoàn 2 đă tiêu diệt và bắt sống 1.750lính, diệt gọn Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn 1 VNCH, bắn rơi 50 máy bay các loại, thu hàng trăm súng, pháo, súng cối hạng nặng.

    Trên đà thắng, từ ngày 12 đến 17 tháng 3, các Trung đoàn 36 (Sư đoàn 308), 64 (Sư đoàn 320), 66 (Sư đoàn 304) và các đơn vị hỏa lực xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ của Quân giải phóng đă tiến công dồn dập tập đoàn cứ điểm Bản Đông do lữ đoàn 1 dù và 2 thiết đoàn đóng giữ. Trước sức tiến công mănh liệt của QĐNDVN, ngày 18 tháng 3, do đă bị thiệt hại quá nặng, QLVNCH bắt đầu rút khỏi Bản Đông. Đến 20 tháng 3, cứ điểm Bản Đông bị tiêu diệt, QĐNDVN tuyên bố đă diệt 1.762 quân VNCH, bắt sống 107 lính, thu và phá hủy 113 xe quân sự, 24 khẩu pháo, bắn rơi 52 máy bay trực thăng. Trận đánh c̣n được gọi: Đại phá Bản Đông, mấu chốt chiến dịch, theo lời đề tựa của một bức ảnh của phóng viên Đoàn Công Tính.

    Chỉ có một quân đội kỉ luật cao và hiệp đồng tốt mới có thể thực hiện được một cuộc lui quân có trật tự khi phải đối mặt với một đối phương quyết chiến, nhưng QLVNCH không có đặc điểm nào trong hai điều trên. Cuộc rút quân nhanh chóng biến thành một sự thảm bại hỗn loạn.[42] Những giờ phút bi thảm nhất của đạo quân chủ lực tinh nhuệ, thực hiện cuộc hành quân Lam Sơn - 719 đă diễn ra.

    Hàng trăm binh lính QLVNCH vứt bỏ súng đạn, chạy cắt rừng ḥng thoát thân đă bị bắt làm tù binh. Ngày 20 tháng 3, QLVNCH đă hoàn toàn rút khỏi khu vực Bản Đông - nơi đă được chọn làm khu vực đánh trận then chốt. Từng cứ điểm đơn độc bị QĐNDVN tiêu diệt hoặc đánh bại, và mỗi chuyến rút quân đều phải trả giá đắt. Ngày 21 tháng 3 Thủy quân lục chiến tại cứ điểm Delta phía nam Đường 9 bị tấn công dữ dội bằng pháo binh và bộ binh. Trong một cố gắng rút quân không thành, 7 trực thăng bị bắn rơi và 50 chiếc khác bị trúng đạn.[43] Cuối cùng, lực lượng Thủy quân lục chiến tại đây đă liều phá vây và di chuyển đến nơi an toàn tại cứ điểm Hotel rồi cũng nhanh chóng rời bỏ cứ điểm này. Trong khi rút Trung đoàn 2 QLVNCH, 28 trong số 40 trực thăng tham gia đă bị bắn rơi hoặc hư hại.[44]
    Đặc công QĐNDVN phá nổ kho đạn tại Khe Sanh, 23 tháng 3 năm 1971

    Trên Đường 9 - Nam Lào, đoạn từ Bản Đông về Lao Bảo, hơn 100 xe tăng, xe thiết giáp QLVNCH bị chặn đánh. Lực lượng tăng thiết giáp này đă mất 60% số xe tăng và một nửa số xe bọc thép (APC), bỏ lại 54 khẩu lựu pháo 105mm và 28 khẩu 155mm.[45] Máy bay Mỹ lại phải phá hủy số xe pháo này để tránh bị đối phương chiếm và tái sử dụng. Nhiệm vụ bọc hậu trên Đường 9 trước được giao cho Sư đoàn Dù VNCH nay thuộc về Lữ đoàn 1 Thiết giáp. Khi được tù binh báo rằng trước mặt có 2 trung đoàn QĐNDVN đang mai phục, chỉ huy lữ đoàn, Đại tá Nguyễn Trọng Luật báo cáo cho Tướng Đống. Tư lệnh quân Dù đă điều lực lượng giải tỏa được đoạn đường nhưng lại không báo lại cho Đại tá Luật.[46] Để tránh bị tiêu diệt trên Đường 9, Đại tá Luật đă lệnh cho đội h́nh bỏ đường chính khi chỉ c̣n cách biên giới 5km để đi vào đường ṃn trong rừng. Tuy nhiên, con đường ṃn lại dẫn đến ngơ cụt bên bờ dốc của sông Xê-pôn, đội h́nh bị tắc lại ở đây, trong khi QĐNDVN áp sát và tấn công dữ dội từ phía sau. Cuối cùng, hai xe ủi đất phải được trực thăng cẩu vào để QLVNCH tạo một đoạn sông cạn để lội qua.

    Những binh lính sống sót về được Việt Nam vào ngày 23 tháng 3.[47] Đến ngày 25, 45 ngày kể từ khi bắt đầu chiến dịch, lực lượng c̣n sống sót của QLVNCH đă rút hết về được đến Việt Nam. Căn cứ tiền phương tại Khe Sanh cũng bị tấn công ngày càng mạnh bởi pháo và đặc công. Ngày 6 tháng 4 đến lượt căn cứ này bị bỏ lại, các lực lượng của VNCH và Mỹ rút hết, Chiến dịch Lam Sơn 719 kết thúc.

    Kết quả

    Tuy một đợt tấn công bằng trực thăng đă chiếm được được một phần Xê-pôn, nhưng đó là một kết quả phải trả bằng giá đắt, v́ QLVNCH chỉ giữ thị trấn trong một thời gian ngắn ngủi trước khi phải rút lui do các cuộc tấn công vào đội h́nh chính. Mục tiêu chiến lược là cắt tuyến tiếp vận trên đường ṃn Hồ Chí Minh đă không thực hiện được.

    Theo QĐNDVN, chiến dịch phản công của họ kết thúc thắng lợi sau 45 ngày chiến đấu. QĐNDVN tuyên bố diệt 2 lữ đoàn (lữ đoàn dù 3 và lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến), 1 trung đoàn bộ binh (trung đoàn 1 Sư l) và 5 tiểu đoàn khác (tiểu đoàn 39 biệt động quân, tiểu đoàn 8 - lữ 1 dù, tiểu đoàn 2 của trung đoàn 3, tiểu đoàn 2 và 4 của trung đoàn 2 - Sư đoàn l), 4 thiết đoàn (4, 7, 11 và 17), 8 tiểu đoàn pháo (3 tiểu đoàn pháo của Sư đoàn 1, 2 tiểu đoàn pháo của Sư đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo của lữ 147, 1 tiểu đoàn pháo của biệt động quân và 1 tiểu đoàn pháo của lữ đoàn kỵ binh không vận), đánh thiệt hại nặng Sư đoàn dù, Sư đoàn 1 bộ binh, Sư đoàn thủy quân lục chiến. Bắn rơi, phá hủy hoặc thu giữ 556 máy bay (có 505 máy bay trực thăng), 43 tàu, xà lan, 1.138 xe quân sự (có 528 xe tăng và xe bọc thép), 112 khẩu pháo và súng cối cỡ lớn.

    Đây là cuộc hành quân thiệt hại nặng nề nhất đối với QLVNCH. Nếu xét phương diện một thử nghiệm của Việt Nam hóa chiến tranh, Lam Sơn 719 đă là một thất bại nặng nề. Hơn nửa lực lượng xâm lấn đă bị thương vong.[48] Lực lượng tinh nhuệ Biệt động quân và quân dù đă bị thiệt hại nặng, đây là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Việt Nam Cộng ḥa. Nếu xét về phương diện phá hoại hậu cần, chiến dịch này đă phá hủy được một số kho tàng và cơ sở vật chất của QĐNDVN. Theo đánh giá của Mỹ, chiến dịch này làm kế hoạch tấn công các tỉnh phía Nam giới tuyến của QĐNDVN bị chậm lại một năm. Nhưng về cơ bản, hệ thống tiếp tế của QDNDVN đă không bị hư hại. Đầu năm 1972, lực lượng QĐNDVN đă lại tung ra một trận tổng tiến công nữa - Chiến dịch Xuân hè 1972.

    Với kỹ thuật quân sự thế giới

    Trước đây, chiến thuật "trực thăng vận" đă tỏ nhược điểm, nhưng đến nay nhược điểm thể hiện trong trận đánh lớn danh tiếng. Lúc này đang có mâu thuẫn về xu hướng hiện đại hóa kỹ thuật quân sự, người ta đang tranh căi xe tăng hay trực thăng vũ trang sẽ là bà chúa chiến trường. Chiến dịch đường 9 Nam Lào được giới khoa học quân sự nghiên cứu kỹ càng, chứng minh vị trí của trực thăng vũ trang. Tờ Người quan sát mới (Pháp) ngày 29/3/1971 b́nh luận: “Ư nghĩa sâu sắc của cuộc hành quân Lam Sơn 719 là chỉ ra thất bại lớn đầu tiên của loại máy móc từ trước đến nay vẫn được giới quân sự Mỹ dương dương tự đắc trong cuộc chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam – đó là máy bay lên thẳng”.[49]

    Ngày nay, trực thăng vũ trang chỉ được sử dụng ở tiền tuyến là kiểu máy bay chở ít người, bọc giáp tốt, chống tăng tốt, gọi là "trực thăng tấn công". Những loại có vỏ giáp mỏng và vũ trang yếu được lùi về tuyến sau để tham gia vận tải là chính. Ngày nay trực thăng không c̣n được sử dụng như xe bọc thép chở quân đến tiền tuyến (IFV).

    Cũng như vậy, chiến dịch làm nổi nên vấn đề tồn tại từ lâu trong nghệ thuật pháo binh, pháo 175 mm tự hành ṇng dài tầm xa (M107). Pháo được sơn ḍng chữ "vua chiến trường" trên ṇng do tầm bắn xa và uy lực rất mạnh, nhưng không bọc thép khi chiến đấu, cồng kềnh không tiện cho cơ động-trú ẩn, tốc độ bắn chậm, kém chính xác do tính toán và định vị ngày đó yếu. Do vậy không đấu pháo lại được kiểu pháo xe kéo M-46 130mm dù có tầm bắn xa hơn. Ngày nay pháo này không c̣n được Hoa Kỳ sử dụng, được coi như phát triển chưa hoàn chỉnh.
    [sửa] Tổn thất

    Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa: một tài liệu thống kê 1.529 chết, 5.483 bị thương và 625 mất tích, 1.142 bị bắt. C̣n theo 1 số tài liệu khác là 8.483 chết, 12.420 bị thương, 691 mất tích là các con số từ tài liệu của Quân đoàn XXIV Hoa Kỳ.
    Quân đội Mỹ: 215 chết, 1.149 bị thương, 38 mất tích, 108 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị bắn hỏng.[50]
    Quân giải phóng: Theo số liệu của QĐNDVN, thương vong là 2.163 chết, 6.176 bị thương. C̣n theo số liệu ước đoán của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa là 13.636 chết và bị thương.

    Nguyên nhân thất bại của liên quân Mỹ - Việt Nam Cộng ḥa

    Cuộc hành quân này đă thất bại v́ những lư do sau:

    Cuộc hành quân không bảo đảm tính bất ngờ chiến lược, đă bị đối phương dự đoán và chuẩn bị từ lâu.
    Các căn cứ của QGP là những nơi họ đă lâu năm thông thuộc địa bàn và có bố pḥng. Ngay quân đội Hoa Kỳ với sức mạnh tổng lực như thế đă không thể làm ǵ nổi. Trong thời kỳ t́m-diệt, các Chiến dịch Attleboro và Junction City đều đă thất bại. Hơn nữa, vùng Hạ Lào là nơi tập trung rất nhiều binh lực hiện đại của quân Giải phóng, c̣n mạnh hơn rất nhiều các khu căn cứ khác mà Quân lực Việt Nam Cộng ḥa c̣n chưa có đủ sức mạnh, kinh nghiệm và bản lĩnh để đương đầu.
    Khi hoạch định kế hoạch, người ta chú ư nhiều đến khía cạnh phô trương sức mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa đánh được vào "đất thánh Cộng sản" chứ ư nghĩa quân sự th́ ít. ("Chỉ cốt sao đến được Xê-pôn rồi về" – Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) Chính v́ để phô trương nên ban đầu khi gặp khó khăn rất lớn đă không chấm dứt chiến dịch mà cố gắng tiến khó nhọc đến Xê-pôn để rồi bị bao vây, phải cố sức mở đường máu quay về với thiệt hại lớn mới thoát dù chỉ cách biên giới vài chục km.
    Sự phối hợp của quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng ḥa không tốt. Không quân Mỹ chỉ ném bom B-52 dọn đường theo yêu cầu, c̣n nhiệm vụ phối hợp hoả lực chiến thuật cho bộ binh tác chiến thực hiện không hiệu quả.
    Lực lượng máy bay trực thăng vào khu vực đậm đặc pḥng không đă chờ sẵn của đường ṃn Hồ Chí Minh đă bị thiệt hại quá nặng nên không thể hoàn thành nhiệm vụ.

  7. #47
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Chiến dịch Lam Sơn 719

    Hành quân Lam Sơn 719


    MX Hoàng Tích Thông

    I. T́nh h́nh chung

    Sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân của Việt cộng tức Mặt trận Giải phóng miền Nam với sự hiệp lực của quân đội Cộng sản Bắc Việt vào một số thành phố của miền Nam Việt Nam, trong đó có thành phố Huế và thủ đô Sài G̣n. Trong những ngày đầu, v́ sự chủ quan khinh địch của quân dân miền Nam, tin vào thiện ư của Việt cộng tôn trọng lệnh ngưng bắn trong mấy ngày Tết, cũng như sự yếu kém của các cơ quan t́nh báo nên địch đă xâm nhập được một vài địa phận. Vài ngày sau th́ lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa phản công và dần dần đẩy lui địch ra khỏi các thành phố, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề từ địa phương quân đến chủ lực quân. Nhờ đó t́nh h́nh chiến sự trên khắp chiến trường miền Nam từ vĩ tuyến 17 lên cao nguyên, xuống tận Cà Mâu...trở nên yên tĩnh, dù cũng có những cuộc đụng độ nho nhỏ không đáng kể. Các cuộc hành quân của ta tại vùng 4 Chiến thuật, dần dần đẩy lui chủ lực Việt cộng, kể cả quân Bắc Việt ra khỏi lănh thổ. Chúng đă phải rút sang biên giới Cambodia và Lào để ẩn náu. Các đơn vị địa phương và du kích Việt cộng không c̣n sự hổ trợ chủ lực nên cũng mất dần ảnh hưởng.

    Do sự thắng thế trên chiến trường, cùng với t́nh h́nh thuận lợi v́ chính quyền Sihanouk thân Cộng đă bị Tướng Lon-Nol lật đổ. Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa với sự đồng ư của Cambodia, Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 và 4 đă mở cuộc hành quân vuợt biên giới đánh phá các căn cứ trú quân và hậu cần của Việt cộng. Gây cho địch nhiều thiệt hại về người và tiếp vận, khiến chúng phải rút chạy lên phía Bắc, giáp ranh với Lào. Kết quả là t́nh h́nh an ninh của miền Nam Việt Nam ngày càng thêm củng cố. Tinh thần chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa lên rất cao và tin tưởng nhiều vào sự chiến thắng cuối cùng. Song song với đà chiến thắng, với chủ trương “Việt Nam hóa” chiến tranh, chính phủ và quân đội Hoa Kỳ đă chuyển giao cho Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa một số lớn khí cụ chiến tranh khá hiện đại, nên các đơn vị được trang bị khá đầy đủ để đối đầu với quân Cộng sản Bắc Việt được Trung Cộng và Liên Sô giúp đỡ.. Do đó Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa tiếp tục mở cuộc hành quân sang Hạ Lào, khu vực mà Pathet Lào (Cộng sản) chiếm lĩnh, nhưng trên thực tế th́ quân đội Cộng Sản Bắc Việt thiết lập căn cứ tiếp vận, cũng như đầu mối chuyển quân và vũ khí đạn dược vào chiến trường miền Nam Việt Nam. Đánh chiếm được mục tiêu này th́ con đường chiến lược Hồ Chí Minh sẽ hoàn toàn bị cắt đứt, và các lực lượng hoạt động ở miền Nam vĩ tuyến 17 sẽ dần dần bị tiêu diệt và tan ră, v́ không c̣n được hổ trợ và tiếp tế nữa.

    II. T́nh h́nh địa thế - thời tiết và dân cư trong khu vực hành quân Lam Sơn 719

    Khu vực hành quân được mở rộng và kéo dài từ Khe Sanh (núi Koroc) nằm trên ranh giới Việt Lào, tới tận thị trấn Tchépone nằm sâu trong lănh thổ Hạ Lào khoảng 3O đến 4O cây số. Trung tâm khu vực hành quân là quốc lộ 9, bắt đầu từ thị trấn Đông Hà nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị Nam Việt Nam đến thị trấn Tchépone. Song song với quốc lộ 9 là một con suối không rộng lắm, hai bên quốc lộ là núi đồi rậm rạp, đặc biệt là các rừng tre gai. Cao độ từ 15O đến 5OO thước tính từ mặt biển. Qua khỏi biên giới, dăy núi Koroc chạy dài từ Bắc xuống Nam, trừ một khoảng trống quốc lộ 9 băng qua, đó cũng là cửa ải kiểm soát sự qua lại giữa hai bên.

    Với địa thế như vậy, việc chuyển quân bằng đường bộ rất hạn chế và khó khăn. Tất cả đều bị lệ thuộc vào quốc lộ 9 mà hai bên lại là đồi núi cao, rất dễ bị phục kích tấn công. C̣n bộ binh cũng vậy, phải di chuyển trên những địa thế khó khăn, lúc cao lúc thấp, nhất là băng qua các rừng tre gai rậm rạp, rất khó quan sát và điều quân. Nói tóm lại, đây là một địa thế bất lợi cho đơn vị tấn công, dù cho có chiến xa, không quân và pháo binh yểm trợ. Hơn nữa, địa thế khu vực hành quân quen thuộc với địch, hoàn toàn xa lạ với binh sĩ ta, cộng thêm yếu tố tâm lư là phải chiến đấu ngoài lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa.

    Cuộc hành quân Lam Sơn 719 được khai diễn vào tháng 2/1971, nên thời tiết rất tốt cho cả 2 bên lănh thổ Việt-Lào. Cái lạnh tê buốt và mưa day dứt của những ngày Tết âm lịch hầu như đă chấm dứt, đă giúp một phần lớn cho cuộc tiến công. Địa thế không c̣n lầy lội, trơn trợt nên việc dùng xe hay đi bộ cũng dễ dàng hơn. Nhất là vấn đề không trợ và tiếp tế, không bị thời tiết cản trở.

    Về dân cư sinh sống trong vùng th́ hầu như rất ít, phần lớn là người Thượng. Họ tập trung thành những buôn nhỏ ở dưới chân hay lưng chừng các đồi cao. Khi cuộc hành quân mở màn th́ họ tản cư vào sâu trong lănh thổ Lào để tránh tai vạ, nên vấn đề yểm trợ hỏa lực của không quân cũng như pháo binh đă không gặp khó khăn nào. Như vậy trong vùng hành quân chỉ c̣n 2 lực lượng thù địch quyết chiến để đạt cho bằng được mục tiêu đă đề ra.

    III. T́nh h́nh địch trong khu vực hành quân

    Trước khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 được khai diễn, tin tức t́nh báo ghi nhận là có sự hiện diện thường trực của các đơn vị tiếp vận hoạt động trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Đặc biệt là khu vực Bản Đông, nằm ở gần khoảng giữa Khe Sanh Tà Bạt (ranh giới)và Tchépone, kế cận quốc lộ 9, nơi tiếp chuyển vũ khí đạn dược lương thực vào Nam. Ngoài lực lượng nói trên, c̣n có một sư đoàn chính quy Bắc Việt hoạt động trong vùng. Một sư đoàn khác trú đóng ở phía Bắc giáp ranh Bắc Việt, đơn vị này có khả năng di chuyển vào vùng hành quân nội trong 24 tiếng đồng hồ. ở mục tiêu hành quân là thị trấn Tchépone th́ chưa có đơn vị nào hiện diện được ghi nhận. Thị trấn bị tàn phá nặng nề sau bao năm chiến tranh giữa phe quốc gia Lào và Pathet Cộng sản, cũng như bị oanh kích bởi không quân Hoa Kỳ nhằm ngăn trở sự hoạt động của địch trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Ta cũng không ghi nhận được một dấu vết nào về hệ thống pḥng ngự của địch. Chúng áp dụng hoàn toàn chiến thuật cơ động theo nhu cầu t́nh h́nh chứ không lệ thuộc vào vùng đất chiếm giữ. Nói tóm lại, tin tức thâu lượm được cho tới khi cuộc hành quân khai diễn rất lờ mờ, không chính xác.

    IV. T́nh h́nh tại vùng I - Quân đoàn I

    Những ngày tháng trước khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 tiến hành, t́nh h́nh an ninh của vùng I cũng như toàn quốc tương đối yên tĩnh, không có đụng độ lớn nào đáng kể. Các đơn vị ở trong t́nh trạng dưỡng quân và huấn luyện. Theo chủ trương chiến lược của Tổng thống phủ và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, cuộc hành quân sang Hạ Lào được giao phó cho Quân đoàn I, vùng tiếp giáp với mục tiêu ấn định. Ngoài lực lượng cơ hữu của Quân đoàn I, c̣n có các lực lượng tổng trừ bị của Bộ tổng Tham mưu.

    Quân đoàn I là một đơn vị bao gồm 2 Sư đoàn 1 và 2 tinh nhuệ, có nhiều kinh nghiệm chiến trường, được các binh chủng khác như Biệt Động quân, Thiết giáp, Pháo binh, Không quân và Truyền tin hổ trợ rất đắc lực. Trong quá khứ đă thu đạt nhiều chiến công. Bộ chỉ huy Sư đoàn I Bộ binh đóng tại đồn Mang Cá (thành nội Huế), hoạt động từ Nam vĩ tuyến 17 đến Bắc đèo Hải Vân. Bộ chỉ huy Sư đoàn 2 đóng tại căn cứ Chu Lai (tỉnh Quảng Tín), phụ trách từ Nam đèo Hải Vân tới đèo B́nh Đê thuộc quận Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngăi).

    Cuộc hành quân được chuẩn bị một hai tháng trước khi khởi sự, có nghĩa là trước Tết âm lịch. Kế hoạch được chia làm 2 giai đoạn:

    Giai đoạn 1

    Bộ tư lệnh tiền phương Quân đoàn I di chuyển từ Đà Nẵng ra căn cứ Đông Hà, địa điểm đóng quân trước kia của quân đội Hoa Kỳ cùng với các bộ phận yểm trợ và tiếp vận. Thiết lập kho tiếp vận, tiếp nhận các đơn vị tăng phái từ Sài G̣n ra. Tổ chức các cuộc hành quân giả tạo để đánh lạc hướng mục tiêu của cuộc hành quân. Xây dựng Bộ tư lệnh Quân đoàn hành quân tại Khe Sanh.

    Giai đoạn 2

    Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 và các đơn vị tham chiến, kể cả các đơn vị yểm trợ và tiếp vận, di chuyển tới vùng tập trung là Khe Sanh.

    V. Chuẩn Bị

    Giai đoạn 1

    Đầu tháng 2/1971, tức sau Tết âm lịch, Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến do Đại tá Hoàng Tích Thông chỉ huy, gồm có 3 Tiểu đoàn tác chiến: 2, 4 và 5, một Đại đội Viễn thám A và một Tiểu đoàn Pháo binh 1O5 ly, (Tiểu đoàn 2 do Thiếu tá Phúc chỉ huy, Tiểu đoàn 4 Thiếu tá Kỉnh và Tiểu đoàn 5 Trung tá Nhă, Tiểu đoàn Pháo binh Thiếu tá Đạt và Đại đội Viễn thám A Đại úy Hiển) được tăng phái cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1.

    Lữ đoàn được không vận bằng máy bay C.13O từ Tân Sơn Nhất tới sân bay Đông Hà trong hai ngày. Tới nơi, Lữ đoàn được phối trí tạm thời ở phía Đông và Nam căn cứ Đông Hà, chuẩn bị đợi lệnh hành quân. Khi đó thời tiết vẫn c̣n khá lạnh và mưa phùn, bầu trời ảm đạm, mây mờ bao phủ, rất khó quan sát và hạn chế hoạt động của Không quân. Tuy nhiên bầu không khí chuẩn bị cho cuộc hành quân tại thị trấn Đông Hà không kém phần nhộn nhịp. Xe cộ lui tới suốt ngày đêm, tiếng rú của động cơ máy bay vang rền không ngớt. Có lẽ từ ngày khởi sự chiến tranh ở miền Nam cho đến lúc đó, chưa có lần hành quân nào được chuẩn bị ồn ào như vậy. Để đánh lạc hướng mục tiêu, Bộ tư lệnh Sư đoàn đă chỉ thị cho Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến mở một cuộc diễn tập vuợt sông, có các xuồng đổ bộ M2 trợ lực, băng ngang sông Đông Hà. Sau đó một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến khác di chuyển ra Cửa Việt làm như sẵn sàng xuống tàu đổ bộ. Mục đích là để t́nh báo địch tưởng ta sắp vượt vĩ tuyến 17 đổ bộ lên miền Bắc. Sự việc này có làm địch đánh giá sai lầm hay không th́ sau khi cuộc hành quân mở màn được ít ngày ta đă biết: địch tiếp chiến một cách mạnh mẽ, không có ǵ là bất ngờ cả.

    Giai đoạn 2

    Vài ngày trước khi cuộc hành quân bắt đầu, Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến cùng một số đơn vị khác được lệnh di chuyển bằng quân xa lên Khe Sanh, sau khi nghỉ lại một đêm tại thung lũng Ba Ḷng. Khí hậu và thời tiết tại Khe Sanh và lănh thổ Lào tương đối tốt. Quang cảnh tại khu vực tập trung thật tấp nập, quân số tham chiến có thể tới 2O ngàn người. T́nh h́nh an ninh yên tĩnh, không một phản ứng nào của địch, kể cả việc pháo kích vào khu vực trú quân. Nơi đây đă từng là băi chiến trường giữa quân đội Cộng sản Bắc Việt và một Trung đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, có sự hiện diện của một Tiểu đoàn Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Ḥa. Trận đánh này được địch rêu rao như một trận Điện Biên Phủ thứ 2, nhưng kết cục đă thảm bại trước tinh thần chiến đấu cũng như hỏa lực hùng hậu của quân đội Hoa Kỳ.

    Trước ngày N, giờ G một ngày, Bộ tư lệnh tiền phương Quân đoàn 1, dưới sự chủ tọa của Trung tướng Hoàng Xuân Lăm và cố vấn Mỹ, một buổi họp được triệu tập tại căn cứ Hàm Nghi (Bộ tư lệnh Quân đoàn 1), Các chỉ huy đơn vị tham chiến và yểm trợ cùng Bộ tham mưu Quân đoàn 1 đều hiện diện đông đủ. Về phía Quân đoàn 1 có Sư đoàn 1 Bộ binh chỉ huy bởi Thiếu tướng Phạm Văn Phú và các Trung đoàn trưởng. Lực lượng tổng trừ bị có Sư đoàn Dù với 3 Lữ đoàn tác chiến do Trung tướng Dư Quốc Đống chỉ huy: Lữ đoàn 1 do Đại tá Lê Quang Lưỡng, Lữ đoàn 2 Đại tá Nguyễn Quốc Lịch và Lữ đoàn 3 Đại tá Thọ. Cùng với Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến do Đại tá Hoàng Tích Thông chỉ huy. Lữ đoàn 1 Biệt Động Quân của Đại tá Hiệp và Liên đoàn 1 Thiết Giáp của Đại tá Luật. Ngoài các thành phần thuộc quân binh chủng Việt Nam Cộng Ḥa c̣n có các cố vấn Hoa Kỳ bên cạnh các đơn vị, các sĩ quan đại diện Không quân Hoa Kỳ v́ cuộc hành quân có sự Không trợ và Không vận của Mỹ. Kể từ năm 197O, sau khi kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh được thi hành, quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút quân từ từ ra khỏi miền Nam Việt Nam và không c̣n những hoạt động quy mô của các lực lượng tác chiến nữa mà chỉ xử dụng Không quân đánh phá các mục tiêu cần thiết như đường ṃn Hồ Chí Minh chẳng hạn hay tiếp trợ cho Không quân Việt Nam Cộng Ḥa mà thôi. Do đó cuộc hành quân sang Cambodia đầu năm 197O cũng như cuộc hành quân Lam Sơn 719 đă không có sự hiện diện của Bộ binh Hoa Kỳ mà chỉ có yểm trợ về Không quân và các cố vấn Mỹ bên cạnh các đơn vị tham chiến cũng được lệnh không tháp tùng theo.

    Trong buổi họp này, cũng như mọi cuộc hành quân khác, pḥng 2 của Bộ Tham mưu Quân đoàn 1 thuyết tŕnh một lần chót trước khi cuộc hành quân khai diễn. Tin tức về không ảnh cũng như kỹ thuật không ghi nhận một hoạt động nào của địch trong vùng, một sự im lặng hoàn toàn nhưng chứa đầy sóng gió trong những ngày sắp tới. Từ các Tư lệnh Sư đoàn cho tới các cấp chỉ huy thống thuộc đều không chủ quan khinh địch theo như tin tức đă phổ biến. Tất cả đều hiểu rằng mục tiêu của cuộc hành quân này rất quan trọng, nếu thi hành được suông seœ th́ mọi hoạt động của lực lượng Cộng sản ở miền Nam Việt Nam coi như bị tê liệt. Không thể để dao cắt đứt cổ họng ḿnh nên địch tất nhiên phải phản ứng. C̣n chuyện đánh lớn hay đánh nhỏ là tùy vào kế hoạch pḥng ngự và lực lượng của địch. Với cảm nghĩ như vậy nên các đơn vị đă chuẩn bị cho chiến trường khá đầy đủ, kể cả mặt tinh thần lẫn vật chất. Không có một cuộc hành quân nào làm cho các đơn vị trưởng phải suy nghĩ nhiều đến như vậy. Trái lại khi hành quân vượt biên giới sang Cambodia th́ từ cấp chỉ huy cho đến binh sĩ đều phấn khởi, không e dè thắc mắc ǵ cả, tiến quân như nước vỡ bờ, không ǵ cản nổi.

    VI. Diễn tiến hành quân

    Theo như chủ trương, kế hoạch hành quân của Tổng thống phủ và Bộ Tổng tham mưu đề ra vào ngày N lúc 8 giờ sáng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên đài phát thanh và truyền h́nh tuyên bố mục đích và lư do cùng ra lệnh xuất phát cho cuộc hành quân Lam Sơn 719. Danh xưng được xử dụng là v́ cuộc hành quân diễn ra năm 1971 trên quốc lộ 9 nối liền Khe Sanh và thị trấn Tchépone hạ Lào.

    1. Nhiệm vụ

    Quân đoàn 1 là mở cuộc hành quân đánh chiếm khu vực hạ Lào nằm trên quốc lộ 9 từ biên giới Lào Việt tới thị trấn Tchépone, tiêu diệt lực lượng địch trong vùng kể cả việc phá hủy các kho hàng tiếp vận và kiểm soát ngăn chận mọi sự xâm nhập từ phía Bắc xuống Nam trên đường ṃn Hồ Chí Minh.

    2. Quan niệm hành quân

    Quân đoàn 1 xử dụng các đơn vị cơ hữu, cũng như các đơn vị tăng phái và yểm trợ để tiến vào vùng hành quân bằng không vận và đường bộ. Kế hoạch được chia làm 2 giai đoạn.

    Giai đoạn 1

    Trực thăng vận đổ quân xuống các cao địa ở phía Bắc và Nam quốc lộ 9, giới hạn bởi Bản Đông nằm giữa trục tấn công từ biên giới đến Tchépone. Thiết lập căn cứ hỏa lực, đồng thời mở các cuộc hành quân lục soát. Các đơn vị thiết giáp và yểm trợ, cùng Công binh chiến đấu di chuyển bằng đường bộ với Lữ đoàn 1 Nhảy Dù. Thiết lập căn cứ hỏa lực để chuẩn bị cho giai đoạn 2. Xử dụng tối đa không trợ kể cả pháo đài bay B.52 để oanh kích các mục tiêu khả nghi có sự hoạt động của địch.

    Giai đoạn 2

    Tiến chiếm mục tiêu Tchépone bằng trực thăng và đường bộ. Thiết lập căn cứ hỏa lực, hành quân lục soát và bảo vệ chặt cheœ quốc lộ 9, đường tiếp tế chính yếu cho các đơn vị tham chiến. Thời gian cuộc hành quân tùy thuộc t́nh h́nh diễn biến.


    3. Thi hành kế hoạch

    Giai đoạn 1

    1. Sư đoàn - 1. Quân đoàn 1: một Trung đoàn được trực thăng vận xuống cao điểm 15O ở phía Nam quốc lộ 9 chừng 5 cây số. Thiết lập căn cứ hỏa lực và hoạt động xa về phía Tây, Tây Bắc để hổ tương yểm trợ cho cánh quân trên quốc lộ 9. Một trung đoàn khác được trực thăng vận xuống các cao địa ở phía Đông Nam cao điểm 15O. Thiết lập căn cứ hỏa lực và hoạt động ngăn chận các lực lượng địch từ phía Nam tiến lên.

    2. Sư đoàn Nhảy Dù: Bộ tư lệnh đặt bản doanh tại phía Tây căn cứ Hàm Nghi, trên quốc lộ 9 cách biên giới khoảng 5 cây số. Xử dụng một Lữ đoàn cùng với một lữ đoàn Thiết giáp vượt tuyến xuất phát tiến chiến ngă ba Bản Đông trên quốc lộ 9, thiết lập căn cứ hỏa lực. Hai lực lượng này (đặc nhiệm) làm nổ lực chính của trục tiến quân. Hoạt động lục soát trong vùng, hổ tương yểm trợ các đơn vị hoạt động ở phía Bắc và Nam. Tiếp tục tiến quân khi có lệnh, một Tiểu đoàn và Bộ chỉ huy Lữ đoàn được trực thăng vận xuống các cao điểm ở phía Bắc quốc lộ 9 (Bản Đông) khoảng 9-1O cây số. Một Tiểu đoàn khác ở phía Đông Nam thiết lập căn cứ hỏa lực, hoạt động bảo vệ và yểm trợ sườn Bắc của Lữ đoàn 1 Nhảy Dù và Thiết Giáp trên quốc lộ 9. Lữ đoàn 3 Nhảy Dù và Liên đoàn 1 Biệt Động Quân ở phía Bắc, tiếp tục tiến quân khi có lệnh.

    3. Liên đoàn 1 Biệt Động Quân: di chuyển đến các cao địa nằm trên biên giới Việt Lào (Phú Lộc), ở phía Bắc quốc lộ 9. Sau đó xử dụng 2 Tiểu đoàn, trực thăng vận xuống 2 cao điểm ở phía Đông Bắc Lữ đoàn 3 Nhảy Dù. Hoạt động lục soát trong khu vực chiếm đóng và tiếp tục hành quân khi có lệnh.

    4. Lữ đoàn 1 Thiết Giáp: vuợt tuyến xuất phát (cũng là ranh giới Việt Lào) cùng với Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, tiến chiếm Bản Đông. Phối hợp yểm trợ Lữ đoàn 1 Nhảy Dù pḥng ngự căn cứ hỏa lực A Lưới cũng như hoạt động trong vùng, sẵn sàng yểm trợ cánh quân ở phía Bắc cũng như hành quân tiếp.

    5. Bộ chỉ huy Pháo binh Quân đoàn: phối hợp, điều động các đơn vị Pháo binh để thiết lập một mạng lưới hỏa lực yểm trợ bao vây khu vực hành quân của Quân đoàn, và hệ thống tiếp tế đạn dược Pháo binh thật hữu hiệu và kịp thời.

    6. Trừ bị của Quân đoàn: gồm Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 Bộ binh và Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến hoạt động quanh khu vực đóng quân của Bộ Tư lệnh Quân đoàn và sẵn sàng di chuyển khi có lệnh.

    Giai đoạn 2

    Sau khi hoàn thành các căn cứ hỏa lực và kiểm soát được khu vực hành quân th́ khởi đầu đánh chiếm mục tiêu Tchépone. Đội h́nh tấn công không thay đổi với hỏa lực yểm trợ của: Không quân Hoa Kỳ kể cả pháo đài bay B.52 từ phi trường phía Bắc Thái Lan, Không quân Việt Nam Cộng Ḥa và Pháo binh cơ hữu của các Sư đoàn và Lữ đoàn.

    Theo đúng kế hoạch hành quân của Quân đoàn, lúc 8 giờ sáng ngày 8/2/1971 sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa ra lệnh xuất phát trên đài phát thanh và truyền h́nh Sài G̣n. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù cùng với Lữ đoàn 1 Thiết Giáp tiến chiếm khu vực Bản Đông của giai đoạn 1, nằm kế cận quốc lộ 9. Tiếp theo là Lữ đoàn 3 Dù xuống các cao độ ở phía Bắc Bản Đông mang danh căn cứ 3O và 31.

    Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 Bộ binh được trực thăng vận xuống các cao địa ở phía Nam quốc lộ 9.

    Trung đoàn 3/Sư đoàn 1 trực thăng vận xuống phía Đông Nam của cao địa 15O (căn cứ Delta).

    Liên đoàn 1 Biệt Động Quân có 2 Tiểu đoàn được trực thăng vận xuống các cao địa ở cực Bắc vùng hành quân.

    Cuộc đổ quân hoàn tất và không gặp một sức kháng cự nào của địch. Các đơn vị nhanh chóng thiết lập các căn cứ hỏa lực (có Công binh chiến đấu phụ lực) để yểm trợ cho các lực lượng hoạt động ở bên ngoài. Không thám và t́nh báo kỹ thuật đă ghi nhận những di chuyển của địch từ hướng Bắc vào khu vực hành quân. Các phi vụ oanh kích vào các điểm nghi ngờ đă bắt đầu khởi sự. Ít ngày sau th́ 2 vị trí của Liên đoàn 1 Biệt Động Quân bị pháo kích liên tiếp, kể cả pháo tầm xa 13O ly. Các đơn vị tiền phong của địch đă tiến gần ngoại vi pḥng thủ của Tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân, vào đụng độ leœ teœ đă bắt đầu. Pháo binh của Bộ chỉ huy Liên đoàn 1 Biệt Động Quân bố trí tại ranh giới Lào Việt (Phú Lộc) bắn yểm trợ ngày đêm. Chủ lực địch đă áp sát vào vị trí pḥng sự của Tiểu đoàn Biệt Động Quân, trong khi đó th́ Tiểu đoàn 21 Biệt Động bố trí ở phía Nam cũng bị pháo uy hiếp, ngăn không cho đơn vị này tiến lên tăng cường. Cuộc tấn công của địch có sự hổ trợ của chiến xa đă diễn ra ác liệt, gây nhiều tử vong cho cả 2 bên. Tuy vậy Tiểu đoàn 39 vẫn anh dũng chiến đấu cho tới khi đạn dược gần cạn. Cầm cự được một ngày một đêm th́ hệ thống pḥng thủ bị tràn ngập, Tiểu đoàn phải rút về phía Nam, nơi Tiểu đoàn 21 Biệt Động đang đóng quân. Chiếm được căn cứ này, địch mở đường tiến xuống phía Nam và Tây Nam uy hiếp Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân và Lữ đoàn 3 Nhảy Dù.

    Trước sự tiến quân của địch, Lữ đoàn 3 đă được không quân yểm trợ oanh kích tối đa ngày đêm, kể cả B.52. Mặc dù bị thiệt hại địch vẫn ào ạt tiến tới căn cứ hỏa lực 31 của Lữ đoàn 3 Dù với hàng loạt pháo xa và gần bắn vào căn cứ. Dù đă biết trước và pḥng thủ kiên cố nhưng trước sự liều mạng của địch, sau vài ngày chiến đấu kiên cường Lữ đoàn 3 Dù đă cùng chung số phận với Tiểu đoàn Biệt Động Quân. Bộ chỉ huy Lữ đoàn bị tràn ngập, Đại tá Thọ Lữ đoàn trưởng bị bắt, số c̣n lại tháo chạy về phía Nam hướng căn cứ hỏa lực 3O do Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù đóng giữ. Trong khi tấn công Bộ chỉ huy Lữ đoàn 3 Nhảy Dù th́ địch cũng không ngớt pháo kích vào căn cứ 3O và căn cứ ALưới của Lữ đoàn 1 Nhảy Dù và Lữ đoàn 1 Thiết Giáp nên 2 lực lượng này không thực hiện được sự cầu viện của đơn vị bạn được. Hơn nữa địa thế rất khó khăn cho cơ giới di chuyển.

    Một sự thể đáng nói là trong khi địch xử dụng chiến xa hạng nặng T.54 th́ Lữ đoàn Thiết Giáp chỉ có một chi đoàn chiến xa M.41, c̣n lại là các chi đoàn Thiết vận xa, không đủ sức để đương đầu với địch. Hơn nữa, v́ không thông hiểu rơ địa thế trong vùng hành quân nên đánh giá sai về hoạt động thiết giáp của địch. Đến khi sự thể xảy ra th́ Bộ tư lệnh Quân đoàn mới vội vă điều động thêm một Chi đoàn chiến xa sang tăng cường, nhưng cũng chỉ hoạt động ven quốc lộ 9 mà thôi.

    Sự kiện thứ hai là pḥng không của địch khá mạnh nên mọi cuộc Không trợ, tiếp tế và tải thương đă bị ngăn trở rất nhiều. Các binh sĩ bị thương đă nhiều ngày mà trực thăng không thể đáp xuống được, tiếp tế đạn dược cũng vậy phải thả dù trên cao xuống. V́ vậy mà tinh thần chiến đấu của binh sĩ ta bị xuống thấp. Trong lúc không trợ, có một máy bay Hoa Kỳ bị bắn rớt nên mọi hoạt động không trợ đă ngừng lại để tiếp cứu chiếc máy bay bị nạn, địch nhờ vậy mà tấn công ta càng hiệu quả hơn.

    Sau khi chiếm được căn cứ 31, địch hướng mũi dùi tới căn cứ 3O nơi một Tiểu đoàn Dù chiếm cứ, nhưng khác với địa thế của căn cứ 31, Tiểu đoàn 2 Dù đóng trên một chỗ khá cao, chỉ có một hướng Đông Bắc là địch có thể tấn công được, c̣n các mặt khác th́ độ dốc gần như thẳng đứng. Do địa thế như vậy, lại được bố trí pḥng thủ kiên cố nên mọi cuộc tấn công của địch đều bị beœ găy, đồng tbời gây cho địch thiệt hại đáng kể. Trước tinh thần chiến đấu kiên tŕ của quân sĩ ta cho nên chúng không c̣n liều mạng như trước nữa, mà chỉ c̣n xử dụng pháo để uy hiếp và bao vây đợi thời cơ thuận lợi. Được gần một tuần lể cố thủ v́ thiếu thốn mọi thứ, thương binh không di tản được, các hầm đạn, công sự chiến đấu và các khẩu pháo gần như bị phá hủy bởi pháo địch, nên Tiểu đoàn Dù đă phải rời căn cứ trong đêm tối để lui về khu vực của Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đóng tại căn cứ hỏa lực ALưới.

    Con đường huyết mạch từ Bản Đông về tới biên giới Lào Việt đă xữ dụng được trong những ngày đầu, th́ sau khi căn cứ 3O và 31 Cộng quân đă len lỏi tới gần quốc lộ 9 đóng chốt gây trở ngại cho mọi di chuyển tiếp tế và tải thương. Địch cũng đă bị thiệt hại nặng nề khi tấn chiếm 2 căn cứ 3O và 31 nên cũng tạm ngưng hoạt động để cũng cố lại lực lượng, chỉ c̣n xữ dụng pháo để quấy phá và cho các đơn vị nhỏ đột kích vào các vị trí tiền đồn để cầm chân các lực lượng ta không hoạt động ra ngoài được. Ngoài ra địch cũng e chừng lực lượng Thiết giáp của ta bằng cách dùng pháo để gây thiệt hại trước khi tái tấn công, đồng thời uy hiếp tinh thần chiến đấu của binh sĩ bố pḥng trong căn cứ.

    Trong khi địch tấn công vào các lực lượng Biệt Động Quân và Nhảy Dù ở phía Bắc th́ tại khu vực Đông Nam căn cứ Delta (cao địa 15O) địch cũng xuất hiện ở khu vực của Trung đoàn 3 Bộ binh, sau đó uy hiếp, bao vây và tấn công khiến đơn vị này cầm cự không nổi, mặc dù cũng đă được không quân và pháo binh tận lực yểm trợ. Trung đoàn 3 Bộ binh sau đó phải rút về một khu vực an toàn hơn rồi được trực thăng bốc về Khe Sanh. Sự thiệt hại về người và vũ khí được coi như khá nặng, không kém ǵ các đơn vị ở mặt Bắc. Dĩ nhiên với lối tấn công biển người, không lư ǵ đến sinh mạng con người địch đă phải thiệt hại rất nhiều dưới hỏa lực không những cơ hữu mà c̣n của không quân chiến thuật và chiến lược B.52 nữa.

    Trước t́nh h́nh diễn biến ác liệt của chiến trường, hết đơn vị này đến đơn vị khác của ta chịu trận, không sao tiếp ứng lẫn nhau, dù đă có lần (khi căn cứ 31 bị tấn công) Sư đoàn Dù đă cho đổ bộ vào trận địa để tiếp một Tiểu đoàn nhưng không sao đáp xuống băi đáp được, v́ hỏa lực pḥng không của địch bắn lên quá mạnh khiến một vài trực thăng bị trúng đạn gây thêm tổn thất sinh mạng. C̣n Bộ Tư lệnh Quân đoàn chỉ c̣n phản ứng bằng cách gia tăng yểm trợ về mặt không quân. Tuy rằng cũng có vài phi cơ Hoa Kỳ bị bắn rơi khi đang yểm trợ các căn cứ bị địch tấn công. Ngày cũng như đêm, tiếng bom nổ rền trong khu vực hành quân với mục đích làm tiêu hao các lực lượng địch trong vùng cũng như từ xa chuyển quân tới. Số đơn vị địch tham gia trận chiến không phải là 1 tới 2 Sư đoàn như ta dự đoán, mà có thể đă lên đến 4 hay 5 Sư đoàn kể cả Thiết giáp. Trong đó có một hai Sư đoàn rất thiện chiến của quân Cộng sản Bắc Việt như Sư đoàn 3O4 và 32O đă một thời tham chiến ở Điện Biên Phủ trước năm 1954.
    Last edited by alamit; 10-02-2012 at 07:09 AM.

  8. #48
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Hành quân Lam Sơn 719



    MX Hoàng Tích Thông

    Trong khi t́nh h́nh tạm lắng dịu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 triệu tập một buổi họp tại căn cứ Đông Hà để duyệt xét về kế hoạch hành quân, có các cấp chỉ huy đại đơn vị tham dự. Về phía Thủy Quân Lục Chiến có thêm Đại tá Bùi Thế Lân, Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng từ Sài G̣n mới ra khi được lệnh của Bộ Tổng Tham mưu điều động toàn bộ Sư đoàn ra tăng cường cho mặt trận. Sở dĩ Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh binh chủng không có mặt v́ trục trặc về mặt hệ thống quân giai. Tướng Khang thâm niên cấp bậc hơn Tướng Lăm, Tư lệnh Quân đoàn 1, đây cũng là một lư do khiến cho việc chỉ huy giữa Bộ Tư lệnh Quân đoàn và các Tư lệnh Sư đoàn không được thống nhất lắm.

    Về phương diện thông tin báo chí, đặc biệt là của nước ngoài, qua các thông tín viên chiến trường đă loan đi những tin tức rất bất lợi, khi địch tung ra cuộc tấn công và một vài thất bại của ta. Tệ hại hơn nữa là đài BBC c̣n phóng đại ra là quân ta đă tiến vào Tchépone trong khi cuộc tiến quân mới hoàn tất ở giai đoạn 1, có nghĩa là mới được nửa đường tới mục tiêu chính.

    Trong buổi họp nói trên có cả sự tham dự của Đại tá Thọ, trưởng Pḥng 3 Bộ Tổng tham mưu. Dĩ nhiên là đă có nhiều tranh luận đối nghịch nhau làm cho Tướng Lăm, Tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719 nhức đầu. Lúc đầu Bộ Tham mưu Quân đoàn 1 đưa ra kế hoạch là xử dụng Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến đổ quân xuống mục tiêu Tchépone, các đơn vị Nhảy Dù, Sư đoàn 1 Bộ binh và Thiết giáp tiếp ứng phía sau. Với kế hoạch này, Bộ Tham mưu Thủy Quân Lục Chiến xử dụng Lữ đoàn 147 đang giữ nhiệm vụ trừ bị cho Quân đoàn, lănh ấn tiên phong. Sau đó sẽ đổ tiếp Lữ đoàn 258 do Đại tá Nguyễn Thành Trí chỉ huy, c̣n Lữ đoàn 369 của Đại tá Phạm Văn Chung làm trừ bị cho Sư đoàn bố trí tại phía Bắc căn cứ Hàm Nghi (Khe Sanh). Khi được ủy thác nhiệm vụ này, tôi đă có ngay ư nghĩ khôi hài là chuyến đi này không khác ǵ tráng sĩ Kinh Kha sang Tần diệt bạo chúa. Sở dĩ như vậy là v́ trước đó, đài phát thanh của Cộng sản Bắc Việt đă rêu rao ngày đêm là sẽ biến Tchépone thành một Điện Biên Phủ thứ hai và sẵn sàng chờ đợi quân ta tiến vào. Cũng theo tin tức t́nh báo của Quân đoàn, th́ địch đă biến Tchépone thành một mạng lưới pháo binh, hợp với các băi ḿn để bủa lên các đơn vị đổ quân xuống, và một hệ thống pḥng không dày dặc để ngăn chận không cho không quân ta hoạt động yểm trợ.

    Trước nhiệm vụ được giao phó có tính cách quyết định, ở vai tṛ một Lữ đoàn trưởng chỉ huy cả mấy ngàn quân sĩ, tôi cũng lo lắng nhiều v́ đă biết rơ địch t́nh trong khu vực Lữ đoàn phải đổ quân xuống. Tuy nhiên tôi cũng cảm thấy hănh diện một phần nào khi được thượng cấp tin tưởng mà giao phó trách nhiệm nặng nề đó. Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến khi đó bao gồm 3 Tiểu đoàn tác chiến chỉ huy bởi các sĩ quan đầy thành tích cũng như binh sĩ đầy gan dạ và kinh nghiệm chiến đấu. Tuy nhiên trước các tin tức từ mặt trận đưa về không được tốt đẹp lắm, không nhiều th́ ít cũng đă ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu trước khi xung trận. Dù vậy với uy danh của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, tất cả đă sẵn sàng buớc lên trực thăng thẳng tới mục tiêu ấn định.

    Nhưng kế hoạch vào lúc chót đă được thay đổi v́ có lệnh mới của Bộ Tổng Tham mưu. Thay v́ Thủy Quân Lục Chiến làm nổ lực chính, th́ nay Sư đoàn 1 Bộ binh làm nhiệm vụ đó. Theo sự t́m hiểu, th́ sở dĩ đến phút chót phải thay đổi kế hoạch tấn công là v́ Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa chỉ có 2 đơn vị Tổng trừ bị, th́ Sư đoàn Dù đă bị thiệt hại nặng trong trận phản kích vừa qua. Nay xử dụng nốt Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến e rằng không tránh khỏi tổn thất như Sư đoàn Dù, v́ địch đă chuẩn bị sẵn sàng để tiếp chiến. Dù sao kế hoạch thay đổi cũng hợp lư v́ Sư đoàn 1 Bộ binh là đơn vị cơ hữu của Quân đoàn.

    Trong kế hoạch mới Sư đoàn 1 sẽ xử dụng một Trung đoàn tăng cường để trực thăng vận vào mục tiêu ở phía Bắc quốc lộ 9. Lữ đoàn đặc nhiệm gồm Thiết giáp và Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đảm trách tiến quân tiếp ứng mặt sau cho đơn vị ở mục tiêu Tchépone. ở phía Nam, tại cao địa 15O (căn cứ hỏa lực Delta) do Bộ chỉ huy Trung đoàn 1 và một Tiểu đoàn chiếm giữ, được thay thế bởi Lữ đoàn 147 để di chuyển tới một căn cứ hỏa lực khác ở phía Bắc để điều động các đơn vị cơ hữu tiến quân dọc theo phía Nam quốc lộ 9, sẵn sàng tiếp ứng cho đơn vị tại Tchépone.

    Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến gồm 3 Lữ đoàn, bố trí Bộ chỉ huy tại phía Đông căn cứ Hàm Nghi. Lữ đoàn 147 được trực thăng vận tới căn cứ Delta để thay thế cho Trung đoàn 1 Bộ binh, điều động các Tiểu đoàn hoạt động xa về hướng Đông và Tây căn cứ để tiêu diệt địch và phá hủy các kho hàng tiếp vận ẩn dấu trong vùng. Lữ đoàn 258 được trực thăng vận xuống dăy núi Koroc nằm trên ranh giới Lào Việt chạy dài từ Lao Bảo (cửa ải) xuống phía Nam. Các Tiểu đoàn hoạt động ở phía Bắc núi Koroc sẵn sàng yểm trợ cho Lữ đoàn 147 ở phía Bắc. Lữ đoàn 369 đóng ở phía Bắc căn cứ Hàm Nghi làm thành phần trừ bị cho Sư đoàn.

    Ít ngày sau th́ 2 Lữ đoàn 147 và 258 được trực thăng vận xuống các địa điểm ấn định. Riêng 2 Tiểu đoàn 2 và 4 thuộc Lữ đoàn 147 được thả xuống phía Bắc và Đông Bắc của căn cứ Delta. Bộ chỉ huy Lữ đoàn, Tiểu đoàn 5 và một pháo đội hỗn hợp gồm 2 khẩu 155 ly và 4 khẩu 1O5 ly bố trí tại căn cứ. Sỡ dĩ chỉ đặt được 6 khẩu v́ khu vực căn cứ không được rộng lắm. Hơn nữa vấn đề tiếp tế đạn dược rất khó khăn, nhất là vào những ngày cuối của cuộc hành quân trực thăng đă không đáp xuống được v́ pḥng không bắn lên rất rát. Kết quả cuộc đổ quân đă hoàn toàn vô sự.

    Trong khi đó th́ Trung đoàn 2 Bộ binh, đơn vị có nhiệm vụ đánh chiếm mục tiêu Tchépone đang chuẩn bị để lên đường. Theo như chỗ được biết th́ việc tiến quân vào Tchépone là một việc chẳng đặng đừng, v́ dư luận quốc tế đă tung tin từ trước là Quân đoàn đă vào Tchépone, nên không c̣n cách nào hơn là phải tiếp tục tiến hành giai đoạn 2 nhưng theo một kế hoạch linh động hơn, có nghĩa là Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 đă chỉ thị cho Trung đoàn 2 xử dụng 1 Tiểu đoàn được tăng cường quân số và có khả năng nhất để trực thăng vận vào mục tiêu Tchépone. Sau khi hoàn tất đổ quân, hoạt động một thời gian ngắn rồi rút ngay. Kế hoạch đă được thi hành sau khi pháo binh và không quân oanh kích ngày đêm kể cả B.52 th́ Trung đoàn 2 được trực thăng đổ xuống mục tiêu an toàn, không có phản ứng nào của địch. Sự im lặng của địch là điều dễ hiểu v́ bộ tham mưu của chúng không dại ǵ để cho các đơn vị của chúng ở ngay trong khu vực mục tiêu trước khi quân ta đổ quân xuống để hứng lấy bom đạn dọn băi. Do đó địch đă bố trí các đơn vị ở ngoài xa mục tiêu rồi đợi cho quân ta đổ quân hết rồi mới ra lệnh cho các đơn vị tham chiến di chuyển vào khu vực mục tiêu theo như kế hoạch của chúng.

    Cuộc đổ quân của Trung đoàn 2 đă hoàn tất trong ngày. T́nh h́nh yên tĩnh cho tới khuya th́ pháo địch bắt đầu tập trung bắn phá vào khu vực đóng quân của Trung đoàn 2. Theo như dự tính đơn vị này đă ra khỏi mục tiêu để tới băi bốc dự trù để được trực thăng chở về hậu cứ vào ngày hôm sau. Địch đă tức tốc bủa quân tới cùng với hỏa lực pháo dọn đường đă làm cuộc rút quân gặp nhiều khó khăn vào lúc chót, và một số đă phải rút chạy về hướng Nhảy Dù. Trong khi địch tiến quân truy kích Trung đoàn 2 th́ cùng lúc các đơn vị khác của chúng ở phía Nam quốc lộ 9 dùng pháo và bộ binh tấn công Trung đoàn 1 cũng như Nhảy Dù và Thiết Giáp. ở xa hơn về phía Nam, địch cũng bắt đầu phản kích lại các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến mà hai bên đă đụng độ từ những ngày trước ở phía Tây và Tây Nam căn cứ Delta.

    Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt, bom đạn liên hồi đổ xuống trận địa. Các cánh quân từ Bắc xuống Nam quốc lộ 9 đều bị pháo của địch uy hiếp, gây cho ta nhiều thiệt hại, việc tiếp tế và tải thương không c̣n thực hiện được nữa. Đánh nhau được vài ngày th́ Trung đoàn 1 Bộ binh và Lữ đoàn đặc nhiệm (Nhảy Dù và Thiết Giáp) được lệnh rút về Khe Sanh. Việc rút quân này thật vô cùng khó khăn v́ địch đă biết rơ ư định của ta nên càng ra sức tấn công. Dưới áp lực mạnh của địch, tinh thần chiến đấu của quân ta có chiều đi xuống, khiến các cấp chỉ huy rất khó điều động. Các trực thăng tới bốc quân không sao đáp nổi v́ pháo và pḥng không địch cũng như sự rối loạn của binh sĩ khi tranh nhau leo lên trực thăng đă là sự kiện để cho báo chí quốc tế tận t́nh khai thác.

    Việc rút quân của cánh quân phía Bắc bằng đường bộ cũng không tránh khỏi thiệt hại trên suốt đoạn đường từ Bản Đông về tới Lao Bảo (ranh giới Lào Việt). Dẫu sao th́ cuối cùng hai cánh quân Dù và Thiết Giáp cùng Trung đoàn 1 Bộ binh cũng đă rút về được hậu cứ với nhiều thiệt hại đáng kể. Điều đáng buồn là Trung đoàn 1 đă mất đi một sĩ quan ưu tú, Trung tá Lê Huấn đă hy sinh tại chiến trường.

    Sau khi 2 cánh quân trên rời khỏi trận địa, địch dồn lực lượng uy hiếp tấn công Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến đóng tại căn cứ Delta. Hai Tiểu đoàn 2 và 4 hoạt động xa về phía Tây sau nhiều ngày đụng độ đă phải rút về ngoại vi của căn cứ. Lữ đoàn đă được pháo từ Koroc (Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến) và không quân yểm trợ, bắn phá các đường tiến sát của địch, ngoài ra c̣n được pháo đài bay B.52 can thiệp tiếp cận một cách rất chính xác. Tuy vậy địch vẫn gan ĺ ẩn náu trong các hầm trú ẩn chống lại mọi cuộc tấn công của ta sau khi bom đạn chấm dứt. Cuộc chiến dằng co có chiều bất lợi cho Lữ đoàn v́ vấn đề tiếp tế đạn dược và tải thương. Pháo của địch, kể cả súng không dật 75 ly của địch đặt ở các cao địa đối diện căn cứ đă bắn thẳng vào pháo đài chỉ huy của Bộ chỉ huy Lữ đoàn, khiến đường dây antenne bị cắt đứt, một vài hầm trú ẩn bị sập đổ, vị trí pháo cũng bị hư hại. Trong t́nh h́nh đó, Bộ chỉ huy Lữ đoàn điều động Tiểu đoàn 2 lui về trấn giữ ở phía Nam căn cứ (theo đường đỉnh mà địch có thể tiến tới được). Tiểu đoàn 4 rút về phía Đông Bắc dọn đường để khi cần Lữ đoàn sẽ rút về phía Đông (hướng của Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến). Bộ chỉ huy Lữ đoàn cũng có đề nghị Bộ tư lệnh Sư đoàn để cho toàn bộ đơn vị rút ra ngoài hoạt động v́ không thể nằm trong căn cứ để hứng đạn pháo của địch. Nhưng đề nghị này đă không được áp dụng v́ lệnh rút quân được ban ra vào buổi chiều cùng ngày. Một biến cố đă xảy ra vào rạng sáng ngày hôm sau, một Trung đội đặc công địch đă len lỏi qua pḥng tuyến của Tiểu đoàn 5, đánh chiếm được một lô cốt án ngữ lối vào căn cứ ở phía Nam. Tuy nhiên địch cũng đă bị chặn lại và sau đó Tiểu đoàn 5 đă điều động một Đại đội tới giải tỏa, địch bị tử thương một số và đầu hàng số c̣n lại. Lấy khẩu cung th́ được biết chúng thuộc một đơn vị của Sư đoàn 324 B có nhiệm vụ tiến đánh Lữ đoàn 147. Ngoài ra, lục soát trong người th́ mỗi tên đều có một mănh giấy ghi hàng chữ: “Quyết tâm tiêu diệt Lữ đoàn Trâu Điên”. Sau đó pháo địch ở phía Tây và Nam vẫn tiếp tục rót vào căn cứ và khu vực bố trí của Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến.

    Về mặt Bắc, Tiểu đoàn 4 chỉ bị pháo nhẹ không đáng kể. Để chuẩn bị cho kế hoạch rút khỏi căn cứ, Bộ chỉ huy Lữ đoàn đă đặc phái Đại đội A Viễn thám của Đại úy Hiển lên đường t́m hiểu t́nh h́nh địch để quyết định con đường rút lui vào buổi tối. Nhưng rốt cuộc Đại đội này đă rơi vào ṿng vây của địch, một số bị bắt có cả Đại đội trưởng nên Lữ đoàn đă không nhận được một báo cáo tin tức nào cả. Cuối cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn đă quyết định sẽ di chuyển lên khu vực của Tiểu đoàn 4 rồi băng qua đồi núi để tiến về hướng Đông. Kế hoạch rút quân được xếp đặt như sau: Tiểu đoàn 4 đi trước mở đường, sau đến Tiểu đoàn 5, Bộ chỉ huy Lữ đoàn và Pháo binh, Tiểu đoàn 2 đi đoạn hậu. Riêng bộ phận pháo binh th́ các khẩu pháo đă bị phá hủy hay vứt bỏ các bộ phận cần thiết để không c̣n xử dụng lại được nữa. Điều ân hận nhất là đă không di tản được những binh sĩ bị tử thương v́ trực thăng không đáp xuống được, đành phải để lại trong căn cứ. Các binh sĩ bị thương th́ được các Tiểu đoàn cố gắng d́u đi.

    Để cuộc rút quân được phần nào an toàn, Bộ tư lệnh Sư đoàn đă đề nghị với Quân đoàn cho B.52 can thiệp. Theo kế hoạch th́ sau khi B.52 vừa dứt thả bom lúc 8 giờ tối th́ Lữ đoàn ra khỏi căn cứ. Trước giờ ấn định, Tiểu đoàn 2 đă báo cáo nghe thấy tiếng động cơ và ánh đèn thấp thoáng ở xa về phía Nam. Sau đó 12 phi vụ B.52 đă thả bom xuống phía Nam căn cứ khoảng 1 hay 2 cây số và phía Đông, hướng rút của Tiểu đoàn 4. Lữ đoàn rời căn cứ sau khi bom vừa dứt , đi khỏi chừng một cây số th́ đụng phải một tổ súng cối địch, sau một loạt súng địch đă bỏ chạy. Con đường rút quân quả là gian nan v́ phải băng qua các đồi núi đầy tre gai và trời tối nên khó quan sát. Trong khi đó th́ pháo binh của Lữ đoàn 258 bố trí trên đỉnh Koroc liên tục bắn phá vào căn cứ Delta và phía sau của Tiểu đoàn 147 để ngăn chận địch truy kích theo, đồng thời xen lẫn đạn chiếu sáng để soi đường, giúp cho việc lui quân được dễ dàng và đúng hướng. Ngoài sự yểm trợ liên tục về Pháo binh, Lữ đoàn 258 c̣n gửi Tiểu đoàn 3 của Trung tá Bảo tiến tới giao tiếp với Lữ đoàn 147. Qua một đêm di chuyển không ngừng, không có đụng độ nào với địch, có lẽ địa thế khó khăn cũng đă phần nào cả trở sự truy kích của địch và chúng cũng không nắm vững được t́nh h́nh của ta sau khi rời bỏ căn cứ hỏa lực Delta. Khoảng trưa ngày hôm sau th́ Lữ đoàn gặp được Tiểu đoàn 3, tức thời liên lạc với Bộ tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến để gửi trực thăng đến bốc các thương binh về hậu cứ. Sau đó th́ toàn bộ di chuyển về hướng Lữ đoàn 258, đi được một khoảng th́ pháo địch bắn theo, nhưng không chính xác. Đến chiều tối Lữ đoàn tới một địa điểm kế chân núi Koroc, cũng là nơi tập trung để ngày hôm sau được trực thăng bốc về Khe Sanh. Gần nửa tháng hành quân trên đất hạ Lào, Lữ đoàn 147 đă về tới hậu cứ an toàn mà không gặp sự quấy phá nào của địch.

    Tổng kết lại th́ sự thiệt hại về nhân mạng kể cả mất tích không quá 1O%, vũ khí cơ hữu được bảo toàn, chỉ mất 6 khẩu pháo (gồm 2 khẩu 155 ly và 4 khẩu 1O5 ly) không câu về được và một số binh sĩ tử thương phải để lại. Về tổn thất của địch, tất nhiên phải nặng nề qua các trận đụng độ cũng như pháo binh và không quân oanh kích, nhưng v́ ta không làm chủ được chiến trường nên không kiểm nhận được. Khi rút khỏi căn cứ, một vài binh sĩ đă đề nghị Lữ đoàn thủ tiêu những cán binh Việt cộng mà ta đă bắt được, nhưng tôi không tán thành và để nguyên họ trong hầm trú ẩn. Không hiểu họ có t́m cách thoát ra ngoài được hay không, v́ sau đó căn cứ đă bị pháo bắn phá và không quân dội bom tan nát.

    Tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, tôi mới hay Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến là đơn vị cuối cùng rời khỏi Hạ Lào, sau Bộ chỉ huy Liên đoàn Biệt Động Quân đóng tại Phú Lộc (ranh giới Lào Việt) ở phía Bắc quốc lộ 9. Những ngày sau, thỉnh thoảng pháo 13O ly của địch ở trên phần đất Hạ Lào đă bắn vào chung quanh căn cứ Hàm Nghi của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 nhưng không gây thiệt hại mấy. Sau đó th́ từng đơn vị được di chuyển bằng quân xa về thị trấn Đông Hà, chấm dứt cuộc hành quân Lam Sơn 719.

    VII. Nhận định

    Sau hơn một tháng tham dự cuộc Hành quân Lam Sơn 719, vào đầu tháng 2 năm 1971, từ nhiệm vụ trừ bị của Quân đoàn trong giai đoạn 1, đến trực tiếp tham gia trận chiến ở trên đất Lào trong giai đoạn 2, tôi với tư cách Lữ đoàn trưởng có nhận xét như sau:

    1. Về địa thế khu vực hành quân: Rất khác biệt với địa h́nh, địa vật ở trong lănh thổ Việt Nam, có chăng th́ chỉ có vùng cao nguyên Pleiku, Kontum là tương tự phần nào. Tại Hạ Lào, chỉ có một con đường duy nhất là quốc lộ 9 chạy xuyên qua trung tâm khu vực hành quân mà 2 bên th́ đồi núi chập chùng, khó bề điều động thiết giáp và dễ làm mồi cho các cuộc phục kích của đối phương. Việc di chuyển ở rừng núi lại khó khăn v́ cây cối rậm rạm, nhất là ở phía Nam, khu vực hoạt động của Trung đoàn 1 Bộ binh và Thủy Quân Lục Chiến, đầy tre gai. Đây là một địa thế hoàn toàn bất lợi cho các lực lượng tấn công, không điều quân được rộng, phải lệ thuộc ít nhiều vào các đường ṃn, khó quan sát đôi khi mất hướng, có thể đưa tới ngộ nhận bắn lầm nhau. Không xử dụng hữu hiệu được pháo binh và không quân nên không đúng với mục tiêu mong muốn, đôi khi c̣n bị tác xạ và oanh kích lầm. Địa thế cũng ảnh hưởng đến vấn đề tiếp vận, tải thương v́ hoàn toàn trông cậy vào trực thăng, ngoại trừ các đơn vị hoạt động kế cận quốc lộ 9. Do khó khăn di chuyển v́ địa thế, lại phải trang bị nặng để có thể chiến đấu lâu dài, vô h́nh chung đă hạn chế sự mau lẹ và làm binh sĩ mau mất sức. Nói chung tất cả đă ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ khá nhiều. Trong khi đó, th́ địa thế lại ít ảnh hưởng đến địch, v́ chúng đă sống và hoạt động thường xuyên trong khu vực này, biết rơ tường tận đường đi nước bước, nên tiến lui dễ dàng mau lẹ. Địch quân lại trang bị nhẹ nhàng, không cồng kềnh phức tạp như ta. Kết luận địa thế là một yếu tố quan trọng không kém trong sự thắng bại, chứng minh là trong cuộc hành quân vượt biên giới sang Cambodia năm 197O, địa thế trống trải ở đó đă giúp cho các đơn vị chiến đấu rất hữu hiệu, đă đạt được nhiều thắng lợi.

    2. Về tin tức t́nh báo: Nói về t́nh báo có nghĩa là mọi tin tức thâu lượm được về địch trước khi mở một cuộc hành quân. Từ đó Pḥng 3 sẽ thảo ra kế hoạch hành quân để Bộ tham mưu bàn thảo và chỉ huy trưởng quyết định. Tin tức chính xác và hành quân đúng lúc đúng chỗ th́ dễ mang lại kết quả mà không hao tổn đến vật chất cũng như sinh mạng binh sĩ. Trong quá khứ, không nói đến các đơn vị địa phương, mà chỉ riêng lực lượng Tổng trừ bị như Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, mỗi khi tăng phái cho các Quân đoàn và Sư đoàn đă không được xử dụng đúng đắn lắm. Các Quân đoàn và Sư đoàn lẽ ra phải dọ tin tức, t́nh h́nh nắm thật kỹ rồi mới xử dụng các đơn vị tăng phái, th́ lại điều động họ một cách bừa băi, miễn sao có hành quân là được, rốt cuộc chỉ làm cho binh sĩ tăng phái bị mỏi mệt vô ích hay bị thương tích v́ ḿn bẫy một cách lăng xẹt. Tôi c̣n nhớ lúc đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tăng phái cho quân đoàn 4, Sư đoàn 21 hoạt động tại tỉnh Chương Thiện, có khi cả một hai tháng trời không gặp một bóng địch, nhưng hàng ngày vẫn phải tản thương v́ dẫm phải ḿn của địch rải khắp khu vực hành quân. Trước Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh, tôi phải nửa đùa nửa thật là Sư đoàn định xử dụng Thủy Quân Lục Chiến như xe cán ḿn chăng ? Sự thật là như vậy, phần lớn các tin tức t́nh báo đều sai lạc, hoặc không kịp thời nên hành quân th́ nhiều mà kết quả thâu lượm chẳng được bao nhiêu. Có khi tin tức chính xác và kịp thời th́ kế hoạch hành quân lại thiếu sót...

    Trở lại cuộc hành quân Lam Sơn 719, trước cũng như khi đang hành quân, tin tức của Pḥng 2 Quân đoàn 1 thuyết tŕnh một cách tổng quát, không nắm vững t́nh h́nh nên các quyết định từ cấp Quân đoàn xuống tới các Sư đoàn, Lữ đoàn, Trung đoàn tham chiến không đúng lúc và chính xác nên các đơn vị phải tự t́m hiểu và đối phó. Trước khi cuộc hành quân mở màn, tin tức đánh giá chỉ có sự hiện diện của 1 hay 2 Sư đoàn địch hoạt động trong vùng mà không đề cập tới khả năng tăng cường của các đơn vị từ biên giới Lào-Bắc Việt tiến vào can thiệp. Tới khi trận chiến bùng nổ th́ thực tế lực lượng địch có mặt khắp vùng đă lên tới 4, 5 Sư đoàn tác chiến , không kể hệ thống pḥng không dày dặc và chiến xa địch mà tin tức t́nh báo đánh giá quá thấp. Đặc biệt là tại mục tiêu Tchépone , tin tức cũng không được ghi nhận một cách đứng đắn, chính xác mà chỉ dựa vào những tin tức mà địch đă loan ra trên đài phát thanh Hà Nội mà phác họa kế hoạch tấn công. Kết quả là ta đă bị uy hiếp, bao vây phản kích suốt thời gian lui quân từ Tchépone về tới ranh giới Lào Việt.

    3. Kế hoạch hành quân: Dựa vào tin tức t́nh báo, kế hoạch hành quân được thảo ra và như trên đă tŕnh bày, từ tin tức cho đến địa thế đều không nắm vững, th́ dĩ nhiên kế hoạch phải sai chệch không đáp ứng được mục tiêu đ̣i hỏi. Dù đánh giá có từ 1 đến 2 Sư đoàn tác chiến địch trong khu vực hành quân, th́ lực lượng tham chiến đích thực của Quân đoàn so với địch vẫn không ngang bằng. Đó là chưa kể đến lực lượng tấn công luôn luôn đ̣i hỏi phải gấp đôi hay ba th́ mới mong thắng được. Theo kế hoạch th́ lực lượng tấn công của ta trong giai đoạn đầu gồm có:

    a. Cánh quân phía Bắc quốc lộ 9: có 2 Lữ đoàn Dù trong đó một Tiểu đoàn đă không đổ quân được khi căn cứ hỏa lực 31 bị tấn công. Lữ đoàn 1 Thiết Giáp gồm 2 Chi đoàn Thiết vận xa và 1 Chi đoàn Chiến xa. Hai Tiểu đoàn Biệt Động quân.

    b. Cánh quân phía Nam: có Trung đoàn 1 và Trung đoàn 3 Bộ Binh, nhưng thực tế hoạt động xa và rộng chỉ có 4 hay 5 Tiểu đoàn thôi. Số c̣n lại có nhiệm vụ thiết lập căn cứ hỏa lực, bố pḥng và hoạt động chung quanh mà thôi. Sự áp dụng chiến thuật căn cứ hỏa lực hổ trợ cuộc tấn công đă vô h́nh chung hạn chế sức tiến quân và biến từ chủ động sang bị động, làm mục tiêu cho đối phương nhắm tới, uy hiếp, cô lập rồi tấn chiếm. Đành rằng xử dụng căn cứ hỏa lực để bố trí pháo binh yểm trợ cho các đơn vị hoạt động bên ngoài, cũng như tạo nên một mạng lưới hỏa lực hổ tương yểm trợ giữa các căn cứ là cần thiết nhưng vấn đề đạn dược đă không đáp ứng được v́ địa thế không cho phép xử dụng quân xa c̣n bằng không vận th́ không đủ và quá tốn kém, hơn nữa c̣n bị pḥng không địch gây trở ngại, sự tiếp tế hầu như không thực hiện nổi, nếu có th́ cũng quá ít ỏi. Một điểm nữa là các căn cứ hỏa lực đă thiết lập ở trên các cao địa, nên không đủ rộng để bố trí đầy đủ pháo cho hợp với số lượng đơn vị hoạt động. Chẳng hạn một Lữ đoàn Dù hay Thủy Quân Lục Chiến khi tham chiến th́ được một Tiểu đoàn Pháo binh yểm trợ. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Lữ đoàn 147 chỉ được 4 khẩu 1O5 và 2 khẩu 155 ly yểm trợ mà c̣n phải tiết kiệm đạn dược dù đang đụng địch. Như vậy đủ thấy rơ sự yếu kém về hỏa lực yểm trợ tiếp cận cũng như quấy rối phá hủy ngày và đêm bất kể địa thế thới tiết, ánh sáng. Do đó các đơn vị chỉ c̣n trông cậy vào sự yểm trợ của Không quân, nhưng lại không được liên tục, chính xác mấy v́ lệ thuộc vào thời tiết, ngày và đêm. Một điểm nữa là từ cấp chỉ huy cho đến binh sĩ là từ ngày có quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam yểm trợ, đều có quan niệm hành quân là phải xử dụng tối đa hỏa lực trước khi tấn công mục tiêu đă trở thành thói quen, nếu thiếu yểm trợ là chùn bước ngay. Như vậy các căn cứ hỏa lực đă không làm trọn được nhiệm vụ giao phó v́ những lư do trên, từ đó nó đă trở thành mục tiêu cố định cho đối phương nhắm tới, t́m cách cô lập rồi tấn công tiêu diệt. Cũng v́ liên hệ đến căn cứ nên các Bộ chỉ huy đâm ra lúng túng không điều động các đơn vị linh hoạt để địch không thể nắm vững được t́nh h́nh của ta. V́ vậy từ thế chủ động tiến công, ta đă bị rơi vào thế bị động, chỉ c̣n pḥng ngự thôi. Lực lượng tấn công có tính lưu động nhanh, hỏa lực mạnh là Thiết Giáp th́ lại bị địa thế ngăn trở nên không sao hỗ trợ cho Bộ binh hữu hiệu được. Từ đó Thiết Giáp biến thành đơn vị pḥng thủ căn cứ và cũng là mục tiêu cho pháo địch tiêu hủy.

    Ở giai đoạn 1, khi địch tung ra cuộc tấn công và đánh chiếm căn cứ hỏa lực 31, Bộ Tham mưu Quân đoàn có vẽ lúng túng trong kế hoạch phản ứng, rồi cứ để cho t́nh h́nh diễn tiến có lợi cho địch. Nói cách khác, Bộ Tham mưu Quân đoàn đă trông đội quá nhiều vào sự yểm trợ của Không quân để đối phó với t́nh h́nh. Rồi đến giai đoạn 2 th́ thời gian ngừng đợi quá lâu, tạo điều kiện cho địch có đủ th́ giờ cũng cố và điều động các đơn vị từ xa tới để sẵn sàng tiếp chiến. Trong buổi họp chuẩn bị cho cuộc hành quân giai đoạn 2 đă có nhiều ư kiến khác biệt nhau, nếu không nói là thiếu sự thống nhất trong hành động chung. Việc thay đổi kế hoạch cũng đă nói lên chủ trương chiến lược, chiến thuật không được ổn lắm của cuộc Hành quân Lam Sơn 719. Từ những sự việc trên, phải chăng Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Việt Nam Cộng Hoà nói chung và Quân đoàn 1 nói riêng đă không đạt được mục tiêu trông đợi, và gây cho các đơn vị tham chiến một sự thiệt hại đáng kể, những đơn vị thiện chiến nhất của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, mà sau đó đă ảnh hưởng một phần nào tới các cuộc tấn công vào mùa hè 72 và sau đó là 75.

    Trong giai đoạn 2, Bộ Tư lệnh Quân đoàn cũng như Sư đoàn 1 Bộ binh, đă xữ dụng Trung đoàn 2 để đánh chiếm mục tiêu Tchépone trong cái thế không làm không được. V́ dư luận truyền thông báo chí quốc tế đă loan tin là ta đă vào Tchépone nên không thể ngừng được. Do đó đă có lệnh ngầm là khi đă đáp xuống được mục tiêu, th́ trong một thời gian ngắn phải rút ngay. Kết quả th́ mọi sự đă diễn ra nhưng không được như ư muốn hoàn toàn. Cuộc rút quân để chấm dứt Hành Quân Lam Sơn 719 đă diễn ra một cách vô trật tự, gần như mạnh ai nấy rút, không kiểm soát được. Riêng tại khu căn cứ hỏa lực Delta (Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến), việc rút quân đă diễn ra tương đối trật tự, có kế hoạch và kịp thời yểm trợ liên tục và hữu hiệu. Nếu chậm một ngày nữa th́ t́nh h́nh có thể cũng đă diễn ra như các cánh quân khác, v́ địch sẽ dồn hết lực lượng để tiêu diệt Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến.

    Để kết luận, kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 719 đă không được thi hành đến nơi đến chốn. Nhiệm vụ giao phó coi như không hoàn thành, nghĩa là chấm dứt mọi hoạt động của địch trên con đường ṃn Hồ Chí Minh. Sự thể này, nếu coi như thất bại, đă dẫn đến cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa năm 72 và sau đó là cuộc Tổng tấn công vào toàn miền Nam của đầu năm 1975, đă làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.
    Last edited by alamit; 10-02-2012 at 07:12 AM.

  9. #49
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Hành quân Lam Sơn 719




    MX Hoàng Tích Thông


    4. Bảo mật: Vấn đề bảo mật cũng là một yếu tố cần thiết để bất cứ một cuộc hành quân nào muốn đạt được thắng lợi. Trong quá khứ, từ thời đệ nhất Cộng ḥa, trên 4 vùng chiến thuật đă có biết bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ được diễn ra. Nhưng kết quả không mấy khả quan, đôi khi lại được thổi phồng một cách quá đáng với mục đích tuyên tryền, cổ vơ tinh thần binh sĩ. Trong khi đó th́ Mặt trận Giải phóng miền Nam càng ngày càng lớn mạnh, các vùng nông thôn xa xôi heœo lánh dần dần rơi vào ṿng kiểm soát của địch. Đường ṃn Hồ Chí Minh được mở rộng để Cộng sản Bắc Việt đưa quân, tiếp vận lương thực, vũ khí đạn dược và tăng cường yểm trợ cho lực lượng ở miền Nam. Từ chỗ đó, ta mới thấy rơ cái cốt lơi thất bại của các cuộc hành quân tảo thanh diệt địch của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, mặc dù phương tiện yểm trợ đầy đủ, tinh thần binh sĩ cao, kế hoạch tương đối toàn hảo. Đó là tính cách bảo mật không được duy tŕ chặt chẽ. V́ vậy khi cuộc hành quân khai diễn th́ địch đă rời khỏi mục tiêu một, hai ngày trước, dù tin tức t́nh báo thu lượm khá chính xác. Kết quả là tấn công vào chỗ trống, khiến chỉ thiệt hại về người và của, do địch biết trước nên tổ chức đặt ḿn bẫy gây thiệt hại cho ta khá nhiều về nhân mạng cũng như vật chất v́ phải xữ dụng quá nhiều phương tiện yểm trợ. Đó là chỉ nói đến trường hợp địch rút khỏi khu vực hành quân của ta, c̣n ngược lại th́ địch sẽ chuẩn bị để tấn công phục kích vào các điểm yếu của ta.

    Sự tiết lộ bí mật hành quân này là do chính những người tham dự buổi họp, v́ hai nguyên nhân: bép xép và ngay trong hàng ngũ đă có địch nằm vùng hoặc mua chuộc bằng tiền bạc. Sau này, rút kinh nghiệm các buổi họp tổ chức hành quân đă thu hẹp, chỉ bao gồm các chỉ huy đơn vị tham chiến, trong một thời gian rất ngắn trước khi hành quân. Tính cách bảo mật được duy tŕ, nhưng thiếu chuẩn bị đầy đủ, kế hoạch không được mọi cấp thông suốt, nên khi vào trận mọi việc đều lúng túng, lệch lạc, thiếu phối hợp... Rút cuộc cũng không mang lại kết quả bao nhiêu.

    Trở lại cuộc Hành quân Lam Sơn 719 th́ sao ? Phải nói rằng công cuộc tổ chức hành quân đă được chuẩn bị từ hai, ba tháng trước. Từ việc họp hành, di chuyển Bộ Tham Mưu Quân đoàn 1 Tiền phương từ Đà Nẵng ra căn cứ Đông Hà, các kho tiếp vận được thiết lập ở Đông Hà cũng như Khe Sanh, xây dựng căn cứ chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 Hành quân. Sau cùng là các đơn vị tăng cường từ Sài G̣n ra. Với những dữ kiện trên, người thường cũng nhận thấy có sự khác lạ sắp xảy ra. C̣n với địch th́ khỏi phải nói, với tổ chức t́nh báo tinh vi, chúng thừa hiểu là mục tiêu của cuộc hành quân ở đâu và sẽ diễn ra khi nào. Bộ Tham Mưu Quân đoàn 1 cũng đă thấu hiểu vấn đề đó, nên đă chỉ thị cho Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến tạo ra các cuộc hành quân thực tập đổ bộ, ngơ hầu đánh lạc hướng địch, rằng ta sẽ tấn công Bắc vĩ tuyến bằng một cuộc hành quân phối hợp đường bộ và thủy bộ. Dĩ nhiên đó chỉ là tṛ lừa bịp quá b́nh thường, nếu không nói là ngây thơ, không tưởng. Bởi vậy, không lẽ địch thản nhiên trước sự chuẩn bị rộng lớn của Quân đoàn 1. Biết rơ được mục tiêu cuộc hành quân nên Cộng sản Bắc Việt cũng đă chuẩn bị chiến trường và sẵn sàng đưa các đại đơn vị từ miền Bắc tới các khu vực kế cận khu vực hành quân của Quân đoàn 1 mà chúng suy đoán để tăng cường cho các lực lượng sẵn có tại đó.

    Dĩ nhiên là tổ chức một cuộc hành quân quy mô cấp Quân đoàn th́ không sao bảo mật hết được. Dù muốn hay không, địch cũng đă biết, v́ thời gian chuẩn bị lâu dài, sự tấp nập chuyển quân tới vùng tập trung, đă nói lên hướng hành quân là ở đâu rồi. Vấn đề chỉ c̣n là kế hoạch tấn công mới mong đánh lạc hướng phản ứng của địch mà thôi. Những buổi họp khai diễn, dù vào thời điểm chót trước ngày hành quân mở màn, ở cấp Quân đoàn th́ không thể nào thu hẹp được. Do đó tin tức không nhiều th́ ít sẽ lọt ra ngoài và đến tai địch. Trong kế hoạch tấn công, với chiến thuật áp dụng căn cứ hỏa lực làm bàn đạp cho cuộc tiến quân cũng là một điểm làm lộ rơ cách thức hoạt động và hướng mục tiêu, khiến địch t́m hiểu rồi điều quân phản kích lại.

    Để kềm chế yếu tố Bảo Mật đó, thay v́ áp dụng chiến thuật xử dụng căn cứ hỏa lực, tiến quân từng bước, làm tŕ trệ mức độ tiến quân, làm tăng thời gian để địch chuẩn bị kỹ càng hơn... th́ Quân đoàn 1 nên áp dụng một đội h́nh lưu động, hẹp hơn, ào ạt tiến quân bằng đường bộ trên quốc lộ 9 cũng như trực thăng vận trên các điểm cao để rồi từ đó tiến tới mục tiêu ấn định. Kế hoạch phải diễn ra liên tục cho tới khi hoàn toàn làm chủ trên quốc lộ 9 từ núi Koroc (ranh giới Lào Việt) đến thị trấn Tchépone (Hạ Lào). Sau đó mới là giai đoạn cũng cố và lùng địch. Quốc lộ 9 vẫn là trung tâm để tiếp vận cho các đơn vị tham chiến. Căn cứ hỏa lực pháo binh chỉ nên thiết lập dọc theo quốc lộ, và các đơn vị chỉ hoạt động trong tầm yểm trợ của pháo binh. Không quân chiến thuật yểm trợ gần và xa có tăng cường của B.52. Như vậy sự hỗ tương yểm trợ sẽ chặt chẽ hơn, không rời rạc như đă thực hiện. Một điểm nữa là đơn vị tham chiến phải có một quân số tương đối áp đảo, hoặc ít ra cũng ngang bằng với t́nh h́nh địch theo tin tức t́nh báo lúc ban đầu. Nghĩa là toàn bộ 2 Sư đoàn Bộ binh, Nhảy Dù, Liên đoàn 1 Thiết Giáp, Liên đoàn Biệt Động Quân, cùng lực lượng pháo binh hùng hậu. Một lực lượng trừ bị sẵn sàng điều động vào trận địa khi t́nh đ̣i hỏi. Như vậy th́ mọi sự tiến lui, pḥng ngự sẽ thuận lợi dễ dàng hơn, địch khó mà có thể bao vây, chia cắt được, như trong kế hoạch hoạt động đă được thực hiện, khiến địch thu được nhiều thắng lợi.

    5. Tiếp vận, Tải thương: Tiếp vận và tải thương là mạch máu của cuộc hành quân. Cuộc hành quân nào được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ, th́ kết quả thu lượm sẽ khả quan. Các cuộc hành quân lớn lại càng đ̣i hỏi nhiều. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, sự chuẩn bị tương đối chặt chẽ hơn, nhưng trên thực tế đă không đáp ứng được nhu cầu của chiến trường. Trong kế hoạch hành quân Bộ Tham mưu Quân đoàn có thể nói là rất trông chờ, hay nói cách khác là yœ lại vào không vận. Đó là phương tiện trực thăng, đa số do Không quân Hoa Kỳ yểm trợ, tiếp tế, tải thương cho các đơn vị tham chiến, ngoại trừ xử dụng quốc lộ 9 lúc ban đầu cho lực lượng đặc nhiệm (Lữ đoàn 1 Nhảy Dù và Liên đoàn 1 Thiết Giáp). Một cuộc hành quân lớn như vậy, sự tiếp tế, tải thương bằng trực thăng không thể cung ứng đầy đủ và kịp thời. Trong trường hợp có pḥng không địch th́ vấn đề trở nên khó khăn hơn nhiều, và thực tế đă trả lời.

    Do đó một khi phương tiện tiếp vận bị trở ngại, th́ đương nhiên phải ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Không có đạn dược, súng ống th́ hỏa lực yếu kém đi, không có thức ăn uống th́ đói khát, lấy sức đâu mà tiếp tục chiến đấu, không có phương tiện di tản th́ thương bệnh binh sẽ chết. Bởi vậy khi tổ chức một cuộc hành quân, vấn đề tiếp vận vẫn là mối ưu tư hàng đầu của các cấp chỉ huy, nếu muốn đạt kết quả tốt đẹp.

    6. Chỉ huy và Tham mưu: Vấn đề chỉ huy là phải thống nhất hành động giữa các cấp, một khi đă thông suốt toàn bộ kế hoạch, chứ không thể thi hành mỗi đơn vị một hướng, một cách khác nhau, khiến đường lối, kế hoạch chung bị sai lạc, thất bại. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, có sự lủng củng trong vấn đề chỉ huy cấp cao, chẳng hạn như Trung tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm Tư lệnh Chiến trường, kém thâm niên hơn Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Theo tôi th́ vấn đề không quan trọng lắm, dù sao Tướng Lăm cũng là Tư lệnh một Quân khu, một Quân đoàn, đồng thời được Tổng thống phủ và Bộ Tổng Tham Mưu chỉ định làm Tư lệnh cuộc Hành quân Lam Sơn 719. Nhưng Tướng Khang đă ở lại Sài G̣n và cho Đại tá Bùi Thế Lân, Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởnggiữ nhiệm vụ chỉ huy Sư đoàn tăng phái cho Quân đoàn 1. Do đó trong suốt thời gian của giai đoạn 2, Bộ Tham Mưu Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và Bộ Tham mưu Quân đoàn 1 đă có nhiều trục trặc xảy ra. C̣n giữa Bộ Tham mưu Quân đoàn và các bộ Tham mưu của Sư đoàn 1, Nhảy Dù cũng vậy, có veœ không ăn ư lắm.

    Phải nói rằng cuộc hành quân Lam Sơn 719 là một cuộc hành quân quy mô nhất từ trước đến nay, dù rằng trước đó, trong năm 197O đă có các cuộc hành quân sang Cambodia do các Quân đoàn 3 và 4 đảm trách. Cuộc hành quân này đă ảnh hưởng đến dư luận quốc tế rất nhiều, v́ đối đầu trực diện với quân đội Cộng sản Việt Nam, nên đ̣i hỏi một vị chỉ huy có khả năng, nhiều kinh nghiệm chiến trường ở cấp độ cao. Nh́n lại th́ trong hàng Tướng lănh của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa đă có mấy ai đủ điều kiện ở vai tṛ đó, thật ra ở cấp Sư đoàn chứ đừng nói tới cấp Quân đoàn. Phần lớn đă được giao phó nhiệm vụ ngang xương, chưa từng chỉ huy một đơn vị tác chiến thấp hơn, hay qua các lớp chỉ huy Tham mưu, chỉ v́ xu hướng chính trị kéo bè, kết nhóm củng cố quyền lực và quyền lợi mà thôi.

    Trong trường hợp của vị Tư lệnh Hành quân Lam Sơn 719 cũng gần như vậy. Tướng Lăm, xét ra chưa bao giờ có kinh nghiệm chỉ huy các trận đánh lớn nên dĩ nhiên phải gặp những vấn đề không tránh khỏi khi được giao trọng trách điều khiển một cuộc hành quân cấp Quân đoàn. Do đó việc thành bại không cần phải bàn căi nhiều. Một vị Tư lệnh như vậy, th́ bộ Tham Mưu cũng phải ở trong t́nh trạng tương tự. Suốt thời gian hành quân, nhất là khi Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến ở vai tṛ trừ bị, tôi thường có mặt bên cạnh Bộ Tham Mưu Hành quân Quân đoàn để theo dơi t́nh h́nh cũng như chờ lệnh. Tôi thấy Bộ Tham mưu tỏ ra rất lúng túng, nhất là về mặt tin tức địch diễn ra trên chiến trường đang sôi động. Bên cạnh bộ Tham mưu, chỉ có Đại tá Nguyễn Đ́nh Vinh, nguyên Đổng lư Bộ Quốc pḥng trong thời Tướng Có làm Bộ trưởng, v́ lư do chính trị đă bị đẩy ra Quân đoàn 1 làm phụ tá hành quân cho Tướng Lăm. Như vậy nh́n vào ta đă thấy như thế nào rồi. Nghe nói có ngày đêm Tướng Lăm đă không có mặt tại Bộ Chỉ huy Hành quân mà trở về Đông Hà. Một ghi nhận khác là Quân đoàn 1 khi đó không có Tư lệnh phó Hành quân. Để kết luận: một vị Tư lệnh cùng một Bộ Tham mưu như vậy, chưa đủ khả năng điều động ở cấp Quân đoàn, cuộc hành quân lẽ dĩ nhiên không thể gặt hái được kết quả tốt đẹp.

    Cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc trong vội vă, sau hơn một tháng trời giao tranh, để lại trên chiến trường bao nhiêu tổn hại cả về người lẫn vật chất của đôi bên. Sau đó t́nh h́nh tại Hạ Lào đâu lại vào đó, không có ǵ thay đổi. Phải chăng v́ mục tiêu chính trị, và quyền lực nước ngoài mong muốn đă biến chiến trường thành nơi tử địa cho cả hai phía Quốc Gia và Cộng Sản, giống như để cho đàn kiến bu quanh cục đường rồi sau đó đập tan nát tất cả một cách không thương tiếc. Tuy nhiên, v́ chưa đạt được kết quả mong muốn hoàn toàn, nên đến mùa hè 72 lại tiếp diễn trận tấn công vượt tuyến của quân Cộng sản Bắc Việt vào tỉnh Quảng Trị, rồi từ đó dẫn tới Ḥa Đàm Paris để kết thúc vai tṛ tiếp chiến của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam.

    MX Hoàng Tích Thông
    Last edited by alamit; 10-02-2012 at 07:12 AM.

  10. #50
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    TRẬN ĐÁNH MỤC TIÊU ARO TRONG HÀNH QUÂN LAM SƠN 719 TẠI HẠ LÀO
    TỪ 17 ĐẾN 26-2-71 DO TRUNG ĐOÀN 1 CỦA SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH

    Bài khảo Luận của Thiếu Tá LÂM QUANG THỜI Khóa 2/72 BBCC
    1. T̀NH H̀NH TỔNG QUÁT

    A. Sơ lược địa thế.

    Mục tiêu ARO nằm về phía Tây Nam băi đáp DON, từ trung b́nh điểm mục tiêu cách 4 cây số. Mục tiêu bao trùm một đoạn của con đường 92, nằm về hướng Bắc đường 914 và phía Đông ngọn đồi chiến thuật 523.

    Về phía Đông Bắc mục tiêu, địa thế rậm rạp và có nhiều đường ṃn. Về phía Tây Bắc là rừng tre chằng chịt và bị án ngữ bởi ngọn đồi chiến thuật 523. Về phía Nam của mục tiêu là triền núi thoai thoải dẫn đến đường 914. Trong vùng mục tiêu có nhiều khe suối, nhiều đường nhỏ và nhiều chỗ trống trải do bom phá hủy, đất đỏ và mềm.

    B. Địch

    Trong vùng mục tiêu ARO có các Kho hàng quan trọng của CSBV, tiếp nhận hàng từ miền Bắc xuống và phân phối đi các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngăi và Mặt trận B3 ở vùng cao nguyên.

    Theo tin tức ghi nhận trong vùng hành quân, có Binh Trạm 41 và những đơn vị yểm trợ như Bộ Binh, Công Binh, Pḥng Không, Pháo Binh và vận tải trách nhiệm bảo vệ các kho hàng này. Tuy nhiên không được rơ quân số và khả năng cửa địch.

    Trong thời gian từ ngày 11 đến 16-2-1971, lực lượng Bạn chỉ đụng độ lẻ tẻ với lực lượng bảo vệ an ninh và pḥng không của địch về phía Đông Bắc mục tiêu ARO.

    Ngày 18-2-1972, theo tin tức t́nh báo kỹ thuật được biết Trung-đoàn 141 CSBV đă di chuyển từ Mường Nong đến phía Nam mục tiêu ARO để tăng cường cho Binh Trạm 41.

    C. Bạn.

    Lực lượng bạn gồm hai Tiểu đoàn 1 và 3 của Trung đoàn X được trực thăng vận đến băi đáp DON đẻ tấn công mục tiêu ARO ở cách 4 cây số về hướng Tây Nam.

    Trong thời gian từ ngày 12 đến 16-2-1971, các Tiểu đoàn 1 và 3 đă lục soát và phá huỷ những kho quân trang, quân dụng và nhiên liệu của địch tại vùng phía Đông-Bắc mục tiêu ARO. Ngày 17-2-1971 tiếp tục tiến đánh vào mục tiêu ARO, cắt đứt đường 92 và tiến về phía Nam mục-tiêu ARO để kiểm soát đường 914.
    II. QUAN NIỆM ĐIỀU-QUÂN.

    - Ngày 17-2-1971, Tiểu đoàn 1 tiến đánh mục tiêu ARO từ Đông sang Tây, chiếm cao điểm 470 và 523 để yểm-trợ cho Tiểu-đoàn 3 tiến về phía Nam cắt đứt đường 914. Sẵn sàng tiếp ứng cho Tiểu-đoàn 3 khi có lệnh.

    - Ngày 18-2-1971, Tiểu Đoàn 3 tiến chiếm cao điểm 444, bảo vệ hướng Đông và Đông-Nam sẵn sàng tiếp ứng cho Tiểu-đoàn 1 khi có lệnh. Tiếp tục tiến về phía Nam cắt đứt và kiểm soát đường 914 sau khi Tiểu-đoàn 1 đă chiếm xong các cao-điểm 470 và 523.
    III. DIỄN TIẾN.

    - Ngày 16-2-1971, Tiểu-đoàn 1 vượt Đường 92 tiến chiếm cao điểm 470.

    - Ngày 17-2-1971, thời tiết quá xấu, không quân không hoạt động được, đạn Pháo binh của Trung Đoàn X đă xuống quá mức độ báo động v́ phải tăng cường hỏa-1ực yểm trợ cho Trung-đoàn Z, nên các cánh quân chỉ hoạt-động pḥng thủ mà không tấn công.

    - Ngày 18-2-1971, thời tiêt tốt trở lại, Tiểu-Đoàn 1 tái nhận tiếp tế xong liên tiếp tục tiến quân.

    Tiểu đoàn 3 từ phía Đông-Bắc mục tiêu ARO di chuyển đến chiếm cao điểm 444.

    Hồi 181010G, Tiểu-đoàn 1 chạm địch tại hướng Tây- Bắc chân đồi được yểm trợ phi pháo đẩy lui được địch và chiếm được cao điểm này lúc 181200G.

    Hồi 181415G, tiếp tục tiến chiếm đồi 523, khi đến lưng chừng đồi, Tiểu-Đoàn 1 đă bị khoảng 1 Tiểu-đoàn CSBV dùng súng cối 81 ly, B40, B41 và đại liên bắn chận.

    - Với sự yểm trợ của phi pháo và trực thăng vơ trang, Tiểu-đoàn 1 từ chiều ngày 18 đến suốt ngày 19-2-1971 đă nhiều lần cố gắng tấn công để chọc thủng pḥng tuyến địch nhưng không kết quả v́ địch bố trí trong các công sự và giao thông hào kiên cố kháng cự mạnh mẽ.

    - BCH/Trung-đoàn X tŕnh xin BTL/Sư-Đoàn cho oanh kích B52 lúc 200600G dọc theo tuyến đụng độ nhưng không được chấp thuận. Trong lúc đó BTL/Sư-Đoàn đă ấn định 2 khu vục oanh kích B52 cách tuyến chạm địch độ 2 cây số về phía Tây-Nam.

    NGÀY 20-2-1971.

    Lúc 0600G, phi cơ B52 oanh kích khu vực trên. Lúc 0610G, pháo binh bắn chuẩn bị 30 phút, sau đó Tiểu đoàn 1 lại ồ ạt tấn công cố gắng xâm nhập pḥng tuyến địch, nhưng vô hiệu.

    Theo lệnh của Sư-đoàn, Tiểu-đoàn 3 phải đến nhanh xuống phía Nam cắt đứt Đường 914 trong ngày.

    Hồi 200945G, Tiểu đoàn 1 lại cố chiếm pḥng tuyến địch nhưng đă bị địch trận địa pháo, đồng loạt tấn công từ phía và gây cho Tiểu đoàn tổn thất khá nặng nhu sau:
    - 9 chết (có một Trung úy Đại Đội Trưởng)
    - 27 bị thương (có 1 Thiếu úy Đại-Đội Phó và 1 Chuẩn úy Trung Đội Trưởng)

    Tiểu đoàn 1 báo cáo về BCH/Trung đoàn X xin yểm trợ tăng viện, tản thương và tiếp tế đạn khẩn cấp.

    Hồi 201100G, trực thăng tiếp tế và tản thương có trực thăng vơ trang hộ tống bị pḥng không địch bắn lên dữ dội không thể đáp xuống được. Một chiếc trực thăng vơ trang bị bắn rớt và hai chiếc khác bị trúng đạn phải đáp xuống căn cứ hỏa lực Đống Đa cách đồi 470 lối 8 cây số về hướng Đông - Bẳc.

    Hồi 201200G, BCH/Trung đoàn X liền ra lệnh Tiểu đoàn 1 cho một đơn vị mở đường từ đồi 410 đến đồi 444 tiếp xúc với ĐĐ 2 Tiểu đoàn 3 để di tản thương vong và thương binh đến đồi 444 tản thương.

    Hồi 201300G, Trung Đội của ĐĐ 3 Tiểu đoàn 1 mở đường đă chạm khoảng 1 Trung đội địch tại chân đồi 470. Đại đội 3/1 đến tiếp ứng với sự yếm trợ của phi-pháo và trực thăng vơ trang, nhưng vẫn bị cầm chân không tiến lên được.

    Hồi 201400G, BCH/Trung đoàn X điện tŕnh Sư đoàn xin được điều động Tiểu đoàn 3 tăng viện cho Tiểu đoàn 1 . Lúc bấy giờ tiến quân của Tiểu đoàn 3 đă tiến ra khỏi đồi 444 lối 2 cây số về hướng Tây-Nam.

    Hồi 201500G, được BTL/SĐ chấp thuận BCH/Trung đoàn X liền điều động Tiểu đoàn 3 tiếp ứng cho Tiểu đoàn 1, và Đại đội 2/3 tại đồi 444 tấn công về hướng Tây để tiếp xúc với Tiểu đoàn 1.

    Hồi 201630G, ĐĐ 2/3 chạm địch tại Đông chân đồi 470 được trực thăng vơ trang yểm trợ đă tấn công tiêu diệt Trung Đội địch và tiếp xúc được với ĐĐ 3/1 lúc 201900G .

    Hồi 202000G, Tiểu đoàn 1 di tản các binh sĩ thương vong và thương binh đến đồi 444 và rút về bố trí tại đồi 470 dưới sự yểm trợ của pháo binh.

    Từ 202100G đến 210700G, Pháo binh 155 ly và 175 ly bắn tiêu diệt địch tại đồi 523.

    - Ngày 21-2-1971, BCH/Trung đoàn X thay đổi kế hoạch hành quân, bỏ ư định chiếm đồi 523, gọi Không quân oanh kích tối đa và kiểm soát đồi này, điều động hai Tiểu-đoàn 1 và 3 tiến song song về hướng Nam trong ngày 23-2-1971 để cắt đứt Đường 914.

    Hồi 211000G, Tiểu-đoàn 1 tiếp tế và tản thương hoàn tất, vô sự.

    - Ngày 22-2-1971, trong lúc tiến quân về hướng Nam các Tiểu-đoàn 1 và 3 đă chạm địch lẻ tẻ, nhờ phi pháo và trực thăng vơ trang đă đẩy lui được địch.

    - Ngày 23-2-1971, hồi 1000, phi cơ B52 oanh kích về phía Nam đường 914 để yểm-trợ cho cuộc tiến quân.

    - Trong suốt các ngày 23 và 24-2-1971, hai Tiểu-đoàn 1 và 3 đă đụng độ nhiều trận ác liệt với địch tại phía Nam Đường 92. Mặc dù đượcc phi pháo yểm trợ tối đa, nhưng hai Tiểu-đoàn vẫn không thể vượt qua được con đường nầy. Địch đă pháo kích hai đơn vị này bằng súng cối 82 ly và đại bác 75 ly, hỏa lực pháo kích và pḥng không của địch rất mạnh, nên trực thăng vơ trang và phi cơ tiếp tế, tản thương không hoạt động được hiệu quả. Tiểu đoàn 3 bảo-cáo địch có khoảng trên1 Trung đoàn có 8 súng cối 82 ly, 120 ly và 16 súng pḥng không.

    Ngày 25-2-1971

    - Hồi 001600G, BCH/Trung đoàn X xin BTL/Sư-đoàn yểm trợ 2 phi vụ oanh kích B52 vào lúc 010600G, dọc theo tuyến chạm địch. Tiểu-đoàn 1 và 3 sẽ rút lui vào lúc 002100G cách tuyến nầy độ 2 cây số về hướng Bắc, nếu cuộc oanh kích B52 nầy được chấp thuận.

    - Hồi 001800G, đề nghị xin oanh kích B52 được BTL/SĐ chấp thuận.

    - Hồi 002100G, các Tiểu-đoàn 1 và 3 rút lui theo kế hoạch và từ 002100G đến 010500G, xử dụng tối đa pháo binh tiêu diệt mục tiêu.

    - Hồi 010600G, phi cơ B52 oanh kích.

    - Từ 010630G đến 010700G, Pháo binh bắn chuẩn bị.

    - Hồi 010700G, các Tiểu-đoàn chiếm mục tiêu.

    - Hồi 011000G, trực thăng đến tản thương hoàn toàn vô sự.

    Trên đừơng tiến quân, Tiểu-đoàn 2 không gặp sự khán cự nào của địch, lục soát t́m thấy 107 xác địch chết tại chỗ, nhiều súng cá nhân và cộng đồng bị phá hủy và ước lượng khoảng 200 tên địch bị chết tan xác.

    Tiểu đoàn 1 lục soát t́m thấy nhiều công sự pḥng thủ của địch bị phi cơ B52 oanh kích trúng đích, có nhiều xác chết và nhiều vũ khí địch bị phá hủy tại chỗ.

    - Hồi 011515G, ĐĐ 3 Tiểu đoàn 3 tiến chiếm và kiểm soát Đường 914.

    - Hồi 011545G, ĐĐ 3 Tiểu Đoàn 1 đụng độ với địch tại phía Đông Đường 914 nhưng đẩy lui được chúng.

    - Hồi 011730G, ĐĐ này bị pháo khoảng 10 quả. Súng cối 82 1y nhưng vô sự.

    - Ngàv 26-1-1971, các Tiểu đoàn 1 và 3 hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh, khai thác mục tiêu, buộc địch phải rút về hướng Nam.

    IV. TỔNG KẾT TỔN THẤT:
    BẠN ĐỊCH
    Nhân mạng:
    - 10 tử thương
    - 58 bị thương

    Vũ khí:
    - 6 khẩu bị hư
    Nhân mạng:
    - 340 chết

    Vũ khí:
    - 17 súng cộng đồng
    - 70 súng cá nhân

    Ta phá hủy:
    - 14 tấn đạn
    - 20 tấn gạo
    - 1 xe Molotova
    - 1 hầm rộng 5 thước dài 100 thước.

    V. NHẬT XÉT

    A. ĐỊCH:

    - Lực lượng địch tham dự trận đánh mục tiêu ARO được xác nhận thuộc Binh Trạm 41 với sự yểm trợ của 2 Tiểu đoàn Pḥng Không, 1 TĐ Pháo và được Trung Đoàn 141 CSBV tăng viện từ phía Nam lên.

    - Địch đă nắm được khả năng và t́nh h́nh của bạn, đă điều nghiên kỹ càng địa thế và tổ chức trận địa kiên cố để chận đánh lực lượng ta.

    - Sự điều quân tăng viện, sự tiếp tế và tản thương của địch được thuận lợi hơn ta v́ địa thế do địch làm chủ.

    - Thời tiết xấu, hạn chế các hoạt động của không Quân bạn, do đó địch đă lợi dụng ưu thế, tăng cường và củng cố hệ thống pḥng thủ tại đồi 523 kể từ ngày 17 đến 21-2-71, sau đó quân bạn v́ cần phải tiến xuống phía Nam cắt đứt đường 914 nên đă phải xử dụng ó Không quân oanh kích và kiểm soát khu vực này.

    - Địch đă áp dụng chiến thuật « Chốt » các chốt đă được bố trí tại phía sườn Đông Nam đồi 523 và đă chuẩn bị trận địa pháo tại đậy trong ngày 21 và 23-2-7 gây cho Tiểu đoàn 1/X tổn thất đáng kể.

    - Hệ thống Pḥng không địch rất mạnh, ngày 20-2-7 địch đă hạ 1 phi cơ TTVT và bắn 2 phi cơ TTVT khác phải đáp bắt buộc xuống Căn Cứ Đống Đa.

    - Chiến thuật của địch vẫn là trận địa pháo phối-hợp với bộ binh , địch vẫn áp dụng chiến thuật « vây ép », « O tṛn » các đơn vị ta, gây khó khăn cho tản thương, tiếp tế đạn dược, lương thực, nước uống, chờ đến khi tính thần binh sĩ ta bị giao động, sa sút, chúng sẽ tấn công tiêu diệt.

    - Tại Đông-Bắc mục tiêu ARO có nhiều kho hàng, nhiên liệu, cơ xưởng, sửa chữa quân xa, 1ực-lượng ta phải bận lục soát trong 5 ngày và tiến quân chậm, nên địch có thời gian điều động Trung đoàn 111 CSBV từ phía Nam lên chận đánh ta.

    B. BẠN:

    - Chưa nắm vững được t́nh h́nh vả khả năng địch trước khi điều quân.

    - Ỷ lại vào sự yểm trợ, tản thương và tiếp tế của Không quân. Nhiều khi v́ thời tiết xấu hoặc hỏa-lực pḥng không địch mạnh tinh thần chiến đầu của binh sĩ có thể bị ả nh hưởng và sự điều quân gặp khó khăn.

    - Hỏa lực yểm trợ phân tán và chưa được đầy đủ nhất là không quân.

    - Phi cơ bay quá cao để tránh pḥng không địch, nên hỏa lực yểm trợ và oanh kích không được chính xác, không tiêu diệt được một cách hiệu quả những công sự pḥng thủ của địch.

    - Tiểu-đoàn 1 của Trung đoàn X khi tấn công chỉ chú trọng một mặt, các mặt khác không có những toán tuần tiểu cảnh giới nên bị địch lợi dụng điều động quân bao vây.

    - Xử dụng Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn X tiếp úng kịp thời nên đă gíải vây được Tiểu đoàn 1 khỏi bị địch “vây ép”, “O tṛn”.

    - Đă xử đụng tối đa hỏa lực yểm trợ và chấp nhận nguy hiểm khi xử dụng hỏa lực yểm trợ sát cận để tiêu diệt được địch.

    - Đă áp dụng chiến thuật đoạn quân một cách khéo léo không cho địch bám sát, để dùng hỏa lực không quân chiến lược tiêu diệt chúng hầu giảm thiểu sự tổn thất của ta.

    VI. KINH NGHIỆM RÚT TỈA.

    - Trong những trận đánh mà địch đă chuẩn bị sẵn như ở Hạ-lào có những công sự pḥng thủ kiên cố với nhiều súng cối và Pháo binh yểm-trợ, nếu ta tấn công ngay và một cách ồ ạt, ta sẽ dễ bị trận địa pháo và các ổ súng cộng đồng của địch gây thiệt hại nặng. Nhưng, trước hết, ta phải t́m cách hủy diệt các sủng cối hoặc pháo-binh địch vả xử dụng tối đa hỏa-lực Pháo-binh và Không-quân của ta để phá hủy các công sự của địch. Kế tiếp xử dụng hỏa lực cơ hữu yểm trợ cho những toán xung kích mở nhiều mặt tấn công xâm-nhập pḥng tuyến địch.

    - Khi gặp trận địa địch quá kiên cố khó tiêu hủy được, nên điều động đơn vị qua hướng tiến khác dầu phải mang theo các binh sĩ thương vong, rồi xử dụng Pháo-binh nặng và Không-quân tiêu diệt địch. Không nên đánh kéo dài thời gian ở một vị trí quá lâu sẽ bị trận địa pháo và chiến-thuật “O tṛn” của địch.

    - Địch luôn luôn chờ ta tiến sát đến pḥng tuyền mới khai hỏa và bám sát ta để tránh phi pháo. Do đó sự điều chỉnh pháo binh và Không-quân yểm-trợ phải chính xác và sát cận với quân bạn mới tiêu diệt được địch dù ta có bị một vài tổn thất cũng phải chấp nhận.

    - Ở Hạ-lào, gặp trường hợp chạm địch với cấp bộ Tiểu-đoàn trở lên, nên xin oanh kích B52 và áp dựng chiến-thuạt đoạn quân. Sự oanh kích của Không-quân chiến lược đă gây nhiều thiệt đất nặng nề cho địch và yểm trợ hữu hiệu sự tiến quân của lực lượng ta. Như trường hợp trận tiến đánh Đường 914 nêu trên.

    - Địch luôn luôn tránh giao chiến với ta lúc đầu, khi mà chúng chưa nắm vững được t́nh h́nh và khả năng của ta. Do đó trên trục tiến quân, ta cẩn thận trọng, v́ khi địch đă chấp nhận giao tranh, tức chúng đă có kế-hoạch “trận-địa-pháo”, “O-tṛn”, hoặc tŕ chậm sự tiến quân của ta để chúng có th́ giờ chuẩn bị trận đánh bất lợi cho ta.

    - Để chống lại với chiến thuật “Chốt” các đơn vị bộ-binh phải dùng các toán nhỏ gan dạ, tốc chiến và xung phong thật nhanh dưới sự yểm-trợ hỏa lực của súng máy, phóng lựu không cho địch kịp phản ứng để điều động các toán xuất kích, phải bám sát địch để tránh bị pháo kích v́ nếu rút th́ “Chốt” sẽ theo sát và có thể rơi vào trận địa cửa địch đă chọn sẵn.

    Lâm Quan Thời

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •