Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 24 of 24

Thread: NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH

    NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH
    Đại tướng Louis C. Wagner Jr. Nhận Định về Quân Lực VNCH


    HÀ-MAI-VIỆT
    Thứ Bảy, 6/14/2008




    (Lời giới thiệu: Đại tướng Louis C. Wagner Jr., khi c̣n là sĩ quan cấp tá, giữ chức vụ cố vấn trưởng các đơn vị Bộ Binh và Thiết Giáp Việt Nam Cộng Ḥa tại Vùng 1 Chiến Thuật trong hai nhiệm kỳ, ông có cái nh́n về Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa rất rơ-ràng.
    Trong Lời Nói Đầu của cuốn STEEL and BLOOD, South Vietnamese Armor and the War for Southeast Asia do Naval Institute Press xuất bản vào tháng 10-2008, Tướng Wagner đă hết lời ca ngợi các chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa và thẳng thắn nhận định về khả năng tác chiến của quân đội Nam và Bắc Việt Nam, đồng thời ông cũng khách quan kể lại những ǵ ông đă ghi nhận được trong thời gian phục vụ tại Nam Việt-Nam.
    Nhân ngày Quân Lực 19-6-2008, chúng tôi trân trọng phổ biến tài liệu này đến quư chiến hữu.
    Hà-Mai-Việt, sọan-giả Steel and Blood.)







    Tướng Wagner và b́a sách.


    Đại-tướng Wagner nói:

    Hầu hết các cuộc chiến-tranh đều được một số sách, nhiều bất-tận, theo sau, bàn về những kỳ công và hùng khí của những người đă từng vào sinh ra tử. Chỉ cần nhắc đến trường hợp Thế Chiến II: Số sách liên quan đến cuộc chiến tranh này hiện vẫn được tiếp tục viết ra theo một tốc độ kinh-ngạc. Nhưng trường hợp cuộc chiến của chúng ta, lâu dài nhất tính đến nay, là chiến-tranh Việt-Nam, th́ lại không như vậy. Tuy đă có một số sách viết về vai-tṛ của Quân Lực Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh này, nhưng chính v́ cái bản chất thất nhân tâm của cuộc chiến mà phần lớn tác phẩm đă không thể hiện chính xác được thực tại chiến-tranh, như hàng triệu nam nữ quân nhân Hoa Kỳ đă cảm nhận rơ v́ họ đă phục vụ tại đó.

    Kể ra đă có hàng triệu người Việt Nam luôn nêu cao danh dự, phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa suốt cả thời chinh chiến, nhưng số người viết th́ không nhiều, mà lại viết quá ít về quân vụ của chính họ. Hậu quả là hiện có nhiều kẻ vẫn tin rằng quân sĩ Việt Nam đă không quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tự do cho quê hương. Nhận thức tai hại này vẫn tồn tại ngay cả trong số đông các cựu chiến binh Hoa-Kỳ có mặt trong chiến tranh Việt Nam, nhưng đă không cùng hoạt động song hành hoặc phục vụ bên cạnh các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Đại tá Hà Mai Việt đă viết xong một cuốn lịch sử tuyệt vời, đề cập đến thành phần quan trọng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Đó là lực lượng Thiết Giáp. Việc sưu tập tài liệu và viết ra một cuốn sách không dễ dàng. Bởi lẽ chỉ có một số ít sử liệu của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa liên quan tới cuộc chiến tranh lâu dài trước kia c̣n sót lại sau khi Bắc Việt đă xâm chiếm Nam Việt-Nam. Do đó, Đại tá Việt đă phải bỏ ra tám năm trường, làm việc cực nhọc, đi hàng ngàn dặm, để truy tầm tin tức và phỏng vấn nhiều người, cố công phục hoạt cho bằng được một cuốn lịch sử nói về các đơn vị Thiết Giáp thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Tác phẩm của ông độc đáo ở chỗ này: Nó không những chỉ tŕnh bày khía cạnh tốt đẹp, mà c̣n nói cả đến những cái yếu kém của đơn vị Thiết Giáp, và của cấp chỉ huy Thiết Giáp. Ông thuật chuyện điềm nhiên, trung thực. Khi đơn vị hoặc cấp chỉ-huy thi hành tốt đẹp, th́ ông kể lại rơ ràng và c̣n giải thích tại sao; khi họ thất bại, ông cũng mô-tả ra. . . Quả thực họa hoằn lắm mới thấy được tính cách ấy trong một cuốn lịch sử chiến tranh.

    Sở dĩ tôi có được cái nh́n bao quát về Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mà nhiều người khác không sao có được, v́ chính tôi đă từng phục vụ qua hai nhiệm kỳ với tư cách cố vấn trưởng cho các đơn vị tác chiến Việt Nam. Trong giai đọan 1964-65, tôi làm cố vấn trưởng cho trung đoàn 5, thuộc sư-đoàn 2 Bộ-Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Trong giai-đoạn này, trung đoàn 5 liên miên đụng trận nặng nề với các đại đơn vị được huấn luyện và trang bị tốt của Việt-Cộng tại mấy tỉnh ở phía Bắc. Khu vực này kể từ năm 1965 về sau, là vùng hành quân của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Trung đoàn 5 lúc ấy được chỉ huy tốt, nhưng trang bị kém v́ phải xử-dụng các loại vũ khí cũ rích, và gần như không có hỏa lực pháo binh yểm trợ. Nhưng bất kể t́nh huống đó, quân sĩ của Trung đoàn này chiến đấu giỏi mặc dù phải chịu đựng nhiều thương vong.

    Trong những năm 1971-72, tôi đă làm cố vấn trưởng cho trung đoàn 51 bộ binh và lữ đoàn 1 kỵ binh, và cũng ở tại mấy tỉnh phía Bắc. V́ đă có kế hoạch Việt Nam Hóa chiến tranh kể từ năm 1969, cả hai đơn vị này đều được trang bị vũ khí và quân dụng ngang hàng với các lực lượng Hoa Kỳ, ngoại trừ pháo binh và không-quân. Sự kiện nâng cấp này đă tạo ra một khác biệt lớn lao xét về hiệu năng tác chiến. Lớn lao đến nỗi khó tưởng tượng được trừ phi đă từng phục vụ với Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong cả hai giai đoạn kể trên.

    Tôi sẽ không xoáy sâu vào cuộc tấn công mùa Phục Sinh của Bắc Việt năm 1972, bởi lẽ trận chiến này đă được gói ghém, tŕnh bày đầy đủ trong cuốn sách này rồi. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng đại đa số các đơn vị Việt Nam Cộng Ḥa mà tôi đă phục vụ đều đă chiến đấu giỏi. Luôn luôn bị địch quân đông gấp bội tấn công, họ vẫn ngăn chặn và sau cùng đánh bại cái đội quân trang bị và huấn luyện tốt của Bắc Việt. Không lực Hoa Kỳ, được các sĩ quan cố vấn Lục quân và Thủy quân Lục chiến Hoa-Kỳ phối hợp, đă giữ một vai tṛ chủ chốt trong sự thành-công. Bù đắp cho những khiếm khuyết về trang bị trong ngành pháo binh và không quân Việt Nam. Điều này nói lên đặc tính của các đơn vị tác chiến thuộc Nam Việt Nam thời bấy giờ.

    Buồn thay, chính v́ cái t́nh cảm phản chiến tại đất nước chúng tôi mà Quốc Hội đă cắt giảm viện trợ dành cho Nam Việt Nam giữa lúc Liên Sô đang chỉnh trang và tiếp vận ồ ạt cho Bắc Việt. Quân Bắc Việt được bồi dưỡng xong xuôi, đă xâm chiếm và đánh bại Nam Việt Nam vào năm 1975. Nhiều chiến hữu Nam Việt Nam của tôi đă chết trong cuộc chiến đó hoặc đă bị giam-cầm suốt nhiều năm dài, độc ác tại những nơi được gọi là các "Trại Cải tạo". Đó là thời gian thuộc về lịch sử của quê hương chúng tôi, mà tôi không thể hănh diện được.

    Câu chuyện trong cuốn Thép và Máu là câu chuyện cần được kể ra. Tôi hy vọng nó sẽ gây cảm hứng cho nhiều cựu quân nhân khác lên tiếng thêm và trưng ra thêm bằng chứng nhằm chống lại những huyền thoại hiện hữu, tai ác, xúc phạm đến Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Tôi hănh diện về thời-gian mà tôi đă trải qua, phục vụ cánh sát cánh với các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    T.D.B. dịch theo nguyên bản
    Virginia, ngày 6-6-2008

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH

    NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH
    Chiến tranh Việt Nam: Cuộc tranh căi vô tận




    Chiến tranh Việt Nam đă kết thúc với sự sụp đổ của Sài G̣n cách đây gần 4 thập niên, là một thất bại cay đắng hiếm xảy ra cho người Mỹ, đồng minh của Việt nam Cộng ḥa. Những yếu tố đưa đến kết cuộc đó rất đa dạng, từ chính sách cho tới đường lối tiến hành chiến tranh. Lại có quan điểm quy thất bại cuối cùng cho sự thiếu quyết tâm của giới lănh đạo chính trị ở Washington vào thời điểm quyết định, trong bối cảnh công chúng Mỹ đă quay sang chống đối chiến tranh do ảnh hưởng của một số nhà truyền thông quốc tế nổi bật thời ấy, có lập trường thiên tả.


    Tiến sĩ Lewis Sorley, tác giả cuốn “A Better War” mới xuất bản, quy lỗi phần lớn cho Đại Tướng Westmoreland, Chỉ huy trưởng MACV, Cơ Quan Viện Trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, người mà ông gọi là “Ông Tướng đă để mất Việt Nam”.

    Hoài Hương xin dành Câu Chuyện Việt Nam tuần này để mang đến quư vị cách nh́n khác biệt của Tiến sĩ Sorley về cuộc chiến này và về thành tích của quân đội Việt nam Cộng ḥa. Tiến sĩ Sorley sẽ tŕnh bày chi tiết về cuộc nghiên cứu của ông vào ngày thứ Hai 30 tháng Tư tại Williamsburg, bang Virginia, Hoa Kỳ để đánh dấu 37 năm từ khi Sàig̣n sụp đổ.

    [IMG]http://media.voanews.com/images/300*305/LewisSorley-300.jpg[/IMG]

    Tốt nghiệp trường Vơ Bị West Point của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lewis Sorley là một cựu chiến binh Mỹ và là tác giả một số quyển tiểu sử đoạt giải thưởng về các tướng lănh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Một quyển sách của ông xuất bản năm 1999 mang tựa đề “A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America's Last Years in Vietnam”, từng được đề cử cho Giải Pulitzer.

    Nội dung của sách đề cập tới những thắng lợi quân sự trong chiến tranh Việt Nam mà theo ông, không được đánh giá đúng mức, và bi kịch trong những năm cuối Mỹ c̣n hiện diện ở Việt Nam. Cuốn sách này vẫn được coi là “sách gối đầu giường” của nhiều chuyên gia chống nổi dậy và trong giới sĩ quan quân đội Mỹ tham chiến tại Afghanistan, kể cả Đại Tướng David Petraeus.

    Cuốn “A Better War” tập trung vào thời kỳ sau Tết Mậu Thân 1968, một giai đoạn mà theo tác giả chỉ được nhắc tới qua loa, không được đa số sách sử chú ư.

    Khi xuất bản tiểu sử Tướng Westmoreland hồi cuối năm ngoái, Tiến sĩ Sorley liệt kê 10 lư do v́ sao theo ông, Tướng Westmoreland đă để mất Việt nam Cộng ḥa. Danh sách 10 lư do, theo thứ tự từ 10 tới 1, được đăng trên trang blog của Thomas Ricks trên Tạp Chí Chính sách Đối Ngoại. Ông Ricks là một kư giả kỳ cựu từng cộng tác với các báo có uy tín nhất của Mỹ, và là tác giả của nhiều quyển sách về chiến tranh Việt Nam. Một cách tóm tắt, 10 lư do ấy là:

    Lư do thứ 10. Tướng Westmoreland không có quá tŕnh đào tạo và kinh nghiệm thích hợp để thấu đáo chiến tranh Việt Nam và đề ra một hướng tiếp cận để tiến hành cuộc chiến.

    Thứ 9. Các phụ tá cấp cao của ông phần lớn đều có quá tŕnh tương tự, cho nên không có những quan điểm khác biệt và kinh nghiệm đa dạng để có thể tranh luận hoặc đánh giá đường lối hành động của ông.

    Thứ 8. Tướng Westmoreland không chú ư tới những khác biệt quan điểm về cách tiến hành cuộc chiến, và thường gạt sang một bên những ư kiến khác biệt.

    Thứ 7. Ông tin rằng ông có thể dành lấy trách nhiệm cho cuộc chiến từ tay Việt nam Cộng ḥa, mang về thắng lợi để cuối cùng giao đất nước lại cho chế độ miền Nam, rồi ông sẽ về nước trong vinh quang. Nhưng kịch bản đó không xảy ra.

    Thứ 6. Tướng Westmoreland không giao vũ khí tối tân, chẳng hạn như súng M-16 cho quân đội Việt nam Cộng ḥa, mà thay vào đó dành ưu tiên cho Mỹ và các đồng minh khác. Binh sĩ Việt nam Cộng ḥa phải sử dụng các thiết bị quân sự phế thải từ thời Đệ nhị Thế chiến trong khi quân đội miền Bắc được trang bị AK-47 và các thiết bị hiện đại khác.

    Thứ 5. Ông không chia sẻ với các giới chức dân sự cấp cao những dữ kiện chính xác về sức mạnh và thành phần lực lượng địch.

    Thứ 4. Chiến tranh tiêu hao và chiến thuật “lùng và diệt” của Tướng Westmoreland, cũng như cách đánh giá thắng lợi bằng xác địch, không giúp ông dành được ưu thế trong các làng mạc của miền Nam, nơi cộng sản Bắc Việt hoạt động mạnh.

    Thứ 3. Ông đánh giá quá thấp sự kiên tŕ của kẻ thù, ông tin rằng nếu tập trung gây tổn thất cho quân đội miền Bắc, cuối cùng họ sẽ nản chí và ngưng các hành động gây chiến với miền Nam.

    Thứ 2. Ông đánh giá quá cao sự kiên nhẫn của dân chúng Mỹ cũng như mức độ họ chấp nhận tổn thất nhân mạng v́ chiến tranh. Tác giả đơn cử một ví dụ, khi Thượng nghị sĩ Hollings đại diện South Carolina, bang nhà của ông đến thăm Việt Nam, Tướng Westmoreland khoe “Chúng ta tiêu diệt địch theo tỷ lệ 10 đổi 1.” Thượng nghị sĩ Hollings trả lời: “Dân chúng Mỹ không quan tâm tới 10 quân thù bị ta tiêu diệt. Họ quan tâm tới 1 người Mỹ bị địch giết.” Tác giả Sorley nói Tướng Westmoreland không hiểu thâm ư của Thượng nghị sĩ Hollings.

    1. Và lư do thứ nhất v́ sao Tướng Westmoreland để mất Việt nam Cộng ḥa, theo Tiến sĩ Sorley, là với hướng tiếp cận ấy, Tướng Westmoreland đă phung phí và đánh mất sự hậu thuẫn của phần lớn dân chúng, Quốc hội Mỹ và của giới truyền thông.

    Đó là ư kiến cá nhân của tác giả Sorley, quy trách cho Tướng Westmoreland về sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, dẫn tới biến cố 30 tháng Tư năm 1975.

    Khác với đánh giá của phần lớn các nhà phân tích, Tiến sĩ Sorley cho rằng sau khi Tướng Creighton Abrams thay thế Tướng Westmoreland, t́nh h́nh chiến cuộc Việt Nam đă xoay chiều, tới mức có lúc có thể khẳng định lực lượng đồng minh đă thắng.

    “Mọi sự diễn tiến tốt đẹp tới mức có lúc tôi đă mạnh dạn viết trong quyển 'A Better War' rằng có một thời điểm khi có thể nói thắng lợi đă về tay miền Nam. Tôi viết rằng mặc dù giao tranh vẫn chưa chấm dứt, nhưng coi chúng ta đă thắng, lư do là bởi v́ chính phủ miền Nam Việt Nam đă đủ khả năng để có thể duy tŕ độc lập và tự do, với điều kiện Hoa Kỳ phải giữ những cam kết đă hứa với họ.”

    Tiến sĩ Sorley lập luận rằng khi các binh sĩ Mỹ cuối cùng rời Việt Nam hồi cuối tháng Ba năm 1973, miền Nam đă có một hệ thống chính phủ và quân đội có khả năng tồn tại lâu dài, với điều kiện là Hoa Kỳ phải tôn trọng lời hứa sẽ hỗ trợ Sàig̣n nếu xảy ra những hành động gây hấn mới từ miền Bắc.

    Theo Tiến sĩ Sorley th́ ngay trước đó vào năm 1972,Việt nam Cộng ḥa đă vượt qua một thách thức quan trọng khi đẩy lùi được cuộc tiến quân ồ ạt của lực lượng miền Bắc trong chiến dịch Xuân-Hè năm 1972, được báo chí gọi là “Mùa Hè Đỏ lửa”.

    Ông nhận định: “Cuộc xâm lăng miền Nam, băng qua khu phi quân sự ở miền Bắc, dẫn tới một trận chiến ác liệt kéo dài nhiều tháng. Rốt cuộc miền Nam đă thắng thế. Lực lượng bộ binh Mỹ lúc bấy giờ hầu hết đă ra đi, không đóng vai tṛ nào trong trận ác chiến, mặc dù có sự tham gia của Không quân và Hải quân Mỹ. Với sự yểm trợ đó, người miền Nam đă đẩy lùi được cuộc xâm lăng của một lực lượng hùng hậu từ miền Bắc có quân số tương đương với 20 sư đoàn.”

    Thế mà trước thắng lợi đó, vẫn có người chỉ trích rằng miền Nam đă không lấy lại được ưu thế nếu không có sự yểm trợ của không quân và hải quân Mỹ. Tiến sĩ Sorley nói lời chỉ trích đó không công bằng.

    “Đó là một lời chỉ trích lạ lùng, bởi v́ thời ấy, chúng ta cũng có hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ trú đóng ở Âu Châu để giúp các đồng minh trong trường hợp họ cần được giúp đỡ, như chúng ta đă giúp Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta c̣n có 50,000 binh sĩ trên bán đảo Triều Tiên để giúp người Nam Triều Tiên nếu họ cần tới chúng ta. Không có ai chỉ trích người Âu Châu hay người Triều Tiên v́ họ không có khả năng tự bảo vệ nếu không được Hoa Kỳ tiếp tay, vậy mà Việt nam Cộng ḥa lại bị chỉ trích. Tôi cho rằng lời chỉ trích đó rất là bất công.”

    Tiến sĩ Sorley nói lúc ấy Tướng Creighton Abrams đă ca ngợi thành tích của quân đội miền Nam, ông nói tuy không lực Mỹ đóng một vai tṛ quan trọng, nhưng nếu các binh sĩ miền Nam không đứng lên chiến đấu quyết liệt như họ đă làm, th́ hỏa lực Mỹ dù mạnh gấp 10 lần, cũng không giúp họ dành được thắng lợi.

    Tuy nhiên, lúc đó dư luận Mỹ được sự khích lệ của giới truyền thông thiên tả đă quay sang chống đối chiến tranh, bẻ găy ư chí chính trị của giới lănh đạo tại Washington.

    Đoạn kết của chiến tranh Việt Nam, theo lời Tiến sĩ Sorley, là một giai đoạn hết sức bi thảm.

    “Không có cách nói nào khác để giải thích nguyên do đưa đến kết cuộc bi thảm đó. Rốt cuộc chúng ta đă bỏ rơi miền Nam. Chúng ta đă hứa nếu giao tranh mới xảy ra, nếu miền Bắc vi phạm hiệp định Paris th́ Hoa Kỳ sẽ trừng phạt những hành động vi phạm đó, ở đây tôi muốn nói tới việc dùng hỏa lực của không quân và hải quân. Ngoài ra theo tinh thần hiệp định Paris, Hoa Kỳ đă hứa sẽ thay thế các hệ thống, các thiết bị quân sự cho miền Nam trên căn bản một đổi một, kể cả xe tăng, súng ống, chiến đấu cơ vv… Ngoài ra, Hoa Kỳ hứa sẽ duy tŕ nguồn tài trợ dồi dào cho miền Nam. Tại một cuộc họp ở Ṭa Bạch Ốc giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Nixon, con số được nhắc tới là 1 tỉ đôla một năm, vô thời hạn. Thế nhưng tới thời điểm quyết định, tôi lấy làm tiếc là chúng ta đă không giữ cả 3 cam kết đó, trong khi sự giúp đỡ của các quan thầy Nga và Trung Quốc dành cho Cộng sản miền Bắc tiếp tục gia tăng.”

    Tiến sĩ Sorley kết luận rằng số phận của chế độ miền Nam đă được định đoạt ngay từ quan điểm lệch lạc và lối lănh đạo của Đại tướng Westmoreland, và t́nh h́nh không thể nào lật ngược lại được v́ Hoa Kỳ không giữ những cam kết đă hứa với Nam Việt Nam. Quan điểm của Tiến sĩ Sorley chắc chắn sẽ bị đả phá, kéo dài thêm cuộc tranh luận vô tận về chiến tranh Việt Nam.

    Tiến sĩ Sorley sẽ trao đổi kết quả công tŕnh nghiên cứu của ông tại Thư viện thành phố Williamsburg, bang Virginia, hôm Thứ hai, 30 Tháng Tư sắp tới. Buổi nói chuyện miễn phí và không cần vé. Muốn biết thêm chi tiết, quư vị có thể truy cập địa chỉ wrl.org để biết thêm thông tin.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH

    NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH
    Tái Thẩm Định Quân Lực VNCH


    Người Mỹ biết rất ít về cuộc chiến tranh Việt Nam dù nó chỉ mới chấm dứt hơn một phần tư thế kỷ. Một phần là do những người từng chống cuộc chiến đă cố t́nh phác họa mọi khía cạnh của cuộc chiến dai dẳng này dưới những màu sắc tồi tệ nhất, và trong vài trường hợp họ đă đưa ra cả những sự kiện ngụy tạo. Việc này trải dài từ da~ tâm bôi nhọ toàn diện người miền Nam Việt Nam và những nỗ lực của họ trong cuộc chiến dai dẳng đầy khó khăn cho đến những lời tuyên bố khả ố của Jane Fonda khi gọi những tù binh Mỹ hồi hương là “bọn láo khoét” và “những tên đạo đức giả” khi họ lên tiếng tố cáo về sự tra tấn và hành hạ có hệ thống của những người bắt giữ họ.

    Tôi muốn tŕnh bày một số khía cạnh của cuộc chiến liên quan chủ yếu đến người dân miền Nam Việt Nam, khởi đầu bằng một số khác biệt giữa những năm đầu và những năm sau của cuộc tham dự lớn lao của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam. Tóm gọn, những năm đầu này tính từ lúc quân bộ chiến Mỹ bắt đầu đổ vào Việt Nam năm 1965 và tiếp tục cho đến việc thay đổi chỉ huy xảy ra sau trận Mậu Thân năm 1968. Sau đó là khoảng thời gian kéo dài cho đến khi lực lượng cuối cùng của Mỹ triệt thoái vào tháng 3 năm 1973.

    Vào những năm đầu với tướng William C. Westmoreland cầm quyền tư lệnh, phương thức căn bản của Mỹ là dành nắm cuộc chiến từ tay quân lực Nam Việt Nam và cố gắng thắng trên b́nh diện quân sự bằng một một cuộc chiến hao tổn. Lư thuyết là càng giết được nhiều địch quân càng tốt để họ mất hết ư chí và ngưng tấn công miền Nam. Thời gian đầu này cũng được thể hiện qua các đ̣i hỏi liên tục về gia tăng quân số gởi sang Việt Nam, đưa đến khoảng 543,400 quân vào lúc cao nhất.

    Để theo đuổi kiểu chiến tranh này, tướng Westmoreland dựa vào chiến thuật “Lùng và Diệt” thực hiện bởi các đơn vị lớn, chính yếu là trong rừng sâu. Chiến thuật này có những thành công riêng của nó – trong ṿng vài năm quân địch chịu những tổn thất thật khủng khiếp – nhưng kết quả mong muốn không đạt được. Trong khi đó, v́ chủ quan dồn nỗ lực vào loại chiến tranh hao tổn, tướng Westmoreland đă bỏ quên hai khía cạnh quan trọng của cuộc chiến là b́nh định nông thôn và cải tiến cho quân lực miền Nam Việt Nam.

    Sau cuộc Tổng Tấn Công của địch quân vào Tết Mậu Thân 1968, tướng Creighton W. Abrams thay thế tướng Westmoreland với cái nh́n rất khác biệt về căn bản cũng như cách giải quyết cuộc chiến. Tướng Abrams nhấn mạnh đến "một cuộc chiến " bao gồm hành quân, b́nh định, và cải tiến quân đội miền Nam trong đó việc b́nh định, và cải tiến quân đội miền Nam, từ lâu đă bị xem nhẹ, phải được đặt ngang tầm quan trọng và ưu tiên với những hoạt đông quân sự.

    Những phương cách vận hành cuộc chiến cũng được thay đổi lớn lao. Thay v́ "Lùng và Diệt" nay là " Quét Sạch và Giữ Vững" nghĩa là khi lưc lượng Cộng quân đă bị đánh bật ra khỏi các vùng dân cư, những vùng đó sẽ được quân bạn đặt đồn lũy trấn giữ thay v́ bỏ đi để địch quân trở lại chiếm đóng về sau. Những lực lượng địa phương của miền Nam được gia tăng và đảm trách nhiệm vụ an ninh đó. Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh cho rằng "Việc gia tăng quân số và cải tiến Điạ Phương Quân và Nghĩa Quân là những đóng góp quan trọng và xuất sắc nhất của Mỹ trong cuộc chiến” Trung tướng Ngô Quang Trưởng xem những lực lượng này là “rường cột của bộ máy chiến tranh" khi nhận xét "Các thành tựu như thôn ấp được b́nh định, số dân sống dưới sự kiểm soát của chánh phủ VNCH hay sự thông suốt của các đường truyền tin huyết mạch đạt được là do những công lao không được nhắc đến của các lực lượng Điạ Phương Quân và Nghĩa Quân."

    Bản chất của các cuộc hành quân cũng thay đổi vào những năm sau. Những cuộc tấn công ồ ạt sâu trong rừng được thay thế bằng hàng ngàn cuộc phục kích, tuần pḥng của các đơn vị nhỏ, cả ngày lẫn đêm và được đặt ra để lọc dân ra khỏi địch quân. B́nh định được nhấn mạnh và đặc biệt là để tận diệt hệ thống nằm vùng mà địch thường dùng để ức chế dân chúng các làng ấp miền Nam bằng bạo lực và khủng bố .

    Việc đếm xác không c̣n là thước đo công trạng nữa. Tướng Abrams, bằng sự từ bỏ hoàn toàn phương thức trước kia, đă tŕnh bày với các cấp chỉ huy: "Tôi không nghĩ mức tổn thất của địch quân là quan trọng. Trong tổng thể của cuộc chiến, các trận đánh không mang nhiều ư nghĩa lắm." Giờ đây nắm được dân mới là dấu hiệu quan trọng của thành công.”

    Trái với điều nhiều người h́nh như tin tưởng, phương cách mới đă thành công một cách ngoạn mục. Và trong những năm sau đó, khi cuộc triệt thoái của Mỹ tăng dần th́ càng lúc những thành công đó càng do chính những người miền Nam đạt được.

    Trong thời kỳ gia tăng quân số Mỹ tại Việt Nam, nhiều nhà quan sát - gồm cả một số người Mỹ trú đóng tại Việt Nam – đă chỉ trích quân đội miền Nam Việt Nam. Nhưng những chỉ trích này ít khi nêu lên một số khía cạnh liên quan của vấn đề. Phần lớn viện trợ quân cụ của Mỹ vào những năm này là các vũ khí cổ lỗ, phế thải của Thế Chiến thứ Nh́, bao gồm các súng trường M-1 nặng nề và khó xoay sở (đối với người Việt). Trong lúc đó địch quân được quan thầy Nga Xô và Trung Cộng cung cấp cho vũ khí càng lúc càng tối tân.

    "Năm 1964 địch quân đưa vào chiến trường súng AK-47, một loại súng tự động tối tân, rất hữu hiệu," Chuẩn tướng James L. Collins, Jr. trong một bản báo cáo về sự phát triển của quân đội miền Nam Việt Nam đă nhận định. "Ngược lại, lực lượng miền Nam vẫn c̣n được trang bị với một hổn hợp vũ khí thời Thế Chiến Thứ Nh́. Sau năm 1965 sự gia tăng quân Mỹ đă từ từ đẩy lùi các vấn đề cần thiết về vũ khí của quân đội miền Nam ra phía sau". Tướng Fred Weyand, sau khi măn nhiệm kỳ phục vụ tại Việt Nam với chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Dă Chiến II, đă nhận định trong một bản báo cáo hồi nhiệm rằng "Sự tŕ hoăn lâu dài trong việc trang bị cho Quân Lực VNCH các vũ khí và chiến cụ tối tân, ít nhất là tương đương với những thứ đă được Nga và Trung Cộng trang bị cho địch quân, đă là yếu tố đóng góp lớn lao vào sự thiếu hiệu quả của quân đội này."

    Cho đến lúc tướng Abrams đến Việt Nam với chức Tư Lệnh Phó lực lượng Mỹ vào tháng 5 năm 1967 th́ quân miền Nam mới được chú ư hơn. Ngay sau khi nhậm chức, tướng Abrams đă gởi công điện về Tham Mưu Trưởng Lục Quân Mỹ, tướng Harold K. Johnson tường tŕnh: "Tôi đă nhận thấy rất rơ rằng giới quân sự tại đây và ở quê nhà chỉ quan tâm phần lớn đến sự vận hành của quân Mỹ và việc hỗ trợ cho quân đội Mỹ. Hậu quả là những thiếu thốn về chiến cụ hay tiếp liệu quan trọng không được giải quyết nhanh chóng và ồ ạt như chúng ta làm cho quân Mỹ. Nhưng trách nhiệm của chúng ta đối với Quân Lực VNCH đă rơ ràng... công việc phải bắt đầu từ đây. Tôi đang làm việc đó."

    Vào đầu năm 1968 một số súng M-16 đă được cung cấp cho lính Nhảy Dù và các đơn vị ưu tú của quân đội miền Nam Việt Nam nhưng đa số các thành phần quân đội khác vẫn c̣n yếu thế hơn đối phương về mặt vũ khí. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, sĩ quan tiếp liệu cao cấp của miền Nam đă hồi tưởng "Trong trận công kích Tết Mậu Thân 1968 những tràng liên thanh ḍn dă của AK-47 vang dội tại Sài G̣n và một vài thành phố khác dường như chế diễu những tiếng súng đơn độc, yếu ớt của khẩu Garand và các súng trường của quân bạn."

    Mặc dù vậy, các lực lượng miền Nam đă chiến đấu đáng nể phục trong việc đẩy lui trận Tổng Công Kích của Việt Cộng. Tạp chí Time đă viết: "Trước sự ngạc nhiên của người Mỹ và sự khiếp vía của Cộng Sản, Quân lực VNCH đă chống trả thật can đảm và mănh liệt, vượt xa sự tiên đoán của mọi người."

    Vào tháng hai 1968, tướng hồi hưu Bruce C. Clarke sau một chuyến viếng thăm Việt nam, đă viết một bản tường tŕnh về chuyến đi của ông và đă gởi đến Tổng Thống Lyndon B. Johnson. Tướng Clarke nhận định rằng "các đơn vị Việt Nam vẫn c̣n trong t́nh trạng thiếu thốn trầm trọng các chiến cụ và vũ khí. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần chiến đấu và tính hữu hiệu của nó. Đó là cảm nhận chung trong quân đội khi được trang bị yếu kém."

    Sau khi đọc bản tường tŕnh, Tổng Thống Johnson đă triệu ông Clarke vào ṭa Bạch Ốc để thảo luận. Ông Clarke nhớ lại, "Vài ngày sau cuộc viếng thăm ṭa Bạch Ốc của tôi, một phụ tá Tổng Thống đă gọi cho tôi biết Tổng thống đă xuất kho 100,000 khẩu M-16 cho Quân Lực VNCH."

    Tổng Thống Johnson đă đề cập đến sự kiện này trong bài diễn văn mạnh mẽ ngày 31-3-1968. Ông hứa rằng "Chúng ta sẽ đẩy mạnh việc tái trang bị quân đội miền Nam Việt Nam để họ có thể đương đầu với hỏa lực tăng tiến của địch quân."

    Các sư đoàn Mỹ không những được vơ trang khá hơn mà cũng đông đảo hơn các sư đoàn của miền Nam nên có khả năng tác chiến cao hơn. Càng bất lợi cho quân miền Nam hơn là trong những năm đầu này quân Mỹ đă dành hầu hết các chiến cụ để gia tăng sự hữu hiệu cho các đơn vị của họ, bao gồm cả ưu tiên trong các phi vụ thả bom của B-52. Tướng Abrams nhận xét rằng trong cuộc Tấn Công Đợt Ba của quân Bắc Việt vào tháng 8 và 9 năm 1968, "Số địch quân bị Quân Lực VNCH tiêu diệt nhiều hơn cả tổng số tổn thất của địch do tất cả các lực lượng đồng minh cộng lại."

    Trong tiến tŕnh này, ông nói, “họ cũng bị tử vong nhiều hơn, cả do quân địch lẫn do sự bắn lầm của quân bạn". Ông nói với tướng Earle Wheeler, đó là hệ quả của sự kiện "quân đội miền Nam tương đối ít được hỗ trợ cả về phẩm lẫn lượng hơn quân đội Mỹ như về pháo binh, không yểm chiến thuật, trực thăng chiến đấu và trực thăng vận."

    Dưới những điều kiện đó trong những năm đầu, việc chỉ trích các đơn vị quân miền Nam Việt Nam là điều dễ dàng. Chỉ được cho tham gia ít ỏi, hỏa lực thua kém địch quân và bị giao cho những vai tṛ lúc đó được xem là phụ thuộc, quân đội miền Nam Việt Nam đă thiệt tḥi vài năm trong việc phát triển và kinh nghiệm chiến trường mà đáng lẽ đă giúp họ gia tăng khả năng chiến đấu đáng kể.

    Vào những năm sau trong cuộc tham dự của người Mỹ, lúc mà lực lượng bộ chiến Mỹ tăng gia rút quân, ưu tiên phân phát súng M-16 mới được dành cho các lực lượng địa phương đă bị bỏ quên của miền Nam. Họ là thành phần của "Giữ Vững" trong chiến thuật "Quét Sạch và Giữ Vững." Khi những lực lượng này càng lúc càng kiểm soát được nhiều lănh thổ, một số đông đảo Việt Cộng đă hồi chánh sang phía đồng minh. Cao điểm là năm 1969 với 47,000 và năm 1970 với 32,000. Chỉ trong hai năm đó, nếu tính theo quân số 8,689 người của một sư đoàn quân Bắc Việt th́ các con số mất mát do hồi chánh trên tương đương với chín sư đoàn.

    Đó là lúc mà cuộc chiến tranh được coi như đang thắng thế. Giao tranh vẫn chưa ngừng nhưng cuộc chiến được coi như thắng lợi. Lư do là người miền Nam đă có được khả năng, với sự yểm trợ như được hứa hẹn của Mỹ, để ǵn giữ được độc lập và tự do hành động. Đây là một thành quả của miền Nam Việt Nam.

    Lư do chính yếu của thành quả này là việc tiêu diệt cơ sở nằm vùng của địch tại các làng ấp xa xôi miền Nam. Một chiến dịch hữu hiệu đă được phát triển để vô hiệu hóa các nhóm nằm vùng này bằng cách thu thập và xử dụng hữu hiệu và chính xác hơn các tin tức t́nh báo. Những người chỉ trích cuộc chiến tố cáo Chiến Dịch Phượng Hoàng là một chiến dịch ám sát nhưng sự thực th́ ngược lại.

    Một điều thực tế là những tù binh hiểu biết về căn cứ và hoạt động của địch đều là những nguồn t́nh báo vô giá. Đó là một yếu tố đáng kể để khuyến khích việc bắt sống và khai thác họ. Các viên chức điều tra do Quốc Hội gởi sang để thẩm định Chiến Dịch đă nhận định rằng trong số 15,000 tên Việt Cộng nằm vùng bị vô hiệu hóa trong năm 1968, chỉ có 15% bị giết, 13% quy chánh, và 72% bị bắt. William Colby, người điều hợp Chiến Dịch Phượng Hoàng lúc bấy giờ và được bổ nhiệm làm giám đốc CIA năm 1973, sau đó đă điều trần rằng "Đại đa số những tên địch bị giết trong những cuộc giao tranh b́nh thường" như báo cáo của các đơn vị đụng độ đă cho thấy.

    Trong thời gian này miền Nam Việt Nam, ngoài việc phải nhận lănh trách nhiệm chiến đấu từ những người Mỹ đang triệt thoái, c̣n phải đương đầu với nhiều thay đổi trong chánh sách. Tướng Abrams đă rất rơ ràng về việc miền Nam bị đ̣i hỏi phải càng lúc càng nhảy vượt cao hơn. Ông nhớ lại: "Chúng ta bắt đầu từ 1968, dự trù đến năm 1974 ta sẽ giúp họ đánh tan được bọn Việt Cộng. Rồi họ đă chuyển mục tiêu, đánh cả Việt Cộng lẫn quân Bắc Việt - tại miền Nam. Rồi họ lại co ép nó. Họ co ép nó khoảng ba lần hay bốn lần – tăng tốc. Vậy công việc chúng ta bắt đầu để xong trong thời gian như thế này" ông diễn tả bằng tay một thời gian dài "nay sẽ phải xong trong một thời gian thế này" - thật ngắn hơn nhiều. Một trong những thay đổi chánh sách quan trọng nhất là việc loại bỏ dự án duy tŕ một số quân Mỹ ở lại vô thời hạn tại miền Nam theo như cách đă làm tại Tây Âu và Nam Hàn.

    Vào tháng giêng 1972, John Paul Vann, một viên chức cao cấp trong việc hỗ trợ b́nh định đă nói với bạn bè: "Hiện nay chúng ta đang ở mức độ giao tranh thấp nhất chưa từng thấy. Ngày nay khắp vùng quê miền Nam mang một bầu không khí đầy hứa hẹn, và đó là điều không thể chối căi được. Giờ đây đường xá được mở ra, cầu cống được xây dựng, và khi di chuyển trên bất cứ con lộ nào tại miền Nam bạn c̣n gặp nguy hiểm v́ xe Honda và Lambretta nhiều hơn là v́ Việt Cộng" Và ông Vann nói thêm: "Chương tŕnh Việt Nam hóa này đă thành công hơn cả mọi tưởng tượng của tôi" Đó là các thành tựu của người miền Nam. Vào cuối tháng 3 -1972 quân Bắc Việt mở một cuộc xâm lăng quy ước vào miền Nam bằng một lực lượng tương đương với 20 sư đoàn, và một trận chiến đẫm máu đă diễn ra sau đó. Douglas Pike viết: "Chiến dịch được trù định kỹ càng" của địch đă bị đánh bại v́ không lực đă cản trở được các cuộc tập trung quân và nhờ sự pḥng thủ cương quyết, có thể nói là anh hùng của quân miền Nam. Quân Bắc Việt cùng các hệ thống vận chuyển và truyền tin của họ đă bị giáng cho những đ̣n khủng khiếp" Nhưng quan trọng hơn hết, ông Pike nói, "Quân Lực VNCH và ngay cả các lực lượng địa phương đă đứng lên chiến đấu như chưa từng thấy."

    Sau đó những người chỉ trích nói rằng miền Nam đẩy lui được quân xâm lược chỉ nhờ không yểm của Mỹ. Tướng Abrams đă trả lời một cách mạnh mẽ cho điều đó. Ông nói với các tư lệnh của ông, "Tôi đồng ư rằng điều này không thể thực hiện được nếu không có không yểm của Mỹ, nhưng việc đầu tiên là người Việt Nam, một số nào đó của họ phải đứng lên chiến đấu. Nếu họ không làm điều đó th́ dù chúng ta có gấp mười lần không yểm cũng không thể ngăn chân được quân Bắc Việt."

    Những người chỉ trích cũng đă chê bai quân lực miền Nam v́ họ cần sự giúp đỡ của Mỹ đề chiến thắng. Nhưng cùng lúc đó, chừng 300,000 quân Mỹ đồn trú tại Tây Đức chính v́ Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không thể chống giữ được lực lượng xâm lăng của Nga Xô hay Khối Warsaw nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ. Và tại Nam Hàn có 50,000 quân Mỹ trú đóng chính là để giúp quốc gia này đương đầu với bất cứ cuộc tấn công nào từ miền Bắc.

    Miền Nam Việt Nam, bằng ḷng can đảm và xương máu, đă đánh bại cuộc tấn công của địch quân vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Tướng Abrams nói với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rằng chính "sự hữu hiệu của các cấp chỉ huy chiến trường định đoạt kết quả." và họ đă chứng tỏ xứng đáng với thừ thách. Lực lượng pḥng thủ miền Nam đă gây cho quân xâm lăng những tổn thất nặng nề đến độ phải mất ba năm Bắc Việt mới có thể thực hiện một cuộc tấn công mới. Lúc đó đă có những thay đồi bi đát trên b́nh diện to lớn hơn.

    Sau khi Hiệp Định Paris đưọc kư kết vào tháng Giêng 1973 ép buộc miền Nam Việt Nam phải đồng ư với những điều khoản mà họ xem như bản án tử h́nh (Bắc Việt được phép duy tŕ một lực lượng to lớn tại miền Nam), Tổng thống Richard M. Nixon đă nói với ông Thiệu rằng nếu miền Bắc vi phạm hiệp ước và trở lại xâm lược miền Nam, Mỹ sẽ can thiệp quân sự để trừng phạt họ. Ngoài ra, Nixon c̣n nói là nếu chiến tranh tái diễn, Mỹ sẽ thay thế, như Hiệp Định Paris cho phép, trên căn bản "một đổi một" bất cứ quân cụ quan trọng nào (xe tăng, đại bác v.v) mà miền Nam bị mất mát. Và cuối cùng, Nixon tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc viện trợ tài chánh cho miền Nam. Nhưng dĩ nhiên, kết quả đă cho thấy, Mỹ nuốt cả ba điều hứa hẹn.

    Trong khi đó Bắc Việt nhận được từ quan thầy của họ những mức viện trợ nhiều chưa từng có. Theo một sử liệu ấn hành vào năm 1994 tại Hà Nội, trong chín tháng sau Hiệp định Paris từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1973, số lượng tiếp tế từ miền Bắc cho các lực lượng của họ trong Nam nhiều gấp bốn lần số tiếp tế trong cả năm trước đó. Nhưng nó vẫn là một con số nhỏ nhoi so với những ǵ đă được họ gởi xuống miền Nam từ đầu 1974 cho đến lúc chiến tranh tàn cuộc vào tháng Tư 1975. Theo báo cáo của những người Cộng Sản, tổng số tiếp tế trong 16 tháng đó là gấp 2.6 lần số lượng cung cấp cho các chiến trường trong 13 năm trước.

    Nếu miền Nam từ chối Hiệp Định Paris th́ chắc chắn rằng chẳng những Mỹ sẽ giải quyết không cần họ mà Quốc Hội Mỹ cũng sẽ nhanh chóng cắt viện trợ cho miền Nam. Mặt khác, nếu miền Nam chịu nghe theo với hy vọng sẽ tiếp tục được nhận viện trợ Mỹ th́ họ bị buộc phải chấp nhận một hệ quả là quân Bắc Việt lưu lại đầy đe dọa trong vùng biên giới của họ. Với tiên đoán tang tóc đó, miền Nam đă chọn con đường thứ hai, để rồi nhận ra một cách hăi hùng rằng họ phải gánh chịu cả hai điều tệ hại nhất: Quân Bắc Việt được trú đóng tại miền Nam và viện trơ Mỹ bị cắt đứt.

    Nhiều người Mỹ không thích nghe rằng các xứ độc tài toàn trị như Trung Cộng và Nga Xô đă chứng tỏ họ là những đồng minh tốt và trung thành hơn đất nước dân chủ Mỹ, nhưng sự thật là vậy. William Touhy, người đă nhiều năm viết về chiến tranh cho báo The Washington Post đă viết "gần như không thể tưởng và chắc chắn không thể tha thứ được rằng một quốc gia vĩ đại lại bỏ mặc những đồng minh tuyệt vọng này cho ḷng thương hại của miền Bắc". Nhưng chúng ta đă làm như vậy.

    Đại tá William Le Gro phục vụ tại Pḥng Tham Vụ Quốc Pḥng tại Sài G̣n cho đến khi cuộc chiến chấm dứt. Từ vị thế thuận lợi đó ông đă nh́n thấy rơ ràng những điều đă xảy ra. Ông quan sát: "Sự giảm thiểu hỗ trợ đến mức gần con số không của Mỹ là nguyên nhân của sự sụp đổ sau cùng. Chúng ta đă đối xử thật tồi tệ với nhân dân miền Nam."

    Gần cuối cuộc chiến, Tom Polgar, lúc đó là trưởng nhiệm sở CIA tại Sài G̣n đă gởi một công điện ngắn gọn thẩm định t́nh h́nh: "Không c̣n ǵ phải nghi ngờ về kết quả chung cuộc v́ miền Nam Việt Nam không thể tồn tại nếu không có viện trợ quân sự của Mỹ trong khi khả năng chiến tranh của miền Bắc không hề suy xuyển và được hỗ trợ bởi Nga Xô và Trung Cộng."

    Thời hậu chiến tại Việt Nam u tối như người ta đă lo sợ. Vào năm 2000, Seth Mydans đă viết một cách đầy thảm hại về những vấn đề Đông Nam Á cho báo The New York Times: "Sau chiến tranh, hơn một triệu người miền Nam đă bỏ nước ra đi. Khoảng 400,000 bị giam trong các trại "cải tạo." Nhiều người chỉ bị giam ngắn hạn nhưng một số khác đă bị giam giữ lâu đến 17 năm. Một triệu rưỡi người bị cưỡng bách đến định cư tại những "vùng kinh tế mới" nằm giữa những nơi hoang sơ, nghèo đói cùng cực của miền Nam."

    Vào năm 1990, cựu Đại Tá Việt Cộng Phạm Xuân Ẩn đă diễn tả nỗi thất vọng tràn trề về cái mà cuộc chiến thắng của phe Cộng Sản đă đem đến cho Việt Nam. Ông ta than thở rắng: "Tất cả những lời nói về giải phóng trong "hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm qua" sản xuất ra được cái này, cái xứ sở nghèo nàn, rách nát bị cai trị bởi một bọn lư thuyết gia ít học, tàn bạo và độc đoán." Cựu Đại tá quân đội miền Bắc Bùi Tín cũng thẳng thắn về kết quả của cuộc chiến, ngay cả với kẻ chiến thắng. Ông nói: " Nó đă quá trễ đối với thế hệ của tôi, thế hệ của chiến tranh, của chiến thắng và của phản bội. Chúng tôi đă thắng. Chúng tôi cũng đă thua."

    Cái giá mà dân miền Nam phải trả cho cuộc chiến đấu cho tự do của họ thật đau thương. Quân đội miền Nam bị tổn thất 275,000 tử trận. 465,000 thường dân mất mạng, nhiều người trong số này bị bọn khủng bố Việt Cộng giết hay tử vong do những cuộc pháo kích của địch quân vào thành phố và 935,000 người nữa đă bị thương.

    Trong số hàng triệu người trở thành "thuyền nhân," một con số không rơ đă bỏ mạng trên biển cả từ 1975 đến 1979. Theo ông Michael MacKellar của Bộ Di Dân Úc Đại Lợi, con số này có thể trên 100,000. Tại Việt Nam có lẽ 65,000 người đă bị xử tử bởi bọn người tự xưng giải phóng. Khoảng 250,000 người nữa đă chết trong những "trại cải tạo" dă man. Trong lúc đó hai triệu người rời xứ sở đă lập ra một cộng đồng Việt Nam mới.

    Nhiều người trong số này hiện sinh sống tại Mỹ. Gần đây, ông Mydans đă tới thăm vùng "Tiểu Sài G̣n" quanh thành phố Westminster, tiểu bang California, nơi quy tụ khoảng 3,000 doanh nghiệp, và ông đă diễn tả một quang cảnh náo nhiệt và trù phú. Ông phát biểu “Đó lẽ ra là quang cảnh của Sài G̣n nếu người Mỹ thắng cuộc chiến Việt Nam vào năm 1975." Và kết luận, "Không ai năng động hơn người di dân Việt Nam."

    Khi vận động tại Westminster trong cuộc tranh cử Tổng Thống, Thượng nghị sĩ John McCain đă nói với đám đông người Việt, "Tôi cám ơn các bạn về những ǵ các bạn đă làm cho nước Mỹ." Người Việt lưu vong tại Mỹ cũng không quên những người c̣n ở lại Việt Nam. Mỗi năm họ gởi về khoảng 2 tỷ đô la.

    Những điều này không dễ dàng ǵ cho những người đến Mỹ. Nguyễn Quí Đức đă viết trên báo Boston Globe vào năm 2000 rằng, “Là người Việt lưu vong, những kư ức đau thương của chiến tranh sẽ vẫn ở măi trong tim chúng tôi." Nhưng ông ta thêm rằng, "Những khác biệt văn hóa và nỗi nhớ quê hương luôn dằn vặt chúng tôi là những giá xứng đáng để được tự do."

    Để kết luận, cuộc chiến tại Việt Nam là một cuộc chiến chính nghĩa Người dân miền Nam và đổng minh của họ đă chiến đấu cho một mục đích cao đẹp. Họ đă chiến đấu hết sức ḿnh và họ đă tiến rất gần đến thành công trong mục đích giữ cho miền Nam Việt Nam được tự do và độc lập.

    Có một lần một kư giả nói rằng tướng Abrams xứng đáng cho một cuộc chiến khá hơn. Tôi kể lại điều này cho người con trưởng của ông. Ông này đă lập tức đáp lại: "Cha tôi không nghĩ như vậy. Ông nghĩ là dân miền Nam xứng đáng cho ông chiến đấu."

    Lewis Sorley
    Reassessing ARVN
    Vietnam Magazine, số tháng Tư 2003.
    Minh Huy lược dịch

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH

    NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH
    Ra mắt sách Lược Sử Quân Lực VNCH



    Westminster (Cali) - Sau 8 năm sưu tập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, cuốn "Lược Sử Quân Lực VNCH" đă được ra mắt độc giả vào chiều Thứ Bảy 12 tháng 05 vừa qua, tại hội trường thành phố Westminster, Nam California. Sách là công tŕnh của 3 tác giả: cựu Đại Tá Trần Ngọc Thống, cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân và cố Trung Úy Lê Đ́nh Thụy biên soạn.

    Buổi ra mắt sách qui tụ gần 300 quan khách và thân hữu, đa số là các cựu sĩ quan trong Quân Lực VNCH thuộc các Quân, Binh Chủng mà người có cấp bậc cao nhất là cựu Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị. Ngoài các sĩ quan quân đội c̣n có cựu Đại tá CSQG Trần Minh Công, nguyên Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia Thủ Đức, và một số các cơ quan truyền thông.
    Chiến hữu Vũ Long Sơn Hải cùng Biệt Đội Văn Nghệ do ông chỉ huy đă làm nghi thức chào cờ Việt-Mỹ và phút mặc niệm.
    Dược sĩ Quân Y Bùi Như Hải phụ trách giới thiệu quan khách và điều hợp chương tŕnh.
    Đứng bên cạnh hai tác giả, cựu Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn, giới thiệu cuốn Lược Sử Quân Lực VNCH: "Cầm cuốn Lược Sử Quân Lực VNCH trên tay, tôi rất xúc động v́ thấy cuốn sách được thực hiện rất công phu, tài liệu chính xác và khá đầy đủ khiến tôi cảm thấy hănh diện, v́ ḿnh được là một thành phần trong Quân Lực VNCH mà cuốn sách đă ghi lại".
    Tướng Nguyễn Bảo Trị ca ngợi cuốn Lược Sử Quân Lực VNCH là một tài liệu quư giá đem lại niềm hănh diện cho các cựu chiến sĩ Quân Lực VNCH, cũng như cho các thế hệ mai sau biết được cha anh họ đă hy sinh như thế nào, và Quân Lực VNCH đă được đào tạo qui củ và khoa học ra sao, không như lời tuyên truyền của Cộng sản VN.
    Các quan khách khác, trong đó có cựu kư giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên, trong phát biểu đều có chung một ư tưởng, ca ngợi các tác giả đă dày công nghiên cứu, thu thập tài liệu để hoàn thành tác phẩm độc đáo dày gần 1000 trang không phải là chuyện ai cũng có thể làm được.
    Cựu Đại Tá Trần Ngọc Thống và cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân đă tŕnh bày sơ lược quá tŕnh thực hiện cuốn Lược Sử Quân Lực VNCH.
    Lược Sử Quân Lực VNCH ghi lại rất nhiều h́nh ảnh, từ các vị nguyên thủ quốc gia đến hầu hết các tướng lănh và sĩ quan từ cấp trung tá trở lên cùng hàng ngàn tư liệu quân đội, đem lại cho người đọc một cái nh́n trung thực về Quân Lực VNCH từ ngày thành lập cho đến giai đoạn cuối cùng bị buộc phải buông súng vào tháng Tư năm 1975. Muốn có sách Lược Sử Quân Lực VNCH xin liên lạc:
    H.Ho PO.Box 1711 Westminster, CA.92683, và
    T.Trần PO.Box 4361 Garden Grove, CA. 92842

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 24
    Last Post: 07-08-2011, 11:59 AM
  2. SỰ THẬT VỀ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
    By Hải âu in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 02-08-2011, 05:11 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 06-07-2011, 07:18 PM
  4. THƯ MỜI THAM DỰ ĐÊM VĂN NGHỆ VINH DANH CHIẾN SĨ QUÂN LỰC VNCH
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 12-06-2011, 07:25 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 10-01-2011, 01:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •