Results 1 to 7 of 7

Thread: Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu

    Bách khoa toàn thư Wikipedia
    Nguyễn Văn Hiếu
    23 tháng 6, 1929 - 8 tháng 4, 1975 (45 tuổi)

    Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu





    Tiểu sử
    Nơi sinh Thiên Tân, Trung Quốc
    Binh nghiệp
    Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Năm tại ngũ 1951-1975
    Cấp bậc Thiếu tướng

    Nguyễn Văn Hiếu (1929 – 1975) là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa. Ông được nhiều người đánh giá là một vị tướng liêm khiết, từng được cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Chống Tham nhũng thuộc Phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Ở vị trí công tác này, ông đă làm mất ḷng nhiều đồng nghiệp mà họ vốn có nhiều tai tiếng tham nhũng. Nhiều người cũng cho rằng đây là lư do dẫn đến cái chết bí ẩn của ông trong văn pḥng tại bản doanh Quân đoàn III tại Biên Ḥa ngày 8 tháng 4 năm 1975, khi đang giữ chức Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn.

    Tiểu sử

    Nguyễn Văn Hiếu sinh ngày 23 tháng 6 năm 1929 tại Thiên Tân, Trung Quốc. Đầu năm 1933, gia đ́nh[1] dọn về sinh sống trong phần tô giới Pháp của thành phố Thượng Hải. Năm 1949, trong khi học tại Đại học Aurore th́ Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, ông theo gia đ́nh trở về Sài G̣n. Vào đầu năm 1950, gia đ́nh ông chuyển ra Hà Nội. Đầu năm 1951, ông theo học binh nghiệp tại trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt.

    Ông tốt nghiệp Khóa 3 Trường Vơ bị ngày 1 tháng 7 năm 1951. Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm vào làm sĩ quan của quân đội Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, cấp bậc Thiếu úy. Năm 1953, do sức khỏe kém, ông được phái vào Nam, phục vụ tại pḥng 3 (Hành quân) Bộ Tham mưu Quân đội Quốc gia, dưới quyền Đại tá Trần Văn Đôn. Đây là nguồn gốc của mối quan hệ thân t́nh giữa ông và tướng Trần Văn Đôn sau này.

    Sau khi chế độ Việt Nam Cộng ḥa được thành lập, ông vẫn tiếp tục phục vụ thêm một thời gian ở Ban tham mưu Bộ Tổng tham mưu. Năm 1957, tướng Trần Văn Đôn rút ông về phục vụ tại Pḥng 3 của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, cấp bậc Thiếu tá. Cuối năm 1962, ông được cử đi học khóa Chỉ huy và Tham mưu tại học viện US Army Command and General Staff College, Fort Leavenworth, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ và tốt nghiệp ngày 10 tháng 5 năm 1963.

    Sau khi về nước, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 bộ binh. Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, ông được thăng Đại tá, là quyền tư lệnh Sư đoàn 1 trong thời gian ngắn, thay cho tướng Đỗ Cao Trí (kiêm nhiệm). Cuối năm 1963, ông được đưa về làm Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, cũng dưới quyền tướng Đỗ Cao Trí. Ông cũng được bổ nhiệm hai lần giữ chức Tư lệnh sư đoàn 22; lần thứ nhất từ 7 tháng 9 đến 24 tháng 10 năm 1964[2]; lần thứ nh́ từ 23 tháng 6 năm 1966 đến 14 tháng 8 năm 1969. Ông được thăng cấp Chuẩn tướng (1 tháng 11 năm 1967), rồi Thiếu tướng (1 tháng 11 năm 1968), khi đang giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 22.

    Từ 14 tháng 8 năm 1969 đến 9 tháng 6 năm 1971, ông lần lượt giữ các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 rồi Tư lệnh phó Quân đoàn 1. Ngày 10 tháng 2 năm 1972, ông được Phó tổng thống Trần Văn Hương đề cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, cấp bậc tương đương Thứ trưởng.

    Tháng 10 năm 1973, ông được bổ nhiệm về làm Tư lệnh phó Quân đoàn 3, đặc trách hành quân, dưới quyền Trung tướng Phạm Quốc Thuần, kế sau dưới quyền Trung tướng Dư Quốc Đống (23 tháng 10 năm 1974), và tiếp sau dưới quyền Trung tướng Nguyễn Văn Toàn (1 tháng 2 năm 1975). Tuy nhiên, đến ngày 8 tháng 4 năm 1975, ông bị phát hiện chết trong văn pḥng riêng tại bản doanh Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 bởi một viên đạn bắn vào cằm. Theo công bố ban đầu của chính quyền th́ nguyên nhân cái chết là do tự sát, sau đó đă được cải thành ngộ sát: bị cướp c̣ khi chùi súng. Ngày 10 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu công bố quyết định truy phong cho Nguyễn Văn Hiếu quân hàm Trung tướng[3].

    Các trận đánh và hành quân tiêu biểu

    Quyết Thắng 202 (Đỗ Xá), 1964

    Đại tá Hiếu, Tham mưu trưởng Quân đoàn II, được ủy thác điều nghiên và thi hành Hành quân Quyết Thắng 202[4] đánh thẳng vào mật khu bất khả xâm phạm Đỗ Xá của Việt Cộng, nằm sâu trong dăy Trường Sơn tại giáp giới ba tỉnh Kontum, Quảng Ngăi và Quảng Tín, từ 27 tháng 4 đến 27 tháng 5 năm 1964.

    Tham dự cuộc hành quân này gồm có các đơn vị của Trung đoàn 50 thuộc Sư đoàn 25 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Phan Trọng Trinh, bốn tiểu đoàn Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Sơn Thương và một tiểu đoàn Dù dưới quyền chỉ huy của Đại úy Ngô Quang Trưởng.

    Các toán quân được trực thăng vận tới hai địa điểm đổ bộ do ba phi đội trực thăng yểm trợ: phi đội HMM-364 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, phi đội 117 và phi đội 119 thuộc Phi đoàn 52 của Không lực Lục quân Hoa Kỳ.

    Diễn tiến và kết quả trận đánh theo nguồn tin của Quân lực Việt Nam Cộng hoà th́ phe Cộng sản tấn công mănh liệt các phi vụ đổ bộ trong hai ngày đầu, sau đó đào thoát để tránh né đụng độ. Cuộc Hành quân Đỗ Xá đă phá hủy hệ thống truyền tin của bộ chỉ huy Việt Cộng gồm năm trạm phát thanh, một trạm dùng để liên lạc với Bắc Việt và bốn trạm dùng để liên lạc với các đơn vị Việt Cộng hoạt động tại các tỉnh lỵ; phe Việt Cộng bị tổn thất với 62 chết, 17 bị bắt, mất 2 súng pḥng không 52 ly, 1 súng liên thanh 30 ly, 69 súng cá nhân và một số lượng lớn ḿn và lựu đạn, các dụng cụ công binh, chất nổ, thuốc men và tài liệu; phá hủy 185 căn nhà, 17 tấn lương thực và 292 mẫu mùa màng.

    Pleime, 1965

    Theo nguồn tin của quân báo của Việt Nam Cộng ḥa th́ sau khi thất bại không đánh chiếm được trại Lực lượng Đặc biệt Đức Cơ vào tháng 8 năm 1965, vào tháng 10 cùng năm tướng Vơ Nguyên Giáp phát động Chiến dịch Đông Xuân nhằm cắt Nam Việt Nam làm đôi, từ Pleiku thuộc vùng cao nguyên xuống đến Qui Nhơn thuộc vùng duyên hải. Kế hoạch của tướng mặt trận của Việt Cộng, Chu Huy Mân, như sau[5]:

    Trung đoàn 33 Bắc Việt vây hăm tiền đồn Pleime để nhử Quân đoàn 2 đem viện binh từ Pleiku kéo xuống;
    Trung đoàn 32 Bắc Việt nằm phục kích đón chờ quân viện binh (một con mồi ngon khi không được yểm trợ bởi hỏa lực của các căn cứ pháo binh đặt gần bên);
    Sau khi triệt hạ viện binh, Trung đoàn 32 Bắc Việt trở đầu tiếp sức Trung đoàn 33 Bắc Việt thanh toán trại Pleime;
    Đồng thời một khi tuyến pḥng thủ của tỉnh Pleiku bị suy yếu v́ phải đưa quân tiếp cứu trại Pleime, Trung đoàn 66 Bắc Việt sẽ khởi sự tấn kích cầm chừng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, chờ cho Trung đoàn 32 và 33 Bắc Việt thanh toán xong trại Pleime lên tiếp sức tấn chiếm tỉnh Pleiku.

    Để hóa giải kế hoạch của tướng Chu Huy Mân, ông bàn định kế hoạch với Sư đoàn 1 Kỵ binh Mỹ như sau:

    Quân đoàn II làm bộ mắc mưu địch phái một đơn vị Biệt kích hỗn hợp Mỹ và Việt tới trại Pleime trước để tiếp sức với quân đồn trú bảo vệ trại;
    Gửi một Chiến đoàn từ Pleiku xuống tiếp cứu trại Pleime;
    Sư đoàn 1 Kỵ binh Mỹ sẽ gửi một Lữ đoàn thay thế số quân đi tiếp ứng bảo vệ tỉnh Pleiku;
    Đồng thời Sư đoàn 1 Không kỵ sẽ trực thăng vận nhiều pháo đội rải rác tại các vị trí gần địa điểm phục kích dùng thế "tiền pháo hậu xe" yểm trợ cho Chiến đoàn tiếp cứu khi hữu sự.

    Kết quả của trận đánh theo nguồn tin của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa là: Kế hoạch thắng lợi do đó Trung đoàn 66 Bắc Việt bị vô hiệu hóa nằm bất động ở rặng núi Chu Prong, Trung đoàn 33 Bắc Việt bị đánh tan tành ở điểm phục kích, và Trung đoàn 32 Bắc Việt phải bỏ vây hăm căn cứ Pleime và tháo lui vào rừng rậm.

    Theo báo cáo[6] của Mặt trận Tây nguyên của quân Giải phóng th́ mục tiêu của "Chiến dịch Plây Me" của quân Giải phóng là dùng chiến thuật đánh diện (đồn) đả điểm (phục kích quân tiếp cứu) để dụ quân ngụy đưa quân tiếp cứu đồn Pleime với mục đích triệt hạ đoàn quân tiếp cứu. Việc này để dụ lính Mỹ thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh Hoa Kỳ nhảy vào ổ phục kích giăng sẵn tại thung lũng Ia drang trong rặng núi Chu Prong:

    "Về kế hoạch, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt: Đợt 1, vây đồn Plây Me, diệt quân ngụy đi ứng viện; đợt 2, tiếp tục vây đồn Plây Me buộc quân Mỹ vào tham chiến; đợt 3, tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch."

    Thần Phong II

    Về cuộc Hành quân Thần Phong II[7], theo đánh giá của Bộ Tham mưu Quân đoàn II Việt Nam Cộng ḥa, th́ t́nh h́nh quân sự như sau:

    Trong năm 1965, phe Việt Cộng tấn công ồ ạt khắp vùng Cao Nguyên thuộc Quân khu II. Vào đầu tháng 7 năm 1965, ba trung đoàn Bắc Việt (trong số đó chắc chắn có trung đoàn 32) đă hoàn toàn cô lập hóa vùng Cao Nguyên. Các đơn vị bạn không c̣n sử dụng được các Quốc lộ 1, 11, 14, 19 và 21, và mọi tiếp tế cho vùng Cao Nguyên chỉ có thể thực hiện qua đường hàng không.

    V́ vậy ngày 8 tháng 7 năm 1965, tướng Vĩnh Lộc ủy thác cho ông điều nghiên kế hoạch khai thông Quốc lộ 19.

    Trái ngược với thông lệ khi hành quân khai lộ là tập trung một lực lượng quân lính to lớn để tuần tự dẹp các ổ phục kích và nút chận của địch quân dọc trên quốc lộ, ông đă nghĩ ra kế cấm cản địch quân thiết lập các ổ phục kích và nút chận bằng cách dùng chiến thuật dương đông kích tây. Từ ngày N-6 đến N+2, ông cho Sư đoàn 22 và Thiết vận 3 đánh thốc từ Qui Nhơn xuống Tuy Ḥa trên Quốc lộ 1; cho Chiến đoàn 2 Dù cùng Địa phương quân và Nhóm Dân sự Chiến đấu tấn công tái chiếm quận Lệ Thanh; cho Chiến đoàn Alpha thủy quân lục chiến và Trung đoàn 42 đánh từ Pleiku lên Bắc Dak Sut trên Quốc lộ 14; và cho Tiểu đoàn Công binh Chiến đấu đánh từ Phú Bổn đến Tuy Ḥa để sửa chữa Liên tỉnh lộ 7.

    Sau khi gây hoang mang cho phe Việt Cộng với đồng loạt các cuộc hành quân qui mô đó, ông "dồn ép Việt Cộng từ ba hướng với các cuộc tiến quân phát xuất từ Pleiku và Qui Nhơn và một bủa vây thẳng góc từ bắc An Khê tung xuống. Những động tác này được thi hành bởi một chiến đoàn của tiểu khu Pleiku phát xuất từ Pleiku, hai chiến đoàn của Sư đoàn 22 Bộ binh phát xuất từ Qui Nhơn, và một chiến đoàn của hai tiểu đoàn Dù được trực thăng vận vào mạn bắc An Khê và tấn công xuống hướng nam với Chiến đoàn Alpha của Lữ đoàn TQLC thực hiện việc kết nối," đồng thời "đặt để một lực lượng trừ bị lớn mạnh gồm ba tiểu đoàn (một biệt động quân, một thủy quân lục chiến và một dù) và hai đơn vị thiết giáp tại các địa điểm chiến thuật: Pleiku, Suối Đồi, An Khê và Đèo Mang." Nhờ vậy, các đoàn xe vận tải có hộ tống có thể di chuyển ngày đêm trên Quốc lộ 19 trong 5 ngày từ N+3 đến N+7, "gầy dựng được một tồn trữ tiên khởi tiếp tế lên tới 5.365 tấn tại Pleiku". Tiếp đó các đơn vị hành quân rút về các căn cứ trong hai ngày N+8 và N+9.

    Kết quả của Hành quân Thần Phong là "các đoàn xe được hộ tống tạo một sinh khí mới trên vùng Cao Nguyên. Vật giá thực phẩm và hành hóa thuyên giảm từ 25 đến 30 phần trăm, đồng thời dân chúng hồi phục cảm nghiệm an ninh, tin tưởng và hy vọng. Các học sinh tại Pleiku t́nh nguyện giúp quân lính gỡ hàng xuống, và dân chúng trước đây di tản nay trở về làng xă."

    Liên Kết 66

    Phan Nhật Nam, một lính Dù tham dự Hành quân Liên Kết 66[8], kể lại trận đánh như sau:

    "Trung đoàn 42 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh, với sự trợ lực của đơn vị tăng phái Chiến đoàn 3 Nhảy Dù làm thành phần chận địch đóng trên núi, hợp cùng chi đoàn thiết vận xa M113 lùa địch từ Quốc lộ 1 vào núi tại Đèo Phù Cũ trong tỉnh B́nh Định. Các chiến sĩ bộ binh tùng thiết với thiết vận xa M113 theo đội h́nh hàng ngang, ào ạt tiến tới sau một đợt tác xạ mạnh mẽ. Chiến đoàn trưởng Nhảy Dù, Trung tá Nguyễn Khoa Nam, đứng trên sườn núi chong ống nḥm quan sát trận địa, đă nói: Đại tá Hiếu điều quân như một 'ông thiết giáp' nhà nghề, và lính Sư đoàn 22 đánh đẹp đâu thua lính ḿnh."

    Đại Bàng 800

    Đầu tháng 2 năm 1967, Đại tá Hiếu, Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, phát động Hành quân Đại Bàng 800[9]. Trước đó ṛng ră ba ngày, các đơn vị của Sư đoàn 1 Kỵ binh Hoa Kỳ, ráo riết truy lùng địch quân, nhưng thất bại không phát hiện được một mống du kích quân nào. Thay v́ đi lùng kiếm địch, ông xoay qua kế dụ địch bằng cách phái một trung đoàn trừ vào vùng Phù Mỹ đóng quân qua đêm, biết chắc là các điệp viên của Việt Cộng trà trộn trong dân chúng sẽ báo cáo quân số yếu kém của đơn vị bạn. Trong khi đó, ông ếm sẵn một tiểu đoàn bộ binh cơ giới và một thiết đoàn kỵ binh cách địa điểm đóng quân 10 cây số, ngoài mọi tầm quan sát của địch. Phe Việt Cộng đă nghĩ là có một con mồi ngon, tung ra một trung đoàn thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng BV, định xơi tái trung đoàn trừ vào lúc 2 giờ sáng. Được báo động, ông ra lệnh cho đơn vị trừ bị phóng tới cắt đường tháo lui của địch và đồng thời hợp lực với quân trú pḥng tạo thế gọng ḱm làm thịt địch quân. Kết quả là sau ba tiếng đồng hồ giao tranh, phe Việt Cộng bỏ lại hơn 300 xác chết và nhiều súng ống ngổn ngang trên băi chiến trường.
    [sửa] Toàn Thắng 46

    Ban cố vấn Mỹ của Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH phúc tŕnh[10] Hành quân Toàn Thắng 46 như sau:

    Bối cảnh: Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1970, Sư đoàn 5 tham dự vào cuộc xua quân của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa qua lănh thổ Campuchia, với Hành quân Toàn Thắng 46 vào vùng Lưỡi Câu ở phía Bắc Lộc Ninh.

    Hậu cứ của quân Việt Cộng trong vùng này gồm có bản doanh Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bắc Việt (SĐ5BV), trung tâm huấn luyện và bệnh xá của Nhóm Dịch vụ Hậu cần 70 và 80. Hai Trung đoàn 174 và 275 thuộc SĐ5BV hoạt động trong vùng này.

    Mục tiêu: Tấn công và triệt phá Nhóm Dịch vụ Hậu cần 70 và 80, trung tâm huấn luyện và bệnh xá. Đồng thời truy lùng và triệt phá các kho tàng lương thực, đạn dược, vũ khí và dược phẩm trong vùng hành quân.

    Thiết kế: Trước tiên hai Tư lệnh Sư đoàn 5 và Tư lệnh Sư đoàn 1 Kỵ binh Mỹ, tướng Hiếu và tướng Casey, cùng hai ban tham mưu Việt-Mỹ điều nghiên sơ khởi phối trí hành quân. Sau đó Tư lệnh phó Sư đoàn 5, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 11 Thiết kỵ Mỹ điều nghiên chi tiết phối hợp hành quân. Hai trung đoàn Việt Mỹ được quyền sử dụng căn cứ Yểm trợ Hỏa lực GONDER để phối hợp yểm trợ không lực và phi pháo.

    Thực hiện: Hành quân Toàn Thắng 46 gồm năm giai đoạn. Giai đoạn I là giai đoạn tấn công; Giai đoạn II, III và IV là giai đoạn lùng và diệt địch; Giai đoạn V là giai đoạn triệt thoái.

    Toàn Thắng 8/B/5

    Ban cố vấn Mỹ của Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH phúc tŕnh[11] Hành quân Toàn Thắng 8/B/5 như sau:

    Bối cảnh: Ngày 14 tháng 10 năm 1970, Bộ Tư lệnh Quân đoàn III chỉ thị cho Sư đoàn 5 hành quân cường thám sang lănh thổ Campuchia vào mật khu của quân Việt Cộng đóng quanh vùng Snoul. Cuộc hành quân Toàn Thắng 8/B/9 kéo dài từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 1970.

    Lực lượng phe Việt Cộng:
    Trung đoàn 174, Trung đoàn 275 và Tiểu đoàn Z27 Viễn thám thuộc SĐ5BV;
    Nhóm Dịch vụ Hậu cần 86, C11 (Y tế);
    Du kích quân C1/K2 tại Tây-Bắc Snoul;
    Du kích quân tại Chợ thị chấn Snoul;
    Du kích quân tại K'bai Trach, Tây-Nam Snoul.

    Mục tiêu: Phá hủy lực lượng địch, căn cứ địch, và thâu thập tin tức địch quanh vùng Snoul.

    Thiết kế:
    Tư lệnh Sư đoàn 5, tướng Hiếu, cùng ban tham mưu đảm nhiệm thiết kế hành quân.
    Lực lượng hành quân gồm 3 chiến đoàn: CĐ1 (Thiết đoàn 1 chủ lực), CĐ9 (Trung đoàn 9 chủ lực) và CĐ333 tăng phái (Chi đoàn 18 Thiết kỵ và bốn Tiểu đoàn Biệt Động Quân). CĐ333 có trách nhiệm bảo vệ và duy tŕ an ninh trục lộ tiếp tế.

    Kế hoạch hành quân được Quân đoàn III phê chuẩn ngày 21 tháng 10 năm 1970. Buổi họp phối trí chung kết diễn ra ngày 22 tháng 10 năm 1970 tại Lai Khê, giữa tướng Tư lệnh Sư đoàn 5 với các cấp chỉ huy liên hệ.

    Thực hiện: Hành quân Toàn Thắng 8/B/5 gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn I: tiến quân giao tranh với địch; Giai đoạn II: giao tranh với địch tại vùng Bắc thị trấn Snoul; Giai đoạn III là giai đoạn triệt thoái.

    Toàn Thắng TT02 (Snoul 1971)

    Cuối năm 1970, ông dụ địch bằng cách đặt một trung đoàn ở Snoul sâu trong lănh thổ Campuchia, phía bắc Lộc Ninh trên Quốc lộ 13. Phe Việt Cộng có 3 sư đoàn (5, 7 và 9) hoạt động quanh vùng đó. Quân đoàn III sẵn sàng dốc toàn bộ 3 sư đoàn 5, 18 và 25 nếu phe Việt Cộng dám tung quân vào trận chiến một, hai hay cả ba sư đoàn. Rủi ro thay, tướng Trí bị tử nạn trực thăng cuối tháng 2 năm 1971, và tướng Minh, người thay thế tướng Trí, không chịu thi hành đến cùng kế hoạch dụ địch vào phút chót, khi Chiến đoàn 8 thành công dụ địch bu quanh Snoul với hai Sư đoàn 5 và 7 Bắc Việt. Quân lính pḥng thủ của Chiến đoàn 8, khi không thấy viện binh tới mà cũng không có B-52 đến yểm trợ, sắp phải toan phất cờ trắng đầu hàng. Tuy nhiên, tướng Hiếu đă trở tay kịp đế rút quân an toàn về tới Lộc Ninh. Cuộc lui binh được thực hiện cách trật tự qua ba giai đoạn[12]:

    Ngày 29 tháng 5 năm 1971, Tiểu đoàn 1/8 phá vỡ ṿng vây rút từ tiền đồn nằm ở phía bắc Snoul về chợ Snoul, nơi đóng quân của Bộ Chỉ huy Chiến đoàn 8;
    Ngày 30 tháng 5 năm 1971, Chiến đoàn 8 dùng Tiểu đoàn 1/8 làm mũi giáo chọc thủng ṿng vây địch, kéo theo các Tiểu đoàn 2/8, Bộ Chỉ huy Chiến đoàn, Thiết đoàn 1 với Tiểu đoàn 2/7 bọc hậu, rút từ Snoul tới địa điểm đóng quân của Tiểu đoàn 3/8, cách Snoul 3 cây số trên Quốc lộ 13;
    Ngày 31 tháng 5 năm 1971, Tiểu đoàn 3/8 thay Tiểu đoàn 1/8 làm mũi giáo chọc thủng ṿng vây, kéo theo sau Tiểu đoàn 3/9, Tiểu đoàn 2/7, Bộ Chỉ huy Chiến đoàn, Thiết đoàn 1 với Tiểu đoàn 1/8 bọc hậu, rút từ địa điểm 3 cây số cách biên giới Việt-Miên này về tới Lộc Ninh.

    Theo quan điểm của Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi trong Trận đánh ba mươi năm - kư sự lịch sử 2[13] về chiến dịch này như sau:

    "Ngày 25 tháng 5 năm 1971, bộ đội chủ lực ta do sư đoàn 5 và sư đoàn 7 phối hợp với quân và dân Cam-pu-chia tổ chức bao vây và đánh mạnh vào quân địch ở Xnun. Trưa ngày 30 tháng 5, quân địch ở đây tháo chạy bất chấp lệnh của Sài G̣n là chúng phải cố giữ Xnun. Buổi chiều cùng ngày, trên con đường rút chạy, chúng bị bộ đội ta phục kích và loại khỏi ṿng chiến đấu chiến đoàn bộ binh địch cùng trung đoàn thiết giáp đặc nhiệm và tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch."

    Svay Riêng, 1974

    Năm 1974, trong tư cách Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn III, phụ tá cho tướng Phạm Quốc Thuần, ông đă áp dụng chiến thuật Blitzkrieg (chiến trận thần tốc) để giải tỏa áp lực của Sư đoàn 5 Bắc Việt từ tỉnh lỵ Svay Riêng trong vùng Mỏ Vẹt thuộc lănh thổ Campuchia[14] nhằm vào căn cứ Đức Huệ. Trước hết, ông dùng 20 tiểu đoàn di động bao quanh vùng Mỏ Vẹt. Tiếp đến, ngày 27 tháng 4 năm 1974, ông tung Trung đoàn 49 Bộ binh và Liên đoàn 7 Biệt Động Quân qua vùng đồng lầy quanh Đức Huệ tiến tới biên giới Campuchia, và cho không quân bắn phá dội bom các vị trí đóng quân của SĐ5BV. Đồng thời, ông cậy nhờ hai tiểu đoàn ĐPQ của Quân đoàn IV từ Mộc Hóa tấn lên phía Bắc, thiết lập những nút chận mạn Đông Nam của vùng tập trung quân và khu tiếp vận của SĐ5BV.

    Vào ngày 28 tháng 4, ông tung 11 tiểu đoàn vào trận địa để thực hiện những cuộc hành quân tiên khởi chuẩn bị cho cuộc tấn công chính.

    Vào sáng ngày 29 tháng 4, 3 chi đoàn thiết giáp của Lực lượng Xung kích Quân đoàn III chọc thủng qua biên giới Campuchia từ phía Tây G̣ Dầu Hạ, nhắm hướng bản doanh bộ tư lệnh của SĐ5BV mà xông tới.

    Trong khi đó, Chiến đoàn Bộ binh và Thiết giáp của Quân đoàn IV được điều động xuất phát từ Mộc Hóa tiến qua biên giới đi vào vùng Cẳng Chân Voi, đe dọa đường rút lui của Trung đoàn 275 Bắc Việt. Trong khi các chi đoàn thiết giáp tiếp tục xông tới, tiến sâu đến 16 cây số vào lănh thổ Campuchia trước khi chuyển bánh lái về phía Nam hướng về tỉnh lỵ Hậu Nghĩa, và trong khi các trực thăng đổ quân bất ngờ xuống các vị trí địch quân, các đơn vị khác của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa phát động những cuộc hành quân đánh chớp nhoáng vào vùng giữa Đức Huệ và G̣ Dầu Hạ.

    Ngày 10 tháng 5, khi đơn vị cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa trở về căn cứ, các hệ thống truyền tin và tiếp vận của phe Việt Cộng trong vùng bị phá vỡ trầm trọng. Phe Việt Cộng thiệt hại với hơn 1.200 chết, 65 bị bắt và hàng trăm khí giới bị tịch thu. Mặt khác, nhờ vào các yếu tố vận tốc, bí mật và phối trí của một hành quân đa diện, Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa chỉ bị chết có dưới 100 quân lính.

    Phụ tá đặc trách ủy ban chống tham nhũng

    Theo sự đề nghị của Phó tổng thống Trần Văn Hương, tướng Hiếu đă can đảm[15] nhận chức Phụ tá Đặc trách của Ủy ban Chống tham nhũng của Phủ Phó tổng thống, với quyền hạn Thứ trưởng, từ ngày 10 tháng 2 năm 1972. Ông nhận lănh trách nhiệm này v́ ư thức[16] được sở dĩ Quân đội Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch thua Hồng quân Trung Quốc của Mao Trạch Đông v́ nạn tham nhũng hoành hành trong giới lănh đạo quân đội - tỉ như buôn súng cho địch quân; và Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa cũng sẽ chịu chung số phận đó nếu không trừ khử được nạn này, tỉ như bán xăng qua bên Campuchia cho phe địch[17]. Ông giữ chức vụ này đến ngày 29 tháng 10 năm 1973. Đây là giai đoạn mà nạn tham những hoành hành trong giới lănh đạo quân đội Việt Nam Cộng ḥa với những tai tiếng về buôn lậu, ăn cắp quân nhu và tiền viện trợ quân sự[18].

    Đánh giá nạn tham nhũng trong quân đội sẽ làm tổn hại uy tín quân đội, làm giảm sức chiến đấu của binh sĩ, ông được giao quyền hành tương đối tự do để có thể hành động làm trong sạch hóa đội ngũ lănh đạo quân sự. Trước t́nh trạng tham nhũng lan tràn khắp mọi lănh vực: quân đội, cảnh sát, tư pháp, hành chánh, công ty điện lực, Air Vietnam, thương cảng, phi cảng, hối đoái, v.v. ông đă tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra về tham nhũng, mà đặc biệt là cuộc điều tra về vụ tham nhũng trong Quỹ tiết kiệm Quân đội. Đây là vụ án tham nhũng lớn nhất được ông tiến hành, thực hiện trong 5 tháng và được ông công bố đầy đủ chi tiết và bằng chứng buộc tội trên màn truyền h́nh toàn quốc ngày 14 tháng 7 năm 1972[19]. Chính kết quả của cuộc điều tra này đă buộc hàng loạt sĩ quan, trong đó có 2 tướng lĩnh là Tổng trưởng Quốc pḥng, Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ[20], Trung tướng Lê Văn Kim và 7 đại tá[21] bị cách chức. Quỹ tiết kiệm Quân đội bị buộc phải giải tán.

    Tuy nhiên, chính do những cuộc điều tra tham nhũng của ông đă gây đụng chạm đến quyền lợi của giới lănh đạo quân sự biến chất, thậm chí ở cấp cao nhất. Sau vụ án Quỹ tiết kiệm Quân đội, Tổng thống Thiệu đă thu hẹp quyền hạn điều tra tham nhũng của tướng Hiếu ở cấp quận trưởng, và cần có sự chấp thuận tiên quyết trước khi khởi công điều tra ở cấp tỉnh trưởng[22]. Điều này khiến ông nản ḷng[23] và ông đă xin trở về phục vụ trong quân đội và tuyên bố: "Nếu ḿnh không chịu tự sửa sai th́ Cộng sản sẽ buộc ḿnh sửa lỗi lầm"[24].

    Những nghi vấn về cái chết

    Chiều ngày 8 tháng 4 năm 1975 có tin loan báo ra từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ở Biên Ḥa là ông đă chết ngay tại trong văn pḥng làm việc. Giới quân sự[25] nghi ngay tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh QĐ III, v́ ông Toàn mang tiếng tham nhũng hạng gộc[26], trong khi đó ông Hiếu rất thanh liêm[27] và hơn nữa, đă từng giữ chức Đặc trách chống tham nhũng thuộc phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương.

    Ngày hôm sau, sau khi tham dự buổi họp báo của phát ngôn viên quân sự, phóng viên thông tấn xă UPI loan tin như sau[28]:

    SAIGON (UPI) - Tư Lệnh Phó QLVNCH bảo vệ vùng Sài-G̣n được khám phá bị bắn tối thứ ba sau một cuộc căi vă về chiến thuật với cấp trên của ḿnh. Các nguồn tin quân sự nói là có vẻ ông ta tự vận. Các nguồn tin đó nói Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu chết với một vết thương do một viên đạn gây nên ở miệng tại văn pḥng ở Bộ Tư lệnh Quân đoàn III nằm ven biên phi trường quân sự Biên Ḥa, cách Sài-G̣n 14 miles. Không biết sự kiện tướng Hiếu chết có liên quan ǵ với vụ oanh tạc Dinh Độc Lập của ông Nguyễn Văn Thiệu xảy ra sáng thứ ba cùng ngày không?

    Nguồn tin này nêu lên ba nghi vấn:

    một là phải chăng tướng Toàn bắn ông v́ bất đồng về chiến thuật;
    hai là vết đạn vào "cằm" sao nói trại qua vào "miệng" để "có vẻ ông ta tự vận";
    ba là phải chăng Tổng thống Thiệu, sau khi Dinh Độc Lập bị oanh tạc buổi sáng, nghi ông âm mưu đảo chánh lật đổ Tổng thống, nên sai tướng Toàn giết ông.

    Mấy ngày sau đó, Bộ Tư lệnh QĐ III tung ra một tin đồn khác, viện cớ ông là một tay thiện xạ súng lục thích tự tay chùi súng nên sơ ư lỡ tay bị cướp c̣. Nghi vấn được nêu lên là lỡ tay bị cướp c̣ làm sao có thể gây thương tích ở cằm, nhất là cằm bên trái, trong khi ông lại thuận tay phải.

    Theo đường đạn, phát ngôn nhân quân sự, khi bị nhà báo hỏi bắn vào đâu, đă trả lời vào "miệng" cho hợp lư hơn - mà cũng không thể ngộ sát như vừa nêu trên, cộng thêm những luận điệu úp mở và chối quanh của giới chức thẩm quyền khiến dân chúng càng đặt thêm nhiều nghi vấn và đi đến kết luận[29] cái chết của ông có thể là kết quả của một vụ âm mưu do cấp trên trực tiếp của tướng Toàn ra lệnh và tướng Toàn cùng đàn em thân cận đă thi hành lệnh ngay tại bản doanh QĐ III.
    Last edited by alamit; 12-01-2012 at 03:01 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    28-03-2011
    Posts
    708
    Đọc thêm tướng Hiếu tại đây

    http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=9082

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Di Chúc Của Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu hay Một Ít Dữ Kiện Lịch Sử VN

    Di Chúc Của Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu
    hay
    Một Ít Dữ Kiện Lịch Sử VN


    Nhân đọc chuyện Ông Nguyễn Tiến Hưng và TT Nguyễn Văn Thiệu, ḷng tôi lại nhớ đến Tướng Nguyễn Văn Hiếu, với nhiều thương cảm cho vị minh quân, nên xin bật mí ít điều, để vong linh Tướng Hiếu được vui ḷng nơi Nước Chúa.

    Ông là người đă thấy rơ cái họa mất nước năm 1974. Mặc dù thân cận với Cụ Trần Văn Hương, Ông chỉ nghe tin đồn về một bức thư, tuy nhiên Ông vẫn không t́m được một bản sao của bức thư chiến lược sinh tử của miền Nam; bức thư của TT Richard Nixon, ngày 15 /11/1972 cho TT Thiệu, cam kết "I repeat my personal assurance to you that the United States will react very strongly and rapidly to any violation of the agreement. ...". (1)

    Ngoài ra Tướng Hiếu đă có nhiều tiên liệu liên quan đến số phận miền Nam. Tiếc rằng chưa đúng thời điểm để tôi khai triển thêm.

    Trước khi giă biệt VN ngày 13/06/1974, tôi đă t́m đến nhà một ca sĩ tài hoa nổi tiếng, khoảng 7:30 chiều ngày 12/06/1974. Đúng 6 giờ chiều hai người chưa bao giờ quen biết với tôi, đă gặp tôi tại Câu Lạc Bộ An Đông; chúng tôi trao đổi mật khẩu như lời Tướng Hiếu đă cho tôi biết trong bữa cơm trưa cuối cùng với Tướng Hiếu, tại câu lạc bộ nầy hơn một tuần lễ trước đó.

    Họ đưa cho tôi một cái máy thu âm rất nhỏ, chỉ cách sử dụng và ngụy trang trong bộ quân phục. Theo đúng khẩu lệnh của Tướng Hiếu, tôi không được phép hỏi tên tuổi và cơ quan làm việc của họ. Nhiệm vụ của tôi là t́m hiểu Nàng ca sĩ ấy có biết ǵ về bức thư hứa hẹn can thiệp của Ông Nixon với TT Thiệu, trước khi TT Thiệu bằng ḷng kư bản Hiệp Định Paris, khi Nàng gặp gỡ thường xuyên với một người em của TT Nguyễn Văn Thiệu. Vị nầy giữ chức vụ Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí cho TT Thiệu (hiện c̣n sống ở Mỹ) tại thời điểm đó. Sau đó tôi sẽ tùy cơ ứng biến, căn cứ vào biến chuyển của cuộc đàm thoại .

    Sau khi t́m đến nhà Nàng, hai người đứng chờ xa ngoài nhà, c̣n tôi th́ gơ cửa nhà Nàng. Tôi đă ngạc nhiên khi thấy Nàng đang ở với cụ thân sinh tại một căn nhà trong ngơ hẻm tại Sài G̣n. Ông Cụ h́nh như người Thanh Hóa hay Nghệ An. Nàng có nước da bánh mật với nút ruồi thật duyên dáng. Tiếc thay Ông Cụ ngồi kề bên nàng, nên tôi không thể đi vào chủ đích của cuộc gặp gỡ . Tôi đứng dậy cáo từ Nàng và Ông Cụ không đầy 10 phút. Sau khi trở lại câu lạc bộ, hai vị đó yêu cầu tôi trả lại cái máy ghi âm cho họ, và báo với tôi sẽ có người đưa tôi ra Phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày mai, để đề pḥng các trở ngại gây ra, có thể làm tôi không được đáp máy bay đi du học.

    Tiếc thay tôi lại đánh mất cái địa chỉ căn nhà trong ngõ hẹp của Nàng khi tôi qua Mỹ. Trong thực tế tôi đă có quyết định không nên để nàng liên hệ đến chuyện sinh tử nầy sau khi rời nhà Nàng; lối sống b́nh dị, Ông Cụ chất phát, sự thành thật và nhí nhảnh vô tư của Nàng, là các yếu tố cho việc quyết định của tôi.

    Một năm t́m kiếm cái bức thư cứu tử nầy chỉ là công dă tràng, mặc dù một số chiến hữu đồng minh, gồm có HK, đă tận t́nh giúp sức; họ đă làm nhiều chuyện nguy hiểm để giúp tôi t́m bức thư ấy trong thời gian tôi học tại Fort Leavenworth, mặc dù họ biết rằng họ có thể bị thất sủng hay mất mạng như chơi.

    Mùa hè năm 1975 tôi lên Ṭa Bạch Ốc, nhận giấy giới thiệu của TT Gerald R. Ford, để lên gặp Ông Đinh Bá Thi, Quan Sát Viên CSVN tại LHQ ở New York. Lư do tôi được Ông Ford chấp nhận cung cấp phương tiện vé máy bay, đưa đón, khách sạn ... là v́ cú điện thoại trực tiếp giữa ông sponsor của tôi và Ông TT Ford.

    Ông sponsor của tôi là một đại tỷ phú ở một tiểu bang miền trung nước Mỹ; Ông là một người bạn thân của TT Ford. Chính ông đă tự lái xe, giúp tôi thu xếp hành trang tại trường Chỉ Huy và Tham Mưu HK tại Fort Leavenworth, cung cấp cho tôi một căn nhà tiện nghi miễn phí. Lư do Ông chấp nhận làm người đỡ đầu cho tôi v́ thành tích quá khứ và khả năng thụ huấn của tôi tại trường; đặc biệt là bài tiểu luận ngược đời - tại thời điểm đó- trong một lớp học về môn chiến lược. Tôi đă đề nghị giải pháp cân bằng hóa thế chiến lược tại Trung Đông, bằng cách thiết lập một quốc gia tự trị cho người Palestinian. Dĩ nhiên tất cả khóa sinh đều chống đối cái tiểu luận kỳ quái nầy, ngoại trừ các sĩ quan đồng minh thuộc khối A- Rập. Ông huấn luyện viên chiến lược cho tôi điểm F. Tôi đă khiếu nại với vị tướng chỉ huy trưởng và đề nghị ông đọc kỹ bài phân tích chiến lược của tôi. Kết quả là ông HLV phải cho tôi con A của môn chiến lược. Ngày nay tôi vẫn hãnh diện để giữ cái học bạ của trường CHTMHK. Sau nầy tôi cũng đă sử dụng cái tiểu luận nầy trong một lớp chính trị học tại HK. Ông giáo sư tôi là người Do Thái, nhưng ông vẫn cho tôi con A trong học bạ của bằng B.A toán. Để cám ơn cho sự đối đăi chân t́nh của ông sponsor, tôi để tên ông trong cái học bạ cử nhân toán, rồi gởi cho Ông vào mùa hè năm 1977, trước khi tôi giă từ ông và gia đ́nh của ông để nhập học graduate schol.

    Ông TT Gerald Ford và Ông Phụ Tá cho TT Ford - tôi không c̣n nhớ tên- đă tiếp tôi tại bàn giấy của Ông tổng thống. Tuy nhiên chính ông phụ tá đưa cho tôi bức thư giới thiệu của TT Ford, rồi ông từ giã tôi. Ông Ford thân t́nh hỏi tôi lư do chính tôi muốn gặp phái đoàn QSV tại LHQ của CSVN, do Ông Đinh Bá Thi làm trưởng phái đoàn. Tôi đă tŕnh bày khoảng 40 phút với Ông những điều tôi muốn nói, cũng như yêu cầu Ông có chính sách giúp đỡ rộng lượng với các người tỵ nạn CSVN, cũng như phải có biện pháp với CSVN khi họ đă vi phạm hiệp định Paris. Ông đă hỏi tôi có phải tôi là phát ngôn viên của TT Nguyễn Văn Thiệu hay không. Tôi trả lời, tôi chỉ là người thi hành cái di chúc của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Ông trả lời rằng chính phủ HK sẵn sàng bang giao với CSVN, cũng như viện trợ kinh tế cho VN, miễn là CSVN không bỏ tù Quân Cán miền Nam. Ngoài ra Ông Ford cũng khuyên tôi, không nên tung ra các bức thư tối mật của hai chính phủ HK và VNCH trong thời điểm nầy nếu tôi biết. Tôi trả lời, tôi sẽ nghe lời Ông. Sự thật th́ tôi chẳng có cũng như chẳng biết mô tê về các bức thư tối mật nầy. Tôi chỉ phàn nàn với ông sponsor với tôi, với lời lẽ làm ông sponsor của tôi hiểu lầm rằng tôi đă có bức thư cam kết lịch sử đó, nhưng tôi không muốn tung ra v́ tôi không muốn HK mất uy tín với thế giới.

    Trước khi từ biệt TT Ford, tôi đă nhờ Ông cung cấp địa chỉ của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Khoảng 15 phút sau, có người đă gơ cứa để giao địa chỉ cho tôi.

    Khoảng 8 giờ tối đêm đó, tôi t́m được nhà của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Mục đích chính của tôi là muốn thông báo với Tướng Trưởng, là tôi đang có thư giới thiệu của TT Ford, để lên gặp phái đoàn QSV tại New York. Sau đó tôi muốn hỏi Tướng Trưởng có biết hay có trong tay bức thư cam kết giữa hai vị tổng thống nầy hay không. Cuối cùng là tôi muốn nghe những lời chỉ giáo của Tướng Trưởng trước khi tôi bay lên New York. Tiếc thay tôi chỉ gặp được bà Trung Tướng Ngô Quang Trưởng mà thôi, v́ Tướng Trưởng phải vắng nhà. Bà tướng tiếp tôi tại pḥng bếp nhỏ khoảng ba mươi phút. Bà tướng là người Bắc, rất đẹp, duyên dáng và lịch sự. H́nh như Bà có tâm sự, Bà là con gái của nhà văn nổi tiếng trong văn học. Ngày nay tôi không biết Bà tướng c̣n nhớ cuộc gặp gỡ bất ngờ đó hay không? Cách đây mấy tháng, tôi đă liên lạc với Đại tá Đào Mộng Xuân, để hỏi thăm E-mail của Bà tướng; mục đích là tôi muốn chia buồn muộn với Bà, cũng như để bày tỏ ḷng kính trọng đối với vị tướng tài ba. Tuy nhiên Đại tá Xuân hồi âm rằng Ông sẽ chuyển lời chia buồn của tôi đến Bà tướng; tôi nghĩ rằng Bà tướng đă quên chuyện năm 1975.

    Sáng hôm sau, tôi bay lên New York để gặp phái đoàn QSVLHQ của CSVN.

    Tôi xin tóm lược nội dung cuộc đối thoại:

    (1) CSVN nên đối xử với quân cán miền Nam trong t́nh thân ái v́ thế chiến lược quốc pḥng và phát triển kinh tế. V́ vậy họ không được bỏ tù các chiến hữu của chúng tôi.

    (2) CSVN phải mềm mỏng và thiết lập bang giao với khối dân chủ toàn thế giới tức khắc, nhất là với HK để cân bằng hóa chiến lược ngoại giao và quân sự với Trung quốc, .

    (3) CSVN không thể tin tưởng Trung quốc v́ chính sách người Tàu là xâm lăng và đô hộ dân tộc VN, căn cứ vào lịch sử VN và chủ trương chia đôi VN của Mao Trạch Đông. V́ thế họ không bao giờ muốn VN hùng mạnh khi VN đă thống nhất.

    (4) CSVN không được khiêu khích và hiếu chiến với các nước lân bang, nhất là đối với Trung cộng.

    (5) CSVN nên sử dụng những thành phần ưu tú và yêu nước của Quân Cán Miền Nam, để cùng nhau phát triển đất nước và bảo vệ Tổ Quốc VN yêu quí.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Di chúc của Tướng Nguyễn Văn Hiếu

    Ngoài ra tôi cũng thông báo cho họ biết những ǵ Tổng Thống Ford đă nói với tôi.

    Tôi được biết Ông Đinh Bá Thi đă cố gắng tŕnh bày và thuyết phục Ông Lê Duẫn, và có thể với các tay đỉnh cao trí tuệ của Đảng CSVN. Sau đó ông Thi đă bị ám sát tại VN v́ bị t́nh nghi làm gián điệp cho ngoại bang.

    Hậu quả thứ nhất của sự ngu dốt của đảng CSVN là để mất một ít lănh thổ trong cuộc chiến tranh ngu dốt giữa CSVN và Trung cộng. Quân đội Nhân Dân đă chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ Quốc VN, tuy nhiên Đảng CSVN đă giết QĐND. Ngày nào đó tôi sẽ để th́ giớ để biện minh những ǵ tôi viết. Ngày nay QĐND phải nhớ đến biến cố lịch sử ấy, để có sự lựa chọn, Đảng hay Tổ Quốc Việt Nam.

    Hậu quả thứ hai là nền kinh tế CSVN bị suy sập tồi tệ sau năm 1975.

    Hậu quả thứ ba là hàng trăm ngàn người Việt bỏ ḿnh trên biển cả để đi t́m tự do.

    Hậu quả thứ tư là CSVN bị cô lập trước thế giới tự do, nên CSVN phải lệ thuộc vào Trung cộng mà thôi, rồi biến thành kẻ Việt Gian bán nước cho Trung Cộng ngày nay.

    Ngày nay CSVN chỉ giao thiệp với Hoa Kỳ theo thế hạ phong mà thôi, nên không đủ khả năng thuyết phục chính phủ HK nhập cuộc tích cực để bảo vệ VN, chống lại tham vọng đô hộ của Trung Quốc. Đó là hậu quả thứ năm.

    Kính xin độc giả bổ túc thêm.

    Ngày nay nghe chuyện kể của ông Nguyễn Tiến Hưng về Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, tôi bỗng thấy buồn vô hạn. Phải chi Ông Hưng hay Ông Thiệu can đảm dùng lá thư ấy, bắt chẹt TT Ford để đ̣i hỏi một ít ưu sách cho chúng tôi, như những ǵ Tướng Hiếu đă nói chuyện với tôi tại Câu Lạc Bộ An Đông trước khi tôi đi du học. Phải chi Ông Thiệu hay Ông Hưng sử dụng lá thư nầy, bằng cách tiết lộ nó trước Quốc Hội Hoa Kỳ hay với TT Ford, khi họ đ̣i hỏi quân viện và sự can thiệp của HK từ năm 1973 đến nắm 1975, th́ số phận miền nam có thể khác hẳn? Tôi hiểu, TT Thiệu hay ông Hưng có thể hiểm nguy đến mạng sống như chơi, nhưng tôi không chấp nhận việc hai ông không chịu chơi tṛ cạn tầu ráo máng để cứu quốc trong giai đoạn khẩn thiết đó. Tôi khẳng định rằng ông Hưng đă có bức thư nầy và nhiều bức thư tối mật khác trong tay khi ông qua Mỹ năm 1975.

    Sau đây là những lư do chính để tôi viết bài nầy.

    Thứ nhất là chính các đỉnh cao trí tuệ của đảng CSVN và ông Lê Duẫn đă quá kiêu ngạo "tếu", v́ họ bị bệnh tâm thần - bệnh nuốn làm anh hùng bá đạo. Chính họ đă để lại cho con cháu cái bệnh di truyền đó cho đến ngày nay. Hậu quả đau thương là cuộc sống lam lũ nghèo đói của hơn 90% dân số VN, cũng như họa xâm lăng như tằm ăn dâu của Trung cộng ngày nay.

    Thứ hai là để nhắc nhở cho Quân Đội Nhân Dân hậu duệ, phải luôn luôn nhớ lỗi lầm của các tiền bối của họ, nhất là cuộc chiến Việt-Trung trong quá khứ, để có một sự lựa chọn, Tổ Quốc Yêu Quí VN hay Đảng CSVN.

    Thứ ba là để các sử gia VN có ít sự kiện khi họ viết lại lịch sử VN.

    Thứ bốn là để cám ơn TT Gerald R. Ford và Ông sponsor của tôi, đă tận t́nh giúp đỡ tôi, một người lính thất sủng và cô thế, khi tôi cố gắng thi hành cái bản di chúc lịch sử của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu.

    Thứ năm là để phản biện một số tài liệu CIA, đă xem thường các Tướng lănh VN. Các tài liệu nầy cũng không bao giờ đả động về Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Các chiến công hiển hách của Tướng Hiếu như hành quân vượt biên Cam-Bốt, như Hành Quân Toàn Thắng hay trận đánh Snoul có tôi tham dự, đều bị bỏ quên trong Quân sử VN. Tuy nhiên ngày nay nhóm nghiên cứu lịch sử VN đã tuyên dương Tướng Hiếu trong chiến dịch Pleime, cũng như đánh giá Tướng Hiếu là một trong bốn thiên tài quân sự VN. Cho đến ngày nay các sử gia VN và CIA không bao giờ biết, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu là một thiên tài về môn chiến lược quốc gia và quốc tế. Ngoài ra ít ai biết về ḷng ái quốc và khả năng tổ chức t́nh báo của Ông. Ngày xưa tôi chỉ là người lính trận mạc, chẳng biết mô tê về những hoạt động t́nh báo sau hậu trường của chính phủ TT Thiệu, cũng như tầm quan trọng của di chúc Tướng Hiếu. Làm sao mà tôi biết căn nhà của Nàng ca sĩ đó; làm sao mà tôi biết những sự liên hệ giữa Nàng ca sĩ và ông em của TT Thiệu. Chẳng qua là do hệ thống t́nh báo của Tướng Hiếu, đă chỉ lối đưa đường cho tôi mà thôi. Ngày nay tôi lượng giá, Tướng Hiếu là một viên ngọc quí của dân tộc VN, bị vùi dập dưới băi (2).

    Thứ sáu là tôi muốn đặt thêm một nghi vấn về cái chết bí ẩn của Tướng Hiếu(2). Phải chăng Tướng Hiếu đă chết v́ Ông đă cố t́m các bức thư tối mật của hai vị Tổng Thống Hoa Kỳ và VNCH? Xin để dành câu trả lời cho các sử gia.

    2. Điện Thư Của Phu Nhân Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

    Ngày 31/5/2010 Ông Paul Van đă gởi điện thư cho tôi, thông báo nội dung của cuộc đàm thoại giữa Phu nhân Tướng Trưởng và Ông Paul Van:

    Kính Ông Trần văn Thưởng ,

    Xin tin Ông rơ: Bà Ngô Quang Trưởng điện thoại thông báo với tôi vào trưa ngày 31/5 rằng: "Nhà tôi và tôi (Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và phu nhân) nhận lời mời của Trung Tướng Cushman, Giám Đốc Command & Staff College, Fort Leavenworth, Kansas tham dự lễ măn khóa năm 75, v́ trong khóa này có vài sĩ quan QLVNCH theo học và ra trường sau khi miền Nam VN bị CS cưỡng chiếm ...

    V́ thời gian quá lâu, tôi nhớ không rơ lắm, chúng tôi đă gặp các SQ khóa sinh, trong số đó có Trung tá Thưởng ".

    Sau đây là lời b́nh phẩm của tôi.

    Tôi khâm phục trí nhớ minh mẫn của Phu nhân Tướng Ngô Quang Trưởng, căn cứ vào câu nói "Nhà tôi và tôi (Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và phu nhân) nhận lời mời của Trung Tướng Cushman, Giám Đốc Command & Staff College, Fort Leavenworth, Kansas tham dự lễ măn khóa năm 75, v́ trong khóa này có vài sĩ quan QLVNCH theo học và ra trường sau khi miền Nam VN bị CS cưỡng chiếm ..."

    Tuy nhiên tôi thông cảm trí nhớ của con người thường bị hạn chế bởi thời gian, như phu nhân Tướng Ngô Quang Trưởng đă phát biểu: "V́ thời gian quá lâu, tôi nhớ không rơ lắm, chúng tôi đă gặp các SQ khóa sinh, trong số đó có Trung tá Thưởng ".

    Ngày nay tôi minh xác sự kiện và cũng là dịp để cáo lỗi với ba vị sĩ quan niên trưởng cao cấp, tham dự cùng khóa với tôi.

    Nếu tôi nhớ không lầm, Lễ Măn Khóa CHTM tại Fort Leavenworth hơi khác hẳn với lễ măn khóa tại các đại học dân sự lúc bấy giờ; không có việc kêu tên các khóa sinh, để đứng lên bắt tay và nhận bằng. Sau lễ măn khóa chính thức, một vị thẩm quyền của chính phủ HK đă mời tôi tức khắc lên xe, đến Câu lạc bộ Sĩ Quan tại Fort Leavenworth, để đề nghị tôi tham gia một kế hoạch đang thi hành ở Nam Mỹ. Dĩ nhiên là tôi đă từ chối. Ba vị Niên trưởng cứ thắc mắc tại sao tôi biến mất khi lễ măn khóa vừa chấm dứt, v́ tôi không có mặt trong cuộc gặp gỡ với Tướng Trưởng. V́ tính cách tối mật của vấn đề, tôi chỉ tránh né câu trả lời chính xác lúc bấy giờ; tôi chỉ trả lời, tôi đă có hẹn với một người bạn tức khắc sau lễ măn khóa. Như vậy tôi không bao giờ thấy rơ phu nhân Tướng Trưởng v́ quan khách ngồi trên khán đài, rất xa vị trí của khóa sinh. Trân trọng kính mong các vị Niên Trưởng của tôi lượng thứ.

    Dù sao tôi vẫn khâm phục trí nhớ c̣n lại và tấm ḷng của Phu nhân Tướng Trưởng.

    Tôi khẳng định rằng tôi đă t́m đến nhà tạm trú của Tướng Trưởng, chỉ khoảng mấy tuần lễ sau ngày lễ măn khóa. Tuy nhiên tôi chỉ muốn trưng ra bức thư của TT Ford cho chính Tướng Ngô Quang Trưởng mà thôi, nếu Tướng Trưởng có mặt tại đêm hôm ấy. Tiếc thay Tướng Trưởng vắng nhà.

    3. Lượng Giá Bức Thư Lịch Sử

    Thử hỏi bức thư của Tổng Thống Gerald Ford và nhiều công điện, thư tín trao đổi giữa 2 nguyên thủ quốc gia - Richard Nixon và Nguyễn Văn Thiệu - được xử dụng như một áp lực, số phận miền Nam VN có thề thay đổi hay không?

    Thử hỏi Đạo Luật quyền hạn chiến tranh của tổng thổng ngày 07 tháng 11 năm 1973(3), có thể vô hiệu hóa các bức thư cam kết của Tổng Thống Nixon với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu hay không?

    Sau đây là những yếu tố cần thiết cho câu trả lời của các sử gia.

    (1) Theo nguyên tắc Tổng Thống HK thiết lập chính sách ngoại giao, cũng như không cần thông báo những bức thư trao đổi thông thường giữa các nhà lănh đạo, ngoại trừ các thỏa ước chính thức. V́ vậy có thể Tổng Thống Nixon đă ém nhẹm Quốc Hội về các lá thư cam kết trên, khi QH biểu quyết ngoại viện cho VN trong năm 1974 và 1975.

    (2) Bức thư cam kết trên không có giá trị pháp lư về công pháp quốc tế, nên TT Nixon không cần thông báo cho lưỡng viện quốc hội hay qua ban ngoại giao của lưỡng viện quốc hội HK. Hơn nữa dù có trái với nguyên tắc không cần thiết, Ông Nixon vẫn làm theo ư Ông ấy; Vụ Watergate là yếu tố trong câu trả lời về hành vi coi thường luật pháp của ông Nixon.

    (3) Những nỗ lực t́m kiếm bức thư nầy không phải một ḿnh tôi, mà là mục tiêu t́m kiếm từ mọi khía cạnh của nhóm quân đội, báo chí và chính trị HK tại thời điểm ấy.

    (4) Các bức thư trao đổi ấy có giá trị về khía cạnh chính trị của HK, đối với các nước đồng minh của HK. Thông thường v́ thể diện trước quốc tế, các lời cam kết của TT HK tiền nhiệm, cũng là một yếu tố để chính sách HK và lưỡng viện cân nhắc phương tŕnh cho chính sách, viện trợ quân sự và kinh tế cho các nước đồng minh.

    (5) Cứ nh́n xem phản ứng nhanh nhẹ của ông sponsor của tôi và sự giúp đỡ của TT Ford ,có thể là một yếu tố để suy nghĩ cho hiệu quả của sự tiết lộ của các thư ấy tại thời điểm chúng ta đă mất nước đầu tháng 5/1975..

    (6) Đạo Luật quyền hạn chiến tranh của tổng thổng ngày 07 tháng 11 năm 1973 chỉ có giá trị kể từ ngày kư; các bức thư cam kư đă xẩy ra trước Hiệp Ước Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973(4).

    V́ thế tôi xin đặt những câu "open question" cho các sử gia nếu các bức thư cam kết ấy được tiết lộ đầu tháng 5/1975.

    (a) Phải chăng Quân Cán Miền Nam không bị tù tội?

    (b) Phải chăng tất cả Quân Cán Miền Nam đều được di cư qua HK trong năm 1975?

    (c) Phải chăng không có các hiện tượng người dân vô tội bị chết trên biển cả?

    (d) Phải chăng t́nh h́nh chính trị của VN khác hẳn với lịch sử VN hiện đại?

    ......

    Thử hỏi nếu TT Thiệu can đảm sử dụng các thư trên để áp lực, điều đ́nh với TT Nixon, và có thể với QHHK trước ngày mất nước, th́ các sử gia sẽ trả lời ra sao các câu hỏi sau đây.

    (1) Phải chăng HK đă can thiệp v́ hiện tượng xâm lăng, vi phạm hiệp định của CSVN? Chiến trường Ba Mê Thuột chỉ là một chiến thuật thăm ḍ phản ứng của HK.

    (2) Phải chăng QHHK không giảm quân viện và kinh tế cho VNCH? Không phải 100% QHHK đồng tâm bỏ rơi miền nam.

    Hăy để dành cho các sử gia, trả lời các câu "open question" nêu trên, với những dữ kiện khả tín.

    Tham khảo
    (1) Nguyễn Tiến Hưng & Jerold L. Schecter, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, C&K Promotion, Inc., Los Angeles,
    (2) www.generalhieu.com
    (3) http://cwx.prenhall.com/bookbind/pub...s/warpower.htm
    www.fas.org/sgp/crs/natsec/RL33803.pdf
    (4) https://facultystaff.richmond.edu/~e...ris_Peace.html

    Trần Văn Thưởng, K.17
    30 tháng 05 năm 2010

    Cập nhật ngày 05/06/2010

    Chú thích: Nàng ca sĩ và người em của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu theo sự phỏng đoán của chúng tôi chính là nữ ca sĩ Thanh Lan và ông Hoàng Đức Nhă (cho dù tác giả Trần Văn Thưởng chỉ ghi là em chứ không là em họ). Trúc lâm Lê An B́nh chú thích với tất cả sự dè dặt.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    KẾT LUẬN về NGHI VẤN

    1. Chân thành cảm tạ

    Sự đóng góp phong phú, sốt sắng của Quí vị và các Vi hữu thật vô cùng quí giá vào mục đích giải tỏa một NGHI ÁN lịch sử liên quan đến vị Anh hùng Việt Nam Cộng Ḥa là danh tướng NGUYỄN VĂN HIẾU.

    Chư vị đă v́ bổn phận trước lịch sử mà không ngại bày tỏ những ǵ ḿnh đă hiểu biết về hiện vụ cũng như những suy tư về cái chết oan ức của một viên ngọc cao quí của VNCH nói chung và của quân lực VNCH nói riêng.

    Hầu hết Quí vị đă đóng góp ư kiến xây dựng trong sự tương kính và nhất là tôn kính với vong linh người quá cố đă từng anh dũng xông pha nơi trận mạc cũng như can trường đảm nhiệm chức vụ dân sự bài trừ tham nhũng.

    Quí vị đă anh minh bày tỏ lấy sự rửa hận cái nhục mất nước làm trọng, c̣n hơn thua nhau đôi lời không phải là hành động thức thời trong nhiệm vụ thiên liêng phục vụ xứ sở và dân tộc.

    Đóng góp ư kiến trong hiện vụ



    2. Giới hạn của bài nầy

    Một số vị v́ quá sốt sắng, hay v́ quá ẩn ức trong bao năm, đă không ngần ngại kết luận ngay hung thủ là ai.

    Nhưng xin cho phép tôi trả lời là trong phạm vi cuộc sưu tra để đi đến một kết luận về hung thủ hay can phạm th́ cần phải theo mô h́nh của phương án điều nghiên h́nh sự bao quát và súc tích, tất cần phải nhiều thời gian và nhiều dữ kiện.

    Hiện nay chỉ xin giới hạn ở đề tài "Tướng Hiếu chết vào buổi TRƯA hay CHIỀU" mà thôi. [chưa cần xác định hung thủ đích thực là ai] với mục đích điều nghiên tại sao lại có 2 giờ chết ?

    V́ khi đă xác định minh bạch được giờ thọ tử của Tướng Hiếu th́ sự truy tầm hung thủ hay những hung thủ sẽ dễ dàng hơn.

    Hơn nữa chỉ cần chi tiết có 2 giờ chết khác nhau (trưa và chiều) là đủ để xác định:

    - không có tai nạn do súng cướp c̣ hay tự tử mà

    - là do âm mưu bao che án mạng.

    Hơn nữa phạm trường là bộ chỉ huy Quân đ̣an III, mà tướng NV Toàn là Tư lệnh Quân đoàn th́ không cần cứu xét thêm về khía cạnh trách nhiệm. Đây là kết luận mà bọn chủ mưu đă cố t́nh dựng nên thảm kịch sắt máu để giết VNCH. (xin xem phần Kết Luận dưới đây).



    3. Nguyên do nêu ra Nghi vấn vào tháng 5 năm 2009

    Tại sao vào tháng 5-2009 tôi, Bùi Như Hùng, lại khởi cuộc điều nghiên về cái chết của Tướng NV Hiếu ?

    Xin thưa có 2 lư do:

    a.) vào tháng TƯ

    có một người từ Việt Nam đến t́m gặp tôi và than phiền "thằng Kỳ nó chẳng đến thăm gia đ́nh tôi từ 34 năm nay !"

    Xin sơ lược là vợ ông nầy là em họ của tướng Nguyễn Cao Kỳ ở Khánh Ḥa (cái trớ trêu là ông ta vai em mà gọi ông Kỳ bằng thằng Kỳ! vô cùng thân mật, mầy tau chi tớ). Trước 75 khi về Khánh Ḥa, tướng Kỳ thường đến thăm gia đ́nh ông, sự giao t́nh giữa vợ chồng ông với tướng Kỳ là vô cùng thắm thiết. Thế mà từ khi qua Mỹ cũng như khi trở về VN, tướng Kỳ không có thư thăm hỏi hay đến thăm gia đ́nh ông như trước kia (gia đ́nh ông vẫn ở chổ cũ). Cho nên một nghi vấn được đặt ra cái "ông Tướng" xưng là Nguyễn Cao Kỳ có phải là ông Kỳ thật không (ông Kỳ giả th́ không tài nào biết cái mối giao t́nh thân mật nầy, v́ một lư do riêng không một người nào, ng̣ai ông Kỳ ra, biết được cái giao t́nh nầy, đây là mấu chốt của vấn đề).

    Tôi có đưa cho ông ta xem 2 tấm h́nh nói là của Nguyễn Cao Kỳ trên hạm đội Mỹ ngày 29 thánh 4 - 1975 và mới đến Mỹ ngày 6 tháng 5 năm 1975 "Ai đây ?"

    th́ ông ta phủ nhận: "đây là người lạ hoắc nào đó".

    Khi tôi đưa cho ông xem tấm h́nh Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ chụp chung với Kissinger và Bunker th́ ông la lên " đúng rồi !"

    Tại sao ông ta lại đến nêu vấn đề riêng tư với tôi ?

    Th́ ông ta trả lời bằng cách hỏi ngược lại "tôi biết gặp ai ng̣ai ông ra ?"

    Ông ta vui vẻ và thành thật cho tôi biết là trang mạng (ḥan ṭan khô khan v́ chỉ là chính trị) www.buinhuhung.com của tôi rất ít người biết tại VN (mà đúng vậy, xem kỹ lại theo phúc tŕnh th́ chỉ có 1% trong số người xem là ở Á châu, tức gồm VN, Nhật, Thái Lan v.v.)

    Sau đó tôi có post lên mạng cái câu hỏi "Ai đây ?" mà chẳng có ai dám trả lời cả hai phía QG và VC.

    b.) Chính ngay hồ sơ Nguyễn Văn Hiếu

    Chính cái chi tiết vô cùng phi lư của hồ sơ NVH là Tướng Hiếu có 2 giờ chết mà tôi nêu ra để chư vị phán xét thấy rơ ràng cái âm mưu của bọn phản lọan là rất bao quát và thâm sâu.

    Không có ai chết hai lần như vậy. Hai sự chết cách nhau 6 giờ ! ở cùng một nơi. Cho nên đó là nghi vấn của một sự dàn dựng để gây hoan mang ngỏ hầu bao che hung thủ. (muốn bao che hung thủ th́ sao không chọn nơi khác mà lại giết tướng Hiếu tại tổng hành dinh quân đ̣an III ?)

    Tôi cố t́nh nêu ra yếu tố "Tướng Hiếu chết vào buổi Trưa hay Chiều" để nêu lên cái phi lư của sự chết vào 2 giờ khác nhau mà chúng ta phải loại bỏ ngay sự ngụy biện của bọn sát thủ là Tướng Hiếu chết về tự tử hay bị tai nạn do súng cướp c̣, chỉ c̣n lại : Tướng Hiếu bị hạ sát.



    4. Các nhân chứng

    Xin Quí vị xem danh tính, chức tước và lời khai các nhân chứng trong Tướng Hiếu Chết Trưa Hay Chiều mà tôi xin khỏi phài in lại ở đây.

    Ông Nguyễn Văn Tín, bào đệ của Tướng Hiếu, đă chia ra 2 loại nhân chứng: một số người xác quyết tướng Hiếu chết vào buổi Trưa và một số khác lại xác quyết tướng Hiếu chết vào buổi Chiều. Cả hai nhóm đều nêu ra những chi tiết để làm mấu chốt thời gian nhằm khẳng định lời nói của ḿnh là đúng.

    Vậy ai đúng ?



    5. Giả thuyết: chết vào buổi TRƯA

    Thể theo bài tường tŕnh của ông Nguyễn Văn Tín 1998, th́ cái chết có nhiều chi tiết tương đối xác thực là vào buổi trưa, c̣n vào buổi chiều th́ có nhiều lời khai không rơ ràng.

    Tuy nhiên

    Giả thuyết chết vào buổi Trưa ḥan ṭan phi lư:

    a.) Nhiều người hay tin và khai ra: Đại Tá Nguyễn Khuyến (Chỉ Huy Trưởng An Ninh Quân Đội Quân Đoàn 3), Chuẩn Tướng Trần Đ́nh Thọ (Trưởng Pḥng 3, Tổng Tham Mưu), Đại Tá Phan Huy Lương, Đại Tá Nguyễn Văn Y (Đặc Ủy Trưởng Đặc Ủy T́nh Báo Trung Ương), Đại Tá Lê Khắc Lư (Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2), Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn (Tư Lệnh Quân Đoàn 3) nói Tướng Hiếu chết vào buổi trưa; Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi (Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3) ở G̣ Dầu Hạ;

    b.) những vị đó ở ngay quân đ̣an III (Biên Ḥa), ở Tổng tham mưu (Saigon), ở cả G̣ Dầu Hạ hay tin "sét đánh ngang mày" về cái chết của tướng Hiếu th́


    - Phó TT Trần Văn Hương phải được thông báo ngay và phải có phản ứng cấp kỳ

    - ṭan bộ nhân viên của Tổng tham mưu ở Saigon phải biết (chứ không chỉ có vài người) và họ đă phải điện thoại và cho người chạy đến nhà của tướng Hiếu để thông báo (không thể tin chỉ có một người ở quân đ̣an III gọi điện về cho gia đ́nh tướng Hiếu, nhưng không liên lạc được)

    - tất cả báo chí (nhất là báo ngoại quốc) phải biết ngay sau 12 giờ 30

    và họ phải ùn ùn kéo đến bộ tham mưu quân đ̣an III ngay tức khắt. Sự việc nầy đă không xảy ra, tức không có biến cố ǵ quan trọng vào trưa ngày 8 tháng 4 năm 1975.

    (chúng ta không cần lập luận thêm).



    6. Giả thuyết: chết vào buổi CHIỀU

    Thể theo bài đúc kết vào năm 2004 của ông Nguyễn Văn Tín th́ Tướng Hiếu chết vào buổi chiều, với nhận xét là TT Thiệu ra lịnh cho Nguyễn Văn Ṭan hạ sát Tướng Hiếu v́ sợ bị đảo chánh.

    a.) để xác quyết Tướng Hiếu chết vào buổi chiều: chi tiết quan trọng trong một lời khai là có sự hiện diện của một người ngoại quốc là ông Peters, Tổng lănh sự Mỹ ở Biên Ḥa (mà ông Tín có thể kiểm tra lại rất dễ, ông ta chưa làm) trong buổi họp chiều hôm đó.

    b.) những người phụ tá tín cẩn của tướng Ṭan, họ được bố trí để chiếm những chức vụ then chốt trong quân đ̣an III, hay cựu phụ tá tướng Ṭan tại quân đ̣an II th́ không đáng tin, mà phải tin ngược lại cái ǵ họ nói, chưa chắt ǵ Chuẩn tướng Tường đi tắm mà có thể ông ta ở ngay đương trường. Chuẩn tướng Tường nói là tướng Hiếu chết v́ tai nạn.

    c.) Nhân chứng phải khả tín: tướng Lư Ṭng Bá là người ăn ngay nói thẳng, ông bất ḥa với tướng Ṭan chỉ huy trưởng quân đ̣an III, ngay lần gặp đầu tiên tại sư đ̣an 2 ở Quảng Ngăi cũng vậy. Sự xác quyết của tướng Bá nặng ngh́n cân, so với cái đám phụ tá của tướng Ṭan.

    d.) theo sự miêu tả của các nhân chứng th́ có 2 thời khắc đáng lưu ư là 5 giờ 30 và 6 giờ 30

    - vào 5 giờ 30 c̣n các buổi họp hay trao đổi ư kiến.

    - vào sau 6 giờ th́ các nhân viên văn pḥng về hết, hơn nữa chuẩn tướng Tường thường rủ Tướng Hiếu đi ăn, (bọn chủ mưu thường xử dụng một thói quen của nạn nhân để lập kế sách hành động tại phạm trường cũng như tại thời điểm). 6 giờ 30 có nhân chứng thấy tướng Hiếu chết, có máu.

    - vào 7 giờ hay sau đó th́ không có máu tại hiện trường

    như vậy khỏang thời gian 1 tiếng đồng hồ, bọn ṭng phạm đă xóa các dấu vết và nguy trang thi thể nạn nhân, kể cả chúng đă dự mưu cho cảnh sát đến đó. Tất nhiên chúng cũng biết bôi thuốc súng vào tay của nạn nhân để ngụy trang làm như ông tự tử.



    7. KẾT LUẬN

    a.) Nhân chứng phải khả tín như: Tướng Lư Ṭng Bá. Ông nầy thật thà như đếm trong các trang tường thuật và hồi kư của ông.

    b.) Tất cả nhân sự bộ hạ của tướng Ṭan (hiện tại tại quân đ̣an III hay cũ tại quân đ̣an II) đều có phận sự bao che cho vụ sát nhân nầy nếu không trực tiếp nhúng tay vào máu. Sự chuẩn bị giết Tướng Hiếu rất chu đáo, chứ không thể chỉ do quyết định cấp thời ngay sau vụ ném bom dinh Độc Lập vào sáng ngày 8 tháng 4-75 mà ông Thiệu sợ bị Tướng Hiếu đảo chánh mà phải bảo Tướng Ṭan ra tay trước.

    c.) Phải có 2 hung thủ.

    Viên đạn bắn vào cằm trái không thể trổ lên đỉnh đầu mà chỉ để lại một lổ nhỏ ở nơi đây:

    Theo một nhân chứng th́ viên đạn bắn trúng xương quai hàm trổ ra sau ót,

    Nhưng theo ông Nguyễn Văn Tín nói về viên đạn bắn vào xương cằm bên trái: ". . . thật ra đạn trổ ra gần đỉnh đầu, hơi chếch về phía phải, sọ c̣n nguyên xi, chỉ có một vệt chấm đỏ nhỏ, theo sự nhận xét của riêng tôi khi viếng xác anh ḿnh."

    không có vết thương ở sau ót



    Bùi Như Hùng cho rằng viên đạn chỉ có thể lên đỉnh đầu, nếu ṇng súng đặt phía dưới bắn thẳng lên



    ông Tín nói rơ độ giốc là 45 độ th́

    theo tôi (BNH) cái lổ nhỏ trên đỉnh đàu không phải do viên đạn đi ra, mà do một viên đạn khác bắn vào (nếu viên đạn đi ra th́ cái lổ phải lớn)

    Mô h́nh phỏng theo lời các nhân chứng



    Lổ nhỏ trên đỉnh đầu phải do một viên đạn khác bắn vào đây.

    Chúng phải bố trí ít nhất hai hung thủ th́ mới hạ sát được tướng Hiếu (tướng Hiếu rất giỏi vơ, ông có thể cướp súng của 1 hung thủ nếu tên nầy hành động đơn độc), mà chúng phải dùng người thân tín của ông để tấn công ông trong lúc bất ngờ từ sau lưng. (có thể do người bạn đồng khóa của tướng Hiếu)

    Như vậy tướng Hiếu bị tấn công cả phía trước mặt lẫn phía sau lưng.

    d.) Vũ khí xử dụng là những loại nhỏ (không cần hăm thanh)

    e.) Chúng không thể dùng súng lớn (với cơ phận hăm thanh hay không) v́ sự công phá nơi đầu sẽ rất mạnh. Chúng đă dự mưu phải bắn 2 lần (v́ bắn một lần có xác suất gây ngay tử vong rất nhỏ), như vậy khi chúng phải bắn 2 lần th́ không ai có thể tin một người tự tử hay súng cướp c̣ mà gây 2 vết thương nơi đầu rất lớn (chúng đă dự mưu phao ngôn là tướng Hiếu bị súng cướp c̣ hay tự tử).

    f.) Kỹ thuật giết người dùng súng nhỏ như vậy phải được những tay sở trường điều nghiên và hướng dẫn (của KGB hay của CIA, hậu thân của OSS). Và dĩ nhiên phải có sự đồng lơa của Bác sĩ giảo nghiệm, mà chúng đă chuẩn bị chu đáo từ trước.

    g.) Như đă tŕnh bày trên đây, tướng Hiếu bị hạ sát lúc

    6 giờ 30 ngày 8 tháng 4 năm 1975.



    Kính thưa Quí vị và các Vi hữu thân mến,

    Xin tạm dừng ở đây về nghi vấn Tướng Hiếu chết vào buổi trưa hay chiều, c̣n vấn đề những ai đích thực là hung thủ ra tay hạ sát th́ xin để Quí vị cho biết cao kiến.



    CHỦ YẾU của bài NGHIÊN CỨU nầy

    Sau đây xin luận bàn về động cơ giết tướng Hiếu

    với sự phao ngôn 2 giờ chết khác nhau để làm ǵ:

    Cái chết của tướng Hiếu

    - không do Tổng thống Thiệu sợ bị đảo chánh (TT Thiệu đă quyết định cho Nguyễn Khắc B́nh bắt nhốt bất cứ ai chủ mưu đảo chánh, kể cả Thượng nghị sĩ, như Ns Nguyễn văn Chức)

    - không do bọn tham nhũng chủ mưu, (mà bọn tham nhũng chỉ là tay sai thừa hành bắt buộc phải hạ độc thủ ngay tại đại bản doanh quân đ̣an III). Lư do tham nhũng được nêu ra (rất hợp lư) để làm mục tiêu cho một mưu đồ tàn độc hơn nhiều.



    c̣n nhiều cuộc mưu sát khác ngay trước 30 tháng Tư -75, mà không liên quan ǵ đến sự tham nhũng cả.

    [chủ mưu đưa tướng Nguyễn văn Hiếu vào chức vụ phó chủ tịch Ủy ban Bài Trừ Tham Nhũng là tạo cho ông Hiếu một số người tử thù, mà kẻ chủ mưu sẽ dùng bọn nầy để hạ sát ông sau nầy.]

    Chúng dùng bọn tham nhũng giết Tướng N. V. Hiếu có hai mục đích:

    Thứ nhất: loại khỏi chiến trường một danh tướng tài ba ĐẠI CÁO TRẠNG (bài chính 2)

    Thứ hai: Phó Chủ tịch Ủy ban bài trừ Tham nhũng mà bị bọn tham nhũng, tay sai thân tín của Tổng thống Nguyễn Văn thiệu, sát hại th́ đó là chứng tích không thể chối căi của một chính thể "dơ dáy hết thuốc chữa" [cho nên phải cắt hết viện trợ là đúng rồi]

    Cả hai lư do đều thảm thương cho VNCH. Lư do thứ nhất quan trọng cục bộ, lư do thứ hai quan trọng bao quát để kết thúc cục chiến 20 năm, kết thúc gượng ép đau khổ cho Miền Nam.



    Chúng đă chủ mưu sát hại Tướng Hiếu trong sạch (bởi bọn tham nhũng có môn bài tại quân đ̣an III, tiêu biểu của chính thể Saigon) để thêu dệt cái chứng cớ hùng hồn nhằm biện minh cho quyết định cắt viện trợ 100% cho VNCH tại quốc hội Hoa Kỳ.

    Sự chủ mưu nầy tinh vi vô cùng thâm sâu là một ngón đ̣n sát thủ trong cảnh dầu sôi lửa bỏng tháng Tư - 75. Đây là một "khâu" trong âm mưu bán Miền Nam cho Cộng sản của tập đ̣an Henry Kissinger. ĐẠI CÁO TRẠNG



    Tướng HIẾU là nạn nhân của

    ÂM MƯU THÂM ĐỘC nhằm giết VNCH:



    Chúng đă cố t́nh hạ sát Tướng Hiếu để

    dùng cái chết của Tướng Hiếu mà giết VNCH !





    Xin đọc tiếp:



    NGÓN Đ̉N chí tử Đánh VNCH vào tháng TƯ 1975









    GHI CHÚ : CIA khôn ghê lắm khi chúng đem vi trùng than Anthrax đi giết nhiều người.

    Giết ai ?

    Xin thưa: giết dân Mỹ để gây kinh ḥang, rồi lấy cớ đó để "có lư do" đánh Iraq !

    "Colin Powell đă “ngă trên thanh gươm ḿnh"

    Không biết tại sao, mỗi lần nghe nói đến CIA, th́ tự nhiên tôi nổi da gà !


    LỜI TÂM HUYẾT: v́ đất nước, v́ nhân loại, chúng tôi, Bùi Như Hùng và các cộng sự viên, không quản ngại đến sinh mạng của riêng ḿnh, đă truy tố trước Ṭa án Lương tri Nhân loại những tội ác dă man của Trung Cộng, của Việt Cộng và của CIA Hoa Kỳ đă tàn hại Người Quốc gia chân chính, đă tàn hại đất nước và dân tộc chúng tôi.

    Kính thưa Quí vị,

    Dân tộc chúng tôi rất hiền ḥa, hiếu thảo và hiếu khách, chưa hề có ai

    đến Hoa Kỳ để chủ mưu giết hại người và đất nước Hoa Kỳ

    đến Do Thái để chủ mưu giết hại người và đất nước Do Thái

    đến Trung Quốc để chủ mưu giết hại người và đất nước Trung Quốc

    Sở dĩ những thế lực đại ma đầu có thể tàn hại được đất nước chúng tôi v́ dân tôi hiếu ḥa, hiếu khách, đă đón nhận khách thập phương với tất cả tấm ḷng rộng mở tương lân. Nhưng cũng v́ đó mà dân tộc chúng tôi đă là nạn nhân của những mưu đồ đen tối có môi trường phát triển thuận lợi bành trướng thế lực và đă biến nước Việt Nam thành băi chíến trường xung đột từ ư thức hệ đến mưu đồ xâm chiếm thuộc địa.

    Nhưng cũng xin trân trọng cảnh báo rằng: Trăi qua chiều dài lịch sử vô cùng đau thương, tuy Việt Nam đôi khi bị đô hộ cả trăm năm, cản ngàn năm, nhưng dân tộc chúng tôi, đất nước chúng tôi vẫn tồn tại, vẫn hiện hữu và vẫn hănh diện với đời qua các triều đại Đinh Lê Lư Trần Lê Nguyễn và nền Cộng Ḥa của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.

    Trân trọng,

    Bùi Như Hùng

    2009

    nhuhungbui@yahoo.ca

  6. #6
    Member
    Join Date
    28-03-2011
    Posts
    708
    TuongLaiVietNam thương tiếc Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu.

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu

    Về chuyện tham nhũng trong chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa
    Feb 25, 2020


    Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không mang theo 16 tấn vàng khi rời Miền Nam Việt Nam đi lưu vong hồi Tháng Tư, 1975, như dư luận đồn đoán. (H́nh: en.wikipedia.org)
    Vann Phan/Người Việt

    Sau khi Hiệp Định Ba Lê (Paris Peace Accords) chấm dứt chiến tranh và lập lại ḥa b́nh tại Việt Nam được kư kết vào ngày 27 Tháng Giêng, 1973, Quốc Hội Mỹ bắt đầu cắt giảm viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng Ḥa, bất chấp sự thể miền Nam Việt Nam vẫn c̣n có nguy cơ bị Cộng Sản Bắc Việt thôn tính.

    Bởi v́, như các sự kiện trong quá khứ từng chứng minh, Hà Nội không hề ngần ngại chuyện phải vi phạm bất cứ thỏa hiệp nào mà họ từng đặt bút kư kết nhằm đạt mục tiêu sau cùng là đánh chiếm toàn bộ miền Nam Việt Nam theo đúng phương châm “cứu cánh biện minh cho phương tiện” mà các chế độ Cộng Sản trên thế giới thời bấy giờ và ngày nay vẫn dùng làm kim chỉ nam cho mọi hành động.




    Ngày 19 Tháng Sáu, 1973, Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật bổ túc Case-Church Amendment, yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á vào ngày 15 Tháng Tám năm đó. Đến năm 1974, Quốc Hội lại cắt giảm viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Ḥa từ $1.5 tỉ mỗi năm xuống c̣n $700 triệu. Trong số các lư do dẫn tới việc Hoa Kỳ từ từ bỏ rơi một đồng minh thân thiết của ḿnh tại Đông Nam Á vào lúc đó có lập luận rằng nạn tham nhũng đang lan tràn tại các cấp chính quyền và quân đội của miền Nam Việt Nam, dẫn tới hậu quả là cuộc chiến đấu chống Cộng Sản xâm lược tại Việt Nam Cộng Ḥa trước sau ǵ rồi cũng bị thất bại, khiến cho đồng tiền viện trợ của Hoa Kỳ trở thành vô ích.



    Thêm vào đó, Tướng John Murray, Tùy Viên Quân Sự tại Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Sài G̣n, cũng thông báo cho Đại Tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, rằng Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ đă khởi sự hạn chế việc tiếp tế đạn dược và nhiên liệu cho các đơn vị chiến đấu của Việt Nam Cộng Ḥa trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật, do đó Bộ Tổng Tham Mưu chính thức yêu cầu các lực lượng đang hành quân phải triệt để tiết kiệm bom đạn và xăng dầu để thích nghi với t́nh huống mới.



    Chuyện tham nhũng trong các cấp chính quyền và quân đội tại Việt Nam Cộng Ḥa là có thật, nhất là vào thơi điểm sau Hiệp Định Ba Lê 1973, nhưng vấn đề ở đây là mức độ tham nhũng đó ra sao, và liệu việc tham nhũng đó có phải là lư do quan trọng dẫn tới sự thể Việt Nam Cộng Ḥa bị mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt hai năm sau ngày Hiệp Định Ba Lê được kư kết hay không.

    1. Tham nhũng trong guồng máy chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa



    Thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, chuyện tham nhũng tuy cũng có, bởi v́ nạn tham quan, ô lại trong các xă hội Á Đông và các nước chậm tiến trên thế giới đâu đâu cũng vậy thôi. Có điều, v́ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm nổi tiếng là liêm khiết và luôn sống cuộc đời giản dị cho tới lúc qua đời, nên đây cũng là tấm gương răn đe để cấp dưới không dám ăn cắp công quỹ hoặc công khai nhận hối lộ. T́nh trạng hối mại quyền thế (kể cả chạy chọt cho con em thi đậu bằng này, bằng nọ hay chức vụ nhỏ, to) và tệ nạn đút lót để được thăng quan, tiến chức thời Đệ Nhất Cộng Ḥa tuy cũng có nhưng mức độ tham nhũng theo kiểu này thật ra không đáng kể v́ nó vẫn chưa trở thành một phong trào.

    Đến thời Đệ Nhị Cộng Ḥa của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nạn tham nhũng trong guồng máy chính quyền của miền Nam Việt Nam mới bắt đầu trở nên trầm trọng, và rồi trở thành một phong trào giữa lúc chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt, với nền văn hóa vụ vật chất lan tràn do sự hiện diện của nửa triệu binh lính Mỹ sang giúp Việt Nam Cộng Ḥa chống đánh quân Cộng Sản xâm lược từ miền Bắc. Đút lót để có được chức vị béo bở hoặc thăng chức, chạy chọt để có được bằng cấp hay để du học, tung tiền mua chuộc quan chức để được che chở cho việc buôn lậu hàng quốc cấm, và hối lộ quan ṭa để được giảm án khi phạm pháp là những h́nh thức tham nhũng phổ thông trong xă hội miền Nam Việt Nam thời Đệ Nhị Cộng Ḥa.



    Nh́n chung, đa số các trưởng cơ quan nào mà có quyền hành đối với dân chúng đều phải trả giá cho chức vụ đang sinh lợi cho họ, và có khi c̣n cho phép họ lấy lại nhiều hơn những ǵ mà họ đă trả cho cấp trên để mua chức vụ đó. V́ thế, giới này không ngần ngại nhận hối lộ của dân chúng tại địa phương của ḿnh và ngay cả từ những thuộc cấp của họ để bù vào.

    Cao điểm của nạn tham nhũng trong thời kỳ này là vụ buôn lậu thuốc lá thơm, rượu Tây, và hàng quốc cấm từ Mỹ Tho về Sài G̣n, thường được gọi là vụ “Buôn Lậu C̣i Hụ Long An,” v́ đoàn xe buôn lậu có quân cảnh hú c̣i dẫn đường này đă bị chận lại khi đến trạm kiểm soát Long An. Dù không có bằng chứng cụ thể, dư luận trong nước lúc bấy giờ tin rằng chính Dinh Độc Lập đă chủ mưu vụ vận chuyển số hàng lậu này, dẫn đến việc chính quyền cách chức một số giới chức hành chánh và quân đội để trả thù cho vụ làm đổ vỡ chuyến buôn lậu đó.



    Có điều, sau năm 1975, khi ngôi nhà riêng của cựu Tổng Thống Thiệu tại thôn Tri Thủy ở Ninh Thuận được mở cửa cho công chúng vào xem, nhiều người vẫn cảm thấy nó không được bề thế và sang trọng cho lắm khi đem so với một số ngôi biệt thự của các chủ tịch huyện hoặc tỉnh dưới chế độ Cộng Sản ngày nay, mặc dù ông Thiệu thường bị gán cho tội tham nhũng lúc đương quyền, kể cả việc tẩu tán 16 tấn vàng ra ngoại quốc lúc rời Sài G̣n đi lưu vong (trong khi sự thật th́ Tổng Trưởng Kinh Tế Nguyễn Văn Hảo của Tổng Thống Trần Văn Hương đă ra lệnh niêm phong số vàng đó lại để chờ bàn giao cho các lực lượng Cộng Sản tiến chiếm Sài G̣n hồi Tháng Tư, 1975).

    Dù sao đi nữa, nạn tham nhũng của các cấp trong guồng máy chính quyền Nam Việt Nam thời Đệ Nhị Cộng Ḥa cũng được coi là trầm trọng tới mức Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đă được tổng thống ủy nhiệm đứng đầu một Ủy Ban Chống Tham Nhũng cấp trung ương để đánh dẹp tệ nạn này. Sau cái chết đầy khả nghi của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, được coi là người thân tín của vị phó tổng thống, ông Hương nh́n nhận rằng “không thể nào tận diệt nạn tham nhũng tại miền Nam Việt Nam, bởi v́ làm thề th́ chẳng c̣n ai để mà làm việc cả!” (Vann Phan)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 32
    Last Post: 31-12-2013, 03:48 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 28-08-2011, 07:28 PM
  3. Replies: 8
    Last Post: 13-06-2011, 09:14 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 09-12-2010, 02:29 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •