Page 10 of 17 FirstFirst ... 67891011121314 ... LastLast
Results 91 to 100 of 162

Thread: DÂN OAN và ĐẢNG CƯỚP: Đảng CS Việt Nam

  1. #91
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tin nóng: Bà Trần Ngọc Anh cấp cứu tại bệnh viện Đông Anh



    Hôm nay sau 3 ngày giam giữ tại trại giam thuộc xă Dục Tú - Đông Anh, bà Trần Ngọc Anh, dân oan Bà Rịa Vũng Tàu đă bị công an hành hung bấm huyệt ( nữ an ninh tên Minh chỉ đạo gần chục tên mặc thường phục ), và đem vứt về bệnh viện Đông Anh... Hiện tại rất đông bà con dân oan các tỉnh đang kéo về đây để thăm hỏi, động viên và chăm sóc cho bà Ngọc Anh...

    Chị Nguyễn Thị Kim Liên, số điện thoại là 0918163267 thông báo: "Sáng nay hồi 11h ngày 13/11/2012, hơn một chục công an đến Đồng Dầu, chị Minh ở Bộ CA đến dụ dỗ dân: đưa về gặp ông Trần Đại Quang... dân oan không tin mà cho rằng chuyện đất đai không phải thẩm quyền của ông Trần Đại Quang giải quyết nên không chịu đi... Sau đó hơn một chục công an mặc thường phục đến trấn áp, bấm huyệt làm bà Trần Ngọc Anh bị ngất xỉu... sau đó lôi đi sang bệnh viện Đông Anh..."


  2. #92
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kết luận vụ phá nhà ông Đoàn Văn Vươn
    Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
    2012-12-18

    Truyền thông loan tin Cơ quan Điều tra Tp. Hải Pḥng đă có kết luận điều tra vụ án hủy hoại tài sản gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn tại xă Vinh Quang, huyện Tiên Lăng, Hải Pḥng.

    1 bản án thiếu t́nh lẫn lư

    Theo kết luận của cơ quan điều tra, ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch huyện Tiên Lăng là trưởng đoàn cưỡng chế khu đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng nói ông Khanh đă ra lệnh phá nhà trông đầm và đốt lều nhà ông Vươn. Ông Khanh cũng bị cáo buộc đă ra lệnh tháo dỡ nhà trông đầm ông Đoàn Văn Quư.

    Kết luận điều tra được đưa ra hơn 11 tháng sau khi sự việc xảy ra và đây cũng là kết luận sau khi cơ quan điều tra có lệnh tạm giam ông Khanh hồi hạ tuần tháng 10. Gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quư cho biết chưa nhận được kết luận điều tra chính thức nhưng đă nghe thông tin. Chị Phạm Thị Báu, vợ ông Quư chia sẻ suy nghĩ của ḿnh:

    “Gia đ́nh chúng tôi thấy như thế là chưa thỏa măn bởi theo chúng tôi th́ ông Khanh và ba người kia không thể nào phá nổi ngôi nhà của chúng tôi được. Trên ông Khanh là ai? Dưới ông Khanh là ai? Không thể chỉ có bốn người đó”.

    Gia đ́nh chúng tôi thấy như thế là chưa thỏa măn bởi theo chúng tôi th́ ông Khanh và ba người kia không thể nào phá nỗi ngôi nhà của chúng tôi được. Trên ông Khanh là ai? Dưới ông Khanh là ai? Không thể chỉ có bốn người đó

    Chị Phạm Thị Báu

    Hôm 22 tháng 10, cơ quan điều tra phát lệnh tạm giam bốn tháng đối với ông Nguyễn Văn Khanh, ba người khác cũng bị truy tố nhưng được tại ngoại hầu tra bao gồm Phạm Xuân Hoa (57 tuổi), Trưởng pḥng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lăng, ông Phạm Đăng Hoan (52 tuổi) Bí thư Đảng ủy xă Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm (49 tuổi) Chủ tịch UBND xă Vinh Quang.

    Tin từ cơ quan điều tra công an Hải Pḥng nói ông Khanh không thừa nhận đă ra lệnh phá nhà ông Vươn và ông Quư mà chỉ nhận lệnh của cấp trên là ông Lê Văn Hiền và ông Bùi Thế nghĩa.

    Phía gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn cho rằng ông Nguyễn Văn Khanh có thể chỉ là người thừa lệnh. Dư luận cho rằng ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch huyện Tiên Lăng và ông Bùi Thế nghĩa, Bí thư huyện Tiên Lăng là cấp trên đă ra lệnh cho ông Khanh chỉ đạo phá nhà ông Vươn và ông Quư – nằm ngoài khu vực cưỡng chế.

    Tuy nhiên, cả ông Nghĩa, ông Hiền đều bác bỏ cáo buộc lời khai của ông Nguyễn Văn Khanh. Thêm vào đó, 19 người trực tiếp tham gia vụ cưỡng chế cũng khai rằng ông Khanh chính là người ra lệnh phá nhà nạn nhân.


    Kết luận của cơ quan điều tra xác nhận ông Nguyễn Văn Khanh đă kư bản phân công nhiệm vụ cho những người cưỡng chế. Ông Vũ Văn Luân, thư kư Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lăng, đồng thời được ông Đoàn Văn Vươn ủy nhiệm trong vụ án hành chính tỏ ư không hài ḷng về kết luận của cơ quan điều tra:

    “Chỉ cần chờ có biên bản điều tra trong tay chúng tôi sẽ có ư kiến”, ông nói.

    Trước đó, ông Luân đă có văn bản khiếu nại yêu cầu xem xét lại số lượng bị can. Theo ông, số lượng bị can phải lên đến hàng trăm người, là lực lượng tham gia vụ cưỡng chế mà sau này đă được khẳng định là trái pháp luật.

    Kết luận cuả cơ quan điều tra nói không có đủ chứng cứ để buộc tội ông Bùi Thế Nghĩa. C̣n về phần ông Lê Văn Hiền, Công an Hải Pḥng cho rằng “có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Phía gia đ́nh ông Vươn, gia đ́nh ông Quư và ông Vũ Văn Luân tỏ ư không đồng t́nh với kết luận của cơ quan điều tra:

    “Thủ phạm chính bây giờ vẫn nhởn nhơ ngoài ṿng pháp luật. Ông Hiền được Tp Hải Pḥng đưa lên làm chuyên viên Sở Nội vụ. Như vậy là đùa giỡn với công luận, thách thức công quyền”.

    Hôm 11 tháng 2, sau phiên họp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Văn Hiền cùng một số nhân vật khác bị đ́nh chỉ công tác. Tuy nhiên, hồi trung tuần tháng 10, các nhân vật trên được phục chức hoặc chỉ định các chức vụ mới. Theo đó, ông Lê Văn Hiền được chỉ định làm chuyên viên tại Sở Nội vụ huyện Tiên Lăng.

  3. #93
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự thật về cái anh hùng của GS Đặng Hùng Vơ
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2012-12-21

    Nông dân Văn Giang bị thu hồi đất cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark của Công ty Cổ Phần Việt Hưng tỏ ra bức xúc khi nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường, ông Đặng Hùng Vơ từ chối không muốn tiếp tục đối thoại.


    Giáo sư Đặng Hùng Vơ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tại buổi gặp gỡ nông dân Văn Giang, chiều 8/11, tại Hội trường cũ của Bộ


    Giáo sư Đặng Hùng Vơ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường, người trực tiếp kư 2 tờ tŕnh chính phủ dự án khu đô thị sinh thái trước đây, vào ngày 18 tháng 12 có thư ngỏ phúc đáp thư mời đối thoại 'phúc thẩm' của nông dân Văn Giang. Bức thư ngỏ xuất hiện trên trang mạng AnhBaSam vào ngày 20 tháng 12.

    Xin lỗi dân hay muốn dân xin lỗi ông?

    Thư mời đối thoại phúc thẩm của nông dân Văn Giang do người đại diện là ông Phạm Hoành Sơn được kư hồi ngày 14 tháng 12. Thư này xuất hiện chỉ ba ngày sau khi có hai bài viết của giáo sư Đặng Hùng Vơ đăng trên trang mạng của VietnamNet hồi ngày 10 và 11 tháng 12. Nội dung chính của hai bài viết là phủ nhận những sai sót, vi phạm trong việc kư 2 tờ tŕnh như vừa nêu dẫn đến việc thu hồi đất của người dân ba xă Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quang cho dự án Ecopark.

    Thư phúc đáp của giáo sư Đặng Hùng Vơ nêu ra 10 điểm. Một trong những điểm mà ông này đưa ra là việc ông bị tổn thương, bị sốc tại cuộc đối thoại hồi ngày 8 tháng 11 khi luật sư và một vài nông dân có những lời nói mà ông Vơ cho là có phần khiếm nhă.


    Về điều này, Luật sư Trần Vũ Hải, người tư vấn pháp lư trong vụ việc này cho người dân mất đất ở Văn Giang có tŕnh bày phản bác như sau:

    Ông Vơ là một giáo sư danh tiếng và tất cả cuộc đối thoai được chuyển lên Youtube rồi. Bản thân tôi ngồi gần chỗ ông Vơ và hai người trao đổi nhiều điều; có một số điều ông Vơ nói anh Hải cứ phát biểu đi. Theo tôi khi tranh luận có những lúc 'căng' lên một chút cũng là chuyện b́nh thường. Nhưng sau cuộc tranh luận đó, chúng ta thấy ông Vơ cũng vui vẻ, tôi cũng vui, nhân dân cũng vui vẻ; thậm chí ra ngoài hành lang tôi c̣n nói ông Vơ là người anh hùng.

    Ông nói rằng kế hoạch có thể trái qui hoạch, không phù hợp qui hoạch; thế th́ chúng tôi nói rằng ông là chuyên gia mà nói như thế là không được...Ông Vơ có thể bức xúc về điều đó, coi như là chê trách ông ta, coi đó là khiếm nhă. Nhưng theo tôi ...đó là sự thật th́ phải chấp nhận

    LS Trần Vũ Hải

    Sau đó ông Vơ cũng phát biểu nói rằng cảm nhận việc căng thẳng từ bức xúc của phía người dân là có thực và ông nhận thức điều đó. Tức đây không phải việc diễn kịch hay việc ǵ mà là người ta bị oan nên người ta bức xúc. Từ những điều đó và lập luận của luật sư ông nh́n ra ḿnh sai và ông xin lỗi. Nếu khiếm nhă th́ ông ta có thể nói với tôi rằng tôi không được nói như thế.

    Trong cuộc tranh luận tôi có nói rằng có những vấn đề cơ bản của Luật Đất Đai Việt Nam mà ông là chuyên gia đầu ngành mà không biết là không thể chấp nhận được. Trong Luật Đất đai Việt Nam có khái niệm về qui hoạch, kế hoạch về sử dụng đất đai. Kế hoạch sử dụng đất đai là 5 năm, hằng năm; c̣n qui hoạch là cho 10 năm. Ông nói rằng kế hoạch có thể trái qui hoạch, không phù hợp qui hoạch; thế th́ chúng tôi nói rằng ông là chuyên gia mà nói như thế là không được, chúng tôi phản đối. Ông Vơ có thể bức xúc về điều đó, coi như là chê trách ông ta, coi đó là khiếm nhă. Nhưng theo tôi người ta có thể gay gắt đến mấy; nhưng đó là sự thật th́ phải chấp nhận.

    Ông Phạm Hoành Sơn, người đại diện cho những bà con nông dân Văn Giang, cũng có tŕnh bày về điều được giáo sư Vơ đưa ra:

    Theo tôi giáo sư Vơ nói thế cũng không đúng, v́ trong lúc tranh luận người ta phải tỏ thái độ. Trong lúc tranh luận, người ta có thể cao giọng lên. Nếu người ta đưa ra căn cứ pháp luật đúng mà anh vẫn chưa nghe, th́ người ta phải cao giọng lên. Không thể nói là 'tổn thương' được v́ khi tranh luận. Cần phải nói đến lúc cuối cùng là khi không đưa ra được luận điểm nào th́ ông nhận sai. Lúc đó người dân và luật sư đều vỗ tay. Phiên đối thoại đó không có ǵ áp lực cả.

    Không thể nói là 'tổn thương' được v́ khi tranh luận. Cần phải nói đến lúc cuối cùng là khi không đưa ra được luận điểm nào th́ ông nhận sai. Lúc đó người dân và luật sư đều vỗ tay. Phiên đối thoại đó không có ǵ áp lực cả

    Ông Phạm Hoành Sơn

    Khi giáo sư thấy ra điều sai chúng tôi c̣n nhận ông là người hùng nữa. Băng ghi h́nh c̣n. Nếu giáo sư nói thế là không có căn cứ.

    Những ư kiến bất nhất của một vị giáo sư lănh đạo

    Cuộc đối thoại giữa giáo sư Đặng Hùng Vơ với đại diện bà con nông dân Văn Giang và luật sư Trần Vũ Hải hồi ngày 8 tháng 11 vừa qua nhận được nhiều khen ngợi từ các cơ quan truyền thông trong nước. Hầu hết đều cho rằng đó là một cuộc đối thoại thẳn thắn, nghiêm túc. Thậm chí có ư kiến khen ngợi giáo sư Đặng Hùng Vơ là người anh hùng v́ dám nhận khuyết điểm.

    Tuy nhiên sau hơn một tháng đối thoại th́ ông Đặng Hùng Vơ lại bác bỏ những điều mà ông đưa ra trong lần đối thoại lần thứ nhất. Trong phúc đáp thư mời đối thoại phúc thẩm của người dân Văn Giang, ông Đặng Hùng Vơ đề nghị cả hai phía phải tiết kiệm thời gian, tiền bạc, sức khỏe... Ông nói rằng cả hai phía đều không muốn ḿnh bị lợi dụng vào việc gây tác động xấu đến an ninh xă hội.

    Tuy nhiên sau hơn một tháng đối thoại th́ ông Đặng Hùng Vơ lại bác bỏ những điều mà ông đưa ra trong lần đối thoại lần thứ nhất

    Về điểm này ông Phạm Hoành Sơn có phản bác:

    Không hiểu tại sao giáo sư lại nói như vậy. Bởi v́ nếu nếu xây dựng cho một xă hội tốt đẹp hơn th́ mọi vấn đề liên quan đến pháp luật phải rơ ràng, phải thực hiện nghiêm đúng pháp luật th́ mới giúp cho mọi việc đúng được. Nếu thấy những qui định sai pháp luật th́ cần phải sửa sai đúng lúc và càng nhanh càng tốt th́ mới giúp cho xă hội ổn định.

    Và nhận định của luật sư Trần Vũ Hải:

    Chúng tôi thấy rằng người dân Văn Giang hiện nay đang khiếu nại rất ḥa b́nh. Có thể khi đi họ có biểu ngữ, nhưng yên lặng đến, yêu cầu, diễn giải yêu cầu, rồi đi về. Tôi đánh giá cao sự kiên tŕ và đấu tranh một cách ḥa b́nh như vậy. C̣n thế lực an ninh nào th́ tôi chưa thấy.

    Chúng tôi cố liên lạc với giáo sư Đặng Hùng Vơ qua điện thoại nhưng bất thành.

    Những người nông dân bị thu hồi đất như ông Phạm Hoành Sơn cho rằng cần đối thoại mới có thể t́m ra giải pháp tốt nhất, đúng qui định phát luật. Họ tỏ ra bức xúc khi một vị giáo sư đầu ngành đất đai tại Việt Nam như ông Đặng Hùng Vơ lại có những ư kiến bất nhất như trong thời gian vừa qua.

  4. #94
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    “Dân oan xuyên thế kỷ” Lê Thị Kim Thu ra ṭa
    Danoan2012 (Danlambao)



    - Thứ năm ngày 27 tháng 12, năm 2012, dân oan Lê Thị Kim Thu “ra ṭa” tại huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai về tội “mơ hồ/thổ tả/giáng họa” là “phá hoại tài sản nhân dân”. Phiên ṭa này là lần thứ hai v́ lần thứ nhất, ngày 15-11-2012, bị đ́nh hoăn v́ quan ṭa bị bắt tội hối lộ. Lịnh bắt th́ chỉ có tạm giam 2 tháng để điều tra, nhưng đến nay gần 6 tháng mới đem ra xử.

    Chuyện bị bắt đơn giản như vầy: Vào tối thứ sáu ngày 7-7-2012, lực lượng công an hùng hậu cùng dân pḥng khoảng 40 người, vây nhà đọc lệnh bắt giam Lê Thị Kim Thu (LTKT) hai tháng để điều tra về tội “phá hoại tài sản nhân dân”; cũng bắt thêm hai người em trai (lúc bị bắt không có lệnh nhưng khi bị hỏi lịnh bắt người th́ công an gọi về đồn kư lệnh, rồi sai dân pḥng đi lấy để hợp thức hóa việc bắt giữ); và đồng thời bắt thêm hai anh em phụ làm công. Tất cả là 5 người cùng một tội và bị giam giữ như nhau, tuy rằng hai em của LTKT chỉ v́ bênh chị phụ đập một mảnh tường và hai anh em người mướn phụ đập tường chỉ v́ được mướn.

    Nguyên nhân cũng đơn giản chỉ v́ đập bức tường: Đó là chuyện NHỎ ở huyện, nhưng bị xé TO để bắt người. LTKT cùng hai em và hai anh em người làm mướn chỉ đập một mảnh tường NHỎ (theo báo cáo điều tra của công an nó trị giá 13 triệu 500 ngàn, khoảng 600 đôla) th́ đó chỉ là chuyện NHỎ tranh chấp hàng rào ngăn gà vịt ở thị trấn mà thôi. Nhưng, lệnh bắt th́ TO, do công an điều tra tội phạm nhúng tay vào và giam giữ gần 6 tháng nay th́ thiệt đúng như là “CHUYỆN NHỎ HÓA TO”. Suy luận luật của csvn về tội “phá hoại tài sản nhân dân”, người dân thấy ngay rằng việc xử TO hay NHỎ là tùy theo tiền bạc hoặc tùy theo “chỉ thị của lănh đạo/chi bộ đảng” căn cứ vào “lư lịch người phá hoại” đă có tên nằm trong hồ sơ mật: “Đối tượng cần quan tâm” hay không? Dân oan LTKT có tên trong danh sách đó nên nó là chuyện TO.

    Tại sao phải đập bức tường? V́ “Chính quyền không xử, nhân dân tự xử”: Khi LTKT đang bị ở tù ở Hà Nội v́ tội biểu t́nh đ̣i đất cũng như chống Tàu Cộng năm 2007, th́ ở nhà hai bên hàng xóm, một “người quen” (v́ là cán bộ ai cũng biết) và một “người lạ” (đang núp bóng) xây tường lấn chiếm bên hông và nguyên thửa đất phía sau nhà, đường bức tường chạy giống như “lưỡi ḅ”. C̣n “người quen”, ông Hoàng Tất Được (cán bộ), xây nguyên căn nhà bên hông c̣n lại. Ở nhà, chỉ có ḿnh mẹ già nên không ngăn cản được bọn côn đồ/côn an. Chừng khi ở tù về, LTKT làm “đơn tố cáo” nhưng không ai ngó ngàng, đành phải làm “đơn có điều kiện”, nếu “Chính quyền không xử, nhân dân tự xử”. Nhưng đường từ thị trấn xuống nhà, đi bộ chỉ dăm mười phút, nhưng không cán bộ nào ghé xuống được. Thế th́ tường bị đập. Và “người lạ” vô tư nói rằng hôm qua mưa gió làm sập để xây lại bước tường lần thứ hai. Lần này “người lạ”, Nguyễn Hoàng Tấn, lộ diện với cuốn sổ đỏ mới tinh chưa ráo mực để xây bức tường không giống như bức những tường trước. Nó được căn cứ trên miếng đất trong cuốn sổ đỏ là h́nh thang nằm ngang và đít lớn đâm vào bên hông phần mặt tiền nhà LTKT. Thế th́ người dân lại đi kiện củ khoai nữa. Chính quyền cũng không thèm phân xử, họ cứ nói căn cứ vào cuốn sổ đỏ mà thi hành và bất chấp những đơn tố cáo về tính “thật thà” của quyển sổ đỏ. Cuối cùng, LTKT tự xử, đập bức tường xây lần thứ hai. Kỳ này chính quyền nhẩy vào... nhưng, không phải xét xử “người lạ” mà bắt LTKT về tội “phá hoại tài sản nhân dân”.

    Xét ra rằng:

    1. Tranh chấp hàng rào xâm chiếm bất hợp pháp trên 20 năm nay với biết bao đơn thưa kiện, LTKT không bao giờ được đối diện với láng giềng là bà Mai Ngọc Châu phải trái đôi lời về sự lấn chiếm này, th́ đùng một cái, “người lạ Nguyễn Hoàng Tấn” ở đâu ra mặt với cuốn sổ đỏ mới tinh khôi dùng để xây tường rào, rồi cán bộ vin và tin vào đó là sự thật để bắt nhố̉̉t những ai đập tường. Giả sử điều này đúng th́ những hành vi xâm lấn bao lần trước phải là sai. Suy ra như vậy th́ tại sao không ai bắt bà Mai Ngọc Châu đă nhiều lần lấn đất? Và không ai bắt ông Nguyễn Hoàng Tấn về những hành vi xây tường lấn chiếm gần như trọn vẹn đất nhà LTKT trong khi chưa có sổ đỏ? Nên nhớ ngày cấp sổ đỏ là sau ngày xây tường lần thứ nhất.

    2. Tranh chấp lấn chiếm đất đai hơn 20 năm, thưa gởi biết bao giấy tờ, rồi bao nhiêu công văn chỉ thị cấp trên đưa xuống,... sao không thấy chính quyền giải quyết mà chỉ hành tội và xử người dân ở một bên, tại sao không dám đem phía bên kia ra cùng xử?

    Chuyện tranh chấp hàng rào hàng xóm kể ra thật đơn giản, nhưng với thời gian quá dài hơn một đời người mà tại sao không cán bộ nào giải quyết được? Vậy LTKT là ai mà mắc phải nỗi oan khiên này?

    Thân sinh LTKT là lính Nghĩa quân tiểu khu Biên Ḥa (trước đó là lính Biệt Kích), sau mất nước chịu không nổi sự trả thù hèn hạ và trù dập của cán bộ địa phương... nên đem gia đ́nh lên vùng Kinh Tế Mới, bây giờ là thị trấn Trị An. Cả gia đ́nh cùng hàng trăm gia đ́nh khác mà hầu hết là lính Việt Nam Cộng Ḥa, đă đỗ mồ hôi nước mắt, ngay cả sinh mạng để khai phá rừng nguyên sinh, sơn lam chướng khí, bằng đôi tay mà nhà cầm quyền chỉ cung cấp 6 tháng gạo để sinh sống (ai đă từng lên vùng KTM sẽ thấy hiểu cảnh đọa đày này).

    Đến năm 1983, mọi người tạm có đất thổ cư và canh tác sinh sống th́ chính quyền nhân danh xây dựng đất nước, huy hoạch hồ Trị An mà tịch thu hầu hết đất đai và đẩy dân đi sâu vào trong rừng. Một lần nữa, dân lại phải khai phá... Riêng gia đ́nh LTKT th́ không được đền bù và tái định cư, phải ở nhờ ở đậu. Sau này v́ sinh kế, LTKT xin vào cơ quan xă ấp làm thơ kư nên được cấp mănh đất để ở. Căn nhà gỗ cấp 4 nghèo nàn vẫn c̣n và h́nh ảnh hàng rào năm xưa vẫn c̣n đây, đó là bằng chứng không chối căi được “chủ quyền”.

    Chuyện tưởng yên, nhưng uất ức lại bắt đầu khơi dậy khi mà “những mănh đất đẹp/vàng ngọc bị ăn cướp” được cắm cọc phân chia cho cán bộ, lớp ở, lớp bán, lớp cho mướn, lớp cắm cọc dành cho cháu chắt... LTKT cùng các dân oan đứng lên tố cáo sự sai trái đó đến nỗi “nhà báo lề phải” phải vào cuộc. Nhưng, cũng không làm ǵ được việc và kết quả là dân oan bị khống chế bởi những hăm dọa về sinh mạng cũng như kinh tế. Thế th́ không ai dám tiếp tục đ̣i đất v́ gốc gác ḿnh là Việt Nam Cộng Ḥa đang bị chế độ phân biệt đối xử, duy chỉ ḿnh LTKT không khuất phục, nên thân gái một ḿnh ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng sống lây lất cùng mưa gió hơn 10 năm làm thân phận “con kiến đi kiện củ khoai”.

    Khi ở chung với những dân oan khác, LTKT mới biết rằng không chỉ có ḿnh “bị cướp đất” mà hầu như trên toàn đất nước, ở đâu cũng có dân oan. Nên, LTKT chợt có những ư nghĩ khác là biến sự đấu tranh riêng tư của ḿnh thành của chung. Và cũng từ đó, LTKT cùng dân oan cả nước đứng lên đấu tranh chống bất công, đ̣i công lư và không từ việc ǵ trong khả năng để giúp dân oan.

    Có thể nói, LTKT là một trong những người đầu tiên dám dẫn dân oan đi giữa ḷng Hà Nội mà chống chính quyền, chống bất công, đ̣i công lư... Việc này làm cho LTKT bị kết án 15 tháng tù nhưng sau cùng v́ áp lực bên ngoài nên được thả sớm. Và bây giờ tù tội tiếp v́ dư âm của những việc làm xa xưa như:

    1. Đă cùng dân oan vườn hoa Mai Xuân Thưởng biểu t́nh.

    2. Đă có hằng trăm bức ảnh, phỏng vấn và video clips là "bằng chứng không thể chối căi" về sự độc tài, áp bức, bất công của chế độ.

    3. Đă vạch mặt và tô lên mặt chế độ một "vết nhơ dân oan" trong lịch sử mà đảng csvn không thể xóa bỏ được.

    Như vậy, có thể nói LTKT là "Biểu Tượng Dân Oan" một thời và có thể sẽ măi măi v́ những chuyện đă làm và sẽ làm tiếp, nên nhà cầm quyền không bao giờ để LTKT yên thân v́:

    1. Làm sao để LTKT thành biểu tượng dân oan, để tiếp tục cùng dân oan 63 tỉnh thành tranh đấu đ̣i công lư?

    2. Làm sao để LTKT đ̣i được đất cho ḿnh cũng như 480 héc-ta đất quanh vùng hồ Trị An và đất của dân oan trên cả nước?

    3. Làm sao ngăn được sự bất khuất trong ḷng LTKT mà lúc nào cũng muốn tham gia cùng bạn trẻ tranh đấu cho một Việt Nam vẹn toàn?

    Kết luận, “Và ta cũng đă tỏ tường rồi”, chắc rằng lúc nào LTKT cũng bị vây chặt bởi công an/an ninh hoặc bốn bức tường. Mai này ra ṭa, không biết lành dữ ra sao, chỉ biết cầu nguyện và cầu mong quư vị phổ biến tin này để ít ra mọi người hiểu được thế nào là dân oan trong chế độ cộng sản.

    21-12-2012

    Danoan2012
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #95
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Du lịch sinh thái – xây khó, phá dễ
    Gia Minh, biên tập viên RFA
    2012-12-24

    Du lịch sinh thái là loại h́nh được nhiều du khách hiện nay t́m đến. Lư do cuộc sống làm việc tại những thành phố thiếu vắng không gian cây xanh làm con người căng thẳng.

    File photo

    Khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Ḥa, tỉnh Phú Yên, ảnh chụp trước đây.

    Thế nên những lúc có dịp, hầu hết mọi người đều muốn t́m đến với thiên nhiên. Và các khu du lịch sinh thái ngày càng h́nh thành nhiều ở Việt Nam nhằm đáp ứng cho nhu cầu đó.

    Ngoài những khu nghỉ dưỡng có tiếng lâu nay tại Việt Nam như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, Bạch Mă, Núi Chúa… trong những năm qua tại Việt Nam xuất hiện những khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở khắp ba miền đất nước. Những nơi có không gian cây xanh, hồ trong, thác nước, hay biển đẹp đều được nhắm đến để h́nh thành nên các khu sinh thái nghỉ dưỡng.

    Tuy vậy, vừa qua có một khu du lịch - sinh thái đang phát triển tốt đẹp đă bị cơ quan chức năng cho đóng cửa v́ lư do chính trị.

    Trong chuyên mục Khoa học - Môi trường kỳ này, Gia Minh mời quí vị cùng đến với khu du lịch sinh thái không may đó.
    Khu du lịch không may


    Chúng tôi thấy cảnh rất đẹp nên thỉnh Thầy từ B́nh Định vào thiết kế những công tŕnh xây dựng trên đá rất đẹp mắt mà không đụng chạm ǵ đến môi trường, mà c̣n giữ vững môi trường.

    Ô. Nguyễn Thái B́nh

    Khu du lịch sinh thái mà chúng tôi muốn đề cập đến trong chương tŕnh này đó là khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Ḥa, tỉnh Phú Yên.

    Hẳn nhiều người tại Việt Nam chưa biết đến địa danh Núi Đá Bia đó, nhưng với người dân tại Tuy Ḥa, Phú Yên th́ nơi đó không phải xa lạ ǵ như tŕnh bày của một cư dân địa phương từng đi du lịch đến các danh thắng của tỉnh nhà cho biết:

    “Từ Tuy Ḥa đến đó khoảng chừng 30 cây, đó là một thắng cảnh của Phú Yên. Trên Núi Đá Bia, cao lắm đi bộ lên, trên đó có bài thơ của Vua Trần Thánh Tông có lên đó khắc bài thơ.”

    Theo như lời giới thiệu của cô gái dân Phú Yên vừa rồi, th́ tại địa danh Núi Đá Bia, có một khu du lịch sinh thái do Công ty Du Lịch sinh Thái Quỳnh Long xây dựng, quản lư.

    Bà Vơ Thị Thanh Thúy, một thành viên trong công ty này, tŕnh bày sơ lược lại việc ra đời của khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia như sau:


    Công an tấn công khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Ḥa, tỉnh Phú Yên, hôm 6/2/2012. File photo.
    “Đầu tiên là thầu rừng, qua quá tŕnh anh em thấy nơi đó có khung cảnh rất đẹp nên mời ông xă tôi vào để tham gia công tŕnh trồng rừng và sinh thái v́ phong cảnh nơi đó rất đẹp. Từ đó ông Trần Công vào cùng với anh em mở du lịch sinh thái dưới tán rừng được sự đồng ư của các ban ngành, của địa phương, của tỉnh. Tất cả đều kư cho làm, không có ǵ sai trái pháp luật hết.”

    Theo bà này cho biết th́ công ty Quỳnh Long được cơ quan chức năng giao 48 héc ta đất để tiến hành trồng rừng trong ṿng 50 năm. Công ty đă thực hiện việc tái tạo rừng tại một khu vực từng bị bom đạn cày phá trước đây, cũng như do dân chúng đốt rừng lấy than, củi sau này. Dưới tán rừng khôi phục lại, toàn bộ nhân viên của Công ty Du lịch Sinh Thái Quỳnh Long xây dựng những công tŕnh trên những khu đất đá sỏi, cũng như biến những hào hố bị bom đạn cày xới thành những hồ nước trong xanh phục vụ hoạt động du lịch sinh thái.

    Kết luận điều tra chưa thuyết phục

    Ông Nguyễn Thái B́nh, một người tích cực tham gia công tác xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia, bản thân từng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là một bộ đội xuất ngũ, cho biết rơ hơn về khu du lịch sinh thái mà ông từng góp sức để h́nh thành nên:


    Anh em mở du lịch sinh thái dưới tán rừng được sự đồng ư của các ban ngành, của địa phương, của tỉnh. Tất cả đều kư cho làm, không có ǵ sai trái pháp luật hết.

    Vơ Thị Thanh Thúy

    “Đầu năm 2004, chúng tôi có công ty mẹ tại Dak Nông xin chuyển về đây để trồng rừng, trong thời hạn 50 năm. Địa điểm là tại cầu Suối Lớn, Đèo Cả, xả Ḥa Xuân Nam, huyện Đông Ḥa, tỉnh Phú Yên. Chúng tôi trồng cây sao. Tại khu đó chúng tôi thấy cảnh rất đẹp nên thỉnh Thầy từ B́nh Định vào thiết kế những công tŕnh xây dựng trên đá rất đẹp mắt mà không đụng chạm ǵ đến môi trường, mà c̣n giữ vững môi trường.”

    Theo ông Nguyễn Thái B́nh th́ trước đó người dân địa phương vào đốt than phá rừng nhưng từ khi công ty đến nhận trồng rừng th́ đă tạo nên được một cảnh quan rất xinh tươi. Ông tŕnh bày tiếp những công tŕnh tạo dựng được để biến vùng đất hoang sơ, bị tàn phá thành khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia như sau:

    “Khi chúng tôi về đó là một băi hoang tàn do người dân phá rừng, đốt than, cây không lớn nổi. Cây lên một hai mét đều bị chặt để đốt than hết. Khi chúng tôi về nhận đất trồng rừng th́ chúng tôi trồng cây sao, cây mai, cây tràm phủ xanh đồi núi trọc.

    Thấy địa thế đẹp, chúng tôi phá đá gồ ghề để lấy mặt bằng làm con đường rộng 11-12 mét vào khu du lịch. Chúng tôi xây dựng được khu du lịch như khu nhà nghỉ Hoa Thủy Tiên… có hồ, có động. Dân Phú Yên vào rất khâm phục. Công tŕnh này không có plan nào cả. Mùa hè khách du lịch đến rất nhiều. Chúng tôi không có dịch vụ ở lại đêm mà chỉ phục vụ ngày mà thôi. Ngày nghỉ chúng tôi xây dựng. Việc xây dựng rất cực… bằng sức lực con người, chứ không dùng máy móc để phát. Thầy chúng tôi gọi công tŕnh đó là ‘hai hạt, hai giọt’- giọt muối giọt mồ hôi… Chúng tôi muốn làm công tŕnh để muôn đời sau…”

    Ông cho biết về tiến tŕnh thành lập công ty và chuyện bị đ́nh chỉ hoạt động, cũng như những chấp hành mọi qui định của luật pháp trước khi bị bắt:

    “Đến năm 2008, chúng tôi xin phép thành lập và đến tháng 2 năm 2012 th́ bị bắt. Hiện tại cơ quan an ninh điều tra đang giữ công ty chúng tôi, không ai vào được đó. Họ chuyển hết mọi vật chất của chúng tôi ra Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Phú Yên. Hiện khu vực bị phong tỏa không ai được vào hết. Một đội cơ động giữ trong đó.


    Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, một thành viên xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Ḥa, tỉnh Phú Yên, bị công an bắt hôm 5/2/2012. File photo.
    Chúng tôi có đăng kư, có giấy phép kinh doanh, có nộp thuế tiền vé cho cơ quan Nhà Nuớc.

    Cuối năm 2011, chúng tôi có dự án 65 hạng mục công tŕnh được 9 cơ quan ban ngànhh tại Phú Yên duyệt cho chúng tôi, gần hoàn tất, nhưng đến đầu năm 2012 chúng tôi bị bắt.”

    Chuyện khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia do Công ty Quỳnh Long quản lư nay không được phép đến tham quan, cũng được cô thiếu nữ Phú Yên cho biết:

    “Hồi trước có khu du lịch nhưng đến nay đóng cửa rồi.Lư do chính phủ đóng cửa không biết.”

    Theo thông báo của Công an tỉnh Phú Yên trong lần họp báo hồi ngày 6 tháng 2, th́ những người xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia nằm trong vụ án gọi là ‘Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn’. Theo công an th́ những người trong vụ này có âm mưu lật đổ chính quyền. Có hơn 20 người bị bắt. Cơ quan điều tra của công an nói đang tiến hành điều tra về vụ việc. Trong khi đó th́ những người trong cuộc một mực kêu oan, cho rằng mọi hoạt động của họ chỉ để tu thân, làm đẹp cho đất nước, cho cuộc đời.

    Một số người tại Phú Yên biết chuyện khi được hỏi đều tỏ ra hết sức sợ hăi về cáo buộc mà cơ quan công an buộc đối với những người tham gia phát triển khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia. Do sợ hăi nên họ không muốn phát biểu về những ǵ mà họ từng chứng kiến tại khu du lịch sinh thái ở quê hương của họ.

    Lâu nay, truyền thông trong nước loan tin về nhiều vụ phá rừng ở khắp các nơi tại Việt Nam. Lực lượng kiểm lâm bị lâm tặc tấn công và không đủ sức chống đỡ; thậm chí có những nơi kiểm lâm đồng lơa với việc phá rừng.

    Ai cũng thừa nhận phá rất dễ dàng, c̣n việc xây dựng nên một khu như khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia do Công ty Quỳnh Long tiến hành từ năm 2004 đến nay không phải là chuyện dễ dàng, đơn giản.

    Nay có thể nói một phần công tŕnh của khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia đă cơ bản đă h́nh thành, nhưng công việc bị chặn lại để điều tra mà đến nay kết luận đưa ra vẫn chưa thuyết phục được người trong cuộc. Trong khi đó rất nhiều người cần có môi trường thiên nhiên để đến thư giăn sau thời gian lao động cực nhọc đang phải mất đi một khu như khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia ở Phú Yên.

    Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương tŕnh kỳ tới. Gia Minh chào tạm biệt.

  6. #96
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quyết định cưỡng chế Tiên Lăng có công bằng?
    Gia Minh, biên tập viên RFA
    2012-12-29

    Vụ cưỡng chế đầm nuôi thủy sản trái luật khiến gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn phải chống lại sắp trọn một năm. Cơ quan chức năng vừa có quyết định liên quan, nhưng người trong cuộc và dư luận cho rằng những quyết định đó thiếu khách quan và không công bằng.


    Quyết định

    Chỉ c̣n một tuần lễ nữa là giáp năm ngày gia đ́nh họ Đoàn buộc phải nổ súng hoa cải và b́nh ga tự chế để ngăn đoàn cưỡng chế đến thu hồi khu đất đầm nuôi thủy sản hơn 19 hec ta mà họ bỏ bao công sức, mồ hôi nước mắt gầy dựng trong nhiều năm trời.

    Biện pháp thu hồi bị chính những người trong cuộc chỉ rơ là đi ngược lại những qui định của pháp luật Việt Nam. Bản thân gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn đă khiếu kiện nhiều cấp nhưng không được giải quyết. Hơn một tháng sau khi xảy ra vụ cưỡng chế với tiếng súng hoa cải và b́nh ga tự chế, thủ tướng chính phủ đă có kết luận biện pháp thu hồi, cưỡng chế như thế là sai.

    Măi gần một năm sau, hồi ngày 7 tháng 12 vừa qua, cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an Thành phố Hải Pḥng có kết luận điều tra số 3 về vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Vươn. Bản kết luận nói rơ đă xác định được các đối tượng trực tiếp hủy hoại tài sản nhà ông Vươn và ông Quư, nhưng không công bố danh sách và không truy cứu trách nhiệm h́nh sự v́ thực hiện theo sự chỉ đạo của các ông Nguyễn Văn Khanh, trưởng ban cưỡng chế, ông Phạm Xuân Hoa, nguyên trưởng pḥng Tài nguyên Môi trường - phó ban chỉ đạo cưỡng chế, ông Phạm Thanh Hoan, nguyên bí thư xă và ông Lê Thanh Liêm, nguyên chủ tịch xă.

    Vào ngày 28 tháng 12 vừa qua, hai bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn và bà Phan Thị Báu, vợ ông Đoàn Văn Quư được tống đạt kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát Điều Tra - Công an Thành phố Hải Pḥng. Theo đó bốn người trong gia đ́nh là các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quư, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ đồng phạm tội giết người.

    Hai bà Thương và Hiền bị cho là đồng phạm tội chống người thi hành công vụ. Ngoài ra gia đ́nh này phải bồi thường tổng cộng 57 triệu đồng cho bảy người gồm công an và bộ đội bị thương trong vụ cưỡng chế.
    Phản ứng


    Sau khi có kết luận điều tra về vụ án hủy hoại tài sản gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quư, vào ngày 21 tháng 12 vừa qua, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lăng, qua thư kư Vũ Văn Luân, người được ủy quyền của ông Đoàn Văn Vươn trong vụ việc, lên tiếng phản đối kết luận điều tra đó như sau:

    “Chúng tôi thấy có mấy vấn đề không đúng. Thứ nhất đă xác định được 19 người tham gia hủy hoại, đốt phá tài sản gia đ́nh nhà ông Vươn nhưng trong bản kết luận không nói tên ai, và đặc biệt là trong kết luận nói ‘gây hậu quả nghiêm trọng’ nhưng không bị truy tố chỉ v́ lư do họ làm theo chỉ đạo.

    Thứ hai đă xác định được hai người lái máy xúc phá hủy ngôi nhà hai tầng; nhưng cũng không bị truy tố v́ làm theo chỉ đạo của ông Hoan, ông Liêm.

    Thứ ba xác định được danh tính ban chỉ đạo cưỡng chế, nhưng trong kết luận nói không biết kế hoạch phá nhà của ông Vươn nên gây hậu quả nghiêm trọng; cuối cùng chỉ đề nghị xử lư hành chính.

    Nếu khởi tố tội danh giết người th́ có ai chết trong vụ án đó mà nói giết người.

    Bà Phan thị Báu

    Thứ tư bước đầu cơ quan Cảnh sát Điều tra bắt đầu tiếp cận những người chủ mưu gây ra vụ này là ông Bùi Thế Nghĩa, bí thư huyện ủy. Ông là người ban hành nghị quyết. Trong lời khai, ông Hiền (chủ tịch huyện) nói thực hiện theo nghị quyết của thường vụ huyện ủy, với bí thư là ông Nghĩa và chủ tịch là ông Hiền. Thế nhưng ông Nghĩa không bị truy tố, c̣n ông Hiền th́ đang xem xét ‘thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng’; đồng thời qui kết cho ông Khanh (trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế) chủ mưu vụ việc là không đúng và bỏ lọt tội phạm. Bởi v́ chủ mưu phải là người ra nghị quyết, ông Bùi Thế Nghĩa. Trong 19 điều cấm đảng viên không được làm của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều 1 qui định các đảng viên không được làm trái nghị quyết của Đảng, ông Khanh buộc phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Ông Bùi Thế Nghĩa ra nghị quyết phải chịu trách nhiệm. Ông Hiền ra quyết định thu hồi đất, cưỡng chế đất, th́ căn cứ theo điểm b khoản 2, điều 1 của Nghị quyết số 02/2011 của Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao, tất cả hai hành vi hành chính đó là của chủ tịch huyện. Sao chủ tịch huyện lại đứng ngoài?


    Trước vấn đề đó căn cứ vào điều 168 Bộ Luật Tố tụng H́nh sự, chúng tôi đề xuất với Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Pḥng trả lại hồ sơ làm rơ hành vi cần phải truy tố tất cả 19 người.”

    Bản thân hai bà Thương và Hiền sau khi được tống đạt quyết định cũng nêu ra nhiều điểm bất hợp lư trong bản kết luận điều tra về điều được gọi là vụ án giết người và chống người thi hành công vụ. Bà Phan thị Báu cho biết:

    “Nếu khởi tố tội danh giết người th́ có ai chết trong vụ án đó mà nói giết người. C̣n đối với tội danh ‘chống người thi hành công vụ’ đối với hai chị em tôi, th́ những người đó có thi hành công vụ hay không th́ thực tế chứng minh hoàn toàn họ không phải thi hành công vụ nên không thể khép tội chống người thi hành công vụ.”
    Niềm tin

    Bà Phan thị Báu, tự Hiền cũng nói lên sự mất tin tưởng của bà vào cơ quan pháp luật tại Việt Nam:

    “Trước đây chúng tôi cũng trả lời không bao giờ tin vào tính khách quan của thành phố Hải Pḥng và của trung ương. Từ khi có kết luận của thủ tướng, không biết thủ tướng có chỉ đạo hay không, hay chỉ nói thế để làm yên dư luận thôi.

    Đến bây giờ chúng tôi rất nghi ngờ v́ trong suốt một năm qua thành phố Hải Pḥng chưa thực hiện được một điều ǵ của thủ tướng đă chỉ thị.

    Chúng tôi rất nghi ngờ, không biết tin vào đâu; đến bây giờ thực sự chúng tôi mất hết ḷng tin rồi.

    Bà Phan thị Báu

    Tôi cho rằng có thể thành phố Hải Pḥng không coi lời của thủ tướng ra ǵ; hoặc thủ tướng chỉ nói xong rồi để đó chứ không chỉ đạo, không thực hiện. Chúng tôi rất nghi ngờ, không biết tin vào đâu; đến bây giờ thực sự chúng tôi mất hết ḷng tin rồi.”

    Vụ Tiên Lăng khi xảy ra được nhiều người dân bị mất đất sản xuất một cách phi pháp tỏ ra phấn khởi, xem đó như là một tiếng súng báo hiệu những đổi thay sẽ đến trong vấn đề đất đai dai dẳng bấy lâu nay. Thế nhưng một năm trôi qua, và sự việc dường như không có ǵ khác mấy so với những ǵ đang diễn tiến bấy lâu nay khiến nhiều người rơi vào tâm trạng như của bà Phan Thị Báu, vợ của ông Đoàn Văn Quư vừa phát biểu.

  7. #97
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dân Dương Nội cương quyết giữ đất!
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2013-01-14

    Trong những ngày này một số người dân thôn La Dương, phường Dương Nội, Quận Hà Đông cương quyết giữ lại phần đất của họ không để cơ quan chức năng thu hồi. Lư do v́ sao người dân lại kiên quyết đến thế?


    Mất đất, thất nghiệp

    Sau bao lần khiếu kiện ở các trụ sở tiếp dân cấp trung ương của chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại Hà Nội, nhưng việc thi công, giải phóng mặt bằng được cho biết sẽ tiến hành trong tuần này; kể từ ngày 11 tháng giêng vừa qua, những người trong số 360 hộ dân tại thôn La Dương, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông đă kéo nhau ra canh giữ tại khu đất của họ mà chủ đầu tư Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Hà Nội, Geleximco triển khai dự án xây dựng khu đô thị mới.

    Một phụ nữ tên Ba, năm nay đă 70 tuổi vào chiều ngày 13 tháng giêng, cho biết lư do v́ sao bà cùng nhiều người khác cùng trang lứa với bà cũng như những bà con có đất bị thu hồi khác phải dầm sương, giăi nắng để giữ lại đất đai mà họ canh tác và chôn cất thân nhân từ bao đời qua:

    V́ 356 hộ dân chúng tôi không chuyển đổi được nghề nghiệp nên chúng tôi phải giữ lại đất. Như thế là 5 năm rồi, chính quyền phường, quận san ủi đất của chúng tôi nên không thể trồng lúa lấy gạo ăn. Bây giờ chính quyền phường, quận thuê đầu gấu, quân nghiện đến ‘quây tôn’ đất của chúng tôi. Nếu chúng tôi không giữ được th́ ‘măi măi, vĩnh viễn’ bị chết đói. Bây giờ dân chúng tôi rất bức xúc.

    Bây giờ chính quyền phường, quận thuê đầu gấu, quân nghiện đến ‘quây tôn’ đất của chúng tôi. Nếu chúng tôi không giữ được th́ ‘măi măi, vĩnh viễn’ bị chết đói. Bây giờ dân chúng tôi rất bức xúc

    bà Ba

    Ông Trịnh Bá Khiêm, một người dân thôn La Dương nằm trong diện giải tỏa nhưng không đồng thuận với cách làm của các cấp chính quyền trong dự án này, cũng có cùng lư do là mất đất sẽ trở nên thất nghiệp không có kế sinh nhai trong hoàn cảnh hiện nay. Ông tŕnh bày:

    Dân chúng tôi khổ lắm, cùng đường rồi. Như gia đ́nh tôi gồm 5 hộ gia đ́nh mà chỉ có 30 mét vuông, đi ra đi vào mặt đập vào cửa sắt, xe dựng ở ngoài kẻ trộm lấy mất. Việc làm không có, cùng quẫn lắm rồi. Dân đi làm thuê, làm tiền âm
    Người dân Dương Nội ra giữ đất mang theo cây buộc giẻ tẩm xăng
    Người dân Dương Nội ra giữ đất mang theo cây buộc giẻ tẩm xăng. Source infonet
    phủ mỗi ngày được chừng 15-20 ngàn đồng; nhiều nhà rất cùng quẫn. Cùng đường rồi, không c̣n con đường sống. Dân chúng tôi vào chân tường rồi. Không thể không chống lại ‘quân cướp đất’.

    Bà con chúng tôi 360 hộ toàn vào đường cùng, nếu lấy 70 triệu một sào về tiêu hết. Không có việc làm mà đang khủng hoảng tài chính thế này, chúng tôi chỉ lấy đất để có việc làm thôi.

    Bồi thường quá thấp

    Một nguyên nhân khiến người dân phải khiếu kiện v́ khi thu hồi đất của dân, cơ quan chức năng đưa ra một mức bồi thường quá thấp; trong khi đó khi ra bán th́ tiền bán đất lại cao rất nhiều lần. Ông Trịnh Bá Khiêm giải tŕnh những con số chênh lệch giữa đền bồi và bán ra mà người dân biết được như sau:

    Họ thu hồi đất để bán, bán nhiều tầng, nhiều cấp. Việc bán ‘tù mù’ chứ không công khai về tài chính. Các khoản thu về ngân sách cũng ‘tù mù’ hết. Họ thu để bán, bán để làm biệt thự; toàn dự án bán đất

    Ông Trịnh Bá Khiêm

    Diện tích đất toàn bộ Dương Nội này gồm 6 triệu mét vuông, bị thu hồi 5 triệu 200 ngàn mét vuông Họ thu hồi đất để bán, bán nhiều tầng, nhiều cấp. Việc bán ‘tù mù’ chứ không công khai về tài chính. Các khoản thu về ngân sách cũng ‘tù mù’ hết. Họ thu để bán, bán để làm biệt thự; toàn dự án bán đất.

    Ngày 19 tháng 6, 2012 hàng trăm nông dân của La Dương, Dương Nội
    Trước đây ngày 19 tháng 6, 2012 hàng trăm nông dân của La Dương, Dương Nội cũng đă tập trung trước vườn hoa Mai Xuân Thưởng phản đối.

    Riêng đất Dương Nội này 5 triệu 200 ngàn mét vuông, họ bán phải 50 triệu một mét vuông, trừ đi chi phí làm cơ sở hạ tầng, nộp thuế sử dụng đất th́ họ lăi chừng 200 ngàn tỷ đồng. Chỉ riêng Dương Nội là như vậy; chức toàn Hà Nội, cả nước Việt Nam họ kinh doanh bằng đất th́ lợi nhuận không phải là ít; trong khi đó dân chúng tôi đất không có để ở, chết không có đất để chôn, việc làm không có.

    Chính quyền đuối lư

    Trước những bất hợp lư như thế, người dân trong diện bị thu hồi đất đă khiếu kiện từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất là Thanh Tra Chính phủ. Tuy nhiên các trả lời vẫn không thỏa đáng, thuyết phục đối với người dân.

    Ông Trịnh Bá Khiêm nói về điều này:

    Quyết định thu hồi từ năm 2008; dân chúng tôi khiếu kiện đến Thanh tra Chính phủ. Về luật, về lư, chúng tôi áp đảo thanh tra chính phủ rồi; nhưng họ trả lời chung chung và nói chúng tôi khiếu kiện không có cơ sở.

    Chúng tôi đă liên lạc qua điện thoại đến ông Lê Cường, chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông để t́m hiểu vấn đề từ phía chính quyền; thế nhưng ông này từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại.

    ‘Tử thủ’ bằng xăng

    Trước t́nh h́nh mà người dân cho là bị dồn vào đường cùng như thế; nay nghe tin trong tuần này chính quyền sẽ tiến hành cưỡng chế giao đất cho Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Hà Nội, người dân cho biết họ sẽ quyết tử như lời của ông Trịnh Bá Khiêm sau đây:

    ...

    Làm việc với Thanh tra Chính phủ về luật, về lư áp đảo Thanh tra Chính phủ rồi; bây giờ chúng tôi phải sử dụng bạo lực thôi. Dương Nội rất cương quyết, từng người. Chuẩn bị xăng rất nhiều

    ông Trịnh Bá Khiêm

    Làm việc với Thanh tra Chính phủ về luật, về lư áp đảo Thanh tra Chính phủ rồi; bây giờ chúng tôi phải sử dụng bạo lực thôi. Dương Nội rất cương quyết, từng người. Chuẩn bị xăng rất nhiều.

    Những người dân khi ra giữ đất mang theo cây buộc giẻ tẩm xăng, dầu và nói nếu như việc cưỡng chế diễn ra họ sẽ cho phóng hỏa.

    Người dân cho biết hiện c̣n chừng hai phần ba dân trong thôn không nhận tiền đền bù đất; số một phần ba nhận tiền là cán bộ, đảng viên trong chính quyền phường Dương Nội.

    Một yêu cầu của người dân là chính quyền và chủ đầu tư trả lại 60% số ruộng đất đă thu hồi. Bên cạnh đó phải qui tập, giám định ADN đối với xương cốt từ những ngôi mộ bị san ủi trước kia.

    Vấn đề thu hồi đất bị cho bất công như tại thôn La Dương, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội không phải là cá biệt mà là khá phổ biến tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Dư luận đang chờ phiên xét xử vụ thu hồi đất đầm nuôi thủy sản ở Cống Rộc, Tiên Lăng đối với gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn hồi ngày 5 tháng giêng năm ngoái. Ngoài ra c̣n rất nhiều trường hợp khiếu kiện về đất đai không được giải quyết khiến người trong cuộc phải ngày đêm kêu cứu ở trung ương Hà Nội. Nhưng rồi dường như vẫn bế tắc khiến người dân phải phản ứng như gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn, và hiện nay là bà con ở thôn La Dương, Dương Nội ngay tại Hà Nội.

  8. #98
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phú Yên xét xử 22 người tội "hoạt động lật đổ chính tuyền"
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

    2013-01-28

    Phiên sơ thẩm 22 người bị bắt trong vụ Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn tại khu du lịch sinh thái Núi đá Bia khởi sự hôm nay tại ṭa án tỉnh Phú Yên.


    Công an bao vây khu du lịch sinh thái Đá Bia hôm 05.02.2012 và bắt giữ nhiều người trong vụ "Hội đồng công luật công án Bia sơn"



    Bị cáo

    Những người quan tâm phiên xử gồm thân nhân của các bị cáo và đồng đạo của họ thuộc nhóm thực hành giáo lư của giáo phái đầu tiên mang tên Ân Đàn Đại Đạo do ông Phan Văn Thu tức Trần Công khai mở từ năm 1969. Năm 2004 nhóm tổ chức ra Hội đồng Công Luật Công án Bia sơn.

    Mẹ của anh Nguyễn Thái B́nh, một trong 22 bị cáo là người có mặt tham dự phiên xử vào sáng hôm nay kể lại mọi diễn biến trong buổi xử đầu tiên và nhận xét của bà đối với 22 người phải ra hầu ṭa:

    Sáng nay ṭa đọc từng tên. Thân nhân ngồi một nơi. Mỗi tội phạm có bốn công an kèm theo. Họ bị kết tội phản động, và ai cũng già và đi yếu lắm.

    Một người cũng có mặt tại phiên ṭa cho biết một số thông tin liên quan người tham dự và t́nh h́nh tinh thần cũng như thể lư của những bị cáo:

    Sáng nay ṭa đọc từng tên. Thân nhân ngồi một nơi. Mỗi tội phạm có bốn công an kèm theo. Họ bị kết tội phản động, và ai cũng già và đi yếu lắm.

    Mẹ của anh Nguyễn Thái B́nh

    Họ không cản trở ǵ hết. Những người có giấy mời tham dự được vào trước, những người không có giấy mời mà là người thân th́ vào sau khi tội phạm được dẫn ra. Do hội trường xử án chật nên có người phải ngồi ở ngoài cửa, nhưng có ghế ngồi và có loa bắc ra. Như thế ai cũng có thể tham dự trực tiếp hay gián tiếp.

    Những bị cáo rất hiền, không có ǵ kháng cự. Tinh thần họ b́nh thản; nhưng sức khỏe không hiểu sao đi hơi yếu, đi cà nhắc. Mọi
    Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, một thành viên xây dựng khu du lịch sinh thái Núi
    người trả lời tự nhiên, theo luật của ṭa.

    Thân nhân của một bị cáo cho biết nội dung chính kết tội mà bản cáo trạng đưa ra và được đọc lại trong buổi sáng đầu tiên của phiên xử được thông báo sẽ kéo dài trong 5 ngày:

    Hai hai bị can được đưa ra và họ đọc cáo trạng phạm tội theo điều 79 Bộ luật h́nh sự.

    Luật sư

    Gia đ́nh của 22 bị cáo trong vụ việc đều nói họ không mời luật sư v́ họ tin vào tính chính nghĩa của việc làm của người thân và không hề có ư định lật đổ chính quyền.

    Tuy nhiên theo qui định của pháp luật Việt Nam, có 6 thành viên trong trong đoàn luật sư tỉnh Phú Yên được cử ra để bào chữa cho 22 bị cáo. Luật sư trưởng đoàn là Nguyễn Hương Quê, vào chiều trước ngày xử án cho biết một số thông tin liên quan về bốn người mà ông được chỉ định bào chữa:

    Cũng tham gia tiếp xúc nhiều lần tại trại giam. Tuần rồi tôi có gặp họ. Họ có thừa nhận ư thức ngay từ ban đầu cho đến khi bị bắt. Họ có thừa nhận nhận thức lệch lạc. Họ làm không công cho tổ chức, như ông Nguyễn Kỳ Lạc làm công cho tổ chức trong 8 năm mà không có đồng lương nào hết; c̣n xin tiền nhà góp vào cho tổ chức nữa. Nói chung, họ thừa nhận sự việc và mục đích của họ là như vậy. Tại phiên ṭa có thể đối chất làm rơ vấn đề này.

    Hai mươi hai bị can được đưa ra và họ đọc cáo trạng phạm tội theo điều 79 Bộ luật h́nh sự

    thân nhân bị cáo

    Sự vụ

    Một số người trong cuộc và thân nhân của họ đều một mực cho rằng hoạt động mà họ làm lâu nay chỉ là tu đạo theo Cửu Kinh Minh Triết và xây dựng khu du lịch sinh thái để làm đẹp cho đất nước, chứ không hề có chuyện làm chính trị muốn lật đổ chính quyền hiện nay. Bà Vơ thị Thanh Thúy, vợ ông Phan Văn Thu (Trần Công) lập lại điều này trong cuộc nói chuyện với chúng tôi hồi trung tuần tháng giêng vừa qua:

    Bây giờ ai cũng biết ḿnh là người tu đạo rồi không có ǵ phải giấu diếm nữa hết. Thứ hai là làm sinh thái, làm đẹp, mang đến cảnh đẹp cho quê hương, nơi nghỉ ngơi cho con người, cho những ai mệt mỏi muốn t́m đến nơi an b́nh cho tâm hồn. Mục đích của những người làm tại Bia Sơn là như vậy. Ở đó toàn những người lớn tuổi, c̣n những thanh niên là thanh niên bệnh tật. Họ t́m đến ngài để được giải thoát.

    Luật nói như vậy, nhưng cứ để theo tự nhiên. Ở đâu cũng có tối, có sáng; thời gian sẽ chứng minh.

    Tuy nhiên theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên th́ nhóm do ông Phan Văn Thu (Trần Công) đứng đầu là có những âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật H́nh sự.

    Nhóm này bị bắt hồi ngày 5 tháng 2 năm 2012 tại khu Du lịch Sinh Thái Núi Đá Bia, thuộc xă Ḥa Xuân Nam, huyện Đông Ḥa, tỉnh Phú Yên. Khu này được triển khai xây dựng từ năm 2004 do Công ty TNHH Quỳnh Long đứng tên.

    Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên nói rằng đến tháng 2 năm ngoái, Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn thành lập được 12 ban, 26 pháp hội và bốn nhóm chưa có tên pháp hội. Những pháp hội này ở tại các tỉnh thành từ Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Ḥa, Ninh Thuận, B́nh Thuận, Đắc Lắc, Sài G̣n, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang.

  9. #99
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thương binh kêu cứu v́ bị cưỡng chế đất
    Thanh trúc, phóng viên RFA
    2013-02-01

    Một thương binh ở B́nh Dương, ông Ngô Duy Trợ, lên tiếng kêu cứu và cho hay sẽ làm đơn khiếu nại vụ công an bất thần kéo đến cưa hết cây trồng và ủi đất nhà ông để làm đường cho trường Đại Học Hồ Chí Minh mà không báo trước cũng như không có giấy quyết định cưỡng chế từ cấp trên.


    Ông Trợ ôm cây thương tiếc nhưng đành bó tay trước chính quyền


    Cưỡng chế không bồi thường?

    Tŕnh bày với Thanh Trúc về hoàn cảnh mà ông gọi là trơ trọi và bị áp bức, thương binh Ngô Duy Trợ nói:

    Ông Ngô Duy Trợ : Tôi ở tổ 6, ấp Tân Ḥa, phường Đông Ḥa, xă Dĩ An, tỉnh B́nh Dương. Rạng sáng ngày 25, 8 giờ sáng ngày 25 tháng 1 năm 2013 bên Đại học Quốc gia do ông Huỳnh Ngọc Sang, giám đốc khu đô thị TP.HCM, ngang nhiên dùng hai máy cẩu, một xe ủi, hai xe ô-tô chở đất ùn ùn đến lấp san phần đất của tôi.

    Phần đất đó đă có ranh giới từ hồi chính quyền Sài G̣n, mà bây giờ người ta lại nhổ hết cọc của tôi đi, sau đó người ta san ủi mất 400 mét vuông đất, và đồng thời người ta cưa đi của tôi 35 cây gỗ mang đi tiêu thụ chỗ khác. Lúc đó tôi ra can thiệp th́ công an khóa tay tôi và đè đầu cưỡi cổ tôi đưa lên phường, nhưng đưa lên phường lại không giải quyết, lại thả tôi về. Buổi chiều chúng lại tiếp tục cưa cây của tôi mang đi.

    Thanh Trúc : Thưa ông Ngô Duy Trợ, xin ông cho biết họ có trả cho ông đồng nào không?

    Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Họ không có trả cho tôi một đồng nào và đồng thời không có một quyết định ǵ thu hồi đất, và không có một cái ǵ thông báo để cho gia đ́nh tôi yên tâm.

    Thanh Trúc : Trước đó bên chính quyền địa phương có báo cho ông biết là sẽ trưng thu miếng đất đó của ông?

    Phần đất đó đă có ranh giới từ hồi chính quyền Sài G̣n, mà bây giờ người ta lại nhổ hết cọc của tôi đi, sau đó người ta san ủi... Lúc đó tôi ra can thiệp th́ công an khóa tay tôi và đè đầu cưỡi cổ tôi đưa lên phường

    Ô. Ngô Duy Trợ


    Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Thưa với nhà báo nước ngoài là tôi không nhận được một thông báo ǵ trước đó và tôi cũng không có một cái ǵ là vấn đề hưởng bồi thường. Không thông báo cho nên bây giờ thế này ạ, ngay những người làm trong chính quyền người ta cũng bảo tôi viết đơn để kiện việc này cho nó “ra măng ra tre” những kẻ làm sai trái và những kẻ này là những kẻ cướp quyền công dân của tôi.

    Thanh Trúc : Được biết ông là thương binh, ông c̣n bị nhiễm độc da cam ở chiến trường nữa, phải không?

    Ông Ngô Duy Trợ : Có ạ. Báo cáo với lại nhà báo nước ngoài, tôi đi bộ đội từ năm 68, nhưng chiến tranh đă qua rồi ta không nói nữa, bởi v́ bây giờ ngay Mỹ cũng bắt tay với Việt Nam và đồng thời người ta cũng bồi thường vấn đề chất độc màu da cam cho chúng tôi th́ chúng tôi cũng cảm thấy hài ḷng. Thế c̣n chiến tranh ta không nói nữa mà bây giờ chúng ta nói thực trạng trong vấn đề sinh sống bây giờ. Nói chung là tôi ở đây cũng chỉ là nuôi cá thêm cái hồ để sống thôi ạ. Cuộc sống cũng khó khăn, vất vả, hai vợ chồng lam lũ.

    Thanh Trúc : Nếu mà họ cưa của ông mấy chục cây gỗ chở đi là tài sản của ông mất trắng hay sao?

    Ông Ngô Duy Trợ : Tài sản của tôi coi như mất trắng. Và tất cả sinh viên cho đến người dân th́ người ta cũng đều phê phán cái việc làm này là việc làm sai trái, là việc bất công của xă hội, một việc làm ăn cướp của cải của tôi giữa ban ngày.

    Thanh Trúc : Đă bao giờ ông Ngô Duy Trợ giáp mặt với ông Huỳnh Ngọc Sang để mà trinh bày sự việc cũng như để cho ông ta thấy được hoàn cảnh của gia đ́nh ông chưa ?

    Luật rừng ở B́nh Dương?

    Ông Ngô Duy Trợ : Dạ. Tôi đă giáp mặt rồi và đồng thời có nói chuyện rồi, thế nhưng ông ấy nói là cái quyền của ông ấy là ông ấy làm. Huỳnh Ngọc Sang là giám đốc khu đô thị Trường Đại học Hô Chí Minh.

    Thanh Trúc : Và trước đó th́ ông Huỳnh Ngọc Sang không có báo với ông, hay là không có nói rơ ràng với ông là sẽ lấy miếng đất của ông?

    Người ta không nói với tôi, và đồng thời cũng không có quyết định ǵ ra thông báo với tôi là bồi thường. Không có sự tính toán của nhà nước và của trường đại học. Họ làm bừa, làm ẩu, cướp công của tôi.

    Ô. Ngô Duy Trợ

    Ông Ngô Duy Trợ : Không ạ. Người ta không nói với tôi, và đồng thời cũng không có quyết định ǵ ra thông báo với tôi là bồi thường. Không có sự tính toán của nhà nước và của trường đại học. Họ làm bừa, làm ẩu, cướp công của tôi.

    Thanh Trúc : Thưa ông, ngày 25-1-2013 khi công an và những người ở bên Đại Học Hồ Chí Minh đến khu đất nhà ông th́ bên phía công an có đánh đập ǵ ông không, hay là họ chỉ bắt ông đi thôi?

    Ông Ngô Duy Trợ : Họ chỉ bắt tôi đi thôi ạ. Đồng thời họ trói đưa tôi lên xe và đồng thời đưa về ủy ban. Nhưng về ủy ban th́ người ta cũng chẳng giải quyết một cái ǵ và họ lại thả tôi về.

    Thanh Trúc : Công an có giải thích cho ông v́ sao họ bắt ông đi không?

    Ông Ngô Duy Trợ : Họ chỉ nói là tôi chống người thi hành công vụ. Nhưng tôi bảo tôi không có làm ǵ chống người thi hành công vụ, bởi v́ khi một việc làm nó phải có quyết định từ trên xuống và ban ngành vào cuộc th́ mới đúng.

    Thanh Trúc : Họ không có trưng ra cái giấy tờ ǵ, thí dụ như trát bắt hay là trát mời lên công an làm việc?

    Ông Ngô Duy Trợ : Nó ở cái chỗ đó. Nếu người ta muốn lấy của tôi th́ người ta phải có một cái sự mời tôi lên làm việc, ra thông báo này ra thông báo kia, rồi là cưỡng chế. Nó phải có đủ các ban ngành vào cuộc cưỡng chế. Ở huyện người ta cũng nói rằng ông có quyết định ǵ thu hồi không? Không, không có quyết định ǵ.Cưỡng chế cũng không có các ban ngành vào cuộc, chỉ có công an với lại bảo vệ nhà trường thu gỗ của tôi ban ngày đó ạ, và số gỗ đó mang đi tiêu thụ, chỗ tiêu thụ tôi đă nắm được rồi. Tất cả các h́nh ảnh tôi quay được, có nghĩa là rơ như ban ngày rồi.

    Thế này ạ, tôi xem như quyền công dân của tôi mất hết.

    Thanh Trúc : Xin cảm ơn về thời giờ của ông và cầu chúc mội sự lành đến với gia đ́nh ông.

  10. #100
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nguyễn Bá Thanh và giáo xứ Cồn Dầu (Đinh Minh Đạo)



    “...Không ai có thể phủ nhận những cồ gắng của ông đă đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sạch, đẹp, phát triển về kinh tế giáo dục, y tế... Nhưng Cồn Dầu là một góc tối của ông...”





    Nguyễn Bá Thanh trở thành trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng. Đây là một sự kiện thu hút sự chú ư của nhiều người quan tâm đến t́nh h́nh xă hội hiện nay. Nạn tham nhũng trở thành quốc nạn, tàn phá nền kinh tế vốn đă yếu kém của đất nước. Tham nhũng đă phá bỏ những giá trị đạo đức lâu đời của dân tộc. Tham nhũng cũng đe dọa sự c̣n mất của Đảng và chế độ (như nhiều cán bộ và đảng viên đă thừa nhận). Bởi vậy, người ta kỳ vọng ở ông Nguyễn Bá Thanh cũng là điều dễ hiểu.

    Đă có quá nhiều các bài viết về con người, về những thành tích trong quá khứ và hiện tại, cùng những mong đợi sắp tới đối với ông. Bài viết này chỉ đề cập đến một sự kiện mà ông là quan chức cao nhất của Đà Nẵng trực tiếp chịu tránh nhiệm. Đó là giáo xứ Cồn Dầu.

    Vài nét lịch sử

    Vài trăm năm trước, phía Nam thành phố Đà Nẵng, phía đông-nam của sông Cẩm Lệ, bên bờ Nam của ḍng Đại Giang (Sông Cái Đ̣ Xu hiện nay) có một vùng cát bồi hoang dă, khô cằn h́nh chữ V theo chiều Đông – Tây, dài khoảng 800 m, rộng khoảng 600 m, nhọn hẹp dần về phía tây. Trên băi cát bồi (cồn) này, các loại cây thích hợp với thổ nhưỡng phèn mặn như sậy, lau lách, vẹt, ô rô … mọc chen chúc. Băi cát này được gọi là Cồn Dầu. Có hai giả thuyết về cái tên Cồn Dầu. Giả thuyết thứ nhất kể rằng, trên đây đă mọc lên một cây dầu lai rất cao, từ xa đă nh́n rơ. Giả thuyết thứ hai cho rằng nơi đây thường tập trung nhiều ghe thuyền họp chợ bán dâù rái, một loại dầu để trét thuyền khỏi thấm nước.

    Thời vua Tự Đức trị v́ (1847 – 1883), vua ban chỉ dụ cấm đạo Kitô Giáo, có hai gia đ́nh ngư dân theo đạo người Bắc là Phan Văn Đô và Hồ Văn Bạn, đă xuôi thuyền vào nam lánh nạn. Họ đă dừng chân nơi đây, sinh sống bằng nghề bắt cá ven sông Cái Đ̣ Xu. Dần dà hai gia đ́nh này đă phát quang, dựng lán trên cồn làm nơi tạm cư và trồng các loại hoa màu ngắn ngày như ngô, khoai, sắn, đậu … nhưng chủ yếu vẫn sống bằng nghề đánh cá.

    Sau khi phong trào Cần Vương (1885) suy yếu, triều đ́nh nhà Nguyễn phải ra chiếu chỉ tha đạo, gia đ́nh ông Đô và Bạn lên thuyền trở về quê hương, để lại phần đất đă khai hóa cho một người người giúp việc tại địa phương thụ hưởng.

    Tại Quảng Nam, để tồn tại, hai xứ đạo Phú Thượng và Trà Kiệu đă phải đứng lên để tự vệ trước chủ trương diệt đạo của phong trào Cần Vương. Giáo dân từ các xứ đạo khác về đây lánh nạn rất nhiều, trong đó có giáo dân Trung Tín và các họ đạo khác của các tỉnh Quảng Ngăi, Quảng Nam...

    Nhiều người không thể trở về quê hương. Tại giáo xứ Phú Thượng, thấy dân không thể sống nổi với đất g̣ đồi, cha xứ người Pháp lúc ấy là Jean Maillard (tên Việt Nam là Cố Thiên) đă làm đơn xin chính quyền cho phép khai hoang, vỡ hóa khu đất nhiễm phèn ở Cồn Giu Hội (nay thuộc xóm B Cồn Dầu). Cha sứ Cố Thiên c̣n mua thêm 20 ha đất của làng lân cận để giáo dân có ruộng đất làm ăn sinh sống. Giáo hội lo những việc lớn như đắp đê, dẫn thủy nhập điền, thuế má, hỗ trợ khi mất mùa...


    Bia mộ Cố Thiên Maillard

    Năm 1985, cha Cố Thiên được chính quyền cho phép quy dân, lập ấp mở làng trên toàn bộ băi cát Cồn Giu Hội, vũng cạn bao chung quanh và cồn cát bồi mà hai gia đ́nh giáo dân đánh cá người Bắc lánh nạn đă từng trú ngụ. Từ đây xứ đạo Cồn Dầu h́nh thành và phát triển.

    Để thành lập một giáo xứ, việc xây dựng ngôi thánh đường là cấp thiết. Cố Thiên đă cho dùng những vật liệu tại chỗ như tranh, tre, rạ để dựng lên ngôi nhà thờ nhỏ tại góc tây nam của Cồn Giu Hội. Đây đă là nơi tham dự kinh lễ, nghe giảng dậy, hội họp của những giáo dân Cồn Dầu buổi ban đầu.

    Để tồn tại và phát triển, dưới sự dẫn dắt của cha sứ Cố Thiên, giáo dân Cồn Dầu đă phải vừa khai khẩn đất đai, vừa đắp đê ngăn nước mặn để cầy cấy được hai vụ.

    Năm 1930, nhà thờ Cồn Dầu bằng tranh tre được thay bằng nhà thờ có khung sườn bằng gỗ lim, tường xây bằng vôi gạch, lợp ngói âm dương.

    Năm 1950, cha quản xứ Cố Mỹ (Paul Espie) cho xây trường tiểu học trong khuôn viên nhà thờ. Năm 1970, do nhu cầu phat triển, cha Mừng đă xây lại và nới rộng một trường mới, trường có 5 lớp tiểu học, lấy tên Phaolo VI, trực thuộc trường Sao Mai Đà Nẵng.

    Ngày 15/08/1954, cha TađêôNguyễn Hữu Mừng về cai quản giáo xứ, mở ra một trang sử mới cho Cồn Dầu.


    Cha Tađêô Nguyễn Hữu Mừng

    Việc đầu tiên là ngài huy động giáo dân làm con đường Bờ Họ, rộng răi, thẳng tắp, băng qua cánh đồng, nối Cồn Giu Hội (xóm B) với nhà thờ (xóm A). Con đường cao ráo, rộng răi, thẳng tắp, hai bên đường đồng lúa xanh mượt nối liền hai xóm, thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, canh tác.... Năm 1973, Bờ họ được lát bê tông, sạch đẹp.

    Khi xây dựng xong đường Bờ Họ, vào năm 1958 cha xứ Nguyễn Hữu Mừng đă nghĩ đến việc chỉnh đốn nghĩa trang Cồn Dầu. Nghĩa trang đă có từ thời cha xứ Cố Thiên, việc chôn cất trước đây là hoàn toàn do mỗi gia đ́nh người chết tự do lựa chọn địa điểm và xây cất. Nay mỗi tộc họ chọn một khu vực trong nghĩa trang, quy các mộ tổ tiên, thân nhân của ḿnh về khu vực đó, xây theo hàng nối quy định. Xung quanh nghĩa trang trồng dương liễu, có cổng và hàng rào bảo vệ. Các lối đi h́nh chữ thập giữa nghĩa trang được trồng hoa trúc đào và lan đất. Trước năm 1975, nghĩa trang Cồn Dầu được xếp vào loại nghĩa trang đẹp nhất tỉnh Quảng Nam, hơn hẳn cả nghĩa trang Đà Nẵng.

    Năm 1960, nhà thờ cũ đă được xây dựng từ năm 1930 đă được tháo dỡ thay vào đó là ngôi nhà thờ mới, đươc xây dựng trên nền nhà thờ cũ. Kinh phí lấy từ tiền nhà chung bán lúa ruộng giáo hội, tiền viện trợ của tổ chức công giáo cùng với sự đóng góp của giáo dân trong giáo sứ. Nhà thờ mới rộng lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ.

    Cũng trong năm 1960, cha sở và giáo dân Cồn Dầu đă dựng một hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong khuôn viên nhà thờ. Hang đá được thiết kế hài ḥa với thiên nhiên, là một trong những hang đá Đức Mẹ đẹp nhất trong giáo phận Đà Nẵng.

    Năm 2004, giáo dân Cồn Dầu đă lên đến hơn 1500 tín hữu, ngôi nhà thờ cũ đă trở nên chật chội, lại bị xuống cấp hư hỏng nhiều chỗ, cha quản xứ Giuse Nguyễn Kính đă huy động sức người sức của trong toàn giáo xứ, kể cả những người con ly hương để xây dựng ngôi nhà thờ mới. Dự kiến ban đầu là sửa chữa, làm mới từng phần, nhưng nhờ ḷng nhiệt thành đóng góp của giáo dân, ngôi nhà thờ đă được hoàn tất ngoài sức tưởng tượng, mới và to đẹp hơn. Trong ngày khánh thành, mọi người đều phài thốt lên: “Thật chỉ nhờ ơn Chúa mà thôi”.





    Thiếu tầm nh́n hay bị sức ép của nhóm lợi ích

    Như đă giới thiệu ở phần trên, giáo xứ Cồn Dầu đă tồn tại và phát triển cùng với những thăng trầm lịch sử của đất nước và dân tộc. Nơi đây đă ghi lại dấu ấn của giao lưu văn hóa đông-tây (ki tô giáo được các nhà truyền giáo phương tây mang đến). Nơi đây cũng chứng kiến một cộng đồng, với một niềm tin tôn giáo không lay chuyển, đă vượt qua những thử thách cam go nhất-luật cấm đạo của triều đ́nh-để sống c̣n và phát triển. Nơi đây đă chứng minh rằng, một cộng đồng đoàn kết, được hướng dẫn bởi những người đại diện cho tinh thần và lư tưởng của ḿnh-những cha quản xứ-có thể vượt qua mọi khó khăn, tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp,nền nếp. Cồn Dầu c̣n là một thắng cảnh được tạo bởi bàn tay con người và thiên nhiên. Làng quê, những cánh đồng lúa xanh mượt, ngôi nhà thờ, bờ đê, tiếng chuông chiều ngân vang, từng đoàn giáo dân đi lễ... soi bóng trên ḍng sông trong xanh, uốn khúc.

    Một xứ đạo Cồn Dầu như vậy cần và nên được bảo tồn và tôn tạo.

    Nhưng có thể chính quyền Đà Nẵng, đứng đầu là ông Nguyễn Bá Thanh với tầm nh́n hạn hẹp, không thấy hết được giá trị văn hóa, lịch sử của giáo xứ Cồn Dầu. Đối với họ, 100 ha của Cồn Dầu để xây dựng khu đô thị sinh thái quan trọng hơn nhiều. Đà Nẵng đă có nhiều khu đô thị như Đảo Nổi, Đảo Xanh, DAEWON Đa Phước, Ecovico Đà Nẵng, FPT Đà Nẵng, Golden Hill … Nhưng khu đô thị sinh thái Ḥa Xuân sẽ đưa Đà Nẵng đạt những kỷ lục của thành phố “đáng sống nhất” Việt Nam, với khu tắm bùn suối nước nóng đạt tiêu chuẩn quốc tế rộng 36 ha (!)

    Chính quyền Đà Nẵng c̣n cho công an đàn áp những người dân Cồn Dầu, những người kiên quyết bảo vệ đất đai nhà cửa của họ. Cướp quan tài trong đám tang một cụ bà 82 tuổi.... Hơn 50 tín đồ của giáo xứ Cồn Dầu đă phải chạy sang Thái Lan lánh nạn. Trước cộng đồng thế giới, chính quyền Đà Nẵng trở thành một chính quyền mang bộ mặt độc tài, đàn áp tôn giáo.

    Dư luận xă hội và nhân dân xă Ḥa Xuân cho rằng, bàn tay của các tư sản đỏ tạo ra dự án và được chính quyền tiếp tay.

    Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh quê ở xă Ḥa Xuân kể: “Xă Ḥa Xuân của tôi nằm sát cạnh Đà Nẵng nhưng lại bị chia cách bởi con sông Cẩm Lệ nên rất là quê mùa và khốn khó trăm bề. Dân quê tôi từ bao đời luôn mơ ước một chiếc cầu bắt qua bến Đ̣ Xu, nối liền với Đà Nẵng để đổi đời. Sau gần 30 năm ḥa b́nh, cho măi đến những năm đầu thế kỷ 21 th́ ước mơ cỏn con ấy mới chuẩn bị thành hiện thực. Cây cầu bắt qua Đ̣ Xu được triển khai thi công. Cọc đóng qua sông, chuẩn bị đúc đà và lao dầm. Dân quê tôi hân hoan mừng rỡ, mong ngóng từng ngày để chờ lúc cây cầu vươn ra nối đôi bờ. Thế nhưng sau đó chẳng hiểu v́ sao, công tŕnh được lệnh của ông Thanh cho ngừng lại, cọc đóng xuống rồi lại cho nhổ lên. Dân cả xă bàng hoàng thất vọng và không biết chuyện ǵ đă xảy ra. Măi về sau th́ dân quê tôi mới vỡ lẽ ra. V́ có một nhóm tư sản đỏ nào đó đề nghị quy hoạch toàn xă Ḥa Xuân thành một khu du lịch sinh thái nên phải ngưng ngay chuyện làm cầu để trả tiền đền bù thấp và để giải tỏa dân. Sau đó toàn xă nhận đền bù với giá rẻ mạt rồi chuẩn bị dọn đi. Lúc ấy bản vẽ cây cầu khác bắt qua xă Ḥa Xuân đă nằm trên bàn ông Thanh. Khi xe ủi bắt đầu đến ủi nhà dân, th́ cây cầu cũng bắt đầu được thi công và chỉ sau một năm th́ hoàn thành. Người dân Ḥa Xuân nh́n chiếc cầu Ḥa Xuân to đẹp bắt qua sông Cẩm Lệ, nối liền quê nghèo của ḿnh với thành phố Đà Nẵng mà ngậm ngùi cay đắng. Té ra cây cầu được xây lên không phải để phục vụ người dân nghèo khó bao đời theo cách mạng ở đây mà để phục vụ cho dự án gọi là du lịch sinh thái, nghĩa là phục vụ cho nhóm lợi ích trùm tư sản đỏ. Đền bù người dân chỉ vài chục ngàn một mét vuông, thế mà chỉ mới phân lô trên bản vẽ, các ông trùm này đă rao bán mỗi mét vuông đến hơn 10 triệu đồng. Người dân mất nhà và mất ruộng quê tôi nay thất nghiệp đă chửi đổng lên: Khu du lịch sinh thài cái đếch họ, cũng chỉ là một tuồng “thành kính phân lô” để chia chác lợi khủng”.(1)





    Chủ nghĩa tư bản hoang dă

    Chúng ta hăy đọc một một đoạn quảng cáo bán đất tại khu đô thị sinh thải Ḥa Xuân mà chính quyền Đà Nẵng đă xóa sạch 4 làng, trong đó có giáo xứ Cồn Dầu để lấy đất cho khu đô thị này:

    “Cần bán nhiều lô đất khu đô thị sinh thái Ḥa Xuân, tại đảo 1, diện tích 5x20 và 5x24 giá 10 triệu/m2...Khu đô thị sinh thái Ḥa Xuân được quy hoạch tai phường Ḥa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Dự án được đặt tại vị trí vô cùng đắc địa về mặt phong thủy cũng như về mặt cảnh quan. Gần Ngũ Hành Sơn và tọa lạc tại ngă ba sông Hàn, sông Cẩm Lệ và sông Cổ C̣ với ba mặt giáp sông, hài ḥa giữa phong cảnh sông và núi...”

    Vị trí đắc địa của Ḥa Xuân tất nhiên làm những nhà tư sản địa ốc nước ngoài và trong nước quá thèm khát. Nhưng nếu không có sự đồng lơa của những tư sản đỏ, những nhóm lợi ích và chính quyền Đà Nẵng dựa vào luật đất đai trái quy luật, vô đạo lư tiếp tay, chắc chắn họ cũng chỉ đứng để nén nhịn những cơn thèm khát.

    Để quy hoạch khu đô thị “sinh thái” với diện tích tới 430 ha, chính quyền Đà Nẵng buộc di dời khoảng 2000 hộ, 8000 ngôi mộ, san bằng nhà cửa, ruộng vườn, cây cối của 4 làng. Đây là những làng xóm của những người dân, mà tổ tiên của họ đă theo các chúa Nguyễn đi mở mang bờ cơi, tạo lập cách đây đă ba bốn trăm năm. Bởi vậy, nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên… đối với họ là thiêng liêng, vô giá.

    Người dân Ḥa Xuân phải đào bới 8000 ngôi mộ đang mồ yên, mả đẹp của cha ông, vận chuyển đến chôn ở một vùng đất mới. Đối với những người biết thành kính đối với người chết, tôn trọng tín ngưỡng và tập tục của dân tộc th́ đây là việc làm, mà chỉ ngh́ đến đă lạnh xương sống. Điều mà ông cha chúng ta kiêng kỵ nhất là động mồ động mả.

    Khi một thành phố phát triển, việc các vùng lân cận đô thị hóa là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc quy hoạch và phát triển đô thị đ̣i hỏi phải tôn trọng di tích lịch sử, văn hóa của địa phương. Những ai đă có dịp đến các thành phố ở châu Âu, có thể thấy, cách trung tâm thành phố không xa, những nghĩa trang cũ của người dân bản địa hay của người do thái di cư có từ mấy trăm năm trước đây, được bảo tồn, có tường xây xung quanh, trồng cây hoa rất đẹp. Các khu dân cư, nhà hàng, siêu thị... phát triển quanh đó vẫn hài ḥa, đẹp mắt. Như vậy có thể nói rằng, chủ nghĩa tư bản đă phát triển ở châu Âu cách đây mấy trăm năm cũng không hoang dại như cái chủ nghĩa tư bản mà những người cộng sản đang xây dựng ở Việt Nam hiện nay.



    Vài lời nhắn gửi

    Ông Nguyễn Bá Thanh đă ra Ba Đ́nh.

    Không ai có thể phủ nhận những cồ gắng của ông đă đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sạch, đẹp, phát triển về kinh tế giáo dục, y tế... Nhưng Cồn Dầu là một góc tối của ông.

    Hăng thông tấn AFP của Pháp đă b́nh luận về ông: “Thế nhưng nhiều người đồng ư rằng, ông Thanh có những tài năng hiếm có ở một đất nước nghẹt thở về nạn quan liêu”. Ngoài Ba Đ́nh, nạn quan liêu c̣n nghẹt thở hơn ở Đà Nẵng của ông nhiều lắm! Lại nạn quan tham, quan gian hoành hành từ phường, xă, huyện, tỉnh đến hội 14 “ông vua tập thể”.

    Ai đă sinh ra những tệ nạn trên đây?

    Chính cơ chế sinh ra và nuôi dưỡng chúng.

    Ai đă đẻ ra cơ chế?

    Chính là Đảng của ông.

    V́ vậy, muốn trừ bỏ tận gốc nguyên nhân của những tệ nạn trên đây, phải thay đổi Đảng của ông. Đảng phải chấp nhận cơ chế xă hội tự do dân chủ, đoạn tuyệt với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Max-Lenin đă lỗi thời, trả lại quyền lực cho nhân dân, cùng với các đảng khác tranh đua quyền lănh đạo thông qua tự do bầu cử.

    Ông là một người dám nói, dám làm. Liệu nhân dân có thể gửi gắm những hy vọng nơi ông?

    Warsaw, tháng 1/2013
    Đinh Minh Đạo


    (1)Huỳnh Ngọc Chênh: Lan man về sự kiện Nguyễn Bá Thanh quê choa 11-01-2013

    Tài liêu tham khảo:

    1- Lịch sử giáo xứ Cồn Dầu.
    Kênh thông tin Đại chủng viện Huế

    2- Lược sử giáo xứ Cồn Dầu
    Trang Web giáo phận Đà Nẵng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 16-07-2012, 01:14 AM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-07-2011, 07:17 PM
  4. Replies: 142
    Last Post: 30-05-2011, 03:46 AM
  5. Replies: 3
    Last Post: 04-02-2011, 03:38 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •