Page 3 of 14 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 133

Thread: Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Báo chí tận t́nh săm soi Vinalines

    Nam Nguyên, phóng viên RFA
    2012-05-25

    Nếu ví báo chí Việt Nam là một dàn đồng ca th́ tất cả các ca sĩ đă theo đúng đôi tay bắt nhịp của nhạc trưởng, vụ Vinalines được mổ xẻ tới nơi tới chốn.

    RFA/Dân Việt online

    Ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines đă phê duyệt vụ mua sắm ụ nổi 83M với giá lên tới 26,3 triệu USD (gấp đôi dự toán ban đầu)

    Mặc dù tầm cỡ của vụ Vinalines chưa sánh bằng Vinashin, nhưng nó lại được đặc biệt chú ư trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nổi trội hơn cả là việc xét lại vị thế chủ đạo nền kinh tế của các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước. Kế tiếp th́ x́ căng đan Vinalines được chuyên gia quốc tế nh́n theo lăng kính chính trị. Truyền thông nước ngoài không ít lần cho rằng, vụ băi nhiệm Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và vụ truy nă ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, là những dấu hiệu của t́nh trạng mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và có thể làm Việt Nam lâm vào t́nh trạng bất an về chính trị.


    Nhà nước và Tập đoàn, trách nhiệm về ai



    Trả lời Nam Nguyên, Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao từ Hà Nội nhận định:

    “Các cơ quan nhà nước cũng như Quốc hội đă có trao đổi nhiều về việc vai tṛ doanh nghiệp nhà nước bây giờ là ǵ? chứ không thể là chủ đạo của nền kinh tế nữa. Bây giờ đa số doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, phần đóng góp lớn vào GDP tổng sản lượng quốc nội là từ khu vực tư nhân. Như thế doanh nghiệp nhà nước có c̣n đóng vai tṛ chủ đạo nữa hay không là vấn đề cần phải xem xét lại. Nhất là những doanh nghiệp nhà nước quản lư không tốt, làm ăn không hiệu quả th́ cần xem lại tất cả, không phải chỉ vấn đề tư duy mà c̣n là thực tế.”

    Đọc báo mạng chúng tôi ghi nhận, chiến dịch truyền thông nhắm vào Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines khởi xuất đầu tháng 5, khi các báo đồng loạt đưa tin Bộ Giao Thông Vận tải có kế hoạch trong ṿng 8 năm sắp tới sẽ bơm 100.000 tỷ đồng để phát triển Vinalines. Tiếp đó các báo đồng loạt đưa tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra Vinalines, theo đó Tổng Công ty đă thua lỗ khoảng 1.700 tỷ đồng trong hai năm 2009 và 2010. Bản báo cáo nói rơ Vinalines sử dụng 23.000 ngàn tỷ để mua 73 con tàu quá cũ, nhiều tàu không thể đăng kư ở Việt Nam và phải làm việc đó ở một số quốc gia không có qui định chặt chẽ về an toàn hàng hải. Kinh doanh vận tải biển của Vinalines từ đội tàu cũ nát nhiều cái nằm ụ nên đă lỗ nặng. Tuổi Trẻ Online mô tả t́nh trạng này là Vinalines khốn đốn v́ đội tàu già.

    Tuy vậy mấu chốt để Bộ Công an khởi tố vụ án khởi tố bị can với nhóm lănh đạo Vinalines lại là vụ mua ụ tàu cũ nát, rồi sữa chữa tiêu tốn 480 tỷ đồng, nhưng cho tới nay ụ nổi không được đưa vào khai thác gây lăng phí rất lớn. Theo Người Lao Động Online, tối 17/5 nhà chức trách đă khám xét nhà riêng và bắt giữ ông Mai Văn Phúc, Vụ phó Vụ Vận tải - Bộ GTVT, nguyên Tổng Giám đốc Vinalines và ông Trần Hữu Triều Phó Tổng Giám đốc Vinalines v́ liên quan đến các sai phạm vừa nêu. Riêng ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines th́ đă bỏ trốn và đến ngày 19/5, Bộ Công an đă ra lệnh truy nă đặc biệt và chuẩn bị nhờ Interpol truy nă quốc tế.

    ...sai phạm ở tập đoàn gắn với lợi ích nhóm. Theo lời ông, vụ bắt giữ nhiều lănh đạo Vinalines phản ánh thực trạng của quản lư tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước có rất nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Từ đó đặt ra câu hỏi cần sửa đổi luật pháp như thế nào và trách nhiệm của cơ quan quản lư đến đâu chứ không thể nói sai phạm là của một ḿnh Vinalines.

    Báo điện tử Pháp Luật

    Báo điện tử Pháp Luật TP.HCM trích lời TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế cao cấp nhận định rằng, sai phạm ở tập đoàn gắn với lợi ích nhóm. Theo lời ông, vụ bắt giữ nhiều lănh đạo Vinalines phản ánh thực trạng của quản lư tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước có rất nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Từ đó đặt ra câu hỏi cần sửa đổi luật pháp như thế nào và trách nhiệm của cơ quan quản lư đến đâu chứ không thể nói sai phạm là của một ḿnh Vinalines.



    Vẫn theo Pháp Luật TP.HCM, TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, cho tới nay chưa thấy làm rơ trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải trong vụ Vinashin cũng như Vinalines hiện nay. Ông đặt câu hỏi tại sao có thể kéo dài sai phạm lâu đến vậy, Vinalines đă phung phí ngân sách để mua lại tàu cũ. TS Lê Đăng Doanh đặc biệt lưu ư là việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước đ̣i hỏi quyết tâm chính trị thật lớn v́ các tập đoàn này có gắn với lợi ích nhóm. Theo TS Lê Đăng Doanh, có thể khẳng định rằng để các sai phạm kéo dài như vậy chắc chắn có một sự bao che từ đâu đó. Các tập đoàn kinh tế với những khoản thua lỗ lớn như vậy hiện nay đang là một gánh nặng cho nền kinh tế, gây ra rất nhiều nợ nần cho Nhà nước chứ không phải là một thế mạnh của nền kinh tế. TS Lê Đăng Doanh kêu gọi Quốc hội đưa những vấn đề vừa nêu ra thảo luận nghiêm túc tại kỳ họp này.


    Những gánh nặng của đất nước



    Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, GSTS Nguyễn Thế Hùng ở Đà Nẵng nhận định rằng:

    “Những tập đoàn kinh tế nhà nước giống như những sân sau của các quan chức, họ t́m cách rút ruột và nền kinh tế của đất nứơc không có triển vọng phát triển được, v́ nạn tham nhũng kinh khủng quá đối với nước Việt Nam. Bây giờ các tập đoàn kinh tế nhà nước trở thành gánh nặng cho đất nước với cơ chế này th́ đây là một ổ tham nhũng.”

    Đối với vấn đề quyền lợi nhóm thể hiện ở các tập đoàn kinh tế tổng công ty nhà nước, nhất là khi những vụ sai phạm đổ vỡ được thông tin trên báo chí, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định,

    “Cần phải xem lại chuyện đề bạt chỉ định ai vào vị trí nào, trong trường hợp của Vinalines, làm sao mà một ông giám đốc của một công ty con làm ăn không ra ǵ lại được đưa lên làm Tổng giám đốc công ty mẹ.”

    Việc bổ nhiệm như thế là bất cập, chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng ở Việt Nam bên hành pháp không thực sự quyết định cho chức vụ Tổng giám đốc hay Cục trưởng mà là bên Đảng làm. Đề bạt ai làm cái ǵ, trước hết phải có quyết định của bộ phận qui hoạch cán bộ của Đảng, bên Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:

    “Như vậy Đảng cũng nên xem xét phương pháp qui hoạch như vậy có đúng không, nó có vấn đề ǵ, tại sao nó như thế. Có phải là quyền lợi nhóm hay không, có vấn đề tiêu cực mua quan bán chức hay không. Chuyện đó đă được nêu ra rồi bây giờ là giải quyết thôi.”

    Thanh Niên Online ngày 22/5 trích lời ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương nói rằng, việc bổ nhiệm cán bộ chưa công khai minh bạch, cần phải có qui định cụ thể gắn trách nhiệm từng cá nhân trong mỗi khâu của qui tŕnh bổ nhiệm cán bộ, từ giới thiệu, tham mưu, đề bạt cho đến người kư quyết định bổ nhiệm.

    Theo VietnamNet, hàng năm có khoảng 12% doanh nghiệp Nhà nước bị thua lỗ, tuy nhiên mức lỗ b́nh quân của một doanh nghiệp nhà nước lại cao hơn 12 lần so với doanh nghiệp các khu vực khác. Qui mô vốn chủ sở hữu của các tập đ̣an, tổng công ty nhà nước là hơn 70 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận trứơc thuế trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt 13,1% thấp hơn nhiều so với lăi suất vay ngân hàng thương mại. Xin nhắc lại, Vinashin Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy của nhà nước đă làm thất thoát 84.000 tỷ đồng tương đương 4 tỷ USD.

    Những tập đoàn kinh tế nhà nước giống như những sân sau của các quan chức, họ t́m cách rút ruột và nền kinh tế của đất nứơc không có triển vọng phát triển được, v́ nạn tham nhũng kinh khủng quá đối với nước Việt Nam. Bây giờ các tập đoàn kinh tế nhà nước trở thành gánh nặng cho đất nước với cơ chế này th́ đây là một ổ tham nhũng

    GSTS Nguyễn Thế Hùng

    Giám sát phải có toàn quyền



    Khi có đổ vỡ hay nợ nần thua lỗ của khu vực doanh nghiệp nhà nước, báo chí và chuyên gia thường đặt vấn đề về hoạt động giám sát và tính hiệu quả của nó. Bên cạnh nhiều cơ chế khác, Quốc hội được cho là cơ quan có quyền lực giám sát cao nhất. GSTS Nguyễn Thế Hùng ở Đà Nẵng nhận định:

    “Quốc hội ḿnh đâu phải tam quyền phân lập, Quốc hội cũng bị chỉ đạo bởi Bộ Chính trị, người ta bảo ǵ làm nấy chứ có độc lập đâu, làm sao mà giám sát được. Giám sát phải có toàn quyền, thứ nhất không một ai có thể phế truất anh nếu anh không vi phạm pháp luật, thứ hai anh phải có quyền tiếp cận thông tin để giám sát, nếu anh không thể tiếp cận thông tin lại có thể bị người ta phế truất th́ làm sao giám sát được.”

    Trong các diễn biến mới nhất bắt nguồn từ các vụ Vinalines Vinashin, theo Tuần VietnamNet Bộ Tài chính vừa tŕnh qui chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả họat động đối với doanh nghiệp Nhà nước, theo đó sẽ có cơ chế giám sát đặc biệt với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, có dấu hiệu mất vốn nhà nước.




    Khác với những qui định đă có từ trước liên quan tới việc giám sát, qui chế mới được Bộ trưởng Tài chính Vương Đ́nh Huệ tiết lộ là xây dựng trên nguyên tắc “ở đâu có vốn và tài sản nhà nước th́ ở đó cần có giám sát hiệu quả”. Qui chế mới qui định 2 nội dung: giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động. Khi qui chế này được ban hành th́ đối tượng doanh nghiệp nhà nước bị giám sát được mở rộng, gồm doanh nghiệp do nhà nước sở hữu, doanh nghiệp có cổ phần nhà nước chi phối và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.

    Nhà nước Việt Nam đang chuẩn bị tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô h́nh tăng trưởng, trong đó có tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước. Trong hiện tại, theo ông Cao Sĩ Kiêm, Đại biểu Quốc hội nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu trên báo Đất Việt Online ngày 23/5/2012, việc phát triển tập đoàn dường như theo ư chí, chứ không phải thực tế đ̣i hỏi. Do đó Việt Nam đă phải gánh chịu hậu quả như việc các tập đoàn sử dụng vốn bừa băi, tŕnh độ quản lư yếu kém, công nghệ què quặt, khả năng quản trị hạn chế, khiến cho kinh doanh không hiệu quả.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Vinalines: ‘Ngh́n tỷ đồng đổ sông đổ biển’





    Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng ngh́n tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lănh đạo bỏ trốn giống ‘như chuyện đùa’

    Ông Thanh được VnExpress trích dẫn nói hôm 25/5: “Vừa rồi đi tiếp xúc, cử tri kêu lắm, mỗi chuyện tàu thủy lỗ.

    “Trong khi 70.000 hộ gia đ́nh chính sách, tiền hỗ trợ chẳng đáng bao nhiêu mà măi chưa quyết được, đằng này hàng ngh́n tỷ đổ sông đổ biển, xót hết cả ruột.

    “Vinalines thua lỗ, cựu chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt được. Nói ra cứ như chuyện đùa.

    “Cử tri bức xúc mà hỏi không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ ra.”

    Ông Thanh nói vụ Vinalines cho thấy sự “lỏng lẻo” trong quản lư nhà nước. Điều này thể hiện qua việc chậm phát hiện vấn đề, tiếp tục thăng chức cho cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng, và công an để cho ông này bỏ trốn.

    Đây cũng là vấn đề được Thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên, phó tư lệnh Quân chủng hải quân nêu ra trong cuộc thảo luận ở Quốc hội.

    Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Tướng Nhiên nói:

    “Trước đây Vinashin đổ vỡ, nay đến lượt Vinalines. Tại sao những tập đoàn được đầu tư lớn mà chính phủ kiểm soát lỏng thế?

    “Thời gian Đại hội XI, người dân nói rất nhiều, bức xúc trước vụ việc xảy ra ở Vinashin, bây giờ đến Vinalines th́ ăn nói thế nào với người dân?”

    Một số đại biểu Quốc hội cho rằng việc bắt Vinalines gánh nợ bớt cho Vinashin càng khiến cho Vinalines gặp khó khăn hơn.

    ‘Thiếu kiểm soát‘

    Trong số những khoản đầu tư gây thất thoát của Vinalines có việc mua ụ nổi sản xuất từ năm 1965 của Nhật hồi năm 2008.

    Ụ nổi này bị cho là quá tuổi sử dụng 22 năm so với quy định của pháp luật Việt Nam và có tốn phí lên tới 24 triệu đô la, gấp đôi dự toán ban đầu.

    Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nói chính phủ đă không chú ư đúng mức tới quản lư nguồn vốn ở các doanh nghiệp nhà nước.

    Ông Ngân, c̣n là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, được báo Sài G̣n Giải Phóng dẫn lời nói:

    “Cái chính là nền kinh tế của chúng ta thời gian qua chạy theo tăng trưởng, nới rộng chính sách tiền tệ, dẫn đến đầu tư tràn lan, Nhà nước mất khả năng kiểm soát. Nhà nước không đủ lực để kiểm soát đầu tư.

    “Các tập đoàn lại quá lớn trong khi khả năng kiểm soát có giới hạn.”

    Tiến sỹ Ngân nói với bờ biển dài, Việt Nam có những tập đoàn để khai thác kinh tế biển như Vinashin và Vinalines là đúng nhưng cơ chế quản lư “chưa rơ ràng, minh bạch”.

    Cũng giống Tiến sỹ Ngân, Tiến sỹ Nguyễn Đ́nh Cung, Phó viện trưởng Viện quản lư kinh tế Trung ương, nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

    “Lỗi chính là do hệ thống của ḿnh thiếu kiểm soát,” Tiến sỹ Cung nói với VnExpress.

    “Việc chọn đóng tàu, phát triển vận tải biển là một chiến lược đúng. Tuy nhiên hai “Vina” đă thực hiện chưa đúng chiến lược đó. Nói một cách khác, chiến lược đúng, nhưng chiến thuật th́ sai.”

    Ông Cung cũng cho rằng Việt Nam nên buộc các công ty nhà nước phải công bố thông tin như những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, dùng những bên có liên quan tới doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cung ứng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh để giám sát doanh nghiệp nhà nước.

    Duy ‘ư chí’

    Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nói mô h́nh phát triển của Việt Nam cũng góp phần tạo ra các vấn đề như Vinashin và Vinalines.

    Ông Kiêm nói với báo Sài G̣n Giải Phóng:

    “Ở các nước, tập đoàn phát triển tự nguyện, theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải sát nhập với nhau để thành tập đoàn.

    “C̣n chúng ta phát triển tập đoàn dường như theo ư chí, chứ không phải thực tế đ̣i hỏi.

    “Do đó chúng ta phải gánh hậu quả như việc các tập đoàn sử dụng vốn bừa băi, tŕnh độ quản lư yếu kém, quản lư nhỏ c̣n chưa được nay đă phải quản lư lớn, công nghệ què quặt, rồi khả năng quản trị hạn chế, khiến kinh doanh không hiệu quả.”

    Báo Sài G̣n Giải Phóng cũng nói tổng số vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước lên tới 310.000 tỷ đồng (khoảng hơn 15 tỷ đô) trong giai đoạn 2006-2010 nhưng “không có chương tŕnh giám sát” lượng vốn đầu tư này.


    BBC

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Các “ông lớn” ngồi trên đống nợ




    Theo đề án tái cấu trúc DNNN vừa được Bộ Tài chính tŕnh Chính phủ, tính đến tháng 9-2011, tổng số nợ của các DNNN tại các ngân hàng lên đến trên 415.000 tỉ đồng, tương đương 16,9% tổng dư nợ tín dụng.


    Tại hội thảo đổi mới cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ tái cấu trúc DNNN tổ chức ngày 31-5, các chuyên gia, nhà khoa học cũng như Bộ Tài chính cho rằng để xảy ra một loạt sai phạm của Vinalines, Vinashin... là do buông quản lư và giám sát vốn nhà nước tại các DNNN...





    Tập đoàn Than và khoáng sản VN nợ 56.763 tỉ đồng. Trong ảnh: khai thác than tại Quảng Ninh - Ảnh: N.Đán


    Tại hội thảo đổi mới cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ tái cấu trúc DNNN tổ chức ngày 31-5, các chuyên gia, nhà khoa học cũng như Bộ Tài chính cho rằng để xảy ra một loạt sai phạm của Vinalines, Vinashin... là do buông quản lư và giám sát vốn nhà nước tại các DNNN...


    Nợ gấp 3-10 lần vốn chủ sở hữu


    Trong tổng số nợ 415.000 tỉ đồng, hơn một nửa số tiền này là khoản vay của các tập đoàn, tổng công ty như Tập đoàn Dầu khí VN: 72.300 tỉ đồng, Tập đoàn Điện lực VN: 62.800 tỉ đồng, Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN: 20.500 tỉ đồng, Vinashin: 19.600 tỉ đồng. Theo Bộ Tài chính, có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trên ba lần, đặc biệt có bảy tập đoàn và tổng công ty có tỉ lệ trên 10 lần.


    Ông Đặng Văn Thanh, chủ tịch Hiệp hội Kế toán và kiểm toán VN, cho rằng cần phân tích những khoản nợ mà các tập đoàn và tổng công ty đang vay, khoản nào là b́nh thường, khoản nào không có khả năng trả. “Chúng ta phải đánh giá cụ thể khả năng tài chính của từng DN. C̣n việc DN không có vốn mà đi vay để kinh doanh là b́nh thường. Chỉ lo ngại là các DN đi vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. C̣n kinh doanh đến mức không có khả năng thanh toán, hoạt động thua lỗ là điều không hay cho kinh tế, v́ dù là vốn đi vay hay vốn của Nhà nước th́ cũng là vốn của người dân, của toàn xă hội” - ông Thanh nói.


    Để đánh giá t́nh trạng tài chính của DN khỏe hay yếu, theo ông Thanh, có hai chỉ tiêu xem xét là tổng số nợ với tổng số tài sản. Nếu như tổng số nợ chiếm 50% tổng số tài sản th́ DN đó lâm vào t́nh trạng không b́nh thường, c̣n khi nợ chiếm 90% tổng tài sản th́ DN lâm vào t́nh trạng phá sản.




    Công tŕnh thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực VN làm chủ đầu tư. Tập đoàn này nợ 239.699 tỉ đồng - Ảnh: Duy Anh


    Thiếu minh bạch, quản lư lỏng lẻo


    Ông Phạm Đ́nh Soạn, nguyên cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), cho rằng sai phạm tại các DN như Vinalines do một phần cơ chế. Việc giám sát vốn nhà nước tại các DN có quá nhiều tầng nấc nhưng không tập trung mà “anh nọ tưởng anh kia làm”. Do vậy, cần tổ chức một đơn vị giám sát chịu trách nhiệm chính là Bộ Tài chính.


    Ông Đặng Văn Thanh chia sẻ những sai phạm vừa qua như ở Vinalines, Vinashin chỉ được phát hiện khi cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra là do cơ chế chưa thật sự minh bạch. Hiện nay gần như không có cơ chế tài chính - kế toán cho các tập đoàn và tổng công ty, trong khi các “ông lớn” rất phức tạp, kinh doanh đa ngành, đan chéo, dọc có ngang có.


    Chính v́ vậy, báo cáo tài chính hợp nhất, xử lư tài chính nội bộ lúng túng, nói sai cũng được, nói đúng cũng được. Lỗ hổng này cơ quan quản lư đă nh́n ra từ vài năm nay nhưng không xử khi chưa thấy nổi lên ung bướu. Cho đến khi phát hiện th́ ung thư đă di căn, con bệnh quật xuống đă gây thiệt hại lớn.


    “Ngay cả những khoản chi tiêu lên đến hàng ngàn tỉ đồng mà bộ phận kế toán không hay, không có vấn đề mới lạ. Để chấn chỉnh t́nh trạng này, tới đây hệ thống kiểm soát nội bộ tập đoàn cần phải được thiết lập v́ đây là hệ thống “cầu ch́”, ví như hệ thống điện, nếu không có cầu ch́ th́ nhiều thiết bị điện sẽ hư hỏng” - ông Thanh nói.


    Không thể tiếp tục “nuôi”


    Để tái cấu trúc DNNN, ông Đặng Quyết Tiến, phó cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), cho biết một trong những phương án mà Bộ Tài chính đưa ra là cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Theo đề án này, đến năm 2015 sẽ phải cổ phần hóa thành công 573 DNNN. So với tiến độ của năm 2011 và cả bốn tháng đầu năm nay, mới có sáu DNNN được cổ phần hóa nên phải tăng tốc khoảng 240% mới hoàn thành mục tiêu đề ra.


    Tuy nhiên, ông Soạn lo ngại cổ phần hóa sẽ khó có thể thành công nếu “làm trong tâm trạng lừng khừng, nửa vời như hiện nay”. Theo ông Soạn, phải xử lư ngay những vướng mắc liên quan phương thức xác định giá trị tài sản DN, xử lư công nợ... trên nguyên tắc phải theo cơ chế thị trường th́ mới cổ phần hóa được.


    Liên quan đến đề xuất thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các DNNN của Bộ Tài chính, ông Soạn đề nghị chỗ nào làm không hiệu quả, gây thiệt hại th́ phải thoái sớm. Ngành nào hoạt động mang lại tỉ suất lợi nhuận cao nên tính toán thật kỹ. Ông Đinh Quang Tri, phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VN, cho rằng việc cải tổ DNNN phải xem những DN nào không phát huy hiệu quả th́ bán luôn. Thà rằng Nhà nước lỗ một tí c̣n hơn nuôi rồi sau này mất toàn bộ vốn. Có thể giải thể DN đó để tạo cơ hội cho tư nhân thúc đẩy lên.


    Mặt khác, vụ đổ vỡ xảy ra do nhiều nguyên nhân cá nhân, công tác tổ chức cán bộ... Do đó, chính sách tài chính và cán bộ phải đi cùng với nhau. Nếu cơ chế tài chính rất đẹp nhưng người thực hiện không đủ năng lực kinh tế, quản lư, kỹ thuật và đạo đức th́ cơ chế tài chính có đẹp bằng “giời” cũng hỏng.













    Không thể không vay...


    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Biên, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV), cho rằng việc DN phải vay vốn khi đang có những dự án là đương nhiên bởi khó có DN nào đủ vốn làm tất cả. Dù số tiền vay của TKV đă lên tới trên 20.000 tỉ đồng, ông Biên khẳng định t́nh h́nh tài chính của TKV hiện đang tốt và nếu có vay 20.000 tỉ đồng th́ cũng không phải là nỗi lo quá lớn, bởi doanh thu một năm của tập đoàn này đang ở khoảng 100.000 tỉ đồng. Ông Biên cũng cho biết trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng cung ứng than cho nền kinh tế, TKV sẽ phải tiếp tục tăng vay để đầu tư. Các khoản vay đều phải được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả đầu tư.


    Cầm Văn Ḱnh





    Lê Thanh

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    VN không đủ sức cứu các doanh nghiệp phá sản

    RFA 09.06.2012

    Trong bối cảnh có hàng ngàn doanh nghiệp hiện ngừng hoạt động hay trước nguy cơ bị phá sản, chính phủ VN đề ra biện pháp cứu văn bằng cách cho giăn, giảm thuế, thậm chí miễn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp.

    RFA

    Công ty Cổ Phần Chứng Khoán TPHCM ở Hà Nội.

    Theo ông Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng VN, th́ bây giờ chính phủ không đủ sức và cũng không nên cứu doanh nghiệp một cách tràn lan, trong khi mục tiêu chính của VN hiện là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

    Trong khi đó, tập đoàn công nghiệp tàu thủy VN Vinashine đă chào bán hàng loạt công ty con trong số 200 công ty thành viên của tập đoàn.

    Theo kế hoạch gọi là tái cơ cấu, th́ Vinashin, cho đến năm 2013, chỉ giữ lại 15 công ty con, 2 liên doanh, 1 công ty liên kết và 2 đơn vị sự nghiệp.

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    566
    Chết vẫn chết thôi , bơm ra thị trường một lượng tiền lớn lại không có ǵ thu về , bơm cho doanh nghiệp quốc doanh tu bản đỏ của họ th́ tiền lại bay ra ngoài thị trường gây lạm phát cao , tư bẩn đỏ tiêu tiền như nước , ṿng luẩn quẩn cứ thế rồi tắc tử

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Ngân hàng VN ‘được thưởng v́ sai phạm’




    Ngân hàng Nhà nước bị cho rằng hạ lăi suất chưa đủ nhanh khi lạm phát giảm.

    Kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam, ông Vũ Thành Tự Anh, nghi ngờ về nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng và nói Ngân hàng Nhà nước ‘đă thưởng cho những ngân hàng làm sai’.

    Trả lời phỏng vấn của báo Bấm Doanh Nhân Sài G̣n, ông Tự Anh cảnh báo cách tái cơ cấu ngân hàng hiện nay đang tạo ra điều ông gọi là sự “khuyến khích ngược” trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

    Hồi cuối năm ngoái, Ngân hàng nhà nước quyết định Bấm sáp nhập ba ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài G̣n do các ngân hàng này gặp khó khăn về Bấm thanh khoản.

    “Ba ngân hàng đầu tiên sáp nhập không những không bị mất vốn, chủ sở hữu vẫn tại vị, mà c̣n được Ngân hàng Nhà nước bơm thêm vốn, được BIDV hỗ trợ thanh khoản. Các ngân hàng này đă được thưởng v́ làm sai”.

    “Việc thiếu mạch lạc trong chính sách từ 2007 đến nay đă khiến người dân và doanh nghiệp cố thủ”

    Kinh tế gia Vũ Thành Tự Anh

    “Như vậy là đă dùng một sai lầm để giải quyết một sai lầm khác, mà hai cái sai lầm th́ không thể tạo thành một cái đúng”, ông Tự Anh được báo này dẫn lời.

    Kinh tế gia từ Chương tŕnh Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM cũng khuyến cáo phải giảm lăi suất mạnh hơn nữa trong bối cảnh lạm phát có xu hướng giảm.

    Ba vấn đề chính đối diện kinh tế Việt nam, theo ông Tự Anh, là hiệu quả nền kinh tế kém, sản phẩm không có đầu ra, và bất ổn về chính sách/vĩ mô đang tạo ra chi phí rất lớn.

    “Việc thiếu mạch lạc trong chính sách từ 2007 đến nay đă khiến người dân và doanh nghiệp cố thủ”.

    “Chuyện phục hồi ḷng tin không thể chỉ trong một sớm một chiều, nhưng nếu có sự ổn định, minh bạch trong chính sách của Chính phủ, niềm tin sẽ dần trở lại”, ông Tự Anh nói thêm.

    ‘Nhóm lợi ích’



    Kinh tế gia Jonathan Pincus từng làm cho UNDP tại Hà Nội.

    Trong khi đó hăng thông tấn Bấm AFP mới đây có bài nhận định nỗ lực tái cơ cấu khu vực ngân hàng Việt Nam đang bị chệnh hướng do ảnh hưởng của các nhóm lợi ích.

    Hiện có tới 42 ngân hàng nội địa và nhiều ngân hàng trong số này ngập lụt v́ nợ xấu do cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém vay mượn quá nhiều.

    Tổng số nợ của khối doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam vào khoảng 20 tỷ đôla và việc các ngân hàng siết tín dụng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với khoảng 18 ngành doanh nghiệp phá sản tính từ đầu năm tới nay.

    “Nhiều ngân hàng đang che giấu sự thật về bảng cân đối kế toán và t́m cách giấu các khoản cho vay khó đ̣i”

    Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương tŕnh Giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp HCM

    Điều chính phủ cần làm là “tiếp quản các ngân hàng yếu nhất, sáp nhập lại, bán nợ xấu và rồi bán các ngân hàng mới sáp nhập” ông Jonathan Pincus, Hiệu trưởng giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp HCM nói.

    “Làm như vậy sẽ nhanh hơn và ít rủi ro hơn cho cả hệ thống. Nhưng chủ các ngân hàng sẽ không chịu”, ông Pincus nói.

    Để có giấy phép mở ngân hàng, một nhà ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội cho biết, người ta cần có “quen biết rất nhiều”.

    Sở hữu ngân hàng mang lại bổng lộc, có thể qua tiền hoa hồng hoặc việc dễ tiếp cận tín dụng lăi suất thấp.

    Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần có chủ là công ty con của các doanh nghiệp nhà nước, hoặc các nhà đầu tư có quan hệ rộng vàn là chủ của nhiều ngân hàng, lách luật qua các mánh khóe kế toán.

    “Bấm Nhiều ngân hàng đang che giấu sự thật về bảng cân đối kế toán và t́m cách giấu các khoản cho vay khó đ̣i” ông Pincus nói với hăng thông tấn AFP.

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Chứng khoán Việt Nam đă mất hơn 5 tỉ đô la

    RFA-24-08-2012

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đă mất hơn 5 tỉ đô la giá trị trong tuần này kể từ khi 2 vị chóp bu của ngân hàng ACB bị bắt giữ.


    AFP

    Các nhà đầu tư chứng khoán theo dơi giá cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Châu Á (ACB) của sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 2012.

    Các chuyên gia cảnh báo rằng vụ bê bối này có thể làm cho hệ thống ngân hàng bị sụp đổ và dẫn đến khủng hoảng toàn diện.

    Người sáng lập ngân hàng ACB-Nguyễn Đức Kiên và nguyên tổng giám đốc- Lư Xuân Hải bị bắt giữ trong tuần này về tội kinh doanh trái phép, kích hoạt tiền gửi và buộc ngân hàng trung ương phải tổ chức thanh toán khẩn cấp trước t́nh h́nh hoang mang của khách hàng.

    Thị trường chứng khoán phục hồi hôm nay với điểm VN-Index ở mức 1,75% sau khi sụt giảm trong 3 ngày. Tuy nhiên, tổng giá trị cổ phiếu giao dịch ở cả 2 sàn Hà Nội và TP. HCM đă giảm xuống 5,62 tỷ đô từ hôm thứ 2, theo dữ liệu của Vietstock. Ngân hàng ACB phải đối mặt với việc rút tiền ào ạt của khách hàng, ít nhất là khoảng 384 triệu đô la.

    Cổ phiếu ACB tăng 3,8% vào hôm nay, mất gần 7% trong 3 ngày qua.

    Một chuyên gia trong lănh vực ngân hàng giấu tên nói với hăng thông tấn AFP rằng Việt Nam phải đối diện với nguy cơ lớn hơn là người dân mất ḷng tin vào hệ thống ngân hàng và đây là nguy cơ đối với hệ thống kinh tế ở quốc gia này.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Sở hữu chồng chéo làm ngân hàng tṛng trành
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
    2012-09-19


    Từ vụ các đại gia ngân hàng tại Việt Nam bị bắt cách đây ba tuần, dư luận ngày càng lo sợ nguy cơ khủng hoảng tài chính do hiện tượng đầu tư chồng chéo của nhiều người có quan hệ đặc biệt với các giới chức quyền thế.

    RFA photo

    Trụ sở Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga tại Hà Nội

    Diễn đàn kinh tế sẽ t́m hiểu vấn đề cực kỳ phức tạp này qua phần trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
    Đầu tư chồng chéo

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Từ vụ bắt giữ các nhân vật quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam như ông Nguyễn Đức Kiên rồi ông Lư Xuân Hải, các công ty lượng giá trái phiếu đă chú ư đến t́nh trạng bấp bênh và gánh nợ quá lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thế rồi khi t́m hiểu thêm về nhiều khúc mắc bên trong, người ta c̣n thấy ra hiện tượng đầu tư chồng chéo và giả tạo của một số đại gia ngân hàng. Ông nghĩ sao về mối nguy khủng hoảng xuất phát từ những hiện tượng bất thường đó?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa ông, trước hết là nh́n trong trường kỳ trên bối cảnh rộng th́ các "đại gia ngân hàng" như dân chúng trong nước vẫn gọi và cả những ông chủ hay các nhà lănh đạo ẩn mặt ở bên trong đă chẳng phát minh ra điều ǵ cả. Họ chỉ học các thủ thuật nguy hiểm của thiên hạ mà lại học tắt trong một môi trường thiếu luật lệ công minh và thông tin trong sáng, cho nên họ sẽ gặp tai họa c̣n sớm hơn nữa.

    Đầu tiên, tôi xin được nhắc lại rằng vụ sụt giá cổ phiếu tại Mỹ năm 1929 rồi Tổng khủng hoảng thời 1929-1933 cũng xuất phát một phần tự hiện tượng đầu tư chồng chéo. Đó là khi tập đoàn tài chính này đầu tư vào tập đoàn kia trong mối quan hệ chằng chịt mà chẳng c̣n biết đâu là gốc là ngọn. Hiện tượng đó dẫn tới vấn đề đơn giản nhất là mâu thuẫn về quyền lợi và trách nhiệm. Vấn đề thứ hai mới đáng ngại hơn, đó là gây ra rủi ro sụp đổ dây chuyền v́ một quỹ đầu tư mà vỡ nợ là kéo theo các quỹ khác. Vấn đề thứ ba, cực kỳ nguy hiểm là người ta cứ thế mà đầu tư trong ṿng luẩn quẩn, gây ra ảo tưởng thịnh vượng và bong bóng đầu cơ như một lâu đài xây trên cát. Cái ṿng xoáy tai hại đó mới khiến vụ sụt giá cổ phiếu Hoa Kỳ dẫn đến nạn vỡ nợ dây chuyền. Sau đó, giới đầu tư quốc tế lại c̣n kinh nghiệm tai hại của Nhật Bản nên họ chả thấy ngạc nhiên về những ǵ đang xảy ra tại Việt Nam và cả Trung Quốc nữa.

    Vũ Hoàng: Chúng tôi đoán là ông muốn từng bước tŕnh bày bài học đă qua của các nước khác để thính giả của chúng ta khỏi ngạc nhiên và đặt vấn đề vào đúng bối cảnh của nó. Thế chuyện Nhật Bản là như thế nào?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dù rằng có nền văn hoá khác và đi vào công nghiệp hóa theo một hướng khác với Hoa Kỳ, Nhật Bản đă nghĩ đến việc tập trung tài nguyên và trí tuệ vào một số khu vực chủ đạo, cũng như Việt Nam đang tập tành ngày nay.

    Nhật Bản xây dựng một hệ thống đầu tư chồng chéo giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể đầu tư hàng dọc, từ trên xuống và từ dưới lên, để lập ra loại tập đoàn sản xuất hội nhập với nhau là các "keiretsu". Trong khi ấy, các ngân hàng th́ đầu tư hàng ngang, ngân hàng này góp vốn vào ngân hàng kia và cùng nương nhau mà phát triển.

    Ở trên cùng, hay ở dưới cùng, là sự yểm trợ của bộ máy công quyền để các tập đoàn kỹ nghệ và tài chính ngân hàng này thực hiện chính sách phát triển của nhà nước. Các "chaebols" Nam Hàn cũng có xu hướng tương tự là do học được của Nhật.

    Vũ Hoàng: Thưa ông, thế rồi chuyện ǵ đă xảy ra?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cũng lại là hiện tượng hồ hởi sảng và bong bóng đầu tư bị bể. Sau Mỹ đúng 60 năm, Nhật Bản bị bể bóng từ năm 1989 và các doanh nghiệp lẫn ngân hàng bị khủng hoảng từ năm 1991 v́ quan hệ đầu tư chồng chéo dẫn đến nạn sụp đổ dây chuyền. Nam Hàn cũng có bài học này vào năm 1997 và đă phải vất vả tiến hành cải cách. Bây giờ ta mới nói về Việt Nam, với nhiều khác biệt cơ bản khi ta so sánh với các trường hợp ḿnh vừa nhắc đến.

    Vũ Hoàng: Những khác biệt ấy là ǵ, ông có thể tŕnh bày từng chuyện cho thính giả của chúng ta được chăng?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa ông, các nước đó thuộc loại tiên tiến và có nền tảng luật pháp nghiêm minh chặt chẽ mà c̣n bị rủi ro về quản trị như trường hợp Hoa Kỳ hơn 80 năm trước.

    Nhật Bản hay Nam Hàn th́ áp dụng chiến lược phát triển gần như một quốc sách cho toàn dân để thi hành chính sách công nghiệp hóa có định hướng và với sự yểm trợ của nhà nước. Nền tảng luật lệ của họ lại công khai minh bạch trong một môi trường chính trị dù sao cũng dân chủ hơn Việt Nam gấp bội. Vậy mà họ vẫn bị khủng hoảng và c̣n gặp những tệ nạn khó tránh khi có sự cấu kết như vậy. Đó là nạn tham nhũng móc ngoặc; đó là nạn tư bản thân tộc bao che cho nhau; và nhất là cái nạn "ỷ thế làm liều", nói theo danh từ kinh tế và bảo hiểm là nạn "moral hazard".
    Nạn ỷ thế làm liều

    Vũ Hoàng: H́nh như Việt Nam cũng có ba loại tệ nạn ông vừa nhắc đến. Như nạn tham nhũng th́ theo định nghĩa là trục lợi bất chính nhờ tiếp cận với công quyền và c̣n được viên chức công quyền bảo vệ. Như nạn tư bản thân tộc là khi con cái lănh tụ đă một bước lên làm Tổng quản trị CEO, hay mẹ làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, con là Tổng giám đốc, con rể là Tổng kiểm soát. C̣n về nạn ỷ thế làm liều th́ người ta nghĩ ngay đến Vinashin hay Vinalines.

    ...các tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ là trung tâm ḅn rút tài nguyên quốc dân, kể cả vay mượn, để đưa vào dự án có giá trị kinh tế thấp mà rủi ro cao trong khi tay chân và thân tộc của lănh đạo th́ trục lợi rất lớn.
    Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đấy mới chỉ là mấy chuyện nhẹ nhất chứ chưa nghiêm trọng!

    Trên lư thuyết th́ Việt Nam muốn học theo Nhật Bản và Nam Hàn v́ thấy Trung Quốc cũng đi vào hướng đó. Tức là nhà nước lập ra và yểm trợ một khu vực chủ đạo làm đầu máy tăng trưởng và phát triển cho cả nước. Nhưng đấy chỉ là lư thuyết, hay truyên truyền. Chứ về thực tế th́ trong khu vực chủ đạo ấy, các tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ là trung tâm ḅn rút tài nguyên quốc dân, kể cả vay mượn, để đưa vào dự án có giá trị kinh tế thấp mà rủi ro cao trong khi tay chân và thân tộc của lănh đạo th́ trục lợi rất lớn.

    Thế rồi nhờ thế lực chính trị dựa vào chính sách công nghiệp hóa ở ngọn, nhiều lănh tụ đưa tay chân lên hàng đại gia để không chỉ thu vét tài sản công quyền mà c̣n hút cả tài sản của công chúng vào các nghiệp vụ đầu tư chồng chéo này. Họ làm như học theo Nhật Bản và Nam Hàn mà thực chất chỉ là con buôn chứ chưa xây dựng được những cơ sở lớn như mấy nước kia.

    Nhưng nghiêm trọng hơn cả là các thế lực chính trị lẫn đại gia kinh doanh c̣n có thể can thiệp và làm lệch lạc chính sách công quyền để kiếm lợi riêng. Thí dụ đang được bà con trong nước nói đến chính là trong hệ thống ngân hàng và vai tṛ đáng nghi của ngân hàng nhà nước khi nâng hay hạ lăi suất vào những thời điểm có lợi nhất cho các đại gia thôn tính hay sát nhập. Chúng ta có một ṿng tṛn khép kín của một tổ chức lường gạt ở cấp quốc gia được ở trên bảo vệ.

    Vũ Hoàng: Ông mường tượng ra cái ṿng khép kín này là như thế nào?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, ta không quên một "đặc sản" của Việt Nam ngày nay là loại doanh nghiệp tư nhân giả hiệu mà điển h́nh là nhiều ngân hàng thương mại cổ phần. Quốc tế th́ ngợi khen việc cải cách kinh tế và sự xuất hiện của thành phần kinh tế tư doanh trên thị trường Việt Nam nhưng rồi họ cũng biết về sự thật ở đằng sau, ở bên dưới.

    Ở trên cùng, các lănh tụ chính trị phân vùng kinh doanh với nhau và chi phối các tập đoàn kinh tế nhà nước. Các tập đoàn đó có thể lập ra ngân hàng thương mại cổ phần với danh hiệu là tư nhân mà về thực chất th́ do một tay chân thân tín của lănh tụ đứng làm chủ. Ông hay bà hay cô chủ ngân hàng này mới lại lập thêm các công ty đầu tư hay cơ sở tài chính để đứng tên vay tiền của ngân hàng mẹ. Tất nhiên là họ được giải ngân tháo khoán dễ dàng v́ là mẹ cho con vay theo kiểu đầu tư chồng chéo hay tṛng chéo v́ có cùng một tṛng. Bước kế tiếp, công ty đầu tư hay cơ sở tài chính mới đi t́m các dự án tài trợ thật ra có sẵn trên giấy. Đây là loại dự án ảo về chế biến, thương mại hay bất động sản với trị giá được ước tính rất cao để vay tiền thật nhiều mà giá trị kinh tế hay kinh doanh th́ rất đáng ngờ. Vậy mà vẫn trót lọt v́ chỉ là cửa thu tiền cho lănh tụ.

    Rốt cuộc th́ từ ngân hàng mẹ, người ta có công ty đầu tư con và các dự án thuộc hàng cháu. Ḍng tiền ở trên cứ chảy xuống, từ ngân hàng vào công ty đầu tư đến các dự án và chảy ngược về ông bà chủ ngân hàng. Họ không chỉ là chủ ngân hàng hay công ty đầu tư mà c̣n nắm trong tay nhiều dự án bất động sản hay cổ phiếu để lại dùng làm đ̣n bẩy góp vốn vào ngân hàng, mở ra cơ sở đầu tư khác hoặc thâu tóm ngân hàng khác. Nhờ ba lớp đ̣n bẩy này, họ mới trở thành đại gia. Thật ra, toàn bộ kiến trúc ly kỳ đó vẫn chỉ là cái tháp ảo v́ mỗi lần cho vay ra lại là một lần tích lũy nợ xấu, nhưng người ta ỷ thế làm liều v́ tin rằng ở trên cùng đă có ông chủ thật là lănh tụ chính trị và các tập đoàn kinh tế nhà nước trong quỹ đạo của vị lănh chúa này.


    Ngân hàng Quốc tế VIB tại Hà Nội. RFA photo

    Vũ Hoàng: Thưa ông, loại kiến trúc h́nh tháp ấy h́nh như lại dựng ngược và có quá nhiều rủi ro v́ dựa trên chuỗi liên hoàn chồng chéo những nghiệp vụ vay mượn và tài trợ cho các dự án không thật, hoặc có giá trị kinh doanh rất thấp. Nhưng v́ sao mà người ta có thể tiến hành được các nghiệp vụ đó? Chẳng lẽ ngân hàng không có sổ sách hay hồ sơ tài trợ phân minh sao?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta trở lại chuyện nền tảng luật lệ. Khi người có gian ư mà làm luật th́ kẻ chấp hành ở dưới có nhiều thủ thuật để lách luật mà biết là họ được ai đó ở trên bảo vệ. Chuyện rắc rối chỉ bùng nổ và đại gia bị kết tội phạm luật kinh tế khi có đấu đá ở trên cùng.

    Vũ Hoàng: Trong cái ṿng xoáy này, rủi ro cho công chúng là những ǵ?

    Từ hai năm nay, người ta đă thấy cái nạn vỡ nợ có vẻ như âm ỉ chầm chậm tại Việt Nam và cả Trung Quốc nữa. Chúng ta đă nói đến kinh nghiệm Hoa Kỳ thời 1929, của Nhật thời 1989, nay mai sẽ có thêm kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam.
    Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Rủi ro đầu tiên mà ai cũng thấy ra là hệ thống ngân hàng bị lũng đoạn v́ thói tật kinh doanh đó ở một tầng rất cao và có rất nhiều quyền hạn. Thứ hai là các ngân hàng có thể sụp đổ v́ cái núi nợ xấu, khó đ̣i và sẽ mất. Mức nợ ấy đă được quốc tế báo động mà người ta chưa biết là xấu đến cỡ nào, là 10% hay c̣n cao hơn nữa nếu so với số dư nợ tín dụng? Khi ngân hàng sụp đổ th́ thân chủ kư thác tức là công chúng có thể mất tiền oan. Thứ ba là trị trường trái phiếu hay tín dụng sẽ bị khủng hoảng v́ các công ty đầu tư phát hành trái phiếu để vay tiền trên thị trường qua môi giới trung gian của ngân hành. Các công ty đầu tư này vay tiền ở ngoài để gom về cho ngân hàng mẹ dưới dạng cổ phần của ngân hàng. Khi công ty đầu tư hay ngân hàng sụp đổ th́ chủ nợ có tờ trái phiếu biến thành giấy lộn. Chuyện ấy càng dễ xảy ra v́ ngân hàng lại dùng số vốn vay mượn đó đi đánh bạc trên thị trường chứng khoán!

    Vũ Hoàng: Thưa ông, kết cuộc th́ sẽ ra sao?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nhớ đến một câu đối thoại trong truyện "The Sun Also Rise" của nhà văn Hoa Kỳ Ernest Hemingway. "Ông bị vỡ nợ như thế nào vậy? – Thưa rằng qua hai cách. Ban đầu c̣n chầm chậm, sau đó mới đột biến"!

    Từ hai năm nay, người ta đă thấy cái nạn vỡ nợ có vẻ như âm ỉ chầm chậm tại Việt Nam và cả Trung Quốc nữa. Bây giờ th́ người ta chờ đợi một sự sụp đổ tan tành, xảy ra rất nhanh v́ là kết quả tích lũy của t́nh trạng thao túng và lũng đoạn một khu vực huyết mạch của kinh tế là hệ thống tài chính và ngân hàng. Chúng ta đă nói đến kinh nghiệm Hoa Kỳ thời 1929, của Nhật thời 1989, nay mai sẽ có thêm kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam.

    Vũ Hoàng: Đài Á châu Tự do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    LẤY TIỀN CỦA DÂN ĐỂ 'RỬA RÁY' CHO BỐ GIÀ KIÊN!
    Quanlambao


    - Sau khi bố già Kiên bị bắt, tất cả các khoản nợ trá h́nh của bố già Kiên lên tới trên 23.000 tỷ đồng tại Eximbank không c̣n có 'người phù phép để trả lăi vay đang gia tăng hàng ngày. Lê Hùng Dũng, Phạm Trung Cang và Phạm Hữu Phú đă nghĩ ra tuyệt chiêu: Góp thêm 1000 tỷ đồng cho công ty Quản lư nợ! Thế là 'lấy mỡ nó rán nó' Tiền từ Eximbank đổ về cho Công ty Quản lư nợ, rồi từ đó công ty này mua lại nợ của bố già Kiên đang do đám nhân viên bà con đứng 'giúp'. Chỉ chưa đầy 01 tuần sau khi Eximbank rót tiền cho công ty Quản lư nợ th́ 1000 tỷ đồng đă tham gia 'rửa ráy, lau chùi' Eximbank và biến những hợp đồng vay nợ 'đứng thế' sang cho cái công ty này! Thế mới biết c̣n tự do ngày nào th́ đám tay sai bố già như Lê Hùng Dũng, Phạm Trung Cang và Phạm Hữu Phú c̣n phá hoại tiền bạc của nhân dân thế nào!
    Mời xem thêm:
    Eximbank góp thêm 1.000 tỷ đồng vào công ty con
    TRƯỚC KHI BỊ BẮT
    20 TỶ USD CHOTHÂU TÓM ĐỢT Bố già Kiênthách thức BT BCA Kể tội Bố giàKiên Các bố già trốnthuế Bố già VN chắpcánh cho giặc Tàu Thủ tướng &nhóm thâu tóm Các bố già xoádấu vết phạm tội Hối lộ, đánh bài& Ăn cướp ... Bóc lột dân đểbù lỗ cho ḿnh Thống đốc tiếptay cho Mafia Chân tướng bốgià Kiên Bộ mặt thật bốgià Nguyễn Đức Kiên Bố già đă thâutóm xong STB Eximbank &Tṛ chơi của bố già
    Tổng số vốn hiện tại của Công ty TNHH một thành viên Quản lư nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đạt 1.700 tỷ đồng.

    Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) công bố thông tin về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty con do Eximbank sở hữu vốn 100%. Theo đó, ngân hàng này quyết định tiếp thêm 1.000 tỷ đồng vào vốn điều lệ cho Công ty TNHH một thành viên Quản lư nợ và Khai thác tài sản Eximbank.

    Trước khi Eximbank cung ứng, vốn điều lệ công ty chỉ đạt 700 tỷ đồng. Mức này hiện đă tăng lên 1.700 đồng. Trong đó, tỷ lệ góp vốn của Eximbank vào công ty trước và sau thời điểm tăng vốn vẫn không thay đổi, duy tŕ ở tỷ lệ 100%.

    Công ty TNHH một thành viên Quản lư nợ và Khai thác tài sản Eximbank được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt quyết định thành lập từ ngày 1/4/2010. Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp là 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp được hoạt động trên toàn bộ lănh thổ Việt Nam với thời hạn 30 năm.

    Tường Vi - VNExpress

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Chính Phủ phải ôm nợ xi măng


    Đứng ra bảo lănh các khoản vay cho hàng loạt dự án xi măng đang thua lỗ, ngân sách - quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài - của nhà nước đang bị “teo tóp” và đối mặt với nhiều khoản nợ.

    Câu chuyện 4 nhà máy xi măng gồm: Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên rơi vào cảnh nợ nần do thua lỗ đang để lại bài học đắt giá cho cả ngành xi măng khi phát triển ồ ạt, xây dựng tràn lan mà không tính tới nhu cầu thực sự của thị trường.
    ThủTướng & Nhóm thâu tóm Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin? Hôbiến nợ xấu cho Vinashin Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng CÙNG CHƠIBÀI Ù! BĂO NỔI LÊNRỒI Tạisao Thủ tướng 'ÔM' Tập đoàn Dầu khí rót vốn vào xi măng, công ty tài chính cũng đầu tư xi măng th́ thua lỗ là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, Bộ Tài chính là cơ quan thay mặt Chính phủ đứng ra thẩm định dự án, thẩm định phương án bảo lănh cũng phải chịu trách nhiệm khi tham mưu cho Chính phủ kư các quyết định này TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lư kinh tế trung ương

    Ồ ạt bảo lănh vốn vay

    Trong số những “cánh chim đầu đàn” trên của ngành xi măng, thua lỗ nặng nề và nợ nhiều nhất là Nhà máy xi măng Đồng Bành (Lạng Sơn), do Công ty CP xi măng Đồng Bành (thuộc TCT cơ khí xây dựng COMA - Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư với mức sở hữu vốn hơn 80%. Dự án này có tổng mức đầu tư 1.298,2 tỉ đồng, công suất dự kiến 910.000 tấn/năm.

    Khoản vay này được Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ kư Thư bảo lănh cho Hợp đồng vay của Ngân hàng ANZ - chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Fortis Banque France SA và Ngân hàng Bangkok - chi nhánh TP.HCM. Theo số liệu được công khai, riêng khoản vay của ANZ là 747,850 tỉ đồng, vốn tự có của công ty hơn 300 tỉ đồng. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 10.2006 và đi vào hoạt động cuối năm 2008, nhưng phải đến tháng 9.2010 mới cho ra sản phẩm. Tuy nhiên ngay trong năm 2011, nhà máy đă bị thua lỗ nặng, đến nay phải dừng hoạt động. Số lỗ theo báo cáo mới nhất tới hết quư 1/2012 gần 197 tỉ đồng. Trước đó, Bộ Tài chính đứng ra trả 3,5 triệu USD cho ANZ. Tuy nhiên, khoản này cũng chưa thấm vào đâu so với các món nợ phải trả cả gốc lẫn lăi trong 5 năm tới là trên 600 tỉ đồng.

    Không chỉ có dự án Đồng Bành, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đ́nh Huệ từng cho biết, tổng mức bảo lănh của Chính phủ cho các dự án xi măng tính đến khoảng cuối năm 2011 là 1,365 tỉ USD với 16 dự án. Trong đó, Đồng Bành 45 triệu USD; Xi măng Thái Nguyên 59 triệu USD (năm 2005); Xi măng Tam Điệp 133 triệu USD (năm 2000); Xi măng Hoàng Mai 145 triệu USD (năm 1998). Ngoài ra, theo t́m hiểu của Thanh Niên, một loạt dự án khác cũng được cấp bảo lănh vào năm 2008 như dự án Xi măng Thăng Long 2 với hợp đồng vay của Ngân hàng BNP Paribas, Ngân hàng Societe Generale và ANZ. Dự án dây chuyền xi măng Hà Tiên 2, vay của Ngân hàng Calyon và ANZ…


    Nhà máy xi măng Thái Nguyên - Ảnh: Công ty CP Xi măng Thái Nguyên

    Chính phủ “nai lưng” gánh nợ

    Với mỗi dự án, Chính phủ nhận được 0,25% phí bảo lănh trên tổng dư nợ vay, thế nhưng số phí nhỏ nhoi này không thể sánh được với khoản nợ chồng chất của doanh nghiệp (DN) hiện nay.
    KINH TẾ
    Việt Nam gương xấu về kinh tế TƯ họp kinh tế lao đao Lạm phát trở lại hay tṛ chạy tội? Nợ xấu DNNN trên 200.000 tỷ!
    Hầu hết các khoản vay trên đều rơi vào tập đoàn, TCT nhà nước như: TCT COMA (Bộ Xây dựng) tại Nhà máy xi măng Đồng Bành, TCT công nghiệp xây dựng (Vinacoin, Bộ Công thương) - xi măng Thái Nguyên, hay Vinaconex tại xi măng Cẩm Phả… Và theo quy chế cấp và quản lư bảo lănh Chính phủ đối với khoản vay nước ngoài, ban hành kèm Quyết định 272/2006/QĐ-TTg, với tất cả các khoản vay đă được bảo lănh khi DN không thực hiện, th́ người bảo lănh sẽ thực hiện các nghĩa vụ đó.


    Nhà máy xi măng Hạ Long - Ảnh: Anh Vũ

    Theo TS Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tất cả lăi, nợ gốc, lăi suất phạt (nếu có) th́ Bộ Tài chính phải trích từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để trả thay cho DN. Dù có quy định DN phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho Chính phủ các khoản tiền đă trả cùng với lăi và tất cả các chi phí phát sinh thực tế liên quan đến khoản vay, thế nhưng, trong bối cảnh các DN đang ngập trong nợ nần hiện nay th́ hy vọng “đ̣i nợ” và quyền được bán tài sản thế chấp là dây chuyền công nghệ, nhà máy của Chính phủ là hết sức mong manh.

    TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lư kinh tế trung ương, đánh giá ngân sách đang phải hứng chịu thiệt đơn, thiệt kép do bảo lănh cho vay các dự án này. Theo ông, sự ưu ái cho những dự án xi măng, thông qua việc cấp bảo lănh “hào phóng” cho nhiều tập đoàn giai đoạn vừa qua, đặc biệt trong năm 2008, đă phải trả giá. “Trách nhiệm đầu tiên là của các tập đoàn, TCT mải mê chạy theo đầu tư ngoài ngành. Dầu khí rót vốn vào xi măng, công ty tài chính cũng đầu tư xi măng th́ thua lỗ là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, Bộ Tài chính là cơ quan thay mặt Chính phủ đứng ra thẩm định dự án, thẩm định phương án bảo lănh cũng phải chịu trách nhiệm khi tham mưu cho Chính phủ kư các quyết định này”, TS Doanh thẳng thắn nói.


    Nhà máy xi măng Đồng Bành trước khi được đầu tư xây dựng - Ảnh: Công ty CP xi măng Đồng Bành
    Hệ lụy chưa dừng lại

    Nhưng hệ lụy chưa dừng lại khi vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn đă kư Công văn số 1572 xin Thủ tướng cho phép COMA bán toàn bộ hơn 17 triệu cổ phiếu tương ứng hơn 171 tỉ đồng tại Nhà máy xi măng Đồng Bành cho Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai. Đồng thời, đề nghị Thủ tướng chấp thuận cho Hoàng Phát Vissai đứng ra trả nợ thay món vay ANZ cho Bộ Tài chính. TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
    HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

    Đánh giá về kiến nghị này, TS Lê Đăng Doanh cho biết, có lẽ những nỗ lực cuối cùng để cứu vớt Đồng Bành đă không thể thực hiện. Bởi trước khi buộc phải bán vốn, thông qua đấu giá cổ phiếu của COMA tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đă không có bất cứ ai, hay DN nào thèm ngó ngàng đến. Nhưng, nh́n ở khía cạnh lạc quan, theo TS Doanh, dù có bán được, có đơn vị tư nhân đứng ra gánh nợ hộ th́ phần thiệt hại quá lớn cũng đă thuộc về nhà nước khi DN thua lỗ, mất vốn, bao nhiêu công sức đầu tư cũng đổ sông, đổ biển. “Đó là bài học quá đắt cho chủ trương đầu tư thiếu đúng đắn của chúng ta”, ông nói.

    T́nh trạng thua lỗ chưa dừng lại

    Ông Nguyễn Văn Điệp (Hiệp hội Xi măng), cho biết t́nh h́nh các DN ngành xi măng đang ngày càng khó khăn, nợ ngân hàng lăi suất cao không thể trả nổi, riêng Xi măng Đồng Bành khó có thể cứu văn. Ông cũng cho rằng, để dẫn tới hậu quả ngày hôm nay, nguyên nhân do suy giảm kinh tế, nhưng cũng có phần không nhỏ v́ ưu ái trong đầu tư, quy hoạch chưa bám sát thực tiễn. Hiệp hội Xi măng cũng đang kiến nghị Chính phủ giăn các khoản nợ vay, có phương án xử lư nợ cho các thành viên của ḿnh. “Nếu không khoanh được nợ, giăn nợ, kích cầu cho ngành xi măng th́ chắc chắn nhiều DN sẽ c̣n phải dừng hoạt động, và không thể trả được”, ông Điệp nói.
    Theo Anh Vũ - Thanhnien

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh hoàng dầu ăn được vớt từ cống nước thải của TQ
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 19-09-2011, 02:31 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-05-2011, 12:04 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2010, 10:45 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 08:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •