Page 5 of 14 FirstFirst 123456789 ... LastLast
Results 41 to 50 of 133

Thread: Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Độc quyền vàng miếng và tham vọng chống vàng hóa (phần 2)


    Trần Vinh Dự



    15.11.2012
    Xóa vàng hóa bằng cách độc quyền vàng miếng

    Trường hợp độc quyền vàng miếng th́ phức tạp hơn đôi chút. Thị trường vàng miếng được kiểm soát bởi 3 đối tượng là người mua, đại lư, và nhà sản xuất. Sản phẩm của thị trường này cũng có thể chia làm hai loại là vàng miếng và vàng nguyên liệu. Trong một thị trường b́nh thường, có thể có nhiều nhà sản xuất được cấp phép. Giá vàng miếng và vàng nguyên liệu trênh lệch với nhau một mức nhất định v́ sản xuất vàng miếng đ̣i hỏi chi phí đáng kể liên quan đến quy tŕnh cấp chứng chỉ, sản xuất, kiểm soát chất lượng, chống hàng giả… Giá vàng miếng của các nhà sản xuất vàng cũng có thể khác nhau chút đỉnh mặc dù đều được cấp phép v́ một số nhăn hiệu vàng miếng phổ biến hơn, v́ thế dễ mua bán hơn, các nhăn hiệu vàng miếng khác.

    Trong trường hợp ở Việt Nam, nhà nước bắt đầu thực hiện độc quyền vàng miếng từ ngày 25 tháng 5. Kể từ đó, tất cả các đơn vị sản xuất vàng miếng phải ngừng hoạt động. Chỉ có NHNN được quyền sản xuất vàng miếng và lấy thương hiệu SJC. Công ty SJC sau đó được NHNN chỉ định làm đơn vị gia công vàng miếng cho NHNN với mức phí gia công hiện nay là 50 ngh́n Đồng/lượng.

    V́ sự thay đổi này, thị trường vàng miếng ở Việt Nam được đặc trưng bởi một nhà sản xuất độc quyền là NHNN. Các thương hiệu vàng khác đă sản xuất từ trước vẫn được cho phép lưu hành. Nhưng theo như sự nh́n nhận của Thống đốc, th́ mặc dù thời gian qua NHNN “đã tích cực phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng xem lại thì thấy còn có nhiều cách hiểu khác nhau, do vậy, trong dư luận còn lo lắng về vấn đề này”. Trên thực tế, người dân giữ vàng miếng thương hiệu khác vẫn, và đang tiếp tục phải bán với mức giá thấp hơn đáng kể so với thương hiệu vàng SJC. Mức khác biệt này, tùy thương hiệu, từ vài trăm tới trên một triệu Đồng một lượng, tức là giống như bán vàng nguyên liệu.

    Gạt ra ngoài vấn yếu kém trong tuyên truyền về chính sách, cứ giả sử như thị trường vàng miếng ở Việt Nam đă sạch bóng các thương hiệu khác mà chỉ c̣n một thương hiệu duy nhất là SJC, th́ liệu việc độc quyền này có giúp chống vàng hóa hay không?

    Câu trả lời là có, nhưng với chi phí rất đắt cho xă hội.

    Khi NHNN đă trở thành nhà cung cấp độc quyền vàng miếng, NHNN có thể chủ động lượng vàng miếng cung cấp ra thị trường tại mỗi thời điểm nhất định. Trên cơ sở đó, NHNN có thể chống đầu cơ vàng miếng một cách khá hiệu quả. Bằng cách bóp nghẹt nguồn cung, NHNN cũng có thể làm cho việc biến vàng thành công cụ dự trữ giá trị của công chúng trở nên khó khăn. Cả hai việc này đều giúp NHNN chống vàng hóa.

    Thế nhưng việc này ngay lập tức sẽ dẫn tới các hành vi phản ứng từ thị trường. Đầu tiên và dễ thấy nhất là việc sản xuất vàng nhái thương hiệu SJC. V́ việc bóp nghẹt nguồn cung, nếu làm, sẽ dẫn tới giá vàng SJC của NHNN tăng giá. Khi trênh lệch giữa giá vàng nguyên liệu và giá vàng SJC càng cao, th́ động cơ làm nhái thương hiệu này càng mạnh. Điều này dẫn tới chi phí cho xă hội để phục vụ việc giám sát thị trường.
    Thứ hai, tất cả những người giữ vàng nguyên liệu hiện nay đều bị thiệt. Nhiều thương hiệu vàng nhỏ ở Việt Nam mặc dù sản xuất từ khi được cấp phép hiện nay vẫn bị coi là vàng nguyên liệu. Vàng nguyên liệu khó giao dịch, và chỉ có thể bán cho các hăng chế tác kim hoàn hoặc cho các hăng sản xuất vàng miếng. NHNN, với tư cách là đơn vị duy nhất có thể sản xuất vàng miếng, có quyền áp đặt lên giá mua của vàng nguyên liệu. Điều này có lẽ giải thích v́ sao NHNN có thể dễ thu mua tới 60 tấn vàng kể từ đầu năm mà không làm rối loạn thị trường vàng trong nước.

    Thứ ba, giá vàng cao do việc thiết chặt nguồn cung (việc mà NHNN chắc chắn phải làm nếu muốn chống vàng hóa), sẽ làm tổn hại đối với người tiêu dùng vàng thành phẩm (thí dụ các đồ trang sức làm bằng vàng) và có lợi cho NHNN.

    Thứ tư, quyền của người tiêu dùng, với tư cách là người có quyền cất giữ giá trị, bị vi phạm ở mức độ nhất định v́ thị trường vàng miếng bị siết lại. Thay v́ được cất trữ giá trị qua việc mua vàng với giá thông thường, nay họ phải trả mức giá cao hơn.

    Rơ ràng, với chính sách độc quyền này, gánh nặng chi phí của việc chống vàng hóa sẽ nằm nhiều hơn ở phía người tiêu dùng. Trong khi đó, NHNN có thể dễ dàng thu lợi bằng cách thao túng nguồn cung ứng vàng miếng. Điều này khiến không ít người đồn đoán rằng vai tṛ của NHNN nay đă trở thành người đi “kinh doanh” vàng. Ở một mức độ nào đó, nếu việc này được thực hiện một cách có hệ thống, nó sẽ làm suy giảm đáng kể uy tín của NHNN.

    Tóm lại, chống vàng hóa thông qua độc quyền vàng miếng là một chính sách có tác dụng đúng theo mục tiêu mà nó được thiết kế ra – đó là chống vàng hóa. Tuy nhiên, nó để lại gánh nặng chi phí đáng kể cho xă hội và người tiêu dùng. Việc tích cực mua vàng trong dân dễ được coi là một động thái hướng đến chống vàng hóa thông qua việc làm giảm số vàng trôi nổi trong dân. Tuy nhiên, việc này chỉ thành công khi NHNN tạo ra những sức ép nhất định để buộc người dân phải bán vàng. Có vẻ như NHNN đă làm đúng điều này khi đẩy thương hiệu vàng SJC thành thương hiệu vàng quốc gia trong khi “làm ngơ” các thương hiệu khác và không phổ biến tốt tới người dân về việc tiếp tục cho tồn tại các sản phẩm này, dẫn tới việc người dân phải đổ xô đi bán các thương hiệu vàng này với giá rẻ mạt gần như bằng giá vàng nguyên liệu. Động tác này một lần nữa có lợi cho mục tiêu của NHNN nhưng đă gây thiệt hại cho nhiều người giữ vàng “thiếu thông tin”.

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kinh tế Việt Nam: con hổ hết hơi.
    Việt-Long, RFA, theo Simon Roughneen, The Christian Science Monitor, November 15, 2012

    Đà tăng trưởng sang năm dự báo sút giảm, khi những vụ tham nhũng và đấu đá chính trị trong nội bộ đảng Cộng sản đè nặng lên nền kinh tế.

    Ven con sông lịch sử

    Con sông Bến Hải chảy qua ngôi làng sơn cước nhỏ bé này ở miền Trung Việt Nam đánh dấu vĩ tuyến 17, đường ranh chia đôi Nam Bắc Việt Nam trước khi quân Mỹ rút đi và người Cộng Sản chiến thắng vào năm 1975.

    Vùng đất lịch sử này bị bỏ quên, cách xa thủ đô Hà Nội cả một thế giới. Nơi đây vùng phủ sóng điện thoại di động biến mất trên con đường ngoằn ngoèo dẫn lên ngôi làng, khi cơn mưa phùn sáng sớm vương giọt trên những con dốc cao viền hai bên là những tán lá xanh.

    Hầu hết những người Thượng sinh sống dọc con sông thôn dă thuộc sắc dân Vân Kiều, một trong 54 sắc tộc thiểu số được chính thức nh́n nhận ở Việt Nam .

    (Ghi chú của người dịch: sắc dân Vân Kiều c̣n gọi là người Bru, người Mang Cong, người Tŕ hay người Khùa. Ngôn ngữ của họ là tiếng Bru, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi KTu của ngữ tộc Môn-Khmer. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bru-Vân Kiều ở Việt Nam có dân số trên 200 ngàn, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Riêng tại miền núi Quảng Trị, Quảng B́nh, Đắc Lắc và Thừa Thiên-Huế có khoảng hơn 55 ngàn người Bru sinh sống)

    Cuộc sống của người dân thiểu số ở vùng cao vùng xa này không đuổi kịp mức gia tăng thu nhập b́nh quân của người thành thị.

    Ngay trong những năm cường thịnh của “con hổ kinh tế” Việt Nam, những người dân cao nguyên, nhất là ở Tây nguyên, cũng bị bỏ xa ở phía sau. Nhà nghiên cứu Roger Montgomery của Đại học kinh tế London cho biết điều này.

    Chính quyền Việt Nam nhiều lần nhắc lại rằng họ muốn tăng cao tiêu chuẩn sống cho những vùng ấy, như một phần trong cao vọng đạt tới một nền kinh tế công nghiệp vào năm 2020.

    Chẳng may khả năng thực hiện những điều cam kết đó đă bị kiềm chế do những thách đố lớn lao hơn cho xứ sở và đảng Cộng sản cầm quyền, gây nên dấu hỏi về phương hướng cho nền kinh tế Việt Nam.

    Những vụ tham nhũng đầy tai tiếng mới đây và hằng tỉ đô la thua lỗ do quản lư yếu kém, do những xí nghiệp quốc doanh khổng lồ, đă cho thấy những sai trái qua những nứt rạn được che dấu trong nền kinh tế Việt Nam, nay đến lượt nó dẫn tới đà tăng trưởng giảm sút.

    “Cái mă đẹp đẽ bề ngoài của tỉ lệ tăng trưởng cao trong ngắn hạn khiến chính phủ khó ḷng tiến tới trong công cuộc đổi mới. Họ tự hỏi sao lại phải sửa chữa những ǵ chưa có vẻ đổ vỡ. Nhưng không may, khi đà tăng trưởng trong khu vực và trên những thị trường quốc tế chính yếu như châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc… chậm lại, những chỗ yếu của nền kinh tế Việt Nam liền lộ dạng.” Nhà nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Ernest Bower nhận định.

    Đà tăng trưởng b́nh quân của Việt Nam đạt tới khoảng 7% trong suốt 10 năm cho đến 2010, nâng xứ sở này lên nhóm quốc gia “thu nhập trung b́nh” do Ngân hàng Thế Giới đánh giá, và lôi cuốn được những nhà đầu tư nặng túi như Boeing, Intel. Nhưng tỉ lệ này sang năm được dự kiến chỉ c̣n 5,5%.

    Ở xă Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), nhu cầu của người dân chỉ ở mức căn bản, nhưng những sự yểm trợ thiết yếu cho cuộc sống có thể bị mức tăng trưởng thấp đó ngăn trở, nhất là khi nó khiến nhà nước giảm chi, hay Đảng cầm quyền bối rối đứng khựng trong công cuộc đổi mới.

    Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xă, Nguyễn thị Hải, nói: “Chúng tôi cần những kênh tưới tốt hơn, những hệ thống nước tốt hơn. 80% người dân ở vùng này thuộc hàng nghèo khó.”

    Mùa hè năm nay Ngân hàng Nhà nước nh́n nhận nợ xấu đă lên tới 10% tổng dư nợ ngân hàng; giới phân tích cho rằng con số thực ít nhất phải gấp đôi tỉ lệ đó.

    Để so sánh, tổng số nợ khó đ̣i của bốn ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc chỉ lên tới 1% tổng dư nợ hồi năm ngoái. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam có thể gần với con số của Tây Ban Nha, nơi khoảng 10% tổng nợ đă bị quỵt, không trả, theo Ngân hàng Trung ương xứ này loan báo.

    Lời xin lỗi hiếm hoi

    Khi xứ sở xanh xao v́ kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thốt ra lời xin lỗi hiếm hoi về những vấn đề ở các tập đoàn quốc doanh, khu vực kinh tế tạo nên 35% nền kinh tế Việt Nam. Thủ tướng Dũng ở vào phía bị tập thể lănh đạo quyền cao chức trọng của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ trích công khai, khiến đảng này lộ ra sự chia rẽ trước những vấn đề đè nặng lên nền kinh tế, và hậu quả mà những chuyện khốn khổ này có thể tác động lên tính cách chính đáng của đảng cầm quyền độc nhất của xứ sở.

    “Cánh kỳ cựu do Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đă chỉ trích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về sự thất bại trong các chính sách kinh tế của ông này.” Cơ quan tư vấn về rủi ro chính trị Maplecroft vừa tường tŕnh điều này.

    Mặc dù có lời xin lỗi nghe ra khiêm tốn chưa từng có và mối hiềm khích trông nội bộ đảng Cộng sản, đà tăng trưởng chậm chạp và mối ác cảm của công chúng đối với nạn tham nhũng và khả năng quản lư kém cỏi của chính quyền đă khiến Nhà nước độc đảng của Việt Nam tăng cường những biện pháp trấn áp đang diễn tiến đối với những nguồn chỉ trích.

    Đảng kiểm soát

    “Trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch Trương Tấn Sang đấu đá chính trị nội bộ, th́ cả hai đều giành ưu tiên cho quyền kiểm soát của đảng trên tất cả những người khác” Nhà nghiên cứu Christian Lewis của tập đoàn tư vấn về rủi ro chính trị EurasiaGroup nói.

    Hôm 30 tháng 10, Nhà nước tống giam hai nhạc sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh do cáo buộc tuyên truyền chống chính phủ, một tội danh đầy mơ hồ trong một quốc gia nơi việc bênh vực cho dân chủ cũng bị coi là tội h́nh sự. H́nh phạt này được tung ra chỉ sáu ngày sau khi Nhà nước, hôm 24 tháng 10, tống giam ba tác giả và nhà báo nổi tiếng v́ những tội danh tương tự,

    Những lời chỉ trích nhắm vào nạn tham nhũng, một yếu tố gây kinh sợ cho giới đầu tư và dập vào đà tăng trưởng, trong khi Việt Nam trượt dài trên những bảng xếp hạng trên toàn cầu, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về Cạnh tranh toàn cấu. Việt Nam rớt 16 hạng kể từ năm 2010, xuống hạng 75 vào năm 2012.

    Đầu tư nước ngoài trong năm 2008 lên tới mức trên 70 tỉ đô la, trong khi số liệu mới nhất của năm 2012 cho thấy mức đầu tư chỉ đạt trên 10 tỉ 500 triệu đô la, sau khi giảm tới 28% trong năm 2011, theo thống kê của chính phủ Việt Nam.

    Giới chức Việt Nam đang lo Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi tiếp tục thu hút giới đầu tư. Có lẽ v́ muốn nỗ lực phơi bày một h́nh thức minh bạch mà họ nghĩ là phương Tây muốn thấy, một số quan chức đă phát biểu ngay thẳng hơn so với quá khứ, về những thách đố cho nền kinh tế Việt Nam.


    “Khả năng chuyên môn căn bản của người Việt Nam cần được tăng tiến nếu xứ này muốn tiếp tục thu hút đầu tư, trong khi các nước láng giềng và những mối cạnh tranh như Miến Điện, Indonesia lần lượt tung ra mức công lao động thấp và thị trường rộng lớn hơn” Giám đốc Mai Thị Thu của Trung tâm dự báo và thông tin kinh tế-xă hội Việt Nam, thuộc bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam phát biểu như trên. Bà nói tiếp “Tôi biết nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam và gặp phải nhiều khó khăn khi tuyển dụng lao động thích hợp”

    Đối với Việt Nam, sự thất bại trong việc thu hút đầu tư vào lănh vực kỹ thuật cao, tạo công việc lương cao và khả năng lành nghề cao, có thể trở thành lọt vào cái bẫy gọi là “bẫy thu nhập trung b́nh”. Khi đó Việt Nam không thể chào mời đầu tư bằng giá lao động rẻ và cũng không cạnh tranh được với những nền kinh tế tiến bộ về phương diện lành nghề hay hạ từng cơ sở.

    Chuyên viên Mai Thị Thu của Trung tâm dự báo và thông tin kinh tế-xă hội Việt Nam nói Việt Nam không dễ dàng thoát được cái bẫy đó.

    Tuy nhiên bà nhanh chóng nói thêm: nền kinh tế Việt Nam đă tiến khá xa từ khi bắt đầu đổi mới vào năm 1986, lúc c̣n là một trong những quốc gia nghèo nhất.

    Viên chức xă Vĩnh Ô cũng tỏ ra lạc quan về tương lai.

    “Năm năm trước chúng tôi không hề có con đường tốt dẫn đến nơi đây” Phó chủ tịch Nguyễn Thị Hải nói thêm: “Và tôi nghĩ nếu quư vị trở lại sau năm năm nữa, sẽ lại thấy một nơi chốn khác hẳn lúc này

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    15 tỉ USD bất động trong vàng th́ Thống đốc định ăn cướp?
    Quanlambao




    Vài tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bị tờ Global Finance (Tài chính Toàn cầu) đưa vào danh sách 10 thống đốc yếu kém nhất thế giới.

    Xem chất vấn tại Quốc hội mấy ngày vừa qua, tôi thấy Thống đốc Nguyễn Văn B́nh là người trả lời chất vấn trúng nhất, khúc chiết nhất và rơ ràng nhất trong số các quan chức bị chất vấn, tất nhiên phải bỏ ra ngoài các câu trả lời của các quan chức vài t́nh tiết khôi hài như “nửa giải Nobel” hay “có câu trả lời rồi, nhưng để ở nhà” v.v…
    Trong cuộc chất vấn thống đốc có rất nhiều câu hỏi đă liên quan đến vàng. Trả lời của thống đốc là rất rành mạch và rơ. Vàng không là hàng hóa thiết yếu. Không cần liên thông với quốc tế. Cũng chẳng cần b́nh ổn giá vàng. Chính v́ muốn liên thông với quốc tế và muốn b́nh ổn giá vàng nên đă tạo khuyến khích cho đầu cơ vàng, cho vàng hóa nền kinh tế, cho nhập lậu và xuất lậu vàng (dưới nhiều danh nghĩa) gây mất ổn định tỉ giá, góp phần đẩy lạm phát lên v.v… Hoàn toàn đúng!

    Giá vàng chênh nhiều so với giá thế giới (chênh khoảng 3 triệu đồng/lượng) chủ yếu là do các ngân hàng thương mại đă huy động vàng của dân, đă bán ra để lấy tiền đồng cho vay với lăi suất cao và nay phải mua vàng trong dân để trả cho người gửi. Ngân hàng Nhà nước không cho nhập khẩu, các ngân hàng phải mua nhiều vàng để trả cho dân, cầu về vàng tăng, cung th́ không và giá tăng là điều dễ hiểu. Các nhà đầu cơ vàng trước đây đă trúng lớn, nay họ phải chịu thiệt cũng là chuyện b́nh thường trong kinh doanh. Tôi hoàn hoàn ủng hộ chính sách quản lư kinh doanh vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước và những kết quả như thống đốc tŕnh bày là rơ. Có lẽ một năm sau sẽ c̣n ít câu hỏi, bức xúc về vàng so với thời gian quá độ này.
    Tuy nhiên, vẫn phải tranh luận thêm về vài câu trả lời của thống đốc.
    Mua vàng của người này để trả cho người khác th́ tổng số vàng trong tay nhân dân không giảm đi hay tăng lên; tức là không “huy động” được một tí vàng nào để biến thành vốn kinh doanh qua các giao dịch này cả. Thế nhưng, ông thống đốc lại bảo các đại biểu Quốc hội rằng trong 6 tháng qua, các ngân hàng đă mua được 60 tấn vàng (tương đương 63 ngàn tỉ đồng) từ dân cư và coi đấy là thành tích “huy động” vàng để biến thành vốn. Đúng là các ngân hàng đă phải “bơm ra” khoảng 63 ngàn tỉ đồng để trả cho những người bán vàng và họ có thể sử dụng (một phần) số tiền đó vào hoạt động kinh tế, số vàng trong dân không thay đổi với các giao dịch mua để trả này của các ngân hàng thương mại. Nói cách khác, chẳng có “thành tích” huy động vốn “nằm chết” trong vàng nào cả.
    Mà có đúng là vốn nằm chết, nằm bất động trong vàng (lên đến 15 tỉ USD) và cần phải huy động hay không?

    Thống đốc đă trả lời rơ ràng, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước quyết định không “huy động” vàng trong dân như trước kia đă khuyến khích (dân gửi vàng cho Ngân hàng Nhà nước như gửi tiết kiệm). Rồi Ngân hàng Nhà nước đă giải thích lại và thống đốc cũng khẳng định lại trong phiên chất vấn: Ngân hàng Nhà nước “huy động” theo cách mua vàng của dân. Để chữa cái sai trước kia th́ cách nói “huy động” qua mua như vậy cũng được, nhưng tốt nhất là bỏ từ “huy động” ấy đi, mà chỉ dùng từ mua hay bán mà thôi. Đấy là cách làm đúng.
    Làm như thế, hay như cách Ngân hàng Nhà nước đă làm trong 1 năm qua cũng chẳng phải là “bóp chết” thị trường vàng như chuyên gia- Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đă chất vấn thống đốc. Chẳng nên sợ chuyên gia hay các đại biểu Quốc hội có thể do chưa hiểu nên dùng từ ngữ gay gắt mà phải làm mềm câu trả lời của ḿnh đi. Chính v́ thế, tôi nghĩ thống đốc nên bỏ hẳn từ “huy động vàng” khỏi tư duy của ḿnh, dẫu Nghị định 24 vẫn bỏ ngỏ khả năng ấy.

    Hệ thống bảo hiểm- nhất là bảo hiểm xă hội của chúng ta c̣n yếu kém. Người dân c̣n bất an. Và nhu cầu trữ vàng vẫn có do vàng bền lâu và có tính thanh khoản cao (dễ đổi ra tiền mặt) dưới bất cứ chế độ nào. Kinh tế ổn định, xă hội dân chủ văn minh, bất trắc giảm, người dân cảm thấy an tâm, tin vào sức mạnh của đồng tiền Việt Nam, th́ nhu cầu dùng vàng làm của pḥng thân sẽ giảm đi.
    Để giúp bạn đọc hiểu dễ hơn, hăy xét trường hợp bất động sản. Tổng giá trị của các bất động sản ở các nước đang phát triển thường bằng 6 đến 7 lần tổng tín dụng. Tương tự với vàng, cũng nên hỏi sao không huy động số vốn khổng lồ đó cho hoạt động kinh tế? Tại Việt Nam, người ta dùng bất động sản để làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng để kinh doanh (đủ loại chứ không chỉ kinh doanh bất động sản). Tổng số khoản vay có tài sản thế chấp bằng bất động sản là khoảng 57% của tổng dư nợ. Số bất động sản này đă được dùng để tạo vốn kinh doanh, song số bất động sản c̣n lại là nhiều gấp bội.

    Tất nhiên, người sở hữu vàng dễ hơn người có bất động sản, v́ vàng dễ bán hơn và cũng dễ được chấp nhận làm tài sản thế chấp hơn.
    Chính v́ thế, hăy bỏ khái niệm “huy động vàng” đi và nói 15 tỉ USD “bất động”, “nằm chết” trong vàng là không đúng.
    Tiến sĩ Nguyễn Quang A

  4. #44
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhiều tập đoàn, tổng công ty lỗ ngh́n tỷ, nợ xấu hàng trăm tỷ
    Quanlambao



    ► Nhiều thông tin đáng chú ư tại báo cáo mới nhất của Chính phủ về t́nh h́nh tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
    Trong năm 2011, số lỗ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là 2.390 tỷ đồng.

    Lỗ đến con số ngh́n tỷ và nợ khó đ̣i hàng trăm tỷ đồng là thực trạng của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại báo cáo mới nhất của Chính phủ về khối doanh nghiệp này.
    Một điểm được lưu ư tại đây là trong 91 tập đoàn, tổng công ty gửi báo cáo về Bộ Tài chính có 65 đơn vị đă kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất và 73 công ty mẹ đă được kiểm toán báo cáo tài chính.

    Năm 2011, báo cáo hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty có tổng vốn chủ sở hữu là 727.277 đồng, tăng 9,3% so với năm 2010. Nếu so với năm 2006, thời điểm mới h́nh thành một số tập đoàn kinh tế th́ vốn chủ sở hữu đă tăng 409.630 tỷ đồng, tương đương 226%, Chính phủ cho biết.
    Chính phủ cũng nhận xét, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đă có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và góp phần cùng với Nhà nước b́nh ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩmô, đảm bảo an sinh xă hội.

    5 tập đoàn lỗ hợp nhất 5.823 tỷ đồng

    Năm 2011, doanh thu theo báo cáo hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty là 1.577.311 tỷ đồng, tăng 25,1% so với 2010, Chính phủ cho biết.

    Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 12% so với năm 2010, đạt 135.111 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận b́nh quân/vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 18,57%.

    Lỗ lũy kế theo theo báo cáo hợp nhất của 13 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 là 48.988 tỷ đồng. Kỷ lục vẫn là EVN với 38.104 tỷ đồng.
    Cũng trong năm 2011, theo báo cáo, 5 tập đoàn, tổng công ty có lỗ hợp nhất là 5.823 tỷ đồng.

    Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hợp nhất 2.589 tỷ đồng, số lỗ của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là 2.390 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam 791 tỷ đồng…

    Trong 5 công ty mẹ có lỗ phát sinh 3.104 tỷ đồng có công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 2.177 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam lỗ 857 tỷ đồng…

    Lỗ lũy kế theo theo báo cáo hợp nhất của 13 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 là 48.988 tỷ đồng. Kỷ lục vẫn là EVN với 38.104 tỷ đồng, báo cáo cho biết. Tiếp đó là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 5.738 tỷ đồng, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 2.390 tỷ đồng…

    Số lỗ lũy kế theo báo cáo của 9 công ty mẹ cũng được thống kê với 12.800 tỷ đồng. Công ty mẹ - EVN lỗ 8.084 tỷ đồng, Tập đoàn Xăng dầu 2.706 tỷ đồng…

    Hàng trăm tỷ đồng nợ khó đ̣i

    Tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty năm 2011 theo báo cáo hợp nhất là 2.093.907 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2010, Chính phủ cho hay.
    Một số “ông lớn” có nợ phải thu khó đ̣i trên 100 tỷ đồng, là Tập đoàn Dầu khí 408 tỷ đồng, Tập đoàn Sông Đà 366 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 353 tỷ đồng…
    Về nợ phải thu, vẫn theo báo cáo hợp nhất là 296.541 tỷ đồng (bằng 14,1% tổng tài sản) tăng 13,8% so với 2010, trong đó nợ phải thu khó đ̣i là 3.753 tỷ đồng, chiếm 1,26% so với tổng nợ phải thu.

    Đáng chú ư, một số “ông lớn” có nợ phải thu khó đ̣i trên 100 tỷ đồng, là Tập đoàn Dầu khí 408 tỷ đồng, Tập đoàn Sông Đà 366 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 353 tỷ đồng…

    Chính phủ cũng lưu ư, có những công ty mẹ, nợ phải thu khó đ̣i số tuyệt đối không lớn nhưng tỷ lệ so với tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao. Như công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam nợ phải thu khó đ̣i là 44,391 tỷ đồng, chiếm 74% số nợ phải thu. Hay công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Sài G̣n số nợ phải thu khó đ̣i cũng chiếm 32%, với 173,470 tỷ đồng.

    T́nh h́nh nợ quá hạn tại báo cáo này về cơ bản vẫn là con số được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đ́nh Huệ vừa trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

    Thoái vốn ngoài ngành: Rất khó khăn

    Việc thoái vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty vào các lĩnh vực chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ quan ngại.

    Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu, việc thoái vốn ở những ngành tay trái cần phải hoàn thành trước ngày 31/12/2015.
    Tuy nhiên, số tiền đầu tư vào các lĩnh vực này đến 31/12/2011 của các công ty mẹ vẫn đạt 23.744 tỷ đồng, tăng 3.056 tỷ đồng (15% ) so với năm 2010. Trong đó, tiền đầu tư vào bất động sản tăng đến 2.840 tỷ đồng.

    Tổng giá trị các khoản đầu tư nêu trên nếu xét trên báo cáo hợp nhất chỉ chiếm 3,3% vốn chủ sở hữu nhưng xét trên báo cáo của công ty mẹ chiếm 3,5% vốn chủ sở hữu (1,8% tổng tài sản), báo cáo của Chính phủ đưa ra phân tích.

    Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu, việc thoái vốn ở những ngành tay trái cần phải hoàn thành trước ngày 31/12/2015. Thủ tướng cũng đă chỉ đạo không cho phép các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu đầu tư vào những lĩnh vực này, trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản hoặc các trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng.
    VNEconomy

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    VỘI VĂ BÀN GIAO LẤY THÀNH TÍCH CHỈNH ĐỐN ĐẢNG ... VÀ TRẢ LẠI SAU KHI HẾT CHỈNH ĐỐN ĐANG!
    Quanlambao



    -
    Tàu chở dầu thô 104 ngàn tấn
    Rầm rộ đăng báo, đưa lên thời sự VTV 1 giờ vàng về việc "Vinashin đóng thành công và giao Tàu dầu lớn nhất cho PV Trans" với nhiệm vụ: Chứng minh Vinashin đang 'hồi sinh'! Sau 05 tháng khi đă làm tṛn 'nhiệm vụ' của nó th́ con tàu này đă phải trả lại cho chính chủ Sản xuất - công ty con của Vinashin cũ!

    Thực ra Con tàu này từ khi vội vă bàn giao sang cho PVTrans, nhưng chưa có một ngày hoạt động v́ không đảm bảo các tiêu chuẩn Quốc Tế và Việt Nam. Song PV Trán không dám trả lại hàng mà phải chờ cho đợt chỉnh đốn Đảng kết thúc! Ủy Ban Kiểm tra Trung Ương công bố kết quả của 'phong trào' rầm rộ do Tổng Bí THư hiệu triệu th́ chẳng đặng đừng buộc phải trao trả về!

    Đinh La Thăng đă nhờ nhận cái công ty sắp chết của Viashin trị giá 2 tỷ đô la Mỹ để đánh đổi cái ghế Bộ Trưởng, nhưng thực chất giá trị thật không c̣n 50% và đội ngũ lănh đạo của PetroVietnam đang ăn quả đắng khi chính cái công ty này đă làm cho PetroVN 9 tháng qua lỗ gần 1800 tỷ đồng!

    Cuối cùng hậu quả của cái đợt Chỉnh đốn Đảng của ngài Tổng Bí Thư đă đẻ ra cái hậu quả cả làng dối trá "Tôi găi lưng anh, anh găi lưng tôi" để cùng nhau như một lũ chuột Chec-nô- bưu thoát tội hết, chỉ có nhân dân tiếp tục è cổ ra chịu sưu cao thuế nặng!

    Tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam bị trả lại do chưa đạt chuẩn
    Sau hơn 5 tháng được hạ thủy, bàn giao cho chủ đầu tư Tổng công ty Vận tải dầu khí (PV Trans), ngày 8.11, tàu chở dầu thô 104 ngàn tấn do Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) thi công đă bị PV Trans trả lại do chưa đáp ứng yêu cầu.

    Nguyên nhân- theo lănh đạo Công ty DQS là do thời điểm tàu 104 ngàn tấn được thi công năm 2006 do Vinashin thực hiện, dựa trên bản thiết kế của Ba Lan. Khi chuyển giao Nhà máy đóng tàu Dung Quất từ Vinashin về cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tàu đang được thi công dở dang nên đơn vị này vẫn phải tiếp tục thi công theo thiết kế cũ. V́ vậy, các thiết bị, máy móc không đạt theo chuẩn quốc tế, chưa đảm bảo an toàn trong vận hành, chưa phù hợp với công ước quốc tế mới nên chủ đầu tư yêu cầu phải bổ sung thêm các hạng mục gồm: Thay đổi cấu trúc, bổ sung van cách ly, hệ thống đường ống, hầm hàng, đầu hút dầu, hệ thống cứu hỏa.

    Theo ông Nguyễn Văn Hội - Chủ tịch Hội đồng thành viên DQS_ hiện hai bên đang đàm phán hợp đồng để bổ sung về tài chính, dự kiến khoảng 4 triệu USD.

    Trong khi đó, cũng theo lănh đạo DQS, ngoài việc tàu chở dầu 104 ngàn tấn bị trả lại th́ tàu chở dầu thô 105 ngàn tấn đang đóng dở cũng đă được hoán cải để làm kho chứa dầu.

    Theo SGGP

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tập đoàn Nhà Nước: Đầu tàu chỉ có lỗ và nợ!
    Quanlambao


    - Hăy xem thành quả đạt được của Chính Phủ X sau 01 năm được Thống đốc hạng bét thế giới hiến kế các chính sách Tài chính - Tiền tệ phục vụ lợi ích của các Bố già và của chính B́nh ruồi đă khiến toàn bộ nền kinh tế bộc lộ hết sự yếu kém, mục ruỗng của nó, trong đó là nguyên nhân chính dẫn dến chính các Tập đoàn con cưng của Chính Phủ hiện nguyên h́nh bản chất của những cái ổ tham nhũng, nợ nần, thua lỗ thất thoát trầm kha.

    Như vậy Thống đốc B́nh 'xin nửa giải Nobel' kể cũng không ngoa, tuy hắn ta chỉ v́ để nhét cho đầy túi tham của hắn và của các bố già đồng bọn, nhưng cũng chính những chính sách bóp chặt tín dụng và bóp méo thị trường tài chánh, ngân hàng của y đă buộc các Quả đấm thép con cưng hiện nguyên h́nh trước công luận mà nhiều năm qua bị bưng bít bởi những con số lợi nhuân bánh vẽ của các ông Tổng giám đôc, Chủ tịch Tập đoàn nhưng thực chất hầu hết đều là những kẻ làm chính trị, dùng các doanh nghiệp để đục khoét và chạy chức, chạy quyền lên cao hơn trong bộ máy của nhà nước, hầu như không có mấy người thật sự có tư duy của một Doanh Nhân thực thụ! Chính v́ vậy các Tập đoàn trở thành những KHO BẠC và BÀN ĐẠP cho các 'ông chủ quan chức này'!

    "Núi ăn cũng lở" - Ông bà ta chả đă có câu nói vậy sao! Đă đến cái ngày hàng ngày tỷ đô la tài sản tích lũy của nhà nước nhiều chục năm qua của nhân dân giao cho các Tập đoàn với bao ưu ái, bao đặc quyền đặc lợi đă và đang biến mất cùng sự sụp đổ của các 'anh cả đỏ' này!

    Đến bao giờ Việt Nam mới có thể can đảm để chấm dứt cái vai tṛ 'Chủ đạo' của các Tập đoàn NHà Nước cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt việc dung túng những 'KHO BẠC ĐEN' - TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC- trung tâm của tham nhũng, thất thoát - để tạo sự b́nh đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế thực sự phát triển đất nước?

    Trần Hưng Quốc - Quan làm báo


    Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước một thời được kỳ vọng là quả đấm thép, là đầu tàu nền kinh tế. Nhưng sau các đánh giá tổng kết, dư luận lại chỉ thấy nợ lớn, lỗ khủng. Thanh tra, kiểm toán vào cuộc là đụng đâu cũng có vấn đề.
    Báo cáo tới Quốc hội về t́nh h́nh các DNNN do Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ chắp bút kết luận: "Hầu hết các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đóng góp số thu cho ngân sách Nhà nước". Dù nửa già số trang trước của báo cáo này đă đưa ra những khoản lỗ, nợ "khủng".

    Đúng là, báo cáo này nói rằng, "hầu hết" chứ không phải tất cả toàn bộ 91 Tập đoàn, Tổng công ty kinh doanh có hiệu quả. Nếu trừ đi 5 Tập đoàn, Tổng công ty có lỗ hợp nhất năm 2011 là 5.823 tỷ đồng th́ vẫn c̣n tới 86 "vị" kinh doanh có lăi. Trừ tiếp 13 "vị" lỗ lũy kế tới 48.988 tỷ đồng th́ vẫn c̣n 78 "anh" có lăi. Tỷ lệ các đại gia kinh tế Nhà nước làm ăn có lăi vẫn chiếm từ 85-94%.

    Trong khi đó, xét về an toàn vốn, cả nước "mới có" 30 đơn vị, chiếm 32% tổng số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu quá 3 lần. Trong đó, có 8 tập đoàn, Tổng công ty nợ có tỷ lệ này trên 10 lần, 10 Tập đoàn, Tổng công ty có hệ số từ 5-10 lần và 12 Tập đoàn, Tổng công ty có hệ số từ 3-5 lần.

    Bộ Tài chính đánh giá: "Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực DNNN c̣n thấp, chưa tương xứng với yêu cầu và nguồn lực được giao, đă xảy ra những vụ việc thua lỗ, mất vốn hay vi phạm pháp luật rất đáng tiếc, gây bức xúc dư luận trong nhân dân".

    Tuy nhiên, không thể v́ con số 5 hay 13 trên tổng số 91, chiếm có 6-15% các Tập đoàn, Tổng công ty trên cả nước thua lỗ, hay tỷ lệ 32% nợ nần mà lạc quan nghĩ rằng, yếu kém chỉ là số ít không đáng ngại.

    Nh́n lại 5 năm trở lại đây, hễ có kết luận thanh tra hay kết luận kiểm toán về một Tập đoàn, Tổng công ty nào đó được tiết lộ là y như rằng, dư luận lại được một phen "ngă ngửa", choáng váng. Không chỉ lỗ, nợ, chi tiền vung tay quá trán mà các sai phạm về tài chính được phơi bày những con số lên tới hàng trăm đến hàng chục ngh́n tỷ đồng.

    Giữa năm 2012, Thanh tra Chính phủ đă ước con số thất thoát sai phạm, phải kiến nghị xử lư tài chính ở 5 Tập đoàn, Tổng công ty lên tới 30.000 tỷ đồng. Đóng góp trong số này có Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Vietel, Tập đoàn Sông Đà và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

    Ở từng đơn vị, số lỗ, nợ đọng đều khổng lồ như 10.676 tỷ ở Tập đoàn Sông Đà, 18.000 tỷ đồng, phải xử lư về tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, hàng trăm tỷ sai phạm ở Vinalines.

    Trước đó, đă có không ít vụ việc được đưa ra ánh sáng như vụ EVNTelecom thua lỗ cả ngh́n tỷ đồng ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam- theo Kết luận kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Trước nữa, là vụ đỗ vỡ Vinashin với 86.000 tỷ đồng nợ phải trả. Hệ quả sau đó, nhiều Tập đoàn bị vạ lây, hệ số tín nhiệm do các tổ chức quốc tế đánh giá bị đánh tụt bậc, vay vốn nước ngoài khó khăn. Rồi đến Vinalines với con số nợ lên đến hàng chục ngàn tỷ.

    Và gần đây nhất là Petrolimex với nghịch lư lỗ nợ mà lương cao thật khó giải thích với dư luận.

    Cho đến bây giờ, những "thiểu số" đó đă làm xấu đi rất nhiều h́nh ảnh của DNNN, gây hoài nghi về những trọng điểm kinh tế của Việt Nam. Chỉ một Tập đoàn, một Tổng công ty có "vấn đề" th́ coi như cả ngành kinh tế bị vạ lây theo. V́ họ bao sân toàn bộ, như ngành điện th́ gần như là "độc quyền" của EVN, ngành xăng dầu với sự "thống lĩnh" của Petrolimex, ngành vận tải biển, đóng tàu "nổi danh" với Vinalines, Vinashin...

    Không phủ nhận những đóng góp to lớn của các DNNN trong chặng đường 20 năm đổi mới kinh tế vừa qua. Việt Nam đă dẫn đầu thế giới, liên tục ở ngôi vị số 1, số 2 thế giới về gạo, cà phê thay có những bứt phá siêu hạng về xuất khẩu ở ngành dệt may, năng lượng dầu khí...

    Những điều đó cũng không thể dùng để hỏa lấp những "lỗi lầm" ở nhiều Tập đoàn, Tổng công ty gây ra. Kỳ vọng Việt Nam Nam sẽ có những Tập đoàn, Tổng công ty lớn mạnh, dẫn dắt nền kinh tế, sánh vai với bạn bè năm châu là đúng đắn. Nước nào cũng cần những đầu tàu như vậy.

    Nhưng thực thi chủ trương lớm mà giám sát quản lư lỏng lẻo nên đă gieo mầm cho những nguy cơ. V́ thế, mới có những chuyện đau ḷng xảy ra ở Vinashin, Vinalines. Nhưng cho đến bây giờ, các chủ sở hữu Nhà nước đánh giá về câu chuyện này ở chừng mực nào đó vẫn c̣n nương nhẹ.

    Trong khi đó, Thanh tra Chính phủ đă tổng kết 5 sai phạm chủ yếu ở các Tập đoàn, Tổng công ty là: sai quy tŕnh, thủ tục đầu tư, thu chi theo các quy định của nhà nước; sai về thẩm quyền; sai về đối tượng cho phép; hạch toán không đúng nguồn dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận không đúng với bản chất và thứ 5 là tŕnh độ quản lư doanh nghiệp c̣n nhiều yếu kém nên đă dẫn đến một số vi phạm về kinh tế, vi phạm pháp luật.

    Theo Tổng cục Thống kê, tổng tài sản năm 2011 của DNNN là hơn 3,1 triệu tỷ đồng, chiếm trên 40% tổng tài sản của toàn bộ DN cả nước và lớn hơn cả tổng GDP hàng năm.

    Trong điều kiện kinh tế hiện nay, DNNN nắm giữ một nguồn lực vô cùng lớn. Vậy th́, việc sử dụng khối tài sản và nguồn lực đó như thế nào chắc chắn sẽ ảnh hưởng chung tới hiệu quả kinh tế quốc gia.

    Như một vị thứ trưởng Bộ Tài chính nói, Nhà nước đương nhiên phải sử dụng nguồn vốn của ḿnh để điều tiết vĩ mô. Vấn đề c̣n lại là những nguyên tắc thị trường cạnh tranh b́nh đằng cùng với những phương thức, quy chế quản lư, giám sát đă được ban hành ở hàng chục văn bản về DNNN có được thực hiện đến nơi đến chốn, đúng và đầy đủ hay không?

    Theo Phạm Huyền
    DIỄN ĐÀN KINH TẾ VN

  7. #47
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    Ngoài vấn đề tham nhũng ra, CSVN làm đâu hỏng đó nên dẫn đến thua lỗ nặng. Lư do chính là không biết tự lượng sức ḿnh. Về chuyện đóng tàu họ thua lỗ nặng, lư do chính là v́ không có chuyên môn về ngành kỹ nghệ nặng mà đ̣i đóng tàu, dù chỉ là gia công. Dù mua máy móc và dụng cụ trang bị tàu từ nước ngoài nhưng cách lắp đặt không đúng, không chính xác, trọng tâm sai lệch, th́ con tàu cũng vất đi mà thôi.

    V́ vậy tôi nghĩ những con tàu Vinashin lắp xong, nhưng khách hàng đến thăm thấy nhân viên toàn là dân nhà nông nên họ huỷ bỏ hợp đồng, chứ chẳng phải v́ kinh tế thế giới ảnh hưởng đến chuyện huỷ hợp đồng.

    Mấy năm trước đây tôi có post lên mấy tấm h́nh của Vinashin, một tấm có 2 người thợ cưa cây, và một tấm cả đám hàng trăm nhân viên của Vinashin dùng sức người kéo tàu hạ thuỷ. H́nh ảnh này chứng minh rằng Vinashin làm việc không chuyên nghiệp, không hăng tàu nào làm việc kỳ khôi như vậy, kéo vật nặng th́ phải dùng máy chứ không dùng sức người.

    C̣n bên vinashinlines cũng vậy, tàu th́ rit sét, nhân viên th́ nấu cơm trên boong tàu. Những h́nh ảnh này nói lên đây là đám cốt đột chứ không phải là thuỷ thủ đoàn chuyên nghiệp đi biển.

    Chửi VC hoài bao nhiêu cũng không đủ. V́ dân ngu ngốc mà đ̣i làm những chuyện quá sức. Trước khi muốn đóng tàu phải làm cái xe máy, chạy được đi đă rồi hăy trèo lên từng nấc thang kế tiếp.
    Last edited by Trungthuc5; 27-11-2012 at 11:07 AM.

  8. #48
    Member
    Join Date
    28-03-2011
    Posts
    708
    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    Trước khi muốn đóng tàu phải làm cái xe máy, chạy được đi đă rồi hăy trèo lên từng nấc thang kế tiếp.
    CSVN đang "hợp tác" với Thủy Điển để chế máy bay tàn h́nh đó bác ạ.

    Quote Originally Posted by Báo Đất Việt
    Giáo sư Nguyễn Đức Cường, chủ tịch VASA nhấn mạnh tầm quan trọng của máy bay không người lái trong các vấn đề an ninh quốc pḥng, t́m kiếm cứu nạn, bảo vệ và quản lư rừng.

    Ông Cường nói: “Việt Nam - Thụy Điển sẽ hợp tác phát triển một máy bay không người lái tầm trung mang tên Magic Eye 1”.
    Nguồn: Thụy Điển giúp Việt Nam chế tạo UAV (UAV = Unmanned Air Vehicle)

    Ông Cường này nói láo, với tŕnh độ khoa học kỹ thuật của VN th́ không thể nói "hợp tác" với bất kỳ nước nào.

  9. #49
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    V́ bản chất nói xạo, nói dóc nên đă tạo ra bằng cấp giả. Thằng giả này đào tạo ra thằng giả khác v́ vậy không bao giờ đào tạo ra được người có khả năng chuyên nghiệp.

    C̣n CSVN th́ dân c̣n ngu, VN không bao giờ khá lên được. Nhất là ở thời đại này, nhiều quốc gia đang phát triển rất mạnh nên sự cạnh tranh rất khốc liệt. Nếu tính từ lúc đổi mới đến giờ (1986-2012), 26 năm qua VN chưa từng cải tiến bất cứ lănh vực nào, từ giáo dục, kỹ nghệ, dân trí. Chỉ có tồi thêm th́ có như:

    -Nhiều Tiến Sĩ dổm
    -Nhiều đại học dổm thành lập, có những cơ sở đại học giống như tiệm cầm đồ.
    -Xuất cảng qua Mỹ nhiều cô dâu gốc gái Karaoke, và sau này bảo lănh thêm cha mẹ anh em qua nữa. Đây là đám đă làm contaminate bảng thống kê tốt đă có của người tị nạn năm 1975.
    Đám này đa số làm nail, đă và đang gửi tiền về VN nhiều nhất.
    Last edited by Trungthuc5; 27-11-2012 at 07:09 PM.

  10. #50
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Cái nguy hiểm nhất cho VN là cả nước ngu dốt, đang giết chết ḿnh mà không biết để thay đổi hầu gượng dậy sống cho xứng đáng là con người. Các nước văn minh khác biết VN tệ:

    - 1 số họ tốt (Bắc Âu) th́ sẽ t́m cách giúp đỡ nhưng riết rồi họ cũng chán v́ như muối bỏ biển
    - 1 số khác (Tây Âu) có vấn đề của họ và ở xa nên để yên cho VN và cũng v́ họ không đủ sức tranh với mấy anh gộc khác.
    - Số c̣n lại (Tàu, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn, Đài, Do Thái) th́ sẽ lợi dụng sự ngu dốt của VN để kiếm lợi. Ngay bây giờ có khi họ đă ngầm chia với nhau đất nước VN thành nhiều mảnh nhỏ 1 khi dân tộc nước này bị tiêu diệt. Tàu có lẽ sẽ chiếm phần lớn nhất về đất đai và phải chia tài nguyên BĐ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh hoàng dầu ăn được vớt từ cống nước thải của TQ
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 19-09-2011, 02:31 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-05-2011, 12:04 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2010, 10:45 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 08:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •