Page 6 of 14 FirstFirst ... 2345678910 ... LastLast
Results 51 to 60 of 133

Thread: Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

  1. #51
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TT Nguyễn Tấn Dũng không để hệ thống ngân hàng sụp đổ
    RFA 01.12.2012

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không để cho sự sụp đổ giây chuyền của hệ thống ngân hàng xảy ra.

    RFA photo

    Một chi nhánh của Sacombak tại Hà Nội, ảnh chụp tháng 10/2012

    Theo báo The Economic cho biết trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho Bloomberg vào hôm 28 tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Dũng tỏ ra tự tin vào hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn c̣n mạnh và ông cho biết sẽ không chấp nhận sự sụp đổ giây chuyền xảy ra dù bất cứ t́nh huống khó khăn nào.

    Ông Dũng nói rằng chính phủ cương quyết kéo mức lạm phát xuống mức 6% và ḍng vốn nước ngoài sẽ trở lại doanh nghiệp Việt Nam sẽ ổn định như trước, sau chương tŕnh tái cấu trúc do chính phủ đưa ra.

    Thủ tướng cho biết sẽ có thanh lọc ngân hàng với chi phí thấp nhất nhằm tránh sự đổ vỡ toàn hệ thống.

    Các ngân hàng quốc doanh Việt Nam luôn bị áp lực cho các công ty, tổng công ty của nhà nước vay, và số nợ xấu ngày một nhiều hơn khiến sự lo sợ phá sản của ngành này không phải là điều khó xảy ra.

  2. #52
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không để cho sự sụp đổ giây chuyền của hệ thống ngân hàng xảy ra.
    ...
    Alamit chép bài mà không suy nghĩ nhé. Nếu chịu khó đọc trước khi cóp th́ sẽ có một bài khá hơn là lời hứa bừa của tên 3Dũng.



    'Xe container’ nợ xấu chắn ngang đường


    Kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn rất rối. Với hơn 1 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản (BĐS), nhưng thị trường BĐS bị “đóng băng”, các doanh nghiệp BĐS không thể phát triển được dự án, không bán được hàng, do vậy không có tiền trả nợ ngân hàng đúng hạn được.

    Khoản dư nợ hơn 1triệu tỷ đồng (xấp xỉ 50% GDP Việt Nam) trong ngành “BĐS bất động” giống như một quả núi buộc vào chân nền kinh tế, làm nó khó mà “cựa quậy” được. Thực tiễn tế thế giới cho thấy không một nền kinh tế nào có thể phát triển thuận lợi khi thị trường BĐS bị khủng hoảng, đơn giản v́ tài sản của các doanh nghiệp và người dân nằm trong BĐS quá nhiều.
    C̣n trên thị trường tín dụng, khoản nợ xấu 250 ngh́n tỷ đồng chẳng khác ǵ một chiếc xe container kềnh càng chết máy nằm giữa ngă tư đường, các luồng giao thông đều tắc nghẽn, bằng mọi cách cần phải “bứng” nó đi.
    Cái xe container rất to và nặng, muốn “bứng” nó th́ phải cần vừa có lực, vừa có cách, thiếu một trong hai yếu tố này (hoặc thiếu cả hai) th́ không làm được. Trong lĩnh vực giải quyết nợ xấu ở bất kỳ quốc gia nào, lực cũng đều là tiền, c̣n cách th́ các quốc gia có các cách khác nhau, tùy điều kiện, bối cảnh, kết cấu cụ thể của nền kinh tế.
    ...
    http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/...814506ca34.chn
    Last edited by Lehuy; 03-12-2012 at 04:42 AM.

  3. #53
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng hợp tin kinh tế vĩ mô nổi bật tuần qua


    Quanlambao



    Theo dự báo của World Bank cho rằng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,2% trong năm 2012 và đạt 5,5% trong năm 2013.

    Tăng mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2013
    Từ ngày 1/1/2013 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1.650.000đến 2.350.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ởdoanh nghiệp, hợp tác xă, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đ́nh, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

    Nghị định 103/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2013. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 1/1/2013.

    Kinh tế Hà Nội tăng trưởng 8,1%

    Khai mạc kỳ họp thứ 6 HĐND Hà Nội sáng 3/12, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu đă báo cáo kinh tế xă hội năm 2012. Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn thủ đô (GRDP) quư IV ước tăng 8,6% và cả năm đạt 8,1%, thấp hơn kế hoạch năm là 10-10,5% . Các doanh nghiệp đăng kư mới giảm đáng kể.

    Cả năm 2012 có 15.000 doanh nghiệp mới với số vốn 83.000 tỷ đồng, bằng 90% về số doanh nghiệp và 70% về vốn đăng kư so với năm 2011. Bên cạnh đó, có trên 12.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động (bằng 11,4% số doanh nghiệp đang hoạt động).

    Điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế năm nay là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát ở mức một con số. Sang tháng 10, CPI chỉ tăng 0,37% so với tháng 9 và so với tháng 12/2011 tăng 5,79%.

    Xuất khẩu cả năm ước đạt 114,5 tỷ USD

    Bộ Công Thương nhận định kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ tăng 4,6% so với kế hoạch và tăng khoảng 18,2% so với năm 2011.

    Đóng góp cho thành tích xuất khẩu năm nay, cùng việc một số mặt hàng tăng giá như chè tăng 0,3%, hạt tiêu tăng 15,9%, dầu thô tăng 0,5%, xăng dầu các loại tăng 3,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 182,9%, th́ một số thị trường đă có sự tăng trưởng trở lại.

    Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tiếp tục thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (6,8%), góp phần cải thiện đáng kể cho cán cân thương mại.

    GDP Việt Nam năm 2012 ước đạt 136 tỷ USD
    Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VBF) năm 2012 với chủ đề “Khôi phục sự năng động của nền kinh tế”, ông Nguyễn thế Phương, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư đă tŕnh t́nh h́nh kinh tế xă hội 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế xă hội năm 2013.

    Theo đó, mặc dù có nhiều khó khăn song t́nh h́nh kinh tế năm 2012 của Việt nam đă có những điểm sáng nhất định:

    Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiềm chế dự báo CPI năm 2012 ở mức 7,5%

    Ước nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (việc giảm mạnh nhập khẩu, tăng xuất khẩu góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ của nhà nước)

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,2%, đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập b́nh quân đầu người đạt khoảng 1.540 USD/người/năm.

    An sinh xă hội và phúc lợi xă hội cơ bản được bảo đảm, ước năm 2012 giải quyết việc làm cho 1,5 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở thành thị là 3,63%

    Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013

    Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xă hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra ba kịch bản kinh tế Việt Nam cho năm 2013, dựa trên những phân tích bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới.

    Trong đó, kịch bản tăng trưởng thấp (kịch bản 1) nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới đạt mức 2,8%, khi đó vốn đầu tư phát triển Việt Nam dự báo sẽ tăng 5,5%; kịch bản 2 nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,3%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 11%; kịch bản tăng trưởng cao (kịch bản 3) nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,6%, khi đó vốn đầu tư phát triển tăng 15%.

    World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,5% trong năm 2013

    Ngân hàng Thế giới World bank đă tổ chức họp báo công bố chương tŕnh cuộc họp Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam 2012 diễn ra vào ngày 10/12 tới đây tại Hà Nội. Theo ước tính, dự trực ngoại tệ năm 2012 của Việt Nam khoảng 2,3 tháng nhập khẩu, thấp nhất trong 10 nền kinh tế Đông Á theo khảo sát của WB.

    Chuyên gia của World Bank đánh giá Việt Nam triển khai chậm trễ và kém hiệu quả quá tŕnh giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và DNNN. Có quá nhiều báo cáo về con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam với những chênh lệch không nhỏ.

    Tuy nhiên, chỉ cần chênh lệch 1% th́ cũng đă xấp xỉ 1,1 tỷ USD. Những điều này đang là những rào cản tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

    Dự báo của World Bank cho rằng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,2% trong năm 2012 và đạt 5,5% trong năm 2013.

    Chỉ số PMI lên mức cao nhất trong ṿng 14 tháng
    Ngân hàng HSBC vừa công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam với kết quả 50,5 điểm trong tháng 11, lần đầu tiên vượt trên ngưỡng trung b́nh 50 điểm trong 14 tháng qua và tăng đáng kể so với mức 48,7 điểm của tháng trước.

    Mặc dù, chỉ số PMI tháng 11 chỉ thể hiện mức cải thiện nhỏ về các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất nói chung nhưng đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Chỉ số tăng cao chủ yếu do tăng sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới.

    Theo HSBC, việc làm được tạo thêm trong 2 tháng liên tiếp và số lượng nhân công tiếp tục tăng cũng góp phần vào việc giảm lượng công việc tồn đọng trong tháng. Tốc độ tạo việc làm tăng nhẹ so với tháng 10 và là mức tăng đáng kể nhất trong một năm qua.

    Hồng Cúc
    Theo TTVN

  4. #54
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Tôi đă nhắc Alamit nhiều lần rồi. Có cóp bài th́ cũng phải đọc qua, kiểm chứng trước khi chép. Bài Alamit đưa lên là của một tên Vẹm viết méo mó những ǵ chuyên gia trên thế giới viết. Biết họ nói ǵ không? Đây nè, nói trước mặt tên 3Dũng đó.
    Bài diễn văn mở đầu Hội Nghị:



    Bài phát biểu tại Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam 2012
    Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
    Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam

    ...
    Đồng thời, xu hướng tăng trưởng tiếp tục giảm xuống trong những năm qua – năm nay là tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 - cho thấy nền kinh tế đang mất đi một số động lực mà những cản trở về cơ cấu đă và đang làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
    Các nguyên nhân kém hiệu quả về cơ cấu chính – doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngân hàng và tài chính yếu kém và đầu tư công kém hiệu quả đă được Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính phủ xác định rất rơ. Hiện tại cần thiết phải có những cam kết chính trị, giải pháp và hành động. Những động thái này sẽ giúp tạo ra những thành công cụ thể ban đầu, tạo ra sự tự tin vào Chính phủ và vào thành công của những hành động về sau.
    ....
    Việc quản lư các nguồn lực đất đai hạn chế của Việt Nam cũng rất quan trọng. Đảm bảo quyền sở hữu đất cho người dân, việc sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp, tăng cường sử dụng đất cho các nhóm dễ tổn thương như phụ nữ, người nghèo và dân tộc thiểu số giúp tăng cường tính minh bạch và b́nh đẳng cho việc thu hồi và đền bù đất đai của Nhà nước và hạn chế những vấn đề nảy sinh trong quá tŕnh thu hồi đất bắt buộc, và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống quản lư và quy hoạch sử dụng đất trong khuôn khổ quản lư đất đai chung sẽ rất quan trọng đối với hiệu quả và toàn diện của quá tŕnh phát triển của Việt Nam trong tương lai. Chúng tôi hy vọng những điểm này sẽ được thể hiện trong Luật Đất đai mới sẽ được thông qua vào năm 2013.
    ...
    http://www.worldbank.org/vi/news/201...ictoria-kwakwa

  5. #55
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kinh tế Việt Nam năm 2013: Khi tiệc đă tàn


    Trần Vinh Dự

    06.12.2012
    Việt Nam đang hướng tới những ngày cuối cùng của một năm đầy băo tố. Kết thúc năm 2012, nền kinh tế quốc dân vẫn tăng trưởng, tuy không cao. Theo phần lớn dự báo của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, tốc độ tăng GDP khoảng 5% tới 5.2% cho năm nay.

    Lạm phát nh́n chung đang ở mức hợp lư. Mặc dù có tăng đáng kể vào tháng 9 (tăng 2.2% so với tháng 8) nhưng tốc độ tăng CPI ngay lập tức hạ nhiệt vào tháng 10 và tháng 11 với tốc độ tăng nhẹ ở mức 0.85% và 0.47%. Tính đến hết tháng 11, CPI tăng 6.52% so với tháng 12 năm 2011, có nghĩa là triển vọng tới hết năm nay CPI chỉ tăng khoảng trên dưới 8% chứ không hơn.

    Thất nghiệp cũng tăng lên trong năm 2012 nhưng chưa phải mức nguy hiểm. Theo thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,29%trong đó khu vực thành thị là 3,62% và khu vực nông thôn là 1,65%.

    Xuất khẩu vẫn tốt và cán cân mậu dịch thậm chí c̣n cải thiện đáng kể trong một vài năm trở lại đây, thậm chí có lúc c̣n có thặng dư mậu dịch. Thí dụ trong 07 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu đạt 63,55 tỷ USD, tăng 20,2% và nhập khẩu là 63,46 tỷ USD, tăng 8,1%, v́ vậy cán cân thương mại của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2012 chuyển sang trạng thái thặng dư 88 triệu USD. Tính đến hết năm 2012, cán cân mậu dịch của Việt Nam vẫn sẽ bị thâm hụt, nhưng không lớn.

    Tuy nhiên đó là nh́n theo một số chỉ số vĩ mô cơ bản. Bóc tách đi lớp vỏ bề ngoài, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở trong trạng thái hết sức nguy hiểm, và chặng đường năm 2013 không hề dễ dàng hơn chặng đường mà Việt Nam đă qua trong năm 2012.

    Bất động sản sẽ c̣n xuống giá

    Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở Hà Nội
    ​​Trong ṿng khoảng 10 năm (2001-2010), Việt Nam đă h́nh thành bong bóng BĐS quá lớn, quá nguy hiểm, đặc biệt là trong những năm 2006-2010. Để ước tính quy mô bong bóng BĐS ở Việt Nam như thế nào, chỉ cần so GDP b́nh quân đầu người năm nay với 2001 (tăng khoảng hơn gấp đôi), trong khi giá nhà đất ở các đô thị ở Việt Nam tăng ít nhất 10 lần, có nơi tăng tới cả 100 lần, thậm chí cao hơn.

    Trong khi đó, bong bóng BĐS ở Mỹ, được coi là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, trung b́nh giá nhà ở các thành phố sốt nón như Washington DC cũng chỉ tăng khoảng 3 lần trong ṿng 10 năm trước khi nổ ra khủng hoảng. V́ thế, h́nh dung một cách tương đối, quả bóng BĐS ở Việt Nam bị thổi to hơn quả bóng BĐS ở Mỹ khoảng 2 lần (đă tính cả thực tế GDP b́nh quân đầu người ở VN tăng nhanh hơn ở Mỹ).

    Hiện nay, chỉ tính riêng phân khúc chung cư ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tổng số lượng chung cư chào bán trên sơ cấp ở 2 thành phố là 118,587 căn, và có khoảng 43,687 căn được chào bán trên thị trường thứ cấp (bằng 50% lượng căn hộ đă bán trong giai đoạn trước được chào bán lại). Gộp lại, tổng số căn hộ cả sơ cấp và thứ cấp đang được chào bán là 162,284 căn.

    Trong giai đoạn thị trường bất động sản cực thịnh, giao dịch sôi động nhất trong lịch sử Việt Nam, th́ cả hai thị trường này cũng chỉ bán được 87,394 căn. Phần lớn các căn hộ này là trong phân khúc trung b́nh và hạng sang.

    Điều đó cho thấy không có cách ǵ thị trường có thể hấp thụ được lượng tồn kho căn hộ trong ṿng 3-4 năm nữa.Mặc dù việc giảm giá trên thị trường bất động sản đă diễn ra từ đầu năm 2012, nhưng bong bóng BĐS ở Việt Nam vẫn chưa vỡ, chưa có bất cứ doanh nghiệp BĐS phá sản, chưa có bất cứ sức ép nào phải bán tháo. Một vài trường hợp như Hoàng Anh Gia Lai được tiếng là bán phá giá thị trường, nhưng thực ra vẫn không phải là động thái bán cắt lỗ và vẫn c̣n ít người mua. Tuy nhiên lănh đạo doanh nghiệp này đă bị nhiều chủ đầu tư trong lĩnh vực bất động sảnkhông ưa ra mặt v́ tội “phá giá”.

    Sang năm 2013, khi hoạt động kiểm tra giám sát các ngân hàng được làm chặt hơn, việc khoanh nợ, đảo nợ, ra hạn nợ, hoặc cho vay thêm sẽ trở nên càng khó làm hơn. Nhiều doanh nghiệp bất động sản chắc chắn sẽ phải phá giản. Điều khó khăn của thị trường BĐS ở Việt Nam là phần lớn các dự án BĐS đều trong t́nh trạng dở dang mặc dù vẫn đủ điều kiện bán hàng do đă làm móng. Nó dẫn đến thực tế là dù giá có giảm sâu nữa nhưng khi triển vọng cũng như tiến độ hoàn thành dự án mờ mịt th́ vẫn khó có thể t́m được người mua.

    Doanh nghiệp tiếp tục phải giảm nợ

    ​​Kết quả của nhiều năm “tiệc tùng” trong thập kỷ trước là Việt Nam đang đứng trong danh sách các nước mà tỷ lệ nợ nần của các công ty thuộc loại cao nhất thế giới. Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành thuộc trường Kinh tế Fulbright, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của 647 doanh nghiệp niêm yết không thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Việt Nam là 1.53 tính trên số liệu tài chính của Quư 2, 2012. Tỷ lệ nợ trên vốn trung b́nh của các công ty niêm yết ở Mỹ là 1.2 và ở Trung Quốc là 1.06 theo số liệu cuối 2011.

    Theo công bố mới nhất của Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là 1,36 lần (tính đến hết năm 2011), thấp hơn so với con số 1.53 trong các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, có tới 30 trong số 91 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần, trong đó có 8 đơn vị có tỷ lệ này lên tới hơn 10 lần.

    Bài học về các cú shock lăi suất là cốc cà phê đắng mà các doanh nghiệp nợ nần nhiều ở Việt Nam đều đă phải uống vài lần kể từ năm 2008. Tới nay, mặc dù lạm phát năm 2012 đă được kiểm soát ở mức trên dưới 8%, nhưng lăi suất của phần lớn các khoản vay vẫn ở trên dưới mức 15% và vẫn là gánh nặng lớn cho doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm năm 2009 và 2010, triển vọng lạm phát quay lại mức hai con số là điều không khó tưởng tượng nếu chính sách tiền tệ được nới lỏng trở lại. Cộng gộp các yếu tố này, các doanh nghiệp Việt Nam dù muốn hay không vẫn phải thực hiện quá tŕnh giảm nợ.

    Chỉ có hai cách doanh nghiệp giảm nợ - đó là tăng vốn chủ sở hữu hoặc dùng lợi nhuận kinh doanh để trả bớt nợ. Quá tŕnh này sẽ không nhanh, bởi việc tăng vốn tại thời điểm này là rất khó khăn bởi thị trường vốn ở Việt Nam trong giai đoạn rơi vào t́nh trạng ngủ đông trong suốt nhiều năm liền khiến cho phần lớn các nhà đầu tư đều thua lỗ. Việc dùng lợi nhuận để giảm nợ cũng chỉ áp dụng được với các doanh nghiệp c̣n làm ăn tốt, và số này không phải quá nhiều.

    Hệ quả của quá tŕnh giảm nợ là tín dụng sẽ không tăng nhanh và kéo theo đó là tăng trưởng GDP vẫn sẽ thấp, dù nhà nước có muốn hay không. Điều này đă xảy ra trong năm 2012 khi tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 2,35% tính đến ngày 20 tháng 9, trong khi tổng phương tiện thanh toán M2 ước tăng 10,37% trong cùng thời kỳ và tổng số dư tiền gửi ở các tổ chức tín dụng tăng tương ứng ở mức 11,23%. Trong năm 2013, xu hướng giảm nợ sẽ c̣n kéo tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức thấp, trừ trường hợp NHNN cho phép vay đầu tư vào bất động sản bừa băi trở lại. (c̣n tiếp)

    * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  6. #56
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    55.000 doanh nghiệp giải thể trong năm 2012?
    RFA-12-12-2012

    Dự báo sẽ có 55.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tính cho đến thời điểm cuối năm 2012.

    Tại hội thảo đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào ngày hôm qua, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Hoa Cương đưa ra dự báo như vừa nêu.

    Số liệu thống kê tính đến cuối tháng 11, có 48.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Trong khi đó, có 65.000 doanh nghiệp mới đăng kư trong năm nay.

    Ông Nguyễn Hoa Cương cho rằng số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động chủ yếu ở lănh vực bất động sản và chứng khoán. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam không có dấu hiệu đổ vỡ hàng loạt. Các doanh nghiệp chỉ đang tự tái cơ cấu và chuyển dịch khỏi các ngành này.

  7. #57
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cái chết của nền kinh tế Việt Nam
    Dự Đoán Kinh Tế



    - LTS: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là 1 nền kinh tế yểu mệnh, ngay từ định nghĩa cho đến thực tế. Và thực tế của hàng triệu người dân đang sống trên mảnh đất h́nh chữ S đối mặt là khó khăn, ngày càng khó khăn. Bài viết sau sẽ chỉ rơ ra sự giả dối của con số tăng trưởng GDP và đâu là nguyên nhân dẫn tới cái chết của nền kinh tế yểu mệnh này.

    GDP TĂNG >< ĐÓI NGHÈO TĂNG

    “Người Việt giàu lên chỉ là ‘giả tạo’”

    Tuy nhiên, một báo cáo của Chính phủ Việt Nam, đưa ra trong Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ (Hội nghị CG) vừa rồi, cho rằng thu nhập b́nh quân đầu người (GNI) của Việt Nam cao chỉ là giả tạo. Theo đó, trong 5 năm qua, việc tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao là nguyên nhân đẩy thu nhập cao lên. (Cafef , 15/12/2012)

    Trong bài có nhiều mâu thuẫn, ví dụ như đổ thừa là “do lạm phát” nên thu nhập người VN không tăng.

    Nhưng con số công bố đă quy ra USD (b́nh quân đầu người 1260 USD/ năm trong năm 2011), và hiện nay giá USD chính thức và chợ đen không khác nhau bao nhiêu.

    Do đó, thu nhập người VN tính bằng USD, như công bố, là CÓ TĂNG, VÀ TĂNG RẤT MẠNH.

    Như vậy, sai số ở chỗ nào, khi cùng lúc số người nghèo tại VN lại quá đông:

    “…Việt Nam hiện đứng thứ 11 thế giới về số lượng người nghèo (14,3 triệu người, chiếm 16,9% dân số) và cũng nằm trong số nước có lượng người nghèo cao nhất khu vực. Lâu nay Việt Nam được xem là một trong những nước thành công nhất về giảm nghèo, tuy nhiên đó là đo theo chuẩn nghèo cũ, thấp hơn chuẩn quốc tế.

    Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam (1,61 USD cho khu vực thành thị và 1,29 USD cho khu vực nông thôn) th́ tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. C̣n nếu so với chuẩn của quốc tế 2 đôla Mỹ một ngày (tính theo PPP) th́ có hơn 40% người Việt Nam nằm dưới mức nghèo…”

    Xin thưa: đó là do GIAN DỐI VỀ GDP, từ đó GIAN DỐI VỀ THU NHẬP B̀NH QUÂN ĐẦU NGƯỜI.

    VN có 92 triệu người, nếu thu nhập b́nh quân đầu người, theo công bố, là 1260 USD/năm, th́ VN có GDP 116 tỉ USD.

    NHƯNG thực tế GDP VN chỉ khoảng 60-80 tỉ USD mà thôi, do đó mới xảy ra t́nh trạng tới 40% người VN dưới mức nghèo, tính theo PPP.

    C̣n không tính theo PPP, dùng nominal income, th́ số nghèo lên tới hơn 60%.

    ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ

    GDP trong 5 năm qua LIÊN TỤC SỤT GIẢM, kể từ 2007 đến nay.

    VN “giàu nhất” là trong khoảng 2002-2006. Sau đó sụt lại.

    Điều này không khó nh́n thấy. Thời cực thịnh trong nền KT Việt Cộng là những năm cuối cùng thời ông Thủ tướng Khái, c̣n gọi là “Khải khờ” trong chiến khu.

    Do hồi đó c̣n chưa cho phép quan chức “làm KT”. Họ có tham nhũng, ăn hối lộ, nhưng do chưa chính thức được làm ăn riêng, nên họ c̣n giấu giếm, đầu tư qua nhiều trung gian, lại không thể ra mặt chèn ép ai quá lộ liễu, nên KT VN c̣n khá.

    Trước 2007, KT VN đa số là do người ngoài đảng làm, với đảng viên cùng lắm chỉ đứng sau giật dây là chính.

    Sau đại hội X năm 2006, đảng viên được phép “làm KT”, họ liền tung ra rất nhiều tiền trước đó tham nhũng, ăn hối lộ được, khi đó đem ra đầu tư, mở cty sân sau, đầu cơ vào TTCK, BĐS, v.v…

    Số tiền “đột nhiên” được tung vào nền KT quá lớn, gây LẠM PHÁT v́ đột nhiên sức CẦU > CUNG. Giá hàng hóa tăng vọt do nhu cầu quá lớn, cả về gạch, đá, xi măng, sắt thép, v.v… để xây BĐS.

    Nhiều quan chức bung tiền ra mua đất, mua nhà, làm giá BĐS tăng vọt.

    Quan chức tăng thu nhập rất lớn, nhiều đảng viên trở thành các ông chủ lớn, nhà tài phiệt, ví dụ như gịng họ bà Đặng Thị Hoàng Yến, bà Dương Thị Bạch Diệp, các quan chức trong VINASHIN, v.v…

    Họ có tài sản lên tới nhiều trăm triệu USD, với nhiều cơ sở kinh doanh. Dùng thân thế đảng viên, họ ép nhiều người không cùng giai cấp đảng viên phải chịu lép vế, từ đó họ ép lề lối kinh doanh, nhiều doanh gia, trước đó từng đóng góp lớn vào nền KT.

    Nếu Việt Cộng vẫn không cho đảng viên kinh doanh, th́ giới không-đảng-viên đă có thể tiếp tục đà làm tăng trưởng KT liên tục từ 2007 đến nay. Nền KT đă không bị sụp đổ quá mạnh kể từ 2007.

    XƯƠNG SỐNG CỦA NỀN KINH TẾ

    Tôi có quen biết nhiều doanh gia, doanh nhân VN. Họ bị “ép chết” bởi các cty sân sau của quan chức. Ví dụ khi bỏ thầu, cho dù họ bỏ thầu giá rẻ cách mấy, chất lượng tốt cách mấy, vẫn bị thua các cty sân sau của quan chức.

    Các cty sân sau bỏ thầu rất mắc, chất lượng kém, sau đó lại luôn đ̣i thêm tiền, làm thâm hụt ngân sách CP vô cùng to lớn.

    Các doanh gia, doanh nhân không thuộc ĐCS bị ép, 1 số giải nghệ, 1 số thu hẹp làm ăn, đến chừng giữa năm ngoái th́ dẹp hết v́ thua lỗ.

    Tại mọi quốc gia, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ là nơi TẠO ra việc làm nhiều nhất, và số đông các doanh nghiệp này tạo ra khung sườn, xương sống, của nền KT.

    KT Mỹ mạnh phần lớn KHÔNG dựa vào các cty như IBM, Apple, nhưng vào các cty nhỏ làm thầu cho các cty lớn này, vào hàng trăm ngàn doanh nghiệp chuyên chở hàng, đóng gói, sửa máy, v.v…

    Nhiều bạn sẽ ngạc nhiên nếu được cho biết, khi IBM cần lập hệ thống computer trong 1 văn pḥng mới, họ KHÔNG dùng người của họ, mà ra ngoài thuê cho rẻ. Số nhân công IBM thuê hợp đồng ngay trong ngành vi tính c̣n đông hơn số nhân công chính thức của họ.

    Các cty vừa và nhỏ này làm cho nền KT Mỹ đa dạng vô cùng, người ta làm “linh tinh” cho các cty này rất thoải mái, thu nhập trung b́nh thôi, nhưng dễ t́m việc, làm giảm thất nghiệp.

    Tại VN, đang khi đó, Việt Cộng nâng đỡ các cty, tập đoàn quốc doanh, tạo điều kiện cho các nơi này giết chết các cty vừa và nhỏ do tư nhân làm chủ.

    Các cty sân sau của quan chức cũng tham gia vào việc triệt tiêu các cty không do đảng viên làm chủ.

    SỤP ĐỔ KINH TẾ TƯ NHÂN

    Nghị quyết 11 giáng 1 đ̣n chí mạng vào các doanh nghiệp tư nhân, qua việc cấm họ sử dụng vàng, đô la, hạn chế nhập khẩu hàng hóa, v.v…

    Chính việc giết chết nền KT tư doanh đă giết chết nền KT VN, chứ không hẳn là các cty, tập đoàn quốc doanh đă hại chết nền KT VN.

    Các cty, tập đoàn quốc doanh chỉ ĐÓNG GÓP vào việc thảm sát nền KT VN, chứ không phải là yếu tố quyết định.

    KT tư doanh chết, kéo theo hàng chục triệu việc làm.

    Nay th́ tiêu tan rồi, không thể nào tái lập.

    Cty nhỏ bên vợ tôi làm hàng xe Honda đă dẹp, máy móc phân tán bán đi hết, 1 số bị hư hại, rỉ sét, nay muốn mở lại th́ không thể nào do thiếu tiền đầu tư – đă tẩu tán ra nước ngoài – và do thiếu nhân công, thiếu máy móc. Hàng mấy chục nhân công bị thất nghiệp vĩnh viễn.

    Nhân lên toàn quốc cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác, th́ thấy ngay rằng số thất nghiệp tại VN nay lên THÊM nhiều triệu người, và tỉ lệ thất nghiệp không thể dưới 25%. Số thiểu nghiệp khoảng 50%.

    Trong toàn quốc, hiện không có tới 25% người đang làm đúng việc thích hợp. (Dân Trí, 14/12/2012)

    Cuộc tàn sát giai cấp doanh nhân, trung lưu VN kể từ 2007 đến nay mới chính là lư do cốt lơi cho việc sụp đổ KT VN, trong đó NQ11 góp phần quan trọng nhất. Các yếu tố khác chỉ góp phần vào mà thôi.

    Dự Đoán Kinh Tế
    https://dudoankinhte.wordpress.com/2...-cua-nen-ktvn/

  8. #58
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kinh tế Việt Nam năm 2013: Khi tiệc đă tàn (phần 2)


    Trần Vinh Dự

    12.12.2012
    Dọn dẹp băi rác nợ xấu

    Khi bữa tiệc kinh tế của thập kỷ trước tàn, một trong những thứ rác nguy hiểm nhất mà nó để lại là các khoản nợ xấu. Sức ép từ nhà nước đối với hệ thống ngân hàng là thấp, v́ vậy xu hướng dấu nợ xấu c̣n phổ biến. Bằng cách đảo nợ, dăn nợ, ra hạn nợ, và bơm thêm tiền để cứu con nợ, các ngân hàng thương mại đang làm mọi chuyện tồi tệ thêm.

    Theo công bố của thống đốc Nguyễn Văn B́nh trước Quốc hội đầu tháng 11 năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng 09 là 8,82% tổng dư nợ của toàn hệ thống, gần gấp đôi con số các ngân hàng đưa ra. Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng cả nước đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, trong đó có hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản. Nói cách khác, có khoảng 11.34 tỷ USD nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

    Điều đáng nói hơn là, thứ nhất, con số này đang tăng rất nhanh. Trong năm ngoái, nợ xấu tăng 64% và đến 10 tháng đầu năm nay th́ nợ xấu tăng khoảng 66%. Thứ hai, khi tính con số nợ xấu công bố ở trên không bao gồm nhiều khoản nợ đă bị khoanh lại không cho xếp hạng nợ. Nó cũng không không bao gồm các khoản nợ của VDB hay ngân hàng bảo hiểm xă hội và các Tổng công ty, tập đoàn nợ vốn ODA hay vốn vay trực tiếp nước ngoài. Thứ ba, cách xếp loại nợ xấu ở Việt Nam cũng khá nương tay, chỉ có các phần nợ đến hạn không trả được mới bị coi là nợ xấu. Thí dụ, vay 10 đồng, đến hạn 2 đồng và không trả được, th́ chỉ có 2 đồng bị coi là nợ xấu. V́ thế, một số tổ chức độc lập khác khi nói về nợ xấu ở Việt Nam thường đưa ra con số cao hơn. Thí dụ Fitch Ratings từng đưa ra con số 13% trong khi gần đây nhất Moody’s cho rằng nợ xấu tầm khoảng 20% tổng dư nợ.

    Đă có nhiều biện pháp giải quyết nợ xấu được bàn đến, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ động thái chính sách nào được thực hiện trừ việc NHNN yêu cầu các NHTM không được chia cổ tức nếu không trích lập đủ dự pḥng rủi ro nợ xấu. V́ thế đây vẫn sẽ là tâm điểm chính sách và là bài toán hóc búa của NHNN trong năm 2013.

    Môi trường kinh doanh rủi ro hơn

    ​​Tất cả các hăng đánh giá tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp đều đánh tụt hạng Việt Nam liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây. Tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Và điều này có cơ sở. Các thách thức lớn của nền kinh tế vẫn chưa có phác đồ điều trị khiến cho người làm kinh doanh đứng trước thực trạng là rất khó dự đoán tương lai vĩ mô. Và điều này đến lượt nó làm tăng rủi ro kinh doanh.

    Phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều thua lỗ nặng. Trong khi báo chí đăng tin một loạt thị trường chứng khoán Đông Nam Á lên cao kỷ lục, các thị trường như Philippines, Malaysia, Indonesia đang lên cao nhất trong mọi thời đại, th́ thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở điểm thấp nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, các thị trường mới nổi khác như Myanma đang nổi lên là một điểm sáng thu hút vốn v́ quá tŕnh cải cách mới khởi động.

    Ngay cả các doanh nghiệp FDI rất thành công ở Việt Nam trước đây như Honda hay Toyota hiện nay cũng lâm vào t́nh trạng khó khăn. V́ thế ḍng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2012 đă bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng vốn FDI cấp mới và vốn tăng thêm vào Việt Nam đạt 8,479 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2012, giảm khoảng 34% so với cùng kỳ năm 2011. Xu thế giảm này sẽ c̣n kéo dài sang năm 2013.

    Việc quản lư và giám sát của nhà nước trong nhiều năm trở lại đây bị lơi lỏng khiến cho sai phạm xảy ra mọi chỗ mọi nơi, điều đó đặt giới kinh doanh vào nhiều người có thể trở thành tội phạm và bị có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Điều này đang tạo ra một làn sóng trú ẩn bằng cách chuyển tài sản và di cư ra nước ngoài trong cộng đồng những người giàu có, đặc biệt sau các vụ việc ở ngân hàng ACB và SacomBank.

    Các xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2013, dù muốn hay không. Nó chỉ có thể đảo ngược về dài hạn khi các thách thức cơ bản nêu trên của nền kinh tế được giải quyết.

    Dư địa chính sách không c̣n nhiều

    Mặc dù lạm phát ở Việt Nam trong năm 2012 được kiềm chế ở dưới mức 2 con số nhưng đó là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hầu như không đáng kể. Nếu nhà nước thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, khả năng rất cao là lạm phát sẽ bùng lên ngay mức 2 con số. V́ thế rơ ràng là cho chính sách tiền tệ không c̣n quá nhiều không gian để hoạt động.

    Chính sách tài khóa cũng vậy, chỉ mới 9 tháng đầu năm 2012 mà Việt Nam đă bị thâm hụt khoảng 87% mục tiêu cả năm. Nếu tính cuốn chiếu th́ Việt Nam đang thâm hụt khoảng 6.9% của GDP. Nợ công, không tính nợ của các tập đ̣an và các tổng công ty, đă lên tới 55.2% GDP. Nếu tính cả nợ của các tập đoàn và tổng công ty, con số này lên tới xấp xỉ 100% GDP, là mức cực kỳ nguy hiểm. V́ vậy không gian cho chính sách tài khoá không c̣n nhiều, đặc biệt là trong điều kiện nguồn thu ngân sách giảm mạnh. Chính phủ không thể tăng chi tiêu và đầu tư công để cứu nền kinh tế.

    Khi tiệc tàn là lúc phải bắt tay vào dọn dẹp

    Bữa tiệc kinh tế trong thập kỷ trước đă tàn, và giờ đây Việt Nam đang phải dọn dẹp các loại rác rưởi mà nó để lại. Việc dọn dẹp này là việc không thể tránh khỏi. Cũng giống như tất cả các loại rác khác, càng để lâu chúng càng bốc mùi và không tự biến mất.

    V́ thế, trong năm 2013, và nhiều khả năng cả năm 2014 nữa, dù muốn hay không th́ Việt Nam vẫn phải gác lại tham vọng tăng trưởng nhanh để tập trung vào xử lư các vấn đề nền tảng. Nói cho cùng, người Việt Nam có đủ kiên nhẫn để đi qua vài năm khó khăn nữa, miễn là sau khi ra khỏi đường hầm tối, Việt Nam có một nền tảng tốt hơn để tăng trưởng lâu dài.

    * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  9. #59
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    157

    Không c̣n là dự đoán kinh tế

    Khi không biết đích đến là đâu, th́ con đường nào cũng đều đến đích.
    T/S Alan Phan
    http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng...n-kinh-te.html

  10. #60
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    Trong bài diễn văn của bà Victoria Kwakwa, hiểu thẳng từ phần viết bằng English tôi thấy 3 phần quan trọng nhất. Đó là bà nhấn mạnh 2 điều:

    http://www.worldbank.org/en/news/201...ictoria-kwakwa

    1.
    Today we will also discuss two issues that will be important determinants of Vietnam’s ability to succeed as a MIC. Vietnam needs to build a well-skilled workforce to allow a move from low productivity, lower value added to higher productivity, higher valued added activity. Advanced skills are needed across cognitive, behavioural and technical domains. Developing these skills in the workforce will require the strengthening of the entire education system from early childhood development to basic, vocational and tertiary education to set a sound foundation for life-long learning.
    Có ư nói rằng bà chê tŕnh độ tay nghề của dân VN (well-skilled workforce), Chính điều này mới gây ra kinh tế càng ngày càng suy sụp và kế đó là:

    2.
    How Vietnam manages its scare land resources is also important. Assuring secure land rights for farmers, more flexible use of agricultural land, strengthening the land use rights of vulnerable groups such as women, the poor, and ethnic minority communities, creating more transparent and equitable arrangements for land acquisition and compensation by the State and limiting the circumstances in which compulsory land acquisition may occur, and improving the effectiveness of land planning management systems within an overall enhanced framework for land governance will all be critical for the efficiency and inclusiveness of Vietnam’s future development. We hope that these considerations will be reflected in the new Land Law to be adopted in 2013.
    Cả hai phần này đều là phần bó tay, nói ra chỉ cho có mà thôi. V́ vậy nền kinh tế của CSVN kể như tiêu.

    Đoạn văn này là quan trọng nhất, có ư nói là WB coi như đă chấm dứt nhiệm vụ giúp đỡ VN.

    This annual CG is the last in the current format which was designed about 20 years ago to serve primarily as an ODA resource mobilization platform. Today most development partners have their own bilateral ODA discussions and agreements and the resource mobilization function of the CG is no longer relevant.
    Chú thích:
    CG: Consultative Group.
    Last edited by Trungthuc5; 18-12-2012 at 07:10 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh hoàng dầu ăn được vớt từ cống nước thải của TQ
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 19-09-2011, 02:31 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-05-2011, 12:04 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2010, 10:45 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 08:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •