Page 8 of 14 FirstFirst ... 456789101112 ... LastLast
Results 71 to 80 of 133

Thread: Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

  1. #71
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cái giá cho sự hoang toàng


    Trần Vinh Dự

    31.01.2013
    Cách đây khoảng một năm, một chủ doanh nghiệp bất động sản t́m đến công ty tôi để nhờ tư vấn. Là một doanh nhân trẻ mới có 35 tuổi, anh ăn mặc sành điệu, đi xe BMW, và hút thuốc lá bằng tẩu làm từ ngà voi.

    Công ty của anh có 1 dự án duy nhất, khoảng 2 hecta, nằm ở một quận ngoại thành của TPHCM và mới chỉ giải toả được khoảng một nửa. Anh đang có một khoản nợ ngân hàng khoảng 7 triệu USD, mỗi năm phải trả lăi khoảng 1,5 triệu USD. Khoản nợ này sẽ đáo hạn vào cuối năm 2012. Anh cần thêm khoảng 5 triệu USD nữa để giải toả phần c̣n lại trước khi có thể xây móng. Ở Việt Nam, các dự án BĐS cần phải xây xong móng th́ mới bắt đầu bán được căn hộ.

    Nếu Việt Nam vẫn như hồi năm 2007, anh sẽ nhanh chóng làm sạch dự án, vay thêm tiền, và làm móng. Khách hàng sẽ đổ dồn đến để đầu cơ. Anh sẽ nhanh chóng bán hết hàng, tậu cho ḿnh một chiếc siêu xe, và xuất hiện trên các tạp chí với tư cách là doanh nhân thành đạt.

    Thế nhưng câu chuyện năm 2012 đă khác. Những doanh nghiệp như anh hiện nay không thể vay thêm vốn để làm nốt dự án, không bán được dự án cho chủ đầu tư khác, và cũng không có ḍng tiền để trả nợ. V́ khoản nợ chưa đến hạn nên nó chưa được gọi là nợ xấu, nhưng nó sẽ trở thành nợ xấu.

    Bóng ma nợ xấu

    Nợ xấu là vấn đề kinh tế nóng nhất của Việt Nam năm 2012. Với lịch sử phát triển rất ngắn, hệ thống NHTM của Việt Nam cho đến nay vẫn c̣n trong t́nh trạng non nớt về chuyên môn và quản trị. Thế nhưng, trong một giai đoạn khá dài nó đă buộc phải tăng trưởng với tốc độ quá nóng.

    Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, suốt từ năm 2001 đến hết 2010, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đều trên mức 20%. Đặc biệt năm 2007, con số này lên tới 51%, giảm xuống c̣n 25.4% năm 2008, nhưng sau đó lại vọt lên xấp xỉ 40% vào năm 2009 và trên 30% vào năm 2010.

    Các doanh nghiệp sản xuất thi nhau vay vốn “rẻ” để mở rộng quy mô dựa trên các kỳ vọng tăng trưởng tươi sáng c̣n các chủ đầu tư BĐS cũng thi nhau làm dự án với suy đoán lạc quan rằng Việt Nam c̣n thiếu nhà ở nghiêm trọng. Kết quả là việc dư thừa công suất xảy ra ở hầu hết các ngành, từ xi măng đến dược phẩm, từ ô tô đến giấy vệ sinh. Bong bóng BĐS cũng h́nh thành và nhanh chóng ph́nh to. Trong ṿng khoảng 10 năm, giá đất đô thị ở Việt Nam tăng ít nhất 10 lần, có nơi tới hơn 100 lần.

    Hệ quả là khi tín dụng bị thắt chặt, bong bóng BĐS và sản xuất vỡ, th́ hầu như toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam bị tê liệt. Nợ xấu, theo cách tính của một số tổ chức nước ngoài như Fitch Ratings, tăng lên đến 13% trong năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu này sẽ c̣n tăng cao hơn nữa nếu khó khăn tiếp tục kéo dài sang năm 2013 và các khoản nợ như của doanh nghiệp BĐS kể trên được đưa vào danh sách nợ xấu.

    Trả lại cho Caesar

    Để giải quyết vấn đề nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đă liên tục thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm việc đưa vào diện kiểm soát đặc biệt các NHTM yếu kém, ép các NHTM trích lập dự pḥng đầy đủ các khoản nợ khó đ̣i, và buộc sáp nhập ngân hàng. Song song với quá tŕnh đó, việc điều tra và truy tố các vụ lợi dụng quyền hạn để làm ăn bất chính trong hệ thống ngân hàng cũng được triển khai. Hàng loạt các chủ tịch và cổ đông lớn của các NHTM đă hoặc đang bị bắt hoặc đang bị điều tra.

    Thế nhưng nếu như con số nợ xấu, một con số không thực sự minh bạch ở Việt Nam, lên tới 13% hoặc hơn như Fitch Ratings tính toán, th́ vốn chủ sở hữu của các NHTM sẽ không đủ để trích lập dự pḥng. Theo Thống đốc NHNN trả lời trước Quốc hội hồi tháng 11, 2012, th́ nhiều ngân hàng sau khi trích lập dự pḥng đă “không c̣n vốn điều lệ”.

    Những mất mát từ việc cho vay vô tội vạ và kinh doanh không hiệu quả phải có người gánh. Doanh nghiệp phá sản chuyển gánh nặng này sang cho ngân hàng. Ngân hàng không đủ vốn điều lệ để trích lập dự pḥng sẽ phải chuyển gánh nặng này cho xă hội dưới dạng hỗ trợ của nhà nước hoặc phá sản và người gửi tiền mất tiền. Quá tŕnh “giải độc” nợ xấu này sẽ là một quá tŕnh dài, dù thực hiện theo biện pháp nào. Điểm sáng trong toàn bộ quá tŕnh này là cả nhà nước và doanh nghiệp đều nhận ra rơ các yếu kém và t́m cách tháo gỡ.

    Tiến tới một hệ thống ngân hàng hiện đại

    Từ phía nhà nước, NHNN đă có nhiều động tác nhằm siết lại quản lư và từng bước nâng chuẩn an toàn của hệ thống NHTM. Thí dụ, các thông tư 13, 19, và 22 là các bước đi đúng hướng về mặt chính sách nhằm nâng chuẩn an toàn của hệ thống. Trong tương lai, NHNN cần tiếp tục đi xa hơn bằng cách xây dựng và triển khai lộ tŕnh để đưa hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống NHTM lên 12% và áp dụng bộ quy chuẩn số 2, và tiến tới số 3, của Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng, thay v́ áp dụng bộ quy chuẩn số 1 như hiện nay.

    Từ phía các NHTM, việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nội bộ phải được đẩy lên hàng đầu nhằm bảo đảm hoạt động của các NHTM này luôn đáp ứng được các chuẩn an toàn của hệ thống theo quy định của NHNN. Tới nay, mới chỉ có vài ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam nghĩ tới vấn đề quản trị rủi ro, và hầu như chưa có NHTM nào xây dựng được một bộ máy quản trị rủi ro bài bản.

    Việc điều tra và sử lư nghiêm các trường hợp thao túng hệ thống NHTM cũng đang được các cơ quan chức năng ráo riết điều tra. Các động thái này, nếu được duy tŕ thường xuyên, nghiêm túc, và chặt chẽ, sẽ làm hạn chế rủi ro đạo đức trong nghiệp vụ ngân hàng, làm cho hệ thống lành mạnh và minh bạch hơn.

    Tuy nhiên, nền tảng vững mạnh nhất của hệ thống ngân hàng để chống lại vấn đề nợ xấu là một hệ thống doanh nghiệp khoẻ. Nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm nay vốn phát triển theo chiều rộng và v́ thế phần lớn đều mắc nợ quá nhiều. Cần có một thời gian ít nhất từ 2 tới 3 năm để các doanh nghiệp giảm nợ (de-leveraged), và tập trung vào các biện pháp chiều sâu để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.

    V́ thế, năm 2013 vẫn sẽ là năm mà vấn đề nợ xấu là một trong các vấn đề nóng nhất. Nhà nước, ngân hàng, và doanh nghiệp sẽ đều phải vật lộn với di sản quá khứ để lại là gánh nặng nợ xấu chồng chất trong khi cố gắng t́m ra các giải pháp về chính sách và xây dựng bộ máy để xây dựng một tương lai bền vững hơn.

    * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  2. #72
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vinalines thoái vốn, giải thể và phá sản 40 công ty
    RFA-06-02-2013


    Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ thoái vốn, giải thể và phá sản hơn 40 công ty, để tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải.

    RFA

    Vụ tham nhũng nghiêm trọng của Vinalines lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

    Đây là mục tiêu chính của đề án tái cơ cấu Vinalines mới được Thủ tướng phê duyệt.

    Theo đề án, nhiệm vụ của Vinalines là phải thoái vốn góp của công ty đă đầu tư tại 37 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 -2015; thực hiện giải thể 2 doanh nghiệp và phá sản 2 doanh nghiệp khác.

    Đối với lợi nhuận, mặc dù Vinalines không công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2013, nhưng ông Nguyễn Cảnh Việt, tổng giám đốc của Vinalines cho biết dự kiến doanh nghiệp sẽ tiếp tục lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng trong năm nay, sau khi báo lỗ gần 2.500 tỷ đồng năm ngoái.

  3. #73
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    EVN vẫn nợ Petro Vietnam hơn 14.000 tỷ đồng
    RFA-07-02-2013


    Số tiền điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nợ Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) đến thời điểm này là hơn 14.000 tỉ đồng.


    Logo Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
    Thông tin trên mới được Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khi PV Power, Vũ Huy Quang thông báo hôm 5/2 vừa qua.

    Ngoài ra, ông Quang cho biết, khoản lăi chậm trả của EVN với Petro Vietnam cũng lên tới xấp xỉ 3.000 tỉ đồng.

    Riêng về tổng công ty điện lực dầu khi PV Power, phía lănh đạo cho biết nếu hạch toán đủ cả khoản lăi phát sinh phải trả cho EVN th́ PV Power sẽ bị lỗ. V́ thế, mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2012 của PV Power là 716 tỉ đồng, nhưng trên thực tế, nếu cộng cả lăi vay, PV Power lỗ hơn 1.000 tỉ đồng.

  4. #74
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kinh tế VN: 'Cánh cửa tái cơ cấu đă mở'


    Tổng giám đốc Dragon Capital, ông Dominic Scriven mới viếtblog đăng trên Bấm Financial Times nhận định tình hình kinh tế trong nước.
    BBC Tiếng Việt

    Những năm gần đây quả là thời gian khó khăn của các nhà đầu tư tại Việt Nam. Mức lạm phát đội trời, việc cấp tín dụng lỏng lẻo cho các lĩnh vực làm ăn không hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, tiền mất giá và tỷ lệ nợ xấu cao khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc trong việc đổ tiền vào nước này.

    Tuy nhiên, dịp Tết Nguyên đán, bắt đầu từ cuối tuần này, sẽ có các màn bắn pháo hoa rực rỡ, với các chợ hoa đa sắc với các bữa cơm gia đình thịnh soạn và những buổi lễ ăn mừng phong phú.

    Năm tới là năm Rắn, con vật đứng hàng thứ sáu trong cung hoàng đạo Trung Quốc, được cho là có tính tập trung, kỷ luật. Cả hai điều này đều là điều cần phải có, nếu như chính phủ Việt Nam muốn thực hiện các cam kết cải tổ kinh tế.

    Người dân đã phải đối diện với cuộc khủng hoảng tín dụng, các cuộc phá sản chưa từng thấy, và tình trạng khan hiếm tiền mặt, toàn những vấn đề không mấy sáng sủa cho các thị trường chứng khoán ở Việt Nam, vốn đã bị trì trệ ở mức giao dịch chưa tới 20 triệu đô la một ngày.

    Thế nhưng Việt Nam đã từng luôn có mọi yếu tố cần thiết để trở thành một địa chỉ đầu tư ấn tượng.
    Xử lý bất ổn

    Chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm đìu hiu nhưng phục hồi trở lại từ tháng Giêng

    Hồi giữa năm 2012, chính phủ đã tỏ rõ quan điểm muốn thúc đẩy kinh tế, và quyết tâm xử lý các vấn đề gây bất ổn. Tuy đó là việc khó làm khi đó, và hệ quả là thị trường đã gặp khó khăn, nhưng điều đó có thể xem là điểm bản lề.

    Lần đầu tiên kể từ 1969, các quan chức chính phủ đã được yêu cầu thực hiện các phiên tự phê, là lúc để họ tự nhận lỗi và đề xuất những cách thức để cải thiện vai trò.

    Các quan chức ngân hàng hàng đầu bị triệu tập lên để giải thích về các hoạt động cho vay và thị trường bất động sản đã bị bỏ mặc trong cảnh khó khăn.

    Việt Nam thậm chí còn tính đến chuyện áp dụng các thay đổi, mà lẽ ra đã phải thực hiện từ lâu, về vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh.

    Đã 21 năm sau khi bản Hiến pháp được thông qua, nay đang có đề xuất dỡ bỏ vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước ra khỏi Hiến pháp.

    "Đề xuất dỡ bỏ vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước ra khỏi Hiến pháp nếu được thông qua, sẽ là một thay đổi mang tính đột phá về tư duy, có thể dẫn tới việc đặt nền móng cho những cải tổ tiếp theo"

    Nếu đề xuất này được thông qua, thì nó sẽ là một thay đổi mang tính đột phá về tư duy, có thể dẫn tới việc đặt nền móng cho những cải tổ tiếp theo.

    Hơn hết, Bộ Tài chính sẽ ra bản kế hoạch vào tháng Sáu, được trông đợi là sẽ mở đường cho việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước lớn nhất kể từ thời Đổi Mới 1986 trở lại đây.

    Trên mặt trận kinh tế vĩ mô cũng có những bước phát triển tích cực. Trong 13 tháng qua, dự trữ ngoại tệ tăng lên 17 tỷ đô la, đưa mức dự trữ lên khoảng 30-31 tỷ đô la trong tháng Một, là mức cao nhất từ trước tới nay. Mức này thậm chí còn cao hơn các dự đoán lạc quan nhất.

    Vấn đề trong quá khứ của Việt Nam là việc thiếu niềm tin trong nước và việc tiếp tục phá giá đồng nội tệ khiến dẫn tới rút tiền đồng loạt từ ngân hàng trong nước.

    Tuy nhiên, năm 2012, xu hướng này đã thay đổi, và Việt Nam đã chứng kiến những dòng vốn nội địa khi ngày càng có nhiều người chuyển từ việc cất trữ vàng và đô la Mỹ sang trữ tiền đồng.

    Chính phủ đã có bước đi khôn ngoan khi chống đôla hóa các giao dịch trong nền kinh tế, và tạo ra một hệ thống tiền tệ hiệu quả hơn, theo đó có được mức tỷ giá hối đoái giữa đôla Mỹ và tiền đồng ở mức ổn định trong gần hai năm qua.
    Cơ hội cải tổ

    Mở bằng chương tŕnh nghe nh́n khác

    Những diễn tiến lạc quan này rõ ràng được thể hiện trên thị trường nội địa, với mức tăng 20% trong dịp cuối năm 2012.

    Các nhà đầu tư nước ngoài đang bắt đầu quay trở lại và kết quả là lượng giao dịch hàng ngày đã tăng lên 87 triệu đôla trong tháng Một.

    Trên thực tế, người nước ngoài có thể hưởng lợi từ việc tự do hóa thị trường thêm nữa, với việc chính phủ cân nhắc đề án tăng mức tối đa sở hữu nước ngoài lên thêm 10%.

    Hiện nay, người nước ngoài đang bị giới hạn ở mức 30% trong các ngân hàng, và 49% trong tất cả các doanh nghiệp có phát hành cổ phiếu trên thị trường.

    Các khoản nợ xấu vẫn là điều gây quan ngại, và mức độ thực sự của các khoản nợ này đã được đưa ra tranh luận nhiều.

    Trong lúc các số liệu chính thức cho thấy nó nằm ở mức 8-10% thì các đánh giá độc lập nói mức độ chính xác hơn phải là 13-15%, mà hầu hết là liên quan tới thị trường bất động sản. Dựa trên mức độ cân đối nợ và khả năng phục hồi, thì ước tính cần có chừng 7 tỷ đô la để xử lý vấn đề nợ xấu.

    Chính phủ có kế hoạch xử lý vấn đề này bằng cách thành lập công ty quản lý tài sản, áp dụng cách tiếp cận “kiểu Trung Quốc”, theo đó sẽ cung cấp các khoản trái phiếu có trị giá bằng không cho các ngân hàng, để các ngân hàng thế chấp nhằm tạo tính thanh khoản.

    "Chúng tôi cho rằng năm 2013-2014 sẽ đem đến những thay đổi cho Việt Nam, và đầu tư vào cổ phần sẽ là một chiến lược thành công"

    Chính phủ cũng có kế hoạch có thêm các biện pháp khác như tạo gói hỗ trợ cho thị trường bất động sản, gồm miễn giảm thuế, cho vay tín dụng giá rẻ đối với các dự án nhà ở xã hội và các căn hộ nhỏ, và có thể có khả năng dẫn tới việc nới lỏng quy định mua bất động sản áp dụng với người nước ngoài.

    Trong lúc việc tăng trưởng trong tương lai gần sẽ chậm lại do Việt Nam đang tìm lối đi nhằm thoát khỏi các thách thức, thì cánh cửa đã mở ra cho việc tái cơ cấu.

    Chúng tôi cho rằng năm 2013-2014 sẽ đem đến những thay đổi cho Việt Nam, và đầu tư vào cổ phần sẽ là một chiến lược thành công. Tuy thị trường đã phục hồi nhưng mức giá năm 2013 vẫn là hợp lý nếu so sánh với các nơi khác trong khu vực.

    Theo quan niệm của người Việt, có rắn trong nhà là điềm lành, bởi nhờ đó gia đình sẽ phát tài. Nếu quan niệm này quả chính xác, thì Năm Quư Tỵ rất có thể sẽ đưa Việt Nam tới một thời kỳ phát triển mạnh mẽ mới.

    Ông Dominic Scriven đồng sáng lập quỹ đầu tư Dragon Capital tại Việt Nam vào năm 1994. Video phỏng vấn ông về vai tṛ của đầu tư nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam (xem trong bài) được thực hiện vào tháng Sáu năm 2011.

  5. #75
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    VIỆT NAM LÚN SÂU LỆ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG CỘNG



    SBTN
    Tin Hà Nội - Việt Nam ngày càng lún sâu vào ṿng lệ thuộc Trung Cộng về mặt kinh tế. Một tờ báo ở Việt Nam vừa nêu ra các con số chứng minh sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung cộng, báo chí ở Việt Nam đă nhiều lần báo động về t́nh trạng thâm thủng mậu dịch ngày một dâng cao của Việt Nam với Trung Cộng mà một quan chức của Bộ Công Thương Hà Nội nói là khuynh hướng đó b́nh thường. Theo nguồn tin này, Trung Cộng dẫn đầu trong 8 thị trường Việt Nam nhập cảng nhiều nhất năm 2012, chiếm tới 25.3% tổng số kim ngạch nhập cảng. Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập cảng từ Trung Cộng, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu đô-la, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ đô-la lớn nhất là máy móc, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, vải, sắt thép, xăng dầu.

    Có một số mặt hàng nhập cảng từ Trung Cộng có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập cảng mặt hàng tương ứng của cả nước như khí đốt 53.2%, phân bón 50.7%, rau hoa quả 48.8%, thuốc trừ sâu 46.1%, điện thoại các loại và linh kiện 45.4%, vải 43.4%, máy móc dụng cụ phụ tùng 32.2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30.2%, sắt thép 29.5%, hóa chất 27%, vân vân. Tổng Cục Thống Kê thuộc Bộ Công Thương Cộng sản Việt Nam đưa ra con số hồi cuối năm ngoái cho thấy Việt Nam chỉ xuất cảng được sang Trung Cộng một lượng hàng phần lớn là nguyên liệu, và khoáng sản với trị giá 12.2 tỉ đô-la trong khi nhập cảng từ Trung Cộng tới 28.9 tỉ đô-la, tức là thâm thủng mậu dịch tới 16.7 tỉ đô-la.

    Con số thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Cộng suốt nhiều năm qua gia tăng nhanh chóng. Nếu chỉ tính từ năm 2007 đến nay, người ta thấy Việt Nam thâm thủng năm 2007 với Trung quốc là 9.145 tỉ đô-la. Năm 2008 thâm thủng 11.116 tỉ đô-la; năm 2009 thâm thủng 11.532 tỉ đô-la. Năm 2010 thâm thủng 12.710 tỉ đô-la và năm 2011 thâm thủng 13.467 tỉ đô-la. Nhiều người phải kêu rằng hàng hóa của Trung Cộng thượng vàng, hạ cám ǵ cũng nhập. Cả những đồ tệ hại như gà thải đến các loại hàng giả, hàng nhái đến trái cây tẩm ướp hóa chất độc hại, các loại phụ gia gây ung thư cũng nhập bầy bán gần như công khai khắp nơi. Không chỉ nhập cảng nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây từ Trung Cộng cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam.

    Một chuyên gia kinh tế nói Việt Nam đang trở thành băi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Cộng. Phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Á Châu của Bộ Công Thương b́nh luận t́nh trạng nhập siêu ngày càng lên cao của Việt Nam với Trung Cộng là b́nh thường, nhưng ngay từ năm ngoái, người ta đă thấy có nhiều bài viết phân tích mối quan hệ mậu dịch, thương mại giữa Việt Nam với Trung Cộng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị. Hàng hóa Trung Cộng đang ồ ạt tràn vào Việt Nam không chỉ gia tăng chênh lệnh về cán cân thương mại giữa hai nước mà c̣n gây bất lợi cho sản xuất trong nước. Sự lệ thuộc ngày càng lớn vào hàng hóa Trung Cộng có thể dẫn đến việc Việt Nam phải nhượng bộ các yêu sách của đối phương một khi chiến tranh xảy ra.

  6. #76
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhược điểm kinh tế của Việt Nam
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

    2013-02-14

    Sau một cái Tết khá ảm đạm, dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế trong năm con rắn. Nhưng đâu là vấn đề, đâu là giải pháp và ai có trách nhiệm giải quyết?


    Thực trạng

    Vũ Hoàng: Xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trong chương tŕnh phát thanh đầu tiên của mục Diễn đàn Kinh tế vào năm Quư Tỵ. Thưa ông, dù nhiều người c̣n nghỉ Tết tại Việt Nam, sinh hoạt lễ lạt năm nay có vẻ kém khởi sắc và mối lo về kinh tế sẽ lại sớm trở về ám ảnh mọi người. Trong chương tŕnh đầu tiên của năm con rắn, xin đề nghị ông phân tích các vấn đề ǵ ông đánh giá là quan trọng nhất cho nền kinh tế của Việt Nam.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, tôi xin được kính chào quư thính giả gần xa của chúng ta, nhất là ở tại Việt Nam.

    Về câu hỏi của ông, tôi xin nhắc tới một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới với sự tham gia của giới hữu trách tại Việt Nam, được thực hiện năm ngoái nhưng vẫn có giá trị khá biểu hiện về tâm tư của người dân ở trong nước. Kết quả khảo sát đă được Ngân hàng Thế giới phổ biến năm ngoái và nhắc lại trong báo cáo cuối năm 2012 về kinh tế Việt Nam.

    Số là khi được hỏi về ba loại vấn đề họ cho là đáng lo nhất của Việt Nam, những người được thăm ḍ ư kiến nêu ra nhận định đáng chú ư. Trong 10 vấn đề được xem là đáng quan tâm nhất, chỉ có ba vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế. Đó là, đứng hạng nhất, vật giá gia tăng, với 44% cho là đáng lo nhất. Hai vấn đề kinh tế kia đứng chín và hạng 10 ở cuối bảng, đó là lợi tức và việc làm. Bảy vấn đề c̣n lại được nhiều người cho là đáng lo nhất đều ở ngoài lĩnh vực thuần túy kinh tế, mà thuộc trách nhiệm của nhà nước. Theo thứ tự từ cao đến thấp là 1) tai nạn giao thông, 2) vệ sinh thực phẩm, 3) tội ác xă hội, 4) tham nhũng, 5) ô nhiễm môi sinh, 6) phẩm chất của dịch vụ y tế, và 7) phẩm chất của giáo dục. Tôi xin được nêu vài nhận xét về cuộc khảo sát này.

    Vũ Hoàng: Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên về cuộc khảo sát ấy, ông nhận xét thấy như thế nào?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người lạc quan chỉ nh́n thấy ly nước đă đầy một nửa mà không nói đến cái phần nửa vơi, th́ cho là trong năm 2011 và đầu năm 2012, t́nh h́nh kinh tế đă có cải thiện nên người dân chỉ chú ư đến ba loại vấn đề thuộc kinh tế, c̣n lại là bảy vấn đề thuộc về xă hội! Riêng về chuyện đáng lo nhất của họ là vật giá gia tăng th́ ta nhớ lạm phát đă hoành hành mạnh và lên tới đỉnh cao là 23% vào giữa năm 2011 nên đầu năm 2012 mới là vấn đề đáng ngại, chứ ngày nay th́ người ta có thể c̣n lạc quan hơn thế dù sự thật sẽ không hẳn tốt đẹp như vậy!

    Và bước sang bảy loại vấn đề xă hội mà nhiều người cho là đáng ngại nhất như tôi vừa nhắc lại ở trên, ta thấy trật tự và an toàn xă hội là những mối bận tâm thiết thực trước mắt. Điều này có thể hiểu được. Nhưng đáng chú ư hơn thế là loại vấn đề cơ bản mà lâu dài, như ô nhiễm môi sinh hay giáo dục bất cập th́ lại có mức quan tâm thấp hơn. Và then chốt hơn vậy, an ninh quốc gia và an toàn lănh thổ của Việt Nam lại không được nhắc đến. V́ sao lại như vậy?

    Tôi lại nhớ đến cuộc khảo sát của một cơ quan Pháp vào năm kia, khi cho thấy người Việt Nam thuộc loại lạc quan nhất thế giới! Ta có thể nêu câu hỏi về cách thức tiến hành khảo sát và giá trị biểu trưng của dân số mẫu, hoặc về hiện tượng tâm lư khá phổ biến của xă hội loài người, là chối từ thực tế khi thực tế ấy đă thay đổi, một hiện tượng xuất phát đầu tiên từ lănh đạo rồi mới thấm xuống người dân. Bây giờ chúng ta mới trở lại đề tài của ḿnh, là các vấn đề kinh tế của Việt Nam. Tôi xin được phép nói về chuyện gần rồi mới đến chuyện sâu xa trong cốt tủy.
    Viễn ảnh

    Vũ Hoàng: Nói về chuyện gần và viễn ảnh kinh tế của năm con rắn, ông thấy ra những ǵ?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Việt Nam lệ thuộc vào thị trường quốc tế, và nếu xét theo hai tiêu chuẩn quan trọng là tỷ trọng của ngoại thương trong tổng sản lượng kinh tế và khối tiền tệ lưu hành so với tỷ số dự trữ ngân hàng, Việt Nam bị lệ thuộc nặng nhất khu vực Á châu Thái b́nh dương. Vậy mà năm nay thị trường quốc tế chưa khởi sắc sau năm năm èo uột và dù các nước đang phát triển tại Đông Á có hy vọng tăng trưởng khá nhất, t́nh h́nh chung của kinh tế toàn cầu vẫn chưa sáng sủa nên viễn ảnh kinh tế của Việt Nam vẫn là tăng trưởng thấp.

    Xét vào chi tiết, năm qua, đà tăng trưởng sa sút có dấu hiệu đáng ngại nhất là trong khu vực chế biến v́ không chỉ tăng trưởng chậm hơn mà c̣n thụt lùi. Và suy thoái nặng nhất là từ doanh nghiệp nhà nước. Nhưng hậu quả trầm trọng hơn thế là có tới 10 vạn doanh nghiệp tư nhân đă phá sản hoặc ngưng hoạt động, không trả thuế. Nghĩa là thất nghiệp sẽ là vấn đề. Vậy mà cuộc khảo sát mà ta vừa nói đến lại cho thấy chỉ có 15% những người được thăm ḍ ư kiến cho là đáng quan tâm, tức là vấn đề ít được chú ư nhất. Phải chăng, đấy là hiện tượng chối bỏ thực tế?

    Vũ Hoàng: Ông chú ư đến hoàn cảnh bi quan của khu vực chế biến mà ta cũng biết là về cơ bản, Việt Nam đi vào công nghiệp hóa qua việc làm gia công để xuất khẩu ra ngoài. Nếu khu vực chế biến ấy lại sa sút th́ hiển nhiên là ngoài nguy cơ thất nghiệp, ta c̣n thấy ra đà sút kém về ngành ráp chế cho xuất khẩu. Có phải như vậy không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đáng ngẫm hơn thế là năm qua, Việt Nam lại đạt mức xuất khẩu cao bất ngờ mà không chỉ nhờ bán dầu thô và dầu thô lại có giá. Nh́n sâu hơn vào cơ cấu của số hàng bán ra ngoài, ta thấy ra nhiều vấn đề như mặt trái của bức tranh màu hồng.

    Thứ nhất, về nông sản và lương thực như cà phê hay gạo th́ lượng có tăng mà giá không tăng nên mối lợi thật ra chỉ là tương đối. Quan trọng và đau buồn hơn vậy là Việt Nam xuất khẩu gạo rất mạnh và có thể vượt qua Thái Lan mà nông dân lại không được hưởng kết quả v́ nguồn lợi lại nằm trong tay các công ty thu mua và xuất cảng, thuộc khu vực nhà nước.

    Vũ Hoàng: Ông nêu ra nhận xét đáng chú ư và phản ảnh sự ưu lo của nhiều người khi nói đến số phận nông dân Việt Nam, ngoài cái nạn bị cướp đất mà không được bồi thường thoả đáng.

    Từ hai năm nay, người ta đă nói yêu cầu cải tổ doanh nghiệp nhà nước mà chưa thấy làm việc ǵ cụ thể trong thực tế, có thể là v́ những mắc mứu về quyền lợi ở trên cùng.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa Việt Nam có thể vượt Thái Lan để thành nước xuất khẩu gạo số một mà nông gia vẫn bị thiệt ở gốc trong khi các cơ sở của nhà nước ở ngọn th́ chiếm lợi thế.

    Thứ hai, về cơ cấu, sức xuất khẩu mạnh nhất là từ ngành chế biến áo quần, giày dép và đồ gỗ hay cơ phận điện tử như máy tính, điện thoại. Nhưng loại sản phẩm hạ đẳng và thâm dụng nhân công v́ cần nhiều lao động như áo quần giày dép hay đồ gỗ, lại tùy thuộc vào nhập lượng mua từ bên ngoài nên trị giá đóng góp của Việt Nam thật ra chưa cao. Tức là ta vẫn làm gia công cho thiên hạ và muốn bán nhiều th́ phải mua nhiều và lệ thuộc vào sức mua của thiên hạ.

    Thứ ba, loại sản phẩm gọi là cao kỹ, v́ đ̣i hỏi kỹ thuật cao, như linh kiện điện tử hay phụ tùng điện thoại vẫn chỉ là gia công mà ít khả năng chuyển giao công nghệ tỏa rộng cho cả xă hội để doanh nghiệp Việt Nam cũng học được nghề mà bước lên tŕnh độ sản xuất có giá trị đóng góp cao hơn. Nôm na th́ ḿnh vẫn chỉ là khâu phụ, kiếm tiền ít hơn và c̣n chịu thiệt khi thiên hạ t́m ra nguồn cung cấp rẻ hơn.

    Đă vậy và đây là vấn đề đáng quan ngại cho những ai làm chính sách là trong đà gia tăng của xuất khẩu nhờ bắp thịt hơn trí năo, loại doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoại quốc lại chiếm đa số. Về kim ngạch, khu vực nội địa chỉ được có hơn 37%, và trong khu vực này, ta kể cả dầu khí nằm trong tay các tập đoàn nhà nước, chứ tư doanh nội địa th́ c̣n yếu. Xét cho kỹ hơn, ta c̣n thấy ra một vấn đề khác là dù xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung có tăng th́ phần của doanh nghiệp nhà nước lại giảm! Đây là loại vấn đề nằm trong cơ cấu kinh tế và chính trị.

    Dù được coi là khu vực chủ đạo về kinh tế nên được ưu tiên nâng đỡ, doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam ít hiệu năng, kém sức cạnh tranh, là con nợ như con nghiện và trở thành hang ổ của tham nhũng. Từ hai năm nay, người ta đă nói yêu cầu cải tổ doanh nghiệp nhà nước mà chưa thấy làm việc ǵ cụ thể trong thực tế, có thể là v́ những mắc mứu về quyền lợi ở trên cùng.

    Trách nhiệm thuộc về ai

    Vũ Hoàng: Đó là về lĩnh vực sản xuất, chứ trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng th́ các chuyên gia kinh tế tại Việt Nam cũng đang báo động về sự yếu kém và những khoản nợ sẽ mất mà chẳng ai biết là bao nhiêu và ai sẽ chịu thiệt. Ông nghĩ sao về t́nh trạng này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu tạm lấy cơ thể học mà so sánh th́ ta có thể nghĩ tới tập đoàn nhà nước như bộ xương sống v́ chính quyền muốn vậy. Nó không cân bằng và thiếu sức chịu đựng. C̣n tư doanh th́ cũng tựa như bắp thịt để tạo ra sự chuyển động trong sinh hoạt và hệ thống ngân hàng là bộ phận tuần hoàn có chức năng bơm máu cho cơ thể. Hệ tuần hoàn ấy bị ô nhiễm v́ các khoản nợ xấu, khó đ̣i nên sẽ mất. Mà khi nó chỉ bơm máu cho cơ sở nào có quan hệ tốt th́ đấy là một vấn đề.

    V́ hậu quả là ngày nay nhiều doanh nghiệp bị thiếu máu v́ vay không được nên lâm vào cảnh gọi là chết lâm sàng. Trong khi ấy v́ ngân hàng lại bơm tiền vào nghiệp vụ đầu cơ về cổ phiếu và bất động sản nên mới bị gánh nợ xấu và gieo họa cho cả nền kinh tế. Nhưng toàn bộ vấn đề của cơ thể suy nhược này nằm tại bộ năo, nằm trong hệ thống chính trị v́ đă để xảy ra t́nh trạng nguy ngập này mà không chịu cải sửa.

    Vũ Hoàng: V́ thời lượng có hạn, chúng ta sẽ quay trở lại bộ máu tuần hoàn là tiền bạc của nền kinh tế Việt Nam, nhưng tạm tổng kết cho chương tŕnh hôm nay, ông nghĩ loại vấn đề nào mới là trầm trọng nhất?

    Trách nhiệm thuộc về chính quyền, là cơ chế vốn dĩ đă biết v́ được quốc tế khuyến cáo từ 20 năm nay về những ǵ cần cải tổ.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vừa qua, chúng ta đă có năm chương tŕnh liên tiếp về các yếu tố đem lại sự thịnh vượng cho các quốc gia và về những vấn đề gây ra sự nghèo khốn. Câu kết luận của hôm nay là dân Việt Nam vẫn c̣n nghèo và nếu xét theo tiêu chuẩn của quốc tế để đánh giá mức độ nghèo khốn th́ thật ra c̣n nghèo hơn người ta thường nghĩ. Và sau hai thập niên bất cập với quá nhiều vấn đề mà tiết mục chuyên đề này đă phân tích từ 16 năm qua, kể từ Tết Đinh Sửu 1997, việc giải quyết nạn nghèo đ̣i ấy thật ra sẽ khó khăn hơn trong giai đoạn tới và nếu không khéo th́ Việt Nam c̣n tụt lui vào hố sâu nghèo khổ của năm xưa. Trách nhiệm thuộc về chính quyền, là cơ chế vốn dĩ đă biết v́ được quốc tế khuyến cáo từ 20 năm nay về những ǵ cần cải tổ. Cơ chế này ngần ngại cải cách và không chịu trưởng thành v́ chỉ lo cho sự tồn tại của chính nó, với cái giá là người khác phải trả.

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi đầu năm.

  7. #77
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tiền dân bay theo bụi đỏ tây nguyên
    Nam Nguyên, phóng viên RFA




    Sự thật không c̣n thể che giấu măi, nếu tiếp tục các dự án bauxite ở Lâm Đồng và Đak Nông th́ tiền dân sẽ bay theo bụi đỏ Tây nguyên.
    Càng đầu tư càng lỗ

    Dư luận nóng trở lại sau khi có tin Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV-Vinacomin) sẽ phải chịu lỗ hơn 10 triệu USD nếu bán 300.000 tấn alumin xuất xưởng trong năm nay và dự án cảng Kê Gà đă phải hủy bỏ.

    Vài năm trước Tập đoàn TKV được Chính phủ ủng hộ, đă quyết tâm thực hiện việc khai thác bauxite tây nguyên. Bước đầu là dự án Tân Rai Lâm Đồng và tiếp theo sẽ tới dự án Nhân Cơ Đắc Nông.

    Điều khó hiểu là cả Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như Quốc hội đều bỏ ngoài ta những phản biện của giới khoa học, nhân sĩ trí thức, về mối nguy chiến lược quốc pḥng, thảm họa bùn đỏ và trước mắt là hiệu quả kinh tế. Trước rất nhiều ư kiến là nên dừng lại việc khai thác bauxite Tây nguyên dù đă thực hiện tới đâu, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nhận định:

    “Bauxite Tây nguyên th́ đă có ư kiến ngay từ đầu, có ư kiến không đồng ư và đánh giá đó là một dự án kinh tế rất bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường đang có những đe dọa rất lớn và đă có những công tŕnh phân tích và ư kiến chính thức của Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhưng rất tiếc là dự án đó vẫn cứ tiến hành và đă ra được những mẻ alumin đầu tiên.

    Cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong t́nh h́nh kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa th́ không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.
    TS. Lê Đăng Doanh

    Vấn đề bây giờ là sẽ vận chuyển như thế nào, nếu bằng ô tô th́ sẽ lỗ rất to, hiện nay chưa đầu tư đường và các cầu th́ không chịu nổi xe tải 30 tấn, đó là vấn đề rất khó khăn. Thứ hai nữa là cảng Kê Gà sau khi đă triển khai từ lâu rồi th́ đến bây giờ vẫn chưa thấy khởi động ǵ. Vậy th́ sẽ chở alumin đi đâu, nếu đi xa nữa th́ càng lỗ lớn hơn. Cho nên tôi nghĩ đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc hội nên chính thức có ư kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong t́nh h́nh kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa th́ không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”

    Một trong những diễn biến quan trọng nhất trong tuần mà Thanh Niên Online gọi là “Đối diện với sự thật”. Trong mục ‘Chào Buổi sáng’ đưa lên mạng ngày 21/2 nhà báo nhận định: “Thủ tướng Chính phủ đă quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, không chỉ v́ địa điểm xây dựng rơi vào ‘tọa độ chết’ mà c̣n bởi phương án đó không mang lại hiệu quả.

    Thanh Niên Online nhận định: “quyết định dừng một dự án tốn kém mà không hiệu quả như cảng Kê Gà phải được coi là một quyết định cực kỳ dũng cảm. Và trên thực tế, c̣n rất nhiều vấn đề hệ trọng, chờ đợi bản lĩnh đối diện sự thật của nhà quản lư, của người lănh đạo….”

    Tờ báo nhắc lại là ngay từ khi các dự án khai thác bauxite Tây nguyên được khởi động giới khoa học đă lên tiếng phản đối là không khả thi, khi thiết lập đường sắt vận chuyển, xây dựng cảng Kê Gà để xuất hàng. Riêng về dự án Kê Gà, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam thực hiện nghiên cứu cho thấy đây là vùng “biển chết” rất nguy hiểm, không phù hợp xây dựng cảng cả về mặt địa lư lẫn thủy văn. Vẫn theo Thanh Niên Online, thật đáng tiếc là lúc đó cả TKV và tỉnh B́nh Thuận đều đă bỏ qua ư kiến phản biện và làm mọi cách để thuyết phục cấp cao hơn phê duyệt dự án.
    Tại sao không tạm dừng


    Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. AFP photo.

    Bài nhận định của nhà báo Thanh Niên mô tả quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, là tránh được những bi kịch có thể xảy ra, nếu tiếp tục đầu tư cả tỉ USD để xây dựng cảng này trên cơ sở những luận chứng kinh tế sai lầm. Và dĩ nhiên TKV và tỉnh B́nh Thuận sẽ phải bồi thường cho các nhà đầu tư trong vùng, v́ các dự án của họ bị sa lầy trong một thời gian dài.

    Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện tối 21/2, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng hiện giảng dạy ở Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhận định:

    “Nếu ḿnh can đảm dừng lại lúc này th́ có thiệt hại nhưng ít, nếu tiếp tục th́ gây thêm thiệt hại càng lớn hơn cho đất nước. Tôi xếp hạng nguy hiểm bậc nhất là quốc pḥng, tiếp đến là ô nhiễm môi trường, c̣n thiệt hại kinh tế ở bậc sau cùng. Thiệt hại quốc pḥng th́ ai cũng biết rồi, c̣n ô nhiễm môi trường th́ có thể nói con em chúng ta không thể nào cạnh tranh được với đời, với các nước khác nếu bị ô nhiễm môi trường vào cuộc sống làm cho sức khỏe kém cỏi đi.”

    Tất nhiên lợi lộc vào túi cá nhân nên họ mới làm như thế, xin nói thẳng. Nếu như không lợi lộc ǵ cho quốc gia dân tộc tại sao lại tiếp tục làm, nó phải có ǵ khuất tất không tốt đẹp ở phía sau.
    GSTS. Nguyễn Thế Hùng

    Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng giải thích, khai thác bauxite ở Tây nguyên đă và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm v́ người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, v́ ông bà ḿnh nói thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra c̣n có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa th́ gây ra thảm họa không lường. Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để chở bauxite th́ không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô h́nh và hữu h́nh nhiều vô kể. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:

    “Tôi cho rằng chỉ có những người điên mới làm như thế, những người b́nh thường không ai làm như thế. Trong một xă hội mà quyền lực không bị khống chế như Việt Nam th́ rất là nguy hiểm. Người ta có thể làm một thứ mà nó không có lợi lộc ǵ hết cho quốc gia dân tộc. Tất nhiên lợi lộc vào túi cá nhân nên họ mới làm như thế, xin nói thẳng. Nếu như không lợi lộc ǵ cho quốc gia dân tộc tại sao lại tiếp tục làm, nó phải có ǵ khuất tất không tốt đẹp ở phía sau.”
    Người dân nghĩ ǵ?
    image00225-250x188-boxitvn-250
    Trên công trường nhà máy Bauxit Nhân Cơ, Đăk Nông. Photo courtesy of boxitvn

    Trong một bài khác đưa lên mạng cùng ngày 21/2, Thanh Niên Online cho là cần tính lại bài toán bauxite. Tờ báo trích lời ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lư các dự án than đồng bằng sông Hồng, theo đó giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai nếu đạt 100% công suất cũng phải xấp xỉ 375 USD/tấn, chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc và Malaysia. Nhưng do giá xuất khẩu theo đàm phán chỉ đạt 340 USD/tấn nên sẽ lỗ nặng, đó là chưa kể nhà máy Tân Rai dự kiến trọn năm 2013 chỉ sản xuất 300.000 tấn alumin tức 50% công suất, sản xuất ít thường thường giá thành sẽ cao hơn.

    Người dân b́nh thường nói ǵ về lời kêu gọi ngừng các dự án bauxite để tránh gây thêm thiệt hại, thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội phát biểu:

    "Không hiểu quan trí ở Việt Nam, tŕnh độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, h́nh như họ không có bằng cấp, tŕnh độ chuyên môn để quản lư kinh tế, quản lư tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc. Tôi cho rằng những kẻ tham gia việc này là những kẻ cơ hội phá hại đất nước. Nếu pháp luật có nghiêm minh th́ nên lôi cổ họ ra để xử lư.”

    Không hiểu quan trí ở Việt Nam, tŕnh độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, h́nh như họ không có bằng cấp, tŕnh độ chuyên môn để quản lư kinh tế, quản lư tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc.
    Thầy giáo Đỗ Việt Khoa

    Thanh Niên Online cùng ngày 21/2 trích lời bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Pḥng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay và thực lực của một tập đoàn nhà nước như Vinacomin (TKV) th́ cách tốt nhất là tạm dừng dự án khai thác bauxite Tân Rai Lâm Đồng.

    Theo lời bà Phạm Chi Lan, rơ ràng dự án bauxite Tân Rai không thể đem lại hiệu quả kinh tế. Việc tạm dừng triển khai dự án cũng là cách hạn chế thiệt hại. V́ nếu tiếp tục làm khả năng thiệt hại kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Bà Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam sẽ trở lại việc khai thác bauxite khi thế hệ mai sau có khả năng quản trị tốt hơn, cách thức tổ chức nền kinh tế tốt hơn hoặc thực lực nền kinh tế mạnh hơn. Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc tạm dừng khai thác bauxite để xem xét lại đồng nghĩa với ḷng tin được củng cố.

  8. #78
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tháo gỡ khó khăn 2013: vẫn bất động
    Nam Nguyên, phóng viên RFA

    Một công nhân quét rác đẩy xe ngang một pano đón chào năm mới 2013 tại Hà Nội.
    AFP



    Nền kinh tế Việt Nam 2013 kế thừa những khó khăn của năm cũ như doanh nghiệp khát vốn công nhân thiếu việc, nợ xấu đặc biệt gánh nợ khổng lồ của khối doanh nghiệp nhà nước, t́nh trạng đóng băng bất động sản…Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lư Kinh tế Trung ương ở Hà Nội với câu hỏi là đă có khởi động ǵ để tháo gỡ sự ách tắc nói chung. Tuy vậy, trước một vấn đề thời sự nóng là biến động tỷ giá tiền đồng và đô la, TS Lê Đăng Doanh nhận định:

    Xuất khẩu khó khăn v́ tỷ giá

    TS Lê Đăng Doanh: Thường th́ chúng ta thấy con số lạm phát 2012 là 6,81% tức là lấy chỉ số giá của tháng 12/2012 so với chỉ số giá của tháng 12/2011. Thực tế lạm phát b́nh quân của cả năm 2012 ở Việt Nam là 9,2%, nhưng biên độ biến động tỷ giá tiền đồng so với USD năm 2012 th́ chỉ khoảng 2% thôi. V́ vậy thực sự đồng Việt Nam đă lên giá so với đồng USD, tức là bị phá giá ở trong nước nhưng lại giữ ổn định so với đồng USD, cho nên thực sự đồng Việt Nam đang mạnh lên so với đồng USD. Điều ấy làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gập rất nhiều khó khăn, đấy là một sự thực.

    Nam Nguyên: Nhưng, Ngân hàng Nhà nước đă xác định là không phá giá hay điều chỉnh tỷ giá trong lúc này. Thưa TS nhận định ǵ?

    V́ vậy thực sự đồng Việt Nam đă lên giá so với đồng USD, tức là bị phá giá ở trong nước nhưng lại giữ ổn định so với đồng USD, cho nên thực sự đồng Việt Nam đang mạnh lên so với đồng USD. Điều ấy làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gập rất nhiều khó khăn, đấy là một sự thực

    TS Lê Đăng Doanh

    TS Lê Đăng Doanh: Một số chuyên gia có ư kiến phải điều chỉnh tỷ giá, theo tôi việc điều chỉnh tỷ giá so với sự kiện Nhật Bản mới đây điều chỉnh tỷ giá đồng Yên th́ hoàn toàn không phải là vấn đề ǵ ghê gớm. Tuy Việt Nam hiện đang có nợ nước ngoài và muốn kềm chế lạm phát, nhưng theo tôi việc điều chỉnh tỷ giá có thể diễn ra bằng cơ chế thị trường, tức là không nên rập một cái nâng lên 3%-4% mà có thể điều chỉnh một cách hết sức tự nhiên, mỗi một ngày mấy chục đồng bạc th́ sẽ không gây ra chấn động tâm lư ǵ lớn, nhưng nên có sự điều chỉnh để giữ tỷ giá hối đoái thực giữa đồng Việt Nam và USD để có lợi cho xuất khẩu.

    Ngân hàng Nhà nước cho biết sự biến động tỷ giá USD này là hoàn toàn có thể kiểm soát được, theo tôi không nên đánh giá quá trầm trọng việc
    Một công tŕnh xây dựng bị tạm ngưng ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 28-07-2012. RFA
    Một công tŕnh xây dựng bị tạm ngưng ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 28-07-2012. RFA
    biến động tỷ giá hiện nay.

    Tiến độ giải quyết mập mờ

    Nam Nguyên: Trở lại câu hỏi chính của chúng tôi, thưa TS có ghi nhận sự khởi động ǵ để tháo gỡ ách tắc khó khăn nói chung của nền kinh tế 2013.

    TS Lê Đăng Doanh: Đă hai tháng rồi nhưng gần đây th́ có Tết Quư Tỵ cho nên tôi chưa thấy có các chuyển động ǵ lớn. Gần đây th́ Ngân hàng Nhà nước đă công bố là đến ngày 19/1 th́ mức cung tín dụng vẫn là âm 0,16% so với năm 2012 cũng cuối tháng 2 mức cung tín dụng là âm 3%. Như vậy là có sự cải thiện nhỏ tuy vẫn là mức âm chưa phải là dương. Điều đó có nghĩa các doanh nghiệp vẫn đang rất thiếu vốn và họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

    Hiện nay th́ các doanh nghiệp rất e ngại về lạm phát, dự kiến giá trong tháng 2 sẽ tăng tương đối thấp chỉ khoảng 1,3-1,4% thôi, so với mức tăng của năm ngoái th́ thấp hơn rất nhiều. Trong đó có phần cung cầu tương đối đáp ứng tốt, do có các chính sách và tổ chức tốt của các doanh nghiệp, nhưng cũng phải nói rằng một phần quan trọng là do sức mua đă rất yếu.

    Vấn đề giải quyết nợ của các tập đoàn...vấn đề giải quyết nợ xấu, tôi xin thưa là công ty mua bán nợ, mua bán tài sản hiện nay vẫn chưa thấy ra đời. Cho nên việc giải quyết nợ xấu chưa thấy được triển khai ǵ, c̣n nợ của các tập đoàn th́ cho đến nay tôi chưa thấy trong một văn bản nào

    TS Lê Đăng Doanh

    Nhiều người không nhận được lương và có rất nhiều công nhân ở TP.HCM đă không thể về quê để ăn Tết được; cho nên sức mua thấp cũng làm cho mức tăng giá trong tháng 2 trong dịp Tết này không có ǵ kịch tính lắm. Người ta lo lắng là sắp tới đây có thể giá xăng giá điện lại tăng, cũng có sự lo lắng là học phí và viện phí ở một số tỉnh lại tăng lên. Như vậy hiện nay các doanh nghiệp đang phải trả lương theo mức lương tối thiểu mới th́ cũng lại gánh thêm các chi phí nữa. Tất cả những thứ đó tạo thêm khó khăn cho doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân .

    Nam Nguyên: Thưa TS có những chuyển động nào được ghi nhận liên quan tới gánh nợ khổng lồ của khối doanh nghiệp nhà nước?

    TS Lê Đăng Doanh: Vấn đề giải quyết nợ của các tập đoàn nay lên đến 1.330.000 tỷ cũng như vấn đề giải quyết nợ xấu, tôi xin thưa là công ty mua bán nợ, mua bán tài sản hiện nay vẫn chưa thấy ra đời. Cho nên việc giải quyết nợ xấu chưa thấy được triển khai ǵ, c̣n nợ của các tập đoàn th́ cho đến nay tôi chưa thấy trong một văn bản nào, kể cả trong quyết định 929 về sắp xếp lại các tập đoàn tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, th́ cũng không có một chữ nào nói là sẽ giải quyết cái cục nợ này như thế nào.

    Nam Nguyên: Thưa TS, c̣n về t́nh trạng phá băng thị trường bất động sản th́ có phải đă có chuyển động bước đầu?

    TS Lê Đăng Doanh: Về bất động sản th́ tôi thấy ư định giải ngân 40 ngàn tỷ đồng với lăi suất ưu đăi là 7%-8% th́ so với 1 triệu tỷ đồng bất động sản được xem là một cố gắng đáng ghi nhận, nhưng cũng không thể giải quyết được ngay. Điểm thứ hai là tôi chưa thấy ghi rơ ông A, bà B hay ông Mít bà Xoài nào mua được một căn hộ nào từ số tín dụng đó. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Xây dựng đang thảo luận về việc cấp tín dụng đó như thế nào.

    Nam Nguyên: Thưa TS, một trong số những lănh vực tái cơ cấu được đặt trọng tâm là đầu tư công, việc này cũng nói lâu rồi, đến nay cụ thể như thế nào theo nhận định của ông.

    TS Lê Đăng Doanh: Tôi thấy dự án tái cấu trúc đầu tư công th́ cho đến nay chưa được công bố, không biết h́nh thù mặt mũi nó ra làm sao cả. Và đầu tư công ở Việt Nam hiện nay chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế. Hiện nay đầu tư công đang được trải ra độ 40.000 dự án đầu tư, cho nên việc giải quyết một vấn đề phức tạp như vậy đ̣i hỏi phải có các nỗ lực rất là lớn, nhưng cho đến nay tôi chưa thấy có biến chuyển ǵ mới.

    Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đă dành thời gian trả lời RFA

  9. #79
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kinh tế Việt Nam chưa thể khá
    Gia Minh, biên tập viên RFA


    Sau khi ăn Tết, lănh đạo Việt Nam lại ra chỉ thị về việc cần làm ngay để cải tiến t́nh h́nh kinh tế. Năm nay, không khí c̣n có vẻ khẩn trương mà chẳng mấy lạc quan sau khi Thủ tướng phê duyệt Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế và chỉ thị các phủ bộ cùng cơ quan liên hệ ra sức tiến hành.

    Diễn đàn Kinh tế t́m hiểu về viễn ảnh kinh tế đó qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Gia Minh thực hiện sau đây
    Khó khăn chồng chất

    Gia Minh: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt và ban hành quyết định về Đề án quy mô sẽ thi hành từ nay đến năm 2020 để tái cơ cấu trúc nền kinh tế èo uột của Việt Nam với đà tăng trưởng thấp nhất kể từ 13 năm nay. Lồng trong đề án là tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp, với trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Theo dơi quyết định mang số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Hà Nội, ông đánh giá thế nào về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm nay và những năm tới?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Gần hai năm nay rồi, người ta đă thấy lănh đạo Hà Nội, từ đảng xuống tới Nhà nước và Chính phủ nói đến việc chuyển hướng và ba yêu cầu tái cấu trúc hệ thống tài chính và ngân hàng, hệ thống doanh nghiệp nhà nước và hệ thống đầu tư của khu vực công quyền. Nhưng tiến độ của việc cải sửa thật ra quá chậm và nếu có xem lại các quyết định đă ban hành từ năm ngoái về những yêu cầu tái cơ cấu đó th́ cũng như xem lại một khúc phim cũ. Khác biệt nếu có là thời hạn thực hiện, thay v́ từ 2011 đến 2015 th́ nay sẽ là 2013 đến 2020. Trong khi ấy, thực tế kinh tế và đời sống vẫn tiếp tục xoay vần và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

    Gia Minh: Xin ông nêu ra vài thí dụ để thính giả của chúng ta hiểu ra cơ sở phân tích của ông về những nỗi khó khăn đó.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp trở ngại khi phải vay tiền ngân hàng v́ các ngân hàng bị kẹt nợ mà xấu tốt và nhiều ít thế nào th́ chẳng ai biết hoặc đánh giá được cho chính xác. Bộ máy tuần hoàn cần bơm tiền cho cơ thể mà bị ách tắc như vậy th́ sản xuất tất nhiên đ́nh đốn và đà tăng trưởng kinh tế sẽ khó vượt qua 5,5%, với nguy cơ lạm phát thật ra sẽ tăng trong những tháng tới. Về toàn cảnh th́ như vậy, nay ta nói đến chuyện cụ thể là nợ nần.

    Trong nhiều năm liền, do chính sách ưu đăi lẫn hệ thống quản lư lỏng lẻo của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đă vay mượn quá sức, nôm na là gấp ba số vốn, nhiều hơn tư doanh nội địa và công ty có vốn đầu tư của nước ngoài. Khi kinh tế bị suy trầm, doanh nghiệp không trả được nợ và chủ nợ là ngân hàng mới bị kẹt mà càng kẹt nặng khi doanh nghiệp nhà nước đi vay để đầu cơ ngoài mục đích kinh doanh nguyên thủy. Tháng Bảy năm ngoái, Thủ tướng Hà Nội mới ra quyết định mang số 958 về xử lư nợ công và định ra những định mức về đi vay. Nhưng điều ly kỳ là chẳng thấy đề ra biện pháp ngăn ngừa hoặc chế tài khi vay quá chuẩn mực quy định.

    Chuyện các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty bị lỗ lă và có nguy cơ vỡ nợ th́ đă manh nha từ năm năm trước mà việc cải cách th́ vẫn chậm lụt. Năm ngoái cũng đă có hai quyết định từ Thủ tướng mang số 704 và 929 với chỉ thị và hứa hẹn cải tổ rất huê dạng mà kết quả vẫn chưa tới đâu. Người ta chưa thấy công khai hóa thông tin về việc rà soát, chấn chỉnh và kỷ luật những sai phạm v́ lư do chuyên môn hay pháp lư. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng thế, việc xử lư nợ xấu và lập ra công ty quản lư tài sản để thanh thỏa các khoản nợ đă được Ngân hàng Nhà nước ra quy định từ Tháng Năm năm ngoái mà chưa nhúc nhích, giờ này người ta mới lại nói đến Đề án Tổng thể để tái cơ cấu như một bước đột phá. Tất cả vẫn chỉ là màn khói, là lời nói.

    Trở ngại từ ngân hàng


    Gia Minh: Với người dân th́ tài chính và ngân hàng là lĩnh vực thiết yếu nhất trong sinh hoạt kinh tế, v́ thu hút kư thác của họ và cấp phát tín dụng cho doanh nghiệp. Thưa ông, t́nh h́nh lĩnh vực này ra sao và có cải tiến ǵ không kể từ những quyết định từ năm ngoái như ông vừa nhắc lại?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hệ thống ngân hàng của Việt Nam gây ra mối quan ngại lớn v́ hai lư do. Thứ nhất là tài sản ung thối đến rỗng ruột v́ các khoản nợ xấu, khó đ̣i và sẽ mất mà xấu tới cỡ nào và mất bao nhiêu th́ chưa ai biết. Thứ hai là từ nhiều năm nay, người ta đă nói đến nhu cầu cải tổ ngân hàng, cũng cấp bách như cải cách doanh nghiệp, vậy mà vẫn chưa tiến hành.

    Về chuyện thứ nhất, trong nhiều năm hồ hởi bơm tín dụng mà thiếu khả năng thẩm định rủi ro và cơ chế thanh tra trong một môi trường luật lệ rất lỏng lẻo, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là một cấu trúc èo uột và có thể sụp đổ dưới một núi nợ xấu - thuật ngữ kinh tế gọi là nợ không sinh lời mà sẽ mất. Tính đến Tháng Chín năm ngoái, các ngân hàng báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một tỷ lệ nợ xấu là gần 5%. Ngân hàng Nhà nước th́ ước tính một con số gấp rưỡi, là gần 9%, khoảng 200 ngàn tỷ đồng. Nhưng nếu áp dụng tiêu chuẩn thẩm định kế toán ngân hàng của quốc tế th́ cục u bướu này có thể to hơn gấp bội.

    Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp trở ngại khi phải vay tiền ngân hàng v́ các ngân hàng bị kẹt nợ mà xấu tốt và nhiều ít thế nào th́ chẳng ai biết hoặc đánh giá được cho chính xác.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Gia Minh: Thưa ông, xin được hỏi ngay một câu là v́ sao lại có khác biệt lớn như vậy?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng v́ sự khác biệt trong định nghĩa. Thí dụ thiết thực là khi một khoản nợ đáo hạn mà chưa thanh toán sau 90 ngày th́ phải được coi là nợ xấu và có thể mất. Nếu lại v́ khách nợ có quan hệ tốt về chính trị hoặc v́ ngân hàng không muốn trương chủ kư thác e sợ mà rút tiền th́ ngân hàng có thể đảo nợ là cho vay thêm để thanh lư khoản nợ đó. Về kế toán th́ ngân hàng đă thu về khoản nợ cũ tức là không bị nợ xấu, dù thực tế lại khác hẳn. Khi bị rủi ro mất nợ th́ ngân hàng phải lập dự pḥng. Số dự pḥng này ăn vào vốn kinh doanh của ngân hàng, tức là khấu trừ vào khoản tài sản có thể cho vay ra. Nếu đánh giá thấp mức rủi ro mất nợ và thật sự là sẽ mất nhiều hơn th́ ngân hàng rơi vào t́nh trạng thiếu vốn và phải tăng vốn.

    Như vậy, sự khác biệt quá lớn trong cách ngân hàng và cả Ngân hàng Nhà nước chiết tính mức nợ xấu nếu so sánh với tiêu chuẩn của quốc tế cho thấy một sự thật u ám ở bên dưới. Đó là các ngân hàng của Việt Nam không lập dự pḥng rủi ro tương xứng với mức nợ sẽ mất, và thực tế là đang bị thiếu vốn kinh doanh. Chuyện ấy hết là một vấn đề kế toán mà là mối nguy kinh tế.

    Nguy cơ vỡ nợ

    Gia Minh: Mối nguy kinh tế v́ các ngân hàng thực tế thiếu vốn cho vay và c̣n có khả năng bị vỡ nợ, có phải là như vậy không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy và một cách gián tiếp người ta đă thấy ra điều ấy qua những chấn động vừa qua về giá vàng.

    Trong t́nh trạng kinh tế èo uột và chính trị bất trắc, người dân không tin vào giá trị của đồng bạc Việt Nam và cứ có tiền th́ mua vàng để pḥng thân. Họ phải kư thác vàng vào ngân hàng nhưng khi thiếu tiền mặt, ngân hàng lại rút vàng của thân chủ ra bán để đáp ứng tiêu chuẩn về thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Rồi sau đó, ngân hàng lại phải mua vàng để trả cho khách cần tiền đâm ra ngân hàng góp phần đáng kể vào sự dao động trên thị trường vàng của Việt Nam.

    Các ngân hàng cho vay ra mà không ước tính được rủi ro cho chính xác và an toàn nên bị nguy cơ vỡ nợ. Sau đó, họ phát huy sáng kiến là chiêu dụ thân chủ kư thác vàng miếng, vàng lá vào trong két sắt của ngân hàng và trả tiền lời rất hậu. Lượng vàng ấy trở thành một phương tiện kinh doanh cho các ngân hàng khi họ bán ra rồi mua vào ở từng thời điểm khác nhau với giá khác nhau. Khi phải mua vào với giá cao hơn trong sự biến động của thị trường vàng, các ngân hàng càng bị lỗ nặng và trôi dần vào cái vực phá sản.

    Gia Minh: Thưa ông, như vậy th́ có phải trách nhiệm chính vẫn thuộc về Ngân hàng Nhà nước hay chăng?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng thuộc về Ngân hàng Nhà nước và cả Nhà nước đứng sau nữa.

    Trên nguyên tắc và nếu làm đúng chức năng, cơ quan này phải ra quy định rơ ràng và huấn luyện hẳn hoi về cách thẩm định rủi ro, xếp loại tín dụng, phải ra tiêu chuẩn về nhu cầu trích lập quỹ dự pḥng rủi ro mất nợ và đặt thời hạn trắc nghiệm khả năng ứng phó hay ứng suất – nói theo thuật ngữ ngân hàng. Mà tất cả tiến tŕnh ấy phải được công khai hóa với thông tin minh bạch cho công chúng cùng biết. Đấy là cơ sở cho phép Ngân hàng Nhà nước ước tính ra khối lượng nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng hầu c̣n kịp đối phó sau này.

    Các ngân hàng cho vay ra mà không ước tính được rủi ro cho chính xác và an toàn nên bị nguy cơ vỡ nợ.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Một phương cách đối phó được nói tới là lập ra một Công ty Quản lư Tài sản để sẽ mua lại các khoản nợ và giúp các ngân hàng có một bảng kết toán tài sản lành mạnh và quân b́nh hơn. Nhưng công ty này sẽ lấy vốn ở đâu và khi bị lỗ th́ ai chịu? Mà làm sao tính ra lời lỗ và thanh thoả nếu không có tiêu chuẩn định giá theo một nguyên tắc thống nhất và có những quy định pháp lư về thể thức mua bán? Chúng ta không quên là năm bảy năm trước, Trung Quốc cũng đă mất 200 tỷ đô la để mua lại tài sản và bù lỗ cho các ngân hàng mà đa số là quốc doanh của họ. Dù sao, Chính quyền Trung Quốc c̣n có tiền.... chứ trong giả thuyết lạc quan là nợ xấu của Việt Nam chỉ lên tới 20 tỷ đô la th́ đấy cũng bằng khối dự trữ ngoại tệ hiện nay của Hà Nội.

    Gia Minh: Mới chỉ phân tích có hai hồ sơ nổi cộm là doanh nghiệp nhà nước và tài chính ngân hàng th́ ta đă thấy ra nhiều khó khăn trước mắt. Đấy là cơ sở của cách đánh giá khá bi quan của ông hay chăng?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta thấy là từ Hội nghị kỳ sáu của Ban chấp hành Trung ương khóa 11 vào Tháng 10 năm ngoái, lănh đạo đảng Cộng sản đă nói đến tái cơ cấu về doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và đầu tư của khu vực công quyền. Nhưng xét cho kỹ th́ họ mới chỉ nói thôi mà chưa thấy làm ǵ. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước, từ các tập đoàn kinh tế đến tổng công ty và bên trong là núi nợ đă đổ, vẫn chưa thấy nhúc nhích sau các Quyết định 929 và 704.

    Hệ thống tài chính và ngân hàng cũng đang lung lay mà Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa ra tay, trừ cái sáng kiến là nhảy vào quản lư vàng miếng v́ những mục tiêu mà người dân cho là mờ ám cũng tựa như quyết định đổi tiền thời xưa vậy. Sau cùng c̣n lĩnh vực đầu tư công quyền với mấy vạn dự án th́ chưa thấy ai nói đến chiều hướng cải cách ra sao và làm thế nào để tái cơ cấu khi có quá nhiều quyền lợi mắc mứu bên trong?

    Từ trên xuống là như vậy, thực tế ngoài chợ c̣n có vụ khủng hoảng về bất động sản làm mất thêm cả triệu tỷ đồng bạc nữa, Nhà nước tính sao? Bối cảnh ấy khiến người ta không thể lạc quan trong trung hạn mà phải bi quan về t́nh h́nh ngắn hạn ngay trong năm nay. Ngày xưa có người lănh đạo của đảng than phiền là nạn tham nhũng cũng tựa như nhà dột từ nóc xuống, nay ta c̣n thấy ra nền móng ruỗng nát bên dưới căn nhà này. Chỉ mong là nhà không phải gió.

    Gia Minh: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

  10. #80
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Lạm phát năm 2013 và các vấn đề liên quan
    Nhân Khánh, thông tín viên RFA




    Hàng hóa trong một siêu thị ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 16/10/2012
    RFA photo



    Lạm phát ở Việt Nam từng ở mức cao nhất tại Á Châu vào năm 2011; sang năm sau, với những biện pháp thắt chặt tiền tệ nghiêm khắc, mức lạm phát đã giảm xuống còn một con số. Để tiếp tục ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát được xem là một trong những quyết sách hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong năm 2013.
    Kiềm chế và kiểm soát

    Bên cạnh ngăn chận lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng là một công tác cần nhiều quan tâm tại Việt Nam hiện nay, tuy nhiên khó có thể đáp ứng cả hai trong cùng một thời điểm. Theo Tiến sĩ Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương), vấn đề được xem xét như sau:

    “Theo chỉ tiêu Quốc Hội đặt ra và sau đó được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 01 của Chính phủ. Năm nay sẽ cố gắng tăng trưởng kinh tế cao hơn một chút, so với năm ngoái. Tức tăng trưởng năm ngoái đạt 5%, năm nay cố gắng đạt trên 5,5%. Còn về lạm phát thì cố gắng kiềm chế dưới mức của năm ngoái một chút. Lạm phát của năm ngoái là 6,81%, năm nay mình sẽ kiềm chế trong khoảng 6,5%.

    Mục tiêu chúng ta đặt ra không quá cao. Nhưng với điều kiện, chúng ta phải điều hành rất chặt chẽ và rất quyết liệt đối với lạm phát.

    TS Lê Quốc Phương

    Như vậy, mục tiêu Chính phủ đặt ra là tăng trưởng cao hơn và lạm phát thấp hơn cũng không thể quá khó được; bởi mục tiêu chúng ta đặt ra không quá cao. Nhưng với điều kiện, chúng ta phải điều hành rất chặt chẽ và rất quyết liệt đối với lạm phát.”

    Mức lạm phát thấp trong năm 2012 một phần lớn do yếu tố tổng cầu suy yếu. Hiện nay, tiêu dùng nội địa chưa có dấu hiệu phục hồi sau khi tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất hơn 10 năm trở lại đây. Căn cứ theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI), mức lạm phát sau 2 tháng đầu năm nay đă tăng gần 2,6%. Tức dư địa lạm phát theo kế hoạch chỉ c̣n khoảng 3,4% chia cho mười tháng c̣n lại trong năm.

    Từ góc độ khác, theo Tiến sĩ Vũ Đ́nh Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả, thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu là như sau:

    “Tôi cho rằng, mục tiêu ưu tiên thứ nhất vẫn là duy trì kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Đó là mục tiêu bất biến trong năm 2013 này. Còn mục tiêu tăng trưởng cao hơn so với năm 2012, mà hiện nay đặt mục tiêu cụ thể là khoảng 5,5% thì thực ra đó không phải là mục tiêu quá cao. Nếu để thực hiện mục tiêu đấy, cũng không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề kiềm chế lạm phát. Tôi cho rằng, vấn đề lạm phát trong năm 2013 sẽ đến từ những khía cạnh khác nhiều hơn là đến từ khía cạnh nỗ lực tăng trưởng, mặc dù vấn đề này từng gây ra lạm phát trong thời gian trước đó.”
    Phụ thuộc thế giới


    Bên cạnh những nguyên nhân nội tại, các diễn biến kinh tế thế giới như giá cả các mặt hàng nhập khẩu, giá dầu mỏ biến động có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng lạm phát của Việt Nam. Kết quả xuất siêu năm ngoái Việt Nam có được, một phần do hưởng lợi từ việc giá nhập khẩu tương đối ổn định. Theo Tiến sĩ Lê Quốc Phương, vấn đề được nhận định như sau:

    “Hiện nay Việt Nam là một nước xuất nhập khẩu lớn, nền kinh tế có độ mở rất cao. Trong điều kiện như vậy, Việt Nam phụ thuộc vào giá thế giới. Phải nhập khẩu từ phân bón cho đến nguyên vật liệu may mặc, linh kiện điện tử… Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là nền kinh tế gia công xuất khẩu. Kinh tế thế giới chắc chắn có ảnh hưởng đến Việt Nam.

    Giá thế giới năm nay sẽ như thế nào? Theo nhận định của cá nhân tôi và một số chuyên gia quốc tế, trong năm 2013, hầu hết các nước đều tung ra các gói kích cầu. Với các gói kích cầu được tung ra như thế thì ít nhiều cũng gây sức ép lên lạm phát, tuy nhiên các chính phủ trên thế giới cũng tiến hành rất thận trọng. Do vậy, tác động lên hàng hóa thế giới mà Việt Nam phải nhập khẩu vào, năm nay cũng bị ảnh hưởng phần nào đến tình trạng lạm phát nhưng không lớn.”

    Mặt hàng xăng dầu trong nước đang đứng trước áp lực điều chỉnh giá, trong bối cảnh xăng dầu thế giới đang ở giai đoạn cầu bắt đầu lớn hơn cung. Hiện các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang báo cáo lỗ khoảng gần 2.000 đồng/lít. Tại thời điểm này, chỉ cần tăng giá khoảng 1.000 đồng/lít xăng thì sẽ làm tăng lạm phát lên hơn 1%.
    Giải pháp ngắn hạn, dài hạn

    Về một giải pháp khả dĩ đáp ứng được yêu cầu kiềm chế lạm phát nhưng vẫn tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, theo Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, cần có những thay đổi từ cách nhìn nhận vấn đề, với những chính sách dài hạn và ngắn hạn khác nhau:

    “Vấn đề của Việt Nam đối với riêng lạm phát có hai chuyện. Chuyện thứ nhất là câu chuyện về dài hạn là chắc chắn phải tái cơ cấu hay cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời là thay đổi mô hình tăng trưởng để vừa có thể có tăng trưởng cao. Đồng thời tăng trưởng cao phải gắn với ổn định bền vững, tức là không đi kèm với lạm phát cao. Việc này chỉ thực hiện được khi thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, dựa vào hiệu quả và năng suất; không dựa vào việc tăng vốn hay phát triển theo chiều rộng như thời gian vừa qua.

    Trong ngắn hạn về kiềm chế và kiểm soát lạm phát, thứ nhất là không ưu tiên mục tiêu tăng trưởng và không tăng trưởng bằng mọi giá. Nhận thức này nhằm tránh tình huống vì nỗ lực tăng trưởng mà tạo ra lạm phát, thậm chí là lạm phát cao.”

    Chuyện thứ nhất là câu chuyện về dài hạn là chắc chắn phải tái cơ cấu hay cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời là thay đổi mô hình tăng trưởng để vừa có thể có tăng trưởng cao.

    TS Vũ Đình Ánh

    Để vực dậy nền kinh tế đang trì trệ, các gói hỗ trợ có nhiều khả năng được thực hiện. Trong năm 2013, để giải quyết hàng tồn kho, ách tắc trong ngành kinh doanh bất động sản… việc đẩy mạnh vốn ra thị trường đã được tính đến. Các hoạt động bơm tiền của Ngân hàng Nhà nước sẽ kích thích đà tăng của giá hàng hóa, áp lực gia tăng lạm phát xuất hiện. Nhưng nếu siết chặt tín dụng, kinh tế sẽ không thể phục hồi.

    Sau 2 tháng đầu năm, mức tăng trưởng tín dụng đã giảm xuống âm; cả nước có hơn 8 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cao hơn số doanh nghiệp mới thành lập. Diễn biến chung cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiều khó khăn ngay từ đầu năm 2013. Riêng các quan ngại về lạm phát năm nay, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh có nhận định:

    “Trong ngắn hạn, lo ngại về kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong năm 2013, chủ yếu liên quan ít nhất hai nhóm vấn đề. Nhóm thứ nhất liên quan tới các biện pháp nhà nước can thiệp vào thị trường, vào giá cả của các nguyên vật liệu thiết yếu như: điện, nước, xăng dầu… Vấn đề này gắn với câu chuyện về cách thức quản lý cũng như vận hành của các doanh nghiệp nhà nước mà hiện nay họ đang chi phối thị trường.

    Nhóm thứ hai có thể gây ra lạm phát trong ngắn hạn là các biện pháp về xử lý nợ xấu, các biện pháp về hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh kích thích thị trường… Nếu như tiến hành các biện pháp đó dựa trên việc bơm tiền, và thậm chí là bơm tiền ồ ạt thì có thể sẽ gây ra lạm phát.”

    Nguyên nhân sâu xa của lạm phát ở Việt Nam xuất phát từ cơ cấu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn và năng lực điều hành. Do đó, tình huống xảy ra lạm phát cao vẫn là một nguy cơ rất thực, một khi chương trình tái cơ cấu nền kinh tế chưa thực hiện được rốt ráo.

    Để giải quyết được bài toán vừa chống suy thoái lẫn ngăn chận gia tăng lạm phát, quả là không đơn giản, đòi hỏi phải nhiều thận trọng từ công tác điều hành vĩ mô.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh hoàng dầu ăn được vớt từ cống nước thải của TQ
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 19-09-2011, 02:31 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-05-2011, 12:04 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2010, 10:45 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 08:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •