Page 2 of 14 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 133

Thread: Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Việt Nam đang hụt hơi?

    Vũ Hoàng, phóng viên RFA
    2012-04-08

    Mới đây 2 tờ báo uy tín của Anh “The Economist” và của Mỹ “The Forbes” có những bài viết nhận xét về tình hình kinh tế Việt Nam thời gian gần đây.

    RFA photo

    Sàn giao dịch bất động sản BECAMEX tại Hà Nội.

    Qua đó, những kết luận cho thấy vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị giảm sút và Đảng Cộng sản Việt Nam gắn quá chặt với những nguyên tắc của mình khiến nền kinh tế bị chững lại. Ghi nhận lại thông tin, Vũ Hoàng có bài tổng hợp sau đây.

    Với tiêu đề “Việt Nam: Từ anh hùng trở thành số không” trên tạp chí The Economist hôm 31/3, tác giả nhận xét rằng, chỉ vài năm trước đây, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển hút tầm ngắm của cả thế giới, vậy nhưng hôm nay Việt Nam lại tụt hậu thê thảm. Trong đó, bài báo chỉ ra lạm phát của Việt Nam xếp hàng cao nhất Châu Á, hàng ngàn doanh nghiệp bị phá sản, giá bất động sản lao dốc và hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước chới với vì những khoản nợ xấu. Qua cách đánh giá của bài báo, người ta nhận thấy một Việt Nam với những thay đổi đột ngột theo chiều hướng xấu đi, mặc dù, giới lãnh đạo đã thấy được điều đó, nhưng đi từ sự nhận thức cho đến phải làm gì là quãng đường quá xa.

    Mất niềm tin



    Hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012. RFA/AFP photo.

    Trong khi đó, một báo cáo khác của hãng đánh giá kinh doanh quốc tế Grant Thorton cho biết, 3 tháng đầu năm nay, niềm tin doanh nghiệp ở Việt Nam bị giảm mạnh bất chấp đã có những chuyển biến vĩ mô. Lời nhận xét này rơi vào đúng thời điểm khi niềm tin doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu bắt đầu khởi sắc. Ông Kent Atkinson, giám đốc Grant Thorton thừa nhận, thật không vui khi thấy xu hướng niềm tin doanh nghiệp ở Việt Nam không cùng chiều với cải thiện của thế giới, các hoạt động hỗ trợ vốn vay, tình trạng thiếu lao động kỹ năng, quan liêu và đặc biệt là khả năng tiếp cận tài chính vẫn là những rào cản đối với niềm tin doanh nghiệp tại Việt Nam.

    Sau gần một năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng lạm phát chốt lại cuối năm ngoái vẫn ở mức 20%. Lãi suất cho vay ra tại các ngân hàng đã có lúc được đẩy lên tới xấp xỉ 25%, và với chi phí kinh doanh đó thì khó có một doanh nghiệp nào có thể trụ nổi. Từ đó dẫn tới các doanh nghiệp khai phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động là khó tránh khỏi, và con số gần 80,000 vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam.

    Mặc dù, bước sang quí 1 năm nay, với động thái giảm 1% lãi suất, được coi là nỗ lực linh hoạt từ phía Chính phủ, nhưng các doanh nghiệp vẫn cho rằng “liều thuốc” này không thể cứu được họ. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm, lại có đến gần 12,000 doanh nghiệp xin phá sản hoặc ngưng nộp thuế kinh doanh. Trong cuộc họp thường kỳ hôm 1/4 của Thủ tướng với các thành viên chính phủ, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam phải thừa nhận việc có nhiều doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản phần nào cũng thể hiện sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội cho rằng trở ngại nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khiến tình trạng doanh nghiệp phải đóng cửa vẫn là vốn tín dụng, ông nói:

    Rõ ràng đó là một dấu hiệu không tốt, chúng tôi đã đưa ra nhiều bài phân tích nói về những tín hiệu đáng báo động, đúng hơn là những tín hiệu lo ngại về khu vực doanh nghiệp đặc biệt là xu hướng các doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc không nộp thuế.

    TS Nguyễn Minh Phong

    “Rõ ràng đó là một dấu hiệu không tốt, chúng tôi đã đưa ra nhiều bài phân tích nói về những tín hiệu đáng báo động, đúng hơn là những tín hiệu lo ngại về khu vực doanh nghiệp đặc biệt là xu hướng các doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc không nộp thuế. Theo giải trình của Bộ Đầu Tư, đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, một số doanh nghiệp gắn liền với hoạt động ở ngành thủy sản.

    Tôi cũng đồng ý rằng, trong nửa đầu năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam đang ở tình trạng khó khăn nhất trong nhiều năm gần đây, sự chịu đựng đã kéo dài, sự hỗ trợ của doanh nghiệp đã đến hạn. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải tiếp nhận nguồn vốn chi phí cao nhất thế giới, trên dưới 20% là quá sức chịu đựng của doanh nghiệp và đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, vì thế số lượng các doanh nghiệp gặp khó khăn cũng như không hoạt động đang có xu hướng tăng lên.”

    Mặc dù vậy, TS Phong cho rằng Việt Nam cũng nhận thức được khó khăn của các doanh nghiệp, do đó, Chính phủ đang lên kế hoạch giảm, chậm hoặc miễn thuế và áp trần cho vay để các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn.

    Đó là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, vậy còn với doanh nghiệp Nhà nước thì sao? Quay trở lại bài viết “Việt Nam: Từ anh hùng trở thành số không” tác giả chỉ ra những tồn tại như hiện tượng tham nhũng, sự thiếu minh bạch và tình trạng lãng phí của khối doanh nghiệp Nhà nước vẫn là những căn bệnh kinh niên. Người viết nhắc lại vụ ra ṭa của Vinashin hôm mới đây 27/3, theo đó, một doanh nghiệp Nhà nước lớn bậc nhất của Việt Nam, từng được các chính trị gia khuyến khích và mở rộng, nhưng cuối cùng ban điều hành bị kết tội quản lý yếu kém, gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng và bị trừng phạt với bản án cao nhất 20 năm tù cho ông Phạm Thanh Bình, nguyên tổng giám đốc.

    Đang mất dần sức hút


    Một công ty sản xuất đế giày phải đóng cửa, máy móc để phơi nắng phơi mưa. Photo Nam Duong.

    Dưới bình diện dòng vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam, tờ báo uy tín của Mỹ The Forbes mang tựa đề Việt Nam đang mất dần sức hút, bài viết cho thấy một bức tranh ảm đạm về tình hình FDI tại Việt Nam, trong đó tổng số vốn được thực thi cả năm vừa rồi sụt giảm đến 35% so với năm trước đó, dừng lại ở mức hơn 11 tỉ đô la. Và nguyên nhân chính được tác giả chỉ ra là do lạm phát, giá nhân công tăng và chuyện đình công. Bài báo mô tả, kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa năm 1987, đã có hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài đến đây làm ăn, thế nhưng, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn, từ năm 2008 cho tới nay, lạm phát đã trở thành nỗi ám ảnh.

    Hơn nữa chi phí lao động của Việt Nam từng được coi là lợi thế rẻ đã không còn là sức hút giới đầu tư nước ngoài, khi những cuộc biểu tình đòi tăng lương của người lao động tăng đột biến theo cấp số nhân trong vòng 3 năm trở lại đây, nếu năm 2009 chỉ khoảng 200 vụ, năm 2010 là hơn 400 vụ, thì 2011 là gần 1,000 vụ. Thậm chí, trong báo cáo năm 2012 của Ngân hàng Thế giới có tên Doing Business, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn bị tụt 11 bậc so với năm 2008, xuống vị trí 98 trên tổng số 183 quốc gia trong bảng xếp hạng.

    Nhận xét chung về môi trường đầu tư Việt Nam thời gian gần đây, TS Lê Đăng Doanh không ngạc nhiên với những gì đang diễn ra:

    Các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam đã nêu lên nhiều kiến nghị về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam không những không được cải thiện mà còn xấu đi.

    TS Lê Đăng Doanh

    “Việc thực thi các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có sự chậm trễ rõ rệt do năng lực của nhà đầu tư, năng lực thực hiện của phía Việt Nam hay là khả năng giải phóng mặt bằng… Các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam đã nêu lên nhiều kiến nghị về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam không những không được cải thiện mà còn xấu đi theo như họ nói, lạm phát tăng cao, các chi phí đầu vào tăng lên và một loạt các quy định đối với nhà đầu tư của chính phủ được đưa ra mà không có sự tham khảo của các nhà đầu tư, người ta đã viện dẫn một loạt các quy định như là hạn chế các cảng để nhập khẩu, như là khâu thủ tục về lao động nước ngoài…”

    Dường như màu tối là gam chủ đạo cho bức tranh doanh nghiệp tại Việt Nam thời gian qua, với cái bóng của lạm phát bao trùm. Nhưng phải chăng lạm phát là nguyên nhân duy nhất? Câu trả lời là không, vì lạm phát chỉ là sản phẩm của cả một quá trình ra quyết định từ các cấp điều hành. Theo ông Jonathan Pincus, một chuyên gia giảng dạy chương trình kinh tế Fullbright tại Việt Nam cho rằng, đối với các vấn đề kinh tế, Việt Nam thường có xu hướng cho rằng đó là ảnh hưởng của toàn cầu thay vì thừa nhận những nguyên nhân nội tại như tham nhũng, quyết định đầu tư tồi của các doanh nghiệp nhà nước và năng lực quản lý kinh tế vĩ mô.

    Lời giải cho bài toán kinh tế Việt Nam sẽ phải bắt đầu từ gốc gác đó là quá trình ra quyết định quản lý từ cấp trung ương, thế nhưng việc này cũng không dễ dàng thực hiện vì quyền lợi trong kinh doanh và quyền lực trong chính trị phải chăng vẫn luôn đi kèm?

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Phát hiện nhiều sai phạm tài chính ở Tập đoàn Dầu khí VN

    RFA 04-09-2012

    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hôm nay loan báo từ Hà Nội là đang tiến hành kiểm điểm trách nhiệm, sau khi Thanh tra Chính phủ phát hiện Tập đoàn sai phạm tới 18.000 tỷ đồng.

    RFA

    Building Petrovietnam (ảnh minh họa)


    Uy tín của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đă xuống đến mức thấp nhất sau khi báo chí đồng loạt đưa tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ và kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chủ tịch PVN Phùng Đ́nh Thực phát biểu như vậy trong cuộc họp báo ngày 9/4 ở Hà Nội. Ông Thực nhấn mạnh rằng PVN cần thời gian để xử lư và xem xét trách nhiệm cá nhân.

    Theo các nguồn tin chúng tôi ghi nhận được, có nhiều sai phạm tài chính ở Tập đoàn Đầu khi Việt Nam diễn ra trong thời gian ông Đinh La Thăng giữ vai tṛ lănh đạo ở Tập đoàn. Hiện nay ông Đinh La Thăng là Bộ trưởng Giao thông Vận tải.

    Theo kết luận thanh tra Chính phủ, PVN sai phạm 18.000 tỷ đồng liên quan đến quản lư sử dụng vốn, tài sản, quản lư đầu tư xây dựng, quản lư và sử dụng quỹ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.

  3. #13
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/68890...-tram-cam.html

    Chết” trên đống tài sản, mỗi ngày trả lăi cả tỷ đồng

    Một trong những doanh nhân ở Hà Nội bị stress nặng nề, phải cần đến sự chăm sóc riêng của bác sỹ tâm thần tại nhà là một doanh nhân kinh doanh lĩnh vực bất động sản.

    Vị doanh nhân này có nhiều cao ốc đang xây dựng dở dang, nhiều chung cư đă hoàn thành nhưng đống tài sản đó hoàn toàn “đắp chiếu” khiến tiền bạc đóng băng một chỗ dù đă đưa ra nhiều h́nh thức cắt lỗ như khuyến mại tặng quà, giảm giá bán, vv…

    Trong khi tài sản đắp chiếu, vị này có hàng núi việc cần đến tiền. Đó là việc trả lương cho hệ thống nhân viên của công ty và đặc biệt là tiền lăi ngân hàng.


    -Nền kinh tế bùng nổ chỉ dự trên đầu cơ thay v́ đầu tư th́ chết chắc.

    Một nước mà người dân chỉ có lợi tức trung b́nh 1 ngàn USD/1 năm, mà xây chung cư bán th́ ai có tiền mà mua. Phải nhịn đói 50 năm mới đủ tiền mua một căn hộ trị giá 50 ngàn Đô.

    Dân đầu tư bất động sản thiếu óc suy luận nên phải chết thôi.

  4. #14
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    Rồi đây những cao ốc này sẽ là nơi trú ngụ cho ăn mày:

    http://vef.vn/2012-04-21-bds-ai-sap-...-cho-chet-han-

    Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện dư nợ tín dụng cho vay BĐS khoảng 200.000 tỷ đồng, chiếm 1/10 tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Tạm chưa bàn đến việc doanh nghiệp làm thế nào để trả khoản nợ gốc này mà chỉ tính với mức lăi suất trung b́nh 20%/năm th́ các doanh nghiệp BĐS phải trả lăi vay lên đến 40.000 tỷ đồng/năm.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp BĐS đang cầu cứu Chính phủ nới chính sách, NHNN nới tín dụng và các cơ quan hữu quan tạo điều kiện hỗ trợ để khơi thông nguồn vốn.

    Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp Chính phủ đồng th́ việc lấy đâu ra 200.000 tỷ đồng để cứu các doanh nghiệp này rơ ràng là một vấn đề không hề nhỏ?


    Nếu không có tiền rót vô để tiếp tục chỉ cần 3 tháng sườn cao ốc sẽ xuống cấp, hoen rỉ. Muốn tiếp tục th́ tốn kém hơn. Bỏ dở th́ sẽ là nơi trú ngụ cho ăn mày.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    VN chi 29 ngàn tỷ cứu doanh nghiệp, 10 ngàn tỷ cho đầu tư công

    RFA 05.05.2012

    Một gói kích thích đối với các doanh nghiệp trị giá 29 ngàn tỷ đồng Việt Nam sẽ được chi ra nhằm giải cứu ngành kinh doanh - sản xuất trong nước.

    RFA/AFP


    Hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012

    Đây là thông tin được nêu ra tại phiên họp báo thường kỳ vào chiều ngày 4 tháng 5 vừa qua. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết những chi tiết của biện pháp giúp giải quyết những khó khăn cho doanh giới cần sự ra đời của một nghị quyết. Tuy nhiên theo ông này th́ những giải pháp cơ bản chủ yếu là giăn thuế giá trị gia tăng, lùi thời gian thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số đối tượng ưu tiên. Ngoài ra c̣n miễn, giảm một số phí khác nữa.

    Trong khi đó tin cho biết chính phủ đề xuất chi thêm 10 ngàn tỷ đồng cho đầu tư công; trong đó chừng 5500 tỷ cho các dự án thủy lợi và gần 4500 tỷ cho các dự án hạ tầng khác.

    Phó chủ tịch Quốc hội, ông Uông Chu Lưu, cho rằng t́nh trạng thiếu vốn là kinh niên tại Việt Nam.Lư do v́ nguồn lực có hạn. Ông này đề nghị nên tập trung đầu tư làm cho xong dự án đang thực hiện chứ không nên dàn trải ra mà dự án nào cũng không xong.


    Lạm phát tháng 4 thấp – Tín hiệu không bình thường
    Vũ Hoàng, phóng viên RFA
    2012-05-05


    Với báo cáo mới đây từ Tổng cục Thống kê cho thấy lạm phát quý 1 nói chung và của tháng 4 năm nay ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

    RFA PHOTO

    Một sạp bán rau tại chợ Hoàng Hoa Thám ở TPHCM hôm 14-07-2011.

    Liệu đó có phải là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế hay đây chỉ là biểu hiện của nền kinh tế đang kém sôi động? Vũ Hoàng có bài trình bày sau đây.
    Dấu hiệu suy thoái

    Ngay sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 được công bố, mức tăng chỉ 0,05% so với tháng trước, là mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, nhiều người tỏ ra phần nào lạc quan vì thấy sự ổn định của giá cả hàng hóa và dường như mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới hai con số trong năm nay của Chính phủ đang đi đúng đường. Thế nhưng, ẩn chứa đằng sau con số biết nói kia, giới phân tích lại quan ngại đó có thể là dấu hiệu của sự suy giảm kinh tế và đây là dấu hiệu bất thường.

    Dấu hiệu bất thường chính là nguyên nhân giá cả hàng hóa không thay đổi, sức mua của người dân sụt giảm, khiến người bán thậm chí phải hạ giá để tìm cách bán hàng, nhưng vẫn ế ẩm, thị trường tiêu thụ thiếu sức sống. Ở tầm vĩ mô, giới phân tích gọi đó là tổng cầu sụt giảm, là mối lo ngại của toàn nền kinh tế.


    Một kiểu mời khách của siêu thị. AFP
    Nhìn từ các con số thống kê có thể thấy rõ, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ cả năm 2011 chỉ tăng chưa đến 5%, còn trong quí 1 năm nay cũng dừng lại ở mức đúng 5%. Trong cuộc họp chiều 2/5, báo cáo của Bộ Công thương cho thấy nhiều ngành công nghiệp quan trọng có chỉ số sản xuất giảm, chẳng hạn như dệt may, da dày, sắt thép, xi măng và đặc biệt là công nghiệp chế biến. Lượng hàng tồn kho lên đến mức 35% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Ở góc độ xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của 4 tháng đầu năm giảm khoảng 82 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước cũng giảm gần 12% chủ yếu với những nguyên liệu phục vụ sản xuất nội địa, điều này cho thấy nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh.

    Mặc dù lạm phát vẫn đang được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhưng những diễn biến đang xảy ra trên thị trường rất có thể là dấu hiệu của suy giảm, đặc biệt nhất là giá cả mặt hàng quan trọng như xăng dầu liên tục tăng thì chỉ số giá CPI toàn nền kinh tế lại gần như đứng yên tại chỗ. Thậm chí, trong cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng không ngần ngại cho rằng nếu lạm phát tiếp tục ở mức dưới 0,1% như tháng 4 thì không ai làm ăn được gì cả và nếu xuống thấp hơn nữa thì sẽ mất cân đối cung cầu hàng hóa.

    Vì thế chỉ số giá tiêu dùng xuống đột biến, đó không phải là một hiện tượng gì đáng mừng mà phải thận trọng để nghiên cứu.

    Ô. Bùi Kiến Thành

    Quan ngại với những dấu hiệu tiềm ẩn này, chuyên gia tư vấn tài chính cấp cao Bùi Kiến Thành cho chúng tôi biết:

    “Chúng ta thấy rằng qua bao nhiêu chính sách của năm rồi, quí 1 của 2012 đưa đến một tình trạng là trong quí 1 này lạm phát xuống rất là nhanh, nó biểu hiện gì và vì sao chỉ số giá tiêu dùng xuống nhanh đến như vậy?

    Thứ nhất chúng ta thấy rằng có đến 79,000 doanh nghiệp bị phá sản trong năm rồi, như vậy có hàng triệu người bị thất nghiệp, mất mãi lực mua bán và các doanh nghiệp bị tồn kho rất nhiều, bán hàng không được, tung ra bán không ai mua, bán một mua một cũng không ai mua bởi vì dân chúng không còn tiền nữa.

    Vì thế chỉ số giá tiêu dùng xuống đột biến, đó không phải là một hiện tượng gì đáng mừng mà phải thận trọng để nghiên cứu. Đi đôi với cái đó là chỉ số tăng trưởng GDP, tổng sản lượng quốc nội trong quí 1 chỉ còn 4% thôi, không đạt được chỉ tiêu như quốc hội đề ra là 6%.”

    Doanh nghiệp kiệt sức



    Một công tŕnh xây dựng của một công ty bất động sản tại Hà Nội hôm 11-07-2011. RFA photo.

    Với con số tăng trưởng GDP quí 1 chỉ ở mức 4% như chuyên gia Bùi Kiến Thành vừa nêu lên, thì mức tăng trưởng này cũng được xem là mức thấp nhất trong nhiều năm qua và chỉ bằng một nửa so với tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cảnh báo nếu GDP tăng trưởng dưới 5,5% trong năm nay sẽ kéo theo hệ lụy là tình trạng thất nghiệp tăng cao và không bảo đảm an sinh xã hội.

    Nguyên nhân trực tiếp khiến mức GDP này thấp chính là tình trạng doanh nghiệp suy yếu, phá sản. Nếu như năm 2011, đạt “kỷ lục” có hơn 50,000 doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc ngừng nộp thuế, thì ngay trong quí một năm nay, con số này đã lên hơn 20,000, trong số này, doanh nghiệp giải thể tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chiếm hơn 26%, công nghiệp khai khoáng gần 15%, xây dựng và bất động sản hơn 10%.

    Trao đổi với chúng tôi, chủ một doanh nghiệp tư nhân bán lẻ thép xây dựng không giấu nổi thất vọng:

    “Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn từ cuối năm ngoái do tình hình bất động sản toàn thị trường đứng cho nên vấn đề sắt thép, vật liệu xây dựng, xi măng nói chung chúng tôi gặp rất khó khăn. Hàng hóa hàng ngày tại cửa hàng hoạt động rất chậm chạp do vậy hàng tồn kho của chúng tôi ứ đọng, ngoài chuyện trả tiền thuê mặt bằng, trả nhân công, hiện nay hàng tồn kho nhiều, đầu ra không thể lưu thông được.

    Là một doanh nghiệp chúng tôi cũng phải vay lãi của ngân hàng, gần đây, chủ trương Nhà nước có hạ thấp lãi suất khoảng 1% như thế này thì thật ra cũng không thể giải quyết những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp chúng tôi, hàng tồn kho thì rất nhiều. Chúng tôi không biết tình trạng này kéo dài đến bao giờ, mà lãi suất ngân hàng hàng tháng vẫn phải trả đều, với khả năng này, chúng tôi nghĩ là có khả năng phải phá sản mất thôi.”

    Chúng tôi không biết tình trạng này kéo dài đến bao giờ, mà lãi suất ngân hàng hàng tháng vẫn phải trả đều, với khả năng này, chúng tôi nghĩ là có khả năng phải phá sản mất thôi.

    Một doanh nghiệp tư nhân bán lẻ

    Sự thất vọng của người chủ tư nhân doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên có lẽ cũng là nỗi bức xúc của nhiều doanh nghiệp khác đang bắt đầu bước vào vòng xoáy mà TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam gọi là “đình lạm” – lạm phát cao song hành với tăng trưởng đình đốn. Ngoài ra, T.S Thiên còn cho rằng chi phí tài chính cao không những làm suy giảm lợi nhuận mà c̣n làm giảm khả năng hồi phục của khu vực doanh nghiệp.

    Ông lưu ư rằng một đặc điểm rất nổi bật của kinh tế Việt Nam là tăng trưởng dựa mạnh vào vốn, nghĩa là nhiều doanh nghiệp hoạt động theo phương châm "tay không bắt giặc", kinh doanh dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng. Phương thức hoạt động theo kiểu này trở nên rất rủi ro khi nền kinh tế lâm vào t́nh trạng khó khăn như hiện nay.

    Tiếp tục phân tích về những bất lợi mà các doanh nghiệp Việt Nam đang vấp phải nhất là vấn đề vốn tín dụng khi mức tăng này trong quí 1 là âm gần 2%, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận xét:

    “Trong suốt cả năm qua, lãi suất của ngân hàng lên mức 20% hoặc 30% thì doanh nghiệp không thể hoạt động được, vì thế họ phải ngưng hoạt động để bảo vệ năng lực của mình về sau. Những doanh nghiệp nào gồng lên đi vay với lãi suất cao như thế thì sẽ đi đến chỗ đình đốn và phá sản.

    Theo các doanh nghiệp phát biểu ý kiến thì lãi suất đó không thể quá 10% được. Vì trong khu vực từ Malaysia cho tới Đài Loan, người ta chỉ hoạt động với lãi suất 4-7% thôi, thì doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh được với lãi suất quá cao, đó là một trong những giải pháp cần phải giải quyết ngay.”


    Một công ty sản xuất đế giày phải đóng cửa, máy móc để phơi nắng phơi mưa. Photo Nam Duong.

    Mặc dù, nhiều chuyên gia bi quan về vòng xoáy suy thoái kinh tế bắt đầu chớm nở, thì ở một góc khác, phân tích về hiện tượng sụt giảm chỉ số CPI tháng 4 này, Vụ trưởng Vụ Giá, Tổng cục Thống kê, Nguyễn Đức Thắng cho rằng đây chưa phải là dấu hiệu thiểu phát. Ông giải thích do tháng 4 bắt đầu bước vào hè nên nhu cầu tiêu dùng giảm, sức mua yếu, đặc biệt là Hà Nội thành phố đông dân có CPI âm, góp phần kéo lùi tốc độ tăng giá chung. Ngoài ra theo dự báo, trong tháng 5, CPI sẽ vẫn tăng nhẹ và cao hơn tháng 4.

    Vẫn biết, kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam theo hướng ổn định bền vững kinh tế xã hội, nhưng với những dấu hiệu được gọi là “bất thường” hay “đình lạm” thì Việt Nam cần phải “bắt mạch, kê đơn mạnh hơn nữa” chứ không chỉ dừng lại ở Nghị quyết 11 của Chính phủ, theo lời TS Thiên. Những giải pháp cấp cứu như giảm thuế, giãn thuế cho các doanh nghiệp cũng được khuyến nghị mặc dù đây chỉ là tạm thời, tuy muộn có lẽ còn hơn không.

  6. #16
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    Shopping buồn
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/490441/Shopping-buon.html

    Nguyệt kể: Mấy tháng nay, khách tới trung tâm ngày một vắng. Trung tâm mở cửa từ sáng nhưng nhiều khi tới chiều mới có khách mở hàng. Nhiều ngày không bán được món nào. Nguyệt là nhân viên làm ca từ 15g cho đến khi trung tâm đóng cửa vào buổi tối. Mỗi ngày làm ngần ấy thời gian, cô được trả lương khoảng 1,9 triệu đồng/tháng. Ngoài tiền lương cơ bản, nhân viên bán hàng c̣n được hưởng hoa hồng dựa trên số hàng bán ra. Hàng ế, khoản tiền này cũng teo tóp. “May mà em chỉ làm có một ca chiều. Buổi sáng, em đi bán cà phê lề đường trên đường Hàm Nghi, nhờ vậy mới đủ sống” - Nguyệt cười tiết lộ.

    “Bán hàng ở đây khổ nhất là những lúc không có khách” - Nguyễn Minh Hùng, nhân viên bán hàng cho Hăng NinoMaxx, buông một câu nghe lạ tai. Hùng giải thích: “Đừng tưởng không có khách là khỏe. Có khách ḿnh c̣n có cớ mà nói, mà mời, mà làm này làm nọ. Không có khách cũng không được ngồi, không được nói chuyện, đọc báo, nghe nhạc, lên mạng... càng khổ hơn”.

    Tại gian hàng quần áo nhăn hiệu Calvin Klein, nhân viên bán hàng Nguyễn Minh Phụng cho biết: “Hàng bây giờ bán chậm. Mỗi ca trực bán được chừng 1-2 cái, có khi không bán được cái nào”.

    Đi dọc các tầng của trung tâm, đập vào mắt chúng tôi là những gian hàng không có khách. Mấy cô nhân viên quầy kẹp tóc th́ túm tụm... chải tóc cho nhau. Ở những góc khuất, thi thoảng bắt gặp một cô ngồi ăn bánh ngọt.


    -Đúng như điều tôi đoán; Dân VN sẽ khổ cùng cực, khổ trăm bề. Người nào được tiền Kiều hối từ thân nhân cũng sẽ không được hưởng trọn vẹn. Công An phường sẽ đến nhà xin ủng hộ cán bộ, bồi dưỡng, v.v.

    -Nhà nhà sẽ trở lại cái xe đạp truyền thống của dân cách đây mấy chục năm.

    -Chuyện thủ tiêu VK sẽ nhiều, bằng cớ rằng một thằng Philippino vừa bị mất tích ở Sài G̣n khi ra ngoài ban đêm mấy ngày trước đây. Có lẽ bị tưởng lầm là VK ?

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Chính phủ ra nghị quyết 'cứu' doanh nghiệp




    Nghị quyết mang số 13 vừa được Thủ tướng kư ngày 10/5 với nhiều giải pháp cho doanh nghiệp như giăn thời gian nộp thuế VAT, giảm tiền thuê đất, tái cơ cấu nợ… Riêng việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ chờ ư kiến Quốc hội.
    > 5 nhóm giải pháp cứu doanh nghiệp
    > 29.000 tỷ đồng chưa đủ cứu đầu ra cho doanh nghiệp

    Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trường bao gồm 5 nhóm giải pháp chính. Bên cạnh những nội dung được đề cập trước đó theo phương án của Bộ Tài chính, một điểm đáng chú ư khác được thể hiện trong văn bản lần này là nhóm giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn.


    Nhiều doanh nghiệp sẽ được tái cấu trúc nợ. Ảnh minh họa: Motobiker

    Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ tŕ, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục hạ mặt bằng lăi suất cho vay, ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

    Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ có các các biện pháp cơ cấu nợ (thời hạn trả nợ, lăi suất, cho vay mới trả nợ cũ...) và các giải pháp khác cần thiết, phù hợp với từng loại h́nh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính. Ngân hàng Nhà nước cũng cần có biện pháp đẩy nhanh quá tŕnh tái cấu trúc, xử lư ngân hàng yếu kém.

    Về các giải pháp tài chính, Chính phủ chính thức cho phép gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của quư II/2012 đối với 2 nhóm doanh nghiệp nhỏ - vừa (không hoạt động trong lĩnh vực xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty) và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

    Cơ quan chức năng cũng cho phép gia hạn 9 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào Ngân sách của các đối tượng doanh nghiệp nêu trên và doanh nghiệp cơ khí, vận tải đường thủy, sản xuất thép, xi măng. Bên cạnh đó, miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối.

    Chính phủ cũng quyết nghị giảm 50% tiền thuê đất của năm 2012 đối với tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính. Nội dung này giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định thời gian gia hạn cụ thể cho từng dự án, nhóm dự án.

    Do không thuộc thẩm quyền nên Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Tài chính báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm các đối tượng doanh nghiệp loại trừ nói trên). Bộ Tài chính cũng sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, pḥng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh, chăm sóc trông giữ trẻ, hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê pḥng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.

    Về đầu tư, Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương tŕnh trong phạm vi quản lư, nhất là đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương tŕnh mục tiêu quốc gia, bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả và theo đúng quy định.

    Thực hiện các biện pháp phù hợp để tăng cường thu hút, đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)... Huy động 2.000 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn. Chính phủ cũng cho phép mua sắm theo quy định đối với khoản kinh phí năm 2011 đă được bố trí nguồn nhưng chưa sử dụng v́ thực hiện theo quy định của Nghị quyết 11 và đă được chuyển sang năm 2012.

    Nhật Minh (theo Chinhphu.vn)

  8. #18
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613
    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/68890...-tram-cam.html





    -Nền kinh tế bùng nổ chỉ dự trên đầu cơ thay v́ đầu tư th́ chết chắc.

    Một nước mà người dân chỉ có lợi tức trung b́nh 1 ngàn USD/1 năm, mà xây chung cư bán th́ ai có tiền mà mua. Phải nhịn đói 50 năm mới đủ tiền mua một căn hộ trị giá 50 ngàn Đô.

    Dân đầu tư bất động sản thiếu óc suy luận nên phải chết thôi.
    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    Rồi đây những cao ốc này sẽ là nơi trú ngụ cho ăn mày:

    http://vef.vn/2012-04-21-bds-ai-sap-...-cho-chet-han-





    Nếu không có tiền rót vô để tiếp tục chỉ cần 3 tháng sườn cao ốc sẽ xuống cấp, hoen rỉ. Muốn tiếp tục th́ tốn kém hơn. Bỏ dở th́ sẽ là nơi trú ngụ cho ăn mày.
    Sẽ có nhiều nghị quyết, nghị định đơn giản thủ tục để kéo VK yêu nước về VN mua nhà.
    Chuyến này quả bóng lại đá sang chân VK rồi. VK mà nín thở nửa năm thôi thì VC chết chắc.

    Chứ bọn cty nước ngoài giờ chạy sang Miến Điện hết rồi.

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Nền kinh tế Việt Nam trong cơn khủng hoảng



    Hà Nội (Tin tổng hợp) Cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Việt Nam đă khiến cho hàng triệu người đang phải lao đao vất vả kiếm sống, từ những người nghèo lên đến những đại gia.
    Nhiều người từng kiếm tiền trong nghề môi giới địa ốc, nay phải đổi qua làm những nghề khác như nghề bán phở.
    Những tin tức mới đây cũng cho thấy, nhiều chủ tịch các công ty thương mại, đă phải qua kiếm sống bằng nghề lái xe ôm.
    Như trường hợp ông Trần Văn Hoàng, trước đây là chủ hai cơ sở sản xuất đồ gỗ với hàng chục nhân công.
    Nền kinh tế suy thoái, kinh doanh thua lỗ, hàng tồn kho cả đống và cơ xưởng bị phát măi, chủ nhân của các cơ sở đồ gỗ này đang dự định hành nghề lái xe ôm?
    Trước khi mở những công ty bán đồ gỗ, ông Hoàng là một thợ mộc lành nghề. Không những hai xưởng mộc bị đóng cửa, mà căn nhà mà bố mẹ của ông Hoàng để lại, cũng sẽ bị tịch biên.
    Không chỉ riêng cho ông Hoàng, nhiều chủ nhân của các công ty nhỏ, đang phải điêu đứng trong cơn sóng suy thoái kinh tế.
    Theo những công bố của chính quyền Hà Nội, th́ 8.4 phần trăm các cơ xưởng, các công ty ở Việt Nam đă đóng cửa, ngừng sản xuất. Cũng theo những bản tin này, th́ các công ty quốc doanh chiếm phần lớn số công ty bị phá sản. Sự đóng cửa của các công ty cũng khiến số người không có công ăn việc làm gia tăng.
    Trong năm 2011, 63 phần trăm những sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, đă không kiếm được việc làm. Những sinh viên may mắn kiếm được việc, th́ có nhiều người phải làm những nghề không chuyên môn, không liên quan ǵ đến môn học mà họ đă tốt nghiệp.
    Trong khi đó những người dân nghèo cũng gặp nhiều khó khăn v́ bị các nhà buôn gốc Trung quốc quỵt nợ.
    Những thương nhân Trung quốc lén lút vào Việt Nam, đến những thành phố miền Tây, thuê nhà, mua hải sản rồi quỵt nợ những nông dân. Như trường hợp ông Nguyễn Hoàng Vũ, chủ một vựa thu mua cua ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, đă bị các thương nhân Trung quốc quỵt nợ mà số tiền lên đến 500 triệu đồng.

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước
    Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn như thế nào?

    Vũ Hoàng, phóng viên RFA
    2012-04-12

    Vấn đề sử dụng đồng vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước hay các tập đoàn kinh tế luôn là câu hỏi được mọi người quan tâm.

    RFA PHOTO

    Ṭa nhà trụ sở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại Hà Nội hôm 30/07/2011.


    Vì xét cho đến cùng tiền vốn những doanh nghiệp này sử dụng chính là tiền thuế mà người dân đóng góp cho Chính phủ. Vậy nhưng, tính hiệu quả sử dụng đồng vốn này ra sao? Vũ Hoàng tổng hợp và trình bày trong phần sau.

    Xương sống nền kinh tế

    Với vai trò là xương sống trong nền kinh tế, khối doanh nghiệp Nhà nước và tập đoàn kinh tế nhận được rất nhiều ưu đãi của Chính phủ từ khâu vay vốn tín dụng, quyền sử dụng đất cho đến các nghĩa vụ về thuế. Thế nhưng, hàng loạt thua lỗ, thất thoát lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng liên tục xuất hiện gần đây của các tập đoàn kinh tế, khiến dư luận không khỏi giật mình về năng lực quản lý vốn Nhà nước và sự thiếu trách nhiệm cá nhân của các cấp quản lý trước mồ hôi công sức mà người dân bỏ ra.

    Cần phải giảm bớt các hoạt động đa ngành, các tập đoàn lớn chỉ tập trung vào những lĩnh vực được giao nhiệm vụ, chứ không được phép đầu tư đa ngành.
    TS Nguyễn Minh Phong

    Phải chăng những kết quả thất vọng này bắt nguồn từ những buông lỏng quản lý vốn Nhà nước, thiếu cơ chế giám sát sử dụng tiền vốn cũng như các chế tài xử lý còn yếu kém hay chính là từ khả năng quản lý kém cỏi và lòng tham của mỗi cá nhân.

    Khái niệm “lời ăn, lỗ chịu” dường như đang dần được thay thế bởi “lời ăn, lỗ dân chịu” khi câu chuyện Vinashin vỡ nợ gần 70.000 tỉ đồng được đi kèm với hàng loạt những sai phạm của Tổng Công Ty Sông Đà trên 10.000 tỉ đồng, của Tổng công ty Dầu khí trên 18.000 tỉ đồng, thất thoát hơn 22.000 tỷ đồng của tổng công ty Điện Lực, chưa kể vụ thua lỗ 3.000 tỉ đồng của Công ty cho thuê Tài chính 2, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hồi năm ngoái. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ, sai phạm và gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng chính là do khả năng quản lý đồng vốn.

    Theo lời của Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung phát biểu tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” mới diễn ra hôm 9/4 cho thấy, các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay không chịu sự chi phối của nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” vì họ không phải là đối tượng của phá sản, do chiếm độc quyền hoặc thống trị trong các ngành quan trọng của nền kinh tế. Theo lời ông Cung, thì các tập đoàn, tổng công ty luôn có quan hệ chặt chẽ về chính trị với các cán bộ lãnh đạo, thế nến nếu khiếm khuyết hay thất bại xảy ra, thì họ thường được giảm nhẹ về quy mô và mức độ.

    Tap-doan-than-khoang-san-250.jpgVề góc độ kinh tế, để đánh giá hiệu quả đồng vốn sử dụng, người ta áp dụng hệ số sử dụng vốn (gọi tắt là ICOR) để xem bao nhiêu vốn bỏ ra nhằm sản xuất một mặt hàng nào đó, nếu chỉ số ICOR càng thấp thì càng tốt. Thế nhưng, khi so sánh 3 khu vực chính là Nhà nước, ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngoài thì thấy khu vực Nhà nước luôn có chỉ số này cao nhất, trong giai đoạn 2006 – 2010, con số của 3 khu vực kể trên lần lượt là 10, 4 và 6. Những con số biết nói trên, phần nào đã giải thích lý do vì sao khối doanh nghiệp Nhà nước luôn kém hiệu quả nhất trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư.

    Bằng chứng rõ ràng đó là sự đầu tư dàn trải, thậm chí là không qua thủ tục giám định về đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư như của Vinashin, như của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Chẳng hạn, tại tập đoàn dầu khí Việt Nam, tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư bình quân trong 5 năm trở lại đây của lĩnh vực chính xăng dầu là gần 30% trong khi các ngành nghề như bất động sản, tài chính, bảo hiểm chỉ gần 3%.

    Nhận xét về những dự án đầu tư phiêu lưu không dính dáng đến ngành nghề kinh doanh của mình T.S Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu Viện Nghiên cứu KT – XH Hà Nội cho biết:

    “Cần phải giảm bớt các hoạt động đa ngành, các tập đoàn lớn chỉ tập trung vào những lĩnh vực được giao nhiệm vụ, chứ không được phép đầu tư đa ngành, theo kiểu chụp giật và kiểu tranh thủ cơ hội.”


    Lời ăn, lỗ dân chịu

    Người ta hỏi rằng trong tất cả các vụ việc này th́ đảng ủy ở đâu? Ban kiểm tra ở đâu? Ban giám sát ở đâu? Và trách nhiệm của chủ sở hữu như thế nào?
    TS Lê Đăng Doanh



    Trên góc độ quản lý kinh tế, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có chế tài đối với loại hành vi thuộc về năng lực quản trị, điều hành, sử dụng hay huy động nguồn vốn. Mặc dù đã có nghị định 09/2009/ NĐ-CP về quản lý tài chính các công ty Nhà nước, nhưng với vai trò là chủ sở hữu nguồn vốn, Nhà nước lại chưa thể giám sát được các DNNN hoạt động có đúng qui cách hay không.

    Theo phân tích của Luật sư Lê Cao, thuộc công ty FDVN thì Nghị định trên có qui định “đại diện chủ sở hữu công ty Nhà nước” là Thủ tướng, Bộ trưởng các ngành, chủ tịch UBND tỉnh thành… thế nhưng, trong hầu hết các trường hợp, những người “đại diện” đều ủy quyền cho những người khác thực hiện nghĩa vụ thay mình. Và chính do những điều kiện dễ dàng như vậy, mà mới xuất hiện những Phạm Thanh Bình của Vinashin làm thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền mồ hôi xương máu của người dân. Chính thiếu sự giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt nên các tập đoàn kinh tế có cơ hội màu mỡ để biến tài sản của Nhà nước thành tài sản tư lợi, biến dự án công trình công cộng thành phục vụ lợi ích cho một thiểu số nhóm người hưởng lợi.

    Nhận xét về hoạt động giám sát việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương cho biết nhận xét của ông:

    “Người ta hỏi rằng trong tất cả các vụ việc này th́ đảng ủy ở đâu? Ban kiểm tra ở đâu? Ban giám sát ở đâu? Và trách nhiệm của chủ sở hữu như thế nào? Thí dụ như trong thời gian bổ nhiệm anh th́ anh có nâng cao lợi nhuận bao nhiêu, giảm chi phí bao nhiêu, hiện đại hóa công nghệ bao nhiêu… Tất cả cái đó phải có cam kết và bổ nhiệm người vào vị trí đó là để nhằm thực hiện cam kết đó chứ không phải bổ nhiệm rồi ông ta muốn làm ǵ th́ làm.
    Trong t́nh h́nh hiện nay, những thất thoát như vậy đă làm tổn hại cho nền kinh tế và chưa ai biết đựơc rằng đằng sau Vinashin th́ sẽ c̣n có đại gia thiếu gia nào nữa đang sắp hàng.”

    Tap-doan-xang-dau-12-250.jpg“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” mặc dù có thể nhận thấy để những hành động sai lầm, trục lợi cá nhân trong việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước là do công tác giám sát, chế tài pháp luật, nhưng về bản chất sâu sa của những sai phạm vẫn chính là trách nhiệm và năng lực của những con người tại các tập đoàn kinh tế. Tại nhiều phiên họp Quốc hội, việc doanh nghiệp NN “lời ăn, lỗ dân chịu” từng được mổ xẻ và truy cứu trách nhiệm cá nhân. Thế nhưng vì tư lợi cá nhân, vì những mối quan hệ chồng chéo, vì đồng tiền hoa mắt mà những “con sâu” này vẫn bất chấp cố tình sai phạm, ngang nhiên hưởng thụ trên mồ hôi công sức người khác.

    Để những “con sâu” này mặc sức tung hoành, phải chăng do một cơ chế quản lý cán bộ gây ra, T.S Nguyễn Minh Phong thừa nhận:

    “Chính cơ chế cán bộ và cơ chế tuyển chọn cán bộ chưa hoàn hảo, gây ra tình trạng nhiều cán bộ quyền thì to nhưng năng lực và trách nhiệm cũng như kết quả họ mang lại không tương xứng với kỳ vọng và mong đợi và cả vị trí của họ. Thậm chí, trường hợp của Vinashin thì lãnh đạo tập đoàn này đã tạo ra những hệ quả nặng nề và đã bị trừng phạt.”

    Ngoài ra, T.S Phong còn lấy thí dụ tại một số quốc gia như Nga hay Trung Quốc, họ thuê hẳn những nhà quản lý nước ngoài có kiến thức về kinh tế, tài chính để quản lý những tập đoàn kinh tế, không để những cán bộ đang làm công tác chuyên môn kiêm nhiệm cả công việc quản lý doanh nghiệp NN.

    Có thể nói, quản lý nguồn vốn Nhà nước vẫn là câu chuyện dài hơi, nó không chỉ bắt nguồn từ những cơ chế, chính sách, năng lực cá nhân mà xét cho đến cùng đó là cái tâm của người sử dụng đồng tiền người khác giao phó cho mình là trong sáng hay vẩn đục.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh hoàng dầu ăn được vớt từ cống nước thải của TQ
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 19-09-2011, 02:31 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-05-2011, 12:04 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2010, 10:45 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 08:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •