Page 13 of 14 FirstFirst ... 391011121314 LastLast
Results 121 to 130 of 133

Thread: Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

  1. #121
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Viêt Nam nhắm mục tiêu đạt 35 tỷ USD Thương mại Điện tử vào năm 2025
    20/05/2020


    Tư liệu- Ba thiếu nữ Việt lên mạng tại một quán café ở Hà Nội, ngày 14/5/2013.

    Việt Nam đang nhắm mục tiêu phát triển lĩnh vực thương mại điện tử đạt tăng trưởng hai con số trong trong ṿng 5 năm tới, ước lượng trị giá doanh thu có thể lên tới 35 tỷ USD vào năm 2025, theo Reuters.

    Dự kiến hơn phân nửa dân số tổng cộng 96 triệu người Viêt Nam sẽ mua hàng trục tuyến vào năm 2025, theo chiến lược phát triển thương mại điện tử vừa được chính phủ Việt Nam công bố vào chiều tối ngày thứ Hai 18/5/2020.

    Theo truyền thông nhà nước, trong thời gian gần đây, mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đă tăng vượt bậc trong bối cảnh dân chúng bị hạn chế đi lại do sự bùng phát của dịch viêm phổi corona, đẩy doanh số thương mại trực tuyến tăng vọt 20% so với thời kỳ trước đại dịch Covid-19.

    Theo ước tính của chính phủ Viêt Nam, vào năm 2025, mỗi người dân Việt Nam mua sắm online sẽ chi trung b́nh khoảng 600 USD một năm, chiếm 10% tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả nước.

    Vẫn theo Reuters, dựa trên các số liệu thống kê tính đến cuối năm 2019, doanh thu trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam được định giá vào khoảng 12 tỷ USD, khi mỗi đô la Mỹ quy đổi tương đương 23.338 đồng Việt Nam.

  2. #122
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    WB: Hiệp định thương mại EU giúp Việt Nam phục hồi sau đại dịch
    19/05/2020
    Reuters


    Người dân đeo khẩu trang đi qua một cửa hàng ở khu mua sắm tại TP HCM hôm 26/4 sau khi chính phù Việt Nam dỡ bỏ lệnh cách ly toàn xă hội. Kinh tế Việt Nam được kỷ vọng sẽ phục hồi nhờ hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu.


    Một hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu sắp được Việt Nam phê chuẩn sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của quốc gia Đông Nam Á sau đại dịch virus corona đồng thời thúc đẩy cải cách nhanh hơn, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 19/5.

    Cuối tháng này, quốc hội Việt Nam theo dự kiến sẽ thông qua thỏa thuận thương mại với EU, theo đó sẽ giảm thuế đối với 99% hàng hóa được giao dịch với Liên minh châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ.

    Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết ông hy vọng thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào tháng 7.


    Kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong quư 1 năm nay, ở mức 3,8%, do sự bùng phát của virus corona. Nhưng chỉ với 324 ca nhiễm và không có trường hợp tử vong nào, Việt Nam đă sẵn sàng mở cửa lại nền kinh tế sớm hơn so với các quốc gia khác trong khu vực.

    Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) có thể thúc đấy GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng lần lượt 2,4% và 12% trong thập kỷ tới và giúp hàng trăm ngh́n người thoát khỏi đói nghèo, Ngân hàng Thế giới cho biết trong một báo cáo.

    “Những lợi ích như vậy đặc biệt cấp bách để đem lại các lợi ích kinh tế tích cực khi (Việt Nam) đối phó với đại dịch COVID-19,” WB cho biết.

    Ngân hàng Thế giới nhận định đây là thời điểm hoàn hảo để Việt Nam khởi xướng cải cách sâu hơn và khắc phục các lỗ hổng pháp lư cũng như các vấn đề thực thi để thu được toàn bộ lợi ích của thỏa thuận.

  3. #123
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Bộ Thương mại Mỹ điều tra thép nhập từ Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc
    19/05/2020
    VOA Tiếng Việt


    Một nhà máy sản xuất thép ở làng Châu Khê, ngoại ô Hà Nội, trong bức ảnh chụp ngày 30/3/2018. Mỹ vừa quyết định điều tra các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc.


    Bộ Thương mại Mỹ vừa khởi xướng một cuộc điều tra xem liệu các sản phẩm thép tấm không gỉ nhập từ Việt Nam có phải là thép Trung Quốc được gia công ở nước láng giềng Đông Nam Á để xuất sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế.

    Theo một thông cáo báo chí của Cơ quan Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITA) hôm 12/5, Bộ Thương mại Mỹ nghi ngờ rằng các nhà sản xuất thép của Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thép cán phẳng không gỉ từ Trung Quốc, sau đó gia công hoàn thiện rồi xuất khẩu sang Mỹ.

    Cục Pḥng vệ Thương mại của Bộ Công thương Việt Nam hôm 15/5 cũng thông báo về việc Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam.

    Bộ Thương mại Mỹ nghi ngờ rằng các nhà sản xuất thép của Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thép cán phẳng không gỉ từ Trung Quốc, sau đó gia công hoàn thiện rồi xuất khẩu sang Mỹ.

    Theo Bộ Công thương, đây là vụ việc Bộ Thương mại Mỹ tự khởi xướng điều tra dựa trên các thông tin sẵn có với cáo buộc mặt hàng thép tấm không gỉ đang có dấu hiệu lẩn tránh biện pháp pḥng vệ thương mại mà Mỹ đang áp dụng với hàng hoá tương trự của Trung Quốc từ năm 2016 với mức thuế từ 139% đến 267%.

    Một căn cứ khác để Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng cuộc điều tra lần này là lượng xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt nam có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn trước và sau khi Mỹ áp thuế với Trung Quốc. Theo thông cáo của ITA, Hoa Kỳ đă tiến hành điều tra thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên mặt hàng thép tấm không gỉ của Trung Quốc vào tháng 3/2016.

    Thông cáo c̣n cho biết, việc thực thi luật thương mại một cách chặt chẽ của Mỹ là trọng tâm hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump.

    Quyết định hôm 12/5 của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra giữa lúc chính quyền Tổng thống Trump lặp lại đe doạ sẽ áp thêm thuế mới lên hàng hoá Trung Quốc đồng thời tiếp tục chỉ trích sự thiếu minh bạch của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn tới đại dịch virus corona toàn cầu.

    Trước đây, Mỹ từng ra phán quyết áp thuế đối với thép từ Việt Nam được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phán quyết sơ bộ được đưa ra vào tháng 12 năm 2017 và chung cuộc vào tháng 5 năm 2018.

    Bộ Thương mại Mỹ khi đó thu thuế chống bán phá giá gần 200% và thuế chống trợ cấp gần 260% đối với thép cuộn cán nguội sản xuất ở Việt Nam sử dụng thép chất nền xuất xứ từ Trung Quốc. Thép chống gỉ từ Việt Nam cũng đối mặt với thuế chống bán phá giá là gần 200% và thuế chống trợ cấp gần 40%.

    Bộ Công thương Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước phải “hợp tác” và “cung cấp thông tin đầy đủ” liên quan đến “nguồn nguyên liệu, quy tŕnh quản lư” cho Bộ Thương mại Mỹ trong quá tŕnh điều tra.

    Do đó, theo dữ liệu của Bộ Công thương Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua liên tục giảm từ 32.000 tấn năm 2017 xuống c̣n 25.000 tấn năm 2018 và tiếp tục giảm xuống c̣n 23.000 tấn năm 2019. Hiện nay, Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép cán phẳng không gỉ nhập từ Trung Quốc với mức từ 17,94%-31,85%.

    Bộ Công thương Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước phải “hợp tác” và “cung cấp thông tin đầy đủ” liên quan đến “nguồn nguyên liệu, quy tŕnh quản lư” cho Bộ Thương mại Mỹ trong quá tŕnh điều tra.

    Bộ này c̣n cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội thép Việt Nam “trong suốt quá tŕnh điều tra vụ việc và có phương án hỗ trợ, xử lư phù hợp bao gồm cả việc trao đổi với Bộ Thương mại Hoa Kỳ để làm rơ căn cứ khởi xướng điều tra, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp xuất khẩu” Việt Nam.

    Theo nhận định của Bộ Công thương Việt Nam, việc Bộ Thương mại Mỹ tự khởi xướng điều tra chống phá giá và chống trợ cấp sau 26 năm “thể hiện chính quyền mới của Hoa Kỳ đang quyết liệt đấu tranh chống lại các hành vi thương mại không công bằng, bảo vệ ngành sản xuất trong nước.”

    Hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ đă ban hành phán quyết về việc áp thuế lên tới hơn 456% đối với các sản phẩm thép nhập vào Hoa Kỳ từ Việt Nam có sử dụng nguyên liệu xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan.

    Theo Bộ này, các mặt hàng bị Mỹ áp thuế là các loại thép có xuất xứ từ hai quốc gia trên được đưa sang Việt Nam, sau đó qua công đoạn gia công đơn giản rồi xuất khẩu sang Mỹ.

  4. #124
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Dự án ngàn tỷ thua lỗ nặng, CSVN không dám kiện nhà thầu Trung Quốc
    May 20, 2020 cập nhật lần cuối May 20, 2020

    Dự án Đạm Hà Bắc vẫn ngập trong thua lỗ. (H́nh: Lương Bằng/VietNamNet)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong phúc tŕnh gửi các đại biểu Quốc Hội về t́nh h́nh và kết quả “xử lư tồn tại, yếu kém” các dự án, doanh nghiệp ngành Công Thương” có liên quan đến Trung Quốc, chính phủ CSVN thừa nhận “hầu hết bế tắc nhưng không dám kiện nhà thầu Trung Quốc.”

    Báo VietNamNet dẫn phúc tŕnh tại phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ Đạo, chính phủ CSVN, cho biết trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp có “dính” với Trung Quốc “chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương” có năm dự án gồm: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất Phân Bón DAP số 2 – Lào Cai; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy Phân Đạm Hà Bắc; Dự án nhà máy Đạm Ninh B́nh; Dự án xây dựng nhà máy Công Nghiệp Tàu Thủy Dung Quất, và dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của công ty Gang Thép Thái Nguyên, xảy ra tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công tŕnh) với nhà thầu Trung Quốc.

    Theo đó các tranh chấp, vướng mắc chủ yếu là do chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc “chưa thống nhất trong việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi kỹ thuật, xuất xứ, số lượng thiết bị…so với hợp đồng đă kư, và khối lượng phát sinh ngoài nội dung hợp đồng đă kư.”

    Bên cạnh đó, chủ đầu tư và nhà thầu cũng “thường chưa thống nhất trong việc xác định các loại thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp thuế của hợp đồng; Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, sửa chữa công tŕnh đă thi công…”


    Kho chứa trang thiết bị, máy móc bị bỏ phế tại nhà máy Gang Thép Thái Nguyên. (H́nh: Lương Bằng/VietNamNet)
    Thế nhưng, việc đàm phán giải quyết tranh chấp đến nay đều bế tắc, bởi chính phủ CSVN cho rằng các biện pháp khởi kiện sẽ không hiệu quả.

    Cụ thể, đối với giải pháp đưa ra trọng tài hoặc ṭa án để phân xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ, đơn vị tư vấn pháp lư khuyến cáo “việc khởi kiện sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn, và có thể phải trả tiền cho các nhà thầu Trung Quốc khi thua kiện, chưa kể chi phí theo đuổi vụ kiện sẽ cao hơn tổng số tiền đang c̣n tranh chấp trong các hợp đồng EPC.”

    C̣n đối với giải pháp chủ đầu tư tự quyết toán, do c̣n tranh chấp nên hồ sơ thực tế cũng “chưa có đầy đủ để lập hồ sơ tự quyết toán.”

    Do đó, chính phủ CSVN cho rằng để xử lư được tồn tại này, Bộ Tài Chính “cần chủ tŕ, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư tự quyết toán cho phù hợp.”

    Trong khi đó, mặc dù đă chỉ đạo Bộ Tài Chính “chủ tŕ giải quyết,” nhưng ông Trương Hoà B́nh, phó thủ tướng thường trực CSVN, lại yêu cầu “các tập đoàn, tổng công ty Việt Nam có vướng mắc với nhà thầu Trung Quốc nên ‘đánh giá khả năng ḥa giải, chấm dứt hợp đồng để lựa chọn phương án xử lư dứt điểm tối ưu’.” (Tr.N) (kn)

  5. #125
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Truy thu gần 800 tỷ đồng tiền sai phạm đất đai tại Phú Quốc
    Phạm Toàn•Thứ Tư, 20/05/2020 • 250 Lượt Xem
    Thanh tra Chính phủ đă yêu cầu truy thu về ngân sách Nhà nước gần 800 tỷ đồng tiền sai phạm đất đai tại huyện Phú Quốc.

    Kiên Giang, Thanh tra Chính phủ
    Truy thu gần 800 tỷ đồng tiền sai phạm đất đai tại Phú Quốc. (Ảnh: phuquoc.kiengiang.go v.vn)
    Thanh tra Chính phủ đă có Thông báo Kết luận Thanh tra số 636 liên quan đến công tác quy hoạch, quản lư và sử dụng đất đai, quản lư và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường tại tỉnh Kiên Giang (thời kỳ 2011-2017).

    Theo kết luận, giai đoạn từ ngày 1/1/2016 – 31/12/2017, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang đă phê duyệt không đúng thẩm quyền đơn giá đất cụ thể để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với 16 dự án đầu tư là vi phạm Luật Đất đai 2013, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP.


    Sở Tài chính xác định sai giá đất đối với công ty cổ phần sài g̣n Sovico Phú Quốc, chủ đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái đảo Phú Quốc, phải truy thu về cho ngân sách là hơn 17,7 tỷ đồng.

    UBND tỉnh Kiên Giang xác nhận ưu đăi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho công ty TNHH Ngôi Sao – chủ đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái Ngôi Sao – Lucky Star Resort chưa đúng quy định, phải thu hồi về cho ngân sách nhà nước hơn 62 tỷ đồng.

    Thanh tra Chính phủ c̣n phát hiện Cục Thuế tỉnh Kiên Giang:

    Giảm 50% tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư của một số dự án tại huyện Phú Quốc thuộc diện được giao đất trước ngày 1/7/2014 (theo Luật Đất đai năm 2003) nhưng có thời điểm bàn giao đất thực tế sau ngày 1/7/2014 (thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực) là chưa phù hợp, gây thiệt hại ngân sách nhà nước, phải thu hồi về ngân sách nhà nước 256 tỷ đồng.
    Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản với 10 dự án đầu tư khi chưa đủ điều kiện miễn giảm, phải thu hồi về ngân sách hơn 53 tỷ đồng.
    Miễn tiền thuê đất theo chính sách ưu đăi đầu tư của pháp luật về đầu tư đối với 6 tổ chức Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư chưa phù hợp, phải thu hồi hơn 93 tỷ đồng.
    Không phạt chậm nộp đối với một số tổ chức có hành vi chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Luật Quản lư thuế, tính tiền thuế đất chưa chính xác, chưa điều chỉnh đơn giá thuê đất theo quy định,… phải thu hồi hơn 255 tỷ đồng,…
    Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang c̣n cho phép gia hạn nộp tiền sử dụng đất đối với Công ty cổ phần đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc chưa phù hợp với quy định, gây thiệt hại ngân sách nhà nước số tiền 18,7 tỷ đồng; chỉ đạo không phạt chậm nộp đối với Công ty cổ phần Sài G̣n Sovico Phú Quốc trái thẩm quyền, chưa phù hợp với quy định, gây thiệt hại ngân sách nhà nước, phải thu hồi 46 tỷ đồng.

    Kết luận của Thanh tra Chính phủ yêu cầu tỉnh Kiên Giang đôn đốc chủ đầu tư các dự án, các tổ chức có sai phạm về tài chính đất đai nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

    Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch, các phó chủ tịch tỉnh có liên quan kiểm điểm trách nhiệm để xảy ra những thiếu sót, vi phạm đă nêu tại kết luận.

    Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc có biện pháp xử lư kiên quyết đối với các công tŕnh xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, xử lư hành vi sử dụng đất trái mục đích đối với đất nông nghiệp tại huyện,….




    Kết luận thanh tra tại Kiên Giang. (Ảnh chụp màn h́nh)
    Cũng theo kết luận, thời kỳ năm 2011-2014, toàn bộ 145/145 đơn vị hành chính cấp xă tại tỉnh Kiên Giang không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, vi phạm Luật đất đai 2003.

    Kết luận thanh tra cho rằng việc chưa kiểm tra, giám sát thường xuyên dẫn đến nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ trong thời gian dài; có trường hợp đă được gia hạn tiến độ nhiều lần nhưng chậm được xử lư theo quy định, gây lăng phí nguồn tài nguyên đất, đặc biệt là các dự án đầu tư tại huyện Phú Quốc.

    Thanh tra Chính phủ cho biết từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang cho phép tách hơn 17.000 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ (dưới 500m2) tại huyện Phú Quốc, dẫn tới t́nh trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp tại huyện diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lư đất đai.

    Từ năm 2016 đến tháng 6/2018, UBND huyện Phú Quốc và UBND các xă, thị trấn trực thuộc đă buông lỏng quản lư về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị. Điều này khiến nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng.

    Phạm Toàn

  6. #126
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Việt Nam khó thu hút các nhà đầu tư phương tây!
    Diễm Thi, RFA
    2020-05-20

    Tổng thống Pháp Jacques Chirac, đệ nhất phu nhân Bernadette và bộ trưởng tài chính Thierry Breton trong ngày khởi công xây dựng nhà máy Peugeot-Citroen tại thành phố Vũ Hán, 27 tháng 10 năm 2006.
    AFP

    27 công ty Mỹ sẽ di dời nhà máy từ Trung Quốc tới Indonesia. Địa điểm di dời các nhà máy Mỹ sẽ là khu vực rộng 4.000 hecta ở Công viên công nghiệp Brebes tại tỉnh Trung Java. Mạng tin Policy Times cho biết như vừa nêu.

    Thông tin này khiến nhiều người Việt Nam quan tâm bởi ngay khi có thông tin các công ty nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, sẽ rời Trung Quốc trong tương lai, Việt Nam cũng hy vọng sẽ là điểm đến hấp dẫn.

    Cậu Ba, một doanh nhân Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực thực phẩm, chia sẻ với RFA qua ứng dụng facebook messenger về việc này sáng 20/5:

    “Indonesia rất nhạy trong việc lobby (vận động). Cũng có thể do chiến tranh thương mại nên những công ty kia đă chuẩn bị trước. Indonesia là nước cũng có chữ cái alphabet như Việt Nam nhưng cơ sở hạ và thượng tầng tốt hơn. Điều đáng lưu ư là Việt Nam bị vấn nạn các công ty Trung Quốc núp bóng làm mất uy tín.”

    Khác với nhiều nền kinh tế tại châu Á, Indonesia không dựa hoàn toàn vào xuất khẩu. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội địa.

    Cái ít tốn kém nhất là phải cải thiện về mặt quản lư nhà nước, tức là luật pháp phải nghiêm chỉnh. Nhưng cái này lại đụng vào chuyện độc quyền của đảng CSVN nên không phải dễ. - Tiến sĩ Nguyễn Quang A
    Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Việt Nam đừng có hy vọng thu hút được nhiều công ty Mỹ về v́ nhiều yếu tố. Đầu tiên là cơ sở hạ tầng, đường xá, bến cảng, số nhân công, tay nghề công nhân, hệ thống pháp lư, pháp luật… trong khi Indonesia là một nước dân chủ, dân số đông gấp hai lần rưỡi dân số Việt Nam và nền kinh tế Indonesia lớn gấp 4 lần kinh tế Việt Nam hiện nay. Ông phân tích thêm:

    “Cái ít tốn kém nhất là phải cải thiện về mặt quản lư nhà nước, tức là luật pháp phải nghiêm chỉnh. Nhưng cái này lại đụng vào chuyện độc quyền của đảng CSVN nên không phải dễ. Phải cải cách thể chế về mặt kinh tế và cả về mặt chính trị. Quan trọng hơn là phải tăng cường đầu tư vào giáo dục, đào tạo nghề.

    Ḿnh cố gắng hết sức nhưng hy vọng vào chuyện các nước chuyển dịch khỏi Trung Quốc vào Việt Nam là chuyện ảo vọng. Phải nh́n vào thực tiễn.”

    Với cái nh́n của một doanh nhân đi về Việt Nam kinh doanh thường xuyên, Cậu Ba lạc quan hơn. Theo nhà đầu tư này th́ ‘làn sóng’ di chuyển mới chỉ bắt đầu. 27 công ty quyết định nhanh có thể do họ t́m hiểu trước và do Indonesia quá giỏi. Tuy nhiên có hàng ngàn công ty khác cần phải ‘mồi chài’. Đừng nh́n vào con số 27 mà nản chí.

    Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chánh quốc tịch Mỹ, hiện đang làm việc tại Việt Nam cho rằng, quyết định chọn nước nào để đầu tư sau Trung Quốc có lẽ dựa vào tiêu chí riêng của các nhà đầu tư Mỹ. Việc 27 nhà đầu tư Mỹ không chọn Việt Nam hay các nước Đông Nam Á khác mà chọn Indonesia đủ thấy Indonesia có những tiêu chí phù hợp với họ. Ông nói thêm:

    “Tiêu chí thứ nhất là luật lệ của nước nhận đầu tư phải đủ thông thoáng để họ đầu tư, làm ăn một cách dễ dàng; tiêu chí thứ hai là họ chọn những quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng yêu cầu khắt khe của họ về mặt kỹ thuật, về mặt kinh doanh; tiêu chí thứ ba là tất cả những chính sách, luật lệ về hối đoái, về đầu tư phải thuận tiện cho các nhà đầu tư cả khi họ vào lẫn khi họ ra. Nhà đầu tư nào cũng quan tâm chiến lược để rút lui (Exit strategy). Không nhà đầu tư nào dại dột đến nỗi chỉ nhắm đường vào mà không có đường thoát.”

    Ông Nguyễn Trí Hiếu nêu một vấn nạn mà một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, xem nhẹ và coi đó là một điều kiện kinh doanh không chính thức, chi phí được xem như chi phí đầu tư, đó là vấn nạn tham nhũng.


    Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook, tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 23 tháng 3 năm 2019. AFP
    Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung xảy ra, tiếp theo là đại dịch Covid-19, không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng có kế hoạch chuyển các nhà máy ở Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.

    Indonesia là nước có nhiều động thái giữ chân các công ty đa quốc gia của Mỹ khi tổ chức các cuộc trao đổi trực tiếp với Tổng thống Trump cùng những người đứng đầu các công ty Mỹ…

    Chính phủ Nhật Bản gần đây đă dành 2,2 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế 992 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc. Việt Nam là một nước Đông Nam Á. Việt Nam phải làm ǵ để kéo các công ty muốn rời Trung Quốc?

    Nhà kinh doanh, Cậu Ba, nêu ư kiến qua ứng dụng facebook messenger:

    “T́m hiểu thật kỹ công ty họ cần ǵ, muốn ǵ để cho họ cái đó và hơn thế nữa. Không khó nhưng dĩ nhiên không dễ. Cứ giảm thuế đi. Tạo mọi điều kiện. Giờ là lúc giải quyết lao động dôi dư và nâng tầm công ty nhỏ và vừa lên làm sub contract.

    Tóm lại, cho dù có dịch chuyển công việc từ Trung Quốc qua th́ nó vẫn nằm trong tầm trung và dài hạn. Việt Nam hăy ‘quét dọn nhà sạch sẽ, châm trà tiếp khách’. Nếu Việt Nam không khôn ngoan để mở rộng cửa và tạo điều kiện triệt để để cạnh tranh th́ mất cơ hội vàng.”

    Tại phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/5/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tŕnh bày báo cáo của Chính phủ. Báo cáo cho biết thời gian qua, quan hệ đối ngoại của Việt Nam được tăng cường nhờ các nỗ lực hợp tác quốc tế để đối phó với dịch COVID-19 và đă được đánh giá cao. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia dự báo có một số điểm sáng.

    Tóm lại, cho dù có dịch chuyển công việc từ Trung Quốc qua th́ nó vẫn nằm trong tầm trung và dài hạn. Việt Nam hăy ‘quét dọn nhà sạch sẽ, châm trà tiếp khách’. Nếu Việt Nam không khôn ngoan để mở rộng cửa và tạo điều kiện triệt để để cạnh tranh th́ mất cơ hội vàng. - Nhà kinh doanh, Cậu Ba
    PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả thuộc Bộ Tài chính cho rằng, muốn thu hút các công ty nước ngoài đến Việt Nam th́ phải tạo điều kiện kinh doanh tốt và lành mạnh.

    “Với cơ hội COVID-19 th́ chính phủ Việt Nam cũng đang hy vọng. Nhưng để hy vọng trở thành hiện thực th́ phải rà soát lại xem những điều kiện ǵ, như yêu cầu ǵ mà các doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ họ cần. FTA được Quốc Hội thông qua và thực thi th́ đó là điều kiện thúc đẩy thể chế của Việt Nam để làm sao phù hợp, cho tương đồng th́ mới thu hút nguồn vốn đầu tư đặc biệt từ Mỹ.”

    Cũng trong phiên họp hôm 15/5/2020, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu xây dựng các kịch bản vực dậy nền kinh tế và các phương án, kế hoạch phục hồi ngay, phát triển kinh tế - xă hội nhanh và bền vững sau dịch.

    Tiến sĩ Nguyễn Quang A kết luận rằng, Việt Nam muốn đi nhanh, thay đổi nhanh cũng không thể được. Ví dụ cải cách về giáo dục cần phải nhiều năm; xây dựng hạ tầng cơ sở cũng cần nhiều thời gian và tiền bạc. Cải cách thể chế và sửa đổi luật pháp nh́n có vẻ dễ nhưng cũng rất khó bởi v́ đụng đến bao nhiêu lợi ích của nhóm này, nhóm kia bên trong đảng CSVN.

    Lợi thế công nhân giá rẻ hiện nay không c̣n là yếu tố hấp dẫn hàng đầu của Việt Nam nữa. Đó chỉ là lợi thế tạm thời, trong khi những yếu tố căn bản như hệ thống luật lệ, chính sách minh bạch … vẫn là những điều kiện cần thiết để tạo niềm tin đối với nhà đầu tư.

  7. #127
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Vô lư khi kiến nghị chính phủ chi kinh phí để trả cho những BOT bị phản đối
    RFA
    2020-05-22


    Trạm thu phí T2 trên tuyến Quốc lộ 91.
    Nguồn: nld.com.vn

    Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam, trong báo cáo gửi Quốc hội kỳ họp thứ 9 liên quan các trạm thu phí BOT giao thông đường bộ đặt sai vị trí khiến giới tài xế và người dân phản đối, có ư đề nghị Thủ tướng bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để ‘đền’ cho các nhà đầu tư khi phải xóa trạm BOT nào đó.

    Báo cáo cũng cho biết 15/19 trạm thu phí BOT đă khắc phục được t́nh trạng bị cho là ‘mất an ninh trật tự’ do giới tài xế và dân chúng phản đối.

    4 trạm c̣n lại vẫn c̣n bất cập, gồm trạm Bỉm Sơn tuyến tránh phía tây TP Thanh Hóa, trạm trên quốc lộ 3 dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo quốc lộ 3, trạm T2 dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 và quốc lộ 91B và trạm thu phí La Sơn - Túy Loan.

    Do đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Văn Thể đề nghị nếu không giải quyết được t́nh trạng mất an ninh trật tự tại 4 trạm vừa nêu, Chính phủ nên bố trí ngân sách thanh toán cho các doanh nghiệp đầu tư BOT.

    Trao đổi với RFA vào tối 22/5, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lư Kinh Tế Trung Ương cho rằng đề nghị mà Bộ Giao thông – Vận tải nêu ra là vô lư. Ông giải thích:

    “Việc đ́nh chỉ các chốt thu tiền không đúng và sai vị trí là cần thiết. Song phái có một cơ chế khác để đền bù thiệt hại này, không nên lấy ngân sách để đền bù sai lầm của các quan chức. Ngân sách hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng mà để đ́nh chỉ một quyết định sai lầm th́ lại lấy tiền ngân sách ra bù. Tôi nghĩ cần t́m cơ chế để người nào ra quyết định sai đó phải t́m cách để bù tiền. Tôi không đồng ư và không có điều luật nào cho phép chi ngân sách một cách tùy tiện như vây v́ ngân sách Việt Nam có những điều luật quy định khá rơ ràng về việc này. Tôi rất mong Quốc hội có ư kiến không đồng ư với đề xuất này.”

    Đồng quan điểm vừa nêu, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng việc đặt trạm sai th́ Bộ Giao thông phải thúc đẩy các doanh nghiệp BOT phải khắc phục, tự bỏ tiền ra sửa lỗi. Bà nói thêm:

    “Sai phạm chủ yếu đặt ở chỗ không làm đường mà vẫn đặt để lấy tiền người ta, người ta hoàn toàn không sử dụng dịch vụ BOT mà vẫn lấy tiền người ta, rồi cố t́nh đặt ở chỗ làm sao cho thu được nhiều tiền nhất. Những cái đó rất vô lư nên phải tự ḿnh khắc phục cái sai của ḿnh chứ sao lại bắt nhà nước bồi thường cho ḿnh về cái sai của ḿnh được? Lẽ ra ngay khi người ta phát hiện (sai phạm) và người ta kêu như vậy th́ Bộ Giao thông phải buộc các doanh nghiệp BOT ai làm sai, đặt trạm sai phải đặt lại đúng chỗ và tự chịu phí đó.”


    Ảnh minh họa.
    Ảnh minh họa. RFA
    Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam lại cho rằng dù không c̣n kư kết, nhưng chính phủ phải đảm bảo hài ḥa, tôn trọng quyền và nghĩa vụ các bên được quy định trong các hợp đồng đă kư kết trước đó:

    “Dù Bộ Tài chính có đề xuất không sử dụng trạm thu phí này để hoàn vốn th́ cơ chế thu phí ở trạm này phải làm sao không chịu tác động Luật quản lư và sử dụng tài sản công nên có thể xem xét tiếp tục cho thu phí. Bởi v́ đây là dự án BOT khi có khó khăn, vướng mắc về những giải pháp bất cập như thế này th́ các quy định thu phí gây sụt giảm doanh thu của họ trong các dự án nếu không khắc phục sớm sẽ phá vỡ phương án tài chánh và phát sinh thêm nợ xấu, ảnh hưởng chính sách điều hành và tiền tệ của quốc gia cũng như môi trường thu hút đầu tư tư nhân, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước trong giai đoạn tiếp theo. Do đó tôi thấy cái này phải thâm trừ từ nguồn vốn hoặc tài sản công mới xử lư được, c̣n lấy từ tiền ngân sách th́ rất khó.”

    Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, dù không biết rơ những nội dung trong hơp đồng mà Bộ Giao thông – Vận tải đă kư kết với các doanh nghiệp BOT, nhưng bà cho rằng khi Bộ Giao thông- Vận tải thay mặt nhà nước thỏa thuận th́ cần phải xét đến tất cả các điều kiện mà nhà đầu tư BOT phải thực hiện:

    “Theo thỏa thuận th́ hai bên phải làm tṛn trách nhiệm của ḿnh, kể cả các nhà đầu tư BOT cũng phải làm đúng trách nhiệm, nếu sai phải chịu phạt, không phải sai để cho nhà nước sửa giúp họ hoặc bỏ tiền cho họ sửa. Đó là nguyên tắc rất sơ đẳng của các hợp đồng. Nếu giữa các doanh nghiệp làm ăn với nhau th́ hợp đồng đều theo nguyên tắc ai sai, ai vi phạm hợp đồng người đó phải chịu khắc phục, thậm chí c̣n chịu phạt.”

    Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện nay có 88 trạm thu phí sử dụng đường bộ theo h́nh thức BOT (Xây Dựng – Vận Hành – Chuyển Giao). Bộ Giao thông – Vận tải quản lư 74 trạm, số c̣n lại do các Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh quản lư. Tuy nhiên đă có nhiều phản đối trong cả nước hơn hai năm qua, các tài xế cho rằng các chủ đầu tư không xây dựng bao nhiêu, mà lại cố t́nh đặt trạm sai vị trí để thu nhiều tiền, ngoài ra số tiền phải trả khi qua các trạm cũng bị người dân phản đối cho là quá cao.

    Trước đó vào ngày 18/5 Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra nhiều lư do trong việc các trạm BOT bị sụt giảm doanh thu và tŕnh Chính phủ hai phương án đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp BOT nhằm tăng phí tại các trạm BOT. Khẳng định rằng nếu không tăng phí BOT th́ nhiều khoản vay của nhà đầu tư có nguy cơ trở thành nợ xấu ngân hàng.

    Đề xuất này được đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam kiến nghị lên Chính phủ Hà Nội vào ngày 12/5 và đă vấp phải phản đối nhiều từ phía dư luận. Tuy nhiên Bộ vẫn tiếp tục đề xuất chỉ một tuần sau đó.

    Kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 được công bố trong cuộc hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 19/5 cho hay Bộ Giao thông – Vận tải đứng cuối bảng xếp hạng. Đáng chú ư, đây là năm thứ hai liên tiếp Bộ Giao thông ‘đội sổ’ danh sách.

    Do đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng chính phủ Hà Nội cần cương quyết hơn với Bộ Giao thông – Vận tải, không nên để t́nh trạng này kéo dài măi.

    “Tôi nghĩ BOT sẽ phải cải thiện rất nhiều từ hệ thống luật pháp trở đi để giám sát, bớt đi những chuyện lâu nay gồm không minh bạch, kém minh bạch, mù mờ, móc ngoặc với chủ đầu tư, nhà đầu tư để rồi tất cả chi phí đội gánh nặng lên cho người tiêu dùng và cho ngành kinh tế phải chịu.”

    Công luận tiếp tục thắc mắc v́ sao bao bất hợp lư mà ai ai cũng thấy nhưng Bộ Giao thông- Vận tải vẫn không thể giải quyết rốt ráo.

  8. #128
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Việt Nam thu lại 7.600 tỉ đồng tiền tham nhũng; nhắm đến xét xử 5 vụ lớn
    26/05/2020
    VOA Tiếng Việt


    Ban Chỉ đạo chống tham nhũng của Việt Nam họp hôm 26/5


    Các cơ quan thi hành án dân sự thu hồi gần 7.600 tỷ đồng trong hơn 4 tháng qua từ các vụ án tham nhũng ở Việt Nam, Báo Điện tử Chính phủ cho hay trong bài tường thuật về cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về pḥng, chống tham nhũng diễn ra hôm 26/5.

    Theo trang tin chính thức của chính phủ, Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, đă chủ tŕ cuộc họp, trong đó, Thường trực Ban Chỉ đạo đặt mục tiêu là trong năm 2020 các cơ quan liên quan “tập trung điều tra, xử lư nghiêm” những người dính líu đến 5 đại án, mà đứng đầu là vụ “buôn lậu, rửa tiền” của công ty Nhật Cường có liên quan đến một sở của Hà Nội.

    Điểm lại t́nh h́nh từ giữa tháng 1 đến nay, Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết tổng cộng 51 bị cáo đă được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, vẫn theo tường thuật của Báo Điện tử Chính phủ.

    Trong số các vụ đă được xét xử, Thường trực Ban Chỉ đạo nêu bật 5 vụ “nghiêm trọng” mà dư luận xă hội “đặc biệt quan tâm”, gồm xét xử sơ thẩm vụ một công ty của Quân chủng Hải Quân làm thất thoát đất quốc pḥng ở Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; xét xử sơ thẩm vụ “nhận hối lộ” xảy ra tại một chi nhánh của công ty Lũng Lô thuộc Bộ Quốc pḥng; xét xử phúc thẩm vụ Mobifone thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông mua AVG gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước; xét xử phúc thẩm vụ thiệt hại nghiêm trọng tại Bảo hiểm Xă hội Việt Nam; và xét xử phúc thẩm vụ thất thoát, lăng phí đất công ở Đà Nẵng.

    Ngoài số tiền gần 7.600 tỷ đồng mà các cơ quan thi hành án dân sự đă thu hồi, Thường trực Ban Chỉ đạo nói trong bản tin của Báo Điện tử Chính phủ rằng cơ quan điều tra cũng “tạm giữ, kê biên, phong tỏa” các tài sản có trị giá hơn 773 tỷ đồng, 2,23 triệu đô la Mỹ, 34 bất động sản, 5 ô tô và nhiều tài sản khác.

    Trong những tháng c̣n lại của năm 2020, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về pḥng, chống tham nhũng “phấn đấu” xét xử sơ thẩm 21 vụ án và xét xử phúc thẩm 7 vụ án.

    Đứng đầu trong số các vụ dự kiến đưa ra xét xử là vụ “buôn lậu, rửa tiền, vi phạm quy định về kế toán và đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại công ty Nhật Cường, dính líu tới cả một số quan chức của Hà Nội.

    VOA được biết liên quan đến vụ này, nhà chức trách đă khởi tố 12 bị can, trong đó có ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh văn pḥng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư Hà Nội; và bà Phạm Thị Thu Hường, Chánh văn pḥng Sở Kế hoạch- Đầu tư.

    Bốn đại án c̣n lại được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về pḥng, chống tham nhũng nhắm đến trong năm nay là vụ thiệt hại “nghiêm trọng” liên quan đến Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Ban Quản lư đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngăi; vụ thất thoát, lăng phí tài sản nhà nước xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài G̣n (Sagri); vụ vi phạm đất đai xảy ra tại Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài G̣n (Sabeco); và vụ thiệt hại, thất thoát, lăng phí nghiêm trọng xảy ra tại một dự án cải tạo, mở rộng Công ty Gang thép Thái Nguyên.

    Cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về pḥng, chống tham nhũng diễn ra hôm 26/5, do ông Nguyễn Phú Trọng chủ tŕ, đưa ra nhận định rằng những kết quả đạt được trong thời gian qua “tiếp tục khẳng định quyết tâm đấu tranh pḥng, chống tham nhũng” của đảng và nhà nước, được nhân dân “đồng t́nh, ủng hộ, đánh giá cao”, theo tin của Báo Điện tử Chính phủ.

  9. #129
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Ngân hàng, công ty tài chính mắc kẹt gần 21.000 tỷ đồng dư nợ tại 12 đại dự án
    Vĩnh Long•Thứ Ba, 26/05/2020 • 227 Lượt Xem
    17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương với tổng số dư nợ đến cuối năm 2019 là 20.938 tỷ đồng.


    Năm 2017, PVN đề xuất bán vốn hoặc cho phá sản Nhà máy đóng tàu Dung Quất, chịu mất 5.000 tỷ đồng. (Ảnh: pvn.vn)
    Tại báo cáo mới nhất của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, trong 12 dự án, hiện chỉ 2 dự án, doanh nghiệp có lăi, song 1 doanh nghiệp vẫn c̣n lỗ lũy kế, 1 dự án đang được xem xét đưa ra khỏi “danh sách đen”; 2 dự án, doanh nghiệp giảm được lỗ nhưng chưa bền vững; 1 dự án, doanh nghiệp dừng hoạt động nay đă vận hành trở lại. C̣n tới 7 dự án, doanh nghiệp c̣n thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.

    Ngoài ra, 5/12 dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC. Tranh chấp hợp đồng EPC là một trong hai khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong quá tŕnh xử lư tồn tại, yếu kém của một số dự án.


    Các dự án có tranh chấp EPC bao gồm Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai, Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy đạm Ninh B́nh, Dự án Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.

    Phần lớn dự án đều do nhà thầu đến từ Trung Quốc đảm nhận. Các tranh chấp, vướng mắc chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất trong việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi về thông số kỹ thuật, xuất xứ, số lượng thiết bị so với hợp đồng đă kư và khối lượng phát sinh ngoài nội dung hợp đồng đă kư…; vấn đề yêu cầu bồi thường chi phí dịch vụ kỹ thuật kéo dài, chi phí bảo dưỡng khắc phục hư hỏng thiết bị, chi phí chờ đợi hướng dẫn lắp đặt thiết bị, chi phí thay đổi thiết kế, sửa chữa công tŕnh đă thi công…

    Báo cáo đưa ra 2 giải pháp xử lư. Một là đưa ra trọng tài hoặc ṭa án để phân xử. Hai là chủ đầu tư tự quyết toán theo quy định của Thông tư 64/2018/TT-BTC đối với trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định hoặc không thực hiện các nội dung công việc để hoàn thành quyết toán.

    Đối với giải pháp đưa ra phân xử thông qua trọng tài hoặc ṭa án, các doanh nghiệp đă thuê tư vấn pháp lư, sau khi nghiên cứu hồ sơ, tư vấn đă khuyến cáo việc khởi kiện để xử lư tranh chấp Hợp đồng EPC (nhất là 3 dự án thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam) sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn, có thể chi phí cho việc phải trả tiền cho các nhà thầu khi thua kiện cộng với chi phí theo đuổi vụ kiện sẽ cao hơn tổng số tiền đang c̣n tranh chấp trong các hợp đồng EPC.

    Đối với giải pháp chủ đầu tư tự quyết toán, do c̣n tranh chấp nên hồ sơ thực tế cũng chưa có đầy đủ để lập hồ sơ tự quyết toán.

    Theo đó, hướng xử lư đề xuất là Bộ Tài chính chủ tŕ, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn chủ đầu tư tự quyết toán phù hợp hơn với t́nh h́nh thực tế của các dự án.

    Bộ Công thương cho biết dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn.

    Hiện có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938 tỷ đồng. Trong đó, 17.169 tỷ đồng dư nợ trung dài hạn, 3.769 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn.

    Ngoài 12 dự án, doanh nghiệp này ra, các ngân hàng c̣n cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trung hạn 17.263 tỷ, ngắn hạn 5.701 tỷ đồng.

    Trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam cấp tín dụng cho 6 dự án gồm: Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Tisco, Dự án Nhà máy Đạm Ninh B́nh, Dự án đạm Hà Bắc, Dự án DAP số 1 Hải Pḥng, Dự án DAP số 2 Lào Cai và Nhà máy đóng dầu Dung Quất. Tổng dư nợ đến cuối 2019 là 9.796 tỷ đồng.

    Ngân hàng PVcomBank đă làm thủ tục khởi kiện Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) – chủ đầu tư dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An), yêu cầu Vinapaco phải trả khoản nợ 592,3 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, Bộ Công thương cho biết Vinapaco hiện cũng đang gặp khó khăn về tài chính, không chi trả được các khoản nợ gốc và lăi nêu trên cho PVcomBank.

    Vĩnh Long

  10. #130
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Lắp đường ống nước Trung Quốc: Người trong ngành bảo 200 tỷ nhưng ngân sách phải trả 1.000 tỷ, số chênh lệch đi đâu?


     9:37 27/05/2020

    Từ những năm gần đây, t́nh trạng hạn hán và ngập mặn xảy ra thường xuyên tại khu vực hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long. Hàng trăm ngàn hécta lúa, hoa màu bị ảnh hưởng. Người dân các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau… thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

    Thế nhưng, một nhà máy xử lư nước lợ thành nước ngọt ở Cần Giờ, Tp HCM lại bị bỏ hoang suốt hơn 10 năm qua. Tại sao lại xảy ra việc này? Tại sao nhà máy không được tận dụng để rồi Chính phủ phải hỗ trợ 5 tỉnh miền Tây bị hạn mặn 350 tỷ đồng để giải quyết t́nh trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất?



    Năm 2008, Công ty cổ phần Đặng Đoàn Nguyễn đầu tư dự án Nhà máy nước sạch Cần Giờ. Thiết bị lọc nước của nhà máy theo công nghệ thẩm thấu ngược (RO), lọc được tất cả các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe và lọc được cả nước biển. Từ khi nhà máy được đưa vào sử dụng, người dân Cần Giờ và người dân miền Tây rất vui mừng v́ có thêm một nguồn nước sạch sử dụng.

    Theo giấy chứng nhận đầu tư do UBND Tp HCM cấp, vào thời điểm 2008, dự án có tổng mức đầu tư 67 tỷ đồng, hoạt động 20 năm được thực hiện theo 3 giai đoạn:

    1) Giai đoạn 1 (2007 – 2011): Mỗi ngày cung cấp 5.000 m3 nước sạch

    2) Giai đoạn 2 (2012 – 2016): Nâng công suất lên 10.000m3

    3) Giai đoạn 3 (2017 trở đi ): 20.000 m3/ngày

    Thế nhưng, khi UBND Tp HCM chạy được ngân sách gần ngàn tỷ th́ họ không cấp phép nâng công suất đúng theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp vào thời điểm đó, cũng như không mua nước từ nhà máy nước sạch Cần Giờ nữa, như đă cam kết.

    Nguyên nhân là do thành phố theo đuổi mục đích khác. Họ sử dụng gần ngàn tỷ vào việc triển khai lắp đặt đường ống cấp nước từ nội thành qua Cần Giờ. V́ thế nhà máy lọc nước sạch Cần Giờ trở thành mai một từ đó.

    Cái đường ống Trung Quốc mà thành phố kéo từ nội thành qua Cần Giờ, theo dự đoán của người trong ngành th́ tốn kém khoảng 200 tỷ. Thế nhưng ngân sách nhà nước đă chi gần 1000 tỷ đồng. Số chênh lệch đă đi đâu?

    Ngọc Thu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Kinh hoàng dầu ăn được vớt từ cống nước thải của TQ
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 19-09-2011, 02:31 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-05-2011, 12:04 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2010, 10:45 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 08:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •