Page 14 of 14 FirstFirst ... 41011121314
Results 131 to 133 of 133

Thread: Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

  1. #131
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Không có tội, tự nhận ḿnh có tội, chuyện tưởng lạ hóa ra không lạ!


     10:25 27/05/2020

    Không có tội, tự nhận ḿnh có tội. Chuyện tưởng lạ mà hóa ra không lạ bởi nó đă từng xảy ra ngay tại Việt Nam cách đây chưa lâu…

    Chuyện “nhận vơ có tội” vừa mới xảy ra, nó là như thế này.

    Theo báo Dân trí, “ngày 12/5 trên báo Asahi của Nhật, hăng sản xuất nhựa Tenma – Nhật Bản đă “đầu thú” với Ṭa án Tokyo rằng công ty TNHH Tenma Việt Nam (một công ty con của hăng) tại KCN Quế Vơ, Bắc Ninh đă hối lộ một số cán bộ của Việt Nam với ước tính tổng số tiền lên đến 25 triệu yên (tương đương khoảng 5,4 tỷ đồng)” nhằm được miễn giảm khoản truy thu thuế”.

    Được biết, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu Tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẩn trương báo cáo đồng thời giao cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính thành lập ngay đoàn thanh tra trong ngày 25/5 để thanh tra Cục Thuế Bắc Ninh, Cục Hải quan Bắc Ninh và các tổ chức, cá nhân có liên quan .



    Chuyện “đầu thú” với người Nhật th́ không lạ nhưng với người Việt ta, nhất là cán bộ công chức th́ là sự lạ bởi từ xưa đến nay, theo tôi được biết, chưa có vụ nào tương tự cả.

    Song, với người Nhật th́ ít nhất, đây là lần thứ hai, họ làm việc này.

    Cách đây 5 năm (2015), trên Dân trí đăng tin, ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC (Japan Transportation Consultants) thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn với cơ quan điều tra Tokyo.

    Tờ Yomiuri cho biết, ông này khai là để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen, công ty đă “lại quả” cho quan chức 80 triệu yen (tương đương 780.000 USD hoặc hơn 16 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại). Vụ này sau đó, 6 đối tượng là cán bộ ngành Đường sắt bị ṭa án Việt Nam tuyên tổng số 52 năm tù.

    Trở lại với vụ việc mới đây, bài báo trên cho biết khoản “phí điều chỉnh” trị giá 25 triệu yên này được thực hiện qua 2 lần.

    Lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2017, sau khi nhận được thông báo về khoản truy thu thuế giá trị gia tăng với vật liệu thô nhập khẩu lên tới 400 tỷ đồng, lănh đạo của công ty con Tenma Việt Nam đă hối lộ cho các cán bộ địa phương Việt Nam 2 tỷ đồng (khoảng 10 triệu yên). Kết quả, công ty này đă được miễn tất cả số tiền 400 tỷ đồng trên.

    Lần thứ hai, tháng 8 năm 2019, sau một cuộc kiểm tra thuế và được cán bộ địa phương Việt Nam yêu cầu nộp thêm khoản thuế 17,8 tỷ đồng (khoảng 89 triệu yên).

    Tuy nhiên, cán bộ điều tra thuế yêu cầu phía công ty trả tiền mặt 3 tỷ đồng để được giảm khoản truy thu thuế doanh nghiệp từ 17,8 tỷ đồng xuống c̣n khoảng 570 triệu đồng (2,62 triệu yên).

    Lẽ đương nhiên, với cáo buộc này, dù có hay không th́ cán bộ Bắc Ninh cũng chối với rất nhiều lư lẽ.

    Do sự việc chưa có kết luận từ phía Việt Nam nên người viết bài này không dám nói có hay không mà chỉ thấy là lạ.

    Ấy là người đất nước nào, dân tộc nào cũng thế thôi, chả lẽ bỗng dưng đang yên, đang lành, chẳng có tội, có lỗi ǵ lại đùng đùng tự nhận ḿnh… có tội để rồi chịu tội?

    C̣n nếu sự việc xảy ra đúng như những ǵ báo chí nêu th́ quả là quá đáng sợ bởi ở cả 2 lần, chỉ v́ 5 tỉ đồng bỏ túi cá nhân, họ thẳng tay ném đi 417 tỉ đồng tiền nước mắt, mồ hôi của dân, của nước.

    Chắc rằng cũng giống như vụ Đường sắt cách đây 5 năm, Cơ quan Công an sẽ vào cuộc điều tra, làm rơ có hay không.

    Về suy nghĩ cá nhân, người viết bài này hơi… nghi nghi bởi luật pháp nước Nhật nghiêm lắm, báo chí Nhật khó có thể đăng sai v́ phải trả giá rất đắt.

    C̣n nếu có chuyện hối lộ xảy ra như báo chí nêu th́ họ không chỉ “Ăn không từ thứ ǵ” mà c̣n “bán không từ giá nào”, “c̣n cái lai quần cũng bán” miễn là có tiền bỏ túi cá nhân.

    Nếu đúng như vậy, không thể không thốt lên: Lũ ḷng lang, dạ sói!

    Theo Bùi Hoàng Tám

  2. #132
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Truy tố các cựu lănh đạo cấp cao Petroland gây thất thoát 50 tỉ đồng
    RFA
    2020-05-27

    Bị can Ngô Hồng Minh, Trần Hữu Giang, Bùi Minh Chính (từ trái qua).
    Nguồn: Bộ Công an, RFA edit
    Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố ông Bùi Minh Chính, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí Petroland cùng 8 đồng phạm về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, lập khống 17/21 hợp đồng, gây thất thoát hơn 50 tỉ đồng.

    Báo trong nước trích kết luận điều tra Cơ quan An ninh điều tra vừa hoàn tất, loan tin ngày 27/5.

    Tin cho biết, phía cơ quan an ninh điều tra cũng đă quyết định truy nă 2 cựu cán bộ cao cấp Petroland đă cùng với ông Bùi Minh Chính đóng vai tṛ chủ mưu, cầm đầu là Ngô Hồng Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Trần Hữu Giang, cựu Phó Giám đốc. Cả 2 bị truy tố với cùng tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Theo đó, từ năm 2012-2017, ba người vừa nêu đă bàn bạc, thống nhất lập hồ sơ thanh toán phí dịch vụ tư vấn khống đối với dự án Trung tâm Thương mại - tài chính dầu khí Phú Mỹ Hưng tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh để lấy tiền phục vụ các khoản cho cá nhân trong ban lănh đạo Petroland.

    Trong đó, ông Bùi Minh Chính và Trần Hữu Giang đă bàn bạc việc tạo dựng hồ sơ khống về việc thanh toán phí dịch vụ môi giới bất động sản, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với dự án ṭa nhà Petroland Tower để hợp thức hóa thủ tục, chứng từ rút tiền của Petroland trái phép.

    Bên cạnh đó, 3 trong 8 đồng phạm trong vụ án này là thuộc cấp của ông Bùi Minh Chính tại Petroland cũng tham gia lập khống 17 hợp đồng và một phụ lục hợp đồng dịch vụ tư vấn, môi giới bất động sản khống với 7 công ty; duyệt, kư 40 ủy nhiệm chi và các chứng từ liên quan khống chuyển tiền từ 3 tài khoản của Petroland tại Vietcombank cho 7 công ty với tổng số tiền trên 50 tỉ đồng,

    Ba người vừa nêu gồm Phạm Thúy Nga, nguyên kế toán trưởng; Nguyễn Tư Khánh, nguyên giám đốc sàn giao dịch bất động sản và Nguyễn Thị Hoàng Yến, nguyên trưởng bộ phận kinh doanh sàn giao dịch.

  3. #133
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Kinh tế XHCN - Xuống Hố Cả Nước

    Nhận hối lộ 5 tỷ đồng chỉ là ăn vặt: Không sai!
    Diễm Thi, RFA
    2020-05-27

    Đồng yen Nhật
    AFP

    Hôm 12/5/2020, tờ Asahi của Nhật thông tin Công ty Tenma có trụ sở ở Tokyo đă tự khai báo với Tổng cục Kiểm sát Tokyo về việc công ty con là Công ty Tenma Việt Nam, đóng tại Bắc Ninh, đă hối lộ cán bộ/nhân viên ở Việt Nam tổng số tiền khoảng 25 triệu yên (gần 5,4 tỉ đồng Việt Nam) với mục tiêu trốn thuế. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cũng có báo cáo cho Văn pḥng Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam liên quan đến thông tin này.

    Tờ Thanh Tra, cơ quan truyền thông của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, hôm 25/5/2020 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận xét đấy là hành vi “ăn vặt” sẽ ảnh hưởng rất nhiều do liên quan tới môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, pḥng chống tham nhũng trong quản lư công tác cán bộ tại ngành Thuế, Hải quan.

    Câu nói của ông Dũng khiến những người quan tâm đặt vấn đề 5 tỷ gọi là “ăn vặt” th́ bao nhiêu mới là “ăn đủ”!?

    Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nói với RFA:

    “Tôi không biết câu nói này của Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng, nhưng tôi không đánh giá thấp và tôi cũng không coi 5 tỷ đồng là ‘vặt’, mà tôi nghĩ bất kỳ hành động tham nhũng nào cũng cần xét xử một cách rất nghiêm túc”.

    Tôi nghĩ rằng nói như thế là bất công với người dân. Có nghĩa cái ‘vặt’ của ông Đinh Tiến Dũng nó ngang với cái làm việc quần quật 100 năm không nghỉ của những người dân như tôi. - Nhà báo Nguyễn An Dân
    Để thấy được chênh lệch về khoản ‘ăn vặt’ vừa nêu và khoản tiền lương mà người công nhân nhận được hằng tháng, xin được nêu lại kết quả nghiên cứu khảo sát của Oxfam và nhóm chuyên gia thuộc Viện Công nhân và Công Đoàn về “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” của công nhân ngành dệt may năm 2019. Kết quả cho thấy, có tới 69% công nhân cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của ḿnh, 31% không tiết kiệm được ǵ từ tiền lương.

    Theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, mức lương cơ bản cao nhất của người lao động trong các doanh nghiệp là 4.420.000 đồng/tháng và thấp nhất là 3.070.000 đồng/tháng.

    Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng không có ư bao che cho cấp dưới khi nói đây chỉ là “ăn vặt”, mà đó là sự thật được thốt ra từ miệng của một quan chức. Nhà báo này giải thích:

    “Khi chuyện tham nhũng và tiêu cực trở thành b́nh thường th́ người ta nghĩ 5 tỷ nó không phải là lớn trong cái cách tham nhũng của nhiều cán bộ nhà nước. Tôi nghĩ không phải ông Đinh Tiến Dũng muốn bao che chuyện này, v́ muốn bao che cũng không được, mà là do cái tư duy lối ṃn h́nh thành trong đầu óc của những cán bộ trong đảng. Họ nghĩ rằng 5 tỷ cũng bé thôi nên ông Dũng buột miệng nói ra như thế, có nghĩa ổng nói sự thật.

    Tôi nghĩ rằng nói như thế là bất công với người dân. Hiện nay GDP theo báo đảng công bố chỉ là 2.500 đô/năm, tức khoảng 50 triệu. Như vậy muốn có 5 tỷ th́ một người phải làm 100 năm. Có nghĩa cái ‘vặt’ của ông Đinh Tiến Dũng nó ngang với cái làm việc quần quật 100 năm không nghỉ của những người dân như tôi.”

    5 tỷ đồng Việt Nam là số tiền rất lớn so với mức thu nhập của đại đa số người lao động Việt Nam. Ông Bộ trưởng Tài chính chắc chắn biết rằng đây là con số không hề ‘vặt’ chút nào. Nhưng nếu so với các con số tham nhũng, hối lộ, đưa hối lộ được báo chí công khai qua các phiên ṭa xử các cán bộ cao cấp th́ điều nhận xét của ông Đinh Tiến Dũng là đúng.

    Với tư cách một người dân Sài G̣n, ông Đinh Kim Phúc nhận xét câu nói của ông Đinh Tiến Dũng:

    “Phát biểu của ông Đinh Tiến Dũng Bộ trưởng Bộ Tài chính tôi cho rằng đây là cái vạ miệng hơn là cái suy nghĩ chín chắn của một vị bộ trưởng.

    Chúng ta cứ nh́n tất cả các vụ án tham nhũng ở Việt Nam mà đă được xét xử th́ không có ai ăn vài ba chục triệu hay năm ba tỷ đồng. Điển h́nh là vụ AVG, chỉ riêng Nguyễn Bắc Son đă ăn 3 triệu đô la Mỹ là hơn 60 tỷ đồng.

    C̣n những vụ án khác, kể cả tham những, kể cả phá hoại như Vinashin trước đây gần 100.000 tỷ đồng, rồi Vinalines và hàng loạt các công ty khác được mệnh danh ‘quả nắm đấm về kinh tế’ của Nhà nước. Hiện nay có 12 dự án Bộ công thương đang quản lư thua lỗ hàng ngàn tỷ nhưng nhà của cán bộ th́ xa hoa, biệt thự của cán bộ th́ người dân cả đời cũng không mơ được.”

    Một số nhà quan sát thời cuộc Việt Nam cho rằng việc xử và bỏ tù các quan chức cấp cao do tham nhũng thực ra là thanh trừng nội bộ. Hiện nay họ chỉ chống tham nhũng trên bề mặt. Muốn chống tham nhũng thực sự th́ phải dựa vào dân, nghe dân, c̣n nếu cứ như bây giờ là phe nọ giết phe kia th́ diệt được chân rết này sẽ ra chân rết khác.

    Ngoài ra, việc đảng cộng sản toàn quyền cai trị cũng bị cho là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn tham nhũng tràn lan hiện nay v́ họ vừa đá bóng vừa thổi c̣i.

    Hành vi này được đưa lên báo chí Nhật Bản rơ ràng là một tin xấu, nghiêm trọng và là một tín hiệu không tốt đối với môi trường đầu tư của Việt Nam. - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
    Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 22/5/2020 về t́nh h́nh, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức toàn cầu do COVID-19 gây ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ư thành lập tổ công tác đặc biệt, với một tư duy mới, để đón sóng chuyển dịch ḍng vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng mạnh mẽ sau dịch COVID-19.

    Bên cạnh những khiếm khuyết về hạ tầng cơ sở, tay nghề công nhân cũng như tŕnh độ quản lư của người lao động Việt Nam, vấn nạn tham nhũng là một bước cản lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, như nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh:

    “Hành vi này được đưa lên báo chí Nhật Bản, lại xảy ra khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đă lập một nhóm công tác để chuẩn bị đón một đợt đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam, th́ đây rơ ràng là một tin xấu, nghiêm trọng và là một tín hiệu không tốt đối với môi trường đầu tư của Việt Nam.”

    Đây không phải lần đầu một công ty Nhật Bản phải đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam. Một vụ rất lớn từng xảy ra vào năm 2014, đó là vụ án hối lộ của công ty tư vấn giám sát giao thông Nhật Bản (JTC) với các quan chức ngành đường sắt Việt Nam được báo chí Nhật công bố tháng 3/2014. Theo tờ Yumiori Shimbun của Nhật lúc đó, Chủ tịch công ty JTC đă thừa nhận đưa hối lộ 130 triệu yên, tương đương 1,3 triệu đô la cho các quan chức nước ngoài để có được các dự án phát triển trị giá hàng triệu đô la. Trong số này có 80 triệu yên được hối lộ cho các quan chức ngành đường sắt Việt Nam cho dự án đường sắt đô thị số 1 ở Hà Nội.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Kinh hoàng dầu ăn được vớt từ cống nước thải của TQ
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 19-09-2011, 02:31 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-05-2011, 12:04 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2010, 10:45 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 08:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •