Ngày Saigon thất thủ, th́ em đă có 3 đứa con gái. Ghê sợ cái chế độ kỳ thị và hà khắc của chính quyền mới, vợ chồng em bàn tính, chờ khi anh ấy đi học tập trở về, chúng em sẽ di chuyển về Saigon sinh sống. Là một Dược sĩ làm việc ở Quảng Ngăi, em đă trốn, không ra tŕnh diện với Uỷ Ban Quân Quản, v́ lo sợ, sự an bài công ăn việc làm của họ, sẽ khiến em bị ràng buộc, khó ḷng về Saigon.

Nhưng người tính, không bằng trời tính. Em chờ đợi chồng em 10 ngày, rồi một tháng, rồi một năm, hai năm, ba năm, anh ấy cũng chẳng trở về. Đồ đạc trong nhà, đă bán lần bán hồi muốn hết v́ “4 miệng ngồi ăn, núi cũng lở.”

Khi biết tin chồng em bị đem ra ngoài Bắc cải tạo, th́ em hoàn toàn tuyệt vọng. Em đem 3 đứa con vào Saigon, tá túc với bà chị ruột. Bà này hoàn cảnh cũng chẳng hơn ǵ em. Chồng chị là một Trung Tá, chết trong trại cải tạo, Chị là Giáo sư Anh Văn dạy trường Trung học ở Saigon, th́ nay đă bị nghỉ việc v́ lư lịch xấu. Nhà cửa của chị cũng bị nhà nước chiếm đoạt. Chị phải mang đứa con trai duy nhất vào xóm Bàn Cờ, mướn lại một căn pḥng nhỏ xíu làm chỗ tá túc. Nhờ sự giúp đỡ của cô học tṛ cũ, chị kiếm được việc làm cho một gia đ́nh thương gia. Công việc của chị là chăm sóc và dạy học cho 3 đứa con của chủ nhà. Công việc, sáng đi, tối về, tiền công tạm vừa đủ sống.

Em trở về nương náu với chị. 6 người sống chen chúc trong căn pḥng bề dài 8 thước và bề ngang 3 thước. Chị em nương tựa vào nhau sống chẳng được bao lâu, th́ một đêm, chờ mấy đứa trẻ ngủ hết, chị thủ thỉ với em. “ Người chủ, nơi chị đang làm việc, sắp đi vượt biên, và cho mẹ con chị đi theo, để chị tiếp tục săn sóc 3 đứa con cho họ”. Chị khuyên : “Em nên dời khỏi chỗ này càng sớm càng tốt, nếu không, khi chị ra đi, em sẽ bị liên lụy.” Chị cũng hứa, khi đi định cư, kiếm được việc làm, chị sẽ gửi tiền về giúp đỡ mẹ con em.

Em nghe chuyện th́ vô cùng thảng thốt. Cái phao cuối cùng mà em bám víu, giờ đây đă bắt đầu trôi xa tầm tay. Những lời hứa hẹn của chị, đối với em, chỉ là những lời an ủi xuông, hoàn toàn vô vọng. Biết đến bao giờ chị mới đi định cư ? Không biết tới ngày đó, mẹ con em c̣n sống hay không ?

Nhưng rồi, em cũng phải khẩn cấp bán những món tư trang cuối cùng, để thuê một nơi nương thân cho 4 mẹ con. Em mướn được một căn pḥng ọp ẹp trong một con hẻm nhỏ ở chợ vườn chuối. Nơi này, tuy hỗn tạp, nhưng lại thích hợp với những người bần cùng, và không có hộ khẩu như em.

Từ một dược sĩ chỉ biết “ăn trắng mặc trơn”, em bắt đầu bước ra chợ trời, lăn lộn với đời để t́m miếng sống. Em bắt liên lạc được với một chị bạn thời Trung học. Chị đang buôn bán thuốc Tây lậu ở ngoài chợ trời. Nghe lời chị chỉ dẫn, em bán nốt chiếc nhẫn cưới để lấy vốn làm ăn. Mấy lần đầu, em làm ăn chót lọt, nên cũng lên tinh thần được chút đỉnh. Nhưng tới lần chót, em c̣n nhớ , hôm ấy là ngày 25 Tết năm 1981. Khi em sửa soạn dời nhà , th́ đứa con gái căn dặn: “Mẹ ơi! hôm nay là gần Tết rồi. Chiều về, mẹ nhớ mua cho chúng con một hộp mứt nhỏ ăn Tết, mẹ nhé. Con thèm ăn đồ ngọt quá trời !” Một đứa khác xen vào: “ Tết đến nơi mà nhà ḿnh chẳng có ǵ ăn. Con cũng thèm ăn bánh chưng với cá kho nữa.” Nghe các con nói, mà em thấy mủi ḷng, muốn chảy nước mắt, định bụng chiều nay, bán xong túi thuốc tây, em sẽ ghé chợ mua hộp mứt và cái bánh chưng về cho chúng nó mừng. Nhưng hôm đó xui quá ! Cuối năm mà công an bố ráp liên miên. Em chậm chân, nên bị công an hốt về bóp với đầy đủ tang vật. Trong nhà giam, em khóc như mưa, van lạy mấy chú công an thả em ra, v́ ở nhà em c̣n 3 đứa con nhỏ, chưa tới 10 tuổi. “Nếu em không về nhà tối nay, th́ chắc là 3 đứa con của em phải chết đói quá !” Người xung quanh, nghe em khóc than thảm thiết, cũng xúm vào, mỗi người nói một câu, năn nỉ mấy chú công an. Cuối cùng, em được tha về, với 2 bàn tay trắng.

Em về nhà, như người mất hồn, ḷng nặng chĩu lo âu. Từ đây, em không biết lấy ǵ mà sinh sống và nuôi con. Chị bạn nghe tin em trở về, chạy tới thăm hỏi, và mang cho em hộp mứt Tết. Chị cũng dúi vào tay em ít tiền lẻ, để sống đỡ mấy ngày cận Tết. Em hết sức cảm kích, nhưng tinh thần sa sút, bạc nhược quá rồi, không c̣n cả nước mắt để khóc nữa. Chị bạn thấy em lờ đờ , không c̣n chút sinh khí , th́ rủ em đi nhà thờ cầu nguyện, em cũng nể lời mà đi theo chị, mặc dầu em theo đạo Phật và thờ cúng ông bà. Trong nhà thờ, em qùy xuống và khóc như mưa lũ, kể lể nỗi khổ đau, oan khuất như chưa bao giờ được kể. Cầu xin tha thiết, như chưa bao giờ được cầu xin. Khi đó em chẳng cần biết đây là nhà thờ nào. Em chỉ hành động để trút hết những nỗi đắng cay, u uất trong ḷng, Nhưng sau này, th́ em mới biết đây là nhà thờ của họ đạo “Seven Day Adventist”.

Suốt cả đêm lo lắng, buồn phiền, em ngủ không được. Sáng ra, em c̣n nằm thẫn thờ trên giường, thần trí em lơ mơ, th́ nghe có tiếng gơ cửa. Đứa con gái lớn chạy ra mở cửa, th́ một nhân viên bưu điện ôm một thùng đồ bước vào. Ông gọi tên em ra kư tên để nhận quà. Em ngồi bật dậy, kinh ngạc. Em chẳng có thân nhân nào ở ngoại quốc, chỉ có một bà chị ruột vừa mới đi vượt biên chừng 3 tháng nay, mà cũng chẳng có lá thư nào gửi về. Vậy th́, thùng quà này là của ai đây ? Em tới gần, nh́n thùng quà, quả nhiên tên người nhận đúng là tên em, c̣n tên người gửi là của bà chị em. Thùng quà được gửi từ Singapore. Em bàng hoàng, cảm xúc quá ! người nhân viên bưu điện phải dục dă 2, 3 lần, em mới run run kư tên để nhận thùng quà.

Nhờ thùng quà có những thứ đáng giá như radio cassette, đồng hồ đeo tay, hộp quẹt máy, vải vóc, mà em được “hồi sinh”. Em mặc vội quần áo, đi kiếm chị bạn, nhờ làm môi giới, ra chợ trời bán dùm những món quà trong thùng, để mẹ con em kịp ăn Tết. Lần đầu tiên, sau nhiều năm, mẹ con em có môt cái Tết, theo đúng nghĩa của nó. Em cũng làm một mâm cơm, đầy đủ cá thịt, để tạ ơn tổ tiên phù trợ. Và từ hôm đó, em chăm chỉ đi lễ nhà thờ Seven Day Adventist. Em quỳ dưới chân chúa, chân thành tạ ơn phép nhiệm màu chúa đă ban, để cứu giúp mẹ con em ra khỏi cảnh khốn cùng.

Em không ra chợ trời buôn bán nữa. Mỗi buổi sáng, em dậy sớm, nấu một nồi chè đậu, đem ra đầu hẻm, ngồi bán. Mấy đứa con em chạy qua chạy lại phụ em, cũng vui. Tuy nhiên, nguồn lợi tức chính của em, là những thùng quà tiếp tế từ ngoại quốc. Có một điều em vẫn hằng thắc mắc, là tại sao chị em mới ra đi có 3 tháng, mà đă có tiền mua quà gửi về cho em ?

Em phải đợi cho đến khi chị đă định cư yên ổn tại Mỹ, nỗi thắc mắc của em mới được giải tỏa. Chị em viết thư, kể hết ngọn ngành cho em hay. Chị kể rằng: “tàu vượt biên của chị ra hải phận quốc tế được 3 ngày th́ được tàu Singapore vớt. Sau khi mọi người đă lên hết trên tàu Singapore, th́ thuyền trưởng cô lập họ vào một góc, và yêu cầu mọi người, v́ lư do vệ sinh, phải cởi bỏ hết quần áo đang mặc, để thay thế bằng những quần áo do thuỷ thủ trên tầu cấp phát.

Sau khi mọi người thay quần áo xong, họ chỉ định 3 người đem đống quần áo đă thay ra, cho vào máy, để giặt cho sạch. Họ c̣n dặn kỹ là phải giũ quần áo cho mở ra, trước khi cho vào máy. Và chị là một trong 3 người được chỉ định. Khi giũ một chiếc áo, tay chị đụng phải vật ǵ lấn cấn, cồm cộm trong cổ áo. Chị bèn dùng răng cắn đứt đường chỉ ở cổ áo, rồi luồn ngón tay vào trong, lấy ra 1 cái túi nhỏ. Chị lẳng lặng bỏ túi này vào người, rồi tiếp tục làm việc. Xong việc, chị vào pḥng vệ sinh, mở túi ra xem. Chị thấy 4 hột xoàn khá lớn.

Ở Singapore, người tỵ nạn được phép ra ngoài thăm thành phố vào cuối tuần. Mỗi lần ra ngoài, chị lẳng lặng tách ra, đi riêng với con trai. Nhờ thông thạo Anh Ngữ, chị vào tiệm nữ trang, bán cái hột xoàn lớn nhất, đi siêu thị mua đồ, khẩn cấp gửi về cho em, v́ chị biết em đang trong hoàn cảnh ngặt nghèo, túng quẫn.” Chị cũng căn dặn em cứ yên tâm ở nhà nuôi con, chị sẽ tiếp tục gửi quà về. Khi nào cuộc sống ổn định, chị sẽ lo thủ tục bảo lănh mấy mẹ con em.

Chị nói thêm: “ Chị biết, 4 hột xoàn này là của một người giàu có nào đó, đi chung tàu với chị, nhưng lúc này, chị em ḿnh đang trong hoàn cảnh khó khăn quá. Mà cũng biết đâu, đây là phép lạ của ơn trên, giúp đỡ mẹ con em vượt qua bước đường khổ nạn này ? Chị mong rằng người chủ nhân của những hột xoàn này, cũng thông cảm mà tha thứ cho chị.”

Từ đấy, cuộc sống của mẹ con em tạm ổn định. Em ra Bắc thăm nuôi chồng em được 2 lần, và kể cho anh nghe hết tự sự. Anh khuyên em nên mang 3 đứa con ra ngoại quốc, cho tụi nó có tương lại. Khi đi học tập trở về, anh sẽ liệu bề xoay sở.” Theo như lời hứa, 2 năm sau chị bảo lănh cho mẹ con em sang Hoa Kỳ. Em cải đạo sang Thiên Chúa Giáo, ḍng “Seven Day Adventist”. Em đi nhà thờ, cầu nguyện mỗi buổi sáng sớm, và cho đến hôm nay, trên đất Mỹ, em chưa hề một lần nào bỏ lễ.

Em đă trải qua những cùng cực của khổ đau, kéo dài cả chục năm trời. Từ buổi chiều em vào nhà thờ cầu nguyện, cuộc đời em như đă được “cải tử hoàn sinh”. Có người bảo em rằng, đó chỉ là một sự ngẫu nhiên, trùng hợp. Nhưng, đối với em, đó là một phép lạ nhiệm màu, một ân sủng tuyệt vời Thiên Chúa đă ban cho em. Em quyết định dâng ḿnh cho Chúa suốt cuộc đời c̣n lại của em.

Thu Tâm
Tâm Thức Việt Nam
01/12