Page 2 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 11 to 20 of 47

Thread: Hồi kư "Tôi đi 'cải tạo '"

  1. #11
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    3.3. Lên bờ

    Tầu Sông Hương đă đến Hải Pḥng. Tuy nhiên, chúng tôi không được lên bờ tại bến cảng chính – nơi có nhiều tầu thuyền ngoại quốc ra vô – v́ chúng (Việt Cộng) không muốn cho ai biết việc chúng đưa chúng tôi ra Bắc.

    Hải Pḥng có nhiều bến phụ, dùng cho tầu bè loại nhỏ. Những bến này thường vắng vẻ. Khi lên bờ, tôi chỉ thấy có duy nhất là chiếc tầu Sông Hương chở chúng tôi mà thôi. Chỗ lên bờ của chúng tôi là bến Hạ Lư (theo sự hiểu biết của một số anh đă từng sống ở Hải Pḥng trước năm 1954).

    Chúng tôi lên bờ lúc đó vào khoảng 9-10 giờ đêm. Bước chân lên bến là chúng tôi thấy một đoàn công an đă chờ sẵn. Bọn công an này rất nặng về phần tŕnh diễn: Đứa nào cũng mũ "kết", đồ bốn túi ủi láng coóng, giầy đen thấp cổ bóng lộn (có lẽ kiến ḅ cũng phải trượt té, giống như thời kỳ chúng tôi c̣n học ở quân trường). Rồi mỗi đứa lại dắt theo một con chó bẹc giê to tổ chảng, so với vóc dáng của mấy tên công an th́ chẳng cân xứng tí nào cả. Chúng đứng cách nhau độ 20 mét (60 ft), mặt gườm gườm như đang muốn ăn thịt tụi tôi vậy. Có đứa th́ mặt cứ vênh lên, ra cái điều ta đây. Tôi nghĩ có lẽ v́ mặc cảm tự ti cho nên chúng phải cố làm ra cho có vẻ ta đây cũng văn minh như ai, đâu có dép râu “như tụi bay tưởng”.

    Một tên công an cầm loa phóng thanh, nói lớn: “Chào mừng các anh đă đặt chân lên Miền Bắc Xă Hội Chủ Nghĩa. Lúc nữa các anh sẽ được làm thủ tục nhập cảnh.”
    Uả! Sao lạ vậy? Cùng một nước Việt Nam mà lại có màn lập thủ tục nhập cảnh nữa à? Sau này mới hiểu ra “thủ tục nhập cảnh” của tụi nó có nghĩa là chích ngừa. Chúng tôi chẳng ai biết là ngừa cái ǵ nữa. Trên bến có một số bàn kê sẵn, có y tá mặc áo choàng trắng ngồi chờ sẵn. Bọn chúng cho chúng tôi ngồi thành hàng, mỗi nhóm là 100 người, sẽ tới bàn chỉ định để chích ngừa. Tôi chẳng biết đó là thuốc ngừa bệnh ǵ; trong ḷng nghĩ thầm rằng, không chừng nó lại chích cho ḿnh một loại thuốc độc nào đó; thuốc không giết ḿnh ngay nhưng dần dần sẽ có tác dụng lên cơ thể th́ sao? Chỉ có trời biết! Đến bây giờ , tôi c̣n sống nhăn răng th́ chắc đó không phải là thuốc độc rồi.

    Sau màn chích ngừa, chúng tôi được phát mỗi người một bịch ny-lông, trong đó có hai trái chuối tiêu (chuối già) nhỏ, một củ khoai lang luộc và ba tờ giấy bản (loại giấy xấu nhất, màu vàng khè, dùng để lau chùi).

    Chúng cho bọn tôi đi tiêu, đi tiểu ở một hố dài (giống như giao thông hào) đă đào sẵn ở gần bến tầu mà tôi thấy đă có dấu phân mới, chắc là của những chuyến tầu trước. Qua mấy ngày không đi tiêu, tôi bị bón nặng, rặn hết sức cũng không được. Cuối cùng tôi phải nhờ "chị năm" (bàn tay năm ngón) giúp tôi moi từng viên nhỏ bằng hạt bắp, cứ thế cho đến khi hết "hạt bắp" th́ phần c̣n lại mới từ từ ra được. Tôi thở phào nhẹ nhơm v́ đă trút được một gánh nặng. Người ta bảo “Thứ nhất tắm sông, thứ nh́ ỉa đồng,” nhưng tôi chẳng cảm thấy cái thú ỉa đồng lúc này v́ tâm trạng đâu có yên ổn, phải cố gắng làm sao cho “công việc” chóng xong kẻo đang dở chừng mà nó thổi c̣i tập họp th́ khổ lắm. Khi mọi người đă xong xuôi, bọn công an kêu tập họp, rồi phân chia từng nhóm 50 người (đủ cho một toa xe lửa) để chuẩn bị đi tiếp. Chúng tôi đi bộ chừng 15 phút th́ ra tới chỗ xe lửa đậu, và chúng tôi lên xe.

    Một số bạn cùng đi chuyến tầu với tôi th́ nói khác.

    Anh Nguyễn Quang Ngọ kể rằng khi tầu cặp bến, tù lên bờ và ngay lập tức, tù được chia từng nhóm nhỏ và chuyển sang loại tầu há mồm loại nhỏ (có người gọi là phà). Sau đó tầu nhỏ chở tù đi tiếp trong một con sông nhỏ, cũng mất khoảng trên một giờ th́ cặp bến; tù lên bờ và làm các thủ tục như đă kể trên.

    Anh Vũ Ngự Chiệu và Dương Ngọc Phú kể rằng tầu Sông Hương không cặp sát bến, mà đậu ở ngoài xa. Tù được chuyển xuống xà lan, rồi xà lan đưa tù vào bờ. Thậm chí xà lan cũng không vào sát bờ được; tù phải lội một quăng rồi mới lên bờ được. Anh Phú nói rằng anh có một kỷ niệm khó quên trong lúc anh lội vào bờ như sau: Trong lúc đang lội, một cái dép Nhật (loại dép bằng cao su xốp, có quai h́nh chữ V ngược) bị kẹt dưới bùn, anh quay lại ṃ mẫm t́m dép; nhưng dép của ḿnh không thấy, mà lại vớ được một cái dép râu (làm bằng vỏ xe hơi mà bọn Việt Cộng gọi là dép B́nh-Trị-Thiên), chắc là của người nào đó đi chuyến trước bị mất. Thôi th́ dép râu cũng được, miễn là có dép.

    Anh Vơ Tấn Tài và Nguyễn Tiến Xuyên th́ kể lại sự việc lên bờ giống như trường hợp của tôi, nhưng giờ giấc lên bờ th́ khác nhau. Các anh lên bờ sớm hơn tôi.

    Nên nhớ rằng đằng sau mỗi bến, cách độ 70 – 100 mét (200 – 300 ft) là có đường rầy xe lửa, và xe lửa đă chờ sẵn ở đó để chở tù.

    Sao lạ vậy? Cùng một chuyến tầu mà mỗi người kể lại khác nhau. Có vô lư không? Không đâu. Lư do là v́ tầu Sông Hương chở trên dưới ba ngàn người, tạm coi như có sáu khoang (chỉ phỏng đoán thôi); mỗi khoang chừng 500 người. Mấy bến tầu phụ không đủ chỗ tiếp nhận một lúc ba ngàn người. V́ thế, bọn Việt Cộng chỉ cho một khoang (500 người) lên một bến, rồi lại cho 500 người kế tiếp lên một bến khác. Cứ thế cho đến khi đổ hết tù lên bờ th́ tầu Sông Hương quay trở về Miền Nam chở chuyến kế tiếp.



    Chương 4
    Hồ Thác Bà, Yên Bái, tỉnh Hoàng Liên Sơn

    4.1. Hồ Thác Bà

    Đêm đă gần về sáng, chúng tôi được dẫn đi bộ từ chỗ chích ngừa tới chỗ xe lửa đang đậu, đi mất chừng 15 phút là tới.
    Chúng tôi bị dồn lên các toa xe lửa chở súc vật; trong toa xe c̣n dính bê bết phân ḅ, mùi hôi nồng nặc. Chúng tôi ngồi trên sàn tầu v́ toa chở súc vật làm ǵ mà có ghế. Tầu chạy dằn qua xốc lại, chúng tôi phải ráng mà bấu víu vào nhau cho khỏi té. Cửa lên xuống không bị đóng lại nhưng có một tên vệ binh đeo súng đứng ngay tại cửa; có lẽ hắn đứng đó là để tránh phải ngửi mùi phân ḅ trong toa tầu. Hai bên hông toa, ở phía trên cao, có mấy ô trống nhưng không đủ gió lùa vào để đẩy mùi xú uế ra ngoài; không khí thật là ngột ngạt và khó thở.

    Xe lửa chạy, tờ mờ sáng th́ tới ga Gia Lâm (gần Hà Nội) rồi dừng lại. Mỗi toa được lệnh cử hai người đi lănh đồ ăn trong ngày cho cả toa. Đồ ăn gồm có bánh ḿ, thịt chà bông (Miền Bắc gọi là ruốc) và đường trắng.

    Xe chạy tiếp. Trên toa xe lửa tôi đi, có một anh bị bí đường tiểu tiện mấy ngày liền cho nên anh đi không được, anh vừa ḅ vừa kêu la thảm thiết v́ tức bọng đái. Hai người bạn anh phải cho anh quàng tay vào vai rồi d́u anh lết đi. Bọn lính áp giải chẳng có hành động nào để giúp anh, mà chỉ nói “Ráng khắc phục, tới nơi tập trung sẽ được chữa.” Xe lửa ở Việt Nam là loại tồi tệ nhất thế giới, nó dằn xóc kinh khủng, càng làm cho người bệnh đau đớn hơn. Sau khi hết chặng đường đi bằng xe lửa, tôi không hiểu người bệnh đó nhập với nhóm nào và đi về đâu. Không hiểu anh có qua khỏi cơn ngặt nghèo ấy không, hay là bị bể bọng đái và đă gửi xác đâu đó ở Miền Bắc rồi?

    Xe chạy tiếp, đến trưa th́ tới ga Yên Bái.

    Chúng tôi xuống xe và được dẫn đi bộ một quăng phố tương đối dài. Bọn Việt Cộng đă dàn dựng sẵn một màn kịch, cho dân chúng đứng đầy hai bên lề đường để nh́n rơ mặt bọn “Mỹ-Ngụy”. Cứ cách vài ba chục mét, lại có một du kích gái (mượn chữ của Việt Cộng), tay cầm súng lăm lăm như muốn ăn tươi nuốt sống chúng tôi. Đám dân chúng, đủ cả già trẻ lớn bé, vừa la hét, vừa chửi bới, vừa ném đá vào chúng tôi. Một vài người trong bọn tôi bị trúng đá, u đầu sứt tai, ráng mà chịu trận. Nhục nhă quá! Nghĩ tới một câu mà tôi cùng đồng đội thường hát ở quân trường năm xưa, “Ta anh hùng, đời đời Lục Quân Việt Nam” mà tủi thân quá! Bây giờ đâu c̣n “ta anh hùng” nữa, mà là một đoàn người ôm hận “thất trận” đang lầm lũi đi giữa trưa nắng dưới con mắt canh chừng của những kẻ được coi là “người thắng trận”. Tôi đưa tay lên quệt nước mắt nhưng nếu người ngoài nh́n thấy, th́ sẽ tưởng rằng tôi vuốt mồ hôi v́ đang đi bộ giữa buổi trưa. Tôi đang mang tâm trạng con cọp bị nhốt trong cũi sắt của Thế Lữ:
    ………………………………………
    C̣n đâu những đêm vàng bên bờ suối,
    Ta say mồi, đứng uống ánh trăng tan.
    ……………………………………….
    Than ôi! Thời oanh liệt nay c̣n đâu!

    Quăng đường đi bộ cũng khá dài; v́ thế bọn chúng để rải rác hai bên đường mấy vại nước vối (nấu bằng lá cây vối, người b́nh dân Miền Bắc thường dùng để uống thay cho nước trà). Rồi chúng tôi tới một băi đậu đầy xe Molotova, đang chờ sẵn để chở chúng tôi. Mọi người lên xe và được chở tới nhà máy thủy điện Thác Bà. Tới đây th́ trời đă gần tối, chúng tôi ngủ lại qua đêm quanh khu vực nhà máy thủy điện (có lẽ là đêm 30/6/1976).

    Sáng hôm sau, chúng tôi xuống bến ca-nô cạnh nhà máy thủy điện. Ca nô chạy trên hồ Thác Bà chừng 3 – 4 tiếng th́ táp vào bờ, chúng tôi bắt đầu đi bộ, leo dốc và leo dốc để hơn một giờ sau th́ ngừng lại tại mấy lán (căn nhà dài) mới được ai đó dựng lên sơ sài bằng tre và nứa. Lán chỉ có mái và sạp ngủ bằng nứa, xung quanh c̣n trống trơn. Ai đă từng ở miền quê ngoài Bắc th́, thoạt nh́n mấy cái lán này là nghĩ ngay đến mấy dẫy nhà bán hàng ở những chợ quê khi xưa.

    Họ cho biết đây là nơi lập trại của chúng tôi (Trại 5). Chúng tôi được chia ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm 50 người ở vào một lán, tổng cộng là 250 người. Chúng tôi nhận phần “cơm” trưa, thực ra là ngô (bắp) tẻ, có màu vàng mà nh́n xa th́ cứ nghĩ là “Hôm nay nhà nước chào mừng tù Miền Nam bằng xôi đậu xanh.” Khi đến gần th́ mới bật ngửa ra, đó là bắp tẻ (bắp nếp có mầu trắng và dẻo hơn). Ở đấy mà ham! Xôi với chẳng xôi!

    Ăn “xôi đậu xanh” xong, chúng tôi cùng nhau sắp xếp chỗ ngả lưng, chuẩn bị cho một giấc ngủ mà chắc chắn là phải thoải mái hơn những ngày ngồi tầu, đi xe. Đây là đêm đầu tiên tại Trại 5, Liên Trại 4, thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, có lẽ là đêm 01/7/1976.

    Hầu hết người nào cũng ngủ như chết sau mấy ngày di chuyển mệt mỏi. Khi tôi tỉnh dậy th́ trời đă gần sáng, chim rừng kêu inh ỏi trên sườn núi ngay phía bên kia đường ṃn (đường ở vùng này chỉ vừa đủ rộng cho một người đi). Trong số những tiếng chim kêu, có một loại mà tôi nghe như là “bắt vô trói cột”. Tôi thầm nghĩ tới thân phận ḿnh, đúng là ḿnh bị tụi nó “bắt vô trói cột” rồi, hết đường cựa quậy! Một số bạn tù khác th́ lại diễn giải tiếng chim kêu đó như là một lời nhắn nhủ “khó khăn khắc phục”. Thôi th́ “bắt vô trói cột” hay “khó khăn khắc phục” cũng đều là những điều chẳng tốt lành ǵ cho chúng tôi cả! Tôi tự nhủ, hăy chuẩn bị tinh thần để đối phó với những cay đắng và khắc nghiệt sắp tới.

    Vị trí nhốt tù ở bờ hồ gồm có 3 trại là 3,5,và 7. Trại tôi ở là Trại 5, ở giữa Trại 3 và Trại 7. Tôi đứng ở Trại 5 có thể nh́n rơ Trại 3 và Trại 7. Trại 5 gần với Trại 7 hơn; đứng ở Trại 5, tôi có thể nghe được tiếng nói lớn ở bên Trại 7. Nói về vị trí cao thấp th́, Trại 7 ở cao nhất, kế đến Trại 5, rồi đến Trại 3. Cả ba trại nằm dọc theo bờ hồ, ngay dưới chân một dẫy núi đá tai mèo; đá có mũi nhọn hoắt và rất sắc; sườn núi dốc đứng. Từ hàng rào trại tới chân núi cách nhau chừng trên năm chục mét (gần 200 ft). Chúng tôi đi chặt cây, đốn nứa về làm nhà đều phải leo lên dẫy núi này, leo cao cỡ chừng hơn trăm mét th́ hết dốc đứng, có thể đi lại trên đó t́m cây để chặt.

    Mấy tháng sau, Trại 5 dời sang một vị trí khác ở phía bên kia bờ hồ. Có lẽ là ba trại ở liền nhau quá, không đủ rộng cho ba trại canh tác. Cuối năm 1978, Trại 5 lại dời vị trí một lần nữa, trở ngược lại khu vực chúng tôi đă dựng trại khi mới ra Bắc. Tuy nhiên, lần này chúng tôi nhập chung với thành phần c̣n lại của Trại 3, đang chờ chúng tôi ở đó để chuẩn bị di chuyển về Vĩnh Phú trước khi bọn Tầu "cho một bài học."

    Cả ba Trại 3,5, và 7 thuộc Liên Trại 4, Đoàn 776. Sở dĩ Việt Cộng gọi tên là đoàn 776 v́ nó được thành lập tháng 7/1976 để quản lư tù Việt Nam Cộng Ḥa từ Miền Nam chuyển ra. Ba trại nằm trong phạm vi xă Cẩm Nhân, Yên Bái, tỉnh Hoàng Liên Sơn.

    Lương thực và thực phẩm do Liên Trại 4 cấp phát. Chúng tôi phải đi khiêng về. Thời gian đi từ trại tới liên trại mất chừng hai tiếng đồng hồ. Lúc đi th́ không sao nhưng khi trở về th́ thật là vất vả. Hai người khiêng một bao gạo 45 hoặc 50 kư (100 - 110 pounds), đi trên một quăng đường núi gập ghềnh dài 6 – 7 cây số (4 – 5 miles) là một điều khó khăn đối với chúng tôi. Sau chuyến khiêng gạo đầu tiên, hầu hết mọi người đều bị sưng ở bàn chân và nhất là ở hai mắt cá chân. Người nào cũng đi cà nhắc; có người bị nặng quá phải chống gậy mới đi lại được. Chúng tôi phải xin dầu nóng của bạn bè để thoa bóp cho đỡ đau. Do đó ngày hôm sau chúng tôi phải khai bệnh để được nghỉ ở nhà. Những lần khiêng gạo kế tiếp th́ t́nh trạng đau chân giảm đi dần dần v́ lâu ngày chân cẳng của chúng tôi đă thích nghi được với hoàn cảnh khó khăn của ḿnh.

    (c̣n tiếp)

  2. #12
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    4.2 . Vị trí đầu tiên của Trại 5

    Những cái lán (dăy nhà), do ai đó vừa mới dựng sẵn để tiếp đón chúng tôi, rất là sơ sài. Lán chỉ có hai mái và một dăy sạp ngủ; tất cả đều bằng tre nứa trên rừng. Nếu trời mưa to gió lớn th́ mọi người sẽ bị ướt như chuột ngay. Ấy là chưa kể đến gió rét v́ lán không có vách che. V́ thế, công việc trước mắt là phải làm lại nhà ở ngay.

    Ngay sáng ngày hôm sau (2/7/76), cán bộ quản giáo tới chỉ thị cho đội tôi (và đội nào cũng thế) phân công lên núi chặt cây về cất nhà. Chúng tôi được phát mỗi người một con dao tông (một loại dao dùng để chặt cây, dài cỡ 15”, bản rộng cỡ 2.5” và nhỏ dần đi về phía chuôi dao, có cán sắt liền với thân dao). Mỗi người được phân công khác nhau. Người th́ phải chặt cây làm cột, người th́ chặt cây làm kèo, người th́ chặt cây làm xà ngang, người th́ chặt nứa làm mái lợp, vách che xung quanh và sạp ngủ. Nói chung, tất cả vật liệu cất nhà đều bằng cây rừng, không có lấy một cọng kẽm hoặc một cái đinh. Một anh bạn mà tôi không nhớ tên, đă nói đùa (nói nho nhỏ để tụi nó khỏi nghe) một cách cay cú, nhái theo một bài học chính trị ở Long Giao, rằng: “Đúng là đất nước ta tiền rừng, bạc biển nhỉ; rừng cho ta tất cả; đâu có tốn đồng xu nào mà bọn ḿnh cũng có dinh thự ở, thấy chưa? Đảng là số một mà!”

    Tôi được giao cho việc chặt mấy cây vầu về làm nóc nhà và làm đà cho sàn ngủ. Vầu c̣n được gọi là luồng (thuộc chủng loại nứa nhưng to lớn, đường kính gốc cây trung b́nh từ 3.5” đến 4”. Thứ này có nhiều ở cao tuốt trên núi. Chiều cao của cây từ 10 đến 15 mét (30 – 45 ft). Tôi phải chặt cho cây đổ xuống, chặt bỏ bớt phần ngọn v́ nó mỏng dễ bị dập; chỉ lấy đoạn gốc dài chừng 6 mét (18 -20 ft). Mỗi ngày, tôi chặt hai cây mà cũng phải vất vả lắm mới đưa nó về tới trại được. Đường đi xuống là dốc đá lởm chởm, cây cối chằng chịt, mà cây luồng th́ dài. Do đó tôi phải lựa cho cây luồng luồn lách qua đám cây rừng. Có những chỗ, tôi phải đứng ở trên cao, lao cho cây luồng phóng xuống phía dưới, rồi mon men leo xuống chỗ cây luồng vừa rơi. Công việc phóng luồng (những người khác th́ phóng cây) này rất nguy hiểm cho những bạn tù xung quanh. Trước khi phóng luồng, chúng tôi phải hô lớn vài ba lần “Coi chừng cây xuống, coi chừng cây xuống,” rồi nh́n cho kỹ mới dám phóng cây xuống. Cẩn thận như vậy mà tôi nghe nói bên Trại 3 có người bị thương đấy. Trại 5 tụi tôi, bị thương th́ không có nhưng đôi lần có người chết hụt chỉ trong gang tấc.

    Công việc cất nhà mất khoảng mười ngày mới xong. Trong thời gian này, trại tôi có hai người chết (h́nh như đều là cấp trung tá); một chết v́ ăn trái cây độc trên rừng, có lẽ vị này không phải là lính tác chiến, chưa từng học về mưu sinh thoát hiểm, thấy trái cây là ăn bừa phứa cho nên lănh đủ. Kinh nghiệm cho biết rằng, trái cây rừng mà chim ăn được th́ người ăn không sao. C̣n vị kia, nghe nói là v́ quá thất vọng nên đă uống thuốc tự tử.

    Hết làm nhà th́ quay sang làm hàng rào vây xung quanh trại; tù tự dựng rào nhốt ḿnh. Đúng ra th́ hàng rào ở đây chỉ là làm cho có lệ v́ tụi Việt Cộng biết chắc rằng chẳng cần hàng rào chúng tôi cũng không trốn đi đâu được.

    Về cách xưng hô, bọn Việt Cộng bắt chúng tôi gọi tụi nó bằng “cán bộ” từ thằng nhỏ tới thằng lớn. C̣n xưng hô giữa tù với tù, chỉ có hai tiếng “anh” và “tôi”, ngoài ra không được dùng các cấp bậc cũ hoặc các danh xưng như ông, chú, bác v.v… để gọi nhau. Bọn chúng kỵ nhất là gọi nhau bằng bác v́ dường như chúng muốn biến chữ “bác” thành độc quyền cho ông cố nội của tụi nó, đang nằm ch́nh ́nh trong “lăng” ở Ba Đ́nh. Lệnh là như vậy nhưng trong chỗ riêng tư, chúng tôi vẫn có cách xưng hô với nhau để thích ứng với hoàn cảnh này. Chúng tôi gọi xếp cũ hoặc những người đáng kính bằng “ông thày, hay thày”; các linh mục th́ gọi là “bố hoặc cụ”; các người lớn tuổi hơn được gọi là bác (theo nghĩa Bắc Kỳ, là anh mà những người đă có vợ con thường dùng để xưng hô với nhau). Tóm lại, chúng tôi xưng hô với nhau tùy theo t́nh cảm và hoàn cảnh riêng của từng người.


    Bản đồ vị trí ba trại:
    Trại 3, Trại 5, và Trại 7 khi mới ra Bắc


    Nguồn: Google Maps/Satellites, được ghi chú thêm bởi tác giả.
    Tháng 11/2009

    4.3. “Cán bộ đi đái/đi ỉa.”

    Nhà cầu thường làm cách xa khu nhà ở chừng 50 mét (hơn 150 ft). Ban ngày th́ không sao nhưng ban đêm đi lạng quạng th́ dễ bị ăn đạn AK-47 của lính gác. V́ thế, bọn chúng chỉ thị là ban đêm, mỗi khi muốn đi tiêu hoặc đi tiểu, tù nhân phải đứng ở cửa buồng hô lớn “Báo cáo cán bộ, tôi đi ỉa,” hoặc “Báo cáo cán bộ, tôi đi đái.” Tụi tôi nghĩ mà ấm ức trong ḷng nhưng phải chịu cái kiểu báo cáo đó. Riết rồi có anh nghĩ ra sáng kiến là cắt xén lời báo cáo thành ra là “Cán bộ đi đái,” hoặc “Cán bộ đi ỉa.” Câu báo cáo bây giờ mang ư nghĩa khác hẳn ư nguyên thủy: Cán bộ đi ỉa, chứ không phải tù nhân đi ỉa đâu nhé. Ban đêm, lính gác nghe ba chớp ba nhoáng cũng chẳng để ư đến sự khác biệt về ư nghĩa này. Mà, nếu nó có hoạnh họe th́ ḿnh vẫn trả lời tỉnh bơ là “Tôi có báo cáo cán bộ đàng hoàng nhưng có lẽ tôi nói nhanh, cán bộ không nghe kịp đấy thôi.” Trả lời như vậy cũng ổn, nó chẳng làm ǵ được ḿnh. Tôi chưa từng nghe nói đến trường hợp nào bị hạch hỏi về lối báo cáo trên. Trong cảnh tù đầy, cũng có lúc ḿnh được làm “cán bộ” chứ dở sao. Đó là lúc tù đi ỉa hoặc đi đái.


    4.4. “Cải tạo ǵ, tù đấy.”

    Quản giáo đội tôi là Trung Úy Pḥng, giọng nói có vẻ là dân Bùi Chu hoặc Thái B́nh v́ những tiếng nói ngọng, như con trâu thành con tâu; làm việc thành ra nàm việc…

    Một hôm có màn khám đồ đầu tiên khi chúng tôi ở Miền Bắc, lúc Pḥng khám đến anh Đức, hắn thấy anh Đức có cỗ tràng hạt, hắn nói nhỏ với anh Đức “Anh dấu cái lày (này) đi, đừng để người ta thấy.” Anh Đức lợi dụng cơ hội, hỏi Pḥng xem bọn chúng tôi sẽ phải “học tập cải tạo” ở đây bao lâu th́ được về với gia đ́nh; Pḥng nói: “Cải tạo ǵ, tù đấy, hăy ǵn giữ sức khỏe.” Sau đó anh Đức kể lại cho tôi biết việc này.

    Hai chúng tôi đoán rằng Pḥng gốc là người Công Giáo, tới tuổi phải đi lính (Việt Cộng gọi là đi nghĩa vụ quân sự) rồi lên tới trung úy, chứ không phải là Cộng Sản rặt. Dân vùng Bùi Chu và vùng Thái B́nh giáp với Bùi Chu, phần lớn là Công Giáo mà.

    Cũng cần nói thêm là mục đích lần khám đồ này là để tịch thu tất cả thuốc Tây của chúng tôi để “dùng cho bệnh xá của trại” v́ khẩu hiệu “Một người v́ mọi người; mọi người v́ một người.” Chúng giải thích, “Thuốc của các anh th́ dùng cho các anh; ai có bệnh th́ bệnh xá sẽ dùng số thuốc này để chữa cho họ.” Câu giải thích nghe có vẻ hợp lư lắm nhưng thực tế th́ ai kiểm soát được số thuốc đó? Bọn chúng đang đói thuốc Tây; nh́n thấy thuốc Tây là đứa nào cũng sáng mắt lên; thuốc mất là cái chắc, khỏi cần phải đoán.

    Sau màn tịch thu thuốc Tây, chừng ba tuần sau, chúng ra lệnh tập trung tất cả đồng hồ và vàng bạc, lập danh sách và giao cho trại giữ. Chúng áp dụng biện pháp này là để pḥng ngừa chúng tôi dùng nó làm phương tiện trốn trại. Tôi phải nạp một cái đồng hồ Citizen hai “cửa sổ” (có ô chỉ ngày trong tháng và ngày trong tuần), một sợi giây chuyền vàng đeo Thánh Giá, và một nhẫn cưới. Những món này được chuyển giao cho Trại Vĩnh Quang B khi chúng tôi được bàn giao cho công an giam giữ; và chúng đă trả lại khi tôi làm đơn xin lấy lại nhân dịp vợ chồng bà chị Cả (Miền Nam là chị Hai) của tôi ra thăm ở Vĩnh Quang B. Tôi không bị mất món ǵ. Đồ đạc của những bạn tù khác th́ tôi không biết ra sao. Việt Cộng khám xét kỹ như vậy mà vẫn có người qua mặt được bọn chúng đấy; người đó là anh Điều.

    Anh Hoàng Viết Điều (khóa 23 Pháo Binh), mới đây, kể với tôi rằng anh không nạp đồng hồ cho tụi nó, mà giữ lại cho tới khi về Trại Vĩnh Quang B th́ anh lén gửi vợ của một người bạn (nhân dịp thăm nuôi) đem về cho gia đ́nh. Tôi hỏi “Bằng cách nào mà tài vậy?” Anh giải thích:

    “Dễ thôi. Em bỏ đồng hồ vào cái lon (sữa ḅ) đựng xà bông, ở phía trên đồng hồ là một cục xà bông tắm. Cục xà bông này dùng làm đồ ngụy trang, không bao giờ dám xài. Mỗi khi có khám xét đồ, em rưới một ít nước vào cục xà bông cho nó ướt, làm như thể ḿnh vừa mới xài cục xà bông này vậy. Hộp xà bông để ngay trước mắt tụi nó nhưng không khi nào chúng nó nghi ngờ ǵ cả. Khi vợ của một người bạn ra thăm nuôi, em nhờ anh bạn này mang hộp xà bông theo để “tắm rửa” và đă qua mặt được tụi công an trại dễ dàng.” Nhân đây, tôi nói thêm đôi chút về anh Điều.

    Điều và tôi đă có thời gian cùng ở Sư Đoàn 25 Bộ Binh nhưng khác tiểu đoàn. Điều ở Tiểu Đoàn 251 Pháo Binh, tôi ở Tiểu Đoàn 253 Pháo Binh. Vậy mà tôi chỉ biết Điều khi hai người cùng ở một đội với nhau tại Trại Vĩnh Quang B.

    Điều và Phạm Ngọc Quế (khóa 24 Vơ Bị Đà Lạt) là một cặp bài trùng. Hầu như suốt thời gian ở tù (7 năm), hai người luôn luôn ở chung với nhau. Hai anh có mối thân t́nh từ khi chưa đi tù v́ ở cùng một xóm. Điều có bàn tay rất khéo, anh đă tự làm một cái muỗng ăn cơm bằng một miếng i-nốc lượm lặt ở Long Giao mà nếu không biết th́ ai cũng nghĩ rằng nó là một cái muỗng đúc. Điều mắc bệnh bao tử, v́ thế anh rất kỹ trong việc ăn uống. Suốt thời gian ở chung với Điều, chưa bao giờ tôi thấy Điều kiếm chác cái này cái kia để ăn thêm như tôi đâu (Việt Cộng gọi là cải thiện linh tinh). Hôm nào phải ăn bắp (ngô) th́ Điều coi như bị mất ngủ. Chúng tôi ăn vèo một cái là hết phần bắp của ḿnh. Điều th́ trái lại, anh ngồi rỉ rả bóc vỏ từng hạt bắp trước khi cho vào miệng nhai. Khi anh ăn xong phần bắp của ḿnh th́ cũng là lúc kẻng báo thức đi làm buổi chiều. Buổi tối th́ nhiều khi kẻng đi ngủ (9:00 giờ tối) mà anh vẫn chưa ăn hết phần bắp của ḿnh. Tôi nằm cách anh một người (chừng 2 ft) mà c̣n nghe được tiếng bóc vỏ lách tách và tiếng nhai nhóp nhép của anh (v́ đêm khuya yên ắng cho nên âm thanh vang xa). Những lúc như vậy, tôi phải cố gắng giỗ giấc ngủ cho mau để tránh phải nghe những âm thanh mà nó có ma lực đánh thức cái bao tử lép xẹp của ḿnh.

    Hiện giờ, anh Điều và gia đ́nh đang ở Carrollton, Dallas, Texas; cách nhà tôi 1 giờ lái xe.

    Phạm Ngọc Quế cũng ở Carrollon, TX, và cách nhà Điều chừng 15 phút lái xe. Ở trong tù, hai anh vẫn giữ được một lối sống rất là tư cách cho nên không ai có thể chê trách hai anh được điều ǵ cả. Ngay như quản giáo cũng không có ác cảm với hai anh v́ hai anh rất khéo “nín thở qua sông” (là thành ngữ mà bọn Việt Cộng hay dùng khi phê b́nh về thái độ của tù nhân).


    4.5. Vài sự kiện

    250 người ăn một con gà toi.
    Chừng hai tuần sau khi đến Bắc (Trại 5/Liên Trại 4), một buổi sáng sớm, Ban Chỉ Huy trại kêu nhà bếp cho người lên lấy thực phẩm. Đó là một con gà chết v́ cúm, nặng chừng 1 kg (hơn 2 lbs) mà bọn Việt Cộng không thèm ăn; thay v́ quẳng đi th́ chúng đưa xuống cho tù ăn.

    Nhà bếp vặt lông sạch sẽ rồi băm nhuyễn ra, sau đó trộn vào một thau muối hột (chừng 5 kg – hơn 10 pounds) màu vàng khè v́ chưa được tinh lọc. Muối và gà bằm được đem xào lên cho thịt gà đủ chín. Thế là hôm đó tụi tôi được ăn thịt gà – món gà bằm xào muối - mỗi người được hơn một muỗng canh. Mỗi khi trại cho ăn thịt hoặc cá, Việt Cộng gọi là “có tươi.” Món gà bằm xào muối này cũng là “có tươi” đấy!

    Câu ếch.
    Nội quy trại nào cũng có mục “Cấm cải thiện linh tinh,” tuy nhiên việc áp dụng chặt hay lỏng tùy thuộc cá tính của quản giáo và, nhất là, của đội trưởng (người tù được Ban Chỉ Huy trại chọn lựa). Những ngày đầu, chúng tôi không bị o ép nhiều cho nên việc t́m kiếm đồ ăn thêm tương đối thoải mái. Hết giờ làm việc, chúng tôi t́m mọi cách để kiếm bất cứ thứ ǵ có thể ăn được để có thêm chất đạm cho cơ thể. Người th́ câu cá, người th́ câu ếch, kẻ th́ bắt dế. Câu ếch tương đối dễ ăn hơn v́ nước hồ Thác Bà, khi có mưa, thường dâng cao ngập tới chân hàng rào nứa quanh trại. Ếch thường núp trong các bụi rậm quanh hàng rào, đứng trong hàng rào chỉ cần tḥ cần câu ra chừng 1 mét (hơn 3 ft) là có thể câu được rồi. Cần câu ếch cũng không đ̣i hỏi tinh xảo như cần câu cá, chỉ cần một cái que nhỏ trên đầu cột một sợi dây câu (bằng chỉ của bao cát), lưỡi câu th́ làm bằng kim băng hoặc kẽm nhỏ là được, mồi câu th́ lại càng dễ nữa: chỉ cần bứt vài bông hoa màu vàng là ăn tiền rồi.

    Nhờ vậy mà một số người có ếch nhái ăn lai rai. Tôi không có tay câu ếch, cứ bị sảy hoài, mười lần giật may ra trúng được một lần. Tuy vậy cũng có cái hay là giúp ḿnh quên đi nỗi lo lắng về bản thân cũng như gia đ́nh trong chốc lát.

    Ăn thịt dơi nướng.
    Chiều chiều, lúc trời nhá nhem tối, dơi bay ra từng đàn, chao tới đảo lui trong sân trại. Tôi nghĩ ra cách bắt dơi để ăn thịt. Cơ thể tôi (và cũng như của mọi người) bây giờ cần có chất đạm; bất cứ con ǵ nhúc nhích cũng có thể ăn được. Tôi lấy một cây nứa nhỏ, dài chừng 2 mét (6 ft); tôi đập ngọn cây nứa và x̣e nó ra như những nan quạt giấy bằng cách đan mấy que ngang để giữ chúng ở vị thế cái quạt giấy x̣e ra. Đó là vũ khí bắt dơi của tôi. Đứng ở sân, tôi chờ cho đàn dơi bay ngang rồi giơ cây nứa lên đập. Cứ tưởng là dễ bắt nhưng không phải vậy đâu v́ dơi tránh né rất tài t́nh. Tuy vậy, mỗi lần ra tay cũng bắt được vài con. Một anh bạn, rành về cách ăn thịt dơi, chỉ cho tôi lối làm thịt dơi không hôi như sau: Khi lột da dơi xong, phải lấy cục hoi ở nách dơi ra; mỗi nách dơi có một cái hạch nhỏ như hạt gạo, có mầu hơi nâu, cắt bỏ nó đi là thịt dơi sẽ thơm ngon. Tôi làm theo chỉ dẫn của anh; sau đó dùng que tre xiên con dơi vào, rồi đem nướng. Con dơi sau khi đă lột da, trông không khác ǵ một con chim sẻ. Thịt dơi nướng lên, có mùi thơm phức. Có lẽ là cơ thể ḿnh đang thiếu chất đạm, nên ḿnh cảm thấy mùi nó thơm. Không hiểu lúc tôi đang viết những ḍng này, thực phẩm ê hề, th́ thịt dơi nướng như vậy có c̣n thơm nữa không?

    Viết thư lần đầu.
    Ở được một tháng th́ chúng tôi được phép viết thư về gia đ́nh với lời dặn ḍ rằng “Trong thư, các anh không được cho gia đ́nh biết nơi các anh đang ở.”

    Tôi suy nghĩ măi, cố t́m cách nói sao để gia đ́nh có thể biết được rằng tôi đang bị giam ở Miền Bắc. Ai đă ở tù đều biết rằng thư viết xong bỏ vào phong b́ nhưng không được dán lại. Quản giáo sẽ đọc kiểm duyệt trước, nếu không vi phạm th́ hắn sẽ dán phong b́ lại và cho chuyển thư đi. Tôi chấp nhận rủi ro: một là để cho gia đ́nh biết nơi bị giam, hai là thư bị xé bỏ. Nếu bị xé bỏ th́ đợt gửi thư sau cũng được viết tiếp, chỉ chậm hơn bạn bè một đợt thư thôi. V́ thế, ở góc trên bên phải tờ thư, tôi ghi ḍng chữ hơi nhỏ hơn b́nh thường và cũng không đậm nét như b́nh thường: “Hoàng Liên Sơn, ngày…tháng…”. Nhưng trong phần nội dung thư th́ tuyệt nhiên “tuân giữ lệnh trên”, không hề đả động ǵ đến nơi giam giữ cả .

    Nộp thư cho quản giáo xong, mấy ngày sau tôi không thấy hắn nói ǵ đến thư. Tôi chờ cho đến khi nhận được thư gia đ́nh gửi tới, báo rằng đă nhận được thư của tôi. Thế là tôi yên tâm v́ mục đích đă đạt được.

    (c̣n tiếp)

  3. #13
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    4.6. “Không cứu người chết đuối.”

    Chuyện xảy ra trong tháng thứ nhất ở Trại 5. Một hôm, anh Nguyễn Văn Cử (đại úy Quân Cảnh) và anh Nguyễn Trăi (đại úy Pháo Binh, hiện ở Houston, TX) được chỉ định đi lấy cây về cất nhà. Cả hai anh đều bơi giỏi cho nên rủ nhau bơi qua bên kia bờ hồ, dễ kiếm cây hơn và tránh phải leo núi. Trăi kể rằng:

    Hai người đều có một cái thùng đạn đại liên (cỡ 12” x 8” x 7”) mang theo để bỏ áo quần vào trong, vừa làm phao bơi, vừa tránh cho quần áo khỏi bị ướt. Cử chết không phải là do "bị vọp bẻ" đâu, mà do Cử sơ ư khi đóng nắp thùng đại liên đựng quần áo. Cử đă vô ư, để cho một cái vạt áo (?) mắc kẹt giữa cái nắp và cái thành trên của thùng đạn, khi bơi được một chút th́ nước ngấm vào thùng đạn theo cái vạt áo đó, thùng đạn bây giờ đầy nước cho nên đă kéo anh Cử ch́m xuống và chết đuối. Khi vớt được xác Cử lên th́ thấy rằng cái thùng đại liên được cột chặt vào người của Cử; do đó Cử không thể gỡ bỏ thùng đạn ra để thoát hiểm được. Khi Trăi thấy Cử ch́m khá lâu th́ nghi rằng Cử bị vọp bẻ và chết đuối; Trăi nh́n quanh th́ thấy có một người đàn ông trung niên đang chèo bè nứa gần đó, anh kêu cứu nhưng ông ấy trả lời là “Không cứu người chết đuối.” Có lẽ là, dân địa phương ở đây tin rằng khi thủy thần đă bắt người nào đó phải chết đuối mà nếu ai cứu người đó, th́ chính người cứu sẽ bị thế mạng. Thấy tuyệt vọng, Trăi chạy về trại báo cáo để trại cho người ra tiếp cứu.

    Sau này, tôi gặp lại Nguyễn Trăi ở Houston năm 2006, Trăi cho biết thêm rằng:

    “Em rất lo sợ sau cái chết của anh Cử. Em bị trại gọi lên ‘làm việc’ nhiều lần v́ họ nghi cho em đă âm mưu ám hại anh Cử v́ lư do chính trị. Căn cứ vào lời hỏi cung th́ em đoán rằng Cử là người đă hoạt động cho cộng sản từ khi anh ta c̣n đang là đại úy Quân Cảnh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Bọn nó nghi ngờ rằng em đă biết hoạt động bí mật của Cử trước đây, và bây giờ em lợi dụng thời cơ này để ám hại Cử.” Đây chỉ là suy đoán của Trăi thôi, chưa chắc đă phải như vậy.

    Ngày c̣n chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, bọn Việt Cộng (bị nhốt trong các trại tù Miền Nam) thường thanh toán đồng bọn của chúng khi biết được người này “phản đảng, làm tay sai cho Mỹ-Ngụy.” Bây giờ chúng nghĩ rằng chúng tôi cũng có lối hành xử như bọn chúng. V́ thế, mỗi khi có sự chết chóc (như trường hợp anh Cử) hoặc đánh lộn gây thương tích nặng (như trường hợp của tôi ở Long Giao), th́ chúng phải điều tra cho ra ngọn nguồn. Đó là điều dễ hiểu thôi.


    4.7. Trốn trại

    Một tháng sau khi đến đất Bắc, Trại 5 có một vụ trốn trại đầu tiên. Người trốn trại nằm cạnh tôi, là anh Trần Văn Cả (đại úy, khoá 10 Thủ Đức, binh chủng Pháo Binh). Buổi chiều trước khi trốn trại, sau khi ăn cơm xong, anh Cả khều tôi ra xa và nói nhỏ với tôi rằng đêm nay anh sẽ trốn trại. Anh cho biết là anh sẽ đi cùng ba người nữa gồm hai người ở Trại 3 (cách Trại 5 độ chừng 500 mét – 1/3 mile), c̣n anh và anh Vân th́ ở Trại 5. Anh Vân, cấp bậc thiếu tá, khoá 14 Thủ Đức, lúc đó đang làm trong đội nhà bếp nên đă dấu được một ít muối để dùng khi trốn trại. Anh Cả nhờ tôi, đúng 12 giờ đêm th́ đánh thức anh dậy để tới điểm tập trung đúng hẹn.

    Tôi không hiểu lư do ǵ đă khiến anh Cả dám thổ lộ kế hoạch trốn trại với tôi. V́ tôi có đeo đồng hồ (lúc này chưa bị thâu giữ) để báo cho anh biết giờ giấc? V́ tôi là người Công Giáo, đáng tin cậy? Hay v́ tôi nằm sát anh, lỡ có ǵ mà tôi hô hoán lên th́ cuộc trốn trại sẽ bị đổ bể? Tới lúc viết bài này, tôi vẫn chưa có câu trả lời.

    Thời gian đầu, bọn tù chúng tôi được phân công vào rừng chặt cây, chặt nứa về làm nhà ở và hội trường. Tù nhân đi từng nhóm và không có vệ binh canh giữ. V́ thế tù nhân của ba trại (3, 5, và 7) thường gặp nhau trong rừng khi đi chặt cây. Đó là cơ hội thuận tiện để anh Cả liên lạc và sắp đặt kế hoạch trốn trại với hai người bạn ở bên Trại 3.

    Đêm hôm trốn trại, tôi phải thức trắng v́ phải tỉnh thức để canh giờ gọi anh Cả dậy. Tôi chắc rằng anh Cả cũng không thể ngủ được nhưng v́ anh không có đồng hồ nên phải nhờ tôi báo giờ. Khoảng 11:30 đêm, tôi nhắc anh chuẩn bị. Anh xếp ít quần áo lên chỗ anh nằm và lấy mền phủ lên, làm như có người đang trùm mền mà ngủ để nếu có vệ binh vào lán rọi đèn kiểm soát sẽ không phát hiện ra sự vắng mặt của anh. Đúng 12:00 đêm, tôi bấm tay anh để báo đă đến giờ hành sự. Hai người nắm chặt tay nhau một lúc để ngầm nói lời từ biệt nhau. Một chút xúc động đến trong tôi, lo lắng cho số phận của anh không biết sẽ ra sao, biết đâu khi anh vừa chui ra khỏi rào th́ bị phát giác và… tôi không dám nghĩ tiếp. Rồi, anh biến.

    Từ lúc anh ra khỏi chỗ nằm, tôi phập phồng lo sợ. Tự thâm tâm, tôi ước mong sao cho việc trốn trại của anh được trót lọt. Tôi cũng thầm cầu xin Thượng Đế đừng để cho tên vệ binh nào vào lán kiểm soát chúng tôi. Tôi rất mừng v́ trời đă gần sáng mà không thấy động tĩnh ǵ, cả ở Trại 5 cũng như bên Trại 3. Tôi nghĩ nếu hai anh bên Trại 3 bị đổ bể th́ thế nào tôi cũng nghe được tiếng súng báo động từ Trại 3.

    Tôi đợi cho đến lúc có kẻng báo thức, tôi làm bộ thức dậy như thường lệ và hô lớn cho cả lán đều nghe “Có người trốn trại, có người trốn trại!” Đội trưởng (tôi quên tên) chạy tới chỗ tôi và biết chắc là anh Cả đă trốn trại. Đội trưởng phải vội vă lên Ban Chỉ Huy trại báo cáo sự việc.

    Năm ngày sau, chúng tôi chứng kiến 4 tù nhân bị trói đi ngang qua doanh trại tiến về phía Ban Chỉ Huy trại. Nhóm trốn trại đă bị bắt lại và bọn cai tù giam họ biệt lập với chúng tôi. Được ít lâu sau th́ nghe nói nhóm trốn trại đă được đưa đi trại khác, và tôi không biết ǵ thêm cho đến năm 2005…

    T́nh cờ tôi đọc được một bài viết của Huy Phương nói về anh Trần Văn Cả. Tôi được biết thêm là anh Cả c̣n trốn trại thêm hai lần nữa và cũng ly kỳ hơn lần trốn trại ở Trại 5 . Nhờ số điện thoại do Huy Phương viết trong bài, tôi gọi cho anh Cả nhưng anh không c̣n nhớ ǵ về người đă từng canh giờ cho anh. Tôi phải nhắc lại một số sự kiện trước và trong khi trốn trại, anh mới nhớ và nhận ra tôi.

    Độc giả nào muốn biết thêm về hai lần trốn trại sau của anh Cả, xin vào www.tvvn.org, chọn Diễn Đàn, chọn Quân Lực VNCH, chọn Ngũ hổ tướng….Vinh danh QLVNCH, chọn trang 4, Chân dung một H.O.: Trần Văn Cả.


    4.8. “Đừng trốn trại, chúng tôi khổ lắm!”

    Sau khi cuộc trốn trại thất bại của nhóm anh Trần Văn Cả, chúng tôi vẫn vào rừng chặt cây về sử dụng như thường, vẫn đi tự do trong rừng mà không có vệ binh canh gác. V́ thế việc gặp dân và nói chuyện với họ cũng thoải mái.

    Dân ở đây gồm có hai thành phần. Một, là dân tộc thiểu số (Tầy/Nùng, hoặc Mèo). Những người này nói tiếng Việt không rành và họ cũng ngại tiếp xúc với chúng tôi v́ bị Việt Cộng tuyên truyền xuyên tạc. Hai, là những người Kinh (miền xuôi) bị chỉ định cư trú sau khi họ được ra khỏi tù. Những người này gồm những người giầu có và những quân nhân công chức trước 1954 phục vụ cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam; nhưng sau Hiệp Định Genève (20/7/1954), v́ một lư do nào đó mà họ không di cư vào miền Nam Việt Nam, ở lại Miền Bắc để “lănh cái búa” của Hồ Chí Minh và bè lũ. Những người này th́ rất thương cảm hoàn cảnh tù tội của chúng tôi, khi có dịp họ cũng thích chuyện tṛ với chúng tôi.

    Một hôm, vài người trong nhóm đi chặt cây rừng gặp một người dân (người Kinh, bị chỉ định cư trú). Người này cho biết rằng mỗi khi có tù trốn trại, dân trong vùng rất khổ sở v́ phải ngưng tất cả mọi công việc thường ngày để tập trung nỗ lực đi t́m bắt kẻ trốn trại, phải t́m bắt cho bằng được th́ mới trở lại công việc thường ngày được. V́ thế ông ta khuyên chúng tôi không nên trốn trại v́ địa thế vùng này không thể trốn thoát đâu, mà c̣n làm khổ cho dân chúng quanh đây nữa, “các ông đừng trốn trại, chúng tôi khổ lắm!”

    Những người dân trong vùng, sau một thời gian, đă biết lịch tŕnh đi lănh thực phẩm của chúng tôi. Từ trại đi lên xă Cẩm Nhân chỉ có một con đường ṃn duy nhất, họ biết chắc chúng tôi phải đi trên con đường ấy. Cho nên có khi th́ mấy trái chuối, có khi th́ nắm cơm nếp, khi th́ mấy củ khoai lang luộc được kín đáo để bên vệ đường và họ làm bộ đi ngược chiều với chúng tôi để khi tới giáp mặt chúng tôi, họ nói nhỏ cho chúng tôi biết có đồ ăn dấu ở phía trước. Công việc này phải làm kín đáo v́ khi đi lănh thực phẩm, luôn luôn có vệ binh đi kèm. Nếu sơ sẩy th́ lại xôi hỏng bỏng không.


    4.9. Ăn “nhộng ong”

    Khi mới ra Bắc, Trại 5 ở cùng dăy với Trại 3 và Trại 7, một bên là hồ Thác Bà, một bên là dăy núi đá tai mèo lởm chởm và sắc cạnh. Khi đi rừng chặt cây, vừa ra khỏi trại là phải leo những dốc núi cao 4 - 5 chục mét (150 ft) để đi sâu vào trong. Càng đi sâu càng phải leo cao hơn. Chặt cây trên núi đá đă là khó khăn, mà đem cây về trại c̣n khó khăn hơn nhiều. Hôm nào phải chặt cây dài th́ đem cây xuống rất vất vả v́ cây bị vướng vít tứ phía rất khó xoay trở. Nhiều khi phải thả cây xuống từ trên cao 2 - 3 chục mét (100 ft), nếu không la lớn để báo động cho những người xung quanh th́ rất dễ gây tai nạn chết người. Trại tôi chưa xảy ra tai nạn chết người v́ thả cây nhưng suưt chết th́ có.

    Hàng ngày có một tổ (10 hoặc12 người) được chỉ định đi đào sắn (khoai ḿ) về cho nhà bếp. Phía bên kia bờ hồ bạt ngàn là những đồi sắn do ai đó đă trồng từ lâu, cây sắn trung b́nh cao khoảng 3 mét (10 ft), thân cây to cỡ bắp tay người lớn, chứng tỏ rằng sắn đă trồng hơn hai năm rồi. V́ không ai làm cỏ cho nên cỏ cao ngập đầu người, muốn nhổ sắn phải vạch cỏ ra cho trống gốc sắn th́ mới nhổ được.

    Từ trại phải dùng bè nứa bơi sang bên kia bờ hồ (rộng chừng 1 km, tương đương 0.6 mile). Chúng tôi đă phải làm sẵn những cái bè bằng cây luồng. Tùy theo cây luồng lớn nhỏ, một cái bè cần chừng 7, 8 cây luồng dài độ 4 mét. Hai người đi chung một bè để đỡ mất sức chèo, và để có người tán gẫu trong khi chèo bè. Chỉ tiêu cho mỗi người là hai sọt sắn một ngày, sọt cũng do ḿnh tự đan và đựng được chừng 35 – 40 pounds sắn. Có khi chỉ nhổ hai gốc sắn là đủ một sọt rồi.

    Khi đi lấy sắn, luôn có một vệ binh chịu trách nhiệm canh gác tù nhân. Tuy nhiên v́ biết chắc chúng tôi không thể trốn được cho nên vệ binh thường đi theo chúng tôi ra tới bờ hồ, đợi cho mọi người lên bè ra khơi là hắn xách súng đi chơi cho tới chiều hắn mới trở về đón chúng tôi và dẫn vào trại.

    Nhổ sắn th́ không khó nhưng hay gặp phải ong vàng. Cỏ cây um tùm rất thích hợp cho ong làm tổ, tổ nào cũng to tổ chảng, đường kính từ 10 inches đến 15 inches. Ngày đầu có một vài người bị ong chích sưng mặt mũi v́ đụng vào tổ của chúng. Về sau rút kinh nghiệm là phải coi chừng xem có tổ ong nào ở quanh chỗ nhổ sắn trước khi nhổ.

    Tôi nhớ ra rằng ong rất sợ khói. Mỗi khi thấy một tổ ong, tôi dùng đầu củi đang cháy, thổi tắt ngọn lửa đi, nó sẽ cho khói. Tôi cầm cây khói và khom người đi từ từ về phía tổ ong, ong ngửi mùi khói là rủ nhau bỏ tổ bay ra xa. Chờ cho chúng bay đi hết, tôi giật mạnh cho tổ ong rơi ra. Thế là tôi đă có một ngày khá nhiều chất đạm. Mang tổ ong ra đống lửa có sẵn (Khi lên đồi sắn việc đầu tiên là chúng tôi kiếm cây khô, nhóm lửa để hút thuốc lào), tôi úp mặt tổ ong trên đống lửa đang cháy, chỉ vài ba phút sau lấy ra và moi những con “nhộng” (ong chưa mọc cánh, trông giống như mấy con gịi nhưng to bằng đầu đũa ăn cơm) trong các lỗ của tổ ong, cho vào miệng nhai. Những con nhộng chỉ mới hơi tai tái thôi nhưng lúc đó tôi không thấy ghê mà trái lại, khi nhai nát con nhộng trong miệng th́ tôi cảm thấy nó ngon tuyệt, béo ngậy. Đôi khi không hên, gặp những tổ ong mặc dù to lớn nhưng đă mọc cánh gần hết th́ chỉ được một ít nhộng thôi. Một vài người thấy tôi làm như vậy cũng bắt chước làm theo. Ăn nhộng ong trở nên phổ biến.

    Đi nhổ sắn thời gian này không khó khăn khổ cực ǵ. Chúng tôi nhổ trong buổi sáng là đủ chỉ tiêu. C̣n lại buổi chiều, ngồi nghỉ, hút thuốc lào và chờ cho đến gần hết giờ làm việc mới rủ nhau xuống bè nứa, chèo về trại. Cái khổ là khổ trong ḷng, lo âu không biết cuộc đời sẽ đi về đâu! Cứ cái đà này th́ chừng nào mới thấy lại được những người thân yêu của ḿnh? Kẻ Bắc người Nam, đường xa diệu vợi, thư từ cũng khó khăn, nội dung thư viết toàn những điều giả dối: nào là an tâm (làm sao mà an tâm được?), nào là được đối đăi tử tế (khó lắm!), nào là ăn uống đầy đủ (vậy mà cứ thấy con ǵ nhúc nhích là ăn để có thêm chất đạm!). Những người có niềm tin tôn giáo th́ chỉ c̣n biết trông cậy vào đấng Tối Cao để vơi đi phần nào phiền muộn.

    (c̣n tiếp)

  4. #14
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (bổ túc cho Chương 2)

    Xin cáo lỗi cùng quí vị độc giả, tôi đă bỏ sót một phần của Chương 2, nay xin bổ túc.

    ***


    2.10. “Mấy chị không phải dân làm rẫy.”

    Khi tôi được thả về, vợ tôi kể lại chuyến đi t́m tôi ở Long Giao như sau:

    “Khi nhận được lá thư đầu tiên anh gửi về, cho biết là anh đang ở Long Giao, địa chỉ là L16- T1, em chuẩn bị đi t́m anh, may ra th́ gặp. Em hỏi thăm chị Ngọc (*) về cách thức đi Long Giao v́ trước đây chị ấy có thời gian đi theo chồng ở Long Khánh. Hai đứa tụi em sắp xếp, vài ngày sau th́ lên đường. Chị Ngọc và em cùng đi Long Khánh và tá túc ở nhà một bà bạn hàng của chị Ngọc khi xưa. Bà bạn hàng của chị Ngọc có một người bà con ở gần trại Long Giao.

    Sáng sớm hôm sau, bà bạn chị Ngọc cho đứa con của bà dẫn em về nhà người bà con của bà ấy. C̣n bà ấy và chị Ngọc ở lại Long Khánh chờ em. Nó dẫn em vào một xóm, mà đứng ở b́a xóm có thể nh́n thấy người làm việc ở gần hàng rào trại tuy không rơ nét; khoảng cách phỏng chừng một cây số (2/3 mile). Ở xóm cũng đă có một số người đang chờ để t́m cách gặp thân nhân như em. V́ cùng cảnh ngộ nên chúng em dễ thân nhau; tính ra cũng trên mười người. Chúng em rủ nhau băng qua rẫy, tiến gần về phía trại. Khi c̣n cách trại chừng hơn trăm mét (hơn 300 ft) th́ đứng lại chờ thời. Măi tới gần hai giờ chiều th́ thấy có một toán tù xuất hiện ở gần bờ rào, do một thằng bộ đội dẫn đi. Bọn em ai cũng đầy hy vọng là có người thân của ḿnh ở trong đó. Nhưng hy vọng đó tiêu tan nhanh chóng v́ khi nhóm tù đến gần th́ chúng em thấy họ c̣n rất trẻ, chắc chắn không phải là các anh rồi.

    Một người trong bọn em đưa ra ư kiến rằng ai có thuốc lá th́ bỏ ra một gói, hối lộ cho tên bộ đội để hỏi thăm tin tức, rồi ‘chúng ḿnh sẽ hùn tiền trả cho chủ nhân gói thuốc đó’. Em có mang theo cho anh mấy gói thuốc thơm Sa-mít (thuốc loại nhất, nhập từ Căm Bốt), em lấy ra một gói, đưa cho chị đại diện để chị làm nhiệm vụ lấy tin. Tên bộ đội thấy gói Sa-mít th́ sáng mắt lên, tỏ ra cởi mở. Thấy vậy, cả bọn túm lại gần để hỏi thăm. Hắn cho biết nhóm tù này là tù h́nh sự; c̣n tù sĩ quan QL/VNCH th́ làm ở phía trong nhưng hôm nay không có tù sĩ quan đi làm ở ngoài này (có lẽ hôm đó chúng tôi ở trại để học chính trị; ghi chú của Thái). Bọn em nghe xong, thấy nản quá. Vả lại, thấy đă về chiều, chúng em bàn nhau để lại một ít đồ ăn, mà không thể để lâu được, cho nhóm tù h́nh sự này. Tên bộ đội cũng dễ dăi cho nhóm tù h́nh sự ra nhận mà chia nhau ăn. Chúng em trở lại xóm, ngủ đêm ở đó. Trong nhóm này có ba chị cũng có chồng ở L16-T1, kể cả em là bốn người; chúng em ngủ tại nhà người bà con của bạn chị Ngọc.

    Sáng hôm sau, bọn em dậy sớm, chia nhau mỗi người một việc; người th́ nướng khô cá sặt; người th́ nướng lạp xưởng; người th́ mua gạo của chủ nhà và nấu cơm, vừa để ăn, vừa để vắt một ít cho các anh. Công việc chuẩn bị xong, bà chủ nhà bảo rằng chúng em ăn mặc kiểu thành phố th́ không hợp; bà cho mỗi người mượn một bộ đồ làm rẫy, vai vác cuốc, đội nón lá, rồi theo bà đi sâu vào gần sát trại v́ bà có mấy công đất ở trong đó. Chúng em tới ṿng rào ngoài cùng, tên lính gác nh́n mặt từng người; hắn cho bà chủ nhà đi tiếp vào phía trong rẫy; c̣n bọn em bị nó chặn lại và nói rằng: ‘Các chị không phải là dân làm rẫy, các chị vác cuốc nhưng chẳng biết cuốc đâu, các chị không được vào.’ Bọn em năn nỉ muốn gẫy lưỡi cũng không lay chuyển được nó; đem thuốc Sa-mít ra dụ nhưng nó vẫn không cho vào. Chúng em rủ nhau đi ṿng quanh phía ngoài, xem có bóng dáng ǵ của các anh không. Cuối cùng, đành chào thua số phận, quay về trong xóm để chuẩn bị ra lộ kịp đón xe đ̣ kẻo trời tối. Em th́ đón xe về Long Khánh gặp chị Ngọc; c̣n các chị kia th́ đón xe về Sài-g̣n. Thế là hai ngày tới trại t́m anh coi như công dă tràng!”

    (*) “ Chị Ngọc” là gọi theo tên chồng, Trần Ngọc – khoá 23 Pháo Binh. Nhà Ngọc ở kế nhà tôi. Ngày đi tŕnh diện, Ngọc không nhập nhóm với chúng tôi, mà đi chung với mấy bạn trẻ. V́ vậy, Ngọc không bị giam chung với chúng tôi. Vợ của Ngọc đi với vợ tôi lên Long Khánh với vai tṛ dẫn đường; v́ thế mà khi vợ tôi đi Long Giao, th́ vợ của Ngọc ở lại Long Khánh. Hiện nay, gia đ́nh Ngọc đang ở Oakland, Cali. Năm 2006, nhân dịp vợ chồng tôi đi Oakland ở chơi hai tháng với vợ chồng đứa con gái thứ tư của tôi (gọi theo người Nam, là thứ Năm), chúng tôi đă tới thăm vợ chồng Ngọc vài ba lần.


    2.11. Hơn hai tháng hồi hộp

    Một ngày, vào buổi trưa, các lán (đội) được thông báo không đi lao động. Mỗi lán cử hai người (lán trưởng và lán phó) đi dự một phiên xử án. Những người c̣n lại, được tập trung vào một sân rộng để nghe truyền thanh về vụ xử án. Chúng tôi hoang mang, không biết ai bị đem ra xử đây.

    Bọn Việt Cộng dàn dựng một ṭa án “Quân Sự Mặt Trận” cho vụ xử này; cũng có chánh án, có ủy viên công tố, nhưng không có luật sư bào chữa.

    Qua loa phóng thanh, chúng tôi được biết phạm nhân là anh Lê Đức Thịnh, đại úy, huấn luyện viên trường Quân Báo Cây Mai (Sài-G̣n). Bản cáo trạng kể rằng anh Thịnh đă lén gửi thư về nhà, dặn ḍ con của anh phải nhớ báo thù cho anh.

    Sau này được biết là, trong khi đi lao động ở ngoài hàng rào trại, anh lén đưa một lá thư cho người tài xế xe Lam (Lambretta ba bánh), nhờ anh này gửi thư về cho vợ con anh. Xui xẻo cho anh, người tài xế xe Lam không phải là “phe ta”; hắn đem thư này cho công an. Do đó, anh Thịnh bị bắt giam vào conex cũng khá lâu.


    Xe Lambretta ba bánh, h́nh minh họa.

    Phiên xử chỉ là bầy ra cho “có vẻ”, thế thôi, v́ bản án đă được quyết định từ trước. Buổi sáng trước khi xử, bọn chúng đă cho đào sẵn một cái huyệt ở gần nơi xử án. Đồng thời, chúng cho anh Thịnh ăn một bữa cơm khá hơn b́nh thường. Có lẽ anh Thịnh không biết rằng ḿnh bị xử tử, v́ theo như mấy người đi dự phiên ṭa th́, anh Thịnh không bị bịt mắt, mà chỉ bị trói tay thôi; và anh tỏ ra b́nh thản. Khi được nói, anh Thịnh c̣n ca ngợi sự “khoan hồng của Cách Mạng” và hứa sẽ “học tập cải tạo” tốt.

    Chúng tôi dự đoán rằng anh Thịnh sẽ bị tăng thêm mấy năm án tù nữa thôi. Ngờ đâu, ṭa tuyên án tử h́nh. Khi vừa tuyên án xong, tên vệ binh (đứng cạnh anh) dùng khăn bịt miệng anh ngay, và tiếp theo là bịt mắt. Anh Thịnh có muốn chửi bới bọn chúng cũng chẳng làm ǵ được nữa. Sau đó toà tuyên bố giải tán. Chúng tôi cũng giải tán luôn. Chỉ chừng 15 phút sau, khi các người đại diện chưa về tới lán, chúng tôi đă nghe được mấy tiếng súng nổ. Thôi rồi! Một linh hồn vừa ĺa khỏi xác! Mọi người nh́n nhau ngán ngẩm cho cái số phận mong manh của ḿnh. Tôi thầm xin Chúa mau đưa linh hồn anh Thịnh về nơi vĩnh phúc. Vĩnh biệt Thịnh!

    Về đến pḥng, tôi nghĩ đến ḿnh mà lo ngay ngáy. Chả là trước đây vài tuần, tôi cũng đă gửi lén một lá thư về cho gia đ́nh. Dạo này, chúng tôi đă học xong 10 bài chính trị; chúng tôi đi lao động phía gần hàng rào trại. Hơn nữa, bọn lính gác cũng lơ là, cho nên các bà vợ tù đôi khi gặp may, cũng gặp được chồng ḿnh. Các bà này thường lén lút nhận thư của bọn tôi nhờ chuyển. Tôi đă gửi thư theo cách đó. B́nh thường th́ an toàn, v́ các bà đều là “phe ta” cả. Nhưng biết đâu đấy, lỡ ra các bà ấy bị công an xét hỏi, rồi ḷi ra mấy cái thư lén đó th́ sao đây? V́ thế, tôi chỉ lo, lỡ ra thư của ḿnh nằm trong trường hợp xui xẻo đó th́ lănh đủ. Từ sau ngày anh Thịnh bị xử bắn, ḷng tôi rối bời, ăn không ngon ngủ không yên mặc dù thư của tôi không gay gắt hằn học như của anh Thịnh. Đại ư trong thư, tôi chỉ nói t́nh trạng đói khổ, và nhắc vợ tôi đừng tin những ǵ bọn nó (Việt Cộng) nói.

    T́nh trạng hồi hộp của tôi kéo dài hơn hai tháng th́ tôi nhận được thư nhà, nói bóng gió cho tôi hiểu là đă nhận được lá thư gửi lén của tôi. Tôi thở phào nhẹ nhơm và ḷng thầm cảm tạ Chúa đă giúp tôi tai qua nạn khỏi.

    Tôi nghĩ, không phải chỉ một ḿnh tôi mang tâm trạng lo âu, mà c̣n nhiều người, đă gửi thư lậu cùng thời với tôi, cũng không tránh khỏi hồi hộp nếu trong thư của họ có nội dung “phản động”.

    Số phần của anh Thịnh thật là xui xẻo. Tội của anh đâu đến nỗi bị xử tử nhưng v́ sự việc xảy ra đúng vào lúc mà bọn Việt Cộng cần một con dê tế thần. Chúng cần phải xử bắn một người để ngăn ngừa những mầm mống chống đối trong trại sau vụ án “Nhà Thờ Vinh Sơn” đầu năm 1976 ở Sài-G̣n.

  5. #15
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    4.10. Trại 5 dời đi vị trí mới

    Trong ṿng vài ba tháng, chúng tôi đă tạo dựng cho ḿnh được một căn nhà tương đối vững chắc và kín đáo. Chúng tôi có thể an tâm chờ đợi cái rét của mùa đông năm 1976 sắp tới nay mai. Nhưng số phần chưa cho chúng tôi được như vậy.

    Một buổi sáng, quản giáo (Trung Úy Pḥng) từ trên Ban Chỉ Huy trại xuống gặp đội trưởng của đội tôi. Hai người nói chuyện riêng với nhau một lúc, rồi đội trưởng tập họp cả đội để nhận công tác trong ngày. Đội trưởng cho biết là sẽ có dời trại đi chỗ khác. Công việc chuẩn bị được bắt đầu ngay hôm nay. Mỗi tổ phải đóng một cái bè nứa lớn, đủ để chở cả tổ.

    Chúng tôi chia nhau leo lên núi chặt luồng (một loại nứa lớn), đem về ghép bè. Chiều dài cây luồng phải dài cỡ 5 mét. Như vậy, khi ghép thành bè, th́ cái bè có chiều dài là 5 mét. Muốn cho bè có khả năng chở được cả tổ 10 người (*) th́ phải ghép nhiều cây luồng với nhau. Tổ tôi không làm bè lớn, mà chia làm hai, mỗi nhóm 5 người cho một bè. Đóng bè nhỏ th́ dễ dàng hơn; và khi đi trên mặt nước sẽ nhanh hơn v́ ít bị sức cản của nước. Có tổ th́ chia hai, 4 người và 6 người; làm như vậy th́ số tay chèo không bị lẻ, mỗi bên bè hai người hoặc ba người.

    (*)Tôi không nhớ là thời gian này một đội có mấy tổ, 4 hoặc 5. Nếu là 5 tổ th́ mỗi tổ có 10 người.

    Sau hơn một tuần chuẩn bị, trại bắt đầu di chuyển. Chúng tôi chèo bè mất hơn một giờ th́ cặp bờ hồ phía bên kia. Lên bờ và làm lại từ đầu như ngày mới đến Thác Bà. Cũng phân chia nhau vào rừng chặt cây về làm nhà. Công việc kéo dài cả tháng mới xong.


    4.11. Đội trưởng Phạm Ngọc Diêu

    Diêu có cấp bậc thiếu tá, khóa 14 Thủ Đức, nhưng không phải là chính quy, mà là sĩ quan Bảo An. Thời điểm 1964 trở về trước, ngoài số sinh viên sĩ quan chính quy, c̣n có sĩ quan Bảo An (bán chính thức) cùng học một chương tŕnh huấn luyện như nhau. Điều khác biệt là, sinh viên sĩ quan chính qui ra trường với cấp bậc chuẩn úy, lương sơ khởi là 3,260 (?) đồng một tháng nhưng có phụ cấp vợ con; v́ thế người có vợ con sẽ lănh tiền nhiều hơn người độc thân. Ngược lại, sinh viên sĩ quan Bảo An ra trường với cấp bậc thiếu úy, lương tháng hơn bốn ngàn (tôi không nhớ rơ) nhưng không có phụ cấp vợ con; ai cũng lănh lương như nhau, trừ trường hợp khác cấp bậc.

    Về điều kiện thi tuyển cũng khác nhau. Từ trước năm 1961, cả chính qui hay Bảo An đều đ̣i hỏi tŕnh độ học vấn là lớp Đệ Nhị (lớp 11). Tuy nhiên, sự thi tuyển đối với ngành chính qui khó khăn hơn, v́ nhiều người dự thi, mà số tuyển dụng th́ có hạn. Bên ngành Bảo An, ít người thi hơn, nên cơ may trúng tuyển cao hơn nhiều.

    Từ khóa 12 Thủ Đức trở đi (1961), bên ngành chính qui đ̣i hỏi phải có bằng Tú Tài 1 trở lên mới được nạp đơn. Người có bằng Tú Tài 1 cũng chỉ có tŕnh độ lớp Đệ Nhị, nhưng đă thi đậu kỳ thi cuối năm học, tức là thuộc loại học sinh giỏi. Đậu được bằng Tú Tài 1 không phải là dễ ở thời điểm này; thường thường tỉ số thí sinh đậu toàn quốc là 20/100 mà thôi. C̣n bên ngành Bảo An, điều kiện vẫn như trước.

    Xin mở dấu ngoặc ở đây: Theo như kế hoạch th́, từ khóa 12 Thủ Đức, bên chính qui đều là những người có bằng Tú Tài 1 trở lên bị gọi động viên. Đây là khóa sĩ quan động viên đầu tiên dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Ai lớn tuổi phải đi trước; ai nhỏ tuổi đi sau. V́ thế lớp sĩ quan động viên khóa 12 Thủ Đức đều là những người lớn tuổi. Kẹt một điều là, một số những người bị gọi động viên khóa 12, v́ có gốc lớn hoặc v́ chạy chọt cho nên được hoăn hoặc được miễn dịch. Do đó, số người tŕnh diện theo lệnh động viên không đủ cho khóa 12. Để bù đắp vào chỗ trống này, bộ Quốc Pḥng (?) cho phép nhận thêm những người không có bằng Tú Tài 1 mà có đơn t́nh nguyện, được thi vào học khóa 12 Thủ Đức. Sự việc này dẫn tới sự cách biệt khá xa về tuổi tác cũng như về tŕnh độ văn hoá trong đám sinh viên sĩ quan chính qui. Những người bị động viên thường là các giáo sư đại học, giáo sư trung học, trưởng pḥng hoặc trưởng ty trong các cơ quan của chính phủ và, dĩ nhiên họ là những người lớn tuổi. Trong khi những người t́nh nguyện th́ ở vào lứa tuổi 19 – 20, chán học, vào lính để thỏa chí tang bồng hồ thỉ. V́ thế, cái cảnh thày và tṛ ở ngoài đời, bây giờ cùng học chung một khóa sĩ quan với nhau đă từng xảy ra. Kể từ khóa 12 trở đi th́, cái cảnh thày phải chào tṛ cũng đă từng xảy ra v́ tṛ t́nh nguyện đi học khóa 11, c̣n thày th́ bị động viên khóa 12; tṛ là huynh trưởng cho nên thày gặp huynh trưởng là phải chào. Nếu ở ngoài đời, thày lỡ có điều ǵ làm phật ư tṛ, th́ đây là cơ hội để tṛ trả thù; tṛ sẽ t́m dịp để bắt lỗi thày (quên không chào huynh trưởng, chẳng hạn), bắt thày hít đất, nhẩy xổm, hoặc chạy quanh sân cờ cho bơ ghét, cho “biết thế nào là lễ độ”. Tóm lại, riêng nhóm sinh viên sĩ quan chính qui của khóa 12 Thủ Đức gồm có ba thành phần như sau:

    a) Thành phần bị (*) động viên, chiếm đa số, là những người lớn tuổi, có tŕnh độ học vấn cao. Hoặc, ít ra cũng phải có bằng Tú Tài 1 nhưng trước khi nhập ngũ họ đă từng giữ các chức vụ trưởng pḥng, trưởng ty của một cơ quan nào đó.
    b) Thành phần t́nh nguyện, có bằng Tú Tài 1 trở lên, họ c̣n rất trẻ, cỡ trên dưới 20, chán học, muốn nhập ngũ để thỏa chí tang bồng hồ thỉ. Số người này rất ít.
    c) Thành phần t́nh nguyện, không có bằng Tú Tài 1, và hầu hết cũng ở tuổi trên dưới 20. Họ nhập ngũ vừa để thỏa chí làm trai và cũng vừa là một lối thoát cho họ v́ đường học vấn lận đận. Những người này phải qua một kỳ thi sát hạch, nếu đậu th́ mới được vào học.

    (*) Ghi chú: Tôi dùng chữ “bị” để chỉ tính cách thụ động (passive voice) và tiêu cực (negative) của chủ từ. Bởi v́, những người thuộc thành phần (a) trên đây, có ai muốn nhập ngũ đâu. Họ đang làm việc ở những nơi không gươm đao súng đạn, lại gần gũi gia đ́nh, có ai lại muốn nhập ngũ cơ chứ. Họ là những người bị động viên, chứ không thể nói là được động viên. Chữ “được” cũng có tính cách thụ động (passive voice) nhưng hàm ư tích cực (positive). Do đó nói là “được động viên” sẽ không thích hợp. Nói như vậy không có nghĩa là họ không yêu nước. Bộ, cứ đi lính mới là yêu nước sao? Ai cũng yêu nước nhưng mỗi người có một cách yêu nước khác nhau. Họ không thích đi lính th́ dùng chữ “bị” là hợp lư. Tuy nhiên, khi đă khoác áo chiến binh rồi, th́ họ lại thể hiện ḷng yêu nước của họ theo kiểu nhà binh, đánh giặc chết bỏ, đôi khi c̣n hăng hơn cả mấy người t́nh nguyện nữa. Sau một thời gian sống trong quân ngũ, nhiều người trong số bị động viên lại cảm thấy thích đời lính hơn và không muốn xin giải ngũ sau khi đă ở đủ 4 năm trong quân đội.

    Có người nói rằng thời hạn 3 năm trong quân đội th́ được giải ngũ (nếu muốn). Điều này không đúng, mà phải là 4 năm. Bằng chứng hả? Có ngay đây. Tiểu đoàn tôi (TĐ52PB), khóa 12 Thủ Đức có anh Nguyễn Bảo Ngôn và anh Trần Hữu Quảng; anh Ngôn giải ngũ trước tôi 1 năm v́ anh nhập ngũ trước một năm ( giữa năm 1961); anh Quảng tử trận 6 tháng trước khi được giải ngũ. Khoá 13 có anh Phùng, giáo sư Trung học Trần Lục, giải ngũ trước tôi 6 tháng (tháng 3/1966); tôi là người thay thế anh, làm Sĩ quan Truyền Tin Tiểu Đoàn khi anh giải ngũ. Kế đến là khóa 14 Thủ Đức, có anh Hưng, giáo sư Trung học Nguyễn Đ́nh Chiểu (Mỹ Tho) và tôi (thuộc loại t́nh nguyện nhập ngũ); hai chúng tôi cùng giải ngũ tháng 9/1966. Tất cả chúng tôi đều phải ở trong quân đội đủ 4 năm, chứ không phải 3 năm. Nếu sau 3 năm được giải ngũ th́ anh Quảng đă không tử trận v́ khi anh chết, anh đă phục vụ trong quân đội được 3 năm rưỡi rồi. Ngoài ra, tiểu đoàn tôi c̣n có anh Lê Văn Hội, khóa 14 Thủ Đức, cũng thuộc loại t́nh nguyện như tôi nhưng không xin giải ngũ.

    Tưởng cũng nên nói thêm để các bạn trẻ hiểu rơ hơn, rằng: Cùng là bị gọi nhập ngũ nhưng có hai cách gọi khác nhau; chữ “Động viên” dùng cho những người sẽ vào học trường sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức hoặc trường hạ sĩ quan (nếu đương sự không có bằng Tú Tài mà chỉ có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp ); c̣n chữ “Quân dịch” dùng cho hàng binh sĩ.


    Từ năm 1964 (thời chính phủ Nguyễn Khánh) th́ không c̣n Bảo An nữa; tất cả đều thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và hưởng qui chế như nhau về cấp bậc và lương bổng.
    Tôi phải dài ḍng như trên để nói lên tŕnh độ học vấn của Phạm Ngọc Diêu.

    Diêu cư xử với cựu chiến hữu của ḿnh không c̣n t́nh huynh đệ chi binh nữa. Bây giờ Diêu tự coi ḿnh ở vị thế cao hơn và dùng mọi sáng kiến để đem lại lợi ích cho “Cách Mạng” với mục đích là mong được thả về sớm. Quản giáo mới của đội (từ ngày trại sang vị trí mới) là Thiếu Úy Ngân. Ngân nhờ có Diêu mà khỏe re, ít khi hắn cần xuất hiện; mọi thứ đều có Diêu lo hết.

    Chúng tôi tối nào cũng bị ngồi ngoài sân cho đến kẻng báo ngủ (9 giờ tối) để nghe Diêu phê b́nh kiểm điểm mọi người về công tác lao động trong ngày. Diêu c̣n “cán bộ” hơn cả cán bộ. Thật đúng là một tên hắc ám.

    Diêu có tật nói dài, nói dai, nói dở; hắn nói đến nỗi sùi cả bọt mép. Dở là cái chắc, v́ có ai muốn nghe hắn thở ra cái giọng điệu sặc mùi Việt Cộng đâu. Hắn cố bắt chước bọn Việt Cộng dùng những tiếng mới, như: khắc phục khó khăn, đảm bảo yêu cầu, khẩn trương lao động, giúp đỡ nhau tiến bộ, ba ḍng thác cách mạng, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, v.v…, mới nghe đă thấy mệt rồi.

    Riêng Đội 3 chúng tôi, Diêu ra lệnh “Không ai được quan hệ linh tinh” (nói chuyện riêng với nhau hoặc gặp gỡ nhau). Ai cần mượn cây kim sợi chỉ của người nào, cũng phải xin phép Diêu trước khi đến gặp người đó, kẻo lại bị kết tội “quan hệ linh tinh”.

    Trong lần nhận bưu phẩm đầu tiên, tôi có được nửa kư cà phê (hơn 1 pound) mà không dám chia sẻ cho ai ngoại trừ anh Nguyễn Xuân Hiếu là người cùng tổ và chúng tôi cùng ngồi ăn cơm chung với nhau. Tôi có một anh bạn học từ lúc nhỏ - anh Kiểm. Tôi ở Đội 3, Kiểm ở Đội 1. Hai đội chỉ cách nhau có một con đường (và cũng là sân luôn). Tôi biết Kiểm rất ghiền cà phê mà không dám cho. V́ nếu cho th́ chắc chắn sẽ bại lộ ngay v́ làm sao có thể dấu được mùi cà phê cơ chứ. Và, một anh bạn ở Tổ 4 (cùng đội tôi) cũng ghiền nặng cà phê. Anh tới năn nỉ tôi cho anh cái bă cà phê để anh nấu lại xái nh́. Nhưng tôi cũng không dám cho v́ anh nằm cách Diêu có mấy người thôi; chắc chắn là Diêu sẽ biết. Nếu mà muốn cho bạn bè th́ bắt buộc phải hối lộ cho Diêu - điều mà tôi không thích. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi tự trách ḿnh rằng “Mày là thằng hèn nhát; việc ǵ mà phải sợ nó đến như vậy?” Mà, lúc đó tôi hèn thật. Th́ cứ cho bạn ḿnh uống, chẳng lẽ nó giết được ḿnh sao? Anh Kiểm đă ra người thiên cổ khi c̣n trong tù. Mặc dù anh chưa hề mở miệng xin tôi cho anh cà phê nhưng tôi tự cảm thấy ḿnh đă thiếu sót với anh. C̣n anh bạn ở Tổ 4 kia, chắc anh cũng thông cảm mà không c̣n giận tôi nữa.

    Diêu muốn cho Đội 3 trở thành con chim đầu đàn của trại để hắn trở thành đội trưởng đầu đàn, cho nên hắn c̣n bắt chúng tôi sắp xếp giường chiếu giống như là ngày chúng tôi c̣n học ở quân trường. Mỗi buổi sáng, trước khi ra khỏi trại, người nào cũng phải kéo chiếu lại cho thật ngay ngắn. Ở đầu giường th́ phải dùng một cái chăn (mền) đỏ, mà khi chúng tôi mới ra Bắc được cấp phát mỗi người hai cái, gói mùng và cái mền đỏ thứ hai vào bên trong. Phải gói làm sao cho cái mền bọc bên ngoài có góc cạnh vuông vức giống như một cái hộp h́nh khối chữ nhật mầu đỏ ở đầu giường. Chưa hết đâu, mọi người phải gióng hàng cho tất cả các “hộp” trên đầu giường phải thẳng hàng với nhau. Không ai được cao hơn hay thấp hơn những người bên cạnh.

    Chúng tôi rất bực ḿnh với cái kiểu kiếm điểm của Diêu nhưng chẳng ai dám có phản ứng ǵ. Sự không có phản ứng ǵ, ở một khía cạnh nào đó, được coi là hèn nhát; nhưng ở một góc nh́n khác, th́ được coi như là một cách sống khôn ngoan, nín thở qua sông, bắt chước Hàn Tín (chui qua háng) để mà sống c̣n, chờ dịp phục hận. Thời điểm này là lúc đen tối nhất trong cuộc đời của chúng tôi, không thấy có le lói một chút ánh sáng hy vọng nào cả. Biết làm ǵ hơn là nhẫn nhục chờ thời, miễn là đừng có hành vi “đâm sau lưng chiến sĩ” là tốt rồi.

    Tôi nghe ai đó nói rằng Diêu được về sớm, vượt biển và định cư ở Úc. Trong thời gian ở đảo, chờ đi định cư, Diêu bị ăn đ̣n về tội đă quay lưng lại với đồng đội khi c̣n trong tù. Không biết đây có phải là v́ họ ghét mà phao ra tin đó hay không? Cho đến bây giờ, tôi cũng chẳng biết Diêu đang ở đâu, bên Mỹ hay bên Úc? Nếu c̣n sống, giờ này Diêu đă ăn năn xám hối chưa nhỉ? Nhưng dù sao th́ Diêu vẫn c̣n khá hơn nhiều lần tên Bùi Đ́nh Thi - người đă đánh đập Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, xin xem Tôi Phải Sống của Linh Mục N.H. Lễ.


    4.12. Ông Hoàng già

    Đội tôi chỉ có một người tên là Hoàng, tôi không nhớ họ. Ông Hoàng là một trong vài người lớn tuổi nhất đội cho nên chúng tôi thường gọi ông là Hoàng già. Dần dần chữ “già” trở nên gắn bó với cái tên của ông. Khi nói đến ông mà không kèm theo chữ “già” th́ tự nhiên thấy thiêu thiếu một cái ǵ đó.

    Ông Hoàng già là dân Bắc Kỳ di cư 1954. Có lẽ ông cũng “rành sáu câu” (hiểu rơ) về bọn Việt Cộng quá rồi cho nên ông rất ít khi tṛ chuyện với ai. Ông rất hiền lành, duy có điều là không bao giờ ông làm việc đạt chỉ tiêu (để giữ ǵn sức khỏe mà). V́ thế, trong những buổi tối phê b́nh lao động, Phạm Ngọc Diêu luôn nhắc đến tên ông.

    Một buổi tối, Diêu gay gắt phê b́nh sự chây lười lao động của ông. Diêu nói:
    - Anh Hoàng kể từ nay phải khắc phục khó khăn để cố gắng đạt được chỉ tiêu lao động hằng ngày do trại ấn định (Diêu ấn định th́ đúng hơn là trại ấn định). Nếu anh Hoàng c̣n ngoan cố th́ tôi sẽ đề nghị cắt bớt khẩu phần ăn của anh và đồng thời phạt giam anh vào nhà kỷ luật.

    Kẻng báo ngủ (9 tối) mà Diêu chưa cho đội nghỉ, Thấy vậy, ông Hoàng già đứng phắt dậy, không cần theo thủ tục giơ tay xin phát biểu như thường lệ, ông chỉ tay vào mặt Diêu và nói:

    - Này Diêu, tao mà chết ở đây do mày hành hạ, tao sẽ hiện hồn về bóp cổ cho mày chết lè lưỡi ra nghe chưa? Tao sẽ không tha mày đâu.

    Nói xong, ông Hoàng ngồi xuống. Cả đội sửng sốt v́ thái độ bất ngờ của ông Hoàng. Những lúc b́nh thường, ông hoà nhă với mọi người, mà sao hôm nay ông lại làm dữ vậy? Con giun xéo lắm cũng quằn, ông đă bị dồn vào đường cùng rồi cho nên ông không biết sợ là ǵ nữa.

    Diêu thấy t́nh thế bất lợi cho hắn, nên đă cho đội giải tán, đi ngủ. Mọi người thở phào nhẹ nhơm v́ đă qua một buổi tối nặng nề. Từ đó về sau, Diêu cũng bớt phần nào hung hăn trong việc kiểm điểm và phê b́nh hằng ngày. Hắn cũng có vẻ ngán ông Hoàng già cho nên cũng bớt chĩa mũi dùi vào ông như trước đây.

    Riêng ông Hoàng già, ông chưa có dịp để bóp cổ tên Diêu v́, ít ra là, cho tới năm 1990, ông Hoàng vẫn c̣n sống nhăn răng; ông chưa thành ma để bóp cổ Diêu được. Anh Vũ Ngự Chiệu có lần đă gặp ông ở Sài-G̣n trong những ngày tháng anh chờ đợi đi Mỹ (năm 1990). Không hiểu ông Hoàng có đi Mỹ, hay là ngại v́ tuổi già, không đi, mà vẫn c̣n ở Việt Nam chăng?

    (c̣n tiếp)

  6. #16
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    4.13. Tổ trưởng ṿng xoắn

    Tổ trưởng Tổ 3/Đội 3 là anh Tiếu. Anh gốc là Lực Lượng Đặc Biệt, người miền Trung. Anh rất hiền hoà và đối xử tử tế với anh em trong tổ. Khi Trại 5 sang vị trí mới này, được chừng vài tháng th́ có dịch kiết lỵ. Nhiều người bị dính chấu (tiếng lóng, mắc bịnh) trong đó có anh Tiếu. Nhân có ngày lễ (tôi không nhớ là lễ ǵ), trại giết trâu mừng lễ. Anh Tiếu vẫn c̣n đang bịnh, có người khuyên anh không nên ăn thịt trâu nhưng anh không nghe v́ “ngàn năm mới có một thuở” th́ làm sao bỏ qua được. Anh cứ ăn và hôm sau anh đă từ giă cơi trần chỉ v́ mấy miếng thịt trâu ngày hôm trước. Anh ra đi, để lại mối thương tiếc ngậm ngùi cho đồng đội của anh. Ông Trời có bất công không, khi người hiền th́ phải chết, mà kẻ ác th́ vẫn sống hùng sống mạnh?

    Đồng thời, ở Đội 4 cũng có một anh ra đi. Đó là anh Tường, khoá 15 Pháo Binh. Anh Tường quê ở Xóm Mới, G̣ Vấp, Gia Định. Tường đă có thời gian cùng chung đơn vị với tôi, ở Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh, thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh. C̣n một người nữa thoát chết là anh Nguyễn Văn Diện, sẽ kể sau.

    Sau khi anh Tiếu chết, anh Tân (Bắc Kỳ di cư 1954) được chỉ định làm tổ trưởng Tổ 3, thay cho anh Tiếu. Anh Tân cũng hiền hoà nhưng có điều anh hơi “nhát đèn”. Có lẽ là anh yếu thần kinh. Người ta nói “Con mắt là cửa sổ của tâm hồn”; cứ nh́n con mắt của anh th́ biết ngay anh không có ư chí mạnh mẽ.

    Lúc Tân nhận chức tổ trưởng, cũng là thời kỳ đầu của mùa chặt nứa. Đội trưởng Phạm Ngọc Diêu ra chỉ tiêu, mỗi người phải chặt 5 bó nứa lớn một ngày (kích thước sẽ mô tả sau). Mỗi bó nứa là 10 cây. Tân nẩy ra sáng kiến để xác định xem đội viên có chặt nứa đúng kích thước ấn định không, bằng cách dùng dây rừng khoanh thành một ṿng tṛn để đo chu vi bó nứa. Bó nứa nào nhỏ, có thể lọt qua ṿng tṛn dễ dàng, tức là không đạt chỉ tiêu. Bó nứa phải lớn hơn ṿng tṛn, hoặc ít ra là phải vừa khít với ṿng tṛn th́ mới đạt yêu cầu. Những bó nứa không đạt th́ chủ nhân của nó phải đi chặt bó khác.

    Cách kiểm tra nứa của Tân gây rất nhiều khó chịu cho mấy người trong Tổ 3 của Tân nhưng không ai dám phản đối. Họ chỉ nhạo báng Tân bằng cách gọi Tân là “Tổ trưởng ṿng xoắn.”

    Đúng ra th́, tổ trưởng không có nhiệm vụ kiểm tra nứa. Đây là nhiệm vụ của đội trưởng. V́ thế 3 tổ kia, tổ trưởng chẳng cần kiểm tra ǵ cả. Chúng tôi cứ việc đem nứa đến cho đội trưởng kiểm tra. Tân làm như vậy là để kiếm điểm với đội trưởng; ra cái điều ta đây tích cực trong chức năng tổ trưởng.


    4.14. Mùa chặt nứa

    Trại 5 có năm đội gồm các Đội 1, 2, 3, 4, và 5.
    Đội 1 và Đội 3 có nhiệm vụ chặt nứa. Hai đội cùng một nhiệm vụ như nhau nhưng Đội 1 dễ thở hơn nhiều nhờ có đội trưởng thuộc “phe ta”. Đó là anh Huỳnh Văn Chờ, khóa 20 Vơ Bị Đà lạt.

    Tôi thấy những người trong Đội 1 vẫn tỏ ra thảnh thơi (so với Đội 3 thôi) trong khi Đội 3 chúng tôi phờ râu trê. Tôi gặp lại anh Chờ trong chuyến bay từ Việt Nam sang Thái Lan ngày 19 tháng 6 năm 1991 (Tôi nhớ rơ ngày này v́ nó là ngày Quân Lực – 19/6, khi chúng tôi chưa buông súng). Gia đ́nh hai chúng tôi cùng ở một pḥng trong ṿng một tuần lễ, rồi chúng tôi cùng đi máy bay một ngày (25/6/1991) sang Mỹ nhưng không nhớ là có cùng một máy bay không.

    Trước khi bắt đầu "chiến dịch," bọn tôi được huấn luyện cách chặt nứa và bó nứa, được biết thế nào là nứa loại 5, nứa loại 7.

    Nứa loại 5 (nứa năm) phải có đường kính ít nhất là 5 cm (2 inches) trở lên, họ không ấn định đường kính tối đa là bao nhiêu, nhưng ai chặt nứa to th́ phải vác nặng, vậy th́ ai ngu ǵ mà chặt nứa to. Nứa loại 7 (nứa bẩy hay c̣n gọi là nứa tép) đường kính từ 2 đến 3 cm (0.8 đến 1.2 inch). Nếu chọn chặt nứa 7 th́ chỉ tiêu là 6 bó, mỗi bó 20 cây và chiều dài là 4 mét (13 ft). Nếu chọn nứa 5 th́ chỉ tiêu là 5 bó, mỗi bó 10 cây và chiều dài 5 mét (16.5 ft). Cây nứa ở phần gốc phải chặt bằng 4 nhát dao ở sát cái mắt nứa cuối cùng, không được chặt bằng hai, ba, hoặc một nhát dao. Nếu chặt chỉ bằng một nhát dao th́ gốc nứa trông giống như đầu một cái đ̣n càn (đ̣n xóc). Chỉ được buộc hai lạt cho một bó nứa, một lạt phải cách phần gốc nứa là 20 cm (8 inches), c̣n lạt buộc ở phần ngọn th́ cách ngọn chừng 1 mét (3.3 ft). Người nào buộc lạt sát phần ngọn quá th́ khi "xuống núi", lạt sẽ bị móc vào cọc hoặc các gốc cây (đă chặt) làm trở ngại di chuyển.

    Ngoài ra, riêng Đội 3, Diêu c̣n đưa ra khẩu hiệu "Đi không về có," nghĩa là mỗi ngày, mỗi người phải mang về trại 4 cây nứa lớn, đường kính từ 5 cm trở lên. Sau khi đă chất nứa thành đống, nói theo kiểu Việt Cộng là đă nghiệm thu nứa xong, đội trưởng kiểm điểm nhân số và cho về trại, trên vai mỗi người vác 4 cây nứa lớn.


    4.15. Anh Mẫn mập

    Tôi không nhớ họ của anh mặc dù đă có thời ở cùng đơn vị và hai năm ở Trại 5, Thác Bà. Mẫn không phải là dân pháo binh, mà là Sĩ Quan Tài Chánh của Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh, Sư Đoàn 5 Bộ Binh, hồi tôi mới ra trường. Mẫn cũng cùng khoá 14 Thủ Đức với tôi.

    Mẫn có máu Tầu, khi ở cùng đơn vị, Mẫn mập mạp với cái bụng to, trông giống chệt hơn là Việt. Rồi thời thế thay đổi, hai người lại ở chung một đội, tuy nhiên chúng tôi chưa thân nhau để có thể gọi là bạn được.

    Anh Mẫn là người to béo quá cỡ và rất chậm chạp, hầu như ít khi anh đủ chỉ tiêu v́ thế anh mới lấy trộm nứa của người khác (mà tổ trưởng Tiếu phát hiện). Có lần tôi thấy anh kéo một bó nứa quá to, chỉ có 10 cây nhưng là cây to cho nên nó nặng gấp hai lần bó nứa thường. Lư do là v́ anh không thể leo cao cho nên anh đă chặt lại cái phần nặng (phần giữa) của cây nứa mà người khác bỏ lại sau khi họ đă chặt lấy phần ngọn rồi. Có người đă từng nh́n thấy, có lần Mẫn vừa kéo nứa xuống núi vừa khóc, thật tội nghiệp!

    Anh Nguyễn Xuân Hiếu cho biết, Hiếu đă đôi lần gặp Mẫn ở Cali và nói “Bây giờ (2008) trông nó mập lắm, dáng đi ục à ục ịch v́ phải đeo một cái thùng nước lèo khá lớn trước bụng.” Cũng mừng cho anh v́ ngày c̣n chặt nứa, tôi không nghĩ rằng Mẫn sẽ qua khỏi “con trăng này”.


    4.16. Mánh của Phạm Ngọc Diêu


    Đội trưởng Phạm Ngọc Diêu không leo chặt nứa bao giờ nhưng vẫn có nứa để báo cáo với cán bộ rằng ḿnh cũng đủ chỉ tiêu (dù chỉ tiêu nhỏ hơn chúng tôi), cái mánh như sau:

    Khi kiểm tra (quality control) nứa của anh em trong đội, anh ta chỉ cần moi ra một vài bó nứa hơi bị ngắn một chút và phán rằng nứa không đủ chỉ tiêu, thế là nạn nhân phải chặt lại bó khác và Diêu lấy bó nứa "không đủ chỉ tiêu" đó cho ḿnh.

    Qua vài ngày đầu, tôi biết cái mánh của Diêu cho nên tôi đă chuẩn bị một cái gậy vừa dùng để chống, vừa làm thước đo. Rồi tôi chờ dịp Diêu đang có "cái thước" trong tay, tôi chạy lại vờ hỏi "Anh Diêu, cho tôi mượn cái thước của anh để làm mẫu được không?" Tôi so thước của Diêu với thước của tôi và dùng dao khắc cái dấu ngay trước mặt Diêu. Như thế là ngầm bảo cho Diêu biết rằng tôi đă dùng đúng thước của anh rồi nhé. Từ hôm đó về sau, Diêu không đo nứa của tôi khi tôi tới giao nạp nứa nữa.


    4.17. "Chân c̣n nhịp nhịp là chưa chết."

    Một buổi chiều sau khi đă đưa hết nứa vào băi để chờ ngày đóng bè giao hàng, cả Đội 3 tập họp điểm danh trước khi về trại. Lúc đó mới phát hiện ra là Tổ 1 của tôi c̣n thiếu một người, nh́n qua nh́n lại th́ thấy vắng mặt anh Trần Văn Hiệp. Thế là cả đội chia nhau từng nhóm hai hay ba người, đi ngược trở lên các đồi nứa để t́m anh Hiệp. Chúng tôi hỏi nhau xem ai là người chặt nứa gần khu anh Hiệp chặt. Chúng tôi vừa đi vừa gọi lớn tiếng và lo lắng không biết chuyện ǵ đă xảy ra với anh, nứa đâm lủng bụng? rắn cắn? trăn quấn? hay là trúng gió? Khoảng chừng nửa giờ sau th́ nghe hô lớn "T́m thấy rồi," có tiếng hỏi "Có sao không?" Khi nghe được tiếng "không" th́ chúng tôi mới thấy hết lo. Anh Hiệp ngồi dậy và kéo một bó nứa xuống núi, hai bó c̣n lại th́ bọn tôi kéo phụ anh cho lẹ, chứ để anh làm một ḿnh th́ phải vài giờ nữa mới xong. Anh bạn (quên tên) trông thấy Hiệp đầu tiên kể rằng "Tớ đi quần quanh đây gọi hoài mà nó chẳng thèm trả lời, đến khi nh́n thấy nó nằm nhưng chân cứ nhịp nhịp th́ biết chắc là nó c̣n sống, thật hết biết cái thằng ĺ lợm!" Anh Hiệp (Đ/U) c̣n rất trẻ, xuất thân trường Thiếu Sinh Quân. Có lẽ anh là người mà Đội Trưởng Diêu ghét nhất. Anh lầm ĺ ít nói, không chống đối ra mặt nhưng chống đối bằng cách tiêu cực: rất ít khi anh làm đủ chỉ tiêu dù là việc ǵ. V́ thế Tổ 1 chúng tôi thường phải "ngồi đồng" (ngồi thành ṿng tṛn) để phê b́nh kiểm thảo anh về việc chây lười lao động. Ngay tối hôm đó, tổ tôi phải "ngồi đồng" để phê b́nh và phải “đề xuất” (đề nghị) cho anh Hiệp bị cắt thêm 3 kg gạo một tháng. Anh Hiệp nói: "Tiêu chuẩn gạo của tù là do nhà nước ấn định, không ai có quyền cắt phần ăn của tôi được." Kết quả ra sao sau đó th́ tôi không c̣n nhớ rơ nữa.

    Bạn Hiệp ơi, nếu bạn đọc được những ḍng này th́ xin bạn biết cho rằng: Mặc dù lúc đó chúng tôi không được vui bởi cứ phải "ngồi đồng" v́ bạn, bạn đă làm mất đi những thời giờ quí báu mà lẽ ra chúng tôi được hưởng để nghỉ ngơi sau một ngày vật lộn với "giặc nứa", nhưng không phải v́ vậy mà chúng tôi khinh bạn, ngược lại, chúng tôi khâm phục ḷng quả cảm và tính kiên tŕ của bạn, chúng tôi HÈN hơn bạn nhiều, bạn xứng đáng là đứa con yêu của trường mẹ - trường Thiếu Sinh Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.


    4.18. Làm đơn xin ăn sắn 100%


    Sau khi đă đi chặt nứa chừng vài tháng, bọn tôi đă xuống sức rất nhiều, phần v́ thiếu ăn, phần v́ phải làm quá sức. Thời gian này, buổi sáng và trưa ăn sắn (khoai ḿ) luộc, buổi chiều thường được ăn cơm, mỗi người được chừng hai chén cơm nhỏ (gạt ngang mặt chén), ăn xong mà vẫn tưởng như ḿnh chưa ăn! Anh Trần Văn Luông, một đại úy c̣n rất trẻ, h́nh như trước 30/4/75 anh Luông làm ở Trung Tâm Khai Thác An Bài Điện Tử/Bộ Tổng Tham Mưu, hết chịu nổi cái đói nó hành hạ; anh Luông viết một tờ đơn gửi lên trại để xin trại cho anh ăn sắn 100% thay v́ bữa cơm bữa sắn. Sau này anh tâm sự với tôi rằng dù sao th́ sắn vẫn lâu tiêu hơn là gạo hẩm, nó giúp cho bao tử của anh có cảm giác đầy đầy cái bụng một chút. Vài ngày sau khi đơn của anh Luông gửi đi th́ vào một buổi sinh hoạt tối, cán bộ quản giáo (Thiếu Úy Ngân) xuống đội tham dự và giải thích về chính sách khoan hồng của “Cách Mạng.” Rồi, Ngân nói về cái đơn xin ăn sắn của anh Luông, Ngân nói đại ư rằng anh Luông đă gián tiếp phản đối “Cách Mạng” rằng “Cách Mạng” đă để tù phải ăn đói đến nỗi chịu hết nổi phải xin ăn sắn 100%; trại không bao giờ chấp thuận yêu cầu của anh Luông đâu. Ngân nói ṿng vo tam quốc rất dài và sau cùng kết thúc bằng một cái lệnh là anh Luông phải làm bản tự phê b́nh về việc này. Đây mới chỉ là màn dạo đầu cho một đ̣n thâm hiểm sắp sửa xảy ra.

    Độ hơn một tuần sau, anh Luông bị bắt tại trận khi anh đang nhổ trộm một gốc sắn. Anh Luông bị đưa về đứng giữa sân trại một buổi , trên vai vác một gốc sắn c̣n dính đầy củ. Khi trời tối, anh bị đưa thẳng vào nhà kỷ luật. Độ một tuần lễ th́ anh được thả về sinh hoạt chung với đội. Trong chỗ riêng tư, anh Luông cho tôi biết rằng mỗi đêm anh bị một tên bộ đội tới đánh anh một trận. Có một đêm duy nhất, khi thấy bộ đội mở cửa là anh đă chuẩn bị nhận đ̣n, nhưng thật là bất ngờ khi anh nghe người bộ đội này nói rằng "Đêm nay tôi được lệnh tới đánh anh nhưng tôi tha cho anh đấy, nhớ đừng để ai biết đấy." Nói xong người bộ đội này bỏ đi.

    Anh Nguyễn Xuân Hiếu, mới đây (2008), cho tôi biết rằng thỉnh thoảng có gặp Trần Văn Luông ở Cali và nói: “Dạo này hắn để râu, trông giống như Hồ Chí Minh; chỉ khác một chút là mặt của HCM th́ đầy đặn, c̣n mặt hắn th́ xương xương. Hắn ăn mặc xuề xoà giống như mấy ông già miền Lục Tỉnh vậy.”


    4.19. “Biết bơi mà bầy đặt giả vờ."


    Một buổi chiều cuối tháng 11/76, trời se se lạnh, tổ tôi (Tổ 1) có nhiệm vụ đóng bè nứa v́ số lượng nứa chất trên băi đă đủ cho một bè nứa lớn rồi. Sau khi đă đóng bè xong th́ trại sẽ giao hàng cho người mua (một hợp tác xă nào đó ở Hà Nam Ninh).

    Hôm nay tổ tôi không phải chặt nứa nhưng phải vào rừng kiếm đủ số giây leo đem về để đóng bè vào buổi chiều. Tổ chia ra hai nhóm, một nhóm ở trên bờ vận chuyển nứa xuống nước, một nhóm phải lội xuống nước để kết những bó nứa thành bè. Người nào cũng ngại phải lội xuống nước v́ lạnh mà cơ thể quá thiếu năng lượng nên cái lạnh càng ác liệt hơn. Các tổ kia th́ chuyển nứa từ kho xuống chỗ đóng bè.

    Anh Trần Văn Luông bị nằm trong nhóm phải lội xuống nước. Anh khiếu nại là anh không biết bơi (có chỗ nước sâu ngập đầu người) th́ sao lội xuống nước được. Nghe anh Luông nói vậy, tổ phó Lê Văn San (*) hứ lên một tiếng và nói "Biết bơi mà bầy đặt giả vờ." Tên vệ binh đứng cạnh đó nghe San nói thế, liền gọi anh Luông đến và đánh anh Luông; hắn dùng báng súng và cả ṇng súng AK 47 thúc vào người anh Luông cho đến khi anh té xuống và nằm quằn quại dưới đất nó mới ngưng. Nh́n thấy cảnh anh Luông bị đánh mà tôi cảm thấy dợn tóc gáy. Không hiểu nếu là tôi th́ không biết có chịu nổi trận đ̣n đó không?

    Thời gian ở Đội 3/Trại 5, anh Luông là người thường bị ăn đ̣n nhiều nhất. Những trận đ̣n đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của anh sau này. Người thứ nh́ thỉnh thoảng bị ăn đ̣n là anh Trần Văn Hiệp, cựu Thiếu Sinh Quân, mà tôi đă đề cập trước đây. Chắc hai anh c̣n nhớ những ǵ đă xảy ra cho ḿnh nhiều hơn là tôi nhớ.

    (*) Lê Văn San xuất thân từ một khóa sĩ quan Đặc Biệt (Trung sĩ có đủ thâm niên quân vụ, và có đơn xin th́ được cho đi học khóa này). Khi ra trường, San sang ngành Lực Lượng Đặc Biệt. San có cái đặc biệt là khi đọc sách th́ không bao giờ đeo kiếng trắng, nhưng mỗi lần có hội hè đ́nh đám th́ San đeo cặp mắt kiếng trắng để làm dáng trí thức. Chắc chắn kiếng của hắn chỉ là “bản mặt song song” (mắt kiếng không có độ). Cái đặc biệt thứ hai nữa là, mỗi khi họp tổ về bất cứ lư do ǵ, San luôn luôn để bên cạnh một cuốn sách, lúc th́ cuốn Tư Bản Luận, lúc th́ một tác phẩm dầy cộm do Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, hoặc Hồ Chí Minh v.v… viết.



    Lê Văn San lúc nào cũng tỏ ra ta đây là người tiến bộ. Chưa ai bắt được bằng chứng là San làm ăng-ten, nhưng hầu như mọi người trong đội đều nghĩ rằng hắn làm ăng-ten cho Việt Cộng.

    Tôi có gặp Lê Văn San vài lần tại văn pḥng Dịch Vụ Xuất Ngoại ở đường Nguyễn Trăi (Chợ Lớn). San thấy tôi th́ chạy tới hỏi chuyện nhưng tôi trả lời cho qua và lảng đi chỗ khác, không thèm nói chuyện với hắn.

    (c̣n tiếp)

  7. #17
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    4.20. Chuyện ăn uống

    Khi đói bụng, nhất là cái đói triền miên trong tù, chúng tôi luôn luôn nghĩ đến ăn. Không được ăn thực sự th́ ḿnh tưởng tượng. Thỉnh thoảng tôi được ăn những món ngon miệng trong giấc mơ. Lúc tỉnh dậy, tiếc rằng sao giấc mơ không kéo dài thêm cho ḿnh thưởng thức chút nữa, thật là uổng.

    Khi đi lao động, chúng tôi người nào cũng đeo theo một túi “cái bang” (dùng chữ trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung, đó là loại túi tự làm, có dây đeo choàng qua vai) để trên đường đi, hoặc ở chỗ làm, nếu thấy cái ǵ có thể ăn được là phải nhanh tay chụp lấy, bỏ vào túi để khi thuận tiện đem ra ăn.

    Đói quá, thèm đủ mọi thứ cho nên chúng tôi nghĩ ra cách “ăn hàm thụ” (ăn bằng lỗ tai, nghe kể chuyện ăn). Đội tôi có anh Giai (thiếu tá) là người nhớ nhiều món ăn nhất. Anh Giai có vóc dáng cao hơn b́nh thường, người miền Nam và có nụ cười dễ mến.

    Anh Giai cho chúng tôi “ăn hàm thụ” mỗi buổi sáng trên đường đi đến địa điểm chặt nứa. Anh nhớ nhiều về các món ăn, và cách kể chuyện của anh cũng rất hấp dẫn , tôi thường đi gần với anh để nghe được hết những món ăn anh kể. Có điều là khi nghe anh kể th́ khoái cái lỗ nhĩ và dĩ nhiên là bao tử tiết ra dịch vị "khống" lại càng làm cho ḿnh thấy đói nhiều hơn. Tôi sực nhớ ra một câu nói của bạn tôi - Nguyễn Tiến Hanh:

    "Ông có thấy con chó này c̣n hạnh phúc hơn bọn ḿnh không?"
    Một buổi sáng, trên đường đi chặt nứa, anh Nguyễn Tiến Hanh (khoá 15 Pháo Binh) nh́n thấy một con chó đang vờn vờn một mẩu sắn luộc, sau đó nó bỏ đi mà không thèm ngó đến mẩu sắn ấy, anh Hanh đi chậm lại một bước (v́ tôi đi sát sau anh), ghé vào tai tôi nói nhỏ câu trên. Tôi cũng đồng cảm với anh v́ ḿnh là con người mà không hạnh phúc bằng con chó đó. Muốn có sắn ăn cho đầy bụng mà không được trong khi con chó vờn mẩu sắn rồi bỏ đi, than ôi!

    Có lần, Hanh c̣n nói với tôi rằng: “Nhà văn Vũ Trọng Phụng đă viết một câu Ở đời mà có cơm ăn th́ thật là hạnh phúc. Lúc đó, tôi (Hanh) chưa đói cho nên chưa cảm thấy thấm thía. Bây giờ ḿnh đói, ḿnh mới thấy Vũ Trọng Phụng thật là có lư.”

    Thật đúng là “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.”( thơ Nguyễn Du) Những người chưa từng trải cái đói th́ chỉ hiểu nó một cách lờ mờ, họ không thể cảm nhận được sự dằn vặt, sự cào cấu của bao tử đâu. Thậm chí, những người ở tù một hai năm cũng chưa thể thấm đủ cái đ̣n đói này, và, dĩ nhiên họ cũng chưa thể cảm nhận đầy đủ sự khốn khổ v́ đói. Các con tôi, đôi khi chê món này mẹ nấu dở, món kia mẹ nấu không ngon. Tôi bảo chúng: “Nếu các con được bọn Việt Cộng huấn luyện cho một khóa cải tạo chừng dăm bảy năm, th́ các con sẽ hết chê ngay.”


    4.21. "Nó muốn làm con chim đầu buồi."

    Sau khi chặt nứa được vài tháng, số nứa đă đủ để đóng một cái bè lớn trao cho hợp tác xă miền xuôi. Ngày đóng bè, ba tổ 2, 3, và 4 có nhiệm vụ chuyển nứa từ kho xuống chỗ đóng bè. Ngoại trừ tổ 1 của tôi không phải chuyển nứa nhưng phải vào rừng kiếm dây leo đủ để đóng một cái bè nứa lớn. Sau khi ba tổ kia đă chuyển được một số nứa th́ tổ 1 mới bắt đầu đóng bè. Phần v́ quá mệt mỏi, phần v́ đó là lần đầu tiên phải đóng bè, cột buộc lọng ngọng rất chậm, cho nên trời tối lúc nào không hay, tối th́ tối vẫn phải đóng bè cho xong mới được về trại.

    Trên đường về trại, mỗi người phải cầm một cây đuốc (bằng nứa khô, thiếu ǵ) để soi đường mà đi. Khi về c̣n cách trại chừng 300 mét (1,000 ft) th́ đă nghe tiếng kẻng đi ngủ (9 giờ tối) ở trại rồi. Ba trăm mét là tính theo đường chim bay, trên thực địa th́ chúng tôi phải đi một ṿng cung theo đường chân đồi trước khi vào trại, v́ thế đường thành ra dài hơn hai lần 300 mét. Đi sau tôi là anh Lương Văn Quang (hiện giờ ở Cali). Tôi quay lại nói với anh Quang, "Kẻng ngủ rồi mà ḿnh c̣n ở đây," anh Quang chửi thề nho nhỏ chỉ đủ cho tôi nghe thôi (sức mấy mà dám nói lớn, chỉ trừ khi muốn mập ḿnh): "Đ.M. Nó muốn làm con chim đầu buồi mà.” Anh Quang đă biến chế cái khẩu hiệu "Con chim đầu đàn" thành "Con chim đầu buồi."

    Tiếng buồi là một danh từ có tính tục tĩu của người miền Bắc dùng để chỉ cái dương vật của người đàn ông. Chả là, trước khi đi khai thác nứa, Ban Chỉ Huy trại đưa ra một đợt thi đua cho 5 đội để chọn lấy một đội xuất sắc nhất cho mang danh hiệu "Con chim đầu đàn" của trại. Phạm Ngọc Diêu mê làm "con chim đầu đàn" khiến cho đội viên phải ngắc ngư con tầu đi!

    Vào đến trại, chúng tôi vội vàng chia cơm rồi vội vă ăn cho thật nhanh. Ăn xong, không cần rửa ráy ǵ cả, chỉ sơ sơ phủi bụi ở chân rồi đi ngủ để chuẩn bị cho một ngày đen tối kế tiếp.


    4.22. "Các anh đi lao động phải có khí thế."

    Sau vài ba tháng chặt nứa, hầu hết mọi người đều đă xuống sức. Gần nửa đội thường phải chống gậy trên đường đi làm. Chống gậy có cái lợi là giúp cho bước đi của ḿnh thêm vững chăi, và, đôi khi bất th́nh ĺnh gặp con rắn, con trăn nào xuất hiện th́ "phe ta" dùng gậy làm vũ khí để tiêu diệt "địch quân" ngay tức khắc để có thêm chất đạm (Việt Cộng gọi là có tươi, đây là một sáng chế mới của các đỉnh-cao-trí-tuệ-loài-người, để chỉ thịt, cá, tôm, cua trong bữa ăn).

    Một buổi sáng, trước khi đội đi chặt nứa, tên trung úy trại phó ra trước đội, giải thích cho bọn tôi về chính sách khoan hồng cải tạo của “Cách Mạng”. Y nói đủ thứ chuyện và sau chót đến chuyện chống gậy đi làm, y nói:

    "Các anh chống gậy như vậy là có ư đồ xấu, các anh muốn nói cho nhân dân biết rằng các anh đang bị hành hạ, bị bỏ đói đến nỗi các anh không c̣n đi đứng vững vàng nữa mà phải chống gậy mới đi nổi. Bắt đầu từ bây giờ, tôi không muốn thấy ai chống gậy ra khỏi trại nữa, các anh đi lao động phải có khí thế."

    Thế là người nào có gậy phải bỏ lại tại chỗ, trước khi xuất trại. Phần lớn chúng tôi đă mất sức rất nhiều. Mỗi khi bước lên bậc tam cấp thường phải để một chân lên bậc phía trên rồi dùng tay chống vào đầu gối (phía trên) để đưa chân kia lên. Thịt trong người đă tiêu đi gần hết, chỉ c̣n da bọc xương. Xương bàn toạ chỉ c̣n lớp da mỏng bọc bên ngoài cho nên rất khó khăn (đau mông) khi ngồi b́nh thường. Cách ngồi tương đối dễ chịu là ngồi nghiêng để cho sức nặng của cơ thể chịu trên đùi trái hoặc đùi phải của ḿnh, tránh cho xương bàn toạ đụng chạm tới chỗ ngồi.

    Có một điều lạ lùng là khi đă leo tới chỗ có nứa để chặt, và đă có dăm ba cây nứa ngả xuống rồi, đồng thời đă nghe được tiếng chặt nứa của những người xung quanh, th́ lúc đó tự nhiên thấy hăng lên và quên mất cái mệt của ḿnh. Có lẽ trường hợp này cũng giống như một người lính trước khi đụng trận th́ c̣n sợ sệt nhưng khi đă có tiếng súng nổ, đă ngửi thấy mùi thuốc súng toả ra từ ṇng súng, và nhất là khi đă thấy một đồng đội của ḿnh nằm xuống th́ lúc đó người lính hết c̣n biết sợ là ǵ nữa.


    4.23. Anh Nguyễn Phước Bảo Thận

    Tổ tôi có anh Nguyễn Phước Bảo-Thận.

    Nguyễn Phước để chỉ ḍng dơi hoàng tộc của nhà Nguyễn (Gia Long). Bảo Thận là tên và thứ bậc trong ḍng tộc. Anh Thận mang chữ Bảo tức là ngang vai vế với hoàng tử Bảo Long (con vua Bảo Đại). Anh Thận trước đây là thiếu tá (quận trưởng?), mang kiếng cận nặng. Dáng người anh nhỏ thó và có nước da ngăm đen.

    Anh Thận là một trong những người làm việc ít khi đạt chỉ tiêu nhưng v́ anh hiền lành và không tỏ ra bướng bỉnh với đội trưởng cho nên cũng đỡ bị Diêu chèn ép. Anh Thận có một cái đặc biệt mà tôi không thể quên được, đó là:

    Khi ngồi ăn cơm, anh luôn luôn dùng một cái khăn trắng phủ trên hai đùi. Có một thời gian, trại cho tù ăn bột ḿ thay gạo. Nhà bếp nhào bột ḿ, rồi nặn thành cục, khi th́ cục tṛn gần như cái bánh bao, lúc th́ có h́nh dạng dài như cái bánh ḿ, rồi đem luộc. Thường thường, mỗi bữa, mỗi người được một cái.

    Hầu hết người nào cũng ăn vèo một cái là xong bữa ăn. Anh Thận th́ trái lại, anh ngồi ngay ngắn, lấy khăn trắng ra, phủ lên hai đùi; sau đó anh dùng một con dao (do anh tự chế bằng tre) cắt bánh ḿ ra từng miếng nhỏ giống như quân súc sắc (đổ xí ngầu), rồi anh dùng cái tăm tre lớn, xâm từng cục đưa lên miệng nhai thật kỹ trước khi nuốt. Khi anh ăn xong bữa trưa th́ cũng gần tới lúc kẻng báo thức để chuẩn bị đi làm buổi chiều.

    Chỗ ngồi ăn cơm của tổ tôi được phân chia rơ rệt, ai chỗ nào th́ cứ chỗ ấy mà ngồi v́ đó cũng là chỗ của ḿnh để bát đũa và đồ đựng cơm. Anh Thận ngồi cách tôi một người (Nguyễn Xuân Hiếu) v́ thế mà tôi và Hiếu biết rơ cung cách ăn uống của anh. Có lần Hiếu và tôi đă ăn xong, đứng dậy, mà anh Thận vẫn c̣n đang từ tốn cắt bánh ḿ (luộc). Hiếu vừa cười mỉm vừa lắc đầu, nói nhỏ vào tai tôi, “Con cháu của vua chúa có khác, c̣n bọn ḿnh là gốc cu- li (*) th́ chơi theo kiểu cu-li.”

    (*) Cu-li là chữ Pháp đă được Việt hóa từ lâu, người Việt miền Bắc hay dùng với hàm ư khinh rẻ những người làm công việc nặng nhọc bằng chân tay; coulis/coolie = phu; ví dụ như: phu khuân vác, phu kéo xe, phu quét đường v.v…Tiếng Anh cũng có chữ coolie,và được giải thích như sau: An unskilled laborer or porter usu. in or from the Far East hired for low or subsistence wages (Merriam-Webster Collegiate Dictionary).


    4.24. Một ngày "làm việc"

    "Làm việc" có nghĩa là bị gọi đi thẩm vấn về một chuyện nào đó. Hai chữ "làm việc" đối với bọn tôi không những là chẳng ưa thích mà c̣n là một nỗi hoang mang nữa. Một buổi sáng, trong lúc xếp hàng chuẩn bị đi chặt nứa th́ đội trưởng Phạm Ngọc Diêu kêu tên tôi và bảo tôi hôm nay ở nhà "làm việc với cán bộ." Tôi không hiểu ḿnh đă vi phạm điều ǵ trong nội quy của trại mà phải ở nhà "làm việc". Một số anh em trong đội nh́n tôi với ánh mắt ái ngại.

    Ông Thanh già (dân Phú Nhuận) đứng cạnh tôi, ghé vào tai tôi nói nhỏ, "Chuẩn bị tinh thần đi, nó sẽ quần (quay, hạch hỏi) ông đấy."

    Sau khi đội tôi ra khỏi trại, tên quản giáo (Thiếu Úy Ngân) từ trên Ban Chỉ Huy trại đi xuống và bảo tôi đi theo hắn lên pḥng của hắn. Vào trong nhà, hắn chỉ cái ghế ở trước mặt và bảo tôi ngồi xuống ghế. Ngoài mặt tôi vẫn làm tỉnh nhưng trong bụng th́ đánh lô tô v́ chưa hiểu nguyên do "làm việc" hôm nay là ǵ.

    Ngân mở đầu bằng cách nói về vợ con tôi rằng,

    "Trại đă liên lạc với địa phương và được báo cáo là vợ con anh bây giờ đă ổn định rồi, do đó anh phải an tâm cải tạo để mau được về với vợ con anh..."

    Sau đó hắn đi vào vấn đề chủ yếu hôm nay, hắn hỏi:

    - Anh đang học đạo, phải không?
    Nhờ câu hỏi này, tôi hết c̣n lo sợ ǵ nữa v́ chuyện này sai hoàn toàn. Tôi sực nhớ lại vài đêm trước đây tôi và anh Nguyễn Xuân Hiếu (hiện ở Cali) đă đàm luận đôi điều về Kinh Thánh trước khi ngủ. Và, tôi cũng biết chắc chắn người báo cáo (ăng ten) là Lê Văn San v́ anh Hiếu nằm giữa, tôi và San nằm hai bên Hiếu. Anh Hiếu nói, tôi nghe được th́ San cũng nghe được. Có điều khác một chút là anh Hiếu quay về phía tôi nên tôi nghe được 100%, c̣n San không nghe được đủ những ǵ Hiếu nói. Vả lại, San ghét tôi nhất v́ tôi khinh hắn ra mặt do thái độ "cỏ đuôi chó" (*) của hắn. Thái độ nịnh bợ Việt Cộng của hắn th́ hầu như mọi người đều biết. Ngoài San ra, những người nằm gần tôi đều có thiện cảm với tôi và họ cũng không phải là ăng ten.

    (*) “Cỏ đuôi chó” là một tiếng lóng (slang), chỉ những kẻ theo thời, gió chiều nào ngả theo chiều đó.

    Tôi bắt đầu phản công bằng câu hỏi:
    - Cán bộ bảo rằng tôi học đạo, cán bộ muốn nói là đạo nào vậy?
    - Đạo ông Giêsu, chứ c̣n đạo nào nữa?
    - Thưa cán bộ, học đạo là vi phạm nội quy của trại, thế th́ truyền đạo có vi phạm nội quy không?

    Ngân khựng lại một chút để suy nghĩ, rồi trả lời:
    - Học đạo hay truyền đạo đều vi phạm nội quy cả.
    - Thế tại sao người ta chỉ báo cáo cho cán bộ là tôi học đạo, c̣n người giảng đạo th́ không báo cáo, như thế là họ ghét tôi mà báo cáo, chứ họ đâu có báo cáo đúng sự thực?
    - Tôi sẽ làm việc với người giảng đạo sau. Bây giờ, anh cho biết là anh đă học đạo tới đâu rồi, đă sắp làm phép "giải tội" (**) chưa?

    (**)Bên đạo Công Giáo th́ việc đầu tiên của người muốn gia nhập là phải học giáo lư. Sau khi đă thông hiểu giáo lư, người đó sẽ được chịu phép rửa để trở thành tín hữu Công Giáo. C̣n phép giải tội (bây giờ gọi là phép ḥa giải) chỉ dùng cho những người đă là tín hữu Công Giáo rồi. Người tín hữu này phải vào một pḥng kín để kể tội của ḿnh cho vị linh mục nghe; vị linh mục căn cứ vào những tội vừa nghe để khuyên bảo và hướng dẫn cho người này làm những điều cần thiết để tránh tái phạm). Đáng lẽ ra, hắn phải hỏi là tôi đă chịu phép rửa chưa mới đúng.


    Tôi phải cố nín cười v́ câu hỏi ngớ ngẩn của Ngân, và trả lời hắn:
    - Thưa cán bộ, tôi là người Công Giáo gốc, ông cố tổ của tôi đă là Công Giáo, truyền cho tới đời tôi, vậy th́ tại sao tôi phải học đạo ở đây? Cán bộ có trong tay đầy đủ lư lịch của tôi, trong đó tôi luôn luôn kê khai tôi là người Công Giáo mà. Người nào đă báo cáo rằng tôi đang học đạo là người bố lếu bố láo, cố t́nh hại tôi mà thôi.

    Ngân thấy tôi nói cứng, hắn c̣n vớt vát thêm:
    - Anh là đạo gốc, vậy anh có thuộc kinh không?
    - Tôi thuộc rất nhiều kinh , cán bộ muốn tôi đọc kinh ǵ , tôi sẽ đọc cho cán bộ nghe.

    Tôi nghĩ thầm trong bụng, mày biết chó kinh ǵ mà bảo tao đọc. Đúng như tôi nghĩ, hắn nói:
    - Anh đọc thử một kinh, kinh ǵ cũng được, để tôi nghe xem sao.
    - Thưa cán bộ, tôi sẽ đọc kinh "Lạy Cha", kinh này do chính Đức Chúa Giêsu truyền dạy trong lúc Ngài đang đi giảng đạo.
    Thế rồi tôi đọc hết kinh "Lạy Cha" và c̣n thêm lời bàn "Mao Tôn Cương" cho hắn nghe nữa. Hắn thấy đă đủ và chẳng có lư do ǵ hạch hỏi thêm, hắn cho tôi về và nhắc nhở rằng "Anh cố gắng học tập tốt để mau về với gia đ́nh nhé."

    Tôi đă thoát được một ngày "làm việc" và đỡ được chỉ tiêu 50 cây nứa lớn (5 bó) cho ngày hôm đó.

    (c̣n tiếp)

  8. #18
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    4.25. Hơn một tuần lễ ăn sắn no

    Xin nói ngay ăn no là do có dịp tự kiếm chác, chứ sức mấy mà bọn Việt Cộng cho ăn no.

    Sau khi chúng tôi đă làm xong nhà ở (tại địa điểm mới của Trại 5) th́ Đội 3 phải làm một số công việc phụ để hoàn chỉnh xung quanh trại. Một trong những công tác đó là dẫn nước (sạch) từ một mạch nước trên sườn núi cho chảy vào khu vực nhà bếp của trại.

    Mỗi buổi tối, chúng tôi ngồi ngoài sân để cho đội trưởng Phạm Ngọc Diêu nhận xét và phê b́nh công tác trong ngày, sau đó đến phần phân chia công tác cho ngày hôm sau. Chúng tôi thường phải ngồi chịu trận cho tới khi có kẻng ngủ mới được vô nhà.

    Một buổi tối, trong công tác cho ngày hôm sau, Diêu chỉ định tôi và anh Lương Văn Quang có nhiệm vụ đi chặt luồng về làm máng dẫn nước vào trại. Luồng là một loại cây gần giống như cây nứa nhưng to, dày, và cao hơn nứa nhiều. Đường kính của nó trung b́nh từ 4 đến 5 inches, chiều cao từ 30 đến 50 ft. Chỉ tiêu cho mỗi người là hai cây luồng/một ngày (không ấn định chiều dài). Tôi nói nhỏ với anh Quang, "Sáng mai trước khi xuất trại, anh xuống nhà bếp mồi một điếu thuốc lá và cố gắng giữ lửa mang ra khỏi trại, phần khác để tôi tính." Cũng may là chúng tôi c̣n được vài gói thuốc lá Sông Cầu mà trại mới phát, do đó chúng tôi sẽ dùng nó để thực hiện kế hoạch này. Tôi chưa ngủ vội mà phải ṃ mẫm t́m cái quần rách của tôi , xé ra và bện thành một cái nùi giẻ giữ lửa.

    Sáng hôm sau, khi vừa ra khỏi trại, chúng tôi kiếm chỗ khuất để tránh vệ binh gác trên cḥi nh́n thấy, hai đứa mồi lửa từ điếu thuốc lá sang cái nùi giẻ để mang theo tới chỗ chặt luồng. Chúng tôi nâng niu nùi giẻ y như là rước đuốc thiêng Olympic vậy. Chúng tôi leo qua mấy ngọn đồi bạt ngàn là sắn (do ai đó trồng từ lâu), cây cao khỏi đầu người. Tôi cào cào lớp đất mỏng th́ đă thấy củ. Hai chúng tôi leo lên đỉnh đồi, quan sát bốn phía xem có bộ đội đi tuần không. Thấy êm , tôi dặn anh Quang đứng lại trên đỉnh đồi để canh gác, có ǵ khả nghi th́ ho lên mấy tiếng để tôi phi tang dấu vết.

    Tôi chọn phía sườn đồi khuất tầm nh́n của mọi người, chọn một gốc sắn dễ ăn nhất, tay trái tôi giữ thân cây sắn cho thật chắc để khi chặt ngọn sắn không bị lay động, tay phải tôi cầm con dao tông, chặt một nhát xéo 45 độ cho thân đứt ĺa gốc, hai tay tôi giữ phần ngọn đă chặt cho thật ngay ngắn và từ từ hạ nó xuống đất, nhấn nó sâu xuống đất rồi lấy thêm đất vun vào gốc để giữ cho ngọn sắn (vừa chặt) đứng vững như cây b́nh thường, làm như vậy để nếu có ai ở xa th́ không thể nhận biết có tôi đang hoạt động ở đây. Sau đó tôi đào sơ sơ gốc sắn vừa bị chặt và dùng hai tay rút cả chùm củ lên, dễ dàng. Tôi chặt củ và nhét vào bị cái bang (cái túi của người ăn mày trong tiểu thuyết của Kim Dung), c̣n gốc rễ th́ chặt nhỏ và vùi xuống hố cho đỡ chướng mắt. Xong việc, hai đứa tôi mới đi t́m khu nào có luồng. Xin nói thêm là thời gian mới ra Bắc, chúng tôi c̣n nằm trong sự quản lư của bộ đội, dù sao nó cũng đỡ khắt khe hơn là công an. Vả lại, bọn Việt Cộng nghĩ rằng vùng Thác Bà này giống như là một cái rọ lớn, chạy đâu cho thoát. V́ thế, thả chúng tôi từng nhóm nhỏ vào rừng mà không cần có người đi canh chừng. Rất may là hai đứa tôi t́m được một khu có rất nhiều luồng và lại có suối nhỏ, nước trong vắt. Tôi nhận công tác chặt 4 cây luồng cho hai người (2 cây/người), cột lại đàng hoàng. Anh Quang dùng nùi giẻ nhúm lửa hút thuốc lào, dưới đống lửa là sắn. Công việc chặt luồng và nướng sắn xong rất nhanh. Hai đứa ngồi thưởng thức thành quả lao động của ḿnh một cách thoải mái, hút thuốc lào, và tán gẫu cho đến chiều mới về trại. Chúng tôi trù tính là làm sao để khi về đến trại cùng lúc hoặc năm mười phút trước kẻng nghỉ việc.

    Sở dĩ chúng tôi không muốn về trại sớm quá v́ sợ Phạm Ngọc Diêu biết rằng hắn ta đă ra chỉ tiêu thấp và, dĩ nhiên, hắn sẽ tăng chỉ tiêu lên 3-4 cây luồng/ngày th́ không khá được.

    Chiều hôm đầu tiên, khi vào đến trại, tôi nói nhỏ với anh Nguyễn Xuân Hiếu, nhận phần cơm chiều của tôi và cứ việc ăn hết đi, miễn là phải kín đáo (v́ tôi đă no sắn rồi). Tôi vội vă lấy cái lon sữa ḅ mà tôi thường dùng để đựng canh, cắt ra, đập cho phẳng thành một tấm vỉ thiếc, tôi dùng vài cái "đanh" tre mà tôi đă chuốt sẵn ở trong rừng. Gốc tre già vót thành cái que nhọn cũng tạm dùng được để đục lỗ trên tấm thiếc. Có điều là, cái lỗ đục bằng đanh tre không có gờ sắc cạnh để mài củ sắn. Tôi nghĩ đến cái kéo hớt tóc của tôi; tôi lấy kéo ra, dùng mũi kéo đục thử vài lỗ th́ thấy lỗ có cạnh sắc hơn, bào sắn sẽ lẹ làng hơn. Cứ thế tôi tiếp tục đục cho xong cái bàn bào sắn. Cái mũi kéo có bị cùn th́ tôi mài lại mấy hồi; tôi là thợ mài dao mà, lo ǵ.

    Đến ngày thứ hai, chúng tôi đă có đầy đủ dụng cụ để hành sự: Mội cái vỉ kẽm có lỗ để mài sắn thành bột, một bao cát để đựng củ sắn vừa nhổ lên, một con dao làm bằng gốc tre già để lột vỏ sắn (dao tông to quá, khó lột vỏ sắn), và dĩ nhiên là không quên cái nùi giẻ giữ lửa. Khi lên tới đồi sắn, chúng tôi cũng làm như ngày hôm trước nhưng lần này tôi nhổ hai gốc th́ mới đầy một bao cát (nặng chừng 25 pounds). Sau đó chúng tôi đi tới chỗ chặt luồng. Hôm nay và những ngày kế tiếp, chúng tôi thay đổi nhiệm vụ: Anh Lương Văn Quang, chặt luồng và bó thành hai bó, sau đó nhóm lửa hút thuốc lào. C̣n tôi, mang bao sắn xuống suối, lột vỏ, rửa sạch, sau đó bào sắn thành bột nhỏ, vỏ sắn được vùi sâu dưới ḷng suối. Công việc cuối cùng của tôi là chặt một số ống nứa c̣n tươi (phần ngọn cây nứa), dồn bột sắn vào cho gần đầy ống nứa. Chúng tôi xếp những ống nứa này, theo chiều đứng, vào giữa đống lửa, đợi cho đến khi nào ống nứa bị cháy gần hết phía ngoài th́ lấy ra. Khi lột vỏ nứa th́ bên trong là một thỏi bột sắn nướng h́nh trụ vàng ươm và thơm phức, giống như một ổ bánh ḿ mới ra ḷ. Chúng tôi ăn no, số c̣n dư th́ dấu đem về trại để ăn đêm và chia sẻ cho một vài bạn thân. Cứ thế tiếp diễn cho đến ngày chúng tôi đă lấy đủ luồng cho máng nước th́ không c̣n được đi lấy luồng nữa.

    Về chiều dài cây luồng th́ không ấn định là bao nhiêu, tuy nhiên hai đứa tụi tôi đồng ư với nhau là chọn chiều dài cây luồng sao cho coi được, để khỏi bị kiểm điểm, chiều dài cỡ 7 mét (hơn 20 ft) là được rồi, không chặt dài quá, vừa nặng vừa khó vác đi trong rừng. Những cây luồng có thể làm máng nước được thường cao từ 45 đến 50 ft, chúng tôi phải chặt gần sát gốc cho cây ngả xuống, rồi bỏ đi chừng 10 ft phần gốc (dày và nặng), lấy phần giữa 20 ft và bỏ phần ngọn.

    Anh Quang và tôi đă trải qua những ngày chặt luồng huy hoàng v́ được ăn no sắn. Bây giờ, khi nói chuyện qua điện thoại, thỉnh thoảng chúng tôi nhắc lại chuyện ăn bánh sắn nướng khi xưa. Cũng nhờ có những kỷ niệm này mà chúng tôi không quên được nhau dù đă qua hơn ba chục năm rồi.


    4.26. Người chưa tới số chết

    Mấy tháng đầu ở vị trí mới, Trại 5 có dịch kiết lỵ, gây tử vong cho một số người. Trại không có thuốc trị bệnh này. Người nào bị bệnh, được trại cho nghỉ lao động và được ăn cháo nấu bằng gạo với mấy hạt muối, ngoài ra không c̣n ǵ khác. Người nào thoát khỏi bệnh là do họ có tính miễn dịch cao. Người nào yếu sức th́ coi như đi tầu suốt (chết).

    Tôi c̣n nhớ được hai người đă chết v́ bệnh này. Người thứ nhất là anh Tiếu, tổ trưởng Tổ 3, cùng Đội 3 với tôi. Tôi ở Tổ 1. Anh Tiếu chết lẹ v́ đang lúc anh c̣n bệnh mà anh ăn thịt trâu. Cũng như mọi người, v́ lâu quá không có chất thịt trong người, gặp dịp trại giết trâu ăn mừng lễ (?), anh Tiếu không thắng nổi cơn cám dỗ, anh liều mạng ăn hết phần thịt trâu của anh mặc dù đă có lời khuyên can của bạn bè. V́ thế anh đă từ giă đồng đội để về bên kia thế giới.

    Người thứ hai là anh Tường ở Đội 4. Tôi nhớ anh Tường v́ trước đây đă có thời gian hai chúng tôi cùng ở Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh/Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Tường khoá 15 Thủ Đức, sau tôi một khoá. Anh Tường là người vùng Xóm Mới, quận G̣ Vấp, tỉnh Gia Định. Mấy ngày trước khi anh chết, tôi được gặp anh lần chót trong khi tôi đi ra nhà vệ sinh “thăm lăng bác” (đi cầu, một lối nói chế giễu của kẻ sa cơ lỡ vận). Từ đội tôi đi cầu, phải đi ngang qua Đội 4. Thấy anh đứng dựa cửa, tôi nán lại hỏi thăm anh vài câu. Lúc đó anh đă xuống sắc rất nhiều rồi, tôi nghĩ rằng rất ít hy vọng cho anh sống sót. Vài ngày sau th́ nghe tin anh đă ra đi vĩnh viễn!

    Người bị kiết lỵ mà chưa tới số chết là anh Nguyễn Văn Diện. Tôi và Diện cùng ở Đội 3 nhưng khác tổ, Diện tổ 2, tôi tổ 1. Diện cũng là đại úy Pháo Binh nhưng sau tôi nhiều khóa. Diện thuộc giáo xứ Hoàng Mai, Xóm Mới, quận G̣ Vấp. Tôi chỉ biết Diện khi hai người cùng ở Đội 3, Trại 5, hồ Thác Bà nhưng chưa có sự thân t́nh. V́ thế chúng tôi rất ít tṛ chuyện với nhau; nhất là thời gian chặt nứa, phần v́ mệt mỏi, phần v́ bị đội trưởng Phạm Ngọc Diêu kiểm soát khắt khe việc tṛ chuyện riêng tư.

    Diện cũng như mọi người bị bệnh, được nghỉ lao động và được ăn cháo nấu bằng gạo trong khi chúng tôi phải ăn sắn luộc. Ăn cháo trắng mà không có thuốc trị bệnh th́ cũng chẳng ích ǵ. Qua một vài ngày bệnh, Diện nằm liệt giường, tiêu tiểu tại chỗ, mùi hôi xông lên nồng nặc. Mùi hôi hấp dẫn đám ruồi nhặng bu lại đầy người mà Diện không đủ sức để đuổi chúng đi.

    Một buổi sáng, trong khi chúng tôi đi lao động, tên cán bộ trực trại đi các nhà để kiểm soát. Hắn thấy Diện nằm thoi thóp trên giường th́ động ḷng trắc ẩn. Hắn gọi nhân viên phụ trách bệnh xá lên hỏi tại sao có người bị bệnh nặng như thế mà không chuyển lên bệnh viện (ở Cẩm Nhân?) để chữa trị. Rồi hắn chỉ thị phải đưa anh Diện đi ngay trong ngày. Khi đội tôi vừa trở về đến trại th́ 4 người trong tổ của Diện được giao cho việc khiêng Diện đi bệnh viện ngay. Diện được để nằm trên một cái cáng, mỗi đầu một người khiêng. Cứ đi một quăng th́ lại đổi hai người khác vào khiêng; đi không nghỉ để đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhờ vậy mà anh Diện được cứu sống.


    4.27. Muốn ăn ớt cũng phải hối lộ

    Trên đường tới địa điểm chặt nứa (khoảng 7 km/5 miles) có dăm ba nhà của người Tầy (Nùng) ở gần vệ đường. Ngoài hàng rào nhà nào cũng có nhiều cây ớt mọc hoang, trái chín đỏ au. Chúng tôi thèm ăn ớt cho nên lợi dụng lúc vệ binh không để ư, xẹt vào bứt dăm ba trái bỏ túi về ăn cho cuộc đời thêm cay. Sau này, dân Tầy biết chúng tôi thích ớt, họ thường nhổ cả cây ớt bỏ gần vệ đường cho bọn tôi dễ dàng nhặt bỏ vào túi. Chừng vài ngày sau, đội trưởng Phạm Ngọc Diêu nói trước đội rằng lấy ớt như vậy là vi phạm nội quy trại (cấm cải thiện linh tinh), từ nay cấm không ai được lấy ớt dọc đường nữa.
    Vài bữa sau, trên đường đi, tôi thấy một cây ớt nằm gần mé đường, tôi chụp đại và chia cho mấy người đi gần với tôi mỗi người mấy trái để "ăn lấy thảo", c̣n bao nhiêu tôi vặt bỏ vào túi. Anh Lương Văn Quang nói nhỏ vào tai tôi, "Coi chừng thằng Diêu, nó nh́n thấy rồi đấy". Tôi bảo anh Quang, "Đừng lo, nó thuộc loại nḥng mà" (nḥng là một loại chim gần giống như con sáo/cưỡng chuyên môn ăn ớt). Chiều hôm đó, trước bữa cơm tối, tôi tới dúi (kín đáo) vào tay Diêu dăm trái ớt, Diêu vội bỏ vào túi. Thế là tôi yên tâm thưởng thức ớt chiến lợi phẩm, và cho anh Quang biết là "nḥng" có ớt ăn rồi, khỏi lo. Tối hôm đó trong giờ kiểm điểm công tác trong ngày, không thấy Diêu đả động ǵ tới việc lấy ớt dọc đường ngày hôm đó, thế là thoát.


    4.28. Một tuần lễ có "tươi"

    Xin lập lại, chữ "tươi" Việt Cộng dùng để chỉ thịt, cá, tôm, cua. Ngày nào có ăn thịt, cá th́ tụi nó gọi là ngày có tươi. Hồi tôi c̣n nhỏ, tôi đă được thấy người dân quê dùng cái DẬM để bắt các loại tôm, tép, và cá nhỏ ở ven sông hoặc bờ ao, bờ hồ. Cái dậm có h́nh dạng gần như cái rổ/rá nhưng vành của nó không tṛn trịa như cái rổ mà có h́nh dạng gần như là bầu dục với một bên là đường thẳng. Ta có thể tưởng tượng là nếu nh́n thẳng vào trong ḷng của cái dậm th́ cái vành dậm trông giống như là một cái cánh cung đă được căng dây (cung). Cái dậm có cán dài độ 1 mét rưỡi (5 ft), người đánh dậm đứng ở dưới nước, sát bờ ao/hồ/sông, chụp cái dậm xuống nước phía trước mặt, chân phải đạp vào một ống tre (cũng có chiều dài tương đương với mặt dậm và cũng có tay cầm, tay cầm gắn vào hai đầu ống tre tạo thành 1/2 ṿng tṛn). Động tác đạp ống tre là để dồn tôm tép cho chúng chạy vào trong ḷng dậm, sau đó nhấc dậm lên và gom tôm tép cho vào giỏ, cứ thế tiếp tục cho đến khi nào đủ ăn th́ nghỉ.

    Ở bờ hồ Thác Bà, có rất nhiều tép và cá bống nhỏ cỡ đầu đũa ăn cơm thường lẩn quẩn phía dưới những đám bèo (lục b́nh). Tôi sực nghĩ tới cái dậm. Tôi sẽ đan một cái "dậm", tôi không thể đan thành một cái dậm hẳn hoi, nhưng tôi sẽ đan một cái rổ lớn, đường kính độ 80 cm (gần 3 ft), sau đó uốn cái vành rổ tương tự như vành dậm. Tôi phải lợi dụng lúc đi rừng, kiếm vật liệu đan rổ, sau khi đă đủ vật liệu th́ phải bỏ ra một ngày Chủ Nhật (không phải đi rừng) đan cho xong cái dậm rồi đem ra bờ hồ d́m sâu xuống nước để chờ sử dụng.

    Đội 3 nằm giữa Đội 1 và Đội 5, Đội 1 ở trên cùng, kế đến là Đội 3, rồi đến Đội 5 (nằm phía bờ hồ). Mỗi đội ở một căn nhà (lán), hai bên hông lán có chái (patio) đùng để bàn ăn, đội có 4 tổ, mỗi tổ có một chái ngay sát nơi ngủ của tổ. Tổ 1 của tôi nh́n về hướng Đội 1, cách Đội 1 một cái sân (cũng là đường đi), đường đi nằm cao hơn nền lán của tôi độ chừng 70 cm (hơn 2 ft), do đó chỗ chúng tôi ngồi ăn cơm ở chái (patio) tương đối kín đáo (và kín gió cho việc nấu nướng).

    Anh Nguyễn Tiến Hanh (khoá 15 PB), anh Nguyễn Xuân Hiếu (khoá 17 PB) và tôi (khóa 14 PB) là ba người cùng ở một tổ. Chúng tôi lập thành nhóm "Ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ" để kiếm thêm tôm tép cho bữa ăn bằng cái dậm.

    Khi đội đi lao động về tới trại, thay v́ như mọi khi chúng tôi ra bờ hồ tắm giặt th́ bây giờ đổi lại:
    1) Anh Hanh là người ở lại lán để nhận phần ăn của ba người, đồng thời dùng nứa khô và lon gô (hộp đựng sữa Guizgo) để nấu sẵn nước sôi (1/3 lon).
    2) Anh Hiếu mang theo một cái ca và một cái rổ nhỏ cùng đi với tôi ra bờ hồ.
    3) Tôi lănh nhiệm vụ đánh dậm, được mẻ nào tôi chuyền ngay cho anh Hiếu để làm sạch sẽ. Cứ thế cho đến khi được gần đầy lon gô th́ thôi. Thành quả lao động gồm đủ thứ như tép (nhiều nhất), tôm, cá bống con, đôi khi có cả cá lóc nhỏ, và cua nữa.

    Vào đến trại, chỉ việc đổ tôm tép vào lon nước sôi và nấu tiếp một vài phút là đă ăn được rồi v́ tôm cá nhỏ rất mau chín , gia vị là muối mà thôi, tuy vậy ba đứa tụi tôi ăn mà cảm thấy như đi ăn nhà hàng Soái Ḱnh Lâm ở Chợ Lớn vậy.

    Được độ một tuần lễ th́ bị ăng ten báo cáo cho đội trưởng Diêu biết. Thế là trong một buổi tập họp, Diêu tuyên bố từ nay cấm không ai được bắt tôm tép ngoài hồ v́ đó cũng là vi phạm nội quy trại. Một tuần lễ huy hoàng chấm dứt. Cái dậm của tôi vẫn nằm im ĺm dưới đám bèo, và từ nay chắc hết cơ hội được đem ra dùng lại nữa.

    (c̣n tiếp)

  9. #19
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    4.29. Anh Dương Văn Hoanh và việc trồng lúa nước

    Nếu không có ai nhắc đến tên anh Hoanh th́ chắc chắn là tôi đă quên hẳn anh rồi. Lư do cũng dễ hiểu bởi v́ mặc dù Hoanh và tôi ở cùng đội, nhưng hai chúng tôi không quen biết nhau từ trước. Vả lại, lúc ở cùng Đội 3, hai người không ở chung một tổ. Và, anh Hoanh sống rất khép kín cho nên không có cái ǵ in đậm vào óc tôi.

    Đến một hôm, trong khi tṛ chuyện với anh Lương Văn Quang ở Cali, Quang nhắc đến thời gian cầy bừa chung với Hoanh, th́ h́nh ảnh anh Hoanh lại hiện lên trong đầu tôi như c̣n mới vậy. Mọi thứ, từ dáng người, nụ cười và phong cách của anh trong những ngày tháng ở Trại 5, đều lần lượt hiện ra thật là rơ nét.

    Có thời gian Đội 3/Trại 5 phải đi trồng lúa nước. Anh Hoanh và anh Lương Văn Quang ở tổ cầy bừa cùng với Lê Văn San. Tổ cầy bừa khi đó lo chuẩn bị đất để cho Đội 3 trồng lúa nước ở khu ruộng trên đường đi về xă Cẩm Nhân. Anh Hoanh tương đối c̣n trẻ, tính t́nh hiền hoà không làm mất ḷng ai. Tôi chưa hề nghe anh than văn hoặc chửi thề khi nào. Do đó anh không bị đội trưởng Diêu để ư. Tôi cũng chưa thấy anh kiếm chác đồ ăn linh tinh như tôi bao giờ. Tôi biết chắc một điều là không bao giờ anh phản bội anh em trong đội để kiếm điểm như Lê Văn San.

    Anh Lương Văn Quang đă cho tôi biết thêm đôi điều về anh Hoanh v́ hai người đă từng đi cầy/bừa với nhau một thời gian. Theo lời kể của anh Quang th́:

    Anh Hoanh quê ở Mỹ Tho, xă Long Định. Anh thuộc Phi đoàn 219 Trực Thăng. Trong một lần hai máy bay trực thăng đụng nhau, anh Hoanh là người duy nhất sống sót. Hiện giờ anh Hoanh đang làm thợ tiện ở Houston nhưng v́ một lư do riêng tư, anh Hoanh rất ít tiếp xúc với bạn bè cũ.

    V́ anh Hoanh là dân miền Tiền Giang cho nên anh chèo đ̣ thuộc loại siêu đẳng. Trại 5 không có xuồng nhưng có bè nứa bề ngang chừng 0,80 cm (gần 3 ft). Anh không chèo bè bằng tay, mà bằng hai chân. Bè của anh có một cái ghế tự chế bằng nứa; anh ngồi dựa lưng trên ghế, hai tay buông lơi một cách thoải mái; c̣n hai chân anh đặt vào cán chèo, và cứ thế hai chân anh đẩy tới đưa lui, điều khiển cái bè quay trái quẹo phải trông rất thiện nghệ, mà lại đi nhanh hơn là người chèo bằng tay. Ngoài cái tài chèo bè, Hoanh c̣n rất giỏi về cầy bừa. Trong tổ cầy bừa th́ Hoanh đóng vai chính; c̣n anh Quang và Lê Văn San chỉ là thợ vịn mà thôi.

    Khi tổ cầy bừa đă chuẩn bị đất xong, cả đội bắt đầu công việc cấy lúa. Trước hết là phải đi nhổ mạ ở một mảnh ruộng không xa, bó lại thành từng bó nhỏ rồi gánh tới ruộng để cấy. Mỗi gốc lúa phải cách nhau, ngang cũng như dọc, là 20 cm (8 inches). Một gốc lúa gồm chừng bốn năm cây mạ. Chúng tôi dàn hàng ngang cho hết bề ngang của ruộng, mỗi người phải phụ trách một khoảng để có thể trồng bên trái vài ba gốc, bên phải vài ba gốc. Đội trưởng Diêu có sáng kiến để cho những gốc lúa được thẳng hàng bằng cách lấy dây rừng nối lại thành một sợi dây dài đủ bề ngang ruộng; mỗi đầu dây cột vào một cái cọc tre; hai người đi sát hai bờ vừa cấy vừa có nhiệm vụ căng dây và cắm cọc. Khi đội đă cấy xong một hàng th́ sợi dây lại được nhổ lên để đưa tới hàng kế tiếp, và chúng tôi đi giật lùi. Cứ thế cho tới khi nào cấy xong th́ chúng tôi lại sang mảnh ruộng khác.

    Đă gọi là trồng lúa nước th́ ruộng phải có nước. Nước chỉ ngập đến trên mắt cá chân một chút thôi. Tuy nhiên vẫn có đỉa. Tôi là người sợ đỉa hạng nặng cho nên trước khi lội xuống ruộng, tôi phải xỏ chân vào bít tất (vớ). Muốn cho chắc ăn, tôi phải xỏ hai lần bít tất để cho đỉa lớn, đỉa nhỏ đều phải đứng bên ngoài mà khóc. Đỉa ở đây không nhiều bằng những nơi sau này mà tôi đă từng ở.

    Từ ngày Trại 5 giải tán, tù nhân được phân tán đi nhiều nơi khác nhau, tôi không c̣n biết Hoanh đi những nơi nào, và cũng quên anh luôn nếu không có anh Quang nhắc lại chuyện đi cầy ngày đó.


    4.30. Đi gặt lúa nương

    Trại 5 có trồng một ít lúa nương (lúa trồng trên sườn đồi theo kiểu người thiểu số), vừa nếp vừa tẻ. Đến mùa gặt hái, Đội 3 được nghỉ mấy ngày chặt nứa để lo việc gặt lúa. Chúng tôi phải tự trang bị cho ḿnh một cái gùi. Gùi là một cái giỏ bằng tre hoặc mây. Nó là một dụng cụ để đựng đồ khi di chuyển trên đường rừng núi, rất thích hợp cho dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Họ thường dùng gùi, đeo sau lưng để mang đồ đạc khô như khoai, sắn, trái cây…

    Khi đan gùi, tôi nói nhỏ với anh Lương Văn Quang là hăy cố gắng đan cho các nan gùi thật khít, đừng để kẽ hở. Lúc đầu anh Quang chưa hiểu ư tôi nhưng anh vẫn cố gắng đan cho nan gùi thật khít với nhau, theo như lời tôi dặn.

    Buổi đầu tiên đi cắt lúa, mỗi người phải cắt lúa đủ cho đầy (có ngọn) cái gùi của ḿnh là coi như đủ chỉ tiêu. Khi về trại th́ đội trưởng Diêu đứng tại kho để kiểm nhận, tôi theo dơi cách thức kiểm nhận lúa của Diêu, hắn ta dường như không để ư từng gùi, mà chỉ đứng cho có mặt để chờ mọi người đổ lúa xong là về lán nghỉ. Lần kế tiếp, tôi nói với anh Quang là ḿnh phải ngụy trang để cho phần dưới của gùi trống rỗng càng nhiều càng tốt bằng cách chống mấy ngọn lúa như lớp dàn giá để đỡ những bông lúa ở trên, phần trên gùi th́ sắp xếp sao cho có vẻ như là thật đầy để qua mặt Diêu. Lúc đó anh Quang mới hiểu tại sao phải đan gùi cho thật khít. Nhờ cái mánh này mà hai đứa tôi đỡ phải gùi nặng trong khi leo đồi. Có những chỗ, đồi thật dốc, nếu phải cắt nhiều lúa th́ phải leo dốc lâu hơn, và dĩ nhiên là mệt hơn. Tôi và anh Quang chỉ cắt nhấp nháy là đă đầy gùi rồi. Chúng tôi có quyền nghỉ. Nghỉ, ở đây, không có nghĩa là ngồi khơi khơi nói chuyện đâu. Nếu làm như vậy, sẽ tạo nghi ngờ cho Diêu ngay. Khi đầy gùi rồi, anh Quang và tôi cũng vẫn làm, nhưng làm à ới; đôi khi cắt giùm cho người nào đi bên cạnh vài ba cọng lúa v́ “gùi của tôi đầy rồi, cho anh đấy.”

    Không biết có c̣n ai khác làm như hai đứa tôi không? Biết đâu đấy, các “tư tưởng lớn” thường gặp nhau mà. Bạn nào đă làm vậy th́ hăy mau mau "thành thực khai báo để Cách Mạng khoan hồng cho, mau được về với gia đ́nh."

    Gùi lúa về giao tại kho cũng chưa phải là hết ngày đâu. Đội trưởng Diêu có nhiều sáng kiến lắm! Hắn tuyên bố "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm," và ra lệnh cho chúng tôi sau khi cơm chiều xong, cả đội phải xuống hội trường (dùng tạm làm nhà kho) để đạp lúa, tức là dùng chân ṿ cho hạt lúa tách rời khỏi cọng lúa. Thường th́ phải dùng chân trần mới có thể đạp lúa được; mọi thứ giầy dép đều vô dụng cả. V́ thế, da chân không thể tránh khỏi trầy xước, tạo ra ngứa ngáy khó chịu. Chúng tôi phải đạp cho tới gần giờ đi ngủ (9:00 tối) mới được cho nghỉ để chia nhau mấy mẩu sắn luộc gọi là phần ăn bồi dưỡng. Người nào cũng vội vă ăn cho chóng xong, rồi lau chùi chân tay sơ sơ và đi ngủ cho lại sức.

    Trại 5 trồng lúa nương không nhiều do đó công việc này chỉ diễn ra chừng ba bốn ngày là xong và chúng tôi lại trở về với việc chặt nứa.


    4.31. Hiếu "ḥn"

    Xin nói trước với bạn nào đă biết rơ về Hiếu "ḥn" th́ đừng nên tiết lộ ǵ thêm ngoài những ǵ tôi viết dưới đây để tránh cho đương sự khỏi bị lộ diện. Tôi giới hạn tối đa những ǵ mà người khác có thể đoán ra Hiếu "ḥn" là ai, chẳng hạn như ngành nghề, binh chủng, khoá học và địa điểm của khách sạn.

    Mô tả sơ qua về anh Hiếu, anh là một người nói năng rất điềm đạm và đầm tính, vẻ mặt trông rất hiền lành. Nếu anh mặc cái áo linh mục vào th́ không ai bảo anh là linh mục giả cả. Anh là người rất chung t́nh với bạn bè v́ thế tôi rất quí mến anh. Tuy bề ngoài là như vậy nhưng bên trong th́ quỉ quái lắm. Anh thuộc loại "lù đù vác lu chạy" đó. Thành ngữ “Chiếc áo không làm nên thày tu” đem áp dụng cho anh Hiếu là không sai tí nào.
    Tại sao anh lại có biệt danh là Hiếu "ḥn"? Thời trai trẻ anh chịu khó nghiên cứu về t́nh dục, v́ thế anh rành "sáu câu" lắm. Anh thuộc loại “uyên bác” về ba mươi sáu kiểu, ngày xưa tụi tôi thường gọi là “Tờ răng xít mốt” (tiếng Pháp, trente six modes). Anh cũng t́m hiểu tất cả các điểm nhạy cảm trên cơ thể người đàn bà để khi xung trận, anh dễ dàng đưa họ đến trạng thái đê mê, ngất ngư con tầu đi.

    Trong một khoá học, anh dẫn mấy thằng đàn em (học tṛ của anh) đi thực tập tại một khách sạn. Anh điều đ́nh măi mới có được một "chị em ta" đồng ư làm "trợ huấn cụ" cho bài giảng về t́nh dục của anh với giá gấp ba lần b́nh thường.

    Anh chỉ dẫn cho bọn đàn em thấy một cái hạch nhỏ trong bộ phận sinh dục nữ và cho biết rằng đó là một điểm rất nhạy cảm của người nữ. Cái hạch nhỏ trông giống như là một ḥn đảo, v́ thế anh gọi nó là ḥn đảo thần tiên.

    Xong việc, khi trở về trường, bọn đàn em thường đem "ḥn đảo thần tiên" ra bàn tán, dĩ nhiên là không thể thiếu tên anh trong đó. Chữ "Hiếu" gắn liền với "ḥn đảo thần tiên" từ ngày ấy. Sau này, họ chỉ giữ lại chữ "ḥn" để ghép với chữ "hiếu" thành ra "Hiếu ḥn" cho ngắn gọn.

    Khi vào tù, một số đàn em của anh nhớ lại chuyện xưa tích cũ, vẫn dùng biệt danh “ḥn” cho anh để phân biệt với những người khác có tên Hiếu như anh.

    Bây giờ, khi tôi nhắc lại chuyện xưa, anh chỉ cười hề hề, "Ḿnh đă giă từ vũ khí rồi, súng đă quẹo qui-lát (*) rồi, nhắc lại làm ǵ nữa bạn ơi."

    (*)Tiếng Pháp, culasse = cái khóa ṇng súng; tiếng Anh gọi là breech; QL/VNCH có thuật ngữ riêng, breech = cơ bẩm.


    4.32. Hết mùa chặt nứa

    Việc ǵ rồi cũng phải tới hồi kết cuộc. Việc chặt nứa cũng không ra ngoài qui luật tự nhiên này. Khoảng giữa năm 1978, đội trưởng Diêu thông báo rằng, "Đội ta sắp chấm dứt chặt nứa." Nghe tin này ḷng tôi bỗng nhẹ hẳn đi, thế là sắp sửa thoát khỏi một giai đoạn đen tối nhất của cuộc đời tù tội rồi. Sau này dù có làm ǵ, th́ tệ lắm cũng chỉ như chặt nứa là cùng. V́ thế tinh thần tôi phấn chấn hẳn lên và đă ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của ḿnh.

    Chấm dứt chặt nứa không phải v́ rừng đă hết nứa, mà cũng chẳng phải v́ hết nhu cầu về nứa. Rừng nứa bạt ngàn mà chỉ có hai đội (2 x 50 = 100 người) th́ chặt đến bao giờ cho hết được? Về nhu cầu th́ các hợp tác xă ở miền xuôi lúc nào mà chả cần tới nứa, nhất là lại mua được giá rẻ, nước sông công tù mà. Lư do chấm dứt chặt nứa là v́ bọn Việt Cộng dự tính cho chúng tôi lùi sâu về phía nam để chuẩn bị tránh "bài học" mà Tầu Cộng sắp sửa giảng dậy. Mà "bài học" đó đă thực sự xảy ra hồi tháng 2/1979 trong khi chúng tôi đang ở trại Vĩnh Quang B (Vĩnh Phú) rồi.

    Nếu như không có "bài học" của Tầu Cộng đầu năm 1979 th́ không biết Đội 3/Trại 5 chúng tôi c̣n phải chặt nứa đến bao giờ. Và nếu vậy th́ biết đâu tôi không c̣n sống nữa để bây giờ có thể ngồi gơ máy kể lại chuyện xưa hầu qui vị! Cảm tạ Thượng Đế!

    Hơn tuần lễ sau khi chúng tôi nghỉ chặt nứa, có một toán y sĩ của Hà Nội (?) xuống khám sức khoẻ tổng quát cho cả trại. Lúc này tôi cân nặng 38 kg (84 lbs) so với chiều cao của tôi là 1,60 mét (5’ 4”); trông tôi giống như bộ xương cách trí biết đi, tuy nhiên tinh thần th́ vẫn c̣n vững mạnh. Công việc thường ngày của trại không c̣n tính cách xây dựng nữa mà chỉ để duy tŕ sinh hoạt hàng ngày. Đội th́ đi đào sắn đem về cho nhà bếp, đội th́ đi chặt củi (nứa) cho nhà bếp, đội th́ lo trồng rau xanh, đội th́ lo việc sạch sẽ quanh trại.

    Đội tôi được giao công tác chặt nứa về làm củi v́ đă có sẵn tay nghề rồi. Chỉ tiêu giao cho mỗi người hai bó nứa, chiều dài độ chừng 1,50 mét (5 ft) và chu vi bó nứa cỡ chừng một ṿng tay ôm. Nứa làm củi th́ không kén chọn ǵ cả, v́ vậy chỉ cần ra khỏi trại chừng 300 mét (0.2 mile) là có nứa rồi. Đối với Đội 3 tụi tôi th́ đây chỉ là chuyện nhỏ, thường làm dư giờ nhưng phải đợi cho đến gần hết giờ nghỉ việc buổi chiều mới tà tà vác nứa về nạp.

    Trong thời gian này có sự sắp xếp lại nhân sự, Việt Cộng gọi là biên chế. Một số anh em phải chuyển đi trại khác. Rồi một số anh em ở những trại khác chuyển tới Trại 5. Tôi thuộc thành phần ở lại, chờ những người trại khác chuyển tới, và vẫn tiếp tục lao động cầm chừng trong ṿng một tháng, rồi lại chuẩn bị bè mảng, trở lại phía bờ hồ bên kia để sáp nhập với một số người đang chờ đợi ở Trại 3 (không phải Đội 3).

    Số người mới tới, nhập với Đội 3, hầu hết là cấp thiếu tá. Họ nghe kể chuyện chặt nứa của Đội 3 trước đây, đều lè lưỡi v́ theo họ nói th́ ở trại cũ, chỉ tiêu của họ chừng mười cây nứa một ngày thôi, mà cũng chẳng đ̣i hỏi kích thước khó khăn như ở Trại 5 này. V́ thế, đối với họ, hai bó củi nứa/1 ngày bây giờ là cũng hơi nặng rồi. Mà thật vậy, khi đi chung với họ chặt củi nứa, thấy họ chặt rất là vất vả mặc dù không phải là loại nứa kén chọn.

    Trong số mấy người mới tới, tôi c̣n nhớ tên một người, đó là anh Bôn, cấp bậc thiếu tá. Tôi nhớ tới anh v́ anh cùng binh chủng Pháo Binh với tôi. Từ trước, chúng tôi không biết nhau v́ mỗi người ở mỗi Vùng Chiến Thuật khác nhau. Anh Bôn rất hiền và nói năng rất là từ tốn cho nên tôi có thiện cảm với anh ngay từ vài ngày đầu. Anh Bôn hay may vá lỉnh kỉnh trong lúc rảnh. Anh thấy tôi có một cái kim khâu lớn, loại dùng để may bao tải, anh rất mê nó và nài nỉ tôi đổi lấy cơm của anh. Vài tháng trước đó, vợ tôi gửi cho tôi một bộ đồ khâu vá của binh sĩ Mỹ, trong đó có đủ kim chỉ để may vá khi ở trong rừng. Tôi thích nhất là cái kim may vải bao bố, v́ thích hợp với hoàn cảnh của chúng tôi. Lỗ kim lớn cho nên dễ dùng với sợi chỉ bao bố hoặc bao cát. Nghe anh đề nghị đổi chác, tôi rất khó nghĩ v́ không muốn đổi. Nếu từ chối, lại sợ anh buồn. Tôi chỉ c̣n cách nói cao giá để anh bỏ ư định đó đi. Tôi ra giá là ba chén cơm, lấy làm ba ngày, mỗi ngày một chén. Anh suy nghĩ một hồi rồi lắc đầu từ chối. Thế là xong. Tuy nhiên, bây giờ ngồi nghĩ lại, giả thử anh đồng ư đổi th́ tôi tính sao đây? Lấy ba chén cơm của anh trong khi anh cũng đang đói như ḿnh th́ có nhẫn tâm không? Chả lẽ lại bớt xuống cho anh c̣n một hoặc hai chén cơm thôi, khó lắm! khó lắm! Cũng may mà anh đă từ chối để tôi không phải ở trong cảnh khó xử. Tôi cũng không hiểu lúc đó, trong thâm tâm, anh nghĩ ǵ về tôi. Một thằng bất nhân? Một tên coi miếng cơm nặng hơn t́nh huynh đệ chi binh? Thôi, anh nghĩ ǵ th́ đó là quyền của anh. Hai chúng tôi chỉ ở gần nhau chừng hơn một tháng, rồi mỗi người mỗi nơi; cho đến bây giờ tôi không c̣n gặp lại anh Bôn nữa.

    Khi sang tới và nhập vào Trại 3, Phạm Ngọc Diêu không c̣n làm đội trưởng nữa v́ hắn đă được chuyển đi nơi khác trước khi chúng tôi sang Trại 3. Cũng là trại tù nhưng khi tới Trại 3 là tôi cảm thấy một bầu không khí thật là dễ thở v́ không c̣n sự có mặt của hung thần Diêu nữa.

    (c̣n tiếp)

  10. #20
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    4.33. Con sâu làm giầu nồi canh (không phải rầu)

    Chúng tôi mới ở tù được hơn hai năm nhưng trong cơ thể đă thiếu chất đạm đến mức trầm trọng rồi. Nh́n thấy bất cứ con ǵ nhúc nhích mà biết rằng ăn vào không nguy hiểm đến tính mạng th́ chúng tôi không c̣n e ngại hoặc ghê tởm như thời kỳ trước năm 1975. Mức độ e sợ hay ghê tởm cũng c̣n tùy thuộc vào cá tính của mỗi người. Không phải người nào trong chúng tôi cũng có thể cùng ăn được một thứ “con ǵ nhúc nhích” như nhau đâu.

    Trước đây, tôi cũng như mọi người đều công nhận rằng “Con sâu làm rầu nồi canh.” Thấy trong tô canh có một con sâu nổi lều bều là tôi hết dám ăn, mặc dù con sâu đă được vớt ra bỏ đi rồi. Thế nhưng những ngày tháng trong tù, tôi lần lần hết c̣n sợ nữa, mà trái lại c̣n nghĩ rằng con sâu trong tô canh ít ra cũng cho ḿnh một chút chất đạm, và c̣n tự biện luận rằng con sâu rau đâu có ăn ǵ khác ngoài lá rau non, vậy th́ tại sao lại sợ nhỉ? Nói vậy chứ, ngay lúc đang viết điều này mà bảo tôi ăn tô canh có lẫn một vài con sâu th́ chắc tôi chịu thua thôi. Có lẽ đây cũng là lẽ tự nhiên, khi cơ thể đă đầy đủ dưỡng chất th́ nó bắt đầu trở nên khó tính, nó phải chọn lựa thứ ǵ ngon mới chịu ăn chứ.

    Trại 5 có một đội (Đội 4) phụ trách trồng “rau xanh” cho trại (Ngày xưa chỉ nói một chữ rau là đủ nhưng bây giờ Việt Cộng gọi là “rau xanh”; vậy chứ cà chua, cà rốt, cà tím, củ cải đỏ… th́ gọi là rau ǵ?). Trong đội có một anh trung tá Không Quân, trẻ tuổi và đẹp trai, anh tên là N. (xin miễn viết rơ tên, và cũng xin quí vị thuộc quân chủng Không Quân hiểu cho rằng tôi không hề có ư bôi bác KQ đâu nhé, cảm phục quí vị c̣n chưa đủ nữa là…). Anh N. hằng ngày phải đi bắt sâu rau, anh mang theo một lon gô (hộp đựng sữa bột Guigoz) để đựng sâu rau. Mỗi ngày anh lấy chừng hơn phân nửa lon sâu rau và khi về trại, anh chỉ cần chế “nước sôi” vào lon rồi lắc lắc lon một lúc cho sâu rau tái đi để ăn cho tăng thêm chất đạm. Do vậy tôi thường đùa với bạn bè rằng bây giờ phải nói “Con sâu làm giầu nồi canh” mới đúng.

    Chữ “nước sôi” tôi để trong ngoặc kép là v́ nó không thực sự có độ sôi đủ 100 độ C (212° F) đâu. Nước sôi nấu bằng chảo, miệng rộng, lại không có nắp đậy, củi cháy không đủ lớn th́ làm sao nước sôi được. Khi múc nước chia cho các đội th́ nước chỉ chừng 70 độ (158° F) là tối đa. Khi về tới đội, chia cho mọi người th́ chắc chỉ c̣n nóng chừng 60 độ (140° F) là cùng.


    4.34. Giáng Sinh năm 1976

    Lễ Giáng Sinh thứ nhất ở trong tù là Giáng Sinh năm 1975, khi đó tôi đang bị giam ở Long Giao. Ḷng tôi bồn chồn lo lắng, không biết bây giờ mẹ già, vợ dại, và con thơ sinh sống ra sao; tôi chẳng có tin tức ǵ cả. Đêm trước lễ Giáng Sinh (24/12), tôi cố lắng nghe xem có tiếng chuông giáo đường nào ở vùng này không nhưng chẳng nghe thấy ǵ. Buồn quá, tôi nằm trằn trọc măi đến gần sáng mới thiếp đi được một chút. Chưa đâu, lễ Giáng Sinh năm 1976 mới gây cho tôi một ấn tượng khó có thể quên được.

    Lễ Giáng Sinh năm 1976 là Giáng Sinh đầu tiên của những năm tù đầy ở Miền Bắc. Tôi tới Trại 5 (Hoàng Liên Sơn) ngày 01/7/1976. Tính đến ngày lễ Giáng Sinh 1976 là đă được gần 6 tháng rồi. Lúc này Trại 5 đă dời sang phía bên kia hồ Thác Bà, không c̣n ở gần với Trại 3 và Trại 7 như trước nữa. Ngày 24/12 năm đó, chúng tôi vẫn phải đi rừng như thường lệ, không có một chỉ dấu ǵ cho biết là ngày hôm sau sẽ được nghỉ lễ Giáng Sinh. Bọn Cộng Sản Việt Nam mới “đuổi giặc Mỹ,” chiếm Miền Nam được hơn một năm, chúng đang dương dương tự đắc là kẻ chiến thắng, tất cả những ǵ có liên quan đến Tây phương và Công Giáo đều dị ứng đối với chúng. V́ thế làm ǵ có chuyện được nghỉ lễ Giáng Sinh! Thậm chí, chúng không muốn cho chúng tôi dùng hoặc nói chữ “Chúa Nhật”, mà phải đổi ra là “Chủ Nhật”.

    Đêm 24/12, ở đây, lại càng không thể hy vọng nghe được tiếng chuông giáo đường v́ rất nhiều nhà thờ đă biến thành nhà kho hoặc hợp tác xă rồi. Giáo dân chỉ c̣n biết thờ Chúa trong ḷng. Mùa đông năm 1976 cũng là mùa đông rét nhất so với những năm trước (sau này do nghe được dân địa phương kể như vậy). Thật đúng với ư nghĩa câu hát “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…” Tôi nằm co ro chẳng ngủ được, phần v́ không đủ chăn (mền); phần v́ nhà ngủ trống trải, gió bấc lùa vào trong nhà qua các khe hở; phần v́ nhớ tới và lo lắng cho gia đ́nh trong hoàn cảnh nghiệt ngă này không biết vợ tôi xoay trở ra sao! Măi tới gần sáng th́ trời bắt đầu mưa. Mưa ở đây mùa này không phải là mưa rào mà là mưa dầm gió bấc, mưa dai dẳng nhưng không lớn. Nghĩ vậy nên tôi mừng thầm là may ra ḿnh sẽ được nghỉ lao động ngày 25/12 v́ trời mưa.

    Sau khi thức dậy, làm vệ sinh cá nhân, nh́n ra ngoài, trời vẫn mưa. Đội trưởng Phạm Ngọc Diêu khoác áo mưa chạy lên nhận chỉ thị của quản giáo. Một lúc sau, Diêu trở về lán. Ai cũng tưởng là sẽ được nghỉ v́ trời mưa. Không dè! Diêu hô “Tập họp đi lao động.” Mọi người chưng hửng v́ hy vọng một ngày nghỉ đă bị tiêu tan. Chúng tôi vội vă t́m bất cứ thứ ǵ có thể che mưa được th́ lấy ra khoác vội vào người và chạy ra xếp hàng dưới mưa. Trong khi các đội khác vẫn ngồi trong nhà nh́n ra chúng tôi như để ngầm chia sẻ sự xui xẻo của chúng tôi v́ họ đă được thông báo là họ được nghỉ lao động. Hôm nay đội chúng tôi phải đi phát quang con đường ṃn từ cổng trại chạy về hướng xă Cẩm Nhân. Như vậy đủ chứng tỏ rằng Diêu lên gặp quản giáo là để xin cho đội đi lao động, chứ không phải là nhận chỉ thị của quản giáo.

    Chúng tôi lầm lũi đi ra khỏi trại dưới mưa. Ḷng tôi dâng lên một niềm chua xót, chua xót cho t́nh đồng đội. Kẻ thù không thương ḿnh đă đành, đằng này chính đồng đội của ḿnh (đội trưởng Diêu) chỉ v́ muốn kiếm điểm, muốn “làm con chim đầu buồi” (tôi mượn câu nói của anh Lương Văn Quang) nên đă bắt chúng tôi phải dầm mưa gần trọn ngày 25/12. Trại đâu có bắt đi làm khi trời mưa, bằng chứng là các đội khác không phải đi lao động ngày hôm đó. Tên đồng đội này c̣n ác ôn hơn cả mấy tên quản giáo nữa!


    4.35. Chuyện khó tin nhưng có thật

    Trại 5 trở lại phía bên kia hồ Thác Bà để sáp nhập với Trại 3 và chuẩn bị di chuyển về phía nam trước khi có chiến tranh với Tầu (2/1979). Ở đây tôi có dịp quen biết một số bạn mới của Trại 3 trong đó có một số trở thành bạn thân của tôi sau này, gồm có các anh Hồ Đắc Thái (vượt biển, chết), Vũ Cao Hiến (khóa 24 Vơ Bị Đà Lạt, vượt biển, chết), Nguyễn Chánh Vi (Phi công trực thăng, vượt biển, chết), Vơ Tấn Tài (khóa 11 Thủ Đức, hiện ở Houston, Texas) và c̣n nữa nhưng tôi không nhớ hết.

    Anh Vơ Tấn Tài kể cho tôi một chuyện rất là đặc biệt mà tôi sẽ lặp lại dưới đây. Xin lưu ư là tôi sẽ không nêu tên thật của các nhân vật chính để tránh phiền lụy cho họ (nếu có); ngay cả địa danh và thời gian tôi cũng không đề cập đến.

    Tôi nói rằng “chuyện có thật” v́ người trong chuyện là đàn em của anh Tài. Anh Tài chỉ biết rơ sự thực sau khi được ra khỏi tù và gặp lại đàn em ở Sài-G̣n. Kể từ đây tôi tạm gọi đàn em của anh Tài là X. Anh X là một trung úy, trẻ tuổi, độc thân. Anh X cũng bị đưa ra Bắc cải tạo như ai, chứng tỏ X thuộc thành phần “có nhiều nợ máu với nhân dân.”

    Khi c̣n ở ngoài Bắc, có thời kỳ anh Tài và X ở chung một trại. Và, anh Tài chỉ biết được rằng X bị teo hai gị, không thể đi lại tự nhiên mà phải nhờ người cơng. V́ vậy mà X được thả ra khỏi tù sớm hơn b́nh thường. Từ đó hai người không c̣n liên lạc với nhau nữa.

    Bẵng đi một thời gian, sau khi anh Tài ra khỏi tù th́ một hôm anh Tài gặp một bạn đồng ngũ. Người bạn này cho anh Tài biết rằng “Thằng X hiện giờ đang làm chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ tại Sài-G̣n.” Anh Tài chưa tin cho lắm v́ anh nghĩ rằng X bị “liệt” hai chân th́ làm sao mà làm ăn ǵ được. Nhưng người bạn này nói rằng X vẫn b́nh thường, chứ có bị liệt ǵ đâu. Anh Tài muốn cho chắc ăn nên nhờ luôn người bạn này dẫn đi gặp X ngay để xem thực hư thế nào. Khi gặp mặt th́ đúng là X “liệt gị” trước đây. Nhưng tại sao X lại hết bệnh kỳ lạ như vậy? Bây giờ X mới thú thực với anh Tài như sau:

    Trong những dịp đi lao động, anh có quen một gia đ́nh người thiểu số. Gia đ́nh này có mấy người con trong đó có một cô con gái. Cô gái có t́nh ư với anh X, cả bố mẹ cô cũng rất mến X và tận t́nh giúp đỡ. Mỗi lần đi chặt cây, X ra nhà cô gái, hai người tṛ chuyện với nhau suốt cả ngày (có làm ǵ th́ chỉ trời biết) trong khi mấy đứa em cô gái vào rừng chặt cây mang về cho X. Tới giờ về, X chỉ cần vác cây về trại nạp là xong.

    Bố mẹ cô gái bày mưu tính kế, giúp cho X được thả sớm bằng cách cho X. uống một loại thuốc lá cây. Sau khi uống thuốc, hai chân của X dần dần teo lại chỉ c̣n da bọc xương. Do đó X được cho làm việc nhẹ ở trại nhưng dần dần X làm bộ liệt gị luôn, không thể đi lại được nữa mà phải nhờ người khác cơng. Trại theo dơi một thời gian, đủ thấy là chân của X không c̣n có thể hồi phục được nữa, trại đề nghị lên cấp trên phóng thích anh.

    Gia đ́nh cô gái vẫn luôn luôn theo dơi X, đồng thời mua chuộc cán bộ trại tạo dễ dăi cho X được lui tới nhà cô gái. Khi biết X sắp sửa được thả, bố mẹ cô gái móc nối với cán bộ trại để mỗi tuần vài lần, mấy đứa em của cô gái tới cơng X về nhà cô chơi. Nói là ra nhà cô gái chơi nhưng thực sự là để chữa bệnh cho X. Họ đào một cái hố giống như huyệt chôn người nhưng nông hơn, cho X nằm xuống hố rồi họ phủ lên người X nhiều loại lá cây, chỉ chừa cái đầu là không bị phủ kín. X phải nằm như thế mỗi lần mấy giờ đồng hồ. Sau khi đă đủ đô (dose) th́ ngưng. Bây giờ X đă cảm thấy trong người khỏe ra nhưng nh́n bên ngoài, hai chân vẫn chưa có dấu hiệu ǵ thay đổi. Tiếp theo, họ viết cho X một toa thuốc bắc và dặn X khi về đến Sài-G̣n th́ bốc thuốc theo toa này mà uống cho đến khi b́nh phục. X đă làm theo lời dặn và trước mặt anh Tài bây giờ không phải là “thằng X liệt gị” khi xưa nữa. C̣n chuyện ân t́nh giữa X và cô gái th́ anh Tài quên hỏi cho nên không biết ra sao.


    4.36. Xin cải tạo thêm

    Công Sản Việt Nam rất ngu dốt về quản trị đất nước nhưng chúng lại thuộc loại đứng đầu thế giới về lưu manh, xảo trá, và bịp bợm. Nhiều người cũng như nhiều nước đă từng bị chúng cho ăn đ̣n “lừa”. Bài này tôi chỉ giới hạn nói về ngón đ̣n “lừa” mà chúng áp dụng với các sĩ quan và công chức của Việt Nam Cộng Ḥa trước đây thôi.

    Ngay sau ngày 30/4/1975, bọn chúng có “Chính sách 7 điểm” về khoan hồng để trấn an dân chúng Miền Nam. Chính sách là vậy nhưng ở địa phương th́ chúng vẫn thi hành những vụ bắt bớ, thủ tiêu, hoặc xử bắn những người “có nợ máu với nhân dân.” Người em trai của tôi đă bị bắt ngay đêm ngày 1/5/1975 và bị một trận đ̣n thù tưởng rằng không sống nổi chỉ v́ tội đă làm “Phó trưởng ấp, phụ trách về an ninh.” Chuyện em tôi bị bắt đă được kể chi tiết ở Chương 2 trên đây rồi.

    Ít ngày sau th́ chúng kêu gọi “ngụy quân” từ chuẩn úy trở xuống phải tới phường/xă học tập 3 ngày. Sau 3 ngày học tập, chúng cấp giấy chứng nhận và cho họ về. Đâu có ai dè đây là ngón đ̣n để nhử các sĩ quan từ thiếu úy trở lên để họ đưa cổ vào tṛng. Một thông cáo kêu gọi các sĩ quan từ đại úy trở xuống, mang theo mười ngày ăn, đi tŕnh diện “học tập”. Một thông cáo khác kêu gọi các sĩ quan từ thiếu tá trở lên, mang theo 1 tháng tiền ăn, đi tŕnh diện “học tập.” Ai cũng nghĩ là ḿnh sẽ đi “học” 10 ngày hoặc 1 tháng (tùy theo cấp bậc của ḿnh) rồi sẽ được trở về với gia đ́nh giống như các cấp nhỏ đi 3 ngày rồi về. Lầm to! Lầm to! Chúng đă chơi một đ̣n ngoạn mục, hốt trọn gói các sĩ quan và công chức Việt Nam Cộng Hoà. Sau thời hạn 10 ngày hoặc một tháng, có người nêu thắc mắc th́ được giải thích rằng: “Chúng tôi bảo các anh mang tiền ăn 10 ngày (hoặc 1 tháng) là v́ lúc đầu chúng tôi chưa thể lo liệu ăn uống cho các anh được, các anh phải tự túc về ăn uống, sau đó Nhà Nước sẽ lo cho các anh, chứ chúng tôi đâu có bảo rằng thời hạn học tập của các anh là 10 ngày (hoặc 1 tháng) đâu.” Hết căi!

    Chưa hết đâu. Vài ba tháng sau khi vào rọ, lại có “Chính sách 12 điểm” giải thích cho việc “học tập cải tạo”. Bọn chúng đă chơi chữ trong bản Chính Sách này để cho chúng tôi tự xét tội của ḿnh.

    Đọc hết 12 điểm th́ đa số đều nghĩ rằng nặng lắm th́ ḿnh cũng chỉ phải “học tập” 3 năm thôi. Một ông bạn già nằm cạnh tôi (anh Đào Ngọc Tỉnh, đại úy Pháo Binh) nói nhỏ với tôi: “Tụi nó mới mở mấy trang đầu thôi, chúng sẽ mở những trang kế tiếp sau, đừng tưởng bở.” Trong thâm tâm tôi lúc đó cũng chưa tin hẳn những ǵ anh Tỉnh nói nhưng càng về sau càng thấy anh có lư. Anh Tỉnh đă từng phục vụ trong quân đội Liên Hiệp Pháp và anh cũng đă nếm mùi tù Cộng Sản trước ngày di cư vào Nam (1954) cho nên anh đă hiểu tụi nó nhiều. Trong lúc mọi người trông ngày trông tháng, mong cho chóng đến ngày hết “học tập” th́ anh Tỉnh lặng lẽ cuốc miếng đất trống nằm giữa hai dăy nhà trại gia binh (Long Giao) để trồng giây rau lang. Anh Tỉnh rất tốt với tôi, anh dạy tôi cắt tóc bằng kéo, đan rổ rá, bện dây thừng bằng chỉ của bao cát, cắt lốp xe làm dép râu (chắc hẳn mấy cái tài vặt này anh học được khi bị tù trước năm 1954). Anh Tỉnh cùng ra Bắc, ở cùng Trại 5 (hồ Thác Bà) với tôi nhưng ở khác đội, tôi Đội 3, anh Đội 5. Anh được thả trước tôi chừng một năm. Từ khi rời khỏi Thác Bà, hai chúng tôi không c̣n gặp nhau nữa. Khi ra khỏi tù th́ mới biết là anh đă chết mấy tháng sau khi được thả. Tôi nhắc đến anh ở đây với ḷng thương kính của một “thằng em” mặc dù trước đây tôi chưa hề xác nhận trước mặt anh vị thế “thằng em” này. Tôi mượn những ḍng chữ này nói về anh để coi như là một nén hương ḷng dâng lên anh, anh Tỉnh nhé.

    Gần cuối năm 1978, chúng tôi đă ở trong rọ hơn ba năm rồi. Chắc là bọn Cộng Sản biết rằng chúng tôi đang thắc mắc về Chính Sách 12 điểm (Nói ỡm ờ rằng sau ba năm sẽ được tha, c̣n ai không được tha th́ sẽ phải đưa ra ṭa án xử). V́ thế, chúng lại bầy ra một tṛ mới - học tập chính trị một tuần lễ. Trước khi bắt đầu vào học tập, cán bộ trại tập họp bọn tôi lại, cho biết “Các anh sẽ có một đợt học tập quan trọng, trong thời gian học tập các anh sẽ được bồi dưỡng để động năo (*), các anh phải cố gắng học tập tốt…” Hắn nói tràng giang đại hải nhưng tôi chỉ nhớ tóm tắt đại khái như vậy thôi.

    (*) Bồi dưỡng có nghĩa là mỗi bữa ăn được thêm tí thịt hoặc tí cá và không phải ăn độn khoai lang hoặc khoai ḿ (sắn). Việt Cộng dùng chữ “Động năo” để chỉ sự vận dụng trí óc để suy nghĩ.

    Một toán giảng viên (từ đâu không rơ) tới ở trại trong suốt tuần lễ học tập. Về nội dung các bài học, bọn này nói về t́nh h́nh đất nước chưa được ổn định, xă hội chưa hết tàn dư chế độ cũ, nhà nước c̣n phải lo giải quyết nhiều vấn đề khó khăn… Kế đến là:
    “Các anh học tập đă có tiến bộ nhưng chưa tiến bộ đủ, sợ rằng nếu bây giờ nhà nước cho các anh về, các anh sẽ bị chao đảo và dễ đi vào con đường sai trái, có hại cho bản thân các anh, gia đ́nh các anh v.v… V́ thế các anh phải xác định và đánh giá mức độ tiến bộ của các anh.”

    Mục đích của tuần lễ học tập này là bọn chúng muốn đánh tan cái ư nghĩ “ba năm được về” và chuẩn bị tư tưởng cho chúng tôi chấp nhận cảnh sống tù đầy lâu hơn bằng cách lèo lái cho chúng tôi tự ḿnh xin cải tạo thêm (không thời hạn) cho đủ tiến bộ. Nói theo kiểu của anh Đào Ngọc Tỉnh th́ tụi nó bắt đầu mở sang một trang mới đấy. Sau khi hết bài, chúng bắt bọn tôi phải làm mỗi người một bản “thu hoạch” (một h́nh thức kiểm tra xem ḿnh đă hiểu ǵ sau bài học). Anh Lương Văn Quang hỏi tôi: “Ḿnh viết ǵ bây giờ, chả lẽ xin ở tù thêm?” Tôi trả lời:

    “Ḿnh phải viết thật dài, ít nhất là 5 tờ giấy thếp (tương tự như legal paper), thiếu giấy nó cho thêm, cứ ghi tất cả những câu nói mà bọn nó giảng để tỏ ra ḿnh có chăm chú học tập, nhưng không nên viết mạch lạc, mà phải viết tùm lum tà la để tạo cho chúng nó có cảm tưởng là ḿnh dốt hơn chúng. Và, cái quan trọng là ḿnh không xin học tập thêm. Về phần tôi th́ tôi sẽ kết thúc bài thu hoạch rằng sau hơn ba năm cải tạo, tôi tự thấy đă đủ tiến bộ rồi, tôi đă thông hiểu tường tận đường lối chính sách của ‘Cách Mạng’, tôi cam đoan chấp hành các luật lệ của chính quyền địa phương, và bây giờ mong muốn được nhà nước cho về sinh sống với gia đ́nh. Tuy nhiên, nếu ‘Cách Mạng’ thấy cần phải giữ tôi lại để cải tạo lâu hơn th́ đó là quyền quyết định của ‘Cách Mạng’, chứ không phải của tôi.”

    Chúng tôi không có đọc bài thu hoạch của nhau nhưng tôi nghĩ rằng anh Quang cũng viết đại khái theo cái ư nêu trên: không tự nguyện xin “học tập cải tạo” thêm.

    Tôi nghĩ rằng bọn chúng muốn dùng những bài “thu hoạch” này như là một lá bùa hộ mạng để nếu vợ con chúng tôi khiếu nại, hoặc bị Quốc Tế lên án, th́ chúng sẽ có bằng chứng để trả lời rằng chúng tôi (những tù nhân) “tự nguyện xin học tập thêm”, chứ tụi nó đâu có muốn giam giữ chúng tôi lâu.

    (c̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 57
    Last Post: 08-12-2011, 09:43 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 06-12-2011, 08:29 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 21-08-2011, 07:12 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 31-01-2011, 10:37 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •