Page 1 of 11 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 109

Thread: Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    TTCK Trung Quốc sụt giảm mạnh nhất châu Á




    Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc khẳng định nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đối đầu với nhiều rủi ro tại các nội địa và nước ngoài.

    Các thị trường chứng khoán tại châu Á lần lượt tăng điểm, chỉ số chính của thị trường khu vực giao dịch ở mức cao nhất trong 5 tháng. Các nhà hoạch định chính sách Hy Lạp cố gắng hết sức để nhận được gói giải cứu, ngày một nhiều chuyên gia cảnh báo khủng hoảng châu Âu đang khiến nhu cầu toàn cầu sụt giảm.

    Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc sau khi Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc khẳng định nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đối đầu với nhiều rủi ro tại các nội địa và nước ngoài.

    Ông khẳng định: “Kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại. Khủng hoảng nợ châu Âu đang trầm trọng hơn và rủi ro đi xuống của kinh tế toàn cầu tăng lên bởi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của thế giới thấp và thị trường hàng hóa, tài chính toàn cầu biến động mạnh.”

    Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái B́nh Dương tăng 0,2% lên 125,13 điểm tại thị tường Tokyo sau khi giảm khoảng 0,2% và tăng khoảng 0,3%. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông hạ 0,1% c̣n chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật hạ 0,1%. Chỉ số Topix của thị trường Nhật tăng 0,4%.

    Tạ Úc, chỉ số S&P/ASX 200 hạ 0,5% sau khi Ngân hàng Trung ương Úc duy tŕ lăi suất không đổi. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 0,4%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc hạ 1,7%

    Ông Angus Gluskie, chuyên gia quản lư quỹ tại White FundsManagement, nhận xét: “Mọi chuyện dường như đang tốt hơn. Nhà đầu tư rất bi quan về châu Âu nhưng nay tâm lư dường như cũng b́nh ổn hơn. Hy Lạp đóng vai tṛ cực quan trọng với thị trường và ở giai đoạn hiện nay, họ sẽ đạt được thỏa thuận nhất định.”

    Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos đang bắt đầu ṿng đàm phán thứ 2 với chủ nợ quốc tế tại Hy Lạp để ngăn khả năng phá sản ở thời điểm các nhà lănh đạo tranh luận về các biện pháp ngân sách. Quan chức chính phủ Hy Lạp cho biết chính phủ Hy Lạp cần phải công bố chi tiết chính sách tài khóa năm 2012.

    Trên thị trường Nhật, cổ phiếu các công ty vận tải tăng điểm khi chỉ số BDI tăng phiên đầu tiên từ ngày 12/12/2011.

    Cổ phiếu công ty thuốc lá Japan Tobacco tăng điểm sau khi công ty nâng dự báo lợi nhuận.

    Ngọc Diệp

    Theo TTVN/Bloomberg,Reuters

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Ngành vận tải Trung Quốc đang khó khăn chưa từng có



    IMF lo sợ Trung Quốc đă đẩy nợ lên quá mức an toàn, tỷ lệ các khoản vay/GDP đă tăng gấp đôi lên hơn 200% trong 5 năm qua.

    Khối lượng vận tải ở các cảng của Thượng Hải – Trung Quốc giảm sâu trong tháng 1/2012 bởi khủng hoảng nợ châu Âu khiến nhu cầu hàng hóa giảm, người ta không khỏi hoài nghi về “sức mạnh” của kinh tế Trung Quốc.

    Chuyên gia vận tải của ngân hàng Lloyds tính toán rằng khối lượng vận chuyển công ten nơ qua cảng Thượng Hải của Trung Quốc giảm khoảng 100 ngh́n trong tháng 1/2012, tương đương sụt 4% so với cùng kỳ năm 2011. Khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm khoảng 1 triệu tấn. Cảng Thượng Hải (Port of Shanghai) là cảng lớn nhất thế giới.

    Dù mức hạ trên không phải quá lớn và t́nh h́nh vận tải hàng hóa chịu tác động bởi thời gian Trung Quốc nghỉ Tết Nguyên đán nhưng rơ ràng những tháng gần đây, hàng hóa vận chuyển qua cảng giảm không ngừng.

    Viện vận tải Thượng Hải khẳng định: “Thị trường vận tải hàng hóa tại Trung Quốc đối đầu với cực kỳ nhiều khó khăn.” Viện thừa nhận rằng ngành vận tải đang bên bờ vực suy giảm và mọi chuyện có thể tồi tệ hơn vào đầu năm 2012.

    Tuyến đường châu Á – châu Âu chứng kiến khối lượng vận tải côngtennơ giảm mạnh nhất.

    Số liệu này được công bố ở thời điểm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo Trung Quốc dễ chịu tổn thương từ rủi ro tăng cao tại châu Âu và tăng trưởng kinh tế có thể giảm một nửa xuống 4% trừ khi chính phủ Trung Quốc tiến hành các biện pháp mạnh để giảm thiểu cú sốc.

    IMF tính toán rằng khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 1,75%, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể giảm hơn nửa. Nó cho thấy mô h́nh kinh tế Trung Quốc đă bị bóp méo đến thế nào.

    IMF lo sợ Trung Quốc đă đẩy nợ lên quá mức an toàn, tỷ lệ các khoản vay/GDP đă tăng gấp đôi lên hơn 200% trong 5 năm qua, mức tăng lớn hơn cả thời kỳ bong bóng dưới chuẩn của Mỹ.
    Đ́nh Hảo


    Theo TTVN/Telegraph

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Tàu sân bay Trung Quốc tập trận ở Thái B́nh Dương?


    - Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đă tiến ra biển để tham gia vào ṿng hai của cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc trên Thái B́nh Dương, thông cáo của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc cho biết ngày 6/2.

    Tàu sân bay xuất phát ra khơi từ cảng Đại Liên ở miền Đông Bắc đất nước. Bộ Quốc pḥng Trung Quốc tuyên bố, thủy thủ đoàn của tàu sân bay sẽ tiến hành các thí nghiệm và nghiên cứu kỹ thuật.

    Trước đó, Trung Quốc tuyên cáo rằng cuộc tập trận hải quân không nhằm chống lại bất cứ nước nào.



    Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu sân bay của ḿnh tham gia một cuộc tập trận quy mô ở biển Hoa Đông

    Ṿng một của cuộc tập trận đă diễn ra trước đó theo giới truyền thông Nhật Bản th́ một đội gồm 4 tàu khu trục chiến đấu của Hải quân Trung Quốc đă đi qua vùng biển nằm giữa đảo Okinawa và Miyako của Nhật Bản.

    Trước tuyên bố này của giới truyền thông Nhât, Bộ quốc pḥng Trung Quốc cho biết tàu Trung Quốc qua lại khu vực này là nhằm chuẩn bị cho cuộc thao luyện hằng năm vốn đă trở thành lệ của Quân đội Trung Quốc.

    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là sản phẩm cải biến từ tàu sân bay Xô-viết tuần dương hạng nặng "Varyag", chưa được đóng xong từ năm 1980. Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiếc tàu đóng dở han rỉ nằm lại ở một xưởng đóng tàu Ukraina.

    Sau đó, một tập đoàn Trung Quốc hợp tác với lực lượng vũ trang của đất nước đă mua lại "Varyag".

    Thoạt đầu, các chủ sở hữu con tàu muốn biến nó thành một ṣng bạc nổi tại Macau. Nhưng sau đó, Hải quân Trung Quốc đă cải tạo con tàu này và biến nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của nước này với cái tên là Thi Lang. Nó ra biển lần đầu vào tháng 8 năm ngoái, tiếp đó nó có thêm vài ba lần ra khơi nữa.

    Trong khi đó, giới quan sát nhận định, các bài tập diễn ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến vấn đề tranh chấp lănh thổ trên quần đảo Điếu Ngư, phía Nhật gọi là Senkaku trên biển Hoa Đông. Gần đây, Nhật Bản lên tiếng phản đối các thông tin cho biết phía Trung Quốc độc lập tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở biển Hoa Đông.

    Về phần ḿnh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích chính phủ Nhật Bản có kế hoạch định danh những ḥn đảo không có người sinh sống nằm gần quần đảo Senkaku đang trong t́nh trạng tranh chấp.



    Cuộc tập trận đă diễn ra trước đó, theo giới truyền thông Nhật Bản th́ một đội gồm 4 tàu khu trục chiến đấu của hải quân Trung Quốc đă đi qua vùng biển nằm giữa đảo Okinawa và Miyako của Nhật Bản.(ảnh:Ria)

    Trong thời gian gần đây, Tokyo đă nhiều lần bày tỏ quan ngại trước sự tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự Trung Quốc trong hoàn cảnh Bắc Kinh thiếu minh bạch trong các ư đồ địa chính trị.

    Báo cáo thường niên năm 2011 của Bộ Quốc pḥng Nhật Bản dự báo rằng Trung Quốc sẽ nỗ lực thực hiện thường xuyên các hoạt động hải quân trong vùng biển bao quanh các ḥn đảo của Nhật Bản, bao gồm Biển Hoa Đông, Thái B́nh Dương, cũng như biển Đông.

    Sự gia tăng hoạt động của lực lượng Hải quân Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh thực sự có ư định mở rộng hiện diện của lực lượng hải quân nước này trong các vùng mà Tokyo có các yêu sách về lănh thổ, Đại tướng, Chủ tịch Viện các vấn đề địa chính trị, ông Leonid Ivanshop nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói nước Nga.


    theo PNTD

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc tập trận rầm rộ với tàu đổ bộ tối tân



    Báo giới Trung Quốc hôm nay (9/2) đồng loạt đưa tin về việc hải quân nước này mới đây đă điều tàu đổ bộ thuộc loại tối tân nhất mang tên Tỉnh Cương Sơn tới tham gia một cuộc tập trận cùng Hạm đội Nam Hải.

    Cuộc tập trận này đă kết thúc hôm 7/2 nhưng truyền thông Trung Quốc không tiết lộ nơi diễn ra cuộc tập trận.

    Trước đó, ngay sau khi được hạ thủy, chiếc tàu này đă từng tham gia một cuộc thao diễn khác, song đây là lần đầu tiên tàu này tập trận cùng với máy bay trực thăng và tàu đổ bộ chạy bằng đệm không khí.

    Ngoài ra, đây cũng là dịp để con tàu này thực sự được ra mắt.


    Phát biểu trước báo giới sau cuộc tập trận, sĩ quan chỉ huy đội tàu đổ bộ của Hạm đội Nam Hải cho rằng, dù mới được đưa vào vận hành nhưng Tỉnh Cương Sơn hoàn toàn có khả năng tham gia các chiến dịch ngoài biển khơi.

    Tỉnh Cương Sơn là chiếc thứ hai thuộc loại tàu đổ bộ lớp 071 cỡ lớn của Trung Quốc và được đóng tại nhà máy Hudong - Zhonghua ở Thượng Hải. Tàu đổ bộ đầu tiên là Côn Luân Sơn được hạ thủy năm 2006 với trọng tải 18.000 tấn.

    Tàu đổ bộ này có chiều dài 210m, rộng 28m, và trọng tải 19.000 tấn. Ngoài khả năng chứa tàu đổ bộ loại nhỏ, Tỉnh Cương Sơn c̣n có băi đỗ trực thăng.

    Song Anh - (theo CNM)

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Thành viên phe đối lập Syria sẽ đến Bắc Kinh

    RFA 09.02.2012

    Một thành viên của phong trào đối lập Syria sẽ đến Bắc Kinh vào cuối tuần này để thảo luận với các quan chức ngoại giao Trung Quốc về t́nh h́nh Syria.

    UN PHOTO
    [IMG][/IMG]http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/syria-update-02092012130952.html/503662-305.jpg
    Dự thảo Nghị quyết về Syria bị phủ quyết trong Hội đồng Bảo an hôm 04 tháng 02 năm 2012.

    Tin này được loan báo hồi sáng nay ở Bắc Kinh, giữa lúc dư luận tiếp tục chỉ trích việc Trung Quốc và Nga bỏ phiếu chống bản nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

    Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Lục cho biết thêm là cuộc gặp đă được dự tính từ lâu, và các thành viên của lực lượng đối lập Syria mong muốn Bắc Kinh đóng một vai tṛ quan trọng, tích cực, để giúp giải quyết vấn đề đang được cả thế giới chú ư tới.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc lănh án 7 năm tù v́ một bài thơ



    [IMG]http://media.voanews.com/images/480*300/voa-chinese-Protest-Bangkok-Zhu-Yufu-picutre-31july-480.jpg[/IMG]

    Các nhà hoạt động cầm h́nh ông Chu Ngu Phi (dưới) và Lưu Hiểu Ba trong cuộc biểu t́nh ở Bangkok, Thái Lan kêu gọi chú ư đến t́nh trạng nhân quyền sa sút ở Trung Quốc

    H́nh: Lin Dajun 林大军
    Các nhà hoạt động cầm h́nh ông Chu Ngu Phi (dưới) và Lưu Hiểu Ba trong cuộc biểu t́nh ở Bangkok, Thái Lan kêu gọi chú ư đến t́nh trạng nhân quyền sa sút ở Trung Quốc

    Ông Chu Ngu Phu, một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu ở Trung Quốc, đă bị tuyên án 7 năm tù sau khi làm một bài thơ kêu gọi dân chúng đứng lên đ̣i tự do.

    Hôm nay, vợ và con trai nhà thơ này cho biết ông bị một ṭa án ở thành phố Hàng Châu kết tội gọi là “xúi giục lật đổ chính quyền.”

    Ông Chu Ngu Phu là nhà hoạt động nổi tiếng thứ tư bị tuyên những án tù lâu năm trong ṿng 7 tuần vừa qua, giữa lúc Trung Quốc tiến hành một cuộc đàn áp những người bất đồng trước khi Đại hội Đảng Cộng Sản diễn ra vào mùa thu năm nay, khi có sự thay đổi lớn trong hàng ngũ lănh đạo.

    Bản án này được đưa ra trong lúc Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sắp sửa đến thăm Hoa Kỳ vào tuần sau, là lúc mà vấn đề nhân quyền dự kiến sẽ là một trong những đề tài chính được mang ra thảo luận.

    Cảnh sát Trung Quốc đă bắt ông Chu Ngu Phu cách nay gần một năm sau khi ông viết bài thơ có tựa đề “Đă tới lúc.” Bài thơ này được phổ biến trong lúc phong trào Mùa xuân Ả Rập lan rộng ở Trung Đông và Bắc phi.

    Ông Chu bị bắt trong cuộc đàn áp nhắm vào những người kêu gọi tổ chức những cuộc phản kháng tương tự.

    Ông Chu Ngu Phu bác bỏ cáo trạng xúi giục lật đổ chính quyền. Ông nói rằng ông không tổ chức bất kỳ một cuộc phản kháng nào và bài thơ của ông không được phổ biến trên diễn đàn công khai mà chỉ luân lưu trong giới bạn bè của ông.

    Nhà thơ 58 tuổi này từng bị bỏ tù 2 lần v́ những hoạt động tranh đấu cho dân chủ. Ông bị kết án 7 năm tù vào năm 1999 và thọ án 2 năm tù sau bản án thứ nh́ vào năm 2007.

    Bài thơ của ông có những câu mà chúng tôi tạm dịch như sau: “Đă đến lúc hỡi nhân dân Trung Quốc, quảng trường này là của chúng ta. Những đôi chân là của chúng ta, đă tới lúc chúng ta tiến bước tới quảng trường để nói lên sự lựa chọn của ḿnh.”

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Xung quanh chuyến đi Mỹ của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc
    Stephanie Ho | Bắc Kinh

    Chuyến công du Mỹ của Phó chủ tịch nước Tập Cận B́nh được nhiều giới dự liệu là thời điểm ông sẽ được giới thiệu với thế giới như là nhà lănh đạo kế tiếp của Trung Quốc. Chính trị gia kỳ cựu này có kinh nghiệm tại vùng nông thôn Trung Quốc cũng như tại các trung tâm quyền lực cao nhất nước này.

    Ông Tập Cận B́nh tương đối ít được biết tới tại nước ngoài cho tới năm ngoái, khi ông xuất hiện tại một số sự kiện quan trọng với những quan khách tới thăm Trung Quốc.

    Cha của ông Tập là một nhân vật khá nổi bật trong chính giới, khiến ông được người Trung Quốc coi như một loại thiếu gia. Nhiều người tại nước cộng sản Trung Quốc có cái nh́n không được hay ho lắm khi nói tới các thiếu gia mà họ coi là thiểu số ăn trên ngồi trốc. Tuy nhiên, theo ông Wang Jianwei, giáo sư tại trường Đại học Macao th́ ông Tập không giống như vậy, nhờ ông đă có những kinh nghiệm đặc biệt:

    “Cha ông Tập từng bị truy bức trong cuộc Cách mạng Văn Hóa, cho nên ông cũng khổ sở khá nhiều và phải về quê sinh sống.”

    Ông Tập được đưa về tỉnh Thiểm Tây khi mới 15 tuổi. Ông đă ở trong quân ngũ một thời gian và sau này lănh đạo Phúc Kiến, tỉnh đối diện đảo Đài Loan.

    Những kinh nghiệm kể trên giúp làm trơn tru con đường chính trị của ông và cũng khiến ông được công chúng ưa chuộng trong nước. Tuy nhiên, ông Xiong Zhiyong, giáo sư môn ngoại giao tại trường đại học đối ngoại Bắc Kinh, nói mặc dù hướng đi lên vị thế chủ tịch của ông Tập khá chắc chắn, nhưng có vẻ ông không được quần chúng tiếp tục ưa thích nhiều nữa. Giáo sư Zhiyong nói:

    “Người ta thích hay không không thích ông ấy không thành vấn đề. Ai chẳng biết ông ấy sẽ là chủ tịch nước của Trung Quốc. Nhưng về chuyện người ta có ưa các chính sách của ông hay không là điều c̣n quá sớm để nói.”

    Ông Tập Cận B́nh cũng đồng quan điểm với những lănh đạo khác khi nói về ư muốn hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ. Hồi tháng 1, ông đă nói một loạt các vấn đề toàn cầu mà hai nước Mỹ Trung cùng hợp tác:

    “Mỹ Trung đă duy tŕ đối thoại chặt chẽ về các vấn đề khủng hoảng tài chánh quốc tế, biến đổi khí hậu, bán đảo Triều Tiên, vấn đề hạt nhân tại Iran. Sự hợp tác và điều hợp Mỹ Trung đang đóng vai tṛ quan trọng hơn nữa đối với nền ḥa b́nh, ổn định và thịnh vượng thế giới.”

    Mặc dù chuyến đi của ông Tập dự kiến sẽ làm nổi bật thêm mối hợp tác kể trên, nhưng vẫn c̣n tồn đọng nhiều mối bất đồng, trong đó có việc Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đàn áp các khu vực sắc tộc Tây Tạng, bất đồng về vấn đề Syria, các chính sách mậu dịch và tiền tệ của Trung Quốc.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Nạn Cướp Đất Ở Trung Quốc

    Hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của những vụ cướp đất hay tịch thu đất đai bừa băi của chính quyền. Đó là một trong những kết quả của một cuộc nghiên cứu do Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh thực hiện. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm thứ 3, vài ngày sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng nạn tịch thu đất đai bừa băi là nguyên do chính của những vụ khiếu kiện và gây rối đông người.

    Duy Ái - VOA


    Trong lúc Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc lại câu nói 'Không cải cách th́ Trung Quốc chỉ có chết mà thôi', chính quyền Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch đàn áp thô bạo nhắm vào những người hô hào cải cách dân chủ

    Thách thức lớn nhất cho sự phát triển và ổn định của Trung Quốc hiện nay là những tệ đoan trong chế độ sở hữu đất đai đă tạo ra những hạn chế nghiêm trọng đối với nông dân trong việc đầu tư vào đất đai và dựa vào đất đai để gia tăng thu nhập. Đó là kết luận mà toán chuyên gia của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh công bố hồi đầu tuần này sau khi thực hiện một cuộc khảo sát chung với Viện Phát triển Nông thôn Landesa ở Seattle và Đại học Tiểu bang Michigan của Mỹ.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn phân nửa nông dân Trung Quốc bất măn với các chính sách nông thôn, trong đó có 16,7% nông dân nói rằng họ cảm thấy “vô cùng bất măn” và chỉ có 2,8% cho biết họ rất hài ḷng với chính sách hiện nay.

    Các nhà nghiên cứu cho biết hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của những vụ cướp đất, với số người có đất đai bị chính quyền chiếm dụng bừa băi lên tới 4 triệu người mỗi năm.

    Gần 2/3 những người tham gia cuộc thăm ḍ của Đại học Nhân dân cho biết họ được trả tiền bồi thường một lần với giá trung b́nh là 18.739 đồng nguyên (khoảng 3.000 đô la) một mẫu ta, trong khi chính quyền thu được 778.000 đồng nguyên, tức là cao hơn gấp 40 lần.

    Các số liệu vừa kể được công bố vài ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đi thăm tỉnh Quảng Đông, nơi vừa xảy ra làn sóng biểu t́nh v́ vấn đề đất đai, và lên tiếng kêu gọi bảo vệ đất đai cho nông dân.

    Báo chí Trung Quốc trích lời ông Ôn Gia Bảo nói rằng “Vấn đề phổ biến hiện nay là ǵ? Đó chính là vấn đề chiếm dụng bừa băi đất đai của nông dân. Cho nên nông dân có ư kiến, thậm chí làm phát sinh những vụ gây rối tập thể.” Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói thêm rằng “Căn nguyên của vấn đề là ở chỗ đất đai là tài sản của nông dân mà quyền này chưa được bảo vệ một cách thỏa đáng.”

    Tiến sĩ Tŕnh Hiểu Nông là một nhà kinh tế nông nghiệp nổi tiếng của Trung Quốc đang sinh sống ở Mỹ. Ông nói rằng phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy chính phủ đă nhận thức được tầm mức nghiêm trọng của nạn cướp đất, nhưng vẫn chưa đủ can đảm để tiến hành những biện pháp cải cách cần thiết.

    Ông Tŕnh cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:

    "Tôi cho rằng vấn đề lớn nhất của phát biểu đó là sự trống rỗng và phù phiếm của nó. Phát biểu đó không đề cập ǵ tới những nguyên do làm phát sinh các vấn đề này. Nói một cách khác, với tư cách là thủ tướng ông ấy phải nhận lănh những trách nhiệm như thế nào đối với các vấn đề hiện nay -- những vấn đề phát xuất từ việc thực thi các chính sách trong nhiều năm qua, trong đó có chính sách nông thôn. Và một vấn đề khác nữa là phải chăng trong thời gian c̣n nắm quyền ông ấy có thể thông qua những sự thay đổi về chính sách hay sửa đổi cơ chế để giải quyết những vấn đề tồn tại đă lâu này."

    Trong thông cáo báo chí công bố nhân dịp phổ biến kết quả nghiên cứu, Trung tâm Landesa cho biết những vụ tranh chấp v́ vấn đề đất đai chiếm đến 65% trong số 187.000 vụ khiếu kiện hoặc gây rối tập thể ở Trung Quốc trong năm 2010.

    Vụ gây rối của nông dân ở làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông là một trong những vụ việc mà Trung Quốc gọi là “sự kiện tập thể” được nhiều người chú ư hồi gần đây.

    Dân chúng ở ngôi làng đánh cá có số dân ước chừng 20.000 người này đă bày tỏ sự căm phẫn hồi tháng 9 năm ngoái trước điều mà họ cho là sự cấu kết của các quan chức địa phương với những công ty phát triển địa ốc để chiếm đoạt đất đai của họ. Họ đă xông vào trụ sở chính quyền thôn, xung đột với cảnh sát và đ̣i điều đ́nh với chính quyền cấp cao hơn. Viên bí thư Đảng ở đây đă phải bỏ trốn. Vụ việc chỉ tạm yên hồi đầu năm nay sau khi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, ông Uông Dương, nhượng bộ người biểu t́nh và cho tổ chức lại cuộc bầu cử chính quyền thôn, và những người cầm đầu biểu t́nh đă giành được những chức vụ quan trọng.

    Dư luận Trung Quốc trong vài tuần qua đă bàn tán nhiều về việc phải chăng điều được gọi là “mô thức Ô Khảm” có thể được nhân rộng trên cả nước. Về việc này, Tiến sĩ Tŕnh Hiểu Nông cho biết như sau:

    "Việc áp dụng cách làm của Ô Khảm ở Quảng Đông có được các tỉnh khác tiếp thu hay không là một vấn đề không do Quảng Đông định đoạt. Vấn đề này tùy thuộc vào t́nh h́nh ở mỗi tỉnh và quan trọng hơn nữa là tùy thuộc vào vấn đề các tỉnh, thành đó có thiếu hụt ngân sách hay không."

    Cũng trong chuyến đi thăm Quảng Đông hồi đầu tháng này, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ông Đặng Tiểu B́nh đưa ra tuyên bố phải tiếp tục đi theo con đường cải cách, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đă khẳng định quyết tâm cải cách của chính phủ hiện nay.

    Ông nói như sau về bài nói chuyện của ông Đặng Tiểu B́nh thường được gọi là “tuyên bố trong chuyến tuần thú phương nam” (nam tuần giảng thoại) năm 1992:

    "Ông ấy đă nói rất rơ cho chúng ta biết rằng mọi người cần phải kiên định quyết tâm cải cách, không thể lay chuyển. Không cải cách th́ Trung Quốc chỉ có chết mà thôi. Câu nói đó, tôi nghĩ rằng, cho tới nay vẫn c̣n có sức chấn động vô cùng to lớn và vẫn tiếp tục có ư nghĩa hướng dẫn rất sâu sắc."

    Trong lúc Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc lại câu nói “Không cải cách th́ Trung Quốc chỉ có chết mà thôi”, chính quyền ở Bắc Kinh đă tiếp tục chiến dịch đàn áp thô bạo nhắm vào những người hô hào cải cách dân chủ.

    Hôm thứ 6 vừa qua, ông Chu Ngu Phu, một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu, đă bị tuyên án 7 năm tù sau khi làm một bài thơ 12 câu để kêu gọi dân chúng đứng lên đ̣i tự do. Ông Chu Ngu Phu là nhà hoạt động nổi tiếng thứ tư bị tuyên những án tù lâu năm trong ṿng 7 tuần vừa qua, trước khi Đại hội Đảng Cộng Sản diễn ra vào mùa thu năm nay.

    Bản án này được đưa ra trong lúc Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sắp sửa đến thăm Hoa Kỳ vào tuần sau, là lúc mà vấn đề nhân quyền dự kiến sẽ là một trong những đề tài chính được mang ra thảo luận.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm Trung Quốc

    RFA 13.02.2012

    Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh chính thức thăm Trung Quốc và có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Tŕ ngày hôm qua.

    Hai Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đồng ư thúc đẩy các quan hệ ngoại giao ở tầm cao để thắt chặt t́nh hữu nghị và hợp tác hiểu biết giữ 2 quốc gia.

    Liên quan đến vấn đề biên giới lănh thổ giữa hài nước, hai bên đồng ư thực nghiêm túc 3 văn kiện liên quan đến biên giới trên bộ; đồng thời, tích cực trao đổi để sớm kư Hiệp Định khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Dốc.

    Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước cũng thúc đẩy việc thực hiện qui chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân, hợp tác trong việc sử dụng các nguồn nước, sông suối, biên giới giữ 2 nước.
    Về vấn đề tranh chấp trên biển, 2 bên cùng giải quyết những bất đồng bằng h́nh thức đàm phán ḥa b́nh, tôn trọng và quan tâm đến lợi ích của 2 quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Canh bạc của Bắc Kinh ở Biển Đông
    Tác giả: Đ́nh Ngân theo Diplomat

    Trung Quốc trỗi dậy, Ấn Độ tăng tốc
    Có ngăn được cuộc tỉ thí quân sự ở Biển Đông?
    Ấn Độ tu chỉnh quân sự, gia cường biên giới
    Đánh giá tương lai quân sự Mỹ

    Nếu Trung Quốc đúng, ở ngoài khơi Biển Đông sẽ có đầy đủ dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thế giới trong ṿng vài năm. Nhưng Trung Quốc có thể đang đặt tất tay cho một canh bạc sai lầm.

    Bắc Kinh dường như đang có một thái độ mạo hiểm tại Biển Đông. Tại sao lại như vậy? Đó phần lớn là v́ Trung Quốc muốn bảo đảm khả năng tiếp cận an toàn đối với nguồn hydrocarbon như dầu và khí tự nhiên ở ngoài khơi - Biển Đông thường được ví như Vịnh Ba Tư mới bởi tiềm năng tài nguyên nằm sâu dưới đáy. Và dù c̣n những khác biệt đáng kể giữa hai khu vực làm phức tạp thêm phép so sánh - bao gồm mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên hóa thạch và chi phí phát triển và khai thác - đây vẫn là một phép so sánh tốt giúp ta hiểu tại sao Trung Quốc coi khu vực này có tầm quan trọng đối với lợi ích cốt lơi của ḿnh.

    Nhưng Bắc Kinh thực tế có thể đă đánh giá quá cao tầm quan trọng chiến lược của nguồn dầu và khí tự nhiện ở khu vực - và đang có những hành động liều lĩnh một cách không cần thiết có thể cản trở đến sự trỗi dậy ḥa b́nh của ḿnh.

    Nhu cầu năng lượng "không đáy" của Trung Quốc để tiếp sức cho quá tŕnh phát triển kinh tế sẽ trở nên ngày càng gay gắt khi nước này tiếp tục quá tŕnh chuyển ḿnh thành một công xưởng công nghiệp. Năm 2009, Trung Quốc chỉ vừa vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới; đến năm 2025, tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc dự báo sẽ cao hơn của Mỹ gần 50%. Để đảm bảo khả năng tiếp cận các tài nguyên năng lượng cần thiết cho phát triển kinh tế, Bắc Kinh đang xây dựng một loạt các nguồn năng lượng, bao gồm các đầu tư vào công nghệ mặt trời và phát triển thủy điện. Tuy nhiên, các nhiên liệu hóa thạch thông thường mà Trung Quốc đang đặt cược vào nhiều khả năng sẽ vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong kế hoạch của Bắc Kinh.



    Kết quả, Bắc Kinh đang tích cực mở rộng nguồn cung cấp tài nguyên hóa thạch từ đa dạng các khu vực như Trung Đông, Trung Á và Biển Đông, trong nỗ lực nhằm giảm thiểu sự rủi ro từ bất kỳ nguồn dầu nào. Dầu từ Trung Đông phải vận chuyển qua Eo biển Malacca, nơi Trung Quốc thừa hiểu rằng sẽ nảy sinh những điểm dễ tổn thương chiến lược nếu bất kỳ quốc gia nào có ư định gây cản trở cho tuyến giao thông liên lạc đường biển này bằng cách làm gián đoạn hoạt động qua lại trên eo biển. Nếu Bắc Kinh định đầu tư của vào cơ sở hạ tầng đường ống năng lượng trên lục địa từ Trung Á cũng sẽ đồng nghĩa với việc dầu phải đi qua các nước trung gian đầy bất ổn như Myanmar và Pakistan và chuyển qua phía tây Trung Quốc, nơi ảnh hưởng của Bắc Kinh chưa đủ mạnh. Hệ quả tất yếu là, Bắc Kinh đang nhắm Biển Động như một con đường an toàn hơn để bảo đảm tiếp cận nguồn năng lượng cần thiết cho phát triển mạnh.

    Tuy nhiên, kế hoạch của Bắc Kinh có thể chứa đựng nhiều sai sót. Có quá nhiều các ước tính khác nhau về quy mô trữ lượng hydrocarbon ở dưới đáy Biển Đông. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ tính toán, có khoảng xấp xỉ 28 tỷ thùng dầu - đủ để cung cấp cho nhu cầu thế giới trong khoảng 11 tháng, theo số liệu năm 2009. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc ước tính khu vực Biển Động chứa gần 200 tỷ thùng dầu, tức đủ phục vụ sức tiêu thụ dầu toàn cầu trong hơn 6,5 năm. Đa số các nhà phân tích nhận định, ước tính của Trung Quốc có phần quá lạc quan. Các con số một trời một vực ấy cần phải được chứng minh lại, tuy nhiên, những nỗ lực khảo sát trữ lượng nhiên liệu hóa thạch gần đây của các nước như Việt Nam đă liên tục bị Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc cản trở, trong đó nổi bật là hành động cắt cáp tàu khảo sát được thuê để t́m kiếm thông tin chính xác hơn.

    Hơn nữa, canh bạc của Bắc Kinh đặt vào nhiên liệu hóa thạch với niềm tin đây sẽ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu dường như đă không tính đến những tiến bộ đạt được trong công nghệ năng lượng và rộng hơn là thị trường năng lượng. Thực tế, ngành giao thông từng phụ thuộc một nguồn năng lượng duy nhất, chiếm khoảng 60% tiêu thụ dầu tiêu thụ tại các nước OECD, đang được đa dạng hóa thông qua các phương tiện chạy điện cũng như các nghiên cứu và phát triển nghiêm túc về các nhiên liệu sinh học lỏng thế hệ thứ hai có nguồn gốc từ các nguyên liệu cơ bản như tảo có thể làm dịch chuyển nhu cầu về dầu mỏ.

    Thực tế, việc tăng cường tỷ trọng các nhiên liệu thay thế sẽ làm thay đổi giá trị chiến lược của bất cứ nguồn tài nguyên nào nằm dưới đáy Biển Đông khi chúng có cùng mức giá với các nhiên liệu hóa thạch thông thường. Các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng nếu việc sản xuất các nguồn nhiên liệu thay thế này tiếp tục tăng nhanh như dự báo, trong ṿng một thập niên nữa chúng sẽ có thể được cung cấp thương mại ở mức giá ngang với giá dầu hỏa.

    Hơn nữa, không phải tất cả dầu ở mọi nơi đều được sản xuất giống như nhau, ít nhất là về mặt chi phí. Một số nhà phân tích ước đoán giá thành mỗi thùng dầu từ các giếng dầu sâu có thể cao gấp 4 lần mỗi thùng sản xuất từ các nguồn trữ lượng thông thường như ở Trung Đông. Do đó, chi phí khai thác dầu từ Biển Đông có thể tốn kém hơn nhiều so với chi phí sản xuất các nhiên liệu làm từ tảo, các sinh khối khác hay thập chí từ các nguồn "bẩn" hơn như than đá và khí tự nhiên, khiến dầu ở sâu dưới đáy biển trở nên ít có tầm quan trọng chiến lược hơn các nguồn tài nguyên khác.

    Dù những tài nguyên hydrocarbon đó ở Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược hay không, Bắc Kinh dường như vẫn cứ khăng khăng nh́n nhận đó là như vậy. Vậy nên, không bất ngờ khi Trung Quốc ngày càng lựa chọn cách tiếp cận ăn thua trong việc bảo vệ khả năng tiếp cận các tài nguyên này, trở nên quyết liệt hơn với các nước láng giềng mà nước này nghi ngờ đang cố gắng một ḿnh khai thác dầu và khí tự nhiên. Theo nghĩa đó, ngay cả lời kêu gọi cùng phát triển của Bắc Kinh cũng có thể bị coi là nỗ lực nhằm lừa bịp các nước khác bởi chính Công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc vẫn cứ đang nhăm nhe phát triển các nguồn tài nguyên này trước.

    Nhưng nỗ lực của Bắc Kinh có thể chỉ là tṛ cười nếu xu hướng năng lượng tiếp tục phát triển như dự báo, và đặc biệt nếu Biển Đông trở nên "khô hạn" về năng lượng (như ai đó đă nói). Kết quả, sự quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông có thể làm mất đi ư nghĩa của tuyên bố về một sự trỗi dậy ḥa b́nh và thúc đẩy các nước liên quan mời chào Mỹ đến duy tŕ sự hiện diện quân sự trong khu vực.

    Có thể, trong ngắn hạn, Mỹ sẽ tiến hành bước đi quan trọng nhất là tháo ng̣i nổ căng thẳng trong khu vực nhằm phát đi thông điệp rằng những tài nguyên năng lượng này không giá trị như Bắc Kinh nh́n nhận. Cùng với đó, Mỹ có thể sẽ khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á đứng đầu các nỗ lực đa phương thông qua các quan hệ đối tác như Hợp tác kinh tế châu Á-Thái B́nh Dương để khảo sát các tài nguyên năng lượng hóa thạch, đính chính lại những điều c̣n chưa rơ ràng xung quanh khối lượng dầu và khí tự nhiên thực tế ở dưới đáy Biển Đông. Có lẽ, khi đó, Bắc Kinh sẽ nhận ra rằng canh bạc của ḿnh đối với Biển Đông là một canh bạc chắc chắn sẽ thất bại.

    Will Rogers là nhà nghiên cứu tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, một viện nghiên cứu chính sách an ninh và quốc pḥng phi đảng phái tại Washington, DC, nơi ông nghiên cứu về điểm giao nhau giữa chính sách tài nguyên thiên nhiên và chính sách an ninh quốc gia.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •