Page 1 of 13 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 121

Thread: Diển tiến Mùa Xuân Ả rập

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập
    Bộ trưởng Ngoại giao Nga gặp Tổng thống Syria Assad trong lúc bạo động vẫn tiếp tục


    [IMG]http://media.voanews.com/images/300*300/afp_syria_baba_amr_u nrest_07feb12_300.jp g[/IMG]
    H́nh ảnh từ 1 đoạn video cho thấy những ǵ được mô tả như là pháo kích vào khu Baba Amr ở Homs, 6/2/2012

    Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ đẩy mạnh việc thực hiện lời hứa cải cách và sẽ sớm ấn định một ngày trưng cầu dân ư về một hiến pháp mới nhằm mở rộng sự tham gia chính trị. Bộ trưởng Ngoại giao Nga phát biểu sau khi gặp Tổng thống Syria tại Damacus để thảo luận về bạo động leo thang tại nước này.

    Truyền thông nhà nước Nga hôm thứ Ba trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov nói ông Assad ủng hộ việc nới rộng nhiệm vụ của các quan sát viên Liên đoàn Ả Rập và sẵn sàng đối thoại với đối lập. Những nỗ lực liên tiếp của Liên đoàn và Nga để làm trung gian thảo luận bị các nhà bất đồng chính kiến chống chính phủ bác bỏ. Những người này từ chối gặp các giới chức Syria giữa lúc có sự trấn áp đẫm máu phong trào chống đối kéo dài đă 11 tháng nay.

    Hoa Kỳ, đóng cửa ṭa đại sứ tại Damacus hôm thứ Hai, bày tỏ nghi ngờ về những lời tuyên bố của ông Assad. Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland hôm thứ Ba nói với các phóng viên tại Washington là kế hoạch do ông Asssad đề nghị về một tương lai dân chủ “không rơ ràng.” Bà Nuland nói nếu ông thực sự muốn chấm dứt bạo động, ông sẽ chấm dứt những cuộc tấn công vào dân chúng trong nước.

    Các nhà hoạt động Syria nói lời nói và hành động của cộng đồng quốc tế không đủ.

    Nhà hoạt động và đồng thời là kỹ sư Syria Abo Emad, không muốn sử dụng tên thật, nói với Đài VOA qua điện thoại Skype từ căn hầm một ṭa nhà tại Homs nơi ông trú ẩn tránh pháo cùng với 20 người khác, là nhân dân Syria đă mất ḷng tin đối với cộng đồng quốc tế.

    Các nhà hoạt động Syria nói pháo kích nặng nề tiếp tục tại trung tâm chống đối Homs, một ngày sau khi có gần 100 thường dân chết trong những cuộc giao tranh trên khắp nước. Những người này nói xe bọc thép và binh sĩ tiến gần đến Baba Amr nơi phe nổi dậy kiểm soát và những quận khác của Homs, thắt chặt ṿng vây sau nhiều tháng bao vây thành phố. Các nhà hoạt động nói có thêm 15 người khác thiệt mạng và ít nhất 40 người bị thương trong trận pháo kích hôm thứ Ba.

    Ông Abo Emad nói cuộc pháo kích ngày thứ Ba dữ dội hơn ngày trước đó, và ra đường rất dễ chết. Ông nói lực lượng an ninh Syria pháo kích vào đủ mọi nơi, từ nhà cửa, trường học đến đền thờ.

    Ông Abo Emad nói thêm không làm ǵ được để cứu những người bị thương v́ không có thuốc men, bác sĩ hay y tá trong vùng này.

    Chính phủ Syria đổ lỗi bạo động cho “các phần tử khủng bố vũ trang” nhằm chia rẽ và phá hoại đất nước.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập
    Mỹ: Việc bác bỏ nghị quyết LHQ khuyến khích ông al-Assad



    Hoa Kỳ đă đóng cửa đại sứ quán tại Syria và cảnh báo rằng Tổng thống Bashar al-Assad đang tăng cường chiến dịch dùng bạo lực chống lại những người đối lập tiếp theo sau việc Nga và Trung Quốc phủ quyết kế hoạch của Liên hiệp quốc chống lại chính phủ của ông Assad. Thông tín viên đài VOA tại Bộ Ngoại giao Scott Stearns tường tŕnh như sau.


    [IMG]http:www//media.voanews.com/images/480*300/ap_Syria_protest_eng _5feb121.jpg[/IMG]
    Một thành viên của lực lượng Quân đội Giải phóng Syria canh gác trong lúc người biểu t́nh xuống đường tại Idlib, ngày 6/2/2012
    H́nh: AP
    Một thành viên của lực lượng Quân đội Giải phóng Syria canh gác trong lúc người biểu t́nh xuống đường tại Idlib, ngày 6/2/2012

    Sau hơn một tháng thảo luận nhằm t́m cách cải thiện anh ninh tại khu vực đại sứ quán Hoa Kỳ ở Damascus, chính quyền của Tổng thống Obama đă quyết định rút các giới chức cuối cùng ra khỏi Syria ngày hôm qua, và cho biết chính phủ của ông Assad “không đáp ứng thỏa đáng” những lo ngại về các điều kiện quanh đại sứ quán.

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng t́nh h́nh an ninh đang xấu đi cho thấy rơ điều được mô tả là “con đường nguy hiểm” mà Tổng thống Assad đă chọn, cùng với việc ông Assad không có khả năng kiểm soát hoàn toàn Syria.

    Trước việc các lực lượng chính phủ tiếp tục đánh bom thành phố Homs lớn thứ ba của Syria, các giới chức Hoa Kỳ nói rằng cộng đồng quốc tế phải hành động ngay tức khắc nhằm ủng hộ kế hoạch của Liên đoàn Ả Rập để cho Tổng thống Assad từ chức.

    Nga và Trung Quốc hôm thứ Bảy đă phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ủng hộ kế hoạch đó. Trợ lư Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách vùng Cận Đông, ông Aaron Snipe, nói rằng Moscow và Bắc Kinh đang khuyến khích cho chiến dịch dùng bạo lực của Tổng thống Assad.

    Họ biểu quyết ủng hộ cho một nhà lănh đạo hiện đang hung tợn hơn trong hành vi phạm tội ác khủng khiếp chống lại chính người dân của ḿnh.

    Ông Snipe nói rằng việc tạm ngưng các hoạt động của đại sứ quán và rút Đại sứ Robert Ford về nước không có nghĩa là Hoa Kỳ bỏ rơi Syria.

    Ông Spine nói: "Cánh cửa quan hệ ngoại giao vẫn rộng mở với người dân Syria và với chính phủ Syria. Ông Ford vẫn là đại sứ của Hoa Kỳ tại Syria và với người dân Syria. Và mặc dù hiện nay ông ở Washington, ông sẽ tiếp tục giao tiếp với người dân Syria và ủng hộ nhân dân Syria trong bất cứ cách thức nào có thể."

    Khi ở Damascus, ông Ford đă sử sụng truyền thông xă hội để giao tiếp với người dân Syria. Các giới chức Hoa Kỳ cho hay ông Ford sẽ tiếp tục sử dụng trang Facebook và Twitter từ Washington. Đại sứ quán Ba Lan tại Damascus nay sẽ làm các dịch vụ lănh sự cho những người Mỹ c̣n ở lại Syria.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập
    Tổng thống Syria hứa chuyển quyền

    RFA
    2012-02-07

    Giữa t́nh trạng leo thang đàn áp vũ trang Tổng Thống Bashar Al-Assad của Syri cam kết chấm dứt những vụ bạo động, sẵn sàng thảo luận với thành phần đối lập và sửa soạn kế hoạch sửa đổi hiến pháp.

    Cam kết này được đưa ra trong cuộc gặp gỡ với Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov tại Damacus ngày hôm qua.

    Ông Lavrov cũng nói với báo chí rằng Maxcơva mong muốn thấy giải pháp ḥa b́nh do Liên Đoàn Ả Rập đề ra được thực hiện trong thời hạn sớm nhất.

    Theo giải pháp này, ông Al-Assad sẽ trao quyền cho vị phó tổng thống, và một chính phủ đoàn kết sẽ thành h́nh 60 ngày sau đó.

    EU sắp cấm vận Syria
    RFA

    2012-02-07

    Ngoại trưởng Nga đến Damacus vào đúng thời điểm cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực với chính phủ Syri, đồng thời các nước EU có thể sẽ sớm loan báo những biện pháp cấm vận mới.

    Các quốc gia gồm Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Bỉ cho triệu hồi đại sứ để tham khảo ư kiến, trong khi Hoa Kỳ đóng cửa đại sứ quán v́ lư do an ninh.

    Sau khi 4 nước Á Rập vùng Vịnh cắt quan hệ ngoại giao với Damascus, 27 thành viên EU bắt đầu thảo luận về các biện pháp mới đối với ngân hàng trung ương Syri giống như những biện pháp đối với Iran hồi tháng trước.

    Năm ngoái các biện pháp trừng phạt đă được phê duyệt, nhưng chưa áp dụng. EU bàn việc áp dụng trong tuần này, cùng với việc thi hành một lệnh cấm vận vũ khí và cấm nhập khẩu dầu thô của Syri.

    Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ cùng một số nước khác thành lập liên minh những quốc gia ủng hộ người dân Syri đang đ̣i tự do và dân chủ.

    6 nước Á Rập cắt quan hệ ngoại giao với Syria
    RFA

    2012-02-07

    6 quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh quyết định rút đại sứ từ Syria về nước, và lập tức trục xuất các đại sứ Syria tại nước họ.

    Thông cáo của Hội đồng tuyên bố các quốc gia thành viên thấy rằng không có lư do ǵ cho các đại sứ ở lại sau khi chính quyền Syria bác bỏ mọi nỗ lực thành khẩn của các nước Á Rập nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng và chấm dứt đổ máu.

    Bahrain, Kuwait, Qatar và Á Rập Xê-Út đă thi hành biện pháp này, trong khi hai nước c̣n lại trong Hội đồng là Oman và Các Tiểu vương quốc Á Rập thống nhất chưa thi hành.

    Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh cũng kêu gọi các quốc gia Á Rập khác hăy cổ động Hội nghị Liên đoàn Á Rập trong tuần tới chấp thuận mọi biện pháp cương quyết để đối phó với sự leo thang nguy hiểm này đối với người dân Syria.

    Liên đoàn Á Rập quy tụ 22 quốc gia thành viên, nay c̣n 21 nước, sau khi Syria bị tạm thời trục xuất hồi tháng 11 năm ngoái v́ đàn áp và tàn sát thường dân.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập
    Ṭa Bạch Ốc bất b́nh trước việc TQ, Nga phủ quyết nghị quyết về Syria

    Ṭa Bạch Ốc nhấn mạnh đến sự bất b́nh của Hoa Kỳ đối với việc Nga và Trung Quốc ngăn chặn một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Syria, và nói rằng điều quan trọng là tiếp tục gia tăng áp lực đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thông tín viên VOA Dan Robinson tại Ṭa Bạch Ốc ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

    [IMG]http://media.voanews.com/images/480*300/PNN_Jay-Carney_480X300.jpg[/IMG]
    Phát ngôn viên Ṭa Bạch Ốc Jay Carney

    Trong khi Hoa Kỳ làm việc với các đối tác quốc tế để tăng cường áp lực đối với Tổng thống Assad, trong đó có một kế hoạch mới cho nhóm “Bằng hữu của Syria”, Ṭa Bạch Ốc tiếp tục lên tiếng bày tỏ sự bất b́nh đối với Trung Quốc và Nga.

    Sau vụ phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Bảy vừa qua, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Susan Rice, nói Hoa Kỳ “phẫn nộ” trước kết quả biểu quyết, mà bà cho là đă ngăn cản các thành viên của Hội đồng giải quyết “vụ khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Syria, và một mối đe dọa ngày càng lớn cho ḥa b́nh và an ninh trong khu vực.”

    Tại cuộc họp báo hôm qua ở Ṭa Bạch Ốc, khi được hỏi liệu Tổng thống Obama có sử dụng ngôn từ giống như thế không, phát ngôn viên Jay Carney nói những cảm tưởng mà bà Rice bày tỏ phản ánh “sự thất vọng tràn trề” đối với Trung Quốc và Nga.

    Ông Carney nói: “Các cảm tưởng mà bà đại sứ bầy tỏ phản ánh sự thất vọng tràn trề của chúng tôi đối với lập trường mà hai nước đă đưa ra. Rơ ràng là chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại với tất cả các đối tác của chúng tôi trên trường quốc tế, tại Hội đồng Bảo an và mọi nơi khác, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các nước khác, các “bằng hữu khác của Syria để làm áp lực cần thiết đối với chế độ Assad.”

    Trong bối cảnh bạo lực tiếp diễn ở Syria, ông Carney cũng được yêu cầu b́nh luận về các nhận định tại Quốc Hội Hoa Kỳ của thượng nghị sĩ độc lập Joseph Lieberman.

    Phát biểu với các phóng viên, ông Lieberman nói ông tin rằng cộng đồng quốc tế cần phải có hành động “mạnh bạo,” kể cả việc cung cấp vũ khí cho Quân đội Syria Tự do.

    Sau đây là lời nghị sĩ Lieberman: “Một trong những điều mà tôi hy vọng nhóm tiếp xúc quốc tế sẽ làm là bắt đầu cung cấp sự trợ giúp cho Quân đội Syria Tự do, phe chống đối quân đội của ông Assad. Sự trợ giúp đó có thể bắt đầu bằng viện trợ y tế, bằng t́nh báo, bằng huấn luyện. Và chung cuộc, tôi sẽ không ngần ngại cung cấp cho họ vũ khí giết người, bởi v́ quân đội Assad dùng vũ khí giết người để tàn sát dân chúng Syria, v́ thế mà những người bảo vệ dân chúng Syria cũng cần phải có vũ khí.”

    Phát ngôn viên Ṭa Bạch Oác nói Hoa Kỳ không tính tới việc vũ trang cho phe đối lập ‘ngay lúc này” và ông chuyển qua bàn đến những ǵ đang được thảo luận với nhóm “Bằng hữu của Syria.”

    Ông Carney nói: “Chúng tôi đang thăm ḍ khả năng cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Syria, và chúng tôi đang làm việc với các đối tác của chúng tôi, một lần nữa để tăng cường áp lực, tăng cường việc cô lập hóa ông Assad và chế độ của ông ta.”

    Người phát ngôn của Tổng thống Obama từ chối không đi vào chi tiết về các phương án đang được đưa ra thảo luận ngoài vấn đề viện trợ nhân đạo.

    Về chuyến thăm Damascus của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, ông Carney nói Nga phải nhận thức được rằng “đánh cuộc phần thắng về ông Assad là một công thức để đi đến thất bại.”

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập

    Diển tiến Mùa Xuân Ả rập
    V́ Syria, các cường quốc đối đầu nhau nảy lửa



    Cuộc khủng hoảng chính trị ngày một trầm trọng và đẫm máu ở Syria không chỉ gây ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống người dân đất nước này mà nó c̣n đẩy các cường quốc thế giới vào một cuộc đối đầu nảy lửa và quyết liệt.

    Ngay từ khi các cuộc biểu t́nh chống chính phủ Syria nổ ra từ hồi đầu năm ngoái, các cường quốc thế giới đă mâu thuẫn với nhau về cách thức xử lư cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Trung Đông. Nếu như các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu liên tục gây sức ép đ̣i chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức th́ Nga với sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc lại t́m cách chống lại nỗ lực thay đổi chính quyền ở đây. Nga – vốn là một đồng minh thân thiết của Syria, kiên quyết phản đối mọi sự can thiệp của phương Tây vào chính trường đất nước Trung Đông. Nga tuyên bố sẽ không để các cường quốc phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai.

    Cuối năm ngoái, sự đối đầu giữa các cường quốc v́ vấn đề Syria đă gây ồn ào bởi một loạt động thái quân sự. Nga và Mỹ đă điều một loạt tàu chiến và vũ khí tối tân đến vùng lănh hải gần Syria. Ngoài ra, có tin Moscow c̣n cung cấp một loạt hệ thống pḥng không hiện đại S-300 cũng như các hệ thống radar đến cho Syria. Gần đây, tin đồn dấy lên là Nga c̣n chở hàng chục tấn vũ khí đến cho Syria.

    Sau những ồn ào liên quan đến các động thái quân sự, tuần này, cuộc đối đầu giữa các cường quốc về vấn đề Syria lại được dịp nóng lên bởi sự kiện Nga và Trung Quốc khước từ ủng hộ một nghị quyết của phương Tây kêu gọi Tổng thống Syria từ chức. Lần này, một cuộc khẩu chiến nảy lửa đă nổ ra và các cường quốc đă không ngại dùng những ngôn từ mạnh mẽ như “phản bội”, “đạo đức giả” để công kích lẫn nhau.

    Rơ ràng, phương Tây và Mỹ đă giận sôi lên với Nga và Trung Quốc sau khi hai nước này liên tiếp phủ quyết những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria. Các quan chức hàng đầu của Anh, Mỹ, Pháp hôm 5/2 đă đồng loạt lên tiếng chỉ trích không thương tiếc Moscow và Bắc Kinh. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă gọi hành động dùng quyền phủ quyết của Nga và Trung Quốc là “một tṛ hề”. C̣n Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc – bà Susan Rice th́ cho biết bà cảm thấy “phẫn nộ” trước việc Nga và Trung Quốc phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 4/2. Ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng, Moscow và Bắc Kinh đă quay lưng lại với thế giới Ả-rập. Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe chỉ trích hai nước Nga, Trung “đă thực hiện một trách nhiệm khủng khiếp trong con mắt của thế giới và người dân Syria”.

    Làn sóng chỉ trích từ các quan chức phương Tây chưa dừng lại ở đó. Mới đây nhất, ngày hôm qua (6/2), Ngoại trưởng Anh William Hague c̣n dùng những lời lẽ nặng nề hơn khi cáo buộc Nga và Trung Quốc phản bội lợi ích của dân tộc Syria.

    “Hành động dùng quyền phủ quyết đă phản bội lại người dân Syria. Họ đă làm Liên đoàn Ả-rập thất vọng và làm tăng nguy cơ xảy ra nội chiến trong đất nước Syria. Họ đă đặt ḿnh vào vị trí đối lập với cộng đồng Ả-rập và quốc tế”, ông Hague đă chỉ trích như vậy.

    Nga, Trung phản pháo

    Trước làn sóng chỉ trích dữ dội của phương Tây, Nga và Trung Quốc đă phản pháo bằng những lập luận sắc bén nhưng cũng không kém phần gay gắt.

    Nga cho biết, họ bỏ phiếu phủ quyết nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc v́ đây là một nghị quyết phiến diện, một chiều, đứng hẳn về phe đối lập của Tổng thống Assad trong một cuộc nội chiến. Trung Quốc cũng đưa ra lư do tương tự như Nga để giải thích về lư do nước này bác bỏ nghị quyết của Hội đồng Bảo an.


    "Thật đáng buồn là các tác giả của nghị quyết đă quyết định đưa nó ra bỏ phiếu một cách vội vă dù cho chúng tôi đă kêu gọi họ đợi thêm vài ngày” cho đến khi các quan chức Nga có chuyến thăm đến Damascus để đánh giá t́nh h́nh, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay.

    Theo ông Lavrov, một số quan chức phương Tây chỉ trích kết quả bỏ phiếu là không đúng đắn, thích hợp, “tôi cho đó là những đánh giá đầy kích động và đạo đức giả”.

    Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định việc họ bỏ phiếu phủ quyết thể hiện lập trường kiên định của họ đối với các vấn đề quốc tế. Theo Bắc Kinh, nghị quyết t́m cách lật đổ chính quyền ở Syria không phản ánh đầy đủ t́nh h́nh ở quốc gia Trung Đông. Các cường quốc phương Tây t́m cách thông qua nghị quyết đ̣i Tổng thống Assad từ chức là nhằm để gỡ bỏ một chính quyền gây cản trở cho chính sách của họ ở Trung Đông. Động thái của họ là v́ mục đích riêng, lợi ích riêng chứ không phải v́ lợi ích của người dân Syria.

    Ngoài ra, việc phương Tây công khai gây áp lực đ̣i chính phủ của Tổng thống Assad từ chức cũng là hành động phát đi thông điệp với các nhóm vũ trang và phe đối lập Syria rằng họ đang nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Điều này chắc chắn sẽ khiến t́nh h́nh ở Syria thêm phức tạp. Các nhóm vũ trang và phe đối lập dựa vào sự ủng hộ của các cường quốc phương Tây sẽ tiếp tục làm căng và kết quả là các bên không thể ngồi lại t́m kiếm một thỏa thuận ḥa b́nh - giải pháp tốt nhất cho đất nước và người dân Syria.

    Những ǵ diễn ra ở Libya hồi năm ngoái là một bài học rất rơ mà ai cũng có thể nh́n thấy. Với sự can thiệp bằng vũ lực mạnh mẽ của phương Tây, chính quyền của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đă bị lật đổ. Tuy nhiên, thay v́ được sống trong nền dân chủ và tự do như phương Tây hứa hẹn, người dân Libya giờ đây thậm chí c̣n không được sống trong ḥa b́nh. Họ đang phải chật vật với cuộc sống khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần với bóng ma của một cuộc nội chiến sắc tộc đang bao trùm khắp nơi.

    Cả Trung Quốc và Nga đều nhấn mạnh, bất kỳ nỗ lực nào của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria đều phải tôn trọng chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lănh thổ của đất nước. Hai nước này cũng nói thêm, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, bất kỳ cuộc khủng hoảng chính trị nào cũng nên được giải quyết tốt nhất bằng biện pháp đối thoại, đàm phán ḥa b́nh.

    Kiệt Linh

  6. #6
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Dịch vật

    Khổ quá!
    Không rơ ai đă dịch hai chữ Ârab Spring là "Mùa Xuân" Ả Rập?
    SPRING trong này có nghĩa đen là cái ḷ xo, ư nói sự bùng dậy ở các nước Ả Rập.
    Mà h́nh như nhiều đài phát thanh và báo chí cũng nhắm mắt dùng các chữ Mùa Xuân Ả Rập!!!!

  7. #7
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Quote Originally Posted by TuDochoVietNam View Post
    Khổ quá!
    Không rơ ai đă dịch hai chữ Ârab Spring là "Mùa Xuân" Ả Rập?
    SPRING trong này có nghĩa đen là cái ḷ xo, ư nói sự bùng dậy ở các nước Ả Rập.
    Mà h́nh như nhiều đài phát thanh và báo chí cũng nhắm mắt dùng các chữ Mùa Xuân Ả Rập!!!!
    Họ muốn chơi chữ, từ Mùa xuân Praha, dùng thành quen:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a_xu%C3%A2n_Praha

  8. #8
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by TuDochoVietNam View Post
    Khổ quá!
    Không rơ ai đă dịch hai chữ Ârab Spring là "Mùa Xuân" Ả Rập?
    SPRING trong này có nghĩa đen là cái ḷ xo, ư nói sự bùng dậy ở các nước Ả Rập.
    Mà h́nh như nhiều đài phát thanh và báo chí cũng nhắm mắt dùng các chữ Mùa Xuân Ả Rập!!!!
    "Bảo mãi mà không nghe" nên phải kêu "khổ" hả bác Phúc?
    Bác khỏi tốn hơi, post bài này thì hiều người ...bổ ngửa với cái tài "dịch thuật" cuả làng báo trong và ngoài nươc.

    Xin Quư đài VOA, RFA, RFI Làm Gương Không Dịch Nhầm “Arab Spring” Là “Mùa Xuân Ả Rập” nữa



    “Dịch là phản”, “Traduire, c’est trahir” – hay “Traduttore, traditore” (sát nghĩa: «traducteur, traître») là những thuật ngữ Việt, Pháp, La-tinh nói lên t́nh trạng “phản nghĩa” v́ bất cập cách, khó tương đắc giữa nguyên từ/thổ ngữ so với chuyển ngữ/ra ngoại ngữ, hay giữa nguyên bản so với bản dịch sang ngoại ngữ. Đây là một t́nh trạng dễ xẩy ra trong khi trao đổi nội dung những văn kiện đa ngữ hay truyền thông giữa những cộng đồng đa văn hoá, đa ngôn ngữ.

    Sự bất toàn, dịch sai ư hay “dịch phản nghĩa” vừa xẩy ra gần đây, khi thuật ngữ “Arab spring” [Anh ngữ] của giới báo chí, chính trị gia, ngoại giao Hoa Kỳ “được/bị” dịch sai ư ra Việt ngữ là “Mùa Xuân Ả Rập”.

    Số là thuật ngữ “Arab spring” ám chỉ cao trào cách mạng tại Bắc Phi và Trung Đông, khởi đầu từ Tunisia, rồi lây biến sang Ai Cập, Libya, Syria như những chính biến tất nhiên phải xẩy ra khi dân tộc Ả rập đă lâu bị ngược đăi, bóc lột, tù đầy phải nổi dậy xử lư giành độc lập, tự do dân chủ cho chính họ.

    Sự diễn tiến lịch sử đó trước tiên được ghi nhận dưới danh xưng “Cách Mạng Hoa Nhài” [Jasmine Revolution] — liên hệ tới bông hoa Nhài, vốn là hoa quốc túy của Tunisia. [1] để so sánh với cuộc “Cách Mạng Nhung” [Velvet Revolution hay Gentle Revolution] tại Czechoslovakia/Trung Âu của những năm 1989, cốt nói tới những cuộc cách mạng bất bạo động, về mặt tổ chức và thành quả.

    Giữa năm 2011, một số chính khách, học giả như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary R. Clinton và Chủ tịch Asia Foundation David Arnold có đề cập tới nhóm chữ “Arab spring”, mà một số đài truyền h́nh, nhà báo Việt ngữ đă dịch nhầm là “Mùa Xuân Ả rập”. Thật ra “Arab spring”, trong bối cảnh xă hội chính trị này có nghĩa là “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” – v́ chữ “spring” ở đây nói tới động tác “nổi lên, nổi dậy”, gần với động tác “rising/uprising”.

    Tại sao các chính khác, học giả, nhà báo Âu Mỹ lại dùng tới thuật ngữ “Arab spring/Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập”? Chắc v́ họ căn cứ vào thuật ngữ thổ dân Ả rập muốn nhấn mạnh tới cuộc khởi nghĩa từ hạ tầng xă hội và tư thế vận động toàn dân/toàn chủng tộc Ả rập nổi dậy chống chế độ phản nước hại dân mà họ từng chịu đựng mấy chục năm qua.
    Thật thế, trong những “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” [Arab spring] nói trên, hiện tượng chuyển lực trong giới quần chúng thật rơ rệt. Quyền lực không c̣n là độc quyền của chính phủ, và cũng c̣n là đặc ân của đảng phái. Các tổ chức khủng bố Al Qaeda và Huynh đệ Hồi giáo cực đoan [Muslim Brotherhood] đều không giữ một vai tṛ huy động quan trọng ǵ trong cuộc nổi dậy của dân chúng. Trái lại, chính người dân tạo dựng cuộc nổi dậy, từng nhóm, từng địa phương tiếp nối, lôi cuốn lẫn nhau, bằng kỹ thuật truyền tin tân kỳ, mạng lưới xă hội, điện thoại lưu động; bằng những khẩu hiệu thôi thúc dân chủ chính đáng, xác thực. Và khi dân chúng hô hào, đổ xô xuống đường, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia, Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập, Đại tá Qaddafi của Libya, rồi TT Assad của Syria lần lượt theo nhau xụp đổ, đầu hàng quần chúng, hay bị hủy diệt, thanh toán đưới nhiều h́nh thức.


  9. #9
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Tiếp theo...


    Thật vậy, thuật ngữ “Arab spring” không hề có tính cách ẩn dụ mùa màng [seasonal metaphors], nhất là “Mùa Xuân” v́:

    1. Cuộc “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” thực sự xẩy ra vào mùa đông năm 2010, bắt đầu từ ngày thứ Bảy 18 tháng 12 năm 2010, đúng một ngày sau khi Mohamed Bouazizi, một nhà trí thức trẻ, thất nghiệp tại Tunisia, đă tự thiêu để phản đối chính sách độc tài, bức hại dân của nguyên Tổng Thống Zine al-Abidine Ben Ali. Người anh hùng Bouazizi chết ngày mùng 5 tháng giêng năm 2011, c̣n bạo chúa Ben Ali th́ bị truất phế 10 ngày sau đó.

    Sau cái chết thương tâm của Mohamed Bouazizi, khẩu hiệu “We Are All Mohamed Bouazizi” đă vang lên và hội tụ thành một cuộc nổi dậy giữa dân chúng Ả rập. Thật vậy, ảnh hưởng của hiện tượng Bouazizi không những mang lại sự xụp đổ của chế độ bảo quyền Tunisia mà c̣n quật khởi một phong trào cách mạng lan rộng, trước được gọi là Cách Mạng Hoa Nhài [Jasmine Revolution], v́ nhẹ nhàng, khí khái, sau đó được gọi là “Cuộc Nổi Dậy Toàn Dân Ả Rập” [Arab Spring] khi lây truyền tới cả khối dân Ả Rập — Trung Đông và Bắc Phi cùng cảnh nô lệ thời đại.

    2. Chính người Ả rập cũng có danh từ tranh đấu tương tự của họ là الربيع العربي‎ ar-Rabīʻ al-ʻArabiyy, mà báo chí Hoa Kỳ và Tây phương dịch là “Arab Awakening”, hay cuộc “Thức Tỉnh Ả rập” bộc phát dưới h́nh thức làn sóng cách mạng, với dân chúng tụ tập nơi các quảng trường để biểu t́nh, phản kháng chống chế độ độc tài.[2]
    Khẩu hiệu chính yếu của cuộc tổng khởi nghĩa trên là “Nhân dân muốn hạ bệ chế độ”, căn cứ vào thuật ngữ Ả rập “ash-shab yurid isqat an-nizam” (“the people want to bring down the regime”).[3]


    3. Hơn nữa, danh từ “Spring” là một thuật ngữ chính trị [political terminology] thường dùng để ám chỉ những biến cố chính trị nhằm giải phóng quốc dân trong những giai đoạn lịch sử nhân loại như sau:

    •Revolutions of 1848, c̣n được gọi là “the Spring of Nations or Springtime of the Peoples”;
    •Arab Spring, những cuộc nổi dậy tại Trung Đông/Bắc Phi từ mùa đông 2010 tới cuối năm 2011;
    •Beijing Spring hay giai đoạn chính biến nhân dân giải phóng tại Trung Quốc cuối thập niên 1970s;
    •Beirut Spring căn cứ vào cuộc “cách mạng cây tùng” [Cedar Revolution] tại Lebanon;
    •Croatian Spring hay cuộc cách mạng văn hoá tại Tiệp Khắc đầu thập niên 1970s;
    •Damascus Spring hay cuộc chính biến tại Syria sau khi Tổng Thống Hafez al-Assad mệnh chung;
    •Harare Spring hay cuộc chính biến tại Zimbabwe đưa tới phân chia quyền hành giữa các lănh tụ Robert Mugabe và Morgan Tsvangirai;
    •Kathmandu Spring hay cuộc khởi nghĩa nhân dân trong năm 1990 tại Nepal;
    •Prague Spring hay cuộc chính biến nhằm giải thể chế độ cộng sản Tiệp Khắc cuối thập niên 1960;
    •Riyadh Spring hay cuộc chính biến tại Saudi Arabia đầu thiên nguyên 2000s/đầu thế kỷ 21;
    •Rangoon Spring hay cuộc chính biến liên quan tới cuộc Nổi Dậy “8888 Uprising” ngày 8, tháng 8 năm 1988 tại Rangoon, Burma, nhằm lật đổ chế độ cộng sản để xây dựng chính nghĩa tự do dân chủ;
    •Seoul Spring là những biến cố đ̣i dân chủ hoá Nam Hàn cuối thập niên 1970s và đầu thập niên 1980s;
    •Tehran Spring được dùng để chỉ cuộc chính biến Hồi giáo tại Iran, từ Ruhollah Khomeini tới nhiệm kỳ Tổng Thống Mohammad Khatami. [4] Giữa năm 2011, Ngoại trưởng Hillary R. Clinton đă tuyên bố “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” [Arab spring] đang làm các lănh tụ cộng sản Trung Quốc khốn đốn, sợ hăi, luống cuống tŕ hoăn ngày tận số của chế độ ["Hillary Clinton: Chinese System Is Doomed, Leaders on a ‘Fool’s Errand’", Jeffrey Goldberg, www.vietthuc.org., May 19, 2011].

    Cuộc Nổi dậy của các dân tộc Á Châu theo hướng dân chủ tự do đă trở thành một hiện tượng bất khả cưỡng trên chính trường quốc tế.
    Đầu năm 2012, hôm thứ Bảy mùng 4 tháng giêng vừa qua, Thượng nghị sĩ John McCain, nguyên ứng cử viên Tổng thống, cảnh cáo Bắc Kinh rằng Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập [Arab Spring] đang đến với Trung Quốc”. Thượng nghị sĩ John McCain cảnh cáo này với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tại hội nghị an ninh cấp cao diễn ra ở Munich, Đức.
    Ông McCain nhắc tới các vụ tự thiêu của tu sĩ Tây Tạng để phản đối sự cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng. Và chỉ vào một chiếc điện thoại di động, ông McCain nói rằng “quư vị không thể bưng bít hoàn toàn v́ đă có những thiết bị này.” [5]
    Tấm gương cách mạng của “Cuộc Nổi Dây Nhân Dân Ả Rập” từ Trung Đông, Bắc Phí đă chiếu sáng lănh thổ nhân dân Châu Á.

    Chí khí đại cuộc c̣n hâm nóng. Nhu cầu, Mục đích, Sách lược, Kỹ thuật cuộc Nổi Dậy đă sẵn có. Chỉ cần Nhân Dân bắt tay nhập cuộc. Đúng lúc, đúng mức, đúng chỗ.
    Ai sẽ khởi động vươn lên trước? Nhân dân/các sắc tộc Trung Hoa? Hay nhân dân Việt?
    Thời diểm sẽ là trong năm 2012 hay gần gũi thế thôi.
    TS-LS LƯU NGUYỄN ĐẠT
    www.vietthuc.org

  10. #10
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654

    Chữ "Mùa xuân" này coi đơn giản mà không giản đơn chút nào

    Tôi không muốn chê ai, nhưng ông "TS-LS LƯU NGUYỄN ĐẠT" này hơi bị sai.

    "Spring" tại đây là mùa xuân, bên Francais, Deutsch đều như vậy:

    http://fr.wikipedia.org/wiki/Printemps_arabe

    http://de.wikipedia.org/wiki/Arabischer_Fr%C3%BChling

    -------------------

    Nguồn gốc chữ "mùa xuân" dùng trong cụm từ này:

    "...Le « Printemps arabe » est un ensemble de manifestations populaires d'importance inégale qui se produisent dans de nombreux pays du monde arabe à partir de décembre 2010. L'expression de « Printemps arabe » fait référence au « Printemps des peuples » de 1848 auquel il a été comparé. Ces mouvements révolutionnaires nationaux sont aussi qualifiés de révolutions arabes, de révoltes arabes ou encore de « réveil arabe »."
    http://fr.wikipedia.org/wiki/Printemps_arabe

    "...L'année 1848 voit une floraison de révolutions à travers l’Europe, appelées dans leur ensemble le Printemps des peuples ou le Printemps des révolutions. Elles sont généralement réprimées, mais les conséquences sont souvent importantes, portant notamment en elles les germes d'une nouvelle révolution voire de l'achèvement de l'unité d'un pays (comme l'Allemagne avec le traité de Francfort, qui échoue en 1849 mais qui porte en lui les germes de l'unification de 1871)..."
    http://fr.wikipedia.org/wiki/Printemps_des_peuples

    Nguồn gốc là từ các cuộc khởi nghĩa toàn Âu châu hồi 1848. Sau này dùng cho Đông Âu thời CS, v́ hy vọng bên đó cũng sẽ có nhiều cuộc khởi nghĩa như vậy. Và nay là bên Ả rập.

    Chữ này có nguồn gốc LỊCH SỬ, cho dù không đúng vào mùa Xuân, mà ngay hồi 1848 cũng phát xuất vào tháng 2, tại Pháp, tháng đó đang mùa đông, lạnh cóng xương!

    Có ư nghĩa là mùa xuân, hoa nở đẹp, cây trái đâm chồi nảy lộc, v.v... tỏ ư dân chủ lan tràn đem lại hạnh phúc, tươi đẹp, cho muôn loài.

    Khó trách ông TS-LS, v́ chữ này cao thâm lắm, ông ta không hiểu tới th́ cũng không ǵ lạ. Phải đọc lịch sử thế giới thật thuộc ḷng, mà cái này trong trường luật, chương tŕnh tiến sĩ hổng có dạy.

    Cái này hồi đó ở nhà ba tôi dạy thôi.
    Last edited by Dr_Tran; 09-02-2012 at 04:14 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 89
    Last Post: 01-02-2020, 11:41 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 16-07-2012, 01:14 AM
  3. TRẬN CHIẾN XUÂN LỘC - TL THAM KHẢO
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 4
    Last Post: 11-12-2011, 06:31 AM
  4. Replies: 10
    Last Post: 27-07-2011, 07:17 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 13-03-2011, 07:19 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •