Results 1 to 4 of 4

Thread: Nước Chảy Xuôi Gịng

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nước Chảy Xuôi Gịng

    (Thanh Huỳnh )

    Mỗi lần vào nhà dưỡng lăo để thăm bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, hoặc ví như cha mẹ tôi c̣n sống, tôi chăm sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quư cụ vào đây?

    Thành ngữ Việt Nam có câu “Nước mắt chảy xuôi” để nói t́nh thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, từ cao xuống thấp để khuyên chúng ta đừng đ̣i hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn ḷng khi cảm thấy bị bỏ quên khi đến tuổi già, bệnh tật….Trong một số bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xă hội hôm nay, có đoạn:
    “Ở Florida có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn c̣n, mới khám phá ra bà mẹ đă chết. Thật là thảm!”

    Chắc chắn chuyện này có thể tránh được, nhưng sao cậu con hờ hửng đến thế! Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu.


    Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín các con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con. Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “tháo dạ” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù mỏi mệt, nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, và vỗ về. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ. V́ bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home; theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đ́nh bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng.


    Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào pḥng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nh́n những người qua lại.. Nhưng các cụ nh́n sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đă gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một ṿng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà. Phải chăng định luật của cuộc sống và t́nh thương là “nước mắt chảy xuôi”.


    Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Đông lúc về già vẫn c̣n được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lư, không ai trừng phạt ǵ họ được, mà trên mặt t́nh cảm cũng không có ǵ phải cắn rứt lương tâm.


    Ngân khoản của Liên Bang cấp để ngăn ngừa t́nh trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đ́nh nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đăi người già. Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đăi súc vật? Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ t́m thấy hàng ngh́n trường hợp công dân Mỹ, bị tù tội, phạt tiền v́ bạc đăi hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lăo nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đăi không?


    Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đ́nh nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi v́ cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện ḷng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc th́ phù du mà Thọ chưa hẳn đă là may mắn.
    Last edited by Tigon; 28-10-2010 at 01:05 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Vấn Đề Nuôi Dưỡng Cha mẹ Khi Về Già

    Quư ông bà , anh chị em nghĩ sao về vấn đề phức tạp này ?
    Có câu : điều ǵ ḿnh không muốn người ta làm cho ḿnh , th́ đừng làm điều đó cho người khác .

    Tigon

  3. #3
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Ngậm ngùi ......

    Bài viết của Tigon ngắn gọn , nhưng đọc xong thấy nao ḷng lẫn bâng khuâng ngậm ngùi ...Vấn đề nầy nói hoài, c̣n hoài và có nhiều cảnh đời c̣n cay đắng hơn . Ḿnh cũng chẳng biết tương lai ra sao ...Thôi th́ coi như có Phước là có Phần ...Nếu không may th́ đành cho là Phần Số của ḿnh như vậy đi ...Hiện tại hưởng được sự thanh thản lúc nào là cứ tận hưởng .!Đời mà !

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nỗi đau Tuổi Già

    Nỗi Đau Tuổi Già


    Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một ḿnh như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đă suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?
    Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem cha bỏ chùa ”.


    Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đă chứng kiến một cảnh khá đau ḷng. Trong khi mọi người đang xếp hàng tŕnh vé, cân hàng th́ một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương văi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ư muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đă hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một ḿnh và tŕnh giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.

    Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa v́ trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đă ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là ḿnh không thể trở lại Mỹ và ḷng bất nhân của con cái.

    H́nh ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi măi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được ǵ cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết ḿnh không trở lại Mỹ được th́ chuyện đă rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích ǵ được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.


    Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đă pay off. Khi các con đă có gia đ́nh ra riêng th́ ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, c̣n dăm ngh́n dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu th́ chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi:
    -“Có hiểu ǵ không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?”
    Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi ǵ, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:
    -“Bả đi khỏi rồi!”


    Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi măi không t́m ra cái ch́a khóa nhà. Bà không có ch́a khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gơ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, th́ bà đă kiệt sức v́ khô nước, phân và nước tiểu đầy ḿnh.

    Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đ́nh, có hai vợ chồng đối xử với ông cha già đă run rẩy của ḿnh tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của ḿnh đang h́ hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.

    Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới ḷng cha mẹ, cũng như nhớ truyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.

    Tigon copy từ email

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Việt Kiều tạo nên "Gịng Sông Vàng" cho csVN
    By kimloan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 8
    Last Post: 20-07-2012, 09:07 PM
  2. Nói ngược nói xuôi-Tiểu Tử-Cát Bụi đọc
    By VongNgayXanh in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 18-10-2011, 01:49 PM
  3. Gịng sông thơ ấu
    By Hoài Từ Mẫu in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 08:49 AM
  4. Gió Nổi Cơn Giông
    By Tường Vân in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 17-06-2011, 11:22 AM
  5. TRÔI THEO GỈNG ĐỜI
    By vagabond in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 13
    Last Post: 20-08-2010, 12:43 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •