Cái lợi của Thiền


Vị Nhân

Các cuộc khảo sát khoa học mới đây cho biết luyện tập 'thiền" giúp chúng ta khỏe hơn, ôn nhu hơn và sung sướng hơn.
Khoa học dựa vào đâu để khẳng định như thế? Chúng ta hăy theo dơi phần sau đây lược dịch từ bài "Science Says Om' của Michael Bond, một nhà nghiên cứu Thiền đăng trên tờ Reader's Digest, số tháng 1/2012.
Trước hết cũng cần xác định những từ tiếng Anh mà Bond sử dụng trong bài khi chúng tôi dịch ư kiến của ông sang tiếng Việt.
Bond dùng chữ "meditation" mà chúng tôi dịch là "thiền'. Trong bài tác giả giới thiệu hai cách "thiền" như sau:


- Cách thứ nhất, Bond dùng những chữ "Focused Attention Meditation' để gọi mà chúng tôi dịch là 'tọa thiền" v́ Bond chỉ dẫn: "Ngồi trên một tấm đệm hay ghế, lưng thẳng, hai tay để trên đùi, nhắm chặt hai mắt lại, rồi tập trung vào một đối tượng ḿnh chọn, có thể là hơi thở của ḿnh, hay đặc biệt là cảm giác của hơi thở rời mũi hay miệâng và cố gắng duy tŕ việc này..."
- Cách thứ hai, Bond dùng những chữ "Mindfulness Meditation" mà chúng tôi dịch là "thiền định" như lời tác giả giảng giải: "Mục tiêu là theo dơi tất cả những ǵ trải qua tâm trí bạn: tư tưởng, cảm xúc, cảm giác nhưng chỉ quan sát chúng chứ không tập trung vào điểm nào". Mục tiêu là giữ cho tinh thần ở t́nh trạng vượt khỏi những ǵ có thể gọi là 'tâm ngoại chi vật". Nhờ khả năng siêu thoát nên có thể điều hành được mọi cảm xúc hằng ngày.
Phần sau đây Bond chỉ nhấn mạnh tới cái lợi của "thiền" qua các khảo cứu khoa học chứ không dạy độïc giả cách "thiền," nên theo ư dịch giả, quư vị nào chú ư tới "thiền" phải t́m minh sư hay bí kíp mới có thành tựu như ư.
Nhiều người có thể cho rằng "thiền" (meditation) là thuật mơ màng, mộng tưởng (daydreaming) nhập từ nước ngoài mà thôi. Tôi (tác giả Michael Bond) chỉ có lời khuyên họ rằng hăy thử đi th́ biết thuật này có công hiệu hay không. Dĩ nhiên khởi đầu sẽ gặp không ít khó khăn nhất là với người nhập môn. Bản thân tôi lần đầu tiên thử phép thiền, thay v́ tập trung vào hơi thở của ḿnh và buông thả mọi suy tư khác như sư phụ của tôi một nhà tu hành Tây Tạng chỉ dẫn, th́ tôi bị nhiều tư tưởng quấy rối và thiu thiu ngủ. Xem ra đó là hiện tượng b́nh thường đối với người mới bắt đầu "thiền".
Các nhà thiền định có kinh nghiệm đều trấn an chúng ta rằng tiếp tục là việc nên làm. Matthieu Ricard, một nhà tu Phật giáo nổi tiếng đồng thời là một khoa học gia hữu danh, đă nhận xét: "Tập thiền giúp chúng ta thay đổi tâm trí, thắêng lướt mọi cảm xúc có hại và loại bỏ sự đau khổ. Nhiều phương pháp thiền đă được phát triển trong bao nhiêu thế kỷ và có thể dùng cho bất cứ ai. Điều cần là nhiệt tâm và kiên nhẫn".
Xem ra thiền rất có lợi nhưng khoa học có hỗ trợ cho kết luận trên hay không?
Trong thập niên vừa qua, các nhà nghiên cứu đă sử dụng một loại kỹ thuật được gọi là fMRI, một phương pháp rọi h́nh dựa trên nguyên tắc từ tính cộng hưởng (functional magnetic resonance imaging) để theo dơi hoạt động của năo bộ của các thiền sư thâm niên kinh nghiệm như Ricard và cũng của các tay nhập môn nữa. H́nh ảnh khoa học liên quan đến thiền gợi cho ta thấy nó có thể giúp biến chuyển tích cực về các mặt tâm lư, tính t́nh và t́nh trạng kiện khang thể chất của người thực hiện phép thiền. Các nghiên cứu đă rọi ánh sáng vào vai tṛ thiền.
Clifford Saron, trưởng nhóm nghiên cứu của Dự án Shamatha (Shamatha Project), một trong các nghiên cứu khoa học chu đáo nhất cho tới nay về thiềân được thực hiện tại trung tâm Tinh thần và Năo bộ (Center of Mind and Brain) tại Đại học California, nhận xét: “Chúng ta không cần phải có thế giới quan Phật giáo hay một chủ thuyết tâm linh nào cả mà vẫn có thể thu nhận ích lợi với phép thiền”.
Vào năm 2007, Clifford Saron và một nhóm các nhà thần kinh học và tâm lư học theo dơi 60 thiền - gia lăo luyện trong ba tháng ở khu vực Rocky Mountains ở Colorado, quan sát mức thay đổi về khả năng trí tuệ, mức kiện khang về tâm lư và sinh lư của họ. Các người tham dự đă sử dụng phương pháp tọa thiền (focused attention meditation) tập trung suy tư vào sự vận hành của hơi thở.
Katherine MacLean của trường y khoa Johns Hopkins tại Baltimore, thực hiện một nghiên cứu nhằm đo lường mức chú ư. Các nhà t́nh nguyện tham dự cuộc nghiên cứu được cho nh́n vào một chuỗi đường thẳng đứng hiện ra chớp nhoáng trên màn h́nh máy vi tính (computer). Họ được yêu cầu bấm vào con chuột khi nhận thấy đường nào ngắn hơn những đường khác trong chuỗi. Thí nghiệm được lập lại nhiều lần và quan sát viên nhận ra các người t́nh nguyện trở nên có nhận xét chính xác hơn và tập trung vào công việc trong thời gian lâu dài hơn.
Những nghiên cứu khác cũng liên hệ việc thiền với sự cải thiện khả năng chú ư của chúng ta.
Năm ngoái, một nhóm chuyên gia của Đại học Wisconsin-Madison phúc tŕnh rằng sau 3 tháng tập luyện phép tọa thiền, các nhà t́nh nguyện dự thí nghiệm tỏ ra bén nhạy hơn trong việc phân biêït các thanh âm khác biệt với một chuỗi thanh âm gần tương tự, điều này chứng tỏ khả năng tập trung của họ đă kiện toàn hơn.
Nhưng bằng cách nào chú ư tới hơi thở của chúng ta trong một khoảng thời gian mỗi ngày lại dẫn tới sự thay đổi khả năng suy đoán? Có thể v́ nó tăng cường hoạt động của kư ức và khả năng duy tŕ thông tin cần thiết cho việc biện biệt và thông hiểu ngắn hạn.
Luyện phép thiền được coi là kiện toàn khả năng suy tư được sử dụng trong mọi nhiệm vụ tri thức. MacLean cho rằng khi tri giác trở nên vận động dễ dàng hơn th́ năo bộ có thể vận dụng trực tiếp hơn nguồn năng lượng giới hạn của nó vào việc tập trung.

Thiền sẽ mang lại nhiều lợi ích
Nhiều thí nghiệm khoa học chứng tỏ thiền đă mang lại nhiều mặt cho kẻ thực hiện phép thiền:
Nghiên cứu do Shamatha Project thực hiện đă kết luận rằng thiền đă cải thiện cảm quan nói chung nên người thực hiện phép thiền trong cuộc thí nghiệm tỏ ra bớt ưu tư và cảm thấy điều hành cảm xúc dễ dàng hơn nên có lợi cho sức khỏe. Nói rơ hơn, những người dự cuộc thí nghiệm tỏ ra tăng tiến về khả năng kiềm chế sự bột phát nên dẫn tới việc điều ḥa cảm xúc.
Kết luận trên được khảo cứu khoa học của Đại học West Virginia củng cố thêm. Một nhóm chuyên viên của đại học này đă dùng phép rọi h́nh fMRI để theo dơi hoạt động của năo bộ các tay ngồi thiền kinh nghiệm và những người mới nhập môn th́ được kết quả như sau: tuyến amygdala (biển đào tuyến), một bộ phận trong năo bộ giữ vai tṛ tạo cảm xúc, hoạt động ở những vị chuyên gia tham thiền, so với các tay mới nhập môn, th́ yếu hơn nhiều.
Một lần nữa có thể khẳng định thực hiện phép thiền có thể làm chủ được cảm xúc nên mang lại thể lực. Nhiều nghiên cứu cho thấy đây là phương cách hữu hiệu để trị các chứng rối loạn về ăn uống, tật nghiện ngập và đặc biệt trị chứng trầm cảm tái phát và cơn đau mạn tính.
Năm ngoái, tâm lư gia Fadel Zeidan, thuộc trường y khoa Wake Forest ở Winston-Salem (N.C.), kể lại những người tham dự cuộc thí nghiệm cho ông biết rằng sau vài lần tọa thiền họ đă thấy cơn đau giảm hẳn. Ông cho rằng thực hiện phép thiền không làm mất cơn đau nhưng dạy cho người bị đau khống chế cảm giác do cơn đau tạo ra và nhờ thế làm giảm nó.
Kết quả tích cực của thiền là tạo cho tinh thần an lạc và từ đó có thể giải thích được những phát hiện của Shamatha Project, rằng nếu thường xuyên ngồi thiền sẽ dẫn tới tăng gia hoạt động của telomerase, một enzyme có công dụng chống sự lăo hóa của tế bào và giúp khống chế những áp lực về tâm lư.
Cái lợi khác của thiền là tăng cường cảm t́nh với người chung quanh. Phép rọi h́nh fMRI cho thấy kết quả như sau: luồng sóng cảm thông với người khác hoạt động mănh liệt hơn ở những tay tọa thiền lăo luyện so với những người nhập môn.
Các nghiên cứu về cái lợi của thiền đă khiến nhiều tâm lư gia như Paul Ekman và thiền gia như Alan Wallace đặt ra vấn đề liệu thiền có thay thế cho thuốc men trong việc trị liệu hay không? Dĩ nhiên đó là ư kiến hay nhưng nhiều người như Clifford Saron của Shamatha Project nghi ngờ khả năng này.
Tuy nhiên, lợi ích nhất và rơ ràng nhất của thiền là ai cũng có thể thực hiện được và thực hiện bất cứ nơi nào. Chúng ta không cần phải là chuyên gia về thiền hay tốn mỗi ngày 5 tiếng đồng hồ mới gặt hái được kết quả. Những người nhập môn trong thí nghiệm của Zeidan về khống chế đau đớn cho biết họ đă bớt đau sau ba ngày, với mỗi ngày 20 phút ngồi thiền.
Trong một thử nghiệm thứ hai, Zeidan nhận thấy người tham dự, sau những lần ngồi thiền ngắn hạn đă tỏ ra cải thiện những việc đ̣i hỏi phải chú ư liên tục, như nhớ một chuỗi số. Người mới nhập môn trước thông tin này hẳn phấn khởi thử phép thiền xem có mang lại lợi ích cho tâm sinh lư của ḿnh hay không.

Bảng tóm tắt cái lợi của thiền
- Về mặt ứng xử:
Gia tăng khả năng đồng cảm, sự cảm thông và ḷng vị tha.
- Về cảm xúc:
Giảm ưu tư, phiền muộn; gia tăng khả năng tự chủ, giúp chống lại t́nh trạng trầm cảm, giảm phản ứng thuần túy do cảm xúc chi phối.
- Về sức khỏe:
Giảm t́nh trạng đau nhức mạn tính; giúp khống chế t́nh trạng rối loạn ăn uống, giúp khống chế việc sử dụng các chất kích thích như ma túy; chặn tiến tŕnh lăo hóa của tế bào.
- Với hoạt động năo bộ:
Gia tăng khả năng chú ư, duy tŕ được sự tập trung, gia tăng tốc độ vận hành tư tưởng; cải thiện hoạt động kư ức.