Results 1 to 1 of 1

Thread: TÀI THÍ VÀ PHÁP THÍ

  1. #1
    Member
    Join Date
    17-01-2012
    Posts
    66

    TÀI THÍ VÀ PHÁP THÍ

    Nguồn: http://phapthi.net/forum.php

    Người dân Việt Nam 80% là nông dân , không có điều kiện lên mạng , truy cập thông tin trên Net. Với phát tâm bồ đề, quư vị có thể ấn tống đỉa Phật, hầu người ở quê, vùng sâu vùng xa có điều kiện thấm nhuần Phật pháp
    Thật là công đức vô lượng


    Tài thí. Tài thí tức là đem tiền bạc, của cải, vật thực của ḿnh ra cho. Tài thí có hai loại:
    a) Nội tài. Là những vật chí thân quí báu nhất của ḿnh như thân mạng, đời sống của ḿnh. Thí nội tài ở đây tức là hy sinh thân mạng để cứu vớt kẻ khác ra khỏi nguy nan. Trong các chuyện tiền thân của đức Phật Thích Ca, chúng ta đă thấy nhiều gương thí nội tài, như cấu chuyện Ngài lái buôn kia, trong khi đi biển bị thuyền ch́m đă tự hy sinh thân mạng bằng cách buông tay khỏi cột buồm mà ḿnh đang bám vào, để nhường chỗ cho những hành khách xấu số khác khỏi chết đuối.
    Thí nội tài là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu ḷng từ bi, bác ái mới làm được. Nếu c̣n xem thân mạng ḿnh là quư, là trọng hơn thân mạng kẻ khác th́ chắc chắn không bao giờ thực hiện được loại bố thí này.
    b) Ngoại tài. Ngoại tài là những vật thường dùng của ḿnh như thức ăn đồ mặc, tiền bạc, xe cộ, ruộng vườn, nhà cửa v.v...Đem những vật ấy ra cho những người túng thiếu, nghèo khổ th́ gọi là thí ngoại tài.
    Pháp thí. Đem lời hay, lẽ phải, những chân lư đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác; hoặc y theo giới luật của Phật tu hành thành thật để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh đều là pháp thí. Pháp thí có một giá trị rất lớn lao hơn cả tài thí, và tài thí chỉ giúp người khác đỡ túng thiếu về phương diện vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người. Nhưng pháp thí giúp đỡ người rất nhiều về phương diện tinh thần, không riêng ǵ đối với người nghèo khó, mà cả người giàu sang, chức tước; không phải chỉ có ảnh hưởng tốt trong một giai đoạn, mà gieo nhân lành cho nhiều đời kiếp về sau. V́ những lẽ đó, nên người Phật tử chân chính, không bao giờ bỏ mất một dịp nào mà không làm pháp thí, cả về phương diện khẩu giáo (dùng lời lẽ đúng Phật pháp để chỉ dạy, lẫn phương diện thân giáo (dùng đời sống chân chính hợp đạo để chỉ dạy).
    So sánh 2 loại Tài thí và Pháp thí.
    Đức Phật đă nói: 'Trong hai loại Bố thí này, th́ Pháp thí là trên' (Anguttara I). V́ sao? V́ nhiều lư do:

    - Phước báo của Tài thí vẫn thuộ�c cơi Dục giới (Kàmadhatu) c̣n phước báo của Pháp thí có thể nằm trong ba cơi (Traidhàtuka) hoặc ngoài ba cơi.

    - Sự Bố thí tài (tiền của, đồ vvật) có giới hạn, c̣n sự Bố thí Pháp không có giới hạn (apramàna), v́ tiền cho lâu rồi cũng hết, c̣n giáo pháp cho hoài không bao giờ hết.

    - Quả báo của Tài thí c̣n thuộc v�ề hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu.

    - Bố thí tài cần phải đ̣i hỏi nhhiều sức lực, ra công trong khi bố thí pháp chỉ cần sự thông minh và trí tuệ.

    - Chỉ có bố thí Pháp mới có thể gặt hái được những phước báo giống như các hàng Thanh Văn (Sravaka), Bích chi Phật (Pratyekabuddha) hay Bồ Tát (Bodhisattva).

    - Chỉ có bố thí Pháp mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ (Bodhimàrga).

    - Ta có thể thực hành Tài thí trong bất cứ thời đại (Kalpa) nào, dù có Phật hay không có Phật ở đời. Ngược lại, chỉ trong thời đại có một đức Phật ra đời ta mới có thể thực hiện Pháp thí được. V́ thế Pháp thí hiếm hơn Tài thí.

    Ta có thể nêu ra nhiều lư do nữa, nhưng tóm lại bố thí Pháp sẽ gặt hái được nhiều công đức hơn bố thí tài.
    Phật tử chúng ta thực hành Pháp thí như thế nào?
    Đa số các Phật tử đều thực hành Bố thí dạng tài thí như: Làm từ thiện, cúng dường đóng góp chùa, giúp đỡ quần áo, tiền bạc cho những gia đ́nh gặp khó khăn, hoạn nạn, cứu trợ bảo lụt, người già neo đơn, người bệnh nặng không đủ tiền thuốc men...
    Sự thực hành Tài thí rất nhiều, nhưng việc thực hành Pháp thí c̣n mới hạn chế ở việc in ấn tống một số kinh sách. Nhiều Phật tử ấn tống kinh sách theo phong trào th́ cũng chẳng khác ǵ Tài thí.
    Đa số các Phật tử thường chú trọng về vật thí, mà quên đi phần pháp thí trong các cuộc cứu giúp thiện nguyện . Giả sử khi có thiên tai, dịch bệnh, mỗi phần quà được trao cho người nhận, chỉ dăm kư gạo, vài thùng ḿ gói, một ít quần áo hoặc tiền ..vv.. th́ liệu giúp họ được bao lâu ? .Rồi đói lại hoàn đói. Nghèo khổ , thiếu thốn đau đớn bệnh tật.Khổ vẫn hoàn khổ. Có một điều tối quan trọng. Là cái khổ sở của cuộc đời này,khổ về vật chất hay khổ về Tâm linh nó hành hạ con người, mà con người đang ôm lấy, vật lộn,đau đớn với, chẳng qua v́ chưa hiểu được một cách tường tận .Tại sao ta khổ ? Khổ từ đâu đến.Trả khổ,và diệt khổ như thế nào. Nếu giáo pháp của Phật được hiểu một cách tường tận, rồi từ đó áp dụng vào cuộc sống đơn giản, th́ cái khổ này không những được hoá giải bớt đi, và c̣n đem lại sự tin yêu cho đời sống.v́ đă hiểu và biết cách điều trị cái bệnh khổ.
    V́ vậy khi thực hành Pháp thí, chúng ta cố gắng đem những đạo lư, hay chân lư để thuyết giảng cho người khác nghe, khiến cho họ không đi lầm đường, không gây tội lỗi, hoặc thân tâm được an lạc v.v… Tức là giúp họ thoát khổ không chỉ trong đời này mà c̣ oở nhiều đời sau. Trong Đại Trí Độ Luận chép: “đem những lời pháp vi diệu (chân lư) của đức Phật để diễn thuyết cho người khác nghe, đó gọi là thực hành Pháp thí ”.
    Thêm vào đó, nếu thấy ai hơn ḿnh mà ḿnh không những không mang ḷng đố kị, ghanh ghét mà c̣n biết tùy hỷ công đức, hoặc đưa ra những lời khích lệ và tán thán v.v…, đó cũng chính là một phương pháp thực hành Pháp thí.
    Ví dụ, trong thời gian gần đây hầu như tất cả mọi người trên thế giới, đều đang hướng tâm về đất nước mặt trời mọc, để cầu nguyện, động viên, tiếp sức và an ủi v.v…, khiến cho họ giảm bớt đi phần nào những đau thương mất mát để sớm trở lại với một cuộc sống thanh b́nh và an lạc, đó không chỉ là một phương pháp thực hành Pháp thí hết sức hữu hiệu mà c̣n mang đậm tính nhân văn.
    Tóm lại, Pháp thí chính là đem chân lư và trí tuệ để thuyết giảng cho người khác nghe, khiến cho họ bỏ ác làm lành, tạo niềm an lạc và t́m cầu đến một cuộc sống Chân - Thiện - Mỹ.
    Thêm vào đó, chúng ta bớt đi ḷng đố kị và ích kỷ hẹp ḥi, mà thay vào đó bằng sự khích lệ, tán thán và động viên, đó cũng chính là một biện pháp thực hành Pháp thí. Đức Khổng Tử cũng dạy rằng: “khi thấy người hiền đức th́ chúng ta nên cố gắng học hỏi sao cho bằng họ. Ngược lại, nếu thấy người bất hiền th́ hăy nên suy ngẫm, hoặc xem xét lại chính bản thân ḿnh”. Khi thường xuyên xem xét lại bản thân ḿnh, th́ về mặt tâm linh chúng ta ngày càng tiến bộ.
    Như vậy có thể thấy, chỉ cần có đủ khẳ năng về tiền bạc vật chất cộng với tấm ḷng tương thân tương ái là chúng ta đă có thể thực hiện được việc giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn hoạn nạn - Tài thí.
    Tuy nhiên, đây chỉ là đối với những người có ḷng nhân ái, vị tha và biết thương người như thể thương thân mà thôi. C̣n đối với những kẻ trọng phú khinh bần, một cắc cũng không chịu bỏ ra th́ đây quả là một việc làm hết sức khó khăn đối với họ.
    Đối với việc Pháp thí, th́ đây quả là một việc làm không đơn giản. Bởi lẽ, chúng ta không chỉ có kiến thức, trí tuệ và ḷng vị tha là đủ, mà điều quan trọng là phải có sự kiên nhẫn và thời gian th́ mới có thể thuyết giảng đạo lư cho họ nghe được.
    Có thể nói, trong hai việc Tài thí và Pháp thí, th́ Pháp thí là một việc làm phải mang tính kiên tŕ, thường xuyên, lâu dài và thậm chí là phải có “kỹ xảo” th́ mới thực hiện được.
    Tuy nhiên, giúp đỡ về mặt tinh thần nó là một tài sản vô giá, đặc biệt là đối với những người đang cần sự trợ giúp về mặt tinh thần. Bởi lẽ, tinh thần nó đóng một vai tṛ hết sức quan trọng, đôi khi chỉ một lời nói, hoặc một lời khuyên đúng lúc, đúng chỗ và phù hợp nó sẽ có tác dụng cho cả cuộc đời họ.
    Nhất là trong thời buổi công nghiệp, với cuộc sống tất bật và áp lực như hiện nay, một lời động viên khích lệ, hoặc một câu đạo lư sẽ khiến cho họ giảm đi không ít áp lực.
    Trong xă hội hiện nay, nhiều người về mặt vật chất tuy được sung túc dồi dào, nhưng đôi khi tinh thần của họ thật là trống rỗng, hoang mang và vô định, họ thực sự cảm thấy bất an về nhiều mặt. Ví dụ, tiền nhiều như thế th́ tiêu như nào, hoặc nay gia sản có cả ngàn tỉ đồng, nhưng qua một đêm lại tay trắng th́ sao?
    Ôi! quả là nỗi lo chồng chất lên nỗi lo. Thế nên, chúng ta hăy đừng xem họ là “biển”, hăy đừng bao giờ xa lánh họ, v́ biển càng rộng càng cô đơn. Do vậy, những người thầy tâm linh, những người thầy tinh thần đối với họ quả là vô cùng cần thiết

    Giả sử
    Có một phái đoàn đi cứu trợ cho một buôn làng,vài trăm gia đ́nh ở vùng cao.Mà xe chở hàng không thể đến tận nơi được.Phải tập họp dân làng dưới thấp để phát quà cứu trợ .Mỗi phần qùa cứu trợ, đều có một khung ảnh của đức phật.

    Một thời gian sau. Nếu có dịp ghé thăm các buôn làng trên cao đó, th́ sẽ thấy ông Phật tự động leo lên núi, và ngồi chễm chệ trên tường hay trên bàn thờ của từng gia đ́nh trên buôn làng đó rồi.

    H́nh ảnh đức Phật, đối với đa số người VN c̣n giữ được truyền thống dân tộc. Th́ là một h́nh ảnh được kính trọng đầy ngưỡng mộ và tôn trọng Trong ḷng họ, luôn linh cảm rằng Đức Phật một h́nh ảnh rất thân thương, rất quen thuộc, cao cả vĩ đại, đă đuợc quư trọng và tôn thờ từ lâu lắm rồi. Của tổ tiên gịng họ những người VN xa xưa rồi . Nên khi có h́nh ảnh đức Phật này nhất định họ sẽ không bao giờ đám hỗn hào,quăng vất bậy bạ, mà sẽ được treo cao trên tường hay đặt cao trên bàn thờ. Vậy tại sao không pháp thí,giúp họ thiết lập một bàn thờ Phật cho họ . Có rất nhiều người thực hành đạo Phật theo truyền thống.Dăm khi, mười hoạ, mới đến chùa lễ Phật Trong nhà không có bàn thờ . Nên khi các con cháu lớn lên, không biết gia đ́nh ḿnh đạo ǵ ,nên không quan trọng về Tôn Giáo, và từ đó đi theo các đạo khác một cách vô tư.Nhưng nếu trong nhà có bàn thờ Phật th́ đạo Phật sẽ ấn tượng măi trong đầu óc chúng, cho nên về lâu về dài chúng sẽ t́m hiểu và tin theo
    http://phapthi.net/showthread.php?t=332
    Last edited by phuongg; 12-02-2012 at 02:17 PM. Reason: Chính tả

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 05-03-2012, 02:39 PM
  2. Phương pháp tranh đấu -
    By Phạm Thái in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 05-11-2011, 10:21 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •