Page 4 of 17 FirstFirst 1234567814 ... LastLast
Results 31 to 40 of 163

Thread: Chuyện Bên nhà VN

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Văn hóa "mất nết" và màn "tố cáo sếp" lạ nhất thế kỷ

    Văn Quang





    Tôi nghĩ không có từ ngữ nào đúng hơn và hay hơn là "mất nết" dùng vào trường hợp thứ nhất này. Họ chưa đến nỗi hư hỏng, chưa đến nỗi sa đọa mà thật ra chỉ là "đồ mất nết" như các bậc phụ huynh thường mắng mỏ con cái khi làm chuyện ǵ vượt ra ngoài phạm vi lễ giáo của gia đ́nh. Ở đây là sự vượt qua lễ giáo của dân tộc từ lâu đời, người phụ nữ Việt Nam được ca tụng là đoan trang, thùy mị. Tất nhiên, từ khi du nhập đời sống văn hóa Tây phương, hội nhập với thế giới, mỗi ngày người phụ nữ được "cởi mở" hơn, được tháo bỏ những ràng buộc luân lư khắt khe, được giao tiếp rộng răi ngoài xă hội và b́nh đẳng với nam giới. Nhưng như thế không có nghĩa là người phụ nữ Việt Nam không c̣n giữ tính cách đoan trang, thùy mị vốn có của ḿnh. Đó cũng chính là nét đẹp, là cách thể hiện một nền văn hóa Á Đông được nhiều nước tôn trọng. Dù bạn sống ở bất cứ đâu, tính cách đặc trưng đó không bao giờ thay đổi, dù bạn có thay đổi để biến thành một cô gái "văn minh như Mỹ, như Tây". Điều đó cũng chẳng có ǵ là lạ nếu bạn vẫn giữ được nét đẹp thanh cao của riêng ḿnh. Dư luận không khắt khe và "cổ hủ" đối với những thiếu nữ "mới" như vậy. Hơn thế, nếu cái "mới" ấy mang lại một điều ǵ đó đáng hănh diện cho một cô gái Việt, bạn sẽ được tôn trọng. C̣n nếu nó chỉ là sự hợm hĩnh, sự bắt chước, học đ̣i những cái "mốt" lố lăng th́ chắc chắn chẳng c̣n ǵ là đẹp, chẳng có ǵ đáng hănh diện, chẳng c̣n ǵ giống với một cô gái Việt Nam nữa.
    Tôi nói như thế để dễ dàng tường thuật với bạn đọc về cái sự "mất nết" của một số không ít những cô gái trẻ ở Sài G̣n trong tuần vừa qua, khi họ đón tiếp thần tượng Big Bang của họ từ phi trường Tân Sơn Nhất đến khách sạn và nơi thần tượng biểu diễn.

    Cuộc tiếp đón linh đ́nh
    Nhóm nhạc nổi tiếng Big Bang của Nam Hàn đă đến thành phố Sài G̣n vào tối 13/4 để tŕnh diễn trong Đại nhạc hội SoundFest 2012, quy tụ nhiều nghệ sĩ trong và ngoài nước. Hàng ngàn người hâm mộ trẻ đă tập trung để chào đón thần tượng nhưng lại thất vọng v́ nhóm nhạc ra khỏi sân bay bằng cổng VIP.
    Họ không biết chính xác thời gian Big Bang sang Việt Nam, nên có những lời bàn tán nhiều giờ giấc khác nhau từ 21 giờ, 22 giờ và cả 23 giờ, nên nhiều người hâm mộ trẻ đă phải túc trực tại sân bay từ chiều để chờ đón thần tượng. Người hâm mộ phần lớn là các cô gái, một số chàng trai tuổi chừng trên dưới 20, đứng cầm băng rôn, biểu ngữ dọc hai bên lối ra vào ở khu vực quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất. Họ hát vang những bài hát quen thuộc của thần tượng trong khi chờ đợi cho có... khí thế!
    Một rừng áo trắng, áo vàng thêu chữ Big Bang phủ kín khắp khu vực sân bay quốc tế. Lực lượng an ninh sân bay phải cực nhọc mới thông được lối ra cho khách.

    Bật khóc v́ không được nh́n thấy thần tượng
    Khoảng 22 giờ 30, Big Bang đến thành phố Sài G̣n nhưng cũng như các nhóm nhạc nổi tiếng khác, Big Bang đi cổng VIP để tránh rừng người hâm mộ. Đến khi biết ra th́ người hâm mộ trẻ lại thất vọng không được tận mắt nh́n thấy thần tượng, không được nắm vạt áo thần tượng cho có tí... hơi ấm, nhất là không có được tấm ảnh nào của thần tượng. Một số cô gái đă bật khóc nức nở. Họ khóc... hồn nhiên, đau đớn cứ như bị t́nh nhân bỏ rơi ngang đường! Khách du lịch quốc tế ở sân bay đều ngớ người ra nh́n, họ không thể hiểu chuyện ǵ đă xảy ra.
    Khi biết lịch tŕnh thần tượng sẽ đến ngay sân vận động Phú Thọ để tập luyện cho phần tŕnh diễn trong Đại nhạc hội Soundfest Việt Nam 2012, một số người hâm mộ vội vă lên xe đuổi theo thần tượng. Họ lại đeo bám 5 chàng trai xứ Hàn ở điểm tập luyện, và tất nhiên là trong buổi biểu diễn chính thức vào lúc 20 giờ tối 14/4 vừa qua.
    Chương tŕnh Đại nhạc hội Soundfest Việt Nam 2012 diễn ra lúc 14 giờ ngày 14/4 tại sân vận động Phú Thọ quy tụ nhiều ca sĩ Việt Nam: Phương Vy, Suboi, Phạm Anh Khoa, Tiến Đạt, Hà Okio, Thanh Bùi, Bức Tường, MicroWave, Unlimited và vài nghệ sĩ quốc tế: Aio Cruz, Kimberly Caldwell, Tata Young. Nhưng những nghệ sĩ đó đă bị lu mờ hoàn toàn trước Big Bang. Nhóm Big Bang mới thật sự là “cây đinh” của chương tŕnh với số người hâm mộ khổng lồ.
    Theo nhiều tờ báo và nhiều trang chuyên mục về ca nhạc ở Việt Nam ca tụng: Big Bang là một nhóm nhạc hip hop của xứ Hàn gồm 5 thành viên: Seungri, G-dragon, Tae yang, T.O.P và Dae sung. Không giống như bao nhóm nhạc nam khác, họ đă thay đổi cái nh́n khác cho khán giả, không cần ngoại h́nh bắt mắt, chỉ cần tài năng là đủ để nổi tiếng. Mỗi thành viên trong nhóm đều có một tài năng riêng, đều có khả năng hát, phối hợp tốt, biết sáng tác nhạc và vũ đạo nhuần nhuyễn. Dưới sự dẫn dắt của YG Entertainment, Big Bang liên tiếp phát hành những chuỗi single và EP và đạt được những thành công đáng kể. Rồi đoạt những giải thưởng “cao quư” như “Seoul Gayo Daesang”, giải thưởng của Truyền h́nh cáp Nhật Bản với hạng mục “Nghệ sĩ mới”. được đề cử ở hạng mục Worldwide Act và giành chiến thắng nhờ 58 triệu lượt phiếu bầu của người hâm mộ...
    Với những hàng tin và lời tâng bốc “có cánh” như thế càng khiến cho các fan như được thổi dầu vào lửa, đêm ngày nung nấu chờ mong “Big Bang của ḿnh” đến Sài G̣n. Khi cuộc chờ đón ở phi trường Tân Sơn Nhất không thành, các fan lại quay sang chờ ở nơi tŕnh diễn.

    Cuộc chờ đợi hứng thú và đau khổ
    Chờ đợi mệt lả dưới nắng nóng gần 10 tiếng để chỉ được nh́n, được nghe thần tượng biểu diễn đúng 30 phút, giới hâm mộ Big Bang dường như chưa thỏa sự cuồng nhiệt, trông đợi bấy lâu của ḿnh.
    Mặc dù đến 14 giờ ngày 14/4, nhóm “Siêu nhạc hội Soundfest” mới bắt đầu, nhưng từ gần 10 giờ sáng đă có rất đông khán giả có mặt ở sân vận động Phú Thọ (Sài G̣n) chờ được mở cửa để vào sớm, t́m chỗ gần sân khấu nhất. Và dù đến 20 giờ Big Bang mới xuất hiện nhưng khi các cổng vừa mở (13 giờ) th́ hàng ngàn khán giả với nón lá, mũ, dù, áo mưa... đă kéo vào từng đoàn, ngồi chờ dưới nắng gắt rồi trận mưa rào bất ngờ đổ xuống. Đúng 14 giờ, không khí sân vận động bắt đầu nóng lên khi những thanh âm của rock, rap được dùng để “khởi động” (bởi các nhóm nhạc, ca sĩ: Unlimited, Bức Tường, Microwave, Tiến Đạt).
    Chính v́ được khuấy động, nhún nhảy, ḥ hét không ngừng nghỉ, và càng về chiều tối, sân vận động càng đông nghẹt nên dù Big Bang - nhóm nhạc được trông đợi nhất chương tŕnh - chưa xuất hiện, khán giả bắt đầu hỗn loạn và rồi trở nên hoảng loạn khi thấy liên tiếp những “người hâm mộ đáng thương” ngất xỉu được d́u, bồng, cơng, khiêng trên băng ca đưa về khu vực cấp cứu.

    Ngất xỉu, co giật trước khi thần tượng hát
    Càng gần đến giờ diễn của Big Bang, số người ngất xỉu lẫn co giật được mang ra khỏi sân càng nhiều hơn (đều là nữ, trong độ tuổi rất trẻ). Chương tŕnh đă tạm ngưng theo yêu cầu của bộ phận an ninh (như MC thông báo). Dẫu mệt đến kiệt sức, nhưng v́ quá yêu thần tượng nên chẳng ai muốn ra khỏi đám đông để lấy nước, thức ăn (miễn phí); và nếu muốn đi th́ các bạn cũng chẳng thể di chuyển được v́ người nối người đến không c̣n khoảng cách. Thế nên, khi những chàng trai từng làm mê đắm giới hâm mộ Việt Nam qua băng đĩa, truyền h́nh bước ra sân khấu, sân vận động như vỡ tung bởi tiếng hú, tiếng hét. Chọn những bản nhạc mà fan cũng có thể hát theo (dù là tiếng... Hàn), 5 chàng trai của Big Bang trong những giai điệu sôi động, vũ điệu điên cuồng cùng những câu chào hỏi (bằng tiếng Anh) ngắn gọn cứ thế làm đảo điên, nghiêng ngả hơn chục ngàn khán giả.

    Đánh mất thể diện cá nhân và cả nền văn hóa Việt Nam
    Và điều không mong đợi lại tiếp tục xảy ra! Khi âm nhạc càng sục sôi, Big Bang càng cuốn hút th́ sự chen lấn, xô đẩy để đến gần hơn, dù chỉ một bước chân, càng dữ dội. Hệ quả là nhiều người bị ngất xỉu v́ đói lả.
    Thế nên, Ban tổ chức (BTC) buộc phải tạm ngưng lần nữa, xoa dịu cơn nóng; và Big Bang đă phải kêu gọi mọi người lùi ra sau để chương tŕnh không bị gián đoạn. Vậy nhưng khi nhóm hát lại, sự cuồng nhiệt vẫn đâu vào đấy. Lo sợ t́nh trạng ngất xỉu tăng lên, không chỉ mang nước đưa tận tay người xem, BTC c̣n dùng những ṿi xịt để phun nước xuống khán giả nhằm... hạ nhiệt. Đáng tiếc, khi t́nh h́nh tạm ổn cũng là lúc Big Bang chào tạm biệt (v́ nhóm chỉ hát 6 bài theo đúng chương tŕnh). Và khi chương tŕnh vẫn c̣n hơn 2 tiếng với những tên tuổi quốc tế khác, nhưng ngay khi Big Bang kết thúc 30 phút tŕnh diễn của ḿnh, th́ những người cố sống cố chết giữ chỗ trước đây đă bỏ vị trí, ào ào chạy ra cổng với mong muốn được thấy thần tượng lần nữa mà chẳng màng đến các nghệ sĩ khác đang biểu diễn tiếp theo sau đó. Cảnh tượng những cô gái rất trẻ cố bám ḿnh theo xe của nhóm Big Bang, chạm tay vào kính xe rồi khóc lóc vật vă, ai nh́n thấy cũng xót xa và cảm thấy xấu hổ. Họ đă tự đánh mất thể diện của chính ḿnh và tất nhiên là ảnh hưởng tới cả nền văn hóa Việt Nam.

    Một nỗi nhục quốc thể khác
    Một chuyện khác c̣n “bi thảm” hơn mới xảy ra ít hôm trước đó. Câu chuyện fan xúm nhau hôn lên chiếc ghế thần tượng Bi Rain ngồi hôm trước trong Nhà hát Lớn Hà Nội khi ca sĩ này đến biểu diễn trong chương tŕnh gọi là “Giao lưu Văn hóa Việt-Hàn”. Một thứ chuyện như điên cuồng, ngớ ngẩn làm nhục quốc thể.
    Các bạn trẻ có thể và có quyền yêu quư và hâm mộ, có thể nhịn ăn xếp hàng mua vé, có thể chen lấn xin chữ kư, mặc áo khoác giữa mùa hè nóng bức cho giống thần tượng... là thứ chuyện thường t́nh trên thế giới hiện nay. Như các fan của Messi, của Ronaldo nồng nhiệt chào đón thần tượng bóng đá của ḿnh. Nhưng ái mộ đến mức xúm nhau hôn chỗ ngồi của thần tượng th́... có lẽ là việc làm có một không hai trên thế giới. Nhiều bạn trẻ đứng đắn hơn đă cho đó là hành động làm nhục quốc thể, không thể tha thứ.
    Chưa hết, việc phát cuồng v́ “thần tượng” dẫn đến hành động mù quáng hơn khi có người sẵn sàng chấp nhận “t́nh một đêm” để có được tấm vé vào xem “thần tượng” biểu diễn. Khi giá vé xem chương tŕnh Super Junior ở Mỹ Đ́nh sốt theo mức phát cuồng của fan, được mô tả là “chưa từng có”, giá vé nhảy cóc từ 1 triệu lên đến bất cứ giá nào.
    Một fan nữ tuổi teen không có tiền, không mua được vé, muốn được là một trong số 40.000 fan mặc áo da trời có mặt tại Mỹ Đ́nh để được “một lần trong đời” nh́n thần tượng bằng xương bằng thịt, đă “trao đổi” trắng trợn: “Em yêu Super Junior nên nếu như anh muốn em qua đêm với anh để nhường cho em chiếc vé, em sẽ sẵn sàng”.

    Trách nhiệm thuộc về ai?
    Những chuyện như thế này lần đầu tiên mới thấy ở Việt Nam. Người ta tự hỏi có phải v́ nền giáo dục mất thăng bằng, học cho có thành tích, cho có chữ nhét vào cặp sách. Đến nỗi các nhà sử học phải ngao ngán than rằng: “Lịch sử cha ông Việt Nam th́ dốt đặc, số không nhiều hơn số trung b́nh, nhưng lịch sử các nhóm nhạc Hàn th́ thuộc vanh vách”. Lỗi đó thuộc về nhà trường, phần khác cũng thuộc về gia đ́nh không quan tâm tới con cái hoặc chiều chuộng các cậu ấm cô chiêu quá mức, muốn ǵ được nấy. Nhưng trong vấn đề này phải kể đến tác hại lớn của một số phương tiện truyền thông.
    Theo chuyên gia tâm lư Phạm Phúc Thịnh (chuyên viên tư vấn Trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc) phân tích: “Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng tạo nên hiện tượng cuồng loạn này chính là sự tác động của các phương tiện truyền thông hiện nay. Giới trẻ biết đến các nhóm nhạc Hàn một phần thông qua phương tiện truyền thông. Nếu truyền thông bớt những bài viết ca ngợi đến “chân tơ kẽ tóc” của các ca sĩ thần tượng th́ sẽ ít đi h́nh ảnh hàng ngàn fan đứng ở sân bay chờ thần tượng và có những cảnh khóc lên, khóc xuống khi không gặp được thần tượng hoặc thần tượng sụp đổ”.
    Những chương tŕnh về K-pop phát trên nhiều kênh truyền h́nh với thời lượng quá dày đặc có ư nghĩa tôn vinh đă khiến khán giả trẻ tin rằng thần tượng của họ là thần thánh, hoàn hảo đến từng centimet. Xin mượn một đoạn b́nh luận của một độc giả ở Sài G̣n để tạm làm đoạn kết cho câu chuyện “mất nết” này.
    Bạn Lê viết trên báo: “Con cháu tôi mà như đám này là tôi đánh cho tới khi nào bỏ được cái tật này th́ thôi. Cha mẹ ở nhà làm ăn cực khổ để kiếm tiền nuôi các em th́ các em có thương có khóc như vậy không? Sự việc này xảy ra th́ có phần lỗi đóng góp rất nhiều ở các phương tiện thông tin đại chúng, từ đài truyền h́nh tới báo đọc, báo mạng, lúc nào cũng truyền thông, cổ súy cho những ngôn từ nào là “thời thượng”, “sành điệu”, ti vi có hẳn kênh chuyên phát những bài hát “nghe không nổi”, ca sĩ th́ tóc xanh tóc đỏ, quần áo dị hợm, nhảy nhót lung tung. Giá trị thật của những giá trị đă bị đánh mất từ những cái đánh bóng như thế. Hỏi sao đám trẻ không nhao nhao mê mẩn những cái ǵ đó mơ hồ chứ không có thật là vậy!”.

    Màn tố cáo sếp lạ lùng nhất thế kỷ
    Một chuyện “mất nết” khác c̣n “hăi hùng” hơn, ly kỳ hơn phim ảnh, đó là chuyện vợ chồng một bác sĩ, tố cáo với báo chí chuyện động trời mà bạn có giàu óc tưởng tượng để được mấy hăng phim thuê viết kịch bản cũng không dám nghĩ tới. Một nữ bác sĩ ngoại t́nh rồi tự quay phim cảnh ái ân của chính ḿnh cùng t́nh nhân, đưa cho chồng để làm bằng chứng tố cáo sếp của cơ quan ḿnh là chuyện lạ lùng nhất thế kỷ, chỉ có ở Việt Nam vào thời này mà thôi. Xin tóm tắt chuyện xảy ra như sau:
    Chiều 17/04 vừa qua, tại quán cà phê trên đường Giang Văn Minh (Hà Nội), ông Hoàng Mạnh Hùng, bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán h́nh ảnh, gặp mặt nhiều phóng viên các báo để tố cáo chuyện vợ ông là bà Hà Thị Bích Nga cũng là bác sĩ, ngoại t́nh với sếp lớn cùng cơ quan là ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế đường bộ 2, thuộc Khu Quản lư Đường bộ 2, Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Cuộc gặp gỡ này có cả vợ ông hiện diện. Ông Hùng cho biết: Bà Nga (40 tuổi, vợ ông) đang làm việc tại Trung tâm Y tế Đường bộ 2. Hơn 2 năm trước, ông khám phá mối quan hệ bất chính giữa vợ ông và ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế này.
    Giải thích sự việc diễn ra hơn 2 năm nhưng đến nay gia đ́nh mới thông tin với báo chí, ông Hùng nói nếu vợ ông sau khi học xong thạc sĩ được bố trí công việc phù hợp và không bị trù dập th́ có lẽ ông không đưa vụ này ra công luận.
    Bà Nga, vợ ông Hùng, đă thú nhận vào năm 2009, để được đi học cao học, bà đă chấp thuận “ngủ” với sếp. Người phụ nữ này xin chồng tha thứ. Bà Nga đă đề nghị ông Cường chấm dứt mối t́nh vụng trộm này nhưng ông Cường nhất định không chịu. Thế là hai vợ chồng ông Hùng bàn nhau: để có chứng cứ buộc ông Cường chấm dứt mối t́nh này, ông Huỳnh đă lên Hà Nội mua 2 camera (một chiếc bằng bút và một chiếc dạng cúc áo) để đưa cho vợ.
    Khoảng tháng 1 năm 2010 (tức là cách đây 2 năm), nữ bác sĩ đă tự quay những thước phim “ân ái” cùng ông Cường rồi mang về hỏi ư kiến chồng. Ông Hùng cho hay, chỉ nghe được tiếng c̣n h́nh ảnh không được rơ. Một tháng sau đó, bà Hương thông báo cho chồng biết sẽ có một cuộc hẹn với sếp ở khách sạn Á Đông (ở Việt Nam bây giờ gọi là nhà nghỉ) trên Quốc lộ 5 (đường Hà Nội-Hải Pḥng).
    Tại đây, khi cả hai đang “ân ái”, ông Hùng mang máy quay phim, cùng một số người thân ập vào bắt quả tang. Theo nội dung biên bản tại khách sạn do ông Hùng cung cấp, ông Cường thừa nhận có “quan hệ” với bà Nga và cam kết không tái phạm.
    Tuy nhiên sau đó, ông Cường đă thất hứa, vẫn tiếp tục quấy nhiễu vợ ông và c̣n có hành động trù dập bà Nga. V́ vậy buộc ông phải gửi đơn lên huyện ủy và công an huyện Văn Giang (Hưng Yên) nhờ can thiệp. Cùng thời điểm đó, Giám đốc Cường cũng làm đơn tố lại ông Hùng đă âm mưu sắp đặt và tống tiền. Công an huyện Văn Giang đă ḥa giải, hai bên đă rút đơn và thỏa thuận không kiện cáo nữa.
    Nữ bác sĩ Nga thừa nhận đă ngủ với sếp 3 lần. Bà nói: “Tôi cũng đau khổ lắm, có lần suưt phải quyên sinh. Cứ tưởng sau khi đi học cao học về mọi chuyện sẽ khác, nhưng không ngờ ông ấy vẫn thế khiến tôi mệt mỏi...”. Bà Nga vẫn bị sếp tán tỉnh và trù dập. Sếp vẫn bắt bà Nga làm kiểm điểm lu bù và bắt làm việc ngoài giờ để dễ bề tán tỉnh!

    Nội dung hai clip bà Nga tự quay
    Ông Hùng tâm sự: "Tôi cắn răng cho vợ ḿnh thêm 3 lần quan hệ với cấp trên để lấy bằng chứng". Theo những nội dung clip mà vợ chồng bác sĩ cung cấp, có cảnh nữ bác sĩ Nga tự điều chỉnh máy quay từ trong nhà vệ sinh cho tới khi lên giường (trong đó, nhiều lần chỉnh ống kính hướng về phía giường).
    Những đoạn đối thoại giữa 2 nhân vật trong clip hết sức thân mật (từ chuyện đi họp ra sao, món quà đầu tiên do chồng bác sĩ tặng vợ là ǵ...). Sếp và nữ nhân viên nói chuyện khoảng hơn 20 phút trước và trong khi trút bỏ xiêm y (!).
    Clip thứ 2 là cảnh đám người đạp cửa pḥng ngủ (tại một khách sạn) xông vào với máy ảnh, máy quay phim. H́nh ảnh quay rơ nét người đàn ông trần truồng, mặt bị chảy máu, tấy đỏ do bị ông Hùng đánh. Và nhiều đoạn đối thoại giữa hai người đàn ông t́nh địch.
    Chiều cùng ngày, người bị tố cáo là ông Giám đốc Trung tâm Y tế Đường bộ 2 Nguyễn Mạnh Cường, nói với phóng viên: "Vợ chồng nhà nó là đồ lừa đảo, âm mưu thâm độc tống tiền và đ̣i chức Phó Giám đốc Trung tâm. Con vợ nó (ư nói bác sĩ Nga) là em đứa bạn tôi. Mọi việc trước đây đă được ḥa giải và cả hai bên viết cam kết không tiết lộ bất cứ điều ǵ ra bên ngoài".
    Khi được hỏi sự thật về clip sex, ông Cường cho biết: "Hôm đó tiệc tất niên, nó ép uống 2 cốc bia, tôi đă không biết ǵ và bị lột quần áo (ư nói là bị đánh thuốc mê). Chứ nói thật, anh em ḿnh đàn ông, chỉ cần 200 ngàn đồng, ra ngoài kia đầy ra".
    Thế nhưng, dựa theo nội dung một clip người ta thấy không có vẻ ǵ là ông Cường bị dính thuốc mê.
    Tin mới nhất cho biết, ngày 18/4/2012, đại diện Khu quản lư đường bộ 2 đă gặp gỡ hai viên chức thuộc Trung tâm y tế đường bộ 2 là ông Nguyễn Mạnh Cường (người bị tố cáo) và nữ bác sĩ Nga. Sau khi nhận được báo cáo ban đầu về vụ việc, Tổng cục Đường bộ đă ra quyết định đ́nh chỉ công tác hai "cán bộ" này để kiểm điểm.
    Chưa biết cái vụ "kiểm điểm" sẽ đi đến đâu. Nhưng dư luận mới chính là "bản kiểm điểm" ư nghĩa và đáng kể nhất. Đă có rất nhiều ư kiến sôi nổi về sự việc hy hữu có một không hai này. Bạn đọc cứ... tự do nhận định về từng cá nhân trong sự việc này. Từ đức ông chồng đến bà vợ và ông sếp Cường. Ai khôn ai dại? Mỗi người nên giải quyết sự việc này ra sao? Bà Nga đă tố cáo sự việc lên cấp trên, sao không được giải quyết, vậy đằng sau sếp Cường có một thế lực nào quá mạnh che chở không? Có phải v́ không được giải quyết nên hai vợ chồng ông Hùng quá phẫn uất, hết cách rồi mới phải mang sự việc đáng hổ thẹn này phơi bày trước báo chí? Có lẽ ông Hùng đă suy nghĩ: "Cho chúng mày chết chùm luôn". Vậy cơ quan cấp trên nào cũng có lỗi trong chuyện này? Bạn thử tiên đoán hoàn cảnh này sẽ đưa dẫn những nhân vật "kỳ quái" này tới đâu?
    Nếu có những t́nh tiết mới, kỳ sau tôi sẽ trở lại vấn đề này với những tổng kết về dư luận xă hội tại Việt Nam.

    Văn Quang
    Viết từ Sài G̣n, 20/4/2012

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện Bên Nhà
    Chuyện phiếm
    Chính trường Việt Nam: Cuộc chiến Ba Dũng - Tư Sang (phần 1)




    (Phiếm)-

    Trềnh A Sáng tiếp tục phơi bày những màn đấu đá hậu trường của các thế lực tối cao trong nội bộ ĐCSVN cùng các đối tượng được lôi kéo vào để phục vụ cho những cuộc thanh toán lẫn nhau này.


    Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những nhận định về bản chất của những màn đấu đá này cũng như có hay không tác động đến tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam.

    Bài này không nói về một cuộc chiến tranh nào đó ở xứ Persia (Ba Tư) mà bàn về những màn đấu đá liên miên giữa hai lănh đạo nằm trong bộ tứ trụ của Việt Nam: Ba Dũng và Tư Sang.

    Ngay trong giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tŕnh làng nội các mới giữa mùa hè 2011, nhà báo Huy Đức viết:

    “Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nh́n hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai mà cũng không kiếm được người viết diễn văn biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ.”

    Huy Đức quả là một phù thủy chính luận. Chỉ với hai câu, ông đă nói trúng chóc một điểm yếu (cũng có thể là thế mạnh) của ông Ba Dũng: Thủ tướng không sử dụng được người trí thức.

    Không chơi với trí thức ở một mặt nào đó được coi là điểm yếu. Nhưng mặt khác, thực tế ông Dũng đang rất thành công trong việc thao túng công an, quân đội, doanh giới để phục vụ cho cơ đồ quyền lực của ḿnh, cho thấy ông không có nhu cầu cậy đến những kẻ dài lưng tốn vải. Chơi với đám chữ nghĩa rất phiền, v́ chúng nhiều chuyện và dễ phản trắc. Công an, quân đội có súng, có đất, có máy ghi âm, quay phim, có dùi cui, roi điện… lợi hại hơn nhiều.

    Đặc điểm này của Ba Dũng rất khác với đối thủ chính trị của ông – Tư Sang.

    Chọi trâu

    Sau khi rời Sài G̣n để nắm các vị trí chủ chốt (nhưng hạng hai) ở Trung ương Đảng, ông Tư Sang một mặt xây dựng hệ thống sân sau gồm các tập đoàn kinh tế hùng mạnh, mặt khác sử dụng và lợi dụng giới trí thức – gián tiếp hoặc trực tiếp – để tiêu diệt các đối thủ chính trị cũng như củng cố h́nh ảnh của ḿnh như một nhà lănh đạo quyền lực, cấp tiến trong một hệ thống Đảng đang ngày một tŕ trệ v́ cơ chế cán bộ phi khoa học, không trọng người tài.

    Nếu như Ba Dũng nhận thấy quân đội, công an, doanh giới như là những công cụ đầy sức mạnh th́ Tư Sang, ngoài việc “làm kinh tế” để có được lực lượng, đă coi giới trí thức như một vũ khí đắc lực cho mưu đồ của ḿnh.

    Trực tiếp, ông Sang sử dụng ngay đội ngũ báo chí vốn là công cụ hiển nhiên của Đảng, hay chính xác hơn, là công cụ của những Đảng viên thượng đỉnh như ông. Gián tiếp, ông dùng các biện pháp ṛ rỉ tin tức cho cộng đồng mạng, những trí thức ít có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin chính thức từ đội ngũ cấp cao của Đảng nhưng lại rất dễ dàng tin vào các thông tin có tín chất chống lại một “ai đó” trong chính quyền. “Ai đó” càng có giá trị hơn nếu nằm trong Bộ Chính trị. Nếu “ai đó” là Ba Dũng th́ càng hay. Chứ sao?

    Ông Sang, từ vị trí Thường trực Ban Bí thư, đă tận dụng “quyền miễn trừ” của Đảng, để tấn công Ba Dũng trên mặt trận báo chí chính thống và ngoài chính thống. Trong khi mà bộ máy chính trị của Việt Nam ngày càng trở nên thiếu hiệu quả, nhất là trong thời buổi kinh tế nhiều biến động như hiện nay, th́ việc phê phán chính quyền bùng lên như một phản xạ tự nhiên, một khát vọng cháy bỏng, như cách thức để người ta giải tỏa ẩn ức trong ḷng; như là một que diêm được vứt vào khu rừng khô vậy. Và trong khi Đảng là một khái niệm bất khả xâm phạm (đối với báo chí lề phải), th́ những bộ phận khác trong chính quyền, chẳng hạn Chính phủ, đă trở thành nơi để người ta trút giận. Tư Sang đă tận dụng triệt để thực tế này để hạ Ba Dũng.

    Cách đây vài năm, khi vụ bauxite Tây Nguyên trở thành tâm điểm chú ư của dư luận, qua các trang mạng, người ta đă dễ dàng bắt gặp h́nh ảnh một Thủ tướng Dũng thân Tàu, “nhận 150 triệu USD từ Tàu” để thông qua dự án; người ta cũng bắt gặp một Ba Dũng với chú con rể Henry Bảo Hoàng thao túng đầu tư tại Việt Nam bằng những dự án thâm thâm u u.




    Trên mạng, người ta dễ dàng chửi “Dũng và Mạnh bán nước”. C̣n Tư Sang, ở vào vị trí Thường trực Ban Bí thư, có Nông Đức Mạnh hứng mũi dùi từ “lề trái” giùm, đă t́m thấy một nơi trú ngụ an toàn, để từ đó tiếp tục tung ra các đ̣n độc triệt hạ đối thủ chính trị. C̣n báo chí “lề phải” th́, chửi gần chửi xa chẳng qua chửi Dũng, đâu có dám đụng trực diện vào Đảng, mà Tư Sang đang nắm vai tṛ Thường trực Ban Bí thư.

    Vụ Posco Vân Phong, kư rồi lại hoăn, hoăn rồi lại kư năm nào cũng là màn đối chưởng giữa hai cao thủ vơ lâm: Tư Sang và Ba Dũng. Ba Dũng kư th́ Tư Sang chống, đến khi Tư Sang ừ th́ Ba Dũng chặn. Luôn luôn vậy, ngay trong nội bộ Bộ Chính trị, sự đối đầu cứ chan chát, nhưng cũng có lúc hai bên t́m đến giải pháp thỏa hiệp.

    Cuộc chiến càng trở nên cam go hơn với Ba Dũng khi các vụ Vinashin, đường sắt cao tốc được phe Tư Sang tung ra, vừa trên mặt trận báo chí chính thống, vừa trên các trang mạng “lề trái”. Trên nghị trường Quốc hội, vài ông nghị hoặc giả có chút tâm huyết, hoặc giả là người của Tư Sang, đứng lên chửi Ba Dũng chan chát. Có ông, ăn phải gan cóc tía, c̣n đ̣i lập ủy ban điều tra Ba Dũng.

    Viên cựu quân nhân đến từ vùng U Minh tối tăm mặt mũi trong một cuộc chiến mà Tư Sang đă tận dụng rất tốt các mũi tên bọc chữ, tức giới trí thức. Những người trí thức, một số rất ít biết được bản chất của vấn đề và là công cụ chính thức của Tư Sang, c̣n đại đa số chỉ vô tư tấn công Ba Dũng như là một cách xả hết giận dữ vào cái chính thể mà họ chán ghét, hay trần tục hơn, để trở thành một ngôi sao bất đồng chính kiến.

    Kết quả là, Ba Dũng, Nông Đức Mạnh đă được vẽ chân dung là những kẻ thân Tàu, bán nước, c̣n Tư Sang và một nhân vật đậm chất giải trí bưng biền – Nguyễn Minh Triết – trở thành những niềm hy vọng le lói c̣n sót lại cho những ai nặng ḷng với Tổ quốc.

    Ngay cả một trang blog nổi tiếng chống chế độ là Change We Need thời đó cũng từng viết: “Trong BCT (Bộ Chính trị – NV) chỉ có 3 người tỏ rơ quan điểm phản đối những “vấn đề Trung Quốc” trong sự kiện bô-xít Tây Nguyên là ông Triết, ông Sang và ông Trương Vĩnh Trọng; trong khi đó phía ủng hộ lại đến 5 người: ông Mạnh, ông Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Hồ Đức Việt và ông Tô Huy Rứa; 7 người c̣n lại th́ không bày tỏ quan điểm rơ ràng”.

    Cuộc chiến BA TƯ, Ba Dũng Tư Sang

    Một h́nh ảnh Tư Sang rất đẹp đẽ đă được h́nh thành, kể cả trong mắt dân “lề trái”.

    Đó là trên truyền thông, cả lề trái lẫn lề phải. C̣n trong thực tế chính trường, Ba Dũng c̣n nhận được những đ̣n đau đớn hơn nhiều.

    Đại hội Đảng lần 9 tại Tp. HCM, một sự kiện quan trọng trước Đại hội Đảng toàn quốc lần XI vừa qua, con trai của Ba Dũng là Nguyễn Thanh Nghị – lănh đạo một trường đại học lớn và nay vừa mới đi vào lịch sử với tư cách là vị thứ trưởng trẻ nhất của nước Việt Nam thống nhất – chỉ nhận được 17/400 phiếu bầu thành ủy viên. Tất nhiên tại nơi thành tŕ của Tư Sang, con trai Ba Dũng nhận quả đắng là điều dễ hiểu.

    Điều đáng nói là, ngay sau đó, trong cuộc bỏ phiếu đặc cách tại Bộ Chính trị cho khả năng Nguyễn Thanh Nghị trở thành Ủy viên trung ương dự khuyết, con trai ngài thủ tướng cũng chỉ được 2/15 phiếu bầu. Tất nhiên, một phiếu là của “phụ hoàng”, nhưng phiếu c̣n lại của ai? C̣n ai trồng khoai đất này nữa! Đó chính là Lê Hồng Anh, lănh đạo lực lượng công an. Tới thời điểm này, Tư Sang dường như đă khuynh loát được chính trường Việt Nam.

    Nhưng chưa đâu, từ từ cháo mới nhừ. Phe Tư Sang hăy đợi đấy. Ba Dũng có thể là một y tá, một sĩ quan quèn trong lực lượng bộ đội địa phương khu vực Kiên Giang – Cà Mau, nhưng trên chính trường, ông ta là một vị tướng có tài hô phong hoán vũ.

    Một cuộc phản công mănh liệt được tung ra, với ṇng cốt là lực lượng của công an và quân đội. Những sân sau của Tư Sang, Sáu Phong ở B́nh Dương và Sài G̣n, từ Tập đoàn Tân Tạo tới Phương Trang, bị một trận tơi bời. Song song đó là các áp phe chính trị – trong đó có việc cơ cấu ghế cho con em, đồng minh của các cán bộ cấp cao để tạo thêm vây cánh – được phe Ba Dũng thực hiện ráo riết.

    Những nhân vật gần đây vốn lừng khừng, đă ngă về phe Ba Dũng theo sau những đảm bảo về cơ cấu nhân sự. Các chiến dịch “băo táp sa mạc” đă giúp phe Ba Dũng giành lại thế thượng phong trên chính trường. Ngoạn mục và chớp nhoáng. Ngay cả Tổng bí thư Nông Đức Mạnh rốt cuộc cũng dành lá phiếu cho Ba Dũng, sau khi cậu quư tử Nông Quốc Tuấn đă t́m được bến đỗ khá khẩm ở một tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.


    Trái: Khi gà đá được gắn thêm … cựa sắt. Phải: Gà Ủy viên dự khuyết, tân thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị.

    Nguồn: DCVOnline tổng hợp

    Lúc bấy giờ, phe Tư Sang và cả những đồng minh nhất thời của ông như Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt… đều khốn đốn. Hội nghị 13 vào đầu tháng 10.2010 đă chứng kiến một sự “rũ bùn đứng dậy sáng ḷa” của phe Ba Dũng. Hồ Đức Việt bắt đầu bị “out” từ đây. Nguyễn Văn Chi chuẩn bị về hưu, nhưng bi kịch hơn, những toan tính của ông Chi cho cậu quư tử Nguyễn Xuân Anh – cụ thể là một ghế Ủy viên dự khuyết ở Trung ương – cũng dần nhạt nḥa.

    Tới hội nghị 14, cuộc chiến phân phối ghế vẫn nghiêng về phe Ba Dũng, trong khi phe Sang, Chi bị đẩy lùi tới miệng vực, người th́ chuẩn bị nhận quyết định về hưu, như Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Nguyễn Minh Triết; người th́ vẫn c̣n cơ hội ở lại nhưng với một viễn cảnh bị cô lập ở Bộ Chính trị, như Tư Sang.

    Các bậc phụ huynh là vậy, con đường hoạn lộ của lớp quư tử cũng bị tác động theo những chiều hướng này. Nguyễn Xuân Anh dường như không c̣n mơ tới ghế Ủy viên Trung ương dự khuyết, tức là có thể đành chấp nhận một ghế nào đó ở Đà Nẵng mà thôi, đừng mơ tới viễn cảnh dăm ba năm nữa đáp chuyên cơ xuống Hà thành.

    Trong khi đó, Nguyễn Thanh Nghị từ chỗ tả tơi ở Sài G̣n và trong cuộc họp kín của Bộ Chính trị như đă nói ở trên, giờ đây dưới sự nâng đỡ của cha và các đồng minh của cha, đang lên như diều gặp gió. Một ghế Ủy viên dự khuyết Trung ương đă chờ sẵn, một ghế thứ trưởng cũng đă xong, sau đó nữa th́ sẽ là các bậc thang danh vọng theo con đường hoạn lộ mà phụ huynh Ba Dũng đă thiết kế sẵn, tất nhiên là với điều kiện Đảng c̣n.

    Vũ khí của Tư Sang – đám báo chí tay sai lề phải – đến giờ phút này đă không c̣n sử dụng được nữa. Một bộ phận bị lực lượng công an của Ba Dũng khống chế, như Tâm Chánh ở Sài G̣n Tiếp Thị, Công Huynh ở Tiền Phong; một bộ phận khác th́ lui về với phương sách an toàn là bạn.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    “Chuyện Bên nhà VN
    Dân ruộng” Việt Nam đi đánh bạc ở Campuchia

    - Đoàn Dự ghi chép




    Dễ đi, khó về!
    Các “thượng đế” Việt Nam sang Campuchia đánh bạc như một phong trào tưng bừng náo nhiệt hiện nay thường gồm 3 loại: đại gia, tiểu gia và các... dân ruộng. Trong đó, các con bạc “dân ruộng”, thường là nông dân, công nhân và những tay mơ như học sinh, luôn luôn là miếng mồi béo bở cho các ṣng bài.
    Ở Campuchia, người ta xây rất nhiều ṣng bạc kiêm khách sạn (được gọi là Hotel-Casino) nằm gần các cửa khẩu Việt-Miên, có mặt tiền quay về phía Việt Nam. Ngôi nào cũng cực kỳ huy hoàng tráng lệ. Tại các ṣng bạc này người Campuchia không được vào mà chỉ có người Việt và khách du lịch nước ngoài. Kể cũng đúng thôi, Việt Nam cũng xây các “trung tâm cờ bạc” ở Hạ Long, Sapa, Đồ Sơn... và cũng cấm người Việt “không phải Việt kiều” bén mảng tới đó. Th́ ra, làm thịt Việt kiều và người nước ngoài “ngon” hơn làm thịt người trong nước!
    Cửa khẩu Mộc Bài nằm cách trung tâm thành phố Sài G̣n khoảng 70 cây số, chạy xe hơn một tiếng đồng hồ th́ tới, nhưng lại thuộc huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh.
    Muốn sang Campuchia đánh bạc theo lối Mộc Bài, người ta thường lên xe ở trạm xe buưt đối diện với Siêu thị Maximark đường Cộng Ḥa (gần Lăng Cha Cả cũ). Khoảng 8 giờ sáng th́ xe bắt đầu chạy. Nhưng cũng có những “thượng đế” thích đi xe dù do chủ tổ chức, đến đón tận nhà, giá khoảng 200,000 đồng VN tức cỡ non 10 Mỹ kim một người. Ở gần nhà tôi có chị chủ xe chuyên tổ chức những chuyến đi như thế. Coi bộ ngon ăn ghê lắm, bởi v́ sau khi trừ mọi thứ chi phí khác chị cũng c̣n kiếm được vài ba triệu đồng một chuyến. Một lần chị rủ tôi đi, tôi nói: “Chị là người Công giáo, chuyên đi làm việc từ thiện, sao lại làm cái chuyện thất nhân ác đức như vậy?”; Chị nói: “Người ta muốn đi th́ em chở đi chứ có ǵ đâu? Mọi chuyện êm ru à, chẳng cần giấy tờ ǵ cả”; “Người ta thuê chở cũng rất nguy hiểm. Ví dụ như trong nhóm có người thua bạc, không có tiền trả bị tụi nó giữ lại ở bên ấy, gia đ́nh họ thưa ra công an là do chị tổ chức th́ chị tính sao? Công an sẽ bắt chị là cái chắc!”; Chị ngớ người: “Thôi chết, vậy mà em không nghĩ ra! Từ giờ trở đi em không dám chở nữa!”; “Ấy là chưa kể trong khi chờ đợi khách vào đánh bạc, ngay chính chị cũng sẽ bị lôi cuốn. Cờ bạc là bác thằng bần, được th́ say, thua th́ cay, hễ dính vào là không gỡ ra được, tan cửa nát nhà như chơi. Chị nghe lời tôi đi, chớ có đụng tới chuyện đó”; Chị có vẻ suy nghĩ: “Nhưng em đă lỡ hẹn với mọi người rồi, chẳng lẽ lại giăn. Thôi, anh làm ơn đi với nhà em một chuyến cho đủ số người. Nhà em không đánh bạc”; “C̣n chị th́ đánh?”; Chị hơi mắc cở: “Dạ, cũng có chút đỉnh. Từ nay em thề không sang Campuchia nữa”.
    Thế đấy, chuyện cờ bạc, có khi vợ mắc, chồng không mắc, hoặc ngược lại, nhưng cũng có khi cả hai vợ chồng cùng mắc và trường hợp này th́ chắc chắn sẽ nợ ngập đầu không thể trả nổi, rồi đi ăn mày. Không ai có thể làm giàu được với việc cờ bạc. Được hàng đống tiền nhưng chẳng ai giữ nổi, dần dần rồi sẽ thua lại. Hễ thua là chết, nghèo nàn, kiệt quệ, bán nhà bán cửa đi mà trả nợ.
    (H. 2: Chuẩn bị lên đường)
    (H. 3: Ăn uống bên đường)

    Hôm sau tôi đi chuyến xe của anh Năm cùng những người đánh bạc. Mục đích là để lén chụp mấy tấm h́nh từ phía bên ngoài thật xa của các ṣng bạc kiêm khách sạn, chứ một khi đă vào bên trong th́ các bảo vệ sẽ không cho chụp. Hễ chụp th́ bọn chúng sẽ tịch thu máy ảnh hoặc sẽ đánh cho vỡ mặt. Không thể giỡn được với bọn bảo vệ. Chúng lễ phép, khép nép đối với khách hàng nhưng sẵn sàng trở mặt, thượng cẳng tay hạ cẳng chân khi cần.

    Đường đi Svay Rieng
    Cửa khẩu Mộc Bài nằm ở biên giới Việt-Miên, bên này là tỉnh Tây Ninh của Việt Nam, bên kia là tỉnh Svay Rieng của Campuchia (tiếng Miên đọc là “Xoai Riêng”. “Xoai” là cây xoài, c̣n “Xoai Riêng” là cây sầu riêng). Bavet là thành phố của tỉnh Svay Rieng. Nói là biên giới nhưng chẳng có sông ng̣i hoặc hàng rào ǵ hết. Toàn là những cánh đồng hoang, mùa nắng khô cằn, mùa mưa cỏ tranh cao ngập đầu người. Có khoảng 6 con đường ṃn, c̣n con đường Trường Chinh nối tiếp từ đường Cộng Ḥa sang tới cửa khẩu Mộc Bài th́ rộng thênh thang, hết sức hiện đại. Những người đi xe ôm hoặc người chở hàng lậu chạy xe rất giỏi, họ đi theo các đường ṃn để tránh các trạm kiểm soát một cách dễ dàng.
    Tại các khu vực cửa khẩu có hơn 10 ṣng bạc kiêm khách sạn nằm trên phần đất Campuchia thuộc tỉnh “Xoai Riêng”, đó là: Kings Crown, Hà Tiên Vegas, Mộc Bài, New World, Winn, Le Macau, Sun City, Volvo, VIP, Full House, Asia, J Club... Những ṣng bạc này do các tay cờ bạc chuyên nghiệp ở Sài G̣n, Hà Nội, Hải Pḥng điều hành. Các vị “thượng đế” bảo nhau: “Đánh bạc ở Campuchia vui lắm, thắng th́ được lănh hết, mà thua th́ cũng được tặng 500,000 đồng làm tiền an ủi”.
    Ngoài hàng chục ṣng bạc hiện đại nói trên, ở khu vực biên giới c̣n có các ṣng bài lợp lá hay lợp tôn dùng cho các thượng đế ít tiền, “chân đất”. Các hệ thống ṣng bài kiêm khách sạn có chủ là các nhà tài phiệt người Việt, người Tàu hay người Campuchia. Mỗi ṣng bài thường có nhiều bàn để chơi, nơi th́ chơi tài xỉu, nơi chơi x́-phé, nơi chơi bài cào 3 lá, 2 lá, 1 lá, nơi kéo bằng máy hay các bàn roulette... Các nhà tài phiệt không trực tiếp điều khiển ṣng bài mà thường khoán trắng lấy tiền tháng cho các ông chủ bậc nh́ kêu là “chủ sổ” (phần đông là người Việt) với sự quản lư của người Campuchia. Mỗi ṣng có ít nhất một ông “vua xào bài” là người Hoa hoặc người đến từ Macau, chuyên làm nhiệm vụ xào bài với mức lương từ 10,000-20,000 Mỹ kim/tháng.
    Ngoài chuyện phục vụ xe cộ tận t́nh cho khách, thường mỗi khách có visa th́ chủ ṣng sẽ chi tiền nhập cảnh 120,000 đồng VN/người. Khi khách đổi phỉnh (các đồng jetons có mệnh giá khác nhau thay cho tiền) từ 1,000 Mỹ kim trở lên sẽ được cấp thẻ “người nhà”. Thẻ này có thể ăn uống thoải mái, ngủ nghỉ miễn phí trong khách sạn với những pḥng rất đẹp, được miễn phí cả chuyện massage, nếu cần th́ có gái phục vụ từ A tới Z không phải trả tiền. Ấy là chưa kể những đêm vũ sexy, ca nhạc miễn phí phục vụ khách, và nếu khách thắng lớn, ṣng bạc sẽ sẵn sàng mang giùm tiền qua biên giới miễn phí cho khách.
    (Một bà ngồi ghế bên trên (người Biên Ḥa, tỉnh Đồng Nai) giải thích: “D́ lơ” (dealer) là đứa con gái chia bài, “lưu linh” (rolling) là đứa đổi tiền sang phỉnh, c̣n “Ba Vách” là thành phố Bavet của tỉnh Xoài Riêng - nơi tập trung nhiều casino thu hút con bạc người Việt.
    Bà này cũng cho biết: “Ngoài xe buưt đi Mộc Bài, tiếng là để đưa người qua mua sắm tại siêu thị nhưng thật ra là trên xe rất đông con bạc. Nếu cần, cánh taxi ở đường Cộng Ḥa cũng phục vụ tận t́nh. C̣n nếu là khách quen có thẻ “người nhà” th́ dù ở tận Nha Trang, Đà Nẵng... các casino cũng cử người đưa rước qua tới tận nơi”.
    Trên các casino đều có treo băng-rôn toàn tiếng Việt như: “Chào mừng quư khách đến với casino”, “Asia Casino với những chương tŕnh hấp dẫn”... Chung quanh các ṣng bạc là những tiệm cầm đồ, thế chấp tài sản cũng viết bằng tiếng Việt.
    Những người trên xe bảo nhau: “Chơi ở ṣng nào cũng được nhưng Macau có 'bảng số nhảy' dễ tính toán hơn”. Đa số mọi người đều vào Macau mà tên đầy đủ là Le Macau Casino & Hotel. Dù ăn mặc không lấy ǵ làm tươm tất cho lắm nhưng từ ngoài cổng đi vào, mọi người vẫn được các vệ sĩ cung kính như “thượng đế”.
    Bên trong casino, cả trăm con bạc người Việt tướng tá rất b́nh dân đang sát phạt nhau ở trung tâm tầng trệt. Casino này “miễn phí trọn gói” nơi ăn chốn ở. Khi các con bạc quá mải mê trong cuộc đỏ đen th́ có thể nhờ waiter hay waitress mang giúp một tô ḿ gói hay ổ bánh ḿ thịt để lót dạ không phải trả tiền, vừa ăn vừa chơi tiếp.
    Tôi đi xem mấy người đồng hành đổi phỉnh ở các quầy rolling. Ở đây có thể đổi tiền Việt, tiền Mỹ, tiền Singapore, tiền Thái Lan, hay bất cứ thứ tiền nào khác để lấy phỉnh đều được. Nếu thắng, khi về lại đổi phỉnh lấy tiền theo ư ḿnh muốn một cách dễ dàng. Trên tường chỗ các quầy rolling có cái “bảng số nhảy”. Th́ ra, đó là cái bảng điện tử người ta thông báo số tiền đă đổi của mỗi người tính theo đô-la Mỹ, để giúp các con bạc dễ suy tính trước khi đặt tiền. Đổi xong, tại ṣng này họ có thể chơi x́ dách, binh xập xám, roulette và một thứ bài ǵ giựt bằng máy mà tôi không biết tên... Nhưng phổ biến nhất cho các con bạc b́nh dân vẫn là bài cào 3 lá, 2 lá, 1 lá và tài xỉu.
    Tôi thấy một thanh niên h́nh như người Hoa đổi 500 đô-la lấy phỉnh. Anh ta chơi roulette. Chỉ trong chốc lát, mớ phỉnh biến mất không c̣n vết tích. Tôi rất ngạc nhiên, có ǵ hấp dẫn trong tṛ chơi bàn quay này mà mất 500 đô-la dễ dàng như vậy?
    Tại một ṣng bài cào 3 lá, có khoảng 10 con bạc là thiếu niên và phụ nữ đang sát phạt. Một phụ nữ chửi thề: “Đen thấy mẹ!” rồi đứng dậy bỏ đi. Một lúc sau, chị ta quay trở lại với một nắm phỉnh trên tay, chơi tiếp. Có người hỏi: “Đi vay nóng hả?”; Chị ta cấm cẳn trả lời: “Chớ c̣n kiếm đâu ra nữa!”.
    Người ta cho tôi biết, các rolling (người đổi phỉnh) và các dealer (người chia bài) làm không ăn lương. Thu nhập của họ tính theo huê hồng từ 2-4% tiền phỉnh mà khách đă đổi. C̣n tiền “vay nóng” của các con bạc th́ bị trừ ngay 10-20% trên tổng số tiền vay. Nếu thua sạch, con bạc đó sẽ bị các đàn em giam lỏng chờ gia đ́nh qua chuộc.

    Chuộc mạng
    Những kẻ sang Svay Rieng đánh bài, không ai lại không biết chuyện người phụ nữ thua bạc treo cổ tự tử, thi thể thối rữa trong căn pḥng máy lạnh của một casino, sau đó đă được đem đi hỏa táng ở cánh đồng gần đó, nhưng đến nay vẫn không thấy thân nhân sang t́m.
    Cách đây hai tháng, gia đ́nh anh P.M.C. (ngụ tại Phường 7, Quận G̣ Vấp, Sài G̣n) nhận được một cuộc điện thoại lạ gọi từ Campuchia của một phụ nữ tự xưng là Thanh, với lời nhắn: “Thằng T. bị bọn tàn dư Pôn-Pốt bắt giữ v́ mua bán heroin. Ở đây cứ có tiền th́ sống, mau mau chuẩn bị 4,000 đô sang chuộc nó về, nếu không nó sẽ bị giết chết”. Ba ngày sau, người phụ nữ tên Thanh lại tiếp tục gọi và hối thúc gia đ́nh anh C. sang chuộc gấp v́ “bọn Pôn-Pốt không thể chờ đợi hơn được nữa”. Gia đ́nh anh C. trả lời chưa có tiền ngay, nhờ người đó ứng trước rồi sẽ đem sang sau. Người phụ nữ tên Thanh ấy đồng ư, nói là sẽ tạm ứng 1,200 đô để giữ mạng sống cho thằng T. trong ṿng 24 tiếng đồng hồ, nhưng “sau đó nếu chưa có tiền th́ không bảo đảm tính mạng của nó”.
    Hôm sau, chính T. gọi điện thoại về khóc lóc, yêu cầu gia đ́nh sang chuộc gấp nếu không th́ T. sẽ chết. Gia đ́nh hỏi gặng có phải T. đi đánh bạc, vay tiền, không có để trả nên bị giữ không? T. thú nhận là đă thua bạc, lỡ vay 30 triệu đồng (tức hơn 1,500 đô lúc ấy.- ĐD), bây giờ họ đ̣i 4,000 đô, kể cả tiền lời và “công” giam giữ, xin gia đ́nh sang Le Macau Casino ở Mộc Bài chuộc về, nếu không sẽ bị họ đánh chết. Gia đ́nh tuy nghèo nhưng cũng phải bấm bụng lo chạy đủ 4,000 đô (gần 80 triệu đồng) đem sang chuộc.
    Một thanh niên khác cũng tên T. (nhưng ở xă Ḥa Lợi, huyện Bến Cát, tỉnh B́nh Dương) bị đ̣i chuộc 230 triệu đồng. Gia đ́nh chưa có ngay. T. bị chặt hai đốt ngón tay út, bỏ vào phong b́, có người đưa tới tận nhà với vài ḍng chữ viết nguệch ngoạc rằng hẹn trong ṿng 3 ngày, nếu gia đ́nh không đem tiền sang th́ sẽ nhận được cái đầu của T.!
    Sau khi việc chuộc đă xong, T. được thả về với bàn tay trái quấn băng. Bà Nguyễn Thị Đ. mẹ của T. nói với các phóng viên: “Phải chuộc đúng 230 triệu đồng thằng T. mới được thả, nhưng gia đ́nh tôi từ nay coi như không có nó nữa!”.

    Khốn đốn v́ “c̣”
    Gần ba tháng qua bà Vơ Thị Xuân (52 tuổi, ở ấp 1, xă Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, tỉnh B́nh Phước) sống trong nỗi sợ hăi khi nghe tin con trai út của bà là Huỳnh Thanh Tâm (19 tuổi) sang Campuchia đánh bài, thua, bị chủ ṣng bài giữ lại, đánh đập, cắt đi một cái tai.
    Theo lời kể của gia đ́nh, Huỳnh Thanh Tâm mới học hết lớp 7. Đầu năm 2010, Tâm đi làm tại một xưởng gỗ ở huyện Bến Cát, tỉnh B́nh Dương. Ngày 16/07, khi dành dụm được hơn 3 triệu đồng, Tâm bị một người anh họ (ngụ tại huyện Bến Cát, tỉnh B́nh Dương) dụ dỗ sang Campuchia đánh bài. Tâm cùng người anh họ đến cửa khẩu Mộc Bài rồi đến Casino Bin thuộc đất Campuchia để đỏ đen.
    Khi cháy túi, Tâm nghỉ chơi, nhưng được người anh họ cho mượn tiền của chủ ṣng bài, v́ nhờ người anh họ đă lén lút nói với chủ casino rằng gia đ́nh Tâm có hơn 100 héc-ta cao su, nên chủ casino (người Việt Nam) không ngần ngại “bơm” tiền. Khi Tâm nợ đến 16,000 đô, th́ chủ không cho vay thêm nữa, và ra lệnh giữ Tâm lại, rồi cho người báo về gia đ́nh mang tiền sang chuộc.
    Ở bên Campuchia, Tâm bị các “đầu gấu”, tay sai của chủ nợ, cạo đầu và đánh đập bằng dùi cui, cây sắt rồi bị cắt tai bên phải. Bà Xuân kể trong nước mắt: “Họ gọi điện thoại bảo tôi phải bán gấp vườn cao su cho có đủ 16,000 đô, để mang sang chuộc con, nếu không th́ con tôi sẽ phải chết ”.
    Sau khi chuộc xong, Tâm được thả nhưng gần như thân tàn ma dại.

    “Đại gia” vỡ nợ hơn 100 tỷ đồng!
    Vợ chồng ông Giám đốc Nguyễn Thành Tín tự nhiên biến mất khỏi địa phương khiến hàng chục người dân và nhiều ngân hàng đứng ngồi không yên với số tiền ông nợ của họ, hơn 100 tỷ đồng VN.
    Được biết, chiều ngày 09/02/2010, khoảng 40 người kéo đến ngôi nhà và cũng là xưởng của Công ty In lụa và Dịch vụ May mặc Thành Tín, số 62 đường Tân Thành, phường Tân Thành, quận Tân Phú, do ông Nguyễn Thành Tín (sinh năm 1968) làm chủ, để đ̣i nợ. Những người này bao vây ngôi nhà và xưởng nói trên, đồng thời đ̣i đập phá ngôi nhà số 60 ngay bên cạnh đó, là của ông Nguyễn Thành Lập, em ruột ông Tín, để buộc ông Tín và vợ là bà Trần Thị Ḥa phải ra để giải quyết nợ nần.
    Do chủ nợ kéo đến mỗi lúc một đông nên công an quận Tân Phú phải đến ổn định t́nh h́nh, giữ ǵn trật tự. Đến tối, đại diện chủ nợ, tổ trưởng dân phố và công an đă vào cả hai căn nhà số 62 và 60 nói trên để kiểm tra nhưng vẫn không thấy tung tích vợ chồng ông Tín đâu cả.
    Các chủ nợ cho biết vợ chồng ông Tín đă vay của họ hơn 60 tỷ đồng và của các ngân hàng 40 tỷ đồng.
    Được biết, Công ty Trách nhiệm hữu hạn In lụa và Dịch vụ May mặc Thành Tín trước đây là do ông Nguyễn Thành Đức, cha ruột của ông Tín, sáng lập. Sau khi ông Đức mất, ông Tín lên thay, đứng ra điều hành. Dân chúng địa phương cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ vỡ nợ chấn động này là do ông Tín ham mê cờ bạc, thường sang Campuchia đánh bài, ăn thua rất lớn. Có lần ông đă bị ṣng bạc bắt giữ mấy ngày liền, vợ ông phải đem tiền sang chuộc.

    Học sinh cũng sang Campuchia đánh bạc
    Nhiều học sinh ở các xă Lai Uyên, Tân Hưng, thuộc huyện Bến Cát, tỉnh B́nh Dương, cũng rủ nhau trốn nhà, bỏ học để lén sang Campuchia đánh bạc. Không ít phụ huynh đă phải chạy vạy vất vả mọi cách để có tiền sang chuộc con về.
    Tối ngày 04/03/2010, bốn học sinh lớp 9 của trường Trung học Lai Uyên (huyện Bến Cát) đă lừa dối gia đ́nh, nói là đi chơi uống cà phê rồi lén thuê chung một chiếc taxi, chạy một mạch tới cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh.
    Cháu H.A.T ở ấp Cây Sắn (xă Lai Uyên), một trong bốn thành viên vừa được gia đ́nh chuộc về, kể rằng khi các cháu vừa đến cửa khẩu th́ đă có ngay một đội xe ôm săn đón, trả giùm tiền xe taxi rồi chở sang Casino Winn ở Svay Rieng.
    Khi đi, các cháu không có tiền nhiều nhưng cũng được casino đón tiếp nồng hậu và được cho mượn mỗi cháu 3,000 đô để đánh bài, với điều kiện phải kư giấy nợ. Buổi tối hôm ấy cũng có đứa thua đứa được.
    Sáng hôm sau, cả nhóm lại xuống ṣng đánh tiếp. Càng đánh càng thua cho đến khi cả bọn chẳng c̣n đồng nào. Vay thêm không được, không c̣n cách nào khác, các học sinh này phải gọi điện thoại về nhà cầu cứu cha mẹ đem tiền sang chuộc.
    Không chỉ các em học sinh mà nhiều thanh niên khác ở vùng quê này cũng đă nhiều lần đi qua biên giới đánh bạc và rồi gia đ́nh phải bán đất để trả nợ.
    Cô Bồ Thị Thay, Hiệu phó trường Trung học Lai Uyên, nói rằng khi nghe tin một số học sinh trong trường sang Campuchia đánh bạc, trường đă đề nghị giám thị các lớp t́m hiểu. Đến nay đă nắm được danh sách một số học sinh lớp 9 và một số học sinh lớp 11. Khi các em trở lại trường, nhà trường cũng đă khuyên bảo các em hăy vượt qua vấp ngă để tiếp tục học tập.
    Trường cũng đă gặp riêng từng phụ huynh của các em để nhắc nhở họ giáo dục các em cho được tốt hơn.

    Cán bộ cũng qua Campuchia... đỏ đen!
    “Thực trạng dân chúng trong tỉnh sang Campuchia đánh bài là vấn đề nhức nhối ở địa phương trong thời gian qua. Chẳng hạn một viện trưởng sang Campuchia đỏ đen, sau khi thua nặng nề về vẫn “hiên ngang”, không bị kỷ luật, coi như không có chuyện ǵ xảy ra” - ông Vơ Đ́nh Tuyến, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy tỉnh B́nh Phước, cho biết như thế tại Hội nghị An ninh, Tư tưởng và Báo chí do Ban Khoa giáo tỉnh tổ chức vào ngày 12/10 vừa qua.
    Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương, trưởng Ban Tuyên huấn tỉnh B́nh Phước, nói rằng trong số những người trong tỉnh sang Campuchia đánh bạc có nhiều người là cán bộ. Đây là vấn đề đau ḷng và khó giải quyết nhưng không được buông lỏng mà cần chung tay góp sức bài trừ tệ nạn. Bà đề nghị các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền giáo dục về tác hại của tṛ đỏ đen. Đồng thời các cơ quan truyền thông phải lên án, vạch mặt những kẻ c̣ mồi, dụ dỗ dân chúng B́nh Phước sang Campuchia đánh bạc.
    Nhiều người cho rằng tệ nạn “mê casino” đang nổi cộm, dẫn đến nợ nần, cầm cố

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Cuộc chiến Ba Dũng - Tư Sang (phần 2): Người dân Việt Nam được ǵ?




    (Phiếm) -

    Vào thời điểm xung quanh Đại hội, các nhà báo nắm vai tṛ chủ chốt ở các ṭa soạn luôn phải thuộc nằm ḷng một điều: không đụng ǵ tới chính sách kinh tế của chính phủ, khác rất xa với các màn đánh đấm mà báo chí được “tự do” thi triển trước đó không lâu.


    Cũng phải kể đến một nguyên tắc mà dân làm báo phải thuộc nằm ḷng ở Việt Nam, và Ba Dũng cũng hiểu rất rơ, đó là trước thềm mỗi Đại hội Đảng, báo chí không được đề cập quá nhiều đến chuyện tiêu cực của chính quyền. Cho nên, dù Tư Sang vẫn đích thân hoặc cho tay chân đi úy lạo các đầu mối báo chí, nhưng những mũi tên bọc chữ đă không thể phát huy tác dụng trong hoàn cảnh này.

    Lép vế, nhưng phe Tư Sang vẫn cầm cự dai dẳng với những cú đâm ở hậu trường, chủ yếu nhằm vào chính sách kinh tế và phong độ tả tơi của các tập đoàn trong nhiệm kỳ vừa qua của Ba Dũng. Trong các cuộc họp kín của Bộ Chính trị, đă không ít lần Tư Sang và Nguyễn Văn Chi lật bài ngửa, quăng hồ sơ chống lại phe Ba Dũng lên bàn kèm theo những điều kiện thỏa hiệp. Cho nên rốt cuộc đă phải tiến hành thêm một cái hội nghị nữa: Hội nghị 15, trước khai mạc Đại hội XI chỉ có hai ngày!

    Ai cũng biết cái hội nghị này, cũng như hai cái 13 và 14, có trọng tâm là nhân sự. Chính ôngMạnh cũng đă nói điều đó, rằng “tại Hội nghị Trung ương 15 lần này, Bộ Chính trị tŕnh Trung ương xem xét và quyết định các nội dung: giới thiệu bổ sung nhân sự Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XI…”.


    Nh́n về hai phía Nguồn Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images

    Đây là lúc chốt lại những thỏa hiệp cuối cùng. Và rốt cuộc th́ mọi việc diễn ra như chúng ta đă biết. Ba Dũng cài cắm người vào hết các chức vụ quan trọng, rải đều từ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, anh Ba Kiên Giang rốt cuộc cũng phải có một số nhượng bộ cho ông Chi và ông Sang. Đồng chí Trương Tấn Sang của chúng ta – tức Tư Sang – được trao một chiếc ghế mà theo truyền thống là có ít quyền lực nhất trong tứ trụ – chủ tịch nước.

    Nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Tôi nhớ ông giáo sư Carl Thayer người Úc từng nhận định, đại ư rằng trong chính trường Việt Nam hiện tại th́ chỉ có Tư Sang mới may ra kiềm chế được Ba Dũng. Quả đúng như vậy. Như kiểu Tào Tháo nói với Lưu Bị thuở xưa, rằng trong gầm trời này chỉ có Lưu Huyền Đức huynh và Tào Mạnh Đức đệ là anh hùng.

    Khi vừa ngồi yên trên chiếc ghế chủ tịch nước, ông Tư Sang lập tức biến vị trí chủ tịch nước vốn là nơi ngồi chơi xơi nước như thời Trần Đức Lương, hay là nơi tấu hài như thời Nguyễn Minh Triết, trở thành một chiếc ghế quyền lực như thời Lê Đức Anh. Vào tay cao thủ th́ lá cỏ mong manh cũng có thể thành vũ khí, một thành tŕ nhỏ cùng dăm ngàn quân sĩ ở Tân Dă cũng được Lưu Bị biến thành nơi phát khởi của một đội quân hùng mạnh. Tư Sang chính là Lưu Bị thời nay. Một chính trị gia kỳ tài hay là một kẻ bụng dạ hiểm sâu, tùy góc nh́n của người phán xét.

    Nhưng khác với đại tướng Lê Đức Anh, vốn chỉ giỏi đánh đấm nơi hậu trường, ông Sang tỏ ra là một chính khách giỏi cả đối nội (kể cả đối đầu) lẫn đối ngoại. Ông đă xây dựng cho ḿnh h́nh ảnh một nguyên thủ năng động, lo cho dân cho nước, và đặc biệt là có hơi hướm “chống Tàu” (như đă nói ở phần đầu). Ông Sang đă bắt đầu củng cố uy tín bằng các chuyến công du trong và ngoài nước, bằng những phát biểu ồn ào ngay khi ngồi chưa ấm chỗ.

    Khác hẳn với người tiền nhiệm Sáu Phong đầy chất “u-mua” bưng biền, Tư Sang mạnh mẽ hơn, chính trị hơn, nên dễ lấy ḷng đám trí thức hơn. Một vài chuyến công du, một vài phát biểu về hợp tác với Ấn Độ, Philippines khiến đám trí thức “chống Tàu” nức dạ. Ồ, mạnh mẽ quá! Một lănh đạo Việt Nam phải cương như thế chứ!

    Trên mạng, đă thấy không ít nhân sĩ trí thức trầm trồ: “Anh Tư hay quá!”, “Hoan hô anh Tư!”. Dân trí thức Việt Nam, dù là hô hào dân chủ hay chống Tàu kịch liệt, th́ rốt cuộc cũng chỉ là những kẻ mang nặng tư tưởng Nho giáo, tôn sùng lănh đạo một cách ngu ngốc mà thôi.

    Trên mặt trận công khai là vậy, c̣n phía sau cánh gà, Tư Sang bắt đầu sử dụng lại các chiêu thức cũ, một mặt chỉ đạo đám nhà báo tay chân viết bài tấn công phe Ba Dũng, một mặt ṛ rỉ thông tin cho những cây bút tự do trên mạng chửi ông Ba Rạch Giá và nội các của ông ta. Một số cây bút tự do gạo cội, sau thời gian dài núp bóng trùng với giai đoạn tả tơi của Tư Sang, giờ lại hồi sinh bằng các bài viết tấn công trực diện vào Ba Dũng và các đồng minh.

    Cuộc chiến ở hiệp hai coi bộ gay cấn không kém ở hiệp một, khi Ba Dũng bắt chước được một vài chiêu thức của Tư Sang, mượn dăm tờ báo của người cao tuổi, cựu chiến binh tấn công một nữ dân biểu và là chủ một mạng lưới kinh tế sân sau của Tư Sang.

    Nhưng khác với Tư Sang vốn là một Lưu Bị trong việc dùng người trí thức, Ba Dũng chỉ là một gă vơ biền. Ngay cả khi sử dụng báo chí để đánh đối thủ, ông Dũng vẫn quen với cách đánh đấm vốn là đặc trưng của công an, quân đội. Nếu như khi Tư Sang đánh Ba Dũng, vụ Vinashin, vụ lạm phát…, báo chí có những bài phân tích có thể coi là khá sâu sắc; th́ giờ đây, khi Ba Dũng đánh Tư Sang, những cây bút phường chợ búa đă được huy động, với những ngôn từ tương tự như báo Công An Nhân Dân đánh “bọn phản động”.

    Nếu như ở nhiệm kỳ trước, người ta thấy Tư Sang luôn chú trọng đánh vào hậu phương của Ba Dũng – tức là những tập đoàn kinh tế do ông thủ tướng chống lưng, th́ ở nhiệm kỳ mới, người ta thấy Ba Dũng dùng chính chiêu thức của Tư Sang để đánh Tư Sang. Mượn mấy tờ báo người già để đánh bà Đặng Thị Hoàng Yến chỉ là một trong rất nhiều đ̣n mà Ba Dũng đă học được từ Tư Sang trong chiến dịch đánh vào hậu phương của đối thủ chính trị.

    Trong thời gian gần đây, một loạt dự án lớn của tập đoàn Tân Tạo đă bị rút giấy phép, chẳng hạn các dự án đảo nhân tạo Hải Âu, khu đô thị - công nghiệp chất lượng cao và dự án khai thác mỏ đá Ḥn Sóc đều ở Kiên Giang, quê hương của anh Ba Dũng. Ai cũng biết Tân Tạo vốn là sân sau của Tư Sang, mỗi một thành công của tập đoàn này đều có dấu ấn của Tư Sang, mỗi một sự kiện của Tân Tạo th́ Tư Sang cũng đều tham dự để “pi-a”. Trong chuyến thăm Đại học Tân Tạo hồi Tết Kỷ Sửu, ông Sang, khi đó là thường trực Ban Bí thư, nói rằng trường này sẽ sớm đạt chuẩn quốc tế, vào top ASEAN, sau đó là Châu Á và thế giới.

    Tân Tạo là “hổ tướng” của Tư Sang. Nên chi việc Ba Dũng cho báo Cựu Chiến Binh và Người Cao Tuổi đánh thẳng vào Tân Tạo cũng giống như Tôn Quyền cử Lă Mông đi tiêu diệt Quan Vân Trường vậy.

    Phong độ chói sáng của Tư Sang trên chính trường ở đầu hiệp hai là một bất ngờ lớn đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cho nên anh Ba Rạch Giá đă vội vă sử dụng chiêu thức cũ của Tư Sang để triệt hạ đối thủ: đó là đánh vào các tập đoàn sân sau.

    Trận đấu mới tới phút 60, vẫn c̣n dài và sẽ c̣n nhiều gay cấn. Quư vị hăy b́nh tâm theo dơi.

    Nhưng đến đây, có một câu hỏi cần được trả lời, đó là: những màn đấu đá thượng đỉnh nơi kinh kỳ sẽ ảnh hưởng ǵ tới vận mệnh đất nước, vận mệnh đảng Cộng sản, tới cuộc sống của người dân Việt?

    Tất nhiên, trong các cuộc đấu ấy, bất luận Ba Dũng hay Tư Sang thắng th́ chính trị Việt Nam vẫn không v́ thế mà tốt lên. Tư Sang tốt hơn Ba Dũng và khi Tư Sang lănh đạo th́ đất nước sẽ tốt hơn, Việt Nam sẽ cứng hơn với Trung Quốc ư? Câu trả lời chắc chắn là không. Về mặt con người, Tư Sang không chắc tốt hay xấu hơn Ba Dũng. Nhưng cái cơ chế chính trị này buộc họ phải xấu như nhau.

    Các vụ phanh phui Vinashin, Tân Tạo… được các đối thủ chính trị, ở đây là Tư Sang và Ba Dũng, tung ra để triệt hạ lẫn nhau, chứ không v́ lợi ích quốc gia. Một khi cuộc chiến đến lúc cần phải thỏa hiệp, th́ họ sẽ ngồi vào bàn. Chiếc bánh quyền lực sẽ lại được chia theo tỉ lệ mới.
    Con nào chết dân vẫn khổ . Nguồn zimbio.com

    Nhưng bất luận tỉ lệ nào, người dân luôn không có phần ở đó. “Bên nào thắng th́ nhân dân đều bại”, nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế khi nghĩ về chiến tranh với h́nh thức nguyên thủy là súng đạn trên chiến trường. C̣n ở Việt Nam, cuộc chiến quyền lực đỉnh cao không cần đến súng đạn, nhưng hậu quả vẫn giáng xuống đầu người dân một cách trầm trọng.

    Tuy thế, những cuộc đấu đá nội bộ này cũng có mặt tích cực cho đại cuộc. Trước mắt, nhờ Tư Sang đánh Ba Dũng mà chúng ta mới biết đến một Vinashin nợ đầm nợ đ́a, mới thấy một dự án tàu lửa cao tốc bị dừng lại… Ở các nước dân chủ phương Tây, các đảng chính trị cạnh tranh với nhau để giành quyền lực. Ở Việt Nam, chỉ có một đảng, nhưng các ông ấy cũng đấu đá lẫn nhau. Đó là một dạng thức vận động để cân bằng quyền lực. C̣n về lâu về dài, những cuộc đấu đá này sẽ khiến uy tín của đảng Cộng sản bị xói ṃn.

    Đảng Cộng sản Liên Xô sau khi Lenin mất đă liên tục chứng kiến những cuộc đụng độ sau cánh gà, những màn triệt hạ lẫn nhau giữa các nhân vật chóp bu. Stalin tống đuổi Trotsky và cuối cùng phang một nhát ŕu vào đầu đối thủ. Cuối đời, Stalin cũng thất sủng cố vấn của ḿnh là “Cocktail” Molotov. Đến lượt ḿnh, Nikita Khrushchev đă làm tất cả để tiêu diệt tàn dư của Stalin, từ trùm mật vụ Lavrentiy Beria đến bộ ba Nikolai Bulganin, Vyacheslav Molotov và Lazar Kaganovich. Rồi cuộc chiến quyền lực tiếp diễn và Khrushchev trở thành nạn nhân của nhóm Leonid Brezhnev, Anastas Mikoyan, Vladimir Semichastny và Nikolai Podgorny.

    Những cuộc chiến ấy cứ tiếp diễn, như những khối u không ngừng lớn lên, di căn tứ phía trong ḷng một cơ thể của gă khổng lồ Liên Xô với vẻ ngoài rất cường tráng. Cho đến một ngày, khối u đó bùng phát ra bằng những tuyên bố của Mikhail Gorbachev cách nay hơn 20 năm.

    Câu chuyện ở Việt Nam được dự báo cũng sẽ diễn tiến theo chiều hướng mà Liên Xô từng kinh qua. Nhưng trong kỷ nguyên mà thông tin chạy nhanh bằng tốc độ ánh sáng này, tiến tŕnh di căn của khối u trong ḷng Đảng được dự báo là sẽ rất nhanh.

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Văn nghệ đám tang

    Saigon cô nương





    Anh hàng xóm mới qua đời, quan tài sẽ để trong nhà ba ngày, tới ngày thứ ba mới di quan.
    Đám ma bây giờ đỡ mệt hơn ngày trước v́ nhà đ̣n đảm nhiệm dịch vụ trọn vẹn từ đầu đến đuôi. Từ dựng rạp, bàn ghế, quan tài, xe tang, thiêu hay chôn cho đến dàn nhạc lễ… Chỉ cần cho biết số lượng con cháu, họ cung cấp tang phục chính xác. Không như trước kia, người mất vừa nằm xuống, mấy chiếc máy may đă gấp gáp tập trung phụ nữ lại lo may áo sô kịp làm lễ phát tang.
    Theo như thông lệ từ xưa đến giờ, đám ma thường phải có nhạc. Công việc đầu tiên của nhà đám là kê liền một tấm phản trước nhà, ngay cửa ra vào để ban nhạc đám ngồi xếp bằng trên đó. Có trống, kèn, nhị, chập chă… Ngày xưa ở miền Nam, nhạc đám c̣n có trống cơm, nay hầu như không c̣n loại trống này nữa, mà thay thế bằng guitar phím lơm. Chắc v́ dây đàn cổ phát ra âm thanh thanh mảnh, không đọ nổi với dàn kèn Tây phương, khó phô trương thanh thế nên các nhạc cụ cổ truyền đám ma đều gắn micro. Khi có khách đến viếng, trống thùng thùng báo hiệu trước, rồi đến ban nhạc nổi lên c̣ cưa ̣ í e đón tiếp. Khi đợi lâu quá không có khách, nhạc công thỉnh thoảng cũng rao nhạc dạo cho đỡ buồn.


    Ban nhạc Tây cũng góp mặt với dàn kèn hùng hậu, khi cất lên, tiếng nhạc hùng tráng vang dài cả con phố.
    Nhạc hoài người ta nghe cũng chán nên nhạc Tây đi kèm với xiếc. Thoạt tiên chỉ là nhạc trưởng thảy chiếc đũa chỉ huy buộc tua rua lộn ṿng trên không mấy ṿng bắt mắt, ai nấy thích thú nghếch mắt nh́n. Dần dần, các động tác xiếc ngày càng khó: Nuốt xăng để khạc lửa, giữ thăng bằng… Tŕnh diễn là những diễn viên xiếc thực thụ chuyển sang chứ không phải sự khéo tay tay trái của anh nhạc công nữa.
    Nhạc Tây khác nhạc Ta ở chỗ chỉ tŕnh diễn một lúc trong khi nhạc ta túc trực cả ngày. Có khi người ta không phúng đám tang bằng hoa quả, tiền bạc mà bằng ban nhạc tây nên nhiều khi ban nhạc này chưa ra, ban khác xếp hàng chờ sẵn để vào tŕnh diễn. Hàng xóm đứng chen chúc xem xiếc. Ban nào có những tiết mục lạ, hay hơn, khó hơn được mọi người reo ḥ tán thưởng. V́ thế các ban nhạc Tây đều cố gắng cải tiến các tiết mục xiếc thêm phần hấp dẫn. Đầu tiên, mở màn, một anh to mập nhưng mềm dẻo đi lả lướt vài đường bebop, chachacha… Tŕnh diễn màn đội cánh cửa hay chồng ghế cao nghệu bây giờ quá tầm thường. Các tiết mục quái chiêu hơn mới ăn khách: Để gần chục con dao phay lên mi mắt, rót rượu từ chai rượu nằm ngang trán… Sau mỗi màn, khán giả ṿng trong ṿng ngoài vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt kèm mấy tờ tiền thưởng. Tŕnh diễn hấp dẫn đến nỗi khách tới viếng cũng đứng ngẩn người xem cho hết mới bước vào nhà chia buồn cùng tang chủ
    Trước và sau màn xiếc giúp vui, dàn kèn lại hùng dũng quay về trumpet, trombone… nhạc pú-dích.
    Để thu hút khách hàng th́ các ban nhạc luôn luôn t́m cách thay đổi. Ban nhạc ta không ngoại lệ. Để cạnh tranh với ban nhạc Tây th́ nhạc Ta, vẫn bằng các nhạc cụ cổ truyền, nhưng tŕnh diễn tân nhạc song song với cổ nhạc.
    Nhạc Tây hay Ta đều có cái hay riêng nên một đám tang có khi có đến mấy ban nhạc mạnh ai nấy diễn. Khi di quan khỏi nhà, thường xe tang lăn chậm để người tiễn đi bộ một quăng ngắn. Ban nhạc ta áo dài, nón chóp bao giờ cũng lững thững đi trước, theo sau là ban nhạc tây quần tây đen, chemise trắng. Đặc biệt nhạc ta chỉ một ban nhưng nhạc tây có thể hai, thậm chí ba ban. Mỗi ban ư tứ đi cách nhau một quăng tha hồ kèn trống. Ra đến ngoài đường không gian rộng răi, tiếng nhạc loăng ra nên những âm thanh xem chừng chồng lên nhau hỗn độn cũng không gây phiền phức mấy cho lỗ tai!
    Không có nhạc e đám tang lạnh lẽo, mà có nhạc th́ lối xóm bị tra tấn từ sáng đến tối bởi dàn âm thanh điện tử, nếu thông qua một thùng loa rè th́ c̣n ác liệt hơn. Dù sao, nghĩa tử là nghĩa tận nên lối xóm cũng ráng chịu đựng.
    Nhạc Tây hay Ta chỉ tŕnh diễn ban ngày, đến tối th́ nghỉ.
    Ban đêm để gác quan tài, bắt buộc phải có người thức. Để khỏi ngủ quên, mấy người đàn ông rủ nhau uống rượu, hát nghêu ngao cho đỡ buồn ngủ.
    Khi phong trào đồng tính nổi lên, một số người đồng tính không dấu giếm bản thân nữa mà lộ mặt ra ngoài. Nhiều người trong số đó thích ca hát. Tuy nhiên, giọng của họ không đủ để theo đuổi nghiệp cầm ca. Thoạt tiên, họ t́m đến các đám tang để ca hát cho thỏa ư thích. Thông thường, ít có gia chủ từ chối khi có người tự đến xin thức phụ, đàn hát lai rai cho qua đêm.
    Có chỗ ca hát thỏa măn giải trí, tự do bộc lộ bản chất với bạn cùng giới, lại vào thời gian ban đêm, tránh được những con mắt ṭ ṃ. V́ thế ngày càng nhiều pê đê, cách gọi thông thường đối với người đồng tính nam ở VN, trở nên hiện tượng quen thuộc ở các đám tang. Cứ nơi nào có người mất, họ t́m đến xin được ca hát suốt đêm. Nếu gia chủ hào phóng, có thể nấu một nồi cháo, bằng không, họ tự lo liệu.
    Đó là dịp để giới đồng tính tụ họp vui chơi với nhau một cách chính thức. Nh́n thấy nhóm “thân sâu hồn bướm” là lạ, hàng xóm chung quanh bu lại hiếu kỳ xem.
    Pê đê ngày càng phát triển. Dần dần họ tậu được micro và thùng loa. V́ thế đến tối, đám tang trở thành nơi diễn ra chương tŕnh văn nghệ mini. Tiếng loa vọng xa lôi cuốn cư dân cách đến mấy con hẻm lo cơm nước xong xuôi, kéo nhau đi xem hát như ngày xưa bà con đi coi hát bội cúng đ́nh. Đêm tới, cả khúc hẻm chật cứng. Tiếng loa mở hết công suất khiến ai nấy đâu có ngủ được, các gia đ́nh chung quanh đều mở cửa, ra balcon đứng nh́n xuống xem.
    Chương tŕnh văn nghệ đặc sắc hơn, có cả nhạc t́nh cảm lẫn cải lương. Người hát, được gọi một cách trang trọng là ca sĩ, mặc quần áo đẹp, trang điểm rất bắt mắt. Có “kính thưa khán giả”, có “cám ơn quư vị”… như trên sân khấu thực thụ.
    Người b́nh dân ít đi xem văn nghệ nên trong dịp này, họ cảm thấy thích thú khi đứng sát nơi tŕnh diễn, chỉ cách ca sĩ vài bước chân. Thế giới của sân khấu hào nhoáng dường như tiến đến quá sát, gần tới mức họ có thể nh́n sát tận mặt, tṛ chuyện, nắm tay nắm chân ca sĩ.
    Khán giả kéo tới đông quá khiến đám tang trở nên đông vui như hội. Văn nghệ pê đê được ưa chuộng tới mức bây giờ họ không xin hát chơi nữa mà lập thành từng nhóm đi hát theo lời mời. Nhạc chỉ có một cây organ và hai thùng loa khủng giá khoảng bảy trăm ngàn. Ca sĩ khoảng một trăm ngàn cho một người
    Trước kia văn nghệ hai đêm, sau này hàng xóm kêu ca quá nên sau này chỉ c̣n rút lại một đêm cuối mà thôi, cũng không hát quá sớm và kết thúc quá muộn gây mệt mỏi như trước kia. Giới hạn thời gian khoảng từ mười giờ tối đến ba giờ sáng th́ chấm dứt. Khi đó tang gia bắt đầu thức dậy dọn dẹp, sửa soạn cúng kiếng cho ngày mới.
    Sau này ồn ào quá sức và xem hoài cũng chán nên hàng xóm không thức khuya mở cửa đứng xem nữa. Nhưng không v́ thế mà buổi tŕnh diễn kém vui. Biết chỗ nào có hát đám tang, giới đồng tính rủ nhau kéo đến cổ vũ rất đông.
    Trong hẻm bốn mâm nhậu. Bàn cao, bàn thấp, cả một mâm ngồi dưới đất. Nếu hẻm chật th́ một bàn ra tràn ra ngoài hẻm trên lề đường rộng răi, nhân thể coi chừng đám xe gắn máy không thể len vào hẻm nổi.
    Nhậu đám ma cũng biết điều giữ lễ là uống cách mấy cũng không nghe bợm nhậu la lên “1, 2, 3… dzô” như các bữa nhậu thông thường. Vừa nhậu vừa xem văn nghệ như ngồi trong nhà hàng. Ngồi một hồi, khách tự động đứng lên khuân về mấy thùng bia và dăm bịch mồi. Sáng mai chủ nhà thu gom được vài bao lon rỗng bán ve chai.
    Ban tổ chức tỏ ra hết sức chuyên nghiệp với một MC mặc áo vét đứng ra nói làu làu xin chia buồn cùng tang quyến, cầu chúc người chết an nghỉ cơi ngàn thu và sau đây, giới thiệu chương tŕnh “Hát cho người nằm xuống” bắt đầu, xin quư vị một tràng pháo tay… Mọi người vỗ tay rào rào, và do thêm men bia nên không khí cực kỳ phấn khích.
    Ca sĩ toàn người đồng tính chưa phẫu thuật chuyển giới. Họ ngồi riêng một góc bàn với y phục sặc sỡ và kiểu cọ: Quần tây, quần short, váy ngắn, áo cổ rộng… Ban ngày mang h́nh thức nam giới nhưng trong buổi tối ở nhà đám, họ thoát xác thành phụ nữ. Họ soi gương luôn tay dặm son phấn rất dày, sửa lại mái tóc giả, đi lại thoăn thoắt trên những đôi giày gót cao lênh khênh.
    Sân khấu là khoảnh trống ngay trước nhà. Bàn nhậu và khán giả vây quanh. Sự chật cứng làm không khí hừng hực hào hứng.
    Mở màn bao giờ cũng một số bài “kinh điển”. Đó là Cát Bụi, Một Cơi Đi Về, Ḷng Mẹ, Ơn Nghĩa Sinh Thành… Khi hát, ca sĩ đứng quay lưng vào nhà, hướng mặt ra ngoài với đám khán giả đằng trước nhưng chỉ riêng bài Ba Nén Hương Trầm, th́ ca sĩ đứng quay mặt vào trong đối diện với quan tài. Đây là bài hát đám ma không thể thiếu nên trong một buổi tối, ngoài việc mở đầu th́ có khi được hát đến hai, ba lần.
    Những bài hát xưa như Hận Đồ Bàn, Màu Tím Hoa Sim, Phút Cuối… được hát trong đám ma thời gian rất lâu nay ít dần, nhường chỗ cho các bài hát mới như Chị Tôi, Chờ Trên Tháng Năm, Nàng Kiều Lỡ Bước, Uyên Ương Mộng Hồ Điệp trong phim Bao Công, Nobody của Hàn quốc… Bài I Am Number One được kết thúc bằng câu cám ơn “Thank you very good”!
    Nếu khán giả thích th́ nhảy vào hát xen. Mỗi ca sĩ hát liền một lúc hai hoặc ba bài rồi rút đi, chạy sô chỗ khác. MC xướng lên những cái tên bắt chước hoặc nhái theo tên các ca sĩ nổi tiếng: La Sương Sương, Mỹ Trâm… hay Lư Tiểu Muội…
    Sau một tiếng rưỡi đồng hồ th́ tới giờ giải lao. Lúc này không có ca sĩ hát nữa mà chỉ chạy băng nhạc vũ trường. Một số túa ra nhảy nhót. Ca sĩ diêm dúa nhưng khán giả chung quanh vẫn trong bộ quần áo xềnh xoàng cẩu thả, tóc tai bù xù, lê đôi dép đen x́ đứng cả lên chiếc ghế nhựa nhún nhảy trong tiếng reo ḥ.
    Hết mười lăm phút xả hơi, quay trở lại ca hát. Trong nội thành, những màn văn nghệ đám tang chỉ có ở những con hẻm b́nh dân, xuất hiện nhiều hơn ở ven đô và ngoại thành. Ở đó có những màn ca cổ xen lẫn tân nhạc nhưng trong nội thành thành không có vọng cổ mà phần lớn là nhạc trẻ.
    Hồng giả bằng vải được phân phát rộng răi. Khán giả kẹp tiền vào tặng cho người hát. Những cành hồng boa này được bỏ vào một bao bố lớn đặt ngay đó, và sẽ chia đều sau. Càng đêm, không khí càng sôi động, ca sĩ uốn éo vào tận giữa đám đông để xin tiền boa.
    Ngôn ngữ và động tác của cả người hát và người xem dung tục hơn…
    Văn nghệ đám tang cho thấy nhu cầu khát khao giải trí của người b́nh dân. Không có tiền nên họ thưởng thức bất cứ thứ ǵ dễ dăi đến. và ngược lại, những món giải trí quá dễ dăi kéo sự thưởng ngoạn của người b́nh dân xuống. Điều này cho thấy mức dân trí, dù đó là dân thành thị của một thành phố lớn, thấp đến như thế nào.

    Saigon cô nương

  6. #36
    Member
    Join Date
    26-09-2011
    Posts
    49
    Phải nói là sự t́m ṭi, tổng hợp, minh hoạ và phân tích kèm b́nh luận ở topic này rất công phu, sắc sảo. Nếu cứ tiếp tục th́ có thể lên tới hàng chục, hàng trăm, hàng ngh́n trang cũng nên. Nhưng nếu cứ măi nêu như vậy th́ chán lắm, chẳng có ǵ mới cả. Đọc vài trang đầu th́ được nhưng đến vài trang sau th́ bắt đầu thấy oải rồi. Mà làm sao có thể liệt kê hết được những thói hư tật xấu, những góc khuất của một xă hội. Xă hội nào mà chẳng có chứ đâu cứ ở VN đúng không các bác!!!

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Cuộc chiến Ba Dũng - Tư Sang (3): Thăng la, Yến tử
    P1





    Ảnh minh họa (internet)



    Cuộc chiến Ba Tư (Ba Dũng - Tư Sang) vẫn chưa phân thắng bại sau nhiều hồi thi đấu. Hai ḱnh địch thủ đă cùng ra nhiều chiêu đ̣n hiểm với chưởng lực độc, nhưng v́ cả hai đều có "nội công thâm hậu" nên không hề hấn ǵ mà chỉ bị cong một vài khí giới như Vina sỉn... Chúng ta lại xem tiếp trận chiến Ba Tư tại hồi thứ 3.



    > Đằng sau vụ băi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến đại biểu QH




    Trong hệ thống truyền thông kín cổng cao tường của đảng, mỗi khi trên báo lề đảng có hiện tượng quan chức bị "hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay" kiểu giang hồ Hải Pḥng là biết ngay trong nhà đảng ta có biến, không thể đóng cửa dạy nhau mà phải chạy theo tiếng gọi phố phường. Đó là trường hợp xảy ra cho Đinh La Thăng và Đặng Thị Hoàng Yến và hai đồng chí đang thụi nhau chí tử ở phía sau là anh ba Dũng và anh tư Sang.


    Đinh La Thăng NGuyễn Tấn Dũng

    Thăng La là đàn em của ba Dũng. Thăng xuất thân từ một kế toán viên của Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, chỉ tṛm trèm 10 năm thăng tuốt lên ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà. Tháng 10, 2006 anh Ba bổ nhiệm em La thăng lên chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

    Hai năm sau, tháng 8, 2011 anh Ba Dũng đưa em Thăng vào ngồi ghế Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, mở đầu cho thời kỳ đinh-tặc-thăng-la; GTVT trở thành một băi chiến trường mà "Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi... " (1)



    Ba Dũng cùng với Thăng La - người mang máu N kẻ mang máu O - hiệp đồng tác chiến NỔ tung chính trường. Anh Ba, thủ tướng"xuất sắc nhất Á Châu" cùng với em La, người đă từng “xây dựng và triển khai thực hiện đề án chiến lược để Việt Nam có được giải thưởng Nobel và các giải thưởng quốc tế có uy tín khác...” (2) đă theo đúng trường phái rao hàng PR kiểu công ty rác Dờ Ma Ny lên kế hoạch đánh bóng cho Thăng. Bằng những phát biểu, hành động "ấn tượng", sử dụng bộ máy truyền thông đảng, h́nh ảnh Đinh La Thăng - "một Bộ trưởng trẻ có tài, tận tâm, tận lực v́ nhân dân, được nhân dân ủng hộ, đồng t́nh, đánh giá cao, đặt niềm tin và hy vọng" - được tô son điểm phấn khắp nơi.



    Trên các cửa hàng giấy gói đồ của đảng, trăm hoa đua nở Đinh La Thăng:

    Bộ trưởng trảm tướng tại công trường;

    Bộ trưởng trảm tiếp 5 nhà thầu;

    Bộ trưởng tiêu huỷ xe đua,

    Bộ trưởng cấm nhân viên chơi goft;

    Bộ trưởng... nào cùng nhau chúng ta đi xe buưt;

    Bộ trưởng thay đổi giờ làm giờ học;

    Bộ trưởng đóng phí là yêu nước...

    Nhưng cũng chính v́ bản chất nổ văng miểng của hai bợm rượu, chưa làm đă thấy hư, đă mở cửa cho phía anh tư Sang "vào cuộc". Phía anh Ba chưng một món hàng em Đinh hát th́ phía anh Tư bày một món hàng nhiếc mắng em La. Không cần phải nhắc lại bao nhiêu bài báo lôi Đinh La ra mà nhiếc, chỉ cần tóm gọn lại trong 1 bài: Bộ trưởng Đinh La Thăng: Tôi bị ’chửi’ suốt(3) trong đó chính Đinh phải La lên rằng: Tôi bị 'chửi' suốt. Không những thế họ c̣n đưa lên mạng rằng: "Đă xuất hiện một loại đinh tặc mới là Đinh La Thăng"... Tôi quen rồi. Thậm chí về nhà vợ tôi rất đau khổ. Tôi bảo đừng có xem, xem làm ǵ!... Họ nhắn tin "chửi" kinh khủng lắm. Kệ thôi.

    Thử hỏi trên báo đảng, "thằng dân" dám nào chửi suốt ngài Bộ trưởng, Tư lệnh chiến trường kẹt xe, ĐBQH, và Ủy viên BCH TƯ đảng!?

    Nếu không có "thằng dân" quê ở Long An đang ngồi tại dinh Chủ tịch nước bật đèn Sài g̣n ngọn xanh ngọn đỏ, đèn Long An ngọn tỏ ngọn lu?.

    Chuyện hiện tại của "loại đinh tặc mới" đang được tưng bừng chửi suốt th́ La Thăng bị bồi thêm một cú nữa. Lần này là cú đấm thép 18.000 tỷ đồng của quá khứ tại Petrovietnam không cánh mà bay trong thời gian Thăng ta làm Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch HĐQT và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN từ tháng 10-2006 đến tháng 8-2011. (4)

    18.000 tỷ đồng này được phía anh Tư dán cho nhăn hiệu "sai phạm" c̣n bên anh Ba th́ gào lên: không nó chỉ là "khuyết điểm".

    Anh Tư c̣n chơi ác là tung chiêu này vào lúc anh Ba đi dự hội nghị ASEAN ở Phnom Penh và sau đó tung luôn tin chú Thăng bị tai nạn xe cộ (5), công ty tặng xe cho bộ GTVT để... toại ḷng ai (6). Bằng cây đũa thần lấp lo sau cánh gà của anh Tư, Đinh La Thăng có mặt trên từng cây số cho dư luận quan tâm tới bến.

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Cuộc chiến Ba Dũng - Tư Sang (3): Thăng la, Yến tử
    P2



    Xin lưu ư cái "mánh nhỏ" của các đồng chí đục nhau:



    Ngày 10 tháng 4 tin xe chở Bộ trưởng Đinh La Thăng gặp tai nạn được tung ra.

    Trong bản tin có vài "dữ kiện" ngắn: Chiếc xe chở Bộ trưởng Đinh La Thăng gặp tai nạn là loại xe Toyota Land Cruiser V8 màu đen, mang biển 80A-014... Vài ngày sau những bài báo khác được tung ra để phanh phui và làm nóng thêm dư luận. Người mà công ty cổ phần xây lắp dầu khí Thái B́nh Dương tặng xe chính là đồng chí Thăng nhà ta. Cái biển số xanh chấm chấm chấm bây giờ rơ ràng:



    Từ phí chồng phí sang đến 18.000 tỷ bốc hơi, phía anh Tư bật đèn xanh cho "dân đen" qua ng̣i bút của các phóng viên... chửi suốt. Không cần anh Tư biểu cũng lôi anh Thăng ra mà móc. Mấy khi anh em ta được đảng bật đèn xanh tha hồ chạy! Nói vậy cho rơ v́ không phải ai cũng làm bồi bút cho anh Tư.

    Thế là t́nh h́nh coi có ṃi nghiêm trọng. Chú Thanh B́nh của Vinaxỉn vừa mới được mời vào khám 20 năm ngồi uống rượu do anh Ba tiếp tế th́ 18.000 tỷ thất thoát / vi phạm / khiếm khuyết... ǵ ǵ đó đâu phải là chuyện chơi. Anh Ba ngồi nh́n tổng tư lệnh chiến trường của ḿnh bị các đồng chí đảng ta đem ra đấu tố, bị "dân đen" chửi suốt... Anh Tư cứ giở cái mửng tấn công vào tập đoàn chống lưng của anh Ba th́ anh Ba cũng gậy ông đập lưng ông mà phạng lại anh Tư.

    Cuộc chiến Ba Dũng - Tư Sang

    Anh Ba bèn lật lại hồ sơ và lôi ra em Yến.




    YẾN TỬ

    Năm 1998, để tham gia đấu thầu dự án lớn, bà Yến (thông qua lái xe vị lănh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đă đánh cắp tài liệu mật, nên ngày 2-3-1998 Cơ quan An ninh Bộ Công an tiến hành khởi tố bị can Đặng Thị Hoàng Yến với tội danh "cố ư làm lộ bí mật Nhà nước...") là có thật. Một vị lănh đạo cấp cao đă chỉ đạo xử lí nghiêm nhưng có vị khác cản trở nên bà Yến "thoát hiểm". (7) .

    Vị lănh đạo cấp cao chỉ đạo xử lí nghiêm không ai khác chính là anh Ba. C̣n vị khác cản trở - c̣n ai trồng khoai đất này - đó là anh Tư.

    Sau cú "thoát hiểm" ấy, Hoàng Yến phất. Hơn 10 năm, khi em Thăng leo từ kế toán viên lên xếp ṣng bài Sông Đà th́ em Yến cũng đă trở thành người phụ nữ giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán năm 2011 (8). Em của Hoàng Yến là Đặng Thành Tâm, người được xếp hạng giàu nhất Việt Nam trên Thị trường chứng khoán năm 2007 (9), thường được gọi là Tâm Tân Tạo và là người thường khoe khoang rất gần gũi với đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, được anh Tư Sang giao công việc vận động các doanh nghiệp ủng hộ anh Tư Sang làm Tổng Bí thư [thư của ông Trần Đức Quế gửi Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng (10)].

    Đặng Thị Hoàng Yến là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Tân Tạo (ITACO) và cũng là Đại biểu Quốc hội nhiệm ḱ 2011-2016 - đơn vị Long An, quê hương của anh Tư. Tân Tạo vốn là sân sau của Tư Sang, ngay trên bề nổi của tảng băng tập đoàn quyền lực vốn bí mật người ta có thể t́m thấy dấu ấn của anh Tư.


    Anh Tư đến thăm Đại học Tân Tạo và KCN Tân Đức (thuộc Tập đoàn Tân Tạo) của em Yến (11)


    Anh Tư cười vui trồng cây lưu niệm với em Yến


    Lănh đạo Tập đoàn Tân Tạo và Công ty CP Đầu tư Tân Đức nhiệt liệt chào mừng anh Tư (12)

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Cuộc chiến Ba Dũng - Tư Sang (3): Thăng la, Yến tử
    P3



    Để "chơi" em Yến và "đục" anh Tư, anh Ba áp dụng chiêu đánh dưới lưng quần vào em Yến trước. Đánh vào tư cách cá nhân v́ tự bản thân dưới lưng quần của bà đại gia kiêm đại biểu này vốn sẵn không ra ǵ, dễ đánh, dễ mang màu "lá cải" để thu hút dư luận.



    Thế là: Chuyện anh chồng Việt kiều Jimmy được lôi ra, Hoàng Yến đành phải đăng đàn kể tội anh chồng để chứng minh "đồng ư kết hôn với Jimmy Trần với mong muốn để ba mẹ được yên ḷng" (13)... Năm 2012 là một năm đầy giông băo với nữ doanh nhân Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến. Công ty của bà bị kiện do c̣n nợ tiền đối tác trong dự án thi công. Chồng bị phát lệnh truy nă và đang bỏ trốn, bà từng nộp đơn xin ly hôn, mới đây lại rút đơn...(14)

    Anh Ba cũng không quên đục chàng Tâm Tân Tạo, kẻ đă khoe khoang vận động doanh nghiệp ủng hộ đô la lót đường cho anh Tư vào ghế Tổng Bí Thư nhưng không thành. Kết quả sau một loạt tấn công bằng thanh tra và báo gói hàng, đại gia Đặng Thành Tâm bị đ́nh chức Chủ tịch Đại học Hùng Vương. (15)

    Nhưng phải nh́n đợt tổng tấn công đang xảy ra mới thấy âm mưu của anh Ba. Tấn công đời tư cá nhân không thể cách chức Hoàng Yến và có tác động chính trị mạnh đến tập đoàn của anh Tư. Bên cạnh đó, đời tư của bầy sâu mà anh Tư đă cảnh, anh Lú đă báo đă trở thành chuyện b́nh thường dưới huyện.

    Anh Ba chuyển sang đánh trên lưng quần cho nó... chính thống. Anh đánh vào cái vụ... đảng viên mà không là đảng viên mà cũng là đảng viên của em Yến; vào cái vụ em dùng tiền mua chuộc cử tri:

    - Có đơn thư của đại diện các cử tri kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH của bà Yến, bởi không chỉ là bản lí lịch xấu mà vị này dùng nhiều tiền vào việc "lôi kéo mua chuộc cử tri... Lănh đạo các huyện Đức Huệ, Đức Ḥa, Bến Lức và Thủ Thừa đều "nhất trí" cho bà tổ chức "tri ân" các cô chú có công địa điểm tại Công ty CP Đầu tư Tân Đức (huyện Đức Ḥa) với 1.300 đại biểu và mỗi người được nhận 500.000 đồng sau khi nghe bà đăng đàn ngày 29- 4-2011 là có thật!

    - Sự thật là bà Đặng Thị Hoàng Yến quê ở quận An Hải (Hải Pḥng) lại khai quê quán là quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh). (16)

    Chuyện từ năm ngoái anh Ba cất tủ đến một năm sau mới tung ra. Anh Ba hay thật. Không có anh Ba, dân ta vẫn cứ nghĩ thị Yến là đại biểu xứng đáng được đảng cử dân nhắm mắt bầu. Không có anh Ba, dân đâu biết rằng Hoàng Yến c̣n... tốt hơn các quan chức khác: trả tiền cho dân đi bầu!

    - Bà Nguyễn Thị Hoài Thu (đại biểu QH từ khóa VI-XI, nguyên ủy viên Thường vụ QH khóa X và XI): bà Hoàng Yến vi phạm tiêu chuẩn đầu tiên của ứng cử viên đại biểu QH đó là tính trung thực.... Do không sinh hoạt Đảng quá lâu nên bà (Yến) tự thấy ḿnh không c̣n là đảng viên nên không khai và làm như vậy là trung thực với bản thân ḿnh... Tôi cho rằng giải thích như vậy là ngụy biện”. (17)

    - Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương: “Không thể tự bỏ Đảng, không khai báo mà vẫn khẳng định ḿnh trung thực. Nhân dân làm sao chấp nhận một đại biểu như vậy” (18)

    Mở ngoặc xía vào chút xíu: Chẳng có nhân dân nào! Chỉ có các đồng chí đảng ta và cánh tay nối dài Mặt Trận chấp hay không nhận nhau thôi.

    - Bà Đặng Thị Hoàng Yến từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không nói rơ v́ sao rời khỏi Đảng, bỏ Đảng hay bị kỉ luật, khai trừ là điều không thể chấp nhận được. Chuyện này đối với cử tri rất quan trọng, họ nh́n vào đó sẽ biết thái độ chính trị của ứng cử viên mà họ đưa ra quyết định lựa chọn hay không? C̣n chuyện bà Yến giải thích có nhiều huân, huy chương, thành tích ǵ đó là không quan trọng. Chúng tôi không quan tâm v́ điều đó không liên quan ǵ đến sự lựa chọn của cử tri” (19)

    - Trước thềm bầu cử Đại biểu Quốc hội (Khóa XIII), đầu tháng 4-2011, khi tiếp xúc với cử tri, bà Đặng Thị Hoàng Yến hứa sẽ tài trợ nhiều tỉ đồng cho một số cơ quan, tổ chức ở bốn huyện Đức Ḥa, Đức Huệ, Bến Lức và Thủ Thừa, tỉnh Long An, nơi bà ra ứng cử. Cụ thể, tài trợ cho các Hội Nông dân (ND), Hội Phụ nữ (PN) mỗi huyện một tỉ đồng (tổng cộng 8 tỉ đồng); tài trợ 300 triệu đồng cho xă Mỹ Thạnh Bắc (huyện Đức Huệ) để xây cầu… Cho đến nay, đă gần một năm trôi qua duy nhất mới có Hội ND huyện Thủ Thừa được nhận tài trợ. (19)

    - Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam biểu quyết với 100% ư kiến tán thành kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét và tŕnh QH băi miễn tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến. (20)

    ...

    Cuộc chiến Ba Dũng - Tư Sang

    Nhớ lại hồi tháng 9 mùa thu trước có kiến nghị của Báo Người Cao Tuổi, Báo Cựu Chiến Binh tố cáo, yêu cầu làm rơ các vụ án liên quan đến Hoàng Yến và đề nghị xem xét tư cách ĐBQH của Yến ta. Bản kiến nghị gửi cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Tổng bí thư Trọng, Thủ tướng Dũng, Chủ tịch Quốc hội Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng. Không có anh Tư. Không gửi anh Tư - người chống gậy cho em Yến.

    Cứ đọc cho kỹ, ghi chép cẩn thận th́ sẽ biết ai thuộc bè anh Ba đang phản pháo lũ anh Tư.

    Nhưng không cần đọc kỹ, suy nghĩ cho sâu để t́m xem có ai đứng về phía nhân dân. Dũng cũng không mà Sang cũng không. Tất cả đều đứng về phía cái ghế quyền lực và những con số không dài ngoằn trong các trương mục ngân hàng ở nước ngoài.

    Nhưng dân ta nhiệt liệt hoan hô các đồng chí đảng ta đang tự diễn biến. Và đèn xanh khi bật th́ dù ta ở trong cái chuồng truyền thông của đảng ta vẫn cứ chạy cho có chút tự do. Cha con nhà đảng đánh đấm nhau th́ dân ta mới biết 18.000 tỷ tiền mồ hôi nước mắt của dân bị bốc hơi vào túi những đứa nào, bộ mặt và bản chất của những đầy tớ đảng ta ra sao - từ kẻ bị... chửi tới người... chửi nghiêm.


    Cuộc chiến Ba Dũng - Tư Sang

    Lê Thê st. từ nguồn DLB (Vũ Đông Hà)

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Câu chuyện của một người đàn bà

    - Đoàn Dự ghi chép






    Thưa quư bạn, đây không phải là truyện ngắn mà là chuyện có thật của một phụ nữ, do chính chị kể lại. Chị không phải là nhà văn nên cách viết cũng không được nhuần nhuyễn cho lắm, đôi chỗ c̣n lúng túng. Xin mời quư bạn thưởng thức để thông cảm với chị. Ở đời, chỉ có sự thông cảm mới là quan trọng...

    * * *

    Đă 3 năm nay rồi tôi sống trong đau khổ. Có lẽ do chuyện của tôi không thể chia sẻ cùng ai được, và một phần tôi cũng không muốn mở ḷng với bất cứ ai, ngay cả những người thân trong gia đ́nh, bố mẹ hay anh chị em. Càng ngày tôi càng ch́m sâu vào bóng tối, vào sự luẩn quẩn và bị stress nghiêm trọng.
    Cuộc hôn nhân của tôi là kết quả của một t́nh yêu lăng mạn và say đắm từ thời chúng tôi c̣n là sinh viên. Yêu nhau trong 4 năm đại học; ra trường, khi đă ổn định công việc, chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân.
    Nhưng cuộc sống của tôi có lẽ không may mắn như bao người con gái khác. Một tai họa ập xuống mà nạn nhân lại là người sắp làm chồng tôi. Trước khi quyết định kết hôn, tôi rủ anh tới bệnh viện tổng kiểm tra sức khỏe ngơ hầu chuẩn bị cho công việc quan trọng nhất trong đời.
    Ngày đi lấy kết quả, anh chở tôi tới nhưng anh không vào. Cả hai chúng tôi đều quá tin tưởng vào cơ thể trẻ trung và tuổi thanh xuân của ḿnh mà không hề biết rằng bất hạnh đă đến với chúng tôi do căn bệnh quái ác của anh.
    Bác sĩ đă gọi tôi vào và trao đổi rất lâu về bệnh t́nh của anh. Anh bị yếu thận và chớm có nguy cơ suy thận măn tính. Căn bệnh này nếu không chữa trị sớm, khả năng t́nh dục sẽ bị giảm mạnh, thậm chí có thể bị liệt dương, rất khó có con; thận suy yếu nhanh và diễn biến bệnh rất xấu.
    Tôi sững sờ khi cầm kết quả khám nghiệm trên tay. Không hiểu sao thật tệ hại là lúc đó tôi lại không nói ǵ với anh. Có lẽ tâm trạng khá sốc của tôi cùng với những xáo trộn đă làm tôi không nói nên lời. Tôi giấu kết quả ấy đi, và trong ḷng vô cùng hoang mang, bất ổn.
    Tôi đă ngồi hàng giờ, hàng ngày rất lâu một ḿnh để cố hiểu, rằng thực sự điều ǵ đang xảy ra trong t́nh yêu của chúng tôi, rằng đời tôi có lẽ sẽ gắn kết với người đàn ông đau ốm, bệnh tật, rằng rất có thể, nếu anh bệnh nặng và không qua khỏi, tôi sẽ bị góa bụa khi c̣n trẻ tuổi. H́nh dung tới những chuyện đó, tôi rất suy sụp tinh thần.
    Tuy vậy nhưng tôi vẫn yêu anh. H́nh như t́nh yêu sôi nổi và tha thiết lúc trước bây giờ đă trở thành t́nh thương và sự xót xa. Tôi cảm thấy thương anh nhưng cũng sợ cái gánh nặng sắp tới mà tôi sẽ phải gánh chịu. Tôi sợ cả tôi lẫn anh đều không đủ sức để đem lại hạnh phúc cho nhau.
    Có nhiều lúc tôi đă nghĩ đến chuyện nên rời bỏ anh, phụ bạc anh để cứu lấy cuộc sống của chính ḿnh, không nên dấn thân vào sự bất hạnh.
    Chao ôi, những tính toán thiệt hơn của một người con gái như tôi liệu có đáng chê trách, có đáng khinh bỉ hay có thể được tha thứ?
    Ngày quyết định đám cưới càng tới gần th́ tôi càng kiếm cớ để tŕ hoăn. Tôi không dám nói ra sự thật. Tôi cảm thấy vô cùng hoang mang, bối rối và hoảng sợ. Tôi nghĩ tôi sẽ im lặng bỏ anh, xin đổi đi thật xa, chấp nhận bị mang tiếng phụ bạc, để mặc anh xoay xở lấy cuộc sống của ḿnh.
    Nhưng tôi không đủ can đảm làm điều ác đó. T́nh thương, phẩm giá và ḷng tự trọng đă giữ tôi ở lại bên anh. Cuối cùng tôi cũng nói chuyện bệnh tật của anh cho anh hiểu, đồng thời xin tạm hoăn chuyện kết hôn để anh đi chữa bệnh.
    Anh không coi bệnh t́nh của ḿnh là cái ǵ đó quan trọng. Nghe lời tôi, anh đồng ư đi khám lại và đăng kư điều trị ngoại trú định kỳ. Anh hoàn toàn tin tưởng vào tuổi trẻ của ḿnh sẽ vượt qua được bệnh tật.
    Thế rồi sau những sóng gió ngầm, chúng tôi cũng d́u nhau vượt qua và đi đến hôn nhân. Đời sống của vợ chồng tôi rất ấm áp bởi v́ chúng tôi yêu nhau. Thế nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn, tôi - một người vợ trẻ và mạnh khỏe - đă linh cảm rằng những lời cảnh báo của ông bác sĩ về đời sống t́nh dục của chồng tôi có lẽ là đúng. Song khi đă là vợ chồng, t́nh thương c̣n sâu sắc hơn t́nh yêu, và t́nh yêu lúc ấy c̣n đầy ắp nhựa sống đủ để lấp kín những khoảng trống thiếu hụt. Hai năm sau, tôi sinh cho anh một cô con gái khỏe mạnh.
    Kể từ khi con gái chúng tôi ra đời cũng chính là lúc bệnh t́nh của anh trở nên trầm trọng. Cơ thể anh yếu đuối rất nhanh, sút cân và đau đớn nhiều. Chúng tôi đưa nhau vào bệnh viện t́m gặp ông bác sĩ năm trước. Ông khám cho anh rất kỹ và khẽ lắc đầu. Ông nói bệnh của chồng tôi đáng lẽ không nên kết hôn sớm mà phải chữa trị cho dứt trước đă. Kết hôn sớm làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chồng tôi c̣n có biểu hiện bệnh t́nh về tuyến tiền liệt.
    Ông bác sĩ dứt khoát yêu cầu chồng tôi nhập viện để điều trị. Cũng c̣n chút may mắn là gia đ́nh anh và gia đ́nh tôi đều khá giả, đủ khả năng kinh tế để điều trị bệnh tật cho anh. Vợ chồng tôi không phải lo lắng về áp lực tiền bạc.
    Một tháng anh phải nhập viện một lần để chạy thận. Bác sĩ khuyên anh nên hoàn toàn cách ly với sinh hoạt vợ chồng và khuyên tôi nên giúp anh để chữa trị.
    Oái oăm thay, hai quả thận của anh khá hơn th́ tuyến tiền liệt lại bị hư nặng, gần như tê liệt. Bản thân anh cũng không có nhu cầu về t́nh dục mỗi lần ở bên tôi. Anh buồn lắm, thở than sao ông trời lại oái oăm bắt anh chịu cảnh đau yếu. Cuộc sống của anh rất đáng chán nản.
    Chỉ đến khi tôi ôm con vào ḷng, khóc và nói rằng: “Em đă có con gái rồi, em không c̣n cần ǵ nữa. Anh phải cố chữa cho khỏi bệnh kẻo sau này lỡ có chuyện ǵ con gái lại khổ”. Từ đó anh mới hết bi quan, chán nản.
    Thật ra con người anh hiền lành, tốt bụng, lại rất trong sáng, vô tư nên anh tin tôi, người vợ anh một mực yêu thương. Anh vui vẻ đi chữa bệnh, không c̣n than thở nữa. Thú thật, tôi và anh đă sống cuộc sống vợ chồng mà không có chuyện ân ái trong suốt 3 năm ṛng.
    Trong ba năm ấy, người vợ trẻ vừa chớm 30 tuổi là tôi không ít lần cuộn sóng mỗi lần nằm bên cạnh anh. Nhưng rồi t́nh thương, đứa con và những lo lắng khác đă giúp tôi yên ổn.
    Than ôi, cuối cùng rồi lớp vỏ bọc của người đàn bà đoan chính là tôi đă bị phá vỡ bởi một người đàn ông khác có liên quan đến cả anh và tôi. Đó chính là ông bác sĩ, người đă khám phá ra căn bệnh và điều trị cho anh trong suốt 3 năm qua. Tôi không hiểu v́ sao tôi lại ngă vào ṿng tay của người đàn ông lớn hơn tôi gần chục tuổi đó.
    Đấy là một buổi chiều mưa định mệnh, tôi tất tưởi đến nhà riêng t́m ông để nhờ ông vào bệnh viện khám cho chồng tôi sau đợt chạy thận mới, bởi v́ cả tuần nay chồng tôi đă nhập viện mà không thấy ông đến làm việc.
    Vị bác sĩ mới gần 40 tuổi trông c̣n rất trẻ mà chúng tôi luôn phải cậy nhờ đang bị sốt, nằm một ḿnh trên chiếc giường nhỏ trong pḥng mạch có lẽ dùng để khám cho bệnh nhân. Căn pḥng thiếu vắng bàn tay của phụ nữ nên nhếch nhác. Một mối thương cảm nhói lên trong ḷng tôi đủ làm tan vỡ tất cả. Ông cũng run lên v́ sự xuất hiện của tôi - một phụ nữ tràn đầy sinh lực mà ông đă biết rất rơ trong suốt 5 năm qua kể từ ngày chúng tôi đến khám bệnh trước khi khi tiến tới hôn nhân. Và câu chuyện đă xảy ra...
    Tôi không hiểu kể từ chiều mưa hôm đó tôi đă tự ḿnh t́m tới ngôi nhà ấy, căn pḥng ấy bao nhiêu lần trong niềm hoan lạc nhưng cũng chan chứa nỗi đớn đau và nỗi ân hận. Không hiểu từ bao giờ tôi gọi ông bằng anh, xưng em hết sức ngọt ngào. Anh sống độc thân, vợ anh ngoại t́nh, đem con về nhà mẹ rồi bỏ đi theo người khác, anh sống mệt mỏi, mất niềm tin nên không thiết đến việc lập gia đ́nh. C̣n tôi, một thiếu phụ có cuộc hôn nhân bắt nguồn từ t́nh yêu nhưng phải chịu những thử thách của số phận. Người thiếu phụ xinh đẹp và đầy sức sống ấy đă gục đổ trước chính ḿnh.
    Tôi không lư giải được tại sao tôi có thể phản bội chồng nhanh đến như thế, dễ dàng đến như thế, hơn nữa lại đi yêu chính ông bác sĩ đă và đang trực tiếp chữa bệnh cho chồng. Cuộc sống thật oái oăm! Ngày trước tôi đă không dám phụ bạc, không dám dứt khoát ra đi khi biết rằng anh bị bệnh về thận và tiền liệt tuyến để giữ trọn niềm chung thủy, th́ ngày nay, tôi đă và đang nhổ toẹt vào sự đoan chính của ḿnh khi giấu giếm chồng đang trên giường bệnh để đi ngoại t́nh với người khác. Khốn nạn thay, người đó lại chính là ông bác sĩ mà chồng tôi không thể nào ngờ tới!
    Những đau khổ, những dằn vặt đến với tôi như thác lũ trước và sau mỗi lần tự ḿnh t́m tới ngôi nhà ấy. Cả tôi lẫn ông bác sĩ đều hiểu nhau, đều thương nhau trước khi thuộc về nhau trong niềm đam mê, hoan lạc. Đă bao nhiêu lần chúng tôi quyết định xa nhau v́ tôi cảm thấy ray rứt và có lỗi với chồng, c̣n anh th́ thương tôi, không muốn tôi bị ân hận. Có lẽ anh có thể đủ can đảm chấm dứt mọi chuyện, c̣n tôi th́ không làm sao cưỡng được sức hút từ một người đàn ông khác, sức hút của ngọn lửa t́nh yêu nóng bỏng mà đau đớn.
    Đă ba năm trôi qua kể từ chiều mưa ấy, chồng tôi tháng nào cũng phải nhập viện và điều trị chạy thận một lần. Sức khỏe anh ngày càng yếu mệt, xanh xao. Anh không hề hay biết người vợ yêu quư của anh đang phản bội chồng - ăn nằm ngay với chính ông bác sĩ đang chữa bệnh cho anh, giúp anh giành giật sự sống.
    Thú thật tôi đă sống trong mối t́nh tội lỗi này 3 năm nay. Tôi đă điên loạn, hoảng sợ, dằn vặt và đau khổ vô cùng. Nhưng tôi không thể bước ra được v́ tôi là kẻ hèn yếu.
    Và tôi cũng không thể nói thật mọi chuyện với chồng ḿnh lúc này để xin phép anh được ra đi, để được sống đúng với bản năng của ḿnh, lấy người đàn ông hoàn toàn khỏe mạnh mà tôi yêu. Nếu làm như vậy tôi thấy tôi thật độc ác và tàn nhẫn, c̣n làm thế này th́ tôi lại thấy ray rứt, ân hận, tự ḿnh khinh ḿnh và thấy câu chuyện chẳng đi đến đâu.
    Xin quư vị đừng phán xét tôi thêm nữa. Tôi đă khóc rất nhiều, đă dằn vặt quá nhiều rồi, và không sao trả lời được câu hỏi tại sao tôi không thể như những người đàn bà khác, nuôi con, chấp nhận sự hẩm hiu của số phận để giữ ḿnh trọn vẹn bên chồng, chăm sóc chồng chu đáo như những người vợ thủy chung và đoan chính.
    Tôi đă từng rất yêu chồng tôi cơ mà? Tại sao tôi lại phản bội anh? Tại sao tôi không đủ sức dứt bỏ mối t́nh vụng trộm và vô đạo đức ấy? Tôi có phải là một kẻ xấu xa tội lỗi không? Tôi có phải là người đàn bà đáng bị ném đá hay không? Xin hăy chỉ cho tôi phải giải quyết mọi chuyện như thế nào. - H.Y. <

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 11:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •