Results 1 to 6 of 6

Thread: Tây Tạng: Ước mơ Tự Trị

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tây Tạng: Ước mơ Tự Trị

    Tây Tạng: Ước mơ Tự Trị
    Hiện thân thứ 8 của đức Lạt Ma



    Columbia Heights, Minnesota: Tại tư gia ở thành phố Columbia Heights, tiểu bang Minnesota, Jalue Dorgee, 5 tuổi, đă được ông bố Dorje Tsegyal, cạo trọc đầu thường xuyên. Jalue được xem là hiện thân thứ 8 của đức Lạt Ma, người lần đầu tiên sinh vào năm 1655.
    Pḥng ngủ của em Jalue đă được ông bố biến thành một đền thờ. Tại đây, hàng ngày cậu bé Jalue đă phải từ bỏ những đồ chơi, từ bỏ xem những phim hoạt họa, để dành thời giờ tu luyện. Em cũng quá nhỏ trong bộ áo tu mà ông bố cho biết là bộ áo chỉ dành cho đức Lạt Ma.
    Theo những giới chức cao cấp nhất của Phật giáo Tây Tạng, th́ Jalue là hiện thân của tiếng nói, trí tuệ và thể xác của vị Lạt Ma đă chết ở Thụy Sĩ sáu năm trước đây. Trong ṿng 5 năm sắp tới là thời gian nguy cấp để rèn luyện vị Lạt Ma tương lai, v́ sau đó em Jalue sẽ phải qua tu hành ở một ngôi chùa ở Ấn Độ.
    Tiểu bang Minnesota là nơi có những người gốc Tây Tạng đông hàng thứ hai ở Hoa Kỳ.
    Bà mẹ Dechen Wangmo, khi manh thai cậu bé Jalue đă thấy những hiện tượng kỳ lạ, là trong thời gian mang thai, bà chẳng bao giờ bị bệnh, bị ói mửa và bà đă từng mơ thấy nhiều chuyện lạ kỳ. Một đêm bà mơ thấy một con voi với nhiều con voi nhỏ ở xung quanh. Chúng đi vào pḥng nguyện trong nhà của bà và biến mất. Ông bố Tsegyal cũng mơ thấy nhiều Lạt ma được bao quanh bởi những cành hoa sunflowers.
    Những kiểm chứng sau đó của các nhà lănh đạo Phật giáo Tây Tạng ở Ấn Độ th́ em Jalue ;à hiện thân của đức Lạt Ma Taksham Nueden Dorjee.
    Vào ngày 6 tháng giêng năm 2009, văn pḥng đức Đại Lai Lạt Ma đă chính thức xác nhận em Jalue là hiện thân của ngài Taksham Nueden Dorjee, và đức Đại Lai Lạt Ma đă đặt tên mới cho em là Tenzin Gyurme Trinley Dorjee,

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tây Tạng: Ước mơ Tự Trị

    Tây Tạng: Ước mơ Tự Trị
    NGUY CƠ XUNG ĐỘT TIỀM ẨN Ở TÂY TẠNG


    Chính sách đồng hóa không khả thi

    Vào thời kỳ đảo lộn xă hội và kinh tế diễn ra nhanh chóng, ngoài những mâu thuẫn trong phát triển, Trung Quốc c̣n phải t́m cách thích ứng với sự đa dạng sắc tộc trong chính dân tộc ḿnh. Tại phương Tây, người ta cảm nhận được tầm quan trọng mà Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc dành cho vấn đề hội nhập của các cộng đồng ngoại lai tản mác. Nhưng chuyên gia các vấn đề quốc tế Francis Dahou của tạp chí “Tin Trung Hoa” cho rằng Bắc Kinh vẫn không ư thức được vấn đề sắc tộc có tầm quan trọng như thế nào đối với họ về phương diện chính trị.



    Tây Tạng và Tân Cương hiện đang là chủ đề thời sự với các vụ tự thiêu liên tiếp xảy ra do không thấu hiểu về văn hóa và tôn giáo, trong bối cảnh người Hán tự cho ḿnh là người kế tục lịch sử xuyên suốt. Cội rễ văn hóa đó có từ thời các triều đại Hạ, Thương và Chu cổ xưa – từ năm 2200 đến năm 481 trước Công nguyên – đến Khổng Tử, rồi Đế chế Tần đầu tiên đă đặt tên cho nước Trung Quốc ngày nay, sau đó là nhà Hán – đế chế đầu tiên tiến hành bành trướng ở châu Á.

    Nhưng cũng có nhiều sắc tộc thiểu số khác nói các thứ tiếng khác nhau và lấy chuẩn mực từ các truyền thống lịch sử và văn hóa khác. Các thiểu số người này chỉ chiếm khoảng 7% dân số Trung Quốc, một tỷ lệ không lớn nhưng có số người cũng gần bằng dân số Pháp và Tây Ban Nha cộng lại. Hơn nữa, các thiểu số người đó chiếm tới gần 50% số dân sống trên một số vùng lănh thổ rộng hơn 1/2 diện tích Trung Quốc.

    Các không gian sinh sống của các sắc tộc thiểu số khác nhau chạy từ tỉnh Tân Cương, giáp với vùng Trung Á và giàu nguồn năng lượng và khoáng sản, đến vùng cao nguyên rộng lớn Tây Tạng bao gồm không chỉ tỉnh tự trị mà cả vùng Thanh Hải và các vùng có đa số dân là người Tây Tạng sinh sống hiện đă bị thôn tính thuộc các tỉnh Cam Túc và Tứ Xuyên, ở phía Tây-Nam, những thiểu số người này sống rải rác tới tận vùng giáp với Vân Nam và Quảng Tây liền kề với tỉnh Quảng Đông. Ba tỉnh này có tới hơn 40 triệu người không phải người Hán mà thuộc các thiểu số người c̣n ít được biết đến ở ngoài Trung Quốc, là Naxi, Di và Thái.

    Vào thời kỳ lộn xộn, cũng không phải xa lắm, do ḱnh địch giữa các thủ lĩnh chiến tranh, từng mảng lănh thổ của Trung Quốc bị kiểm soát bởi các thủ lĩnh phe phái có khi không thuộc dân tộc Hán chiếm đa số. Trong bối cảnh chính trị và văn hóa trong đó khả năng bảo đảm có được sự thống nhất tập trung của cả nước vẫn là một trong những yếu tố đánh dấu tính hợp pháp của chính quyền, thực tế sắc tộc – vấn đề mà Đảng cộng sản Trung Quốc luôn ghi nhớ – là lư do khiến các nhà lănh đạo nước này lo ngại trước nguy cơ làn sóng ly khai lan rộng, đồng thời thúc đẩy họ quyết tâm đè bẹp làn sóng đó mà không chùn tay.

    Trong lịch sử gần đây, lời giải đáp cho các mối đe dọa chia rẽ có nguồn gốc sắc tộc không c̣n như trước. Vào giữa những năm 1980, Hồ Diệu Bang, lúc đó là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, nổi lên với những ư tưởng rất không phù hợp với trào lưu lúc đó về vấn đề Tây Tạng. Ông ra lệnh giảm bớt số viên chức người Hán làm việc ở tỉnh này và buộc những người ở lại công tác phải học tiếng Tây Tạng. Đối với vị cựu Tổng bí thư theo khuynh hướng tự do này, muốn cải thiện t́nh h́nh ở Tây Tạng trước hết phải tăng ngân sách dành cho tỉnh này, cải thiện điều kiện giáo dục và, đặc biệt là phải đổi mới văn hóa Tây Tạng.

    Một số chiến lược được thực hiện đối với các tỉnh có đông dân từ bên ngoài đến, chủ yếu là Tây Tạng và Tân Cương, hai vùng mang đậm dấu ấn văn hóa và tôn giáo riêng, cũng là nơi liên tiếp nổ ra bạo loạn trong thời gian gần đây. Nhưng từ khi Hồ Diệu Bang bị phế truất vào năm 1987, các chính sách này chỉ dựa trên hai trụ cột chính là dùng cảnh sát để kiềm soát và đàn áp khốc liệt các nhân vật ly khai, cộng với phát triển kinh tế-xă hội. Chính sách thứ hai được hỗ trợ bằng một chính sách khác là ồ ạt đưa dân từ nơi khác đến. Tất cả đều nằm trong chiến lược phát triển miền Tây, với một trong những hệ quả là dần dần đảo ngược cán cân sắc tộc.

    Khái niệm này không phải không có lôgích, v́ đó là bảo đảm cho chính sách “Hán hóa” từng bước, được củng cố bằng việc ồ ạt đưa người Hán đến định cư, đồng thời được hỗ trợ bằng những tiến bộ về vật chất và xă hội, cộng với sự cộng tác của giới tinh hoa địa phương khi họ có thể được bổ nhiệm vào các vị trí lănh đạo trong tỉnh để đổi lấy việc phải trung thành với Đảng.

    Phải nói rằng ở Tây Tạng, chiến lược này cho đến nay không mang lại kết quả mong muốn. Trong khi Trần Toàn Quốc, người đứng đầu Đảng bộ Lhasa, cam kết tiến hành “cuộc chiến chống phá hoại mang tính ly khai”, ít nhất cũng có thể nói rằng ḷng tin giữa một bộ phận lớn trong dân chúng ở Tây Tạng và Chính quyền trung ương Bắc Kinh, đă không c̣n. Từ một năm nay, ít nhất 23 người – nhà tu hành hay thành viên xă hội dân sự – đă tự thiêu và phần lớn trong số đó đă chết.

    Nhiều người Tây Tạng không ủng hộ hành động tự thiêu mà họ cho là quá khích hay thiếu suy nghĩ và áp lực của chính quyền khiến nhiều nhà tu hành mất hy vọng. Một số khác không phủ nhận chính sách của Bắc Kinh mang lại điều tốt lành cho dân chúng ở vùng cao nguyên này. Nhưng không phải v́ thế mà giới tu hành không bị cảnh sát và cán bộ địa phương hành hạ và hiện dường như bị dồn đến chỗ tuyệt vọng cùng cực. Sau vụ nổi loạn ở Lhasa năm 2008, Vương Lực Hùng, nhà văn li khai, cáo buộc Đảng cộng san Trung Quốc gây ra mối đe dọa chết người đối với Phật giáo ḍng Đạtlai Lạtma”.

    Mới đây, Chính quyền Trung Quốc do sợ bạo loạn bùng nổ đă ép buộc hàng trăm nhà tu chuyển đi nơi khác trong khi các hiệp hội ủng hộ Tây Tạng cáo buộc cảnh sát bắn chết hai người dân Tây Tạng và làm bị thương một chục người khác trong một cuộc biểu t́nh ở huyện tự trị Seda vào ngày 24/1. Chính quyền địa phương nói họ phản ứng trước hành động xâm phạm nhằm vào các đồn cảnh sát. Đó là điều không thể không xảy ra trong t́nh h́nh ngày càng căng thẳng và nặng nề do cảnh sát kiểm soát nghiêm ngặt và có thể lại nổ ra sự kiện như hồi tháng 3/2008 tại Lhasa khi người Tây Tạng nổi dậy tấn công người Hán.

    Thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng, Đạtlai Lạtma, nhân vật thường bị Chính quyền Bắc Kinh nghi ngờ gây ra các vụ lộn xộn ở Tây Tạng, cáo buộc Bắc Kinh tiến hành “diệt chủng văn hóa” và qua đó khẳng định chính sách đàn áp của Chính quyền Bắc Kinh là nguyên nhân gây ra t́nh h́nh trên. Ông cho rằng có tới 400 người Tây Tạng bị chết trong các cuộc đàn áp và hơn 2.000 người khác bị bắt sau các vụ bạo loạn.

    Bắc Kinh bác bỏ lời cáo buộc trên và nhấn mạnh rằng những ǵ chính quyền thực hiện ở Tây Tạng đă nâng cao đáng kể mức sống của dân chúng. Bắc Kinh cũng nhắc lại rằng năm 1951, chính Đạtlai Lạtma đă chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng, về phần ḿnh, Đạtlai Lạtma thường xuyên bác bỏ việc Bắc Kinh cáo buộc ông đ̣i độc lập và yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng lời hứa cho Tây Tạng tự trị kư năm 1951.

    Vấn đề ở đây là rạn nứt về văn hóa và không hiểu nhau là có thực và trở thành yếu tố rất nhạy cảm đối với Đảng cộng sản Trung Quốc. Bởi lẽ trong vấn đề Tân Cương, h́nh ảnh của Đảng bị xấu đi do không tin đạo Hồi, trong khi Tây Tạng, theo dư luận phương Tây, lại cho thấy h́nh ảnh tích cực và điềm tĩnh của một tôn giáo có một trong những đặc tính là chủ trương kiểm soát thể lực và tinh thần bằng thiền.

    Có người nói rằng phương Tây ủng hộ Tây Tạng quá mức, rằng Đảng cộng sản đă đưa vùng cao nguyên này khỏi t́nh trạng lạc hậu như thời Trung cổ và khỏi một xă hội phong kiến bị các nhà tu hành nô dịch và bị xáo động bởi t́nh trạng ḱnh địch chết người giữa các giáo phái, rằng số tiền đầu tư khổng lồ mà Bắc Kinh rót vào đây đă thúc đẩy nhanh quá tŕnh xóa nạn mù chữ, mở rộng diện bảo hiểm y tế và đưa một bộ phận dân chúng thoát khỏi nghèo khổ. Những người này đă không lầm.

    Nhưng bộ máy “Hán hóa” mà người Tây Tạng coi là cách để buộc xă hội Tây Tạng phải tuân thủ “chuẩn mực Trung Hoa”, đang bị trục trặc. Cú sốc giữa các lối sống và các nền văn hóa mạnh đến mức tuy có được tiên bộ không thể phủ nhận trong phát triển theo kiểu Trung Hoa, song tâm lư tức giận bộc lộ trong bối cảnh cơ chế phối hợp và đối thoại, đáng lẽ phải cho phép “kiểm soát” được sự khác biệt, bất đồng và hành động xâm hại, lại hoạt động rất không trơn tru.

    Mặc dù Bắc Kinh nỗ lực xóa bỏ nạn mù chữ, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe của dân chúng ở Tây Tạng và đưa họ vào tiến tŕnh phát triển, họ vẫn coi chính sách của chính quyền trung ương là nhằm buộc họ phải tuân thủ “chuẩn mực Trung Hoa”. Đối với các tổ chức hoạt động v́ Tây Tạng tự do, chuẩn mực Trung Hoa càng không thể chấp nhận được v́ từ năm 2006, tuyến đường sắt cao nhất thế giới hoàn thành và chạy từ Bắc Kinh qua Tây Ninh và Golmud đến Lhasa chỉ mất 48 tiếng đồng hồ, là yếu tố gia tăng sự di cư của người Hán đến vùng này. Theo Đạtlai Lạtma, tỷ lệ người Hán ở Tây Tạng có thể lên quá 50% dân số vùng này.

    Hiệu quả của cơ chế đó, trên thực tế, c̣n bị hủy hoại bởi sự nghi ngại từ cả hai phía, bởi những ư định không rơ ràng, bởi nỗi sợ làn sóng ly khai lan rộng, bởi lập trường cố hữu, trong đó tồi tệ nhất là quan điểm cho rằng Đạtlai Lạtma là một nhân vật ly khai nguy hiểm trong khi ông chỉ đ̣i tôn trọng thỏa thuận 17 điểm được ông kư với Mao Trạch Đông vào năm 1951.

    Về tương lai của Tây Tạng, người ta không thể không nhận thấy sự khác biệt sâu sắc giữa quan điểm của Bắc Kinh và chính phủ Tây Tạng lưu vong. Đồ Thanh Lâm, Chủ tịch ủy ban Mặt trận thống nhất thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, từng nhắc lại sự khác biệt này khi nói rằng vấn đề ở đây “không phải là làm cho Luật cơ bản đi trệch hướng”. Theo ông, “ư tưởng về một vùng ‘Đại Tây Tạng’ và ‘quyền tự trị rộng răi’ là trái ngược với Hiến pháp và chỉ có thể mở lại thương lượng nếu Đạtlai Lạtma bỏ hoàn toàn các ư tưởng đó”.

    Thực tế là không dễ hàn gắn được rạn nứt sâu sắc giữa một bên là người Hán, vốn là những nông dân kém hiểu biết sống ở vùng đồng bằng, và bên kia là người Tây Tạng, Vốn là người du mục sống ở vùng núi cao và, ở các vùng nông thôn, dành tới 60% thời gian cho mối quan hệ với tu viện. Cuộc sống nặng về tâm linh như vậy, theo một số nhà quan sát có thể là tàn dư của quá khứ, không có chỗ đứng ở Trung Quốc, nơi chủ nghĩa thực dụng của người Hán bó chặt trong đạo Khổng cứng nhắc, thắng thế và ca ngợi ban lănh đạo chính trị trung ương cũng như chính sách hiện đại hóa về phương diện vật chất. Ḷng sùng đạo Phật và đạo Thiên chúa hồi sinh ở Trung Quốc, nhưng bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ và theo dơi các tín đồ.

    Làn sóng tự thiêu đ̣i tự trị

    Hai nhà sư Tây Tạng vừa tự thiêu trước đền Jokhang tại Lhasa thuộc vùng Tây Tạng. Lực lượng an ninh Trung Quốc đă nhanh chóng đưa hai nhà sư đi nơi khác và dọn sạch địa điểm này. Đây là vụ tự thiêu đầu tiên xảy ra ngay trên vùng đất Tây Tạng, các vụ trước đây đều xảy ra ở các tỉnh khác, chẳng hạn như Tứ Xuyên. Theo ông Pierre Haski, nhà phân tích của tạp chí “Tin Trung Hoa”, làn sóng tự thiêu để phản kháng chính quyền từ Thiên An Môn đă lan đến Tây Tạng và các vụ tự thiêu nối tiếp nhau và h́nh ảnh về các sự kiện này để lại những dấu ấn mà Chính quyền Bắc Kinh không thể xóa được.

    Ngày 21/10/2011, một người Trung Quốc tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn, trước bức chân dung Mao Trạch Đông khổng lồ. Một du khách Anh chụp được ảnh và bức ảnh này được đăng trên tờ “Daily Telegraph of London”. Wang, tên người đàn ông tự thiêu, muốn bằng hành động tuyệt vọng của ḿnh phản đối bản án dân sự mà ông phải là “nạn nhân”. Nhưng đối với Bắc Kinh, vụ này “không có ǵ là chính trị”. Vụ việc xảy ra ở ngay giữa Bắc Kinh, nhưng phải 26 ngày sau mới được công bố. Từ 10 năm nay, đây là vụ tự thiêu đầu tiên tại nơi được coi là biểu tượng của Trung Quốc và cũng là nơi diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng của nước này. Cách đây 10 năm, hai thành viên Pháp luân công đă chết sau khi tự thiêu tại đây để phản đối đàn áp đối với giáo phái này. Từ đó đến nay, quảng trường Thiên An Môn được canh gác cẩn mật hơn.

    Cũng vào cuối năm 2011, một phụ nữ 81 tuổi đă chết v́ tự thiêu tại tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, để phản đối chính quyền dỡ nhà ḿnh. Một số khác cũng hành động tương tự để phản đối chính quyền. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người dân bất b́nh ở trong nước.

    Nhưng ở Tây Tạng, làn sóng tự thiêu để phản kháng diễn ra ở quy mô lớn hơn. Trong năm 2011, xảy ra 11 vụ, chủ yếu là các nhà tu hành, để phản đối sự chiếm đóng của Chính quyền Bắc Kinh. Theo các hăng tin phương Tây, từ tháng 3/2011 đến nay, ít nhất 34 nhà tu hành Tây Tạng tự thiêu. Phần lớn trong số họ chỉ dưới 20 tuổi và 13 người trong số đó đă chết.

    Từ tháng Giêng đến nay, t́nh h́nh ở Tây Tạng ngày càng xấu đi giữa dân chúng và chính phủ. Ngày 3/2, tại huyện sắc Đạt, phía Tây tỉnh Tứ Xuyên, vụ tự thiêu của 3 mục đồng tạo thêm áp lực đối với bắc Kinh. Một trong số đó chết, c̣n hai người bị thương nặng, sắc Đạt nằm ở vùng núi giáp với Tây Tạng, từ tháng Giêng nổ ra cuộc đối đầu giữa người biểu t́nh Tây Tạng và cảnh sát. Theo các tổ chức ủng hộ Tây Tạng, 7 người biểu t́nh chết và hàng chục người khác bị thương. Nhưng hăng thông tấn Nhà nước Tân Hoa Xă khẳng định chỉ có một người chết khi cảnh sát có hành động pḥng vệ chính đáng trước những người biểu t́nh.

    Bắc Kinh định phong tỏa thông tin tù; Tây Tạng và các vùng có người Tây Tạng sinh sống. Internet và điện thoại gần như bị cắt. Mọi con đường dẫn đến các vùng có biểu tỉnh ở Tứ Xuyên, Tây Tạng và các vùng khác có người Tây Tạng sinh sống, đều bị cảnh sát lập trạm kiểm soát chặn lại. Báo chí cũng không được phép đến đây. Tuy nhiên, cũng có lúc Bắc Kinh buộc phải nhượng bộ và đưa ra một số lời giải thích. Tuy chậm hai hoặc ba ngày, song những điều được Bắc Kinh nói ra khẳng định biểu t́nh là có thật và chính thức thừa nhận có người chết.

    Điều quan trọng, theo bà Prancoise Pommeret, nhà Tây Tạng học và Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), là xác định bối cảnh diễn ra các sự kiện đó mới hiểu được những ǵ thực sự đang diễn ra hiện nay. Các cuộc biểu t́nh tuyệt vọng này chủ yếu nổ ra ở các tỉnh có người Tây Tạng sinh sống. Phần đông dân chúng Tây Tạng coi vùng đất của họ thuộc “Đại Tây Tạng” chiếm tới 25% diện tích của Trung Quốc. Các vùng thuộc huyện Aba và tu viện Kitri ở Tứ Xuyên, nơi xảy ra 8 trong tổng số 11 vụ tự thiêu, bị canh sát kiểm soát ngặt nghèo khiến giới tu sĩ trở lại phản kháng từ ba năm nay.

    Đối với Bắc Kinh, các vụ tự thiêu và các cuộc biểu t́nh là sự lăng nhục đối với chính quyền và đàn áp khốc liệt. Theo nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, 300 nhà tu thuộc tu viện Kitri hiện không có tin tức ǵ, có thể đă bị chính quyền cầm tù. Để người phản kháng không có cơ hội tập họp nhau lại, Chính quyền Bắc Kinh ra lệnh thật hạn chế đi lại giữa các vùng khác nhau của Tây Tạng, khiến nhiều vùng bị cô lập như ở Thạch Cừ hay Lhasa. Ngoài vấn đề thiếu quyền tự do văn hóa và tôn giáo, những người biểu t́nh c̣n tố cáo các ‘”chiến dịch cải huấn” do chính quyền tiến hành. Các nhà tu hành buộc phải tuyên bố công khai từ bỏ Đạtlai Lạtma và khẳng định trung thành với Trung Quốc do bị uy hiếp và đe dọa. Các “nhóm công tác” của chính quyền thường xuyên đến các tu viện để t́m kiếm và phát hiện dấu hiệu của tâm lư bất b́nh. Khu nhà ngủ của các tu sĩ thường xuyên bị lục soát. Những người phản đối có thể bị hành hung, thậm chí bị giết. Từ năm 2007, người Tây Tạng không được phép làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc thậm chí c̣n quyết định không cho phép du khách nước ngoài đến vùng tự trị Tây Tạng cho đến cuối tháng Ba vừa rồi. Các biện pháp này cho thấy Chính quyền Bắc Kinh phần nào nóng vội.

    Nhiều vụ tự thiêu xảy ra trong khi tự vẫn về nguyên tắc bị cấm trong Phật giáo Tây Tạng. Hiện tượng đó cho thấy rơ mức độ tuyệt vọng trong các cộng đồng người Tây Tạng, đặc biệt là trong số thành viên tăng lữ Phật giáo sống ở vùng này. Các nhà hoạt động nhân quyền và Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay, cho rằng chính sách thiển cận của Bắc Kinh là nguyên nhân dẫn đến hành động này. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giải quyết tận gốc thái độ thù hận của người Tây Tạng, trong đó có việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và ngôn luận.

    Dù mang tính xă hội hay dân tộc chủ nghĩa, nỗi thất vọng của người tự thiêu phản bác những ǵ mà Chính quyền Bắc Kinh cho là “hài ḥa” trong xă hội. Lobsang Sangay khẳng định tâm lư thù hận của người Tây Tạng tăng lên sau khi cuộc bạo loạn tháng 3/2008 bị chính quyền đàn áp. Những người biểu t́nh đ̣i giải phóng Tây Tạng và đưa lănh tụ tinh thân Đạtlai Lạtma của họ trở lại. ít người dám bộc lộ suy nghĩ của ḿnh, nhưng những ai đă nói ra đều có chung một tâm trạng: “Chúng tôi rất đau khổ trong ḷng và khi không thể chịu đựng được nữa, chúng tôi sẽ thiêu cháy mọi thứ.”

    Cuối tháng Giêng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc coi những người tự thiêu là “khủng bố” và cáo buộc Đạtlai Lạtma kích động hành động gây rối với mục đích ly khai. Thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng luôn tuyên bố muốn vùng đất này được hưởng tự trị, nhưng vẫn không muốn “cắt cầu” với Bắc Kinh. Lời kêu gọi của ông được xem như một lời cảnh báo: “Các vị sẽ không dập tắt được yêu sách chính đáng của người Tây Tạng, cũng không bao giờ thiết lập được ổn định ở Tây Tạng bằng vũ lực và ám sát. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề Tây Tạng và thiết lập ḥa b́nh lâu dài là tôn trọng quyền của người Tây Tạng và đối thoại với họ.

    Trong khi năm 2008, nhiều trí thức Trung Quốc tỏ thái độ phê phán chính sách của Nhà nước và đàn áp ở Tây Tạng, lần này ít người trong đó lên tiếng. Nổi lên trong số họ là Vương Lực Hùng, một nhà văn ly khai, chuyên gia về sắc tộc thiểu số. Ông cũng là người gắn bó về tinh thần với Tây Tạng v́ có vợ Duy Sắc là người Tây Tạng. Bản thân bà cũng là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, và có bố là sĩ quan cao cấp Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa và mẹ là người Tây Tạng.

    Vương Lực Hùng đang t́m kiếm một chiến lược thích hợp hơn cho cuộc đấu tranh đ̣i quyền tự trị của người Tây Tạng. Trong một thông điệp lúc đầu được viết bằng tiếng Trung Quốc ngày 14/1 và đăng tải trên blog của người vợ, rồi ngày 20/1 được tung lên mạng Tibetan Political Review, Vương Lực Hùng nói về ư nghĩa của các vụ tự thiêu, vai tṛ của Đạtlai Lạtma và chính phủ Tây Tạng lưu vong, cũng như đường lối cần theo để thực hiện mục tiêu chính trị là nền tự trị cho Tây Tạng.

    Theo nhà văn ly khai này, nghịch lư là các vụ tự thiêu, vốn là hành động bạo lực đă đạt đến giới hạn cuối cùng của phi bạo lực, đ̣i hỏi phái có ḷng dũng cảm vượt bậc, song do thiếu chiến lược nên trở thành hành động phung phí năng lượng. Do bản chất của chính quyền độc tài Trung Quốc, với cơ cấu cứng nhắc và lôgích quan liêu lạnh lùng và nhẫn tâm, rất ít khả năng các vụ tự thiêu khiến Chính quyền Bắc Kinh động ḷng.

    Đối với Vương Lực Hùng, điều cấp thiết là hướng năng lượng đó vào một mục tiêu thực tế hơn chứ không thể chỉ trông chờ hoàn toàn vào hành động cua Đạtlai Lạtma. Chính phủ Tây Tạng lưu vong cũng không thể chỉ đưa ra tuyên bố suông. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tính đến một chiến lược và công bố cho người dân Tây Tạng biết. Theo Vương Lực Hùng, cần phải nói với họ những ǵ họ cần làm. Nếu biết được ḿnh có thể làm hay không thể làm cái ǵ, họ sẽ tiếp tục sống hơn là hy sinh cuộc sống của ḿnh với hy vọng được báo chí quan tâm, dù chỉ là nhất thời.

    Đề xuất của Vương Lực Hùng nhằm mục đích truyền bá quyền tự trị trong toàn tỉnh và xuất phát từ ví dụ gần đây ở làng Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông. Mỗi gia đ́nh ở đây đều có đại diện trong hội đồng ủy quyền để bầu ra Hội đồng làng. Hội đồng này giữ ǵn trật tự và bảo đảm hoạt động của cộng đồng kể cả sau khi chính quyền rút đi và đồn cảnh sát đóng cửa. Một tờ báo Hồng Công gọi Hội đồng làng Ô Khảm là tổ chức dân cử đầu tiên được chính phủ thừa nhận.

    Tuy nhiên, Vương Lực Hùng băn khoăn về tính thực tế của loại hội đồng này ở Tây Tạng, nơi mọi ư đồ tự trị của làng sẽ bị coi là mưu đồ ly khai và bị bóp chết từ trong trứng bằng đàn áp. Ông cho rằng những ǵ người Trung Quốc được phép làm đều bị cấm ở Tây Tạng. Nhưng người Tây Tạng đă không sợ tự thiêu th́ họ không c̣n sợ cái ǵ khác nữa.

    Mọi lập luận của nhà văn ly khai Vương Lực Hùng và những người Tây Tạng thuộc phái ôn ḥa đều căn cứ vào quyền tự trị của tỉnh này được ghi trong Hiến pháp, về vấn đề này, có thể nói đến sự trái ngược giữa t́nh trạng căng thẳng; và bế tắc hiện nay với thời khi Chính phủ Trung Quốc ư thức được t́nh h́nh và đưa ra những biện pháp thực thụ để thực hiện. Chuẩn mực được đưa ra bởi cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang, là một chính sách đáng lưu ư, nhưng chỉ là nhất thời.

    Nội dung kế hoạch của Hồ Diệu Bang được nêu trong báo cáo năm 1994 do Vương Nghiêu, lúc đó là trợ lư của Hồ Diệu Bang, soạn thảo. Báo cáo này nói về sứ mệnh tại Tây Tạng của một nhóm công tác do Hồ Diệu Bang dẫn đầu và được Robert Bamett và Shirin Akiner đăng tải trong cuốn sách “phản kháng và cải cách ở Tây Tạng”.

    Trong tài liệu đó, Vương Nghiêu nhấn mạnh ngoài lời hứa hẹn phát triển giáo dục, y tế và nông nghiệp mà ông cho là quá lạc hậu, Hồ Diệu Bang đưa vào danh sách các nhiệm vụ cần được ưu tiên đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng là “để cho người Tây Tạng được toàn quyền thực hiện quyền tự chủ của ḿnh ở toàn vùng”. Đồng thời, Hồ Diệu Bang c̣n quyết định triệu hồi phần lớn cán bộ người Hán đang công tác tại vùng đất này.

    Hai biện pháp này hoàn toàn ngược lại với mọi chính sách hiện nay của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều chuyên gia về vấn đề này cho rằng những bước thụt lùi này cộng với chiến lược đưa dân ồ ạt đến, tăng cường bộ máy đàn áp và mở rộng kiểm soát vùng đất này cũng như một số vùng có đông người Tây Tạng sinh sống, là nguyên nhân dẫn đến t́nh h́nh rối loạn hiện nay.

    Liệu t́nh h́nh có dịu đi không? Theo chuyên gia Francoise Pommeret, việc Bắc Kinh chấm dứt các biện pháp hà khắc chống người Tây Tạng lúc này là điều không thể. T́nh h́nh thậm chí có nguy cơ xấu đi và đó thực sự là ngơ cụt đối với cả hai phía./.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tây Tạng: Ước mơ Tự Trị

    Tây Tạng: Ước mơ Tự Trị
    Thêm hai người Tây Tạng tự thiêu phản đối sự cai trị của Trung quốc



    Tứ Xuyên(VOA): Những nguồn tin từ người Tây Tạng lưu vong cho Ban tiếng Tây Tạng đài VOA biết thêm hai người Tây Tạng nữa đă tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc trên quê hương họ.



    Theo nguồn tin, hai vụ này diễn ra vào tối thứ Hai ngày 13 tháng 8 năm 2012, ở vùng Ngaba thuộc tỉnh Tứ Xuyên giáp ranh với Tây Tạng.
    Hai vụ mới nhất đă đưa số người Tây Tạng tự thiêu lên 50 người kể từ tháng Ba năm 2009 nhằm phản đối sự cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.
    Người Tây Tạng ngày càng phẫn nộ về việc mà họ xem là những hạn chế của chính phủ Trung Quốc về tôn giáo và văn hóa của họ, một cáo buộc mà Bắc Kinh phủ nhận.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chính phủ lưu vong Tây Tạng đả kích Trung Quốc



    Người biểu t́nh tuần hành từ Lănh sự quán Trung Quốc đến Trụ sở chính của LHQ ở New York để ủng hộ người Tây Tạng, ngày 10/12/2012.



    11.12.2012
    Chính phủ lưu vong Tây Tạng mạnh mẽ đả kích chiến dịch đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với thành phần bị Bắc Kinh cáo buộc là 'khích động các vụ tự thiêu', nói rằng những người vô tội có nguy cơ bị nhắm tới.

    Truyền thông nhà nước tường tŕnh trong tuần này rằng một nhà sư và cháu trai của ông đă bị bắt giữ về tội khích động 8 vụ phản đối của người Tây Tạng tại tu viện Kirti ở Aba, thuộc tỉnh Tứ Xuyên ở Tây-Nam Trung Quốc.

    Cảnh sát Trung Quốc nói nhà sư đă khuyến khích các vụ phản đối, dựa trên 'những chỉ thị của Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người theo ông', một lời cáo buộc mà nhà lănh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng đă bác bỏ nhiều lần.

    Đây là nỗ lực cuối cùng của Bắc Kinh để chận đứng làn sóng các vụ tự thiêu để phản đối chế độ cai trị của Trung Quốc.

    Tính từ năm 2009 tới nay con số các vụ tự thiêu đă lên tới 100 ca.

    Hồi tháng 10, đài VOA tường tŕnh rằng nhà chức trách Trung Quốc đă treo nhiều giải thưởng lớn bằng tiền mặt cho bất cứ ai cung cấp thông tin về những người dự định thực hiện, hoặc khích động các vụ tự thiêu.

    Ông Lobsang Chodak, phối hợp viên về truyền thông tại Dharamsala, trụ sở của chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Ấn độ, nói với Đài VOA rằng ông tin chắc rằng những người vô tội có thể bị nhắm tấn công về những cáo buộc cho rằng họ có can dự vào các vụ tự thiêu, mà theo ông, đă được những cá nhân, chứ không phải những nhóm người, thực hiện.

    Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng tính tới ngày 10/12/2012.
    ​​Ông Chodak nói thật là nực cười, và chính quyền Trung Quốc lẽ ra phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, chứ không nên tạo ra thêm những vấn đề cho những người dân Tây Tạng vô tội.

    Ông Chodak nói những tội danh gán cho nhà sư và cháu của ông không có lư do chính đáng, và bất cứ biện pháp phụ trội nào để 'bịt miệng tiếng nói của nhân dân Tây Tạng' chỉ làm cho t́nh h́nh càng tuyệt vọng hơn nữa.

    Ông Chodak nói chính quyền Trung ương Tây Tạng, tức chính phủ lưu vong, đă liên tiếp kêu gọi người dân Tây Tạng đừng có những hành động quá quyết liệt như thế. Nhưng bất chấp những lời kêu gọi đó, những vụ tự thiêu vẫn tiếp diễn.

    Một bài xă luận đăng trên tờ Nhân Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc số ra hôm nay, một lần nữa quy lỗi cho - theo nguyên văn - 'bè lũ Đạt Lai Lạt Ma', mà tờ báo nói là 'hiện thân của một tà đạo xấu xa'.


    VOA
    ____________________ __

    Thiếu nữ Tây Tạng 17 tuổi chết v́ tự thiêu


    09.12.2012
    Các nguồn tin từ Tây Tạng cho đài VOA biết một thiếu nữ 17 tuổi đă tự thiêu hôm Chủ nhật để phản đối sự cai trị của Trung Quốc trong các vùng của người Tây Tạng.

    Những người chứng kiến cho biết cô Wanchen Kyi hô các khẩu hiệu ủng hộ đức Đạt Lai Lạt Ma và một nước Tây Tạng tự do trong khi thân cô bọc trong ngọn lửa. Thiếu nữ này đă chết ngay tại chổ.

    Sau đó hơn 3.000 người Tây Tạng và tăng sĩ tụ họp nơi cô tự thiêu để cầu nguyện.

    Hôm thứ Bảy 2 vị tăng trẻ cũng đă chết v́ tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.

    Từ 2009 đến này đă có 95 vụ tự thiêu của người Tây Tạng ở miền tây Trung Quốc, và chỉ trong tháng 11 vừa qua có đến 28 trường hợp.

    Các vụ tự thiêu gia tốc đồng thời với việc dân Tây Tạng mở nhiều cuộc biểu t́nh phản đối Trung Quốc, mặc dù nhân viên an ninh Trung Quốc dày đặc.

    Hôm Chủ nhật truyền thông nhà nước Trung Quốc trích lời cảnh sát trong tỉnh Tứ Xuyên nói rằng một vị tăng Tây Tạng và người cháu trai của ông bị bắt giữ đă thú nhận là họ xúi giục 8 người tự thiêu để phản đối Trung Quốc. Ba người đă qua đời.

    Theo lời cảnh sát, 2 người này nói rằng họ hành động theo lệnh của nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma.

    Bắc Kinh tố cáo đức Đạt Lai Lạt Ma, hiện đang ở Ấn Độ, xúi giục tự thiêu để thúc đẩy việc Tây Tạng ly khai, một cáo buộc mà ngài bác bỏ.

    ____________________ _________________

    Trung Quốc bắt một nhà sư về tội xúi giục người Tây Tạng tự thiêu



    Người Tây Tạng lưu vong đặt nến trên tác phẩm điêu khắc được gọi là "Bức tường Tử v́ đạo Tây Tạng" ở Dharmsala, Ấn Độ.


    09.12.2012
    Truyền thông Trung Quốc cho hay nhà chức trách đă bắt giam một nhà sư và người cháu trai ở tỉnh Tứ Xuyên, tố giác họ xúi giục 8 người Tây Tạng tự thiêu theo lời dặn của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các tín đồ của ngài.

    Tân Hoa Xă không nói họ có bằng chứng như thế nào về sự can dự của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

    Tin trích dẫn một tuyên bố của công an nói rằng các lời thú tội và cuộc điều tra cho thấy nhà sư Lorang Konchok, 40 tuổi, thuộc Tu viện Kirti trong tỉnh Tứ Xuyên, liên lạc thường xuyên với những người ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma và đă tuyển mộ 8 người t́nh nguyện tự thiêu từ năm 2009.

    Có 3 người trong số này đă chết.

    Tuyên bố của công an Trung Quốc cũng nói rằng nhà sư đă hứa với những người t́nh nguyện tự thiêu rằng hành động anh hùng của họ sẽ được phổ biến ra nước ngoài để họ và gia đ́nh sẽ được vinh danh.

    Người cháu 31 tuổi của nhà sư cũng bị bắt về tội giúp đỡ nhà sư đi tuyển mộ người tự thiêu.

    Nguồn: AP, China Daily

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc kết án 2 người Tây Tạng 'xúi giục' các vụ tự thiêu



    Người biểu t́nh tuần hành tưởng niệm các nạn nhân tự thiêu từ Lănh sự quán Trung Quốc đến Trụ sở LHQ tại New York.



    31.01.2013
    Trung Quốc kết án hai người Tây Tạng về tội ‘cố ư giết người’ về tội xúi giục các vụ tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.

    Tân Hoa Xă đưa tin, ông Lorang Konchok, 40 tuổi, đă bị kết án tử h́nh, và được hoăn thi hành án hai năm.

    Thường th́ bản án như thế này rốt cuộc sẽ dẫn tới án chung thân.

    Ṭa án quận Aba ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên cũng tuyên án cháu trai của ông Konchok là Tsering Lorang, 31 tuổi, 10 năm tù giam.

    Tân Hoa Xă đưa tin hai người đàn ông ‘xúi giục và ép buộc’ 8 người tự thiêu.

    Hăng tin nhà nước này nói rằng 3 trong 8 người đó tự thiêu và tử vong năm 2012, trong khi những người khác ‘tự nguyện từ bỏ kế hoạch của ḿnh’ hoặc bị cảnh sát chặn.

    Gần 100 người Tây Tạng đă tự thiêu kể từ năm 2009 để phản đối điều họ coi là sự nắm quyền mang tính áp bức của Trung Quốc ở các khu vực sinh sống của người Tây Tạng.

    Chính phủ đă lên án các vụ tự tử là hành vi khủng bố, và nói rằng những hành động đó được khuyến khích bởi các nhà hoạt động lưu vong đang mưu t́m độc lập cho Tây Tạng.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Năm cho biết phiên ṭa cho thấy ông Đạt Lai Lạt Ma đứng đằng sau các vụ tự thiêu.

    Nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong đă bác bỏ các cáo buộc.

    -------------------------------

    Người Tây Tạng lưu vong cầu nguyện cho những người tự thiêu



    Bản đồ cho thấy các vụ tự thiêu của người Tây Tạng tính đến ngày 22 tháng 1, 2013.


    24.01.2013
    Cộng đồng Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ đă tổ chức lễ cầu nguyện cho các đồng hương đă tự thiêu để phản đối chế độ cai trị của Trung Quốc trên quê hương của họ.

    Các giới chức Tây Tạng, cư dân địa phương và du khách đă tham gia lễ cầu nguyện để tưởng niệm Kunchok Kyab, người vừa tự thiêu hôm thứ Ba tuần này tại thị trấn Bora, gần đền Labrang ở tỉnh Cam Túc ở trung bộ Trung Quốc.

    Ông Kunchok Kyab đă tự thiêu, để lại vợ và con nhỏ 10 tháng tuổi.
    ​​​​Ông Kyab để lại vợ và một con mới 10 tháng tuổi. Ông Kunchok Kyab là người Tây Tạng thứ 3 đă tự thiêu trong năm nay.

    Hàng chục người Tây Tạng khác đă tự thiêu để kêu gọi Trung Quốc hăy để Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lănh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng, được hồi hương, và tự do cho Tây Tạng.

    Các giới chức của chính phủ lưu vong Tây Tạng mô tả t́nh h́nh tại đây là tuyệt vọng.

    Giới chức này nói người dân Tây Tạng đang lâm vào cảnh hết sức tuyệt vọng, và những thảm kịch như thế đang diễn ra thường xuyên bên trong Tây Tạng. Ông kêu gọi người Tây Tạng hăy tránh những hành động tuyệt vọng như thế, và cùng lúc, kêu gọi giới thẩm quyền Trung Quốc hăy giải quyết những sự bức xúc của người Tây Tạng.

    Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi đó, nói rằng người Tây Tạng được hưởng quyền tự do tôn giáo.

    Bắc Kinh cũng nêu bật những dự án đầu tư lớn đang tiếp tục đổ vào Tây Tạng, và nói Trung Quốc đă hiện đại hóa và nâng cao mức sống cho Tây Tạng.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dân Tây Tạng biểu t́nh kỷ niệm cuộc khởi nghĩa chống Trung Quốc
    Quốc hội Trung Quốc bàn cách giải quyết rối loạn ở Tây Tạng




    Dân Tây Tạng lưu vong biểu t́nh trong thủ đô New Delhi của Ấn Độ, cầm cờ Ấn và ảnh của nhà lănh đạo tinh thần, đức Đạt Lai Lạt Ma, 10/3/13


    Người Tây Tạng lưu vong biểu t́nh tại nhiều nơi ở châu Á và châu Âu hôm Chủ nhật để đánh dấu năm thứ 54 cuộc khởi nghĩa chống sự cai trị của Trung Quốc bị thất bại.

    Tại thành phố Dharamsala của Ấn Độ, nơi chính phủ Tây Tạng lưu vong đặt trụ sở, cảnh sát đă ngăn chặn khiến một người đàn ông không thể tự thiêu trong lúc hàng trăm người Tây Tạng tụ tập kỷ niệm cuộc khởi nghĩa bất thành vào năm 1959.

    Ngoài ra c̣n có các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc trong thủ đô New Delhi của Ấn Độ, và ở Đài Loan.
    Dân Tây Tạng biểu t́nh chống Trung Quốc trong thủ đô Đài LoanDân Tây Tạng biểu t́nh chống Trung Quốc trong thủ đô Đài Loan
    ​​
    Tuy nhiên, tại Nepal, cảnh sát được bố trí dày đặc khiến người biểu t́nh không thể xuống đường. Khoảng 20.000 người Tây Tạng sống lưu vong ở Nepal, và chính phủ nước này đang bị áp lực mạnh của Trung Quốc về vấn đề người này.

    Hàng ngàn người Tây Tạng từ khắp châu Âu đă tham gia tuần hành ở Brussels để thúc giục Liên hiệp châu Âu tiếp xúc với Trung Quốc nhằm chấm dứt sự đàn áp và đem lại ḥa b́nh cho quê hương của họ đang trong t́nh trạng tranh chấp.

    Từ 2009 đến này đă có hơn 100 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự tàn bạo ngày càng tăng của giới hữu trách Trung Quốc. Đa số các vụ tự thiêu xảy ra tại Trung Quốc, bên trong các khu vực có người Tây Tạng sinh sống.

    Trong mấy tháng qua, chính phủ Trung Quốc đă gia tăng các chiến thuật để ngăn các vụ biểu t́nh phản đối, qua việc câu lưu, bỏ tù những người họ nói khích động bất ổn.

    Trung Quốc cho rằng Tây Tạng là một phần lănh thổ của họ trong nhiều thế kỷ, nhưng người Tây Tạng nói rằng khu vực này đă có một lịch sử độc lập lâu dài.


    -----------------------------------
    Quốc hội Trung Quốc bàn cách giải quyết rối loạn ở Tây Tạng



    Champa Phuntsok, chủ tịch Khu tự Trị Tây Tạng (trái) và Padma Choling tỉnh trưởng Tây Tạng dự cuộc thảo luận Đại hội Đại biểu Nhân dân ở Bắc Kinh, 8/3/13


    Shannon Van Sant/VOA

    BẮC KINH — Hơn 100 người Tây Tạng đă tự thiêu để phản đối các chính sách của chính phủ Trung Quốc và đa số các vụ tự thiêu đă xảy ra trong năm vừa qua. Trong lúc các đại biểu trên khắp nước tụ tập ở Bắc Kinh để dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, các đại biểu của Khu Tự trị Tây Tạng đă bị các nhà báo chất vấn về t́nh trạng rối ren ở khu vực của họ.

    Trong vài tháng qua những vụ phản kháng đă gây rúng động cho các cộng đồng trên khắp cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, với việc học sinh sinh viên, nông dân, tài xế tắc xi và tu sĩ thực hiện những cuộc biểu t́nh qui mô lớn và tự thiêu.

    Các giới chức cao cấp của Khu Tự trị Tây Tạng đă lập lại chủ trương là t́nh h́nh sẽ được cải thiện qua việc tăng cường công tác phát triển kinh tế.

    Ông Baima Chilin, người đứng đầu Đại hội Đại biểu Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, nói rằng các giới chức chính quyền Tây Tạng phải ra sức học hỏi những chính sách của các đồng chí của họ ở khu vực duyên hải miền đông.

    Ông cho rằng Tây Tạng phải để cho các nhà đầu tư tới khu vực này kinh doanh để làm giàu, v́ các nhà đầu tư kiếm được tiền nhiều chừng nào th́ Tây Tạng sẽ phát triển nhiều chừng đó.

    Trung Quốc đă cải thiện cơ sở hạ tầng ở cao nguyên Tây Tạng trong nhiều năm qua, như xây xa lộ và làm những con đường mới để nối kết các vùng hẻo lánh và cải thiện điều kiện cư trú của các nhà sư.

    Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng các khoản đầu tư này không giúp ích ǵ nhiều cho việc ngăn chận những vụ phản kháng tại các cộng đồng của người Tây Tạng.
    Bà Woeser, một blogger và là một nhà tranh đấu nổi tiếng người Tây TạngBà Woeser, một blogger và là một nhà tranh đấu nổi tiếng người Tây Tạng
    ​​
    Bà Woeser là một nhà tranh đấu nổi tiếng của Tây Tạng. Bà cũng là một người viết blog ở Trung Quốc, chuyên tường thuật về những vụ phản kháng.

    Bà Woeser nói rằng nh́n vào bề ngoài th́ người Tây Tạng có được tất cả những thứ mà họ cần để ăn để mặc và mọi việc dường như khá tốt đẹp, nhưng về phương diện t́nh cảm họ phải sống trong tủi nhục.

    Bà nói thêm rằng t́nh huống đó và nạn bất b́nh đẳng ngày càng tăng đă làm cho con số những vụ phản kháng gia tăng trong vài năm vừa qua.

    Trung Quốc đă ứng phó với những vụ phản kháng bằng cách thực hiện một vụ trấn áp mạnh tay, tăng cường việc giám sát các tu viện và bắt giữ hàng trăm nhân vật bất đồng chính kiến.

    Chính phủ đă loan báo là những ai khích động các vụ tự thiêu sẽ bị truy tố về tội sát nhân. Họ cũng tố cáo là những vụ phản kháng được chỉ đạo bởi những người theo Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong ở Aán Độ.

    Đại biểu Quốc hội Baima Chilin hôm nay nói rằng giới hữu trách có những bằng chứng cho thấy “tập đoàn Đạt Lai” là kẻ chủ mưu của những vụ tự thiêu. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng giới hữu trách sẽ không tŕnh bày những bằng chứng đó cho các nhà báo.

    Không có mấy ai nghĩ rằng giới lănh đạo mới của Trung Quốc sẽ thay đổi cách thức ứng phó với những vụ phản kháng ở Tây Tạng hay mở lại những cuộc thương thuyết với các đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đôi bên đă không họp với nhau kể từ tháng 1 năm 2010.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 19-07-2012, 09:26 PM
  2. Cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Người Bị Kẹt Lại.
    By phamthangvu in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 47
    Last Post: 13-07-2012, 02:07 PM
  3. Replies: 20
    Last Post: 25-04-2012, 09:22 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 07-07-2011, 08:33 AM
  5. Replies: 13
    Last Post: 02-01-2011, 12:15 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •