Results 1 to 2 of 2

Thread: TRÍ THỨC VÀ NHÂN TÍNH

  1. #1
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    TRÍ THỨC VÀ NHÂN TÍNH

    Nhân chi sơ Tính bản thiện” : con người được thiên phú cho cái Tính bản thiện từ lúc sơ sinh. Nhưng khi lớn lên nếu ta không được hiểu biết về nguồn gốc và ư nghĩa của cái Tính Nhân này th́ tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống như gia đ́nh, học đường và xă hội, v.v… mà nếu nói theo kiểu văn chương là bị “cuốn theo chiều gió”. Tức có nghĩa là tự ḿnh trôi theo ḍng đời để rồi làm lu mờ và đánh mất đi cái Nhân Tính nơi ḿnh c̣n gọi là Tính Bản Nhiên hay Nhân Bản nếu hiểu với nghĩa rộng.

    V́ vậy, để khỏi bị cuốn trôi hay để đừng bị chăn dắt như con cừu hay đừng bị ‘xỏ mũi’ dẫn đi như con trâu con ḅ, thiết tưởng cần nhắc lại ở đây cái ư nghĩa nguyên thủy của Nhân Tính để hiểu cho đúng theo nhân sinh và vũ trụ quan của Tổ tiên Việt tộc, với quy luật tất yếu bất di bất dịch là “nhất bổn tán vạn thù ; vạn thù quy nhất bổn”. Hay nói cách khác là “thiên địa vũ trụ vạn vật nhất thể” hay “nhân tâm thiên lư hồn nhiên nhất thể” có nghĩa là nhân tâm đối với thiên lư ḥa hợp thành một cơ thể. “Mà Nhân Tính cùng với Đạo thể hay là Toàn thể Viên Dung, mà bao lâu chưa nhận thực ra được mối tương quan với cái Toàn thể đó, th́ con người cảm thấy ḿnh như không có nhà, sự vật lẻ tẻ ly biệt tạp đa như vô nghĩa; c̣n khi móc nối vào cái Toàn thể Viên Dung được th́ lúc đó sẽ cảm thấy ḿnh với vạn vật như cùng một cơ thể, đập cùng một nhịp tim.” (1)

    Cho nên có biết đúng cội nguồn từ ngữ mới hiểu đúng được nghĩa nguyên thủy hầu mới có thể ư thức được quan niệm ‘Nhất Thể’, th́ mới có được cái nh́n nhất quán để tránh mọi định nghĩa Nhân Tính sai lầm lệch lạc. Như đă có người định nghĩa ‘trí thức’ với Nhân Tính khi viết : “Đưa ra mệnh đề: “Người trí thức này có nhân tính“ hoặc “Người trí thức kia không có nhân tính“ quả là bất b́nh thường. Bởi, đă gọi là người trí thức th́ chúng ta hiển nhiên đặt họ lên một giá trị là họ phải là những người tốt, tức là có nhân tính. V́ thế, ở mệnh đề đầu, đính vào những chữ “có nhân tính” là thừa, c̣n ở mệnh đề thứ hai th́ bị “ngược óc”, v́ đă là người trí thức th́ lẽ tất nhiên phải có nhân tính, không thể không có nhân tính, nên, và cùng lắm, chúng ta chỉ gọi họ là những người có trí tuệ là vừa đủ.” (trích từ bài “Ai là trí thức hăy ngồi xuống” được phổ biến trên trang mạng ‘Đàn Chim Việt’ ngày 4/2/2012)

    V́ chỉ với cái nh́n nhất quán mới có thể thấy được cái ‘độc nhất vô nhị’ của tất cả vấn đề đều tuân theo quy luật tất yếu của Càn Khôn. Đó là cái Chân lư hay Thiên lư c̣n gọi là Lư Thái Cực. Mà Chân lư là (một) ‘Nhất Thể’ u linh siêu h́nh, siêu tượng, vô thanh, vô xú, vô thủy, vô chung, “vô hồ xứ giả” tức là ở khắp nơi nên không thể định nghĩa bằng ngôn tự với lư trí giới hạn của con người. Nhưng vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20 vừa qua có một định nghĩa về Chơn lư mà người viết nhận thấy rất độc đáo v́ thật là Minh Triết. Phải nói là độc nhất vô nhị mới đúng v́ từ xưa đến nay chưa từng thấy nên xin được trích dẫn lại sau đây :

    “Chơn lư là cái khối tṛn vô biên, đời đời xoay quanh nó, luôn luôn tự nh́n nó, tự sống với nó, tự học hỏi nó, tự lo t́m thấy biết nó đời đời, để đời đời không bao giờ nó tự đánh mất nó.” (2)

    Nếu đem phân tích và so sánh cái chiều sâu của câu định nghĩa này với tư tưởng của tổ tiên Việt tộc qua những câu như: “Thiên lư tại Nhân tâm” hay “Trí tri tại cách vật” hay “Nhân tại kỳ trung hỹ” (LN. XIX.6), th́ 5 chữ ‘tự’ trong câu Chơn lư có thể ghép với chữ ‘tại’ thành ‘tự tại’ để giải thích nguyên nghĩa của nó. V́ ‘tự tại’ theo quan niệm ‘Nhất Thể’ có nghĩa là vật "bản lai diện mục", tức là không bị che phủ bởi các thứ tướng, tượng hay sắc thái hoặc ư hệ nào. Cho nên ‘tự tại’ được coi như là một vật linh thiêng ‘tự do lai xuất’ nối liền với Tính và Mệnh, tức là có đủ yếu tố biến hóa từ vật đến Nhân, từ Nhân đến Thần. V́ vậy nếu đă có người cho rằng chính Ngọc Hoàng Thượng Đế đă đích thân nhập thể xuống trần gian để giảng giải Chơn lư cho con người, th́ theo người viết nghĩ cũng không hề quá đáng. Vả lại để có thể cảm nhận được điều đó hay không, th́ c̣n tùy theo duyên số với tŕnh độ tiến hóa và khả năng hiểu biết bằng cái tâm của từng người. Nên nếu ḿnh chưa hay không nhận thức được th́ không hẳn điều đó đă sai, nhưng cần phải xét lại ḿnh, đă có hiểu đúng nguyên nghĩa những từ căn bản của tiếng Việt như Thiên, Địa, Nhân, Tính và Tâm th́ mới mong có được cái nh́n nhất quán. V́ vậy, để tránh những suy diễn sai lạc như “đă là người trí thức th́ lẽ tất nhiên phải có nhân tính”, nên người viết mạo muội nhắc lại, trong khuôn khổ bài này cho mọi người nguyên nghĩa của hai chữ Nhân Tính. Vậy Nhân là ǵ và Tính là ǵ ?

    Nhân nguyên thủy không có nghĩa là người như loài người, giống người kiểu ông đi qua bà đi lại ; hay như định nghĩa của Aristote (384-322 TCN) : “Người là con vật biết suy lư” (l'homme est l'animal raisonable). Quan niệm duy lư này sau gần 25 thế kỷ đă dẫn đưa nhân loại đến sa đọa và bế tắc, nên là một sai lầm từ lâu đời như các triết gia cận đại nổi tiếng ở Tây phương đă nhận xét :

    Schopenhauer (1788-1860) viết : “Quan niệm người như con vật suy lư là một sai lầm phổ quát đă có lâu đời, cần phải được gảy bỏ đi như một sự giả tạo lớn lao căn để”. (Animal rationnel. Cette vieille et universelle erreur de principe, cet énorme proton pseudos doit être écarté avant-tout. (W.Durant, Vies et Doctrines p.345))” (3)

    Heidegger (1889-1976) đă b́nh luận như sau:

    Nền móng câu định nghĩa đó là thú vật (zoologique), chính trong khung cảnh của câu định nghĩa trên mà quan niệm về con người của Tây Âu cũng như tất cả những ǵ là tâm lư, luân lư, tri thức luận, nhân bản đă được kiến tạo. Đă từ lâu chúng ta bị xiêu bạt trong mớ lộn xộn của những ư tưởng và khái niệm mượn từ trong các môn đó. Cứ sự nọ đặt nền trên một câu định nghĩa sa đọa. Đấy là một cái ụ chặn đường tiến. C̣n cái ụ thứ hai chính là sự cấm đoán không cho bàn về con người. Hai ụ đó làm tê liệt ḷng ham muốn học hỏi về con người. T́nh trạng này kéo theo một sự xáo trộn và hỗn loạn trong các tiêu chuẩn cũng như thái độ của chúng ta, và hầu như không c̣n ai biết được phải căn cứ trên cái ǵ trong những khi cần đến những quyết định quan trọng, đời có sự thấu triệt và trung thực đi đôi với sự hiểu biết sứ mệnh”. (Cette définition de l’homme est au fond zoologique. C’est dans le cadre de cette définition qu’a été bâtie la conception occidentale de l’homme. Tout ce qui est psychologie, éthique, théorie de connaissance, anthropologie; depuis longtemps nous sommes ballotés dans un pèle-mèle confus d’idées et de conceptions qui sont empruntées à ces disciplines. Du fait que la définition de l’homme sur laquelle tout repose représente déjà une décadence. Cet état entraine perturbation et confusion dans nos critères et presque personne ne sait plus, ni sur quel point, ni selon quelle alternative les décisions qui comptent doivent être prises quand justement il faudrait qu’à la grandeur de la vonlonté historiale se joignent la pénétration et l’authenticité du savoir historial. (p.155-156)) (4)

    Vả lại Việt Nho có câu :“ cùng thần tri hóa ; cùng lư chi mụ ” dịch nghĩa là “hễ đi cùng với ‘thần’ th́ mới biết biến hóa, c̣n hễ đi cùng với lư lẽ hay lư sự th́ chỉ có bế tắc”.

    Trái lại Nhân theo quan niệm của Viễn Đông chính là “Giao Chỉ” nghĩa là sự tương Giao ḥa hợp của Chỉ trời và đất. Nói cách khác con người là sự hội tụ của Đức (linh lực) trời và đất, như Việt Nho có câu : “nhân giả kỳ thiên địa chi đức” hay ”thiên địa giao hỗ vi nhân”. Cho nên :

    “Thái độ sống của mọi người được quyết định do tŕnh độ ư thức cao thấy được sự giao hội với toàn thể vũ trụ. Toàn thể đó chia ra được ba đợt là Thiên, Địa, Nhân.

    Thiên chỉ thị b́nh diện vũ trụ có tính cách phổ biến, vượt không gian, nên được quan niệm như cái ǵ trống rỗng, thái hư nhưng lại chứa vô cùng những khả thể chưa hề xuất hiện chưa hề mặc lốt h́nh nên được quan niệm là sẽ đến, v́ thế Thiên đi với tương lai.

    Địa là nói đến b́nh diện “vật chất”, nghĩa là những năng lượng dính liền với vật lư, với thiên nhiên, đă có h́nh tích, nên gọi là dĩ văng.

    Nhân là nói đến sự cảm thức được mọi giao thoa của thiên địa (hay dĩ văng và tương lai) tức là cảm thấu triệt và hiện thực được bằng cái Đức, cái linh lực tức cái sống sung măn. Khi đạt tŕnh độ đó th́ là đạt lối sống của con người toàn diện bao gồm cả dĩ văng (hiện tượng) cả tương lai và những khả năng vô tận nhưng c̣n tiềm ẩn. Muốn được thế cần phải phát triển đồng đều và đầy đủ ư, t́nh, chí đi với Địa, Nhân, Thiên. Tuy nhiên con người thường chỉ sống hời hợt có mặt ngoài theo những hiện tượng, ít khi đi lên được hai đợt sau. Sự sống đó ta kêu là lư hay nói theo danh từ triết là ư niệm. Ư niệm là ảnh h́nh của các vật thể riêng rẽ cá biệt nên sống theo ư niệm gọi là sống tán tức thiếu mối liên hệ với toàn thể vũ trụ, v́ mối liên hệ này chỉ khởi xuất từ khi Địa (ư niệm) giao thoa với Thiên (chí) qua Nhân (t́nh) nên cũng là nơi giao hội của trời cùng đất.

    V́ thế sống với ư niệm là một lối sống hàng ngang thiếu mất chiều cao nên không nh́n ra được toàn diện của cứu cánh con người, để quán xuyến lại một mối. Duy niệm v́ thế chỉ đẻ ra được lối sống nhớ tiếc thời xa xưa căn cứ trên ư niệm về một hoàng kim đă mất, về những mẫu mực mà ḿnh cố gắng lặp lại, hoặc sống vọng về tương lai, luôn luôn chờ mong một cái ǵ xa xôi sẽ đến. Cả hai lối sống đều hờ hững với hiện tại, cả hai đều không hiện thực được nội dung của lễ ‘tế giao’ nghĩa sống trọn vẹn cái bây giờ, nên thiên địa bất giao mà chỉ c̣n là những ư niệm trừu tượng, lưu lại dĩ văng hay phóng tới tương lai cũng không thoát tính chất cá biệt ly tán. Kể cả cái sống hiện tại nhưng b́ phu hối hả vội vă, cũng không phải là cái sống thực tế ăn làm của thế nhân, cái đó chưa vượt được tầm lương tri, nên cũng chưa phải là thái độ sống lư tưởng.

    Đạt lối sống lư tưởng khi ư, t́nh, chí thống nhất và lúc đó là đạt đợt Minh Triết. Khi c̣n ở đợt triết học th́ một là duy ư (duy ư hoặc niệm) hay là duy t́nh lăng mạng, hoặc là duy chí cũng gọi là duy tâm hay huyền niệm. Bốn ông đều duy th́ làm sao ḥa, v́ thế triết học không tác động nổi vào đời sống, đời sống trở thành con thuyền không lái, nên lương tri bất đắc dĩ phải ra nắm quyền chỉ huy. Khốn nỗi lương tri th́ không đạt đợt tâm linh, nên phải nhờ tới tôn giáo nhưng tôn giáo nhiều người không chịu tin, đành đưa ra triết học hiện sinh vậy nhưng hiện sinh lại không sâu tới đợt ẩn sinh, nên chỉ có nhảy cà tửng, làm ba câu văn đẹp, viết dăm vở kịch hay th́ được, chứ sâu xa ḥa hợp mọi chiều kích con người th́ làm sao đương nổi. Thấy thế phát đóa một số hô vất triết lư đi, chỉ duy luật, duy pháp, đứa nào không nghe th́ thanh trừng. Đó là chủ trương của ‘Phát xít’ và ‘Mácxít’. Chưa biết sẽ làm được những ǵ nhưng mới xuất hiện quăng dăm chục năm th́ cũng đă giết hại lối dăm chục triệu nhân mạng. Truy căn ra th́ đó lại là hai ông duy mới thêm vào ḍng tộc cựu duy. Và nhân loại vẫn ngơ ngác chưa t́m đâu ra nhạc trưởng. Chưa t́m ra v́ chưa có ai thống nhất nổi ư, t́nh, chí. Muốn thống nhất th́ :

    Ư phải thành
    T́nh phải thâm
    Chí phải thấu triệt.


    Viết ra chữ Nho th́ để hiểu chữ Chí là ‘sĩ’ trên ‘tâm’ dưới. Cái yếu tố giúp cho ư được thành, t́nh được thâm là cái Tâm vậy. Có Tâm kề vào sĩ th́ mới có chí. Chí như thế được Mạnh Tử định nghĩa là nguyên suư điều khiển cái khí, mà khí là cái sung măn của thể, nên chí là cùng cực trước cái khí, vậy phải tŕ chí mà không được bạo động cái khí (phù chi, khí chí suư dă. Khí thế chi sung dă. Phù: chí chí yên. Khí thứ yên). Nếu ta gọi Chí bằng thiên viên c̣n Khí bằng địa phương th́ đă mấy nền triết lư giữ nổi câu “tŕ kỳ chí vô bạo kỳ khí “, và do đó triết lư đă không chu toàn nổi sứ mạng của ḿnh.

    Muốn chu toàn sứ mạng đó phải có cả t́nh, ư, chí trên một độ b́nh quân vượt bậc mà tiên Nho gọi là ‘quân thiên’ thành thử chiều kích nào cũng tiềm tàng đủ ở trong; muốn xét về phương diện nào cũng có đủ ư, t́nh, chí, tôn giáo, hiện sinh, lương tri, lăng mạn… chỉ không thể xếp hạng và dán nhăn hiệu duy nào cả cho Nho giáo cái đó ta gọi là Ḥa thời người xưa kêu là Thời Trung.”
    (5)

    V́ vậy cần phải được hiểu cho đúng nguyên nghĩa của những chữ căn bản như Tâm với Ư, T́nh, Chí mà thường ngày ai ai cũng đều nói hay viết, nhưng thử hỏi có mấy ai hiểu đúng và có thể cắt nghĩa lại được ?! Do đó ở đây người viết xin mượn lại sự giải nghĩa rộng về chữ Tâm của Chu Hy để nhắc lại cho mọi người :

    Tâm giả nhất thân chi chủ tể : Tâm là chủ tể của toàn thân (toàn thể)”

    Ư giả tâm chi sở phát : Ư là cái sự phát ra của Tâm”

    T́nh giả tâm chi sở động : T́nh là cái sự động của Tâm”

    Chí giả tâm chi sở chi : Chí là cái chỗ đi đến của Tâm”

    Do đó mà câu tục ngữ “Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Ḥa” đă trở thành châm ngôn cho đời sống của Việt tộc từ xưa đến nay. Nhưng ngày nay đă không c̣n có mấy ai hiểu đúng với nguyên nghĩa của nó là muốn sống trọn vẹn cái Nhân Tính để thành Nhân th́ phải sống với ‘Ư thành - Tâm chánh - Chí trung’. Sống như vậy mới gọi là sống hết ‘ư-t́nh-chí ’ tức là sống với cái Tâm, v́ nếu nếu “ḷng ḿnh chẳng được ngay thẳng, b́nh thản, th́ có nh́n cũng không thấy được, có lắng tai cũng không nghe được, có ăn cũng không biết được mùi vị” như câu trong sách Đại Học :”Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị.”


    (c̣n tiếp)
    Last edited by Son Ha; 23-02-2012 at 10:33 AM.

  2. #2
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    TRÍ THỨC VÀ NHÂN TÍNH (2)

    V́ vậy người viết muốn nhấn mạnh ở đây ư nghĩa ‘Tâm linh’ với chiều kích vô biên như vũ trụ, nên Việt Nho mới nói là “vũ trụ chi Tâm”, tức là ư nghĩa biến hóa như ‘Thần’ do đó mới có ‘tính linh thiêng’. V́ chỉ tới đợt tâm linh ta mới có ư niệm biến hóa như “thần vô phương”, mới thực có ngoại nội ḥa hợp, mới thực có “trí tri ” nghĩa là mới đạt đến cái Tri chân thực, mà Việt Nho nói là “trí tri tại cách vật”.

    “Câu trên có nghĩa là khi ta đạt cái tri chân thực (nhà Phật kêu là Chân đế khác với tục đế của thế gian) th́ sẽ thấu tới cái căn tính của vạn vật, để thấy được bản lai diện mục. Không c̣n ư niệm nào đứng trung gian nên không c̣n đứng trước mặt, ngáng đường (gegestand, objet) nên năng tri và sở tri nhập một (sujet et objet coincident) trở thành nhất thể theo nghĩa “Thái Nhất” tức cái nhất bên ngoài phạm vi hiện tượng, bao trùm hết mọi hiện tượng.

    Nho giáo nói : “trí tri tại cách vật”. Chữ tại này có nghĩa hàm hồ u linh kiểu như câu “Thiên lư tại nhân tâm” (xem Nhân Bản trg.189) đem lại một nét đặc trưng ở chỗ tránh bàn xem sự vật có hay không mà chỉ cốt dùng nên gọi là “Dụng” c̣n thực tại tự nội là cái thường nhân không thể biết, nên tạm chỉ thị bằng danh từ “Thể”, hay là “Tiềm thể”. Hễ ai ngộ đạo hay là đạt cái Tri chân thực sẽ biết luôn là không thể nói ra được, v́ nó là Đạo Thể Viên Dung tṛn đầy sung măn, không thể dùng ngôn ngữ hạn hẹp để nói ra. Có dùng một loại danh từ như Vô cực, Thái cực, Tiềm thể, Nhất thể, Tánh thể hoặc một hai h́nh ảnh biểu tượng như Thiên viên, Địa phương, Ngũ hành, Hà đồ, Thái nhất… th́ đấy chỉ là phương tiện tuỳ nghi. Tuy nhiên đó cũng là việc bất đắc dĩ phải dùng biểu tượng làm phương tiện ở những chặng đầu tiên trên đường “học giả”, c̣n về sau càng đi lên càng bớt dần cho đến một câu bốn chữ “có tinh lọc tâm hồn sẽ có Duy Nhất”, để cuối cùng th́ bước vào “vô ngôn”, không nói chi được nữa. V́ khi đạt miền “vô hồ xứ giả”, “vô bổn phiêu giả” th́ c̣n nói chi được nữa, bởi có c̣n biên cương bờ cơi đâu mà gọi tên. V́ gọi tên là chỉ định là định nghĩa… tất cả đều hàm ngụ cơi bờ, phân biệt và những nét đặc thù rồi. Nhưng khi ngộ đạo th́ sẽ thấy là không c̣n giới mốc nào giữa tâm với vật, giữa ngoại với nội. Do đó câu “trí tri tại cách vật” có thể diễn bằng vô cùng câu nói nhưng cũng không sao múc hết nội dung. Tuy nhiên có những lời giúp ta hiểu thêm phần nào câu trên, thí dụ những câu như "Nhơn giả thiên địa chi tâm dă", người là cái tâm của thiên địa, và “Thiên địa chi tâm nhân nhi dĩ hĩ ”, đạt được Tâm của trời đất là đạt được Nhân vậy. Đó cũng là ư câu “tri nhân tắc tri thiên tri địa”, biết người th́ biết được thiên địa, và ngày nay được khoa học kiện chứng phần nào bằng câu "thời gian là mô của vũ trụ" (le temps et l'espace sont le tissu de l'univers). Người ta là cái đức (l'énergie) của trời đất. Do đó khi nhận thức ra cái "Minh Đức" ấy nơi ḿnh th́ cũng là nhận ra cái lư tối hậu của vạn vật, cũng như nhận ra chiều kích vũ trụ nơi con người, nghĩa là con người không chỉ là vật bé nhỏ như giác quan nhận thấy mà c̣n một chiều rất rộng, rộng bằng với vũ trụ đến nỗi nói được “Ngô tâm tiện thị vũ trụ, vũ trụ tiện thị ngô tâm ”. Những lời đó đều đồng nói lên chân lư “thiên địa vạn vật nhất thể ” đă ngầm chứa trong câu “trí tri tại cách vật”.
    (6)

    Khi nhận ra được cái lư tối hậu của vạn vật với chiều kích vũ trụ đó nơi ḿnh mới thực sự là người ‘trí thức’ đúng nghĩa, v́ đă không chỉ tỉnh thức bởi ‘trí giác’ mà là bằng ‘ tâm linh ’ nên “biết trọn được vạn vật mọi sự gọi là Đạo th́ có thể an bang tế thế mà không hề quá đáng”, như Kinh Dịch có câu : “tri chu hồ vạn vật nhi Đạo, tế thiên hạ cố bất quá” (H.T). Nói cách khác nguyên nghĩa của ‘trí thức’ chính là ‘giác ngộ’ hay c̣n nói là ‘đắc đạo’. Nên người ‘đắc đạo’ là người có ‘trí tri”, có ‘tâm linh’ v́ sống với chiều kích vô biên của vũ trụ, nên chứa đựng được cả vạn vật, do đó mới gọi là ‘nhân linh’ như Việt Nho nói là “nhân linh ư vạn vật ” hay “vũ trụ chi tâm” tức “vũ trụ là tâm con người” hay nói cách khác cũng là “thiên lư tại nhân tâm”. V́ thế không thể nói ẩu, trí thức là người có học với một đống kiến thức được nhồi nhét vào đầu, th́ tất nhiên là người có Nhân Tính !

    Nhân Tính cũng như tính chất của vạn vật đều không thể có v́ lẽ tất nhiên được, mà ngược lại phải tuân theo quy luật tất yếu bất di bất dịch của càn khôn vũ trụ là : “nhất bản tán vạn thù ; vạn thù quy nhất bản” với 3 quy luật nhỏ : đó là luật biến động, luật loại tụ và luật giá sắc (c̣n gọi là gieo gặt hay nhân quả). Tức là cái Tính Bản Nhiên của mỗi người được trời phú cho ngay từ lúc sơ sinh nhưng cũng cần phải được vun trồng dưỡng nuôi như vạn vật, tức là cần phải được học hỏi tu luyện để mới nhận thức được hầu mới có thể ư thức. V́ vậy Mạnh Tử nói : “Tồn kỳ tâm dưỡng kỳ tính sở dĩ sự thiên dă” do đó người Việt ḿnh mới hay nói là “tồn tâm dưỡng tính” có nghĩa là tu tâm th́ cũng như thờ Trời vậy. Hay như Kinh Dịch có câu :

    Thành tính tồn tồn đạo nghĩa chi môn”. Thành được Tính của ḿnh đó là cửa dẫn vào Đạo Nghĩa. Vậy th́ ‘thành tính’ là ǵ? Hệ từ nói: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo, kế chi giả thiện dă, thành chi giả tính dă” (H.T.5). Kế tiếp theo đạo âm dương là thiện. Thành được cái đạo đó, thực hiện được cái đạo đó (réaliser) là hợp hai mối âm dương, “hợp ngoại nội chi đạo dă” (T.D 25). Như vậy Thành Tính có nghĩa là đi theo đạo Trung Dung giữa âm và dương, giữa thiên và địa, như câu “Thiên vị hồ thượng, Địa vị hồ hạ, Nhân vị hồ trung”, địa vị người ở giữa thiên địa, hễ lên hoặc xuống là thiên lệch, c̣n nếu chí Trung th́ cũng là chí Thành. V́ thế mà nếu cần định nghĩa con người th́ nên định nghĩa bằng chữ Nghĩa, tức cũng là chữ Nghi : thích nghi với trời (tâm) cùng đất (sinh) sao cho giữ được thế quân b́nh th́ gọi là chí Thành. Nếu được như vậy th́ có thể tham dự với trời cùng đất trong việc nuôi dưỡng vạn vật và giúp con người đi theo đà tiến hóa. Sách Trung Dung nói rằng : “Duy có bậc chí thành mới hiện thực hết cái tính riêng của ḿnh, mà hiện thực được tính riêng của ḿnh đến cùng cực cũng là hiện thực được tính bản nhiên của con người Đại ngă lúc đó có thể tham dự cùng trời đất : giúp vào đà tiến hóa của muôn vật.” (“Duy thiên hạ chí thành vi năng tận kỳ tính. Năng tận kỳ tính tắc năng tận nhơn chi tính. Năng tận nhơn chi tính tắc khả dĩ tán thiên địa chi hóa dục. Khả dĩ tán thiên địa chi hoá dục tắc khả dĩ dữ thiên địa tham.”)

    Tính là ǵ mà quyền năng đến thế? Thưa Tính là ḍng sống tâm linh đại đồng : trung tâm của mọi sự sống, mối đầu tiên của muôn loại, không có nó không vật nào sống được. Ta có thể gọi là nguồn sinh lực phổ biến (force vitale universelle) là con sông cả cuồn cuộn chảy ngầm dưới mọi vật mà hai bên bờ mọc lên muôn trùng chùm cây, tức là vạn vật khác biệt nhau, nhưng tất cả chỉ sống v́ đâm rễ xuống ḍng nước của con sông bao la đó. Chữ Tính kép bởi chữ ‘Tâm’ và ‘Sinh’. Thật là một hội ư sâu xa trong đó Tâm chỉ tinh thần, Sinh chỉ nguồn sống. Tức là một thực thể mà ngày nay khoa tâm lư những miền sâu đă phát giác ra. Jung viết mấy ḍng sau:

    “Sống và tâm (tức tinh thần) là hai khả năng hay là hai yếu tính mà con người nhận ra là ḿnh được đặt vào giữa. Tâm đem lại cho sự sống một hướng đi và một khả năng triển nở rộng răi hơn. Như vậy sự sống trở thành thiết yếu cho tâm trí, v́ chân lư không có nghĩa chi hết khi sự sống không chịu đi theo. Sự sống chính là tiêu chuẩn cho chân lư của lư trí vậy”. (Vie et esprit sont deux puissances ou deux nécessités entre lesquelles l’homme se trouve placé. L’esprit donne à sa vie un sens et la possibilité d’un développement plus large. Mais la vie est indispensable à l’esprit, car sa vérité n’est rien si la vie lui est refusée. La vie est le critère de l’esprit .) (Moderne 94)
    (7).

    V́ vậy :

    “Sứ mệnh của chúng ta là phải cố gắng để nhận thức ra được để dễ cảm thông với ḍng sông siêu linh kia, lúc đó ta sẽ thông với hồn sống siêu việt chung cho muôn loài mà không c̣n bị những cái tư riêng nhỏ hẹp ràng buộc, con người sẽ thấy thanh thoát, thăng hoa tự tại như vẫy vùng trong biển hạnh phúc, bấy giờ mới là khởi đầu con người chân nhân, đạt tới cái mà sách nói “tận kỳ tính dĩ chí ư mệnh”: có thực hiện tận cùng cái tính của ḿnh, tức phát triển cùng cực mọi quan năng (ư, t́nh, chí) th́ lúc ấy mới đạt Mệnh tức tiết điệu uyên nguyên của nhịp sống sáng tạo. Đó là đại để ư nghĩa chữ Tính.” (8)

    Nhưng hiện nay có nhiều trí thức v́ tự ḿnh đánh mất đi cái Tính Bản Nhiên tức cái Nhân Tính của ḿnh nên coi như vong bản mất gốc và vong thân v́ không c̣n biết ḿnh. Thành thử cắm đầu chạy theo cái học ngoại lai với ngành chuyên môn, chỉ biết có khoa học kỹ thuật, nên đâm ra nếu không biến thành hạng ‘giá áo túi cơm’, th́ cũng biến thành những khí cụ, những quái vật một mắt ti hí, như triết gia Kim-Định đă viết :

    “Kết quả: Đại học là nơi thâu thập tri thức, sinh viên trở thành những ‘đánh-đống-viên’: đống của ai lớn người ấy có văn hóa cao. Kết quả là sản ra những con người rách nát (écartelé, nói theo chuyên môn là ‘schizophrénie’ thác loạn tinh thần v́ thiếu hướng) với một mớ tri thức nửa chừng không làm nên tṛ trống ǵ có thể gọi là triệt thượng triệt hạ. “Toàn diện” trở thành “ngoại diện” (d’une encyclopédie lamentablement superficielle) duy tŕ măi tŕnh độ “nhật báo” ở Đại học, và trở thành kém cả những người theo giải pháp chuyên môn. Giải pháp này ít ra cũng giúp nắm vững cái cần câu cơm. Có thực rồi vực dần dần đạo cũng phải ḷi ra. Và như thế là giải pháp chuyên môn hiện lên như một cám dỗ đầy hứa hẹn.

    Tuy nhiên chúng ta không thể theo giải pháp chuyên môn được, ít ra như hiện nay đang được thi hành v́ càng ngày người ta càng ư thức sâu sắc về những ác quả của giải pháp đó, và đây là một hai lư do: trước nhất chuyên môn từ trong bản chất là chuyên biệt nên càng rút hẹp giới hạn bao nhiêu càng hữu hiệu bấy nhiêu: học chung về thuốc không thể hữu hiệu bằng chuyên về mắt, về răng, về tim v.v… Đấy là luật tất định, nếu muốn hữu hiệu th́ phải tuân theo, không thể làm khác được. Nhưng đó chỉ là luật của nhiên giới đem áp dụng vào nhơn giới th́ hậu quả là cơ giới hóa con người, biến nó thành những người máy (robot), những khí cụ. Con người khuôn theo nó trở thành những quái vật một mắt ti hí, hết nh́n được những vấn đề bao la toàn diện. V́ đă bị chi phối bởi luật chiếu giăi (loi de projection) theo đó, khi một người để hết tâm trí vào một giá trị nào, th́ sẽ chỉ c̣n thấy có giá trị đó và sẽ nh́n mọi vật qua lăng kính duy nhất ấy. Freud nh́n tất cả qua tính dục. Rousseau thấy tất cả qua t́nh cảm, qua thiên nhiên. Platon thấy chỉ có ư niệm mới là giá trị. Hegel th́ tôn vinh biện chứng làm chủ tể v.v…
    (9)

    Do đó mà hạng trí thức ‘giá áo túi cơm’ này mới đi chủ trương “Thoát Á” như mới đây có bài viết “Hăy để Khổng Giáo lụi tàn” với lập luận ấu trĩ v́ nông cạn, nhưng lại được phổ biến trên mạng Đàn Chim Việt ngày 16/2/2012 vừa qua. V́ tác giả đă “suy bụng ta ra bụng người” khi viết : “Có nhiều trí thức học giả Việt Nam cũng tỏ ra vẻ trầm tư khi thấy nét khác biệt giữa Nho Giáo của Việt Nam và Trung Quốc rồi cho rằng đó là một đặc điểm “Việt hoá” đâm ra tự hào về nét pha trộn này mà cho là Việt hóa Nho giáo, xưng là Việt Nho. Ở một góc cạnh cao hơn mà nhận xét, Khổng Giáo chính là một vỏ bọc màu mè chứ ruột gan bên trong ai rút kiểu nào cũng không hề hấn ǵ về mặt danh nghĩa và nội dung. Khổng Giáo chính là một xác chết bị rút ruột từ lâu đời, ai có chút quyền uy cậy thế đều cũng có thể hà hơi vào đấy là có thể tự tạo cho ḿnh một trạng thái bá quyền văn hóa.” Điều này chứng tỏ sự suy diễn nông cạn của tác giả đối với những tài liệu nghiên cứu của khoa khảo cổ gần đây, chẳng hạn như bài viết về “Kết quả mới nhất, thuyết phục nhất về cội nguồn phát tích của Việt tộc” và “T́m lại cội nguồn văn hóa”, hoặc “ Trả lại những ǵ… của lịch sử cho lịch sử ”. Hay đối với dẫn chứng sau đây với lư do v́ sao gọi là ‘Việt Nho’ :

    “Bây giờ để tóm tắt ta hăy xác định phần nào khuôn mặt của các đợt sóng văn minh tràn lên rồi để lắng xuống những lớp phù sa ảnh hưởng. Người xưa đă muốn phân biệt bằng những chữ Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam Vương, Ngũ Bá v.v… th́ đó chỉ là cách nói co dăn theo huyền sử, nếu hiểu theo lịch sử th́ không trúng. Thí dụ: Tam Hoàng có thể là 5 khi kể cả Toại Nhơn, Hữu Sào, Nữ Oa, Ngũ Đế có thể là thất đế khi kể cả Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Chí… Tam Vương cũng không hẳn là tam mà có thể bao gồm Nghiêu Thuấn vào giai đoạn này mới đúng và lúc ấy gọi là thời vương đạo gồm Nghiêu Thuấn là thời lập đức, nhà Hạ nhà Thương là thói lập công, c̣n nhà Châu là thời lập ngôn ở tại việc giàn ḥa hai chiều văn hóa Hoàng trời (tam hoàng) với Đế đất (ngũ đế) làm thành Vương đạo là thời quân b́nh nhất; rồi sau đó Vương đạo suy dần ở những đời sau mà khởi đầu là ngũ bá. Ngũ bá cũng không hẳn là ngũ v́ sau Tề, Tấn, Tống, Tần, Sở c̣n có Ngô rồi Việt. Vậy những đợt Tam Hoàng, Ngũ Đế, Tam đại… chỉ nên hiểu là những đợt văn hóa mà ta có thể xác định hơn kém bằng thời gian và khu vực như sau.

    Giai đoạn trước hết là Viêm tộc xuất hiện đầu tiên trên toàn lănh thổ Trung Hoa lập ra một nền văn minh mà ta có thể gọi là Hoàng Đạo, với thể chế thị tộc (Mẹ làm chủ nên gọi là Thị), rồi bộ lạc và một đôi nơi đă khởi sự bước vào thể chế quốc gia. Thí dụ họ Hồng Bàng lập ra nước Xích Quỷ, Văn Lang.

    Giai đoạn thứ hai Hoa tộc từ Tây Bắc vào chiếm 6 tỉnh mạn Bắc thuộc Hoàng Hà rồi nương theo thế liên bang của Viêm tộc mới manh nha để hoàn thành dưới h́nh thức chư hầu và phong kiến tức một thứ liên bang nhưng kém phần dân chủ và công thể của Viêm tộc chính tông. Bởi đó về triết lư th́ giai đoạn này kêu được là Vương đạo, một thứ triết lư mà chất Viêm Việt nổi hơn chất Hoa tộc, và tôi gọi là Việt Nho.

    Giai đoạn ba mở rộng ảnh hưởng Hoa tộc xuống mạn nam thuộc vùng Dương Tử giang lập thành nước Kinh Sở. Thời này về triết không có ǵ đặc sắc mà chỉ là tiếp nối Vương đạo. Nhưng v́ đất của Viêm tộc bị rút hẹp th́ ảnh hưởng trong triết cũng suy yếu theo.

    Giai đoạn thứ ba có thêm đợt hai là Hoa tộc chiếm thêm ba tỉnh cửa sông Dương Tử thuộc hai nước Ngô Việt và cuối cùng chiếm luôn cả Lưỡng Việt (Quảng Đông Quảng Tây), cả Bắc Việt từ đấy trở thành mảnh đất trú chân cuối cùng của Viêm tộc đại diện cho toàn thể gia đ́nh Viêm Việt. Theo đà ấy triết bước vào giai đoạn Đế Đạo cũng gọi được là Bá Đạo hay Hán Nho và truyền lại cho tới nay.

    Riêng về nước Việt Nam xét như là mảnh đất nương thân cuối cùng của tinh thần Viêm tộc đă trải qua một quá tŕnh tranh đấu để cuối cùng dành lại được nền độc lập trên một dải đất nhỏ hầu duy tŕ những đại diện chính thức cho Viêm tộc cũng như cho Bách Việt, nói khác là đại diện nền văn hóa nông nghiệp khi mới manh nha cũng như cho giai đoạn Kinh điển tựu thành tức giai đoạn ṇng cốt của nền văn hóa Việt Hoa.”
    (10) (xin xem thêm “Nho Giáo là của Việt Nam”)

    Tiếc thay cho hạng trí thức này có đầy thiện chí nhưng lại thiển cận v́ dốt mà không chịu học hỏi, đâm ra là xuyên tạc khi viết ra hay nói lên. Nên nếu không điểm mặt hạng trí thức vô ư thức trách nhiệm này, để đừng nói là kẻ phá hoại th́ cũng phải nói đúng là “dốt hay nói chữ ”. V́ khi viết ra : “Thật vậy, các thuyết Trung Dung, Luận Ngữ; Đại Học Chi Đạo… Bất Diệc Lạc Hồ này nọ, nghe cứ là thâm trầm, sâu lắng, hút hồn, quyến rũ ḷng ai.. Các giới nhân văn danh sĩ tri thức nếu b́nh tĩnh đọc lại một lúc rồi cũng sẽ nhận ra rằng các học đạo này chỉ hay ho hấp dẫn được mấy trang đầu do đặc tính ngữ văn Hán ngữ mà thôi. Lật sâu vào trong th́ có nhiều lư luận rất nực cười, dở hơi mang tính cổ tục hũ hóa tâm hồn chứ chẳng thấy lư luận nào tới bến bờ như triết Tây Phương. Điều này là thật đấy.”, th́ lại càng chứng tỏ sự dốt nát của tác giả v́ không hề biết ‘đặc tính ngữ văn Hán ngữ ’ chính là tiếng Việt cổ, c̣n gọi là tiếng Nôm đă có trước Hán ngữ tự lâu đời. (xem “Nguồn gốc chữ Nôm”). V́ vậy lư luận suông của tác giả mới thật đúng là nực cười và dở hơi, nên quả đúng là ấu trĩ ! Tệ hại thay !


    Để kết luận, ta cần phải biết quan niệm “thiên địa vũ trụ vạn vật Nhất thể” để mới hiểu Nhân Tính hay Tính Bản Nhiên, không phải là ‘chủ nghĩa cá nhân’ kiểu tự do quá trớn do xă hội tiêu thụ vật chất tạo ra như ở các xứ giàu có, để rồi tự cảm thấy ḿnh lạc lơng cô đơn với đời sống vô nghĩa. Nhưng ngược lại là mối tương quan chặt chẽ với cái Toàn Thể Viên Dung cần được cảm nhận bằng thể nghiệm để cảm thấy ḿnh với vạn vật như cùng một cơ thể.

    “Tóm lại ngày xưa người ta hiểu lầm rằng có thế giới khách quan bên ngoài, tự tại, riêng biệt, c̣n con người được đặt vào đấy một cách thụ động mà không chú ư đến phần tham dự chủ quan của nó. Đó là điểm thiếu sót rất trầm trọng v́ nó đưa con người đến hố vong bổn. Điểm đó hiện đang được khoa Hiện tượng nhắc nhở. Nhờ thế mà triết Tây đi sát lại gần triết lư Đông phương hơn bằng sự phát giá thêm ra một trời khác, đất khác, một vũ trụ khác có thể gọi là khoảng sống (l’espace vital). Với triết học cố định, với thiên nhiên của duy niệm người ta mới biết có khoảng vật lư (l’espace physique) với tính chất liên tục, quay hướng nào cũng đồng tính như nhau y hệt, có thể đếm đo một cách hoàn toàn khách quan. Nhà triết học duy niệm chỉ biết có khoảng không h́nh học đó, nhầy nhụa và im ĺm, con người không tham dự chi vào trong việc kiến tạo ra “bầu trời đó cả”. Đến nay th́ hiện tượng luận khám phá ra một khoảng không khác: “khoảng không sống động”, mà đặc tính của nó là quy định mọi cử động của chúng ta cũng như nhận thức của chúng ta cũng lại ban cho nó một cơ cấu, một h́nh thức. Cái thế giới này c̣n tiến xa hơn câu nói của Berkeley: “Thế giới chính là cái nh́n của tôi”, v́ tuy đă đóng góp nhưng c̣n hạn cục trong cái nh́n. Đến nay triết học khám phá ra cả những cơ năng khác trong con người cũng đều dự phần vào việc làm ra thế giới gọi là thế giới bao quanh (Umwelt) tức là một mảnh, một “miếng” (portion) của khu vực mà chủ tri tiếp xúc một cách trực tiếp vừa bằng những bộ phận giác cảm vừa bằng những bộ phận chuyển dịch, tất cả làm ra một thế giới tạo tác. V́ thế có nhiều vật phản chiếu khác nhau tuỳ theo cái khung, cái lược đồ của nó, ta cần phải biết mới hiểu được vật đó. Tóm lại một thế giới sống động bao hàm các quan điểm của người nh́n, kể cả những lầm lạc của thị giác (illusion d’optique) hiện nay đang được các nhà hiện tượng luận và nhiều khoa khác khai thác, thí dụ những khoa môi sinh. Không dè ông Bàn Cổ đă từ lâu khai thác theo lối đó, nhưng v́ không nói nên không ai để ư. Nhưng khi nghiên cứu tỉ mỉ mới nhận ra là ông đă đạt chặng thứ ba của tâm thức con người, gọi là nhân thời, thời của nhân chủ, của con người tạo tác.

    Nh́n tổng quát quá tŕnh tiến hóa của loài người, chúng ta có thể chia ra đại khái (grosso modo) ba giai đoạn là thiên thời tùng phục thần thoại, địa thời nhịp theo phạm trù sự vật, sau cùng là nhân thời con người trở lại nội tâm ḿnh để tuân theo tính mệnh “tương dĩ thuận tính mệnh chi lư”. Tính mệnh hiểu theo nghĩa nội là Nhân tính khi con người không c̣n sống thụ động theo hai đợt trên mà đi vào lối tự tác hành.”
    (11)

    Đó mới thật là ư nghĩa của Nhân Tính lúc nguyên sơ, mà nếu khi lớn lên ta không chịu nghiên cứu để học hỏi, th́ không thể nào có nhận thức được để có thể ư thức đúng theo cái Chân lư là “Thiên lư tại Nhân Tâm” như đă tŕnh bày và dẫn giải trong bài này. V́ vậy người viết mạn phép kêu gọi tất cả những ai mang danh ‘trí thức’ hăy “tu thân vi bổn” để mới có cái Nhân Tính nơi ḿnh (chứ không thể có v́ lẽ tất nhiên) và để mới thực sự là trí thức. V́ muốn phục quốc và kiến quốc hay để an bang tế thế, th́ từ vua tới thứ dân ai nấy đều phải lấy việc tu sửa ḿnh làm bổn gốc, như sách Đại Học đă ghi: “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhơn, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bổn.” V́ :

    Cái gốc là chính con người, phải lấy thành Nhân làm nền móng trong việc an bang tế thế lâu dài. V́ thế mà “quân tử lập kỳ đại”. Người quân tử trước hết đặt vững nền móng cho cái đại cái gốc. Mà lập kỳ đại chính là tu thân. Tu thân mới là bổn gốc, ngoài ra kinh tế, chính trị, ngoại giao… tuy không ai dám chối là cần, nhưng cần hơn cả là gốc. Chính gốc mới là phần “thành Nhân”. Nếu chỉ luyện nên những thứ chuyên môn mà không có luyện cho thấy cái toàn thể nơi con người, th́ đừng nói thiếu tâm hồn, mà thiếu ngay cả đến lương tâm nghề nghiệp. Jung có lần nào đó viết rằng chính những chương tŕnh lớn lao về kinh tế, chính trị… đă làm các dân tộc sa lầy (Les grands programmes politiques, économiques… précisément ce qui a toujours enlisé les peuples), là v́ những chương tŕnh đó chỉ là những sự xếp đặt do đầu óc trục lợi tính toán, và chỉ biết t́m thế quân b́nh giữa các nhóm thế lực lấy ích lợi làm trọng tâm, mà không được đặt vào tương quan với Toàn thể là Nhân tính con người.

    Đành rằng phải có chuyên môn nhưng đồng thời phải dạy cho biết cái Toàn thể tức là Đạo làm người. Có thế mới là "tiên quy nhi hậu vi chi". Nếu không trước hết hồi hướng về thâm tâm để ḿnh t́m lại ḿnh rồi mới thực hiện (vi chi) th́ dầu chuyên môn có giỏi rồi cũng chỉ đến “vinh thân ph́ gia”, chứ không mong ǵ giúp ích xă hội.

    Điều nhận xét trên áp dụng cho toàn thế giới. Con người hiện nay đă “thành công” rất lớn, nhưng “thành Nhân” rất nhỏ. Con người chưa được sửa soạn đủ để hưởng cái thành công của ḿnh. Thay v́ lấy thành công tô thắm cuộc đời th́ lại dùng để tiêu diệt lẫn nhau. V́ chưa t́m ra cái Toàn thể làm gốc để quy tụ các động tác tư riêng nên mọi chương tŕnh trở thành vá víu.”
    (12)


    Cuối cùng, v́ “quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách”, cho nên trước t́nh trạng “sơn hà nguy biến” hiện nay, người viết không kêu gọi “Ai là trí thức hăy ngồi xuống” hay đứng lên, nhưng trái lại mời gọi mọi người “Hăy là trí thức thực sự ”. V́ chỉ có trí thức thực sự mới biết sống trọn vẹn cái Nhân Tính nơi ḿnh, tức là mới biết sống Đạo làm Người hay c̣n nói là ‘Thành Nhân’. Và nếu bạn thành Nhân tức là bạn đă biết ḿnh và biết luôn cả trời đất. Hay nói như Khổng Tử : “tri nhân tắc triết ” tức biết ḿnh là thấu triệt thượng triệt hạ với 3 chiều ‘thiên-địa-nhân’ nên gọi là ‘Tri chu’ nghĩa là biết trọn. Khi đó th́ tự nhiên là bạn biết cách ‘thế thiên Hành Đạo’ để an bang tế thế mà không hề quá đáng, nên dĩ nhiên là bạn sẽ Thành. ‘Thành Nhân’ trước tiên và ‘thành công’ sau đó trong việc cứu nước và xây dựng lại đất nước mà có lẽ bạn là trí thức cũng muốn thế.

    Viết xong ngày 17 tháng 2 năm 2012.
    (tức 26 tháng Giêng năm Nhâm Th́n)
    Nguyễn Sơn Hà.

    *Tài liệu tham khảo, ghi chú :
    - (1) (5) (6) Trích tác phẩm “Vũ Trụ Nhân Linh” của triết gia Kim-Định.
    - (2) Trích tác phẩm “Chơn Lư” của Kim Thân Cha.
    - (3) (4) (7) (8) (11) Trích tác phẩm “Nhân Chủ” của triết gia Kim-Định.
    - (9) Trích tác phẩm “Triết lư Giáo dục” của triết gia Kim-Định
    - (10) Trích tác phẩm “Việt Lư Tố Nguyên” của triết gia Kim-Định.
    - (12) Trích tác phẩm “Tâm Tư” của triết gia Kim-Định.
    - Tứ Thư
    - Kinh Dịch
    Last edited by Son Ha; 23-02-2012 at 04:00 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. thụyvi : CÚ...DỨT T̀NH CỦA KATIE !
    By Nguyễn thị Sàig̣n in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 27-07-2012, 10:44 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 04-09-2011, 09:35 PM
  3. Lời kêu gọi biểu t́nh số 02, tại CHLB ĐỨC!
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 3
    Last Post: 17-03-2011, 02:02 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 07-03-2011, 12:41 AM
  5. Lời Kêu Gọi Hưởng Ứng Biểu T́nh
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 05-03-2011, 03:25 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •