Thứ Ba 28/02/2012)

Thượng nghị sĩ Boswell (Queensland) (21:15): Tối nay, tôi đứng lên để ủng hộ người dân của nước CHXH Việt Nam. Đă từ lâu, nhân dân Việt Nam đă và đang bị đảng CSVN khước từ những quyền căn bản của con người. Đặc biệt, tôi muốn kêu gọi sự chú ư đến một nhạc sĩ can đảm tên là Việt Khang, người đă chống lại đảng Cộng Sản và nhà cầm quyền qua những bản nhạc của anh và đă phải trả một cái giá v́ chuyện đó.

Việt Khang, tên thật là Vơ minh Trí, là một nhạc sĩ và ca sĩ. Anh đồng sáng lập Tuổi Trẻ Yêu Nước, một mạng lưới được thành lập để gợi sự chú ư của dân chúng về những bất công xă hội ở Việt Nam. Ngày 23 tháng Mười Hai năm rồi, anh đă bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ. Hiện anh vẫn đang bị giam giữ, không được xét xử, ở một địa điểm không ai biết ở Việt Nam. Anh Khang đă làm ǵ để phải chịu một sự giam cầm vô hạn định như thế ? Anh viết hai bài nhạc tố giác những sai lầm của chế độ CSVN. Anh lên án chiến dịch của nhà nước ngăn chận quyền tự do ngôn luận của dân chúng nước anh. Anh gởi những bản nhạc này lên mạng, nơi mà chúng được phát tán rộng răi nhanh chóng, và được dân chúng ở Việt Nam và khắp thế giới chú ư. Đối với nhà nước Cộng Sản, điều này không thể chấp nhận được.

Không thể nhấn mạnh được hết sự cam đảm phi thường của Khang. Từ lâu, đảng CSVN đă dùng vũ lực, trù dập và giam cầm một cách bất công để chống lại với những sự chỉ trích đường lối cai trị của họ. Đă nhiều năm rồi, họ bắt giam một số nghệ sị, luật sư và các nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam.

Cũng giống như Khang, tội duy nhứt của họ là nói lên sự chống đối nhà cầm quyền. Nhiều người trong số họ vẫn c̣n bị giam giữ mà không có tội danh. Khang biềt điều ǵ sẽ xảy đến cho anh một khi anh gởi những bản nhạc chống đối của anh lên mạng. Anh biết đảng CSVN sẽ trứng phạt anh ra sao nhưng anh vẫn cứ làm và thách thức chế độ.

Đây là ḷng can đảm mà người dân trong một quốc gia tự do như chúng ta, may mắn thay, không bao giờ phải t́m thấy trong chúng ta. Sự hy sinh của anh xứng đáng được công nhận. Là một quốc gia dân chủ hàng đầu trên thế giới, chúng ta có bổn phận phải xét đến t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta phải làm tất cả mọi điều trong quyền hạn của chúng ta để mang những vấn đề này ra ánh sáng. Chúng ta phải giúp đ̣i hỏi sự phóng thích tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ.

Vị lănh đạo của một quốc gia dân chủ hàng đầu khác đă công nhận tính cách quan trọng của sự việc này. Tổng Thống Barack Obama đă đồng ư tiếp kiến một phái doàn gồm 100 người tranh đấu cho Việt Khang vào ngày 5 tháng Ba. T́nh trạng khốn cùng của Khang hiện nay sẽ được bàn thảo, cùng với đề tài rộng răi hơn về nhân quyền ở Việt Nam. Phái đoàn sẽ do ông Trúc Hồ, một cư dân của Hoa Kỳ, dẫn đầu, một người đă tranh đấu không mệt mơi cho Khang. Những nổ lực của Trúc Hồ dành cho Việt Khang đă được Tổng Thống Obama biết đến.

Vào ngày 7 tháng Hai năm nay, Trúc Hồ phát động một Thỉnh Nguyện Thư trên trang mạng chính thức của Ṭa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hăy có hành động để đ̣i hỏi sự phóng thích những người VN vô tội bị đảng CSVN cầm tù. Ông Trúc Hồ đặt mục tiêu là đến ngày 8/3, sẽ cố gắng thu được 25,000 chữ kư. Nhưng chỉ trong ṿng 3 tuần lễ, bức Thỉnh Nguyện Thư đă nhận được hơn 90,000 chữ kư và vẫn c̣n đang tiếp tục.

Chín mươi ngàn lời kêu gọi hành động từ khắp nơi trên quả địa cầu quả là một bằng chứng cho thấy tính cách nghiêm trọng về việc nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp các phong trào đối kháng. Đó là một bằng chứng về sức mạnh và sự khẩn thiết của những bài hát của Khang, đă làm sống dậy sự phẩn uất cả ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại.

Tổng Thống Obama rất quan tâm về vấn đề này đến mức yêu cầu được nghe những bản nhạc đó bằng Anh ngữ để có thể hiểu những thông điệp của chúng một cách rơ ràng hơn.

Hai bản nhạc mang tên “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai ?”.

Trong “Việt Nam Tôi Đâu?”, Khang hát cho sự thức tỉnh của anh đối với đảng CSVN. Anh nhấn mạnh đến những sự thất bại của nhà cầm quyền đối với những sự bất công đang lan tràn trong xă hội. Anh nói lên niềm tuyệt vọng trước việc nhà cầm quyền dùng bạo lực để trù dập những người đối kháng ôn ḥa đă lên tiếng chỉ trích các đường lối của nhà nước.

Bản nhạc thứ hai của Khang “Anh Là Ai ?” lên án các lực lượng an ninh Việt Nam về những phương thức tàn bạo của họ. Bài hát hỏi làm sao mà công an Việt Nam có thể trù dập một cách nhẫn tâm những người mà đáng lẽ chúng phải bảo vệ, rồi c̣n trừng phạt họ vi đă tham gia vào các cuộc biểu t́nh ôn ḥa để chống nhà nước.

Góp chung lại, những bài hát của Khang đă bắt được tâm t́nh của dân chúng Việt Nam. Các nghệ sị Việt Nam đă tŕnh bày những bản nhạc này bằng tiêng Anh và các ngôn ngữ khác trên toàn thế giới, tạo nên sự chú ư toàn câu về t́nh trạng nhân quyền khẩn thiết ở VN.

Ảnh hưởng của những bản nhạc này ở Việt Nam và ngọn lửa mà chúng đă nhóm lên đối với phong trào nhân quyền cho VN đang làm cho đảng CSVN với 3 triệu đảng viên phải kinh sợ. Nỗi sợ hăi tệ hại nhứt của nhà cầm quyền là người dân Việt Nam đoàn kết lại với nhau để đập tan chế độ. Kẻ thù nguy hiểm nhứt của họ là bất kỳ ai thắp lên ngọn đuốc chống lại sự thống trị. Việt Khang đă nói lên tiếng gọi nhập cuộc chống lại đảng CSVN mà, v́ anh ta và v́ đồng bào của anh ta, cần phải được nói đến và có hành động ngay lập tức.

Hăy thử tưởng tượng nếu Keith Urban hay Kasey Chambers tung ra một bản nhạc chỉ trích chính phủ nước Úc về những việc làm đáng xấu hổ gần đây. Hăy thử tưởng tượng nếu, để trừng phạt họ, chính phủ thảy họ vào trong tù, Không ai có thể nghĩ tới một hành động như vậy ở quốc gia của chúng ta, vậy mà đó là nỗi hiểm nguy mà những công dân Việt Nam phải đối đầu hàng ngày dưới chế độ Cộng Sản.

Việt Khang không phải là người duy nhứt trên danh sách của những đàn ông và phụ nữ can đảm đă trở thành nạn nhân của chiến dịch kiểm duyệt tư tưởng của đảng CS.

Linh mục Nguyễn văn Lư, một nhà đối kháng bất bạo động, đă bị cầm tù trong 15 năm v́ đă tham gia vào các phong trào đấu tranh cho dân chủ. Năm 2007, Linh mục lảnh 8 năm tù v́ đă ủng hộ bản Tuyên ngôn của nhóm 8406, một liên minh của các nhóm Công giáo chủ trương cải cách dân chủ ở Việt Nam.

Một nhà đối kháng hàng đầu khác là BS Nguyễn đan Quế, lănh tụ của Phong Trào Nhân Quyền ở Việt Nam, kêu gọi sự cải cách về xă hội và chính trị. Từ năm 1978 khi ông lên tiếng lần đầu tiên chí trích nhà nước, ông đă bị bắt giữ 4 lần và giam cầm hết 8 năm. Ông đă được đề cử cho giải Nobel Ḥa B́nhv́ những nổ lực không ngừng nghĩ của ông để tạo sự thay đổi trong nước.

Danh sách những cá nhân hiến trọn cuộc đời cho sự thay đổi Việt Nam thành một quốc gia Tự Do và Dân Chủ dài bất tận. Việt Khang và những nhà đấu tranh xả kỷ khác đă đánh thức dân chúng Việt Nam và thế giới về sự bạo ngược của đảng CS về nhân quyền. Nói một cách khác, đối với những người ái mộ Khang “Mỗi chữ, mỗi ḍng là một thanh gươm, một viên đạn giáng xuống đảng CSVN”.

Hoa Kỳ đă đóng góp đáng kể cho phong trào nhân quyền ở VN qua các đạo luật Vietnam Human Rights Act và Vietnam Human Rights Sanction Act. Gần gụi hơn, thật khích lệ khi thấy vào ngày 7/2 vừa qua, Ủy Ban Hổn Hợp về Ngoại Giao, Quốc Pḥng và Thương Mại đă có một buổi điều trần công khai để thu thập dữ kiện cho cuộc điều tra của họ về cuộc đôi thoại về nhân quyền giữa Úc và VN.

Tôi cũng ca ngợi chính phủ John Howard đă thiết lập các cuộc Đối Thoại Úc – Việt về Nhân Quyền vào năm 2002 để các vấn đề về nhân quyền có thể được bàn thảo trên cấp bực chính phủ.

Nhưng vẫn c̣n có nhiều việc phải làm. Như cuộc đấu tranh trong mấy chục năm qua của các nhà đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam đă chứng minh, cuộc chiến không thể nào thắng qua đêm được. Điều quan trọng là chúng ta phải giúp đỡ những người can đảm trong cuộc chiến đấu của họ chống lại đảng CSVN. Dân chúng Úc luôn luôn được hưởng quyển tự do ngôn luận mà không sợ sẽ bị trả thù. Đă đến lúc người dân Việt Nam cũng phải được quyền này.

HẾT-

HƯNG VIỆT
(Dịch bởi)
(Brisbane) 29/02/2012

* Source: http://hungvietbrisbane.wordpress.com/