Results 1 to 2 of 2

Thread: Người Lính Già Và Màu Cờ Tổ Quốc

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968

    Người Lính Già Và Màu Cờ Tổ Quốc


    Tổ Quốc Tri Ân những Anh Hùng
    Biệt Kích Sở Bắc, Biệt Hải, Hắc Long, Lôi Hổ, Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo, Lực Lượng Đặc Biệt,
    Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Không Quân, Hải Quân, Pháo Binh, các Sư Đoàn Bộ Binh, Thiết Giáp, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    "Tôi sinh ra trong loạn ly của đất nước, chẳng lẽ tôi lại chết ở xứ người sao cô ?" Người lính già nh́n ra cửa chờ người bạn đến rước, anh hỏi nhưng anh dường như anh không cần câu trả lời. Mà làm sao tôi trả lời anh được!
    "Chú dán tấm lịch nầy trên cửa tủ lạnh để nhớ ngày trở lại tiếp máu nhen chú." Tôi nói để đánh trống lảng.
    "Đau mà được bác sĩ trị bệnh th́ tôi không quên đâu cô ạ." Lần nầy người lính già nh́n tôi, như anh t́m trong mắt tôi một nơi để gởi lại cái bị đời của anh. Một người vợ trẻ và bốn đứa con thơ.
    "Chúng cầm tù chú mấy năm hả chú?" Tôi hỏi.
    "Mười chín năm cô ạ." Chú nh́n xuống bàn tay xương xẩu, vuốt mấy sợi tóc bạc phơ c̣n lại sau ba tháng "chemotherapy" rồi đội lại cái nón base ball màu xám tro vợ chú đem về ở hảng may nón để chú che cho ấm đầu. "Tôi nhảy xuống Ḥa B́nh năm 1966 không đầy hai tuần lễ cả bọn chúng tôi bị bắt. Năm 1985 chúng tôi được thả về, mấy anh em kia có người chết trước đó, có người về nửa đường chết nữa cô ơi."
    Tôi được dịp chăm sóc anh lính Biệt Kích già nầy v́ tôi làm việc trong nhà thương Northlake, nơi anh đến trị bịnh. Trong ṿng hai tháng mà anh vô pḥng cứu cấp ba lần, lần đầu tiên gặp anh là hôm tôi thấy xe cứu thương chở đến pḥng cứu cấp một người Việt Nam, hai người Mỹ to lớn đẩy băng-ca trên đó một thân h́nh nhẹ nhỏm, không hay biết ǵ, hai tay quờ quạng một cách yếu đuối. Tôi không biết anh là ai nhưng tôi biết anh là người Việt Nam đủ rồi, tôi vào pḥng cắp cứu với bác sĩ với anh.
    Sau hơn hai tiếng đồng hồ, bác sĩ cho anh nhập viện, mấy ngày sau anh khoẻ lại tôi có khuyên anh nên t́m một bác sĩ gia đ́nh theo dơi bịnh của anh thường xuyên hơn chớ đừng để bị té xỉu hoài ở nhà nguy hại lắm.
    Anh bằng ḷng, và sau đó bác sĩ gia đ́nh của anh gởi anh tới một bác sĩ chuyên môn về ung thư. V́ bác sĩ trong nhà thương nghi là anh bị ung thư..
    Quả thật, anh bị ung thư máu. Tôi đă giúp anh lần đầu tại pḥng cứu cắp, t́m cho anh bác sỉ gia đ́nh th́ tôi cũng nên giúp anh cho đến nơi đến chốn. Tôi lại là người đem hung tin đến cho anh. Suốt đêm trước đó tôi trằn trọc măi, không biết t́m lời nào cho nhẹ hơn hai tiếng "ung thư" để dịch cho anh.
    Người lính Việt Nam Cộng Ḥa ngày xưa can đảm ngoài chiến trường, ngày nay người lính già nầy vẫn c̣n cái khí thế của anh Biệt Kích trên nền trời xanh của Việt nam.
    Đứng trước mặt anh và bác sĩ, tôi không dám nh́n thẳng vào mắt anh rồi tôi từ từ nói:
    "Kết quả cho biết là chú bị ung thư ở cổ chú à."
    "Cô hỏi bác sĩ tôi c̣n bao lâu?" Chú b́nh tĩnh hỏi:
    "Bác sĩ hỏi chú muốn ổng trị bịnh cho chú không?"
    "Trị bằng cách nào? Mỗ lấy ung thư ra hay sao?"
    "Không có mỗ, bác sĩ sẽ trị bằng thuốc, kết quả chỉ có thể đoán được 50% thành công thôi, phản ứng của thuốc sẽ làm mất sức chú lắm, như ói mửa, rụng tóc, ăn không được, mất ngủ trong thời gian trị bịnh. Nhưng sau đó tóc của chú sẽ mọc lại. Điều quan trọng là trong thời gian trị bịnh chú phải đến đây ba tháng liên tiếp, và mỗi tháng chú đến nhà thương và pḥng mạch nầy độ hai mươi lăm lần" Tôi nh́n phản ứng trên khuôn mặt không c̣n sự sống của chú.
    "Trị bịnh th́ phải cố gắng, nhưng làm sao tôi đến nhà thương được hai mươi lăm lần trong một tháng? Tôi mới đến Mỹ, chưa biết lái xe, mà có biết cũng không có tiền mua xe. Thỉnh thoảng đến đây là nhờ anh em chở dùm, hay là xe cứu thương chở tôi đến nhà thương, ḿnh đâu có thể làm phiền anh em quá như thế! Tiếng anh nói chứa đựng ngao ngán của một người không có phương cách nào xoay trở.
    Tôi chỉ biết "anh em" của chú qua mấy lần họ đưa rước chú ở nhà thương, nhưng tôi đánh liều.
    "Chuyện đó để tôi lo, chú cứ cho bác sĩ biết là chú muốn trị bịnh không đă." Tôi nói:
    Anh lính già gật đầu. Bác sĩ nh́n anh rồi nh́n tôi, ông nói:" Cho ổng biết là tôi sẽ trị bịnh cho ổng với tất cả khả năng của tôi, và tôi rất kính trọng một cựu chiến binh can đảm như ông. Cám ơn ông đă tin tưởng nơi tôi, tôi sẽ săn sóc ông hết ḷng."
    Rồi bác sĩ đưa một lược mấy văn kiện bằng tiếng Anh, ông bảo tôi dịch trước khi chú kư tên. Một tờ cho phép bác sĩ trị bịnh cho chú, một tờ cho phép văn pḥng bác sĩ đ̣i tiền medicaid, một tờ cho phép bác sĩ hội ư với bác sỉ chuyên môn khác nếu cần để trị bịnh cho chú.
    Tối hôm đó tôi về nhà điện thoại cho anh Nguyễn Thanh Châu, người bạn đồng ngũ, cũng đă bị cộng sản bát bỏ tù như chú. Bây giờ tới lượt tôi trổ tài năn nỉ.
    "Anh Châu hả? Dung đây, mạnh giỏi không ông? Ông làm ở Harry's Framer Market có rau trái tươi, ăn uống toàn là đồ bổ th́ chắc anh mạnh khỏe lắm hén!" Tôi phá anh:
    "À chị Dung, c̣n chị làm ở nhà thương th́ chắc chị mạnh hơn bọn HO già của tôi" Anh Châu cười, tiếng cười của anh làm cho người khác vui lây.
    "Anh em của ḿnh c̣n sức khỏe, nhưng ông Quách Tỏm đau nhiều quá ổng cần bọn ḿnh tiếp tay với ổng anh Châu à." Tôi mở giọng năn nỉ.
    "Chúng tôi chăm sóc ổng từ sáu tháng nay, từ ngày ổng bước chân tới đất Mỹ cho đến bây giờ." Anh Châu nói với giọng buồn cho ông Quách Tỏm.
    Ổng thường nhắc đến công ơn của các anh trong Gia Đ́nh Biệt Kích ở Atlanta, chúng ḿnh có gia đ́nh, có sức khỏe, có công ăn việc làm, ai cũng phải đi cày, nhưng chuyến nầy ḿnh phải tổ chức sao để cho ổng đi nhà thương ít nhứt 25 lần trong một tháng mà ba tháng như vậy.
    "Trời ơi làm sao mà chở nổi chị Dung?" Anh Châu hốt hoảng lên. Anh hợp lại với anh em Biệt Kích đi, ngày xưa thằng cộng sản Bắc Việt nó bỏ tù các anh, ai mạnh th́ săn sóc người yếu, ai yếu người mạnh giúp để chống chơi với đoàn thú vật đó ; bây giờ ổng cần các anh giúp ổng để chống lại tử thần. Chúng ḿnh mỗi người một tay giúp chú và vợ con chú anh ơi."
    "Được rồi, tối nay tôi sẽ nói chuyện với anh Quách Rạng, chị an tâm" anh Châu trả lời.
    Thế rồi gia đ́nh Biệt Kích phân công nhau giúp đỡ gia đ́nh người bạn già, một lần nữa lại đánh giặc và một lần nữa có bạn đồng ngũ trung thành ở một bên với anh.
    Nhưng tiếc thay, ba tháng sau bệnh của chú càng ngày càng trầm trọng. Bác sĩ cho tôi biết chú chỉ c̣n ba hoặc bốn tuần nửa thôi. Lần nầy tôi không dám nói với chú, nhưng tôi cho anh Châu biết, các anh dặn nhau đừng để cho vợ chú biết để chị ấy vững tin thần nuôi con và chăm sóc chú.
    Một hôm tôi và chú ngồi chờ anh Quách Nhung, cháu họ của chú đến chở về sau khi chú Quách Tỏm chích thuốc. Tôi muốn sắp đặt cho chuyến đi vĩnh viển của chú theo ư muốn của chú, nên tôi dọ ư.
    "Một mai tôi có chết, tôi không muốn người ta đến nh́n cái mặt chết của tôi đâu chú." Tôi nói:
    "Để cho người ở lại họ đỡ nhớ ḿnh th́ tôi cho nh́n mặt, mà tại sao cô không cho người ta nh́n mặt vậy cô?" Chú hỏi:
    "Tôi nghĩ lúc chết mặt ḿnh xấu quắc, người ta nh́n tôi, tôi giận lắm đó."
    "Tôi cũng nghĩ như cô, lúc trẻ tôi đâu có sún răng, đầu bạc như thế nầy, tôi bảnh trai nhứt làng trên Ban Mê Thuộc đấy cô ạ. Thôi th́ không cho nh́n mặt nhé." Chúng tôi cười.
    "Nếu tôi chết trước, chú nhắc bạn bè đừng cho tôi bông màu đỏ nhé, tôi ghét màu đỏ lắm, nó nhắc nhở quê hương ḿnh đang rỉ máu". Tôi nh́n vô vách dấu hai con mắt đỏ gây.
    "Tôi cũng có một ước mơ, tôi muốn được đắp bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của ḿnh. Vậy ai chết sau lo cho người chết trước cô nhé. Nhưng mà làm sao cô chết trước tôi được, dạo nầy tôi yếu hơn ba tháng trước lắm cô ạ, chỉ không dám than thở sợ vợ con buồn tội nghiệp nó. Tội nghiệp vợ tôi!" Mắt chú nh́n đến một nơi xa xôi nào chớ không nh́n tôi.
    Một tuần sau xe cứu thương chở chú Quách Tỏm vào bệnh viện. Chú ăn không được, nói không được nhưng chú biết và nhận ra tất cả bè bạn đến thăm chú. Chú muốn nói lắm, nên tôi đưa cây viết và cuốn tập cho chú. Hai bàn tay quờ quạng, chú viết tứ tung, chúng tôi chỉ nhận ra vài câu:"Cám ơn tất cả, gởi lại vợ con, gặp cô nhà báo, cám ơn cô Dung".
    Suốt tuần lễ trong cơn mê, cơn tỉnh, tôi khuyên vợ con chú đến thăm, nói chuyện, tỏ t́nh, lao mồ hôi, thấm nước lên môi cho chú. Chú không nói được nhưng chú cười khi có đủ mặt vợ con, bè bạn.
    Cô nhà báo là cô Elizabeth Kurylo, phóng viên của tờ báo Atlanta Journal trước đó một vài tháng có viết một bài báo rất hay nói đến Gia D́nh Biệt Kích tại Atlanta, cô rất thương gia đ́nh chú Tỏm. Làm theo lời yêu cầu của chú, tôi gọi cô Elizabeth tới thăm chú. Cô khóc nhiều lắm, cô nắm hai bàn tay không c̣n sự sống của người lính già cô nói:"Anh là một người có danh dự, anh là người yêu nước. Dân tộc Mỹ cũng như dân tộc Việt Nam ghi ơn anh. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên anh."
    Vợ, con, bạn đồng ngũ, bà con hàng xóm và tôi có trước mặt trước giờ cuối cùng của chú Quách Tỏm trong cái pḥng nhỏ hẹp của bệnh viện. Các anh nhờ tôi gọi hỏi nhà hoàng về việc mai táng , gia đ́nh, bà con và ông thầy trên chùa bàn tín nghi lễ cả tiếng đồng hồ.
    Tôi chỉ có một vấn đề quan trọng để cho gia đ́nh chú biết, nên tôi chen chân vào giữa đám đông rồi tôi nói:
    " Chú Tỏm muốn được lá cờ phủ lên quan tài của chú, các anh đây có ai có lá quốc kỳ của ḿnh không?"
    Một ông HO cũng thuộc vào hàng có chức phát biểu:
    "Dạ chưa chị, chắc là chị không có ở trong quân đội nên chị không biết nghi lễ, thể thức của quân đội, nhưng chỉ có tướng, tá hay tử trận mới được đắp cho một lá cờ".
    Tôi cướp lời anh HO.
    "Ai dám cản việc nầy đây? Ai không cho phép, anh nói người đó nói chuyện với tôi nhen". Tôi nh́n ông ấy từ đầu đến chân nhưng thật ra tôi muốn nh́n thẳng trong tim ông ta, để biết ông có hiểu nổi sự thiêng liêng giữa lá cờ vàng ba sọc đỏ và người Việt Quốc Gia không?
    Trong pḥng yên lặng một hồi. Không ai t́nh nguyện cho lá cờ.
    "Trăm việc nhờ cô". Người vợ cầm tay tôi nói nhỏ.
    Hôm sau tôi trao lá cờ vàng ba sọc đỏ cho người góa phụ, chị ôm đứa con nhỏ bốn tuổi và lá cờ.
    "Cô t́m được lá cờ cho bố đây con ơi!" Chị nói trong tai thằng bé.
    Đám tang của chú Quách Tỏm trang nghiêm và danh dự. T́nh chồng vợ, t́nh cha con, t́nh anh em, t́nh đồng đội, t́nh hàng xóm, t́nh người nồng nàn trên mặt hơn một trăm người từ già đến trẻ tiễn chú đi. Bà dân Biểu Cynthia Mc Kiney của Georgia gởi điện văn từ Washington, DC xuống chia buồn với vợ con chú và Gia Đ́nh Biệt Kích.
    Người lính Việt nam Cộng Ḥa chết ở thành phố Atlanta lạnh lẽo, có màu cờ quê hương ấp ủ xác anh. Anh chết không phải là hết, v́ anh đă để lại cho chúng tôi chữ t́nh- t́nh người lính với lá cờ vàng ba sọc đỏ, anh yêu màu cờ cho đến chết vẫn c̣n yêu và t́nh đồng hương sâu đậm.
    Màu cờ vàng sống măi trong ḷng chúng ta cũng như chú Quách Tỏm sống măi trong ḷng anh chị em chúng tôi nơi đây xứ "Cuốn Theo Chiều Gió."

    Đặng Mỹ Dung
    _______
    Sưu tầm

  2. #2
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968

    Người Lính Già Vừa Mới Chết Đêm Qua


    Người lính già Việt Nam
    Vừa mới chết đêm qua
    Trên đường phố San Jose bụi bặm
    Anh đă đi bao nhiêu ngh́n dặm
    Đến nơi đây chỉ để chết âm thầm
    Không một phát súng chào
    Không cả một người thân
    Không ai nói với anh một lời tiễn biệt.

    Người lính già Việt Nam
    Như con thú hoang lạc loài
    Trên freeway nhộn nhịp
    Một tiếng rên thảng thốt chảy trong mưa
    Một chiếc lá cuốn đi theo cơn gió cuối mùa
    Một tiếng nấc ră rời trong đêm vắng.

    Vợ anh đâu?
    Sao không về đây vuốt mắt
    Con anh đâu?
    Sao không đến vấn khăn tang
    Anh ra đi như anh đến
    Rất vội vàng
    Chẳng c̣n ai trên đời để khóc.

    Nhân loại văn minh có nhiều cách sống
    Nhưng đồng bào tôi có những kiểu chết rất lạ đời
    Người vợ mang thai
    Ôm lấy chồng cùng nhảy xuống biển khơi
    Để khỏi phải rơi vào tay giặc Thái
    Cho sóng biển Đông ngh́n năm c̣n ru măi
    Một bài ca chung thủy vọng về Nam
    Để mỗi sớm chiều khi thủy triều dâng
    Tổ quốc sẽ được bồi thêm
    Bằng máu anh thịt chị.

    Có những bà mẹ nửa đêm thức dậy
    Đi bán máu ḿnh mua gạo nuôi con
    Đường về chưa tới đầu thôn
    Bà gục chết không kịp nh́n mặt con lần cuối
    Đứa con út cũng chết dần trong cơn đói
    Miệng c̣n th́ thào hai tiếng “Mẹ ơi !”
    Những giọt máu tươi đă giết chết hai người
    Sẽ đọng lại trong ngh́n trang lịch sử
    Cho nước sông Hồng bao giờ cũng đỏ
    Như màu máu Mẹ Việt Nam.

    Đêm qua thêm một đứa con
    Vừa mới chết trên đường phố San Jose nhộn nhịp
    Anh không chết ở Hạ Lào, B́nh Long, Cửa Việt
    Anh không chết ở Hàm Tân, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn
    Chết ở đây đất lạ sẽ thêm buồn
    Trên mộ bia anh thêm một ḍng chữ Mỹ

    Một người Việt Nam sinh nhầm thế kỷ
    Và chết cũng nhầm nơi
    Đêm nay bên kia bờ trái đất xa xôi
    Quê hương anh vẫn c̣n ch́m trong lửa đỏ.

    Tôi gởi anh đôi ḍng thơ
    Từ trái tim của một thằng em nhỏ
    Cũng lạc loài lưu lạc như anh
    Chúng ta, hai chiếc lá chung cành
    Bay phơ phất trước từng cơn băo tố
    Ngủ đi anh b́nh yên nơi chín suối
    Đau thương nầy em sẽ viết thay anh.

    Trần Trung Đạo


    .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:43 PM
  2. Hai nhà thờ đạp đổ bức tường Bá Linh
    By vanson in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 21-11-2011, 02:50 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 06-11-2011, 05:24 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 11:49 AM
  5. Thư của người lính gửi cho người lính
    By Thương Dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 6
    Last Post: 27-12-2010, 05:52 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •