Page 3 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 21 to 30 of 51

Thread: CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Hải cảng Cam Ranh & Hoa Kỳ – Kế hoạch dự pḥng của Mỹ về xung đột vũ trang ở Biển Đông




    Shangri-La tại Singapore với 27 Bộ trưởng quốc pḥng trên thế giới (1) hôm Chủ Nhật 3 tháng 6 – 2012 đă đến viếng căn cứ Cam Ranh mở đầu chuyến công du Việt Nam 3 ngày. Đây là chuyến thăm viếng căn cứ Cam Ranh đầu tiên của một bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ kể từ khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ sau Hiệp Định Paris 1973.

    Công bố chính thức của cuộc công du Việt Nam là để thúc đẩy việc t́m kiếm tung tích của 1200 binh sĩ Mỹ đă chết trong cuộc chiến Việt Nam nhưng chưa t́m được hài cốt. Và đồng thời thăm chiến hạm Richard E. Byrd, một chiến hạm chuyên chở binh sĩ của Hải quân Hoa Kỳ đang neo để sửa chữa tại Cam Ranh. Chuyên viên sửa tàu của Việt Nam đă được gởi đến giúp chuyên viên Hoa Kỳ trong việc sửa chữa.

    Dù được công bố mục đích của chuyến thăm viếng là ǵ, và các lời tuyên bố rào trược đón sau của Hà Nội cũng như của Hoa Kỳ để làm yên ḷng Trung quốc, sự hiện diện của ông bộ trưởng Panetta là một thông điệp không thể nhầm lẫn của Hoa Kỳ đối với Trung quốc.

    Tại Hội nghị Shangri-La ở Singapore ông Panetta đă cảnh giác Trung quốc rằng nếu Hoa Kỳ đưa sức mạnh quân sự trở lại Tây Thái B́nh Dương Hoa Kỳ không có mục đích đe dọa quyền lợi của Trung quốc. Và ông Panetta thuyết phục Trung quốc rằng nói chuyện với nhau tốt hơn là căi vả nhau.

    Tại Singapore, ông Panetta không nói ǵ đến việc ông sắp thăm viếng Cam Ranh, và chỉ nói rằng Trung quốc đừng ngạc nhiên nếu trong tương lai Hoa Kỳ đưa thêm nhân sự và tàu chiến vào vùng Á châu Thái B́nh Dương. Ông cũng không ngần ngại tiết lộ rằng vào năm 2020, 60% trong số 285 tàu chiến của Hoa Kỳ sẽ hiện diện tại vùng Á châu Thái B́nh Dương và ông cũng cho biết 6 trong số 11 mẫu hạm của Hoa Kỳ cũng sẽ thường trực tại Á châu. Ông Panetta nói kế hoạch bố trí dài hạn 8 năm trước mắt của Hải quân Hoa Kỳ đă được dự liệu dù ngân sách quốc pḥng được cắt giảm.

    Căn cứ Cam Ranh là một quân cảng quan trọng, và có thể nói ai quản lư Cam Ranh là người kiểm soát Biển Đông và con đường thông thương huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên phía Bắc Thái B́nh Dương. Năm 1964 Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu địa h́nh cảng Cam Ranh chuẩn bị mở rộng cuộc chiến bảo vệ miền nam Việt Nam ra miền Bắc. Và đầu năm 1965 sau khi Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa phát hiện và đánh đắm một chiếc tàu trọng tải 100 tấn của Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho bộ đội cộng sản ở miền Nam tại Vũng Rô (trong vùng Đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên) Hoa Kỳ quyết định xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ Hải Không quân.


    CamRanh
    Từ năm 1965 đến năm 1973 Cam Ranh là một cứ điểm quan trọng của Hoa Kỳ. Quân đội và tiếp liệu cho toàn cuộc chiến đều ra vào qua cảng Cam Ranh. Sau Hiệp Định Paris 1973 Hoa Kỳ rút các lực lượng ra khỏi Cam Ranh, và giao lại cho quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Việt Nam Cộng Ḥa không có phương tiện duy tŕ Cam Ranh như một căn cứ và chỉ xử dụng phi trường Cam Ranh một cách giới hạn.Vào đầu tháng 4/1975 cảng Cam Ranh c̣n được xử dụng để tiếp người tị nạn từ miền Trung. Ngày 3/4/1975 quân đội Việt Nam Cộng Ḥa rút khỏi Cam Ranh.

    Sau khi chiếm miền Nam, Hải quân Bắc Việt một phần không có nhu cầu, một phần không có khả năng nên căn cứ Cam Ranh bỏ trống. Năm 1979, sau cuộc chiến biên giới với Trung quốc, Việt Nam cho Nga thuê Cam Ranh trong 25 năm. Mục đích chính yếu là dùng sự hiện diện của Nga ngăn ngừa một cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung quốc. Nga đă biến cải Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn ngoài lănh thổ Nga. Nga cho xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 băi đưa tàu lên cạn để bảo tŕ và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn núp, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo. Năm 1991 Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc thay đổi. Giữa năm 2002, Nga rút khỏi Cam Ranh. Sau khi Nga rút đi, Trung quốc ve văn Hà Nội để thuê cảng Cam Ranh, nhưng Hà Nội vẫn c̣n đủ tỉnh táo để không “bán” Cam Ranh cho Trung quốc dù căn cứ được bỏ trống .Những năm gần đây Hà Nội cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa. Người ta đoán Hà Nội có ư dân sự hóa hải cảng Cam Ranh, và sau đó quốc tế hóa Cam Ranh để giải tỏa áp lực đ̣i thuê bao xử dụng của Trung quốc. (Cam Ranh và Liên bang Nga) Quyết định đó của Hà Nội là một quyết định có tính chiến lược đúng đắn chừng nào Trung quốc c̣n biết tự chế trong việc đ̣i quyền làm chủ Biển Đông và giành quyền kiểm soát con đường biển quan trọng của thế giới .Thời gian cho thấy Trung quốc dường như đặt mục tiêu “trở thành siêu cường” là một nhiệm vụ lịch sử và bước đầu là bung ra Biển Đông, biến Biển Đông thành cái “hồ nhà” của ḿnh để dọn đường đi bốn biển năm châu. Trung quốc biết rằng sức mạnh của Hoa Kỳ đang đi xuống nhưng c̣n mạnh hơn ḿnh nhiều và Trung quốc sẽ chờ đợi:10 năm, 15 năm, trước khi đọ sức với Hoa Kỳ.

    Nhưng với các nước nhỏ trong vùng Trung quốc không cần chờ đợi. Trung quốc dùng chính sách o ép bằng kinh tế và chính trị. Riêng với Việt Nam ngoài áp lực kinh tế Trung quốc c̣n dùng nợ nần và ơn nghĩa cũ để làm áp lực. Đối với Trung quốc, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nhất nên nếu trị được Việt Nam, các nước khác trong khối Asean sẽ phải cúi đầu thuần phục. Cho nên trong những năm qua Trung quốc đă triển khai một chính sách “lấn ép” Việt Nam trên Biển Đông. Và năm 2011 là năm Trung quốc làm những hành động bắt nạt Việt Nam lộ liễu nhất.

    Giữa năm 2011 chính quyền đảo Hải Nam công bố lệnh ngưng đánh cá trong Biển Đông và gởi hằng trăm tàu hải giám để chận bắt ngư dân Việt Nam. Ngày 1/6 Trung quốc dọa bắn một ngư thuyền Việt Nam gần Trường Sa và ngày 5/7 nhân viên Hải giám Trung quốc đánh đập một chủ thuyền khác trước khi dùng vũ lực đuổi ra khỏi vùng biển “cấm” tại Hoàng Sa.

    Trung quốc cũng c̣n t́m cách ngăn cản việc khai thác dầu khí của Việt Nam trong vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ). Ngày 26/5 Trung quốc cho 3 tàu Hải giám đến lén cắt giây cáp ḍ t́m dầu khí của tàu B́nh Minh 2 của Cục Dầu khí PetroVietnam . Đây là lần đầu tiên Trung quốc xâm phạm một cách lộ liễu vùng EEZ của Việt Nam.

    Trong hai ngày liên tiếp 29 & 30/5 trong khi tàu khảo sát Viking II do PetroVietnam thuê t́m dầu khí trong băi Tư Chính (Vanguard Bank), một tàu hải giám Trung quốc đến cắt giây kéo dụng cụ t́m dầu. Lực lượng bảo vệ Viking II của Việt Nam đă ngăn cản đuổi tàu hải giám của Trung quốc đi và hai bên xuưt đụng đô nhau bằng vũ lực. Chưa hết, ngày 9/6 Trung quốc lại cho tàu đánh cá đến cắt giây cáp của Viking II. Và cuối tháng 6 một vụ cắt giây cáp khác lại diễn ra chung quanh băi Tư Chính. Trước các hành động khiêu khích và lần lướt của Trung quốc, Việt Nam đă áp dụng đối sách phản ứng nhiều mặt: (1) đối đầu (không dùng vũ khí) trên thực địa, (2) thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố mạnh mẽ Việt Nam sẽ hy sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia, (3) làm ngơ để nhân dân Hà Nội và Sài g̣n biểu t́nh trong các ngày Chủ Nhật trong suốt 12 tuần từ đầu tháng 6, và sau cùng (4) không quên mặt ngoại giao gởi giới chức cao cấp đi Trung quốc nói chuyện hơn thiệt . (Trung Quốc bắt nạt Việt Nam)

    Nhưng các hành động của Trung quốc trên Biển Đông không phải là những đụng chạm ngoài ư muốn, mà là các hành động trong chính sách nên các đối sách đáp ứng của Việt Nam không c̣n thích hợp. Việt Nam cần phải có một chọn lựa khác.

    Có nhiều dấu hiệu năm 2012 là năm căng thẳng. Đầu tháng 3/2012 Trung quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam và hai thuyền đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa (Trung quốc đă chiếm bằng vũ lực đầu năm 1974) đ̣i tiền chuộc. Và Việt Nam cũng chỉ có thể phản ứng bằng nước bọt. Giữa tháng 4 Trung quốc gây hấn với Phi luật Tân tại băi cạn Scarborough của Phi, và với lời lẽ “dao to búa lớn” của Trung quốc người ta chờ đợi những bước lấn tới trong chính sách đă được hoạch định của Trung quốc. Dường như Trung quốc muốn khiêu khích để Việt Nam chịu không nổi phải đánh trả và họ có cớ để ra tay đẩy cuộc tranh chấp sang một tầng cao khác có lợi cho họ.Trong t́nh h́nh hiện nay Cam Ranh trở thành một cái ch́a khóa giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông. Nếu trong 10 năm qua (từ 2002 khi Nga rút ra khỏi Cam Ranh) Việt Nam đă từ chối mọi ve văn quốc tế xử dụng cảng Cam Ranh và nhắm quốc tế hóa cảng này là một chính sách khéo léo th́ với các chuyển biến càng lúc càng tăng cường độ của Trung quốc có thể buộc Việt Nam phải có một chọn lựa khác.

    Đồng minh và quan hệ an ninh có văn bản đối với Hoa Kỳ có lẽ c̣n quá sớm. Nhưng nếu có giao kèo để Hoa Kỳ xử dụng Cam Ranh th́ có lẽ cũng là một thế bài giải nước bí của Việt Nam. Trước đây người ta vẫn đặt câu hỏi: Hoa Kỳ có muốn xử dụng lại Cam Ranh hay không. Và không ai có câu trả lời dứt khoát. Chuyến thăm viếng Cam Ranh của bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ Leon Panetta và sự tiếp đón nồng hậu của Việt Nam là một câu trả lời từ hai phía không nhầm lẫn được.

    Tín hiểu chuyển đổi chính sách của Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ làm Trung quốc rà soát và điều chỉnh lại chiến thuật tiến ra Biển Đông của họ. Và lịch tŕnh Hoa Kỳ thuê bao Cam Ranh để làm căn cứ tiếp vận cho Hạm đội 7 c̣n tùy thuộc vào sự điều chỉnh này.

    Có thể c̣n rất lâu. Nhưng chuyến thăm Cam Ranh của ông Panetta sẽ làm cho tính cách bè bạn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thay đổi, và quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam sẽ không c̣n như trước. Nếu giữa Việt Nam và Trung quốc c̣n đồng sáng với 16 giữ vàng giả dối th́ “mộng” cũng đă khác nhau nhiều ./.



    Trần B́nh Nam
    http://ttngbt.wordpress.com/2012/06/...g-o-bien-dong/

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Việt Nam hạng nh́ trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012

    Trà Mi-VOA




    15.06.2012
    Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới xét về lĩnh vực sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường để mang lại cuộc sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu dài cho người dân, theo bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 (HPI) do Qũy Kinh tế Mới vừa công bố.

    Ba nước dẫn đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia trên thế giới được xem là có dân số thọ nhất, hài ḷng với cuộc sống nhất, và có dấu ấn sinh thái thấp nhất (tức tiêu thụ và thải carbonic vào môi trường thấp) lần lượt là Costa Rica, Việt Nam, và Colombia.

    Đây là năm thứ hai liên tiếp Costa Rica giữ vị trí hàng đầu về chỉ số HPI. Ba nước chót bảng là Botswana, Chad, và Qatar.

    Kết quả chỉ số HPI 2012 cho thấy con người vẫn chưa được sống trong một hành tinh hạnh phúc. Sở dĩ các nước thu nhập cao có điểm số thấp là do có dấu ấn về sinh thái cao. C̣n các quốc gia có thu nhập kém nhất như ở Châu Phi bị xếp hạng thấp về chỉ số HPI bởi mức độ hài ḷng cuộc sống và tuổi thọ của người dân không cao.

    Qũy Kinh tế Mới nhấn mạnh chỉ số HPI không đo lường được tất cả. Các nước có chỉ số HPI cao có thể có rất nhiều vấn đề và thực tế là nhiều nước xếp hạng cao trên bảng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh bị tai tiếng bởi t́nh trạng nhân quyền. Dù nhân quyền có thể tác động tiêu cực đến mức độ hạnh phúc và hài ḷng của người dân, nhưng chỉ số HPI không nhắm tới việc đánh giá, đo lường những quyền này. V́ vậy, Qũy Kinh tế Mới đề nghị không nên chỉ dựa trên chỉ số HPI để đánh giá, mà nên xem đó là một thành tố cộng gộp để xem xét cùng với các chỉ số đo lường khác như t́nh h́nh kinh tế và áp lực môi trường.


    Juliet Michaelson
    ​​Bà Juliet Michaelson, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Qũy Kinh tế Mới có trụ sở ở London, Anh Quốc, cho VOA Việt ngữ biết:

    “Dù Việt Nam đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012, không có nghĩa là Việt Nam là nước hạng nh́ trên thế giới về mức độ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hoặc mức độ mà người dân hài ḷng về cuộc sống của ḿnh một cách tổng thể. Sở dĩ Việt Nam chiếm thứ hạng cao về HPI là do tuổi thọ trung b́nh của người dân cao (cao hơn người dân ở nhiều nước có thu nhập cao) và tỷ lệ khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái thấp. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh nêu lên sự an sinh của người dân song hành với sự quan tâm tới hành tinh của chúng ta để xem rằng liệu cách chúng ta đang sống trong hành tinh này hiện nay có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc trong tương lai hay không. Dĩ nhiên cần phải nh́n cụ thể vào nhiều thước đo khác nữa để đánh giá xă hội ở các nước như thế nào. HPI là chỉ số hạnh phúc của người dân tương quan với các hoạt động khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái, là một thông điệp hữu ích chỉ ra rằng liệu con đường mà một quốc gia đang đi có đạt được tiến bộ hay không.”

    Qũy Kinh tế Mới là một tổ chức nghiên cứu độc lập chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về chỉ số HPI của các nước trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phát huy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh tế, môi trường, và xă hội.

    Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh được công bố lần đầu tiên vào năm 2006 và bảng xếp hạng 2012 là bản phúc tŕnh toàn cầu lần thứ ba về chỉ số này. Trong bảng xếp hạng công bố hồi năm 2009, Việt Nam xếp thứ 5.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Đồng minh quốc pḥng

    - Nguyễn đạt Thịnh





    Chính phủ Việt Nam Cộng sản đành để Hoa Kỳ làm đồng minh quốc pḥng, trong lúc đồng minh lư tưởng, chính phủ có cùng những tương đồng nội chính với họ, vẫn là Trung Cộng.
    Họ thoải mái hơn trong những cộng tác với Trung Cộng, và nếu Trung Cộng không là mối đe dọa duy nhất của Việt Nam về chủ quyền lănh thổ, lănh hải, chính phủ Việt Nam đă theo Trung Cộng vô điều kiện.
    Họ có thể chấp nhận mất một phần đất, mất một phần biển cho Trung Cộng, bằng cớ là họ đă đồng ư khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Ḥa, và nhường nhịn khi Trung Cộng tấn công Trường Sa, nhưng điều họ sợ là hậu quả của những mất mát biển, đảo đó có thể đưa đến việc họ mất chỗ ngồi, mất cả chỗ đội mũ.
    Những cuộc xuống đường chống Trung Cộng, những mạng truyền thông dân gian, những bài hát yêu nước là chỉ dấu không thể sai lầm về tinh thần yêu nước của người Việt Nam, chống ngoại xâm, và chống cả bọn nội gián.
    Việc anh nhạc sĩ Việt Khang, 39 tuổi, viết 2 bài hát “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?” là một trong nhiều chỉ dấu rơ rệt của tinh thần chống nội gián. Hai ngày trước Giáng Sinh 2011, Việt Khang bị bắt, bỏ lại cô vợ trẻ và đứa con trai 4 tuổi.

    Nhạc sĩ Việt Khang

    Đối phó thẳng tay và quyết liệt đến như vậy, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn biết là họ không giập tắt được ngọn lửa yêu nước, chống ngoại xâm, chống nội gián trong ḷng người Việt Nam. Họ biết rơ sức mạnh của ngọn lửa này hơn bất cứ một ai khác, v́ chính họ đă lợi dụng tinh thần chống ngoại xâm đó để thắng Pháp, thắng Mỹ. Giờ này tinh thần chống ngoại xâm đang t́m được đối tượng Trung Quốc -bọn thực dân thực sự, thực dân truyền kiếp, đă 4 lần chiếm Việt Nam và cai trị Việt Nam trong suốt 1000 năm, trong một chính sách độc ác nhất.

    Cái nghịch lư chính phủ Việt Nam không chống Trung Cộng mà phải đồng minh với Hoa Kỳ là bức ảnh chụp một cuộc ngoại t́nh v́ lợi ích, chứ thật ra chính phủ Việt Nam vẫn muốn chung t́nh với ông chồng Bắc Kinh. Hoa Kỳ mạnh, Hoa Kỳ có chủ trương ngăn cấm Trung Cộng bành trướng, chủ trương này giúp chính phủ Việt Nam giữ được lănh hải, giữ được ghế ngồi, và không mất mạng.

    Bức ảnh chụp cuộc ngoại t́nh v́ lợi ích

    Nhưng trên căn bản Hoa Kỳ không giống họ; cảnh sát Hoa Kỳ không làm ǵ cả khi báo chí chỉ trích chính phủ, hoặc khi những anh hề đóng vai tổng thống chê trách tổng thống dùng khai sinh giả để giả làm người sinh trưởng tại Mỹ hầu có quyền ứng cử. Đặt nhạc xỉ vả nội gián là việc hoàn toàn tự do, ca hát, tŕnh diễn những bản nhạc đó bao lâu, bao nhiêu lần tùy thích.
    Trong những dị dạng, những bất đồng đó, Tổng trưởng Quốc pḥng Phùng Quang Thanh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Tổng trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta.
    Hăng thông tấn Reuters viết: “Trong cuộc họp báo sáng thứ Hai (6/04/2012) cùng với Tổng trưởng Quốc pḥng Việt Nam Phùng Quang Thanh, ông Panetta nói ông hy vọng đẩy mạnh những liên hệ quốc pḥng với Việt Nam đi xa hơn nữa, và giúp quân đội Việt Nam bành trướng mạnh hơn nữa. Panetta cho biết hai bên đồng ư sẽ hội thảo trên cấp bậc cao thường xuyên hơn, và chiến hạm Hoa Kỳ cũng thăm viếng Việt Nam nhiều hơn.
    “Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam vẫn thận trọng, rón rén bước vào con đường hợp tác với Mỹ. Tướng Quang Thanh nói Việt Nam muốn có liên hệ tốt với cả Mỹ lẫn Trung Quốc”.
    Panetta tŕnh bày về chính sách chuyển trọng tâm sức mạnh của Hoa Kỳ sang Á Châu; ông nói Hải Quân Hoa Kỳ đang di chuyển về đây, và đến năm 2020 trọng lực của họ sẽ là Thái B́nh Dương. Trong 11 chiếc hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ, th́ 5 chiếc đă thả neo trong những căn cứ trên bờ biển Thái B́nh của Hoa Kỳ, chiếc thứ 6 nằm trong căn cứ Yokohama, Nhật; 5 chiếc c̣n lại đồn trú tại Norfolk, VA.
    Cuối thập niên này, 60% hải lực Hoa Kỳ, gồm tiềm thủy đĩnh và những chiến hạm khác sẽ đặt căn cứ trên Thái B́nh Dương.
    Báo chí Mỹ gọi chuyến du hành 3 nước Á Châu -Tân Gia Ba, Việt Nam, và Ấn Độ- của ông Panetta là cuộc khiêu vũ ngay trong sân sau của Trung Quốc; Brad Glosserman, Giám đốc Pacific Forum CSIS, tại Honolulu, mô tả tính tế nhị trong nhiệm vụ của Panetta, “Hoa Kỳ muốn các quốc gia đồng minh hiểu là Hoa Kỳ sẵn sàng yểm trợ họ, nhưng lại không muốn họ liều lĩnh. Hoa Kỳ cũng không muốn họ tưởng là Hoa Kỳ dùng họ như những con mồi để nhử con báo mà Hoa Kỳ muốn săn. Hoa Kỳ cũng không muốn các quốc gia Châu Á có cảm tưởng là Hoa Kỳ nhợn không dám đối phó với Trung Quốc. Job của Panetta tế nhị như vậy đó”.
    Ông Panetta rất khéo, ông chỉ tŕnh bày vừa đủ để gây tin tưởng cho người Việt Nam, mà không va chạm với Trung Quốc.
    Ông nói: “Nhiều người cho là việc Hoa Kỳ chuyển trọng lực quân sự sang vùng Á Châu-Thái B́nh Dương là một h́nh thức đối phó với Trung Quốc; tôi hoàn toàn phản bác quan điểm này. Nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tái tục và tăng cường những cam kết với Á Châu hoàn toàn phù hợp với quyền lợi của Trung Quốc”.
    Dĩ nhiên đó chỉ là một lối nói; tờ Global Times của Trung Quốc nhận định về câu nói này: “Lời phủ nhận của ông Panetta có vẻ không 100% môi miếng, tuy nhiên không một ai trên cả thế giới này tin là ông ta nói thật”.
    Việc Panetta thăm viếng Cam Ranh, quân cảng lớn nhất của Hoa Kỳ tại Viễn Đông trong thời gian họ tham chiến tại Việt Nam, càng khiến cho mọi người nh́n thấy rơ hơn ư định quân sự của Hoa Kỳ.
    “T́nh cờ” chiếc chiến hạm USNS Richard E. Byrd đang được sửa chữa tại đây; ông đến thăm chiến hạm này và nói chuyện với thủy thủ đoàn, ông bảo họ: “Cộng tác với Việt Nam là việc rất quan trọng giúp chúng ta sử dụng những quân cảng như Cam Ranh, trong lúc chúng ta đưa hải lực về bờ biển Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ”.

    Panetta bày tỏ thiện chí của Hoa Kỳ muốn giúp đỡ Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự, nhưng khi Nguyễn Tấn Dũng ngỏ ư xin Hoa Kỳ băi bỏ cấm vận vũ khí và bán cho chính phủ Việt Nam những chiến đấu cơ, những tiềm thủy đĩnh tối tân, th́ ông ta lại nói: “Việc đó tùy thuộc vào sự tiến bộ của quư quốc trên địa hạt nhân quyền và những cải cách khác”.

    Nhân quyền là viên thuốc đắng đối với chính phủ Việt Nam, tôn trọng quyền làm người của người Việt Nam, th́ quyền lợi đảng viên Việt Cộng bị va chạm, họ sẽ mất quyền cưỡng đoạt tài sản của nông dân, mất quyền tống giam không xét xử.
    Chính phủ Việt Nam không muốn uống viên thuốc nhân quyền, v́ đối với họ, đó cũng là viên thuốc độc, phát tác chậm, cái chết không đến ngay lúc này, nhưng rồi cũng sẽ đến. Tuy nhiên, nếu không tôn trọng nhân quyền để đồng minh với Mỹ, th́ con đường duy nhất c̣n lại là chính phủ Việt Nam Cộng sản có thể chọn là ra mặt theo Trung Cộng; thái độ này chắc chắn sẽ đưa đến đảo chánh và nội loạn, viên thuốc độc giết họ nhanh chóng hơn.
    Có vẻ mối t́nh tay ba giữa chính phủ Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ không hứa hẹn một đoạn kết happy ending cho Việt Cộng, v́ Hoa Kỳ không muốn đồng minh với một chính phủ Việt Nam không tôn trọng nhân quyền.

    Nguyễn đạt Thịnh

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Việt Nam đă có Luật Biển


    Quốc hội nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII tại phiên họp cuối ngày 21-6-2012 của kỳ họp thứ ba đă bỏ phiếu thông qua Luật Biển với số phiếu tán thành là 495/496.

    Đây là một sự kiện lớn, một tin vui lớn, đáp ứng những đ̣i hỏi của t́nh h́nh phát triển đất nước hiện nay, thỏa măn tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Luật Biển là một văn kiện pháp lư vô cùng quan trọng và cần thiết của đất nước ta để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển quốc gia, tạo cơ sở và hành lang pháp lư cao nhất cho mọi công việc sử dụng, khai thác và bảo vệ vùng biển nước nhà.

    Luật Biển gồm có bảy chương, 55 điều. Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa. Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lănh hải, vùng tiếp giáp lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo… Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: Đi qua không gây hại trong lănh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lănh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lănh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lănh hải Việt Nam, quyền tài phán h́nh sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài… Chương 4 của Luật Biển Việt Nam dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đăi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển. Chương 5 của luật quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu. Luật Biển Việt Nam cũng dành một chương (chương 6) để quy định về xử lư vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lư vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lư vi phạm. Chương cuối cùng của Luật Biển Việt Nam quy định về điều khoản thi hành. (Dẫn theo nguồn báo Nhân Dân).

    Ngay ở Điều 1 luật đă khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khoản 1 Điều 12 xác định: “Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lănh hải và vùng trời, đáy biển và ḷng đất dưới đáy biển của lănh hải phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982”. Ai đă từng ra Trường Sa, đi trên biển Đông của nước nhà, càng cảm nhận sâu sắc ư nghĩa trọng đại của những ḍng chữ đơn sơ nhưng đầy sức nặng này. Trong chuyến ra thăm quần đảo mới đây, khi chúng tôi vừa bước chân lên đảo Sinh Tồn đă nghe tiếng c̣i khẩn cấp của thuyền CQ xua đuổi tàu lạ vào đánh bắt cá vi phạm hải phận của ta. Tiếng c̣i đó giờ đây có Luật Biển sẽ càng vang to vang khỏe hơn.

    Đáp lại phản ứng của Trung Quốc chỉ trích Luật Biển vừa được thông qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đă tuyên bố rơ ràng: “Đây là một hoạt động lập pháp b́nh thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lư của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lư, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá tŕnh hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, v́ ḥa b́nh, ổn định trong khu vực và trên thế giới”.

    Vâng, chúng ta chỉ giữ cái ǵ là của ta, thuộc về ta. Luật Biển bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2013 sẽ là ngọn gió thổi căng cánh buồm của ḷng dân yêu nước Việt.

    PHẠM XUÂN NGUYÊN
    http://phapluattp.vn/201206231048283...-luat-bien.htm

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy kế hoạch lập thành phố Tam Sa



    Lănh đạo thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Ḥa của Việt Nam lên tiếng phản đối quyết định của Trung Quốc trong việc thành lập thành phố Tam Sa để quản lư hành chính hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

    Hăng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 25/6 trích thuật phát biểu của ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, và ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Ḥa, đồng khẳng định rằng huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Ḥa là bộ phận không thể tách rời của lănh thổ Việt Nam.

    Trong lời phát biểu tương tự nhau được đưa ra cùng ngày, lănh đạo hai địa phương này nói rằng kế hoạch của Trung Quốc‘không có giá trị pháp lư’ và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Lănh đạo tỉnh Khánh Ḥa và thành phố Đà Nẵng kêu gọi Bắc Kinh hủy bỏ quyết định ‘phi pháp’ và ‘sai trái’, đồng thời đề nghị Trung Quốc không gây thêm hành động làm phương hại quan hệ và t́nh hữu nghị giữa hai nước Việt-Trung.

    Trong khi đó, cùng ngày 25/6, báo chí Trung Quốc đăng tải các bài viết tán dương việc Bắc Kinh cho thành lập thành phố Tam Sa để quản lư hành chính 3 quần đảo ở Biển Đông là Trung Sa, và Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng Sa, Trường Sa theo cách gọi Việt Nam).

    Tờ Hoàn Cầu thời báo nói ư tưởng thành lập thành phố Tam Sa đă có từ năm 2007 nhưng bị gác qua một bên do Việt Nam phản đối, và nay, Trung Quốc có hành động cụ thể chứng tỏ quyết tâm của ḿnh.

    Vẫn theo bài báo, quyết định này của Bắc Kinh có trọng lượng hơn nhiều so với Luật Biển Việt Nam mới ban hành hôm 21/6. Báo nói rằng Việt Nam và Philippines phản ứng thế nào không phải là mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc. Báo này cũng đề nghị Bắc Kinh nên có nhiều kế hoạch hơn nữa để tăng cường quản lư Biển Đông sau khi thành lập thành phố Tam Sa.

    Trung Quốc loan báo nâng cấp quy chế hành chính 3 quần đảo Trung Sa, Tây Sa, và Nam Sa từ cấp quận lên cấp huyện để cải thiện công tác quản lư hành chính của Trung Quốc ngay trong ngày 21/6 khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó có nêu rơ Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Cả hai bên đều yêu cầu đối phương chấm dứt hành động ‘phi pháp’ và không làm phức tạp thêm căng thẳng trong vụ tranh chấp ở Biển Đông.

    Nguồn: Bernama, Vietnamplus, Global Times



  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Việt Nam: Hành động mời thầu dầu khí của Trung Quốc là phi pháp




    Tranh căi giao giữa hai nước Việt-Trung tiếp tục căng thẳng sau khi Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc ngày 23/6 loan báo mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí mà Việt Nam khẳng định hoàn toàn nằm trong khu vực chủ quyền của Việt Nam.

    Việt Nam tuyên bố hành động của Trung Quốc mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí thuộc đặc khu kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là phi pháp và vô giá trị.

    Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, ngày 26/6 nêu rơ khu vực mà Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc loan báo mời thầu hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam, chứ không phải là vùng có tranh chấp ở Biển Đông, v́ nó nằm trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lư và thềm lục địa của Việt Nam chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo việc Trung Quốc cho đấu thầu dầu khí tại khu vực này xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc, và gây căng thẳng thêm cho tranh chấp ở Biển Đông.

    Vẫn theo lời ông Nghị, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy ngay việc mời thầu sai trái, tôn trọng thỏa thuận giữa hai nước cũng như bản Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông, và chấp hành luật pháp quốc tế.

    Trước đó, ngày 23/6, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc loan báo mời các công ty nước ngoài dự thầu thăm ḍ-khai thác 9 lô dầu khí trải dài hơn 160 ngàn cây số vuông trên Biển Đông.

    Trước phản ứng của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố hành động mời thầu của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc tại khu vực này là hoạt động thương mại b́nh thường, theo đúng luật của Trung Quốc và các quy định quốc tế, đồng thời yêu cầu Việt Nam không gây rắc rối thêm cho tranh chấp Biển Đông.

    Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 26/6, phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng:

    “Trung Quốc và Việt Nam đă đạt nhiều thỏa thuận về giải quyết tranh chấp lănh hải. Trung Quốc hy vọng Việt Nam tôn trọng các thỏa thuận này và tránh các hành động làm phức tạp thêm t́nh h́nh. Lập trường của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông không thay đổi. Chúng tôi cam kết giải quyết thỏa đáng tranh chấp thông qua các cuộc thương lượng và sự hợp tác cùng nhau khai thác.”

    Tranh căi ngoại giao giữa hai nước bùng phát sau khi Hà Nội thông qua Luật Biển Việt Nam hôm 21/6 trong đó nêu rơ hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Cùng ngày 21/6, Trung Quốc thông báo nâng cấp quy chế hành chính 3 quần đảo Trung Sa và Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng Sa, Trường Sa theo cách gọi Việt Nam) từ cấp quận lên cấp huyện và thành lập thành phố Tam Sa để tăng cường quản lư các quần đảo này. Đôi bên đều tố cáo hành động của đối phương là phi pháp.

    Cũng liên quan đến t́nh h́nh Biển Đông, trong hai ngày 27 và 28 tháng 6 diễn ra hội nghị thường niên lần thứ nh́ bàn về An ninh Hàng hải Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ CSIS có trụ sở tại thủ đô Washington tổ chức.

    Các nhà nghiên cứu và học giả quốc tế tham gia hội nghị thảo luận t́m ra các giải pháp và đề ra khuyến nghị cho tranh chấp Biển Đông, và tăng cường an ninh-hợp tác trong khu vực. Hai diễn giả chính tại hội nghị năm nay là Trợ lư Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Đông Á, ông Kurt Campbell, và Thượng nghị sĩ Joe Lieberman, Chủ tịch Ủy ban Thượng viện phụ trách An ninh nội địa và Các vấn đề chính phủ.

    Tra Mi - VOA

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Việt Nam giải quyết tranh chấp Biển Đông



    Ngoại trưởng Clinton nói chuyện trong buổi tiếp tân và kư kết thỏa thuận do Pḥng Thương Mại Mỹ tổ chức tại Khách sạn Hilton Opera ở Hà Nội hôm 10/7/12


    VOA
    10.07.2012
    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp về quyền đánh cá và khai thác khoáng sản tại Biển Đông. Thông tín viên đài VOA Scott Stearns tường tŕnh từ Hà Nội rằng hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN tuần này có thể giải quyết một số vụ tranh chấp chủ quyền chồng chéo trong vùng.

    Tàu Hải giám Trung Quốc tuần tiễu Biển Đông trong khuôn khổ các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh đ̣i hỏi chủ quyền và quyền tài phán của họ trên vùng biển nơi Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia cũng đ̣i chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ.

    Những tranh chấp chủ quyền chồng chéo ấy đứng đầu nghị tŕnh hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong tuần.

    Sau khi thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm B́nh Minh, Ngoại trưởng Hillary Clinton lên tiếng ủng hộ đường lối ngoại giao của Việt Nam về vụ đối đầu này.

    Ngoại trưởng Clinton nói: “Hoa Kỳ hoan nghênh những đóng góp của Việt Nam để đi đến một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết các vụ tranh chấp và giảm căng thẳng tại Biển Đông. Chúng tôi trông đợi vào ASEAN, sẽ nhanh chóng đạt tiến bộ với Trung Quốc hướng tới một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển có hiệu quả, để đảm bảo khi xảy ra thử thách, th́ những thách thức đó sẽ được xử lư và giải quyết một cách ḥa b́nh qua một tiến tŕnh đồng thuận, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế đă được công nhận bấy lâu nay.”

    Trung Quốc nói diễn đàn khu vực không phải là nơi để giải quyết các tranh chấp về hàng hải.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói:

    “Chúng tôi tin rằng vấn đề Biển Nam Trung Hoa không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, mà đây là một vấn đề giữa Trung Quốc với một số nước hội viên của ASEAN. Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN là một diễn đàn quan trọng đối với các quốc gia liên hệ để tăng sự tin cậy lẫn nhau và tăng hợp tác. Đây không phải là diễn đàn thích hợp để thảo luận vấn đề Biển Nam Trung Hoa.”

    Trước lập trường chống đối của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nhận định ít có hy vọng ASEAN sẽ mang lại một giải pháp có tính đột phá nào.

    Ông Ian Story nói: “Trung Quốc chống đối việc thảo luận vấn đề Biển Đông và mỗi khi vấn đề này được nêu lên, th́ y như rằng Trung Quốc lại phản ứng giận dữ như đă làm trong quá khứ. Sự thể này có khuynh hướng làm vấn đề trở nên sôi động hơn là làm sáng tỏ vấn đề.”

    Việt Nam vận động sự ủng hộ của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông v́ các nhà đầu tư Ấn Độ từ nhiều thập niên qua đă có những hoạt động thăm ḍ dầu mỏ và khí đốt trong vùng.

    Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae nói: “Về những tranh giành lănh thổ của nhiều quốc gia trong vùng, chúng tôi tin rằng vụ tranh chấp này nên được các quốc gia giải quyết qua đối thoại ḥa b́nh, vấn đề này nên được giải quyết theo các tiêu chuẩn của luật quốc tế.”

    Quốc hội Việt Nam đă thông qua một đạo luật khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo trong vùng Biển Đông, một hành động mà Ủy ban Vấn đề Đối Ngoại Trung Quốc cho là sẽ làm cho vụ tranh chấp trở nên phức tạp hơn.


  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    TQ sẽ làm ǵ sau vụ 30 tàu cá tại băi Chữ Thập?

    Việt Hà, phóng viên RFA
    2012-07-19

    Việc Trung quốc mới đây gửi 30 tàu cá kèm theo tàu hộ tống đến băi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường sa đă khiến cả Việt Nam và Philippines phải lên tiếng quan ngại.

    AFP PHOTO

    Tàu đánh cá Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp với các nước, ảnh minh họa chụp tháng 12 năm 2010.

    Tuy nhiên đây không phải là hành động đơn phương đ̣i chủ quyền gây nhiều tranh căi đầu tiên trong năm nay của Trung Quốc. Có ǵ đằng sau hành động này của Trung Quốc? Việt Hà có bài chi tiết sau đây.
    Hành động có tính toán?

    T́nh h́nh biển Đông những ngày gần đây lại tiếp tục trở nên căng thẳng khi vào ngày 13 tháng 7 Trung Quốc gửi 30 tàu cá cùng tàu hộ tống đến băi chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam đ̣i chủ quyền. Trung Quốc tuyên bố các tàu này sẽ ở lại khai thác hải sản trong khu vực trong ṿng 10 ngày. Hành động này của Trung Quốc ngay lập tức đă khiến Việt Nam và Philippines phải quan ngại v́ đây không phải là hành động đơn phương gây căng thẳng đầu tiên của Trung Quốc kể từ đầu năm tới nay, và rất có thể là báo hiệu của nhiều hành động đơn phương khác của nước này trong tương lai.

    Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc pḥng Úc nhận xét:


    Đây không thể coi là một hành động đơn lẻ mà là sự tính toán từ trước của TQ bằng cách sử dụng các lực lượng dân sự và bán quân sự để áp đảo Philippines và VN.

    “Đây không thể coi là một hành động đơn lẻ mà là sự tính toán từ trước của Trung Quốc bằng cách sử dụng các lực lượng dân sự và bán quân sự để áp đảo Philippines và Việt Nam bằng cách thể hiện cái mà họ gọi là quyền tài phán của ḿnh.”

    Trước khi sự kiện này xảy ra, vào đầu tháng 4, Trung Quốc và Philippines cũng có một vụ đụng độ liên quan đến khu vực băi cạn Scarborough shoal mà Philippines đ̣i chủ quyền. Sự kiện bắt đầu khi tàu hải quân Philippines được gửi ra băi này để t́m hiểu vụ các tàu cá Trung Quốc xâm phạm khu vực để đánh bắt hải sản. Vụ việc sau đó đă gây căng thẳng về ngoại giao giữa hai nước. Tranh chấp băi cạn cho đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt khi Trung Quốc vẫn tiếp tục duy tŕ hoạt động của các tàu cá của ḿnh tại đây.

    Theo giáo sư Carl Thayer th́ đây là một chiến thuật mà Trung Quốc đang áp dụng không chỉ đối với biển Đông mà c̣n đối với vùng biển đang tranh chấp với Nhật bản xung quanh đảo Senkaku. Với cách làm này, Trung Quốc muốn làm cho cả Việt Nam và Philippines phải mệt mỏi v́ giới hạn về khả năng trang bị, trong khi đó tiếp tục gây sức ép về chủ quyền trên vùng biển tranh chấp.

    “Họ đă tính toán kỹ lưỡng. Philippines có nguồn lực hạn chế và Việt Nam cũng vậy. Nếu Trung Quốc đưa hết các tàu bán quân sự ra đó để bảo vệ tàu cá của ḿnh th́ không ai có khả năng ngăn chặn các tàu cá này và họ có thể đi từ nơi này sang nơi khác. Và nếu nó cứ tiếp tục như vậy th́ sẽ đến lúc nhưng hành động này sẽ quá nhiều và nó sẽ không thể bị ngăn chặn ngoài những phản đối về mặt chính trị. Đó là cách mà Trung Quốc đang làm để làm cho các bên mệt mỏi hoặc là để gây sức ép về chủ quyền của nước này lên khu vực.”


    Các nước phản ứng thế nào?


    Tàu hải giám Trung Quốc, ảnh chụp tháng 11 năm 2010. AFP PHOTO.
    Về mặt chính trị, ngay sau khi Trung Quốc gửi tàu cá đến khu vực chữ Thập, chính phủ Việt Nam và Philippines đă chính thức lên tiếng phản đối.

    Đại diện ủy ban biên giới quốc gia thuộc bộ Ngoại giao Việt Nam đă lên tiếng với báo giới, nói rằng họat động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

    Vào ngày 16/7, người phát ngôn bộ ngoại giao Philippines, Raul Hernadez cũng lên tiếng cảnh báo. Ông Hernadez nói rằng lực lượng bờ biển nước này sẽ kiểm tra vị trí của các tàu cá Trung Quốc ở biển Đông để đảm bảo chúng không đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của Philippines.

    Nói th́ nói vậy, Philippines cũng đă gặp những khó khăn khi phải gửi tàu ra theo dơi các tàu Trung Quốc. Họ không chỉ phải đối đầu với Trung Quốc ở khu vực băi cạn scarborough mà c̣n phải lo lắng về các động thái của Trung Quốc ở băi chữ Thập, và có thể c̣n ở những nơi khác nữa trong tương lai. V́ vậy, họ phải t́m các giải pháp khác để đối phó với hành động của Trung Quốc. Giáo sư Rommel Banlaoi, giám đốc viện nghiên cứu ḥa b́nh, bạo động khủng bố của Philippines cho biết:

    “Tất nhiên Philippines sẽ tiếp tục tăng sự hiện diện của ḿnh ở trong khu vực bằng cách gửi ra thêm các tàu tuần duyên đến các khu vực này, nhưng chúng tôi không thể nào theo kịp về số lượng các tàu Trung Quốc tiếp cận vào các khu vực đang tranh chấp. Cho nên đang có một lựa chọn khác đang được chính phủ Phi thực hiện là t́m cách gây sức ép trong khu vực lên Trung Quốc để họ thay đổi thái độ của ḿnh, v́ hành động và thái độ hiện tại của họ chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng tại khu vực tranh chấp.”

    Điều này giải thích tại sao Philippines kêu gọi đưa tranh chấp Scarborough vào tuyên bố cuối cùng của diễn đàn an ninh khu vực diễn ra vào tuần trước, nhằm gây sức ép của quốc tế lên Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực này của Philippines đă thất bại do ảnh hưởng của Trung Quốc lên các nước ASEAN khác, mà đặc biệt là nước chủ nhà Campuchia.

    Phép thử của Trung Quốc

    Đối với Việt Nam, việc Trung Quốc gửi 30 tàu đến băi chữ Thập liệu có thể dẫn đến một t́nh trạng tương tự như Scarborough của Philippines hay không? Hay có thể c̣n nặng nề hơn giống như vụ đụng độ đẫm máu diễn ra hồi năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam? Câu trả lời nằm ở phản ứng nào mà Việt Nam sẽ áp dụng đối với các hành động của Trung Quốc và đó cũng chính là cách mà Trung Quốc đang làm để thử khả năng phản ứng của Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer giải thích:


    Tṛ chơi của họ là muốn để chúng ta rơi vào cái bẫy của họ. Họ quấy rối, gây khó dễ và đợi chúng ta bắn phát súng đầu tiên.

    GS Renato Cruz de Castro

    “Băi đá này là biểu tượng v́ đây là khu vực đă diễn ra giao tranh vào năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam. Gần khu vực này cũng đă xảy ra vụ cắt cáp tàu của Việt Nam vào năm ngoái. Vậy hành động này có ư nghĩa thế nào với Việt Nam? Nó có giống như vụ băi cạn Scarborough của Philippines? Việt Nam có khả năng để theo dơi một lượng lớn tàu cá khoảng 30 chiếc không vào khu đặc quyền kinh tế hay không? Đây là cách mà Trung Quốc muốn thử khả năng của Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc nói là họ chỉ điều tàu ra 10 ngày nhưng đây chỉ là một trong một loạt các vụ thử liên tục của Trung Quốc khiến phải Việt Nam phải tự củng cố lực lượng của ḿnh để đối phó.”

    Trong quá khứ Việt Nam cũng đă cho thấy khả năng đối phó của ḿnh. Hồi tháng 11 năm ngoái, một đoạn video được tải trên youtube cho thấy tàu của cảnh sát biển Việt Nam đuổi và đâm vào tàu của Trung Quốc. Có những trường hợp Việt Nam chỉ lên tiếng phản đối về mặt ngoại giao như vụ Trung Quốc cắt cáp tàu thăm ḍ của Việt Nam vào tháng 5 và 6 năm ngoái. Và cũng có trường hợp Việt Nam chỉ im lặng như một vụ cắt cáp khác xảy ra trước đó.

    V́ đă là phép thử, th́ cũng sẽ không có ǵ lạ nếu các tàu cá Trung Quốc lần này t́m cách đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thử phản ứng từ phía Việt Nam. Việt Nam có thể áp dụng các cách đă từng làm nếu hành động này xảy ra. Đó là hoặc có thể t́m cách lên tiếng về chính trị, t́m mọi cách ngăn chặn và đuổi các tàu này ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế, hoặc cũng có thể im lặng và chờ các tàu này ra khỏi khu vực khi hết 10 ngày.

    Theo giáo sư Carl Thayer th́ dù thế nào Việt Nam cũng nên học bài học Scarborough của Philippines. Mặc dù Philippines chỉ gửi tàu hải quân đến khu vực tranh chấp một thời gian ngắn nhưng đă tạo cớ cho Trung Quốc mạnh tiếng và phản ứng dữ dội. Đây là chiến thuật mà Trung Quốc đă áp dụng từ lâu nay đối với biển Đông theo như lời của giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc đại học De la Salle, Philippines:

    “Tṛ chơi của họ là muốn để chúng ta rơi vào cái bẫy của họ. Họ quấy rối, gây khó dễ và đợi chúng ta bắn phát súng đầu tiên, và điều này đă xảy ra với Việt Nam vào hồi năm 1988 và Việt Nam đă phải chịu một tổn thất lớn. Cho nên đây là một tṛ chơi mà họ đợi bạn bắn phát đầu tiên và sau đó họ sẽ nói là họ tự vệ.”

    Vụ việc băi chữ thập chỉ là một trong nhiều phép thử mà Trung Quốc đang và sẽ áp dụng đối với Việt Nam trong năm nay và thời gian sắp tới, tương tự như họ đă làm với Scarborough của Philippines. Trong khi đó th́ việc t́m ra chiến thuật đối phó với Trung Quốc trong những vụ việc này hoàn toàn không dễ đối với cả hai nước khi nguồn lực của họ c̣n hạn chế. Cách duy nhất mà hai nước vẫn đang làm là kêu gọi sự can thiệp của các nước trong khu vực, nhưng với sự thất bại của hội nghị an ninh khu vực vừa qua về vấn đề biển Đông, có lẽ sẽ c̣n mất nhiều thời gian cho hai nước để t́m ra các giải pháp cho các thách thức này. Mà thời gian lúc này dường như đang đứng về phía Trung Quốc.

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Gọng Kềm TC Đang Siết Cổ HN Một Cách Êm Thắm !




    Mời xem gọng kềm Trung Cộng đang siết cổ Hà Nội một cách êm thắm ! Bài viết này phân tích rất rơ ràng, căn cứ trên những Sự Kiện đang xảy ra và TC đang tiến hành đều đặn và quy mô. Xin vui ḷng đọc kỹ tới ḍng cuối.

    Ngoài biển, từ phía Bắc bằng căn cứ Hải Nam của TC, hàng không mẫu hạm và tàu lặn TC có thể ra vào nhiều chiếc một lượt. Nam có hai đảo Hoàng sa và Trường sa TC đă lấy lập thành huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Biển Đông của Việt Nam, TC đă không chế 80 % bằng bản đồ h́nh Lưỡi Ḅ.

    Trong đất liền, phía Bắc dọc theo biên giới VN với Trung Hoa, TC hợp đồng mướn đất dài hạn của các Uỷ Ban và Tỉnh Bộ Đảng CSVN giáp giới vói TC để làm đồn điền. Nơi đây TC lập khu vực riêng như thôn xóm Tàu, tất cả công nhân, máy móc, cho đến cái bàn câu vệ sinh cũng made in China, từ bên Tàu đem qua. TC tổ chức công trường như như một quốc gia trong một quốc gia.

    C̣n phía Tây, TC bao vây VN bằng cách đánh bạt ảnh hưởng của VNCS ra khỏi Miên và Lào mà CS Bắc Việt và VNCS đă xây dựng từ thời Chiến Tranh VN, bằng chiến lược « phóng tài hoá thu nhân tâm », dùng viện trợ, họp đồng kinh tế để tạo thế lực chánh trị trên chánh phủ của hai nước nhỏ này trên bán đảo Đông Dương.

    Quan trọng nhứt là TC bỏ vốn đầu tư xây cất và sử dụng dài hạn các đập thuỷ điện tại Lào và Miên là hai nước giáp giới của VN trên bán đảo Đông Dương. Một mũi tên giết hai con chim : đánh bật VN ra khỏi Miên, Lào, và làm Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, làm cho VN trở thành nước xuất cảng gạo nhứt nh́ thế giới, thiếu nước ngọt bị nhiễm mặn, thành đồng khô có cháy.

    Chẳng những thế, theo tin AP mới đây mà TC c̣n hậu thuẩn thế bao vây VN trên đất liển bằng cách cấm chốt ngay trên vương quốc Thái Lan bằng việc thành lập một khu chế xuất hoàn toàn của TC trị giá một tỷ rưỡi Đô la để từ đó có thế xuất cảng hàng hoá made in China mà không bị thuế suất cao của các nước ngoài WTO.

    Thế bao vây gọng kềm này của TC - nếu c̣n CS Hà Nội - th́ VN khó gỡ.

    Một, ngoài biển phía đông Mỹ có nhảy vào, nhưng qua tổ chức Asean và v́ tự do hàng hải quốc tế, chớ không trực tiếp đá động đến hải đảo và Biển Đông của VN. Đại để Mỹ chỉ kềm chế nhẹ hành dộng « bá quyền, bành trướng » của TC, chớ không cam kết riêng ǵ với CS Hà Nội. CS Hà Nội không phải là yếu tố then chốt trong chiến lược kềm chế nhẹ TC - mà chuyến đi Á châu của TT Obama là tiêu biểu.

    Nếu TC có nhẹ lời một chút trong vấn đề Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là quyền lợi cốt lơi như Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng tức là quyền lợi quốc gia ai đụng đến là có chiến tranh sau khi Mỹ lên tiếng về Biển Đông, là do TC thấy TC càng hung hăng là làm cho các quốc gia Đông Nam Á gân gũi với Mỹ, lợi cho Mỹ hơn thôi.

    Chớ thật sự TC không lùi bước. Hiện trạng Biển Đông có lợi cho TC. Thời gian cũng có lợi cho TC. Mỹ và TC tương quan nhiều, phải dựa nhau để làm chia sẻ quyền lợi trên thế giới và trong vùng. Trong đó có thể có việc giải quyết quyền lợi Biển Đông trên đầu trên cổ các nước nhược tiểu như Việt Nam Cộng Hoà thời Chiến Tranh Lạnh khi Mỹ bắt tay với TC.

    Hai, các hợp đồng TC mướn đất dài hạn của Uỷ Ban các tỉnh giáp giới với TC là một h́nh thức xâm thực êm đềm, hán hoá từ từ, và giết hại kinh tế VN. Đa số các hợp đồng thời hạn mấy chục đến gần một trăm năm thích hợp cho âm mưu bành trướng vừa nói của người Tàu. Những vùng dất muớn đó c̣n có tác dụng kinh tế, TC tuồng hàng hoá hư hỏng của TC qua VN bán rẻ để giết hại sức khoẻ người dân Việt và nền nông nghiệp, kỹ nghệ VN. Và khi có biến động th́ TC có đội quân thứ 5 ở biên giới VN và con đường chuyển quân đă dọn sẵn.

    Như bất cứ ở đâu từ Phi Châu sang VN nơi nào TC hợp đồng mướn đất hay gia công công tŕnh lớn được th́ TC di dân dưới chiêu bài đưa công nhân qua làm việc. Theo phong tục người Hoa, Tàu nữ không lấy chồng ngoại quốc, nam lấy được lấy vợ ngoại quốc. Giữa lúc TC nữ thừa nam thiếu do phong tục trọng nam và do chánh sách của Đảng CS TC gia đ́nh chỉ một con, th́ công nhân TC đến các nước làm việc sẽ lấy vợ người Việt sanh con đẻ cái, sống theo lối sống Tàu. Họ lập chùa Tàu, chợ Tàu, trường học Tàu, làng xă Tàu sống riêng như một quốc gia trong một quốc gia.

    Ba, TC đă đánh bạt ảnh hưởng của chế độ CS Hà Nội ra khỏi Miên và Lào là hai nước giáp giới với VN trên bán đảo Đông Dương. Một mặt Trung Cộng phóng tài hoá, viện trợ và hợp đồng kinh tế tạo uy lực chánh trị ảnh hưởng ngoại giao đối với Miên và Lào. Như viện trợ cho Miên để Miên trục xuất người Duy Ngô Chỉ từ Tân Cương vượt biên qua Miên. Và chính Thủ Tướng Miên tuyên bố ủng hộ nguyên tắc song phương mà TC chủ trương dể giải quyết các tranh chấp ở Biên Đông trong hội nghị ASEAN ở Hà Nội.

    Nhưng h́nh thức TC dùng thương mại và nhiều nhứt là hợp đồng đầu tư, xây dựng, khai thác đủ vốn lời rối chuyển giao các đập thuỷ điện cho Miên Lào trên sông Mekong trong việc đánh bạt ảnh hưởng VNCS và Mỹ. Thủ Tướng Miên khoe TC đă xây xong xây 4 đập thuỷ điện, đang làm một cái mới khởi công đây, giá nữa tỷ Mỹ Kim và 4 cái nữa trong tương lai, tổng cộng 9 cái.

    C̣n ở Lào nơi CS Hà Nội có 80 ngàn quân trong Chiến Tranh VN, TC bây giờ đă đánh bạt VNCS cũng bằng viện trợ và đầu tư và khai thác đất đai như ở Miên. TC mướn đất Lào cả trăm năm. Về đất đai, TC coi Lào là vườn cao su của TC, vuờn trồng cây làm giấy, mỏ xăng dầu của TC. TC khai thác tối đa, trả tiền cho chánh phủ và chở về Tàu. Như Công ty Quốc Doanh Nông Nghiệp của tỉnh Vân Nam mướn 166700 hectares đất trồng cao su của 4 t́nh miền Bắc của Lào. Công ty quốc doanh Zhongxing Telecom Equipment mướn 100000 hectares cũng ở đây. C̣n nhiều nữa. Như 2 triệu hectares TC đang bàn bạc mướn trồng cây làm giấy.

    Tài nguyên khác như kim loại màu, TC chiếm gần hết, trong đó có việc TC khai thác bauxite của TC.

    Thế TC bao vây VN trên đất, trên biển này, CS Hà Nội khó gỡ v́ siêu cường Tây Phương chưa đủ tin CS Hà Nội, c̣n TC th́ lợi dụng chiêu bài « đồng chí CS » êm đềm lấn đất, chiếm biển của VN ./.

    Vi Anh *Viet bao

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Trung Cộng tấn công?


    -Nguyễn đạt Thịnh



    Trung Cộng vừa tung ra một tài liệu bằng Việt ngữ trên mạng "Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn", nêu lên 10 lư do "để tấn công Việt Nam", và kể tội Việt Nam là xứng đáng bị dạy thêm một bài học v́ "có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa".

    Xin chỉ liệt kê 2 trong 10 lư do này để độc giả có một ư niệm về "tâm trạng Kim Dung" của người Trung Hoa. Kim Dung có nhu cầu tạo ra những người Tàu anh hùng xuất chúng, tư cách siêu phàm, v.v... để quên đi nỗi buồn yếu nhược của nước Tàu, và che đi cái xấu bẩn thỉu của người Tàu.

    Theo "Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn", th́ lư do thứ nhất khiến Trung Cộng phải tấn công Việt Nam là: Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự rút lui.

    Lư do thứ nh́ trong "thập điều" tội lỗi của Việt Nam là: Trước đây, Việt Nam đă nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lư đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước th́ Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lănh thổ lănh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đă làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, để lấy lại những vùng biển đảo đă mất.

    Tuy Trung Quốc hăm he như vậy, nhưng không thấy một người Việt Nam nào tỏ vẻ lo sợ cả. Họ quan tâm đến cuộc "viếng thăm" của Ngoại trưởng Hoa Kỳ hơn. Bà Hillary Clinton đến thăm Việt Nam trong 2 ngày. Trước khi đáp xuống Hà Nội bà đă nhận được lá thư song ngữ Việt-Anh của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Bác sĩ Quế viết: "Để góp phần vào những cố gắng của bà, chúng tôi xin xác định rằng:

    1. Người dân Việt Nam rất muốn đất nước chúng tôi trở thành đối tác chiến lược của Hoa Kỳ v́ sự tái vơ trang gây hấn của Trung Quốc và cuộc tranh chấp đang diễn ra tại Biển Đông. Tuy nhiên, để Hoa Kỳ có thể tạo được một cuộc hợp tác thực sự, lâu dài, an toàn, ḥa b́nh và ổn định trong vùng này, bà nên t́m sự hợp tác với một Việt Nam tự do và dân chủ.

    2. Dân chủ hóa Việt Nam không phải chỉ quan trọng cho chiến lược an ninh của Hoa Kỳ mà c̣n giúp cho Việt Nam trong tương lai trở thành một quốc gia dân chủ mạnh và thịnh vượng trong vùng.

    Hiện nay, Việt Nam vẫn c̣n theo chế độ độc đảng, trong đó không có phân quyền giữa các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Đảng Cộng Sản Việt Nam kiểm soát chặt chẽ mọi cấp chính quyền, điều khiển Quốc Hội, can thiệp vào công việc của ṭa án, hướng dẫn, theo dơi truyền thông đại chúng, và phủ nhận mọi nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam. Không có bầu cử tự do và công bằng, và cũng không có nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của hàng triệu công nhân người Việt. Người dân bất đồng ư kiến và phát biểu quan điểm của ḿnh một cách ôn ḥa bị bắt bỏ tù.



    Bà Clinton chỉ ghé Hà Nội có 48 tiếng đồng hồ, mà biết bao nhiêu người Việt Nam, qua nhiều cách khác nhau, đă tỏ ḷng kỳ vọng, mong đợi bà. Nói cách khác, người đẹp của kép lẳng Bill Clinton, mặc dù ngoại 60 cũng làm nhiều người Việt Nam, người Tàu điên v́ “nàng”.



    Người đẹp ngoài 60 vẫn làm nhiều người Việt, người Tàu điên v́ "nàng"



    Thật ra bà Hillary Clinton đă làm được những ǵ ở Việt Nam?

    Bà gặp 2 chính khách Việt Cộng; một là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và hai là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Dũng vui vẻ, hớn hở v́ được bà Hillary nắm tay kéo ra khỏi vũng lún kinh tế; bà bảo ông Dũng là hai nước có thể sẽ đạt thỏa thuận về hiệp định đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP-Trans-Pacific Partnership -Hợp Tác Xuyên Thái B́nh Dương) trước cuối năm.

    Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ gia tăng giao thương với Việt Nam, dành cho Việt Nam nhiều thương khoản trước đây do Trung Quốc nắm giữ, sẽ giảm bớt rào cản thương mại nhưng lại đ̣i Việt Nam tăng tiêu chuẩn về nhiều lĩnh vực như nhân quyền, tự do tư tưởng, tự do truyền thông, lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản trí tuệ.

    Mừng rơn, ông Dũng nhanh nhảu mời trên 20 doanh nhân trong phái đoàn của bà ngoại trưởng Mỹ đến gặp ông ngay sau đó để thảo luận bi zi nét.

    Chút vấp váp trong công cuộc "Hợp Tác Xuyên Thái B́nh Dương" là việc Hoa Kỳ đ̣i Việt Cộng tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tư tưởng; có thể ông Dũng nói với bà Clinton là trở ngại không đến từ cá nhân ông, mà đến từ đảng Cộng sản Việt Nam.

    Bà Clinton xin gặp ông Nguyễn phú Trọng, Tổng bí thư đảng.

    Hăng thông tấn Reuters dẫn lời một viên chức Mỹ giấu tên nói Ngoại trưởng Mỹ muốn gặp ông Trọng "một phần v́ sự chống đối tự do chính trị và chống quan hệ gần hơn với Mỹ tỏ ra mạnh nhất bên trong đảng, trong quân đội và bộ máy an ninh Việt Nam". Viên chức này nói ông Trọng "có vẻ không thoải mái v́ bà Clinton nêu chi tiết những lo ngại nhân quyền của Mỹ, dẫn chứng cả từng trường hợp cụ thể mà Washington đă đặt ra từ nhiều năm qua".

    "Ông Trọng không thoải mái trong buổi gặp," người Mỹ này nói, và tin rằng "ngày càng nhiều nhân vật cấp cao Việt Nam đến gần hơn nhận thức rằng việc cải thiện nhân quyền là cần thiết cho họ".

    Hăng Reuters nhận định trọng tâm chuyến thăm Hà Nội của bà Hillary Clinton là nhấn mạnh đến quan hệ giao thương, và cởi mở chính trị; vấn đề an ninh trên Biển Đông chỉ được nhắc qua.

    Dư luận cho là trước khi đến Việt Nam, bà Clinton đă chịu đựng nhiều áp lực chính trị, dân biểu Frank Wolf kêu gọi cách chức Đại sứ David Shear ở Việt Nam, cáo buộc ông này không gây sức ép đủ để bảo vệ nhân quyền.

    Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định đại sứ Shear “được Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hoàn toàn tin tưởng”.



    Blogger Điếu Cầy đă được thăm nuôi



    Tại Hà Nội, bà Clinton nêu lên vụ xử các blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, gồm quư ông Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài G̣n) và Tạ Phong Tần.

    Bà Clinton nói: "Chúng tôi lo ngại về những hạn chế tự do ngôn luận trên mạng và phiên xử sắp tới, mà bị cáo là những người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do".



    Trong căn cứ hải quân Yulin, trên đảo Hải Nam, Hạm Đội Nam Hải của Trung Cộng, gồm 61 chiến hạm, vẫn không có một chuyển động nào báo hiệu một diễn tiến quân sự sắp xảy ra, chỉ dấu này cho thấy cuộc tấn công Nam Sa (Trường Sa) chỉ có trong tưởng tượng. Vài chục ông Kim Dung chỉ “trừng phạt” Việt Nam cho đă miệng.

    Tại Hà Nội, ông Dũng cười vui, ông Trọng đổ quạu, là chỉ dấu Việt Cộng nhượng bộ để mượn cây dù Mỹ che sóng gió Biển Đông.

    Cũng tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ có mặt tại Đại học Ngoại thương Hà Nội để kỷ niệm 20 năm Chương tŕnh Học bổng Fulbright của chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam, với trên 200 cựu sinh viên Việt Nam thuộc chương tŕnh Fulbright và một số các sinh viên Đại học Ngoại Thương khác. Cuộc thăm viếng của bà là chỉ dấu dân Mỹ học đang được trọng dụng, v́ ngoại thương với Mỹ sắp phát triển mạnh hơn.

    Vẫn tại Hà Nội, ông Dương Danh Dy, một trong những người theo sát t́nh h́nh Biển Đông nhất, nhận định, "...việc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm Việt Nam lần này nó khác với những lần trước. Thế th́ nó là như thế nào? Tôi nghĩ là trong vấn đề đối phó với Trung Quốc ở biển Đông, nó không phải là vấn đề tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc nữa".

    Ông Dy không thể nói đúng hơn được nữa: đứng cạnh anh sheriff Mỹ, người Việt Nam không tin là anh Đầu Gấu Trung Cộng dám liều lĩnh tấn công quân sự Trường Sa; ngược lại họ tin 3 nhà báo Điếu Cày, Anh Ba Sài G̣n, và Tạ Phong Tần sắp được trả tự do.

    Cả điều người Việt Nam chúng ta tin, lẫn điều chúng ta không tin đều màu hồng.



    Nguyễn đạt Thịnh


    THƯ NGỎ 663



    Kính gửi:



    ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC CHỦ TỊCH và

    HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM



    v/v QUA TRUNG GIAN 2 BỘ NGOẠI GIAO ANH VÀ MỸ! BỘ TỔNG TƯ LỆNH CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU HÓA LUÂN ĐÔN ĐĂ TIẾN SÂU VÀO TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM! BÀ BỘ TRƯỞNG HILLARY CLINTON ĐĂ NẮM BẮT VÀ CHẾ NGỰ BỘ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CON RỒNG ĐỎ CỘNG SẢN HÀ NỘI



    Luân Đôn thu hồi Búa Liềm và Xă Hội Chủ Nghĩa tại Việt Nam





    Việt Nam và Biển Đông đă được kéo ra khỏi Region# 10 Trung Quốc và được nhập vào Region# 9 + 9 Ấn Độ





    Bác Hồ bán thân

    Cho Tổng Đàn Toàn Cầu Hóa Luân Đôn



    Xây dựng Xă Hội Chủ Nghĩa và Cải Cách Ruộng Đất

    Vô gia đ́nh Vô tổ quốc Vô tôn giáo

    Trí Phú Địa Hào đào tận gốc trốc tận rễ





    MIV + CIA + MOSSAD + JESUITS + TC2



    • We will create separate fronts to prevent them from seeing the connection between us.

    • We will behave as if we are not connected to keep the illusion alive. Our goal will be accomplished one drop at a time so as to never bring suspicion upon ourselves. This will also prevent them from seeing the changes as they occur.

    • We will always stand above the relative field of their experience for we know the secrets of the absolute.

    • We will establish their governments and establish opposites within. We will own both sides. We will always hide our objective but carry out our plan.

    • We will make them kill each other when it suits us.



    MIV + CIA + JESUITS + MOSSAD + TC2 + INTERPOL



    HOAN HÔ TỔNG CỤC 2 LĂNH ĐẠO PERESTROIKA VIỆT NAM

    CÀN QUÉT SẠCH ĐẠI NẠN THAM NHŨNG

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chính phủ CHXHCNVN và thuốc bổ dương
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 07-06-2012, 01:32 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 05-06-2012, 10:12 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 12:24 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •