Page 4 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 31 to 40 of 51

Thread: CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Bắc Kinh: Tam Sa là thành phố mới nhất của Trung Quốc



    Ngày 24/7, Trung Quốc tuyên bố đảo Tam Sa thuộc vùng biển Đông đang có tranh chấp, một ḥn đảo chỉ có khoảng hơn 1.000 cư dân sinh sống, là thành phố mới nhất của Trung Quốc.

    Ông Tiêu Kiệt, người mới được bầu làm thị trưởng đầu tiên của thành phố, đă ca ngợi tầm quan trọng của Tam Sa trong việc bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc và nói rằng việc chỉ định Tam Sa là thành phố mới là “một quyết định sáng suốt” của đảng và chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc và tăng cường việc bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên.”

    Chính quyền Trung Quốc đă tổ chức nghi lễ thành lập và gắn biển hiệu cho các cơ quan trực thuộc mà họ gọi là "thành phố cấp địa khu Tam Sa," tỉnh Hải Nam.

    Theo hăng tin AP, thành phố mà Trung Quốc tuyên bố là mới nhất của họ là một ḥn đảo rất nhỏ và xa xôi ở biển Đông, chỉ vừa đủ cho một đường băng. Tại đó có một bưu điện, một ngân hàng, siêu thị và bệnh viện.

    Chính quyền Trung Quốc trước đó đă tuyên bố thành lập hội đồng thành phố Tam Sa đặt trụ sở trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm.

    Thành phố Tam Sa được Trung Quốc chọn làm trung tâm hành chính để quản lư ba quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

    Các nước khác là Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền một phần đối với quần đảo Trường Sa.

    Hôm 22/7, một thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc cho biết, việc lập Bộ chỉ huy đồn trú quân tại Tam Sa đă được Quân ủy Trung ương Trung Quốc thông qua. Bộ chỉ huy này sẽ chịu trách nhiệm huy động các đơn vị quốc pḥng và lực lượng dự bị cho thành phố mà Trung Quốc mới lập và gọi là Tam Sa. Tuy nhiên, thông cáo của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc không đề cập đến lịch tŕnh thực hiện kế hoạch nói trên.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị phát biểu trong một công bố rằng Việt Nam đă phản đối hành động này lên bộ ngoại giao Trung Quốc.

    Ông Nghị nói rằng “việc Trung Quốc thành lập cái gọi là ‘Thành phố Tam Sa’ đă vi phạm luật quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”

    Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói rằng Manila đă bảy tỏ quan ngại và đă mạnh mẽ phản đối quyết định thành lập đơn vị quân sự trên đảo Tam Sa.

    Ông Hernandez phát biểu trong một cuộc họp báo rằng "Philippines không công nhận thành phóo Tam Sa và phạm vi tài phán của họ và coi những hành động gần đây của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    TQ bổ nhiệm chỉ huy trưởng và chính ủy cho thành phố Tam Sa
    RFA-27-07-2012


    Trung Quốc vừa bổ nhiệm chỉ huy trưởng và chính ủy cho lực lượng quân sự đồn trú trên thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm ở Biển Đông mà Việt Nam công bố chủ quyền.

    AFP

    Hải quân Trung Quốc trong lễ bổ nhiệm các quan chức cho cái gọi là TP Tam Sa

    Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.

    Theo hăng tin AFP, Bộ Quốc Pḥng Trung Quốc công bố quyết định bổ nhiệm hôm Thứ Năm, theo đó chỉ huy trưởng hay c̣n gọi là Tư lệnh Tam Sa là Đại tá Thái Hỷ Hồng và Chính ủy là Đại tá Liêu Triều Nghị.

    Việt Nam và Philippines đă chính thức phản đối các hành động của phía Trung Quốc.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố phản đối việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định thành lập cơ quan quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

    Như vậy, Trung Quốc đă có hai đơn vị quân đội đồn trú trên Biển Đông thuộc khu vực Việt Nam công bố chủ quyền. Đó là lực lượng quân sự trên thành phố Tam Sa mới thành lập trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự Hải Nam và quân đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa đă có từ trước.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    42 công dân kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu t́nh

    RFA
    2012-07-31

    Bốn mươi hai công dân Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi thư cho chính quyền thành phố kêu gọi tổ chức cuộc biểu t́nh tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn, mưu toan xâm chiếm vùng lănh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.



    Trang mạng Buxite với lời kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu t́nh

    Bức thư đề ngày 27 tháng 7 được trang mạng Bauxite Vietnam phổ biến hôm nay, do 42 nhân sĩ, trí thức kư; trong đó có những nhân vật từng đi đầu trong các cuộc biểu t́nh chống chiến tranh trước đây tại miền nam Việt Nam.

    Bức thư nêu rơ những hoạt động gần đây của chính quyền Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và đề nghị hai điểm với các cơ quan chức năng Việt Nam:

    Một là đứng ra tổ chức biểu t́nh .

    Hai là nếu chính quyền không tổ chức được th́ hăy để cho công dân thực hiện quyền biểu t́nh của họ, được ghi trong hiến pháp.

    Trong năm nay, ở thành phố Hồ Chí Minh hôm ngày 1 tháng 7 diễn ra một cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.

    Những tuần tiếp sau, Sài G̣n không c̣n biểu t́nh như ở thủ đô Hà Nội.

    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

    Alamit: Việt nam có chủ quyền, dân chủ, chính phủ độc lập, muốn biểu t́nh chống ngoại xâm phải kiến nghị và chờ ngày mai không đến trả lời?

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Việt Nam với Hoà B́nh, Độc Lập, Tự Do và Toàn vẹn lănh thổ
    David Thiên Ngọc (Danlambao)



    Hoà B́nh:

    Hoà b́nh là khát vọng của mọi dân tộc, của toàn nhân loại trên thế giới chứ không riêng một dân tộc, một quốc gia nào. Do đó mục tiêu hoà b́nh là một ước vọng, một niềm hạnh phúc muôn đời tự ngàn xưa.

    Nước Việt Nam ta từ ngày lập quốc đến giờ qua hàng ngàn năm lịch sử người dân chưa bao giờ được hưởng một nền hoà b́nh thật sự và lâu dài. Tuy rằng cũng có những giai đoạn người dân an vui trong cảnh thái b́nh "đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho... đời thái b́nh cửa thường bỏ ngỏ"*. Nhưng những cảnh như thế đi qua xă hội đất nước VN như bóng câu cửa sổ. Một đất nước triền miên luôn chống chọi với thù ngoài giặc trong. Hết nạn kiếp ngoại xâm đa phần là phương bắc rồi Chiêm Thành phương nam đôi khi cũng có những đám giặc từ phía Ai Lao.

    Ngoài b́nh ngoại xâm vỗ yên bờ cơi ra th́ tổ tiên, ông cha ta c̣n lo dẹp giặc bên trong. Ở đây ta dùng chung một từ giặc th́ xét ra cũng quá hồ đồ. Bởi trong lịch sử VN dưới thời phong kiến Vua quan đa số bức hiếp dân lành với ư thức Vua là thiên tử là thế thiên hành đạo. Do đó "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung" rồi các quan lại là "phụ mẫu chi dân" chỉ ngoại trừ một số triều đại dưới sự chăn dắt của đấng minh quân th́ người dân cũng được phần nào yên ổn và tạm thời hạnh phúc. Từ đó cả cái hệ thống Vua quan đều ngồi trên đầu của thứ dân gieo mọi áp bức bất công mà người dân không được hé miệng nói lên lời than oán. Nhưng lẽ thường ở đâu có áp bức bất công th́ ở đó có đấu tranh, nổi dậy. Do vậy tuỳ lúc, tuỳ nơi, tuỳ từng thời đại bạo tàn hay khoan thứ, bạo chúa hay minh quân mà có những cuộc khởi nghĩa của các nghĩa quân. Trong những trường hợp này ta không thể gọi các cuộc khởi nghĩa trên là giặc được. Ngoài ra c̣n có những đám giặc cỏ, lục lâm thảo khấu nổi lên cướp bóc gây nhiễu nhương cho xă hội, bất ổn cho cuộc sống của dân lành khiến triều đ́nh phải đưa quân đi tiểu trừ. Một lẽ tất yếu là bần cùng sinh đạo tặc, thượng bất chính, hạ tắc loạn là đương nhiên. Do dó dưới thời phong kiến xă hội VN hầu như chưa hề có hoà b́nh. Đến thời nhà Nguyễn từ vua Tự Đức đến Bảo Đại là cáo chung chế độ phong kiến th́ người dân VN chịu thêm sự đô hộ của đế quốc Pháp, rồi tiếp đến Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác-Lê gây tang tóc cho nhân dân VN măi đến ngày nay.

    Tuy trên mảnh đất VN gần 40 năm qua đă im tiếng súng chiến tranh, máu lửa nhưng hoà b́nh thật sự an lành đối với người dân VN có chỉ là trong mơ. Máu xương của nhân dân yêu nước, đấu tranh cho nền độc lập, dân chủ tự do cũng đă và đang đổ xuống... tiếng khóc than của những bà mẹ, vợ hiền, chồng con cũng đang vang vọng thấu mười phương.

    Độc Lập:

    Từ khi lập quốc đến hôm nay, đất nước VN qua nhiều triều đại trải hàng ngàn năm lịch sử chưa bao giờ người dân VN, đất nước VN được hoàn toàn độc lập. Bắc triều là một mối đe doạ khủng khiếp đối với dân tộc VN trên mọi lĩnh vực hàng ngàn năm qua bao cuộc xâm lăng, đồng hoá. So với bắc triều th́ VN chỉ là nhược tiểu luôn bị ức hiếp, xéo dày... nhưng chí quật cường không bao giờ lịm tắt trong huyết quản dân Việt Nam. Do đó trong mọi hoàn cảnh nhân dân VN luôn đứng lên lập nên những kỳ tích chống ngoại xâm mà sử sách măi c̣n ghi. Thế nhưng ở trong hoàn cảnh nước yếu, dân cô chiến tranh là điều bất đắt dĩ và nhất là đối với một đại Hán bạo tàn hung dữ. Từ đó vua quan triều đ́nh ta với sự khôn ngoan, trí dũng biết vận dụng thế thời mà đối ứng sau những cuộc can qua để giử t́nh giao hảo mà mục đích là để ḱm hăm sự hung hăng, đồng thời cầu hoà với một thiên triều luôn nuôi mộng xâm lăng. Bởi thế theo lịch sử sau những trận phá tan các đội quân xâm lược bắc phương th́ triều đ́nh ta đều cứ sứ sang Tàu cầu hoà, giao hảo (đánh trước rồi mới hoà sau ở thế ngẩng cao đầu) và nhiều lần cũng phải triều cống hay trong những giai đoạn đổi thay triều đại th́ vua mới phải được thiên tử phong vương. Như thế th́ đất nước ta suốt chiều dài lịch sử cho dù trong chiến tranh hay hoà b́nh cũng luôn lệ thuộc bắc triều chưa hề được độc lập. Trong thế kỷ 20 đảng CSVN giành quyền lănh đạo đất nước với chế độ độc tài. Mà ta đă biết đảng CSVN là bào thai của đảng CSTQ, do đó sinh mạng nhân dân VN, đất nước VN hoàn toàn nằm trong tay Tàu cộng, phụ thuộc hoàn toàn vào đại Hán nếu ngày nào mà đảng CSVN c̣n nắm quyền lănh đạo non sông. Lănh đạo đảng CSVN luôn cúi đầu thần phục và thực thi tuyệt đối mọi chỉ thị của thiên triều cho dù phải tự tay giết chết dân ḿnh như qua chính sách CCRĐ, đưa hàng triệu thanh niên vào nướng sạch ở chảo lửa Trường Sơn.

    Tự Do:

    Đối với mọi loài, không riêng ǵ loài người sự tự do quí giá vô cùng. Với bản năng tiến hoá của mọi sinh vật đều vươn lên t́m sự sống với khoản tự do mà thiên nhiên, tạo hoá đă ban cho. Nói riêng dân tộc VN ta sự tự do hầu như bị tước đoạt qua nhiều thời đại. Thời phong kiến ta không bàn ở đây nữa. Từ khi Hồ chí Minh du nhập học thuyết Mác-Lê, chủ nghĩa CS vô thần, hoang tưởng về VN với cả rừng gươm giáo, xích xiềng. Gần cả thế kỷ nay đối với nhân dân VN hai chữ tự do hầu như xa lạ. Mỉa mai thay chính miệng Hồ chí Minh đă thốt nên "không có ǵ quí hơn độc lập, tự do". Bởi sự độc lập tự do là khát vọng của toàn dân qua dặm dài lịch sử. Nắm được sự đói khát này của toàn dân mà HCM và cả tập đoàn đảng CSVN đă lừa mỵ vẽ ra những chiếc bánh hoà b́nh, độc lập, tự do thật to và thật đẹp phỉnh dụ nhân dân VN và cuối cùng đưa toàn dân vào ṿng xích xiềng nô lệ... làm vật hy sinh để đem về lợi ích và đạt được mục đích, tham vọng bá quyền đen tối của bè lũ CS Nga, Tàu mà HCM và cả tập đoàn CSVN cúi đầu làm tay sai nô dịch.

    Ngày nay, trước sự cuồng nộ của toàn dân, sự tự do cho dân tộc là điềm gở, là khắc tinh của tập đoàn CS cầm quyền VN. Do đó chúng điên cuồng ra tay đàn áp bắt bớ, triệt tiêu mọi sự tự do của người dân ḥng duy tŕ chế độ. Tự do là vũ khí sắc bén cáo chung chế độ CS hung tàn.

    Tự do báo chí, ngôn luận, tôn giáo, hội họp, biểu t́nh là những mũi xung kích đâm thẳng vào tim của chế độ bạo tàn, độc tài khác máu. Vấn đề nhà cầm quyền CSVN bỏ tù, xiềng xích các nhà báo, các Bloggers, các nhà dân chủ, các chức sắc tôn giáo, giáo dân, tu sĩ, giáo sĩ... là những hành động phi nhân, vô đạo mà các chính phủ, tổ chức trên thế giới đều lên án, cô lập, tránh xa đồng thời các chính phủ các nước tự do sẽ có những phương cách hành xử thích nghi với những chế độ độc tài, quân phiệt như CSVN. Chưa có một nơi nào trên thế giới mà "Sự tự do bị cầm tù, ḷng yêu nước bị xiềng xích, người đấu tranh cho lẽ phải bị giết chết một cách ngang tàng, bạo ngược như ở Việt Nam". Khung trời tự do cho Việt Nam sẽ rộng mở sau hàng ngàn năm ch́m trong tăm tối mịt mờ.

    Toàn vẹn lănh thổ:

    Đất nước VN chưa bao giờ chịu hèn và nhục nhă như lúc này. Ngày xưa đứng trước sự xâm lăng tàn bạo của giặc bắc phương, ông cha ta đều chấp nhận đổ máu xương... cho dù sức yếu thế cô nhưng cuối cùng cũng vẹn toàn biên cương bờ cơi.

    Trong những ngày đầu h́nh thành xă hội non trẻ, chỉ với một cộng đồng dân tộc Âu-Lạc ít ỏi với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Thế mà tổ tiên Lạc Việt đă dày công mở mang bờ cơi ra mọi hướng để h́nh thành đất nước Việt Nam giang sơn gấm vóc thương yêu như ngày hôm nay. Trong quá tŕnh lịch sử cho dù chịu dưới mọi áp lực, hay dao kề cổ th́ tổ tiên ta luôn chọn giải pháp đổ máu xương để tô thắm sơn hà chứ chưa bao giờ chịu nhục cúi đầu cắt đất, bán rẻ non sông!

    Ngày nay buồn thay! Uất hận thay! Chính những người mang ḍng máu Lạc hồng, chính ḍng dơi của trăm trứng nở ra lại cúi đầu làm tay sai, hai tay nâng giang sơn, tiền đồ tổ quốc dâng cho Hán tặc, đồng thời quay ngược mũi giáo đâm vào mẹ cha, anh em ruột thịt của chính ḿnh?

    Một ải Nam Quan, một Bản Giốc, Lăo Sơn... cùng hàng ngàn Km2 đất 6 tỉnh cực bắc, Vịnh Bắc Bộ, hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng vùng lănh hải thềm lục địa mênh mông, núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ... nay c̣n đâu? Những phố Tàu tấp nập nổi lên, các công trường nhà máy, các gói thầu đầu tư xây dựng hoàn toàn do người Tàu làm chủ, nhân dân, thanh niên VN chỉ là nô lệ, làm công và bị đối xử tàn tệ hơn bao giờ hết.

    Hỡi toàn dân Việt Nam hăy nh́n tấm gương sáng ngời của tiền nhân, tiên tổ mà đứng lên ǵn giữ cơ đồ đang trên bờ vực thẳm. Tay trong tay cùng hô vang lên theo tiếng gọi của non sông.

    Ngày 13/8/2012

    David Thiên Ngọc
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Nước cờ thế Tam Sa


    - Nguyễn đạt Thịnh





    Trên b́nh diện chính trị quốc tế, việc người Tàu làm ngày 24 tháng Bảy 2012 - thành lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm - phải được chính danh gọi là một nước cờ thế ngang ngược, và vô cùng khó phá.

    Phú Lâm là ḥn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đă tấn công và cưỡng chiếm từ tay Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa năm 1974.

    Đảo h́nh bầu dục, chiều đông-tây dài 1,950 thước, chiều bắc-nam rộng 1,350 thước, diện tích 2.1 cây số vuông. Đảo Phú Lâm địa thế bằng phẳng, chiều cao trung b́nh 5 thước trên mực nước biển, điểm cao nhất nằm ở phía tây-nam, cao khoảng 8 thước rưỡi.

    Rặng san hô bao quanh đảo rộng 1,200 thước; băi cát dọc theo chu vi đảo rộng 100 thước có đê cát cao từ 6 tới 8 thước bao quanh. Phần trung tâm của đảo là vùng đầm cạn, với loại đất “đá vôi” được h́nh thành từ phân chim. Mặc dù giếng đào có lượng nước phong phú nhưng v́ nước có chứa vôi nên không uống được mà chỉ dùng để tắm rửa.



    Trước ngày bị quân Trung Cộng đánh chiếm, đảo Phú Lâm được một đại đội Địa Phương Quân và một lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa trấn giữ. Việc người Tàu tấn công quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, chiếm quần đảo Hoàng Sa, được thủ tướng Việt Nam cộng sản Phạm Văn Đồng nh́n nhận.

    Mới đây người Tàu xây một đường đáp ngắn cho loại máy bay nhỏ, xây dựng một số cơ sở hành chánh, không cần viên chức, v́ không có việc làm; nhưng họ vẫn trịnh trọng treo đèn, kết hoa, giăng khẩu hiệu, ŕnh rang tổ chức một cuộc bầu cử chọn những nhân vật quản trị thành phố Tam Sa, không chỉ mới toanh, mà c̣n là sản phẩm vô tưởng.

    Cử tri cũng là yếu tố chưa từng có trong sinh hoạt chính trị Trung Quốc, và bầu cử trực tiếp chọn người cầm quyền chỉ là h́nh thức gần với sinh hoạt của Âu Mỹ, được người Tàu chọn để người Âu, người Mỹ dễ hiểu giá trị của những nhân vật được bầu lên cai trị Tam Sa, hầu nh́n nhận giá trị pháp lư của đơn vị hành chánh này.

    Phải gọi việc Trung Quốc tạo dựng lên một thành phố Tàu giữa Biển Đông là nước cờ thế khó phá, v́ trong giả thuyết thế giới không phản đối để mặc Tam Sa trở thành một thực tế -dù không được ai nh́n nhận, nhưng cũng không bị ai phủ nhận- th́ Tam Sa cũng có vùng biển 200 hải lư đặc quyền kinh tế (ĐQKT) của riêng nó, vùng này sẽ rộng 2 triệu cây số vuông, chồng chất lên vùng ĐQKT của Việt Nam, Phi Luật Tân, Borneo, Mă Lai, Nam Dương, để Biển Đông trở thành tài sản chung của tất cả những nước này và nước Tàu.

    Hoa Kỳ nh́n thấy dă tâm này; ngay trong ngày 24 tháng Bảy -ngày thành lập Tam Sa- bà Victoria Nuland, phát ngôn viên của bộ ngoại giao, lên tiếng: “Chúng tôi rất quan ngại trong trường hợp xảy ra bất kỳ động thái đơn phương nào gây ảnh hưởng một cách không thỏa đáng đối với vấn đề mà Mỹ đă nhiều lần khẳng định là chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại, thương lượng, và hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”.

    Mỹ muốn nói kịch bản “thành phố Tam Sa” là một tác phẩm đơn phương của Trung Quốc, áp đặt chủ quyền của họ trên vùng 2 triệu cây số vuông Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ c̣n nhắc lại chính Ngoại trưởng Hillary Clinton, trong những chuyến công du Châu Á gần đây, vẫn thường “bày tỏ quan ngại trước mọi trường hợp cưỡng chế về kinh tế, quân sự”.

    Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ được cả Việt Nam lẫn Phi Luật Tân hưởng ứng.

    Từ mùa hè 2011, Hà Nội vẫn thẳng tay đàn áp mọi cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc, nhưng trong tháng Bảy này, họ đă đổi thái độ, để mặc 3 cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc diễn ra tại thủ đô.



    Hà Nội và Manila biểu t́nh phản đối... Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông



    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị c̣n nói, “việc Trung Quốc thành lập cái gọi là ‘Thành phố Tam Sa’ đă vi phạm luật quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

    Phi Luật Tân c̣n quyết liệt hơn, họ đ̣i đại sứ Trung Quốc tới trụ sở Bộ Ngoại Giao của họ nhận kháng thư phản đối việc Trung Quốc đơn phương thành lập thành phố Tam Sa. Người phát ngôn ngoại giao Phi, ông Raul Hernandez, nói Manila mạnh mẽ phản đối quyết định của Tàu thành lập đơn vị hành chánh, quân sự trên đảo Tam Sa.

    Hernandez nói: “Phi Luật Tân không công nhận thành phố Tam Sa và phạm vi tài phán của thành phố này và coi nhiều hành động gần đây của Trung Quốc là đơn phương, không thể chấp nhận được”.

    Tổ chức International Crisis Group (ICG), trụ sở tại Bruxelles, hôm 24/7/2012, cũng lên tiếng báo động những căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có thể leo thang thành xung đột quân sự, do các nước có liên hệ đang gia tăng trang bị vũ khí.

    Theo nhận định của ICG, khả năng giải quyết ôn ḥa mọi tranh chấp có vẻ đă giảm đi sau khi Bắc Kinh mua được Nam Vang đóng vai tṛ phá đám hội nghị ASEAN không cho tổ chức này đề ra một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

    Giám đốc chương tŕnh về châu Á của ICG, ông Paul Quinn-Judge, cho rằng, “v́ không có đồng thuận về một cơ chế giải quyết tranh chấp, căng thẳng trên Biển Đông có thể dễ dàng biến thành xung đột vũ trang”.

    Trong báo cáo công bố hôm 24/7/2012, ICG cho rằng Trung Quốc đang tích cực khai thác những chia rẽ họ tạo ra trong nội bộ ASEAN, bằng cách ưu đăi những thành viên ASEAN nào ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

    ICG c̣n ghi nhận Trung Quốc và các nước tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, đặc biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân đă tiếp tục phát triển lực lượng hải quân và tuần duyên, một phần là do áp lực chính trị trong nước, một phần là do tinh thần dân tộc chủ nghĩa dâng cao trong người dân hai nước này.



    Tuy Việt Nam và Phi Luật Tân cùng ở trong thế đối đầu trực tiếp với nước cờ Tam Sa, nhưng Việt Nam yếu hơn Phi trên 2 điểm, và có thể sẽ phải nhượng bộ hầu thỏa hiệp với Trung Cộng.

    Điểm yếu thứ nhất của Việt Nam là tương quan giữa hai chính sách của Hà Nội và của Hoa Thịnh Đốn: nhiều lần Hoa Thịnh Đốn đă nói thẳng với Hà Nội là việc Hà Nội muốn mua loại vũ khí tối tân của Hoa Kỳ để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trên Biển Đông phải là việc đi sau những cải cách nhân quyền và dân chủ.

    Đ̣i hỏi này không dễ thỏa măn, v́ việc trả tự do cho những chiến sĩ dân chủ đang bị Hà Nội giam giữ, việc chấm dứt chính sách đàn áp tự do ngôn luận, tự do biểu t́nh, trừng phạt tham nhũng, v.v... là những bước đưa Việt Nam đến rất gần với một cuộc đảo chính chắc chắn không an toàn tí nào cho những nhân vật đang cầm quyền tại Việt Nam.

    V́ lư do an toàn bản thân và an toàn cho gia đ́nh họ, các lănh tụ chính trị Việt Nam sẽ hy sinh mọi quyền lợi của dân tộc trên Biển Đông, chứ không hy sinh chỗ họ đang ngồi. Thái độ tử thủ, đánh cho đến lúc chết trên ngôi vị, của hai nhà lănh tụ Trung Đông Muammar Gaddafi và Bashar Assad cho chúng ta thấy những tiền lệ khó tránh do nhược điểm của con người tạo ra.

    Nhược điểm thứ nh́ là các thái độ thân Trung Cộng của các tướng lănh Việt Nam. Thái độ này có thể thấy rất rơ trong buổi họp mặt kỷ niệm của các tướng lănh cao cấp Việt Nam, nhân ngày thành lập Giải phóng quân Trung Quốc lần thứ 85.

    Bộ Quốc pḥng Việt Nam đă triệu tập hàng trăm sĩ quan thuộc các cơ quan của Bộ, các binh chủng và các quân khu đă từng được phía Trung Quốc đào tạo qua các thế hệ cho cuộc gặp gỡ mang tính kỷ niệm này hôm thứ Bảy ngày 28/7 - bốn ngày sau ngày thành lập Tam Sa.

    Chủ tŕ buổi gặp mặt là Đại tướng Phùng Quang Thanh, người đứng đầu Bộ Quốc pḥng Việt Nam, và Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội đồng thời là ủy viên trung ương Đảng.

    Ngoài ra, buổi họp mặt c̣n có sự tham dự của ít nhất ba ủy viên trung ương Đảng khác, bao gồm hai thứ trưởng là Thượng tướng Nguyễn Thành Cung và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Mai Quang Phấn, người phó của ông Lịch tại Tổng cục chính trị.

    Mục đích của cuộc hội ngộ này, theo Thông tấn xă Việt Nam, là ‘dịp thể hiện ḷng biết ơn’ sự giúp đỡ của Trung Quốc đă ‘đào tạo cán bộ’ cho quân đội Việt Nam.

    “Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và măi biết ơn sự giúp đỡ chí t́nh, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đă dành cho Việt Nam,” Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lâm thời Trung Quốc Khương Tái Đông và tùy viên quân sự của nước này.

    Cuộc gặp mặt diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục leo thang các hành động đ̣i hỏi chủ quyền của họ trên các vùng đảo có tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông, trong khi giới chức Việt Nam có các hoạt động nhắc nhở công chúng trong nước về 't́nh hữu nghị Việt-Trung'.

    Thay mặt quân đội Việt Nam, ông Thanh gửi tới Quân ủy Trung ương và toàn bộ Giải phóng quân Trung Quốc ‘lời chúc mừng tốt đẹp nhất’ nhân ngày thành lập.

    Báo Quân đội nhân dân, cơ quan ngôn luận của quân đội Việt Nam, viết bài tường thuật chi tiết về ‘t́nh cảm biết ơn’ của quân đội Việt Nam đối với Trung Quốc trong buổi gặp mặt này với tiêu đề ‘Khắc ghi tấm ḷng nhường cơm xẻ áo’.

    Đáp từ đại diện lâm thời Trung Quốc Khương Tái Đông nói ‘quan hệ hai nước đang có bước phát triển tốt đẹp’. Ông nhắc lại quan hệ Hoa-Việt là ‘núi liền núi, sông liền sông’ và ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’.



    Bên cạnh những lập luận phản kháng của Bộ Ngoại Giao, lời tri ân nồng nhiệt, cắn cỏ, ngậm vành của đại tướng Tổng Trưởng Quốc Pḥng Phùng Quang Thanh có mang giá trị đính chánh, xí xóa những ǵ ông Lương Thanh Nghị nói không?

    Trước sự mất c̣n của toàn bộ hải phận Việt Nam, Hà Nội vẫn không có được thái độ rơ rệt cộng tác với Hoa Kỳ và Phi Luật Tân để cùng phá vỡ nước cờ thế Tam Sa.



    Nguyễn đạt Thịnh

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Việt Nam tuyên bố hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông ‘vô giá trị





    Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và phản đối các hoạt động liên tiếp của Bắc Kinh tại hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa trong thời gian gần đây.

    Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lời phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị hôm 11/10 tố cáo Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế và thỏa thuận giữa đôi bên về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển kư kết vào tháng 10/2011, cũng như không tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc kư với ASEAN hồi năm 2002.

    Tuyên bố của Bộ Ngoại giao đưa ra đáp câu hỏi của báo giới về phản ứng trước hàng loạt các động thái của Bắc Kinh khẳng định chủ quyền ở Trường Sa-Hoàng Sa từ cuối tháng 9 tới nay.

    Ngày 23/9, Trung Quốc loan báo cho máy bay không người lái tăng cường giám sát Biển Đông, bao gồm khu vực Trường Sa-Hoàng Sa.

    Đầu tháng 10, Bắc Kinh cử hành lễ thượng kỳ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

    Hai hôm sau, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc diễn tập trực chiến khẩn cấp ở Hoàng Sa.

    Mới đầu tuần này (8/10), Bắc Kinh tuyên bố lập pḥng khí tượng thành phố Tam Sa để theo dơi thời tiết và cảnh báo khí tượng hải dương nhằm bảo vệ tàu bè và các hoạt động thăm ḍ dầu khí của Trung Quốc trong khu vực.

    Từ tháng 7 tới nay kể từ khi thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Tây Sa (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa theo cách gọi Việt Nam), Trung Quốc cấp bách lập khu cảnh bị, xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, cầu đường, khử mặn, khu dân cư, cũng như cho lập doanh nghiệp đầu tư-kinh doanh, phát triển kinh tế-du lịch tại thành phố đảo gây tranh căi này.

    Bắc Kinh tuyên bố Tam Sa có nhiệm vụ quản lư hành chính toàn bộ các quần đảo và vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa-Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam nói những việc làm của Trung Quốc ‘hoàn toàn vô giá trị’ và khiến cho căng thẳng Biển Đông leo thang.

    Người phát ngôn Lương Thanh Nghị một lần nữa đề nghị Trung Quốc ngừng các hoạt động ‘sai trái’ để góp phần phát triển quan hệ Việt-Trung trên tinh thần hợp tác-hữu nghị và duy tŕ ḥa b́nh-ổn định cho khu vực Biển Đông.

    Mới ba tuần trước, Trung Quốc lặp lại cam kết với ASEAN rằng Bắc Kinh chỉ mong muốn có mối quan hệ ḥa b́nh với các nước và quyết tâm duy tŕ ḥa b́nh khu vực.

    Tại Thượng đỉnh Thương mại Đầu tư lần thứ 9 giữa ASEAN với Trung Quốc hôm 21/9, Phó Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận B́nh, tuyên bố Trung Quốc nhận thức rơ tầm quan trọng của sự phát triển và giá trị của nền ḥa b́nh.

    Nguồn: Vietnam Ministry of Foreign Affairs website

  7. #37
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Tàu Trung Quốc tông ch́m tàu cá Quảng Ngăi tại Hoàng Sa
    RFA
    2020-04-02


    Một trong những lần tàu Trung Quốc bám sát và đâm thẳng vào tàu Việt Nam hồi đầu năm 2015
    File photo
    Một ngư dân Quảng Ngăi vừa báo tin bị tàu cá bị tàu Trung Quốc tông ch́m tại khu vực ngư trường truyền thống Hoàng Sa.

    Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 2/4/2020. Theo đó ngư dân tên Đặng Tằm, đang đánh cá tại vùng biển thuộc Quần đảo Hoàng Sa đă gọi điện về cho người nhà tại địa phương xă B́nh Châu thông báo bị một tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm ch́m.

    Ngày 02/04/2020 Ủy ban Nhân dân (UBND) xă B́nh Châu, ra công bố số 47/BC về việc tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài tông ch́m.

    Theo báo cáo, tàu cá bị đâm ch́m mang số hiệu QNg-90767-TS do ông Trần Hồng Thọ, sinh năm 1987, trú tại thôn Phú Quư, xă B́nh Châu, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi làm chủ sở hữu. Tàu xuất bến tại trạm kiểm soát Biên pḥng Sa Kỳ ngày 20/3/2020 với 8 lao động.

    Tàu bị tàu Trung Quốc tông ch́m ở đảo Phú Lâm, có tọa độ 16042 N – 112025’44” E. Sau khi bị tông ch́m, tàu được 3 tàu cá khác cũng thuộc tỉnh Quảng Ngăi cùng đến cứu hộ.

    Báo cáo cũng cho biết thêm, tàu cá của ông Trần Hồng Thọ có công suất 420 CV, đăng kư hành nghề lặn.

  8. #38
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    3 tàu Trung Quốc đâm ch́m, tấn công tàu cá Việt Nam
    Apr 5, 2020

    Tàu cá của ngư dân Quảng Ngăi bị đâm ch́m. (H́nh: ngư dân cung cấp cho Tiền Phong)


    QUẢNG NGĂI, Việt Nam (NV) .- Ba tàu hải cảnh Trung Quốc tham gia đâm ch́m, tấn công các tàu đánh cá của Việt Nam hôm 2/4 vừa qua ở Hoàng Sa, theo lời kể của nạn nhân vừa được đưa trở về đất liền.

    Hôm Thứ Bảy, 4 trong số 8 ngư dân trên chiếc tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngăi đă được một tàu bạn đưa trở về đất liền. Họ không được trở về nhà ngay v́ phải cách ly 14 ngày để xét nghiệm dịch COVID-19 trước khi cho về. C̣n 4 người nữa trên một tàu đánh cá khác sẽ trở về sau.


    Như tin tức hôm Thứ Bảy, tàu đánh cá QNg-90617 TS của ông Trần Hồng Thọ (cư dân xă B́nh Châu, huyện B́nh Sơn, Quảng Ngăi), đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa th́ bị tàu Trung Quốc đâm ch́m khoảng 3 giờ sáng sớm hôm mùng 2/4/2020 khi các ngư dân đang neo đậu, ngủ đêm tại một khu vực trong quần đảo Hoàng Sa.

    Các tàu cá QNg-90929 TS của ông Nguyễn Thành Linh, QNg-90399 TS của ông Đặng Dũng và QNg-90045 TS của ông Đặng Tằm (đều ngụ cùng xă) ở khu vực gần đó chạy đến cứu nạn, cứu hộ, t́m kiếm.
    Tuy nhiên, các tàu vừa kể đều bị tàu Trung Quốc xua đuổi, phun ṿi rồng và cướp phá. Hậu quả, tàu cá của ông Tằm bể kính cabin và hư hỏng một số thiết bị phải bỏ chạy. Tàu cá của ông Linh và tàu cá của ông Dũng bị phía Trung Quốc khống chế. Sau đó, phía Trung Quốc đă thả 2 tàu cá và 8 ngư dân trên tàu ông Thọ họ đă đâm ch́m và bắt giữ.

    “Tàu tui là tàu làm ban ngày. Nghề lặn mà. Cả ngày dầm sâu trong nước biển vài mươi mét. Ban đêm ngủ bù lấy sức. Khoảng 3 giờ sáng, thời gian ngủ ngon nhất trong đêm, th́ bỗng nghe cái ầm, tàu như bị hất văng, chao đảo dữ dội rồi ch́m xuống biển”. Lời ngư dân Vơ Duy Khánh, 36 tuổi, kể lại trên tờ Thanh Niên giây phút hăi hùng tưởng đă phải vùi thây trong ḷng biển. “Khi tàu bị tàu Trung Quốc đâm sầm vào, tất cả anh em tỉnh ngủ ngay và bật dậy, vội khoác áo phao vào người. Chỉ khoảng 20 phút sau, con tàu đă ch́m nghỉm. Phần đuôi dần dần ch́m sâu xuống nước, sau đến thân tàu và đến phần mũi th́ nhô lên cao. 8 ngư dân bấu víu vào cái mũi tàu ấy”.

    Ngư dân Khánh kể tiếp rằng “Biển đêm muôn trùng, đen thẳm. Chắc chết. Anh em tui nghĩ vậy khi thấy tàu Trung Quốc đi xa dần chỗ tàu ch́m. Thế nhưng khoảng vài mươi phút sau, tàu Trung Quốc quay lại vớt 8 anh em lên. Mấy tay Trung Quốc không đánh đập nhưng bắt cả 8 anh em lên tàu, buộc ngồi xuống co ro riêng ở một góc. Sau đó, cả nhóm tụi tui ở suốt trên tàu chứ không bị đưa vào đảo”,.

    Ông Đặng Dũng, 48 tuổi, chủ tàu cá QNg-90399 TS, đang trong khu cách ly tập trung ở Trung tâm y tế huyện B́nh Sơn, kể lại cho biết khi đó cách chỗ tàu ông Thọ bị nạn 17 hải lư, tức tốc mở máy chạy đến nơi t́m kiếm, cứu nạn nhưng chỉ thấy tàu cảnh sát biển của Trung Quốc màu trắng, c̣n tàu của ông Thọ đă ch́m, chỉ c̣n chóp mũi tàu nhô lên trên đầu sóng. Ngoài tàu ông Dũng, c̣n có tàu cá của ông Tằm và tàu cá của ông Linh cũng chạy đến cứu nạn.

    Theo lời ông Dũng trên tờ Thanh Niên “Cả 3 tàu quanh quẩn t́m kiếm 8 ngư dân trên tàu cá của ông Thọ hơn 1 giờ, th́ tàu Trung Quốc gọi thêm một tàu nữa đến, cũng to không kém, bắt đầu xua đuổi 3 tàu cá ngư dân xă B́nh Châu. Tàu cá ông Tằm bị phun ṿi rồng, hư hỏng nên bỏ chạy, c̣n tàu ông Dũng và tàu ông Linh th́ bị rượt cũng phải bỏ chạy.

    “Tui lái tàu chạy thẳng. Ban đầu, nó đuổi khoảng hơn 12 hải lư th́ dừng lại và có một chiếc khác xuất hiện, đuổi theo tàu tui khoảng 15 hải lư nữa. Nó tăng tốc chặn ngang không cho tàu tui chạy. Sợ nó tông ch́m nên tui chạy chậm và dừng tàu”, ông Dũng kể.


    Tàu hải cảnh 4301 của Trung Quốc đă đâm ch́m tàu cá của ông Trần Hồng Thọ sáng 2/4/2020. (H́nh: Ngư dân cung cấp cho Tuổi Trẻ)
    Sau đó, tàu cảnh sát biển Trung Quốc thả ca nô xuống chạy qua tàu cá ông Dũng, 5 cảnh sát biển Trung Quốc lên tàu và buộc quay lại chỗ tàu cá ông Thọ bị đâm ch́m. Lúc này, tất cả điện thoại của ngư dân bị tịch thu. Lính Trung Quốc xóa sạch những tư liệu mà ngư dân xă B́nh Châu quay được về hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc. Ngoài ra, họ c̣n chặt phá thiết bị, b́nh hơi lặn, dây lặn… trên tàu ông Dũng. Chủ tàu cá này cũng cho biết đă đánh bắt 20 ngày trên biển, hải sản đầy tàu, phía Trung Quốc đă lấy mất 3 tấn cá, thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Tàu cá của ông Linh vừa mới ra biển nên đánh bắt chưa được ǵ, nhưng đă bị đập, chặt phá sạch thiết bị nghề lặn, tờ Thanh Niên kể.

    Nhà cầm quyền CSVN đ̣i Bắc Kinh bồi thường thiệt hại cho các ngư dân bị đâm ch́m tàu và lập lại lời tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa với các bằng chứng lịch sử và pháp lư “không thể phủ nhận”. Tuy nhiên Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Trung Quốc hôm Thứ Sáu ra một bản tuyên bố vu cáo tàu đánh cá của Việt Nam “đâm tàu hải cảnh Trung Quốc” khi xâm phạm vùng biển Hoàng Sa.

    Tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngăi là tàu nhỏ, vỏ gỗ hai ba chục tấn làm sao dám đâm tàu hải cảnh Trung Quốc vỏ sắt vừa lớn gấp bội, hàng ngàn tấn, lại vơ trang? Tháng Ba năm ngoái, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m một tàu khác của huyện đảo Lư Sơn, Quảng Ngăi, rồi dối trá tuyên truyền là tàu cá Việt Nam đâm vào đá ngầm.(TN)

  9. #39
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Việt Nam phản đối Trung Quốc tại LHQ về chủ quyền Biển Đông
    Apr 7, 2020

    Tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam cản trở Trung Quốc ḍ t́m dầu khí bất hợp pháp ở phía nam quần đảo Hoàng Sa hồi Tháng 5-2014. (H́nh: HOANG DINH NAM/AFP via Getty Images)


    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) .- Việt Nam gửi công hàm đến LHQ phản bác lại các công hàm của cả Trung Quốc và Malaysia trước đó để “bày tỏ lập trường nhất quán” về vấn đề về chủ quyền Biển Đông.

    Bản công hàm của Việt Nam nộp tại LHQ ngày 30/3 để phản bác lại các công hàm ngày 12/12/2019 của Malaysia về thềm lục địa mở rộng và công hàm ngày 23/3/2020 của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền theo 9 vạch “Lưỡi Ḅ” chiếm gần hết Biển Đông “bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa” và lại c̣n nói là cả “quyền lịch sử” .

    Công hàm đă gửi đi ngày 30/3/2020 đến hôm nay 7/4 tức một tuần sau, nhà cầm quyền Hà Nội mới cho báo chí trong nước đồng loạt đưa tin kèm theo bản công hàm phản đối bằng tiếng Việt. Dư luận trong nước c̣n đang phẫn nộ v́ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngăi ở Hoàng Sa. Bắc Kinh ngang ngược vu cáo là chiếc tàu đánh cá nhỏ bé vỏ gỗ của ngư dân Việt đă liều mạng đâm tàu sắt vơ trang của cảnh sát biển Trung Quốc lớn gấp trăm lần sáng sớm 2/4/2020 vừa qua, tức chỉ 3 ngày sau khi Hà Nội gửi công hàm đến LHQ.

    “Việt Nam bày tỏ lập trường nhất quán như sau: Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.” Bản công hàm của Việt Nam viết. “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”.


    Dân Việt Nam biểu t́nh ngày 19/1/2017 tưởng niệm 43 năm chiến sĩ VNCH thiệt mạng bảo vệ Hoàng Sa.(H́nh: HOANG DINH NAM/AFP via Getty Images)
    Đây cũng là điều Hà Nội cho phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao lập đi lập lại suốt nhiều năm qua trong các cuộc họp báo. Bản công hàm nói trên xác định Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) là “cơ sở pháp lư duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

    Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lư.

    Nói khác, yêu sách “ 9 đoạn” của Trung Quốc chiếm hơn 80% đến 90% Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, đều không có giá trị pháp lư như phán quyết của ṭa án Quốc tế The Hague, Ḥa Lan, Tháng Bảy 2016 xác định.

    Việt Nam gọi là Hoàng Sa trong khi Trung Quốc gọi là Tây Sa, Việt Nam gọi là Trường Sa trong khi Trung Quốc gọi là Nam Sa. Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa sau một trận hải chiến với VNCH. Đến năm 1988 xua quân tới cướp một số băi đá ngầm tại Trường Sa mà mấy năm gần đây đă bồi lấp, biến chúng thành các đảo nhân tạo và xây dựng các căn cứ quân sự khổng lồ khống chế toàn bộ khu vực.

    Ngày Thứ Hai vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra bản tuyên bố lên án Trung Quốc đâm tàu cá của Việt Nam, cáo buộc Bắc Kinh hâm nóng trở lại tranh chấp Biển Đông vào lúc toàn thế giới đang dồn sức đối phó với đại dịch COVID-19.


    Bản đồ Biển Đông với 9 vạch mà Trung Quốc vẽ thêm vào để tuyên bố chủ quyền. (H́nh: Wikipedia)
    Hồi năm ngoái, Trung Quốc đă cho nhóm tàu hải cảnh, dân quân biển quấy rối, cản trở hoạt động ḍ t́m và khai thác dầu khí của Việt Nam tại khu vực băi Tư Chính suốt từ tháng Bảy đến Tháng Mười. Mọi chuyện tưởng đă dịu xuống khi lănh tụ hai nước gọi điện thoại chúc tết Canh Tư với nhau.

    Guồng máy tuyên truyền CSVN thuật lời ông Nguyễn Phú Trọng nói với ông Tập Cận B́nh là “Hữu nghị và hợp tác luôn là ḍng chảy chính trong quan hệ hai Đảng, hai nước; khẳng định quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp nguyện vọng thiết tha và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước.”

    C̣n ông Tập Cận B́nh thấy được thuật lời đáp lễ là “Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác thực chất và hiệu quả trên các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước, đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tạo nền tảng dân ư vững chắc cho quan hệ hai nước”.

    Những ǵ đang diễn ra cho thấy “nói vậy mà không phải vậy”. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc vẫn đâm ch́m tàu cá Việt Nam và Việt Nam vẫn phải phản đối sự ngang ngược của Bắc Kinh tại LHQ.(TN)

  10. #40
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Tàu kiểm ngư Việt Nam bám theo tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc
    Apr 14, 2020 cập nhật lần cuối Apr 14, 2020

    Tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 Hao (Hải Dương Địa Chất số 8). (H́nh: Weibo)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một số tàu kiểm ngư của Việt Nam bám theo tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc khi tàu này di chuyển trên Biển Đông với các dấu hiệu căng thẳng trở lại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Ngày Thứ Hai, 13 Tháng Tư, người ta thấy có những báo động trên mạng Twitter từ một số nhóm chuyên viên theo dơi t́nh h́nh Biển Đông về sự hiện diện của chiếc tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc cùng một nhóm tàu hộ tống nó từ phía đảo Hải Nam chạy xuống phía Nam.

    Dư luận chú ư tới việc xuất hiện của nhóm tàu này khi Bộ Quốc Pḥng Trung Quốc loan báo đưa đội tàu tác chiến do mẫu hạm Liêu Ninh cầm đầu xuống Biển Đông tập trận. Cả hai chuyện nhập lại, liệu đây có thể là dấu hiệu Bắc Kinh muốn bắn tiếng cho Hà Nội biết sức mạnh cơ bắp?

    Căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh có vẻ trở lại từ khi tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m tàu đánh cá của Việt Nam hôm đầu tháng gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, tiếp nối theo chuyện Việt Nam nộp Liên Hiệp Quốc bản phản bác tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh theo chín vạch nối lại giống h́nh “Lưỡi Ḅ” trên Biển Đông, chỉ ba ngày trước đó.

    Theo ghi nhận dựa trên dữ liệu của tổ chức theo dơi vị trí tàu biển quốc tế Marine Traffic, tàu khảo sát địa chất số 8 (Haiyang Dizhi 8 Hao) của Trung Quốc hôm Thứ Ba, 14 Tháng Tư, ở khu vực cách bờ biển miền Trung Việt Nam khoảng 158 km. Cùng đi với tàu này có ít nhất hai tàu hải cảnh, theo hăng tin Reuters, nhưng nhóm Thông Tin Biển Đông (South China News) nói có tới sáu tàu.

    Thông tin trên trang Twitter của ông Duan Dang liệt kê số hiệu của các tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu Hải Dương 8 gồm 5901, 4201, 4203, 2103, 1105 và 1106. Nếu đúng như thế, tàu 5901 thuộc lớp Zhaotou Class (Chiêu Đầu), trọng tải tới 10,000 tấn.


    Một số tàu Kiểm Ngư của Việt Nam bám theo tàu Hải Dương 8. (H́nh: South China Sea Chronicle Initiative)
    Reuters căn cứ theo tổ chức Marine Traffic nói có ba tàu của Việt Nam bám theo nhưng không nói loại tàu nào. Một số nhóm theo dơi t́nh h́nh Biển Đông trao đổi thông tin trên Twitter nói đó là mấy chiếc tàu kiểm ngư và c̣n có thể thêm mấy tàu đánh cá thuộc loại “dân quân tự vệ biển” của Việt Nam.

    Cho tới nay, người ta chưa biết chủ đích của chiếc tàu Hải Dương 8 là ǵ trong bối cảnh có thể căng thẳng chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc được hâm nóng. Hồi năm ngoái, từ đầu Tháng Bảy đến giữa Tháng Mười, tàu Hải Dương 8 cùng nhóm tàu hộ tống đă quấy rối, đe dọa hoạt động ḍ t́m dầu khí của Việt Nam tại băi Tư Chính.

    Ngoài chuyện quấy rối tại băi Tư Chính, nhóm tàu này c̣n chạy ngang chạy dọc, chạy lên chạy xuống dọc theo biển miền Trung Việt Nam có khi cách bờ trên dưới 80km. Hà Nội cũng chỉ cho mấy tàu kiểm ngư, cảnh sát biển bám theo ngó chừng chứ không có hành động ǵ cản trở hay khiêu khích.

    Thứ Bảy vừa qua, tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Bắc Kinh nói Việt Nam làm ầm ỹ cái chuyện tàu đánh cá bị đâm ch́m để làm dư luận dân chúng trong nước quên đi khả năng chống đỡ dịch bệnh kém cỏi của nhà cầm quyền. Không những vậy, họ c̣n ra mặt đe dọa sẽ c̣n căng thẳng hơn trong những ngày sắp tới trong quan hệ giữa hai bên. (TN) (Đ.D.)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chính phủ CHXHCNVN và thuốc bổ dương
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 07-06-2012, 01:32 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 05-06-2012, 10:12 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 12:24 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •