Page 5 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 41 to 50 of 51

Thread: CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

  1. #41
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Việt Nam phản ứng việc tàu Hải Dương 8 trở lại Biển Đông
    15/04/2020


    VOA Tiếng Việt
    Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chấn 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc. Con tàu này đă được đưa trở lại vùng lănh hải của Việt Nam hôm 14/4. (Ảnh: China Geological Survey)


    Bộ Ngoại giao ở Hà Nội đă lên tiếng sau khi Trung Quốc đưa một tàu khảo sát từng vi phạm lănh hải Việt Nam vào năm ngoái trở lại khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

    Theo ghi nhận của Reuters hôm 15/4, Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam “đang theo dơi sát sao” các diễn biến trên vùng biển này.

    Trước đó hôm 14/4, dữ liệu hành tŕnh hàng hải được Reuters trích dẫn cho thấy tàu Hải Dương 8 – từng tiến hành khảo sát địa chấn trong lănh hải Việt Nam nhiều tháng trời vào năm ngoái – đă xuất hiện ở khu vực cách bờ biển Việt Nam khoảng 158km và trong vùng đặc quyền kinh tế của Hà Nội.

    Chiếc tàu này được ít nhất hai tàu quân sự của Trung Quốc hộ tống, theo thông tin từ Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS Greg Poling đăng tải trên Twitter. Cũng theo dữ liệu của ông Poling, một tàu giám sát các tàu cá của Việt Nam bám đuôi theo tàu Trung Quốc.

    Ryan Martinson, chuyên gia của viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc thuộc trường Hải chiến Hoa Kỳ, hôm 13/4 cũng trích dẫn dữ liệu hành tŕnh hàng hải cho thấy tàu Hải Dương 8 đă rời cảng hướng về phía biển của Việt Nam.


    Jim "Bones" Bona
    @JimBonesBona1
    · 13 thg 4, 2020
    Đang trả lời @duandang @rdmartinson88
    As of 0122 UTC 13 April, I still showed her import Sanya


    Ryan Martinson
    @rdmartinson88
    She left port at 04:39 UTC on 13 April, according to Marine Traffic.

    Xem h́nh ảnh trên Twitter
    9
    11:06 - 13 thg 4, 2020
    Thông tin và quyền riêng tư Quảng cáo Twitter
    Xem các Tweet khác của Ryan Martinson
    “Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ các quy định liên quan của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của ḿnh và đóng góp vào ḥa b́nh, ổn định, hợp tác ở Biển Đông,” người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng được Sputnik trích lời nói.

    Năm ngoái, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đă nhiều lần ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Hà Nội đă phải vài lần lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh “xâm phạm lănh hải” của ḿnh cũng như phản đối hành động khảo sát “bất hợp pháp” trong vùng biển Việt Nam. Vụ việc đă làm quan hệ giữa hai nước trở nên căng thằng nhất kể từ khi Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào lănh hải Việt Nam năm 2014.

    Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/4 nói rằng tàu Hải Dương 8 không làm việc ǵ bất thường.

    “Tàu của Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động b́nh thường trong vùng biển do Trung Quốc quản lư,” người phát ngôn Triệu Lập Kiên nói tại một buổi họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh.

    Đây cũng là câu trả lời của Bắc Kinh hồi năm ngoái khi tàu Hải Dương 8 tiến hành khảo sát tại khu vực Băi Tư Chính, mà Việt Nam nói là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, trong nhiều tháng.

    Động thái đưa tàu Hải Dương 8 trở lại khu vực tranh chấp trên Biển Đông được tiến hành không lâu sau khi Hà Nội trao công hàm phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m tàu cá Việt Nam.

    Chính phủ Mỹ ngay sau đó lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong vụ đụng độ hôm 3/4 mà Bắc Kinh nói là tàu cá của Việt Nam cố ư đâm vào tàu hải cảnh của họ. Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc hôm 11/4 nói họ có bằng chứng bằng video cho thấy tàu hải cảnh của họ “vô tội”. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào về vụ việc được phía Trung Quốc đưa ra.

    Tờ Hoàn cầu Thời báo c̣n cáo buộc Mỹ đứng về phía Việt Nam để đổ trách nhiệm cho Trung Quốc và cảnh báo leo thang căng thẳng trên Biển Đông.

    Vụ việc này cũng diễn ra vài ngày sau khi Việt Nam thông báo họ đă gửi công hàm lên LHQ để phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc khi “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”.

    Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/4 phản bác lại khi nói rằng các quần đảo Tây Sa – mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa – và Nam Sa – là Trường Sa theo cách gọi của Việt Nam – thuộc lănh thổ Trung Quốc và rằng các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam là “phi pháp và không có giá trị.”

  2. #42
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Tuyên bố thành lập “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế như thế nào
    Hoàng Sa
    2020-04-19


    H́nh minh hoạ. Người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Trường Sa Đông thuộc quần đảo Trường Sa hôm 7/1/2013
    Reuters
    Trung Quốc tiếp tục hung hăng trên biển Đông
    Nhân dịp dịch COVID 19 vẫn chưa thuyên giảm, cả thế giới đang tập trung vào chống dịch, đặc biệt là Hoa Kỳ đang căng thẳng với dịch bệnh, thậm chí trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt mới ghé thăm Việt Nam hồi đầu tháng 3 cũng đang nhiều ca nhiễm. Đây là cơ hội để Trung Quốc tăng thêm các hành động hung hăng. Chắc chắn giờ đây Trung Quốc có thể phản ứng mà không lo sợ bất kỳ hậu quả ǵ, kể cả sự chỉ trích của truyền thông.

    Thêm nữa, t́nh h́nh chính trị Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề nội bộ, với sự khởi phát virus Sars Cov 2 từ Vũ Hán rồi lan sang các địa phương khác, rồi sau đó bùng phát trên toàn thế giới. Việc chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh trong 6 ngày quan trọng nhất để có thể khống chế dịch bệnh, cùng với các thông tin bất nhất về con số thực người chết v́ virus này ở Trung Quốc, cũng như tác hại của COVID 19 đối với nền kinh tế Trung Quốc là những nguyên nhân khiến các phe phái chính trị tấn công vị trí của Tập Cận B́nh.

    Trước các vấn đề chính trị nội bộ như vậy, cách Trung Quốc thường làm để xoa dịu dư luận trong nước đó là thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người dân Trung Quốc, và chỗ mà các lănh đạo Trung Quốc thường nhắm tới đó là biển Đông.

    Một loạt các hành động hung hăng của Trung Quốc tại khu vực này kéo dài liên tiếp từ nhiều năm trước. Năm 2019, Trung Quốc đă cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vùng biển của Việt Nam hơn 100 ngày. Trong năm này, Trung Quốc cũng cho các tàu của ḿnh xâm phạm vùng biển của Malaysia, Philippines Cũng chưa hết, cuối 2019 đầu 2020, Trung Quốc cũng cho các tàu của ḿnh xâm phạm vùng biển của Indonesia. Đầu tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đă đâm ch́m một tàu cá của Việt Nam.

    Trong thời gian này, tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng một số tàu hải cảnh và tàu cá đang lượn lờ khảo sát tại khu vực biển của Malaysia, và nhiều nhà nghiên cứu đang dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục giở tṛ, trong khi “giương đông kích tây”. Và điều ấy cũng đang bắt đầu.

    Trong khi Nhóm tàu HD8 đang được các nước trong khu vực và quốc tế theo dơi sát khi tiến hành khảo sát khu vực gần vùng biển của Malaysia th́ ngày 18/4/2020, Trung Quốc lại có hành động vi phạm chủ quyền của các nước khi Bộ Dân chính ngang nhiên thông báo Quốc Vụ viện nước này vừa phê chuẩn thành lập cái gọi là "Khu Tây Sa" và "Khu Nam Sa" trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Cũng theo phía Trung Quốc đưa tin th́:

    - Khu Tây Sa quản lư các đảo thuộc quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa) và Băi Macclesfield (quần đảo Trung Sa) và vùng nước phụ cận, chính quyền khu Tây Sa đóng tại đảo Phú Lâm - cấu trúc lớn nhất thuộc Hoàng Sa,.
    - Khu Nam Sa quản lư các đảo thuộc quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước phụ cận, chính quyền khu Nam Sa đóng tại Đá Chữ Thập - một cấu trúc thuộc Trường Sa mà Trung Quốc đă quân sự hoá gần đây.

    Việc tuyên bố các chính quyền quận này hoàn toàn không có giá trị pháp lư v́ những lư do sau đây:

    1. Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đă nhiều lần Việt Nam đă khẳng định về chủ quyền đối với hai quần đảo này. Mới đây nhất, trong Công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 30/3/2020 Chính phủ Việt Nam đă nhắc lại: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

    Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lư duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Theo đó, Việt Nam đă có chủ quyền lâu đời trên hai quần đảo này, và được chứng minh bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lư.

    2. Mặc dù Trung Quốc đang chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc thuộc Trường Sa, nhưng v́ Trung Quốc đă sử dụng vũ lực để chiếm đóng nên đă vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hợp Quốc, theo đó “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lănh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.” Ngoài ra, Nghị Quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970 cũng quy định rơ không chấp nhận việc dùng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lănh thổ của quốc gia khác. Và v́ vậy, cho dù Trung Quốc đang thực tế chiếm đóng các cấu trúc này, nhưng Trung Quốc vẫn không thể có chủ quyền hợp pháp đối với các cấu trúc này.

    3. Tuyên bố này của Trung Quốc cũng vi phạm luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Trong Công hàm ngày 30/3/2020, Việt Nam cũng tuyên bố rơ ràng: : ““các băi ngầm, hoặc cấu trúc lúc ch́m lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lănh thổ và không có vùng biển riêng". Quan điểm này dựa trên nguyên tắc quan trọng của luật biển quốc tế “đất thống trị biển”. Đây là một nguyên tắc chung của luật quốc tế, được phát triển từ luật tập quán quốc tế và qua các phán quyết của các toà án quốc tế. Khởi đầu từ Vụ Thềm lục địa Biển Bắc năm 1969, được nhắc lại trong nhiều phán quyết sau này của Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) sau đó, nguyên tắc này đă được pháp điển hoá trong quy định tại Điều 121 (2) của UNCLOS 1982. Theo nguyên tắc này, các cấu trúc lúc ch́m lúc nổi cùng các cấu trúc luôn ch́m dưới mặt nước biển không thể là lănh thổ để yêu sách chủ quyền tại đó, bởi v́, chủ quyền chỉ có thể được yêu sách đối với đất liền và đảo (islands)- được coi là một vùng đất tự nhiên nhưng có nước bao bọc xung quanh và luôn nổi trên mặt nước khi thuỷ triều lên. Chính v́ vậy, việc yêu sách chủ quyền đối với các cấu trúc lúc ch́m lúc nổi và các băi ngầm luôn ch́m dưới mặt nước biển của Chính phủ Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng đến luật biển quốc tế. Chúng ta nên nhớ, Băi Macclefiled mà Trung Quốc gọi là Trung Sa là các cấu trúc luôn ch́m dưới mặt nước biển. Chính v́ vậy, việc tuyên bố thành lập chính quyền quản lư các khu vực này của Trung Quốc là một tṛ hề, đi ngược lại luật quốc tế.

    Việt Nam cần làm ǵ?
    Việt Nam cần phải triệu hồi đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam để gửi công hàm phản đối vấn đề này. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối các hành động vô lư, vi phạm luật quốc tế như vậy.

    Với cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay, Việt Nam cần triệu tập một cuộc họp của ASEAN để ra tuyên bố về sự vi phạm này của Trung Quốc.

    Việt Nam cũng cần kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng lên tiếng để phản đối các hành động hung hăng, bất chấp luật pháp và lẽ phải như vậy.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  3. #43
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Cảnh giác trước lời đe doạ của Trung Cộng
    Đại Phong
    2020-04-20



    H́nh minh hoạ. Các tàu nạo vét của Trung Quốc xung quanh băi Mischief ở quần đảo Trường Sa hồi tháng 5 năm 2015
    Reuters
    Biển Đông đang “nóng” hơn
    T́nh h́nh biển Đông vẫn đang “sôi sục” bởi các hành động hung hăng liên tiếp của Trung Cộng.

    Sau khi tuyên bố thành lập chính quyền “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa”ngày 18/4/2020, Trung Quốc tiếp tục lấn thêm những bước đi mạnh bạo. Ngày 17/4/2020, Trung Cộng gửi tiếp Công hàm để đáp trả Công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam với những lời lẽ mang hàm ư đe doạ.

    Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 19.4 c̣n thực hiện một động thái ngang nhiên nữa là công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, băi đá cùng 55 thực thể địa lư dưới đáy biển ở Biển Đông. 25 đảo, băi đá cùng 55 thực thể được đặt tên này tập trung ở phần phía tây Biển Đông. Một số nằm dọc theo "đường lưỡi ḅ" và rất sát Việt Nam.

    Chẳng hạn, Nhàn Đàm Hải Đài (Xiantan Haitai) ở vị trí 11 28'.7 N/110 14' E, cách Cam Ranh khoảng 60 hải lư; Vạn An Hải Để Hạp Cốc Quần (Wan'an Haidixiaguqun) ở vị trí 10 30' N/109 50' E, cách đảo Phú Quư khoảng 50 hải lư; Tiêu Tương Hải Khâu (Xiaoxiang Haiqiu) ở vị trí 9.32'.1 N/109 44'.1 cách Ḥn Hải khoảng 45 hải lư.

    Động thái này một lần nữa cho thấy Trung Cộng càng ngày càng thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông khi đồng loạt triển khai nhiều hành động cả trên thực địa, pháp lư và hành chính.

    Công hàm của Trung Cộng ngày 17/4 thể hiện điều ǵ?
    Sau khi Malaysia đệ tŕnh hồ sơ về thềm lục địa mở rộng ngày 12/12/2019, các quốc gia liên quan đă lên tiếng. Trung Cộng gửi ngay một Công hàm ngày 12/12/2020 để phản đối Malaysia. Ngày 6/3/2020, Philippines đă gửi hai công hàm lên Liên Hợp Quốc để tŕnh bày quan điểm của ḿnh. Trong đó, một công hàm của Philippines đă thẳng thắn phản đối các yêu sách phi pháp của Trung Cộng. Để đáp lại, ngày 23/3/2020 Trung Cộng đă ra công hàm đáp trả Philippines.

    Ngày 30/3/2020, Việt Nam đă gửi Công hàm để khẳng định chủ quyền của ḿnh trên Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối các lập luận vô lư và phi pháp của Trung Cộng trên biển Đông. Đồng thời, ngày 14/4/2020, Việt Nam cũng gửi thêm hai công hàm để đáp lại quan điểm của Malaysia và Philippines.


    H́nh minh hoạ. Lính Trung Quốc tuần tra ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016 Reuters
    Ngày 17/4/2020, Trung Cộng đă gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc để đáp trả công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam. Trong công hàm này của Trung Cộng, ngoài phần đầu lặp lại các yêu sách lộn xộn như trong các công hàm phản đối Malaysia, Philippines và Việt Nam trước đây, Trung Cộng c̣n nhắc lại rằng Việt Nam đă thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa và Trường Sa với Công thư năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, Trung Cộng c̣n cho rằng, cho tới thập kỷ 70 của thế kỷ XX, phía Việt Nam đă luôn chính thức công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận lănh thổ lâu đời của Trung Cộng.

    Thêm nữa, Trung Cộng c̣n cho rằng, sau năm 1975, Việt Nam đă vi phạm nguyên tắc estoppel trong luật quốc tế v́ đă có hành vi yêu sách trái phép đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Cộng ngang ngược khẳng định rằng Việt Nam đă sử dụng vũ lực trái phép để chiếm đoạt các đảo và đá của Trường Sa, vốn thuộc Trung Cộng.

    Đặc biệt, trong công hàm này của Trung Cộng có thêm một câu: “Trung Quốc cương quyết yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và vật dụng trên các đảo và đá ở Trường Sa” này.

    Về lập luận pháp lư của Trung Cộng trong công hàm này, người viết xin sẽ tŕnh bày và phân tích cụ thể trong những bài sau. C̣n trong bài này, xin tập trung vào ngôn ngữ với hàm ư đe doạ Việt Nam.

    Trong bài viết của Nguyễn Hồng Thao - Vốn là Đại sứ Việt Nam tại Malaysia đăng ngày 19/4/2020, tác giả đặt ra khả năng đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực đối với Việt Nam. Điều này được suy luận bởi v́ trong các công hàm đáp trả Malaysia và Philippines của Trung Cộng cùng thời gian này không có câu tương tự.

    Theo sự t́m kiếm của Dự án Đại Sự kư Biển Đông, th́ trong một tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng ngày 22/2/1988 cũng có một câu tương tự như sau: “Phía Việt Nam phải rút khỏi các đảo và các cụm san hô này. Nếu phía Việt Nam cản trở các hành động chính đáng của Trung Cộng tại các khu vực đă nói trên, bất chấp sự nhất quán của Trung Cộng. Th́ (Việt Nam) sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước các hậu quả phát sinh.”

    Và như chúng ta đă biết, Trung Cộng tuyên bố câu này ngày 22/2/1988 th́ ngày 14/3/1988 xảy ra sự kiện Hải quân Trung Cộng thảm sát lính công binh Việt Nam tại Gạc Ma. Chính v́ vậy, việc cảnh giác trước các tín hiệu đe doạ sử dụng vũ lực của Trung Cộng trong thời điểm này không phải là thừa.

    Các kịch bản sử dụng vũ lực của Trung Cộng
    Vậy nếu Trung Cộng sử dụng vũ lực th́ sẽ sử dụng vũ lực ra sao? Sau đây xin đưa ra 2 khả năng.


    H́nh minh hoạ. Tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan HD 981 hồi tháng 5 năm 2014 Reuters
    1. Trung Cộng sẽ nổ súng, cướp quyền kiểm soát tại 21 cấu trúc mà Việt Nam đang nắm giữ tại Trường Sa. Kịch bản này có thể xảy ra, nhưng với khả năng rất ít, bởi v́: i) Thực lực trên biển của Hải quân Trung Cộng đang càng ngày càng lớn mạnh, nhưng Hải quân Việt Nam cũng có những bước tiến về chất và lượng. Chúng ta nên biết, nếu chỉ đơn thuần so sánh tiềm lực của hai bên th́ đó là sự khập khiễng. Nhưng Trung Cộng chỉ có thể mang một phần tiềm lực Hải quân của họ để chiến đấu với Hải quân Việt Nam tại đây. ii) Thế và lực của Việt Nam không phải như hồi năm 1988. Với sự lên tiếng ủng hộ Việt Nam của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, cho thấy, Việt Nam hiện nay c̣n có sự ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế. iii) Đây không phải là thời điểm thích hợp cho việc Trung Cộng phát động một cuộc chiến. Hoa Kỳ và Trung Cộng đang trong một cuộc “thư hùng” cạnh tranh chiến lược với nhau. Với các hành động vô trách nhiệm, đểu cáng nhằm thủ lợi trong dịch COVID-19 của Trung Cộng khiến nhiều quốc gia Tây phương đă ngả về phía Hoa Kỳ. Nếu Trung Cộng gây chiến thời gian này, sẽ là dịp để cả thế giới ngả về phía Hoa Kỳ, và Trung Cộng sẽ bị cô lập. Điều này Trung Cộng không hề muốn. Cái Trung Cộng muốn là không đánh mà vẫn đạt được mục đích độc chiếm biển Đông. V́ thế, t́nh huống này khó xảy ra lúc này.

    2. Tuy nhiên, Trung Cộng có khả năng sử dụng các đội tàu của ḿnh, từ tàu chiến Hải quân đến các tàu Hải cảnh, Kiểm ngư cùng tác tàu dân quân biển của ḿnh để đe doạ, bao vây các giàn DK gần khu vực Băi Tư Chính mà Việt Nam hiện đang kiểm soát. Kịch bản “bắp cải” mà Trung Cộng đă áp dụng thành công khi chiếm thế thượng phong, giành quyền kiểm soát tại Scarborough từ tay Philippines năm 2012 có thể được lặp lại, dưới một h́nh thức mới.

    Chính v́ vậy, Việt Nam cần có các kịch bản ứng phó trong các trường hợp xảy ra các t́nh huống xấu nhất như vậy.

  4. #44
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Công ty Tàu xây “lén” 3 toà nhà 5 tầng khổng lồ giữa khu công nghiệp, che giấu 1.500 người TQ trái phép


     21:32 26/04/2020

    Trung Quốc không chỉ chiếm và xây dựng trái phép ở các quần đảo Hoàng Sa, trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông mà ngay trên đất liền tại tỉnh Bắc Giang, một công ty của Trung Quốc đă xây dựng 3 toà nhà không phép với diện tích khoảng 25,000 m2.

    Sự kiện này được báo Dân trí loan tin vào ngày 25 tháng 4 năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn Luxshare – ICT do người Trung Cộng làm chủ, đặt tại khu công nghiệp Vân Trung và khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là công ty hoạt động phớt lờ luật pháp Việt Nam.





    Trước đó, vào năm 2019, công ty Luxshare đă xây dựng 3 toà nhà lớn trên diện tích đất là 5,800 m2 mà không cần xin phép chính quyền tỉnh Bắc Giang. Đến ngày 26 tháng 12 năm 2019, khi công ty Luxshare đă xây xong phần móng, và đang dựng cột tại 3 công tŕnh, th́ sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đă ra quyết định xử phạt hành chính đối với công ty này v́ không có giấy phép.

    Tuy nhiên, công ty Trung Cộng vẫn phớt lờ các quyết định của sở Xây dựng, và tiếp tục thực hiện công tŕnh một cách dễ dàng.


    lao động TQ trái phép trong các ṭa nhà
    Đến nay, 3 toà nhà xây dựng trái phép đă hoàn thành xong phần thô của công tŕnh với kiến trúc mỗi toà nhà cao 5 tầng, và tổng diện tích sàn xây dựng là 25,000 m2. Không chỉ xây trái phép 3 toà nhà lớn, mà công ty Luxshare c̣n nuôi và sử dụng 1.572 lao động Trung Cộng bất hợp pháp.

    Theo thông tin PV Dân trí cập nhật, UBND tỉnh Bắc Giang đă có những động thái hết sức cương quyết, nhất quán trong việc chỉ đạo làm rơ sai phạm tại doanh nghiệp này, đồng thời xử lư nghiêm khắc, minh bạch theo pháp luật.

    Mới đây nhất, ngày 22/4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái tiếp tục kư quyết định xử phạt Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) tại KCN Vân Trung, huyện Việt Yên.

    Doanh nghiệp Trung Quốc này không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Thành lập Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) theo qui định. Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) đă thực hiện xây dựng bổ sung công tŕnh, hạng mục chính là 3 ṭa nhà tại lô HCDV2, khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên đối với dự án thành lập Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung), đă xây dựng xong phần thô của 3 toà nhà, mỗi toà xây được 5 tầng, tổng diện tích sàn đă xây dựng khoảng 25.000m2, thời gian bắt đầu xây dựng từ tháng 12/2019.






    Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái tiếp tục kư quyết định xử phạt với doanh nghiệp Trung Quốc “làm càn” trước pháp luật Việt Nam
    Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) bị áp dụng h́nh thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Phạt tiền 340 triệu đồng; Đ́nh chỉ hoạt động triển khai dự án Thành lập Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) đối với phần mở rộng tăng quy mô, công suất của Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) tại lô HCDV2 trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày ban hành quyết định này để khắc phục vi phạm.

    Buộc Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) phải tạm dừng hoạt động triển khai dự án Thành lập Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) đối với phần mở rộng tăng quy mô, công suất của Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) tại lô HCDV2 trong thời hạn 3 tháng để khắc phục hành vi vi phạm nêu trên theo qui định. Báo cáo bằng văn bản kết quả khắc phục vi phạm gửi về Sở TNMT tỉnh Bắc Giang, BQL các KCN tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Việt Yên xong trước ngày 15/5/2020 để kiểm tra giám sát theo qui định.

    Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Công ty TNHH Luxshare – ICT (Vân Trung) chi trả.

    Điều đáng nói là, không phải dĩ nhiên mà doanh nghiệp Trung Quốc này có thể liên tiếp trắng trợn coi thường pháp luật Việt Nam để cố t́nh sai phạm nếu không có dấu hiệu tiếp tay, làm ngơ của một số cán bộ có trách nhiệm. Ai đă tiếp tay, dung túng cho một công ty Tàu coi thường luật pháp Việt Nam, coi chính quyền Bắc Giang chẳng khác nào bù nh́n mà qua mặt như thế? Một cái cḥi vịt, một quán cà phê mọc lên trái phép mà đă đem lực lượng đến buộc tháo gỡ, Vậy cớ ǵ 3 ṭa nhà khủng sai trái thế này nhiều tháng qua vẫn tồn tại được?

    Đă đến lúc Tỉnh uỷ – UBND tỉnh Bắc Giang cần phải làm rơ, truy xét và xử nghiêm những cán bộ tiếp tay, im lặng làm ngơ cho những hành vi chà đạp pháp luật Việt Nam, “bán giời không văn tự” trước khi xảy ra hậu quả khôn lường.

    https://tambao.net/cong-ty-tau-xay-l...trai-phep.html

  5. #45
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Thứ trưởng Quốc pḥng: Đây là lúc VN biết ‘ai là bạn, ai là đối tác’ (VOA)


  6. #46
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế để thể hiện sự thượng tôn pháp luật của loài người!


     18:04 30/04/2020

    Những ngày cuối tháng 4. Cả thế giới đang tang thương trước con virus Tàu và Việt Nam không ngoại lệ, th́ ngoài khơi, Bắc Kinh vẫn tiếp tục leo thang cái hành động (chứ không phải âm mưu nữa), cướp biển đảo của Việt Nam.

    Lại là vẫn bài cũ quen thuộc, cho tàu hải giám đâm vào tàu cá của ngư dân rồi dùng miệng rắn mồm beo của Hoa Xuân Oánh lu loa là tàu cá nhỏ bé của Việt Nam đâm vào cái con quái vật chở mưu đồ bành trướng nhà Trung Cộng.

    Tiếp đến là chơi bài trơ trẽn, đưa biển đảo của Việt Nam vào cái gọi là thành phố, là huyện của Trung Cộng; đăng những h́nh ảnh khiêu khích về cuộc sống của bè lũ bành trướng nơi Hoàng Sa, như thể khẳng định với thế giới rằng, cái này của tao, tao đă sống ở đấy, đă sinh ṇi đẻ giống và mở mang đủ thứ ở đấy.

    Việt Nam có “chúng tôi phản đối”, th́ nhận thêm một trong những hệ quả như bao năm: hàng loạt công hàng ở biên giới không đi được. Những năm trước hàng loạt nông dân dở khóc dở cười kêu giải cứu dưa hấu, giải cứu cà chua, giải cứu X, Y, Z, như thể nếu nhà nước phản đối những hành động ngang ngược của Trung Cộng th́ lập tức nông sản và nông dân Việt chợt thành con tin trong tay Trung Cộng.

    Và lần này th́ bản mặt đă lộ, không c̣n ǵ che đậy: tung ra cái công hàm gây tranh căi của ông Phạm Văn Đồng để lu loa với cả thế giới rằng Việt Nam đă công nhận biển đảo là của Trung cộng.



    Tôi mạn phép không bàn về công hàm ấy. Đó đă là vấn đề quốc gia th́ tự quốc gia giải quyết, tự chịu trách nhiệm, người dân bao năm nay không biết điều này và người dân có quyền đ̣i hỏi sự vẹn toàn lănh thổ mà cha ông để lại.

    Nhưng, nếu nh́n vào hành động ngang ngược của Trung Cộng và cái dă tâm độc chiếm biển Đông bằng mọi cách, th́ chuyện đă gần như không c̣n cái gọi là “dừng lại”. Mọi khiêu khích gần như đă vượt quá mức độ hành vi mà đă là một âm mưu tuyệt đối, nên chẳng ai dại dột ǵ mà chọn một cuộc bảo vệ bản thân bằng vũ lực.

    Câu chuyện Biển Đông lúc này, khó có thể khác, là lôi cẩu tặc của nhân loại mang tên Trung Cộng ra các toà án quốc tế, như việc mà Philippin đă làm. Sẽ không có cái đúng nào được bảo vệ tuyệt đối bằng pháp luật của loài người. C̣n nếu không chọn điều đó, chẳng khác ǵ chúng ta đang tự sa vào cái bẫy luật rừng mà Trung Cộng đang đưa ra, ngang ngược và nguy hiểm cho nhân loại.

    *****

    Kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế để thể hiện sự thượng tôn pháp luật của loài người!

    Và từ những ngày này, với t́nh h́nh biển Đông như thế này, một nhà báo đi khuyên dân chúng “không nên kiện Trung Quốc”, “Chuyện có Đảng và Nhà nước lo”

    Và cũng những ngày này, V TV phát cái phóng sự tài liệu, với nội dung là chúng ta đă giành lại Trường Sa từ tay Việt Nam cộng hoà như thế nào.

    Tôi hiểu, những người làm phim muốn nhấn mạnh ừ, Trường Sa là của Việt Nam, do ông thắng cuộc giành lại từ ông thua cuộc. Nhưng, nó được phát ở cái thời điểm mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố biển Đông và các đảo là của chúng, rồi chúng c̣n lôi cả công hàm năm cũ ra lu loa, tự dưng cái phóng sự này sẽ gây ra nhiều suy diễn tai hại. Nó cũng không kém phần vô duyên, khi lúc này đây, việc nên làm không phải là những thứ có thể gây tổn thương với đồng bào.

    Việc nhà báo kia nói ǵ, trên mạng đă có một nữ sinh trường Luật phản biện, đanh thép và có cơ sở rồi. Nhưng cái đau ḷng ở đây, anh ta thuộc về một bộ phận trí thức có tiếng nói, mà không uốn lưỡi để nói cho đàng hoàng, chẳng khác ǵ, chính anh ta và những người như anh ta, lại một lần nữa gây tổn thương cho dân tộc này, thời điểm này.

    *****

    Trần Ích Tắc là một hoàng tử nhà Trần, con trai của vua Trần Thái Tông và anh cùng cha khác mẹ với vua Trần Thánh Tông, người nổi tiếng trong lịch sử với Hội nghị Diên Hồng năm 1284.

    Khác với người em trai yêu nước thương ṇi, tôn trọng muôn dân với Hội nghị Diên Hồng tổ chức tại kinh thành Thăng Long để trưng cầu dân ư nên hoà hay nên đánh khi quân Nguyên sắp kéo 50 vạn quân từ phương Bắc do Hốt Tất Liệt cầm đầu tràn xuống và phương Nam 10 vạn do Toa Đô đánh lên, khiến cả dân tộc sôi sục chiến đấu, th́ Trần Ích Tắc chỉ muốn hoà giặc để đổi lấy ghế vàng danh vọng.

    Vào năm 1285, 1 năm sau Hội nghị Diên Hồng, khi vó ngựa Mông Nguyên dày xéo Đại Việt, Trần Ích Tắc quyết xin hàng để được là “An Nam Quốc Vương”. Nhưng đất Việt hùng thiêng, quân Nguyên tan tác và tham vọng đế vương của tên phản tặc bán nước Trần Ích Tắc cũng đă tan thành mây khói.

    Anh nhà báo và nhiều anh tương tự, các anh làm tôi nhớ đến Trần Ích Tắc nhiều quá. Dù các anh nhỏ bé giữa muôn triệu dân chúng nhưng hành vi của các anh, chắc chắn sẽ được lịch sử lưu lại.

    *****

    Những ngày này, tôi nhớ Hội nghị Diên Hồng của cha ông. Ừ, cái thời mà “Dân Nghiêu Thuấn, Vua Nghiêu Thuấn, chừng ấy ta đà phỉ sở nguyền”, thời mà có những ông vua “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đ́a” với ḷng căm hận vô biên khi kẻ thù ngang ngược xâm lăng dân tộc. Thời mà những người dân chân lấm tay bùn, được vua tôn trọng xin ư kiến, và cũng là một cách khơi dậy ngọn lửa yêu nước thương ṇi từ phía họ.

    Và cả vua lẫn dân đă chiến thắng một đội quân khổng lồ của Nguyên Mông, đập tan khả năng bành trướng phương Bắc, để lại một trang sử chói lọi đáng tự hào vô cùng.

    Không có quyền lực nào vĩnh viễn bằng chính ḷng của người dân. Ḷng dân lớn hơn biển, khiến biển nổi sóng quật tan âm mưu bành trướng của bè lũ xâm lược. Ḷng dân cũng là trời, hiền hoà đón nhận những năng lượng tích cực của những ai biết yêu nước thương ṇi.

    Người ta nói giới trẻ giờ quên lăng ḷng yêu nước, chỉ biết đến trà sữa và yêu đương, nhưng hôm qua, đọc lại những ḍng của nữ sinh trường Luật (dĩ nhiên không phải tôi đồng t́nh tất cả), nhưng tôi cảm nhận được ḍng máu Việt vẫn chảy trong tim các thế hệ và sôi lên khi kẻ cướp nước và Việt gian xuất hiện.


    Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp – Ảnh: AFP
    Kiện Trung Quốc là việc nên làm v́ không thể đánh đổi chủ quyền lấy mấy chữ hữu nghị viển vông, và cũng thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật của đất nước này. Chúng ta không thể để loài người xếp chung một rọ với Trung Quốc, nơi chỉ biết đến luật rừng, thô lỗ, gian dối, phản văn minh. Và chúng ta, quan trọng nhất, không để mất bất cứ một tấc đất nào mà cha ông phải đổi ngàn ngàn lớp lớp mạng sống để giữ cho chúng ta.

    Kiện, dù nông dân có phải khổ thêm một chút cũng chịu, GDP có tụt v́ mất đi một thị trường lớn, cũng chịu. Nông dân cũng xem đây là thời điểm để chuyên nghiệp hơn, chinh phục các thị trường khác không phải là Trung Quốc. Các doanh nghiệp khác cũng vậy. Không thể đổi chủ quyền để lấy lợi ích được. Lịch sử sẽ không tha thứ cho chúng ta đâu.

    Thực sự trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều giai đoạn không giao thương mà. Dân ta vẫn sống. Giống ṇi Việt vẫn duy tŕ và tinh thần dân tộc cũng đâu có mất đi?

    Tôi, một người dân, nêu lên ư kiến của ḿnh với chủ quyền dân tộc. C̣n bạn?

    Theo NB Hoàng Nguyên Vũ

  7. #47
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Ngư dân Việt khốn đốn v́ lệnh cấm đánh cá hơn 3 tháng của Trung Cộng
    May 2, 2020 cập nhật lần cuối May 2, 2020

    Tàu Hải Cảnh Trung Cộng tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam. (H́nh minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Lệnh cấm đánh cá đơn phương của Trung Cộng ở Biển Đông bắt đầu có hiệu lực, với sự giám sát của lực lượng hải cảnh và kiểm ngư nước này.

    Hôm 2 Tháng Năm, Tân Hoa Xă đưa tin lệnh cấm đánh cá được Bắc Kinh áp đặt đến 12 giờ ngày 16 Tháng Tám. Theo đó, phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa.

    Trước lệnh cấm đánh cá đơn phương từ phía Trung Cộng, báo Thanh Niên dẫn lại phản ứng “muôn thuở” của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN, rằng: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lư và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của ḿnh đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.”

    Tờ báo hoàn toàn không đề cập về bất kỳ biện pháp ứng phó nào của lực lượng chấp pháp Việt Nam để bảo vệ ngư dân trước lệnh cấm của Bắc Kinh.

    Hồi giữa Tháng Tư, công luận hết sức bất b́nh trước việc nhà cầm quyền CSVN chỉ dám “phản đối suông” trước vụ một tàu tàu cá của Quảng Ngăi, với tám ngư dân, đang đánh bắt tại khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa th́ bị tàu Hải Cảnh Trung Cộng ngăn cản, đâm ch́m, bắt giữ thuyền viên vào ngày 2 Tháng Tư.


    Tàu cá Việt Nam chuẩn bị ra khơi. (H́nh minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)
    Sau đó, tờ Thanh Niên dẫn phát ngôn của ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Nghề Cá Việt Nam: “Dù có bị tàu Trung Quốc cản phá, sản xuất có khó khăn nhưng chúng tôi vẫn luôn động viên, khích lệ bà con ngư dân không v́ thế mà nao núng, tiếp tục tính toán kỹ phương án hoạt động, đảm bảo mỗi chuyến ra khơi làm ăn kinh tế hiệu quả, đặc biệt góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.”

    “Trong mọi t́nh huống, ngư dân cần đoàn kết và chủ động pḥng ngừa, giảm thiểu tối đa những rủi ro trên biển,” vị này nhấn mạnh.

    Vị chủ tịch Hội Nghề Cá Việt Nam cũng cho rằng, hiện các chính sách trợ giúp ngư dân “tương đối đầy đủ và toàn diện.” Theo lời ông này, đến nay, chiêu thức ứng phó chủ yếu của tàu cá Việt Nam trước sự kiểm soát ngư trường của tàu Hải Cảnh Trung Cộng là các ngư dân “đánh bắt theo tổ, đội, nhóm để kịp thời hỗ trợ nhau.”

    Theo thông lệ từ năm 1999, vào dịp Hè hằng năm, Trung Cộng đều áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài khoảng ba tháng ở khu vực Biển Đông với lư do “để bảo vệ nguồn cá phát triển.” (N.H.K) [qd]

  8. #48
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Biển Đông : Việt Nam t́m ngoại lực để đối phó với Trung Quốc


    Một vài người phản đối tầu khảo sát của Trung Quốc thâm nhập băi Tư Chính của Việt Nam trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, ngày 06/08/2019. REUTERS/Kham
    Thu Hằng
    Tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hoành hành trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ đầu tháng 07 đến nay, sau khoảng một tuần gián đoạn (07-13/08/2019. Ngày 24/08, tầu Hải Dương Địa Chất 8 c̣n ngang nhiên tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Phan Thiết khoảng 185 km. - Tạp chí phát lần đầu ngày 27/08/2019.



    Sau thời gian đầu im lặng, Việt Nam phản đối ngày càng kịch liệt và huy động lực lượng hải cảnh bám sát hoạt động của đội tầu Trung Quốc. Về mặt ngoại giao, Việt Nam t́m cách vận động công luận quốc tế thông qua những tuyên bố quan ngại tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông đang bị đe dọa.

    Trung Quốc có ư đồ ǵ khi đưa tàu khảo sát quay lại vùng biển Việt Nam ? Việt Nam có khả năng chống trả như thế nào ? RFI Tiếng Việt phỏng vấn giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái B́nh Dương (Asia-Pacific Center for Security Studies, APCSS), Hawai.


    GS. Alexander Vuving

    RFI : Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc đă hai lần thâm nhập khu vực băi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và hiện vẫn đang hoạt động trong khu vực này. Trung Quốc có ư đồ ǵ với sự kiện gây hấn mới nhất này ?

    GS. Alexander Vuving : Tôi nghĩ ư đồ lớn nhất của Trung Quốc là họ muốn tiếp tục hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi ḅ” của họ ở Biển Đông. Yêu sách đó đương nhiên là bị Ṭa Trọng Tài Quốc Tế bác bỏ năm 2016. Nhưng Trung Quốc thấy rằng họ gần như muốn làm ǵ cũng được nên họ tiếp tục hiện thực hóa. Tôi nghĩ là những hành động vi phạm hiện nay của Trung Quốc cũng có ư đồ thiết lập một hiện thực mới ở khu vực Biển Đông. Điều này thể hiện cán cân sức mạnh nghiêng về Trung Quốc.

    Thứ hai là họ cũng muốn gây áp lực để Việt Nam và các nước ASEAN phải chấp nhận lập trường của họ về bản Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Như chúng ta biết là Trung Quốc và các nước ASEAN vẫn đang thương thảo về bản Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông. Và mới đây, năm 2018, bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra đề nghị là phải kư kết bản quy tắc này trong ṿng 3 năm tới, có nghĩa là đến năm 2021. Thời gian đó chính là thời gian mà Trung Quốc, có thể nói là “vừa đánh vừa đàm”, đặc biệt là sẽ gây áp lực rất mạnh trên thực địa để buộc các nước chấp nhận lập trường của Trung Quốc.

    Điều thứ ba mà theo tôi nghĩ, đó cũng là một h́nh thức Trung Quốc muốn gây áp lực với Việt Nam để Việt Nam lo ngại và không dám nâng cao mối quan hệ với Mỹ lên mức “đối tác chiến lược”, hiện mới chỉ là “đối tác toàn diện”. Có dự định là Việt Nam và Mỹ sẽ nâng quan hệ lên thành “đối tác chiến lược” khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ vào cuối năm nay (2019).

    Những hành động này của Trung Quốc cũng có ư là làm cho lănh đạo Việt Nam phải cân nhắc lại, suy nghĩ lại, xem là có nên tiếp tục như thế nữa không.

    Trường hợp băi Scarborough của Philippines bị Trung Quốc chiếm năm 2012 và trường hợp băi Tư Chính hiện nay của Việt Nam có ǵ giống và khác nhau ? Philippines có Mỹ là đồng minh vào thời điểm đó, mà vẫn bị mất.

    Trường hợp mà hiện nay chúng ta gọi là “băi Tư Chính”, trên thực tế là không có ǵ xảy ra ở băi Tư Chính cả. Hiện nay, cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra ở hai nơi : một là khu vực Block 06-01, nằm ở phía cao hơn Tư Chính rất là nhiều ; khu vực thứ hai là phía gần đảo Đá Tây của Việt Nam, nơi mà tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đang khảo sát, cũng không dính líu ǵ đến băi Tư Chính. Chỉ có điều là ta cứ tạm gọi như thế. Trước hết, phải nói rơ như thế !

    C̣n khu vực mà mọi người hay gọi là băi Tư Chính, trên thực tế là có rất nhiều băi ngầm, trong đó băi Tư Chính nằm ở phía cực nam, ngoài ra c̣n có nhiều băi khác như Phúc Tần, Phúc Nguyên, Quế Đường, băi Huyền Trân… Tất cả những băi này đều nằm ch́m dưới mặt biển, từ khoảng 6-7 mét cho đến hơn 20 mét.

    Băi này khác với Scarborough của Philippines có những mỏm đá nhoi lên và thậm chí là có những lúc có một hồ bên trong. Đối với băi Scarborough, sự chiếm đoạt cũng tương đối dễ dàng hơn rất nhiều so với những băi, gọi là băi nhưng thực ra hoàn toàn ch́m dưới biển. Nếu muốn chiếm những băi đó, cũng rất là khó.

    Trên thực tế hiện nay, Việt Nam đă xây dựng mười mấy nhà giàn ở khu vực như băi Tư Chính, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Quế Đường, Huyền Trân và về phía xa hơn là ngoài băi Ba Kè. Bây giờ Trung Quốc muốn chiếm những khu vực này, có lẽ cũng phải mang cấu trúc tương tự như nhà giàn của Việt Nam đến và lắp đặt vào đấy. Những công việc này cũng không phải là đơn giản.

    Điểm khác biệt thứ hai trong trường hợp Scarborough và “trường hợp tạm gọi là Tư Chính”, vấn đề chủ quyền Scarborough vẫn có sự tranh chấp. Đứng về phía trung lập của quốc tế, người ta không rơ ai có chủ quyền. Vào thời điểm năm 2012, chưa có phán quyết của Ṭa Trọng Tài vào năm 2016 cho nên bên ngoài vẫn chưa rơ là khu vực này như thế nào.

    Nhưng hiện nay, chúng ta đă có phán quyết của Ṭa Trọng Tài năm 2016, và vấn đề vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) được xác định rất rơ ràng, bởi v́ Ṭa Trọng Tài nói rằng là không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa có được vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư. Từ đó suy ra là vùng biển hiện nay, nơi đang có đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà tạm gọi là băi Tư Chính, là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Và về mặt luật pháp quốc tế, không thể gọi là vùng tranh chấp được.

    Đối với những nước thứ ba bên ngoài trung lập, chấp nhận chiểu theo luật pháp quốc tế, họ sẽ phải thừa nhận rằng những vùng này là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc không có lư do ǵ để đ̣i hỏi chủ quyền bởi v́ “đường lưỡi ḅ” - yêu sách của Trung Quốc - đă bị bác bỏ bởi Ṭa Trọng Tài năm 2016.

    Một điểm khác biệt nữa là Philippines có Mỹ là đồng minh, c̣n Việt Nam không có nước nào là đồng minh cả. Thế nhưng, thời điểm đó, tuy rằng Mỹ là đồng minh của Philippines nhưng chính quyền Obama lại quá ngây thơ về ư đồ và hành vi của Trung Quốc. Do đó, thay v́ đứng về phía Philippines để bảo vệ đồng minh, họ lại đóng vai tṛ trung gian ḥa giải. Điều đó dồn Philippines, là một nước nhỏ, vào thế yếu hơn nữa và cuối cùng dẫn đến việc Philippines bị mất băi Scarborough vào tay Trung Quốc.

    Vậy Việt Nam có nên tin vào hứa hẹn ủng hộ, giúp đỡ của Mỹ không ? Trong khi chính quyền tổng thống Trump hiện nay bắt đầu phàn nàn về nhập siêu trong lĩnh vực thương mại từ Việt Nam.

    Tôi nghĩ chính quyền Trump hiện nay không đến nỗi ngây thơ về những ư đồ và hành vi của Trung Quốc như chính quyền Obama. Họ đă lên tiếng, nói rơ rằng họ chống lại việc Trung Quốc bắt nạt Việt Nam ở vùng biển của ḿnh. Và về vấn đề pháp lư, họ thấy rơ rằng vùng đó là thuộc về chủ quyền của Việt Nam.

    Chỉ có điều là Mỹ không có quan hệ đồng minh, cũng chẳng có quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ với Việt Nam, như đối với Philippines. Cho nên tôi không nghĩ là Mỹ có hứa hẹn ủng hộ ǵ Việt Nam hay không ngoài việc tuyên bố. Nhưng việc nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược” là việc lâu dài, không nên bị ảnh hưởng bởi chính quyền hiện nay là thế nào.

    Bản thân Việt Nam cũng nhận thức được thực tế là họ phải cân bằng mối quan hệ với các nước khi mà họ đă có một mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc. Đương nhiên là họ phải có một mối quan hệ đối tác chiến lược khá toàn diện với Mỹ để cân bằng. Nhưng hiện nay, quan hệ với Mỹ lại bị đặt ở cấp thấp, chỉ là “quan hệ toàn diện”. Rơ ràng là có độ vênh mà Việt Nam sẽ cần phải lấp vào.

    Việt Nam có những tiềm lực ǵ về ngoại giao, quân sự để phản đối và đối phó những hoạt động trên, cũng như chiến lược thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc ?

    Với những mối quan hệ ngoại giao và khả năng quân sự của Việt Nam hiện tại, th́ hoàn toàn cán cân sức mạnh, kể cả ngoại giao lẫn quân sự, đều nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Lực lượng của Việt Nam chưa đủ mạnh để có thể thực sự cản phá được những hoạt động của Trung Quốc. Việt Nam, kể cả về ngoại giao lẫn quân sự, đều thiếu khả năng răn đe Trung Quốc. Có thể nói thẳng là như vậy !

    Cho nên những ǵ Việt Nam cố gắng làm ở Biển Đông chỉ là giữ những ǵ ḿnh đang làm, chẳng hạn những giàn khoan dầu, đă khoan rồi th́ tiếp tục giữ. C̣n bây giờ, đặt thêm giàn khoan mới cũng không phải dễ dàng. Chúng ta đă biết trong hai năm vừa qua, 2017 và 2018, Việt Nam cũng muốn đưa một số giàn khoan ra để khoan thăm ḍ, cuối cùng là phải rút về, thậm chí là phải hủy. Lần này đưa ra th́ tiếp tục giữ được, nhưng khi tầu Trung Quốc xuống và khảo sát cả một vùng biển lớn như đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam th́ Việt Nam cũng không ngăn chặn được.

    Hy vọng là những sự kiện như này sẽ có tác dụng như những cú hích, giống thời kỳ giàn khoan năm 2014, để Việt Nam thực sự đầu tư, phát triển, tăng cường khả năng chống tiếp cận và cản phá sự lấn lướt của Trung Quốc trên thực địa, cũng như là mở rộng quan hệ ngoại giao.

    Nh́n về vấn đề ngoại giao, th́ thấy rằng tiềm năng là đủ để Việt Nam có thể cản phá được Trung Quốc v́ các nước lớn trong khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đều có chung lợi ích chiến lược là không để cho Trung Quốc độc chiếm Biển Đông. Vấn đề là những tiềm năng này vẫn chưa được khai phá một cách tương ứng với áp lực và cách thức từ phía Trung Quốc.

    Vậy phải chăng ưu tiên hiện nay là cần tập trung tố cáo Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế, qua đó mới lôi kéo được các nước, như giáo sư vừa nêu, tham gia tích cực hơn để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ?

    Vâng. Tôi nghĩ là trước mắt, Việt Nam vẫn chưa làm đủ mạnh bằng năm 2014. Năm 2014, Việt Nam đưa nhà báo quốc tế ra tận thực địa để quay phim, chụp ảnh, để đưa những bằng chứng về sự ăn hiếp của Trung Quốc ra quốc tế. Và chính điều đó, theo tôi, có tác dụng không nhỏ đến việc buộc Trung Quốc rút giàn khoan sau hai tháng rưỡi.

    Bây giờ, rơ ràng là về mặt luật pháp quốc tế, Trung Quốc hoàn toàn sai, Việt Nam là đúng. Tại sao lại không đưa nhà báo quốc tế ra tận nơi ? Tại sao không công bố những hành động của Trung Quốc ở ngoài biển để làm “mất mặt” Trung Quốc trên trường quốc tế ? Tôi thấy rằng những hành động hiện nay của Việt Nam chưa đủ để Trung Quốc buộc phải trả giá.

    Chưa nói đến chuyện tăng cường mối quan hệ với những nước lớn (như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ) có thể giúp được Việt Nam và gây áp lực đối với Trung Quốc. Đây là vấn đề không thể giải quyết được ngay bây giờ, nhưng phải làm và đẩy mạnh lên để khi cần th́ vận động được các nước đó có hành động giúp ḿnh, chẳng hạn như một chương tŕnh đưa tầu cảnh sát biển của một số nước vào giúp Việt Nam thực thi quyền chủ quyền của ḿnh trong khu vực EEZ của Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Đă có rất nhiều tiền lệ trên thế giới.


    Nhưng để làm điều đó th́ phải bắt đầu, vào một thời điểm nào đó, nhưng tôi chưa thấy Việt Nam bắt đầu những công việc như này. Có thể nói là tiềm năng th́ có rất nhiều nhưng chưa được khai thác đầy đủ.

    Vào đầu tháng 8/2019, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu bàn về hợp tác quốc pḥng, hướng tới một thỏa thuận khung nhân chuyến thăm Hà Nội của lănh đạo ngành ngoại giao châu Âu Mogherini. Gần đây, hai tướng Không quân Mỹ sang thăm Việt Nam, ủng hộ quyền tự vệ và pḥng vệ chính đáng của Việt Nam. Phải chăng Việt Nam công khai mở rộng hợp tác quân sự, mà mục tiêu trước mắt là đối phó với sức mạnh của Trung Quốc ?

    Thực ra Việt Nam đă đi nhiều bước để mở rộng hợp tác quân sự với nhiều nước, gồm cả Nga, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Pháp từ nhiều năm nay. Việc này nằm trong sách lược mà Việt Nam gọi là “giữ nước từ xa”, tức là một cách để cân bằng các mối đe dọa, đồng thời san sẻ rủi ro, tránh bị phụ thuộc vào một đối tác nhất định.

    Chỉ có điều những bước đi đó vẫn c̣n rất rụt rè, những bước đi vẫn c̣n rất ngắn, chưa đủ để tạo những hợp tác sâu và mạnh đến mức độ có thể thực sự nâng cao được khả năng của Việt Nam, cũng như là tạo được sức mạnh răn đe đối với Trung Quốc.

    RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Alexander Vuving.

  9. #49
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Câu hỏi về khả năng đối phó của Việt Nam trước dă tâm của Trung Quốc ở Biển Đông
    Trương Vĩnh Khang
    2020-05-04


    H́nh minh hoạ. Tàu ngầm hạt nhân 094A Jin của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018
    Reuters
    Mới đây, chính quyền Bắc Kinh lại tiếp tục đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá tại biển Đông. Lệnh cấm đơn phương này Trung Quốc đă tuyên bố từ năm 1999. Tuy nhiên, măi tới năm 2007 trở về sau, Trung Quốc mới có thể sử dụng các lực lượng chấp pháp của ḿnh “thực thi” lệnh cấm này. Và kể từ khi đó trở đi, cứ đến độ tháng 5 hàng năm, khi biển êm, cũng là mùa đánh bắt của ngư dân Việt Nam, th́ lại tái diễn cảnh các tàu Hải cảnh, Kiểm ngư của Trung Quốc đâm ch́m và bắt giữ các tàu cá của ngư dân Việt Nam. Những năm trước 2017, lệnh cấm đơn phương này Trung Quốc cho áp dụng từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 8. Từ năm 2017 trở đi, Trung Quốc tuyên bố áp dụng “lệnh cấm” này từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 8.

    Năm nay, sau nhiều sự kiện dồn dập, từ đâm ch́m tàu cá của ngư dân Việt Nam ngày 2/4, đến gửi Công hàm đe doạ Việt Nam ngày 17/4, ngày 18/4 thành lập chính quyền “khu Tây Sa” và “Khu Nam Sa”, ngày 19/4 tuyên bố đặt tên địa danh cho 25 đảo đá và đá cùng 55 thực thể địa lư dưới đáy biển Đông.

    Theo nhiều chuyên gia quốc tế, với các hành động này, Trung Quốc cho thấy sự leo thang trong việc thực hiện bằng được dă tâm độc chiếm biển Đông, bất cứ dưới thủ đoạn ǵ.

    H́nh minh hoạ. Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm ch́m gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29/5/2014
    H́nh minh hoạ. Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm ch́m gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29/5/2014 Reuters
    Về phía Việt Nam, ngoài việc lên tiếng phản đối từ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, vẫn chưa thấy có hành động nào quyết liệt để đối phó các hành động leo thang này của Trung Quốc.

    Theo các chuyên gia, việc thống nhất đặt tên cho các thực thể cũng thể hiện phần nào hoạt động chủ quyền đối với các thực thể này. Tại khu vực biển Đông có 4 nhóm thực thể lớn, đó là Hoàng Sa, Trường Sa, Pratas và Macclefield. Trong số đó, Việt Nam tuyên bố chủ quyền của ḿnh đối với hai nhóm thực thể là Hoàng Sa và Trường Sa. Chính v́ vậy, nhiều năm trước, đă có ư kiến kêu gọi chính phủ Việt Nam tập hợp và thống nhất tên gọi cho các thực thể này thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Trong một Công văn của Bộ Nội vụ Việt Nam ngày 18/6/2007, đă thể hiện việc một số cơ quan Việt Nam đă dự kiến “thực hiện các Đề án thống nhất tên gọi các đảo, đá, băi cạn, băi ngầm và các đối tượng địa lư khác trên các vùng biển Việt Nam”. Đề án này bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc năm 2007. Kết thúc Đề án này, Bộ trưởng Bộ nội vụ Việt Nam đă đề nghị “ban hành Nghị định về việc thống nhất tên gọi các đảo, đá, băi cạn, băi ngầm và một số đối tượng địa lư khác trên các vùng biển Việt Nam phục vụ công tác quản lư Nhà nước và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông”.

    Năm 2015, một chuyên gia cũng đă đề nghị sớm công khai địa danh đảo của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, là giữa năm 2020, tức là sau khi Đề án kết thúc 13 năm, vẫn chưa thấy bóng dáng Nghị định của Chính phủ Việt Nam ban hành để thống nhất tên gọi cho các thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông ở đâu?

    Từ sự kiện này đặt ra một câu hỏi về năng lực của Chính phủ Việt Nam cũng như các chiến lược để đối phó lại dă tâm và hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông như thế nào?

    Một sự kiện cũng liên quan là ngày 3/5/2020, Uỷ ban Kiểm tra Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam đă thông báo việc đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng ông Nguyễn Văn Hiến - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng, Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam. Việc khai trừ Đảng này, sẽ là bước quan trọng để tiến hành các bước tố tụng tiếp theo, cụ thể là truy tố h́nh sự. Mặc dù trong các thông báo chính thức của nhà nước Việt Nam th́ khẳng định rằng ông Hiến đă sai phạm trong việc làm thất thoát đất quốc pḥng dưới quyền quản lư của ông. Tuy nhiên, dư luận Việt Nam đồn đoán rằng, với những sai phạm về đất đai như vậy (vốn rất phổ biến ở Việt Nam) th́ khó dẫn đến việc ông Hiến sẽ bị truy tố h́nh sự như vậy. Mà khả năng là ông Hiến liên quan tới sai phạm trong những sự việc lớn hơn rất nhiều, đó là mua sắm các vũ khí quốc pḥng cho Hải quân Việt Nam. Những tin đồn này, khó bao giờ có thể kiểm chứng được, do việc gần như không có sự minh bạch các loại thông tin như vậy ở Việt Nam. Và các thông tin đưa ra công khai với công chúng, bao giờ cũng đă bị “sửa đổi, nắn bóp” bởi các cơ quan tuyên giáo.

    Mới đây, trong phát biểu của tướng Nguyễn Chí Vịnh về t́nh h́nh biển Đông, mặc dù tướng Vịnh có lên án một quốc gia nào đó nhân dịp dịch COVID - 19 để thực hiện tham vọng, nhưng tướng Vịnh cũng né tránh khi nhắc đến tên Trung Quốc và vấn đề biển Đông. Thêm nữa, tướng Vịnh c̣n hạ thấp nguy cơ trên biển Đông thành thách thức. Điều đó đă có người quan sát cho là đó là các tín hiệu cho thấy các lănh đạo Việt Nam chưa đặt vấn đề biển Đông vào đúng tầm quan trọng của nó. Điều đó cũng được chứng minh thêm với việc trong suốt năm 2019, khi tàu Trung Quốc hơn 100 ngày “đan áo” xâm phạm vùng biển của Việt Nam, đe doạ việc khai thác trên mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt, nhưng không thấy các lănh đạo cao cấp Việt Nam lên tiếng về vấn đề này. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong thời gian đó đang thăm Trung Quốc, không hề thể hiện một dấu hiệu bất b́nh nào. Ông Nguyễn Thiện Nhân c̣n phát biểu “chúng ta không thể quay lưng được với Trung Quốc”.

    Gần đây, mỗi lần người dân thắc mắc về chuyện biển đảo cũng như chủ quyền biển đảo của đất nước, của dân tộc th́ đều luôn nhận được câu trả lời như một công thức có sẵn là: “bà con yên tâm. Tất cả mọi việc Đảng và Nhà nước biết hết cả rồi và cũng có phương án cả rồi”.

    Tuy nhiên, xâu chuỗi các sự kiện trên, chúng ta có thể nhận thấy, hoặc là năng lực thực hiện của Chính phủ Việt Nam rất hạn chế, hơn 13 năm mà không ra nổi một văn bản thuộc thẩm quyền của ḿnh, hoặc là cơ quan cấp trên của Chính phủ là Bộ Chính Trị không quyết tâm, v́ bản thân các thành viên của Bộ Chính Trị thể hiện cho thấy sự thiếu quyết tâm trong việc đối phó với Trung Quốc, hạ thấp tầm quan trọng của vấn đề biển Đông trong mối quan hệ với Trung Quốc. Chưa kể, sự tham nhũng đe doạ tới cả những vấn đề trọng yếu nhất của đất nước như vấn đề quốc pḥng với những nhân vật cao cấp trong quân đội đang từ từ “vô ḷ”.

    Trong một chi tiết mới đây được nhắc lại từ nhân vật t́nh báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn thông qua tác phẩm “Phạm Xuân Ẩn - Điệp viên hoàn hảo” của tác giả Larry Berman có nhắc tới một chi tiết quan trọng, đó là trong băng ghi âm khi phỏng vấn Phạm Xuân Ẩn của Larry Berman có phần kể vào năm 1968, khi Phạm Xuân Ẩn gửi tin t́nh báo mật về Đại tướng Vơ Nguyên Giáp đă rất sáng suốt và có tầm nh́n khẳng định rằng: “... Cuộc đấu tranh chống Mỹ là trước mắt và có thời gian, nhưng kẻ thù nguy hiểm và lâu dài nhất sau này của Việt Nam chính là Trung Quốc - chứ không phải là Mỹ”.

    Như vậy, việc nhận biết âm mưu của Trung Quốc không phải là phía Việt Nam không có người biết, nhưng Việt Nam vẫn cứ rơi vào “ṿng cương toả” của Trung Quốc những năm gần đây th́ khó lư giải được v́ sao. Và điều đó cũng dẫn đến hệ quả là “cho dù Đảng và Nhà nước biết hết” nhưng “Đảng và Nhà nước có làm ǵ không? có làm được ǵ không?” để đối phó lại các dă tâm và hành động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông?

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  10. #50
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh đánh bắt tại Biển Đông của Trung Quốc
    RFA
    2020-05-04


    H́nh minh hoạ. Tàu cá của ngư dân Việt Nam ở đảo Lư Sơn, Quảng Ngăi hôm 10/4/2012
    Reuters
    Hội Nghề Cá Việt Nam vào ngày 4 tháng 5 chính thức phản đối lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đưa ra kể từ ngày 1 tháng 5 cho đến ngày 16 tháng 8 tại khu vực Biển Đông.

    Theo tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam th́ Hội Nghề Cá trong ngày thứ hai, ngày 4 tháng 5 có văn bản gửi Văn Pḥng Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối Ngoại Trung ương của đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung phản đối Trung Quốc ban hành Quy chế Cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2020.

    Hội Nghề Cá Việt Nam dẫn nguồn từ các trang thông tin về cái gọi là ‘Quy chế cấm đánh bắt trên Biển Đông; phạm vi cấm trải dài từ phía bắc Biển Đông đến 12 vĩ độ Bắc, bao gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 đến 16 tháng 8.’

    Hội Nghề Cá cho rằng quy chế đó xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam; vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp, gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 và các văn bản pháp lư liên quan.

    Hội Nghề Cá Việt Nam cũng nhắc đến việc Trung Quốc vào ngày 18 tháng Tư vừa qua công bố việc thành lập hai cơ quan hành chính trực thuộc thành phố Tam Sa để quản lư cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà theo Hội này thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Như vậy cho đến lúc này Hội Nghề Cá là tổ chức nghề nghiệp của ngư dân Việt Nam lên tiếng phản đối đầu tiên về lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra cho năm nay.

    Tân Hoa Xă của Trung Quốc vào ngày 1 tháng 5 loan tin cho biết năm nay Bắc Kinh sẽ thực thi nghiêm khắc lệnh cấm đánh bắt đưa ra.

    Kể từ năm 1999, Trung Quốc mỗi năm đều cho công bố lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông như vừa nêu. Mục tiêu được Bắc Kinh nói nhằm bảo vệ sự phát triển của nguồn cá cũng như bảo vệ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc.

    Hội Nghề Cá Việt Nam là một tổ chức xă hội- nghề nghiệp, tập trung những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong những lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá. Hội này do Bộ Nội Vụ kư quyết định thành lập vào ngày 5/5/2000.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chính phủ CHXHCNVN và thuốc bổ dương
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 07-06-2012, 01:32 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 05-06-2012, 10:12 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 12:24 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •