Trong thế kỷ này, nỗi ám ảnh lớn nhất của cường quốc số 1 thế giới là sự trỗi dậy mạnh mẽ của con rồng châu Á, đặc biệt là việc Bắc Kinh đổ "tiền tấn" tăng cường các khả năng quân sự trong đó, nguy hiểm nhất là việc họ đang ra sức mở rộng các khả năng hạt nhân.

Bí ẩn năng lực hạt nhân Trung Quốc

Năm 2002, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân từng nhấn mạnh: “Mỹ, Nga, Anh, Pháp và tất cả các cường quốc hạt nhân khác xem nhiệm vụ cốt lơi của vũ khí hạt nhân là để răn đe chiến lược”. Tuy nhiên, không giống như Mỹ, Trung Quốc không kư bất cứ hiệp ước giải trừ quân bị và giới hạn vũ khí hạt nhân nào. Dù là một trong những cường quốc hạt nhân song đối với thế giới bên ngoài, chiến lược và khả năng hạt nhân của Trung Quốc luôn là một ẩn số. Chẳng ai hay biết ǵ về kho vũ khí hạt nhân chiến lược hay chương tŕnh phát triển hạt nhân của con rồng châu Á. Cả thế giới “mù tịt” về năng lực của đơn vị điều khiển tên lửa Trung Quốc: Quân đoàn Pháo binh Số 2. Do đó, tất cả những ǵ thế giới bên ngoài biết về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc gần như là con số 0 và do đó, có không ít suy đoán về nó.

Kế hoạch này cho phép họ phát triển tên lửa đạn đạo. Có nhiều dự đoán khác nhau về việc Trung Quốc sẽ triển khai loại vũ khí chiến lược trên thế nào nhưng hầu hết đều đưa ra con số từ 100 - 200 quả tên lửa. Ngoài ra, Quân đoàn Pháo binh Số 2 cũng đang phát triển một kho tên lửa hành tŕnh tầm trung (khoảng 200-500 quả trong năm 2010). Bên cạnh đó, hải quân PLA cũng đang nỗ lực tăng số lượng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBMs) hiện c̣n khá "ít ỏi" của họ. C̣n không quân PLA đang ra sức tăng cường hạm đội máy bay ném bom hạt nhân H-6K (từ 5-10 chiếc trong năm 2010) và phát triển máy bay ném bom tàng h́nh H-8.


Chương tŕnh hạt nhân Trung Quốc là một bí ẩn lớn đối với bên ngoài. Ảnh minh họa: Humanevents. Quân đoàn Pháo binh Số 2 là một lực lượng nằm trong kế hoạch phát triển một bộ ba hạt nhân đầy uy lực của lực lượng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Dù khó xác định mức độ đầu tư của Trung Quốc hiện nay cho chương tŕnh vũ khí hạt nhân song người ta tin rằng ngân sách dành cho Quân đoàn Pháo binh Số 2 đă được gia tăng đáng kể. Với việc thu thập được nhiều thông tin liên quan đến thiết kế và công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân của Mỹ bằng nhiều cách khác nhau, Trung Quốc có một nền tảng vững chắc để phát triển loại vũ khí này. Tuy nhiên, muốn hiểu sâu hơn về chiến lược của Trung Quốc đối với vũ khí hạt nhân, hoặc chiến lược của họ trên bất cứ lĩnh vực nào khác, đ̣i hỏi phải có kiến thức về lịch sử và văn hóa đồ sộ của đất nước 1,3 triệu dân này. Chỉ tới lúc đó các nhà hoạch định chính sách Mỹ mới có khả năng giải quyết các thách thức về chiến lược mở rộng các khả năng hạt nhân của Trung Quốc.

Chiến lược của Trung Quốc

Theo luận án quân sự “Khoa học Chiến dịch” của Trung Quốc hiện đại, bản chất của chiến lược hạt nhân của nước này được mô tả là nằm "trong lựa chọn mục tiêu lẫn thời cơ khôn khéo, sử dụng các lực lượng và sức mạnh hỏa lực tài t́nh và áp dụng các chiến thuật tác chiến khôn ngoan". Tuy nhiên, theo đó, một số câu hỏi được đặt ra: Ai là mục tiêu tấn công? Mục đích là ǵ? Họ tiến hành khi nào? Trung Quốc sẽ huy động lực lượng đến đâu? Tại sao họ làm như vậy và sẽ làm thế nào?

Về câu hỏi Ai là mục tiêu tấn công? Theo một bài b́nh luận đăng trên Tạp chí National Interest, vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc được thiết kế nhằm vào Mỹ. Mỹ là đối thủ chiến lược hiện nay cũng như trong tương lai của Trung Quốc - bất chấp khẩu hiệu "hợp tác cạnh tranh". Trong khi đó, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Trung Quốc sẽ nhằm vào Nga hoặc Ấn Độ bởi các căng thẳng tại biên giới với hai nước này. Trả lởi cho câu hỏi mục đích của Trung Quốc là ǵ, National Interest nhấn mạnh mục tiêu chiến lược cơ bản của kho hạt nhân Trung Quốc là nhằm nắm giữ các lợi ích của Mỹ như là một sự đảm bảo và nhằm răn đe giới lănh đạo Mỹ không nên lợi dụng các các sức mạnh hạt nhân hoặc các sức mạnh thông thường vượt trội của họ để gây sức ép cho Trung Quốc trong các vấn đề mà hai bên đang thảo luận. Điều này sẽ chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) hay hạn chế quyền tự do hành động của họ.

Mối lo ngại chính từ lâu của Quân ủy Trung ương Trung Quốc là Quân đoàn Pháo binh Số 2 không có đủ sức mạnh hạt nhân để phát động một cuộc tấn công trả đũa. Do đó, một chiến lược tung hỏa mù về khả năng hạt nhân được cho là sẽ giúp làm giảm khả năng bị tổn thương của Trung Quốc trước các vụ tấn công trả đũa tiềm năng của Mỹ. Theo cách này hay cách khác, việc hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc bị chi phối bởi nỗi ám ảnh về "thế kỷ bị sỉ nhục" của nước này. Các bài học lịch sử trong thế kỷ 18 và 19, khi Trung Quốc bị phương Tây xâu xé, vẫn đang tiếp tục chi phối nhận thức của giới lănh đạo nước này. Và chương tŕnh vũ khí hạt nhân của họ phản ảnh mối bất an lịch sử này đồng thời chứng tỏ giới lănh đạo CCP và PLA kiên quyết không bao giờ để lịch sử tái diễn.


Trung Quốc mở rộng, tăng cường khả năng hạt nhân để đối phó với Mỹ? Ảnh minh họa: Pakistani Defence.

Vậy chiến lược hạt nhân của Trung Quốc được tiến hành khi nào? Có bằng chứng chứng tỏ Trung Quốc đang trong quá tŕnh xây dựng một kho vũ khí có quy mô tương đương với của Mỹ - thậm chí lớn hơn – mục tiêu phấn đấu của họ từ nay đến năm 2050. Trong khi Mỹ liều lĩnh quyết định giảm kho vũ khí hạt nhân, Trung Quốc lại đang vững chắc tiến bước trên con đường xây dựng một kho vũ khí tân tiến, đối trọng với kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân khác. Với lực lượng triển khai và hạ tầng hạt nhân được phân bố tốt, Trung Quốc từ lâu ưu tiên tập trung vào việc tăng cường sức chiến đấu cho quân đội. Và với khoảng 5.000km đường hầm được phân bố chiến lược trên khắp cả nước, Quân đoàn Pháo binh Số 2 dù bị giới hạn trong khả năng tấn công vào lục địa Mỹ nhưng lại có nhiều khả năng tấn công vào ḷng chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí lưỡng năng. Tuy nhiên, các hạn chế này sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới.

Lư do Trung Quốc vạch chiến lược trên là ǵ? Với động lực thống nhất một quốc gia “ Đại Trung Quốc”, - trải dài từ Tây Tạng và gần như toàn bộ Hongkong hiện nay, giới lănh đạo CCP hiện đang muốn “thâu tóm” Đài Loan. Một cuộc tấn công “quy phục” Đài Loan không được xem là hành vi vi phạm chính sách "không tấn công trước" của Trung Quốc v́ Bắc Kinh luôn một mực tuyên bố Đài Loan là một phần lănh thổ chống đối của nước này. Tuy nhiên, Đài Loan là đồng minh thân cận của Mỹ. Do đó, dễ hiểu giới chức Trung Quốc lo ngại Mỹ sẽ ngăn cản PLA tấn công Đài Loan, không loại trừ khả năng vũ khí hạt nhân sẽ được họ triển khai trên lănh thổ Trung Quốc.

Trung Quốc thực hiện chiến lược trên như thế nào? Tăng trưởng kinh tế thần kỳ đang mang lại cho Trung Quốc khả năng hiện đại hóa quân sự một cách toàn diện trải rộng trên tất cả các lực lượng từ lục quân, hải quan, không quân cho đến lực lượng pháo binh. Dường như con rồng châu Á đang lao vào một cuộc cách mạng quân sự tương tự Mỹ khi luôn t́m mọi cách cải tiến các bí quyết và các khả năng của họ. Nhưng khác với Mỹ, vũ khí hạt nhân là trung tâm của nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không hiểu văn hóa chiến lược của Trung Quốc, th́ toàn bộ điều này không là ǵ hơn ngoài mối quan tâm thoảng qua.

Văn hóa chiến lược

Văn hóa chiến lược hiện đại của Trung Quốc về căn bản khác với của phương Tây. Trong khi ảnh hưởng của triết học Hy Lạp, chủ nghĩa duy lư của Thời đại Khai sáng và chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ là những yếu tố định h́nh văn hóa chiến lược Mỹ, th́ văn hóa chiến lược Trung Quốc chịu sự ảnh hưởng lớn của “Ngũ đại binh thư cổ điển, tư tưởng triết học Khổng Tử và Lăo tử.

Trong một bài phân tích về 3.000 năm lịch sử quân sự Trung Quốc, tác giả Alistair Ian Johnston nhấn mạnh rằng mỗi khi con rồng châu Á yếu nhất họ thường áp dụng chiến lược nhượng bộ. Khi bắt đầu mạnh hơn một chút, Trung Quốc chơi chiến lược pḥng thủ. C̣n khi Trung Quốc là một siêu cường quân sự, họ sẽ tấn công.

Đối với những chiến lược gia phương Tây biết đến Binh pháp Tôn Tử, họ sẽ không lấy ǵ làm ngạc nhiên khi chiến lược hạt nhân của Trung Quốc được mô tả mập mờ, thông tin đánh lạc hướng và bí mật - theo Tôn Tử, tất cả yếu tố này rất quan trọng để con rồng châu Á đạt được ưu thế.

Nói cách khác, Trung Quốc muốn đạt được các mục tiêu chiến lược của ḿnh - hất cẳng Mỹ ra khỏi Đông Á - bằng cách tạo ra sự mập mờ, đánh lạc hướng và giữ bí mật sao cho có khả năng dắt mũi Mỹ đi theo ư đồ của họ - một chiến thuật "không đánh cũng thắng". Trong khi văn hóa chiến lược của Mỹ được đặc trưng bởi: (1) xác định đích đến mong muốn (mục tiêu); (2) xác định biện pháp để đạt mục tiêu đó (cách thức); và (3) hoạch định chiến lược (phương pháp tiếp cận); văn hóa chiến lược của Trung Quốc không bắt đầu với các mục tiêu "lư tưởng" rồi tiến tới hiện thực hóa chúng.

Thay vào đó, văn hóa chiến lược của Trung Quốc tập trung vào đường lối được vạch ra bởi "thủ lĩnh kiệt xuất". Bằng cách tận dụng cơ hội khi chúng xuất hiện, tận dụng các t́nh huống, kết quả tối ưu nhất sẽ có thể đạt được - theo văn hóa chiến lược của Trung Quốc. Nói cách khác, người Trung Quốc luôn t́m cách tận dụng tối đa cơ hội. Điều này nghe có vẻ hơi xa lạ và khó hiểu đối với người phương Tây, v́ trên thực tế nó rất khác với cách tiếp cận dựa trên nhận thức của họ. Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, việc dự đoán khả năng diễn biến t́nh h́nh sẽ giúp chiến lược gia nắm bắt được cơ hội ngay khi nó đến. Đây là một khả năng và kĩ năng tối quan trọng.

Và tung hỏa mù, đánh lạc hướng, giữ bí mật cộng với các biện pháp khác là những công cụ để tối đa hóa các cơ hội.

Trung Quốc không có thói quen đặt ra các mục tiêu dài hạn rơ ràng và xây dựng một kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó. Các chiến lược gia Trung Quốc ngày nay vẫn luôn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ một nền văn hóa và triết học cổ xưa, đă ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ của mỗi người dân nước này. Tất cả những điều này rất thú vị nhưng nó khiến câu hỏi “chuyện ǵ sẽ xảy ra” thật khó mà trả lời. Việc nhận thức tương lai hạt nhân của Trung Quốc và phương pháp tiếp cận của họ đối với các vấn đề chiến lược khác có thể giúp đưa ra vài lư giải.

Chuyện ǵ sẽ xảy ra?

Chính sách không tấn công trước của Trung Quốc lâu nay được hiểu trong bối cảnh văn hóa chiến lược của nước này, là hành động để bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ lịch sử. Trung Quốc sẽ không coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột với Đài Loan là "tấn công trước" v́ họ quan niệm Đài Loan là một phần lănh thổ của Trung Quốc. Do vậy, Mỹ sẽ phải cảnh giác trước một cuộc tấn công hạt nhân của Trung Quốc tại Eo biển Đài Loan - dù khả năng xảy ra kịch bản này là thấp.

Theo nghiên cứu của sử gia Jonson và nhiều sử gia khác, chính sách hạt nhân Trung Quốc đă chuyển từ răn đe tối thiểu (1967 - 1987) sang răn đe tổi thiểu đáng tin cậy (1987-2002) để đạt tới răn đe giới hạn (từ 2002 đến nay); và khi Trung Quốc phát triển khả năng này, rất có thể họ sẽ chuyển đổi chính sách trên thành "sự hủy diệt lẫn nhau". Dù học thuyết hạt nhân của Trung Quốc được giả thiết là nhằm trả đũa hiệu quả, nhiều người tin rằng con rồng châu Á sẽ phát triển một học thuyết và khả năng chiến tranh leo thang. Điều này có nghĩa là Trung Quốc đang trong quá tŕnh tiếp cận tư tưởng hạt nhân của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu B́nh.

Giới lănh đạo Trung Quốc đang phát triển học thuyết hạt nhân của riêng họ song vẫn có chọn lọc, học hỏi thêm từ Mỹ. Đặc biệt là thế hệ lănh đạo quân đội trẻ của Trung Quốc hiện nay trong khi có thiên hướng “tây hóa” trong tư tưởng chiến lược nhưng vẫn giữ, thậm chí, hiếu chiến hơn trong lập trường hạt nhân của họ.

Hơn nữa, Trung Quốc đang xây dựng một kho vũ khí hạt nhân tương đương hoặc lớn hơn năng lực hạt nhân của Mỹ, với mục tiêu chính là không cho Mỹ tự do hành động tại khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương, xóa bỏ tất cả nỗi bất an của họ. Cuối cùng, diễn biến các sự kiện địa chính trị luôn được người Trung Quốc theo dơi sát sao (theo hệ tư tưởng của Lăo tử). Và người Mỹ không ngăn cản việc Trung Quốc sẽ tận dụng các cơ hội phù hợp với văn hóa chiến lược của họ – khi chúng nổi lên. Tuy nhiên, Mỹ không mong Trung Quốc tận dụng các cơ hội này (đến từ sự suy yếu của Mỹ) để tạo ra kịch bản hủy diệt lẫn nhau, đặt dấu chấm hết cho các quốc gia bởi trong tư tưởng của người Trung Quốc luôn tồn tại định kiến rằng phương Tây và phương Đông không giống nhau.

Trên con đường "trở lại" châu Á - Thái B́nh Dương, Mỹ cần nhận ra rằng Trung Quốc luôn nuôi ư định thu hẹp khoảng cách hạt nhân với cường quốc số 1 thế giới và sử dụng vũ khí nguyên tử nhằm đạt các lợi ích chiến lược của họ. Do đó, để thành công trong khu vực, Mỹ phải thuần hóa con Rồng và bước đầu tiên là phải “đi guốc trong bụng” nó.

Theo vntimes.com.vn