Results 1 to 2 of 2

Thread: Những cuộc chiến ...quốc tế

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Những cuộc chiến ...quốc tế

    Những cuộc chiến ...quốc tế
    Cuộc chiến tê giác


    Vị Nhân




    Cuộc chiến tê giác (Rhino Wars), là nhan đề một bài báo đăng trên tờ National Geographic số tháng Ba 2012, mô tả cuộc chiến giữa những người bảo vệ động vật hoang dă như loài tê giác có nguy cơ tuyệt chủng và bọn thợ săn tham lam (thường do tổ chức ngoài ṿng luật pháp điều khiển). Bọn săn trộm dă thú càng ngày càng lộng hành, quyết hạ tê giác bất cứ ở Nam Phi hay ở Zimbabwe... để lấy sừng v́ sừng tê giác ở Á châu giá cao hơn vàng. Một nguồn tin thông thạo cho biết trong ṿng 6 năm qua, bọn săn trộm đă sát hại hơn ngàn con tê giác Phi châu để lấy sừng. Sừng tê giác được lén mang sang tiêu thụ ở châu Á để dùng làm thuốc cổ truyền.
    Trước đây sừng tê giác được tiêu thụ ở nhiều nơi như ở Yemen v́ dân ở đó thích dùng sừng tê giác làm bao dao, kiếm. C̣n ở Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Đại Hàn th́ theo truyền thống của Thần nông bản thảo, Bản thảo cương mục cho rằng tê giác là vị thuốc thần trị bách bệnh nên kẻ có tiền dùng nó làm thuốc quư.
    Ở nhiều nơi, kể cả Trung hoa, hiện đă có lệnh cấm dùng tê giác làm thuốc. Do đó, hiện giờ Việt Nam trở thành trung tâm tiêu thụ tê giác v́ y tế Việt Nam cho phép dùng nó để trị bệnh (xem Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi). Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết không những chỉ thành phần giàu có ở Việt Nam dùng tê giác như thuốc quư mà ngay cả giai tầng lănh đạo có uy quyền cũng dùng nó như bảo vật gối đầu giường. Cũng v́ thế tê giác được tuôn vào Việt Nam tiêu thụ và rồi chuyển sang Trung hoa cung cấp cho các nhà tư bản đỏ.
    Cuối tháng Ba 2012, chính phủ Nam Phi đă chính thức lên tiếng yêu cầu Trung hoa và Việt Nam giúp chặn đứng nạn buôn bán sừng tê giác v́ chỉ trong ṿng ba tháng đầu năm 2012, đă có tới 150 tê giác ở quốc gia này bị bọn săn bắn hạ sát.
    Thực ra, Nam Phi chỉ cấp giấy phép cho những người săn bắn tê giác như hoạt động thể thao và họ được phép mang sừng tê giác về nước như chiến lợi phẩm chứ không được bán. Nhưng những tay gian manh đă lợi dụng kẽ hở này để săn bắn tê giác. Chúng dùng đủ phương tiện kể cả trực thăng để săn đuổi những con thú chỉ v́ mang trên đầu cái sừng quư giá, rồi dùng đạn gây mê để khiến con vật gục ngă và dùng cưa máy tiẹâân đứt sừng (loại bạch tê cũng như hắc tê thường có hai sừng, có loại một sừng) rồi mặc con vật hấp hối ở ven rừng.
    Kể từ 2006, khoảng 95 phần trăm sừng tê giác bị săn trộm có xuất xứ từ Nam Phi và Zimbabwe. Ước lượng từ năm 2006 tới năm 2010 có tới 2500 sừng tê giác lan tràn ở chợ đen châu Á. Vào tháng 11/2011, một lượng sừng tê giác trị giá từ 3 tới 12 triệu Mỹ kim bị tịch thu ở Hong Kong.
    Giới ngoại giao Việt Nam cũng từng dính líu vào việc buôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi. Vụ bê bối xảy ra trong hai năm 2006 và 2008 khiến hai nhân viên ngoại giao Việt Nam bị triệu hồi về nước về tội buôn lậu sừng tê giác.
    Sau đây lược dịch một phần của bài báo Rhino Wars do kư giả Peter Gwin ghi chép những ǵ liên quan đến việc sử dụng sừng tê giác. Gwin đă tới Việt Nam và t́m hiểu tận nơi hiện nay được coi như trung tâm buôn bán sừng tê giác:
    “Tê giác hoang ở Việt Nam khi xưa không phải ít. Loại tê giác gốc Java trước đây có khá nhiều ở rừng rậm và nơi đồng bằng ngập nước nhưng vào năm 2010, những kẻ săn bắn trộm đă sát hại tê giác hoang dă cuối cùng của Việt Nam.
    Tuy vậy, ở Việt Nam không hiếm sừng tê. Loại sừng tê lậu trước đây tràn lan ở Trung Quốc, Đài Loan, Nam Phi, Nhật Bản và Yemen nhưng ngày nay nó có khuynh hướng tập trung vào Việt Nam với hơn một tấn sừng tê lậu đă tuôn vào Việt Nam chỉ trong năm ngoái. Ở Nam Phi, nhiều người quốc tịch Việt Nam, kể cả các nhà ngoại giao, đă dính líu vào âm mưu buôn lậu sừng tê ra khỏi xứ.
    Hiển nhiên không phải mọi thứ sừng tê đều về Việt Nam một cách bất hợp pháp. Mà luật lệ Nam Phi, theo đúng công ước quốc tế CITES quy định về việc buôn bán sản phẩm từ các động vật có nguy cơ tuyệt chủng (Convention on International Trade in Endangered Species) chỉ cho phép mang ra khỏi xứ sừng tê như kỷ vật chiến lợi phẩm. Trong năm 2003, một thợ săn người Việt bay sang Nam Phi đă bắn chết một con tê giác trong một chuyến đi săn có phép. Sau đó không lâu hàng chục thợ săn châu Á, mỗi người trả 50.000 Mỹ kim hoặc hơn số này để có giấy phép. Người ta cho rằng phần đông số này đều làm việc cho những tổ chức xă hội đen. Món hàng này mang về Việt Nam bán có giá cao. Một sừng tê 13 pounds, có thể bị cắt nhỏ ra từng miếng và bán ở chợ đen, kiếm bộn lời, trừ phí tổn cũng dễ dàng thu vào 200.000 Mỹ kim.
    Nguyên nhân nào khiến khách hàng đổ xô đi mua sừng tê. Một trong những nguyên nhân mà người ta đồn đại là do sừng tê là một dược liệu quư có khả năng trị liệu đặc biệt. Ít nhất hai ngàn năm trước Y học Á đông cho rằng sừng tê nếu nghiền thành bột có thể giúp kẻ sốt cao giảm sốt và trị nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trong ṿng 30 năm qua không chứng tỏ sừng tê có khả năng giảm sốt, dù một nghiên cứu về y học cổ truyền của Việt Nam ấn bản 2006 đă để ra hai trang ca tụng công năng hạ nhiệt của sừng tê. Tuyên bố mới nhất và gây ảnh hưởng hơn cả là gán cho nó trị được ung thư. Mặc dù các chuyên viên về chứng ung bướu cả quyết không có nghiên cứu nào xác định dược tính này của sừng tê. Nhưng theo Mary Hardy, Giám đốc y học của trung tâm Simms/Mann UCLA chuyên về ung thư và cũng là chuyên gia về y học cổ truyền: "Có niềm tin cũng là một cách trị liệu, nhất là đối với các dược liệu mắc như vàng và khó kiếm, chúng có thể có tác dụng mănh liệt đối với cảm giác của bệnh nhân".
    Để có thể thấy tận mắt mức chuộng sừng tê giác ở Việt Nam, kư giả Peter Gwin đă gặp một phụ nữ có tên là Thiện. Bà này cho biết sau lần chụp mammogram đă phát giác khối u ở vú bên phải, c̣n làm siêu âm th́ thấy có bóng mờ ở một noăn sào. Người phụ nữ xinh xắn 52 tuổi này chủ trương vừa trị liệu theo Tây y vừa theo Y học cổ truyền. Kư giả hỏi bà Thiện: "Bà có tin vào năng lực trị liệu của sừng tê hay không?" th́ được bà đáp: "Không biết nữa. Nhưng khi ta biết ta có thể chết th́ có hại ǵ mà không thử xem sao".
    Chúng tôi (kư giả và bà Thiện) đă tới nhiều nơi, từ bệnh viện ung bướu và trung tâm y học cổ truyền ở Hà Nội và Sài G̣n cho tới các cửa hàng, các cửa tiệm bán sản vật Đông dược và cả tư gia nữa th́ thấây nơi nào cũng có sừng tê.
    Phần đông những người dùng sừng tê ở Việt Nam thuộc giai cấp trung lưu mới giàu có, trong đó có bác sĩ Tây y, giám đốc ngân hàng, nhà toán học, chuyên viên địa ốc, kỹ sư, giáo sư trung học và nhiều người khác. Nhiều gia đ́nh chung tiền mua một miếng sừng tê và chia nhau dùng. Một số th́ mua tặng bè bạn nghèo túng không thể mua nổi dược phẩm này. Các bà mẹ cho trẻ lên sởi dùng. Các vị cao niên dùng nó v́ tin rằng nó giúp tuần hoàn khỏi bị tắc nghẽn và tránh bị nhồi máu cơ tim. Một số khác lại cho rằng nó là loại thập toàn đại bổ.
    Đối với giới Y tế Việt Nam, ư kiến về công dụng của sừng tê giác cũng khác nhau. Có người ca tụng sừng tê là thánh dược trị ung thư nhưng có nhiều vị tỏ vẻ hoài nghi vai tṛ này của nó. Một số y bác sĩ cho biết họ cho bệnh nhân uống sừng tê dưới dạng viên để làm dịu bớt triệu chứng của những bệnh nhân đă trải qua hóa trị hay xạ trị. Một số khác như ông Trần Quốc B́nh, Giám đốc Trung tâm Y tế Cổ truyền trực thuộc bộ Y Tế Việt Nam, tin rằng sừng tê làm chậm lại khả năng tăng trưởng của một vài thứ ung bướu. Ông Trầân cho kư giả biết: "Trước hết chúng tôi dùng cách trị liệu tân y học: hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Sau đó, có thể một số tế bào ung thư c̣n sót, th́ chúng tôi dùng y học cổ truyền để diệt chúng". Ông Trần tiết lộ lúc đó dùng hỗn hợp sâm, sừng tê và nhiều dược liệu khác cho bệnh nhân dùng có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, ông ta không đưa ra bằng chứng cụ thể là đă có cuộc thí nghiệm nào như thế để chứng tỏ vai tṛ của sừng tê trị ung thư.
    Gwin kể tiếp: "Vào một buổi tối ở Hà Nội, tôi và bà Thiện vào một quán cà phê ven hồ mà một người bạn của bà ta giới thiệu v́ biết bà muốn nếm sừng tê để chữa bệnh. Bà ta nhỏ to với chủ quán về t́nh trạng sức khỏe của ḿnh th́ ông này lấy ra một miếng sừng có màu hổ phách cỡ một cục xà bông và một cái đĩa bằng sứ đáy sâu, bên ngoài có h́nh con tê giác... đáy của đĩa sần sùi như mặt giấy ráp. Ông ta đổ chút nước vào chiếc đĩa và bắt đầu nghiền mảnh sừng vào đáy đĩa theo chuyển động ṿng tṛn. Sau vài phút sừng tê tạo ra mùi hăng hăng và nước biến thành màu trắng đục trong khi ấy khách hàng không ai chú ư tới việc này có lẽ cho đó là việc b́nh thường. Trong khi nghiền sừng tê, ông chủ quán kể lại rằng ông ta và một người bạn chung tiền mua miếng sừng tê 180 gram tại một tiệm thuốc với giá 18.000 Mỹ kim. Nghiền trong 20 phút, th́ người chủ quán cà phê rót ra hai ly nước đục lờ lờ và trao cho bà Thiện một ly và kư giả một ly. Nếm hơi sàn sạn, vô vị. Bà Thiện uống một hơi cạn và đặt xuống bàn, rồi nói: "Tôi hy vọng nó có công hiệu!"
    Với niềm tin vào sừng tê trị ung thư, trong khi chứng ung thư càng ngày càng phát triển ở những nước kỹ nghệ mở rộng vô tổ chức và môi sinh bị ô nhiễm nặng nề, th́ loài tê giác càng có nguy cơ bị diệt chủng. Chính phủ Nam phi dù tổ chức đội bảo vệ dă thú và sẵn sàng hạ những kẻ săn trộm, họ cũng đưa ra chủ trương cắt sừng cho tê giác để chúng sống an lành hoặc vận chuyển chúng tới một nơi an toàn cho chúng sinh sôi nảy nở. Nhưng tất cả những công việc này đ̣i hỏi ngân sách và thiện chí. Thế mà ngân sách của Nam phi lại rất eo hẹp. C̣n ḷng tham của con người vô đáy, nạn tham nhũng lan tràn, nên các biện pháp bảo vệ tê giác mỗi lúc mỗi trở nên yếu ớt. Có người sợ rằng lúc đó như nhiều nhà khoa học Trung quốc chủ trương có thể dùng sừng trâu thay sừng tê và đến lượt loài trâu hiền lành sẽ bị cắt đứt cặp ngà và lên bàn mổ!

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Những cuộc chiến ...quốc tế

    Những cuộc chiến ...quốc tế
    Thịt mèo, thịt chó tại hải ngoại

    Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh



    Chuyện thịt mèo, thịt chó là một vấn đề nhạy cảm và cấm kỵ trong xă hội Âu Mỹ.
    Do Thái giáo và Hồi giáo cấm ăn thịt chó và thịt mèo.

    * * *

    Có thể nói chó là loài vật gần gũi nhất với chúng ta và đồng thời cũng là bạn đồng hành lâu đời nhất của nhân loại.
    Tuy được xem là bạn, nhưng loài người đâu phải lúc nào cũng chơi đẹp với loài chó đâu. Sự phân biệt đối xử này cũng c̣n tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như hoàn cảnh kinh tế gia đ́nh cũng như phong tục tập quán của từng quốc gia riêng biệt.
    Đối với người Tây phương, chó mèo là những con vật rất được quư trọng và đồng thời cũng được xem như là thành viên trong gia đ́nh. Chúng ta không thể nào bắt chúng phải xuống cấp ngang hàng bằng con heo, con ḅ và con gà con vịt để làm thịt được.
    Ăn thịt chó và thịt mèo là vấn đề tối kỵ đối với họ. Họ xem việc này là một hành động dă man, kém văn minh.
    Biết rằng mỗi quốc gia đều có nền văn hóa và tập tục ăn uống riêng biệt cho nên chúng ta không nên phán xét ai đúng ai sai. Người ta tự hỏi liệu các quốc gia siêu cường Âu Mỹ có quyền đem áp đặt nét văn hóa ẩm thực của họ vào các quốc gia khác hay không?
    (Examiner.com: Eating dog meat: wrong or not? - Los Angeles LA | Examiner.com http://www.examiner.com/la-in-los-an...#ixzz1M2wHwG3y)

    Tại Á Châu trong đó có Việt Nam, việc ăn thịt chó và thịt mèo là chuyện thường t́nh. Vật dưỡng nhân mà. Tuy nói vậy nhưng không phải ai ai cũng đều ăn thịt chó, thịt mèo.

    Chuyện ăn thịt mèo tại Hoa Kỳ
    Vào một ngày tháng 08/2010, Gary Korkuc 51 tuổi, một cư dân Cheektowaga ở New York, bị cảnh sát chận lại v́ vượt bảng Stop tại một giao lộ.
    Khi đến gần xe, nhân viên cảnh sát nghe tiếng động lạ thường phát ra từ trong thùng xe phía sau. Mở ra, họ thấy một con mèo trắng đen bị nhốt trong lồng, toàn thân bị phủ đầy dầu ăn, muối và bột ớt đỏ. Mèo có vẻ đau đớn, khó chịu nên không ngớt kêu meo meo rất ư là thảm thiết.
    Gary Korkuc nói bừa rằng anh ta chán ghét con vật này quá nên có ư định cho nó vô nồi.
    Anh ta bị lập biên bản đưa ra ṭa v́ tội hành hạ ác độc với thú vật (animal cruelty) như ướp dầu, muối, ớt bột và nhốt mèo trong thùng xe ngột ngạt nóng bức.
    Con vật sau đó được giao cho hội bảo vệ súc vật địa phương. May mắn thay, sau đó nó đă được một người hảo tâm nhận về nuôi.
    Riêng anh chàng Gary Korkuc đă bị đưa ra Ṭa án Buffalo ngày 26/01/2011 để được xét xử. May phước cho anh ta, ṭa chỉ phạt anh ta 70$ về tội vi phạm luật giao thông nhưng tha bổng anh ta về tội hành hạ súc vật nhờ anh ta đă khai là con mèo đă chạy trong bếp làm đổ dầu lên người (?)
    Một câu chuyện lẽ ra không đáng ǵ nếu ở Việt Nam, nhưng tại Hoa Kỳ th́ khác. Báo chí có khuynh hướng thổi phồng câu chuyện. Rất nhiều người đă phản hồi trên mạng internet là họ không đồng ư với phán quyết của Ṭa án Buffalo.

    Tại Mỹ, làm mèo làm chó quả cũng sướng thật.
    * Tại New York, luật lệ rất gắt gao đối với vấn đề hành hạ súc vật.
    Không ai có quyền giết chó hay mèo để lấy thịt dùng làm thực phẩm cho người hay cho thú vật, nhưng luật lại không nói rơ điểm ḿnh có quyền ăn thịt chó hay thịt mèo hay không.
    http://law.justia.com/newyork/codes/...96-d_96-d.html
    * California th́ c̣n khó hơn cả New York.
    Không những cấm giết chó mèo để bán thịt mà c̣n cấm lưu trữ hay sở hữu thịt chó, thịt mèo. Có nghĩa là ḿnh không có quyền mua thịt mèo, thịt chó từ người khác để ăn.
    * Missouri có vẻ rộng răi hơn về vấn đề thịt chó, thịt mèo, ngoại trừ trường hợp giết chúng một cách quá tàn nhẫn.
    * Virginia cấm giết thú vật một cách vô ích, ngoại trừ trong các sinh hoạt nông nghiệp (?). Vậy giết mèo để đánh chén có thể bị đưa ra ṭa v́ mèo là thú kiểng và không nằm trong nhóm thú được nuôi để lấy thịt.

    T́nh h́nh thịt chó và thịt mèo tại Hoa Kỳ
    Nói chung, người Mỹ họ đại kỵ cái món này. Chỉ cần nghe kể đến việc ăn thịt chó thịt mèo không thôi cũng đủ làm họ kinh tởm. Họ sẽ nh́n người kể như nh́n một kẻ man rợ.
    Chuyện người Việt ở Mỹ ăn thịt chó vẫn thỉnh thoảng được nghe nói đến, thậm chí c̣n có chuyện người về Việt Nam chơi lúc trở qua lén đem theo một vài kư thịt chó đă được luộc chín để lai rai với bạn bè.
    Nên nhớ, luật Hoa Kỳ và Canada cấm ngặt việc du khách đem thịt thà (dù đă được nấu chín hay đă được chế biến rồi) khi nhập cảnh.
    Cách nay không lâu, tác giả có đọc được trong báo Sóng Thần bài viết về một gia đ́nh người Việt tại Hoa Kỳ trữ trong tủ đông lạnh thịt chó c̣n nguyên đầu. Chủ nhà cho biết họ mua từ bạn bè là chủ nông trại và có nuôi nhiều chó để giữ nhà. Muốn làm thịt lúc nào mà chẳng được.
    Nói chung, trên toàn lănh thổ Hoa Kỳ, chẳng hạn như Missouri, vấn đề ăn thịt chó mèo có hợp pháp hay không đều được căn cứ trên những điều khoản của bộ luật cấm hành hạ súc vật cũng như cách diễn giải của quan ṭa.
    Năm 1979, Bs Thú y Calwin Schwabe cho biết ngày xưa thịt chó cũng thấy được ăn tại Hawaii. Thịt chó có phẩm chất cao hơn thịt heo và thịt gà.
    Một số bộ lạc da đỏ ở Hoa Kỳ cũng có tập tục ăn thịt chó.

    T́nh h́nh tại Canada
    Nh́n chung, Canada cũng không khác ǵ hơn Hoa Kỳ. Dân Canada không ăn thịt chó thịt mèo và xem đó là một vấn đề cấm kỵ.
    Luật bảo vệ thú hoang dă (Canada's Wildlife Act) cấm bán các loại thịt thú rừng. Nhưng không có điều luật nào nói đến việc cấm ăn thịt chó và thịt mèo cả.
    Năm 2003, inspectors đă phát giác bốn quầy thịt chó đông lạnh trong một nhà hàng Tàu tại thành phố Edmonton, Alberta. Nhưng sau đó họ xác nhận lại đó là chó rừng (coyotes) hay chó sói (wolves) chớ không phải là chó nhà.
    Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canada (CFIA) nói rằng không có ǵ sai luật trong việc bán và ăn thịt chó (và các loại thú cùng loài với chó) nếu chúng đă được các inspectors kiểm soát lúc hạ thịt.

    Tại Pháp
    Người Pháp không ăn thịt chó, thịt mèo.
    Không thấy có luật lệ nào cấm ăn thịt chó, thịt mèo cả.
    Ăn thịt mèo cũng không phải là chuyện ǵ quá mới mẻ tại một số vùng nông thôn Âu châu.
    Nhưng có luật cấm bán thịt chó và thịt mèo.
    Nói chung, các quốc gia Âu châu rất dị ứng với việc ăn thịt chó và thịt mèo, nhưng ngày xưa tại một số vùng nông thôn ở đây hai loại thịt này cũng không phải xa lạ ǵ đối với một số người.
    Các cuộc khai quật khảo cổ cho biết tổ tiên của người Pháp, dân Gaulois cách nay chừng vài ngàn năm, lúc khan hiếm lương thực cũng phải ăn thịt chó để sống.
    Trong chiến tranh Pháp-Phổ (Prussia), thành phố Paris bị địch quân vây hăm trong ṿng 5 tháng (09/1870 - 01/1871). Dân chúng cũng phải giết chó, giết mèo để ăn cầm hơi. Nhưng rồi Paris cũng phải thất thủ.
    Năm 1910, tại Paris cũng thấy có tiệm bán thịt chó.
    Nhưng dù cho bất kỳ loại vật nào đi nữa, chúng ta cũng không có quyền hành hạ. Nếu cần phải giết chúng th́ phải giết một cách nhân đạo, không gây đau đớn vô ích lúc làm thịt (?).

    Tại Úc châu
    Cũng như hầu hết các quốc gia Tây phương, Úc châu cấm giết chó mèo để bán thịt.
    Nhưng đặc biệt, Úc lại phải đương đầu với hàng triệu mèo hoang (feral cat). Chúng cắn giết chim chóc và các loài động vật nhỏ và các loài ḅ sát như rắn mối v.v... Chúng tàn phá môi sinh và làm thay đổi sinh thái. Mèo hoang là những thú hậu sinh của hàng ngàn mèo theo di dân đem vào Úc châu vào thế kỷ thứ 19. Một số không ít được thả trong các hầm mỏ vàng nhằm để diệt chuột.
    Số thú này thoát vào rừng và sanh sôi nảy nở thêm theo năm tháng. Đến nay số mèo hoang lên đến hàng triệu con và chúng trở thành một hiểm họa cho cả nước Úc.
    Không có cách nào có thể tiêu diệt hết chúng được.
    Năm 2007, cuộc thi nấu thịt mèo đă được tổ chức rầm rộ tại thành phố Alice Springs, thuộc miền Bắc của Úc châu, nhằm mục đích quảng bá sáng kiến giải quyết vấn đề mèo hoang. Ư kiến được đề ra là nên cho chúng vô nồi để biến thành món ăn.
    Rất nhiều tổ chức bảo vệ thú vật chống đối kịch liệt phương pháp này.

    Tại Thụy Sĩ
    Ở nhiều vùng của Thụy Sĩ như Appenzell và St Gallen người dân cũng có tập tục ăn thịt chó.
    Thụy Sĩ cấm bán thịt mèo nhưng không thấy có luật cấm ăn.
    Dân vùng Suisse Romande (vùng nói tiếng Pháp) nghe nói ngày xưa cũng ăn thịt mèo mà người ta đặt cho cái tên là “thỏ nóc nhà” (roof rabbit).
    Tuy bị nhóm bảo vệ thú vật Âu châu chống đối dữ dội nhưng chánh quyền Thụy Sĩ không can thiệp v́ không muốn xen vào thói quen và tập quán ăn uống của người dân.

    Tại Đức
    Dưới triều đại của Frederick The Great (1712-1786), vua nước Phổ (tiền thân của nước Đức ngày nay), người dân thường phải ăn thịt chó mỗi khi t́nh thế khó khăn v́ chiến tranh. Thuở đó họ gọi thịt chó là “thịt trừu lúc bị vây hăm” (blockade mutton).
    Thịt mèo cũng rất được dân Âu châu chiếu cố trong những giai đoạn khó khăn của hai trận thế chiến.

    Tại Ư
    Ngày nay, Ư cấm bán thịt chó và thịt mèo.
    Nhưng ngày xưa tại nhiều vùng nông thôn phía Bắc, người dân Ư cũng thường ăn thịt mèo.
    Trong thập niên 1930-1940, t́nh h́nh chiến tranh và kinh tế vô cùng khó khăn nên dân Ư cũng như một số dân các nước Âu châu cũng phải ăn thịt mèo để sống c̣n.
    Tháng 02/2010, Beppe Bigazzi, một người chuyên giới thiệu chương tŕnh nấu ăn The Cook's Challenge rất nổi tiếng trên TV Tuscany. Ông ta lỡ mồm dại miệng đề cao thịt mèo một cách quá lố. Theo ông ta, muốn có món thịt mèo mềm và ngon, th́ phải nhúng nước con vật liên tục trong ṿng ba ngày. Cách nấu thịt mèo có một không hai này đă tạo nên luồng sóng căm phẫn phản đối khắp cả nước Ư.
    Người viết tự hỏi có phải ông ta đă chôm kiểu giết mèo của dân nhậu Việt Nam là trấn nước cho con mèo ngộp thở đến chết không?
    Đài TV mà ông đă cộng tác từ chục năm qua bắt buộc phải “cám ơn” ông và cho ông nghỉ việc ngay lập tức.

    Tại Ba Lan
    Tại nông thôn Ba Lan, người dân không ăn thịt chó nhưng họ lại sử dụng mỡ chó trong trị liệu, đặc biệt cho các vấn đề về phổi. Năm 2009, một x́-căn-đan đă xảy ra tại một nông trại gần Czestochowa. Đó là trại chuyên nuôi chó để lấy mỡ làm thuốc (theo Wikipedia).

    Bán thịt chó và thịt mèo qua mạng, chuyện dỏm
    Tác giả thấy trên internet có trang Kitty Beef.com Premium online cat butchery. Theo quảng cáo, họ là nhà phân phối thịt chó thịt mèo lớn nhất thế giới. Có mặt ngay tại Hoa Kỳ. Có 4 trại nuôi mèo thả rong. Thịt mèo thượng phẩm được gởi bán trên 10 quốc gia.
    Theo tổ chức bảo vệ thú vật (People for the Ethical Treatment of Animal hay Peta), hai trang rao bán thịt chó và thịt mèo, PuffyBeef.com và KittyBeef.com, là dỏm. Tin họ là bán lúa giống đó.

    Món “chó nóng” nhưng không có ǵ là chó hết
    Chó nóng (hot dog) là tên một món ăn rất phổ thông và rất quen thuộc tại Bắc Mỹ và Âu châu. Có nhiều người di dân lúc ban đầu lầm tưởng nó được làm từ thịt chó.
    Cũng có người nghĩ hot dog ám chỉ cây súng đỏ hoét của con chó đực lúc lâm trận. Thật ra, không phải thế. Danh từ hot dog cũng chỉ mới xuất hiện từ 100 năm nay mà thôi.
    Hot dog là một món ăn rất b́nh dân tại Bắc Mỹ. Đây là một loại saucisse nhỏ mềm dài như lạp xưởng và được làm từ thịt heo, ḅ, gà v.v... Tuyệt nhiên không có thịt chó trong đó v́ loại thịt này bị nghiêm cấm tại Bắc Mỹ và Âu châu. Chiên, nướng, hoặc hấp cho chín, nhét vào giữa ổ bánh ḿ mềm dài cỡ một gang tay, trét lên một chút moutarde, ketchup, thêm một hai muỗng relish gồm dưa leo và củ hành xắt nhỏ chua ngọt, thế là xong.
    Danh từ hot dog thật sự đă được Harry M Stevens chế ra để chỉ loại saucisse bán cho khán giả đến dự những trận banh bầu dục (football) do đội New York Giants đấu tại New York Stadium vào đầu thế kỷ 20.
    Thuở đó loại saucisse nóng của Đức có tên là Frankfurter xịt thêm tí moutarde là món ăn rất được ưa thích trong những buổi đấu football. Nhưng cũng có một điều bất tiện v́ món này cũng không được mấy gọn cho lắm lúc ăn. Sau đó, người ta mới nghĩ ra cách nhét saucisse vào trong một loại bánh ḿ đặc biệt, vừa dài và vừa mềm. Tên món này được gọi là Red hots.
    Đến năm 1903, một nhà hư họa thể thao tên Jad (T.A. Dorgan) đă cao hứng vẽ lên một bức tranh hài hước - một ổ bánh ḿ trong đó có h́nh con chó Dachshund (loại chó Đức, màu nâu đỏ thân dài, chân ngắn, tai dài ḷng tḥng hai bên).
    Qua bức hư họa này, dân chúng liên tưởng ngay đến ổ bánh ḿ mà họ đang ăn lúc coi football. Saucisse được bán ra lúc c̣n rất nóng, vừa thổi vừa ăn. Danh từ hot dog đă bắt đầu từ đấy.
    Cùng dạo đó, một số người ngộ nhận rằng hot dog được làm từ thịt chó nên số bán bị sụt giảm thấy rơ. Sau đó, nhờ quảng cáo mạnh cho nên hot dog đă lấy lại được sự tín nhiệm và sự chiếu cố của dân chúng cho đến hôm nay.

    Kết luận
    Ăn uống gắn liền với phong tục, tập quán ẩm thực của từng quốc gia và từng xă hội. Mỗi nơi mỗi khác.
    Nếu sống tại Bắc Mỹ mà đề cao thịt mèo, thịt chó trước mặt dân bản xứ da trắng th́ đây là một việc cần nên tránh.
    Nhập gia th́ tùy tục, nhập giang th́ tùy khúc vậy.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 02-06-2012, 02:01 AM
  2. Hết thuốc chữa cho những bài báo Yêu Xă Hội Chủ Nghĩa
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 28-08-2011, 12:41 PM
  3. Replies: 12
    Last Post: 16-08-2011, 03:57 AM
  4. Replies: 14
    Last Post: 11-07-2011, 11:10 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 26-01-2011, 02:04 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •