Results 1 to 3 of 3

Thread: "Tiểu chiến", một chiến thuật nhỏ của một chiến lược lớn: Bành trướng toàn bộ Biển Đông

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    509

    "Tiểu chiến", một chiến thuật nhỏ của một chiến lược lớn: Bành trướng toàn bộ Biển Đông

    "Tiểu chiến", một chiến thuật nhỏ của một chiến lược lớn: Bành trướng toàn bộ Biển Đông
    Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Không phải ngẫu nhiên mà họ dùng từ "Tiểu chiến" để khiêu khích, dọa dẫm Việt Nam. Trung Quốc đă đặc biệt thành công trong các cuộc chiến tranh nhỏ với Việt Nam, trong 1 thời gian ngắn vừa qua. Thời gian này gắn liền với sự lănh đạo của ĐCS VN đối với đất nước Việt Nam. Bài này sẽ là mọt cố gắng, điểm qua các cuộc chiến nhỏ (tiểu chiến) của Trung Quốc đối với Việt Nam, trong ṿng vài thập niên qua, từ 1974 tới 1992.

    Liên tiếp 2 năm liền 2010 và 2011, vấn đề Biển Đông được đưa ra bàn thảo ở các Hội nghị Thượng đỉnh Asean.


    Asean họp bàn về Biển Đông là 1 thất bại của chính sách không quốc tế hóa Biển Đông của Trung Quốc.


    Trung Quốc cho tới nay vẫn 1 mực: Chỉ đàm phán song phương với các nước liên quan có tranh chấp trên Biển Đông.


    Quốc tế hóa các tranh chấp các lănh hải, các đảo đá ngầm, các đảo san hô... tại Biển Đông là vạch rơ điểm yếu nhất của Trung Quốc trong các đ̣i hỏi vô lư của họ tại Biển Đông.


    Trung Quốc không có bằng chứng pháp lư và bằng chứng lịch sử.


    Trung Quốc không chỉ ra được rằng: ngày nào, tháng nào năm nào, Hoàng Đế nào của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.


    Trung Quốc cũng không chỉ ra được rằng: ngày nào, tháng nào, năm nào Việt Nam chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa mà bị chính phủ Trung Quốc phản đối.


    Ngược lại, Biển Đông đă được Việt Nam khai thác từ lâu đời.


    Nhà sử học Lê quí Đôn đă mô tả công việc khai thác của Đàng Trong tại Hoàng sa, Trường sa trong Phủ Biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜 錄) là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần do Lê Quư Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xă hội của xứ Đàng Trong, trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ 16 đến năm 1776).


    Hoàng Đế Lê Thánh Tông đă truyền chỉ ghi tên Hoàng Sa, Trường Sa vào địa đồ, hải phận Việt Nam.


    Năm 1816 Hoàng đế Gia Long Triều Nguyễn, Nguyễn Ánh chính thức công bố với thế giới chủ quyền với Hoàng Sa, Trường sa, chỉ sau khi triều đại này thành lập năm 1802. Hoàng Đế Gia Long cũng đă có sắc lệnh sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lănh thổ Việt Nam; đă cắm bia chủ quyền Việt Nam trên 2 quần đảo này; đă sắc lệnh thực thi khai thác liên tục 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, do 2 đội Bắc Hải và đội Hoàng Sa thực hiện.


    Sau này, Pháp và Việt nam nhiều lần tái khẳng định chủ quyền với Hoàng sa, Trường sa vào các năm 1930, 1933.


    Năm 1951, yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đă bị thế giới bác bỏ với 48 phiếu chống, chỉ có 3 phiếu thuận do Liên Xô làm hạt nhân tại Hội nghị gồm 51 quốc gia nhóm họp bàn định các vấn đề liên quan đến lănh thổ sau Thế chiến thứ 2, tại San Francisco, Hoa Kỳ.


    Lư do duy nhất mà Trung Quốc dùng làm minh chứng cho yêu cầu chủ quyền của họ tại Hoàng Sa, Trường Sa là việc Trung Quốc cộng sản tiếp quản 2 đảo, 1 ở Hoàng Sa, 1 ở Trường Sa từ tay Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch năm 1950.


    Ngược lại, cũng tại Hội nghị này, tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa do Thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu phát biểu, đă dành được đồng thuận của tất cả 51 quốc gia thành viên. Không một quốc gia nào phản đối hay đề nghị bảo lưu kháng nghị, ngay cả Liên Xô.


    Một năm sau, năm 1952, Hiệp ước hoà b́nh Trung – Nhật cũng đă nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc.


    * * *


    Năm nay, Phillippines và Việt Nam cũng muốn tiếp tục duy tŕ các thảo luận về Biển Đông tại Phnôm Pêng.


    Việc Asean thảo luận công khai về Biển Đông càng làm tăng tính cô lập, tính phi nghĩa của Trung Quốc trong các tranh chấp Biển Đông; làm tăng các cớ cho Hoa Kỳ tiến sâu hơn vào các vấn đề này: làm tăng uy tín của Hoa Kỳ trong kế hoạch quay trở lại Đông Nam Á-Thái B́nh Dương.


    Trung Quốc quyết tâm ngăn cản việc này, ra chiêu thức hoăn binh.


    Thế là kế ly gián được triển khai.


    Hồ Cẩm Đào đă bất th́nh ĺnh, chỉ trước Hội nghị Thượng đỉnh Asean mấy ngày, thăm Cămpuchia vào ngày 30/3/2012. Vẫn chiêu thức cũ rích, hen rỉ: giơ củ cà rốt, viện trợ của Trung Quốc, để dụ dỗ Cămpuchia không đưa Biển Đông vào chương tŕnh nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh lần này.


    Việc đích thân Hồ Cẩm Đào thực hiện sự ép buộc 1 thành viên Chủ tịch luân phiên năm 2012 của Asean đi ngược với yêu cầu của 1 số thành viên Asean khác, trong các vấn đề Biển Đông, đă lộ rơ bản chất đế quốc, muốn thao túng Asean, bất chấp thủ đoạn của nước Trung Quốc không thành viên Asean này.


    Điều này cũng khẳng định sự yếu thế của Trung Quốc trước triển vọng đoàn kết của Asean về vấn đề Biển Đông.


    Biển Đông đă, và sẽ là quan tâm số 1, lợi ích cốt lơi của Trung Quốc trong thời gian tới.


    Trong tương lai, Trung Quốc sẽ không từ 1 thủ đoạn nào để khống chế hoàn toàn Biển Đông của Việt Nam.


    Sau khi thành công mưu kế dụ dỗ bằng "củ cà rốt" viện trợ Trung Quốc, mấy hôm nay, ta lại thấy Trung Quốc tḥ "cây gậy" bằng bài báo: "Trung quốc có thể khởi sự những cuộc chiến quy mô nhỏ" đăng trên Asea Times ngày 6/4/2012 của Jens Kastner.


    Vẫn là chiêu thức cũ rích trong chiêu thức đế quốc "Cây gậy và củ cà rốt".


    Nội dung chính vẫn là dọa Việt Nam, dù có đả động đến Philippines...


    Tuy không khoe mẽ lư thuyết binh pháp như các tướng lĩnh Hoa Kỳ, khi tung các chiến thuật: Phản ứng linh hoạt, Trực thăng vận, T́m và diệt..., hơn nữa, là 1 đế quốc phong kiến với binh pháp của Tôn Tủ, từ hàng ngh́n năm nay, người Trung Quốc vẫn hoàn thiện không ngừng kho tàng binh pháp xâm lược bành trướng của họ.


    Không phải ngẫu nhiên mà họ dùng từ "Tiểu chiến" để khiêu khích, dọa dẫm Việt Nam.


    Trung Quốc đă đặc biệt thành công trong các cuộc chiến tranh nhỏ với Việt Nam, trong 1 thời gian ngắn vừa qua.


    Thời gian này gắn liền với sự lănh đạo của ĐCS VN đối với đất nước Việt Nam.


    Bài này sẽ là mọt cố gắng, điểm qua các cuộc chiến nhỏ (tiểu chiến) của Trung Quốc đối với Việt Nam, trong ṿng vài thập niên qua, từ 1974 tới 1992.


    1. Các cuộc "Tiểu chiến" thành công của Trung Quốc trong tranh giành lănh thổ, lănh hải với Việt Nam.


    1.1 Cuộc hải chiến ăn cướp Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.


    Tham gia cuộc Tiểu chiến này, mặc dù có mưu đồ chiến lược to lớn, được thai nghén nhiều năm bởi Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu B́nh, Trung Quốc chỉ dùng 1 lực lượng bề ngoài có vẻ tương đương với lực lượng có mặt bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam cộng ḥa. Điều này cho thấy tính vụng trộm, sợ chiến tranh phát triển, sợ ngập sâu vào chiến tranh của Trung Quốc.


    Mao Trạch Đông phục chức cho Đặng Tiểu B́nh lần thứ 3 này, chính là muốn có 1 tay tướng lăo luyện, kinh qua trận mạc, trực tiếp điều khiển trận Hải chiến Hoàng Sa, để đảm bảo 100% thắng lợi.


    Trong trận chiến này, Trung Quốc đă chờ đợi được thời cơ: Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam và sẵn sàng làm ngơ trước sự ăn cướp trắng trợn của Trung Quốc. Năm 1970 Đô đốc Elmo Zumwalt cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Hạm đội 7 Hoa Kỳ.


    Bắc Việt Nam cộng sản đă như 1 thuộc quốc, phụ thuộc vào viện trợ Trung Quốc.


    Việt Nam Cộng ḥa đang thất bại liên tiếp trên chiến trường.


    Trung Quốc đă tạo được yếu tố bất ngờ trong cuộc chiến này cho phía Việt Nam Cộng ḥa.


    Đây là 1 Tiểu chiến đầu tiên của 1 Đại chiến lược Trung Quốc bành trướng không khoan nhượng ra Biển Đông của Việt Nam.


    1.2 Cuộc Tiểu chiến ép Việt Nam rệu ră thần kinh 1984-1990.


    Điển h́nh của các cuộc Tiểu chiến này là trận Trung Quốc đánh chiếm cao điểm 1509 tại Già Sơn, Vị Xuyên Hà Giang.


    Ta cũng gọi là Tiểu chiến, v́ nó không được ĐCS VN thông báo cho toàn dân Việt Nam biết. Chỉ huy các trận đánh ép Việt Nam này là tướng 3 sao Dương Đắc Chí, người đă trực tiếp chỉ huy cuộc chiến biên giới với Việt Nam 1979.


    Một Trung Quốc lănh thổ to lớn như vậy, họ cần ǵ ở một vài cao điểm heo hút trên biên giới của Việt Nam, để phải gây ra 1 loạt các hoạt động chiến tranh, tổn hại đến quan hệ giữa 2 quốc gia Trung Quốc-Việt Nam?


    Thực tế, những cao điểm này có ư nghĩa quân sự, bảo vệ Việt Nam to lớn.


    Chính từ cao điểm 1509 của Vị Xuyên, Hà Giang, năm 1979, Đại tướng Vơ Nguyên Giáp đă xây dựng cấp tốc 1 trận địa pháo cực mạnh, gây cho quân Trung Quốc khi rút lui về, c̣n bị thương vong lớn hơn khi tiến vào lănh thổ Việt Nam.


    Những trận chiếm đóng các đỉnh cao biên giới, những trận pháo kích bất ngờ... đă làm thần kinh ĐCS VN bị căng thẳng. Họ không dám thông báo cho toàn dân Việt Nam biết về những hành động xâm lược này của Trung Quốc.


    Về cơ bản, Trung Quốc đă đạt được ư đồ chiến lược: Làm Việt Nam bạc nhược về ư chí, làm sói ṃn ḷng kiêu hănh của quân đội Việt Nam; làm ĐCS VN thay đổi đường lối bảo vệ đất nước, quay sang hèn kém, quị lụy Trung Quốc.


    Từ việc coi Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp đến khom lưng, cúi đầu nhận 16 chữ và 4 điều tốt của ĐCS TQ. Chiếc ṿng kim cô cḥng lên đầu dân tộc Việt Nam.


    Đây là những cuộc Tiểu chiến của 1 chiến lược lớn: Bẻ gảy ư chí Việt Nam.


    Thành công của chiến thuật Tiểu chiến với Việt Nam là không gây chú ư của thế giới, không gây chú ư của nhân dân Việt Nam, nhằm đạt mục đích lớn: Làm suy yếu Việt Nam; làm Việt Nam bạc nhược trong những hành động xâm lấn lănh hải của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa.


    1.3 Tiểu chiến cướp 6 đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988 và cướp thêm 1 đảo Trường Sa năm 1992.


    Như 1 quân ăn cướp lành nghề, Trung Quốc khi thử nắm dây thừng, thấy chủ nhà hèn kém, đă cướp luôn cả con ḅ mà không trả tiền.


    Trung Quốc cũng như 1 tên hàng xóm khả ố, vừa ăn cướp vừa la làng là bị cướp: Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc từ lư do lịch sử.


    Trận chiếm đảo Gạc Ma và 5 đảo khác tại Trường Sa của Việt Nam năm 1988 là có sự đồng lơa của BCT ĐCS VN.


    64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đă bị Trung Quốc tàn sát. Chúng đă giết các anh ngay cả khi các anh không có vũ khí, chỉ có xẻng cuốc, dụng khí công binh.


    1.4 Âm mưu dùng "Tiểu chiến" để chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam.


    Kể từ 1990, sau Hội nghị Thành Đô nhục nhă, Trung Quốc đă trường kỳ bài binh, bố trận trên đất nước Việt Nam ḥng chiếm nốt quần đảo Trường Sa, một phên dậu cho duyên hải Việt Nam. Trung Quốc ém quân trên Tây Nguyên, trên các cánh rừng biên giới Việt Nam. Các đội quân khoác áo công nhân len lỏi khắp đất nước Việt Nam. Về kinh tế, Trung Quốc dăng tḥng lọng trong việc thắng đến 90% các gói thầu EPC. Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc là hơn 12 tỷ đô la năm 2011.


    Tất cả những hoạt động của Trung Quốc đều chỉ nhằm: khi b́nh yên th́ thu lợi về Trung Quốc.


    Khi Trung Quốc ra tay chiếm nốt Trường Sa bằng 1 " Tiểu chiến," th́ Việt Nam chỉ được phép im lặng, chấp nhận kết quả.


    Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Trung Quốc cứ khăng khăng 1 mực xâm chiếm bằng được Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam?


    Tại sao Trung Quốc cố ngụy tạo các lư do lịch sử, cố ngụy tạo các chứng cớ pháp lư để cố chiếm không của Việt Nam Hoàng Sa, Trường Sa?


    Tại sao Trung Quốc dù có nhu cầu về dầu hỏa, có thể mua lại của Việt Nam, mà không phải ăn cướp, như cư xử của 1 nước văn minh hiện nay?


    Câu trả lời nằm ở Chiến lược một Việt Nam yếu bên cạnh Trung Quốc. Chiếm trắng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là Trung Quốc tước đi của Việt Nam 2 quần đảo chiến lược quan trọng, lại giàu có khoáng sản nhất là dầu hỏa. Trữ lường dầu thô tại Biển Đông theo ước tính là đủ cho nền kinh tế Trung Quốc trên 60 năm.


    Một Việt Nam giàu có, hùng mạnh là nỗi lo trong tim của lănh đạo bành trướng Trung Quốc.


    Đây là mối lo lắng thành tâm thần của 1 Trung Quốc bạc nhược trước các nước nhỏ nhưng thiện chiến như Mông Cổ hay Măn Thanh...


    Câu trả lời cũng nằm trong sự nhu nhược của BCT ĐCS VN kể từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh,.. với sự cuồng tín về CN Mác-Lênin của những lănh tụ cộng sản thế hệ 1, mà Phạm Văn Đồng là điển h́nh.


    Câu trả lời c̣n nằm trong tham vọng tiến ra khống chế eo Malaca, cạnh tranh với Hoa Kỳ trên Thái B́nh Dương.


    1.5 Kết luận về Tiểu chiến.


    Như vậy Tiểu chiến là 1 chiến thuật Trung Quốc dùng để xâm lược lănh hải, lănh thổ Việt Nam.


    Tiểu chiến đă tỏ ra thành công xuất sắc, trong việc xâm lược thành công của Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và 9 đảo tại Trường Sa.


    Tiểu chiến đă giúp Trung Quốc chiếm một cách ngoạn mục 2 chuỗi các quần đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Việt Nam, có trữ lượng khoáng sản và hải sản giàu có.


    Tiểu chiến cho phép Trung Quốc tốn ít sức lực mà hiệu quả chiếm đoạt lại cao.


    Tiểu chiến cho phép Trung Quốc cao giọng trên toàn thế giới: Trung Quốc đang trỗi dậy 1 cách ḥa b́nh.


    Thực ra, nếu không có đồng lơa của lănh đạo cộng sản Việt Nam th́ Tiểu chiến không thể thành công như vậy.


    "Tiểu chiến" thường được dẫn đường bởi các mưu kế dụ dỗ cùng lư tưởng, viện trợ quốc tế vô sản,...


    " Tiểu chiến" chỉ tỏ ra có tác dụng đối với Việt Nam.


    Năm 1969, khi Trung Quốc gây căng thẳng trên biên giới Xô-Trung bằng vụ nổ súng vào đơn vị biên pḥng Liên Xô.


    Trận "Tiểu chiến" này đă mang thảm bại cho Trung Quốc, cùng với nguy cơ suưt bị Liên Xô tấn công bằng bom nguyên tử.


    2. Việt Nam đang đứng trước thách thức của lịch sử.


    Dân tộc Việt Nam đă hiên ngang trường tồn 4000 năm nay, trước thách thức của các triều đại phong kiến Trung Quốc, kể cả các Đế quốc Nguyên Mông hay Đế quốc Măn Thanh hùng mạnh, chỉ dựa vào sự đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam và địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho tự vệ của địa lư Việt Nam.


    Kể từ khi Việt Nam du nhập thành công Chủ nghĩa Mác-Lênin, ĐCS VN đă liên tiếp phạm sai lầm trước Trung Quốc, để Trung Quốc xâm lược thành công 2 quần đảo phên dậu của lănh hải Việt Nam.


    Hiện nay, sau khi nhận 16 chữ và 4 điều tốt, ĐCS VN đă quên tất cả các bài học về tồn tại của dân tộc này, kể cả những bài học mới nhất.


    Cuộc chiến thành công 1975 bắt đầu từ đâu? Từ cao nguyên Tây Nguyên.


    Hăy nh́n các h́nh ảnh tải lương thực, quân trang quân dụng của Trung Quốc bằng xe đạp thồ, trong trận chiến biên giới 1979, để hiểu tại sao phong kiến Trung Quốc luôn thất bại trong các chiến tranh nhằm khuất phục Việt Nam.


    Nhân dân Việt Nam tiến hành một cách ngoan cường chiến tranh dưới bom đạn Mỹ, nhờ có dẫy Trường Sơn và các cánh rừng hiểm yếu biên giới với Miên, Lào, Trung Quốc.


    Ai đă quên điều này, cho Trung Quốc thuê dài hạn cách rừng biên giới Việt Nam?


    Đời đại hiện nay là thời đại của các quốc gia biển. Để mất Hoàng Sa, Trường Sa là làm cho ngực duyên hải Việt Nam bị muôn vàn họng súng Trung Quốc chĩa vào.


    Con mắt nḥm ngó của bành trướng Trung Quốc từ Hoàng Sa, Trường Sa sẽ từng giờ, từng phút theo dơi các hoạt động của duyên hải Việt Nam.


    Đất nước này sẽ không có 1 giờ được yên tĩnh.


    Như vậy, tương lai trường tồn, tương lai phát triển hùng cường, tương lai sánh vai các cường quốc 5 châu, tương thoát khỏi đô hộ của Trung Quốc là Hoàng Sa, Trường Sa trở về với tổ quốc Việt Nam.


    Việt Nam cần chuẩn bị tư tưởng và quân sự cho 1 cuộc chiến dành Hoàng Sa, Trường Sa, ngay cả giả định trường hợp thời cơ xuất hiện vào ngày mai.


    Để cuộc chiến thành công, ĐCS VN phải cải cách dân chủ, phải từ bỏ độc quyền toàn trị v́ dân tộc.


    Các đảng viên ĐCS VN phải từ bỏ ước mơ tham nhũng vô tội vạ, mà không bị trừng phạt của pháp luật.


    Chỉ có như vậy, Việt Nam mới dành được sự ủng hộ của toàn dân tộc Việt Nam.


    Chỉ có như vậy, Việt Nam mới dành được sự ủng hộ của các quốc gia dân chủ trên thế giới hôm nay, trong cuộc chiến dành Hoàng Sa, Trường Sa ngày mai.

    Nguyễn Nghĩa 650
    danlambaovn.blogspot .com

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    509

    Trung Cộng "đánh lẻ" bằng lực lượng đặc biệt sẽ toàn thắng ở Biển Đông

    Trung Cộng "đánh lẻ" bằng lực lượng đặc biệt sẽ toàn thắng ở Biển Đông

    TL Tham vấn: Hậu quả của các cuộc phiêu lưu quân sự như thế đối với Bắc Kinh là có thể chấp nhận được, ông Jens Kastner viết.
    Thế bí Malacca
    Chỉ tính riêng trong tháng Ba (năm 2012), Bắc Kinh đã khẩu chiến với Seoul về một đảo đá ngầm, với Manila về kế hoạch của nước này xây dựng một cầu cảng và với Hà Nội về động thái xây dựng các giếng dầu khí của Trung Quốc.
    Cuộc chiến không chỉ dừng lại ở ngôn từ. Tàu cá của Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc bắt và ngư dân trên tàu bị giam giữ.
    Điểm chung của tất cả các vùng biển, quần đảo và đá ngầm xảy ra tranh chấp này là chúng nằm gần bờ biển của các nước tranh chấp khác hơn là gần bờ biển Trung Quốc.
    Khi các nhà chiến lược nhắc đến ‘Thế bí Malacca’, ý của họ là các tuyến đường thông thương trên biển của Trung Quốc rất dễ bị tổn thương. Nếu xung đột xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì nguồn cung dầu thô cần thiết để giúp nền kinh tế nước này vận hành có thể bị gián đoạn một cách tương đối dễ dàng ở eo biển Malacca vốn nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
    Hải quân Philippines được nhìn nhận không phải là đối thủ của Trung Quốc
    Theo ước lượng của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng nhu cầu của nước này trong hơn 60 năm.
    Với việc nước này loan báo chi tiêu quân sự chính thức của họ trong năm 2012 là 100 tỷ đôla và ngân sách thật sự của họ trên thực tế cao hơn nhiều, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc dường như đang trên đường xây dựng sức mạnh cần thiết để đảm bảo công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng của họ diễn ra suôn sẻ.
    Các tên lửa đạn đạo chống tàu chiến của họ sẽ khiến cho Washington phải cân nhắc kỹ trước khi đưa lực lượng của họ vào khu vực để cứu nguy cho đồng minh, cũng như các máy bay chiến thuật trên đất liền ngày càng tăng về số lượng và các tên lửa hành trình chứ chưa nói gì tới hạm đội đông đảo các tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa của họ.
    Nếu Bắc Kinh tự tin rằng Washington không muốn can thiệp thì quân đội các nước tranh chấp với họ trong khu vực sẽ phải đối phó với máy bay chiến đấu J-15 được đặt trên tàu sân bay đầu tiên của họ, hạm đội tàu hộ tống đang giă tăng nhanh chóng về số lượng cũng như các tàu đổ bộ lưỡng cư hoàn toàn mới và các tàu chở trực thăng có thể nhanh chóng đưa hàng ngàn lính thủy đánh bộ đến các đảo đang tranh chấp.
    Ý chí chính trị
    Ý chí chính trị cho các kế hoạch quân sự như thế đã được báo hiệu ít nhất một lần. Trong các bài xã luận trên truyền thông nhà nước của Trung Quốc, nhất là trên tờ Hoàn cầu thời báo, khái niệm về ‘tiểu chiến’ đã được tuyên truyền ngày càng nhiều kể từ năm 2011.
    Hồi đầu tháng Ba, thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo phát biểu trong cuộc họp Quốc hội rằng Quân đội giải phóng nhân dân nên chuẩn bị sẵn sàng cho các ‘cuộc chiến cục bộ’.
    "Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được."
    Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham

    Các chuyên gia mà tờ Asia Times phỏng vấn cho rằng Trung Quốc có thể đạt được các mục tiêu tương lai với các cuộc tấn công quân sự hạn chế.
    Ông Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham, nhận định rằng điều này tùy thuộc phần lớn vào việc cuộc tiểu chiến đó là nhằm mục đích gì, nó được tiến hành như thế nào và chống lại quốc gia nào.
    Ông Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không là mục tiêu tấn công bất chấp các cuộc khẩu chiến bùng nổ gần đây giữa hai nước sau khi người đứng đầu Cục hải dương Trung Quốc cho rằng đảo san hô Leodo, một đảo ngầm ngoài khơi hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
    “Việc Trung Quốc khởi động một chiến dịch quân sự thậm chí ở mức độ hạn chế nhằm vào Hàn Quốc sẽ là một hành vi hết sức nghiêm trọng mà không ai có thể dung thứ,” ông Tsang nói.
    “Hoa Kỳ sẽ phải có lập trường mạnh mẽ và có hành động ngay lập tức tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để áp đặt một lệnh ngừng bắn,” ông nói thêm.
    "Tuy nhiên, một cuộc đối đầu quân sự nhỏ đối với Việt Nam hay Philippines để giành chủ quyền các đảo san hô ở Biển Đông là một vấn đề hoàn toàn khác," ông Tsang lập luận.
    ‘Có thể kiểm soát’
    "Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt."
    James Holmes, giáo sư chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ

    “Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được,” ông nói.
    “Nếu cuộc xung đột này không kéo dài và ở mức độ hạn chế thì tác động tức thời sẽ không lớn lắm.”
    Tuy nhiên, ông Tsang cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam hay Philippines sẽ càng làm cho các nước Đông Nam Á mong muốn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.
    “Nhưng về cơ bản những nước này không thể làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc đang khẳng định mình,” ông nói.
    Ông cũng nhận định hiệp ước phòng vệ lẫn nhau giữa Philippines và Hoa Kỳ có thể cũng không giúp cho nước này ‘miễn nhiễm’ trước một hành động quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc.
    “Chúng ta cần phải xem các điều khoản trong hiệp ước này. Chính phủ Mỹ cần phải xem xét rằng một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Philippines có phải là một vấn đề an ninh nghiêm trọng mà nước này cần phải đáp trả hay không và họ cũng cần thời gian để quyết định cách đáp trả phù hợp,” ông phân tích.

    Liệu Trung Quốc có dùng biện pháp quân sự để giành chủ quyền các đảo trên Biển Đông?
    “Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu chiến sự xong xuôi trước khi vấn đề được đưa ra Quốc hội (Hoa Kỳ) để bàn thảo,” ông nói.
    James Holmes, một học giả về chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ, nhận xét Bắc Kinh có thể dễ dàng không gặp vấn đề gì nếu họ tấn công Philippines hay Việt Nam.
    “Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt,” ông phân tích.
    “Ưu thế của hạm đội của họ so sánh với hải quân các nước Đông Nam Á và việc trang bị các vũ khí mới đặt dọc theo bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu chiến giúp cho Trung Quốc có khả năng răn đe mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột,” ông nói.
    Tác động kinh tế

    Ông phân tích rằng Trung Quốc sẽ để dành chứ không triển khai các vũ khí chiến đấu chính của nước này mà chỉ dùng các tàu được trang bị tương đối ít vũ trang và tương đối tầm thường trong lực lượng hải giám của họ.
    “Hải quân các nước Đông Nam Á có thể sẽ đối đầu với các tàu chiến này, nhưng họ cũng biết rõ rằng quân đội Trung Quốc sẽ triển khai các sức mạnh hải quân có ưu thế vượt trội nếu họ dám đối đầu,” ông nói.
    Mặt khác, các nhà kinh tế cũng không thấy có trở ng̣ại gì lắm trong một cuộc tiểu chiến của Trung Quốc để giành năng lượng với các quốc gia Đông Nam Á.
    "Tuy nhiên việc này (cuộc chiến trên BIển Đông) chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
    Ronald A Edwards, chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan

    “Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ trong ngắn hạn – tức là chỉ vài ngày,” ông Ronald A. Edwards, một chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan, cho biết.
    “Tuy nhiên việc này chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."
    Ông Edwards lập luận rằng kết quả của cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 9 ngày giữa Nga và Georgia năm 2008 mà khi đó Nga đã dùng sức mạnh quân sự vượt trội để đẩy Gruzia ra khỏi Nam Ossetia – một hành động bị phương Tây lên án – có thể được tham khảo để tính toán xem liệu kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho một chiến dịch phiêu lưu quân sự hay không.
    “Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ so sánh rất hay,” ông Edwards nói.
    “Trong khi tin tức về cuộc chiến này trở thành tít ở mọi nơi trong vài tuần thì không có tác động gì đáng kể về mặt kinh tế ở các quốc gia ngoại trừ Georgia vào tháng 8 năm 2008 và sau đó,” ông nói thêm.
    BBC sẽ đăng phần trả lời đặc biệt của một số nhà nghiên cứu dành riêng cho BBC quanh câu hỏi có thể có nổ súng do tranh chấp Biển Đông không? Mời quư vị đón theo dơi.

    Nguồn:http://tapchingonluan.de/index.php?

  3. #3
    chichchoe
    Khách
    Hôm nay nó uưnh ḿnh găy cái tay, ngày mai nó uưnh ḿnh què cái gị, ngày mốt nó uưnh ḿnh sưng cái đầu, nó uưnh riết ḿnh thở hết nổi hehehe.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 01-06-2012, 10:40 AM
  2. Replies: 32
    Last Post: 19-10-2011, 08:51 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 06-06-2011, 12:45 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 24-05-2011, 11:10 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •