Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 18

Thread: Vụ tập kích Sơn Tây

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P1
    CHƯƠNG I
    TRẠI TÙ SƠN TÂY

    Khi những tù binh Mỹ, đă nằm trong trại giam Sơn Tây, họ mới hiểu được rằng: bay trên bầu trời Bắc Việt không phải dễ dàng để kiếm sống, hàng trăm tù binh khác đă bị bắt rải rác đó đây, trên các địa phương miền Bắc Việt Nam, lần lượt đến cái thị xă nhỏ bé này.

    Người tù binh Mỹ đầu tiên là trung úy hải quân Everett Alvarez, đă biết được thế nào là nhà tù Bắc Việt. Máy bay chiến đấu của anh ta là một trong hai chiếc bị bắn rơi ngày 5 tháng 8 năm 1964, sau khi ném bom cảng Hải Pḥng, theo lệnh của Tổng thống Johnson, sau vụ Vịnh Bắc Bộ.

    Cuộc chiến tranh không tuyên bố của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Những vụ ném bom ở miền Bắc cũng leo thang nhanh chóng, b́nh quân khoảng 70 lần chiếc máy bay đi oanh tạc trong một ngày, và v́ vậy số máy bay bị bắn rơi cũng ngày càng nhiều, phi công Mỹ tiếp tục đi vào nhà tù. Cuối 1965 đă có 61 tù binh Mỹ “may mắn” được vào nhà tù Bắc Việt.

    Trong năm 1966, mỗi ngày đă tăng lên 223 lượt chiếc máy bay đi ném bom miền Bắc. Những người Bắc Việt đă thiết lập và bố trí lực lượng pḥng không mạnh nhất chưa từng thấy trên thế giới. Họ đă bắn rơi khá nhiều máy bay Mỹ, trung b́nh cứ 10 ngày có 8 chiếc bị bắn rơi. Trong năm đó, lại có thêm 86 phi công Mỹ được đưa về “khách sạn vỡ tim”. Đó là một bộ phận của khám Hỏa Ḷ, một nhà tù khổng lồ cũ kỹ của người Pháp ở Hà Nội, nơi mà Bắc Việt dùng nhốt những người mới bị bắt để thẩm vấn trong những tuần lễ đầu tiên.

    Vào cuối năm 1967, những cuộc oanh tạc trên miền Bắc đă tăng lên 300 lần chiếc mỗi ngày, và hầu như hàng ngày, đều có máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, Hải Pḥng và trên phần đất eo dài như cán xoong của Việt Mặc dù những đội máy bay trực thăng Mỹ đă cố gắng t́m kiếm, cũng chỉ cứu được 13% những phi công bị bắn rơi trong khoảng thời gian đó. Những phi công rơi trên biển, giữa trạm "YAN-KY" trong vịnh Bắc Bộ và trạm "DI-XI" ngoài khơi miền Bắc của Việt Nam, hoặc rơi trên đất Nam Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia th́ may mắn hơn, c̣n những phi công rơi trên đất Bắc, gần như mười phi công có tới chín bị trúng đạn chết, c̣n một bị bắt cầm tù.

    Trong năm 1967, những cuộc không chiến trên miền Bắc xảy ra ngày càng dữ dội và tốn kém nhất. Ngày 31-10-1968, Tổng thống Johnson phải ra lệnh chấm dứt hoàn toàn cuộc ném bom miền Bắc. Thời gian này có thêm 143 máy bay bị bắn rơi, 56 tù binh được ném vào các nhà tù Bắc Việt. Rải rác đó đây c̣n có 917 người Mỹ khác bị mất tích trong lúc hành sự. Vào cuối năm 1968, tất cả đă có 927 phi công Mỹ chết và 356 người bị bắt làm tù binh. Những phi vụ trên miền Bắc lúc bấy giờ đă được hạn chế trong những chuyến bay trinh sát.

    Những phi công Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam ở vào trạng thái rối loạn thần kinh nặng nề trước khi chạm đất. Trong những trường hợp thông thường, trên 90% phi công được phóng ra từ các máy bay của họ để xuống mặt đất an toàn, không bị thương, nhưng trên miền Bắc Việt Nam th́ lại là chuyện khác. Bảy trong số mười phi công c̣n sống đă kể lại những điều ǵ xảy ra từ các máy bay, làm cho họ phải bị thương trầm trọng.

    Bắt buộc phải bay trên bầu trời đầy tia lửa đạn, đầy hỏa tiễn và súng cỡ nhỏ, phi công Mỹ bay đến mục tiêu mất một giờ, đôi khi phải hai giờ. Điều này làm cho họ vượt ra ngoài giới hạn an toàn đă định, mà phần nhiều máy bay của họ, bay với tốc độ 400 hải lư giờ hoặc nhanh hơn. Có khi phải bay với tốc độ siêu âm. Họ phải cố gắng chống trả xung lực từ bốn đến tám lần, thân thể của họ bị ép vào ghế, vào cạnh buồng lái và họ cố chống lại khi bị phóng ra.

    Những chiếc ghế dùng để bật tung người ra không được chuẩn bị tốt lắm. Khi phi công ấn hay kéo tay phóng, anh ta tưởng chừng như bị một quả đạn pháo 37 ly bắn ra khỏi máy bay, cho đến lúc chiếc dù tự động mở ra, lúc đó anh ta mới được khoan khoái để lái chiếc dù chạm xuống mặt đất.

    Nhưng điều đó lại không xảy ra như thế ở Bắc Việt, mà phần lớn những phi công khi thuật lại những nỗi khó khăn đến cực độ trong việc t́m vị trí, để khi bị phóng ra khỏi máy bay, bị quay cuồng trong không khí, tay chân khỏi bị lực siêu âm xé rời ra, rồi rơi xuống đất.

    Những phi công Mỹ lái máy bay chiến đấu, được khóa lại bởi chiếc đai da để giữ họ trong ghế ngồi, nhưng phần lớn những phi công khi bay trên bầu trời Bắc Việt, họ đă tháo lỏng đai da, để ngả người ra phía sau ghế nh́n kính ra-đa khi bay vào mục tiêu, hoặc nh́n ngang để đề pḥng máy bay MIG, và một khi họ bị trúng đạn, th́ không đủ thời gian để sử dụng chiếc khoá nữa. Nhảy ra với tư thế này thường bị găy tay và đầu gối bị chạm phải sườn buồng lái, hoặc bị chấn thương nặng khác. Họ đă oán giận những kỹ thuật viên Mỹ chưa có cách nào sáng chế ra được loại đai da buộc vai ấy tự động kéo thẳng lại khoảng nửa giây đồng hồ, trước khi bật tung người ra ngoài là đủ.

    Những phi công Mỹ trong lúc phóng ra, không hy vọng ǵ để thoát khỏi bị bắt; cho dù họ được phóng ra và xuống đất an toàn. Trên các vùng Bắc Việt họ thường bị bắt rất nhanh, v́ họ là những người Mỹ cao to, rất trắng hoặc rất đen, nên dễ bị trông thấy trên một đất nước của 21 triệu người châu Á thấp nhỏ.

    Người Bắc Việt quá lắm cũng chỉ mất ba tuần lễ để bắt một phi công Mỹ, khi bị bắn rơi đang t́m cách tẩu thoát. Một phi công hải quân đă quyết định không ra bờ biển mà đi vào rừng, hy vọng t́m một địa điểm CIA trên đất Lào, nhưng người Bắc Việt đă t́m thấy chiếc mũ và dùng chó để theo dấu vết của anh ta, thế là anh ta đă bị tóm. Có người đă chạy trốn trên quăng đường dài, nhưng cũng chỉ sau 12 ngày bị người Bắc Việt bắt được, đó là đại tá George E. Day 40 tuổi, là phi công lái chiếc F.100. Anh ta bị bắn rơi vào ngày 26-8-1967, tay phải bị găy ba chỗ, đầu gối bị trẹo xương, nhưng anh ta đă cố gắng để vượt qua khu phi quân sự, lội qua những cánh đồng lúa, băng qua rừng rậm trong một thời gian khá lâu.

    Thân thể các phi công bị găy, bị ra máu nhiều trước khi chạm đất, nhưng cái kinh khủng nhất của họ là sự phẫn nộ đến cực độ của dân làng. V́ vậy những phi công bị bắt, bị dẫn đến “khách sạn vỡ tim” Hà Nội, thường bị nhổ nước bọt, bị la hét, v.v… đó là những điều sỉ nhục nhất đối với họ.

    Sau những giai đoạn thẩm vấn đầu tiên họ đă phải khai họ tên, cấp bậc và số quân… và trước thái độ ḥa nhă của những quân nhân Bắc Việt, họ đă lần lượt khai hết những điều hiểu biết của họ, rồi họ được ăn uống, nhưng thức ăn cũng chẳng có ǵ là thú vị, ngoài những canh bắp cải không có mùi vị ǵ.

    Nhà tù Hỏa Ḷ mà những phi công Mỹ được vào đây, đă phong cho nó cái tên “khách sạn Hilton Hà Nội”, nơi mà cách đây 40 năm, người Pháp đă xây cất để giam giữ những người cộng sản cao cấp Việt Nam, bây giờ người Việt Nam lại dùng nơi này giam cầm những người chống đối họ, và những phi công Mỹ.



    Trung úy Hải quân Everett Alvarez khi bị bắt năm 1964



    Trại tù Sơn Tây

    356 người Mỹ bị cầm tù năm 1970 được đưa đến Hỏa Ḷ là lúc họ đang ở cái tuổi thanh xuân của cuộc đời, trung b́nh là tuổi 32, người lớn tuổi nhất trong bọn họ là đại úy không quân và trung úy hải quân có vợ và hai con. Trong số này 85% đă bay trên 15 phi vụ vào miền Bắc, cho đến khi số phận của họ được quyết định.

    Một trong những tù binh Mỹ rủi ro nhất là trung tá Richard “Pop” Kiern, bị bắn rơi ngày 24-7-1965, là phi hành của không lực thứ 7 bị bắt ở Việt Nam. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai là phi công lái chiếc B.17 bị bắn rơi trong nhiệm vụ đầu tiên ở Đức Quốc xă, rồi bị cầm tù 9 tháng. Khi sang Việt Nam, ông ta lái chiếc F.105 và bị bắn rơi ngày thứ ba khi đến Đông Nam Á. Kiern đă từng nói: thực nghiệm vài giờ bay chiến đấu, nhưng đă phải trải qua mười năm làm tù binh ở Việt Nam.

    Năm 1973, khi được trả tự do, ông ta đă nói một cách mỉa mai rằng: “Không lực đă trở thành đẹp và hay hơn nhiều, tôi không thể nào t́m được một phi công câm để cùng bay”. Trung tá James Robinson Risner của không lực Hoa Kỳ đă trở thành tù nhân ngày 16-9-1965, khi ông ta lái chiếc F.105 trên miền Bắc Việt Nam. Risner là một ngôi sao trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, với 109 phi vụ chiến đấu, đă hạ tám chiếc MIG; nhưng khi đến Bắc Việt Nam trong ṿng sáu tháng và chỉ có năm chuyến bay làm nhiệm vụ th́ bị bắn rơi. Ông ta đă vận dụng kinh nghiệm cố cho máy bay ra biển, để nhảy xuống nước, và được chiếc máy bay SA-16 cứu thoát, trong lúc các máy bay khác ném bom, bắn phá những con thuyền Bắc Việt lao đến để bắt Risner. Đội cứu hộ trên biển của Hoa Kỳ lần đầu tiên xung trận đă cứu được ông ta.

    Tờ thời báo “Time” đă in ảnh Risner, ca ngợi ông ta, nhưng tiếc rằng tờ thời báo đó lại không nói đến chuyện Risner tiếp tục lái máy bay ra miền Bắc và lại bị bắn rơi, và lần này nhà tù Bắc Việt lại cứu sống ông ta. Ông ta lại là người tù nhiều tuổi nhất và đă thú nhận những tội lỗi đối với dân Việt Nam, trước mặt những người khách đấu tranh cho ḥa b́nh, những nhà báo ngoại quốc để làm gương cho những tù nhân khác.

    Risner sống bảy năm rưỡi trong nhà tù của Bắc Việt đă kể lại những nỗi buồn ngột ngạt trong bốn bức tường của nhà giam nhỏ bé. Ông ta đă phải thốt lên rằng: “Những con người được huấn luyện để bay trên những máy móc tối tân, với những tốc độ khó tin để vút lên trời cao… để rồi con người lại bị nhốt vào tù như những con thú… vậy th́ máy móc tối tân, tốc độ siêu âm để làm cái ǵ. Cuối cùng con người lại không được vẫy vùng vận động. Tệ hơn tất cả giữa con người với con người không được gần nhau”.

    Trung úy hải quân John Wat phải phóng ra một cách dữ dội khỏi máy bay A4C của anh ta ở lần thứ 178 làm nhiệm vụ tại Đông Nam Á. Lúc anh ta chạm đất, tay trái bị găy ḷi xương, trẹo hai chỗ ở cột sống lưng, đầu gối trái bị vỡ. Trong lúc anh ta vội tháo cởi giày th́ bị dân quân Bắc Việt bắt đưa về Hà Nội. Trên đường đi, dân làng đă căm thù nhổ nước bọt vào mặt anh ta, nhiều người vác gậy đ̣i đánh nhưng cán bộ Bắc Việt đă bảo vệ cho anh ta. Những lúc như vậy John Wat nghĩ rằng không thể sống để về đến Hà Nội, và anh ta cảm thấy xấu hổ, sỉ nhục cho người Mỹ, và mong rằng được chết đi để được khoẻ thân.

    Những người tù đau khổ, nhưng gia đ́nh của họ ở Mỹ càng đau khổ hơn nhiều. Thật là quá sức đối với những phụ nữ Mỹ. Và họ không thể biết ḿnh có c̣n là vợ hay là goá phụ. C̣n đối với những đứa trẻ không biết bố ḿnh c̣n sống hay chết khi phải tham chiến ở Việt Nam. Điều đó không phải chỉ xảy ra đối với một vài gia đ́nh, mà đến hàng vạn gia đ́nh ở Mỹ. Cứ mười hai người chết ở Đông Nam Á, ở Việt Nam, mới có một người được chính quyền Mỹ điền vào danh sách như một tù binh bị Bắc Việt cầm tù hay mất tích.

    Ba năm sau thỏa hiệp ḥa b́nh Paris được kư kết chấm dứt sự xâm lược của người Mỹ vào Việt Nam, vợ của Carol Flora kể: Chồng của bà ta bị cầm tù từ lâu, bà không biết chồng ḿnh sống hay chết. Trong 6 năm trời bà ta không biết là chồng ḿnh bị giết, bị bắt hay đang cố gắng trốn thoát trong rừng rậm, trên đèo cao ở đất Lào. Nhưng đến ngày 29-1-1973 anh ta mới có tên trong danh sách 53 người được thả lần đầu tiên.

    John McCain là con đẻ của đại tướng John McCain III vừa bị bắt trong ngày 26-10-1967 trên vùng trời Hà Nội. Khi máy bay của anh ta bị bắn rơi th́ vừa đúng ba tháng sau đó bố anh ta được thăng chức Chỉ huy trưởng các lực lượng Hải quân, Bộ binh, Thủy quân lục chiến và Không quân để tiếp tục xâm lược Việt Nam. John McCain con bị thương nặng khi máy bay bị trúng đạn. Người cùng bay trông thấy người Bắc Việt vớt anh ta từ một hồ trong thành phố Hà Nội, lúc anh ta bất tỉnh. Tháng 8-1969, hai tù binh được Bắc Việt trả tự do kể lại rằng: anh ta được cấp thuốc men và chăm sóc đầy đủ, nên đă sống lại. V́ bị thương quá nặng, nên phải ở riêng một ḿnh trong nhiều tháng.
    Người Bắc Việt đă nhanh trí, cũng biết bố anh ta là ai, nên cho anh ta sớm được trở về, vào tháng 7-1968, điều mà anh ta không thể ngờ là được trả tự do như vậy, trong lúc đó các bạn tù của anh ta đang phải ở trong nhà giam. Phải chăng chức vụ của bố anh ta hiện nay mà Bắc Việt phải kiêng nể, hay là một sự nhân đạo thực sự?

    Thiếu tá không quân Elmo Baker cũng được đưa đến Sơn Tây, đă bị tù hai năm ba tháng, khi bị bắn rơi ở chuyến bay thứ 61, trong trận ném bom Bắc Giang, cách Hà Nội 28 dặm về phía Bắc, nơi mà các phi công Mỹ được viếng thăm thường xuyên và tỏ ra thích thú. Baker 35 tuổi, người cao lớn, quê ở bang Kennet, đă đỗ cử nhân văn chương và tiến sỹ về điện trước lúc ông ta sang Việt Nam, lái chiếc F.105 và được phóng ra khỏi máy bay khi nó sắp nổ tung. Chiếc dù của ông ta vừa chạm đất, những người Bắc Việt hầu như đă chờ sẵn, các họng súng chĩa thẳng vào mặt ông ta. Ông ta không chút hy vọng ǵ để thoát thân, họ đă bắt ông và dùng trực thăng đưa về “khách sạn vỡ tim” Hà Nội. Ba tuần lễ sau ông ta được đưa đến bệnh viện Bạch Mai điều trị, ở đó được 30 ngày, rồi được “gửi” đến nơi triển lăm những phi công Mỹ để cho các phái đoàn ḥa b́nh đến tham quan. Ông ta may mắn được gặp Tom Hayden, người cầm đầu đoàn khách hoạt động v́ hoà b́nh vào ngày 11 tháng 11 năm 1967.

    Người Bắc Việt đă nói cho phái đoàn này biết Baker bị găy xương đùi và đă được chữa khỏi. Người bạn tù của Baker cũng bị bắn rơi và được “triển lăm” là đại úy Carrigan, anh ta cũng được đưa đi gặp một vài vị khách thuộc tổ chức “Phụ nữ đ̣i ḥa b́nh”. Lúc đó anh ta đă tỏ ra hối hận về những tội lỗi của ḿnh đối với dân Bắc Việt Nam.

    Hai mươi bảy tháng sau khi bị bắn rơi, ngày 19-12-1969, Baker và Carrigan được chuyển đến Sơn Tây, họ đă thấy thiếu tá không quân Irby David Terrell, bị bắn rơi tháng 1-1968, ở một gian buồng bên cạnh. Họ không ngờ đến đây lại được gặp nhau nhanh hơn khi c̣n ở trong đơn vị không lực.

    Trong buồng giam vuông vắn họ lắng nghe những tiếng rủ ŕ, sống động của những câu chuyện trao đổi với nhau bằng lối đánh Morse gơ vào tường. Họ đă dùng ám hiệu báo cho nhau: có hai người mới đến, trong đó có một người đầu hói. Bọn Baker thường liên lạc với nhau trong nhà giam bằng cách đứng sát vào tường, dùng khuỷu tay gơ vào tường báo động cho nhau biết ngừng hoạt động mỗi khi cán bộ bảo vệ đến gần. Vốn là một trí thức, thích nghiên cứu, Baker lại t́m ra lối thông tin mới như: cạo râu và cắt tóc là hai gơ - có nghĩa là tôi muốn truyền tin. Ông ta dùng ám hiệu thông báo: tôi là thiếu tá Baker với 11 người khác vừa từ “triển lăm” đến đây. Chúng ta đang ở đâu đây? Chỉ một lúc sau, đă nhận được tín hiệu: “Các anh đang ở trại Hy Vọng thị xă Sơn Tây”. Đột nhiên tín hiệu truyền tin ngừng bặt, do tiếng gơ vào tường báo rằng: bảo vệ đi kiểm tra. Trại Sơn Tây lại ch́m trong im lặng.

    Sáng ngày 11-12-1969. Baker và các bạn tù mới đến, được cán bộ trại cho biết: “Đây là trại tù lao động”. Thế là Baker được nhận một ống bằng thép để đập gạch cũ xây dựng nhà giam mới, v́ nhà giam cũ không có đủ chỗ để chứa các phi công Mỹ ngày càng nhiều. Baker phấn khởi nghĩ rằng: “Họ đă cho ḿnh một phương tiện truyền tin mới, tốt hơn. Nhất là được ở ngoài trời tắm nắng trong bầu không khí mát mẻ”.

    Baker bắt đầu đập gạch với dụng ư dùng tín hiệu để truyền tin. Baker miêu tả cho các bạn biết về những tù nhân mới đến và các thông báo khác. Tưởng như Baker là người tù siêng năng, người bảo vệ lại chuyển đến cho y một đống gạch lớn nữa. Baker tiếp tục đánh đi một tin khác: “Thằng cha ấy không đọc được ám hiệu”. Baker nhận được tín hiệu báo trở lại, trại tù bắt đầu hoạt động. Ngày 24-5-1968 có 20 tù binh được chuyển từ khách sạn Hilton Hà Nội tới.

    Ngày 18-7-1968, trại tù tiếp nhận thêm 20 người. Nhóm cuối cùng có 15 người chuyển đến vào ngày 28-11-1968, đại úy Wes Schierman là một người trong nhóm cuối cùng đă bị giam trong ba tháng, bị bắn rơi ngày 28-8-1965.

    Những phi công bị bắn rơi, đă được chuyển đi rất nhiều trại trước khi đến trại Sơn Tây nhỏ bé này. Sơn Tây không phải là một nơi sáng sủa, vui vẻ ǵ nhưng thường xuyên có ánh mặt trời rọi xuống. Trong ngày lễ tạ ơn Chúa năm 1968, những tù nhân ở đây đặt cho trại Sơn Tây cái tên là trại “Hy Vọng”. Khác với trại khác, ở đây họ có thể trông thấy nhau và nói chuyện với nhau, họ cho đó là một thế giới mới. Đời sống tù binh Mỹ ở Sơn Tây dễ chịu hơn, nhiều tù binh từ các trại khác được chuyển đến lại được gặp nhau.

    Theo định kỳ, người Bắc Việt lại chuyển số tù binh cấp bậc cao đi nơi khác, không rơ họ có mưu kế ǵ. Điều này làm đảo lộn mọi sinh hoạt trong nhà tù Sơn Tây. Việc thông tin giữa các buồng giam với nhau cũng bị gián đoạn khá dài.

    Cũng như tất cả sỹ quan cao cấp, Clower đă lập bảng danh sách những tù nhân và ghi nhớ trong trí óc tù nhân c̣n sống trên đất Bắc Việt Nam. Đến tháng 5-1970 đă có tất cả 370 tên, trong đó Baker đă nhớ được 357 người. Clower đă liên lạc với các buồng giam khuyến khích các bạn tù thu nhặt từng mẩu tin nhỏ có liên quan đến trại.

    Các tù nhân ở Sơn Tây, có nhiều th́ giờ ở bên ngoài hơn là ở trong trại v́ do yêu cầu mở rộng khu trại. Họ sử dụng những tù binh Mỹ để xây cất nhà bếp, nhà ăn, đập gạch vụn để xây bức tường mới bên ngoài là “ổ nha phiến” và “quán bia” (những khu vực do tù binh đặt ra để nhớ và thông tin với nhau).

    Người Bắc Việt cải tiến khu trại Sơn Tây, có lẽ cho những mục đích khác nhau. Ngoài ra họ c̣n bảo tù nhân chống hai ống thép để căng lưới bóng chuyền. Lúc đó đại úy không lực Richard Brenneman đă lợi dụng trèo lên cột để căng lưới rồi nh́n ra ngoài, nhưng bảo vệ đă khoát tay bắt xuống và anh ta bị kỷ luật. Trong những lúc như vậy anh ta cũng được lệnh sỹ quan cao cấp trong trại chỉ đạo phải viết lời xin lỗi người Bắc Việt để khỏi phải khai mục đích thực sự trèo lên cột để nh́n ra ngoài, hoặc dùng các phương pháp truyền tin thông đồng với nhau và cũng như những ám hiệu khác.

    Sau đó Brenneman đă viết một bản kiểm điểm… “tôi rất tiếc, tôi là một đứa mất dạy…”. V́ vậy mà anh ta không bị kỷ luật. Không phải chỉ có Brenneman là người duy nhất, mà nhiều tù nhân đă lợi dụng lúc những người Bắc Việt sơ hở hay ngủ gật trên những tháp canh, họ lại trèo lên tường của khu trại để nh́n vội ra ngoài. Họ làm như vậy cốt để chắp nối lại với nhau những phần mà mỗi người tù trông thấy để h́nh thành một bức tranh toàn cảnh chung quanh. Họ đă h́nh dung được trại nằm giữa cánh đồng lúa, có đê điều bao quanh. Cách đó một vài trăm thước về phía nam, có một con kênh bắt nguồn từ một con sông lớn chảy từ phía bắc sát phía bên ngoài tường rào hướng tây khu trại và có một trạm bơm nằm cắt chéo ở đấy.

    Mùa đông ở Sơn Tây thật là gay gắt đối với tù binh Mỹ. Trại tù lạnh và ẩm, rất ẩm ướt. Con kênh chảy qua bên ngoài tường khu trại, nước đă lên quá cao làm cho khu trại gần như bị lụt. Trại thiếu thốn mọi thứ. Qua những năm tháng bị giam cầm ở Sơn Tây, tù binh Mỹ chỉ nghĩ đến việc được về với gia đ́nh. Họ biết việc trốn thoát là điều vô vọng. Do vị trí của trại nằm biệt lập giữa đồng ruộng nên họ nảy ra ư nghĩ “giải thoát” là biện pháp tốt nhất. Nhưng liệu có ai biết họ đang ở đây? Hầu như mỗi tuần đều có máy bay Mỹ bay trên bầu trời Bắc Việt chụp ảnh những cơ sở có tường bọc chung quanh. Nhưng khu trại Sơn Tây nh́n từ không trung xuống có thể giống như một nông trại, một khu đồn điền, hay là một trường học, nên các tù nhân bèn nghĩ ra một kế hoạch với hy vọng có thể báo cho những người nghiên cứu những bức ảnh chụp của máy bay trinh sát biết đó là trại giam tù binh Mỹ.

    Tù binh được giao các việc lặt vặt ngoài sân trại, như: đào rănh, đào giếng, chuyển đất đá, nhưng dưới sự canh pḥng của những người bảo vệ. Những người bảo vệ không hề để ư rằng trong lúc làm việc, tù binh đă cố ư xếp đất đá mới đào lên theo những h́nh thức kỳ dị. Quần áo của họ phơi ngoài sân, cũng được tù binh nghĩ ra cách vắt lên dây thế nào cho thật kỳ lạ để cho các bức ảnh chụp của các máy bay biết được. Một hôm máy thu phát điện đặt sát tường bên ngoài khu trại bị hỏng, cán bộ trại không thể chữa được. Họ phải hỏi trong đám tù nhân có ai biết ǵ về máy điện không? Thật là một cơ hội tuyệt diệu, tạo cho họ có thêm tin tức t́nh báo bên ngoài khu trại. Tù nhân dùng tín hiệu xin ư kiến chỉ đạo của các sỹ quan tù cao cấp, lập tức họ được lệnh thi hành. Hai người tù được dẫn ra xem máy, họ đă quan sát kỹ chung quanh khu trại và trao đổi với nhau, có vẻ như thảo luận về cái ǵ của máy đă hỏng hóc. Và họ đă tạo ra được nhiều giờ để được ở ngoài, mà không muốn nói đến những cái hỏng hóc chính của máy. Người Bắc Việt không hiểu ǵ về máy móc nên các tù nhân có nhiều điều kiện để “thay phiên” nhau ra chữa máy, và lại được dịp quan sát bên ngoài nhiều hơn. Cứ như vậy nhiều tù nhân lại được gọi ra để chữa, và họ lại được dịp thực hiện những chỉ thị mới của những sỹ quan tù cấp cao Mỹ.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P2


    CHƯƠNG II
    MỘT VÙNG BÍ HIỂM
    TẠI CĂN CỨ FORT BELVOIR, BANG VIRGINIA

    Cách xa nhà Nhà Trắng khoảng 20 cây số, trên bờ sông Potomac, ở phía nam dăy núi Virginia, có một khu nhà được bảo vệ vững chắc. Đó là trụ sở của tổ chức t́nh báo hoạt động trên mặt đất, cơ quan FAG 1127 của không quân Hoa Kỳ tại căn cứ Fort Belvoir, thuộc tiểu bang Virginia. Nơi ấy ít người được biết đến, bên trong là hàng rào với những ṿng xích khóa chặt. Ngôi nhà 1127, ngăn cách với trung tâm kỹ thuật của quân đội. Ở phần phía bắc có một dải đất rộng 9237 héc-ta, bên trong cổng có tấm biển đề: “Đơn vị hoạt động mặt đất của không lực Hoa Kỳ 1127”

    Những người bạn của quân nhân Mỹ đến đây làm việc, thường phàn nàn với nhau rằng: “Tại sao chúng ta lại phải dùng đến cái chuồng to như thế này, để nhốt anh chàng kỳ quặc 1127 của không lực?”.

    1127 thật sự là một đơn vị kỳ lạ, một kết hợp của những nhóm t́nh báo đặc biệt, nhằm tiến hành những hoạt động t́nh báo đặc biệt, nhằm tiến hành những hoạt động trên khắp thế giới, để thu thập t́nh báo từ những nguồn tin do con người. Người của 1127 là những chuyên viên tin cậy có nhiệm vụ khai thác người Nga đào ngũ, những binh sỹ Bắc Việt bị bắt ở miền Nam Việt Nam, hoặc bất cứ ai có thể khai báo hoặc tiết lộ những bí mật.

    Đơn vị 1127 có một bộ phận gọi là giải thoát tù binh. Nó tiến hành thu thập t́nh h́nh ở những tù binh Mỹ và phác họa những kế hoạch giúp những phi công bị địch bắn rơi trốn thoát khỏi sự bắt bớ hoặc thoát trại tù. Các thành viên của ngành này là những tù nhân trước đây, họ làm việc rất đắc lực, nhưng cũng bị ruồng rẫy. Theo họ cho biết có trên 462 tù binh Mỹ ở Đông Nam Á – có tới 80% số tù binh này bị giam giữ ở Bắc Việt Nam, mà một nửa là phi công. Nhiều người trong số này cũng có thể là tù binh lúc hành sự. Có tới 970 người Mỹ khác bị mất tích, một vài tù binh đă bị giam trên 2000 ngày, lâu hơn bất cứ người Mỹ nào bị bắt giam trong lịch sử chiến tranh Hoa Kỳ.
    Hôm ấy là thứ bảy ngày 9-5-1970, mười hai ngày trước đó, Tổng thống Nixon đă ra lệnh xâm nhập Campuchia. Đó là một ngày không vui, sinh viên lại biểu t́nh chống chiến tranh, lính bảo vệ quốc gia đă bắn chết 4 người và mười một sinh viên khác bị thương. Ngày hôm sau đă có 75.000 người biểu t́nh chống chiến tranh trước Nhà Trắng mà Sở An ninh đă quyết định bao vây họ bằng hàng rào xe bus.

    Sáng sớm ngày thứ bảy hôm đó Tổng thống Nixon trải qua một đêm không ngủ đă được chở đến đài kỷ niệm Lincoln để t́m hiểu việc sinh viên phản chiến.

    Dưới bầu trời âm u, mưa phùn, Tổng thống đă nói chuyện về bóng đá, rồi về chiến tranh. Cuộc đàm thoại kéo dài gần một tiếng. Cuối ngày đó, hai phụ tá của Kissinger cũng phản đối chiến tranh, bằng việc xin từ chức khỏi ban nhân viên Hội đồng an ninh quốc gia.

    Cuộc xâm lược Campuchia gây ra chia rẽ nước Mỹ. Cả nước Mỹ đ̣i hỏi vấn đề tù binh và những người mất tích lúc hành sự. Ai ai cũng muốn cho những người này được trở về, nhưng không có nhiều triển vọng.

    Tại Hội đàm Paris đại biểu Bắc Việt cho biết rơ, tù binh Mỹ là những con tin, họ chỉ được trả tự do khi Hoa Kỳ rút hết lực lượng quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam. Chương tŕnh triệt thoái quân đội của Nixon đang xúc tiến, nhưng vẫn c̣n 428.000 quân Mỹ ở Đông Nam Á. 9.200 người trong số bị chết trước tháng 5; 4.290 người khác bị thương trong khi hành sự, khoảng 2.000 người bị cầm tù, cộng thêm 250 người nữa bị mất tích.

    Điều quan tâm nhất của Lầu Năm Góc là t́m kiếm các thông tin về những nơi giam giữ tù binh Mỹ. Đó cũng là nhiệm vụ hàng đầu của t́nh báo quốc gia.

    Cộng đồng t́nh báo đă thu thập được hàng chồng tin tức từ các nguồn khác nhau, song chưa có những tin tức hữu ích. Một phương pháp sớm được thực hiện trong chiến cuộc là thường xuyên chụp ảnh các mục tiêu trên miền Bắc Việt Nam, nơi có tường rào bao bọc chung quanh. Điều đó tạo ra một danh sách các mục tiêu khá lớn. V́ lẽ ở một đất nước mà hầu hết gia đ́nh đều nuôi lợn gà, họ không muốn để cho số gia cầm này đi sang các gia đ́nh khác, nên phải rào lại. Các trường học cũng đều được xây tường vây kín chung quanh thành khu riêng biệt nên rất khó cho việc nghiên cứu. Lẽ cố nhiên ngoài phương pháp chụp ảnh c̣n có nhiều nguồn tin khác như sử dụng các tin tức của đài truyền thanh, các cuộc thẩm vấn những người bỏ ngũ, hoặc các tù binh của đối phương bị bắt khai ra. Hoặc những tin tức của những người khách ngoại quốc, của những thành viên trong phong trào phản chiến Mỹ được phép thăm viếng Bắc Việt Nam. Những mẩu tin vụn vặt được góp nhặt lại nhưng lại rất có giá trị. Nguồn tin khác là do thư từ của bản thân tù binh Mỹ, khi họ được phép viết những ḍng ngắn ngủi thông báo với gia đ́nh. Khoảng một nửa tù binh được hưởng đặc ân đó, đă t́m mọi cách để thông báo tin tức.
    Cuối cùng là những nguồn tin của tù binh thuộc không lực và hải quân Mỹ được Bắc Việt Nam trả tự do. Song đó là những trường hợp ngoại lệ. Cuối năm 1966, nước Mỹ thực sự bắt đầu khai thác các nguồn tin t́nh báo một cách có hệ thống. Lúc đó riêng không lực Hoa Kỳ đă có 264 người bị bắn rơi ở Bắc Việt Nam. Nhưng chỉ được biết trong số đó có 29 người là tù binh mà thôi, (kể cả một người bị bắn rơi ở biển Nam Hải, Trung Quốc, bị Trung Quốc bắt), 230 người bị mất tích trong lúc hành sự. Người Bắc Việt Nam cho biết rất ít người Mỹ bị bắt. Rơ ràng Việt Nam đă theo kinh nghiệm Triều Tiên không đưa ra những báo cáo có hệ thống về tên tuổi cấp bậc và sự đối xử với tù binh Mỹ.

    Tháng 10-1966 trước sự tổn thất nặng nề của không lực, một cuộc họp bất thường của các chuyên viên t́nh báo và những đại diện của ngành giải thoát tù binh của tất cả các cơ quan được tổ chức. Mục đích của nó là t́m ra những phương pháp mới để thu thập t́nh h́nh và đề ra những biện pháp tốt hơn để phân tích nó. Cuộc họp có hai mục tiêu cấp bách. Một là: nhận biết là những ai đă bị tù, việc này nhằm làm cho mối quan tâm và sự lo lắng của gia đ́nh tù nhân được vợi đi phần nào. Hai là: xác định vị trí những trại tù binh, nhằm đưa chúng ra ngoài mục tiêu ném bom, bắn phá của không quân và hải quân Mỹ.

    Những cuộc họp như vậy, nhanh chóng trở thành quan trọng và thường xuyên được tổ chức vào sáng thứ 6 hàng tuần tại trung tâm nhân viên không lực của Lầu Năm Góc. Về sau các phiên họp chính thức đều do CIA chủ tọa.

    Vào khoảng tháng 8-1967, nhóm họp được đổi tên là IPWIC (Uỷ ban t́nh báo tù binh liên cơ quan) do Cục T́nh báo Bộ Quốc pḥng (DIA) cầm đầu. Từ đó những cuộc họp có từ 20 đến 25 người, gồm đại diện các cơ quan như quân sự (đơn vị không lực 1127 của căn cứ Fort Belvoir do hai thành viên thường trực, có khi nhiều hơn), CIA, DIA, Bộ Ngoại giao, FBI (cơ quan điều tra liên bang), cơ quan mật vụ, thậm chí c̣n có Bộ Tài chính và Sở Bưu điện Hoa Kỳ cũng tham gia khi cần thiết. Thí dụ, Bộ Tài chính được mời họp, khi có một vài người vợ tù binh nhận được thư yêu cầu gửi đô-la để mua trái cây, hoặc mua rau.

    Giữa Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ là thù địch, nên mọi sự giao dịch về tài chính đều bị cấm đoán. Song Bộ Tài chính và Bưu điện Mỹ, cũng t́m được cách để các bà vợ gửi tiền qua thư tín quốc tế cho các tù binh, sau khi được Quốc hội chấp thuận.
    Cơ quan Bưu điện Hoa Kỳ đă hợp tác với các nhà cầm quyền quốc tế trong việc gửi thư từ cho tù binh Mỹ. Song vào giữa năm 1970, gần 3/4 thư từ đến tay tù binh không phải qua hệ thống bưu điện, mà được trao tay qua nhà hoạt động v́ hoà b́nh là bà Cora Weiss kiêm chủ tịch Uỷ ban liên lạc các gia đ́nh quân nhân bị giam giữ ở Bắc Việt Nam. Từ đó trở đi Cora Weiss là đường dây duy nhất để các gia đ́nh tù binh có thể liên lạc.

    Dần dần IPWIC đă sử dụng việc đó để thu thập t́nh báo ưu tiên cho nó và cũng đă phát huy được tác dụng.

    Cuối năm 1968, qua tin tức của các tù binh Bắc Việt, của khách viếng thăm Hà Nội và của ba tù binh Mỹ được trả lại tự do, đă cho họ thấy rằng, những tù binh Mỹ bị nhốt ở một căn cứ có tường bao bọc cách Hà Nội khoảng 30 dặm về phía tây. Các thành viên của IPWIC cũng đă hết sức cố gắng để khẳng định nó, nhưng rút cục việc phân tích các tin tức t́nh báo đều đi vào ngơ cụt. Hàng chồng tin tức t́nh báo của DIA, CIA gửi đến tại căn cứ Fort Belvoir cũng chưa xác định được vị trí trại tù binh.

    Cuối cùng ngày 9 tháng 5 năm 1970, Noru Collinsbell chuyên gia kỹ thuật quả quyết đă khám phá ra điều nóng hổi về trại tù binh phía tây Hà Nội. Ông ta là một chuyên viên kỹ thuật t́nh báo, một tay già dặn trong nghề, đă làm việc lâu năm ở Lào, trước khi có hoạt động của Mỹ bắt đầu tại đó.

    Collinsbell cao gần 1 thước 70, người hơi béo, tóc vàng nhạt, sắp về hưu, nổi tiếng là người kiên nhẫn t́m ṭi. Công việc của ông ta giống như một nhà nấu bếp cho một bữa ăn Pháp khá sang trọng. Ông ta cố gắng thu nhặt từ những thứ vụn vặt, để làm ra món ăn ngon. Bám sát việc nghiên cứu, ông ta đă quả quyết: có hai trại tại hướng tây Hà Nội. Một trong hai trại đó là Sơn Tây, cách thủ đô Bắc Việt 30 dặm về phía tây. Với sự so sánh giữa những bức ảnh do máy bay trinh sát chụp được càng thấy điều đó rơ thêm. Collinsbell đă báo cáo cho đại tá George J. Iles, là người cầm đầu bộ phận kế hoạch của 1127, trong đó có phần việc “ngành vượt ngục và trốn thoát”. Bản thân ông ta là một tù binh trong chiến tranh thế giới thứ hai, nên rất quan tâm đến công việc này. Ông ta cũng bị bắn rơi trên đất Italia trên chiếc máy bay P51. Cả Iles và Collinsbell, đều thu thập những mẩu tin vụn vặt rồi tập hợp thành tin t́nh báo thô và đi đến kết luận gần như cùng một lúc.

    Nghiên cứu, chắp nối kết quả đó là một sự phân tích đúng. Collinsbell so sánh ảnh chụp cũ và mới, tại khu có một bức tường mới ở góc phía Tây Bắc và qua ám hiệu kín đáo được xếp thành h́nh trên mặt đất. Theo vết bùn, mà người trong trại cố ư xếp thành báo cho biết có 55 tù nhân ở trại Sơn Tây, sáu người trong số đó xin được khẩn trương cấp cứu. Iles và Collinsbell thấy cần phải hành động nhanh, phải nghĩ ra một kế hoạch liều lĩnh là tập kích để giải thoát tù binh.

    Iles, Collinsbell cùng với đại tá Rudolph C. Koller là một người chỉ huy ở 1127 và thượng sỹ không quân C. Wattkin đă nghỉ hưu trở lại làm việc như một chuyên viên t́nh báo dân sự trong ngành vượt ngục và trốn thoát. Cả hai đều là thành viên của IPWIC. Wattkin cũng giống như Iles, rất quan tâm đến việc làm của ḿnh. Trước đây anh ta là một tay súng trên chiếc máy bay B.17, bị bắn rơi trong một trận oanh tạc ở Đức và bị tù 15 tháng.

    Bên cạnh đó lại có Koller, một sỹ quan cao lớn tóc cắt ngắn, luôn luôn vui vẻ trong công việc của ḿnh. Ông ta rất thông cảm với cảnh ở tù, nên lại càng quan tâm đến những tù binh bị Bắc Việt bắt nhiều hơn là các nhà phân tích của DIA và CIA.

    Tháng 12-1972, Watkins đă thuyết tŕnh một công tŕnh gọi là “giam cầm ở Đông Nam Á” tới 364 lần khắp nơi trên thế giới. Sự kiện này được các nhà thương thuyết của Mỹ ở Paris gọi là “nhóm người làm việc phi thường”.

    Sau khi đă nhận được kết quả phân tích của Iles, Clinebell, Watkins về khu trại Sơn Tây, và yêu cầu làm nhiệm vụ giải thoát cấp bách, Koller đă gọi điện thoại về Lầu Năm Góc, nói chuyện với trung tướng Rossky, phụ tá tham mưu trưởng không quân để xin thuyết tŕnh.

    Clinebell và Watkins phải làm việc thâu đêm để chuẩn bị bản thuyết tŕnh đồng thời làm những sơ đồ về khu trại Sơn Tây.

    Sơn Tây nằm bên cạnh sông Cồn chảy ra sông Hồng Hà, lượn ṿng ở phía đông khi qua Hà Nội. Để xác định thêm, các chuyên gia giải thoát sử dụng nguồn tin của một người lính Bắc Việt bị bắt ở khu phi quân sự đă cho biết: tiểu đoàn của anh ta đă cắm trại một đêm gần nơi đó, trước lúc lên đường vào Nam. Khi anh ta đi lấy nước về cho tiểu đội nh́n thấy bên ngoài khu trại tù có một cái giếng, anh ta đă trông thấy nhiều tù binh Mỹ làm việc ngoài sân khi cửa mở. Iles và Clinebell đưa ra các ảnh chụp của máy bay trinh sát về nơi xây cất mới ở trại Sơn Tây và những ảnh tù binh đi làm việc ngoài khu trại. Mặc dầu có nhiều ảnh được nhận biết tù binh ở bên trong, nhưng Watkins c̣n đưa ra những ảnh chụp quần áo của tù binh phơi trong trại đă cố ư sắp xếp thành chữ SAR (t́m và giải thoát), ngoài ra một vài tù nhân c̣n t́m cách đổ đất mới đào lên thành chữ K ở một góc khu trại (K có nghĩa là đến cứu chúng tôi).

    Clinebell c̣n nhận ra được ở thư tín tù binh gửi về bằng những tín hiệu mật, thậm chí họ c̣n gợi ư địa điểm đáp máy bay, địa điểm thông tin liên lạc.

    Rossky đă quả quyết rằng nhóm t́nh báo hoạt động mặt đất đă khám phá ra kết quả mới. Những ảnh chụp và những kiểu phơi quần áo, cách đổ đất mới, là những ám hiệu yêu cầu cấp cứu tù nhân và ông ta đă phải thốt lên rằng: “Lạy Chúa! Ngài có biết không! Đă lâu chúng con đang chờ đợi điều ấy!”. Sau đó ông ta cho gọi thêm chuyên viên đến, và ông không thể tưởng tượng được các tù nhân lại vẽ cho Lầu Năm Góc một bản đồ thực sự để nhận biết vị trí và có kế hoạch cứu thoát họ. Đáng chú ư là ám hiệu bằng một mũi tên chỉ về hướng tây và con số 8, có thể là tù nhân yêu cầu được bốc ra hướng tại Ba V́.

    Sau khi phân tích, Rossky đă quả quyết rằng kế hoạch giải thoát phải được thi hành và ông ta bảo Koller gọi điện thoại tới trạm Arlington, trụ sở của DIA cách Lầu Năm Góc ba dặm, đồng thời gọi một vài chuyên viên về tù binh đến để nghe bản thuyết tŕnh.

    Harris cầm đầu tổ chức IPWIC của lực lượng hải quân và Koller được giao chức phó làm kế hoạch giải thoát.

    Sau khi nghe thuyết tŕnh, Harris đưa người của ông ta với một số ảnh chụp về Lầu Năm Góc. Được nhiều người xem xét và công nhận là khu trại có 55 tù binh Mỹ từ đó một cuộc tranh luận nổ ra trong không lực.

    Họ quan tâm đến các tù binh ở trại này, và cũng từ đó rất nhiều câu hỏi đặt ra. Tại sao người Bắc Việt lại nhốt tù binh trong một trại hẻo lánh như vậy? Tại sao không để ở Hà Nội? Tại sao tù nhân phần đông lại bị thương? Phải chăng người Bắc Việt muốn đưa họ đi khỏi Hà Nội để không cho các phái đoàn hoà b́nh trông thấy?… Rossky nghĩ rằng: Ramsey Clark, Jane Fonda, Cora Weiss được trông thấy những tù binh dùng để “triển lăm” đă bị chế ngự tư tưởng hoặc tù binh đă hợp tác với Bắc Việt v.v… V́ người Bắc Việt c̣n muốn đi xa hơn nữa trong việc tận dụng đám tù binh Mỹ.

    Song t́m kiếm tù binh là nhiệm vụ của Rossky, c̣n giải thoát cho họ là nhiệm vụ người khác và ông ta đă quyết định giao việc giải thoát cho pḥng 4D 1062 của thiếu tướng James Allen, phó giám đốc kế hoạch và chính sách. Allen quá xúc động về việc làm hữu hiệu của nhóm 1127 và cho rằng phát hiện trại tù Sơn Tây là sự thật. Allen đă cho nhóm này từ căn cứ Fort Belvoir về văn pḥng Lầu Năm Góc và phân ra một nhóm chuyên viên phác họa sơ đồ và một số người có khả năng giải thoát.

    Allen người cao gầy, nghiêm nghị không quan liêu, mặt dài có vẻ hóm hỉnh, kín đáo, là người ưa hoạt động. Ông ta thích bắt tay ngay vào việc, nhưng việc giải thoát tù binh ở Sơn Tây lại vượt ra ngoài quyền lực của ông ta. V́ vậy nên phải đưa Koller, Iles đến văn pḥng của chủ tịch tham mưu trưởng, một văn pḥng ít người được biết đến ở Lầu Năm Góc. Nó nằm sâu dưới nền đất gọi là Pḥng IE 962. Hôm đó là thứ hai ngày 25 tháng 5 năm 1970.

    PHỤ TÁ ĐẶC BIỆT CHỐNG PHIẾN LOẠN
    VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẶC BIỆT (VIẾT TẮT LÀ SACSA)

    Trong số 27.840 nhân viên làm việc ở Lầu Năm Góc năm 1970, cũng c̣n ít người hiểu được cái nghĩa SACSA là ǵ. Nhiều người c̣n nghi ngờ không hiểu họ làm ǵ mà tổng hành dinh của họ lại đồ sộ, nằm ngay dưới văn pḥng của chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng hỗn hợp.
    Tại điện Capitol, trong ṿng thành Lầu Năm Góc.

    Một văn pḥng nằm giữa khoảng trống. Trong hệ thống quân sự, đây là cơ quan SACSA - như vậy SACSA ở gần chóp bu Lầu Năm Góc.
    Donald Blackburn thiếu tướng bộ binh, người phụ tá đặc biệt chống phiến loạn và hoạt động đặc biệt của chủ tịch các tham mưu trưởng hỗn hợp. Ông ta khoảng 53 tuổi, cao 1 thước 70, nặng 180 cân Anh, tóc màu vàng.

    Sáng thứ 2 ngày 25-5-1970, sau khi vào chào hỏi Koller và Iles, Allen gọi điện thoại cho đại tá Mayer, chuyên viên điện tín bí mật của quân chủng bộ binh. Ông ta là một người cao khỏe, quê ở miền bắc bang Dakota, thái độ có vẻ ôn ḥa, dịu dàng như một trại chủ đồn điền miền Tây. Mayer cầm đầu một toán nhỏ của SACSA gọi là phân bộ hoạt động đặc biệt. Việc làm của ông ta không dễ ǵ được báo chí nhắc đến v́ giá trị của nó c̣n cao hơn mức tối mật.

    Năm người ngồi quanh bàn họp. Allen bảo Iles, Wattkin thuyết tŕnh những tài liệu mà nhóm 1127 đă nhận biết được khu trại tù Sơn Tây, và đă cùng nhau yêu cầu khẩn cấp để giải thoát tù nhân bị giam giữ ở đó.

    Allen đă nhấn mạnh, những người tù ở đó phải được giải thoát, ông ta đă đề nghị Blackburn có thể bố trí cho một điệp viên đến vùng Sơn Tây được hay không? Blackburn suy nghĩ một lát rồi nói: “Phần đông các điệp viên trên Bắc Việt Nam là thuộc quân sự, chứ không thuộc CIA, và sứ mệnh của họ được SACSA xếp đặt và kiểm soát…

    Trong những năm đầu thập kỷ 60, Tổng thống Johnson đă hạn chế hoạt động của CIA trên phần miền Tây của Bắc Việt Nam trong ṿng 20 cây số ở biên giới Lào. CIA có một số căn cứ hoạt động ở đó và một ít trên Bắc Việt Nam, nhưng tổ chức để giải thoát tù binh th́ thuộc trách nhiệm to lớn của SACSA…”.

    Ngắt lời của Blackburn, Allen đề xuất một kế hoạch là đưa những trực thăng đi giải thoát với một toán nhỏ lực lượng đặc biệt phải đóng cách Sơn Tây 110 cây số tại một trong những trạm của CIA ở biên giới Bắc Lào.

    Trong khi đó người của SACSA xâm nhập vùng chung quanh núi Ba V́, t́m biết lúc nào nhóm tù nhân ở Sơn Tây ra làm việc ở đấy, t́m hiểu bằng cách nào mà tù nhân đến được núi Ba V́. Trong lúc đó có điều kiện thuận lợi th́ gọi đội giải thoát đến, có thể báo cho đội giải thoát bằng các máy vô tuyến nhỏ để người Bắc Việt khó phát hiện. Những tín hiệu phải được quy định như “bíp bíp” có nghĩa là “đến bốc chúng tôi, chúng tôi đang ở đây”, c̣n một tiếng: “bíp” là “không có ở đây”.

    Allen nói tiếp: “Nếu điệp viên gọi trực thăng đến để chở một ít tù nhân đi th́ cuộc hành quân phải được thực hiện rất nhanh, khoảng nửa tiếng những tù nhân sẽ được ở trong ṿng tay thân mật của những người người đi giải thoát và phải đưa đến một căn cứ của Mỹ ở Thái Lan”. Nhiều yếu tố h́nh như ủng hộ cuộc hành quân. Người Bắc Việt có thể phát hiện những trực thăng từ phía Lào vào, nhưng dễ ǵ hệ thống pḥng không đó đă kịp phản ứng. Núi Ba V́ ở tại một vùng xa xôi của đất nước, ngoài phạm vi của sự bố pḥng dày đặc. Chỉ c̣n một mối đe dọa cho các tù binh và các lực lượng giải thoát là những tay súng bảo vệ tù binh trong lúc đi làm. Nhưng điều đó điệp viên có thể giúp đỡ chỉ chỗ cho trực thăng đỗ xuống và giúp đỡ cho những tù nhân chiến đấu chống những người bảo vệ. Nhưng liệu hoạt động của điệp viên có thể thoát khỏi mạng lưới của Bắc Việt hay không, mà lâu nay CIA đă không đặt được chân lên miền Bắc như nhiều quan chức CIA đă từng nói.

    Allen và Blackburn thảo luận thêm về chi tiết những ư kiến đó. Nếu thành công th́ sáu tù binh có thể được mang về Hoa Kỳ trong ṿng một hoặc hai tuần. Ngoài việc cứu sáu tù binh Mỹ, rơ ràng là cần gấp sự giúp đỡ của các lực lượng tham gia trong cuộc chiến. Cuộc giải thoát tù binh c̣n có nhiều tác dụng khác trong t́nh h́nh chiến cuộc của Mỹ đang nguy ngập. Cuộc hội đàm ở Paris đang bế tắc th́ tù binh đang thành món hàng mặc cả mạnh mẽ nhất của Bắc Việt. Người Mỹ đặt nhiều hy vọng vào việc giải thoát được một ít tù binh th́ sẽ tập trung được sự chú ư mạnh mẽ của thế giới. Công chúng Mỹ thấy được tầm quan trọng của tù binh và những người mất tích trong lúc hành sự. Điều đó sẽ làm áp lực thúc đẩy cuộc thương thuyết ở Paris được nghiêm túc hơn.

    Blackburn và Mayer thông cảm với nhiệt t́nh của Allen về sự giải thoát, nhưng tại sao lại chỉ thực hiện giải thoát cho sáu tù binh mà không t́m cách vào trại tù Sơn Tây để bốc đi tất cả. Blackburn xem lại một lần nữa các ảnh chụp cả hai trại, mà nhóm 1127 đă đưa đến và nhận rơ cả hai trại đều ở vào những địa điểm hẻo lánh của Bắc Việt và được coi như có nhiều sơ hở nhất trong các trại tù được xác định từ trước đến nay, và có thể vào cả hai trại Sơn Tây bằng một trận tập kích.

    Allen không dám nghĩ đến một hành động giải thoát lớn lao như vậy, và cho dù Blackburn có thể làm được một trận tập kích th́ đó cũng là ngoài quyền hạn của ông ta, việc đó phải có sự quyết định của vị chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp.

    Nếu trong chiến tranh thế giới thứ 2, cách đây 29 năm về trước, th́ một người chỉ huy trung đoàn hay sư đoàn, có thể chấp nhận ngay về một sứ mệnh như vậy. Nhưng đây là một cuộc chiến ở Việt Nam, quyết định giải thoát tù nhân Mỹ ở Việt Nam, phải được giải quyết tại Văn pḥng h́nh bầu dục Ở Nhà Trắng, cách trận mạc gần 10.000 cây số. Blackburn hứa hẹn với Allen sẽ đích thân tŕnh với chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp, và sẽ trở lại gặp Allen chậm nhất là vào sáng hôm sau.

    Những người của 1127 cùng đi thấy vậy tỏ ư chán nản, nhưng họ muốn đưa được nhiều tù binh trở về. Có nhiều vấn đề liên quan đến kế hoạch giải thoát tù binh mà Blackburn và Mayer không thể nói đến. Vấn đề chủ yếu trong đó là những hậu quả của lệnh ngừng ném bom Bắc Việt Nam. Năm 1968, giới quân sự không có quyền phát động những cuộc hành quân đặc biệt hoặc đưa điệp viên xâm nhập. Tổng thống Johnson cũng cấm đoán mọi công việc tiếp tế cho các toán điệp viên (CAS) hoạt động ở Bắc Việt lúc bấy giờ. Số đó gồm có 9 đội - 45 người Việt Nam được huấn luyện kỹ, đă bị bỏ rơi một cách nhẹ nhàng. Trong nhiều tháng những người này được biết qua thư tín, qua điện đài rằng, họ cố chờ sẽ có tiếp tế, nhưng đó chỉ là hy vọng. Đấy cũng là tấn thảm kịch lớn nhất trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
    Những phi vụ trinh sát thả truyền đơn vẫn được thực hiện đều đặn trên Bắc Việt, song những người của CAS vẫn không được tiếp tế. Trong thời gian đó một số bị bắt, một số ra đầu hàng, số c̣n lại bị chết hoặc bị đói lả. Mỉa mai thay một trong những toán CAS cuối cùng lại thiết lập được cơ sở an toàn ở Lào. Đây là một trong nhiều mỏm đồi đă được thông báo cho các đội phi hành, để có thể t́m đường lẩn trốn nếu họ bị bắn rơi. Khoảng hai tháng trước khi Allen đến thăm th́ SACSA lại bị mất liên lạc với toán EAS ở đó.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P3


    Blackburn và Mayer khi họp với Allen và những thành viên của ông ta, đă chỉ rơ cho dù SACSA nếu có được một điệp viên, th́ việc xâm nhập nào cũng khó thực hiện và việc tính toán thời gian cũng chưa có ǵ bảo đảm. Theo cách đó th́ khi máy bay chở họ vào không gây sự chú ư ǵ quá đáng, nhưng lúc bấy giờ th́ lại không có cuộc ném bom trên Bắc Việt vào thời gian tháng 5-1970, không có máy bay bị bắn rơi để dùng làm b́nh phong. Lẽ tất nhiên họ không thể nói ra rằng, việc tuyển mộ những toán gián điệp, biệt kích đă khó khăn hơn sau khi Johnson đă để cho chín toán 45 người bay theo chiều gió. Vả lại Blackburn và Mayer không chắc rằng sáu tù binh có thể đến được núi Ba V́. Họ bắt đầu nghi ngờ những mưu toan giải thoát tù binh. Họ không tin tưởng, thực ra họ cũng biết đă có sáu lần âm mưu như vậy. Tất cả đều thất bại. Một vài tù binh lúc chạy trốn đă bị bắn chết và những người khác đă bị bắt.

    Ở một vài trường hợp khác, Mayer đă phải vất vả khổ sở để t́m cách thông báo bằng tín hiệu về những kế hoạch mà tù binh định trốn thoát là không thực hiện được. Như tù binh sẽ vượt ngục trong hai tháng qua trên một chiếc thuyền hoặc kết thành một cái bè, cái mảng thả trôi theo ḍng sông Hồng về ban đêm đến cảng Hải Pḥng rồi sẽ t́m cách ra biển. Mayer đă t́m mọi cách lồng ám hiệu vào các thư từ gửi cho các tù binh Mỹ để báo cho họ biết: “đừng làm thế sông Hồng đă được rải ḿn”.

    Cuối cùng Blackburn và Mayer đă đồng ư với Allen là phải có kế hoạch cụ thể giải thoát tù binh bằng một cuộc tập kích. Điều này Blackburn có thể thực hiện được, nhưng với chức vụ thiếu tướng ông ta không đủ thẩm quyền quyết định, mà phải xin gặp tướng bốn sao Earle G. Wheeler, chủ tịch tham mưu trưởng. Với chức vụ phụ trách cơ quan SACSA, Blackburn có thể đến xin gặp Wheeler bất cứ lúc nào khi có t́nh h́nh khẩn cấp hoặc sôi động. Đó là quyền ưu tiên để Blackburn sử dụng. Ngày 25-5-1970 Blackburn đă đến gặp viên đại tá canh gác pḥng riêng của vị chủ tịch để xin gặp tướng Wheeler tŕnh bày một việc khẩn cấp. Sau mấy phút đồng hồ, cả hai được phép vào buồng riêng.

    Blackburn và Mayer đă tŕnh bày tin tức t́nh báo mới về tù binh mà nhóm 1127 ở căn cứ Fort Belvoir thu lượm được. Họ đă yêu cầu không quân thả một nhóm điệp viên vào núi Ba V́, Bắc Việt, để làm nhiệm vụ giải thoát sáu tù binh Mỹ ở đấy. Họ cũng đă đề nghị phải được nghiên cứu kỹ, nếu như làm vội vă sẽ hỏng việc, sẽ làm tiêu tan những hy vọng cứu thoát tiếp các tù binh. Blackburn và Mayer cũng đề nghị một giải pháp khác to lớn hơn, là tập kích vào trại Sơn Tây và các trại gần đấy để giải thoát tất cả tù binh ở đấy. Nghe xong Wheeler nghiêm nghị rồi thốt lên: “Lạy chúa! Phải bao nhiêu tiểu đoàn mới làm được việc đó”. Đó cũng là phản ứng tự nhiên của Wheeler. Vậy là ngày 25-5-1970, ngày mà gần vụ xâm nhập Campuchia của Tổng thống Nixon đang bị tai tiếng trên thế giới, giờ lại một vụ xâm nhập Bắc Việt nữa. Cuộc chiến đang ở thời điểm rất nguy kịch, số người Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam vẫn ở con số 500 mỗi tháng. Đặc biệt trong tháng 5-1970 lại tệ hại hơn: có tới 754 lính Mỹ bị chết. 166 người chết chưa rơ nguyên nhân, số quân dự trữ chiến lược của Mỹ xuống thấp nhất ở những tiểu đoàn nghênh chiến kể từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

    Câu hỏi của Wheeler không làm cho Blackburn băn khoăn, và Wheeler là một trong những người ủng hộ SACSA mạnh nhất. Một cuộc tổng kết kinh nghiệm đă được tính toán, sau khi rời khỏi chức vụ này cho thấy, gần ba phần tư của tất cả sự việc mà Wheeler gửi gắm để giới thiệu với Bộ trưởng Quốc pḥng chấp thuận là những hoạt động “đặc biệt” do SACSA đưa ra. Trong thời kỳ McNamara làm Bộ trưởng Quốc pḥng, đă không đáp ứng được 25% đề nghị đó.

    Blackburn đă nói với Wheeler rằng, ông ta không cần phải có những tiểu đoàn, mà chỉ cần một nhóm nhỏ của lực lượng t́nh nguyện đặc biệt. Wheeler bảo Blackburn: “Hăy suy nghĩ kỹ về việc đó và sớm trở lại để bàn bạc thêm”. Wheeler là chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp từ giữa năm 1964 trước khi xảy ra vụ vịnh Bắc Bộ, sức khỏe của Wheeler ngày càng hao sút v́ lo lắng quá nhiều cho cuộc chiến tranh. Chỉ c̣n vài tuần lễ nữa là về hưu nên ông ta mong muốn Blackburn thuyết tŕnh lại với người kế vị ông là đô đốc Thomas Moorer trước khi chuẩn bị kế hoạch lớn.

    Được Wheeler bật đèn xanh, Blackburn và Mayer đă lao vào hành động. Việc đầu tiên là họ cần có thêm nhiều tin tức t́nh báo về các trại tù binh ở Bắc Việt nên họ đă trao đổi với cơ quan DIA để nhanh chóng phác họa ra một kế hoạch.

    Ngày hôm sau 26-5-1970 Blackburn và Mayer được biết cơ quan DIA đă xử lư các tin tức được thuyết tŕnh. Đây là vấn đề rất quan trọng mà không thể chỉ căn cứ vào t́nh báo của một cơ quan hay một cục nào, ngay cả DIA cũng có vài nguồn t́nh báo duy nhất mà nhóm 1127 hoặc tổ chức của Allen không có.

    Ngày 27-5-1970 Blackburn lại đến gặp trung tướng John W. Vogt, giám đốc các thủ trưởng hỗn hợp tác chiến của không quân, kư hiệu I3. Blackburn nói cho John W. Vogt biết là ông ta có một yêu cầu cần phải nghiên cứu kỹ để thực hiện việc giải thoát tù binh để báo cáo lên vị chủ tịch.

    Vogt thốt lên: “Lạy chúa tôi! Có bao giờ anh nói cho chính phủ của anh biết về sự việc xảy ra chưa?” Trước câu nói của Vogt, Blackburn thầm nghĩ: ông không phải là hạng sĩ quan mà mỗi chút lại phải báo cáo lên cấp trên, khi mà cấp trên chưa cần đến. Blackburn thích thú nhặt những tin vụn vặn ấy một ḿnh để rồi tổng hợp nhằm đưa ra được một việc ǵ lớn hơn, Blackburn thường tự làm lấy một ḿnh mà không thích người khác nhúng tay vào. Việc đó xảy ra b́nh thường, v́ Blackburn quyết giữ cho việc làm của ḿnh càng ít người biết càng tốt, v́ càng nhiều người biết càng nguy hiểm hơn. Điều này rất quan trọng, càng nhiều người nhúng tay vào hoạt động đặc biệt của ông ta th́ càng phải phối hợp hành động với nhiều sĩ quan hơn. Mỗi một vị, chỉ có thể làm một phần việc để nhận định và dự đoán thêm có khi lại c̣n phản đối lại nữa. Thực ra chỉ có một ít sĩ quan cấp cao ở Bộ tham mưu hỗn hợp mới hiểu được loại tác chiến đặc biệt này mà số người nhiệt t́nh lại càng hiếm.

    Sau tiếng thốt lên của Vogt, một sỹ quan vạm vỡ kiểu người Kozak hỏi Blackburn rằng: bao giờ th́ ông giới thiệu công tác với Wheeler? Blackburn vội vă trả lời: “Tôi có thể trở lại gặp Vogt vào thứ hai, ngày 1-6-1970. Đó là ngày kỷ niệm chiến sỹ trận vong”.
    Blackburn và Mayer bị quay cuồng với thời hạn quy định. Đối với một sỹ quan hoạt động thông thường, xây dựng một kế hoạch để thông qua Bộ tham mưu hỗn hợp th́ cũng giống như bơi trong biển cả. Nhưng dù sao th́ SACSA có giấy phép đặc biệt duy nhất để làm việc đó không bị cản trở của bộ máy chính quyền quan liêu, nên Blackburn thoải mái hành động cho một cuộc tập kích để giải thoát tù binh ở giữa ḷng đất đối phương.

    Blackburn thuộc loại sỹ quan hiếm có, ông ta sinh trưởng và học hành tại Florida, được gửi sang Philippines với chức vụ hạ sỹ quan vào năm 1940. Khi Nhật tấn công Pearl Harbour (Trân Châu Cảng), ông ta phục vụ như là một cố vấn cho tiểu toàn bộ binh Philippines ở miền bắc Luzon. Tháng 5-1942 khi Corregidor thất thủ, quân Nhật tràn vào Luzon, Blackburn và nhóm sỹ quan của ông đă không chịu đầu hàng mà trái lại họ đă trốn vào rừng. Blackburn đă bỏ thời gian, giúp tổ chức hai vạn du kích Philippines và chỉ huy một trong năm trung đoàn đó. Khi quân Mỹ tràn vào bắc Luzon, lúc đó chỉ c̣n 285.000 quân Nhật giữ đảo. Blackburn và lính của ông ta đă chiến đấu phía sau. Ngày 5-7-1945 th́ Philippines giành được độc lập. Chiến tích của Blackburn dẫn quân du kích chiếm lấy thị trấn Acpari, sau khi lội qua một con sông chỉ gặp một sự kháng cự nhỏ. Cho đến lúc rạng đông, quân của ông ta đă chiếm xong mục tiêu. Sau đó mới có một tiểu đoàn không quân Hoa Kỳ đến chiếm Acpari. Blackburn trở về Hoa Kỳ với chức vụ đại tá lúc 29 tuổi. Thật là quá trẻ và chưa có kinh nghiệm, chưa thể chỉ huy được, nên ông ta được gửi đi học 6 tháng với các cựu chiến binh về quân sự. Sau khi phục vụ một năm như là một đội trưởng hiến binh của quân đội ở Washington, ông ta lại được gửi vào trường bộ binh. Sau hai năm bám sát Lầu Năm Góc tập luyện nhảy dù, Blackburn trở thành sỹ quan có uy tín trong quân đội.

    Năm 1950 Blackburn được cử đi dạy tâm lư chiến và làm thủ lĩnh học viện quân sự West Point, sau đó lại được cử sang Philippines, đến năm 1957 được cử sang Việt Nam làm cố vấn cao cấp cho một vị tướng của Nam Việt Nam chỉ huy vùng châu thổ sông Cửu Long. Sau một thời gian ông ta được giao nhiệm vụ chỉ huy nhóm lực lượng 77 tại căn cứ Fort Bragg ở Bắc Carolina.

    Đầu năm 1960, tổng thống Kennedy quyết định gửi một nhóm quân sự đến Lào. Blackburn được giao nhiệm vụ tổ chức. Người mà ông ta chọn để cầm đầu những toán mệnh danh là “Ngôi sao bạc” là một trung tá trẻ thuộc biệt động quân trong chiến tranh thế giới thứ hai là Simons. Chính v́ vậy sau này Blackburn đă đề nghị chọn Simons chỉ huy cuộc tập kích trại tù Sơn Tây. Vào năm 1965 khi chiến tranh ở Việt Nam trở thành cuộc chiến dữ dội, Blackburn được gọi về Lầu Năm Góc đảm nhiệm những hoạt động mật, v́ thế ông ta lại trở lại Việt Nam chỉ huy những đơn vị bí mật nhất, mà ít người ở Đông Nam Á được biết tới, đó là SOG, và cũng là tổ chức OSS hoạt động mật ở Đông Nam Á. (SOG là nhóm nghiên cứu và quan sát, c̣n OSS là cơ quan t́nh báo chiến lược). Đội quân này đầu họ đội mũ nồi xanh, có gắn phù hiệu h́nh sọ người và ngọn lửa đen đang cháy. SOG đă tham gia những cuộc hành quân nảy lửa, nên khó mà tin được họ với cái tên “nhóm nghiên cứu và quan sát”. Người của SOG không đeo phù hiệu công khai ở quân phục, nhưng trong các khu doanh trại phù hiệu đó được gắn vào những cốc bia, ly uống nước, gạt tàn thuốc lá v.v… Tổng hành dinh của SOG ở tại Sài G̣n, số lượng có khoảng 90 người làm kế hoạch tác chiến cho các phân đội của họ ở Nam Việt Nam. Tại Nha Trang SOG có một phân đội không quân, tại Đà Nẵng có một bộ phận hải quân, điều khiển đội thuyền P.T, riêng của SOG. Ở một nơi khác gọi là Gấu Mèo - gần huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, đơn vị không quân và bộ binh được đóng tại các nơi, chuẩn bị để xâm nhập vào Bắc Việt Nam. Có từ 350 đến 500 người trong các đơn vị hành quân của SOG, đó là lực lượng của Mỹ. Một nhóm khác gồm 400 đến 500 người Việt Nam thuộc các đơn vị “chuyên viên kỹ thuật” được bí mật điều khiển hành quân vượt biên sang Lào và Campuchia trước khi phối hợp với SOG để hoạt động ở Bắc Việt.

    Một vài nhiệm vụ của SOG không đưa ra công khai là có liên quan với những vụ tập kích 34 Alpha vào những căn cứ ngoài bờ biển Bắc Việt, do người Nam Việt Nam được Mỹ huấn luyện, mà một vài sử gia cho rằng: “Những vụ tập kích đó, có thể đă làm bùng nổ sự kiện vịnh Bắc Bộ hồi tháng 8-1964”.

    Đối với Blackburn đây là một việc làm lư tưởng của một chức vụ đại tá để điều khiển một binh chủng hỗn hợp hải, lục, không quân quốc tế hoạt động bí mật mà chỉ riêng một nhóm người được biết và báo cáo thẳng với tướng bốn sao Westmoreland, chỉ huy trưởng quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam. Blackburn vừa muốn để Simons là một trong những phụ tá nhưng cũng muốn để cho Westmoreland chấp nhận Simons đến Việt Nam trong cuộc tập kích. Điều đó không phải dễ ǵ v́ chính sách cứng rắn của Westmoreland. Theo nguyên tắc, những sỹ quan muốn được chỉ định vào Tổng hành dinh th́ phải tốt nghiệp ở một trường tham mưu nào đó. Simons có hiệu lực của một chỉ huy tác chiến, một lănh đạo có tài, một sỹ quan trù bị, nhưng chưa được xếp vào tiêu chuẩn và khả năng phong lên cấp tướng, cho dù Simons là một biệt động quân chiến đấu giầu kinh nghiệm, có cơ sở là lực lượng đặc biệt làm nền tảng, có hiểu biết tường tận về Đông Nam Á và Bắc Việt Nam. Hơn nữa ông ta đă chỉ huy đơn vị Sao trắng trong hai chuyến đi Lào. V́ lư do đó mà Lầu Năm Góc phải áp dụng thủ tục đặc biệt, ngoại lệ đối với chính sách của Westmoreland, trước khi Simons được gia nhập vào SOG.

    Blackburn đảm nhiệm chỉ huy SOG vào tháng 5-1965, đây là thời điểm nguy ngập của cuộc chiến. Các cố vấn Mỹ và những hoạt động chiến đấu được coi như là bị hạn chế ở Việt Nam. Nhưng các đơn vị của Blackburn nhảy xuống Lào và Bắc Việt Nam. Ông ta nhớ lại những ngày du kích chiến và khuyên các toán của ông ta đừng liều lĩnh mạng sống một cách vô ích.

    Các đơn vị của ông ta đă không mất một người nào trong khi tham gia 45 lần hành quân đợt đầu vượt biên giới do SOG vạch ra. Ông ta cho các toán xâm nhập bằng trực thăng vận, sau khi hoàng hôn xuống hoặc trước lúc rạng đông để tránh người Bắc Việt hoặc Việt Cộng có thể phát hiện được. Blackburn thường nói với các toán rằng: “Sau khi đổ xuống, hăy chạy ngay vào các rừng cây bụi rậm và chờ sẵn, để cho họ lục t́m. Khi các anh thấy họ, các anh sẽ phục kích lại họ”.

    Những kinh nghiệm như vậy mà các toán lực lượng đặc biệt của SOG vẫn bị hoang mang sợ hăi khi phải đi vào những vùng nguy hiểm. Blackburn rất lo lắng khi người của ông ta bị bắt, mà những người cộng sản, như ông ta đă biết thường lợi dụng để tuyên truyền trên thế giới, nếu họ có thể chứng minh được quân chiến đấu của Mỹ đang hoạt động bên ngoài biên giới Nam Việt Nam.

    Trong khoảng thời gian mà Blackburn chỉ huy SOG từ tháng 5-1965 đến 5-1968 lực lượng quân Mỹ ở Đông Nam Á đă tăng lên từ 22.000 cố vấn đến trên 8 sư đoàn cho nên Westmoreland và Lầu Năm Góc phải tập trung vào việc xây dựng một lực lượng khổng lồ, với một cơ sở hậu cần rộng lớn, cần thiết yểm trợ. Những hoạt động không chính thức của SOG không có ǵ nổi bật, v́ lư do bí mật và ít khi thấy việc làm của nó nằm trong kế hoạch chiến lược toàn diện trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

    Tuy vậy những hoạt động của SOG gây được ảnh hưởng sâu sắc cho người Bắc Việt Nam. Trong một cuộc hành quân, những chuyên viên của SOG đă làm cho nghề đánh cá của Bắc Việt ngừng trệ trong sáu tháng. Những thuyền của SOG đă bắt được nhiều người đánh cá của Bắc Việt trong vùng từ Vinh đến khu phi quân sự. Những cuộc bắt bớ đă được thực hiện trong nhiều tuần. Gần 1.000 người đánh cá đă bị bắt đưa về đảo Phượng Hoàng gần Đà Nẵng, một trong những căn cứ bí mật nhất của SOG. Những người Bắc Việt thường dùng thuyền đánh cá để chở vũ khí vào tiếp tế cho miền Nam, nên SOG phải đánh ch́m thuyền đó. Blackburn tin tưởng mạnh mẽ vào hiệu quả của những hoạt động không chính thống như vậy. Nó không thiệt hại bao nhiêu, nhưng lại làm hao ṃn tâm lư địch, làm nản chí binh lính đối phương, đánh lạc hướng sự chăm chú của họ. Sau chuyến công tác ở Việt Nam trở về Washington ông ta khuyên Lầu Năm Góc cần đẩy mạnh hoạt động chiến tranh tâm lư.

    Vào tháng 5-1970, chiến cuộc đă vượt quá đỉnh cao trong sự nhúng tay vào của người Mỹ. Năm 1969 đă có 115.482 người Mỹ phải rời Đông Nam Á, có 11.527 người Mỹ chết trong năm đó và có 3.279 người chết trong năm 1970. Ngoài ra có hàng trăm người Mỹ vẫn nằm trong nhà tù. Tính đến ngày 20-5-1970 th́ trung úy hải quân Everett Alvarez đă sống 2.120 ngày trong nhà giam của Bắc Việt. Thiếu tá Floyd Thompson, một sỹ quan của lực lượng đặc biệt thuộc đơn vị cũ của Mayer, cũng đă bị cầm tù trong 2.250 ngày. Blackburn cảm thấy sốt ruột và cần phải làm ǵ để cho Bắc Việt đàm phán nghiêm túc về vấn đề trả tự do cho tù binh Mỹ. Sự xâm lược Campuchia là một hoạt động quân sự thông thường cũng đă bị thất bại. Giờ đây Blackburn đang tính mưu kế làm một việc ǵ đó, để quấy động đối với Bắc Việt. Điều mà ông ta đă có sẵn trong đầu óc, là một chuỗi hoạt động không tuyên bố, không quảng cáo, không chính thống do những lực lượng bé nhỏ thực hiện. Như việc phá vỡ đập thủy điện Thác Bà trên sông Hồng cách Hà Nội 65 cây số về phía tây bắc v.v…

    Có lúc Blackburn muốn gây ra sự phá hoại điêu đứng ngay trong nội địa Hà Nội, cũng giống như Việt cộng đă gây ra ở miền Nam. Cuộc phá hoại đập Thác Bà có thể làm được, và đây cũng là cuộc tập dượt, hơn nữa những việc này lực lượng đặc biệt được huấn luyện để phá hủy những ổ khóa của kênh đào Panama, mặt khác việc phá đập Thác Bà có thể trở thành món hàng mặc cả của thượng cấp. Việc này c̣n hiệu nghiệm hơn là cuộc “xung phong bằng kỵ binh” vừa rồi vào Campuchia.

    Tập kích Sơn Tây có thể làm cho Tổng thống chú ư nếu không c̣n câu hỏi như: “Lạy chúa tôi! Phải có bao nhiêu tiểu đoàn để làm việc đó!”. Chỉ cần các nhà lănh đạo có thể để cho ông ta vào miền Bắc một cách đặc biệt như vậy chỉ một lần thôi…

    PH̉NG “TANK”

    Blackburn và Mayer lấy ngày 1-6 là thời gian cuối cùng để quyết định giải pháp. Ba giờ chiều ngày hôm đó, họ cùng với John W. Vogt và trung tướng Donald Bennett giám đốc DIA xem lại nhiều giải pháp giải thoát. Trong bản thuyết tŕnh của Blackburn có đồ biểu, các bản đồ. Và cuộc thảo luận đó kéo dài khoảng 45 phút. Họ đưa ra nhiều nguyên tắc cho một cuộc chiến, mà họ gọi là “vùng bí hiểm”. Danh hiệu này t́nh cờ được lấy ra ở một máy tính của Lầu Năm Góc, đó là một trong ba danh từ ám hiệu mà cuộc hành quân phải có khi cuộc tập kích được tung ra.

    Một tuần sau, diễn biến của nhóm 1127 về những ảnh chụp trại tù binh Sơn Tây được các chuyên gia kỹ thuật phân tích xem xét, được cơ quan DIA thừa nhận. Những tài liệu đó được chuyển đến một ngôi nhà ít ai biết đến ở ngoại thành Washington, cách nhà quốc hội Capitol một quăng. Ngôi nhà đó gọi là “ṭa nhà 213” một danh hiệu mới và chỉ được xuất hiện hai hoặc ba lần trong quyển niên giám điện thoại Bộ Quốc pḥng. Đó là Trung tâm nghiên cứu giải thích ảnh chụp quốc gia, một bộ phận của Văn pḥng trinh sát quốc gia, một cơ quan hết sức mật, ai không có trách nhiệm mà nói đến có thể bị vào nhà tù quân sự Liên bang tại đồn điền Leavenworth, bang Kansas.
    Cũng như các dăy nhà khác của Lầu Năm Góc, Trung tâm này thuộc Ban Giám đốc cơ quan “thu thập và kiểm soát” của DIA tại trạm Arlington Hall của Lầu Năm Góc, nơi mà các nhà phân tích của Bennett đang xem xét lại một cách kỹ lưỡng những ảnh mới chụp của những máy bay trinh sát điện tử SR-71 từ độ cao trên các vùng thôn quê phía tây Hà Nội. Họ cần những xác nhận là không chút nghi ngờ rằng có một trại tù binh ở Sơn Tây và một trại ở gần đấy mà họ gọi là Ấp Ḷ.

    Những tin t́nh báo đó thu thập được ở hai nguồn tin khác nhau. Một là của tướng Nguyễn Cao Kỳ phó tổng thống Việt Nam cộng ḥa, quê ở thị xă Sơn Tây, ông ta vẫn có bà con thân quyến ở đó cho biết. Và nguồn tin của một người thầu khoán tên là Trịnh người miền Bắc vào Nam Việt Nam, đă có thời kỳ phục vụ tại nhà tù Sơn Tây, đang định cư ở Sài G̣n. ông này vẫn thỉnh thoảng cho biết một tin vụn vặt ở miền Bắc. Những tin tức đó được tổng hợp lại và biết chắc chắn có khoảng 50 người Mỹ bị giam giữ ở Sơn Tây, cũng có thể gần 100 người. Điều này chứng tỏ việc mở rộng khu trại với những vùng đất mới đào lên xung quanh là đúng.

    Duyệt lại những khả năng giải thoát tù binh với các tướng Vogt và Bennett tại Lầu Năm Góc, Blackburn và Mayer không tán thành kế hoạch đầu tiên là cho một điệp viên vào vùng phía đông núi Ba V́, để từ đó gọi lực lượng đặc biệt đến bốc tù binh đi. Làm như vậy cuộc hành quân dễ thất bại, dù cho có thành công th́ hy vọng giải thoát tất cả các tù binh cũng sẽ tiêu tan. Cả hai trại đều nằm trong khu vực hẻo lánh, là những mục tiêu đầy hứa hẹn cho một cuộc giải thoát tù binh lớn hơn, quy mô hơn. Mọi giải pháp được đưa ra là dùng một cuộc tập kích nhỏ đơn giản vào trại tù Sơn Tây mà nơi xuất phát từ những địa điểm của CIA ở biên giới Lào, cách Sơn Tây khoảng 155 dặm. Địa điểm này khá gần với mục tiêu, trực thăng có thể bay đi bay về mà không phải tiếp dầu trên không. Thời gian đó gió mùa đông bắc đă xuất hiện ở Bắc Việt, thời tiết không thuận tiện cho việc lấy thêm dầu trên đường bay, có thể bố trí cho hai hoặc ba trực thăng nằm chờ gần đâu đấy trên đất Lào, trong khi lực lượng tập kích đă lên đường. Những trực thăng này chỉ hoạt động khi tù binh được cứu, hoặc đi t́m và giải cứu cho các trực thăng khác bị bắn rơi, hay bắt buộc phải hạ cánh trong nội địa Bắc Việt. Khu trại Sơn Tây vừa đủ rộng để cho một trực thăng tiến công nhỏ đáp xuống bên trong, việc đó giúp được phần nào cho lực lượng đặc biệt xông thẳng vào các buồng giam trước khi người Bắc Việt kịp phản ứng.

    Một kế hoạch khác là có thể được xuất phát từ Thái Lan, nhưng nó sẽ gây ra một cuộc hành quân lớn và rắc rối hơn. Việc tiếp tế nhiên liệu trên đường bay là cần thiết, thời gian của cuộc hành quân phải tùy thuộc nhiều vào dự báo thời tiết chính xác. Các nhà khí tượng học đă cho họ biết, thời tiết tốt sẽ không đến trước tháng 10 và cuộc tập kích có thể thực hiện về ban đêm.

    Blackburn nghĩ đến thời tiết là yếu tố then chốt và các dữ liệu về khí tượng đă được phân tích nên việc phối hợp thời tiết với việc bay trong đêm có ánh trăng là điều đáng lưu ư. Thời tiết không chắc chắn trong mùa gió này phần nào làm cho Blackburn giảm sự cố gắng, và việc xúc tiến công việc.

    Có nhiều bất lợi để thực hiện vụ tập kích từ một căn cứ gần trên đất Lào, Blackburn đă nghĩ đến và rất coi trọng hệ thống t́nh báo đối phương, v́ công tác t́nh báo Bắc Việt khá hiệu nghiệm, thường biết trước được các cuộc oanh tạc của B.52, xuất phát từ Guam ở cách xa Bắc Việt 2.400 dặm. V́ vậy người Bắc Việt cũng có thể biết được các trực thăng túc trực ở biên giới phía Bắc Lào một cách không khó khăn ǵ. Blackburn đă rút ra một kết luận: “Khi mà hoạt động đối phó với một hệ thống t́nh báo phức tạp, th́ đừng tránh né mập mờ mà phải chắc chắn…”. Blackburn đă đưa ra một phương án là có thể đánh lạc hướng sự chú ư của Bắc Việt ở Sơn Tây bằng cách nhờ hải quân đánh phá Hải Pḥng. Có như vậy th́ mới hy vọng rằng cuộc tập kích đạt trên 90% an toàn. Vogt và Bennett tán thành những nhận xét của Blackburn và hứa hẹn sẽ tŕnh bày ư kiến này lên tham mưu trưởng hỗn hợp.

    Kế hoạch của Blackburn chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tập hợp một nhóm nghiên cứu những việc có thể thực hiện được, gồm 25 người sẵn sàng nhận lệnh để báo cáo với tham mưu trưởng hỗn hợp, thời gian vào khoảng 15 tháng 7 năm 1970.

    Giai đoạn hai kế hoạch cuộc tập kích được chi tiết hóa tiếp theo là sự tập luyện và thi hành.

    Vogt nghĩ rằng 25 người cho một nhóm là quá nhiều nên chỉ cần để một nửa, nhưng Vogt muốn xúc tiến nhanh các phần kế hoạch phải xong trước ngày 30 tháng 6 năm 1970.

    Trưa hôm sau, ngày 2-6, Blackburn và Mayer được đến thuyết tŕnh cho tướng Wheeler nghe và ông ta tỏ ra nhiệt t́nh ủng hộ. Wheeler nói: “Không ai có thể nói không đối với cuộc hành quân này”. Và ông ta muốn biết xem người kế vị ông là đô đốc Moorer có ủng hộ kế hoạch này hay không? Blackburn cho Wheeler biết là đă thuyết tŕnh cho Moorer trước đây, tuy chưa được chi tiết lắm. Giờ đây Wheeler thấy đă đến lúc cho các tham mưu trưởng hỗn hợp và Bộ trưởng Quốc pḥng biết cuộc giải thoát tù binh rộng lớn đă được nghiên cứu. Ông ta đ̣i hỏi phải được thuyết tŕnh cụ thể cho các tham mưu trưởng hỗn hợp, trước khi Wheeler nhân danh chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp viếng thăm khối NATO lần chót.

    Thứ sáu ngày 5 tháng 6, vào khoảng một giờ chiều tại pḥng họp vàng gọi là “TANK”, Blackburn và Mayer được gọi vào để thuyết tŕnh với các tham mưu trưởng hỗn hợp. Blackburn để cho Mayer thuyết tŕnh c̣n ông ta ngồi quan sát thái độ, trông từng vẻ mặt của các vị sỹ quan cấp tướng có mặt ở đấy. Đến khi buổi thuyết tŕnh kết thúc, không có một ai trong số này hỏi thêm một câu hỏi nào. Các vị tướng đều đồng ư rằng SACSA nên xúc tiến việc nghiên cứu sâu sắc, để thực hiện cho được kế hoạch giải thoát các tù binh từ trại Sơn Tây và Ấp Ḷ trở về.

    Theo đà tiến triển, sau cuộc họp họ c̣n thuyết tŕnh cho phụ tá tham mưu trưởng hỗn hợp đặc trách về những cuộc hành quân. Mỗi một vị phụ tá của tham mưu trưởng hỗn hợp có riêng một sư đoàn đặc biệt, từ đó mà SACSA có quyền được rút tuyển bất cứ nhân viên nào, thiết bị ǵ, và chi các ngân khoản mà họ cần để thiết lập tổ chức cuộc tập kích. Hôm sau, Blackburn và Mayer c̣n phải đến Tổng hành dinh của CIA ở bang Virginia, gặp phụ tá đặc biệt của giám đốc về Đông Nam Á là George Carver và phụ tá của ông này là Richard Elliott, về các vấn đề tù binh. SACSA và văn pḥng của Carver làm việc chung gần như hàng ngày. Elliott, Blackburn đă phục vụ trong nhóm hoạt động đặc biệt SOG và với Mayer trong IPWIC.

    Blackburn đă đề nghị với Carver cho một người của CIA thường xuyên nghiên cứu kế hoạch tập kích cộng tác với ông ta. George Carver tán thành ủng hộ việc nghiên cứu kế hoạch đó. Kế hoạch của Blackburn và Mayer được cấp “giấy phép đi săn”, có nghĩa đă được sự đồng ư của Lầu Năm Góc về sự hợp tác và cung cấp những phương tiện mà họ cần dùng để thực hiện kế hoạch giải thoát tù binh. Nhưng từ khi đề xuất, nghiên cứu và thuyết tŕnh đến khi được đồng ư, họ đă mất khá nhiều th́ giờ.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P4


    TRẠM ARLINGTON HALL

    Việc đầu tiên khi được Lầu Năm Góc duyệt y, Blackburn phác thảo một kế hoạch tập kích trại Sơn Tây, mà việc này phải có tin tức t́nh báo nhiều hơn của IPWIC hoặc của nhóm 1127. Trong hồ sơ của ông ta về những trại tù ở Việt Nam cần phải có được những tin tức của DIA, nhưng để có được tin đó không phải là dễ dàng.

    Cục DIA nằm trên một khoảng rộng 87 mẫu Anh, có tường rào kín, được bảo vệ nghiêm ngặt tại trạm Arlington Hall, tiểu bang Virginia, mà người ta thường gọi là “pḥng ngủ của Lầu Năm Góc”. Gọi như vậy là cố ư chỉ trích cơ quan này, v́ mỗi lần có cuộc khủng hoảng bùng nổ, người ta thấy DIA “đang ngủ”. Khi mà trung tướng Donald Bennett sắp trở thành giám đốc DIA, ông ta tự hỏi: “Có phải tôi bị đưa về đấy để chủ tŕ một đám tang hay không?”.

    Gần nửa năm, DIA hoạt động không có người lănh đạo, giám đốc của nó là một trung tướng không quân không hề đến văn pḥng trong suốt 6 tháng v́ ông ta đang bị bệnh nặng. Người phụ tá của ông ta là phó đô đốc hải quân có đến văn pḥng một đôi lần, vào khoảng tháng 5 và tháng 10 năm 1969. Thời gian c̣n lại ông ta cũng đi chữa bệnh. Người thứ ba là trung tướng bộ binh, phục vụ như là một tham mưu trưởng của DIA, đă nghỉ hưu cuối tháng 5 năm 1969, nhưng chưa có người thay thế. Người thứ tư là một trung tướng không quân, từ chối không nhận thứ vị và tiếp tục điều khiển văn pḥng giám đốc của chính ông ta. Sự vắng mặt lănh đạo, không chỉ là vấn đề duy nhất, nếu Bennett thừa hưởng tiếng tăm bê bối của DIA. Mỗi lần có nhiệm vụ người ta đều giao phó cho Bennett một sỹ quan quân đội chuyên nghiệp đă phục vụ 29 năm, một người cao 1 thước 80, xuất thân từ trường vơ bị West Point. Bennett tự cảm thấy ḿnh như bị giam trong chuồng với một con hổ mới. Khi được bay về Washington để tuyên thệ nhậm chức giám đốc mới của cơ quan, ông ta biết Việt Nam sẽ là tiền tuyến của những vấn đề gay cấn đối với ông và đang chờ đợi ông.

    Khi được Bộ trưởng Quốc pḥng Melvin Laird điều khiển việc tuyên thệ tại văn pḥng, để giao phó chức vụ sỹ quan t́nh báo chóp bu của quốc gia, lúc đó, tóc ông c̣n gợn sóng, cắt ngắn, mới ngả màu muối tiêu, mà trong ṿng một năm có kế hoạch tập kích trại tù Sơn Tây mái đầu ông đă bạc trắng.

    Việc đầu tiên của Bennett là thống kê biên bản các vấn đề của DIA với danh sách dài, rất dài, hầu như vô tận. Mở đầu danh sách là những tiếng tăm không lấy ǵ làm thú vị của cơ quan.

    Vào ngày lễ năm 1968, một bản sao của DIA về các thư từ khẩn cấp từ NSA ( Cục an ninh quốc gia Hoa Kỳ) gửi đến, đă bị xếp lộn xộn trong một ngăn tủ. Nội dung thư tín là t́m cách ngăn chặn tin tức của Bắc Triều Tiên về vụ tàu gián điệp Pueblo có thể bị bắt. Nhưng những thư tín này được t́m thấy sau ba tuần khi chiếc tàu đó đă bị bắt, thủy thủ bị cầm tù.

    Một năm sau cũng vào thời điểm đó một cuộc tiến công của Liên Xô vào Tiệp Khắc đă làm ngạc nhiên cộng đồng t́nh báo Mỹ, mặc dầu quân Nga đă tập trung lực lượng bảy tuần trên biên giới Tiệp Khắc. CIA, NSA, DIA và cơ quan trinh sát quốc gia đều có lỗi ngang nhau, nhưng DIA phải hứng chịu sự khiển trách nặng nhất. Thật ra DIA luôn luôn thấy ḿnh bận vào một vài cuộc tranh luận trong tập thể t́nh báo rồi thông thường dẫn đến những thất bại. Những đánh giá về hoạt động của CIA không phải là hay ho ǵ, nhưng cũng không phải là quá tồi tệ. Điều này chứng tỏ CIA đă cố gắng tuyên truyền. CIA là những kẻ ngồi ở ghế lái, nó muốn được ưu tiên gần hơn với Nhà Trắng và kiểm soát kết quả cuối cùng của t́nh báo Hoa Kỳ.
    Theo luật pháp, giám đốc CIA cũng là giám đốc Trung ương t́nh báo cho Tổng thống. Về mặt lư thuyết mỗi một thành viên của tập thể t́nh báo DIA, CIA, Bộ Ngoại giao, Cục NSA, đôi khi cả FBI đều có tiếng nói ngang nhau trong việc cung cấp những tin tức t́nh báo quốc gia. Nhưng CIA lại giữ độc quyền của nó trong việc kiểm tra xem xét lại những tin tức đó trước khi gửi đến Tổng thống.

    Cuối cùng bản tin Trung ương t́nh báo đến hàng ngày ở bàn giấy của Tổng thống là một tài liệu do CIA xuất bản, ít khi có ư kiến bất đồng mà nếu có th́ đă được chú thích ở dưới.

    Khi có những bất đồng giữa CIA và DIA không dễ ǵ được giải quyết, v́ CIA có quá nhiều thế lực và tai mắt: giám đốc Richard Helms có tai mắt bên Tổng thống, khi ông ta cần đến. Trái lại khi Bennett làm việc ở DIA không có một giám đốc nào ngồi ở ghế chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp trong các buổi thuyết tŕnh hàng ngày.

    DIA hoàn toàn tuỳ thuộc vào các nguồn tin t́nh báo khác từ bộ binh, hải quân, không quân hoặc các đơn vị thủy quân lục chiến ở chiến trường, hoặc từ những tin tức t́nh báo ban đầu của CIA, NSA và cơ quan trinh sát quốc gia. DIA không có một nguồn nào riêng cho ḿnh ở Nam Việt Nam.

    DIA không thiếu tin tức ban đầu, có lúc có đến 1.700 điện tín mỗi ngày đến Trung tâm chỉ dẫn. Điều này làm cho nó bối rối trong việc sàng lọc, nghiên cứu và xử lư một khối lượng to lớn như vậy. Cơ quan lại không tuyển mộ được nhân viên cần thiết để làm các việc đó như cơ quan dân sự. Ở đó họ được tiền thưởng hậu hỹ hơn, lại được thăng cấp nữa.

    Ngay sau khi nhậm chức, Bennett sa thải một lúc 38 người không có năng lực.

    Ngoài những vấn đề đó, Bennett c̣n biết một số câu hỏi mà các chuyên viên phân tích của ông ta phải giải đáp, nếu muốn cho cuộc tập kích trại tù Sơn Tây có nhiều hy vọng thành công. V́ số đông ở nội bộ c̣n chống lại cuộc tập kích mà thực tế trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ chỉ có một lần duy nhất khi tướng Patton, với đội quân thứ ba đi giải thoát một trại tù binh Mỹ ở Đức quốc xă trong đó có người con rể của ông ta. Cuộc tập kích thành công, nhưng trên đường về những người đi giải thoát lại lọt vào một ổ phục kích của quân Đức và bị tổn thất nặng nề.

    Mặc dầu đa số chống lại cuộc tập kích, nhưng quan điểm của Bennett vẫn kiên quyết giao cho Blackburn và những cộng sự của ông ta là những t́nh báo viên lợi hại nhất của DIA. Những người đó - phụ tá giám đốc cơ quan đặc trách về t́nh báo là trung tướng không quân Richard Steward, ông là sỹ quan chóp bu t́nh báo DIA. Một trong số trợ tá của ông ta là đại tá bộ binh Thomas Steinhauser, cầm đầu phân bộ tác chiến của DIA. Ngoài ra c̣n có đại úy hải quân John “Spots” Harris cầm đầu văn pḥng hỗ trợ sản xuất các phương tiện của trạm Arlington Hall, cũng được điều đến DIA để yểm trợ và chuẩn bị kế hoạch cho Blackburn.

    Harris cũng giống như một công chức hành chính quan liêu, hoặc một giám đốc hơn là một chuyên viên t́nh báo. Song đối với người cầm đầu IPWIC Harris lại là một tiêu biểu của sự hợp lư để phối hợp công việc của DIA về cuộc giải thoát tù binh. Ông ta không mềm dẻo và phản ứng nhanh như một vài người đă đề xuất chuẩn bị cuộc tập kích Sơn Tây, nhưng lại là người cẩn thận trong kế hoạch tập kích và đă t́m cách moi móc phụ tá giám đốc CIA những tin tức về tù binh Mỹ mà CIA nắm được để giúp cho cuộc tập kích.

    Harris đă thu xếp và chọn lựa được một vài người giỏi nhất của DIA để phục vụ cho cuộc tập kích này. Một trong số những người đó có bí số GS17 là John Hughes, một viên chức cao cấp dân sự phụ tá giám đốc pḥng thu thập và kiểm soát của DIA.

    Hughes làm việc ở Lầu Năm Góc với chuyên môn là kiểm soát công việc của cơ quan Trung tâm quốc gia giải thích ảnh chụp. Là một người khá thành thạo công việc, đă từng quan hệ với các hăng Kodak, Hycon… để thúc đẩy họ sản xuất những ống kính, máy ảnh tốt, những phim có hiệu quả hơn. Hughes nổi tiếng từ năm 1962 khi ông ta phân tích phát hiện được căn cứ lập giàn hoả tiễn tầm trung b́nh ở Cuba.
    Đối với cuộc tập kích Sơn Tây, Hughes đă sưu tập được một số ảnh chụp qua vệ tinh trinh sát, máy bay SR-71, máy bay RF4 bay ở độ thấp và độ cao khác nhau. Sau cùng là những chuyên viên t́nh báo về thời tiết, giao thông mà DIA có thể cần đến. Ở các bộ phận trong phạm vi cơ quan và cả Cục An ninh quốc gia cũng được điều động đến giúp đỡ những người chuẩn bị kế hoạch tập kích Sơn Tây.

    Blackburn triệu tập nhóm nghiên cứu thực hiện gồm 15 người tại trạm Arlington Hall. Sáng thứ sáu ngày 10-6-1970 nhóm họp trong một pḥng có nhiều phương tiện bảo đảm của một đơn vị phản gián được dọn dẹp trước, chắc chắn là không có một ai gắn máy nghe trộm. Thành phần phiên họp có bảy người thuộc không lực, ba người thuộc bộ binh, một người thuộc hải quân, một người thuộc thủy quân lục chiến. Đại úy không lực James Jacobs và trung úy thủy quân lục chiến James Brinson đại diện cho DIA. Thượng sĩ bộ binh Donald Davis là hạ sĩ quan duy nhất trong nhóm và hai thư kư dân sự Frances Earley của SACSA và một t́nh báo của không lực, Barbara Stronisder.

    Chủ tọa phiên họp đầu tiên này là đại tá bộ binh William “Clint” Norman , một cựu binh trong lực lượng đặc biệt của SACSA là một chỉ huy giỏi nhất của căn cứ Fort Bragg, nhưng sau đó ông ta đi nghỉ một tháng theo thường lệ và Norman không c̣n được trong nhóm nghiên cứu nữa. Một đại tá được cử thay thế là Frisbie, một thành viên khác nhiều tuổi. Ở những buổi họp sau này Frisbie bí mật chọn thêm một số sĩ quan nữa, điều này đă làm cho Blackburn và Mayer không tán thành.

    Một thành viên khác đă nhiều tuổi thuộc nhóm nghiên cứu bộ binh là trung tá Thomas Minor, cũng được ban giám đốc quốc tế công dân vụ bổ nhiệm. Khi kế hoạch về cuộc họp tập kích Sơn Tây mở màn, Minor tỏ ra là người xuất sắc. Là con người mảnh khảnh dịu dàng, tóc hoa râm, tác phong làm việc tỉ mỉ, bao quát, luôn luôn mang đến cho nhóm những ǵ khi cần bộ binh hỗ trợ. Keith Grimes là trung tá và cũng là nhà khí tượng học đang làm ở học viện không quân tại căn cứ Maxwell được Blackburn chỉ đích danh để phục vụ cuộc tập kích.

    Người có cấp bậc thấp nhất trong nhóm là hạ sĩ bộ binh Donald Davis, được chỉ định từ nhóm thứ 6 của lực lượng đặc biệt ở căn cứ Fort Bragg. Anh ta là h́nh ảnh của một con người mũ nồi xanh, gầy, tóc cắt ngắn như đầu Một thanh niên khác cũng được chỉ định từ căn cứ Fort Bragg là thiếu tá Morris do Tổng hành dinh của Trung tâm chiến tranh đặc biệt John Kennedy bổ nhiệm. Anh ta là một người thiết kế sắc bén nhất của kế hoạch tập kích. Và một người nữa là trung tá không quân Warner A. Britton, quê ở bang Alabama là cựu phi công trực thăng, tóc hoa râm, đeo kính gọng vàng giống một giáo sư toán học hơn là người đă bay vào Bắc Việt Nam cũng được điều từ Trung tâm giải thoát t́m kiếm bằng máy bay tại căn cứ không lực Eglin ở Florida. Britton sau này đă tuyển mộ hầu hết phi hành đoàn lái trực thăng vào Sơn Tây.

    C̣n ba chuyên viên t́nh báo hoạt động trong nhóm không lực là trung tá Ropka, thiếu tá Andraitis và đại úy Knops. Ropka là sĩ quan cao cấp về những hoạt động của nhóm là một người trầm lặng, nhiệt t́nh nhưng dễ bị chinh phục. Mọi người trong nhóm đă phải nói ông ta là một đầu óc thật sự làm kế hoạch Sơn Tây.
    Andraitis là một trong những chuyên gia thiết kế cao cấp trong t́nh báo không quân, là người chuyên giải thích các ảnh chụp của Washington. Knops ít tuổi hơn, cũng là một chuyên gia t́nh báo rất tự tin, và sẵn sàng làm bất cứ việc ǵ. Một thành viên trong nhóm nhận xét: “Ngồi trong pḥng ra-đa về Bắc Việt Nam, anh ta biết một cách rơ ràng một khi có một ai đó sơ hở”.

    Nhóm nghiên cứu, thực hiện kế hoạch của SACSA họp ngày, họp đêm, nhiều tuần làm việc căng thẳng. Đại tá Rudolph C. Koller và Watkins thường xuyên được mời đến nhóm hoạt động mặt đất 1127 của căn cứ Fort Belvoir. Một chuyên viên dân sự của CIA cũng cộng tác chặt chẽ với nhóm tập kích là Dick Elliott. Tuy nhiên Blackburn và Mayer quan tâm đến phạm vi CIA có thể tham gia vào công việc. Thứ nhất là họ cần có những tin t́nh báo mà CIA thu thập được, thứ hai là cuộc tập kích phải xuất phát từ căn cứ của CIA, ở những địa điểm trên biên giới Lào.

    Khi Blackburn và Mayer cho Wheeler biết rơ điểm này, ông ta đă viết thư cho Richard Helms, giám đốc CIA yêu cầu CIA ủng hộ kế hoạch giải thoát tù binh. Richard Helms đă có thư trả lời hứa hợp tác toàn diện và cho người của CIA sẵn sàng cộng tác với nhóm nghiên cứu. V́ vậy không lấy ǵ làm ngạc nhiên khi thấy CIA đă nhúng tay sâu vào kế hoạch hành động của các tham mưu trưởng hỗn hợp.

    Đầu tháng 7-1970 kế hoạch tập kích phải được hoàn chỉnh để báo cáo với các tham mưu trưởng hỗn hợp. Sau đó làm lễ bàn giao tiễn chân người ra đi. Vào thời gian này Tổng thống Nixon báo tin cho Hà Nội biết Mỹ sẵn sàng tiếp tục thương thuyết hoà b́nh một cách nghiêm túc. Mỹ đă bổ nhiệm David Bruce, một trong những nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ tại hội nghị ở Paris.

    Thứ năm ngày 2-7, chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp Wheeler xin nghỉ hưu sau sáu năm dài mệt mỏi, nhưng có ư nghĩa quyết định nhất của một cuộc chiến tranh thứ ba ở ngoại quốc. Một cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử Hoa Kỳ.

    KẾ HOẠCH

    Ngày 10 tháng 7 năm 1970, Moorer chủ tọa phiên họp đầu tiên ở cương vị chủ tịch tham mưu trưởng hỗn hợp. Mục quan trọng hàng đầu trong lịch tŕnh làm việc là sự giới thiệu của Blackburn về nhiệm vụ giải thoát tù binh Mỹ ở Sơn Tây mà kế hoạch đă được chuẩn bị trước gần một tháng rưỡi.

    Moorer đồng ư như là người làm việc trước ông ta. Giờ đây ông ta muốn tạo ra một cái ǵ sôi động, tạo ra một viễn cảnh rơ ràng hơn về cuộc chiến tranh. Việc giải thoát được một ít tù binh hoặc chí ít ra làm thử việc Ông ta nghĩ nó có thể mang về cho Hoa Kỳ 50 hoặc 60 người tù binh, cái đó sẽ được coi như là ánh sáng mới rọi vào tính chất của người Bắc Việt Nam. Ông ta c̣n muốn cho các gia đ́nh, cho vợ con các tù binh biết rằng, Lầu Năm Góc đă thực sự hành động, chứ không phải múa may, quay cuồng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

    Hơn nữa, Moorer cũng cảm thấy cá nhân ḿnh hoà nhập làm một với những tù binh và những người mất tích khi thừa hành phận sự. Cách đây 29 năm về trước, ông ta cũng suưt trở thành tù binh ở Trân Châu Cảng, khi lái chiếc thủy phi cơ Catalina PBY hai động cơ bay trinh sát gần một căn cứ Nhật Bản ở miền đông đảo Nam Dương th́ bị máy bay Nhật tiến công. Bị thương trong lúc đụng độ, Moorer đă lái chiếc phi cơ bị cháy và hỏng nặng đáp xuống an toàn rồi dùng bè cấp cứu và được chiếc tàu hàng Philippines vớt lên. Nhưng rồi tàu này cũng bị máy bay Nhật đánh ch́m, ông ta đă nhờ một cánh buồm nhỏ, lái theo chiều gió về đảo Melvin ngoài khơi Australia và được một chiếc tàu ngầm cứu sống.

    26 năm sau, ngày 28 tháng 6 năm1967, Moorer nghe đài tường thuật về vụ oanh kích trên Bắc Việt và biết được một trong những bạn thân của ông ta lái máy bay oanh tạc đă bị bắn rơi là đại úy Lauren, chỉ huy phi đội F.4 của hàng không mẫu hạm USS Enterprise chạy bằng năng lượng hạt nhân. Suốt 5 năm trời Lauren là sỹ quan chấp hành và phụ tá cao cấp của Moorer nên Moorer coi con người cao, trầm lặng, trẻ, quê ở Texas gần như là con đẻ của ḿnh, là người duy nhất mà ông ta tin cậy. Đă 6 tháng qua Lauren rời Lầu Năm Góc để chỉ huy phi đội tiến công mà có lần Moorer đă dùng máy bay hành khách nhỏ của hải quân rời Sài G̣n đến hàng không mẫu hạm USS Enterprise để thăm hỏi.

    Moorer đă theo dơi chuyến bay oanh kích của Lauren vào Hải Pḥng và ông ta đă lặng người đi khi được tin Lauren bị bắt khi máy bay bị trọng thương và lao xuống biển. Hơn ba năm sau, Lauren vẫn ở trong trại tù của Bắc Việt Nam nên khi được tham gia vào kế hoạch giải thoát tù binh, Moorer quan tâm đặc biệt điều này.

    Trong thời gian đó, tin tức t́nh báo DIA cho biết chi tiết của 61 tù binh, về tên tuổi, chức vụ nhưng lại không có Lauren. Trại Sơn Tây và trại tù gần đấy đă bỏ trống. Ư kiến đầu tiên của Moorer là phải băi bỏ tập kích. Moorer cho rằng tập kích có thể gặp những hậu quả bất ngờ, hỏi sự thành công hay thất bại có ư nghĩa như thế nào đối với những tù nhân, với số tù binh c̣n lại, chẳng hạn như Lauren và tù binh sẽ bị đối xử như thế nào, cứng rắn hay xấu hơn chăng?

    Bennett đồng ư, vấn đề này đă làm ông băn khoăn và ông ta yêu cầu CIA giúp đỡ. Thế là công việc được giao cho Ken Brock, D.Elliot, William Miller là những chuyên viên cao cấp về tù binh. Người mà Brock để ư đến nhiều là Dolf Droge, chuyên viên về Việt Nam của Hội đồng an ninh quốc gia. Một người cao lớn, có bộ mặt lồi lơm, đă ba lần phục vụ ở Việt Nam và Lào, là người của cơ quan phát triển quốc tế. Droge nói tiếng Việt Nam thông thạo, có thể hiểu được nền văn hóa và con người Việt Nam hơn cả một vài quan chức chóp bu của miền Nam Việt Nam. Brock không nói cho Droge về một cuộc tập kích trại tù Sơn Tây đang được trù tính mà chỉ hỏi ông ta một câu về giả thiết: “Điều ǵ Bắc Việt Nam sẽ thi hành với những tù binh khác, nếu như một trong những trại tù bị tập kích và một nhóm tù binh được giải thoát”.

    Droge không một giây do dự, đáp lại rằng: “Thành công hay thất bại, đó là việc lớn nhất mà Hoa Kỳ có thể làm đối với những tù nhân”. Ông ta tiên đoán rằng: “sự đối xử của họ sẽ lập tức được cải thiện”, nhưng trái lại ông ta thấy nên phân tích và kết luận rằng “có thể sẽ là một sự siết chặt an ninh toàn diện”.

    Một vấn đề khác mà Moorer, Bennett, Blackburn cho rằng liệu có nên giữ bí mật vụ tập kích cho dù nó thành công? Một trong những lư do cho cuộc tập kích là làm tăng thêm các cú đấm cho ḥa đàm ở Paris. Và tại sao lại không báo cho đại sứ David Bruce, nhà thương thuyết của Mỹ ở Paris biết trước khi có cuộc tập kích? Rồi khi các chuyến bay chở các tù nhân trở về th́ lúc đó Bruce sẽ đ̣i gặp phái đoàn Bắc Việt Nam ngay lập tức và nói thẳng với người Bắc Việt Nam rằng: Chúng tôi đă xâm nhập và giải thoát 61 tù binh, mặc dù các ông không chấp nhận, nhưng chúng tôi sẽ đưa lên báo chí, với hàng tít lớn để cho thế giới biết về sự đối xử của các ông với tù binh, nhưng chúng tôi không làm thế! Chúng tôi không làm rùm beng, thậm chí không nói đến cuộc giải thoát, và chắc chắn các ông cũng không muốn để cho Hội Hồng thập tự quốc tế thanh tra thường xuyên đến với các ông.

    Nghe SACSA thuyết tŕnh, các tham mưu trưởng hỗn hợp càng thấy sự giải thoát 61 người đó ngày càng có thể thực hiện được. Norman Frisbie tiếp tục thuyết tŕnh chi tiết về kế hoạch của nhóm nghiên cứu. Rơ ràng từ những dữ kiện t́nh báo cần thiết cho cuộc tập kích do Bennett tập hợp là có lư. Những h́nh ảnh chụp được ở độ thấp do máy bay trinh sát không người lái “Trâu điên” và những h́nh ảnh chụp được ở độ cao do SR-71 xác nhận rằng trại tù ở vào chỗ cô lập và có hoạt động. Nó nằm trên một vùng giữa những ruộng lúa, ít nhất là cách những nhà ở của dân tại thị xă Sơn Tây về phía đông nam một cây số.

    Mặc dù trại tù biệt lập, nhưng vẫn có nhiều căn cứ quân sự của người Bắc Việt Nam trong vài dặm. Tất cả có khoảng 12.000 bộ đội Bắc Việt đang ở cách đó chừng 10 đến 15 phút đường xe chạy trong điều kiện ban ngày b́nh thường, nhưng sự đe dọa đầu tiên sẽ là từ ba căn cứ trong ṿng 10 cây số quanh mục tiêu ở phía nam Sơn Tây và từ những nơi bộ đội Bắc Việt đóng trong thị trấn Sơn Tây. DIA c̣n nhận biết được các đơn vị đó là những binh sĩ thuộc trung đoàn bộ binh 12. Trường pháo binh Sơn Tây là căn cứ quân sự gần nhất. Frisbie cho các tham mưu trưởng hỗn hợp thấy những con đường tiến đến gần trường trung học và đến gần mục tiêu. Ngoài ra có một kho quân trang ở Sơn Tây với khoảng 1.000 nhân viên hậu cần, nhưng phải mất 20 phút đường xe chạy trong điều kiện ban ngày b́nh thường mới đến được trại tù.

    Sau cùng có khoảng 500 quân và 50 xe tại một căn cứ pḥng không ở phía Tây Nam, nếu ban ngày họ có thể phản ứng trong ṿng từ 20 đến 25 phút. Ngoài ra c̣n có một vị trí khác gần Sơn Tây ở phía nam khoảng 500 mét, qua một kênh nhỏ mà các chuyên viên t́nh báo ghi là trường trung học.

    Theo Frisbie trại tù Sơn Tây gồm hai bộ phận riêng biệt. Một bộ phận vừa được mở rộng, có tường bao quanh và một khu hành chính gồm có một số nhà phụ thuộc. Chỉ có một đường tải điện và một đường điện thoại chạy vào nhà tham mưu ngay phía ngoài cổng chính. C̣n trại của bảo vệ ở bên ngoài bức tường phía đông.

    Theo các chuyên viên phân tích của DIA, ước lượng có khoảng 45 người Bắc Việt Nam ở đấy. Những tù nhân bị giam trong bốn dăy nhà của khu trại, có ba tháp canh dọc theo tường cao gần bốn mét. Tháp canh thứ ba đặt ở cổng chính về phía đông. Theo các ảnh chụp, nơi đây thỉnh thoảng tù nhân bị đẩy vào, có thể họ bị phạt về một hành động sai trái nào đó.

    Các ảnh chụp trinh sát cũng nhận ra lốm đốm các tù nhân ở ngoài sân trại tù. Một khoảng đất trống trải bằng sân bóng chuyền, có cây trồng sát tường, cao gần 80 thước vừa đủ chỗ cho một chiếc trực thăng UH-1 và một toán từ 6 đến 8 người phản kích đáp xuống trong khu trại. Nếu việc đó làm được sẽ có một vài người có thể đi vào xà lim, trước khi những người bảo vệ phản ứng.

    Bên ngoài bức tường phía nam có một khoảng đất trống vừa đủ cho nhiều trực thăng cỡ lớn đáp xuống với lực lượng tập kính c̣n lại. Từ chỗ đó họ sẽ phá vỡ một lỗ ở bức tường để cho nhiều người nhảy vào trong giải thoát tù binh dẫn hoặc khiêng tù binh đi ra (v́ một vài người bị bệnh nặng).

    Trong khi bắt đầu đánh phá cổng chính th́ một lực lượng tập kích khác phải chống lại những người bảo vệ ở khu ngoài trại tù, phải bố trí chắn con đường phía đông, để ngăn ngừa tiếp viện hoặc lực lượng phản ứng không cho họ đến trại tù.

    Những chiếc trực thăng khác, đưa lực lượng tập kích đến, nhưng lực lượng này phải đáp xuống ruộng lúa xa hơn, sẵn sàng ập vào trại tù, khi được gọi đến hỗ trợ cho việc giải thoát tù binh.

    Cuộc tập kích phải được tiến hành vào ban đêm để lợi dụng yếu tố bất ngờ, và làm giảm bớt số trực thăng bay vào Bắc Việt Nam để tránh sự phát hiện. Những pháo sáng được thả ít giây trước khi những trực thăng đáp xuống để làm loá mắt những người bảo vệ (những người tập kích có đeo kính chống loá mắt) và cũng để trực thăng đáp xuống an toàn. Tất cả những việc đó phải diễn ra rất nhanh. V́ Blackburn đă tính toán rằng, nếu bộ đội pháo binh Việt Nam ở trường pháo binh Sơn Tây khi được báo động, muốn đến đó cũng phải mất 30 phút.

    Trên những cơ sở đó, kế hoạch cuộc tập kích phải mất trên 26 phút, các trực thăng sẽ bay về Lào trước khi chiếc xe đầu tiên của họ đến gần bức tường của trại tù.

    Sau khi Blackburn và Frisbie chấm dứt buổi thuyết tŕnh kế hoạch th́ rất ít người thắc mắc, chỉ có những câu hỏi của người chỉ huy mới của hải quân là đô đốc Elmo R. Zumwalt mà thôi, nhưng lại không tập trung vào cuộc tập kích mà chỉ hỏi mục đích cuộc giải thoát có ích ǵ không. Có chăng đó là một hành động có thể mở đường cho cuộc hoà đàm ở Paris tiến tới việc thả các tù nhân và làm cho Hoa Kỳ có thể điều đ́nh với Hà Nội về việc đối xử với các tù binh hoặc để biết thêm tin tức về những người bị mất tích trong lúc thừa hành nhiệm vụ.

    Tướng Bruce Palmer, phụ tá tham mưu trưởng hỗn hợp đưa ra một câu hỏi: “Có chắc chắn rằng cuộc tập kích trở về mà không gây thêm một vài người lính, người lái bị bắt vào các trại tù của Bắc Việt Nam nữa hay không”. Sau khi câu hỏi được trả lời Bruce Palmer tỏ ư khen ngợi: “Kế hoạch đă thuyết phục được tôi, họ nhất định thành công!”.

    Blackburn c̣n giải thích về việc tính toán thời gian là tùy thuộc vào thời tiết, ví dụ những trận mưa và gió mùa ở Bắc Việt. Các chuyên viên về thời tiết, đă đồng ư rằng cuối tháng 10 và tháng 11 mới có điều kiện an toàn cho cuộc tập kích. Dù sao trong thời gian đấy, ánh sáng trăng ở phía đông cũng sẽ giúp cho các máy bay trực thăng nhận rơ đường bay từ biên giới Lào đến Sơn Tây, và đủ ánh sáng hay ở độ thấp để thu hẹp diện rộng bị phát hiện.

    Các tham mưu trưởng hỗn hợp đă chấp nhận kế hoạch và đ̣i hỏi phải chi tiết hóa hơn nữa, đó là điều cần thiết cho một đội đặc nhiệm hỗn hợp. Một lực lượng cho nhiệm vụ sẽ được tổ chức huấn luyện kỹ càng để thực hiện cuộc hành quân tập kích.

    Blackburn hy vọng được cầm đầu cuộc tập kích và Mayer làm phụ tá. Nhưng John W. Vogt người chỉ huy của ông đă khước từ và chỉ chấp nhận nhiệm vụ của Blackburn là người làm kế hoạch tập kích, c̣n chỉ huy phải để cho người khác.

    Blackburn biết rằng tên của ông ta đă được đưa vào danh sách đặc biệt là không được đi vào những vùng nguy hiểm v́ cần phải giải quyết nhiều việc khác về hoạt động t́nh báo.

    John W. Vogt đă gặp Mayer giải thích rằng đừng nôn nóng về việc đó: muốn điều khiển việc đó phải mất nhiều tháng nữa để chuẩn bị cho cuộc tập kích được sẵn sàng. Nếu tôi cử anh làm việc đó, th́ chúng tôi sẽ không cần các anh ở Ban tham mưu hỗn hợp.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P5


    Căn cứ Fort Bragg, tiểu bang Bắc Carolina

    Tại căn cứ Fort Bragg, tiểu bang Bắc Carolina, ngày 11 tháng 7 năm 1970, đại tá bộ binh Simons đang bận rộn sắp xếp và phân loại đồ cổ bằng đồng thau ở Việt Nam, mà ông ta đă thu thập như: ống nhổ, bô buồng ngủ, hộp điếu bát, hộp đựng thuốc hút đầu rồng và một lô khác v.v… Chuông điện thoại bỗng reo vang. Simons vội cầm lấy ống nói. Nghe giọng nói quen thuộc, Simons đă nhận ra tiếng Blackburn. Ông ta thông báo với Simons rằng: tôi đang cần anh cộng tác với tôi một việc. Qua nội dung câu chuyện, Simons đă có linh cảm là h́nh như ông chuẩn bị trở lại Việt Nam lần thứ tư. Sau khi câu chuyện chấm dứt, bà vợ của Simons đă hét toáng lên: “Cứ mỗi lần Blackburn đến là có thêm một tin xấu, anh đừng cộng tác với ông ta nữa”. Simons trở nên buồn rầu, ngắm nh́n đống đồ cổ. Ông hy vọng là được chăm chút, lau chùi chúng, nhưng giờ đây, thế là phải xếp xó. Đối với một vài thứ đă có từ mấy thế kỷ nay. Nhưng những thứ đồ đồng thau này chưa phải là tất cả mà c̣n bao nhiêu thứ khác nữa Simons đă giành được ở Việt Nam. Ông c̣n có cả một kho lưu niệm về các loại vũ khí như: súng trường, súng lục các loại. Có thể nói: nếu như các anh chàng chơi súng mà được nh́n thấy cũng phải thèm thuồng.

    Blackburn và Mayer đến căn cứ Fort Bragg với hai mục đích. Một là xem Simons có sẵn sàng chỉ huy cuộc tập kích trại tù Sơn Tây hay không. Nhưng họ phải giữ bí mật về kế hoạch, nhiệm vụ đi giải thoát với Simons. Hai là nếu căn cứ Fort Bragg được chọn làm băi tập th́ một sĩ quan bộ binh sẽ là chỉ huy trưởng nhiệm vụ và một phụ tá không lực giúp việc. Nếu căn cứ Eglin được chọn th́ chỉ huy trưởng là người của không lực, c̣n phụ tá phải là sĩ quan bộ binh do SACSA quyết định.

    Blackburn và Mayer biết rằng Simons bị đau tim nhẹ trước khi đi Trung Quốc, ông ta vừa trở lại phục vụ như là một sĩ quan bổ sung. Nhưng khi gặp Simons, Blackburn và Mayer cảm thấy phấn khởi mừng rỡ v́ Simons đă hoàn toàn b́nh phục.

    Simons nhớ lại trong một bữa ăn trưa cùng với Blackburn và Mayer. Blackburn đă hỏi Simons rằng: có thích dẫn đầu một nhiệm vụ sôi nổi chăng, có thể là nhiệm vụ gay gắt đấy! Simons biết thừa rằng không nên hỏi việc đó là việc ǵ. Nếu Blackburn đă nhúng tay vào th́ đó là việc không phải hay ho ǵ! Simons chỉ đáp một tiếng: Vâng? Được, tôi không cần biết ǵ thêm nữa. Không có sự bàn căi ǵ về vụ tập kích, cũng không nói ǵ đến việc xâm nhập Bắc Việt Nam.

    Ba người bắt đầu thảo luận về các nhân vật, loại người nào mà Simons có thể đưa vào làm việc. Một vài sĩ quan trước đây đă làm với ông ta hiện lên trên trí nhớ của Simons, nhưng có một số không thể có mặt, v́ họ đang ở Việt Nam, hoặc ở Tây Đức, hoặc được bổ nhiệm làm công việc khác ở Hoa Kỳ. Nếu như gọi họ lại bằng sự vụ lệnh, th́ sẽ gây ra phiền phức, gây ra nhiều câu hỏi. Nhưng c̣n có một số sĩ quan có thể tham gia được như: Sydnor, Meadows, Peshkin…

    Căn cứ Fort Bragg, một địa điểm lư tưởng để huấn luyện, là một vùng đất rộng 130.698 ha dành riêng cho đội quân chiến lược, v́ bộ binh và không quân có những bài học huấn luyện hỗn hợp thường xuyên, dù có thêm một tổ chức nữa đến tập th́ cũng không hề gây ra sự chú ư nào đáng kể.

    Khu đất dành riêng này và các vùng bao quanh đều do quân đội thuê thêm. Họ thường sử dụng những chương tŕnh huấn luyện do căn cứ Fort Bragg đề ra với các toán lực lượng của nó, do phân bộ hàng không 82 điều khiển. Căn cứ Fort Bragg lại là nơi huấn luyện mà phần đông là những người t́nh nguyện vào các lực lượng đặc biệt của bộ binh.

    C̣n một nơi khác gọi là “Trung tâm chiến tranh” của lực lượng không quân đặt tại căn cứ không lực Eglin cũng là một vùng đất rộng gần 464.980 ha, nằm trên phần h́nh cán xoong phía bắc Florida. Nó c̣n một thuận lợi là có gần 44.000 mét vuông mặt nước để tập, thí nghiệm mà không bị ảnh hưởng đến đầu mối giao thông khác. Đây cũng là nơi tập dượt của Trung tâm huấn luyện cấp cứu và t́m kiếm bằng máy bay và cũng là cánh tay hoạt động đặc biệt của không lực Hoa Kỳ - USAF. Hầu hết các đoàn trực thăng và máy bay C.130 đi cấp cứu hoặc tiếp tế đều xuất phát từ các đơn vị này.

    Sau nhiều lần bay trên căn cứ Fort Bragg và Eglin để lựa chọn địa điểm huấn luyện lực lượng tập kích trại tù Sơn Tây, Blackburn và Mayer quyết định đến Lầu Năm Góc với một mật lệnh dự thảo cho đô đốc Moorer kư để sử dụng căn cứ không lực Eglin làm nơi huấn luyện cho nhóm nhiệm vụ khẩn cấp hỗn hợp và lệnh cho không lực bổ nhiệm một vị chỉ huy.

    Từ đó hoạt động của nhóm tập kích trại tù Sơn Tây đă có một cái tên mới đúng hơn là một mật danh “Bờ Biển Ngà”.

    Người phụ trách liên lạc phối hợp của tham mưu trưởng hỗn hợp là đại tá Mayer ở SACSA. Blackburn đă đề nghị với tướng Palmer, phụ tá tham mưu trưởng bộ binh, chỉ định Simons làm phụ tá chỉ huy nhóm nhiệm vụ khẩn cấp hỗn hợp và cầm đầu vụ tập kích Sơn Tây.

    Palmer đă từng biết Simons là một lănh đạo tác chiến, là một chuyên viên của những hoạt động đặc biệt từ chiến tranh thế giới thứ hai nên ông ta đă kư ngay lệnh.

    Sau khi được Palmer đồng ư cử Simons cầm đầu vụ tập kích Sơn Tây, Blackburn cảm thấy nhẹ người và thầm nghĩ đến sự thành công lớn lao cho cuộc hành quân. Điều mà Blackburn tin tưởng là có cơ sở, v́ ông ta biết Simons trong 28 năm qua và đă gặp nhau nhiều lần. Simons có thể làm mọi việc và sẽ làm hết sức ḿnh, khi Blackburn nói đây là một việc quan trọng.

    Simons ở tuổi 52, nhưng trông như là một con ḅ mộng, đôi vai rộng, nặng 190 cân Anh, gần giống như pho tượng tạc trên ḥn đá, cổ to, tóc thưa, lông mày rậm, với cái mũi cao như mỏ diều hâu, đôi tai to với hai nếp nhăn chạy dài từ hai bên mũi ṿng quanh miệng xuống cằm.

    Nhiều người đă biết Simons và gọi ông ta là một người không biết sợ. Ông ta cũng thường nói: “Cái chết vẫn lởn vởn bên tôi, tôi không muốn những người ở bên tôi bắn mà không trúng đích”. Ông ta đă từng xông pha vào lửa đạn của khá nhiều trận chiến đấu để chấp nhận sự đổ máu ở chiến trường như là sự may rủi của nghề nghiệp chiến tranh, nói cho cùng là một công việc khốn nạn mà phải nhúng tay vào. Có lần ông ta nói: “Nếu lịch sử là người thầy th́ nó dạy cho ta rằng, khi mà ta thản nhiên hoặc mất ư chí chiến đấu th́ không phải là ai khác mà kẻ thù của chúng ta sẽ đập nát chúng ta”.

    Năm 1941, Simons mới là hạ sĩ quan pháo binh. Sau khi tốt nghiệp đại học Missouri gia nhập đội pháo binh có ngựa kéo và được cử sang New Guinea. Sau 60 ngày đến đó và hoạt động không có hiệu quả, Simons lại được chuyển sang đơn vị pháo binh cơ động xâm chiếm Philippines. Khi đánh nhau với quân Nhật, Simons đă dẫn đầu đơn vị của ḿnh đánh úp một căn cứ ra-đa của Nhật ở Philippines. Và Simons đă cho đơn vị nă pháo bắn che chở cho đội quân hoạt động đặc biệt của Blackburn khi đội quân này đánh chiếm một sân bay của Nhật. Từ đó hai người quen nhau và cũng không có điều kiện để gặp nhau nữa.

    Năm 1957, Simons được điều về căn cứ Fort Bragg và được phân công làm sĩ quan báo chí, thông tin công cộng. Theo Simons đấy là một “kỷ luật” đối với ông. Gần một năm ở căn cứ Fort Bragg, Simons đă xin cấp trên “giải phóng” cho ông ta, và được bổ nhiệm sang công tác ở trường chiến tranh đặc biệt.

    Trong thời gian đó, Blackburn đang chỉ huy lực lượng đặc biệt 77. Sau chuyến công tác ở Việt Nam trở về, Blackburn gặp Simons và đă cử Simons phụ trách một tiểu đoàn. Từ đó hai người được gần nhau và đều hoạt động phụng sự cho loại chiến tranh không chính đáng nên lại càng trở thành đôi bạn rất thân nhau.

    Năm 1960, Blackburn được giao nhiệm vụ tổ chức nhóm hoạt động bí mật để sang công tác ở Lào, nhưng không được thuận lợi. Trước sự khó khăn đó, Blackburn đă giao cho Simons tuyển mộ lực lượng mới với bí danh là những toán “Sao trắng”. Kết quả Simons đă tuyển được 107 người đi Lào. Trước khi đi Simons nói với họ rằng: “Các anh sắp phải làm một việc mất nhân tâm của các anh. Những người trong các rừng rậm sẽ tiêu diệt các anh, nhưng các anh phải giữ im lặng để t́m cách tiêu diệt họ”.

    Tháng 7-1960, khi họ đến Lào, không một ai nói cho Simons biết ông ta phải huấn luyện ai, huấn luyện cái ǵ mà trên đất Lào đầy rẫy những sự thối nát của chính quyền đương nhiệm. Những hoạt động quân sự của người Bắc Việt Nam thường qua biên giới Lào, c̣n lực lượng quân sự ở Lào th́ quá ít, chỉ có một nhóm bảo vệ dinh thự các ông lớn mà thôi. Rơ ràng cần phải có kiểu một quân đội nào đó? Và Simons quyết định thành lập một quân đội. Khi mà chính phủ không thể tuyển mộ được một người lính nào th́ Simons đành phải tổ chức bắt cóc. Người của ông ta phải đi sục sạo khắp nơi trong nước, làm xáo trộn hàng ngh́n người dân tộc Mèo. Ông ta t́m cách nhốt họ trong các hàng rào dây thép gai, cho họ ăn mặc, dần dần dạy cho họ làm lính đánh giặc. Với cách làm như vậy Simons đă bắt được 12 sư đoàn “t́nh nguyện” có đủ sức đương đầu với quân đội Bắc Việt khi họ hành quân qua biên giới Lào.

    Sau chuyến đi 6 tháng tại Lào, Simons trở về Hoa Kỳ và ông ta lại được cầm đầu một toán lớn lực lượng đặc biệt Mỹ tại Panama. Một thời gian sau đó lại kết hợp với Blackburn hoạt động ở Việt Nam và đă có lúc ông ta chán ngấy và thốt lên: “Tôi dẹp bỏ những cái đó. Tôi biết rằng nếu tôi bị tóm họ sẽ cho người thay thế và vứt bỏ tôi ra phía sau”. Nhưng Blackburn lại không chịu ĺa bỏ Simons mà lại chọn ông ta cầm đầu những nhiệm vụ khó có thể tưởng tượng được trong chiến tranh ở Việt Nam. Đó là cuộc tập kích trại tù Sơn Tây mà Blackburn hy vọng với sự chỉ huy của Simons sẽ đem lại thành công lớn.

    Nhưng mỉa mai thay cho Simons, ngày mà ông ta được chọn để điều khiển cuộc tập kích trại tù Sơn Tây th́ những tù nhân ở Sơn Tây đă được di chuyển đi nơi khác. Qua các ảnh chụp của các máy bay trinh sát một vài tuần trước đấy, các giếng nước bên trong trại tù đă bị cạn khô. Tiếp đó là những trận mưa tai hại của của đợt gió mùa lớn nhất trong năm đă trút xuống Việt Nam.

    Các tù nhân không hiểu được rằng, ngay bên ngoài khu trại, con sông Nhuệ bị ngập nước và dâng cao từ một đến hai thước đến tận bức tường xây của khu trại. Cuộc di chuyển tù nhân được tiến hành rất trật tự, gần như bất ngờ, không phải loại di chuyển hốt hoảng mà họ có dịp biết đến sau này.

    Những người bảo vệ Bắc Việt đă ra lệnh cho các tù nhân tháo gỡ các dây phơi quần áo và lưới, trụ của sân bóng chuyền. Ngày hôm sau, họ cho lợn gà lên mấy xe tải, c̣n tù nhân được lệnh đi xe buưt.

    Đêm ngày 14-6-1970, họ được chở đến những nhà của quân đội mới được sửa sang lại tại Đồng Hới, cách đó 45 dặm về phía đông, mà các tù binh Mỹ đă đặt cho một cái tên mới là trại “Niềm Tin”.

    Chương III

    "BỜ BIỂN NGÀ"

    Những người t́nh nguyện

    Tại căn cứ không lực Eglin ở Florida, thiếu tướng J.Manor nhận được cú điện thoại có vẻ mơ hồ gọi từ Lầu Năm Góc. Ông ta được đề cử chỉ huy một nhiệm vụ đặc biệt cho các tham mưu trưởng hỗn hợp. Ông phải bay đi Washington ngày hôm sau bằng chiếc máy bay chở thư đặc biệt. Tuy nhiên, giữa đường bay lên miền Bắc, ông đáp xuống tại căn cứ không lực Pope Bắc Carolina, vừa đủ thời gian để nắm lấy đại tá bộ binh D.Simons từ căn cứ Fort Bragg ở gần đấy. Họ gặp nhau tại căn cứ không lực Andrews, và được đưa thẳng về Lầu Năm Góc. Ở đấy, họ được nghe thiếu tướng D.Blackburn, Tham mưu trưởng hỗn hợp SACSA, thuyết tŕnh.

    Manor và Blackburn chưa hề gặp nhau nhưng họ đă biết nhau, và Manor có cảm tưởng tốt đối với việc làm của SACSA. Nhân danh người chỉ huy những lực lượng hoạt động đặc biệt của không lực Eglin, người sĩ quan 49 tuổi sinh trưởng ở New York huấn luyện các đội chiến tranh không thông thường để yểm trợ những hoạt động của SOG tại Đông Nam Á. Những sinh viên của ông gồm có các phi hành gia Mỹ, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và có khi cả người Lào. Mục tiêu đào tạo khá chi tiết, từ việc làm trụi lá cây trong rừng rậm và rải truyền đơn trên Bắc Việt Nam cho đến việc đưa vào những toán xâm nhập đặc biệt. Ngoài ra, trong ba năm Manor ở Lầu Năm Góc với tư cách là một sĩ quan cầm đầu của không lực có nhiệm vụ thuyết tŕnh về Đông Nam Á, ông ta c̣n đóng góp cho chiến cuộc Việt Nam nhiều hơn là những việc càn quét “t́m và diệt”, đếm xác và những nhiệm vụ của phi cơ oanh tạc đă làm cho báo chí tường thuật nhiều về những trận đánh ở đó.

    Cũng như Simons, Manor đă tham gia nhiều trận đánh: 345 nhiệm vụ trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến cuộc Việt Nam, 275 nhiệm vụ trong số này là ở Đông Nam Á, nơi mà ông ta chỉ huy phi đội chiến đấu chiến thuật 37 tại Phù Cát. Tuy nhiên, tiếng tăm của họ là khác nhau. Trong bộ binh, Simons được coi trọng như là một người lănh đạo chiến đấu, nhưng ông ta là một sĩ quan bất trị do hành động của ông nhiều khi làm cho cấp trên khó chịu. Trong không lực, Manor là một người tổ chức tinh tường, đă nhanh chóng giành được sự tín nhiệm hoàn toàn của cấp trên. Simons là người hay nói, c̣n Manor th́ trầm lặng. Cả hai đều có khả năng, được kính nể, là những con người nghiêm túc, nhưng họ là “loại mèo khác giống”.

    Chuyến bay đến Washington kết thúc như đă tính toán, và tại Lầu Năm Góc, Manor và Simons lần đầu tiên được nghe về vụ tập kích ở Sơn Tây. Blackburn và Mayer cho Manor biết ông là chỉ huy toàn bộ, là người “chủ” Simons là phụ tá chỉ huy và cầm đầu vụ tập kích. Blackburn và Mayer muốn vận dụng sự phối hợp tại Washington, nơi mà một trong những công việc chính của họ không bị quấy rầy, để cho Manor và Simons có thể tập trung vào việc tuyển mộ, trang bị, huấn luyện lực lượng và thi hành sứ mệnh. Bất cứ thứ ǵ họ cần sẽ được ưu tiên cao nhất mà tham mưu trưởng hỗn hợp cung cấp cho họ. Thật vậy, về sau, Manor nhận được một lá thư của tướng John D.Ryan, Tham mưu trưởng không lực chuyển đến bằng tay. Thư nhắn các vị chỉ huy quan trọng của không lực và chỉ thị cho họ phải ủng hộ hoàn toàn Manor trên cơ sở không được hỏi han ǵ hết.

    Sau khi Manor và Simons xem xét lại khái niệm mà nhóm nghiên cứu thực hiện của Blackburn đă tŕnh bày với các tham mưu trưởng hỗn hợp, hai người bàn luận với nhau và tin rằng vụ tập kích có thể thực hiện được. Nhưng c̣n có một số công việc phải làm, cần thiết có kế hoạch chi tiết, và thành công hay thất bại phần lớn tùy thuộc ở chất lượng của t́nh báo đến với họ. Tại một buổi họp với Bennett, Steward và Harris của DIA, Manor và Simons khoan khoái được nghe rằng bất cứ cái ǵ họ cần, bất cứ lúc nào họ cần, DIA sẽ tŕnh bày. Manor và Simons muốn có t́nh báo tốt nhất mà DIA, CIA, NSA và văn pḥng trinh sát quốc gia có thể cung cấp.

    Về chuyên môn của NSA là sự kiểm soát bằng điện tử: Manor biết việc làm của nó là như thế nào trong việc chọn những con đường xâm nhập và thoát ra cho máy bay của ông ta. Bắc Việt Nam thường xuyên thay đổi cách pḥng không của họ. Những pháo đội được di chuyển, các tần số liên lạc giao thông thay đổi, và màn ra-đa hữu hiệu cũng được thay đổi hàng tuần. Nhưng có một vấn đề: không một lần nào trong cuộc chiến Việt Nam mà việc chặn bắt điện tử của NSA thu được một lời về vị trí của các tù binh. Mặc dù có hàng ngh́n cuộn băng điện tín để dưới ṿm nhà của NSA: “Cuốn từ điển bách khoa” (The Encyclopaedia Britanica) về vô tuyến Radio, và tín hiệu điện thoại, cũng như các đường dây truyền tin thật hoặc giả… Nhưng trong tất cả những chặn bắt đó, không hề có một dữ kiện nhỏ nào về các tù binh như đă được phát công khai ở những nơi tuyên truyền công cộng. Như vậy Manor và Simons thấy rơ, họ hầu như phải hoàn toàn tùy thuộc vào sự trinh sát bằng h́nh ảnh chụp cho t́nh báo. Đó là vấn đề sống c̣n cho sự thành công của vụ tập kích.

    Một vài phút cuối cùng, những tin tức mới có thể được triển khai qua những nguồn tin khác, nhưng nó lại có thể là không đúng. Thỉnh thoảng có một ít tin tức hữu ích do thư từ của các tù binh. Nhưng thư từ th́ lại lâu đến hàng tuần, có khi cả tháng, không kịp thời. Những t́nh báo tốt nhất cho Manor và Simons là do các ảnh chụp của SR-71 và những máy bay bay ở độ thấp. Những “máy ảnh cho mục tiêu kỹ thuật” có tiêu cự dài của SR-71 sản xuất những tấm ảnh phi thường chụp từ độ cao hơn 80.000 bộ đủ rơ cho một người giải thích tài ba đếm được con số chính xác của những người cử động trong một khu chật hẹp. Nhưng đôi khi những phi vụ của SR-71 không sản xuất được ǵ, mà chỉ có h́nh ảnh những cụm mây ngay trên mục tiêu. Những máy bay có thể bay dưới các cụm mây nhưng chỉ làm được một ít phần việc và không thường xuyên. Những chuyến bay Buffalo Hunter bay thấp, gần một mục tiêu như Sơn Tây, có thể báo hiệu cho người Bắc Việt Nam biết rằng sẽ có điều ǵ bất thường xảy ra. Cho nên không cách nào để đánh lừa Bắc Việt Nam với những chuyến bay thấp để nhằm che đậy mục tiêu thật sự. Ngoài ra, thời tiết sẽ xấu trên Bắc Việt trong những tuần lễ sắp tới, và điều đó cũng có thể hạn chế kết quả của những phi vụ chụp ảnh trinh sát.

    Manor và Simons c̣n có những vấn đề khác. Nếu vụ tập kích được tiến hành lúc thời tiết thuận lợi vào đầu tháng 10, th́ họ phải làm việc gấp rút. Họ thoả thuận với Blackburn về một thời khắc biểu gay gắt. Họ phải lập tức bay trở về Eglin và về căn cứ Fort Bragg để tuyển mộ những người t́nh nguyện và chuyên viên của họ. Rồi đến thứ bảy, mồng 8 tháng 8 họ sẽ tập hợp trở lại tại Washington với nhóm người phụ tá trong năm hôm để chi tiết hóa kế hoạch. Một đội an ninh đặc biệt sẽ được tổ chức trong thời gian đó để triển khai những câu chuyện nhằm che đậy và vận dụng những biện pháp phản gián cần thiết để bịt kẽ hở. Trong khi nhóm thiết lập kế hoạch họp, Manor và Simons sẽ gửi đi một toán nhỏ về Eglin để nhận địa điểm huấn luyện và chuẩn bị sẵn sàng cho những người của họ bắt đầu tập luyện vào đầu tháng 9. Những nhà thiết kế phải có kế hoạch của ḿnh sẵn sàng vào ngày 20 tháng 8 và kế hoạch cho những hoạt động thực sự phải xong vào ngày 28 tháng 8. Việc huấn luyện phải bắt đầu vào ngày 9 tháng 9 và chấm dứt vào ngày 6 tháng 10. Phần lớn những nhiệm vụ chụp ảnh trinh sát phải làm trong khoảng thời gian đó. Nếu mọi việc suôn sẻ như đă dự tính vào ngày 10 tháng 10 th́ lực lượng tập kích sẽ sẵn sàng được phóng đi trong thời tiết đầu tiên tốt nhất, như đă tính trước. Đó là giữa những ngày 20 và ngày 25 tháng 10. Đây là một thời khắc biểu chặt chẽ và họ tin rằng có thể thực hiện được.

    Trở về Eglin, Manor bắt đầu t́m kiếm những phụ tá then chốt của ông. Ông ta mời một trong những phi công trực thăng cừ nhất của không lực là trung tá Warner A. Britton, viên sĩ quan huấn luyện và hành quân tại căn cứ không lực Eglin cho các cơ quan giải cứu và t́m lại bằng máy bay. Britton cũng ở trong nhóm nghiên cứu kế hoạch của Blackburn, cho nên ông ta ủng hộ toàn bộ nhiệm vụ trước mắt. Manor c̣n giao cho Britton chọn lấy những phi hành đoàn trực thăng để đưa Simons và người của ông đáp xuống Sơn Tây. Britton cũng đề nghị với Manor rằng cá nhân ông muốn lái một trong những chiếc máy bay đó.

    Một trong những người đầu tiên Britton tuyển mộ là trung tá John Allison, 44 tuổi, chỉ huy một trong những chuyến bay bằng trực thăng HH-53 tại trung tâm huấn luyện cho cơ quan giải cứu và t́m kiếm bằng máy bay. Allison lập tức kư vào giấy t́nh nguyện. Nhưng Britton gặp khó khăn với một người “t́nh nguyện” khác là trung tá Herbert Zehnder v́ ông ta không cho Zehnder biết một chi tiết nào về nhiệm vụ mà chỉ nói rằng là một số việc huấn luyện và bay ban đêm. Zehnder là một quân nhân tại ngũ đă 16 năm trời nên ông ta nhiều lần nghe lời khuyên “Đừng bao giờ t́nh nguyện làm một việc ǵ mà ḿnh không biết”. Ông ta trả lời với Britton là “không”. Nhưng Zehnder có những kinh nghiệm và ḷng can đảm mà Britton cần đến. Người phi công 46 tuổi đă giành được một kỷ lục bay đường dài năm 1967 trong khi lái chiếc trực thăng HH-53 một mạch từ New York đến cuộc triển lăm máy bay ở Paris. Ông ta cũng đă thực hiện những phi vụ chống phiến loạn ở Việt Nam trong thời gian một năm và đôi khi cũng bay trong rừng rậm để giải cứu. Cuối cùng Britton phải nói với ông ta về nhiệm vụ của sự t́nh nguyện.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P6


    Allison và Britton sẽ lái hai chiếc trực thăng để cho Simons và những người của lực lượng tiến công đổ bộ xuống Sơn Tây: Zehnder là lái phụ của chiếc trực thăng thứ ba. Người phi công thứ tư là thiếu tá Frederick Marty Donohue cũng sẽ đóng một vai tṛ then chốt, nhưng ông được tuyển mộ sau đó. Donohue sẽ lái chiếc trực thăng đầu tiên có vũ trang tiến công các cḥi canh gác. Tuy nhiên, ngay lúc đó ông ta lại có một nhiệm vụ đặc biệt khác: chuẩn bị lái chuyến bay xuyên Thái B́nh Dương đầu tiên trên thế giới bằng trực thăng. Britton quả quyết rằng Donohue có đầy đủ tinh thần để sẵn sàng thực hiện việc đó.

    Donohue đă bay 131 nhiệm vụ ở Đông Nam Á. 4 lần trong số đó là nhiệm vụ đi giải cứu ở Bắc Việt Nam. Ông ta 39 tuổi quê ở California, người gầy cao, đă thực hiện gần 6.000 giờ bay lái trực thăng, có thể là nhiều giờ bay hơn mọi phi công nào khác trên thế giới. Ông ta đă được chọn là sĩ quan huấn luyện bay trong chương tŕnh Apollo.

    Trong khi Manor và Britton tập trung những người t́nh nguyện của họ ở Eglin th́ Simons cũng tập hợp người của ông ta tại căn cứ Fort Bragg. Hai người đầu tiên mà ông ta muốn là trung tá Elliot Snyder đảm nhiệm làm người phụ tá toàn diện cho ông, và đại úy Richard D. Meadows, cầm đầu đội tiến công khu trại tù. Cả hai người đến đóng tại Trường Bộ binh, căn cứ Fort Benning. Simons, Meadows và Sydnor biết nhau nhiều. Thời gian Simons và Blackburn công tác ở SOG tại Việt Nam th́ Meadows là trung sĩ của lực lượng đặc biệt đă chiếm được cỗ trọng pháo đầu tiên của người Bắc Việt Nam tại Lào. Ngay sau đó Westmoreland phong thưởng cho Meadows chức sĩ quan đầu tiên tại mặt trận của chiến trường Việt Nam. Chính Simons đă gắn huy chương lên áo của Meadows. Simons và Meadows đă cùng nhau phục vụ ở nhiều công tác, không có một công tác nào mà Simons cần thảo luận chi tiết. Về sau Simons giải thích: “Giá tôi xin phép làm một vài việc trong số đó, th́ Westmoreland có thể bị ngất xỉu một trong những việc đó Simons cho là hành động tuyệt vời nhất trong chiến cuộc Việt Nam”.

    Simons biết rằng chuyến đi Sơn Tây không phải là chuyến đi Việt Nam đầu tiên của Dick Meadows. Vào năm 1968, sau khi Blackburn không c̣n làm việc ở cơ quan SOG nữa, Meadows vẫn c̣n phục vụ ở Đông Nam Á trong chuyến công tác lần thứ ba. Một toán mật báo viên CAS bị “kẹt” sâu trong đất Bắc Việt Nam, tại một địa điểm mang bí danh “Con Ó” nằm giữa Hà Nội và Hải Pḥng. Meadows được chỉ định dùng máy bay từ một hàng không mẫu hạm để vào đất liền giải cứu toán đó. Ông ta đến nơi quá muộn (không gặp được toán mật báo viên bị kẹt tại địa điểm trên). Nhưng Meadows đă cùng toàn đội đi giải cứu trở về an toàn. Chính Mayer sau này cũng có nhận xét về Meadows như sau: “Về con người này th́ tôi không biết cách ǵ để nói tốt hơn nữa. Ông ta đúng là một quân nhân thuộc loại “thượng thặng, vĩ đại”: không những chỉ là anh hùng, ông ta lại c̣n là loại người biết hoàn thành trách nhiệm chu đáo!”.

    Elliot Snyder “gầy nhom, khô khan, cao nhỏng”- Mayer thường mô tả ông ta như là “Hung-nô, sáng suốt, tài ba, nhạy cảm gan dạ, biết phối hợp với đồng đội”. Blackburn th́ gọi ông là một “xác ướp”. Khi có ai nhờ làm việc ǵ thường th́ ông ta không có phản ứng ǵ. Ông ta chỉ yên lặng thi hành ngay. Trong chiến đấu, ông ta tỏ ra có một cá tính, “dị thường, t́nh huống càng khó khăn bao nhiêu th́ ông ta lại càng b́nh tĩnh bấy nhiêu. Không có việc ǵ có thể làm cho ông ta luống cuống, nao núng được. Trong đời tôi, tôi chưa hề gặp một quân nhân nào như ông ta!”. Cũng như Meadows và Simons, Sydnor luôn luôn tin tưởng vào việc làm của Blackburn.

    Simons cũng cần có thêm một sĩ quan cấp cao nữa một quân y sĩ. Toán nghiên cứu kế hoạch của Blackburn đă có ghi vào danh sách chuẩn bị điều cần thiết cho công tác là phải có một bác sĩ thành thạo. Các toán lực lượng đặc biệt đều thường được huấn luyện thông thạo về khoa cứu thương, nhưng trong công tác tập kích này th́ cần phải có một bác sĩ chuyên khoa, không những chỉ để giúp vào việc hoạch định kế hoạch cuối cùng mà c̣n phải đi theo toán tập kích để săn sóc tù binh khi được giải cứu hoặc là chăm lo cho binh sĩ của Simons nếu có việc ǵ trở ngại xảy ra. Simons yêu cầu Tổng y viện bộ binh giới thiệu cho một quân y sĩ thuộc loại “chiến đấu”, nhưng ông ta không thể nói rơ cho vị chỉ huy trưởng quân y biết lư do yêu cầu đi làm công tác ǵ.

    Một ngày vào thượng tuần tháng tám, một trung tá tên là J.R. Cataldo bước vào văn pḥng của Simons. Ông ta tự giới thiệu với Simons: “Tôi là bác sĩ Cataldo. Tôi nghe nói đại tá cần một bác sĩ”. Simons hỏi lại là ông ta có biết tại sao phải cần bác sĩ không? Cataldo trả lời: không biết, nhưng ông ta sẵn sàng nhận mọi công tác. Ông ta trước đây là y sĩ trưởng của lực lượng đặc biệt (mũ nồi xanh) ở căn cứ Fort Bragg, đă tốt nghiệp trường chỉ huy và tham mưu ở căn cứ Fort Leavenworth, và vừa được bổ nhiệm về phục vụ tại Washington. Ông ta và vợ cùng với bốn con nhỏ hiện đang sang định cư tại vùng Alexandria, nhưng vị chỉ huy trưởng quân y yêu cầu ông ta đến căn cứ Fort Bragg để gặp Simons về một “nhiệm vụ đặc biệt” nào đó.

    Từ trước tới nay, cả hai người chưa từng gặp nhau, nhưng Cataldo chính là người mà Simons đang cần. Cataldo c̣n xa lạ với vùng Washington cho nên việc ông ta vắng mặt một thời gian sẽ không gây ra nhiều nghi vấn. Ông ta biết khá về các loại công tác đặc biệt: đă được huấn luyện nhảy dù hoàn hảo, đă từng làm việc với các toán mũ nồi xanh tại các vùng hoạt động, và nhất là “dân cùng hội cùng thuyền với tôi”. Sau này Simons có nhắc lại như vậy. Simons chỉ c̣n thắc mắc một điều: “Liệu Cataldo có chịu t́nh nguyện không?” ông ta nói thẳng vấn đề với Cataldo rằng một cuộc giải thoát tù binh đang được hoạch định, bao gồm một cuộc đột kích sâu vào vùng đất miền Bắc Việt Nam. “Công tác này khó khăn, nguy hiểm lắm”, Simons nói thêm, cho nên cần phải có một bác sĩ tháp tùng. Chỉ vẻn vẹn có như vậy thôi. Cataldo có chịu t́nh nguyện đi theo không? Cataldo trả lời ngay: “Tôi là bác sĩ của đại tá”.

    Simons tỏ vẻ ngạc nhiên. Ông ta nhớ lại: “Trong danh sách nhân viên công tác, có ghi chữ bác sĩ, cho nên tôi ghi dấu vào bên cạnh chữ đó. Hỏi lại Cataldo tên của anh ta đọc như thế nào và tôi tự nghĩ thầm: “Mẹ kiếp… thế là, giờ ta có được một thằng như thế rồi”.

    Người ta mô tả bác sĩ Cataldo khác nhau. Một trong những người lập kế hoạch cho công tác Sơn Tây nói rằng: “Ông ta là người hăng say, năng nổ, tận tụy, nhưng thích được quảng cáo rùm beng về cá nhân ḿnh” Simons nổi giận về lời nhận xét đó, ông ta nói: “Cataldo là một gă lạ lùng. Nhưng tôi muốn bảo các anh một điều là các anh không thể moi đâu ra được một tên đại úy t́nh nguyện làm công tác này. Có thể là sẽ có vài y sĩ đến đây để giúp đỡ việc huấn luyện, hoặc tiêm giúp vài mũi thuốc men ǵ đó nhưng c̣n chuyện đi vào tận miền Bắc Việt Nam th́ thôi, xin phép?…”. Simons suưt nữa cắn nát đầu mẩu điếu thuốc x́ gà nhỏ và nói tiếp: “Thế mà bây giờ lại có một trung tá đến và t́nh nguyện ngay. Tay nghề của anh ta có thể kiếm được cả trăm ngàn đô-la một năm. Kể ra, ông ta đă có được tài sản đó rồi, có thể xin về hưu trí nếu ông ta muốn sẵn sàng hốt thêm bạc khi mở pḥng khám bệnh tư. V́ lẽ đó, tôi thấy cần phải cảnh giác đối với kẻ nào muốn hạ uy tín của Cataldo. Tôi không biết tại sao bác sĩ Cataldo lại t́nh nguyện nhận công tác. Ông ta thừa hiểu là rất nguy hiểm. Nhưng ông ta vẫn t́nh nguyện. Các anh chỉ cần ghi nhớ điều đó là đủ rồi”.

    Simons cần phải thận trọng kín đáo trong việc lựa chọn những người cần thiết khác cho toán hành động. Qua các thượng sĩ điều hành đại đội và các tờ thông báo hàng ngày tại căn cứ Fort Bragg, tin truyền miệng được loan ra là đại tá Simons đang tuyển mộ người t́nh nguyện. Người nào quan tâm th́ đến tập hợp tại hội trường doanh trại. Thành tích và tiếng tăm của Simons đă trở thành một huyền thoại. Một hôm trước giờ ăn cơm trưa, có đến khoảng gần 500 quân nhân tụ tập lại để nghe ông ta nói chuyện. Chẳng có ǵ để phải nói nhiều.

    Không tiết lộ chi tiết nào cả, Simons chỉ thông báo rằng ông ta đang cần người để thi hành một công tác “tương đối nguy hiểm”. Không có tiền thưởng thêm, không có phụ cấp dành cho công vụ tạm thời khi phải tạm rời đơn vị gốc. Chỉ có bấy nhiêu thôi. Người nào muốn t́nh nguyện th́ sau bữa cơm trưa đến tŕnh diện tại hội trường, với đầy đủ hồ sơ lư lịch cá nhân, gọi là hồ sơ đại đội số 201. Simons sẽ đích thân phỏng vấn từng người t́nh nguyện. Ai không quan tâm đến th́ cũng chẳng phải lo ngại ǵ cả, Simons bảo đảm là chẳng có ai bị ghi vào danh sách riêng nếu có t́nh nguyện hoặc không.

    Suốt trong giờ cơm trưa, có nhiều quân nhân bàn tán về câu chuyện “công tác tương đối nguy hiểm” của Simons. Sau bữa cơm chỉ có một nửa số quân nhân đă tụ tập tŕnh diện tại hội trường. Simons đă bỏ ra suốt ba ngày để phỏng vấn từng người t́nh nguyện một. Có Cataldo và hai thượng sĩ phụ giúp, kiểm tra kỹ lư lịch, quá tŕnh quân vụ và hồ sơ sức khoẻ. Cataldo khám sơ sài từng người. Có chín quân nhân không được thu nhận v́ quá béo, mặc dù đều là lính mũ nồi xanh cả. Mười một người có hồ sơ bệnh trạng tâm thần cũng bị từ chối. Một vài người khác th́ lại có vợ đang mang thai. Simons cũng gạt tên mấy người này ra, v́ ông ta không muốn để họ phải liều lĩnh trong khi đầu óc mang đầy những lo âu phù phiếm khác.

    Trong khi Simons t́m hiểu khả năng chiến đấu và đánh giá về thể lực của những người t́nh nguyện ông ta t́m chọn những quân nhân nào có đủ sức mạnh để cơng các tù binh ra khỏi trại giam Sơn Tây trong trường hợp cần thiết th́ bác sĩ Cataldo lại thử thách phản ứng tâm lư của những người này để xem họ có nhạy cảm khi bị kích thích không, ví dụ: “ Tôi khám thấy lá gan của anh bị sưng to đây này. Chà, tại sao vậy hở chú lính, nhậu nhẹt lu bù phải không?” Nhiều câu hỏi được đặt ra để che đậy sự việc cụ thể và địa điểm thực tế của công tác, chẳng hạn như các câu hỏi: “ Anh có biết trượt tuyết không?” “Anh có thể đi bộ trong sa mạc được bao lâu mà không cần uống nước?” “Da của anh có dễ bị cháy nắng không?” “Anh có chịu được khi bị nhốt chung trong một pḥng chật chội đông nghẹt những người thuộc xứ Li-băng thích ăn tỏi sống nhưng lại sợ nước không dám tắm không?”. Simons và Cataldo cuối cùng chọn lựa được 15 sĩ quan và 82 binh sĩ. Khoảng một phần ba trong số những người này đă từng phục vụ dưới quyền Simons trước đây và ông ta cũng biết rơ ít nhất là một nửa số này. Có sáu người chưa hề tham dự một trận chiến nào nhưng Simons quư ḷng dũng cảm của họ. Có mười người được chọn làm đội dự bị để khi cần có người thay thế đối với lượng tập kích độ 50 người. Những người c̣n lại được sử dụng làm phân đội yểm trợ.

    Vào ngày thứ bảy, mồng 8 tháng 8, một thông điệp của Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp do Mayer soạn thảo và tŕnh Moorer kư vào trung tuần tháng bảy đă được gửi đi để thống nhất và ấn định rơ hệ thống chỉ huy liên hệ trên toàn thế giới. Bức thông điệp này ghi rơ một “Toán hành động hỗn hợp cấp thời” đặt dưới quyền chỉ huy của Manor và Simons và được ngụy danh là chiến dịch “Bờ Biển Ngà”. Không có một chi tiết nào khác được nêu ra mục tiêu của chiến dịch “Bờ Biển Ngà” này. Cũng trong thời gian này, Blackburn đă dọn văn pḥng tham mưu của ông ta từ cơ sở Arlington về một khu an toàn khác tại khu vực quân báo quốc pḥng (DIA) ở dưới căn hầm ṭa nhà Lầu Năm Góc.

    Hai ngày sau, mồng 10 tháng 8, Manor và Simons đến Washington để họp với một số nhân vật mà Blackburn đă mời đến với tư cách là ủy ban kế hoạch cho chiến dịch “Bờ Biển Ngà”. Có 27 người dự họp và 13 người thuộc nhóm tiếp viện hành chính tăng cường của SACSA cũng có mặt. Trong tổng số người dự họp, có 2 người sẽ không ghi vào biên bản hội nghị tại Lầu Năm Góc, đó là: D. Elliot và R.Donohue đều là nhân viên CIA. Uỷ ban kế hoạch Blackburn giải thích rơ mỗi tuần sẽ họp từ thứ hai cho đến thứ sáu để soát xét lại và điều chỉnh một kế hoạch cần thiết cho công tác tập kích. Từ nơi đây, khi kế hoạch cuối cùng với đầy đủ chi tiết đă được soạn thảo xong th́ nó sẽ được chuyển đi cho Manor và Simons tại căn cứ không quân Eglin. Blackburn và Mayer sẽ đóng vai tṛ “trung gian” cho hai người này, và phối hợp với Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp Lầu Năm Góc.

    Trong số 38 chuyên viên kế hoạch này, có 11 người thuộc nhóm nghiên cứu, 15 người mà Blackburn đă quy tụ được từ ngày 10 tháng 6. Trong số những người mới dự họp lần đầu tiên, ngoài Manor và Simons, c̣n có Cataldo, Meadows, đại tá hải quân William, M.Campbell từ bộ chỉ huy điều hành hải quân đến, và một nhóm người mang đầy “vẻ t́nh báo” trên gương mặt. Một trong nhóm người này là “Blue Max” một tay chuyên viên phản t́nh báo hạng cừ, thiếu tá bộ binh Max E. Newman, trung tá không quân John K.Kennedy thuộc Bộ chỉ huy pḥng không Thái B́nh Dương, pḥng ước lượng và điều hợp phương tiện. Vị trung tá này là chuyên viên của cơ quan NSA chuyên nghiên cứu về hệ thống pḥng không của Bắc Việt Nam. Đại tá hải quân S.Harris cùng với bốn người tháp tùng là đại điện cho pḥng quân báo DIA. Trong tổng số những người tham dự cuộc họp sẽ có bốn người đi Sơn Tây.

    Một trong những quyết định đầu tiên trong buổi họp mà Manor và Simons đều đồng ư là gửi ngay đại diện đến căn cứ Eglin để chọn một băi tập cho toán Simons và bắt đầu cung cấp hậu cần cần thiết. Vào ngày thứ tư và thứ năm, trong khi ủy ban kế hoạch vẫn c̣n họp bàn tại Washington th́ các chuyên viên đại diện đă chọn được băi tập tại băi phụ số 3 trong căn cứ Eglin. Lịch sử đă được lặp lại. Chính băi tập này là nơi cách đây 28 năm đă được chọn để huấn luyện một toán tập kích. Đây là băi tập vắng vẻ, bỏ trống, trước đây dành cho sinh viên sĩ quan không quân sử dụng tập huấn. Nơi đây có tạm đủ các khoảng sân trống để cho trực thăng đáp xuống, có 6 căn nhà dùng làm chỗ ăn ở cho những người tập dượt, một hội trường và vài căn pḥng làm lớp học, một gian hàng tạp hóa nhỏ và quán giải khát; một pḥng ăn tập thể, một xưởng sửa chữa và đậu xe, một văn pḥng chỉ huy với cửa sổ có song sắt có thể dùng làm trung tâm điều hành các công tác đă được dự kiến. Gần bên băi tập này là một vùng đất trống, bằng phẳng, mọc đầy cây cỏ thuộc vùng đất ẩm ướt của bang Florida. Toán nghiên cứu của Blackburn đă đề nghị và Simons cũng đồng ư về sự cần thiết này là dựng một mô h́nh khu trại giam Sơn Tây để tập dượt trước với mọi địa h́nh tương tự như địa h́nh ngay trên đất Bắc Việt Nam. Các loại cây thông và bạch dương mọc trên vùng đất Florida có chiều cao tương tự với các loại cây mọc trong khu trại giam Sơn Tây, mặc dù tán lá không được rậm rạp bằng.

    Trong khi uỷ ban kế hoạch thảo luận các chi tiết liên quan đến sự việc này th́ các chuyên viên phản t́nh báo tỏ ư bác bỏ ư kiến về việc xây cất toàn bộ mô h́nh giống như thực tế mà Blackburn và Simons dự định thực hiện. Nhiều chi tiết liên hệ được mô phỏng lại sẽ vô t́nh sớm tiết lộ mục tiêu công tác cho toán đi tập kích và việc xây cất một khu vực mới sẽ khó được giải thích trôi chảy đối với những ai có ư quan sát, ṭ ṃ. Nhưng điều quan trọng hơn nữa, các chuyên viên t́nh báo nhấn mạnh: là các máy chụp ảnh địa h́nh thuộc hệ thống vệ tinh của Liên Xô thường xuyên bay quan sát trên vùng trời tại căn cứ không quân Eglin cũng như các đồng nghiệp người Mỹ của họ, các chuyên viên Liên Xô phụ trách phân tích và giải thích các ảnh chụp chắc hẳn cũng được huấn luyện để chuyên t́m ṭi khảo sát kỹ lưỡng về bất cứ loại xây cất nào mới trong căn cứ quân sự. Cứ 24 giờ vệ tinh Cosmos 355 của Liên Xô thường bay ngang qua căn cứ Eglin hai lần với độ cao khoảng 70 hải lư. Cũng với độ cao này, vệ tinh Big Bird (Đại điểu) của Hoa Kỳ có thể chụp những ảnh về địa h́nh ở Xi-bê-ri cho phép một chuyên viên không ảnh thiện nghệ có thể t́m thấy được ngay cả một căn cḥi nào mới dựng lên ở giữa vùng này. Các loại khảo sát điện tử hồng ngoại tuyến thậm chí có thể ḍ biết được căn cḥi này được sử dụng bao nhiêu lần. Cứ mỗi lần là 13 ngày hoặc ít hơn, các chuyên viên phân tích t́nh báo đều biết rơ, các cuốn phim trong vệ tinh Cosmos được tháo ra và chuyển về trung tâm nghiên cứu để t́m dấu vết về những dấu hiệu biến đổi như thế. Thường xuyên Liên Xô cho phóng đến hai vệ tinh vào quỹ đạo trong cùng một thời điểm nào đó, như vậy th́ việc phát hiện ra mô h́nh trại giam Sơn Tây lại càng có thể xảy ra sớm hơn. Ngoài ra, một chiếc tàu kéo của Liên Xô đang hoạt động tại vịnh Mexico, rơ ràng là với mục đích thu thập tin tức t́nh báo qua hệ thống điện tử. Như vậy th́ không có cách ǵ có thể che giấu nổi màn lưới Ra-đa về việc có thêm nhiều chuyến máy bay tấp nập lên xuống tại băi tập số 3 và việc huấn luyện không thể xúc tiến trong sự hoàn toàn im lặng của máy truyền tin mặc dù mật mă và làn sóng phát tuyến thường xuyên thay đổi. Các chuyến máy bay lên xuống thực tập và các làn phát sóng truyền tin có thể gợi cho chiếc tàu kéo của Liên Xô một “dấu hiệu” khả nghi đủ để yêu cầu vệ tinh Cosmos 355, hoặc một vệ tinh đặc biệt khác được phóng lên quan sát thật kỹ băi tập dă chiến số 3 tại căn cứ Eglin.


    Nhưng Simons không thể bắt tay vào việc huấn luyện người của ông ta về một cuộc tập kích ngay trong ḷng đất Bắc Việt Nam với một loại “bản đồ thực tập” có sẵn tại căn cứ Fort Leavenworth. V́ lẽ đó, các chuyên viên kế hoạch quyết định xây dựng một loại mô h́nh có thể tháo rời và cất giấu vào ban ngày được. Có thể dùng loại gỗ 2x4 và vải bạt để dựng vách tường và doanh trại. Cổng chính, cửa lớn và cửa sổ th́ có thể được sơn vẽ hoặc cắt h́nh ngay trên vải bạt. Như vậy th́ trại giam Sơn Tây có thể “cuộn tṛn” lại và cất giấu đi, các cọc gỗ 2x4 có thể được nhổ lên và các lỗ đất sâu dùng để cắm cọc sẽ được che đậy lại để không phơi dấu vết về chu vi trại giam. Các buổi tập dượt ban ngày sẽ được hạn chế theo chương tŕnh mỗi ngày bốn tiếng đồng hồ vào các thời điểm mà vệ tinh Liên Xô không ở vào vị trí chụp được căn cứ.

    Để che giấu sự thật, Simons sẽ mượn cớ nói với binh sĩ của ông ta rằng mô h́nh này là một cái “làng xă” nào đó mà họ sẽ tập kích vào. Nhưng ông ta muốn việc dựng mô h́nh phải thực hiện gấp cho xong. Ông ta đă tạm có đầy đủ tư liệu cần thiết để thi hành công tác. Blackburn đă yêu cầu DIA cho thực hiện một chuyến bay trinh sát có chụp ảnh rơ ràng về toàn bộ khu vực mục tiêu. Việc này đă được cơ quan CIA lo giúp và hoàn tất vào tháng tám. Blackburn cũng đă liên hệ với Milt Zaslov ở cơ quan NSA, người lo phối hợp về việc yêu cầu cung cấp các loại tin tức thu thập bằng máy điện tử cho Lầu Năm Góc. Cho đến thời gian này th́ “hồ sơ mục tiêu” về Sơn Tây đă được đựng đầy trong nhiều tủ đứng có ngăn kéo. Trong đống hồ sơ này có cả một bộ bản đồ đặc biệt loại tỉ lệ lớn về toàn bộ khu vực mục tiêu, được in riêng chỉ có vài bản sao (tỷ lệ 1: 50.000 phân Anh); có nhiều tấm ảnh chụp lớn nhỏ khác nhau về vùng địa thế từ Sơn Tây đến sông Đà, 65 dặm về hướng Tây: nhiều tấm ảnh đặc biệt chụp rơ các ngả đường quanh co từ đất Lào vào vùng mục tiêu; và nhiều tấm ảnh khác về ngay chính khu vực mục tiêu, có hai tỉ lệ xích, mỗi ô vuông nhỏ trên tấm ảnh ngang với 100 và 200 mét vuông trên thực tế. Uỷ ban kế hoạch biết rơ từng ngọn cây trong toàn khu trại Sơn Tây: và trong ṿng vài ngày sau buổi họp thứ nhất tại Washington, 710 cọc gỗ bề dài 6 bộ, bề cạnh 2x4, và 1.500 yard vải bạt được chở đến băi tập dă chiến số 3. Tại một nơi nào đó trong căn cứ Eglin, nhiều loại cây to được đào gốc lên và trồng lại tại khu vực mô h́nh để tạo ra vẻ giống như các loại cây thật thực tế tại trại giam, mục tiêu để cho trực thăng thực tập bay ngang qua và đáp xuống ngay trong sân trại để cho toán tập kích của Simons hoạt động.

    Các chi tiết về t́nh báo cũng hết sức được quan tâm đến trên suốt đoạn đường bay dài từ đất Lào vào vùng mục tiêu và trở về. Uỷ ban kế hoạch được biết là các ảnh vừa do máy bay trinh sát SR-71 chụp được không có dấu vết ǵ về có đổi thay lớn tại khu kế cận mục tiêu, chỉ có một địa điểm huấn luyện báo động pḥng không được phát hiện ở cách 3,3 dặm về hướng đông nam của trại giam, và có nhiều loại xe lớn nhỏ di chuyển về hướng nam và tây của vùng mục tiêu, số lượng xe cộ nhiều hơn thường lệ.

    Các chuyên viên kế hoạch cũng được biết thêm một điều khác: các tấm không ảnh chụp được kể từ ngày 6 tháng 6 đến nay cho thấy dấu hiệu là trại tù Sơn Tây có vẻ “ít sinh hoạt” hơn thường lệ.

    Một vài cuộc “máy bay oanh kích” của Mỹ đang được thực hiện một cách khác thường tại vùng phía Bắc Lào đến vùng hướng tây Sơn Tây trong suốt thời gian toán nghiên cứu kế hoạch của Blackburn đang thảo luận về dấu hiệu “giảm mật độ sinh hoạt” đă được phát hiện tại khu trại giam. Sau này Manor có ghi chú trong bản báo cáo sau khi hoàn tất công tác đệ tŕnh Bộ tổng tham mưu hỗn hợp rằng: “Nhiều nguồn tin t́nh báo khác đă giải thích rơ ràng về các dấu hiệu đổi thay mật độ sinh hoạt này”. Nhưng ông ta không nói rơ thêm ngay cả trong bản tài liệu tối mật, rằng: “nguồn tin t́nh báo khác” ấy là ǵ hoặc có thể người ta cũng không cho ông ta biết. Có thể chính ngay cả Manor và các chuyên viên kế hoạch khác về công tác Sơn Tây cũng không biết dấu hiệu này có nghĩa là trại tù Sơn Tây không những chỉ có vẻ “ít sinh hoạt” mà thôi, thật ra trại tù đă trống rỗng. Người ta cũng không cho họ biết là các dấu hiệu “những thay đổi” đó là hậu quả gây ra do các cuộc oanh kích khác thường trên đất Bắc Lào là một phần của chương tŕnh hoạt động tối mật được gọi là “chiến dịch Popeye”. Chiến dịch Popeye chỉ là một trong nhiều mật danh được dùng để nói về các “hoạt động làm thay đổi thời tiết” do Bộ Quốc pḥng và cơ quan CIA phối hợp chỉ đạo trong chiến tranh Việt Nam. Tin tức liên quan đến các loại hoạt động này được giữ kín theo một “hệ thống đặc biệt”. Số người được biết đến loại tin tức này bị hạn chế đến nỗi năm năm sau cuộc tập kích Sơn Tây, một thủ trưởng của một cơ quan t́nh báo đă phải giải thích rằng không những ông ta chỉ “sợ hăi” khi thảo luận đến việc này mà hơn nữa, ông ta cảm thấy “run rẩy” khi đề cập đến. Có ư kiến cho rằng các tù binh, mà một vài người Mỹ đang cố gắng giải thoát khỏi trại tù Sơn Tây, đă bị di chuyển ra khỏi khu vực mục tiêu kể từ tháng bảy năm 1970 v́ một trận lụt nhân tạo do một vài người Mỹ khác thực hiện quanh vùng kế cận bằng các chuyến bay tạo mưa lụt với hóa chất. Nhưng bởi v́ chiến dịch Popeye và các hoạt động hữu quan được xếp vào loại công tác tối mật trong chiến tranh Việt Nam cho nên các chuyên viên kế hoạch về vụ Sơn Tây và những người tham gia vào chuyến đi tập kích, đều không biết ǵ về các sự kiện trên.

    Chương tŕnh thực hiện mưa nhân tạo được xúc tiến dưới nhiều mật danh khác nhau: “Chiến dịch Đồng hương”, rồi đến “Chiến dịch Trung gian”, đến khi các loại mật danh này bị “tiết lộ” th́ dùng đến “Chiến dịch Popeye”- Toàn bộ chương tŕnh này kéo dài từ tháng ba năm 1967 đến tháng bảy năm 1972, và không phải là một chương tŕnh nhỏ bé. Có tất cả 2.602 chuyến bay được xuất phát, gần bằng với số chuyến bay oanh tạc thả bom đă được thực hiện trên vùng trời Bắc Việt Nam trong suốt các năm 1970 và 1971. Mục đích của chương tŕnh này là làm “tăng cường các trận mưa trong mùa gió mùa hàng năm”, sử dụng các loại hóa chất gồm có chất bạc và ch́ để tạo ra các đám mây lạnh. Với chương tŕnh này, người ta hy vọng rằng sẽ làm chậm trễ các đường dây tiếp tế vào đường ṃn Hồ Chí Minh, do mưa nhân tạo gây ra mặt đường lầy lội trơn trượt, sụp lở và cuốn trôi đi các đoạn cầu gỗ nhỏ bắc qua sông suối. Hơn nữa, v́ Bắc Việt Nam thường dùng các ḍng suối trên đất Lào, theo các nhánh chảy vào sông Cửu Long, để thả trôi vật liệu xuống miền Nam. Thông thường đồ tiếp liệu được đựng trong các thùng gỗ tṛn, nếu bị bom th́ vẫn nổi lềnh bềnh, ngập xuống trồi lên cho nên một mục đích khác nữa của chương tŕnh này là làm cho các ḍng suối này ngập tràn nước, biến thành “thác lũ”. Lại có thêm một phần hoạt động tối mật hơn nữa nằm trong chương tŕnh làm thay đổi thời tiết do CIA thực hiện ở miền Bắc nước Lào là cho đổ xuống hàng tấn hóa chất như loại “nhũ tương” trên các đường ṃn và dọc theo các bờ sông, đă bị thấm ướt do mưa nhân tạo. Loại nhũ tương này làm cho các đường ṃn trở nên không thể nào đi được, đầy rẫy đất cát trơn, sụt lở, c̣n các bờ sông th́ bị sụt lở, gây ra lũ lụt.

    Trong thời gian lệnh ngừng thả bom do Tổng thống Johnson chỉ thị vào ngày 1-11-1968, tất cả “các hoạt động hóa chất dọc theo biên giới Bắc Việt Nam đă chấm dứt không bao giờ tái diễn nữa”. Nhưng hoạt động ngang qua đất Lào vào ngay trên đất Lào, th́ lại được tăng cường.

    Tất cả những hoạt động hóa chất trong suốt năm 1969 đều được thực hiện ở Bắc Lào, tại một khu vực mục tiêu nhỏ cạnh biên giới Bắc Việt Nam. Khu vực này nằm ở hướng tây hoặc tây nam Hà Nội - và Sơn Tây. Vào năm 1970 th́ khu vực mục tiêu được mở rộng ra bao gồm luôn cả vùng đông nam Lào, khu vực hướng tây Hà Nội và Sơn Tây cũng được nới rộng gấp đôi. Nội trong năm đó, 277 lượt bay hoạt động đă được xuất phát, 8.312 “đơn vị hóa chất” đă được thả xuống. Đây là số lượng cao vào hàng thứ ba tính theo hàng năm trong suốt thời gian sáu năm mà chiến dịch Popeye hoạt động. Và hầu hết các công tác thả hóa chất này được thực hiện trong thời gian giữa tháng 8 và tháng 11.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P7




    Có phải các loại công tác này đă gây ra trận lụt ở Sơn Tây, hoặc làm ngập tràn thêm những trận lụt hàng năm thường xảy ra vào thời gian này tại vùng hướng tây ở Bắc Việt Nam, làm cho tù binh phải sơ tán đi chỗ khác hay không? Không hiểu v́ lư do ǵ mà các số liệu liên hệ của hoạt động năm 1970 không c̣n được lưu giữ. Nhưng số liệu của năm 1971 th́ vẫn c̣n, và trong hồ sơ tháng 6 năm này có ghi chú rơ là đă đo được mực nước mưa cao 16 phân Anh tại vùng núi đồi đất Lào, hướng tây và tây nam Sơn Tây. Các chuyên viên phân tích dữ kiện tại Lầu Năm Góc đă tính ra rằng trong số mực nước dâng cao 16 phân Anh ấy, có 7 phân Anh là do chiến dịch Popeye gây ra. Có một điều đáng lưu ư là hầu hết các chuyến bay công tác năm 1971 đều được thực hiện tại vùng viễn nam đất Lào, trong khi đó th́ đa số các chuyến bay của năm 1970 lại hướng trọng tâm mục tiêu vào miền Bắc, tại khu vực hướng tây và tây nam Sơn Tây.

    Vào năm 1970, trời mưa như thác đổ tại vùng Bắc Lào vào Bắc Việt Nam.

    Các chuyên viên khí tượng giỏi nhất trên thế giới cũng sẽ ấp úng không thể giải thích nổi tại sao trong cùng một vùng mà năm này th́ mưa như trút nước c̣n năm sau th́ lại ít mưa. Nhưng nếu chính v́ chiến dịch Popeye đă tạo ra nhiều trận mưa lũ mùa hè trên đất Lào và gây ra trận lụt tháng bảy tại khu vực trại giam Sơn Tây vào năm 1970 th́ cũng chẳng mấy ai biết được điều đó. Bộ Quốc pḥng phỏng định rằng, trong suốt sáu năm thực hiện các công tác hóa chất tạo mây mưa, chỉ có 1.400 viên chức được quyền biết về các hoạt động này. Số người này bao gồm cả các phi hành đoàn và “nhân viên yểm trợ” đă thực hiện 2.602 chuyến bay liên hệ, và đă chuyển vận 47.409 “đơn vị hóa chất” lên các loại máy bay dùng cho chiến dịch Popeye. Có thể tính ra là mỗi năm chỉ có khoảng 230 người được tuyển chọn kỹ về an ninh để được quyền tham gia vào việc hoạch định, vận chuyển khiêng bốc hóa chất, và thực hiện độ 435 chuyến bay công tác. Như vậy, Popeye là một chiến dịch “tối mật của tối mật”.

    Một tài liệu do Lầu Năm Góc cung cấp sau này có nêu rơ là chỉ có “Giám đốc và một số viên chức tham mưu hạn chế của CIA” mới được quyền biết đến các hoạt động này. Tài liệu này cũng có tiết lộ danh sách 14 cơ quan hoặc văn pḥng khác “được phép thông báo cho biết tùy theo từng độ mật của công tác chiến dịch và phạm vi hoạt động”. Số cơ quan này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên kể từ “văn pḥng Tổng tư lệnh Bộ tổng tham mưu hỗn hợp” và “số viên chức tham mưu hạn chế tại văn pḥng Bộ trưởng quốc pḥng” cho đến “Giám đốc, Nha khai thác và Điều hợp quốc pḥng”. Trong bản danh sách thông báo, không thấy nêu tên cơ quan DIA. Lẽ ra th́ phải có mới đúng, và như thế th́ chính cơ quan DIA phải thông báo lại cho uỷ ban kế hoạch tập kích Sơn Tây được rơ. Nhưng trên thực tế th́ ngay cả các viên chức quan trọng chuyên trách về nghiên cứu của DIA trong việc yểm trợ cho cuộc tập kích cũng không biết mảy may ǵ về chiến dịch Popeye. C̣n cơ quan CIA th́ không phải lúc nào cũng thông báo cho Bộ tổng tham mưu hỗn hợp biết về các công việc họ làm tại vùng “lănh thổ riêng biệt” của họ trên đất Lào.

    T́nh trạng này thật hết sức phức tạp và mơ hồ một cách cố t́nh gây ra nhiều câu hỏi thắc mắc trong công tác tập kích Sơn Tây. Một vài viên chức cao cấp trong giới t́nh báo; vào khoảng tháng bảy hoặc đầu tháng tám có biết được sự kiện số tù binh ở Sơn Tây đă được di chuyển đi chỗ khác trước đó không? Có phải số tù binh này bị sơ tán v́ trận lụt do hoạt động mưa nhân tạo của Mỹ gây ra không? Và nếu đúng như vậy th́ việc các chuyên viên lập kế hoạch Sơn Tây đă không được thông báo cho biết trước về sự kiện tù binh đă bị sơ tán rồi có phải là do nguyên nhân các chuyên viên kế hoạch này không được phép biết đến chiến dịch Popeye? Một thời gian dài sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, các câu hỏi này mới được nêu ra. Vào tháng tám năm 1970, các chuyên viên kế hoạch Sơn Tây chỉ biết có một điều là có dấu hiệu “giảm sinh hoạt” tại khu trại giam và trong các tuần lễ trước mắt, họ phải đương đầu với các điều kiện thời tiết bất thường. Chính Manor sau này đă viết trong bản báo cáo công tác rằng: “Đại khái trong hai tháng trước ngày tập kích một số lượng mưa băo gần bằng mưa băo trong năm năm qua đă đổ ập xuống Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam và Lào”. Khắp cả ba vùng này đă hứng chịu cảnh “thời tiết xấu nhất” kể từ bao năm qua. Như vậy th́ việc chụp không ảnh để cung cấp nguồn tin t́nh báo mới nhất vào phút chót, sẽ là điều vô cùng khó khăn. Như vậy cũng có nghĩa là việc ấn định thời điểm cho công tác tập kích cũng sẽ khó khăn. Phải chăng ta có thể nghĩ rằng một chiến dịch tối mật của Hoa Kỳ đă vô t́nh suưt làm nguy hại đến sinh mạng của số tù binh Mỹ ở Bắc Việt Nam lẫn cả tính mạng của binh sĩ và phi hành đoàn đang cố gắng lên đường đi giải cứu số tù binh ấy.

    VỐN QUÍ

    Không một nơi nào ở Bộ tham mưu chỉ huy không quân chiến lược Omaha Nebraska, hoặc bất kỳ nơi nào khác của SAC (Chỉ huy không quân chiến lược) được phép biết một điều ǵ về cuộc tập kích Sơn Tây. Mặc dầu vậy SAC vẫn phải cung cấp số lớn tin t́nh báo mà Manor và Simons cần. Các đội tiếp nhiên liệu của SAC, cũng như các đường giao thông tiếp vận của nó phải yểm trợ cuộc tập kích.

    Trong khi nhóm làm kế hoạch của Blackburn tiếp tục những buổi họp từ ngày 10 đến 14 tháng 8 th́ một toán máy bay trinh sát gồm 7 chiếc Buffalo Hunter được giao cho Manor sử dụng nhằm giúp nhóm người làm nhiệm vụ của ông kiểm tra được giờ chót t́nh h́nh ở trại Sơn Tây và t́nh h́nh chiến đấu của Bắc Việt. Ít ra nhiều nhiệm vụ ở độ cao của SR-71 cũng làm được một số việc, nhưng các nhà giải thích ảnh cần những không ảnh để kiểm soát kết quả của ảnh chụp theo tỷ lệ nhỏ từ những máy ảnh kỹ thuật có tiêu cự cực dài, chụp bao trùm một bề rộng 10 dặm trên mặt đất.

    Các phi đội của SAC phải bay cho cả hai loại nhiệm vụ, nhưng không một ai ở Ohama hiểu tại sao. Các nhà giải thích ảnh của SAC cũng không được biết việc đó nhằm mục đích ǵ. Sau cuộc tập kích Manor có nhiệm vụ dặn “trong tương lai, nếu khi nào những vốn quư trinh sát của SAC được sử dụng th́ một sĩ quan của Văn pḥng trung tâm đ̣i hỏi t́nh báo trinh sát của SAC” phải thuyết tŕnh về hoạt động này. Ông ta tiếp tục giải thích rằng, kinh nghiệm cho thấy là gặp khó khăn trong việc phối hợp những yêu cầu trinh sát của JCTC (Nhóm nhiệm vụ hỗn hợp trường hợp bất ngờ) với Trung tâm trinh sát của SAC ở căn cứ không lực Offutt như việc không một nhân viên nào của SAC được phép biết hoạt động này. Một “sự hiểu biết cặn kẽ của những yêu cầu Manor đề nghị, sẽ giúp nhiều trong việc đạt được kết quả mong muốn”.

    C̣n một khó khăn khác. Do mưu kế đánh lừa của nền hành chính quân sự, SAC chịu trách nhiệm về tất cả việc trinh sát ở độ cao (Những vệ tinh, U-2 và SR-71) chỉ trừ một phần của kế hoạch trinh sát ở độ thấp của không lực SAC chịu trách nhiệm về những máy bay (RPV) điều khiển từ xa hoặc máy bay không người lái những chiếc Buffalo Hunter và các chuyến bay ở độ thấp không người lái cho những nhiệm vụ trinh sát Ở Bắc Việt Nam; nhưng Bộ chỉ huy không lực chiến thuật (đặc biệt là không lực thứ 7 ở Sài G̣n) hoạch định nhiệm vụ bay có người lái ở độ thấp, thường thường là với máy bay RF-4 hoặc RF-101. Những trách nhiệm hỗn hợp bắt các nhà làm kế hoạch của Lầu Năm Góc thực hiện những sứ mệnh phức tạp và sôi động như vụ tập kích Sơn Tây. Nhất là khi mà văn pḥng trinh sát của Bộ tham mưu hỗn hợp không thể nói cho SAC (chỉ huy không lực kỹ thuật) hay là không lực thứ 7 biết Lầu Năm Góc đang t́m kiếm ǵ hoặc khi nào phải đánh vào các mục tiêu được trinh sát đó.

    Một phần của sự lộn xộn là cố t́nh để ngăn ngừa những sự tiết lộ, trong đó có một phần là do t́nh cờ. Nhưng tại tổng hành dinh của SAC một trung tá trẻ tên là John Dale thắc mắc với tư cách là chỉ huy trinh sát bằng máy bay cho SAC. Ông đă thực hiện nhiều nhiệm vụ bằng chiếc Buffalo Hunter trên một phần Bắc Việt Nam liền trong 2 năm mà không ai chú ư đến, và những chiếc máy bay trinh sát săn bắt của ông ta cũng không thu lượm được ǵ. Bảy lần bị bắn trong khi bay từ giữa đầu tháng 9 đến cuối tháng 10 ít nhất có hai chiếc bị bắn rơi bởi những tay súng Bắc Việt Nam và 4 lần “thất bại kỹ thuật” do thời tiết gây ra. Mỉa mai thay một trong những máy bay đó, bay vào ngày 12 tháng 7 ngày mà hai ngày trước khi các tù binh Mỹ ở Sơn Tây bị di chuyển. Hai trong những tù binh Mỹ đó là Elmo Baker và Larry Carrigan, đang ở ngoài sân của trại tù th́ trông thấy máy bay bay đến gần. Họ mừng quưnh rồi vẫy tay để nói với thế giới bên ngoài: “Chúng tôi ở đây, chúng tôi đang ở đây”. Nhưng có điều không may, trong số 127 triệu tấm ảnh của Buffalo Hunter chụp trên Bắc Việt Nam mà giấy nay chứa đầy trong những hồ sơ của DIA lại không có được một bức ảnh nào của lần bay đó.

    Lần chụp sau cùng của Buffalo Hunter là hoàn hảo. Người ta cho rằng nó mang về những bức ảnh chụp từ độ cao trên ngọn cây, gần sát trên những bức tường của nhà tù Sơn Tây, để cho thấy “tầm cao, màu sắc và những nét mặt” của mỗi người trong nhà tù Sơn Tây. Những ảnh chụp tuyệt diệu đó do máy bay tính toán kỹ đă thực hiện quá sớm và chụp vào một khoảng chân trời cách xa trại tù. Khi ông giám đốc Bennett của DIA trông thấy ảnh, ông ta hồi tưởng lại “Tôi đă khóc suốt 2 ngày liền”. Bởi v́ ông ta chỉ có thể nói theo trí tưởng tượng của ḿnh rằng Sơn Tây có thể trống hoặc là đông đảo nông dân đi thăm ruộng lúa”.

    Tập thể t́nh báo cho rằng nếu bay thêm những phi vụ gần trại tù có thể báo hiệu cuộc tập kích. Họ quyết định phải dựa vào sự “xâm nhập trên độ cao” đối với số ảnh c̣n lại. Những chiếc SR-71 sẽ cất cánh từ căn cứ không lực của Kadena, Okinawa nhưng phim chụp th́ phải đưa nhanh về cho các nhà giải thích ảnh của DIA trong đội trinh sát kỹ thuật thứ 67 của SAC ở căn cứ không lực Yokota, Nhật Bản, rồi gửi về Washington để xem kỹ thêm. V́ những người của DIA bổ nhiệm cho SAC không được phép biết vụ tập kích nên các nhà giải thích ảnh ở Yokota phải t́m kiếm những thay đổi trong hệ thống pḥng không của Bắc Việt và những điều động quân sự trên con đường cắt rộng 10 dặm mà ảnh của SR-71 đă chụp được. Họ đă làm một công việc tốt. Như lời của một người trong bọn về sau nói lại: “Họ đă xác nhận được vị trí của mỗi một ṇng súng trong khoảng 50 dặm cách xa nơi đó”. Chỉ có những nhà giải thích ảnh của DIA bổ nhiệm thẳng cho nhóm Hỗn hợp hành động bất ngờ của Manor mới đọc thấy sự việc tiến triển như thế nào ở Sơn Tây. Nhưng không phải mọi việc đều đă dễ dàng. Bởi thời tiết bất thường ở phần đất Đông Nam Á vào giữa năm 1970 này, nên mục tiêu thường bị mây che phủ hoặc khuất trong những bóng đen nặng nề.

    Tại DIA Bennett và phụ tá của ông ta là Stewart quyết định rằng đến giờ phải áp dụng những “vốn quư” khác. Đó là cho xâm nhập một điệp viên CAS vào gần mục tiêu. Như cho một điệp viên nào đó có thể “đạp xe đạp” bên ngoài trại tù Sơn Tây đến đó làm như hỏng xe để quan sát vào bên trong cổng chính của trại tù, nghe ngóng có giọng nói của người Mỹ nào không? Việc ngăn cấm xâm nhập vào và không cho tiếp tế trở lại đă được hủy bỏ phần nào do lệnh của Tổng thống Nixon. Bennett đi gặp Moorer về sự xâm nhập mà ông ta đề nghị, để trù tính thời gian cho chính xác, điệp viên có thể lọt vào và trở ra an toàn. Đô đốc Moorer đồng ư, ông ta ra lệnh cho Bennett kiểm soát lại với CIA và “điều tra xem có nên cho một toán CAS xâm nhập hay không? Và phải làm trên cơ sở hết sức kín đáo”.

    Khi người ta hỏi: “Việc đó ra sao” th́ Moorer cho biết: “Bị phản đối”. Ông ta giải thích: “Trong một nước và một xă hội bị đóng kín như Bắc Việt, th́ một người dân da trắng nổi bật ra như là một mục tiêu dễ bị phát hiện, dễ bị để ư. C̣n sử dụng một điệp viên người Việt Nam, th́ chúng ta không thể tin được. Và như vậy th́ kết quả là con số không. Rồi v́ sự việc có thể dẫn tới khả năng người Bắc Việt Nam có thể đoán được vụ tập kích để bố trí phục kích”. Được hỏi: “Ông có biết rằng đă có một toán CAS hoặc một điệp viên được đưa vào trước đây hay không” th́ Moorer đáp sau khi dừng lại một lát: “Không, tôi không nghĩ rằng có một điệp viên nào đă vào đấy”. Tuy nhiên, ông nói thêm: “Có thể có một toán ở bên Lào, nhưng mà toán đó chẳng cung cấp được một tin nào. Những hoạt động có tính chất như thế đang diễn ra ở biên giới Bắc Việt Nam, nhưng mà nó không đóng góp được ǵ cho vụ tập kích Sơn Tây cả, tôi nhớ như vậy”.

    Bennett hồi tưởng lại những việc đă qua, c̣n rơ ràng hơn: “Chúng ta quả thực có ném một điệp viên khoảng hai tháng” trước vụ tập kích, nhưng theo lời của Bennett th́ anh ta không t́m thấy được ǵ. Được hỏi điệp viên đó có về được hay không th́ Bennett đáp là: “Tôi không biết. Nhiệm vụ của tôi đă hết rồi. Ông biết không, chúng ta không bao giờ có thể t́m thấy được ǵ nhiều hơn khi mà ở đó, chung quanh đó, họ đang sục sạo”.

    Có lẽ v́ hoạt động này quá được giữ kín hoặc v́ điệp viên không khám phá được ǵ nên Blackburn không biết CIA và DIA đă làm ǵ. Rơ ràng đến cả đô đốc Moorer cũng không được biết ǵ về chi tiết của hoạt động. Một “vốn quư” trước đây đă bị loại bỏ bởi v́ nó có thể làm mất an toàn của vụ tập kích, bây giờ đang được sử dụng lại. Những người có nhiệm vụ làm kế hoạch vẫn không biết. Blackburn không biết rằng, một điệp viên CAS có thể đang “sục sạo” quanh Sơn Tây không lâu trước ngày vụ tập kích tiến hành.

    Lại có một “vốn quư” khác nữa mà chỉ có một nhúm người trong giới viên chức của chính phủ Hoa Kỳ biết. Đó là một người Bắc Việt, một người thuộc “tầng lớp trung lưu” nhưng là một viên chức am hiểu tin tức ở Hà Nội. Tên của anh ta là Nguyễn Văn Hoàng, một viên chức cũ trong cơ quan điều tra của văn pḥng soát xét quân dịch của Bắc Việt Nam, nhóm liên quan đến hành chính và giám sát những tù binh và những nơi họ bị giam cầm. Cơ quan sưu tầm của họ và đặc biệt là Hoàng, có giao dịch với các vụ chất vấn những tù binh. Hoàng trạc 50 tuổi và hơi cao đối với một người Việt Nam. Cái đặc biệt nhất của anh ta là nước da trắng trẻo, tóc đen cắt ngắn, lông mày rậm.

    Hoa Kỳ đă đào tạo Nguyễn Văn Hoàng qua trung gian của tổ chức gọi là “Alfred” ở Hà Nội. Khi mà những bức ảnh của Buffalo Hunter được phóng ra th́ DIA t́m cách hỏi Hoàng tin tức về Sơn Tây và để che giấu sự quan tâm quá rơ ràng của ḿnh về mục tiêu đó, cũng như các trại tù binh khác. Đó là một đ̣i hỏi sẽ mang lại nhiều kết quả thiết thực hơn là việc cho một điệp viên CAS xâm nhập vào. Nhưng Blackburn và Mayer đều không được biết tí ǵ về cái “vốn quư” ấy cả.

    Nh́n lại 5 năm sau vụ tập kích, các viên chức quân báo công nhận rằng có một con “chủ bài” mà họ quên không dùng đến: đó là những máy ḍ tiếng động bên trên và tiếng địa chấn để nắm trại Sơn Tây. Máy này được sử dụng rộng răi để gieo rắc, cài cắm trên những ngả đường ở Nam Lào thời kỳ đó, mà kết quả được không lực cho là “ngoạn mục” để điều khiển những vụ oanh kích ngăn chặn hoạt động tiếp tế của Bắc Việt cho miền Nam.

    Don Blackburn đă biết nhiều đến sự tiến triển lúc đầu của những máy ḍ t́m đó. Ngay sau khi từ SOG trở về vào năm 1966, ông ta đột ngột phải rời khỏi Uỷ ban quân sự NATO để bổ nhiệm vào một cục mới được thành lập gọi là “Nhóm kế hoạch bảo vệ giao thông”. Công việc của nó là thiết kế và thiết lập “hàng rào điện tử” hay “hàng rào xâm nhập” mà Bộ trưởng quốc pḥng McNamara hy vọng với niềm lạc quan to lớn là có thể cô lập hóa Nam Việt Nam. Công việc của Blackburn ở Nhóm kế hoạch bảo vệ giao thông (DCPG) là trợ tá phó giám đốc t́nh báo và đánh giá. Khi mà các máy ḍ t́m được triển khai và thí nghiệm, ông ta có được một vài sự đánh giá tốt về tiềm năng của nó. Về sau, ông ta được thuyết tŕnh đều đặn về tin tức mà những máy ḍ t́m đă thu được và những hoạt động mà nó thực hiện. Thời gian này, McNamara đă rời Lầu Năm Góc và “hàng rào điện tử” của ông ta đă bị loại bỏ; nhưng những máy ḍ t́m mà DCPG triển khai được đặt làm những “lính gác đường” bí mật ở Lào đến mức độ cứ bốn bụi rậm dọc đường ṃn Hồ Chí Minh đều có một ăng-ten cắm trong đó. Như một sĩ quan không lực sau này đă nói “Chúng tôi giăng chằng chịt dây trên đường ṃn Hồ Chí Minh giống như một cái máy cổ lỗ của hiệu bán thuốc tự động và rồi chúng tôi liên lạc với nó vào ban đêm”.

    Sau khi Manor và Simons bay trở về Florida sau những buổi họp cho kế hoạch trong những ngày 10-14 tháng tám với các chuyên viên, họ có nói đến một kiểu mẫu mà Mayer đă giới thiệu với họ. Tên của mẫu đó là Barbara. Mayer miêu tả “hoàn toàn đẹp, được tô điểm đầy đủ và lắp ráp tuyệt vời”. Khi Simons trông thấy nó, ông ta chỉ có việc tán thành. “Barbara” là một mô phỏng của trại tù Sơn Tây cỡ bằng chiếc bàn, giá 60.000 đô-la do CIA làm trong tháng 6 theo yêu cầu của Mayer, có đầy đủ chi tiết và được lắp ráp như những máy móc đặc biệt. Qua đó, những người của Simons có thể trông thấy khu trại tù giống hệt như trại Sơn Tây trước mắt để họ dễ dàng nhận thấy lúc tập kích ban đêm. Thay đổi ánh sáng trại tù sẽ hiện ra như dưới ánh trăng khuyết, hoặc gần như trong bóng đêm. Simons đă từng trông thấy những kiểu mô h́nh như thế trong những hoạt động khác, nhưng không có cái nào được hoàn chỉnh như kiểu này. Ông ta muốn cho người của ông biết rơ mục tiêu với mọi chi tiết được nghiên cứu trên sa bàn ở Eglin gần với những cuộc tiến công thật sự tại Sơn Tây. Mỗi một thành viên của lực lượng tập kích sẽ có thể chiến đấu theo nhiệm vụ của ḿnh trong những buồng giam của tù binh cho dù thành viên ấy có mù, điếc, say hay bị thương.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P8


    CUBA

    Cu-ba ám ảnh nặng nề tâm trí của Marty Donohue. Cuộc huấn luyện của không lực cho vụ tập kích Sơn Tây bắt đầu vào ngày thứ năm, 20 tháng 8. Trong thời gian đó, Donohue đă trở về từ chuyến bay kỷ lục xuyên Thái B́nh Dương trên chiếc thực thăng HH-53 rồi gia nhập vào các phi đội trực thăng và C-130 mà Warner Britton đă tuyển mộ. Họ đều là những người trong kế hoạch. Phần nhiều những phi vụ của họ được thực hiện trên vịnh Mexico, vừa gần kề căn cứ Eglin của không lực ở phía Nam. Phần c̣n lại bay ở độ rất thấp, sát mặt đất ngoằn ngoèo, quanh co trên vùng núi non miền Bắc Georgia và Tallahassee, rồi bay trở về qua những cḥm thông bằng phẳng của vùng cán xoong Florida ở độ cao trên ngọn cây. Thường khi họ được những máy bay tiến công loại A-1 bay kèm, loại này kềnh càng nhưng dễ vận dụng. Những chiếc máy bay khổng lồ c̣n sót lại từ cuộc chiến Triều Tiên, thường dùng để hộ tống những trực thăng lớn trong những nhiệm vụ bay giải cứu ở Đông Nam Á.

    Donohue không có ư kiến ǵ về cuộc luyện tập này. Có nhiều vụ bay ban đêm, tập tiếp nhiên liệu và bay thành đội h́nh sát nhau với trực thăng tiếp cứu loại HH-53 kềnh càng và loại nhỏ hơn HH-3, đôi khi với loại bé hơn nữa là UH-1 của quân đội. Hai loại trực thăng sau cùng này thường bay rút vào đội h́nh sau những chiếc C-130, 4 động cơ không người lái. Mọi người đều phân vân không hiểu Britton và Manor đang tính toán điều ǵ, nhưng qua thời gian của những phi vụ luyện tập và những báo cáo cho biết Liên Xô có thể đang xây dựng căn cứ tiếp tế cho tàu ngầm tại Cienfuegos ở Cuba Donohue quả quyết rằng kế hoạch Bờ Biển Ngà là chuẩn bị cho một vụ tiến công Cuba bằng trực thăng.

    Những việc đó có vẻ ăn khớp. Khi huấn luyện lái trực thăng HH-53 tiến triển, Donohue nhận thấy những phi vụ kéo dài ngày càng lâu, lúc đầu chỉ độ dưới 2 tiếng đồng hồ đến cuối cùng đúng hơn 4 tiếng.
    Từ căn cứ Eglin đến bờ biển miền Nam của Cuba độ 1.000 dặm, phải bay 9 tiếng rưỡi với chiếc HH-53 ở tốc độ nhanh nhất của nó. Song một cuộc tập kích từ Eglin đến Cuba là không thể thực hiện được. Công tác thực tế này có thể phải được phóng đi từ Bộ chỉ huy không lực chiến thuật to lớn tại căn cứ không lực phía nam St.Petersburg. Đó là căn cứ, nơi xuất phát những vụ oanh kích các giàn hỏa tiễn của Liên Xô năm 1952 trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba. Căn cứ này cách xa Cuba khoảng 520 dặm, khoảng chừng 5 giờ bay của HH-53 nhưng nếu các máy bay đáp xuống để lấy thêm nhiên liệu tại căn cứ không lực Homestead ở nam Miami th́ chuyến bay đến Cuba sẽ mất từ 3 giờ đến 3 giờ rưỡi. Có vẻ là hợp lư 3 tiếng rưỡi đồng hồ, phần nhiều bay trên mặt nước, sát một ngọn đồi, bay ở độ thấp qua dăy núi Santa Clara của Cuba và nổ súng để đánh sụp căn cứ tiếp liệu cho tầu ngầm ở Cienfuegos.

    Các phi đội khác trong chương tŕnh huấn luyện cũng nghĩ như Donohue, Cuba sẽ là mục tiêu. Họ chỉ cách xa đó khoảng 9.500 dặm.

    Dù sao, những tính toán của Donohue cũng chính xác theo một nghĩa nào đó. Trong vụ tập kích Sơn Tây, những chiếc HH-53 sẽ bay từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ để đến mục tiêu. Nhưng không bay nhiều trên mặt nước, chỉ một ít sông ng̣i và hồ ở Lào và Bắc Việt Nam, chỉ bay ba giờ rưỡi bay ṿng những đồi và núi quanh co theo con đường mà DIA và NSA đă vạch ra để che giấu sự xâm nhập vào Sơn Tây, tránh qua những chốt ra-đa của Trung Quốc và Bắc Việt Nam đă được biết vị trí. Mỗi một lần quanh co phải được tính toán kỹ thời gian để làm sai những khoảng cách phát hiện của ăng-ten ra-đa Việt Nam.

    Việc huấn luyện những chuyến bay ở Eglin mất nhiều th́ giờ nhưng không buồn tẻ. Một vài trong những chuyến bay tập đó đúng là sởn gai ốc, thí dụ những chiếc C-130, hoạt động với hết khả năng của nó như các kỹ sư hàng không vẫn gọi là tiến sát đến cái chết. Ba chiếc C-130 sẽ tham gia vào cuộc tập kích. Một chiếc loại giải cứu HC-130 sẽ tham dự ở những giai đoạn đầu của chuyến bay và tiếp nhiên liệu cho các trực thăng trên không ở đất Lào. Hai chiếc C-130 khác được trang bị đặc biệt, với khí cụ bay mới và hệ thống hồng ngoại ḍ t́m (chưa hề sử dụng trước đây) thích hợp nhằm chống lại những “ổ t́nh báo” ở mỗi điểm quanh co dọc theo những con đường dẫn đến mục tiêu. Một trong những chiếc C-130 đó sẽ cầm đầu hướng dẫn lực lượng tập kích gồm 5 chiếc HH-53 và thêm một chiếc HH-3 hoặc UH-1 để thả pháo sáng xuống trại tù. Chiếc C-130 thứ hai sẽ hướng dẫn chiếc A-1, lực lượng oanh tạc yểm trợ bay xuyên qua được mạng lưới ra-đa của Bắc Việt. Đội bay của hai chiếc C-130 phải luyện tập chính xác các vai tṛ xoay trở và bay thành đội h́nh, khi gặp trường hợp một trong hai chiếc bị bắn rơi hoặc bị hỏng hóc máy móc dọc đường mà phải ở lại. Đó không phải là một khả năng không thể xảy ra, nhưng cũng không phải là một trong những vấn đề hiếm có.

    Thiếu tá L.Franklin thuộc phi đội hoạt động đặc biệt thứ 7 của không lực và trung tá P.Blosch thuộc phân độ 2 phi đội hoạt động đặc biệt thứ nhất, đă từng bay một số phi vụ C-130 nhưng chẳng có phi vụ nào giống như những phi vụ này. Tốc độ thường của một C-130 bay ở độ thấp là khoảng 250 hải lư. Blosch và Franklin giờ đây đang t́m cách bay với tốc độ 105 hải lư và gần như đă không điều khiển được máy bay, v́ gần mất hết tốc lực. Họ phải bay chậm như vậy bởi v́ một trong hai chiếc HH-3 và UH-1 sẽ đổ quân tiến công xuống bên trong những bức tường của trại tù. Hai chiếc này cũng không đủ sức để mang đủ máy móc của chính nó dùng để bay cho chính xác và phải chở thêm đội đột kích. C̣n chiếc trực thăng to hơn th́ lại không thể sử dụng được, v́ khoảng trống bên trong khu trại Sơn Tây quá hẹp. Những chiếc “trực thăng mẹ” C-130 giống như là những con chó trinh sát cho chuyến bay đường dài vào Sơn Tây: cả hai trực thăng HH-3 và UH-1 đều không đủ sức thực hiện sứ mệnh mà nó phải bay, nó vừa đủ bám sát sau các cánh của những chiếc máy bay, giống như các tay lái xe đua vẫn chạy theo sau những chiếc xe đua phía trước trong những ṿng đầu để tiết kiệm nhiên liệu và có thêm tốc độ.

    Thật là điên rồ. Muốn lái một loại máy bay C-130 với tầm thấp như vậy th́ Blosch và Franklin phải dùng 70% độ ṿng quay tốc lực của chong chóng, điều mà họ chỉ áp dụng trong trường hợp hạ cánh mà thôi. Bay chậm như vậy th́ tất cả 4 động cơ phải phối hợp với nhau một cách hoàn hảo. Nếu một trong những động cơ này không hoạt động th́ các đặc điểm về việc vận hành của máy bay C-130 trở nên kém hiệu lực. Và lẽ tất nhiên phi công không thể nhảy dù một cách an toàn được v́ quá thấp. Blosch và Franklin chỉ có thể kéo cần điều khiển tốc lực vừa kịp để tăng lên 140 hải lư, và trong suốt 3 giờ rưỡi bay đến với việc điều chỉnh 70% ṿng quay như đă nói ở trên th́ chiếc C-130 không ổn định và không thể dùng hệ thống tự động để điều khiển.

    Hơn nữa, Blosch và Franklin cũng hiểu rằng “cần phải rất thận trọng trong việc thay đổi tốc lực hoặc lái các đường bay ngoằn ngoèo” giữ cho được thăng bằng trong khi hạ cánh với điều kiện kỹ thuật này là một sự nguy hiểm. Nếu dùng quá tốc lực một cách đột ngột th́ hoặc là máy bay sẽ mất thăng bằng hoặc là làm cho nó lao nhanh xuống đất. Với tốc độ 105 hải lư chiếc C-130 cũng không có thể phản ứng kịp để bay lên cao một cách an toàn khi máy ra-đa báo có chướng ngại vật ở phía trước. Trong khi đó th́ đường bay đến mục tiêu phải bay qua vùng Bắc Thái Lan, Lào và vùng phía tây của Bắc Việt Nam lại đ̣i hỏi phải thực hiện nhiều đoạn bay quanh co lên xuống. Riêng có việc điều khiển này thôi cũng đă tỏ ra quá phức tạp, đến nỗi Manor đă quyết định bổ sung thêm một người lái thứ 3 vào phi hành đoàn của chiếc C-130 vào giữa giai đoạn của chương tŕnh huấn luyện.

    Viên phi công của chiếc C-130 c̣n nhiều việc rắc rối khác phải đối phó. Như khi đến mục tiêu phải thả pháo sáng để rọi khu doanh trại và sau đó thả pháo khói để đánh lạc hướng, làm rối loạn hàng ngũ và lung lạc tinh thần các toán canh gác Bắc Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn huấn luyện bay thử th́ một vài pháo sáng do Franklin thả xuống bị tịt ng̣i.

    Cuộc tập bay càng trở nên phức tạp, khó khăn khi các trực thăng, C-130 và A-1 bắt đầu tham gia tập dượt chung. Những máy bay A-1 với đầy đủ bom, hỏa tiễn và xăng dầu, phải bay với tốc độ khoảng 145 hải lư để giữ thăng bằng, và cần phải có một chiếc C-130 bay kèm để hướng dẫn chúng đến mục tiêu. Chiến thuật bay ṿng và bay theo h́nh chữ S đă được nghiên cứu kỹ để những chiếc máy bay bay với tốc độ 105 hải lư vẫn có thể liên lạc được với những chiếc máy bay với tốc độ 145 hải lư. Như vậy, nếu có trường hợp một chiếc C-130 nào bị bắn rơi hoặc bị hỏng hóc th́ những chiếc trực thăng hoặc các chiếc A-1 c̣n lại vẫn có thể tiếp tục hướng dẫn những chiếc C-130 E khác đến mục tiêu.

    Toàn thể phi hành đoàn đă tập dượt cách bay ngoằn ngèo lên xuống vào ban đêm với tầm cao sát ngọn cây, trên vùng đất lởm chởm của miền Bắc tiểu bang Georgia và dăy núi Great Smoky dưới ánh trăng lờ mờ. Để dưới đất không phát hiện được, phi công phải cố gắng giữ cho đội h́nh bay sát nhau nhờ ánh đèn mờ của buồng lái, chứ không sử dụng đèn báo hiệu ngoài cánh để giữ khoảng cách khi bay trong ban đêm.
    Phi công sử dụng ống nḥm điện tử có gắn mắt kính trông thấy được tầm thấp trong bóng đêm, nhưng ánh đèn mờ trong buồng lái lại làm cho việc sử dụng loại ống nḥm này ít hữu hiệu. Tuy nhiên, trong buồng máy bay phía sau, các chuyên viên cơ khí và các xạ thủ vẫn có thể dùng những ống nhóm này để theo dơi các máy bay bay phía sau. Tất cả các đường bay này đều phải thực hiện trong sự im lặng (không mở máy vô tuyến liên lạc). Và v́ thời tiết trên đất Lào và Bắc Việt Nam rất bất thường cho nên họ phải tập dượt bắt liên lạc với nhau thường xuyên khi bay qua các đám mây hoặc sương mù che kín mặt đất Trong suốt chương tŕnh huấn luyện này các phi hành đoàn của Manor đă phải tập dượt 1017 giờ bay để sẵn sàng cho việc thi hành tập kích Sơn Tây. Họ không để xảy ra một tai nạn nào trong 368 phi vụ trong những điều kiện khắt khe nêu trên. Tất cả đều được hưởng tiền phụ cấp giờ bay. Vào trung tuần tháng 9, họ đă sẵn sàng phối hợp với lực lượng của Simons để cùng tham gia giai đoạn huấn luyện hỗn hợp, tập dượt các cuộc đột kích ban đêm vào mục tiêu “cái làng kia” ở gần băi tập dă chiến số 3.

    Xạ trường C-2

    Trong khi các phi công của Manor toát mồ hôi, rồi lại bị lạnh cóng trên bầu trời th́ những lính t́nh nguyện của Simons lại đổ mồ hôi trên xạ trường C-2 tại căn cứ Eglin. Tất cả 103 người t́nh nguyện đều là loại “lính mũ nồi xanh” có kinh nghiệm, được lựa chọn theo sức vóc và thể lực của họ. Nhưng khi họ đến căn cứ Eglin th́ Simons và Sydnor lại bắt đầu “uốn nắn thêm” vào thứ tư ngày 9 tháng 9, suốt trong một giờ trước bữa điểm tâm trong ngày huấn luyện đầu tiên. Simons bắt đầu hướng dẫn toán t́nh nguyện tập thể dục. Đầu tiên ôn lại sáu bài thao diễn cơ bản số 1. Hít đất 12 lần mỗi ngày mà bất cứ cựu quân nhân nào cũng c̣n nhớ rơ và tiếp theo là chạy 2 dặm đường dài. Ngày hôm ấy họ chạy 3 phút, đi bộ một phút, rồi chạy lại. Chương tŕnh tập luyện ngày càng tăng lên, và họ lại hít đất 8 lượt, mỗi lượt 12 lần, và chạy 2 dặm không nghỉ. Trong tuần lễ đầu chương tŕnh huấn luyện được coi như là “xả hơi”, mỗi ngày 7 giờ học về xạ kích, hệ thống truyền tin và tập luyện liên lạc, định hướng máy bay trực thăng, phá hoại, tuần tiễu cộng thêm thực tập về vượt ngục và kiếm sống. Và mỗi ngày nếu chương tŕnh tập luyện chấm dứt trước giờ ấn định th́ lại tập thêm về điền kinh.

    Tối ngày 17 tháng 9 bắt đầu huấn luyện ban đêm, xạ kích và nhận định mục tiêu trong bóng tối. Cả hai chương tŕnh này được thực hiện dưới đất và từ trên máy bay trực thăng. Sydnor và Meadows lúc nào cũng ở bên cạnh từng xạ thủ để hướng dẫn bắn trúng vào tiêu điểm của mục tiêu với số điểm tối đa mục tiêu này là cḥi canh hướng tây bắc và cổng chính của trại giam. Chương tŕnh huấn luyện khác được thực tập từ việc di động việt dă, kiểm soát làng xă, lục soát nhà cửa, phá hoại chướng ngại, và thu dọn mục tiêu cho đến việc tiếp thu các bài học cứu thương do bác sĩ Cataldo dạy về cách băng bó các vết thương nơi trận địa, chống hoảng loạn, găy tay chân và chích thuốc an thần. Nhiều giờ được dành thêm cho việc huấn luyện đột kích. Meadows chỉ dẫn cho toán t́nh nguyện từng bước một bắt đầu bằng cách ra dấu hiệu bằng tay:

    - Ngón tay cái chỉ xuống: Nguy hiểm - có kẻ địch hoặc t́nh h́nh không tốt - chuẩn bị vũ khí để bắn.
    - Ngón tay cái chỉ xuống kèm theo hai ngón di động và chỉ hướng phía trước: kẻ địch đang ở hướng đó.
    - Bàn tay nắm lại, từ bụng đưa thẳng cánh tay ra trước: coi chừng bị phục kích - tránh xa và chuẩn bị nổ súng.
    - Bàn tay quay ṿng trên đầu với một ngón tay chỉ thẳng lên trời: Thành lập ngay ṿng đội h́nh pḥng vệ.
    - Ngón tay cái chỉ lên: Được rồi - t́nh h́nh an toàn - chuẩn bị tiến lên.

    Bài tập của Meadows gồm có 8 trang về thực tập các dấu hiệu nêu trên. Một phần huấn luyện bổ sung gồm có: Việc thực tập bắn các loại pháo hiệu đủ màu khác nhau để gọi máy bay trực thăng trong trường hợp khẩn cấp, việc sử dụng hỏa châu để đánh dấu địa điểm đổ bộ và các thủ tục đặc biệt về truyền tin dùng cho toán tấn công khi đă đáp xuống đất để liên lạc với nhau và để gọi máy bay đến pháo kích khi cần thiết.

    Sau đó Simons chia những người lính của ông ta ra thành ba toán. Toán thứ nhất là toán tấn công gồm 14 người sẽ cùng với Meadows đổ bộ từ một chiếc trực thăng nhỏ xuống ngay trong sân trại giam, v́ chỗ trên máy bay trực thăng quá chật chội cho nên toán này được trang bị loại súng CAR-15, một loại vũ khí nhỏ và nhẹ hơn loại 5,56 ly của súng M-16 mà những toán khác có mang theo. Một trong những đặc tính khác của loại súng CAR-15 là loại súng này có báng được gấp lại dùng để cầm tay. Sydnor th́ chỉ huy toán chỉ đạo và an ninh gồm 20 người. Simons chỉ huy toán yểm trợ gồm 22 người. Cả hai toán này sẽ đổ bộ từ những chiếc trực thăng lớn hơn đáp ngay xuống ngoài ṿng thành của trại Sơn Tây. Cả hai toán này đều được trang bị 2 súng trung liên M-60 với đạn 7,62 ly để chặn đứng mọi cuộc phản công loại đạn này khi bắn trong đêm có phát ra vệt sáng để định hướng. Trong cuộc tập kích này cả ba toán đều mang ngụy danh là Thằng bé xanh, Rượu đỏ và Lá xanh. Ngụy danh riêng của cá nhân Simons là Rễ hoang. Người ta không c̣n nhớ là cái tên ngụy danh này đă được chọn một cách ngẫu nhiên hay là cố t́nh châm biếm v́ lẽ Simons có đầu tóc thưa thớt.

    Các toán không quân và bộ binh bắt đầu phối hợp thực tập tấn công vào ngày thứ hai, 28 tháng 9. Mỗi ngày 3 cuộc đổ bộ bằng trực thăng được tập dượt và mỗi đêm tập thêm ba lần nữa. Một vài cuộc tập dượt này không có trang bị vũ khí, hoặc có vũ khí nhưng không nạp đạn: những cuộc tập dượt khác th́ có mang theo đạn thật, loại đạn phát ra vệt sáng trong bóng đêm, túi thuốc nổ, lựu đạn, và mọi thứ khác. Đến giai đoạn này th́ tất cả các toán đă trải qua mọi việc thực tập đi bộ, trườn và chạy ra chạy vào khu vực mô h́nh nhiều lần đến nỗi họ biết rơ từng hướng ngắm bắn lẽ tất nhiên chỉ là đạn bắn thử. Vị trí của từng người trong mỗi giây đồng hồ suốt cuộc tập kích đều được ấn định rơ ràng: “người lính nào chạy lệch ra khỏi vị trí chỉ độ hơn một mét hoặc sớm hay muộn hơn một giây đồng hồ th́ sẽ bị trúng đạn 5,56 hoặc 7,62 ly của súng tiểu liên M-16 hoặc trung liên M-60 của đồng đội”. Sau một vài lần tập thử, Simons đích thân đi đếm từng dấu đạn trên điểm mục tiêu được đặt xung quanh mô h́nh như để tượng trưng cho lính Bắc Việt đang đứng, ngồi hoặc nấp. Ông ta muốn những mục tiêu này phải mang đầy dấu đạn. Nếu không th́ phải tập lại nhiều lần nữa. Không thể có chuyện sai lầm được, cuộc tấn công phải diễn ra chớp nhoáng, dữ dội và tiêu diệt gọn. Người nào không thể bắn nhanh chóng và chính xác th́ sẽ bị thải ra khỏi toán tấn công, chuyển sang các nhóm hành chính và yểm trợ hậu cần.

    Bây giờ người của Simons không những chỉ bắn xuyên qua mô h́nh mà thôi. Họ c̣n phải đột nhập vào doanh trại của mô h́nh, phá toang cửa, đập tan bản lề và chốt, chặt đứt dây xích bằng đèn x́ và ḱm cắt khóa rồi họ thay phiên nhau người này cơng người kia ra khỏi “làng”. Trong số 103 người của Simons chỉ có 4 người được biết rơ họ đă và đang thực tập để làm ǵ. Với mục đích đánh lạc hướng và ngăn ngừa việc tiết lộ bí mật, những người khác chưa biết th́ được bảo rằng đây là một cuộc giải cứu một vài viên chức ngoại giao bị bệnh đă bị bắt giữ làm con tin tại một toà đại sứ nào đó. Ngụy danh là “Bờ Biển Ngà” làm cho người ta tưởng rằng việc giải cứu này sẽ xảy ra ở vùng Trung Đông hoặc ở châu Phi. V́ lo sợ một vài tù binh có thể trở thành điên hoặc mất lư trí v́ bị dao động trong cuộc tập kích cho nên bác sĩ Cataldo yêu cầu binh sĩ làm ra vẻ “chống đối” khi được cơng đi. Binh sĩ huấn luyện để đối phó với các “nhà ngoại giao” như đấm đá la hét kể cả những người quá yếu không thể cử động tay chân được.

    Khi giai đoạn tập huấn “dễ dàng” này đă hoàn thành th́ Simons lại bắt đầu nâng cao chương tŕnh tập khó hơn. Một kế hoạch gọi là “kế hoạch xanh” sẽ được thực hiện ngay trong trường hợp chiếc trực thăng của ông ta bị bắn rơi hoặc bị hỏng hóc giữa đường. Chương tŕnh “Xanh da trời” được thực hiện khi toán tấn công của Meadows bị tan ră hoặc bị thất lạc. Gặp trường hợp này th́ toán của Simons sẽ thay thế ngay để đập phá vách tường, truy quét doanh trại và giải cứu tù binh, trước khi đó th́ toán của Simons sẽ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khu vực ngoài ṿng rào trại giam Sơn Tây. “Kế hoạch đỏ” sẽ được áp dụng trong trường hợp chiếc trực thăng của Sydnor và Cataldo không đến kịp mục tiêu. Trường hợp này nếu xảy ra th́ toán của Simons sẽ đảm nhiệm việc hoạt động cả trong lẫn ngoài ṿng rào doanh trại, trong khi đó th́ chiếc máy bay oanh tạc của Donohue sẽ được gọi đến ngay đến bắn phá mục tiêu với một lưới đạn đủ các loại.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P9


    Trong giai đoạn huấn luyện này, Simons cũng lại yêu cầu binh sĩ của ông ta thực tập bắn đạn giả và đạn thật, tập bắn ngày và bắn đêm, tạo ra một t́nh trạng dữ dội và căng thẳng như trong thực tế có thể sẽ gặp phải trong cuộc tập kích. Vào khoảng hạ tuần tháng 9, Simons gặp phải sự lo âu. Bởi v́ ban đêm người của ông ta chưa tập thuần thục việc bắn nát các mục tiêu, thế mà thời gian chỉ c̣n độ hai tuần lễ nữa là sẽ có thể bắt đầu hành động khi thời tiết cho phép. Simons lo nhất là việc thanh toán hai cḥi gác trong trại. Dù ông ta đă cố gắng thúc giục các toán tấn công dưới đất tập luyện gắt gao nhưng vẫn chưa thể bắn nát được mục tiêu là tấm vải 2x4 tượng trưng cho mục tiêu thực tế quan trọng nhất. Ông ta có hỏi ư Manor xem các cḥi gác ấy có thể được bắn sụp bằng máy bay pháo kích mà không làm tổn thương đến tù binh không?

    Manor đề nghị thử dùng trực thăng loại HH-53 có gắn súng ṇng 7,62 ly loại nhỏ như kiểu đại liên 6 ṇng, để bắn từ hai sườn và phía sau trực thăng xuống vọng gác. Nếu trực thăng HH-53 bay sát ngọn cây trên doanh trại và bay xuyên qua khoảng giữa hai cḥi gác th́ việc pháo kích này có thể thực hiện được một vài giây đồng hồ, sau khi bắn hạ các cḥi gác th́ trực thăng chở các toán tấn công sẽ bay đến và đáp xuống trại Sơn Tây.

    Simons tỏ ra nghi ngờ về việc này. Ông ta muốn thấy tận mắt việc thực hiện và sẽ được thực hiện như thế nào. Ông ta không muốn các buồng giam tù binh bị bắn thủng đầy đạn. M.Donohue được lựa chọn để lái chiếc trực thăng pháo kích và Simons quyết định cùng bay chung với Donohue để tự tay ḿnh bắn thử xem sao. Donohue đồng ư và chiếc trực thăng HH-53 được chở đầy súng đạn đủ có thể bắn tan nát một sư đoàn Bắc Việt nếu mỗi viên đạn đều trúng mục tiêu. Một chiếc trực thăng UH-1 có gắn đèn rọi bay phía trên để soi sáng mô h́nh giống với thực tế trại Sơn Tây có ánh sáng trăng và ánh sáng hỏa châu trong đêm tập kích thật sự. Khi Donohue, Simons và 3 xạ thủ của Donohue, bắt đầu trực tiếp xạ kích với chiếc trực thăng HH-53 bay sát mái nhà của vài khối buồng giam th́ Simons như bị điếc tai. Ông ta đă quên không mang nút bịt tai nên suốt cả ngày hôm sau không thể nghe ǵ được nữa, nhưng cặp mắt th́ sáng rực v́ lẽ “các mục tiêu đă được triệt hạ”. Và Simons cũng được an ḷng v́ đạn không bắn trúng các tấm vải tượng trưng cho khu buồng giam tù binh. Simons tỏ vẻ khoái chí. Donohue và các xạ thủ của ông ta từ đây cho đến ngày lên đường tập kích chỉ cần tập dượt việc pháo kích bằng máy bay này một lần nữa thôi là đủ.

    Vào giữa khuya đêm thứ 3 mồng 6 tháng 10, Manor và Simons chỉ đạo toàn thể lực lượng thực tập một lần cuối cùng, bắn bằng đạn thật vào ban đêm. Tất cả mọi đường bay quanh co để đi đến mục tiêu đều phải thực hiện, lẽ dĩ nhiên là chỉ thực hiện trên vùng trời của miền Đông Nam Hoa Kỳ chứ chưa phải tại Đông Nam Á (Chuyến bay cuối cùng trong giai đoạn thực tập này bao gồm độ 1 giờ bay tượng trưng cho thời gian từ lúc các toán của Simons bắt đầu rời căn cứ Takhli ở miền Trung Thái Lan cho đến căn cứ xuất phát ở Udorn, khoảng phía nam của biên giới Lào, độ 192 dặm đường bay đến mục tiêu tập kích. Từ địa điểm này bay đến trại giam Sơn Tây và trở về là một đoạn đường bay dài và quanh co khoảng 587 dặm.

    Blackburn và Mayer bay đến căn cứ Eglin quan sát việc thực tập cuối cùng này. Simons và các toán lính của ông ta thật là tuyệt vời. Các phi hành đoàn của Manor là những người vững vàng, đáng được tin tưởng nhất mà Blackburn và Mayer chưa từng thấy. Nếu mọi việc được thực hiện tốt đẹp th́ tất cả tù binh ở Sơn Tây sẽ trở thành những con người tự do trong ṿng 15 ngày nữa. Manor và Simons đă quyết định rằng ngày 21 tháng 10 là ngày tốt nhất để xuất phát cuộc tập kích.

    Simons rất hài ḷng với việc thực tập này, nhưng rồi ông ta lại phải đương đầu với một sự rắc rối mới, cuối cùng một rắc rối to lớn. Chiếc trực thăng không thể đáp xuống trong ṿng rào của trại giam một cách nhanh chóng như ư muốn. Loại trực thăng HH-3 quá to lớn đối với khu vực chật hẹp trong sân trại. Phi công đă cố gắng thử mọi cách nhưng cũng không đáp lọt xuống được sân trại. C̣n loại trực thăng UH-1 nhỏ hơn th́ có thể đáp xuống được nhưng lại không đủ chỗ để chứa toán lính của Dick Meadows v́ nó chỉ chở được 10 người mà thôi. Ngoài ra, v́ chật chội cho nên việc đổ bộ ra khỏi trực thăng sẽ bị chậm chạp và như vậy th́ việc hoạt động trong hàng rào trại giam có thể sẽ bị thất bại. Loại trực thăng nhỏ này c̣n có những nhược điểm khác: nó không được chế tạo để tiếp nhận nhiên liệu trên không, nếu mang theo b́nh chứa nhiên liệu lớn th́ càng không đủ chỗ và nó không thể bay kịp chiếc vận tải C-130 dẫn đường. Như vậy chỉ c̣n có cách là toán lính của Meadows sẽ được giảm đi tới mức tối thiểu và sẽ phải dùng loại trực thăng nhỏ này đi từ một địa điểm nào đó của CIA ở biên giới Lào để bay vào miền Bắc Việt Nam. Như vậy cuộc tập kích trở nên khó khăn hơn.

    Manor yêu cầu phi hành đoàn thực thăng thử đáp xuống một lần nữa với loại HH-3. Cho đến bây giờ th́ H.Zender và viên phi công phụ của ông ta là thiếu tá H.Kalen đă bắt đầu biết rơ ràng về loại công tác này, cho nên cả hai đều muốn giúp cho toán của Meadows rút thật ngắn thời gian đổ bộ vào các khu buồng giam tù binh trước khi các lính canh Bắc Việt phát hiện được.

    Họ t́nh nguyện đưa chiếc HH-3 xuống ngay trong doanh trại. Cánh quạt dài 62 bộ của chiếc trực thăng sẽ phải chặt đứt các ngọn cây khi đáp xuống: Thân cây cách nhau khoảng từ 65 đến 70 bộ. Có nghĩa là Kalen phải đưa chiếc trực thăng dài 73 bộ cho lọt ngay xuống một khoảng trống sân trại tối đa là 85 bộ. Điều này nếu không làm bị thương các toán lính đi theo th́ thật là may mắn. Nếu Meadows và toán lính cùng đi được cột chặt, nằm thẳng tay trên sàn trực thăng có lót đệm th́ may ra mới khỏi bị thương. Cả Meadows và Kalen đều cho rằng đấy là giải pháp duy nhất. Simons và Manor cuối cùng cũng phải đồng ư. Meadows sẽ gắn chất nổ định giờ để phá vỡ chiếc trực thăng ngay trước khi ông ta thoát ra khỏi doanh trại. Kalen và hai chuyên viên phi hành cùng với Meadows và toán tấn công sẽ bay ra khỏi Sơn Tây trên một chiếc HH-53 dùng để chở tù binh đă được giải cứu. Kalen và Zender đă thực tập đáp trực thăng HH-3 trong điều kiện gắt gao như vậy, với một khoảng trống chật hẹp. Họ đă thực tập 31 lần gồm 79 giờ rưỡi bay. Ngay trong lần thực tập cuối cùng, họ đă thành công trong việc đáp trực thăng an toàn xuống khoảng sân trống trong mô h́nh một cách rất khít khao, không thừa một phân.

    Trong thời gian này, bác sĩ Cataldo cũng dùng ŕu đập phá các loại cửa. Đây là một trong những môn huấn luyện phụ mà ông ta phải chuẩn bị để đi theo toán tập kích. Ông ta thường bị các người khác trêu chọc khi thấy sử dụng cái ŕu một cách có vẻ “hung dữ”, về việc bắn súng M-16 và Colt 45 th́ ông ta thành thạo hơn. Nhưng việc phải tập lại thể dục để tăng sức lực và việc phá trại tù là một việc làm ngoài nghề nghiệp thông thường của ông.

    Cataldo lo lắng, rất lo lắng về t́nh trạng sức khỏe của các tù binh. Ông ta đă theo dơi rất kỹ các hồ sơ bệnh lư của 9 tù binh đă được Bắc Việt Nam thả ra trước đó, và đă phỏng vấn họ để t́m hiểu về t́nh trạng lao tù tại Bắc Việt Nam. Ông ta cũng kiểm soát lại hồ sơ bệnh lư của từng tù binh trước khi bị cầm tù tại Sơn Tây và so sánh với hồ sơ về t́nh trạng tâm lư của các tù binh trong chiến tranh thế giới thứ hai (nhất là những người bị giam trong các trại tù của Nhật Bản, ở đây thường có nhiều điều nghiêm trọng xảy ra) và cả tù binh trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.

    Kết quả của việc nghiên cứu này cho thấy t́nh h́nh không được tốt lắm.

    Cataldo đă đ̣i hỏi được cấp phát một số dụng cụ y tế đặc biệt và hướng dẫn cho họ sử dụng các dụng cụ này để săn sóc các tù binh ngay trên máy bay sau khi thoát khỏi Sơn Tây. Một trong những loại đó là một “túi y cụ M5” đặc biệt với một ống hít Duke để dùng với chất thuốc “Penthane”, một chất không làm bỏng như là một loại thuốc mê, Cataldo c̣n lo cấp cho mỗi chiếc trực thăng một túi thuốc gồm có chất “Ketamine HCL” là một loại thuốc mê cực mạnh có tác dụng cấp thời một cái kẹp để cầm máu, tấm gỗ dùng để bó xương găy các loại ống tuưp và kéo giải phẫu dùng trong trường hợp cấp cứu. Để giữ cho tù binh được ấm, sẽ phải mang theo nhiều loại chăn mền đặc biệt do quân nhu sản xuất. C̣n có thêm những loại dép đặc biệt với đế mềm do hăng Bata sản xuất để cho tù binh sử dụng. Cataldo đă yêu cầu sản xuất các loại đồ dùng này chỉ để dành cho vụ tập kích Sơn Tây và đă phải nói dối như một tên ăn trộm khi giải thích với các hăng sản xuất v́ sao ông ta lại cần những loại đặc biệt này.

    C̣n có nhiều dụng cụ y tế khác nữa, gồm 100 bộ đồ ngủ và áo choàng để cho tù binh và cho những người bị thương mặc trên đoạn đường bay dài trở về Hoa Kỳ. Khi yêu cầu được cung cấp 100 bộ đồ ngủ và áo choàng này tại Quân y viện ở Valefox, ông ta lại phải nói dối thêm nhiều lần nữa để che giấu bí mật. Cuối cùng Cataldo đă đặt mua một lô thức ăn dành cho trẻ con của hăng HEN như là cơm nghiền nát được gói trong những túi giấy không in chữ để bảo mật.

    Đạn dược, đèn x́ và ḱm phá chốt cửa

    Vào ngày 8 tháng 9, trong khi Manor và Simons c̣n đang tập dượt các toán lính tại căn cứ Eglin th́ một phân đội yểm trợ gồm có 26 sĩ quan và binh sĩ được phái tới băi tập dă chiến số 3 để lo việc ăn, ở và mọi sinh hoạt cần thiết khác cho các toán tập kích Sơn Tây. Phân đội này gồm có một sĩ quan hậu cần và hai trung sĩ cộng với một nhóm ba người làm việc truyền tin. Việc trang bị cho toán tập kích Sơn Tây với đầy đủ dụng cụ đặc biệt xông vào một trại tù giống như một cơn ác mộng đối với phân đội yểm trợ này. Mọi đơn yêu cầu cung cấp vật dụng đều được ghi là ưu tiên, nhưng không hề giải thích lư do, và đôi khi có những loại đơn yêu cầu loại dụng cụ lạ lùng khó hiểu, khó kiếm. Nhưng cuối cùng các tập sách quảng cáo hàng của hăng C.A.R đă giải quyết giúp.

    Sau cuộc tập kích, Manor có ghi nhận trong bản báo cáo công tác rằng phân đội hậu cần đă làm việc hơi quá sức. Ông ta có lưu ư rằng, trong tương lai với những công tác tương tự cần phải có đầy đủ nhân viên hậu cần để bảo đảm việc cung ứng vật liệu nhanh chóng khi có yêu cầu khẩn cấp. Quan niệm trước đây về việc này chỉ cần có một sĩ quan hậu cần và hai trung sĩ là không đủ cho nhu cầu thiết yếu. Manor c̣n đề nghị rằng phân đội tiếp liệu trong tương lai cần phải có thêm một chuyên viên vũ khí, một chuyên viên đạn dược, một thư kư kiêm tài xế xe vận tải nhẹ, một trung sĩ liên lạc về tiếp liệu của không quân có khả năng biết giỏi về mọi thủ tục và đơn xin đặt hàng đối với Bộ chỉ huy không quân. Và cũng cần có thêm một nhân viên loại A về tài chính với một số tiền mặt linh động để mua hàng ngay tại địa phương khi cần. Ông ta đề nghị số tiền mặt đó chừng 4.000 đô-la lúc nào cũng sẵn sàng th́ sẽ giải quyết được nhiều việc hóc búa. Cả ba chuyên viên hậu cần trong công tác vừa qua đă gặp nhiều điều phiền phức, chán nản, điều đó ta có thể hiểu được v́ sao.
    Một người lính trong toán tập kích ngay trong giai đoạn thực tập, đă cảm thấy cần phải có một loại dao đặc biệt để phá tung cửa hoặc chướng ngại vật. Loại dao này giống như mă tấu nhưng lưỡi lê dày và đầu nhọn hơn. Khối quân cụ ở pḥng sản xuất vật liệu Natick gần Boston đă sản xuất được một loại dao đúng yêu cầu. Sau khi khối biệt kích ở căn cứ Fort Benning dùng thử đă cho kết quả tốt. Nhưng phân đội hậu cần của Manor đă thấy rằng ngay cả thủ tục đặt mua hàng theo hệ thống quân đội cũng phải mất 4 tháng mới được cung cấp loại dao mà các toán tập kích cần mang theo. Họ phải nhờ văn pḥng tiếp liệu đặc biệt tại căn cứ Eglin chỉ dẫn giúp cách mua một loại dao tương tự sản xuất ngay tại địa phương. Nhưng họ lại gặp trở ngại là muốn có số lượng dao theo nhu cầu th́ cũng phải mất nhiều thời gian và thủ tục hành chính liên hệ. Nhưng thời gian th́ quá gấp rút. Họ phải nhờ xưởng rèn trong căn cứ sửa chữa lại số mă tấu có sẵn của quân đội theo đúng với h́nh dáng yêu cầu. Sau nhiều tuần lễ chạy khắp nơi một cách vô hiệu quả, mặc dù có lệnh của Lầu Năm Góc chỉ thị ưu tiên mọi mặt cho cuộc tập kích, nhưng các toán lính chỉ có được loại dao họ cần bằng cách mua ngay tại một ḷ rèn địa phương, chỉ trong một vài ngày là xong.

    Simons lại yêu cầu phân đội hậu cần t́m kiếm cho ông ta loại kẹp đạn đặc biệt, một kẹp chứa được 30 viên. Để dùng cho loại súng M-16, cần phải có 250 loại kẹp đạn đặc biệt này. Theo tiêu chuẩn thống nhất của bộ binh th́ chỉ có loại kẹp 20 viên chứ không có loại 30 viên. Loại kẹp đạn thông thường có thể được cung cấp qua hệ thống hành chính b́nh thường. Một nhân viên hậu cần đă cố gắng liên lạc trực tiếp với hăng sản xuất vũ khí Colt. Hăng này có thể chế tạo được loại kẹp đạn 30 viên, nhưng phải có chỉ thị của Bộ chỉ huy hành chính quân đội họ mới nhận đơn đặt hàng. Cuối cùng các loại kẹp đạn đó cũng được cung cấp nhưng một trở ngại khác lại đến là: quân đội không có các loại túi để đựng các kẹp đạn đặc biệt đó. Phân đội hậu cần lại phải dùng một số bao túi đựng ḿn định hướng sửa chữa lại cho hợp với nhu cầu.

    Các tù binh đă được thả ra trước đây có tiết lộ cho biết rằng tù binh ở Bắc Việt có thể mang loại khóa (cùm) chân, chốt then cửa bằng kim khí và ống khóa. Như vậy các toán tập kích cần phải có hai dụng cụ cắt kim khí dùng bằng chất “Oxy acetylene”; dụng cụ này cần phải nhẹ, dễ sử dụng, và có thời gian đốt cháy lâu 30 phút. Phân đội tiếp liệu đă t́m kiếm tại một số hăng sản xuất tư nhân nhưng vẫn không có kết quả. Căn cứ không hải quân ở Pensacola, bang Florida cho biết là loại dụng cụ này có thể được cung cấp theo hệ thống đơn đặt hàng Liên bang. Tuy nhiên khi phân đội hậu cần được Liên bang cung cấp cho các loại dụng cụ này, th́ họ biết thêm một điều là muốn có các chất Oxy acetylene (dưỡng khí và đất đèn) cần thiết th́ phải mua tại các hăng sản xuất dân sự mới được nhanh chóng hơn.

    Các loại ḱm phá chốt cửa cũng cần thiết cho việc tập kích. Phân đội tiếp liệu t́m mua được các loại này thông qua các tập sách quảng cáo bách khoa của Liên bang, loại ḱm dài 36 inch có sức chịu đựng dẻo dai và cắt khỏe. Nhưng khi các loại ḱm này được cung cấp th́ các toán lính của Simons trong khi thực tập đă thấy rằng gọng ḱm quá mềm không thể cắt đứt được các loại dây xích 3x4 inch và các ổ khóa mà theo các chuyên viên t́nh báo của Simons đă cho biết là có thể t́m thấy ở các cửa buồng giam tại Sơn Tây. Phân đội hậu cần một lần nữa lại chạy đi t́m loại ḱm khác và cuối cùng t́m ra được ba loại có kích thước khác nhau của đội chữa cháy không quân đang sử dụng.

    Simons cũng cần có thêm sáu loại cưa máy cầm tay chạy bằng xăng, nhẹ nhàng và dễ sử dụng, với lưỡi cưa dài 16 inch và không thấm nước. V́ lẽ trời có thể mưa tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian công tác. Cho đến nay th́ phân đội hậu cần đă quá vất vả với hệ thống hậu cần của Liên bang, cho nên họ đi t́m các loại cưa máy này trong các trại cưa và cửa hàng bán đồ sắt ở địa phương. Họ t́m được một loại cưa thích hợp cho yêu cầu công tác.

    Một vài yêu cầu nhỏ khác cũng làm cho phân đội hậu cần bận rộn. Trong các toán tập kích có một vài người mang theo súng phóng lựu đạn M.79 và họ cần phải có túi vải để mang loại đạn 10 ly này. Các túi vải này muốn có th́ cũng phải xin cung cấp qua hệ thống hậu cần Liên bang. Nhưng khi được cung cấp th́ lính của Simons phát hiện ra các túi vải này không thể sử dụng được, v́ nó không chứa được loại lựu đạn mới sản xuất sau này, mà chỉ có thể đựng loại lựu đạn cũ hiện nay không c̣n dùng nữa. Phân đội hậu cần lại phải nhờ xưởng may cắt ở căn cứ Eglin sửa chữa lại các túi vải cho thích nghi với h́nh dáng của loại lựu đạn mới.

    Để có thêm tài liệu về t́nh trạng mà các tù binh Mỹ đă bị giam giữ, Simons muốn một vài người trong các toán lính của ông ta cố gắng chụp ảnh các buồng giam tại Sơn Tây. Nhiều người t́nh nguyện trong số biệt kích mà ông ta đă chọn lựa được là chuyên viên nhiếp ảnh. Họ đề nghị mang theo 6 máy ảnh 35 ly loại Pen-EE. Khi phân đội tiếp liệu không thể t́m được loại máy này qua các hệ thống cung cấp thông thường của quân đội, họ t́m đến hăng Kodak để mua loại máy chụp ảnh tự động S.20. Loại máy này được chế tạo một cách giản dị và chắc chắn nhưng sau cuộc tập kích th́ Simons chê là các ảnh chụp được đều “vô giá trị”.

    Phân đội hậu cần c̣n phải giải quyết một lô đơn đặt hàng lạ lùng khác nữa, gồm có loại đèn pin gắn ở mũ. Nhưng Simons chê là bất tiện khi đội trên đầu cho nên ông ta bảo các toán lính gắn đèn vào các bao đựng dụng cụ đeo sau lưng, 15 ba-lô đựng đầy những dụng cụ cần thiết cho việc vượt ngục do xưởng cắt may của lực lượng đặc biệt ở căn cứ Eglin thực hiện; và thêm 8 b́nh chữa cháy để chiếc máy bay trực thăng mang theo khi đổ bộ xuống sân trại giam Sơn Tây. Các loại loa phát thanh nhỏ cầm tay cũng được cần đến để báo cho các tù binh rằng họ đang được giải thoát và họ phải giữ b́nh tĩnh, cúi đầu xuống trong khi toán đột kích đập phá pḥng giam. Hai mươi lính biệt kích có thể sẽ đứng gần vị trí phát nổ trong khi phá trại giam cho nên họ cũng cần phải có loại nút bịt tai đặc biệt; những người khác th́ cần có loại nút bịt tai thông thường để cho tiếng động của trực thăng trên đường bay dài vào Bắc Việt Nam sẽ không làm cho họ trở thành gần như điếc khi đổ bộ xuống Sơn Tây. Người của Simons cũng cần có các loại bao tay để pḥng ngừa thương tích khi đập phá các ổ khóa. Ông ta đă lựa chọn được loại bao tay thông thường của phi hành đoàn sử dụng khi lái máy bay, v́ lẽ loại này bó sát vào tay và không cần phải tháo ra trong lúc sử dụng vũ khí và các loại dụng cụ khác. Mỗi một người cũng cần phải có một đôi kính đeo mắt đặc biệt ban đêm. Loại kính này giữ cho mắt khỏi bị lóa khi các pháo sáng được bắn ra và đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ cho người đeo khỏi bị các loại mảnh, tạp chất do cánh quạt của trực thăng quạt tung lên làm bị thương ở mắt và mặt. Nhưng loại kính đặc biệt này trở thành một vấn đề rắc rối thật sự. Phân đội hậu cần trước tiên thử dùng loại kính mắt thông thường của không quân với mắt kính màu vàng đậm và màu xanh nhưng loại này không đủ che chở cho mắt của người đeo trước ánh sáng rực rỡ của hoả châu tại Sơn Tây trong đêm khuya tăm tối. Người của Simons lại thử dùng loại kính chiếu điện đặc biệt của pḥng bào chế quân đội, nhưng loại kính này khó sử dụng. Sau cùng, phân đội hậu cần phải t́m trong các tập sách quảng cáo bách hóa của hăng C.A.R và trong các hiệu bán dụng cụ thể thao, t́m cách giải quyết khó khăn này. Rốt cục họ phải nghĩ ra cách dùng một loại sơn mỏng mà các hoạ sĩ và các chuyên viên về sơ đồ thường dùng vẽ địa đồ để sơn lên hai mắt kính trắng của loại kính b́nh thường. Các tập sách quảng cáo bách hóa của C.A.R đă giúp ích rất nhiều cho phân đội hậu cần của Simons trong việc t́m kiếm nhiều loại dụng cụ quá đặc biệt mà ông ta liên tiếp giao phó cho họ cung cấp.

    Nhưng chính việc cung cấp đạn dược và vũ khí, dụng cụ căn bản của một quân đội lại là điều làm cho người của Simons phải điên đầu nhất. Simons muốn có một vài khẩu súng bắn đạn ria để dùng cho việc thanh toán mục tiêu. Nhưng loại súng bắn đạn ria theo tiêu chuẩn quân đội chỉ bắn được một vùng khoảng 20 mét mà thôi. Phân đội hậu cần phải t́m đến các hăng sản xuất dụng cụ thể thao theo như quảng cáo trong sách và đă mua được loại súng săn tự động lắp được 5 viên đạn, Simons ưa thích loại súng này: bắn được một vùng 25 mét và mỗi mảnh đạn ria có thể giết được một mạng người nếu đứng trong ṿng tỏa ra của đạn.

    Simons c̣n cần thêm một vài loại pháo sáng 40 ly có tỏa ra khói trắng để dùng cho loại súng phóng lựu đạn M.79 và để đánh dấu mục tiêu. Loại pháo sáng này tỏa khói ra rực rỡ và cũng có thể làm chết người. Phân đội hậu cần không thể ngờ được rằng họ phải đi qua mọi thủ tục về cung cấp đạn được, qua mọi cơ quan của Bộ chỉ huy lục quân và cuối cùng đến CIA nhưng loại pháo sáng lân tinh này không nơi nào có cả. Họ phải thử loại pháo sáng tỏa ra khói thông thường, loại 40 ly để tạm thay thế. Nhưng v́ chương tŕnh huấn luyện cần phải thực hiện gấp rút và số đạn dùng cho cuộc thực tập ngày càng tăng lên cho nên số lượng pháo sáng t́m mua được không đủ cho Simons dùng huấn luyện. Phân đội hậu cần lại phải yêu cầu căn cứ Fort Bragg cung cấp thêm nhưng họ trả lời là trong kho không c̣n đủ số theo đơn xin. Sau cùng họ phải gọi thẳng về Lầu Năm Góc để nhờ liên lạc với Bộ chỉ huy Lục quân xin cung cấp 150 viên pháo sáng.

    Các loại đạn dược có tỏa ra lằn sáng cũng cần thiết để đánh dấu mục tiêu. Simons và 50 người lính của ông ta sẽ mang theo loại súng Colt 45 là loại được sản xuất từ chiến tranh thế giới thứ nhất. Súng th́ có sẵn nhưng đạn th́ được xếp vào loại “cần phải được kiểm soát trước khi dùng”. Trong công tác này Simons và các toán của ông ta đă được cấp quyền ưu tiên trong bất cứ mọi lĩnh vực hậu cần nào, ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng thực tế chỉ có một số đạn dược nhỏ mà phải có sự phối hợp đặc biệt với viên giám đốc của kho quân cụ ở bang Illinois th́ mới được chở từ tiểu bang Maryland đến.

    Vào năm 1970 quân đội đă tiêu xài gần 10 triệu đô-la mỗi ngày, một phần tư của toàn bộ ngân sách chỉ riêng cho việc cung cấp đạn dược tại Việt Nam. Nhưng khi số lượng đạn ít ỏi mà Simons cần dùng được chở đến căn cứ Eglin th́ lính của ông ta phát hiện là có nhiều viên đạn bắn không nổ. Để châm ng̣i nổ cho các loại ḿn phá hoại, một ngh́n ng̣i nổ loại không có dẫn điện đă được xin căn cứ Fort Bragg cung cấp giúp và chở từ kho quân cụ ở căn cứ Benin sang. Các chuyên viên phá hoại của Simons đă báo rằng 22% ng̣i nổ không có hiệu lực: có nghĩa là không phát nổ kịp hoặc tịt ng̣i. Một báo cáo đă được gửi ngay đến vị sĩ quan tiếp liệu của của Trung tâm lực lượng đặc biệt để nhờ phối hợp với sĩ quan đạn dược của căn cứ Fort Bragg. Sau cùng nhờ sự giúp đỡ hữu hiệu của ông Thomas ở kho đạn thuộc căn cứ Fort Bragg mới t́m được 100 ng̣i nổ thứ tốt và đă được chuyển đến cho Simons từ kho đạn đặc biệt ở căn cứ Ford Steward bang Georgia.

    Simons c̣n muốn một vài người lính mang theo vài khẩu súng chống tăng loại 66 ly cỡ nhẹ (Law) để sử dụng trong trường hợp cần phải bắn phá các loại xe cộ trên đường vào Sơn Tây. Khi các loại súng chống xe tăng Law này được gửi đến th́ ông Thomas ở căn cứ Fort Bragg lại gọi điện thoại báo thêm một tin rắc rối: Có lệnh ngừng sử dụng loại súng này v́ lẽ đạn có thể dùng cho việc huấn luyện mà thôi chứ không hoàn toàn bảo đảm khi chiến đấu. Loại súng chống tăng này là một loại vũ khí được sản xuất theo tiêu chuẩn quân đội và đă được cấp phát cho các đơn vị bộ binh và chiến xa khắp nơi trên thế giới, nhưng phân đội hậu cần của Simons phải nhờ kho vũ khí Joliet ở tiểu bang Illinois mới t́m được 250 viên đạn cần thiết. Nhưng số đạn này lại nằm trong kho đạn tại Ammunition ở Texarkana, tiểu bang Texas và phải lấy bớt trong các thùng đạn định gửi cho miền Đông Nam Á. Phân đội hậu cần của Simons đă phải hấp tấp chạy ngược chạy xuôi để hầu như van nài căn cứ Fort Bragg một lần nữa cố gắng giúp đỡ cho được số đạn dược này.

    Số đạn dược cần thiết của Simons đă được tăng lên nhưng ông ta vẫn chưa hài ḷng. Cần phải có thêm hai loại chất nổ và hai loại ḿn phá hoại đặc biệt nữa để phá vỡ vách tường rào tại trại giam nhằm đem tù binh thoát ra chỗ đỗ trực thăng. Ông ta cần mang theo 4 túi chất nổ khoảng 15 ki-lô-gam mỗi túi. Nhưng Simons không tin vào loại chất nổ thông thường. Để tiết kiệm sinh mạng hoặc như quân đội thường nói là để giảm thiểu số thương vong, ông ta cho rằng nếu lỡ có sai lầm th́ nên sai lầm theo hướng dùng bạo lực. Simons đă chỉ thị các túi chất nổ phải được nhồi thuốc cho đầy. Để phá sập vọng gác bằng xi măng cốt sắt ở phía nam trại giam, các chuyên viên phá hoại của Simons đă đề nghị sử dụng một túi chất nổ 2 cân rưỡi. Simons đồng ư nhưng sau đó th́ nói cần phải dùng 4 túi chất nổ mới đủ phá tan.

    Để phá tan chiếc trực thăng mà Dick Meadows cùng toán tập kích dùng để đổ bộ ngay trong sân trại Sơn Tây, các chuyên viên phá hoại của Simons đă dùng thử nhiều loại chất nổ khác nhau. Cuối cùng họ đồng ư sử dụng một cân rưỡi thuốc hỗn hợp loại C.4 được lính nhồi vào trong một ống nhựa dài 30 inh-sơ và rộng 4 inh-sơ. Ống nhựa nhồi thuốc nổ này sẽ được đặt dưới sàn trực thăng ở ngay giữa các thùng chứa nhiên liệu. Để ngăn ngừa bộ đội Bắc Việt đến tháo gỡ chất nổ, lính của Simons đă quyết định đậy ống nhựa bằng một hộp sắt khóa lại và chỉ châm ng̣i nổ vào phút chót với một ng̣i nổ chậm 10 phút. Simons đồng ư nhưng lại nói cần phải châm 2 ng̣i cho chắc.

    Để phá sập cái cầu dài 120 mét phía bắc của trại giam, các chuyên viên dùng 2 túi chất nổ. Chất nổ này có thể mang theo trong ba-lô và treo lên hai cọc sắt ở dưới chân cầu. Theo yêu cầu phá hoại, các chuyên viên đă nhồi thuốc đúng theo số lượng cần thiết mỗi túi cân nặng 15 cân, có nghĩa là 10 cân nặng hơn tiêu chuẩn ấn định v́ sau này họ đă biết rơ cái tṛ chơi độc đáo này. Simons đồng ư nhưng lại bảo họ cân thêm 1 túi nữa cũng với sức nặng bằng các túi kia để tăng cường sức nổ.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P10




    Một trang bị cuối cùng nhưng rất quan trọng đă làm cho phân đội hậu cần của Simons phải điên đầu một lần nữa. Đó là loại ống ngắm ban đêm. Hai mươi năm sau cuộc chiến tranh Triều Tiên và ít nhất là 6 năm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đă rút kinh nghiệm rằng, muốn chống lại một kẻ thù Á Đông th́ đặc biệt là phải ưu tiên chiến đấu về ban đêm. Kể từ cuộc chiến Triều Tiên cho đến nay, quân đội đă chi phí 18,4 tỷ đô-la cho việc khảo cứu và phát triển các loại ống ngắm ban đêm. Bởi v́ bóng đêm bao trùm trái đất vào khoảng 50% thời gian mỗi ngày cho nên một phần đáng kể của số tiền kia đă được sử dụng khi không có ánh sáng mặt trời. Nhưng vào năm 1970 th́ Simons đă thấy là quân đội vẫn chưa có loại ống ngắm hữu hiệu cho ban đêm để giúp cho binh sĩ bắn chính xác trong bóng tối. Ông ta phải nhờ CIA, nhưng chính cơ quan này cũng chẳng có loại ống ngắm đó.

    Trong những lần thực tập bắn đạn thật vào ban đêm, Simons bực ḿnh khi thấy ngay cả những xạ thủ tài ba nhất của ông ta cũng chỉ có thể bắn trúng được 25% số đạn vào bia cỡ to bằng h́nh sáng người thật đặt cách tầm bắn 50 mét để tượng trưng cho các bộ đội địch đang đứng trong những hố cá nhân. Với cách bắn chỉ chính xác như vậy th́ có lẽ ông ta phải có cả một kho đạn nhỏ ở Sơn Tây để sử dụng cho thời gian tập kích trong ṿng 26 phút. Simons thật lo lắng: Nếu sự bắn chính xác về ban đêm không được cải tiến với mức độ cao hơn nữa th́ việc làm vô hiệu hóa mọi sự chống đối của địch sẽ kéo dài quá lâu và sinh mệnh của cả tù binh lẫn người của ông ta sẽ phải bị thiệt hại v́ số đạn bắn chệch mục tiêu.

    Tuy vậy, vào đầu tháng 9, ông ta an tâm khi được biết qua một hệ thống hậu cần đặc biệt là có một dụng cụ hồng ngoại tuyến mới đă được chế tạo bí mật có thể giải quyết được việc nêu trên. Đây là một loại ống ngắm đă được cải tiến nhiều so với loại ống ngắm hồng ngoại tuyến nặng nề 15 ki-lô-gam mà quân đội đă sử dụng không hữu hiệu vào cuối thập niên 59 và 60; và ống ngắm mới chỉ cân nặng 3 ki-lô-gam mà thôi. Sử dụng mọi quyền ưu tiên có thể có được, Simons đă yêu cầu gửi tất cả số ống ngắm mà quân đội hiện có đến căn cứ Eglin. Nhưng khi loại dụng cụ tối mật này được khui trong thùng ra th́ chỉ có 6 ống ngắm. Một trong những chuyên viên hậu cần của Simons đă nói đùa rằng: “Có lẽ họ muốn chúng ta thay phiên nhau sử dụng mấy cái ống ngắm này”.

    Sau đó Simons biết được rằng 6 ống ngắm đó là cả gia tài quân đội hiện có. Loại này được sản xuất bằng tay và đang ở trong giai đoạn thí nghiệm, ông ta được họ cho biết như vậy; và không có cách ǵ có thể yêu cầu cung cấp thêm cho kịp thời gian tập kích.

    Simons lại bắt phân đội hậu cần của ông ta cố gắng t́m kiếm một loại ống ngắm khác mà quân đội đă phải mất 17 năm với 18 tỷ đô-la cũng chưa sản xuất được. Các chuyên viên hậu cần này có lẽ khôn ngoan hơn. Họ biết rằng hệ thống hậu cần quân sự không phải lúc nào cũng đáp ứng được mọi yêu cầu của binh sĩ. Hơn nữa họ cũng biết rằng không phải chuyên viên nào về dụng cụ của quân đội cũng biết rơ những loại hàng hiện có trên thị trường tư nhân. Đôi khi các chuyên viên này quá bận phát minh lại những ǵ đă có từ trước, họ bị mù quáng bởi lối quan niệm là vật ấy vẫn “chưa được phát minh”. Trong khi đó th́ người của Simons trái lại luôn luôn cố gắng t́m đủ mọi cách có hiệu lực nhất để giải quyết vấn đề.

    Họ bắt đầu tra cứu trong tất cả các sách quảng cáo bách hóa về dụng cụ thể thao có bày bán trong các hiệu sách nhỏ, các tạp chí về săn bắn và các tập quảng cáo về vũ khí. Một trong những loại tạp chí nói trên, không ai c̣n nhớ chính xác là loại tạp chí nào, có đăng một quảng cáo nhỏ của hăng Armalite ở Costa Mesa, tiểu bang Califonia, về một loại ống ngắm ban đêm với giá 49,50 đô-la. Hăng Armalite là hăng chuyên sản xuất vũ khí đă có lần cải tiến việc sản xuất loại súng trường M.15 theo mẫu vẽ của Eugene Stoner. Nhưng bộ chỉ huy quân cụ chỉ thử qua một cách sơ sài rồi loại bỏ không chấp nhận, để rồi sau đó lại chọn mẫu riêng M.14 của quân đội sản xuất nặng nề hơn. Quân cụ được yêu cầu thử lại một lần nữa loại súng M.15 nói trên. Nhưng rồi loại này cũng bị gạt bỏ chỉ v́ với lư do là quân đội đă thay thế ṇng súng M.15 cũ trước đó bằng một loại ṇng mới theo mẫu mà Stoner đă vẽ riêng cho hăng Armalite khi ông ta bán bản quyền cho hăng này. Các cuộc thử nghiệm vẫn xúc tiến nhưng người ta đă để mất gần 3 năm để vượt qua mọi thủ tục hành chính rườm rà ở cấp cao nhất của chính quyền. Sau đó chính quân đội lại công nhận rằng loại súng M.14 mà họ đă bỏ 10 năm và hàng triệu đô-la để sản xuất chỉ là một món đồ chơi không hơn không kém. Vào năm 1963, quân đội đă xin ngân khoản để trang bị lại cho các lực lượng ở Việt Nam với loại súng do hăng Armalite sản xuất theo mẫu vẽ của Stoner. Nhưng trong thời gian này hăng Armalite đă bán bản quyền sản xuất cho hăng Colt và loại vũ khí mới sản xuất cuối cùng được mang tên là M.16.

    Người của Simons gọi điện đến hăng Armalite vào ngày 15 tháng 9 để hỏi qua về loại ống ngắm ban đêm giá 49,50 đô-la và cả chân gắn ống ngắm vào súng. Ba ngày sau hăng Armalite gửi đến một bộ bằng máy bay theo yêu cầu của căn cứ Eglin. Ngay khi bộ ống ngắm này đến nơi, phân đội hậu cần của Simons vội vàng đọc ngay tập sách chỉ dẫn cách sử dụng dầy 16 trang. Họ hiểu được loại ống ngắm này là một phát minh cũ của Thụy Điển, có môn bài khắp nơi trên thế giới, được sản xuất tại nước Anh và nhập khẩu vào Hoa Kỳ qua một hăng bán dụng cụ thể thao có tiếng ở tiểu bang Minnesota tên là Norman Corsepereson. Họ cũng có thể kết luận rằng bất cứ một tay chơi súng nào ở Mỹ cũng biết loại ống ngắm này chỉ trừ quân đội Mỹ.

    Họ cấp tốc thử nghiệm ống ngắm ngay trong điều kiện thực tế ngoài trời. Dụng cụ này có nhiều hứa hẹn, khả quan. Phân đội hậu cần của Simons cũng đau ḷng khi thấy có ghi chú rơ ràng trong tập sách là loại ống ngắm này đă được sản xuất đúng theo điều lệ và tiêu chuẩn quân đội. Nhưng họ gặp một vài trở ngại với bộ phận gắn ống ngắm: nó được để rời và đôi khi bị tụt ra, nhưng không hại ǵ đến ống ngắm. Simons lập tức cho đặt mua thêm 49 ống ngắm nữa.

    Khi tất cả số ống ngắm được gửi về và được toán tập kích của Simons thử nghiệm th́ số đạn bắn trúng mục tiêu tăng lên kinh khủng. Số đạn bắn vào mục tiêu đều chụm vào một ṿng nhỏ. Xạ thủ tỏ vẻ tự tin hơn với vũ khí của ḿnh. Đứng xa 25 mét, một xạ thủ thuộc loại kém nhất cũng có thể bắn được tất cả số đạn vào trung tâm của một ṿng mục tiêu nhỏ 12 inch vào ban đêm. Đứng cách xa 50 mét, cũng người xạ thủ đó có thể bắn trúng từng viên đạn vào một tấm bia h́nh nhân loại “E”, có nghĩa là loại bia to bằng ṿng ngực của con người. Vào ban ngày khi sử dụng loại ống ngắm này để bắn mục tiêu th́ thời gian được nhanh hơn mặc dù hơi kém chính xác so với loại ống ngắm M.16 thông thường. Nhưng về ban đêm th́ kết quả xảy ra lại trái ngược. Xạ thủ có thể bắn trúng mục tiêu cũng với thời gian nhanh như ban ngày và tầm chính xác th́ vô cùng hữu hiệu. Và cuộc tập kích này lẽ tất nhiên sẽ được thi hành vào lúc đêm khuya tăm tối.

    Phân đội hậu cần đă phấn khởi và bảo đảm với Simons rằng họ có thể điều chỉnh lại bộ phận ống ngắm. Hai mươi bảy ống ngắm với cả chân ngắm được đặt mua thêm. Khi số lượng cuối cùng này được gửi đến vào 9 giờ ngày 21 tháng 10 th́ đội sửa chữa vũ khí gồm ba người của Simons đă điều chỉnh được bộ phận ống ngắm họ đă dùng loại băng nhựa màu đen của thợ điện để gắn chặt chân ngắm vào ống ngắm.

    Trong suốt thời gian này phân đội hậu cần của Simons phải cố gắng duy tŕ và sửa chữa một kho nhỏ đựng đầy đủ loại dụng cụ cần cho cuộc huấn luyện và sẽ được sử dụng trong cuộc tập kích. Kho gồm có 234 máy truyền tin để cho 56 người ở dưới đất sử dụng. Sở dĩ phải cần có nhiều máy truyền tin như vậy là v́ Simons muốn đặt 2 máy tại căn cứ Eglin, một máy dùng cho việc huấn luyện được coi như là mượn tạm của Bộ chỉ huy, c̣n máy thứ hai sẽ dùng cho công tác. Một lư do nữa là v́ sự phức tạp của công tác và việc cần thiết liên lạc đột xuất giữa các đơn vị với nhau trong khoảng thời gian ngắn 26 phút khi người của Simons thực hiện công tác tại mục tiêu. Một ḿnh Simons sẽ sử dụng 3 tần số liên lạc khác nhau các toán lính của ông ta sẽ mang theo 4 loại máy truyền tin khác nhau.

    Hai tần số liên lạc cực mạnh dùng cho hệ thống không địa, Simons sẽ dùng để gọi máy bay A-1 đến oanh kích yểm trợ cho lính của ông ta khi cần, dùng để gọi trực thăng bốc lính ra khỏi mục tiêu, chở tù binh ra khỏi Sơn Tây. Sau đó chuyển tiếp báo cáo hành quân của ông ta từ địa điểm mục tiêu đến cho R.Manor ở tận Bộ chỉ huy đóng trên núi Sơn Trà ở Đà Nẵng. Và từ đấy Manor lại chuyển tiếp các diễn tiến của cuộc tập kích về Lầu Năm Góc. Hai máy truyền tin AN-PRC-41 được mang theo trong cuộc tập kích để sử dụng cho mục đích nói trên, lính truyền tin của Simons đeo một cái, lính của Sydnor đeo một cái. Một tần số thứ 3 sẽ được sử dụng để điều khiển các máy bay oanh tạc khi được gọi đến. Mười máy AN-PRC-77 với tần số thay đổi được mang theo cho mục đích này. Bốn tần số khác nữa sẽ được lực lượng dưới đất sử dụng, mỗi toán một tần số. Và tần số thứ tư c̣n lại dùng để nhận lệnh và báo cáo hành quân cho Simons. Với mục đích này, lực lượng dưới đất sẽ mang theo 24 AN-PRC-88, loại máy truyền tin cầm tay. Sau cùng mỗi một người lính trong số 56 người tập kích đều mang theo loại máy truyền tin cấp cứu AN-PRC-90, chỉ dài và và to bằng một tút thuốc lá. Máy này được sử dụng trong trường hợp máy bay bị bắn rơi hoặc buộc phải đáp xuống một nơi nào đó trên đường đi đến mục tiêu hoặc trở về. Nếu có việc ǵ trở ngại tại Sơn Tây th́ Simons đă quyết định không cần sử dụng loại máy này, và ông ta chỉ có thể cho biết rơ tại sao không sử dụng, vào phút chót trước khi lên đường. Như vậy th́ Simons và 55 người t́nh nguyện của ông ta sẽ mang theo đến Sơn Tây tất cả là 92 máy truyền tin, gần bằng số máy truyền tin của một tiểu đoàn bộ binh 794 người thường mang theo chiến đấu. Với số máy này họ có thể liên lạc được 12 lần tốt hơn so với bất cứ một binh sĩ trung b́nh nào ở tiền tuyến.

    Ngoài số 92 máy truyền tin kể trên, c̣n có thêm 15 máy truyền tin khác đặt tại căn cứ Eglin để cho Simons sử dụng pḥng ngừa và kiểm soát trong khi huấn luyện. Giữ cho tất cả 234 máy truyền tin được chạy đều suốt ngày đêm là một việc làm quá mức của phân đội truyền tin gồm có một chỉ huy và hai chuyên viên. Họ đă nghĩ rằng ngay cả hệ thống truyền h́nh của hăng ABC về tin tức thể thao khắp thế giới cũng không dùng nhiều máy truyền tin đến như vậy để truyền h́nh về các cuộc thi Thế vận hội. Để giúp đỡ họ, Manor và Simons đă mượn được một kho sửa chữa dụng cụ điện tử của không quân. Nhưng kho này chỉ một hạ sĩ quan quản lư nên Simons phải biệt phái thêm bốn chuyên viên truyền tin ở trong toán tập kích đến để giúp đỡ thêm ngoài giờ huấn luyện nặng nề của họ. Dù sao đi nữa th́ cả năm người này cũng đă giữ cho tần số máy truyền tin hoạt động tốt. Trong cuộc tập kích, máy nào cũng phải hoạt động hữu hiệu mới được.

    Suốt trong giai đoạn huấn luyện ở căn cứ Eglin, Manor và Simons đă thực hiện đúng câu phương châm cũ của đội Pḥng vệ Do Thái: “Lực lượng càng gọn nhẹ càng chiến đấu tốt”. Vào năm 1970 ngân sách của Lầu Năm Góc ghi rơ có 175.000 nhân viên quân sự và dân chính để quản lư hệ thống hậu cần và yểm trợ của quân đội. Trong khi đó th́ phân đội hậu cần và truyền tin của Simons gồm 6 người chỉ có thể xin cung cấp được độ một nửa số vật liệu cần thiết qua các hệ thống đó mà trong số này chỉ có một nửa dùng tạm được như đă quảng cáo. Số cần thiết c̣n lại họ phải tự xoay sở lấy, tự t́m mua, thử nghiệm, sửa chữa và bảo quản theo khả năng của ḿnh.

    Con quay Bờ Biển Ngà

    Trong khi bác sĩ Cataldo thực tập sử dụng búa ŕu cho thành thạo và các toán tập kích Sơn Tây khác tập cho hoàn hảo việc xâm nhập vào và thoát ra khỏi “cái làng” th́ Manor và Simons dùng thời gian c̣n lại để phối hợp mọi hoạt động. Họ đi khắp nơi từ Nhà Trắng đến Bộ Tư lệnh lục quân và không quân ở Sài G̣n. Họ bay đi bay về từ căn cứ Eglin thường xuyên đến nỗi có cảm tưởng rằng Lầu Năm Góc đă buộc chặt họ vào đầu sợi dây của con quay. C̣n Blackburn và Mayer cố gắng làm việc thật nhiều để giải quyết mọi việc và “can thiệp” vào mọi vấn đề càng nhiều càng tốt. Nhưng có nhiều vấn đề lại yêu cầu sự có mặt của Manor và Simons.

    Ngay sau khi được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch Bờ Biển Ngà, Manor đă bay đến căn cứ không quân Scott ở gần Saint Luis. Ở đấy, ông ta tiếp xúc riêng với vị chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy không vận (MAC) và đưa cho vị này xem bức thư của Tham mưu trưởng không quân ra lệnh về việc yểm trợ “Toán phối hợp hành động cấp thời” trên nguyên tắc “không được hỏi điều ǵ”. MAC sẽ có nhiệm vụ di chuyển cấp thời các tù binh từ Thái Lan về Hoa Kỳ. Manor đă sắp đặt cho các chuyến máy bay vận tải C-141 của MAC sẵn sàng khi nhận được lệnh di chuyển mà không có bất cứ một ai kể cả chỉ huy trưởng MAC được biết rơ điều ǵ. Ngoài ra, tất cả phi hành đoàn trực thăng của Manor đều được biệt phái từ cơ quan giải cứu không quân của MAC, cũng như tất cả máy bay trực thăng HH-53 và HH-3 đang dùng để huấn luyện tại Eglin, cũng đều xuất phát từ MAC. Những máy bay khác dùng chính thức trong cuộc tập kích sẽ được “biệt phái” vào phút chót từ các căn cứ không vận đang có mặt tại Đông Nam Á. Chúng ta nên hiểu rơ rằng thời gian thi hành cuộc tập kích sẽ quy định căn cứ vào thời tiết mà cơ quan khí tượng không quân lại đang làm việc cho MAC.

    Manor cũng đến thăm Bộ chỉ huy chiến thuật không quân ở gần Norfolk, tiểu bang Virginia, v́ các loại máy bay vận tải C-130 và A-1 đều thuộc quyền quản lư của Bộ chỉ huy chiến thuật không quân (TAC). Manor cũng chuyển tay bức thư có ghi chú “không được hỏi lôi thôi” đến vị chỉ huy Bộ chỉ huy hệ thống không vận (AFSC) ở căn cứ Andrews, gần Washington. Có nhiều loại dụng cụ mới và nhạy cảm dùng cho việc điều khiển và liên lạc đă được gắn trên các loại máy bay. Một số trong các loại dụng cụ mới đó vẫn c̣n ở trong t́nh trạng thí nghiệm. V́ lẽ đó, sự yểm trợ đặc biệt từ Bộ chỉ huy AFSC cần phải thực hiện để gắn và bảo vệ các loại dụng cụ đó v́ có nhiều dụng cụ chưa hề được gắn trên các loại máy bay mà Manor sẽ sử dụng. Loại dụng cụ mới này gồm có máy quấy âm RC-128 loại cực mạnh dùng cho máy bay A-1 máy này dùng để phá mọi phát lệnh của lực lượng pḥng không Bắc Việt khi gọi các máy bay phản kích MIG đến để chống lại các toán tập kích. Một loại máy điều khiển đường bay theo hệ thống hồng ngoại tuyến do hăng Texas Instruments chế tạo sẽ được gắn trên các máy bay C-130 dẫn đường. Các loại máy F.L.2B này rất khó khăn và phức tạp trong việc lắp, duy tŕ và sử dụng đến nỗi phải có thêm một phi hành viên chuyên lo về việc kiểm soát các tuyến bay trên đường đến mục tiêu và ấn định rơ địa điểm mục tiêu. Các loại bom nhỏ chống xe cộ và phá vỡ đường sá do hăng Rocket chế tạo cũng được dùng cho các máy bay A-1. Các vận tải cơ C-130 đă được cải tiến cho thích nghi với việc thả pháo sáng, bom na-pan, các loại hỏa châu chỉ dẫn mục tiêu khác.

    Manor, Simons và Blackburn c̣n có nhiều lo âu khác nữa. Vào ngày thứ tư 2 tháng 9, Blue Max phát hiện ra một việc tiết lộ tin tức bí mật ở tại một quán rượu gần căn cứ ở Bragg do một chuyên viên trong nhóm kế hoạch của SACSA gây ra. Blackburn ra lệnh “chặt tay” ngay tên ấy có nghĩa là đổi đến một đơn vị khác một cách âm thầm. Nhưng tên ấy vẫn bị theo dơi khắp nơi và suốt cả thời gian cho đến khi cuộc tập kích chấm dứt.

    Cùng trong thời gian này viên chỉ huy trưởng pḥng hành động đặc biệt của quân đội là thiếu tướng Clarke Baldwin có hỏi Blackburn về kế hoạch di tản tù binh. Ông ta đề nghị chuyển tù binh đến bệnh viện Tripler của lục quân ở Hawaii. Nhiều người khác th́ muốn chuyển tù binh thẳng về quân y viện trong căn cứ không quân Andrews. Blackburn có ghi chú vào sổ tay riêng của ông ta như sau: “Khi bức màn nhung kéo lên th́ các diễn viên sẽ đứng ở đâu?” Đấy là một việc “tạp dịch” mà ông ta sẽ tự lo giải quyết lấy c̣n Manor th́ lo sắp đặt cho các loại máy bay C-141 của MAC đến đúng địa điểm.

    Trong một vài lĩnh vực khác Blackburn lại được “ân cần giúp đỡ” quá nhiều - thời gian này thủ trưởng của ông ta là John W. Vogt đă được thăng chức lên làm giám đốc văn pḥng Tham mưu hỗn hợp. Người thay thế ông ta trong chức vụ là đại tướng Melvin R. Zais, chưa được thông báo điều ǵ về việc tập kích này. Blackburn phải nhờ đại tướng Richard T Knowles phụ tá của Tổng tư lệnh giúp dẹp bỏ bớt những lời huyền hoặc những điều thắc mắc mà ông ta và Mayer thường xuyên nhận được.

    Trong một trường hợp, ví dụ, một viên tướng giữ chức vụ phó tham mưu trưởng lục quân đă tỏ ư nghi ngờ về việc cho đổ bộ ngay vào trong doanh trại Sơn Tây. Blackburn nghe đồn rằng chính viên tướng này tỏ vẻ lo ngại sẽ bị mất một chiếc trực thăng tại Sơn Tây nếu đổ bộ như vậy. Khi Blackburn nghe câu chuyện ngồi lê đôi mách này th́ ông ta mời ngay viên tướng ấy xuống pḥng an ninh của SACSA để thảo luận cho ra lẽ vấn đề. Đây là một cuộc gặp gỡ thân mật. Viên tướng nói với Blackburn rằng ông ta đă lỡ lời phát biểu ư nghĩ hơi to tiếng. Rồi ông ta lại hỏi không biết Blackburn có nghĩ đến giá tiền của một chiếc trực thăng nếu phải đổ bộ ngay vào sân trại và bị phá hủy hay không. Ông ta đề nghị nên dùng trực thăng UH-1 của bộ binh, chỉ tốn có 350.000 đô-la, nếu như phải dùng đến trực thăng của không quân HH-3 th́ tốn gần 1.000.000 đô-la.

    Blackburn nổi khùng lên: “Lạy chúa, nếu đây là việc thảo luận giữa sự tiết kiệm từng giây phút và từng sinh mệnh với sự sử dụng một chiếc UH-1 v́ nó rẻ hơn th́ thật là chúng ta đang bận tâm về một việc sai lầm”. Ông ta tỏ vẻ sửng sốt. Suốt 6 năm trong chiến tranh Việt Nam, trên 3.000 trực thăng đă bị bắn rơi hoặc bị phá hủy, và bây giờ ngay tại đây th́ lại có một viên tướng Mỹ đối với việc giải cứu tù binh tại Sơn Tây, lại đi lo đến việc có thể mất thêm một chiếc nữa. Các loại vạch lá t́m sâu, tư tưởng nghi ngờ như thế này thường xảy ra và cần được giải quyết kịp thời. Blackburn biết rơ ràng điều cuối cùng mà Manor và Simons cần phải được giúp đỡ là làm sao để họ quan tâm đến việc huấn luyện cho cuộc tập kích hơn là phải lo đi quét dọn mọi đàm tiếu đang ùn lên tại Lầu Năm Góc. Bây giờ th́ ông ta hiểu được là Vogt đă có lư khi quyết định để SACSA đứng riêng ra và để người khác lo việc chỉ huy vụ tập kích.

    C̣n nhiều vấn đề quan hệ khác nữa: kế hoạch đánh lạc hướng khi di chuyển các lực lượng tập kích từ căn cứ Eglin đi đến vùng Đông Nam Á hệ thống truyền tin đặc biệt trong thời gian tập kích giữa Manor và Simons với Bộ tư lệnh quân đội, “những việc nhỏ” khác như việc t́m ra cái từ chính xác theo mă để chỉ định “thi hành công tác”, việc không biết có nên cần có một lệnh hành quân chính thức của Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp để “hợp thức hóa” công tác tập kích này không?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện thật về cô du kích và phi công Mỹ
    By Cộng con mất gốc in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 1
    Last Post: 22-04-2012, 10:22 PM
  2. Replies: 16
    Last Post: 24-12-2011, 06:56 AM
  3. 10 Vụ Không Kích Gây Chấn Động Thế Giới
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 13-12-2011, 02:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •