Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 18 of 18

Thread: Vụ tập kích Sơn Tây

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P11


    Cuộc tập kích Sơn Tây là một cuộc hành quân đầu tiên của quân đội trong lịch sử Hoa Kỳ, được xúc tiến dưới sự kiểm soát trực tiếp của Văn pḥng chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng hỗn hợp quân đội. Bộ tư lệnh trung gian do vị Tổng tư lệnh Thái B́nh Dương chỉ huy cũng chỉ là một cơ quan được “thông báo” và nhận lệnh yểm trợ công tác này yểm trợ mà thôi chứ không được thay đổi ǵ kế hoạch cả. Một viên tướng 3 sao, sau khi được biết về cuộc tập kích này, tỏ ư thắc mắc tại sao cuộc hành quân này lại được Lầu Năm Góc trực tiếp chỉ huy. Ông ta hỏi Blackburn tại sao lại không để cho Bộ chỉ huy gồm có lục, hải, không quân, đóng tại căn cứ Macdin ở Florida điều khiển việc này. Bộ chỉ huy này được thành lập từ thập niên 60 để huấn luyện và di chuyển mọi lực lượng chiến thuật hỗn hợp ra các nước ngoài. Câu thắc mắc hoặc lời đề nghị của viên tướng này không ích lợi ǵ cả. Bộ chỉ huy tam quân này (STRICOM) ở cách xa các vùng Đông Nam Á th́ việc điều khiển công tác liên hệ sẽ không sát thực tế. John W. Vogt yêu cầu viên tướng này gạt chuyện Sơn Tây riêng qua một bên để lo các việc khác của Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp th́ tốt hơn.

    Sau khi chấm dứt mọi việc rắc rối nêu trên th́ Manor và Simons lại gặp những phiền phức khác. Một tháng sau khi họ được chỉ định chỉ huy công tác này th́ vào ngày thứ tư 16 tháng 9 họ được gọi đến văn pḥng Tham mưu trưởng hỗn hợp để báo cáo mọi việc. Vào lúc 3 giờ chiều ngày hôm ấy, Manor đă thuyết tŕnh cho các vị tham mưu trưởng về mọi quan niệm kỹ thuật liên hệ đến việc thi hành kế hoạch. Ông ta tŕnh bày rằng các lực lượng t́nh nguyện sẽ chấm dứt thực tập và sẽ sẵn sàng xuất phát vào ngày thứ năm 8 tháng 10. Ông ta đề nghị cuộc tập kích giải cứu tù binh sẽ được thực hiện vào ngày 21 tháng 10.

    Khoảng hơn một tuần lễ sau vào ngày thứ năm 24 tháng 9, Manor lại được gọi đến Washington để tŕnh bày công tác tập kích lên Bộ trưởng Quốc pḥng Laird. Giám đốc CIA là Richard Helms cũng có mặt trong buổi họp này. Một lần nữa Manor đề nghị thời điểm xuất phát là từ 20 đến 25 tháng 10. Bộ trưởng Laird nói ông ta sẽ xét lại việc chấp thuận đề nghị trong khi chờ đợi phối hợp với cấp cao hơn. Ông ta không nói cho Manor biết về các cố gắng ngoại giao đang được xúc tiến vào phút chót để thoả hiệp về việc thả tù binh, hoặc nếu những cố gắng ngoại giao này thất bại th́ ông ta sẽ tŕnh Tổng thống xin chấp thuận việc tập kích. Nhưng ông ta đồng ư là đă đến lúc cần phải tŕnh bày cho vị chỉ huy Thái B́nh Dương là đô đốc John McCain biết rơ về một công tác mà Washington sắp thi hành ngay sau lưng của ông ta.

    Ngày hôm sau, thứ sáu 25 tháng 9, Blackburn và Mayer tŕnh bày với McCain, “ông già vĩ đại của Thái B́nh Dương” là họ đang chuẩn bị để thi hành một cuộc tập kích tại Sơn Tây. Họ tŕnh bày cho ông ta rơ mọi chi tiết, kể luôn những tù binh nào đă được xác nhận hoặc được nghi ngờ đang bị giam giữ tại đó. Đô đốc McCain biết rằng con trai của ông, bị bắt cầm tù 3 năm về trước và đă bị lính Bắc Việt đánh đập, sẽ là một trong những tù binh bị “bỏ rơi” ở lại, cho dù chiến dịch Bờ Biển Ngà sẽ thành công hay thất bại. Blackburn và Mayer nh́n thấy nỗi đau buồn trong ánh mắt của một người cha, lo âu nhưng vẫn rất can đảm. McCain nói với họ rằng, ông ta hoan nghênh mọi kế hoạch đă được tŕnh bày. Ông ta sẽ làm mọi việc trong phạm vi quyền hành để giúp đỡ cho công tác thành công. Ông ta cũng đồng ư rằng v́ lư do bảo vệ an ninh nên chỉ có một người nữa trong Bộ chỉ huy của ông ta được biết về công tác này, đó là vị tham mưu trưởng. McCain nói là ngay cả vị chỉ huy hạm đội Thái B́nh Dương cũng không nên cho biết: cơ quan SACSA có thể làm việc trực tiếp với viên chỉ huy hạm đội phản ứng nhanh 77 ở vịnh Bắc Bộ để phối hợp mọi liên lạc với hải quân trong việc yểm trợ cuộc tập kích. Xem ra là toàn thể Bộ tham mưu đang chỉ đạo cuộc chiến tranh tại Đông Nam Á đă bị bịt mắt không biết ǵ về một cuộc hành quân nghiêm trọng sẽ được thực hiện ngay trong vùng trách nhiệm của họ như vậy là để giữ cho 61 tù binh Mỹ có thêm được cơ hội may mắn trở về nhà an toàn.

    Trong giai đoạn này của cuộc chiến Việt Nam, hai mươi tháng dưới chính quyền của Nixon đă có 1.463 lính Mỹ bị bắt làm tù binh hoặc mất tích tại Đông Nam Á. Vấn đề lo lắng cho số phận của họ đă trở nên một vấn đề thời sự nóng bỏng nhất trong nước. Vợ của các tù binh và những người mất tích trong một năm qua đă tạo nên một nguồn dư luận lo lắng, thể hiện nhiều cách bày tỏ t́nh cảm khác nhau. Hàng triệu người Mỹ, từ học sinh trung học cho đến những người lớn tuổi trong một đất nước đang cay đắng về chiến tranh đều mang ở tay những ṿng có khắc tên tù binh và kẻ mất tích. Những ṿng đeo tay bằng nhôm hoặc bằng đồng 1/4 inch có khắc tên và ngày của những người bị bắn rơi, bị bắt cầm tù hoặc bị mất tích. Những người mang các ṿng đeo tay này đă tuyên bố sẽ không tháo ra cho đến khi nào tên của người lính được xác nhận hoặc là được thả trở về nhà.

    Những cuộc can thiệp về ngoại giao đối với Bắc Việt Nam cũng thất bại tương tự. Ba ngày sau khi Borman thuyết tŕnh tại quốc hội, Henry Kissinger bay đi Paris để hội đàm với đại sứ David Bruce vào cuối phiên họp thứ 85 của cuộc ḥa đàm Paris. Nhưng trong thực tế ông ta đến Paris để gặp gỡ bí mật ông Xuân Thủy, trưởng đoàn ḥa đàm của Bắc Việt Nam lần thứ hai trong tháng ấy. Những chuyến đi trong tháng 9 này của Kissinger là để tiếp theo 4 lần đi bí mật đến Paris trước đó trong ṿng một năm để gặp riêng ông Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Nam. Kissinger đánh điện về nhà với nội dung thất vọng: Không có sự tiến triển nào về vấn đề tù binh.

    Ngày chủ nhật 27 tháng 9, Tổng thống Nixon rời Washington để đi châu Âu lần thứ hai và đây là lần công du thứ 3 ra ngoại quốc kể từ khi ông ta vào Nhà Trắng. Chuyến đi dài 12.000 dặm này sẽ đưa ông ta đến thăm năm quốc gia trong chín ngày, gồm: Nam Tư, Italia, Tây Ban Nha, Anh và Iceland. Bí thư báo chí của Nhà Trắng Ronald Ziegler đă tự tuyên bố rằng Tổng thống có thể sẽ gặp giáo hoàng Paul VI và cũng trong ngày hôm đó sẽ viếng thăm hạm đội 6 đang tập dượt trên Địa Trung Hải. Trong thông cáo chính thức không đề cập đến việc Bộ trưởng Quốc pḥng Laird và chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Moorer đi theo Tổng thống nhưng trên thực tế họ có đi cùng.
    Hai vị này đă gặp Tổng thống trên chiến hạm Springfield vào buổi chiều ngày ấy. Laird và Moorer có tŕnh với Nixon về đề nghị giải cứu tù binh Mỹ ra khỏi Sơn Tây, một vị trí nằm sâu trên đất Bắc Việt Nam. Họ nói rơ cuộc tập kích sẽ được xuất phát trong ṿng bốn tuần lễ nữa, nhưng một quyết định chấp thuận cần phải được ban hành sớm hơn để có đủ thời gian chuẩn bị công tác.

    Trong thời điểm này, Nixon đang phải đương đầu với sự kiện quân đội Mỹ có thể can thiệp vào Trung Đông. Jordany đang bị xâu xé bởi cuộc nội chiến và các chiến xa của của Syria đă vượt qua biên giới của Jordany. Một cuộc ngừng bắn đă được thương lượng trong các tháng trước đó giữa Israel và Ai Cập nhưng có thể sẽ thất bại. Tổng thống Ai Cập là Gamal Abdel Nasser qua đời ngay trong ngày đó. Và bây giờ th́ Laird và Moorer lại đặt thêm vấn đề can thiệp quân sự mới tại Đông Nam Á nữa.

    Nixon duyệt qua t́nh trạng tù binh với hai vị này và nói ông ta chấp nhận việc giải cứu trên nguyên tắc. Nhưng ông ta muốn họ tŕnh bày cho Kissinger rơ mọi chi tiết trước khi ông ta có thể quyết định khi nào th́ việc giải cứu được thi hành. Trong khi Laird và Moorer đi thăm Hy Lạp và Manta trong ba ngày th́ Nixon đánh điện gọi ngay Bruce và viên phụ tá là Philip Habid đến gặp ông ta tại Iceland. Ông ta muốn hai viên chức này cân nhắc mọi điều hơn thiệt việc cố gắng t́m cách trao trả tù binh tại hội nghị hơn là việc tổ chức một cuộc tập kích vào Bắc Việt Nam, mặc dù ông ta không nói rơ cho họ biết là đang có kế hoạch này. Báo cáo của hai viên chức này không được rơ ràng lắm.

    Tuy nhiên trên một lĩnh vực khác lại nhận được nguồn tin đáng phấn khởi và vô cùng quan trọng. Trung Quốc đă hoan nghênh một cuộc viếng thăm của nhà văn Edgar Snow. Ngày thứ năm mồng 1 tháng 10, Snâu sẽ được mời đứng cạnh Chủ tịch Mao Trạch Đông trong lễ quốc khánh của Trung Quốc. Đây là dấu hiệu rơ ràng chứng tỏ cho Washington biết là Mao đang muốn xích lại gần, thân thiện với một kẻ thù thâm độc trong suốt 25 năm qua. Sáng kiến này đem đến việc chấm dứt cuộc xâm chiếm Campuchia vào tháng tư và tháng năm cùng với cuộc xung đột giữa hai phe đă không c̣n nữa.

    Nixon trở về Washington vào thứ hai ngày 15 tháng 10 để tuyên bố trước 3.000 người đang tụ tập để đón chào ông tại căn cứ không quân Andrews rằng: Hoa Kỳ đang có nhiều tiến triển trong cuộc hoàn thành mục tiêu tại Việt Nam, và ông ta cũng tiên đoán rằng nhiều biến cố trong tương lai sẽ chứng minh việc này.

    Ngay sau khi Tổng thống trở về th́ Laird, Moorer, Blackburn và Manor được tin là cuộc tập kích Sơn Tây “có thể” sẽ bị hoăn lại sau ngày 20-25 tháng 10. Ngày 24 tháng 10, là ngày kỷ niệm thứ 25 của Liên Hiệp Quốc, họ biết rơ ngày đó và muốn nhắc nhở Nhà Trắng ghi nhớ lễ kỷ niệm này. Họ không biết rằng ngày 25-10 th́ Tổng thống Yahya Khan của Pakistan sẽ gặp Nixon để hội đàm về việc đi viếng thăm Trung Quốc vào giữa tháng 11. Và Tổng thống Yahya Khan sẽ truyền đạt ư muốn của Nixon về các cuộc hội đàm cấp cao ở Bắc Kinh. Họ cũng không biết rằng tại văn pḥng đặc biệt của Tổng thống, ban tham mưu của Kissinger đang thảo đi thảo lại một bài diễn văn cho Tổng thống đọc vào ngày 26 tháng 10. Vào đêm đó, Chủ tịch Ceausescu của Rumani được nghênh tiếp tại Nhà Trắng trong một bữa dạ tiệc và Nixon sẽ hoan nghênh sự giao dịch tốt đẹp trước sau như một của Rumani đối với Hoa Kỳ… đối với Liên Xô… và đối với Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên một vị tổng thống Hoa Kỳ đă đề cập đến đất nước cộng sản Trung Hoa với tên gọi chính thức là “Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa”.

    Nếu cuộc tập kích bị hoăn lại, th́ thời điểm thuận lợi về thời tiết chỉ có thể xảy ra đến cuối tháng 11. Manor và Simons sẽ dùng thời gian c̣n lại này để kiện toàn kế hoạch của họ. Nhưng ngày tháng càng trôi qua th́ một vài chuyên viên về kế hoạch Sơn Tây có cảm tưởng rằng cuộc tập kích sẽ bị băi bỏ. C̣n đối với chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Tôm Moorer th́ cho rằng cuộc tập kích sẽ được Tổng thống chấp thuận. Tuy nhiên Moorer vẫn c̣n hai điều lo âu. Điều thứ nhất là “không biết ngày nào th́ sẽ có quyết định tối hậu”; và điều thứ hai là việc có thể xảy ra bất ngờ “Họ sẽ không cho phép chúng ta làm việc này”. Moorer tâm sự: “Đây là kinh nghiệm của đời tôi. Trong h́nh thức chính phủ của ta lúc nào cũng có nhiều kẻ đến với nhiều lư do khác nhau để bác bỏ điều này điều nọ. Điều tốt nhất đối với chúng ta để chứng tỏ rằng chúng ta không bao giờ làm điều ǵ sai trái và không muốn sai trái th́ đừng bao giờ làm ǵ cả”. Nhưng ông ta cũng nhấn mạnh rằng Laird và Tổng thống Nixon muốn mọi việc đều phải được chuẩn bị hoàn hảo để đạt tới thành công. Cả hai vị này đều nghĩ rằng với thời gian thêm một tháng nữa th́ việc huấn luyện sẽ tốt đẹp hơn.

    Trong thời gian đó, việc phối hợp cho công tác tập kích cũng trở nên kiện toàn hơn. Ngày thứ tư 7 tháng 10, Blackburn bay từ căn cứ Eglin sau một cuộc thực tập ban đêm với đầy đủ trang bị để về thuyết tŕnh cho phó đô đốc Noel Gayler, chỉ huy NSA về cuộc tập kích Sơn Tây. Gayler hứa giúp đỡ Blackburn và yểm trợ đầy đủ. Ông ta tuyên dương hành động can đảm này và vô cùng khâm phục việc Simons sẽ đích thân cùng với binh sĩ đổ bộ xuống địa điểm mục tiêu.

    Ngày hôm sau, Manor và Simons từ Eglin bay về Washington. Lần này th́ Blackburn mời cả hai người đến thuyết tŕnh cho vị phụ tá an ninh của Tổng thống là Henry Kissinger. Trong khi chuẩn bị gặp Kissinger th́ Blackburn, Manor và Simons hội đàm với D.Bennett và Dick Steward ở cơ quan DIA, với Milt Zaslov ở cơ quan NSA và với Dick Elliot ở cơ quan CIA để kiểm tra lại những tin tức t́nh báo cuối cùng mới nhận được. Bắc Việt Nam luôn luôn thay đổi hệ thống pḥng không. Một trong hai máy rađa ở phi trường Phúc Yên, căn cứ pḥng không chính của Hà Nội cách Sơn Tây 20 dặm về phía Đông Bắc đă được di chuyển đi chỗ khác. Họ không biết tại sao và cũng không biết chuyển đi đâu. Blackburn tỏ vẻ lo lắng. Không biết bí mật có bị tiết lộ không? Có phải là máy rađa ấy đă được chuyển đến một chỗ nào khác để theo dơi việc tập kích Sơn Tây chăng?

    Máy rađa của Bắc Việt Nam sẽ là một trở ngại chính trong ṿng 55 phút ở quanh vùng mục tiêu, đấy là thời gian mà toán tập kích sẽ xuất phát từ biên giới Lào đến mục tiêu. C̣n có một máy rađa khác nữa có thể theo dơi họ từ hướng bắc. Máy này được sử dụng trong tuyến đường bay 5 độ, cách khoảng từ 4 phút rưỡi đến 5 phút mỗi ṿng quay kiểm soát. Như vậy toán phục kích phải xâm nhập đúng vào thời điểm ở giữa, tạm gọi như là “xỏ mũi kim”. Không có cách ǵ để che giấu máy bay khỏi năm lưới ra-đa. Càng gần đến mục tiêu th́ lại có thêm một máy rađa nữa có thể kiểm soát họ từ hướng nam. Tuy nhiên, nếu bay thấp và xuyên qua những đường bay đúng theo kế hoạch th́ các loại máy bay C-130, trực thăng, và A-1 có thể thoát được màn lưới rađa. Nhưng nếu họ bay trệch hướng và không đủ độ cao th́ sẽ bị máy ra-đa phát hiện trong ṿng từ 8 đến 15 phút cách mục tiêu. V́ lư do đó cho nên phi hành đoàn Sơn Tây đă phải bỏ nhiều thời gian thực tập các đường bay xâm nhập, mặc dù có hy vọng là nếu các lực lượng hải quân gây ra các cuộc oanh kích đánh lạc hướng th́ máy rađa lại đổi theo về hướng khác, chủ tâm về hướng Hải Pḥng chứ không phải hướng Lào.

    Blackburn cũng lo lắng về việc phát hiện một ăngten truyền tin t́nh báo của Trung Quốc đặt trên một dăy núi ở đất Lào cách Hà Nội 100 dặm về hướng tây. Ông ta có yêu cầu là cho các chuyên viên t́nh báo thử dùng máy bay oanh tạc bắn găy cọc ăngten đó. Nhưng các chuyên viên nói không cần thiết trong trường hợp lực lượng của Manor cố gắng giữ yên lặng không liên lạc truyền tin cho đến khi Simons thật sự đổ bộ xuống đất. Nếu vậy các hệ thống truyền tin xuất phát đi và đến từ các trạm ở Thái Lan vẫn giữ nguyên t́nh trạng liên lạc b́nh thường trước cuộc tập kích.

    Không kể máy rađa chưa phát hiện được, Blackburn, Manor và Simons nghĩ rằng các chuyên viên t́nh báo đă có lư họ đă coi hệ thống pḥng không của Bắc Việt Nam nhỏ nhoi không đáng kể. Nhưng có một cái ǵ ngộ nghĩnh đang xảy ra ở Sơn Tây hoặc là không xảy ra. Và lúc này, hơn một nửa các chuyến bay trinh sát của máy bay Buffalo Hunter có tầm bay thấp theo chương tŕnh đă bị bắn rơi hoặc bị loại bỏ. Các tin tức t́nh báo về trại giam đă thu hẹp tới mức các chuyên viên điều tra nghiên cứu h́nh ảnh của pḥng 213 chỉ c̣n có thể t́m ṭi các chi tiết khác của các h́nh ảnh do máy bay SR-71 chụp được trên độ cao 80.000 bộ hoặc cao hơn nữa về doanh trại nhỏ bé. Các h́nh ảnh này làm người ta ngạc nhiên: doanh trại h́nh như bỏ trống.

    Thông thường trong một chuyến công tác tốt, nếu không có mây hoặc nhiều bóng che khác bao phủ mục tiêu th́ máy chụp ảnh kỹ thuật trên máy bay trinh sát SR-71 có thể chụp được nhiều h́nh ảnh khá rơ ở độ cao cách mặt đất 15 dặm, các chuyên viên DIA cũng có thể đếm được số người ở trong sân trại tù Sơn Tây. Công tác trinh sát SR-71 lần cuối cùng bay ở độ cao và nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh vào ngày thứ bảy 3 tháng 10 đă chụp được nhiều h́nh ảnh rất rơ ràng nhưng không có h́nh bóng người nào.

    Manor đă ghi chú trong báo cáo sau công tác của ông ta là tất cả các chuyến bay trinh sát từ ngày 6 tháng 6 đến ngày 3 tháng 10 đă ghi nhận được dấu hiệu giảm bớt về hoạt động trong số h́nh ảnh chụp được. Nhưng điều này có thể do số tù binh Mỹ đă bị giam kín trong pḥng thêm một thời gian nữa. Blackburn nhớ lại khi ông ta ngồi thảo luận với một vài chuyên viên DIA, kiểm soát từng tấm ảnh chụp được đă có người nói rằng: “H́nh như họ không c̣n dùng doanh trại này nữa”. Simons cũng có một ư nghĩ tương tự. Sau này ông ta có nói rằng: “Các tấm ảnh người ta cho tôi biểu lộ một điều khác lạ về các thảo mộc. Cỏ mọc đầy trong doanh trại”. Và ông ta tự nghĩ: “Có thể họ đă hạn chế mọi sinh hoạt của tù binh. Hoặc có thể họ đă giam kín tù binh trong pḥng”. Nhưng ông ta cũng nghĩ rằng: “Có thể họ đă di chuyển tù binh đi nơi khác”.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P12


    Đối với Simons, việc thuyết tŕnh cho Henry Kissinger là “bộ phận khó khăn nhất trong toàn bộ quá tŕnh công tác”. Sau này ông ta gọi nó là “trường hợp hiếm hoi đối với một viên đại tá bộ binh”. Chỉ có bốn nhân vật hiện diện trong buổi thuyết tŕnh: Phụ tá của Kissinger là trung tướng Alexander Haig với Vogt, Blackburn và Manor. Tất cả đều tập hợp lúc 2 giờ 30 chiều thứ năm 8 tháng 10 tại văn pḥng của Kissinger phía tây của Nhà Trắng. Cuộc họp kéo dài không đầy 30 phút.

    Vogt giới thiệu mọi người và Blackburn tŕnh bày đại cương trong khoảng một hoặc hai phút. Sau đó Manor đi thẳng vào việc tŕnh bày chi tiết mà ông ta và Simons đă thuyết tŕnh biết bao nhiêu lần trong 3 tuần lễ trước đây. Họ sử dụng một đèn rọi phóng ảnh và biểu đồ mà họ đă từng chiếu để tŕnh cho các vị tham mưu trưởng xem. Cho đến lúc này Simons đă “nghe tướng Manor thuyết tŕnh nhiều lần, đến nỗi ông ta muốn buồn ngủ”. Kissinger gật đầu một cách thông minh khi nghe thuyết tŕnh. Manor chấm dứt th́ Simons tŕnh bày về phần công tác dưới đất. Ông ta chỉ nói vào khoảng hai phút rưỡi. Nhưng trước khi kết thúc ông ta b́nh luận thêm: “Tôi có nói cho ông ta rơ là chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng số lượng đạn tối thiểu cần thiết”. Nhưng Simons cũng cẩn thận nêu rơ việc khó tránh gây ra thương vong cho kẻ địch v́ lẽ doanh trại quá hẹp. Câu nói này đă làm cho Kissinger chú ư, ông ta hỏi Simons: “Anh đang nói điều ǵ đó?”.

    Simons giải thích là ông ta sẽ không thực hiện một cuộc săn bắt lớn: “Chúng tôi đến đó để cứu tù binh chứ không phải để đánh nhau. Nhưng chúng tôi phải thi hành công tác nhanh chóng và phải sử dụng vũ khí khi cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ cần thiết thôi chứ không bừa băi”. Có một điều ông ta muốn làm sáng tỏ là ông ta không muốn báo động cho một đơn vị canh gác ở phía bắc sông Cồn nếu điều đó có thể tránh được. Nhưng Simons nhấn mạnh là bất cứ ai cản đường chúng tôi th́ sẽ bị bắn giết tại chỗ.

    Kissinger trả lời: “Anh cứ làm bất cứ điều ǵ anh xét thấy cần. Việc va chạm quốc tế th́ để chúng tôi lo chúng tôi có thể giải quyết được. Không có một người nào ở Nhà Trắng lại lo nghĩ đến việc thương vong của kẻ địch. Anh nên giới hạn những điều ǵ xét thấy cần thiết. Nhưng đồng thời cũng nên sử dụng đầy đủ bạo lực cho việc hoàn thành công tác có hiệu quả nhất”. Kissinger có một câu hỏi quan trọng: Trường hợp cuộc tập kích bị thất bại th́ sao? Các anh có thể bảo đảm được bao nhiêu phần chắc là các anh sẽ không tạo thêm tù binh Mỹ trong các trại giam ở Bắc Việt Nam? Blackburn tŕnh bày với Kissinger rằng ông ta nắm chắc sự thành công từ 95 đến 97%. Manor lại nhấn mạnh thêm điểm đó: phi hành đoàn của ông ta đă thực tập 697 giờ bay với 268 lần xuất phát để chuẩn bị cho công tác này. Họ đă tập đi tập lại trên dưới 170 lần.

    Kissinger tỏ vẻ phấn khởi. Haig th́ không thắc mắc điều ǵ và cũng không b́nh luận câu nào.

    Sau đó Blackburn bày tỏ sự quan tâm của ông ta về một điều cần nghiên cứu rộng răi thêm nữa cho cuộc tập kích này, đó là phần ảnh hưởng tâm lư có thể gây trở ngại cho việc hoà đàm ở Paris, và không biết Bắc Việt Nam sẽ đối xử với những tù binh c̣n lại trong các trại giam khác sau này như thế nào? Kissinger cắt ngang: “Thiếu tướng không cần phải lo việc đó. Thiếu tướng đừng dính vào việc chính trị. Đó là phần chúng tôi lo, chứ không phải phần của thiếu tướng”.

    Đối với Simons th́ phản ứng của Kissinger “xem ra tốt đẹp lắm”, bởi v́ đây là điều phải làm, Simons thấy vị phụ tá an ninh của Tổng thống có đầu óc quyết định rất nhanh chóng.

    Manor tŕnh bày với Kissinger rằng, khoảng thời gian có thời tiết tốt là vào giữa 20 đến 25 tháng 10, trong đó ngày 21 tháng 10 là thời điểm thuận tiện nhất cho cuộc tập kích. Nếu thời điểm này được tổng thống chấp thuận th́ các toán hành động của ông ta sẽ xuất phát đi ngay đến căn cứ Thái Lan trong hai ngày nữa. Đó là ngày 10 tháng 10. Thật ra th́ Manor không dùng chữ “Tổng thống” mà ông ta lại nói “với giới chức lănh đạo quốc gia”. Thời điểm thuận lợi thứ hai có thể là vào trước ngày lễ Tạ ơn. Nhưng ông ta lại nói nếu việc tập kích được thi hành vào khoảng giữa 20 đến 25 tháng 10 th́ có vẻ hơi khó khăn v́ lẽ vào ngày 24 tháng 10 th́ tổng thống đă có chương tŕnh đọc diễn văn trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày lễ kỷ niệm thứ 25, và sẽ có 31 vị nguyên thủ quốc gia dự buổi chiêu đăi tại Nhà Trắng vào đêm đó.

    Kissinger ngập ngừng, ông ta nói Tổng thống bận công du và việc chấp thuận cuối cùng phải do Tổng thống quyết định.

    Khi cuộc họp chấm dứt, Kissinger đặt một câu hỏi cuối: “Ai có sáng kiến về việc này?” Cả Vogt và Simons đều trả lời: “Có nhiều người tham gia kế hoạch. Đây là một công việc tập thể”. Kissinger phát biểu một điều mà tất cả mọi người dự họp đều c̣n nhớ măi. Ông ta nói: “Cho dù nếu việc này không được chấp thuận đi nữa th́ tôi cũng xin cảm ơn tất cả các vị, về sáng kiến và trí tưởng tượng của các vị. Xin cảm ơn các vị nghĩ ra được một điều độc đáo”.

    Trong khi lái xe về lại Lầu Năm Góc, một trong những người dự họp đă tự nghĩ rằng có một điều ǵ hơi lạ lùng trong buổi họp. Henry Kissinger thậm chí không hề hỏi họ có chắc chắn là có tù binh nào ở Sơn Tây không.

    Tàu sân bay và điệp viên

    Với những lư do mà Blackburn và Manor chưa hề được giải thích ngay sau khi buổi thuyết tŕnh với Kissinger th́ Nhà Trắng quyết định hoăn thi hành cuộc tập kích. Ba năm sau Manor giải thích với nhóm tù binh được thả vào năm 1972: “Ban đầu th́ kế hoạch được tiếp nhận một cách rất hăng hái nhưng sau đó th́ lại có quyết định phải hoăn công tác cho đến tháng 11, là thời điểm thứ hai đă dự kiến của chúng tôi. Một lư do khiến tôi muốn thi hành ngay vào tháng 10 là v́ tôi rất quan tâm đến vấn đề an ninh. Nhưng dù sao việc đ́nh hoăn này cũng giúp cho chúng tôi thêm thời gian để tiếp tục thực tập và phối hợp”.

    Vào ngày thứ 2, ngày 19 tháng 10, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Thomas Moorer mời Blackburn đến văn pḥng và nói cho biết là ông ta và Bộ trưởng Quốc pḥng Laird sẽ quyết định tối hậu về công tác, không cần đệ tŕnh cấp cao hơn nữa.

    Thứ ba tuần sau, ngày 27 tháng 10, Moorer nói cho Blackburn biết ông ta muốn tập hợp một buổi họp nội bộ vào ngày chủ nhật 1 tháng 11 và sẽ cho các toán hành động xuất phát hai tuần lễ sau đó, vào thứ ba, ngày 10 tháng 12. Hôm sau, ngày 28 tháng 10 chuyến máy bay trinh sát Buffalo Hunter lần thứ 7 bay trên ṿm trời tại Sơn Tây. V́ máy chụp ảnh quá sớm cho nên tấm ảnh mang về chỉ thấy hiện ra một chân trời ở cách xa trại Sơn Tây mà thôi. Bennett, Blackburn và Manor đều quyết định chấm dứt mọi sự cố gắng của loại máy bay Buffalo Hunter này. Cũng vào cuối ngày hôm đó Blackburn được tin Bộ tư lệnh Hải quân đă chỉ thị chấm dứt mọi chuyến bay BARCAP cho đến ngày 10 tháng 11. Đây là các loại máy bay có gắn hệ thống ra đa để theo dơi các phản lực MIG của Bắc Việt Nam và hướng dẫn máy bay oanh tạc của Mỹ bắn phá chúng. Việc chấm dứt các đường bay này làm cho các toán của Udo trở thành đui và điếc trong suốt 12 ngày. Nếu Bắc Việt Nam đột nhiên cho tất cả mọi máy bay chiến đấu tập trung ở vùng gần Sơn Tây nhất th́ đến khi họ biết được đă quá muộn. Sáng hôm sau, ngày thứ năm 29 tháng 10, Blackburn hỏi Vogt có thể cho các máy bay BARCAP hoạt động trở lại được không.

    Nhưng c̣n những chuyến bay khác hoạt động trên vùng trời Bắc Việt Nam th́ ông ta muốn tạm chấm dứt. Đây là những chuyến bay C-130 về hoạt động tâm lư chiến. Thả truyền đơn khắp nơi ở Bắc Việt, cộng thêm với một vài chuyến bay Buffalo Hunter cũng để thả truyền đơn trong chiến dịch “Litterbug” mà những chuyên viên thi hành chiến dịch này thường gọi là máy bay thả “bom phân ḅ”. Vogt đồng ư và cho rằng đây là thời điểm sai lầm nếu tiếp tục các chuyến bay đó để “khuyến khích hệ thống báo động” của Bắc Việt Nam.

    Cũng trong ngày hôm đó Blackburn đă phải giải quyết hai đều rắc rối nữa. Một là việc có liên hệ đến Hải quân, c̣n việc khác th́ liên quan tới CIA. Vài tháng trước đây Bộ tư lệnh Hải quân có chương tŕnh thay thế tàu sân bay America để dùng tàu sân bay Ranger cho toán hành động 77 ở vịnh Bắc Bộ. Trong khi đó th́ các nhân viên phi hành trên tàu sân bay America đă được thực tập để đánh lạc hướng việc tập kích Sơn Tây. V́ việc thay phiên và thực hiện mọi việc tu bổ tàu sân bay là rất phức tạp nên những sự thay thế như vậy đ̣i hỏi phải dự liệu hàng tháng trước, đôi khi cả một năm. Nhưng Blackburn chỉ nhận được tin thay thế này vào ngày 29 tháng 10. Trong cuốn sổ tay riêng của ông ta, Blackburn có ghi chú vào ngày đó như thế này: “Thật lạ lùng, tôi được báo cho biết về nhu cầu thay thế tàu sân bay Ranger và Hancock vào ngày 19 tháng 11 giữ lại tàu sân bay Oriskany cho đến ngày 26 tháng 11. Như vậy th́ phải chuyển phi hành đoàn và máy bay từ tàu sân bay America sang Ranger hay sao?”. Ông ta t́m gặp ngay Vogt. Vogt sững sờ: “Tại sao người ta lại không tính đến việc này trước đây”. Blackburn giải thích là nhu cầu này đă được ghi trong kế hoạch trước đó. Nhưng thông thường th́ bất cứ trong những vấn đề quan trọng nào cũng có khe hở mà Lầu Năm Góc là một dinh cơ được xây cất cách đây 27 năm cho nên nó có nhiều khe hở lắm. Vogt phải tự lo giải quyết về việc thay đổi bất ngờ các tàu sân bay nói trên, nhưng ông ta lại gặp phải hai trở ngại: Một là không ai biết rơ khi nào th́ Nhà Trắng sẽ cho phép thi hành cuộc tập kích, hai là các nhà vạch kế hoạch muốn mọi việc đều xảy ra với nhịp độ b́nh thường để cho Bắc Việt Nam khỏi lưu ư.

    Vogt nói, ông ta sẽ cố gắng giải quyết việc thay đổi tàu sân bay. Nhưng việc này không phải là dễ. Khi điện của chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng được gửi đến Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương th́ vị tư lệnh của hạm đội Thái B́nh Dương chạy ào vào gặp ông tham mưu trưởng của đô đốc J.McCain, là đại tướng Charles A. Corcoran. ông ta nói: “Có việc ǵ kỳ quặc đang xảy ra. Chúng ta nhận được nhiều lệnh lạ lùng, chỉ thị thay đổi các tàu sân bay khắp nơi trên Thái B́nh Dương và các lệnh này thật là ngớ ngẩn. Không biết có cái quái ǵ đây?”

    Corcoran nói với Blackburn: “Tôi chưa từng nói dối anh điều ǵ. Bây giờ tôi cũng không muốn nói dối anh. Nhưng tôi sẽ không giải thích được. Tôi chỉ mong anh nghe theo tôi một lần nữa. Cứ chấp hành mệnh lệnh đă”.

    Như vậy là Blackburn chỉ c̣n có một việc rắc rối thứ hai nữa thôi. Vào ngày 29 tháng 10, ông ta phát hiện ra rằng CIA đang “quấy rối” ngay sau lưng ông ta.

    Sáng hôm đó trong cơ sở rộng 213 sào dựng bằng vách gỗ của CIA tại Lancaster, tiểu bang Virginia, George Carver tưởng chừng như đang sống trong một cơn mê. Vừa mới ngày hôm qua ông ta đă bảo đảm với Blackburn rằng không có một điệp viên nào của CIA đang hoạt động tại Bắc Việt Nam. Thế mà bây giờ Blackburn đang thách thức ông ta về sự đoán chắc đó. Trong suốt những tháng hoạch định chương tŕnh cho cuộc tập kích Sơn Tây, suốt trong 16 buổi sáng thứ bảy liền phối hợp chung với người liên lạc được chọn lựa đặc biệt của Carver, Blackburn đă bao lần nhấn mạnh về sự lo lắng của ông ta đến việc có thể có một vài điệp viên nào đó của CIA đang sục sạo ở miền Bắc vào đúng thời gian không thuận lợi, hoặc trong vùng hoạt động không thuận lợi, có thể là bị bắt giữ, và có thể báo động cho hệ thống pḥng thủ của Bắc Việt Nam về một sự việc quan trọng nào đó đang xảy ra. Blackburn nhắc lại cho Carver biết về sự lo lắng của ông ta và nói rơ rằng ông ta đă t́m hiểu được qua một đường dây riêng có một hoạt động điệp báo của CIA đang tiến hành trong lúc này.

    Carver phải thú nhận điều đó. Nhưng ông ta nhấn mạnh là sự hoạt động ở cách xa Sơn Tây về hướng Nam, gần con đường số 7 ở miền Nam biên giới Lào. Ông ta căi là hoạt động này không thể làm nguy hại việc tập kích Sơn Tây. Đây chỉ là một hoạt động điệp báo loại nhỏ, v́ lẽ đó ông ta đă không nghĩ đến điều này khi Blackburn hỏi về các hoạt động điệp viên trước đây.

    Blackburn có cảm tưởng từ lâu là báo cáo của CIA về việc theo dơi các hoạt động điệp báo của họ không được nhanh chóng cho lắm. Hầu như mỗi một điệp viên được đưa vào miền Bắc kể từ năm 1964 đều bị chặn bắt có hàng trăm điệp viên người miền Nam và một vài người miền Bắc đă được CIA chiêu hồi để làm việc này. Ngay sau khi nắm quyền chỉ huy cơ quan SOG từ năm 1965, Blackburn đă được biết có vài toán điệp báo nhiều tháng nay đă không được tiếp viện. Chính ông ta đă phản kháng việc đưa thêm người cho đến khi nào CIA đă tổ chức lại để lo liệu cho những người đă có mặt tại khu vực hoạt động từ lâu. Chính CIA đă làm mất nhiều điệp viên cừ khôi và suưt làm nguy đến tính mệnh của những người khác như Dick Meadows chẳng hạn trong khi lo đi cứu họ, nhưng Blackburn càng cố nhớ lại bao nhiêu th́ càng thấy rơ tất cả hoạt động điệp báo đều không đem đến được một mẩu tin tức t́nh báo nào có ích lợi.

    G.Carver là một trong những chuyên viên t́nh báo mà Blackburn ưa thích nhất. Carver cũng đồng quan điểm về các loại hoạt động bất quy tắc, chứ không tin tưởng nhiều về số lượng người, và đă hết sức ủng hộ cơ quan SACSA. Carver là một học giả tốt nghiệp Đại học Ross trước đây, và cũng là một chuyên viên tâm lư chiến, thuộc loại người nhanh tay lẹ chân. Ông ta có thừa năng lực và lúc nào cũng thích cầm điện thoại để hỏi cho ra lẽ. Trong bất cứ buổi họp nào nếu có ai thắc mắc điều ǵ th́ ông ta thường chụp ngay điện thoại để t́m cho ra câu trả lời ngay tức khắc. Chính điều đó khiến Blackburn lo ngại là Carver không hoàn toàn thật ḷng với ông ta. Khi ông ta hỏi Carver về địa điểm chính xác mà các điệp viên đang hoạt động tại Bắc Việt Nam th́ Carver không chụp điện thoại để t́m câu trả lời. Trái lại Carver ngồi thừ người, không chối căi không xác nhận, chỉ đề nghị theo thói quen của ông ta là nếu hoạt động gián điệp báo không làm phương hại đến kế hoạch của Blackburn th́ Blackburn đừng nên t́m hiểu làm ǵ.

    Blackburn cố gắng dằn ḷng, cân nhắc từng lời nói một: “Tôi nghĩ là anh không ṣng phẳng với tôi. Theo chỗ tôi biết th́ cái tên điệp viên nào đó của anh đang hoạt động gần địa điểm 32 ở miền Bắc Lào chỉ cách Sơn Tây có 100 dặm thôi. Trong ṿng 3 tuần lễ nữa chúng tôi sẽ cho xuất phát cuộc tập kích nhưng ngay bây giờ th́ tôi lại biết được người của anh đang hoạt động ngay sau lưng tôi. Nhân viên đó có thể làm hỏng hết mọi việc. Và anh cũng không thèm nói cho tôi biết về sự hiện diện của đương sự. Tôi đang nói chuyện với anh là thay mặt cho Chủ tịch. Chúng tôi muốn tên điệp viên ấy chấm dứt ngay hoạt động. Người Bắc Việt có thể theo dơi điệp viên của các anh dễ dàng hơn là chúng tôi, c̣n chúng tôi cũng có thể t́m ra được hắn chẳng khó khăn ǵ. Đó là một lư lẽ khiến tôi đă để cho người của các anh tham gia vào việc hoạch định chương tŕnh này để các anh giúp chúng tôi chấm dứt cái tṛ tệ hại này”. Blackburn c̣n nhớ là Carver phản ứng với một thái độ b́nh thản tinh đời, trầm ngâm, không tiết lộ điều ǵ. Ông ta chỉ nói là sẽ cố gắng làm bất cứ việc ǵ có thể được. Blackburn nổi xung lên, nói là chúng ta đều làm việc cho một tập thể v.v… và v.v…

    Blackburn bỏ ra khỏi cơ quan CIA với sự bất măn, chán nản, rối trí, và lo âu. Có một việc ǵ kỳ quặc đang xảy ra thế mà ngay chính cả người của CIA có trách nhiệm trong việc giúp đỡ cho cuộc tập kích Sơn Tây cũng không thèm nói cho ông ta biết việc ǵ và tại sao.

    Năm năm sau Blackburn mới t́m hiểu được tất cả mọi lời giải đáp. Nhưng sau đó vài ngày th́ Mayer có nói cho ông ta biết một phần lư do về sự bối rối của Carver. Cơ quan CIA đă mất địa điểm hoạt động 32. Cộng sản đă nắm được tin tức về địa điểm xuất phát phụ cho cuộc tập kích Sơn Tây, và các chuyên viên CIA đang cố gắng hết ḿnh để t́m cho ra đầu mối liên lạc đă mất ấy.

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P13


    Sơ hở và thất lạc công điện

    Vào ngày chủ nhật 1 tháng 11, Blackburn, Manor và Simons rời căn cứ không quân Andrews để đi Hawaii và từ đó đi miền Nam Việt Nam. Cũng trong thời gian này một bộ phận tham mưu nhỏ của toán hành động hỗn hợp cấp thời bay đi Đông Nam Á để t́m gặp các vị chỉ huy Không đoàn và căn cứ có nhiệm vụ yểm trợ cho cuộc tập kích Sơn Tây. Mỗi vị chỉ huy đều nhận được một bức thư có tính chất chỉ thị riêng vừa đủ nội dung tin tức để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Không kể một vài vị sĩ quan mà chính Blackburn, Manor và Simons sẽ trực tiếp gặp, không c̣n ai biết rơ về mục tiêu của công tác này.

    Để tránh mọi sự chú ư có thể xảy ra, các sĩ quan tham mưu của toán hành động bay đến nhiều địa điểm khác nhau trong vùng Đông Nam Á, trên những chuyến bay thường lệ và ngay cả trên những chuyến bay c̣n thừa chỗ. Sau này Manor có viết trong báo cáo rơ ràng rằng: “Việc này làm hao phí nhiều thời gian và chỉ có thể trông chờ vào một vài đường đây liên lạc may mắn để có thể hoàn tất kịp thời sự phối hợp kế hoạch theo dự định. Đúng ra th́ nên có những chuyến bay riêng biệt cho mục đích này, như vậy th́ mới giảm bớt được nhiều rắc rối có thể xảy ra và cho phép các chuyên viên thêm nhiều thời gian để hoàn thành công tác”.

    Ngày thứ hai 2 tháng 11, lúc 10 giờ 45 sáng tại Hawaii, Blackburn, Manor và Simons thuyết tŕnh cho Đô đốc McCain và tham mưu trưởng của ông ta. McCain rơ ràng là quan tâm, ngồi yên trên ghế. Lẽ tất nhiên sự quan tâm của ông ta là đối với những tù binh có thể sẽ bị bỏ rơi ở lại trong đó có con trai của ông ta. Tuy nhiên ông ta vẫn hết ḷng ủng hộ việc tập kích. Một trong những người dự buổi họp đă nghĩ rằng ông ta đang bị đặt vào một cương vị khó khăn. Sau buổi họp, McCain dành riêng chiếc máy bay đặc biệt của ông thuộc Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương để đưa Blackburn, Manor và Simons bay thẳng suốt 6296 dặm đến Sài G̣n. Cả ba rời Oahu lúc 4 giờ 45 chiều để bay vượt qua miền tây Thái B́nh Dương trong một chuyến đi dài.

    Cả ba người cảm thấy được ưu đăi, chiếc máy bay C-118 (loại DC-7 của quân đội được cải tiến lại) của đô đốc McCain là một loại vận tải cơ thuộc cấp lănh đạo được trang bị như là một Tổng hành dinh trên không có ghế đệm êm ấm, có giường nằm, phục dịch sang trọng, thức ăn uống ngon lành và với tầm bay thấp, tốc độ 350 dặm một giờ, nhờ đó cả ba người đều có dư thời gian để ngủ bù. Máy bay đáp xuống Iceland để lấy thêm nhiên liệu, vượt qua làn ranh giới đổi thay giờ giấc quốc tế và lại đáp xuống để lấy thêm nhiên liệu lúc 4 giờ sáng ngày hôm sau tại Philippines. Chặng ngừng cuối cùng là Sài G̣n. Tại đây họ sẽ thuyết tŕnh cho tướng Creighton Abrams, người thay thế tướng Westmoreland, để chỉ huy Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV).

    Tuy nhiên trên đường bay cũng c̣n một vài việc phải làm cho xong. Trước khi rời Washington, Moorer có hỏi Blackburn nếu có một trận thả bom lớn tại miền Bắc, chỉ vào khoảng một ngày thôi, ngay trước thời gian thực hiện tập kích ở Sơn Tây, th́ có gây ra điều ǵ rắc rối thêm không? Có thể đây là một trận thả bom đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam sau hơn 2 năm qua. Moorer có cho biết là Nhà Trắng đang dự tính việc này và có đề nghị là nên buộc chặt việc này với việc giải thoát tù binh ở Sơn Tây. Blackburn đă yêu cầu Mayer viết nhận định về việc này, trước khi ông ta trở về. Tuy nhiên trên đường bay đến Sài G̣n Blackburn vẫn ghi chép riêng những điều suy nghĩ:

    a) Trận thả bom sẽ gây ra rắc rối dữ dội, trên b́nh diện quốc gia cũng như quốc tế.

    b) Có thể tạo ra lư lẽ tốt cho Bắc Việt Nam - nếu trường hợp (a) ở trên là đúng, để họ trả thù những tù binh c̣n bị kẹt lại.

    c) Có thể làm rúng động toàn bộ hệ thống báo động của địch.

    d) Chúng ta không nên làm ồn ào quá đáng về công tác riêng của chúng ta để đạt được một tâm lư ủng hộ tối đa, ví dụ như việc tŕnh bày rằng công tác này chỉ nhằm mục đích nhân đạo. Nếu để cho trận thả bom dính líu đến việc này th́ sẽ làm tổn hại đến mục đích công tác và tạo ra một sự chỉ trích gay gắt.

    e) Thừa nhận quan điểm với Nhà Trắng cho rằng việc thả bom nếu được thực hiện trước cuộc tập kích th́ sẽ tăng cường thêm hiệu lực cho các cuộc oanh tạc đánh lạc hướng của hải quân chúng ta.

    f) Tuy nhiên điều thuận lợi sẽ kém xa điều bất lợi, có nghĩa là sẽ gây ra phản ứng chống đối.

    Với thân h́nh vạm vỡ, ngồi phả khói x́ gà, tướng Abrams lắng nghe Blackburn, Manor và Simons tŕnh bày lần đầu tiên cho ông ta rơ về cuộc tập kích Sơn Tây. Bên cạnh ông ta c̣n có Lucius Clay, phụ tá không quân và chỉ huy trưởng không đoàn 7. Ngoài ra c̣n có đại tướng Welborn Dolvin cũng thuộc binh chủng thiết giáp như tướng Abrams và hiện là tham mưu trưởng của MACV. Tướng Abrams là người ít nói. Khi buổi thuyết tŕnh chấm dứt, ông ta nói với Blackburn, Manor và Simons: “Lạy chúa! Đây thật là một công tác chuyên nghiệp. Tôi không thấy các anh sơ sót điều ǵ. Dường như các anh đă xem xét tận tường mọi góc cạnh. Tôi không có câu hỏi nào cả”. Abrams quay sang phía Clay và hỏi: “Sao, c̣n anh, có yểm trợ việc này được không?”. Trong suốt buổi họp tướng Clay mở to đôi mắt, giống như đang mơ màng và dường như muốn nói: “Cái tên này thật là điên khùng”. Nhưng rồi ông ta lại nói với Abrams: “Tôi không bảo đảm hoàn toàn, nhưng chúng ta sẽ cố gắng hết sức để cùng lo việc này. H́nh như chúng ta chỉ c̣n có độ 10 ngày để chuẩn bị mọi việc”. Tướng Clay biết rơ là việc này không dễ dàng v́ ông ta đang lo thực hiện chương tŕnh rút quân và vật liệu ra khỏi tất cả các căn cứ ở Đông Nam Á, nằm trong toàn bộ kế hoạch triệt thoái của Tổng thống Nixon.

    Trong khi Blackburn bay trở về Washington để lo mọi việc khác của SACSA th́ Manor và Simons dùng máy bay hải quân đi từ Sài G̣n đến vịnh Bắc Bộ, đáp xuống một tàu sân bay dùng làm chiến hạm chỉ huy cho đoàn phản ứng nhanh 77 của phó đô đốc Fred A. Bardshar. Bardshar được tin là có một nhân vật nào đó đang đến nhưng không biết là ai. Ông ta đă nhận được một công điện thuộc loại chỉ huy thượng khẩn do một người bạn ở Tổng hành dinh Thái B́nh Dương gửi đến. Công điện báo cho ông ta biết có hai sĩ quan sẽ đến, một đại tá lục quân và một thiếu tướng không quân. Công điện yêu cầu Bardshar giúp họ mọi việc cần thiết, nhưng cuộc viếng thăm cũng như công tác của họ cần phải giữ bí mật tuyệt đối. Bardshar không được thảo luận việc này ngay cả với thủ trưởng của ông ta là Hạm trưởng Hạm đội 7, hoặc ngay cả với chỉ huy trưởng Hạm đội Thái B́nh Dương.

    Bardshar mời Manor và Simons vào văn pḥng soái hạm. Sau đó ông ta cho gọi thêm hai người nữa đến là đại tá Alan Boot Hill sĩ quan điều hành và trung tá P.D. Hoskins sĩ quan t́nh báo. Họ cùng chung lập kế hoạch cho các đường bay đánh lạc hướng của hải quân để che chở cho cuộc tập kích Sơn Tây, trong một thời hạn ngắn và điều kiện eo hẹp đ̣i hỏi cả về trí thông minh lẫn sức chịu đựng thể xác. Thiết lập một dự án hành quân chi tiết cho các loại máy bay oanh tạc của hải quân xuất phát từ tàu sân bay cũng giống như soạn một bản đại hợp tấu cho một dàn nhạc lớn của viện âm nhạc New York. Thiết lập một dự án oanh tạc vào ban đêm xuất phát từ hai đến ba tàu sân bay cũng giống như soạn bản đại hợp tấu cho hai hoặc ba dàn nhạc cùng tŕnh diễn chung nhưng không tập dượt trước. Và v́ lẽ dự án công tác này cần phải giữ tuyệt đối bí mật cho nên Boot Hill và Hoskins phải cố viết một bản nhạc mà các nghệ sĩ tŕnh diễn chỉ được phép trông thấy lần đầu tiên trước khi mở màn hợp tấu.


    Blackburn trở về Lầu Năm Góc vào ngày thứ ba 10 tháng 11 để tŕnh bày với Moorer về chuyến đi Đông Nam Á và luôn cả sự lo âu của ông ta về dự tính thả bom một ngày. Thời điểm xuất phát của cuộc tập kích chỉ c̣n độ 10 ngày nữa cho nên ông ta không muốn nghĩ đến những cơn ác mộng đă thấy trong hàng mấy tuần qua. Nhiều đêm ông ta thức giấc tại căn nhà riêng ở Mclean, tiểu bang Virginia và tự hỏi: “Lạy chúa tôi! Nếu không có tù binh nào ở đó th́ sao? Nếu trại giam trống trơn th́ làm sao? Nếu có một cuộc thỏa hiệp nào th́ sao?”. Nhưng bây giờ th́ c̣n quá nhiều việc khác phải lo nghĩ đến.

    Chiếc máy bay C-130 đầu tiên sẽ từ giă căn cứ Eglin để đi đến vùng mục tiêu vào ngày thứ năm 12 tháng 11. Simons và Manor đă trở lại căn cứ để kiểm soát lần cuối việc chuyên chở mọi vật dụng cần thiết và cầu chúc các toán lính lên đường b́nh an. Thời điểm xuất phát càng đến gần th́ việc bảo vệ an ninh càng cần phải chu đáo. Nhưng Blue Max lại đến văn pḥng của Blackburn vào ngày hôm đó để báo rằng ông ta c̣n lo âu quá nhiều. Lúc này có quá nhiều công điện mật mă từ cơ quan CIA gửi đến Thái Lan và Lào. Nhiều công điện mang nội dung về cuộc tập kích Sơn Tây.

    Blackburn biết là sẽ có việc liên lạc công điện vào phút chót. Các chuyên viên CIA sẽ tŕnh bày cho người của Simons về các kế hoạch tẩu thoát và vượt ngục khi cần, và biết đâu nếu trường hợp thời tiết trở nên khắc nghiệt th́ có thể một hoặc nhiều trực thăng sẽ xuất phát từ địa điểm 32 ở miền Bắc Lào. Nhưng khi Blue Max chỉ cho ông ta thấy rơ là việc liên lạc đă tăng lên gần như gấp hai số lượng thường lệ th́ Blackburn hoảng hốt. Ông ta báo ngay cho Moorer biết để nhờ gọi điện thoại cho Helms yêu cầu CIA hạn chế ngay tức khắc việc này.

    Nhưng đây cũng là thời gian mà nhiều người mới sẽ đến tham gia vào cuộc chơi này. Một trong những người đó là phát ngôn viên của Lầu Năm Góc kiêm phụ tá quốc pḥng về công việc dân sự tên là Daniel Henkin. Là một phóng viên quân sự lâu năm, làm chủ nhiệm tạp chí quân lực trước khi nhận chức vụ công việc dân sự của Lầu Năm Góc vào cuối năm 1965, Henkin thuộc loại người cường tráng, dễ dăi, tóc hoa râm gợn sóng trông có vẻ như ông ta chỉ chải tóc khi nào chợt nghĩ tới. Đôi khi ông ta đă trêu tức các đoàn báo chí của Lầu Năm Góc v́ ông ta thường tỏ ra b́nh tĩnh trước mọi biến chuyển, ví dụ như chuyện chiếc tàu Pueblo bị bắt giữ, chuyện tổng công kích Tết Mậu Thân và chuyện biến cố ở Campuchia. Một vài kư giả chuyên nghiệp ở Lầu Năm Góc thường mô tả ông ta là “vững như đồng”.

    Khi Blackburn chấm dứt buổi họp riêng với Henkin về việc tập kích Sơn Tây vào rạng ngày thứ năm 12 tháng 11 th́ Henkin, chỉ cảm ơn ông ta với vẻ b́nh thường, và hứa sẽ điều khiển được báo chí. Trong văn pḥng làm việc của Henkin, trông giống như một căn hầm tại dăy pḥng số 2 E800, nằm giữa khoảng đường ṿng ngoài Lầu Năm Góc và những cổng vào phía bờ sông, câu chuyện quan trọng về việc giải cứu từ 60 đến 70 tù binh Mỹ ở cách thủ đô Hà Nội chỉ có 23 dặm giống như một chuyện đề nghị thông thường nào đó. V́ lẽ đó Blackburn cảm thấy hầu như ḿnh là người ngu dại khi ông ta buộc về pḥng làm việc. Tại sao ḿnh lại quá quan tâm đến mọi việc dính líu này nọ trong khi một nhà báo thành thạo như Henkin lại có thể nghe chuyện tập kích như là một câu chuyện b́nh thường? Không lư việc giải cứu tù binh lại là việc nhỏ nhoi đến thế sao? Biết đâu v́ ông ta đă nghĩ rằng cuộc tập kích là chuyện quá sức to lớn.

    Cũng vào sáng hôm đó, Blackburn, Manor, Mayer và Simons lại họp thêm một lần nữa với Moorer. Mọi người đều cho là Moorer “thật phi thường”. Moorer nói với Manor: “Tôi giao cho anh một công tác để thi hành. Bây giờ anh lại sẽ nhận được cả một lô những yêu cầu cho biết tin này tin kia. Anh cứ việc tỉnh bơ không cần quan tâm tới”. Việc thi hành công tác là ưu tiên c̣n chuyện lễ nghi và các điều thắc mắc th́ để sau. Moorer nói, ông ta sẽ làm mọi cách để giúp cho Manor và Simons nhẹ bớt gánh nặng trong những ngày sắp tới và cầu chúc cho họ được may mắn.

    Mười phút sau khi Manor và Simons rời văn pḥng của vị chủ tịch th́ Blackburn nhận được điện thoại trực tiếp của Moorer. Ông ta muốn biết nếu trường hợp cuộc tập kích cần phải hoăn lại cho đến tháng… th́ sẽ có những rắc rối ǵ xảy ra. Moorer giải thích: “Để tôi nói cho anh rơ, có một việc ǵ đó đang xảy ra. Bộ trưởng Laird rất thông cảm nhưng sự việc này lại xảy ra ở Paris”.

    Blackburn sững sờ, nhưng ông ta cũng cố trấn tĩnh để thưa với Moorer rằng mọi việc tŕ hoăn sẽ gây ra tai hại. Suốt trong những tháng sắp tới họ sẽ không có một giai đoạn thời tiết nào tốt cả. Toán tập kích đă sẵn sàng lên đường đi Thái Lan. Tinh thần mọi người đang hăng hái. Một cuộc tŕ hoăn ngay bây giờ sẽ đem lại nhiều sơ hở nghiêm trọng. Chúng ta chỉ có thể giữ kín sự việc một thời gian tương đối dài nào đó thôi, trong khi mọi người đang căng thẳng tinh thần cao độ. Sau này Blackburn có ghi chú vào sổ tay riêng của ông ta: “Tôi lo sợ họ đang t́m cách nào hợp lư nhất để băi bỏ một công tác khó khăn và phức tạp. Thật là khó hiểu khi phải băi bỏ công tác này không kể là có những yếu tố khách quan nào đó mà chúng ta không biết được. Việc tôi nghĩ, không phải là một yếu tố khách quan chủ yếu vượt ra ngoài tiên liệu”.

    Một vài phút sau Mayer lại nhận được một cú điện thoại khác, lần này do đại tá hải quân Harry D.Train, phụ tá điều hành và tùy viên chính của Moorer gọi đến cho biết Moorer cần ngay một bản sao về tập thuyết tŕnh Sơn Tây để tŕnh cho Bộ trưởng Laird. Blackburn không hiểu chuyện ǵ đang xảy ra. Vào buổi trưa Train gọi lại và nói cho biết Moorer vừa mới gặp Laird khi ông ta đang trên đường đến Nhà Trắng.

    Trên cuốn lịch của Blackburn có ghi một buổi hội nghị về t́nh báo đặc biệt với các chuyên viên DIA và NSA. Trong buổi hội nghị này họ kiểm tra lại những bức ảnh cuối cùng do máy bay trinh sát SR-71 chụp được từ ngày 2 tháng 11 đến ngày 6 tháng 11, đây là những h́nh ảnh đầu tiên có dấu hiệu nhiều sinh hoạt được tăng lên ở Sơn Tây một cách rơ ràng. Mọi người tin rằng đây là kết quả của việc tù binh được phép đi ra ngoài pḥng giam nhiều giờ hơn thời gian đă qua. “Trường trung học” ở hướng nam trại giam cũng có vẻ sinh động hơn. Mọi người đồng ư hoăn cuộc họp thêm một vài ngày nữa để chờ cho chuyến bay trinh sát SR-71 chụp thêm một bộ h́nh ảnh mới vào những ngày 13, 18 và 20 tháng 11, ngay trước thời điểm xuất phát cuộc tập kích.

    A.Andraitis, chuyên viên nghiên cứu h́nh ảnh của DIA đă được biệt phái riêng cho toán hành động của Manor, đă bay đi căn cứ không quân Yokota, Nhật Bản. Ở đấy các h́nh ảnh của máy bay trinh sát SR-71 chụp trong vùng Thái B́nh Dương thường được in ra và nghiên cứu. Tại đấy, làm việc trong một cơ sở có đầy đủ dụng cụ hiện đại thuộc Không đoàn kỹ thuật trinh sát 67 của SAC, ông ta sẽ đích thân nghiên cứu kỹ lưỡng những bức ảnh cuối cùng do máy bay SR-71 chụp được ở trại giam Sơn Tây. Các chuyên viên thông thường khác của SAC th́ chỉ nghiên cứu về các vùng ở ṿng ngoài khu vực mục tiêu, gồm luôn cả những sự thay đổi nếu có về các địa điểm hỏa tiễn SAM đất đối không, các ổ trọng pháo pḥng không, các trạm báo động pḥng không của địch.


    Để tiết kiệm thời gian, cơ quan DIA lập chương tŕnh cho nhiều việc khác được thực hiện chung một lần. Họ quyết định chú tâm đến việc nghiên cứu các tấm h́nh lớn chụp toàn bộ khu vực và chỉ dùng loại máy chụp ảnh kỹ thuật theo tỷ lệ nhỏ. SAC cũng đă được yêu cầu giảm bớt các chuyến bay trinh sát khác trong thời gian tới để dành riêng mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chuyến bay đặc biệt theo nhu cầu của các chuyến bay SR-71. Các thủ tục về việc in ảnh và nghiên cứu các bộ phim mới cũng được thay đổi từ gốc. Thông thường, việc tháo tất cả các ống phim gắn trên máy bay SR-71 cũng phải mất 2 giờ. DIA đă yêu cầu SAC xem thử máy bay có thể tháo gỡ phim trong ṿng 45 phút được không. Tất cả các chuyến bay trinh sát sẽ xuất phát từ căn cứ Kadena ở Okinawa do phân đoàn trinh sát chiến lược số 9 thực hiện. Tại căn cứ này khi các bộ phim được tháo gỡ ra th́ sẽ dùng một phản lực cơ KC-135 chở gấp rút về Yokota. Tại đây khi các cuốn phim được in ra và nghiên cứu, Andraitis sẽ cho chở ngay các bản kết quả nghiên cứu kèm theo h́nh ảnh về căn cứ không quân Takhli ở miền Trung Thái Lan, do một chuyến bay đặc biệt thực hiện, để cho phi hành đoàn của Manor và bốn người trong toán đột kích của Simons được biết rơ về các bản phân tích mục tiêu này. Các bản sao h́nh ảnh và tài liệu này sẽ được gửi về Washington. Việc nghiên cứu h́nh ảnh là một công tác tỉ mỉ, mệt óc. Việc này cần phải có thời gian, nhưng mọi cố gắng đă được thực hiện để làm nhanh chóng công tác này.

    Các chuyến bay SR-71 vào ngày 13, 18 tháng 11 là những chuyến bay quyết định. Ngoài những h́nh ảnh phóng lớn về mục tiêu để xác nhận có sự gia tăng hoạt động tại trại giam, những h́nh ảnh này c̣n cung cấp thêm dữ kiện cần thiết trên con đường từ biên giới Lào đến Sơn Tây. Các dữ kiện này cần phải có để xác định mọi khúc quanh, một vùng đáp xuống trong trường hợp khẩn cấp, và nhất là bảo đảm việc không có thêm các hệ thống báo động pḥng không cùng bệ phóng hỏa tiễn SAM dọc theo con đường tiến đến mục tiêu. Hai chuyến bay cuối cùng trước khi thực hiện công tác tập kích này sẽ được bay vào buổi sáng sớm hơn thường lệ, trong ngày thứ sáu 20-11, để đến ngày thứ bảy hôm sau th́ mọi kết quả nghiên cứu đầu tiên về h́nh ảnh sẽ được điện báo về cho Manor và Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc rơ. Nhưng trong thời gian gấp rút cuối cùng này chỉ c̣n đủ th́ giờ để t́m thấy một vài dấu hiệu có sự thay đổi làm mọi người mệt óc.

    Blackburn được yên tâm về mọi chương tŕnh và thủ tục đó cả hai cơ quan DIA và NSA thực hiện. Họ cho ông ta biết nếu có một phần giây phút nào mà máy truyền tin của Bắc Việt Nam đă bắt được liên lạc và làm phương hại đến kế hoạch tập kích hoặc nếu có sự thay đổi nào về vùng kiểm soát của máy ra đa cùng với sự chuyển hướng của các tần số, th́ cơ quan NSA sẽ “phá ngang” và trực tiếp báo cho Manor và Simons ở Thái Lan biết. Cuộc tập kích Sơn Tây đă được phép sử dụng ưu tiên số một mọi hệ thống điện tử về t́nh báo trên khắp thế giới. Mọi tiêu lệnh về chiến đấu, mọi lệnh xuất phát không kích, và mọi tiêu lệnh về hỏa tiễn sẽ được chuyển tiếp đến căn cứ Takhli qua các máy điện tử hiện đại nhất vào ngày thứ năm 19 tháng 11, ngay trước giờ xuất phát cuộc tập kích.

    Khi Blackburn trở về văn pḥng sau một cuộc họp đặc biệt về t́nh báo th́ thấy Blue Max đang ngồi đợi và lần này lại có thêm tin xấu. Blue Max nghĩ rằng Blackburn có thể đă biết một chuyện ǵ đó xảy ra. Dường như có một tên “nhẹ dạ” nào đó ở trong trại giam Sơn Tây, có nghĩa là đă có một tù binh nào đó bép xép, nói quá nhiều chuyện, không biết có phải v́ tên đó đă đầu hàng, đă phản bội đồng đội, v́ quá lo âu muốn cho cuộc sống kham khổ của bản thân được phần nào dễ dăi hơn không? Blue Max biết là Blackburn đă có kế hoạch cố làm sao chuyển được tin mật vào ngay trong trại giam để báo trước cho các trưởng nhóm tù binh biết là một cuộc giải thoát sắp được thực hiện, và họ nên sẵn sàng trong tư thế yểm trợ. Bây giờ th́ kế hoạch đó cần phải được băi bỏ. Blue Max không biết được rơ người tù binh “nhẹ dạ” đó là ai.

    Ngày thứ năm sôi nổi ấy đă chấm dứt với một tin tức lạc quan hơn. Vào khoảng 6 giờ chiều hôm ấy, Blackburn t́nh cờ gặp đô đốc McCain trong hành lang Lầu Năm Góc. McCain vừa mới gặp Bộ trưởng Laird và đô đốc Moorer. Cả hai vị này cho ông ta biết là cuộc tập kích Sơn Tây đă được lệnh tiến hành. McCain muốn cho Blackburn biết rơ rằng: “Trong bất cứ trường hợp nào, tôi vẫn ủng hộ việc làm của anh”.

    Trên con đường lái xe về nhà tối hôm đó, Blackburn suy nghĩ nhiều về các tù binh ở Sơn Tây và những tù binh khác sẽ c̣n bị kẹt lại không thể giải cứu được. Lạy Chúa tôi, ông ta cầu nguyện cho một người phi công 34 tuổi tên là John McCain III sẽ có mặt ở trong nhóm tù binh Sơn Tây.

    Ngày thứ sáu 13 tháng 11 đă mang đến nhiều tin dữ. Sáu tù binh đă chết. Cora Weiss, nhà hoạt động hoà b́nh đă nhận được tên tuổi của các tù binh qua đời này từ chi nhánh tổ chức ở Bắc Việt, gọi là Uỷ ban đoàn kết với nhân dân Hoa Kỳ. Tất cả 6 người này đă được ghi vào danh sách tù binh giam giữ tại miền Bắc. Như vậy th́ công tác Sơn Tây cần phải được thực hiện gấp rút hơn.

    Sáng thứ bảy 14 tháng 11, Blackburn đến căn cứ không quân Andrews để dùng điểm tâm buổi sáng với Manor và Simons trước khi hai người này bay đi Thái Lan. Cả hai sẽ lên đường vào lúc 2 giờ chiều trên chiếc máy bay riêng của đô đốc McCain lần này là một chiếc máy bay loại nhỏ có tốc lực nhanh hơn, hai động cơ loại T.39 dùng riêng cho cấp lănh đạo. Câu chuyện chính nói trong bữa điểm tâm là về các tin tức t́nh báo mà Blackburn đă nhận được hai ngày trước đó, nhưng mối lo âu chính là một sự đe dọa mới về an ninh cho cuộc tập kích đột nhiên nảy sinh.

    Vào các giai đoạn bắt đầu lập kế hoạch, mọi người liên hệ đều đồng ư cho bắt các đường dây ghi âm xuyên qua các máy điện thoại tại băi tập số 3 ở căn cứ Eglin và tại văn pḥng SACSA ở Lầu Năm Góc. Mọi cuộc nói chuyện đều đă được thu băng, và Blackburn vừa mới được tin là các toán phản gián ở tổng đài điện thám tại Antonio, tiểu bang Texas đă phát giác ra được một sự việc không ổn qua các băng ghi âm ấy. Họ đă h́nh dung được là có một “cuộc hành quân lớn” sắp xảy ra. Họ c̣n biết rơ là cuộc hành quân này sẽ được thực hiện ở Đông Nam Á. Họ cũng biết thêm là hải quân và Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương có liên hệ đến việc này, và việc này sẽ được xảy ra chớp nhoáng vào ban đêm. Nhưng có điều là họ không thể biết được địa điểm mục tiêu ở đâu, thuộc quốc gia nào, và tổng số lực lượng tham gia hành quân là bao nhiêu.

    Đây là một sự tiết lộ tin tức, hoặc phải chăng đây là một sự suy đoán thông minh? Khi cân nhắc mọi ảnh hưởng có thể làm nguy hại cho công tác, Manor và Simons đều đồng ư là họ có trách nhiệm. Nhưng trước khi hai người từ giă căn cứ Andrews để bay đường dài đến Đông Nam Á th́ Blackburn có nói ông ta sẽ kiểm soát lại một lần cuối về việc này và sẽ cấp báo cho họ biết ngay sau khi đến Thái Lan nếu trường hợp có sự nguy hại nào đáng kể xảy ra.

    Hôm sau, chủ nhật 15 tháng 11, trong khi Manor và Simons đang bay qua Thái B́nh Dương th́ nhiều biến chuyển dồn dập đến Washington. Nhiều công điện được gửi đến Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc từ viên trưởng vùng CIA và tướng Abrams ở miền Nam Việt Nam. CIA muốn mượn nhiều trực thăng loại lớn có vũ trang, loại HH-53 để yểm trợ cho một cuộc hành quân ở miền Nam nước Lào do các toán người Mèo của tướng Vàng Pao sắp thực hiện. Tướng Abrams phản đối việc này nhưng ông ta không thể nói cho viên chức CIA ở Sài G̣n biết rơ tại sao. Ông ta muốn sử dụng mọi trực thăng HH-53 trong toàn khu vực để yểm trợ cho Manor và Simons.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P14


    Sáng sớm ngày thứ hai 16 tháng 11 khi Blackburn và Mayer đến Lầu Năm Góc th́ các sĩ quan điều hành ở Bộ Tổng Tham mưu hỗn hợp đang gặp phải một trường hợp rắc rối nhỏ qua các bức công điện ấy. Các viên chức CIA đang la hoảng lên để yêu cầu máy bay trực thăng họ không hiểu v́ sao cơ quan MACV lại không chịu cấp phát? Blackburn không muốn giải thích điều ǵ trong thời điểm cuối cùng này, ngay cả nói bóng gió về việc tất cả máy bay đă được đặt trong t́nh trạng chờ lệnh để thực hiện một chiến dịch của SACSA, hoặc mọi ưu tiên về trực thăng tại Đông Nam Á hiện nay đều do Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp quyết định, cũng đều là điều nguy hại. Mayer cố giải quyết vấn đề. Ông ta đă thương lượng với Bộ Chỉ huy không quân để ban hành lệnh tạm thời tất cả mọi trực thăng HH-53 khắp nơi trên thế giới, đều có trở ngại kỹ thuật nghiêm trọng. Chỉ có các chuyến bay thử máy mới được phép cất cánh.

    Từ văn pḥng của Moorer, Harry Train điện thoại cho Blackburn. Tổng thống muốn có một buổi thuyết tŕnh toàn bộ về cuộc tập kích, ngay vào ngày mai. Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers đă được mời tham dự. Moorer sẽ thuyết tŕnh ngay sau bữa cơm trưa. Yêu cầu SACSA chuẩn bị mọi sơ đồ và tài liệu thuyết tŕnh cần thiết.

    Blackburn và Mayer đă làm việc suốt ngày thứ hai để làm cho tài liệu thuyết tŕnh sơ đồ sát với t́nh thế mới. Một chuyên viên hội họa tên là Larry Downing, binh sĩ hải quân trẻ tuổi, đă làm việc đến khuya để chuẩn bị mọi việc cần thiết. Sáng ngày hôm sau, 17-11, Blackburn và Mayer kiểm soát lại mọi thứ và đánh giá việc làm của người họa đồ này thật là tuyệt vời. Họ chuyển toàn bộ tài liệu sang văn pḥng của Train, gồm cả bản thuyết tŕnh dành cho Moorer đă được đánh máy và ghi chú mục lục cẩn thận, đồng thời có ba băng giấy đen mạ vàng với những chữ “Tối mật” và “chỉ dành riêng cho vị Chủ tịch mà thôi”.

    Vừa mới chuẩn bị xong nội dung báo cáo cho Tổng thống biết thêm về công tác Sơn Tây hơn là điều ông ta muốn biết th́ Mayer lại phát hiện ra việc các vị chỉ huy cuộc tập kích đă bị thất lạc đâu đó. Theo dự liệu th́ Manor và Simons sẽ đáp xuống căn cứ không quân Takhli của Hoàng gia Thái Lan ở miền Trung Thái Lan vào lúc 5 giờ 30 sáng. Theo giờ Washington ngày hôm ấy, tức là 5 giờ 20 chiều tại địa phương, Manor phải gửi ngay một công điện đă được soạn thảo trước bằng mật mă đặc biệt về Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc để báo giờ đến nơi. Nhưng bây giờ đă là 9 giờ 30 sáng mà vẫn chưa nhận được công điện. Mayer đă kiểm soát kỹ lưỡng khoảng 50 máy bay của không quân đă hạ cánh trong suốt ngày hôm trước. Bây giờ th́ ông ta lại lo lắng rằng có thể hải quân đă bị thất lạc một chiếc máy bay nào đó ở đâu đấy trong vùng hướng tây Thái B́nh Dương.

    Mayer đă trải qua suốt cả mọi giờ tiếp theo trong pḥng 2C495, Trung tâm chỉ huy truyền tin quân sự quốc gia, để lục soát mọi công điện mật mă đặc biệt cố t́m xem viên sĩ quan trực đêm có để công điện của Manor nhầm lẫn vào hồ sơ khác, hoặc có chuyển nhầm công điện ấy đi đến một cơ quan nào khác hay không? Nhưng rồi cũng không t́m thấy bức công điện ấy ở Trung tâm truyền tin. Blackburn chỉ thị cho viên sĩ quan điều hành của ông ta là đại tá không quân William P.Ryan phải truy t́m khắp nơi tại Trung tâm truyền tin để t́m ra cho được bức công điện. Ông ta nói với Mayer sẽ cố gắng t́m kiếm cho đến 3 giờ chiều đó là thời điểm mà toán cuối cùng của lực lượng tập kích Simons sẽ đến Thái Lan. Theo chương tŕnh đă định th́ đến lúc này Manor và Simons sẽ phải gửi thêm công điện thứ hai, báo cáo cho biết là toàn bộ toán hành động hỗn hợp cấp thời đều có mặt đầy đủ tại căn cứ hậu tuyến.

    Trong khi Mayer và Ryan đang cố t́m tung tích của Manor và Simons th́ Blackburn gặp Milt Zaslov ở cơ quan NSA để t́m hiểu nguồn tin về việc cuộc tập kích đă bị cơ quan phản gián không quân ở San Antonio phát giác ra. Cả hai người ngồi nghe lại các cuốn băng ghi âm điện đàm giữa Lầu Năm Góc và căn cứ Eglin, từ đầu đến cuối. Milt Zaslov kết luận rằng không có việc ǵ phải lo âu bởi v́ với những nội dung điện đàm đă được ghi trên những cuốn băng ấy th́ không ai có thể tổng hợp lại để biết rơ được địa điểm, h́nh thái của mục tiêu hoặc thời gian xuất phát của cuộc tập kích.

    Blackburn không muốn nói cho Zaslov biết là ông ta đă có phần an tâm khi thấy cơ quan NSA không t́m ra được chứng cớ để báo động qua sự sơ hở về những cuộc điện đàm đă ghi băng. Một tháng trước đây, một sĩ quan phản gián đă đến văn pḥng của Blackburn báo cho biết có một vài tin tức đă bị tiết lộ qua điện đàm từ Lầu Năm Góc đến căn cứ Eglin. Chính bản thân Blackburn đă điện đàm trong lần ấy. Một mẩu tin quan trọng xuyên qua cuộc nói chuyện đă bị nghe trộm, ghi âm và phát giác ra do pḥng an ninh không quân thực hiện và được coi như là một sự tiết lộ tin tức tương đối quan trọng và Blackburn là kẻ vi phạm điều đó. Blackburn biết chuyện tiết lộ này đă được tŕnh báo ngay cho tướng Palmer, tham mưu phó lục quân. Blackburn đồng ư ngay về việc làm này.

    Mặc dù đă có sự khuyên nhủ của Zaslov nhưng Backburn vẫn cứ lo lắng về việc tiết lộ tin tức này. Xế chiều hôm đó, Mayer thấy ông ta ngồi trong văn pḥng đầy vẻ chán nản, tuyệt vọng. Cả hai người thảo luận về việc sơ ư của Blackburn và Mayer có nói đây chỉ là một làn khói thoảng qua, tuy công nhận là có sơ ư thật nhưng chắc sẽ không có điều ǵ phương hại đến cuộc tập kích. Tuy nhiên Blackburn vẫn vô cùng bối rối. Trước đây ông ta đă quá cẩn thận trong việc sử dụng nhiều biện pháp để phân quyền trong việc thiết lập kế hoạch và chỉ giới hạn cho một số ít người biết được sự việc mà thôi. Ngay cả đến vị Tổng tư lệnh của không lực Thái B́nh Dương cũng không được biết về kế hoạch. Các toán phản gián của Blackburn cũng đă làm việc vất vả lo tháo gỡ mô h́nh trại giam Sơn Tây ở căn cứ Eglin mỗi khi có vệ tinh Cosmos của Liên Xô bay ngang qua để tránh việc chụp ảnh và phát hiện vị trí. Và chính ông là người đă nhấn mạnh nhiều nhất để việc ghi băng các cuộc điện đàm, kể cả với máy điện thoại của ông ta nữa. Nhưng bây giờ th́ chính ông ta lại là người vi phạm.

    Ngày hôm đó Blackburn rời Lầu Năm Góc sớm hơn thường lệ. Về đến nhà, vào buổi tối, ông ta đă viết đơn từ chức, xin ra khỏi quân đội Hoa Kỳ. Sau bữa cơm tối ông ta điện thoại gọi cho Mayer đến. Blackburn đưa cho Mayer xem đơn từ chức. Mayer đọc trong im lặng, đọc rất kỹ, và sau đó th́ xé nát lá đơn ném vào ngọn lửa đang bùng cháy trong ḷ sưởi. Mayer nói: “Thiếu tướng nên nhớ là chúng ta đang tự đày cho ḿnh một bài học phải cẩn thận hơn cho đến bây giờ th́ xem ra chưa có ǵ nguy hại cả. Việc xảy ra sẽ cho chúng ta thêm kinh nghiệm là phải thận trọng nhiều hơn nữa trong tương lai, nếu không th́ chúng ta sẽ làm đổ vỡ công việc”. Sau đó ông ta khuyên Blackburn nên quên đi việc sơ hở vừa qua và nên đi ngủ sớm để ngày mai có thể đến làm việc sớm hơn.

    Ngày hôm đó Mayer cũng lại gặp nhiều việc rắc rối. Train gọi điện thoại vào lúc 11 giờ 15 phút buổi sáng và chỉ thị lập ngay tài liệu thuyết tŕnh mới để cho Moorer tŕnh bày tại Nhà Trắng. Buổi họp với Tổng thống đă được ấn định vào 2 giờ 30 phút chiều, nhưng Moorer cần có ngay những biểu đồ thuyết tŕnh mới với nhiều kích thước khác nhau. Và ông ta cần có toàn bộ tài liệu vào lúc 1 giờ 30 phút trưa để có ít thời gian nắm trước các vấn đề.

    Mayer hốt hoảng khi biết tin Larry Downing, người họa đồ duy nhất biết về công tác Sơn Tây đă về nhà. Người họa đồ này đang ở nhà giữ con thay cho vợ đă đi bệnh viện và không thể đến được. Cuối cùng Mayer phải cố tự vẽ các bản sơ đồ. Ông ta biết là các bản thuyết tŕnh cho Tổng thống nghe cần phải vẽ trên những tấm sơ đồ 20x30 inch, mỗi tấm có đường cắt ngang ở giữa và nối lại bằng băng dính ở phía sau để có thể gấp lại cho vừa với khuôn khổ của giá thuyết tŕnh ở văn pḥng Tổng thống. Mayer gọi hai người ở pḥng sơ đồ Bộ Tổng Tham mưu hỗn hợp đến phụ giúp. Cả hai người này đều không được phép biết về kế hoạch tập kích này. V́ lẽ đó, Mayer phải tách riêng mỗi người ra một pḥng khác nhau, đưa cho một người các bản đồ miền Bắc Việt Nam chưa có ghi dấu ǵ và các tấm sơ đồ về doanh trại Sơn Tây, c̣n người khác th́ lo vẽ các tiêu đề và các dấu hiệu cần thiết.

    Khi mọi việc xong xuôi th́ chính Mayer tự lo dán ghép lại. Sau khi tổng hợp các bản đồ và các dấu hiệu lại với nhau th́ toàn bộ đă trở thành những đồ biểu tối mật chỉ rơ đường bay thẳng đến Sơn Tây và cả trại giam. Cả hai người giúp việc cho ông ta đă đều không biết được rằng họ đă chuẩn bị các sơ đồ cho một địa điểm chứa bom nguyên tử hoặc là bản đồ chỉ đường cho các chuyến bay trinh sát SR-71 trên vùng trời Bắc Việt Nam. Mayer chỉ thị là cả hai người không được nói chuyện với nhau ít nhất là trong một tuần lễ.

    Đến 1 giờ 20 phút khi Mayer sẵn sàng đem tŕnh các bản sơ đồ th́ ông ta chợt thấy là không có một cái cặp đựng tài liệu. Cả văn pḥng vẽ sơ đồ của Bộ tổng tham mưu hỗn hợp cũng không có. Trong suốt 9 phút c̣n lại ông ta đă điện thoại từ văn pḥng này đến văn pḥng khác và sau cùng được biết có một cái cặp tại một văn pḥng ở ngay trên pḥng làm việc của ông ta, đấy là Trung tâm thám sát hỗn hợp, pḥng 2D921. Chính văn pḥng này chuyên sản xuất các bản đồ, biểu thuyết tŕnh.

    Trong văn pḥng số 2E 873, đô đốc Moorer lật thoáng qua các sơ đồ nhưng không phát biểu ư kiến hoặc thắc mắc điều ǵ. Mayer yên tâm khi nghĩ đến việc ông ta đă dán các dấu hiệu vào đúng chỗ trên sơ đồ với nhiều keo để khỏi bị rơi ra. Nhưng đến 2 giờ trưa th́ Nhà Trắng gọi đến. Buổi thuyết tŕnh bị hoăn lại. Moorer sẽ có mặt tại văn pḥng Tổng thống sáng mai vào lúc 11 giờ.

    Mayer quay trở về văn pḥng của Blackburn. Theo dự định th́ toán tập kích Sơn Tây phải đến Thái Lan vào lúc 3 giờ chiều hôm ấy (giờ Washington). Như vậy chỉ trong vài phút nữa sẽ có một công điện gửi về để xác nhận họ đă đến nơi. Công điện này sẽ được gửi thẳng cho Mayer, nội dung vẻn vẹn có mấy chữ: “Tia sáng điện”. Nhưng cho đến giờ phút này vẫn không nhận được công điện nào của Manor và Simons gửi về. Ba giờ chiều đă trôi qua, rồi đến 3 giờ 30, Blackburn và Mayer bắt đầu tự hỏi không biết việc ǵ có thể xảy ra ở Nhà Trắng và về tung tích của những người tập kích.

    Moorer b́nh tĩnh: “Theo tôi thấy th́ mọi việc đều tốt đẹp. Chúng ta sẽ biết rơ thêm ngay sau khi tôi thuyết tŕnh cho Tổng thống vào ngày mai”.

    Blackburn chưa nhận được bức công điện nào của Manor hoặc của Simons nhưng ông ta quyết định không nên nói cho vị đô đốc Chủ tịch biết là các toán tập kích Sơn Tây chưa có tin tức ǵ.

    Vào lúc 7 giờ 30 tối, khi Blackburn và Mayer rời Lầu Năm Góc sau suốt một ngày làm việc mệt nhọc và căng thẳng th́ các bức công điện mà họ hằng mong đợi vẫn chưa thấy gửi về. Nhưng Manor và Simons không bị lạc, chỉ có công điện của họ bị thất lạc mà thôi. Có khả năng nó c̣n nằm đâu đó ở một trạm chuyển tiếp tại Nhật Bản. Manor đă gửi các công điện về đúng theo giờ đă định: công điện thứ nhất báo cáo là ông ta và Simons đă đến nơi, công điện này được gửi đi lúc 5 giờ 30 sáng từ Takhli lúc 3 giờ chiều (theo Lầu Năm Góc) để báo cáo tất cả 56 người trong toán tập kích của Simons đă đến nơi b́nh an. Nhưng bởi lẽ các công điện này phải dùng mật mă đặc biệt và đă được mang tay đến một trạm truyền tin tự động ở Nhật Bản để nhờ chuyển đi, trong khi đó th́ trạm này lại chuyển theo hệ thống b́nh thường. Những bức công điện hỏa tốc của Manor đă đến trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia vào khoảng 9 giờ tối hôm ấy. Trong thời gian đó th́ Mayer đă t́m ra được Simons bằng cách mạn phép vi phạm gọi điện thoại thẳng qua Thái Lan. Qua đường dây điện thoại không bảo đảm an ninh, ông ta chỉ có thể nói nhảm nhí vài lời sau khi đă nghe chính tiếng nói của Manor và Simons và xác nhận được tất cả toán lính vẫn c̣n sống, mạnh khoẻ, và sẵn sàng đi tập kích Bắc Việt.

    Trên đây chỉ là một phần đầu trong hàng trăm sự rối loạn về thông tin đă gây ra tai hoạ cho các toán tập kích Sơn Tây như là một bệnh dịch.

    Văn pḥng Tổng thống (pḥng h́nh bầu dục)

    Vào sáng thứ tư ngày 18-11, Đô đốc Moorer đến Nhà Trắng để thuyết tŕnh cho Tổng thống Nixon nghe về cuộc tập kích Sơn Tây. Hôm ấy là ngày kỷ niệm thứ 80 lần xuất phát chiếc chiến hạm đầu tiên của Hoa Kỳ mang tên U.S.S. Maine. Đây cũng là ngày quyết định có nên thi hành công tác tập kích hay không, và nếu được chấp thuận th́ khi nào sẽ thi hành. Vị đô đốc hy vọng rằng chuyến xuất phát công tác này sẽ thuận buồm xuôi gió hơn là chiến hạm Maine.

    Moorer đến thăm pḥng Tổng thống vào đúng 11 giờ trưa. Tại đây đă có sự hiện diện của Tổng thống Nixon, Henry Kissinger, Laird, Giám đốc CIA Richard Helms và ngoại trưởng William Rogers. Sau khi chào hỏi theo lệ thường, Moorer bắt đầu đặt lên giá các tấm sơ đồ 20x30 inch mà Mayer đă vội vă tập hợp trong ngày hôm qua. Laird đă tŕnh bày cho Tổng thống rơ về quan điểm công tác này nhưng ông ta muốn để cho Nixon nghe rơ lại toàn bộ sự việc trước khi có quyết định tối hậu. Ông ta cũng biết tài liệu thuyết tŕnh này đă làm cho Kissinger thích thú: đây là một công tác đầy sáng tạo và hấp dẫn.

    Theo đúng cách thuyết tŕnh tại văn pḥng Tổng thống vào năm 1970 th́ Moorer sẽ tự tay lật từng tấm sơ đồ một. Sau này ông ta có nói đùa rằng: “Anh đừng đưa một kẻ giữ ngựa đến Nhà Trắng”. Ông ta đă không có đủ th́ giờ để kiểm soát lại tất cả sơ đồ cho nên rất băn khoăn không biết là có được sắp đúng thứ tự hay không. Khi Tổng thống ra hiệu bắt đầu thuyết tŕnh, Moorer cẩn thận mở tập tài liệu và bắt đầu: “Thưa Tổng thống, mật danh của công tác này là Kingpin”.

    Trong số các vị có mặt tại văn pḥng Tổng thống sáng hôm đó chỉ có ngoại trưởng Rogers là người duy nhất chưa được biết cuộc tập kích này. Tuy nhiên khi Moorer bắt đầu đọc lướt qua tập tài liệu và dùng cây gậy bằng kim khí để dẫn thêm trên các sơ đồ, thỉnh thoảng lại phát biểu một cách nhỏ nhẹ các ư kiến riêng của ḿnh th́ toàn thể cử toạ đều tỏ vẻ say mê thích thú. Sau khi cuộc thuyết tŕnh vào đề được vài phút th́ Kissinger điện gọi viên phụ tá của ông là trung tướng Alexander Haig đến. Một lúc sau tướng Haig đến văn pḥng Tổng thống và cũng chăm chú lắng nghe.

    Moorer thưa: “Thưa Tổng thống, đấy là nội dung đại cương của công tác”. Xong, ông ta tŕnh bày tiếp các đoạn đường bay của toán xung kích của Simons từ Thái Lan đến Sơn Tây: đường bay chính xác để tránh ra đa của kẻ địch phát hiện và bắn rơi trên đoạn đường đến mục tiêu. Moorer mô tả các chuyến bay đánh lạc hướng của hải quân sẽ được thực hiện trên vùng trời cảng Hải Pḥng 20 phút trước khi đổ bộ tại Sơn Tây làm cho Bắc Việt Nam phải tập trung mật độ pḥng không để chống đối lại và không c̣n chú ư đến việc đổ bộ của toán tập kích nữa. Tổng thống dường như bị thu hút vào trong khung cảnh mô tả của buổi dạ vũ trên không sẽ được thực hiện trong một vùng rộng 300.000 dặm vuông tại Đông Nam Á.

    Moorer vừa nói tiếp vừa mở rộng một tấm sơ đồ lớn về toàn bộ trại tù Sơn Tây: “Thưa Tổng thống, sau đây là cách thức đổ bộ và giải thoát tù binh”. Ông ta giải thích tiếp là sự thành công của cuộc tập kích này được dựa trên các yếu tố then chốt như: bất ngờ, nhanh chóng, và đơn giản. Ông ta cũng tŕnh bày rơ một cách hoàn hảo sau nhiều ngày huấn luyện tại căn cứ không quân Eglin. Moorer c̣n mô tả thêm một vài h́nh ảnh để làm sáng tỏ việc chuẩn bị công phu và chu đáo công tác tập kích này. “Thưa Tổng thống, vị chỉ huy toán xung kích quả quyết rằng công tác này sẽ thành công. Ông ta đă đích thân tuyển chọn từng người một cho cuộc tập kích. Tất cả mọi binh sĩ đều là người t́nh nguyện, có quyết tâm và không để mắc một khuyết điểm nào. Việc thực tập được thông suốt toàn diện và hăng say. Phi hành đoàn là những người thiện nghệ. Các phi công cũng đă được tuyển chọn từng người một và tất cả các sĩ quan chỉ huy phi hành cũng đều là người t́nh nguyện”.

    Đến đây th́ Kissinger lần đầu tiên cắt ngang: “Thưa Tổng thống, trước đây hơn một tháng tôi có dịp nói chuyện với hai người chỉ huy cuộc tập kích là đại tá Simons và thiếu tướng Manor. Thật là hào hứng nhất. Simons thề ông ta sẽ đổ bộ vào cái trại ấy và thoát ra một cách an toàn với với tất cả lính của ông ta. Ông ta nói phần thuận lợi có thể đạt tới 97%. Tôi có nghe nói là đến hơn cả trăm lần rồi”. Bộ trưởng Laird tiếp thêm là việc thiết lập kế hoạch cho công tác này đă được chuẩn bị từ tháng năm.

    Moorer tiếp tục tŕnh bày, mô tả cặn kẽ về mọi vấn đề an ninh chặt chẽ đă được thực hiện trong thời gian chuẩn bị kế hoạch và giai đoạn thực tập. Trong thời gian cuộc tập kích được thực hiện sẽ có nhiều biện pháp đặc biệt về an ninh khác nữa được thi hành. Ông ta bảo đảm với Tổng thống rằng: “Nếu có trường hợp nào đó xảy ra cho ta biết được là kẻ địch đă phát hiện mục tiêu công tác th́ cuộc tập kích sẽ được băi bỏ tức khắc”.

    Tổng thống nhấn mạnh là ông ta không muốn để việc đó xảy ra.

    Lật sang một tấm sơ đồ khác, Moorer tŕnh bày những đe dọa nghiêm trọng có thể xảy ra cho toán tập kích cả từ trên không lẫn dưới đất. Với những chi tiết rơ ràng mà ông ta tŕnh bày về sự bố pḥng của Bắc Việt Nam th́ khả năng hỗ trợ của t́nh báo Mỹ cho cuộc tập kích phải có tŕnh độ cao. Ví dụ như bốn trong sáu phi công giỏi của loại MIG 21 tại Phúc Yên, một sân bay gần Sơn Tây nhất, đă được thuyên chuyển đến phục vụ tại phi trường Vinh, vào xa phía Nam. Hơn nữa ông ta c̣n chỉ rơ là tại Phúc Yên không có hệ thống báo động về ban đêm cho nên các máy bay c̣n lại sẽ phản ứng chậm. Moorer cũng cho biết thêm có bốn phi công MIG-17 tại phi trường Hải Pḥng nhưng ở đây cũng không có hệ thống báo động về ban đêm. Ông ta nói nếu các loại máy bay này cho dù có ở trong t́nh trạng bị động, cũng không đủ sức chống lại các chuyến bay đánh lạc hướng của hải quân. Sau cùng ông ta chỉ rơ là tất cả các máy bay MIG-17 hiện đang có mặt tại phi trường Kép, và tại đấy không có một phi công nào giỏi để chiến đấu ban đêm.

    Cuối cùng Moorer nói về mục tiêu của công tác đấy là các tù binh ở Sơn Tây. “Thưa Tổng thống, đây là doanh trại duy nhất đă được xác nhận có giam tù binh, ở ngoại biên Hà Nội. Trong trại Sơn Tây có 70 tù binh Mỹ. Trong số này có 61 người đă được xác nhận tên họ và binh chủng: 43 không quân, 14 hải quân, 4 thủy quân lục chiến”. Trung tá hải quân C.D.Clower đă được thăng cấp đại tá kể từ khi bị bắt, hiện nay là sĩ quan trưởng nhóm của số tù binh này. Vào tháng giêng và tháng năm vừa qua chính quyền Bắc Việt Nam đă cho di chuyển hai sĩ quan trưởng nhóm đi nơi khác. Một lần nữa Tổng thống tỏ ra xúc động về các chi tiết chính xác mà Lầu Năm Góc đă thu lượm được đối với mục tiêu.

    Sau khi đă cẩn thận tŕnh bày rằng, thời tiết sẽ là một yếu tố quyết định trong công tác này, Moorer kết luận: “Nếu Tổng thống chấp thuận công tác này, tôi dự định giao cho thiếu tướng Manor thi hành cuộc tập kích vào thời điểm thuận tiện nhất về thời tiết. Thưa Tổng thống, tôi chỉ có bấy nhiêu lời. Tôi xin sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của Tổng thống nếu có”.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P15



    Tổng thống ngẩng đầu lên nói: “Thật là tuyệt diệu, đầy đủ chi tiết, không có ǵ thừa. À! Tôi biết là các anh đang chờ quyết định tối hậu càng sớm càng tốt, và tôi dự định sẽ quyết định sớm. Nhưng thời hạn chót mà anh có thể đợi được là bao nhiêu ngày nữa, mà không làm rắc rối thêm cho Manor?”.

    Moorer hy vọng rằng đôi mắt của ông ta không phản lại ư nghĩ băn khoăn lo ngại trong đầu. Mặc dù ông ta biết là Tổng thống sẽ đơn phương quyết định việc này nhưng ông ta cũng muốn nh́n xem thử Kissinger, Haig hoặc Laird có bộc lộ cảm nghĩ ǵ khác không. Nhưng câu hỏi vừa rồi của Tổng thống có vẻ như muốn kéo dài thời gian chờ đợi thêm nữa, nhưng theo ông ta th́ không nên tŕ hoăn quá lâu. Đây là một công tác chưa từng có và sôi động. V́ lẽ đó Moorer thận trọng trả lời Tổng thống: “Thưa Tổng thống nếu chúng ta không thi hành kịp vào giai đoạn thời tiết tốt sắp tới th́ phải chờ đến tháng 3 sang năm là thời điểm sớm nhất mới có thể thi hành được. Trong vùng khu vực mục tiêu mỗi năm chỉ 4 hoặc 5 lần tuần trăng mật và thời tiết phối hợp thuận lợi nhất. Như Tổng thống đă biết chúng ta vừa mới bỏ qua một thời điểm vào ngày 21 tháng 10. Nếu lần này chúng ta quyết định cho xuất phát công tác, tôi sẽ gửi ngay một công điện trong ṿng 24 giờ để chỉ thị cho phép thi hành. Tướng Manor và đại tá Simons hiện nay đang ở Thái Lan, sẵn sàng lên đường”.

    Moorer giải thích thêm về một vấn đề rắc rối: “Đối với loại công tác này th́ vào phút chót cần có sự phối hợp hành động của nhiều cơ quan như tàu hải quân, các máy bay, nhân sự, các công tác trinh sát đặc biệt, các toán t́m kiếm và cấp cứu trong trường hợp có thất lạc. Để phối hợp nhịp nhàng mọi việc trên đây, cần phải có ít nhất ba ngày. Nhưng nếu chúng ta không có quyết định cho thi hành th́ không nên vội vàng làm rối loạn mọi việc bởi v́ sẽ có nhiều người đặt ra nhiều thắc mắc. Điều này có thể làm phương hại cho kế hoạch xuất phát trong tương lai của chúng ta. Tuy nhiên, khi được Tổng thống chấp thuận th́ công tác vẫn có thể được băi bỏ bất cứ vào giờ phút nào ngay trước thời điểm xuất phát. Chúng tôi đă chuẩn bị sẵn mọi hệ thống truyền tin mật mă và hỏa tốc để sử dụng vào phút chót nếu có trường hợp chỉ thị băi bỏ hoặc hoăn lại”.

    Tổng thống vội vàng trả lời là ông ta hiểu được sự lo lắng của Moorer. Không c̣n phải đặt vấn đề có nên giải thoát tù binh hay không v́ việc này đă được quyết định rồi. Vấn đề đặt ra bây giờ là khi nào sẽ thi hành công tác, thế thôi. Nixon hứa với Moorer là ông ta sẽ có quyết định rất sớm. Nhưng Tổng thống lại c̣n một câu hỏi cuối: “Nếu cuộc tập kích này thất bại th́ sao? Các anh đă chuẩn bị đầy đủ mọi lư do che đậy cho thích hợp chưa?”.

    Moorer tŕnh bày là đă có năm “câu chuyện che đậy” được đặt ra. Ông ta lại lật tiếp cuốn sổ tài liệu:

    - Nếu cuộc tập kích thành công nhưng có vài máy bay và binh sĩ bị tổn thất th́ câu chuyện sẽ trở nên đơn giản v́ lẽ kết quả biện minh cho sự tổn thất.

    - Nếu trường hợp cuộc tập kích bị tiết lộ bí mật trước giờ xuất phát th́ Lầu Năm Góc sẽ giải thích đấy là một loại công tác tối mật và không thể tuyên bố công khai các chi tiết được.

    - Nếu công tác bị dở dang hoặc bị tiết lộ ngay sau khi xuất phát th́ sẽ được giải thích đấy là một sự cố gắng t́m kiếm và cấp cứu một phi công trinh sát nào đó bị bắn rơi.

    - Nếu cuộc tập kích bị thất bại ngay tại mục tiêu hoặc nếu không giải cứu được tù binh nào cả và tin tức này được loan báo ra th́ vấn đề sẽ được giải thích là việc cố gắng này xét ra cần thiết đối với sự ngoan cố của Bắc Việt Nam, và kết quả sẽ biện minh cho sự liều lĩnh đó.

    Tổng thống gật đầu, rồi có một câu hỏi chót: “Ai sẽ là người biết được sớm nhất về về sự thành công hoặc thất bại của cuộc tập kích?”. Moorer giải thích đại cương về hệ thống liên lạc phức tạp giữa toán tập kích của Simons với bộ chỉ huy của Manor ở Đà Nẵng, với trung tâm chỉ đạo ở Lầu Năm Góc và với pḥng t́nh h́nh ở Nhà Trắng. Chỉ trong ṿng 1 hoặc 2 phút th́ Washington sẽ biết rơ ngay những ǵ xảy ra ở Sơn Tây. Moorer nhắc lại với Tổng thống rằng toàn bộ thời gian công tác này được kể từ khi Simons đặt chân xuống mục tiêu cho đến khi thi hành xong công tác sẽ không quá 30 phút, hy vọng là chỉ 20 phút thôi. Ngay sau khi Simons gọi các trực thăng đến để bốc toán tập kích ra khỏi mục tiêu th́ sẽ có ngay công điện mật báo cho biết số tù binh đă được giải cứu. Chỉ cần có 2 phút để chuyển công điện ấy về đến Washington.

    Tổng thống yên lặng suy nghĩ trong một vài phút. Cuối cùng ông ta chợt hỏi: “Làm sao người ta có thể không chấp thuận việc này?” Đây là một câu hỏi để mà hỏi. Tổng thống nói với đô đốc Moorer: “Tôi biết các anh đă làm việc này suốt mấy tháng qua. Cá nhân tôi cũng muốn thấy các tù binh được trở về. Lạy Chúa tôi, nếu thành công th́ chúng ta có thể mời tất cả anh em tù binh đến tại đây để dự liên hoan trong ngày lễ Tạ ơn, ngay tại ṭa Nhà Trắng này. Nhưng tôi cũng không muốn thấy ai bị bắt giam thêm vào các trại tù đó”.

    Và Tổng thống nói tiếp rằng ông ta không muốn các cuộc biểu t́nh báo động xảy ra thêm nữa. Cuộc xuống đường tại Washington vào 6 tháng trước đây, sau lần xâm nhập Campuchia, vẫn c̣n ám ảnh ông ta. “Lạy Chúa tôi, họ đă bao vây toà Nhà Trắng, các anh c̣n nhớ không? Lần này nếu xảy ra nữa th́ có thể họ sẽ phá sập các cổng chính và sẽ có cả ngh́n tên “hip-pi” xúm nhau lại đái ngay trên tấm thảm của văn pḥng này. Đấy là việc họ sẽ làm”.

    Tổng thống cũng băn khoăn lo lắng không biết Fullbright có tuyên bố rằng cuộc tập kích này là một cuộc xâm lăng Bắc Việt Nam không. Ông ta kết luận: “Này đô đốc Tom, nếu để xảy ra như vậy th́ đau lắm. Nhưng tôi biết anh có thể vượt qua được mọi việc. Tôi tin chắc là chúng ta sẽ thi hành; hăy để cho tôi một ít thời gian ngắn nữa để suy ngẫm thêm. Dù có việc ǵ xảy chăng nữa th́ tôi cũng chúc các anh may mắn”. Ông ta đứng dậy và ch́a tay ra bắt tay Moorer. Đấy là một cử chỉ nồng ấm, đầy thông cảm, một cử chỉ mà Nixon ít khi biểu lộ với ai.

    Haig nói thầm với Moorer yêu cầu để lại một bản sao tài liệu, sơ đồ, bản đồ, v.v… để Tổng thống xem lại. Trước khi rời văn pḥng bầu dục, Moorer vội vă sắp xếp lại phần tài liệu cần để cho Tổng thống xem, và phần ông ta cần mang về Lầu Năm Góc.

    … Ngoài hành lang văn pḥng Tổng thống, một trong những người dự họp vừa rồi đă chặn Moorer lại và nhỏ nhẹ vào tai: “Tom, anh vừa làm xong một công việc tuyệt vời. Tổng thống rơ ràng xúc động, tôi có thể đoán chắc với anh rằng: Tổng thống sẽ chấp thuận công tác này”. Nhưng sau đó ông ta lại có vẻ ngập ngừng nói tiếp một cách vụng về: “Có một điều tôi muốn nói là nếu việc này thất bại th́ chúng ta nên t́m một cách nào để cho Tổng thống khỏi bị dính vào, có được không? Cho đến nay chúng ta đều biết là Tổng thống chỉ nhận được toàn là những lời chỉ trích, chê bai mỗi khi ông ta quyết định việc ǵ về Việt Nam. Chúng ta không thể để cho ông ta bị kẹt thêm lần này nữa. Anh hiểu tôi muốn nói ǵ rồi chứ”.

    Moorer lái xe trở về Lầu Năm Góc trong im lặng. Ngay khi vừa về đến văn pḥng, ông ta gọi Train nhờ chuyển những lời cảm ơn đến Blackburn và Mayer đă làm những thay đổi hữu hiệu các sơ đồ và các ghi chú và đă thuyết tŕnh một cách tốt đẹp. Nhưng Train nghĩ rằng Blackburn muốn biết là “đă có lệnh cho thi hành hay chưa?” v́ chính Train cũng không biết điều này. Ông ta chỉ có thể chuyển lời là Moorer có vẻ rất hài ḷng, và họ sẽ sớm có quyết định.

    Chính trong thâm tâm Moorer cũng không thực chắc lắm về việc này. Tổng thống có vẻ rất tán thành, dường như bồng bột ngay trong một vài lời phát biểu của ông ta. Ông ta chỉ nêu một vài câu hỏi mà thôi. Tuy nhiên ông ta vẫn để lộ ra vẻ lo âu, ngại ngùng và suy nghĩ nhiều hơn những lần trước đây như Moorer đă thấy trong những quyết định khác. Và điều làm cho Moorer thắc mắc nhất chính là câu nói: “Cố gắng để cho Tổng thống khỏi bị dính vào việc này”.

    Tổng thống đă quyết định nhanh chóng. Ngay xế chiều hôm đó ông ta đă cho Bộ trưởng Laird lệnh thi hành cuộc tập kích. Moorer vô cùng cảm kích về quyết định này. Blackburn cùng với Mayer lập tức bắt đầu sửa soạn mọi việc cần thiết cho “máy chạy”. Moorer nói với Blackburn, trong khi ông ta vẫn c̣n bị ám ảnh về câu chuyện nói ngoài hành lang văn pḥng Tổng thống: “Này Don, có một việc mà tất cả chúng ta đều phải nghĩ tới”. Ông ta nói tiếp với một giọng tâm sự: “À này, tôi không nghĩ là Tổng thống biết đến công tác này đâu”.

    Moorer không nhớ việc trao đổi ư kiến này, cương quyết chối căi chuyện có kẻ nào đó đă đề nghị ông ta phải nhận lấy mọi lời chê bai nếu có việc ǵ sai trái xảy ra tại Sơn Tây. Nhưng dù sao ông ta cùng không muốn công nhận là đă có những lời đề nghị về việc này. Tuy nhiên Blackburn vẫn c̣n nhớ rơ sự việc và có ghi chú vào sổ nhật kư như sau: “Moorer không cần phải nói cho tôi biết là nếu mọi việc thất bại th́ chính ông ta sẽ chịu tất cả lời chỉ trích, chứ không ai khác. Ông ta cũng nhắc nhở tôi đừng để cho nhiều người biết về buổi họp tại Nhà Trắng này để tất cả mọi người giữ kín việc Sơn Tây”.

    Những điếu thuốc lá

    Vào xế chiều ngày 18 tháng 11, khi được tin Tổng thống đă chấp thuận cuộc tập kích th́ cả toán SACSA bắt tay ngay vào hành động. Đây là giây phút mà Blackburn và Mayer đă chờ đợi sau bao nhiêu tháng làm việc và thiết lập kế hoạch. Nhưng trước mắt vẫn c̣n nhiều việc đang lo ngại và buồn cười. Mayer vội vàng soạn thảo ngay bức công điện mật mă cho lệnh thi hành để tŕnh Vogt chuẩn y. Bức công điện này rất ngắn gọn, nội dung như sau: “Mumbletypeg, Amputate Kingpin”. Nhưng Vogt nh́n bức công điện và nói: “Lạy Chúa tôi, chẳng có ư nghĩa ǵ cả”. Mayer phải giải thích là Manor sẽ hiểu được nghĩa khi so sánh với các chữ mật mă đă được soạn thảo trước. Vogt không tin điều này. Trước đây đă từng xảy ra việc lộn xộn về truyền tin, và Mayer không biết làm cách nào để thuyết phục ông ta là sẽ không có một lầm lẫn thứ hai nữa. Mayer đành phải trở lại văn pḥng ở Lầu Năm Góc, mở khóa một tủ hồ sơ trong một căn pḥng kín, lấy ra kế hoạch truyền tin dành riêng cho chiến dịch “Kingpin”. Khóa tủ hồ sơ và pḥng kín lại, rồi ông vội vàng quay trở lại văn pḥng của Vogt để tŕnh cho ông ta thấy rơ là bức công điện hoàn toàn đúng nghĩa. Cuối cùng Vogt mới chịu kư lệnh cho gửi đi: Mayer lại phải đem bức công điện đến tŕnh Moorer, Moorer lại tŕnh tiếp cho Laird để xin kư nhận lần cuối. Sau cùng, Moorer kiểm phê lại và bây giờ th́ Mayer có thể gửi đi được, với lời cầu nguyện là sẽ không bị thất lạc tại nơi nào đó trên đường dây từ Lầu Năm Góc đến Thái Lan.

    Bức công điện này được chuyển từ Trung tâm truyền tin Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp vào lúc 5 giờ 30 chiều hôm đó qua hệ thống hoả tốc, một hệ thống đặc biệt cực nhanh, trực tiếp, chỉ dùng chuyển các loại công điện báo động về các cuộc khủng hoảng quốc tế.

    Trong khi Mayer xông xáo khắp nơi để xin kư nhận và chuyển gửi bức công điện th́ Blackburn lại nhận được một tin xấu về thời tiết. Cơn băo Patsy đă thổi vào Manila với sức gió 105 dặm một giờ và cấp cao là 140 dặm lại đang chuyển về hướng tây với tốc độ 80 dặm một giờ. Các h́nh ảnh vệ tinh chụp được trên vùng mục tiêu cho thấy rơ là trời vẫn c̣n trong sáng nhưng có nhiều mây lạnh đang từ Trung Quốc chuyển đến. Trận băo và mây lạnh có thể sẽ tập trung vào Bắc Việt Nam, Blackburn vẫn nhớ là các chuyên viên khí tượng đă nghiên cứu kỹ về thời tiết ở Đông Nam Á trong suốt mấy năm qua để t́m ra được một khoảng thời gian có khí hậu tốt là từ 20 đến 25 tháng 11. Lúc này khi Tổng thống đă chuẩn y nhưng với thời tiết này xem như các chuyên viên khí tượng đă chọn sai ngày.

    Nhưng vẫn c̣n nhiều sự phối hợp cuối cùng cần phải được thực hiện, Blackburn đă gặp Allen James và đại tá hải quân Don Engen để giải quyết trách nhiệm của không quân và hải quân trong việc tiếp đón tù binh và mọi thủ tục săn sóc y tế khi họ được trở về. Theo thủ tục thông thường về việc di tản các thương binh từ các vùng Đông Nam Á trở về th́ chỉ cần chuyển họ đến bất cứ quân y viện nào gần nhất là đủ. Tuy nhiên trong trường hợp di tản các tù binh đă được giải thoát lại nảy sinh ra nhiều cuộc tranh luận nội bộ và trở thành một trong những vấn đề rắc rối nhất mà Mayer đă phải đương đầu trong mấy tuần qua. Trong trường hợp này, binh chủng nào cũng muốn giành riêng cho ḿnh phần đón tiếp tù binh và mỗi binh chủng đă tranh căi hết giờ này sang giờ khác, ngày này sang ngày khác, để giành phần thắng. Mayer nói đùa với Blackburn là cuộc tranh luận về việc này đă trở thành những buổi đấu lư khôi hài trông giống như trận tấn công lần thứ hai ở Acpari thuộc miền Bắc Luzon tất cả chỉ v́ vấn đề tù binh, có nghĩa như là một chuyện quảng cáo rầm rộ. Sau cùng Mayer phải đề nghị một giải pháp dung ḥa. Ông ta nhắc cho mọi người biết là không có một tù binh nào ở Sơn Tây thuộc binh chủng lục quân, v́ lẽ đó tất cả sẽ được chuyển trong chặng đầu từ Thái Lan về quân y viện lục quân Tripler ở Hawaii đấy là giải pháp trung lập. Tại đấy sau khi đă được khám nghiệm cho phép di chuyển tiếp th́ họ sẽ được chuyển về một bệnh viện nào gần nhất tại quê nhà. Nhưng Bộ Tư lệnh không quân cố nằn ń nói là tất cả tù binh thuộc binh chủng riêng của họ phải được chuyển về bệnh viện không quân, chứ không phải bệnh viện lục quân hoặc hải quân nào cả. C̣n Bộ Tư lệnh hải quân th́ lại muốn tất cả tù binh thuộc binh chủng của họ kể luôn cả tù binh lính thủy đánh bộ, phải được đưa về bệnh viện hải quân, chứ không đưa đi đâu khác. Blackburn th́ không muốn để cho cuộc tập kích Sơn Tây trở thành một sự tranh luận tiến công về giao tế nhân sự. Allen và Engen đều đồng ư với ông ta: việc săn sóc tù binh là sau khi được khám sức khỏe sơ qua tại Thái Lan th́ tất cả tù binh sẽ được chuyển ngay về Tổng y viện gần nhất ở Philippines, trong căn cứ không quân Clark. Rồi từ đấy họ sẽ lần lượt được chuyển về các bệnh viện không quân và hải quân nào gần nhất nơi quê nhà.

    Trên đường từ Lầu Năm Góc về nhà vào lúc 6 giờ chiều hôm ấy, Blackburn lo nghĩ đến việc chuyển vận đại quy mô về các đơn vị tiếp cứu các loại máy bay vận tải phản lực C-9A dùng riêng cho việc săn sóc tù binh sẽ từ Philippines bay đến nằm chờ tại Thái Lan, cũng như các loại trực thăng tiếp cứu HH-53 sẽ bay từ căn cứ hậu cần ở miền Trung Thái Lan đến địa điểm xuất phát tại miền Bắc gần biên giới Bắc Việt Nam nhất. Tất cả những sự vận chuyển đó sẽ có thể làm cho hệ thống báo động của Bắc Việt Nam phát hiện được. Khi về đến nhà, ông ta vẫn c̣n băn khoăn lo nghĩ về những điều phải làm thêm để ngăn ngừa không cho toàn bộ hệ thống vận chuyển nói trên bị phát hiện. Nhưng một rắc rối mới to lớn khác lại xảy ra.

    Phó Đô đốc James C., Donaldson điện thoại từ Lầu Năm Góc đến. Donaldson là phó giám đốc kiêm trưởng pḥng hành quân và thám sát thuộc Bộ Tổng Tham mưu hỗn hợp. Ông ta hỏi Blackburn là có một đại tá không quân nào đó đă đến Thái Lan với tướng Manor có phải là người của Blackburn không? Blackburn trả lời ngay là phải: có chuyện ǵ xảy ra đấy? Donaldson giải thích là viên sĩ quan ấy đă điện thoại cho Bộ chỉ huy chiến lược không quân ở Omaha, từ Đông Nam Á gọi về, báo động cho mọi người biết là cuộc “hành quân” sẽ được xuất phát sớm và các công tác tái tiếp nhiên liệu cũng như các đường bay trinh sát đă được ấn định trước đều cần phải lập lại. Bộ chỉ huy chiến lược không quân (SAC) và cả trung tâm thám báo không hiểu viên sĩ quan ấy muốn nói ǵ và đương sự cũng không chịu tiết lộ thêm chi tiết nào cả. Trung tâm thám báo đă gọi Donaldson để xin xác nhận. Donaldson muốn biết là viên sĩ quan ấy có được phép gọi điện thoại theo hệ thống điện đàm thông thường không? Theo ông ta nghĩ, mọi thay đổi chương tŕnh đều phải do tướng Manor gọi về cho văn pḥng ông ta mới đúng. Blackburn sửng sốt. Ông ta trả lời ngay là viên sĩ quan ấy không được phép nói điều ǵ với SAC cả. Theo như sự phân công nhiệm vụ từ trước nằm trong kế hoạch Sơn Tây th́: không một viên chức nào ở SAC được quyền biết tại sao phải cho xuất phát các chuyến bay SR-71, cùng với các công tác trinh sát vệ tinh trên vùng trời miền Tây Việt Nam, và cũng không ai được biết về các chuyến bay KC-135 và RC-135 dự định cho thời điểm 20 đến 25 tháng 11. Mọi viên chức tại SAC cũng không nên thắc mắc về việc này.

    Blackburn yêu cầu Donaldson đợi tại trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia và ông ta sẽ đến Lầu Năm Góc ngay lập tức. Nhưng trước khi ra khỏi nhà, Blackburn gọi đại tá không quân Franklin Rice và yêu cầu ông này đến gặp Donaldson và Blackburn tại Trung tâm chỉ huy. Rice là một trong những chuyên viên thiết lập kế hoạch Sơn Tây, chuyên lo mọi việc tại trung tâm chỉ huy, kiêm luôn cả hệ thống truyền tin từ Lầu Năm Góc đến Manor, đến Bộ Tư lệnh Trung Đông ở Hawaii, đến lực lượng phản ứng nhanh 77, và tất cả việc điều hành lệnh yểm trợ cho cuộc tập kích xuất phát từ căn cứ, máy bay trinh sát SR-71 ở Okinawa, cả việc điều hành máy bay di tản tù binh tại căn cứ không quân Clark ở Philippines. Blackburn bảo Rice là có lẽ ông ta phải gọi điện thoại ngay cho ông bạn nào đó của họ ở nước ngoài.

    Tại Lầu Năm Góc Blackburn gọi điện thoại cho Donaldson và Rice đ̣i liên lạc với Bộ chỉ huy SAC. Ông ta yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với viên sĩ quan nào vừa gọi từ Thái Lan về. Đấy là đại tá John Clancey, sĩ quan trực của văn pḥng thám báo SAC. Blackburn giải thích qua đường dây là ông ta chỉ hỏi các câu hỏi chứ không trả lời điều ǵ cả. Cái tên nào đó đă nói rằng cuộc hành quân “sẽ có thể” thi hành sớm hay đă nói “sẽ” thi hành sớm? Clancey trả lời: “sẽ có thể”. Người đó có nói rơ loại hành quân nào không? Clancey trả lời: “Không”. V́ lẽ đó cho nên ông ta đă gọi cho Donaldson: ông ta không biết việc ǵ sẽ xảy ra cũng như việc SAC phải làm ǵ.

    Blackburn yêu cầu Rice gọi ngay điện thoại cho Manor. Rice giải thích là không có đường đây bảo mật thẳng đến Takhli, cho nên buộc ḷng phải điện đàm theo lối thông thường. Khi Blackburn nghe tiếng Manor ở đầu dây, ông ta nói với Manor là ông ta vừa điện đàm với một vài người bạn ở Trung Đông và đề nghị Manor nên dùng dây đàn dương cầm để treo cổ một trong các viên sĩ quan của Manor v́ tên này đă độc tấu một bản nhạc không được phép. Blackburn kết luận là toàn bản nhạc này đă làm rối loạn một đám thính giả không được mời đến dự buổi ḥa tấu.

    Cho đến gần nửa đêm Blackburn mới trở về nhà. Ông ta không nhận thức được tại sao SAC lại có vẻ hốt hoảng khi nghe được tin công tác sẽ xuất phát sớm. Xuyên qua cuộc điện đàm úp mở vừa qua ngay chính cả Manor cũng không hiểu tại sao. Cũng giống như Blackburn, Manor tỏ vẻ bối rối và giận dữ.

    Blackburn chỉ c̣n ngủ được một vài giờ nữa thôi. Đến khoảng 4 giờ sáng ông ta bị chuông điện thoại dựng dậy. Đó là Mayer từ trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc gọi về báo Manor vừa mới gửi về một công điện, nhận được lúc 4 giờ 11 phút. Nội dung cho biết toán của Simons và lực lượng phản ứng nhanh 77 đă sẵn sàng, nhưng có thể sẽ bị hoăn lại v́ thời tiết xấu. Blackburn thắc mắc chuyện ǵ lại xảy ra cuộc tập kích phải được xuất phát “sớm” hay là sẽ bị hoăn lại muộn hơn nữa?

    Sau đó một vài giờ khi Blackburn đến Lầu Năm Góc ngày thứ năm 19 tháng 11, th́ sự bối rối của ông ta lại càng tăng thêm. Ông ta nghe nói là nếu cuộc tập kích không được xuất phát theo chương tŕnh đă định hoặc nếu bị hoăn lại chỉ cần một ngày thôi th́ cũng đủ làm rắc rối cho các chiến dịch khác. Không ai cho ông ta biết các chiến dịch khác là ǵ. Ông ta chỉ được biết là nếu cuộc tập kích phải hoăn lại trong khi Tổng thống đang nghỉ cuối tuần vào ngày thứ 7 tại trại Davis th́ mọi diễn biến cần phải tŕnh báo cho Tổng thống biết ngay.

    Chỉ c̣n có hai ngày nữa là đến thời điểm xuất phát. Và 8 giờ sáng hôm ấy Blackburn đă báo cho Moorer biết về t́nh h́nh bất lợi của thời tiết. Lẽ tất nhiên bây giờ th́ cả hai người chỉ c̣n có cách ngồi đợi. Nhưng ngày hôm ấy vấn đề thời tiết lại chỉ là một chuyện nhỏ và một loại băo táp khác đang âm ỉ ập đến.

    Suốt ngày Blackburn cố kiểm soát lại những tin tức kiểm thính điện tử cuối cùng của NSA. Một công điện gửi trước giờ về “lệnh chiến đấu trên không” đă được gửi đến Takhli để báo cho Manor biết về t́nh trạng giờ chót của hệ thống pḥng không Bắc Việt Nam. Khi ông ta trở lại văn pḥng vào lúc 4 giờ 30 chiều hôm ấy th́ được báo cho biết là tướng Bennett ở DIA đang muốn t́m gặp ông ta về một chuyện ǵ đó. Và lúc ấy tướng Bennett đang trên đường đi đến văn pḥng của Chủ tịch Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp. Cả hai người gặp nhau ngay khi Bennett đang bước vào pḥng của Moorer. Bennett nói ngay: “Này Don, tôi vừa nhận được tin xấu lắm. H́nh như trại Sơn Tây trống rỗng. Tất cả tù binh đă bị di chuyển đi nơi khác từ lâu rồi”.

    Moorer sửng sốt: “Lạy Chúa, trong giờ phút này xin anh đừng nói với tôi những chuyện như vậy”.

    Công điện hỏa tốc cho lệnh thi hành tập kích đă được gửi đi 24 giờ trước đây rồi. Blackburn không thể tin nổi là 6 tháng làm việc vừa qua lại mang đến cho ông ta một tin dữ cuối cùng như thế này. Ông ta hỏi độp ngay: “Này, xin thong thả một chút, ai báo tin đó?”.

    Bennett trả lời là nguồn tin ngay từ Hà Nội chuyển về.

    Nguồn tin này do Nguyễn Văn Hoàng thông báo. Vào đầu tuần lễ này, Hoàng gặp một người bạn cũ ở trong công viên Chi Lăng tại Hà Nội, cách trại giam Hỏa Ḷ về hướng tây bắc độ 6 quăng đường và cách câu lạc bộ thể thao Ba Đ́nh độ 4 quăng, đấy là chỗ mà hai người đă làm quen với nhau lần đầu tiên. Người bạn của Hoàng là “Alfred - một uỷ viên tinh quái” hoặc một “cố vấn tài giỏi” đấy là mật danh do người Mỹ dùng để gọi đương sự, một ủy viên cấp cao và lâu năm trong phái đoàn đa quốc gia của Uỷ hội quốc tế kiểm soát đ́nh chiến (ICC), được thành lập vào năm 1954 sau kết quả Hiệp định Geneva chia đôi hai miền Nam Bắc Việt Nam. Uỷ hội ICC này không có đủ quyền lực để thi hành và kiểm soát đ́nh chiến, nhưng các thành viên của nó đôi khi vẫn là những điệp viên rất hữu hiệu, cho phe này hoặc phe khác, đôi khi lại làm việc cho cả hai phe. Hai lần mỗi tuần, các chuyến bay hành khách từ Gia Lâm, Hà Nội chở họ đi Vientiane Lào. Ở đấy mọi tin tức điệp báo được chuyển về Bangkok và sau đó th́ họ về nước nghỉ phép hoặc để tham khảo thêm về vấn đề ngoại giao.

    Đă nhiều năm qua, một vài thành viên của uỷ hội ICC đă cố giúp cho t́nh báo Mỹ moi ra các địa điểm trại tù binh lại Bắc Việt. Họ đă cố gắng làm việc nhiều nhưng ít có kết quả tốt. Họ nghĩ rằng Bắc Việt Nam không cho phép các chuyến bay thương mại bay trực tiếp ngang qua các doanh trại tù binh trên đường đáp xuống phi trường Gia Lâm, cho nên họ đă cố ghi chú cẩn thận mọi chi tiết về giờ giấc và đoạn đường bay quanh co từ Vientiane về đến Hà Nội.

    Vào mùa thu 1969, “Alfred” đă cố gắng t́m kiếm một nguồn tin trực tiếp hơn qua việc bí mật xây dựng Nguyễn Văn Hoàng. Ông ta thực hiện bằng cách thỉnh thoảng đưa ra một vài nguồn tin tức mà các thẩm vấn viên trong nhóm của Hoàng đă cố gắng điều tra từ các tù binh, nhưng những tin tức này th́ các giới chức Mỹ đă biết chắc là không xác thực, v́ lẽ họ đă khai thác hai tù binh được Hà Nội trao trả vào tháng 8 năm đó. “Alfred” ngụy tạo ra việc như là có một tên đại tá Mỹ nào đó đă say rượu nói chuyện khoác lác trên chuyến bay từ Bangkok đi Hongkong nghỉ phép và giải trí ba ngày. Lẽ tất nhiên đấy là một chuyện đă được sắp đặt trước, và Hoàng đă báo cáo ngay với các thủ trưởng của đương sự như là một nguồn tin đă khai thác được từ tù binh. Cả hai cơ quan DIA và SACSA đă theo dơi công phu việc này để biết chắc chắn là nguồn tin đă lọt đến Bộ Quốc pḥng Bắc Việt Nam xuyên qua nhiều đường dây khác.

    Cuối tháng chín năm 1970, “Alfred” báo cáo là ông ta tin tưởng rằng Hoàng đă bị mắc câu đương sự sẽ trở thành một nguồn tin quư báu trao đổi giữa hai bên. Cơ hội đă đến vào đầu tháng 11. “Alfred” nói với Hoàng là ông ta sẽ về nước để tham khảo công việc trong một vài ngày. Ông ta c̣n tâm sự là sẽ được thăng chức vượt cấp. Chỉ c̣n có một trở ngại duy nhất cho việc thăng chức này là do nơi Bộ Ngoại giao của nước ông ta c̣n tỏ vẻ chán nản về sự thiếu khả năng của ông ta trong việc gây được phản ứng tốt đối với Hà Nội về vấn đề tù binh. Bộ Ngoại giao của nước ông ta cũng như các Bộ Ngoại giao khác trong phái đoàn trung lập ICC đều thân thiện với cả hai phía, cố gắng làm vui ḷng Washington và cả Hà Nội. “Alfred” tâm sự thêm rằng ông ta vừa bị Bộ Ngoại giao kiểm tra khả năng qua một công điện yêu cầu phải báo cáo rơ chính xác số lượng tù binh Mỹ hiện bị giam giữ tại miền Bắc Việt Nam. Các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ không chịu tin về bản danh sách chỉ có 339 tù binh đă được Hà Nội chuyển giao vào đầu tháng tư năm ngoái, và họ đang thúc đẩy tất cả các Bộ Ngoại giao trên thế giới bằng mọi cách giúp t́m ra sự thật về số lượng tù binh này. “Alfred” làm ra vẻ bộc lộ điều suy nghĩ của ḿnh: “Người Mỹ thật đang cuống cuồng lo lắng. Tôi đoán chắc là họ sẽ bằng ḷng trả mọi giá nếu có một báo cáo chính xác thuyết phục được họ”. Hoàng đề nghị sẽ gặp lại “Alfred”, có thể trong một cuộc như đi dạo mát tại công viên Chi Lăng, một hoặc vài ngày trước khi “Alfred” về nước.

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P16


    Khi hai người gặp lại nhau, họ đều vui mừng. Hoàng cầu chúc cho “Alfred” được thắng lợi trong việc thăng cấp và xin lỗi lần này không thể gặp nhau lâu được. Khi chia tay, Hoàng đưa cho “Alfred” một bao thuốc lá Điện Biên, “Alfred” c̣n nhớ rơ lời nói của Hoàng: “Đây này, anh dùng để hút cho vui trên chuyến bay. Thuốc lá này hơi nặng cho nên đừng hút quá nhanh”. “Alfred” để ư thấy bao thuốc lá đă mở. Hoàng vừa cười vừa nói tiếp: “Tôi mở ra để xem thử thuốc lá có c̣n tốt không”. Ngày hôm sau trong khi chờ đợi máy bay tại phi trường Gia Lâm, “Alfred” châm một điếu hút. Thuốc nặng quá. Ngoài ra Hoàng cũng biết là ông ta không hút thuốc lá. Như vậy rơ ràng là bao thuốc lá này có một ư nghĩa ǵ đó. Ngay khi đến HongKong, “Alfred” liền đưa những điếu thuốc lá ấy cho một người bạn nhờ kiểm tra.

    Gói thuốc lá của Hoàng đă được phân tích tại Washington vào buổi trưa ngày thứ năm tiếp theo, một vài giờ trước khi Bennett gặp Blackburn tại văn pḥng của Moorer. Các chuyên viên phân tích mật mă của DIA đều thắc mắc khi nhận thấy rơ ràng là Hoàng đă sử dụng một cái mă của các tù binh để viết về số lượng tù binh bị giam giữ trong mỗi trại. Các chuyên viên này hy vọng là Hoàng vẫn c̣n nhớ rơ các cách mă hóa khác. Nhưng trong danh sách các trại giam lại không thấy có trại Sơn Tây. Theo như số lượng Hoàng cho biết th́ tất cả vào khoảng 150 người, hiện đang bị giam giữ trong một trại tù mà từ trước đến nay chưa hề ai nghe đến, địa điểm đó gọi là Đồng Hới.

    Khi các chuyên viên phân tích h́nh ảnh của DIA lục soát lại những tấm h́nh mới nhất chụp được về doanh trại bộ đội ở Đồng Hới th́ họ thấy khu vực doanh trại này đă được nới rộng ra một cách đáng kể. Những vách tường mới đă được dựng lên để ngăn doanh trại ra nhiều khu nhỏ và các cḥi gác đă có thêm lính gác. Cũng trong thời gian này th́ các chuyên viên h́nh ảnh lại tŕnh bày cho Bennett thấy những tấm ảnh mới nhất về Sơn Tây do máy bay trinh sát SR-71 vừa chụp được. Một vài tấm ảnh này đă được chụp qua hệ thống hồng ngoại tuyến chứng tỏ rằng doanh trại này vẫn sinh động h́nh như có một số người nào mới được chuyển về Sơn Tây.

    Đấy là tin tức xấu do Bennett đưa ra sau khi ông ta đă giải thích nguồn gốc xuất phát và ông ta cũng nói cho Moorer và Blackburn biết đây là loại tin tức được đánh giá vào hạng B3 có nghĩa là gần đến đỉnh cao nhất của sự xác thực. B có nghĩa là nguồn tin t́nh báo ở nước ngoài. 3 có nghĩa là nguồn tin này đáng được tin cậy, có đường dây liên lạc trực tiếp với người đưa tin.

    Sau khi nghe Bennett nói, Blackburn vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng rằng Sơn Tây có thể bị bỏ trống. Ông ta nói với Moorer và Bennett: “Cái tên đưa tin này từ trước đến nay chưa há miệng nói ǵ cả. Tôi không thể chấp nhận hoàn toàn được, tôi muốn t́m hiểu thêm họ đă đưa ra kết luận này bằng cách nào”. Ông ta yêu cầu Moorer cho phép được báo cáo lại việc này vào 6 giờ sáng mai với sự đánh giá chất liệu tin tức theo ư riêng của ông ta. Moorer và Bennett đều đồng ư. Khi rời văn pḥng Moorer, Bennett nói với Blackburn cùng xuống trung tâm thu thập và theo dơi tin tức của DIA tại pḥng số 2D 921 để “nhân viên của tôi tŕnh bày mọi việc cho anh rơ. Nếu anh cần điều ǵ th́ cho tôi biết ngay. Nhưng tôi nghĩ là chúng ta cũng đă quá muộn rồi”.

    Bennett tỏ vẻ bị kích động khi thốt ra tiếng “quá muộn”, v́ c̣n nhiều tin tức xấu khác nữa. Dù Sơn Tây có ở trong t́nh h́nh nào đi nữa, và cho dù tất cả các trại giam đều được giải thoát một cách thành công th́ đối với nhiều tù binh Mỹ khác vẫn là điều quá muộn.

    Ngoài danh sách 6 tù binh đă chết mà nhà hoạt động hoà b́nh Cora Weiss chuyển giao vào ngày 13 thứ 6 tuần trước, Bennett c̣n nhận được tin có thêm 11 người nữa vừa mới chết. Tên của những người này hiện có trong một danh sách mà bà ta vừa mới nhận được và chỉ chịu chuyển giao cho chính quyền trong bốn ngày nữa, có nghĩa là thứ hai 23 tháng 11. Nhưng dù sao th́ DIA và NSA cũng đă khám phá ra được danh sách bí mật này qua hệ thống Gamma của họ.

    Từ hơn một năm nay bà Cora Weiss vô t́nh trở thành người mang tin cho giới t́nh báo Mỹ mà không biết.

    Kể từ 1969 đến nay, cứ mỗi lần Cora Weiss bước xuống máy bay sau khi từ Hà Nội về, hoặc sau khi đi thăm phái đoàn ḥa đàm Bắc Việt Nam ở Paris về, th́ bà ta đều bị theo dơi. Cơ quan NSA cũng đă lập hệ thống kiểm thính để nắm lấy mọi điện tín, các cuộc điện thoại đi xa, các công điện, qua những trạm vi ba đặc biệt của cơ quan này. Bà ta chỉ là một trong nhiều đối tượng bị theo dơi, trong số này gồm có cả lănh tụ phong trào Báo đen, nữ diễn viên màn bạc Jane Fonda, nhà hoạt động phản chiến Tom Hayden và tất cả những ai đi thăm Bắc Việt Nam về. Đấy là một phần của những hoạt động t́nh báo đặc biệt gọi là hệ thống Gamma do cả hai cơ quan NSA và DIA thực hiện, và đây cũng là việc bất hợp pháp v́ lẽ đă theo dơi công dân Hoa Kỳ khi họ sử dụng các đường dây liên lạc nội địa hoặc ở nước ngoài. Đây cũng là một hoạt động tinh vi, tốn kém, và đôi khi cũng rất hữu hiệu. Một vài viên chức được phép biết về hệ thống kiểm thính này đă phải thề sống chết không bao giờ được mở miệng nói ra tiếng “Gamma” này.

    Có vào khoảng 20 mật danh khác nhau dùng để chỉ về hệ thống kiểm thính Gamma. Tất cả đều dùng nhóm bốn chữ như: “Gamma Jet”, “Gamma Walt” hoặc “Gamma Quilt”. Mỗi chữ sau là dùng để chỉ một mục tiêu, một phương pháp hoặc một nguồn gốc đặc biệt. Một trong những hệ thống này có liên hệ đến việc kiểm soát thư tín được gọi là “bảo đảm thư tín”. Thư từ của bà Cora Weiss thường xuyên bị kiểm soát. Một phần khác của hoạt động t́nh báo đặc biệt này mang ngụy danh là “Delta” mặc dù hoạt động này chỉ chuyên về việc thu lượm tin tức quân sự của Liên Xô. Tại cơ quan DIA tất cả mọi hệ thống kiểm thính này đều do một sĩ quan gọi là viên chức Gamma Delta phụ trách. Các loại tin tức này đều được liệt vào hạng “tối mật” (Trine), bên cạnh có ghi chú nhóm chữ dành riêng cho mỗi loại “Trine” là loại tin tức có độ mật cao nhất trong các loại tin tức t́nh báo đặc biệt này.

    Điều mà cả hai cơ quan NSA và DIA muốn t́m hiểu trong trường hợp của bà Cora Weiss là để xem trước bà ta có tin tức nào mới về tù binh không, hoặc có bản danh sách mới nào về tù binh đă chết không, về tên tuổi người chết và tù binh hoặc viên chức Bắc Việt Nam nào mà bà ta đă tiếp chuyện trực tiếp hoặc bà thấy, cùng với tất cả những ǵ đă quan sát được nhưng không muốn báo lại cho chính quyền Mỹ biết. Hệ thống kiểm thính vừa qua đă xác nhận t́nh trạng thất vọng của tù binh Mỹ. Trong số 17 người vừa được tin đă chết có ghi trong hai danh sách của bà ta, th́ 11 người đă bị bắt cầm tù tại miền Bắc Việt Nam, c̣n 5 người được ghi là mất tích cũng ở miền Bắc, một người mất tích ở Lào. Không có tin tức nào cho biết trường hợp hoặc nguyên nhân xảy ra những cái chết đó.

    Nguồn tin này lại càng thúc giục thêm việc t́m hiểu xem có c̣n tù binh Mỹ nào hiện đang bị giam giữ ở Sơn Tây không. Blackburn vội vàng về lại văn pḥng và chỉ thị cho Mayer điện thoại gấp cho Harris ở DIA. Ông ta muốn gặp ngay toàn thể toán chuyên viên của Harris để sẽ đích thân kiểm soát lại từng mẩu tin, từng mẩu tài liệu nhỏ.

    Đă gần đến 5 giờ 30 chiều. Mayer gọi điện thoại và trở lại văn pḥng báo cáo cho Blackburn thêm nhiều tin tức xấu nữa. Tất cả nhân viên DIA đă về nhà hết.

    Blackburn không tin nổi điều này và nổi điên lên. Ông ta cầm điện thoại gọi ngay Harris và yêu cầu lập tức gọi tất cả mọi nhân viên trở lại. Harris đề nghị là toán chuyên viên DIA sẽ đến vào sáng sớm mai để xem lại mọi việc. Có thể giờ này mọi người đang bị kẹt xe trên đường về. Blackburn nói ông ta vẫn sẵn ḷng chờ đợi cho đến khi nào Harris gọi được tất cả mọi người trở lại sở làm cho dù phải lùi xe trở lại. Điều mà Blackburn muốn là bất cứ “tay” nào cũng phải trở về Lầu Năm Góc ngay sau khi Harris tập hợp lại được “đàn ḅ đi lạc” của ông ta. Blackburn cũng muốn họ phải đem đến văn pḥng từng mẩu tin nhỏ đă thu lượm được về Sơn Tây. Ông ta không cần biết là họ sẽ phải làm việc thêm 12 tiếng đồng hồ nữa. Moorer đang đợi một báo cáo vào đúng 6 giờ sáng mai. Nếu các chuyên viên xác định được là Sơn Tây đă bị bỏ trống th́ Moorer sẽ ra lệnh hoăn cuộc tập kích. Nhưng nếu mọi người không làm việc kịp th́ cuộc tập kích này sẽ xuất phát theo thời điểm đă định trong khi mọi chuyên viên t́nh báo quân sự quốc gia đang ngủ ngon trên giường tại các vùng ngoại ô Virginia.

    Harris đă gọi được mọi người trở lại. Măi cho đến khuya đêm ấy, Blackburn, Mayer và Harris c̣n ngắm nh́n h́nh ảnh, lắng tai nghe, và xem xét kỹ lưỡng mọi điều do chuyên viên DIA tŕnh bày tại sao họ đă biết được các tù binh không c̣n ở Sơn Tây nữa. Mọi người bàn căi về các điều này.

    Riêng Mayer th́ đồng ư với các dữ kiện đă được tŕnh bày. Ông ta nghĩ là Blackburn nêu ra lệnh đ́nh hoăn cuộc tập kích. Đối với Mayer th́ doanh trại mới ở Đồng Hới trông có vẻ là một mục tiêu đầy hứa hẹn hơn: doanh trại này cũng ở vùng vắng vẻ như Sơn Tây và có nhiều tù binh bị giam giữ trong ấy. Ông ta suy luận là mọi người nên hoăn lại để một hoặc hai tháng nữa sẽ tiến công doanh trại mới th́ tốt hơn.

    Blackburn nói ông ta vẫn chưa bị thuyết phục. Ông ta đồng ư nguồn tin của Hoàng chuyển giao là rơ ràng tù binh đă bị di chuyển đi nơi khác và cơ quan DIA đă biết được địa điểm mới. Nhưng tin tức này đă xuất phát từ một nguồn gốc mà theo sự suy nghĩ riêng của Blackburn th́ nó không có cơ sở chắc chắn nếu như không muốn nói là đáng ngờ. Trong khi đó th́ các chuyên viên nghiên cứu h́nh ảnh của DIA, đoán chắc rằng có một số người nào đó đă được chuyển về lại Sơn Tây. Trong nhiều tuần lễ vừa qua doanh trại này đă có vẻ sinh động nhiều hơn. Chỉ có một điều là họ chưa biết được ai đă được di chuyển về trại ấy.

    Blackburn không thể hiểu được tại sao mọi người lại có thể đi đến một kết luận như vậy từ đống tài liệu bề bộn bày ra trước mặt. V́ lẽ đó, ông ta yêu cầu các chuyên viên của Harris phải kiểm soát lại một lần nữa mọi phương cách phân tích từ đầu đến cuối. Ông ta nổi cáu với họ là không biết họ sẽ làm ǵ để có thể t́m ra đầu hoặc đuôi trong đống dữ kiện ấy. Ông ta cũng sững sờ kinh ngạc về những lời giải thích của họ. Khi th́ họ nói chắc chắn rằng các tù binh đă bị di chuyển đi nơi khác, khi th́ lại nói họ vẫn nghi ngờ là có lẽ tù binh đă được chuyển về lại Sơn Tây.

    Sau này ông ta nhớ ra, là đă từng chán ngán bảo họ: “Này các anh đừng làm tṛ hề, đừng có úp mở. Tôi chỉ cần câu trả lời thẳng vấn đề. Tôi sẽ trở lại đây vào lúc 5 giờ sáng mai. Đến 6 giờ sáng tôi sẽ đi với tướng Bennett vào tŕnh cho đô đốc chủ tịch Hội đồng An ninh hỗn hợp biết rơ là tù binh vẫn c̣n ở đấy hoặc tù binh không c̣n ở đấy nữa. Tôi chỉ yêu cầu các anh một câu trả lời chắc chắn vào 5 giờ sáng mai. Họ có ở đó không, hoặc họ không có ở đó. Chỉ có vậy thôi. Không úp mở, không giải thích, không bàn tán, không nói năng ǵ thêm nữa. Tôi cần biết vẻn vẹn có bấy nhiêu thôi, bởi v́ 6 giờ sáng mai th́ đô đốc Chủ tịch và Tổng thống sẽ phải quyết định cho xuất phát công tác hay không. Chúng ta sẽ được phép lên đường hay không”.

    Blackburn nói với họ là cho đến giờ này ông ta vẫn chưa biết mảy may ǵ về quyết định này cả. Ông ta nói thêm: “Nhưng điều tôi muốn là câu trả lời rơ ràng và các anh cũng đừng nên nằm mơ để t́m ra câu trả lời trong giấc ngủ. Tôi muốn rằng câu trả lời đó được căn cứ trên sự thông minh sáng suốt. Các anh nên trở về văn pḥng ở Arlington hoặc đi bất cứ nơi nào các anh muốn để làm việc ngay, bởi v́ đến 5 giờ sáng mai th́ chúng ta cần câu trả lời xác đáng chứ không phải một đống phân ḅ”.

    Blackburn biết chắc là câu trả lời sẽ như thế nào. Cuộc tập kích sẽ được thi hành. Mặc dù các tù binh vẫn c̣n ở đó hay đă đi rồi là chuyện c̣n trong nghi vấn, nhưng với 95 đến 97% yếu tố hoàn toàn tin tưởng là Simons có thể đổ bộ vào và thoát ra một cách an toàn, th́ cũng là điều đáng được thi hành. Nếu sau này được biết tin là các tù binh đă được chuyển về lại Sơn Tây mà không có sự cố gắng giải cứu họ ra th́ đấy là điều không thể tha thứ được và Blackburn cũng lo sợ rằng “chúng ta sẽ không bao giờ có một cơ hội may mắn nữa”.
    Chẳng c̣n việc ǵ để làm nữa cho nên ông ta và Mayer lái xe về nhà. Họ mới vừa thiêm thiếp ngủ th́ điện thoại lại réo lên, lúc đó là 4 giờ sáng. Một công điện của Manor gửi về lúc 3 giờ 56 phút cuộc tập kích có thể sẽ được thi hành 24 giờ sớm hơn thời điểm đă định. Manor đă ra lệnh cho Simons và toán phản ứng nhanh 77 thi hành công tác, và đă báo cho Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương biết vào buổi sáng thứ 6 ngày hôm ấy 20 tháng 11 trong khi trời c̣n tối đen. Blackburn và Mayer phải vội vă quay trở về Lầu Năm Góc với cặp mắt mờ v́ mất ngủ sau suốt một tuần lễ đầy ác mộng và bây giờ th́ kết cục lại sắp xảy ra.

    Blackburn thầm nghĩ trong khi lái xe xuống chỗ đỗ xe ở đường George Washington: “Lạy Chúa toàn năng, bây giờ th́ đến lượt bọn chuyên viên t́nh báo lại cố thuyết phục Moorer ra lệnh đ́nh hoăn mọi việc!”. Đối với ông ta th́ một cuộc tập kích thành công vào một “lỗ trống” cũng c̣n hơn là chẳng có cuộc tập kích nào cả.

    Mayer th́ lại có sự quan tâm khác hẳn. Trên đường đến Lầu Năm Góc ông ta nghĩ: “Ông tướng điên khùng Blackburn này định xâm lăng Bắc Việt Nam hay sao mà lại để cho Simons nhảy vào một trại tù trống rỗng”. Nhưng ông ta cũng c̣n nhiều vấn đề khác phải lo nghĩ đến. Nếu cuộc tập kích được lệnh thi hành th́ ông ta chỉ c̣n có một vài giờ nữa để chuẩn bị mọi việc tối hậu tại Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc. Đô đốc Moorer, Bộ trưởng Laird và hàng lô tướng tướng tá khác sẽ cần có đầy đủ thuyết tŕnh trước mặt họ để theo dơi diễn biến công tác. Cách đây mấy giờ, ông ta đă từ Lầu Năm Góc trở về và đă nghĩ rằng cuộc tập kích có thể sẽ được xuất phát vào ngày thứ bảy. Như vậy th́ ông ta vẫn c̣n ngày thứ sáu để chuẩn bị mọi thứ.

    Ngay khi đến Lầu Năm Góc, Mayer điện thoại gọi tất cả sĩ quan trực trong trung tâm chỉ huy và DCSOPS để báo động cho mọi người biết là chiến dịch Kingpin sẽ được lệnh thi hành ngày hôm đó. Trong thời gian này th́ Blackburn gặp lại Harris và toán chuyên viên DIA. Lúc 5 giờ sáng, ông ta b́nh tĩnh hỏi mọi người: “Có hay không?”. Họ bắt đầu ú ớ: “Có, nhưng mà…”. Blackburn cắt ngang: “Không có nhưng mà ǵ cả. Tất cả điều tôi muốn biết là họ có ở đấy hay không? Đấy cũng là điều tôi sẽ nói với đô đốc Chủ tịch và đấy cũng là điều cấp trên của các anh sẽ nói với đô đốc Chủ tịch. Nếu đô đốc cần hỏi thêm điều ǵ th́ các anh sẽ trả lời sau. Nhưng bây giờ th́ các anh chỉ có việc nói cho tôi biết họ có ở đó hay không. Đô đốc cần câu trả lời chứ không cần câu hỏi”.

    Đă đến giờ Blackburn đi gặp Moorer và Bennett tại văn pḥng chủ tịch. Bennett tỏ ra ngây thơ. Ông ta một tay cầm tập công điện, h́nh ảnh và nói: “Đây là đống tài liệu tôi nhận được chứng minh rằng tù binh đă bị di chuyển đi nơi khác”. Ở tay khác ông ta cầm một tập hồ sơ dày rồi nói tiếp: “Đây là tất cả tài liệu chứng minh rằng họ vẫn c̣n ở đó”.

    Moorer hỏi: “Theo anh th́ chúng ta phải làm ǵ?”.

    Bennett trả lời: “Tôi đề nghị chúng ta cho lệnh thi hành”.

    Blackburn cố gắng che giấu sự nhẹ nhơm trong ḷng.

    Sau này Blackburn nhớ lại: “Bennett đă cầm trong tay lệnh thi hành án tử h́nh. Suưt nữa th́ mọi việc đều tan vỡ. Tôi biết chắc là Simons sẽ nhảy vào đó và đem người của ông ta thoát ra an toàn. Tôi muốn công tác này phải được xuất phát”.

    Moorer kéo Bennett đi vào pḥng 3 F.880 của Bộ trưởng Laird. Tại đấy, trong bữa điểm tâm, cả hai nói cho Bộ trưởng Quốc pḥng biết là Manor đă ban hành lệnh cho xuất phát công tác giải cứu tù binh ở tại một trại giam mà bây giờ th́ họ biết có lẽ đă bị bỏ trống, nhưng Manor th́ không biết điều này. Bennett tŕnh bày với Laird là tù binh đă được đưa đi nơi khác nhưng theo ư kiến riêng của ông ta th́ có lẽ số tù binh này cũng đă được chuyển về lại Sơn Tây.

    Thật ḷng mà nói th́ các tấm ảnh do máy bay trinh sát vừa chụp được đă không mang lại một kết luận chính xác nào. Các chuyến bay thất bại của Buffalo Hunter và việc thiếu các h́nh ảnh chụp được ở tầm thấp đă làm cho việc nghiên cứu trở nên khó khăn. Thời tiết cũng quá gay gắt. Ví dụ như chuyến bay vào ngày 6 tháng 11 vừa qua đă chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp nhưng lại là bức ảnh chụp đám mây ở cách xa trại giam độ một dặm, mặc dù đấy là vùng trời ở ngay trên khu trại. Vào ngày 13 tháng 11 cũng đă có nhiều đám mây khác bao phủ ngay trên trại, tạo ra bóng che cho nên các h́nh ảnh chụp được không rơ. Ngoài các việc trên th́ khu vực mục tiêu vẫn tỏ ra có vẻ b́nh thường. Ngày thứ tư 18 tháng 11 là cơ hội cuối cùng để cho xuất phát, máy bay trinh sát chụp ảnh để kiểm tra sự có mặt của tù binh. Nhưng chuyến bay SR-71 này bị trục trặc kỹ thuật và phải đáp xuống Thái Lan. V́ không có thiết bị đặc biệt để tháo gỡ phim chụp ảnh, cũng v́ không có nhân viên được phép xem xét hệ thống trang bị máy bay, cho nên các cuộn phim đă không được gửi về Yokota kịp thời để phân tích, phải đợi cho đến tối ngày thứ sáu 20 tháng 11 mới chuyển đi được. Đợi đến lúc ấy th́ cuộc tập kích đă mở màn rồi.

    Khi Bennett được tin là h́nh ảnh chụp trong ngày 18 tháng 11 đă thất bại, ông ta lập tức cho một chuyến bay trinh sát khác xuất phát vào sáng sớm ngày 20. Chuyến bay này có nhiệm vụ bay 2 ṿng qua vùng mục tiêu. Các chuyên viên h́nh ảnh của SAC và DIA sẽ lập tức nghiên cứu các ảnh chụp được và kết quả sẽ được chuyển ngay từ Yokota đến cho Manor tại căn cứ Sơn Trà ở Đà Nẵng qua hệ thống điện thoại “tự động” bằng mật đàm vào 8 giờ tối hôm ấy. Tức là 3 giờ 30 phút trước khi toán của Simons sẽ rời Udorn để đi Bắc Việt Nam.

    Moorer tŕnh với Laird nếu kết quả của h́nh ảnh đem lại tin tức xấu th́ vẫn c̣n đủ thời gian để đ́nh hoăn cuộc tập kích qua hệ thống công điện hỏa tốc. Tuy nhiên ông ta tŕnh bày thêm là vẫn c̣n 50% hy vọng. Ông ta muốn cố gắng thử một lần nữa xem sao. Và ông muốn cho thi hành công tác dù chỉ c̣n hy vọng 10%.

    Tin tức 17 tù binh đă chết luôn luôn đè nặng lên tâm trí ông ta. Chính Moorer cũng bị cấu xé, dằn vặt trong tâm trạng này. Sau này ông có giải thích là lúc bấy giờ không có ǵ là “toàn trắng” hoặc “toàn đen” cả. Thật là mỉa mai v́ cũng trong một ngày mà khi th́ có nguồn tin cho biết là cuộc tập kích Sơn Tây sẽ quá chậm, khi th́ một nguồn tin khác lại thúc giục ông ta phải gấp rút cho lệnh xuất phát.

    Bộ trưởng Laird đồng ư và nói với Moorer nên cho thi hành cuộc tập kích Sơn Tây như đă định. Nếu trại tù này trống rỗng, hay cuộc tập kích bị thất bại v́ một lẽ nào đó, th́ sẽ cố t́m cách che giấu dư luận là cuộc tập kích chưa bao giờ xuất phát cả.

    Một thời gian dài sau khi cuộc tập kích đă chấm dứt, Mayer có nhận định rằng: “Có lẽ đấy là quyết định gay go nhất mà Laird phải đưa ra”.

    Ngay sau khi Moorer và Bennett rời văn pḥng Bộ trưởng Quốc pḥng th́ giám đốc CIA là Richard Helms đến gặp. Laird thảo luận mọi hệ thống kiểm thính Gamma và những báo cáo t́nh báo mâu thuẫn với Helms, nhưng cuối cùng đă cho Helms biết là ông ta đă quyết định cho thi hành cuộc tập kích theo kế hoạch. Laird cũng châm biếm nói thêm rằng khi cuộc tập kích đang được thi hành th́ cũng là lúc mà chồng của Cora Weiss sẽ có mặt ở Hà Nội. Khi Helms ra về, Laird kiểm soát lại một lần nữa tất cả các báo cáo về thời tiết ở Đông Nam Á. Có hai quyết định đă được ghi rơ trong tập thuyết tŕnh về chiến dịch Kingpin đang ở trước mặt ông ta đấy là quyết định cho phép thi hành hoặc không thi hành theo thời tiết quyết định này phải được ban hành lúc 9 giờ 18 phút buổi sáng theo giờ Washington, và quyết định thứ hai là đ́nh hoăn công tác ngay trước giờ xuất phát, quyết định này phải ban hành lúc 10 giờ 08 phút. Laird dùng điện thoại trực tiếp và an toàn gọi thẳng đến Nhà Trắng xin được nói chuyện với Tổng thống. Ông ta tŕnh bày cho Nixon về những tin tức bi quan mà Moorer và Bennett đă tŕnh bày qua bữa điểm tâm vừa rồi, về những kết quả của hệ thống kiểm thính Gamma của NSA và CIA đă tiết lộ cho biết bà Cora Weiss có một danh sách thêm 11 tù binh chết nữa, nâng tổng số lên 17 người chết trong tháng. Điều tệ hại nhất là trong danh sách cuối cùng đó có ghi tên tuổi ba người đă chết vào năm 1970, một người chết vào tháng 10, và một người vừa mới chết cách đây 15 ngày. Laird cũng tŕnh cho Tổng thống biết là có tin báo rằng các tù binh ở Sơn Tây đă bị di chuyển đi chỗ khác nhưng các h́nh ảnh do máy bay SR-71 vừa chụp được lại cho thấy là trại tù này đă có một số người mới được chuyển đến. V́ lẽ đó Laird vẫn quyết định cho thi hành cuộc tập kích. Nixon đồng ư. Ông ta yêu cầu Laird thông báo mọi diễn biến công tác cho ông ta rơ.

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Nguyên bản tiếng Anh: The Raid
    Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers
    Tác giả: Benjamin F.Schemmer
    Người dịch: Lê Trọng B́nh - Lâm Hải Hồ


    P17


    Chương IV: Chiến dịch Kingpin
    Căn cứ không quân Hoàng gia Thái Takhli

    Các toán tập kích Sơn Tây đă đáp xuống trong bóng đêm của phi trường Takhli Thái Lan, sau khi đă vượt qua chặng đường bay dài 9500 dặm, mệt nhọc với 28 giờ bay từ căn cứ không quân Eglin qua các trạm nghỉ ở California, Hawaii, Guam và Philippines. Manor và Simons đă có mặt tại phi trường để đón các toán tập kích khi họ bước xuống máy bay. Đấy là lúc 8 giờ sáng ngày thứ tư 18 tháng 11 tại Thái Lan, tức hơn 12 giờ giờ Washington.

    Cho đến giai đoạn cuối này cũng chỉ có 4 người là Simons, Sydnor, Cataldo, Meadows trong toàn thể lực lượng đổ bộ được biết rơ về vị trí mục tiêu và lúc nào th́ cuộc tập kích sẽ được xuất phát. Tuy nhiên mọi người đều cảm thấy là cuộc tŕnh diễn sắp bắt đầu khai mạc. Vấn đề an ninh được thực hiện nghiêm túc. Ví dụ trên đoạn đường bay từ Hoa Kỳ, không có người nào được phép mang phù hiệu hoặc quân hàm của quân đội Mỹ, không được mang theo một dấu hiệu nào về lư lịch cá nhân trên quân phục. Ngay cả đến những chiếc mũ nồi xanh của họ cũng đă được tập trung tại Eglin và cho chở bằng máy bay sang Thái Lan trước đó, trên chuyến vận tải cơ C-141 cùng với tất cả những bao đựng thuốc nổ đặc biệt. Khi tất cả bước xuống cửa sau của chiếc máy bay C-141 tại Takhli th́ mọi người đều được nhanh chóng dồn vào một chiếc xe bịt kín, không phải loại xe buưt thông thường, để đi thẳng về doanh trại tại một khu vực an toàn ở một góc vắng vẻ trong căn cứ rộng mênh mông.

    Tất cả lính của Simons chỉ được phép ngủ có 6 giờ để lấy lại sức sau chuyến bay mệt mỏi và buồn chán. Vào lúc 2 giờ chiều hôm ấy, Manor và Simons tŕnh bày cho mọi người biết sự việc trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Tuy nhiên họ vẫn chưa được biết về địa điểm mục tiêu và ngay cả địa điểm hiện thời cũng không ai biết là ở đâu. Binh sĩ chỉ mơ hồ biết được là họ đang có mặt ở đâu đấy tại Đông Nam Á. Nhưng Đông Nam Á lại là một dải đất dài kéo từ Đài Loan xuống thẳng Indonesia. Manor và Simons chỉ vẻn vẹn nói cho tất cả mọi người biết nên sẵn sàng và chuẩn bị hoạt động theo một chương tŕnh nặng nề trong suốt 2 ngày sắp tới và không ai được lăng phí thời gian, nên ôn lại các kế hoạch tổng quát về trên không cũng như dưới mặt đất mà mọi người đă thực tập trong nhiều tuần lễ qua, và cuối cùng mọi người sẽ được biết về mục tiêu nếu có sự chấp thuận của Washington ban hành cho thực hiện.

    Sau khi được nghỉ giải lao nửa giờ, Sydnor tŕnh bày lại mọi kế hoạch cho các tiểu đội trưởng, c̣n toán xung kích th́ lo ôn lại một lần nữa mọi hoạt động chi tiết. Sau đó, mọi người bắt đầu tháo mở quân trang, quân dụng cá nhân và những thiết bị mang theo. Bữa ăn tối được dọn ra từ 5 đến 6 giờ chiều. Một chương tŕnh chiếu bóng giải trí vào lúc 8 giờ 30 tối sẽ được chiếu cho những ai muốn xem; đấy là một đoạn phim về trại tù do tài tử Burt Lancaster đóng, tên cuốn phim là “Birdman of Alcatraz”. Dù sao đi nữa đa số binh sĩ đều cho đấy là một cuốn phim tồi.

    Vào lúc 3 giờ 30 phút sáng hôm sau 19 tháng 11, Manor bị đánh thức dậy và được trao cho một công điện mật hỏa tốc. Đấy là bức công điện mà Mayer đă phải trải qua nhiều rắc rối để tŕnh cho Vogt chấp thuận. Nội dung công điện chỉ có mấy chữ, báo cho (Manor) biết là Tổng thống đă chấp thuận cho thi hành công tác, Manor được phép ra lệnh xuất phát. Manor phải đương đầu với một quyết định nghiêm trọng nhất trong toàn bộ quá tŕnh chuẩn bị chiến dịch: quyết định bao giờ th́ cho xuất phát cuộc tập kích.

    Quyết định này có liên quan đến thời tiết. Trong khi các toán tập kích Sơn Tây bay đến Đông Nam Á th́ trận băo Patsy đă tập trung tại miền Đông Philippines vào ngày thứ năm 19 tháng 11. Trận băo này đă đổ bộ vào Philippines và bắt đầu di chuyển về hướng tây, mang theo một trận cuồng phong dữ dội nhất tại Đông Nam Á, trong suốt thập niên qua. Để làm tăng thêm thời tiết xấu, một áp thấp không khí lại đang di chuyển từ Trung Quốc hướng về Hà Nội, dự liệu này vào ngày thứ bảy 21 tháng 11 đấy cũng chính là ngày đă được ấn định cho xuất phát cuộc tập kích.

    Các chuyên viên khí tượng của Manor cho biết, điều duy nhất có thể cứu văn được t́nh trạng khí hậu trong ngày hôm đó là nếu có một vùng áp khí cao được tập trung trên ṿm trời Hà Nội. Nếu việc này xảy ra th́ các đám mây sẽ có thể chuyển ra khỏi vùng Hà Nội trong ṿng vài giờ, đủ thời gian cho các chuyến bay chở Simons vào thẳng mục tiêu với vừa đủ ánh sáng của đầu tuần trăng để thi hành công tác.

    Manor biết rơ là muốn cho cuộc tập kích được thành công th́ cần phải có một sự phối hợp chính xác và hiếm có giữa điều kiện thời tiết và ánh sáng trong một vùng rộng khoảng 500 dặm. Ánh sáng của tuần trăng đầu đến tuần trăng thứ 3, từ 15 đến 45 độ ở chân trời phía đông, là điều cần thiết cho máy bay đến mục tiêu, giảm bớt sự khám phá của kẻ địch và đồng thời cũng cho người của Simons có vừa đủ ánh sáng trên mặt đất. Các loại máy bay sẽ cất cánh từ Thái Lan bay trong bóng đêm qua hệ thống điều khiển đường bay bằng máy móc riêng, nhưng cần phải có ánh sáng thiên nhiên trên độ cao 5000 và 10000 bộ để cho các máy bay A-1 và C-130 cùng với các trực thăng xung kích có thể tập hợp lại theo đội h́nh đă định, chỉ có các đèn lái sau đuôi được phép sử dụng để cho các trực thăng thấy rơ trong khi tiếp thêm nhiên liệu. Khi các máy bay xuyên qua đất Lào để vào vùng sông Hồng ở Bắc Việt Nam, nếu gặp phải quá nhiều đám mây rải rác ở tầm thấp và tầm trung th́ các trực thăng xung kích không thể nh́n thấy hướng bay vào mục tiêu, v́ lẽ các phi công trực thăng cần nh́n thấy ánh sáng phản chiếu từ các ao hồ và sông ng̣i để xác định từng chặng đường bay. Chỉ cần có những đám mây rải rác bay ở tầm thấp dưới 3500 bộ, nếu không th́ các máy bay A-1 không thể pháo kích hỏa tiễn hoặc thả bom để bảo vệ khu vực mục tiêu, chống những phản ứng pḥng không của Bắc Việt Nam. Cần phải có đủ ánh sáng trên mặt đất để cho trực thăng thấy vị trí đáp xuống. Đối với các chuyến bay đánh lạc hướng của hải quân th́ mặt biển tại vùng vịnh Bắc Bộ chỉ cần có sức gió làm biển động từ nhẹ đến vừa và ánh sáng trên mặt biển cũng cần phải soi đủ sáng dọc theo bờ biển miền Bắc Việt Nam, mây cần phải cao vừa đủ để cho các máy bay oanh kích hải quân có thể hoạt động từ trên một độ cao 17000 bộ.

    Sau 6 tháng lên kế hoạch và ba tháng thực tập bây giờ mọi việc đều do thời tiết quyết định. Manor cần có các bản báo cáo khí tượng chính xác hàng giờ, trong suốt ngày đêm, tại các khu vực từ Takhli ở Thái Lan cho đến Sơn Tây và Hải Pḥng ở Bắc Việt Nam và cả khu vực trạm Yankee ở vịnh Bắc Bộ. Nhưng khi ông ta đến pḥng điện tử hiện đại nhất tại trung tâm hành quân của căn cứ không quân Hoàng gia Thái Takhli th́ mới vỡ lẽ ra rằng không c̣n cách ǵ có được các tin tức cần thiết đó. Pḥng thiên văn khí tượng của không quân có một điều lệ riêng biệt rất gắt gao về an ninh và về việc cho phép người ngoài cơ quan biết được các tài liệu đă được xác định về thời tiết. Manor, vị chỉ huy một chiến dịch giật gân nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng không được phép vào Trung tâm khí tượng để hỏi tài liệu.

    Vị sĩ quan chỉ huy của toán thời tiết 1 đă dứt khoát không cho phép Manor biết được những tin tức cuối cùng về khí hậu để cho Manor có thể quyết định về một công tác mà chỉ riêng ông ta biết thôi. Trong khi cố gắng giải cứu tù binh th́ Manor lại trở thành một nạn nhân của hệ thống hành chính rườm rà. T́nh trạng xảy ra thật buồn cười. Một mặt Manor không thể nói cho chuyên viên khí tượng biết về mục tiêu công tác, mặt khác chuyên viên khí tượng lại từ chối không cho Manor biết về t́nh h́nh thời tiết. Hơn nữa, các chuyên viên khí tượng của Manor cho biết là không đủ thời gian để có được sự chấp thuận của Bộ chỉ huy Trung tâm khí tượng, Bộ chỉ huy khí tượng không quân đóng tại căn cứ Scott ở tiểu bang Illinois. Nhưng cho dù có đủ thời gian đi nữa th́ Manor cũng không thể nói rơ cho cả hai Bộ chỉ huy khí tượng địa phương và trung ương biết v́ sao ông ta cần có những tài liệu ấy không có đường dây liên lạc an toàn từ Takhli về thẳng Bộ chỉ huy khí tượng Trung ương cho nên không thể tiết lộ bất cứ điều ǵ về việc ông ta đang làm. Viên chỉ huy toán thời tiết 1 có đường dây điện đàm an toàn trong văn pḥng riêng nhưng vẫn không chịu cho Manor sử dụng. Tất cả mọi cơ quan quân sự ở Đông Nam Á đều sẵn sàng yểm trợ trong giai đoạn cuối này, duy chỉ có một mẩu tin tức nhỏ về thời tiết th́ ông ta lại không được phép biết.

    Trong sự thất vọng, Manor cố giải quyết rắc rối về vấn đề an ninh thời tiết này bằng cách gửi công điện “ngược chiều” yêu cầu giám đốc Trung tâm hành quân không lực ở Lầu Năm Góc liên lạc thẳng với vị phó tư lệnh không đoàn số 7 ở Sài G̣n. Viên sĩ quan chỉ huy toán thời tiết số 1 nhận được một cú điện thoại ngay sau đó. Mặc dù theo hệ thống chỉ huy th́ toán thời tiết này chỉ yểm trợ không đoàn số 7 chứ không trực thuộc nó, nhưng ông ta đă bị một tướng không quân 3 sao đe dọa sẽ chấm dứt ngay công ăn việc làm của ông ta nếu vẫn c̣n khăng khăng không cho Manor biết được những tin tức thời tiết cần thiết. Ông ta được lệnh phải thi hành lập tức và không được quyền hỏi thêm một câu nào nữa.

    Tuy nhiên sự an tâm của Manor chỉ là ngắn ngủi. Ngay sau khi có được các tài liệu về thời tiết cần thiết cho công tác th́ ông ta lại được biết thêm là căn cứ Takhli không c̣n lưới truyền tin thích hợp ở tại Thái Lan để ghi nhận các loại tài liệu thời tiết mật này. Từ Takhli đến núi Sơn Trà không có đường dây điện đàm an toàn. Núi Sơn Trà là nơi đặt Bộ chỉ huy có đầy đủ máy móc điện tử hiện đại để Manor dùng phối hợp với không quân hải quân và lục quân trong việc theo dơi diễn biến công tác. Như vậy th́ ông ta không có cách ǵ để thảo luận vấn đề thời tiết với Simons và các viên chỉ huy phi hành đoàn.

    Ngoài những rắc rối trên, các giới chức an ninh hiện nay lại tỏ ra khó chịu và ṭ ṃ khi nhận được những chỉ thị vào phút chót làm xáo trộn mọi việc. Họ phải cho đặt lại máy móc và các ấn bản ghi chú thời tiết cùng những bản đồ liên hệ, trong khi các loại này từ lâu đă được xếp lại và đă được đóng thùng để gửi từ Thái Lan về nước, theo chương tŕnh rút quân ở Đông Nam Á của Nixon. Đây là một điều khổ nhục thêm nữa. Manor nói với tất cả giới chức an ninh là họ muốn bịa bất cứ chuyện ǵ để che đậy việc này cũng được, nhưng điều quan trọng cấp thời là phải đặt lại các ấn bản thời tiết, treo bản đồ lên, hoạt động thăm ḍ khí tượng ngay, mọi việc phải thi hành nhanh chóng.

    Việc rắc rối trên đă được giải quyết nhưng vẫn c̣n kẹt lại vấn đề liên lạc và cần phải có giải pháp gấp. Các chuyên viên truyền tin của Manor ở núi Sơn Trà và các đồng nghiệp của họ ở Takhli phải tạo ra một hệ thống liên lạc khả dĩ có thể sử dụng được. Không c̣n đủ thời gian để thiết lập hệ thống điện đàm an toàn họ phải cố tạo ra cách liên lạc bằng điện thoại thông thường có xen lẫn nhiều đoạn qua hệ thống viễn kư. Với cách liên lạc điện đàm có ẩn ư kèm theo những đoạn viễn kư mật mă mà họ tự sáng chế ra, các mẩu tin thời tiết thiết yếu nhất đă được chuyển giao cho nhau mà không gây ra điều tai hại. Với cách làm như vậy th́ cuộc tập kích có thể được xuất phát nếu điều kiện thời tiết cho phép.

    Nhưng thời tiết vẫn không chịu hợp tác với Manor. Khi ông ta nhận được những tin tức cần thiết th́ lại nghe tin là trận băo Patsy đang chuyển gió to, mây thấp, mưa và ánh sáng không đủ soi rơ suốt cả vùng hướng bắc miền Nam Việt Nam và luôn cả vùng ḷng chảo của Bắc Việt Nam, và hướng nam của vịnh Bắc Bộ. Dự đoán sẽ xảy ra mưa vào ngày thứ bảy 21 tháng 11. Vào ngày chủ nhật, một đợt không khí lạnh với mây thấp có thể sẽ chuyển về vùng sông Hồng: thời tiết rất xấu sẽ kéo dài ít nhất là 4 ngày.

    Chỉ c̣n có một khả năng rất mong manh là hy vọng có được tầng áp khí cao bao phủ trên vùng trời Hà Nội. Theo dự đoán thời tiết th́ có một vài dấu hiệu cho thấy tầng áp khí cao này đang được tập trung lại: tại miền nam Trung Quốc thời tiết ở đó vẫn c̣n trong sáng, và đang bắt đầu chuyển vào vùng Bắc Việt Nam. Như vậy Manor hy vọng sẽ có một khoảng thời tiết thuận lợi, cho dù rất mong manh và ngắn ngủi chỉ một vài giờ chứ không phải suốt cả ngày và như vậy điều kiện sẽ xảy ra sớm hơn thời điểm đă dự định cho cuộc tập kích.

    Điều rơ ràng là nếu để đến ngày thứ bảy 21 tháng 11 th́ cuộc tập kích sẽ bị cơn băo Patsy hủy bỏ. Manor cũng biết thêm là trong ṿng 48 giờ nữa toán phản ứng nhanh 77 sẽ gặp phải cơn băo đó. Biển đă bắt đầu động mạnh. V́ lẽ đó Manor chỉ c̣n có hai sự chọn lựa: hoặc là cho hoăn cuộc tập kích lại ít nhất từ 5 đến 7 ngày nữa với hy vọng là thời tiết sẽ được khả quan hơn và ánh sáng cũng vừa đủ cho hoạt động, hoặc là cho xuất phát cuộc tập kích sớm hơn một ngày tức vào ngày 20 tháng 11 trong một điều kiện thời tiết rất mong manh trên đường đến khu vực mục tiêu. Vào lúc 4 giờ 11 chiều thứ năm 19 tháng 11, Manor thông báo cho Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp và Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương là cuộc tập kích có thể sẽ bị hoăn lại v́ lư do thời tiết. Nhưng đến sáng hôm sau 20 tháng 11 ông ta lại suy nghĩ nên cho xuất phát công tác ngay vào tối hôm đó th́ có lẽ là quyết định tốt hơn. Manor vội vàng gửi công điện cho đô đốc Bardshar vào lúc 10 giờ 11 phút buổi sáng để thông báo cho biết là cuộc tập kích sẽ được xuất phát sớm hơn.

    Manor lại ra lệnh cho một chuyến bay đặc biệt quan sát thời tiết dọc theo biên giới Lào và Bắc Việt Nam. Chuyến bay RF-4 này đă đáp xuống Takhli vào xế chiều ngày hôm ấy và cho biết là thời tiết tốt. Tầng áp khí cao đang mong đợi đă chuyển về vùng trời Hà Nội. Thời tiết trên chặng đường bay vào mục tiêu được dự đoán là sẽ có mây rải rác trên độ cao từ 5000 đến 8000 bộ, không có gió chuyển động mạnh và ánh sáng tốt. Trong vùng sông Hồng sẽ có vài đám mây, ánh sáng tốt và gió thổi nhẹ theo hướng Tây Bắc. Đến 3 giờ 56 phút chiều, Manor gửi công điện cho Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương và Trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia ở Lầu Năm Góc để thông báo cho biết quyết định xuất phát công tác của ông ta. Cuộc tập kích sẽ được thi hành sớm hơn 24 giờ so với thời điểm đă định. Ba mươi phút sau đô đốc Bardshar cũng nhận được một công điện tương tự. Ngay sau khi ra lệnh cho xuất phát công tác, Manor lập tức bay về Bộ chỉ huy của ông ta ở núi Sơn Trà. Quyết định này của ông ta đă tỏ ra là một quyết định đúng. Đến tối thứ bảy 21 tháng 11, th́ trận băo Patsy chỉ c̣n cách Bắc Việt Nam 100 dặm. Nếu đợi đến ngày này mới xuất phát th́ các chuyến bay đánh lạc hướng của hải quân không thể thực hiện được và ngay cả cuộc tập kích cũng sẽ bị chặn lại bởi các trận gió to mây nhiều và ánh sáng không đủ thấy trong suốt cả vùng ḷng chảo của Bắc Việt Nam. Thời tiết xấu này sẽ kéo dài suốt cả tuần sau nữa. Chỉ có đêm 20, rạng ngày 21 tháng 11 là thời điểm duy nhất trong suốt cả mấy tuần lễ c̣n lại để cho cuộc tập kích có thể thực hiện được. Tướng Dwight D., Eisenhower cũng đă phải đương đầu với một quyết định tương tự vào ngày 5-6-1944 một ngày trước ngày D-Day. Năm 1970 khi Manor quyết định việc này th́ ông ta không hề nghĩ đến việc đổ bộ ở Normandy. Tuy nhiên, sau khi đă vật lộn với mọi việc rắc rối về thủ tục hành chính và hệ thống truyền tin, ông ta cũng có thể ban hành một lệnh đúng thời điểm và sát sao với mọi điều kiện thời tiết cho phép.

    Căn cứ không quân Hoàng gia Thái Udorn

    Tất cả toán của Simons dùng điểm tâm vào 6 giờ sáng ngày thứ năm 19 tháng 11. Sau đó, vào lúc 9 giờ th́ họ được cấp phát đạn dược và các loại chất nổ. Sau bữa ăn trưa nhẹ, viên chỉ huy công tác t́m kiếm và giải thoát của không quân tại địa phương bắt đầu thuyết tŕnh cho tất cả các toán về đại cương công tác này trong ṿng 1 giờ. Ông ta chỉ cho họ cách sử dụng máy truyền tin gọi cấp cứu, các loại dấu hiệu để gọi máy bay đến giải thoát, và cuối cùng kết luận: “Đấy là tổng quát về công tác t́m kiếm và giải thoát tại vùng đất này”. Ông ta không cần nói cho họ biết là trong trường hợp nếu công tác này bị thất bại th́ họ có thể dùng loại đạn hỏa châu nhỏ bằng cây bút có đầu nhọn để giết chết kẻ thù nào đến gần hoặc là để tự sát.

    Vào buổi chiều, cả ba toán xung kích đều ra băi tập. Mỗi toán tập 45 phút, dưới sự kiểm soát của Dick Meadows, để thử lại các loại vũ khí. Tất cả mọi người cùng vũ khí đều được chở ra băi tập bằng xe bịt kín. Cuộc bắn tập này không gay gắt lắm mà chỉ có mục đích để cho mỗi người kiểm soát lại vũ khí riêng của ḿnh, và điều chỉnh chắc chắn tâm bắn chính xác. Trở về lại doanh trại, mọi người vội vàng lo lau chùi vũ khí (vũ khí không được tháo rời ra mà chỉ được thông ṇng bằng vải và chất tẩy). Xong việc này th́ họ bắt đầu tháo các bao đựng chất nổ để kiểm soát lại lần cuối.

    Tối hôm ấy không có chiếu phim sau bữa ăn. Trong thời gian c̣n lại trước khi ngủ, viên trưởng trạm CIA là George Morton từ Udorn đến để thuyết tŕnh 1 giờ về các kỹ thuật tẩu thoát và vượt ngục. Ông ta là chuyên viên về các hoạt động điệp báo nhưng chỉ nói về hoạt động ở Lào chứ không phải ở Bắc Việt Nam. Hầu hết bài thuyết tŕnh của ông ta đều tập trung vào việc chỉ dẫn các dấu hiệu cho máy bay trinh sát biết trường hợp cần được giải thoát hoặc cấp cứu. Sau cùng, Morton trao cho mỗi người một bản đồ nhỏ bằng nhựa ghi rơ các con đường tẩu thoát và cách thức vượt ngục, cùng với một tấm vải nhỏ như khăn mặt của phụ nữ. Đấy là một tấm lụa nhỏ có in bản đồ ở một mặt và mặt bên kia có gắn một địa bàn tí xíu nơi góc khăn; mặt phía bên bản đồ c̣n ghi những câu theo cách phát âm tiếng Lào và tiếng Việt. Ví dụ như: “Hướng bắc ở đâu?” “Tôi cần nước uống.” “Có thể t́m hộ tôi một bác sĩ được không?” “Tôi là người Mỹ”. Đến 9 giờ tối mọi người phải tắt đèn lên giường ngủ.

    Vào ngày thứ sáu 20 tháng 11 th́ thời gian có vẻ gấp rút hơn. Sau bữa ăn sáng, mọi người được cấp phát các dụng cụ hồng ngoại tuyến dùng cho ban đêm, mỗi người phải tự kiểm soát lại vật dụng và xếp vào bao đeo sau lưng. Sau bữa cơm trưa, sớm hơn thường lệ, bác sĩ Cataldo làm cho mọi người ngạc nhiên khi bắt buộc mỗi người phải uống các viên thuốc ngủ. Đích thân ông ta đứng kiểm soát từng người để biết chắc là đă uống xong, kể cả Simons cũng vậy. Khi Manor ban hành lệnh cho xuất phát công tác vào lúc 3 giờ 56 phút chiều hôm ấy th́ Simons và mọi người đang say ngủ. Đến 5 giờ chiều họ được đánh thức dậy để ăn tối. Cataldo khuyên mọi người nên ăn thật nhiều v́ lẽ họ sẽ lên đường sau 5 giờ nữa đây có thể là bữa cơm cuối cùng trong ṿng 12 giờ đồng hồ sắp tới.

    Đến 6 giờ th́ Simons và Sydnor giải thích mọi việc lần cuối cùng. Buổi họp này kéo dài 45 phút. Simons nói trước, khoảng 3 phút. Ông ta vào ngay vấn đề: “Chúng ta sẽ đi giải cứu 70 tù binh Mỹ, mà cũng có thể nhiều hơn tại một trại tù tên là Sơn Tây. Đây là một việc làm mà các tù binh Mỹ có quyền đ̣i hỏi và mong mỏi các đồng đội của họ thực hiện cho được. Mục tiêu ở cách Hà Nội 23 dặm về hướng tây”.

    Sau khi Simons dứt lời, bầu không khí hoàn toàn im lặng trong khoảng một vài giây đồng hồ. Simons nhớ lại là: “Im lặng đến nỗi chúng ta có thể nghe được chiếc kim rơi xuống đất. Tôi muốn nói rơ là: rất im lặng. Hoàn toàn im lặng”.

    Một vài người huưt sáo khe khẽ. Nhưng ngay sau đó th́ bất th́nh ĺnh mọi người đều vùng đứng dậy và vỗ tay vang dội. Sau này có vài báo cáo ghi lại sự việc có vẻ hơi mâu thuẫn. Có báo cáo nói là mọi người vui mừng reo vang lên. Nhưng Simons nhớ lại là không có tiếng reo vang nào cả. Chỉ có tiếng vỗ tay như pháo. Nhưng dù sao th́ phản ứng của mọi người đều đồng thanh chứng tỏ cho ông ta biết là họ đă sẵn sàng. Simons nhớ lại: “Họ đă làm cho tôi sung sướng quá. Họ muốn thi hành công tác đó, việc này đă rơ ràng như vậy và lạy Chúa, tôi nghĩ là họ được quyền muốn làm việc đó”.

    Simons c̣n một điều nữa muốn nói với mọi người: “Các anh không được để cho bất cứ việc ǵ làm xáo trộn công tác này. Nhiệm vụ của chúng ta là đi cứu tù binh chứ không phải đi bắt tù binh. Nếu chúng ta bị sa vào bẫy, nếu sự việc xảy ra là kẻ địch đă biết chúng ta đến, th́ đừng có ai mơ tưởng việc thoát ra khỏi Bắc Việt Nam ngoại trừ trường hợp nếu các anh mọc được cánh để bay ra. Chúng ta sẽ ở cách xa đất Lào 100 dặm, đây là một phần đất ở trên thế giới này mà nếu có ai nghĩ đến rút chạy th́ là điều sai lầm. Nếu có việc tiết lộ tin tức đă xảy ra th́ chúng ta sẽ biết ngay sau khi chiếc trực thăng thứ hai hoặc thứ ba đáp xuống đấy là lúc mà kẻ địch sẽ nghiền nát chúng ta. Nếu có chuyện ấy xảy ra, tôi muốn toàn thể lực lượng này phải siết chặt lại với nhau. Chúng ta sẽ tháo lui về hướng sông Cồn và, lạy Chúa, cứ để cho chúng nó tiến quân trên đồng trống. Chúng nó sẽ phải trả một giá đắt cho mỗi bước tiến quân qua đoạn đường chó đẻ đó”.

    Simons trao lời lại cho Sydnor nói tiếp c̣n ông ta th́ bước xuống phía sau pḥng họp. Mọi người lại đứng dậy một lần nữa và đồng loạt vỗ tay. Khi rời hội trường, ông ta nghe một binh sĩ nói: “Lạy Chúa, nếu công tác này được xuất phát mà không có mặt tôi th́ thật là khổ tâm lắm”. Sau này Simons có nói lại với Blackburn đấy là lần đầu tiên trong đời ông ta đă trào nước mắt.

    Sau khi tất cả lính của Simons đă sẵn sàng đeo bao b́ lên lưng và đă gửi lại tất cả những vật dụng cá nhân như ảnh gia đ́nh, thư từ, tiền bạc, mọi thứ mà họ cần gửi lại cho thân nhân. Mọi người được xe bịt kín đưa đến một nhà kho lớn nhất trong căn cứ. Ở đấy một máy bay vận tải 4 máy loại C-130 đă chờ sẵn. Mọi người kiểm soát lại lần cuối vật dụng trang bị, việc kiểm soát này kéo dài 1 giờ 45 phút. Mỗi khẩu súng, mỗi băng đạn đều được mở ra và kiểm soát lại. Chỉ có 56 người mà mang theo 111 loại vũ khí khác nhau th́ thật giống như mang theo cả một kho vũ khí đạn dược. Tất cả có 2 súng trường tự động M-76 (với 1.200 viên đạn), 48 súng trường xung kích CAR-15 (với 18.437 viên đạn), 51 súng lục loại ṇng 45 ly (với 1.162 viên đạn), 4 súng phóng lựu M-79 (với 219 lựu đạn), 4 khẩu đại liên M-60 (với 4.300 viên đạn) và 2 khẩu súng săn bắn đạn ria loại ṇng 12 ly (với 100 viên đạn). Ngoài ra họ c̣n mang theo 15 ḿn định hướng, 11 loại chất nổ đặc biệt và 213 lựu đạn. Cuối cùng mỗi người c̣n mang theo một con dao dài 6 inch cột chặt vào bắp chân.

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vụ tập kích Sơn Tây

    Vụ tập kích Sơn Tây
    Thất bại cuả Biệt Kích Mỹ tại Sơn Tây


    KBCHN:

    Kính thưa quư độc giả,

    Trong cuốn "CUỘC TẬP KÍCH SƠN TÂY" phát hành tại Hà Nội, Cộng Sản Việt nam vẫn ba hoa về "thắng lợi vĩ đại" của chúng trong vụ phản công cuộc tập kích trại tù SƠN TÂY nơi giam giữ khoảng 60 Phi Công Mỹ, trong một nổ lực để giải cứu các phi công bị cộng sản giam giưa này, của một đơn vị Biệt Kích Mỹ. Trân trọng kính mời quư độc giả theo dơi sự thật của cuộc tập kích Sơn Tây sau đây:
    1

    Fort Bragg / Colonel Bull Simons The Son Tay Raid

    ..Một số hoạt động trong vùng địch của các đơn vị đặc nhiệm Việt-Mỹ như NACV-SOG, Trung Tâm Huấn luyện và Hành Quân Delta (kế hoạch Delta, kế hoạch Omega của bộ phận B-50, và kế hoạch Sigma của bộ phận B-56 đă được thi hành trong thời gian từ năm 1964 đến giữa năm 1970. Sau thời gian này, Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt (LLDB) Hoa Kỳ tại Việt Nam chấm dứt các hoạt động biệt kích trên chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động đặc nhiệm mang tính cách chiến lược và hành động khẩn cấp vẫn được Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thực hiện, và một trong những công tác ngoạn mục nhất và nguy hiểm nhất của binh chủng này là cuộc hành quân đột kích giải cứu tù binh Mỹ tại nhà tù Sơn Tây, cách Hà Nội 23 miles về hướng Tây Bắc Việt.

    Công tác đặc biệt này được gọi là Cuộc Hành Quân Đặc Nhiệm Kingpin POW, và đă diễn ra ngày 21 tháng 11 năm 1970 do Đại Tá Arthur Simons với biệt danh "Ḅ Tót" chỉ huy. Lực Lượng Đặc Nhiệm gồm 56 quân nhân được chọn từ toán Lực Lượng Đặc Biệt số 6 và số 7 tại Trung Tâm Chiến Tranh Đặc Biệt Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Fort Brag, tiểu bang North Carolina. Và một số quân nhân khác cũng đă được chọn từ trường Biệt Động ở Fort Beening, tiểu bang Georgia.
    1

    Được chính thức hoạt động ngày 8 tháng 8 năm 1970 với danh xưng Lực Lượng Đặc Nhiệm Liên Quân Bờ Biển Ngà, kế hoạch này được Chuẩn Tướng Donald Blackburn, phụ tá đặc biệt về hoạt động cho Bộ Tham Mưu Liên Quân soạn thảo. năm 1965, khi c̣n mang cấp Đại Tá, ông được bổ nhiệm giữ chức chỉ huy trưởng MACV-SOG (Military Assistance Command Vietnam - Special Observation Group). Năm 1970, ông là người đưa ra ư kiến tổ chức cuộc đột kích và đệ tŕnh kế hoạch tổng quát lên tổng tham mưu trưởng liên quân là đại tướng Earle Wheeler.

    Tháng 6 năm 1970, Đại Tướng Lục Quân Aerle Wheeler chuẩn y kế hoạch tổng quát để giải cứu tù binh Mỹ do Chuẩn Tướng Blackburn đề xướng, đồng thời chỉ định một toán gồm 15 chuyên viên t́nh báo được đặt dưới quyền điều động của vị tướng này để bắt tay vào việc soạn thảo chi tiết kế hoạch. Kế hoạch này được phân chia thành 3 giai đoạn.

    GIAI ĐOẠN 1: THU THẬP TIN TỨC T̀NH BÁO

    Trại tù Sơn Tây không lớn, được xây dựng theo phối trí h́nh vuông, mỗi cạnh có chiều dài khoảng 45 mét, chung quanh có tường cao trên 2 mét. Trại nằm giữa một ruộng lúa, quanh trại có 3 vọng gác cao, tù binh Mỹ bị nhốt trong bốn cán láng.
    1

    Tấm h́nh chụp trong một buổi họp-báo tại Ngũ Giác Đài. Từ trái sang phải: Melvin Larid (Bộ Trưởng Quốc Pḥng), Đại Tá Arthur Simons (chỉ huy một toán đột-kích 22 người), Đề Đốc Thomas Moore (Chủ Tịch Hội Đồng Liên Quân), và Chuẩn Tướng Leroy Manor (Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm). (H̀NH ẢNH: U.S. Army)

    Trại Sơn Tây và Ấp Lỡ, một trại tù binh khác, đă được toán T́nh Báo Đặc Nhiệm Tù Binh Hoa Kỳ xác định vị trí vào tháng 5 năm 1970. Đây là toán đặc nhiệm được thành lập vào năm 1967 với nhiệm vụ là theo dơi hồ sơ các tù binh Mỹ, xác định vị trí của các trại tù, để thông báo cho Không Quân Hoa Kỳ tránh thả bom vào các khu vực đó. Riêng trại tù Sơn Tây, theo sự xác định của toán đặc nhiệm, trại này giam giữ khoảng 55 tù binh Hoa Kỳ.

    Sau khi đă xác định vị trí, Không quân Hoa Kỳ đă tiến hành các chuyến bay thám sát. Không ảnh từ các chuyến bay tiết lộ những trở ngại quan trọng chung quanh trại tù. Đó là một bộ chỉ huy của Sư Đoàn 12 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV), gồm 12 ngàn bộ đội đồn trú gần đó, và một trường huấn luyện Pháo Binh Bắc Việt. Cách trại Sơn Tây 500 mét là một trường trung học. Tại tỉnh Phúc Yên, miền Bắc, cách trại tù 32 km là một căn cứ Không Quân. Như thế có nghĩa là cuộc đột kích phải được thực hiện chớp nhoáng v́ viện binh của địch quân có thể hiện diện mau lẹ tại trận địa.

    GIAI ĐOẠN 2: TUYỂN MỘ VÀ HUẤN LUYỆN

    Ở giai đoạn này, Lục Quân Hoa Kỳ tuyển mộ các binh sĩ t́nh nguyện và tổ chức cuộc huấn luyện cho các cảm tử quân này. Trong khi đó bộ phận t́nh báo tiếp tục thực hiện những phi vụ chụp không ảnh vùng Sơn Tây bằng phi cơ bay cao loại Lockheed SR-71 và phi cơ không người lái Buffalo Hunter. Các ảnh chụp được trong mùa hè cho thấy các hoạt động tại Sơn Tây giảm thiểu và đến mùa thu 1970 th́ vắng vẻ. Trong khi đó, trại tù binh cách đó khoảng 26 km về phía Tây th́ nhộn nhịp hơn.



    Không ảnh trại tù Sơn Tây


    Sa bàn trại tù Sơn Tây được dựng lên từ dữ liệu không ảnh
    cho việc lập phương án đột nhập trại giam của LL /Đặc Nhiệm

    GIAI ĐOẠN 3: HÀNH ĐỘNG

    Lệnh thi hành được Bộ Tham Mưu Liên Quân chuẩn y và ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1970. Về các cảm tử quân, sau thời gian huấn luyện, vào đêm 18 tháng 11 năm 1970 tất cả đội đặc nhiệm này được đưa lên vận tải cơ C-141. Từ giờ phút đó, các cảm tử quân không được mặc quân phục hay mang huy hiệu của đơn vị nào. Sau nhiều giờ trên máy bay, họ được thả xuống phi trường Thakhi, Thái Lan.

    Ngày N sắp bắt đầu sau sáu tháng hoạch định và ba tháng tập dượt kỹ càng. Trước giờ xuất phát, các cảm tử quân mới được thông báo là cuộc đột kích bí mật này có mục tiêu cứu tù binh Mỹ bị giam tại nhà tù Sơn Tây Bắc Việt. Do đó đội đặc nhiệm sẽ tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng và táo bạo.
    1

    Trực thăng HH-53 chở toán Delta được C-130 tiếp nhiên liệu trên không phận Lào trước khi xâm nhập Bắc Việt trực chỉ Sơn Tây

    Theo kế hoạch, Lực Lượng Đặc Nhiệm lên các trực thăng HH-53 tại căn cứ Không Quân Udom ở Thái Lan, bay qua đất Lào vào Sơn Tây. Trong khi đó các phi cơ chiến đấu Không Quân, Hải Quân Mỹ sẽ mở cuộc không tập đánh lạc hướng trên không phận Bắc Việt. Đúng 2 giờ 18 phút sáng ngày 21 tháng 11, Trung Tá Không Quân Hebert Zehnder đáp trực thăng chở toán xung kích của Đại Úy Richard J. Dick Meadows xuống ngay sân nhà tù Sơn Tây.

    Mặc dù đă tập dượt kỹ càng, chiếc trực thăng chở toán quân này cũng bị vướng một dây phơi quần áo, cánh quạt đụng phải một thân cây làm máy bay rớt xuống đất trong sự va chạm dữ dội. Theo lời kể của Đại Úy Meadows th́ chỉ có một trung sĩ bị b́nh chữa lửa đập vào chân làm bể mắt cá, c̣n Trung Úy George Petrie th́ bị té văng ra khỏi trực thăng, ngoài ra không có ai bị thương.

    Dưới quyền điều động của trưởng toán Meadows, tất cả nhảy ra khỏi trực thăng và tác xạ triệt hạ các lính canh Cộng Sản Bắc Việt. Đại Úy Meadows khom người phóng ḿnh vào trại, vừa nói qua loa phóng thanh cầm tay: "Chúng tôi là quân nhân Mỹ đến cứu các anh, tất cả nằm xuống tránh đạn. Chúng tôi sẽ vào ngay."

    Thế nhưng không một ai trả lời.

    Trong khi đó, Trung Tá Không Quân John A. Allison hạ trực thăng của ông chở toán an ninh và chỉ huy của Trung Tá Elliott P. Sudnor xuống bên ngoài tường nhà đúng kế hoạch. Thượng Sĩ Herman Spencer dùng chất nổ phá thủng bức tường. Họ tiếp tay với toán xung kích đang chiến đấu tiến vào nhà tù, lục soát các ṭa nhà. Trung Sĩ Tyrone J. Adderly, thuộc toán chỉ huy dưới đất đă dùng súng phóng lựu M-79 để tiêu diệt một vị trí súng máy nguy hiểm nhất của địch.

    Cùng vào thời gian này, Trung Tá Không Quân Warren A. Britton, chở toán binh sĩ do Đại Tá Arthur Simons chỉ huy, hạ cánh xuống tọa độ được ấn định. Thế nhưng cả toán lại bị thả lộn xuống một trường trung học cách trại tù chừng 500 mét. Trường học này đă được quân Bắc Việt sử dụng làm trại lính.
    1

    Trong cuộc chiến Việt Nam, trực thăng HH-3 thường được xử dụng cho các phi vụ cấp cứu phi công lâm nạn (máy bay bị bắn rớt, phải nhảy dù xuống vùng đất địch). Trực thăng được trang bị một ống tiếp nhận nhiên liệu phía trước để có thể nhận xăng từ một phi cơ tanker trên không trung. Trên trực thăng có gắn hai đại liên 7.62-ly, hoặc một giàn đại liên 6-ṇng ghép (h́nh nhỏ). Ở phía sau có một hệ thống giây cáp dài 70 mét dùng để "móc" phi công lên thăng trong trường hợp trực thăng không đáp xuống được. Ngày 21 tháng 11/1970, hai chiếc HH-53 chở đầy lính lực lượng đặc biệt đă cất cánh từ căn cứ Udorn, Thái Lan, được hộ tống bởi 5 oanh tạc cơ A-1 Skyraiders bay qua không phận Lào và sau đó trực chỉ Sơn Tây để giải cứu các tù binh Mỹ.

    Nhận thấy cảnh trí lạ hoắc, toán của Đại Tá Simons biết là sai địa điểm, nhưng trực thăng đă bay lên cao nên cả toán phải quyết tử chiến. Quân Cộng Sản Bắc Việt túa ra và tất cả đă hoảng hốt trong quần xà lỏn cùng áo thun. Đại Úy Wather lập tức bắn gục 3 Cộng quân.

    Trong khi đó, Đại Tá Simons vừa nhảy xuống giao thông hào th́ đă đụng một bộ đội Cộng Sản với vẻ mặt ngơ ngác kinh hăi. Trong tích tắc, hắn bị bắn hạ tại chỗ. Trong ṿng 5 đến 10 phút, cả toán của Đại Tá Simons đă tiêu diệt trên 100 bộ đội Bắc Việt. Ngay sau đó, phi công trực thăng biết là thả lầm nên đă hạ xuống đón và đổ toán này xuống trại tù Sơn Tây.

    Bên trong nhà tù Sơn Tây, các binh sĩ thuộc quyền chỉ huy của Đại Úy Meadows và Trung Tá Sydnor đă tiêu diệt trên 50 lính gác Cộng quân trong khi lục soát nhà tù và t́m các đường hầm. Nhưng họ không t́m thấy một tù binh Hoa Kỳ nào. Cảm tử quân được rút lui sau 20 phút trên mặt đất. Và hành động cuối cùng của Đại Tá Medows là tiêu hủy chiếc trực thăng bị hư hại (lúc đầu khi đáp xuống) trước khi rút lui.

    Sau khi cuộc hành quân kết thúc, bộ phận t́nh báo Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ mới biết rơ là toán tù binh Mỹ đă được di chuyển đi nơi khác khỏi Sơn Tây từ hồi tháng Bảy, v́ miền này bị lụt. Một nghi vấn được nhiều nhà quân sự và quân sử Hoa Kỳ nêu lên là tại sao Đô Đốc Moorer (người thay thế Đại Tướng Wheeler trong chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân) là ngày 19 tháng 11 năm 1970 (ngày N-2) chính ông đă được báo là tù binh đă di chuyển trại mà vẫn ra lệnh xuất phát cuộc đột kích.
    1

    President Nixon speaks during an awards ceremony honoring four members of the military special forces team which raided the Son Tay P.O.W. Camp in North Vietnam. The honorees from left to right are: Brigadier General Leroy Manor, Technical Sergeant Leroy Wright, Sergeant First Class Tyrone Adderly, and Colonel Arthur Simons. (Image Wally McNamee/CORBIS)

    Về kết quả, theo nhận định của Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, th́ mặc dù t́nh báo cấp cao đă thiếu sót theo dơi và thu thập tin này, nhưng cuộc đột kích được coi là hoàn toàn không vô ích. Một sự kiện được các quan sát viên ghi nhận là sau trận đột kích bất thành, Hà Nội biết rằng Hoa Kỳ rất quan tâm đến an toàn của tù binh Mỹ nên buộc ḷng đă phải thay đổi cách đối xử với các quân nhân Hoa Kỳ bị giam giữ tại miền Bắc để t́m sự thương thảo tại hội đàm Paris. Vương Hồng Anh

    Đây là một đoạn của tác giả Bùi Tín viết trong cuốn "Người Hùng Mỹ Chóng Mặt" (NXB Quân Đội Nhân Dân -1973) nói về vụ đột kích Sơn tây :

    " . . . Tôi nhớ vụ đó xảy ra vào quăng tháng 11 năm 1972. Lúc bấy giờ có một trại giam phi công Mỹ ở miền Bắc đặt tại Sơn Tây. Để thu thập tài liệu cho cuốn sách đang viết là cuốn "Người hùng Mỹ chóng mặt", tôi đă phỏng vấn gần hai trăm tù binh Mỹ, hầu hết là những phi công lái máy bay.

    Trước đó hai tháng, vào tháng 9.1972, tôi lên trại giam ở Sơn Tây và đă ở trại đó hai ngày. Trong trại có khoảng hơn sáu chục phi công Mỹ và tôi c̣n nhớ có hai người da màu, trong đó c̣n có một người Mỹ gốc Nhật Bản. Trận giải cứu tù binh Mỹ không thành, khi trong ba máy bay trực thăng của toán giải cứu đổ bộ xuống, có một chiếc hạ xuống sân trại giam bị vướng vào một cây bàng, nên không cất cánh lên được, đành phải bỏ lại. Ngày hôm sau tôi đă lên trại, tận mắt chứng kiến nơi bị biệt kích Mỹ tập kích. Lư do thất bại của phía Mỹ rất đơn giản là số tù binh ở trại đă được chuyển đi trước đó hơn hai tuần. Sự di chuyển này hoàn toàn nằm trong kế hoạch đă định sẵn, không phải do ư định giải cứu của Mỹ bị lộ. Qua t́m hiểu từ các tài liệu của Mỹ, tôi được biết t́nh báo trên mặt đất của họ rất yếu. Phía Mỹ chỉ dựa vào ảnh chụp được qua máy bay do thám của họ để phân tích, phán đoán ở vùng đó có một trại giam và có người Mỹ ở đó và họ đă quyết định giải cứu. Kế hoạch giải cứu được tổ chức, chuẩn bị rất công phu. Họ đắp sa bàn qua bản đồ khu vực Sơn Tây có trại giam, lập mô h́nh giống hệt với thực địa, nơi đổ quân giải cứu, gồm có lô cốt, nhà cửa, trại giam. Các đơn vị biệt kích của Mỹ đă được huấn luyện đặc biệt trên một ḥn đảo bí mật. Vào lúc nửa đêm, máy bay lên thẳng của Mỹ chở quân biệt kích đi giải cứu xuất phát từ Thái Lan và bay khá cao rồi hạ xuống khu vực đổ bộ. Toán giải cứu hoạt động trong khu vực trại giam khoảng 40 phút. Do không có t́nh báo mặt đất nắm sát t́nh h́nh, nên trong thời gian chuẩn bị tập kích số tù binh đă được chuyển đi mà phía Mỹ vẫn không hay biết. Cuộc giải cứu không thành công, phải bỏ lại một máy bay lên thẳng và bắt mang theo ba, bốn bộ đội địa phương để khai thác tài liệu. . ."

    Hội ngộ lần thứ 40, cuộc giải cứu “hụt” tù binh Mỹ ở Sơn Tây

    Destin – Trong số những người tham dự buổi hội ngộ lần thứ 40 kỹ niệm ngày giải cứu tù binh Mỹ ở Sơn Tây, không những chỉ có những người lính thuộc lực lượng đặc biệt năm xưa, mà c̣n có sự tham dự của những cựu tù binh Mỹ.

    Ngày 21 tháng Mười Một năm 1970, 59 lính thuộc Lực lượng Đặc biệt (trong đó có 3 người thuộc binh chủng Không Quân, phần c̣n lại là lính Green Berets) bay đêm trong một phi vụ giải cứu khoảng chừng 50-75 tù binh Mỹ đang bị giam giữ ở nhà tù Sơn Tây, Bắc Việt Nam.

    Những ǵ họ t́m thấy sau khi đột kích là một nhà tù vắng toanh.

    “Điều này ám ảnh những người lính tham dự cuộc giải cứu đó qua một thời gian rất lâu,” ông Gargas, tác giả cuốn “Cuộc tập kích Sơn Tây: Tù binh Mỹ ở Việt Nam không bị lăng quên” nói.
    1

    Tất cả lính biệt kích Mỹ tham dự lần đó đều bày tỏ sự thất vọng khi phát hiện trại tù không có tù binh nào. Nhưng ở thời điểm đó, họ không biết rằng, tuy không cứu được tù binh nào nhưng công tác này là một sự thành công về các phương diện khác.

    Theo tác giả Gargas, tù binh Mỹ ở Việt Nam ngay sau đó biết chuyện giải cứu này. Cho dẫu họ không được cứu trong lần đó, tin tức cuộc giải cứu này làm họ phấn chấn, phục hồi niềm hy vọng và điều kiện sống của họ được cải thiện.

    Trước cuộc tập kích Sơn Tây này, tù binh Mỹ bị giam rải rác ở nhiều trại giam khác nhau trong những điều kiện sống khủng khiếp, rất nhiều người trong số họ bị biệt giam. Tất cả họ được dồn về một chỗ ngay trước khi cuộc tập kích xảy ra.

    “Họ được đưa vào những pḥng lớn chứa khoảng 40 đến 50 người. Cuối cùng họ thấy được những khuôn mặt người đồng đội Hoa Kỳ,” ông Gargas nói. “Họ ư thức là họ chưa bị lăng quên, đang có người t́m kiếm họ. V́ vậy họ biết là họ sẽ có ngày về.”

    Cuộc giải cứu này được đánh gía như là một mẫu mực của một công tác liên quan đến nhiều ban ngành trong quân đội, được tiến hành chuẩn xác, theo Hội Biệt Kích Sơn Tây (STRA).

    Theo tác giả Charles Tustin Kamps, không ảnh từ máy bay do thám Hoa Kỳ Blackbird SR-71 xác định là trại tù Sơn Tây, cách Hà Nội 20 cây số có thật và đang hoạt động. Tướng một sao Donald B. Blackburn dựa vào điều này để đề nghị kế hoạch giải cứu tù binh. Được chấp thuận bởi Tổng Tham mưu trưởng Liên quân tướng Earle Wheeler, Trung tá Elliott Sydnor và Đại tá Arthur Simons đích thân đứng ra tuyển chọn người, huấn luyện, thực tập ở một trại giam được xây dựng bởi Cơ quan T́nh báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) dựa trên h́nh không ảnh của trại tù Sơn Tây, xây ở Căn cứ Không quân Eglin, tiểu bang Florida.

    Đêm 20 tháng Mười Một năm 1970, Không quân Hoa Kỳ cho vào trận với một chiếc EC-130, hai chiếc EC-130E, một chiếc 135M và một chiếc EC-121T để kiểm soát phần không gian, gây nhiễu sóng và theo dơi, điều hợp cuộc đột kích.

    Về phía Hải quân, gồm mười chiếc F-4 bảo vệ vùng trời nếu MIG xuất hiện cùng với năm chiếc F-105 Wild Weasel để đánh hoả tiển nếu các dàn SAM trở nên hoạt động, cùng với mười chiếc KC-135 tiếp xăng trên không cho máy bay. Những chiến đấu cơ của hải quân Hoa Kỳ đă thành công trong việc làm hệ thống pḥng không của Bắc Việt hoàn toàn để ư đến họ về phía Đông và sơ hở ở phía Tây là nơi lính biệt kích Mỹ đổ vào từ phía bắc Lào.

    2:18 sáng ngày 21, lính biệt kích Mỹ đột kích trại tù Sơn Tây. Họ chỉ thấy trại vắng tanh, không một tù binh nào được t́m thấy ở đây. Tất cả lính biệt kích được di tản ra khỏi trại tù đúng 29 phút sau khi đáp, một phút trước kế hoạch.

    Không có tử vong về phía Mỹ trong trận tập kích này. Tuy nhiên, có một số tử vong về phía Bắc Việt khi máy bay trực thăng do ông Đại tá Simons điều khiển đáp trật chỗ, lại nhằm ngay chỗ lính bảo vệ Bắc Việt đang trú và lính Bắc Việt bị tấn công bất ngờ.

    1

    In May 1970, aerial photographs revealed what U.S. military intelligence believed was a POW camp near the town of Son Tay, twenty-three miles west of North Vietnam's capital city. When American officials decided the prisoners were attempting to send signals, they set in motion a daring plan to rescue the more than sixty airmen thought to be held captive. On November 20, a joint group of volunteers from Army Green Berets and Air Force Special Operations Forces perfectly executed the raid, only to find the prisoners' quarters empty; the POWs had been moved to a different location. Initially, the Son Tay raid was a devastating disappointment to the men who risked their lives to carry it out. Many vocal critics labeled it as a spectacular failure of our nation's intelligence network. However, subsequent events proved that the audacity of the rescue attempt stunned the North Vietnamese, who implemented immediate changes in the treatment of their captives. They consolidated all Americans from their incarceration in camps to a single downtown Hanoi location where prisoners could take better care of each other. The operation also restored the prisoners' faith that their nation had not forgotten them.

    John Gargus not only participated in the planning phase of the Son Tay rescue, but also flew as a lead navigator for the strike force. In the last few years, he has immersed himself in relevant documents that have been declassified. He has also conducted extensive interviews with others involved in the secret mission. The Son Tay Raid incorporates this wealth of unpublished material--air operations planning and training, ground preparation, interviews, and even North Vietnamese perspectives--with Gargus's own experience. No previous account of this top-secret action has given so many details or such insight into both the execution and results of Son Tay. This book will be an invaluable addition to the history and historiography of the Vietnam War.

    Minutes after 2 A.M. on November 21, 1970, more than one hundred U.S. war planes shattered the dark calm of the skies over Hanoi. Their mission: rescue sixty-one American POWs from Son Tay prison. Less than thirty minutes later, the raid was over, but no Americans had been rescued. The prisoners had been moved from Son Tay four and a half months earlier and that wasn’t all. Part of the raiding force landed at the wrong compound, a “school” bristling with enemy soldiers, but the soldiers weren’t Vietnamese . . .

    Replete with fascinating insights into the workings of high-level intelligence and military command, The Raid is Benjamin Schemmer’s unvarnished account of the courageous mission that was quickly labeled an intelligence failure by Congress and a Pentagon blunder by the world press. Determined to ferret out the truth, Schemmer uncovers one of the CIA’s most carefully guarded secrets. From the planning and live-fire rehearsals to the explosive reactions of the Joint Chiefs of Staff watching the drama unfold to the aftermath as the White House and Pentagon struggled for damage control, Schemmer tackles the tough questions. What really happened during the twenty-seven minutes the raiders spent on the ground? Did the CIA know the whole time that the Americans were gone? Had the Agency in fact been responsible for the POWs being moved? And perhaps most intriguing, why was the rescue—though it never freed a single prisoner—not a failure after all?
    Last edited by alamit; 02-10-2012 at 12:48 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện thật về cô du kích và phi công Mỹ
    By Cộng con mất gốc in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 1
    Last Post: 22-04-2012, 10:22 PM
  2. Replies: 16
    Last Post: 24-12-2011, 06:56 AM
  3. 10 Vụ Không Kích Gây Chấn Động Thế Giới
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 13-12-2011, 02:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •