Page 4 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 31 to 40 of 65

Thread: Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P29




    John Mc Cain được Trung úy Jay Coup Jr hộ tống đưa ra sân bay Gia Lâm, 14/4/1973

    Đầu năm 1967, nhiều dấu hiệu cho thấy hai trung đoàn chủ lực Quân Giải phóng là Trung đoàn 271 và Trung đoàn 273 xuất hiện tại tỉnh Phước Long. Ngành t́nh báo cũng tin rằng hai trung đoàn chính quy Bắc Việt là Trung đoàn 84 và Trung đoàn 141 đang hoạt động trong chiến khu D.


    Mimot, 5/1970

    Ngoài các đơn vị chính quy Bắc Việt, Quân Giải phóng, c̣n có thêm Đoàn Hậu cần 81 của đối phương. V́ vậy, SOG được lệnh tổ chức tiếp cuộc hành quân Blackjack 33, do lực lượng xung kích cơ động phối hợp với chương tŕnh Sigma đảm nhiệm, kéo dài từ 24/4 cho đến 24/5/1967, tại vùng chiến thuật III. Khu vực hành quân vẫn là chiến khu D, an toàn khu của Quân Giải phóng. Lực lượng xung kích cơ động do Đại úy James G. Gritz chỉ huy. Tổng chỉ huy cuộc hành quân Blackjack là Trung tá Clarence T. Hewgley.

    Nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm 957 trong cuộc hành quân này là làm mồi nhử cho các trung đoàn chính quy của đối phương xuất hiện, sau đó Sư đoàn bộ vbinh số 1 “Anh cả đỏ” của Mỹ sẽ chặn đánh, tiêu diệt các đơn vị chủ lực của Bắc Việt và Quân Giải phóng. Đại tá Francis Blackjack Kelly, chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ được Thiếu tướng John Hay, Tư lệnh Sư đoàn “Anh cả đỏ” bảo đảm sẽ đưa quân vào tiếp viện ngay tức khắc, trong trường hợp lực lượng xung kích cơ động chạm trán với một đơn vị cấp lớn của đối phương.

    Đầu tháng 5/1967, tại chiến khu D đă diễn ra cuộc chạm trán nảy lửa giữa biệt kích quân với một đơn vị chủ lực của Quân Giải phóng. Sư đoàn “Anh cả đỏ” đă không vào tiếp cứu kịp như lời bảo đảm của Tướng Hay, khiến cho lực lượng đặc nhiệm 957 bị thiệt hại nặng. Ngày 4/5/1967, lực lượng xung kích cơ động được lệnh đưa về trại biệt kích Trảng Sụp, Tây Ninh bằng trực thăng Chinook CH47 để bổ sung quân số. Y tá James C. Donahue ngồi một ḿnh trên chiếc C123 bay về Tây ninh, xung quanh anh ta là những xác biệt kích Khmer nằm la liệt trên sàn. Khi chiếc máy bay đáp xuống tại Trảng Sụp, máu chảy ra từ những thân thể bất động tràn về phía trước khoang máy bay.


    Tiểu đoàn 1, Trung đoàn bộ binh 16 Mỹ tại chiến khu D, 19/1/1967

    Sau tổn thất thê thảm trên, hai toán biệt kích Mỹ A303 và A304 nhập lại, vẫn do Đại úy Gritz chỉ huy, Đại úy Tom Johnson làm phụ tá. Sau 5 ngày nghỉ để lấy lại tinh thần, ngày 9/5/1967, lực lượng đặc nhiệm 937 được trực thăng chở đến trại biệt kích Đồng Xoài, Phước Long để chờ đến tối xâm nhập trở lại chiến khu D. Đại úy Bo Gritz được Pḥng Nh́ của sư đoàn 1 “Anh cả đỏ” cho biết là trận đụng độ trước đây trong ngày 3/5, lực lượng đặc nhiệm 957 bị Trung đoàn chủ lực 271 Quân Giải phóng tấn công. Do đó họ vẫn phải làm nhiệm vụ của ḿnh cho đến khi cuộc hành quân Blackjack chấm dứt. Có lẽ phải rất nhiều năm sau, hơn ai hết, những cựu biệt kích quân Sài G̣n mới thấy hết được sự thâm hiểm trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Dùng người Việt đánh người Việt” của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Theo tài liệu:
    - Hard to Forget, by Steven M. Yedinak
    - Blackjack 33, by James C. Donahue

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giao sư Vủ Đ́nh Hiêu - 30



    MẬT HIỆU BRIGHT LIGHT

    Thiếu tá Dean Wood cố gắng lái chiếc khu trục A1 Skyraider trúng đạn pḥng không, bay ra biển Đông, nơi có Hạm đội 7 của Mỹ chờ sẵn. Chiếc máy bay đă hỏng nặng, chỉ c̣n biết trông cậy vào khả năng của viên sĩ quan Hải quân, ông ta kéo chiếc cần màu vàng giữa hai đùi và chiếc ghế ngồi trong buồng lái, bắn ra ngoài không trung. Cách xa mấy dặm, binh sĩ Bắc Việt nh́n chiếc máy bay đâm xuống đất, nổ tung và một chiếc dù dạt vào dăy núi ở hướng tây.


    Bờ Bắc Thạch Hăn, Quảng Trị, 9/4/1973



    Bờ Nam

    Ngoài biển Đông, Đô đốc Leroy Johnson không thể ngồi yên khi được biết một sĩ quan hải quân Mỹ đang trong t́nh thế nguy hiểm. Ông ta gọi điện thoại cho Tướng Westmoreland ở Sài G̣n, yêu cầu gửi một đơn vị nhỏ ra ngoài Bắc t́m kiếm người phi công lâm nạn. Tướng Westmoreland ra lệnh cho chỉ huy trưởng SOG, Đại tá Singlaub thi hành công tác.

    Vào nửa đêm ngày 12/10/1966, máy bay C2 của hải quân đem theo toán thám báo Iowa hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm Intrepid, chuẩn bị thực hiện kế hoạch giải cứu các phi công Mỹ bị bắn rơi trên lănh thổ miền Bắc Việt Nam. Chương tŕnh giải cứu tù binh Mỹ có mật hiệu là Bright Light. Bộ Tổng Tham mưu quân đội Mỹ chỉ định Đại tá Aderholt là trưởng pḥng OPS 80 của SOG, có nhiệm vụ t́m kiếm dấu vết tù binh Mỹ, trại giam tù binh, giải cứu... kể cả dùng tiền bạc để có thể lấy lại tù binh. Pḥng OPS 80 trực thuộc SOG, đây là đơn vị duy nhất có khả năng và được phép hoạt động bí mật tại khu vực Đông Nam Á.



    Ngày 30/8/1966, một chiêu hồi vốn gốc người vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết căn cứ của đơn vị anh ta có giam giữ một tù binh Mỹ tên là Jackson. Đó là Đại úy không quân Carl E. Jackson, bị mất tích khi chiếc máy bay vận tải cơ C123 của ông ta bị rơi ở hướng tây nam Sài G̣n ngày 27/6/1965. Sau khi không ảnh và máy ḍ sự thật cho biết về vị trí trại tù binh, SOG chuẩn bị cho một cuộc tấn công biệt kích để giải cứu viên phi công Jackson.


    Bến Tre, 11/7/1967

    Trong khi đó, tại Kontum, sở chỉ huy hành quân Crimson Tide chuẩn bị cho một đại đội đi giải cứ tù binh. SOG chỉ định Đại úy Frank Jaks chỉ huy phi vụ đặc biệt này. Sáng sớm ngày 18/10/1965, Đại đội biệt kích Nùng cùng với người hồi chánh chờ tại sân bay Kontum. Nhưng chiếc máy bay C130 chở họ đến chậm, do đó khi đến tỉnh Sóc Trăng, nơi có căn cứ tiền phương của cuộc tấn công, họ đă chậm mất bốn giờ đồng hồ. Họ cũng chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về t́nh h́nh đối phương, nhưng họ đă phải cấp tốc lên đường.


    Đồng bằng sông Cửu Long, 17/12/1966

    Khi Đại úy Jaks và hai trung đội xuống băi đáp trực thăng, cách đó chừng 500 thước, đối phương đă nổ súng vào đội h́nh hai trung đội biệt kích. Tại băi thả trung đội thứ ba, tiếng súng cũng nổ đinh tai. Chiếc trực thăng chở trung đội trưởng Huckleberry Lewis và tiểu đội trưởng Nùng bị trúng đạn rơi xuống. Chiếc máy bay phản lực F100 yểm trợ không hiệu quả, đến khi chiếc A1 Skyraider đến th́ đă quá muộn để giải cứu Trung đội 3. Đại úy Jaks cùng hai trung đội c̣n lại cầm cự suốt đêm. Đên sáng đối phương mới rút. Biệt kích quân t́m thấy Huckleberry cùng nhiều quân nhân Nùng nằm chết ngay băi đáp. H́nh như Charlie Vessels đă tập hợp những biệt kích quân sống sót lui vào một nghĩa địa nhỏ gần đó để chống cự. Vessels cũng chết cùng với một toán lính Nùng khác. Cả trung đội 3 đều bị thương vong.

    Có lẽ gia đ́nh, bạn bè của Đại úy Jackson cho đến nay vẫn chưa từng biết chuyện những biệt kích quân đă hy sinh trong trận đánh nhằm giải cứu anh ta. Bởi đến nay, anh ta vẫn c̣n mất tích.

    Một tuần sau, máy bay trinh sát của SOG bay trên không phận Lào đă chứng kiến một chiếc F105 bị trúng đạn pḥng không và rơi. Viên phi công nhảy dù xuống vùng rừng núi trên đất Lào. Thiếu tá Frank Sova gọi điện cho căn cứ hành quân tiền phương của SOG ở Dakto: “Tôi thấy chiếc dù đang bay về hướng đó. Anh ta tháo dù và trốn vào rừng. Bạn có thể làm cách nào đi cứu anh ta không?”.



    Đại úy Jaks, chỉ huy trưởng căn cứ tiền phương Dakto đánh dấu trên bản đồ vị trí viên phi công lâm nạn, cách đó 70 dặm, xa hơn khu vực đường ṃn Hồ Chí Minh, ở đó đầy rẫy quân Bắc Việt. Tệ hơn nữa, nơi đó nằm ngoài tầm hoạt động của loại trực thăng Huey. Jaks yêu cầu phi công trực thăng t́m cách tăng tầm hoạt động. Họ quyết định bơm một thùng phuy 55 gallon nhiên liệu rồi chất lên máy bay. Trên đường về họ sẽ đáp xuống nơi nào đó bên Lào, đổ thêm nhiên liệu bay về. Đây cũng là một câu chuyện rất liều mạng.

    Đến chiều, toán biêt kích ứng cứu của SOG ra đi. Họ trông thấy pháo hiệu cấp cứu do viên phi công bắn lên cho biết vị trí của anh ta. Ngồi trên máy bay ứng cứu, toán biệt kích cũng nh́n thấy quân Bắc Việt đang trên đường đến mục tiêu. Khi viên phi công được câu lên, anh ta mừng khôn xiết: “Chúa ơi! Tôi đâu biết phe ta có máy bay của Lục quân ở gần đây!”. Sau đó viên phi công được SOG dặn phải quên đi những ǵ ḿnh trông thấy. Chiếc máy bay phải đáp xuống một cánh đồng bên Lào, mấy tay biệt kích đẩy thùng phuy nhiên liệu ra, h́ hục bơm bằng tay một cách vội vă và trở về Dakto.


    Chỉ có một số rất ít phi công của không quân, hải quân biết có sự hiện diện của những toán thám báo SOG xâm nhập Lào, Bắc Việt Nam để cứu họ. Nhằm bảo đảm an toàn cho những toán thám báo của SOG và dễ thành công trong những sứ mạng của họ, chuyện này phải được giữ kín trong suốt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU


    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiêu - 31



    ĐẶC NHIỆM BAT 21

    Một trong những nỗ lực lớn của Pḥng T́m kiếm quân nhân mất tích (JPRC) thực hiện trong tháng 4/1972, là phi vụ có mât danh “Bat 21”, nhằm cứu Trung tá không quân Iceal Hambleton bị bắn rơi gần Đông Hà, Quảng Trị trong chiến dịch Mùa hè đỏ lửa.


    Khe Sanh

    Trung tá Hambleton là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm của Không lực Mỹ. Ông ta 53 tuổi, phục vụ trong quân đội 30 năm và sắp măn hạn phục vụ tại Việt Nam. Những nỗ lực trong việc ứng cứu Hambleton là một trong những điều khó khăn và chịu tổn thất nhiều nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Câu chuyện này đă trở nên một giai thoại, được quay thành phim do diễn viên nổi tiếng Gene Hackman đóng vai Trung ta Hambleton và Danny Glover đóng vai người phi công trong phim “Điều không tiền phương” (Forward Air Control - FAC). Trong chuyến giải cứu này, một câu hỏi quan trọng được đặt ra: “Không lực Hoa Kỳ đă rất tốn kém về bom đạn, máy bay, vũ khí cùng nhân lực để cứu một phi công lâm nạn, điều đó có đáng thực hiện không?”.

    Trận tấn công quy mô của Quân Bắc Việt được người Mỹ gọi là “Trận Tổng tấn công trong Lễ Phục Sinh”. Quân đội Sài G̣n gọi là trận “Mùa Hè đỏ lửa”. Quân đội Bắc Việt Nam gọi là “Chiến dịch Xuân Hè 1972”. Trong chiến dịch này, Quân đội Bắc Việt không sử dụng đơn vị nhỏ, mà sử dụng cấp quân đoàn với nhiều sư đoàn tham chiến, được các đơn vị thiết giáp, pháo binh, pḥng không yểm trợ mạnh mẽ cho các trận tấn công. Mục tiêu của trận tấn công này là Quảng Trị, tỉnh cực bắc của miền Nam Việt Nam, nằm sát khu phi quân sự; bên kia đất Lào là những căn cứ dưỡng quân, tiếp vận của Quân đội Bắc Việt.

    Mặc dù bị tấn công bất ngờ, nhiều đơn vị quân đội Sài G̣n đă anh dũng chống cự lại, nhưng vẫn phải rút quân. Riêng Sư đoàn bộ binh 3, một đơn vị mới thành lập, bị bao vây không lối thoát.


    Lữ Dù 173 tại Đồi 875, Dakto

    Quân Bắc Việt đă dày công chuẩn bị cho trận tấn công. Lợi dụng thời tiết xấu, hạn chế sự yểm trợ của không quân Việt – Mỹ. Để chia lửa cho Sư đoàn bộ binh 3, ngày 2/4/1972, các pháo đài bay B52 được lệnh thả bom trên các trục đường tiến quân của Quân đội Bắc Việt. Không lực Hoa Kỳ biết rằng trong đội h́nh hành quân, đối phương có đem theo tên lửa đất đối không SAM, do đó trong kế hoạch không tập được tăng cường thêm hai máy bay EB66, để làm rối loạn hệ thống radar của các dàn tên lửa SAM. Tên gọi hai chiếc máy bay EB66 là BAT 21 và BAT 22.

    Mặc dù Không lực Hoa Kỳ đă đề pḥng, nhưng các dàn tên lửa SAM của Bắc Việt vẫn phát hiện được những máy bay Mỹ. Đối phương phóng lên ba quả tên lửa. Hai quả đầu hụt. Quả thứ ba trúng chiếc máy bay BAT 21. Phi hành đoàn loại máy bay này có sáu người, nhưng chỉ mỗi ḿnh Trung tá Hambleton bung được dù xuống đất an toàn. Một phi cơ “Điều không tiền phương” theo dơi chiếc dù của Hableton, thấy rơi xuống vùng đất đă bị đối phương chiếm, vội bắn tín hiệu cấp cứu.


    Kontum, 2/1966

    Điều may mắn là trên không phận đang có máy bay ứng cứu cho một phi công bị bắn rơi trước đó nhận được tín hiệu cấp cứu. Khi hai chiếc khu trục A1 Skyraider bay vào vùng mặt trận, các dàn súng cao xạ của đối phương bắn lên như đạn lưới. Sau khi những chiếc khu trục đă làm chủ t́nh h́nh, trực thăng cấp cứu mới bay vào. Bất ngờ súng pḥng không của đối phương lại bắn lên dữ dội, hạ luôn chiếc trực thăng ứng cứu. Một người duy nhất trên trực thăng sống sót, bị đối phương bắt sống, áp tải sang bên kia khu phi quân sự. C̣n ba thành viên phi hành đoàn khác chết. Lúc đó đă xế chiều, các phi vụ ứng cứu tạm ngưng, chỉ có những chiếc phi tuần đến oanh kích xung quanh khu vực Trung tá Hableton đang ẩn nấp. Nguy hiểm hơn nữa, vị trí của ông ta rơi cách tuyến pḥng thủ của Quân đội Sài G̣n 4 km, ngay trên hướng tiến quân chính của Quân đội Bắc Việt.


    Sáng hôm sau, ngày 3/4 các phi vụ ứng cứu đều phải đối mặt với hỏa lực pḥng không đối phương bắn lên dữ dội. Hai chiếc trực thăng CH53 Jolly Green bị trúng đạn, nhưng lết về được đến sân bay Phú Bài ở Huế. Chiều hôm đó, một chiếc máy bay quan sát OV10 do Đại úy William Henderson và Trung úy Mark Clark bị trúng tên lửa vác vai A72. Cả hai phi công nhảy dù ra trước khi chiếc máy bay nổ tung trên trời. Đại úy Henderson bị bắt lúc đang lẩn trốn trong một bụi cây gần bờ sông. Clark vẫn c̣n chạy trốn, bị các toán quân Bắc Việt ráo riết truy lùng.


    Đồng bằng sông Cửu Long, 1962

    Như vậy, có tên hai phi công đang nằm trong vùng đối phương kiểm soát. Đêm đó Trung tá Hambleton báo cáo, đối phương sử dụng đèn pin đi t́m ông ta. Hai ngày tiếp theo là ngày 4 và 5/4/1972, thời tiết trở nên xấu, công việc ứng cứu hai phi công bị bắn rơi phải tạm ngưng. Sang ngày hôm sau, thời tiết trở nên tốt hơn, các phi tuần A1 được lệnh tấn công các trận địa pḥng không của đối phương. Mọi nỗ lực đều dồn vào việc giải cứu các phi công lâm nạn. Những cố vấn Mỹ trong các đơn vị Quân đội Sài G̣n yêu cầu yểm trợ, nhưng Không quân Mỹ làm ngơ.

    Mặc dù Mỹ tiêu thụ không biết bao nhiêu tấn bom, cũng không ngăn được Quân đội Bắc Việt tấn công mạnh mẽ. Sau những trận oanh kích, chiếc FAC ra hiệu cho trực thăng Jolly Green bay vào cứu Hambleton. Viên phi công trực thăng rất can đảm, bị trúng đạn vẫn cố gắng bay đến chỗ Hambleton đang lẩn trốn. Nhưng máy bay bị hư hại nặng, đành phải bay ra, liền bị lưới lửa pḥng không đối phương bắn rơi cách vị trí của Hamleton khoảng 3 km. Chiếc trực thăng bốc cháy liên tục trong mấy ngày sau đó. Tất cả phi hành đoàn gồm 6 người đều bỏ mạng để cứu 1 phi công.


    TQLC Mỹ được trực thăng bốc đi sau 11 ngày bị đối phương vây hăm, 30/11/1967

    Tin tức về chuyện cứu phi công tới tai Đại tướng Abrams, khi đó đang ở Sài G̣n, ông ta liền ra lệnh t́m cách khác. Ngày 7/4, thêm một chiếc OV10 bị bắn rơi và thêm một phi công rơi vào tay đối phương. Trung úy Phie Walkeer có gọi liên lạc, c̣n trung úy thủy quân lục chiến Larry Potts không thấy gọi ứng cứu.

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiêu - 32




    NH̀N LẠI CUỘC CHIẾN BÍ MẬT

    Khi Quân đội Mỹ cuốn cờ rời khỏi Việt Nam, tất cả những hồ sơ, tài liệu về cuộc chiến bí mật của cơ quan Trung ương t́nh báo Mỹ (CIA) cũng như của các đơn vị SOG (Đoàn Nghiên cứu, quan sát) đều được đưa vào tủ sắt niêm phong lại. Câu chuyện về những đơn vị SOG ch́m dần vào lăng quên. Cho đến những năm 1990, khi những hồ sơ mật đă đến thời kỳ giải mă, th́ những bí mật mới được phơi bày ra.


    Vẫn chưa có được những số liệu chính xác về những quân nhân Mỹ phục vụ trong các đơn vị SOG bị tử trận, mất tích hoặc bị bắt làm tù binh trong những chuyến hành quân bí mật. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Mỹ (Lầu Năm Góc) vẫn không được báo cáo một cách chính xác về những số liệu tổn thất. Người ta chỉ có thể ước đoán rằng, lực lượng SOG mất khoảng 300 quân, trong số đó có đến một phần tư bị mất tích. Trong Kế hoạch 35, cả ba Sở chỉ huy Bắc, Trung, Nam (CCN, CCC, CCS) có khoảng 110 sĩ quan, 615 lính biệt kích Mỹ. Mỗi Sở chỉ huy có 30 toán biệt kích, đảm nhiệm 95% trách nhiệm hành quân do thám, phá hoại hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh. Mỗi toán biệt kích có ba quân nhân Mỹ, tổng cộng có 270 hạ sĩ quan biệt kích Mỹ trong những năm từ 1966-1971.


    Chiến dịch Junction City, 3/1967

    Giữa tháng 2 và tháng 4/1973, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă trả tự do cho 591 tù binh Mỹ bị giam giữ trong các trại giam ở miền Bắc, nhưng không một ai thuộc các đơn vị SOG.

    Theo tài liệu của SOG, th́ có khoảng 20 biệt kích quân Mỹ bị bắt. Thế họ biến đi đâu? Có chuyện ǵ đă xảy ra với họ? Chưa ai trả lời.


    "Người hùng" Nguyễn Văn Kiệt và Trung úy Tom Norris sống sót trở về sau Phi vụ "BAT 21"

    Cuối cùng là những người sống sót trở về từ những trại cải tạo lao động ở miền Bắc. Họ là những biệt kích quân, điệp viên được cơ quan CIA, SOG phái ra hoạt động phá hoại trên lănh thổ Bắc Việt Nam. Năm 1968, ước chừng có khoảng 500 biệt kích quân Việt Nam xâm nhập miền Bắc đă bỏ mạng trong các trận chiến đấu với đối phương. Chỉ có một nhóm nhỏ bị giam giữ trong các trại giam, hoặc bắt buộc phải hợp tác với lực lượng an ninh Bắc Việt trong việc gửi báo cáo sai lạc về cho chương tŕnh “Kế hoạch 34”. Những biệt kích của Quân đội Sài G̣n coi như bị mất tích trong ḷng đối phương. Khi kư Hiệp định Pari về lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam vào tháng 1/1973, không một nhà ngoại giao Mỹ nào nhắc đến lực lượng biệt kích của Quân đội Sài G̣n.


    Căn cứ Speer, nằm sâu 6 dặm trong đất Campuchia, 24/6/1970. Một người lính Sư 1 Kỵ binh bay chờ được trực thăng bốc về VN

    Lạ lùng thay! Nhiều biệt kích quân vẫn c̣n sống, sau nhiều năm trong các trại cải tạo lao động ở miền Bắc. Đến những năm cuối của thập niên 70, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa lần lượt trả tự do cho những biệt kích quân. Có người bị bắt từ những năm 1961-1962. Những năm cuối của thập niên 80, hầu hết biệt kích quân đă được trả tự do, họ trở về với gia đ́nh của ḿnh ở miền Nam. Trong những năm 90, có 150 biệt kích quân Sài G̣n c̣n sống sót, được phép rời Việt Nam, sang định cư ở Mỹ, làm lại cuộc sống mới.


    Đức Phong, 1966. Sean Flynn, phóng viên chiến trường 24 tuổi, người đă ghi lại nhiều h́nh ảnh về LLĐB Mỹ tại VN

    Nhưng buồn thay! Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục quên đi những cựu biệt kích Sài G̣n, từng được CIA tuyển mộ cho những sứ mạng nguy hiểm trong ḷng đối phương. Chính phủ Mỹ cứ làm ngơ, lờ đi khi họ đặt chân lên đất nước đă sử dụng họ trong những chuyến xâm nhập định mệnh trên lănh thổ miền Bắc Việt Nam.

    Năm 1995, các cựu biệt kích quân trong cuộc chiến bí mật đă đưa đơn kiện Chính phủ Mỹ trước Ṭa án Liên bang ở Washington, đ̣i bồi thường, trả lương cho họ trong những năm tháng bị giam cầm tại miền Bắc Việt Nam, theo đúng bản hợp đồng khi họ được tuyển mộ. Chính quyền Liên bang bác lại đơn kiện. Trong lúc vụ kiện tụng đang tiếp diễn, th́ năm 1966, Tổng thống Clinton đă kư một điều khoản cung cấp 20 triệu USD bồi thường cho những cựu biệt kích quân Sài G̣n. Mỗi người được khoảng 40.000 USD. Tuy nhiên, những cựu biệt kích quân Sài G̣n vẫn không được hưởng những quyền lợi về chăm sóc sức khỏe. Nhiều người đă phải trải qua những năm tháng nhọc nhằn ở trại cải tạo lao động, có người đă trở thành người tàn phế.


    Tháng 6/1998, các cựu biệt kích quân Sài G̣n, một lần nữa làm đơn khiếu nại khác, đ̣i hỏi quyền lợi về sức khỏe như những cựu biệt kích quân Mỹ khác. Họ nhận thấy ḿnh xứng đáng được như vậy.

    Theo tài liệu: “The Secret War Against Hanoi” by Richard H. Shuktz Jr.

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiêu - P33




    BIỆT KÍCH QUÂN Đ̉I HỎI QUYỀN ĐỊNH CƯ TẠI MỸ

    Tại Washington, họ nói rằng: Họ là những toán tuần thám của Mỹ thất lạc trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 50 biệt kích quân của Quân đội Sài G̣n, những người đă hoạt động đằng sau pḥng tuyến của đối phương cho cơ quan Trung ương T́nh báo CIA và Quân đội Mỹ.



    Trung sĩ nhất Nornan A. Doney (b́a phải), 9/1968

    Những biệt kích quân và hơn 400 đồng sự của họ bị bắt và giam cầm từ thập niên 60, được ghi nhận trong hồ sơ của chính quyền Mỹ. Họ sống sót qua những năm tháng bị giam cầm trong các trại cải tạo lao động ở Bắc Việt Nam. Bây giờ họ muốn rời Việt Nam, nơi mà họ bị xem là những kẻ phản bội tổ quốc, phản bội lại dân tộc, để đến định cư tại Mỹ, đất nước từng thuê họ làm biệt kích.

    Thế nhưng, Sở Di trú và các dịch vụ Quốc tịch Mỹ chẳng tin những câu chuyện kể trên và bác đơn xin của họ. tuy nhiên, mới đây một số bản báo cáo có tuổi 25 năm của Lầu Năm Góc (Bộ Tổng Tham mưu Mỹ) đă ủng hộ mạnh mẽ cho những đ̣i hỏi của họ, cũng giống như sự ủng hộ của cựu trùm phân tích gia của cơ quan T́nh báo Quốc pḥng về tù binh chiến tranh tại Việt Nam.


    Không ảnh Bến Tre 60s. Vị trí trụ sở MACV

    Trong một điện văn gửi đi từ Bangkok, Thái Lan đến các cơ quan t́nh báo khắp cả nước. Đại sứ David Lambertson nói rằng: Cựu phân tích gia của cơ quan T́nh báo Quốc pḥng là Sedwick Tourison đă tŕnh bày bản “tin tức đặc biệt, chi tiết”, đă chứng minh các biệt kích quân Việt Nam là “những nhân viên khế ước cho Mỹ, và trước khi bị bắt, họ được trả lương với ngân khoản của chính quyền Mỹ”.

    Ông Lambertson, một cựu viên chức về ngoại giao ở Việt Nam những năm 1965-1968, nói rằng Sở Di Trú (INS) nên tái xem xét việc khước từ những đ̣i hỏi cho vấn đề xin tị nạn của các cựu biệt kích quân Sài G̣n. “Chúng ta tin rằng họ xứng đáng, dựa trên sự liên hệ với Mỹ về chính sách, chương tŕnh và thời gian lâu dài trong chốn lao tù”. Bức điện văn nói như thế từ cửa miệng của vị Đại sứ, rằng các biệt kích quân bị bắt “trong khi thi hành các nhiệm vụ do Mỹ chỉ định, thu thập tin tức t́nh báo, thực hiện các cuộc hành quân quân sự hoặc tâm lư chiến hay tiếp cứu các phi hành đoàn Mỹ bị bắn rơi nơi miền Bắc Việt Nam”.


    Biệt đội t́nh báo Thiên Nga của Quân đội VNCH

    Trong dịp kỉ niệm năm thứ 20, ngày chính quyền Sài G̣n sụp đổ, vết thương cũ lại được mở ra đối với nhiều người Việt. Không ai đau khổ hơn câu chuyện về những biệt kích quân thất lạc. Theo lời ông Tourison, trùm phân tích gia của cơ quan T́nh báo Quốc pḥng, văn pḥng đặc biệt về tù binh và quân nhân mất tích trong thập niên 80, vừa là tác giả chính của bản báo cáo cuối cùng cho Ủy ban Thượng viện về tù binh chiến tranh và quân nhân mất tích (POW / MIA) năm 1993, đă viết:

    “Không có ǵ hoài nghi trong tiềm thức của tôi về những nhân viên mà họ tự nhận. Họ đă lănh, thi hành nhiệm vụ mà chúng ta, chính quyền Mỹ đă biết số phận của họ từ giữa thập niên 1960.

    Trong khi tấn thảm kịch mà chúng ta đă bỏ rơi các tù binh kể trên lại, đó là một vụ scandal của quốc gia mà chúng ta t́m cách chối bỏ sự hiện diện của họ và sửa lại lịch sử để loại bỏ họ”.


    Đà Nẵng, 24/4/1975


    Vũng Tàu, 9/4/1975

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiêu - P34


    PHỤ LỤC
    (Phụ bản 1)

    KẾ HOẠCH 34A
    ĐOÀN NGHIÊN CỨU QUAN SÁT (SOG)


    Khái niệm khởi thủy về chương tŕnh hoạt động bí mật đă được đem ra bàn căi từ đầu tháng 5/1963, và Kế hoạch 34-63 là đề tài lớn trong buổi hội thảo về Việt Nam tại Honolulu ngày 20/11/1963.


    5/1968

    Kế hoạch này gần như tương tự với bản thảo cuối cùng đưa ra năm 1964, bản này xác định mục đích cho những hành động quấy phá, đánh lạc hướng, áp lực chính trị, bắt cóc tù binh, phá hoại, lấy tin tức, sản xuất tin tức nhằm đánh lạc hướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.

    Kế hoạch 34A được Tổng thống Lyndon B. Johnson phê chuẩn ngày 24/1/1964, khai sinh ra Đoàn nghiên cứu quan sát trực thuộc Bộ chỉ huy Quân Viện Việt Nam (MACV/SOG). Đơn vị mới thành lập này được phủ kín bởi độ bảo mật cao. Các sĩ quan cao cấp trong Quân đội Mỹ rất thích thú. Ư kiến thành lập đơn vị SOG ngầm ám chỉ độ uyển chuyển bên ngoài trận chiến tranh quy ước trên chiến trường Việt Nam.

    Theo quan điểm khởi thủy, Kế hoạch 34A được áp dụng để gây hậu quả cho Bắc Việt. Hậu quả được định nghĩa bằng sự đầu hàng hoặc nền kinh tế, chính trị suy sụp, đưa đến ḥa b́nh trong vùng. Luật lệ hướng dẫn cho những hoạt động đặc biệt được Washington gửi đến trong tháng 3/1964.


    Huế, Mậu Thân 1968

    Công điện số 6 từ Bộ chỉ huy Quân Viện Mỹ cho thành lập một đơn vị bí mật với những hành quân ngoại lệ. Ban đầu, đơn vị này lấy tên là Đoàn Hành quân đặc biệt, dưới sự giám sát trực tiếp của cơ quan MACV-SOG, có ban tham mưu riêng, đặt dưới quyền chỉ huy của vị tướng tư lệnh cơ quan MACV.

    Nhiệm vụ dành cho đơn vị MACV-SOG được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 2 đến tháng 5/1964: Lấy tin tức bằng máy bay thám thính U-2, nghe trộm hệ thống truyền tin, tâm lư chiến, thả truyền đơn, quà tặng, máy thu thanh để tuyên truyền. Thêm vào đó là những hoạt động quân sự phối hợp giữa VNCH và Mỹ gồm: càn quét vùng biên giới, tấn công trả đũa, oanh kích, dùng biệt kích tấn công bất ngờ.


    Chiến dịch Junction City, 1/4/1967

    Giai đoạn hai và ba cũng tương tự, chỉ tăng thêm cường độ và nhắm vào miền Bắc Việt Nam. Ba giai đoạn kể trên nhằm che giấu những hành động phá hoại các mục tiêu kinh tế, kỹ thuật của miền Bắc. Điều quan trọng là mọi hoạt động đều đặt dưới quyền của cơ quan MACV, chứ không lệ thuộc chính quyền Nam Việt Nam.

    Thời gian đầu, đơn vị SOG sử dụng những quân nhân Mỹ tạm thời (TDY). Tư lệnh bộ tư lệnh Thái B́nh Dương thành lập đơn vị hải yểm tạm thời cho ban cố vấn hải quân Mỹ ngoài Đà Nẵng như sau:

    A. Toán sửa chữa và bảo tŕ.
    1. Tăng thêm lần thứ nhất. Hai sĩ quan, 11 binh sĩ.
    2. Tăng thêm lần thứ hai để lo cho 4 chiếc tàu. 7 binh sĩ.
    3. Tăng thêm lần thứ 3 để lo cho 6 chiếc tàu. 5 binh sĩ.
    4. Tăng thêm lần thứ tư để lo cho 8 chiếc tàu. 6 binh sĩ.
    B. Toán huấn luyện lái tàu. Tùy thuộc vào số tàu và số thủy thủ Việt Nam mà tổ chức việc huấn luyện. Theo tiêu chuẩn th́ cần hai sĩ quan và 10 binh sĩ cho mỗi chiếc tốc đĩnh (PTF).
    C. Toán huấn luyện người nhái (SEAL). Gồm 2 sĩ quan, 10 binh sĩ.
    D. Toán biệt hải. Gồm 1 sĩ quan, 3 binh sĩ.

    Đến tháng 3/1964, nhân lực cho đơn vị SOG được tăng cường tạm thời 100 người, dựa theo bảng phân phối, gồm 97 quân nhân và 3 viên chức. Quân lực Mỹ cũng đóng góp một sĩ quan và 15 binh sĩ để huấn luyện quân biệt kích Việt Nam trong căn cứ Long Thành, Trung tâm huấn luyện nhảy dù và chiến tranh ngoại lệ dưới Vùng IV chiến thuật.


    Khu vực ao cá Hồ Đào, Trung tâm huấn luyện Quang Trung, 30/4/1968

    Trong tháng 3/1964, chương tŕnh huấn luyện gồm có cách mưu sinh, kỹ thuật vượt sông, chướng ngại vật, cứu thương, chiến thuật, sử dụng vũ khí, nhảy dù và thực tập.

    Từ những ngày đầu sơ khai, MACV-SOG đă phát triển thành một đơn vị lớn với hơn 2.000 quân Mỹ và 10.000 lính địa phương. Năm 1971, sau trận Tổng công kích Mậu Thân, lực lượng SOG đă đi vào lịch sử và thành văn kiện trong Bộ Tổng tham mưu quân lực Hoa Kỳ. Huyền thoại về đơn vị SOG bắt đầu phơi bày ra ánh sáng qua những buổi bàn luận trong Quốc hội Mỹ.

    Trong khi quân đội Mỹ và đồng minh bắt đầu rút quân, th́ SOG chạy đua với thời gian để gây dựng Nha Kỹ thuật, một siêu đơn vị VNCH tương tự như đơn vị SOG.


    Thủy quân lục chiến Quân đội VNCH tại ĐBSCL

    Năm 1971-1972 MACV-SOG phải hoạt động với nhiều khó khăn, luật lệ, ngoại trừ việc xem xét nơi máy bay rớt hoặc cứu tù binh. Việc người Mỹ chỉ huy biệt kích xâm nhập qua đất Lào, Campuchia là chuyện quá khứ. Đơn vị SOG phải dựa vào những toán biệt kích do sĩ quan Quân đội VNCH làm trưởng toán, do Nha Kỹ thuật cung cấp.

    Do SOG chuẩn bị cuốn cờ nên yêu cầu Không yểm trở nên khó khăn. Đến giữa tháng 2/1972, những cuộc hành quân khẩn được theo dơi từng chuyến một. Đến cuối tháng 3, đơn vị SOG không c̣n đủ sức để tổ chức hành quân nữa. MACV-SOG ngưng tất cả mọi hoạt động kể từ ngày 31/3/1972 và giải thể từ ngày 30/4/1972.

    Trước khi chấm dứt hoạt động, SOG lập Toán 158, cố vấn cho Nha Kỹ thuật. Giai đoạn sau của SOG là trợ giúp cho Nha Kỹ thuật của Quân đội VNCH cho đến khi đơn vị này có thể hoạt động hữu hiệu. Toán 158 gồm 155 cựu nhân viên, quân nhân Mỹ đă làm việc trong đơn vị SOG trước đây.



    Đoàn cố vấn nhiệm vụ đặc biệt (SMAG), một bộ phận phụ của Toán 158 gồm những quân nhân trong Liên đoàn 5, Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ lo về vấn đề phát triển, hiện đại hóa, huấn luyện Lôi Hổ Việt Nam về chiến tranh ngoại lệ, kỹ thuật trinh sát chiến lược và hành quân biệt hải. Đúng ra SMAG nên huấn luyện Nha Kỹ thuật từ năm 1967 khi họ đổi danh xưng từ Sở Khai thác địa h́nh thành Nha Kỹ thuật.

    Trong ban an ninh của SOG có đơn vị Cảm tử quân đặc biệt (SCU). Đơn vị này làm rường cột cho những toán biệt kích SOG và Nha Kỹ thuật. SCU gồm phần lớn người thiểu số (77%). Đơn vị SOG c̣n thuê thêm một số người ngoại quốc, Việt Nam cho những nhiệm vụ khác như sửa chữa, bảo tŕ, thư kư hành chánh...

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiêu - P35




    Cồn Thiên, 16/5/1967


    Toán Bill tại Sở Bắc


    Sài G̣n, 4/1975. Bến Bạch Đằng


    Sài G̣n, 4/1975. Đại sứ quán Mỹ nh́n từ bên trong

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P36




    (Phụ bản 2)

    HÀNH QUÂN TRỰC THĂNG YỂM TRỢ BIỆT KÍCH (SOG/SES)




    Tài liệu sau đây là bản báo cáo do sĩ quan hành quân gửi cho vị chỉ huy trưởng đơn vị Đoàn Nghiên cứu quan sát. SES là đơn vị Sở Khai thác địa h́nh VNCH.

    Ngày 4/8/1964.
    Về việc: Hành quân trực thăng yểm trợ SOG/SES.
    Nơi nhận: Chỉ huy trưởng SOG.
    Nơi gửi: Trưởng ban hành quân.

    1. Tham chiếu:

    a. Văn thư của MACV về việc: Kế hoạch hành quân, Việt Nam, ngày 25/3/1964, những cuộc hành quân sử dụng trực thăng thả biệt kích xâm nhập vùng phía nam Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.



    b. Văn thư của tư lệnh Lực lượng Thái B́nh Dương, số 000149 về việc: Kế hoạch hành quân, Việt Nam, ngày 18/4/1964, khuyến cáo không đồng ư sử dụng trực thăng xâm nhập vào Bắc Việt, v́ lư do phi hành đoàn thuộc không lực VNCH không đủ khả năng thực hiện, ngay cả trong miền Nam nếu không có sự trợ giúp của Mỹ.

    c. (Bị xóa) Có lẽ nói về kết quả những chuyến thả biệt kích ngoài Bắc. Hầu hết các toán biệt kích quân đều biến mất, không t́m ra dấu vết. Hành quân Leaping Lena do SOG điều khiển thả toán 6 quân nhân biệt kích thuộc Sở Khai thác địa h́nh dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh, kết quả không may cho các toán biệt kích. Trong năm 1961, cơ quan CIA đă thả nhân viên, biệt kích ra ngoài miền Bắc, nhưng hầu hết đều bị bắt nên sau đó CIA chuyển sang tuyên truyền. Thả điệp viên ra ngoài Bắc với mật hiệu Footboy ít thành công nhất trong các nỗ lực của đơn vị SOG.



    Footboy là một chương tŕnh nhằm tuyên truyền cho một kế hoạch nổi dậy ở miền Bắc. Tin tức t́nh báo thu thập, cũng như vấn đề chuẩn bị hành động đă sẵn sàng, nhưng thực hiện rất ít, v́ lư do rất có thể Bắc Việt sẽ tố cáo người Mỹ cố t́nh lật đổ chính quyền cộng sản.

    2. Mục đích: Khơi nguồn các hoạt động giữa MACV và không lực VNCH để phát triển hiệu năng sử dụng trực thăng xâm nhập miền Bắc trước khi trả lời cho văn thư 1(b) và 1(c).

    3. Bàn luận:

    a. Văn thư 1(b) không đúng sự thật. Phi hành đoàn H34 thuộc không lực VNCH vẫn hành quân hàng ngày mà không có sự trợ giúp của Mỹ. Nhiều phi vụ thả biệt kích SOG/SES gặp trở ngại về địa điểm, thời tiết và quân đối phương. Năm 1961 và 1962, phi hành đoàn H34 không lực VNCH đă thả nhiều toán LLĐB xâm nhập những khu vực hẻo lánh bên Lào. Cố vấn không lực Hoa Kỳ cho rằng do được huấn luyện thêm về bay đêm nên phi hành đoàn H34 không lực VNCH có thể xâm nhập miền Bắc theo sự ước tính của SOG trong giai đoạn II.


    Sư 25 Tia chớp nhiệt đới tại Củ Chi, 7/9/1968

    b. Giữa MACV và không lực VNCH sẽ phối hợp phát triển khả năng bay đêm cho một số phi hành đoàn H34. Khả năng này được sử dụng (bị xóa). Hành quân (bí mật) trong lănh thổ Nam Việt Nam cũng như yểm trợ hành quân cho SOG/SES. Trên thực tế (...) huấn luyện SES hoạt động trong đêm trong vùng đối phương kiểm soát nên được xác định rơ mục đích và hành động.


    Đến cuối năm 1964, có nhiều dấu hiệu cho thấy miền Nam có thể sẽ bị sụp đổ.

    Ngày 6/3/1965, bộ Tổng tham mưu quân lực Hoa Kỳ thông báo trên báo chí: Hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến sẽ được đưa sang Việt Nam, sau thỏa hiệp của hai chính quyền Nam Việt Nam và Mỹ. Chính quyền Mỹ đă đồng ư theo sự yêu cầu của chính quyền Nam Việt Nam, đem hai tiểu đoàn TQLC sang đóng quân trong vùng Đà Nẵng để gia tăng vấn đề an ninh cho phi trường Đà Nẵng.


    Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên băi biển Đà Nẵng

    Nhiệm vụ giới hạn của TQLC nhằm để thay thế lực lượng Nam Việt Nam, hiện đang lo giữ an ninh trong chương tŕnh b́nh định và trong vai tṛ tấn công du kích cộng sản.

    Bản M.
    Trung sĩ (...)
    Phần hành quân Không vận sơ lược.
    Trung sĩ (...), cố vấn phụ tá an ninh và cố vấn t́nh báo trại bị tử thương khi hành quân lúc 10h30’ ngày 16/11/1964. Một phần của tiểu đoàn đang lục soát vùng phía tây của (...). Đơn vị đang di chuyển theo hàng dọc, 20 người mỗi hàng. Trung sĩ (...), trong toán bị đối phương bắn súng tiểu liên khi băng qua khu vực có nhiều Việt Cộng. Trung sĩ (...) bị thương nặng trong loạt đạn đầu. Trong lúc chạm súng, Trung sĩ (...) trúng đạn ở vai trái. Quân Việt Cộng trong giao thông hào như lưới nhện. Hậu quả của trận băo, gây khó khăn cho trực thăng tản thương. (Tên bị xóa), viên phi công đă làm việc rất cừ khôi, mặc dù gió rất mạnh. Tù binh bị bắt khai rằng Việt Cộng chết 11 và bị thương 21 người trong trận chạm súng và miểng đạn súng cối 4.2 inch. Trung sĩ (...) đă được ân thưởng huy chương Ngôi sao đồng.


    Pleiku, 1/2/1966. Sư 1 Kỵ binh bay đổ quân

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P37


    (Phụ bản 3)
    TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN BIỆT HẢI



    I. Tóm lược hành quân

    1. Hành quân biệt hải của SOG, làm việc như hai ban tham mưu cho cơ quan Cố vấn Hải quân Mỹ (...)(*), Đà Nẵng, bắt đầu hoạt động b́nh thường trong tháng 2/1964 với những trận tấn công dùng người nhái xâm nhập vào (...), Bắc Việt tại tọa độ (...), đột kích bắt cóc tù binh, phá hoại miền Bắc ngày 16/2/1964. Sau đó là vài trận đột kích khác do người nhái thực hiện nhưng bị thất bại tại tọa độ (...), và hủy bỏ hai trận tấn công khác vào (...), Bắc Việt. Có tất cả 8 quân nhân thiệt mạng trong các trận đột kích kể trên.


    Bờ Bắc sông Bến Hải

    2. Mục tiêu đầu tiên trong chương tŕnh đă soạn thảo trước là bắt sống những thuyền đánh cá ngoài miền Bắc. Các cuộc hành quân mang tên Lucky Dragon, Glynn Reef, Hải Cảng Tự Do rất thành công ngoài vĩ tuyến 17 ngày 27/5 (2 câu bị xóa). Ba toán tấn công liên tục, kết quả đă phá hủy nhà kho tại tọa độ (...). Ngày 12/6 phá hủy một chiếc cầu trên quốc lộ 1 trong vùng phụ cận tỉnh (...). Ngày 26/6, làm hư hại (...) và nhà máy bơm nước vào ngày 30/6. Vào ngày 26/6, cho hưởng quyền hồi chánh đối với 1 người miền Bắc tên là (...). Thuyền trưởng Swatow được đặt trên phao rồi thả ngoài hải phận (...) nhằm yểm trợ cho hoạt động tâm lư chiến “Hoạt động cám dỗ”.


    Bờ Nam

    3. Toán (...) thành công ngày 9&25/7. Một toán tấn công (...) đồn canh ngày 15/7, bị bỏ lại trong khu vực mục tiêu. Mất hai toán viên.
    (Cuối năm 1963, Kế hoạch 34-63 được Tư lệnh Quân đội Mỹ phê chuẩn. Tư lệnh Lực lượng Thái B́nh Dương ra lệnh cho hai cơ quan MACV và CIA ở Sài G̣n cố vấn, yểm trợ cho Nam Việt Nam trong một số hoạt động chống lại miền Bắc. Giai đoạn I của kế hoạch gồm những chương tŕnh tâm lư chiến. Giai đoạn II là đột kích bất ngờ rồi rút lui. Phần sau gồm những trận đột kích tấn công thủy bộ, sử dụng Người nhái, Biệt động quân, Nhảy dù và Thủy quân lục chiến Việt Nam cho những mục tiêu chọn lọc phía nam vịnh Bắc bộ, nơi ít an ninh hơn. Có thể nói cố vấn Mỹ theo sát chân các đơn vị Nam Việt Nam trong những trận đột kích kể trên - Vũ Đ́nh Hiếu).




    Thủy quân lục chiến Mỹ tại khu vực DMZ, 1966

    4. Trong t́nh trạng hành quân hiện thời, Hải quân đă gắn thêm súng cối 81 ly trên tốc đỉnh PTF-7 và PTF-8, mới nhận được (...). Ban cố vấn Hải quân đóng tại Đà Nẵng đă quyết định bắt đầu chương tŕnh bắn phá yểm trợ cho Kế hoạch 34–A bằng cách sử dụng phân đội súng 57 ly trên boong các tốc đỉnh và sau đó sử dụng thêm súng cối 81 ly. Lần bắn phá đầu tiên vào ngày 30/7, do tốc đỉnh PTF-2 và PTF-5 đảm nhận. Sĩ quan chỉ huy hành quân là (...). Những cuộc bắn phá kể trên thành công lớn, gây nhiều tiếng nổ phụ, đối phương kháng cự tại tọa độ (...).


    5. Trong tháng 7, MACV soạn chương tŕnh cho tháng 7 và 8. Sở Pḥng vệ duyên hải phối hợp tuần tiễu cho biết (...). Sở pḥng vệ duyên hải hành quân biển cung cấp chính xác cho MACV về (...). Ngày 31/7, chiếc Desoto (tàu diệt lôi hạm) tuần tiễu, lấy tin tức ngoài hải phận Bắc Việt Nam vào vùng Ḥn Chú, Ḥn Mẹ, vịnh Bắc Bộ, làm phải thay đổi kế hoạch hành quân biển trong ṿng 36 tiếng đồng hồ.


    6. Những ngày dự trù bắn phá Vinh Sơn, Mũi Dao, Yên Phụ, đài radar Sầm Sơn, trạm an ninh được điều nghiên chắc chắn và bị tấn công vào ngày 3/8. Tốc đỉnh PTF-6 báo cáo có nhiều đám cháy sau khi rút khỏi (...). Trận bắn phá do kết quả của(...) do hai tốc đỉnh PTF-2 và PTF-5 (...). Đài radar sẽ không hoạt động tối thiểu 5 ngày. Trong trận này (...) Desoto đang tuần tiễu nơi hướng bắc (...), để đảm bảo không gây trở ngại cho biệt hải. Theo lời yêu cầu của Tư lệnh MACV, không được xuống dưới vĩ tuyến 19 trong đêm 3 và 4/8.

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P38




    7. Cuộc truy kích của tàu phóng thủy lôi Bắc Việt chống lại Desoto tuần tiễu đêm 4/8, chứng tỏ họ đă sẵn sàng chờ đợi trận thư hùng trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Theo mệnh lệnh của tư lệnh Quân đội Mỹ, không có hoạt động trên biển Bắc Bộ trong ṿng 2 tháng.


    (Ngày 2/8/1964, chiến hạm Maddox bị tàu phóng thủy lôi tấn công trong vịnh Bắc Việt, trong khi tuần tiễu trong vịnh, ngoài hải phận miền Bắc Việt Nam. Vài chiếc tàu bị đánh ch́m.

    Ngày 4/8/1964, chiếc Maddox và C. Turner Joy bị tấn công như trong ngày 2/8. Sau nhiều lần xác định vụ tấn công, Tổng thống Johnson cho phép không tập trả đũa miền Bắc. Nhiều sử gia đă nghi ngờ từ lâu MACV/SOG với kế hoạch 34-A đă hành quân biệt hải trong vịnh Bắc Việt, làm cho Bắc Việt trả đũa, tấn công tàu Maddox. Họ cũng nghi ngờ trận tấn công thứ hai vào ngày 4/8/1964 là không có thực. Ngày 7/8/1964, tổng thống Johnson tường tŕnh với các lănh tụ trong Quốc hội và được sự ủng hộ chính sách của chính quyền Mỹ, được cả hai viện chấp thuận với đa số. Nghị quyết Vịnh Bắc Việt, không phải bản tuyên chiến, có hiệu lực đưa quân Mỹ vào trận chiến, kết quả là 58.000 người Mỹ tử trận trong vùng Đông Nam Á. Năm 1973, khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, hơn hai triệu rưỡi người Mỹ đă đặt chân lên Việt Nam – Vũ Đ́nh Hiếu).


    Thanh nữ cộng ḥa

    Để bảo vệ tàu bè tránh sự trả đũa của đối phương tại (...), các bộ phận không/ hải quân theo lệnh ban hành ngày 4/8 ngay tức khắc (...). Vịnh Bắc Việt có đụng độ, 8 tốc đỉnh PTF được lệnh ra Ban Cố vấn hải quân Đà Nẵng vào ngày 5/8 để phối hợp Việt – Mỹ gồm sĩ quan Việt Nam, chỉ huy hành quân tên (...) và cố vấn trưởng tên (...). Tất cả đặt dưới quyền của sĩ quan chỉ huy hành quân biển thuộc đơn vị SOG là Trung tá (...) cùng sĩ quan liên lạc tên (...). Tất cả tàu bè quay trở về Đà Nẵng vào ngày 10/8.

    8. Trong tháng 8, tư lệnh Quân đội Mỹ ra lệnh thử nghiệm đại bác không giật 106 ly, được gắn trên tốc đỉnh PTF để sử dụng tấn công những mục tiêu trên bờ nằm ngoài tầm súng cối 81 ly. Vật liệu do (...) cung cấp. Kết quả thử nghiệm cho thấy không tốt v́ sức nổ của súng gây hư hại cho tàu PTF, sự việc được báo cáo cho tư lệnh Quân đội Mỹ. (Năm 1971, SOG gắn hỏa tiễn 122 ly của đối phương trên tốc đĩnh PTF, có thể bắn hai chùm 4 quả trong ṿng 15 phút vào mục tiêu cách xa 11 km – Vũ Đ́nh Hiếu).


    Tướng độc nhăn Moshe Dayan, Tham mưu trưởng Quân đội Israel, tại Đà Nẵng ngày 1/8/1966


    9. Ngày 12/8, Tư lệnh lực lượng Thái B́nh Dương yêu cầu Tư lệnh Hạm đội 7 cho máy bay yểm trợ hành quân biển trong vùng (...), Bắc Việt. Sử dụng phi cơ AC-121 của Hạm đội 7 trong khu vực (...). Kế hoạch được soạn thảo bởi Hạm đội 7 và SOG, nhằm phối hợp hành quân trong hai ngày 28 và 31/8. Trong thời gian này, 2 bên phát triển thủ tục liên lạc, mật hiệu cầu cứu khẩn giữa Hạm đội 7 và tàu bè của SOG. Đặc lệnh truyền tin được SOG sử dụng ngày 23/8, cùng với đặc lệnh truyền tin do ban cố vấn Hải quân đề ra cho Sở Pḥng vệ Duyên hải ngoài vùng I.

    10. Ưu tiên cao hơn được quyết định về Không lực VNCH phụ cho Không lực Hoa Kỳ yểm trợ hành quân biển tại (...). Theo đó, Ban cố vấn Hải quân gắn máy truyền tin ARC-27 trên tốc đĩnh PTF để liên lạc với khu trục A1H, và huấn luyện chung với phi cơ A1H thuộc Không lục VNCH do phi cơ C-123 của SOG chỉ huy.


    Thủy quân lục chiến Mỹ tại Huế, 13/2/1968

    11. Trong cuối tháng 8, một tai nạn nổ hỏa tiễn xảy ra làm một người nhái SEAL bị thương tại (...), khến cho Lực lượng Thái B́nh Dương bắt đầu phụ giúp SOG trong việc phát triển, thử nghiệm các loại vũ khí dùng cho hành quân.

    12. Tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ cho phép hành quân biển trở lại, và yêu cầu cho biết thời khóa biểu trước ngày 12/9. Trong 5 ngày, kế hoạch hành quân (...) đă được sắp xếp hoàn tất vào ngày 17/9. MACV/SOG tŕnh lên 8 cuộc hành quân sẽ thực hiện trong 13 ngày, bắt đầu lúc 23 giờ sau ngày (...), Desoto hết hạn tuần tiễu trong vùng vịnh Bắc Bộ vào ngày 22/9.


    Hà Nội, 1972. Các sĩ quan quân đội VNCH bị bắt trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại buổi họp báo

    13. Kế hoạch 34-A hành quân biệt hải bị đ́nh trệ do thời tiết và ngày 21/9, tất cả các tốc đĩnh PTF di chuyển đi (...) để tránh trận băo Tilda, trở lại vào ngày 23/9. Kế hoạch hành quân 34-A bị đ́nh lại vô hạn định. Hành quân biệt hải có tên là Vinh Son vào ngày L bị đ́nh trệ do trận băo Anita, cuối cùng được thực hiện vào ngày 3/10.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 36
    Last Post: 29-12-2011, 11:04 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-09-2011, 07:01 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 06-04-2011, 04:50 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 25-02-2011, 03:49 AM
  5. Replies: 9
    Last Post: 16-02-2011, 12:18 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •