Results 1 to 5 of 5

Thread: Bài viết của một nhà văn nổi tiếng trong nước : NGÀY 30 THÁNG 4

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Bài viết của một nhà văn nổi tiếng trong nước : NGÀY 30 THÁNG 4

    Nguyễn Thụy Long Và Ngày 30 Tháng Tư





    "Loan Mắt Nhung" Nguyễn Thụy Long viết bài này năm 2005 , ông ta chưa bao giờ ra khỏi Việt Nam.

    (ông sinh ngày 9 tháng 8 năm 1938 tại Hà Nội, mất ngày 03 tháng 9 năm 2009 tại Sài G̣n).





    Lại sắp đến ngày 30 tháng Tư, trên đất nước tôi nhà cầm quyền phát động ́ xèo kỷ niệm ngày “chiến thắng vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”

    Từ cả tháng trước, ngày nào người ta cũng nhắc đến chiến thắng ấy của dân tộc, phỏng vấn những tướng lănh chỉ huy trận đánh về chiến lược, chiến thuật, những chiến sĩ anh hùng, tất cả đều được đưa lên báo đài, cả những trang web bay đi khắp thế giới.

    Buổi sáng tôi dậy sớm nghe đài nước ngoài, chương tŕnh Việt ngữ, nhưng bị phá sóng nhiều quá, nghe câu được câu không. Cũng ngày ấy cộng đồng người Việt trên khắp thế giới làm kỷ niệm, nhưng gọi bằng nhiều cách khác nhau, Ngày Quốc Hận, Tháng 4 Dden hay ǵ đó c̣n tùy.

    Cũng ở trên đài Á Châu Tự Do tôi nghe cuộc phỏng vấn một đạo diễn trẻ người Việt Nam ở nước ngoài, làm một cuốn phim về ngày bại trận 30 tháng Tư lấy tên là ngày giỗ. Anh và các bạn anh thiếu thốn rất nhiều tư liệu về ngày hôm ấy, nhưng chắp vá và lấy kỷ niệm của những người lớn chứng kiến vào thời ấy rồi cũng xong. Bởi tại ngày anh ra đi, rời Việt Nam anh c̣n quá trẻ, tuổi đâu khoảng 13 hay 14 chi đó, nhất là anh không có kinh nghiệm tham gia vào cuộc bại trận ấy.

    Người đạo diễn thanh niên này c̣n có tham vọng làm cuốn phim khác nữa sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hoà xụp đổ, về những trại tù khổ sai mà người ta gọi là trại cải tạo. Tôi hy vọng anh ta và nhóm của anh có tâm huyết th́ cũng xong, có thể thành công. Việt Nam trong cuộc chiến
    vừa qua có rất nhiều tư liệu quư giá, tôi đă dược xem một cuốn phim do Mỹ sản xuất lấy tên là Trời và Đất. Cuốn phim đă nói lên được thân phận Việt Nam giữa các thế lực, thân phận con người Việt Nam đáng thương.

    Tôi là một người Việt Nam, sống và lớn lên, trưởng thành trong thời buổi ấy, thời buổi đau thương nhất của đất nước, nay lại sống suốt 29 năm trong chế độ, sắp sửa 30 năm, chưa một lần bị ngắt quăng, v́ không ra nước ngoài, hay đi đâu xa khỏi Việt Nam. Tôi là dân bại trận ở lại Việt Nam.

    Tôi không có ǵ ca tụng về ngày 30 tháng Tư ấy, nhiều đau thương hơn th́ có, gia đ́nh tôi ly tán cũng vào ngày ấy. Đàn anh của tôi nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo SỐNG bị giết chết v́ đạn pháo kích lúc 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, trên chiếc tầu di tản mới chạy thoát ra được đến cửa biển Cần Giờ.

    Hàng năm tôi chúng tôi làm giỗ anh Chu Tử vào ngày đó, sau này không biết v́ lư do ǵ, đổi sang ngày âm lịch là ngày 19 tháng ba (trùng với ngày 30-4-1975). Có phải v́ người ta đang ồn ào làm lễ kỷ niệm chiến thắng mà ḿnh lại làm giỗ, than khóc và tưởng nhớ đến người đă chết là chướng quá không, v́ vậy gia đ́nh ông Chu Tử mới đổi ngày giỗ cho yên. Tôi cũng không bỏ một buổi giỗ nào của ông Chu Tử, dù có đổi ngày, nhưng dù làm vào ngày nào anh em chúng tôi ngồi với nhau, nhắc lại và nói về những kỷ niệm là ngày 30 tháng Tư năm 1975, gia chủ tổ chức giỗ ông Chu Tử cũng không có ư kiến ǵ, buổi giỗ ấy anh em chúng tôi tự do hoàn toàn. Những buổi giỗ ông Chu Tử sau này vắng bóng dần những người anh em thân thiết của ông, người th́ ốm đau bệnh hoạn đi không nổi, người th́ đă “dạo chơi tiên cảnh” khỏi “cơi tạm” đầy đau thương này. Như Tú Kếu, như nhà văn Mặc Thu, như ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, v́ ông mới qua đời.

    Nhà báo Phan Nghị ở buổi giỗ nào c̣n oang oang kể lại kỷ niệm với chủ nhiệm Chu Tử, nay cũng đă vắng bóng anh. Một đàn em thân thiết như Đông con tuổi c̣n rất trẻ cũng không c̣n nữa. Nhưng buổi giỗ vẫn
    đông đảo, tôi thấy có những anh em từ nước ngoài trở về, những Việt kiều đó ra đi do vượt biên hay diện HO, những điện thư từ khắp nơi trên thế giới gửi về cho gia đ́nh con cái ông Chu Tử để tưởng nhớ ông.

    Tôi đă qua 29 lần kỷ niệm vể ngày 30 tháng Tư trên đất nước “Xă Hội Chủ Nghĩa VN,” kể ra thêm mệt nhưng không thể không kể.
    Tôi kiêu hănh nói rằng tôi là một trong những nhân chứng lịch sử, tôi vừa là nhà văn nhà báo, nói có nhận xét, dù rằng cái nhận xét của riêng ḿnh, nhưng đúng về mặt người cầm bút th́ phải công bằng và chính xác, tôi phục vụ cho nghề nghiệp và lư tưởng của nhà văn nhà báo chân chính, không phục vụ hoặc làm bồi bút cho tổ chức hay đảng phái nào đó.

    Đối với tôi th́ ngày 30 tháng Tư nào tôi cũng buồn, một người Việt Nam đang sống trên quê hương ḿnh, tôi tự hỏi, được chứng kiến những giây phút lịch sử trọng đại, đất nước Việt Nam thống nhất quang vinh như thế mà buồn sao?

    Sau đợt lùa những sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hoà bại trận đi học tập cải tạo, đến lượt văn nghệ sĩ chế độ cũ, và các vị chức sắc tôn giáo vào những trại tập trung dài dài từ Bắc chí Nam. Các ông cai ngục, cai tù được gọi là quản giáo, cán bộ dậy bảo, giáo dục cho các phạm nhân lầm đường lạc lối hiểu biết đường lối của đảng, của cách mạng, và không ai có án rơ ràng, khi được tha về phạm nhân được phát cho cái giấy ra trại. Đọc qua giấy này họ mới té ngửa ra, lúc ấy mới biết tội danh của ḿnh và thời gian học tập cải tạo là bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng có khi c̣n bị ăn gian. C̣n người ở lại được nhà trại nói lấp lửng chừng nào “học tập tốt” th́ về. Có người phải ở trong tù vài chục năm v́ bị nhà nước cho rằng họ chưa được tốt. Tôi không hiểu người ta dựa vào tiêu chuẩn nào gọi là tốt và xấu để giam giữ người vài chục năm như vậy,
    với lời kết án thật mơ hồ.

    Tôi bị bắt nóng ngoài đường, không bị liệt vào hàng ngũ văn nghệ sĩ phải học tập cải tạo, mà với một tội danh khác, tổ chức phản động, một tội rất dễ chết. Khốn nạn cho cái thân tôi, thời chế độ cũ đi lính binh nh́ không xong, mà nay lại là người tổ chức chỉ huy một trung đoàn, có tên trung đoàn Quyết Thắng trong hồ sơ phản động của tôi. Tôi bị tra
    tấn, bị đánh và những người tra tấn tôi ngày nào cũng bắt tôi phải khai ra cái trung đoàn Quyết Thắng này ở đâu! V́ bỗng nhiên ḿnh lại mang một tội danh “oai” như thế, một trung đoàn trưởng, nên tôi cũng phải ph́ cười ra nước mắt sau những trận đ̣n tra tấn thừa chết thiếu sống.

    Tôi cũng không biết người ta phong cho tôi, chức ǵ, cấp bậc nào, tướng hay tá trong trung đoàn mà tôi bị đứng vào hàng “chủ xị.” Một trung đoàn không có quân số, không doanh trại, không có cả chiến khu kháng chiến. Bản lấy cung của tôi bị bỏ dở dang, không có tôi kư tên nhận tội. May quá thế là tôi thoát chết, tôi đă thấy nhiều người bị chết, bị mang ra xử bắn v́ những tội danh bá vơ ấy. Tôi nói với bạn bè đồng tù:
    - Dù tao có là thằng nhà văn nhà báo ngu dốt cũng không bao giờ đặt cái tên trung đoàn Quyết Thắng cho tổ chức quân sự của tao, vừa quê vừa thối. Ai cũng biết các khẩu hiệu quyết thắng, quyết chiến, quyết tử, quyết sinh là sản phẩm của các anh Việt Minh, các anh đă xài ṃn teo
    ra rồi, từ thời kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp kia, rồi đến thời chống Mỹ cứu nước xài lại, nay không biết dùng làm ǵ nữa th́ gán đại cho tao. Tao biết ngay các anh độc lắm, lại một tṛ chụp mũ buộc tội cho người khác để mang ra xử theo luật rừng.

    Tôi lênh đênh qua nhiều nhà giam ở thành phố, rồi mới bị đưa lên trại học tập trên rừng, an tâm học tập cải tạo ở nơi đó, bao giờ học tập tốt th́ được về xum họp với gia đ́nh. Nhà nước, nhà cầm quyền nói như thế. Chúng tôi ngắc ngoải sống trong lao động khổ sai, nhiều anh em kiệt lực gục xuống bỏ xác trong các trại tù. Thân phận chúng tôi như những nô lệ trong phim Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lư Trường Thành hay những nô lệ xây Kim Tự Tháp Ai Cập.

    Nhiều lần lao động cuốc đất trúng ḿn ngoài băi lao động, ḿn nổ thương vong vô khối người, nhưng được giải thích là ḿn đó là của Mỹ Ngụy gài lại để giết nhân dân. Bây giờ chúng tôi có chết có thương
    vong th́ cũng chỉ là “gậy ông đập lưng ông” thôi. Chúng tôi nhiều lần đề nghị với ban quản giáo xin được tự gỡ ḿn để khỏi gây hại cho phạm nhân, nhưng được lănh đạo trại “nhân đạo” từ chối, v́ sợ mất th́ giờ lao động sản xuất kiếm ra của cải cho đất nước chúng ta c̣n nghèo. Đồi nghĩa địa tù chật kín những mồ hoang của anh em chúng tôi. Sáng đi lao động, chiều về nh́n mặt trời gác bóng trên sườn núi Chứa Chan mới biết ḿnh c̣n sống, mong sớm có ngày ra xum họp với gia đ́nh.

    Tôi không nhớ rơ là ḿnh ăn đến mấy cái ngày kỷ niệm 30 tháng Tư trong trại cải tạo, v́ từng bị bắt lên bắt xuống, như bắt cóc bỏ đĩa, tha rồi lại bị bắt lại. Ngoài cái tội phản động, tôi c̣n tội phản quốc bỏ quê hương mà trốn đi, tức là tội vượt biên mà không thoát. Phải chi ngày đó tôi trốn thoát, th́ bây giờ được nhà nước ưu ái gọi là Việt kiều khúc ruột ngàn dặm được phép trở về thăm quê hương, được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Mấy anh Việt cộng từng đánh đấm bỏ tù, từng kết tội tôi là Việt gian sẽ ngọt ngào khuyên tôi nên ḥa hợp ḥa giải, quên đi chuyện cũ, đóng góp tất cả những ǵ tôi đang có để giúp cho đất nước quê hương Việt Nam mà các anh đang cai trị. Tôi đă thấy những cuộc tiếp đón long trọng, những Việt kiều trở về thăm quê hương được diện kiến những lănh đạo trong nước và họ được huy chương, và được ca tụng v́ những đóng góp của họ đă được truyền thanh truyền
    h́nh đi khắp mọi nơi. Họ thành người yêu nước, có ẩn chứa ư yêu và ủng hộ đảng CS cầm quyền.

    Trong trại học tập, ngày 30 tháng Tư mỗi năm được tổ chức xôm tụ lắm, mà anh em chúng tôi gọi là ngày “đứt phim.” Từ ba giờ sáng một số trại viên có tay nghề trong việc nấu nướng đă được điều lên nhà bếp để thọc tiết heo mổ ḅ làm đồ ăn, thổi cả cơm nữa, hương cơm phảng phất khắp trại làm các trại viên chúng tôi tỉnh cả ngủ, dù là hương gạo mốc, không phải gạo Nàng Hương chợ Đào. Những hương vị âm thanh hấp dẫn đó làm chúng tôi trở nên háo hức, v́ chúng tôi là những kẻ thường xuyên ăn đói mặc rách, cả năm chỉ ăn khoai ăn sắn có biết cơm thịt là ǵ đâu, sức lao động bị vắt kiệt từng ngày, nay có cơm th́ mừng quá. Bao nhiêu năm qua chúng tôi sống trong một miền Nam trù phú lúa thóc không bao giờ thiếu, người nông dân chỉ trồng một mùa cũng
    ăn được cả năm. Mà nay phải thèm và nhớ cơm, tưởng tượng cũng không ra được bát cơm nó thế nào? Tôi nói có quá không? Nhưng sự thật là vậy.

    Ngày hôm ấy chúng tôi được nghỉ lao động và sang ngày hôm sau là ngày quốc tế lao động 1-5, vị chi là hai ngày được ăn được chơi trong ṿng rào giây thép gai. Chúng tôi được nghe chính trị viên của ban
    quản giáo giảng giải cho nghe ngày chiến thắng 30 tháng Tư. Nhưng chỉ là chuyện nước đổ đầu vịt, chúng tôi chỉ nghĩ đến kỷ niệm cũ của chúng tôi vào ngày ấy.
    Buổi trưa cả ngàn người tù chúng tôi - mỗi người được ăn một chén cơm, một miếng thịt heo hay thịt ḅ chi đó bằng ngón tay, chan tí nước xốt cho mặn miệng. Ḷng lợn - tiết canh - thịt ngon miếng nạc mang lên nhà khung cho ban giám hiệu và thủ trưởng đơn vị xơi, uống rượu hút thuốc. Ḷng nhân đạo của đảng vô biên, không thể nói hết được.

    Về phía các cải tạo viên chúng tôi th́ sao, cũng chia ra mấy phe trong cuộc ăn uống ấy, không phải tranh nhau ăn, mà cách ăn uống cũng khác lạ. Có phe c̣n nặng ḷng với chế độ cũ mà anh đă phục vụ, nay
    trở thành bại tướng trong ngày 30 tháng Tư, nhất định không ăn đồ ăn của “kẻ thù” ban phát mà ăn ǵ đó với muối. Phe thứ hai lấy đồ thăm nuôi của ḿnh ra mời anh em ăn sạch. Phe thứ ba ăn ráo những ǵ được ban phát với lư luận: “Ta ăn thứ này là của ta làm ra, chẳng ăn chực thằng nào hết, gạo này chính ta làm ta cấy cầy, thịt này cũng chính chúng ta chăn nuôi, không ăn là dại. Ăn bám, ăn trên xương máu chúng ta là những thằng cai tù chứ không phải chúng ta. Lư luận nào cũng đúng cả, không ai đụng chạm tới ai.

    Anh chán đời ngồi quay mặt vào tường “diện bích” hết ngày 30 tháng Tư là chuyện của anh. Tự do của mỗi cá nhân được tôn trọng tuyệt đối, nên cuộc ăn uống ấy cũng diễn ra êm thắm, không phải tinh thần xôi thịt mổ căi nhau như mổ ḅ ở các đ́nh làng nhà quê. Dù sao tôi cũng nể phục các anh cải tạo chịu ăn cơm muối lắm, các anh c̣n có liêm sỉ và sĩ khí của một chiến sĩ, tôi không thể đánh giá thái độ ấy là sai hay đúng.

    Tôi lại nghĩ đến những anh hùng trong sử sách, đến một Hoàng Diệu, tuẫn tiết theo thành Thăng Long khi quân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất. Một Nguyễn Tri Phương không chịu cho kẻ thù buộc vết thương khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai. Một Vơ Tánh chất củi tự thiêu khi bại
    trận. Một Trần B́nh Trọng thà làm quỷ nước Nam hơn làm vương đất Bắc.

    Trong đời làm báo của ḿnh, trong trận chiến cuối cùng ngày 30 tháng Tư, tôi đă thấy những người lính Nhẩy Dù trại Hoàng Hoa Thám ở ngă tư Bảy Hiền ôm nhau cho nổ lựu đạn để cùng chết bên nhau, sau khi có lệnh đầu hàng vô điều kiện của tướng Dương Văn Minh. Và sau đó nhiều
    tướng tá của chế độ Cộng Hoà ở miền Nam tự sát khi nghe lệnh đầu hàng của “tổng thống” tạm quyền.

    Tôi chắc chắn rằng sử sách có ghi lại, dù rằng chế độ ấy thua trận và bị bôi nhọ suốt bao nhiêu năm trời, bị vu cáo là có bao nhiêu tội lỗi với “nhân dân.” Chính sử không thuần ở trong tay kẻ chiến thắng, mà ở trong ḷng mọi người trên đất nước này, không thể bóp méo, không thể như cục đất sét muốn nặn h́nh ǵ theo ư họ.

    C̣n những thương binh của chế độ Cộng Hoà sau khi bại trận ngày 30 tháng Tư năm 1975 th́ sao? Tôi đă thấy họ bị đuổi ra khỏi quân y viện Cộng Hoà chiều ngày 30 tháng Tư lịch sử ấy. Anh mù cơng anh què. Anh đổ ruột vịn vai anh cụt tay. Họ đi hàng hàng lớp lớp suốt một quăng đường dài, đau thương lắm, tiếc rằng không một phóng viên nhiếp ảnh nước ngoài nào chụp được một tấm h́nh.

    Cái máy h́nh của tôi chụp được mấy tấm th́ bị đập bể tan nát, suưt nữa th́ tôi nguy hiểm đến tính mạng v́ những kẻ trở cờ theo đóm ăn tàn, hoặc những tên lưu manh mà xă hội nào cũng có, mà hồi ấy chúng tôi gọi cái đám ấy là cách mạng 30, nghĩa là mới gia nhập cách mạng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Họ đang khao khát lập công để t́m cho ḿnh một chỗ đứng, hoặc được một tí ân huệ bố thí.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 24-04-2012 at 11:31 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi đă trải qua hai mươi chín cái ngày 30 tháng Tư, chỉ c̣n ít ngày nữa th́ tṛn 30 cái ngày kỷ niệm. Sao trong đầu tôi lẩn quẩn hoài về những kỷ niệm đau thương ấy.

    Những người thương binh của chế độ Cộng Hoà sau khi bi đuổi ra khỏi quân y viện Cộng Hoà. Họ đi về đâu?

    Mắt tôi nh́n thấy có những người thương binh kiệt lực, kiệt sức ngă ngay trên đường đi, trên lối cổng ra vào quân y viện và tôi đă nh́n thấy những giọt nước mắt uất hờn c̣n đọng trên đôi mắt của những người thương binh này.

    Trong ngàn vạn con người ấy trên đất nước VNCH thế nào không có kẻ sống sót, tôi cũng đă thấy anh mù dắt anh què hát rong ngoài đường, xin đồng tiền bố thí của đồng bào. Họ bị quên lăng đă ba chục năm nay, nên có sự công bằng cho người chết th́ cũng nên lo cho người c̣n sống, họ cũng đă hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến này. Người ta đang nói tới chuyện phục hồi Nghĩa Trang Quân Đội ở trên Biên Ḥa.Không biết chuyện này rồi sẽ đi đến đâu.

    Tôi là người sống ở Sài G̣n đă gần 30 năm, nghe tin ấy tôi đă mong muốn được thăm nghĩa trang quân đội xưa v́ có người thân đă chôn xác ở đó. Nhưng theo tôi biết đâu phải ai cũng được tự do ra vào để tưởng niệm người đă chết, ư nguyện của tôi không được chấp nhận.

    Người ta nói phục hồi nghĩa trang quân đội chế độ cũ, phục hồi thế nào tôi không biết, tôi thắc mắc trong việc làm ấy họ có phục hồi pho tượng Tiếc Thương bị giật đổ trước cổng nghĩa trang quân đội từ ba chục năm trước không.

    Sau 30-4-1975 hàng loạt tượng đài bị giật xập, và nay nghĩa trang sẽ để tên ǵ cho phải đạo làm người, mồ mả c̣n không. Tôi nghe mất mát cũng nhiều lắm, nếu c̣n th́ là những nấm mồ hoang, kẻ nằm dưới đất kia là kẻ có tội, không ai được quyến thăm viếng v́ thăm viếng là bị “văng miểng.” Tôi chỉ mong muốn được đến đấy, thắp lên một nén nhang tưởng niệm, dù mồ mả của những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà có c̣n hay đă mất. Tôi cho chuyện làm ấy hay lời hứa hẹn ấy là phiêu, chẳng có ǵ xất cả.

    Tại tiệm phở Ḥa, một tiệm phở nổi tiếng cuối đường Pasteur trong thành phố Sài G̣n, tôi thường gặp một anh bán báo, cụt cả hai tay, hai tay cụt đó được ráp hai tay sắt inox có kẹp, thao tác rất gọn ghẽ, anh kẹp những tờ báo đưa cho khách hàng hoặc nhận tiền, thối lại tiền bán
    báo. Không biết anh bán báo ở đó đă bao nhiêu năm.

    Một hôm anh mời tôi mua báo. Tôi lấy tiền ra biếu anh, vỉ sáng nay tôi đă mua báo ở sạp báo gần nhà. Anh ta nh́n tôi khẽ lắc đầu:

    - Không, cám ơn ông tôi không thể nhận được.

    - Vậy tôi mua báo. Tôi hỏi anh.

    - Vâng ông chọn tờ nào?

    Tôi chọn đại một tờ trong xấp báo mà anh ta ôm trên người, tôi đưa tiền cho anh ta, nói:

    - Thôi anh khỏi phải thối lại.

    - Vâng cám ơn ông.

    Tôi nh́n kỹ anh ta hơn, tôi hỏi thăm về hai tay anh. Anh ta nói:

    - Tôi không bị tai nạn mà là thương binh chế độ Cộng Hoà

    - Anh thuộc binh chủng nào hồi trước? Tôi hỏi tiếp.

    Anh ta không trả lời về binh chủng của anh chỉ nói:

    - Hồi đó tôi bị thương cụt cả hai tay ở mặt trận B́nh Long, chính quyền cũ làm cho tôi hai cánh tay này và tập cho tôi cách xử dụng. Gần ba chục năm nay tôi đi bán báo để sinh sống.

    V́ lư do ǵ đó anh không nhắc tên binh chủng của ḿnh. Nhưng khi tôi nói tên của vị tướng chỉ huy mặt trận, mắt anh ngời sáng. Tôi không ngờ đă mấy chục năm qua anh không quên và dành cho cấp chỉ huy ḿnh sự tôn kính chân thành. Tôi ngưỡng mộ anh là người dũng cảm, liêm sỉ
    từ tư cách đến việc phải kiếm sống, làm một con người. Đó là điều hiếm có, ít có ai sống trong đất nước Xă Hội Chủ Nghĩa dám biểu lộ cái tinh thần quật cường ấy. Có ngài Việt kiều ngày xưa từng giữ những chức vụ quan trọng, từng là “cựu” này “cựu” kia, ngày “đứt phim” chạy có cờ, bỏ đồng đội bỏ của chạy lấy người, nay về thăm quê hương phát biểu linh tinh chả ra cái giống ôn ǵ, so ra tư cách của ngài với anh chàng thương binh này, cách xa một trời một vực, thật là quá chán. Tôi nói với anh:

    - Anh rất can đảm, tôi ngưỡng mộ anh.

    - Có ǵ đâu, tôi c̣n thua ông tướng chỉ huy chúng tôi. Anh cười nhũn nhặn.

    Tôi nghĩ đến tướng Lê Văn Hưng, tướng tử thủ ở B́nh Long Anh Dũng, người không trốn chạy mà tự sát như một số tướng lănh khác của chế độ Cộng Hoà ngày 30 tháng Tư, sau khi “tổng thống” Dương Văn Minh đầu hàng vô đ́ều kiện.

    Báo đài ngày nào cũng có bài ca tụng về ngày lịch sử 30 tháng Tư, ngày chiến thắng vĩ đại của dân tộc, ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước. Đoàn quân chiến thắng kéo quân vào thành phố được sự đón tiếp nồng nhiệt của nhân dân thành phố, cùng nổi dậy với cách mạng,
    bao nhiêu người ra phất cờ chào đón đoàn quân. Một hoạt cảnh mà tôi, một phóng viên chiến trường đă hết thời, ghi nhận được đúng ngày hôm đó:

    Cuộc bại trận nhanh quá, nhanh đến độ dân Sài G̣n phải ngỡ ngàng. Kẻ nào không chạy thoát theo những chuyến di tản th́ đổ ra đường xem đoàn quân chiến thắng đi dép, đội mũ cối hay mũ tai bèo vào thành phố. Có những xác người dân hoặc lính chế độ cũ chưa được thu nhặt c̣n sót ở những góc đường, trên những quân trang quân dụng ném đầy trên đường đi, cả vũ khí nữa chưa kịp thu nhặt.

    Những con người đang đứng ngơ ngác ngỡ ngàng ở đó, bị nhét vào tay những lá cờ giấy, và anh “cách mạng" đeo súng mang băng tay đỏ mặt gườm gườm những kẻ không nhiệt t́nh vẫy cờ chào đón các anh bộ đội cụ hồ tiến vào thành phố. Tôi thấy một người đàn ông cũng bị nhét vào tay một lá cờ, một anh mang băng đỏ đeo súng ra huưch vào sườn người đàn ông đó một cái. Ông ta có lẽ hiểu ư liền nhẩy chồm lên phất cờ lia lịa, mồm la hoan hô liên tục.

    Thế cũng là quá đủ, tôi lủi vào đám đông kiếm đường chạy về nhà. Ngoài kia những ḍng người dầy đặc dần trên đường, có người đang t́m kiếm người thân, người tung hô những khẩu hiệu chiến thắng, người ngơ ngác ngẩn ngơ đứng nh́n.

    Họ không chịu tin vào sự thực là Sài G̣n bị thất thủ.

    Nguyễn Thụy Long



    To: chinhnghia@yahoogrou ps.com;
    From: cbui39@gmail.com

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Vài nét về nhà văn Nguyễn Thuỵ Long

    Nhà văn Nguyễn Thụy Long hoàn thành truyện dài Th́n Ma vào tháng Giêng 2007, khi ông bước vào tuổi thất thập. Trong tuổi già, sức khỏe yếu kém, đời sống khó khăn, Nguyễn Thụy Long biết rằng ng̣i bút không nuôi được bản thân như trước kia nhưng cái nghiệp vẫn c̣n và viết lách để vơi đi bao ưu phiền trong cuộc sông.

    Từ “Tác phẩm đầu tay của tôi là Loan Mắt Nhung ra đời và làm nên văn nghiệp của tôi được xuất hiện trên tờ báo Sống, do sự khuyến khích của ông Chu Tử… Tôi chính thức là kư giả của báo Sống, nhưng cũng đánh lẻ cho nhiều báo như một số anh em kư giả khác. Thành nghề hầu hết do kinh nghiệm, sự học hỏi lẫn nhau” (Hồi Kư Viết Trên “Gác Bút”, nxb Văn Nghệ, California, 1999 – trang 166) đến Th́n Ma cách nhau hơn 4 thập niên.

    Trước năm 1975, tác phẩm Loan Mắt Nhung được mọi người đón nhận. Loan Mắt Nhung phác họa h́nh ảnh cậu học sinh lương thiện trong thập niên 60 ở Sài G̣n, bị hoàn cảnh xă hội đưa đẩy trở thành du đăng nổi tiếng. Từ cuộc sống cù bơ cù bất, khốn khổ, Loan phải đương đầu với bao nghịch cảnh để sinh tồn và trở thành đàn anh trong làng dao búa trong xă hội đen. Là tay anh chị, dưới trướng có đàn em nhưng Loan lại cảm thấy cuộc đời cô đơn và muốn hoàn lương, nhưng hoàn cảnh thôi thúc, lôi kéo vào chốn bùn nhơ, gió tanh mưa máu, tội ác… Và, Loan tự giải quyết cho lối thoát bằng hành động giết người rồi nộp ḿnh cho cảnh sát, hối hận v́ đă đánh mất một thời trai trẻ.

    Loan Mắt Nhung được đạo diễn Lê Dân và hăng Cosunam Film dựng thành phim, được thành công, khản giả ái mộ, v́ vậy tên tuổi Nguyện Thụy Long gắn liền với Loan Mắt Nhung.

    Sau bốn thập niên, Th́n Ma ra đời, cậu bé tên Th́n, sinh trước năm 1975 nhưng rơi vào hoàn cảnh “lớn lên trong thời gạo châu củi quế, thời bao cấp và triệt để thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản, gọi là Xă Hội Chủ Nghĩa, toàn miền Nam đói, tuy nhiên chưa có ai chết đói v́ c̣n có khoai, có bắp, ḿ sợi, bán cho những hộ gia đ́nh có sổ lương thực mua ở Hợp Tác Xă” (Th́n Ma). Biệt danh Th́n Ma do lối xóm đặt cho anh v́ không biết mỗi khi lên cơn, bị ma nhập hay không, Th́n la hét và trông rất bất thường. Từ chàng trai hiền lành, khù khờ sống trong khu lao động nghèo nàn ở chợ Bà Chiểu, bán khô mực nướng, đạp xích lô để nuôi mẹ già, con dại kiếm miếng cơm độ nhật nhưng cũng bị trấn lột và bị “lừa” vào đường dây phân phối ma túy rồi trở thành tay anh chị giết người trong xă hội đen… Cầm đầu tổ chức trong đường dây nầy được bảo vệ và che đậy bởi “gia đ́nh văn hóa”!… Và Th́n cũng được núp dưới bóng gia đ́nh đó để lao vào chuyện làm ăn phi pháp. Tên sát thủ Th́n Ma cũng không thoát khỏi quy luật của xă hội như Loan Mắt Nhung!

    Nhà văn Nguyễn Thụy Long sở trường về cái nh́n cuộc sống của lớp người rơi trong hoàn cảnh đen tối và đầy dẫy cạm bẫy, bởi mưu sinh thời thế xô đẩy. Cuộc đời ông cũng trải qua bao thăng trầm, hàm oan nhưng ông phó mặc cho đời. Ông bày tỏ: “Trong đời cầm bút của tôi chưa bao giờ viết lên được một nhân vật đẹp đẽ, tôi chỉ chuyên t́m con đường gai góc mà đi, những nhân vật ma chê quỉ hờn đă được thể hiện trên giấy” (Hồi Kư sđd – trang 273).

    Sau hồi kư Thuở Mơ Làm Văn Sỹ, Hồi Kư Viết Trên “Gác Bút” được ấn hành ở hải ngoại. Ông đă hoàn thành Hồi Ức 40 Năm Làm Báo vào tháng 12 năm 2002.

    Tác phẩm đầu tay là tập truyện ngắn Vác Ngà Voi (bút hiệu Lan Giao), xuất bản năm 1965, tạo tiếng vang cho ông. Ông có năng khiếu chuyên viết feuilleton cho nhiều tờ báo. Ông viết nhiều thể loại nhưng đă được ấn hành một số tác phẩm: Chim Trên Ngọn Khô, 1967 – Trong Ṿng Tay Đàn Ông, 1967 – Vết Thù, 1968 – Bà Chúa Tám Cửa Ngục, 1968 – Đêm Đen, 1968 – Gái Thời Loạn, 1968 – Nữ Chúa, 1969 – Nợ Máu, 1969 – Ven Đô, 1970 – Sầu Đời, 1970…

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 24-04-2012 at 11:39 PM.

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nguyễn Thụy Long sinh ngày 9 tháng 8 năm 1938, ở ngơ Ḥa Mă Hà Nội. Thân phụ, họa sĩ Nguyễn Thụy Nhân, thân mẫu cụ bà Phạm Thị Miên.

    Vào Nam năm 1952, sinh sống tại Sài G̣n. Ông theo học Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu nhưng muốn theo nghiệp hội họa của thân phụ nên nhảy sang trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Thân phụ qua đời, ông phải sống tự lập nên vào đời rất sớm. Bị đi quân dịch, bị tù vô cớ rồi trải qua tháng ngày đầy nghiệt ngă và đó cũng là chất liệu để ông thể hiện qua ng̣i bút.

    Nguyễn Thụy Long là Hạ Sĩ Quan Tiếp Vận trong binh chủng Không Quân. Tưởng đă yên phận nhưng tai họa lại đến: “Tháng 11 năm 1960, Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông đảo chính Ngô Đ́nh Diệm thất bại chạy vô phi trường Tân Sơn Nhất được Phan Phụng Tiên đưa lên một chiếc C47 chuẩn bị đưa qua Nam Vang tỵ bạn; Nguyễn Thụy Long đang trong phiên trực nhận được lệnh phải đổ đầy xăng cho chiếc C47 chạy trốn”(HN). Trong cuộc truy lùng nầy, Nguyễn Thụy Long bị vạ lây v́ An Ninh Quân Đội bắt rồi đưa vào nằm khám Chí Ḥa…

    Giai đoạn đó được Nguyễn Thụy Long ghi lại trong Hồi Ức 40 Năm Làm Báo:

    “Sau một phùa đi tù lăng nhách một năm tại khám Chí Ḥa, thuở ấy gọi là Trung Tâm Cải Huấn Chí Ḥa, từ vừa thối vừa giả dối, mà đời tôi từng được thấy na ná nhau đến hai lần qua hai chế độ mà tôi đă sống qua. Tôi mang tội đào ngũ sau chính biến 11-11-1961, thêm tội du thủ du thực v́ không nhà, không cửa. Để kiếm sống qua ngày tôi sống những ngày tận cùng xă hội miệt Cầu Ông Lănh trên Con Kinh Nước Đen. Một đời sống dễ sợ của những con người bị coi là cặn bă của xă hội. Những con người dám ăn thịt nhau, cấu xé nhau để sống, sẵn sàng khống chế, ăn thua đủ với nhau bằng bạo lực. Tôi làm cu li ở kho 5 Khánh Hội trên đường Trịnh Minh Thế sau này là đường Nguyễn Tất Thành, rồi làm phụ thợ hồ ở quận 8, chuyên đổ ống cống xi măng và làm cọc rào ấp Chiến Lược. Kể cả nghề giặt quần áo thuê trong xóm chơi bời. Nói ra kinh tởm vô cùng, nên tôi không nói hành nghề giặt thuê ở những nơi đó như thế nào, tôi để dành chi tiết ấy cho một tác phẩm khi làm nhà văn”.

    “Một ngày kia tôi khăn gói quả mướp về báo Ngàn Khơi. Với điều kiện không lương chỉ được nuôi cơm, không chức vụ nên không nề hà bất cứ công việc ǵ của ṭa báo. Tôi yêu nghề báo, tôi chấp nhận, không phải nhắm mắt chấp nhận mà mở mắt chấp nhận. Một công việc vác ngà voi, cái ngà voi đẹp đẽ, nghề văn, nghề báo mà tôi từng ao ước mê say, như tất cả bạn bè anh em tôi vậy. Một tờ báo không có khoản chi lương, tiền nhuận bút bài vở cho những người cộng tác. Nhưng tất cả cật lực làm việc, mà làm việc với lương tâm và ḷng nhiệt t́nh để xây dựng tờ báo trong lúc khó khăn”.

    Từ những h́nh ảnh ghi nhận được trong khám Chí Ḥa, Nguyễn Thụy Long viết lại Bà Chúa Tám Cửa Ngục, đăng tải trên tờ Ngàn Khơi và ông cộng tác với anh chị em trong nhóm Ngàn Khơi chỉ được “tiêu chuẩn” kẻ vác ngà voi.

    Sau Cách Mạng tháng 11 năm 1963 “Người thầy đầu tiên khi tôi bước chân vào nghề báo (nhật báo), nói chính xác ra, là nhà văn Chu Tử. Tại nhật báo Sống, tôi cộng tác từ ngày đầu đến ngày cuối cùng, tôi đă trở thành phóng viên, kư giả rồi nhà văn”. Và đến thời điểm đó “Tôi run lên v́ lần đầu tiên tôi được lănh lương do nghề làm báo. Ngay ngày hôm sau chúng tôi tới ṭa soạn làm việc để lo cho số ra mắt đầu tiên”. (Hồi Ức sđd).

    Nhà văn Chu Tử có nhiều con nuôi, ông gả con nuôi cho Nguyễn Thụy Long, sau ngày 30 tháng Tư, 1975, Nguyễn Thụy Long chứng kiến thực tế rất phũ phàng: vợ bỏ, mất con, mất nhà! và từ đó, ông trở thành con người lang thang khắp nơi, mọi xó xỉnh… Ngay nơi chốn xóm Mả Đen, ấp Đông Ba, ông về sinh sống từ thuở đôi mươi nhưng cũng không được thừa nhận! 24 năm sau ông mới có hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Căn nhà số 156/3 (25/12) đường Nhiêu Tứ, phường 7, quận Phú Nhuận hiện nay là nơi chốn đă sống được 50 năm.

    Ông trải qua vài đời vợ và cuối đời cũng c̣n niềm an ủi.

    Sau tháng ngày ra tù vào khám, ông cầm bút để mưu sinh nhưng rồi trắc trở và thất bại. Ông sống trong hoàn cảnh cơ cực, mong t́m lối thoát nhưng cũng bị hoài nghi và tai tiếng.

    “Tôi trở thành thằng xạo xự. Giải thích, cải chính thế nào cho họ tin được. Mà cải chính làm chi cho phí lời. Điều họ nhận xét cũng đúng thôi, nhưng với những ai kia, chớ không phải tôi. Mẹ ruột tôi đă viết thư về nói: “Đồng đô la bên nầy quí hiếm lắm, không ai giúp được ai đâu, đừng mong chờ…” một cô em dâu của tôi ở bên Mỹ cũng nhắn tin về cho biết: tôi không nên trông chờ ǵ ở hai đứa con lớn đă thất lạc lâu năm v́ mẹ đẻ ra chúng cấm chúng liên lạc với tôi, sợ tôi lại giở giọng xin tiền chúng nó. Hai đứa con nhỏ th́ c̣n đi học nhờ vào tiền cấp dưỡng. Họ hàng anh em bà con tôi th́ khỏi nói đến làm chi, tất cả đều khác, đều là người xa lạ”. (Hồi Kư sđd trang 260-261).

    Tiếp nối Hồi Kư Viết Trên “Gác Bút”, bốn năm sau, Hồi Ức 40 Năm Làm Báo được hoàn thành, trong Lời mở đầu, ông cho biết:

    “Tôi gia nhập làng báo, làng văn từ năm 1962, có thể trước đó một vài năm, nhưng chẳng kể làm ǵ, thời trước đó là thời của Văn Nghệ Học Sinh. Thuở tôi mơ làm văn sĩ… Thuở đó mới chỉ mơ thôi chứ chưa có thật, một cái ǵ c̣n xa vời lắm với một cậu học sinh tài thô, trí thiển, nhưng tôi yêu nghề viết văn làm báo từ ngày đó. Người ta mơ ǵ th́ mơ, tôi mơ một cách quái gở, mơ làm văn sĩ, một tương lai sự nghiệp không lấy ǵ làm sáng sủa cho lắm thời bấy giờ…

    … Trong đời cầm bút của tôi, đến nay đă vào tuổi 65 (tính theo thời điểm 2002). Nhưng lúc cầm cây bút lên viết điều ǵ đó có thể hại cho an ninh bản thân. Bạn bè khuyên tôi nên từ bỏ đi, hay đốt bỏ cho mất tang tích.

    Tôi không gặp được một may mắn nào… Điều mơ ước duy nhất của tôi, làm nốt những ǵ ḿnh c̣n bỏ dở dang, tôi sẽ nói lên hết, nếu sức khỏe tôi c̣n cho phép. Tôi tự cho tôi quyền tự do trên căn gác bút cô đơn.

    … Tôi theo đuổi nghề suốt 40 năm trời, h́nh như không lúc nào ngừng nghỉ, làm việc cả trong lúc bị gác bút, chân tay bị cùm, nhưng c̣n cái đầu, tôi vẫn làm việc, vẫn suy nghĩ và thầm viết trong đầu. Để lúc nào thuận tiện th́ thành văn chương, tác phẩm. Kể chuyện nôm na chơi.

    Trong đời sống hỗn mang hai mươi mấy năm trời qua, tôi sống thử qua rất nhiều nghề. Trong đó có cả nghề cầm bút. Nó ra làm sao, đó là do sự ṭ ṃ của một nhà báo mà cái ǵ cũng muốn biết. Tôi chấp nhận những cái không may sẽ đến với tôi…

    … Tôi không mất v́ chẳng c̣n ǵ mà mất, cứ coi là việc rong chơi qua ngày trong bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”.

    Trong Hồi Ức 40 Năm Cầm Bút của ông có vài chương đă được đề cập trong Hồi Kư Viết Trên “Gác Bút”, khi viết, ông không che dấu thói hư tật xấu của ḿnh, viết thật, sống thật, nghĩ sao viết vậy, có bao ngọn roi quất vào mặt ông và cũng có bàn tay đỡ đần, ông không ngại ngần đề cập khi viết nên có người vin vào để đả kích ông.

    Mơ ước nào khi trở thành hiện thực thường mang lại ánh hào quang và niềm hạnh phúc nhưng ở Nguyễn Thụy Long, mơ ước hóa thân thành chữ nghĩa trong văn nghiệp th́ ngược lại, vinh nhục đạp lên nhau và khốn đốn trong băo táp của cuộc đời với bao hệ lụy vây quanh. Ông phó mặc cho đời v́ theo ông “Từ xưa đến nay tính chất của tôi vẫn là tưng tửng trong đời sống”.


    C̣n tiếp...

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Năm 2005, nhà văn Viên Linh tổ chức trao giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp của báo Khởi Hành cho Nguyễn Thụy Long. Điều đáng tiếc xảy ra khi có bài viết ở hải ngoại đả kích Nguyễn Thụy Long và ông ta phản pháo lại. Hai cây bút đă một thời thân t́nh với nhau nhưng có lẽ v́ phản ứng tự vệ, cú đá “hồi mă thương” của ông trong cơn tức giận như cái tát đau điếng… ! Bút mực vẫn c̣n đó “lúc cầm cây bút lên viết điều ǵ đó có thể hại cho an ninh bản thân. Bạn bè khuyên tôi nên từ bỏ đi, hay đốt bỏ cho mất tang tích”.

    Khi tôi viết về ông và sự việc đáng tiếc xảy ra, có email cho ông và nhận được hồi âm: “Đọc lại bài anh viết về tôi, tôi rất cảm động… Tôi và ông bạn… tuy có giận nhau nhưng thật ḷng tôi vẫn quư mến vợ con ông ta, v́ sự quen biết và thân t́nh đă mấy chục năm”!.

    Trong cuộc sống, ông đă gặp biết bao nghịch cảnh, oan trái… với đao, tên bằm nát thân xác, thêm một mũi tên trong lúc xế tà nơi xó xỉnh trong cơn bỉ cực, ông chỉ oán cho số phận ḿnh c̣n lắm chông gai!

    Khi liên lạc với ông, tôi biết ông sống trong hoàn ảnh khó khăn nhưng vẫn giữ sự tự trọng nên khi nhận được tác phẩm Th́n Ma, tôi liên lạc với nhật báo Viễn Đông đăng tải vào hạ tuần tháng Tư năm 2007 và trả tiền nhuận bút tác phẩm 500 mỹ kim.

    Về cuốn Hồi Ức 40 Năm Cầm Bút tôi nói với ông, sẽ tự nguyện giúp layout tác phẩm nếu có ai chịu trả tác quyền để in và phát hành, c̣n họ in, bán sách rồi gởi tiền về… sẽ trông đợi dài cổ! Sau đó tôi đưa cho nhật báo Viễn Đông và đă trả tiền nhuận bút 500 mỹ kim nhưng cho đến nay chưa đăng tải.

    Trước đây, tôi gởi cho nhà văn Nguyễn Thụy Long bài viết về Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác (1881-1945) và được anh cho biết bài Hồ Trường anh thường ngâm mỗi khi cô đơn cùng cực, bà nội anh là chị em ruột với hiền thê của Nguyễn Bá Trác. Nguyễn Bá Trác là con rể Nguyễn Bá Học (1857-1921).

    *

    Thân mẫu Nguyễn Thụy Long được con gái bảo lănh định cư tại Nam California. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, cụ bà qua đời. Nơi căn nhà cũ, Nguyễn Thụy Long viết Hồi Ức Về Mẹ:

    “… Căn nhà xưa của gia đ́nh, mẹ tôi ǵn giữ nó, không để cho bị tịch thu, v́ anh em tôi đều bị đưa đi học tập cải tạo hết rồi. Mẹ ở một ḿnh trong căn nhà ấy, đồ đạc trong nhà có ǵ bán dần, bán ṃn đi để ăn và thăm nuôi hai anh em chúng tôi trong trại học tập. Cụ lặn lội vượt hàng trăm cây số đường rừng để đến với con, những đứa con tù tội khốn khổ của bà. Tới trại tù, trước khi được thăm nuôi người ta dạy mẹ tôi và những thân nhân thăm tù, gặp mặt phải khuyên bảo và giáo dục những người tù như chúng tôi câu: "Con ráng học tập tốt rồi nhà nước nhân đạo, khoan hồng tha cho về xum họp với gia đ́nh".

    Bây giờ đă mấy chục năm qua, khi ai nhắc hoặc nghe lại câu này tôi vẫn có cảm giác muốn buồn nôn. Tôi biết sau khi phải học vẹt như thế th́ họ mới cho thăm nuôi con ḿnh, không biết cụ đă nghĩ ǵ. Nhưng có lẽ mẹ tôi rất là đau khổ, tôi chỉ biết thương mẹ và cảm ơn mẹ, khi mẹ gầy hốc hác ngồi trước mặt tôi. Không chừng mẹ đă phải nhịn đói, nhịn khát để mang miếng cơm vào cho con. Một chút gạo, quí giá như những hạt châu ngọc. Vậy mà tôi từng bị tịch thu những hạt gạo ấy, bỏ vào kho, hoặc cho ai ăn không biết, có thể là mấy thằng khốn nạn, có thể lợn gà. Với mẹ, tôi vẫn là đứa con nhỏ bé, dù tôi đă lớn, đă trưởng thành, nhưng những hạt cơm của mẹ cho, tôi coi quí giá như những hạt châu ngọc. Vào thời tù tội đó, mỗi khi ra cổng trại để đi lao động và thoáng gặp những bà mẹ tay xách, nách mang đi thăm con. Tôi lại giấu những giọt nước mắt của ḿnh, lúc đó tôi rất nhớ mẹ tôi…

    … Hai giờ rưỡi sáng, tôi đạp xe đạp vào phi trường tiễn mẹ. Phi trường đêm ấy lồng lộng gió. Tiễn mẹ đi đêm ấy, tôi linh cảm thấy không bao giờ c̣n được gặp mẹ nữa. Dáng cụ xiêu xiêu đi vào pḥng cách ly, cụ lại dúi cho tôi những đồng tiền Việt Nam c̣n sót lại trong túi, như hồi mấy chục năm về trước…

    … Tất cả chúng con đều nhớ mẹ, bàng hoàng khi nhận được tin mẹ qua đời. Cụ thọ vào bậc nhất rồi nhưng sao tôi vẫn buồn. Cụ mất ngày 13 tháng 8 âm lịch bên Mỹ, c̣n hai ngày nữa là tết Trung Thu ở Việt Nam. Hôm nay ở đây tôi làm lễ phát tang cho mẹ, đúng vào ngày rằm Trung Thu, tôi e rằng trời lại mưa, như nhiều năm tôi ở miền Nam không bao giờ tôi được ngắm trăng rằm.

    … Tuổi thơ ấu không bao giờ trở lại với tôi nữa. Tôi muốn khóc v́ nhớ mẹ, nhưng c̣n nước mắt nữa đâu. Một đời mẹ gần một thế kỷ nổi trôi theo vận nước. Những đau thương này thay cho những giọt nước mắt của đứa con nay đă già.

    (Rằm tháng Tám năm Gíáp Thân – Nguyễn Thụy Long)

    Sau nhiều năm sống lang bạt nơi nầy chốn nọ cho đến khi được trở về với căn nhà cũ số 156/3 (25/12) đường Nhiêu Tứ, phường 7, quận Phú Nhuận… Với thời giá hiện nay, căn nhà cũ nầy có giá nhưng không biết chủ nhân có “sổ đỏ” hay không về chủ quyền?.

    Nhưng, cuối đời, sống vẫn bất an, gặp phải cảnh tượng đau ḷng, có kẻ bên cạnh lấn đất nhà ông, bất chấp pháp luật, ngang nhiên bảo thợ đập phá nhà ông và c̣n đe dọa thanh toán, tháng 6 và tháng 7 năm 2007, ông làm đơn gởi đến các cơ quan hữu trách nhưng chẳng nơi nào giải quyết. Trong hai năm qua, Nguyễn Thụy Long đành cam chịu t́nh cảnh oái oăm đó cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay!

    *

    Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Thụy Long! Ông vĩnh biệt cơi trần, để lại vợ (Nguyễn Thị Thúy) và 3 con c̣n nhỏ ở Sài G̣n, 4 đứa con lớn của đời vợ trước sống ở hải ngoại.

    Vương Trùng Dương

    http://damau.org/archives/8537

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •