Page 9 of 9 FirstFirst ... 56789
Results 81 to 83 of 83

Thread: Thời sự Thế giới

  1. #81
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tham quyền, cố vị

    - Nguyễn đạt Thịnh



    Không ai có thể phủ nhận ông Hugo Chávez là kẻ tham quyền cố vị: năm 1992 ông đảo chánh bất thành, bị tù 2 năm. Năm 1998, ra ứng cử, ông được bầu làm Tổng thống Venezuela; Chávez thay đổi hiến pháp, tạo ra nhiều thuận lợi cho phe nhóm của ông. Hai năm sau ông tái đắc cử, và năm ngoái ông đắc cử lần thứ tư, chiếm ghế tổng thống trong suốt 15 năm dài.



    Đặc biệt là ông đắc cử nhiệm kỳ 4 trong lúc đang trị bệnh ung thư. Ngày mùng 10 tháng Sáu 2011, ông giải phẫu ung thư; ngày 30 tháng Sáu, ông tuyên bố lành bệnh; nhưng tháng Chạp 2012 ông lại phải giải phẫu, nằm bệnh viện và vắng mặt không dự được lễ tuyên thệ nhiệm chức đáng lẽ phải cử hành vào ngày mùng 10 tháng Giêng 2013.

    Thành tích 4 nhiệm kỳ và 15 năm ngồi ghế tổng thống của Chavez có thể kể là một kỷ lục, tuy nhiên ông không hề là chính khách duy nhất tham quyền, cố vị.

    Xin kể thêm Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin vào danh sách những chính khách thích ngồi hoài trên ghế tổng thống; ông này làm tổng thống Nga 8 năm từ 2000 đến 2008, rồi xuống làm thủ tướng v́ hiến pháp Nga không cho ông ngồi liên tiếp 3 nhiệm kỳ.

    Năm 2011, ông tuyên bố tái ứng cử, và năm 2012 tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3, nhiệm kỳ này được gia tăng thêm 2 năm, cho dài đủ 6 năm; tổng kết lại Putin cũng làm tổng thống được 14 năm, nếu ông chỉ ngồi đó có 3 nhiệm kỳ.

    Chính khách Mỹ đỡ hơn chút đỉnh, chưa vị tổng thống nào ở ĺ trong Bạch Cung sau ngày thứ 2920 (365x 8) cả; vị nào giỏi th́ ở đó 8 năm, vị nào không xuất sắc lắm phải dọn ra khỏi Nhà Trắng chỉ sau 4 năm.

    Nhưng ngoài cái chỉ dấu “dọn nhà đúng hạn kỳ”, quư vị tổng thống Hoa Kỳ cũng không thua ông Chavez của Venezuela hay ông Putin của Nga bao nhiêu trong thành tích tham quyền cố vị. Chứng minh là cuộc tranh chấp kéo dài bằng chiều dài của lịch sử Hoa Kỳ giữa 2 đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ, với tiêu mốc là những cuộc bầu cử 2 năm một lần.

    Đảng Dân Chủ thắng năm 2012; và ngay sau khi thất bại đảng Cộng Ḥa ráo riết chuẩn bị cho cuộc hơn thua 2014. Lợi khí của Cộng Ḥa là họ nắm quyền kiểm soát Hạ Viện, cơ cấu quyết định ngân sách.

    Sử dụng lợi khí này, năm 2011 họ không cho hành pháp nâng cao trần nợ để có ngân sách trả lương công chức, quân nhân, và trang trải mọi chi phí khác của liên bang. Họ chỉ nâng trần nợ lên cao hơn với điều kiện Tổng thống Obama kư Luật Kiểm Soát Ngân Sách ấn định việc cân bằng chi thu để tránh thâm thủng; trong đạo luật này có khoản tự động giảm ngân sách 2%, nếu hành pháp và lập pháp không thỏa thuận được với nhau về chi tiết giảm chi, tăng thu vào cuối năm 2012.

    Kỳ hạn này được dời lại 2 tháng, và đúng ngày đầu tháng Ba này, ngân sách sẽ tự động bị cắt 2%, tạo ra t́nh trạng “co cụm” của mọi hoạt động chính phủ v́ thiếu ngân sách. Tính thành tiền, chi phí quốc pḥng sẽ bị cắt $55 tỉ, và chi phí dân sự bị cắt $27 tỉ.

    Cả 2 đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ đều chủ trương phải phá bỏ “thế co cụm”, thế cắt, rút cho mọi chi tiêu nhỏ lại, để vừa với túi tiền.

    Đảng này đổ lỗi cho đảng kia phải chịu trách nhiệm về hậu quả của những biện pháp co cụm, và nếu không t́m được cách giải quyết, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

    Tổ chức Bipartisan Policy Center (Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách của Lưỡng Đảng) tại Hoa Thịnh Đốn ước lượng biện pháp “co cụm” sẽ làm Hoa Kỳ mất đi 1 triệu jobs. Congressional Budget Office (Pḥng Nghiên Cứu Ngân Sách của Quốc Hội) lo là mức tăng trưởng kinh tế sẽ tuột dốc 0.7%.

    Cuộc đổ lỗi diễn ra sôi nổi, v́ đảng nào cũng ư thức là không tránh được trách nhiệm là phải gánh vác sự bất măn của cử tri, tạo ra t́nh trạng thua thiệt bầu cử, mất thế kiểm soát quốc hội.

    Để tạo áp lực với Quốc Hội, hôm thứ Ba 2/19 Tổng thống Obama cảnh cáo, “Nếu Quốc Hội để cho cảnh chặt chém đại quy mô này xảy ra, ngân sách sẽ thiếu hụt và thế sẵn sàng ứng chiến của quân đội sẽ bị ảnh hưởng”. Lời cảnh cáo này đẩy trách nhiệm “co cụm” về phía đảng Cộng Ḥa.

    Hưởng ứng thái độ của ông Obama, quy trách cho Hạ Viện Cộng Ḥa, Tổng trưởng Quốc pḥng Leon Panetta cũng lớn tiếng báo động là ông sẽ phải cho 800,000 nhân viên dân chính phục vụ trong quân đội tạm nghỉ việc bắt đầu từ tháng Tư, và hủy bỏ kế hoạch đưa hàng không mẫu hạm Harry S. Truman ra tuần trực tại Vùng Vịnh.

    Ông John Boehner, chủ tịch Hạ Viện, phản công, khẳng định giảm chi là chủ trương của đảng Cộng Ḥa, nhưng ông không giảm chi bằng h́nh thức “co cụm”; ông viết trên tờ Wall Street Journal, “Giảm chi 2% ngân sách không tới đâu cả, mà chúng ta c̣n có nhu cầu giảm nhiều hơn nữa; tuy nhiên cắt giảm đồng đều tạo ra cảnh mọi hoạt động đều phải co cụm lại v́ thiếu ngân sách, lại là cách giảm chi “xấu xí và nguy hiểm” (ugly and dangerous)”.

    Kư giả Stephen Collinson của hăng tin AFP viết, “Thêm một lần nữa quư vị lănh đạo Hoa Kỳ lại chơi tṛ Russian Roulette trên sự sống c̣n của nền kinh tế Hoa Kỳ, nền kinh tế duy nhất c̣n hùng mạnh trên thế giới”.

    Russian Roulette là tṛ chơi tự tử bằng súng lục kiểu rouleau của những người Nga say rượu thách đố nhau; những ông ma men này trút 5 trong 6 viên đạn của khẩu rouleau ra, quay tṛn ổ đạn nhiều ṿng để không c̣n biết viên đạn duy nhất c̣n lại, nằm trong vị trí nào, hột nổ có bị c̣ súng kích hỏa không, rồi đưa mũi súng vào màng tang và... bóp c̣.



    Tṛ chơi Russian Roulette



    Collinson và nhiều kư giả khác nhắc lại những lần trước giới lănh đạo chính trị liên bang cũng đă từng gay cấn, hơn thua với nhau trên vấn đề cân bằng ngân sách và thanh toán nợ nần; Tổng thống Obama chủ trương tăng thuế đánh vào giới giàu có để tăng thu, tạo thăng bằng cán cân thu chi, trong lúc quư vị nghị sĩ và dân biểu Cộng Ḥa muốn tạo thăng bằng bằng cách giảm chi.

    Như những lần trước, cuộc va chạm giữa các chính khách Dân Chủ và Cộng Ḥa lần này vẫn là một cuộc thử thách ư chí: bên yếu hơn sẽ nhượng bộ bên kia. Chữ “yếu” trong trường hợp này có nghĩa là thiếu sự hậu thuẫn của quần chúng, sự thiếu vắng đó sẽ được thể hiện thành kết quả bầu cử năm 2014.

    Trong cuộc bầu cử năm 2010 đảng Cộng Ḥa đă thắng lớn nhờ Trà Đảng thành công trong việc thuyết phục cử tri bầu cho những ứng cử viên Cộng Ḥa, những người chủ trương thắt lưng buộc bụng để trả nợ.

    Toàn bộ 435 ghế dân biểu, và 37 trong 100 ghế nghị sĩ được bầu lại trong cuộc bầu cử 2010. Khoảng 82 triệu rưỡi cử tri đi bầu, đảng Cộng Ḥa chiếm được thêm 63 ghế dân biểu, nắm đa số và kiểm soát Hạ Viện; tại Thượng Viện đảng Cộng Ḥa cũng chiếm thêm được 6 ghế, nhưng vẫn giữ thế thiểu số, để quyền kiểm soát Thượng Viện cho các nghị sĩ Dân Chủ.

    Sau khi nhận ra sự lợi hại của chiêu bài do Trà Đảng chủ trương ‘cân bằng ngân sách để không vay mượn thêm, và thắt lưng buộc bụng để thanh toán $16.553 trillion tiền nợ cũ’, ông Obama t́m được cách trả đ̣n: ông cũng chủ trương trả nợ, nhưng không trả bằng cách giảm chi: cắt giảm những chương tŕnh giáo dục, y tế, hay xă hội; mà bằng cách tăng thu, thu thêm tiền thuế của thành phần giàu có, trong lúc vẫn giảm thuế cho thành phần trung lưu và nghèo khó trong xă hội Hoa Kỳ.

    Chính sách cân bằng ngân sách và trả nợ cũ mà không thắt lưng buộc bụng, không cắt giảm quyền lợi medicare, medicaid, an sinh xă hội, đưa đến cuộc thắng cử lớn lao tháng 11 năm ngoái của ông Obama, với 5 triệu phiếu chênh lệch.

    Ứng cử viên Cộng Ḥa Mitt Romney giải thích việc thắng cử của ông Obama là nhờ vào 47% người Mỹ quen sống “ngửa tay xin quyền lợi”.

    Con số 47% nhận trợ cấp của chính phủ có thể không chính xác, nhưng ông Obama đă thành công trong việc đánh thức khối cử tri nghèo và trung lưu với phong trào OCCUPY WALL STREET, đánh thức khối cử tri gốc Mễ với những đạo luật giúp đỡ người di dân, khối cử tri quân nhân bằng với chiến thuật đột kích giết lănh tụ al-Qaeda bin-Laden, và chiến thuật sử dụng drone hạ sát những lănh tụ khủng bố, làm giảm bớt tổn thất của quân đội trong h́nh thức chiến tranh chống du kích trên 2 chiến trường Iraq và A Phú Hăn.

    Obama vận động quần chúng hằng ngày qua hệ thống email. Nhưng, làm ǵ th́ làm, chắc chắn ông vẫn phải dọn ra khỏi Nhà Trắng ngày hết nhiệm kỳ thứ nh́.

    Câu hỏi đặt ra là ông Obama có tham quyền ít hơn, cố vị ít hơn 2 ông Chavez và Putin không? Và câu trả lời gần sự thật nhất là: cả 3 ông cùng tham quyền, cùng cố vị như nhau, bằng nhau; cái khác là công dân Nga, và công dân Venezuela chấp nhận để tổng thống tham quyền cố vị; trong lúc ông Obama, ông Bush, và tất cả những vị tiền nhiệm của họ dọn nhà đúng ngày v́ công dân Mỹ không chấp nhận bất cứ sự nhập nhằng nào đối với hiến pháp.



    Nguyễn đạt Thịnh

  2. #82
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Venezuela dưới thời Hugo Chavez
    Phản ứng trái chiều khi Chavez ra đi





    Ông Chavez là tâm điểm chính trị của Venezuela suốt 14 năm qua

    Hugo Chavez nổi lên tại Venezuela trong một cuộc nổi dậy quân sự thất bại hồi 1992.

    Bị án tù giam nhiều năm, ông nhanh chóng được ân xá bởi chính quyền Venezuela không coi ông lẫn phong trào của ông là một mối đe dọa ghê gớm.

    Nhưng sự tấn công không khoan nhượng của ông vào tình trạng tham nhũng chính trị và yếu kém trong quản lý nhà nước đã khiến người dân nước này bị hấp dẫn, và ông đã giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống năm 1998.

    Nhiệm kỳ đầu tiên của ông được đánh dấu với chính sách đối ngoại ôn hòa hơn, và ông thường xuyên tới thăm viếng Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên, chính sách đối nội thì trở nên cực đoan hơn, với mục tiêu là hướng tới các chương trình xã hội.

    Những "sứ mệnh" trung tâm là nhằm cải thiện việc tiếp cận tới các dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh xã hội, thực phẩm và đất đai cho những đối tượng nghèo nhất trong xã hội.

    Một mối liên minh với Cuba được thiết lập, nhằm thực hiện các tham vọng này. Sự ủng hộ ông trong giới người nghèo tăng vọt.
    Thay đổi cấp tiến

    Các chính sách xã hội khiến ông Chavez rất được lòng tầng lớp nghèo và trung lưu

    Sự thành công của ông Chavez trong việc đưa ra bản tân hiến pháp hồi 2000 cho tín hiệu thấy những tham vọng dài hạn, bởi nay ông có thể tiếp tục tham gia tái tranh cử.

    Viễn cảnh "Chavismo", Chavez nắm quyền dài lâu tại Venezuela, đã tạo ra những bất lợi cho những người từng được hưởng lợi nhờ trật tự xã hội cũ.

    Một cuộc phản cách mạng đã nhanh chóng diễn ra và Tổng thống Chavez bị hất cẳng khỏi dinh tổng thống hồi tháng Tư 2002.

    Hoa Kỳ không lên kế hoạch cho cuộc phản cách mạng, nhưng rõ ràng là nước này biết về những gì sẽ diễn ra nhưng đã không cảnh báo giới chức Venezuela.

    Ông Chavez được khôi phục quyền lực trong 48 giờ nhờ quân đội, lực lượng ban đầu có vẻ như đã ủng hộ cho cuộc nổi dậy, và ông đã nhanh chóng có chiến dịch mạnh mẽ nhằm vào kẻ thù cả ở trong và ngoài nước.

    Ở trong nước, các mục tiêu của ông Chavez gồm cả lớp chính trị gia truyền thống, vốn có những quan hệ khăng khít với Hoa Kỳ.

    Để đối phó với ảnh hưởng của nhóm này đối với truyền thông, Tổng thống Chavez đã nâng vị thế của truyền hình quốc gia và gây áp lực lên hệ thống tư pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của các phương tiện liên lạc thuộc sở hữu tư nhân.

    Ông cũng thay thế các nhà kỹ trị trong hãng dầu khí quốc gia (PDVSA) bằng các ủng hộ viên trung thành với mình.

    Venezuela trở nên ngày càng chính trị hóa, với cuộc tranh luận tập trung vào chính vai trò của Tổng thống Chavez.

    Để duy trì được sử ủng hộ chính trị, ông Chavez mở rộng các chương trình xã hội, với nguồn tiền lấy từ nguồn thu nhờ giá dầu thế giới tăng cao.

    Mức lương tối thiểu cũng được tăng mạnh và nhiều người Venezuela được thoát khỏi cảnh đói nghèo.

    Các chỉ dấu xã hội khác, đáng kể là trình độ văn hóa, cũng được cải thiện.

    Ông Chavez cùng phong trào chính trị của mình đã không vấp phải mấy khó khăn trong việc đánh bại phe đối lập, vốn bị phân rẽ sâu sắc và không thích nghi được với những thực tế mới ở Venezuela.
    Tầm nhìn khu vực

    "Mục tiêu quan trọng nhất của Chavez là xây dựng một liên minh giữa các quốc gia Mỹ Latin và vùng Caribbe, nhằm thực hiện giấc mơ hồi hai thế kỷ trước của vị anh hùng vĩ đại của ông, vị lãnh tụ giành độc lập cho Nam Mỹ, Simon Bolivar."

    Trong quan hệ đối ngoại, Tổng thống Chavez theo đuổi chính sách chống chủ nghĩa đế quốc một cách mạnh mẽ, thường xuyên có những lời lẽ công kích Hoa Kỳ.

    Ông ngày càng kết thân với các kẻ thù của Hoa Kỳ và quan hệ mật thiết hơn với Cuba.

    Nhưng mục tiêu quan trọng nhất của ông là xây dựng một liên minh giữa các quốc gia Mỹ Latin và vùng Caribbe, nhằm thực hiện giấc mơ hồi hai thế kỷ trước của vị anh hùng vĩ đại của ông, vị lãnh tụ giành độc lập cho Nam Mỹ, Simon Bolivar.

    Bước đi đầu tiên hướng tới giấc mơ của Bolivar là Petrocaribe - một chương trình nhằm cung ứng dầu giá rẻ cho các nước Trung Mỹ và Caribbe vốn phải dựa vào việc nhập khẩu.

    Chương trình này đã được hưởng ứng nhiệt tình, với chỉ duy nhất Barbados không tham gia.

    Tiếp đó là Alba, một chương trình hội nhập khu vực gồm Cuba, Bolivia, Ecuador, Honduras (cho tới 2009) và Nicaragua, cùng một vài quốc gia độc lập nhỏ ở vùng Caribbe.

    Venezuela dưới thời ông Chavez, cùng với Brazil dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva, cũng khuếch trương một cấu trúc khu vực mới, được thiết kế nhằm kết nối toàn bộ các nước châu Mỹ, trừ Hoa Kỳ và Canada.

    Kết quả là sự ra đời của Unasur, tức Liên hiệp các Quốc gia Nam Mỹ, và đề án Cộng đồng các nước Mỹ Latin và Caribbe (Celac).

    Nó cũng dẫn tới việc ra đời một ngân hàng phát triển nhằm đối trọng lại ảnh hưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

    Tham vọng của ông Chavez trong việc gia nhập Mercosur (chương trình hội nhập khu vực do Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay sáng lập) đã bị Thượng việc Paraguay chặn trong một thời gian dài.

    Nhưng biến động chính trị tại Paraguay đã khiến nước này bị tạm ngưng tư cách trong khối, mở đường cho Venezuela gia nhập hồi tháng 7/2012.
    Theo đuổi thách thức

    Ông Chavez theo đuổi chính sách chống chủ nghĩa đế quốc và thường có lời lẽ công kích Hoa Kỳ

    Có thể nói là sự thành công của Tổng thống Chavez trong các kỳ tranh cử (ông chỉ thua trên toàn quốc có một lần) không phải là nhờ vào chính sách đối ngoại của ông.

    Điều này thể hiện rất rõ trong kỳ tranh cử tổng thống hồi tháng 10/2012, là khi ông thắng bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phe đối lập.

    Ông thắng nhờ các chính sách xã hội, điều giúp ông giành được sự trung thành từ lớp người nghèo nhất cũng như từ tầng lớp trung lưu.

    Nhưng các chính sách của chính phủ ông đã không xử lý được một số các vấn đề đang ngày càng gây nhiều quan ngại cho toàn bộ các thành phần trong xã hội.

    Đầu tiên là mức độ tội phạm chung tăng cao, thể hiện rõ nét nhất ở tỷ lệ các vụ giết người cực cao.

    Thứ nhì là mức độ lạm phát, vốn đã bị trầm trọng thêm do sự mất giá của đông nội tệ dẫu cho giá dầu thế giới tăng cao.

    Thứ ba là tình trạng tham nhũng trong chính quyền vẫn tiếp diễn, trong đó có cả các cáo buộc về nạn con ông cháu cha mà gia đình ông Chavez áp dụng, điều luôn bị bác bỏ.

    Và cuối cùng là vấn đề quản lý yếu kém các nguồn tài nguyên của đất nước do tình trạng chính trị hóa các công sở, hệ thống tư pháp và các doanh nghiệp quốc doanh.

    Bất kỳ ai lên thay thế ông Hugo Chavez, dầu là người từ chính đảng phái của ông hay từ phe đối lập, sẽ đều cần phải xử lý các vấn đề này. Nhưng họ sẽ làm mà không có được tính cách vốn đã giúp ông Chavez được yêu mến trong nhiều năm qua. Khi điều đó xảy ra, Venezuela sẽ bước sang một chương mới của nền lịch sử 200 năm của nước này.

    Giáo sư Victor Bulmer-Thomas là một nhà nghiên cứu thuộc bộ phận Americas của Chattham House, một tổ chức độc lập chuyên nghiên cứu quan hệ quốc tế đặt tại London.
    Victor Bulmer-Thomas
    Phân tích gia chuyên về Mỹ Latin
    ----------------------------------


    Phản ứng trái chiều khi Chavez ra đi


    Người dân Venezuela đau buồn trước cái chết của ông Chavez

    Đất nước Venezuela đang trong giai đoạn đầy thử thách

    Hugo Chavez, tổng thống Venezuela từ năm 1999, đã qua đời ở tuổi 58 sau khi ‘chiến đấu với bệnh hiểm nghèo gần hai năm’, phó Tổng thống Nicolas Maduro thông báo.

    Việt Nam hiện chưa có phản ứng chính thức về cái chết của ông Chavez vốn được xem là người bạn thân thiết của chính phủ Hà Nội.

    Trước đó, khi ông Chavez sang Cuba phẫu thuật ung thư lần thứ tư, tất cả các nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam đều gửi điện thăm hỏi và cầu mong ông sớm bình phục.

    Trang chính của hầu hết các báo mạng trong nước hôm nay đều đưa tin, bài, ảnh đậm nét về sự kiện này và không khí đau thương ở Venezuela.

    Báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, dành những vị trí trang trọng nhất để đưa tin về Chavez.

    Trang chủ của Chính phủ Việt Nam khi đưa tin về cái chết của Chavez nhận định: “Ông Chavez được nhiều người dân trong nước tôn kính và yêu quư v́ đường lối tự chủ và các các chính sách nhà ở, sức khỏe và giáo dục hợp ư dân”
    ‘Con trai Fidel’

    Trong khi đó, Chính phủ Cuba gọi Chavez là ‘sát cánh bên cạnh Fidel (Castro) như một người con trai thật sự’.

    Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner của Argentina đã tạm dừng mọi hoạt động sau khi có thông báo về sự ra đi của ông Chavez. Nữ tổng thống Kirchner và phu quân quá cố của bà, Nestor Kirchner, đều là bạn thân của nhà lãnh đạo Venezuela.

    Cấp phó của bà Fernandez là ông Amado Boudou viết trên mạng xã hội Twitter: “Đau khổ tột cùng trên khắp châu Mỹ. Một trong những người lỗi lạc nhất đã rời bỏ chúng ta.”

    Phóng viên BBC Vladimir Hernandez ở Buenos Aires cho biết một số người dân Argentina đã bắt đầu tụ tập tại Đại sứ quán Venezuela. Đất nước này đã tuyên bố ba ngày để tang ông Chavez.

    Khi được tin ông Chavez từ trần, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã hủy chuyến công du đến Argentina trong tuần này.

    "Sự ra đi này đem đau thương đến khắp Mỹ Latinh và Trung Mỹ. Không có nghi ngờ gì Hugo Chavez là một nhà lãnh đạo hết lòng vì đất nước và vì sự phát triển của nhân dân Mỹ Latinh."

    Tổng thống Brazil Dilma Rousseff

    “Sự ra đi này đem đau thương đến khắp Mỹ Latin và Trung Mỹ,” bà phát biểu, “Không có nghi ngờ gì Hugo Chavez là một nhà lãnh đạo hết lòng vì đất nước và vì sự phát triển của nhân dân Mỹ Latin.”

    Bà nói thêm rằng có nhiều lúc ‘Chính phủ Brazil không hoàn toàn đồng ý với Chavez’ nhưng luôn nhìn nhận ông là ‘một lãnh đạo vĩ đại’ và xem ông như là ‘một người bạn của đất nước và nhân dân Brazil’.

    Quốc hội Brazil cũng dành một phút mặc niệm ông Chavez.

    Cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nói ông ‘tự hào được biết và làm việc với ông ấy vì sự hội nhập của Mỹ Latin và vì một thế giới công bằng hơn’.

    Tổng thống Evo Morales của Bolivia thì nói: “Chúng ta đau buồn trước cái chết của một người anh em thương mến luôn phấn đấu vì Tổ quốc Vĩ đại (thống nhất Mỹ Latin).”

    “Những tên trùm đế quốc chắc chắn đang mở tiệc ăn mừng,” ông nói thêm.

    Tổng thống Morales dự định lên đường đi thủ đô Caracas của Venezuela và đã tuyên bố 7 ngày quốc tang.

    Từ Colombia, Tổng thống Juan Manuel Santos nói ông đau buồn ‘sâu sắc’ trước cái chết của ông Chavez và sự ra đi này có ‘ý nghĩa đặc biệt’ đối với đất nước ông và bản thân ông.
    Cơ hội dân chủ

    Về phần mình, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon gửi lời ‘chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình, nhân dân và Chính phủ Venezuela’. Ông Ban cũng lưu ý những đóng góp của ông Chavez đối với Venezuela.
    Hugo Chavez

    Cố tổng thống Chavez đã có 14 cầm quyền ở Venezuela và đang tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4 của mình trước khi qua đời

    Từ trụ sở Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Nga Vitaly Churkin đã mô tả cái chết của nhà lãnh đạo Venezuela là ‘thảm kịch’.

    “Ông ấy là một chính khách vĩ đại ở đất nước của ông cũng như ở Mỹ Latinh và trên thế giới,” Đại sứ Churkin nói và cho biết ông Chavez đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Nga và Venezuela.

    Các nước phương Tây cũng nhanh chóng lên tiếng sau khi cái chết của ông Chavez được loan báo.

    Từ Washington, Nhà Trắng ra thông báo viết: “Vào thời điểm thử thách này khi Tổng thống Chavez vừa qua đời, Hoa Kỳ tái khẳng định sự ủng hộ dành cho nhân dân Venezuela cũng như mong muốn phát triển mối quan hệ xây dựng với Chính phủ Venezuela.”

    “Trong khi Venezuela đang bắt đầu một chương mới trong lịch sử của mình, Hoa Kỳ vẫn giữ cam kết với những chính sách thúc đẩy các nguyên tắc dân chủ, pháp trị và tôn trọng nhân quyền,” thông cáo viết.

    "Vào thời khắc quan trọng này, tôi hy vọng rằng nhân dân Venezuela giờ đây có thể xây dựng cho mình một tương lai tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn dựa trên các nguyên tắc tự do, dân chủ, pháp trị và tôn trọng nhân quyền."

    Thủ tướng Canada Stephen Harper

    Một số kiều dân Venezuela đang sinh sống tại tiểu bang Florida thì lạc quan thận trọng rằng đất nước họ sẽ có thay đổi sau cái chết của ông Chavez, hãng tin Mỹ AP tường thuật.

    Hạ nghị sỹ Cộng hòa Ileana Ros-Lehtinen đại diện cho tiểu bang Florida thì cho rằng cái chết của ông Chavez là ‘cơ hội cho dân chủ ở Venezuela’.

    Ngoại trưởng Anh William Hague nói ông ‘đau buồn khi biết được Tổng thống Hugo Chavez qua đời hôm nay’.

    “Là tổng thống Venezuela suốt 14 năm ông ấy đã để lại dấu ấn lâu dài lên đất nước và thế giới bên ngoài,” ông nói.

    Tổng thống Pháp Francois Hollande thì nói rằng mặc dù ‘không phải ai cũng đồng ý với tính khí và lập trường của ông Chavez thì ông vẫn thể hiện ‘một ước muốn không thể phủ nhận là đấu tranh cho công lý và phát triển’.

    “Tôi tin chắc rằng Venezuela sẽ vượt qua phép thử về dân chủ và ổn định này,” ông nói thêm.

    Hugo Chavez không chỉ có thể phát biểu vài tiếng đồng hồ mà c̣n có ngôn ngữ màu sắc, đôi khi phi ngoại giao, với những đối tượng mà ông chỉ trích. Mời bạn đọc lại một số khoảnh khắc trong đời chính khách này.


    Bài ca cho Hillary Clinton

    Đang đọc dở diễn văn hồi tháng Sáu 2010, ông Chavez bắt đầu ngâm nga lời hát “Hillary Clinton không yêu tôi…mà tôi cũng chẳng yêu bà ta.”

    Ngoại trưởng Mỹ đă thăm châu Mỹ Latinh và chỉ trích chính phủ Chavez.

    Bà nói Mỹ muốn cải thiện quan hệ với Chavez nhưng “có vẻ ông ta không muốn”.


    Làm Vua Tây Ban Nha giận

    Tại một hội nghị năm 2007 ở Santiago, Chile, ông Chavez bị Vua Juan Carlos của Tây Ban Nha răn dạy.

    Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero yêu cầu ông Chavez có ngôn ngữ ngoại giao hơn, nhưng ông Chavez cứ cắt lời, khiến nhà vua nói: “Sao ông không im giùm đi?”


    'Mùi của hy vọng'

    Tại Liên Hiệp Quốc năm 2009, ông Chavez thận trọng hoan nghênh tân chính phủ Mỹ của Tổng thống Barack Obama.

    Ông bảo: “Không thấy c̣n mùi lưu huỳnh. Có mùi khác rồi. Mùi của hy vọng.

    Trước đó năm 2006, cũng tại diễn đàn này, ông gọi tổng thống George W. Bush là “quỷ dữ” và nói có “mùi lưu huỳnh” trong pḥng.



    Đừng giỡn mặt, bé con!

    Ông Chavez nhiều lần gọi Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice là “bé con”.

    Năm 2006, bà Rice mô tả Venezuela là đe dọa cho dân chủ khu vực.

    Ông Chavez đáp lại với cảnh cáo:

    "Hăy nhớ cho, bé con, tôi như cây có gai nở hoa giữa đồng bằng. Đừng giỡn mặt, Condoleezza. Đừng giỡn mặt với ta, em bé.”


    'Con rối đế quốc'

    Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cũng hứng chịu chê trách.

    Năm 2006, ông Blair kêu gọi Venezuela tuân thủ luật định quốc tế. Ông Chavez nói ông Blair đă vi phạm hết khi xâm lược Iraq.

    ”Không biết xấu hổ à, ông Blair. Ông thuộc số những người không có đạo đức. Ông không có quyền phê phán bất cứ ai về luật định quốc tế.”

    "Ông là con rối đế quốc nịnh bợ Bush-Hitler. Hăy xuống địa ngục đi, Blair ơi.”


    'Da trắng, về nhà!'

    Năm 2007, khi ông Bush thăm Uruguay, ông Chavez nói với đám đông “chống đế quốc” ở Buenos Aires rằng hăy gửi thông điệp.

    "Quư ngài đế quốc từ phương bắc đang ở bên kia song. Hăy hét lên: Da trắng, cút về nước.”
    Last edited by alamit; 08-03-2013 at 08:38 AM.

  3. #83
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ma lực của game online
    RFA



    Hai thanh niên đang chơi game bạo lực. Ảnh chụp tại Sao Paulo, Brazil vào ngày 27 tháng 1 năm 2010
    AFP photo



    Từ khi internet xuất hiện và những tṛ chơi trên không gian ảo trở nên thịnh hành th́ trẻ em hầu như không c̣n thích đọc sách, chơi thể thao, chuyên cần và quan tâm đến học hành. Các em lao vào những tṛ chơi trên không gian ảo. Người lo lắng nhất vẫn là những người mẹ có con nghiện game. Họ rất khổ sở, và gần như bất lực khi không thể giúp con ḿnh thoát ra khỏi ma lực của games.
    Ảnh hưởng đến việc học ...

    Theo cuộc khảo sát quốc gia từ trung tâm Pew Internet & American Life Project thực hiện từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 2 năm 2008, cho biết có 97% trẻ em thích chơi games. Trong đó có 99% trẻ em trai và 94% trẻ em gái. Những người được hỏi bao gồm sự kết hợp các câu trả lời qua điện thoại từ một mẫu đại diện quốc gia của 1.102 người trẻ tuổi, lứa tuổi 12 đến 17, và cha mẹ của họ. Điều nầy cũng cho thấy có sự khác biệt rất nhỏ trong tỷ lệ phần trăm giữa các nhóm chủng tộc, các sắc tộc khác nhau và thu nhập của từng gia đ́nh. Khảo sát cũng cho thấy thanh thiếu niên không chơi một loại game mà c̣n tùy thuộc vào sở thích, lứa tuổi, giới tính và sự lựa chọn. (*)

    Bà Trần Bạch Tuyết, cố vấn Giáo Dục tại quận hạt Montgomery trên 26 năm. Bà rất giàu kinh nghiệm trong vấn đề định hướng, cố vấn trong việc giáo dục thanh thiếu niên. Bà cho biết ảnh hưởng của games đối với quá tŕnh học tập của các em. Bà nói:

    “Các em chú trọng vào cái đó th́ để rất nhiều thời giờ. Trong đầu óc để ư nhiều quá cũng bị ám ảnh những câu chuyện mà ḿnh thấy trong phim trong game cũng làm cho các em sao lăng học hành. Theo tôi nhận xét th́ các em đâu có muốn trau dồi về vấn đề tương quan nhân sự, không biết ăn nói, không biết tŕnh bày không biết giao tế như thế nào cả. Tại v́ cả ngày ngồi computer hay liên lạc nhau qua bằng điện toán thôi. Không có giao dịch thẳng bên ngoài. Bây giờ có nhiều tai nạn, khủng bố chết cả đám đông trong Đại Học, tiểu học. Dân chúng Mỹ bắt đầu để ư tại sao có vấn đề đó th́ họ nghĩ những vấn đề phim ảnh, những cái game thế nào cũng ảnh hưởng đến những hành động bạo lực đó của thanh niên. Cái đó tôi nghĩ là không thể nào chối căi được.”

    Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao trẻ em mê chơi games hơn ăn uống, ngủ, học hành và nhiều khi chúng không c̣n tha thiết ǵ đến chuyện tập luyện cơ thể, giao tiếp với cả những người trong gia đ́nh? Trao đổi với bà Trần Ngọc Lan, một người mẹ đă từng trải qua những boăn khoăn, lo lắng cho con ḿnh nghiện games bỏ cả học hành. Bà tâm sự:

    "Trời ơi! Nó mê! Nó mê! Lớp 10 nó học hỏng được, nó làm biếng quá. Tại v́ chơi game đầu óc nó mệt mỏi v́ nó phải theo đuổi computer nhiều quá là một. Cái thứ hai nữa là nó ngồi quá rồi nó không hoạt động cơ thể nó làm biếng nữa là hai. Ngay cả trường nó bây giờ cũng nói như vậy nữa. Không cho con nít coi tivi, chơi game, video, internet phải kiểm soát chơi. Mà game bây giờ nhiều cái c̣n tệ hại hơn nữa, bắn súng này nọ nó không có tốt. Lúc đầu nó t́m hiểu, nhưng sau khi qua giai đoạn t́m hiểu cái game đó rồi th́ nó lập đi lập lại hoài th́ nó thích chơi. Nó chơi game rồi đầu óc nó mệt lắm nó không muốn nghĩ, nó không muốn học nữa. Nó mệt quá nó đâu có muốn làm ǵ. Nó nằm lăn ra nó ngủ. Game không tốt ǵ hết.”

    Đâu phải chỉ có trẻ em Hoa Kỳ có điều kiện để chơi games. Trẻ em Việt Nam hiện nay cũng mê games đến độ bỏ cả học hành, bỏ nhà cửa đến các quán internet ăn ngủ tại chỗ để luyện games. Nhiều em chơi games cho đến lúc suy kiệt cả cơ thể khiến cha mẹ phải đi t́m. Bà Nguyễn Thị B́nh, cư ngụ tại Thuận An tâm sự về nỗi khổ của bà khi đứa con trai nghiện chơi games:

    “Nó đi ra ngoài đường nó chơi game. Nó đi ra mấy cái tiệm net ở gần gần đây nó chơi game làm sao quản lư được. Nó nói nó học thêm rồi chở tới đó, nó đi chơi game rồi, hỏng lẽ giờ lo buôn bán kiếm tiền mà đi theo nó sát sát sao mà được. Trời ơi! Nó 16, 17 tuổi rồi nhiều khi nó nói mẹ cho con tiền con đi uống nước với bạn hay cho con tiền con đi học thêm, hay con mua nầy mua kia chẳng lẽ ḿnh không cho. Nó lớn nó cũng có nhu cầu của nó.”
    ... và lối sống


    Đi t́m một câu trả lời thoả đáng trong hoàn cảnh bùng nổ tṛ chơi điện tử hiện nay không phải là một chuyện dễ dàng. Bởi những nhà sản xuất games với những lợi nhuận khổng lồ, họ cho rằng games mở rộng tầm nh́n giúp cho trẻ em phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức..v..v..Nhưng đối với từng gia đ́nh có con, cháu ghiền games như ma túy th́ tác hại của nó hết sức khủng khiếp. Bà Lesley Kennedy đă viết trên website Ivillage lư do v́ sao không cho con ḿnh chơi games bạo lực. Bà dẫn chứng thảm sát tại Sandy Hook là một chứng minh. Bà viết rằng “Khi có một chuyện ǵ đó khủng khiếp xảy ra, chúng ta mới bắt đầu tự đặt câu hỏi “v́ sao”. Và thật đáng buồn khi nhiều bậc cha mẹ bị buộc phải suy nghĩ tại sao Adam Lanza quyết định đến trường tiểu học để giết nhiều người vô tội...”

    Và bà giải thích rằng các đài truyền h́nh NBC, CBS đều cho biết v́ Lanza đă thích chơi games bạo lực. Lanza đă diễn xuất giống như những tṛ chơi tưởng tượng của games. Các cơ quan điều tra cho biết, họ đă t́m thấy một kho các tṛ chơi video bạo lực trong căn pḥng tầng hầm riêng trong nhà của Lanza có cửa sổ bôi đen. Nơi đó là thế giới ảo tưởng của cậu bé cô đơn lớn lên một ḿnh với tṛ chơi bắn súng. Bà khẳng định rằng bà sẽ không bao giờ để cho con giam ḿnh trong pḥng với những tṛ chơi bạo lực. Bà chống lại bạo lực và chống lại những ai cho rằng chơi game bạo lực là chỉ để giải trí. (**)

    Ông Brad Bushman, Giáo Sư giảng dạy tại trường Đại Học Ohio đă viết trên tạp chí nghiên cứu về hành vi bạo lực của trẻ đă có nhận định rằng “tṛ chơi điện tử có thể được so sánh với thuốc lá. Một điếu thuốc duy nhất không thể gây ra ung thư phổi, nhưng hút trong vài tuần, vài tháng và nhiều năm sẽ tăng nguy cơ tiềm ẩn của bệnh ung thư. Cũng như game, nếu cứ lặp đi lặp lại các tṛ chơi bạo lực cũng sẽ bị ảnh hưởng đến hành vi bạo lực.”

    Theo tôi nhận xét th́ các em đâu có muốn trau dồi về vấn đề tương quan nhân sự, không biết giao tế như thế nào cả. Tại v́ cả ngày ngồi computer hay liên lạc nhau qua bằng điện toán thôi.
    - Bà Trần Bạch Tuyết, Montgomery

    Hiệp Hội Tâm Lư Mỹ cũng đă lưu ư về tṛ chơi bạo lực có liên quan đáng kể đến hành vi, hung hăng, suy nghĩ, ảnh hưởng đến kích thích tâm lư của trẻ có hành vi chống lại xă hội. Học Viện Nhi Khoa Mỹ cũng nhận định rằng tiếp xúc bạo lực trên các phương tiện truyền thông, bao gồm cả phim ảnh, âm nhạc, các tṛ chơi video có nguy cơ ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ trẻ em và thanh thiếu niên.(***)

    Thế nhưng, game bạo lực vẫn tiếp tục được sản xuất, được nhiều người cổ xúy. Chính quyền Hoa Kỳ không thể ngăn chặn hoặc hạn chế. Bà Trần Bạch Tuyết cho biết:

    “Hiến pháp Hoa Kỳ không cho chính phủ kiểm soát những vấn đề đó. Tại v́ nó là thế giới hoàn toàn tự do sản xuất, tự do buôn bán nếu ḿnh là người khôn ḿnh biết sử dụng, tiêu thụ th́ phải chọn lựa phải không. Chính phủ không thể bảo anh không được làm cái nầy, không được sản xuất cái kia.”

    Nhưng cũng có những ư kiến ngược lại. Theo nhà Tâm Lư Học Shawn C. Green, trường Đại học Wisconsin, cho rằng chơi video game có thể thay đổi cấu trúc vật lư của năo bộ cũng không khác ǵ làm việc học, đọc, chơi piano. Chơi game cũng giống như tập thể dục có thể xây dựng cơ bắp, kết hợp mạnh mẽ sự tập trung, làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh và có thể xây dựng bộ năo, giúp cho trẻ có các kỹ năng cần thiết để giành chiến thắng liên quan đến mức độ trừu tượng cao và suy nghĩ. Những kỹ năng này thậm chí không được dạy ở trường.(****)

    Vấn đề cho trẻ em chơi games và chơi như thế nào để trẻ có thể phát triển trí tuệ một cách toàn bích, bà Trần Bạch Tuyết có ư kiến như sau:

    “Trong trường họ dùng computer rất mhiều. Các em từ ba bốn tuổi trở lên là đă bắt đầu cho ngồi trước computer, cho dùng computer. Nhưng mà những tài liệu cho lên để cho các em dùng là cái ǵ? Có tính cách học thức, học đếm. Ví vụ như trong một lớp các em có ba tuổi thôi th́ cho coi cái ǵ? Học đếm 1, 2, 3, 4, một cái xe bus, 2 cái xe bus, 3 cái xe bus ví dụ như vậy. Rồi nó họ đếm. Nó nhận được tuồng chữ, số. Số một viết như thế nào, số 2 như thế nào. Hay là những câu chuyện giả dụ như vậy.”

    Vai tṛ của phụ huynh

    Muốn t́m hiểu thêm ư kiến của những người bà mẹ quan tâm đến tương lai các con. Tôi trao đổi với Bà Nguyễn Kim Phương, giáo viên Toán Lư Hoá. Bà cho biết biện pháp của bà trong việc hạn chế các con chơi game:

    “Cho nó chơi một ngày một tiếng hay hai tiếng hay bốn tiếng hoặc ngày thứ Bảy, Chủ Nhật cũng được. Chớ không cho nó chơi cũng không được tại v́ đứa nào nó cũng biết hết. C̣n ngoài ra th́ ḿnh đâu có thời gian rảnh để dẫn nó đi chơi đây đó chơi đâu th́ nó phải ở nhà chơi game. Nhưng mà chơi game nói chung cũng có cái hay cũng có cái hại cũng có cái lợi. C̣n hơn là nó đi chơi ở đâu đó mà ḿnh không kiểm soát được. Ḿnh c̣n giáo dục được th́ ḿnh nói nó. Ḿnh cho chơi một ngày hai tiếng rồi ḿnh khoá máy lại. Nó đă chơi rồi là nó mê. Nó chơi suốt không có rời cái ghế được. Không thể ngăn chặn được. Tại v́ học hành xong rồi th́ nó được quyền nó chơi. Cho nó chơi nhưng ít thời gian thôi. Chớ ḿnh cấm hẳn không cho nó chơi luôn cũng hỏng được. Tại v́ không c̣n cái ǵ khác để cho nó chơi nó cũng buồn lắm chớ.”

    Bà Nguyễn Thị B́nh th́ đành nhịn ăn, nhịn mặc đi làm để gởi con vào trường nội trú ở Sài G̣n để t́m cho con một tương lai tươi sáng mai sau:

    "Ở đây hỏng được, hỏng xong rồi. Tối ngày cứ rảnh là nhảy lên game, chơi suốt ngày suốt đêm. Tối về cũng trùm mền bấm điện thoại đâu có chịu học. Cho nên lên lớp Mười là đẩy nó xuống thành phố học. Thứ Bảy về, Chủ Nhật xuống, mà xuống dưới người ta không có cho bấm điện thoại, không cho chơi game. Người ta cho ngủ có giờ có giấc hết. Người ta quản lư như vậy đó. Một tháng th́ tiền học của nó khoảng ba trăm mấy đô. Nó ở đây th́ cũng hư nữa nên phải ráng gồng chớ làm sao. Nay th́ hết rồi. Xuống đó là đâu có cho chơi. Họ ôn bài dữ lắm chớ không phải như ở đây.”

    Bà Trần Ngọc Lan cũng đă có biện pháp cai nghiện game cho con và đă có hiệu quả. Cho biết là hàng ngày bà lấy đi một vài video game và giấu kín. Sau đó, là tịch thu hoàn toàn rồi đem khoá hết lại. Bà nói:

    "Mới đầu nó cũng chống đối dữ lắm. Bỏ game rồi nó từ từ học khá lên, rồi mới vô Đại Học nổi. Nó mới lấy được học bổng. Em tưởng ḿnh phải bỏ tiền ra mà ḿnh cũng không biết có đủ tiền để bỏ ra không nữa.”

    Một điếu thuốc duy nhất không thể gây ra ung thư phổi, nhưng hút trong nhiều năm sẽ tăng nguy cơ bệnh ung thư. Cũng như game, nếu cứ lặp đi lặp lại các tṛ chơi bạo lực cũng sẽ bị ảnh hưởng đến hành vi bạo lực.
    - Ông Brad Bushman, Đại Học Ohio

    Việc cấm đoán, ngăn chặn trẻ em nghiện game nhất là game bạo lực hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn. Và gia đ́nh vẫn đóng một vai tṛ quan trọng trong việc giáo dục, dạy dỗ các em. Bà Trần Bạch Tuyết nói:

    "Chắc chắn là phụ huynh đóng một vai tṛ quan trọng trong vấn đề nầy. Thứ nhất là phụ huynh cần biết là con ḿnh cần cái ǵ và con em ḿnh nó dùng cái ǵ? Nó xem cái ǵ? Nó coi cái ǵ? Ḿnh phải hạn chế thời gian ra, thời gian học, thời gian chơi, thời gian giải trí chớ không phải lúc nào cũng ngồi trước máy điện toán, tivi.

    Nhiều khi phụ huynh bận đi làm từ sáng đến tối về. Rồi lo cơm, lo nước, con cái ăn uống xong rồi. Học bài chưa, làm bài chưa con cái nói là học bài rồi, làm bài rồi. Thế là rồi thôi không có đi xa hơn nữa. Ngoài ra, c̣n vấn đề văn hoá khác nhau, ngôn ngữ khác thành ra phụ huynh không có chú trọng đến vấn đề của con.

    Cái đó rất quan trọng. Tại v́ cứ thấy con ngồi trên computer tưởng nó học. Nhưng nhiều khi đâu phải học trên computer. Nó có thể vào chương tŕnh học thức có nhưng có nhiều chương tŕnh rất là không có bổ ích ǵ hết. Tất cả những cái đó trong gia đ́nh phải kiểm soát nhiều hơn nhà trường. Nhà trường chắc chắn là họ cấm rồi.”

    Đây chỉ là những trường hợp điển h́nh về chuyện con cái mê game. C̣n nhiều hoàn cảnh khác đau xót hơn khi mẹ phải đưa con vào những trung tâm cai nghiện games như cay nghiện ma túy. Chỉ c̣n một hy vọng là chúng ta phải quan tâm đến các em, phải kết hợp với nhà trường, các nhà Tâm Lư Học để khuyên nhủ, dạy dỗ con tránh xa những tṛ chơi vô bổ, tốn tiền và có hại cho sức khoẻ.

    Tài liệu tham khảo: Quư vị nào muốn biết thêm chi tiết và kiểm chứng nội dung, xin vào các website dưới đây:

    (*)http://www.huffingtonpost.com/2008/0..._n_126948.html

    (**)http://www.ivillage.com/sandy-hook-s...ames/6-a-52232

    (***)http://www.sciencedaily.com/releases...1210101344.htm

    (****)(http://www.raisesmartkid.com/3-to-6-...of-video-games)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 17
    Last Post: 21-02-2013, 03:10 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 07-05-2012, 01:31 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 17-02-2012, 01:47 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 29-11-2011, 02:00 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 12-04-2011, 10:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •