Page 4 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 31 to 40 of 62

Thread: Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

  1. #31
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    ... một chút di tích cho ngày sau...

    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    VNCH - Mở mang kinh tế trong hoàn cảnh chiến tranh
    Thanh Dũng



    Mặc dù chiến cuộc dai dẳng, với các phần tử cộng sản triền miên phá hoại, Miền Nam tự do trong hơn 2 thập kỷ vẫn kịp xiển dương một nền kinh tế riêng, tuy quy mô c̣n khiêm tốn. Khởi sự, thời hậu Pháp thuộc để lại nền kỹ nghệ mang tính tượng trưng, thiếu cơ xưởng nhà máy chính quy lẫn nhân công lành nghề. Nền Đệ Nhất Cộng Hoà, với các quốc sách táo bạo, kêu gọi đầu tư, đă giúp mở mang nhiều ngành kỹ nghệ. Sang Đệ Nhị Cộng Hoà th́ các ngành vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, cùng nhiều dịch vụ lại gặp thời thi triển mạnh mẽ.



    Đến đầu thập niên 1970, VNCH đón nhận một tin khả quan: việc phát hiện mỏ dầu Bạch Hổ. Theo dự trù của các chuyên gia, Miền Nam sẽ sản xuất ra dầu hoả từ khoảng 20 giàn khoan trễ nhất vào năm 1977, đem về cho quốc gia nguồn ngoại tệ thiết yếu. Tiếc thay, công việc dở dang th́ đại cuộc sụp đổ.

    Vài nét điểm lược

    Như đă nhắc bên trên, ngay từ 1957, VNCH dưới quyền điều hành của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, đă ban hành nhiều kế sách đầu tư mạnh mẽ, nhằm thu hút các nhà kỹ nghệ nội địa lẫn ngoại quốc bỏ vốn làm ăn. Đổi lại, chánh phủ dành cho họ nhiều ưu đăi thuế khoá, giảm lệ phí thuê mướn cơ sở, đất đai... Đây có thể nói là những quyết sách mang tầm chiến lược, tạo cơ hội phát triển chưa từng thấy cho các ngành công nghiệp nhẹ. Để đối chiếu, đến măi 1986, lúc cận kề cơn khánh tận của đường lối "kinh tế xă hội chủ nghĩa", nhà cầm quyền Hà Nội hiện tại mới bắt chước "mở cửa đầu tư", vừa kịp thoát hiểm.

    Ngoài kêu gọi đầu tư, có nhiều chánh sách thời Đệ Nhất Cộng Hoà đă đặt nền móng cho sự bền vững của Miền Nam hơn một thập niên sau: việc thành lập Phủ Tổng Ủy Dinh Điền có thẩm quyền trên những cuộc khai khẩn đất hoang, chánh yếu ở Cao nguyên Trung phần; mở Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia đặt dưới quyền Phó Tổng Thống; xin vào Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế; khuếch trương Quốc Gia Doanh Tế Cuộc, sau đến Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ, nhằm yểm trợ giới doanh gia mới khởi nghiệp, v.v...



    Trung tâm nguyên tử năng Đà Lạt, hoạt động từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà, do kiến trúc sư tài danh Ngô Viết Thụ vẽ mẫu thiết kế.

    Nh́n chung đa phần dân chúng thời đó vẫn sống ở nông thôn, làm nghề nông là chánh. Qua hai lần cải cách ruộng đất, đặc biệt với chương tŕnh "Người Cày Có Ruộng" đầu thập niên 1970, chánh phủ đă chia hằng triệu mẫu ruộng cho nông phu. Đời sống dân chúng cải thiện đáng kể.

    Mặc dù Miền Nam hiếm có những ngành công nghiệp nặng, nhưng tiểu thủ công nghệ phát triển mạnh. Các ngành dệt vải, kim khí điện máy khá xôm tụ. Thương mại và các hoạt động tiểu thương cũng sầm uất. Cần kể thêm thái độ của người dân. Nhiều sản phẩm nội địa được ưa chuộng, chiếm nhiều cảm t́nh như: kem đánh răng "Hynos", xà bông "Cô Ba", bột giặt "Viso"... Điều này cho thấy người tiêu thụ Miền Nam thời đó có tinh thần yểm trợ hàng nội hóa khá cao.

    Một thế mạnh nữa của VNCH là thế hệ trí thức, kỹ sư, cán sự được huấn luyện kỹ lưỡng, làm việc tận tâm. Về mặt này, VNCH hoàn toàn vượt xa các lân bang cùng thời như Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore... Có thống kê cho thấy 3 trong số 4 kỹ sư trong toàn vùng khi đó là công dân Nam Việt Nam.

    Cũng chính nhờ nhân lực dồi dào, khả dụng, mà buổi ban đầu VNCH đón sự bàn giao từ "mẫu quốc" một cách hữu hiệu. Giữa thập niên 1950, đang khi người Pháp bán tín bán nghi, các kỹ sư trẻ của VNCH tiếp nhận rồi... xăn tay áo điều hợp Công Ty Điện Lực CEE một cách trơn tru, bảo đảm điện năng liên tục cho Đô Thành Sài G̣n và nhiều địa phương trọng yếu. Năm 1961, kỹ sư Miền Nam tiếp tục đón nhận nhà máy thủy điện Đa Nhim từ Nhật Bổn. Từ thời này, các chuyên gia Nam Việt Nam cũng đă manh nha dự án khu chế biến lọc dầu Dung Quất ngày nay.

    Nguồn chuyên viên lành nghề, mẫn cán c̣n giúp thực thi các kế hoạch, khai triển nhiều khu kỹ nghệ: Khu Kỹ Nghệ Biên Ḥa, Khu Kỹ Nghệ Phong Dinh... Ngay khi tin vui về mỏ dầu hoả ở Vũng Tàu loan ra, VNCH cũng có đủ chuyên viên để thiết lập ngay Tổng Cục Dầu Hoả.

    Những thành tựu đáng kể

    Trong khoảng 20 năm hiện hữu của VNCH, ngành công nghiệp nhẹ tăng khoảng 250% đến 300%. Kinh tế vẫn chánh yếu đặt trên dịch vụ (chiếm hơn 50% tổng sản lượng quốc gia). Cuối thập niên 1950, VNCH xây xa lộ Biên Hoà ở phía Bắc Sài G̣n, là công tŕnh giao thông công cộng có thể nói tân tiến nhất toàn vùng Đông Nam Á khi đó.

    Về nông nghiệp, nhờ cải tiến kỹ thuật, năm 1973 nông dân thu hoạch gần 5 triệu tấn gạo, gần đủ cho nhu cầu quốc nội. Ước lượng sang 1976 có thặng dư để xuất cảng. Cũng có kế hoạch xuất cảng tôm lên đến 30 triệu Mỹ kim năm 1975, nhưng việc chưa thành th́ cơ đồ đă mất. Ngoài ư nghĩa chánh trị và quân sự -- nhằm cô lập các phần tử cộng sản -- những Khu Dinh Điền/Khu Trù Mật có từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà là chiến lược xây dựng nông thôn hữu hiệu. Nhiều gia đ́nh khi đó được cấp đất miễn phí, được yểm trợ thêm lương thực và tài chánh trong ṿng 6 tháng. So sánh với các kế sách này, sau 1975 chương tŕnh "Kinh Tế Mới" thảm khốc v́ đảng cộng sản yểm trợ tối thiểu, lùa dân vô rừng chẳng khác nào... đem con bỏ chợ.



    Xe hơi LaDalat (b́a trái) lăn bánh trước khách sạn Continental, Quận 1 Sài G̣n.

    Về hạ tầng cơ sở, đến đầu 1970, Việt Nam Cộng Ḥa có trên 1,200 cây số đường xe lửa, khoảng 20,000 điện thoại, 50 đài phát thanh và 4 đài truyền h́nh lớn (ở Sài G̣n, Huế, Quy Nhơn và Cần Th&#417....

    Nhiều người từng sống ở Miền Nam trước đây có lẽ vẫn c̣n nhớ chiếc xe La Dalat, biểu tượng của công nghệ xe hơi non trẻ. Vào thời điểm này, sáng lập viên của hăng xe Hyundai (ngày nay cạnh tranh ráo riết với xe Nhật) mới là tiểu thương bên Nam Hàn. Dù lắp ráp với nhiều phụ tùng ngoại quốc, La Dalat vẫn là chiếc xe hơi đầu tiên mang nhăn "Made in Vietnam", mẫu mă của riêng VN, lăn bánh trên đường phố VN. Hăng xe này hoạt động đến năm 1975 rồi cũng lụi tàn theo vận nước.

    Có thể kể thêm nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961, Biên Ḥa) có lúc sản xuất giấy đủ đến 40% nhu cầu nội điạ. Hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex tŕnh làng hơn 13 triệu mét vải hằng năm. Hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên và một ở Thủ Đức cho ra ḷ hơn 540,000 tấn mỗi năm, giảm bớt ít nhiều áp lực nhập cảng vật liệu cho ngành xây dựng đang thời thịnh đạt.



    Trước 1975, có 11 dàn máy tính IBM 360 hiện đại đă được đưa về Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Giáo Dục. Lúc đó, toàn vùng Đông Nam Á chỉ có Singapore sắm được vỏn vẹn... 1 chiếc máy tương tự.

    Kinh tế giữa thời tao loạn

    Đầu thập niên 1970, thu nhập b́nh quân đầu người của VNCH đạt khoảng $150 / năm, vượt xa các lân bang Thái, Ấn "India", Bangladesh, Pakistan... Thời đó, một sĩ quan về nhận đơn vị có mức sống tương đối ổn định, tùy theo đơn vị, lại được cấp nhà riêng trong khu gia binh, đủ gánh vác gia đ́nh. Lương tháng của một tổng trưởng có thể mua được 10 cây vàng.

    Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà phát triển giữa cơn hoành hành của chủ nghĩa cộng sản. Các phần tử cộng sản nằm vùng ưu tiên sách lược khủng bố, thanh trừng, ám sát -- tất cả nhằm làm chậm đà tiến triển của Miền Nam. Với Nga Sô và Trung Cộng chống lưng, Bắc Việt tung hằng chục ngàn cán binh thiếu niên vào chiến trường mỗi năm, núp dưới những cánh rừng già mé Tây rặng Trường Sơn. Chiến cuộc leo thang gây xáo trộn xă hội, bất ổn kinh tế, khiến sản xuất đ́nh trệ. Chánh phủ về sau càng lúc càng phải nhập cảng nhiều hàng tiêu dùng, tạo ảo tưởng xă hội tiêu thụ, là nguồn cơn cho không ít bất măn.

    Chương tŕnh "Cải Cách Điền Địa" là 1 trong những mục tiêu bị cộng sản quấy phá mănh liệt nhất. Đối phương hiểu rằng, nếu cải cách thành công có nghĩa mầm bất măn biến mất trong nông dân -- giới cần lao mà họ nhắm đến và liên lỉ mua chuộc. Những nỗ lực phá rối của địch quân khiến chương tŕnh này tiến triển chậm chạp hơn dự liệu. Không ít cán sự nông thôn bị ám sát. Nhiều nông phu bị cộng sản uy hiếp không dám ra mặt cộng tác với chánh phủ quốc gia...

    Sự phá hoại của các lực lượng cộng sản rơ nét nhất trong trận mùa hè đỏ lửa 1972. Trên 200 cây cầu và đường sá bị huỷ hoại. Ngành cao su thiệt hại 40% doanh số v́ đất đai hoá băi chiến trường. Thêm một vấn nạn kinh tế là ḍng người di tản chạy trốn các cơn pháo kích của chiến binh cộng sản. Hằng triệu nạn nhân chiến tranh trong bao nhiêu năm khiến xă hội phân tán tài nguyên, trong khi nông thôn thiếu người canh tác.

    Gánh nặng chiến tranh khiến hơn một nửa ngân sách quốc gia phải dành cho quốc pḥng. Ngân khố liên tục bị thâm hụt, chưa nói đến dự trữ chiến lược. Một hậu quả nữa là giới tư bản Tây Phương từ từ xa lánh thị trường Miền Nam, quay sang Hongkong, Đài Loan "Taiwan" và các lân bang khác để đầu tư.



    Tuy vậy, chiến tranh cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm và vô số ngành dịch vụ phụ thuộc. Nửa triệu quân nhân Hoa Kỳ tiêu xài tại chỗ hằng tỉ Mỹ kim, là nguồn tiền tệ khổng lồ cho các kỹ nghệ nhà hàng, khách sạn, tiệm giặt... Dù Miền Nam thiếu mỏ sắt, các nhà máy cán thép không thiếu nhiên liệu với hàng tấn vỏ đạn, xác chiến xa, súng ống đủ loại... Phế phẩm chiến tranh trở thành nguồn nguyên liệu rẻ tiền cho ngành luyện kim dân sự cũng là một kết quả bất ngờ.

    Giữa đường găy gánh

    Nhu cầu chiến tranh c̣n giúp mở mang mạng lưới đường sá, cầu cống. Nhiều công tŕnh kiến trúc khang trang mở ra rộng khắp xứ sở. Hơn 4,000 cây cầu và hằng chục ngàn cây số đường tráng nhựa. Có ít nhất 4 phi trường lớn đủ sức tiếp nhận phản lực cơ đủ loại: Tân Sơn Nhất, Biên Hoà, Đà Nẵng, Cần Thơ. Những hải cảng chánh mở ra ở Sài G̣n, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá.

    Sau 1975, một số công tŕnh này trở thành phế tích, như ở Khu Kỹ Nghệ Biên Ḥa, nơi các cơ sở xi măng, điện tử trở thành nhà hoang. T́nh cảnh bi ai tái lập ở làng đại học Thủ Đức. Đà phát triển của Miền Nam hầu như hoàn toàn đ́nh trệ. Việc xây cất gần như là zero trong suốt 15 năm đầu thời hậu chiến.

    Trên thực tế, đa phần cơ sở hạ tầng VNCH có thể nói c̣n nguyên trạng. Thậm chí chúng trở thành trục xương sống của nền kinh tế Việt Nam kéo dài đến khoảng đầu thập niên 1990. Điều quan trọng hơn nữa là yếu tố con người. Dân chúng Miền Nam, vốn từng quen với nền kinh tế tự do, đă có cách phản kháng âm thầm liên lỉ của riêng họ. Qua bao năm tháng khổ nạn, qua nhiều chiêu áp chế của lề luật xă hội chủ nghĩa, dần dần cách làm ăn của Miền Nam cũ đă làm phá sản hoàn toàn chủ thuyết kinh tế của đảng cộng sản VN. Đây có lẽ cũng là con đường tương lai không xa của quê hương Việt Nam -- với hệ thống cai trị của đảng cộng sản bị đào thải một cách êm thắm -- mở đường cho cuộc cải cách chánh trị rộng răi cho toàn dân Việt.
    trong thread # 28 có một tin tức mà nmq ngạc nhiên; đó là dự tính của nhà máy lọc dầu Dung quất, hay là nmq chậm hiểu; dự án Dung quất chỉ là chút quà an huệ cho quê hương của Tt Pham văn Doong, sau ngày chiếm miền Nam, (198X ???)
    Thứ đến chút quà của gia đ́nh ông Thiệu c̣n sót lại ở Saigon; đó là bệnh viện V̀ DÂN. nmq có may mắn thỉnh thoảng sang làm việc cho V̀ DÂN, khang trang, sạch sẽ.. đúng là bệnh viện của nhà quan, chỉ thua Grall và Chợ Rẫy về mặt kỹ thuật và nhân sự./. nmq

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    Kinh tế Việt Nam Cộng ḥa
    Wikipedia



    Nền kinh tế Việt Nam Cộng ḥa cho đến năm 1975 là một nền kinh tế thị trường, đang phát triển, và mở cửa. Mức độ tự do của nền kinh tế khá cao trong những năm 1963 đến 1973. Tuy nhiên, phát triển kinh tế vẫn được triển khai dựa trên các kế hoạch kinh tế 5 năm hoặc kế hoạch bốn năm. Nền kinh tế ổn định trong gần 10 năm đầu tiên, sau đó do tác động của chiến tranh leo thang trở nên mất ổn định với những đặc trưng như tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều, tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt thương mại. Chính quyền đă phải tiến hành cải cách ruộng đất tới hai lần.

    Mỹ đóng vai tṛ to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng ḥa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Một đặc điểm khác là sự lũng đoạn đáng kể của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế.[1]

    Tính chung giai đoạn 1955-1975, kinh tế Việt Nam Cộng ḥa phát triển trung b́nh 3,9%/năm (b́nh quân đầu người tăng 0,8% mỗi năm), trong khi kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa phát triển b́nh quân 6%/năm (GDP đầu người tăng khoảng 3% mỗi năm). Tính trung b́nh toàn Việt Nam th́ GDP đầu người tăng 1,9%/năm[2]

    Các giai đoạn phát triển
    Giai đoạn trước 1965



    Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam Cộng ḥa, qua 20 năm trung b́nh đạt 3,9%/năm (b́nh quân đầu người tăng 0,8% mỗi năm)

    Đây là giai đoạn mà kinh tế của Việt Nam Cộng ḥa tăng trưởng tương đối nhanh, song vẫn giữ được mức độ tăng giá vừa phải. Ngân sách Nhà nước thời gian đầu cân đối thậm chí có thặng dư, song từ năm 1961 trở đi bắt đầu chuyển sang thâm hụt. Mức độ đầu tư lớn, nông và công nghiệp nói chung đều phát triển mạnh.

    Năm 1955, chính quyền Đệ nhất Cộng ḥa thời Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Viện Hối đoái, phát hành đơn vị tiền tệ mới thay cho tiền Đông Dương, ấn định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam Cộng ḥa và dollar Mỹ là 35:1.

    Năm 1956, Việt Nam Cộng ḥa ban hành hiến pháp trong đó có nêu rơ việc thành lập và vai tṛ của Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Phó Tổng thống sẽ làm chủ tịch hội đồng này. Cũng năm 1956, Việt Nam Cộng ḥa gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế.[3]

    Tháng 3 năm 1957, Ngô Đ́nh Diệm đọc Tuyên ngôn của Tổng thống Đệ nhất Cộng ḥa trong đó có kêu gọi đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, cam kết về những quyền lợi họ và những khuyến khích đầu tư (ưu đăi về thuế thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, thuế lợi tức).

    Để khuyến khích phát triển doanh nghiệp, chính phủ đă thành lập Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ để giúp đỡ các doanh nhân khởi nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp về công nghệ và tín dụng, hỗ trợ công nghệ và hướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp.

    Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa đă tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên ḥa, thỏa măn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước[4]; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961[5]. Đồng thời, các loại máy móc, kim loại - những đầu vào cho các ngành được bảo hộ - được ưu tiên nhập khẩu. Trong khi hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được khuyến khích. Một số mặt hàng xuất khẩu c̣n được chính quyền trợ cấp. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh thuận lợi cho xuất khẩu (thông qua trừ đi một mức phụ đảm). Thời kỳ 1955-1965 là thời kỳ tốt đẹp nhất của xuất khẩu của Việt Nam Cộng ḥa.

    Vai tṛ của chính phủ trong phát triển kinh tế c̣n thể hiện rơ qua việc triển khai kế hoạch kinh tế 5 năm (Việt Nam Cộng ḥa gọi là Ngũ niên Kinh tế Kế hoạch do Tổng nha Kế hoạch thiết k&#7871... từ năm 1957 tới 1962 (Kế hoạch Ngũ niên I) và từ năm 1962 tới 1966 (Kế hoạch Ngũ niên II). Chính phủ VNCH c̣n thành lập khu công nghiệp (hay khu kỹ nghệ theo cách gọi tại VNCH lúc đó) để tạo thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực chế tạo. Cụ thể, Khu kỹ nghệ Biên Ḥa được thành lập vào tháng 5 năm 1963, và Công ty Quốc gia Khuếch trương Khu Kỹ nghệ (SONADEZI - Société nationale du Dévelopment dé zones industrielles) được thành lập vào tháng 12 năm 1963 để quản lư và phát triển các khu công nghiệp, Khu kỹ nghệ Phong Dinh(Cần Thơ ngày nay) được thành lập vào năm 1967, chưa kể đến Khu kỹ nghệ An Ḥa - Nông Sơn(Quảng Ngăi) được thành lập từ trước đó.[6] Bên cạnh đó, để khuyến khích đầu tư tư nhân, chính quyền VNCH đă có các biện pháp hỗ trợ về tín dụng, chẳng hạn như thành lập Quốc gia Doanh Tế Cuộc vào năm 1955 mà sau đó được thay thế bằng Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ vào năm 1958, để hỗ trợ các doanh nghiệp mới (theo cách gọi ngày nay là ươm tạo doanh nghiệp), hướng dẫn cho các doanh nghiệp về mặt công nghệ và tài chính, cho doanh nghiệp vay với lăi suất thấp.[7]

    Ở nông thôn th́ Cải cách ruộng đất (lúc đó gọi là "Cải cách điền địa") được triển khai từ năm 1955 và kéo dài tới cuối năm 1960. Những ruộng đất của địa chủ bỏ hoang sẽ bị thu hồi và cấp cho tá điền. Địa chủ không được phép sở hữu quá 100 hecta đất (riêng các đồn điền dù hơn 100 ha vẫn được phép). Số dư ngoài 100 ha sẽ bị buộc phải bán cho chính quyền để bán lại cho tá điền. Tá điền được yêu cầu lập hợp đồng khai thác ruộng đất với địa chủ, gọi là khế ước tá điền trong đó có ghi mức địa tô mà tá điền phải trả cho địa chủ. Thời hạn khế ước là 5 năm, có tái kư. Tá điền có quyền trả đất và phải báo trước chủ đất 6 tháng. Chủ đất muốn lấy đất lại phải báo trước tá điền 3 năm. Do mức hạn điền lớn (100 ha), đường lối cải cách ruộng đất này vẫn để lại hai phần ba diện tích đất canh tác của Việt Nam Cộng ḥa trong tay tầng lớp địa chủ.[8] Do đó, chính quyền Đệ nhị Cộng ḥa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sau này phải làm lại cải cách ruộng đất.

    Những chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa giai đoạn này có thể coi là tiến bộ, song bất ổn định chính trị (xung đột vũ trang giữa các phe phái, đảo chính, sự nổi dậy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam) đă hạn chế các chính sách nói trên phát huy hiệu quả.

    Giai đoạn 1965 - 1969


    Xu hướng phát triển công, nông nghiệp của Việt Nam Cộng ḥa

    Đây là thời kỳ mà nền kinh tế không chính thức (kinh tế ngầm) phát triển rất mạnh, thâm hụt ngân sách gia tăng, giá cả tăng nhanh ở tốc độ phi mă, tiền đồng Việt Nam Cộng ḥa liên tục bị phá giá, kinh tế suy thoái. Chiến tranh ngày càng tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế, nhất là Sự kiện Tết Mậu Thân. Suốt 3 năm 1965-1968, kinh tế tăng trưởng âm, đỉnh điểm là năm 1967 bị âm 17%.

    Năm 1965, Việt Nam Cộng ḥa đang từ xuất khẩu lúa gạo chuyển sang nhập khẩu lúa gạo. Nhập khẩu gạo tiếp tục đến tận năm 1975. Sản lượng giảm sút trong các năm từ 1965 đến 1968 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đảo chiều này. Tuy nhiên, sản lượng đă tăng liên tục từ sau đó do diện tích canh tác lúa lẫn năng suất ngày càng tăng. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Cộng ḥa đạt được nhiều tiến bộ nhờ sử dụng phân bón hóa học, cơ giới hóa, sử dụng giống mới. V́ vậy, nguyên nhân chính của việc Việt Nam Cộng ḥa phải nhập khẩu gạo là do nhu cầu gạo từ vùng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát tăng lên cùng với sự thâm nhập ngày càng nhiều của lực lượng từ miền Bắc Việt Nam.[9]

    Từ năm 1965, đường lối sản xuất thay thế nhập khẩu bị gác lại. Một số ngành công nghiệp non trẻ như dệt, sản xuất đường bỗng dưng không được bảo hộ nữa nên gặp khó khăn. Nhưng một số ngành khác lại có cơ hội phát triển. Nh́n chung, công nghiệp vẫn tăng trưởng, trừ năm 1968 và sau đó là năm 1972 bị giảm sút do tác động của chiến tranh.

    Nạn lạm phát diễn ra nghiêm trọng với tỷ lệ trung b́nh trên 30-40%/năm, giá cả mọi hàng hóa đều tăng vọt. Theo thống kê, giá một số thực phẩm vào cuối năm 1965 và cuối năm 1967 như sau: 1 kg thịt gà tăng từ 96 đồng lên 309 đồng (gấp 3,2 lần); 1 kg thịt vịt tăng từ 63 đồng lên 203 đồng (gấp 3,2 lần); 1 kg tôm tươi tăng từ 62 đồng lên 216 đồng (gần 3,5 lần). Trên chợ đen, giá 1 USD lên tới 270 đồng và không ngừng tăng đến 360 đồng (1969), 414 đồng (1971), 640 đồng (1974), 700 đồng (1975).

    Một sự kiện kinh tế đáng chú ư trong giai đoạn này là Chiến dịch Bông Lan. Đây là mật danh của chiến dịch cải cách tiền tệ do chính phủ Nguyễn Văn Thiệu thực hiện từ ngày 18 tháng 6 năm 1966. Loạt tiền đồng Việt Nam Cộng ḥa mới được phát hành. Loạt này c̣n được gọi là "giấy bạc Đệ nhị Cộng ḥa". Với tư cách là Chủ tịch Uỷ ban hành pháp Trung ương, Nguyễn Cao Kỳ kư sắc lệnh về những “biện pháp kinh tế để ổn định nền kinh tế” bằng cách phá giá đồng bạc miền Nam, tăng giá hàng lên 100%, tỷ giá chính thức từ 60 đồng đổi 1 đôla tăng lên 117 đồng đổi 1 đôla.

    Nguyên nhân của chiến dịch cải cách tiền tệ này là do lạm phát cao sự thâm hụt ngân sách lớn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do quân Mỹ đổ vào miền Nam ngày càng đông, nhưng lính Mỹ không dùng đồng đôla mà dùng tín phiếu, gọi là đồng “đôla đỏ”. Trước đây mỗi đôla Mỹ đổi được 60 đồng tiền miền Nam. Nhưng khi đổi từ đôla sang tiền miền Nam th́ ngoài 60 đồng theo quy định c̣n cộng thêm khoản “phụ cấp hối suất” thành 73 đồng rưỡi. Mỗi “đôla đỏ” đổi được 118 đồng miền Nam, th́ Việt Nam Cộng ḥa phải trả thêm cho lính Mỹ 58 đồng miền Nam một đôla. Theo báo Chính luận (14-2-1966), vào cuối năm 1965, đầu 1966, mỗi tháng lính Mỹ tiêu ở thị trường miền Nam chừng 10 triệu “đôla đỏ”, th́ Sài G̣n phải trả thêm cho lính Mỹ 580 đến 600 triệu đồng tiền miền Nam, hàng năm phải trả hơn 7 tỷ đồng, tương đương 40% ngân sách. Để bù vào chỗ thâm hụt đó, chính quyền Sài G̣n chỉ c̣n cách là in ra nhiều giấy bạc. Khối tiền giấy lưu hành ở miền Nam ngày càng tăng lên, cuối năm 1965 là 18 tỷ, đến tháng 7-1966 đă lên đến 57 tỷ. Giấy bạc in ra nhiều tất yếu dẫn đến lạm phát ngày càng nghiêm trọng (báo chí gọi là lạm phát phi mă). [10]

    Thập niên 1960 trong những năm đầu t́nh h́nh kinh tế VNCH c̣n khá triển vọng. Năm 1960 miền Nam vẫn c̣n xuất cảng được gạo với tổng xuất là 340.000 tấn nhưng sau đó do các cuộc tiến công của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nông thôn bắt đầu thiếu an ninh, xuất cảng gạo xuống dần, tới năm 1962 chỉ c̣n 85.000 tấn. Từ 1965 trở đi th́ phải chuyển sang nhập, có năm lên tới 760.000 tấn. So với năm 1939: xuất cảng gạo của riêng Nam Bộ lên tới gần hai triệu tấn. Tới năm 1954 cũng vẫn c̣n 520.000 tấn [11]

    Bộ mặt các đô thị lớn được nâng cao, xuất hiện những cao ốc, đường sá theo thiết kế phương Tây. Nhưng những công tŕnh này được xây dựng chủ yếu bằng vốn viện trợ của Mỹ chứ không phải ở vốn nội tại của nền kinh tế. Nó tương phản với t́nh trạng lạc hậu ở các khu nhà ổ chuột lớn của di dân từ nông thôn kéo về, cũng như đại đa số các vùng nông thôn và đô thị nhỏ. Bên cạnh số ít người có quan hệ với Mỹ và VNCH được hưởng lợi từ viện trợ, đại bộ phận công nhân và nhân dân lao động có cuộc sống khó khăn do lương thấp và lạm phát cao. Họ lập các tổ chức như Ủy ban bảo vệ quyền lợi lao động, Ủy ban đấu tranh chống sa thải công nhân, Ủy ban cải thiện đời sống công nhân, v.v... để đ̣i giới chủ phải tăng lương, hạ giá sinh hoạt, chống đuổi thợ dưới bất kỳ h́nh thức nào.[12] Nh́n chung, theo giáo sư Đặng Phong, sự phồn vinh ở các đô thị chỉ là vẻ bề ngoài mang tính giả tạo, nếu không có viện trợ th́ nội tại nền kinh tế miền Nam không thể duy tŕ nổi sự phồn vinh đó.

    Giai đoạn 1969-1975

    Kinh tế trở nên khó khăn do tổng cầu giảm sút đột ngột (hậu quả của việc quân đội Mỹ và đồng minh rút dần). Thâm hụt ngân sách thêm gia tăng bất chấp việc thu ngân sách nội địa và viện trợ kinh tế của Mỹ nhiều hơn mà lư do là chính quyền phải tự đảm đương nhiều hoạt động quân sự hơn. Lạm phát tiếp tục ở mức phi mă. Năm 1970, tỷ lệ lạm phát (tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng tại Sài G̣n áp dụng cho tầng lớp lao động) lên tới 36,8%. Năm 1973, tỷ lệ lạm phát là 44,5%. Những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng ḥa, 1973-1975, các chính sách hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước được triển khai. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng, nhưng kim ngạch nhập khẩu không giảm, thậm chí c̣n tăng.

    Những năm 1969-1971, sau sự kiện Tết Mậu Thân, du kích bị đẩy lùi nên t́nh h́nh an ninh ở nhiều nơi được cải thiện. Ngày 26 tháng Ba, 1970 chương tŕnh "Người cày có ruộng" bắt đầu đă chia gần một triệu mẫu ruộng cho nông dân không phải trả tiền[13]. Chính phủ bán công khố phiếu lấy tiền mua lại ruộng đất của điền chú rồi chia cho nông dân. Người nào có quá 15 mẫu phải bán đất c̣n lại. Đang từ tá điền, bốn triệu nông dân trở thành gia chủ nhưng việc sở hữu ruộng đất có hai mặt: được hưởng trọn vẹn kết quả ḿnh làm ra nhưng cũng phải chịu rủi ro của mùa màng, thời tiết.

    Đến năm 1971 th́ lúa thần nông (tức loại lúa giống IR-3 phát xuất ở Phillippines) đă được trồng trên 2,6 triệu mẫu ruộng, bằng 42% diện tích canh tác. Sản lượng thóc lên trên bảy triệu tấn, cao hơn năm 1966 là 63%. Nhập cảng gạo xuống chỉ c̣n 160.000 tấn.[14] Nhiều quan sát viên quốc tế đă cho chương tŕnh "Người cày Có ruộng" là một trong những chương tŕnh cải cách điền địa thành công nhất[13].

    Nhằm khôi phục sản xuất sau Sự kiện Tết Mậu Thân,chính quyền VNCH đă thành lập "Quỹ Tái Thiết Cơ Sở Sản Xuất" vào ngày 19 tháng 4 năm 1968 nhằm cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bị tàn phá.[15] Để khuyến khích nông nghiệp phát triển và "xoa dịu bộ phận dân cư" ở nông thôn, chính quyền đă triển khai lại cải cách ruộng đất dưới cái tên chương tŕnh Người cày có ruộng vào năm 1970 với mục tiêu cấp không 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân. Ba năm sau khi triển khai chương tŕnh này, tổng cộng có 75 vạn hộ gia đ́nh, gồm khoảng 5 triệu người, đă được cấp đất. Chương tŕnh này đă tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Đời sống của nông dân được cải thiện.[16] Năm 1972, chính quyền thành lập "Quỹ Phát Triển Kinh tế Quốc gia" nhằm "tài trợ tất cả dự án có tánh cách khuếch trương, canh tân hay tân tạo thuộc các ngành canh nông, kỹ nghệ và dịch vụ".[17] Từ năm 1972, một kế hoạch kinh tế 4 năm được triển khai. Tính đến năm 1972 diện tích canh tác lúa tổng cộng khoảng gần 2,8 triệu hecta, trong đó duyên hải miền Trung chiếm khoảng nửa triệu và miền Nam với 2,3 triệu.[18]

    Do cải tiến kỹ thuật và giống lúa mới đă nâng sản xuất nông nghiệp lên tới bảy triệu tấn thóc vào năm 1973, tương đương bằng 4,6 triệu tấn gạo, gần tới mức đủ ăn. Dự tính của Nam Việt Nam là chỉ tới 1976 đă có thể xuất cảng.

    Cây công nghiệp được đẩy mạnh để thay thế nhập cảng: sản xuất thuốc lá đă tới trên 18.000 tấn so với 9.000 tấn năm 1971; mía đường lên trên 900.000 tấn, gần gấp ba mức 1970. Dự phóng cho 1975 là sẽ tăng gấp đôi, tức 1,8 triệu tấn. Ngô bắp th́ từ 31.000 tấn (1970), tăng lên trên 50.000 tấn (1974). Đồn điền cao su với diện tích hơn 100.000 hecta vào năm 1968 sản xuất chỉ hơn 20.831 tấn năm 1969 nhưng đến năm 1970 đă đạt 24.100 tấn[19] lại có khả năng phục hồi sản xuất trên 70.000 tấn cao su như mức tiền chiến.[20] Xuất cảng tôm và hải sản từ vỏn vẹn 500.000 lên gần 11 triệu đô la. Dự đoán cho 1975 là 30 triệu. Tổng số xuất cảng năm 1973 lên tới 53 triệu, tăng gấp ba lần năm 1972.

    Tháng ba 1972, quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công mạnh trên vùng vĩ tuyến. Đà tiến triển kinh tế bỗng khựng lại do trên 200 cầu bị hư hại, đường sá bị phá huỷ, 40% sản xuất cao su bị mất v́ rừng cao su đă thành băi chiến trường. Thêm mấy trăm ngàn người nữa từ miền vĩ tuyến chạy vào phía nam, làm cho số người di cư tăng vọt lên 1,2 triệu. Áp lực nhu cầu tiếp tế lương thực, nước uống, thuốc men, vệ sinh, lều trại cho những người chạy nạn chiến tranh càng thêm nặng. Lại là năm mất mùa v́ hạn hán nên nhập cảng gạo nhảy lên 284.000 tấn.

    Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 1972, khi chiến cuộc tạm lắng, t́nh h́nh lại trở nên khá hơn, và nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong vài tháng. Nhưng không lâu sau đó, Mỹ cắt giảm một nửa viện trợ, cùng với đó là cuộc Khủng hoảng dầu lửa 1973, kinh tế VNCH vốn phụ thuộc quá nhiều vào viện trợ nên lại lâm vào suy thoái. Giai đoạn 1974-1975, giá cả tăng vọt, nền kinh tế lâm vào đ́nh đốn với mức tăng trưởng âm 5%, lạm phát vượt mức 200%.[21]

    Cơ cấu kinh tế


    Tỷ trọng (%) của các phân ngành công nghiệp trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp năm 1973.[22]

    Trong ṿng 20 năm, xét theo giá trị sản lượng tuyệt đối, công nghiệp tăng khoảng 2,5 đến 3 lần, nhưng xét theo tỷ trọng trong GDP th́ hầu như không tăng, thậm chí có những năm giảm nghiêm trọng xuống 6%. Nông-lâm-ngư luôn chiếm tỷ trọng khoảng 30% GDP. C̣n tỷ trọng của khu vực dịch vụ đă tăng nhanh chóng từ 45% lên 60%.

    Quá tŕnh phát triển của nền công nghiệp Việt Nam Cộng ḥa trải qua một số giai đoạn.

    Giai đoạn 1954-1956: Công nghiệp khá nghèo nàn với số lượng nhà máy ít ỏi có từ thời Pháp thuộc.
    Giai đoạn 1957-1967: là giai đoạn bùng nổ của công nghiệp nhờ chính sách công nghiệp tích cực của chính quyền và nhờ các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp trong nước.
    Giai đoạn 1967-1972: có sự phân hóa rơ rệt giữa các phân ngành. Những phân ngành như sản xuất đường và dệt không được bảo vệ nữa nên bị hàng ngoại tràn ngập bóp chết. Trong khi đó, những ngành như chế biến thực phẩm phục vụ quân nhu, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng lại phát triển mạnh. Đặc biệt, ngành luyện kim phát triển rất nhanh mặc dù miền Nam Việt Nam không có những mỏ kim loại. Chính phế thải kim loại của chiến tranh mới là nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ cho ngành luyện kim. Trên cơ sở sự phát triển của ngành luyện kim, ngành gia công kim loại cũng phát triển vượt bậc.
    Giai đoạn sau 1972: là giai đoạn suy thoái của nền công nghiệp nói chung. Nguyên nhân là thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp dân dụng bị thu hẹp do quân đội Mỹ và đồng minh rút khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, các ngành luyện kim và điện vẫn phát triển với nhiều nhà máy mới được xây dựng. C̣n các ngành sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành suy giảm mạnh. Cơ cấu công nghiệp của Việt Nam Cộng ḥa tại thời điểm 1973 cho thấy công nghiệp của Việt Nam Cộng ḥa chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng và hóa chất mới ở tŕnh độ sơ khai. Nguyên liệu cho ngành chế tạo chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

    Năm 1973, chính phủ đă tổ chức 2 ṿng đấu thầu khai thác dầu lửa ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đă tham gia, bất chấp là t́nh h́nh an ninh chưa ổn định. Chính phủ cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km² mới chỉ là 16% của thềm lục địa. Tới tháng 10, 1974 hăng Mobil khoan mỏ Bạch Hổ, tại lô 04-TLD, t́m được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính là vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 giàn khoan. Sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu muộn lắm là vào cuối năm 1977. Các Công ty dầu đề nghị Chính phủ hai điểm: thứ nhất, cho công ty đào ngay mà không phải qua thủ tục đấu thầu, hành chánh; thứ hai, khi khai thác được dầu sẽ chia đôi, một nửa cho công ty, một nửa cho Chính phủ. [13] Sau 1975, các mỏ dầu này do Liên doanh Vietsopetro của Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lư và khai thác.

    Về địa lư công nghiệp, hầu hết các cơ sở công nghiệp của Việt Nam Cộng ḥa tập trung ở Sài G̣n, Gia Định, Biên Ḥa. Ba địa phương này chiếm khoảng 85% tổng số xí nghiệp, 90% tổng sản lượng khu vực chế tạo.

    Nông nghiệp là một khu vực kinh tế quan trọng của Việt Nam Cộng ḥa. Các nông sản chính là lúa, cây công nghiệp (đặc biệt là cà phê). Việt Nam Cộng ḥa đă có thời gian xuất khẩu cả gạo. Năm 1960 đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam Cộng hoà, với tổng xuất là 340.000 tấn. Từ năm đó, nông thôn bắt đầu thiếu an ninh, xuất cảng gạo xuống dần, và tới năm 1962, c̣n 85 ngàn tấn. Từ năm 1965, đă có lúc phải nhập cảng gạo. Nhờ những chính sách phát triển nông thôn, từ năm 1970, sản xuất lúa gạo tại miền Nam đă tăng trưởng. Thêm vào đó là nhờ tiến bộ kỹ thuật: loại lúa giống IR-3 phát xuất ở Philippines được đem vào đồng bằng Cửu Long, nhờ phát triển nhanh và tốt, c̣n được gọi là lúa Thần Nông. Đến năm 1971 th́ lúa Thần Nông đă phủ được trên 2,6 triệu mẫu ruộng, bằng 42% diện tích canh tác[13].

    Xuất nhập khẩu

    Kim ngạch xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại (triệu USD).[23]

    Các nguồn nhập khẩu quan trọng đối với kinh tế Việt Nam Cộng ḥa là Mỹ, Pháp và Nhật Bản. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng trong thời kỳ trước năm 1965 là dầu hỏa, dược phẩm, sắt thép, máy móc, phân bón. Điều này phản ánh thực tế là Việt Nam Cộng ḥa đang trong quá tŕnh công nghiệp hóa. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng của thời kỳ sau 1965 là gạo, hàng tiêu dùng, nhiên liệu và vật tư. Sự thay đổi về cơ cấu nhập khẩu trước và sau năm 1965 chính là do tác động của chiến tranh tới sản xuất và nhu cầu trong nước. Sản xuất cầm chừng, nên nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng lên. Trong khi đó quân nhu gia tăng dẫn tới nhập khẩu vật tư, nguyên liệu tăng cao.

    Xuất khẩu của Việt Nam Cộng ḥa chủ yếu là hàng thủy sản và nông-lâm nghiệp (gạo trước năm 1965, cao su). Hàng chế tạo xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn phản ánh quá tŕnh công nghiệp hóa ở Việt Nam Cộng ḥa chưa vượt qua giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp nhẹ để chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm này.

    Suốt 20 năm tồn tại, Việt Nam Cộng ḥa luôn nhập siêu. Thâm hụt cán cân thương mại khuếch đại từ năm 1965 vừa do kim ngạch nhập khẩu tăng, vừa do kim ngạch xuất khẩu giảm. Xuất khẩu giảm có thể là do chiến tranh khiến sản xuất nông nghiệp và thủy sản - hai nguồn hàng xuất khẩu chính - giảm đi. C̣n nhập khẩu tăng cùng với viện trợ thương mại tăng khi chiến tranh leo thang và do nhu cầu hàng nhập khẩu tăng vọt cùng với sự hiện diện của quân đội Mỹ và đồng ḿnh.

    Trước năm 1959, giữa Việt Nam Cộng ḥa và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa có trao đổi thương mại. Từ năm 1959, trao đổi này chấm dứt khi quan hệ chính trị giữa hai bên trở nên căng thẳng hơn.[24]
    Tài chính công

    Ngân sách của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa luôn ở trong t́nh trạng thâm hụt mà nguyên nhân chính là các khoản chi cho quân sự luôn lớn hơn cho chi dân sự và càng ngày càng tăng. Mức thâm hụt đă tăng từ mức trên 50% một chút trong nửa cuối thập niên 1950 lên gần 70% đầu thập niên 1960 và đến 78,9% vào năm 1968.[25] Để bù đắp thâm hụt ngân sách, chính quyền đă nỗ lực cải cách hệ thống thuế nhằm tăng nguồn thu, bán dự trữ ngoại tệ (và kim loại quư) đồng thời phá giá nội tệ nhằm tăng thu từ thuế nhập khẩu và tăng mức thu tính bằng nội tệ từ bán ngoại tệ. Tuy nhiên, các biện pháp khẩn cấp để bù đắp thâm hụt ngân sách đă được áp dụng là vay của Ngân hàng Quốc gia, vay của các ngân hàng thương mại và bán công trái.

    Trong cơ cấu chi ngân sách, chi tiêu quân sự luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm thấp nhất, 1959, là 41%. Năm cao nhất, 1968-1969, là 66%. Chi tiêu dân sự có tới 89% là chi trả lương cho đội ngũ công chức và quân nhân.[26]

    Trong cơ cấu thu ngân sách từ nguồn nội địa, thu từ thuế chiếm một tỷ trọng lớn, từ 70% tới 85%. Nhờ cải cách hệ thống thuế, từ năm 1966, số thu từ thuế tăng nhanh, và đặc biệt nhanh trong các năm 1973-1974. Các sắc thuế cho số thu lớn là thuế thu nhập, thuế sản xuất và thuế rượu-bia, thuế thuốc lá.


    Chi ngân sách chính phủ của VNCH thời kỳ 1956-1974 (Đơn vị: tỷ đồng).[27]


    Thu ngân sách từ nguồn nội địa của VNCH thời kỳ 1956-1974 (Đơn vị: tỷ đồng).[28]


    Chính sách tiền tệ


    Diễn biến lạm phát (%) ở VNCH căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng (áp dụng riêng cho tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động).[29]

    Mức giá chung của nền kinh tế Việt Nam Cộng ḥa tương đối ổn định trong thời kỳ trước 1965. Những năm 1957-1958 và 1960, mức giá chung không những không tăng mà c̣n giảm (hiện tượng giảm phát). Sang thời kỳ chiến tranh leo thang, mức giá chung của nền kinh tế cũng leo thang mà nguyên nhân là chính quyền phải phát hành tiền nhiều hơn để chi tiêu cho chiến tranh và để đổi cho quân đội Mỹ và đồng minh chiến đấu tại Việt Nam Cộng ḥa. Trước xu hướng lạm phát tăng tốc, chính quyền đă triển khai một số biện pháp ḱm chế, trong đó có biện pháp phá giá tiền tệ đồng thời đẩy mạnh bán ngoại tệ trong dự trữ ngoại hối nhà nước để có thể thu hồi được nhiều hơn số tiền trong lưu thông về ngân khố quốc gia (biện pháp ngày 17-6-1966), tăng thuế (biện pháp ngày 23-10-1969), tăng lăi suất ngân hàng và áp dụng chế độ tỷ giá song song (biện pháp ngày 5-10-1970).[30]

    Do mức giá chung tăng lên, chính quyền cũng đă có những thay đổi trong phát hành tiền. Nếu như trong thời kỳ giá cả ổn định trước năm 1965, tờ tiền giấy có mệnh giá cao nhất là tờ 1.000 đồng, th́ năm 1975, các tờ mệnh giá 5.000 đồng và 10.000 đồng đă được phát hành.


    Trong suốt hai mươi năm tồn tại, trong nền kinh tế Việt Nam Cộng ḥa luôn tồn tại đồng thời nhiều loại tỷ giá hối đoái giữa nội tệ với ngoại tệ bao gồm một số loại tỷ giá chính thức và một loại tỷ giá không chính thức (tỷ giá chợ đen). Đây là điều thường thấy ở các nền kinh tế đang phát triển. Các loại tỷ giá hối đoái chính thức gồm tỷ giá để tính toán của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Viện Thống kê Quốc gia, tỷ giá áp dụng cho xuất khẩu, tỷ giá áp dụng cho nhập khẩu, tỷ giá áp dụng cho nhập khẩu bằng ngoại tệ từ dự trữ của nhà nước. Hai loại tỷ giá thứ hai và thứ ba bằng tỷ giá thứ nhất cộng hoặc trừ một mức theo quy định của chính quyền. Hệ thống nhiều tỷ giá này cho phép chính quyền linh hoạt trong điều tiết xuất nhập khẩu. Trong những năm 1972-1973, chính quyền đă điều chỉnh tỷ giá chính thức áp dụng cho xuất khẩu lên cao hơn cả tỷ giá thị trường chợ đen nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Cùng lúc đó, tỷ giá áp dụng cho nhập khẩu lại được điều chỉnh xuống thấp hơn cả tỷ giá chính thức để tính toán và thống kê nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu. Tháng 1 năm 1955, tỷ giá chính thức loại dùng để thống kê giữa Đồng và Dollar Mỹ là 35:1, trong khi tỷ giá ngoài thị trường là 180:1. Tháng 12 năm 1974, giá trị tương ứng của hai loại tỷ giá đó lần lượt là 685:1 và 721:1.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    Kinh tế Việt Nam Cộng ḥa
    Wikipedia
    P2




    Tiền giấy mệnh giá 1000 đồng phát hành 1955.


    Tiền giấy mệnh giá 10000 đồng phát hành 1975.

    Vai tṛ của Hoa Kỳ
    Hỗ trợ tài chính


    Hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng ḥa chính là các khoản viện trợ kinh tế bao gồm viện trợ thương mại (nhằm hỗ trợ nhập khẩu và hỗ trợ ngân sách nhà nước), viện trợ nông phẩm (dưới h́nh thưc hiện vật là các lương thực và thực phẩm), viện trợ theo dự án (có thể bằng tiền hoặc hiện vật cho từng dự án cụ thể trong các lĩnh vực hành chính, xă hội, kinh tế-văn hóa).

    Nếu xét theo tính chất cho vay hoặc cho không, th́ phần lớn viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam Cộng ḥa là viện trợ cho không (không hoàn lại), viện trợ cho vay trong 20 năm từ 1955 đến 1975 chỉ chưa đến 200 triệu USD. Các khoản cho vay lớn của Mỹ giúp Việt Nam Cộng ḥa đóng tiền gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (4 triệu USD năm 1956), đổi mới hệ thống viễn thông (6,8 triệu USD năm 1958-1959), phát triển đội tàu hỏa (9,7 triệu USD năm 1959, 9,7 triệu USD năm 1961), mở rộng hệ thống dẫn nước từ sông Đồng Nai về Sài G̣n (17,5 triệu USD năm 1960), xây dựng một nhà máy nhiệt điện ở Thủ Đức (12,7 triệu USD năm 1961), hỗ trợ chương tŕnh Người cày có ruộng (5 triệu USD năm 1970).[31][32]


    Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng ḥa 1955-1975 Năm
    Tổng viện trợ


    Năm Triệu USD USD/1người ĐồngVN/1người
    1955 322,4 28,03 981,22 1966 793,9 47,47 4.936,95
    1956 210,0 16,33 571,54 1967 666,6 38,85 4.195,33
    1957 282,2 21,38 748,43 1968 651,1 36,89 4.352,96
    1958 189,0 14,04 491,35 1969 560,5 30,97 3.654,09
    1959 207,4 15,01 525,44 1970 655,4 33,63 3.968,45
    1960 181,8 12,92 542,17 1971 778,0 38,71 4.567,36
    1961 152,0 10,45 365,71 1972 587,7 28,46 10.131,78
    1962 156,0 10,45 627,05 1973 531,2 25,06 12.377,96
    1963 195,9 12,74 764,39 1974 657,4 30,16 19.088,72
    1964 230,6 14,62 876,97 1975 240,9 10,43 --
    1965 290,3 17,81 1.068,65

    Ghi chú: Mức viện trợ b́nh quân đầu người được tính bằng cách lấy tổng viện trợ chia cho dân số VNCH cùng năm. Mức viện trợ tính bằng tiền Đồng tính bằng cách lấy mức viện trợ tính bằng Đô la Mỹ nhân với tỷ giá hối đoái chính thức giữa Đồng VNCH với Dollar.
    Nguồn: Số liêu về tổng viện trợ lấy từ Dacy (1986), bảng 10.2, trang 200; Số liệu về dân số VNCH lấy từ Trần Văn Thọ chủ biên (2000), bảng 1.1, trang 238; Số liệu về tỷ giá hối đoái lấy từ Dacy (1986), bảng 9.5, trang 190.

    Hỗ trợ kỹ thuật

    Hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế là các hoạt động tư vấn về thiết kế và thực thi những chính sách, biện pháp quản lư, phát triển kinh tế. Từ 1963, sau khi lật đổ Ngô Đ́nh Diệm và có thể tham gia sâu hơn vào các quyết định của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa, Mỹ đă chú trọng giúp Việt Nam Cộng ḥa phát triển kinh tế, coi đó là một điều kiện quan trọng hậu thuẫn cho thắng lợi về quân sự. Mỹ đă cử nhà kinh tế David Lilienthal tới Việt Nam Cộng ḥa giúp thiết kế Kế hoạch kinh tế hậu chiến.

    Giai đoạn 1965-1969, nhiều cơ chế, chính sách kinh tế của Việt Nam Cộng ḥa là Phái bộ viện trợ Mỹ (USAID-VM) thiết kế. Thí dụ, chương tŕnh Người cày có ruộng mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đă tiến hành do đoàn cố vấn Mỹ đấu thầu để xin hỗ trợ tài chính, thiết kế nội dung và lộ tŕnh sau khi trúng thầu.

    Nhiều dự án kinh tế với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Mỹ đă có tác dụng rơ rệt trong việc nâng cao năng lực sản xuất nông-lâm-ngư.
    Phát triển con người



    Gần 20 năm hoạt động, cơ quan Viện Trợ Hoa kỳ USAID đă giúp Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa phương tiện và kỹ thuật để phát triển giáo dục và đào tạo. Năm 1973, tỷ lệ biết đọc, biết viết là 70% rất cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó[13].

    Xáo trộn kinh tế

    V́ sự hiện diện đông đảo của quân nhân Mỹ, cao điểm lên tới hơn nửa triệu quân, kinh tế Việt Nam bị dao động không ít. Tính trung b́nh th́ mỗi quân nhân Mỹ được trả lương 600 Mỹ kim, nếu để chi tiêu tự do sẽ làm rối loạn giá sinh hoạt cho dân thường, gây ra lạm phát. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đề ra cách hạn chế tiền đô la áp đảo bằng cách dùng MPC (thông tục gọi là "đô la đỏ") thay v́ Mỹ kim thật (tục gọi là "đô la xanh") để quân nhân mua bán. Dù vậy nạn đô la lan tràn gây vấn nạn khi người Mỹ mua bán MPC với người Việt trong việc giao thương quốc nội. Để đối phó chính phủ Việt Nam đề nghị Quân lực Mỹ thỉnh thoảng đổi h́nh dạng MPC khiến những ai tích trữ và dùng MPC cũ không thể đem đổi lại sang Mỹ kim.[33]

    Khu vực kinh tế không chính thức
    Trong vùng chính quyền kiểm soát

    Trong khu vực chính quyền Việt Nam Cộng ḥa kiểm soát được, kinh tế không chính thức (hay kinh tế ngầm) rất phát triển. Một bộ phận không nhỏ dân chúng ở nông thôn di cư tới thành phố để tránh chiến tranh đă tham gia vào các hoạt động thương nghiệp không đăng kư.

    Nhiều quân nhân của Mỹ và lực lượng đồng minh tại Việt Nam, vợ con người Việt của họ, được phép mua hàng tại các cửa hàng dành riêng cho họ (các Post Exchange - PX) với giá rẻ bằng nửa giá ngoài thị trường. Họ mua hàng trong các PX và đem bán lại trên thị trường. Việc mua bán lại này nhiều khi diễn ra ngay bên cạnh các PX. Những quân nhân Mỹ c̣n tranh thủ các kỳ nghỉ tại Thái Lan, Hong Kong, Philippines để mua vàng, đá quư đem về Việt Nam bán kiếm lời.[34] Nhiều mặt hàng quân dụng như xăng dầu, thuốc lá, quân phục, giầy nhà binh, đồng hồ, ống nḥm, thậm chí cả xe Jeep, được binh lính Việt Nam Cộng ḥa, Mỹ và đồng minh đem bán cho dân thường.

    Báo chí Việt Nam Cộng ḥa nhận xét: "Chợ đen chợ đỏ lan tràn. Từ xi măng, sữa đến xe gắn máy, vật ǵ cũng có thể bán chợ đen được,..."[35]

    Trong vùng Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam kiểm soát


    Tiền giấy mệnh giá 50 đồng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam phát hành năm 1963.

    Ở vùng do ḿnh kiểm soát, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đă thành lập một bộ máy quản lư kinh tế riêng tới mức phát hành cả đơn vị tiền tệ riêng. Tuy nhiên, sản xuất ở những vùng này kém phát triển do thiếu lao động, công cụ sản xuất và nhất là do chiến tranh triền miên. Nhiều lương thực, thực phẩm do chính lực lượng vũ trang ở đây tự làm ra và tự tiêu dùng.[36] Lương thực không đủ cung cấp cho quân đội của ḿnh, nên Mặt trận đă phải tiến hành thu mua lúa gạo từ vùng do chính quyền Việt Nam Cộng ḥa kiểm soát. Không chỉ lương thực, nhiều hàng hóa khác cũng được thu mua về từ các chợ ở vùng giáp ranh.
    Đánh giá

    Theo đánh giá của ông Nguyễn Tiến Hưng, tiến sĩ kinh tế, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa, hiện là giáo sư tại Đại học Howard.[13], nền kinh tế miền Nam trong thời kỳ trước và sau khi người Mỹ có mặt có sáu đặc tính rơ ràng:

    Cơ cấu kinh tế nghiêng hẳn về cung cấp dịch vụ, chiếm 55% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Sản xuất hàng hoá, vật dụng không nhiều.
    Do công nghiệp nặng và hóa chất vẫn ở mức sơ khai, nên nguyên vật liệu phải lệ thuộc vào nhập cảng: gạo, xăng dầu, phân bón, xi măng, hàng tiêu thụ, vật liệu sản xuất. Trung b́nh là phải nhập 750 triệu đô la một năm.
    Tiết kiệm xuống số âm: trung b́nh bằng -5% GDP. Lúc c̣n hoà b́nh, có năm đă lên tới +6% GDP (1960). Khi chiến tranh leo thang th́ không c̣n có thể tiết kiệm nội địa, đầu tư cho phát triển phải tuỳ thuộc vào tiền bạc từ bên ngoài.
    Gánh nặng kinh tế của nạn nhân chiến tranh: đoàn người di tản từ những vùng có chiến sự lên tới vài triệu. Số đông di tản về thành thị, làm số người ở đây lên tới 40% tổng dân số (năm 1960 chỉ có 22%). Kết quả là thất nghiệp cao ở thành thị (14%), các khu ổ chuột cùng với những tệ nạn xă hội đi kèm trong khi nông thôn lại thiếu người canh tác.
    Gánh nặng quốc pḥng: nhu cầu quốc pḥng quá lớn, cần chi tiêu tới 50% ngân sách (242 tỷ đồng). Tài trợ cho phát triển chỉ c̣n 9% (66 tỷ đồng). Về vấn đề nhân lực th́ rất nhiều thanh niên c̣n phải tham chiến, chưa kể 310.000 công, tư chức. Ngoài ra c̣n số người di tản kể trên, tất cả cũng vượt 30% nhân lực lao động.
    Tâm lư dựa vào viện trợ: Nền kinh tế Việt Nam Cộng ḥa bé nhỏ, sản xuất căn bản là nông nghiệp. Khi quân đội Mỹ sang th́ nhu cầu quốc pḥng, tiêu dùng, xây dựng hạ tầng lớn. Sản xuất c̣n yếu kém, căn bản chỉ là gạo thóc nên chỉ c̣n cách nhập hàng hoá từ ngoài vào. Tài trợ nhập hàng hoá đang từ 162 triệu đôla năm 1964 tăng lên tới 830 triệu năm 1966, cao hơn năm lần. Sự kiện này làm tăng lên cường độ của tâm lư lệ thuộc của kinh tế Việt Nam Cộng ḥa và mang tới nhiều cơ hội tham nhũng cho nhiều quan chức chính phủ.

    Xét riêng về sự phụ thuộc của kinh tế VNCH vào viện trợ Mỹ, Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận định: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Lấy ví dụ, tổng thu nội địa của VNCH năm 1974 (năm cao nhất trong lịch s&#7917... là khoảng 300 tỉ đồng, với tỉ giá năm 1974 là 685 đồng/1 đô la, tức tương đương với 438 triệu đôla (b́nh quân 54 USD/người/năm), chỉ bằng một nửa viện trợ của Mỹ, thậm chí chỉ bằng 1/6 chi phí quân sự hàng năm.[37] Như vậy có nghĩa hơn 65% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu chính phủ là lấy từ viện trợ kinh tế của Mỹ. Sự phồn vinh không phải ở nội tại nền kinh tế mà là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính:[38]

    Thứ nhất, b́nh quân mỗi năm Mỹ đổ vào miền Nam VN 1 tỉ USD, chia b́nh quân cho 8 triệu dân trong vùng kiểm soát của VNCH, th́ lên tới 125 USD/người/năm, tương đương 75% thu nhập b́nh quân. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính nên thu nhập của họ rất cao, ví dụ thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng.
    Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lư nhưng vẫn rơi văi ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí... là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam không có mỏ sắt. Chi phí quân sự đă trở thành kinh tế dân sự.
    Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, b́nh quân 1 người 800 USD/tháng, một năm là trên 4 tỉ đôla - gấp 10 lần tổng GDP của cả 8 triệu dân do VNCH kiểm soát. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ, bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu.
    Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền c̣n các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hăng nào, loại hàng ǵ, theo giá nào... để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt... không có vùng nguyên liệu trồng mía, bông – mà nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản... để sản xuất.

    Một đặc điểm khác là sự kiểm soát của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.[39]. Năm 1978, chính phủ mới của nước Việt Nam thống nhất đă quốc hữu hóa khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa để chấm dứt sự kiểm soát của họ, thắt chặt kiểm soát nền kinh tế tập trung của ḿnh.

    GDP cho một người của miền Nam năm cao nhất (1974) tương đương 54 USD một năm (tương đương với khoảng 150 đôla năm 2010), theo chuẩn hiện nay trên thế giới là thấp (phải trên 1000 USD mới thoát danh sách nước kém phát triển), nhưng hồi đó vẫn c̣n cao hơn ở các nước Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan.[40] Lợi tức b́nh quân của người dân miền Nam vào năm 1971 là 200 USD/năm, vào thời điểm đó là bằng với Thái Lan, gần gấp đôi Ấn Độ và hơn Trung Quốc 25% (nhưng đến năm 1974 thu nhập đă sụt xuống c̣n 54 USD do tiền VNCH bị phá giá so với USD gần 4 lần).[41]

    Theo tác giả Nguyễn Tiến Hưng[13], nếu tổng kết toàn bộ th́ h́nh ảnh của nền kinh tế có nhiều triển vọng nếu miền Nam hội đủ điều kiện cần thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi t́nh trạng lạc hậu. Quan sát tại chỗ, Đại sứ Martin đă phát biểu cho kư giả tuần báo U.S. News and World Report:

    "Đôi khi ta thấy trong cùng một quốc gia có sự phối hợp giữa tài nguyên phong phú, một hệ thống hành chính có quyết tâm với những chính sách kinh tế hợp lư một dân tộc thông minh, khéo léo, và hết sức dẻo dai, với một khả năng cố gắng bền vững, một quyết tâm mănh liệt và tha thiết bảo tồn tự do của ḿnh.
    "Khi có một kết hợp như vậy, như hiện đang có ở Việt nam, th́ chỉ cần một nguồn tài chính từ ngoài vào làm vai tṛ tác động, để nối kết tất cả những yếu tố này lại với nhau th́ có thể có những kết quả thật là xuất sắc"[42]
    Last edited by alamit; 14-05-2012 at 10:59 PM.

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa
    P1




    Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng ḥa. Triết lư giáo dục của Việt Nam Cộng ḥa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng.[1] Hiến pháp Việt Nam Cộng ḥa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn".[2] Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng ḥa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.


    Mặt tiền ṭa nhà hành chánh Viện Đại học Sài G̣n - viện đại học lớn nhất miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng ḥa.

    Tổng quan

    Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đă có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Cao Miên. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương tŕnh học là chương tŕnh của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương tŕnh học của Việt Nam - c̣n gọi là chương tŕnh Hoàng Xuân Hăn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim) - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Riêng ở miền Nam, v́ có sự trở lại của người Pháp nên chương tŕnh Pháp vẫn c̣n tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ nhất Cộng ḥa th́ chương tŕnh Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương tŕnh Pháp. Cũng từ đây, các nhà lănh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai tṛ lănh đạo thực sự của ḿnh.[3]

    Ngay từ những ngày đầu h́nh thành nền Đệ nhất Cộng ḥa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đă xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, t́m ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lư giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương tŕnh học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai tṛ của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị.[4] Nh́n chung, người ta thấy mô h́nh giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xă hội và có khuynh hướng thiên về lư thuyết, để chấp nhận mô h́nh giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng ḥa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số.[3] Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chánh và ở các trường đại học cộng đồng).[5]

    Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần th́ ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc pḥng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc pḥng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng ḥa đă phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển. Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ư thức rơ ràng về sứ mạng giáo dục, có ư thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đă sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đă đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lănh đạo giáo dục đă có những ư tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam.[3]
    Triết lư giáo dục

    Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng ḥa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài G̣n. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... Ba nguyên tắc "nhân bản" (humanistic), "dân tộc" (nationalistic), và "khai phóng" được chính thức hóa ở hội nghị này.[6][7] Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lư giáo dục của Việt Nam Cộng ḥa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng ḥa (1967).

    Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lư nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lư nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lư nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
    Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đ́nh, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
    Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xă hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xă hội, làm cho xă hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.[1]

    Mục tiêu giáo dục
    Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.

    Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng ḥa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của ḿnh. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân ḿnh, đối với gia đ́nh, quốc gia, xă hội, và nhân loại?

    Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lư. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ư đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
    Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xă hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở ḿnh, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
    Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ư thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính ṭ ṃ và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.[1]

    Giáo dục tiểu học
    Số liệu giáo dục bậc tiểu học[8]


    Niên học Số học sinh Số lớp học
    1955 400.865 8.191
    1957 717.198[9]
    1960 1.230.000[9]
    1963 1.450.679 30.123
    1964 1.554.063[10]
    1970 2.556.000 44.104

    Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng ḥa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ nhất Cộng ḥa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).[11] Từ thời Đệ nhất Cộng ḥa đă có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học.[12] Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học "đúp", tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác. Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều. Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng ḥa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi;[13] 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long, và Sa Đéc).[14]

    Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.[15] Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn quốc văn; 2 giờ bổn phận công dân và đức dục (c̣n gọi là lớp Công dân giáo dục).[16] Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp T&#432..., quốc văn giảm c̣n 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ sử kư và địa lư. Lớp 3 trở lên th́ ba môn quốc văn, công dân và sử địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.[17] Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).[18]
    Giáo dục trung học


    Tên gọi năm lớp bậc tiểu học
    trước 1967 sau 1967
    lớp năm lớp một
    lớp tư lớp hai
    lớp ba lớp ba
    lớp nh́ lớp tư
    lớp nhất lớp năm
    Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
    lớp đệ thất lớp sáu
    lớp đệ lục lớp bảy
    lớp đệ ngũ lớp tám
    lớp đệ tứ lớp chín
    Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
    lớp đệ tam lớp mười
    lớp đệ nhị lớp 11
    lớp đệ nhất lớp 12

    Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng ḥa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18;[19] có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).[14] Đến năm 1975 th́ có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Pétrus Kư, Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quư Đôn (Sài G̣n), Quốc Học (Hu&#7871..., Nguyễn Đ́nh Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Th&#417.... Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.

    Trung học đệ nhất cấp

    Trung học đệ nhất cấp bao gồm năm lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1967 gọi là lớp đệ thất đến đệ t&#7913..., tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ (tỷ số vào trường công là 62%),[20] nên những ai không vào được th́ có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai "lục cá nguyệt" (hay "học kỳ"). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp. Môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần.[21] Từ năm 1966 trở đi, môn vơ Vovinam (tức Việt Vơ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường.[22] Học xong năm lớp 9 th́ thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp. Năm 1959 bỏ phần vấn đáp[23] rồi đến niên học 1970-71 th́ Bộ Quốc gia Giáo dục băi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.[24]

    Trung học đệ nhị cấp

    Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10 (đệ tam), 11 (đệ nh&#7883... và 12 (đệ nhất), tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào th́ phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở. Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học.[25] Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là khoa học thực nghiệm hay c̣n gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chương; và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai.[26] Vào năm lớp 11 th́ học sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 th́ bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Phép thi kể từ năm 1973 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.[27] Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 5 và tháng 7.[28] Tỷ lệ đậu, Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%),[29] khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành hạng "ưu" (16/20 điểm trở lên), "b́nh" (14/20), "b́nh thứ" (12/20), và "thứ" (10/20).[30] Một số trường trung học đệ nhị cấp chia theo phái tính như ở Sài G̣n th́ có trường Pétrus Kư, Chu Văn An, và Nguyễn Trăi dành cho nam sinh và các trường Trưng Vương, Gia Long, và Lê Văn Duyệt chỉ dành cho nữ sinh. Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: Nữ sinh th́ áo dài trắng, quần trắng hay đen; c̣n nam sinh th́ mặc áo sơ mi trắng, quần màu lam.[31]

    Trung học tổng hợp

    Chương tŕnh giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là một chương tŕnh giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey, sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ. Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đ́nh, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v... nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi ḿnh sinh sống.[32] Thời Đệ nhị Cộng ḥa Việt Nam chính phủ cho thử nghiệm chương tŕnh trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học tŕnh này được áp dụng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Anh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài G̣n, và Chưởng binh Lễ ở Long Xuyên.[33]

    Số liệu giáo dục bậc trung học[8]

    Niên học Số học sinh Số lớp học
    1955 51.465 890
    1960 160.500[9]
    1963 264.866 4.831
    1964 291.965[10]
    1970 623.000 9.069

    Trung học kỹ thuật

    Các trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật thường được cấp học bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp.[34] Các trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ, công lập th́ có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956; tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài G̣n; nay là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng),[35] tư thục th́ có Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Ḍng Don Bosco thành lập năm 1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh).[34][36]

    Các trường tư thục và quốc gia nghĩa tử


    Các trường tư thục và Bồ đề


    Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học.[10] Đến niên học 1970-1971 th́ trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học.[37] con số này Tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng ḥa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học.[38] Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Ḥa b́nh), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo hội Công giáo. Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ.[39] Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466. Ngoài ra c̣n có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie-Curie, Colette, và Saint-Exupéry.[40] Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam.[41] Chương tŕnh học chính trong các trường tư vẫn theo chương tŕnh mà Bộ Quốc gia Giáo dục đă đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm. Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).[42]

    Các trường Quốc gia nghĩa tử

    Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng ḥa c̣n có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh b́nh thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng. Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài G̣n, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Ḥa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lư chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo tŕnh của Bộ Quốc gia Giáo dục. Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự.[43][44] V́ vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.
    Giáo dục đại học
    Số liệu giáo dục bậc đại học
    Niên học Số sinh viên
    1960-61 11.708[45]
    1962 16.835[10]
    1964 20.834[10]
    1974-75 166.475[46]

    Học sinh đậu được Tú tài II th́ có thể ghi danh vào học ở một trong các viện đại học, trường đại học, và học viện trong nước. Tuy nhiên v́ số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển; các trường này thường là Y, Dược, Nha, Kỹ thuật, và Sư phạm. Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lư lịch gia đ́nh. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập th́ không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học th́ sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ c̣n có những chương tŕnh học bổng cho sinh viên.[15]

    Chương tŕnh học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. th́ lấy bằng cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán...); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp th́ lấy bằng tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh...) hay bằng kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông...). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng cao học hay tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteur de troisième cycle; tương đương thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án th́ lấy bằng tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa K&#7923.... Riêng ngành y, v́ phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương tŕnh dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương tŕnh đại học.[47]
    Mô h́nh các cơ sở giáo dục đại học

    Bài chi tiết: Đại học


    Sơ đồ Làng Đại học thuộc Viện Đại học Sài G̣n dự kiến xây dựng ở Thủ Đức

    Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng ḥa được tổ chức theo mô h́nh viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức: Viện=Nơi, s&#7903.... Đây là mô h́nh tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v...) hoặc trường hay trường đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v...). Trong mỗi phân khoa đại học hay trường đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v...); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).[48]

    Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng ḥa tŕ đường lối phi chính trị của các đại học Tây phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa khong do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.[49]

    Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị ḥa b́nh đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng ḥa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là ḥa b́nh sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái ḥa nhập vào xă hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô h́nh cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được h́nh thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.[50]

    Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xă hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô h́nh giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ tŕnh ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng: Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam). Cơ sở đầu tiên được h́nh thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô h́nh giáo dục mới này được mang đi tŕnh bày sâu rộng trong dân chúng.[50]

    Vào năm 1973, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông nghiệp, Kỹ thuật, Giáo dục, Khoa học và Nhân văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra c̣n có trường đào tạo sau đại học. Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lư hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.[50]

    Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng ḥa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không c̣n mô h́nh theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập.[51] Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô h́nh phân tán ngành học.[52] Các "trường đại học bách khoa" được thành lập dưới hai chính thể này (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, và Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) không giống như mô h́nh viện đại học bách khoa v́ chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật. Tương tự, mô h́nh "trường đại học tổng hợp" (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, và Trường Đại học Tổng hợp Hu&#7871... cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang tính chất toàn diện. Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 "đại học" cấp quốc gia và 3 "đại học" cấp vùng theo mô h́nh gần giống như mô h́nh viện đại học.[53] Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của Quốc hội nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các "đại học" cấp quốc gia và cấp vùng là "viện đại học".[54]
    Last edited by alamit; 15-05-2012 at 01:39 AM.

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa
    P2


    Các viện đại học công lập

    Bài chi tiết: Viện Đại học Sài G̣n, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Cần Thơ, và Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức

    Viện Đại học Sài G̣n: Tiền thân là Viện Đại học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại học Quốc gia Việt Nam (1955) - c̣n có tên là Viện Đại học Quốc gia Sài G̣n. Năm 1957, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài G̣n. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó th́ chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955.[55] Riêng Trường Đại học Y khoa dùng cả tiếng Anh. Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài G̣n.[56]
    Viện Đại học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.[57]
    Viện Đại học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa & Khoa học Xă hội, Sư phạm, và Văn khoa.
    Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).

    Các viện đại học tư thục



    Sinh viên ở Học viện Quốc gia Hành chánh, đường Alexandre de Rhodes, Sài G̣n

    Viện Đại học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975 viện đại học này đă giáo dục 26.551 người.[58]
    Viện Đại học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn S&#7929..., Quận 3, Sài G̣n-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật học, Khoa học xă hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.[59][60]
    Viện Đại học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967, tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3 Tháng Hai), Quận 10, Sài G̣n. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng. Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.[59]
    Viện Đại học An Giang (Ḥa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phân khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quản trị và Sư phạm.[61] Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật giáo Ḥa Hảo.
    Viện Đại học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo[62] ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm.[63][64] Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.
    Viện Đại học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài G̣n với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công giáo điều hành.

    Các học viện và viện nghiên cứu



    Pḥng thí nghiệm ở Viện Pasteur Sài G̣n

    Học viện Quốc gia Hành chánh: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc gia Việt Nam với văn bản kư ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lănh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 th́ dời về Sài G̣n[65] đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 th́ chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3 tháng 2), Quận 10, Sài G̣n.[66][67] Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm 1973 th́ thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương tŕnh hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.[68]
    Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông lâm súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức năm 1974.
    Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng ḥa c̣n duy tŕ một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài G̣n, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v. với những chuyên môn đặc biệt.[69]

    Các trường đại học cộng đồng


    Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô h́nh community college của Hoa K&#7923... như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho,[70] Duyên Hải ở Nha Trang,[71] Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974),[72] và Long Hồ ở Vĩnh Long.[50] Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp.[71] Riêng Trường Long Hồ c̣n đang dang dở chưa hoàn tất th́ chính thể Việt Nam Cộng ḥa bị giải tán.[73] Ở Sài G̣n th́ có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công giáo thành lập, và theo triết lư đại học cộng đồng.[71]

    Các trường kỹ thuật và huấn nghệ

    Bài chi tiết: Trường Quốc gia Nông lâm mục, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Học viện Cảnh sát Quốc gia (Việt Nam Cộng ḥa), và Hệ thống giáo dục kỹ thuật thời Việt Nam Cộng ḥa

    Ngoài những trường đại học c̣n có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tương đương với cấp đại học.

    Trường Quốc gia Nông lâm mục: Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B'lao, cơ sở này đến năm 1955 th́ nâng lên thành Trường Quốc gia Nông lâm mục với chương tŕnh học bốn năm. Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc, vườn cây công nghiệp, lúa thóc.[74] Qua từng giai đoạn Trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông lâm súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc gia Nông lâm mục được sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài G̣n). Trường c̣n có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và B́nh Dương.[75]
    Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng ḥa gồm bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968 lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm 1974 th́ nhập với Trường Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức.[76][77]
    Học viện Cảnh sát Quốc gia: Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.[78]

    Các trường nghệ thuật


    Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn ḱm), Phan Văn Nghị (đờn c̣), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Ḥa (sáo), và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh).

    Bài chi tiết: Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ và Trường Quốc gia Âm nhạc Huế

    Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ nhất Cộng ḥa. Chương tŕnh học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điển Tây phương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.[79]
    Trường Quốc gia Âm nhạc Huế: Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế,[80] chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam, dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh thành Huế làm nơi giảng dạy.[81]
    Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật: thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).
    Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài G̣n: thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo h́nh với các chương tŕnh học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966).

    Sinh viên du học ngoại quốc

    Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xă hội và kỹ sư.[10]
    Tài liệu và dụng cụ giáo khoa
    Truyện Kiều bản chữ Nôm của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa xuất bản năm 1967

    Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng ḥa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đă ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.[82]

    Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đă soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn h́nh thức. Có nhiều sách đă được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo. Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này c̣n hợp tác với UNESCO để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.

    Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo dục cũng đă thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đă soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học.[83] Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.
    Nhà giáo
    Đào tạo giáo chức
    Trường Đại học Sư phạm thuộc Viện Đại học Sài G̣n

    Trường Đại học Sư phạm Sài G̣n thuộc Viện Đại học Sài G̣n (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958.[84] Sau có thêm các trường cao đẳng sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn[85] Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.[86] Ngoài ra c̣n có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt.[87] Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương tŕnh hai năm c̣n gọi là chương tŕnh sư phạm cấp tốc. Chương tŕnh này nhận những ai đă đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp.[88] Hằng năm chương tŕnh này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.[89] Giáo viên trung học th́ phải theo học chương tŕnh của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).[90] Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu kư hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.[91]

    Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương tŕnh tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Đức, v.v...[87]

    Đối với giáo sư đại học th́ đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng ḥa.[56]

    Đời sống và tinh thần giáo chức

    Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng ḥa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ nhị Cộng ḥa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài G̣n và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai tṛ h́nh mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.[87]

    Thi cử và đánh giá kết quả học tập

    Đề thi trắc nghiệm đă được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.[27]

    Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đă kư hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển... đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung b́nh, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển v.v... Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung b́nh và độ lệch tiêu chuẩn.[27]
    Tổ chức quản trị
    Hệ thống quản trị giáo dục

    Dưới thời Đệ nhất Cộng ḥa, Bộ Quốc gia Giáo dục có Tổng Nha Trung Tiểu học và B́nh dân Giáo dục phụ trách giáo dục tiểu học và trung học; đứng đầu là một Tổng Giám đốc. Tổng Nha này (văn pḥng đặt tại số 7 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài G̣n) bao gồm Nha Trung học, Nha Tiểu học, Nha Tư thục, Sở Khảo thí, và Ban Thanh tra và Soạn Đề thi. Ở địa phương, mỗi tỉnh có một Ty Tiểu học để quản lư tất cả các trường tiểu học trong tỉnh. Nhưng các trường trung học ở Sài G̣n và ở các tỉnh lỵ và quận lỵ đều làm việc thẳng với Nha Trung học ở Tổng Nha. Khi số trường trung học gia tăng quá nhiều thi Nha Trung học hoạt động không c̣n hữu hiệu nữa. Ở tại các tỉnh, hiệu trưởng trường trung học tỉnh lỵ kiêm luôn việc kiểm soát các trường bán công và tư thục khiến vị trí công việc này rất nặng nề.[92] Năm 1958 lập Ban Tu thư để soạn sách giáo khoa, phần lớn in ở ngoại quốc với viện trợ của Mỹ.[93]
    Bản đồ hành chính với địa giới các tỉnh của Việt Nam Cộng ḥa và bốn khu học chánh (cũng tương ứng với bốn vùng chiến thuật)

    Tháng 6 năm 1971, dưới thời Đệ nhị Cộng ḥa, Bộ Quốc gia Giáo dục mở rộng thành Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên (VH-GD-TN). Cơ quan đầu năo của Bộ bào gồm: Một Tổng trưởng (ngày nay gọi là Bộ trưởng), một Thứ trưởng, và bốn Phụ tá đặc biệt (ngang hàng thứ trưởng) đặc trách Trung Tiểu học và B́nh dân Giáo dục, Văn hóa, Thanh niên, và Kế hoạch. Điều hành văn pḥng cơ quan đầu năo có Đổng lư văn pḥng (chức vụ này bị băi bỏ từ năm 1974), Chánh văn pḥng của Tổng trưởng, Chánh văn pḥng của Thứ trưởng, Bí thư của Tổng trưởng, Bí thư của Thứ trưởng, Tham chánh Văn pḥng của Tổng trưởng, các Công cán Ủy viên của Tổng trưởng, Thứ trưởng, Phụ tá đặc biệt, và một số Thanh tra đặc biệt tại Bộ.[92]

    Tổng thư kư và Phó tổng thư kư của Bộ trông coi khối điều hành ở trung ương với 13 nha, 1 sở, và 1 trung tâm: (1) Nha Sưu tầm và Nghiên cứu Giáo dục, (2) Nha Kế hoạch và Pháp chế, (3) Nha Học chánh (tức là Quản trị Giáo dục), (4) Nha Sinh hoạt Học đường, (5) Nha Sinh hoạt Văn hóa, (6) Nha Sinh hoạt Thanh niên, (7) Nha Công tác Quốc tế, (8) Nha Sư phạm và Tu nghiệp, (9) Nha Khảo thí, (10) Nha Y tế Học đường, (11) Nha Nhân viên, (12) Nha Tài chính, (13) Nha Tạo tác (tức là Kiến thiết và Hậu cần), (14) Sở Văn thư, và (15) Trung tâm Học liệu. Thanh Tra Đoàn được lập ở trung ương, bên cạnh khối điều hành của Tổng thư kư. Tổng Nha Trung Tiểu học và B́nh Dân Giáo dục được giải tán và tất cả các công việc thuộc Tổng Nha được đưa về Bộ và nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Phụ tá đặc biệt đặc trách Trung Tiểu học và B́nh Dân Giáo dục.[92]

    Vào năm 1972, Bộ VH-GD-TN thiết lập 4 Khu Học chánh để đại diện cho Bộ ở 4 vùng chiến thuật (quân khu) để đôn đốc, kiểm soát và giúp đỡ công việc văn hóa, giáo dục, và thanh niên ở các tỉnh thuộc phạm vi quân khu của ḿnh. Đây là một cơ quan hoạt động rất hữu hiệu. Tuy nhiên v́ ngân sách eo hẹp và v́ nhu cầu cải tổ công vụ trên toàn quốc nên Khu Học chánh bị giải tán sau hơn một năm hoạt động. Tại mỗi tỉnh, Bộ VH-GD-TN cho thiết lập một Sở Học chánh để phụ trách tất cả các công việc liên quan đến văn hóa và giáo dục trong tỉnh; Ty Tiểu học được sáp nhập vào Sở Học chánh. Bộ VH-GD-TN mong muốn rằng cơ quan học chánh ở mỗi tỉnh phải có địa vị quan trọng và càng ít bị áp lực của địa phương càng tốt cho nên đă nâng cơ quan này lên thành Sở. Tuy vậy, do t́nh h́nh đất nước, điều này không thể thực hiện được, và công cuộc cải tổ công vụ toàn quốc đă đưa đến quyết định chuyển Sở Học chánh thành Ty Văn hóa Giáo dục tại địa phương từ năm 1974. Trên toàn lănh thổ Việt Nam Cộng ḥa lúc này có 50 Ty Văn hóa Giáo dục đặt tại 48 tỉnh lỵ và 2 thị xă.[92]

    Về mặt ngân sách vào thời điểm năm 1961 thời Đệ nhất Cộng ḥa với ngân sách quốc gia là 15.276 triệu đồng, chính phủ chi 811,4 triệu cho ngân sách giáo dục; chính quyền địa phương góp 563,3 triệu đồng tính tổng cộng là 8,99% ngân sách quốc gia.[69]

    Bộ Quốc gia Giáo dục c̣n điều hành Viện Khảo cổ và quản lư các viện bảo tàng quốc gia như Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam ở Sài G̣n, Viện Bảo tàng Huế và Viện Bảo tàng Chàm.
    Giáo dục là của những người làm giáo dục

    Ở Việt Nam, ngay từ thời xa xưa, giáo dục là của những người làm giáo dục. Các vương triều của Việt Nam thường chỉ vạch ra những đường nét chung và những mục tiêu chung, kèm theo đó là tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người tài mà không trực tiếp can dự vào hoạt động giảng dạy của các cơ sở giáo dục. Sang thời Pháp thuộc, người Pháp lập ra một nền giáo dục mới, nhưng việc điều hành và soạn thảo chương tŕnh vẫn được giao cho các nhà giáo được huấn luyện chuyên môn, dù là người Pháp hay người Việt.[94]

    Đặc điểm trên được tôn trọng trong suốt thời Quốc gia Việt Nam của Cựu hoàng Bảo Đại và đặc biệt là thời Việt Nam Cộng ḥa. Các chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia hay những người thuộc các ngành khác đảm nhiệm, nhưng các chức vụ khác trong Bộ Giáo dục đều là những nhà giáo chuyên nghiệp đảm trách (ngoài trừ một số chức vụ có tính chất chính trị như đổng lư văn pḥng, bí thư, v.v...). Họ là những người am hiểu công việc, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng. Trong các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay tiểu ban giáo dục của Thượng viện và Hạ viện đều là những nghị sĩ quốc hội xuất thân từ nhà giáo. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những ǵ thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều phải ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường.[94]

    Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng ḥa (1967) nêu rơ: Nền giáo dục đại học được tự trị.[2] Ở miền Nam trước 1975 không có "Bộ Đại học" cũng không có cơ quan chủ quản kiểu như Bộ Y tế quản lư các trường đại học Y-Dược. Trong ban lănh đạo của Bộ Quốc gia Giáo dục của Việt Nam Cộng ḥa có một thứ trưởng đặc trách giáo dục đại học. Công việc của vị này chủ yếu là lo về chính sách chung v́ các viện đại học là cơ quan ngoại vi đối với Bộ ở trung ương. Về học vụ và điều hành, các cơ sở giáo dục đại học được tự trị. Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết định mà không phải tŕnh báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai.[48]

    Về mặt tài chính, tuy các viện đại học công lập có ngân sách riêng nhưng đây là một phần của ngân sách chung thuộc ngân sách quốc gia và phải được Quốc hội chấp thuận. Tất cả các chi tiêu phải qua thủ tục "chiếu hội ngân sách" ("chiếu hội"=kiểm nhận) do Bộ Tài chính kiểm soát và thực hiện. Ngoài ra, giảng viên và nhân viên là công chức quốc gia. Việc tuyển mới, chuyển ngạch, bổ nhiệm, thăng chức, v.v... phải qua thủ tục "chiếu hội công vụ" do Phủ Tổng ủy Công vụ thực hiện để kiểm soát. Trong thực tế, thủ tục này được thực hiện một cách khá dễ dàng và nhanh chóng. Như vậy, về mặt tài chính các viện đại học công lập ở miền Nam không được nhiều quyền tự trị như các viện đại học ở Hoa Kỳ. Lư do của việc này là do các viện đại học này không thu học phí của sinh viên, không có nguồn thu riêng.[48]
    Các kỳ đại hội giáo dục quốc gia

    Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I: tổ chức ở Sài G̣n vào năm 1958. Triết lư giáo dục nhân bản - dân tộc - khai phóng được chính thức hóa ở hội nghị này.[95]
    Đại hội Giáo dục Quốc gia lần II: tổ chức ở Sài G̣n vào năm 1964. Đại hội này tái xác nhận ba nguyên tắc căn bản nhân bản - dân tộc - khai phóng và tổ chức lại hệ thống học đường nhấn mạnh đến sự học tập liên tục từ lớp 1 đến lớp 12.[95]

    Một số nhà lănh đạo giáo dục tiêu biểu

    Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của Việt Nam Cộng ḥa đă có những ư tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Sau đây là vài nhà lănh đạo tiêu biểu:[96]

    Phan Huy Quát: sinh năm 1911, mất năm 1979; Tổng trưởng Giáo dục Quốc gia Việt Nam 1949. Ông mất trong tù cải tạo dưới chính thể Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    Nguyễn Thành Giung: sinh năm 1894 tại Sa Đéc; tiến sĩ vạn vật học (Viện Đại học Khoa học Marseille); Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục 1952-53 thời Quốc gia Việt Nam, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đại học Hà Nội.[97]
    Trần Hữu Thế: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 1995 tại Pháp; tiến sĩ khoa học (1952), từng dạy học ở Lyon (Pháp) và làm giáo sư ở Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài G̣n; từ 1958 đến 1960 làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục; từng làm Đại sứ của Việt Nam Cộng ḥa tại Philippines. Dưới thời Bộ trưởng Trần Hữu Thế, số lượng học sinh, sinh viên gia tăng nhanh chóng, và nhiều cải tiến trong giáo dục đă được thực hiện. Cùng thời kỳ này, Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) được tổ chức ở Sài G̣n vào năm 1958 chính thức hóa ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc, và khai phóng làm nền tảng cho triết lư giáo dục Việt Nam Cộng ḥa.
    Nguyễn Văn Trường: sinh năm 1930 tại Vĩnh Long; giáo sư tại Viện Đại học Huế; hai lần đảm trách chức vụ Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng ḥa. Ông là người tích cực vận động và đóng góp vào sự ra đời của Viện Đại học Cần Thơ vào năm 1966.
    Trần Ngọc Ninh: sinh năm 1923 tại Hà Nội; bác sĩ giải phẫu và giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài G̣n, giáo sư Văn minh Đại cương và Văn hóa Việt Nam tại Viện Đại học Vạn Hạnh; Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng ḥa.[98]
    Lê Minh Trí: bác sĩ y khoa tai-mũi-họng, giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài G̣n,[99] làm Tổng trưởng Giáo dục bị ám sát bằng lựu đạn năm 1969.[100]
    Nguyễn Lưu Viên: sinh năm 1919; bác sĩ, từng làm việc tại Trường Đại học Y khoa Sài G̣n, Bệnh viện Chợ Rẫy, và Viện Pasteur Sài G̣n; từ 1969 đến 1971 làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục rồi Phó thủ tướng kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam Cộng ḥa ở Hội nghị La Celle Saint Cloud trong chính phủ Trần Thiện Khiêm.
    Ngô Khắc Tĩnh: sinh năm 1922 tại Phan Rang, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; dược sĩ (tốt nghiệp ở Pháp); từ năm 1971 đến 1975 làm Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên; từ năm 1975 đến 1988 bị tù cải tạo dưới chính thể Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    Đỗ Bá Khê: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Southern California); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời Đệ nhị Cộng ḥa. Ông là người đă thiết lập hệ thống các trường đại học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam và được xem là "cha đẻ của các trường đại học cộng đồng Việt Nam". Ông c̣n thiết lập Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức vào năm 1974 dựa theo mô h́nh của các viện đại học bách khoa ở California (Hoa K&#7923... và làm việc với vai tṛ viện trưởng sáng lập của viện đại học này.
    Nguyễn Thanh Liêm: sinh năm 1934 tại Mỹ Tho; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Iowa State, Hoa K&#7923...; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời Đệ nhị Cộng ḥa.
    Các Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục: Vương Quang Nhường, Nguyễn Dương Đôn, Nguyễn Quang Tŕnh

    Trợ giúp của quốc tế

    Những nỗ lực phát triển giáo dục của Việt Nam Cộng ḥa nhận được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới. Một vài ví dụ có thể kể đến: UNESCO giúp thiết lập một hệ thống các trường tiểu học cộng đồng. UNDP giúp đỡ trang thiết bị cho Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ. New Zealand xây dựng các ṭa nhà cho Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài G̣n. Pháp cung cấp nhiều giáo sư, trang thiết bị, khoản tài trợ giúp phát triển nhân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học hiện đại. Cộng ḥa Liên bang Đức (Tây Đức) giúp xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho một trường trung học kỹ thuật, ngoài ra c̣n hỗ trợ Trường Đại học Y khoa của Viện Đại học Huế, v.v...[101]

    Phần lớn sự trợ giúp đến từ Hoa Kỳ. Trong đó có sự giúp đỡ trong việc ấn loát sách giáo khoa, xây dựng Trường Đại học Sư phạm của Viện Đại học Sài G̣n và các trường sư phạm khác ở các tỉnh, 11.000 pḥng học trong các ấp chiến lược, 18 trường trung học kỹ thuật, một trung tâm y khoa cho Viện Đại học Sài G̣n, một trường sư phạm và cùng với nó là một trường trung học kiểu mẫu, một trường sư phạm kỹ thuật, một trường đại học nông nghiệp, một trường đại học kỹ thuật, một trung tâm hành chính cho viện đại học, v.v... Tất cả các chương tŕnh này được thực hiện thông qua các nhóm chuyên gia gồm các giáo sư, nhà quản trị, và sinh viên của các viện đại học Hoa Kỳ.[101]
    Last edited by alamit; 15-05-2012 at 01:38 AM.

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa
    P3






    Chữ viết

    Vào thời đó, chính tả tiếng Việt khác với bây giờ ít nhiều. Điểm khác biệt gồm có việc dùng gạch nối "-" giữa các từ trong một từ kép, ví dụ như "ngân-hàng", "Việt-Nam". Cách viết tên riêng th́ có khi viết thành "Nguyễn-văn-Mỗ" thay v́ viết hoa mỗi chữ (Nguyễn Văn M&#7895.... Những khác biệt này không phải do chính quyền tạo ra hay chỉ mới xuất hiện vào thời buổi đó mà đúng ra là tiếp nối cách viết từ thời tiền chiến.


    Đánh giá

    Lời đánh giá về nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng ḥa trên trang mạng chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh B́nh Định: "Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kư kết, đế quốc Mỹ đă thay chân Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam. Mỹ-ngụy đă cố sử dụng giáo dục làm công cụ xâm lược Việt Nam. Chúng đă gieo rắc trong học sinh, sinh viên tư tưởng hoài nghi, mơ hồ, tư tưởng an phận, sợ Mỹ, phục Mỹ. Chúng phát triển trong học sinh, sinh viên lối sống thực dụng, quay lưng với hiện tại, chấp nhận cuộc sống vị kỷ ương hèn... Mặt khác, Mỹ-ngụy t́m mọi cách tiêu diệt nền giáo dục cách mạng, t́m cách ngăn chặn, loại trừ những mầm mống cách mạng trong nhà trường."[102] Trong một giáo án về Lịch sử Giáo dục huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị: "Giáo dục Mỹ-ngụy tuy có phát triển về số lượng và có những cải cách nhất định, nhưng không thoát khỏi mục đích nô dịch, thống trị."[103]

    Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 (tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa). Theo tường tŕnh của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 th́ một trong những chủ đề khiến các nhà lănh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science th́ "Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn v́ hai miền đă phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lănh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá tŕnh thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra." Theo Galston, các nhà lănh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đă được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: "the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges").[104]

    Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt,[105] nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam: "Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng ḥa lúc đó biết lư lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, v́ vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục "xă hội chủ nghĩa" (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhăn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ v́ tôi nêu rơ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng..."[106]

    Đánh giá của nhà phê b́nh văn học Thụy Khuê: "Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xă hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương tŕnh giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới tŕnh độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi kư đă nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đă cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của ḿnh. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đă là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu."[107]



    Wikipedia

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    ÔNG THIỆU PHÁ NÁT QUÂN LỰC VNCH,
    LÀM MIỀN NAM THẤT THỦ CHỈ TRONG V̉NG 55 NGÀY.


    TRƯƠNG MINH H̉A ( tinparis.net)-


    Ngày 17 tháng 4 năm 2012, đột nhiên bà thủ tướng Úc là Julia Gillard, tuyên bố lực lượng Úc ở A Phú Hăn sẽ có tiến tŕnh rút quân sớm trước thời hạn 1 năm, tức là sẽ rút hết quân từ nay đến cuối năm 2013.

    Theo kế hoạch rút 1,500 quân ( chừng 1 trung đoàn) mà phải mất từ 12 đến 18 tháng, quân Úc ở A Phú Hăn với những nhiệm vụ hành quân hổn hợp với quân địa phương, huấn luyện và đôi khi đương đầu bao hiểm nguy trên chiến trường, mà theo thống kê, từ ngày tham gia lực lượng đồng minh ở đây, trong 10 năm, quân Úc đă mất 32 chiến sĩ.

    Bà Julia Gillard, không phải là nhà quân sự, cũng chưa bao giờ tốt nghiệp trường huấn luyện quân đội, thế mà bà cũng biết cách để rút quân, phải có thời gian, với chỉ một trung đoàn mà mất từ 12 đến 18 tháng.

    Trong khi đó, vào tháng 3 năm 1975, tổng thống, trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, tốt nghiệp trường Vơ Bị, sĩ quan hiện dịch, lính nhà nghề, mà lại ban hành những lịnh lạc rất" kỳ lạ", phản ư nghĩa lănh đạo chỉ huy và nguyên tắc căn bản điều quân, nhất là trong tay có hơn 1 triệu quân, sinh mạng lính và gia đ́nh, gắn liền với tài sản và nhiều thứ khác, đó là trách nhiệm của một cấp chỉ huy cao nhất trong quân lực VNCH, tổng tư lịnh quân đội và cũng là nguyên thủ miền nam Việt Nam tự do. Một lực lượng nước ngoài như Úc, phải mất từ 12 đến 18 tháng để rút quân, họ không có trại gia b́nh, thân nhân của lính, nhưng 2 quân đoàn, với quân số hàng trăm ngàn quân chủ lực, chưa kể đến địa phương quân, nghĩa quân và gia đ́nh...mà lại rút quân lui một cách hổn loạn, được coi là như là tháo chạy, quả là đại họa cho quân dân miền nam, hậu quả rút quân kiểu nầy, đă làm cho 150,000 dân bị giết trên đường về nam, theo đoàn quân quốc gia, do đạn nhọn và pháo kích của Việt Cộng. Do đó, h́nh ảnh" đại lộ kinh hoàng" vẫn c̣n ghi đậm trong tâm tư của những người di tản sống sót.

    Những lịnh kỳ quái: sớm rút, chiều tái chiếm... được ông Thiệu đặt tên rất là quân sự:" tái phối trí lực lượng" và sau đó là:" di tản chiến thuật", cuộc rút quân hổn loạn chưa từng thấy trong cuộc chiến Việt Nam, đă làm tan rả 2 quân đoàn trấn giữ vùng địa đầu trong ṿng 55 ngày, đưa đến thất thủ miền nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông Thiệu đă nhẫn tâm bỏ lại cho Việt Cộng hơn 70,000 tù binh và bị trả thù bằng hành quyết, con số lên đến hàng nhiều ngàn, tội của ông Thiệu không thể quên được, nhất là mỗi độ tháng tư đen về hàng năm.

    Trong lịch sử quân sự nhân loại, chưa có một đạo quân hùng mạnh nào với hơn 1 triệu qua, mà chỉ tan hàng trong thời gian quá ngắn, 55 ngày. Hăy nh́n bên xứ Chùa Tháp, sau khi quân Việt Cộng xâm lăng, chiếm đất từ năm 1978 đến 1988, thế mà tàn quân Khmer Đỏ cũng tiếp tục tiêu thổ kháng chiến nhiều năm, làm cho Việt Cộng thiệt hại hơn 50,000 bộ đội.

    Sau khi dọn đường cho cộng quân tiến vào như chỗ không người, ông Thiệu cùng với những" thuộc cấp thân tín, từng ăn chịu trong hệ thống đầu năo chính quyền" hưởng quá nhiều bổng lộc, nhưng đă" ra khơi" trước rất là an toàn, bỏ mặc cho hàng triệu chiến sĩ, cùng với gia đ́nh, gánh chịu những đ̣n thù thâm độc: hơn 500,000 quân nhân cán chính, kể cả những thành phần giải ngũ, về hưu, bị tống vào các trại tù cải tạo, con số người bất hạnh, không bao giờ trở về đoàn tụ với gia đ́nh, lên đến hơn 50,000 người, ghi thêm tội ác của giặc cộng và trong đó có cả phần trách nhiệm của ông Nguyễn Văn Thiệu và những thuộc hạ thân tín.

    Nếu ông Thiệu và thuộc hạ, sau khi gây ra thảm họa, biết hối cải, ăn năn, nằm im, chờ ngày đi về bên kia thế giới một cách im lặng, th́ nạn nhân tạm quên, dù lịch sử không bỏ qua. Trái lại chính ông Thiệu và một số thuộc hạ của ông đă và đang đâm sau lưng những nạn nhân của ông, là quân nhân cán chính và hàng triệu nạn nhân cộng sản, bỏ nước ra đi t́m tự do lần nữa. Tức là đám ông Thiệu vẫn tiếp tục gây phương hại đến chính nghĩa quốc gia, trở thành đón gió trở cờ, gây bất ổn trong cộng đồng tị nạn hải ngoại.

    Trong những ngày cuối cùng của đất nước, ngoài mưu đồ phá nát quân đội, ông Thiệu c̣n triệt tiêu những lực lượng nồng cốt là sư đoàn Dù, Thủy Quân Lục Chiến bằng cách rút các đơn vị thiện chiến ra khỏi quân khu 1, thế nên trung tướng Ngô Quang Trưởng bị trói chân và bị ép rút, trong khi quân ta c̣n đủ mạnh để giữ lănh thổ và có khả năng phản công. Như vậy, trên thế giới nầy, không có quân lực hùng mạnh nào c̣n tồn tại, khi mà cấp chỉ huy cao nhất có mưu đồ: phá nát quân đội và đầu hàng địch quân. Đó là trường hợp miền nam Việt Nam, nên sau khi" ông Thiệu và thuộc cấp thân tín" như Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Nguyễn Khắc B́nh, Đặng Văn Quang, Nguyễn Tiến Hưng..." tháo chạy", th́ miền nam lọt vào tay giặc cộng một cách tức tưởi.

    Nếu ông Thiệu không có dă tâm phá nát quân đội, th́ các sư đoàn chính qui bắc Việt, du kích...phải lănh tổn thất nặng nề hơn cả tết Mậu Thân 1968, v́ quân dân miền nam có nhiều kinh nghiệm, lại được dân chúng ủng hộ và hầu hết thôn làng, phường ấp...ngoài quân đội, các lực lượng bán quân sự, c̣n có thêm hàng nhiều triệu tay súng" nhân dân tự vệ" cũng đủ làm tê liệt đoàn quân cộng sản, không rành địa thế và khó khăn tiếp tế lương thực, đạn dược...do đó, sau khi tên Việt Cộng nội tuyến Dương Văn Minh bàn giao miền nam, theo chỉ thị của cụm siêu điệp A- 10, hắn giả vờ nhân đạo theo kiểu từ bi xạo ke của đám súc vật mặc áo cà sa Ấn Quang, hắn cho là:" tránh dân chúng bị đổ máu", nhưng thực ra th́ hắn cứu đoàn quân Việt Cộng tránh bị thiệt hại lớn, nếu quân đội không tan hàng trước khi giặc tới.

    Mặc dù t́nh h́nh chiến sự có khó khăn và đạn dược được cho là thiếu thốn, nhưng thực ra, sau khi miền nam lọt vào tay giặc cộng, chúng mang kho vũ khí miền năm, ước tính hơn 4 tỷ Mỹ Kim, đánh với Khmer Đỏ 4 năm mà chưa hết, sau đó nhiều kho đạn bi nổ, làm rung chuyền cả vài thanh phố, th́ mới hay là đạn dược vẫn c̣n, mà ông Thiệu và thuộc hạ tạp sự khan hiếm giả tạo để hạn chế hoạt động quân sự của quân lực VNCH sau hiệp định Paris. Nếu đạn thiếu và Hoa Kỳ hạn chế viện trợ, th́ tại sao tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tổng trưởng kế hoạch, lại không mang 16 tấn vàng trong ngân khố quốc gia để bán và mua vũ khí?. Trong lúc quốc gia đang cần, hăy tận dụng tất cả nhân, tài và vật lực để cứu nguy, nhưng ông Thiệu và Nguyễn Tiến Hưng lại không làm điều nầy. Trái lại, sau khi miền năm lọt vào tay giặc Cộng, chúng tuyên truyền trong dân chúng và ở hải ngoại là:" ông Thiệu mang theo 16 tấn vàng đi theo..". Nhưng lạ thay, ông vẫn" thanh tâm trường yên lặng", tức là có hai lư do: không dám làm mất ḷng Việt Cộng để sau nầy quay về hợp tác, hay là ông ta chấp nhận ăn cắp vàng để chuyền ra nước ngoài, phù hợp với ngụy chứng tuyên truyền" bọn Mỹ Ngụy là xấu xa, ngay cả ông Thiệu cũng hốt 16 tấn vàng tháo chạy"?. Măi đến sau nầy, chính tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo là người công nhận" lập công dâng đảng" nên giữ số vàng nầy để bàn giao cho Việt Cộng và được đám Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng...chôm từ từ cho đến hết, như câu:" lấy công cho tư".

    Sau khi" tháo chạy" đám ông Thiệu đâu có thương yêu ǵ dân, chiến sĩ, nhất là ông Thiệu lặn kỷ nhiều năm, hắn không bao giờ thăm viếng trại tỵ nạn, hay trích ra số tiền mà hắn mang theo số vàng tương đương 15 triệu Mỹ Kim ( thời đó khá lớn, hơn cả 22 triệu của mặt trận Hoàng Cơ Minh thu vào bằng mánh lới lừa bịp kháng chiến), chưa kể đến những tài sản khác, với 15 tấn hành lư , thuộc loại quí giá, mang theo trên đường" tháo chạy an toàn" và thuộc hạ thân tín mang ra nước ngoài trước, hay số vàng mà các chủ tiệm vàng vùng Saigon, Chợ Lớn, được ông tướng t́nh báo, chỉ huy cảnh sát... đến gom hết và hứa sẽ hoàn trả khi sang Mỹ ( nhưng không biết có ai được trả lại số vàng, dù có mang theo biên lai đàng hoàng?)...ngoài ta họ c̣n mở cả kho tang vật để lấy thêm tài sản, trước khi ra khơi, sống nhung lụa tại các nước tây phương. Đúng là:" khi ông Thiệu và thuộc cấp thân tín tháo chạy".

    Măi đến tháng 11 năm 1979, khi Liên Hiệp Quốc đưa vấn đề thuyền nhân, tỵ nạn ở Đông Dương, hợp tại Geneve, một tuần báo ở London phỏng vấn, được ông Thiệu trả lời rất là vô liêm sĩ:" tôi không mắc mớ ǵ đến họ". Tuy nhiên đến tháng 5 năm 1986, t́nh h́nh tại Việt Nam có biến động, báo trước sự cáo chung của quan thầy Liên Sô, khối cộng sản Đông Âu và tên tổng bí thư Nguyễn Văn Linh giả vờ ban hành đổi mới dỏm để cứu đảng, th́ lúc đó ông Nguyễn Văn Thiệu lại trở ṃi" đón gió". Ông Thiệu cầu cạnh Ủy Ban Luật Gia Việt Nam tại Paris vận động cho ông phục hồi chức vụ" tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa".

    Miền nam và quân lực VNCH chiến đấu anh dũng, nhưng tiếc thay, sau cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, những cấp lănh đạo kế tiếp, nếu không phải là nằm vùng như tên phản tướng Dương Văn Minh, cũng đón gió như Nguyễn Khánh ( vợ hắn đưa vợ của Huỳnh Tấn Phát là Bùi Thị Nga vào mật khu), nói nhiều và bốc đồng như Nguyễn Cao Kỳ và hèn nhát, phá nát quân đội là Nguyễn Văn Thiệu.

    Đến năm 1997, ông Thiệu lại" xuất quân" khi hắn thành lập cái tổ chức, là nhịp cầu bán đứng hải ngoại lần nữa, đó là tổ chức mang tên rất là ḥa hợp ḥa giải theo định hướng xă hội chủ nghĩa:" Phong trào xây dựng dân chủ và tái thiết đất nước", trước khi thành lập, nhóm ông Thiệu và thuộc cấp đă bí mật họp với Bùi Tín, gọi là:" hội đàm Ba Lê 2", trong đó có ông Thiệu và vài thuộc hạ thân tín ở Âu Châu.

    Nh́n kỷ những ǵ ông Thiệu làm, sau khi nghe ông tuyên bố lập trường bốn không....th́ người Việt Nam, nhất là quân nhân, biết ông Thiệu là hạng người hèn, đón gió trở cờ, bất tài và may mắn là làm tổng thống, nên đại họa mất miền nam đang là hậu quả của việc đất nước sắp trở thành huyện của Tàu.

    Những thuộc cấp thân tín của ông Thiệu như đại tá Mai Viết Triết:" Việt Cộng có công thống nhất đất nước, dân tộc ghi nhận và biết ơn", đại tướng Trần Thiện Khiêm, thiếu tướng chỉ huy cảnh sát, t́nh báo Nguyễn Khắc B́nh...cũng khen Việt Cộng tốt...nhưng cớ sao không trở về Việt Nam để sống trọn vẹn với " người tốt, việc tốt" mà cứ ở ĺ nước ngoài để" ăn bơ thừa sữa cặn" dài dài?...Mấy ông nói mà không dám làm, như vậy c̣n ai tin nữa.

    Những hoạt động của ông Thiệu rất đáng nghi ngờ: lúc c̣n mang cấp bậc đại tá, ông Thiệu được tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bổ nhiệm tư lịnh sư đoàn 5, thời gian nầy, ông nổi tiếng là" đánh giặc cộng dỡ". Nhưng trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1975, ông Thiệu lại" đánh quân ta" rất giỏi, khiến quân pḥng vệ tổng thống phủ chịu không nổi và sau cùng là tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, cố vấn Ngô Đ́nh Nhu bị bắt và sát hại. Như vậy, không phải ông Thiệu đánh giặc cộng dỡ, mà có thể là" ông không muốn đánh giặc cộng" khi làm tư lịnh sư đoàn, nếu đánh giặc dỡ, th́ đánh nhau với quân ta trong cuộc đảo chánh cũng dỡ luôn, trái lại ông chỉ huy đánh quân ta rất là" xuất sắc".?

    Sau khi đạt thắng lợi trong cuộc tranh giành quyền lực với thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, ông Thiệu trở thành tổng thống đệ nhị cộng ḥa, theo hiến pháp ngày 1 tháng 4 năm 1967, chính ông Thiệu là người thu nhận dễ dàng cụm t́nh báo chiến lực của Việt Cộng là A-22, chỉ qua sự giới thiệu của linh mục Hoàng Quỳnh. Nếu ông Thiệu không có ư đồ hay là có thể do bị ảnh hưởng tôn giáo, th́ ông Thiệu không dễ ǵ nhận một cố vấn chính trị như tên Huỳnh Văn Trọng một cách dễ dàng.

    Sau đó, ông Thiệu có có ư định cải tổ nội các, đưa những chức vụ quan trọng cho gián điệp Việt Cộng, được chúng dự trù như sau: Huỳnh Văn Trọng làm thủ tướng chính phủ, hay là phó thủ tướng đặc trách xây dựng và phát triển nông thông. Vũ Ngọc Nhạ làm bộ trưởng nội vụ. Lê Hữu Thúy làm tổng giám đốc cảnh sát quốc gia.Bùi Nhượng Thắng làm bộ trưởng thông tin-chiêu hồi. Nguyễn Xuân Ḥe làm bộ trưởng kinh tế... ngoài ra cục t́nh báo Việt Cộng c̣n móc nói với đám luật sự Trần Ngọc Liễng, dân biểu Lư Quí Chung để thành lập chính phủ ba thành phần...

    Tuy nhiên, kế hoạch bị phát giác và theo dơi từ lâu của ngành cảnh sát quốc gia, nên khi tướng Trần Văn Hai, giám đốc cảnh sát và chỉ huy trưởng Ngành cảnh Sát Đặc Biệt là trung tá Nguyễn Mâu, đến gặp tổng thống Thiệu với đầy đủ bằng chứng lúc nửa đêm, 12 giờ khuya, nên ông Thiệu buộc ḷng phải bắt cụm t́nh báo A-22. Nhưng chỉ một năm sau, ông Thiệu thả tên Vũ Ngọc Nhạ, một điều đáng nghi ngờ, khi vớ được tên gián điệp hạng nặng, cớ sao ông Thiệu thả hắn rất sớm?. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tên Vũ Ngọc Nhạ mang quân hàm" trung tướng công an Việt Cộng".

    Riêng những người triệt hạ cụm t́nh báo chiến lược, quan trọng nhất là chỉ huy cảnh sát đặc biệt là trung tá Nguyễn Mâu, đă bị ông Thiệu thay thế bằng thuộc hạ thân tín là thiếu tướng Nguyễn Khắc B́nh. Lư do ông Thiệu viện dẫn là" ông đại tá Nguyễn Mâu có đầu óc chính trị, sợ đảo chánh". Nhưng mây mù bao quanh vụ thay thế nầy chỉ v́ trung tá Nguyễn Mâu phá hỏng cả cụm t́nh báo chiến lực A-22, kết hoạch chiếm toàn bộ những chức vụ quan trọng trong chính quyền để chuyển giao cho Việt Cộng sớm hơn dự định. Thử tưởng tượng, khi nội các nằm trong tay cụm t́nh báo A-22, th́ chúng toàn quyền bắt bớ, triệt hạ những người quốc gia, đảng phái dễ dàng bằng chính luật pháp miền nam và khi những đối tượng bị bắt, chúng dàn dựng giết chết bằng những thủ đoạn tinh vi: đầu độc, bịnh tật trong tù....

    Đối với người quốc gia, ông Thiệu tỏ ra là người xuất sắc khủng bố, bằng chứng là đêm 26 tháng 3 năm 1975, đám Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang đă điều động nhân viên an ninh xông vào nhà của một số nhân vật quốc gia, quyết tâm chống cộng, bắt trói và mang đi giam cầm. Nhưng đám giặc thầy chùa Ấn Quang, thường hay quậy phá miền nam, th́ lại không dám rớ tới... đó là thành tích" triệt hạ người quốc gia" mà ông Thiệu đă làm khi c̣n tại chức tổng thống.

    Ông Nguyễn Văn Thiệu và một số thuộc hạ thân tín như Nguyễn Khắc B́nh, Mai Viết Triết, Trần Thiện Khiêm.... vẫn c̣n gây bao phẫn uất với nạn nhân cộng sản, thật là bất hạnh cho miền nam và cả người Việt tị nạn hải ngoại. Những kẻ nầy vẫn sống nhởn nhơ tại các nước tây phương và đón gió trở cờ, nh́n lại từ sau năm 1975, ông Thiệu và những thuộc hạ thân tín nêu trên có làm điều ǵ ích lợi cho đất nước?. Với tài sản mang theo sau khi" tháo chạy", đám ông Thiệu sống nhung lụa,cho con học ở trường danh tiếng Eton ở Anh Quốc... thế mà c̣n được trung tâm Asia do Trúc Hồ, Nam Lộc chủ trương, đă dùng đề tài" Cánh Hoa Thời Loạn" để vinh danh những phụ nữ can trường, nhưng lại có bà Nguyễn Văn Thiệu cũng được họ giới thiệu trong chương tŕnh. Bà Thiệu có phải là" Cánh Hoa Thời Loạn" không?. Thời trước 1975, bà Thiệu phung phí tiền bạc, theo một số quân nhân làm việc trong phủ tổng thống, mỗi lần bà Thiệu thèm ăn me, là chuẩn bị đi chợ Bangkok, chứ không phải ăn me ở chợ Saigon.

    Mỗi năm, cứ vào tháng 3, những h́nh ảnh cuộc" di tản chiến thuật" năm 1975 vẫn không bao giờ quên, là thảm cảnh của quân dân miền nam và đại họa cho dân tộc, chỉ v́ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các thuộc hạ thân tín, đă phá nát quân đội để giúp cho cộng quân làm cuộc" bất chiến tự nhiên thành" và ngày nay đất nước đang bị đưa dần vào họa nô thuộc Tàu. Nếu quân lực VNCH không bị phá nát, th́ ngày nay t́nh h́nh đổi khác, nhất là khối cộng sản tan rả tại Nga và khối Đông Âu.

    Trong cuộc chiến bảo vệ tự do miền nam sau 1954, quân lực VNCH anh dùng đánh tan những đợt tấn công liều lỉnh của Việt Cộng trong các trận đánh để đời: tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và lănh thổ được giữ vững, thế nhưng:" kẻ thù đối mặt không nguy hiểm bằng kẻ thù sau lưng", đó là hành động phá nát quân đội của ông Nguyễn Văn Thiệu, tạo lợi thế cho Việt Cộng đề chúng tràn vào như chỗ không người./.


    Trương Minh Ḥa
    19.04.2012

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    TT Nguyễn Văn Thiệu giúp VC chiếm nhanh miền Nam như thế nào?
    P1




    “Mất Plei-cu. Mất Kon Tum. Mất Buôn Ma Thuột. Mất Huế. Mất tất cả”, một nhân viên xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất nói.

    Cuộc chiến tưởng c̣n lâu mới tới hồi kết tại miền Nam Việt Nam đă chuyển hướng đầy bất ngờ. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă buộc phải từ bỏ ¼ lănh thổ miền Nam Việt Nam - 7 tỉnh với dân số ước tính hơn 1,7 triệu người – khi bị Việt Cộng tấn công. Trên những c
    on đường làng và quốc lộ ven biển đầy bụi đă diễn ra cuộc tháo chạy lớn nhất kể từ khi Việt Nam bị chia cắt. Các lực lượng tăng cường của Việt Cộng đă tiến hành chiến dịch công kích ác liệt nhất kể từ dịp lễ Phục sinh năm 1972.



    Chiến dịch Tây Nguyên

    Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1975), mật danh Chiến dịch 275, là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tấn công mùa Xuân năm 1975 do CSVN phát động tấn công. Với cuộc tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 10 tháng 3 năm 1975 vào Buôn Ma Thuột, cánh Nam của Quân đoàn II (quân lực Việt Nam Công ḥa) đă bị sụp đổNhững nỗ lực tái chiếm Buôn Ma Thuột của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà trong các trận phản công ngày 11 và 13 tháng 3 đều thất bại. Ngày 14 tháng 3, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời là Tổng tư lệnh Quân lực Việ Nam Cộng hoà đă có một bước đi hết sức sai lầm khi ông ta quyết định rút quân trên toàn địa bàn Tây Nguyên để về giữ miền duyên hải Trung bộ. Ba ngày sau đó, hầu như toàn bộ Quân đoàn II (Quân lực Việt Nam Cộng ḥa) bị tiêu diệt và tan ră trong cuộc rút quân hỗn loạn trên con đường số 7 định mệnh. Chiến dịch này đă tạo nên một lỗ hổng rất lớn trong tuyến pḥng thủ quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa tại địa bàn Quân khu II - Quân đoàn II QLVHCN. Chiến dịch này mở đầu cho những thất bại quân sự khó có thể cứu văn nổi của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Cùng với những sai lầm có tính chiến lược trong phương án và cách thức điều quân, phối trí lại lực lượng của các cấp chỉ huy QLVNCH mà đứng đầu là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chiến dịch này đă tạo nên những đột biến lớn trên chiến trường mở đầu cho sự thất bại và tan ră toàn diện của QLVNCH tại miền Nam Việt Nam, dẫn đến sự chấm dứt Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chỉ trong 55 ngày.



    Lực lượng quân sự của các bên

    Quân đội CSBV



    Lực lượng CSBV (QĐCSBV) tham chiến tại Mặt trận Tây Nguyên tháng 3 năm 1975 ban đầu được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên (mật danh 275) trên cơ sở tổ chức lại Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3) trước đây. Ngày 5 tháng 2 năm 1975, Bộ Tư lệnh được thành lập do Trung tướng Hoàng Minh Thảo tên thật là Tạ Thái An, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1921 tại xă Bảo Khê, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yênlàm Tư lệnh, Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm chính uỷ, Thiếu tướng Vũ Lăng ((1921–1988) tên thật là Đỗ Đức Liêm nguyên Cục trưởng Cục tác chiến) và các đại tá Phan Hàm, Nguyễn Năng, Nguyễn Lang làm Phó tư lệnh. Đại tá Phí Triệu Hàm (gốc Hoa) làm Phó chính uỷ.

    Trực tiếp chiến đấu

    Bộ binh:

    Các sư đoàn 3 (Sao Vàng), 10, 316, 320A, 968.
    Các trung đoàn độc lập: 25, 271, 95A, 95B.

    Đặc công: Trung đoàn 198 và 2 tiểu đoàn độc lập 14, 27.

    Xe tăng-thiết giáp: Trung đoàn 273.

    Pháo binh: Các trung đoàn 40 và 675.

    Pḥng không: Các trung đoàn 232, 234, 593.

    Bảo đảm chiến đấu

    Công binh: Các trung đoàn 7 và 575.

    Thông tin: Trung đoàn 29.

    Vận tải: một trung đoàn ô tô.



    Tổng quân số các đơn vị CBV thuộc Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên là 65.141 người, trong đó có 44.900 người trực tiếp tham gia chiến đấu. Riêng khối chủ lực có quân số 43.020 người; các đơn vị này được trang bị 57 xe tăng, 88 khẩu pháo lớn từ 105 mm đến 130 mm hàng trăm khẩu pháo 85 mm và cối 120, 160 mm, 6 bộ khí tài tên lửa chống tăng B-72, 1.561 súng chống tăng B-40, B-41, hàng vạn súng bộ binh RPD, RPK, AK-47, K-63 và CKC, 343 súng pḥng không các cỡ, 679 ô tô các loại. Các kho dự trữ hậu cần của mặt trận Tây Nguyên bảo đảm cung cấp cho các đơn vị từ 2 đến 3 tháng trong điều kiện chiến đấu liên tục.

    Đầu tháng 3 năm 1975, các lực lượng nói trên được bố trí như sau:

    Cụm Buôn Ma Thuột: Sư đoàn bộ binh 316, trung đoàn bộ binh 95B, trung đoàn bộ binh 24 (thiếu tiểu đoàn) , tiểu đoàn bộ binh 4 (trung đoàn 24), trung đoàn đặc công 198, trung đoàn xe tăng 273 (thiếu 1 tiểu đoàn), 2 trung đoàn pháo binh 40 (thiếu) và 675, 2 trung đoàn công binh 7 và 575, trung đoàn thông tin 29.
    Cụm Đức Lập: Sư đoàn 10 bộ binh (thiếu trung đoàn 24), trung đoàn bộ binh 271, tiểu đoàn đặc công 14, một tiểu đoàn pháo binh (thuộc trung đoàn pháo binh 40), 2 tiểu đoàn pḥng không (thuộc trung đoàn pḥng không 234.
    Khu vực đường 19 từ B́nh Khê đi Pleibon: Sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng (thiếu 1 trung đoàn), trung đoàn 95A
    Cụm Thuần Mẫn - đường 14: Sư đoàn bộ binh 320A (binh chủng hợp thành).
    Cụm Pleiku-Kon Tum: Sư đoàn 968 (thiếu) và lực lượng vũ trang 2 tỉnh đảm nhiệm.
    Khu vực đường 21: trung đoàn bộ binh 25

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Vùng duyên hải Trung-Nam Trung bộ

    Bộ binh: Sư đoàn 22 (khoảng 10.000 quân, 4 trung đoàn: 41, 42, 43, 52) và 45 tiểu đoàn Địa phương quân.

    Pháo binh: 5 tiểu đoàn với 146 khẩu các cỡ từ 105 đến 155 mm.

    Xe tăng-Thiết giáp: 1 thiết đoàn và 8 chi đội tổng cộng 117 xe

    Không quân: 12 phi đoàn gồm 102 máy bay chiến đấu phản lực và cánh quạt, 164 trực thăng, 69 máy bay vận tải, trinh sát và huấn luyện.

    Hải quân: 2 hải đoàn tuần duyên, 2 giang đội trên sông

    Chỉ huy cụm quân tại duyên hải miền Trung thuộc địa bàn Quân đoàn II - Quân khu II là Chuẩn tướng Lê Văn Thân, phó tư lệnh phụ trách về lănh thổ. Lực lượng hải quân do Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh tư lệnh vùng 2 Hải quân chỉ huy. Các sĩ quan chỉ huy cấp dưới và các lực lượng có Chuẩn tướng Phan Đ́nh Niệm, tư lệnh sư đoàn 22; các tiểu khu quân sự cấp tỉnh do các đại tá tỉnh trưởng phụ trách gồm: đại tá Lư Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Ḥa, đại tá Trần Đ́nh Vi, tỉnh trưởng B́nh Định, đại tá Vũ Quốc Gia, tỉnh trưởng Phú Yên, đại tá Nguyễn Văn Tư, tỉnh trưởng Ninh Thuận, đại tá Ngô Tấn Nghĩa, tỉnh trưởng B́nh Thuận.



    Vùng Cao nguyên

    Bộ binh: Sư đoàn 23 (3 trung đoàn: 44, 45, 53), 7 liên đoàn biệt động quân (4, 6, 21, 22, 23, 24, 25; các đơn vị này có quân số tương đương 10 trung đoàn), 36 tiểu đoàn bảo an.

    Pháo binh: 8 tiểu đoàn với 230 khẩu các cỡ từ 105 đến 175 mm.

    Xe thiết giáp: 4 thiết đoàn với 371 xe

    Không quân: 1 phi đoàn chiến đấu (32 chiếc), 2 phi đoàn trực thăng (86 chiếc), 1 phi đoàn vận tải, trinh sát và huấn luyện (32 chiếc).

    Bộ tư lệnh tiếp vận Quân khu II - Quân đoàn II QLVNCH có các kho dự trữ đủ khả năng cung cấp cho Quân đoàn chiến đấu ác liệt trong hai tháng.

    Theo đại tá Phạm Bá Hoa, tham mưu trưởng Tổng cục tiếp vận QLVNCH, các lực lượng này được bố trí theo thế "nặng đầu nhẹ đuôi" trên địa bàn Cao nguyên trung phần. Trung đoàn 44 (sư đoàn 23) và 3 thiết đoàn xe tăng, 5 tiểu đoàn pháo, 5 liên đoàn biệt động quân (6, 22, 23, 24, 25) đóng quanh khu vực Kon Tum - Pleiku và chốt giữ đường 19 đi An Khê (B́nh Định); toàn bộ 4 phi đoàn không quân đóng tại sân bay Cù Hanh; Trung đoàn 45 (sư đoàn 23) và 1 chi đoàn thiết giáp (thuộc thiết đoàn 8) giữ Quảng Đức, liên đoàn 4 Biệt động quân và 1 tiểu đoàn pháo binh giữ Thanh An - Đồn Tằm. Tại Buôn Ma Thuột chỉ có trung đoàn 53, liên đoàn 21 biệt động quân, trung đoàn pháo binh 232, thiết đoàn 8 (thiếu) và một chi đội thiết giáp, 3 liên đoàn bảo an, hậu cứ trung đoàn 45 (khu B50), các đơn vị hậu cứ và Bộ chỉ huy nhẹ của sư đoàn 23. Tổng số quân 8.350 người, trong đó có 5.920 quân đóng tại các căn cứ trong thị xă, 2.430 quân đóng tại các cứ điểm ngoại vi thị xă. Lực lượng này được trang bị 19 pháo 105 mm, 4 pháo 155 mm, 16 xe tăng M-41 và M48, 50 xe bọc thép M-113, phi đội trinh sát có 6 máy bay trinh sát L-19 và trực thăng UH-1 tại sân bay Ḥa B́nh (Phụng Dực).

    Thiếu tướng Phạm Văn Phú chỉ huy các lực lượng của Quân đoàn II-QLVNCH. Các chỉ huy cấp tại cụm quân Cao nguyên có Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm phó tư lệnh phụ trách hành quân; chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, tư lệnh sư đoàn 6 không quân, chuẩn tướng Lê Trung Tường, tư lệnh sư đoàn 23; Đại tá Lê Khắc Lư, tham mưu trưởng quân đoàn; Đại tá Phạm Duy Tất, chỉ huy biệt động quân, đại tá Vũ Thế Quang, Phó tư lệnh sư đoàn 23. Các tiểu khu quân sự tỉnh do các đại tá tỉnh trưởng nắm giữ gồm: đại tá Phạm Văn Ngh́n, tỉnh trưởng Quảng Đức, đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng Đắc Lắc và tỉnh trưởng các các tỉnh trưởng Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn, Tuyên Đức.[13][7]Trên toàn mặt trận Tây Nguyên, so với lực lượng QLVNCH, lực lượng bộ binh QĐCSBV không hơn nhiều. Nhưng do phần lớn QLVNCH pḥng thủ tại cánh Bắc trong khi QĐCSBV tập trung chủ lực tại cánh Nam, nên tại điểm quyết chiến Buôn Ma Thuột vào giờ khai hỏa, ưu thế của QĐCSBV so với QLVNCH tại đây có tỉ lệ áp đảo: bộ binh 5:1, thiết giáp 2:1, pháo lớn 2:1. Ưu thế này bảo đảm cho QĐCSBV khả năng thắng lợi nhanh chóng do đối phương khó có khả năng cầm cự lâu dài chờ quân phản kích ứng cứu.



    Ư đồ chiến lược, chiến thuật quân sự của các bên

    Phía Quân đội CSBV

    Từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 2, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên họp mở rộng để bàn phương án tác chiến. Đánh giá t́nh h́nh Quân lực Việt Nam Cộng ḥa trên địa bàn, các tướng lĩnh và sĩ quan chỉ huy cao cấp của Bộ Tư lệnh chiến dịch thống nhất nhận định:

    Đối phương có thể huy động cao nhất từ 5 đến 7 đơn vị cấp trung đoàn để lần lượt phản đội kích ngăn chặn cuộc tấn công. Nếu không phải đối phó trên nhiều hướng, đối phương có thể huy động lực lượng dự bị chiến lược và từ các quân khu khác khoảng từ 9 đến 12 trung đoàn.
    Do phải cơ động bằng đường bộ, và nếu phái đối phó trên nhiều hướng tiến công, các đơn vị phản kích của đối phương (nếu có) sẽ chỉ có thể đến chiến trường từ 3 đến 4 trung đoàn một lượt. Nếu đối phương cơ động đường không th́ với lực lượng máy bay và băi đáp, sân bay hiện có, mỗi ngày chỉ có thể đưa một trung đoàn vào trận.
    Đối phương có thể huy động chi viện đến mặt trận từ 1 đến 2 thiết đoàn, sử dụng từ 3 đến 5 tiểu đoàn pháo lớn cho hướng chủ yếu và chi viện không quân khoảng 80 lần chiếc/ngày. Hội nghị cũng dự kiến không quân Hoa Kỳ có thể tham chiến trở lại với cường suất 100 đến 120 lần chiếc/ngày.

    Căn cứ t́nh h́nh bố trí binh lực hai bên, hội nghị đă vạch ra 5 vấn đề lớn về tác chiến gồm có:

    Hướng và khu vực tác chiến chủ yếu là thị xă Buôn Ma Thuột - Đức Lập. Mục tiêu quyết định là thị xă Buôn Ma Thuột.
    Hướng và mục tiêu quan trọng là khu vực Cẩm Ga (Thuần Mẫn) để cắt đứt đường 14, chia cắt các lực lượng đối phương ở Bắc Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên, ngăn chặn cánh quân ở khu vực Kon Tum - Pleiku xuống ứng cứu cho Buôn Ma Thuột.
    Hướng phát triển chiến dịch đến Phú Bổn và Quảng Đức, chủ yếu là Phú Bổn, gồm cả thị xă Cheo Reo.
    Hướng bao vây chia cắt chiến dịch là cắt đứt đường 19 trên tuyến Pleiku - An Khê - đông B́nh Khê, cắt đứt đường 21 ở phía Đông và Tây Chư Cúc, chặn cánh quân đồng bằng duyên hải từ B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa lên ứng cứu cho Tây Nguyên đồng thời ngăn chặn cánh quân ở Tây Nguyên rút về đồng bằng ven biển.
    Hướng nghi binh chiến dịch là Pleiku và Kon Tum, các đơn vị ở lại trên hướng này phải tạo thế chuẩn bị tấn công, kiềm chế, giam chân khối chủ lực của Quân đoàn II tại khu vực Pleiku - Kon Tum.

    Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên đưa ra hai phương án tác chiến để lựa chọn:

    Phương án thứ nhất: Tấn công khi đối phương chưa điều toàn bộ sư đoàn 23 và các đơn vị tăng cường khác về pḥng thủ Buôn Ma Thuột. Đây là phương án lư tưởng nhất, đảm bảo tháng nhanh gọn và ít gây thiệt hại cho các mục tiêu dân sự trong thị xă. Điều này phụ thuộc vào hiệu quả thực hiện nghi binh chiến lược trên hướng Pleiku-Kon Tum bảo đảm giam chân 4 trung đoàn bộ binh, 3 thiết đoàn xe tăng-thiết giáp và 5 liên đoàn biệt động quân đang bố trí tại đây

    Phương án thứ hai: Tấn công khi đối phương đă tăng cường pḥng thủ thị xă Buôn Ma Thuột. Đây là phương án đánh chắc tiến chắc và cuộc chiến sẽ giằng co ác liệt gay go.

    Bộ Tư lệnh chiến dịch yêu cầu các đơn vị dưới quyền tổ chức chuẩn bị tấn công theo phương án 2; trong khi thực hiện phải tạo thời cơ và nhanh chóng chuyển sang phương án 1 khi điều kiện thời cơ xuất hiện.

    Quân đội CSBV đă phát hiện ra điểm yếu trong toàn bộ tuyến pḥng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa do tập trung phần lớn lực lượng mạnh nhất của ḿnh ở Quân khu I (phía Bắc đèo Hải Vân) và quân khu III (quanh Sài G̣n). Quân khu II, trong đó có địa bàn trọng điểm Tây Nguyên chính là địa đoạn yếu nhất trên toàn bộ tuyến pḥng thủ do chỉ có một quân đoàn đóng giữ. Quân đoàn này lại phải bổ đôi lực lượng cho hai khu vực đồng bằng và cao nguyên, giao thông không thuận tiện, dễ bị chia cắt. Địa đoạn yếu này lại càng yếu hơn khi các lực lượng mạnh nhất tập trung ở cánh Bắc xung quanh Pleiku - Kon Tum và gần như để ngỏ cánh Nam với Buôn Ma Thuột là trọng điểm. Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên cho rằng khi mất Tây Nguyên QLVNCH sẽ khó tổ chức phản công tái chiếm v́ sẽ phải điều từ 5 tới 6 sư đoàn đến chiến trường trong khi không có đủ lực lượng để bảo vệ Quân khu III, Biệt khu thủ đô và Quân khu I sát miền Bắc nếu các Quân khu này cũng đồng thời bị tấn công.

    Phía Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Ngày 18 tháng 2 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập phiên họp các tướng lĩnh tại Dinh Độc lập để soát xét việc thực thi Kế hoạch quân sự Lư Thường Kiệt 1975 đă được Hội đồng An ninh quốc gia phê chuẩn hồi tháng 12 năm 1974. Trong báo cáo "Ước lượng t́nh báo" do Đại tá Hoàng Ngọc Lung, Trưởng pḥng 2 Bộ Tổng tham mưu có một số điểm đáng chú ư:

    Lực lượng tổng trù bị của Bắc Việt gồm 7 sư đoàn vẫn đóng tại vùng "cán xoong" phía Bắc Quân khu I nhưng các sư đoàn 312, 316 và 341 đang có hiện tượng chuẩn bị di chuyển.
    Nhiều dấu hiệu cho thấy đối phương có thể phát động tấn công Xuân-Hè 1975 trong một ngày gần đây. Mấu chốt của cuộc tấn kích này vẫn là phá b́nh định, giành đất, giành dân.
    Quân khu II sẽ là hướng trọng điểm, hai quân khu bạn (I và III) là hướng phối hợp.

    Ngay sau Hội nghị, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân đoàn II trở về Pleiku và tức khắc triệu tập chỉ huy trưởng các đơn vị và các tiểu khu quân sự dưới quyền bàn cách đối phó. Thế bố trí "nặng đầu nhẹ đuôi" như hiện có theo tướng Phú là phù hợp v́ Đại tá Trịnh Tiếu, Trưởng pḥng 2 Bộ tham mưu Quân đoàn cho biết thám báo mặt đất, thám sát điện đài và trinh sát đường không đă phát hiện Sư đoàn 968 của đối phương mới từ Lào về nhưng chưa biết sẽ di chuyển đến đâu. Tại khu vực Pleiku - Kon tum, đối phương đă có hai sư đoàn 10 và 320, chỉ có hai trung đoàn 271, 201 bố trí sát Quảng Đức. Chỉ có trung đoàn 205 bố trí ở Tây Bắc Buôn Hồ (Bắc Buôn Ma Thuột). Đại tá Tiếu phán đoán: Nếu đánh lớn, đối phương sẽ lấy Pleiku - Kon tum làm "điểm", những vùng c̣n lại chỉ là "diện". Nếu đánh vừa họ có thể sẽ chiếm nốt Quảng Đức để nối liền với Phước Long và mở thông hành lang Đông Trường Sơn, chuẩn bị cho năm sau tổng công kích. Khi đó, điểm quyết định phải là Đông Nam Bộ.Không có sĩ quan cao cấp nào của Quân đoàn II có ư kiến đánh giá khác. Chỉ có đại tá Phạm Văn Ngh́n, tiểu khu trưởng đồng thời là tỉnh trưởng Quảng Đức xin thêm 1.000 quân tăng phái. Với các phân tích trên, Th.T. Phạm Văn Phú kết luận:

    Tập trung sưu tra sự di chuyển của sư đoàn 10 và sư đoàn 320 Bắc Việt. Hai sư đoàn này ở đâu th́ ở đó sẽ có đánh lớn. Sư đoàn 968 chuyên bảo vệ hậu cứ, ít kinh nghiệm sơn chiến nên không đáng ngại, có thể dùng không quân ngăn chặn.
    Khu vực Pleiku - Kon Tum phải tăng cường bố pḥng sục sạo từ xa để sớm phát hiện đối phương; nới rộng tuyến pḥng thủ ra ngoài để giảm sức tiến công của đối phương khi đánh sâu vào các cụm pḥng ngự trong thị xă.
    Chấp thuận đề nghị của đại tá Ngh́n, tăng phái cho Quảng Đức trung đoàn 53.
    Ban Mê Thuột (Buôn Ma Thuột) có thể bị tấn kích nhưng chỉ là "diện", chưa cần tăng thêm lực lượng.
    Các tiểu khu, đơn vị có và thực thi ngay kế hoạch giải toả các đường giao thông khi bị đối phương cắt đứt.[

    Sáng ngày 2 tháng 3, trưởng chi nhánh CIA tại Quân khu II Howard Arche từ Nha Trang bay lên Buôn Ma Thuột và thông báo cho đại tá Nguyễn Trọng Luật tin tức t́nh báo về việc QĐCSBV chuẩn bị tấn công Buôn Ma Thuột nhưng không thể t́m hiểu rơ hơn về lực lượng của họ. Tướng Phú rút lại quyết định điều trung đoàn 53 lên Quảng Đức và gửi nó đến Buôn Hồ, đồng thời ra lệnh rút trung đoàn 45 từ Thuần Mẫn (Cẩm Ga) về giữ Thanh An-Đồn Tằm. Ngoài những cuộc điều quân có tính chất địa phương kể trên, binh lực Cộng ḥa tại Tây Nguyên không có những thay đổi lớn trong thế bố trí chiến lược và vẫn giữ nguyên phương án "pḥng thủ diện địa" và đây chính là điểm yếu khiến Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa mất đi sức mạnh vốn có của họ là tính cơ động do các phương tiện chuyển quân hiện đại (cơ giới và trực thăng) mang lại. Do những phán đoán sai lầm (cố t́nh?) từ cơ quan t́nh báo CIA tại Sài G̣n về việc "CSBV có ư định bao vây và cắt đứt các đường giao thông" nên tại Buôn Ma Thuột, QLVNCH không có một phương án khả thi nào để pḥng thủ Buôn Ma Thuột trong trường hợp thị xă trở thành chiến trường trọng điểm

    Diễn biến chiến dịch

    Nghi binh, tạo thế và cài thế




    Nghi binh[/B]

    Quân đội CSBV hành quân vào phía Nam Tây Nguyên

    Giữa tháng 2, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Măo, một binh sĩ QĐCSBV đào ngũ đă khai với Pḥng 2 (Bộ tham mưu Quân đoàn II) về việc QĐCSBV điều động sư đoàn 10 đánh Đức Lập (căn cứ Núi Lửa), sư đoàn 320 đă đến Ea H'leo chuẩn bị đánh Thuần Mẫn (Cẩm Ga), một lực lượng khác sẽ tấn công Buôn Ma Thuột. Nhưng đúng vào ngày diễn ra cuộc họp các sĩ quân chỉ huy thuộc Quân khu II, một cuộc pháo kích lớn của CSBV chụp xuống Pleiku nên tướng Phú lại cho rằng đây là kế trá hàng lừa địch của đối phương. Mặc dù có lúc ông ta đă định điều Sư đoàn 23 về Buôn Ma Thuột nhưng các chi nhánh CIA tại Quân khu II và pḥng 2 Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH đều khẳng định sư đoàn 10 và sư đoàn 320 QĐCSBV vẫn ở nguyên chỗ cũ. Trên bản đồ t́nh báo của Phủ đặc ủy t́nh báo VNCH, của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài G̣n và Sở chỉ huy Quân đoàn II đều cho thấy một cụm quân rất lớn gồm 2 đến 3 sư đoàn có trang bị mạnh của QĐCSBV đang chiếm lĩnh vị trí quanh Kon Tum và cả Pleiku cách đó hơn 20 km.

    Thực ra, các hoạt động nghi binh của CSBV đă bắt đầu từ tháng 12 năm 1974, khi trận Phước Long chuẩn bị mở màn. Trung đoàn 7 công binh 559 mở thông đường 220 nối đường 14 ở Bắc Vơ Định với đường 19 gần đềo Mang Yang sau khi ṿng qua Đông Bắc thị xă Kon Tum. Hai trận dịa pháo binh 130 mm giả dược triển khai phía Bắc Kon Tum (thực ra chỉ có súng cối 120 mm). Một số xe tăng (c&#361..., xe xích kéo pháo, xe vận tải được tổ chức cơ động liên tục suốt ngày đêm quanh pḥng tuyến. Hai bến phà (g&#7895... được triển khai tại cầu Diên B́nh và sông Đakbla. Sư đoàn 10 để lại một lực lượng nhỏ liên tục dùng súng cối bắn phá thị xă Kon Tum và đào nhiều hầm hào trong tuyến pḥng ngự. Sư đoàn 320 cũng để lại một bộ phận lực lượng hoạt động ở đường 19 phía Tây Pleiku, cùng súng cối bắn phá các căn cứ La Sơn, Thanh An, Đồn Tằm. Trung đoàn 95 hoạt động mạnh ở đường 19 Đông, chặn đánh các đoàn xe quân sự và tập kích một số chốt của QLVNCH. Trung đoàn đặc công 198 để lại 2 trung đội tập kích kho xăng Pleiku. Khi lực lượng chủ lực của các sư đoàn 10, 320 và các trung đoàn 40, 234, 273, 675 di chuyển về quanh Buôn Ma Thuột, hệ thống điện đài của các đơn vị này vẫn giữ nguyên vị trí và liên tục phát đi các bức điện giả, báo cáo giả, mệnh lệnh giả với tần suất ngày càng cao. Trong khi các đơn vị này di chuyển vào Đắc Lắc th́ Sư đoàn 968 (thiếu) từ Lào về lần lượt thay thế các đơn vị này và vẫn sử dụng hệ thống liên lạc vô tuyến điện đă có tại địa bàn. Sở chỉ huy mặt trận Tây Nguyên cũng để lại và duy tŕ hoạt động của các bộ máy điện đài 15W (loại dùng cho sở chỉ huy sư đoàn trở lên) tại K'Leng, bắc Vơ Định, điểm cao 518 bên đường 19 đông. Lực lượng an ninh giải phóng Pleiku và Kon Tum c̣n cho người vào t́m người thân" trong khu vực do QLVNCH kiểm soát, phao tin Quân giải phóng sắp đánh lớn và Kon Tum và Pleiku. Dân chúng trong các vùng do Mặt trận kiểm soát ở các khu vực Đông, Bắc và Tây Pleiku - Kon Tum làm nhiều cờ, hoa, biểu ngữ với nội dung chào mừng Pleiku và Kon Tum được giải phóng. Khi Trung đoàn 45 (sư đoàn 23) Quân lực Việt Nam Cộng ḥa tổ chức các cuộc hành quân lùng sục xung quang khu vực Buôn Ma Thuột, Thuần Mẫn và Đức Lập; Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên đă lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 320A tạm lùi về phía Tây, tránh giao chiến, không bộc lộ lực lượng. Sư đoàn 316 bố trí phía sau Sư đoàn 320A được lệnh không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào.

    Các hành động nghi binh trên đây của Quân CSBV đă dẫn đến những thông tin trái ngược trong các báo cáo t́nh báo của CIA, Phủ đặc ủy t́nh báo, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH và Bộ tham mưu và cơ quan t́nh báo Quân đoàn II QLVNCH. Và nó dẫn đến kết quả là ngày 18 tháng 2 năm 1975, Tư lệnh quân đoàn II, Thiếu tướng Phạm Văn Phú đă có một quyết định sai lầm: giữ sư đoàn 23 ở lại khu vực Pleiku - Kontum mặc dù chỉ trước đó một ngày, ông ta đă phê chuẩn kế hoạch chuyển sư đoàn này về Buôn Ma Thuột. Cho đến cuối tháng 2, CIA tại Sài G̣n vẫn chưa biết ǵ về việc tập trung quân của QĐCSBV tại đây và vẫn phán đoán rằng mục tiêu tấn công chủ yếu vẫn là Pleiku và Kon Tum..

    Tạo thế và cài thế

    Một trong các căn cứ hậu cần của Quân đội CSBV tại mặt trận

    Chiến dịch Tây Nguyên chính thức bắt đầu đêm 3 rạng ngày 4 tháng 3 với trận đánh của Trung đoàn 95A diệt căn cứ Ayun do 1 tiểu đoàn bảo an chiếm hữa và một số điểm chốt giao thông nhỏ của QLVNCH trên 20 km đường 19 từ ngă ba Pleibon đến ấp Phú Yên (Tây An Khê) ở. Cùng thời gian này, trung đoàn 9, sư đoàn 320A cắt đường 14 ở Ea H'Leo (Bắc Cẩm Ga). Ngày 4 tháng 3, Sư đoàn 3 Sao Vàng (thiếu) của Quân khu 5 tấn công và tràn ngập 11 chốt do 2 đại đội ĐPQ đóng giữ (có 300 quân VNCH bị tiêu diệt, chiếm đoạn đường 19 từ đèo Thượng An đến cầu số 13 ở Đông An Khê. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 3 Trung đoàn 25 (CSBV) tổ chức trận phục kích một đoàn xe vận tải của QLVNCH tại Chư Cúc, cắt đứt đường số 21 ở tây Khánh Dương, đông Buôn Ma Thuột. Tướng Phạm Văn Phú một mặt xin viện binh để khôi phục t́nh h́nh trên đường 19 phía Đông Pleiku, mặt khác rút trung đoàn 45 từ Thuần Mẫn (căn cứ Cẩm Ga) lui về giữ đường 14 tại Thanh An, phía Nam Pleiku. Bộ Tổng tham mưu QLVNCH chấp nhận tăng viện liên đoàn 4 biệt động quân lên Pleiku bằng đường không. Tướng Phú lập tức điều động tăng phái đơn vị này cho Thiết đoàn 2 do đại tá Nguyễn Văn Đồng chỉ huy đang trấn giữa phía Đông Pleiku tổ chức tấn công nhổ các chốt của Trung đoàn 95A (QĐCSBV) trên đường 19 nhưng không thành công. Trung đoàn 53 do đại tá Vũ Thế Quang (phó tư lệnh sư đoàn 23 chỉ huy) đang tăng phái cho Quảng Đức cũng được tướng Phú điều về Buôn Ma Thuột pḥng thủ thị xă. Đến ngày 8 tháng 3, Tây Nguyên đă bị cô lập với đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung bộ về đường bộ, trừ đường số 7 rất xấu đă lâu không sử dụng. Thế trận ở Tây Nguyên đă được thiết lập.

    Ngày 5 tháng 3, đại tá Quang đích thân chỉ huy 1 tiểu đoàn của trung đoàn 53 cùng 14 xe hành quân vè Buôn Ma Thuột th́ bị trung đoàn 9, sư đoàn 320 phục kích tại Thuần Mẫn. 8 xe bị bắn cháy, 2 pháo 105 mm bị đối phương chiếm được[. 7 xe c̣n lại phải quay về Pleiku. Đại tá Quang phải trở về Buôn Ma Thuột bằng trực thăng. Ngày 7 và ngày 8 tháng 3, trung đoàn 48 (sư đoàn 320A QĐCSBV) với sự chi viện của 5 khẩu đội pháo binh (2 pháo 105 mm, 3 pháo 85 mm) tấn công đánh chiếm Chư Sê và Thuần Mẫn (căn cứ Cẩm Ga) loại khỏi ṿng chiến đấu 1 tiểu đoàn bảo an QLVNCH ( có 121 người bị bắt làm tù binh), cô lập Buôn Ma Thuột với Bắc Tây Nguyên. Tướng Phú điều liên đoàn 21 biệt động quân từ Kon Tum đến Buôn Hồ bằng trực thăng vận và lệnh cho đơn vị này phối hợp với trung đoàn 53 mở cuộc hành quân lấy lại căn cứ Cẩm Ga trong ngày 9 tháng 3. Trong khi liên đoàn 21 và trung đoàn 53 không lấy lại được Cẩm Ga th́ đêm ngày 8 rạng ngày 9 tháng 3, sư đoàn 10 QĐCSBV (thiếu) tấn công cụm cứ điểm Đức Lập (gồm căn cứ Núi Lửa và căn cứ liên đoàn 23 biệt động quân do 1 đại đội trinh sát, 1 chi đội xe tăng, 14 khẩu pháo, 1 tiểu đoàn và 2 đại đội bảo an, 18 trung đội dân vệ, 1 trung đội cảng sát có quân số tổng cộng là 2400 chiếm giữ[), chiếm giữ hoàn toàn các cứ điểm này vào ngày 10 tháng 3.

    11 giờ trưa ngày 9 tháng 3, thiếu tướng Phạm Văn Phú từ Nha Trang bay lên sân bay Buôn Ma Thuột và triệu tập cuộc họp với chuẩn tướng Lê Trung Tường, đại tá Vũ Thế Quang và đại tá Nguyễn Trọng Luật để đánh giá t́nh h́nh. Theo tướng Phú: t́nh h́nh Đức Lập quá xấu, không c̣n khả năng cứu văn nên không tăng thêm viện binh, rút liên đoàn 21 biệt động quân từ Buôn Hồ về bảo vệ phía Bắc thị xă; tiểu đoàn 2, trung đoàn 53 phải cố giữ ngă ba Đắc Sắc, chờ thời cơ phản kích lấy lại Đức Lập; tăng viện một chi đoàn thiết giáp cho thị xă và rút 2 tiểu đoàn bảo an ở Bản Đôn về pḥng thủ ngoại vi thị xă. Đại tá Vũ Thế Quang được bổ nhiệm làm tư lệnh các lực lượng pḥng thủ Buôn Ma Thuột. Cho đến lúc đó, tướng Phú vẫn một mực cho rằng: Cộng sản đánh Quảng Đức, uy hiếp Buôn Ma Thuột là để nghi binh và vài ngày tới, họ sẽ tập trung tấn kích mạnh vào Pleiku - Kon Tum. 6 giờ chiều ngày 9 tháng 3, tướng Phú về đến Pleiku và ra lệnh cấm trại 100%[7]. Ngay cả đến khi Buôn Ma Thuột bị tấn công, tướng Phú và cả Bộ Tư lệnh Quân đoàn II cũng chưa biết rằng cuộc tấn công này được thực hiện chủ yếu bởi sư đoàn 316 đă bí mật hành quân xuống Nam Tây Nguyên theo sau sư đoàn 320A, dùng sư đoàn 320A làm b́nh phong che giấu sự có mặt của ḿnh. Lợi dụng việc các đơn vị chủ lực của QLVNCH tại Buôn Ma Thuột tập trung giải tỏa đường 14 trên hướng Thuần Mẫn - Buôn Hồ, các trung đoàn công binh 7 và 575 (QĐCSBV) đă mở thông các con đường 50B, 50C, 50D, 51, 57B, 57C bảo đảm cho xe pháo các loại có thể kéo thẳng vào Buôn Ma Thuột. Riêng đường 20C ở Tây Nam Buôn Ma Thuột nằm trên hướng đột kích của trung đoàn xe tăng 273 được mở một cách độc đáo. Các cây lớn chỉ được cưa 3/4 gần gốc. Khi xe tăng xuất kích, có thể húc đổ cây tự mở đường trong hành tiến. V́ vậy, trinh sát đường không của QLVNCH không phát hiện được sự có mặt của trung đoàn xe tăng 273 tại đây. Việc chỉ huy tác chiến được thực hiện hoàn toàn bằng thông tin hữu tuyến đă vô hiệu hóa các hoạt động trinh sát điện đài của QLVNCH. Các đơn vị chủ lực của QLVNCH tại Quân khu II đă bị căng kéo ra nhiều hướng và chôn chân tại các cứ điểm pḥng thủ, giảm thiểu khả năng cơ động ứng cứu cho nhau. Thế trận xung quanh Buôn Ma Thuột đă được cài đặt.

    Trận Buôn Ma Thuột

    Hỏa tiễn H-12 được Mặt trận Tây Nguyên sử dụng để đánh chiếm thị xă Buôn Ma Thuột sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.

    Cuộc chiến trong thị xă

    2 giờ sáng10 tháng 3 năm 1975, cuộc tiến công của QĐCSBV vào Buôn Ma Thuột bắt đầu với các trận đột kích sâu của trung đoàn 198 đặc công vào các mục tiêu: Sân bay Ḥa B́nh, khu kho Mai Hắc Đế, khu hậu cứ của trung đoàn 53 (QLVNCH) với sự yểm hộ của hỏa tiễn tầm ngắn ĐKB và H-12. Theo lời kể của thiếu tá Phạm Huấn, trợ lư báo chí của tướng Phạm Văn Phú, trận pháo kích gây kinh hoàng cho cả hai vị chỉ huy QLVNCH tại Buôn Ma Thuột là đại tá Nguyễn Trọng Luật và đại tá Vũ Thế Quang[. Tại thời điểm đó, đại tá Quang vẫn nhận định rằng: Cộng quân chỉ dùng đặc công và pháo binh quấy rối rồi đến sáng, họ sẽ rút ra. Đến 3 giờ 30 phút, tiểu đoàn 4 (trung đoàn 198) đă khai thông đường Phan Chu Trinh và chiếm được phần phía Nam sân bay Ḥa B́nh chốt giữ tại đó, chờ bộ binh và xe tăng chi viện. Tiểu đoàn 5 (trung đoàn 198) đánh vào khu kho Mai Hắc Đế và đoạn đường 429, tiếp tục pháo kích bằng hỏa lực ĐKB, H-12 (trong đó ĐKB là hỏa lực chủ công kiểm soát toàn bộ các mục tiêu trong thị xă. theo yêu cầu của bộ binh)vào Sở chỉ huy sư đoàn 23, Sở chỉ huy tiểu khu, trung tâm thông tin, doanh trại thiết giáp và khống chế trận địa pháo. Lúc 5 giờ sáng, cửa ngơ tiến quân bằng cơ giới của QĐCSBV từ hướng đông bắc, tây bắc, tây và tây nam vào Buôn Ma Thuột đă được khai thông. Sau khi pháo binh sư đoàn và pháo binh chiến dịch tiếp tục pháo kích vào thị xă, các đại đội xe tăng có bộ binh đi kèm bật đèn pha mở hết công suất, húc đổ các cây rừng đă cưa sẵn, vượt qua các tuyến pḥng thủ ṿng ngoài đánh thẳng vào trung tâm thị xă. Hướng Tây Nam, trung đoàn 174 có 1 đại đội xe tăng yểm hộ vượt qua các chốt Chi Lăng, Chư Di và khu kho Mai Hắc Đế. Hướng Tây Bắc, trung đoàn 148 có 1 đại đội xe tăng mở đường đánh vào Sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc và dùng 1 tiểu đoàn tấn công ấp Châu Sơn . Hướng Tây, có tiểu đoàn 4 (trung đoàn 24 sư đoàn 10) và 2 đại đội xe tăng đánh vào Sở chỉ huy sư đoàn 23 và mặc dù xe tăng bị sa lầy và bị máy bay QLVNCH bắn phá song họ vẫn tấn công vào khu quân y, khu truyền tin. Hướng Đông Bắc có trung đoàn 95B đánh vào khu vực ngă sáu, hướng Đông Nam, trung đoàn 149 (không có xe tăng đi kèm) dùng một tiểu đoàn tấn công cứ điểm Chư Blom và điểm cao 582, 1 tiểu đoàn c̣n lại đánh thốc qua cứ điểm Ba Lê và điểm cao 491 tiến thẳng vào trung tâm thị xă. Phía Đông thị xă, trung đoàn 3 (sư đoàn 10) có 1 đại đội xe tăng yểm hộ phối hợp với 1 tiểu đoàn của trung đoàn 149 (sư 316) tấn công đánh chiếm sân bay Ḥa B́nh từ hai hướng Đông Bắc và Tây Nam khép lại. Trung đoàn 2 (sư đoàn 10) đánh chiếm cứ điểm Phước An.
    Last edited by alamit; 18-05-2012 at 03:45 AM.

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    TT Nguyễn Văn Thiệu giúp VC chiếm nhanh miền Nam như thế nào?
    P2





    Từ hầm chỉ huy của sư đoàn 23, đại tá Nguyễn Trọng Luật điều 2 chi đội thiết giáp M-113 ra giữ Ngă Sáu nhưng đă bị các xe tăng của đại đội 5, tiểu đoàn 3, trung đoàn xe tăng 273 đẩy lùi. Tiểu đoàn biệt động quân đóng giữ Sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc chống trả quyết liệt. Phải đến 17 giờ 30, sau đợt tấn công thứ sáu, trung đoàn 95B mới chiếm được sở chỉ huy tiểu khu.[47] Ở hướng Đông Bắc thị xă, tiểu đoàn 9 liên đoàn 21 biệt động quân chỉ giữ được đến trưa th́ bị đẩy lùi ra ngoại vi phía Đông thị xă, chịu mất các khu pháo binh, thiết giáp và hậu cứ của trung đoàn 45. Ở hướng Tây, Sư đoàn 6 không quân QLVNCH điều động 8 chiếc A-37 ném bom vào đội h́nh của trung đoàn 24 (sư đoàn 10 QĐCSBV) gây một số thương vong nhưng không làm chậm lại tốc độ tiến quân của đơn vị này. Ở hướng Tây Nam, đại tá Vũ Thế Quang liên tục tung các lực lượng dự bị có trong tay phản kích nhằm chiếm lại khu kho Mai Hắc Đế, đồng thời gọi không quân đánh phá ngăn chặn. Trung đoàn 174 phải để lại một tiểu đoàn bao vây khu vực này, điều 2 tiểu đoàn c̣n lại đánh ṿng qua khu kho để tiếp cận Sở chỉ huy sư đoàn 23. Ở hướng Đông Nam, các tiểu đoàn 7 và 8 (trung đoàn 149) mặc dù bị nhiều tốp máy bay A-37 của không quân VNCH oanh tạc vào đội h́nh, gây nhiều thương vong nhưng họ vẫn đẩy lùi các lực lượng của trung đoàn 53, đánh chiếm khu cư xá sĩ quan, khu tiếp vận, Sở Thú y, Sở Ngân khố, nhà lao, đến 15 giờ th́ gặp các đơn vị của trung đoàn 95B.[

    Đến 14 giờ 30, đại tá Trịnh Tiếu, trưởng pḥng quân báo Quân đoàn II mới tŕnh tướng Phú bản báo cáo trong đó kết luận: đă phát hiện sư đoàn 316 của QĐCSBV từ Lào về đang di chuyển xuống phía Nam. Tướng Phú lập tức ra lệnh phá các cầu trên đường 14 để ngăn chặn đơn vị này nhưng đă quá muộn. Đến lúc dó th́ toàn bộ sư đoàn 316 đă giao chiến với quân VNCH trong nội đô thị xă được hơn 10 tiếng đồng hồ. Lúc 17 giờ, tiểu đoàn 9 (trung đoàn 149) phối hợp với các đơn vị của trung đoàn 198 đặc công vây đánh nhưng không chiếm được sở chỉ huy sân bay Ḥa B́nh do một tiểu đoàn biệt động quân QLVNCH pḥng giữ. Trong thị xă, tiểu đoàn 7 (trung đoàn 149) đánh chiếm khu tham mưu - truyền tin và nhầm lẫn rằng đó là Sở chỉ huy sư đoàn 23.

    Tượng đài kỷ niệm chiến thắng ngày 11-3-1975 tại Quảng trường Ngă Sáu, thành phố Buôn Ma Thuột. Tác giả: Gorick Francois

    Đêm 10 tháng 3, chiến sự tạm lắng. Các đơn vị QLVNCH c̣n lại trong thị xă co cụm trong các cứ điểm c̣n giữ được như Sở chỉ huy sư đoàn 23, khu nhà ga sân bay Ḥa B́nh, đài phát thanh. Đại tá Vũ Thế Quang điện cho chuẩn tướng Lê Trung Tường xin tiếp ứng nhưng chỉ nhận được câu trả lời: Bộ chỉ huy đang bận đối phó trên hướng Pleiku-Kon Tum. Đại tá ráng giữ vững. Cộng quân có đánh lớn th́ cũng chỉ được vài ngày rồi rút như hồi Mậu Thân. Sáng 11 tháng 3, các đơn vị QĐCSBV tiếp tục tấn công trong làn mưa bom từ các máy bay A-37 của không quân VNCH trút xuống thị xă. Lúc 7 giờ 55, một tốp A-37 trong khi ném bom ngăn chặn 10 xe tăng của QĐCSBV đă đánh hai quả bom trúng hầm chỉ huy và truyền tin Sở chỉ huy sư đoàn 23. Bộ tư lệnh quân đoàn II QLVNCH mất liên lạc hoàn toàn với Bộ tư lệnh sư đoàn 23 kể từ giờ phút đó. Mất sở chỉ huy, đồng thời bị vây đánh từ nhiều phía, các đơn vị c̣n sống sót của QLVNCH cố gắng chống cự chờ viện binh nhưng đến 11 giờ ngày 11 tháng 3, các đơn vị của sư đoàn 316 đă hoàn toàn làm chủ thị xă Buôn Ma Thuột. Chỉ c̣n liên đoàn 21 biệt động quân và một số đơn vị c̣n lại của trung đoàn 53 đang cố giữ chốt pḥng ngự cuối cùng tại sân bay Ḥa B́nh (phi trường Phụng Dực).

    Phản kích và chống phản kích

    Đến ngày 12 tháng 3, khu vực hậu cứ trung đoàn 53 (sư đoàn 23) và sân bay Ḥa B́nh (Phụng Dực) trở thành nơi đồn trú của hầu hết các lực lượng QLVNCH c̣n lại sau hai ngày tác chiến đổ về đây. Tuy nhiên, trong số đó không có đại tá Vũ Thế Quang và đại tá Nguyễn Trọng Luật. Hai ông này đă bị bắt làm tù binh lúc 2 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1975. Trung tá Vơ Ấn, trung đoàn tưởng trung đoàn 53 chỉ huy cánh quân này. Từ Sài G̣n, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho tướng Phạm Văn Phú phải giữ bằng được các vị trí c̣n lại ở phía Đông thị xă làm bàn đạp và phải có ngay kế hoạch phản kích giải tỏa cho Buôn Ma Thuột. Rạng sáng ngày 12 tháng 3, kế hoạch tái chiếm Buôn Ma Thuột được Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận gồm các hoạt động quân sự lớn sau đây:

    Sử dụng liên đoàn 21 biệt động quân (thiếu) phối hợp với số quân c̣n lại của trung đoàn 53 tại trại B50 )hậu cứ sư đoàn 23) h́nh thành một cánh quân tại chỗ để phản kích.
    Điều động toàn bộ hai trung đoàn c̣n lại của sư đoàn 23 (44 và 45) dùng trực thăng vận đổ bộ xuống khu vực Nông Trại - Phước An (phía Đông Buôn Ma Thuột), h́nh thành cánh quân phản kích chủ yếu đánh thẳng vào thị xă.
    Huy động tối đa các sư đoàn không quân 6 (thuộc Quân đoàn II), 1 (tại Đà Nẵng), 4 (tại Cần Th&#417... yểm trợ tối đa cho cuộc hành quân.
    Điều động liên đoàn 7 biệt động từ Sài G̣n lên Pleiku thay thế hai trung đoàn 44 và 45 được rút đi để ném xuống Buôn Ma Thuột.[55].

    Chiều ngày 12 tháng 3, sau trận oanh kích dọn băi của 81 máy bay cường kích A-1, A-37, F-5; hai tiểu đoàn của trung đoàn 45 và một đại đội thám báo của sư đoàn 23 do trung tá Phùng Văn Quang (trung đoàn trưởng trung đoàn 45 chỉ huy) là những đơn vị đầu tiên đổ quân xuống Phước An. Hơn 100 máy bay trực thăng đủ loại, kể cả CH-47 Chinook được huy động cho cuộc chuyển quân. Lúc 13 giờ 10 phút chiều 12 tháng 3, đích thân thiếu tướng Phạm Văn Phú bay trên phi cơ hạng nhẹ U-17 lên vùng trời Buôn Ma Thuột chỉ huy cuộc phản kích. Từ trên máy bay, tướng Phú điện cho trung tá Vơ Ấn đang chỉ huy các lực lượng giữ sân bay Ḥa B́nh biết cuộc đổ quân xuống Phước An - Nông Trại đă bắt đầu và động viên các đơn vị này cố gắng giữ vững. Sang ngày 13 tháng 3, 145 chiếc trực thăng đă đổ trung đoàn 44, pháo đội 232 và tiểu đoàn c̣n lại của trung đoàn 45 xuống khu vực điểm cao 581, Nông Trại, Phước An, Chư Cúc dọc đường 21. Chiều tối 12 tháng 3, sau khi đợt 1 của cuộc đổ quân hoàn tất, tướng Phú quay lại Pleiku gặp tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trên máy liên lạc cao tần để báo cáo cho tổng thống Thiệu tin tức mới nhất về sự xuất hiện của sư đoàn 316 QĐCSBV trên chiến trường Buôn Ma Thuột. Trong khi đang thực hiện việc chuyển quân của sư đoàn 23 từ Pleiku về Buôn Ma Thuột, sân bay Cù Hanh tiếp tục bị các đơn vị của sư đoàn 968 QĐCSBV pháo kích. Bộ Tư lệnh QĐCSBV tại mặt trận Tây Nguyên đă dự liệu được phản ứng của QLVNCH và hành động theo phương châm: tranh thủ được một tiếng đồng hồ, lực lượng có thể tăng gấp đôi; tranh thủ được 24 tiếng đồng hồ, lực lượng có thể tăng gấp mười[. Ngày 11 tháng 3 trong khi các trận đánh trong thị xă c̣n tiếp diễn, tiểu đoàn 6, trung đoàn 24 (sư đoàn 10) đă tấn công cứ diểm Chư Nga và căn cứ 45 phía Đông thị xă. Việc để mất căn cứ 45 và cứ diểm Chư Nga đă buộc các trung đoàn 44 và 45 QLVNCH phải thay đổi địa điểm đổ quân đến Nông Trại - Phước An. Từ chiều 13 tháng 3, các trung đoàn 24 và 28 (sư đoàn 10) được tăng cường hai đại đội xe tăng và một tiểu đoàn pháo binh đă hành quân suốt đêm và áp sát quận lỵ Phước An vào rạng sáng. 7 giờ 7 phút sáng 14 tháng 3, trong khi các đơn vị của hai trung đoàn 44 và 45 QLVNCH c̣n chưa triển khai đội h́nh, trung đoàn 24 (sư đoàn 10 QĐCSBV) có hai tiểu đoàn của trung đoàn xe tăng 273 yểm hộ đă từ hai phía nổ súng tấn công trung đoàn 45 tại điểm cao 581.[

    Đến 12 giờ trưa ngày 14 tháng 3, các tiểu đoàn 1 và 2 của trung đoàn 45 cùng tiểu đoàn bảo an tại điểm cao 581 hầu như bị đánh ta. Tiểu đoàn c̣n lại vừa đánh vừa lùi về khu vực Nông Trại. Bây giờ th́ nhiệm vụ trước mắt của trung đoàn 44 (sư đoàn 23 QLVNCH) chưa phải là giải toả Buôn Ma Thuột mà là ứng viện cho trung đoàn 45 đang bị vây ép. Ngày 15 tháng 3, cánh quân c̣n lại của sư đoàn 23, trong đó có Sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn đổ quân xuống Phước An. Ngày 16 tháng 3, cả hai cụm quân của sư đoàn 23 tại Phước An và Nông Trại cùng lúc bị tấn công. Đến 8 giờ 15 phút, tiểu đoàn 3, đơn vị cuối cùng của trung đoàn 45 (sư đoàn 23 QLVNCH) bị đánh tan, trung tá Phùng Văn Quang và toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn bị bắt làm tù binh cùng với chiếc trực thăng đă nổ máy định bốc họ lên không. Ngày 17 tháng 3, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên điều tiếp trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và tiểu đoàn xe tăng c̣n lại của trung đoàn 273 tăng cường cho trung đoàn 24 tấn công Phước An. Cùng ngày, trung đoàn 66 (sư đoàn 10) và trung đoàn đặc công 198 mở đợt tổng công kích vào cụm quân c̣n lại của trung đoàn 53 và liên đoàn 21 biệt động quân tại sân bay Ḥa B́nh (Phụng Dực). 11 giờ 30 sáng 17 tháng 3, sân bay Ḥa B́nh bị chiếm. Trung đoàn 53 bị xóa sổ. Một nhóm nhỏ gần 20 binh sĩ của cụ quân này thoát vây chạy về được Phước An. Trong ngày 17 tháng 3, trung đoàn 44 bị tấn công liên tục tan ră tại Phước An. Đại tá Đức (tư lệnh mới của sư đoàn 23) đưa sở chỉ huy nhẹ sư đoàn và hơn 700 quân c̣n lại về Chư Cúc. Ngay lập tức, họ bị trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và 1 tiểu đoàn của trung đoàn xe tăng 273 QĐCSBV truy kích, phải bỏ Chư Cúc chạy về Pleiku. Trận phản kích của QLVNCH với ư định tái chiếm Buôn Ma Thuột thất bại.

    Cuộc rút quân trên đường số 7

    Quyết định sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu

    Khi trận Buôn Ma Thuột và chiến sự ở Tây Nguyên đang diễn ra th́ QLVNCH tại Quân khu I cũng đang phải đối phó với các hoạt động của các sư đoàn 324, 325 QĐCSBV tại Trị Thiên Huế. Nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn của QĐCSBV đă xâm nhập xuống đồng bằng. Từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 3, một số trận đánh đă nổ ra ở Truồi (phía Nam Hu&#7871..., chi khu quân sự Mai Lĩnh, căn cứ Mỏ Tàu (Thừa Thiên), các chi khu quân sự Tiên Phước, Hậu Đức (Quảng Tín). Tại phía Nam Quân khu I, một loại căn cứ ven sông Vệ ở Quảng Ngăi bị tiến công. Nhưng áp lực của đối phương tăng mạnh ở Quân khu I đă khiến cho Bộ Tổng tham mưu QLVNCH không dám rút các sư đoàn thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược của ḿnh (sư dù và sư thủy quân lục chiến) để ứng cứu cho Tây Nguyên [61] Ngày 11 tháng 3, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă họp với các thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên và trung tướng Đặng Văn Quang để bàn về việc tái phối trí lại lực lượng. Tại cuộc họp này, Nguyễn Văn Thiệu thông báo quyết định của ông: "Với khả năng và lực lượng ta đang có, chắc chắn chúng ta không thể bảo vệ được tất cả lănh thổ muốn bảo vệ. Như vậy chúng ta nên tái phối trí lực lượng và bảo vệ những vùng đông dân, trù phú, v́ những vùng đất đó mới thực sự quan trọng".

    11 giờ trưa 14 tháng 3, tại Cam Ranh diễn ra một cuộc họp mà sau này, nhiều nhà b́nh luận quân sự cho rằng nó là một trong những nguyên nhân gây ra một thảm họa quân sự lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Tại cuộc họp, thiếu tướng Phạm Văn Phú báo cáo tổng quát diễn biến chiến sự tại Tây Nguyên; trong đó, tướng Phú thỉnh cầu xin thêm máy bay cho sư đoàn 6 không quân, bổ sung quân số bị tổn thất, tăng viện từ 1 đến 2 lữ đoàn dù để pḥng giữ Kon Tum, Pleiku và sau đó dùng để phản kích chiếm lại các vùng đă mất. Nguyễn Văn Thiệu không chấp nhận đề nghị của tướng Phú với lư do "không c̣n quân tăng phái, Cộng sản có thể đánh mạnh hơn năm 1972" và lệnh cho ông này rút quân về đồng bằng, tái phối trí lại lực lượng. Về hướng rút quân, đại tướng Cao Văn Viên lưu ư về nhũng nguy hiểm khó lường khi rút theo đường 19, ông nhắc lại thảm họa đă xảy ra đối với Binh đoàn cơ động số 100 của quân viễn chinh Pháp trên đường 19 năm 1954. Sau khi thảo luận nhiều lần về việc chọn đường rút quân, Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh đă quyết định rút theo đường số 7 v́ họ cho rằng, con đường đó tuy xấu nhưng gây được bất ngờ cho đối phương.

    Trở về Pleiku, Phạm Văn Phú không biết biết rằng trước đó một ngày, Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân khu I cũng được lệnh rút các lực lượng của ḿnh khỏi địa bàn quân khu. 16 giờ ngày 14 tháng 3, tướng Phú triệu tập ngay chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, chuẩn tướng Phạm Duy Tất (mới được thăng) và đại tá Lê Khắc Lư bàn việc rút quân với mấy yêu cầu:

    Về kế hoạch chung: Bảo đảm bí mật tuyệt đối, không làm văn bản, chỉ truyền khẩu lệnh; cấm tiết lộ cho địa phương quân và các tiểu khu. Phải rút nhanh gọn, đem theo vũ khí và một cơ số đạn đủ cho một trận chiến đấu. Rút theo kiểu cuốn chiếu, ở xa rút trước, ở gần rút sau.
    Về điều phối: Giao chuẩn tướng Phạm Duy Tất chỉ huy hành quân; chuẩn tướng Cẩm đôn đốc kiểm tra; chuẩn tướng Sang điều điều động máy bay vận tải chở hàng hóa quư hiếm, dọn sạch hai bên đường rút quân bằng máy bay oanh tạc; đại tá Lư điều động công binh sửa đường, bắc cầu, giữ liên lạc với Bộ chỉ huy tiền phương Quân khu II tại Nha Trang và Bộ Tổng tham mưu tại Sài G̣n để xin tiếp ứng khi cần.

    Thảm họa trên đường số 7

    Mặc dù Bộ tư lệnh Quân đoàn II QLVNCH cố gắng giữ bí mật tối đa cuộc rút quân nhưng những hoạt động nhộn nhịp bất thường của không quân tại Pleiku trong ngày 14 tháng 3 đă gây nên những nghi ngờ trong gia đ́nh các sĩ quan cấp dưới, binh sĩ và cả dân chúng. Sáng sớm ngày 15 tháng 3, một đoàn xe quân sự lớn của các liên đoàn 6 và 23 biệt động quân từ Kon Tum di chuyển qua Pleiku xuống phía Nam càng làm cho tâm lư của cán, chính, dân, binh thêm xao xuyến. Đến trưa ngày 15 th́ mọi mệnh lệnh để ổn định t́nh h́nh của chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và đại tá Lê Khắc Lư đều trở nên vô hiệu. Một số sĩ quan, công chức, binh lính đă bỏ đơn vị và nhiệm sở để lo cho gia đ́nh di tản. Nhiều vụ cướp bóc, tống tiền đă xảy ra. Ngay cả CIA cũng bắt đầu di tản người Mỹ khỏi Pleiku v́ theo họ đánh giá, thị xă này đă giống như một thùng thuốc súng.

    13 giờ chiều 15 tháng 3, cuộc di tản của Quân đoàn II chính thức bắt đầu trong sự cập rập, vội vă. Thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân mở đường từ Pleiku đi Phú Túc. Tiếp đó là bộ phận c̣n lại của Bộ tư lệnh Quân đoàn II, bộ tư lệnh lữ đoàn 2 kỵ binh thiết giáp, các đơn vị bộ binh, hậu cần. Theo tính toán của tướng Phú, các đơn vị QĐCSBV tập trung vây đánh trung đoàn 53, căn cứ B50 ở Buôn Ma Thuột và lo đối phó với cuộc phản kích của sư đoàn 23 tại Phước An nên phải mất ba đến năm ngày mới có thể điều quân đến do đường sá rất xấu, cơ động khó khăn. C̣n sư đoàn 968 nếu có đuổi theo cũng phải hành quân bộ, đánh vuốt đuôi và sẽ bị liên đoàn 25 biệt động quân cản hậu chặn đánh. Hai ngày đầu cuộc di tản diễn ra thuận lợi. Sáng 16 tháng 3, khi đội thiết giáp đi đầu trong đoàn xe quân sự dài đến hơn 2.000 chiếc kèm theo gần 2.000 phương tiện giao thông dân sự các loại đă đến Cheo Reo an toàn và bắt đầu di chuyển xuống Củng Sơn th́ toán cuối của đoàn xe này mới ra khỏi thị xă Pleiku.

    Kế hoạch rút quân của Quân đoàn II QLVNCH không quá bất ngờ đối với QĐCSBV. Bất ngờ duy nhất mà TT Nguyễn Văn Thiệu và Th T Phạm Văn Phú tạo ra được là cuộc di tản này được tiến hành quá nhanh. Đến chiều 15 tháng 3, khi cánh quân đi đầu của thiết đoàn 19 đă qua Cheo Reo, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây nguyên mới được tin QLVNCH bắt đầu rút khỏi Pleiku và Kon Tum. 20 giờ tối 16 tháng 3, lệnh truy kích mới được ban bố. Tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 (sư đoàn 320 QĐCSBV) là đơn vị đầu tiên được điều động đă hành quân cắt rừng suốt đêm để lập một chốt chặn ở phía Nam thị xă Cheo Reo. Theo sát họ là đội h́nh chính của trung đoàn 64 hành quân trên 110 xe ô tô các loại được huy động. Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên đă có ngay một kế hoạch chặn đánh trên đường số 7, sử dụng toàn bộ sư đoàn 320, tiểu đoàn xe tăng 2 (trung đoàn 273), trung đoàn pháo binh 675, trung đoàn cao xạ 593 và hai tiểu đoàn quân địa phương ở Phú Yên.

    Sáng 17 tháng 3, tốp xe tăng, thiết giáp đi đầu của thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân QLVNCH đă chạm súng với tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 QĐCSBV tại đèo Tuna, cách Cheo Reo 4 km về Đông đông Phú Bổn. Đoàn xe di tản khổng lồ ứ lại tại Cheo Reo. Từ chiều tối 17 đến sáng 18 tháng 3, chuẩn tướng Tất sử dụng liên đoàn 7 biệt động quân với sự yểm họ của không quân, pháo binh và thiết giáp liên tục công kích nhổ chốt, vu hồi bọc chốt để mở đường nhưng đều bị đẩy lùi.[72] Sáng 18 tháng 3, toàn bộ trung đoàn 64 (sư đoàn 320A QĐCSBV) đă triển khai xong các chốt chặn tiếp theo phía hạ lưu đèo Tuna; trung đoàn 48 (thiếu) của sư đoàn này và trung đoàn 9 (sư đoàn 968) đă bao vây Cheo Reo từ ba mặt.

    Trưa ngày 18, chuẩn tướng Phạm Văn Tất điều liên đoàn 25 biệt động quân đang làm nhiệm vụ cản hậu vượt lên trước cùng với lữ đoàn 2 thiết kỵ mở cuộc công kích cuối cùng để mở đường. Cũng thời điểm đó, các đơn vị pháo binh của trung đoàn 675 bắt đầu pháo kích các vị trí đóng quân tạm thời của QLVNCH trong thị xă Cheo Reo và 3 trung đoàn bộ binh QĐCSBV bắt đầu tấn công. Trong sự hỗn loạn, mọi cố gắng ổn định lại t́nh h́nh và tổ chức kháng cự của các vị chỉ huy QLVNCH trở nên vô vọng. 17 giờ chiều, chuẩn tướng Phạm Duy Tất nhận được lệnh phá bỏ tất cả các chiến cụ nặng. 17 giờ 30, một chiếc HU-1A vượt qua làn đạn pḥng không của đối phương hạ cách xuống sân trường tiểu học Phú Bổn dể đưa tướng Tất và đại tá Hoàng Thọ Nhu (tỉnh trưởng Pleiku) về Nha Trang. Đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3, các đơn vị QLVNCH bị vây tại Cheo Reo chấm dứt kháng cự. Chỉ có thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân về được đến Củng Sơn với ít thiệt hại, thương vong nhất. Trên đường về Tuy Hoà, họ phải dừng lại tại sông Ba bốn ngày để chờ công binh thiết lập lại bến phà. Cuối cùng, các đơn vị này về đến Tuy Ḥa ngày 25 tháng 3 năm 1975.

    Bước ngoặt của chiến cuộc 1975

    Tổn thất quân sự và dân sự

    Đại tướng Cao Văn Viên nhận xét: "Cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên là một thất bại chiến lược về phương diện quân sự. 75% lực lượng của Quân đoàn 2, gồm sư đoàn 23, biệt động quân, thiết kỵ, pháo binh, truyền tin và công binh bị hao tổn chỉ trong 10 ngày. Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột cũng bị thất bại v́ Quân đoàn không c̣n quân. Cộng sản chiếm được Kon Tum và Pleiku không tốn một viên đạn".

    Theo các nhà b́nh luận quân sự phương Tây, thất bại trong của cuộc rút lui của Quân đoàn II QLVNCH trên đường số 7 kèm theo những tổn thất rất nặng nề cả về quân sự và dân sự. Ít nhất 3/4 lực lượng của Quân đoàn II đă bị đối phương tiêu diệt, bắt sống hoặc đào ngũ, ră ngũ. Cơ quan CIA tại Sài G̣n nhận xét rằng chỉ cần một sư đoàn rút về được đến ven biển với tổn thất tối thiểu cũng đă là một sự may mắn. Số tài sản quân sự gồm xe tăng M-48, xe bọc thép M-113, đại bác M-107 175 mm, đại bác HM-3 155 mm, đại bác HM-2 105 mm bị phá hủy hoặc rơi vào tay QĐCSBV lên đến con số ngh́n. QĐCSBV cho biết họ chỉ sau tám ngày, họ đă loại khỏi ṿng chiến đấu 28.514 sĩ quan và binh sĩ QLVNCH, trong số đó có 4.502 chết hoặc bị thương, 16.822 người bị bắt làm tù binh, có 779 sĩ quan từ chuẩn úy đến chuẩn tướng và có 7.190 người được thả[. Họ đă thu giữ và phá 17.183 súng các loại, trong đó có 79 khẩu pháo từ 105 mm trở lên; phá hủy và thu giữ hơn 2.000 xe quân sự, trong đó có 207 xe tăng và xe bọc thép; bắn rơi 44 máy bay, thu và phá 110 chiếc khác của Không lực VNCH. Về phía họ, chỉ tổn thất 56 người chết và hơn 100 người bị thương. Những tổn thất về dân sự cũng rất nặng nề. Trong cuộc di tản hỗn độn, các sĩ quan và binh sĩ QLVNCH đem theo cả gia đ́nh họ và cùng với những nhân viên dân sự chen chúc nhau trên con đường ngập cỏ, bụi cây đă rơi vào t́nh thế cực kỳ náo loạn và thậm chí c̣n bị chính máy bay của họ bắn nhầm trong một cuộc hành tŕnh đầy nước mắt, thậm chí khi các cây cầu bị phá hủy, đoàn xe dồn ứ lại, các xe quân sự vẫn tràn đại qua sông, thậm chí cán qua các xe khác. Số dân thường và binh sĩ bị chết do xe cán lên tới vài ngh́n. Trong số gần 400.000 người di tản xuống đồng bằng th́ chỉ có non một phần tư đến nơi. Hàng ngh́n người dân đă chết do hỏa lực của hai bên hoặc do đói ăn trên các đoàn xe mà giới báo chí gọi là "đoàn xe nước mắt". Theo tính toán của Hoa Kỳ, sự tổn thất vượt quá mọi sự đo lường. Trong số 60.000 quân khởi hành th́ chỉ có 20.000 về đến đích và hầu như không c̣n sức chiến đấu. Trong số 7.000 biệt động quân chỉ c̣n 700 sống sót. Sau trận Buôn Ma Thuột và cuộc rút lui thảm họa trên đường số 7, Quân đoàn II không c̣n thực sự hiện hữu như là một lực lượng chiến đấu tương xứng với quy mô của nó nữa.

    Lỗi lầm chí tử

    Lỗi lầm này xuất phát trước hết từ việc mất hết b́nh tĩnh khi đánh giá t́nh h́nh của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nếu như trước đây, ông đă quá tin vào cơ quan t́nh báo quân đội nhưng đến khi bị gài thế về quân sự quá chặt, không kịp trở tay gỡ ra th́ lại quay ra mất tin tưởng hoàn toàn vào t́nh báo quân đội. Từ khi Buôn Ma Thuột thất thủ, thái độ của Nguyễn Văn Thiệu đă làm cho cơ quan này mất sự tự tin và bản thân ông ta cũng coi cơ quan t́nh báo quân đội có cũng như không cho đến tận phút chót của cuộc chiến. Việc mất ḷng tin vào cơ quan t́nh báo quân đội và kể cả vào CIA đă dẫn đến những sai lầm chiến lược quân sự của Nguyễn Văn Thiệu và ông ta đă bỏ ngoài tai những lời bàn thảo hợp lư của các tướng lĩnh, kể cả đại tướng Cao Văn Viên để rồi tự ḿnh định đoạt mọi chuyện. Khi thiếu tướng Phạm Văn Phú khăng khăng đ̣i tăng quân để bảo vệ Tây Nguyên th́ ông Thiệu đă đặt ra cho tướng Phú hai lựa chọn: hoặc là thi hành lệnh, hoặc là bị thay thế và ngồi tù để người khác thi hành lệnh. Và đương nhiên, tướng Phú chọn giải pháp chấp hành.

    Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc thất thủ ở Tây Nguyên là sự quá tin tưởng của Nguyễn Văn Thiệu vào sự chi viện trực tiếp bằng quân sự của Hoa Kỳ. Trong khi cả Quân đoàn II của tướng Phú đang phải vật lộn sống chết trên đường số 7 và mặc dù biết rằng "nội một vài ngày tới, t́nh h́nh sẽ trầm trọng hết sức mau lẹ" nhưng ông vẫn hy vọng vào việc "đặt với Hoa Kỳ câu hỏi "oui ou non" (có hay không) buộc họ phải dứt khoát có muốn giúp hay không". Trong khi đó th́ lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Jame Schlesinger sau khi được tin Phước Long thất thủ và lời an ủi của Thứ trưởng William Clement đă chứng tỏ phần nào việc Hoa Kỳ không muốn dính líu trở lại về quân sự tại Việt Nam.

    Nguyên nhân thứ ba làm cho việc thất thủ Tây Nguyên của QLVNCH là họ muốn một cuộc rút quân có tổ chức, có chỉ huy, có giữ bí mật nhưng chính sự yếu kém về tổ chức và tính linh hoạt khi xử lư các t́nh huống đă làm hại họ. Lực lượng đông, binh khí kỹ thuật nhiều nhưng lại kéo dài đội h́nh trên đường độc đạo nên khó tránh được ùn tắc. Đoàn quân này lại kéo theo cả hàng chục vạn thường dân, trong đó quá nửa là gia đ́nh các sĩ quan, binh sĩ và công chức, rất khó tránh khỏi rối loạn khi gặp t́nh huống bất ngờ. Hy vọng duy nhất có thể trông cậy được là tính bất ngờ th́ chỉ sau hai ngày cũng không c̣n. Khi bị đối phương chặn đánh quyết liệt th́ sự tan ră không phải là điều khó hiểu. Báo cáo tường tŕnh về cuộc rút quân của khỏi Tây Nguyên của Bộ tư lệnh Quân đoàn II tŕnh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ghi nhận: "Cuộc hành quân dự trù không có áp lực của đối phương; nhưng khi thực thi đă gặp áp lực nặng nề làm cho chỉ huy lúng túng không sao đối phó được".

    Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến thất bại ở Tây Nguyên năm 1975 của QLVNCH là yếu tố tinh thần. Cuộc chiến kéo dài dai dẳng nhiều năm làm cho tinh thần binh sĩ sa sút. Sự bi quan trong các sĩ quan chỉ huy c̣n tăng thêm khi ngoại trưởng Trần Văn Lắm từ Hoa Kỳ trở về thông báo khả năng tăng thêm quân viện và kinh viện gần như không c̣n và phái đoàn của Quốc hội Hoa Kỳ cũng không hứa hẹn ǵ trong cuộc đi thăm chính thức hồi tháng 2 năm 1975. Khi rút quân, phần lớn các sĩ quan và binh sĩ QLVNCH đem theo cả gia đ́nh. Lúc lâm trận, không ít người đă bổ đi t́m người nhà thay v́ xông ra giao chiến; và ḷng trung thành của họ với gia đ́nh nhiều hơn là với cấp chỉ huy đă ảnh hưởng lớn đến tinh thần chiến đấu của họ.

    Từ thời chiến tranh Đông Dương 1945-1954, người Pháp và Việt Minh đều coi Tây Nguyên là mái nhà và là cái ch́a khóa của Đông Dương. Mất các căn cứ cơ bản trụ cột pḥng thủ cao nguyên mà trong tay không c̣n lực lượng dự bị cơ động nào khả dĩ nào để có thể xoay chuyển t́nh thế, QLVNCH ở vào t́nh thế rất nguy hiểm. Những lực lượng của họ tuy c̣n khá đông nhưng lại chiếm giữ một cách không chắc chắn dải đất hẹp ven biển miền Trung và có nguy cơ bị tấn công chia cắt bất cứ lúc nào. Quyết định bỏ Tây Nguyên và rút các lực lượng c̣n lại về cố thủ dải đồng bằng ven biển miền Trung của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc họp ngày 14 tháng 3 tại căn cứ quân sự Cam Ranh với các ông Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm và Phạm Văn Phú mặc dù có một trong những nguyên nhân là t́nh trạng suy yếu lực lượng của Việt Nam Cộng ḥa lúc đó nhưng đă trở thành một lỗi lầm chí tử. Kế hoạch này cùng với viện thực hiện rút quân thiếu tổ chức không những không cứu văn được t́nh thế của Quân đoàn II mà c̣n đẩy họ đến chỗ bị tiêu diệt và tan ră, mở đầu cho sự sụp đổ không tránh khỏi của Việt Nam Cộng hoà.

    Quyết định từ bỏ các tỉnh, thành phố dường như c̣n khả năng pḥng thủ của Tổng thống Thiệu khiến cho hầu hết mọi người phải ngạc nhiên, kể cả cơ quan t́nh báo của Mỹ. Những bước tiến thần tốc của lực lượng Việt Cộng cũng tạo ra sự choáng váng không kém.

    Hai tuần trước, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Schlesinger vẫn c̣n nói cứng rằng, sẽ không có bất kỳ cuộc công kích lớn nào của Việt Cộng cho đến năm 1976, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Có thể do Đại sứ Graham Martin đang nghỉ phép ở quê nhà và cũng có thể là do Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa hờn dỗi việc Oasinhtơn rút khỏi cuộc chiến và không tăng viện trợ nên đă không tham vấn các quan chức Mỹ trước quyết định liều lĩnh của ḿnh. Nhưng ngay cả nhiều tư lệnh của quân lực Việt Nam Cộng ḥa cũng chỉ biết việc tháo chạy qua báo chí Sài G̣n.

    Kon Tum và Đắc Lắc ở Tây Nguyên là các tỉnh thất thủ đầu tiên. Sau đó là đến lượt Quảng Trị, một tỉnh ở phía Bắc Vùng 2 chiến thuật đóng quân bị thất thủ hoàn toàn. Mặc dù Sài G̣n chưa chính thức tuyên bố, song Thừa Thiên, bao gồm cả Cố đô Huế có vẻ cũng đă rơi tay vào Bắc Việt. Một tỉnh phía Nam là Phước Long chỉ cách Sài G̣n khoảng 80 km đă rơi vào tay Cộng sản từ đầu năm 1975. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh thành khác ở miền Nam Việt Nam cũng đang bị lực lượng Cộng sản đe dọa nghiêm trọng.

    Thiệu cho rằng quyết định rút lui của ḿnh như canh bạc sinh tử nhằm cứu văn t́nh thế. Ông ta hi vọng rằng đây là cuộc tháo chạy cuối cùng. Tuy nhiên, đối với những người Mỹ tham chiến tại Việt Nam th́ việc đầu hàng là vô cùng tồi tệ.

    Dưới sự bảo vệ của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, hơn nửa triệu thường dân đă di tản bằng xe máy, xe ḅ, xe đạp và bằng chân đến những nơi mà Sài G̣n c̣n kiểm soát. Khoảng 200.000 người rời Quảng Trị, Huế chạy vào Đà Nẵng. Hàng trăm ngh́n người từ Tây Nguyên đổ về miền duyên hải. Tại Vùng 2 chiến thuật, thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt bỗng nhiên không c̣n một bóng người dù chưa có bất kỳ dấu hiệu tấn công nào của Việt Cộng. Hàng không Việt Nam tăng chuyến, từ một lên 5 chuyến bay mỗi ngày từ Đà Lạt về Sài G̣n. Giá vé chợ đen leo lên mức 300 USD, trong khi giá b́nh thường là 9,5 USD.

    Tại Sài G̣n, lệnh giới nghiêm ban đêm được kéo dài thêm 2 giờ, bắt đầu từ 22 giờ. Thậm chí những tên ngỗ ngược nhất, hay những người bán hàng rong cũng ra khỏi những con phố trước giờ giới nghiêm 1 giờ đồng hồ. Thủ đô của Việt Nam Cộng ḥa có vẻ c̣n khá b́nh yên. Nhưng đó là sự b́nh yên mong manh.



    http://vietnamville.ca/article.3693

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?

    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
    Tướng Đặng Văn Quang / Tướng Buôn Lậu?

    Wikipedia



    Trung tướng Đặng Văn Quang.


    Đặng Văn Quang (sinh 1929 – mất ngày 15 tháng 7 năm 2011) là một Trung tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, phục vụ trong những năm 1954–1966. Ông được đánh giá là người có quyền lực thứ tư, sau Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, tại Việt Nam Cộng ḥa trong giai đoạn 1967-1975. Ông từng bị giới báo chí trong và ngoài nước đăng tin là người đứng đầu về tham nhũng và buôn lậu tại Việt Nam thời Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, những lời cáo buộc như vậy sau này được chứng minh là sai sự thật.[1]

    Thân thế và bước đầu binh nghiệp

    Ông sinh ngày 21 tháng 6 năm 1929, trong một gia đ́nh Công giáo tại xă Khánh Hưng, quận Châu Thành - Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (Ba Xuyên). Lúc nhỏ, do có điều kiện gia đ́nh, ông theo học tiểu học ở trường La San Sóc Trăng. Lên đến Trung học, ông học hết trung học ở trường Taberd.

    Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông tham gia lực lượng Quân đội Pháp tại Đông Dương. Do có tŕnh độ học vấn, nên ông được tuyển vào khóa đào tạo sĩ quan đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam (c̣n gọi là Khóa 1 Đập Đá, hay Khóa Quốc trưởng Bảo Đại) năm 1948 tại Huế. Ông nằm trong nhóm 10 sĩ quan đỗ đầu nên được đặc cách pḥng quân hàm Thiếu úy và được cử đi học tiếp 1 năm tại trường Sĩ quan Bộ binh (École d’Application d’Infanterie) ở Coetquidan, Bretagne, Pháp.[2]. Chính trong lớp 10 sĩ quan này, ông đă làm quen với người bạn Nguyễn Văn Thiệu, khởi đầu mối quan hệ thân thiết giữa hai người về sau này.

    Năm 1950, ông về nước và phục vụ ở Cần Thơ, Sóc Trăng với cấp bậc Trung úy, rồi Đại úy. Năm 1953, ông được đề bạt lên Thiếu tá và làm Tiểu đoàn trưởng 1 Tiểu đoàn 5 Bộ binh pḥng giữ trục lộ đường sắt từ Phủ Lư đến Nam Định.

    Phục vụ chế độ Đệ nhất Cộng ḥa

    Năm 1954, ông theo lực lượng Quốc gia Việt Nam vào Nam Việt Nam. Năm 1955, ông tham gia Quân đội Việt Nam Cộng ḥa. Do là người Công giáo, lại là sĩ quan được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm chỉ huy, năm 1956, ông được Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân khu II ở Tây Nguyên với hàm Trung tá. Năm 1957, ông được cử đi học tại trường Chỉ huy và Tham mưu ở Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.

    Năm 1958, ông về nước và được rút về Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Lực lượng Bảo an và Dân vệ với cấp bậc Đại tá. Năm 1961, ông được cử đi học và tốt nghiệp khóa Điều hành Tiếp vận Lục quân tại Fort Lee, Virginia, Hoa Kỳ. Về nước đầu năm 1962, ông giữ chức Trưởng pḥng 4 Bộ Tổng tham mưu, nhưng không lâu sau, do vụ đánh bom Dinh Độc Lập của 2 phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, ông bị điều đi làm Tham mưu trưởng Quân khu I tại Đà Nẵng. Măi đến giữa năm 1963, ông mới được rút về lại Bộ Tổng tham mưu giữ chức Trưởng pḥng Huấn luyện.

    Lên tướng thời "Loạn tướng"

    Trong cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Diệm năm 1963, Đại tá Quang không năm trong nhóm tham gia đảo chính, v́ vậy ông không được xét thăng cấp như hai người bạn cũ là Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Có (được thăng Thiếu tướng). Tuy nhiên, sau đảo chính, nhờ mối quan hệ thân t́nh với 2 người bạn này, ông tiếp tục phục vụ trong quân đội, được cử giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh, thay cho Đại tá Cao Hảo Hớn.

    Không hài ḷng với quyền lănh đạo của "Nhóm tướng già" do các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Mai Hữu Xuân cầm đầu, ông gia nhập nhóm sĩ quan ủng hộ tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc "Chỉnh lư" vào tháng 1 năm 1964. Chính v́ vậy, ông cùng một số đại tá khác được tướng Nguyễn Khánh phong cấp bậc Chuẩn tướng vừa được đặt ra tại Bạch Dinh ở Vũng Tàu năm 1964[3]. Cuối năm 1964, ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh Vùng IV.

    Nhận thấy uy tín của tướng Khánh trong dân chúng và quân đội xuống thấp, ông tham gia "Nhóm tướng trẻ" do tướng Nguyễn Cao Kỳ và người bạn cũng Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu. Ngày 19 tháng 2 năm 1965, đă nổ ra cuộc đảo chính do tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cầm đầu. "Nhóm tướng trẻ" nhanh chóng tập hợp lượng lượng ngăn chặn đảo chính nhưng cũng đồng thời phế truất quyền lực của tướng Khánh chỉ 2 ngày sau đó. Ngày 25 tháng 2 năm 1965, tướng Nguyễn Khánh phải nhận chức đại sứ lưu động ở nước ngoài. Nhờ công trạng này, ông được thăng Thiếu tướng. Cuối năm đó, ông tiếp tục được thăng cấp Trung tướng[4].

    Tuy nhiên, sau khi tướng Nguyễn Cao Kỳ đă lên nắm quyền, nhân xảy ra vụ "Biến động Miền Trung" tháng 3 năm 1966, tướng Kỳ đă nhân cơ hội gạt các tướng lĩnh không thuộc nhóm ḿnh ra khỏi những vị trí chủ chốt. Ngày 14 tháng 7 năm 1966, các tướng Tôn Thất Đính và Nguyễn Chánh Thi bị Hội đồng Tướng lănh đưa ra xét xử. Đến tháng 11 năm 1966, đến phiên tướng Đặng Văn Quang bị hất khỏi chức vụ chỉ huy trong quân đội[5]. Đầu năm sau, nhân vật thứ 3 của chính quyền là tướng Nguyễn Hữu Có cũng bị đẩy đi làm Đại sứ lưu động.

    Một trong những nhân vật quyền lực Đệ nhị Cộng ḥa

    Tuy bị tướng Kỳ gạt ra khỏi quân đội, nhưng nhờ sự bảo lănh của người bạn cũ Nguyễn Văn Thiệu, ông vẫn không bị đẩy ra nước ngoài mà bị "hất lên" chức vụ Tổng ủy viên Kế hoạch trong Ủy ban Hành pháp Trung ương (hay chính phủ của tướng Kỳ). Sau khi Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức Tổng Thống, ông được cừ vào chức vụ Cố vấn Tổng thống về Quân sự, Phụ tá An ninh và T́nh báo Quốc gia, Tổng thư kư Hội đồng An ninh Quốc gia. Với những chức vụ này, ông trở thành người có quyền lực thứ tư trong chính quyền Việt Nam Cộng ḥa.

    Bị tai tiếng và được giải oan

    Trong thời Chiến tranh Việt Nam có nhiều lời đồn đại rằng ông là người tham nhũng và buôn lậu bạch phiến. Các cáo buộc như thế cũng được nhà báo Mỹ Alfred W. McCoy kể trong tác phẩm của ḿnh, "The Politics of Heroin in Southeast Asia". Sau này, báo chí Việt Nam cũng nêu danh ông là một người tham nhũng nhất chính quyền miền Nam trước năm 1975.[6].

    Sau khi di tản khỏi Việt Nam, ông được đưa vào trại tập trung người tỵ nạn ở tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ. V́ lo sợ cho số mạng của ḿnh trong trại nên ông rời trại này và sang Canada. Ở đây, ông lại bị chính phủ Canada ra lệnh trục xuất ông với lư do dựa vào những lời đồn xấu về ông. Cả Hoa Kỳ và Canada cũng như các nước khác đều từ chối cho ông định cư, ngoại trừ chính phủ Việt Nam chấp thuận nhận lại ông nhưng không bảo đảm với chính phủ Canada rằng ông sẽ không bị xử tử nếu bị cưởng bách hồi hương.[7]

    Măi cho đến năm 1988, cựu trung tá lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ là Dan Marvin, từng phục vụ tại Quân đoàn mà tướng Quang làm tư lệnh, biết được việc chính phủ Hoa Kỳ không cho phép ông vào Mỹ nên đă vận động để trả lại công bằng và danh dự cho ông.[8]

    Trong "Drugs, Corruption, and Justice in Vietnam and Afghanistan ... A Cautionary Tale", được đăng trên Hệ thống Tin tức Lịch sử của Đại học George Mason, Merle L. Pribbenow cho rằng:

    "Trong cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970s, những tin đồn bắt đầu lan nhanh tại Sài G̣n cho rằng tướng Quang là một trong những kẽ buôn lậu bạch phiến hàng đầu tại Nam Việt Nam; rằng ông là một nhân viên có trả lương của CIA; và rằng ông là người thu nhận tiền tham nhũng của Nguyễn Văn Thiệu. Những tin đồn này, nhiều tin do các đối thủ chính trị của tổng thống Thiệu tung ra (trong đó có cả những người thân tín của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ), được giới truyền thông Việt Mỹ đón bắt và phát tán sâu rộng. Ngoài việc được tường thuật trên báo chí và hệ thống truyền h́nh Mỹ, những lời cáo buộc này cũng c̣n được ghi lại khá ly kỳ trong một cuốn sách có tựa đề là "The Politics of Heroin in Southeast Asia...."[7]

    Cũng theo tác giả ở trên, tướng Quang sống trong nghèo túng tại Canada và Hoa Kỳ, làm những công việc tay chân như quét dọn, rửa chén và sắp xếp hành lư ở phi trường, ngược hẳn lại những ǵ đă được đồn thổi rằng ông có trương mục ngân hàng ở Thụy Sĩ để cất giấu tiền tham nhũng và buôn lậu. Điều này chứng tỏ rằng những lời cáo buộc trước kia là hoàn toàn sai sự thật. Ngoài ra, các báo cáo của CIA được giải mật sau này cũng đă giúp chính phủ Hoa Kỳ loại ông ra khỏi danh sách những nhân vật bị t́nh nghi có liên quan đến bạch phiến. Sau cùng chính phủ Hoa Kỳ cấp visa cho ông trở về Hoa Kỳ. Ông qua đời tại thành phố Sacramento, California ngày 15 tháng 07 năm 2011.



    Đời bi kịch của một vị tướng VNCH



    Trung tướng Đặng Văn Quang, nguyên cố vấn quân sự và an ninh quốc gia của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời tại Hoa Kỳ, khép lại cuộc đời một vị tướng miền Nam phản ánh của bi kịch chính trường Sài Gòn và quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam Cộng hòa

    Ông rời Việt Nam trong những ngày cuối tháng 4-1975, đến trại tị nạn ở bang Arkansas. Sau đó tướng Quang vội vă rời đây v́ e ngại nỗi uất hận của đồng hương bột phát sẽ không an toàn cho bản thân ông, vì có một số lời đồn đại không tốt từ thời chiến.

    Ông sang Canada thăm con và khi trở lại Hoa Kỳ th́ chính phủ Mỹ không cho nhập cảnh mà không nêu lư do. Canada cũng không muốn sự có mặt của tướng Quang trên đất nước họ v́ những cáo buộc liên hệ đến ông và muốn trả ông về Việt Nam.

    Sự việc đă làm xôn xao dư luận người Việt hải ngoại trong thời gian đầu định cư ở nước ngoài.

    Ra đi vất vả

    Theo cựu trưởng phân tích gia của CIA Frank Snepp viết trong tác phẩm Decent Interval xuất bản năm 1977, ngày 29-4 tướng Quang đến trước Đại sứ quán Mỹ ở Sài G̣n trong lúc đông người đang chen lấn mong được di tản.

    Từ trong sân toà đại sứ, giám đốc CIA tại Việt Nam Tom Polgar nhận ra tiếng tướng Quang gọi và ra lệnh cho lính thủy quân lục chiến mở cổng cho vào. Vào bên trong, tướng Quang tiếp tục t́m cách cầu cứu v́ đă bỏ lại người con và cháu bên ngoài.

    Theo Snepp, lúc này tướng Quang chẳng c̣n là người quan trọng đối với Hoa Kỳ v́ ông đă “phản bội người Mỹ” khi không báo cho CIA biết về kế hoạch bỏ cao nguyên của Tổng thống Thiệu. Chiều hôm đó tướng Quang được di tản ra khỏi Việt Nam bằng trực thăng.

    Trong Decent Interval c̣n ghi chi tiết là trước đó vài hôm tướng Nguyễn Cao Kỳ đă muốn bắt giam tướng Quang khi các tướng có mặt tại Bộ Tổng tham mưu, nhưng ông đă lẩn thoát được.

    Những bất đồng giữa tướng Kỳ và Tổng thống Thiệu trong thời gian nắm quyền lănh đạo miền Nam, trong khi tướng Quang lại được ông Thiệu tín cẩn, đă gây nhiều hiềm khích giữa tướng Kỳ và tướng Quang với nhiều đồn đoán. Có dư luận cho rằng do phe tướng Kỳ đưa ra, về tham nhũng, buôn bán bạch phiến dính tới tướng Quang mà người dân miền Nam có một thời gian được nghe biết.
    Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Mỹ Johnson tại Đại bản doanh Thái Bình Dương của Mỹ ở Honolulu ngày 19/7/1968

    Hai tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Johnson tại Honolulu năm 1968 trong thời kỳ rất khó khăn của VNCH

    Tuy nhiên những ghi nhận trong các tác phẩm Decent Interval xuất bản năm 1977 và CIA and the Generals của Thomas L. Ahern, Jr. xuất bản năm 2009 đưa ra những tài liệu được giải mật cho thấy tướng Quang không liên hệ đến các cáo buộc buôn bạch phiến.

    V́ tướng Quang được ông Thiệu tin cẩn và ông c̣n là người liên lạc giữa Dinh Độc lập với CIA nên cơ quan t́nh báo Mỹ đă có những điều tra riêng về nhân cách và biết rơ ông không liên quan đến bạch phiến như những tin đồn hay thông tin được nhà báo Mỹ Alfred W. McCoy viết trong tác phẩm The Politics of Heroin in Southeast Asia xuất bản vào đầu thập niên 1970.

    Nhiều thông tin trong sách này đă được các nhóm chống đối chính quyền của ông Thiệu, điển h́nh như phong trào chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh, dịch và phát tán tại Việt Nam trong những năm sau khi Hiệp định Paris được kí kết vào tháng 1-1973.

    Tổng thống Thiệu lúc đó cho rằng các phong trào chống chính phủ của các tôn giáo Phật giáo, Công giáo là có người Mỹ đứng sau giật dây.

    Theo Frank Snepp, tướng Quang là người giao tiếp giữa Dinh Độc lập và Đại sứ quán Mỹ. Ông đă có rất nhiều cuộc gặp với giám đốc cũng như nhân viên cao cấp của CIA ở Sài G̣n để trao đổi tin tức, phân tích t́nh h́nh chính trị, quân sự và chính sách của lănh đạo Việt Nam Cộng hoà với người Mỹ. Snepp nhận xét tướng Quang có nếp sống với chuẩn mực đạo đức cao, ṣng phẳng về tiền bạc.

    V́ thế câu chuyện tướng Đặng Văn Quang sau khi rời Việt Nam không được chính phủ Mỹ cho định cư, c̣n Canada đ̣i trục xuất đă làm xôn xao dư luận một thời.

    Sống tạm dung ở Canada tướng Quang đă làm đủ mọi việc để kiếm sống.

    "Trong đời tôi mang ơn nhất Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu"

    Trung tướng Đặng Văn Quang

    Phục hồi danh tiếng

    Năm 1988, một sĩ quan Lực lượng Đặc biệt của Mỹ, cựu Trung tá Dan Marvin từng phục vụ tại Quân đoàn IV khi tướng Quang là tư lệnh, biết được việc chính phủ Hoa Kỳ không cho phép ông vào Mỹ nên đă vận động để trả lại sự thực và đ̣i công đạo cho một vị tướng Việt Nam Cộng hoà bị quá nhiều tai tiếng.

    Marvin coi tướng Quang là người đă cứu mạng ông trong một tranh chấp lúc chiến tranh khi ông làm cố vấn tại làng Hoà hảo An Phú trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện này được Dan Marvin ghi trong tác phẩm Expandable Elite xuất bản năm 2003.

    Tác giả đưa ra giả thuyết chính phủ Mỹ không cho tướng Quang nhập cư v́ ông đă không tán đồng kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm ám sát Thái tử Norodom Sihanouk của Cam Bốt vào năm 1966.

    Dan Marvin đă kiến nghị đến các dân cử, ban ngành liên hệ và cả với Tổng thống George H.W. Bush (Cha). Cựu giám đốc CIA tại Sài G̣n Tom Polgar, người đă có rất nhiều dịp gặp gỡ, tham khảo với tướng Quang khi c̣n làm việc trong một bản tường tŕnh ủng hộ cho ông được vào Hoa Kỳ.
    Ảnh của Bùi Văn Phú chụp cựu trung tướng Đặng Văn Quang

    Tướng Đặng Văn Quang có cuộc sống khá vất vả kể cả sau khi được định cư tại Hoa Kỳ

    Ông Polgar đưa ra nhận xét là tướng Quang và gia đ́nh lúc ở Việt Nam đă không có một cuộc sống giầu sang, phú quư và những cáo buộc liên quan đến chuyện ông buôn bán bạch phiến là không có cơ sở v́ theo những điều tra riêng của CIA thời đó, trước khi tổ chức này tin và liên lạc với ông, tướng Quang không có dính líu ǵ đến bạch phiến.

    Sau đó chính quyền Canada hủy bỏ những cáo buộc liên quan đến tướng Quang và chính phủ Mỹ đồng ư cho ông định cư.

    Đến Mỹ vào tháng 9-1989, hai ông bà có lúc sống ở Atlanta, khi ở nam California. Ông tiếp tục làm những việc lao động và vợ là bà Đỗ Thị Năm cũng làm bánh bán để kiếm sống.

    Sau này v́ tuổi già sức yếu, hai ông bà được sự giúp đỡ của cựu Thiếu tá Trần Văn Ngà, nguyên Trưởng ban Thông tin Báo chí Quân đoàn IV, đưa về sống trong một chung cư dành cho người già ở Sacramento, thủ phủ của bang California.

    Mùa hè năm ngoái tôi có dịp đến thăm tướng Quang nhân cùng đi với đoàn quay phim của Hội Bảo tồn Lịch sử và Văn hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) đang thực hiện phỏng vấn 500 người để lưu lại trong thư viện Đại học Texas ở Austin. Tướng Quang đă yếu và trí nhớ kém nhiều v́ tuổi già.

    Hỏi ông về những biến cố trong đời có điều ông nhớ, có điều không. Tôi có hỏi ông trong đời ông mang ơn ai nhất, tướng Quang nói đó là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

    Đối với những người đă gây phiền lụy, tướng Quang nói ông tha thứ hết.

    Cựu Trung tướng Đặng Văn Quang sinh ngày 21-6-1929 tại Sóc Trăng.

    Ông là một vị tướng trẻ nhất của quân đội Việt Nam Cộng hoà, từng giữ chức tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh, tư lệnh Quân đoàn IV Vùng IV Chiến thuật. Chức vụ sau cùng của ông là phụ tá đặc biệt về quân sự và an ninh quốc gia cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

    Ông qua đời hôm 15-7 tại Sacramento, California, hưởng thọ 82 tuổi, để lại vợ, 7 người con và 9 cháu nội ngoại.

    Tang lễ cựu Bấm Trung tướng Đặng Văn Quang đă được cử hành theo nghi thức công giáo tại nhà thờ Các Thánh Tử đạo Việt Nam ở Sacramento, California vào chiều ngày 20-7-2011 và nghi thức hoả táng diễn ra vào trưa ngày hôm sau.

    Tác giả Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng và sống tại vùng Vịnh San Francisco.
    Last edited by alamit; 24-05-2012 at 06:19 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 18
    Last Post: 15-09-2011, 03:27 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 28-07-2011, 12:19 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-04-2011, 04:20 PM
  4. Phu nhân tổng thống VNCH -Nguyễn văn Thiệu
    By dangcongsan in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 47
    Last Post: 14-01-2011, 06:46 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 27-10-2010, 03:19 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •